Tài liệu Đề tài Hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật phaco phối hợp lasik điều trị cận thị nặng – Trần Thị Phương Thu: 53
HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT PHACO
PHỐI HỢP LASIK ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG
TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, TRẦN HẢI YẾN,
PHAN HỒNG MAI, PHẠM THỊ BÍCH THỦY, ĐINH TRUNG NGHĨA
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và độ chính xác của hai phương pháp phối
hợp trong điều trị cận thị nặng qua sự phục hồi thị lực (TL) và khúc xạ (KX), đánh giá
tính an toàn của phẫu thuật (PT). Phương pháp nghiên cứu: Từ 8/2004 đến 4/2007,
tại bệnh viện Mắt TP HCM, nghiên cứu can thiệp loạt ca không đối chứng gồm 61 mắt
cận thị nặng được điều trị theo 3 thì PT: thì 1 tạo vạt giác mạc bằng microkeratome, thì
2 sau đó 1 tháng PT phaco lấy TTT và đặt IOL, thì 3 sau đó 3 tháng lật vạt và cắt gọt
nhu mô giác mạc nền bằng laser excimer điều trị độ KX còn lại. Phân tích KX trước và
sau 3 thì mổ, TL có kính trước mổ và sau mổ, TL không kính sau mổ, tỉ lệ biến chứng
sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15,60 ± 6,62 tháng (6 – 32). Kết quả: KX
trước mổ ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật phaco phối hợp lasik điều trị cận thị nặng – Trần Thị Phương Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53
HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT PHACO
PHỐI HỢP LASIK ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG
TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, TRẦN HẢI YẾN,
PHAN HỒNG MAI, PHẠM THỊ BÍCH THỦY, ĐINH TRUNG NGHĨA
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và độ chính xác của hai phương pháp phối
hợp trong điều trị cận thị nặng qua sự phục hồi thị lực (TL) và khúc xạ (KX), đánh giá
tính an toàn của phẫu thuật (PT). Phương pháp nghiên cứu: Từ 8/2004 đến 4/2007,
tại bệnh viện Mắt TP HCM, nghiên cứu can thiệp loạt ca không đối chứng gồm 61 mắt
cận thị nặng được điều trị theo 3 thì PT: thì 1 tạo vạt giác mạc bằng microkeratome, thì
2 sau đó 1 tháng PT phaco lấy TTT và đặt IOL, thì 3 sau đó 3 tháng lật vạt và cắt gọt
nhu mô giác mạc nền bằng laser excimer điều trị độ KX còn lại. Phân tích KX trước và
sau 3 thì mổ, TL có kính trước mổ và sau mổ, TL không kính sau mổ, tỉ lệ biến chứng
sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15,60 ± 6,62 tháng (6 – 32). Kết quả: KX
trước mổ trung bình -17,95 ± 3,92D và sau mổ +0,08 ± 0,52D. Tỉ lệ độ cầu tương
đương trong phạm vi ± 0.5D là 79.7%, ± 1D là 94.9%. TL có kính trước mổ trung bình
0.61 ± 0.21 (thập phân) hay 0.25 ± 0.20 (logMAR). Sau mổ, TL không kính trung bình
0.77 ± 0.24 hay 0.14 ± 0.18, TL có kính trung bình 0.82 ± 0.23 hay 0.11 ± 0.17. So với
trước mổ, 41.0% mắt TL có kính không thay đổi, 57.4% tăng ít nhất 1 hàng và 1.6%
giảm 1 hàng. Chỉ số hiệu quả 1.45, chỉ số an toàn 1.34. Một mắt (1.6%) tăng nhãn áp
sau mổ phaco 1 tuần. Trong 26 mắt đục bao sau (42.6%), 7 mắt cần laser capsulotomy
(11.5%). Một mắt (1.6%) biểu mô xâm lấn dưới vạt nhẹ. Không trường hợp nào bong
võng mạc. Kết luận: PT phaco phối hợp LASIK ở bệnh nhân (BN) cận thị nặng cho kết
quả KX và TL rất tốt, hiếm có biến chứng nặng. Đây là phương pháp hiệu quả, chính
xác và an toàn cho người cận thị nặng không thể điều trị bằng LASIK đơn thuần.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có nhiều loại phẫu thuật
điều trị cận thị nặng giúp BN không lệ
thuộc kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Ba
phương pháp chủ yếu là laser in situ
keratomileusis (LASIK), đặt IOL bảo tồn
thể thủy tinh (TTT) (phakic IOL) hoặc
PT phaco lấy TTT. LASIK hiện đang là
PT hàng đầu điều trị cận thị vì tính chính
xác cao và thời gian hồi phục nhanh.1
Tuy nhiên đối với cận thị nặng, giác mạc
không đủ dày để áp dụng phương pháp
này, khả năng thoái triển sau mổ cao,
tăng nguy cơ xuất hiện dãn phình giác
mạc, loạn thị không đều và chất lượng thị
giác sau mổ giảm do hình thể giác mạc bị
biến đổi sâu sắc. PT đặt IOL bảo tồn
TTT cũng là phương pháp điều trị cận thị
nặng hiệu quả, kết quả ổn định (không
thoái triển), và bảo tồn khả năng điều tiết
của BN. Tuy nhiên, phương pháp này
54
cũng có thể có một số biến chứng như
mất dần tế bào nội mô, nguy cơ tăng
nhãn áp, đục TTT và không còn ý nghĩa
bảo tồn khả năng điều tiết nếu BN đã có
lão thị. Ngoài ra, PT này cũng chỉ mang
tính tạm thời, sẽ phải lấy kính ra khi BN
mổ lấy TTT đục. PT lấy TTT với kỹ
thuật tán nhuyễn bằng siêu âm nhằm mục
đích điều trị cận thị nặng cũng là PT hiệu
quả, an toàn, thời gian hồi phục ngắn, kết
quả ổn định. Tuy nhiên, đối với BN có
loạn thị giác mạc, nhất là loạn thị độ cao,
thì hiện vẫn chưa có kính nội nhãn toric
cho BN cận thị, do đó không thể điều
chỉnh hoàn toàn hết tật khúc xạ (KX) ở
những BN này. Hơn nữa, độ chính xác
trong điều trị KX bằng PT phaco không
thể so sánh với laser excimer. Nghiên
cứu năm 2007 của Trần Thị Phương Thu
về PT phaco điều trị cận thị nặng với
loạn thị giác mạc không quá 3D cho kết
quả KX 45,45% trong khoảng 0,5D,
78,18% trong khoảng 1,0D. Như vậy
không ít BN chưa đạt được chính thị do
các nguyên nhân khách quan và chủ quan
khi tính công suất IOL. Những năm gần
đây, khoa Khúc xạ bệnh viện Mắt TP.
HCM tiếp nhận ngày càng nhiều BN cận
thị nặng kèm loạn thị giác mạc, không
thể điều trị hoàn hảo bằng phương pháp
LASIK hoặc phakic IOL hoặc PT phaco
đơn thuần. Để kết quả điều trị KX được
chính xác với mức cao nhất, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu phối hợp PT phaco
điều chỉnh thô độ KX cầu ban đầu và
LASIK điều chỉnh chính xác độ loạn thị
giác mạc và độ cầu còn lại trên BN cận
thị nặng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá
tính hiệu quả và độ chính xác của hai
phương pháp phối hợp trong điều trị cận
thị nặng qua sự phục hồi thị lực (TL) và
KX, đánh giá tính an toàn của phẫu
thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Tiêu chuẩn chọn BN
Các BN được chọn nghiên cứu với
tiêu chuẩn cận thị nặng từ -8,0D trở lên,
giác mạc quá mỏng không điều trị hết độ
bằng PT LASIK, có nhu cầu bỏ kính
gọng hoặc kính tiếp xúc, TL sau chỉnh
kính tối thiểu 0,3 (hệ thập phân), không
đục TTT hoặc đục không ảnh hưởng TL.
Loại trừ các BN nhược thị sâu với TL
sau chỉnh kính ≤ 0,2, mắt độc nhất, kèm
đục TTT đáng kể gây giảm TL (đục
nhân, đục dưới bao sau), lệch TTT, dây
chằng zinn yếu, có bệnh lý mắt khác ảnh
hưởng TL như bệnh lý giác mạc, glôcôm,
viêm màng bồ đào, bong võng mạc hay
nguy cơ bong võng mạc, bệnh hoàng
điểm, bệnh lý thị thần kinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm
lâm sàng không đối chứng. Các BN được
khám mắt toàn diện tại khoa Khúc xạ
gồm đo TL, nhãn áp, KX chủ quan và
khách quan, khám sinh hiển vi, khám đáy
mắt với giãn đồng tử. BN được khảo sát
bản đồ định khu giác mạc bằng Orbscan
II khảo sát loạn thị giác mạc, đo các
thông số nhãn cầu bằng IOL Master, siêu
âm B khảo sát phần sau nhãn cầu. Công
suất IOL được tính theo công thức
SRK\T với KX mục tiêu -1D đối với IOL
dương và -2D đối với kính nội nhãn âm.
Đối với BN được phát hiện có thoái hóa
nguy cơ bong võng mạc ở võng mạc
ngoại vi (thoái hóa dạng bờ rào, lỗ rách)
55
sẽ được điều trị laser dự phòng trước khi
tiến hành PT phaco ít nhất 2 tuần.Các
BN được tiến hành PT theo 3 thì. Thì 1 -
tạo vạt giác mạc bằng microkeratome
M2 (Moria) với bề dày vạt dự kiến 120
micron dưới nhỏ tê tại chỗ. Sau mổ, BN
được dùng thuốc nhỏ kháng sinh, kháng
viêm corticoid 1 tuần và nước mắt nhân
tạo trong 1 tháng. Thì 2 sau 1 tháng - PT
phaco với máy Legacy 20000 và đặt kính
nội nhãn Acrysof (Alcon) hoặc Bigbag
(IOL Tech). Quy trình PT gồm: tiêm tê
hậu cầu hoặc nhỏ tê, tạo đường mổ giác
mạc rìa phía thái dương 3,2mm, xé bao
trước liên tục 5mm, thủy tách và hút
nhân theo kỹ thuật chip and flip, đặt kính
nội nhãn mềm trong bao. Sau mổ, BN
được dùng thuốc nhỏ kháng sinh, kháng
viêm corticoid 4 tuần. Thì 3 sau 3 tháng
– sau khi đo KX chủ quan để xác định độ
KX còn lại, BN được lật vạt và cắt gọt
nhu mô nền bằng laser excimer
LADARVision 4000 (Alcon) hoặc
Technolas 217Z100 (Bausch & Lomb),
với đường kính vùng laser quang học từ
6,0 đến 6,5 mm. Sau mổ BN được dùng
tiếp tục kháng sinh, kháng viêm 1 tuần,
nước mắt nhân tạo trong ít nhất 3 tháng.
BN được tái khám 1 ngày, 1tuần, 1 tháng
sau thì tạo vạt; 1 ngày, 1-2 tuần, 1 tháng
sau PT phaco; 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm sau laser
thì 3. Các thông số cần thu thập sau mổ ở
lần tái khám 1 ngày và 1-2 tuần gồm TL
không kính và các biến chứng sớm; lúc 1
tháng sau phaco, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 1 năm, 2 năm sau laser gồm: TL
không kính và có chỉnh kính, KX chủ
quan, các biến chứng muộn (đục bao sau,
bong võng mạc).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong thời gian từ 8/2004 đến
4/2007 có 61 mắt của 36 BN được khảo
sát có 12 nam và 24 nữ, tuổi trung bình
33,75 ± 8,85 (18 – 49), 31 mắt phải và 30
mắt trái. Thời gian theo dõi trung bình
15,60 ± 6,62 tháng (6 – 32). Độ cầu
tương đương (SE) trung bình trước mổ -
17,95 ± 3,92D (-8,63 đến -26,5D). Loạn
thị giác mạc trung bình 2,36 ± 1,03 D
(0,3 – 4,70D). TL có chỉnh kính trước
mổ 0,61 ± 0,21 (0,1 – 1,0) (hệ thập phân)
hay 0,25 ± 0,20 (1,0 – 0,0) (hệ logMAR).
Trục nhãn cầu trung bình 30,44 ±
1,80mm (26,01 – 34,33). Công suất IOL
từ -7,0 đến +12,0D. 54 mắt (88,6%) đặt
IOL Acrysof MA, 6 mắt (9,8%) Acrysof
SN, 1 mắt (1,6%) Bigbag.
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trung bình ± độ lệch chuẩn Khoảng
Tuổi 33,75 ± 8,85 18 – 49
Thời gian theo dõi (tháng) 15,60 ± 6,62 6 – 32
Trục nhãn cầu (mm) 30,44 ± 1,8 26,01 – 34,33
KX SE (D) -17,95 ± 3,92 -8,63 đến -26,5
Loạn thị giác mạc (D) 2,36 ± 1,03D 0,3 – 4,70D
TL có kính (thập phân) 0,61 ± 0,21 0,1 – 1,0
3.2. Kết quả khúc xạ Sau PT phaco 3 tháng, KX cầu
56
tương đương trung bình là +0,54 ± 1,04D
(-2,75 đến +4,25), 47,5% mắt có KX cầu
tương đương trong khoảng ± 0,5D,
73,8% trong khoảng ±1D và 93,4% trong
khoảng ± 2D. Sau laser 1 tháng KX cầu
tương đương trung bình là +0,01D ±
0,47D (-0,88 đến +1,75), sau 3 tháng
+0,03 ± 0,46D (-0,75 đến +1,88), sau 6
tháng -0,04 ± 0,34 (-0,75 đến +0,88), sau
1 năm -0,06 ± 0,5D (- 1,75 đến 0,75) và
ở lần khám cuối cùng +0,08 ± 0,52D (-
1,75 đến +1,88) (biểu đồ 1). Sau laser,
79,7% mắt có độ KX cầu tương đương
trong khoảng ± 0,5D, 94,9% trong
khoảng ± 1D và 100% trong khoảng ±
2D. (biểu đồ 2).
Biểu đồ 1. Khúc xạ cầu tương đương sau laser
79.7%
94.9%
100.0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
+/-0.5D +/-1D +/-2D
SE sau mổ
Biểu đồ 2. Độ cầu tương đương sau mổ
3.3. Thị lực
TL không kính trung bình sau laser
1 tháng 0,77 ± 0,21 (0,3 – 1,2) (thập
phân) hay 0,13 ± 0,13 (0,52 – -0,08)
(logMAR), 3 tháng 0,73 ± 0,24 (0,2 –
1,2) hay 0,17 ± 0,17 (0,7 – -0,08), sau 6
tháng 0,73 ± 0,25 (0,1 – 1,0) hay 0,17 ±
0,22 (1,0 – 0,0), sau 1 năm 0,74 ± 0,29
(0,1 – 1,2) hay 0,18 ± 0,24 (1,0 – -0,08)
và lần khám cuối cùng 0,77 ± 0,24 (0,1 –
1,2) hay 0,14 ± 0,18 (1,0 – -0,08). Tỉ lệ
đạt TL không kính sau mổ từ 0,5 và 0,8 ở
-17.95
0.01 0.03 -0.04 -0.06 0.08
-21
-18
-15
-12
-9
-6
-3
0
3
trước mổ 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng cuối cùng
Đ
ộ
k
h
ú
c
x
ạ
(
D
)
SE
57
lần khám cuối cùng 93,4% và 52,4%.
TL có chỉnh kính trung bình sau
laser 1 tháng 0,85 ± 0,20 (0,4 – 1,2) (thập
phân) hay 0,09 ± 0,11 (0,4 – -0,08)
(logMAR), 3 tháng 0,80 ± 0,23 (0,2 –
1,2) hay 0,11 ± 0,15 (0,7 – -0,08), sau 6
tháng 0,78 ± 0,24 (0,1 – 1,2) hay 0,14 ±
0,21 (1,0 – -0,08), sau 1 năm 0,79 ± 0,28
(0,1 – 1,2) hay 0,15 ± 0,22 (1,0 – -
0,08) và lần khám cuối cùng 0,82 ± 0,23
(0,1 – 1,2) hay 0,11 ± 0,17 (1,0 – -0,08).
Tỉ lệ đạt TL có chỉnh kính từ 0,5 và 0,8
trở lên ở lần khám cuối cùng 93,4% và
62,3%.
Tỉ lệ có TL chỉnh kính sau laser
tăng hơn trước mổ 57,4%, không thay
đổi 41,0% và thấp hơn trước mổ 1,6%.
(biểu đồ 3).
1.6%
41.0%
24.6%
32.8%
0%
20%
40%
60%
=2
Biểu đồ 3. Thị lực chỉnh kính so với trước mổ
Chỉ số hiệu quả: trung bình của TL không kính sau mổ / TL chỉnh kính trước mổ
= 1,45.
Chỉ số an toàn: trung bình của TL chỉnh kính sau mổ / TL chỉnh kính trước mổ =
1,34.
Bảng 2. Kết quả khúc xạ và thị lực
Trước mổ Sau thì 3 laser
SE Trung bình Trung bình ± 0,5D ± 1,0D ± 2,0D
-17,95 ± 3,92 +0,08 ± 0,52D 79,7% 94,9% 100%
TL Trung bình Trung bình # 0,5 # 0,8
Không kính 0,77 ± 0,24 52,4% 93,4%
Có kính 0,61 ± 0,21 0,82 ± 0,23 62,3% 93,4%
3.4. Biến chứng
Biến chứng trong mổ: không có
trường hợp nào xảy ra biến chứng trong
mổ phaco cũng như khi tạo vạt và laser.
Trong thời gian 1 tuần sau mổ, có
1 mắt tăng nhãn áp (1,6%), được điều trị
thuốc hạ nhãn áp nhỏ tại chỗ và uống,
ngưng thuốc nhỏ Tobradex. Nhãn áp
58
được kiểm soát tốt trong vòng 1 tuần sau
điều trị nội khoa. Đục bao sau xảy ra ở
26 mắt (42,6%), trong đó có 7 mắt
(11,5%) đục đáng kể gây giảm TL và
triệu chứng chói lóa mắt nên được chỉ
định điều trị laser capsulotomy. Trong
thời gian theo dõi, không có trường hợp
nào bong võng mạc, phù hoàng điểm
dạng nang, xuất huyết hoàng điểm, tân
mạch hoàng điểm. Một mắt có hiện
tượng biểu mô xâm lấn dưới vạt mức độ
nhẹ ở ven rìa vạt, tự ổn định không cần
can thiệp lật vạt.
Bảng 3. Biến chứng sau mổ
Biến chứng Số mắt Tỉ lệ %
Đục bao sau 26 42,6
Tăng nhãn áp 1 1,6
Biểu mô xâm lấn 1 1,6
IV. BÀN LUẬN
PT phaco điều trị hiệu quả cận thị
nặng, tuy nhiên độ chính xác chưa cao.
Nghiên cứu của Trần Thị Phương Thu và
cộng sự cho thấy 45 – 50% trường hợp
trong khoảng 0,5D, 70 – 78% trong
khoảng 1D.2,3 Nghiên cứu của Vicary
cũng cho kết quả KX tương tự.4 Có một
số lý do khiến cho sai số KX xảy ra sau
PT phaco ở người cận thị nặng. Mắt cận
thị nặng thường có dãn lồi củng mạc cực
sau, do đó việc đo trục nhãn cầu dễ sai số
hơn mắt bình thường và các công thức
tính công suất IOL chưa thể tính chính
xác tuyệt đối. Ngoài ra, chưa có IOL cầu
trụ cho mắt cận thị, vì vậy độ loạn thị
giác mạc không thể được giải quyết bằng
PT phaco đơn thuần. Trong khi đó,
LASIK là phương pháp điều trị tật KX
hiệu quả và chính xác.1 Do đó để PT cận
thị nặng được hoàn hảo về mặt điều trị
KX, phối hợp PT phaco và LASIK là
một chiến thuật điều trị hợp lý: PT phaco
điều chỉnh thô độ cận nặng, sau đó
LASIK điều chỉnh chi tiết độ cầu và loạn
thị còn lại. Trong nghiên cứu này, sau thì
phaco 47,5% mắt có SE trong khoảng ±
0,5D, 73,8% trong khoảng ± 1D. Sau thì
laser 79,7% đạt SE trong khoảng 0,5D,
94,9% trong khoảng 1D. Như vậy, phối
hợp LASIK đã cải thiện đáng kể độ
chính xác trong điều trị cận thị nặng.
Kết quả SE sau laser rất ổn định
qua thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng
(biểu đồ 3), chứng tỏ không có sự thoái
triển xảy ra. Sau PT phaco, kết quả KX
ổn định do không có sự tác động trên
giác mạc.2,3 Với phương pháp LASIK,
nguy cơ thoái triển cao hơn nếu điều trị
cận thị độ càng cao và đường kính vùng
cắt gọt mô càng nhỏ.1,5 Trong nghiên cứu
này, SE còn lại sau phaco: cận cao nhất
là -2,75D, và viễn cao nhất là +4,25D.
Như vậy, với KX còn lại sau phaco
không cao và với đường kính vùng cắt
gọt mô tối thiểu 6mm, nguy cơ thoái
triển hầu như không có.
Nghiên cứu này cũng cho thấy kết
quả TL sau điều trị phối hợp rất tốt. Chỉ
số hiệu quả = 1,45 chứng tỏ đa số BN có
TL không kính sau mổ tốt hơn TL có
kính trước mổ. 93,4% có TL không kính
59
và có kính từ 0,5 trở lên. Đa số mắt có
TL có kính sau laser tăng hơn trước mổ
(57,4%), trong đó 24,6% tăng 1 hàng và
32,8% tăng từ 2 hàng trở lên. Sau PT
phối hợp, mắt cận thị nặng không còn
hiện tượng thu nhỏ hình trên võng mạc
như khi đeo kính gọng. Điều này có thể
giải thích kết quả TL tăng tốt hơn trước
mổ.
Sau 3 thì PT, chỉ số an toàn (trung
bình của TL chỉnh kính sau mổ / TL
chỉnh kính trước mổ) = 1,34. Qua thời
gian theo dõi, không có trường hợp biến
chứng nặng xảy ra như bong võng mạc,
xuất huyết dịch kính, xuất huyết hoàng
điểm Tuy nhiên ở người cận thị, PT
phaco có thể gây co kéo dịch kính, có thể
dẫn đến bong võng mạc về sau, nhất là ở
người trẻ. Nguy cơ bong võng mạc tăng
lên với thời gian theo dõi càng dài, nhất
là khi can thiệp mở bao sau.6,7 Chính vì
vậy, cần theo dõi dài hơn để đánh giá
thêm biến chứng này. Chúng tôi đã cố
gắng phòng tránh biến chứng này bằng
cách khám kỹ đáy mắt trước khi tiến
hành PT và điều trị laser nếu có tổn
thương thoái hóa có nguy cơ gây bong
võng mạc. Ngoài ra, BN được giải thích
kỹ về nguy cơ bong võng mạc và được
khuyến cáo khám mắt định kỳ sau mổ.
Tỷ lệ đục bao sau sau mổ 42,6%,
tuy nhiên đa số đục bao sau ở ngoại vi.
Chỉ có 11,5% đục vùng trung tâm và gây
giảm TL và ảnh hưởng chất lượng thị
giác cần điều trị mở bao sau. Tỷ lệ này
cao hơn nghiên cứu của Trần Thị
Phương Thu cũng dùng IOL acrylic,
trong đó tỷ lệ đục bao sau 9,6% và tỷ lệ
mở bao sau 3,6%. Nghiên cứu này tổng
kết trên 61 mắt có tái khám đầy đủ ít
nhất 6 tháng trong tổng số 97 BN điều trị
cận thị nặng bằng phối hợp 2 phương
pháp. Do đó có thể tỷ lệ biến chứng này
trong nghiên cứu chưa phản ánh chính
xác thực tế.
Quy trình phối hợp LASIK và PT
phaco khác với khi thực hiện từng PT
riêng lẻ. Ban đầu chúng tôi thực hiện PT
tạo vạt giác mạc trước mổ phaco 1 tháng
với mục đích tránh ảnh hưởng của lực
hút nhãn cầu khi tạo vạt giác mạc trên
mắt đã mổ phaco. Sau PT phaco 3 tháng
khi mắt hoàn toàn ổn định, chúng tôi đo
KX và laser điều trị độ KX còn lại. Tuy
nhiên, quy trình này đòi hỏi BN mất
nhiều thời gian, thời gian hậu phẫu lặp
lại nhiều lần và kéo dài, cản trở phần nào
sinh hoạt của họ. Ngoài ra một vài
trường hợp loạn thị giác mạc ít, sau mổ
phaco kết quả KX và TL khá tốt nên
không cần điều trị thêm thì laser. Ngoài
ra, một số công trình nghiên cứu áp dụng
LASIK sau PT phaco cho kết quả tốt. Vì
vậy, để thuận tiện cho BN, hiện nay
chúng tôi tiến hành PT phaco trước, sau
đó 2 tháng đo KX và tiến hành PT
LASIK như thông thường.
Các BN cận thị nặng hiện chỉ có
thể được đặt IOL đơn tiêu khi PT phaco
nên họ sẽ mất khả năng điều tiết sau mổ.
Vì vậy, PT này sẽ phù hợp cho các BN
cận thị nặng ở độ tuổi lão thị hơn. Đối
với BN trẻ, có thể tư vấn chọn lựa giữa
đặt kính nội nhãn bảo tồn TTT (kèm rạch
giác mạc rìa chỉnh loạn thị nếu có loạn
thị giác mạc đi kèm) hoặc PT phaco phối
hợp LASIK. Các BN đồng ý áp dụng
phối hợp 2 phương pháp, cần phải giải
60
thích thêm về việc phải đeo kính lão sau
khi mổ, hoặc có thể áp dụng phương
pháp để lại 1 mắt cận nhẹ nhìn gần và
mắt kia hết cận để nhìn xa (monovision).
Hiện tại đã có các loại IOL giả điều tiết
giúp BN ít lệ thuộc kính đeo sau mổ lấy
TTT. Nếu phối hợp PT phaco có đặt IOL
giả điều tiết và LASIK cho BN cận thị
nặng thì kết quả TL nhìn xa và gần sẽ
hoàn hảo hơn, chất lượng cuộc sống sau
mổ sẽ tốt hơn cho người trẻ và cả người
ở tuổi lão thị. Đây sẽ là giải pháp tiềm
năng điều trị cận thị nặng trong tương lai.
Phối hợp PT phaco và LASIK điều
trị cận thị nặng sẽ cho kết quả KX tốt.
Giải pháp này đặc biệt tốt cho các trường
hợp có loạn thị do TTT kèm theo. Trong
khi đó, PT đặt IOL bảo tồn TTT chỉ
mang tính tạm thời và loại kính cầu chỉ
giải quyết độ cầu mà không điều chỉnh
độ loạn thị kèm theo. Độ loạn thị còn lại
có thể giải quyết bằng thủ thuật rạch giác
mạc vùng rìa, tuy nhiên kết quả điều trị
không chính xác bằng laser excimer.
Ngoài ra, các BN này sẽ phải chịu thêm
PT nội nhãn trong tương lai khi có đục
TTT. Can thiệp nội nhãn nhiều lần trên
mắt cận thị nặng có thể sẽ làm tăng nguy
cơ biến chứng võng mạc, vì thế chúng tôi
cho rằng giải pháp phaco và LASIK sẽ
có lợi về lâu dài cho BN cận thị nặng.
Tóm lại, PT phaco phối hợp
LASIK điều trị cận thị nặng hiệu quả, độ
chính xác cao, kết quả ổn định và an
toàn. Để giảm nguy cơ bong võng mạc
cần khám đáy mắt kỹ trước mổ và điều
trị tổn thương võng mạc ngoại vi nguy cơ
và theo dõi sau mổ lâu dài. Nghiên cứu
này cần thêm thời gian để đánh giá toàn
diện hơn các biến chứng muộn về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HÀ TƯ NGUYÊN, TRẦN HẢI YẾN, PHAN HỒNG MAI. Đánh giá tính hiệu
quả và độ an toàn của laser in situ keratomileusis (LASIK) ở BN cận thị. Tạp chí
nhãn khoa VN 2006,7: 62-70.
2. TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, PHẠM THỊ BÍCH THỦY. Kết quả bước đầu phẫu
thuật nhũ tương hóa điều trị đục TTT cận thị trung bình và cận thị nặng, Tạp chí Y
học TP.HCM năm 2003, 16 – 20
3. TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, PHẠM THỊ BÍCH THỦY. Hiệu quả và tính an toàn
của PT phaco điều trị cận thị nặng. Tạp chí Y học TP.HCM năm 2007, tập 11, tr
29 – 34
4. VICARY D, SUN XY, MONTGOMERY P. Refractive lensectomy to correct
ammetropia. J Cataract Refract Surg 1999; 25: 943-948.
5. O’DOHERTY M, O’KEEFFE M, KELLEHER C. Five year follow up of laser in
situ keratomileusis for all levels of myopia. Br J Ophthalmol 2006, 90: 20-23.
6. COLIN J, ROBINET A, COCHONER B. Retinal detachment after clear lens
extraction for high myopia: seven-year follow-up. Ophthalmology 1999; 106:
2281-2284.
7. PACKARD R. Refractive lens exchange for myopia: a new perspective? Curr
Opin Ophthalmol 2004, 16: 53-56.
8. PROBST LE, SMITH T. Combined refractive lensectomy and laser in situ
61
keratomileusis to correct extreme myopia. J Cataract Refract Surg 2001; 27: 632-
635.
SUMMARY
EFFICACY AND SAFETY OF PHACOEMULSIFICATION ASSOCIATED
WITH
LASER IN SITU KERATOMILEUSIS FOR HIGH MYOPIA
Objectives and method: This non-randomized interventional study comprised
of 61 high myopic eyes were treated in 3 steps: creating corneal flap by microkeratome,
phaco-emulsification after 1 month, and laser ablation of the residual refraction after 3
months, performed in HCM city Eye hospital from 8-2004 to 4-2007. The mean follow-
up was 15.60 ± 6.62 months (6 – 32). Results: The mean pre-op and post-op at the final
exam spherical equivalent (SE) was -17.95 ± 3.92D and +0.08 ± 0.52D respectively.
The post-op SE was within ±0.5D in 79.7% and ±1D in 94.9%. The mean pre-op BCVA
was 0.61±0.21. The mean post-op UCVA and BCVA was 0.77±0.24 and 0.82±0.23
respectively. The post-op BCVA was unchanged in 41%, increased at least 1 line in
57.4% and decreased 1 line in 1.6% comparing to the preop. No severe complication
was found. Posterior capsular opacification was in 42.6%, in which 11.5% needed
capsulotomy. Conclusion: Phacoemulsification associated with LASIK were the
effective, accurate and safe treatment for high myopias.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_hieu_qua_va_tinh_an_toan_cua_phau_thuat_phaco_phoi_ho.pdf