Tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh doanh thương mại tại Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành: Lời mở đầu
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta trên đà phát triển đáng khích lệ, đó là thành quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó đổi mới doanh nghiệp đều phải chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh, tự trang trải và có doanh lợi “Lời ăn lỗ chịu” muốn đứng vững trên cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp cụ thể nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất, tăng lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh là quan trọng nhất và là vấn đề được quan tâm nhất trong hoạt động của Công ty. Để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Vì vậy Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành, cũng có những đóng góp về những...
54 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hiệu quả kinh doanh thương mại tại Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta trên đà phát triển đáng khích lệ, đó là thành quả của công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó đổi mới doanh nghiệp đều phải chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh, tự trang trải và có doanh lợi “Lời ăn lỗ chịu” muốn đứng vững trên cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp cụ thể nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất, tăng lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh là quan trọng nhất và là vấn đề được quan tâm nhất trong hoạt động của Công ty. Để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Vì vậy Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành, cũng có những đóng góp về những thành tích và các hoạt động vê kinh doanh thương mại, trong nền kinh tế thị trường góp phần vào quá trình đổi mới của đất nước ta.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển mình của đất nước, bước sang nền kinh tế thị trường, Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành là đơn vị kinh doanh với nhiệm vụ là cung ứng bánh kẹo cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn việc kinh doanh của mình mang lại hiệu quả cao nhất, vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Cho nên hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu cua mỗi doanh nghiêp. Do đó không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề tất yếu nhất, để đạt được mục đích đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự quan tâm thích đáng đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản bá tiếp thị, mở rộng thị trường, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, đưa công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề trọng tâm của công tác quản lý và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Với sự nhận thức của bản thân, qúa trình học tập tại trường, nghiên cứu thực tập tại Công ty em đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh doanh thương mại tại Công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành ” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại Tân Hiệp Thành
Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại Tân Hiệp Thành
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty thương mại Tân Hiệp Thành
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực, nhưng do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn hạn chế, nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót mong các thầy cô, cán bộ lãnh đạo Công ty và bạn đọc thông cảm và góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
I) khái niệm hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn, từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị, máy móc, các phương tiện quản lý và các công cụ lao động khác tác động lên các yếu tố như vật liệu bán thành phẩm và biến các yếu tố đầu vào thành phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Do sự phát triển của các hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau làm cho cách nhìn nhận quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng khác nhau.
Trong xã hội tư bản việc phấn đấu phát triển hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho nhà tư bản – những người nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và qua đó phục vụ lợi ích của nhà tư bản. Với quan điểm thứ nhất Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá”. Với quan điểm này ông đã thống nhất hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiều người đánh giá đây là quan điểm phản ánh tư tưởng trọng thương của ông.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này đã biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xem xét trên quan điểm triết học Mac – Lê Nin là sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm sự liên kết mật thiết với các yếu tố sẵn có, các mối quan hệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm hiệu quả kinh doanh thay đổi. Quan điểm trên chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí bổ sung và hiệu quả bổ sung.
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế đã gắn liền với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa biểu hiện được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả đó và mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này.
Trong xã hội chủ nghĩa phạm trù hiệu qủa vẫn tồn tại vì sản phẩm xã hội vẫn được sản xuất ra từ tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước toàn dân và tập thể. ở thời kỳ này hiệu quả kinh doanh được quan niệm là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của xã hội – Xã hội chủ nghĩa, quy luật cho tiêu dùng là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người. Khó khăn ở đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó bởi đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng rất là đa dạng và phong phú.
Như vậy chúng ta có thể thấy được các quan niệm trên không thống nhất và còn nhiều điều hạn chế bởi vì chúng ta có thể thấy được cái bản chất cũng như mối tương quan, quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Mặc dù vậy chúng đều chung nhau ở một điểm rằng hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh. Vì vậy một quan điểm về hiệu quả kinh doanh có thể là tương đối đầy đủ và hoàn thiện được phát biểu như sau:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung các phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ
2.Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Trong cơ chế thị trường mọi hoạt động kinh doanh đều thông qua việc mua bán hàng hoá để tạo ra lợi nhuận, bán hàng là sự chuyển đổi hình thức giá trị hàng hoá từ hiện vật sang tiền tệ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về mặt giá trị sử dụng nhất định, bán hàng nhằm củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. Vì vậy bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Chính sự khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc phải đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. ở đây ta hiểu chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ quan hay là giá trị của sự hy sinh công việc để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chính vì nó có nghĩa như vậy nên chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích cho các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả nhất.
3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có thể tồn tại và phát triển được trong sự cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các doanh nghiệp với nhau đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Để thấy được vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Ngoài ra thị trường còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá và thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ…như các quy luật giá trị, quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh. Các quy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hế thống này chính là cơ chế thị trường.
Như vậy cơ chế thị trường thường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ sản xuất tiêu dùng đầu tư và từ đó là thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành.
Tóm lại sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải xác định được cho minh một phương thức hoạt động, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả.
Như vậy, trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có một vai trò vô cùng quan trọng vì:
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo cho sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc.
Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Cũng chính bởi yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu thập của doanh nghiệp phải không ngừng phát triển lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mặt khác sự tồn tại của doanh nghiệp còn được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội đồng thời tạo ra tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong qúa trình kinh doanh, qua đó mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế.
Nói tóm lại hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong sản xuất kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong sản xuất kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác.
Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho các doanh nghiệp mạnh lên ngược lại cũng có thể làm cho các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán ra, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao.
*Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
II) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu qủa kinh doanh trong các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, các nhân tố này có thể tác động một cách khách quan hay chủ quan của doanh nghiệp theo những hướng và các mức độ khác nhau. Do đó muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp phải hiểu và nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả từ đó có biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố.
1) Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng. Nó bao gồm: Lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có một ảnh hưởng nhất định tuỳ theo mỗi doanh nghiệp cũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.1. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động là một nhân tố quan trọng giữ một vị trí then chốt trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp, việc sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận dụng tốt nhất năng lực sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức nhân lực của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nếu nói rằng “con người là phù hợp” là điều kiện đủ để các doanh nghiệp kinh doanh một cách có hiệu quả. Việc bố trí nhân lực trong mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc có sự phân biệt rõ ràng về nhiệm vụ quyền hạn tránh bỏ sót hoặc trùng lặp để đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Đồng thời cần phải khuyến khích được tính độc lập, sáng tạo của người lao động.
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ mọi hoạt động sự tồn tại và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lợi của tài sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp (nhà cửa, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị) và nó còn góp phần đáng kể và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động cải tiến chất lượng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động tăng lợi nhuận, đẩm bảo cho quá trình tá sản xuất mở rộng của mình. Chính vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển vững mạnh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt này.
1.3. Nhân tố tổ chức quản lý
Nhân tố này là sự biểu hiện của trình độ tổ chức sản xuất nó đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Cụ thể là nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất.
Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra nó cong giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định về sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách hợp lý kịp thời và chính xác, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Nhân tố vốn
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội để khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp một cách ngoài ý muốn. Nó bao gồm: Điều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh, pháp luật, giá cả…mà doanh nghiệp buộc phải tìm ra biện pháp thích ứng.
2.1. Môi trường kinh doanh
Nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác hợp thành như: Đối thủ cạnh tranh thị trưởng, tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân của dân cư, mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
a. Đối thủ cạnh tranh:
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi đã bước vào kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố đem đến sự bất lợi cho doanh nghiệp vừa là động lực thúc đầy sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Những đối thủ cạnh tranh mạnh có ảnh hướng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để đẩy mạnh tiêu thụ, tổ chức bộ máy cho phù hợp để bù đắp những thiệt hại do cạnh tranh về giá, về chất lượng mẫu mã, nhằm thu hút được những khách hàng và tạo được uy tín ngày càng vững chắc trên thương trường kinh doanh. Xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và làm cho hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm đi một cách đáng kể.
b. Thị trường
Nhân tố thị trường là một nhân tố hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mà không có thị trường thì không thể tồn tại và phát triển được. Nhân tố thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Đối với các thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố sản xuất như: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thì trường đầu ra quyết định doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trên cơ sở sự chấp nhận của khách hàng đối với hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân của dân cư
Đây là nhân tố quan trọng quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại mẫu mã. Do đó doanh nghiệp cần phải nắm bắt được và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua và thói quen tiêu dùng, cũng như mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Nhân tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
d. Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Đây chính là một lợi thế vô cùng quý giá đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì nó chính là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác tại cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo ra nguồn vốn hay mối quan hệ với bạn hàng. Mối quan hệ rộng cùng với uy tín trên thương trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn những cơ hội và những phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
2.2 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố:
a. Thời tiết, khí hậu, mùa vụ: Cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với điều kiện thời tiết nhất định mà các doanh nghiệp phải có những chính sách cụ thể linh hoạt tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp tránh được những ảnh hướng tiêu cực đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.
b. Tài nguyên thiên nhiên: Cả doanh nghiệp khai tách lẫn doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều có lợi nếu nó nằm trong vùng có vị trí thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và ngược lại. Nếu không có lợi thế này các doanh nghiệp phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, giao dịch, vận chuyển mỗi công việc đều có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh thông qua các chi phí tương ứng.
2.3. Môi trường chính trị – pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định của chính trị được xác định là một trong những tìên đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì thông qua các công cụ pháp luật các chính sách vĩ mô của Nhà nước mà pháp luật tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh không những thế nó còn tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh thuế.
III. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh
1. một số quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiếp cận với nó thông qua các quan điểm cơ bản sau đây:
+ Quan điểm 1: Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Quan điểm 2: đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
+ Quan điểm 3: Bảm đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Quan điểm 4: Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Quan điểm 5: Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng về giá trị và hiện vật để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2. phương phap đánh giá hiệu quả kinh doanh
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp caanf nghiên cứu va nhận thức đúngphương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh .Có một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu
2.1.Phương phap chi tiêt
mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau.thông thưòng trong phân tích ,phương pháp chi tiet dược thực hiện theo cac hướng:
-Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu:Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện các chi tiêu đèu bao gồm các bộ phận.Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận dó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dánh giá chính xác kết quả đạt được.Vói ý nghĩa đó,phương phap chi tiết theo bộ phận cấu thanh được sử dụng rộng rãi trong phân tíchmọi mật kết quả kinh doanh .Ví dụ: trong phân tich giá thành,chỉ tiêu đơn giá đơn vị sản phẩm hoac chi phi thương đượcchi tiết theo các khoản mục giá thành
-chi tiết thời gian :Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình.do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan,tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều .Chi tiết theo thời gian sẽ làm cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát,đúng và tìm các giả phap có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh,Tuỳ theo đặc tính của quá trinh kinh doanh tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chi tiêu chi tiét cho phù hợp
-Chi tiết theo địa điểm : phương pháp này nhằm đánh giá kết kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận ,pphạm vi địa điểm khác nhau nhằm khai thac mặt mạnh và khắc phục mặt yếu của bộ phận và vi phạm hoạt động khác nhau.
2.2.phương pháp so sánh
phương pháp so sánh được sư dụng rộng rãi nhất trong phân tích hiệu qua kinh doanh với mục đích đánh giá hiệu quả ,đánh giá vị trí và su hướng biến động của đối tượng phân tích
Các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phân tích để phục vụ cho mụch đích cụ thể của phân tich người ta thương tiến hành so sánh bằng hai cách:so sánh bằng số tuyệt đói ,so sánh bằng so tương đối ,các chỉ tiêu đưa ra so sánh phai thống nhất với nhau
-Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
-Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
-Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính của các chỉ tiêu cả về số lượng thời gian và giá trị
2.2.1.Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp này cho ta biết được khối lượng , quy mô tăng giảm của doanh nghiệp qua các thời kỳ phân tích hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau
Mức tăng giảm tuyệt đối
Trị số chỉ tiêu trị số chỉ tiêu
Của các chỉ tiêu = kỳ phân tích - kỳ gốc
Mức tăng giảm trên chỉ phản ánh về lượng, thực chất của việc tăng giảm trên không noi là có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí .phương pháp này được dùng kèm với các phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.
2.2.2.Phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp này cho ta biết mối quan hệ ,tốc độ phát triển ,mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế . Phương pháp này có ba dạng:
*Dạnh đơn giản
Tỉ lệ so sánh =
Gi
X 100
G0
Trong dó :Gi là trị số chỉ tiêu kỳ phân tích
Go la trị số chỉ tiêu kỳ gốc
Nếu tỉ lệ so sánh mà lớn hơn100% thì doanh nghiệp làm ăn có lãivà ngược lại
*Dạng có liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các mặt,các bộ phận…Do vậy phương pháp giản đơn không phản ánh đươc toàn diện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ phản ánh đươc một khía cạnh đơn thuần.
Tỉ lệ so sánh =
Trong dó : Gli là trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ phân tích
Glo là trị số chỉ tiêu cần liên hệ kỳ gốc
Phương pháp này chỉ ra hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với mối liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng khác.Dùng phương phap này giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng về thực chất hiệu quả kinh doanh của mình , xem xet hoat động sản xuất của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả hay không
*Dang kết hợp
Go *
Gli
Glo
Mức tăng giảm tương đối=Gi-
Phương pháp này cho ta biết kết cấu,quan hệ ,tốc độ phat triển của các chỉ tiêu . Trong phân tich thường kết hợp cả hai phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá toàn diện các chỉ tiêu so sánh
2.3.Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp xac định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởngcác nhân tố khác.Phương phap loại trừ có hai loại
*Phương phap thay thế liên hoàn
là phương pháp xác định mức độ ảnh hương của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích
Phương pháp này được sử dụng trong phân tich hiệu quả kinh doanh
Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố tới đối tượng phân tích bằng các loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác tác động tới đối tượng phân tích.
*Phương phap số chênh lệch
phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương phap thay thế liên hoàn nhằm phân tích các nhân tố thuận lợi ảnh hưởng tới sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường họp nhân tố quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng xó thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng phương thương số.
3. Các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xem xét hiệt quả kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm:
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Hệ số sử dụng lao động
Hệ số sử dụng lao động =
ồ lao động được sử dụng
ồ lao động hiện có
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết chưa, tiết kiệm hay lãng phí nguồn lao động của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục.
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Năng suất lao động =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
ồ lao động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động:
Lợi nhuận bình quân
=
Lợi nhuận trong kỳ
Tính cho một lao động
ồ Lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Sức sinh lợi của vốn cố định:
Sức sinh lợi
=
Lợi nhuận trong kỳ
X 100
Của vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Sức sản xuất của vốn cố định:
Sức sản xuất của
=
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vốn cố định
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị:
Hệ số sử dụng công
=
Công suất thực tế máy móc thiết bị
suất máy móc thiết bị
Công suất thiết kế
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
Sức sản xuất của vốn lưu động =
ồ doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
- Sức sinh lợi của vốn lưu động:
Sức sinh lợi của vốn lưu động =
Lợi nhuận trong kỳ
X 100
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu động=
ồ doanh thu
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế)
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu vốn lưu động đảm nhiệm việc sản xuất ra một đồng doanh thu.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hay không.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Lợi nhuận trong kỳ
X 100
Doanh thu trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phia. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận ròng
X 100
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu một đồng bốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi ích của chủ sở hữu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận trong kỳ
X 100
theo chi phí
ồ chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí sản xuất:
Doanh thu trên một đồng chi phí=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
ồ Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:
Doanh thu trên
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
một đồng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Chương II
Tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần thương mại tân hiệp thành
I. giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại tân hiệp thành:
1. sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành:
Công ty cổ phần thương mại tân hiệp thành là công ty đặt tại khu công nghiệp Dương Liễu- Hoài Đức- Hà Tây với diện tích sử dụng là 1750m2
Công ty được thành lập theo quyết định số 699TM-TCCD ngày 16/7/1997 của bộ thương mại.Là một doanh nghiệp kinh doanh trên hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.Công ty có hệ thống hạch toán độc lập , hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính , và có tư cách pháp nhân , được mở tại ngân hàng nhà nước Việt Nam và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Công ty thương mại Tân Hiệp Thành khi mới được thành lập,mặc dù còn nhiều khó khăn Côgn ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại từ nước ngoài.Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến với trang thiết bị hiện đại có tính năng tự động cao cho ra chất lượng sản phẩm cao mặc dù mới đi vào hoạt động.Bên cạnh đó nhà máy đã không ngừng cải tiến về trang thiết bị kĩ thuật cũng như đội ngũ lao động ngày càng hiệu quả để đưa ra được nhưng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.Có thể nói sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu Tân Hiệp Thành đã được thị trường chấp nhận và trong thời gian sắp tới công ty sẽ mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn tiến xa hơn nữa ra thị trường nước ngoài .
Nhiệm vụ và chức năng của công ty:
Nhiện vụ:
Công ty Cổ Phần Thương Mại Tân Hiệp Thành là một đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước ,công ty có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh ,tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước,nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Trong điều kiện nền kinh tế hiên nay,khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chungvà công ty nói riêng phải sản xuất các sản phẩm bánh kẹo xốp,lương khô.v.v…Thỏa mãn tốt các nhu cầu của thị trường
Chức năng:
Tổ chức sản xuất chế biến các loại sản phẩm công nghệ như :bánh kẹo ,mứt ,lương khô.v.v…
Hoạt động của công ty bao gồm hai chức năng chính:sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.tuy nhiên hoạt đông tiêu thụ hàng hóa không thực hiện trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ thực hiện thông qua các trung gian là đại lí,các cửa hàng bán lẻ và các chi nhánh của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Bất kì một tổ chức hay đơn vị nào đều phải có được nột cơ cấu tổ chức quản lí cho phù hợp.Khi đó nó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả
Với bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,doanh nghiệp đã đảm bảo hiệu quả của các phòng ban,bộ phận trong nhà máy,ứng với mỗi phòng ban sẽ có một người hcịu trách nhiệm quản lí phòng ban đó dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị trực tiếp là giám đốc điều hành.Cơ cấu tổ chức của công ty như sau
Hội đồng quản trị:Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông những thành viên góp vốn thành lập công ty;Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có quyền bãi miễn chủ tịch ,giám đốc điều hành và các quan chức cao cấp khác.Hội đồng quản trị có quyền sửa đổi tạm thời các quy chế của công ty cho phù hợp với pháp luật;Hội đồng quản trị không được hưởng lương mà được hưởng lợi tức cổ phần
Giám đốc điều hành:Giám đốc điều hành là cổ đông có cổ phần lớn nhất do hội đồng quản trị bầu lên,đủ năng lực lãnh đạo, quản lý công ty.Đây là người đứng đầu đại diện cho công ty chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cổ đông và toàn bộ nhân viên của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.Giám đốc còn là người cùng hội đồng quản trị quyết định cuối cùng về chính sách chiến lược, tổ chưc nhân sự…của công ty.
Phòng phụ trách tài chính-kế toan:là người phụ trách các hoạt động ké toán của nhà máy
Phòng kinh doanh:chuyên phụ trách vè các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra, tìm nguồn hnàg và liên kế hoặch lập kênh tiêu thụ.
Phòng kĩ thuật: chuyên phụ trách về vấn đề kĩ thuật sản xuất của công ty
Phòng tổ chưc hành chính:Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực:
- Công tác tổ chức cán bộ công nhân viên.
- Chế độ chính sách đối với người lao động.
- Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khâu khiếu nại tố cáo.
- Công tác bảo vệ.
- Công tác hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ:
+ Công tác tổ chức: Đảm bảo vấn đề tổ chưc nhân sự, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ các bộ công nhân viên, tuyển người vào những vị tri thích hợp, lập kế hoạch sử dụng nhân sự hàng năm.
+ Công tác chế độ chính sách đối với người lao động: Quy định hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, ký hợp động lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải, khen thưởng, kỷ luật. Đề xuất nghiên cứu , tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chế độ tiền thưởng.
+ Công tác đào tạo: Lập kế hoạch đào tạo nguồn lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ.
+ Công tác hành chính văn phòng: Tổ chức việc quản lý và sử dụng con dấu của Công ty , các công văn giấy tờ theo đúng quy định bảo mật và lưu trữ cua Công ty . Tổ chức thực hiện công tác quản trị hành chính để đảm bảo cho bộ máy Công ty hoạt động có hiệu quả .
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc (điềi hành)
Phòng
tài chính-kế toán
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tc-hành chính
Phòng
Kĩ thuật
Phân xưởng
bánh quy
Phân xưởng
Kem xốp
Phân xưởng
Bánh ngọt
Phân xưởng
Lương khô
đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tân hiệp thành
Đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo nên mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là các sản phẩm về bánh kẹo .Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn ngọt phục vụ chủ yếu trong dịp lễ tết,do đó tình hình sản xuất của doanh nghiệp mang tính thời vụ.Bánh kẹo làn hững sản phẩm của nghành công nghiệp chế biến,là sản phẩm chứa lượng đường lớn và một loạt các phụ gia khác.
Thành phần chủ yếu trong bánh kẹo:tinh bột,glucôza,bột mì, chất thơm,axit thực phẩm,bơ…Sản phẩm bánh kẹo chứa nhiều chất mà cơ thể hấp thụ tốt ,độ sinh năng lượng cao.
Doanh nghiệp mới đi vào sản xuất chưa lâu hơn nữa lại ra đời trong điều kiện các doanhn ghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước nhiều và các sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập tràn lan trên thị trườngtrong nước.Nhưng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn khẳng định vị trí của mình trên thị trường,cụ thể là sản phẩm vẫn tiêu thụ và gia tăng qua các năm.
Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được thể hiện qua (bảng 1).
Bảng 1:
Stt
Loại sản phẩm
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Khối
Lưọng
(tấn)
Cơ cấu
%
Khối
Lượng
(tấn)
Cơ cấu
%
Khối
Lượng
(tấn)
Cơ cấu
%
1
Bánh gói
1261.6
53.44
2227.3
61.23
2500.5
59.23
2
Bánh hộp giấy
37.9
1.605
73.4
2.018
78.9
1.869
3
Bánh hộp sắt
11.8
0.5
20.1
0.553
24.4
0.578
4
Kẹo các loại
41.2
1.745
71.12
1.955
82.5
1.954
5
Lương khô
718
30.41
884.8
24.32
1097.4
25.99
6
Bánh kem xốp
18.64
0.79
35.5
0.976
52.13
1..235
7
Bánh trung thu
132.6
5.616
152.5
4.192
164.4
3.894
8
Mứt tết
139.2
5.896
173.1
4.758
221.4
5..244
Tổng
2360.94
100
3637.82
100
4221.63
100
Nhìn vào bảng ta thấy,bánh gói là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng sản xuất,bánh gói có nhiều loại:Bánh sần thường,bánh sần dừa,bánh hoa thị,đa hình con giống,bnáh hương thảo.v.v…Các sản phẩm này có đặc điểmchung là được gói trong lớp bao bì nilon.
Lương khô là sản phẩm chiếm tỷ trong thứ 2 với nhiều loại:lương khô thường,lương khô đậu xanh,lương khô dinh dưõng,lương khô tổng hợp.
Bánh trung thu và mứt tết tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lợi nhuận đem lại lớn .Mứt tết đã khẳng định được trên thị trường tiêu dùng.
Đặc điểm thị trường tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh:
Ngay saukhi chuyển đổi sang cơ chế thị trường , thị trường bánh kẹo nước ta đã trở lên hết sức sôi động .Nó có sự góp mặt của hàng trăm đơn vị cung cấp bánh kẹo trong nước như công ty đường Biên Hòa,công ty đường Quảng Ngãi,Tràng An,Hải Châu.vv…bên cạnh đó sòn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ,làng nghề truyền thống ,bánh kẹo nhập lậu, gnuồn sản xuất bất hợp pháp…Do vậy những năm gần đay sản phẩm trên thị trường nước ta tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại.
Đối với các donah nghiệp thị trường là một bộ phận chủ yếu nhất trong kinh doanh.Thị trường là nơi hình thành và thực hiện các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với môi trường xung quanh.Đối với sản phẩm bánh kẹo thì thị trường chủ yếu là cạnh tranh không hoàn hảo:ít người mua nhiều ngưòi bán.Do đó,việc có được những thị trường trọng điểm là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như công ty thương mại tân hiệp thành
Thị trường của doanh nghiệp tương đối rộng khắp bao gồm hầu hết các tỉnh miền bắc,một số tỉnh miền trung và các đại lý ở miền nam.Thị trường miền bắc được doanh nghiệp coi là thị trường trọng điểm vì nó chiếm phần lớn sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệpdo vậy doanh nghiệp đã đặt nhiều đại lý cấp 1 và các trạm ở 15 tỉnh phía bắc
Khu vực thị trưòng
Năm 2002
Năm2003
Năm 2004
1.Miền bắc
35. 29%
38%
40%
2.Miền trung
26%
28%
30%
3.Miền nam
8%
10%
15%
Như vậy, qua bảng trên cho thấy thị trườn ở miền bắc thị phần của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ và hầu hết thị phần của doanh ngiọêp ngày càng có quy mô tăng cao hơn.Điều đố chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được ưa chuộng,hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao.Đây là tín hiệu đáng mừng,nhất là khi sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự cnạh trnah mạnh mẽ của sản phẩm trong và ngoài nước như hiện nay.
Đối thủ cạnh tranh trong nước
Sản phẩm của doanh nghiệp có mặt ở ba miền Bắc Trung Nam trong đó thị trưòng miền bắc là thị trường chính của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất.Miền trung cũng đã tiêu thụ một phần nhưng ở miền nam lượng tiêu thụ rất ít so với miền bắc và miền trung mặc dù dân cư đông..Nguyên nhân chủ yếu của sụ khác biệt về khả năng tiêu thụ là thị hiếu tiêu dùng của từng vùng là khác nhau.Tại thị trường miền bắc mà cụ thể là tại thi jtrường Hà Nội dthì các đối thủ cạnh tranh lớn với doanh nghiệp là Hải Hà,Hải Châu và nhiều công ty khác.
Đặc điển về tình hình sử dụng lao động:
Doanh nghiệp mới được thành lập chưa được 10 năm nhưng số lượng lao động củadoanh nghiệp luôn tăng qua các năm ,điều này thể hiện chủ trưong phát triển nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu.
Trong những năm qua lực lượng lao động của doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh cả về số lượng cũngn hư chất lượng từ 560 lao động năm 2001 lên đến1050 lao động năm 2004 . tuy nhiên lao động mùa vụ vẫn chiếm tỷ lệ lớn,riêng năm 2004 là 700 lao động chiếm tỷ trong 66,67% tổng lao động.số lao đọng mùa vụ này được doanh nghiệp thuê vào những thời điểm mùa vụ nhiều.ban giám đốc không hcỉ quan tâm đén số lao động mà còn quan tâm đến chất lượng lao động.Doang nghiệp thường xuyên mở lớp đào tạo thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề ,lên bậc thợ cho cán bộ công nhân viên
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm2003
Năm2004
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Ngưòi)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(Người)
Cơ cấu
(%)
Tổng lao động
560
100
800
100
1050
100
I. Phân theo chức năng
Lao động trực tiếp
216
38.57
256
32
294
28
Lao động gián tiếp
44
7.86
44
5.5
56
5.33
Lao động theo mùa vụ
300
53.57
500
62.5
700
66.67
II. Phân theo trình độ
Đại học,cao đẳng
70
12.5
70
8.75
75
7.14
Trung cấp
103
18.39
120
15
135
12.86
Công nhân kĩ thuật
387
69.11
610
76.25
815
77.62
Công nhân bậc cao
Công nhân phổ thông
120
267
31.01
68.99
215
395
35.25
64.75
302
513
37.16
62.94
Hiện nay, doanh nghiệp có 75 nhân viên có trình độ đại học vf cao đẳng,135 người có trình độ trung cấp,số nhân viên có trình độ này tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là lực lượng lao dộng chính của nhà máy.số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu là lao động trẻ,đó là tiền đề về sức trẻ và trí lực cho doanh nghiêpphát triển trong những năm tới.
Đặc điểm về vốn:
Vốn là một trong những yếu tố hàng đầu trong quá trình kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào.Nó là tiền đề để lưu thông hành hóa,là điều kiện để doang nghiệp phát triển kinh doanh.
Như vậy,tình hình của nhà máy là tương đối tốt .Tuy nhiên, vong fquay của vốn còn chậm, nhất là khả năng chuyển đổi vốn lưu đông j thành tiền.Vì vậy doanh nghiệp cần tăng tỷ suất của vốn lưư động đẻ tăng khả năng thanh toán ngắn hạn.Trong tổng nguồn vốn,vốn cố định chiếm trên 87%điều này là hoàn toàn hợp lý vì doanh nghiệp sản xuất thương phải có nhiều phân xưởng ,kho, xe vận chuyển…Nguồn vốn lưu động và tiền mặt của nhà máy luôn tăng với tỷ lệ hợp lý nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có:do cấp trên và tự bổ sung.Vốn tự có qua năm đèu chiếm trên 60%và tăng đều qua các năm.Với nguồn vốn vững mạnh như vậy sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển tốt.Khả năng đẩm bảo và tạo lập về tài hcính của doanh nghiệp tương đối tốt,tỷ suất tự tài trợ qua ba năm đều lớn hơn 0.5.Vốn vay của nhà máy gioảm dần bình quân ba năm giảm 4.85% từ 10493 triệu đồng năm 2001 xuống còn 9500triệu đồng.sự giảm sút của vốn vay kéo theo và sự tăng len của tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Bảng 4:Cơ cấu vốn của doanh nghiệp qua ba năm
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị
Tr,đ
Cơ cấu
%
Giá trị
Tr.đ
Cơ cấu
%
Giá trị
Tr.đ
Cơ cấu
%
Tổng vốn nguồn
29860
100
42197
100
50304
100
Vốn cố định
26150
87.57
37125
87.98
44835
89.13
Vốn lưu động
3260
10.91
4560
10.81
4869
9.68
Tiền mặt
450
1.52
512
1.21
600
1.19
Nguồn vốn
Vốn tự có
18950
63.46
31527
74.71
39794
79.11
Vốn đi vay
10493
35.14
9920
23.51
9500
18.89
Vốn khác
417
1.4
750
1.78
1010
2
Chỉ tiêu về tỉ xuất
Tỉ suất tài trợ
0.635
0.747
0.791
Thanh toán ngắn hạn
0.311
0.46
0.513
Thanh toán vốn lưu động
0.138
0.112
0.123
Đặc điểm về công nghệ ,trang thiết bị sản xuất.
Đặc điểm về trang thiết bị.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh đều cũng phải có cơ sở vật chất và những trang thiết bị như:kho tàng,cửa hàng,phương tiện vận hcuyển…Có thể nói đó là những yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.Với nguồn vốn như trên,nhà máy đã có một cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối tốt,được thể hiên qua bảng sau
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị
Tr.đ
Cơ cấu
%
Giá trị
Tr.đ
Cơ cấu
%
Giá trị
Tr.đ
Cơ cấu
%
Tổng giá trị tài sản
29860
100
42197
100
50304
100
Tài sản cố định
26150
87.58
37125
87.98
44835
89.13
Kho tàng,nhà cửa
940
3.62
1325
3.58
1325
2.96
Phưong tiện vận chuyển
5410
20.69
5410
14.57
7169
15.99
Máy móc sản xuất
19290
73.77
29770
80.18
35491
79.16
Các tài sản khác
510
1.95
620
1.67
850
1.89
Tài sản lưu động
3710
12.42
5072
12.02
5469
10.87
Các chỉ tiêu bình quân
Giá trị TSCĐ/1LĐ
(Tr.đ)
46.696
46.406
42.7
Giá trị TSLĐ/1LĐ
(Tr.đ)
6.625
6.34
5.2086
Như vậy qua ba năm trang thiết bị của nhà máy luôn được cải tiến và nâng cấp,giá trị tài sản lưu động va tài sản cố định trên một đầu người là tương đối cao .Việc cải tiến và nâng cấp trang thiết bị không chỉ làm tăng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm ,hoàn thiện sản phẩmvà phát triên sản phẩm của doanh nghiệp
Đăc điểm quy trình công nghệ
Hầu hết các quy trình sản xuất bánh kẹo của nhà máy đơn giản chu kỳ ngắn ,quá trình chế biên sản phẩm nằm gọn trong một phân xưởng len công tac tổ chức và quản lý chất lượng sản phẩm tương đối thuận tiện
Quy trình sản xuất kẹo
Nguyên liệu chính sản xuất kẹo :đường,nha,sữa,hương liệu
Nguyên liệu phụ:bao gói ,giấy gói,hộp , túi,
Tỉ lệ đường và nha:đường từ 40%-50%,nha từ 50% -60%,
Nhiệt độ nấu:1100C –1250C
Một số nguyên liệu chính và tỉ lệ của bánh quy:bột mì 57% -65%,đường 19% -20%,shortening 10% -12%,bơ 5% -6%,sữa 1% -1.5% , trứng 1.5% -2% .
Nhiệt độ nướng bánh là2600C-3250C.
Một số nguyên liệu chính và tỷ lệ của bánh kem xốp:bột mỳ27%,tinh bột 7.5%,nước 47%,đường9%,sữa 8,5%,cácchất phụ gia 1%.Nhiệt độ nướng bánh là 1300C-1600C.
Cả hai quy trình công nghệ trên không phức tạp nhưng mỗi bướcđều phải tuân theo chỉ tiêu kĩ thuật.Nừu một trongn hững chỉ tiêu kĩ thuật bị vi phạm như vệ sinh,thừa thiếu nguyên liệu,già lửa,non lửa,sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.Chẳng hạn nhiệt độ quá cao hoặc áp suất quá cao sẽ gây ra hiện tượng già lửa ,kẹo cứng ăn khó nhai.
Nếu ở áp suất thấp gây ra non lửa,kẹo thường hay bị chảy nước khó bảo quản.
Biện pháp để tránh sai sót trong quá trinh sản xuất là nhà máy phải luôn nâng cao tay nghề cho công nhân và phổ biến thường xuyên các chỉ tiêu kĩ thuật cần đạt được.Đồng thời.kết hợp hài hòa giữa máy móc và thủ công,đưa nguyên liệu vào sản xuất phải kịp thời phù hợp với quy trình công nghệ cả về số lượng và chất lượng.
Fhv,cxn,
PX bánh kẹo
Làm nguội
Đánh trộn
Nấu
Hòa tan
Kiểm tra KCS
Nguyên liệu
Kẹo cứng
Tạo hình
Kiêm tra KCS
Bao gói
Lưu kho bảo quản
địa hình
Làm nguội I
Nấu
Hòa tan
Kiểm tra KCS
Nguyên liệu
Kẹo cứng
Làm nguội II
Kiêm tra KCS
Bao gói
Tinh dầu
Phẩm mầu
axít
Tinh dầu
phẩm mấu
axít
Sơ đồ quy trình sản xuất bánh kem xốp
NVL đầu
vào
Bánh không đạt yêu cầu
Phân xưởng kem xốp
Kiêm tra
KCS
Phân xưởng bánh trung thu
Lưu kho bảo quản
Kiểm traKCS
Nhào trộn
Đóng thùng
Indate
Đóng gói
Đóng khay
Tạo hình
Lò nướng
Kiểm ta KCS
Phân xưởng bánh quy
Kiểm ta KCS
Kiểm ta KCS
Kiểm ta KCS
Kiểm traKCS
Nghiền
Đóng thùng
Kiểm traKCS
Bao gói
Bánh chính phẩm
Phối trộn
ép bánh
Kiểm traKCS
Phân xưởng lương khô
Gói giấy
Xếp thùng
Kiểm ta KCS
Bánh snả xuất liên kết
Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
Tình hình kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà máy
Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy
Kết quả kinh doanh là bản chỉ tiêu phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp , nó chỉ cho ta thấy được doanh nghiệp kinh doanh lãi hay lỗ, khả năng sinh lời cuả đồng vốn . Với doanh nghiệp Tân Hiệp Thành laf một doanh nghiệp trẻ nhưng đã luôn cố gắng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn
Cùng với sự hội nhập của nền phát triển kinh tế Thế Giớ với tư duy nhậy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại . Doanh nghiệp không ngừng phát triển , sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng , thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng , đáp ứng được lòng mến mộ và tin yêu cảu nhân dân .
Trong suốt thời gian hoạt động doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới và phat triển , cùng với việc nâng cao va phát triển các sản phẩm thiết bị máy móc hiện đại , để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao , đa dạng , giá cả đáp ứng nhu cầu cảu người tiêu dùng
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây đã phán ánh doanh nghiệp đạt kết quả tương đối tốt .
Kết quả kinh doanh cảu doanh nghiệp trong 3 năm gần đây :
Nguồn : phòng tài chính - kế toán
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1 Doanh thu .
Tr.đ
29928.6
42650
50500.2
2. Giá vốn
Tr.đ
25131.46
37356.12
43801.51
3. Chi phí bán hàng
Tr.đ
2599.27565
3175.09
3239.82032
4. Chi phí quản lý
Tr.đ
247.67435
374.44
450.47368
5. Nộp ngân sách
Tr.đ
1287.06
2432.5
3475.01
6. Lợi nhuận
Tr.đ
200.4
365.27
475.776
7. Sản lượng sản xuất
Tấn
2360.94
3637.42
4221.63
8. Sản lượng tiêu thụ
Tấn
1973.4
3000.2
3660.2
9. Thu nhập bình quân
1000.đ
700
850
950
10. Tổng vốn
Tr.đ
29860
42197
50304
- Vốn cố định
Tr.đ
26150
37125
44835
- Vốn lưu động
Tr.đ
3260
4560
4869
- Tiền mặt
Tr.đ
450
512
600
11. Số công nhân
Người
560
800
1050
Nhìn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh,bình quân3 năm tăng 29.9%. sự tăng mạnh doanh thu của nhà máy vào năm 2003, tăng 12741.4 triệu đồng tương ứng với 42.5%.để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong các sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao hiện nay , nhà máy đã đầu tư thêm day chuyền sản xuất bánh kẹo xốp. Do đó sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33.7% từ 2360.94 tấn năm 2002 lên đến 4221.63 tấn vào năm 2003
Nhà máy nộp ngân sách Nhà nước năm 2002 với mức hoàn thành là 1287.06 triệu đồng, năm 2003 la 2432.5 triệu đồng, năm 2004 là 3475.01 triệu đồng. Mức tăng bình quân 3 năm là 164.3% .ngoài phần trích nộp ngân sách Nhà nước, nhà máy còn có một khoản lợi nhuận đẻ chi trả lương cho công nhan viên , dùng để tái sản xuất Lợi nhuận tăng bình quân 3 năm đạt 54%, năm 2004 đạt 475.776 triệu đồng.Việc tăng lợi nhuận dẫn đến thu nhập của công nhân viên tăng 16.5%bình quân .Năm 2002 thu nhập hàng tháng của công nhân viên bình quân là 700000 đồng/tháng, đến năm 2004 mức thu nhạp áy được tang lên là 950000 đồng /tháng
Có thể nói , doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng đang từng bước đứng vững trên thị trường với sự phát triển lớn mạnh về quy mô và sản xuất , tốc độ tăng cao của các chỉ tiêu : tổng doanh thu , khối lượng sản xuất, thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân viên.
b.Tình hình kinh doanh các mặt hàng
Hiện nay doanh nghiệp sản xuất nhiều loại bánh kẹo.Do đặc tính của sản phẩm không phải đầu tư theo chiếu sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hóa các sản phẩm nên nhà máy luôn cố gắng tìm kiếm các sản phẩm mới. Việc đàu tư mua dây chuyền sản xuất bánh kem xốp đã giúp cho nàh máy có được sản phẩm đăec trưng.tình hình thực hiện kế hoặch tiêu thụ sản phẩm nmột số năm gần đây của nhà máy đươc thể hiên qua bảng sau;
Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng
đơn vị : tấn
Tên sản phẩm
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
San xuất
Tiêu thụ
Tỉ trọng
San xuất
Tiêu thụ
Tỉ trọngt
San xuất
Tiêu thụ
San xuất
Bánh gói
1261.6
1099.5
87.15
2227.3
2210
99.22
2500.5
2196.6
87.84
Bánh hộp giấy
37.9
24.7
65.17
73.4
59.73
81.38
78.9
70.8
89.73
Bánh hộp sắt
11.8
5.2
44.07
20.1
18.9
45.38
24.4
22.32
91.47
Kẹo các loại
41.2
24.57
59.63
71.12
68.92
96.91
82.5
75.2
91.15
Lương khô
718
557.58
77.66
884.8
709.3
80.16
1097.4
872.4
79.5
Bánh trung thu
132.6
123.56
93.18
152.5
135.7
88.72
164.4
161.7
98.36
Bánh kem xốp
18.64
12.85
68.94
35.5
29.5
83.09
52.13
43.08
82.64
Mứt tết
139.2
125.4
90.08
173.1
163.7
94.57
221.4
218.2
98.55
Bảng trên phản ánh tình hiònh tiêu thụ một c\số mặt hàng của doanhn nghiệp trong 3 năm gần đây.Nhìn chung hầu hết khối lượng các mặt hàng tiêu thụ đều sát với khối lượng sản xuất của nhà máy.Điều này chứng tỏ công tác điều hành sản xuất của nhà máy là rất tốt,đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng không xáy ra tình trạng thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường.Năm 2003,sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ mạnh nhất,duy chỉ có bánh hộp sắt thì tỷ trọng tiêu thụ kém hơn. Đến năm 2004 nhìn chung sản phẩm của nhà máy đạt mức tiêu thụ ổn định.Với tình hình thị trường bánh kẹo đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay làm một doanh nghiệp trẻ tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là tương đối tốt.Nhà máy đã thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả như chiết khấu với đại lý ,thưởng trên số lượng bán ra trong tháng , quý ,năm, khuyến mãi khách hàng.Nhà máy đã đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiwu dùng,được thể hiện qua bảng sau:
Giá bán một số sản phẩm chính(tính cho 1kg)
Đơn vị :đồng.
Stt
Tên sản phẩm
Năm2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh %
02/03
03/04
Bình quân
1
Bánh gói
12010
11831
11240
98.51
95
96.74
2
Bánh hộp giấy
25200
24957
24262
99.04
97.22
98.12
3
Bánh hộp sắt
48920
48178
47058
98.48
97.68
98.08
4
Kẹo các loại
13790
13285
12801
96.34
96.36
96.35
5
Lương khô
10126
9630
8794
95.1
91.32
93.19
6
Bánh kem xốp
17960
17450
17010
97.16
97.48
97.32
7
Bánh trung thu
38200
37490
36340
98.14
96.93
97.54
8
Mứt tết
25210
24820
24140
98.45
97.26
97.85
(Nguồn : phòng thị trường )
Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người bán và người mua và do đó nó ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .Do đó việc xá định giá bán hợp lý là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp .
Bảng trên đã phản ánh sự giá bán một số sản phẩm chính của doanh nghiệp . Nhìn chung giá bán của các sản phảmm đều có xu hướng giảm , tuy nhiên mức giảm giá sản phẩm là hợp lý . Mức giảm giá sản phảm không phải do chât lượng sản phẩm giảm , mà do nhu cầu của người tiêu dùng , do cạnh tranh . Doanh nghiệp đưa ra quyết định giảm giá sản phẩm nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp .
Khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp :
Tình hình khai thác thị trường của doanh nghiệp thể hiện ở sản lượng tiêu thụ .Do giá của sản phẩm và thu nhập của mỗi vùng là khác nhau , do vậy sức tiêu thụ ở mỗi vùng là khác nhau .
Tình hình tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp theo thị trường :
(Nguồn : phòng thị trường ) Đơn vị : tấn
TT
Thị trường
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh %
03/02
04/03
Bình quân
1
Bắc giang
51.15
83.6
108.4
163.4
129.7
145.6
2
Quảng ninh
12.53
19.56
20.56
156.1
105.1
128.1
3
Hà nội
484.7
764.63
928.68
157.8
121
138.4
4
Hải phòng
295.21
397.13
472.47
134.5
119
126.5
5
Thái bình
35.78
55.4
64.89
154.8
117.1
134.7
6
Việt trì
144.23
241.4
279.45
167.4
115.8
139.2
7
Hà tây
46.7
110.45
133.9
236.5
121.2
169.3
8
Nam định
92.7
127.67
175.2
137.7
137.2
137.5
9
Thái nguyên
35.6
54.8
74.2
153.9
135.4
144.4
10
Thanh hóa
278.5
382.67
499.5
137.4
130.5
133.5
11
Nghệ an
411.7
585.4
694.45
142.2
118.6
129.9
12
Quy nhơn
21.3
53.49
74.3
251.03
138.9
194.96
13
Đà nẵng
-
31.87
39
-
122.37
-
14
Tp HCM
-
3.7
5.2
-
140.54
-
15
Nơi khác
63.3
77.43
90
122.3
116.2
119.2
Tổng
1973.4
3000.2
3660.2
152
122
136.2
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được nhà máy có tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất nhanh . Khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà máy trên diện rộng cả ba khu vực Bắc , Trung , Nam . Theo số liệu của bảng doanh thu của doanh nghiệp có được là hầu hết tiêu thụ sản phẩm của miền Bắc , bình quân hàng năm tiêu thụ hơn 20% , trong 3 năm bình quân tăng trên 38,4% . Thị trường lớn thứ hai là Nghệ an , năm 2004 sản lượng tiêu thụ ở thị trường này chiếm 19,7% đạt 694,45 tấn . Với tốc độ tiêu thụ mạnh như vậy thì doanh số bán sẽ tăng nhanh do đó doanh thu cảu nhà máy nagỳ càng tăng . So với các công ty bánh kẹo khác ở Hà nội thì sản phẩm của Tân Hiệp Thành cũng đang chiếm thị phần trên thị trường . Trong tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường như hiện nay việc tiến triển của doanh nghiệp được tiến hành theo phương hướng :
-Khai thác mở rộng thị trường truyền thống (thị trường miền Bắc ). Đây là hướng chủ yếu của doanh nghiệp .
-Phát triẻn các thị trường mới vào các vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam
Tốc độ phát triển thị trường của doanh nghiệp tăng mạnh và có nhiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường . Hiện nay doanh nghiệp đang từng bước xây dựng thị trường trong và ngoài nước .
Chỉ tiêu doanh thu
Thực trạng doanh thu cảu doanh nghiệp Tân Hiệp Thành từ năm 2002 đến nay được thể hiện qua bảng :
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Tổng doanh thu
Tốc độ tăng doanh thu
Chênh lệch (Tr.đ)
% so với năm trước
2002
29928.6
-
-
2003
42650
12721.4
142.5
2004
50500.2
7850.2
118.4
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua số liệu trên ta thấy từ năm 2002 doanh thu cảu doanh nghiệp liên tục tăng . Năm 2003 so với năm 2002 doanh thu cảu doanh nghiệp tăng 12721.4 triệu đồng , tương ứng với tỷ lệ 42.5% . Năm 2004 doanh thu của doanh gnhiệp tăng so với năm 2003 là 7850.2 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 14.8%
Sở dĩ doanh thu cảu doanh nghiệp tăng nhanh như vậy là do :
--Doanh nghiệp luôn đưa ra các quyết định sản xuất kịp thời đáp ứng được nhu cầu thị trường .
--Doanh nghiệp đã đầu tư để mua thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp . Đồng thơi sane xuất thêm các chủng loại bánh kẹo có chất lượng cao
--Doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ , định giá bán hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nên sản phẩm tiêu thụ cuả doanh nghiệp tăng .
Để so sanh doanh thu giữa các năm với nhau ta thể hiện qua biểu đồ :
Nhìn vào biểu đồ thể hiện cho thấy doanh thu cảu doanh nghiệp liên tục tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2003 . Năm 2004 doanh thu của doanh nghiệp có giảm hơn về tốc độ so với năm 2003 .Nhưng nó vẫn thể hiện được tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp .
Lợi nhuận là kết quả t5ài chính cuối cùng của kết quả kinh doanh . Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
Tình hinh lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiệ qua bảng số liệu sau:
Bảng kết quả kinh doanh của nhà máy từ năm 2002à2004
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
299.6
42650
50500.2
2
Các khoản giảm trừ
17499.79
1378.08
2532.62
3
Doanh thu thuần
28178.81
41271.92
47967.58
4
Giá vốn hàng bán
25131.46
37356.12
43801.51
5
Lợi tức gộp
3047.35
3915.8
4166.07
6
Chi phí bán hàng
2599.27565
3175.09
3239.83032
7
Chi phí quản lý
247.67435
374.44
450.47638
8
Lợi nhuận
200.4
365.27
475.776
Bảng sự tăng giảm ảnh hưởng tới lợi nhuận
Stt
Chỉ tiêu
2003/2002
2004/2003
1
Tổng doanh thu
12712.4
7850.2
2
Các khoản giảm trừ
371.71
1154.54
3
Doanh thu thuần
13093.11
6695.66
4
Giá vốn hàng bán
12224.66
6445.39
5
Lợi tức gộp
868.45
250.27
6
Chi phí bán hàng
575.81435
64.73032
7
Chi phí quản lý
126.76565
76.03368
8
Lợi nhuận
165.87
109.506
Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản làm giảm lợi nhuận như giá vốn hàng bán , chi phí .
Qua bảng phân tích trên cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2002 đến năm 2004 đều tăng . So với năm 2002 thi năm 2003 lợi nhuận tăng 164.87 triệu đồng . Và năm 2004 so với năm 2003 lợi nhuận tăng 109.506 triệu đồng . Tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2003/2002 lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2004/2003 là 55.02% điều này do ảnh hưởng của các nhân tố : --Tổng doanh thu bán hàng thay đổi : Doanh thu thường có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận , khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại
-- Doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 12721.4 triệu đồng kéo theo lợi nhuận tăng tương ứng là 12721.4 triệu đồng . Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 7850.2 triệu đồng kéo theo lợi nhuận tăng tương ứng là 7850.2 triệu đồng
--Các khoản giảm trừ bao gồm chiét khấu hàng bán , giảm giá hàng bán , thuế tiêu thụ thay đổi .Năm 2003 so với năm 2002 giảm 371.71 triệu đồng làm cho lợi nhuận tăng 371.71 tiệu đồng . Năm 2004 so với năm 2003 các khoản giảm trừ tăng 1154.54 triệu đồng làm cho lợi nhuận gioảm tương ứng la 1154.54 triệu đồng
-- Giá vốn hàng bán thay đổi : Đây là một trong nhưng nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận
Năm 2003 so với năm 2002 giá vốn hàng bán tăng 12224.66 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm tương ứng la 12224.66 triệu đồng . Năm 2004 so với năm 2003 giá vốn hang bán tăng tương ứng 6445.39 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm tương ứng 6445.39 triệu đồng .
Do chi phí bán hành thay đổi : Chi phí bán hành là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ . Chi phí bán hàng càng tâng thì lợi nhuận càng giảm . Năm 2003 chi phí bán hàng của doanh nghiệp là 3175.09 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 575.81435 triệu đồng , chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng la 575.81435 triệu đồng . Năm 2004 so với năm 2003 chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng 64.73032 triệu đồng kéo theo lợi nhuận giảm tương ứng là 64.73032 triêuị đồng . Nguyên nhân của việc tăng chi phí bán hàng là do doanh nghiệp mở thêm một số đại ly, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm để tiếp tục củng cố và phát triên thị phần
Do ảnh hưởng của chi phí quản lý : Nhà máy tiếp tục tuyển thêm lao động , tiền llương ,tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt . Do vậy chi phí quản lý ngày cang tăng làm cho lợi nhuận giảm . Năm 2003 lợi nhuận giảm 126.76565 triệu đồng so với năm 2002 là kết quả của việc tăng chi phí quản lý . Năm 2004 so với năm 2003 chi phí quản lý tăng 76.03368 triệu đồng , dẫn đến lợi nhuận giảm 76.00368 triệu đồng .
Tổng hợp các yếu tố trên ta được lợi nhuận tăng giảm qua các năm .
+ Năm 2003 so với năm 2002
12721.4 +.371.71 – 12224.66 – 575.81435 – 126.765 = 165.87
+ Năm 2004 so với năm 2003
7850.2 – 1154.54 – 6445.39 – 64.73032 – 76.03368 = 109.506
Như vậy trong ba năm qua doanh gnhiệp đã làm ăn có hiệu quả , tuy nhiên kết quả đạt chưa cao
Nộp ngân sách
Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp từ năm 2002 đến năm 2004 được thể hiện qua bảng sau :
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Nộp ngân sách
Tốc độ tăng
Chênh lệch %
% so với năm trước
2002
1287.0
-
-
2003
2432.5
1145.44
188.99
2004
3475.01
1042.51
-
--
Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước thông qua thuế VAT 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 32% của phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí . Sau năm 2002 thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%
Các khoản nộp ngân sách từ năm 2002 –2003 liên tục tăng . Năm 2003 so với năm 2002 tăng 1145.44 triệu đồng , tăng tương ứng là 88.99% .Năm 2004 tăng với tốc độ tăng nhỏ hơn năm 2003 là 41.13% tương ứng 102.93 triệu đồng .
Sở dĩ có sự tăng trong nộp ngân sách như vây là doanh thu của các năm luôn tăng . Điều đó cho thấy nhà máy thu đeọec hiệu quả tương đối tốtvà luôn hoàn thành nghĩa vụ đôíi với nhà nước . Hàng năm doanh thu của nhà máy đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho nhà máy mà ngân sách nhà nước cũng được bổ xung nhiều hơn .
Chỉ tiêu chi Thưc trạng chi phí của nhà máy được thể hiện qua bảng :
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Tổng chi phí
Mức thay đỏi chi phí
Chênh lệch (tr.d)
% so với năm trước
2002
29728.2
-
-
2003
42284.73
12556.53
142.24
2004
50024.424
7739.694
118.3
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2002 dến 2004 tổng chi phí đều tăng lên . Năm 2003 tốc độ tăng của chi phí là 42.24 % tương ứng 12556.53 triêu đồng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu la 0,26% , điều này làm cho lợi nhuận của nhà máy tăng 165.87 triêu đồng . Năm 2004 tốc độ tăng của chi phí là 18.3% tương ứng 7736.694 triệu đồng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 0.1% làm cho lợi nhuậ tăng 109.506 triệu đồng.
Như vậy năm 2003 và năm 2004 hiệu quả kinh doanh cau doanh nghiệp đã được nâng lên thể hiện qua biểu đồ sau :
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng , tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu . Măc dù tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng đây vẫn là mối quan tâm của nhà máy . Mục tiêu kinh doanh của nhà máy là lợi nhuận , muốn có lợi nhuận cao thì chi phí phải giảm , doanh thu phải tăng , có như vậy lợi nhuận của nhà máy mới tăng cao hơn được .
2.Phân tich thưc trang hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Qua kết quả tình hình sản xuất kinh doanh cảu daonh nghiệp Tân Hiệp Thành ở trên ta tháy quy mô hoat động sản xuất kinh doanh cảu nhà máy ngày càng được mở rộng . Cùng với sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật có chiều sâu và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng đa dạng hoá sản phẩm , đã góp phần thúc đẩy tăng doanh thu , lợi nhuận thị phần . Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh lên một tầm mới .
Để đánh giá một cách chính xác toàn diện về tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng , ta phải đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính .
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp , các chỉ tiêu này cho ta nhận định khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu như : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu , ty suát lợi nhuận trên chi phí , tỷ suất lơin nhuận trên vốn kinh doanh .
Bảng : chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp .
Đơn vị : triệu đồng
Stt
Chi tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Doanh thu
29928.6
42650
142.5
50500.2
118.4
2
Tổng chi phí
29728.2
42284.73
142.24
50024.424
118.3
3
Lợi nhuận
200.4
365.27
182.27
475.776
130.25
4
Vốn kinh doanh bình quân
29860
42197
141.32
50304
119.21
5
tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
0.006696
0.008564
129.7
0.009421
110.01
6
ty suất lợi nhuân/ vốn kinh doanh
0.006711
0.008656
128.98
0.009458
109.26
7
tỷ suất lợi nhuận / chi phí
0.006741
0.008638
128.14
0.009511
101.10
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp và kết quả đạt được về các chỉ tiêu danh lợi đạt tốc độ tăng trưởng khá cao mặc dù còn thấp so với doanh nghiệp khác.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu =
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lai bao nhiêu đồng lợi nhuận . Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận / doanh thu cảu doanh nghiệp đạt 0.006696 , năm 2003 tăng lên 0.008564 , tốc độ tăng trưởng là 27.9% và năm 2004 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đạt 0.009421 với tố độ tăng tương ứng là 10.01% . Năm 2003 là năm có tốc độ tăng cao nhất , lợi nhuận năm 2003 khá cao so với năm 2002
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ chi phí
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận / chi phí =
Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thu lại boa nhiêu đồng lợi nhuận
Năm 2002 tỷ suất này cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thu lại 0.006741 đồng lợi nhuận đến năm 2004 thì một đồng chi phí bỏ ra mang lại 0.009511 đồng lợi nhuận . Như vậy tỷ suất này ngày càng cao nguyên nhân do doanh nghiệp nhập dây chuyền sản xuất lên giá thành cao .
Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận . Tỷ suất doanh lợi / vôn kinh doanh tăng nhanh nhất vào năm 2003 , tăng 28.95% so với năm 2002 đạt 0.008656 và năm 2003 đạt 0.009458 , tăng 9.26 % so với năm 2002
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quar kinh doanh bộ phận
Do việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở các chi tiêu tổng hợp về doanh lợi , doanh thu mà còn đò hỏi phải đánh giá chính xác về chi tiét tựng mặt hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu bộ phận như hiệu quả sử dụng lao động , hiệu quả sử dụng vốn lưu động , vốn cố định . Từ đó có thể rút ra nhận xét chính xác nhất về hiệu quả kinh doanh của doanh nhgiệp
b.1.Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động cuả nhà máy từ năm 2002 đến năm 2004
.,
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng sản lượng
Tr.đ
25131.46
37356.12
43801.51
2. Lợi nhuận
Tr.đ
200.4
365.27
475.776
3. Số lao động
Người
560
800
1050
4. Thu nhập bình quân
1000đ/Người
700
850
980
5. Năng suất lao động
Tr.đ/Người
44.88
46.70
41.72
6. Mức
Tr.đ/Người
0.359
0.457
0.4531
Qua bảng số liệu ta thấy năng xuất lao động bình quân đầu người từ năm 2002 đến năm 2004 như sau:
Năm 2002 năng xuất lao động đạt 44.88 Tr.đ/ người , năm 2003 năng xuất lao động đạt mức 46.70 tr.d/người.Đây là năm mà năng xuất lao động đạt mức cao nhất,do giá trị tổng sản lượng sản xuất tăng. Năng xuất lao động bình quân của năm 2003 hơn năm 2002 là 1.82 tr.d/người. Đây là năm nhà máy có năng xất lao động thấp nhất ,năng xuất lao động năm 2004 giảm xuống 4.98 tr.đ/người so với năm 2003 và đạt 89.34%.
Tuy nhiên, mưc sinh lời bình quân một lao động chưa cao và tăng không đèu, điều này phản náh hiệu quả sủu dụng lao động của doanh nghiệp chưa cao.Năm 2002 mức sinh lời bình quân một lao động là 0.359 tr.đ/người,đến năm 2003 tăng lên là 0.475 tr.đ/người tăng 0.098 lần so với năm 2002.Đến năm 2004 mức sinh lời bình quân một lao động là 0.431 tr.đ/ngườigiảm 0.039 lần so với năm 2003.nguyên nhân của sự tăng giảm này là do tốc độ tăng lợi nhuận không đồng đềugiữa các năm.mặc dù mức sinh lời bình quân một lao động còn chưa cao nhưng doanh nghiệp luôn phấn đấu tăng tiền lương cho người lao động.Thu nhập bình quân tăng 21.43% năm 2003 và năm 2004 tăng là 11.76% điều đó thể hiện đời sống của công nhân biên ngày càng được nâng cao .
Các chỉ tiêu cho thấy doanh thu trong 3 năm từ năm 2002 – 2004 rất lớn trung bình đạt khoảng 41026.27 triệu đồng /năm.
b.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Có vốn mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh . vấn đề đăt ra có y nghĩa tiếp theo là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động . Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là diều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt lợi ích cho các nhà đầu tư , của người lao động , của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp . Mặt khác nó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn được dễ dàng trên thị trường tài chính để mở rộng sản xuất , phát triển kinh doanh . Sau đây là bang đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu đông , vốn cố đinh của doanh nghiệp .
Thực trạng sử dụng vốn lưu động , vốn cố định của doanh nghiệp Tân Hiệp Thành
đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1.Doanh thu
29928.6
42650
50500.2
2.Lợi nhuận
200.4
365.27
475.776
3.tổng nguồn vốn
29860
42197
50304
4.Vốn lưu động
3710
5072
5469
5.Vốn cố định
26150
37125
44835
6.Số vòng quay của vốn kinh doanh(1/3)
1.0023
1.0107
1.0039
7.Số vòng quay của vốn lưu động(1/4)
8.067
8.4089
9.2339
8.Số vòng quay của vốn cố định(1/5)
1.1445
1.1488
1.1263
9.Sức sinh lời của vốn lưu động(2/4)
0.054
0.072
0.0869
10.Sức sinh lời của vốn cố định(2/5)
0.0077
0.0098
0.0106
11.Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
44.63
42.81
38.99
Qua bảng trên ta thấy:
Số vòng quay của vốn kinh doanh cònthap: trung bình mỗi năm vốn kinh doanh chỉ quay đươc 1.0056 vòng.măc dù vòng quay của vốn kinh doanh có xu hưoqngs tăng lên điều này phản ánh doanh nghiệp đang cố gắngnỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Số vòng quay của vốn lưu động đạt được trong các năm là:
Năm 2002: 8.067 vòng
Năm 2003 : 8.4089 vòng tăng 1.042 lần với năm 2002
Năm 2004: 9.2339 vòng tăng 1.098 lần so với năm 2003
Số vòng quay của vốn lưu động trong các năm qua có xu hướng tăng lên từ 8.067 vòng/năm lên 9.2339 vòng/năm.Nếu vốn lưu động có số vòng quay lớn sẽ tạo thuận lợi cho nhà máy trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Từ năm 2002 – 2004 số vòng quay của vốn cố định cũng có xu hướng tăng lên,tuy nhiên số vòng quay của vốn cố định còn thấp , trung bình 1.1399 vòng/năm đã làm ảnh hưởng tới số vòng quay vốn kinh doanh của doanh nghiệp
-Lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn lưu động la:
Năm 2002 : 0.054 đồng
Năm 2003 : 0.072đồng
Năm 2004 : 0.0896 dòng tăng 0.0149 somvới năm 2002
Số lợi nhuận tạo ra một đồng vốn lưu động của năm 2002 là thấp nhất , điều này chứng tỏ năm 2002 có hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp nhất
Lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn cố định:
Cũng như vốn lưu động ,năm 2002 vốn cố định được sử dụng có hiệu quả thấp nhất chỉ tao ra được 0.0077 đồng lợi nhuận.Năm 2003 lợi nhuận tạo ra từ một đồng vốn cố định là 0.0099 đồng ,năm 2004 tạo ra được 0.0106 đồng lợi nhuận.
b.3.Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Quan hệ thanh toán nảy sinh trong quan hệ hoạt động kinh doanh là vấn đề tất yếu như không thanh muốn nói là cần thiết.nếu hoạt độn tài chính tốt,donah nghiệp sẽ ít công nợ ,khả năng thanh toán dồi dào,ít đi chiến dụng vốn.Ngươc lại , nếu hoạt đông tài chính kém doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng công nợ kéo dài, đi chiếm dụng vốn lẫn nhau.Do đó, để phân tích rõ nét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta phải xem xet một số chỉ tiêudưới nđây:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn Vốn
Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp
tổng số tài sản lưu động
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn (hiện hnàh) =
tổng số nợ ngắn hạn
tỉ xuất này cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.nếu chỉ tiêu này xáp xỉ la 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thnah toán cáckhoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan.
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Tổng tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản náh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động ,nếu chỉ tiêu này tính ra lớn hơn 0.5 hoặc nhỏ hơn 0.1 đèu không tốt.
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán tưc thời =
Tổng tài nợ ngắn hạn
Tỉ xuất này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gạp khó khăn trong thanh toán công nợ.
Sau đây là tình hình thanh toán của công ty cổ phần Tân Hiệp Thành
Tình hình thanh toán của donah nghiệp từ năm 2002 – 2004
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm2002
Năm2003
Năm2004
1.Nguồn vốn chủ sở hữu
18950
31527
39794
2.Tổng nguồn vốn
29860
42197
50304
3.Tổng tài sản lưu động
3710
5072
5469
4.Tổng nợ ngắn hạn
5842.52
6789.83
6914.03
5.Vốn bằng tiền
450
512
600
6.Các khoản phải thu
927.5
1268
1367.25
7.Tỉ xuát tài trợ(1/2)
0.635
0.747
0.791
8.Tỉ xuất thanh toán ngắn hạn(3/4)
0.311
0.46
0.513
9.Tỉ xuất thanh toán của vốn lưu động(5/3)
0.138
0.112
0.123
10.Tỉ xuất thanh toán tức thời(5/4)
0.077
0.075
0.087
Tỉ xuất tài trợ:năm 2002 là 0.635 , nam2003 là 0.747, tăng so với năm 2002 là 17.63%;năm 2003 là0.087 tăng so với năm 2003 là 5.89%.Sở dĩ tỉ xuất tài trợ tăng là do tốc độ tăng của vốn chủ sơ hữu: năm 2002 vốn chủ sở hữu của nhà máy là 18950 triệu đồng, năm 2003 tăng lên là 31527 triệu đồng tương ứng 66.37%,và năm 2004 là39794 triệu đồng tăng 26.22% .Trong khi đó côngnợ phải trả năm 2003 phải trả là 5842.52 triệu đồng,năm 2003 phải trả là 6789.83 triệu đồng tăng 16. 21%,năm 2004 là 6914. 03triệu đồng tăng 1. 83% so với năm 2003.như vậy , tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu hơn tốc độ tăng công nợ nên tỉ suất tài trợ tăng, điều này cho thấy nhà máycó khả năng để phát triển nguồn vốn của mình.
--Tỉ suất thanh toán ngắn hạn(hiện hành): Năm 2002 tỉ suất này là 0.311 đến năm 2003 tăng lên là 0.46 với tốc độ tăng 47.9% so với năm 2002, năm 2004 là 0. 513.Như vậy tỉ suất này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay nôt chu kì kinh doanh măc dù tỉ suất thanh toán hiện hành có xu hướng tăng lên.tỉ suát hiện hành có xu hướng tăng lên là dấu hiệu khả quan cho thấy trong tương lai nhà máy sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
--Tỉ suất thanh toán của vốn lưu động:Năm 2002 là 0.138, năm 2003 là 0.112, năm 2004 là 0.123.Điều này cho thấy doanh nghiệp không có đủ tiền để thanh toán,tuy nhiên nếu tính các khoản thu thì chỉ tiêu thanh toán này năm 2002 là 0.37((927.5+450)/3710), năm 2003 là0.35((1268+512)/5072), năm2004 là0.36((1367.25+600)/5469).như vậy trong 3 năm doannh nghiệp vẫn có thể đảm bảo đươc khả năng thanh toán.
Đối với tỉ suất thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2002 là 0.0077 , năm 2003 là 0.075, năm 2004 là 0.087.kết hợp với chỉ tiêu thanh toán của vốn lưu động cho thấy dù doanh nghiệp có khả năng hanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm,song lại khó khăn trong viêcthanh toán các khoản nợ hiện hành do lượng tiền gửi ngân hàng quá ít. Vì thế doanh nghiệp phải có biện phap thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nahnh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay.
3.Đánh giá tổng quat vè hiệu qánhản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích thưc trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua, kết hợp với xẽmét kỹ các đặc điểm kỹ thuật cho thấydoanh nghiệp có những ưu điểm và tồn tại sau:
a.Ưu điểm
-Trong 3 năm 2002 – 2004 doanh nghiệp làm ăn đêùi đem lại hiệu quả với tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí bỏ ra.
Thu nhập của công nhân viên ngày càng cao
Doanh nghiệp đã chú trọng tới nghiên cứu thị trường,tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nên lựa chọn được hình thức phân phốiphù hợp với đăc điểm của sabr phẩm và nhu càu của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trườngtiêu thụ.
Trong những năm qua , nhất là năm 2003 doanh nmghiệp đã tiến hành thay máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.sự thay đổi này phù hợp với các nguồn năng lực của doanh nghiệp hiện có và đã mang lại hiệu quả thiết thực là đưa năngsuất nhảy vọt.
Nhờ áp dụng chính sách đa dạng hoá sản phẩm,chú trọng tới chất lượng,giá cả, mẫu mã, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng đươc nhu cầu trong nước.
Doanh nghiệp đã từng bước nâng cao tay nghề và trình độ cho cán bộ công nhân viên,quan tamm tới đời sống của cán bộ công nhân viên
Những nỗ lực trên đã mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh tôt hơn, doanh thu tăng dần qua các năm và mở rộng đươc thị trường.
b.Những nhược điểm
Tổng chi phí của doanh nghiệp còn ở mức cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, khả năng sinh lời của vốn còn chưa cao.
Trang thiết bị măc dù đã được đổi mới nhưng chưa đồng bộ, còn nhiều máy móc cũ kĩ,lac hậu về kỹ thuật.điều này ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm và việc tiết kiệm nguyên vật liệu.
Hiệu suất sử dụng lao động chưa cao, mức sinh lời lao động bình quân một lao động còn thấp, đay là một yếu tốlàm giảm mạnh hiệu quả kinh doanh của daonh nghiệp.
Chi phí nhập nguyên vật liệu còn cao
Những tồn tại trên đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Hiện nay,sản phẩm của doanh nghiệp chưa thực sự có sức mạnh, một số sản phẩm còn chưa có chỗ đứng trên thị trường.
c.Nguyên nhân
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, chưa ổn định, chưa khai thác tốt tiềm năng của mình đẻ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguyên nhân của nó là:
Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh về thị trường và mặt hàng mà doanh nghiệp chưa thành lập phòng marketting .hơn nữa,
Doanh thu trung bình các năm là 41026.27 triệu đồng so với lao động toàn doanh nghiệp là 1050 lao động , có thể nói việc tổ chức nhân sự còn khá cồng kềnhkém hiệu quả.Đặc biệt doanh nghiệp có đội ngũ lao động chưa có trình độ chuyên môn cao làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của toàn doanh nghiệp
Nhà máy tuy vốn tự có chiếm ưu thế nhưng vẫn trong tình trạng thiếu vốn để đổi mới máy móc thiết bị , chưa chủ động trong viêc sản xuất kinh doanh.
Nhận thấy những nguyên nhân trên sẽ làm cơ sở giúp em xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là kết quả của việc tìm hiểu về doanh nghiệp trong suốt thời gian nghiên cứu thưc tập.
Chương III
phương hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại tân hiệp thành
I. phưong hướng phát triển công ty
1. Phương hướng chính của nghành
Hiện nay,làm bánh kẹo nước ta dang phát triển với tốc độ 10-15%mổi năm .một số sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao.chínhn hững thuận lợi nàyđã giúp các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai
Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước cho thấy việt nam có nhiều thuận lợi tỏng lĩnh vực phát triển sản xuất ngành bánh kẹo .cụ thể:
-nguồn nguyên liệu phong phú:nước ta là một nước nông nghiệp vùng nhiệt đới nên sản lượng hoa quả, các loại củ,đều thuận tiện cho việc sản xuất
-đảng và nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh nội lực:hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới .việt nan là một trong nhuyững thành viên của khối asean do đó rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói hcung và nganh bánh kẹo nói riêng.
-dân số tăng nhanh, mức sinh hoạt sẽ phấn đấu trên 2200kcal/người ,trong đó protein chiếm 11%,lipit12%,gluco77%
như vậy,theo dự đoán mức tiêu thụ bánh kẹo binh quân 3kg /người, nhu caauf sản xuất từ 26000 tấn đến 30000tấn /năm.tổng doanh thu thị trường là8000tỉ đồng,tỉ lệ xuất khẩu từ 10-20%
qua đó chiến lược của ngành bánh kẹo trongn hững năm tới đặt ra là:
-đảm bảo sảm xuất và cung cấp đầy đủ số lượng ,chủng loại , chất lượng,giá cả phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng,hạn chế tới mức tối đa nhập bánh kẹo ngoại,đồng thời tiến tới xuất khẩu sang thị trường đông âu và các nước trong khu vực
-đổi mới công nghệ thiết bị tiến tới cơ giới hoá,tự động hoá,đồng bộ hoá các dây chuyền sane xuất kẹo cứng ,kẹo mềm ,sôcôla, kẹo cao su ,banh biscuit.vvv…
hoàn chỉnh các phương tiện vận chuyển (các hệ thống vận chuyển bằng băng chuyền giữa các khâu sane xuất từ thành phẩm tới nhập kho)
-đảm bảo tự túc phần nguyên liệu đường ,glucozơ,sữa,tinh bột,dầu thực vật đẻ sản xuất bánh kẹo .không nhập khẩu bột mì , sử dụng bột mì say nghiền trong nứoc.tự túc in trong nước một số phụ kiện như:giấy nhôm,giấy sáp,băng dán , nhãn túi, hộp sawys
-đa dạng hoá sản phẩm:sản xuất các sản phẩm bánh kẹo đường, không đường có chất báo hoặc các sản phẩm nâng cao thể lực
tổng số đầu tư và phát triển nghành bánh kẹo dự tính tăng 440 tỉ đồng.
Phương hướng phát triển của công ty cổ phần thương mại Tân Hiệp Thành:
là một doanh nghiệp mới được thành lập và phát triển chưa đầy 5 năm công ty thương mại Tân Hiệp Thành:đã từng bước trưởng htnàh và mở rộng hơn về quy mô . mục tiêu của công ty là thực sự trở thành một doanh nghiệp sản xuất bánh keo lớn trong nước,với trang thiết bị hiện đại,công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với bánh kẹo cả nước và trên thế giới .đaay là mục tiêu to lớn phản ánh quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty .để đạt được mục tiêu trên, nhà máy đã đè ra một số phương hướng sau:
-năng lưc sản xuất của doanh nghiệp theo thiết kế đạt trên 10000 tấn/ năm.Hiện nay nhà máy mới chỉ sản xuất ở sản lượng chưa cao.vì vậy một trong nhưng biện pháp quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư.
-Thường xuyên thay đổi mặt hàng,cải tiến mẫu mã , bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất. Ngoài 8 loại sản phẩm chính năm 2005 sẽ sản xuât thêm sản phẩm snack, đa dạng chủng loại các sản phẩm lên 45 loại.
-nghiên cứu, sử dụng nguyên vật liệu trongnước, thay thế hàng nhập khẩu nhằm hạ giá thành sản phậm , hạn chế được sự biến động của ngoại tệ
ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường cũ ngoài thi trường truyền thống, doanh nghiệp sễ mở rộng vung tây bắc , cá tỉnh còn lại của miền trung và xâm nhập vào thị trường Miền Nam. Đây lầ thị trường tiềm năng nhưng lại chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ và chi phí vận chuyển cao. Năm 2005 doanh nghiệp có thêm 10 vùng thị trường mới ở cả ba vùngBâưc , Trung,Nam va hướng tới thị trường nước ngoài
Nâng cao chất lượng và và đảm bảo vệ sinh an toàn thưc phẩm của sản phẩm bánh kẹo doanh nghiệp sản xuất
Tăng lao động chính thức, giảm lao động mùa vụ , nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động , phấn đấu năm tớ đạt số lao động có trình độ trung cấp chiếm trên 50% tổng số lao động
Tăng lượng vốn của doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh
II. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1. Tăng cường công tác điều tra và nghiên cứu thị trường
Hiện nay vấn đề quan tâm nhất của doanh nghiệp là tăng sản lượng tiêu thụ, giảm thiểu số lượng hàng tồn kho vì bánh kẹo co số doanh lợi thấp , nếu hàng tồn kho lớn sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Muốn được được khối lượng tiêu thụ thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường . Do đó doanh nghiệp phải có một lượng cán bộ nghiên cứ thị trường đủ mạnh cả về số kượng và chất lượng
Qúa trình nghiên cức sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng đươc một hệ thống chính sách Maketing có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ , đạt hiệu quả. Do doanh nghiệp thiếu cơ sở vật chất và nhân lực nên phòng thị trường của donh nghiệp dảm bảo rất nghiều công việ nên hiệu quả chưa cao . Trên cơ sở hoàn thiện tốt các công tác nghiên cứu thị trường , chúng tôi đưa ra giải pháp về bố trí lại cơ cấu phòng thị trường . Do doanh nghiệp chưa lập được phòng thị trương mới , phòng thị trường chia làm hai bộ phận theo sơ đồ sau
Phòng thị trường
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận marketting
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu
Mar
Đưa hàng tới thị trường
Dịch vụ khách hàng
Tổ chức bán hàng
Từ sơ đồ bố trí như trên , công việc sẽ được phân công đều và tạo thành vòng tuần hoàn thông suốt , Để có thể mở rộng thị trường , hay có những chiến lược đúng đắn ở thị trường cũ cần phải có sự phối hợp trên theo trình tự sau
Điều tra thị trường : phòng cử các nhân viên trưc tiếp xuống thị trường cần mở rộng hoặc thị trường cần điều chỉnh , thu thập ý kiến đanh giá của nguời dân về sản phẩm banh kẹo hiện có trên thị trường ( bao gồm sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp và banh kẹo các doanh nghiệp khác ), tìm hiểu nhu cầu mới , tìm ra nguyên nhân tồn tại
thu thập thông tin : có thể phỏng vấn trực tiếp hay thông qua các phiếu điều tra . Đặt câu hỏi hiểu và luôn đi vào mục tiêu chính : chất lượng , mẫu mã, giá cả, khuyến mại … đã hợp lý với người tiêu dùng chưa ? Đối với các đai lý đã hỗ trợ như vậy thì đã hấp dẫn chưa? Đồng thời thu thập thông tin trên địa bàn đó
Phân tích thông tin : các thông tin thu thập se được bộ phận phân tích thông tin đánh giá và đưa ra quyết định nên đặt thị trường ở địa phương đó hay không, hay còn phải điều chỉnh gì ở địa bàn đó
Tổ chức bán hàng : sau khi ra được quyết định sẽ mở thị trường ở khu vực đó , cần có kế hoạch tổ chức bán hàng . Cần đảm bảo thủ tục nhanh gọn .
Đư hàng tới thị trường : doanh nghiệp sẽ đảm nhận hàng hoá tới thị trường đó , chi phí vận chuyển được hỗ trợ tối ưu , mức hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng vận chuyển .
Dịch vụ khách hàng: đây là biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ , bằng các biện pháp quảng cáo khuyến mại hợp lý sẽ khiến người tiêu dùng quan tâm và mua sản phẩm của doanh nghiệp . Hiện nay, do công nghệ thông tin phát triển doanh nghiệp cần quảng cáo ở trên mạng và thành lập trang Web riêng , tạo thuận lợi cho khách hàng trong và ngoài mước co thể biết các sản phẩm của doanh nghiệp và mua hàng qua mạng . Ngoài ra doanh nghiệp cần tham gia hội chợ người tiêu dùng như vậy người tiêu dùng mới trưc tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp .
Để có thể thực hiện thông suốt, doanh nghiệp cần trao đổi nhiều quyền hơn nưã cho thị trường,cần bổ sung thêm nguồn nhân lực cho phòng thị trường,nhất là những người được đào tạo chuyên ngành kinh doanh và mảketting.Đối với những thị trường xa doanh nghiệp ,doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới quyền lợicủa các đại lý,có thể nâng mức triết khấu,hỗ trợ chi phí vận chuyển,có như vậy mới thu hút họ trưng bày và bán các sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong thời gian tớidoanh nghiệp cần mở rộng thị trường ra các thị trường khu vưc phía Tây Bắc,vì đây là một thị trường tiềm năng ,thu nhập của người dân chưa cao nên với giá bán các sản phẩm như hiện nay rất phù hợp với mức thu nhập đó.ngoài ra , thị trường nước ngoài cũng cần được quan tâm , vì hiện nay sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ ISO 9002 , đủ điều kiện về chất lượng để xâm nhập vào thị trường khó tính như CHÂU ÂU , NHÂT … tuy nhiên , để có thể tồn tại ở thị trường mới mẻ này đòi hỏi doanh nghiệp cần lỗ lực rất lớn về công nghệ chất lượng , mẫu mã bao bì .
Tổ chức tốt công tác maketting.
Thực hiện tốt công tác maketting thì doanh nghiệp đã đáp ứng được :
Nắm vững được thị trường sâu sắc hơn , giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch huy động vốn sát với yêu càu thực tế .
Nhà máy nắm được nhu cầu của khach hàng , sức mua tăng giảm của từng loại sản phẩm , sức mua theo thời vụ để tìm sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ và lập kế hoach sản xuất từng mặt hàng cho từng tháng.
Giúp cho nhà máy hiểu thêm về đối thủ cạnh tranh , so sánh các chính sách giá cả , chất lượng sản phẩm và các chinh sách hỗ trợ bán hàng của họ với nhà máy của mình , liệu hiện nay chính sách giá đang áp dụng có mang lại kết quả cho nhà máy hơn các đối thủ cạnh tranh khác hay không ? Từ đó tạo điều kiện cho nhà máy điều chỉnh mức chiết khấu tuy theo từng mặt hàng cho các đại lý, quy định mức thưởng cho các đại lý có doanh số bán cao nhất và hỗ trợ giá cho các thị trường ở xa .
Nhà máy chủ động cho sản xuất kinh doanh , co thai độ phù hợp trên từng thị trường , từng đối tượng khách hàng và linh động theo từng thời điểm biến động của môi trường sản xuất kinh doanh .
Nhà mấy có thể giải quyết đầu vào va đầu ra một cách nhanh chóng , giảm tồn kho và đă biệt tăng cường kinh doanh nhừng mặt hang có hiêu quả , tạo điều kiện cho nhà máy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Tổ chức tốt hoat động Maketting sẽ là cơ sở tốt nhất cho doanh nghiệp Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn
tiết kiệm nguyên vật liệu nằm hạ giá thành sản phẩm
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, không những thế giá cả sản phẩm luôn được quang tâm . vì vậy doanh nghiệp bánh kẹo tân hiệp thành cần quang tâm đến các yếu tố giảm chi phí giá thành
Trong giá thành các sản phẩm bánh gói , mứt … thường có tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ cao . do đó giảm chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong việc giảm giá thành dsản phẩm
Tuy nhiên, với các sản phârm bánh kẹo của công ty không thể bớt chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm giá thành nguyên vật liệu , bớt đi phầm nguyên vật liệu dưới mức công thức kỹ thuật hoặc chất lượng nguyên vật liệu để có giá thành rẻ hơn , như vậy sẽ không đản bảo chất lượng sả n phẩm , muốn vậy doanh nghiệp cần phải giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách tiết kiệm tối đa lượng tiêu hao , lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng thu mua nguyên vật liệu , đổi mới công nghệ sản xuất , sản xuất nguyên vật liệu thay thế rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo,giảm chi phí nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất bánh kẹo , các tiêu hao lãnn phí nguyên vật liệu thường như: rơi vai nguyên vật liệu, không thu nước đường triệt để, rử nồi khi nấu kẹo trào bồng ra ngoài
Đối với qúa trình sản xuất các loại bánh người tổ trưởng cần tổchức thu gom ngay nguyên vật liệu còn thừa sau khi cắt khuân , đồng thời loại bỏ những chóêc bánh bị vỡ hỏng , khẩn trương giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế đưa vào sản xuất. Việc này vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu vừa giảm thiểu được sự vận chuyển đến nơi sản xuất
Đối với các sản phẩm bánhkẹo các tổ kiểm tra thu hồi các loại kẹo quá hạn sử dụng , kẹo không đảm bảo chất lượng hoặc trọng lượng đem tái chế sản xuất lại
Hơn nữa , có thể tiết kiệm nguyên vật liệu doanh nghiệp cầm tiếp tục kiểm tra chặt chẽ nguyên vật liệu, cân , đo , đong , đếm, theo công thức ghi sổ sách và giao cho nnhững người có trách nghiêm quản lý. Nếu làm tốt công tác trên không chỉ giúp cho daonh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu,hạ giá thành sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm,giữ vững uy tín của doanh nghiệp trong việc đảm bảo sức khoẻ nguời tiêu dùng .điều này thực sự cần thiết trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp tân hiệp thành.
4,Tăng cường đầu tư,đổi mới thiết bị công nghệ trọng điểm.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.Do vậy doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh,vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học công ghệ cao sẽ thắng thế trong công cuộc cạnh tranh.So với các giải pháp nêu trên thì việc đầu tư theo chiều sâu mang tính chiến lược lâu dài ,có tác dụng tới vị thế của doanh nghiệp trong tương lai.
Trước tiên doanh nghiệp cần phải kiểm tra ,đánh giá lại máy móc ,thiết bị ,xác định khu vực , bộ phận nào đầu tư ngay .do sự hạn chế về vốn nên doanhn ghiệp phải chú trọng vào những dây chuyền sản xuất trọng điểm ,tránh tình trạng đầu tư tràn lan ,vượt quá khả năng tài chính vừa không đem lại hiệu quả vừa gây lãng phí.
Trong những năm qua doanh nghiệp liên tục đầu tư thêm những thiết bị hiện đại:mẫu dây chuyền sản xuất bánh kem xốp,bốn trục lăn tạo hình .Tuy nhiên doanhn ghiệp vẫn chưa sử dụng hết công suất của dây chuyền này .Trong khi đó các dây chuyền sản xuất bánh gói có dấu hiệu giảm sút về năng suất.Hàng năm doanh nghiệp vẫn có thời gian bảo dưỡng máy nhưng với các dây chuyền sản xuất cũ thì việc bảo dưỡng chỉ có tác dụng trước mắt.Do vậy phải có biện pháp:
+Đối với dây chuyền sản xuất mới,doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất phù hợp sao cho vừa phát huy tối đa công suất vừa đảm bảo sự bền vững .Ngoài thời gian nghỉ bảo dưỡng 2 tuần hàng năm doanh nghiệp nên có các đợt bảp dưỡng nhỏ cuối mỗi quý sản xuất .
-Đối với các dây chuyền cũ : để có theer sản xuất sản phẩm đảm bảo vể chất lượng, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên hơn, thay dần các chi tiết quá cũ kỹ
-Doanh nghiệp cần đầu tư thêm các trục tạo khuôn cho các sản phẩm bánh kem xốp, ban hộp sắt… như vậy sẽ tạo được tính đa dạng cho cá sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ cần đi đôi vớ quá trình tiếp thu công nghệ mới, chuẩn bị đội ngu cán bộ kỹ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
Đổi mới công nghệ cần tiến hành đồng thời với tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nhằm phân công đúng người đúng việc, đúng khả năng, đảm bảo nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Công nghệ đổi mới phải được lượa chọn phải nhằm mục tiêu nâng cao chất lương , hạ giá thành sản phẩm.
- Cuối cùng việc đầu tư đổi mới công nghệ , trang thiết bị, điều quan trọng là phải có vốn. Cung như nhiều doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tân hiệp thành cũng gặp nhiều kho khăn trong việc đâu tư theo chiều sâu. tuy vậy, đây chỉ là giải pháp mang tính định hướng, cần phải hoạch định thường xuyên trong kế hoạch dài hạn.
5. Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong nhưng nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua doanh nghiệp có lượng vốn tương đối khả quan, tuy nhiên để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp cần tăng vòng quay của vốn cụ thể:
-Cần tăng lượng vốn tự có để đảm bảo cho tỉ suất tài trợ là 0,85. Khi tỉ suất tài trợ tăng sẽ đảm bao cho khả năng độc lập về tài chính lớn đó sẽ là điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp vay ngân hàng
-Tăng lượng tiền mặt để có thể tăng khả năng thanh toán khi mua các nguyên vật liệu, đồng thời tăng vốn lưu động. Tỷ lệ tăng của tiền mặt và vốn phải đảm bảo sao cho tỷ suất thanh toán của vốn lưu động nằm trong khoang từ 0,2- 0,4 là có hiệu quả.
-Tăng tỷ suất thanh toán ngắn hạn lên 0,7 khi đó kkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngoài việc tăng nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải giảm các nguồn nợ phải trả, có như vậy tỷ suất thanh toán ngắn hạn mơi tăng.
-Đó là giảu pháp lâu dài, trước mắt doanh nghiệp cần giẩm đến mức tối thiểu lượng hàng tồn đọng ở kho và các đại lý, có như vậy mới tăng vòng quay của vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ddoanh nghiệp cần đảy mạnh tốc đọ tiêu thụ hang hoá làm tăng vòng quay của vốn lưu động. Giảm tối đa lượng hàng tồn kho sẽ làm giảm tình trạng ứ đọng vốn. Mặt khác trong cơ chế thị trường doanh nghiệp không nên dự trữ quá hiều nguyên vật liệu , vừa tăng chi phí dự trữ, vừa làm chậm vong quay của vốn. Đông thời hạn chế tối đa sư lãng phi trong qúa trình sản xuất.
Tăng cường công tác tổ chức lao động
Sự thành công hay thất bại trong kinh doan phần lớn là do năng lực hoạt động của bộ may lãnh đạo và trình độ của lao động. Bở mọi quyết định đều do ý muốn chủ quan của ban lãnh đạo doanh nghiệp,vì vậy việc hoàn thiên cơ cấu tổ chức về số lượng cũng như trình độ cán bộ là cần thiết. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24587.DOC