Tài liệu Đề tài Hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp tim bẩm sinh: HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA THÔNG TIM CAN
THIỆP TIM BẨM SINH
TÓM TẮT
Mục Tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn của thông tim can thiệp tim bẩm sinh tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Phương Pháp: Khảo sát bệnh nhân được thông tim can thiệp bằng ống thông qua da
tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008.
Chúng tôi ghi nhận kết quả thủ thuật, biến chứng của thủ thuật, theo dõi lâm sàng và
siêu âm tim kiểm tra ngay sau thủ thuật, sau 1 ngày, sau 1 tuần, sau 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng sau thủ thuật.
Kết Quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân, trong đó có 8 trường hợp thông liên thất, 10
trường hợp thông liên nhĩ, 17 trường hợp còn ống động mạch, 5 trường hợp hẹp van
động mạch phổi. Tỷ lệ thành công ở nhóm bệnh nhân còn ống động mạch là 94%,
thông liên nhĩ 100%, thông liên thất là 75% và hẹp van động mạch phổi là 80%.
Không có trường hợp nào tử vong. Biến chứng thường gặp nhất là sốt sau thủ thuật
(15.2%). Có 2 trường hợp biến chứng nặng: 1...
11 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp tim bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA THÔNG TIM CAN
THIỆP TIM BẨM SINH
TÓM TẮT
Mục Tiêu: Đánh giá hiệu quả ngắn hạn của thông tim can thiệp tim bẩm sinh tại
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Phương Pháp: Khảo sát bệnh nhân được thông tim can thiệp bằng ống thông qua da
tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008.
Chúng tôi ghi nhận kết quả thủ thuật, biến chứng của thủ thuật, theo dõi lâm sàng và
siêu âm tim kiểm tra ngay sau thủ thuật, sau 1 ngày, sau 1 tuần, sau 1 tháng, 3 tháng,
6 tháng sau thủ thuật.
Kết Quả: Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân, trong đó có 8 trường hợp thông liên thất, 10
trường hợp thông liên nhĩ, 17 trường hợp còn ống động mạch, 5 trường hợp hẹp van
động mạch phổi. Tỷ lệ thành công ở nhóm bệnh nhân còn ống động mạch là 94%,
thông liên nhĩ 100%, thông liên thất là 75% và hẹp van động mạch phổi là 80%.
Không có trường hợp nào tử vong. Biến chứng thường gặp nhất là sốt sau thủ thuật
(15.2%). Có 2 trường hợp biến chứng nặng: 1 trường hợp tán huyết nội mạch sau bít
thông liên thất bằng coils, 1 trường hợp rơi dù bít còn ống động mạch vào động mạch
chủ.
Kết Luận: Can thiệp tim bẩm sinh bằng dụng cụ là phương pháp an toàn và hiệu quả,
với tỷ lệ tử vong và biến chứng nặng rất thấp.
ABSTRACT
INTERVENTIONAL CARDIAC CATHETERIZATION IN CONGENNITAL
HEART DISEASE
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER OF HO CHI MINH CITY, VIETNAM
Truong Quang Binh, Do Nguyen Tin, Vu Hoang Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 46 – 49
Background: Interventional cardiac catheterization in congennital heart disease have
been shown safe and effective.
Objectives: to review the short- term safety and efficacy of interventional cardiac
catheterization in congenital heart disease at University Medical Center, Ho Chi Minh
City, Vietnam.
Methods: Retrospective study in patients undergone cardiac catheterization for
treatment of congenital heart disease from November, 2007 to August, 2008 at
University Medical Center at Ho Chi Minh City, Vietnam.
Results: There were 8 patients with ventricular septal defect, 10 patients with atrial
septal defect, 17 patients with persistent ductus arteriosus, and 5 patients with
pulmonary valvular stenosis. The success in ventricular septal defect subgroup of
75%, in atrial septal defect of 100%, in persistent ductus arteriosus of 94%, in
pulmonic stenosis of 80%. No patients death. There was one case of hymolysis post
coil occluding for ventricular septal defect and one case of falling amplatzer occluder
in to aortic artery.
Conclusions: interventional cardiac catheterization in congennital heart disease have
been shown safe and effective in short term with a very low rate of mortality and
adverse effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ khoảng 0,8% - 1% số trẻ sinh sống, trong đó thông
liên thất chiếm tỷ lệ cao nhất (28,3%)(4,7). Điều trị bệnh tim bẩm sinh kinh điển bằng
phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn. Thời gian gần đây, do có nhiều tiến bộ về kỹ thuật nên
có nhiều phương tiện giúp chẩn đoán chính xác bệnh tim bẩm sinh và từ đó có nhiều
dụng cụ hơn giúp điều trị bệnh tim bẩm sinh đơn giản mà không cần phẫu thuật mở
ngực. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh hiệu quả của can
thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông qua da(2,3,5,6). Tại Việt Nam, các công trình nghiên
cứu về can thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông qua da còn ít, do đó chúng tôi làm
nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của thông tim can thiệp
tim bẩm sinh nhi tại bệnh viện Đại học Y Dược nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân vào khoa tim mạch bệnh viện Đại hoc Y Dược TP.HCM từ năm
cuối 2007 đến tháng 8 năm 2008. Những bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh tím và
phức tạp được chuyển khoa phẫu thuật tim để được phẫu thuật sửa chữa. Những bệnh
nhân bị thông liên nhĩ, còn ống động mạch, thông liên thất và hẹp tại van động mạch
phổi đơn thuần được làm thông tim can thiệp. Những bệnh nhi đồng ý đóng lỗ thông
hoặc nong van động mạch phổi bằng bóng qua da sẽ được đưa vào nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân vào viện trước thủ thuật 1 ngày, được khám, làm các xét nghiệm tiền
phẫu, làm siêu âm tim. Siêu âm tim trước thủ thuật được thực hiện 2 lần bởi 2 bác sĩ
siêu âm khác nhau. Cam kết đồng ý thủ thuật. Sau thủ thuật, bệnh nhân được siêu âm
tim kiểm tra tại thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng sau thủ
thuật. Đối với bệnh nhân hợp tác tốt, chỉ gây tê tại chỗ để tiến hành thủ thuật. Đối với
những bệnh nhi nhỏ tuổi, chúng tôi gây mê nội khí quản hoặc tiền mê. Những bệnh
nhân này được theo dõi sau thủ thuật tại khoa hồi sức đến khi hồi tỉnh hẳn. Tiêu chí
đánh giá của chúng tôi là tỷ lệ thành công và mức độ tại biến của thủ thuật chẩn đoán
và điều trị tim bẩm sinh bằng ống thông qua da.
Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phần mềm STATA 10.0 để xử lý dữ liệu.
KẾT QUẢ
Có 40 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng ống thông qua da tại bệnh viện Đại
học Y Dược TPHCM. Những bệnh nhân này sống ở tại thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân này được
trình bày trong bảng 1
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của dân số nghiên cứu (n=40)
Tuổi (trung bình ± độ lệch chuẩn)
năm
9,2 ±
10,2
Giới nam (%) 16
(34,8%)
Chiều cao (trung bình ± độ lệch
chuẩn) cm
128 ± 24
Cân nặng (trung bình ± độ lệch
chuẩn) kg
21,7
(13,7)
Nhịp tim (trung bình ± độ lệch
chuẩn) nhịp/phút
108 ± 19
Huyết áp tâm thu (trung bình ± độ
lệch chuẩn) mmHg
100 ± 15
Huyết áp tâm trương (trung bình ±
độ lệch chuẩn) mmHg
56 ± 13
Na+ máu (trung bình ± độ lệch
chuẩn) mEq/lít
138 ± 3
Dung tích hồng cầu (trung bình ± độ
lệch chuẩn) %
42,0 ±
7,8
Creatinin máu (trung bình ± độ lệch
chuẩn) mg%
0,64 ±
0,17
Thời gian theo dõi (tháng) 4,4
Bảng 1 bis: Số lượng từng loại thủ thuật thông tim can thiệp tim bẩm sinh.
Thông
liên
thất
Thông
liên nhĩ
Còn ống
động
mạch
Hẹp van
đ/ mạch
phổi
Thông
tim chẩn
đoán
8 10 17 5 16
Bảng 2: Kết quả thủ thuật bít luồng thông.
Loại bệnh
TLT
(n=8)
TLN
(n=10)
COĐM
(n=17)
Đường kính luồng
thông (trung bình,
nhỏ nhất, lớn nhất)
mm
9.5 (6-
13)
14 (8-
26)
6.5 (4-
8)
Shunt tồn lưu
(trường hợp)
2 (20%) 0 1
Thành công 80% 100% 94%
TLT: thông liên thất; TLN: thông liên nhĩ; COĐM: còn ống động mạch
Bảng 3: Kết quả nong van động mạch phổi bằng bóng
Nong van
động mạch
phổi
Số
ca
Thành
công
Thất bại
Tỷ lệ
thành
công
Số lượng 5 4
1 (không
đưa được
bóng qua
van)
80%
Bảng 4: Các loại biến chứng
Biến
chứng
TLT
(n=8)
TLN
(n
=10)
COĐM
(n=17)
Hẹp van
ĐM phổi
(n=5)
Tử vong 0 0 0 0
Biến
chứng
nặng
2 (tán
huyết
nội
mạch)
0
1 (rớt dù
vào
động
mạch
chủ)
0
Sốt sau
thủ thuật
2 1 3 1
Chảy
máu
0 0 0 0
TLT: thông liên thất; TLN: thông liên nhĩ; COĐM: còn ống động mạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng bệnh nhân còn ống động mạch chiếm tỷ lệ
cao nhất: 17 bệnh nhân (42,5%). Trong số những bệnh nhân thông liên thất, có 1 bệnh
nhân thông liên thất phần phễu, 1 bệnh nhân thông liên thất vùng cơ bè, 6 bệnh nhân
thông liên thất phần màng. Tất cả những bệnh nhân thông liên nhĩ đều là thông liên
nhĩ lỗ thứ phát.
Tỷ lệ thành công của nhóm bệnh nhân thông liên nhĩ là 100%, nhóm bệnh nhân thông
liên thất và hẹp van động mạch phổi có tỷ lệ thành công thấp hơn (80%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào tử vong sau thủ thuật và
trong suốt quá trình theo dõi. Có 2 bệnh nhân bị biến chứng nặng (chiếm tỷ lệ 4.3%).
Một trường hợp bị tán huyết nội mạch sau đặt coil bít lỗ thông liên thất phần màng.
Một trường hợp bị rớt dù tại ống động mạch vào động mạch chủ. Sốt sau thủ thuật
chiếm 15.2%. Không có biến chứng chảy máu sau thủ thuật.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thông tim can thiệp tim bẩm sinh là một phương
pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với những bệnh tim bẩm sinh đơn giản. Tỷ lệ tử
vong trong nghiên cứu của chúng tôi là 0%.
Trong nhóm bệnh nhân thông liên nhĩ, chúng tôi sử dụng dù Amplatzer với tỷ lệ
thành công là 100%, không có biến chứng nguy hiểm nào. Trong nghiên cứu của
Christian-Albrechts(3) có 43 bệnh nhân được đóng lỗ thông, tỷ lệ thành công sau 3
tháng theo dõi là 97%. Trong một nghiên cứu khác của Chessa M(2) có 417 bệnh nhân
thông liên nhĩ, trong đó có 159 bệnh nhân được đóng lỗ thông bằng Cardio SEAL/
STARFlex, 258 bệnh nhân được đóng thông liên nhĩ bằng dù Amplatzer, tỷ lệ biến
chứng là 8.6%, có một trường hợp đột tử 2.5 năm sau thủ thuật.
Trong nhóm bệnh nhân thông liên thất, tất cả bệnh nhân được đóng lỗ thông bằng
dụng cụ NIT-OCCLUD LE. Trong đó có 6 trường hợp thông liên thất phần màng, 1
trường hợp thông liên thất vùng cơ bè, 1 trường hợp thông liên thất phần phễu. Có 2
trường hợp bị tán huyết do coils, 1 trường hợp tán huyết nặng phải truyền máu, bệnh
nhân này sau đó hồi phục hoàn toàn và hết tán huyết sau 1 tháng, sau 8 tháng theo
dõi, bệnh nhân này ổn định không tán huyết tái phát; một trường hợp khác bị tán
huyết nội mạch nhưng hết sau 5 ngày theo dõi. Có 2 trường hợp thông liên thất phần
màng còn shunt tồn lưu 2 mm sau thời gian theo dõi 6 tháng. Trong nghiên cứu của
Butera G và cộng sự(1), có 104 bệnh nhân thông liên thất được đóng lỗ thông bằng
Amplatzer, thời gian theo dõi 13 năm, tỷ lệ thành công trong đóng lỗ thông liên thất là
96 %, tỷ lệ đóng hoàn toàn lỗ thông ngay sau thủ thuật là 47%, lúc xuất viện là 84%
và 99% đóng hoàn toàn trong thời gian theo dõi; có 13 trường hợp (11.5%) xảy ra
biến chứng sớm.
Trong nhóm bệnh nhân còn ống động mạch trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
thành công là 94%. Có một trường hợp bị rớt dù vào động mạch chủ do áp lực động
mạch phổi quá cao 113mmHg. Bệnh nhân này do quá chỉ định phẫu thuật triệt để nên
được chuyển từ khoa phẫu thuật tim xuống khoa tim mạch để bít lỗ thông liên nhĩ
bằng dụng cụ. Bệnh nhân này đã được phẫu thuật mở động mạch chủ để lấy dù, sau
đó xuất viện sau 2 tuần nằm viện. Trong một nghiên cứu đa trung tâm tại Hoa Kỳ(5),
gồm 25 trung tâm tim mạch, 484 bệnh nhân còn ống động mạch được đóng lỗ thông
bằng Amplatzer. Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 99%, tỷ lệ bít lỗ thông hoàn toàn
ngay sau thủ thuật là 76%, một ngày sau thủ thuật là 89% và sau một năm là 99.7%.
KẾT LUẬN
Sau 10 tháng thực hiện can thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông qua da tại Bệnh viện
Đai học Y Dược TP.HCM, chúng tôi thấy việc can thiệp tim bẩm sinh bằng dụng cụ
là phương pháp an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ tử vong và biến chứng nặng thấp. Do cỡ
mẫu của chúng tôi còn nhỏ nên chưa có được tỷ lệ thành công chính xác của từng loại
thủ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh cũng như các loại biến chứng.
Mặt khác, cần có thời gian theo dõi dài hơn để đánh già toàn diện về tỷ lệ thành công,
các biến chứng của thông tim chẩn đoán và can thiệp tim bẩm sinh bằng ống thông
qua da.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48_984.pdf