Tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiểm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và các giải pháp: ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề:
HIỆN TRẠNG Ô NHIỂM KÊNH
NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Lớp K13M01- nhóm 12 gồm các sinh viên:
SV1: Trần Thị Thanh Thanh
SV2: Võ Thị Thanh Thùy
SV3: Nguyễn Cẩm Vân
SV4: Lê Nữ Diễm Thi
SV5: Lê Thị Quỳnh Ngâu
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2010
Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh có 156 tuyến kênh, rạch chằng chịt dài hơn 700 km, chảy qua 24 quận, huyện, có tác dụng điều tiết nước, tưới, tiêu, điều hòa không khí và làm sạch môi trường. Nhưng trong mười năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, hệ thống kênh, rạch khắp thành phố bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân.
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện nay, mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn Thành phố phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70.000 m3 nuớc thải sinh hoạt, nuớc thải sản xuất chưa...
29 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiểm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và các giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chủ đề:
HIỆN TRẠNG Ô NHIỂM KÊNH
NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Lớp K13M01- nhóm 12 gồm các sinh viên:
SV1: Trần Thị Thanh Thanh
SV2: Võ Thị Thanh Thùy
SV3: Nguyễn Cẩm Vân
SV4: Lê Nữ Diễm Thi
SV5: Lê Thị Quỳnh Ngâu
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2010
Phần 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh có 156 tuyến kênh, rạch chằng chịt dài hơn 700 km, chảy qua 24 quận, huyện, có tác dụng điều tiết nước, tưới, tiêu, điều hòa không khí và làm sạch môi trường. Nhưng trong mười năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, hệ thống kênh, rạch khắp thành phố bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân.
Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện nay, mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn Thành phố phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70.000 m3 nuớc thải sinh hoạt, nuớc thải sản xuất chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng nuớc và môi trường.Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 76 Km với 5 lưu vực chính bao gồm hệ thống các kênh: Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hủ-Kênh Đôi, kinh Tẻ- Bến Nghé, Tham Luơng-Bến Cát-Vàm Thuật.
Các hệ thống kênh rạch này chảy qua nhiều khu vực và cung cấp nuớc tạo thành hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi và cảnh quan thóang đãng cho nội ô thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay có hàng chục ngàn hộ dân đang sinh sống ở nhiều khu dân cư được xây cất ngay bên cạnh các dòng kênh rạch như các khu dân cư dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm, các khu dân cư dọc kênh Đôi-kinh Tẻ (quận 4, quận 8)... Bên cạnh đó còn có nhiều bến đậu ghe thuyền, chợ trên sông buôn bán hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên, được hình thành ngay trên các kênh rạch như bến Bình Đông (kênh Đôi), bến Trần Xuân Sọan trên kênh Tẻ (quận 4)... Từ họat động của các khu dân cư và các bến ghe thuyền ven kênh rạch đã trực tiếp thải rác sinh họat, rác buôn bán, thậm chí xác súc vật ... xuống các kênh rạch, đã gây ô nhiễm nhiều kênh rạch, thậm chí nhiều kênh rạch đã bị rác thải lấp đầy đến mức ghe thuyền không thể di chuyển trên các dòng kênh. Bên cạnh đó, nhiều cửa cống cũng bị tắc nghẽn vì rác hoặc gây ngập lụt khi mưa làm nuớc đen từ các kênh tràn vào các khu dân cư ven kênh rạch gây mùi hôi thối.
Hiện nay, một số con kênh đang được xếp vào “sách đỏ” của Tp về ô nhiễm là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận, Tân Hoá - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ, Ba Bò… Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh này đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm.
Để hạn chế nạn rác thải trên các hệ thống kênh rạch, những năm trước đây chính quyền Thành phố đã thực hiện giải tỏa hàng chục ngàn hộ dân sống ven các kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè để thực hiện việc nạo vét, cải tạo chất luợng nuớc hệ thống kênh này. Thành phố cũng đã giải tỏa trên 10.000 hộ dân sống ven kênh Tẻ-kênh Đôi để xây dựng đại lộ Đông -Tây... Ngoài ra, Công ty môi trường đô thị Thành phố còn thành lập nhiều đội vớt rác trên kênh rạch với trên 100 công nhân, 8 tàu vớt rác, 32 ghe thuyền.... hàng ngày thực hiện vớt rác trên các tuyến kênh rạch chính như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-Kênh Tẻ với khối lựợng vớt được hàng chục tấn rác mỗi ngày. Tuy nhiên do việc phân cấp quản lý rác thải trên kênh rạch giũa các cơ quan của Thành phố với chính quyền các quận huyện, phường chưa rõ ràng và nhiều biện pháp ngăn chặn nạn thải rác xuống kênh rạch chưa phát huy hiệu quả, nên hàng ngày một khối luợng rác rất lớn vẫn tiếp tục xả xuống các kênh rạch.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ được cải thiện thông qua dự án "Vệ sinh môi trường TP.HCM". Dòng kênh dài khoảng10 km, diện tích mặt kênh 33,2 km2 chạy qua 6 quận: 1, 3, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Gò Vấp. Hiện kênh như một cái cống lộ thiên ở "trung tâm" tiếp nhận phần lớn nước thải của toàn thành phố. Dù đã được nạo vét nhưng đây là con kênh thoát phần lớn nước thải của các cống khu vực nội thành nên dòng kênh vẫn tiếp tục đen và bốc mùi, ảnh hưởng toàn bộ đời sống dân cư khu vực ven kênh.
Dự án vệ sinh môi trường TP HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng mức đầu tư ban đầu là 199,96 triệu USD và giai đoạn hai là 249,69 USD. Trong đó vốn ODA chiếm 166,34 triệu USD (lãi suất 0%) còn lại là vốn đối ứng. Mục tiêu của dự án nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực; cải tạo, chỉnh trang dòng kênh, cải thiện môi trường sống... Phạm vi ảnh hưởng của dự án đến khoảng 1,2 triệu dân của 7 quận nội thành.
Phần 2
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
1.TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
“ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KÊNH NHIÊU LỘC VÀ CÁC GIẢI PHÁP “
2.CƠ QUAN QUẢN LÝ
Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang
45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dưới sự theo dõi và hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt
3.CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi các thành viên:
Ø Trần Thị Thanh Thanh
Ø Võ Thị Thanh Thùy
Ø Nguyễn Cẩm Vân
Ø Lê Nữ Diễm Thi
Ø Lê Thị Quỳnh Ngâu
4.CƠ QUAN PHỐI HỢP
5.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tóm Tắt Sơ Lược Nội Dung Các Nghiên Cứu
+ Thế giới
Ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Sau đây là vài thí dụ tiêu biểu:
v Tianying (Trung Quốc)
Số người chịu tác động: 140.000Tác nhân gây ô nhiễm: Chì và các kim loại nặng khácNguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng
Một mỏ chì ở thành phố Tianying.
Tianying là thành phố công nghiệp ở vành đai khoáng sản đông bắc Trung Quốc thuộc tỉnh An Huy. Đây là nơi sản xuất hơn một nửa sản lượng chì của cả nước. Do công nghệ sản xuất lạc hậu và quản lý kém, phần lớn nước thải chứa kim loại độc hại ở đây ngấm vào đất và các nguồn nước. Những kim loại độc đã ngấm vào máu nhiều thế hệ trẻ em ở Tianying và làm giảm chỉ số thông minh. Ngay cả lúa mì ở Tianying cũng chứa chì với nồng độ gấp 24 lần mức cho phép của Trung Quốc.
v Sukinda (Ấn Độ)
Số người bị tác động: Khoảng 2,6 triệu Tác nhân gây ô nhiễm: Crom và các kim loại nặng khácNguồn gây ô nhiễm: Hoạt động khai thác và xử lý quặng
Một số người dân tại Sukinda lấy nước ở một giếng, nơi nước ngầm bị nhiễm độc nặng.
Crom là kim loại nặng được sử dụng để sản xuất thép không rỉ và thuộc da. Nó có thể gây ung thư nếu ai đó chẳng may hít hoặc đưa nó vào cơ thể bằng đường miệng. Sukinda là thành phố có những mỏ quặng crom lộ thiên lớn nhất thế giới. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế.
Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác quặng crom ở Sukinda, nơi luật pháp hầu như không tồn tại, là do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên.
v Vapi (Ấn Độ)
Số người chịu tác động: 71.000Tác nhân gây ô nhiễm: Hóa chất và các kim loại nặngNguồn gây ô nhiễm: Các nhà máy công nghiệp
Các chuyên gia của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace lấy mẫu nước thải mà khu công nghiệp của Vapi xả ra sông Damanganga.
Mức độ ô nhiễm môi trường tại Ấn Độ chưa nặng nề như Trung Quốc do nền công nghiệp nước này phát triển chậm hơn so với láng giềng. Nhưng tình hình đang thay đổi và sự chuyển biến bắt đầu từ những thành phố như Vapi - đô thị nằm tận cùng phía nam của một vành đai công nghiệp dài 400 km.
Với những người dân sống ở thành phố Vapi, cái giá của phát triển thực sự đắt: Nồng độ thủy ngân trong nước ngầm của đô thị này cao gấp 96 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), còn các kim loại nặng hiện diện trong không khí và cả nông sản.
v Dzerzhinsk (Nga)
Số người chịu tác động: Khoảng 300.000Tác nhân gây ô nhiễm: Chất thải hóa học Nguồn gây ô nhiễm: Các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học từ thời chiến tranh lạnh
Một nhà máy hóa chất ở Dzerzhinsk.
Các chương trình phát triển vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã để lại nhiều "điểm đen" về môi trường trên khắp lãnh thỗ Liên Xô cũ, song Dzerzhinsk là nơi gánh chịu hậu quả ghê gớm nhất.
Cơ quan quản lý môi trường thành phố ước tính gần 300.000 tấn chất thải hóa học, gồm một số loại chất độc thần kinh, đã bị thải bừa bãi tại Dzerzhinsk từ năm 1930 tới 1998. Nhiều nguồn nước trong thành phố có nồng độ dioxin và phenol cao hơn mức an toàn 17 triệu lần. Sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận Dzerzhinsk là thành phố bị nhiễm hóa chất nghiêm trọng nhất địa cầu. Trong năm 2003, tỷ lệ tử tại thành phố cao hơn tỷ lệ sinh tới 2,6 lần.
v Marilao( Philipine)
Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philipines là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại vịnh Manille.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có 2,6 tỷ người không được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh. Bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt mà đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước cấp sinh hoạt của chính nguời dân trong khu vực đó. Những tác nhân gây bệnh đe doạ đến cuộc sống con người chứa trong chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm gan A, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh khác. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Hầu hết số người chết là trẻ em. Với nhiều nỗ lực của chính phủ các nước cũng như cộng đồng quốc tế, vấn đề này đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, cho đến năm 2008 đây vẫn là một vấn đề môi trường nổi cộm đáng phải quan tâm trên toàn thế giới.
+ Trong nước
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tăng dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chạy qua bảy quận của TP.HCM (1, 3, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Gò Vấp), ảnh hưởng đến cuộc sống của trên 1,2 triệu người dân. Trước tình trạng kênh ô nhiễm trầm trọng, từ năm 2003 TP.HCM đã bắt tay cải tạo, chỉnh trang bằng các hạng mục xây dựng tuyến cống bao chạy dọc kênh, lắp đặt trạm bơm có thiết bị lược rác, cải tạo các cống thoát nước mưa trên lưu vực và nạo vét, xây kè dọc kênh.
Dự án vệ sinh môi trường TP HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng mức đầu tư ban đầu là 199,96 triệu USD và giai đoạn hai là 249,69 USD. Trong đó vốn ODA chiếm 166,34 triệu USD (lãi suất 0%) còn lại là vốn đối ứng.
Mục tiêu của dự án nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực; cải tạo, chỉnh trang dòng kênh, cải thiện môi trường sống... Phạm vi ảnh hưởng của dự án đến khoảng 1,2 triệu dân của 7 quận nội thành.
Dự án được chia thành 24 gói thầu, trong đó gói thầu số 7 và số 10 do gặp 1 số sự cố dẫn đến tình trạng chậm trễ hơn so với dự kiến. Như zậy dự án vệ sinh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến cuối năm 2011 mới xong.
Thời gian thực hiện dự án là 2003 – 2010
Khi đề cập đến dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhiều chuyên gia đánh giá đây là dự án lãng phí nhất kể từ 10 năm trở lại đây. Nếu thực hiện đúng tiến độ, lẽ ra dự án trị giá gần 200 triệu đô la này đã đi vào hoạt động cải thiện môi trường sống của hàng triệu người dân thành phố.
6.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Gỉam thiểu lưu lượng nước thải đô thị và công nghiệp không được kiểm soát vào kênh thông qua việc thu gom và xử lý.
Cải thiện điều kiện thủy lực trong kênh nhằm giảm thiểu tầng suất lũ hằng năm và sự phân bố lũ trong các quận.
Nâng cấp kênh và bờ kênh, bao gồm tái xây dựng nhà cửa của cộng đồng dân cư dọc kênh nhằm mục đích cải thiện sức khỏe cộng đồng và điều kiện kinh tế xã hội, tăng cường công suất thoát nước.
7.CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
Xác định hiện trạng môi trường tại khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và các vùng lân cận.
Đánh giá tác động môi trường do ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đối với môi trường.
Đề xuất các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Đề xuất các biện pháp quản lý phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế, lấy ý kiến của người dân xung quanh khu vực kênh Nhiêu Lộc, thu tập số liệu từ cơ quan quản lý trực thuộc, tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đánh giá tác động tổng hợp bằng các phương pháp đã học: sơ đồ lưới, bảng liệt kê, ma trận, …
9. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
TT
Nội dung nghiên cứu
Đơn giá
Thành tiền
1
Thu thập thông tin từ internet
5 người × 2 giờ × 14 ngày × 3.000đ/giờ
420.000
2
Chi phí đi lại (xin số liệu, hỏi ý kiến người dân …. )
14 ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày
3.500.000
3
Xây dựng báo cáo
In ấn , photo tài liệu
Văn phòng phẩm
400.000
200.000
4
Công tác phí
14 ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày
3.500.000
5
Chi phí khác (điện, điện thoại)
500.000
6
Chi phí phát sinh
500.000
Tổng
9.020.000
10. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Ngày bắt đầu: 27-5-2010
Ngày hoàn tất: 10-6-2010
Nội dung
Tuần 1
Tuần 2
Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan
Khảo sát thực tế tại kênh Nhiêu Lộc
Nghiên cứu các tác động của ô nhiễm kênh đến cuộc sống của người dân
Xây dựng báo cáo tổng hợp chi tiết
Bảo vệ nghiên cứu
Phần 3
SƠ BỘ TRÌNH BÀY
CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm ở khu vực trung tâm Thành phố và chảy qua địa bàn của 5 quận: Tân Bình, Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạnh. Toàn tuyến kênh chính có chiều dài 9.470m. Bắt đầu từ địa phận quận Tân Bình (khu vực ngã 4 Bảy Hiền) và kết thúc ở ngã 3 sông Sài Gòn. Lưu vực này được giới hạn bởi sông Sài Gòn ở phía Đông, ranh lưu vực Tham Lương - Bến Cát và sân bay Tân Sơn Nhất ở phía Bắc, ranh lưu vực Tân Hóa Lò Gốm ở phía Tây và ranh lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ ở phía Nam. Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè chiếm diện tích 3.935 ha với dân số hiện hữu 1.217.258 người.
v Quận Tân Bình
Quận Tân Bình có diện tích 22,38 km², bao gồm 15 phường (từ 1–15), nằm bên phía tây của sông Sài Gòn, xung quanh giáp liền với các quận 3, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận.
Phía Bắc của quận là sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất.
v Quận Phú Nhuận
Quận Phú Nhuận cách Trung tâm Thành phố 4,7km về hướng tây bắc; là một trong những quận nhỏ của thành phố, hình dạng gần giống một tam giác. Diện tích 4,855km². Phú Nhuận giáp các quận sau:
Phía Đông giáp Quận Bình Thạnh
Phía Tây giáp Quận Tân Bình
Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 3
Phía Bắc giáp Quận Gò Vấp
Dân số + 183.000 người, mật độ >36.000người/km². Quận được chia làm 15 phường, đánh số từ 1 đến 5, 7 đến 15 và phường 17.
v Quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh được cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nôi có Bến xe Miền Đông; là cửa ngõ con tuyến Đường sắt Bắc-Nam vào thành phố này.
Bình Thạnh nằm ở hướng đông của thành phố, phía nam giáp quận 1, phía tây giáp các quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức). Diện tích là 2.056 ha. Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh,quận 1,quận 3 có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London, 26-2-08
3.TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Ø Những thuận lợi
Có nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai lao động là những yếu tố quan trọng quyết định trong quá trình phát triển.
Trên địa bàn các quận hiện nay có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua đặc biệt là tuyến đường Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa – xã hội với các quận của thành phố Hồ Chí Minh.
Trên địa bàn các quận có nhiều sông rạch lớn nhỏ đan xen với nhau như sông Sài Gòn, Vàm Thuận …
Ø Những khó khăn
Tốc độ tăng dân số ngày càng lớn
Ảnh hưởng của cơ chế chính sách nhất là vấn đề quy hoạch, sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao.
Vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện dân cư.
Trình độ chưa phát triển chuyên môn cao, chỉ được đào tạo trong quá trình chuyển dịch phát triển kinh tế, lực lượng hiện nay chỉ yếu là lao động thủ công chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.
4. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐANG THÁCH THỨC
Nhằm giảm thiểu tình trạng ngập lụt và điều hòa khí hậu trên địa bàn thành phố, trước tình trạng ô nhiễm nặng của Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, tuyến kênh dài hơn 13 km nối từ quận 1 sang Bình Thạnh, quận 3, Phú Nhuận đến quận Tân Bình, lãnh đạo thành phố đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè với hy vọng, người dân thành phố sẽ được thấy một dòng kênh xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, xanh - sạch – đẹp- an toàn đâu thì chưa thấy mà nhiều năm nay, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vẫn là dòng kênh ô nhiễm bởi tốc độ cải tạo, nâng cấp, quá chậm đã gây mất vệ sinh môi trường trầm trọng ở dọc hai bờ kênh.
Dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (gọi tắt là vệ sinh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2003 và theo kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2007. Dự án chủ yếu xây dựng tuyến cống bao chạy dọc kênh, trạm bơm có thiết bị lược rác, cải tạo cống thoát nước mưa, xây bờ kè, với tổng kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu USD (đến nay đã tăng lên hơn 300 triệu USD) từ nguồn vay ODA. Mục tiêu của dự án nói trên là nhằm làm trong sạch dòng kênh vốn đen ngòm hàng chục năm nay và cải tạo tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập úng, làm ảnh hưởng đến đời sống của gần 1,5 triệu dân các quận: 1, 3, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh.
Theo kế hoạch, dự án sẽ kết thúc vào tháng 12/2007. Nhưng đến nay, công trình mới hoàn tất chừng 30%. Hầu hết các gói thầu đã thi công đều chậm tiến độ, các gói thầu chưa thi công thì chậm trễ trong công tác đấu thầu.
Trong số đó, “tai tiếng” nhất là gói thầu số 7 (thi công tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm). Đây là gói thầu đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ gom nước thải sinh hoạt của lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đưa về nhà máy xử lý sơ bộ.
Khởi công xây dựng từ 11/2003, dự kiến hoàn tất vào tháng 11/2006; nhưng đến nay gói thầu mới hoàn tất 50%. Trong thời gian thi công, nó cũng kịp làm lún nứt 78 nhà dân, gây sạt lở đường giao thông ở quận Bình Thạnh.
Bước sang năm 2007 mà dự án chỉ mới thi công được gần 20%, việc không hoàn thành đúng hạn định đã đề ra gần như là chắc chắn. Thời hạn kết thúc hiệp định vay vốn Ngân hàng Thế giới cũng sắp hết (31/12/2007), UBND thành phố đã tính đến khả năng xin gia hạn hiệp định.
Gói thầu 7 - "Quả bom" của dự án - vẫn còn dở dang
4.1 Tình hình môi trường xung quanh
Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được coi là “trung tâm” của các dòng kênh kêu cứu. Chảy qua địa bàn nhiều quận và dòng chảy của con kênh này là thảm hoạ cho cư dân nơi nó chảy qua. Dòng nước trên kênh không chỉ là màu đen sì, hôi thối mà còn chuyển màu đỏ vào buổi sáng và sủi bọt vào buổi tối. Bác Trường, một người dân sống tại Q.Bình Thạnh, nơi có con sông “ngự trị” cho biết: “Chúng tôi sống ở đây lâu rồi nên quen với mùi hôi thối này chứ những người mới đến hoặc đi qua thì thường nín thở mà đi. Con kênh này còn được mệnh danh là kênh ngứa. Vào những hôm thời tiết thay đổi, hay gió đổi chiều thì nó bốc mùi vào tận nhà”. Tại đoạn kênh đi qua chung cư Rạch Miễu, từ xa chúng tôi đã bị mùi hôi thối xộc vào tận cổ họng khiến ai nấy đều có cảm giác buồn nôn. Đến gần thì cảnh tượng rác thải, lục bình… lấp cả dòng chảy khiến nước kênh ở đây đặc sền sệt và hôi thối hơn cả các nơi khác. Một bà cụ sinh sống tại đây cho biết, khu vực này nhiều muỗi lắm, muỗi sinh sôi nảy nở từ những chỗ nước tù đọng này. Nhiều nhà cứ trực tiếp xả rác xuống kênh, rác nhiều muỗi càng lắm, làm tắc nghẽn cả dòng kênh vừa phát sinh bệnh tật.
Rác thải trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Khi giai đoạn 1 kết thúc (năm 2005), cảnh quan kênh Nhiêu Lộc đã thay đổi nhiều. Không còn những khu ổ chuột ven kênh, không còn những bãi rác phủ kín mặt nước. Nhưng dòng kênh vẫn đen, nước vẫn tanh cả một vùng.
Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn còn đen
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không chỉ nổi tiếng với việc thi công ì ạch, hàng ngàn tỷ đồng được đổ vào đấy để cải thiện môi trường nước nhưng mùi hôi thối vẫn phả nồng nặc, con kênh này còn là điểm nóng về ô nhiễm - mất vệ sinh bởi tình trạng quẳng thải rác vô tội vạ của các hộ dân, đặc biệt là nạn đổ trộm xà bần (chất thải từ xây dựng).
Nạn đổ trộm xà bần khiến công việc của tổ vệ sinh không khi nào dứt và công tác nạo vét chẳng mang lại kết quả như mong đợi.
Đi lại và vệ sinh là hai quan tâm lớn nhất của hơn 10.000 hộ dân sống ven dòng kênh này. Với tiến độ và cách thức thi công ì ạch như hiện nay của nhà thầu JV of Tianjin Machinery & Equipment and CHEC 3, những vấn đề phát sinh là rất có thể. Trước hết, việc phân luồng giao thông không hợp lý trên các tuyến đường tạm, gây bất ổn cho việc đi lại. Như tại Rạch Bùng Binh - Trương Định - Kỳ Đồng, các hướng xe trái chiều gặp nhau tại nút thắt cổ chai này. Cầu Trần Quang Diệu thì luôn trong tình trạng “nghẹt thở”, người đi đường phải chen lấn chờ đèn đỏ mới xuống được dốc cầu về hai hướng Trần Văn Đang - Trần Quang Diệu. Chưa kể những hệ lụy như nhà nứt, mặt đường bị hư hỏng, cảnh quan nhếch nhác do thi công.
Khoảng cách hẹp, mặt đường gồ ghề là nguyên nhân gây kẹt xe thường xuyên
Ông Trần Minh Quân, nhà ở đường Đặng Văn Ngữ quận Phú Nhuận, bức xúc: “Mấy tháng trước đi qua đây thì khổ vì “lô cốt” án ngữ nhiều đoạn. Nay “lô cốt” đi rồi nhưng đơn vị thi công không chịu dọn dẹp, tái lập mặt đường, để lại bãi “chiến trường” ngổn ngang với từng đống đất đá, xà bần, rác rến, lấn chiếm mặt đường”. Thấy bãi rác lộ thiên, nhiều người thiếu ý thức tiếp tục đem rác, xà bần ra bờ kênh đổ, thậm chí có cả xe tải đem rác từ nơi khác đến đổ công khai… Do mặt đường chậm tái lập, cộng với tình trạng rác rến tràn ra mặt đường đã khiến cho việc lưu thông ở tuyến đường này khó khăn, cảnh kẹt xe diễn ra thường xuyên.
Bãi “chiến trường” ngổn ngang sau khi lô cốt được dở bỏ
Trước đây, mỗi khi xảy ra nạn kẹt xe trên các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Lê Văn Sỹ, Trần Văn Đang… thì đường bờ kênh Nhiêu Lộc trở thành nơi “thoát hiểm” cho người dân. Còn bây giờ, lối đi bị thu hẹp vì công trình thi công bờ kè ngổn ngang, cộng với bãi rác lộ thiên xâm chiếm mặt đường, người đi đường chẳng biết thoát hướng nào.
Đáng nói hơn là nếu như năm 2003, ven kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè chỉ có khoảng 80 quán ăn, quán nhậu, thì đến nay, con số này đã lên mức gần cả ngàn quán. Không chỉ có quán nhậu mới hưng thịnh, mà các quán cà phê cũng mọc lên như nấm. Đi dọc các quán nhậu và giải khát ven kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vào mỗi buổi chiều, buổi tối và thật bất bình trước ý thức kém của người dân khi họ đi tiểu tiện, ném rác, vứt vỏ trái cây bừa bãi của khách và chủ quán diễn ra rất ngang nhiên.
4.2 Nguyên nhân
Hầu hết người dân sống ở khu vực này đều là dân lao động. Họ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Cuộc sống của họ còn khó khăn, vất vả. Do đó trình độ văn hóa chưa được nâng cao. Họ chưa có nhận thức thế nào là bảo vệ môi trường, là giữ cho môi trường được sạch đẹp.
Hầu hết các hộ gia đình đều dùng nước giếng khoan. Còn nước thải sinh hoạt thì xả thẳng xuống kênh. Ngay cả rác cũng được thải xuống kênh. Họ đổ lỗi cho các nhà máy, các khu công nghiệp … nhưng cũng chính họ góp phần làm cho dòng kênh ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, khu vực này chưa có hệ thống thoát nước. Do đó nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình được xả thẳng xuống kênh mà không qua xử lý. Đây là lý do làm ô nhiễm kênh và gây ngập lụt vào mùa mưa.
Hầu như tất cả hệ thống kênh rạch thành phố đều đã biến thành những dòng nước đen và đều đổ ra sông Sài Gòn. Như vậy không chỉ vài ngàn hộ dân sống ven những vùng kênh này mà hàng triệu người dân thành phố đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm đang ở mức báo động.
Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh ngoài da
Ô nhiễm tự nhiên
Fe, Mn, NaCl, chất lơ lửng
Arsen
Dung môi hữu cơ
Chì, thủy ngân, nhôm,cadmi, chrom, niken
Nước thải
Phân động vật
Mùi hôi
Chất hữu cơ
Chất thải công nghiệp
Chăn nuôi
Ô nhiễm nhân tạo
Vi sinh gây bệnh
Chất thải sinh hoạt
HẬU QUẢ
YẾU TỐ Ô NHIỄM
NGUỒN GỐC Ô NHIỄM
SƠ ĐỒ NHÂN QUẢ VỀ YẾU TỐ SỨC KHỎE DƯỚI DẠNG SƠ ĐỒ LƯỚI
5.GIẢI PHÁP – DỰ ÁN
5.1 Gỉai pháp
Ngăn chặn tụ tập buôn bán, chợ trên kênh cũng như việc san lấp, xây dựng lấn chiếm trái phép.
Di dời khu dân cư ven kênh để tránh việc thải chất thải rắn hoặc nước thải sinh hoạt xuống kênh.
Cần nghiêm khắc hơn trong việc cưỡng chế giải tỏa và phải có sự đền bù thỏa đáng đối với những khu dân cư tự phát dọc hai bờ kênh.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục cộng đồng bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến các chủ trương chính sách để quản lý môi trường kênh rạch của thành phố. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện thường xuyên và bền bỉ bằng nhiều biện pháp, hình thức và phương tiện thích hợp cho từng đối tượng như học sinh các cấp, cộng đồng dân cư, công nhân viên chức.
Thực hiện triệt để việc đô thị hóa thành thị.
5.2 Dự án
Dự án “Cải tạo lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè”
+ Xây dựng tuyến cống bao chạy dọc kênh
+ Lắp đặt trạm bơm có thiết bị lược rác
+ Cải tạo các cống thoát nước mưa trên lưu vực
+ Nạo vét, xây kè dọc kênh.
Xóa nhà lụp xụp, lấn chiếm dọc 2 bờ kênh: Với hơn 1.500 tỷ đồng đầu tư cho 51 dự án xây dựng nhà ở, giải tỏa các khu nhà tạm bợ, lụp xụp trên địa bàn TPHCM, nhiều khu dân cư mới đã được hình thành, bộ mặt các ấp nghèo, khu phố nghèo đã thật sự được thay đổi, chất lượng cuộc sống và môi trường, cảnh quan đô thị được cải thiện rõ rệt hơn.
Dự án “Tuyến đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè”
Xây nhà máy xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
+ Việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải nằm trong giai đoạn hai của dự án cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Công suất vận hành của nhà máy là 800.000 m3/ngày, xử lý nước thải cho lưu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, khu đô thị mới Thủ Thiêm và quận 2.
Xây 2 cây cầu bắt qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. ( Trần Khánh Dư, Hoàng Hoa Thám )
+ Nguyên nhân chủ yếu của quyết định xây dựng mới cầu Trần Khánh Dư là do cầu cũ có chiều cao từ mặt nước đến thân cầu cho thuyền lưu thông (tĩnh không thuyền) quá thấp, cản trở hoạt động nạo vét, cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (một hạng mục của Dự án Vệ sinh môi trường thành phố). Cầu mới được xây dựng cũng chỉ là một cầu tạm bằng sắt, nhưng có tĩnh thông thuyền cao hơn và chắc chắn hơn cầu cũ. Kinh phí xây dựng cầu mới là 16 tỷ đồng, trích từ phần vốn đối ứng của Dự án Vệ sinh môi trường thành phố.
+ Cầu Hoàng Hoa Thám là cây cầu đã được khởi công xây dựng nhằm giúp giải toả áp lực giao thông cho cầu Bông, cầu Sắt vốn cũng đang xuống cấp.
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Nhận thấy được mức độ ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nói riêng và các kênh rạch trong thành phố nói chung đang ở mức báo động và nguy kịch. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí của con người
Hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp riêng lẻ trong khu vực.
Cơ sở vật chất, cấu trúc hạ tầng còn thấp, chưa có hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh.
Ý thức, chất lượng cuộc sống của người dân chưa cao.
Một số nơi vẫn giữ nếp sống sinh hoạt như ở nông thôn.
Mọi nguồn thải từ khu dân cư, khu công nghiệp đều được xả trực tiếp ra kênh.
6.2 Kiến nghị
Các kênh rạch ở nội thành có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan thoáng mát, là nơi thư giãn lý tưởng cho người dân thành thị. Tuy nhiên, những người dân thành phố Hồ Chí Minh đã không biết tận dụng ưu thế này mà lại đổ chất thải không qua xử lý một cách bừa bãi không những làm ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý con người, làm suy thoái và biến đổi các hệ sinh thái xung quanh kênh rạch. Những kênh rạch ô nhiễm với dòng nước đen ngòm, đầy rác rưởi và những cầu tiêu ao cá trên kênh xuất hiện ngay trung tâm một thành phố lớn làm mất mĩ quan đô thị và ngày càng trở thành nỗi nhức nhối của người dân cũng như chính quyền thành phố. Do đó, cần phải có những giải pháp tích cực và đồng bộ để khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay trên các kênh rạch nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cho khu vực xung quanh kênh Nhiêu Lộc nói riêng.
Nhằm giảm thiểu tình trạng ngập lụt và điều hòa khí hậu trên địa bàn TP, trước tình trạng ô nhiễm nặng của Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, tuyến kênh dài hơn 13 km nối từ quận 1 sang Bình Thạnh, quận 3, Phú Nhuận đến quận Tân Bình, lãnh đạo TP đã và đang đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè với hy vọng, người dân thành phố sẽ được thấy một dòng kênh xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, xanh - sạch – đẹp- an toàn đâu thì chưa thấy mà nhiều năm nay, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vẫn là dòng kênh ô nhiễm bởi tốc độ cải tạo, nâng cấp, quá chậm đã gây mất vệ sinh môi trường trầm trọng ở dọc hai bờ kênh.
Trước tình hình thực tế đó nhóm chúng em xin đưa ra một số kiến nghị để cải tạo tốt hơn tình trạng vệ sinh môi trường nói chung và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nói riêng cũng như về mặt sức khỏe cộng đồng của người dân nơi đây như sau:
+ Nhà nước phải có những biện pháp tức thời để cải thiện phần nào tình trạng ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè hiện nay trước khi đưa ra và thực hiện những biện pháp chiến lược lâu dài trong việc cải tạo kênh.
+ Thực hiện công tác kiểm tra và nạo vét kênh thường xuyên.
+ Thực hiện nghiêm ngặt công tác di dời và đền bù thỏa đáng cho các hộ dân sống dọc 2 bên bờ kênh. Để từ đó cải tạo phần nào tình trạng vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng, tạo vẻ mĩ quan cho khu vực gần bờ kênh.
+ Phải có chính sách buột các nhà máy, xí nghiệp có khâu xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
+ Nên có những chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà máy áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải độc hại sinh ra.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân lẫn các cán bộ kĩ thuật trong nhà máy, xí nghiệp.
+ Tích cực hơn nữa trong việc phát động các phong trào “Vì thành phố sạch đẹp” để kên gọi sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.
+ Nhanh chóng thúc đẩy tiến trình thi công của dự án.
7. TÀI LIỆU THAM CHIẾU
Ø Thế giới
Nguồn báo Time
Nguồn Le Point
Ø Trong nước
Dự án cải thiện kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tiếp tục trễ hẹn.
Nguồn Đất Việt www.xaydungvietnam.vn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: hai năm nữa mới sạch.
Nguồn báo Quê Việt hội người Việt Nam Ba Lan
Cẩn thận: nguy hiểm chực chờ
Nguồn Báo Doanh nhân Sài Gòn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: 20 năm cải thiện vẫn đen sì
Theo sgtt.com.vn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Dòng kênh bị đối xử tệ ngay giữa lòng thành phố.
Nguồn Đài tiếng nói nhân dân tp.HCM
Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Kênh bao giờ mới xanh.
Nguồn
Xóa nhà lụp xụp.
Nguồn Báo sài gòn giải phóng
Chuẩn bị xây nhà máy xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Nguồn
Xây hai cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Nguồn Dân Trí
TP.HCM: Nhức nhối nạn đổ trộm xà bần
Nguồn
PHỤ LỤC
Hình ảnh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước khi tiến hành dự án
“Cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè”
Hình ảnh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trong tương lai
Một số hình ảnh có liên quan đến đề tài
Hình: Thi công cải tạo kênh gây nứt nhà dân
Hình: Phương tiện, chuẩn bị lưới, làm sạch kênh
Hình: Cùng nhau quét rác, giữ gìn vệ sinh khu vực bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Hình: Vận động, tuyên truyền bảo vệ dòng kênh xanh – sạch – đẹp
MỤC LỤC
Phần 1
Giới Thiệu Chung
1
Phần 2
Xây Dựng Đề Cương Nghiên Cứu Chi Tiết
3
1
Tên Đề Tài Nghiên Cứu
3
2
Cơ Quan Quản Lý
3
3
Cơ Quan Chủ Trì
3
4
Cơ Quan Phối Hợp
3
5
Tình Hình Nghiên Cứu
3
6
Mục Tiêu Của Đề Tài
7
7
Nội Dung Nghiên Cứu Chính
8
8
Phương Pháp Nghiên Cứu
8
9
Dự Toán Kinh Phí Theo Nội Dung Nghiên Cứu
8
10
Tiến Độ Thực Hiện
9
Phần 3
Sơ Bộ Trình Bày Các Nội Dung Nghiên Cứu
10
1
Vị Trí Địa Lý
10
2
Điều Kiện Tự Nhiên
11
3
Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội
11
4
Vấn Đề Môi Trường Đang Thách Thức
12
4.1
Tình Hình Môi Trường Xung Quanh
13
4.2
Nguyên Nhân
17
5
Giải Pháp – Dự Án
19
5.1
Giải Pháp
19
5.2
Dự Án
19
6
Kết Luận Và Kiến Nghị
20
6.1
Kết Luận
20
6.2
Kiến Nghị
20
7
Tài Liệu Tham Chiếu
21
Phụ Lục
23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhóm 12.doc