Đề tài Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty

Tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty: Lời cảm ơn Qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty que hàn điện Việt Đức, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản lý môi trường - đô thị, các cán bộ trong phòng kỹ thuật – chất lượng công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ chuyên môn, cán bộ công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Trọng Hoa – giảng viên chính khoa KTQLMT- ĐT và kỹ sư Nguyễn Quốc Thành – cán bộ phòng kỹ thuật – chất lượng của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tuy đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bài viết nhưng do thời gian có hạn và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế chưa nhiều nên bài viết còn có nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Lời cam đoan Em xin cam đoan nội dung chuyên ...

doc63 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Qua một thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty que hàn điện Việt Đức, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản lý môi trường - đô thị, các cán bộ trong phòng kỹ thuật – chất lượng công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ chuyên môn, cán bộ công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Trọng Hoa – giảng viên chính khoa KTQLMT- ĐT và kỹ sư Nguyễn Quốc Thành – cán bộ phòng kỹ thuật – chất lượng của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tuy đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bài viết nhưng do thời gian có hạn và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế chưa nhiều nên bài viết còn có nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Lời cam đoan Em xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện. Không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Lý do chọn đề tài Đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp ngày càng cao và trở nên trầm trọng, cùng với sức Ðp từ mọi mặt như luật pháp, cộng đồng, tài chính... Các doanh nghiệp đã ngày một quan tâm hơn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Quản lý môi trường đã được đưa vào lồng ghép với công tác quản lý kinh doanh trong công ty và các doanh nghiệp đã nhận ra rằng nếu thực hiện thành công công tác quản lý môi trường thì lợi Ých mà nó mang lại là rất lớn. Nếu quản lý môi trường chỉ được thực hiện với mục đích đối phó sẽ dần dần dẫn đến sự mất cân bằng và gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Lúc này doanh nghiệp sẽ mất đi một khoản chi phí rất lớn dưới dạng các chi phí làm sạch môi trường hay chi phí do tranh chấp về thiệt hại do hậu quả để lại. Vì vậy quản lý môi trường thành công là một trong những mong muốn của rất nhiều các công ty. Vấn đề ở đây là tùy theo tính chất hoạt động sản xuất của mình mà họ sẽ chọn cho mình phương pháp quản lý môi trường khác nhau. Và dựa vào đó để xây dựng nên cho mình một lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức được thành lập từ năm1973. thiết bị và công nghệ sản xuất được cộng hòa liên bang Đức chuyển giao. Đến nay máy móc thiết bị đã cũ, hết khấu hao. Song song với việc cải tiến công nghệ máy móc đã cũ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty còn chú trọng đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mới của Italia và Trung Quốc. Với chủ trương thực hiện đầy đủ luật bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, công ty đã thực hiện nhiều các biện pháp quản lý trong suốt quá trình hoạt động của mình. Việc thực hiện tốt các biện pháp này đã mang đến cho công ty những lợi Ých cả về môi trường lẫn kinh tế cho công ty. Qua thời gian thực tập tại đây, với mong muốn được vận dụng những kiến thức quản lý môi trường đã được học vào thực tế em đã chọn đề tài “ Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Mục đích nghiên cứu: Bài viết đã cố gắng tập hợp những công tác quản lý môi trường qua các năm thành một vài phương pháp quản lý. Qua đó thấy được những lựa chọn đúng đắn của công ty. Những biện pháp công ty đã áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm phát sinh và chuyển việc quản lý ô nhiễm, quản lý chất thải thành lợi nhuận. Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng môi trường và các kết quả thu được từ việc quản lý môi trường của công ty que hàn điện Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát thực tế, thu thập số liệu, xử lý các số liệu thống kê, phân tích, tính toán để từ đó đưa ra các lợi Ých môi trường cũng như lơi Ých về kinh tế mà công ty thu được. Nội dung chuyên đề Chương I: Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức Chương III: Những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức Chương IV: Những tồn tại và kiến nghị CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1.1. Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Trong mấy thập niên vừa qua quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta tăng với tốc độ tương đối nhanh. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Trong những năm qua, nhịp độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp và dịch vụ đều ở mức trên 10% trong khi GDP của đất nước tăng khoảng 6% đến 8%/năm cùng thời kỳ. Sự tăng trưởng cao nh­ vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Đô thị hoá sẽ làm tăng thị dân và quy mô sản xuất. Nhưng chính sự phát triển với nhịp độ tăng cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác từ tự nhiên để chế biến. Một khối lượng lớn chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự nhiên, gây sức Ðp lớn đối với môi trường sinh thái. Đô thị hoá sẽ làm cho nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay lọt vào giữa khu dân cư đông đúc. Việc này càng làm tăng mức độ ô nhiễm và tác động xấu của chất thải công nghiệp. Sự tập trung quá mức của các khu sản xuất công nghiệp vừa có quy mô nhỏ, vừa có công nghệ lạc hậu, lại không có hoặc có Ýt phương tiện xử lý chất thải trước khi thải vào môi trường tự nhiên cũng làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Sơ đồ : Mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp và ô nhiễm môi trường Tăng trưởng công nghiệp Tăng công ăn việc làm Tăng quá trình di cư từ nông thôn ra đô thị Tăng sự hoà trộn công nghiệp - đô thị Tăng khối lượng chất thải và tích lũy ô nhiễm môi trường Theo dự đoán của các chuyên gia thì mức độ ô nhiễm môi trường bởi chất thải vào năm 2020 có thể gấp 3 đến 4 lần hiện nay. Và nếu không có những biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ thích hợp thì ô nhiễm công nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 2000 – 2010 sẽ tăng với chỉ số 3,8. Tương đương với 14% tăng trưởng kinh tế. 1.2. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trong những năm đầu của thế kỷ 21, định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam là vào các ngành mà đất nước hiện có lợi thế so sánh như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, điện năng … Tuy nhiên, cùng với việc các ngành công nghiệp này tong bước lớn mạnh thì những nguy cơ tiềm Èn về môi trường ngày càng thể hiện rõ. Bởi lẽ, các ngành công nghiệp nói trên đều thuộc danh mục các nguồn thải lớn nhất gây ô nhiễm môi trường. Theo tổng kết, các ngành được xác định là có nguồn chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường hơn cả là các ngành sau. 1.2.1. Ngành nhiệt điện Tuy còn nhỏ bé nhưng ngành này đã gây ra những ô nhiễm môi trường rất trầm trọng . Hầu hết các nhà máy này đều không có thiết bị thu hồi khí lưu huỳnh trong khí thải. Còn thiết bị lọc bụi thì chỉ đáp ứng khoảng 50% đến 60%. ô nhiễm chủ yếu của ngành này là ô nhiễm bụi, SO2,NOx.. ước tính hàng năm các nhà máy nhiệt điẹn cũ thải ra không khí hơn 4000 tấn bụi, 7000 tấn NOx, 16.000 tấn SO2. Chất thải rắn chủ yếu của chúng là xỉ than và nước thải có nhiệt độ cao. 1.2.2. Ngành vật liệu xây dựng. Trong ngành vật liệu xây dung, các nhà máy xi măng có nguồn thải gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Đặc biệt là ô nhiễm bụi và khí SO2. Hiện nay ở nước ta có khoảng 10 nhà máy xi măng lớn và gần 60 nhà máy xi măng lò đứng ở các địa phương. Chỉ có nhà máy Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên II và các nhà máy lớn mới được xây dựng là có thiết bị lọc bụi tĩnh điện, còn hầu hết các nhà máy xi măng lò đứng đều chưa có thiết bị xử lýchất thải. Vì vậy hàng năm các nhà máy xi măng đã thải vào khí quyển hàng vạn tấn bụi và chất thải. Các nhà máy thuỷ tinh, sành sứ, các lò gạch, lò nung vôi…cũng thải ra một lượng đáng kể về bụi và các khí độc khác. 1.2.3. Ngành hoá chất và phân bón Ở nước ta đã xây dung được một số khu nhà máy hoá chất và phân bón tương đối tập trung và nhiều nhà máy hoá chất và phân lân cỡ nhỏ nằm rải rác ở nhiều tỉnh . Các nhà máy hoá chất trên đã thải ra nhiều chất độc hại. Nhà máy phân đạm Hà Bắc có đến 40% CO2trong tổng lượng khí thải. ngoài ra còn có các khí H2S, CO và NH3. Trong nước thải cũng có nhiều hoá chất độc hại nh­ phenol, dầu mỡ... Nhà máy hoá chất Việt Trì, Đà Nẵng, Biên Hoà.. trong sản xuất do không cân bằng được sử dụng clo nên đã phải thải vào khí quyển một lượng khí Cl2 và HCl đáng kể . 1.2.4. Ngành dệt và giấy Công nghiệp dệt chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nam Định. Chất thải chủ yếu của ngành này phát sinh ở công đoạn nhuộm vải và tẩy trắng vải. Do chỉ có 75% hoá chất trong thuốc nhuộm được sợi vải hấp thụ. Còn lại 25% thuốc nhuộm không tan hoặc hoà tan trong nước thải. Còn trong công đoạn tẩy trắng, sợi đều dùng clo hoặc các hợp chất của clo, vì vậy trong nước thải của các xưởng nhuộm thường có chứa nhiều hoá chất độc hại như clo, sunfat, nitrat, các axit HCl, H2SO4 và xút. Phần lớn các nhà máy dệt ở nước ta hiện nay chưa có công đoạn sử lý nước thải. Công nghiệp giấy ở nước ta hiện nay có khoảng 90 nhà máy lớn nhỏ, phân bố ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất giấy của các nhà máy này phần lớn là theo phương pháp xút. Trong tẩy trắng thường dùng clo nh­ trong công nghệ dệt. Clo tham gia vào phản ứng hoá học rất Ýt mà chủ yếu là hoà trộn trong nước thải. 1.2.5. Ngành luyện kim Công nghiệp luyện kim được xây dựng chủ yếu ở Thái Nguyên và Biên Hoà. Công nghiệp luyện kim ở nước ta nói chung còn lạc hậu nên lượng tài nguyên bị lãng phí do không được tận thu là rất lớn. Ngoài ra còn thải ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm môi trường không khí . trong luyện kim, lò luyện cốc là nguồn thải gây ô nhiễm lớn nhất, đáng lo ngại nhất. 1.2.6. Ngành thực phẩm Ngành công nghiệp thực phẩm nước ta chủ yếu là sản xuất đường, rượu, bia, chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, hải sản.. Chất thải của các nhà máy thực phẩm chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đường, tinh bét, protit... các chất thải này gây ô nhiễm môi trường nước, chúng tiếp tục phân huỷ trong hệ thống kênh mương sau khi được thải ra gây ra tình trạng ô nhiễm chậm. II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp Việt Nam là một nước kém phát triển về công nghiệp. Do đó phấn lớn hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong các cơ sở sản xuất công nghiệp là các máy móc thiết bị lạc hậu, điều kiện về nhà xưởng cũng chưa được cải thiện nhiều. Vì vậy công nghiệp chính là ngành gây ô nhiễm lớn nhất hiện nay. 2.1.1. Ô nhiễm không khí trong sản xuất công nghiệp Ô nhiễm không khí chủ yếu là ô nhiễm do bụi thải ra từ các nhà máy công nghiệp. Các công nghệ cũ ( xây dựng từ 1975 ) đều là công nghệ vừa và nhỏ. chỉ có một số cơ sở sản xuất trang bị thiết bị lọc bụi, còn thiết bị xử lý chất thải độc hại hầu nh­ chưa có. Đây là một trong những nguồn ô nhiễm chính hiện nay. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp mới có quy mô lớn hơn và được đầu tư tập trung vào thành các khu riêng. tuy được trang bị xử lý chất thải nhưng nguồn thải lớn và tập trung. Vì vậy nếu quản lý môi trường các khu công nghiệp không tốt thì sẽ tác động xấu tới môi trường của khu dân cư xung quanh Ngoài bôi, chúng ta còn phải đối mặt với một loại ô nhiễm không khí nữa là ô nhiễm do SO2. Nói chung nồng độ SO2 ở nước ta còn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng ở một số khu dân cư gần khu công nghiệp đã có đợt quan trắc thấy nồng độ khí này vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Như khu vực dan cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng , nồng độ khí SO2 ở đây trung bình hàng ngày lên tới 0,407 mg/m3. Gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước và đất. Ô nhiễm môi trường nước: Hiện nay ở nước ta sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất kèm theo quá trình đô thị hoá đang làm cho các hệ thống sông ngòi trong vùng bắt đầu bị ô nhiễm. Do nhiều sông, suối, ao, hồ ở nước ta trở thành nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp. Đã có nhiều kênh rạch thoát nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng. Nước sông có màu đen, mùi tanh, hôi thối. Nguyên nhân chính là do chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có hàm lượng BOD, COD,NH4, nitơ, phốt pho và các chất hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 3 lần. Toàn bộ hệ sinh vật sống trong các con sông này đã bị chết. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ của người dân sống ven những con sông này. Ở thành phố Hồ Chí Minh có sông Sài Gòn, kênh Thị Nghè.., ở Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét… đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ có các hệ thống sông trong miền trung là vẫn ở trong tình trạng tốt do khu vực này tập trung Ýt khu công nghiệp hơn. Nước biển ở ven bờ cũng bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Nhất là trong những năm gần đây, một loạt sự cố tràn dầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái ven bờ biển. Nước ngầm đang có xu hướng cạn kiệt dần, ô nhiễm và suy giảm về chất. Những năm gần đây đã xảy ra hiện tượng suy giảm mực nước ngầm vào mùa hè ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc. Ô nhiễm môi trường đất: Các hoạt động công nghiệp thải vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải của chúng qua các ống khói, bãi tập trung rác... Các phế thải này rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất, PH, quá trình nitrat hoá. Hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại phế thải này. Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng nhất. Do khai thác mỏ, một lượng lớn phế thải, quặng ..từ lòng đất đưa lên bề mặt. Mặt khác, thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng xỉ, quặng theo khói bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm ô nhiễm đất ở quy mô rộng hơn Ngoài những tác động trực tiếp, chúng còn gây ô nhiễm gián tiếp đến môi trường. Việc ô nhiễm không khí do các chất thải từ các nhà máy là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit, làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của thảm thực vật. 1.2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại. Khối lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn khu công nghiệp: theo số liệu thống kê của bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng chất thải rắn công nghiệp chiếm tới 15% đến 26% của chất thải rắn thành phố. Trong đó khoảng 35% đến 41% mang tính nguy hại. Các chất thải độc hại từ hoạt động công nghiệp gần nh­ không được xử lý trước khi thải ra bãi chôn lấp. Tuy nhiên đến nay ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư lắp đặt lò đốt để xử lý rác thải nguy hại. Hịên có 2 lò đốt rác từ công nghiệp giầy da với công suất 16 tấn/ngày. 2.2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Những người lao động trong sản xuất công nghiệp chính là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Do phải làm việc trực tiếp trong môi trường không đảm bảo nh­ vậy nên người lao động sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ, năng suất lao động và cả chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đồng thời, ô nhiễm môi trường lao động cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn lao động hay sự cố môi trường nghiêm trọng. Hậu quả người lao động phải gánh chịu. Sau đây là những yếu tố nào ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động. 2.2.1.Vi khí hậu Vi khí hậu tại nơi làm việc là tổng hợp các yếu tố vật lý của không khí trong khoảng không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khoẻ và năng suất lao động. Bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ Èm, bức xạ nhiệt, tốc độ vận chuyển của không khí, ánh sáng. các yếu tố này phải đảm bảo giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, tê liệt sự vận động. Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhân mắt. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, thấp khớp, cảm lạnh Độ Èm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, ánh sáng nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép thì đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật, làm giảm khả năng lao động của con người. Vi khí hậu không đảm bảo chủ yếu là do nhà xưởng thiết kế không phù hợp, cách sắp xếp các thiết bị, máy sinh nhiệt không hợp lý. Không có vật liệu che chắn nhiệt. Không đáp ứng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho người lao động. 2.2.2. Bôi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là loại bụi có kích thước từ 0,5 đến 5 micromet. Khi hít phải loại bụi này sẽ có 70% đến 80% lượng bụi đi vào phổi. Bụi không chỉ gây tác hại về mặt kỹ thuật như gây cháy hoặc nổ, làm giảm điện trở cách điện, gây mài mòn thiết bị... mà còn làm tổn thương cơ quan hô hấp, gây bệnh ngoài da, tổn thương mắt. Các bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra thường nguy hiểm, khó chữa. Bụi phát sinh chủ yếu là do tính chất của cơ sở sản xuất công nghiệp. Do đó để hạn chế bụi có thể thực hiện các biện pháp kỹ thuật như tự động hoá quy trình sản xuất, lắp đặt hệ thống sử lý bụi, trồng cây xanh để cản bụi, thay thế nguyên liệu sản xuất bằng nguyên liệu Ýt độc... 2.2.3. Tiếng ồn và rung. Tiếng ồn: Là tập hợp các âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất của người lao động. Tiếng ồn có thể gây giảm thính lực vĩnh viễn hoặc giảm thính lực tạm thời, làm ảnh hưởng đến giao tiếp với người xung quanh, gây căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, mất khả năng tập trung...gây tai nạn lao động. Rung động: là hiện tượng cơ học dao động phát sinh từ những động cơ và dụng cụ sản xuất khi trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian theo chu kỳ. Rung động tần số thấp (dưới 20Hz) gây say, tổn thươngcột sống và làm tăng các bệnh khác. Rung động tần số cao (20 – 1000Hz) nên bệnh rung chuyển nghề nghiệp, rối loạn vận mạch, tổn thương gân, cơ xương, khớp, thần kinh, đau cơ, và các bệnh về xương. Trong lao động sản xuất, máy, thiết bị gây ồn thì đồng thời gây ra rung chuyển. Vì vậy, khi người lao động vận hành máy thì vừa chịu tiếng ồn, vừa chịu cả độ rung. 2.2.4. Các hoá chất độc hại Hoá chất như chì, asen, crôm, benzen, rượu, các dung dịch axít, bazơ, các chất dung môi, muối..ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Hoá chất độc có thể tồn tại dưới nhiều dạng và gây hại cho người lao động dưới các dạng như ngộ độc qua ăn uống, nhiễm độc qua hô hấp, da.. Nếu hoá chất độc không được sử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả dân cư khu vực xung quanh nơi sản xuất. Ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp không chỉ tác động đến người lao động trực tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến dân cư vùng lân cận khu vực sản xuất. Các yếu tố nh­ khí thải, nước thải, tiếng ồn.. nếu không được xử lý trước khi thải sẽ gây tác động không nhỏ tới không khí, đất. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY QUE HÀN ĐIỆN VIỆT ĐỨC I. Giới thiệu chung về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần que hàn điện Việt - Đức Vị trí: Giữa km16 và 17 trên quốc lộ 1A(cũ) Địa chỉ: Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây Điện thoại: 034853364 Fax: 034853653 Email: Viwelco@fpt.vn Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức là một công ty cổ phần trực thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam. Công ty có tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng là 24379m2, có 6 dây truyền sản xuất que hàn công suất thiết kế 8.000-10.000 tấn/năm. Công ty được thành lập từ năm 1967 mang tên nhà máy que hàn điện Thường Tín. Trong giai đoạn đầu mới thành lập công ty mới chỉ sản xuất một số loại que hàn theo chỉ tiêu kế hoạch. Đến năm 1978 được trang bị dây chuyền sản xuất của Đức và đổi tên thành nhà máy que hàn điện Việt Đức. Đến tháng 12/2003 công ty một lần nữa chuyển đổi thành công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Hiện nay công ty không chỉ sản xuất dựa vào kế hoạch do cấp trên đưa xuống nữa mà đã chủ động trong việc khai thác nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đa dạng, phong phó. Trong những năm đầu mới thành lập công ty có 184 công nhân. Hiện nay, số công nhân của công ty là 238 người. Với nguồn lực trên cùng với sự cải tiến dây truyền công nghệ, sự điều hành của ban lãnh đạo có hiệu quả và với lòng nhiệt tình, óc sáng tạo của cán bộ công nhân viên. Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, phát huy những thế mạnh của mình và tiếp tục phát triển để khẳng định vai trò là một doanh nghiệp đứng đầu trong sản xuất và tiêu thụ que hàn. Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã hai lần được trao tặng huân chương hạng 2 và hạng 3. Hiện nay, công ty đã có hơn 70 trên toàn quốc. Sản phẩm của công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000, đạt huy chương vàng hàng Việt Nam chất lượng cao qua nhiều năm và đạt nhiều chứng nhận về chất lượng khác của Nhật và Đức. Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng đã được xuất khẩu ra nước ngoài và được bạn hàng khắp nơi tin dùng. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra các loại que hàn điện phục vụ cho nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó còn có bột hàn nóng chảy và dây hàn tự động. Ngoài ra, công ty phải hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao: Bảo toàn và phát triển vốn, phân phối theo kết quả lao động, chăm lo không ngừng tới đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Trong suốt hơn 30 năm qua, công ty luôn cho ra đời những chủng loại sản phẩm mới, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách ở trong các lĩnh vực khác nhau cả trong và ngoài nước. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản trị trực tuyến chức năng bao gồm: Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, 3 phân xưởng. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty có thể được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây Gi¸m ®èc PG§ kiªm §DL§ vÒ chÊt l­îng Phßng KH Phßng KD Phßng TC PX chÊt bäc PX Ðp sÊy PX d©y hµn Phßng y tÕ Phßng tµi vô Phßng KT-CL Chức năng cụ thể của từng phòng ban. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư tổ chức của công ty, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển phương án đầu tư , bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý khác. Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do hội đồng quản trị cử ra, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị. Có nhiện vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị đề ra. Sau đó báo cáo với hội đồng quản trị. Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có trách nhiệm điều hành chung hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dưới sự trợ giúp của phó Giám đốc và các phòng ban. Phó Giám đốc: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất và kỹ thuật của Công ty. Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo phòng KCS, phân xưởng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất. Chỉ đạo mua nguyên vật liệu phụ có giá trị < 500 triệu đồng, bên cạnh đó còn phải phụ trách, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Phòng kỹ thuật – chất lượng : Nắm vững các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất que hàn. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phấm mới, quản lý kỹ thuật sản xuất thiết bị máy móc, điện nước, quản lý kỹ thuật sản xuất, thiết bị máy móc, quản lý kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Lấy mẫu phân tích hoá quản lý chất lượng vật tư đầu vào. Giám sát chất lượng bán thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất .Đảm bảo sản phẩm do Công ty sản xuất ra đúng phù hợp tiêu chuẩn đã đặt ra. Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp Giám đốc quản lý về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, hành chính quản trị và các chế độ đối với người lao động, kế hoạch đào tạo, thi đua khen thưởng.Bên cạnh đó còn nhiệm vụ tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt chô cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng quí năm, căn cứ vào kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất kịp thời. Điều độ sản xuất đảm bảo tiến độ giữa các phân xưởng được nhịp nhàng lập và có kế hoạch thực hiện các công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, lập dự án đầu tư. Phòng tiêu thụ: Có chức năng bán các sản phẩm của Công ty và các mặt hàng do Công ty kinh doanh. Lập kế hoạch ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thực hiện công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng . Phản ánh các thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp Giám đốc có chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp. Phòng tài vụ: Giúp Giám đốc quản lý tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh toàn Công ty, phân tích hoạt động kinh doanh. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập báo cáo quyết toán quí, năm theo đúng tiến độ sản xuất và hoạt động theo cơ chế khoán sản phẩm. Tổ chức và nhân lực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường: Công ty đã thành lập một hội đồng bảo hộ lao động do ông phó giám đốc kỹ thuật làm chủ tịch. Công ty phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng được mạng lưới an toàn vệ sinh viên. 1.4. Công nghệ sản xuất Dây truyền công nghệ là của cộng hoà liên bang Đức tài trợ cho ta từ những năm đầu thập kỷ 70. Đến năm 2003 công ty đầu tư xây dựng 1 xưởng sản xuất dây hàn với công nghệ và thiết bị của Italia. Trong đó có các phân xưởng trực tiếp tham gia vào sản xuất như sau: D©y thÐp Lµm s¹ch Vuèt d©y C¾t ®o¹n Kho¸ng KÑp hµm NghiÒn bi Sµng C©n phèi liÖu Trén kh« Trén ­ít Ðp b¸nh Ðp que Ph¬i SÊy Bao gãi Thµnh phÈm Huû Sơ đồ dây truyền công nghệ các công đoạn sản xuất que hàn Sản xuất que hàn: Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt xuống các loại dây thép theo yêu cầu, sau đó được cắt đoạn và chuyển sang khâu Ðp que. Silic cát cục được nhập về và qua công đoạn hoà tan, cô đặc sau đó chuyển sang khâu Ðp bánh. Hợp kim Ferro được nhập về, qua công đoạn kẹp hàm, nghiền bi, sàng, cân phối liệu, trộn khô sau đó chuyển sang công nghệ Ðp bánh. Khoáng được nhập về, qua công đoạn sấy, kẹp hàm, nghiền búa, cân phối liệu, trộn khô sau đó chuyển sang khâu Ðp bánh. Các loại nguyên liệu có vỏ bọc và lõi que được chuyển về khâu Ðp que. Sau khi Ðp ra các loại que hàn thì được chuyển qua khâu sấy và đóng gói. Sản xuất dây hàn. Công đoạn vuốt khô: Dây thép được nhập về qua công đoạn làm sạch, vuốt xuống các loại dây thép theo yêu cầu. Công đoạn vuốt ướt và mạ: Dây thép từ công đoạn vuốt khô chuyển sang vuốt ướt để vuốt nhỏ dây theo yêu cầu và làm sạch. Sau đó dây được chạy qua bể mạ ra thành phẩm. Công đoạn xếp lớp chính xác: Dây thép từ công đoạn mạ được đưa sang máy xếp lớp chính xác để tạo ra thành phẩm và đóng gói. Tất cả các phân xưởng khi tiến hành công việc của mình đều phải theo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu của điều độ sản xuất. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. 2.1. Hiện trạng môi trường không khí. Nguồn bụi phát sinh chủ yếu là từ quá trình chế tạo thuốc bọc có mang SiO2 tù do và MnO2. Ngoài ra còn có bụi trọng lượng, bụi hạt với nồng độ khá cao. TT Điểm đo Tỷ lệ bụi trọng lượng(mg/m3) Tỷ lệ SiO2 trong bôi(%) Hàm lượng mangan trong bụi(mg/m3) 1 Máy nghiền búa 77,7 36 - 2 Máy sàng rung 61 30 1,07 3 Máy trộn khô 61 30 0,4 4 Cân phối liệu 122 20 0,4 5 Máy trộn ướt - 24 0,8 6 Máy nghiền bi 38.8 - 0,33 TCVS cho phép (505BYT-QĐ/1992) 8,0 4,0 > 5% - 20% > 20% - 50% 0,3 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức Nồng độ bụi trong các phân xưởng sản xuất của công ty khá cao. Thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8 đến10 lần. 2.2. Hiện trạng môi trường nước. Nước tại cống thải của công ty bị ô nhiễm chủ yếu là do chất thải axit từ dây truyền sản xuất của phân xưởng dây hàn. tại hệ thống mạ dây thép và tại dây truyền sản xuất theo đơn đặt hàng của singapo. Nước thải được xử lý theo phương thức cuối đường ống, chưa đảm bảo chất lượng trước khi thải ra môi trường ngoài. Tuy nhiên lưu lượng nước thải trong ngày của công ty là không lớn nên không gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh. Nói chung, phần lớn các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn cho phép, đặc biệt là coliforms TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945-1995 Mẫu tại cống thải chung 1 Màu - Hơi đen 2 Mùi - Tanh 3 PH - 5,5 – 9 9,22 4 COD mg/l 100 - 5 Fe3+ mg/l 5,0 0,59 6 CN- mg/l 0.1 - 7 Phenol mg/l 0,05 - 8 Mn+ mg/l 1.0 1,2 9 Cặn lơ lửng mg/l 100.0 82,0 10 Coliforms MNP/100ml 10.000 15.000 11 Cr6+ mg/l 0,1 - Ghi chú: (-) không phát hiện được. Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức 2.3. Rác thải, chất thải rắn sau sản xuất Bao gồm các loại thuốc bọc que hàn, phế liệu, lõi que hàn, bao bì, giấy phế liệu, xỉ than... hàng tháng công ty đã có kế hoạc thu gom, song các chất thải này vẫn chưa có biện pháp chôn lấp, xử lý đưa tới bãi thải quy định mà được đắp đống ngay tại phân xưởng và ngay tại khu tập thể nhà máy, do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng nước, đất vệ sinh môi trường khu vực và cảnh quan của công ty. Nhìn chung, việc giải quyết rác thải và chất thải rắn còn chưa được công ty quan tâm đúng mức. 2.4. Hoạt động sản xuất và ô nhiễm tiếng ồn trong công ty Tiếng ồn trong công ty là do một số máy móc trong qua trình vận hành gây ra. Ngoài ra, công ty còn nằm khá gần đường quốc lộ nên cũng có sự cộng hưởng âm của bên ngoài vào. TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần (dB) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 1 PX gia công chất bọc que hàn * Cạnh máy trộn khô 82 82 82 77 78 80 78 75 67 * Máy nghiền búa 91 88 86 85 86 88 85 78 72 * Máy nghiền bi - Cạnh cửa đóng 105 92 80 90 95 97 94 85 77 - Cạnh cửa mở 112 95 82 94 100 107 101 99 85 * Tổ vuốt que 85 81 80 82 82 82 79 76 73 * Tổ cắt lõi que - Giữa máy 11 – 12 91 80 81 83 85 86 84 83 80 - Cạnh máy 18 92 81 94 80 83 86 84 84 82 - Giữa máy 7 – 8 92.5 81 79 80 84 84 82 84 78 2 PX Ðp que hàn * Cạnh máy Ðp sè 4 94 73 77 85 87 87 88 86 813 * Cạnh máy Ðp sè 6 96 77 82 86 91 90 90 90 87 TCVS cho phép (505/BYT – QĐ 1992) 90 103 96 91 88 85 83 81 80 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức Tiếng ồn tại các điểm đo đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 12 dBA(mức áp âm chung) và từ 2 – 17 dB (mức áp âm 4000Hz – dễ gây bệnh điếc nghề nghiệp). Công ty chưa có biện pháp hạn chế tiếng ồn phát ra từ các thiết bị này mà mới chỉ trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực có độ ồn cao. Thế nên tiếng ồn vẫn ảnh hưởng tới cả những khu vực xung quanh. 2.5. Hoạt động sản xuất và yếu tố vi khí hậu trong công ty. Vi khí hậu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Do đó, yếu tố vi khí hậu cần phải được quan tâm. Điều kiện nhà xưởng chưa đảm bảo, bố trí các máy móc thiết bị không hợp lý làm cho các yếu tố vi khí hậu trong công ty chưa được tốt. Trong những ngày mùa hè, nhiệt độ tại các phân xưởng sản xuất là khá cao, thường cao hơn từ 1 – 30C so với ngoài trời. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất làm việc của người lao động. Nhiệt độ cao là do việc thiết kế nhà xưởng còn chưa hợp lý. Hơn nữa, tại vị trí các lò sấy, do đặc thù của công nghệ nên nhiệt độ cũng cao hơn so với các vị trí khác trong phân xưởng. Tốc độ gió tại một số điểm đo còn cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của công nhân. và còn làm cho ô nhiễm bụi phát tán mạnh ra các vị trí khác trong phân xưởng. Ánh sáng cũng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép tại khu cắt lõi và máy nghiền bi do hệ thống chiếu sáng bố trí không phù hợp. TT Điểm đo Nhiệt độ (oC) Độ Èm(%) Tốc độ gió(m/s) ánh sáng(lux) * Ngoài trời lúc 9h 32 75 1 – 1,2 1 Phân xưởng cắt chất bọc * Khu cắt lõi - Đầu dãy 33 78 0,5 – 0,6 70 - Giữa dãy 33 77 0,4 – 0,5 40 - Cuối dãy 33 78 0,8 – 1,5 80 * Khu vuốt lõi que - Giữa máy số 1 và số 2 32 78 1,2 – 1,5 400 - Cạnh máy số 6 32 78 0,5 – 0,6 200 - Cạnh máy số 8 và số 9 32 78 0.1 – 1,2 70 * Khu Ðp sấy - Cạnh máy Ðp sè 1 34 74 0.5 – 0,8 250 - Cạnh máy Ðp sè 5 34 75 0,5 – 0,6 80 - Giữa khu thành phẩm 32 74 0,8 – 1,5 250 2 Phân xưởng Ðp sấy - Cạnh máy nghiền thô 33 75 0,3 – 0,4 200 - Cạnh lò sấy thuốc bọc 35 70 0,4 – 0,5 700 - Máy nghiền bi 33 78 0,4 – 0,5 60 TCVS cho phép (505BYT-QĐ/1992) 18-32 ≤80 0,2-0,5 ≥70 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người lao động. Từ năm 1995 trở về trước, môi trường lao động trong công ty còn chưa được quan tâm đúng mức. Và người lao động chính là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm điển hình nhất là ô nhiễm bụi tại phân xưởng thuốc bọc. Nồng độ bụi tại đây cao hơn mức cho phép từ 8 đến15 lần. Đây cũng chính là khu vực phát hiện ra nhiều người mắc bệnh bụi phổi nhất. Trung bình một năm phát hiện thêm 3 người mắc căn bệnh này. việc phát hiện ra bệnh thường muộn nên gây nhiều khó khăn và tồn kém trong việc chữa bệnh . người bị mắc bệnh nghề nghiệp thường mất từ 35% đến 45% sức lao động. Tiếng ồn cao trong khu vực máy nghiền bi, máy Ðp que hàn đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Gây khó khăn cho công nhân trong làm việc. Công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao dễ bị nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ về đêm, tinh thần không ổn định... Nhiệt độ gần các lò sấy không được tận dụng, xử lý nên cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 độ, cao hơn nhiệt độ ngoài trời. Những công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực này và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng do không co thiết bị chắn nhiệt. Người lao động thường bị mệt mỏi, giảm sức khoẻ do mất muối và vitamin. Dẫn đến không đủ khả năng làm việc và phải nghỉ ngơi để điều trị. Tại những khu vực độc hại, khi chưa tự động hoá được dây truyền sản xuất số lượng người làm việc trong khu vực này khá cao, 60 người. Trong đó có 22 lao động nữ, chiếm 36%. Vì vậy, tỷ lệ lao động nữ mắc bệnh nghề nghiệp cũng chiếm tới 25%. Toàn công ty còn có nhiều người sức khỏe yếu. Theo phân loại tình trạng sức khoẻ: Sè lao động có sức khoẻ loại I : 0 người Loại II : 101 người Loại III : 89 người Loại IV : 30 người Loại V : 23 người Công nhân là bộ phận chính duy trì hoạt động của công ty vì vậy, sức khoẻ của công nhân ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của công ty. Đảm bảo sức khoẻ của người lao động chính là đảm bảo tình trạng hoạt động của chính bản thân mình. Vì vậy, công ty đã ngày một chú trọng hơn đến công tác quản lý môi trường của mình. Ô nhiễm môi trường và năng suất lao động. Khi môi trường lao động càng bị ô nhiễm nặng nề thì năng suất lao động càng giảm. ô nhiễm môi trường làm giảm sức khoẻ của người lao động, gây hỏng máy móc, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Những người có sức khoẻ yếu do bị bệnh phải có thời gian nghỉ ngơi chữa bệnh, hồi phục lại sức khoẻ. Trong thời gian này, vị trí của người làm có thể được thay thế bằng một người khác nhưng cũng có thể không có người thay thế, hoặc người thay thế trình độ kém hơn. dẫn tới công việc sẽ bị chậm trễ hoặc đình trệ. Bụi của công ty chủ yếu là bụi có chứa các ôxit kim loại nên dễ gây chập điện, cháy nổ, máy móc bị mài mòn... Để khắc phục những sự cố này cần tốn thêm thời gian. Do đó, nhiều khi một bộ phận sản xuất phải ngưng hoạt động. Năng suất lao động không đảm bảo. Vì những lý do như vậy nên mặc dù trước đây nhà máy có số công nhân là 314 người nhiều hơn so với hiện tại – 238 người nhưng năng suất lao động lại kém hơn. sản lượng của công ty trước năm1995 chỉ trong khoảng trên dưới 3.000 tấn nhưng đến nay sản lượng đã tăng gấp 4 đến 5 lần. Sức khoẻ của công nhân cũng đảm bảo để có thể làm thêm ca 3. Nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập. Ô nhiễm môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Sức cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, mẫu mã, giá thành sản phẩm, danh tiếng công ty...và vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường làm giảm sức khoẻ của người lao động, làm người lao động mất tập trung khi làm việc.. dẫn đến chất lượng sp không đảm bảo, tỉ lệ phế phẩm cao. Thất thoát nguyên liệu cũng gây ô nhiễm môi trường. Tại phân xưởng sản xuất chât bọc, khi sàng và cân phối liệu một phần nguyên liệu đã bị thất thoát ra ngoài, tạo thành bụi, vừa gây lãng phí nguyên liệu, vừa gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm, công ty còn tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để khám chữa bệnh cho công nhân, chi phí sửa chữa máy móc bị hư hại, chi phí xử lý ô nhiễm ... làm cho giá thành của sản phẩm tăng cao trong khi chất lượng sản phẩm vẫn không đảm bảo. dẫn đến lượng sản phẩm bán ra Ýt. Phần lớn các sản phẩm của công ty trước đây chỉ tiêu thụ trong nội bộ nghành ( các công ty thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam) , thị trường của sản phẩm chỉ gói gọn trong khu vực miền bắc, khả năng cạnh tranh của sản phẩm do công ty sản xuất với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài không cao. Lợi nhuận thu về thấp lại càng gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại sản phẩm. Ô nhiễm môi trường và lợi nhuận của công ty. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nhiều mặt trong hoạt động của công ty: như sức khoẻ người lao động, năng suất lao động, sức cạnh tranh ... do đó nó ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận. ô nhiễm môi trường làm phát sinh nhiều chi phí. Chi phí xử lý ô nhiễm, chi phí y tế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí do công nhân làm việc kém hiệu quả...làm giảm một phần không nhỏ lợi nhuận của công ty. Chi phí để xử lý rác thải rắn là 320.000đ/tấn. Lượng rác thải ra càng lớn thì chi phí càng tăng cao. Nếu không được tận dụng lại, lượng rác thải này sẽ làm giảm một phần không nhỏ lợi nhuận thu được. Ngoài ra còn có chi phí khám chữa bệnh cho người lao động. Thể hiện trong bảng sau: TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Chi phí (1000đ) Giá trị (1000đ) 1 2 3 4 Làm xét nghiệm cho công nhân làm việc trong khu vực độc hại Tổ chức phục hồi cho những người bị bệnh nghề nghiệp và sức khỏe yếu. Chi phí chữa bệnh cho số người bị bệnh bụi phổi Thiệt hại do số ngày nghỉ vì bị bệnh Người Người Người/năm Ngày 60 53 3 159 100 200 1.000 70 6.000 10.600 3.000 11.130 Tổng cộng 30.730.000 Năng suất lao động thấp, sản phẩm bán ra không cạnh tranh được với sản phẩm bên ngoài. Doanh thu của công ty trong nhiều năm không tăng, chỉ trong khoảng 7 đến 8 tỷ đồng. Mức lương cơ bản của nhân viên trong công ty thấp. Cho đến khi công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất mới và khắc phục được những vấn đề về ô nhiễm môi trường thì càng ngày lợi nhuận thu được càng cao. Khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty trong thời kỳ mới. CHƯƠNG III: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT - ĐỨC. I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP. 1.1.Khái niệm Quản lý môi trường doanh nghiệp là một phương thức tiếp cận hệ thống để chăm lo tới mọi khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức hay mét doanh nghiệp. Nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chất lượng kinh doanh của tổ chức hay doanh nghiệp đó. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được những lợi Ých mà quản lý môi trường doanh nghiệp có thể mang lại và phải chắc chắn rằng các luật lệ, quy định cải thiện môi trường là đang có hiệu lực đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, khi doanh nghiệp đã bắt tay vào thực hiện các nỗ lực phối hợp để đẩy mạnh các hoạt động môi trường thì cần phải xây dựng một hệ thống quản lý môi trường dễ hiểu và phù hợp với cấu trúc mô hình quản trị của doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ tiếp cận toàn bộ các cấp trong tổ chức của doanh nghiệp để làm cho mục đích của mình được thực hiện và mang lại sự thành công lớn nhất. Đảm bảo cho các hoạt động môi trường được đẩy mạnh tại mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự huỷ hoại môi trường do các sự cố công nghệ được giảm thiểu ở mức thấp nhất. 1.2. Lý do các doanh nghiệp quan tâm đến quản lý môi trường 1.2.1. Pháp luật và những Ðp buộc khác với doanh nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và nhận thức về quản lý môi trường ngày càng có ý nghĩa lớn lao và là động lực thúc đẩy sự cộng tác, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thoạt đầu các công cụ quản lý môi trường được áp dụng một cách tự giác trong phạm vi doanh nghiệp nhưng sau đó chính phủ đã sử dụng công cụ luật pháp để thực hiện quản lý hiệu qủa hơn. Bằng cách tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc sử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường. Các hình phạt dân sự và hình sự mới nghiêm ngặt hơn về vi phạm luật và các quy định môi trường đang được các nước phát triển đặc biệt chú trọng áp dụng. Đặc biệt là các vi phạm dẫn tới nguy cơ tổn hại về sức khoẻ, tổn hại lâu dài cho tài nguyên thiên nhiên. Đứng trước tình trạng này, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành các biện pháp cần thiết để chứng minh rằng họ đã đáp ứng yêu cầu cho phép hoặc tuân thủ các điều luật. Khi chính phủ trở nên nghiêm khắc hơn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa nếu không có biện pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo môi trường sẽ không còn ô nhiễm. Một số địa điểm sản xuất còn phải thực hiện di dời nếu không đầu tư mua thiết bị mới để kiểm soát ô nhiễm. Đây là bài học cho các cơ sở sản xuất mới cho việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ sản xuất thích hợp. 1.2.2. Áp lực về nhận thức, danh tiếng và quan hệ cộng đồng. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhận thức của họ về môi trường cũng dần dần thay đổi. Xu thế hiện nay là người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trong các điều kiện tốt về môi trường vì họ cho rằng một doanh nghiệp có tình trạng môi trường kém thì khó có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao được. Cũng từ nhận thức của người dân được nâng cao dẫn đến danh tiếng của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện quan hệ kinh doanh với bạn hàng, khó khăn khi kêu gọi vốn góp của các cổ đông hay vốn vay của các tổ chức tài chính. Sự yếu kém trong công tác quản lý môi trường có thể trở thành lý do kiến các bên đầu tư không muốn thực hiện đầu tư. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp thiếu cẩn trọng về vấn đề ô nhiễm có thể gặp nhiều rắc rối trong quan hệ cộng đồng với dân cư địa phương. Việc khiếu kiện buộc các các doanh nghiệp sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường phải đền bù hoặc di dời để giải quyết hậu quả đã ngày một nhiều hơn. Vì vậy, nếu không muốn đối mặt với rắc rối trên thì doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp quản lý môi trường thích hợp. 1.2.3.. Tăng sức cạnh tranh và các điều kiện về môi trường Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy rằng để tiếp tục tồn tại và xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải chú trọng một chiến lược lâu dài về môi trường. Với chiến lược đó họ mới tạo được cơ hội kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ đã biết cân nhắc đến các yếu tố môi trường, thu hút được các nhà đầu tư, các cổ đông và các bên liên quan nhờ viễn cảnh tốt đẹp về môi trường của họ. Các doanh nghiệp biết rằng ô nhiễm môi trường gắn liền với việc tiêu hao hoặc lãng phí nhiên liệu và năng lượng. Chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao nên mất khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, thị trường nước ngoài. ở nhiều nước, cơ chế thị trường xanh đang là áp lực rất lớn trên thị trường. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm mới hơn, bền hơn theo các chuẩn mực môi trường. Các nhu cầu đó có thể bao gồm cả việc phải đảm bảo để các sản phẩm được cung cấp thoả mãn mọi yêu cầu của nước nhập khẩu đồng thời cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về môi trường trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của họ. 1.2.4. Sức Ðp về tài chính. Tài chính luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vì mục tiêu của các chủ doanh nghiêp bao giờ cũng là lợi nhuận. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh doanh hiên nay các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề tài chính: Làm thế nào để có thể cân đối thu chi,để đầu tư sản xuất sản phẩm mới, để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, làm thế nào để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác, phải tìm cách thu hút khách hàng bằng cách tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng bằng cách chọn phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Để có thể giảm bớt các gánh nặng tài chính trên doanh nghiệp phải tìm các giải pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm thiểu nguồn thải, tái chế hoặc tái sử dụng các phế liệu. Nói một cách khác, quản lý môi trường tốt cũng trở thành một thế mạnh của doanh nghiệp, không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào mà còn tiết kiệm được cả chi phí xử lý chất thải. giúp mang lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại khác. Quản lý môi trường chính là biện pháp tốt nhất để giảm sức Ðp tài chính của doanh nghiệp. 1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường doanh nghiệp Mục tiêu của việc đưa yếu tố môi trường vào quản lý kinh doanh là điều hành doanh nghiệp theo chiến lược phát triển bền vững. Đây là mục tiêu lớn nhất, lâu dài nhất của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu lớn này, trước hết chúng ta phải có các mục tiêu nhỏ. Là các bước đệm để góp phần hoàn thành mục tiêu lớn trong dài hạn. Ngay trong khâu thiết kế sản phẩm, mục tiêu đặt ra là sản phẩm mới không những phải phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn phải chú ý sao cho những nguyên vật liệu sử dụng để làm sản phẩm không phải là những nguyên vật liệu khan hiếm, việc khai thác nguyên vật liệu này không gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Nếu có thể, sẽ giảm khối lượng sản phẩm hoặc bao bì. sử dụng các nguyên vật liệu mới có khả năng tái sinh... Sản phẩm cũ nếu sử dụng nhiều nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến môi trường thì tìm cách sử dụng các nguyên vật liệu thay thế hoặc tìm cách cải tiến sản phẩm cho phù hợp hơn. Trong sản xuất, mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là làm sao có thể sử dụng các yếu tố đầu vào một cách tiết kiệm nhất có thể. Giảm tối đa việc thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Tận dụng các phế liệu, phế phẩm trở thành nguyên vật liệu cho các quá trình sản xuất khác. Giảm đến mức tối đa lượng chất thải và phế phẩm thải ra môi trường... Khi xác định mục tiêu cho mình, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới các yếu tố liên quan. Đó là sự khan hiếm của nguyên vật liệu, năng lượng. Sự ô nhiễm môi trường do quá trình sử dụng sản phẩm gây ra, khả năng thay thế thiết bị kỹ thuật hoăch cải tiến công nghệ, sản phẩm. Để từ đó lựa chọn cho mình mục tiêu phù hợp nhất, có thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ dễ đến khó, từ trước mắt đến lâu dài. Nhưng dù có làm cách nào thì mục tiêu chung mà doanh nghiệp cần hướng tới trong tiến hành quản lý môi trường là góp phần tạo lập sự phát triển bền vững của mình. 1.4. Các phương pháp sử dụng trong quản lý môi trường doanh nghiệp 1.4.1. Phương pháp quản lý cuối đường ống Là phương pháp quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất là trong quản lý môi trường. Cách tiếp cận này theo kinh nghiệm quốc tế tuy đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn phải áp dụng đối với các cơ sở không có khả năng đổi mới toàn bộ quy trình sản xuất và công nghệ. Các doanh nghiệp áp dụng biện pháp quản lý này thường là các cơ sở sản xuất cũ. Máy móc đã lạc hậu, công nghệ sản xuất tạo ra nhiều chất thải nhưng nếu muốn giảm lượng chất thải thải ra trong quá trình sản xuất thì phải thay thế toàn bộ máy móc thiết bị. Như vậy rất khó,vì thế họ lựa chọn phương pháp quản lý này. Nghĩa là chất thải trước khi thải ra môi trường ngoài sẽ được xử lý để giảm độ độc hại bằng cách loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên cách làm này không triệt để do đó hiệu quả của nó thường không cao và vẫn gây ô nhiễm môi trường. Nếu chất thải chứa nhiều thành phần độc hại có thể sẽ gây cộng hưởng với nhau làm tăng mức độ độc hại lên gấp nhiều lần. Việc xử lý lúc này cũng trở nên khó hơn trước rất nhiều. 1.4.2. Phương pháp quản lý dọc theo đường ống. Là phương pháp quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất. Cách tiếp cận này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chất thải theo từng khâu của quá trình sản xuất. Từ khi bắt đầu thiết kế sản phẩm cho đến sản xuất sản phẩm và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Có nghĩa là bao gồm cả sự lựa chọn công nghệ sạch và sản phẩm sạch (ví dụ như sản xuất sạch hơn) Hiện nay đây là cách tiếp cận thường được sử dụng nhất đối với các cơ sở sản xuất vì nó phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. áp dụng cách quản lý này không đòi hỏi quá tốn kém về nguồn vốn nhưng hiệu quả mang lại cũng khá cao. 1.4.3. ISO14000 phương pháp quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Đây là cách tiếp cận tập trung vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân môi trường. Hiện nay ở nước ta, sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 14000 chính là sản phẩm thuộc loại này. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực, được thể hiện theo 2 quan điểm đánh giá như sau: ISO14000 – Bé tiªu chuÈn vÒ qu¶n lý m«i tr­êng HÖ thèng qu¶n lý m«i tr­êng KiÓm tra ®¸nh gi¸ m«i tr­êng §¸nh gi¸ häat ®éng m«i tr­êng Gi nh·n m«i tr­êng c¸c khÝa c¹nh vÒ m«i tr­êng trong tªu chuÈn vÒ s¶n phÈm §¸nh gi¸ chu tr×nh sèng cña s¶n phÈm Đánh giá tổ chức Đánh giá sản phẩm Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức: Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức đưa ra các hướng dẫn để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ. ISO14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định và xem xét các đối tượng môi trường có liên quan. Nếu xét từ góc độ một công ty, ISO14000 yêu cầu phải có một chính sách về bảo vệ môi trường. chính sách này phải được lập thành văn bản, được phổ biến và áp dụng trong toàn công ty cho tất cả các thành viên của công ty cũng như những người liên quan. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được đưa vào kế hoạch hành động của công ty. Các tiêu chuẩn trong nhóm Hệ thống quản lý môi trường: ISO14001,ISO14004. Đánh giá kết quả thực hiện môi trường. Hướng dẫn về thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý môi trường: ISO14031 Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường:ISO14010(Các nguyên tắc chung),ISO14011(Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá.),ISO14012(Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường. Chuẩn về năng lực đối với các đánh giá viên môi trường.) Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm: Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm gồm Đề cập đến ghi nhãn môi trường : ISO14020, ISO14021, ISO14022, ISO14023, ISO14024 (Nguyên lý thực hành của chương trình gi nhãn môi trường nhằm thiết lập các quy trình, chuẩn cứ và phương pháp gi nhãn môi trường được chấp nhận trên toàn thế giới.) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm và những ảnh hưởng của nó tới môi trường: ISO14040, ISO14041, ISO14042, ISO14043. Các khía cạnh về môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm: ISO14060 Hiện nay, công ty cổ phẩn que hàn điện Việt Đức đang thực hiện quản lý môi trường theo phương pháp quản lý dọc theo đường ống. Phương pháp này được áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như tài chính của công ty, mang lại hiệu quả cao cả về môi trường và kinh tế. II. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY. 2.1. Thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường. Trong quá trình hoạt động của mình cho đến nay công ty đã và đang thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường. ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, từ năm 1995, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường được thông qua và hướng dẫn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM) đối với cơ sở đang hoạt động ra đời, công ty đã là một trong những cơ sở đi đầu trong việc thực hiện báo cáo ĐTM. Để từ đó xác định ra các nguồn gây ô nhiễm chính và đề ra các giải pháp để hạn chế nguồn ô nhiễm đó. Từ đó đến nay, công ty vẫn liên tục thực hiện kiểm tra định kỳ môi trường lao động cũng như báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm. kiểm tra các yếu tố như vi khí hậu, bụi, độ ồn, hơi khí độc, nước thải…Nếu còn tồn tại những điểm đo không đạt tiêu chuẩn cho phép, công ty sẽ tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục trong thời gian ngắn nhất. Đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Đảm bảo môi trường khu dân cư lân cận nhà máy luôn trong tình trạng không bị ô nhiễm. Những người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đều được chữa trị và bố trí nơi làm việc phù hợp. Có chế độ bồi dưỡng riêng cho nhân viên sức khoẻ yếu, nhân viên làm việc trong khu vực độc hại và nhân viên toàn công ty. Các dự án đầu tư và phát triển mới hàng năm đều có xây dung các luận chứng kinh tế – kỹ thuật. Trong đó có đề cập đến vấn đề môi trường và biện pháp ngăn ngừa. Công ty lập các kế hoạch bảo vệ môi trường trong ngắn hạn và dài hạn. Đã thực hiện tính phí và đóng đầy đủ phí nước thải hàng năm theo hướng dẫn và quy định của nhà nước. Nhìn chung, các quy định pháp lý đều được công ty thực hiện hết sức nghiêm túc và đầy đủ. 2.2. Các hoạt động nghiên cức khoa học và đầu tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Ngay từ những ngày đầu, tuy còn có không Ýt những khó khăn về kinh phí nhưng tập thể ban lãnh đạo trong công ty đã coi đây là vấn đề cấp thiết, cần tháo gỡ. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm được ưu tiên thực hiện trước khi đổi mới công nghệ. Các sáng kiến của công nhân viên trong công ty nhằm cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường luôn được khuyến khích. TT Nội dung thực hiện Năm Kết quả đạt được 1 Lắp đặt hệ thống thông gió và hút bụi cục bộ ở phòng cân phối liệu 1995 Giảm mức ô nhiễm bụi rõ rệt so với trước 2 Xây dựng hệ thống tường, trần bao kín,giảm độ ồn ở bộ phận động cơ gây ồn cao. 1995 Giảm độ ồn tới các khu vực sản xuất xung quanh 3 Lắp đặt 10 hệ thống vòi phun nước phủ kín toàn bộ mái xưởng 1996 Giảm nhiệt độ khu vực sản xuất 4 Lắp đặt hệ thống quạt gió, lọc bụi cho máy sàng rung, máy nghiền búa, trộn khô. 1996 Giảm ô nhiễm bụi. 5 Đầu tư thiết bị làm sạch cơ học và làm sạch bằng kết hợp với sử dụng dung dịch bozăc trong hệ thống vuốt dây thép 1996 1997 Không gây ô nhiễm nguồn nước thải. 6 Làm lại hệ thống cửa 1997 Giảm độ ồn ra bên ngoài 7 Lắp đặt hệ thống quạt thông gió(36chiếc) 1997 Tạo độ thông thoáng, giảm nhiệt độ các khu vực sản xuất 8 Lắp ống thoát thải không khí nóng Èm của 6 lò sấy que hàn vượt lên mái nhà xưởng. 1998 1999 Giảm nhiệt độ khu vực sản xuất. 9 Lắp đặt hệ thống giàn phun mưa trên mái nhà của phân xưởng sản xuất cắt, sấy que hàn 2000 Giảm nhiệt độ nơi làm việc trong những ngày nắng nóng vào mùa hè. 10 Trang bị 26 quạt mát công nghiệp tại các vị trí làm việc chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao. 2000 Giảm nhiệt độ khu vực sản xuất. 11 Lắp đặt hệ thống cân phối liệu bằng cân điện tử và trộn khô. 2001 Giảm nồng độ bụi tác động trực tiếp đến người thao tác, đạt độ chính xác cao. 12 Lắp đặt, xây dung hệ thống xử lý nước thải, hút khí độc ở hệ thống mạ dây thép 2001 2002 đảm bảo nguồn nước thải sạch, không mang tính axit hoặc bazơ, tránh ô nhiễm không khí xung quanh. 13 Đưa thêm hệ thống hút bụi mới vào hệ thống cân trộn, nghiền sàng 2002 Giảm mức ô nhiễm bụi tại phân xưởng sản xuất 14 Sử dụng phế phẩm hút bụi làm nguyên liệu cho đơn thuốc bọc làm que hàn N38 2003 Tận dụng lượng hút bụi đến 5,5 tấn/năm. giảm thiểu ô nhiễm , tiết kiệm chi phí 15 Đơn phối liệu 72% thuốc bọc phế phẩm N38 2003 Tận dụng lượng phế phẩm N38, giảm lượng thải rắn cần xử lý, tiết kiệm chi phí. 16 Cải tiến đơn thuốc bọc M-12 thành đơn M2 2003 Giảm khói sinh ra sau khi hàn, nâng cao chất lượng que hàn, giảm chi phí nguyên liệu đầu vào 17 Xây dựng và quy hoạch lại khu để nguyên liệu cho phù hợp. 2004 2005 Giảm sự thất thoát nguyên liệu trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo mỹ quan 18 Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải trong phân xưởng sản xuất dây hàn. 2004 2005 Giảm nồng độ khí thải trong phân xưởng. 19 Trồng vườn hoa cây cảnh, thảm cỏ, cây bóng mát xung quanh các phân xưởng sản xuất chính Các năm Tăng mỹ quan, tạo không khí thoáng mát, giảm bụi .. 20 Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thông gió, lọc bụi Các năm Tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống. 21 Cải tạo nhà xưởng, mặt bằng sản xuất Các năm Đảm bảo môi trường làm việc thích hợp. Ngoài ra, tại các phân xưởng sản xuất đều có các thùng đựng rác di động, nhằm giữi cho nhà xưởng luôn sạch sẽ. Tại các phân xưởng trong công ty đều có nhân viên vệ sinh. Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của mình, công ty luôn luôn có những nghiên cứu khoa học, các hoạt đông đầu tư nhằm làm giảm thiểu đến mức thấp nhất các ô nhiễm môi trường do qúa trình sản xuất gây ra. Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường phù hợp, chất thải ra môi trường bên ngoài không gây tác động đến đời sống người dân. 2.3. Giáo dục và truyền thông môi trường. Công tác giáo dục và truyền thông môi trường được công ty thực hiện rất tốt. Hàng năm công ty đều thực hiện các công tác tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường như: Hưởng ứng tuần lễ nước sạch quốc gia, thực hiện phong trào “xanh – sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” . làm các biểu trương, áp phích nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường tới toàn bộ nhân viên trong công ty. Mua tờ rơi về an toàn lao động và vệ sinh môi trường để phát đến tay từng cán bộ, công nhân viên. Ngoài ra, công ty còn tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, phối hợp với các bên liên quan để tổ chức tập huấn về cháy nổ, diễn tập các tình huống chữa cháy. Chương trình 5S được công ty triển khai thực hiện từ năm 1999 vẫn được duy trì qua các năm. 5S là viết tắt của sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ. Yêu cầu của chương trình là các vận dụng được đặt đúng nơi, đúng chỗ cần thiết,có hướng dẫn sử dụng, dễ tìm, tiện sử dụng. Nhà xưởng, máy móc thiết bị được lau chùi, sơn sửa để tránh hang hóc. Rãnh thoát nước không bị bùn, rác đọng làm cản trở dòng chảy. Nhờ thực hiện tốt chương trình này nên tại các nhà xưởng, phòng ban luôn gọn gàng, sạch sẽ. Hàng năm, công ty tổ chức tập huấn về ATLĐ và VSMT đối với những lao động mới, tổ chức các đợt thi ATLĐ và VSMT giữa các cá nhân, các phòng ban trong công ty. Nhằm mục đích phổ biến rông khắp các kiến thức cần thiết cho mỗi nhân viên, có kế hoạch mời giáo viên chuyên về đào tạo và nâng cao trách nhiệm ATLĐ và vệ sinh môi trường III. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3.1. Hiệu quả về môi trường. 3.1.1. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu. Sau khi nhà xưởng được sửa chữa, lắp đặt quạt thông gió, hệ thống ống thoát khí thải từ các lò sấy, hệ thống dàn phun mưa và bố trí các quạt mát công nghiệp trong các phân xưởng, nhiệt độ trong các phân xưởng đã giảm xuống và tốc độ gió, độ Èm, ánh sáng cũng đã phù hợp hơn trước. Trong đó rõ nhất là nhiệt độ trong những ngày nắng nóng đã không ở mức quá cao như trước đây. Trước khi có các biện pháp quản lý môi trường, nhiệt độ trong nhà xưởng thường cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài trời, đặc biệt trong những ngày nắng nóng vào mùa hè. Điều kiện này kiến cho năng suất lao động của công nhân giảm,sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng. Do có những biện pháp thích hợp đến nay yếu tố vi khí hậu trong phân xưởng đã được cải tạo và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh. Nhiệt độ của các điểm đo đều trong điều kiện cho phép và thấp hơn so với nhiệt độ ngoài trời từ 1-20C, ánh sáng được đảm bảo đầu đủ, tốc độ gió, độ Èm cũng đều đạt yêu cầu. TT Điểm đo Nhiệt độ (0C) Trước cải tạo Sau cải tạo * Ngoài trời 32 27 1 Phân xưởng cắt chất bọc * Khu cắt lõi - Đầu dãy 33 25 - Giữa dãy 33 25 - Cuối dãy 33 25 * Khu vuốt lõi que - Giữa máy số 1 và số 2 32 26,5 - Cạnh máy số 6 32 26,5 - Cạnh máy số 8 và số 9 32 26,5 * Khu Ðp sấy - Cạnh máy Ðp sè 1 34 26 - Cạnh máy Ðp sè 5 34 26 - Giữa khu thành phẩm 32 27 2 Phân xưởng Ðp sấy - Cạnh máy nghiền thô 33 27 - Cạnh lò sấy thuốc bọc 35 29 - Máy nghiền bi 33 26 TCVS cho phép (505BYT-QĐ/1992) 18-32 18-32 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức 3.1.2. Cải thiện nồng độ bụi Ngay sau khi thực hiện báo cáo ĐTM(1995), công ty đã liên tục lắp mới và bảo dưỡng hệ thống lọc bụi cục bộ, hệ thống lọc bụi trung tâm.. tại các vị trí sản xuất phát sinh nhiều bụi. Nhờ vậy, nồng độ bụi đã giảm từ 3 đến 10 lần so với trước khi có hệ thống xử lý bụi này. TT Điểm đo Tỷ lệ bụi trọng lượng(mg/m3) Tỷ lệ SiO2 trong bôi(%) Hàm lượng mangan trong bụi(mg/m3) Trước Sau Trước Sau Trước sau 1 Máy nghiền búa 77,7 8,5 36 30 - - 2 Máy sàng rung 61 15,4 30 24 1,07 0,13 3 Máy trộn khô 61 8,0 30 24 0,4 0,13 4 Cân phối liệu 122 20,5 20 12 0,4 0,2 5 Máy trộn ướt - - 24 16 0,8 0,24 6 Máy nghiền bi 38.8 12,5 - - 0,33 0,13 TCVS cho phép (505BYT-QĐ/1992) 8,0 4,0 > 5% - 20% > 20% - 50% 0,3 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức 3.1.3. Hiệu qủa giảm tiếng ồn Sau khi sửa lại hệ thống cửa và sửa lại máy móc cho phù hợp, độ ồn trong các nhà xưởng và độ ồn thoát ra ngoài đã được giảm bớt. Tại các khu vực có độ ồn cao như cạnh máy nghiền bi, cạnh máy Ðp, tiếng ồn tuy đã giảm so với trước nhưng do tính chất của công nghệ sản xuất nên độ ồn vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1- 15dBA. ở những điểm này công ty đã phát nút tai cho công nhân và thường xuyên đôn đốc công nhân sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ trước khi bước vào làm việc. Nhờ đó hiện nay ở công ty không phát hiện ra người bị bệnh điếc nghề nghiệp. TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở giải tần 4000HZ(*) Trước Sau Trước Sau 1 Phân xưởng gia công chất bọc que hàn * Cạnh máy trộn khô 82 82 75 65 * Cạnh máy nghiền búa 91 87 78 74 * Khu vực máy nghiền bi - cạnh cửa đóng 105 99 85 83 - Cạnh cửa mở 112 106 99 87.9 * Tổ vuốt que 85 80.9 76 71.7 * Tổ vuốt lõi que - Giữa máy 11 – 12 91 92.3 83 83 - Cạnh máy 18 92 90 84 81 - Giữa máy 7 – 8 92.5 92 84 84 2 Phân xưởng Ðp que hàn * Cạnh máy Ðp sè 4 94 90 86 81 * Cạnh máy Ðp sè 6 96 91.1 90 83.8 TCVS cho phép (505/BYT – QĐ 1992) 90 81 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức 3.1.4.Nước thải chung toàn công ty. Trước đây công ty có chất thải là axit. Để khắc phục đã dùng vòi để trung hoà nhưng không đảm bảo về mặt môi trường. Do đó để giải quyết triệt để tình trạng này, công ty đã ngừng dây truyền sản xuất trên sau khi kết thúc lô hàng với Singapo. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 5945-1995 Mẫu tại cống thải chung Trước sau 1 Màu - Hơi đen Trong 2 Mùi - Tanh - 3 PH - 5,5 – 9 9,22 6,5 4 COD mg/l 100 - 28,8 5 Fe3+ mg/l 5,0 0,59 0,5 6 CN- mg/l 0.1 - 0,03 7 Phenol mg/l 0,05 - - 8 Mn+ mg/l 1.0 1,2 0,3 9 Cặn lơ lửng mg/l 100.0 82,0 12,5 10 Coliforms MNP/100ml 10.000 15.000 10.000 11 Cr6+ mg/l 0,1 - 0,1 Ghi chú: (-) không phát hiện được. Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức Nước thải của nhà máy hiện không còn mang tính axit hoặc bazơ. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vì thế nước thải này cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước mặt tại nơi mà nước thải ra. 3.2. Hiệu quả kinh tế 3.2.1.Tái sử dụng phế phẩm và bụi thải Thuốc bọc phế phẩm N38 để phối liệu đơn mới đạt tiêu chuẩn sản xuất que hàn N38 Công ty có một kho thuốc bọc phế phẩm đơn N38 cũ. Để lâu không sử dụng. Để giải phóng mặt bằng công ty quyết định đổ bỏ. Tuy nhiên, tổ công nghệ phòng kỹ thuật đề nghị giữ lại và sau nhiều lần phối liệu đã chọn ra được một đơn thuốc bọc mới TK3, dùng tới 72% thuốc bọc phế phẩm tận dụng để sản xuất loại que hàn N38. Tổng số thuốc bọc cũ đã được tận dụng là 11,000tấn/năm, thuốc bọc TK3 mới sản xuất được 15,277tấn/năm. Ta có tính toán đơn giá cho 1 tấn thuốc bọc theo bảng sau: TTT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Trọng lượng Đơn giá(đ) 1 Đơn thuốc bọc N38 cò Kg 1000 2.871.100 22 Đơn thuốc bọc TK3: Thuốc bọc phế phẩm Bụi thải Nguyên liệu khác Kg Kg Kg Kg 1000 720 40 240 1.093.000 0 0 1.093.000 Nếu tận dụng hết thuốc bọc phế phẩm để sản xuất thuốc bọc cho que hàn N38, chi phí sản suất là : Sản xuất theo đơn cũ: 15,277*2.871.100 = 43.861.794đ Sản xuất theo đơn TK3 : 15,277*1.093.000 = 16.697.761đ Vậy, sản xuất theo đơn mới đã tiết kiệm được : 27.164.033đ Tận dụng phế phẩm hút bụi làm nguyên liệu cho đơn thuốc bọc làm que hàn N38. Bôi trong quá trình sản xuất được máy hút bụi giữ lại và lấy ra định kỳ 6 tháng một lần. Từ trước năm 2000 đều đổ đi. nhưng trong quá trình đổ bụi nhẹ bay lên tiếp tục làm ô nhiễm không khí. Sau khi nghiên cứu, tổ công nghệ phòng kỹ thuật đã phối liệu thành công đơn thuốc bọc CN3 dùng làm vỏ bọc cho que hàn N38 và trong đơn HX5 làm vỏ bọc cho que hàn HX5... Lượng bụi tận dụng được là 5,5 tấn/năm, có thể sử dụng để sản xuất ra 22tấn thuốc bọc CN3. Ta có tính toán đơn giá cho 1 tấn thuốc bọc như sau: TT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Trọng lượng Thành tiền(đ) 1 Đơn thuốc bọc N38 cò Kg 1000 2.871.500 2 2 Đơn thuốc bọc CN3 Bụi thải Nguyên liệu khác Kg Kg Kg 1000 230 770 2.278.500 0 2.278.500 Nếu tận dụng hết 5,5 tấn bụi thải công ty sẽ tiết kiệm được số tiền là: Chi phí sản xuất theo đơn cũ : 22*2.871.500 = 63.173.00đ Chi phí sản xuất theo đơn mới: 22*2.278.500 = 50.127.000đ Vậy sản xuất theo đơn mới tiết kiệm được : 13.046.000đ/năm Lợi Ých thu được nhờ giảm chi phí đổ thải. Nhờ tận dụng được một lượng chất thải lớn nên công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí phải bỏ ra trước đây để đổ thải. Trước đây, lượng phế phẩm và bụi thải là rác thải rắn của công ty. Được tập kết tại bãi thải. Chất thải này được xử lý với chi phí là 320.000đ/tấn. Nhờ sáng kiến tái sử dụng phế phẩm và chất thải, một năm công ty đã tiết kiệm được : 16,5*320.000 = 5.280.000đ 3.2.2.Cải tiến đơn MT-12 thành đơn M2 dùng để sản xuất que hàn J421-VD Ф3,2 và J421-VD Ф2,5. Trước đây công ty sử dụng đơn MT-12(mua của Trung Quốc ) để sản xuất các loại que hàn trên. tuy nhiên, trong qua trình hàn sinh ra nhiều khói, ảnh hưởng đến môi trường và người sử dụng , hơn nữa bề mặt que không bóng nên tính thẩm mỹ khi sử dụng không cao. Sau khi nghiên cứu và tìm ra giải pháp thay đổi đơn thuốc bọc cũ thành đơn M2, sản phẩm que hàn đã không còn nhiều khói khi sử dụng, bề mặt que nhẵn bóng. Hơn nữa còn tiết kiệm được chi phí khi hàn. Khi thay đổi thành phần nguyên liệu để sản xuất M2 sẽ tiết kiệm được so với sản xuất MT-12 là 45.306đ/tấn Để sản xuất ra 3 tấn sản phẩm cần 1 tấn thuốc bọc. Cứ sản xuất 1 tấn sản phẩm sử dụng đơn M2 sẽ tiết kiệm được 15.102đ Sản lượng sản xuất que hàn trong năm 2003 khi dùng đơn M2 là 2.050 tấn. Như vậy, trong năm 2003 công ty tiết kiệm được: 2.050*15.102=30.959.100đ Lợi Ých do sức khoẻ của người lao động được đảm bảo Lợi Ých nhờ giảm chi phí y tế Sau khi thực hiện các biện pháp quản lý nhằm làm cải thiện tình trạng môi trường và hạn chế ô nhiễm tới mức tối đa. sức khoẻ của người lao động trong công ty đã được cải thiện đáng kể. Số lượng người lao động làm việc trong môi trường độc hại giảm xuống còn 45 người. Trong đó không còn có nhân viên nữ. Số lao động trong tình trạng sức khoẻ yếu giảm. Do được chú ý bồi dưỡng độc hại và kiểm tra sức khoẻ định kỳ nên phát hiện những người bị bệnh bụi phổi silic từ rất sớm. Những người này được bố trí công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ và hưởng các quyền lợi khác. Số ngày công nghỉ vì bệnh cũng giảm so với trước. TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Chênh lệch Trước quản lý Sau quản lý 1 2 3 4 Làm xét nghiệm cho công nhân làm việc trong khu vực độc hại Tổ chức phục hồi cho những người bị bệnh nghề nghiệp và sức khỏe yếu. Số người bị bệnh bụi phổi Số ngày nghỉ của công nhân vì bị bệnh Người Người Người/năm Ngày 60 53 3 159 45 20 0,5 60 15 33 2,5 99 Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí phải bỏ ra để khám chữa bệnh cho công nhân mắc bệnh nghề nghiệp. Năng suất lao động được tăng cao. Trong các năm 2000,2001,2002, 2004,2005 không phát hiện thêm trường hợp nào mắc bệnh nghề nghiệp (Năm2003 phát hiện thêm 2 người mắc bệnh bụi phổi nhưng ở mức độ nhẹ nhờ phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Đến nay, sức khoẻ vẫn đảm bảo để làm việc). Lợi Ých thu được thể hiện ở bảng sau: TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Chi phí (1000đ) Giá trị (1000đ) 1 2 3 4 Làm xét nghiệm cho công nhân làm việc trong khu vực độc hại Tổ chức phục hồi cho những người bị bệnh nghề nghiệp và sức khỏe yếu. Chi phí chữa bệnh cho số người bị bệnh bụi phổi Thiệt hại do số ngày nghỉ vì bị bệnh Người Người Người/năm Ngày 15 33 2,5 99 100 200 1.000 70 1.500 6.600 2.500 6.930 Tổng cộng 17.530 Tổng chi phí tiết kiệm được là 17.530.000đ Lợi Ých do tăng năng suất lao động: Nhờ máy móc thiết bị được cải tiến, dây truyền công nghệ mới được đưa vào sản xuất, sức khoẻ đảm bảo vì giảm ô nhiễm môi trường nên sản lượng sản xuất qua các năm tăng so với trước. Doanh thu của công ty, thu nhập bình quân của người lao động cũng được cải thiện. Đời sống công nhân được đảm bảo. Năm Sản lượng (tấn) % tăng sản lượng Doanh thu (tr.đ) Chênh lệch doanh thu(trđ) Thu nhập bình quân (tr.đ) 1995 1999 2000 2001 2002 3.194 3.626 4.486 7.326 10.155 - 114 123 163 138 8.126 24.739 30.772 49.412 65.301 11.613 6.033 18.640 15.889 0.8 1.1 1.4 1.8 2.3 Có thể nói công ty đang có những bước đi đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Những kết quả nêu trên càng khẳng định sự thành công trong quản lý môi trường tại công ty. Kết quả này cũng là động lực thúc đẩy và khích lệ công ty tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác quản lý nói chung và công tác quản lý môi trường nói riêng. CHƯƠNG IV : NHỮNG TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI. Hiện nay tuy đã thực hiện rất nhiều các biện pháp quản lý môi trường nhưng do đặc thù của công nghệ sản xuất nên vẫn còn tồn tại một số yếu điểm như tiếng ồn ở phân xưởng cắt chất bọc. Khu vực máy cắt và máy nghiền bi vẫn đo được độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 16dBA (mức áp âm chung), và 2 – 5dB ở mức dải tần 4000Hz-dải tần dễ gây mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Tuy nhiên do công nhân làm việc tại khu vực này đã được trang bị nút tai chống ồn nên không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thế nhưng biện pháp này cũng không triệt. Việc sử dụng nút tai chống ồn sẽ ảnh hưởng đến việc trao đổi công việc hay cảnh báo nguy hiểm trong lúc công nhân đang làm việc. Vì vậy nên công ty cần nghiên cứu để đưa ra thêm các biện pháp mới hiệu quả hơn. Tại khu vực máy sấy sàng rung và trộn khô ( thời điểm công nhân vào liệu ) nồng độ bụi trọng lượng còn khá cao. Tuy đã có máy hút bụi nhưng do đặc thù của công việc nên công nhân làm việc tại khu vực này vẫn phải chịu tác động của bụi. Để khắc phục tình trạng này công nhân đã được phát khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động. Sử dụng phương tiện bảo hộ khi làm việc. Như vậy, việc mở các lớp đào tạo về an toàn lao động và vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Nhiệt độ tại khu vực lò sấy tuy đã được giảm thiểu bằng cách lắp ống thoát thải không khí nóng vượt lên mái nhà nhưng nhiệt độ vẫn cao hơn ở các khu vực khác. Vào mùa lạnh, lượng nhiệt dư thừa này không có ảnh hưởng lớn nhưng vào những ngày nắng nóng, nhất là thời điểm giữa trưa, nhiệt độ ngoài trời cao kết hợp với nhiệt đọ thoát ra từ lò dễ gây ra mệt mỏi, giảm năng suất lao động của công nhân. Dù vẫn còn tồn tại một số yếu điểm trong quản lý môi trường nhưng những yếu điểm này không nhiều, tác động xấu của chúng đã được hạn chế đến mức tối đa trong khả năng của công ty. KIẾN NGHỊ Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong môi trường sản xuất, tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau: Để có thể quản lý ô nhiễm tốt nhất, giải pháp chung cho tất cả lĩnh vực là đưa vấn đề môi trường trở thành đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này doanh nghiệp có thể đẩy mạnh kết hợp các yếu tố môi trường vào quá trình ra quyết định kinh doanh. Người quản lý có thể tìm được cách giảm chi phí và khai thác cơ hội xuất hiện do nhu cầu liên quan tới môi trường ngày càng tăng trong một thỉtường linh hoạt. những chiến lược này cần xác định trước và tất cả mọi người phải có tính tự giác thực hiện nó. Muốn tạo cho toàn bộ nhân viên trong công ty ý thức bảo vệ môi trường, công ty nên đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về kiến thức môi trường, đặc biệt với nhân viên mới, tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường trong sản xuất. ý nghĩa của môi trường đối với cá nhân người lao động cũng như toàn thể công ty. để cho công nhân thấy được rằng nếu môi trường sản xuất bị ô nhiễm thì người bị ảnh hưởng đầu tiên là chính là họ và họ cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế ô nhiễm. Hiện nay, công ty đang có nhiều hình thức sản xuất sạch hơn được áp dụng thành công như tái chế, tái sử dụng phế phẩm và bụi thải, đầu tư dây truyền công nghệ mới , cải tiến dây truyền công nghệ cũ cho phù hợp. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để công ty tiếp cân với việc thực hiện quản lý môi trường theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 vì ISO 14000 có rất nhiều công đoạn ban đầu đã được tiến hành thông qua sản xuất sạch hơn. Đối với quản lý môi trường thành phần, công ty còn có thể áp dụng thêm nhiều biện pháp kỹ thuật khác như: Để giảm nhiệt độ trong nhà xưởng, ngoài hệ thống phun mưa làm mát, hệ thống quạt mát công nghiệp, chúng ta còn có thể sơn mái nhà và tường nhà màu sáng để phản chiếu bức xạ mặt trời. Nhà có trần chống nóng. Với các thiết bị, máy sinh nhiệt nên cách xa với các khu vực sản xuất hoặc che chắn máy bằng các vật liệu cách nhiệt như gỗ, màn chắn nước (màn nước hấp thụ tới 90% bức xạ nhiệt), tấm kim loại nhẵn, sáng... Với các bộ phận phát sinh bụi cần có mặt nạ phòng chống bụi và phương tiện bảo hộ cá nhân đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trực tiếp. Nơi làm việc tránh xa các bộ phận khác. nếu có thể cần che chắn kín để tránh làm lan tỏa ô nhiễm ra khắp nơi. Yêu cầu công nhân trong quá trình làm việc tuân thủ các quy chế vận hành và thao tác kỹ thuật hợp lý. Có ý thức trong vệ sinh lao động .. vì nếu công nhân thao tác không hợp lý sẽ làm cho hệ thống hút bụi hoạt đông không hiệu quả ( đối với việc vận hành máy hút bụi ) hoặc bụi sẽ phát tán nhiều hơn ( đối với việc vận hành dây truyền sản xuất ). Các biện pháp hạn chế tiếng ồn: Có thể hạn chế tiếng ồn bằng cách xây tường ngăn bằng vật liệu cách âm hoặc bao kín toàn bộ máy, thiết bị gây ra tiếng ồn bằng vật liệu giảm âm. máy, thiết bị phải được đặt trên kệ chắc chắn, không gây rung chuyển. Ngoài ra có thể các máy phát ra tiếng ồn la do lâu không được bảo dưỡng hoặc do hỏng hóc bên trong vì vậy cần phải định kỳ bảo dưỡng thiết bị, tra dầu mỡ, thay thế các bộ phận các thiết bị đã bị mài mòn hư hỏng, các ốc vít được bắt chặt... như vậy cũng sẽ giảm được độ ồn. Trang bị chụp tai chống ồn phù hợp và đảm bảo tiêu chuẩn. Giải pháp tốt nhất cho việc quản lý môi trường là đầu tư để tự động hóa dây truyền sản xuất tại vị trí có khả năng phát sinh ô nhiễm cao. Như vậy người lao động sẽ không phải làm việc trong khu vực độc hại. Sức khỏe được đảm bảo, ô nhiễm được hạn chế. III. KẾT LUẬN . Các doanh nghiệp hiện nay luôn phải đối mặt với thách thức trong việc hoà nhập môi trường vào quá trình kinh doanh, sản phẩm và kế hoạch thị trường. Luôn có một động lực thúc đẩy phát triển mà để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp luôn tìm cách hướng tới những kế hoạch ngắn hạn và cố gắng đứng ngoài hệ thống môi trường, trở thành những người chạy đua tự do. Việc này sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn nhưng về lâu dài nó sẽ buộc doanh nghiệp phải đối phó với nhiều vấn đề phức tạp hơn, đòi hỏi tốn kém nhiều hơn mới có thể giải quyết được như sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường.... tuy nhiên, các quy định và luật pháp về môi trường ngày càng được xiết chặt, vì thế các doanh nghiệp không còn có thể sản xuất mà bỏ qua vấn đề môi trường được nữa. những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hay để xảy ra sự cố môi trường sẽ phải chịu những khoản phạt đích đáng. thậm chí là phải đóng cửa hoặc di dời đi nơi khác. đứng trước vấn đề này, các doanh nghiệp đã dần nhận ra rằng quản lý môi trường là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết để có thể duy trì lâu dài hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong công tác quản lý môi trường không phải là việc dễ dàng và có thể làm trong một thời gian ngắn. Dù đã gặp phải những khó khăn trong những bước đầu thực hiện quản lý môi trường nhưng với từng bước đi hợp lý công ty que hàn điện Việt Đức đã rất thành công khi đưa quản lý môi trường vào hệ thống quản lý chung của mình. Mang lại nhiều lợi Ých cả về môi trường và kinh tế. Hiện nay, chất lượng môi trường lao động của công ty đã được xác nhận ở mức tốt. ô nhiễm bụi trước đây đã giảm từ 3 – 5 lần so với trước đây. Các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ Èm... phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tiếng ồn giảm nhiều so với trước, nước thải không còn ô nhiễm. Có thể nói hoạt động sản xuất của công ty đã không hề gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Công ty cũng không vấp phải sự phản đối hay kiện cáo nào từ cộng đồng địa phương. có thể tóm lược những biện pháp công ty đã thực hiện như sau: Công ty đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ được chất thải. đảm bảo việc phân loại và sử lý chất thải rắn, nước thải không có tính axit hay bazơ, không chứa các chất độc hại, khí thải được lọc bụi trước khi thải ra ngoài không khí, nồng độ chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép. Các mục tiêu môi trường được xác lập và có đi kèm với chỉ tiêu cụ thể. Có sự giám sát thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện. Về quản lý nguyên nhiên liệu đầu vào, công ty thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước, điện. định mức nguyên liệu cho mỗi ca sản xuất. Tận dụng nguồn chất thải rắn, phế phẩm. Bố trí làm thêm ca ba để tăng năng suất lao động và giảm chi phí về điện... Những người làm trong khu vực độc hại đã giảm so với trước đây và không còn nhân viên nữ nào làm tại khu vực này. công ty đã bố trí nhân viên nữ và những người mắc bệnh nghề nghiệp làm ở bộ phận khác, phù hợp hơn. Hàng năm, công nhân viên trong công ty đều được khám sức khoẻ định kỳ, được bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật.. nhờ đó, sức khoẻ của công nhân được đảm bảo, năng suất lao động được tăng cao. Qua đề tài “ Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở công ty que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty” em đã tập trung phân tích những vấn đề sau: Những vấn đề chung về ô nhiễm môi trường công nghiệp. Các ngành công nghiệp chính gây ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến người lao động trực tiếp. Cùng những lý thuyết về quản lý môi trường doanh nghiệp. Giới thiệu về công ty que hàn điện Việt Đức. Những tác động đến môi trường không khí, nước chất thải... do những hoạt động sản xuất gây ra. Những chi phí khám chữa bệnh của công nhân do hậu quả của ô nhiễm. Xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nêu các hoạt động quản lý môi trường đã được thực hiện tại công ty. Đánh giá hiệu quả do quản lý môi trường mang lại. Tuy công ty đã có những thành công nhất định nhưng quản lý môi trường không phải chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn mà phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Công ty cần tiếp tục cập nhật thông tin để hoàn thiện dần công tác quản lý của mình. Nếu tiếp tục hoàn thành tốt được nhiệm vụ này thì chắc chắn trong tương lai công ty sẽ đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề còn chưa xác định hết các nguyên nhân gây ra ô nhiễm cũng như chưa xác định hết toàn bộ lợi Ých do quản lý môi trường mang lại cho công ty. Vì vậy trong những lần thực hiện sau em sẽ cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt hơn. MỤC LỤC Trang Lý do chọn đề tài 1 Lời cảm ơn 3 Lời cam đoan 4 Chương I: Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp 5 I. Vấn đề chung về sản xuất công nghiệp 5 1.1. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường 5 1.2. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 6 1.2.1. Ngành nhiệt điện 7 1.2.2. Ngành vật liệu xây dựng 7 1.2.3. Ngành hoá chất và phân bón 3 1.2.4. Ngành dệt và giấy 8 1.2.5. Ngành luyện kim 8 1.2.6. Ngành thực phẩm 8 II. Những tác động của sản xuất công nghiệp đến ô nhiễm môi trường 9 2.1. ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp 9 2.1.1. ô nhiễm không khí trong sản xuất công nghiệp 9 2.1.2. ô nhiễm môi trường nước và đất 9 2.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 11 2.2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 11 2.2.1. Vi khí hậu 11 2.2.2. Bôi 12 2.2.3. Tiếng ồn và rung 12 2.2.4. Các hoá chất độc hại 13 Chương II. Thực trạng hoạt động sản xuất và ô nhiễm môi trường tại công ty que hàn điện Việt Đức. 14 I. Giới thiệu chung về công ty 14 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 14 1.2. Chức năng, nhiệm vụ 15 1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 16 1.4. Công nghệ sản xuất 18 II. Hiện trạng môi trường của công ty 19 2.1. Hiện trạng môi trường không khí 19 2.2. Hiện trạng môi trường nước 20 2.3. Rác thải, chất thải rắn sau sản xuất 21 2.4. Hoạt động sản xuất và ô nhiễm tiếng ồn 22 2.5. Hoạt động sản xuất và yếu tố vi khí hậu 23 III. Những ảnh hưởng của môi trường đến hoạt độngcủa doanh nghiệp 25 3.1. Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ người lao động 25 3.2. Ô nhiễm môi trường và năng suất lao động 26 3.3. Ô nhiễm môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm 27 3.4. Ô nhiễm môi trường và lợi nhuận của công ty 27 Chương III Quản lý môi trường và những thành công trong công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức 29 I. Khái quát về quản lý môi trường doanh nghiệp 29 1.1. Khái niệm 29 1.2. Lý do doanh nghiệp quan tâm đến quản lý môi trường 30 1.2.1. Pháp luật và những Ðp buộc khác đối với doanh nghiệp 30 1.2.2. áp lực về nhận thức, danh tiếng và quan hệ cộng đồng 30 1.2.3. Tăng sức cạnh tranh và các điều kiện về môi trường 31 1.2.4. Sức Ðp về tài chính 32 1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường doanh nghiệp 32 1.4. Các phương pháp sử dụng trong quản lý môi trường doanh nghiệp 33 1.4.1. Phương pháp quản lý cuối đường ống 33 1.4.2. Phương pháp quản lý dọc theo đường ống 34 1.4.3. ISO14000-phương pháp quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng 34 II. Những biện pháp quản lý môi trường đã được áp dụng tại công ty 36 2.1. Thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường 36 2.2. Họat động nghiên cứu khoa học và đầu tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường 37 2.3. Giáo dục và truyền thông môi trường 40 III. Hiệu quả của công tác quản lý môi trường 41 3.1. Hiệu qủa về môi trường 41 3.1.1. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu. 41 3.1.2. Cải thiện nồng độ bụi 43 3.1.3. Hiệu quả giảm tiếng ồn 43 3.1.4. Nước thải chung toàn công ty 45 3.2. Hiệu quả kinh tế 46 3.2.1. Tái sử dụng phế phẩm và bụi thải 46 3.2.2. Lợi Ých do sức khoẻ của người lao động được đảm bảo 48 Chương IV Những tồn tại, kiến nghị và kết luận 52 I. Những vấn đề môi trường còn tồn tại 52 II. Kiến nghị 53 III. Kết luận 55 Mục lục 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt36.doc
Tài liệu liên quan