Đề tài Hệ thống tài chính với việc phân tích hoạt động báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam

Tài liệu Đề tài Hệ thống tài chính với việc phân tích hoạt động báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam: Lời mở đầu Doanh nghiệp kinh doanh nước ta là những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu hiệu quả kinh doanh: là lợi nhuận, sự tồn tại và không ngừng phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải phát huy năng lực sẵn có, cải tạo mở rộng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu hàng hoá ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy công tác này luôn được doanh nghiệp hết sức coi trọng. Trên cơ sở những thông tin kinh tế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ phát hiện những ưu, nhược điểm của mình trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đề ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu mà còn giúp cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cơ hội đầu t...

doc67 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hệ thống tài chính với việc phân tích hoạt động báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Doanh nghiệp kinh doanh nước ta là những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu hiệu quả kinh doanh: là lợi nhuận, sự tồn tại và không ngừng phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải phát huy năng lực sẵn có, cải tạo mở rộng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu hàng hoá ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy công tác này luôn được doanh nghiệp hết sức coi trọng. Trên cơ sở những thông tin kinh tế và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ phát hiện những ưu, nhược điểm của mình trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đề ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu mà còn giúp cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp. Do vậy việc phân tích hoạt động tài chính không những chỉ quan trọng đối với chủ doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc thường xuyên đánh giá và phân tích hoạt động tài chính sẽ giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý thấy rõ được thực trạng tình hình biến động của các nguồn vốn và tài sản; việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản đúng mục đích hay không và việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn có thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước hay không.... Tổng công ty Thép Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 225/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 03/CP ngày 25/01/1996 của Chính phủ phê chuẩn “Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty”. Tổng công ty Thép Việt Nam có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế, được nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác; có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao; có các quyền và nghĩa vụ dân sự; tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn của Tổng công ty trong đó có phần vốn Nhà nước do Tổng công ty quản lý. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam, nhờ có sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, các cô chú phòng kế toán tài chính Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã chọn đề tài: "Hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích hoạt động tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam" cho Luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm các vấn đề chính sau: Phần I - Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phần II - Phân tích hoạt động tài chính năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam. Phần III - Hệ thống phân tích và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam. phần thứ nhất Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp I.-Hoạt động tài chính và sự cần thiếtphải phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp 1. Hoạt động tài chính và các quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường tổ chức dưới dạng công ty. ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp có một hình thức tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định, nhưng nội dung và bản chất quản lý tài chính đều giống nhau. 1.1 - Hoạt động tài chính và các chức năng hoạt động tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp: + Đảm bảo nguồn tài chính cho doanh nghiệp, vừa phục vụ và tác động quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường. + Huy động vốn cho sản xuất để phục vụ các chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất; phục vụ quá trình sản xuất lưu thông của doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp. + Mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Yêu cầu hoạt động tài chính của doanh nghiệp: + Sử dụng vốn đúng mục đích của doanh nghiệp. + Sử dụng vốn tiết kiệm, tăng vòng quay vốn. + .... 1.2 - Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp. Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế xã hội cho thấy quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng; xuyên suốt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với với thị trường tài chính - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác - Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp 2. Sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp: Để duy trì và phát triển doanh nghiệp; hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ: + Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế cần thiết cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính để giúp họ nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp khi tham gia mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. + Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, khả năng sinh lợi, + Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng khai thác vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khắc phục những sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Để phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp người ta thường kết hợp các phương pháp như: + Phương pháp chi tiết ( chi tiết theo yếu tố hoặc chi tiết theo bộ phận cấu thành; chi tiết theo thời gian; chi tiết theo địa điểm ). + Phương pháp so sánh ( so sánh số tuyệt đối; so sánh số tương đối; so sánh bằng số bình quân ). + Phương pháp phân tích như: phương pháp thay thế liên hoàn; phương pháp số chênh lệch; phương pháp hiệu số phần trăm để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hiện tượng kinh tế. + ..... Trong quá trình phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, người ta thường so sánh: giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước; giữa số thực hiện với số kế hoạch; giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác; So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ sẽ cho ta nhận biết sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Việc phân tích so sánh giúp ta đánh giá mức độ biến động và xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích phân tích theo từng nội dung tài chính mà khi so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.... IiI. Hệ thống báo cáo tài chính, tài liệu chủ yếu để phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính quy định trong chế độ kế toán hiện hành bao gồm 4 biểu mẫu: - Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01-DN ). - Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu số B02-DN ). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03-DN ). - Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09 - DN ). ( Các mẫu báo cáo được trình bày ở phần phụ lục ). 1- Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn ) tại một thời điểm nhất định ( thường là cuối ngày của tháng quý và năm ). Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng nhất để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1- Kết cấu của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn được trình bày dưới dạng 1 phía ( Bảng cân đối báo cáo ) hoặc 2 phía ( Bảng cân đối kế toán ). Mỗi phần được bố trí ghi mã số của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán; cột “số đầu năm”, “ số cuối kỳ” để ghi giá trị từng khoản tài sản, nguồn vốn tại các thời điểm đầu năm và cuối năm báo cáo. Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn đều sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Cụ thể như sau: *. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, phần này gồm 2 loại: + Loại A - Phản ánh tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, gồm các chỉ tiêu: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác như tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý..v..v... Những đơn vị có chi sự nghệp, trong phần này cũng phản ánh các chỉ tiêu chi sự nghiệp năm trước và chi sự nghiệp năm nay. + Loại B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, chi phí xâydựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. *. Phần nguồn vốn: bao gồm 2 loại: + Loại A - Nợ phải trả. Phản ánh các khoản nợ ngắn hạn như vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên....; nợ dài hạn như vay dài hạn; các khoản nợ khác như chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý... + Loại B - Vốn chủ sở hữu. Phản ánh vốn chủ sở hữu bao gồm vốn và các quỹ như quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trự tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. ở những doanh nghiệp được cấp kinh phí, loại này còn phản ánh nguồn kinh phí như kinh phí quản lý, kinh phí sự nghiệp năm trước, kinh phí sự nghiệp năm nay. Hai phần của bảng cân đối kế toán bao giờ cũng bằng nhau, thể hiện dưới dạng phương trình sau: Tài sản = Nguồn vốn. Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu = Tài sản - nợ phải trả. Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn có thêm phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Tài sản thuê ngoài; vật tư hàng hoá nhận gia công hộ, nhận giữ hộ, hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi, nợ khó đòi đã xử lý; ngoại tệ các loại; hạn mức kinh phí và vốn khấu hao cơ bản. 1.2- Nguyên tắc chung lập bảng cân đối kế toán. - Số liệu để lập bảng: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước; căn cứ vào số liệu từ sổ cái các tài khoản tổng hợp và chi tiết; các tài liệu khác có liên quan. - Phương pháp lập bảng: Trước khi lập bảng cân đối kế toán, cần phải kiểm tra phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán có liên quan, khoá sổ và rút số dư các tài khoản; đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan; số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, số liệu sổ kế toán và số kiểm kê thực tế. + Đối với số đầu năm, kế toán lấy số liệu cuối kỳ của bàng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở cột số đầu kỳ. + Đối với số cuối kỳ, những chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản được lên bằng cách lấy số dư bên Nợ của các tài khoản cấp I hoặc cấp II trong sổ Cái tương ứng để ghi. + Đối với những chỉ tiêu điều chỉnh giảm tài sản như chỉ tiêu “ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn “, “ Dự phòng các khoản phải thu khó đòi “, “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “, “ Giá trị hao mòn luỹ kế “ và “ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn “ có các tài khoản tương ứng luôn có số dư bên Có, nhưng khi lập bảng cân đối kế toán phản ánh ở phần tài sản phải ghi bằng số âm ( hình thức ghi trong ngoặc đơn ). + Những chỉ tiêu phản ánh ở phần nguồn vốn được lên bằng cách lấy số dư Có của các tài khoản cấp I và cấp II tương ứng để ghi. + Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán ghi theo số dư của các tài khoản tương ứng. 2 - Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh là bảng báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo này phản ánh chi tiết cho từng hoạt động ( hoạt động kinh doanh cơ bản, hoạt động tài chính, và hoạt động bất thường ) tại doanh nghiệp. 2.1- Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần chính là: Phần phản ánh tình hình kết quả kinh doanh ( Lãi, lỗ ) và phần phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có 3 cột để ghi số liệu là cột “ Quý trước”, “ Quý này”, “ Luỹ kế từ đầu năm”. Cụ thể từng phần như sau: *. Phần I: Lãi lỗ. Phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của các hoạt động như: Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi tức gộp, lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi tức tài chính, lợi tức bất thường..v..v... *. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần này gồm các chỉ tiêu về các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. 2.1- Nguyên tắc chung lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Số liệu để lập bảng: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước; căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 - Doanh thu, đến các tài khoản loại 9 - Xác định kết quả kinh doanh để lập phần I, lấy số liệu chi tiết trên các tài khoản 333 ( Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ) và tài khoản 338 ( Các khoản phải trả, phải nộp khác ) để lập phần II. - Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: * Phần I: Lãi lỗ. . Lấy doanh thu trong kỳ trừ đi các khoản chi trong kỳ ( là các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế doanh thu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; các khoản chi hoạt động tài chính đối với hoạt động tài chính; các khoản chi bất thường đối với hoạt động bất thường ) sẽ được kết quả kinh doanh ( lãi lỗ ) trong kỳ theo từng hoạt động. . Cột quý trước lấy số liệu ở cột quý này thuộc báo cáo kết quả kinh doanh quý trước để ghi sang. . Cột luỹ kế từ đầu năm được tính bằng cột quý này cộng với luỹ kế từ đầu năm của báo cáo quý trước. * Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. . Theo dõi chi tiết theo từng khoản thanh toán với Nhà nước ( thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm, kinh phí công đoàn...) . Từng chỉ tiêu được lập theo nguyên tắc: Số còn phải Số phải nộp Số đã nộp Số còn phải nộp kỳ trước + phát sinh + trong kỳ = nộp chuyển chuyển sang trong kỳ sang kỳ sau. . Lấy số liệu chi tiết trên các tài khoản chi tiết tương ứng với từng chỉ tiêu để lập. 3 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để phân tích khả năng kinh doanh, tình hình ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nhu cầu tài chính bằng tiền trong kỳ kinh doanh tới. 3.1- Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba mục thông tin chủ yếu và một số những thông tin bổ sung. - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: - Các thông tin bổ xung: Các thông tin bổ sung trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: Lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ; Tiền tồn đầu kỳ; Tiền tồn cuối kỳ. 3.2- Nguyên tắc chung lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Cụ thể: *. Phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở phân tích, thống kê trực tiếp các số liệu trên các sổ kế toán vốn bằng tiền như sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển liên quan đến từng hoạt động và chi tiết theo từng chỉ tiêu có liên quan. *. Phương pháp gián tiếp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp là dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác để ghi các chỉ tiêu của báo cáo. 4 - Thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính là tài liệu được sử dụng để giải trình khái quát những chỉ tiêu về tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, giúp cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ tài chính, kế toán. 4.1- Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính. Trong bản giải trình phải thể hiện rõ các nội dung sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính - Giải trình và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp như chỉ tiêu tỷ suất đầu tư ( Tài sản cố định/ Tổng tài sản ); tỷ suất vốn lưu động trên tài sản; tỷ suất lợi tức, khả năng thanh toán..... - Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. - Các kiến nghị của doanh nghiệp. 4.2- Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới và các kiến nghị của doanh nghiệp. IV. nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích hoạt động tài chính bao gồm: - Phân tích chung tình hình tài chính. - Phân tích hình hình vốn ( tài sản ). - Phân tích tình hình nguồn vốn. - Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định. - Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của quá trình sản xuất kinh doanh. - Dự đoán nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. 1. phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp. Nội dung phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm: 1.1- Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 hàng năm, chúng ta phân tích khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp như sau: 1- Cơ cấu và tình hình biến động tài sản. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản hàng năm của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thấy được mức độ đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh . Thông qua đó doanh nghiệp tìm ra giải pháp tốt hơn trong việc sẵp xếp, phân bổ vốn của doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu quản lý và quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh. 2- Cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn. Sau khi xem xét tình hình phân bổ vốn, người ta tiến hành việc phân tích cơ cấu nguồn vốn. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm: so sánh cơ cấu nguồn vốn đầu năm và cuối năm với tổng nguồn vốn;; đánh giá mức độ huy động các nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh; tìm ra những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. 1.2- Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Để phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn người ta phân tích 2 cân đối sau: Cân đối 1: So sánh nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp với tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có. Phần B < Phần A_ Tài sản[ ( Mục I + Mục II + Mục IV ) + Mục V( 2, 3 ) + Mục VI ] Nguồn vốn > + Phần B_ Tài sản [ Mục I + Mục II + Mục III ]. Phổ biến xảy ra 2 trường hợp: . Trường hợp 1: Vế bên trái > Vế bên phải - Tức là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không sử dụng hết để các đơn vị khác chiếm dụng. . Trường hợp 2: Vế bên trái < Vế bên phải - Tức là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Cân đối 2: So sánh nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn đi vay sử dụng với tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh , ta có : Phần B_ Nguồn vốn + Phần A_ Nguuồn vốn > < Phần A_ Tài sản [ Mục I + Mục II + Mục IV + Mục V ( 2, 3 ) + Mục VI ] [ Mục I ( 1, 2 ) + Mục II ] + Phần B_ Tài sản [Mục I + Mục II + Mục III ]. Phổ biến xẩy ra 2 trường hợp: . Trường hợp 1: Vế bên trái > Vế bên phải - Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay chưa sử dụng hết vào trong quá trình sản xuất kinh doanh để các đơn vị khác chiếm dụng . Trường hợp 2: Vế bên trái < Vế bên phải - Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay không đủ trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì rất ít khi xẩy ra trường hợp vế bên trái bằng vế bên phải trong 2 cân đối trên. 1.3- Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có chỉ tiêu tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, lãi vay phải trả... Qua đó ta phân tích so sánh với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý trước, năm trước...của từng yếu tố để khái quát xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi tức của doanh nghiệp. 2. Phân tích tình hình vốn ( tài sản ). Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên tổng số vốn từ đó thấy được tính hợp lý và trình độ sử dụng vốn. 2.1- Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. 2.1.1 Kết cấu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.. Trong bảng cân đối kế toán thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm: Vốn bằng tiền ;Đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho. 2.1.2 - Nguồn vốn hình thành tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: Ngân sách Nhà nước cấp ban đầu, vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ quỹ phát triển kinh doanh,nguồn vốn vay........ Phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nói riêng và trong tổng tài sản nói chung. Cụ thể: - Đối với khoản mục vốn bằng tiền: Xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá tích cực, vì không nên dự trữ lượng tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng đưa vào sản xuất kinh doanh. - Đối với khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng đầu tư và liên doanh; để đánh giá tính tích cực sự gia tăng này phải xem xét hiệu quả đầu tư. - Đối với khoản mục các khoản phải thu: Thông thường các khoản phải thu càng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả được đánh giá tích cực nhất. - Đối với khoản mục hàng tồn kho: Hàng tồn kho được đánh giá hợp lý là thực hiện tốt các định mức dự trữ. Hàng tồn kho: dự trữ vật tư, hàng hoá không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ đánh giá là không tốt. 2.2- Phân tích tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định ( như nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho hàng, bến bãi.....). là tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định của Nhà nước thì tài sản cố định là tài sản phải đảm bảo 2 điều kiện sau: có giá trị lớn (từ 5 triệu đồng trở lên ); thời gian sử dụng trên một năm. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, tài sản cố định bị hao mòn dần (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình ). Giá trị của tài sản cố định chuyển hoá dần vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ, vốn cố định sẽ giảm tương đương giá trị hao mòn của tài sản cố định. Các khoản đầu tư dài hạn là các khoản doanh nghiệp đầu tư vốn vào các đơn vị khác và thời gan đầu tư dài ( trên một năm ). Để xem xét tình hình đầu tư và mua sắm tài sản cố định, cơ sở sản xuất tăng cường người ta thường xem xét chỉ tiêu Tỷ suất đầu tư theo công thức sau: Tài sản cố định Tỷ suất đầu tư = X 100% Tổng tài sản 2.1.1 - Kết cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong bảng cân đối kế toán thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn bao gồm: Tài sản cố định; Các khoản đầu tư dài hạn; Chi phí xây dựng cơ bản dở dang; Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. 2.2.2 - Nguồn vốn hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Nguồn hình thành tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu gồm: vốn Ngân sách cấp phát, vốn tự bổ sung từ các quỹ của doanh nghiệp vốn vay bên ngoài ; vốn liên doanh, liên kết.. Nghiên cứu nguồn hình thành cho ta hiểu biết năng lực sản xuất và tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhằm xác định tỷ trọng tài sản cố định trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân bổ vốn, đánh giá trình độ sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn. Việc phân tích nguồn vốn để đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn; tình hình huy động vốn, tìnhh hình sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó xác định tình hình tài chính doanh nghiệp. Trong bản cân đối kế toán nguồn vốn gồm 2 phần: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 3.1- Phân tích tình hình nợ phải trả. Nợ phải trả là một phần vốn để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Nợ phải trả bao gồm: vốn tín dụng ( nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác ) và các khoản đi chiếm dụng ( các khoản phải trả người cung cấp, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế và các khoản phải nộp, chi phí phải trả, phải trả phải nộp khác....). Việc sử dụng hợp lý nguồn vốn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh từng khoản mục và tỷ trọng của chúng trong cơ cấu nợ phải trả để tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn vốn này hợp lý hơn. 3.2- Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, kinh phí sự nghiệp và kinh phí quản lý của các đơn vị phụ thuộc nộp lên....Các nguồn vốn này doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh hoặc dùng vào những mục đích chuyên dùng. Để đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính, người ta dùng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ Phần B_ Nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ = X 100% Tổng nguồn vốn 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: Người bán, người mua, Nhà nước, các tổ chức tài chính, cán bộ công nhân viên.Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán phản ánh một phần tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán bao gồm: 4.1- Phân tích tình hình thanh toán. 4.1.1- Phân tích các khoản phải thu. Các khoản phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác.... trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ lệ giữa các Tổng giá trị các khoản phải thu khoản phải thu = X 100% và tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn 4.1.2- Phân tích các khoản nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả là các khoản vay tín dụng, các khoản chiếm dụng vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ. Phân tích chỉ tiêu này để thấy được tình hình các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong tương lai bằng việc xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ số nợ. Tỷ số nợ được xác định bằng công thức: Nợ phải trả Tỷ số nợ = X 100 Tổng nguồn vốn 4.2- Phân tích khả năng thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu thể hiện qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta dùng một số chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ trong kỳ của doanh nghịêp, đồng thời nó cũng chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ. Hệ số khả TSLĐ và đầu tư ngắn hạn năng thanh = toán hiện thời Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu năng thanh = toán nhanh Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số khả năng Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn = thanh toán bằng tiền Nợ ngắn hạn. - Số vòng quay hàng hoá, thành phẩm tồn kho. Số vòng quay Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ = hàng tồn kho Trị giá vốn hàng tồn kho bình quân. - Số vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các Doanh thu thuần = khoản phải thu Các khoản phải thu 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Trong kinh tế thị trường mục đích của doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận, là tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là kết quả của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đem lại. Do vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn rất cần thiết đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong việc định hướng sự phát triển sau này. 5.1- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.. Vốn lưu động là 1 phần nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ thể hiện trình độ sử dụng vốn, mức vốn lưu động thực tế đã sử dụng cho quá trình sản xuất để xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau: - Hệ số luân chuyển vốn lưu động. Để phân tích trong kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động đã luân chuyển được bao nhiêu vòng người ta xác định bằng công thức: M L = V Trong đó: . L Số lần luân chuyển ( vòng quay ) của vốn lưu động trong kỳ. . M: Tổng mức luân chuyển doanh số bán hàng đã trừ thuế ). . V: Số vốn lưu động bình quân trong kỳ. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Để tạo ra một đồng hàng hoá luân chuyển của doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động người ta xác định bằng công thức: V K = M Trong đó: . K: Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động. . V: Số vốn lưu động bình quân trong kỳ. . M: Tổng mức luân chuyển ( doanh số bán hàng đã trừ thuế ). - Độ dài của một vòng luân chuyển. Để xác định số ngày vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển hết một vòng người ta xác định bằng công thức: N D = L Trong đó: . D: Độ dài của một vòng luân chuyển. . N: Số ngày của một kỳ phân tích. . L: Số lần luân chuyển ( vòng quay ) của vốn lưu động trong kỳ. - Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để xác định hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và xác định như sau: P Q = V Trong đó: . Q: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. . P: Tổng lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm. . V: Số vốn lưu động bình quân trong kỳ. 5.2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định, người ta dùng một hệ thống các chỉ tiêu sau: - Hệ số sử dụng vốn cố định. Để xác định một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu người ta sử dụng công thức: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Hệ số sử dụng VCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý của từng thời kỳ, ta phải phân tích chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn cố định trong mối quan hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tham gia sản suất trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu và được xác định như sau: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ. - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Vốn cố định bình quân trong kỳ. Hệ số đảm nhiệm VCĐ = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. - Hệ số hiệu quả sử dụng ( hệ số lợi nhuận ) vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Hiệu quả sử dụng VCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ. 6. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh có quan hệ đến nhiều yếu tố như lao động sống, lao động vật hoá, vốn... Vì vậy khi phân tích cần phải xem xét qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ( bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động ), tỷ suất sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh thường được sử dụng khi phân tích được tính bằng công thức: Kết quả đầu ra. Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào. Kết quả đầu ra là các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi tức...; Chi phí đầu vào là các chỉ tiêu lao động, tư liệu sản xuất, vốn lưu động và vốn cố định.... Nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất. Một chỉ tiêu giúp cho các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi tức thuần ( hay còn gọi là lợi tức sau thuế). Tỷ suất lợi tức thuần Lợi tức thuần = x 100 doanh thu Doanh thu thuần ( Công thức A) Người ta thường so sách nó với tỷ suất năm trước hoặc tỷ suất dự kiến để thấy rõ chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Một chỉ tiêu khác để các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng xem xét đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là tỷ suất lợi tức thuần vốn sản xuất kinh doanh ( hay còn gọi là hệ số doanh lợi vốn sản xuất ). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng lợi tức thuần và xác định bằng công thức: Tỷ suất lợi tức Lợi tức thuần = x 100 vốn sản xuất Vốn sản xuất bình quân ( Công thức B ) Trong đó, vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Chỉ tiêu này còn gọi là “ tỷ suất thuần trên tài sản sử dụng”. Ngoài việc sử dụng hai chỉ tiêu trên, Người ta còn nghiên cứu chỉ tiêu số lần chu chuyển của vốn sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì phải cần bao nhiêu đồng vốn sản xuất và được xác định như sau: Số lần chu chuyển Doanh thu thuần = x 100 của vốn sản xuất Vốn sản xuât bình quân ( Công thức C) Trên cơ sở các chỉ tiêu này, doanh nghiệp tiến hành so sách với tỷ suất của những năm gần nhất cũng như so sánh nó với dự kiến và tỷ suất của các doanh nghiệp khác cùng tính chất và quy mô hoạt động để xem xét hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình. Từ mối liên hệ của công thức A,B,C chúng ta có mối quan hệ thể hiện tình hình khái quát chung của 3 chỉ tiêu trên qua phương trình sau: Công thức A = Công thức B X Công thức C Hay: Tỷ suất lợi tức thuần Tỷ suất lợi tức thuần Số lần chu chuyển = x trên vốn sản xuất doanh thu Vốn sản xuất. 7.-Dự đoán nhu cầu tài chính. Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn nhiều hay ít lại phụ thuộc tuỳ thuộc doanh thu lớn hay nhỏ. Do vậy, khi doanh thu biến thiên đòi hỏi phải có sự biến thiên của vốn. Tuy nhiên hai sự biến thiên này không nhất thiết là theo một tỷ lệ bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Trong thực tiễn quản lý tài chính doanh nghiệp, luôn nảy sinh nhu cầu “ ước tính" về tài chính. Nhu cầu ước tính đó chính là nhu cầu dự đoán tài chính của doanh nghiệp. Có hai phương pháp được áp dụng phổ biến để dự đoán nhu cầu tài chính, đó là phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu và phương pháp sử dụng các nhóm tài chính đặc trưng của doanh nghiệp. *. Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là một phương pháp dự đoán ngắn hạn, giản đơn, nhưng đòi hỏi phải hiểu hiểu rõ quy trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải hiểu rõ tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, vốn liếng, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.Phương pháp này được thực hiệu theo các bước sau: - Tính số dư của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán của năm báo cáo. - Chọn những khoản mục chịu sự biến động trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với doanh thu, tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với doanh thu. - Dùng tỷ lệ phần trăm đó ước tính nhu cầu vốn kinh doanh, dựa vào chỉ tiêu doanh thu cần đạt của năm sau. - Định hướng các nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế. *. Phương pháp sử dụng các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng: Để phân tích theo phương pháp này, trước hết doanh nghiệp cần có kế hoạch tài chính cho năm tới với một số chỉ tiêu cơ bản như: + Giá bán của một sản phẩm ( trong đó chi phí khả biến chiếm bao nhiêu phần trăm, giá vốn chiếm bao nhiêu phần trăm ). + Tổng chi phí cố định được xác định là bao nhiêu. + Các tỷ số tài chính được xây dựng gồm một số chỉ tiêu: Vòng quay toàn bộ vốn; Hệ số nợ; Hệ số thanh toán tạm thời; Hệ số thanh toán nhanh; Kỳ thu tiền trung bình; Vòng quay hàng tồn kho.....Dựa vào các thông tin về các chỉ tiêu tài chính đó, ta tính toán nhu cầu vốn cho kế hoạch năm sau. phần thứ hai PHân tích hoạt động tài chính tại tổng công ty thép việt nam. I. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty thép việt nam. 1.- Đặc điểm hoạt động kinh doanh. 1.1- Quá trình phát triển. Ngành thép là ngành công nghiệp quan trọng quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Để công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế, các nước trên thế giới đều quan tâm chú trọng phát triển ngành thép của nước mình. ở Việt Nam, để thực hiện xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân từng bước hoà nhập với sự phát triển kinh tế thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới sự phát triển ngành thép. Trên cơ sở đó, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo QĐ số 255 Ttg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và NĐ số 03/CP ngày 25/1/1996 của Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam. 1.2- Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh. Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam quy định: “ Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh thép, một số kim loại khác và các khoáng sản có liên quan theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển các ngành kim loại này; bao gồm xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, vận chuyển, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.”. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ trên, Tổng công ty Thép Việt Nam đã được Nhà nước cấp phép đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau: - Khai thác mỏ quặng sắt, các mỏ có liên quan đến công nghiệp sản xuất thép. - Sản xuất thép, các kim loại khác và sản phẩm từ thép. - Kinh doanh và dịch vụ thép, các loại kim khí, nguyên vật liệu thép, quặng sắt, các loại vật tư ( kể cả vật tư thứ liệu), phụ tùng, máy móc thiết bị và dịch vụ khác. - Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, các loại kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thép, quặng sắt, các loại vật tư ( kể cả vật tư thứ liệu), phụ tùng, máy móc thiết bị khác. - Nghiên cứu, đào tạo khoa học kỹ thuật ngành thép. - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà khách và tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. - Khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình công nghiệp mỏ luyện kim, cán thép và dân dụng. - ....... Hiện nay Tổng công ty Thép Việt Nam có 16 đơn vị thành viên được chia thành 3 khối như sau: 1. Khối các đơn vị sản xuất gồm: Công ty Gang thép Thái Nguyên; Công ty thép Miền Nam; Công ty thép Đà Nẵng. 2. Khối các đơn vị thương mại gồm: Công ty kim khí Hà Nội; Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội; Công ty kim khí Bắc Thái; Công ty kim khí Quảng Ninh; Công ty kim khí Hải Phòng; Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung; Công ty kim khí TP Hồ Chí Minh; Công ty vật tư và thiết bị công nghiệp; Văn phòng TCTy Thép Việt Nam. 3. Khối các đơn vị sự nghiệp gồm: Viện luyện kim đen; Trường dạy nghề mỏ và luyện kim; Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên; Bệnh viện Trại Cau. Ngoài ra Tổng công ty Thép Việt Nam còn góp vốn với 14 đơn vị liên doanh nước ngoài ( trong đó có 13 liên doanh sản xuất và gia công thép ) gồm một số liên doanh chính như: ViNaKyoei, VPS, Vinasteel,..... 1.3- Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở sát nhập Tổng công ty Thép Việt Nam ( Thuộc Bộ Công Nghiệp Nặng) và Tổng công ty Kim khí ( Thuộc Bộ Thương Mại) đã tạo ra khả năng to lớn cho sự phát triển ngành Thép Việt Nam những năm sau này. Đến nay năng lực cán thép của ngành thép nước ta khoảng 2,5 triệu tấn/ năm trong đó năng lực thép cán của Tổng công ty Thép Việt Nam và liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam khoảng 1,8 triệu tấn/ năm đã đáp ứng phần lớn nhu cầu thép xây dựng trong nước - không còn phải nhập khẩu thép xây dựng của nước ngoài. Tổng công ty Thép Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh với tổng số vốn kinh doanh trên 1300 tỷ đồng, có năng lực sản xuất thép cán của các đơn vị thành viên trên 0,76 triệu tấn/ năm ( không kể các đơn vị liên doanh); Lao động toàn ngành trên 25.000 người; Hàng năm doanh số đạt trên 5.500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 100 tỷ đồng. Hoạt động kế toán tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động này góp phần thực hiện các mục tiêu của Tổng công ty như: + Đảm bảo nguồn tài chính cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên, vừa phục vụ và tác động quá trình sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên tiến hành bình thường. + Huy động vốn cho sản xuất để phục vụ các chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất; phục vụ quá trình sản xuất lưu thông của doanh nghiệp và phát triển Tổng công ty và các đơn vị thành viên. + Mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. 2. mô hình Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam. Tổng công ty Thép Việt Nam ( Dưới đây gọi tắt là TCTy) gồm có những đơn vị hạch toán kinh tế độc lập đóng tại các địa phương trên cả nước nên công tác kế toán của TCTy theo hình thức phân tán. Cụ thể như sau: - Văn phòngTCTy Thép Việt Nam là đơn vị hạch toán tổng hợp. - Các đơn vị thành viên áp dụng hình thức hạch toán như sau: + Hình thức hạch toán độc lập (các công ty). + Hình thức hạch toán phụ thuộc ( các cơ sở sản xuất, cửa hàng trực thuộc công ty). + Hình thức hạch toán hành chính sự nghiệp ( các viện, trường, bệnh viện). Phòng kế toán của văn phòng TCTy được tổ chức thành 3 bộ phận với chức năng và nhiệm vụ như sau: 1. Bộ phận tổng hợp: thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chính sau đây: Hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo các chế độ, chính sách tài chính và kế toán hiện hành của Nhà nước phù hợp với đặc thù của ngành thép; Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán và quyết toán của các đơn vị thành viên;Tổng hợp kiểm kê, quyết toán ngành và thực hiện chế độ báo cáo các cơ quan Nhà nước theo quy định; Tham mưu cho TCTy giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác kế toán, tài chính, giá cả của ngành thép. 2. Bộ phận kế toán văn phòng TCTy Thép Việt Nam: thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chính sau đây: Thực hiện các hoạt động thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, kinh doanh xuất nhập khẩu của văn phòng TCTy; Theo dõi TSCĐ toàn TCty, việc vay trả vốn các dự án đầu tư của TCTy và đầu tư liên doanh; Đối chiếu công nợ với các đơn vị thành viên; Quyết toán chi phí văn phòng TCTy và kết quả kinh doanh của văn phòng TCTy............ 3. Bộ phận tài chính: thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chính sau đây: Lập kế hoạch tài chính hàng năm và giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị thành viên; Điều hoà bảo lãnh vốn kinh doanh cho các đơn vị thành viên..... Trong Quy chế tài chính của Tổng công ty ban hành có sự thoả thuận của Bộ Tài chính tại phần “ Chế độ tài chính doanh ngiệp thành viên TCTy “. thì công tác kế toán - thống kê - kiểm toán của TCTy được quy định tại điều 22; chế độ tài chính doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chế độ tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp của TCTyđược quy định tại điều 23. Các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và VP Tổng công ty thực hiện công tác kế toán như sau: - Hệ thống chứng từ kế toán, việc ghi chép ban đầu được thực hiện theo QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính và thông tư số 10/TT-CĐKT ngày 20 tháng 03 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ xung chế độ kế toán doanh nghiệp. - Chế độ kế toán của TCTy và các doanh nghiệp thành viên theo QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính và thông tư số 10TC/CĐKT ngày 20 tháng 03 năm 1997 của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi bổ xung chế độ kế toán doanh nghiệp -Hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Các loại sổ kế toán của hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm có: + Nhật ký chứng từ. + Bảng kê. + Sổ cái. + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. - Các báo cáo tài chính theo chế độ quy định là: + Bảng cân đối kế toán - Ký hiệu B 01-DN. + Báo cáo kết quả kinh doanh - Ký hiệu B 02-DN. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Ký hiệu B 03-DN. + Thuyết minh báo cáo tài chính - Ký hiệu B 09-DN. Ngoài ra để phục vụ cho công tác kiểm tra giám đốc của TCTy, theo định kỳ: tháng, quý, năm các đơn vị thành viên có các báo cáo bổ sung gửi Tổng công ty như: - Bảng theo dõi nhập, xuất, tồn kho hàng hoá. - Bảng theo dõi hàng hoá nhập khẩu. - Bảng theo dõi biến động tỷ giá. - Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm. ( Đối với khối SXCN) - Báo cáo chi phí lưu thông. (Đối với khối thương mại) - Báo cáo chi tiết hàng hoá tiêu thụ. - Báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị sản lượng hàng hoá. - ....... Tốm lại Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp (vừa có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ , vừa có doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa có đơn vị sự nghiệp, y tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học) trên phạm vi toàn quốc nên rất đa dạng nhưng đã tổ chức tốt bộ máy kế toán và công tác kế toán của Tổng công ty phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Tổng công ty. Việc Tổng công ty ứng dụng tin học trong quản lý tài chính nói chung và kế toán nói riêng đã giúp cho công tác hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và đúng thời gian quy định. II. Phân tích tình hình tài chính năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt nam Xem bảng số 1: Bảng cân đối kế toán trong các báo cáo tài chính năm 1998 của Tổng công ty Thép việt Nam ở phần phụ lục. 1. Phân tích chung tình hình tài chính năm 1998 của tổng công ty thép việt nam. Năm 1998 cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nước trong khu vực tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chững lại. Các công trình đầu tư và vốn đầu tư giảm sút. Một số công trình phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ thi công. Tỷ giá USD tăng vào quý I và III đã gây thiệt hại cho các đơn vị nhập khẩu. Giá thép nhập khẩu giảm liên tục, lô nhập sau thấp hơn lô nhập trước dẫn đến hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu rất hạn chế. Tình hình thiên tai, lũ lụt lại xảy ra liên tiếp tại khu vực miền Trung và miền Nam đã làm giảm thêm sức mua thép trong khi những năm qua do nhiều nguyên nhân tác động như: công tác quản lý và điều hành nhập khẩu thép; đầu tư xây dựng các cơ sở cán thép, giá phôi thép và thép các loại. thế giới và khu vực giảm.. dẫn đến thị trường thép nước ta cung lớn hơn cầu. Mặc dù có những khó khăn, nhưng năm 1998 toàn ngành đã phấn đấu thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao như: - Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 103%. - Tổng doanh thu đạt 105,5%. - Sản lượng thép cán đạt 103,6%. - Nộp ngân sách 117,2%. ....... Riêng sản phẩm thép các loại có mức tăng trưởng khá so với năm 1997 như: Sản lượng thép cán ( tăng 13,4% ), tổng doanh thu ( tăng 8,7% )..... 1.1- Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn. Qua số liệu tại bảng cân đối kế toán năm 1998 ta có các dữ kiện sau: Chỉ tiêu số Đầu năm số Cuối năm Chênh lệch Số tiền % Tổng tài sản 3.744.573.682.145 3.139.223.364.865 605.350.317.280 16 Tổng nguồn vốn 3.744.573.682.145 3.139.223.364.865 605.350.317.280 16 Tổng số tài sản cuối năm giảm so với đầu năm là 605.350.317.280 đồng ( 3.319.223.364.865 - 3.744.573.682.145 ); giảm khoảng 16%. Sơ bộ có thể nhận biết: - Đối với bên tài sản, trong số tài sản giảm trong kỳ thì cơ cấu giảm chủ yếu bao gồm: + Tài sản lưu động cuối năm giảm so với đầu năm là 545.514.559.742 đồng; giảm khoảng 20%. Trong đó các khoản giảm có biểu hiện tốt là: Các khoản phải thu; Vốn cho các đơn vị nội bộ vay; hàng hoá tồn kho.( giảm hơn 304,372 tỷ đồng) ..... + Tài sản cố định cuối năm giảm so với đầu năm là 59.835.737.538 đồng; giảm khoảng 5,7%. - Đối với bên nguồn vốn, tổng nguồn vốn cuối năm giảm so với đầu năm trong đó : + Nợ phải trả giảm so với đầu năm là 573.322.317.685 đồng; giảm khoảng 23.57%. Trong đó các khoản giảm có biểu hiện tốt là: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn..... + Vốn chủ sở hữu giảm so với đầu năm là 32.027.999.599 đồng; giảm khoảng 2,4%. 1.2- Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Qua bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 1998 ta phân tích cân đối 1: + Tại thời điểm đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu là 1.312.504.287.943 đồng (vế bên trái); trong khi vế bên phải là 2.466.413.099.118 đồng ({119.050.580.873 đ + (- 397.500 đ ) + 1.255.971.484.458 đ + ( 36.264.651.965 đ + 7.240.118.360 đ ) + 2.180.261.929 đ}+{554.895.726.070 đ + 409.488.041.712 đ + 81.322.631.251 đ } So sánh hai vế ta thấy: Vế bên trái < Vế bên phải. Như vậy tại thời điểm đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty không đủ bù đắp cho tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh với số tiền là 1.153.908.811.175 đồng( 1.312.504.287.943 đ - 2.466.413.099.118 đ ). Để bù đắp Tổng công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay nợ. + Tại thời điểm cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu là:1.280.476.288.348 đ. Trong khi vế bên phải là 2.042.606.670.285 đồng({ 121.176.378.043đ+ 888.996.235.014 đ + (38.670.411.451 đ + 4.569.833.079 đ ) + 5.146.277.013 đ } + { 550.125.513.408 đ + 382.516.708.565 đ + 51.405.313.712 đ } So sánh hai vế ta thấy: Vế bên trái < Vế bên phải. Như vậy, tại thời điểm đầu năm nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty không đủ bù đắp cho tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh với số tiền là 762.130.381.937 đồng.( 2.042.606.670.285 đ - 1.280.476.288.348 đ). Để bù đắp Tổng công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay nợ. Qua cân đối 1 cho thấy so với đầu năm tình hình tài chính cuối năm của Tổng công ty khả quan hơn do giảm nguồn vốn vay là 391.778.429.238 đồng. (1.153.908.811.175 đ - 762.130.381.937 đ) Phân tích cân đối 2 ta có: Cân đối 2. Phần B_ Nguồn vốn + Phần A_ Nguồn vốn { Mục I ( 1, 2 ) + Mục II } = Phần A_ Tài sản { Mục I + Mục II + Mục IV + Mục V ( 2, 3 ) + Mục VI } + Phần B_ Tài sản { Mục I + Mục II + Mục III }. + Tại thời điểm đầu năm, Vế bên trái ( nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay) là : 2.586.145.834.739 đồng ({ 1.312.504.287.943 đ }+{ (854.539.923.091 đ + 51.273.520.873 đ ) + 367.828.102.832 đ } ) trong khi Vế bên phải là 2.466.413.099.118 đồng.({ 119.050.580.873 đ + ( -397.500 đ ) + 1.255.971.484.458 đ + (36.264.651.965 đ + 7.240.188.360 đ ) + 2.180.261.929 đ } +{ 554.895.726.070 đ + 490.488.041.712 đ + 81.322.631.251 đ }. So sánh 2 vế ta thấy: Vế bên trái > vế bên phải. + Tại thời điểm cuối năm Vế bên trái ( nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay) là 2.418.576.147.883 đồng.({ 1.280.476.288.348 đ }+ {(807.117.035.926 đ + 50.172.301.709 đ ) + 280.810.521.900 } trong khi Vế bên phải là 2.042.606.670.285 đồng.({ 121.176.378.043 đ + 0 đ + 888.996.235.014 đ + ( 38.670.726.545 đ + 4.569.833.079 đ ) + 5.146.277.013 đ + { 550.125.513.408 đ + 382.516.708.565 đ + 51.405.313.712 đ }. So sánh 2 vế ta thấy: Vế bên trái > vế bên phải. Như vậy tại thời điểm đầu năm và cuối năm, nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay của Tổng công ty chưa sử dụng hết vào trong quá trình sản xuất kinh doanh nên bị các đơn vị khác chiếm dụng. Cụ thể số vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng : Tại thời điểm đầu năm là:119.732.735.621 đồng.( 2.586.145.834.739 đ - 2.466.413.099.118 đ) Tại thời điểm cuối năm là: 375.969.477.598 đồng( 2.418.576.147.883 đ - 2.042.606.670.285 đ) Qua cân đối 2 cho thấy số vốn cuối năm Tổng công ty bị chiếm dụng lớn hơn đầu năm là 256.236.741.977 đồng (375.969.477.598 đồng - 119.732.735.621 đồng). Tổng công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng. Mặt khác qua phân tích 2 cân đối trên cho thấy bên cạnh việc Tổng công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay nợ.thì Tổng công ty lại bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do vậy, Tổng công ty cần có kế hoạch để thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng để có nguồn trang trải các khoản đi chiếm dụng đặc biệt là nguồn vốn vay . . 1.3- Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: - Tổng doanh thu năm nay tăng hơn so với năm trước là: 5.786.272.869.924 đ - 5.438.189.261.783 đ = 348.083.608.141 đồng; tức là tăng 6,4% - Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cuối năm so với đầu năm là 7,3% - tăng lên 386.917.755.518 đồng do tác động của tỷ giá ngoại tệ thay đổi tăng. - Chi phí quản lý, chi phí bán hàng giảm so với năm trước một lượng là 23.998.992.091 đồng; giảm khoảng 8,5%. Mặc dù giá vốn hàng bán trong năm tăng lên, song do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi nên lợi tức sau thuế từ hoạt động kinh doanh năm nay tăng so với năm trước là 1.741.215.909 đồng; số tương đối tăng so với năm trước là 10,2%. Để phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp ta phải phân tích cụ thể các lĩnh vực quản lý sau: 2. Phân tích tình hình vốn ( tài sản ). Vốn của doanh nghiệp được hình thành trên hai phần: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ mà vốn trong doanh nghiệp được phân bổ cho hợp lý, thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có những căn cứ xác đáng trên cơ sở phân tích tình hình vốn, đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tổng vốn, ta phân tích chi tiết từng bộ phận của vốn trong sự tác động qua lại của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để từ đó thấy được bản chất, mức độ và tính hợp lý của việc phân bổ vốn, trình độ sử dụng vốn. Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. ( Xem bảng số 2 - Phụ lục: Bảng phân tích tình hình phân bổ vốn năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 2.1- Phân tích tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Kết cấu của tài sản lưu động là tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.. Qua sự phân tích số liệu và tính toán về tình hình tài sản lưu động tại thời điểm đầu năm và cuối năm, ta thấy: Tổng tài sản lưu động cuối năm giảm so với đầu năm là 545.514.559.742 đồng; giảm khoảng 20%. Trong cơ cấu đó chủ yếu giảm ở các khoản: + Vốn bằng tiền tăng : 2.125.797.170 đồng. Tăng khoảng 1,75% so với đầu năm. Trong đó: - Tiền mặt tăng so với đầu năm là 1.202.669.845 đồng; tăng 7,4%. - Tiền gửi ngân hàng giảm so với đầu năm là 15.630.965.999 đồng; giảm 15,7%. - Tiền đang chuyển tăng so với đầu năm là 16.554.093.324 đồng; tăng 460%. Đầu năm tiền tồn quỹ của Tổng công ty là 119.050.580.873 đồng; chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% trong tổng tài sản lưu động và đây là một tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy Tổng công ty đã hạn chế mức tiền tồn quỹ để đưa vốn vào trong sản xuất. Đối với khoản mục này, xu hướng chung thì nếu lượng tiền giảm trong kỳ cho thấy lượng dự trữ tiền mặt và dự trữ tiền gửi ngân hàng đã giải phóng một lượng vốn vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng lượng tiền ở đây tăng không đáng kể so với đầu năm nên có thể coi là tích cực vì xét trên khía cạnh thanh toán tức thời, vốn bằng tiền trong kỳ tăng sẽ đảm bảo khả năng thanh toán thuận lợi hơn trong doanh nghiệp. Xét chi tiết thì lượng tiền trong lưu thông ( tiền đang chuyển ) tại thời điểm cuối năm rất lớn, trong khi đó thì lượng tiền mặt tại quỹ chỉ tăng 7,4% và tiền gửi ngân hàng lại giảm 15,7% so với đầu năm. + Các khoản phải thu giảm so với đầu năm là 184.509.140.636 đồng. Giảm khoảng 18%. Trong đó: - Phải thu của khách hàng tăng so với đầu năm là 138.856.348.985 đồng; tăng 33%. - Trả trước cho khách hàng giảm so với đầu năm là 116.453.441.801 đồng; giảm 79%. - Phải thu nội bộ giảm so với đầu năm là 202.265.106.603 đồng; giảm 39%. - Các khoản phải thu khác giảm so với đầu năm là 3.943.555.155 đồng; giảm 3%. Trong tổng tài sản nói chung và trong tổng tài sản lưu động nói riêng, các khoản phải thu chiếm một tỷ trong lớn ( so với tổng tài sản lúc đầu năm là 44% và lúc cuối năm là 47% - so với tài sản lưu động lúc đầu năm là 72% và lúc cuối năm là 69% ). Điều này thể hiện rõ chính sách khuyến mại của Tổng công ty trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm thép. Tuy nhiên xét về tỷ trọng khoản phải thu thì việc tăng tỷ trọng này là một dấu hiệu không khả quan trong điều kiện tổng doanh thu và doanh thu thuần tỷ lệ tăng thấp ( tổng doanh thu cuối kỳ tăng so với đầu năm là 6,4% và tỷ lệ doanh thu thuần tăng so với đầu năm là 6,47% ), do đó doanh nghiệp cũng nên xây dựng một quy chế chặt chẽ để hạn chế bị chiếm dụng vốn trong lưu thông hàng hoá, từ đó giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong cơ cấu vốn lưu động để có thể tiết kiệm được vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất. + Hàng tồn kho giảm so với đầu năm là 366.975.249.444 đồng. Giảm khoảng 37,8%. Trong đó: - Hàng mua đang đi đường giảm 15.280.951.497 đồng; giảm 90% so với đầu năm. - Nguyên vật liệu tồn kho giảm 35.341.347.949 đồng; giảm khoảng 8,6% so với đầu năm. - Công cụ, dụng cụ tồn kho giảm 2.264.193.351 đồng; giảm 17% so với đầu năm. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 33.091.363.802 đồng; giảm 21,2% so với đầu năm. - Thành phẩm tồn kho tăng 42.052.973.016 đồng; tăng 31,4% so với đầu năm. - Hàng hoá tồn kho giảm 304.373.582.742 đồng; giảm 60% so với đầu năm. - Hàng gửi đi bán giảm 17.580.730.921 đồng; giảm 87% so với đầu năm. Qua phân tích trên ta thấy, nhìn chung đơn vị đã giảm lượng dự trữ hàng tồn kho, tăng cường giải phóng hàng hoá ( giảm 60% so với đầu năm ). Đây là một điểm tốt doanh nghiệp cần phát huy để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giành thị phần lớn về mặt hàng thép vốn dĩ cung đã lớn hơn cầu. Tuy nhiên khối lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ tăng lên 31,4% cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã sản xuất một lượng lớn thành phẩm. Bên cạnh đó khoản hàng mua đang đi trên đường cũng giảm mạnh ( giảm 90% ) có thể do hàng mua về bù đắp cho lượng vật tư để sản xuất trong kỳ. + Tài sản lưu động khác tăng so với đầu năm là 877.620.584 đồng. Tăng khoảng 0,77% - trong đó tăng chủ yếu do khoản: -Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn cuối kỳ tăng so với đầu năm là 22.461.662.501 đồng; tăng 243% - có thể do doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp vay nợ. 2.2- Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm 28% trên tổng số tài sản tại thời điểm đầu năm và chiếm 31% tại thời điểm cuối năm. Dựa trên bảng cân đối kế toán năm 1998 của Tổng công ty ta xác định chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cuối năm là 17,5% ,tỷ suất đầu tư đầu năm là 14,8% tăng hơn so với đầu năm là 2,7% điều đó cho thấy trong năm 1998 Tổng công ty đã tăng cường máy móc thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. Cụ thể là: - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng: 62.896.853.343 đồng. Tăng 6,06% so với đầu năm. - Nguyên giá tài sản vô hình giảm:103.294.673 đồng. Giảm khoảng 0,15% so với đầu năm. Đi sâu vào phân tích ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn ta có số dư cuối năm giảm là 59.835.757.538 đồng; giảm 5,72% so với số dư đầu năm. Trong cơ cấu đó thì giảm chủ yếu ở các khoản: A) Giá trị còn lại tài sản cố định giảm: 4.770.212.662 đồng, giảm 0,86% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình tăng: 607.697.220 đồng. Tăng 0,13 so với số dư đầu năm. - Giá trị còn lại tài sản vô hình giảm: 5.377.909.882 đồng. Giảm 9,01% so với số dư đầu năm. B) Các khoản đầu tư dài hạn giảm là 26.971.333.147 đồng. Giảm 6,59% so với số dư đầu năm. - Đầu tư chứng khoán dài hạn tăng 150.000.000 đồng, tăng 10% so với số dư đầu năm . - Góp vốn liên doanh giảm 27.121.333.147 đồng, giảm 6,66% so với số dư đầu năm. C) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 29.917.317.539 đồng, giảm 36,7% so với đầu năm. D) Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn tăng 1.823.105.810 đồng; tăng 4191% so với đầu năm. Qua phân tích tình hình vốn (tài sản) của Tổng công ty ta có nhận xét: + Năm 1998 Tổng công ty đã tăng cường năng lực sản xuất của mình thông qua việc cải tạo, mua sắm máy móc thiết bị và cơ sở vật chất do đó nguyên giá tài sản cố định tăng: 62.896.853.343 đồng.(tăng 6,06% so với tổng nguyên giá tài sản cố định của Tổng công ty) + Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá dẫn đến hàng tồn kho giảm đáng kể ( đặc biêt số dư cuối năm hàng hoá tồn kho giảm trên 304 tỷ đồng bằng 60% so với số dư đầu năm 304.373.582.742 đ /506.427.927.730 đ ). Đây là một điểm tốt doanh nghiệp cần phát huy để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giành thị phần lớn về mặt hàng thép vốn dĩ cung đã lớn hơn cầu. + Đã thu hồi được những khoản nợ thương mại, đáng chú ý là giảm so với năm trước các khoản sau: Các khoản phải thu giảm là 184.509.140.636 đồng, giảm khoảng 18% so với đầu năm; Phải thu của khách hàng tăng là 138.856.348.985 đồng, tăng 33% so với đầu năm; Trả trước cho khách hàng giảm là 116.453.441.801 đồng, giảm 79% so với đầu năm; Phải thu nội bộ giảm là 202.265.106.603 đồng, giảm 39% so với đầu năm..... Tóm lại, trong điều kiện thị trường cạnh tranh như ngành thép, tình hình cơ cấu vốn ( tài sản ) năm 1998 của Tổng công ty có chiều hướng vận động tích cực là một dấu hiệu tốt. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn. Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. ( Xem bảng số 3 - Phụ lục: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 3.1- Phân tích tình hình nợ phải trả. Nợ phải trả bao gồm nguồn vốn tín dụng và các khoản vốn đi chiếm dụng. Tại thời điểm đầu năm, tỷ trọng của khoản nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn là 65% và tại thời điểm cuối kỳ là 59%, giảm khoảng 6%. Như vậy, Tổng công ty đã cố gắng giảm bớt những khoản nợ. Căn cứ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta có số dư cuối kỳ nợ phải trả số tuyệt đối giảm là 573.322.317.685 đồng; số tương đối giảm 23,5% so với số dư đầu năm. Trong đó: A) Nợ ngắn hạn giảm 484.779.798.728 đồng; giảm khoảng 23,6% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Vay ngắn hạn giảm 47.422.887.165 đồng, giảm 5,5% so với số dư đầu năm. - Phải trả cho người bán giảm 94.341.976.398 đồng, giảm 32% so với số dư đầu năm. - Người mua trả tiền trước giảm 77.871.254.713 đồng, giảm 50% so với số dư đầu năm. - Thuế và các khoản phải nộp giảm 6.876.900.007 đồng; giảm 36% so với số dư đầu năm. - Phải trả nội bộ giảm 231.695.914.403 đồng, giảm 42% so với số dư đầu năm. - Phải trả phải nộp khác giảm 18.510.497.462 đồng, giảm khoảng 22% so với số dư đầu năm. B) Nợ dài hạn giảm 87.017.580.932 đồng, giảm 23,6% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Vay dài hạn giảm 86.092.632.052 đồng, giảm 24% so với số dư đầu năm. - Nợ dài hạn giảm 924.948.880 đồng, giảm 8,8% so với số dư đầu năm. C) Nợ khác cuối kỳ giảm so với đầu năm là 1.524.938.025 đồng; giảm 12% so với số dư đầu năm. Trong đó: - Chi phí phải trả giảm 817.381.956 đồng, giảm 7,9% so với số dư đầu năm. - Tài sản thừa chờ xử lý giảm 704.556.065 đồng, giảm 33% so với số dư đầu năm. - Ký cược, ký quỹ dài hạn giảm 3.000.000 đồng, giảm 10% so với số dư đầu năm. Qua số liệu trên ta thấy: + Xét về mặt tỷ trọng, khoản nợ ngắn hạn này chiếm 84% trong tổng khoản nợ phải trả ( Số dư đầu năm và cuối năm). Qua số liệu trên ta thấy do tích cực tiêu thụ hàng hoá tồn kho nên so với năm trước Tổng công ty đã trang trải công nợ ngắn hạn với ngân hàng cũng như thanh toán cho người bán hàng, giảm phần chiếm dụng của người mua trả tiền trước + Về nợ dài hạn này chỉ chiếm tỷ trọng 15% trong tổng số khoản nợ phải trả ( số dư đầu năm và cuối năm). Do sản xuất có tăng trưởng, trích khấu hao đảm bảo theo khế ước vay nên Tổng công ty đã thanh toán trả nợ ngân hàng đúng hạn nên việc giảm khoản nợ dài hạn này được coi là hợp lý.. + Các khoản nợ khác chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn nên có thể mức độ ảnh hưởng của chúng không rõ rệt. Tỷ trọng khoản nợ này trong tổng khoản nợ phải trả chỉ chiếm 0,51% lúc đầu năm và chiếm 0,59% lúc cuối kỳ; mức độ có tăng lên song không nhiều ( tăng 0,08% ). 3.2- Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trên tổng nguồn vốn, ứng với số dư đầu năm là 35%, số dư cuối năm là 41% , chênh lệch cuối kỳ tăng 6%. Nhưng xét về số tuyệt đối thì số dư cuối năm vốn chủ sở hữu lại giảm là 32.027.999.595 đồng so với số dư đầu năm. Để xác định được khả năng tự chủ về mặt tài chính, ta có thể đánh giá qua tỷ suất tự tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = X 100% Tổng nguồn vốn 1.312.504.287.943 đ Tỷ suất tự tài trợ năm 1997 = = 35% 3.744.573.682.145 đ 1.280.476.288.348 đ Tỷ suất tự tài trợ năm 1998 = = 40% 3.139.223.364.865 đ Tuy rằng vốn chủ sở hữu cuối kỳ giảm so với đầu năm, nguyên nhân chủ yếu giảm là do: + Nguồn vốn và quỹ giảm : 39.175.121.988 đồng. Trong đó: - Vốn kinh doanh giảm: 57.488.080.150 đồng, Chủ yếu giảm do năm 1998 Tổng công ty được Nhà nước cho phép xử lý giảm giá đối với hàng hoá tồn kho nên vốn lưu động được giảm. - Quỹ dự phòng tài chính giảm: 6.142.593.500 đồng. -Chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng: 19.214.133.115 đồng. - Quỹ đầu tư phát triển tăng: 4.066.710.102 đồng. + Nguồn kinh phí tăng: 7.147.122.393 đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy giảm nhưng có khả năng chủ động về tài chính của Tổng công ty cho những hoạt động của mình tốt lên do tỷ suất tự tài trợ năm 1998 cao hơn năm 1997. Nói cách khác nếu năm 1997 doanh nghiệp phải chủ yếu tài trợ bằng nguồn vay nợ ( chiếm 65% tổng nguồn vốn ) thì năm 1998 doanh nghiệp đã tự chủ được phần nào về mức độ độc lập về mặt tài chính, giảm nguồn tài trợ bằng vay nợ (chiếm 59% tổng nguồn vốn). 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam. 4.1- Phân tích tình hình thanh toán. Để phân tích tình hình thanh toán ta dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán để lập bảng phân tích. ( Xem bảng số 4 - Phụ lục: Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 4.1.1- Phân tích các khoản phải thu. Qua bảng phân tích tình hình thanh toán trên ta thấy: Về các khoản phải thu chênh lệch giữa số dư cuối năm và đầu năm giảm là 184.509.140.636 đồng bắng 15,25% số dư cuối năm. Trong đó giảm chủ yếu là khoản: - Trả trước cho người bán giảm 116.453.441.801 đồng, giảm 79,5% số dư đầu năm. - Phải thu nội bộ giảm 202.265.106.603 đồng, giảm 38,8% số dư đầu năm. - Dự phòng phải thu khó đòi tăng lên 703.386.062 đồng, tăng 58,87% số dư đầu năm. - Phải thu của khách hàng tăng 138.856.348.985 đồng, tăng 33,36% số dư đầu năm. Xác định tỷ lệ giữa các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn ta có: Năm 1997 là 32,29%.; Năm 1998 là 32,65% . Như vậy tỷ lệ các khoản phải thu năm 1998 cao hơn năm 1997 là 0,36% có nghĩa là mặc dù Tổng công ty có nhiều cố gắng giảm các khoản: Trả trước cho người bán; Phải thu nội bộ giảm nhưng xét về khả năng nguồn vốn huy động thì Tổng công ty còn phải tích cực phấn đấu thu hồi khoản phải thu của khách hàng( Năm 1998, tỷ lệ Phải thu của khách hàng/ Các khoản phải thu là 54,16%; So với năm 1997 tỷ lệ này là 34,41%) . 4.1.2- Phân tích nợ phải trả. Phân tích nợ phải trả, đã được phân tích trong phần 3.1 - Phân tích tình hình nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam. Xác định tỷ lệ giữa các khoản nợ phải trả trên tổng nguồn vốn ( còn gọi tỷ số nợ) ta có: Năm 1997 là 64,95%.; Năm 1998 là 59,21% . Như vậy tỷ số nợ năm 1998 thấp hơn năm 1997 là 5,74% có nghĩa là Tổng công ty có nhiều cố gắng trang trải các khoản nợ phải trả như : Vay ngắn hạn; Phải trả cho người bán; Phải trả nội bộ; Vay dài hạn; Nợ dài hạn ....Tỷ lệ nợ có xu hướng giảm cho thấy tình hình sử dụng vốn có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn năm trước. 4.2- Phân tích khả năng thanh toán. Để phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty, ta xét trên một số chỉ tiêu sau: ( Xem bảng số 5 - Phụ lục: Bảng phân tích khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm cuối năm là 1,37 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm là 1,3 tăng 0,07 so với Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán hiện thời của Tổng công ty có chiều hướng khả quan hơn khả năng thanh toán hiện thời đầu năm. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm cuối năm là 0,73 Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm là 0,65.tăng 0,08 so với Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty có chiều hướng khả quan hơn khả năng thanh toán nhanh đầu năm. Nhưng với yêu cầu Hệ ssó này phải lớn hơn 1 thì Tổng công ty chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh. - Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm là 0,077; Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền đầu năm là 0,058; Mặc dù Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm có khả quan hơn đầu năm song này hệ số này của Tổng công ty vẫn còn quá thấp. - Số vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 1998 là 6,4 vòng; Số vòng quay hàng tồn kho lúc đầu năm là 4 vòng. Như vậy, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hơn năm trước là 2,4 vòng ( 6,4 - 4 ) chứng tỏ năm 1998 hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng vốn của Tổng công ty có tiến bộ và hiệu quả hơn - Số vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm là 5,5 vòng so với Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm đầu năm là 4,4 vòng. Như vậy số vòng quay các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm tăng nhanh hơn 1,1 vòng. Qua công thức trên ta thấy trong năm 1998 Tổng công ty đã quan tâm thu hồi nhanh các khoản nợ đã và đang bị chiếm dụng để sử dụng có hiệu quả hơn. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty tuy chưa cao nhưng đã có nhiều chuyển biến tốt so với năm 1997. 5.- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công Ty Thép Việt Nam. Căn cứ báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ( Xem bảng số 6 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) 5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Dựa vào số liệu trên các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính, ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng phân tích, ta có nhận xét sau: - Hệ số luân chuyển của vốn lưu động năm 1998 là 5,88 vòng so với năm 1997 là 5,45 vòng thì tốc độ vòng chu chuyển vốn lưu động đã tăng lên 0,43 vòng.Nói cách khác, một đồng vốn lưu động năm 1997 làm ra được 5,45 đồng doanh thu thuần, còn năm 1998 đã làm ra 5,88 đồng Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu, đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận; Mỗi đồng vốn lưu động năm 1998 đã làm tăng doanh thu thuần lên 0,43 đồng so với năm 1997. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Tổng công ty năm 1998 là 0,17 so với năm 1997 là 0,18 giảm là 0,01. Tức là: năm 1997 để làm ra một đồng doanh thu cần thì cần 0,18 đồng vốn lưu động thì năm 1998 chỉ cần 0,17 đồng. Như vậy Tổng công ty đã vốn lưu động hợp lý hơn.. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ( sức sinh lời của vốn lưu động ) tăng từ 0,04 lên 0,046 . Điều này có nghĩa là một đồng vốn lưu động năm 1998 đem lại 0,046 đồng lợi nhuận ròng, trong khi năm 1997 chỉ đem lại 0,04 đồng lợi nhuận ròng. Điều này do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 0,43 lần hay số ngày cho một vòng luân chuyển rút ngắn từ 66 ngày xuống còn 61 ngày. Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng được tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng được doanh thu, đồng thời tiết kiệm được vốn lưu động, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Dựa vào các số liệu trên ta có thể tính được lượng vốn lưu động tiết kiệm là: 5.708.216.210.784 đ X ( 61 - 66 ) = 79.280.780.704 đồng. 360 Qua đó ta có thể tính toán được hiệu quả của vốn lưu động năm 1998 của Tổng công ty do giảm được số ngày của một vòng quay hay tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã tăng thêm 79.280.780.704 đồng doanh thu. Như vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh. 5.2- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Dựa trên số liệu của “Báo cáo kết quả kinh doanh” , “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” và “Bảng cân đối kế toán” ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. ( Xem bảng số 7 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố địmh năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta thấy: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 cao hơn so với năm 1997. Nếu năm 1997, cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 9,66 đồng doanh thu thì năm 1998 tạo được 10,38 đồng doanh thu, cao hơn 0,72 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 7,45% so với năm 1997. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1998 cũng tăng hơn so với năm 1997 là 0,04 đồng - tức là năm 1997, cứ một đồng tài sản cố định tạo ra được 4,85 đồng doanh thu, năm 1998 tạo được 4,89 đồng doanh thu; tăng 0,04 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 0,82% so với năm 1997. - Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 1998 giảm so với năm 1997, nghĩa là năm 1997, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,10 đồng vốn cố định thì năm 1998 chỉ cần 0,096 đồng vốn cố định , giảm 0,004 đồng vốn cố định và tỷ lệ là 96% so với năm 1997. do đó ta thấy doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng vốn cố định đúng mục tiêu và đã đầu tư thích hợp. Như vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh. Kết hợp việc sử dụng vốn cố định và vốn lưu động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998 ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 6.- phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Vì mục tiêu đó, bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình thanh toán, khả năng thanh toán, các nhà phân tích cũng cần đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu được lập trong bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. ( Xem bảng số 8 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam) Qua bảng phân tích ta thấy rằng: - Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ phản ánh: Năm 1997, cứ một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu được 0,75 đồng lợi nhuận; đến năm 1998, tỷ suất này đã tăng lên là 0,78 đồng. Tức là tăng 0,03 đồng, tỷ lệ tăng 4% so với năm 1997 . - Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức vốn sản xuất cho thấy năm 1997, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận thì năm 1998, một đồng vốn sản xuất tạo ra 2,93 đồng lợi nhuận. Tức là tăng 0,33 đồng , tỷ lệ tăng 12,69% so với năm 1997. - Chỉ tiêu số lần chu chuyển của tổng tài sản năm 1998 cao hơn so với năm 1997 là 0,27 ( 3,75 - 3,48 ), tỷ lệ tăng 7,76% so với năm 1997. Chỉ tiêu này phản ánh Tổng công ty trong năm có tăng cường đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh để có được lợi nhuận cao nhất. Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có thể nói rằng trong năm 1998 doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm và tránh lãng phí vốn vào sản xuất như những năm trước mà tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn. 7. Dự đoán nhu cầu tài chính năm 1999 của Tổng công ty Thép Việt Nam. Năm 1999, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch cho sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu sau: + Tổng mức doanh thu năm 1999 : 5.865.340.000.000 đồng. + Doanh lợi doanh thu năm 1999 là 0,0078 ( đạt như năm 1998 ) Tuy nhiên từ năm 1999 các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam trong đó có Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện 2 Luật thuế Giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp nên trong dự đoán nhu cầu tài chính của Tổng công ty sẽ đề cập vấn đề này. Để đạt được những chỉ tiêu kinh tế trên đòi hỏi Tổng công ty phải cần số vốn tăng lên là bao nhiêu và được đảm bảo bằng các nguồn nào. Để ước tính ta lập bảng tính số dư của các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán. Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.698.823.783.112 A. Nợ phải trả. 1.858.747.076.517 I. Vốn bằng tiền 121.176.378.043 I. Nợ ngắn hạn 1.566.937.977.365 II. Đầu tư ngắn hạn ........ III. Các khoản phải thu 1.024.934.395.979 3. Phải trả cho người bán 201.021.891.504 IV. Hàng tồn kho 888.996.235.014 4. Người mua trả tiền trước 77.313.977.595 V. Tài sản lưu động khác 113.055.937.321 5. Thuế và các khoản phải nộp. 12.236.333.837 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 985.914.141.495 6. Phải trả CNV 40.959.412.459 I. Tài sản cố định 550.125.513.408 8. Phải trả phải nộp khác. 64.392.685.150 II. Các khoản đầu tư dài hạn 382.516.708.565 II. Nợ dài hạn 280.810.521.900 III. Chi phí XDCB dở dang 51.405.313.712 III. Nợ khác 10.998.577.252 IV. Ký quỹ,ký cược d. hạn. 1.866.605.810 B. Nguồn vốn. 1.280.476.288.348 I. Nguồn vốn - quỹ. 1.266.637.961.302 ...... Tổng cộng 3.139.223.364.865 Tổng cộng 3.139.223.364.865 Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có tỷ lệ thuận với doanh thu gồm có: - Toàn bộ các khoản bên phần tài sản ( ngoại trừ các khoản đầu tư ngắn hạn và vốn cố định ). - Toàn bộ khoản III- Nợ khác và các khoản 3,4,5,6,8 của khoản I- Nợ ngắn hạn thuộc phần nguồn vốn. Trên cơ sở đó, ta tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu năm 1998 là 5.753.874.368.745 đồng, ta có bảng sau: Tài sản có % Tài sản nợ % A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn A. Nợ phải trả. I. Vốn bằng tiền 2,12 I. Nợ ngắn hạn II. Đầu tư ngắn hạn 0 ........ III. Các khoản phải thu 17,95 3. Phải trả cho người bán 3,52 IV. Hàng tồn kho 15,6 4. Người mua trả tiền trước 1,35 V. Tài sản lưu động khác 1,98 5. Thuế và các khoản phải nộp. 0,21 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 6. Phải trả CNV 0,71 I. Tài sản cố định 8. Phải trả phải nộp khác. 1,12 II. Các khoản đầu tư dài hạn II. Nợ dài hạn III. Chi phí XDCB dở dang III. Nợ khác 0,19 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn. B. Nguồn vốn. I. Nguồn vốn - quỹ. ...... Tổng cộng 37,65 Tổng cộng 12,02 Như vậy, qua số liệu đã tính toán được ở bảng trên ta thấy: - Cứ một đồng doanh thu tăng lên cần phải có một lượng vốn bổ xung tương ứng là 0,3765 đồng. - Cứ một đồng doanh thu tăng lên thì nguồn vốn phát sinh tự động ( vốn chiếm dụng hợp pháp ) tăng tương ứng là 0,1202 đồng. Như vậy, một đồng doanh thu tăng lên chỉ cần một lượng vốn bổ xung là: 0,3765 đ - 0,1202 đ = 0,2563 đồng. Theo kế hoạch doanh thu năm 1999 của Tổng công ty là 5.865.340.000.000 đồng.( Trong đó: doanh thu khối sản xuất là 2.003.060.000.000 đồng; doanh thu khối lưu thông là 3.862.280.000.000 đồng), Tổng công ty sẽ ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm theo công thức: Nhu cầu vốn tăng thêm = ( Doanh thu sau thuế năm 1999 - Doanh thu sau thuế năm 1998) x lượng vốn bổ xung. *.Các chỉ tiêu được tính toán: - Thuế VAT năm 1999 dự tính là 146.633.500.000 đồng. - Doanh thu sau thuế năm 1999 là: 5.865.340.000.000 đ - 146.633.500.000 đ = 5.718.706.500.000 đồng, theo kết quả kinh doanh năm 1998 thì doanh thu sau thuế năm 1998 là 5.708.216.210.784 đ; Nhu cầu vốn lưu động năm 1999 tăng thêm là: ( 5.718.706.500.000 đ - 5.708.216.210.784 đ ) x 0,2563 đ = 2.688.661.126 đồng. - Dựa vào hiệu quả kinh doanh năm 1998 thì 1 đồng doanh thu tạo ra 0,0078 đồng lợi nhuận, năm 1999 ước lợi nhuận đạt được là 44.606. 000.000 đ (5.718.706.500.000 đ x 0,0078 ). Tổng công ty vẫn được thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 25% ( Bằng mức thuế lợi tức) nên dự tính tổng lợi nhuận sau thuế năm 1999 là: 5.718.706.500.000 đ x 0,0078 x ( 1 - 0,25 ) = 33.454.500.000 đồng. Dựa vào đặc điểm cụ thể của Tổng công ty và Thông tư số 64/1999TT-BTC ngày 07/6/1999 của Bộ Tài chính “ Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ tronh doanh nghiệp Nhà nước” thì lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty trích lập như sau: - 10% Quỹ dự phòng tài chính: 3.354.000.000 đồng. - 50% Quỹ đầu tư phát triển: 16.770.000.000 đồng. - 5% Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 1.677.000.000 đồng. - Quỹ khen thưởng phúc lợi: 11.653.500.000 đồng. - Như vậy Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty đảm bảo cho việc bổ sung số vốn lưu động thiếu cho nhu cầu năm 1999.( 2.688.661.126 đồng/ 16.770.000.000 đồng.) Phần thứ bA. hệ thống phân tích và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam. I. Một số ý kiến về hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Đến cuối năm 1998, Tổng công ty Thép Việt Nam hiện đang quản lý một số tài sản cố định với nguyên giá trên 1.143 tỷ đồng, vốn kinh doanh trên 1.327 tỷ đồng.Tổng công ty còn vay ngân hàng ( ngắn hạn và dài hạn ) trên 1.087 tỷ đồng trong đó vay ngắn hạn.là 807 tỷ đồng. Kết qủa kinh doanh hàng năm doanh số đạt trên 5.600 - 5.800 tỷ đồng trong đó khối sản xuất đạt 2.200-2300 tỷ đồng, khối kim khí đạt 2.400-2500 tỷ đồng, lợi tức đạt 30-50 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 100 tỷ đồng. Hoạt động tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam những năm qua đã: Đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên; Huy động vốn để phục vụ cho các chương trình đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất; Mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, em nhận thấy: 1.- Đối với chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu. Theo lý thuyết, chỉ tiêu này được tính như sau: Số vòng quay Doanh thu thuần = các khoản phải thu Khoản phải thu. Theo chế độ tài chính hiện hành thì doanh thu là tổng số tiền mà khách hàng chấp nhận thanh toán ( Không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền). Trên thực tế kinh doanh của ngành thép, do cung ứng thép cho nhiều công trình xây dựng lớn, trọng điểm, các công trình này vốn đầu tư bố trí không đầy đủ, kịp thời nên thường thanh toán chậm - Số dư các khoản phải thu năm 1998 trên 1.000 tỷ đồng, bằng 77% vốn kinh doanh của Tổng công ty, trong đó các khoản phải thu khách hàng trên 555 tỷ đồng; phải thu nôi bộ trên 318 tỷ đồng. Nên theo em: + Tổng công ty và các đơn vị thành viên khi phân tích hoạt động tài chính của mình cần phải phân tích chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu. + Khi phân tích số vòng quay của các khoản phải thu của các đơn vị ngành thép để xác định số vòng quay các khoản phải thu được chính xác thì chỉ tiêu doanh thu thuần phải là tổng số tiền các đơn vị đã thu thực của khách hàng và Khoản phải thu là số tiền phải thu bình quân của khách hàng. Công thức tính toán số vòng quay các khoản phải thu sẽ là: Tổng số tiền thực thu của khách hàng Số vòng quay = các khoản phải thu Tổng số tiền phải thu bình quân của khách hàng. 2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức trên doanh thu. Theo lý thuyết, chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất lợi tức Lợi nhuận ròng = trên doanh thu Doanh thu thuần. Đối với các đơn vị ngành thép khi xác định tỷ suất lợi tức trên doanh thu thì khi phân tích doanh thu thuần cũng được thay bằng tổng số tiền thực tế đã thu của khách hàng. Mặt khác, theo chế độ tài chính hiện hành, đối với những doanh nghiệp Nhà nước có lãi thì phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách (trừ vào phần lợi tức sau thuế). Vì vậy theo emđể xác định chính xác tỷ suất lợi tức trên doanh thu thì các chỉ tiêu được tính toán như sau: + Tử số:Lợi nhuận ròng phải trừ đi phần nộp thu sử dụng vốn ngân sách; + Mẫu số : Doanh thu thuần bao gồm: Tổng số tiền thực tế đã thu phải cộng với thu nhập thuần từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thướng. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất lợi tức Lợi nhuận ròng - Thu sử dụng vốn NS. = trên doanh thu Tổng số tiền thực tế đã thu + Thu nhập thuần khác. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức vốn sản xuất. Chỉ tiêu này được tính: Tỷ suất lợi tức Lợi nhuận ròng = vốn sản xuất Vốn sản xuất bình quân. Đối với chỉ tiêu này thì tử số cũng được xác định tương tự như trên tức là lợi nhuận ròng phải trừ đi phần nộp thu sử dụng vốn và công thức như sau: Tỷ suất lợi tức Lợi nhuận ròng - Thu sử dụng vốn NS = vốn sản xuất Vốn sản xuất bình quân. Khi tính toán phân tích các chỉ tiêu trên, căn cứ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam và các đơn vị thành viên em thấy các công thức vận dụng như trên là hợp lý, nó giúp cho việc xác định chính xác hơn hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty; từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. II- các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty, thời gian qua Tổng công ty đã xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp doanh nghịêp theo tinh thần chỉ thị 20/CT/ TTg của Thủ tướng Chính phủ.; tiến hành một bước việc rà soát, phân loại các đơn vị trực thuộc công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn khó khăn, Tổng công ty và các đơn vị thành viên luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được giao, phấn đấu đẩy mạnh tiêu thụ thép nội, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo kinh doanh có lãi.... trên cơ sở đó Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã cố gắng chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Qua việc phân tích hoạt động tài chính năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam, em xin trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả như sau: 1.- Về tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh: A) Khối sản xuất: Có 3 đơn vị sản xuất thép như đã nêu trên, thì Công ty Gang thép Thái Nguyên là đơn vị làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ. Năm 1998 công ty Gang thép Thái Nguyên sản xuất trên 163.000 tấn thép, lỗ trên 18 tỷ đồng. Hiện nay Công ty có 27 đơn vị trực thuộc với tổng số lao động trên 13.000 người so với đơn vị cùng ngành là Công ty Thép Miền Nam với lao động 3.500 người sản lượng thép cán sản xuất năm 1998 là 285.000 tấn cho thấy năng suất lao động của Công ty Gang thép Thái Nguyên rất thấp, một bức súc đặt ra là cần phải tiến hành xem xét giải quyết số lao động dôi dư. Theo em: + Theo “Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010” thì khi Công ty Gang thép Thái Nguyên đạt tới sản lượng 300.000-400.000 tấn/ năm thì số lao động cần cũng chỉ là 6.500 người. Nếu sắp xếp giải quyết giảm 50% số lao động hiện có chuyển sang làm công việc khác thì tiền lương mỗi năm Công ty sẽ giảm được 39 tỷ đồng/ năm ( 500.000 đ/ ng tháng x 12 tháng x 6.500 người). + Số đơn vị trực thuộc quá nhiều, đặc biệt có những đơn vị như Bệnh viện Gang thép, Bệnh viện Trại Cau, Trường phổ thông trung học Gang thép đề nghị Tổng công ty và Công ty Gang thép Thái Nguyên cần đề nghị Nhà nước cho chuyển giao về địa phương quản lý theo chuyên ngành. Ngoài ra Công ty còn có 1 số mỏ trợ dung cho Gang thép như: Mỏ Đôlômít Thanh Hoá, Mỏ Quắc zít Phú Thọ, Mỏ Đất sét Trúc Thôn nên tổ chức Cổ phần, Cho thuê Tài chính........... để giảm khó khăn về tài chính cho Công ty. B) Khối Kim khí: Có 8 công ty chuyên doanh, các công ty này thường tổ chức các cửa hàng bán lẻ kinh doanh sắt thép và có tiềm năng lớn là quản lý nhiều kho bãi. Thực tế những năm qua, vệc quản lý tài chính của Công ty đối với các cửa hàng chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều cửa hàng chiếm dụng vốn của công ty, bán chụi cho nhiều tư nhân dẫn đến công nợ khó đòi. Trong số các đơn vị trên riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có 2 đơn vị đều thực hiện các chức năng kinh doanh chủ yếu như nhau. Theo em: Tổng công ty cần sắp xếp thu gọn đầu mối các công ty. Mỗi tỉnh thành phố chỉ nên tổ chức 1 công ty chuyên doanh. Cụ thể là sát nhập Công ty Kim khí Hà Nội với Công ty kinh doanh Thép Hà nội; sát nhập Công ty Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh với Công ty Vật tư và Thiết bị Công nghiệp để các đơn vị tập trung vốn, quản lý tốt hơn về mặt tài chính. 2.- Về bố trí kế hoạch sản xuất: Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng “Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010” đang trình Nhà nước phê duyệt. Theo chiến lược này, phương án sản xuất kinh doanh trong kế hoạch năm 1999-2000 như sau: năm sản lượng thép cán tống mức tiêu thụ 1.000t/n % 1.000t/n % 1996 900 100 1.400 27,3 1997 1.050 16,6 1.700 21,4 1998 1.150 9,5 1.900 11,76 Ư1999 1.270 10 2.090 10 Ư 2000 1.400 10 2.300 10 Với kế hoạch trên, thì hàng năm mức tăng trưởng của thép khoảng 10%, tổng mức tiêu thụ cũng tăng ở mức tương tự nhưng sẽ giúp thị trường thép nước ta đang thu hẹp dần tình trạng cung lớn hơn cầu. Theo em kế hoạch phát triển trên là hợp lý góp phần giải phóng hàng hoá sắt thép tồn kho và thu hồi vốn ứ đọng. 3.- Về đầu tư phát triển: Theo “ Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010” thì mức độ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành thép Việt Nam (các đơn vị sản xuất thép trong nước và các liên doanh) với ngành thép thế giới như sau: so sánh chỉ tiêu ktkt ( VN &TG) chỉ tiêu Đ/v tính N/m VN L D T G Luyện thép Thời gian nấu luyện/ mẻ Phút 180 45-60 Tiêu hao thép phế Kg/tấn 1200-1250 1050-1100 Tiêu hao điện KWh/Tấn 800-950 340-360 Tiêu hao điện cực Kg/Tấn 5-9 1,8-2,2 Cán thép Tốc độ cán m/s 6-18 30-60 100-120 Tiêu hao phôi Tấn/ Tấn 1,11 1,05 1,03 Tiêu hao dầu Kg/Tấn 60-75 40-53 25 Tiêu hao điện KWh/Tấn 100-170 142 80 Điều này cho thấy: + Hiện tại ngành sản xuất thép còn rất nhiều khó khăn, thiết bị sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh kém. + Qua số liệu trong bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất của ngành thép Việt Nam như sau: - Năng suất luyện thép chỉ bằng 30% so với thế giới về thời gian nấu luyện ( 60/180). - Tốc độ cán bằng 20-30% so với thế giới và các liên doanh thép nước ta ( 20/ 60,100). Theo em: Việc kết quả đầu tư trong thời gian qua của ngành thép Việt Nam bộc lộ tồn tại: là mất cân đối giữa khâu tạo phôi và cán thép. ( năng lực sản xuất phôi thép chỉ đạt 300.000 tấn/ năm trong khi năng lực cán thép của Tổng công ty không kể liên doanh là 670.000 tấn/ năm và cả nước là gần 2 triệu tấn/ năm). Do vậy, Tổng công ty và các đơn vị sản xuất ngoài việc tăng cường đổi mới trang thiết bị và công nghệ mới để tăng năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế cũng cần phải đầu tư tăng năng lực tạo phôi thỏi. để tận dụng năng lực sẵn có đầu tư chiều sâu để đưa công suất của Gang thép TN và Thép Miền nam đạt 750.000 t/n.( Vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD.) 4) Về chi phí sản xuất: So sánh chi phí sản xuất năm 1998 của 2 liên doanh ViNaKyoei, VPS với Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam ta có: Đơn vị : Tỷ đồng. vinaky oei (*) VP S G T TN t m n chi phí sx số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % S/L thép cán 243.000T 151.600 T 163.000T 285.000T tổng số 71,897 100 606,0 100 930,436 100 1.235,538 100 -Nguyên v/ liệu 55,685 77,46 507,3 83,71 709,800 76,28 964,439 78,05 -Khấu hao 4,655 6.47 37,0 6,10 33,282 3,57 55,799 4,51 - Tiền lương 420 0,58 2,1 0,34 99,244 10,67 115,568 9,35 - Chi phí khác 11,136 15,49 59,6 9,83 88,108 9,47 99,730 8,07 (*) LD ViNaKyoei hạch toán bằng ngoại tệ USD. Theo em: Các chỉ tiêu vật tư (như: tiêu hao thép phế, tiêu hao thỏi, tiêu hao điện cực, tiêu hao điện, tiêu hao dầu ) trên một đơn vị sản phẩm cán thép của các đơn vị sản xuất thép cán thuộc Tổng công ty đều thực hiện tăng từ 30-50% so với các liên doanh sản xuất thép trong nước. Điều này cho thấy Tổng công ty và các đơn vị sản xuất thép phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu hao vật tư trong sản xuất, phấn đấu giảm các chỉ tiêu tiêu hao trong sản xuất thép như tiêu hao điện, điện cực và tiêu hao dầu.....; nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí tiền lương ...Như vậy hiệu quả sản xuất ngành thép từng bước tăng cao. 5) Về những khoản công nợ phải thu: . Đây là một vấn đề tài chính cần được Tổng công ty và các đơn vị thành viên phải đặc biệt quan tâm. Theo em: Khi cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho thấy số vốn tổng công ty bị chiếm dụng đầu năm 1998 là 120,055 tỷ đồng, cuối năm 1998 là 146,564 tỷ đồng, bình quân cả năm là 133,310 tỷ đồng. Trên bảng cân đối kế toán năm 1998 của Tổng công ty thì số dư cuối năm 1998 về các khoản phải thu là 1.024,934 tỷ đồng, bằng 77% vốn kinh doanh của Tổng công ty, trong đó các khoản phải thu khách hàng trên 555,090 tỷ đồng; phải thu nội bộ trên 318,428 tỷ đồng. ( Dự tính số vốn bị chiếm dụng bình quân cả năm là 133,310 tỷ đồng Tổng công ty phải trả suất ngân hàng sẽ làm tăng chi phí khoảng 15 tỷ đồng; Còn nếu tích cực thu hồi công nợ trên giảm 50% các khoản phải thu khách hàng trên 555,090 tỷ đồng; phải thu nội bộ trên 318,428 tỷ đồng thì Tổng công ty sẽ giảm chi phí theo mức lãi suất ngân hàng khoảng 60 tỷ đồng) Điều này đòi hỏi Tổng công ty phải tổ chức kiểm tra phân loại công nợ, đôn đốc thu hồi công nợ tồn đọng để thu hồi vốn, có nguồn mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm chi phí lãi suất do vay nợ và trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty cần có dự phòng công nợ khó đòi một cách hợp lý, đúng chế độ để đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài chính của mình. 6) Về tiêu thụ sản phẩm thép: Để tiêu thụ thép, hạn chế dần tình trạng tồn kho ứ đọng cao. Theo em: + Tổng công ty nên phối hợp giữa các đơn vị (sản xuất, liên doanh và lưu thông) để điều tiết sản lượng sản xuất, điều tiết sản phẩm trong lưu thông cho hợp lý, hạn chế những mất cân đối không ổn định của thị trường thép. + Để đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hành hoá, Tổng công ty nên có những chính sách khuyến mãi, đa dạng hoá các phương thức thanh toán, các phương thức bán hàng, giao hàng để thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường trong cả nước. 7) Về công tác quản lý kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ, Tổng công ty tìm hiểu và chỉ đạo cho các đơn vị sản xuất nghiên cứu tìm các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để ổn định sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm các chỉ tiêu tiêu hao nghuyên, nhiên vật liệu, năng lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong cả nước. 8) Tổng công ty Thép VN có 2 lĩnh vực sản xuất và lưu thông, Luật thuế giá trị gia tăng ( thuế VAT ) áp dụng ngày 1/1/1999 với mức thuế suất (của 2 lĩnh vực này) là 10%. Theo quy định của thuế VAT thì số thuế VAT không được trừ đầu vào của Tổng công ty năm 1999 như sau: - Hàng năm các đơn vị sản xuất thép sử dụng khoảng 370.000 tấn thép phế. Số thép này chủ yếu là thu mua của các hộ tư thương nên không có hoá đơn GTGT, nên không được tính VAT đầu vào; Lượng thép thỏi nhập khẩu là 160.000 tấn, nay có thuế VAT đối với hàng nhập khẩu là 10%. Như vậy tổng trị giá thuế VAT cần được xem xét xử lý là: 202 tỷ đồng. Trong đó: + Thép phế: 37, 00 tỷ đồng. + Thép thỏi nhập khẩu: 44,80 tỷ đồng. + Các vật tư nguyên vật liệu tồn kho: 88, 90 tỷ đồng (888,996 tỷ đồng X 10%) + Chi phí dở dang năm 1998 8,20 tỷ đồng + Hàng hoá tồn kho năm 1998: 23,5 tỷ đồng ( 235,014 tỷ đồng x 10%) - Hiện nay Nhà nước đã xử lý: + Thép phế cho phép tính trừ 50% VAT đầu vào - được trừ khoảng 18,5 tỷ đồng ( 370.000 tấn x 1 triệu đồng/ tấn x 5%). +Hàng hoá tồn kho 1998 tiêu thụ bị lỗ cho phép giảm trừ thuế VAT bằng mức thuế doanh thu 2% trước đây. Qua nghiên cứu xem xét, em có ý kiến như sau: + Về lý thuyết, việc áp dụng luật thuế GTGT tại Tổng công ty có các ưu nhược điểm sau: - Thuế Giá trị gia tăng là thuế gián thu, người tiêu dùng phải chịu có ưu điểm tránh được việc tính thuế trùng lặp thuế trong các khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Để bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước, đối với mặt hàng nhập khẩu ( như phôi thép ), ngoài thuế nhập khẩu còn chịu thuế VAT. Nhưng điều đó chỉ có ý nghĩa khi Nhà nước có biện pháp hữu hiệu chống buôn lậu vì khi áp dụng luật thuế này mà người buôn lậu trốn được thuế thì lãi suất càng cao và càng gây sức ép với hàng sản xuất trong nước. + Về thực tế, từ năm 1999, với việc áp dụng luật thuế VAT do mức thuế suất cao hơn thuế doanh thu trước đây mà Nhà nước chỉ đạo những tháng đầu năm không được tăng giá bán so với cuối năm 1998 sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận của Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty nên ý kiến của với các cơ quan chức năng Nhà nước để có giải pháp khắc phục tình trạng trên như xin giảm thuế VAT đối với phôi nhập khẩu từ 10% xuống 5%, cho trừ VAT đầu vào của nguyên vật liệu tồn kho, hàng hoá thành phẩm tồn kho để giải quyết khó khăn cho Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Mặt khác trong điều kiện giá thép thế giới và khu vực có xu hướng nhích lên do đó giá thép trong nước đã tăng. Mạt khác theo đề nghị của Tổng công ty Thép việt Nam, Ban Vật giá Chính phủ đã ban hành quyết định số 15/BVGCP-TLSX ngày 2/4/1999 về việc giá bán tối thiểu - tối đa thép để áp dụng cho các đơn vị sản xuất ( Giá tối thiểu) và đơn vị sản xuất và lưu thông ( Giá tối đa). Theo em đây là một thuận lợi cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên, điều này còn thể hiện sự bảo hộ sản xuất tích cực của Nhà nước cho ngành thép. Vì vậy,Tổng công ty cần chỉ đạo các đơn vị thành viên phải chấp hành giá bán trên để đảm bảo chi phí sản xuất và lưu thông để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. lời kết. Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo Phó tiến sĩ Đặng Thị Loan, các cô chú phòng kế toán văn phòng Tổng Công Ty Thép Việt Nam, em đã tìm hiểu tình hình tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam; vận dụng những kiến thức đã học hỏi được ở nhà trường để hoàn thành luận văn tốt nghiệp "Hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích hoạt động tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam". Bản luận văn của em đã cố gắng nêu được một số vấn đề về lý thuyết cũng như hoạt động tài chính thực tế của Tổng công ty Thép Việt Nam và những vấn đề tồn tại về tài chính đang đặt ra mà Tổng công ty Thép Việt Nam cần tháo gỡ . Những kiến nghị của em chỉ là những đề xuất bước đầu để Tổng công ty Thép Việt Nam xem xét nhằm tăng cường công tác tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, các cô chú phòng kế toán Tổng công Thép Việt Nam và mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Bảng số1 Các báo cáo tài chính năm 1998 của tổng công ty Thép Việt Nam. Bảng cân đối kế toán. Ngày 31/12/1998. Đơn vị tính: Đồng. Mã số tài sản có số đâu năm số cuối kỳ 100 A - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. 2.698.823.783.112 2.153.309.223.370 110 I. Vốn bằng tiền 119.050.580.873 121.176.378.043 111 1. Tiền mặt 16.132.401.357 17.335.071.202 112 2. Tiền gửi ngân hàng 99.323.455.834 83.692.489.835 113 3. Tiền đang chuyển 3.594.723.682 20.148.817.006 120 II. Đầu tư ngắn hạn - 397.500 121 1.Đầu tư chứng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24120.DOC