Đề tài Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Đề tài Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Đề tài : Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Nhân loại đang tiến vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của tri thức và công nghệ thông tin (CNTT). Trong khi CNTT trên thế giới đã và đang phát triển như vũ bão thì ở Việt Nam, hai từ “Tin học” dường như quá xa lạ với phần đông dân chúng. Có thể họ đã từng nghe đến nó nhưng nó lại không ở lâu trong ý nghĩ của họ vì họ đâu biết Tin học là cái gì ? Thậm chí chưa từng nhìn tận mắt, sờ tận tay một chiếc máy tính chứ đừng nói đến việc sử dụng chúng như thế nào. Sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngay từ năm 1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết 49/CP khẳng định vị trí, vai trò của GD-ĐT trong việc phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Chỉ thị 58 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đã nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT có trình độ quốc tế. “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD-ĐT ...

doc8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Nhân loại đang tiến vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của tri thức và công nghệ thông tin (CNTT). Trong khi CNTT trên thế giới đã và đang phát triển như vũ bão thì ở Việt Nam, hai từ “Tin học” dường như quá xa lạ với phần đông dân chúng. Có thể họ đã từng nghe đến nó nhưng nó lại không ở lâu trong ý nghĩ của họ vì họ đâu biết Tin học là cái gì ? Thậm chí chưa từng nhìn tận mắt, sờ tận tay một chiếc máy tính chứ đừng nói đến việc sử dụng chúng như thế nào. Sớm nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngay từ năm 1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết 49/CP khẳng định vị trí, vai trò của GD-ĐT trong việc phát triển CNTT như một yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Chỉ thị 58 của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đã nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực CNTT có trình độ quốc tế. “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD-ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội, đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho GD-ĐT, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở GD-ĐT”. Hiện nay tin học đã có mặt trong chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi trường lại xem xét và nghiên cứu theo những mặt, những lĩnh vực khác nhau của nó. Nhưng nhìn chung có ba hệ thống đào tạo chính sau: Một là : Hệ thống các trường kỹ thuật (đào tạo kỹ sư). Hệ thống này gồm các trường như: ĐH Bách Khoa HN, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Mở HN ... Nhiệm vụ chính của họ là xem xét tin học trên phương diện kỹ thuật thuần tuý, chức năng của họ là đào tạo những kỹ sư chuyên sâu về mọi mặt Tin học không chỉ về phần cứng đơn thuần mà còn về công nghệ phần mềm, mạng máy tính….Với những kỹ sư phần cứng tin học: họ chuyên về phần cứng máy tính. Nói một cách dễ hiểu thì họ phải biết một cái máy tính có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động của nó ra sao và khi hỏng hóc thì phải biết nó hỏng ở đâu và nó có thể được sửa chữa như thế nào? Đồng thời họ phải ứng dụng để chế tạo ra những công cụ làm việc có hiệu quả, từ đó, tăng được năng suất lao động và phát triển kinh tế. Đối với kỹ sư phần mềm tin học: công việc của họ là tạo ra các phần mềm ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình cao cấp. Đây là bộ phận không thể thiếu trong tin học mà nếu không có nó thì máy tính không thể hoạt động được, hay nhờ nó mà máy tính có thể tính toán được hàng triệu phép tính, hàng triệu bài toán phức tạp trong vòng chưa đầy một giây. Phần cứng và phần mềm phải luôn vận hành song song với nhau giống như phần hồn và phần xác của một cơ thể sống. Điển hình của hệ thống này là ĐH Bách Khoa HN, ĐHQG TP.HCM với chức năng là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ phần mềm và công nghiệp CNTT; phát triển các nghiên cứu, chuyển giao CNTT tiên tiến và các công nghệ cao gắn với CNTT; phát triển các sản phẩm và dịch vụ CNTT, định hướng ưu tiên công nghệ phần mềm. Đặc biệt khu Công nghệ phần mềm ĐHQG.HCM được quyền hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để: Đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành công nghệ thông tin; tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan đến CNTT; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phần mềm và sản phẩm tích hợp phần cứng và phần mềm: Các hoạt động phát triển dự án, các dịch vụ kèm theo để phục vụ cho việc hợp tác….Một số ngành đào tạo chính: Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông máy tính, Công nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin (tin học; xử lý thông tin và truyền thông ). Hai là: Hệ thống các trường kinh tế quản trị kinh doanh và quản lý (đào tạo cử nhân). Khi nói đến Tin học Kinh tế thì nó không còn thuần tuý là Tin học như khối ngành thứ nhất đã xét mà là tin học kết hợp với kinh tế. Sinh viên Tin học Kinh tế không chỉ phải thông thạo Tin học mà còn phải có một vốn kiến thức tổng quan về Kinh tế. Đây là chuyên ngành đào tạo có thể nói là khá toàn diện, cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức khổng lồ về hai mảng kiến thức lớn này. Hơn nữa chỉ nghiên cứu thuần tuý CNTT hay Kinh tế học thôi cũng đã rất vất vả, đòi hỏi một khả năng, một sự nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi rất lớn rồi. Vậy mà, ngành Tin học Kinh tế lại đòi hỏi sinh viên không chỉ có sự hiểu biết sâu sắc về hai mảng kiến thức Tin học và Kinh tế mà còn yêu cầu các bạn phải kết hợp hài hoà hai vốn kiến thức này trong một thể thống nhất, biết dùng Tin học phục vụ, phát triển cũng như quản lý kinh tế đồng thời cũng phải biết đưa yếu tố kinh tế vào trong tin học. Nó đòi hỏi ở người sinh viên một nhiệt huyết với môn học, nhưng nhiệt huyết thôi thì vẫn chưa đủ, bên cạnh đó còn cần một tầm nhìn vĩ mô về tình hình kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế. Ngày nay số lượng sinh viên thi vào chuyên ngành Tin học Kinh tế ngày càng nhiều vì chương trình đào tạo cùng một lúc đáp ứng được cả hai yêu cầu: những đòi hỏi thành thục tin học và yêu cầu hiểu biết kinh tế. Đây là hai yêu cầu, hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ đất nước nào đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên CNTT và tri thức. Nổi bật trong hệ thống này là trường ĐH KTQD. Mục tiêu đào tạo của khoa Tin học Kinh tế: Khoa Tin học Kinh tế đào tạo một đội ngũ trí thức có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về tin học và công nghệ phần mềm, có năng lực ứng dụng các thành quả mới nhất của công nghệ thông tin hướng tới nền kinh tế tri thức. Khoa có mối quan hệ hợp tác với một số trường đại học, viện công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo về quản lý trên thế giới như: Trung tâm Pháp – Việt đào tạo về quản lý CFVG, Viện Đào tạo Tin học của khối Pháp ngữ IFI, Viện Công nghệ châu á AIT, Đại học Moncton – Canada, Đại học Waterloo – Canada, Đại học Thương mại Paris và Trường Kinh doanh Châu Âu ESCP – EAP. Các bộ môn do Khoa phụ trách: Tin học đại cương, Tin học ứng dụng, Kiến trúc máy tính, Hệ điều hành máy vi tính, Kỹ thuật lập trình 1, Kỹ thuật lập trình 2, Lập trình hướng đối tượng, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cấu trúc dữ liệu 1, Cấu trúc dữ liệu 2, Hệ thống thông tin quản lý, Kế toán máy, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Internet và thương mại điện tử, Tin học ứng dụng trong quản trị nhân lực . Ba là : Hệ thống thứ ba - hệ thống những trường phổ cập tin học. Trong hệ thống này sinh viên không được đào tạo chuyên sâu về tin học. Họ chỉ được trang bị cho một lượng vốn cơ bản về tin học để sao cho có thể thao tác được với máy tính, biết sử dụng những ứng dụng nền tảng của tin học vào cuộc sống. Nói chung, tin học là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Nói về sự phát triển ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục của các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương, UNESCO phân chia các nước thành 3 nhóm chính: Nhóm thứ nhất: gồm các nước phát triển như: Autralia, Singapore, Hàn Quốc. Các nước này đều có chính sách về CNTT trong giáo dục và kế hoạch tổng thể để thực thi các chính sách đó. Nhóm thứ hai bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Malaysia, Philipines và ấn Độ, là các nước đã có chính sách quốc gia và kế hoạch tổng thể về CNTT nhưng chưa lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống giáo dục. Việt Nam được xếp vào nhóm thứ ba cùng với Myanmar, Lào, Campuchia... là những nước mới bắt đầu (có thể đã có những chính sách quốc gia hoặc không) và hiện chưa đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách và chương trình nhưng đã có các dự án thí điểm về CNTT trong giáo dục. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển tin học trong toàn quốc và tạo các cơ hội quảng bá ngành CNTT VN với thế giới: Tổ chức các buổi hội thảo về những vấn đề thời sự của nền CNTT, Các cuộc thi Olympic Tin học toàn quốc, Tổ chức Tuần lễ tin học Việt Nam,Tổ chức các hoạt động thi đấu game, các cuộc tranh tài lắp ráp máy tính, thiết kế trang web… Tuy vậy trong phần lớn các trường đại học ở Việt Nam thì phương pháp giảng dạy truyền thống, thầy đọc trò ghi, phấn trắng, bảng đen vẫn rất phổ biến, trong khi Tin học đã mở ra một chân trời mới cho giáo viên, sinh viên tiếp cận với kho tri thức vô tận của nhân loại, là chất xúc tác mạnh mẽ thay đổi một cách căn bản phương pháp, nội dung dạy và học của các nước trên thế giới. Đưa tin học vào nhà trường dần trở thành phương pháp giảng dạy khoa học và hiệu quả nhất và là xu hướng giảng dạy trong thời gian tới ở bậc đại học nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung. Với tư cách là một sinh viên nói chung và là sinh viên của khoa Tin học Kinh tế trường Đại học KTQD nói riêng, em có một số ý kiến về hệ thống đào tạo các ngành Tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay như sau: Nhìn chung các trường đại học đã coi trọng vai trò, vị trí của tin học, đã đưa tin học vào hệ thống các môn, ngành đào tạo, giảng dạy ở mọi hình thức. Nhưng thời gian đứng trên bục giảng dạy lý thuyết vẫn chiếm phần lớn bởi cơ sở vật chất nước ta còn nghèo nàn, phương tiện giảng dạy thiếu thốn, sinh viên ít có cơ hội thực hành trên máy nên không vận dụng được lý thuyết vào thực hành cũng như không phát huy được những sáng tạo, những ý tưởng bất chợt nảy sinh trong đầu bỗng chốc bị tan biến. Ngày nay khi mọi người nói chuyện, trao đổi thông tin với nhau bằng máy tính, mua hàng bằng mạng máy tính .. .. thì cần thực hiện khẩu hiệu “Nhà nhà biết tin học, người người biết tin học” mà phương pháp quan trọng nhất, cơ bản nhất là đưa tin học vào chương trình GD-ĐT, ứng dụng CNTT trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Công việc này hiện gặp phải nhiều khó khăn vì ta vẫn đang thiếu lực lượng cán bộ giảng dạy về CNTT, phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn chiếm ưu thế lớn trong các trường đại học. Tuy nhiên có một thuận lợi là chúng ta có nguồn nhân lực được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong việc tiếp thu khoa học và công nghệ mới. Do đó cần khai thác mạnh mẽ lợi thế này. Tuy rằng so với thế giới thì Tin học của Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, nhưng chính phủ Việt Nam đã và đang quan tâm rất lớn đến lĩnh vực này, đặc biệt là trong GD-ĐT, và thành quả của nó cũng không phải là không lớn. Sau những ý kiến, nhận xét trên, em cũng có một số nguyện vọng: Việc đầu tiên là cần đầu tư thêm cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy ở các trường. Phải trang bị cho mỗi sinh viên một máy tính để họ có thể thoải mái phát triển tư duy sáng tạo của mình. Chấm dứt tình trạng “ học chay” đang là tình trạng phổ biến ở các trường đại học. Nên rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết, tích cực triển khai phương pháp học tập trực quan trên cơ sở đó sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào, dễ tiếp thu bài giảng, tăng lượng kiến thức thực tế, tăng thời gian học thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu với sự trợ giúp của máy tính và mạng. Tăng thời gian cho các buổi seminar nhằm trao đổi, giải đáp thắc mắc giữa sinh viên với giáo viên và các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước về các chủ đề tin học và các ứng dụng trong tương lai. Thay đổi phương pháp dạy và học: Nên sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng cho việc kiểm tra, thi trắc nghiệm và đánh giá kết quả học tập của sinh viên; áp dụng hiệu quả phương pháp học mới – phương pháp học tập điện tử (E-learning) – một phương pháp học rất phổ biến trong các trường đại học của các nước phát triển với số lượng ngày càng tăng các khoá học trực tuyến qua phương tiện truyền thông và mạng Internet. Một công tác cần tiến hành song song là bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Bởi Tin học phát triển như vũ bão, ta phải chủ động đến với nó chứ đừng đợi nó tìm tới ta. Nếu không thông thạo tiếng Anh việc học tập trực tuyến, việc khai thác thông tin trên Internet sẽ rất khó khăn.Bên cạnh đó là vấn đề giáo trình. Khi một giáo trình tiếng Việt được xuất bản và đưa vào giảng dạy thì kiến thức đó đã là quá lạc hậu. Các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý giáo dục cần: Xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa khối giáo dục đại học với khối doanh nghiệp. Phát triển mô hình gắn liền đào tạo – nghiên cứu – ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Hợp tác, tiếp thu kinh nghiệm của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới trong đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thi cử. Tổ chức các cuộc thi Olympic tin học toàn quốc, các cuộc thi trí tuệ, tài năng trẻ Việt Nam để phát huy tính sáng tạo, phát triển tài năng thế hệ trẻ. Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên thông tin là tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc và xử lý thông tin, có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao động chất xám quốc tế đầy tính cạnh tranh. Đây là xu thế tất yếu trong xã hội thông tin. Thấy được vai trò vô cùng to lớn của tin học trong xã hội và những bất cập với việc đưa tin học đến với mọi nhà, mọi người, em đã chọn bài viết: “Hệ thống đào tạo các ngành tin học trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” với hy vọng đưa ra một số ý kiến, nguyện vọng của riêng mình nhằm giúp cho công tác đào tạo tin học trong các trường được hiệu quả và chất lượng hơn. Rất tự hào mình là một sinh viên Tin học Kinh tế, là một thành viên sẽ góp phần đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của trí tuệ, của tri thức, của thông tin em rất mong các cơ quan nhà nước cũng như những tổ chức kinh tế xã hội khác hãy quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện và cơ hội hơn nữa cho công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên. Trên đây chỉ là một số những hiểu biết rất hạn chế của em trong việc tìm hiểu về Tin học, vì đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ lại thêm những kiến thức rộng rãi, nên những những nhận định đưa ra của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24233.DOC
Tài liệu liên quan