Đề tài Hệ thống báo cáo tài chính - Với việc phân tích tình hình tài chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Tài liệu Đề tài Hệ thống báo cáo tài chính - Với việc phân tích tình hình tài chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt Nam: lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu cho các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh và không những tồn tại trên thị trường, mà còn phát triển một cách vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp buộc phải khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có lẫn tiềm tàng, không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Song bên cạnh những nỗ lực đó, thì việc doanh nghiệp phải biết tự đánh giá về tình hình tài chính của mình là hết sức cần thiết và việc đánh giá chủ yếu dựa trên thông tin do báo cáo tài chính mang lại. Không chỉ riêng doanh nghiệp quan tâm đến tình hình tài chính của mình mà còn nhiều đối tượng quan tâm khác như: Các cá nhân, tổ chức, ngân hàng, nhà đầu tư...Chính vì lẽ đó mà việc phân tích tình hình tài chính là một trong những nhiệm vụ chính trong việc ra quyết định quản lý của các đối tượng tham gia trong các mối quan hệ kinh tế. Tổng công ty Giấy Việt nam vừa là đơn vị quản lý cấp trên, vừa tiến hành hoạt đ...

doc112 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hệ thống báo cáo tài chính - Với việc phân tích tình hình tài chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu cho các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh và không những tồn tại trên thị trường, mà còn phát triển một cách vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp buộc phải khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có lẫn tiềm tàng, không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Song bên cạnh những nỗ lực đó, thì việc doanh nghiệp phải biết tự đánh giá về tình hình tài chính của mình là hết sức cần thiết và việc đánh giá chủ yếu dựa trên thông tin do báo cáo tài chính mang lại. Không chỉ riêng doanh nghiệp quan tâm đến tình hình tài chính của mình mà còn nhiều đối tượng quan tâm khác như: Các cá nhân, tổ chức, ngân hàng, nhà đầu tư...Chính vì lẽ đó mà việc phân tích tình hình tài chính là một trong những nhiệm vụ chính trong việc ra quyết định quản lý của các đối tượng tham gia trong các mối quan hệ kinh tế. Tổng công ty Giấy Việt nam vừa là đơn vị quản lý cấp trên, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh nên trong ngành công nghiệp Giấy, Tổng công ty đóng một vai trò rất quan trọng . Dưới sự quản lý trực tiếp của Chính Phủ, Tổng công ty Giấy Việt nam thực hiện mục tiêu lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng cường sức mạnh kinh tế kỹ thuật góp phần vào chủ trương Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Là một đơn vị quản lý và kinh doanh thương mại Tổng công ty Giấy Việt nam đã được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng một lượng vốn gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn tự bổ sung khác dựa trên nguyên tắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng đặc biệt tuân thủ theo pháp luật. Do vậy việc thường xuyên đánh giá và phân tích tình hình tài chính sẽ giúp Tổng công ty và các cơ quan chủ quản thấy rõ được thực trạng tài chính từ đó có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập ở Tổng công ty Giấy Việt nam và được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cô chú phòng Kế toán - Tài chính Tổng công ty Giấy Việt nam, tôi đã chọn đề tài: “Hệ thống báo cáo tài chính - với việc phân tích tình hình tài chính nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm các phần sau: Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phần II: Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở số liệu hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Giấy Việt nam. Phần III: Phương hướng nhằm tăng cường công tác quản lý và đổi mới tình hình tài chính tại Tổng công ty Giấy Việt nam. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt thầy giáo hướng dẫn, Trần Đức Vinh cùng các cô chú phòng Kế toán - Tài chính Tổng công ty Giấy Việt nam đã tạo điều kiện thu thập tài liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho chuyên đề tốt nghiệp này. phần i cơ sở lý luận về phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. i. hoạt động tài chính và sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. 1.1.Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động sản xuất , kinh doanh trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái tiền tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, trên giác độ kinh doanh vốn hoạt động tài chính là những mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức , huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Hoạt động tài chính nhằm đảm bảo thực hiện các vấn đề tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: - Đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường. -Huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với chi phí nhỏ nhất. -Đảm bảo việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. -Nhằm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. -Qua hoạt động tài chính có thể tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như hoạch sách tài chính cho tương lai. Và nhiệm vụ của hoạt động tài chính này nhằm giải quyết một số câu hỏi như: -Nguồn đầu tư vào đâu và như thế nào. -Nguồn tài trợ cho tài chính của doanh nghiệp lâý từ đâu... Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong môi trường kinh tế xã hội có thể thấy quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này phát sinh trong quá trình cấp phát vốn trao đổi hàng hoá , dịch vụ , phân phối Tổng sản phẩm quốc dân giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác cho Nhà nước theo luật định. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm tài chính nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của mình . -Với thị trường tiền tệ: Thông qua thị trường tiền tệ, ngân hàng, doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. -Với thị trường vốn: Doanh nghiệp có thể tạo nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành chứng khoán: Cổ phiếu và trái phiếu. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh các mặt hàng này trên thị trường nhằm thu lãi để thoả mãn thêm nhu cầu về vốn. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác. Các doanh nghiệp quan hệ với nhau, và với tổ chức kinh tế khác chủ yếu thông qua thị trường . Với tư cách là một chủ thể hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp quan hệ với thị trường cung cấp đầu vào (người bán) và thị trường phân phối , tiêu thụ sản phẩm (người mua) . Đó là thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động...Thông qua các thị trường này doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ tương ứng, trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất , kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp . Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh với nhau , giữa các đơn vị thành viên , giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.Các mối quan hệ này được biểu hiện thông qua các chính sách tài chính của doanh nghiệp như : Chính sách phân phối thu nhập , chính sách về đầu tư và cơ cấu đầu tư , chính sách về cơ cấu vốn, chính sách về chi phí... Như vậy có thể nói các quan hệ tài chính trên đây là kết quả của hoạt động phân phối trao đổi (mua, bán) nó bao quát mọi khía cạnh trong vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cuối mỗi kỳ báo cáo, chúng ta phải tổng kết đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình tài chính. 1.2.Sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ mật thiết giữa các khoản mục và nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định được cácchỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nhà doanh nghiệp và các đối tượng khác trong việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của đối tượng đó. Dựa vào các báo cáo tài chính, các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính sẽ có thể tiến hành phân tích và đưa ra nhưỡng quyết định quản lý của mình, nhằm hoạch định những chính sách cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu phân tích đối với các doanh nghiệp nói chung. Việc phân tích tình hình chính đối một doanh nghiệp nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: -Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế cần thiết cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi tiến hành tham gia mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. -Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá khả năng sinh lợi, cũng như tình hình ảnh hưởng làm thay đổi điều kiện kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp dự đoán tình hình và có hướng đi trong tương lai. -Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng khai thác, thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho việc khắc phục những sai sót, phát huy những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của việc phân tích đối với các đối tượng kinh tế khác bên ngoài doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, sẽ bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau và có quan hệ mật thiết. Cho nên đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ là các thành phần kinh tế đó như : Ngân hàng, nhà đầu tư hiện tại và tương lai, bạn hàng... và đặc biệt là các cơ quan chủ quản của Nhà nước như cơ quan thuế... Dựa vào sự phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà các thành phần hay đối tác kinh tế này sẽ có quyết định đúng đắn cho lợi ích kinh tế của mình, và sẽ càng tránh được rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nếu việc phân tích tiến hành một cách tỉ mỉ và chu đáo. Mục đích của việc phân tích đối với Tổng công ty Giấy Việt nam. Tổng công ty Giấy Việt nam được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng một lượng vốn lớn bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Hơn nữa Tổng công ty còn có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và các đơn vị hành chính sự nghiệp nên việc quản lý vốn giao vốn cho các đơn vị này là việc hết sức phuức tạp, vì vốn của nhà nước khi được sử dụng thì phải đản bảo tính hiệu quả, tôn trọng nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Cũng như trong quan hệ kinh tế với các tổ chức khác thể hiện qua các quan hệ tài chính như: Nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, bạn hàng, nhà đầu tư. Vậy, muốn biết Tổng công ty Giấy Việt nam hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả thì cần thiết phải tiến hành việc phân tích tình hình tài chính vào mỗi kỳ báo cáo. 1.3. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ phân tích. Nhiệm vụ phân tích tình hình hoạt động tài chính ở doanh nghiệp là dựa vào cơ sở những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp và phương pháp phân tích mà tiến hành phân tích nhằm đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng hoạt động tài chính vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ.Xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố .Từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung phân tích. Nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề: 1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 2.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh. 3.Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. 4.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 5.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 6.Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính. 7.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. 8.Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình kinh doanh. 9.Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động Hình thức phân tích. Phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp có thể tiến hành qua 3 hình thức phân tích. -Phân tích trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh: Nhằm mục đích dự doán các mục tiêu có khả năng đạt được trong tương lai để từ đó có thể lường trước được những khó khăn về tài chính trước khi chúng xảy ra. -Phân tích trong quá trình kinh doanh:Nhằm xác định kết quả thực hiện và điều chỉnh kịp thời để hướng đến đạt được các mục tiêu. -Phân tích sau quá trình kinh doanh: Nhằm xác định kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra, và để lập tiếp các chỉ tiêu cho tương lai. Phương pháp phân tích. Có rất nhiều phương pháp để tiến hành phân tích tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, trong tất cả các phương pháp thì phương pháp so sánh được dùng nhiều hơn cả. Khi tiến hành phân tích theo phương pháp này thì ta sẽ xác định được xu hướng phát triển và mức độ biến động dành cho các chỉ tiêu kinh tế.Theo phương pháp này thì phải giải quyết các vấn đề cơ bản sau: -Chọn tiêu chuẩn so sánh. -Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. -Mục tiêu so sánh. -Phân tích theo chiều dọc, theo chiều ngang. 1.4.Hệ thống báo cáo tài chính-Tài liệu để tiến hành phân tích. Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Các khoản mục riêng biệt trên báo cáo thường không có nhiều ý nghĩa song mối quan hệ giữa các khoản mục và nhóm khoản mục cùng với các biến động phát sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.Và càng đặc biệt quan trọng hơn khi chúng được dùng làm số liệu phân tích. Theo quy định của Bộ tài chính hiện nay thì báo cáo tài chính gồm các biểu mẫu như sau: -Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DN). -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN). -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03-DN). -Bản thuyết minh báo cáo ( Mẫu số B09-DN). 1.4.1.Bảng cân đối kế toán. 1.4..1.1.Bản chất và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.4.1.2.Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản:Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Về mặt ý nghĩa kinh tế: Qua xem xét phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt ý nghĩa pháp lý: Thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra: A: Nợ phải trả. B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, số đầu kỳ, số cuối kỳ. Về mặt ý nghĩa kinh tế: Người sử dụng thấy được thực trạng kinh tế của doanh nghiệp. Về mặt ý nghĩa pháp lý: Người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh , về số tài sản được hình thành từ các nguồn vay ngân hàng, vay của các đối tượng khác....Cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với Nhà nước, với nhà cung cấp... Hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn có tổng số bao giờ cũng bằng nhau, cụ thể như sau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Tài sản lưu động + Tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn có thêm các phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như ( ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công chế biến...) 1.4.1.3.Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán. -Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước. -Căn cứ vào số liệu từ sổ cái các tài khoản tổng hợp và chi tiết. -Căn cứ vào các tài liệu có liên quan khác. -Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản. 1.4.1.4. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán. -Các công việc cần phải làm trước khi lập bảng cân đối kế toán: .Kiểm tra kỹ nội dung phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán có liên quan. .Khoá sổ và rút số dư các tài khoản. .Đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan. -Đối với từng thời điểm ghi sổ các số liệu là: .Đối với sổ đầu năm kế toán lấy số liệu cuối bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. .Đối với sổ cuối kì: Những chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản nêu bằng cách lấy số dư bên Nợ của các tài khoản cấp I hoặc cấp II trong sổ cái tương ứng để ghi .Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh giảm tài sản như các chỉ tiêu: -Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn. -Dự phòng các khoản phải thu khó đòi. -Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. -Giá trị hao mòn luỹ kế. Các tài khoản này luôn có số dư bên có của tài khoản tương ứng. Nhưng khi lập bảng cân đối kế toán được phản ánh ở phần tài sản và được ghi bằng số âm. .Đối với các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn được ghi bằng cách lấy số dư của các tài khoản cấp I hoặc cấp II tương ứng để ghi (các tài khoản này có số dư Có) nhưng riêng chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá và lãi chưa phân phối thì các chỉ tiêu này liên quan đến các tài khoản tương ứng như tài khoản 412, tài khoản 413, tài khoản 421 có cả dư Nợ và dư Có, nên khi trình bầy các chỉ tiêu này với số dư bên nợ thì sẽ được ghi bên phần nguồn vốn với số âm. .Đối với các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán thì được ghi theo sổ các tài khoản tương ứng. (Bảng cân đối kế toán phần phụ lục). Bảng cân đối kế toán tuy là báo cáo quan trọng nhất trong các báo cáo tài chính nhưng nó chỉ phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp và nó cũng không cho biết kết quả hoạt động kinh doanh trong kì như các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Như vậy để biết thêm các chỉ tiêu đó chúng ta cần xem xét trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.4.2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.4.2.1.Bản chất và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 1.4.2.2.Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo gồm ba phần chính: Phần I - Lãi, lỗ; Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phần I. Lãi lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bầy số liệu của kì trước (để so sánh), tổng số phát sinh trong kì báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo. Phần II. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bầy: Số còn phải nộp kì trước chuyển sang; số phải nộp phát sinh trong kì báo cáo, số đã nộp trong kì báo cáo, số còn phải nộp cuối kì báo cáo. Phần III. Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn, còn được hoàn; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. 1.4.2.3.Cơ sở số liệu và phương pháp lập. -Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh kì trước. -Căn cứ vào sổ kế toán trong kì các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần phụ lục). 1.4.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.4.3.1.Bản chất và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT), người sử dụng có thể đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được lượng tiền tiếp theo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến tình hình tiền của doanh nghiệp, cụ thể là những thông tin về: -Doanh nghiệp đã bằng cách nào kiếm được tiền và chi tiêu như thế nào. -Quá trình đi vay và trả nợ của doanh nghiệp. -Quá trình mua bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp và của các doanh nghiệp khác. -Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho chủ sở hữu và cho các đối tượng khác. -Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Như vậy, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ những người quan tâm đến doanh nghiệp sẽ biết được những hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền và đã được sử dụng vào những mục đích gì và việc sử dụng đó đã hợp lý hay không?. 1.4.3.2.Kết cấu. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện tình hình của 3 hoạt động chủ yếu mà có khả năng biến đổi dòng tiền, được thể hiện như sau: -Hoạt động sản xuất kinh doanh. -Hoạt động đầu tư. -Hoạt động tài chính. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu, gắn với chức năng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các dòng thu và chi liên quan đến quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh trong kì hạch toán. Hoạt động đầu tư:Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua sắm và bán tài sản cố định ngoài niên hạn( dài hạn). Hoạt động tài chính: Bao gồm các hoạt động liên quan đến vốn chủ sở hữu(vốn quỹ) của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà người ta tiến hành phân tích các dòng tiền . Qua việc phân tích này để thấy dòng tiền đó thuộc hoạt động nào và hiệu quả của hoạt động đó. 1.4.3.3.Phương pháp lập. -Theo phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở phân tích, thống kê trực tiếp các số liệu trên sổ kế toán vốn bằng tiền như sổ theo dõi tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển liên quan đến từng hoạt động và chi tiết theo từng chỉ tiêu có liên quan. Phương pháp chung để lập các chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp là căn cứ vào nội dung cụ thể của các chỉ tiêu, những chỉ tiêu nào phản ánh số tiền đi vào doanh nghiệp ( số tiền thu) theo từng hoạt động sẽ được ghi bình thường ( biểu hiện số tiền tăng) , còn những chỉ tiêu nào phản ánh số tiền đi ra (số tiền chi) theo từng hoạt động được ghi bằng số âm, biểu diễn số liệu trong dấu ngoặc đơn. Các chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần của các hoạt động là số cộng đại số của các mã số phản ánh trong các hoạt động đó. -Theo phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này, dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và một số tài liệu có liên quan để ghi các chỉ tiêu của báo cáo. Việc lập báo cáo theo phương pháp này là căn cứ vào lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thêm chi phí không có tính chất trên và loại trừ lãi, lỗ. Các khoản đầu tư hoạt động tài chính đã tính vào lợi tức trước thuế, tiến hành điều chỉnh các khoản thuộc tài sản lưu động. Việc điều chỉnh này tuỳ thuộc vào tính chất của các Tài khoản phản ánh tài sản (vốn kinh doanh) có số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ, điều đó chứng tỏ lượng tiền của doanh nghiệp đi ra nên các chỉ tiêu này được ghi giảm(-) . Ngược lại sẽ ghi số tăng nếu Tài khoản phản ánh nguồn vốn có số dư cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ chứng tỏ dòng tiền của doanh nghiệp đi vào, nên các chỉ tiêu này được ghi tăng ,ngược lại ghi giảm. Để hiểu rõ thêm những chi tiết khác nữa, chẳng hạn như đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết các khoản phải thu, phải trả, chi phí dở dang...chúng ta phải đi xem xét “ Bản thuyết minh báo cáo tài chính”. ( Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phần phụ lục). 1.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính. 1.4.4.1.Bản chất và ý nghĩa. Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng chi tiết. 1.4.4.2.Kết cấu. Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn gốc vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tieu theo nội dung đã quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính , ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.4.4.3.Phương pháp lập. Nguyên tắc chung: -Trình bày gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu ở phần trình bày bằng lời.Với phần số liệu thì phải thống nhất với số liệu trên các báo khác. -Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có gì thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi. -Trong các biểu số liệu, cột kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo ; cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. -Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. Trong thuyết minh báo cáo tài chính phải thể hiện các chỉ tiêu sau: -Chi phí sản xuất , kinh doanh theo yếu tố: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất , kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp , bao gồm các chỉ tiêu như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí n hân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền. -Tình hình tăng giảm tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình. -Tình hình thu nhập của công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập bình quân của công nhân viên và các khoản có liên quan đến tiền lương. -Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tăng giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn xây dựng cơ bản...và lý do tăng giảm chủ yếu. -Tình hình tăng, giảm các đầu tư vào đơn vị: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác như góp vốn liên doanh...và lý do tăng, giảm chủ yếu. -Các khoản phải thu và nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. -Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp : Gồm một số chỉ tiêu như: Bố trí cơ cấu vốn; Tỷ suất lợi nhuận; Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản; Khả năng thanh toán.Các chỉ tiêu này nhằm đánh giá cơ cấu sử dụng vốn; Khả năng sinh lời; Tỷ trọng tài sản được hình thành từ các nguồn vay, nợ phải trả; Và đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ tại thời điểm báo cáo. ( Bảng thuyết minh báo cáo tài chính phần phụ lục). ii. nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán. 2.1.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Trước hết, cần tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm. Bằng các này sẽ thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Cần lưu ý là số tổng cộng của “ Tài sản” và “ Nguồn vốn” tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Như vậy, cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong “Bảng cân đối kế toán”. -Hệ số tài trợ (hay còn gọi là hệ số tự tài trợ): = Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ Tổng số nguồn vốn Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng số nguồn vốn và càng cao so với kỳ trước, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. -Hệ số thanh toán hiện hành: Tổng số tài sản Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng số nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp có chỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại. -Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn( phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp.Nếu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn” xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạm của doanh nghiệp càng thấp. -Hệ số thanh toán nhanh: Tổng số tiền và tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh= Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Thực tế cho thấy, nếu chỉ tiêu này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Ngược lại, thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm ,làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. -Hệ số thanh toán của vốn lưu động: Tổng số tiền và tương đương tiền Hệ số thanh toán của vốn lưu động Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động = Nếu chỉ tiêu này > 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán; còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. -Hệ số thanh toán nợ dài hạn: Hệ số thanh toán nợ dài hạn Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn = Tổng số nợ dài hạn Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khâú hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số thanh toán nợ dài hạn >=1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn, ngược lại nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng các nguồn vốn khác để trả nợ. Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích cần xem xét chỉ tiêu Vốn hoạt động thuần( Vốn luân chuyển thuần). Vốn hoạt động Tổng giá trị thuần Tổng số nợ = - thuần của giá tri tài sản lưu động ngắn hạn Một doanh nghiệp muốn không bị hoạt động gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để thảo mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, ngược lại thì doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán. 2.1.2. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Qua quá trình phân tích này sẽ giúp cho nhà quản lý biết được nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng được hình thành từ nguồn tài trợ nào, có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không. Từ đó , doanh nghiệp sẽ có những biện pháp thích hợp để làm lành mạnh hoá thị trường tài chính. Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản( tài sản cố định và tài sản lưu động) với nguồn tài trợ thường xuyên( nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay-nợ dài hạn). Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý( đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay...), tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản tì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp( huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm qui mô đầu tư, tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp). Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ đồ “ Nguồn tài trợ tài sản”. ( Sơ đồ nguồn tài trợ tài sản ở phần phụ lục). 2.1.3.Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là: b. nguồn vốn = a. tài sản [ i + ii + iv +v (2,3) +vi ] + b.tài sản (i +ii + iii) (1) Cân đối (1) chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.Trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp: + Vế trái > Vế phải: Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên bị chiếm dụng. + Vế trái < Vế phải: Do thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên chắc chắn doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, dài hạn( của ngân hàng hay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả, dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết, lại có quan hệ cân đối (2) sau đây: b.nguồn vốn + a.nguồn vốn [ i (1,2) + ii ] = a.tài sản [i + ii + iv (2,3) + VI ] + B.TàI SảN [ I + II +III ] (2) Cân đối (2) hầu như không xẩy ra mà trên thực tế, thường xẩy ra một trong hai trường hợp: +Vế trái > Vế phải: Trong trường hợp này, do không sử dụng hết nguồn vốn nên nguồn vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng. + Vế trái < Vế phải: Ngược với trường hợp trên, trong trường hợp này, do thiếu nguồn bù đắp ch tài sản kinh doanh nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn. Mặt khác, do tính cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên cân đối (2) có thể viết lại như sau: [A.I (1,2), II + B ]. Nguồn vốn + [ A.I (3,4,...,80, III ]. Nguồn vốn =[ A.I,II,III,IV,V (2,3), VI + B.I,II,III ] .Tài sản + [A. III,V (1,4,5) + B. IV ] . Tài sản (3) Biến đổi cân đối (3) ta có: [A.I (1,2),II + B ] . Nguồn vốn - [A.I,II,III,IV.V (2,3), VI + B.I, II,III ] .Tài sản = [A.III,V(1,4,5) + B.IV ] .Tài sản - [A.I (3,4,..,8), III ] . Nguồn vốn (4) Cân đối (4) cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng( hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. 2.1.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản . -Phân tích cơ cấu tài sản: Cần xem xét tình hình biến động của từng khoản mục tài sản cụ thể, qua đó đánh giá tính hợp lý của sự biến động. Chẳng hạn, với doanh nghiệp sản xuất, khoản mục nguyên, vật liệu tồn kho phải đảm bảo đủ cho quá trình sản xuất được liên tục, không thừa dẫn đến ứ đọng; còn với doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá thì hàng hoá tồn kho phải chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số hàng tồn kho...Chính vì vậy, khi phân tích cần phải phân tích sâu cơ cấu tài sản lưu động mà đặc biệt là khoản phải thu và khoản hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu năm cả về số tuyệt đối, số tương đối. Hơn nữa, cần xem xét tỷ trọng của từng khoản mục trong khoản nợ phải thu và hàng tồn kho trong tổng số để đánh giá tính hợp lý của chúng. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta cần lập bảng “ Phân tích cơ cấu tài sản”. ( Bảng phân tích cơ cấu tài sản phần phụ lục). Ngoài ra, qua việc xác định cơ cấu cần rút ra và so sánh chỉ tiêu Hệ số đầu tư. Tài sản cố định đã và đang đầu tư Hệ số đầu tư = Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp . -Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng.Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ( ngân hàng, nhà cung cấp...) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng đảm bảovề mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cần lập bảng “Phân tích cơ cấu nguồn vốn”. ( Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn phần phụ lục). 2.2.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh . 2.2.1.Phân tích tổng quát báo cáo kết quả kinh doanh. Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa kì phân tích so với kì gốc trên từng chỉ tiêu trong phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo “Kết quả kinh doanh”. Như vậy, người phân tích sẽ biết được tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, chúng ta cần so sánh từng chỉ tiêu trên với doanh thu thuần( coi doanh thu thuần là gốc). Thông qua việc so sánh này, người sử dụng thông tin sẽ biết được hiệu quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp so với các kì trước là tăng hay giảm hoặc so với các doanh nghiệp khác là cao hay thấp. Có thể lập bảng phân tích tổng quát báo cáo “Kết quả kinh doanh”. ( Bảng phân tích tổng quát báo cáo kết quả kinh doanh phần phụ lục). 2.2.2.Phân tích phần II “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước” của báo cáo “Kết quả kinh doanh”. Việc phân tích được thực hiện bằng cách so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối giữa cuối kì với đầu kì trên tổng số các khoản phải nộp Nhà nước cũng như từng khoản phải nộp.Nếu cuối kì giảm so với đầu kì cả về số tuyệt đối và số tưong đối chứng tỏ doanh nghiệp chấp hành tốt kỉ luật thanh toán với Ngân sách Nhà nước , không dây dưa, chây ì và ngược lại.Bên cạnh đó cần so sánh số phải nộp Ngân sách Nhà nước trong kì nay với số phải nộp trong các kì trước trên từng khoản thuế, phí, lệ phí cũng như tổng số các khoản nghĩa vụ về cả số tuyệt đối và tương đối. Khi phân tích có thể lập bảng “Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước”. (Bảng phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước phần phụ lục). 2.2.3.Phân tích phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại,thuế GTGT được giảm, thuế GTGT bán hàng nội địa” của báo cáo “Kết quả kinh doanh”. Để nắm được tình hình biến động của thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm; số thuế GTGT đầu ra phải nộp , đã nộp và còn phải nộp cuối kì, cần so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đốigiữa cuối kì với đầu kì và giữa kì này với kì trước trên từng chỉ tiêu.Thông qua sự biến động của từng chỉ tiêu sẽ rút ra nhận xét thích hợp.Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: ( Bảng phân tích “Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa” phần phụ lục). 2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Khi phân tích trước hết cần tính ra và so sánh chỉ tiêu sau: x 100 = Tỷ trọng tiền tạo từ hoạt động kinh doanh so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ Tổng số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh so với các hoạt động khác trong kì cao hay thấp. Chỉ tiêu này nếu chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng lượng tiền lưu chuyển trong kì càng chứng tỏ sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện từ khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ không phải ở hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường. Tiếp theo, tiến hành so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa kì này với kì trước trên các chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh “, chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” và chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính”.Việc so sánh này sẽ cho biết được mức độ ảnh hưởng của lượng tiềnlưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần trong kì”. Cuối cùng đi sâu so sánh tình hình biến động của từng mục. khoản mục trong từng hoạt động đến lượng tiền lưu chuyển giữa kì này với kì trước. Qua đó, nêu các nhận xét và kiến nghị thích hợp để thúc đẩy lượng tiền lưu chuyển trong từng hoạt động. Có thể lập bảng phân tích sau đây: (Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ phần phụ lục). 2.4.Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính. 2.4.1. Phân tích chỉ tiêu “Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố”. Toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh trong kì nếu xét theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất sẽ được chia làm các yếu tố chi phí khác nhau. Khi phân tích chỉ tiêu này, cần so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên tổng chi phí cũng như trên từng yếu tố chi phí giữa kì này với kì trước. Qua đó, biết được tình hình biến động của chi phí trong kì. Có thể lập bảng phân tích sau: (Bảng phân tích chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố phần phụ lục). 2.4.2.Phân tích chỉ tiêu “Tình hình tăng giảm tài sản cố định”. Phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định sẽ cho nhà quản lý biết được tình hình biến động của tài sản cố định trong kì theo từng loại. Qua đó, đánh giá được tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp và xây dựng được kế hoạch đầu tư. Khi phân tích tiến hành so sánh giữa cuối kì với đầu kì theo từng loại tài sản cố định cụ thể cả về nguyên giá và giá trị còn lại. Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: (Bảng phân tích tình hìnhbiến động tài sảncố định phần phụ lục). 2.4.3.Phân tích chỉ tiêu “Tình hình thu nhập của công nhân viên”. Thu nhập của công nhân viên trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp bởi vì không thể nói một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nếu như thu nhập của người lao động có xu hướng giảm theo thời gian và thấp so với mặt bằng chung được. Thu nhập của công nhân viên phải gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích, cần so sánh giữa số thực hiện kì này với số kế hoạch kì này và số thực hiện kì trước cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét. Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: (Bảng phân tích tình hình thu nhập của công nhân viên phần phụ lục). 2.4.4.Phân tích chỉ tiêu “Tình hình tăng ,giảm nguồn vốn chủ sở hữu”. Phân tích tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu sẽ cho nhà quản lý biết được tình hình biến động của tổng số nguồn vốn chủ sở hữu cũng như từng loại nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp . Qua đó, đáng giá được tính hợp lý của việc hình thành và sử dụng từng nguồn vốn chủ sở hữu.Khi phân tích, tiến hành so sánh giữa cuối kì với đầu kì trên tổng số và theo từng loại nguồn vốn chủ sở hữu cũng như so sánh giữa số tăng, giảm trong kì.Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: (Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu phần phụ lục). 2.4.5.Phân tích chỉ tiêu “Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác”. Để nắm được tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư vào các đơn vị khác, cần thiết phải xem xét mức đầu tư và kết quả đầu tư.Khi phân tích cần so sánh mức đầu tư vào doanh nghiệp khác giữa cuối kì với đầu kì trên tổng số cũng như trên từng khoản đầu tư, đồng thời so sánh kết quả đầu tư giữa kì này với kì trước trên tổng số và trên từng khoản đầu tư cả về số tuyệt đối và số tương đối và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét.Có thể lập bảng phân tích theo mẫy sau: (Bảng phân tích tình hình và kết quả đầu tư vào đơn vị khác phần phụ lục). 2.4.6.Phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả”. Khi phân tích, cần so sánh giữa cuối kì với đầu kì trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và số tiền nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu và dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét. Để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả của doanh nghiệp, khi phân tích còn phải sử dụng các tài liệu hạch toán hàng ngày để: -Xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu,phải trả. -Các biện pháp mà đơn vị áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ. -Nguyên nhân dẫn đến các khoản tranh chấp nợ phải thu, phải trả. Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: (Bảng phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả phần phụ lục). 2.4.7.Phân tích chỉ tiêu “Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”. Khi phân tích nội dung này, các nhà quản lý sẽ nắm được một cách khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh: So sánh giữa năm nay với năm trước trên từng chỉ tiêu và dựa vào sự biến động của từng chỉ tiêu để nhận xét. Có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau: (Bảng phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả phần phụ lục). 2.5.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bên cạnh phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu và nợ phải trả” nói trên, khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn kết hợp thông tin giữa các báo cáo tài chính như báo cáo “Kết quả kinh doanh”, “Bảng cân đối kế toán”, báo cáo “Lưu chuyển tiền tệ” và tài liệu trên các sổ kế toán chi tiết để phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.5.1.Phân tích tình hình thanh toán. Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả.Về mặt tổng thể, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và thanh toán nợ phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: -Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%). Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng.Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh. Tổng số nợ phải thu Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả Tổng số nợ phải trả x 100 = -Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (vòng). Đây là chỉ tiêu phản ánh trong kì kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng.Nếu số vòng luân chuyển của các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời,ít bị chiếm dụng vốn.Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ( chủ yếu thanh toán ngay trong thời gian ngắn). Công thức: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Tổng số tiền hàng bán chịu = x 100 Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: Số dư bình quân các khoản phải thu Tổng số nợ phải thu đầu kì và cuối kì = x 100 2 -Thời gian quay vòng các khoản phải thu: Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu quay được một vòng thì mất mấy ngày.Thời gian quay vòng các khoản phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Thời gian của kỳ phân tích Thời gian quay vòng các khoản phải thu Số vòng luân chuyển các khoản phải thu x 100 = Khi phân tích cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu qui định cho khách hàng từ đó rút ra nhận xét về thời gian quay vòng các khoản phải thu là nhanh hay chậm. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (vòng):Là chỉ tiêu phản ánh trong kì kinh doanh, các khoản phải trả quay được mấy vòng. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Tổng số tiền hàng mua chịu = x 100 Số dư bình quân các khoản phải trả Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn và có thể được hưởng chiết khấu thanh toán.Tuy nhiên, nếu chie tiêu này đạt giá tri quá cao sẽ không tốt vì có thể ảng hưởng đến kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp do phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ. Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau: Số dư bình quân các khoản phải trả Tổng số nợ phải trả đầu kì và cuối kì = x 100 2 -Thời gian quay vòng các khoản phải trả: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải trả quay được một vòng thì mất mấy ngày. Thời gian quay vòng các khoản phải trả Thời gian của kì phân tích = x100 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Thời gian quay vòng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại thì doanh nghiệp có tốc độ thanh toán tiền hàng chậm và số vốn đi chiếm dụng là nhiều. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp từ đó rút ra nhận xét. 2.5.2.Phân tích khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Khi phân tích phải dựa vào tài liệu thanh toán có liên quan để xắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.Trình tự này phải thể hiện được nhu cầu thanh toán gay và huy động để thanh toán trong thời gian tới. Vì thế, bảng phân tích nhu cầu thanh toán có kết cấu nhu một bảng cân đối kế toán giữa một bên là khả năng thanh toán và một bên là nhu cầu thanh toán.Qua đó có thể thấy rõ nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào trong thời gian hiện tại và tương lai. (Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán phần phụ lục) Đồng thời trên cơ sở bảng phân tích trên, cần tình ra chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán”: Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (Hk) = Nhu cầu thanh toán Chỉ tiêu này có thể tính cho cả thời kì hoặc cho từng giai đoạn(hiện thời,tháng tới, quí tới...): -Nếu Hk>1:Chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. -Nếu Hk<1: Chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.Hk càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu. Khi Hk~ o thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. 2.6.Phân tích hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp.Đây là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến nhiều yếu tố như lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động...Vì vậy, khi phân tích cần phải xem xét qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh( gồm vốn cố định, vốn lưu động ), sức sinh lời của vốn,... Chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh thường được sử dụng khi phân tích được tính bằng công thức: Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh= Chí phí đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, doanh thu ,lợi tức... còn chi phí đầu vào được tính bằng chỉ tiêu lao động, tư liệu lao đọng, đối tượng lao động và vốn cố định,... Khi nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng tài sản của mình một cách có hiệu quả nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. Có một chỉ tiêu dùng để giúp cho các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đó là chỉ tiêu tỷ suất lợi tức thuần (lợi tức đã nộp thuế) Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi tức trên thuần doanh thu = x100 Doanh thu thuần Để đánh giá tỷ suất này tốt hay không tốt, ngoài việc so sánh nó với tỷ suất năm trước hoặc tỷ suất dự kiến nhằm thấy rõ chất lượng và xu huướng phát triển của doanh nghiệp, nhà quản lý còn phải xem xét tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm độc quyền thường có tỷ suất lợi tức thuần khá cao từ 10 đến 15%, còn một doanh nghiệp thương mại buôn bán hàng tiêu dùng thông dụng thường chỉ có tỷ suất lợi nhuận đạt từ 2 đến 5%. Một chỉ tiêu quan trọng nữa để các chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng xem xét, đánh giá hiệu quả kinh doanh của đơn vị là tỷ suất lợi tức thuần vốn sản xuất kinh doanh (còn gọi hệ số doanh lợi vốn sản xuất). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho kinh doanh đem lại mấy đồng lợi tức thuần và xác định bằng công thức: Lợi tức thuần Tỷ suất lợi tức trên vốn kinh doanh = x 100 Vốn kinh doanh bình quân Trong đó, vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động (TSCĐ và TSLĐ).Lẽ dĩ nhiên nếu tính toán chính xác cần phải trừ đi phần tài sản không tham gia vào quá trình kinh doanh như tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký quỹ, ký cược nhưng phần này chiếm tỷ lệ nhỏ cho nên trong cách tính này có thể coi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh. Do đó chỉ tiêu này còn gọi là “Tỷ suất thuần trên tài sản sử dụng”. Nhà quản lý cần phải tiến hành so sánh với tỷ suất những năm gần nhất cũng như so sánh nó với dự kiến. Để thể hiện được việc đánh giá có cơ sở, ngoài việc sử dụng hai chỉ tiêu trên cần phải nghiên cứu, tính toán chỉ tiêu số lần chu chuyển của tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì cần phải bao nhiêu đồng tài sản (TSCĐ và TSLĐ). Doanh thu thuần Số lần chu chuyển của tổng tài sản = x 100 Tổng tài sản bình quân Ngoài ra khi phân tích hiệu quả kinh doanh ta cần so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm một số chỉ tiêu sau: Sức sản suất của tài sản cố định Tổng doanh thu thuần = Nguyên giá tài sản cố định bình quân Lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm. Nguyên giá bình quân tài sản cố định = = Sức sinh lợi của tài sản cố định Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho biết 1 đơn vị nguyên giá tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Sức sản xuất của tài sản lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm. Sức sinh lợi của tài sản lưu động = Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. 2.7. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu đông. Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng và ngược lại thì tốc độ chu chuyển của vốn lưu động giảm. Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, khi phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Thời gian của một vòng chu chuyển = Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng chu chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại thì tốc độ chu chuyển thấp. Phần II Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở số liệu hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty giấy Việt nam i. khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty giấy việt nam. 1.1 Quá trình phát triển của Tổng công ty Giấy Việt nam. Là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt nam, Tổng công ty Giấy Việt nam đã có một lịch sử lâu dài về quá trình phát triển và lớn mạnh.Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ, UBND tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương.Tổng công ty Giấy là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do Tổng công ty quản lý, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu để giao dịch theo qui định của Nhà nước. Tên giao dịch quốc tế là: vietnam paper corporation, viết tắt là vinapimex. Trụ sở chính đặt tại 25A Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Tổng công ty Giấy Việt nam được thành lập theo quyết định số 256/TTG ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ngày 02/8/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt nam. Tổng công ty Giấy Việt nam là doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn nhất toàn ngành Giấy, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu về giấy của thị trường. Ngoài ra,Tổng công ty còn có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng, thiết bị cho toàn ngành Giấy. Đồng thời, Tổng công ty thực hiện xuất nhập khẩu giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành giấy theo qui định của pháp luật Việt nam. 1.2.Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Giấy Việt nam. 1.2.1.Chức năng hoạt động của Tổng công ty. -Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của Bộ công nghiệp nhẹ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước. -Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo qui định của pháp luật và có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng. -Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật. -Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty. -Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. -Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài. Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước. -Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tập trung đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và hạch toán kinh tế tổng hợp trên cơ sở hạch toán đầy đủ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng, có Điều lệ hoạt động theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên và đơn vị sự nghiệp gồm: Văn phòng Tổng công ty. Công ty Giấy Bãi Bằng. Công ty Giấy Việt Trì. Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ. Nhà máy Giấy Vạn Điểm. Nhà máy Giấy Hoà Bình. Công ty In và Văn hoá phẩm Phúc Yên. Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô. Trường Đào tạo nghề Giấy. Trung tâm nghiên cứu cây Nguyên liệu Giấy. Công ty Diêm Thống Nhất Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà. Công ty Giấy Tân Mai. Công ty Giấy Đồng Nai. Nhà máy Giấy Bình An. Công ty Giấy Viễn Đông. Công ty Diêm Hoà Bình. Công ty Gỗ Đồng Nai. Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phú. Công ty Nguyên liệu Giấy Đồng Nai. Đơn vị trực thuộc: Chi nhánh Tổng công ty ( đặt tại TP HCM ). Từ khi thành lập cho đến nay, thực hiện kinh doanh riêng trong các lĩnh vực giấy- một trong bẩy mặt hàng thiết yếu và quan trọng được sự bảo hộ của Nhà nước, Tổng công ty Giấy luôn hoạt động có hiệu quả và là một trong không nhiều Tổng công ty thực hiện tốt chế độ Nhà nước ban hành trong điều kiện hiện nay.Tổng công ty Giấy luôn bảo toàn phát triển vốn, mở rộng lĩnh vực hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.Tổng công ty Giấy Việt nam đã giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển ngành giấy ở nước ta. 2.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức điều hành của Tổng công ty. Tổ chức quản lý kinh doanh là một hệ thống bao gồm bộ phận lãnh đạo, các phòng ban quản lý và các đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức ra nhằm thực hiện chức năng quản lý toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Theo mô hình tổ chức quản lý kinh doanh kiểu Tổng công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Tổng công ty Giấy bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tổng giám đốc và các bộ máy giúp việc. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Bộ trưởng Bộ công nghiệp quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng Tổng công ty do hội đồng quản trị trình trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty. Bộ máy quản lý của Tổng công ty do Tổng giám đốc qui định theo điều lệ của Tổng công ty được phê duyệt đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả bao gồm các phòng theo sơ đồ sau: Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty. Viện nghiên cứu giấy và xenluylo Trường đào tạo nghề giấy Công ty gỗ Đồng Nai Công ty VPP Hồng Hà Công ty giấy Tân Mai Công ty giấy Bãi Bằng Phòng kiểm toán nội bộ Phòng quản lý kỹ thuật Phòng nguyên liệu Phòng dự án Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng tài chính kế toán Văn phòng Ban giám đốc Hội đồng quản trị 1.3.Tổ chức bộ máy kế toán. Tổng công ty Giấy là một đơn vị có mạng lưới hoạt động rộng rãi bao gồm nhiều đơn vị thành viên, sự nghiệp tiến hành từ sản xuất kinh doanh các mặt hàng giấy, xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất giấy và máy móc, các thiết bị mặt hàng có liên quan đến sản xuất, kinh doanh giấy, cho đến nghiên cứu cây trồng nguyên liệu và đào tạo cán bộ ngành giấy....Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và qui mô hoạt động kinh doanh của mình cũng như của các đơn vị sự nghiệp, dựa vào sự phân cấp quản lý kinh tế nội bộ ,căn cứ vào đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc kế toán, Tổng công ty Giấy đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Theo mô hình này, ở Tổng công ty có phòng kế toán trung tâm làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng Tổng công ty, kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán toàn Tổng công ty, tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán toàn Tổng công ty. Ơ các đơn vị thành viên đều có phòng kế toán riêng thực hiện công tác hạch toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc đơn vị mình theo sự phân cấp của phòng kế toán Tổng công ty, lập các báo cáo cần thiết gửi lên phòng kế toán trung tâm của Tổng công ty. Ơ đơn vị phụ thuộc (chi nhánh Tổng công ty đặt tại TP HCM ), do vị trí đại lý cách xa Tổng công ty do đó, phòng Tài chính kế toán tại chi nhánh thực hiện hạch toán tương đối hoàn chỉnh giúp kế toán trưởng thực hiện công việc hạch toán được thuận tiện và chính xác. Phòng Tài chính kế toán của Tổng công ty có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau: Chức năng: Giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán, hạch toán kinh tế ở các đơn vị thành viên và đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo qui định của Nhà nước. Nhiệm vụ: Cân đối vốn hiện có của các đơn vị thành viên để lập phương án giúp Tổng giám đốc giao lại vốn và các nguồn lực khác đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên. Điều chỉnh vốn tăng, giảm khi có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc qui mô phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên theo quyết định của Tổng giám đốc. Thực hiện thủ tục điều hoà vốn ngân sách Nhà nước cấp giữa các doanh nghiệp trong nội bộ của Tổng công ty theo quyết định của Tổng giám đốc. Theo dõi chặt chẽ việc giao nhận vốn, nghĩa vụ nộp tiền sử dụng vốn cũng như quản lý vốn theo chế độ hiện hành giữa các thành viên được điều hoà vốn. Xây dựng và thực hiện phương án huy động vốn, cho vay vốn phục vụ nhu cầu vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Xây dựng kế hoạch tài chính năm của toàn Tổng công ty trên cơ sở kế hoạch tài chính của các đơn vị thành viên. Kiểm tra và kiến nghị Tổng công ty bảo lãnh đối với các khoản vay tín dụng của các đơn vị thành viên. Thực hiện vốn vay tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách theo chế độ hiện hành.Quản lý và hạch toán các loại quỹ của Tổng công ty được trích lập theo qui định của Bộ tài chính. Tổ chức hạch toán tổng hợp các loại vốn, quỹ, tổng hợp giá thành, kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên. Hạch toán kinh tế đối với phần trực tiếp kinh doanh tại văn phòng Tổng công ty và của chi nhánh Tổng công ty đặt tại TP HCM. Kiểm tra và chủ trì xét duyệt quyết toán cho các đơn vị thành viên. Tổng hợp báo cáo quyết toán của toàn Tổng công ty trình Bộ tài chính xét duyệt. Thực hiện báo cáo kế toán định kì của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo qui định của Nhà nước. Lập báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm của Tổng công ty trên cơ sở tổng hợp các Bảng cân đối tài sản của các đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị để công bố báo cáo tài chính hàng năm theo qui định của Bộ tài chính. Kết hợp với các phòng liên quan chủ trì phân tích hoạt động kinh tế định kì của toàn Tổng công ty. Quy định các biểu mẫu báo cáo kế toán nội bộ Tổng công ty (ngoài các biểu báo cáo theo qui định của Nhà nước ) để phục vụ cho yêu cầu quản lý tổng hợp của Tổng công ty. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính , kế toán Nhà nước và các qui định của Tổng công ty cho các đơn vị thành viên. Quyền hạn: -Đại diện cho Tổng công ty làm việc với các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực tàu chính- kế toán. Giải quyết những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán. -Có quyền yêu cầu tất cả các phòng ban trong Tổng công ty và các đơn vị thành viên chuyển đầy đủ kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu khác cần thiết cho công việc kế toán. -Có quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán của các đơn vị thành viên khi có dấu hiệu vi phạm pháp lệnh kế toán và thống kê của Nhà nước ban hành. -Được quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên và tham gia kí kết, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của Tổng công ty. -Phòng Kế toán- tài chính đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc kinh tế- tài chính. Ngoài ra còn chịu sự chi phối của các Phó tổng giám đốc Tổng công ty theo từng lĩnh vực và những công việc khác có liên quan đến phòng. Phòng Tài chính kế toán tại Tổng công ty Giấy bao gồm 11 người được bố trí tại hai địa điểm, văn phòng chính tại Hà nội gồm 06 người, chịu trách nhiệm chính trước Tổng giám đốc toàn bộ tình hình hoạt động về tài chính- kế toán của Tổng công ty, tổ chức lập báo cáo, tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên tại phía bắc, hướng dẫn chỉ đạo bộ phận tài chính-kế toán của Tổng công ty tại phía nam.Bộ phận tài chính - kế toán tại văn phòng của Tổng công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 05 người có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp các báo cáo tài chính- kế toán tại khu vực phía nam bao gồm các doanh nghiệp thành viên tại phía nam và chi nhánh Tổng công ty. 1.4.Hệ thống tài khoản và các quy chế hiện hành về công tác hạch toán kế toán. 1.4.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. Do trình độ phân cấp quản lý, các đơn vị thành viên tiến hành hạch toán đầy đủ cho nên tất cả các chứng từ phát sinh tại các đơn vị nào thì được sử dụng lưu trữ tại các đơn vị đó. Phòng tài chính kế toán Tổng công ty chỉ quy định và lưu trữ đối với các chứng từ phát sinh tại văn phòng phía Bắc Tổng công ty. Hệ thống chứng từ bao gồm: Nghiệp vụ Tên chứng từ Bộ phận lập Bộ phận kế toán liên quan Tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi Kế toán tiền mặt Kế toán tiền mặt, kế toán liên quan Tiền gửi và tiền vay ngân hàng Giấy báo nợ, có, sao kê ngân hàng, sổ hạch toán chi tiết Ngân hàng Kế toán TGNH, kế toán công nợ Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ Hoá đơn mua. hoá đơn GTGT, biên bản bàn giao thanh lý, nhượng bán, bảng tính khấu hao Bên bán, kế toán tài sản cố định, hội đồng thanh lý Kế toán công nợ, kế toán tài sản cố định Chi phí Chứng từ chi phí Nơi phát sinh chi phí Kế toán công nợ Mua hàng Hợp đồng ngoại, hoá đơn GTGT, thư tín dụng, biên bản kiểm nghiệm, các hoá đơn vận chuyển bốc xếp, phiếu nhập kho... Bên bán Kế toán công nợ Thanh toán công nợ Chứng từ thi chi, thanh toán nội bộ, giao vốn cho các đơn vị thành viên. Kế toán công nợ Kế toán công nợ 1.4.1.Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại Tổng công ty Giấy Việt nam có 100 tài khoản, trong đó có 50 tài khoản cấp 1; 35 tài khoản cấp 2 và 15 tài khoản cấp 3. Tuân thủ theo chế độ của Nhà nước ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và dựa vào đặc điểm quy mô hoạt động của mình , Tổng công ty Giấy Việt nam đã lựa chọn áp dụng Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào công tác hạch toán đồng thời đưa vào máy thực hiện hạch toán trên máy vi tính. ( Danh mục TK của Tổng công ty Giấy Việt nam ở phần phụ lục) 1.4.2.Tổ chức hệ thống sổ kế toán. -Hệ thống chứng từ ghi sổ -Các loại sổ chi tiết như: Công nợ mua hàng, công nợ nội bộ, sổ theo dõi hàng nhập khẩu, sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái các tài khoản,... 1.4.3.Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo hiện hành. Tổng công ty theo định kỳ lập các báo cáo sau: .Bảng cân đối kế toán .Báo cáo kết quả kinh doanh -Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách. .Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, Tổng công ty còn lập các báo cáo chi tiết bổ sung, có tính chất hướng dẫn như báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh, báo cáo chi phí bán hàng, báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp.... 1.4.4.Việc tổ chức công tác kế toán. Là nhiệm vụ quan trọng của kế toán trưởng Tổng công ty. Việc tổ chức công tác kế toán này được thể hiện theo các nội dung sau đây: -Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức ghi chép ban đầu và tổ chức luân chuyển chứng từ tại phòng kế toán Tổng công ty. -Các mẫu chứng từ thuộc hệ thống chứng từ do Bộ tài chính ban hành được tuân thủ cả về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập. -Các mẫu chứng từ hướng dẫn đã được vận dụng hợp lý như các bảng kê hạch toán công tác phí, tiếp khách... -Việc ghi chép các chứng từ và thu thập các chứng từ gốc phát sinh tại các bộ phận nghiệp vụ khác của Tổng công ty đều đảm bảo quy định thuận lợi cho việc ghi sổ kế toán. -Tổ chức việc luân chuyển chứng từ được quy định theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ”. 1.5.Các báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2000 ( Đơn vị : Đồng) tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A B C D A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 388.396.542.440 348.264.059.295 I. Tiền 110 16.104.951.843 14.193.441.536 1.Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 676.582.255 708.685.170 2.Tiền gửi ngân hàng 112 14.035.557.524 12.794.710.700 3.Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ 1.392.812.064 690.045.666 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 - - 2.Đầu tư ngắn hạn khác 128 - - 3.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 - - III. Các khoản phải thu 130 297.628.874.328 309.401.605.553 1.Phải thu của khách hàng 131 207.437.439.268 148.057.985.617 2.Trả trước cho người bán 132 77.981.081.474 34.173.221.438 3.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 5.863.790.440 - 4.Phải thu nội bộ 134 - 67.756.141.027 5. Các khoản phải thu khác (TK138+3388) 138 7.011.849.492 60.453.151.655 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 (665.286.346) (1.038.894.184) IV. Hàng tồn kho 140 51.188.686.626 24.568.854.050 1.Hàng mua đang đi đường 141 - - 2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 - - 3.Công cụ, dụng cụ trong kho 143 - - 4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 - - 5.Thành phẩm tồn kho 145 2.304.903.421 634.950.218 6.Hàng hoá tồn kho 146 49.140.805.304 24.216.214.350 7.Hàng gửi đi bán 147 - - 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (257.022.099) (282.310.518) V.Tài sản lưu động khác 150 23.474.029.643 100.158.156 1.Tạm ứng 151 183.870.933 100.158.156 2.Chi phí trả trước 152 - - 3.Chi phí chờ kết chuyển 153 15.169.230 - 4.Tài sản thiếu chờ sử lý 154 - - 5.Các khoản thế chấp, ký quỹ ngắn hạn 155 23.274.989.480 - VI.Chi sự nghiệp 160 - - 1.Chi sự nghiệp năm trước 161 - - 2.Chi sự nghiệp năm nay 162 - - B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 15.766.628.905 15.559.346.311 I.Tài sản cố định 210 6.916.085.445 6.434.067.725 1.Tài sản cố định hữu hình 211 6.916.085.445 6.434.067.725 -Nguyên giá 212 13.272.638.339 13.748.805.097 -Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (6.356.552.894) (7.314.737.372) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 214 - - -Nguyên giá 215 - - -Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 - - 3.Tài sản cố định vô hình 217 - - -Nguyên giá 218 - - -Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 - - II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 8.800.543.460 8.800.543.460 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 1.000.000 1.000.000 2.Góp vốn liên doanh 222 8.799.543.460 8.799.543.460 3.Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 - - 4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 - - III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 50.000.000 324.735.126 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 - - tổng cộng tài sản 250 404.163.171.345 363.823.405.606 nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ A B C D A. Nợ phải trả 300 365.534.759.774 323.913.033.875 I. Nợ ngắn hạn 310 365.534.759.774 294.698.988.002 1.Vay ngắn hạn 311 140.847.101.974 182.351.816.687 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - - 3.Phải trả cho người bán 313 90.607.406.730 28.399.712.310 4.Người mua trả tiền trước 314 560.695.738 104.158.824 5.Phải trả nội bộ - 67.756.141.027 6.Thuế và các khoản phải nộp NSNN 315 6.486.910.055 6.813.477.615 7.Phải trả công nhân viên 316 875.343.262 1.331.995.710 8.Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 126.157.302.015 7.941.685.829 II. Nợ dài hạn 320 - 27.345.801.029 1.Vay dài hạn 321 - 27.345.801.029 2.Nợ dài hạn 322 - - III. Nợ khác 330 - 1.868.244.844 1.Chi phí phải trả 331 - 1.868.244.844 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 - - 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 - - b. nguồn vốn chủ sở hữu 400 38.628.411.571 39.910.371.731 I. Nguồn vốn - Quỹ 410 37.717.013.537 39.274.205.009 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 26.572.696.715 26.117.258.793 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - 3. Chênh lệch tỷ giá 413 (38.855.588) 2.784.100 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 6.904.530.340 7.850.991.160 5. Quỹ dự trữ 415 - - 6.Lãi chưa phân phối 416 - - 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 4.278.642.070 5.303.170.956 II. Nguồn kinh phí 420 911.398.034 636.166.722 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 - - 2.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 449.542.510 144.928.010 3.Quỹ quản lý cấp trên 423 448.573.857 484.087.045 4.Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - - *Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - - *Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 - - 5.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 13.281.667 7.151.667 tổng cộng nguồn vốn 430 404.163.171.345 363.823.405.606 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2000 Phần I :Lãi, lỗ hoạt động kinh doanh Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu 01 472.534.583.841 472.783.366.069 Trong đó: Doanh thu hàng XK 02 - 18.968.688.669 -Các khoản giảm trừ(4+5+6+7) 03 689.718.594 78.354.092 +Chiết khấu 04 - - +Giảm giá 05 - 9.895.980 +Giá trị háng bị trả lại 06 689.718.594 68.458.112 +Thuế doanh thu, thuế XNK phải nộp 07 - - 1. Doanh thu thuần(1-3) 10 471.844.865.247 472.705.011.977 2.Giá vốn hàng bán 11 448.026.572.202 436.154.068.873 3.Lợi nhuận gộp(10-11) 20 23.818.293.045 36.550.943.104 4.Chi phí bán hàng 21 4.720.455.734 6.580.523.238 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 9.532.214.469 9.480.446.423 6.Lợi tức thuần từ HĐKD (20-21-22) 30 9.565.622.842 20.489.973.443 7.Thu nhập hoạt động tài chính 31 814.706.806 330.627.469 8.Chi phí hoạt động tài chính 32 9.422.428.045 20.785.077.513 9.Lợi nhuận thuần từ HĐ tài chính(31-32-33) 40 (8.607.721.239) (20.454.450.044) 10.Các khoản thu nhập bất thường 41 140.440.000 929.938.445 11.Chi phí bất thường 42 - - 12.Lợi nhuận bất thường(41-42) 50 140.440.000 929.938.445 13.Tổng lợi nhuận trước thuế(30+40+50) 60 1.098.341.603 965.461.844 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 351.469.312 308.947.789 15.Lợi nhuận sau thuế(60-70) 80 746.872.291 656.514.055 Phần II. Tình hình nghĩa vụ với Nhà nước. Năm 2000 Đơn vị : Đồng Chỉ tiêu Số phải nộp kỳ này Số phải nộp trong kỳ Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp trong kỳ I. Thuế 42.389.016.025 6.486.910.055 42.062.448.465 6.813.477.615 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa 1.090.836.650 - 656.210.416 434.626.234 2.Thuế GTGT hàng XK 36.004.096.203 - 36.004.096.203 - 3.Thuế tiêu thụ đặc biệt - - - - 4. Thuế XNK 4.198.857.291 - 4.077.496.649 121.360.642 5.Thuế thu nhập doanh nghiệp 308.947.789 71.287.228 287.287.228 92.947.789 6.Thu trên vốn 656.514.055 401.485.361 913.821.757 144.177.659 7. Thuế môn bài 1.400.000 - 1.400.000. - 8.Thuế thu nhập 126.159.037 85.726.466 119.931.212 91.954.291 9.Thuế nhà đất 2.205.000 - 2.205.000 - 10.Tiền thu đất - 5.928.411.000 - 5.928.411.000 II.Các khoản phải nộp khác - - - - 1.Các khoản phụ thu - - - - 2.Các khoản phí, lệ phí - - - - 3.Các khoản khác - - - - Tổng cộng 42.389.016.025 6.486.910.055 42.062.448.465 6.813.477.615 Phần III : Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm , Thuế GTGT hàng nội địa Năm 2000 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền Phát sinh kỳ này Luỹ kế từ đầu năm I. Thuế GTGT được khấu trừ 1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ 10 1.419.536.906 - 2.Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 11 7.606.365.224 40.026.756.679 3.Số thuế GTGT đã được khấu trừ 12 9.025.902.130 45.890.547.119 Trong đó: Số thuế GTGT đã khấu trừ 13 7.703.761.208 44.568.406.197 Số thuế GTGT đã hoàn lại 14 1.322.140.922 1.322.140.922 Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua 15 - - Số thuế GTGT không được khấu trừ 16 - - 4.Số thuế GTGT còn được khấu trừ cuối kỳ 17 - - II. Thuế GTGT được hoàn lại 1.Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ 20 1.322.140.922 463.813.705 2.Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh 21 - - 3.Số thuế GTGT đã hoàn lại 22 1.322.140.922 1.322.140.922 4.Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ 23 - - III.Thuế GTGT được miễn giảm 1.Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ 30 - - 2.Số thuế GTGT được miễn giảm phát sinh 31 - - 3.Số thuế GTGT đã được miễn giảm 32 - - 4.Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ 33 - - IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa 1.Thuế GTGT hàng nội địa còn phải nộp đầu kỳ 40 - - 2.Thuế GTGT đầu ra phát sinh 41 - 45.125.829.181 3.Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 42 - 38.680.461.645 4.Thuế GTGT hàng bán bị trả lại, bị giảm giá 43 - 6.845.811 5.Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp 44 - - 6.Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN 45 - 656.210.410 7.Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ 46 - - Thuyết minh báo cáo tài chính 1- Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố Đơn vị: Đồng Yếu tố chi phí Số tiền 1.Chi phí nguyên liệu,vật liệu 436.154.068.873 - - 2.Chi phí nhân công 5.543.231.550 - - 3.Chi phí khấu hao TSCĐ 1.535.867.603 4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.112.622.306 5.Chi phí khác bằng tiền 7.869.248.202 Tổng cộng 452.215.038.534 2- Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình Đơn vị: Đồng Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Phương tiện vận tải MM, thiết bị quản lý Tài sản phúc lợi Tổng cộng I. Nguyên giá TSCĐ - 1.Số dư đầu kỳ 4.646.674.991 6.139.955.133 2.258.728.170 227.279.945 13.272.638.339 2.Số tăng trong kỳ - 1.864.318.385 235.784.420 2.100.102.805 Trong đó: -Mua sắm mới - 1.864.318.385 235.784.420 2.100.102.805 -Xây dựng mới - - - 3.Số giảm trong kỳ 974.645.357 480.129.400 169.161.290 1.623.936.047 Trong đó: -Thanh lý - - 169.161.290 169.161.290 -Bàn giao - 480.129.400 - 1.454.774.757 4.Số cuối kỳ 3.672.029.634 7.524.144.118 2.325.351.400 227.279.945 13.748.805.097 Trong đó: -Chưa sử dụng - - - - -Đã khấu hao hết - - - - -Chờ thanh lý - - - - II. Giá trị đã hao mòn - - 1.Đầu kỳ 1.690.948.390 3.052.813.300 1.493.028.052 119.763.152 6.356.552.894 2.Tăng trong kỳ 204.846.915 965.467.474 463.417.621 30.074.968 1.663.806.978 3.Giảm trong kỳ 193.968.940 342.492.270 169.161.290 - 705.622.500 4.Số cuối kỳ 1.701.826.365 3.675.788.504 1.787.284.383 149.838.120 7.314.737.372 III.Giá trị còn lại - - 1.Đầu kỳ 2.955.726.601 3.087.141.833 765.700.218 107.516.793 6.910.085.445 2.Cuối kỳ 1.970.203.269 3.848.355.614 538.067.017 77.441.825 6.434.067.725 3- Tình hình thu nhập của CBCNV Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ trước Kỳ này Tổng quỹ lương 5.212.597.550 Tiền thưởng Tổng thu nhập 5.212.597.550 Tiền lương bình quân 2.585.614 Thu nhập bình quân 2.585.614 4- Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị:Đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Nguồn vốn kinh doanh 26.572.696.715 462.875.625 918.313.547 26.117.258.793 Trong đó: Ngân sách Nhà nước cấp 19.853.891.014 462.875.625 780.676.417 19.536.090.22 Các quỹ 6.904.530.340 2.268.541.688 1.322.080.868 7.850.991.160 Quỹ đầu tư phát triển 6.072.293.449 6.072.293.449 Quỹ NCKH & đào tạo 832.236.891 25.000.000 216.133.868 641.103.023 Quỹ dự phòng tài chính - Quỹ hỗ trợ trồng rừng 2.243.541.688 1.105.947.000 1.137.594.688 Nguồn vốn đầu tư XDCB 4.278.642.070 1.024.528.886 5.303.170.956 Ngân sách cấp 3.877.759.172 1.024.528.886 4.902.288.058 Nguồn khác 400.882.898 400.882.898 Quỹ khác 449.542.541 304.614.500 144.928.010 Quỹ khen thưởng, phúc lợi VP Tổng công ty 114.729.756 35.564.500 79.165.256 Quỹ khen thưởng, phúc lợi toàn Tổng công ty 334.812.754 269.050.000 65.762.754 Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm - Tổng cộng 38.205.411.635 3.755.946.199 2.755.946.199 39.416.348.919 5- Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Đầu tư ngắn hạn - - - - Đầu tư vào liên doanh Đầu tư vào chứng khoán Đầu tư khác Đầu tư dài hạn 8.800.543.460 8.800.543.460 Đầu tư vào liên doanh 8.799.543.460 8.799.543.460 Đầu tư vào chứng khoán 1.000.000 1.000.000 Đầu tư khác Tổng cộng 8.800.543.460 - - 8.800.543.460 Các khoản phải thu và nợ phải trả Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tổng số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán Tổng số Trong đó số quá hạn Tổng số Trong đó số quá hạn Các khoản phải thu 292.614.241.167 1.896.378.941 310.540.657.893 1.896.378.941 - -Phải thu từ khách hàng 207.437.439.268 1.896.378.941 148.057.985.617 1.896.378.941 -Trả trước cho người bán 77.981.081.474 34.173.221.438 -Cho vay -Phải thu tạm ứng 183.870.933 100.158.156 -Phải thu nội bộ 67.756.141.027 -Phải thu khác 7.011.849.492 60.453.151.655 2.Các khoản phải trả 365.534.759.774 - 322.044.789.031 - 6.813.477.615 2.1.Nợ dài hạn - - 27.345.801.029 - - Vay dài hạn 27.345.801.029 -Nợ dài hạn - - 2.2.Nợ ngắn hạn 365.534.759.774 - 294.698.988.002 - 6.813.477.615 -Vay ngắn hạn 140.847.101.974 182.351.816.687 -Phải trả cho người bán 90.607.406.730 28.399.712.310 -Người mua trả trước 560.695.738 104.158.824 -Doanh thu nhận trước -Phải trả công nhân viên 875.343.262 1.331.995.710 -Phải trả thuế -Các khoản phải nộp Nhà nước 6.486.910.055 6.813.477.615 6.813.477.615 -Phải trả nội bộ 67.756.141.027 Phải trả khác 126.157.302.015 7.941.685829 Tổng cộng 658.149.000.941 1.896.378.941 632.585.446.924 1.896.378.941 6.813.477.615 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm nay Năm trước I.Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản -TSCĐ/ Tổng tài sản % 4% -TSLĐ/Tổng tài sản % 96% 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn -Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 89% -Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn % 11% 2.Khả năng thanh toán 2.1.Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,09 1,09 2.2.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,03 1,03 2.3Khả năng thanh toán nhanh lần 0,03 0,04 2.4.Khả năng thanh toán nợ dài hạn lần 0,48 3.Tỷ suất sinh lời 3.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 0,11 0,11 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0,11 0,11 3.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 0,2 0,2 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 0,2 0,2 3.3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 2,26 2,26 II. Phân tích tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty Giấy Việt nam. Thông qua hệ thống số liệu được trình bày trên các báo cáo tài chính từ trang (49-61) chúng ta sẽ tập trung phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Giấy Việt nam theo một số nội dung chủ yếu sau: 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính. 2.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 3.Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. 4.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 5.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 6.Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính 7.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 8.Phân tích hiệu quả khả năng sinh lời của quá trình kinh doanh . 9. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán. 2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Qua số liệu tại báo cáo tài chính trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo cho bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cũng qua các số liệu của bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng: Tổng số tài sản cuối kỳ giảm so với đầu năm là -40.339.765.739 đồng (=363.823.405.606 - 404.163.171.345 ) hay đạt 90,2% (=363.823.405.606 / 404.163.171.345). Điều này cho thấy trong kỳ doanh nghiệp có giảm quy mô hoạt động kinh doanh hơn so với năm ngoái.Tuy nhiên, tổng tài sản giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa thể kết luận tình hình tài chính của Tổng công ty chính xác được. Công việc này sẽ được đề cập đến trong phần tiếp theo. Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Qua số liệu thuộc bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích sau: Bảng 1: Phân tích tình hình tài chính Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ 1.Hệ số tài trợ 0,096 0,11 2.Hệ số thanh toán hiện hành 1,105 1,12 3.Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,063 1,53 4.Hệ số thanh toán nhanh 0,044 0,06 5.Hệ số thanh toán vốn lưu động 0,216 0,575 Qua bảng phân tích trên ta thấy: -Hệ số tài trợ đầu năm là 0,096 và cuối kỳ là 0,11, như vậy hệ số tài trợ cuối kỳ cao hơn hệ số tài trợ đầu năm chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Tổng công ty năm naylà cao hơn năm ngoái.Điều này có thể chứng minh hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. -Hệ số thanh toán hiện hành ở cả đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1 khẳng định Tổng công ty đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ khi cần thiết. -Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ trong vòng một năm của doanh nghiệp cuối kỳ lớn hơn đầu năm. Như vậy, khả năng thanh toán các khoản nợ cuối kỳ là cao hơn với đầu năm. -Hệ số thanh toán vốn lưu động cuối kỳ lớn hơn đầu năm sẽ khẳng định lại tình hình tài chính của doanh nghiệp cuối kỳ khả quan hơn. -Vốn hoạt động thuần đầu năm chỉ =22.861.782.666 (đ) (=388.396.542.440 - 365.534.759.774) mà cuối kỳ = 121.321.212.320 (đ) (=348.264.059.295 - 226.942.846.975). Vốn hoạt động thuần cuối kỳ lớn hơn vốn hoạt động thuần ở thời điểm đầu năm , như vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở cuối kỳ lớn hơn đầu năm. Chứng tỏ, tình hình tài chính của Tổng công ty ngày càng khả quan và đặc biệt ngày nay, trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì giữ vững và lành mạnh hoá tình hình tài chính là một thành công lớn của Tổng công ty Giấy Việt nam. Tuy nhiên, xét về hệ số thanh toán nhanh thì ở cả cuối kỳ và đầu năm hệ số này đều nhỏ hơn 0,5 nên đơn vị có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ. Khi cần thiết, việc bán gấp hàng hoá để trả nợ vì không đủ số tiền thanh toán là điều không thể tránh khỏi. 2.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Căn cứ vào số liệu thuộc bảng cân đối kế toán 31/12/2000, ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2: Phân tích nhu cầu tài sản và nguồn tài trợ thường xuyên Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch % 1. Tổng nhu cầu tài sản 404.113.171.345 363.498.670.480 -40.614.500.865 89,9 2. Nguồn tài trợ thường xuyên 38.628.411.571 67.526.172.760 +28.897.761.189 174,8 3. Chênh lệch giữa nguồn tài trợ thường xuyên và nhu cầu tài sản (2 -1) (365.484.759.774) (295.972.497.720) +69.512.262.054 Thấy ở cả thời điểm cuối kỳ và đầu năm, nguồn tài trợ thường xuyên thường không đủ bù đắp nhu cầu tổng tài sản.Tuy nhiên cuối kỳ, khoảng cách chênh lệch giữa nguồn tài trợ thường xuyên và nhu cầu tài sản là nhỏ hơn đầu năm. Từ phải huy động thêm 365.484.759.774 (đ) (= 404.113.171.345 - 38.628.411.571) đến chỉ phải huy động từ nguồn tài trợ tạm thời là 295.972.497.720(đ), chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang cố gắng huy động nguồn vốn tạm thời và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa nhu cầu tổng tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Như vậy, ở cả hai thời điểm, doanh nghiệp cần huy động thêm từ nguồn tài trợ hay có thể giảm quy mô đầu tư. Xét về tình hình biến động của từng nhân tố trong tổng nguồn vốn thấy: +Nợ ngắn hạn giảm, nợ dài hạn tăng vậy có thể đơn vị đầu tư theo chiều sâu: Đầu tư TSCĐ , giảm nguồn tài trợ tạm thời , tăng nguồn tài trợ thường xuyên. Tuy nhiên chỉ rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nhu cầu về tài sản và nguồn tài trợ thường xuyên. Như vậy, doanh nghiệp cần tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kiến nghị với Nhà nước cấp thêm vốn để cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thêm thuận lợi hơn. +Nợ khác tăng mà chính xác là khoản chi phí phải trả tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đã có huy động nguồn tài trợ tạm thời là 1.868.244.844 (đ) nhưng cũng là quá ít so với nhu cầu vốn cần huy động của doanh nghiệp. 2.1.3.Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Tức là: B. Nguồn vốn = A. Tài sản [ I+ II + IV + V(2,3) + VI ] + B. Tài sản ( I +II +III (1) Đầu năm 2000: Vế trái (1) =38.628.411.571 đ còn vế phải (1) =83.075.436.604 đ (= 16.104.951.843 + 51.188.686.626 + 15.169.230 + 15.766.628.905). Như vậy, sau khi trang trải các khoản, số tiền còn thiếu là -44.447.025.033 đ (=38.628.411.571 -83.075.436.604). Trong khi các khoản phải trả người bán nhỏ hơn khoản phải thu khách hàng ( khách hàng chiếm dụng vốn ) do vậy số tiền thiếu hụt trên của Tổng công ty chủ yếu phải bù đắp bằng nguồn vốn vay nợ. Khi đơn vị phải vay nợ để bù đắp vào khoản khách hàng chiếm dụng quá nhiều thì sẽ phát sinh chi phí tiền vay nhiều. Xét cơ cấu vay trong bảng cân đối kế toán thì khoản nợ phải trả chính là khoản nợ ngắn hạn trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (=38,6%). Đầu năm, đơn vị không có khoản vay dài hạn. Như vậy, không đảm bảo được sự ổn định trong tài chính khi có một loạt các chủ nợ ngắn hạn đòi nợ. Đây là một điểm yếu doanh nghiệp cần khắc phục. Tại thời điểm cuối kỳ thì: Vế trái (1) =39.910.371.731 đ, vế phải (1) =54.321.641.897 đ (=14.193.441.536 + 24.568.854.050+15.559.346.311) Thấy rằng bên phần tài sản lúc cuối kỳ đã giảm hơn so với đầu năm là -28.753.794.707 đ (=54.321.641.897 -83.075.436.604). Số tiền giảm này chủ yếu là do giảm khoản phải thu của khách hàng. Chứng tỏ Tổng công ty đã tiến hàng thu hồi nợ để giảm bớt khoản khách hàng chiếm dụng. Hơn nữa, cuối kỳ ở doanh nghiệp nợ ngắn hạn giảm, nợ dài hạn và nợ khác tăng tuy nhiên vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ phải trả. Tổng công ty nên điều chỉnh lại khoản vay này. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu là : 39.910.371.731 đ. Như vậy, số tiền số tiền thiếu để bù đắp các khoản là -14.411.270.166 đ (= 39.910.371.731 -54.321.641.897 ) thể hiện sự cải thiện tình hình tài trợ ; giảm thiếu hụt là 30.035.754.867 đ( = 44.447.025.033 - 14.411.270.166 ) . Điểm này cho thấy dấu hiệu khả quan hơn về tình hình tài chính của đơn vị. Trên thực tế cân bằng (1) không bao giờ xảy ra mà chỉ xảy ra cân bằng sau: [ A. I (1,2), II + B ] . Nguồn vốn - [ A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III ].Tài sản = [ A. III ,V(1,4,5) + B.IV ].Tài sản - [ A. I (3,4,...,8) ,III ].Nguồn vốn. (2) Ơ thời điểm đầu năm 2000 , vế trái (2) =140.847.101.974 + 38.628.411.571 -83.075.436.604 =96.400.076.941đ. vế phải (2)=297.628.847.328 + 183.870.933 + 23.274.989.480 -90.607.406.730 - 560.695.738 -6.486.910.055 - 875.343.262 - 126.157.302.015 = 96.400.076.941 đ. Vế trái (2) = vế phải (2) = 96.400.076.941 (đ) Như vậy hồi đầu năm Tổng công ty bị chiếm dụng 96,4 tỷ đồng. Đến cuối kỳ thì: Vế trái (2) = vế phải (2) =182.351.816.687 + 39.910.371.731 - 54.321.641.897 = 167.940.546.521 (đ). Đến cuối kỳ khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng lên đến gần 168.000.000.000 đ, có thể do khoản phải thu khác tăng lên đáng kể ( từ đầu năm là 7.000.000.000 đ mà đến cuối kỳ nó đã lên tới 60.450.000.000 đ) .Thiết nghĩ, Tổng công ty nên tăng cường đòi nợ để giảm bớt khoản phải thu từ khách hàng, tạo điều kiện tăng vốn bằng tiền phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Qua đánh giá sơ bộ, nhìn chung doanh nghiệp đã có khó khăn về nguồn tài trợ nhưng đơn vị đã tận dụng các nguồn vốn khác để phát triển hoạt động kinh doanh. Trong một năm hoạt động, ngoại trừ các ảnh hưởng do sự thay đổi các chính sách tài chính của Nhà nước, thì đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực như: Khoản phải thu của khách hàng giảm xuống, khoản trả trước người bán giảm, phải trả người bán giảm, tích cực xây dựng cơ sở vật chất cho mình, nguồn vốn kinh doanh được tăng lên ...Điều này cho thấy doanh nghiệp đã và đang khắc phục và chuyển dần đến tình trạng chủ động được các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Tiếp theo việc phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán là việc đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán 2.1.4 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. * Phân tích cơ cấu tài sản: Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ. Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản , lập bảng phân tích: Bảng 3: Phân tích cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm. Số tiền (đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (đ) Tỷ trọng(%) Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. 388.396.542.440 96,1 348.264.059.295 95,72 -40.132.483.145 89,67 I. Tiền 16.104.951.843 3,98 14.193.441.536 3,9 -1.911.510.307 88,13 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn. - 0,00 - 0,00 0 0,00 III. Các khoản phải thu 297.628.874.328 73,64 309.401.605.553 85 +11.772.731.225 104 IV. Hàng tồn kho 51.188.686.626 12,67 24.568.854.050 6,75 -26.619.832.576 48 V. Tài sản lưu động khác 23.474.029.643 5,8 100.158.156 0,027 -23.373.871.487 0,42 VI.Chi sự nghiệp - 0,00 - 0,00 0 0,00 B. TSLĐ và đầu tư dài hạn 15.766.628.905 3,9 15.559.346.311 4,28 -207.282.594 98,7 I. Tài sản cố định 6.916.085.445 1,71 6.434.067.725 1,77 -482.017.720 93,03 II. Đầu tư tài chính dài hạn 8.800.543.460 2,18 8.800.543.460 2,42 0 100 III. Chi phí XDCB dở dang 50.000.000 0,012 324.735.126 0,09 +274.735.126 649,4 IV. Ký quỹ, ký cược dài hạn. - 0,00 - 0,00 - Tổng cộng 404.163.171.345 100,00 363.823.405.606 100,00 -40.339.765.375 90,2 Qua số liệu thuộc bảng phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản cuối năm giảm -40.339.765.375 (đ) hay đạt 90.2 %. Đi sâu xem xét vào từng khoản mục cụ thể của bảng phân tích thấy: - TSLĐ và đầu tư ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm giảm -40.132.483.145 (đ) hay đạt 89,67 %, cụ thể: +Tiền mặt cuối kỳ so với đầu năm giảm -1.911.510.307 (đ) hay đạt 88,13% +Cả cuối kỳ và đầu năm doanh nghiệp đều không đầu tư tài chính ngắn hạn +Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm tăng +11.772.731.225(đ) hay đạt 104%. Thể hiện khoản phải thu đầu năm chỉ chiếm 73,64% đến cuối năm đã lên tới 85%. Tỷ trọng khoản phải thu ở cả hai thời điểm là rất cao trong tổng số tài sản. Ơ đầu năm, khoản phải thu khách hàng cao nhất chiếm 69,7% (=207.437.439.268/279.628.874.328) trong tổng số các khoản phải thu. Đến cuối kỳ, mặc dù các khoản phải thu tăng lên nhưng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng trong tổng số các khoản phải thu nhỏ đi chỉ bằng 47,85% (=148.057.985.617/309.401.605.553). Chứng tỏ, doanh nghiệp tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng. Tuy nhiên, khoản phải thu khác tăng lên quá nhanh, có thể sang năm nay doanh nghiệp trả hộ các đơn vị thành viên một lượng tiền tương đối lớn mà chưa thu hồi lại được. Nói chung, cả cuối kỳ và đầu năm doanh nghiệp đều bị chiếm dụng vốn nhiều và cần phải có biện pháp để thu hồi bớt khoản phải thu. +Hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu năm giảm -26.619.832.576 (đ) hay đạt 48%. Nhận thấy hàng tồn kho giảm quá nhiều , từ tỷ trọng 12,67% trong tổng số tài sản hồi đầu năm mà đến cuối kỳ chỉ còn 6,75%. Tổng công ty ngoài chức năng chính là phân phối và sử dụng vốn thì doanh nghiệp còn được cơ quan chủ quản cho phép độc quyền bán nguyên liệu ( bột giấy ) và các thiết bị lắp đặt cho các doanh nghiệp thành viên.Có thể đến cuối năm, đơn đặt mua hàng là không nhiều do đó giảm lượng hàng tồn kho là tất yếu. Nếu nhu cầu mua hàng cao thì lượng hàng tồn kho này chưa hợp lý nên đơn vị cần tăng mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24776.DOC
Tài liệu liên quan