Tài liệu Đề tài Hậu quả của chiến tranh trong người cựu chiến binh: A. PHẦN MỞ ĐẦU
Gần một trăm năm qua, đất nước chúng ta phải chịu sống dưới sự kìm kẹp, cai trị của kẻ xâm lược. Đó là một chặng thời gian dài gắn liền với khổ đau và nhục nhã. Không thể sống như thế được, chúng ta là một đất nước độc lập, một đất nước có chủ quyền, chúng ta không phỉ chịu khuất phục một kẻ thù nào, chúng ta không phải chịu cuộc sống của những người nô lệ. Các thế hệ cha ông ta đã đứng dậy cầm gươm, súng, giáo, mác đấu tranh, đòi lại chủ quyền đất nước, đòi lại cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc. Cuộc đấu tranh đó đã kết thúc thắng lợi là một chiến công vĩ đại. Việt nam đã được ghi vào sử vàng của thế giới. Dân tộc ta đã được độc lập, tự do.
Trở về với cuộc sống hoà bình, xây dựng và cải tổ đất nước, những người lính đã từng bvào sinh ra tử ấy lại hoà nhập vào công cuộc xây dựng đất nước như bao giờ khác. Tuy nhiên trong tâm tưởng họ vẫn sống lại những ký ức của một thời mà cái chết và sự sống cách nhau từng gang tấc. Những ngày sống trong cuộc sống tự ...
19 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hậu quả của chiến tranh trong người cựu chiến binh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Gần một trăm năm qua, đất nước chúng ta phải chịu sống dưới sự kìm kẹp, cai trị của kẻ xâm lược. Đó là một chặng thời gian dài gắn liền với khổ đau và nhục nhã. Không thể sống như thế được, chúng ta là một đất nước độc lập, một đất nước có chủ quyền, chúng ta không phỉ chịu khuất phục một kẻ thù nào, chúng ta không phải chịu cuộc sống của những người nô lệ. Các thế hệ cha ông ta đã đứng dậy cầm gươm, súng, giáo, mác đấu tranh, đòi lại chủ quyền đất nước, đòi lại cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc. Cuộc đấu tranh đó đã kết thúc thắng lợi là một chiến công vĩ đại. Việt nam đã được ghi vào sử vàng của thế giới. Dân tộc ta đã được độc lập, tự do.
Trở về với cuộc sống hoà bình, xây dựng và cải tổ đất nước, những người lính đã từng bvào sinh ra tử ấy lại hoà nhập vào công cuộc xây dựng đất nước như bao giờ khác. Tuy nhiên trong tâm tưởng họ vẫn sống lại những ký ức của một thời mà cái chết và sự sống cách nhau từng gang tấc. Những ngày sống trong cuộc sống tự do này họ đời sống, làm việc như thế nào? Họ suy nghĩ gì về cuộc đời về đất nước, về đồng đội, chiến tranh? Điều đó phản ánh rất rõ trong các truyện ngắn của tạp chí "Văn nghệ quân đội". Như thanh Giang đã từng viết "Vì sao viết văn hay cho đề tài chiến tranh cách mạng" (văn nghệ quân đội tháng 4 - 2003).
"Chỉ tìm trong tác phẩm văn học nghệ thuật mới gặp lại những con người của hôm qua: dám xả thana vì nghĩa lớn, một cách viết vượt lên bản thân tuyệt vời mà ngày nay nâng c ao trong cuộc sống tiện nghi và thắp đuốc tìm khong gặp. Cuộc tương ngộ tâm linh hẳn tạo cho thế hệ hiện nay nâng cao tâm hồn tình cảm khi được truyền sức sống thành quả xây đáp bằng trọn vẹn tuổi thanh xuân mộng mơ của thế hệ đàn anh mà xác lập tư tưởng kế thừa và kiên định sức mạnh đi tới".
Cũng như tất cả chúng ta, những người lính chiến hôm qua - những người cựu chiến binh hôm nay đều là những con người bằng xương bằng thịt, họ đang góp phần vào xây dựng và khôi phục đất nước. Nhưng họ có mọt tâm hồn, một sức sống, phẩm chất của anh bộ đôịi Cụ Hồ - của những người bước ra từ chiến tranh.
Trong cuộc sống ngày nay không còn mặt trận khốc liệt của bom đạn, không còn những cái chết bi thương, không còn "những cánh đồng quê chảy máu" nhưng cũng là một mặt trận không ngừng đấu tranh. Không còn phải giành lại tổ quốc mà ngày nay phải đấu tranh với nhiều loại giặc, giặc dốt, giặc đói, giặc tham nhũng, tệ nạn xã hội… Ở mặt trận này họ cũng là những con người tiên phong. Vẫn là những con người nhiệt thành nhất đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người dân, khi cần vẫn sẵn sàng hi sinh thầm lặng cho mục đích lớn của dân tộc.
Tuy đã hoà mình vào cuộc sống nhưng đôi lúc họ vẫn thấy bỡ ngỡ, có người đội nhầm đường lạc lối, có người thấy cô đơn, lạc lòng giữa cuộc đời nhưng có những người lại không ngừng đấu tranh cho sự công bằng của xã hội. Những người lính chiến những người có cùng chí hướng, đã từng có cùng niềm tin, mục đích, cùng quân thù, họ có những tình cảm rất chân thật, rất gần gũi và có sự đồng cảm. Họ luôn luôn nhìn vào quá khứ hào hùng, vào những người đồng đội - người đã mất và cả những người sống để có thêm sức mạnh, có thêm niềm itn trong cuộc sống.
Ngày nay khi đề tài trong chiến tranh không còn nóng hổi nữa, các tác giả lại tập trung vào khai thác đời sống, tâm tư của người đã từng tham gia chiến đấu, ở giữa cuộc sống hoà bình. Hình ảnh người lính thời bình (sau chiến tranh) mà em chọn để khai thác, phân tích là một đề tài đã được nhiều người dụng công nghiên cứu, song em muốn góp phần tìm hiểu của mình về hình tượng người lính chiến để độc giả hiểu một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn về người cựu chiến binh trong cuộc sống của chúng ta. Em chọn phân tích hình tượng người cựu chiến bình được các tác giả phản ánh trong một số truyện ngắn trong tạp chí "Văn nghệ quân đội" những năm gần đây. Đây cũng là lần đầu em tham gia nghiên cứu đề tài nên không tránh khỏi những sai xót, do vậy em rất mong sự góp ý, giúp đỡ của thầy cô.
B1. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: HẬU QUẢ CỦA CHIẾN TRANH TRONG NGƯỜI
CỰU CHIẾN BINH
Chiến tranh đã kết thúc bằng thắng lợi chấn động địa cầu. Để có được chiến thắng đó đất nước ta phải đánh đổi bằng rất nhiều công sức, sự hi sinh tình cảm, sự hy sinh về xương máu và cả sự mất mát đau thương. Có biết bao người mẹ đã từng "ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ", có biết bao nhiêu người vợ hoá đá vọng phu. Có biết bao cô gái chờ người yêu mả quên mất tuổi thanh xuân. Nhưng đau xót nhất phải là những người trực tiếp hi sinh mất mát đó. Những người đã dũng cảm hi sinh lại tìm về với đất mẹ "Áo bào thay chiếu anh về đất", họ không được nhìn thấy lá cờ thắng lợi, không được đón niềm vui chiến thắng. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều người may mắn đã trở về với chúng ta, đã được nhìn thấy thành quả đấu tranh của mình - đất nước hoàn toàn độc lập. Nhiều người trở về lành lặn nhưng cũng có người trửo về với những vết thương, những mảnh đạn trên người. Họ phải chịu đựng những cơn đau quằn quại do vết thương gây ra. Hơn thế nữa chiến tranh còn làm cho người ta mất đi cả những quyền thiêng liêng nhất của con người. Đó là quyền làm bố và làm mẹ.
"Năm ba mươi tuổi Đăng mới lấy vợ. Vợ anh là một cô thanh niên xung phong quen anh hồi anh là một nhà báo đi chiến trường Quảng Trị. Lấy nhau được một năm thì chị nhận thấy mình không có khả năng làm mẹ. Buồn thay di hại của chiến tranh không chỉ có vậy mà cuộc sống bướng bỉnh thường khi không triển khai theo lòng muốn của chúng ta, nó tự động đi theo những nẻo đường lắt léo khuất nẻo khôn lường" (Ngõ nhỏ toàn ánh trăng - Ma Văn Kháng (VNQĐ tháng 2 - 2003). Vợ Đăng - cô thành niên xung phong dũng cảm, gan dạ đã may mắn hơn bạn bè, chị được trở về cùng gia đình sau chiến tranh. Chị được hưởng hạnh phúc đám cưới sau những năm yêu anh và hứa hẹn cùng anh. Nhưng hạnh phúc làm vợ vừa mới nhen nhóm, vừa mới chớm nở thì chị biết được mình không có khả năng sinh con. Chiến tranh đã cướp đi đồng đội của chị, đã làm tan nát cửa nhà nhiều gia đình, đã gây bao tội ác cho đất nước ta vậy mà nó còn mang bất hạnh đến cho chị. Chị đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiến dâng lý tưởng và ý chí quyết chiến cho đất nước, cho sự tự do, độc lập và hạnh phúc cho mọi nhà. Chị xứng đáng được sống một cuộc sống hạnh phúc ấm no nhưng chiến tranh có kiêng nể một ai. Nó còn cướp đi khả năng làm mẹ của chị. Đó là một nỗi đau không gì sánh nổi. Người phụ nữ hạnh phúc nhất là được làm mẹ thế nhưng cái hạnh phúc ấy của chị đã bị cướp mất. Chị không có được cái thiên chức làm mẹ, cái quyền thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Đó cũng chính là vết thương lòng sâu sắc nhất mà chiến tranh đã gửi lại trên thân thể người phụ nữ yếu mềm, mảnh mai mà dũng cảm ấy. Cuối cùng thì bất hạnh lại trở thành bất công không thể loại trừ khi nó như định mệnh cứ tìm cách giáng xuống cuộc đời những con người cần được hưởng hạnh phúc vì họ sống xứng đáng. Nỗi đau nọ chồng chéo lên nỗi đau kia. "Ba năm sau ngày cưới chị trở thành một phế nhân sau cơn xuất huyết não tai di".
Nỗi đau tâm hồn cùng nỗi đau thể xác cứ dằng xé con người chị. Chị trở thành người hứng chịu mọi bất hạnh trong khi chị xứng đáng được hưởng hạnh phúc, được hưởng sự một cuộc sống đầy đủ sung sướng, được làm vợ, làm mẹ. Thế nhưng cuộc sống có bao giờ công bằng đâu, người chiến sĩ ấy đã phải chịu bất hạnh.
Cùng với vợ Đăng là anh Dũng - chiến sĩ trinh sát X20 đoàn B40 (người không cùng đơn vị anh Dũng - chiến sĩ VNĐQ).
Chiến tranh đã qua đi gần ba mươi năm nay nhưng cùng một tâm sự với vợ Đăng trong lòng anh Dũng cũng luôn luôn mang một nỗi lòng đau xót, một sự dằn vặt không bao giờ nguôi: Anh là lính trinh sát, trong trận chiến ác liệt tại chiến trường Tây Nguyên, anh bị lạc, (sang một trung đoàn khác và ở đây anh đã xung phong tiêu diệt mục tiêu thay cho những đồng chí khác. Anh trở về quê sau ba năm mới dám lấy vợ vì nhà nghèo quá. Có vợ mong có con bế, con bồng, mong muốn một hạnh phúc đơn sơ của gia đình nhỏ. Niềm vui chưa kịp thì "ai dè đứa con đầu lòng sinh ra hình hài khuyết tật, thiếu một bên tay, cái đầu to tròn như quả bóng, tóc không một xợi. đã thế lại ngớ ngẩn, dáo dác như người ngoài hành tinh khác". Gia đình anh đã chạy chữa cho anh muốn trời không phụ lòng anh, nhưng đớn đau lại càng đớn đau, đã bất hạnh. Lần này vợ anh sinh ra "một bọc đoàn nước, bên trong chứa toàn một chất nhầy nhầy màu sẫm đen như mực". Anh đã chịu bất hạnh thế này ư? Trong cuộc chiến, những người lính đã dốc hết lòng hết sức để phục vụ cuộc chiến đấu cứu nước vậy mà giờ đây họ đã phải chịu hết nỗi đau này đến nỗi đau khác. Họ không có được các hạnh phúc dù là hạnh phúc của những người bình thường. Ngoài nỗi đau đó ra, anh còn biết được mọt nỗi đau lớn hơn "Trần Văn Dũng đã nhiễm chất độc Đioxin". Cái gọi là "sản phẩm của nền văn minh Mĩ" đã ghim chặt vào thân thể người chiến sĩ. Hai lần vợ anh đều sinh ra quái thai. Sự thật phũ phàng ấy đã khiến vợ anh hét lên và ngất lịm đi.
Di hại của chiến tranh đã để lại trên đất nươcds Việt Nam vô cùng độc hại. Nó đi sâu vào thân thể vào tâm hồn người chiến sĩ. Nó hại cả người chiến sĩ ấyvà hại cả những người thân của họ.
CHƯƠNG II: HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH
Cuộc sống hoà bình nhưng không hề phẳng lặng, yên ả. Đó còn là chiến trường đầy thử thách với những người cựu chiến binh. Trong chiến tranh những người chiến sĩ, những người cùng chung lý tưởng, chung chí hướng, chung mục đích là đánh đuổi giặc thù còn ngày này tuy giặc xâm lược đã bị đánh đuổi nhưng mặt trận ấy cũng vô cùng phức tạp. Chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc là một dòng thác mà trong đà trôi của nó, đã cuốn băng và nhấn chìm bao nhiên kẻ thù - đã tạo ra những con người, những tổ chức, những nếp nghĩ, tập quán, những nguyên tắc xác hội mà đi liền theo đó là những thước đó giá trị con người làm nên chiến thaứng trong chiến tranh, mà ngày thắng lợi hoàn toàn khong tạo thành con đấp lớn để ngăn giữ nó ở thượng nguồn thời gian hôm qua, đã đổ ồ ạt vào trong đời sống đất nước hoà bình. Giữ nguyên luồng sạch, dòng trôi, hướng chảy tuy tốc độ có ít nhiều thay đổi đã chuyển nguyên cả tác động đa dạng của nó vào cuộc sống hoà bình. Thừa hưởng thắng lợi của cuộc chiến tranh, đất nước hôm nay đồng thời phải nhận lãnh, chịu đựng và giải quyết hậu quả nặng nề của nó. Những điều đó không chỉ gia nhập cuộc sống hôm nay mà sẽ còn đi mãi và chi phối cuộc sống tương lai. Đất nước hôm nay phải nhận lãnh những hậu quả của cuộc chiến tranh giải phóng, (những hậu quả tích cực và cả tiêu cực) và đứng trước một nhiệm vụ thường trực của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quóc những người lính hôm qua và người cự chiến binh hôm nay đã là một lực lượng không nhỏ. Họ đã và sẽ luôn là lực lượng tiên phong trong từng hoạt động. Chính họ là những con người luôn trăn trở trước sự đổi thay của đất nước. " Kinh tế thì khá lên một chút, nhưng xã hội thì ngày càng phức tạp. Tình hình rồi sẽ đi đến đâu hả thủ trưởng". (Con đường mờ trong bụi đỏ - Khuất Quang Thuỵ /VNĐQ 2/2003).
C1. SỰ SA NGÃ CỦA CỰU CHIẾN BINH.
Tất cả những người lính họ không phải là những thánh nhân. Họ là những người với tất cả những gì cao cả và bất toàn, sống ảnh hưởng hay sống thấp hèn, sống tốt hơn hay sống sướng hơn. Thật ra đó là hai chọn lựa, trước có thể dẫn một người tới chỗ tự vượt mình, nhưng cũng chính người ấy lại rơi tuột vào hố thẳm của sự suy sụp về nhân cách khi đứng trước sự lựa chọn sau.
Từ trong cuộc chiến tranh bước ra họ phải đứng trước biết bao bỡ ngỡ về một môi trường mới. Họ chỉ được phép chọn cho mình một hướng đi khi đứng trước hai con đường. Có thể họ sẽ nhầm lẫn.
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc và ác liệt, những người lính lại bắt tay vào công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, họ không hoàn toàn nhanh nhạy và sáng suốt như chặng thời gian trong chiến tranh. Vẫn biết rằng họ có những tâm hồn, những bản lĩnh hơn hẳn chúng ta nhưng liệu có vận dụng hết được những phẩm chất đó vào cuộc sống mới không, đó là một câu hỏi đã được đặt ra.
Thực tế cuộc sống mới cũng là một mặt trận không kém phần khắc nghiệt, nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải sống phải biết đấu tranh. Ở đây không phải đấu tranh chống giặc xâm lược, mặt trận của công cuộc đổi mới này đã sinh ra gặc tham nhũng, tệ nạn xã hội. Để thắng được những thứ giặc này mỗi con người phải tự đấu tranh với những suy nghĩ, nội tâm để thắng những sự lôi kéo, quyến rũ của đồng tiền, địa vị, tiếng tăm…
Nhân vật "bác Tuấn" trong truyện ngắn "Ngày xưa của bố" của nhà văn Lã Thanh Tùng đã là một nhân vật tiêu biểu cho sự lựa chọn sai - Một sự tha hoá về nhân cách, phẩm chất của người lính chiến hôm qua - người cựu chiến binh hôm nay. Choáng váng trước sức lôi kéo của địa vị, của đồng tiền, danh vọng và tiếng tăm "bác Tuấn" đã quên tất cả những ngày gian lao vất vả trong những ngày chiến đấu, đổ xương máu để giành đất nước về tay mình. Quên đi sự hy sinh của đồng đội trong chiến trận, ra quân bác mải kiếm cho mình một địa vị, một chân trong xã hội. Bác sớm lách chân vào thế giớ của những người giàu sang. Bác phủ nhận sạch trơn những ngày trong quan ngũ. Bác trôi theo dòng xoáy của địa vị, của đồng tiền. Để có tiền và địa vị, tiếng tăm một ông nọ bà kia bác đã bất chấp mọi thủ đoạn. "Muốn người ta quan tâm đến thì mình cũng phải lựa việc, phát triển quan hệ và vận dụng cho khéo. ông tưởng tự nhiên thiên hạ mang đến cho ông xơi chắc" Người cựu chiến binh này đã đánh mất phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ lươn lẹo, luồn cúi bằng mọi thủ đoạn bác tuấn còn bày mưu, bày kế và dẫn đắt người khác. Muốn có phải thé này, thế khác… chứ đâu phải tự nhiên mà có. Bác Tuấn vô tình trở thành ung nhọt của xã hội, trở thành mắt xích trong sự tham nhũng, lũng đoạn kinh tế, tài sản của nhà nước. Bác đã làm những việc mà lẽ ra bác là người đấu tranh bài trừ nó. Bác cho rằng "quốc kế nhân sinh" là việc không đâu. Bác lý giải để bao che cho hành động của mình như sau: "Mình là dân, dân có giàu thì nước mới mạnh" và rút ra một kết luận xanh rờn" Hãy lo cho mình rồi hãy tính chuyện đẩu đâu". Bác còn chê bai, nhạo báng cuộc sống thanh bạch của người cựu chiến binh khi đất nước còn đang khó khăn. Đồng thời bác cũng cho suy nghĩ cân chính của đồng đội bạn bè mình là mơ hồ, là lãng mạn "quá'. Đó là suy nghĩ điển hình của những người đã đánh mất phẩm chất đạo đức của người cựu chiến binh. Những suy nghĩ ấy đã bị vẩn đục và cần phải gột rửa, tẩy sạch. Sự vô lý trong cách suy nghĩ, cách kiếm tiền ấy sớm được vạch trần. Người lính ấy đã sớm tỉnh ngộ. Phẩm chất người lính còn lại trong con người bác đã thôi thúc bác thay đổi cách suy nghĩ lạc đường ấy. Những người bạn, đồng chí, những người thân yêu và đặc biệt là cuộc sống đã dạy cho bác bài học tỉnh ngộ. "Bác Tuấn bây giờ đã khác xưa. Bác đã ăn năn hối cải trước tổ chức".
Vẫn biết rằng những người lính - họ không phải là những thánh nhân, những con người đó đều bằng xương bằng thịt. Các cụ đã từng dạy "Nhân tố thập toàn", con người không ai tránh khỏi những sai sót đời thường, người lính ấy đã biết đứng dậy sau khi vấp ngã. Đó mới là điều chúng ta cần quan tâm.
2. NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH GIỮ GÌN PHẨM CHẤT, HẠNH PHÚC.
Bước ra khỏi guồng máy của chiến tranh, trở về với guồng quay của xã hội, gia đình, hậu phương, sự lo toàn về cái ăn cái mặc, sự quyến rũ của địa vị tiếng tăm… Những cái lưới của sinh hoạt ngày thường đã trở thành những thử thách không kém khắt nghiệt đối với người lính. Tuy nhiên họ đã là những người từng vào sinh ra tử để có được cuộc sống của ngày hôm nay nên số người bị tha hoá về phẩm chất là con số rất nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Đa số những cựu chiến binh là một lực lượng lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và bài trừ những mặt tiêu cực của xã hội. Phẩm chất đáng quý của người cựu chiến binh ta gặp ngay ở những cuộc đời thường ngày. Người đàn bà có khuôn mặt đẹp đượm buồn ấy hay ngồi bên chiếc cân ở bên hồ ấy cũng là một cựu chiến binh và là vợ một thương binh. Cuộc sống thanh bạch hàng ngày và những công việc hàng ngày cũng giản đơn khiến chị phải xách chiếc cân ra hồ làm thêm. Tuy vất vả nhưng người phụ nữ trong "Một giấc mơ - Nguyễn Phương Liên) (VNQĐ 9/200) không bị cuốn hút theo những dục vọng tầm thường: Người đàn ông giàu có đã làm chị xúc cảm. Nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan chị sớm nhận ra sự gặp gỡ với người đàn ống ấy là không cần thiét cho cuộc sống gia đình chị. Chị quay lại với ngôi nhà nhỏ nơi đó có chồng chị, con chị, có những hạnh phúc đơn sơ mà cực kỳ cần thiết của con người. Chị tránh xa tiếng gọi của địa vị, của đồng tiền để làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một người vợ, người mẹ.
Hạnh phúc của những người đã từng đi qua chiến tranh vô cùng bình dị. Họ không choáng ngợp trước sự giàu sang, trước đồng tiền nên họ luôn quý trọng những gì trong tầm tay. "Một không gian hạnh phúc được phục sinh. Mùa xuân này trong góc vườn hoa của khu điều dưỡng ngồi nằm xa thành phố khuê lại ngồi trên chiếc xe lăn, có Chi và Mèo con ở bên cạnh. Lại những bữa cơm với công thức năm xê, cơm canh cá cà chuối tiêu. Ở vùng ven sông giáp biển này lại còn có thêm chả rươi vỏ quýt ngoài món mắm tép trộn thính". Đó là một góc mùa xuân. Những người chiến sĩ họ biết tìm hạnh phúc từ ngay những cái bình dị, gần gũi nhất đó.
3. CỰU CHIẾN BINH KHÔNG NGỪNG ĐẦU TRANH
Đấu tranh giành lại cuộc sống yên bình, công bằng cho mọi nhà là mục tiêu không ngừng phát triển của những người cựu chiến binh. Khác hản với nhân vật bác Tuấn trong truyện ngắn Ngày xưa của bố của Lã Thanh Tùng, Khúc Chu (Khúc chu của Nguyễn Quang Hà 8/2000 UNQĐ) là một người chiến sĩ thẳng tính có lòng yêu quê hương tha thiết và không màng danh lợi. Khúc Chu là bút danh của Hưng. Vì yêu quê hương nên sau khi xuất ngũ, trở thành kỹ sư hạng ưu anh đã từ chối những lời mời làm việc của các công ty trên thành phố để quay trở về quê hương không phải vì miếng ăn, địa vị mà là vì lòng yêu quê hương muốn phục vụ quê hương. "Tôi sinh ra ở Khúc Chu, Khúc chu đang tiêu điều vẫy gọi tôi". Lòng chung thuỷ thiết tha cộng với tâm huyết với quê hương của Khúc Chu không được trải lòng.
Là người khao khát sáng tạo nên khi được thành phố N.2 mời về lần hai để làm việc, anh đã rất sẵn sàng. Sự say mê nghề nghiệp và không muốn phụ lòng mong mỏi của ai, Khúc Chu đã bắt tay ngay vào công việc tìm và sáng tạo, "cắm đầu vào trang giấy trải trên giá vẽ" với tốc độ làm việc hăng say, chỉ sau vài tháng thiết kế quy hoạch N2 ra đời. Tên tuổi anh lúc này nổi như cồn rồi, anh muốn làm việc ở đâu cũng được muốn giữ chức vụ gì cũng được, nhưng chỉ chờ lời mời của Viện Khúc Chu là anh lại khăn gói về quê hương. Không quan tâm đến địa vị, Khúc Chu đảm nhận công việc theo sự sắp đặt của Viện. Anh nhận chức Viện trưởng Viện Khúc chu. Bắt tay ngay vào công việc khảo sát lại viện, càng khảo sát Khúc Chu càng cảm thấy buồn cho Viện và càng thôi thúc Khúc Chu hết lòng với Viện. Viện Khúc Chu giống như một cái hộp rỗng mà vỏ hộp thì được trang trí cẩn thận, điều đó khiến Khúc chu muốn thay đổi mọi mặt ở Khúc Chu này. Cuộc sống hiện tại quá phức tạp, người ta chỉ quan tâm đến tiếng tăm chứ không hề nghĩ tới việc làm cụ thể và chất đích thực của vấn đề. Sau khi đã tìm hiểu mọi ngõ ngách của Viện, Khúc Chu đã mạnh dạn tố cáo trước báo chí: "Đây anh coi… công trình văn hoá đang xuống cấp nghiêm trọng… Viện thiết kế Khúc Chu mới được cái bỏ bọc những trang thiết bị cần thiết cho các kiến trúc sư làm việc hầu như đang là con số không. Các kiến trúc sư đang phải làm thuê cho các tỉnh bạn để kiếm sống. Tôi mới về đây nhận chức. Nhận bàn giao tôi hết sức lúng túng. Chưa biết sẽ xoay xở như thế nào đây ? không phải anh không muốn yên ổn mà anh không thể che dấu, làm thinh trước thực trạng của viện mình. Anh không cần địa vị, tiếng tăm, anh muốn làm đúng, làm thực, muốn thẳng thắn làm việc và suy nghĩ. Anh không muốn làm không nói có. Anh không quan tâm họ nghĩ gì về mình, chỉ cần cho họ thấy anh qua công việc là được. Anh làm đúng công việc của mình: xem xét chỗ nào cần sửa thì phải sửa, chỗ nào cần thay đổi phải thay đổi, chỗ nào ổn rồi thì thôi "anh cũng chẳng muốn bới tung lên làm gì". Anh tìm hiểu ý kiến của anh em trong viện "có lẽ một tiếng nói gặp nhau là phải củng cố lại cơ sở vật chất của viện ". Anh đôn đốc xin mọi sự hợp tác giúp đỡ của các ngành nhưng khi anh say sưa giảng giải đồ án, cần ý kiến góp ý thì mọi người lại lặng thinh. Họ không giám nói lên suy nghĩ của mình. Sự hào hứng nhiệt tình, sự đấu tranh cho viện của anh như nước đổ lá khoai. Chẳng ai dám nói gì, họ sợ sẽ ảnh hưởng tới chức vụ . Đây lại không phải là ý kiến của anh mà "là nguyện vọng bức thiết của Khúc Chu này".
Khúc Chu thẳng thắn và cương quyết, cố gắng hết sức để thay đổi bộ mặt quê hương nhưng kết quả là anh đành bất lực .
Là một người lính đã từng vào sinh ra tử để giành lại đất nước đến bờ vực của sự tha hoá. Thẳng thắn và không sợ bất cứ một việc gì, một "cốp" nào, Khúc Chu không thể lặng thinh che đậy cho những con sâu, con mọt đang đục khoét đang nằm chờ kết quả công việc. Những loại người đó xứng đáng bị kỷ luật, bị tố cáo. "Với nhiều người cái chức viện trưởng là một ước mơ. Âm mưu để giành giật. Nhưng với anh không là cái gì" Anh cảm thấy buồn cho xã hội, buồn cho cả đất nước. Nhưng người như anh đã phải hi sinh mất mát nhiều để có được đất nước nhưng khi có đất nước rồi, các anh lại trở thành những người xa lạ, không hợp với môi trường mới. Khúc Chu chỉ tìm thấy sự thấu hiểu chứ không thấy tiếng nói đồng vọng. Điều đó dẫn Khúc Chu đến một quyết định: viết đơn xin thôi việc ở đây.
N.2 lại mời anh sang thi công dự án ngay lúc này. Anh muốn làm việc nhưng trong lòng canh cánh lo cho quê hương, cho cái cơ cấu tổ chức viện Khúc Chu. Niềm vui được tiếp tục sang thành phố N2 cộng với nỗi buồn ở hiện thực viện thiết kế quê hương mình cứ dằng xé trong tâm can anh khiến anh không thể trả lời điện thoại cho thành phố N..2 được mặc dù anh đang rất muốn nói. Sự im lặng của Khúc Chu lúc này mang nhiều tâm sự, nhiều dự định mới.
4. HI SINH VÌ HẠNH PHÚC NGƯỜI KHÁC
Hi sinh bản thân mình cho mục đích lớn, cho hạnh phúc của người khác là đức tính có sẵn trong mỗi người lính dù trong chiến tranh hay ở cuộc sống hoà bình này.
Cả cuộc đời ông đã hiến dâng cho tổ quốc, ông chấp nhận mọi tai tiếng không hay về mình để giữ được bí mật cho cuộc chiến, ngày nay ông lại thầm lặng hi sinh cho những người nghèo mà đề nghị không nêu tên. Cả cuộc đời ông là sự hy sinh thầm lặng cho người khác, không hề vì bản thân cho dù có là một phút.
Cũng là một cựu chiến binh - Khuê (một góc mùa xuân - Trịnh Đình Khôi - VNQĐ 2/2003) luôn luôn hi sinh bản thân mình cho hạnh phúc của người khác. Dù rất yêu Chi nhưng Khuê không lấy Chi vì bản thân anh xuất ngũ là một thương binh. Anh sợ Chi phỉa khổ vì anh nên anh đã chạy chốn khỏi Chi, khỏi tình yêu của mình: "Anh đi vì em". Anh khong muốn mình trở thành gánh nặng của người mình yêu nên anh đã nén lòng hy sinh tình cảm của mình cho Chi đi lấy chống để Chi được đỡ phần vất vả. "Em quên chuyện cũ ấy đi, anh về gả chồng cho em đây". Những lời nói ấy anh đã phải nghẹn ngào nói ra. Anh rất khổ tâm khi người yêu mình đi lấy chống. Nhưng anh càng khổ tâm khi để người yêu mình khổ.
Người đời thường nói, hạnh phúc như lọ nước hoa, nếu vẩy cho người khác thì mình cũng được thơm. Có lẽ hạnh phúc của những cựu chiến binh là mong hạnh phúc đến cho người khác, là hi sinh thân mình vì người khác. Đức tính ấy ngấm vào trong người họ và trở thành bản chất con người ấy.
Cùng với đức tính ấy là lòng cao thượng. Gặp lại kẻ thù, kẻ đã giết ba, cướp vợ, làm tan nát cửa nhà mình, Út Được nung nấu ý chí trả thù thằng khốn nạn ấy nhưng khi kẻ thù đã nằm gọn trong tay mình út Được lại tha cho hắn. Người cựu chiến binh không có ý trả thù bằng máu. Họ chỉ cần thấy quân thù biết ăn năn cũng là đủ. Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại đó là truyền thống của ông cha ta "ông bà đi đi, mang theo lòng tội ác và lòng ăn năn của mấy người đi" (Nhẫn - Nguyễn Thị Diệp Mai - VNQĐ/12/2002)
CHƯƠNG III: TÌNH CẢM CỦA NHỮNG CỰU CHIẾN BINH
Đã gần 30 năm trôi qua nhưng những kỷ niệm về thời chiến tranh không hề phai mờ trong tâm trí của những người lính. Những hình ảnh tuy đau tương mà hào hùng, những tình cảm gần gũi mà than thiết của những ngày ấy cứ sống mãi trong tâm hồn họ. "Và anh bỗng thấy những hình ảnh của một thời xa ngái cứ lần lượt hiện về…" (chuyến tàu đêm - Sương Nguyệt Minh/VNQĐ2/2003) Cuộc sống ngày nay không hoàn toàn phù hợp với cựu chiến binh. Họ ngơ ngác không biết có thể chạy theo cuộc sống này được không. Họ cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời: "người già không nói chuyện với ông, trẻ con có vẻ sợ ông, còn lữ thanh niên thì công khai tỏ vẻ thách thức". (Người không can đảm - Lưu Sơn Minh VNQĐ 6/2002). Sự lạc lõng, cô đơn ấy cũng là lý do mà ông Cảnh luôn tìm về với người bạn cũ ngày xưa "ngày ngày ông thắp hương khối cho những người thân yêu nhất". Những người bạn dù còn sống hay đã chết đều là động lực giúp người cựu chiến binh vững tin vào cuộc sống đấu tranh cho công bằng, lẽ phải. "Ngày tết ngày lễ tôi thường mò về thằng Hiển, cái thằng Hiển, cái thằng đẹp trai ngày ấy sau mấy năm mắc chứng tâm thần, bây giờ đã thành một ông lão không hơn không kém. Nhưng nhắc đến trường sơn, nhắc đến tên các bạn là nó nhớ ra liền. Và hai chúng tôi cùng cúi đầu trước bàn thờ nhà nó, thắp hương cho các bạn đồng ngũ thuở lính trơn của mình".
Những người cựu chiến binh luôn hướng về quá khứ hào hùng. Đến cả những người đã không còn minh mẫn, như bác Hiển khi nói đến chiến tranh đều trở lên sáng suốt và minh mẫn hơn. Họ luôn luôn động viên, gặp lại những người bạn đã chết bằng cách thắp hương cho họ. Nhĩ đến những người lính, đến những kỷ niệm đã qua là nghĩ đến những gì thân thương nhất, thiêng liêng nhất. Chỉ có tình đồng chí mới keo sơn mới gần gũi như vậy. Những phẩm chất của người lính đã kéo họ lại với nhau, gần gũi, thân thiết hơn. "Họ xiết chặt tay nhau và hiểu rằng và họ hiểu rằng họ đã vượt qua mọi ranh giới của lề thói xã hội giao bình thường bởi họ đã được gắn kết với nhau từ trước đó rất lâu, từ khi họ khoác lên người bộ quân phục và hiểu đựoc sự cao cả thiêng liêng của tình đồng đội". Chỉ có những con người từng chịu gian khổ, hi sinh mới giúp xoá những khoảng cách của xã hội, mới có sự đồng cảm như thế. Trước cuộc sống vô cùng phức tạp, người chiến sĩ ấy đã cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, nhưng tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên mọi khó khăn". Không hiểu sao anh bỗng tin rằng, khi có những người đồng đội như thế ở bên cạnh thì anh chẳng còn sợ bất kỳ một khó khăn, trở ngại nào, kể cả những khi phải đối mặt với những éo le trắc trở của cuộc đời?
Chiến tranh đòi kết thúc gàn ba mươi năm ròi nhưng những người chiến sĩ đi qua chiến tranh vẫn bên cạnh chúng ta. Họ là những người luôn luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức của anh bộ đội cụ Hồ. Cuộc sống hoà bình tuy không còn tiếng súng đạn nhưng đầy sự phức tạp, trắc trở, éo le. Những cựu chiến binh luôn là những người đi tiên phong trong công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Họ đã hướng về quá khứ, về đồng đội. Tình cảm thiêng liêng gần giữ và keo sơn đã giúp họ vượt lên mọi thử thách của cuộc sống.
B2. NGHỆ THUẬT.
Cuộc chiến tranh cứu nước của dân tộc ta kéo dài trong gần một thế kỷ và nó đã kết thúc gần một phần ba thế kỷ qua. Đối với văn học Việt nam, cuộc chiến tranh ấy đã định hình cả về không gian và thời gian và đã trở thành một đề tài có tính chất lịch sử của văn học. Đề tài ấy không còn là một hiện thực đang diễn ra, đang phát triển từng ngày nữa. Bây giờ đây đất nước ta đang đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để tiếp bước chặng đường lịch sử, các tác giả văn học lại tập trung vào xây dựng hình tưọng những ngưòi lính đã từng bước qua chiến tranh. Các tác giả văn học đã tập trung đi sâu vào đời sống của họ một cách sâu sắc.
Mỗi nhà văn có phong cách, tài năng khác nhau nên đã khắc hoạ, xây dựng đời sống những cựu chiến binh ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên tất cả đã xây dựng được hình tượng người lính thời bình với đầy đủ những đặc điểm phẩm chất, tính cách vốn có của họ.
Đỗ Viết Nghiệm trong truyện ngắn "Người không cùng đơn vị" đã đi sâu vào miêu tả nội tâm người cựu chiến binh. Đó là sự dằng xé tâm can của một người chỉ huy. Ông luôn luôn nghĩ về đồng đội mình, đặc biệt là một người không thuộc đơn vị ông. Một người dũng cảm, dám xông lên tiêu diệt mục tiêu thay ông, thay những chiến sĩ thuộc đơn vị ông. Ông muốn tìm lại người chiến sĩ ấy để cảm ơn họ, để làm được cái gì ấy cho cuộc sống họ đỡ vất vả.
Trong Lã Thanh Tùng, nhà văn này lại tiếp cận nhân vật mình với phương diện khác. Nhà văn miêu tả tính cách nhân vật "bác Tuấn bằng chính hành động nhân vật: cách tiến thân, thủ đoạn làm giàu. Từ đó nổi rõ tính cách của một người chiến sĩ bị tha hoá về phẩm chất đạo đức. Cùng với việc khắc hoạ nhân vật điển hình cho sự tha hoá về phẩm chất "bác Tuấn" , cũng chỉ bằng vài câu đối thoại, Lã Thanh Tùng còn khắc hoạ được cả nhân vật "bố" - bạn bác Tuấn. Sử dụng phương pháp đối lập, giữa hai hình tượng ấy nhà văn lã Thanh Tùng cũng đã xây dựng được tập thể những người từng tham gia chiến tranh. Họ đứng trước thách thức của cuộc sống hoà bình, trước sự quyến rũ của địa vị, tiếng tăm, của đồng tiền nhưng đa số họ là những người đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội, đòi công bằng cho tất cả con người.
Bên cạnh những nhà văn kể trên ta còn thấy những nhàg văn đã từng gặt hái nhiều thành công trong đề tài người lính như Ma Văn Kháng - Khuất Quang Thuỵ - Sương Nguyệt Minh - Trình Đình Khôi. Trung Trung Đỉnh - Nguyễn Phương Liên - Nguyễn Thị Diệp Mai - …Tất cả các nhà văn đã tiếp cận các nhân vật của mình một cách khác nhau, đã viết bằng các giọng văn khác nhau, sử dụng các biện pháp khác nhau song họ đều xây dựng lên hình tượng người chiến sĩ đi qua chiến tranh, đang sống cùng chúng ta là những hình tượng vĩ đại.
C. KẾT LUẬN
Hình tượng người lính là chủ đề mà từ lâu các nhà văn đã từng xây dựng. Nhưng thật mới mẻ và gần gũi với cuộc sống của chúng ta là hình tượng người lính trong thời bình. Ngày nay chiến trnah đã lùi xa, đất nươcds tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Sống trong môi trường mới có nhiều bỡ ngỡ nhưng những người lính vẫn lạc quan, thẳng thắn sống, chiến đấu cho sự công bằng của xã hội.
Tuy rằng chiến tranh đã kết thúc gần một phần ba thế kỷ nhưng người lính trong thời bình vẫn còn nhiều đặc điểm, tính chất, đạo đức tiếp nối với những ngày sống trong mặt trận khốc liệt của chiến tranh. Đó là tinh thần yêu nước, đấu tranh không ngừng cho xã hội công bằng, những con người lạc quan, vui vẻ, bộc trực, thẳng thắn. Và có tình cảm gần gũi, keo sơn với nhau như những ngày trước.
Tuy nhiên mặt trận của cuộc sống hoà bình cũng không kém phần phức tạp. Đất nước đổi mớid, nảy sinh bao thử thách, nảy sinh bao khó khăn. Do vậy có sự đứt đoạn giữa hai hình tượng người lính thời chiến tranh và hậu chiến tranh.
Một số ngươi lính không làm chủ được bản thân, chạy theo sự quyến rũ, theo tiếng gọi đồng tiền, của địa vị. Một số người bị ràng buộc nhiều với quá khứ, không theo kịp được sự thay đổi của cuộc sống hiện tại. Có những người đấu tranh cho sự công bằng của xã hội nhưng không phải họ chiến thắng hoàn toàn.
Công bằng mà nói thì trong văn học hiện nay, đặc biệt trong truyện ngắn của tạp chí "Văn nghệ quân đội" hình tượng người lính cũng chiếm phần lớn trong truyện. Họ vẫn như những vì sao luôn luôn toả sáng trong cuộc sống của chúng ta.
Nghiên cứu về hình tượng người lính sau chiến tranh bản thân người viết đã phát hiện ra thêm rất nhiều những vẻ đẹp của hình thượng người lính trong mỗi chặng thời gian khác nhau.
Hy vọng với đề tài nhỏ này sẽ góp thêm một cái nhìn mới về hình tượng người lính sau chiến tranh.
Rất mong các thầy cô giúp đỡ góp ý kiến cho đề tài của em. Em xin cảm ơn!
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 1
B1. Phần nội dung 3
Chương I: Hậu quả của chiến tranh trong người cựu chiến binh 3
Chương II: Hành động của người cựu chiến binh 6
C1. Sự sa ngã của cựu chiến binh 6
2. Người cựu chiến binh giữ gìn phẩm chất, hạnh phúc 8
3. Cựu chiến binh không ngừng đấu tranh 9
4. Hi sinh vì hạnh phúc người khác 12
Chương III. Tình cảm của những cựu chiến binh 13
B2. Nghệ thuật 14
C. Kết luận 16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51.doc