Đề tài Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang

Tài liệu Đề tài Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----óóó---- NGUYỄN THỊ KIỀU LAM HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tháng 06 - 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----óóó---- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Lam Lớp DH5TC – MSSV: DTC041747 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tri Khiêm Tháng 06 - 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…..tháng…..năm….. LỜI CẢM ƠN Thắm th...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----óóó---- NGUYỄN THỊ KIỀU LAM HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tháng 06 - 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----óóó---- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Lam Lớp DH5TC – MSSV: DTC041747 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tri Khiêm Tháng 06 - 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…..tháng…..năm….. LỜI CẢM ƠN Thắm thoát 4 năm học cũng trôi qua, tôi sắp phải xa mái trường Đại học nơi có những kỷ niệm vui buồn, những người bạn thân cùng với thầy cô những người mà tôi luôn yêu mến và kính trọng. Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trường Đại Học An Giang. Đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị kinh Doanh những người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong những năm Đại học. Cảm ơn ba mẹ những người đã sinh và nuôi tôi khôn lớn, những người luôn tạo cho tôi niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tri Khiêm người đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này với sự nhiệt tình, động viên và khuyến khích. Cảm ơn chân thành đến những hộ nông dân ở 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh đã hổ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu. Và sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi. Đặc biệt là tập thể lớp DH5TC những người đã cùng tôi song hành trong 4 năm Đại học, luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên tôi những lúc khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Xin chúc tất cả mọi người sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Lam TÓM TẮT Với hơn 2 triệu dân số sống ở khu vực nông thôn, việc phát triển kinh tế cải thiện đời sống của các hộ gia đình là điều mà các cấp chính quyền địa phương luôn đặt lên hàng đầu. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển các ngành nghề mới, các ngành nghề truyền thống cần được quan tâm đẩy mạnh. Hệ quả của các chính sách đó có tác động trực tiếp đến các hộ gia đình nông thôn, vì vậy quá trình tích lũy để tái đầu tư cho sản xuất là rất cần thiết để nâng cao thu nhập. Với các mức thu nhập khác nhau các hộ gia đình cũng có các hình thức tiết kiệm và quy mô đầu tư cũng khác nhau. Đề tài tập trung nghiên cứu Hành vi đầu tư và tiết kiệm hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang. Với mục tiêu: - Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân ở địa bàn nông thôn An Giang. - Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. - Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và thừa vốn. Bố cục của đề tài được chia thành 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý luận. Chủ yếu giải thích những khái niệm liên quan đến đề tài, mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu về các phương pháp thực hiện đề tài. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét, đánh giá, thực trạng thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm và các yếu tố ảnh hưởng. Ước lượng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và thừa vốn. - Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu 5 Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất 9 Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ 16 Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy 26 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy 28 Bảng 4.5. Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng 33 Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức 34 Bảng 4.7. Các dịch vụ hộ gia đình sử dụng 34 Bảng 4.8. Mức độ giao dịch 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra) 8 Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn 12 Biểu đồ 4.3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản suất 13 Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí 17 Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu 19 Biểu đồ 4.7. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư 22 Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm 25 Biểu đồ 4.9. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập 29 Biểu đồ 4.10. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn 31 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua nhờ áp dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp nên An Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa, năm 2007 tỉnh ta đã xuất khẩu trên 502 ngàn tấn tương đương kim ngạch 147,6 triệu USD. Bên cạnh đó với hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt vùng Châu thổ sông Cửu Long và điều kiện thiên nhiên ưu đãi ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản của An Giang cũng rất phát triển (hiện có 26 nhà máy chế biến thủy sản, đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2007 với con số 330 triệu USD). Nhờ đó mà hàng năm An Giang có hơn triệu tấn nông thủy sản tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước góp phần chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đạt được những thành tựu trên nhờ sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Đảng, chính quyền địa phương về: cải tạo hệ thống điện, đường ,trường, trạm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê bao, đồng thời khuyến khích nông dân thực thiện thâm canh tăng năng suất trên diện tích hiện có, chuyển dịch diện tích trồng lúa năng suất thấp sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoa màu. Do đó tình hình kinh tế xã hội An Giang đã có bước phát triển mới, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả xuất hiện và được nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân An Giang cũng còn những tồn tại, hạn chế. Đời sống ở nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng nông dân ở một số xã vùng nông thôn, vùng dân tộc mức sống hiện còn rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền vững. Nhiều nông dân còn sản xuất theo truyền thống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, ngoài sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của An Giang. Hoạt động sản xuất của các hộ gia đình nông dân nông thôn An Giang thường gắn liền với chăn nuôi và trồng trọt. Dó đó thu nhập cũng mang tính thời vụ, không ổn định, chịu tác động của diễn biến thị trường…. Thu nhập của nông dân sau khi trừ chi phí, thuế và các khoản khác… một phần sẽ được dành cho tiết kiệm, phần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. Tiết kiệm và đầu tư ở khu vực nông thôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc tăng giá của các yếu tố sản xuất đầu vào như: giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu… trên thị trường hiện đang tăng mạnh. Khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn An Giang nói riêng đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhưng thực trạng hiện nay vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, tiềm năng về vốn dồi dào trong thời gian qua chưa được khai thác đúng mức, nhất là mấy năm gần đây nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhiều trang trại, các hộ nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi... mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng và thậm chí cả tỷ đồng có dư để tích lũy. Một tập quán lâu đời và đã trở thành thói quen của đại đa số người dân nông thôn là thích giữ tiền, vàng… ở nhà thay vì gửi ngân hàng đã làm cho một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó một số hộ gia đình trong quá trình canh tác sản xuất do thiếu vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất thì lại vay mượn người thân, bạn bè, hàng xóm, vay nóng…với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài “Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang” làm mục tiêu nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết kiệm của người dân ở địa bàn nông thôn An Giang. Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và thừa vốn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn 100 mẫu để quan sát về “Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang”. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 30/01/2008 – 19/5/2008. Địa điểm Xã Vĩnh Khánh, Xã Vĩnh Chánh – Huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 2.1.1. Tiết kiệm Tiết kiệm của hộ nông dân được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ chi phí sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư mở rộng sản xuất, tiền thuê đất…. Tiết kiệm thường tích lũy dưới nhiều hình thức: tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ…. Trong những điều kiện nhất định tiết kiệm còn có thể xem như là khoản dự phòng khi có chuyện cần thiết lấy ra sử dụng: ốm đau, cưới xin… Tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của hộ nông dân nếu khoản tiền đó không được đem đi đầu tư hoặc sử dụng thì nó được coi như khoản tài chính chết, tài chính chết là khoản tài chính không đem lại giá trị gia tăng cho người chủ sở hữu nó, nhưng nếu khoản tài chính đó được đem đi đầu tư, sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ góp phần gia tăng thu nhập. Do đó những biến động trong tỷ lệ tiết kiệm của hộ nông dân theo thời gian cũng được sử dụng để giải thích và dự báo thái độ chi tiêu và đầu tư của hộ nông dân. Tiết kiệm là một hàm số theo thu nhập, lãi suất, chi phí dành cho sản xuất, tập quán sinh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, lạm phát… 2.1.2. Đầu tư Đầu tư của hộ nông dân là việc bỏ vốn, nhân công lao động, quản lý vào quá trình canh tác, sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán kinh tế, xã hội. Một hộ nông dân có mức đầu tư hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất gia tăng thu nhập. Do đó đầu tư đóng một vai trò quan trọng nó quyết định đến thu nhập và tiết kiệm hiện tại cũng như trong tương lai của hộ gia đình khu vực nông thôn. Đầu tư là một hàm số theo quy mô sản xuất, thu nhập, tài sản dành cho sản xuất, tiết kiệm, khấu hao, tập quán sinh hoạt, thuế, trình độ học vấn… 2.1.3. Chi tiêu Chi tiêu của hộ nông dân là hành vi nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần. Chi tiêu là một khoản chi bắt buộc tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ và khả năng của từng hộ mà mức chi tiêu nhiều hay ít. Hộ giàu thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những hộ trung bình và nghèo. Chi tiêu của hộ nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập, của cải hay tài sản, tập quán sinh sống… trong đó thu nhập đóng vai trò quan trọng nó quyết định đến mức chi tiêu nhiều hay ít của hộ gia đình. Chi tiêu là một hàm số theo thu nhập, tiết kiệm, tập quán sinh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, giá cả hàng hóa, lạm phát…. 2.1.4. Thu nhập Thu nhập của một nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà họ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành 2 loại: - Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả…); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm…) và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…). - Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán… Thu nhập là một hàm số theo quy mô sản xuất, chi phí dành cho sản xuất, tiết kiệm, đầu tư mở rộng sản xuất, số người lao động trong gia đình, trình độ học vấn… 2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu (2) Thu nhập danh nghĩa Diện tích cach tác, nuôi trồng Tiết kiệm Thu nhập thuần Đầu tư (3) (1) (4b) (4c) (4a) (5b) (5a) Chi tiêu, chi khác (6a) (5.a) (6b) Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu (1) Chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị… đầu tư vào diện tích canh tác, nuôi trồng. (2) Khi đến mùa vụ thu hoạch bán tạo ra thu nhập danh nghĩa. (4a),(4b), (4c) Một phần thu nhập thuần sẽ được đem đi tiếp tục đầu tư sản xuất, một phần được giữ lại chi tiêu hàng ngày, nếu có dư sẽ được tiết kiệm. (5a), (5b) Trong quá trình đầu tư hoặc chi tiêu nếu thiếu tiền hộ nông dân có thể bổ sung bằng nguồn tiết kiệm. (6a), (6b) Trong quá trình đầu tư sản xuất nếu thừa tiền một phần hộ nông dân có thể bổ sung thêm nguồn tiết kiệm hoặc bổ sung thêm cho chi tiêu. Nguồn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng Sông Hồng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật phỏng vấn 1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu n = 3 2 Sơ bộ Định lượng Phỏng vấn trực tiếp n = 5 3 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp n = 100 Xử lý thông tin Xử lý thông tin thu thập 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ Phỏng vấn sâu với 3 hộ nông dân được chọn thuận tiện việc phỏng vấn, ý kiến của các nông dân đưa ra được ghi lại để làm cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp 5 hộ nông dân dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn, mục đích của việc phỏng vấn này là phát hiện ra những sai sót: - Người được phỏng vấn có hiểu và trả lời được câu hỏi của mình hay không? - Câu hỏi đưa ra có đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin cần thiết hay không? - Những câu hỏi có gây khó khăn cho quá trình trả lời của người được phỏng vấn hay không? Từ đó chỉnh sửa cho phù hợp để bước vào phỏng vấn chính thức. Chưa chỉnh Chỉnh lại Thu nhập/tháng của gia đình cô, chú chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu? Thu nhập của gia đình cô, chú chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu trong năm qua? 3.1.2. Nghiên cứu chính thức Dựa trên bảng câu hỏi chính thức tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp đến từng nhà 100 hộ tại khu vực Xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh kết hợp với việc quan sát, đồng thời giải thích những từ ngữ còn khá xa lạ với hộ nông dân như: khấu hao, lạm phát… để từ đó các hộ có thể đưa ra đáp án chính xác, việc này giúp cho nguồn thông tin thu thập được có độ tin cậy cao. Ngoài ra những ý kiến, đề nghị của người dân đưa ra cũng được ghi lại trong bảng câu hỏi để làm cơ sở cho quá trình phân tích, kết luận sau này mà những dữ liệu định lượng chưa giải thích được. Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, internet, những kiến thức đã học ở trường và hiểu biết của bản thân trong quá trình sinh sống tại nông thôn. Tham khảo những tài liệu có liên quan, tài liệu giảng dạy các của giáo viên, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. 3.1.3. Xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế  nông nghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ: tình hình đầu tư, tiết kiệm của nông hộ, kết quả thu nhập, các yếu tố phục vụ sản xuất; các hình thức tín dụng ở nông thôn. Phương pháp hồi quy được áp dụng để xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập. Mục đích nhằm xem xét việc thu nhập thay đổi thì chi tiêu sẽ thay đổi như thế nào. Ta có phương trình hàm chi tiêu: Y = b + aX Với: Y: Chi tiêu (biến phụ thuộc). X: Thu nhập (biến độc lập). b: Hằng số a: Hệ số của X. Sau khi phỏng vấn 100 mẫu dữ liệu được mã hóa, làm sạch, nhập liệu trên máy tính và xử lý. Dữ liệu sau khi được xử lý cần phải xem xét tính hợp lý, phù hợp với mục tiêu cần nghiên cứu để tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét. 3.2. Mẫu 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu Sau khi lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh. Việc chọn hộ điều tra được thực hiện với 20 mẫu được chọn ngẫu nhiên ở khu vực chợ Vĩnh Khánh, 80 mẫu được chọn thuận tiện những nông hộ ở 2 Xã. Mục đích của việc lựa chọn này nhằm xem xét coi việc ngành nghề tạo ra thu nhập giữa nhóm nông hộ và nhóm hộ sống ở khu vực chợ có khác nhau không. 3.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu càng lớn thì ước lượng càng tin cậy nhưng do giới hạn về thời gian, kinh phí nên tôi chỉ chọn 100 mẫu để nghiên cứu và kết luận cho một tổng thể là tỉnh An Giang. 3.3. Thang đo Có 2 loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi chính thức: Thang đo biểu danh và thang đo tỷ lệ. 3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) Thang đo biểu danh là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng, bao gồm câu hỏi một lựa chọn và nhiều lựa chọn: - Câu hỏi một lựa chọn Câu 19: Trình độ học vấn cô (chú) cấp mấy? Cấp I trở xuống.  Cấp II.  Cấp III.  Trên phổ thông. - Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của cô (chú) là gì? Thu nhập  Đầu tư  Lạm phát  Tiết kiệm  Giá cả hàng hóa  Học hành  Tập quán sinh hoạt  Khác……  3.3.2. Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là loại thang đo trong đó dùng để đo độ lớn và gốc O có ý nghĩa. Dạng thông thường nhất của thang đo tỷ lệ là hỏi trực tiếp thông tin đã ở dạng tỷ lệ. Ví dụ câu hỏi sau: Câu 1: Thu nhập của gia đình cô (chú) chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu trong năm qua? Đồng /năm Trồng lúa Trồng hoa màu Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Buôn bán Tiểu thủ công nghiệp Dịch vụ Làm thuê Khác…………………………………… CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra) Đa số hộ gia đình khu vực nông thôn sống bằng nghề trồng lúa chiếm đến 80%, làm thuê 34 %, buôn bán 22 %, chăn nuôi 19 %, trồng hoa màu 15 %, nuôi trồng thủy sản 9%, dịch vụ 9 %, tiểu thủ công nghiệp 6 %, khác chiếm 15% như: kiều hối, phụ cấp, làm công ăn lương… trên tổng số hộ điều tra. Ta thấy sự phân công lao động khu vực nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp và cụ thể là trồng lúa. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển đáng kể nhờ chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp và tận dụng những phế phẩm từ trồng trọt và đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó hệ thống thủy điện, giao thông nông thôn được phủ khắp các ấp, xã trong tỉnh. Vì vậy hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, xe gắn máy… tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế nông thôn được dễ dàng. Đặc biệt là người dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, những mô hình chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả từ những hộ nông dân khác thông qua chương trình làm bạn với nhà nông, nông thôn An Giang trên tivi và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nông dân sản xuất giỏi, nhờ vậy mà sản xuất ngày càng đạt hiệu quả hơn góp phần gia tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Trong lĩnh vực trồng trọt và đặc biệt là trồng lúa hiện nay với giá cả dao động 4.400 đồng/kg – 6.000 đồng/kg từ đầu mùa vụ đến nay làm cho nông dân rất phấn khởi thay vì trong những năm trước lợi nhuận thu được cho một công từ vụ đông xuân từ 1 triệu – 2 triệu thì vụ mùa năm nay hộ đạt lợi nhuận thấp nhất cũng là 2,5 triệu/công và cao nhất có thể đạt 5 triệu/công. Ông Nguyễn Văn Dự một hộ nông dân cho biết: “Những năm trước khi giá lúa cao nhất cũng chỉ đạt được 3.500 đồng/kg gia đình ông sản xuất chỉ đủ ăn nhiều khi chỉ dư được chút đỉnh. Do vậy món nợ ông vay ngân hàng 50 triệu để mở rộng sản xuất vẫn chưa trả được nhưng năm nay với giá lúa như vậy khi bán ông không những trả được nợ mà có dư nữa. Nhưng hiện nay với giá cả vật tư nông nghiệp tăng chóng mặt gấp 2 – 3 lần mà nếu giá lúa không giữ ở mức này thì có lẽ vụ tới sẽ lỗ nặng”. Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại gia súc và gia cầm phổ biến như: gà, vịt, heo, bò… nhưng thời gian qua do dịch cúm gia cầm những nhóm hộ có thu nhập chủ yếu từ chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho thu nhập không những đã thấp mà còn phải lâm vào cảnh nợ nần. Buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở những khu vực đông dân cư, khu vự chợ trong thời gian qua cũng phát phát triển mạnh vì đây là ngành mang lợi nhuận cao, do vậy rất được người dân ưa chuộng và số lượng không ngừng tăng lên. Bên cạnh hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán… thì làm thuê tập trung ở những số hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp (thu nhập thấp thường tập trung vào nhóm hộ này), những hộ có máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước…. Ngoài ra một số hộ còn có nguồn thu khác từ kiều hối, trợ cấp xã hội, làm công ăn lương. 4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang Sắp xếp thu nhập của 100 hộ quan sát theo thứ tự từ thấp đến cao và phân thành 4 nhóm bằng nhau: Thu nhập nhóm cao nhất từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên, thu nhập nhóm khá từ 1,5 triệu đồng/người/tháng – 3 triệu đồng/người/tháng, thu nhập nhóm trung bình từ 700 ngàn đồng/người/tháng – 1,5 triệu đồng/người/tháng, thu nhập nhóm thấp nhất từ 700 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Cuối cùng, trong khoảng hộ đều nhau đó tính thu nhập trung bình của mỗi nhóm. Mục đích của việc phân nhóm hộ theo mức thu nhập này để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư của từng nhóm hộ sẽ như thế nào. 4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất Thu nhập Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng % Trồng lúa 3.711 71,9 1.149 60,1 712 65,7 211 43,8 Trồng hoa màu 10 0,2 44 2,3 46 4,2 7 1,5 Chăn nuôi 0 0 50 2,6 91 8,4 53 11 NTTSản 1.044 20,2 51 2,7 0 0 0 0 Buôn bán 265 5,1 386 20,2 64 5,9 44 9,1 TTCNghiệp 0 0 48 2,5 42 3,9 0 0 Dịch vụ 15 0,3 63 3,3 47 4,3 15 3,1 Làm thuê 52 1 24 1,3 65 6 134 27,8 Khác 65 1,3 96 5 16 1,5 18 3,7 Tổng 5.162 100 1.911 100 1.083 100 482 100 Mặc dù kinh tế hộ nông dân ở khu vực nông thôn An Giang rất phong phú và đa dạng. Nhưng cho đến nay, nông nghiệp vẫn là nền tảng và là thế mạnh của kinh tế hộ. Đại đa số cư dân nông thôn An Giang đều coi sản xuất nông nghiệp là hoạt động đem lại thu nhập chính lâu dài cho hộ gia đình. Bên cạnh đó nó còn đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy: - Nhóm hộ thu nhập cao có nguồn thu chính chủ yếu từ trồng lúa 3,711 triệu đồng/người/tháng (chiếm 71,9%), nuôi trồng thủy sản là 1,044 triệu đồng/người/tháng chiếm (20,2%). - Nhóm hộ thu nhập khá có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 1,149 triệu đồng/người/tháng (chiếm 60,1%), buôn bán 386 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 20,2%). - Nhóm hộ trung bình có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 712 triệu đồng/người/tháng (chiếm 65,7%) chăn nuôi 91 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 8,4%). - Nhóm hộ thu nhập thấp nhất thì nguồn thu chủ yếu từ trồng lúa 211 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 43,8%), làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 27,8%), chăn nuôi 53 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 11%). Hầu hết các nhóm hộ có mức thu nhập chênh lệch khác nhau khá xa, thu nhập nhóm hộ cao nhất đạt 5,162 triệu đồng/người/tháng cao gấp 2,7 lần so với nhóm hộ khá là 1,911 triệu đồng/người/tháng, gấp 4,8 lần so với nhóm hộ trung bình là 1,083 triệu đồng/người/tháng và gấp 10,7 lần so với nhóm hộ thu nhập thấp là 482 ngàn đồng/người/tháng. Trong thời gian qua nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa không ngừng tăng lên cùng với việc đa canh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong nông nghiệp được phát triển rộng khắp trong vài năm gần đây. Vì vậy thu nhập hộ nông dân ngày càng tăng. Trong lĩnh vực trồng lúa có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm quan sát trong đó: - Thu nhập nhóm hộ cao nhất từ trồng lúa đạt 3,711 triệu đồng/người/tháng - Thu nhập nhóm hộ khá đạt 1,149 triệu đồng/người/tháng. - Thu nhập nhóm hộ trung bình từ trồng lúa đạt 712 ngàn đồng/người/tháng. - Thu nhập nhóm hộ thấp nhất từ trồng lúa đạt 211 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy, nhóm hộ cao nhất có thu nhập từ trồng lúa cao gấp 3,2 lần nhóm hộ thu nhập khá, cao gấp 5,2 lần so với nhóm hộ có thu nhập trung bình và cao gấp 17,6 lần so với nhóm hộ thấp nhất, sở dĩ có sự chênh lệch về thu nhập này là do sự cách biệt về diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ: - Nhóm có diện tích đất canh tác cao nhất đạt 180 công. - Nhóm có diện tích đất canh tác thấp nhất là 1,5 công. Ngoài ra để bù đắp những thiếu hụt từ trồng lúa, nhiều hộ nông dân còn có thêm thu nhập từ hoạt động sản xuất khác như: nuôi trồng thủy sản, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… và xu hướng này ngày càng mở rộng. Tổng giá trị nuôi trồng thủy sản của các nhóm là 1,095 triệu đồng/người/tháng trong đó: - Nhóm thu nhập cao là 1,044 triệu đồng/người/tháng. - Nhóm hộ khá là 51 ngàn đồng/người/tháng. Sở dĩ nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất là vì: - Đòi hỏi phải có nhiều vốn, trình độ hiểu biết, kỹ thuật nuôi trồng. - Có khả năng gặp nhiều rủi ro vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: dịch bệnh, chất lượng con giống, giá cả đầu ra… Vì vậy, một số hộ từ con cá, tôm mà làm giàu thì cũng có một số hộ vì nó phải phá sản lâm vào cảnh nợ nần từ hộ giàu trở thành hộ nghèo. Buôn bán tập trung những khu vực đông dân cư, chợ thu nhập trung bình của từng nhóm quan sát cụ thể như sau: - Nhóm thu nhập cao 265 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập khá 386 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập trung bình 64 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập thấp 44 ngàn đồng/người/tháng. Buôn bán ở nhóm hộ thu nhập cao nhất và khá chủ yếu bán vật tư nông nghiệp, tạp hóa, thuốc tây… còn nhóm hộ thu nhập trung bình và nhóm thấp nhất chủ yếu là buôn bán nhỏ: bán bún, rau cải, bán cá… Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở nhóm hộ trung bình chiếm 8,4% và hộ thấp nhất là 11%. Bên cạnh các nhóm hộ có thu nhập chính từ trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, buôn bán… thì ở nhóm hộ thấp nhất có nguồn thu nhập chính khác cũng rất quan trọng đó là làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng. Đây là nhóm thường tập trung những hộ không có đất canh tác hoặc có diện tích đất canh tác thấp, vì vậy làm thuê được coi như là hoạt động chính nhằm mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, tuy nhiên thu nhập của nhóm hộ này thường không ổn định, bấp bênh vì chỉ mang tính thời vụ. Ngoài ra, các nhóm hộ còn có nguồn thu khác từ hoa màu, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kiều hối, phụ cấp… mặc dù đây là một khoản thu không lớn chỉ tập trung ở một số hộ nhưng nó cũng rất quan trọng đối với việc đầu tư nông nghiệp của hộ nông dân đặc biệt là nhóm hộ có thu nhập thấp, thường thì nhóm hộ này chỉ cần 100 – 500 ngàn đồng là có thể đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt góp phần gia tăng thu nhập. Nhìn chung, nguồn thu nhập chính của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang chủ yếu từ các nguồn trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, buôn bán, làm thuê. Ngoài ra một số hộ còn có nguồn thu từ trồng hoa màu, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, kiều hối và phụ cấp…. Việc chênh lệch về diện tích đất canh tác, nuôi trồng càng tạo khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ rệt ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và việc giảm sự cách biệt về giàu nghèo ở nông thôn ngày càng khó khăn. 4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn có tác động lớn đến thu nhập của các hộ gia đình với quy mô và tính chất khác nhau: - Trình độ cấp I trở xuống nhóm hộ thu nhập cao chỉ chiếm 8%, thu nhập khá là 25%, trong khi đó nhóm hộ có thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nhập thấp 38% số hộ. - Trình độ cấp II nhóm hộ thu nhập cao lại chiếm tỷ lệ lớn đến 53%, thu nhập khá là 22%, còn lại nhóm hộ có thu nhập trung bình 19% và nhóm thu nhập thấp 6%. - Trình độ cấp III chỉ còn lại nhóm hộ thu nhập cao 67% và thu nhập khá 33%. - Trái ngược lại, ở trình độ trên phổ thông thì nhóm thu nhập khá chiếm đa số với tỷ lệ 67% còn lại là 33% là các hộ có thu nhập cao. Qua đó chúng ta thấy rằng trình độ học vấn cũng là một yếu tố quyết định đến thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn. Đa phần các hộ có thu nhập cao, khá có trình độ học vấn từ cấp II trở lên, còn ngược lại các hộ gia đình có thu nhập thấp, trung bình chỉ tập trung ở trình độ cấp I. Biểu đồ 4.3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản suất Giống: Chất lượng giống cây trồng, vật nuôi kém gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất cũng như sản lượng thu hoạch và quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Từ đó làm giảm thu nhập với mức độ ảnh hưởng của từng nhóm cụ thể là: - Nhóm thu nhập cao chiếm 44%. - Nhóm thu nhập khá 32%. - Nhóm thu nhập trung bình 24%. - Nhóm thu nhập thấp 12%. Vì vậy việc chất lượng giống tốt là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất góp phần gia tăng thu nhập giúp kinh tế hộ phát triển. Giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và cũng như thu nhập của các nhóm hộ: - Nhóm thu nhập cao chiếm 96%. - Nhóm thu nhập khá 64%. - Nhóm thu nhập trung bình 84%. - Nhóm thu nhập thấp 64%. Biến động tăng giá sẽ làm tăng chi phí sản xuất, tạo ra sức ép về vốn đối với các hộ nông dân. Hệ quả là năng suất lao động nông nghiệp có thể giảm xuống và thu nhập của người nông dân cũng bị ảnh hưởng theo. Sản lượng cung cấp ra thị trường vì thế cũng hạn chế. Từ đó có thể dẫn đến việc nông dân hạn chế đầu tư thâm canh hoặc sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng, vật nuôi ít chịu tác động của giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất. Vốn: Đây là yếu tố có tác động lớn nhất trong quá trình sản xuất, đặc biệt ở nhóm các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình thường gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vốn sản xuất cụ thể: - Nhóm hộ có thu nhập cao chiếm 56% - Nhóm thu nhập khá 60% - Nhóm thu nhập trung bình 96%. - Nhóm thu nhập thấp 100%. Rõ ràng các nhóm hộ thu nhập cao, thu nhập khá cũng chịu tác động lớn từ nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Đối với nhóm thu nhập trung bình và thấp thì bên cạnh việc thiếu vốn trong quá trình sản xuất còn thiếu tiền trong chi tiêu hằng ngày. Nhân công lao động: Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên chỉ khi nào đến mùa vụ thì những người làm thuê mới có thu nhập còn vào những thời gian khác lao động nhàn rỗi, vì vậy để có được thu nhập ổn định hơn lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn tập trung về các thành phố, các nhà máy chế biến thủy sản hoặc vào khu công nghiệp nên bắt đầu mùa vụ sản xuất, thu hoạch lực lượng lao động trở nên khan hiếm. Điều đó gây khó khăn cho các nông hộ, phải thuê mướn lao động với giá cao làm chi phí sản xuất tăng lên. Tác động cụ thể trên từng nhóm như sau: - Nhóm hộ thu nhập cao thuờng xuyên gặp khó khăn nhất vì quy mô sản xuất lớn chiếm 52%. - Nhóm hộ thu nhập khá 40%. - Nhóm hộ thu nhập trung bình 20%. - Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp thì hoàn toàn không ảnh hưởng là do thu nhập chủ yếu của nhóm hộ này chủ yếu từ làm thuê. Máy móc phục vụ sản xuất: Máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước, máy sấy lúa… cũng làm cho hộ nông dân gặp không ích khó khăn khi đến mùa vụ sản xuất: - Nhóm thu nhập cao là 40% - Nhóm hộ thu nhập khá 32%. - Nhóm hộ thu nhập trung bình 12%. - Nhóm hộ thu nhập thấp 8%. Những số liệu trên cho thấy yếu tố máy móc tác động phần lớn lên các nhóm hộ có thu nhập cao, khá do quy mô và diện tích canh tác lớn, còn đối với các nhóm hộ có thu nhập trung bình, thấp thì diện tích đất canh tác nông nghiệp ít nên các yếu tố máy móc không có tác động lớn đến nhóm hộ này. Thời tiết: Bất lợi gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất đặc biệt chịu ảnh hưởng nhiều nhất có thể nói đến là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản…. Việc thời tiết thất thường khi nóng quá, khi mưa nhiều đã làm giảm sản lượng thu hoạch và sự tác động này thường gây ảnh hưởng lớn nhất đối với nhóm hộ có thu nhập cao chiếm 60% vì quy mô sản xuất nhóm hộ này tương đối lớn và đa dạng. Dịch bệnh: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất như: dịch ốc bưu vàng, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, dịch cúm trên gia cầm, lỡ mồm long móng trên gia súc, bệnh đốm trắng trên cá… gây thiệt hại nặng đến cây trồng, vật nuôi. Do đó, việc hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng và trị dịch bệnh là yếu tố rất cần thiết để tăng năng suất cải thiện thu nhập. Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng: Bón phân khi nào, hàm lượng thuốc trừ sâu bao nhiêu là đủ và an toàn, áp dụng máy móc vào trong quá trình sản xuất, đối với từng loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi thì phải biết sử dụng loại thuốc nào cho phù hợp. Vì vậy kỹ thuật canh tác nuôi trồng là khâu quyết định đến năng suất, chất lượng hàng nông sản cung cấp ra thị trường. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: trình độ quản lý, tay nghề lao động… cũng gây khó khăn đến quá trình sản xuất. 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển đổi còn chậm, ngành trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, trồng lúa chiếm một phần rất quan trọng trong cơ cấu ngành. Dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp đã có sự gia tăng về giá trị nhưng vẫn còn quá thấp so với trồng trọt. Với cơ cấu thiên về cây lương thực chủ yếu là lúa đã gây nên tính thời vụ cao cho việc sử dụng sức lao động nông nghiệp, đồng thời khả năng tăng thu nhập cũng hạn chế. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình trong thời gian qua chưa được chú trọng phát triển. Cơ sở hạ tầng nông thôn trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tình trạng không đồng bộ, chưa đủ sức tạo ra những tiền đề vật chất để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã gây trở ngại cho việc tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong các ngành đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay nghề cao. Quy mô diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ cách biệt khá xa, gây khó khăn cho các nhóm hộ đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp trong việc mở rộng sản xuất. Tóm lại, tiềm năng để phát triển ngành nghề và dịch vụ phục vụ cho đời sống còn lớn. Nhưng quy mô phát triển của các hộ gia đình còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. 4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp Hệ quả Nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình Thiếu diện tích đất canh tác Không mở rộng được sản xuất Thiếu vốn Không có điều kiện để đầu tư sản xuất Trình độ học vấn thấp Khó khăn trong việc học tập và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Khả năng tiếp cận thị trường thấp Không nắm bắt được giá cả và nhu cầu thị trường nên bị thương buôn ép giá dẫn đến lợi nhuận thu được thấp Trình độ canh tác thấp Năng suất thấp Nhóm thu nhập cao, thu nhập khá Hệ thống giao thông chưa đảm bảo Quy mô sản xuất còn hạn chế Phụ thuộc vào lúa Khó phát triển kinh tế Khó tìm ngành nghề đầu tư mới do thiếu trình độ chuyên môn Vẫn duy trì ngành nghề sản xuất cũ Giống cây trồng, vật nuôi không đảm bảo chất lượng Năng suất thấp, thu nhập giảm Thiếu lao động Khó khăn trong quá trình sản xuất Thiếu vốn Gây khó khăn cho mở rộng sản xuất 4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí Số tiền sau khi trừ chi phí hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao đều dùng vào việc chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực mà họ đang hoạt động sản xuất chiếm 100%. Trong khi đó tích lũy chỉ tập trung ở nhóm hộ: - Nhóm hộ thu nhập cao và thu nhập khá cùng chiếm 100%. - Nhóm trung bình chiếm 40%. - Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp việc đủ tiền trong chi tiêu hàng ngày và tiếp tục đầu tư sản xuất đã là một điều khó khăn chứ nói chi đến tích lũy. Bà Lê thị Thơ một hộ nông dân tâm sự: “Gia đình tôi có 5 miệng ăn mà chỉ sống dựa vào 3 công ruộng, tiền làm thuê của chồng và các con, mà tôi lại nay ốm mai đau đôi khi không đủ tiền để chi tiêu hàng ngày lấy gì mà tích lũy”. Ngoài số tiền dùng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư tiếp tục sản xuất, tích lũy thì hộ nông dân còn phải chi thêm một khoản đó là trả nợ vay, số tiền mà hộ gia đình đã vay các tổ chức tín dụng, người thân, hàng xóm… trong quá trình sản xuất cũng như chi tiêu. Cụ thể: - Nhóm thu nhập cao chiếm 56% - Nhóm hộ thu nhập khá 52%. - Nhóm hộ thu nhập trung bình 76%. - Nhóm hộ thu nhập thấp 100%. Còn một khoản chi khác chiếm số lượng không nhiều nhưng lại chiếm một phần thu nhập đáng kể của hộ gia đình như: sửa chữa nhà cửa, mua xe, những rủi ro bất thường (đau ốm, bệnh tật)… 4.3. Các hình thức chi tiêu Chi tiêu của hộ gia đình chỉ tính đến những khoản mà hộ gia đình dùng tiền, hàng hóa trao đổi, mua bán không tính đến những khoản mà hộ gia đình tự cung tự cấp. Biểu đồ 4.5. Các hình thức chi tiêu Một hộ có thu nhập càng cao thì có mức chi tiêu càng cao, như vậy chi tiêu phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình chi tiêu của nhóm thu nhập cao là 1,25 triệu đồng/người/tháng gấp 1,4 lần nhóm hộ thu nhập khá 869 ngàn đồng/người/tháng, gấp 2,2 lần nhóm thu nhập trung bình 566 ngàn đồng/người/tháng và gấp 3,8 lần nhóm hộ có thu nhập thấp 332 ngàn đồng/người/tháng. Ta thấy, khoảng cách giữa nhóm chi tiêu cao nhất là 1,25 triệu đồng/người/tháng và chi tiêu thấp nhất là 332 ngàn đồng/người/tháng. Đây là mức chi tiêu tương đối chêch lệch, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế chung khu vực nông thôn An Giang và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ nét. Điều đó có thể thấy rằng những hộ gia đình có thu nhập khá và cao thì nhu cầu không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Còn đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp thì nhu cầu chi tiêu chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm là đã đủ chứ nói gì đến ăn ngon, mặc đẹp, đó chỉ là một điều mơ ước. Hộ có thu nhập cao có mức chi tiêu cho ăn uống đạt 718 ngàn đồng/người/tháng gấp 3,9 lần so với nhóm hộ có thu nhập thấp là 183 ngàn đồng/người/tháng. Bên cạnh chi tiêu cho việc ăn uống thì đi lại, học hành, mua sắm, đám tiệc, du lịch… cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi tiêu của các nhóm hộ. Chi tiêu ở các khu vực và nhóm dân cư cũng có sự khác nhau. Nhóm hộ gia đình thuần nông có mức chi tiêu thấp hơn so với nhóm hộ ở khu vực chợ là vì: Nhóm hộ sống bằng nông nghiệp có thể tận dụng được những phế phẩm từ sản xuất lúa và trong cuộc sống hằng ngày để trồng trọt và chăn nuôi thêm để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Ngoài ra vào mùa nước nổi họ có thể giăng lưới bắt cá, do đó sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể so với nhóm hộ ở khu vực chợ thì cái gì cũng phải mua. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu Thu nhập: Thật vậy thu nhập là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày nó chi phối hầu hết các yếu tố khác trong đó có chi tiêu, 100% số hộ từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao đều cho rằng chi tiêu chịu ảnh hưởng bởi thu nhập. Lạm phát: Chỉ có 28% số hộ nhóm thu nhập cao và 44% thu nhập khá cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu. Trong khi đó hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ cao hơn cụ thể: Nhóm hộ thu nhập trung bình là 68%, thu nhập thấp là 80%. Giá cả hàng hóa: Việc giá cả hàng hóa tiêu dùng trong hàng ngày trong thời gian qua liên tục tăng đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm cũng đã ảnh hưởng phần nào đến mức chi tiêu của các nhóm hộ. Cụ thể: - Nhóm thu nhập cao là 52%. - Nhóm thu nhập khá có 56%. Nhóm này cho rằng do thói quen chi tiêu như vậy, thì dù giá cả sinh hoạt có tăng nhưng họ vẫn giữ ở mức chi tiêu cũ. Hơn thế nữa, mặc dù giá cả hàng hóa có tăng nhưng thu nhập mà họ thu được từ sản xuất kinh doanh cũng tăng tính qua tính lại cũng chẳng thấy có ảnh hưởng gì. Còn hai nhóm còn lại thì việc giá cả hàng hóa tăng ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu: - Nhóm thu nhập trung bình là 96%. - Nhóm thu nhập thấp 100%. Cho biết ngày xưa chỉ cần 30 ngàn đồng đã mua được 1 kg thịt heo bây giờ phải đến 65 ngàn đồng mới mua được 1 kg, còn gạo 5 ngàn đồng/kg bây giờ phải chi 9 ngàn đồng/kg nhưng gạo dù có tăng giá đến đây cũng không giảm được nên chỉ có thể hạn chế chi tiêu cho thịt, cá. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của nhóm hộ này bây giờ chủ yếu là cá và rau. Tập quán sinh hoạt: Sinh hoạt của hộ gia đình khu vực nông thôn cũng phần nào ảnh hưởng đến chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày họ có thể tự chăn nuôi, trồng trọt: gà, vịt, cá, rau, cải… để phục vụ cho gia đình mình. Chi tiêu của hộ nông dân cũng chịu sự tác động bởi mùa vụ. Vào mùa vụ chi tiêu cho việc ăn uống của hộ nông dân tăng vì nhu cầu thuê lao động tăng, còn đến mùa nước nổi thì chi tiêu giảm xuống do các hộ này có thể giăng câu, đặt lờ để kiếm nguồn thức ăn nên tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Đối với các nhóm hộ thì tập quán sinh hoạt ảnh hưởng đến chi tiêu cũng khác nhau: - Nhóm thu nhập cao chiếm 60% - Nhóm thu nhập khá 80%. - Nhóm thu nhập trung bình 100%. - Nhóm thu nhập thấp 92%. Đầu tư: Đối với một số hộ cho rằng khi chi tiêu thì đầu tư sẽ không mấy ảnh hưởng ngược lại thì một số hộ cho là có ảnh hưởng cụ thể: Nhóm hộ thu nhập cao 44%; Nhóm hộ có thu nhập khá 28%; Nhóm hộ có thu nhập trung bình 56% và nhóm hộ có thu nhập thấp là 36%. Tiết kiệm: Chỉ có 3 nhóm hộ cho là có ảnh hưởng đến chi tiêu: - Nhóm có thu nhập cao nhất chiếm 64%. - Nhóm thu nhập khá 80%. - Nhóm thu nhập trung bình 56%. Vì khi nhu cầu chi tiêu tăng thì phần tiết kiệm mà hộ gia đình giữ lại sẽ ít hơn. Còn tiết kiệm sẽ không ảnh hướng đến chi tiêu đối với nhóm thu nhập thấp do nhóm này hầu như không có tiết kiệm. Học hành: Chiếm một tỷ lệ không lớn so với các yếu tố khác: - Nhóm thu nhập cao chiếm 44% - Nhóm thu nhập khá 24%. - Nhóm thu nhập trung bình 16%. - Nhóm thu nhập thấp 24%. Nhưng được coi là khoản chi tiêu không thể cắt giảm được. Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chi tiêu của hộ gia đình như: số thành viên trong gia đình, độ tuổi, giới tính của các thành viên, mua sắm, rủi ro bất thường… 4.4. Các hình thức đầu tư Từ các nguồn thu nhập của hộ gia đình. Ta có thể chia ra ở khu vực nông thôn có 2 hình thức đầu tư chính đó là: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) chiếm 86% và đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp (buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm thuê…) chiếm 34%. Đầu tư là việc rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất của hộ gia đình khu vực nông thôn. Ta thấy đa số hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 86%. Vì: - Đây được coi là lĩnh vực dễ đầu tư. - Mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định. - Đây còn là ngành nghề truyền thống của gia đình từ bao đời nay. - Không đòi hỏi trình độ cao và hơn thế nữa những hộ nông dân không tìm được ngành nghề mới để thay thế. Một số hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 34% là do: - Không có đất canh tác, nuôi trồng. - Ngành nghề hiện tại không đem lại lợi nhuận, ngành nghề mới phát triển đem lại lợi nhuận cao. - Bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp họ muốn đầu tư thêm lĩnh vực khác để gia tăng thu nhập cho gia đình. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư Biểu đồ 4.7. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư Vốn: Trong tất cả các nhóm hộ từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất thì nguồn vốn luôn là vấn đề quan tâm nhất khi quyết định đầu tư: - Nhóm thu nhập cao 92%. - Nhóm thu nhập khá 92%. - Nhóm thu nhập trung bình 96%. - Nhóm thu nhập thấp 100%. Trong quá trình sản xuất quy mô được mở rộng hơn hay thu hẹp lại là phụ thuộc vào nguồn vốn mà hộ nông dân nắm trong tay, nhóm hộ có nguồn lực về vốn dồi dào thì quy mô sản xuất sẽ không ngừng được mở rộng, còn nhóm hộ không có nguồn lực vốn thì quy mô xuất không những không tăng lên thậm chí còn thu hẹp lại. Vì vậy, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là ở nhóm thu nhập thấp. Lợi nhuận: Mặc dù vốn là vấn đề mà các nhóm hộ cho là rất ảnh hưởng khi quyết định đầu tư nhưng một yếu tố khác cũng rất quan trọng đó là lợi nhuận: - Nhóm thu nhập cao 72%. - Nhóm thu nhập khá 84%. - Nhóm thu nhập trung bình 84%. - Nhóm thu nhập thấp 76%. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải có lợi nhuận nếu sản xuất mà không tạo ra lợi nhuận thì hộ gia đình sẽ không sản xuất nữa. Nhu cầu thị trường: Đối với yếu tố này thì chỉ có 3 nhóm cho là có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư: - Nhóm thu nhập cao 72%. - Nhóm thu nhập khá 84%. - Nhóm thu nhập trung bình 84%. - Còn đối với nhóm hộ có thu nhập thấp 28% thì coi rằng yếu tố thị trường không mấy quan trọng đến việc đầu tư của họ. Điều đó cho thấy hộ nông dân đã chủ động hơn trong việc sản xuất, sản xuất ra cái mà thị trường cần thì sản phẩm mới bán chạy, mới tiêu thụ được, còn ngược lại sẽ bị thua lỗ, thậm chí còn dẫn đến phá sản. Do đó, việc đầu tư để gia tăng thu nhập cũng phải tính đến yếu tố thị trường không khéo không tạo thêm thu nhập mà còn lâm vào cảnh nợ nần. Tiết kiệm: Khi quyết định đầu tư tiếp tục hoặc mở rộng sản xuất thì buộc các nhóm hộ phải có vốn mà số có được để mở rộng sản xuất có được chủ yếu từ 2 kênh đó là: số tiền tiết kiệm mà bấy lâu nay của hộ nông dân dành dụm, đi vay. Vì vậy, đối với nhóm hộ có tiết kiệm khi quyết định đầu tư thì ít nhiều chịu ảnh hưởng nhiều nhất là hai nhóm thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 96%, còn nhóm thu nhập trung bình là 40%. Chi tiêu: Ảnh hưởng đến đầu tư của nhóm hộ thu nhập cao 72%, hộ có thu nhập khá 88%, hộ có thu nhập trung bình 68% và hộ có thu nhập thấp 40%. Nhóm hộ cho rằng chi tiêu có ảnh hưởng đến đầu tư thì có hai xu hướng trái ngược nhau: - Một là chi tiêu nhiều hơn, tập trung ở nhóm hộ thu nhập cao và khá lý giải rằng do mở rộng sản xuất nên phải thuê mướn thêm nhân công, do đó các chi phí sinh hoạt như đi lại, ăn uống cũng phải tăng. - Hai là chi tiêu thấp hơn, tập trung ở nhóm hộ thu nhập trung bình và thấp cho rằng do giá cả ngày càng đắt đỏ nên họ quyết định đầu tư mở rộng trồng trọt, chăn nuôi ngoài việc kiếm thêm thu nhập họ có thể tự phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình mình. Lãi suất: Việc tiếp tục hay mở rộng quy mô sản xuất chỉ được thực hiện được khi có vốn trong tay. Nhiều khi vốn tự có cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên các hộ gia đình thường phải vay mượn từ bên ngoài. Vì vậy lãi suất cũng là một yếu tố quan trọng cho việc tính toán chi phí để đưa ra quyết định đầu. Ảnh hưởng của yếu tố lãi suất trên các nhóm hộ gia đình như sau: nhóm hộ có thu nhập thấp 92%, nhóm thu nhập cao 44%. Chi phí bỏ ra: Cho các yếu tố sản xuất đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn… gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cho tất cả các nhóm hộ: - Nhóm thu nhập cao 88%. - Nhóm thu nhập khá 88%. - Nhóm thu nhập trung bình 92%. - Nhóm thu nhập thấp 96%. Khi chi phí sản xuất quá cao làm cho lợi nhuận thu được thấp hơn, thậm chí lỗ vốn nếu gặp rủi ro. Điều này làm cho các hộ nông dân sẽ không mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất lại. Khấu hao: Chỉ ảnh hưởng đến nhóm hộ có thu nhập cao 32%, thu nhập khá 28%, thu nhập trung bình 24%, do trong quá trình hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất đặt ra nên một số hộ đã mua máy móc: máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước…. Bên cạnh việc tự phục vụ sản xuất cho mình, trong những lúc nhàn rỗi họ có thể làm thuê để gia tăng thu nhập cho gia đình. Vì vậy đối với các nhóm hộ có máy móc sản xuất thường chịu tác động bởi yếu tố khấu hao. Kỹ thuật: Cũng là một yếu tố được quan tâm đặc biệt là nhóm hộ canh tác trong lĩnh vực trồng hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nhóm hộ có diện tích trồng lúa lớn. Nhóm thu nhập cao 36%, thu nhập khá 12%, thu nhập trung bình 20%, thu nhập thấp 8%. Việc sản xuất không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ chẳng hạn như: - Chi phí sản xuất cao nhưng năng suất lại thấp. - Các sản phẩm thu hoạch không bán được do nồng độ các chất hóa học cao hơn mức cho phép, không đạt tiêu chuẩn đề ra nên phải bán đổ, bán tháo ảnh hướng đến thu nhập. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng các nhóm hộ trong quá trình sản xuất nó cũng là yếu tố ngăn cản các hộ gia đình muốn đầu tư mở rộng sản xuất đặc biệt là những lĩnh vực đòi hỏi phải có kỹ thuật. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư như: nhân công lao động, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng… chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các yếu tố khác. Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng phong phú và đa dạng. Đối với các nhóm hộ khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quá trình đầu tư cũng khác nhau. Do đó khi bắt đầu sản xuất một sản phẩm gì cần tính đến các yếu tố trên. 4.5. Các hình thức tiết kiệm Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy % trên tổng số hộ tích lũy Sinh thêm lời 55 Tận dụng được tiền nhàn rỗi 55 An toàn 50 Thói quen 75 Khác 33 Tiết kiệm chỉ tập trung ở ba nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá và một số ít ở thu nhập trung bình. Còn ở nhóm hộ thu nhập thấp hầu như có tiết kiệm. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn cũng rất đa dạng về quy mô cũng như hình thức. Giữ tiền mặt ở nhà: Đại bộ phận hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang còn mang nặng hình thức giữ tiền mặt ở nhà cụ thể: - Thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 100%. - Thu nhập trung bình 40%. Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi như là một tập quán lâu đời, thói quen của hộ gia đình khu vực nông thôn. Bên cạnh việc coi đây như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này họ cảm thấy an toàn khi để ở nhà. Dự trữ vàng: Một hình thức khác cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong hình thức tiết kiệm đó là dự trữ vàng: - Nhóm thu nhập cao 96%. - Nhóm thu nhập khá 80%. - Nhóm thu nhập trung bình là 40%. Từ tập quán sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra các hộ gia đình còn dùng làm vật trang sức hay dùng vào việc cưới xin… Gửi tiết kiệm: Việc giữ tiền mặt và dự trữ vàng được coi là hai hình thức phổ biến và được nhiều hộ gia đình khu vực nông thôn lựa chọn thì gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ nhỏ 32% ở hộ có thu nhập cao và gần khu vực chợ. Nhóm này cho rằng, việc tích lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà còn sinh thêm lời nữa. Chơi hụi: Được coi là hình tiết kiệm nhưng trong một số trường hợp nó cũng được coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có thể vay mượn lẫn nhau. Mặc dù chơi hụi tận dụng được tiền nhàn rỗi, sinh thêm lời. Nhưng tiết kiệm với hình thức chơi hụi thường không an toàn, chứa nhiều rủi ro nếu bị giật hụi. Vì tính rủi ro đó nên chỉ được một số hộ ưa chuộng: - Nhóm thu nhập cao 28%. - Nhóm thu nhập khá 48%. - Nhóm thu nhập trung bình là 4%. Cho vay: Chỉ tập trung ở hai nhóm hộ có thu nhập cao 44% và khá là 4%. Đối với hình thức: Giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; Gửi tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi thu được không cao. Do đó một số nhóm hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè… Vì tính chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao gấp 2 – 5 lần thậm chí còn cao hơn nữa và chỉ được nhóm hộ có thu nhập cao, khá sử dụng. Ngoài ra có một hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều: mua bảo hiểm, giấy tờ có giá, hàng hóa, ngoại tệ…. Hộ thu nhập cao 16%, thu nhập khá 8% và thu nhập trung bình là 4%. Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm ở nông thôn An Giang là đa dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ vàng. An Giang với hơn 2 triệu dân số sống ở nông thôn. Vì vậy việc hộ nông dân có tâm lý giữ tiền mặt và dự trữ vàng đã làm cho một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Qua đó ta thấy việc tích lũy qua hình thức gửi tiết kiệm ở đa số hộ gia đình khu vực nông thôn khá mới mẽ và ít được hộ gia đình chú ý. Điều đó còn cho thấy việc nguồn vốn huy động từ nông thôn vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng nhưng đây lại là một thị trường có nhiều tiềm năng nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý. Khi được hỏi đến trong tương lai có nghĩ rằng dùng số tiền tích lũy vào việc khác hay không thì 100% hộ đều trả lời là có nghĩ. Thường họ sẽ dùng vào những việc như: - Dùng để mở rộng ngành nghề đang sản xuất, kinh doanh 100%. - Đầu tư cho chăn nuôi 5%. - Đầu tư nuôi trồng thủy sản 17%. - Mua đất 23%. - Mua máy móc để sản xuất 17%. - Học hành 17%. - Ngoài ra còn dùng vào những việc khác như: cưới hỏi, dưỡng già, sửa chữa nhà cửa… chiếm 38% số hộ tích lũy. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm - Thiếu dịch vụ huy động tiện lợi ở nông thôn. Chẳng hạn, quá nhiều thủ tục giấy tờ, khoảng cách từ nơi cư trú đến ngân hàng quá xa. - Trình độ học vấn của hộ gia đình còn thấp. - Các hộ gia đình cần sử dụng tiền mặt cho chi tiêu hằng ngày. - Thu nhập kinh tế hộ gia đình còn thấp, không đủ tích lũy để gửi ngân hàng. - Hộ gia đình nông thôn chọn vàng để làm vật trang sức. 4.6. Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy Mô hình tóm tắt Mô hình R hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng 1 .783(a) .613 .609 249.579 Hệ số Mô hình Hệ số ước lượng t Sig. B Sai số chuẩn Hằng số 440.814 35.502 12.417 0.000 TNNgười 0.146 0.012 12.448 0.000 Từ kết quả, ta viết lại phương trình hàm chi tiêu: Y = 440,814 + 0,146X Ta có thể đưa ra các kết luận: - Hệ số hồi quy 440,814>0. Có ý nghĩa rằng về mặt lý thuyết nếu không có một khoản thu nhập nào trong tháng, hộ gia đình vẫn chi tiêu. - Hệ số hồi quy 0,146. Nếu thu nhập bình quân/người/tháng tăng lên 1.000 đồng thì chi tiêu sẽ tăng lên 146 đồng. - Sig <0,05. Biến thu nhập có mối quan hệ tồn tại ý nghĩa và tác động tích cực đến chi tiêu. - Chi tiêu của hộ gia đình trong tháng có quan hệ tuyết tính với thu nhập bình quân/người/tháng ở mức ý nghĩa 5%. Bởi vì = 0,613, điều này cho kết luận có 61,3% biến thiên của chi tiêu có thể được giải thích bởi sự khác biệt về thu nhập. 4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác. Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của luật tổ chức tín dụng (tín dụng chính thức). Như vậy, tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được lập theo luật tổ chức tín dụng như: các ngân hàng, quỹ tín dụng. Từ đó ta có thể chia ra: - Vay ngân hàng, quỹ tín dụng, xóa đói giảm nghèo (vay ngân hàng chính sách) là hình thức tín dụng chính thức. - Vay hàng xóm, vay người thân, hội phụ nữ, hợp tác xã, vay khác là hình thức tín dụng phi chính thức. 4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập Biểu đồ 4.9. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập Từ kết quả trên ta thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ: - Nhóm hộ có thu nhập cao: vay ngân hàng là 48%, vay quỹ tín dụng là 8%. - Nhóm hộ thu nhập khá: vay ngân hàng 44%, vay quỹ tín dụng 4%. - Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay ngân hàng 16%, vay quỹ tín dụng 12%. - Nhóm thu nhập thấp: vay xóa đói giảm nghèo (ngân hàng chính sách xã hội) 28%. Nhìn chung tỷ lệ các nhóm hộ vay trên hệ thống tín dụng chính thức còn thấp. Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao 56%, thu nhập khá 48%, thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nhập thấp là 0%, điều đó có thể lý giải rằng: Do nhóm hộ thu nhập thấp là nhóm tập trung những hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp, mặc khác khi vay vốn phải đáp ứng các nhu cầu ràng buộc như: tài sản thế chấp, thời gian, thủ tục, món vay… mà hầu như những hộ này không đáp ứng được. Trong khi đó, chỉ có 28% nhóm hộ có thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vay xóa đói giảm nghèo. Điều đó đã gây không ích khó khăn cho các nhóm hộ có nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất cũng như trong chi tiêu hàng ngày. Bên cạnh nguồn tín dụng chính thức thì có một nguồn tín dụng khác cũng tồn tại song hành và được các hộ gia đình tiếp cận, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp đó là nguồn tín dụng phi chính thức. Tỷ lệ các nhóm hộ vay vốn trên thị trường phi chính thức: - Nhóm hộ có thu nhập cao: vay người thân 4%, vay hội phụ nữ là 4%. - Nhóm hộ thu nhập khá: vay người thân 12%, vay hợp tác xã 16%, vay hàng xóm 28%. - Nhóm hộ thu nhập trung bình: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 8%,vay hợp tác xã 12%, vay hàng xóm 52%, vay khác 8%. - Nhóm thu nhập thấp: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 4%, vay hàng xóm 92%, Vay khác 16%. Đối với nhóm thu nhập thấp nguồn tín dụng phi chính thức được coi là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng như trong tiêu dùng hàng ngày, còn đối với nhóm thu nhập khá, trung bình thì đây là nguồn tín dụng mang chỉ tính đột xuất, tạm thời mà từ thị trường chính thức không thể đáp ứng được như: ốm đau, bệnh tật, thiên tai, mất mùa. Nguồn vốn vay ở thị trường này thường nhỏ nhưng lãi suất thì lại cao. Mặc dù đây là kênh tín dụng phi chính thức nhưng nó được hầu hết các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến cao sử dụng rất phổ biến dù lãi suất có khi cao gấp 2 – 5 lần lãi suất trên thị trường chính thức. Vì ở thị trường này các điều kiện ràng buộc cũng như thủ tục không phức tạp như trên thị trường chính thức: không cần phải thế chấp tài sản, thời gian nhanh, thủ tục đơn giản, nguồn sẵn có tại địa phương, chủ yếu dựa vào chữ tín… . Trong các loại hình tín dụng phi chính thức loại hình mà được các nhóm hộ sử dụng phổ biến nhất là vay hàng xóm: nhóm thu nhập khá 28%, thu nhập trung bình 52%, thu nhập thấp 92% chiếm một tỷ lệ khá cao. Bên cạnh vay hàng xóm còn một số nguồn tín dụng phi chính thức khác cũng khá quan trọng đối với các nhóm hộ như: vay người thân, vay hội phụ nữ, vay hợp tác xã, vay nóng… chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với vay hàng xóm nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn của các hộ nông dân. 4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn Biểu đồ 4.10. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn Từ kết quả cho thấy: - Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp I có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 23%, vay quỹ tín dụng 5%, vay xóa đói giảm nghèo 10% chiếm tỷ lệ thấp so với thị trường phi chính thức: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 2%, vay hợp tác xã 7%, vay hàng xóm 62%, vay khác 10%. Sở dĩ có tình trạng trên là do trình độ hiểu biết chưa cao nên khi tiếp xúc với các thủ tục của ngân hàng họ cảm thấy phiền phức, rườm rà, rắc rối, đặc biệt là nhóm hộ này còn có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng. - Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp II có số vốn vay trên thị trường chính thức: vay ngân hàng 34%, vay quỹ tín dụng 9%, vay xóa đói giảm nghèo 3% chiếm tỷ lệ cao hơn so với thị trường phi chính thức: vay người thân 8%, vay hội phụ nữ 2%, vay hợp tác xã 9%, vay hàng xóm 13%. - Nhóm hộ có trình độ học vấn cấp III vay ngân hàng là 67%, vay người thân 50%. - Trên phổ thông là 0%. Từ đó ta thấy trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ gia đình sử dụng hình thức tín dụng nào, nhóm hộ có trình độ học vấn càng thấp có xu hướng vay trên thị trường tín dụng phi chính thức càng nhiều. Tóm lại, tín dụng phi chính thức ở nông thôn An Giang chiếm một tỷ trọng đáng kể. Mặc dù những yếu tố không lành mạnh vẫn còn tồn tại ở mức cao, nhất là lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất thị trường chính thức cùng thời điểm. Nhưng xét về phương diện thực tiễn vẫn cần phải thừa nhận những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức. Nó bù đắp các thiếu hụt vốn của kênh tín dụng chính thức cũng như đáp ứng những nhu cầu giao dịch tín dụng đa dạng về quy mô, về thời hạn, về điều kiện ràng buộc. Sự tồn tại của thị trường phi chính thức này phản ảnh những nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng từ kênh chính thức và vì vậy nó mang lại lợi ích cho thị trường. Chừng nào mà những giao dịch này vẫn còn tồn tại thì không nên đặt vấn đề ngăn cấm bằng các biện pháp có tính hành chính mà chỉ nên đặt vấn đề hạn chế các mặt tiêu cực, không lành mạnh của các quan hệ loại này (vì đối với nhóm hộ thu nhập thấp đây được coi là nguồn tín dụng rất quan trọng trong sản xuất cũng như chi tiêu). Bảng 4.5. Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng Lý do chọn Lý do không chọn Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay xóa đói giảm nghèo - Lãi suất thấp. - Vốn vay lớn. - Dễ dàng vay khi được là thành viên. - Thủ tục phức tạp, điều kiện ràng buộc. - Giải ngân chậm. - Phải đi xa tốn nhiều thời gian. Vay người thân, vay hội phụ nữ, vay hợp tác xã - Lãi suất thấp hoặc không tốn lãi suất. - Chủ yếu giúp nhau phát triển kinh tế. - Nguồn sẵn có tại địa phương. - Ràng buộc sử dụng số tiền đi vay vào đúng mục đích. - Khi là thành viên của hội mới được vay. - Khó tìm được nguồn vốn vay từ kênh này. Vay hàng xóm, vay khác - Thời gian giải ngân nhanh. - Thủ tục đơn giản. - Không cần phải thế chấp tài sản. - Nguồn sẵn có tại địa phương. - Lãi suất cao. - Gặp rủi ro cao nếu hoạt động sản xuất thất bại. - Bị lệ thuộc phải mua hàng hóa, thực phẩm của chủ nợ. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là tại sao lại có sự chênh lệch đó? Và giữa chính thức và phi chính thức nên chọn hình thức nào? - Nếu khu vực tín dụng chính thức như: Ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng hoạt động mạnh sẽ giúp tín dụng nông thôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khu vực chính thức thường không cung cấp dịch vụ tín dụng cho nông thôn hiệu quả, nhất là cho người nghèo. Vì họ cho rằng, cho người nghèo vay có rủi ro cao, món vay nhỏ nên lợi nhuận thu được thấp. Do đó, các tổ chức tín dụng chính thức thường thích giao dịch với khách hàng lớn có quy mô vốn vay lớn, không chú trọng đến các hộ nông thôn quy mô buôn bán nhỏ, lẻ, các hộ gia đình thu nhập thấp, các nông dân không có đất. Vì vậy, làm cho nhóm thu nhập thấp nhiều khi có tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng. - Thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu tiền trong chi tiêu buộc người dân ở nông thôn tìm đến người thân, bạn bè, láng giềng, người cho vay nặng lãi, các hội tiết kiệm tín dụng tự phát, những hội tương trợ.... Ở một số vùng trong khu vực nông thôn An Giang, đây là nguồn tín dụng duy nhất dành cho những hộ có thu nhập thấp và món vay nhỏ, có tính đột xuất, thời gian ngắn. Nhìn chung, tín dụng phi chính thức góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể: sản xuất buôn bán nhỏ, trang trải những chi tiêu đột xuất trong gia đình. - Ở khu vực tín dụng chính thức với thủ tục phức tạp, nhiều điều kiện ràng buộc thì khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm phù hợp với nông thôn như: gần gũi với nông hộ, nằm ngay tại địa phương, hoạt động linh hoạt, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương xứng với khả năng của từng khách hàng, thủ tục giao dịch đơn giản gọn nhẹ, ít phiền hà, quy tắc dễ hiểu và dễ thực hiện, tín dụng nhanh chóng đến tay người có nhu cầu vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín, quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay. - Tuy nhiên, ở thị trường tín dụng phi chính thức cũng có nhiều hạn chế, nhất là lãi suất rất cao, có khi lên đến 2-5 lần lãi suất ngân hàng kèm theo những ràng buộc như mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng, gây bất lợi cho người đi vay, các khoản vay có giá trị nhỏ và rất ngắn ngày, không kích thích hoạt động đầu tư sản xuất. Rõ ràng, trong bối cảnh nông thôn của An Giang hiện nay hệ thống tín dụng chính thức ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế hộ và giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp tín dụng đến nông dân và người dân nông thôn. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng hệ thống tín dụng phi chính thức vẫn tiếp tục tồn tại và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ gia đình khu vực nông thôn (mặc dù lãi suất của khu vực không chính thức cao hơn nhiều so với khu vực chính thức). 4.7.3. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức % trên tổng số hộ điều tra Có 45% Không 55% Bảng 4.7. Các dịch vụ hộ gia đình sử dụng Dịch vụ mà hộ gia đình sử dụng % trên tổng số hộ điều tra Đi vay 40% Gửi tiết kiệm 8% Bảng 4.8. Mức độ giao dịch Mức độ giao dịch % trên tổng số hộ điều tra Một tháng/lần 6% Hai tháng/lần 7% Ba tháng/lần 27% Sáu tháng/lần 8% Trong số 100 hộ điều tra thì chỉ có 45% số hộ là có giao dịch với các tổ chức tín dụng. Các hộ gia đình khu vực nông thôn chủ yếu sử dụng hai hình thức tín dụng đó là: gửi tiết kiệm 8%, đi vay chiếm 40% trên tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp và mức độ giao dịch cũng không thường xuyên (cao nhất là 3 tháng/lần chiếm 27%). Sở dĩ có tình trạng trên chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân sau: - Phí giao dịch hiện tại còn quá cao đối với đại bộ phận dân cư khu vực nông thôn Thực vậy, chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân cư nhất là đối với những người nghèo. Điều này là do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của nông dân. - Thông tin không đến đầy đủ tới các nhóm hộ, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp Các tổ chức tín dụng nông thôn đều dựa vào thông tin của địa phương cung cấp đặc biệt là cho vay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn. Vì vậy việc giúp các hộ có thu nhập thấp cải thiện kinh tế hộ gặp nhiều khó khăn. - Bất bình đẳng nguồn vốn giữa các nhóm hộ Ngân hàng chỉ chú trọng những khách hàng lớn, quy mô sản xuất đa dạng mà bỏ ngỏ những món vay nhỏ lẻ. Trong khi đó, nguồn vốn chính thức hộ nghèo có thể dễ dàng tiếp cận chủ yếu từ ngân hàng Chính sách. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy động vốn tiết kiệm hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập.... Vì vậy chỉ có một số người nghèo ở khu vực nông thôn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách. - Các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú Việ các tổ chức tín dụng xa nơi cư trú đã làm cho hộ gia đình phần nào ngại giao dịch. Đối với một số hộ phải đi xa 20 – 40 km mới đến được điểm giao dịch nhưng phải đến vài ba lần mà chưa chắc gì đã được vay. Vừa tốn thời gian, chi phí vì vậy vay ngân hàng vẫn chưa được họ lựa chọn khi có nhu cần vay vốn, cũng như gửi tiền. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1. Kết luận Hộ gia đình ở khu vực nông thôn có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Một bộ phận nhỏ có nguồn thu nhập từ buôn bán, làm thuê, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ nên buôn bán, làm thuê, dịch vụ cũng chịu sự tác động theo do vậy nguồn thu nhập thường không ổn định. Đầu tư chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống của hộ gia đình khu vực nông thôn. Việc đầu tư hiệu quả sẽ góp phần gia tăng thu nhập và tiết kiệm. Tuy nhiên, hành vi đầu tư của hộ gia đình chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: vốn, chi phí bỏ ra, lợi nhuận, khấu hao…. Giữa các nhóm quan sát khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư cũng khác nhau: - Đối với nhóm hộ thu nhập cao, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư là tiết kiệm (96% số hộ), vốn (92% số hộ), chi phí bỏ ra (88% số hộ), lợi nhuận (72% số hộ)... - Đối với nhóm hộ thu nhập khá, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư là tiết kiệm (96% số hộ), vốn (92% số hộ), chi phí bỏ ra (88% số hộ), lợi nhuận (84% số hộ)... - Đối với nhóm hộ thu nhập trung bình, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư là vốn (96% số hộ), chi phí bỏ ra (92% số hộ), nhu cầu thị trường (84% số hộ)... - Đối với nhóm hộ thu nhập thấp, yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư là vốn (100% số hộ), chi phí bỏ ra (96% số hộ), lãi suất (92% số hộ).... Tiết kiệm góp phần quan trọng trong việc tái đầu tư. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn tập trung ở 3 nhóm hộ: thu nhập cao, thu nhập khá, thu nhập trung bình và thường tồn tại dưới các hình thức: giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng, gửi tiết kiệm, chơi hụi, cho vay… Dạng tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn nhất là giữ tiền mặt ở nhà và dự trữ vàng: Quan sát nhóm thu nhập cao có 100% số hộ giữ tiền mặt ở nhà và 96% dự trữ vàng; Nhóm thu nhập khá là 100% giữ ở nhà và 80% dự trữ vàng; Nhóm thu nhập trung bình là 40% giữ ở nhà và 40% dự trữ vàng. Trong khi đó, tiết kiệm với hình thức gửi ngân hàng chỉ có ở nhóm hộ thu nhập cao chiếm 32%. Lý do mà hộ gia đình đưa ra khi sử dụng các hình thức tiết kiệm là sinh thên lời, tận dụng được tiền nhàn rỗi, an toàn, thói quen, cưới xin, dự phòng khi có rủi ro xảy ra, không tìm được hình thức tích lũy khác. Chi tiêu của hộ gia đình quan hệ cùng chiều với thu nhập, khi thu nhập thay đổi thì chi tiêu cũng thay đổi theo. Hệ số hồi quy 0,146 có ý nghĩa khi thu nhập hộ gia đình tăng 1.000 đồng thì chi tiêu hộ gia đình tăng lên 146 đồng. Hệ số hồi quy 440,814 >0 cho biết không có một khoản thu nhập nào trong tháng thì hộ gia đình vẫn chi tiêu. Trong quá trình đầu tư sản xuất việc thiếu vốn cũng thường xuyên xảy ra đối với tất cả các nhóm hộ quan sát từ thu nhập thấp đến thu nhập cao. Hộ có thu nhập cao và khá thường tìm nguồn vốn vay chính từ ngân hàng lần lượt là 48% và 44%, trong khi đó nhóm thu nhập thấp và trung bình lại tìm nguồn vốn vay chính từ vay hàng xóm lần lượt là 92% và 52% trên tổng số nhóm quan sát. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến việc hộ gia đình sử dụng hình thức vay, hộ có trình độ học vấn càng cao có vốn vay chính từ ngân hàng, còn hộ có trình độ học vấn thấp có vốn vay chính từ hàng xóm: Hộ có trình độ cấp I vay hàng xóm là 62%, vay ngân hàng là 23%; Hộ có trình độ học vấn cấp III có nguồn vốn vay từ hàng xóm chiếm 0%, vay ngân hàng 67%. Bên cạnh các yếu tố mà hộ gia đình cho là ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư thì còn có những khó khăn khác mà hộ gia đình gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng rất quan trọng như: chất lượng giống kém, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, hệ thống đường xá, cầu cống vẫn chưa đảm bảo, sản phẩm bán ra bị thương buôn ép giá… Tóm lại, hành vi tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy, để việc tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình đạt hiệu quả cần có sự phối hợp cũng như sự nổ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và hộ gia đình. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân Để hạn chế những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất và để đầu tư mang lại hiệu quả các nhóm hộ cần: - Tìm kiếm, lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi tốt để việc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần gia tăng thu nhập, tiết kiệm. - Thực hiện thâm canh, tăng vụ trên diện tích hiện có, cải tiến quy trình kỹ thuật để sản xuất ngày càng đạt hiệu quả hơn nhằm góp phần tăng thu nhập, tăng tiết kiệm nâng cao đời sống từ vật chất lẫn tinh thần. - Tích cực tham gia các buổi hội thảo do các cơ quan khuyến nông tổ chức, học tập những mô hình sản xuất đạt hiệu quả của những hộ nông dân sản xuất giỏi. - Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí bỏ ra. Chuyển đổi những cây trồng năng suất thấp sang trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Tận dụng những phế phẩm trong cuộc sống hàng ngày, trồng trọt để mở rộng chăn nuôi. Bên cạnh việc tự phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày có thể mở rộng sản xuất kiếm thêm thu nhập. Tiếp cận thị trường tín dụng chính thức khi cần có nhu cầu vay vốn thay vì thị trường phi chính thức nhằm tránh tình trạng phải chịu lãi suất quá cao. Tiến hành thực hành tiết kiệm nhưng với hình thức là gửi ngân hàng thay vì giữ tiền mặt, dự trữ vàng nhằm giúp cho ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn để cho vay mà người dân thì cũng có lợi. 5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương Giúp nông dân thành lập các tổ thu mua nông sản để việc tiêu thụ được dễ dàng, giúp nông dân có thể thương lượng giá bán tốt hơn khi bán cho thương lái. Từ đó, hộ gia đình có thể yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Tiến hành cải tạo và đồng thời nâng cấp những tuyến đường hiện có, chú trọng những tuyến đường giao thông quan trọng nhằm giúp người nông dân có thể giao thương buôn bán dễ dàng. Đồng thời khuyến khích hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đạt hiệu quả. Đối với những ngành đầu tư mới đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác, quản lý. Nhà nước cần thường xuyên cử các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ xuống trực tiếp hướng dẫn hộ nông dân để hộ gia đình có thể đầu tư sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Tổ chức hội thảo giữa các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nông dân sản xuất giỏi với bà con nông dân để người nông dân thông qua đó có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau. Tiến hành lập danh sách những hộ nghèo để những hộ này sớm nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng chính sách để có thể mở rộng đầu tư sản xuất cải thiện thu nhập. 5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn Mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng lưu động đến các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đảm bảo các nhóm hộ đều có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Đặc biệt là nhóm thu nhập thấp. Đơn giản quy trình thủ tục, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các địa bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hóa chi phí, thời gian công sức và tạo sự thân thiện, tạo cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên… nói chung là môi trường tâm lý giao dịch phải được cải thiện sao cho giảm đáng kể chi phí giao dịch. Từng bước đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn nông thôn: tiết kiệm, cho vay, thanh toán trong giao dịch… sao cho có thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người dân, sẽ tạo sức cạnh tranh hơn đối với các tổ chức tín dụng phi chính thức (chủ yếu là hoạt động cho vay, tiết kiệm). 5.3. Giải pháp 5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn Phát huy các thế mạnh của những vùng trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thuỉy sản đạt năng suất, chất lượng cao. Đồng thời chuyển dịch những diện tích trồng lúa năng suất thấp, không chủ động được nước tưới sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây hoa màu. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích các nông hộ phát triển nuôi trồng theo hình thức hộ trang trại. Thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng trên những diện tích hiện có. Tăng cường cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, thay đổi một số công thức luân canh có hiệu quả thấp sang những công thức luân canh mới có hiệu quả hơn. Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với những nhóm hộ có nhu cầu vay vốn. Mở rộng quy mô cho vay đối với các nhóm hộ buôn bán, dịch vụ. Phát triển buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Khôi phục các ngành nghề truyền thống, đầu tư khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn để những lúc nhàn rỗi có thêm thu nhập. Tránh tình trạng lao động nông thôn di cư lên thành phố vào các khu công nghiệp dẫn đến tới mùa vụ lao động khan hiếm. 5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân Đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm ở địa bàn nông thôn. Tiết kiệm ở nông thôn có tiềm năng rất lớn nhưng trong thời gian qua vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng, khai thác đúng mức. Đối với những hộ nông dân việc có nơi để tiết kiệm rất quan trọng. Các hộ gia đình xem tiết kiệm là công cụ đặc biệt hữu ích để cân đối chi tiêu giữa các mùa vụ, để tích lũy tài sản cho gia đình và phòng chống rủi ro. Mở rộng phạm vi phục vụ đến các địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa kèm theo những dịch vụ phụ trợ. Tại nhiều địa phương trong tỉnh, việc người nông dân muốn vay vốn phải đi rất xa mới đến trụ sở ngân hàng, đi vài ba lần có khi không biết chắc có vay được hay không. Vì vậy việc mở các ngân hàng lưu động đến các vùng nông thôn là việc cần làm để giúp người nông dân tiếp cận được nguồn vốn tốt để an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng vốn hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn. Tạo sự liên kết giữa hai thị trường tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Đưa ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích những hộ thừa vốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Thông qua nguồn vốn đó ngân hàng có thể cho những hộ thiếu vốn vay lại, tránh được tình trạng những hộ có nhu cầu vay vốn phải chịu lãi suất cao. Việc khai thác và phối hợp được ưu điểm, thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng tiện ích và có chất lượng cao hơn cho các hộ dân nông thôn, nhất là nhóm hộ có thu nhập thấp. Đa dạng hóa các loại hình tín dụng cho nông thôn. Bên cạnh cho vay là hoạt động chính của các tổ chức tín dụng nông thôn, cần đa dạng thêm các loại hình hoạt động như: gửi tiết kiệm, thanh toán trong giao dịch để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau của hộ gia đình khu vực nông thôn. Các tổ chức tín dụng nông thôn phải có cơ chế hoạt động linh động để đảm bảo rằng tất cả các nhóm hộ từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, từ món vay lớn đến món vay nhỏ đều có khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức như nhau. Nhu cầu vay vốn của tất các nhóm hộ rất đa dạng, phong phú nhưng dù món vay lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn. Đơn giản các quy trình và thủ tục cho vay. Việc các tổ chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà cửa, giấy xác nhận của chính quyền địa phương… Thủ tục phiền hà, phức tạp và quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của hầu hết các nhóm hộ. Đặc biệt là nhóm trình độ học vấn thấp từ đó làm nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn. Đối với khách hàng uy tín, quen thuộc cần tạo điều kiện cho họ trở thành hội viên của ngân hàng. Việc trở thành hội viên giúp cho các hộ nông dân dễ dàng khi đi vay, giảm được các thủ tục rườm rà, phức tạp, lãi suất đi vay thấp. Từ đó các hộ nông dân sẽ gia tăng việc sử dụng các hình thức tín dụng chính thức. Mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay. Bên cạnh cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoạt chính, các tổ chức tín dụng chính thức ở nông thôn cũng nên chú ý đến việc cho vay vốn đối với các nhóm hộ khác ở nông thôn nhưng không làm nông nghiệp: buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Vì trên thực tế, hoạt động phi nông nghiệp chiếm mảng khá lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngoài ra, cũng cần mở rộng việc cho vay vốn với các nhóm hộ có nhu cầu vay khác như: sửa chữa nhà, học hành, tiêu dùng, cưới xin, trả nợ… Nhất là các nông hộ thuộc diện nghèo rất cần vay cho mục đích tiêu dùng hoặc giải quyết những việc cấp bách và họ phải tìm đến những người cho vay lãi. Những quy định ngặt nghèo về mục đích sử dụng vốn vay tạo nên phân biệt đối xử với người nghèo càng khiến cho họ khó thoát ra cái vòng luẩn quẩn đói nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Nghệ. 2006. Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng Bằng Sông Hồng. Hà Nội: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Đinh Phi Phổ. 2003. Kinh tế nông nghiệp. Thành Phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. David, J. Luck và Ronald, S. Rubin. 1998. Nghiên cứu Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê. Nguyễn Đình Thọ. 1998. Nghiên cứu Marketing. TP Hồ Chí Minh: NXB Giáo dục. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2005. Hà Nội: NXB Thống kê. Đoàn Hoài Nhân. Tài liệu môn Tin học ứng dụng. Đại học An Giang. Lư Hoàng Phố. 2007. Hành vi khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Khoa kinh tế, Đại học An Giang. Phan Trung Nghĩa. 2007. Nghiên cứu nhận thức của hộ nông dân về mô hình HTX kiểu mới tại Huyện Thoại Sơn Tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp. Khoa kinh tế, Đại học An Giang. Trang web Sở khoa học công nghệ An Giang: Trang web tỉnh An Giang: Đại học Đà Nẵng: Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia: PHỤC LỤC 1 Mã số phiếu BẢNG CÂU HỎI VỀ HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN Phần I: Giới thiệu Chào các cô (chú)! Con tên là Nguyễn Thị Kiều Lam, Khoa Kinh Tế Quản trị kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang. Hôm nay con đến đây để trao đổi và tìm hiểu về hành vi tiết kiệm và đầu tư của hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Mong cô (chú) giúp con hoàn thành bảng câu hỏi này. Phần II: Câu hỏi Câu 1: Thu nhập của gia đình cô (chú) chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu trong năm qua? Đồng /năm Trồng lúa Trồng hoa màu Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Buôn bán Tiểu thủ công nghiệp Dịch vụ Làm thuê Khác…………………………………… Câu 2: Với thu nhập như vậy thì ước tính chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Đồng/năm Thuê lao động Máy móc Giống, Vật tư, khác Trồng lúa Trồng hoa màu Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Buôn bán Tiểu thủ công nghiệp Dịch vụ Làm thuê Khác…………………….. Câu 3 : Số tiền có được sau khi trừ chi phí cô (chú) thường dùng vào những việc gì? Dùng chi tiêu hàng ngày. Đầu tư mở rộng sản xuất. Dùng để tích lũy.  Dùng vào những việc khác Câu 4: Cô (chú) thường dành bao nhiêu tiền cho việc chi tiêu? Đồng/năm Ăn uống Đi lại Học hành Mua sắm Đám tiệc Khác……. Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của cô (chú) là gì? Thu nhập  Đầu tư  Lạm phát  Tiết kiệm  Giá cả hàng hóa  Học hành  Tập quán sinh hoạt  Khác……  Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của cô (chú) là gì? Vốn  Lãi suất  Lợi nhuận  Chi phí bỏ ra  Nhu cầu thị trường  Khấu hao  Tiết kiệm  Kỹ thuật  Chi tiêu  Khác…….  Câu 7: Trong quá trình đầu tư mở rộng sản xuất những khó khăn mà cô (chú) thường gặp phải là gì? Giống  Thời tiết  Giá vật tư nông nghiệp, thức ăn  Dịch bệnh  Vốn  Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng  Nhân công lao động  Khác…  Máy móc phục vụ sản xuất   Câu 8: Nguyên nhân gặp phải những khó khăn này là gì? Câu 9: Nếu gặp khó khăn về vốn khi đó cô (chú) sẽ bổ sung nguồn vốn mình bằng cách nào? Vay ngân hàng  Vay hàng xóm  Vay quỹ tín dụng  Vay hợp tác xã  Vay xóa đói giảm nghèo  Vay khác…..  Vay người thân   Câu 10: Lý do vì sao cô (chú) lại chọn hình thức này?  Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay xóa đói giảm nghèo  Vay người thân, vay hợp tác xã, vay hội phụ nữ  Vay hàng xóm, vay khác  Lãi suất thấp.  Khác…….  Không chịu lãi suất.  Khác…….  Nguồn sẵn có tại địa phương.  Không cần phải thế chấp tài sản.  Thủ tục đơn giản.  Thời gian nhanh.  Khác……. Câu 11: Lý do vì sao cô (chú) không chọn hình thức này?  Vay ngân hàng, vay quỹ tín dụng, vay xóa đói giảm nghèo  Vay người thân, vay hợp tác xã, vay hội phụ nữ  Vay hàng xóm, vay khác  Phải thế chấp tài sản.  Thủ tục phức tạp.  Tốn nhiều thời gian.  Khác…….  Không đủ điều kiện để vay với hình thức này.  Khác……  Lãi suất cao.  Khác……. Câu 12: Trong quá trình hoạt động sản xuất số tiền cô (chú) tích lũy được thường tiết kiệm dưới hình thức nào?  Giữ ở nhà.  Mua vàng.  Gửi tiết kiệm.  Chơi hụi.  Cho vay.  Khác………………………………………………………………………….. Câu 13: Tại sao cô (chú) thích tích lũy dưới hình thức này?  Sinh thêm lời.  Tận dụng được tiền nhàn rỗi.  An toàn.  Thói quen.  Khác…………………………………………………………………………… Câu 14: Cô (chú) có nghĩ trong tương lai sẽ dùng số tiền tích lũy đó vào những việc khác không? Có. Không. Câu 15: Nếu có thì dùng vào những việc gì?  Mở rộng ngành nghề đang sản xuất, kinh doanh.  Đầu tư chăn nuôi.  Đầu tư nuôi trồng thủy sản.  Mua đất.  Mua máy móc sản xuất.  Học hành.  Khác. Cô (chú) xin vui lòng cho biết một số thông tin có liên quan? Câu 16: Cô (chú) có thường sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, quỹ tín dụng … không? (như gửi tiết kiệm, đi vay…)  Có. (tiếp câu 17)  Không. (tiếp 19) Câu 17: Nếu có thì cô (chú) thường sử dụng những dịch vụ nào? Đi vay. Gửi tiết kiệm.  Khác……………………………………………………………………….. Câu 18: Mức độ giao dịch?  1 tháng/lần.  2 tháng/lần.  3 tháng/lần.  Khác Câu 19: Trình độ học vấn cô (chú) cấp mấy? Cấp I trở xuống.  Cấp II.  Cấp III.  Trên phổ thông. Câu 20: Gia đình cô (chú) có bao nhiêu thành viên? Câu 21: Số thành viên trên 15 tuổi là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn cô (chú)! PHỤC LỤC 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Cơ cấu kinh tế hộ gia đình khu vực nông thôn? Thu nhập Count % Trồng lúa 80 80 Trồng hoa màu 15 15 Chăn nuôi 19 19 Nuôi trồng thủy sản 9 9 Buôn bán 22 22 Tiểu thủ công nghiệp 6 6 Dịch vụ 9 9 Làm thuê 34 34 Khác 15 15 Thu nhập trung bình/tháng của gia đình cô (chú) chủ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu sau khi trừ chi phí? - Phân theo thu nhập Thu nhập Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Mean % Mean % Mean % Mean % Trồng lúa 3,711 71,9 1,149 60,1 712 65,7 211 43,8 Trồng hoa màu 10 0,2 44 2,3 46 4,2 7 1,5 Chăn nuôi 0 0 50 2,6 91 8,4 53 11 NTTSản 1,044 20,2 51 2,7 0 0 0 0 Buôn bán 265 5,1 386 20,2 64 5,9 44 9,1 TTCNghiệp 0 0 48 2,5 42 3,9 0 0 Dịch vụ 15 0,3 63 3,3 47 4,3 15 3,1 Làm thuê 52 1 24 1,3 65 6 134 27,8 Khác 65 1,3 96 5 16 1,5 18 3,7 Tổng 5,162 100 1,911 100 1,083 100 482 100 - Phân theo trình độ học vấn Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấpnhất Count % Count % Count % Count % Cấp I trở xuống 5 8 15 25 17 28 23 38 Cấp II 17 53 7 22 6 19 2 6 Cấp III 2 67 1 33 Trên phổ thông 1 33 2 67 Số tiền có được sau khi trừ chi phí cô (chú) thường dùng vào những việc gì? Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Count % Count % Count % Count % Chi tiêu hàng ngày 25 100 25 100 25 100 25 100 Đầu tư tiếp tục sản xuất 25 100 25 100 25 100 25 100 Dùng để tích lũy 25 100 25 100 10 40 0 Trả nợ vay 14 56 13 52 19 76 25 100 Chi khác 8 32 3 12 5 20 10 40 Cô (chú) thường dành bao nhiêu tiền cho việc chi tiêu? Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Mean % Mean % Mean %  Mean  % Ăn uống 718 57 533 61 305 54 183 55 Đi lại 81 6 50 6 32 6 14 4 Học hành 163 13 93 11 63 11 37 11 Mua sắm 101 8 78 9 60 11 34 10 Đám tiệc 45 4 29 3 24 4 16 5 Chi khác 143 11 86 10 82 14 48 14 Tổng 1,251 100 869 100 566 100 332 100 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của cô (chú) là gì? Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Count % Count % Count % Count % Thu nhập 25 100 25 100 25 100 25 100 Lạm phát 7 28 11 44 17 68 7 80 Giá cả hàng hóa 13 52 14 56 24 96 25 100 Tập quán sinh hoạt 15 60 20 80 25 100 23 92 Đầu tư 11 44 7 28 14 56 9 36 Tiết kiệm 16 64 20 80 14 56 Học hành 11 44 6 24 4 16 6 24 Khác 3 12 6 24 4 16 6 24 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của cô (chú) là gì? Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Count % Count % Count % Count % Vốn 23 92 23 92 24 96 25 100 Lợi nhuận 18 72 21 84 21 84 19 76 Nhu cầu thị trường 19 76 21 84 21 84 7 28 Tiết kiệm 24 96 24 96 15 60 Chi tiêu 18 72 22 88 17 68 10 40 Lãi suất 11 44 13 52 16 64 23 92 Chi phí bỏ ra 22 88 22 88 23 92 24 96 Khấu hao 8 32 7 28 6 24 Kỹ thuật 9 36 3 12 5 20 2 8 Khác 9 36 11 44 9 36 5 20 Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Count % Count % Count % Count % Giống 11 44 8 32 6 24 3 12 Giá vật tư nông nghiệp 24 96 16 64 21 84 16 64 Vốn 14 56 15 60 24 96 25 100 Nhân công lao động 13 52 10 40 5 20 0 Máy móc phục vụ sản xuất 10 40 8 32 3 12 2 8 Thời tiết 15 60 6 24 7 28 0 Dịch bệnh 15 60 8 32 12 48 2 8 Kỹ thuật nuôi trồng, canh tác 7 28 4 16 7 28 0 Khác 5 20 6 24 4 16 7 28 Trong quá trình đầu tư mở rộng sản xuất những khó khăn mà cô (chú) thường gặp phải là gì? Nếu gặp khó khăn về vốn khi đó cô (chú) sẽ bổ sung nguồn vốn mình bằng cách nào? - Phân theo nhóm thu nhập Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Count % Count % Count % Count % Vay ngân hàng 12 48 11 44 4 16 Vay quỹ tín dụng 2 8 1 4 3 12 Vay xóa đói giảm nghèo 7 28 Vay người thân 1 4 3 12 2 8 2 8 Vay hội phụ nữ 1 4 2 8 1 4 Vay hợp tác xã 4 16 3 12 Vay hàng xóm 7 28 13 52 23 92 Vay khác 2 8 4 16 - Phân theo trình độ học vấn Cấp I trở xuống Cấp II Cấp III Trên phổ thông Count % Count % Count % Count % Vay ngân hàng 14 23 11 34 2 67 Vay quỹ tín dụng 3 5 3 9 Vay xóa đói giảm nghèo 6 10 1 3 Vay người thân 5 8 2 6 1 50 Vay hội phụ nữ 1 2 3 9 Vay hợp tác xã 4 7 3 9 Vay hàng xóm 37 62 4 13 Vay khác 6 10 Trong quá trình hoạt động sản xuất số tiền cô (chú) tích lũy được thường tiết kiệm dưới hình thức nào? Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Count % Count % Count % Giữ ở nhà 25 100 25 100 10 40 Dự trữ vàng 24 96 22 88 10 40 Gửi tiết kiệm 8 32 0 0 Chơi hụi 7 28 12 48 1 4 Cho vay 11 44 1 4 0 Khác 4 16 2 8 1 4 Tại sao cô (chú) thích tích lũy dưới hình thức này? Count % số hộ tích lũy Sinh thêm lời 33 55 Tận dụng được tiền nhàn rỗi 33 55 An toàn 30 50 Thói quen 45 75 Khác 20 33 Nếu có thì dùng vào những việc gì? Count % số hộ tích lũy Mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh 60 100 Đầu tư chăn nuôi 3 5 Đầu tư nuôi trồng thủy sản 10 17 Mua đất 14 23 Mua máy móc để sản xuất 10 17 Học hành 10 17 Khác 23 38 Cô (chú) có thường sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, quỹ tín dụng … không? (như gửi tiết kiệm, đi vay….) Count % số hộ điều tra Không 55 55 Có 45 45 Nếu có thì cô (chú) thường sử dụng những dịch vụ nào? Count % số hộ điều tra Đi vay 40 40 Gửi tiết kiệm 8 8 Mức độ giao dịch? Count % số hộ điều tra Một tháng/lần 6 6 Hai tháng/lần 7 7 Ba tháng/lần 27 27 Sáu tháng/lần 8 8 Trình độ học vấn cô (chú) cấp mấy? Count % số hộ điều tra Cấp I trở xuống 60 60 Cấp II 32 32 Cấp III 3 3 Trên phổ thông 3 3 Ước lượng khi thu nhập thay đổi thì chi tiêu sẽ thay đổi như thế nào? Mô hình tóm tắt Mô hình R hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng 1 .783(a) .613 .609 249.579 Hệ số Mô hình Hệ số ước lượng t Sig. B Sai số chuẩn Hằng số 440.814 35.502 12.417 0.000 TNNgười 0.146 0.012 12.448 0.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT14 (2).doc
Tài liệu liên quan