Tài liệu Đề tài Hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 10: LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế phát triển và hội nhập với các nước bên ngoài. Chính vì thế bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có TSCĐ. Tài sản được xem là bộ phận quan trọng nhất của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại ngày nay đã có nhiều loại hình doanh nghiệp về ngành xây dựng phát triển rất mạnh. Do vậy sự cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài là rất căng thẳng. Để có chỗ đứng thì công ty phải sản xuất hiệu quả, luôn trang bị những thiết bị máy móc hiện đại nhất. Việc sử dụng TSCĐ và công tác hạch toán tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ công tác hạch toán của công ty. Trong công tác hạch toán tài sản cố định một cách khoa học hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty đóng một vai trò chủ chốt trong công việc, nhận xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để chọn lựa phương án kinh doanh có hiệu quả đồng thời quản lý chặt ...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế phát triển và hội nhập với các nước bên ngoài. Chính vì thế bất cứ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có TSCĐ. Tài sản được xem là bộ phận quan trọng nhất của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại ngày nay đã có nhiều loại hình doanh nghiệp về ngành xây dựng phát triển rất mạnh. Do vậy sự cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài là rất căng thẳng. Để có chỗ đứng thì công ty phải sản xuất hiệu quả, luôn trang bị những thiết bị máy móc hiện đại nhất. Việc sử dụng TSCĐ và công tác hạch toán tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ công tác hạch toán của công ty. Trong công tác hạch toán tài sản cố định một cách khoa học hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty đóng một vai trò chủ chốt trong công việc, nhận xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để chọn lựa phương án kinh doanh có hiệu quả đồng thời quản lý chặt chẽ và giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước.
Xuất phát từ những vấn đề trên và tầm quan trọng của nó đối với Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10. Với những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy hướng dẫn và các Cô, Chú Anh chị trong Công ty nên em chọn cho mình đề tài Hạch toán tài sản cố định làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm ba phần.
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về Hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Tình hình hạch toán TSCĐ tại Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10
Phần III: Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện hơn công tác Hạch toán TSCĐ tại Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10
Trong thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các anh, chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học qua, sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy hướng dẫn và các anh, chị phòng kế toán của Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Ngô Đình Phong
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TSCĐ VÀ NHIỆM VỤ CỦA HẠCH TOÁN TSCĐ:
1. Khái niệm TSCĐ:
TSCĐ trong các doanh nghiệp là tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp.
Các tài sản được coi là TSCĐ phải có đầy đủ bốn tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
- Về mặt thời gian sử dụng: thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
2. Đặc điểm của TSCĐ:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ hữu hình, hình thái vật chất ban đầu của nó vẫn được dữ nguyên không thay đổi cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Qua từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị và giá trị sử dụng TSCĐ bị giảm dần. Phần giá trị bị giảm dần gọi là giá trị hao mòn và được tính vào chi phí trong từng kỳ.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp:
- Phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng, giá trị, tình hình tăng giảm, hiệu năng sử dụng theo từng loại tài sản, nơi sử dụng cũng như nơi phát sinh biến động. Từ đó tạo cơ sở quản lý kiểm tra cũng như có biện pháp huy động, sử dụng và bảo quản TSCĐ một cách hiệu quả hơn.
- Tổ chức hệ thống sổ sách để theo dõi việc trích lập khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi việc trích nộp khấu hao cho ngân sách, cho cấp trên và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng theo chế độ. Quản lý việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao.
- Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách để theo dõi việc thực hiện chế độ sửa chữa và đầu tư lại TSCĐ theo từng phương thức sửa chữa, đầu tư nhằm phục vụ cho việc phản ánh chính xác chi phí thực tế của quá trình sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hạch sửa chữa đảm bảo tiết kiệm chi phí và chất lượng kỹ thuật, độ an toàn cho tài sản khi đưa và sử dụng
- Tham gia vào công tác kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước về bảo toàn vốn cố định.
- Xác định hiệu quả sử dụng và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ.
- Tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ theo những nhiệm vụ trên phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Tài sản cố định phải được tổ chức ghi sổ theo một loại tiền nhất định đó là VNĐ (Việt Nam đồng), nếu là ngoại tệ thì phải quy đổi.
- TSCĐ phải được thể hiện nguyên thuỷ khi đầu tư mua sắm mới nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá TSCĐ trong phạm vi cả nước.
- TSCĐ phải được ghi sổ phần giá trị đã tiêu hao và chu chuyển để người quản lý có thể dàng xác định giá trị TSCĐ khi có quyết định mua, bán, đầu tư hay bảo dưỡng sửa chữa.
- TSCĐ phải được ghi theo nguồn hình thành, theo nơi sử dụng hay nơi quản lý.
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ:
A. Phân loại TSCĐ:
1. Khái niệm:
Phân loại TSCĐ là phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của đơn vị theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị.
2. Phân loại TSCĐ theo các tiêu thức:
2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Theo tiêu thức này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại, TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình)
2.1.1. TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp được chia làm các loại sau:
- TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, ví dụ như trụ sở làm việc, nhà kho hàng rào, cầu cống…phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh.
- TK 2112: Máy móc thiết bị, bao gồm bộ máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng, thiết bị công tác, thiết bị động lực...
- TK 2113: Phương tiện vận tải, các loại phương tiện vận chuyển như xe kéo, ô tô, tàu thuỷ...và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện nước...
- TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý, gồm các dụng cụ dùng cho quản lý như máy vi tính bàn ghế, tủ lạnh...
- TK 2115: Cây lâu năm Súc vật làm việc và cho sản phẩm gồm: các loại cây lâu năm như cà phê chè...súc vật làm việc và súc vật dùng cho sản phẩm...
- TK2118: TSCĐ khác gồm những TSCĐ chưa phản ánh vào các loại trên như; TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán các tác phẩm nghệ thuật tranh ảnh...
2.1.2. TSCĐ vô hình:
TSCĐ vô hình của doanh nghiệp được chia làm các loại sau:
- TK 2131: Quyền sử dụng đất, bao gồm các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc dành quyền sử dụng đất như; chi phí đền bù, giải phóng mặc bằng...
- TK 2132: Quyền phát hành, gồm toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- TK 2133: Bản quyền bằng sáng chế, gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua lại bản quyền.
- TK 2134: Nhãn hiệu hàng hoá, gồm các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để mua lại nhãn hiệu hàng hoá.
- TK 2135: Phần mềm máy vi tính, gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có phần mềm mấy vi tính.
- TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất...
- TK 2138: TSCĐ vô hình khác, phản ánh giá trị như: quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế...
2.2. Phân loại theo mục đích và tình trạng sử dụng:
2.2.1. TSCĐ cố định dùng trong sản xuất kinh doanh:
Bao gồm những TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhóm này bao gồm: nhà xưởng, quầy bán hàng, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, phương tiện vận tải, dụng cụ đo lường thí nghiệm và những TSCĐ có liên quan.
2.2.2. TSCĐ phúc lợi: là những tài sản được xây dựng, mua sắm bằng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho các hoạt động phúc lợi.
2.2.3. TSCĐ chờ xử lý: Phản ánh những tài sản không cần dùng, chưa cần dùng hay hư hỏng chờ giải quyết thanh lý.
2.2.4. TSCĐ hành chính sự nghiệp: Phân loại theo tiêu thức này nhằm giúp cho người quản lý biết được TSCĐ thực tế tham gia vào sản xuất kinh doanh cũng như được biết một cách tổng hợp tình hình sử dụng về số lượng, chất lượng TSCĐ hiện có.
2.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành các loại sau:
- TSCĐ được xây dựng mua sắm bằng vốn ngân sách
- TSCĐ xây dựng, mua sắm bằng vốn vay.
- TSCĐ xây dựng, mua sắm bằng vốn tự bổ sung.
- TSCĐ xây dựng, mua sắm bằng vốn liên doanh.
Với cách phân loại này nhằm giúp cho người quản lý cũng như kế toán TSCĐ dễ dàng tính, trích khấu hao để có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao thích hợp hơn.
2.4. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
Căn cứ vào quyền sở hữu đối với TSCĐ thì TSCĐ của doanh nghiệp chia thành hai loại:
2.4.1. TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp:
Là những TSCĐ được xây dựng mua sắm hay chế tạo bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn tự bổ sung hay nguồn vố liên doanh liên kết. Các tài sản này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
2.4.2. TSCĐ thuê ngoài:
Là những tài sản mà đơn vị thuê của đơn vị khác về sử dụng. TSCĐ thuê ngoài gồm hai loại:
- TSCĐ thuộc hình thức thuê tài chính hay thuê vốn: Đây là loại tài sản mà đơn vị thuê để sử dụng trong thời gian lâu dài và thông thường thì đơn vị mua lại tài sản này sau thời gian đi thuê, loại tài sản này được phản ánh vào bảng cân đối kế toán vào cuối mỗi năm.
- TSCĐ thuộc hình thức thuê hoạt động: Đây là loại tài sản mà đơn vị thuê để sử dụng trong thời gian dài nhất định trong hợp đồng để phục vụ cho nhu cầu nhất thời của đơn vị, loại tài sản này không được phản ánh vào bảng cân đối kế toán.
Tóm lại có nhiều cách để phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp, nhưng tất cả nhằm mục đích giúp cho công tác hạch toán và quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp được hiệu quả hơn.
B. Đánh giá TSCĐ:
1. Khái niệm đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là dùng tiền làm đơn vị đo lường để biểu hiện số lượng TSCĐ thuộc các loại khác nhau theo quy định chung, hay nói cách khác, đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ.
2. Một số quy định trong đánh giá TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ cần liên quan tới ba đặc điểm sau:
- Xác định giá trị TSCĐ tại thời điểm hình thành TSCĐ. Giá TSCĐ được xác định lúc hình thành được gọi là nguyên giá TSCĐ.
- Xác định giá trị tài sản sau khi đưa tài sản vào sử dụng. Được thể hiện qua giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
- Xem xét, sử lý các chi phí liên quan đến TSCĐ (các chi phí sau ghi nhận ban đầu) sau khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng.
2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
2.1.1 Đối với TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên
Giá TSCĐ
=
Giá mua
TSCĐ
+
Các khoản
thuế không
được hoàn lại
+
Các chi phí
Liên quan trước + khi sử dụng
Lãi vay được vốn hoá
Trong đó:
+ Giá mua TSCĐ: là giá mua trên hoá đơn do bên bán lập sau khi trừ chiết khấu thương mại, giám giá.
+ Các khoản thuế không được hoàn lại, gồm:
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất nhập khẩu (đối với TSCĐ nhập khẩu)
Thuế GTGT của TSCĐ mua về dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo
phương trực tiếp và những TSCĐ mua về sử dụng cho mục đích phúc
lợi, sự nghiệp
+ Các chi phí liên quan trước khi sử dụng: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (sau khi trừ các khoản thu hồi), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác
+ Chi phí đi vay được vốn hoá: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến việc mua sắm hoặc đầu tư xây dựng TSCĐ dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó khi có đủ các điều kiện theo quy định
- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
+ Trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự:
Nguyên giá
TSCĐ nhận về
=
Giá trị còn lại của
TSCĐ đưa đi trao đổi
Tài sản tương tự là tài sản có công dụng, chức năng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương
+ Trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác
Nguyên giá
=
Giá trị hợp lý của TSCĐ
Hữu hình nhận về
Hoặc:
Nguyên
giá
=
Giá trị hợp lý
của tài sản đưa
đi trao đổi
±
Các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm khi trao đổi
Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá
- TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu:
Nguyên
Giá TSCĐ
=
Giá quyết toán Công trình xd
+
Lệ phí trước bạ (nếu có)
+
Các chi phí
Liên quan trực +
tiếp khác
Lãi vay được vốn hoá
- TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên
Giá TSCĐ
=
Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế
+
Các chi phí liên quan trước khi sử dụng
+
Các khoản lãi nội bộ, chi phí không hợp lý
- TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:
TSCĐ được cấp, được điều chuyển từ cấp trên hoặc từ các đơn vị thành viên hạch toán độc lập:
Nguyên
giá
=
Giá trị còn lại hoặc giá trị
đánh giá của
HĐ giao nhận
+
Các chi phí
liên quan
trước khi sử
dụng
+
Lệ phí trước bạ (nếu có)
TSCĐ được chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc:
Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của đơn vị giao TSCĐ để phản ánh trên sổ kế toán của đơn vị mình
Các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận TSCĐ không hạch toán tăng nguyên giá mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ
- TSCĐ được tài trợ, được biếu tặng:
Nguyên giá
=
Giá trị hợp lý
Hoặc:
Nguyên giá
=
Giá trị danh nghĩa của TSCĐ
+
Các chi phí liên quan
trước khi sử dụng
- TSCĐ nhận góp liên doanh và nhận lại vốn góp liên doanh:
Nguyên giá
=
Giá do HĐLD
xác định
+
Các chi phí liên quan
trước khi sử dụng
2.1.2 Đối với TSCĐ vô hình:
Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
- Quyền sử dụng đất:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp
+
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Nguyên
giá
=
Các chi phí trực
tiếp tạo ra
TSCĐ
+
Các chi phí khác
liên quan trực tiếp
đến việc tạo ra TSCĐ
+
Chi phí SXC được phân bổ
2.1.3 Đối với TSCĐ đi thuê dài hạn:
Nguyên giá được xác định trong hợp đồng thuê TSCĐ và bên thuê ký kết. Nguyên giá ghi sổ TSCĐ thuê dài hạn được căn cứ vào nguyên giá do bên cho thuê chuyển giao.
2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ là phần chênh lệch giữa nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
3. Đánh giá lại TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp
- Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật
- Nâng cấp TSCĐ
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
III. HẠCH TOÁN TSCĐ
1. Chứng từ sử dụng:
Trong quá trình hạch toán của mình kế toán TSCĐ khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ đều phải căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ, các biên bản làm cơ sở pháp lý cho việc phản ánh sự biến động của TSCĐ. Các chứng từ liên quan thường được dùng làm căn cứ ghi sổ như:
- Các hoá đơn liên quan đến việc mua sắm sửa chữa nhượng bán như; Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu chi ...
- Biên bản giao nhận TSCĐ: Như biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại...
- Bảng phân bổ khấu hao.
- Sổ thẻ kế toán TSCĐ liên quan.
2. Các tài khoản sử dụng chủ yếu trong công tác hạch toán TSCĐ:
TSCĐ được phân loại theo bản chất từng loại tài sản hệ thống tài khoản mới sử dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 như sau:
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình.
- TK 212: TSCĐ thuê tài chính.
- TK 213: TSCĐ vô hình.
- TK 214: Hao mòn TSCĐ
- TK 221: Đầu tư chứng khoán dài hạn
- TK 222: Góp vốn liên doanh.
- TK 228: Đầu tư dài hạn khác.
- TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
- TK 241: Xây dựng cơ bản dỡ dang.
- TK 244: Ký quỹ ký cược dài hạn.
3. Hạch toán tăng giảm TSCĐ:
TSCĐ của đơn vị thường xuyên biến động tăng giảm để phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm thay đổi số lượng và cơ cấu TSCĐ hiện có phải được giám sát bằng phương pháp hạch toán nhất định, việc hạch toán tăng giảm bao gồm các nội sau:
3.1 Hạch toán việc lập chứng từ gốc đảm bảo cho yêu cầu quản lý:
Mỗi trường hợp tăng giảm phải đảm bảo đầy đủ chứng từ, biên bản giao nhận, thanh lý, nhượng bán...trong đó ghi rỏ nguyên nhân tăng giảm cụ thể, trách nhiệm vật chất, quyền hạn pháp lý...để làm căn cứ hợp pháp cho việc ghi sổ kế toán.
3.2 Hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ:
Trên cơ sở chứng từ gốc, kế toán thực hiện các thủ tục ghi sổ cần thiết, tiếp nhận hay bàn giao hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ tăng giảm vào sổ chi tiết (nếu tăng) và xoá sổ chi tiết (nếu giảm), theo loại nhóm mà TSCĐ đã được phân loại. Sắp xếp theo giá nguyên thuỷ và hao mòn.
Hạch toán TSCĐ hiện có và đang sử dụng tại doanh nghiệp ở thời điểm báo cáo là việc xác định phân loại TSCĐ theo công dụng, theo nơi sử dụng, theo hình thức sở hữu.....là việc lựa chọn và xây dưng hình thức kế toán thích hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm về tổ chức quản lý, điều kiện kỹ thuật.
Hạch toán chi tiết TSCĐ hiện có cần phải ghi chép được các thông tin như sau:
- Loại TSCĐ
- Nơi sản xuất, nơi sử dụng.
- Công suất thiết kế.
- Giá đầu tư mới TSCĐ, giá trị còn lại theo sổ sách theo kiểm kê đánh giá lại.
Hạch toán tổng hợp TSCĐ hiện có được tiến hành theo nguyên tắc ghi sổ kép trên hệ thống nhật ký và sổ cái, mở theo từng hình thức hạch toán kế toán nhất định. Số lượng sổ, kết cấu hình thức nội dung của từng loại sổ từng mở phụ thuộc vào các tiền đề tính khách quan như:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Yêu cầu quản lý TSCĐ.
- Trình độ nhân viên kế toán.
- Chế độ kế toán hiện hành có liên quan đến TSCĐ.
Hạch toán tổng hợp TSCĐ được tiến hành theo chỉ tiêu giá trị, giá trị nguyên thuỷ khi đầu tư mới, giá trị sổ sách kế toán sau thời gian sử dụng, Giá trị kiểm kê tại thời điểm đó tính theo thờigian. Song thực tế TSCĐ có thể ghi sổ theo nguyên giá, theo mức hao mòn, theo số đã khấu hao đã tính, trên cơ sở đó tính giá trị còn lại.
Kiểm kê đánh giá TSCĐ được thực hiện ở thời điểm cần di chuyển tài sản, cần quyết toán tài chính, cần mua đi bán lại để thực hiện đầu tư đổi mới.
Trình tự hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ trong mọi hình thức kế toán có khái quát qua sơ đồ:
CHỨNG TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ NHẬT KÝ
SỔ CÁI TSCĐ
BÁO CÁO TĂNG GIẢM TSCĐ
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Chú thích:
3.3 Các nghiệp vụ hạch toán tăng giảm TSCĐ:
3.3.1 TSCĐ hữu hình:
3.3.1.1 Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình:
a. Trường hợp tăng do mua sắm mới:
Căn cứ vào hồ sơ chứng từ giao nhận TSCĐ, tuỳ theo hình thức thanh toán, bằng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng,...kế toán ghi sổ từng trường hợp như sau:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 1331: (Thuế VAT đầu vào được khấu trừ)
Có TK 111: Tiền mặt (nguyên giá)
Có TK 112: Tiền gởi ngân hàng
Có TK 331: Phải trả người cung cấp
Có TK 431: Vay dài hạn
Dựa vào kế hoạch sử dụng các nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp, quỹ đầu tư phát triển...để đầu tư, mua sắm TSCĐ, kế toán tiến hành kết chuyển tăng vốn kinh doanh của đơn vị.
Nợ TK 414: Quỹ phát triển kinh doanh
Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
b. Trường hợp tăng do mua sắm cũ:
Trường hợp này kế toán tính lại nguyên giá và ghi sổ:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 331, 341
Đồng thời ghi bút toán kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh như trường hợp trên.
c. Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:
Khi tài sản được đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của công trình đã được quyết toán duyệt y để tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dỡ dang (giá trị công trình)
Tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư để xây dựng TSCĐ đó như nguồn vốn xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ doanh nghiệp.... mà kế toán tiến hành ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản quỹ doanh nghiệp như các trường hợp trên.
Nếu phải đánh giá lại giá trị của công trình thì căn cứ vào kết quả đánh giá, ghi sổ phần chênh lệch tăng giá trị TSCĐ đầu tư hoàn thành như sau:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
d. Trường hợp tăng tài sản do cấp phát, biếu tặng hay được điều chuyển từ đơn vị khác, kế toán ghi sổ.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
e. Trường hợp nhận vốn góp tham gia liên doanh của đơn vị khác bằng TSCĐ hữu hình:
Trong trường hợp này TSCĐ được hội đồng liên doanh đánh giá lại theo hiện trạng thực tế, căn cứ vào kết quả đánh giá và các chi phí có liên quan (nếu có) kế toán tính nguyên giá của TSCĐ và tiến hành ghi sổ.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (giá trị vốn góp)
Có TK 111, 112, 152: (chi phí lắp đặt chạy thư nếu có)
f. Trường hợp nhận lại TSCĐ hữu hình trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác:
Căn cứ vào giá tri còn lại của TSCĐ được xác định tại thời điểm nhận. Kế toán ghi các bút toán:
- Phản ánh giá TSCĐ Nhận về:
Nợ TK 211: Nguyên giá (Theo giá trị còn lại hay giá thoả thuận)
Có TK 128: Ghi giảm vốn gốp liên doanh ngằn hạn.
Có TK 222: Ghi giảm vốn gốp liên doanh dài hạn.
- Chênh lệch giữa giá tri vốn góp với giá trị còn lại (nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nửa...)
Nợ TK: liên quan (111, 112, 152...)
Có TK: 222, 128.
g. Trường hợp nhận lại TSCĐ trước đây đem đi thế chấp, ký cược dài hạn:
Trong trường hợp này kế toán ghi sổ:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 244: Ký quỹ ký cược dài hạn
h. Trường hợp tăng do đánh giá lại:
Căn cứ vào kết quả kiểm kê đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước, kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ phần chênh lệch tăng như sau:
- Phần chênh lệch tăng nguyên giá:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ
- Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có):
Nợ TK 412
Có TK 214
i. Trường hợp tăng do phát hiện thừa trong kiểm kê.
Trong trường hợp này, phải xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý cụ thể.
- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là của đơn vị khác thì báo cho đơn vị chủ tài sản đó biết, nếu không xác định được chủ tài sản đó thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên được biết để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý kế toán căn cứ vào tài liệu kiểm kê hạch toán vào tài khoản ngoài bảng để theo dõi giữ hộ.
Nếu tài sản thừa là của đơn vị do nhầm lẫn chưa được ghi sổ thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
- Nếu TSCĐ đang sử dụng thì phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn và trích bổ sung khấu hao TSCĐ vào chi phí TSCĐ
3.3.1.2 Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình:
a. Giảm do nhượng bán:
Đối với TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dung không có hiệu quả, doanh nghiệp cần làm đầy đủ mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán. Căn cứ vào tình hình cụ thể, kế toán ghi các bút toán sau;
- Xoá sổ TSCĐ nhượng bán.
Nơ TK 2141: Giá trị hao mòn luỷ kế.
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
- Phản ánh giá nhượng bán TSCĐ.
Nợ TK liên quan (111,112,131): Tổng giá thanh toán.
Có TK 711: Giá nhượng bán (chưa VAT)
Có TK 3331: Thuế VAT đầu ra phải nộp.
- Chi phí nhượng bán khác.
Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán.
Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 331,111,112...
b. Thanh lý TSCĐ:
Những TSCĐ thuộc dạng thanh lý bao gồm những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa, hay những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật không thích ứng với yêu cầu sản xuất mà không thể nhượng bán được nên tiến hành thanh lý.
Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, cũng như lập biên bản thanh lý, gồm hai bản để lưu ban quản lý TSCĐ một bản và lưu phòng kế toán một bản làm căn cứ ghi sổ.
Căn cứ vào biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:
- Xoá sổ TSCĐ nhượng bán.
Nơ TK 2141: Giá trị hao mòn luỷ kế.
Nợ TK 811: Giá trị còn lại.
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
- Số thu hồi về thanh lý được phản ánh vào sổ
Nợ TK 111,112: Thu bằng tiền
Nợ TK 152,153: Thu bằng nguyên vật liệu, công cụ dung cụ.
Nợ TK 131, 138: Phải thu của khách hàng
Có TK 711: Thu nhập về thanh lý.
- Đồng thời tập hợp các khoản chi phí trong quá trình thanh lý.
Nợ TK 811:
Nơ TK 1331: Thuế VAT dược khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (111,112,331,334...)
c. Góp vốn tham gia liên doanh với đơn vị khác bằng TSCĐ:
Trong trường hợp này TSCĐ không còn thuộc quyền quản lý của đơn vị và xem như đã thu hồi hết vốn và được theo dõi trên TK 222, giá trị của TSCĐ đem góp vốn liên doanh sẽ được hội đồng quản trị liên doanh hay các bên tham gia liên doanh đánh giá theo những tiêu thức nhất định, phần giá trị được đánh giá lại đó được xác định là góp vốn liên doanh.
Căn cứ vào chứng từ có liên quan đến, kế toán tiến hành ghi giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ và ghi tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh.
+ Nếu đánh giá lại < giá trị còn lại: kế toán ghi
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
+ Nếu đánh giá lại > giá trị còn lại: kế toán ghi
Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 412: Chênh lệch đánh giá
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
Cuối năm khi được phép cơ quan thẩm quyền và sự thống nhất của bên tham gia liên doanh thì phần chênh lệch đánh giá lại tài sản được phép ghi tăng hay giảm vốn kinh doanh theo từng trường hợp.
d. Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu trong kiểm kê:
TSCĐ phát hiện thiếu trong kiểm kê phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của nhà nước. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội đồng kiểm kê biên bản xử lý TSCĐ thiếu đã được thủ trưởng đơn vị duyệt y, hồ sơ TSCĐ, kế toán xác định chính xác nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ.
Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, kế toán phản ánh:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 138: Phải thu khác
Nợ TK 411: Vốn kinh doanh
Nợ TK 911: Xác định kết quả
Có TK 211: TSCĐ hữu hình
e. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ đơn vị tiến hành kiểm kê đánh giá và xác định số chênh lệch giảm (nếu có)
Kế toán tiến hành ghi sổ:
Nợ TK 412: Phần chênh lệch giảm
Có TK 211: Phần chênh lệch giảm.
3.3.2 TSCĐ vô hình.
3.3.2.1 Kế toán các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ vô hình.
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gởi ngân hàng.
Có TK 141: Tạm ứng.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
3.3.2.2 Kế toán nghiệp vụ nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh bằng TSCĐ vô hình là chi phí về lợi thế thương mại.
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình.
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình.
Có TK 111, 112, 331...
3.3.2.3 Giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một quá trình như chi phí thành lập.
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dỡ dang.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gởi ngân hàng.
Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tổng hợp tính toán chính xác tổng số chi phí thực tế phát sinh và ghi sổ.
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình.
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dỡ dang.
- Định kỳ, căn cứ các quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, đơn vị tiến hành tính, trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng.
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý.
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ vô hình
4. Kế toán khấu hao TSCĐ:
4.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ:
4.1.1 Hao mòn TSCĐ:
Hao mòn TSCĐ bao gồm hai loại:
- Hao mòn hữu hình (hao mòn vật chất): Là sự giảm dần về mặt giá trị sử dụng do những tác động của những yếu tố tự nhiên độ ẩm, khí hậu, cũng như những yếu tố về lý học, cơ học, nó làm cho chất lượng sử dụng về các thông số kỷ thuật, chất năng giảm đi. Mức độ hao mòn hữu hình tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng.
- Hao mòn vô hình: Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, khoa học công nghệ đã chế tạo ra các máy móc cùng loại nhưng rẻ tiền hơn hay hiện đại hơn.
4.1.2 Khấu hao TSCĐ:
Khấu hao là chuyển dần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Đây chính là sự tích luỹ giá tri của TSCĐ để tái tạo lại nó sau khi đào thải thanh lý. Như vậy hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ, tích luỹ lại, tạo nên nguồn vố đầu tư xây dựng cơ bản.
4.2 Các phương pháp tính khấu hao:
4.2.1 Phương pháp đường thẳng:
- Phương pháp tính:
+ Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
+ Xác định mức trích khấu hao trung bình
Mức khấu hao hàng năm
=
Nguyên giá
TSCĐ
×
Tỉ lệ khấu
hao năm
Trong đó:
Tỉ lệ khấu hao năm(%) =
1
× 100(%)
Số năm sử dụng TSCĐ ước tính
Mức khấu hao của TSCĐ đầu tháng
=
Nguyên giá TSCĐ đầu tháng × % khấu hao
12
Mức trích khấu hao hàng tháng
=
Mức khấu hao hàng năm
12
4.2.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm:
- Phương pháp tính:
+ Xác định sản lượng theo công suất thiết kế
+ Xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ
+ Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ theo công thức dưới đây:
- Mức trích khấu hao tháng:
Mức trích
khấu hao
tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong tháng
x
Mức trích khấu hao
bình quân tính cho 1
đơn vị sản phẩm
- Mức trích khấu hao năm:
Mức trích khấu hao
năm của TSCĐ
=
Mức trích khấu hao
trong tháng của TSCĐ
x
12
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân/1 đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế
4.2.3 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Phương pháp tính
+ Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
+ Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trong những năm đầu
Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao
nhanh ( %)
=
Tỷ lệ khấu haoTSCĐ theo
phương pháp đường thẳng
x
Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
=
1
× 100(%)
Thời gian sử dụng
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định như sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t≤4 năm)
1,5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm<t≤6 năm)
2
Trên 6 năm (t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nhỏ hơn hoặc bằng mức khấu hao tính bằng bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại.
- Mức trích khấu hao hàng tháng:
Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng × 12
4.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ:
- Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642 : Tăng chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 214 : Tăng giá trị hao mòn
- Cuối mỗi năm, khi tính khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, sự nghiệp, chương trình dự án, ghi:
Nợ TK 466 : Giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 431 (4313) : Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 : Tăng giá trị hao mòn TSCĐ
- TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ tổng công ty, khi tính và trích khấu hao công ty ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (Giá trị còn lại)
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ:
5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên Tài Sản Cố Định
Sửa chữa nhỏ là việc mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên do khối lượng không nhiều, quy mô nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh đến đó.
- Trường hợp chi phí sửa chữa thường xuyên ít:
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153, 111, 112, 334, 338…
- Trường hợp chi phí sửa chữa thường xuyên tương đối lớn:
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh:
Nợ TK 142 : Chi phí trả trước
Có TK : 152, 153, 334, 331…
+ Hàng kỳ, phân bổ chi phí sửa chữa thường xuyên vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142 : Chi phí trả trước
5. 2 Kế toán sửa chữa lớn Tài Sản Cố Định
5.2.1 Nếu doanh nghiệp sửa chữa theo phương thức tự làm:
- Khi tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
Nợ TK 241 (2413) : Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 334, 338, 152, 153…
Khi công trình hoàn thành:
+ Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Dự toán chi phí sửa chữa
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335 : Chi phí phải trả
Giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong
Nợ TK 335 : Chi phí phải trả
Có TK 241 (2413) Sửa chữa lớn TSCĐ
+ Trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa lớn
Kết chuyển giá trị thực tế công trình sửa chữa lớn hoàn thành
Nợ TK 142, 242
Có TK 241 (2413) : Sửa chữa lớn TSCĐ
Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142, 242
5.2.2 Nếu doanh nghiệp tiến hành sửa chữa theo phương thức thuê ngoài:
Kế toán căn cứ vào số tiền thanh toán ghi:
Nợ TK 2413: Giá chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111, 112,331…
- Nếu doanh nghiệp có thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn
Căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa, hàng tháng trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335: Chi phí phải trả
Căn cứ giá vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong ghi:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Có TK 2413:
+ Nếu số trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí
Nợ TK 335
Có TK 627,641,642
+ Nếu số chi phí thực tế phát sinh về sửa chữa lớn, lớn hơn số trích trước chi phí sửa chữa lớn thì số chênh lệch được tính vào chi phí
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
- Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 142,242
Có TK 2413
Hàng kỳ phân bổ dần chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142, 242
PHẦN II:
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
A. GIỚI THIỆU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành:
Công ty Cơ giới và Xây lắp số 10 có tên là: Xí nghiệp thi công cơ giới số 10 thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới thuộc Bộ xây dựng, được thành lập theo Quyết định số 72/BXD -TCLĐ ngày 18/01/1984 ngày 15/07/1990 Xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp thi công cơ giới và Xây lắp số 10. Theo quyết định số 228- BXD -TCLĐ.
Ngày 20/02/1993 Xí nghiệp được thành lập lại dưới hình thức doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 052/BXD -TCLĐ. Quyết định số 455/BXD-TCLĐ ngày 01/7/1994, Xí nghiệp được xếp loại doanh nghiệp loại 2, tháng 10/1995 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Cơ giới và Xây lắp số 10. Trụ sở: 382 Núi Thành - Thành Phố Đà nẵng.
Nhiệm vụ: san đắp, xứ lý các loại móng công trình, xây dựng công trình dân dụng quy mô vừa và quy trình xây dựng công trình giao thông theo đường bộ, đường hầm, sân bay, bến cảng và các công trình thủy lợi.
Địa bàn hoạt động rải rác các nơi từ tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam và cho đến nay. Theo quyết định số 236/QĐ-BXD ngày 01/02/2004 Công ty Cơ giới và Xây lắp số 10 đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10. Trong đó tổng cán bộ công nhân viên hiện tại là 550 người, nhân viên quản lý là 60 người.
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua:
Là một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng với sự lãnh đạo năng động của Ban lãnh đạo mà Công ty đã có những biện pháp đổi mới, dám nghĩ, dám làm chuyển hướng sản xuất, Công ty đã không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công công trình luôn được bảo vệ, tạo niềm tin uy tín trong quá trình thi công và xây lắp các công trình, Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường thi công. Tuy thuận lợi chưa lớn nhưng qua những năm gần đây kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty có xu hướng phát triển, thể hiện là một đơn vị vững mạnh với đội ngũ được tôi luyện qua khó khăn có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động có hiệu quả hơn.
Thêm vào đó Công ty đã từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, là đơn vị thi công chủ yếu bằng máy, Công ty luôn chú trọng đến việc mua sắm thiết bị, mở rộng địa bàn hoạt động tạo thêm nhiều việc làm công nhân, từng bước nâng cao thu nhập tăng tích lũy cho Công ty.
Thông qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 4 năm qua (2005, 2006, 2007, 2008) qua số liệu.
BẢNG SỐ LIỆU
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng
Doanh thu
48.514.918.762
75.907.732.970
37.348.193.177
64.323.896.532
II.TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10 là đơn vị xây lắp trên địa bàn rộng để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng mô hình sản xuất như sau:
GIÁM ĐỐC
Phòng KTT công
Phòng CGVT
PKHKT thị trường
Đội
cơ
giới
2
Đội
cơ giới
1
Đội
Cơ
giới
3
Đội
Xây dựng
Trạm nghiền, trạm
trộn
Đội sưả chữa xe máy
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Theo sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm các chức năng :
- Phòng kỹ thuật thi công: Có chức năng chỉ đạo xây dựng, trạm trộn, trạm nghiền.
- Phòng cơ giới vật tư: Có nhiệm vụ chỉ đạo đội sản xuất, sửa chữa đội xe máy.
- Phòng kế hoạch kinh tế thị trường: Tham gia đấu thầu.
- 3 đội cơ giới 1, 2, 3: Có nhiệm vụ vận chuyển máy móc, thiết bị nguyên vật liệu và tham gia trực tiếp thi công cơ giới như: san ủi, xúc đầm...các máy móc thiết bị trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Công ty.
- Đội xây dựng: Là đội xây lắp có nhiệm vụ thi công các công trình.
- Đội sửa chữa xe máy: Công ty có tổ chức một phân xưởng (xưởng cầu đỏ) có nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, máy móc thiết bị cho các đội thi công cơ giới.
- Trạm nghiền đá và trạm trộn bê tông là nơi sản xuất trực tiếp ra vật liệu cung cấp trộn bê tông cho các công trình và xuất bản ra nước ngoài.
2. Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty:
Tổ chức bộ máy quản lý nhằm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, thi công tại các công trình cũng như việc thực hiện công việc tại mỗi bộ phận trong Công ty, Công ty áp dụng mô hình quản lý theo cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng: Theo cơ cấu này mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đội xây lắp công trình đều được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, các vấn đề khác thì được sự chỉ đạo thông qua các phòng, Ban chức năng của Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình: Trên nhất là Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng Quản Trị là cơ quan cao nhất giữa hai nhiệm kỳ đại hội cổ đông và Ban kiểm soát cũng là cơ quan quyết định cao nhất. Tiếp theo là Chủ Tịch HĐQT kiêm Giám đốc, hai Phó Giám đốc (Một Phó Giám đốc Cơ giới - vật tư, một Phó Giám đốc kỹ thuật - thi công). Các phòng chức năng và các đội xây lắp công trình.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC CƠ GIỚI-VẬT TƯ
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT-THI CÔNG
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG AN TOÀN
PHÒNG KẾ HOẠCH-THỊ TRƯỜNG
PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH
CN.CÔNG TY TẠI KHÁNH HOÀ
PHÒNG CƠ GIỚI-VẬT TƯ
CÁC ĐỘI XÂY LẮP CÔNG TRÌNH
Ghi chú:
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
* Chức năng và nhiệm vụ:
+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
+ Ban kiểm soát: là người thay mặc cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty
+ Hội đồng quản trị: Do hội đồng cổ đông bầu ra, là tập thể lãnh đạo cao nhất của Công ty, có toàn quyền thay mặt Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty.
+ Bộ máy điều hành từ Giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc và hệ thống tham mưu chức năng phòng ban điều hành công trường, ta có thể điểm qua về trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận
+ Giám đốc: Trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành chung về mọi mặt, hoạt động chung của Công ty trước pháp luật, cơ quan chủ quản và đoàn thể cán bộ công nhân viên.
+ Phó Giám đốc: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về những việc do Giám đốc giao phó, là người thay thế khi Giám đốc đi vắng.
+ Phòng tổ chức-Hành chính: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc như văn thư, lưu trữ, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, tổ chức hệ thống cơ sở làm việc, tổ chức hội họp giao dịch, đàm phán.
+ Phòng kế hoạch-Thị trường: Có nhiệm vụ thi công tham mưu cho Giám đốc trong công tác kế hoạch, ký kết các hợp đồng, quyết toán các công trình.
+ Phòng kỹ thuật-Thi công-An toàn: Chịu trách nhiệm về việc tổ chức lập kế hoạch phương án kỹ thuật, thực hiện công trình tham mưu kiểm tra, giám sát kỹ thuật và chất lượng công trình và quyết toán khi công trình hoàn thành.
+ Phòng cơ giới-Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác lập kế hoạch tổ chức thi công, trong công tác quản lý xe máy, thiết bị vật tư. Có nhiệm vụ báo cáo về tình hình sử dụng máy móc vật tư, để qua đó đề xuất các phương án mua bán máy móc, thiết bị vật tư và đại tu sửa chữa các loại xe máy.
+ Phòng tài chính-Kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh đầy đủ thông tin tài chính kế toán, thống kê chuẩn bị cho các báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý, các cơ quan cấp trên, cơ quan Nhà nước, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.
III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY:
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, tất cả các công việc hạch toán đều được thực hiện ở phòng kế toán tài vụ Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Phó phòng kế toán I
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán II
Kế toán vật tư tài sản cố định
Kế toán tiền mặt ngân hàng
Kế toán công nợ thuế
Thủ quỹ
Kế toán công trình
* Với mô hình trên, chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận như sau:
+ Kế toán trưởng: Tập hợp kế hoạch công việc, tổ chức điều hành bộ máy kế toán ở Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cơ quan chức năng cấp trên và pháp luật về tình hình hoạt động tài chính, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính Công ty.
+ Phó phòng kế toán I: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời lập những bản biểu phục vụ cho yêu cầu quản lý và công tác chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phó phòng kế toán II: Là người được trực tiếp theo dõi tình hình công nợ của Công ty và quan hệ thanh toán với bên ngoài.
+ Kế toán tiền mặt, Ngân hàng: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trong Công ty, các khoản thu phí qua Ngân hàng, ghi chép các nghiệp vụ có liên quan đến tiền mặt, tiền gởi Ngân hàng, các khoản tiền vay vốn thanh toán.
+ Kế toán vật tư, tài sản cố định: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho vật tư hàng hóa và ghi chép vào sổ sách liên quan, tham gia kiểm kê thường xuyên các loại vật tư, tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định.
+ Kế toán công nợ và thuế: Theo dõi các khoản công nợ đối với khách hàng, nhà cung cấp, đôn đốc thu hồi nợ cũng như thanh toán cho nhà cung cấp, giao dịch với cơ quan thuế để xác định số thuế phải nộp cung cấp số liệu cho cơ quan thống kê
+ Kế toán công trình: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công trình, xem xét hợp lý, hợp lệ của chứng từ tổng hợp và gởi chứng từ hồ sơ báo cáo về Công ty để tiến hành quyết toán với Công ty theo định kỳ.
+ Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tại Công ty, bảo quản tiền mặt ghi chép quỹ theo quy định hàng ngày và cuối tháng đối chiếu số tiền mặt với kế toán.
2. Hình thức kế toán ở Công ty:
Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung” trình tự ghi sổ theo hình thức này ở Công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ hình thức kế toán ở công ty:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ thể kế toán chi tiết
Bảng cân đối
phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày định kỳ
: Ghi cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu.
Với hình thức trên, trình tự ghi sổ được thực hiện như sau:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng để ghi sổ (trừ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt kế toán ghi vào phiếu định khoản sau đó tập hợp vào máy, tức là ghi vào sổ nghiệp ký chung. Đối với nhật ký đặc biệt thì căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi theo nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Trên cơ sở số liệu được nhập vào hàng kỳ để cho ra các thông tin cần thiết, in ra chi tiết, các biểu ....cuối kỳ kế toán sẽ xử lý các số liệu cung cấp từ các bộ phận để in sổ cái các khoản, các biểu cần thiết, lập bảng cân đối phát sinh các báo cáo tài chính
B. TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
I. TÌNH HÌNH TSCĐ:
1. Đặc điểm:
Ở Công ty Cổ Phần Cơ Giới và Xây lắp số 10 có rất nhiều loại TSCĐ, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như: nhà cửa vật kiến trúc máy móc thiết bị nhưng cũng có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả. Mỗi loại có một đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng chúng giống nhau ở giá trị ban đầu và thời gian sử dụng vốn.
* Đối với TSCĐ hữu hình:
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ.
a. Chắn chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
c. Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
d. Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
- Đối với tài sản cố định vô hình:
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát minh, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả... thì được xem là tài sản cố định vô hình.
2. Tình hình tài sản cố định:
Để đảm bảo hạch toán TSCĐ trong Doanh nghiệp thì cần phải đảm bảo các nghiệp vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình hiện có tăng giảm TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo vệ TSCĐ.
II. PHÂN LOẠI TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Theo hình thức phân loại này, thông tin về TSCĐ sẽ được lập thành nhóm có chung công dụng kinh tế, giúp cho người quản lý dễ dàng nhận thấy được tình hình sử dụng của từng nhóm, tình trạng của từng nhóm ra sao từ đó có thể đi sâu vào xem xét giải quyết từng TSCĐ cụ thể tại Công ty.
a, Ta có bảng báo cáo các chi tiết kiểm kê TSCĐ đang dùng đến ngày 31/12/2009 như sau:
Số TT
Danh mục TSCĐ
Tổng
nguyên giá
Khấu hao
Giá trị
còn lại
1
Nhà cửa vật kiến trúc
1.854.424.447
724.766.976
1.129.657.471
2
Máy móc thiết bị động lực
667.861.960
542.677.745
125.184.215
3
Máy móc thiết bị công tác
48.243.624.786
14.979.360.781
33.264.264.005
4
Máy móc dụng cụ làm việc
649.732.737
343.022.908
306.709.829
5
Phương tiện vận tải
17.474.509.848
6.757.272.062
10.717.237.786
6
Tài sản đã thanh lý chờ giải quyết
223.600.000
204.013.500
19.586.500
Tổng cộng
69.113.753.778
23.551.113.972
45.562.639.806
b, Tài sản đã thanh lý chờ giải quyết cụ thể như sau:
Số TT
Danh mục TSCĐ
Tổng
Nguyên giá
Khấu hao
Giá trị
còn lại
01
Phương tiện vận tải
223.600.000
204.013.500
19.586.500
Tổng cộng
223.600.000
204.013.500
19.586.500
2. Phân loại tài sản cố định theo từng nguồn hình thành:
Ta có thể tổng hợp TSCĐ ở Công ty Cổ Phần Cơ giới & Xây lắp số 10 như sau:
Số TT
Danh mục TSCĐ
Tổng
Nguyên giá
Khấu hao
Giá trị
còn lại
01
TSCĐ mua sắm sử dụng bằng nguồn vốn bổ sung
26.911.553.490
16.426.564.090
10.484.989.400
02
TSCĐ mua sắm sử dụng bằng nguồn vốn vay
42.202.200.288
7.124.549.882
35.077.650.406
Tổng cộng
69.113.753.778
23.551.113.972
45.562.639.806
3. Đánh giá tài sản cố định ở Công ty:
Tài sản cố định ở Công ty hình thành chủ yếu mua sắm mới đầu tư xây dựng cơ bản, chuyển giao của cấp trên, nhìn chung nguyên giá TSCĐ ở Công ty được xác định theo công thức:
Nguyên giá TSCĐ
=
Giá trị thực tế của TSCĐ
+
Chi phí liên quan đến việc hình thành TSCĐ
Trong mỗi trường hợp mua sắm đầu tư hay của cấp trên cấp đều có những điểm khác nhau.
Đối với TSCĐ hình thành do mua sắm, giá trị thực tế của TSCĐ là phần ghi trên hóa đơn cộng với nhưng chi phí có liên quan (chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lệ phí trước bạ ...)
Đối với TSCĐ hình thành do đầu tư thì giá trị thực tế của TSCĐ là giá quyết toán của công trình được duyệt cộng thêm những chi phí có liên quan. Đối với TSCĐ được cấp trên cấp, được chuyển giao thì giá trị thực tế là giá trị được ghi trên biên bản bàn giao.
III. HẠCH TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ thường có hiện tượng tăng giảm là do mua sắm nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối đa và thanh lý nhượng bán theo quyết định của cấp trên một số TSCĐ không cần thiết và kém hiệu quả.
1. Hạch toán tăng TSCĐ:
Như chúng ta đã biết cũng giống như các doanh nghiệp khác mà kế toán hạch toán TSCĐ tại Công ty có nhiều nguyên nhân khác nhau như: mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thanh bàn giao...Nhưng do chuyên đề có hạn, nên em xin trình bày một nghiệp vụ hạch toán tăng TSCĐ do mua máy móc thiết bị cụ thể như sau:
Ví dụ: Vào ngày 07/10/2009 Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp số 10 mua một máy phát điện của Công Ty TNHH-TM Thành Lợi nguyên giá là: 728.426.000 (Giá trên chưa có thuế GTGT là 10%).
Chứng từ kế toán phát sinh trong nghiệp vu này cụ thể như:
- Bản hợp đồng kinh tế
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Biên bản bàn giao máy phát điện.
- Biên bản nghiệm thu kỹ thuật máy phát điện kí hiệu IVECO.
- Thẻ tài sản cố định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 2452/TL-CGXD10
Căn cứ Luật thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/5/1993, Pháp lệnh về Hợp đồng Kinh tế của Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh HĐKT.
Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên
Hôm nay, ngày 10 tháng 09 năm 2009.
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10
Ông : Trần Quang Sâm Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : 382 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.846408
Tài khoản : 5611.0000.0000.90 NH Đầu tư và Phát triển TP-Đà Nẵng
Mã số thuế : 0400463323
BÊN B: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI.
Ông : Đào Quang Dũng Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : E54 CX. Nguyễn Thái Bình, Đường Xuân Hồng, Tân Bình,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08.8113380 Fax: 08.8113383
Tài khoản : 0071001480880 Tại Ngân Hàng Vietcombank TP-HCM
Chi nhánh Phú Thọ.
Mã số thuế : 0303146456-1
Hai bên đồng ý mua bán hàng hóa theo các điều khoản và điều kiện sau:
Điều 1: Tên Thiết Bị - Quy Cách.
Bên B cung cấp cho bên A loại máy phát điên diesel IVECO (ITALIA), máy lắp ráp tại công ty chế tạo máy Dzĩ An (DZIMA) - Việt nam.
A/ Thông số kỹ thuật, chi tiết thiết bị chính: Model máy 8281 SRI28.00, công suất dài hạn 500KWA/400 KW,công suất chế tạo dự phòng 550KWA/440KW, điện áp 380/220v, 03 pha, 04 dây, tần số 50Hz, tốc độ 1500v/p.
B/ Các phụ kiện kèm theo máy: Aptomat tổng điện tử chế tạo trong bộ máy xử lý AUTOSTART, Thùng nhiên liệu và sách hướng dẫn vận hành, bảo trì.
C/ Chất lượng: Toàn bộ máy và phụ kiện mới 100%, máy sản xuất năm 2009.
Điều II: Số Lượng - Giá Bán - Thanh Toán:
1/ Số lượng - Giá Bán:
TT
Tên và quy cách vật tư
ĐVT
SL
Đơn giá
Thành tiền
01
Máy phát điên diesel động cơ IVECO (ITALIA), công suất dài hạn 500KVA/400KW, 380/220V, 50HZ.
Cái
01
801.268.600
801.268.600
Tổng giá thanh toán.
801.268.600
Bằng chữ: Tám trăm không một triệu, hai trăm sáu tám ngàn, sáu trăm đồng y
Giá trên đã bao gồm thuế VAT 10%
2/ Thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B theo phương thức chuyển khoản bằng ĐVN hoặc tiền mặt.
Điều III: Thời gian, địa điểm giao nhận hàng
1. Thời gian giao nhận hàng: Ngay sau khi ký hợp đồng
2. Địa điểm giao nhận máy: Tại Xã Mà Cooi, Huyện Đông Giang, Tỉnh Quảng Nam.
3. Phương thức giao nhận: Bên B chịu chi phí vận chuyển, bốc xuống đến vị trí giao máy, lắp đặt chảy thử bàn giao máy cho bên A.
Điều IV: Bảo Hành
1/ Bên B chịu trách nhiệm bảo hành trong vòng 12 tháng hoặc 2000 giờ tuỳ theo điều kiện nào đến trước.
2/ Bên A chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì máy theo đúng hướng dẫn của bên B. Trong trường hợp sự cố, Bên A có trách nhiệm dừng máy và thông báo kịp thời cho Bên B.
Điều V: Thực hiện hợp đồng
1/ Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng đã ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, hai bên phải gặp nhau để bàn bạc tìm biện pháp giải quyết.
2/ Trong trường hợp không tự giải quyết được sẽ thống nhất chuyển vụ việc tới Toà Kinh Tế TP-HCM hoặc Toà Án Kinh Tế TP-Đà Nẵng xét xử. Toàn bộ chi phí phát sinh do bên nào thua kiện chịu.
Hợp đồng được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Số: 2452/TL-CGXD10
Hôm nay, ngày 07 tháng 10 năm 2009 chúng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10
Ông : Trần Quang Sâm Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : 382 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.846408
Tài khoản : 5611.0000.0000.90 NH Đầu tư và Phát triển TP-Đà Nẵng
Mã số thuế : 0400463323
BÊN B: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI.
Ông : Đào Quang Dũng Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : E54 CX. Nguyễn Thái Bình, Đường Xuân Hồng, Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08.8113380 Fax: 08.8113383
Tài khoản : 0071001480880 Tại Ngân Hàng Vietcombank TP-HCM-
Chi nhánh Phú Thọ.
Mã số thuế : 0303146456-1
Cùng đồng ý thanh lý hợp đồng số: Số: 2452/TL-CGXD10 cung cấp, lắp đặt máy phát điện động cơ diesel IVECO (ITALIA) Cho CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10, ký ngày 10 tháng 09 năm 2009 với các điều khoản sau:
1. Nội dung thực hiện:
Bên B đã giao cho bên A theo đúng hợp đồng đã ký.
-01 Máy phát điện động cơ diesel IVECO (ITALIA),máy lắp ráp tại công ty chế tạo máy Dzĩ An (DZIMA) - Việt nam, công suất dài hạn 500KVA/400KW.
-01 Hoá đơn GTGT số 46545 ngày 07 tháng 10 năm 2009.
Bên B đã giao máy, chạy thử và được Bên A tiếp nhận máy, các biên bản nghiệm thu bàn giao ký ngày 07 tháng 10 năm 2009.
2. Thanh toán:
Bên A phải thanh toán cho bên B:
- Trị giá hợp đồng: 801.268.600 đ (Tám trăm không một triệu, hai trăm sáu tám ngàn, sáu trăm đồng y.)
- Số tiền bên A phải thanh toán cho bên B là: 801.268.600 đ (Tám trăm không một triệu, hai trăm sáu tám ngàn, sáu trăm đồng y). Ngay sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng này.
Bên B bảo hành máy theo điều IV của hợp đồng.
Hai bên nhất trí với các nội dung thanh lý trên.
Biên bản thanh lý được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 07 tháng 10 năm 2009
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
MR/2009N
0046545
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH TM Thành Lợi.
Địa chỉ: E54 CX. Nguyễn Thái Bình, Đường Xuân Hồng, Tân Bình, TP-HCM.
Số tài khoản : 0071001480880 Tại Ngân Hàng Vietcombank TP-HCM-CN Phú Thọ.
Điện thoại : 08.8113380 MS: : 0303146456-1
Họ tên người mua hàng:...................................................................
Tên đơn vị : Công ty Cổ Phần Cơ giới và Xây lắp số 10
Địa chỉ : 382 Núi Thành - quận Hải Châu - thành phố Đà Nẵng
Số tài khoản: 5611.0000.0000.90 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP-Đà Nẵng
Hình thức thanh toán: chuyển khoản MS: 0400463323
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
01 Máy phát điện diesel Cái 01 728.426.000 728.426.000
động cơ Iveco (Italia)
500KVA
Cộng 728.426.000
Thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT 72.842.600
Tổng cộng tiền thanh toán 801.268.600
Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm không một triệu, hai trăm sáu tám ngàn, sáu trăm đồng y.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
BIÊN BẢN BÀN GIAO MÁY PHÁT ĐIỆN
Hôm nay ngày 07 tháng 10 năm 2009
Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI.
Ông : Đào Quang Dũng Chức vụ: Giám đốc
Ông : Đăng Hoàng Cung Chức vụ: Nhân viên kỹ thuật
Địa chỉ : E54 CX. Nguyễn Thái Bình, Đường Xuân Hồng, Tân Bình,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
BÊN MUA: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10
Ông : Trần Xuân Mô Chức vụ: P. Giám đốc
Ông : Lê Văn Chinh Chức vụ: CHT. Công trình
Ông : Nguyễn Văn Linh Chức vụ: Kỹ thuật
Địa chỉ : 382 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Cùng tiến hành nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng máy phát điện hiệu IVECO Aifo model 8281 - SRI 28.00, 500 KVA, 03 pha, 04 dây, theo hợp đồng 2452/SBM-CGXD 10.
Kiểm tra thiết bị:
Model máy: 8281 SRI 28.00
Năm sản xuất : 2009
Số lượng máy : 01 máy.
Model động cơ: 8281SRI28.000/04153/serial
Model đầu phát: 997088/GIR35550/serial
Địa điểm lắp đặt
Số Serial máy
Số serial động cơ
Số serial đầu phát
Thuỷ điện A Vương
8281SRI 28.00
04153
GIR35550
Thông số
Thử không tải
Thử có tải
Volt
Điện áp
220/380V
220/380V
Ampere AC
Dòng điện
360/360/360
Frequecy
Tần số
50
50
Termp
Nhiệt độ
600C
750C
Oil - Pressure
Ap suất dầu bôi trơn
750Spi
720SPI
Run - hours
Thời gian thử
1h
2h
Nhận xét chung: Máy mới 100%.
Kết luận: Máy hoạt động tốt ở chế độ có tải và không tải.
Hai bên nhất trí nghiệm thu và bàn giao máy để đưa vào sử dụng.
Biên bản được làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau .
BÊN BÁN BÊN MUA
CÔNG TY TNHH THÀNH LỢI CÔNG TY CP CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT MÁY PHÁT ĐIỆN
KÝ HIỆU IVECO AIFO
Hôm nay ngày 07 tháng 10 năm 2009, tại công trình nhà máy thuỷ điện A Vương. Chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI.
Ông : Đăng Hoàng Cung Chức vụ: Kỹ thuật
BÊN MUA: CÔNG TY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10
Ông : Lê Văn Chinh Chức vụ: CHT. Công trình
Ông : Nguyễn Văn Linh Chức vụ: Kỹ thuật
Địa chỉ : 382 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Cùng tiến hành nghiệm thu kỹ thuật máy phát điện:
- Ký hiệu : IVECO aifo
- Công suất : 500/400 KVA
- Model : 8281 Sri 28.00
- Động cơ : 8281 Sri 28.00
- Năm sản xuất : 2009
- Đầu phát : 997088
- Số Serial : G1R 35550
Sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng với các thông số kỹ thuật như sau:
Thông số
Thử không tải
Thử có tải
Điện áp
220/380V
220/380V
Dòng điện
0
360/360/360A
Tần số
50Hz
50Hz
Nhiệt độ động cơ
6
75
Ap suất nhớt
750Spi
720 Spi
Thời gian thử
1 giờ
2 giờ
Qua quá trình chạy thử với các thông số kỹ thuật ổn định, máy hoạt động bình thường khi có tải và không tải.
Kết luận:
- Máy hoạt động đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Hai bên nhất trí nghiệm thu kỹ thuật bàn giao và đưa vào sử dụng.
Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.
C.TY TNHH TM THÀNH LỢI C.TY CP CƠ GIỚI VÀ XL SỐ 10
TỔNG CTY XD & PT HẠ TẦNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾ ¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: ...........
Căn cứ vào biên bản bàn giao máy phát điện vào ngày 07 tháng 10 năm 2009
Tên ký hiệu, quy cách TSCĐ máy phát điện động cơ (IVECO) số hiệu: 8281 SRI28.00
Nước sản xuất: ITALYA - Năm sản xuất 2009.
Bộ phận quản lý sử dụng: sản xuất điện - Năm sử dụng 2009
Công suất (diện tích) thiết kế: 500 KWA
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
GTHM
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
HĐ545
07/10/2009
Tăng TSCĐ Mua máy phát điên diesel động cơ IVECO (ITALIA)
728.426.000
2009
728.426.000
Ngày........tháng 10 năm 2009
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
HĐ545
07/10/09
Tăng TSCĐ Mua máy phát điện diesel động cơ IVECO (ITALIA),
2112
331
728.426.000
728.426.000
Thuế GTGT
1332
331
72.842.600
72.842.600
Cộng
801.268.600
801.268.600
Ngày ..... tháng ..... năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
SỔ CÁI
Quý 4/2009
Tài khoản: Máy móc thiết bị
Số hiệu: TK 2112
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
10.842.069.180
HĐ545
07/10/09
Tăng TSCĐ Mua máy phát điện diesel động cơ IVECO (ITALIA)
331
728.426.000
Cộng số phát sinh
728.426.000
Số dư cuối kỳ
11.570.495.180
Ngày ..... tháng … năm 2009.
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2. Hạch toán giảm TSCĐ:
Hạch toán giảm TSCĐ của Công Ty Cổ Phần Cơ Giới và Xây Lắp Số 10 có thể giảm do nhiều nguyên nhân như: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, đem góp vốn liên doanh, trả lại cho các đơn vị tham gia liên doanh, phát hiện thiếu khi kiểm kê, TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến giảm TSCĐ kế toán vào sổ nhật ký chung TSCĐ.
Do chuyên đề giới hạn, nên em xin trình bày một nghiệp cơ bản đó là thanh lý TSCĐ.
Ví dụ: Trong tháng 12/2009 Công ty tiến hành thanh lý hai loại xe ôtô với tổng giá trị thanh lý thu được là 40.000.000 (Chưa có thuế VAT là 10%)
Trên cơ sở đó các chứng từ để hạch toán giảm TSCĐ gồm có:
- Quyết định
- Biên bản thanh lý
- Quyết định (đồng ý cho giảm TSCĐ)
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê chi tiết tháng12 /2009
TỔNG CTY XD & PT HẠ TẦNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾ ¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
Số : 612 /CG10/CGVT Đà Nẵng, ngày 01 tháng 12 năm 2009
- Căn cứ quyết định số 681-TCT/HĐQT ngày ... tháng... năm 1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc ban hành quy chế tài chính của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng.
- Căn cứ quyết định số 284-TCT/HĐQT ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc thanh lý TSCĐ của Công Ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây lắp Số 10.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay thành lập ban thanh lý TSCĐ gồm
Ông : Trần Xuân Mô - Phó giám đốc Công ty - Trưởng ban
Ông : Lê Hữu Thắng - Phó phòng Cơ giới vật tư - Ủy viên
Bà : Trịnh Thị Ngọc - Kế toán trưởng - Ủy viên
Ông : Nguyễn Bá Tùng - Trưởng phòng Kế hoạch - Ủy viên
Điều 2: Ban thanh lý TSCĐ chịu trách nhiệm kiểm tra xem xét đánh giá tình hình của máy móc thiết bị và làm các thủ thanh lý theo đúng quy định của Tổng Công ty và Nhà nước về thanh lý tài sản cố định.
Điều 3: Các Ông (Bà) có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Nơi gửi: Giám đốc Công ty
- Tổng Công ty (báo cáo)
- Các phòng ban Công ty
- Lưu cơ giới vật tư
TỔNG CTY XD&PT HẠ TẦNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾ ¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Căn cứ quyết định số: 612 /CG10/CGVT ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Công ty về việc thành lập ban thanh lý TSCĐ
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông : Trần Xuân Mô - Phó giám đốc Công ty - Trưởng ban
Ông : Lê Hữu Thắng - Phó phòng Cơ giới vật tư - Ủy viên
Bà : Trịnh Thị Ngọc - Kế toán trưởng - Ủy viên
Ông : Nguyễn Bá Tùng - Trưởng phòng Kế hoạch - Ủy viên
II. Tiến hành thanh lý các tài sản sau:
Số TT
Tên TSCĐ
Nước sản xuất
Ký hiệu
Năm
sử dụng
Nguyên giá
Đã khấu hao
Giá trị còn lại
Ghi chú
1
Xe ôtô KPAZ
Nhật
43K 1615
140.000.000
140.000.000
0
2
Xe ôtô cứu thương
Nhật
43K 6239
92.800.000
92.800.000
0
Tổng cộng
232.800.000
232.800.000
III. Kết luận của ban thanh lý:
Đề nghị cho thanh lý các TSCĐ trên cũ đã hư hỏng.
Ngày 04 tháng 12 năm 2009
Các uỷ viên: Trưởng ban:
TỔNG CTY XD&PT HẠ TẦNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CTY CP CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾ ¾¾ µ¾ ¾¾ ¾ ¾¾ µ¾ ¾¾
Số: 626 CG10/GCVT Đà Nẵng, ngày 8 tháng 12 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
(Cho giảm TSCĐ)
- Căn cứ biên bản thanh lý TSCĐ của ban thanh lý lập vào ngày 01/12/2009 đề nghị Giám đốc Công ty cho thanh lý một số tài sản cố định đã hỏng không còn sử dụng được.
Điều 1: Đồng ý cho thanh lý TSCĐ đã hư hỏng theo đề nghị của ban thanh lý
Số TT
Tên TSCĐ
Nước sản xuất
Ký hiệu
Năm
sử dụng
Nguyên giá
Đã khấu hao
Giá trị còn lại
Ghi chú
1
Xe ôtô KPAZ
43K 1615
140.000.000
140.000.000
0
2
Xe ôtô cứu thương
43K 6239
92.800.000
92.800.000
0
Tổng cộng
232.800.000
232.800.000
Điều 2: Ban thanh lý TSCĐ các phòng cơ giới vật tư, kế toán thống kê kế hoạch thi công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Giám đốc Công ty
Mẫu số : 01 GTKT - 3LT
MR/2009N
0065114
HOÁ ĐƠN
GTGT
Liên 3 : Nội bộ
Ngày: 8 tháng 12 năm 2009
Đơn vị bán hàng : Công ty Cổ Phần Cơ Giới và Xây Lắp số 10
Địa chỉ :. 382 Núi Thành - quận Hải Châu - thành phố Đà Nẵng
Số tài khoản : 5611.0000.0000.90 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP-Đà Nẵng
Mã số thuế: 0400463323
Họ tên người mua hàng : Nguyễn tiến Phúc
Đơn vị : DNTN Tiến Phúc Hà
Địa chỉ : Thôn 4 Hòa khương-Hòa vang-TP.Đà Nẵng
Mã số Thuế: 0401302567
Hình thức thanh toán : tiền mặt
TT
Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
Xe ôtô KPAZ
Số 43K - 1615
Xe ôtô cứu thương
Số 43K - 6239
Chiếc
Chiếc
01
01
38.035.238
1.964.762
38.035.238
1.964.762
Cộng tiền hàng 40.000.000
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký , đóng dấu ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Thuế suất giá trị gia tăng 10% tiền thuế GTGT 4.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán 44.000.000
Viết bằng chữ : Bốn mươi bốn triệu đồng y.
BẢNG KÊ CHI TIẾT
Số 144
Căn cứ quyết định Số: 626 CG10/GCVT ngày 8/12/2009 về việc cho thanh lý TSCĐ của Công ty Cổ Phần Cơ Giới và xây lắp số 10.
1. Loại xe ôtô KPAZ biển số 43K -1615
- Nguyên giá : 140.000.000
- Đã khấu hao : 140.000.000
- Giá trị còn lại : 0
2. Loại xe ôtô cứu thương : biển số 43K- 6239
- Nguyên giá : 92.800.000
- Đã khấu hao : 92.800.000
- Giá trị còn lại : 0
Tổng cộng nguyên giá 2 loại xe trên đã khấu hao hết với số tiền là : 232.800.000
Kế toán ghi:
a) Nợ TK 2141 : 232.800.000
Có TK 2113 : 232.800.000
b) Nợ TK 1111 : 44.000.000
Có TK 3331 : 4.000.000
Có TK 711 : 40.000.000
Ngày 11 tháng 12 năm 2009
Kế toán trưởng Người lập
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
BK144
11/12/09
Xoá sổ TSCĐ Xe ôtô KPAZ
Số 43K-1615
2141
2113
140.000.000
140.000.000
BK144
11/12/09
Xoá sổ TSCĐ Xe ôtô cứu thương
Số 43K-6239
2141
2113
92.800.000
92.800.000
BK144
11/12/09
- Thu thanh lý 2 loại TSCĐ trên
- Thuế GTGT phải nộp
1111
1111
711
3331
40.000.000
4.000.000
40.000.000
4.000.000
Cộng
276.800.000
276.800.000
Ngày ..... tháng ..... năm .......
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
SỔ CÁI
Quý 4/2009
Tên tài khoản: Phương tiện vận tải
Số hiệu TK: 2113
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
31.855.259.569
BK
144
11/12/09
Xe ôtô KPAZ
Số 43K-1615
2141
140.000.000
BK
144
11/12/09
Xe ôtô cứu thương
Số 43K-6239
2141
92.800.000
Cộng số phát sinh
232.800.000
Số dư cuối kỳ
31.622.459.569
Ngày ..... tháng ..... năm 2009.
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
IV. HẠCH TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ
1. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng tài khoản 2141 “hao mòn TSCĐ”. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản TSCĐ”
2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại Công ty;
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính mức khấu hao hằng năm của TSCĐ/tháng = Nguyên giá TSCĐ: Thời gian sử dụng
Ví dụ: Công ty Cổ Phần Cơ giới và Xây lắp Số 10 đã mua một ôtô TOYOTA LAND CRIULSER. Biển số 43H-0126 thời gian sử dụng là 10 năm, có nguyên giá là 786.854.476
CÔNG TY CP CƠ GIỚI
VÀ XÂY LẮP SỐ 10
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12/2009
STT
Tên TSCĐ
Số đăng ký
Khấu hao cơ bản
Ghi chú
1
Ô tô ToYota land criulser
43H - 0126
6.557.120
Công trình A Vương
2
Máy trộn bê tông trục lệch
BT07
233.000
Hồ Chí Minh
3
Nhà kho để vật tư
500.000
Công ty
4
Máy móc văn phòng
TOSIBA
250.000
Công ty
Tổng cộng
7.540.120
3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ:
CÔNG TY CP CƠ GIỚI
VÀ XÂY LẮP SỐ 10
BẢNG TRÍCH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12/2009
Số: 12
STT
Tên TSCĐ
Toàn DN
sử dụng
Thời gian khấu hao (tháng)
Chi phí sản xuất chung TK 6274
CPQLDN
Công trình
A Vương
Công trình HCM
TK6424
1
Phương tiện vận tải.
6.557.120
1
6.557.120
2
Máy móc thiết bị
233.000
1
233.000
3
Nhà cửa vật kiến trúc
500.000
1
500.000
4
Máy móc quản lý VP
250.000
1
250.000
Khấu hao toàn DN
7.540.120
6.557.120
233.000
750.000
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
KH12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ công trình A. Vương
6274
2141
6.557.120
6.557.120
KH12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ công trình đường HCM
6274
2141
233.000
233.000
KH 12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ QLDN
6424
2141
750.000
750.000
Cộng
7.540.120
7.540.120
Ngày ..... tháng ..... năm .......
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
SỔ CÁI
Quý 4/2009
Tên tài khoản: Hao mòn TSCĐ hữu hình
Số hiệu TK: 2141
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
220.657.560
KH12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ công trình A. Vương
6274
6.557.120
KH12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ công trình đường HCM
6274
233.000
KH12
30/12/09
Trích khấu hao phục vụ QLDN
6424
750.000
Số phát sinh
7.540.120
Số dư cuối kỳ
228.197.680
Ngày ..... tháng ....năm 2009.
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
V. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ:
- Trong kỳ công ty không có hoạt động sửa chữa lớn xẩy ra. Hoạt động sửa chữa nhỏ do công nhân công ty tự làm, chi phí sửa chữa nhỏ, thời gian sửa chữa ngắn.
Chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa thường xuyên tài sản cố định được tập hợp vào chi phí sản xuất của các bộ phận sử dụng. Khi chi phí thực tế phát sinh, kế toán dựa trên chứng từ liên quan để thực hiện ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Ngày 27/11/2009, Công ty tiến hành sửa chữa Máy đào KAMATSU, ở bộ phận sản xuất của công ty với số tiền 4.939.300 đồng, do công nhân công ty tự làm. Tóm tắt quá trình hạch toán như sau:
BẢNG KÊ CHI TIẾT
Số 131
Căn cứ đề nghị của Đội cơ khí công trình 1 và quyết định Số: 614 CG10/GCVT ngày 14/11/2009 về việc cho sửa chữa bộ phận bơm dầu của Máy đào KAMATSU.
1. Nhân công sửa chữa: 1.200.000
2. Vật liệu sửa chữa:
- Bơm dầu : 3.100.000
- Mỡ bôi trơn : 639.300
3. Tổng cộng chi phí sửa chữa: 4.939.300
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627 : 4.939.300
Có TK 152: 3.739.300
Có TK 334: 1.200.000
Ngày 27 tháng 11 năm 2009
Kế toán trưởng Người lập
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Quý 4/2009
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
BK 131
27/11/09
Chi phí sửa chữa TSCĐ tại ĐCKCT 1
627
152
3.739.300
3.739.300
BK 131
27/11/09
Nhân công sửa chữa TSCĐ tại ĐCKCT 1
627
334
1.200.000
1.200.000
Cộng
Ngày ..... tháng ..... năm .......
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP SỐ 10.
I. Nhận xét chung:
- Sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, đạt trình độ cao, sự tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng mạnh trong những năm đổi mới, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, không dừng lại ở các chỉ tiêu kinh tế mà còn ở các chỉ tiêu khác trên diện rộng, trong đó chỉ tiêu về mức độ hiện đại, đặc chủng của TSCĐ càng thể hiện sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả SXKD của Doanh nghiệp. Để tự khẳng định mình trước các đối thủ cạnh tranh, đồng thời theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Công ty luôn quan tâm ưu tiên đầu tư vào TSCĐ có công nghệ hiện đại, đặc chủng và tận dụng huy động các nguồn có thể có được. Tuy nhiên, việc đầu tư vào TSCĐ phải tính đến các chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh, lợi ích kinh tế…mà TSCĐ mang lại. Điều đó cũng ảnh hưỡng đến công tác hạch toán và quản lý TSCĐ tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ Phần cơ giới & xây lắp số 10. Qua thực hiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty. Tôi đã nắm bắt được các thông tin hạch toán TSCĐ tại Công ty đã trình bày ở PHẦN II.
Như vậy hạch toán kế toán thật sự là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả nhất, hạch toán kế toán một cách đầy đủ, trung thực sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản, chi phí, kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu khác.
1. Ưu điểm trong hạch toán TSCĐ tại công ty:
- Hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, của kế toán Trưởng, công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nên việc quản lý TSCĐ tại Công ty ngày càng chặt chẽ hơn chính xác và có quy cũ hơn
- Công ty đã đưa máy vi tính vào sử dụng trong công tác hạch toán, nên việc theo dõi tình hình biến động TSCĐ và các đối tượng kế toán khác nói chung, hết sức thuận lợi cho công tác quản lý, và nâng cao năng suất lao động, cũng như đảm bảo số liệu chính xác, tin cậy. Tất cả các thông tin đều được cập nhật trên máy nên dể dàng cung cấp được thông tin cho quản lý khi cần thiết. Đồng thời tạo điều kiện để quản lý chi tiết từng TSCĐ, từ thuế GTGT bộ phận sử dụng TSCĐ, kế hoạch sữa chữa tạo điều kiện kịp thời thúc đẩy quá trình tái sản xuất TSCĐ, một cách liên tục và có hiệu qủa, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh
- Do hạch toán trên máy tín nên công tác hạch toán của nhân viên kế toán gọn nhẹ, chỉ qua một vài công đoạn cần thiết, còn lại các công đoạn tiếp theo đều do máy tính thực hiện, nên kết quả mang lại chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc hạch toán chi tiết TSCĐ của kế toán cũng đơn giản, tránh các thủ tục rườm rà, nghĩa là khi có tình hình tăng giảm TSCĐ sẻ được kế toán theo dõi trực tiếp trên sổ TSCĐ về tăng giảm TSCĐ tạo điều kiện theo dõi kiểm soát được tình hình biến động tăng giảm TSCĐ trong kỳ. Đặc biệt sổ TSCĐ được thiết kế 2 phần tăng giảm riêng biệt nhau, tạo điều kiện đối chiếu khi cần thiết đồng thời giúp quản lý chặt chẽ được TSCĐ trong Công ty. Theo dõi như vậy giúp cho quản lý xem xét để tính toán các chỉ tiêu của từng TSCĐ, để đề ra các quyết định đúng đắn .
- Công tác kế toán TSCĐ được giảm nhẹ do tính các chỉ tiêu về khấu hao và hạch toán chi phí sữa chữa TSCĐ đơn giản, về khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Nên việc tính toán mức khấu hao trích trong kỳ chỉ tính đến khấu hao chênh lệch do TSCĐ tăng, giảm ở quý trước, việc trích khấu hao cũng đơn giản từ công tác là toàn bộ khấu hao được hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ.
Về công tác hạch toán sữa chữa TSCĐ chi phí phát sinh ở kỳ nào thì hạch toán chi phí SXKD ở kỳ đó
Trường hợp nếu phát sinh chi phí sữa chữa lớn thì được trích và phân bổ dần vào kỳ tiếp theo
- TSCĐ của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận phân xưởng khác nhau.Và được phân loại một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng TSCĐ giúp cho kế toán dễ dàng trong việc kiểm tra, quản lý phân bổ khấu hao và bảo toàn TSCĐ.
- Công ty đã áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, phương pháp này đơn giản dễ tính toán và ổn định đối với mỗi TSCĐ nó chỉ làm thay đổi mức khấu hao của toàn bộ TSCĐ nếu có tình hình biến động tăng giảm TSCĐ, và hoạt động sửa chữa lớn. Tức là làm xuất hiện khoản chênh lệch khấu hao do tăng giảm TSCĐ ở trong kỳ, sử dụng phương pháp này thuận lợi cho cơ quan quản lý tài chính và cơ quan thuế để quản lý và theo dõi đơn giản hơn, đồng thời làm cho giá thành dịch vụ, sản phẩm trong kỳ ổn định hơn.
- Công ty cũng rất nhạy cảm trong việc phân loại TSCĐ theo nhóm. Tại TSCĐ của Công ty đa dạng và phong phú nên phân loại như vậy là hợp lý và thuận tiện cho vịêc tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, vì chúng có cùng tỷ lệ. Khấu hao và tỷ trọng của từng nhóm trong toàn bộ TSCĐ ở tại Công ty.
- Kế toán tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt động tăng giảm TSCĐ hiện có của Công ty, sử dụng đầy đủ các loại chứng từ, sổ sách và phương pháp hạch toán rõ ràng, chính xác, chi tiết cho từng đối tượng
- Kế toán tham gia lập kế hoạch sữa chữa TSCĐ, tham gia hội đồng nghiệm thu TSCĐ, xem xét về tình trạng kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn. TSCĐ sữa chữa hoàn thành, chi phí sữa chữa được tập hợp kịp thời và phản ánh chính xác vào chi phí SXKD
- Hạch toán TSCĐ, phân bổ khấu hao hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. Song thực tế công tác kế toán rất phức tạp, mỗi đơn vị có một hình thức kế toán khác nhau, mà trong quá trình hạch toán như vậy cũng đồng thời nãy sinh ra nhữnh hạn chế mà mỗi đơn vị điều phải có.
Hạn chế trong hạch toán TSCĐ tại công ty:
- Việc áp dụng máy vi tính vào công tác hạch toán, nếu số liệu quá nhiều sẽ làm mất vẻ trực quan khi cần thiết phải so sánh đối chiếu số liệu.
- Việc thanh lý những TSCĐ hết hạn chờ thanh lý, kéo dài, cho nên việc
thu hồi vốn cũng gặp nhiều khó khăn
- Các TSCĐ của Công ty thường là thiết bị chuyên dùng nên nó lá những TSCĐ có giá trị lớn, số lượng tương đối nhiều và được cấu thành bởi nhiều bộ phận phức tạp khác nhau nên công tác tổ chức quản lý chúng càng khó khăn và phức tạp. Trong khi đó do yêu cầu của SXKD, các phương tiện vận tải phải luôn luôn di chuyển làm cho việc theo dõi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, phức tạp hơn. Các kế hoạch sữa chữa TSCĐ đó chỉ mang tính tạm thời, bởi nếu chúng xảy ra hư hỏng trong quá trình hoạt động, thì không thể sữa chữa tại Công ty một cách kịp thời được và phải thuê ngoài sữa chữa, để kịp thời cho các phương tiện vận tải đó hoạt động.
Tuy vậy nhìn chung công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán quản lý TSCĐ tại Công ty tương đối chặt chẽ và có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu mới trong kinh doanh của Công ty
II. Một số ý kiến và biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty:
Tuỳ theo tình hình thực tế tại Công ty, chế độ quản lý tài chính hiện hành để Công ty áp dụng hình thức kế toán phù hợp cũng như công tác hạch toán đơn giản, đầy đủ và chính xác. Hiện nay với qui mô sản xuất của Công ty khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như vậy thì việc áp dụng hình thức sổ: Nhật ký chung là phù hợp việc áp dụng chế độ tài chính hiện hành vào công tác hạch toán phù hợp và đúng đắn cũng sẻ tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nghĩa vụ lẫn nhau giữa Công ty và các cơ quan quản lý nhà nước.
Song tuỳ theo yêu cầu thực tế kinh doanh đòi hỏi đúng thời kỳ phải xem xét tình hình cụ thể để có biện pháp khắc phục nhưng đảm bảo không đi chệch chế độ và vi phạm pháp luật đồng thời đảm bảo công tác hạch toán của nhân viên kế toán trong Công ty được đơn giản gọn nhẹ nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn.
- Do các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại công ty là phức tạp, đa dạng, cộng với cơ quan quản lý nhà nước luôn thay đổi các chính sách về thuế. Để nắm bắt được tình hình như vậy công ty nên lắp đặt mạng internet để trao đổi thông tin giữa các phòng ban nội bộ công ty, công ty với tổng công ty, công ty với bên ngoài.
- Tại các công trình có thời gian thi công lâu dài công ty nên bố trí một nhân viên kế toán ở đó. Nhân viên này có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, báo cáo tình trạng hoạt động tài sản về công ty. Những TSCĐ nào hư hỏng nặng, lạc hậu kỹ thuật, hoạt động không hiệu quả thì báo cáo công ty biết ngay để sử lý.
- Các phương tiện vận tải nên có kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, giảm chi phí khi có hỏng hóc xảy ra.
Công tác sữa chữa theo phương thức nào thì sự kịp thời nhanh chóng để rút ngắn thời gian ngừng hoạt động do sữa chữa là cần thiết.Vừa không trễ hạn hợp đồng đã ký vừa tránh được các thiệt hại khác do ngừng hoạt động của TSCĐ đó gây ra. Tất nhiên công tác hạch toán phải theo dõi chi tiết chính xác mọi chi phí phát sinh do việc sữa chữa TSCĐ. Đồng thời theo dõi luôn quá trình sữa chữa, tại Công ty TSCĐ được sữa chữa chủ yếu là sữa chữa thường xuyên. Tuy nhiên đôi lúc chi phí sữa chữa lại phát sinh quá lớn được hạch toán và phân bổ dần vào các quý tiếp theo. Dù phương pháp này không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác và không khác so với phương pháp trích trước. Song nó lại bất lợi và thụ động về tài chính khi chi phí phát sinh quá lớn. Do đó việc trích trước chi phí sữa chữa và chi phí SXKD trong các kỳ trước khi có sữa chữa lớn theo kế hoạch, làm cho công tác sữa chữa TSCĐ trở nên chủ động hơn và nhanh chóng sữa chữa hoàn thành hơn. Tuy nhiên việc trích trước chi phí Công ty phải lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữa có khả năng phát sinh để có kế hoạch trích trước chi phí đầy đủ và chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10, với sự vận dụng, những kiến thức đã học ở trường để áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty, chuyên đề thực tập của em đã được hoàn thành. Những thành công này không phải của riêng em, mà nhờ vào sự giúp đỡ của quý thầy hướng dẫn, cô chú anh chị trong Công ty. Qua đây giúp em được nhiều điều bổ ích cho việc nghiên cứu và đưa ra một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ ở Công ty.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và vướng mắc. Vì vậy rất mong sự góp ý của quý Thầy (cô) trong nhà trường và ban lãnh đạo Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp số 10 để em rút ra bài học cho mình nhằm phục vụ tốt hơn trong môi trường công tác sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn quý Thầy hướng dẫn. Cảm ơn ban lãnh đạo Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 10 đã giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Ngô Đình Phong
MỤC LỤC
Lời mở đầu: ……………………………………………………………………1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ và nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ 2
1. Khái niệm TSCĐ . 2
2. Đặc điểm TSCĐ. 2
3. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp. 2
II.Phân loại và đánh giá TSCĐ 3
A. Phân loại TSCĐ. 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại TSCĐ theo các tiêu thức. 3
2.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. 4
2.2 Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng . 4
2.3 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 5
2.4 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu 5
B. Đánh giá TSCĐ 5
1. Khái niệm đánh giá TSCĐ 5
2. Một số quy định trong đánh giá TSCĐ 5
2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: 6
2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại 7
3. Đánh giá lại TSCĐ 7
III. Hạch toán TSCĐ 8
1. Chứng từ sử dụng 8
2. Các tài khoản sử dụng chủ yếu trong công tác hạch toán TSCĐ 9
3. Hạch toán tăng giảm TSCĐ 9
3.1 Hạch toán việc lập chứng từ gốc đảm bảo cho yêu cầu quản lý. 9
3.2 Hạch toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ 10
3.3 Các nghiệp vụ hạch toán tăng giảm TSCĐ 10
4. Kế toán khấu hao TSCĐ 16
4.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ 16
4.2 Các phương pháp tính khấu hao 17
4.3 Hạch toán khấu hao TSCĐ 18
5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 19
5.1. Trường hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dưỡng 19
5.2. Trường hợp sửa chữa lại, mang tính phục hồi 19
5.3. Trường hợp sửa chữa nâng cấp 20
PHẦN II . TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
A. Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của công ty 21
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
1. Quá trình hình thành 21
2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua 21
II. Tổ chức sản xuất và quản lý ở Công ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10 23
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh 22
2. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty 23
II. Tổ chức công tác kế toán ở công ty 25
1. Tổ chức bộ máy kế toán 25
2. Hình thức kế toán ở công ty 27
B. Tình hình hạch toán TSCĐ tại Công ty 28
I. Tình hình TSCĐ 28
1. Đặc điểm 28
2. Tình hình TSCĐ 29
II. Phân loại TSCĐ ở Công ty Cổ phần Cơ giới & Xây lắp số 10 29
1. Phân loại TSCĐ theo hình thức kinh tế 29
2. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 30
3. Đánh giá TSCĐ ở công ty 30
III. Tổ chức hạch toán TSCĐ ở Công ty Cổ Phần Cơ Giới & Xây Lắp Số 10 31
1. Hạch toán tăng TSCĐ 31
2. Hạch toán giảm TSCĐ 44
VI. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ 51
1. Tài khoản sử dụng 51
2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty 51
3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 52
V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 52
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI & XÂY LẮP SỐ 10
I. Nhận xét chung về tình hình hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ Phần
Cơ Giới & Xây Lắp Số 10 56
I.Nhận xét chung 56
2. Ưu điểm 56
3.Nhược điểm 58
II. Một số ý kiến 59
Kết luận
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tscd_0431.doc