Tài liệu Đề tài Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sứ gồm Thanh Hà - Phú Thọ: Lời nói đầu
Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế thời mở cửa đòi hỏi nền tài chính Quốc gia phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế. Việc thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xoá bỏ hoàn toàn cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, buộc các đơn vị kinh tế phải tìm biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Mục tiêu của nền kinh tế xã hội là sự đáp ứng yếu tố cung cầu của toàn xã hội, nhằm thoả thuận đầy đủ hơn về nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh sự đổi mới của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt về yếu tố chất lượng, giá thành và mẫu mã bao bì sản phẩm, hàng hoá dịch vụ...
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đó đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào để sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội đạt chất lượng cao, giá thành hạ, vừa làm thế nào để tổ chức tốt công tác tiêu thụ...
104 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sứ gồm Thanh Hà - Phú Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế thời mở cửa đòi hỏi nền tài chính Quốc gia phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế. Việc thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xoá bỏ hoàn toàn cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, buộc các đơn vị kinh tế phải tìm biện pháp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Mục tiêu của nền kinh tế xã hội là sự đáp ứng yếu tố cung cầu của toàn xã hội, nhằm thoả thuận đầy đủ hơn về nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh sự đổi mới của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt về yếu tố chất lượng, giá thành và mẫu mã bao bì sản phẩm, hàng hoá dịch vụ...
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đó đỏi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào để sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội đạt chất lượng cao, giá thành hạ, vừa làm thế nào để tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, đảm bảo cho sự phát triển cân đối trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Hiện nay nền kinh tế nước nhà đã và đang phát triển, sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn trước nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, lưu thông luân chuyển chưa có tác dụng tích cực tới sản xuất. Chính vì vậy mà công tác tiêu thụ sản phẩm này là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cần được quan tâm nhiều hơn nữa, nó không những thoả mãn nhu cầu tiêu dùng là cân đối tiền hàng mà còn nói lên kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong công tác quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động.
Qua thời gian tìm hiểu khảo sát thực tế về công tác kế toán ở công ty Sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ, cùng với những kiến thức tích luỹ được trong suốt quá trình học tập tại nhà trường, em xin lựa chọn phần hạch toán "Hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sứ gồm Thanh Hà - Phú Thọ" để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Luận văn được đưa ra nhằm mục đích củng cố và nâng cao chất lượng về công tác bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất. Bằng phương pháp khảo sát phân tích tổng hợp trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác bán hàng ở Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ đồng thời trình bày thực trạng công tác bán hàng ở Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ. Từ đó mạnh dạn đưa ra một số nhận xét nhằm hoàn thiện công tác bán hàng tại công ty. Trong phạm vi chuyên đề này em xin trình bày 3 chương lớn:
Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và XĐKQ tiêu thụ.
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ.
Chương III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hoạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.
Chương 1: một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
trong doanh nghiệp sản xuất
-----
1.1. Lý luận chung về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp.
1.1.1 - Khai niệm vai trò của tiêu thụ thành phẩm:
1.1.1.1 Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp không phải là sản xuất ra thành phẩm mà là tiêu thụ thành phẩm để thu lợi nhuận, tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
Tiêu thụ được hiểu là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hoá, là quá trình doanh nghiệp chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, hình thành kết quả tiêu thụ.
Thành phẩm được coi là tiêu thụ khi thoả mãn hai điều kiện:
+ Doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng
+ Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Tuy nhiên trên thực tế việc giao hàng và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thường không xảy ra đồng thời có thể việc giao hàng được thực hiện trước hoặc việc thanh toán được thực hiện trước. Xong chỉ khi nào cả hai điều này xảy ra thì mới được coi thành phẩm là tiêu thụ và được ghi nhận thu.
Như vậy xét về mặt hành vi quá trình tiêu thụ là quá trình thoả thuận giữa người mua và người bán, người bán đồng ý và người mua chấp nhận thanh toán.
Xét về bản chất kinh tế, tiêu thụ là quá trình thay đổi quyền sở hữu hàng hoá. Sau khi tiêu thụ, người bán thu tiền và mất quyền sở hữu hàng hoá, người mua trả tiền để có quyền sở hữu hàng hoá.
1.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nó có mối quan hệ mật thiết với các khâu khác như: Cung ứng, sản xuất trong quá trình lưu chuyển vốn, tiêu thị là khâu giữ vai trò trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khâu cung ứng và sản xuất đều phụ thuộc vào việc thành phẩm có tiêu thụ được hay không.
Quá trình tiêu thụ được phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. thông qua quá trình tiêu thụ doanh nghiệp mới thu hồi được vốn có điều kiện quay vòng vốn, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Ngược lại nếu sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, doanh thu thu được không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Có thể nói, tiêu thụ là khâu có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với người mua, thông qua quá trình tiêu thụ (thực chất là quá trình trao đổi) người mua sẽ mua được những hàng hoá phù hợp với nhu cầu của mình.
Đối với tổng thể nền kinh tế quốc dân, quá trình tiêu thụ là điều kiện tiền đề để tái sản xuất xã hội. Theo Mác quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, trong đó các khâu đều có quan hệ mật thiết với nhau. Trong quy trình trên tiêu thụ (trao đổi) là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều hoà quá trình sản xuất và tiêu dùng, phán ánh mối quan hệ cung cầu về hàng hoá và qua đó định hướng cho sản xuất. Như vậy tiêu thụ sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở cung cầu.
1.1.2 Những khái niệm cơ bản
Để có thể đi sâu vào vấn đề kế toán tiêu thụ thành phẩm chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:
1.1.2.1 Doanh thu bán hàng:
Là tổng giá trị thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác doanh thu chỉ gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gióp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng thường được phân biệt cho từng loại hàng. Doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm. Ngoài ra người ta còn có thể phân biệt doanh thu theo từng phương thức tiêu thụ như:
Doanh thu bán hàng ra ngoài, doanh thu bán hàng nội bộ.
1.1.2.2 Doanh thu thuần:
Là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản ghi giảm doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán), doanh thu của số hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp về lượng hàng đã tiêu thụ và thuế GTGT của hàng đã tiêu thụ, nếu doanh nghiệp tính theo phương pháp trực tiếp.
1.1.2.3 Chiết khấu thanh toán:
Là số tiền người bán thưởng cho người mua do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo hợp đồng tính trên tổng số tiền hàng mà họ đã thanh toán.
1.1.2.4 Chiết khấu thương mại:
Là khoản mà người bán thưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá (hồi khấu) và khoản giảm trừ trên giá bán niêm yết vì mua khối lượng lớn hàng hoá trong một đợt (bớt giá). Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán hàng.
1.1.2.5 Giảm giá hàng bán:
Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn, hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng, hàng lạc hậu... (do chủ quan của người bán)
1.1.2.6 Hàng bán bị trả lại:
Là số hàng được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán. Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn của hàng bị trả lại (tính theo giá vốn khi bán) và doanh thu của hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đã bán bị trả lại (nếu có)
1.1.2.7 Giá vốn hàng bán:
Là trị giá vốn của sản phẩm vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất. Với vật tư tiêu thụ giá vốn hàng bán là giá trị thực tế ghi sổ, còn với hàng hoá tiêu thụ, giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua của hàng đã tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.
1.1.2.8 Lợi nhuận gộp: (còn gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng hoá.
1.1.2.9 Kết quả tiêu thụ thành phẩm: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN.
1.2 Những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm:
1.2.1 Các tài khoản, chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm
1.2.1.1 Các tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
* Tài khoản 155 "Thành phẩm":
Tài khoản 155 được dùng để phản ánh toàn bộ thành phẩm, nửa thành phẩm nhập xuất, tồn kho theo giá thành thực tế (giá thành công xưởng thực tế).
Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công đã xong được kiêmr nghiệp nhập kho.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý tài khoản 155 có thể được mở chi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ sản phẩm...
Bên nợ: Các nghiệp vụ ghi tổng giá thành thực tế thành phẩm
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm
Dư nợ: Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho
* Tài khoản 157 "Hàng gửi bán": Tài khoản 157 được dùng để theo dõi trị giá sản phẩm dịch vụ (theo giá thành công xưởng) và hàng hoá (trị giá mua) mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức, chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi. số thành phẩm hàng hoá này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng...
+ Kết cấu:
Bên nợ: Giá vốn sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.
Bên có: Giá vốn sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận.
- Giá vốn hàng gửi bán bị từ chối trả lại
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
* Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ"
Tài khoản 511 được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu. từ đó tính ra doanh thu thuần tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không có thuế GTGT (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
+ Kết cấu:
Bên nợ: - Số thuế phải gộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT nếu tính theo phương pháp trực tiếp)
- Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
- Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ
Bên có: Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và gốm 4 tiểu khoản.
+ 5111 "Doanh rhu bán hàng hoá: phản ánh doanh thu đã nhận được hoặc được người mua chấp thuận cam kết sẽ trả về khối lượng hàng hoá đã giao (doanh thu thực hiện). Tài khoản 511 được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư hàng hoá.
+ 5112 "Doanh thu bán các thành phẩm" tài khoản này được dùng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp... Nội dung của tài khoản phản ánh tổng doanh thu đã thực hiện của khối lượng sản phẩm đã được coi là tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất trong một kỳ hạch toán.
+ 5113 "Doanh thu cung cấp dịch vụ" Đượ sử dụng chủ yếu cho các ngành kinh doanh dịch vụ.
+ 5114 "Doanh thu trợ cấp trợ giá" Phản ánh các khoản thu từ trợ cấp trợ giá của nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá dịch vụ, theo yêu cầu của nhà nước.
* Tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ": Tài khoản này được dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá dichj vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty. Ngoài ra tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản một số nội dung được coi là tiêu thụ nôị bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương thưởng... cho công nhân viên chức.
Tài khoản 152 được chi tiết thành ba tiểu khoản
+ 5121: "Doanh thu bán hàng hoá"
+ 5122 : "Doanh thu bán các thành phẩm"
+ 5123: 'Doanh thu cung cấp dịch vụ"
Nội dung phản ánh tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511.
* Tài khoản 531 " "Hàng hoá bị trả lại": Tài khoản 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511, 512 để tính toán doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
+ Kết cấu:
Bên nợ: tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại
Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư
* Tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán": Được sử dụng theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng hoá chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
+ Kết cấu:
Bên nợ: tập hợp các khoản giảm giá hàng chấp thuận cho người mua trong kỳ
Bên có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên nợ TK 511, 512, tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư.
* Tài khoản 521 "Chiết khấu thương mại": Được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên gía bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
+ Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: tập hợp các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên nợ TK 511, 512 tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 tiểu khoản:
5211"Chiết khấu hàng hoá"
5212 "Chiết khấu thành phẩm"
5213 "Chiết khấu dịch vụ"
* Tài khoản 632 'Giá vốn hàng bán": Dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá sản phẩm, lao vu, dịch vụ xuất bán hàng trong kỳ.
Kết cấu tài khoản:
Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ)
Bên có: - Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ
- Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư
* Tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng"
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ tiền mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
Bên nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng còn nợ (mua chịu)
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên có: - Số tiền khách hàng đã thanh toán
- Số tiền khách hàng ứng trước, trả trước
- Doanh thu hàng bán bị trả lại (Trừ vào nợ phải thu)
- Số tiền giảm giá, chiết khấu (trừ vào nợ phải thu)
Dư nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng
Dư có: Phản ánh số tiền khách hàng ứng trước hoặc số tiền đã thu nhiều
hơn số phải thu của khách hàng
* Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Tài khoản này dùng để phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước.
Bên nợ: - Phản ánh số thuế phí và các khoản đã nộp nhà nước
- Số thuế được bù trừ với thuế đầu vào.
Bên có: Số thuế phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước
Tài khoản 333 có số dư bên có: Phản ánh các khoản thuế phí, lệ phí còn phải nộp.
* Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng"
Tài khoản 641 được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên nợ: - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản.
6411 "Chi phí nhân viên"
6412 "Chi phí vận chuyển bao bì"
- 6413 "Chi phí dụng cụ đồ dùng"
- 6414 "Chi phí khấu hao TSCĐ"
- 6415 "Chi phí bảo hành"
- 6417 "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
- 6418 "Chi phí bằng tiền khác"
* Tài khoản 642 "Chi phí QLDN"
Chi phí quản lý DN khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu... vào TK 642.
Bên nợ: - Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý DN thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- Kết chuyển chi phí QLDN
Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành:
6421 "Chi phí nhân viên quản lý"
6422 "Chi phí vật liệu quản lý"
6423 "Chi phí đồ dùng văn phòng"
6424 "Chi phí khấu hao TSCĐ"
6425 "Thuế, phí và lệ phí"
6426 "Chi phí dự phòng"
6427 "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
6428 "Chi phí bằng tiền khác"
Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác: TK111 "Tiền mặt"; Tài khoản 112 "TGNH"...
1.2.1.2. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm:
Nguyên tắc hạch toán ban đầu quy định mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trong doanh nghiệp đều phải lập chứng từ gốc theo mẫu quy định của Bộ tài chính (thông tư số 1141TC - CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995). Quá trình tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường sử dụng những mẫu chứng từ sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT): Sử dụng cho doanh nghiệp nộp thuế và tính GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Hóa đơn bán hàng: Sử dụng cho doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: Được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng.
1.2.2. Tính giá thành phẩm:
Tuỳ theo từng đơn vị mà có thể áp dụng một trong những hình thức sau:
1.2.2.1. Phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giá thực tế đích danh)
Giá thành phẩm xuất kho chính là giá thực tế thành phẩm nhập kho. Phương pháp này được sử dụng với những loại thành phẩm có giá trị đơn vị cao và gắn với đặc điểm riêng của nó.
1.2.2.2. Phương pháp đơn giá bình quân:
Theo phương pháp này giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo giá trị bình quân (Bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước bình quân sau mỗi lần nhập).
Đơn giá
bình quân
Số lượng thành phẩm xuất kho
Giá thực tế thành phẩm xuất kho
= =
Trong đó:
* Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giản dễ làm, nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa công việc dồn vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung.
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=* Phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước: Khá đơn giản, phản ánh kịp thời tình hình biến động của thành phẩm tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá thành phẩm kỳ này.
Giá thành phẩm thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
Lượng thành phẩm thực tế tồn đầu kỳ
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
=
* Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập: Chính xác, cập nhật nhưng lại tốn nhiều công sức tính toán nhiều lần.
Giá thực tế thành phẩm tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế thành phẩm tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
1.2.2.3. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này những thành phẩm nào được nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước thì đến số nhập sau theo giá trị thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của thành phẩm xuất kho trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thành phẩm xuất kho trước. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
1.2.2.4. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định thành phẩm nhập kho sau cùng sẽ được xuất kho trước tiên và ngược lại với phương pháp nhập trước, xuất trước.
1.2.2.5. Phương pháp giá hạch toán.
Theo phương pháp này toàn bộ thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức.
Giá hạch toán thành phẩm xuất kho
Hệ số giá thành phẩm
Giá thành thực tế phẩm thành phẩm xuất kho
= = x x
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Hệ số giá thành phẩm
Trên đây là những phương pháp tính giá thực tế thành phẩm nhập kho và xuất kho, việc chọn lựa theo phương pháp nào để vận dụng cho doanh nghiệp mình phải căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp. Mặt khác, việc lựa chọn và áp dụng phương pháp đó phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong niên độ, kế toán, để báo cáo tài chính giữa các kỳ có thể so sánh được thể hiện trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên (DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ)
1.2.3.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp:
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
Trình tự hạch toán của trường hợp này được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán trường hợp tiêu thụ trực tiếp
TK 338.1
TK154,155
TK 138.1
TK 911
TK 511
TK 112
(1)
(2)
(7a)
(11)
TK131
TK 632
(3)
(10)
TK521,531,532
(8)
(5)
(7b)
TK635
TK 333 (2.3)
(9)
(6)
TK641 ,642
(12)
TK3331
Chú thích sơ đồ:
(1) Trị giá hàng thừa, khi kiểm kê
(2) Trị giá hàng thiếu phát hiện khi kiểm kê
(3) Giá vốn của hàng xuất bán
(4) Hàng xuất, bán nhập lại kho (hàng bị trả lại)
(5) Kết chuyển hàng bán bị trả lại, CKTM, GGHB sang DTT
(6) Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
(7a) Doanh thu tiêu thụ bao gồm cả VAT (Thu tiền ngay)
(7b) Doanh thu tiêu thụ bao gồm cả VAT (khách hàng chấp nhận thanh toán)
(8) Số tiền khách hàng đã thanh toán
(9) Số chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng
(10) Kết chuyển giá vốn hàng bán
(11) Kết chuyển doanh thu thuần
(12) Kết chuyển chi phí bán hàng và CPQLDN
1.2.3.2 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận :
Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ.
Trình tự hạch toán của trường hợp này được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán trường hợp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận
TK911
TK111,112,131
TK 154, 155
TK 157
TK 632
TK 511
(1)
(2)
(6)
(7)
(5a)
TK 521,531,532
(4a)
TK138,334
TK 333 (2,3)
(3a)
(4b)
TK 3331
(3b)
TK 641,642
(5b)
(8)
Chú thích sơ đồ:
(1) Trị giá của hàng chuyển, chờ chấp nhận
(2) Giá vốn của hàng đã tiêu thụ
(3a) Hàng gửi đi bị từ chối khi chưa xác nhận là tiêu thụ (giá trị hư hỏng cá nhân bồi thường)
(3b) Nhập kho hàng gửi đi bị từ chối
(4a) Kết chuyển doanh thu của HBBTL, GGHB, CKBH sang DTT
(4b) Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
(5a) Doanh thu của hàng đã tiêu thụ
(5B) Thuế GTGT phải nộp
(6) Kết chuyển giá vốn hàng hóa
(7) Kết chuyển DTT
(8) Kết chuyển chi phí bán hàng và CPQLDN.
1.2.3.3. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi:
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng gọi là bên giao (đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để bán. Bên đại lý được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
* Tại đơn vị giao đại lý:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi.
TK154,155
TK157
TK 632
TK 911
TK511
TK111,112,131
(1)
(2)
(6)
(7)
TK 641
(4a)
TK531,532
(5)
(3)
TK641,642
(8)
TK3331
(4b)
Ghi chú sơ đồ:
(1) Trị giá của hàng giao đại lý
(2) Giá vốn của hàng đã tiêu thụ
(3) Kết chuyển doanh thu của HBBTL, GGBH sang DTT
(4a) Doanh thu hàng tiêu thụ giao đại lý
(4b) Thuế GTGT phải nộp
(5) Hoa hồng phải trả cho đại lý
(6) Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ
(7) Kết chuyển, doanh thu thuần
(8) Kết chuyển CPBH, CPQLDN
* Tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý, ký gửi.
TK 911
TK 511
TK 331
TK111,112,131
(4)
(3)
(1)
(2)
TK 003
Nhận
- Bán
- Trả lại
Ghi chú:
(1) Toàn bộ tiền hàng nhận đại lý kỷ gửi đã bán (phải trả chủ hàng)
(2) Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng
(3) Hoa hồng đại lý được hưởng
(4) Kết chuyển DTT
1.2.3.4. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp
Bán hàng trả góp, trả chậm là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp
TK154,155
TK 632
TK 911
TK 511
TK111,112
(1)
(9)
(10)
(2)
(5)
TK131
TK 3331
TK 641, 642
(3)
(6)
(7)
(11)
TK 515
TK 3387
(12)
(8)
(4)
Ghi chú sơ đồ:
(1) Giá vốn của hàng trả chậm, trả góp
(2) Doanh thu theo giá bán thu tiền ngay
(3) Thuế GTGT phải nộp (tính trên giá bán thu tiền ngay)
(4) Lợi tức trả chậm
(5) Số tiền người mua trả lần đầu tại thời điểm mua hàng.
(6) Tổng số tiền còn phải thu ở người mua
(7) Thu tiền của người mua các kỳ sau
(8) Doanh thu hoạt động tài chính.
(9) Kết chuyển giá vốn hàng bán
(10) Kết chuyển DTT
(11) Kết chuyển CPBH và CPQLDN
(12) Kết chuyển DTHĐTC
1.2.3.5. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm vật tư hàng hóa của mình để đổi lấy vật tư hàng hóa của người mua.
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng.
TK 155
TK 632
TK 911
TK 511
TK 131
TK 152,153
(1)
(4)
(5)
(2a)
(3a)
TK 3331
TK 133
(2b)
(3b)
Ghi chú sơ đồ:
(1) Giá vốn của hàng tiêu thụ.
(2a) Doanh thu của hàng tiêu thụ.
(2b) Thuế GTGT phải nộp
(3a) Vật liệu, CCDC hàng nhận về
(3b) Thuế GTGT được khấu trừ
(4) Kết chuyển GVHB
(5) Kết chuyển DTT
1.2.3.6. Hạch toán tiêu thụ nội bộ
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ trình tự hạch toán tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ nội bộ và các trường hợp khác.
TK 911
TK 512
TK 111, 112, 136
(5)
(1a)
(1c)
TK 3331
(1b)
TK 521, 531, 532
(4a)
TK 334, 431
TK 333 (2.3)
(2a)
(4b)
(2b)
(2c)
TK 641, 642, 627
(3)
Ghi chú sơ đồ:
(1a) Doanh thu bán hàng không có thuế GTGT
(1b) Thuế GTGT phải nộp
(1c) Tổng giá thanh toán
(2a) Thuế GTGT phải nộp
(2b) Dùng thành phẩm để trả lương, thưởng, biếu tặng được bù đắp bằng quỹ phúc lợi.
(2c) Tổng giá thanh toán
(3) Dùng thành phẩm để khuyến mại, quảng cáo dùng cho sản xuất
(4a) Kết chuyển doanh thu của CK BH, HBBTL, GGHB sang DTT
(4b) Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
(5) Kết chuyển doanh thu thuần
1.2.4. Hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trong những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT, việc hạch toán giá vốn hàng tiêu thụ cũng tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (chỉ khác trong giá thực tế vật tự xuất dùng cho sản xuất kinh doanh bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Đối với bán hàng, doanh thu bán hàng ghi nhận ở TK 511 và TK 512 là doanh thu (giá bán) bao gồm cả thuế GTGT (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu) phải nộp. Các khoản ghi nhận ở TK 521, 531, 532 bao gồm cả thuế tiêu thụ trong đó. Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất khẩu phải nộp được trừ vào doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần.
1.2.5. Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán các nghiệp vụ về tiêu thụ và thành phẩm chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc xác định giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nhập, xuất kho và tiêu thụ, còn việc phản ánh giá bán, doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu (chiết khấu TM, GGHB, HBBTL...) hoàn toàn là giống nhau. Do vậy chỉ trình bày sự khác biệt đó.
- Đầu kỳ kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 155, 157
- Trong kỳ phản ánh nhập kho thành phẩm
Nợ TK 632
Có TK 631
- Trong kỳ phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại, GGHB...
Nợ TK 138.8 (Cá nhân bồi thường)
Nợ TK 334 (trừ lương)
Nợ TK 415 (Quỹ hành chính)
Nợ TK 111, 112 (Thu hồi phế liệu...)
Có TK 632 (Giá vốn hàng bán)
- Cuối kỳ xác định giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, chưa tiêu thụ kế toán ghi.
Nợ TK 155, 157
Có TK 632
- Đồng thời xác định và kết chuyển giá vốn hàng bán đã tiêu thụ.
Nợ TK 911
Có TK 632
1.2.6. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí QLDN và kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
1.2.6.1. Hạch toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo...
+ Chi phí nhân viên : là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hoá bao gồm tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp như BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Chí phí vật liệu bao bì : Các chi phí về vật liệu, bao bì dùng để đóng gói sản phẩm, hàng hoá, vật liệu dùng để sửa chữa TSCĐ dùng trong khâu bán hàng, nhiên liệu dùng cho vận chuyển hàng hoá.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ ,dụng cụ, đồ dùng đo lường , tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ ở khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng phương tiện vận chuyển, bốc dỡ.
+ Chí phí bảo hành sản phẩm: Là các khoản chi phí bỏ ra để sữa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thời gian quy định và bảo hành.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá và dịch vụ như: chi phí thuê TS, thuê kho, thuê bến bãI v..v..
+ Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá và dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hàng hoá….
Ngoài cách phân loại trên, để phụ vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, có thể phân loại chi phí bán hàng theo mối quan hệ với khối lượng thực hiện(DTBH), có thể chia chi phí bất biến và chi phí khả biến. Hoặc theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí thì chi phí bán hàng chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất: trường hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh dài trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí bàn hàấngng theo dõi ở “Chi phí chờ kết chuyển”.
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
TK 334, 338
TK 641
TK 111, 152
(1)
(6)
TK 152, 153
(2)
TK 1422
TK 911
(7)
(8)
TK 214
(3)
(9)
TK 335, 2421
(4)
TK 111, 112, 331,333
(5)
Ghi chú sơ đồ:
(1) Chi phí nhân viên
(2) Chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ
(3) Chi phí khấu hao
(4) Chi phí theo dự toán
(5) Chi phí dịch vụ thuê ngoài chi bằng tiền khác
(6) Giá trị giảm chi phí bán hàng
(7) Chi phí chờ kết chuyển
(8) Kết chuyển vào kỳ sau
(9) Trừ vào kết quả kinh doanh.
1.2.6.2. Hạch toán chi phí QLDN
Chi phí QLDN là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí QLDN bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
+ Chi phí nhân viên quản lý: Gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.
+ Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu xuất dùngcho hoạt động quản lýcủa ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, cho việc sữa chữa TSCĐ , công cụ, dụng cụ dùng chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí về dụng cụ văn phòng dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp .
+ Chi phí khấu hao TSCĐ : Khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, kho tàng , vật kiến trúc….
+ Thuế phí, lệ phí: Các khoản thuế như thuế nhà, đất, thuế môn bài….và các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà….
+ Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi phí về dịch mua ngoài, thuê ngoài như tiền điện, thuê sửa chũa TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi phí bằng tiền ngoàI các khoản đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đà tạo cán bộ và các khoản chi khác…
Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn có thể phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động , có thể chia ra chi phí bất biến và chi phí khả biến, phân loại theo mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phícó thể chia ra chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí QLDN là loại chi phí gián tiếp SXKD, cần đựoc dự tính( lập dự toán) và quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý.Hoạt động quản lý doanh nghiệp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp do vậy cuối kỳ cần được tính toán phân bổ-kết chuyển để xác định kết quảkinh doanh.Trường hợp doanh nghiệp có kỳ sản xuất dài trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ ( hoặc ít) hoặc doanh nghiệp thương mại có dự trữ hàng hoá giữa các kỳ có biến động lớn, chi phí QLDN cũng cần tính toán phân bổ cho snr phẩm, hàng hoá còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ .
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí QLDN
TK 334, 338
TK 642
TK 1111, 112, 1388
Chi phí nhân viên
Giá trị ghi giảm chi phí
Quản lý doanh nghiệp
TK 152, 153
Chi phí vật liệu dụng cụ
TK 139
Hoàn nhập dự phòng phải
thu khó đòi
TK 214
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khấu hao
TK 335, 242
TK 911
Chi phí theo dự toán
TK 1422
TK 333
Chờ kết
Kết chuyển
Thuế, phí, lệ phí phải nộp
chuyển
vào kỳ sau
TK 139
Trừ vào kết quả
Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
kinh doanh
TK 331, 111, 112
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi bằng tiền khác
1.2.6.3. Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Kết quả tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa lao vụ dịch vụ trong doanh nghiệp chính là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí QLDN và được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ.
Thông thường, cuối kỳ kinh doanh hay sau mỗi thương vụ, kế toán tiến hành xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Qua đó cung cấp các thông tin liên quan đến lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ cho quản lý.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán kết quả tiêu thụ.
TK 632
TK 911
TK 511, 512
Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ
Kết chuyển doanh thu thuần
trong kỳ
về tiêu thụ
TK 641, 642
Kết chuyển CPBH và CPQLDN
Trừ vào thu nhập trong kỳ
TK 421
TK 1422
Kết chuyển lỗ về tiêu thụ
Chờ kết
Kết
chuyển
chuyển
Kết chuyển lãi về tiêu thụ
1.2.7. Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp sử dụng trong hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Hình thức sổ sách kế toán là để tổng hợp và ghi chép hệ thống hóa số liệu kế toán từ các chứng từ gốc, cung cấp các chỉ tiêu cần thiết để lập báo cáo tài chính theo trình tự và phương pháp nhất định. Chế độ sổ sách được ban hành theo quyết định 1141TC - CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính quy định rõ hệ thống sổ sách kế toán đối với từng hình thức cụ thể cũng như các quy định liên quan như mở sổ, ghi sổ.
Việc áp dụng hình thức sổ sách kế toán trong mỗi doanh nghiệp cần phải thống nhất theo một trong các hình thức sổ kế toán sau đây:
+ Hình thức nhật ký chung
+ Hình thức nhật ký - sổ cái
+ Hình thức chứng từ ghi sổ
+ Hình thức nhật ký chứng từ
1.2.7.1.Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát sinhvà định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng , hoặc cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu
1.2.7.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Dặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toántongr hợp là “chứng từ ghi sổ”.
Các loại sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sổ cái và các sổ, kế toán chi tiết.
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Số đăng ký chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày.
: Ghi cuối tháng, hoặc cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu.
Căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợpn chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Những đối tượng cần theo dõi chi tiết sẽ căn cứ vào từng chứng từ gốc để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái , lập bảng cân đối phát sinh, sau khi đối chiếu số liệu trên bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với số liệu tổng hợp trên sổ cái, kế toán sẽ lập báo cáo tài chính.
1.2.7.3. Hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký – sổ cái. Căn cứ vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
1.2.7.4. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chứng từ:
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtheo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nó.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế .
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và số kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra.
áp dụng một hình thức kế toán nào là tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng khi đã lựa chọn một hình thức kế toán để sử dụng thì nhất thiết phải tuân theo mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đó về mặt số lượng và kết cấu các loại sổ sách, mối quan hệ và trình tự ghi chép các loại sổ sách.
Hệ thống sổ sách chứng từ thường được sử dụng trong hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm bao gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, phiếu thu, hóa đơn bán hàng, bảng kê nhập, xuất tồn...
Kết luận: Trên đây là những vấn đề cơ bản về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp, khi áp dụng vào thực tế mỗi doanh nghiệp đều có những sáng tạo để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty mình. Và sau đây em xin trình bày thực trạng về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ.
Chương 2:
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm
tại công ty sứ gốm thanh hà
2.1. Một số đặc điểm chung về công ty Sứ gốm Thanh Hà -Phú Thọ.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 154/QĐ-UB ngày 28/02/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú nay là tỉnh Phú Thọ, tiền thân là Xí nghiệp Sứ Thanh Hà. Doanh nghiệp được xây dựng trên diện tích 20.000m2 là trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất gốm sứ dân dụng với công suất thiết kế sản xuất 1.000.000m2/năm. Năm 1980 do điều kiện ngân sách của địa phương gặp nhiều khó khăn, mặc dù việc xây dựng cơ bản chưa hoàn thành nhưng doanh nghiệp vẫn đưa vào sản xuất. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành từ cơ chế quản lý cũ chuyển sang cơ chế quản lý mới. Đây là một thách thức khắc nghiệt đối với hầu hết các doanh nghiệp như máy móc cũ kỹ lạc hậu, thiếu đồng bộ công nghệ đã quá lỗi thời làm cho sản phẩm chất lượng thấp kém, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn và hậu quả tất yếu là doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Nhưng được sự lãnh đạo chỉ đạo của các cơ quan chức năng sự đổi mới cơ chế quản lý cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trẻ, khoẻ, nhiệt tình có năng lực đứng đầu là giám đốc công ty năng động nhạy bén, dám nghĩ dám làm sẵn sàng chịu trách nhiệm mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của doanh nghiệp vào năm 1988.
Để phát huy thế mạnh của vùng nguyên liệu bằng những kinh nghiệp nghề nghiệp, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật doanh nghhiệp bắt đầu nghiên cứu chế thử thành công và quyết định chuyển đổi cơ chế sản phẩm từ nhiệm vụ sản xuất sứ dân dụng sang sản xuất vật liệu chịu lửa, chịu a xít ... Cùng với sự đầu tư thích ứng vào công tác khoa học kỹ thuật, sự đổi mới công nghệ sản xuất, sản phẩm hàng hoá ngày càng được cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng nâng cao giá thành hợp lý đã là tác nhân tích cực làm cho sản phẩm của doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Năm 1995 với phương châm không ngừng đổi mới cơ cấu sản phẩm chủ động trong sản xuất kinh doanh đồng thời khai thác nhu cầu mới của thị trường đã hội nhập vào công cuộc đổi mới nền kinh tế tạo những thuận lợi mới trong kinh doanh. Doanh nghiệp được thành lập tại Quyết định số 1685/QĐ-UB ngày 8/9/1995 của UBND tỉnh Phú Thọ lấy tên là "Công ty Sứ Gốm Thanh Hà - Phú Thọ ".
Công ty tiến hành khảo sát thăm dò thị trường tính toán tìm kiếm nguồn tài trợ, lập luận chứng kinh tế đầu tư xây dựng một nhà máy mới chuyên sản xuất gạch ốp lát cao cấp. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 25.400m2 tại phố Phú Hà - phường Phong Châu - Thị xã Phú Thọ là trung tâm văn hoá kinh tế của tỉnh. Vị trí này rất thuận lợi về mặt giao thông thuỷ, bộ: Cách ga Phú Thọ 300m, nằm sát bờ Sông Hồng gần quốc lộ 2. Ngoài ra, nhà máy nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ gốm cao cấp, cách mỏ nguyên liệu chính 4km.
Đây là những thuận lợi cơ bản để nhà máy tồn tại và phát triển trong tương lai, công suất thiết kế 1.000.000m2/năm. Thiết bị máy móc đồng bộ và bí quyết công nghệ do hãng SACMIITALIA cung cấp.
Tổng số vốn đầu tư : 64 tỷ VNĐ
- Thiết bị : 54 tỷ VNĐ
- Xây dựng cơ bản : 10 tỷ VNĐ
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công ty dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia ITALIA. Nhà máy đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra và đã cho ra những sản phẩm gạch lát nền cao cấp mang nhãn hiệu T-H đạt tiêu chuẩn EN 177 Châu Âu, cung cấp ổn định thị trường cả nước và tiến tới xuất khẩu trong những năm tiếp theo.
Từ năm 1988 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có bước tăng trưởng cao, luôn bảo toàn và phát triển được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, thường xuyên lo đủ việc làm cho hơn 200 cán bộ công nhân viên tạo việc làm cho người lao động, nhiều người được đào tạo từ các trường đại học, trên đại học. Công ty rất coi trọng việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước doanh nghiệp là đơn vị duy nhất 10 năm liền (1988 - 1998) hoàn thành xuất sắc toàn diện kế hoạch.
Dưới đây là những thành tựu đạt được của công ty qua 2 năm gần đây có thể được biểu hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
1. Giá trị sản xuất công nghiệp
1.000đ
70.310.000
73.268.000
2. Sản phẩm gạch lát nền cao cấp Ceramic
1.000đ
1.152
1.201
3. Tổng doanh thu
1.000đ
55.040.000
56.819.000
4. Thu nhập bình quân 1 công nhân
đ/tháng
646.000
738.000
5. Lợi nhuận
1.000đ
1.613.000
1.915.000
2.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất gạch của công ty.
Công ty Sứ gốm Thanh Hà hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm của công ty là sản xuất gạch ốp lát cao cấp.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục bao gồm nhiều công đoạn chế biến khác nhau, giữa các công đoạn có mối tương quan với nhau và cùng tuân thủ các nguyên tắc về kỹ thuật, vật liệu tiêu chuẩn sản phẩm một cách chặt chẽ và quy trình này mang đặc tính kỹ thuật liên hoàn.
Nguyên vật liệu chủ yếu đầu vào để sản xuất gạch là: Đất sét, trường thạch, nước, cao lanh ...
Nguyên liệu có thể lấy từ kho đưa vào sản xuất hoặc nguyên vật liệu mua ngoài đưa xuống phân xưởng sản xuất.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý.
Công ty Sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở công nghiệp tỉnh Phú Thọ với bộ máy quản lý gồm đội ngũ các cán bộ có năng lực giữ vai trò chủ chốt, điều hành toàn bộ quá trình hoạt động của công ty, một bộ máy quản lý năng động và có hiệu quả. Vì vậy mô hình tổ chức quản lý của công ty khái quát bằng sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.1: sơ đồ quy trình sản xuất của công ty
Nguyên liệu thô đất sét
Nguyên liệu dẻo cao lanh
Bột trường
Thạch mịn
Tuyển chọn, cân đong
Tuyển chọn, phơi sấy
Lọc lắng ép
Đóng bánh
Nung sơ bộ
Nghiền mịn
Nghiền mịn
Cân đong, phối liệu
Tạo hình
Lò nung
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Giám đốc công ty
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng
KCS
Phòng
kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch LĐ
Phòng
TC-HC
Phòng
Tài vụ
Phòng
Vật tư- vận tải
Phòng
kinh doanh
Phòng
Thí nghiệm
Phân xường cơ điện
Phân xưởng N.Liệu
Phân xưởng Tạo hình
Phân xưởng Lò nung
Kho thành phẩm
Vận chuyển
Mỗi bộ phận đều có chức năng cụ thể như sau:
- Giám đốc công ty: Là người có quyền hành cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước, với tập thể cán bộ công nhân viên của công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách tiêu thụ sản phẩm và chuẩn bị vật tư phục vụ sản xuất.
- Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách trực tiếp sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư cho sản xuất và quản lý quá trình sử dụng vật tư, quản lý thành phẩm sản xuất ra. Ngoài ra hàng tháng, quý, năm phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng vật tư vận tải: Bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường mua nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng, giá cả ...
- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty, quản lý mọi nguồn thu, chi hàng tháng, quý, năm, tính toán đầu ra, đầu vào của từng sản phẩm từ đó tính lương thưởng cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời tổ chức thống kê ghi chép kiểm tra hoá đơn chứng từ đề xuất tổ chức quản lý, đảm bảo và phát huy vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ trong công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý toàn bộ lao động, trong công ty hàng tháng, quý, năm có kế hoạch đào tào đạo bồi dưỡng, tuyển dụng, đề xuất bố trí các cán bộ công nhân viên chủ chốt. Ngoài ra còn làm công tác chế độ chính sách và làm công tác hành chính của công ty.
Phòng kế hoạch lao động: Quản lý các thông tin dữ liệu sản lượng hàng ngày của từng đơn vị sản xuất, lượng tiêu thụ sản phẩm, giá thành vật tư, thiết bị sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Tổ chức tính toán các định mức kỹ thuật nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra các biện kỹ thuật góp phần giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
Phòng KCS: Là phòng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao sản phẩm cho khách hàng cũng như đưa sản phẩm vào nhập kho.
Như vậy cho thấy bộ máy quản lý của công ty tuân theo chế độ một thủ trưởng chuyên môn hoá ngành nghề từ cơ quan cho đến các phòng ban, quyền hạn quản lý được phân chia rạch ròi không chồng chéo do vậy phát huy được trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể của từng cán bộ quản lý. Bộ máy quản lý được tổ chức khá gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy công tác kế toán Công ty Sứ gồm Thanh Hà.
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp không bao giờ thiếu bộ máy kế toán, vì đây là bộ phận có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý. Thông qua việc đo lường, tính toán ghi chép, phân
loại tổng hợp các nghiệp vụ một cách đầy đủ kịp thời, chính xác về tình hình vận động của tài sản, vốn công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ kế toán luôn là bộ phận đắc lực của giám đốc nó cung cấp về tình hình tài chính của Công ty, qua các cán bộ kế toán giúp giám đốc nắm được tình hình hoạt động của công ty để quyết định quản lý phối hợp cho công ty mình.
Phòng kế toán của công ty có 6 người bao gồm.
- Một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ.
- Và 5 nhân viên kế toán.
Trong quá trình hạch toán của công ty, mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần kế toán cụ thể. Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức tổ chức kế toán "Nhật ký chứng từ".
Sơ đồ 2.3: sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Kế toán thanh toán nội bộ và kế toán NH-LĐTL
Kế toán TSCĐ công nợ
Kế toán thành phẩm
Kế toán tổng hợp NVL, thanh toán tiền mặt
Trong đó mỗi kế toán có quyền hạn và trách nhiệm nhất định.
- Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty chỉ đạo phối hợp thống nhất trong phòng tài chính kế toán, giúp giám đốc trong các lĩnh vực quản lý kinh tế toàn bộ công ty như vốn... lập kế hoạch tài chính.
- Kế toán tổng hợp kiêm nguyên vật liệu, thanh toán tiền mặt: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm đối với nhà nước và theo dõi giá trị
nguyên vật liệu nhập, xuất để lập chứng từ nhập xuất và tiến hành lập bảng phân bổ NVL và làm nhiệm vụ viết phiếu thu chi kế toán thanh toán nội bộ, lao động tiền lương và kế toán ngân hàng. Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán nội bộ giữa các đơn vị thành viên, theo dõi lượng tiền ở ngân hàng khi chuyển trả khách hàng cũng như tiền khách hàng trả qua ngân hàng, làm kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Kế toán TSCĐ - công nợ: Có trách nhiệm theo dõi sự tăng giảm để tính khấu hao tháng, quý, năm sau đó lập bảng tính khấu hao.
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Có trách nhiệm tập hợp phiếu bán hàng, hàng ngày xác định công nợ của các đối tượng mua hàng.
- Kế toán thành phẩm: Có nhiệm vụ ghi hoá đơn nhập - xuất thành phẩm hàng ngày.
2.1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng.
Do đặc điểm sản xuất của công ty, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều trong kỳ hạch toán. Do vậy để phản ánh kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi chép cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý, công ty đã áp dụng hình thức "Nhật ký chứng từ ". (Sơ đồ 2.4)
2.1.4.3. Sổ sách kế toán.
Trong quá trình tiêu thụ kế toán của Công ty sử dụng các sổ sau:
- Sổ chi tiết bán hàng: Phản ánh tình hình tiêu thụ từng loại mặt hàng sản phẩm, kế toán lập như sau:
Sơ đồ 2.4:
sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và số kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra.
sổ chi tiết bán hàng
Số CT
Ngày
Diễn giảI
Xuất bán
Doanh thu (Chưa có VAT)
Thuế GTGT
Tổng cộng
Tổng cộng:
- Bảng kê chi tiết bán hàng: Dùng để thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên với doanh nghiệp thì mở riêng mỗi người một sổ. Đối với những người không có quan hệ thường xuyên mở chung trên một tờ sổ. Mỗi hoá đơn
chứng từ ghi trên một dòng được theo dõi từ khi phát sinh đến khi thanh toán. Sổ này giúp theo dõi chi tiết các khoản nợ của khách hàng từ đó có biện pháp giải quyết tránh bị chiếm dụng vốn.
- Bảng kê số 11: Sổ này dùng phản ánh tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua không theo dõi chi tiết từng hoá đơn. Bảng kê này tạo điều kiện cho doanh nghiệp thấy tổng quát hơn tình hình công nợ đối với từng khách hàng. Đồng thời giúp cho việc so sánh đối chiếu số liệu với sổ sách kế toán có liên quan.
- Nhật ký chứng từ số 8: Dùng để phản ánh tổng hợp tình hình tiêu thụ thu nhập kết quả và thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể nó phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, chi phí ngoài sản xuất, doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Nhật ký chứng từ số 8 cho thấy tình hình sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Nó cung cấp số liệu tổng hợp để lập báo cáo kế toán về sản xuất tiêu thụ kết quả kinh doanh.
Số liệu NKCT số 8 dùng để ghi vào sổ cái.
2.2. thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào. Có thể nói tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm sẽ quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp.
Công ty Sứ gốm Thanh Hà nhận thức được tầm quan trọng của tiêu thụ đã có các chính sách hết sức linh hoạt, hợp lý.
Hiện nay công ty chỉ áp dụng duy nhất một phương thức bán hàng trực tiếp.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
2.2.1. Với khách hàng.
Trong quá trình tiêu thụ của Công ty có quan hệ với nhiều khách hàng. Vì việc phân loại khách hàng để có phương thức thanh toán tiền hàng là cần thiết.
Đối với khách hàng thường xuyên có tín nhiệm với công ty thì có thể cho họ nợ lại để thanh toán sau theo hợp đồng mua bán, thống nhất về số lượng chất lượng, giá cả, hình thức thanh toán ...
Đối với khách hàng không thường xuyên hoặc không có tín nhiệm, trước khi lấy hàng phải thanh toán đầy đủ tiền hàng theo hoá đơn.
2.2.2. Về giá cả.
Để khuyến khích thu hút khách hàng, công ty có một số chính sách giá hết sức linh hoạt, giá bán được tính dựa trên giá cả thị trường, đồng thời được dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng với Công ty, công ty có khuyến mãi với khách hàng thường xuyên mua hàng của công ty và mua với số lượng lớn.
2.2.3. Về phương thức giao hàng.
Hiện nay, hầu hết khách hàng đến công ty mua hàng cùng phương tiện vận chuyển của họ, việc giao hàng ngay tại kho thành phẩm của Công ty. Trường hợp khách hàng có yêu cầu vận chuyển thì công ty đáp ứng kịp thời.
2.2.4. Về phương thức thanh toán.
Công ty sử dụng đa phương thức thanh toán, phụ thuộc vào khả năng thanh toán của khách hàng: Tiền mặt, séc chuyển khoản.
Việc thanh toán có thể là thanh toán ngay hoặc thanh toán sau công ty luôn tạo điều kiện cho khách hàng trong khâu thanh toán đồng thời đảm bảo không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Thanh toán trả chậm tại công ty hiện nay chiếm tỷ trọng lớn nhưng để quản lý các khoản phải thu trong hợp đồng kinh tế bao giờ cũng ghi rõ thời hạn thanh toán.
2.2.5. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm.
Để phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm kế toán tiêu thụ sử dụng các tài khoản sau:
TK 51121: Doanh thu bán thành phẩm ốp lát
TK 155: Thành phẩm
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 131: Phải thu của khách hàng
TK 532: Giảm giá hàng bán
TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Và các tài khoản khác có liên quan: TK 641, TK 642
2.3. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm.
2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng là số tiền đã thu được hoặc phải thu tính theo giá bán của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được XĐ là tiêu thụ. Công ty áp dụng hình thức GTGT theo phương pháp khấu trừ do vậy doanh thu bán hàng không bao giờ gồm cả thuế GTGT. Để phản ánh doanh thu bán hàng công ty sử dụng những tài khoản sau:
TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".
TK 131 "Phải thu của khách hàng".
TK này sử dụng đối với việc bán hàng mà khách hàng thanh toán sau.
- Sử dụng một số tài khoản liên quan như TK 111, 112, 113 ... (trường hợp bán thu tiền ngay).
Chứng từ chủ yếu của Công ty Sứ Gốm Thanh Hà sử dụng trong bán hàng là hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT (xem mẫu biểu 1). Hoá đơn GTGT là loại hoá đơn được sử dụng đối với các DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hoá, dịch vụ. Hoá đơn do Bộ tài chính phát hành, khi lập doanh nghiệp phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định như giá bán (chưa thuế GTGT) Thuế GTGT tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
ỗi hoá đơn có thể ghi cho nhiều loại thành phẩm. Trong thực tế công ty tiêu thụ 2 loại gạch: Gạch ốp lát, gạch a xít chịu lửa. Kế toán thanh toán thực hiện theo dõi tình hình bán hàng riêng cho hai hình thức bán thu tiền ngay và bán chịu. Song việc hạch toán tổng hợp giá thành thực tế xuất kho vào cuối quý ghi cho từng loại sản phẩm không phân chia việc thu tiền ngay và bán chịu.
Hoá đơn GTGT của công ty do Phòng tài chính lập và được ghi làm 3 liên.
Liên 1: Lưu tại gốc (Màu tím)
Liên 2: Giao cho khách hàng (Màu đỏ)
Liên 3: Làm căn cứ để thủ kho xuất hàng (Màu xanh).
* Mẫu biểu 1.
Hoá đơn (GTGT)
Liên 3: Dùng để thanh toán
Mẫu 01-GTGT-322
BC/99-B
N0: 77341
Ngày 06/02/2004
Đơn vị bán hàng: Công ty Sứ gốm Thanh Hà
Địa chỉ:
Điện thoại:
Họ tên người mua: Nguyễn Văn Kiên
Đơn vị: Cửa hàng
Địa chỉ: Yên Bái
Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán
Số TT
Tên thành phẩm, hàng hoá
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Gạch ốp lát
m2
320
38.500
12.320.000
Cộng tiền hàng
Thuế xuất 10% Tiền thuế GTGT
Tổng số tiền thanh toán
12.320.000
1.232.000
13.552.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu, năm trăm năm mươi hai ngàn đồng chẵn
Người mua hàng
kế toán trưởng
thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Từ các hoá đơn GTGT kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết bán hàng và bảng kê chi tiết bán hàng để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm của Công ty, theo dõi doanh thu đạt được khi tiêu thụ của thành phẩm theo dõi tình hình thanh toán của người mua. Bảng kê chi tiết bán hàng được mở chi tiết cho từng khách hàng (mẫu biểu 2, 3).
Công ty áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp (giao bán đại lý bán buôn qua kho) vì vậy khi xuất hàng hoá đem bán doanh thu được ghi nhận.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán định khoản.
- TH thanh toán ngay:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511
Có TK 3331
- TH khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc trả chậm.
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
VD:
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 77341 ngày 6/2/2004 kế toán định khoản:
Nợ TK 131 13.552.000
Có TK 511 (51121) 12.320.000
Có TK 3331 1.232.000
Định khoản trên được phản ánh vào sổ chi tiết bán hàng (mẫu biểu 02) và bảng kê thi tiết bán hàng (mẫu biểu 03) cho anh Nguyễn Văn Kiên. Tương ứng với các cột ở sổ chi tiết bán hàng.
Doanh thu: 12.320.000
Thuế GTGT: 1.232.000
Tổng số tiền thanh toán 13.552.000
+ Hoá đơn GTGT số 002862 ngày 19/3/2004 chị Nguyễn Anh Thương mua gạch của Công ty và thanh toán tiền ngay. Kế toán lập phiếu thu chuyển, thủ quỹ thu tiền, thủ quỹ vào sổ qũy thu chi tiền mặt và chuyển giao chứng từ cho kế toán thanh toán.
Kế toán định khoản.
Nợ TK 111 5.511.000
Có TK 511 5.010.000
Có TK 3331 501.000
Đồng thời kế toán phản ánh sổ chi tiết bán hàng và bảng chi tiết bán hàng.
+ Ngày 28/3/2004 Công ty nhận được giấy báo có số 253 từ NH gửi tới do anh Nguyễn Văn Kiên gửi tới trả tiền mua hàng.
Kế toán định khoản
Nợ TK 112 20.000.000
Có TK 131 20.000.000
Đồng thời được phản ánh vào sổ theo dõi thanh toán (Mẫu biểu 4).
Mẫu biểu 2
Sổ chi tiết bán hàng
Mở sổ ngày 01 tháng 3 năm 2004
Số CT
Ngày
Diễn giảI
Xuất bán
Doanh thu
(Chưa có VAT)
Thuế GTGT
Tổng cộng
002746
1
Nguyễn Văn Dân – Hưng Yên
1.154
45.325.000
4.532.500
49.857.500
002760
3
Cao Chu Oanh – Việt Trì
390
13.300.000
1.330.000
14.630.000
002781
5
Trần Đức Thắng – Công nhân
12
474.000
47.400
521.400
002791
6
Trần Thái Bình - Đông Anh
1.057
41.161.500
4.116.100
45.277.600
002844
15
Bùi Công Hoàn – Hạ Hoà
14
460.200
46.000
506.200
002855
18
Nguyễn Văn Kiên – Yên BáI
610
25.075.000
2.507.500
27.582.500
002862
19
Nguyễn Anh Phương – BV Yên Lập
130
5.010.000
501.000
5.511.000
Tổng cộng:
74.238
2.904.606.100
290.459.200
3.195.065.300
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 3
Công ty sứ gốm thanh hà
Bảng kê chi tiết bán hàng quý I/2004
Đại lý: Nguyễn Văn Kiên – Yên Bái
N
T
Số chứng từ
Nội dung
Ghi nợ TK131, có TK liên quan
Cộng nợ
Ghi có TK 131-Nợ TK liên quan
Cộng có
Số dư
TH
TN
SL
51121
3331
TK131
111
112
6411
TK131
Nợ
Có
Dư đầu quý
137.254.300
-
5
2
77309
Mua hàng
1.155
44.406.000
4.440.600
48.846.600
186.100.900
-
6
2
77334
Mua hàng
1.244
47.565.000
4.756.500
52.321.500
238.422.400
-
6
2
77341
Mua hàng
320
12.320.000
1.232.000
13.552.000
251.974.400
-
26
2
2731
Mua hàng
392
14.761.400
1.476.100
16.237.500
268.211.900
-
5
2
130
Trả tiền
-
50.000.000
50.000.000
218.211.900
-
6
2
139
Trả tiền
-
50.000.000
50.000.000
168.211.900
-
18
3
2855
Mua hàng
610
25.075.000
2.507.500
27.582.500
195.794.400
-
28
3
253
Trả tiền
-
20.000.000
20.000.000
175.794.400
-
Khuyến mại
4.000.000
4.000.000
171.794.400
-
Khuyến mại
2.500.000
2.500.000
169.294.400
-
Cộng quý I
3.721
144.127.400
14.412.700
158.540.100
120.000.000
-
6.500.000
126.500.000
169.294.400
-
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 4
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
TK 131 “Phải thu của KH”
Đối tượng anh Nguyễn Văn Kiên - Yên Bái
Quý I/2004
Loại tiền VNĐ
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số PS
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
TH
TN
Dư đầu kỳ
137.254.300
5/2
77309
A. Kiên mua hàng của C.ty
511.333
48.846.600
186.100.900
5/2
130
A. Kiên trả tiền
112
50.000.000
136.100.900
6/2
77334
A. Kiên mua hàng của C. ty
511.333
52.321.500
188.422.400
6/2
77341
A. Kiên mua hàng của C. ty
511.333
13.552.000
201.974.400
6/2
139
A. Kiên trả tiền
112
50.000.000
151.974.400
26/2
2731
Mua hàng
511.333
16.237.500
168.211.900
18/3
2855
Mua hàng
511.333
27.582.500
195.794.400
28/3
253
Trả tiền
112
20.000.000
175.794.400
Trả tiền khuyến mại
4.000.000
171.794.400
Trả tiền khuyến mại
2.500.000
169.294.400
Cộng quý I
158.540.100
126.500.000
169.294.400
Ngày 30 tháng 4 năm 2004
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
Mẫu biểu 5
Sổ cái
TK 511 “Doanh thu bán thành phẩm ốp lát”
Quý I / 2004
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
30/3
77271
24/1
Doanh thu bán hàng cho Trần Thái Bình - Đông Anh
131
46.038.500
31/3
77394
18/2
Doanh thu bán hàng cho Lê Thị Mai – Tuyên Quang
131
29.810.000
31/3
2731
26/2
Doanh thu bán hàng cho Nguyễn Văn Kiên – Yên Bái
131
14.761.400
31/3
2855
18/3
Doanh thu bán hàng cho Nguyễn Văn Kiên – Yên Bái
131
25.075.000
31/3
Kết chuyển giảm giá hàng bán
532
720.203.600
31/3
Kết chuyển doanh thu để XĐKQTT
911
10.194.573.000
Tổng:
10.914.777.400
10.914.777.400
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 6
Sổ cái
TK 131 “Phải thu của khách hàng”
Quý I / 2004
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu quý
13.263.626.021
31/3
77271
24/1
Trần Thái Bình mua hàng
511.3331
50.642.300
31/3
77394
18/2
Lê Thị Mai mua hàng
511.3331
32.791.000
31/3
2731
26/2
Nguyễn Văn Kiên mua hàng
511.3331
16.237.500
31/3
Giảm giá hàng bán cho Phùng Thị Đoan
532
406.316.400
31/3
Số thuế giảm trừ cho khách hàng Phùng Thị Đoan
40.631.600
Tổng phát sinh
11.899.642.300
12.197.485.900
31/3
Dư cuối kỳ
12.965.782.421
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 7
Công ty sứ gốm thanh hà
Sổ tài khoản 511
Doanh thu bán thành phẩm ốp lát
Dư đầu kỳ nợ Dư đầu kỳ có
TK
Bên nợ ghi
Cả năm
TK
Bên có ghi
Cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
911
10.194.573.800
10.194.573.800
111
102.851.400
102.851.400
532
720.203.600
720.203.600
131
10.811.926.000
10.811.926.000
Cộng:
10.914.777.400
10.914.777.400
Cộng:
10.914.777.400
10.914.777.400
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 8
Công ty sứ gốm thanh hà
Sổ tài khoản 131
Phải thu của khách hàng
Dư đầu kỳ Nợ: 13.263.626.021 Dư đầu kỳ Có
TK
Bên nợ ghi
Cộng cả năm
TK
Bên có ghi
Cộng cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
5111
10.811.926.000
10.811.926.000
111
7.090.686.900
7.090.686.900
3331
1.087.716.300
1.087.716.300
112
3.578.614.600
3.578.614.600
532
720.203.600
720.203.600
641
735.960.500
735.960.500
3331
72.020.300
72.020.300
Cộng:
11.899.642.300
11.899.642.300
Cộng:
12.197.485.900
Dư cuối kỳ
12.965.782.421
Dư cuối kỳ có
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2.3.2. Kế toán thuế GTGT.
Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, kế toán bán hàng lập tờ khai thuế GTGT (Mẫu biểu 6) rồi gửi cho kế toán tổng hợp lập bảng kê hoá đơn chứng từ thành phẩm (mẫu biểu 10).
Trên cơ sở đó kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu ở các tờ khai thuế GTGT và tính ra số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
Thuế GTGT phải nộp
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
+
Thuế GTGT công ty còn nợ
+
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
Tờ khai thuế GTGT được lập làm 2 liên.
Liên 1: Gửi cho Cục thuế Thị xã Phú Thọ làm căn cứ nộp thuế.
Liên 2: Kế toán lưu lại để cuối năm quyết toán đối chiếu Công ty tính thuế GTGT theo tháng.
Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT do kế toán tổng hợp lập, kế toán quỹ làm thủ tục nộp thuế.
VD: Căn cứ vào tờ khai thuế GTGT tháng 3/2004 kế toán phản ánh số tiền thuế GTGT được khấu trừ.
Nợ: TK 3331 115.526.500
Có: TK 133 115.526.500
Mẫu biểu 9
Mẫu 01/GTGT
Tờ khai thuế GTGT
Tháng 3 năm 2004
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở: Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ
Địa chỉ: …….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
ĐVT: VNĐ
TT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh số chưa thuế
Thuế GTGT
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
2.904.606.100
290.460.600
2
Hàng hoá dịch vụ chịu VAT
2.904.606.100
290.460.600
3
Thuế GTGT đầu vào
1.155.265.500
115.526.500
4
Thuế GTGT được khấu trừ
115.526.500
5
Thuế GTGT (2 - 4)
174.934.100
6
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
20.751.000
7
Thuế GTGT nộp trong tháng
13.756.000
8
Thuế GTGT đã hoàn trả
-
9
Thuế GTGT phải nộp trong tháng (5 + 6 – 7)
59.929.100
Ngày 7 tháng 4 năm 2004
Kế toán trưởng
Mẫu biểu 10
Mẫu 02/GTGT
Bảng kê hoá đơn chứng từ thành phẩm
Tháng 3 năm 2004
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ .
Địa chỉ: …….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…….
ĐVT: VNĐ
Chứng từ
Tên khách hàng
D. số bán chưa thuế
Thuế GTGT
Ghi chú
Số
Ngày
002746
1
Nguyễn Văn Dân – Hưng Yên
45.325.000
4.532.500
002760
3
Cao Chu Oanh – Việt Trì
13.300.000
1.330.000
002781
5
Trần Đức Thắng – Công nhân
474.000
47.400
002791
6
Trần Thái Bình - Đông Anh
41.161.500
4.116.150
002844
15
Bùi Công Hoàn – Hạ Hoà
460.200
46.000
002855
18
Nguyễn Văn Kiên – Yên Bái
25.075.000
2.507.500
Tổng:
2.904.606.100
290.459.200
Ngày 05 tháng 4 năm 2004
Người lập Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
2.3.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong quá trình bán hàng thường phát sinh các khoản làm giảm doanh thu như GGHB, HBBTL, CKTM.
Khi phát sinh các khoản giảm trừ này kế toán ở Công ty gốm sứ Thanh Hà - Phú Thọ thường sử dụng các tài khoản sau:
TK 531: “Hàng bán bị trả lại”
TK 532: “GGHB”
TK 521: “TK TM”
Căn cứ vào phiếu nhập kho hoặc quyết định sử lý của cấp trên kế toán phản ánh giá vốn của HBBTL, GGHB… đồng thời phản ánh tổng giá thanh toán của các khoản giảm trừ. Cuối kỳ hạch toán kết chuyển doanh thu của các khoản giảm trừ sang TK DTT về bán hàng. Để trừ DTT xác định kết quả tiêu thụ.
VD:
Đại lý Phùng Thị Đoan – Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra kho hàng của mình thấy sản phẩm của công ty kém phẩm chất sai quy cách hợp đồng và yêu cầu phía công ty giảm giá cho họ. Kế toán tiêu thụ căn cứ theo quyết định số 292 ngày 25 tháng 12 năm 2002 của Công ty lập chứng từ XĐ khoản giảm giá và tính vào số tiền khách hàng còn nợ.
Chứng từ xác định khoản giảm giá được lập như sau:
Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng số 050651 ngày 11/3/2004 tổng số tiền giảm giá cho lô hàng (chưa có VAT) là 406.316.400 kế toán định khoản.
Nợ TK 532 406.316.400
Nợ TK 3331 40.631.600
Có TK 131 446.948.000
Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu hàng bán bị giảm giá sang TK doanh thu (511) để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511 406.316.400
Có TK 532 406.316.400
Trong quý I phát sinh khoản giảm giá hàng bán nên làm cho DT trong quý giảm là:
Kế toán kết chuyển khoản giảm giá hàng bán của cả quý I.
Nợ TK 511 702.203.600
Có TK 532 702.203.600
Đồng thời được phản ánh chi tiết trên bảng kê số 11 – Quý I năm 2004 (mẫu biểu 11) và phản ánh vào sổ chi tiết thanh toán với người mua.
Cuối quý căn cứ vào dòng tổng cộng quý I của bảng kê chi tiết bán hàng từng đối tượng khách hàng kế toán vào bảng kê số 11 cho từng TK tương ứng.
Ví dụ: Căn cứ vào dòng tổng cộng quý I năm 2004 của bảng kê chi tiết bán hàng đối tượng: Nguyễn Văn Kiên – Yên Bái kế toán vào bảng kê số 11 (Mẫu biểu 11)
Trích bảng kê số 11.
Mẫu biểu 11
Công ty sứ gốm thanh hà
Bảng kê số 11 – Quý I / 2003
STT
Họ và tên
Địa chỉ
Dư đầu kỳ
Ghi nợ TK 131, ghi có các TK
Công nợ
TK 131
Nợ
Có
51121
3331
1
Phùng Thị Đoan
TP Hồ Chí Minh
1.624.412.209
-
-
-
-
2
Trần Đức Lợi
TP Hồ Chí Minh
1.507.507.098
-
-
-
-
3
Đoàn Ngọc Lê
Đà Nẵng
3.045.956.764
-
1.203.436.500
120.343.600
1.323.780.100
4
Lê Văn Hùng
Lâm Thao
-
-
-
-
-
5
Nguyễn Văn Kiên
Yên Bái
137.254.300
-
144.127.400
14.412.700
158.540.100
6
Cao Chu Oanh
Việt Trì
919.270.455
-
1.092.255.900
109.224.400
1.229.741.300
7
Đinh Xuân Thanh
Phú Thọ
121.380.400
-
25.477.300
2.547.600
28.024.900
8
Hoàng Chính Công
Phú Thọ
332.314.950
-
37.707.500
3.770.700
41.478.200
9
Trần Thái Bình
Đông Anh – Hà Nội
13.808.800
-
270.911.500
27.091.000
298.002.500
10
Bùi Minh Lực
Yên Bái
107.769.700
-
61.614.000
6.161.400
67.775.400
11
Tô Thị Dung
Thái Nguyên
293.060.200
-
220.420.000
22.042.000
242.462.000
12
Hồ Viết Tâm
Nghệ An
188.615.300
-
150.228.600
15.022.800
165.251.400
Tổng cộng:
13.263.626.021
-
10.811.926.000
1.087.716.300
11.899.642.300
Ghi Có TK 131, Ghi Nợ các TK
Công có
TK 131
Dư cuối kỳ
111
112
6411
532
3331
Nợ
Có
-
-
-
406.316.400
40.631.600
446.948.000
1.177.464.209
-
-
-
-
313.887.200
31.388.700
345.275.900
1.162.231.198
-
-
1.900.000.000
154.327.000
-
-
2.054.327.000
2.315.409.864
-
-
-
-
-
-
-
-
-
120.000.000
-
6.500.00
-
-
126.500.000
169.294.400
-
865.156.100
-
48.967.500
-
-
991.541.100
1.157.470.655
-
27.820.000
-
-
-
-
27.820.000
121.585.300
-
71.225.000
-
-
-
-
71.225.000
317.060.650
-
14.901.100
200.000.000
9.393.500
-
-
224.294.600
109.794.700
-
-
40.000.000
6.000.000
-
-
46.000.000
129.545.100
-
155.000.000
100.000.000
30.882.000
-
-
285.882.000
249.640.200
-
-
147.500.000
20.330.000
-
-
167.830.000
186.036.700
-
7.090.686.900
3.578.614.600
735.960.500
720.203.600
72.020.300
12.197.485.900
12.965.782.421
-
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2.3.4. Kế toán giá vốn hàng bán.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và tính trị giá vốn theo phương pháp đích danh từng loại thành phẩm. Căn cứ vào bảng tính giá thành thực tế thành phẩm ốp lát và bảng nhập xuất tồn kho thành phẩm để kế toán xác định giá vốn của hàng xuất bán.
Để kế toán GVHB kế toán sử dụng phiếu xuất kho theo mẫu 02-VT theo Quyết định QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 Bộ tài chính (Mẫu biểu 12).
Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên.
Mẫu biểu 12
Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ
Địa chỉ: Ngày 06/02/2004
Số 250
Nợ …….
Có …….
Mẫu 02 vật tư
QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐCT
Ngày 01/01/95
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Kiên Địa chỉ: Yên Bái
Lý do xuất kho : Xuất bán
Xuất tại kho :
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư thành phẩm
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Gạch ốp lát
m2
130
130
Cộng:
P. trách bộ phận SD
P. trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
T. trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Kế toán giá vốn hàng bán ở Công ty sử dụng TK 632 “GVHB” và tài khoản 155 “Thành phẩm”.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 632
Có TK 155
đ K/C
Nợ TK 911
Có TK 632
ị
XĐKQKD
Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn (GTGT) số 002862 ngày 18 tháng 03 năm 2004 và phiếu xuất kho số 250 kế toán phản ánh giá vốn.
Số lượng xuất bán của lô hàng 130m2.
Giá thành đơn vị 28.529d
Nợ TK 632 3.708.770
Có TK 155 3.708.770
Tương tự như vậy kế toán phản ánh giá vốn hàng xuất bán quý I/2004.
Nợ TK 632 7.918.061.667
Có TK 155 7.918.061.667
Định khoản này được phản ánh vào sổ cái TK 632 (Mẫu biểu 13) và sổ cái TK 156 (Mẫu biểu 16). Đồng thời phản ánh vào sổ tài khoản 632, sổ TK 155.
Mẫu biểu 13
Sổ cái
TK 632 “GVHB” thành phẩm ốp lát
Quý I/2004
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
30/3
2791
6/3
Giá vốn hàng bán cho Trần Thái Bình - Đông Anh
155
35.657.700
30/3
2801
8/3
Giá vốn hàng bán cho Lê Thị Mai -Tuyên Quang
155
24.885.450
30/3
2855
18/3
Giá vốn hàng bán cho Nguyễn Văn Kiên - Yên Bái
155
21.045.600
30/3
Cuối kỳ kết chuyển
7.918.061.667
Cộng phát sinh
7.918.061.667
7.918.061.667
Người lập Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 14
Công ty sứ gốm thanh hà Sổ tài khoản 632
Giá vốn bán hàng ốp lát
Dư đầu kỳ Nợ Dư đầu kỳ Có
TK
Bên nợ ghi
Cộng cả năm
TK
Bên có ghi
Cộng cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1551
7.918.061.667
-
-
-
7.918.061.667
9111
7.918.061.667
-
-
-
7.918.061.667
Cộng
7.918.061.667
Cộng:
7.918.061.667
7.918.061.667
Dư CK Nợ
Dư CK
Có
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 15
công ty sứ gốm thanh hà Sổ tài khoản 155
thành phẩm ốp lát
Dư đầu kỳ Nợ: 697.666.056 Dư đầu kỳ Có
TK
Bên ợ ghi
Cộng cả năm
TK
Bên có ghi
Cộng cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
154
8.565.530.333
-
-
-
8.565.530.333
632
7.918.061.667
7.918.061.667
Cộng
8.565.530.333
8.565.530.333
7.918.061.667
7.918.061.667
Dư CK Nợ
1.345.134.722
Dư CK
Có
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 16
Sổ cái
TK 155 “Thành phẩm”
Quý I/2004
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
697.666.056
30/3
2791
6/3
Bán hàng cho Trần Thái Bình Đông Anh
632
35.657.700
30/3
2801
8/3
Bán hàng cho Lê Thị Mai Tuyên Quang
632
24.885.450
30/3
2855
18/3
Bán hàng cho Nguyễn Văn Kiên Yên Bái
632
21.045.600
Cộng phát sinh
8.565.530.333
7.918.061.667
Dư cuối kỳ
1.345.134.722
ị Tổng hợp vào sổ TK 632 (Mẫu biểu 14) sổ 155 (Mẫu biểu 15).
2.3.5. Kế toán chi phí bán hàng.
- Chứng từ sử dụng:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, bảng tính, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ… kế toán kiểm tra, phân loại và hoàn chỉnh chứng từ, sau đó tập hợp vào chi phí bán hàng. Kế toán sử dung TK 641 “Chi phí bán hàng” để tập hợp theo dõi chi phí phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ chi phí bán hàng được kết chuyển toàn bộ sang TK 911 để khẳng định kết quả KD trong kỳ.
Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng tại Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ.
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán chi phí BH
TK 111
TK 641
TK 911
38.184.500
38.184.500
K/C
861.142.808
861.142.808
TK 112
9.658.763
9.658.763
TK 131
735.960.500
735.960.500
TK 141
25.047.091
25.047.091
TK 152
7.635.654
7.635.654
TK 214
8.744.800
8.744.800
TK 334
31.388.000
31.388.000
TK 338
4.523.500
4.523.500
Đồng thời được phản ánh vào các nhật ký chứng từ, nhật ký chứng từ số 1 (Mẫu biểu 17), nhật ký chứng từ số 2 (Mẫu biểu 18).
VD: Ngày 24/02/2004 số chứng từ số 166: Nguyễn Trung Kiên phòng kinh doanh chi phí công tác kiểm tra thị trường tháng 1/2003 kế toán ghi:
Nợ TK 641 1.725.000
Có TK 111 1.725.000
Mẫu biểu 17
nhật ký chứng từ số 1
Quý I / 2004
STT
Số hiệu
ghi nợ
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 111
1
…….
2
…….
…….
…….
…….
…….
8
641
Chi tiền cho công tác kiểm tra thị trường tiêu thụ
1.725.000
…….
12
642
Công ty trả tiền QLDN
10.085.700
Cộng:
ở nhật ký chứng từ số 1.
Dòng cộng quý I cột ghi Nợ TK 641 được ghi vào sổ TK 641 “Chi phí bán hàng” số tiền là: 38.184.500 (Mẫu biểu 17).
ị Định khoản Nợ 641 38.184.500
Có TK 111 38.184.500
VD: Ngày 11/3/2004 nhận được giấy báo nợ của NH về việc công ty thanh toán số tiền vận chuyển hàng đi bán ngày 60/02/2004.
Kế toán định khoản.
Nợ TK 641 4.218.653
Có TK 112 4.218.653
Được phản ánh ở nhật ký chứng từ số 2. (mẫu biểu 18)
Mẫu biểu 18
nhật ký chứng từ số 2
Quý I / 2004
STT
Số hiệu
ghi nợ
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 111
1
…….
2
…….
…….
…….
…….
…….
5
641
Nhận được giấy báo nợ của NH về việc công ty thanh toán tiền vận chuyển
4.218.653
…….
10
642
Nhận được giấy báo nợ của NH về việc công ty thanh toán quản lý DN
8.921.754
Cộng:
ở nhật ký chứng từ số 2.
Tổng dòng ghi Nợ TK 641 được ghi vào sổ TK 641: Chi phí bán hàng số tiền là: 9.658.763 (Mẫu biểu 20)
Kế toán định khoản Nợ TK 641 9.658.763
Có TK 112 9.658.763
Căn cứ vào số chi phí bán hàng phát sinh để đưa vào sổ cái 641. (mẫu biểu 19).
Mẫu biểu 19
Sổ cái
TK 641 “Chi phí bán hàng”
Quý I/2004
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…….
…….
…….
Tổng số tiền mặt dùng phí BH
111
38.184.500
…….
…….
…….
Tổng số tiền GNH dùng cho chi phí BH
112
9.658.763
30/3
2618
6/2
Chi tương ứng cho bộ phận bán hàng
141
25.047.091
30/3
7341
2/3
Hoa hồng trả cho khách hàng
131
735.960.500
30/3
8181
4/3
Xuất vật liệu cho bộ phận BH
152
7.635.654
30/3
9810
30/3
Lương và các khoản phải trả cho NV bán hàng
334,338
35.911.500
30/3
31/3
Cuối kỳ kết chuyển chi phí BH sang TK XĐKQKD
911
861.142.808
Cộng phát sinh
861.142.808
861.142.808
Người lập Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 20
Công ty sứ gốm thanh hà Sổ tài khoản 641
chi phí bán hàng
Dư đầu kỳ Nợ Dư đầu kỳ Có
TK
Bên nợ ghi
Cộng cả năm
TK
Bên có ghi
Cộng cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
214
8.774.800
-
-
-
8.774.800
911
861.142.808
-
-
-
861.142.808
334
31.388.000
-
-
-
31.388.000
3382
627.800
-
-
-
627.800
3383
3.437.400
-
-
-
3.437.400
3384
458.300
-
-
-
458.300
111
38.184.500
-
-
-
38.184.500
112
9.658.763
-
-
-
9.658.763
141
25.047.091
-
-
-
25.047.091
131
735.960.500
-
-
-
735.960.500
152
7.635.654
-
-
-
7.635.654
Cộng:
861.142.808
861.142.808
Cộng:
861.142.808
861.142.808
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2.3.6. Kế toán chi phí QLDN.
Trong quá trình kinh doanh công ty phải bỏ ra những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Tại Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ trong chi phí QLDN bao gồm nhiều khoản có nội dung khác nhau: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí KHTSCĐ, thuế, phí lệ phí, chi phí bằng tiền khác.
Để hạch toán chi phí QLDN, kế toán sử dụng tài khoản 642 và được mở chi tiết theo nội dung của chi phí QLDN.
Cuối kỳ chi phí QLDN được tập hợp và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ.
Trình tự kế toán chi phí QLDN tại Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ quý I/2004.
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ chi phí QLDN
TK 111
TK 642
TK 911
25.765.800
25.765.800
25.300.778
K/C
255.300.778
TK 112
77.899.000
77.899.000
TK 214
99.420.848
99.420.840
TK 334, 338
52.215.130
52.215.130
Cũng như đối với chi phí bán hàng, căn cứ vào các nhật ký chứng từ liên quan. Nhật ký chứng từ số 1, 2… tính chi phí QLDN, kế toán phản ánh vào sổ cái TK 642 (mẫu biểu 21), sổ tài khoản 642 (mẫu biểu 22).
Mẫu biểu 21
Sổ cái
TK 642 “Chi phí QLDN”
Quý I/2004
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
…….
30/3
2917
3/2
Chi TM cho QLDN
111
10.085.700
…….
…….
30/3
3148
16/3
Công ty thanh toán tiền cho QLDN
112
8.921.754
…….
…….
30/3
Lương và các khoản phải trả cho nhân viên QLDN
334.338
52.215.130
…….
30/3
Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả tiêu thụ
911
255.300.778
Cộng phát sinh:
225.300.778
255.300.778
Người lập Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 22
Công ty sứ gốm thanh hà Sổ tài khoản 642
chi phí qldn
Dư đầu kỳ Nợ Dư đầu kỳ Có
TK
Bên nợ ghi
Cộng cả năm
TK
Bên ghi có
Cộng cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
111
25.765.800
-
-
-
25.765.800
911
255.300.778
-
-
-
25.300.778
112
77.899.000
-
-
-
77.899.000
214
99.420.848
-
-
-
99.420.848
334.338
52.215.130
-
-
-
52.215.130
Cộng:
255.300.778
-
-
-
255.300.778
Cộng:
255.300.778
-
-
-
255.300.778
Dự CK Nợ
Dư CK Có
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 23
Nhật ký chứng từ số 8 – Quý I / 2004 – TK 51121
STT
Số hiệu TK ghi nợ
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
51121
1551
421
531
532
632
1
111
Tiền mặt
102.851.400
2
112
Tiền gửi ngân hàng
3
1122
Tiền gửi nhân hàng tỉnh (USD)
4
1122
Tiền gửi nhân hàng tỉnh (EUR)
5
1123
Tiền gửi nhân hàng tỉnh (VNĐ)
6
131
Phải thu của khách hàng
10.811.926.000
7
1388
Phải thu khác
8
51121
Doanh thu bán hàng
720.203.600
9
532
Giảm giá hàng bán
10
632
Giá vốn hàng bán
7.918.061.667
11
139
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
12
911
Xác định kết quả kinh doanh
66.995.441
7.918.061.667
13
3337
Thuế nhà nước, tiền thuê đất
14
711
Thu nhập tài chính
15
721
Thu nhập bất thường
Cộng:
10.914.777.400
7.918.061.667
66.995.441
-
720.203.600
7.918.061.667
641
642
711
721
811
821
911
Cộng
19.324.200
122.175.600
3.568.302
3.568.302
6.482
6.482
42.486
42.486
84.425
84.486
10.811.926.000
2.417.000
2.417.000
10.194.573.800
10.917.777.400
-
7.918.061.667
-
861.142.808
255.300.778
1.156.830.001
-
10.258.330.695
44.450.000
44.450.000
3.701.695
3.701.695
66.191.200
66.191.200
861.142.808
255.300.778
3.701.695
66.191.200
1.156.830.001
-
10.264.466.695
40.145.732.952
2.3.7. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nhiều thành phần, cạnh tranh gay gắt mỗi doanh nghiệp đều tận dụng hết những năng lực sẵn có nhằm tăng lợi nhuận củng cố và mở rộng thị phần của mình trên thị trường. Do vậy chức năng hàng đầu của kế toán tiêu thụ là xác định hiệu quả kinh doanh trong một kỳ của DN nhằm cung cấp đầy đủ về doanh thu, chi phí sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất để cho các nhà quản lý của DN sẽ quyết định đầu tư vốn vào sản xuất mặt hàng nào, số lượng, bao nhiêu tổ chức tiêu thụ như thế nào? để đạt được kết quả là tốt nhất.
Kết quả hoạt động kinh doanh của DN được xác định.
Kết quả HĐ kinh doanh
=
DTT – GVHB
-
Chi phí BH và QLDN
+
Doanh thu hoạt động TC
-
Chi phí
HĐTC
Cuối kỳ hạch toán (cuối quý) từ các sổ kế toán có liên quan như sổ cái, sổ chi tiết… kế toán tập hợp và phân loại để hạch toán kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Tại công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ cuối quý I/2004 tập hợp được các số liệu sau:
+ Doanh thu thuần từ hoạt động tiêu thụ (ốp lát)
10.194.573.800
Trong đó: Tổng DTBH
10.914.777.400
GGHB
720.203.600
+ Giá vốn hàng bán (thành phẩm ốp lát)
7.918.061.667
+ Chi phí bán hàng
861.142.808
+ Chi phí QLDN
255.300.778
Cuối quý kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả:
- Kết chuyển doanh thu thuần (thành phẩm ốp lát).
Nợ TK 511 10.194.573.800
Có TK 911 10.194.573.800
- Cuối kỳ kết chuyển GVHB (Thành phẩm ốp lát)
Nợ TK 911 7.918.061.667
Co TK 632 7.918.061.667
Lãi nhuận gộp = 10.194.573.800 – 7.918.061.667 = 2.276.512.133
(Thành phẩm ốp lát)
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng.
Nợ TK 911 861.142.808
Có TK 641 861.142.808
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN.
Nợ TK 911 255.300.778
Có TK 642 255.300.778
ở Công ty sứ gốm Thanh Hà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (kết quả hoạt động tiêu thụ) bao gồm kết quả hoạt động tài chính.
Công ty sử dụng TK 635 “chi phí hoạt động tài chính”
515 “doanh thu hoạt động tài chính”
Để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đến hoạt động tài chính.
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.
- Nợ TK 635
Có TK 131, 111, 112…
- Nợ TK 111, 112, 131, 138…
Có TK 515
Trong quý I/2004 chi phí hoạt động tài chính cho việc tiêu thụ thành phẩm ốp lát tập hợp được là: 1.156.830.001.
Doanh thu hoạt động tài chính: 3.701.695.
Cuối quý kế toán kết chuyển chi phí và doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả tiêu thụ.
- Cuối quý kết chuyển chi phí hoạt động tài chính.
- Nợ TK 911 1.156.830.001
Có TK 635 1.156.830.001
- Cuối quý kết chuyển doanh thu HĐTC
- Nợ TK 515 3.701.695
Có TK 911 3.701.695
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thành phẩm ốp lát (Quý I/2004).
= Lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng – Chi phí QLDN + TNHĐTC – Chi phí HĐTC
= 2.276.512.133 – 867.278.808 – 255.300.778 + 3.701.695 – 1.156.830.001 = 6.940.241
Trình tự hạch toán XĐKQ SXKD quý I/2004 (đối với thành phẩm ốp lát) phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: 2.7 Trình tự hạch toán XĐKQ SXKD
ở Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ
Quý I/2004
(ĐVT: đ)
TK 632
TK 911
TK 511
7.918.061.667
7.918.061.667
10.194.573.800
10.194.573.800
TK 641
867.278.808
161.1742.808
TK 515
TK 642
3.701.695
3.701.695
255.306.778
255.300.778
TK 635
1.156.830.001
1.156.830.001
TK 421
6.940.241
6.940.241
Mẫu biểu 24
Sổ cái
TK 911 “Xác định KQHĐKQ” (TP ốp lát)
Quý I/2003
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
30/3
Kết chuyển DTT
511
10.194.573.000
Kết chuyển GVHB
632
7.918.061.667
Kết chuyển chi phí BH
641
861.142.808
Kết chuyển chi phí QLDN
642
255.300.778
Kết chuyển DT HĐTC
515
3.701.695
Kết chuyển chi phí HĐTC
635
1.156.830.001
Kết chuyển lãi
421
6.940.241
Cộng phát sinh:
10.198.275.495
10.198.275.495
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 25
Công ty sứ gốm thanh hà Sổ tài khoản 911
“Xác định kết quả HĐ kinh doanh” (Thành phẩm ốp lát)
Dư đầu kỳ Nợ Dư đầu kỳ Có
TK
Bên nợ ghi
Cả năm
TK
Bên ghi có
Cả năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
632
7.918.061.667
-
-
-
7.918.061.667
511
10.194.573.800
-
-
-
10.194.573.800
641
867.278.808
-
-
-
867.278.808
515
3.701.695
-
-
-
3.701.695
642
255.300.778
-
-
-
255.300.778
635
1.156.830.001
-
-
-
1.156.830.001
421
6.940.241
6.940.241
Cộng:
10.198.275.495
10.198.275.495
Cộng:
10.198.275.495
10.198.275.495
Dư CK Nợ
Dư CK Có
Người ghi sổ kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu biểu 26
Sở công nghiệp Phú Thọ
Công ty sứ gốm Thanh Hà
Kết quả hoạt động, kinh doanh
(Thành phẩm ốp lát)
Quí I/2004
Phần I: Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ này
1. Doanh thu bán hàng
01
10.914.777.400
2. Các khoản giảm trừ
02
720.203.600
- Giảm giá hàng bán
03
720.203.600
- HBBTL
04
-
3. DTT về bán hàng
05
10.194.573.800
4. Giá vốn bán hàng
06
7.918.061.667
5. LN gộp về bán hàng
07
2.276.512.133
6. Chi phí bán hàng
08
861.142.808
7. Chi phí QLDN
09
255.300.778
8. Doanh thu hoạt động tài chính
10
3.701.695
9. Chi phí hoạt động tài chính
11
1.156.830.001
10. LN từ hoạt động kinh doanh
12
6.940.241
11. Thu nhập khác
13
21.741.200
12. Chi phí khác
14
-
13. LN khác
15
21.741.200
14. Tổng LN trước thuế
16
28.681.441
15. Thuế TNDN phải nộp (32%)
17
9.178.061
16. LN sau thuế
18
19.503.380
Mẫu biểu 27
Sở công nghiệp Phú Thọ
Công ty sứ gốm Thanh hà
Chi tiết tiêu thụ
STT
Tên sản phẩm
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Tiêu thụ trong kỳ
Hàng giảm giá
Lượng
Tiền
Lượng SX
Tiền
Xuất bán
Tiền
1
Gạch ốp lát L1 (m2)
12.576
76.372
70.246
2.886.436.000
2
Gạch ốp lát L2 (m2)
6.852
186.243
174.951
6.771.528.100
3
Gạch ốp lát L3 (m2)
411
34.416
32.511
1.123.613.500
4
Gạch ốp lát L4 (m2)
-
3.080
2.945
79.372.000
5
Gạch ốp lát L5 (m2)
40
138
138
2.760.000
6
Hàng tồn (m2)
2.465
766
3.231
71.067.800
Cộng I
22.344
697.666.056
301.015
8.565.530.333
284.022
10.914.777.400
720.203.600
7
Gạch chịu lửa (tấn)
163.476
196.343.452
-
-
0,32
480.000
8
Gạch chị axít (tấn)
84.330
156.538.945
-
-
24,15
65.205.000
9
Bột chịu lửa (tấn)
-
-
0,5
375.000
0,5
450.000
10
Gạch bảo ôn (tấn)
5.050
8.583.689
-
-
-
-
Cộng II
252.856
361.466.086
375.000
24,97
66.135.000
Tổng quý I / 2004
1.059.132.142
8.565.905.333
10.980.912.400
720.203.600
lãi (+) lỗ (-) quý I năm 2004
Doanh thu thuần
Z TT sản phẩm
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Doanh thu HĐTC
Chi phí HĐTC
Thuế GTGT
Lãi (+) Lỗ (-)
Tồn cuối kỳ
286.642.600
16.472
677.152.810
8.969
112.360.410
2.316
7.937.200
135
276.000
40
7.106.780
-
10.194.573.800
7.918.061.667
861.142.808
255.300.778
3.701.695
1.156.830.001
1.091.472.800
+ 6.940.241
27.932
1.345.134.722
480.000
384.336
48.000
+ 95.664
163,156
195.959.116
65.205.000
44.828.833
15.000.000
6.520.500
+ 5.376.167
60,180
111.710.112
450.000
375.000
45.000
+ 75.000
-
-
-
5.050
8.583.689
66.135.000
45.588.169
15.000.000
6.613.500
+ 5.546.831
316.252.917
10.260.708.800
7.963.649.836
861.142.808
270.300.778
3.701.695
1.156.830.001
1.098.086.300
+ 12.487.072
1.661.387.639
Kế toán trưởng Giám đốc công ty
Kết luận chương 2
Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường… theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nường. Những thành quả đã đạt được là nhờ việc thực hiện tốt công tác quản lý của ban lãnh đạo, mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung và bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng đã có những đóng góp tích cực giúp công ty nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, khẳng định vị thế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 3:
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác
tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty
3.1. Đánh giá chung.
3.1.1. Những thành tích cơ bản trong công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
Trong điều kiện nền KTTT thời mở cửa để có thể tồn tại và phát triển ban lãnh đạo công ty luôn luôn tìm tòi, học hỏi đưa ra các biện pháp kinh tế có hiệu quả, khắc phục mọi khó khăn, nhận thức đúng quy luật kinh tế để theo kịp với tiến trình hoà nhập chung.
Trong sự cố gắng cũng như thành tích chung của công ty phải kể đến sự phấn đấu và kết quả đạt được của công tác kế toán. Với sự cố gắng và có nhạy bén của mình bộ phận kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng và phòng kế toán của công ty nói chung đã thực hiện tốt công việc được giao đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa phòng kế toán và bộ phận liên quan. Đồng thời phản ánh chính xác các số liệu kế toán, kế toán công ty luôn chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính kế toán nhà nước, sử dụng hợp lý các sổ sách để phản ánh giám đốc tình hình tiêu thụ thành phẩm, đồng thời ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó bảo vệ được tài sản cũng như nguồn vốn của công ty.
Cùng với sự phát triển của công ty, trình độ quản lý của cán bộ trong công ty không ngừng được củng cố và nâng cao. Vấn đề mà lãnh đạo công ty quan tâm quản lý đó là khâu tiêu thụ thành phẩm từ đó ban lãnh đạo đưa ra các chính sách, các hướng giải quyết hợp lý để tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường để kết quả của công ty có thể đạt được là tốt nhất.
Về khâu tổ chức hạch toán cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh rõ ràng chính xác, đầy đủ thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng của công ty tương đối gọn nhẹ và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hạch toán kết quả kinh doanh ở mỗi kỳ một cách thường xuyên, liên tục. Quá trình luân chuyển chứng từ luôn được kiểm tra giám sát và sử lý kịp thời việc lưu giữ chứng từ kế toán đã sử dụng được thực hiện theo đúng quy định về chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của nhà nước.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiêu thụ thành phẩm được kế toán ghi chép và phản ánh đầy đủ vào các số lượng tương ứng giúp cho việc hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm chính xác.
Đối với các khoản phải nộp kế toán tiêu thụ của công ty đã tính toán chính xác với từng loại thuế suất đã được nhà nước quy định và kê khai một cách đầy đủ.
Đội ngũ kế toán nhiệt tình trách nhiệm, có trình độ cao phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của các kế toán tương đối đồng đều tương xứng với công việc chuyên môn của môĩ người, công tác kế toán được phân công rõ ràng từ đó phát huy tính chủ động sáng tạo cũng như sự thành thục trong công việc của mỗi người. Vì vậy việc hạch toán kết quả kinh doanh của công ty được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ kịp thời Công ty sử dụng hệ thống phần mềm kế toán máy, áp dụng cho mọi phần hành kế toán từ đó kết quả công ty đạt được ở mức độ chính xác cao cập nhật thông tin nhanh. Công ty đã cập nhật những sửa đổi bổ xung về hệ thống tài khoản kế toán.
Bên cạnh các ưu điểm bên trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty sứ gốm Thanh Hà vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục và hoàn thiện.
3.1.2. Những tồn tại chủ yếu trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm.
* Về phương thức tính giá hàng xuất.
Toàn bộ thành phẩm sản xuất trong kỳ khi kết thúc quý mới tính được giá thành công xưởng. Khi xuất bán kế toán không sử dụng giá hạch toán để theo dõi (giá hạch toán bằng 0). Vì vậy công việc kế toán bị dồn vào cuối quý dẫn đến hạn chế trong việc ra quyết định nhanh trong kỳ.
- Về quản lý các khoản phải thu của khách hàng.
Khách hàng của công ty thông thường khi xuất hàng sau khi có đầy đủ các thủ tục thanh toán hoặc thanh lý hợp đồng thì khách hàng mới thanh toán. Song vẫn không tránh khỏi sự dây dưa công nợ, sự rủi do về khách hàng, sự chiếm dụng vốn dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh là tất yếu nhưng công ty sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” để giảm rủi do tiềm tàng mà vẫn bảo toàn vốn cho doanh nghiệp.
Bán hàng là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình kinh doanh của các DN. Vì vậy để tăng lượng hàng hoá bán ra DN phải có chính sách tiêu thụ thích hợp.Sử dụng chính sách khuyến mại, hậu mãi, CKTT và CKTM cho khách hàng là hết sức cần thiết, để có thể tăng lượng hàng tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên ở công ty sứ gốm Thanh Hà các loại dịch vụ này chưa được phát triển.
Lập dư phờng giảm giá HTK là thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cho rủi ro tài chính nhằm trong giới hạn cho phép, có thể kiểm soát được. Nhưng hiện nay công ty sứ gốm Thanh Hà vẫn chưa lập dự phòng GGHTK.
- Về áp dụng kế toán quản trị tại công ty.
Hiện nay phòng kế toán công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị mà trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý và hệ thống kế toán mới, kế toán quản trị giữ vai trò đặc biệt trong sự điều hành và chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác kế toán quản trị là công cụ để các doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
3.2. Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ.
Nhằm đảm bảo tính khoa học hơn trong kế toán tiêu thụ thành phẩm cũng như làm tròn nghĩa vụ của kế toán là cung cấp và sử lý thông tin, hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ theo em thiết nghĩ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
3.2.1. Hoàn thiện phương pháp tính giá hàng xuất.
Theo phương pháp tính giá hàng xuất thành phẩm của công ty đến cuối kỳ kế toán mới tính được giá trị hàng xuất bán. Điều này làm giảm chức năng giám đốc bằng tiền của kế toán. Để khắc phục tình trạng trên công ty nên sử dụng giá hạch toán.
Đồng thời công ty nên sử dụng bảng kê số 9 “Tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá”. Đến cuối kỳ phản ánh theo giá thực tế nhằm cung cấp thông tin cho quản lý kịp thời hơn: Bảng kê số 9 được lập như sau:
Bảng kê số 9
Tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá
Quý I năm 2003
STT
Chỉ tiêu
TK 155: Thành phẩm
TK 156: Hàng hoá
Hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
1
I. Số dư đầu kỳ
2
II. Phát sinh trong kỳ.
3
- Từ NKCT số 5
4
- Từ NKCT số 6
5
- Từ NKCT số 7
6
- Từ NKCT số 1
7
- Từ NKCT số 2
…….…….…….…….
8
III. Cộng số dư đầu kỳ và số phát sinh
9
IV. Hệ số chênh lệch
10
V. Xuất trong kỳ
11
VI. Tồn kho cuối kỳ
3.2.2. Hoàn thiện quản lý các khoản thu của khách hàng và lập dự phòng phải thu khó đòi.
Với một số khách hàng công ty nên sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” để tránh rủi ro hạn chế những đột biết về kết quả sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. Cuối mỗi niên độ kế toán, công ty phải dự kiến số nợ của khách hàng không có khả năng thanh toán tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Số trích trước này gọi là dự phòng phải thu kho đòi:
Nợ TK 642
Có TK 139
Đối với các khoản nợ thực sự không đòi được khi có bằng chứng tin cậy là quyết định của toà án cho sử lý phá sản hay các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì công ty tiến hành xoá sổ các khoản nợ này. Khoản nợ xoá sổ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời theo dõi ở TK 004 “Nợ khó đòi đã sử lý” trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày xoá sổ.
Nợ TK 139 : Nếu đã lập dự phòng.
Nợ TK 642 : Nếu chưa lập dự phòng.
Có TK 131: Chi tiết từng đối tượng.
Đồng thời ghi đơn – Nợ TK 004
3.2.3. Về công tác kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20109.DOC