Tài liệu Đề tài Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội: Lời mở đầu
Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường mở cửa, với nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự thay đổi đó, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng, nó có nhiệm vụ tái sản xuất tài sản cố định, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP (từ 6% đến 12%) là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong xu thế phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây lắp có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có của nước ta. Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản phải trải qua nhiều khâu ( thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu…) địa bàn sản xuất luôn thay đổi thời gian kéo dài có khi lên tới vài năm.
Chính vì thế, hạch toán chi ...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường mở cửa, với nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự thay đổi đó, xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập giữ vị trí quan trọng, nó có nhiệm vụ tái sản xuất tài sản cố định, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP (từ 6% đến 12%) là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Trong xu thế phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây lắp có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có của nước ta. Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản phải trải qua nhiều khâu ( thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu…) địa bàn sản xuất luôn thay đổi thời gian kéo dài có khi lên tới vài năm.
Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần kế toán trọng yếu không thể thiếu đối với ngành xây dựng cơ bản. Với nhà nước, hạch toán và tính chi phí giá thành xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng là cơ sở để Nhà nước quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế…
Với các doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh bền vững lâu dài, ổn định phải tuân theo qui tắc thị trường. Do đó phải tìm cách giảm và bỏ những chi phí không cần thiết để thu được lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy chỉ có hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ các yếu tố giá trị đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới cung cấp được các thông tin kế toán chính xác cho quản lý chi phí. Đặc biệt là sau khi Bộ Tài Chính ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, có nhiều thay đổi. Việc phải hoàn thiện thống nhất phương thức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách .
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội, đồng thời với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng Kế toán - tài vụ của Công ty em đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội ”.
*. Kết cấu của báo cáo:
Ngoài Lời mở đầu và phần kết luận báo cáo gồm các nội dung:
Chương 1: Lý luận chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Thực trạng về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội .
Chương 3: Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
*************************************************************
Chương 1
Lý luận chung về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng – yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
1.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của nghành.
Sản phẩm xây dựng là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sử dụng lâu daì, có giá trị lớn. Nó mang tính chất cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng, các điều kiệm sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt : kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật nó rất đa dạng phong phú nhưng lại mang tính độc lập, mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế, một kỹ thuật có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, giá thoả thuận với chủ đầu tư trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Những đặc điểm này có tác động lớn tới quá trình sản xuất của ngành xây dựng.
Quá trình từ khởi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng thường là dài, nó phụ thuộc vào qui mô, tính chất phức tạp và kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công này được chia thàmh nhiều giai đoạn: chuẩn bị điều kiện thi công, thi công, nghiệm thu bàn giao…
Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều ông việc khác nhau, mà các công việc chủ yếu là ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, thiên nhiên mưa nắng, bão lũ…Do đó quá trình thi công không ổn định, nó luôn biến động theo địa điểm xây dựng, giai đoạn xây dựng. Các công trình đều được thi công theo đơn đặt hàng cụ thể, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, thiết kế kỹ thuật cho từng đơn đặt hàng đó. Khi thực hiện các hợp đồng đó, đơn đặt hàng của khách hàng thì đơn vị xây lắp phải thi công và bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật công trình.
Do địa bàn sản xuất sản phẩm của ngành xây dựng đặc biệt nên nơi sản xuất ra sản phẩm xây lắp cũng chính là nơi tiêu dùng sản phẩm.
1.2.Yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng như vậy, nên việc quản lý về đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn có đầu tư. Nhà nước đã ban hành những qui chế quản lý phù hợp.
Yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng là:
+. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng và đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
+. Để hạn chế thất thoát trong xây dựng cơ bản, Nhà nước quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách về giá cả, các nguyên tắc phương pháp lập dự toán, các căn cứ (định mức kinh tế xây dựng, đơn giá xây dựng) để xác định tổng mức vốn đầ tư, tổng dự toán công trình và dự toán cho từng hạng mục công trình.
+. Giá dự toán là giá trúng thầu và các điều kện ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và các công ty xây dựng, giá trúng thầu không được vượt quá tổng dự toán được duyệt.
Đối với các xí nghiệp xây dựng, để đảm bảo đúng thi công đúng tiến bộ, đúng thiết kế mỹ thuật, đảm bảo chất lượng các công trình với chi phí hợp lý thì bản thân các công ty phải có biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ hợp lý có hiệu quả.
Hiện nay trong lĩnh vực cơ bản chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu xây dựng, vì vậy để trúng thầu công ty phải xây dựng được giá thầu hợp lý cho công trình dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành sản xuất kinh doanh có lãi. Hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng có thể giảm bớt được vốn lưu động vào sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sản xuất sản phẩm phụ. Để thực hiện mục tiêu tiết kịêm chi phí sản xuất hạ giá thành thì đơn vị xây lắp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp quan trọng và không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý của công cụ kế toán.
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công tác xây lắp là: Xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp điều kiện thực tế của công ty thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành khoa học và hợp lý đảm bảo tính đúng đủ chi phí sản xuất cho công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, để từ đó có thể cung cấp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu cần thiết cho công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tính toán hiệu quả.
II. sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong xây lắp.
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Song tính chính xác giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tông hợp chi phí xây lắp. Do vậy tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để đảm bảo xác định đúng nội dung và chi phí cấu thành trong giá thành, lượng giá trị, yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính được giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán cần phải đáp ứng được các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức của đơn vị.
- Tổ chức kế toán chi phí xây lắp theo đối tượng và phương pháp đã xác định trên sổ sách kế toán.
-Thực hiện tính giá thành sản phẩm xây lắp kịp thời chính xác.
III. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.
3.1. Khái niệm chi phí kinh doanh xây lắp và phân loại chi phí
3.1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh xây lắp.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng là một quá trình biến đổi một cách hợp lý, có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào sản xuất tạo thành các công trình nhất định.
Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể các hao phí về lao động sống ) qua quá trình biến đổi sẽ trở thành các sản phẩm xây lắp nhất định.
*. Như vậy chi phí sản xuất trong công ty xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí cần thiết khác mà công ty bỏ ra để tiến hành sản xuất thi công trong một thời kỳ nhất định.
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp.
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý.
Xét trên góc độ kế toán, để quản lý chi phí phục vụ cho việc chỉ đạo kinh doanh hàng ngày và hoạch định chính sách đầu tư cho tương lai, thì chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo các cách sau:
*.Phân loại chi phí sản xuất, chi phí phát sinh theo tính chất.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Bao gồm những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công và hoàn thành bàn giao công trình và, các khoản chi cho quản và bao gồm các chi phí liên quan đến đầu tư tài chính và vốn cho hoạt động cho thuê máy móc thi công.
- Chi phí khác: là những khoản chi phí ngoài dự kiến của doanh nghiệp ngoài định mức được phép ghi tăng chi phí bất thường.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động việc nắm rõ chi phí của từng hoạt động và là cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh.
*. Phân loại theo yếu tố chi phí: ( Theo nội dung kinh tế và hình thái chi phí )
Để phân loại chi phí sản xuất kinh theo yếu tố, thì những chi phí có chung tính chất kế toán được xếp chung vào một yếu tố, không tính đến nơi phát sinh chi phí và mục đích sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, chi phí bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: xi măng, sắt thép, đá, sơn…và các phụ gia.
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất như: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, dàn giáo, ván cốp pha…
- Chi phí nhiên liệu động lực nhữăng, dầu mỡ, khí nén, điện…
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân quản lý sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là hao mòn các loại tài sản của doanh nghiệp như nhà xưởng, nhà làm việc, kho tàng, máy móc (dụng cụ vận chuyển bốc dỡ, máy thi công, máy mới dùng cho quản lý,…)và khấu hao các tài sản vô hình khác.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí thuê, mua dịch vụ phục vụcho quá trình sản xuất kinh doanhthi công các công trình như điện thoại, điện báo, nước,…
Chi phí khác bằng tiền.
*. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành công tác xây lắp.
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí trực tiếp có liên quan tới việc hình thành các khối lượng công tác xây lắp của các công trình gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu: là tất cả các chi phí về nguyên liệu để cấu thành nên thực thể công trình như vật liệu chính (gạch, xi măng, sắt thép, cát, đá, sỏi…), vật liệu phụ:(sơn, ốc vít, phụ gia,…)các cấu kiện bê tông dời lẻ.
+ Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp thưởng và các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thi công công trình. Nó bao gồm tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, làm thêm giờ, tiền thưởng thường xuaên về vượt năng xuất lao động,…
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí cần thiết phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp công trình bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, chi phí nhiên liệu động lực, chi phí lương công nhân điều khiển máy,…
- Chi phí sản xuất chung: Các chi phí có tính chất phục vụ hoạt động quản lý của đội, công trường xây dựng gồm tiền lương của bộ phận quản lý đội như: đội trưởng, đội phó, kế toán đội, thủ kho, bảo vệ công trình,… và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19% theo tiền lương của công nhân sản xuất, lao động tại quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan hoạt động của đội.
Những chi phí theo khoản mục nêu trên đều thuộc phậm vi chi phí trong hợp đồng xây dựng cụ thể. Trong đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 60% đến 70%, chi phí công nhân chiếm 10% đến 15% phần còn lại là chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm.
Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất đều có mục đích riêng phục vụ cho từng yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn công ty trong thời kỳ nhất định.
3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành.
3.2.1. Khái niệm giá thành xây lắp.
Để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn kém hết bao nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng hạ thấp chi phí để mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu thoả mãn được những thông tin mang nội dung trên thì chính là giá thành của sản phẩm.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết về lao động sống, hao phí và lao dộng vật hóa được tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo qui định. Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết kế hoặc dự toán riêng, có thể là hạng mục công trình hay công trình đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, thông qua chỉ tiêu giá thành người ta có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, chứng minh được khả năng phát triển và việc sử dụng các yếu tố vật chất hợp lý hay chưa.
Do đó tính chất quan trọng như vậy nên chỉ tiêu giá thành luôn được xem là một chỉ tiêu cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp cho các doanh nghiệp cũng như Nhà nước có căn cứ xem xét đánh giá kiểm tra và đề xuất các biện pháp thích ứng với hoạt động kinh doanh trong từng giai đọan cụ thể.
Mặt khác, do đặc điểm của hoạt động xây lắp là giá bán sản phẩm được xác định trước khi bắt đầu công việc sản xuất. Do đó, giá thành thực tế của công trình hoàn thành hay khối lượng xây lắp hoàn thành chỉ quyết định đến lỗ lãi của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, để đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước cho phép các đơn vị xây lắp chủ động xây dựng một số công trình (chủ yếu là công trình dân dụng, cửa hàng,…) sau đó bán cho các đối tượng có nhu cầu. Trong trường hợp này thì giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp cũng là một nhân tố quan trọng để xác định giá bán.
3.2. Giá thành sản phẩm xây lắp và các loại giá thành.
3.2.1. Khái niệm giá thành xây lắp.
Khi nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đưng bên trong của chỉ tiêu giá thành. Giá thành được cấu tạo bởi những gì và với cấu tạo đó thì giá thành chứa đựng những thông tin gì về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm về xác định bản chất giá thành:
- Quan điểm 1: Giá thành là hao phí lao động sống, lao động vật hoá
được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc khối lượng sản phẩm nhất định.
- Quan điểm 2: Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các cấu thành giá trị sản phẩm.
- Quan điểm 3: Giá thành sản phẩm là biểu hiện mối quan hệ tương
quan giữa một bên là chi phí sản xuất và một bên là kết quả đạt được trong một gia đoạn nhất định.
Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch các yếu tố vật chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản phẩm (chức năng bù đắp và chức năng đòn bẩy kinh tế).
3.2.2. Các loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp.
*. Giá thành dự toán công tác xây lắp.
Giá thành dự toán công tác xây lắp: là giá thành công tác xây lắp được xác định dựa trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt (thiết kế thi công, thiết kế kỹ thuật, thi công) các định mức dự toán và đơn vị xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành.
Giá thành dự toán công tác xây lắp là tài liệu xuất phát giá thành hạch toán công tác xây lắp và hạch toán ra các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật nhằm bảo đảm hoàn thịên nhiệm vụ hạ tầng và công tác xây lắp được bàn giao.
Giá thành dự toán = giá trị dự toán – phần lãi định mức.
Giá trị dự toán gồm chi phí dự toán, lãi và thuế, giá trị dự toán được lập căn cứ vào hồ sơ thiết kế mỹ thuật thi công theo thông tư số 01/1999/TT – BXD ngày 16/4/1999 về hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo luật thuế giá trinh gia tăng và mức thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó qui định rõ mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra dược tính theo qui đinh đối với công tác xây dựng, lắp đặt. Giá ca máy số 1260/1998/QĐ - BXD ngày 28/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây Dựng và quyết định số 116 TK/QĐ/CSTC.
*.Giá thành kế hoạch xây lắp.
Chỉ tiêu này do các doanh nghiệp xây lắp đặt ra, trên cơ sở các biện pháp tổ chức thi công của các tổ chức đó và làm cơ sở để xác định các biện pháp phấn đấu hạ giá thành công trình.
Tổng hợp các biện pháp hạ giá thành của đơn vị ta được mức hạ giá thành. Mức hạ giá thành này cũng chính là phần chênh lệch giữa giá thành dự toán với giá thành kế hoạch. Ta có thể biểu hiện qua công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán.
*. Giá thành thực tế xây lắp.
Giá thành thực tế xây lắp: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh ở các đơn vị khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao thanh toán công trình.
Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí định mức mà có thể bao gồm những chi phí thực tế ngoài dự toán và các khoản phát sinh như mất mát hao hụt vật tư, lãng phí nguyên vật liệu,… do nguyên nhân chủ quan của bản thân doanh nghiệp .
Giữa ba loại giá thành nói trên thường có mối quan về mặt lượng như sau:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế.
Việc so sánh này được thể hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành (từng công trình, hạch toán công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định ).
Ngoài ra doanh nghiệp còn theo dõi trên hai chỉ tiêu giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá trị khối lượng hoàn thành quy ước.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh : là giá thành của những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật và chất lượng đúng thiết kế và hợp đồng, bàn giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước:
là khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện :
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
- Khối lượng này phải xác định một cụ thể thể và được bên chủ đầu tư
nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
- Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý trong quá trình thi công . Đồng thời chỉ tiêu này cung cấp các thông tin giúp doanh nghiệp có
biện pháp quản lý thích hợp cụ thể. Nhưng chỉ tiêu này lại có nhược điểm là không phản ánh một cách toàn diện, chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạng mục công trình. Do đó trong việc quản lý giá thành đòi hỏi sử dụng cả hai loại giá thành trên để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về quản lý giá thành (kịp thời, chính xác, toàn diện và ccó hiệu quả).
Cùng với các chỉ tiêu trong xây dựng cơ bản cần áp dụng loại giá sau:
Giá dự thầu xây lắp: là giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để tổ chức xây lắp căn cứ vào đó tính toán giá thành của mình (giá thành dự thầu công tác xây lắp) nếu thấy giá thành của mình thấp hơn giá thành đấu thầu. Về nguên tắc, giá thành hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng giá thành đấu thầu công tác xây lắp.
Việc áp dụng hai loại giá thành là yếu tố rất quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng được quan hệ tiềm tàng tạo được sự mềm dẻo trong quan hệ giữa chủ thầu và tổ chức xây lắp, tạo quyền chủ động trong việc định giá thành sản phẩm của mình cũng như chủ động trong kinh doanh.
IV. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngành xây dựng cơ bản – yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm.
4.1. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngành xây dựng.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có quan hệ chặt chẽ gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống nhau về chất: chúng đều phản ánh chi phí lao động sống và lao động vật hoá để sản xuât sản phẩm. Chi phí sản xuất phản ánh kết quả của quá trình sản xuất – Về mặt lượng giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí sản xuất chỉ thống nhất trong trường hợp: Khi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá hoặc khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau.
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp lại có những điểm khác nhau về phạm vi, giới hạn, nội dung cũng như cách thức xác định .
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong thời kỳ nhất định (tháng, quí, năm) còn giá thành lại liên quan đến chi phí của khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
4.2. Yêu cầu của công tác quản lý và nhiệm vụ kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
4.2.1.Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong nghành xây dựng.
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nghành xây dựng cơ bản là vấn đề phức tạp và vô cùng khó khăn do đặc điểm sản xuất của nghành quyết định. Tính chất phức tạp và qui mô mức độ khó khăn phụ thuộc đặc điểm của nghành và còn phụ thuộc vào qui mô, mức độ phức tạp của từng công trình.
Xác định đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình là dựa trên cơ sở dự toán công trình đã được duyệt. Trong những năm gần đây, nghành xây dựng cơ bản thường bị thất thoát vốn nên việc tổ chức kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng đạt hiệu quả thấp, do đó việc quản lý vốn đầu tư ở cấp vĩ mô cần phải được quan tâm hơn. Bởi vậy nên Nhà nước thực hiện chế độ chính sách mới trong nghành xây dựng như chính sách về giá, nguyên tắc và phương pháp lập dự toán, kiểm tra định mức kinh tế kỹ thuật chặt chẽ, phân cấp phê duyệt chế độ đầu tư và mức đầu tư cho công trình, hạng mục công trình và khi thực hiện đơn đặt hàng ( hoặc hợp đồng) phải thông qua hình thức đấu thầu ( trừ một số công trình do Nhà nước chỉ định thầu) sẽ làm giảm chi phí đầu tư và tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thnàh sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng.
Doanh nghiệp xây dựng muốn vào được thầu đòi hỏi phải nâng cao quản lý kinh tế kỹ thuật sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm hạ thấp nhất nhưng sản phẩm vẫn phải đảm bảo đủ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Đây là điều kiện cơ bản mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp xây dựng trong cạnh tranh thị trường hiện nay.
4.2.2. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với công tác quản lý trong các doanh nghiệp xây dựng.
Giá thành và chất lượng sản phẩm luôn là hai điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu phấn đấu tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng nhiều biện pháp đồng thời, đồng bộ. Trên góc độ quản lý cần phải biết nguồn gốc, nội dung cấu thành của giá thành, để tìm nguyên nhân cơ bản tác động làm tăng hoặc giảm giá thành có như thế người quản lý mới đề ra được biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ các nhân tố tiêu cực. Mặt khác giá thành được làm cơ sở để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng chế độ Nhà nước, thực hiện đúng chuẩn mực kế toán quốc tế.
Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp phù hợp với các đặc điểm của nghành và đảm bảo cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ, trung thực các số liệu cần thiết cho công tác quản lý hạch toán chi phí và tính giá thành có các nhiệm vụ sau:
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng
nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng đựpc xây dựng theo cùng một thiết kế mẫuvà cùng một địa điểm nhất định.
Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ toàn bộ chi phí sản xuất phát
sinh kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, nhân công sử dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác, sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, dự toán, các khoản thiệt hại mất mát hư hỏng trong sản xuất và đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm xây lắp, các sản
phẩm lao vụ hoàn thành theo các phương pháp thích hợp và đúng kỳ tính giá thành đã xác định từ đó vạch ra các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý có hiệu quả.
Bàn giao hoàn thành kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn
thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở theo các nguyên tắc nhất định.
Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh ở từng công
trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ độ sản xuất…
V.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng.
5.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ dặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Đối với doanh nhiệp xây dựng do đặc trưng kỹ thuật thi công tổ chức sản xuất riêng nên đối tượng ké toán chi phí sản xuất thường xác định là từng công trình, hạng mục công trình hay từng hợp đòng ký kết.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để tổ chức công tác ghi chép ban đầu, mở sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng, tổng hợp số liệu tính giá thành sản phẩm công trình.
5.2. Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công trình, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần tính tổng giá thành sản phẩm công trình.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đơn chiếc thì từng loại sản phẩm hoàn thành, từng công trình hạng mục công trình là đối tượng tính giá thành.
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây lắp, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có thể trùng nhau, có thể là công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán, thẻ tính giá thành sản phẩm và tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng một cách trung thành, hợp lý.
Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm, kế toán xác định kỳ tính giá thành là khoảng thời gian nhất định mà kế toán có thể tiến hành công tác tập hợp chi phí và tính giá thành cho đối tượng tính giá thành.
Doanh nghiệp xây dựng do tổ chức sản xuất đơn chiếc, qui mô sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất dài nên kỳ tính giá thành thách hợp là vào cuối mõi quý học là khi công trình hoàn thành bàn giao (tuỳ theo yêu cầu quản lý và đIều kiện cam kết thanh quyết toán trong hợp đồng thi công).
VI.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Do đối tượng hạch toán chi phí được xác định khác nhau nên cũng không có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với từng đối tượng. Trong xây dựng cơ bản, dựa trên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định, kế toán thường sử dụng các phương pháp hạch toán chi phí như sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình hoặc hạng mục công trình: Chi phí sản xuất liên quan tới hạng mục công trình hoặc công trình nào thì tập hợp chi phí vào hạng mục công trình hoặc công trình đó bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:các chi
phí sản xuất phát sinh theo đơn đặ hàng các chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công (công
trường đội xây lắp) .
6.1. Phương pháp hạch toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.
Chứng từ sử dụng: thông thường là hoá đơn thuế GTGT, phiếu nhập, phiếu xuất.
Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí sản xuất cho việc tính giá thành sản phẩm, người ta thường sủ dụng các tàI khoản chủ yếu sau: TK621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 142, TK 335 ,…
*.TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, từng công trình, hạng mục công trình.
Do đặc điểm của nghành XD và sản phẩm XD, nên việc tập hợp chi phí nguyên liệu vật liệu là nguyên liệu vật liệu chỉ liên quan đến một công trình, hạng mục công trình hoặc từng đơn đặt hàng.
Kết cấu TK 621.
Bên Nợ: - Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
Bên Có: - Giá trị thực tế NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá NVL sử dụng trong kỳ vào TK 154.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1: Sơ đồ trình tự kế toán:
TK 154
TK 152,153,141,111 TK 621 (C. tiết theo đt)
Xuất kho NVL sử dụng Kết chuyển, phân bổ
Trực tiếp cho sản xuất chi phí NVL trực tiếp
TK 111,112,331 TK 152
Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất NVL sử dụng không
hết nhập kho
TK 1331 (nếu có)
*. TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp:
Phản ánh các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, nhân công phục thi công (kể cả công nhân vận chuển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp. Tài khoản cũng được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc…
Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng kê khối lượng công việc, bảng thanh toán tiền lương,…
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – “ chi phí nhân công trực tiếp ”
Tài khoản này phản ánh chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí liên quan.
Kết cấu TK 622:
Bên Nợ: Chi phí phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.
Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 2: Sơ đồ trình tự kế toán:
TK 134 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả công nhân
Xây dựng Kết chuyển chi phí nhân công
TK 335 Trực tiếp
Trích trước tiền lương
Nghỉ phép của CN xây dựng
*. TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí này bao gồm những loại chi phí sau: Tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công.
+. Chứng từ sử dụng:
Hợp đồng thuê máy, bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.
+. Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng
TK 623- “ Chí phí sử dụng máy thi công .”
Kết cấu tài khoản 623:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK tính giá thành.
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
TK 623 có các tài khoản cấp 2:
TK 6231: Chi phí nhân công.
TK6232: Chi phí vật liệu.
TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6238: Chi phí bằng tiền khác.
*.Trường hợp 1: Doanh nghiệp có đội máy thi công tổ chức kế toán riêng:
Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng có hạch toán kế toán
nội bộ thì khi phát sinh chi phí kế toán tập hợp vào các TK 621, 622, 627 mở riêng cho máy thi công, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154(máy thi công). Sau đó kế toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng xây lắp theo từng loại máy, nhóm máy căn cứ vào số ca máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công việc hoàn thành của máy.
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công có tổ chức kế toán riêng
TK 152,111,112 TK 621 TK 154(MTC) TK 154(theo ĐT)
(1) (6) (9)
TK 334 TK622
(2) (7)
TK 214 TK 627
(3)
TK 334,338
(8)
(4)
TK 111,112
(5)
TK 1331(nếu có)
(1). Mua, xuất NVL sử dụng cho máy thi công .
(2). Tiền lương phải trả công nhân sử dụng và điều khiển máy thi công.
(3). Trích khấu hao máy thi công.
(4). Các khoản lương nhân viên quản lý, BHXH, BHYT, KPCĐ.
(5). CP dịch vụ mua ngoàivà các chi phí bằng tiền .
(6). Kết chuyển chi phí NVL dùng cho máy thi công.
(7). Kết chuyển chi phí nhân công đIều khiến máy thi công.
(8). Kết chuyển chi phí sản xuất chung phục vụ máy thi công.
(9). Kết chuyển chi phí máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình.
*. Trường hợp 2: Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức nhưng không tổ chức hạch toán riêng:
Trường hợp này kế toán sử dụng TK 623 để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công không hạch toán riêng
TK 152, 153 TK623 TK154(Chi tiết từng đối tượng)
(1)
TK 334
(2)
TK 214 (5)
(3)
TK 111, 112, 331
(4)
TK 1331(Nếu có)
(1): Mua NVL, công cụ dụng cụ cho MTC.
(2): Tiền lương phải trả công nhân điều khiển MTC.
(3): Trích khấu hao MTC.
(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ MTC.
(5): Kết chuyển chi phí MTC cho từng công trình, hạng mục công trình.
*. Trường hợp 3: Doanh nghiệp thuê ngoài xe, máy thi công:
trong trường hợp này doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức thuê như sau:
Thuê máy không kèm theo công nhân điều khiển máy. Trường hợp này
chi phí sử dụng máy thi công bao gồm những khoản mực chi phí như tiền thuê máy, lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, năng lượng.
Thuê máy kèm theo công nhân điều khiển máy. ở trường hợp này
doanh nghiệp phải trả tiền thuê máy( bao gồm cả tiền lương phải trả công nhân điều khiển máy) và nhiên liệu, năng lượng (nếu có).
Thuê theo khối lượng công việc . Trong trường hợp này doanh nghiệp
chi trả tiền thuê máy tương ứng với khối lượng hoàn thành.
Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công như trên kế toán vẫn sử
dụng TK 623 để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công, tiền thuê máy hạch toán vào TK 6237(có thể có thuế đầu vào).
Nợ TK 6237 (chi phí dịch vụ mua ngoài)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...
*. TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất liên quan đến nhiều công trình bao gồm những khoản chi phí như: Chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các khoant trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ qui định, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội... Cuối kỳ kế toán sử dụng tiêu thức phân bổ hợp lý ( thông thường là chi phí nhân công ) để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chứng từ sử dụng:
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, phiếu xuất kho vật liệu.
Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – “ Chi phí sản xuất chung”.
*. Kết cấu TK 627:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ theo từng yếu tố chi phí.
Bên Có: Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 có các tài khoản cấp 2:
+. TK 6271 – Chi phí nhân công quản lý đội.
+. TK 6272 – Chi phí vật liệu.
+. TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
+. TK 6274 – Chi phí KH TSCĐ.
+. TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+. TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác.
Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự hạch toán:
TK 152,153,141 TK 627 TK 154(c.tiết)
(1) (5)
TK 334,338
(2)
TK 214
(3)
TK 111,112,331
(4)
(1). Chi phí NVL công cụ dụng cụ xuất dùng cho đội xây dựng.
(2). Tiền lương của nhân viên quản lý đội và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển MTC.
(3). Khấu hao thiết bị sản xuất thuộc đội xây dựng.
(4). Chi phí dịch vụ mua ngoài.
(5). Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
*. Tổng hợp chi phí sản xuất.
*. TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành công trình, hạng mục công trình.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng khoản mục vào TK 154 mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Chứng từ sử dụng: Sổ cái các tài khoản 621,622,627,632,…
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 154 - “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.
Kết cấu TK 154:
Bên Nợ: - Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Bên Có: - Giá thành sản xuất khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ 6: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
TK 621 TK 154 (Chi tiết theo đốtượng)
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp thực tế PS
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế PS
TK 623
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất chung thực tế PS
Sơ đồ 7: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay:
TK 111,112,152,… TK 621 TK 154 TK 632
(1) (8) (12)
TK 214 TK 622
(2) (9)
TK 623
(3) (10)
(4)
TK 627
(5)
TK 338 (11)
(6)
(7)
(1). Chi phí NVL thực tế PS.
(2). Chi phí nhân công thực tế PS.
(3). Chi phí sử dụng máy thi công thực tế PS.
(4). Chi phí sản xuất chung thực tế PS.
(5). Chi phí khấu hao máy thi công thực tế PS.
(6). Chi phí Khấu hao TSCĐ, máy thi công thực tế PS.
(7). Trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo tủ lệ qui định.
(8). Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.
(9). Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(10). Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công.
(11). Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(12). Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ.
6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm làm dở có thể là công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc chưa hoàn thành, chưa được chủ đầu tư nghiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán.
Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuât trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.
Để đánh giá sản phẩm làm dở một cách chính xác, trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng công tác xây dựng hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định mức độ hoàn thành theo qui ước của từng giai đoạn thi công, từ đó xác định được giá trị dở dang, phát hiện được những tổn thất trong quá trình thi công để có biện pháp quản lý tốt hơn.
Việc kiểm kê xác định khối lượng dở dang có ảnh hưởng lớn đến đánh giá sản phảm làm dở và tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản là có kết cấu phức tạp cho nên việc đánh giá, xác định mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy khi đánh giá sản phẩm dở dang kế toán cần có sự kết hợp chặt chẽ với bộ phận thi công, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng công tác xây lắp dở dang một cách chính xác, trung thực, hợp lý.
Cuối kỳ dựa và kết quả kiểm kê sản phẩm làm dở đã tổng hợp được, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở theo một trong các phương pháp làm dở sau :
*. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang được xác định trên cơ sở tiêu thức là giá trị dự toán:
Chi phí thực tế Chi phí thực tế
khối lượng XL + khối lựng XL Giá trị dự
Chi phí thực tế dở dang Đkỳ thực hiện trong kỳ toán của khối
khối lượng xây = (x) lượng XL dở
lắp dở dang Ckỳ Giá trị dự toán Giá trị dự toán dang Ckỳ
của khối lượng + của khối lượng
XL hoàn thành bàn XL dở dang
giao trong kỳ Ckỳ
*. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ sản lượng hoàn thành tương đương.
Phương pháp này áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt máy móc thiết bị.
Theo phương pháp này chi phí thực tế khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính như sau:
Chi phí thực tế Chi phí thực tế Giá trị theo
khối lượng XL + khối lựng XL dự toán của
Chi phí thực tế dở dang Đkỳ thực hiện trong kỳ KLXL dở
khối lượng xây = (x) Ckỳ đã tính
lắp dở dang Ckỳ Giá trị theo Chi phí theo dự toán đổi theo sản
dự toán của KLXL dở Ckỳ đã lượng hoàn
khối lượng XL + tính hoàn thành thành tương
bàn giao trong kỳ tương đương đương
6.3. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong kinh doanh xây lắp.
*. Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn ).
Phương pháp tính giá thành trên được sử dụng phổ biến trong các công ty xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tương tính giá thành. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi thời kỳ báo cáo và tính toán đơn giản, thực hiện dễ dàng.
Nếu sản phẩm dở dang không quá hoặc quá ít và ổn định không cần đánh giá thì tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cho đối tượng tính giá là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành tương ứng trong kỳ.
Trong trường hợp chi phí tập hợp theo công trình hoặc các công trình, giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình để đánh giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Do đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với nhau nên dựa trên số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ :
Giá thành thực Chi phí thực Chi phí SX Chi phí sản
tế khối lượng = tế dở dang + thực tế PS - xuất dở dang
XD hoàn thành Đkỳ trong kỳ Ckỳ
bàn giao
*.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Theo phương pháp này kế toán mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàngtrong sổ kế toán chi tiết để ghi sang bảng tính giá thành liên quan.
Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán chỉ càn cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành để tính giá thành của một đơn đặt hàng đó. Những đơn đặt hàng chưa sản xuẫt xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp theo đó đều là tập hợp chi phí của khối lượng xây lắp dở dang. Trên thực tế phương pháp này thường được áp dụng đối với các đơn vị sửa chữa nhà cửa,.. các công trình nhỏ…
*.Phương pháp giá thành định mức.
Giá thành định mức được xác định dựa vào định mức kinh tế kỹ thận hiện hành để tính. Nó bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên xây lắp hoặc giá thành sản phẩm của từng giai đoạn công trình, hạng mục công trình hoặc có thể tính luôn cho sản phẩm xây lắp.
Z thực tế của SP XL = Z định mức + Chênh lệch do thay + Chênh lệch do
đổi định mức thoát ly định mức
*. Phương pháp tính giá theo tổng cộng chi phí.
Giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình được tính bằng tổng các chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất cho tới khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình.
Z = C1 + C2 + … + Cn + D đk – D ck.
Z: giá thành thực tế toàn bộ công trình.
C1, C2… Chi phí xây dựng các giai đoạn.
D đk, D ck : chi phí thực tế SP dở đầu kỳ và cuối kỳ.
VII. các hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng: 4 hình thức.
Hình thức nhật ký sổ cái.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán Nhật ký chung.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Chương II
Thực trạng công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng thanh niên Hà Nội.
I. Đặc điểm chung của công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội:
. Quá trình hình thành và phát triển:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội ra đời và từng bước hoàn nhập vào nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước.
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội có:
* Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Youth Construction Company.
* Tên viết tắt: : YCC
* Trụ sở chính : 156 Xã Đàn II – Nam Đồng - Đống Đa
- Hà Nội.
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội là một công ty trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên phạm vi Hà Nội và một số công trình khác ở các vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận. Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội được thành lập từ năm 1970 với tiền thân là Đội thanh niên tình nguyện kiến thiết thủ đô, trực thuộc thành đoàn Hà Nội có nhiệm vụ tập hợp lực lượng thanh niên Hà Nội giáo dục và đào tạo để có tay nghề chuyên môn am hiểu kỹ thuật và tổ chức lao động sản xuất tạo ra sản phẩm cho xã hội.
Đến tháng 10 năm 1972 được Thành phố ra quyết định số 452/QĐ-TCCQ vói tên gọi là Tổng đội thanh niên xung phong với nhiệm vụ tập hợp Đoàn viên thanh niên Hà Nội giáo dục và đào tạo trở thành người lao động mới đồng thời là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập làm kinh tế xây dựng thủ đô. Trong thời gian này Tổng đội thanh niên xung phong đã đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề, có khả năng thi công các công trình dân dụng, công nghiệp.
Từ năm 1976 đến năm 1985 đơn vị đã thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình trong đó tiêu biểu: công trình khu tập thể Kim Giang, một số hạng mục công trình ở nhà máy cơ khí Hà Nội, công trình ở Viện y học dân tộc, Nhà 67 Trần Hưng Đạo (thuộc Bộ văn hoá), trung tâm nghe nhìn, sửa chữa các trường phổ thông ở quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng...
Qua việc thi công nhiều công trình đó, trình độ của cán bộ trong đơn vị, khả năng tay nghề của công nhân ngày một được nâng cao. Đến tháng 7 năm 1985 đơn vị được UBND thành phố Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Giai đoạn từ những năm 1986 – 1988: thời gian này do Nhà nước thay đổi chính sách quản lý. Nền kinh tế chuyển từ kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh doanh (kinh tế thị trường) đòi hỏi đơn vị cũng phải thay đổi cách quản lý. Thời gian này đơn vị đã không theo kịp sự thay đổi đó nên có một thời gian dài XN không ký được hợp đồng, công nhân phải nghỉ việc không hưởng lương. Tình hình XN gặp nhiều khó khăn, đôi lúc tưởng khả năng không tồn tại.
Đến những năm 1989 – 1991 được sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội cùng các ngành đặc biệt là Thành đoàn Hà Nội, XN đã từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Với nhiệm vụ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và mở thêm hướng sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình do xí nghiệp đang thi công là chính, đồng thời phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Năm 1990 xí nghiệp đã có bước tiến nhanh và mạnh trong sản xuất từ giá trị sản lượng 104 triệu đồng năm 1989, năm 1990 xí nghiệp đã đạt giá trị sản lượng 1400 triệu đồng, gấp 13 lần so với năm 1989. Toàn bộ công nhân trong đơn vị đều có việc làm ổn định, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao. Năm 1990 xí nghiệp đã bàn giao một số công trình có kỹ thuật và được UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao như công trình sửa chữa nhà 6 tầng cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội, khu thể thao và các công trình ở khu chuyên gia Phần Lan.Xí nghiệp đã được TW Đoàn thanh niên tặng bằng khen và cờ luân lưu đơn vị xuất sắc.
Năm 1991 xí nghiệp đã tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, xí nghiệp đã đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình. Các công trình do xí nghiệp thi công đã được ngành xây dựng và Thành phố đánh giá cao về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng như công trình Quận Ba Đình, công trình kè đá đảo Hồ Thiền Quang, nhà khiêu vũ văn hóa Thanh niên Hà Nội.
Với tổng giá trị sản lượng thực hiện năm 1991 là 4100 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 300 công nhân, chưa tính tới hàng trăm lao động hợp đồng ngắn hạn. Năm 1991 đơn vị đã được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen và cờ luân lưu đơn vị tiên tiến. Đến tháng 6 năm 1992 xí nghiệp lại một lần nữa được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định chuyển đổi thành Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội ngoài chức năng nhiệm vụ sản xuất vật liệu xây dựng và thi công các công trình, công ty còn được phép đảm nhận thêm các nhiệm vụ:
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh mua và bán nhà.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, thực hiện đổi mới công tác quản lý, xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp chuyển sang hạch toán kinh té XHCN, công tác tổ chức quản lý của công ty có nhiều đổi mới tích cực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Đặc biệt là để tạo điều kiện có một nguồn vốn vững chắc và sự phát triển lớn mạnh của Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định ngày 5 tháng 6 năm 2003: “ Công ty xây dựng Thanh Niên là một thành viên trực thuộc Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội ”. Với quyết định này Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội xây dựng các công trình đòi hỏi có một nguồn vốn lớn trong những năm tiếp theo.
1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là đơn vị được Sở xây dựng đổi mới mô hình tổ chức là 3 cấp tổ chức sản xuất theo hình thức khoán gọn công việc, khoán sản phẩm, đến nay công ty đã có những kết quả khả quan. Bộ máy quản lý gọn nhẹ xong vẫn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, giá trị sản lượng kế hoạch – năng suất lao động và mức trích nộp ngân sách Nhà nước.
Từ những đặc trưng riêng của ngành xây dựng đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng phải có một lượng vốn tối thiểu, cần thiết. Với số vốn ban đầu là 1.412.148.070 đồng Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động, vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn này là vốn. Chính vì vậy Ban giám đốc Công ty đã huy động vốn nhàn rỗi của CB trong Công ty và các thành phần khác để hoạt động (như vay ngân hàng, liên doanh,...). Khi có đủ vốn Công ty lại mắc phải một khó khăn mới là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công ty muốn tồn tại đòi hỏi phải nâng cao quản lý kinh tế kỹ thuật cao sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ nhất và đạt được lợi nhuận tối đa. Chi phí sản xuất thấp nhất, giá thành hạ nhất cũng là những yếu tố trong chiến lược cạnh tranh thị trường nhưng điều đó không có nghĩa yếu tố chất lượng bị giảm mà ngược lại vẫn phải đảm bảo đủ, đúng yêu cầu chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín cho khách hàng và được thị trường chấp nhận.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt bởi sự chi phối của qui luật thị trường. Nhưng với sự năng động và sáng tạo của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ CNV Công ty đã cố gắng củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường và không ngừng phát triển, cải thiện thêm đời sống cho cán bộ CNV, tạo niềm tin cho họ,... Vì vậy, Công ty đã nhanh chóng ổn định và đi vào sản xuất, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ CNV của Công ty nói chung và Ban giám đốc Công ty xây dựng nói riêng đã tham gia thi công nhiều công trình lớn và đạt chất lượng cao như:
- Nhà mẫu thời trang thanh niên.
- Trường trung học phát thanh và truyền hình TW.
- Cải tạo nâng cấp khách sạn Hoàng Long.
- Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Niên Sông Hồng.
- Trường mầm non Nhật Tân quận Tây Hồ.
- Trung tâm y tế quận Thanh Xuân.
- Nhà biểu diễn nghệ thuật tổng hợp.
- Cung văn hoá thể thao thanh niên.
- Và nhiều công trình khác.
Cùng với việc củng cố, xây dựng và không ngừng đi lên của Công ty hiện nay, công ty có số vốn là 2.298.887.094 và 9 đội xây dựng với tổng số cán bộ CNV của công ty là 300 người trong đó 240 người lao động trực tiếp và 60 lao động gián tiếp. Với số tài sản hiện có, Công ty tiến hành xây dựng các kế hoạch thi công, công trình hợp lý nhằm đảm bảo có lãi và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Hiện nay, Công ty đang tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo chất lượng kinh doanh, và thực hiện kế hoạch giá thành.
2. Đặc điểm qui trình tổ chức sản xuất tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có đặc thù riêng, nó tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ đặc điểm trên, quá trình sản xuất của Công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công khác nhau. Do vậy, trước khi nghiên cứu tình hình tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội, chúng ta nên đề cập đến một vài nét về quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty từ giai đoạn khảo sát thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và đưa vào sử dụng là một quá trình liên tục khép kín.
Các giai đoạn thực hiện công trình xây dựng của Công ty thường được tiến hành tuần tự các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
Giai đoạn V
Giai đoạn VI
Giai đoạn VII
Khảo sát thiết kế
Dọn mặt bằng, làm móng
Đúc bê tông
Xây thô và trát
Hoàn thiện
Nghiệm thu
Bàn giao
- Giai đoạn I: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công một công trình, nó quyết định đến quá trình tồn tại của công trình. ở giai đoạn này đơn vị tiến hành khảo sát thực tế địa điểm của công trình từ đó thiết kế và chọn phương án thi công hợp lý.
- Giai đoạn II: Giai đoạn này có nhiệm vụ tạo mặt bằng công trình và thi công phần móng của công trình theo đúng thiết kế. Đây là công việc phức tạp và vô cùng khó khăn, nó quyết định độ bền vững của công trình.
- Giai đoạn III: Giai đoạn này có nhiệm vụ đổ nền, trần, dầm, cột của công trình theo thiết kế.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn này tiến hành xây thô các tường ngăn và trát.
- Giai đoạn V: Đây là giai đoạn hoàn thiện, bao gồm các công việc trang trí nội thất, ngoại thất, điện, nước,... giai đoạn này quyết định tính thẩm mỹ của công trình.
- Giai đoạn VI và VII: Sau khi hoàn thiện công trình xong đơn vị tiến hành nghiệm thu và bàn giao các công trình cho các chủ đầu tư, theo đúng dự toán, thiết kế đã được duyệt (theo hợp đồng) để thanh toán.
Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
3.1. Đặc điểm quy trình tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty:
Do ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất có đặc thù riêng nên để thực hiện các giai đoạn trong quy trình sản xuất trên Công ty có các đội sản xuất trực thuộc. Các đội sản xuất này trực tiếp thực hiện các giai đoạn trong quy trình công nghệ.
Sơ đồ 9: Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty
Giám đốc Công ty
Đội xây dựng
số 1
Đội xây dựng
số 2
Đội xây dựng
số 4
Đội xây dựng
số 3
Tổ nề
1
Tổ nề
2
Tổ mộc
Tổ nề
1
Tổ nề
2
Tổ
mộc
Tổ
hàn
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
...
Tổ
1
Tổ
2
Tổ
...
Các đội sản xuất là nơi tạo ra của cải, sản phẩm công trình xây dựng của Công ty. Cụ thể:
- Đội xây dựng số 1: chủ yếu thực hiện thi công các công trình về hạ tầng cơ sở, ống thoát nước, đường, nền, bãi.
- Đội xây dựng số 2: xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp,...
- Đội xây dựng số 3: xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp,...
- Đội xây dựng số 4: tuỳ theo nhiệm vụ sản xuất, thời điểm.
Mỗi đội có đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán thống kê của đội và có thể có một hoặc nhiều người thực hiện chức năng trên.
Đội có các tổ chức sản xuất, tuỳ theo quy mô sản xuất, tổ chức của đội mà có thể có từ 3 – 6 tổ sản xuất.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty được bố trí chặt chẽ, khoa học với mô hình một thủ trưởng được minh hoạ qua sơ đồ 3 dưới đây:
Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ban giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
tài vụ –
Kế toán
Phòng
kế hoạch
kỹ thuật
Phòng
công đoàn
đảng uỷ
Đội
xây
dựng
số 1
Đội
xây
dựng
số 3
Đội
xây
dựng
số 4
Đội
xây
dựng
số 5
Đội
xây
dựng
số 6
Đội
xây
dựng
số 7
Đội
xây
dựng
số 8
Đội
xây
dựng
số 9
Đội
cung
ứng
vật tư
Đội
xây
dựng
số 2
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Tổ
xây
dựng
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng đã đáp ứng nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Đứng đầu là giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chính trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên.
- Công ty có một phó giám đốc làm công tác tham mưu, giúp việc cho giám đốc và thay mặt giám đốc khi được uỷ quyền để ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về phần việc được phân công.
- Các phòng ban chức năng của Công ty gồm có:
* Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ khai thác thị trường, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ, kiểm tra dự toán vào thầu, lập dự toán thi công, xây dựng tiến độ nội bộ phù hợp với tiến độ của toàn công trình, lập kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tổ chức thanh quyết toán công trình với bên A, giao khoán và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế nội bộ. Có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán để lập các kế hoạch tài chính của các công trình.
* Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết công việc của Công ty, tổ chức thực hiện công tác văn phòng, quản lý công văn giấy tờ có liên quan đến tổ chức và hành chính, giúp giám đốc trong công tác tổ chức nhân sự, hành chính của Công ty. Cung cấp các thông tin, chứng từ có liên quan để kế toán tập hợp hạch toán.
* Phòng tài vụ: Tổ chức hạch toán mọi hoạt động tài chính kinh tế diễn ra tại Công ty theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định. Xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt theo kế hoạch của Công ty, thông tin kịp thời cho lãnh đạo và các phòng ban liên quan.
* Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý đội và tổ chức thi công theo yêu cầu, nhiệm vụ của Giám đốc giao, tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế nội bộ, thanh toán hợp đồng khoán của đội. Chỉ đạo sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật – mỹ thuật theo đúng thiết kế quản lý lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, trực tiếp quản lý các đội là Giám đốc Công ty. Vì vậy các đội phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về những sai phạm nếu có. Tại các đội sản xuất cùng là nơi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của Công ty, do đó đây là nơi lập nên các chứng từ ban đầu như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương,... làm cơ sở cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, sự phân cấp quản lý, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên kế toán của đơn vị. Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán tập trung được minh hoạ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
vốn
bằng
tiền và
thanh
toán
Kế
toán
TSCĐ
Kế
toán
vật tư,
thủ
quỹ
Kế toán
đội
Thủ kho
4.1. Chức năng – nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra và thu thập đầy đủ kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty đồng thời thực hiện toàn bộ công tác kế toán kinh tế của Công ty một cách đầy đủ, có chất lượng. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài sản kế toán theo quy định.
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội tổ chức công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty gồm có 6 ngưòi làm nhiệm vụ sau:
- Kế toán trưởng: Giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế của Công ty, kiểm tra, kiểm soát việc lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, kiểm tra tình hình biến động vật tư tài sản, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời làm công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách chung các phần hành kế toán.
- Kế toán vốn bằng tiền – thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay nợ, theo dõi tình hình thanh toán với cán bộ CNV, thanh toán tạm ứng, thanh toán với khách hàng. Đối chiếu xác nhận với cấp trên.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, khấu hao sửa chữa, thanh lý, nhượng bán.
- Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư hàng hóa, công cụ lao động mua vào, xuất sử dụng, tính và phân bổ chi phí vật liệu, công cụ lao động vào chi phí giá thành sản phẩm, phát hiện thừa thiếu, ứ đọng.
Đảm nhiệm trách nhiệm bảo quản quỹ tiền mặt, đảm nhận thu – chi tiền mặt,... Theo dõi và phản ánh trên sổ quỹ kịp thời.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và các khoản tạm ứng cho các đội.
- Nhân viên kinh tế đội: Thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và thực hiện xử lý sơ bộ chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng đội, định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán của Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời căn cứ theo quy định của hệ thống tài khoản thống nhất của Nhà nước. Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội đã xây dựng một hệ thống tài khoản gồm 40 tài khoản trong số 72 tài khoản trong bảng, và 3 trong số 7 tài khoản ngoài bảng của hệ thống tài khoản kế toán, áp dụng cho các doanh nghiệp theo quyết định số 1141/TCQĐ - CĐKT ngày 01 tháng 01 năm 1995 của Bộ tài chính.
Hình thức sổ kế toán Công ty sử dụng:
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán này phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ cũng như yêu cầu quản lý của cán bộ kế toán. Niên độ kế toán được tính từ 01/01/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ thường được sử dụng là Đồng Việt Nam (VNĐ). Hệ thống sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp CTG)
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ (thẻ) hạch
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
CTGS
9
8
3
1
2
1
4
6
5
7
7
7
10
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ và hạch toán của Công ty
1, 2, 3, 4: Ghi hàng ngày (hoặc định kỳ).
5, 6, 7: Ghi cuối tháng.
8, 9, 10: Quan hệ đối chiếu.
Trình tự ghi sổ được tiến hành như sau:
(1): Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ gốc từ đó đồng thời phân loại chứng từ.
(1a): Lập định khoản kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ.
(1b): Những chứng từ có liên quan đến ngững đối tượng phải hạch toán chi tiết, kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan.
(1c): Những chứng từ có liên quan đến tiền mặt như phiếu thu, phiếu chi kế toán tiến hành ghi vào sổ quỹ.
(2): Căn cứ vào các định khoản kế toán đã ghi trên chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành chuyển số liệu vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời kế toán tiến hành chuyển số liệu vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
(3): Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp, cộng sổ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết.
(4): Sau khi lập bảng tổng hợp chi tiết, kế toán có thể đối chiếu, so sánh, kiểm tra giữa số liệu trong sổ cái và số liệu trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
(5): Cuối kỳ, căn cứ vào các số liệu đã ghi trên sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối tài khoản và lập các báo cáo kế toán như: Bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Với đặc điểm của Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là ngành sản xuất có quy mô lớn, số lượng nghiệp kinh tế phát sinh nhiều, số lượng tài khoản phải sử dụng nhiều, trình độ yêu cầu quản lý cao và nhân viên kế toán có trình độ đồng đều nên áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” là hợp lý, thuận lợi đơn giản trong việc ghi chép, thuận lợi cho việc sử dụng máy tính, kiểm tra đối chiếu, tránh được nhiều tiêu cực. Tuy nhiên các phần việc kế toán của Công ty vẫn chủ yếu làm bằng tay, việc ghi chép còn có nhiều trùng lặp.
Thực tế công tác kế toán chi phí, sản xuất tại
Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội:
Đặc điểm chi phí, phân loại chi phí sản xuất tại Công ty:
Tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được biểu hiện về mặt giá trị bằng tiền.
Chi phí sản xuất trong Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Việc hạch toán chi phí theo từng loại sẽ nâng cao tính chất chi tiết của thông tin hạch toán, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nói chung đồng thời tạo cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất của Công ty, thúc đẩy Công ty không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất làm căn cứ cho kế toán tiến hành tập hợp chi phí. Tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, giác độ xem xét chi phí mà phân loại chi phí. Chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Thanh niên Hả Nội gồm các loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu xây dựng: Gạch, đá, sắt, thép, xi măng, vôi cát.
Vật liệu xây dựng: Đinh, sơn, que hàn...
Vật liệu vận chuyển: Tôn tấm, cốt pha...
Vật kết cấu: Panel, dầm đúc sẵn...
Các nguyên liệu, nhiên liệu trực tiếp dùng cho máy thi công: Xăng, dầu, điện,...
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Bao gồm tiền lương chính của công nhân trực tiếp xây lắp, kể cả công nhân thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công:
Gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến máy thi công (máy cẩu tháp, máy xúc đào, máy thuê ngoài,...) khấu hao, chi phí thuê máy, tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công...
- Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí sản xuất thi công ở đội, đội công trình mà không hạch toán trực tiếp vào các nội dung trên được. Bao gồm chi phí về vật liệu, công cụ – dụng cụ, chi phí khác bằng tiền, các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT trích trên tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp, công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý...
Và các TK 141, 154,... được chi tiết cho từng Công trình. Sau khi cập nhật các chứng từ phát sinh đến từng công trình kế toán có thể theo rõi chi tiết hoặc tổng hợp cho tất cả các công trình,...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội là các công trình, hạng mục công trình từ khi bắt đầu khởi công cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao. Từng công trình đều được theo dõi chi tiết các chi phí sản xuất theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung.
Quá trình theo dõi số liệu tập hợp trên sổ chi tiết được tiến hành liên tục và được so sánh với giá trị khối lượng thực tế, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và giúp cho công tác quản lý kinh tế của Công ty hiệu quả hơn.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng
Thanh Niên Hà Nội:
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy việc hạch toán chi phí này chính xác và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí, đồng thời đảm bảo cho tính chính xác giá thành xây dựng.
Do đặc điểm của nghành xây lắp trước khi tiến hành thi công một công trình hay hạng mục công trình bộ phận kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế của từng công trình để lập dự toán chi phí nguyên liệu vật liệu cũng như các khoản mục chi phí khác. Khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí quan trọng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Việc hạch toán đầy đủ, chính xác, quản lý tốt chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Sau khi đã có định mức chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp cho từng công trình Công ty sẽ tạm ứng cho chủ nhiệm công trình đẻ tự mua và sử dụng. Nguyên liệu vật liệu khi mua về không nhập kho mà xuất thẳng đến chân công trình thi công (Do điều kiện bến bãi hạn chế, các công trình nằm phân tán không gần trụ sở Công ty).
*Khi tạm ứng cho chủ nhiệm công trình kế toán ghi:
Nợ TK 141(1412) (Công trình trường tiểu học Đại Mỗ): 1.200.000.000
Có TK 111,112: 1.200.000.000
Tại Công ty khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp bao gồm:
Vật liệu xây dựng: Xi măng, sắt thép, cát, sỏi,...
Nhiên liệu: Than, củi nấu nhựa đường,...
Vật liệu kết cấu: Bê tông đúc nhựa đường...
Công cụ dụng cụ khác được phân bổ một lần và đưa vào như vật liệu phụ: Ván khuôn, quốc, xẻng,...
Để tập hợp chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp kế toán công ty sử dụng TK 621 Và TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Quá trình tập hợp chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp được diễn ra như sau:
*.Kế toán công trường căn cứ vào các hoá đơn mua nguyên vật liệu để
lập bảng kê khai hoá đơn chứng từ dịch vụ mua vào( đối với hoá đơn giá trị gia tăng). Trường hợp hoá đơn trực tiếp kế toán lập bảng kê riêng để khấu trừ thuế 3%.
Khi công trình hoàn thành dựa vào các bảng kê này kế toán công
trường lập bảng tổng hợp chi phí của công trường trong đó có chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp gửi về Công ty.
Biểu số 1:
bảng tổng hợp kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Hoá đơn chứng từ mua vào
Tên, đơn vị người bán
Giá mua chưa VAT
VAT đầu vào
Tổng giá thanh toán
KH
Số HĐ
Ngày HĐ
GL/01-B
27614
5/7
Cty Thái Hưng
30.164.100
1.508.220
31.672.620
BP/01-B
24090
3/7
C.Hàng VLXD
2.430.000
243.000
2.673.000
EC/01-B
65796
5/7
C.Hàng X.M
10.363.635
1.036.365
11.400.000
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
429.577.350
27.875.850
457.456.200
Ngày10 tháng 7 năm 2002.
Giám đốc Kế toán trưởng Chủ nhiệm công trình
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Để lập được bảng kê khai hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào, kế toán phải căn cứ vào hoá đơn (GTGT) mua hàng.
Ta có hoá đơn (GTGT):
Biểu số 2:
Hóa đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
Liên 2: (Giao cho khách hàng) GL/01 – B
Ngày 5 tháng 7 năm 2002.
No 027614
Đơn vị bán hàng: Công ty Thái Hưng.
Địa chỉ: P. Giang Sang TP Thái Nguyên. Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 46 00114729 – 1
Họ tên người mua hàng: Chị Hải
Đơn vị: Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Địa chỉ: 156 Xã Đàn II - Đống Đa – Hà Nội. Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM – CK. MS: 01 00110542 - 1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
1
Thép hình
kg
7182
4.200
30.164.400
Cộng tiền hàng: 30.164.400
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.508.220
Tổng cộng tiền thanh toán: 31.672.620
Số tiền viết bằng chữ: Ba mốt triệu sáu trăm bảy hai ngàn sáu trăm hai mươi đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Biểu số 3:
Bảng tổng hợp kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ.
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn.
Nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Hoá đơn chứng từ mua
Tên đơn vị, người bán
Mã số thuế
Giá mua hàng hoá, DV ghi trên hoá đơn
KH
Số HĐ
NT
AY/01-B
70907
1/7
Nguyễn thị Hiền
0500401415
2.342.000
BN/00- B
29788
1/7
Hoàng Long
0500130215
8.337.100
AY/01-B
71155
2/7
Nguyễn thị Hoa
0500413164
35.290.000
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
1 45.969.100
Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào: 1 45.969.100
Số tiền thuế GTGT tính khấu trừ (3%): 4.379.07 3
Giá mua chưa thuế: 1 44.590.027
Ngày 10 tháng 7 năm 2002.
Giám đốc Kế toán trưởng Chủ nhiệm công trình
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán vào bảng tổng hợp kê khai hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào có hoá đơn bán hàng năm 2002.
Ta có hoá đơn bán hàng như sau:
Biểu số 4:
Hóa đơn bán hàng Mẫusố: 02.GTTT-3LL
Liên 2: (Giao cho khách hàng) AY/ 01- B
Ngày 2 tháng 7 năm 2002
No 071155
Đơn vị bán: Nguyễn thị Hoa
Địa chỉ: Hồng Hà- Đan Phượng- Hà Tây. Số tài khoản:
Điện thoại: 034.885.627. MS: 05 0041316 - 4
Tên người mua: Chị Hải
Đơn vị: Công ty xây dựng thanh Niên Hà Nội.
Địa chỉ: 156 Xã Đàn II Đống Đa – Hà Nội. Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM. MS: 01 00110542 - 1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
1
2
3
Gạch máy
Cát đen
Cát vàng
Viên
m3
m3
38.450
235
110
600
30.000
47.000
23.070.000
7.050.000
5.170.000
Cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ: 35.290.000
Số tiền viết bằng chữ: ( Ba năm triệu hai trăm chính mươi ngàn đồng chẵn).
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Khi hóa đơn mua vật tư về kế toán vào bảng kê vật tư:
Biểu số 5:
Bảng kê nhập vật tư, nLVL
Tháng 7 năm 2002
Nhập tại kho: Công trình trường tiểu học Đại Mỗ
STT
Tên vật tư, nguyên liệu vật liệu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
Gạch máy
Cát đen
Cát vàng
Đá 1x2
...
Viên
m3
m3
m3
...
38.450
235
110
200
...
600
30.000
47.000
105.000
....
23.070.000
7.050.000
5.170.000
21.000.000
...
Cộng
987.487.679
Ngày 2 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
căn cứ vào bảng kê nhập vật tư kế toán vào sổ chi tiết và định khoản:
Nợ TK 152: chi tiết từng loại vật tư.
Có TK: 331, 111, 112...
Khi có nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình, các tổ trưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư. Căn cứ vào đó, kế toán đội sẽ viết phiếu xuât kho, chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất theo đúng số lượng ghi trên phiếu.
Biểu số 6:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
phiếu xuất kho
Ngày 27 tháng 7 năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
Xuất tại kho: Công trường tiểu học Đại Mỗ
Người nhận: Đội 2
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Cát vàng
m3
100
47.000
4.700.000
...
Xuất ngày 27 tháng 7 năm 2002.
Chủ nhiệm công trình Người nhận Kế toán Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên
Biểu số 7:
công ty xây dựng thanh niên hà nội
bảng kê chi tiết xuất vật liệu cho thi công
Đội xây dựng số 2.
STT
Tên công trình
Vật liệu đội 2 xuất
Tổng số
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
1
Nhà văn hóa HSSV
2
UBND Sơn Tây
3
Tiểu học Đại Mỗ
987.487.679
...
....
Cộng
157.215.236
987.487.679
985.562.542
Ngày 27 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
*.Khi công trình hoàn thành kế toán công ty nhận được các bảng tổng hợp chi phí của từng công trình. Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu và hạch toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp cho từng công trình.
Đối với công trình Trường tiểu học Đại Mỗ chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp được hạch toán như sau:
Nợ TK 621:
Nợ TK 133:
Có TK 141:
Các công trình khác cũng căn cứ vào số liệu tổng hợp của kế toán công trường gửi về kế toán Công ty và định khoản tương tự:
Trường hợp chứng từ hoàn ứng lớn hơn số tiền tạm ứng Công ty sẽ
xuất tiền trả cho người thanh toán, nghiệp vụ này được định khoản như sau:
Nợ TK 621: Chi tiết cho từng công trình.
Nợ TK 133:
Có TK 111
Trường hợp ngược lại người thanh toán hoàn lại số tiền tạm ứng
không chi hết cho Công ty, nghiệp vụ được định khoản:
Nợ TK 111
Có TK 141: Chi tiết cho từng công trình.
Sau khi nhập các định khoản kinh tế phát sinh cho khoản mục nguyên
liệu vật liệu trực tiếp cho các công trình kế toán lên mộ số bảng kê của tài khoản và các sổ có liên quan.
Biểu số 8:
Bảng kê chứng từ
Tháng 7 năm 2002
Tài khoản 621
NT
Số CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
PS
21
Đồng chí Tuấn hoàn ứng công trình tiểu học Đại Mỗ
621
141
987.487.679
22
Đồng chí Hà hoàn ứng công trình nhà văn hoá HSSV
621
141
5.257.500
....
.....
Cộng
1.007.487.679
Ngày 28 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Khi lên bảng tổng hợp kế toán có thể gom TK 621 (ghi Nợ TK 621) đánh số chứng từ ghi sổ rồi lên chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng ghi sổ và sổ cái TK 621. Nếu thực hiện bút toán kết chuyển kế toán cũng có thể gom TK 621 (ghi Có TK 621) để đánh số chứng tư ghi sổ khác và khi đó sổ cái TK 621 sẽ thể hiện cả bút toán kết chuyển.
Biểu số 9:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Số: 15
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi phí NVL trực tiếp
621
987.487.679
Tạm ứng
141
987.487.679
Cộng
987.487.679
987.487.679
Kèm theo ... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ, tên) (ký, họ, tên)
Biểu số 10:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
SH
NT
29
31/7
1.507.487.679
30
31/7
987.487.679
...
...
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 11:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ cái
Tk 621: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Tháng 7 năm 2002
NTGS
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/7
29
31/7
Đồng chí Tuấn hoàn ứng công trình tiểu học Đại Mỗ
141
987.487.679
31/7
29
31/7
Đồng chí Hà hoàn ứng công trình nhà văn hoá HSSV
141
5.257.500
....
...
Kết chuyển chi phí NVL
621 -> 154
154
987.487.679
Kết chuyển chi phí NVL
621 -> 154
154
5.257.500
....
...
...
Cộng phát sinh:
1.507.487.679
1.507.487.679
Số dư CK:
Ngày 15 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công được giao khoán cho chủ nhiệm công trình và khi tạm ứng kế toán ghi :
Nợ TK 141(1413): Chi tiết cho từng công trình.
Có TK: 111, 112
Với mỗi công trình thi công Công ty phân công đội ngũ kỹ thuật phụ trách quản lý từng công trình. Công trình thi công ở khu vực nào thì tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình đó mà công ty ký kết hợp đồng lao động thuê ngoài tại khu vực đó. Việc thuê nhân công được thực hiện theo hai hình thức sau:
Thuê nhân công theo phương thức công nhật: Chủ nhiệm công trình
tiến hành ký kết hợp đồng trực tiếp với người lao động. Trong trường hợp này phải theo dõi chấm công từng ngày theo bảng chấm công qui định, dựa vào bảng chấm công kế toán lập bảng lương cho câng nhân trực tiếp sản xuất.
Hình thức khoán gọn: Chủ nhiệm công trình tiến hành ký hợp đồng
giao khoán cho chủ thầu công trình. Hợp đồng giao khoán phải ghi rõ việc cần làm và đánh giá công việc khi công việc hoàn thành, công ty sẽ nghiệm thu và thanh toán tiền công cho lao động đó.
Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty bao gồm:
Tiền công phải trả cho bộ phận thuê ngoài.
Phụ cấp công trường phải trả cho cán bộ quản lý kỹ thuật (không
bao gồm lương và các khoản trích theo lương).
Tài khoản dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 622. Chi
phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp vào công trình đó.
Sổ sách dùng để hạch toán chi phí nhân công giống với chi phí nguyên vật liệu.
Qui trình hạch toán như sau:
*.Khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán công trường căn cứ vào các chứng từ gốc: Hợp đồng giao khoán, biên bản thanh lý hợp đồng, bảng phụ cấp lương hàng tháng để lập bảng tổng hợp chi phí gửi về công ty.
Công ty xây dựng thanh niên hà nội cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
đội công trình số: 2 Độc lập – tự do – hạnh phúc
*** -------------
Số: 154/ HĐLĐ
Hợp đồng lao động
Căn cứ vào các quyết định của Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Căn cứ quy chế hoạt động của công ty.
Căn cứ quyết định giao nhiệm vụ số: 75 ngày 1 tháng 6 năm 2002.
Giám đốc Công ty uỷ quyền cho Ông: Nguyễn Ngọc Tuấn.
Là chủ nhiệm công trình số 2 được trực tiếp thuê nhân công, ký hợp đồng với người lao động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người lao động.
Tên công trình: Cải tạo và nâng cấp Trường tiểu học Đại Mỗ.
Hôm nay, ngày 1 tháng 6 năm 2002.
Chúng tôi gồm:
*. Người sử dụng lao động( Bên A):
Ông: Nguyễn Ngọc Tuấn. Chức vụ: Chủ nhiệm đội công trình số 2
Đại diện cho: Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Địa chỉ: 156 ngõ Xã Đàn 2 - Đống Đa – Hà Nội.
*. Người lao động( Bên B):
Ông(Bà): Phạm Ngọc Thanh. Chức vụ: Tổ trưởng.
Địa chỉ: Thôn Mới – Xã Tả Thanh Oai – Thanh trì - Hà Nội.
Mang chứng minh thư số: 00679545 ngày 25 tháng 2 năm 1965 tại: Hà Nội.
Cùng nhau cam kế thống nhất các điều khoản sau:
Điều 1: Khối lượng công việc:
Thợ xây với giá 30.000 một công/ một ngày.
....
Điều 2: Yêu cầu về kỹ thuật.
Điều 3: Phương thức thanh toán.
Điều 4: Nghĩa vụ và các quyền lợi người lao động được hưởng.
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động.
.............
Hợp đồng này làm thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Người lao động người sử dụng lao động
(Ký tên) ( Ký tên)
Công ty xây dựng thanh niên hà nội cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
đội công trình số: 2 Độc lập – tự do – hạnh phúc
*** -------------
Số: 154/TL- HĐLĐ
Bản thanh lý Hợp đồng lao động
Công trình: Nâng cấp và cải tạo Trường tiểu học Đại Mỗ
Căn cứ hợp đồng lao động số: 154/ HĐLĐ ngày 1 tháng 6 năm 2002.
Bên A:
Ông( Bà): Nguyễn Ngọc Tuấn. Chức vụ: chủ nhiệm đội công trình số 2.
Đại diện cho: Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội.
Đại chỉ: 156 ngõ Xã Đàn 2 - Đống Đa – Hà Nội.
Bên B:
Ông(Bà): Phạm Ngọc Thanh. Chức vụ: Tổ trưởng.
Địa chỉ: Thôn Mới – Xã Tả Thanh Oai – Thanh trì - Hà Nội.
Mang chứng minh thư số: 00679545 ngày 25 tháng 2 năm 1965 tại: Hà Nội.
Cùng nhau lập biên bản xác nhân khối lượng thực hiện đã hoàn thành và giá trị thanh lý khối lượng tương ứng theo hợp đồng lao động đã ký như sau:
Khối lượng:
Nghiệm thu khối lượng tương ứng với số công như trong hợp đồng đã ký......
Giá trị tạm ứng theo khối lượng thực hiện mỗi đợt:
Đợt 1: 15.050.000 ( mười lăm triệu không trăm năm mươi nghàn đồng chẵn).
Đợt 2: -
Đợt 3: -
Giá trị thanh lý hợp đồng:
Số tiền bên B đã tạm ứng các đợt:
Số tiền bên B được lĩnh trong đợt thanh lý hợp đồng:
Kết luận:
Thống nhất thanh lý hợp đồng.
.....
Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bân giữ một bản.
Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2002.
đại diện bên B đại diện bên a
(Người lao động) ( Người sử dụng lao động)
Biểu số 12:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - tự do – hạnh phúc
*******
Bảng phụ tạm ứng công trường
Ngày 25 tháng 7 năm 2002
STT
Họ và tên
Chức vụ
Số tiền
Ký nhận
Ghi chú
1
Phạm Ngọc Thanh
Tổ trưởng
1.200.000
2
Trần Tiến Hà
Thợ nề
800.000
3
Đàm Thanh Dung
Thợ nề
800.000
4
Hà Văn Tùng
Thợ nề
750.000
5
Nguyễn Văn Thanh
Thợ nề
750.000
6
Chu Văn Quang
Thợ nề
750.000
...
...
....
....
....
.....
Cộng
15.050.000
Ngày 5 tháng 7 năm 2002.
Chủ nhiệm công trình Người lập
Căn cứ vào bảng thanh toán phụ cấp công trình được lập hàng tháng thì tổng chi phí phụ cấp công trình cho cán bộ quản lý công trình trường tiểu học Đại Mỗ là:
*.Khi công trình hoàn thành kế toán công ty nhận được bảng tổng hợp chi phí của từng công trình và các chứng từ gốc làm căn cứ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình.
Từ các số liệu của từng công trình kế toán lập bảng kê chứng từ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Biểu số 13:
Bảng kê chứng từ
Tháng 7/2002
Tài khoản 622
NT
Số CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
PS
Đồng chí Tuấn hoàn ứng công trình tiểu học Đại Mỗ
622
141
336.500.000
Đồng chí Hà hoàn ứng công trình nhà văn hoá HSSV
622
141
5.257.500
....
...
Cộng
446.500.000
Ngày 26 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán lập chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái TK 622.
Biểu số 14:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Số: 15
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi phí nhân công trực tiếp
622
446.500.000
Tạm ứng
141
446.500.000
Cộng
446.500.000
446.500.000
Kèm theo ... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ, tên) (ký, họ, tên)
Biểu số 15:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ cái
Tk 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 7 năm 2002
NTGS
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
31/7
Chi phí nhân công quyết toán
141
446.500.000
31/7
Kết chuyển chi phí nhân công
154
446.500.000
...
...
Cộng phát sinh:
446.500.000
446.500.000
Số dư CK:
Ngày 30 tháng 7 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
3.3. Kế toán sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí mà công ty bỏ ra để phục vụ máy móc, thiết bị trong quá trình thi công công trình. Do đó hạch toán chi phí sử dụng máy thi công sẽ bao gồm chi phí máy móc các tổ, đội tiếp nhận của công ty và cả phần thuê máy của đơn vị khác. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội luôn chú trọng đến vấn đề máy móc thiết bị ... đáp ứng nhu cầu của máy thi công của công trình. Tuỳ vào từng công trình Công ty thuê máy móc thiết bị bên ngoài để thuận lợi, đáp ứng yêu cầu thi công tại chỗ.
Chi phí sử dụng máy thi công được giao khoán cho chủ nhiệm công trình và khi tạm ứng kế toán ghi:
Nợ TK 141: Chi tiết công trình.
Có TK 111, 112
Tại công ty xây dựng Thanh niên Hà Nội không tổ chức đội máy thi công riêng biệt nên không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công được tập hợp riêng, cuối kỳ kết chuyển theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình). Chi phí sử dụng máy thi công của công ty bao gồm các khoản sau:
Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu dùng cho máy.
Chi phí nhân công điều khiển máy.
Chi phí khác như chi phí thuê máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy
trong thời gian thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài....
Theo nguyên tắc, khoản mục này phải bao gồm cả chi phí khấu hao máy thi công. Nhưng do Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội không mua máy thi công mà đi thuê máy thi công. Chi phí thuê máy thi công tính luôn vào chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công là TK 623 và chi phí sử dụng máy thi công phát sinh ở công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Sổ sách kế toán để phục vụ cho việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công là:
Sổ đăng ký chứng từ chi sổ.
Sổ cái TK 623.
Quá trình tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
*.Khi công trình hoàn thành, kế toán công trường căn cứ vào bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào, bảng thanh toán lương hàng tháng của công nhân điều khiển máy thi công để lập bảng tổng hợp chi phí trong đó chi phí sử dụng máy thi công gửi về công ty.
Biểu số 16:
Bảng tổng hợp kê khai hóa đơn chứng từ
hàng hóa, dịch vụ mua vào năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn
Chi phí sử dụng máy thi công
Hoá đơn chứng từ mua vào
Tên đơn vị, người bán
Giá mua chưa VAT
VAT đầu vào
Tổng giá thanh toán
KH
Số HĐ
Ngày HĐ
BLXD/2000
305946
14/5
Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
274.260
13.740
288.000
HU/00-N
56195
2/6
Cửa hàng xăng dầu Hà Anh
301.000
15.050
316.050
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
798.234.000
39.911.000
838.145.000
Ngày15 tháng 7 năm 2002
Giám đốc Kế toán trưởng Chủ nhiệm công trình
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng chấm công công kế toán lên bảng lương cho công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công theo cấp bậc thợ do công ty quy định .
Biểu số 17:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Bảng lương tháng 7 năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn
Bộ phận: Công nhân điều khiển máy thi công
STT
Họ và tên
Nghề nghiệp
Bậc lương
Số công
Số tiền được lĩnh
Tạm ứng
Số tiền còn lại
Ký nhận
1
Đinh Hồng Trung
Lái máy
40.000
36,5
1.460.000
500.000
960.000
2
Phạm văn Thuận
Lái máy
40.000
36,5
1.460.000
500.000
960.000
3
Đỗ văn Nguyên
Bảo dưỡng
25.000
36,5
912.500
500.000
412.500
4
Vũ văn Hỷ
Lái máy
40.000
36,5
1.460.000
500.000
960.000
5
Vũ văn Luân
Bảo dưỡng
25.000
36,5
912.500
500.000
412.500
6
Phạm văn Kha
Lái máy
40.000
36,5
1.460.000
500.000
960.000
7
Nguyễn Tiến Hùng
Bảo dưỡng
25.000
36,5
912.500
500.000
412.500
8
Nguyễn văn Tính
Lái máy
40.000
36,5
1.460.000
500.000
960.000
9
Nguyễn văn Hoá
Lái máy
25.000
36,5
912.500
500.000
412.500
Cộng
10.950.000
4.500.00
6.450.000
Ngày 31 tháng 7 năm 2002.
Chủ nhiệm công trình Người lập
*.Khi công trình hoàn thành, bàn giao kế toán lập bản tổng hợp chi phí của công trình và các chứng từ gốc về chi phí sử dụng máy thi công. Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu, và hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công.
Biểu số 18:
Bảng kê chứng từ
Tháng 7/2002
Tài khoản 623
NT
Số CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
PS
Đồng chí Tuấn hoàn ứng công trình tiểu học Đại Mỗ
623
141
82.000.000
Đồng chí Hà hoàn ứng công trình nhà văn hoá HSSV
623
141
3.000.000
....
...
...
...
Cộng
199.560.000
Ngày 15 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán lập chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái TK 623
Biểu số 19:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Số: 15
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi phí sử dụng máy thi công
623
199.560.000
Tạm ứng
141
199.560.000
Cộng
199.560.000
199.560.000
Kèm theo ... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ, tên) (ký, họ, tên)
Biểu số 20:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ cái
Tk 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Tháng 7 năm 2002
NTGS
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
31/7
Chi phí sử dụng máy thi công
141
199.560.000
31/7
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
154
199.560.000
...
...
Cộng phát sinh:
199.560.000
199.560.000
Số dư CK:
Ngày 31 tháng 7 năm 2002
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán công ty sử dụng TK 627 và các TK cấp 2 của TK 627. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý...
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí khấu hao TSCĐ....
Căn cứ vào chứng từ phát sinh kế toán công trường lập bảng kê chứng từ hoá đơn dịch vụ mua ngoài cho từng công trình của công ty.
Biểu số 21:
bảng tổng hợp kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào năm 2002
Công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn
Chi phí sản xuất chung
Hoá đơn chứng từ mua vào
Tên, đơn vị người bán
Giá mua chưa VAT
VAT đầu vào
Tổng giá thanh toán
KH
Số HĐ
Ngày HĐ
CL/2002
256952
2/6
Bưu điện Hà Nội
561.399
56.140
617.539
CB/2002
789243
2/7
Bưu điện Hà Nội
200.000
20.000
220.000
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
800.500.000
80.500.000
881.000.000
Ngày 5 tháng 7 năm 2002.
Giám đốc Kế toán trưởng Chủ nhiệm công trình
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
*. Khi công trình hoàn thành, kế toán công ty nhận đựơc bảng tổng hợp
chi phí và chứng từ gốc dùng làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất chung.
Biểu số 22:
Bảng kê chứng từ
Tháng 7/2002
Tài khoản 627
NT
Số CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
PS
Đồng chí Tuấn hoàn ứng công trình tiểu học Đại Mỗ
627
141
1.245.321
Đồng chí Hà hoàn ứng công trình nhà văn hoá HSSV
627
141
175.000
....
...
...
...
Cộng
4.245.654
Ngày 5 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu số 23:
Trích bảng tính và phân bổ khấu hao
Tháng 7 năm 2002
Tính cho công trình: Trường tiểu học Đại Mỗ
tt
Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH (%)
Nội dung
Toàn DN
TK 627
TK 642
NG
Số KH
1
Số khấu hao tháng 7
3.500.000.000
35.000.000
25.000.000
10.000.000
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.500.000.000
15.000.000
11.500.000
3.500.000
Máy móc thiết bị
1.700.000.000
17.000.000
13.500.000
3.500.000
Phương tiện vận tải
200.000.000
200.000
250.000
500.000
Thiết bị, DC quản lý
100.000.000
100.000
-
100.000
Ngày 1 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Trên cơ sở kế toán lên chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 627.
Chứng từ ghi sổ được lập theo trình tự thời gian do vậy chứng từ ghi sổ của TK 627 như sau:
Biểu số 24:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Số: 15
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi phí sản xuất chung
627
4.245.654
Tạm ứng
141
4.245.654
Cộng
4.245.654
4.245.654
Kèm theo ... chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ, tên) (ký, họ, tên)
Biểu số 25:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ cái
Tk 627: Chi phí sản xuất chung
Tháng 7 năm 2002
NTGS
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
28/7
Chi phí sản xuất chung
141
4.245.654
28/7
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
4.245.654
...
...
Cộng phát sinh:
4.245.654
4.245.654
Số dư CK:
Ngày 31 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
3.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên quản lý thuộc biên chế của công ty và lao động hợp đồng không thời hạn. Lương và các khoản trích theo lươngkgông đưa vào chi phí sản xuất chung mà đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp là vìchi phí sản xuất chung được tập hợp cho mỗi công tình có thể đảm nhận một lúc nhiều công trình khác nhau mặt khác, bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ, số lượng công nhân viên không nhiều nên phân bổ cho TK 627, cho từng công trình một thì rất phức tạp, kó theo rõi và không cần thiết do vậy kế toán tập hợp vào TK 642.
Vật liệu dùng cho quản lý như: giấy, bút mực, vật liệu sửa chữa
TSCĐ, đồ dùng, dụng cụ văn phòng...
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Các khoản thuế, phí và lệ phí.
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như:
nước, điện thoại, hội nghị, hội thảo,...
Tài khoản dùng để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp là TK 642.
Biểu số 26:
Bảng kê chứng từ
Tháng 7/2002
Tài khoản 642
NT
Số CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
PS
Cước phí điện thoại
642
111
3.500.000
Chi phí văn phòng Công ty
642
111
1.750.500
Chi phí hành chính Công ty
642
111
8.576.000
...
...
...
...
Cộng
30.500.000
Ngày 31 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng tổng hợp kế toán lên chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ cái TK 642.
Biểu số 27:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Sổ cái
Tk 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 7 năm 2002
NTGS
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
Lương phải trả CNV
334
25.500.000
Các khoản trích theo lương
338
4.850.000
Cước phí điện thoại
111
3.500.000
...
...
...
...
Kết chuyển chi phí QLDN
142
65.257.000
Cộng phát sinh:
65.257.000
65.257.000
Số dư CK:
Ngày 31 tháng 7 năm 2002.
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
4. Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở
dang và tính giá thành sản phẩm.
4.1.Tổng hợp chi phí sản xuất.
Khi công trình hoàn thành, kế toán công trường lập bảng tổng hợp
chi phí quyết toán của công trình đó rồi gửi về công ty làm căn cứ để công ty hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 28:
Bảng tổng hợp quyết toán
Tên công trình: Cải tạo nâng cấp trường tiểu học Đại Mỗ
Chủ nhiệm công trình: Nguyễn Ngọc Tuấn
Địa điểm thi công: Trường tiểu học Đại Mỗ.
STT
Diễn giải
Giá thành sản xuất
Chi phí NVL
Chi phí NC
Chi phí MTC
Chi phí SXC
Tổng số
1
Tổng hợp chi phí tháng 2
187.000.000
61.500.000
15.000.000
250.000
263.750.000
2
Tổng hợp chi phí tháng 3
200.358.000
60.000.000
10.000.000
250.000
270.608.000
3
Tổng hợp chi phí tháng 4
100.100.000
50.000.000
10.000.000
335.000
160.435.000
4
Tổng hợp chi phí tháng 5
200.020.009
64.000.000
15.000.000
120.001
279.140.000
5
Tổng hợp chi phí tháng 6
100.010.670
73.000.000
15.000.000
125.320
188.135.000
6
Tổng hợp chi phí tháng 7
200.000.000
28.000.000
15..200.000
165.000
243.365.000
Tổng cộng
987.487.679
336.500.000
82.000.000
1.245.321
1.407.233.000
Tổng chi phí: 1.507.490.000
Giá thành sản xuất: 1.407.233.000
Giá VAT đầu vào: 68.789.667
Kế toán công trường Chủ nhiệm công trình Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
*. Khi công trình hoàn thành bàn giao căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí của từng công trình kế toán tiến hành hạch toán chi phí sản xuất. Sau khi tập hợp các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 thì được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
Sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 154
Sổ chi tiết TK 154
Biểu số 29:
Công ty xây dựng Thanh Niên Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Tháng 7 năm 2002
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20385.DOC