Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 789-BQP: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 789-BQP
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP, là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có ở nước ta. Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí thất thoát trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu (thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu ...)địa bàn sản xuất luôn luôn thay đổi, với thời gian có khi lên tới vài năm.
Chính vì thế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác hạch toán trọng tâm, không thể thiếu đối với các công trình xây dựng lắp đặt nó...
84 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 789-BQP, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 789-BQP
LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP, là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có ở nước ta. Điều đó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí thất thoát trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu (thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu ...)địa bàn sản xuất luôn luôn thay đổi, với thời gian có khi lên tới vài năm.
Chính vì thế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác hạch toán trọng tâm, không thể thiếu đối với các công trình xây dựng lắp đặt nói riêng và xã hội nói chung. Với nhà nước, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế. Với các doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế bền vững lâu dài, ổn định phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc thị trường. Do đó điều tiên quyết là doanh nghiệp phải ứng xử giá một cách linh hoạt hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tìm cách giảm và bỏ những chi phí không cần thiết để thu được lợi nhuận. Muốn vậy, chỉ có hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác đầy đủ các yếu tố đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới cung cấp được các thông tin chính xác cho quản lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty 789-BQP, nhận thức rõ vai trò, vị trí của vấn đề nên em chọn đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 789-BQP. Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào nghiên cứu thực tế vấn đề này tại công ty 789-BQP. Trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm góp phần nhỏ vào hoàn thiện công tác kế toán tại công ty .
Để đạt mục đích trên, bố cục luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần chính :
Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 789-BQP.
Phần III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 789-BQP.
Qua bài viết này em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Phan Quang Niệm và các cô chú phòng tài chính kế toán Công ty 789-BQP đã hướng dẫn em hoàn thành bản luận văn. Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn, bản luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo.
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XÂY LẮP
I- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Kinh doanh xây lắp là nghành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Quốc Dân. Thông thường công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Hơn nữa nghành xây lắp có đặc thù, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nghành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác:
-Sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc...có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài, giá trị công trình lớn...Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công. Đặc biệt dự toán chi phí là cơ sở cho các khoản chi khi tiến hành xây lắp.
-Sản phẩm xây lắp thường cố định tại nơi sản xuất còn yếu tố tiến hành sản xuất vận động theo địa điểm sản phẩm. Do đó, đặc điểm này gây khó khăn cho công tác quản lý, làm tăng chi phí sản xuất chung.
Sản phẩm của nghành xây lắp hoàn thành không nhập kho mà thường được tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất theo dự toán hoặc giá cả thoả thuận với chủ đầu tư. Do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức: “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp...). Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn đầy đủ các chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung cho bộ phận nhận khoán.
Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo từng khoản mục chi phí cũng như đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có đặc điểm sau:
+ Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình cụ thể nhằm thường xuyên so sánh, kiểm việc thực hiện dự toán chi phí. Qua đó, xem xét nguyên nhân vượt kế hoạch, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
+ Đối tượng hạch toán chi phí có thể là toàn bộ công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn kỹ thuật quy ước.
+ Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư đến để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Bởi vậy, khi nhận thiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vào bên Nợ TK002 “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công hộ”.
+ Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và các giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn...
Với các đặc điểm đó, ngành xây lắp không thể sử dụng y nguyên chế độ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như Bộ Tài Chính đã ban hành mà phải vận dụng cho phù hợp nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo cung cấp số liệu trung thực, kịp thời, giúp cho lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn.
II- BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1- Chi phí xây lắp
1.1 Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong xây lắp
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào thành các công trình, lao vụ nhất định. Các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (mà biểu hiện cụ thể là các hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiện là hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm. Để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong thời kỳ nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ nhu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt công trình. Chi phí về lao động sống bao gồm: chi phí tiền lương, hoặc tiền công trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Còn chi phí về lao động vật hoá bao gồm: chi phí nguyên - nhiên liệu, chi KHTSCĐ...
Tất cả các chi phí để phục vụ trực tiếp cho việc tiến hành sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ nhất định được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Với lý do trên, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo từng tiêu thức khác nhau.
Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp. Thông thường chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phân loại theo tiêu thức sau:
*Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố:
Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung, tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí phát sinh ở đâu hay dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các yếu tố chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu như: xi măng, sắt thép, cát, sỏi, gạch, vôi...
Chi phí công cụ, dụng cụ như: cuốc xẻng, cốt pha, máy dầm, máy bơm...
Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuê ngoài, trích BHXH, BHYT, KPCD...
Chi phí KHTSCĐ, máy móc thiết bị.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi bằng tiền khác.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố cho biết kết cấu tỷ trọng từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, là cơ sở để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, kế hoạch về vốn giúp cho việc thực hiện công tác kế toán cũng như công tác quản lý chi phí sản xuất.
*Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
-Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương công nhân viên sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị thi công.
-Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thường phát sinh trong quá trình quản lý. Vì vậy, kế toán phải tiến hành phân bổ các đối tượng liên quan theo một tiêu thức thích hợp.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác và hợp lý.
*Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục:
Phân loại theo cách này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia thành các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí gồm các chi phí có cùng mục đích và công dụng. Có bốn khoản mục sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao toàn bộ các khoản hao phí nguyên vật liệu mà đơn vị xây lắp bỏ ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật liệu chính-phụ, các cấu kiện bê tông, phụ gia, giàn giáo, ván khuôn...
-Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương, tiền công trả cho công nhân xây lắp.
-Chi phí máy thi công: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt các công trình các hạng mục công trình (máy thi công không biệt là của đơn vị hay đi thuê ngoài)
-Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các đội xây lắp (trừ ba loại chi phí đã kể trên) bao gồm: Tiền lương và các khoản trích tiền lương của bộ phận quản lý đội, chi phí hội họp, tiếp khách...
Phương pháp phân loại chi phí theo khoản rmục giúp cho việc quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch giá thành và chi phí sản xuất cho kỳ sau.
2-Giá thành sản phẩm xây lắp
2.1 Khái niệm và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
Trong sản xuất, chi phí chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế, chi phí phải được xem xét trong mặt thứ 2 cũng là cơ bản của quá trình sản xuất, đó là kết quả thu được. Mối quan hệ này đã tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như chi phí nguyên vật liệu chi phí máy thi công...tính bằng tiền để để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định, có thể là một hạng mục công trình hoặc một công trình hoàn thành toàn bộ.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí ít nhất và hạ giá thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm bốn khoản mục sau:
-Khoản mục chi phí vật liệu.
-Khoản mục chi phí nhân công.
-Khoản mục chi phí máy thi công.
-Khoản mục chi phí sản xuất chung.
2.2 Phân loại giá thành trong xây lắp:
Căn cứ vào cơ sở số liệu để tính giá thành thì có 3 loại giá thành xây lắp:
Giá thành dự toán là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp. Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp dựa trên cơ sở các định mức thiết kế được duyệt và khung giá qui định đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành.
Giá thành dự toán (Zdt) được tính như sau:
Z dt = giá trị dự toán công trình - phần lợi nhuận định mức hạng mục công trình
Giá thành kế hoạch (Zkh): được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành so với giá thành dự toán bằng những biện pháp tăng cường quản lý kỹ thuật, vật tư, thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp:
Zkh = Zdt - Mức hạ giá dự toán.
Với doanh nghiệp không có giá dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế của năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành doanh nghiệp .
-Giá thành thực tế (Ztt): Xác định khi hoàn thành công tác xây lắp trên cơ sở chi phí thực tế liên quan đến từng công trình xây lắp, bao gồm : các phí tổn theo định mức, vượt định mức, không định mức (như: thiệt hại về ngừng sản xuất thiệt hại do phá đi làm lại, các lãng phí về vật tư, lao động trong quá trình thi công )
Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch và giá thành dự toán cho phép đánh giá trình độ quản lý của doanh xây lắp đó trong mối quan hệ với doanh nghiệp khác, cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cơ cở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp .
Vì doanh nghiệp xây lắp có thời gian thi công dài nên để theo dõi chặt chẽ những chi phí phát sinh doanh nghiệp xây lắp có sự phân chia giá thành thực tế thành:
+ Giá thành thực tế công tác xây lắp: phản ánh giá của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định. Nó cho phép xác định kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau và phát hiện những nguyên nhân gây tăng giảm chi phí.
+Giá thành thực tế công trình hạng mục công trình hoàn thành là toàn bộ chi phí phát sinh ra để tiến hành thi công một công trình hạng mục công trình từ khi chuẩn bị đến khi thi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản nên phân biệt khi sử dụng các chỉ tiêu mà thường gọi là giá thành nhưng thực chất là giá bán như:
-Giá dự thầu công tác xây lắp: là một loại giá thành do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp xây lắp dựa vào tính giá thành của mình.
-Giá đấu thầu công tác xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giao nhận thầu. Đó cũng chính là giá bán của doanh nghiệp xây lắp thắng thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu. Về nguyên tắc giá thành chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp.
3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối liên hệ chặt chẽ biện chứng với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chúng đều giới hạn để tập hợp chi phí nhằm phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra công tác giá thành.
Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phí sản xuất và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của những yếu tố chi phí vào sản phẩm, công việc nhất định đã hoàn thành. Hơn nữa chi phí biểu hiện về mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình. Vì vậy chúng giống nhau về mặt chất.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên do bộ phận chi phí sản xuất không đồng đều nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Điều đó được thể hiện ở sơ đồ sau:
CPSXKDDDĐK Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
A B C D Tổng giá thành sản phẩm CPSXKDDDCK
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD- CD
Tổng giá thành sản phẩm xây lắp
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định được nghiệm thu bàn giao, thanh toán. Giá thành sản phẩm không bao hàm những chi phí cho khối lượng công việc dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan tới hoạt động sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau. Nhưng chi phí sản xuất lại bao gồm những chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những khoản chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này.
Giữa ba loại chi phí sản xuất xây lắp và 4 khoản mục giá thành xây lắp có mối liên hệ với nhau thể hiện ở sơ đồ sau:
-Chi phí nguyên
vật liệu
-Chi phí vật tư cho thi công xây lắp.
-Chi phí vật tư cho máy thi công
-Khoản mục vật liệu trực tiếp
-Chi phí
nhân công
-Lương công nhân trực tiếp xây lắp
-Lương công nhân điều khiển MTC
-KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân thuộc hợp đồng dài hạn.
-Khoản mục nhân công trực tiếp
-Khoản mục máy thi công
-Chi phí chung
-KH và SCK MTC, chi phí thuê máy, chi động lực cho chạy máy
-Chi phí cho bộ máy quản lý DN
-Khoản mục chi phí chung
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH XÂY LẮP
1- Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định phạm vi hay giới hạn của chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:
+Tính chất sản xuất và quy trình sản xuất: Đơn giản hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song.
+Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
+Đặc điểm tổ chức sản xuất.
+Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Sản xuất xây lắp có quy trình công nghệ phức tạp và loại hình sản xuất đơn chiếc, thường phân chia thành nhiều khu vực, bộ phận thi công. Mỗi hạng mục cấu tạo vật chất khác nhau và đều có thiết kế riêng và dự toán riêng. Mặt khác, đơn vị tính giá thành có thể là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay từng giai đoạn công nghệ...nên tuỳ thuộc công việc cụ thể, tuỳ thuộc trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà có đối tượng hạch toán chi phí khác nhau, có thể là: công trình hạng, mục công trình, từng đơn đặt hàng, từng giai đoạn công việc.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tượng có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất, cho hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp và tính toán giá thành kịp thời, chính xác.
1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một hoặc một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, theo từng khoản mục trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Trong doanh nghiệp xây lắp thường sử sụng một số phương pháp sau:
-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình: Hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến hạng mục hay nhóm công trình nào thì tập hợp cho hạng mục hay công trình đó.
-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: Chi phí sản xuất phát sinh hàng tháng sẽ được tập hợp và phân loại theo đơn đặt hàng riệng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
-Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công (công trường, đội thi công): Các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công, Trong từng đơn vị đó lại được tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí như hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình...Cuối tháng tổng hợp chi phí phát sinh ở từng đơn vị thi công được so sánh với dự toán cấp phát để xác định hạch toán kinh tế nội bộ. Khi công trình hạng mục công trình hoàn thành, phải tính giá thành riêng cho từng công trình, hạng mục công trình đó bằng phương pháp trực tiếp tổng cộng chi phí.
2- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trong nghành xây dựng cơ bản, do đặc điểm sản xuất mang tính dơn chiếc, mỗi sản phẩm đều phải có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường là các công trình, hạng mục công trình hay các khối lượng công việc có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định phải được căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm sản xuất sản phẩm và tổ chức công tác kế toán mà doanh nghiệp xác định kỳ tính giá thành để đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán tính giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng những phương pháp sau:
*Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
áp dụng trong các trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Giá thành sản xuất được tính theo công thức sau:
Z = C + Ddk - Dkc
Z: Tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng.
Ddk, Dck: Giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ (nếu sản phẩm dở dang cuối kỳ không có hoặc ít quá và ổn định thì không cần tính đến giá trị sản phẩm dở dang)
Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trình nhưng riêng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Giá thành thực tế của hạng mục công trình:
Zi = di x H
Trong đó, H là tỷ lệ phân bổ giá thành được tính:
H = ( åC/ådi ) x 100
åC là tổng chi phí thực tế của cả công trình
ådi là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình i.
*Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó.
Tuy nhiên có thể tính giá thành thực tế (Ztt) từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc để phục vụ công tác quản lý theo công thức sau:
Ztt = di x H
Trong đó H là tỷ lệ phân bổ được tính: H = C/ ådi
C là tổng chi phí tập hợp cho toàn đơn vị phải tính vào giá thành
di là giá dự toán hạng mục công trình i
*Phương pháp tổng cộng chi phí
áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp những công trình lớn, Quá trình xây lắp có thể chia thành các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức :
Z = dk +C1 + C2 + .....+ Cn - Dck
Trong đó C1, C2, ... Cn là chi phí sản xuất của từng đội sản xuất hay từng hạng mục công trình.
*Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra các chi phí sản xuất thoát ly ngoài định mức nhằm tăng cường phân tích và kiểm tra các số liệu kế toán và đơn giản hoá các thủ tục tính toán.
Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành thực tế của sản phẩm
=
Giá thành định mức của sản phẩm
±
Chênh lệch định mức
±
Thay đổi định mức
3- Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm rất nhiều loại với nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành cũng khác nhau. Khi phát sinh chi phí, trước hết chi phí được biểu hiện theo yếu tố phí rồi mới biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi tính giá thành. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành phải được thực hiện theo trình tự hợp lý, khoa học. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và mối quan hệ giữa các hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý của từng doanh nghiệp. Trong nghành xây dựng cơ bản hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường theo trình tự sau:
+Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc hoàn thành tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
+Tập hợp và phân bổ chi phí chung cho từng đối tượng chịu phí có liên quan.
+Xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ (nếu đối tượng hạch toán là các giai đoạn công việc hoàn thành thì không cần làm bước này)
+Tính giá thành sản phẩm theo đối tượng tính giá.
IV. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XÂY LẮP
Theo qui định hiện hành để hạch toán chi phí sản xuất trong xây lắp kế toán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên mà không dùng phương pháp kiểm kê định kỳ. Với phương pháp kê khai thường xuyên, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ hàng tồn kho đều được phản ánh kịp thời đầy đủ lên các tài khoản liên quan. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép kiểm soát hàng ngày và tại bất cứ thời điểm nào các hoạt động từ xuất tới nhập và tồn kho sản phẩm hàng hoá, thành phẩm. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày liên tục.
1-Tài khoản hạch toán
Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản 621, 622, 623, 627, 642, 154. Nội dung phản ánh và kết cấu của các tài khoản này như sau:
*TK 621, chi nguyên vật liệu trực tiếp: tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt công trình. TK 621 được mở trực tiếp theo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây, lắp dự toán riêng). Các thiết bị đưa vào lắp đặt do chủ đầu tư bàn giao không không phản ánh ở tài khoản này mà phản ánh ở tài khoản “002”. Tài khoản 621 có kết cấu phản ánh tương tự các doanh nghiệp sản xuất.
*TK622. Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân lao động trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường). Khi hạch toán, TK622 cũng được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc. Kết cấu TK622 có kết cấu giống doanh nghiệp khác. Cần chú ý rằng các khoản trích KPCĐ,BHYT,BHXH tính theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp không hạch toán vào tài khoản này mà hạch toán vào tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”.
*TK 623. “Chi phí sử dụng máy thi công “: Tài khoản dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp máy móc. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình toàn bộ bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 mà kế toán phản ánh trực tiếp vào tài khoản 621, 622 và 627. Mặt khác, các khoản trích Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tính theo tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công và tiền ăn ca cũng không hạch toán vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản 627 : “Chi phí sản xuất chung”.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh.
Bên có: Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sử dụng máy thi công cho các, công trình hạng mục công trình .
Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 6 điều khoản:
+ 6231 “Chi phí nhân công”
+ 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công”
+ 6232 “Chi phí vật liệu”
+ 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ 6233 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
+ 6238 “Chi phí bằng tiền khác”
*TK 627 Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí vục vụ xây lắp tại các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. Đây là chi phí phát sinh trong từng bộ phận, từng đội xây lắp, ngoài chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp (kể cả phần trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả cho cho toàn bộ CNVC từng bộ phận, từng đội và toàn bộ tiền ăn ca của đội, bộ phận). TK 627 được mở chi tiết theo từng bộ phận xây lắp (Xí nghiệp trực thuộc, đội xây lắp...) TK627 chi tiết thành 6 tiểu khoản và có cơ cấu giống như doanh nghiệp khác.
*TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, TK này mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn của hạng mục công trình hoặc các nhóm hạng mục công trình và theo từng nơi phát sinh chi phí (đội, bộ phận sản xuất...) Tài khoản 154 chi tiết thành bốn tiểu khoản sau:
+1541 Xây lắp +Dịch vụ
+1542 Sản phẩm khác +Chi phí bảo hành xây lắp
Tài khoản 154 có kết kếu tương tự các doanh nghiệp khác.
2- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí vật liệu trực tiếp bao gồm giá thực tế của toàn bộ vật liệu chính, phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu dùng cho máy thi công) dùng cho việc xây dựng lắp đặt công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức khấu hao, theo khối lượng thực hiện...
Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, ghi:
Nợ TK 621 (Chi tiết đối tượng)
Có tài khoản 152 ( chi tiết vật liệu)
Trường hợp thu mua vật liệu chuyển đến trực tiếp chân công trình, không qua kho, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp:
Nợ TK 621 (Chi tiết đối tượng): Giá mua không thuế VAT.
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Có TK liên quan (111, 112,1412,331...): Tổng giá thanh toán.
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng).
Có TK141 (1413) : Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho hay bán thu hồi:
Nợ TK liên quan (111,112,152...)
Có TK 621 (Chi tiết đối tượng)
Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình:
Nợ TK 154 (1541. Chi tiết đối tượng)
Có TK 621 (Chi tiết đối tượng)
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực triếp
TK152 TK621 TK111,152
Xuất kho nguyên vật liệu Giá trị nguyên vật liệu
xuất dùng không hết thu hồi
TK141
Quyết toán tạm ứng
nguyên vật liệu TK154
TK111,112,3331 Kết chuyển chi phí
Nguyên vật liệu mua ngoài nguyên vật liệu trực tiếp
xuất trực tiếp
TK133
Thuế VAT
đầu vào được khấu trừ
3- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Phản ánh số tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc danh sách do doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi theo từng đối tượng sản xuất:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng)
Có TK 334 (3341): Phải trả cho công nhân thuộc danh sách.
Có TK liên quan ( 3342, 111...).Trả cho lao động thuê ngoài.
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng)
Có TK 141 (1413): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Kết chuyển chi phí nhân công vào cuối kỳ:
Nợ TK 154 (1541): chi tiết đối tượng
Có TK 622 (chi tiết đối tượng)
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK334 TK622 TK154
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất
TK111,3331
Tiền lương của công nhân
trực tiếp thuê ngoài Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
TK141
Quyết toán tạm ứng
về nhân công
4- Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. Cụ thể:
4.1 Trường hợp máy thi công thuê ngoài
Toàn bộ chi phí máy thi công tập hợp vào tài khoản 623:
Nợ TK 623 (6237): Giá thuê chưa thuế
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có Tk 331,111,112...Tổng giá thuê ngoài
Cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 theo từng đối tượng:
Nợ TK154 (1541. Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công)
Có TK 623 (6237).
4.2 Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng
Các chi phí liên quan đến máy thi công được tập riêng, cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng ( công trình, hạng mục công trình):
Tập hợp chi phí vật liệu:
Nợ TK 623 ( 6232).
Có TK liên quan (152, 111, 112...)
Tập hợp chi phí tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công:
Nợ TK 622 (chi tiết máy thi công).
Có TK liên quan (3341, 3342, 111...
Các chi phí khác liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội (chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, Điện nước, chi phí bằng tiền khác...):
Nợ TK 623 (chi tiết tiểu khoản )
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ ( nếu có)
Có TK liên quan (214, 152, 111, 112...)
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng). Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 623
Có TK 141(1413): Kết chuyển sử dụng máy thi công.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng (Công trình, hạng mục công trình..) vào cuối kỳ
Nợ TK 154 (1541 chi tiết chi phí sử dụng máy thi công)
Có Tk 623 kết chuyển hoặc phân bổ sử dụng máy thi công
4.3 Trường hợp công ty có đội máy thi công riêng
Toàn bộ chi phí có liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các tài khoản 621, 622, 627, chi tiết đội máy thi công. Cuối kỳ tổng hợp chi phí vào tài khoản 154 (1543 chi tiết đội máy thi công) để tính giá thành ca máy (hoặc giờ máy). Từ đó xác định giá trị mà đội máy thi công hoặc phục vụ cho từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình...) theo giá thành ca máy (hoặc giờ máy) và khối lượng dịch vụ (số ca máy, giờ máy) phục vụ cho từng đối tượng, cụ thể:
-Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau:
Nợ TK623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.
Có TK 154 (1543, Chi tiết đội máy thi công): Giá thành của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.
-Nếu các bộ phận của doanh nghiệp xác định kết quả riêng (Doanh nghiệp thực hiện phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau):
Nợ TK 632 Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ.
Có TK 154 (1543. chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng nội bộ.
Đồng thời kế toán phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau:
Nợ TK 623: Giá bán nội bộ
Nợ TK 133 (1331): Thuế đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 512 : Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331, (33311): Thuế đầu ra phải nộp (nếu có)
-Nếu đội máy thi công phục vụ bên ngoài:
(BT1) Phản ánh giá vốn dịch vụ bán ra ngoài:
Nợ TK632: Giá vốn phục vụ bên ngoài.
Có TK 154 (1543.Chi tiết đội máy thi công): Giá thành phục vụ cho tất cả các đối tượng bên ngoài
(BT2) Phản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài:
Nợ TK liên quan (131, 111, 112...) Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 (33311): Thuế VAT đầu ra phải nộp.
5- Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương công nhân viên chức của đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Kế toán theo dõi chi tiết chi phí theo từng đội xây lắp.
Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca của toàn bộ công nhân viên trong đội:
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 334
Trích kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT trên tổng số tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong từng đội:
Nợ TK 627 (6271)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Tập hợp chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất dùng cho từng đội xây dựng:
Nợ TK 627 (6272,6273)
Có TK liên quan (152, 153)
Trích khấu hao máy móc, thiết bị sử dụng cho từng đội xây dựng:
Nợ TK 627 (6274)
Có TK 214. Trích khấu hao tài sản cố định
Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung từng đội xây lắp kỳ này:
Nợ TK 627 ( Chi tiết từng khoản)
Có TK 142 (1421): Phân bổ dần chi phí trả trước.
Có TK 335: Trích trước khi phải trả.
Các khoản chi phí khác phát sinh ( điện, nước, sửa chữa tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài khác...):
Nợ TK 627 (chi tiết tiểu khoản): Tập hợp chi phí.
Nợ TK 133 (1331) : Thuế VAT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK liên quan (331, 111, 112...): Tổng giá thanh toán
Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí chi phí sản xuất chung:
Nợ TK liên quan (152, 111, 112...)
Có TK 627
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (bộ phận kế toán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627
Có TK 141 (1413): Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
Phân bổ hoặc (kết chuyển) chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình...)
Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng)
Có TK 627 (chi tiết bộ phận đội)
Sơ đồ Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334,338 TK627 TK152,111...
Tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên qlý đội Các khoản ghi giảm
chi phí sx chung
TK152,153
Chi phí NVL, CCDC TK154
TK214
Trích KHTSCĐ Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
TK335
Trích trước chi phí phải trả
TK111,112,3331...
Chi phí khác
TK133
Thuế VAT đầu vào
6- Hạch toán thiệt hại trong sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại và thiệt hại ngừng sản xuất. Việc hạch toán về thiệt hại ngừng sản xuất giống như trong doanh nghiệp công nghiệp. Đối với thiệt hại về phá đi, làm lại, kế toán cần mở sổ theo dõi riêng. Toàn bộ thiệt hại sau khi tập hợp vào bên nợ tài khoản 1381 hoặc 627, 1421... ( Chi tiết thiệt hại phá đi làm lại ) được sử lý như sau:
+Nếu thiệt hại do đơn vị xây lắp gây ra:
Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 138 (1388), 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường
Nợ TK 821: Giá trị tính vào chi phí bất thường
Nợ TK 415: Thiệt hại trừ vào dự phòng.
Có TK 1381 (Chi tiết thiệt hại phá đi làm lại): Xử lý giá trị thiệt hại.
+Nếu do chủ đầu tư yêu cầu và chịu bồi thường:
Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu bị thu hồi
Nợ TK 131: Giá trị chủ đầu tư đồng ý bồi thường
Có TK1381 (Chi tiết thiệt hại bị phá đi làm lại): Xử lý giá trị thiệt hại
+Nếu thiệt hại phát sinh trong thời gian bảo hành sản phẩm thì chi phí thiệt hại được tập hợp riêng trên các tài khoản 621, 622, 627 (Chi tiết theo từng công trình được bảo hành- nếu do doanh nghiệp tự làm).
Khi việc bảo hành hoàn thành, toàn bộ chi phí bảo hành được tập hợp vào TK 154 (1544). Sau đó được kết chuyển như sau:
Nợ TK 641 (6415): Nếu DN không trích trước chi phí bảo hành.
Nợ TK 335: Nếu doanh nghiệp trích trước chi phí bảo hành.
Có TK 154 (1544): Chi phí bảo hành công trình thực tế phát sinh.
Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài bảo hành, các khoản phải trả cho người bảo hành ghi:
Nợ TK liên quan (335, 6415): Chi phí bảo hành.
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111, 112... Tổng giá thanh toán.
7- Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất
Việc tổng hợp chi phí sản xuất trong xây lắp được tiến hành theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình...) và chi tiết theo khoản mục vào bên nợ tài khoản 154 (1541):
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154 (1541. Chi tiết đối tượng)
Có TK 621 ( Chi tiết đối tượng)
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154 (1541. Chi tiết đối tượng)
Có TK 622 (Chi tiết đối tượng)
Kết chuyển chi phí máy nhân công:
Nợ TK 154 (1541. Chi tiết đối tượng)
Có TK 623
Phân bổ hay kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 (1541.Chi tiết đối tượng)
Có TK 627 (Chi tiết bộ phận)
Trường hợp doanh nghiệp là nhà thầu chính, khi nhận bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành từ nhà thầu phụ, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (1541.Chi tiết đối tượng): Giá trị bàn giao (nếu chưa xác định là tiêu thụ)
Nợ TK 632: Giá trị bàn giao (Nếu được xác định là tiêu thụ)
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả Nhà thầu phụ
Tổng giá thành sản xuất công trình xây lắp hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 632: Bàn giao cho chủ đầu tư hay nhà thầu chính (kể cả trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ tổ chức hạch toán và xác định kết quả riêng bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành
NợTK 155: Nếu sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ
Nợ TK 336 (3362): Bàn giao cho công ty khi bộ phận nhận khoán có tổ chức công tác kế toán riêng nhưng không xác định kết quả riêng.
Nợ TK 241 (2412): Giá thành công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn vốn đầu tư riêng cho doanh nghiệp.
Có TK 154 (1541. Chi tiết đối tượng): Giá thành sản xuất công trình hoàn thành.
7.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định kỳ (tháng , quý), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay đang dở dang. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công tới lúc cuối tháng đó.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính giá theo chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai doạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.
7.3 Tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương pháp thanh toán khối lượng công việc (có giá dự toán) hoàn thành được thanh toán với người giao thầu. Vì vậy, trong từng kỳ báo cáo ngoài việc tính giá thành cho các hạng mục, công trình hoàn thành, phải tính giá cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao. Công thức tính giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo
Giá thành công tác xây lắp
=
Giá thành SPDD đầu kỳ
+
Tổng số chi phí SX phát sinh trong kỳ
-
Giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sơ đồ kế toán CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp
TK152,331... TK621 TK154
Chi phí nguyên Kết chuyển chi phí nguyên, TK632,155
vật liệu trực tiếp vật liệu trực tiếp
Kết chuyển
TK623 giá thành
Công nhân sử dụng Kết chuyển chi phí sử dụng công trình
máy thi công máy thi công hoàn thành
bàn giao
TK 334 TK622 cho
Tiền
lương
phải trả
Công nhân Kết chuyển chi phí chủ đầu tư
trực tiếp xây lắp nhân công trực tiếp hay chờ tiêu
thụ
Nhân viên TK627
phân xưởng
Tập hợp
chi phí
SX chung
TK 214,338,111
112,142,335... Phân bổ (hoặc kết
chuyển CPSX
Chi phí SX khác
V- ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1- Khái quát chung:
Trong cách phân loại chi phí sản xuất theo chức năng của chế độ kế toán Việt Nam có sự trùng hợp của kế toán Anh, Mỹ, Canada. Bên cạnh đó, trong kế toán Anh, Mỹ sản phẩm xây dựng được quan niệm là sản phẩm đơn chiếc do mỗi dự án thi công có thiết kế riêng, nên các công ty thường áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo công việc. Về cơ bản, cơ sở của kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng hay hệ thống đơn đặt hàng. Do đó hạch toán chi phí sản xuất nhấn mạnh tới kiểm soát chi phí từng đơn đặt hàng thông qua TK kiểm soát sản phẩm dở dang (mở cho từng đơn đặt hàng) và theo dõi trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất tập hợp vào giá thành gồm ba khoản mục sau:
+Nguyên vật liệu trực tiếp: Là yếu tố vật chất tạo ra thành phẩm chính của sản phẩm sản xuất ra, dễ nhận diện trong sản phẩm vì nó đặc trưng cho tính dễ thấy lớn nhất của thành phẩm được sản xuất ra
+Lao động trực tiếp
+Chi phí sản xuất chung.
Để tính giá thành sản phẩm thì căn cứ vào thẻ kho, phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, thẻ chi phí sản xuất theo từng công việc.
Trong nghành xây dựng cơ bản, các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán Mỹ, Anh cũng giống như ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu đem so sánh với kế toán Pháp thì có điểm khác. Bởi vì, theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất được định nghĩa là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Do đó, giá thành phẩm gồm các khoản chi phí không mang tính chất sản xuất. Cụ thể trình tự hạch toán như sau:
Bước 1: Tính giá phí nguyên vật liệu mua vào :
Giá nguyên vật liệu mua vào = Giá mua + Chi phí thu mua
Bước 2: Tính giá phí sản xuất:
Giá phí sản xuất
=
Giá phí nguyên vật liệu đưa vào SX
+
Chi phí sản xuất
(chi phí nhân công, động lực)
Bước 3: Tính giá phí tiêu thụ
Bước 4: Tính giá thành snả phẩm:
Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí tiêu thụ.
2- Về phương pháp hạch toán:
Ở Mỹ và một số nước phương Tây, phương pháp KKĐK thường được sử dụng ở doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động kinh doanh không phức tạp. Những doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh đa dạng, phức tạp thường áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nhìn chung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hệ thống kế toán các nước phương Tây và Mỹ cũng giống như cách hạch toán ở Việt Nam.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY 789-BQP
I- ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY 789-BQP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
Công ty 789-BQP là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc cục quản lý hành chính Bộ Thương Mại- cơ quan BQP. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 34 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình Hà Nội.
Công ty 789 là chuyên nghành xây dựng cơ bản của Quân Đội, sau nhiều quyết định thành lập lại cho phù hợp với nhiệm vụ, đến năm 1996 chính thức được thành lập lại theo quyết định số 478/QĐ-QP ngày 18/04/1996 trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp
-Công ty 584-BQP
-Công ty xây lắp 789-BQP
-Xí nghiệp khảo sát thiết kế 199-BQP
Công ty là một tổ chức xây dựng lớn của Quân Đội nói riêng và Việt Nam nói chung. Có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước và được Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn đầu tư nước ngoài số 45/CCHN ngày 22/12/1997, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110840 ngày 29/4/96 của Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội.
Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm: Xây lắp các công trình Quốc Phòng, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở, trang trí nội ngoại thất, lắp đặt điện nước, sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng và đồ mộc, khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, khai thác đá sỏi, dịch vụ vận tải, nhập vật tư thiết bị phục vụ xây dựng, đầu tư kinh doanh nhà.
Hơn 10 năm phấn đấu không ngừng, Công ty 789-BQP được đánh giá là doanh nghiệp luôn tìm được hướng đi đúng trong sản xuất kinh doanh. Với quy mô sản xuất, mức tăng trưởng, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chất lượng công trình đảm bảo và thời gian thi công nhanh, Công ty được BQP xếp hạng Doanh nghiệp hạng một và được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì. Được Bộ Xây Dựng tặng bằng khen đơn vị đạt chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng Việt Nam, được tặng hai cờ chất lượng chất lượng năm 1995 và 1998 và 11 công trình huy chương vàng. Được cấp trên tặng thưởng danh hiệu đơn vị quyết thắng và cờ năng suất chất lượng, hiệu quả an toàn liên tục trong 5 năm liền. Công ty 789-BQP sẵn sàng hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi .
Trong cơ chế khắc nghiệt của thị trường công ty luôn tự khẳng định mình trong đội ngũ những đơn vị xây dựng có uy tín, kinh nghiệm thi công, luôn đổi mới toàn diện với một đội ngũ cán bộ giỏi, năng động, sáng tạo đoàn kết thống nhất, có tinh thần trách nhiệm cao. Công ty luôn đảm bảo việc làm và đời sống của cán bộ công nhân ổn định, không ngừng nâng cao, đồng thời hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Cụ thể có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của công ty qua bảng số liệu sau đây:
Chỉ tiêu (triệu đồng)
1995
1996
1997
1998
1999
Doanh thu (triệu đồng)
2392
3600
4161
3074
3420
Nộp ngân sách (triệu đồng)
2189
4480
4916
5068
5029
Thu nhập bình quân (nghìn đồng)
650
770
820
880
887
Cho đến nay có thể nói toàn bộ lực lượng XDCB ở phía Bắc phục vụ cơ quan Bộ trong hai cuộc kháng chiến và hơn hai mươi năm xây dựng đất nước đều đã được qui tụ về Công ty 789. Đây là một vinh dự lớn cho công ty vì đã được kế thừa truyền thống thành tích của các thế hệ đi trước nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn để xứng đáng với tryền thống thành tích đó .
Nguyên tắc hoạt động của công ty là:
-Thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, nhằm bảo toàn vốn và phát triển vốn được được giao. Đồng thời giải quyết thoả đáng và hài hoà lợi ích cá nhân của người lao động, của công ty, nhà nước theo kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh .
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của cơ sở, Thực hiện quyền làm chủ của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu của công ty trong những năm tới là phấn đấu mở rộng phạm vi hoạt động hơn nữa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và tích cực hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước và nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng giao.
2- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm:
Ban giám đốc công ty
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng quản lý kỹ thuật công nghệ
Phòng tài chính
Phòng hành chính quản trị
Các đơn vị sản xuất kinh doanh bao gồm
-Xí nghiệp 384
-Xí nghiệp 1789
-Xí nghiệp 3798
-Xí nghiệp vận tải vật tư
-Xí nghiệp mộc cơ khí điện nước
-Xí nghiệp khảo sát và thiết kế
-Chi nhánh Miền Trung
-Chi nhánh Miền Nam
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty 789-BQP
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phòng
HC-QT
Phòng
KH-KD
Phòng
tài chính
Phòng Q.lý
KT-CN
XN 384
XN 1789
XN 3789
Chi nhánh
Miền Nam
XN
KSTK
XN
Mộc CK-ĐN
Trung tâm bồi dưỡng Đào tạo nghề
Chi nhánh
Miền Trung
XN
Vận tải vật tư
Phó GĐ
KT-CN
Phó GĐ
Chi nhánh
Phó GĐ
KH-KD
Trong cơ chế quản lý điều hành, để đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, phát huy hết năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, tăng cường trách nhiệm cá nhân đảm bảo không có tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật, đồng thời để thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia vào quản lý. Công ty thực hiện cơ chế quản lý với các nội dung cơ bản sau:
Giám đốc công ty là thủ trưởng cao nhất của công ty, có nhiệm vụ quản lý toàn diện chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc công ty là người có quyền gia quyết định quản lý.
Các phòng chức năng có nhiệm vụ chỉ đạo xí nghiệp, chi nhánh của công ty. Các phòng chức năng không có quyền gia mệnh lệnh cho xí nghiệp.
Giám đốc giao quyền chỉ huy quá trình hoạt động nội bộ của công ty cho phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh. Phó giám đốc phụ trách kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm chỉ huy quá trình sản xuất công tác quản lý kỹ thuật của các xí nghiệp, chi nhánh.
Phòng tài chính chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc công ty.
Các giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc công ty và tập thể lao động xí nghiệp về quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của xí nghiệp mình.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 789 - BỘ QUỐC PHÒNG
1- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty 789-BQP là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do đó, công ty tổ chức hạch toán kế toán như chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành, đồng thời vận dụng cho thực tiễn của nghành xây dựng. Do đặc điểm tổ chức của công ty theo sự phân cấp gồm các xí nghiệp trực thuộc nên bộ máy kế toán gồm hai cấp: Kế toán tại công ty, kế toán tại xí nghiệp.
Kế toán tại xí nghiệp có trách nhiệm lập các chứng từ ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ từ các xí nghiệp rồi chuyển số liệu cho kế toán công ty theo định kỳ hoặc theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Kế toán công ty tập hợp chứng từ phát sinh ở xí nghiệp và ở văn phòng công ty để ghi chép vào các sổ sách cần thiết, sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào sổ tổng hợp và các báo cáo tài chính. Tất cả các sổ sách và chứng từ kế toán đều phải có sự kiểm tra phê duyệt của kế toán trưởng.
Tại công ty, bộ máy kế toán được phân công với các lao động kế toán làm việc đầy đủ các phần phần hành kế toán bao gồm: Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền lương, kế toán vật tư tài sản, kế toán chi phí, thu nhập, xác định kết quả.
Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động của công ty, giúp ích cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên góc độ tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán như trên đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công lao động kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán TSCĐ, tiền lương, BHXH
Kế toán chi phí giá thành
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
KT
XN
384
KT XN
584
KT
XN
1789
KTXN2789
KTXN3789
KT
XN
vận tải vật tư
KTXN mộc, cơ khí, điện, nước
KTXN
Khảo sát thiết kế
KT chi nhánh Miền Nam
KT chi nhánh Miền Trung
2-Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là nghiên cứu vận dụng phương pháp tài khoản và ghi sổ kép vào thực tế công tác kế toán. Thực chất tổ chức hệ thống sổ là thiết lập cho mỗi đơn vị một bộ sổ tổng hợp và chi tiết có nội dung, hình thức, kết cấu phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. Công ty 789 - BQP là một doanh nghiệp tổ chức hoạt động xây lắp theo hợp đồng đấu thầu do đó, cần phải có một hệ thống sổ chi tiết lớn để phản ánh được chi tiết hoạt nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời, công ty tổ chức bộ máy kế toán tại công ty và kế toán tại xí nghiệp có mối quan hệ phân cấp. Những đặc điểm riêng đó đòi hỏi công ty phải có hệ thống sổ sách phù hợp, vừa tuân thủ chế độ kế toán tài chính do Bộ tài chính ban hành vừa vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của công ty. Công ty đã sử dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức: “Chứng từ ghi sổ” tại công ty 789-BQP: Hàng ngày hay định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, kế toán phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ. Những chứng từ hạch toán và chứng từ gốc kèm theo được ghim thành tập và chuyển đến cho kế toán tổng hợp. Những chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào vào các sổ kế toán chi tiết kế toán lập các bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Từ các chứng từ đã lập kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái. Căn cứ vào các sổ cái kế toán lập bảng cân đối phát sinh các TK. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết giữa bảng cân đối phát sinh các TK và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp xác định giá trị sản phẩm dở dang để tính khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ và tính ra kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Sau đó lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và các báo cáo tài chính cần thiết khác cùng với báo cáo kế toán quản trị.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty 789-BQP
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết TK 627,154...
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bảng cân đối số phát sinh
Báo biểu kế toán
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
III-HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 789-BQP
1-Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí
Xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng là sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài và phân tán, Cho nên, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc hoàn thành. Công ty tập hợp chi phí thi công theo từng công trình, hạng mục công trình với nguyên tắc chung là chi phí phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp trực tiếp tại công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các tiêu thức dùng chung cho nhiều công trình, công ty phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý. Do qui mô sản xuất và mật độ phát sinh chi phí dày nên công ty tổ chức hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty và đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2- Nội dung và trình tự hạch toán
2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty 789-BQP vật tư được sử dụng để sản xuất bao gồm chủng nhiều loại với yêu cầu chất lượng khác nhau từ nguyên vật liệu chính đến nguyên vật liệu phụ. Công ty áp dụng hình thức khoán cho xí nghiệp tuỳ theo khối lượng và tính chất của từng công trình phòng kế hoạch triển khai theo hình thức khoán gọn hay giao kế hoạch cho các xí nghiệp. Việc mua sắm vật tư do nghiệp trực thuộc công ty trực tiếp quản lý nhưng vẫn chịu sự quản lý một cách gián tiếp của nhân viên thuộc phòng tài chính công ty. Cụ thể công tác hạch toán chi phí vật liệu được tiến hành như sau: Khi nhận thầu xây lắp một công trình mới, căn cứ vào hợp đồng giao thầu phòng kế hoạch thiết kế thi công cho từng giai đoạn công việc, hạng mục công trình và lên kế hoạch cung cấp vật tư, đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các tổ sản xuất. Các tổ sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ cho sản xuất. Khi có nhu cầu về vật tư thì các tổ lập yêu cầu cung cấp vật tư có xác nhận của giám đốc xí nghiệp rồi gửi lên phòng kế hoạch xem xét, đồng ý, xác nhận. Sau đó chuyển cho kế toán xí nghiệp để làm căn cứ xin tạm ứng tiền. Kế toán xí nghiệp căn cứ vào số tiền xin tạm ứng đó để làm thủ tục ứng tiền qua phòng tài chính công ty. Sau khi hoàn tất các thủ tục xem xét, xác nhận của kế toán trưởng và giám đốc công ty kế toán thanh toán viết phiếu chi cho tạm ứng tiền. Sau khi nhận được tiền, xí nghiệp nào thi công thì đội trưởng sẽ được hoàn toàn quyền chủ động mua vật tư. Do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản là địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, vì vậy để thuận tiện cho việc xây dựng công trình, tránh phải vận chuyển tốn kém nên công ty tổ chức kho vật liệu ngay tại công trình. Đội trưởng tiến hành nhập xuất vật liệu ở đó.
Giá trị thực tế của vật tư sử dụng cho công trình
=
Giá mua vật tư
+
Chi phí thu mua
Phương pháp tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước
Sơ đồ hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp tại Công ty 789-BQP
TK 111,112 TK 1368 TK 621 TK154
Cấp tiền vật Chi phí nguyên
tư cho xí nghiệp vật liệu chi Kết chuyển giá
tiết công trình trị nguyên vật
liệu trực tiếp
Thanh toán tiền vật tư cho công trình
Xí nghiệp
Chứng từ ban đầu dùng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty là các hoá đơn bán hàng...Sau khi đội trưởng công trình tiến hành mua vật tư về nhập kho để phục vụ cho sản xuất, thủ kho cùng người giao vật tư tiến hành cân đong đo đếm số lượng vật liệu nhập kho và lập tờ kê chi tiết nhập vật tư
Tờ kê chi tiết nhập vật tư
Công trình: Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
Ngày 7/9/1999
Chứng từ
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Số
Ngày
12
7/9/99
Gạch 2 lỗ
viên
19.660
500
9.830.000
15
7/9/99
Xi măng đen
tấn
40
870.000
34.800.000
.................
Cộng
44.630.000
Người giao hàng
ký họ tên
Thủ kho
ký họ tên
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất đội trưởng yêu cầu xuất vật tư
Đơn vị: Công ty 789-BQP
Mẫu 02-VT
Ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/TCDN
Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 9 năm 1999
Họ tên người nhận: Lê Thanh Hương
Lý do xuất kho: Thi công công trình nhà nghỉ N2 -Đồ Sơn
Xuất taị kho: Chị Phương
Stt
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Gạch 2 lỗ
viên
2.000
2.000
5.000
10.000.000
02
Xi măng
tấn
8
8
870.000
6.960.000
....................
Tổng cộng:
16.960.000
Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Cuối kỳ căn cứ vào phiếu xuất kho và tờ kê chi tiết nhập vật tư ...do nhân viên kế toán xí nghiệp tập hợp ở đội gửi lên, kế toán công ty lập bảng tổng hợp nhập xuất vật tư.
Bảng tổng hợp nhập xuất vật tư
Tháng 9/1999
Stt
Tên công trình
Tồn kho
Nhâp xuất trong tháng
Đầu tháng
Cuối tháng
Nhập
Xuất
01
Nhà nghỉ N2 -Đồ Sơn
11.345.200
11.599.200
50.879.000
50.625.000
02
Nhà làm việc tiểu đoàn D8- F316
12.428.000
14.548.900
51.219.400
49.062.500
03
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
28.740.600
31.227.740
155.128.400
152.641.260
................
Cộng:
52.513.800
57.411.840
257.226.800
252.328.760
Dựa trên các bút toán đã định khoản trên các chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ có cùng nội dung kinh tế. Kế toán tổng hợp của công ty tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục cả năm theo thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ phải có chứng từ gốc đi kèm, phải được kế toán trưởng phê duyệt trước khi vào sổ kế toán
Đơn vị: Công ty 789-BQP
Chứng từ ghi sổ
số .125..
Ngày30 tháng 9 năm 1999
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
29
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí tiền cấp ứng vật tư CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn vật tư =50.625.000 (nhà nghỉ N2 Đồ Sơn HĐ số 78 ngày 18/4/99-XN 384)
621
1368
50.625.000
38
30/9/99
Bút toán hạch toán: Phạm Thị Thanh-XN1789 nhận tiền thanh toán nội bộ CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 vật tư = 49.062.500 (nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 HĐ số 28 ngày 15/01/99-XN1789)
621
111
49.062.500
Cuối tháng kết chuyển TK621 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
621
50.625.000
Cuối tháng kết chuyển TK 621 sang TK154 (XN1789-CT D8-F316)
154
621
49.062.500
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán chi phí và giá thành tiến hành ghi sổ cái TK621
Sổ cái TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
30/9/99
125
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí tiền cấp ứng vật tư CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn vật tư = 50.625.000 (nhà nghỉ N2 Đồ Sơn HĐ số 78 ngày 18/4/99-XN 384)
1368
50.625.000
30/9/99
125
Bút toán hạch toán: Phạm Thị Thanh-XN1789 nhận tiền thanh toán nội bộ CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 vật tư =49.062.500 (nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 HĐ số 28 ngày 15/01/99-XN1789)
111
49.062.500
30/9/99
125
Cuối tháng kết chuyển TK621 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
50.625.000
30/9/99
125
Cuối tháng kết chuyển TK621 sang TK154 (CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316)
154
49.062.500
Tổng PS nợ: 99.687.500
Tổng PS có: 99.687.500
1.2 Hạch toán chi phí nhân công.
Đối với nghành xây dựng nói chung và tại Công ty 789-BQP nói riêng thì sau chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy việc hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp góp phần đảm bảo tính chính xác trung thực của giá thành sản phẩm đồng thời tạo sự công bằng cho người lao động nên công ty hết sức chú trọng.
Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công ty được thể hiện qua sơ đồ
TK111 TK334 TK622 TK154
Thanh toán nội bộ tiền Hạch toán chi
tiền lương cho công nhân phí nhân công
trực tiếp Kết chuyển chi
phí nhân công
TK1368 trực tiếp
Cấp ứng tiền Thanh toán tiền
chi phí nhân lương bằng tiền
công trực tiếp cấp ứng
sản xuất
Thanh toán tiền cho công nhân
thuê ngoài bằng tiền cấp ứng
Nhân công thuê ngoài trực tiếp sản xuất bằng
thanh toán nội bộ
TK338
Trích BHXH,BHYT
KPCĐ 19% lương
công nhân hợp đồng
dài hạn
Chi phí nhân công tại Công ty 789-BQP bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp theo lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp. Công nhân tham gia vào quá trình xây dựng tại công ty chủ yếu là công nhân thuê ngoài theo hợp đồng do tính chất của nghành xây dựng và thực trạng của công ty, công việc làm theo thời vụ.
Hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương: Hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm (còn gọi là lương khoán). Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất thi công xây dựng công trình. Lương sản phẩm được áp dụng cho bộ phận trực tiếp thi công.
Việc trả lương theo thời gian căn cứ vào cấp bậc công nhân viên và căn cứ vào số ngày công làm việc trong tháng để tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân viên
Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng
=
Mức lương ngày của công nhân viên hưởng theo cấp bậc
x
Số ngày làm việc trong tháng
Công ty áp dụng tính quỹ lương gián tiếp không quá 8% tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp.
Hình thức trả lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp xây lắp căn cứ vào khối lượng công việc giao khoán và đơn giá thoả thuận của hợp đồng giao khoán để tính ra
Tiền lương phải trả công nhân trong tháng
=
Khối lượng công việc hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương theo giá thoả thuận
Đối với người lao động hợp đồng ngắn hạn thì được hưởng lương mùa vụ theo hợp đồng đã ký, trong hợp đồng phải ghi rõ mức lương được hưởng.
BẢNG CHẤM CÔNG
Công trình: Nhà nghỉ N2 - Đồ Sơn
Tháng 9/1999
Stt
Họ và tên
Bậc lương
Hệ số lương
Số ngày trong tháng
Quy ra công
Bù trừ chênh lệch
Ghi chú
Số công hưởng lương
Công nghỉ hưởng lương
công hưởng BHXH
1
2
..
1
NguyễnBá An
x
x
..
29
_
_
2
Lý An Hoà
x
x
..
28
_
_
3
Doãn Kế Hội
x
x
..
26
_
_
4
Lê Anh Hùng
x
x
..
28
_
_
5
Đỗ Cao Văn
_
x
..
25
_
_
.....................
Người chấm công
(Ký,Họtên)
Tính lương và thanh toán lương được thực hiện trên bản thanh toán lương. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn, bảng chấm công, hợp đồng làm khoán......kế toán tiền lương công ty tính lương cho từng công nhân viên.
Công ty 789-BQP Bảng thanh toán lương
XN 384 Tháng 9 năm 1999
Lương mùa vụ CT: nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
Stt
Họ và tên
Lương sản phẩm
Ký nhận
Số công
Đơn giá
Thành tiền
1
Nguyễn văn Đức
20
24.000
480.000
2
Lê Văn Tập
20
24.000
480.000
3
Ngô Thanh Long
20
24.000
480.000
4
Hà Đức Thảo
18
24.000
432.000
5
Nguyễn Huy Thảo
20
24.000
480.000
6
Phạm Việt Cường
19
24.000
456.000
7
Lê Huy An
18
24.000
432.000
8
Phạm Việt Tuy
21
24.000
504.000
9
Nguyễn Văn Cư
20
24.000
480.000
10
Lê Anh Quân
20
24.000
480.000
11
Hồ Mạnh Phúc
22
24.000
488.000
12
Nguyễn Văn Phúc
20
24.000
480.000
13
Phạm Việt Dũng
25
24.000
600.000
14
Nguyễn Việt Hà
20
24.000
480.000
15
Trần Văn Kiên
24
24.000
576.000
.............................
Cộng
438
12.033.709
Giám Đốc XN KTTRCTY KTTLCTY Người tính
Công ty 789-BQP
Xí nghiệp 384
Bộ phận trực tiếp
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
tháng 9/1999
Công trình Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
Stt
Họ và tên
Lương chế độ
Lương sản phẩm
Các khoản phải trừ
Còn lại
Ký nhận
Bậc
Lương chế độ
M1
M2
N
MN
Lương sản phẩm
BHXH 6%LCĐ
BHYT 1%LCĐ
1
Nguyễn Bá An
A6N1 4/7
256.320
1,1
1,2
12,0
15,8
396.000
12.816
2.563
380.621
2
Lý An Hoà
A6N1 6/7
384.480
1,2
1,1
24,0
31,7
792.000
19.224
3.845
786.931
3
Doãn Kế Hội
A6N1 6/7
384.480
1,2
1,1
25,0
33,0
825.000
19.224
3.845
801.931
4
Lê Anh Hùng
A6N1 5/7
313.920
1,1
1,1
25,0
30,3
756.250
15.696
3.139
737.415
5
Đỗ Cao Văn
A6N1 5/7
313.920
1,1
1,1
11,0
13,3
323.750
15.696
3.139
313.195
....................
Cộng:
1.653.120
3.184.384
151.605
12.686
3.020.093
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 9 năm 1999
Stt
Tên công trình
Tiềnlương phải trả
TK338
Tổng cộng
TK3382
TK3383
TK3384
1
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
3.184.384
63.688
477.658
63.688
3.789.148
2
Nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316
3.082.403
61.648
462.364
61.648
3.668.090
3
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
9.553.154
191.063
1.432.973
191.063
11.015.253
................
Tổng cộng:
15.819.968
144.399
2.363.995
144.339
18.472.761
Người lập bảng
Đơn vị: Công ty 789-BQP
Chứng từ ghi sổ
số 130
Ngày 30/9/1999
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
29
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
622
334
3.184.384
38
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công KPCĐ theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
622
3382
63.688
50
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân côngBHXH theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
622
3383
477.658
52
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công BHYT theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
622
3384
63.688
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
622
3.184.384
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
622
63.688
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
622
477.658
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
622
63.688
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán Sổ cái
Sổ cái TK622 “Chi phí nhân côngtrực tiếp”
Từ 1/9/99 đến ngày 30/9/99
Ngày ghi sổ
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
30/9/99
130
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
334
3.184.384
30/9/99
130
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công KPCĐ theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
3382
63.688
30/9/99
130
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân côngBHXH theo quyết toán đã được phê duyệt (CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn-XN384)
3383
477.658
30/9/99
130
Bút toán hạch toán: Hạch toán vào chi phí nhân công BHYT (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
3384
63.688
30/9/99
130
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
3.184.384
30/9/99
130
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
63.688
30/9/99
130
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
477.658
30/9/99
130
Cuối tháng kết chuyển TK622 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
63.688
..........
....
.................................
Tổng PS nợ: 3.789.418
Tổng PS có: 37.789.418
2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí máy thi công tại Công ty 789-BQP là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện, động cơ diezen, hơi nước.....(kể cả hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sử dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền....
Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty 789-BQP
TK111,112 TK1368 TK623 TK154
Cấp tiền chi phí Chi phí máy chi
máy cho xí nghiệp tiết công trình Kết chuyển chi
phí máy
Thanh toán tiền chi phí máy cho xí nghiệp
chi tiết từng công trình
* Hạch toán chi phí nhiên liệu động lực sử dụng máy thi công
Nhiên liệu sử dụng cho máy thi công được xuất từ kho của xí nghiệp và được định mức cho từng loại máy dựa trên thời gian sử dụng và đặc điểm kỹ thuật máy. Khi xuất nhiên liệu cho máy thi công kế toán lập phiếu xuất kho có mẫu sau:
Đơn vị: Công ty 789
Mẫu 02-VT
Ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/TCDN
Ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 9 năm 1999
Họ tên người nhận: Lê Thanh Hương
Lý do xuất kho:Chạy máy thi công
Xuất taị kho: Chị Phương
Stt
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Xăng A92
Lít
100
100
4.405
440.500
............
Cộng:
440.500
Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ vào phiếu xuất nhiên liệu do kế toán xí nghiệp gửi lên kế toán công ty tập hợp và lập bảng tổng hợp phân bổ nhiên liệu sử dụng máy thi công
Bảng tổng hợp nhập xuất nhiên liệu sử dụng máy thi công
Tháng 9/1999
Stt
Tên công trình
Tồn kho
Nhâp xuất trong tháng
Đầu tháng
Cuối tháng
Nhập
Xuất
01
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
175.000
145.689
1.676.939
1.706.250
02
Nhà làm việc tiểu đoàn D8 - F316
789.400
952.804
1.691.724
1.528.320
03
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
462.500
484.988
3.228.900
3.206.412
...............
Cộng:
1.426.900
1.583.481
6.597.563
6.440.982
*Hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công
Công nhân điều khiển máy thi công thuộc tổ cơ giới cũng trực tiếp tham gia sản xuất. Tổ trưởng tổ cơ giới nhận phần công việc được khoán và đảm bảo tổ chức thi công đúng như hợp đồng làm khoán đã nhận.
Tổ trưởng tổ cơ giới theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ. Chấm công cho công nhân ở bảng chấm công kèm theo hợp đồng làm khoán. Cuối tháng kế toán xí nghiệp tập hợp chứng từ có liên quan gửi lên công ty tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương tương tự như tài khoản 622. Chi phí nhân công điều khiển máy được ghi vào bên nợ TK623- chi tiết từng công trình
* Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền sử dụng máy thi công
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác sử dụng máy thi công phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp vào công trình đó.
Kế toán xí nghiệp thiết lập các chứng từ ban đầu. Cuối tháng lập bảng kê dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền báo cáo lên kế toán công ty để hạch toán
Xí nghiệp 384
BẢNG KÊ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI
VÀ CHI PHÍ KHÁC BẰNG TIỀN SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
CT: Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
Tháng 9 năm 1999
Stt
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Ghi chú
S H
N/T
1
14
3/9
Chi thuê máy thi công
5.615.000
2
18
8/9
Trả tiền điện
1.542.000
........................
Cộng:
7.157.000
Cuối tháng kế toán công ty tập hợp các chứng từ xí nghiệp gửi lên lập bảng kê chi tiết chi phí sử dụng máy và bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy cho từng công trình.
BẢNG KÊ CHI TIẾT CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
Stt
Nội dung
Số tiền
Ghi chú
1
Chi phí nhiên liệu
1.706.250
2
Chi phí nhân công
2.800.000
3
Chi phí chung
7.157.000
Cộng:
11.663.250
Căn cứ vào bảng kê chi tiết chi phí sử dụng máy kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY
tháng 9 năm 1999
Stt
Tên công trình
Chi phí sử dụng máy
1
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
11.663.250
2
Nhà làm việc tiểu đoàn D8 - F316
6.452.456
3
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
16.492.700
..................
Cộng:
34.608.406
Các nghiệp vụ trên được phản ánh trên sổ kế toán như sau:
Đơn vị: Công ty 789-BQ CHỨNG TỪ GHI SỔ
số142 ...
Ngày..30.tháng.9..năm...1999
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
38
14/9/99
Bút toán hạch toán: Nguyễn thị Ngọc XN384 thanh toán bằng tiền cấp ứng CP Máy=11.663.250
(nhà nghỉ N2 Đồ Sơn HĐ số 78 ngày 18/4/99-XN 384)
623
1368
11.663.250
29
14/9/99
Bút toán hạch toán: Phạm Thị Thanh-XN1789 nhận tiền thanh toán nội bộ CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 CP Máy=6.452.456 (nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 HĐ số 28 ngày 15/01/99-XN1789)
623
111
6.452.456
Cuối tháng kết chuyển TK 623 sang TK154 (XN1789-CT D8-F316)
154
623
6.452.456
Cuối tháng kết chuyển TK623 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
623
11.663.250
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán chi phí và giá thành tiến hành ghi sổ cái TK623
Sổ cái TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công”
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày
ghi sổ
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
30/9/99
142
Bút toán hạch toán: Nguyễn Thị Ngọc XN384 thanh toán bằng tiền cấp ứng CPMáy=11.663.250
(nhà nghỉ N2 Đồ Sơn HĐ số 78 ngày 18/4/99-XN 384)
1368
11.663.250
30/9/99
142
Bút toán hạch toán: Phạm Thị Thanh-XN1789 nhận tiền thanh toán nội bộ CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 CP Máy=6.452.456 (nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 HĐ số 28 ngày 15/01/99-XN1789)
111
6.452.456
30/9/99
142
Cuối tháng kết chuyển TK 623 sang TK154 (XN1789-CT D8-F316)
154
6.452.456
30/9/99
142
Cuối tháng kết chuyển TK623 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
11.663.250
.............
...
Tổng PS nợ: 17.067.765
Tổng PS có: 17.067.765
2.4 Chi phí sản xuất chung
Để tiến hành thi công, ngoài khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công công ty còn phải chi ra các khoản chi phí khác gồm:
-Chi phí lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội.
-Chí phí công cụ xuất dùng
-Chi phí khấu hao máy móc thiết bị kho tàng bến bãi, tài sản cố định của đội, chi phí sửa chữa lớn
-Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại...)
-Các chi phí khác bằng tiền (chi phí giao dịch tiếp khách...)
Chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Đối với những chi phí chung không thể hạch toán trực tiếp được thì được tập hợp lại đến cuối tháng phân bổ cho các công trình.
Để theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí sản xuất chung công ty đã mở thành bốn tiểu khoản cấp 2 của tài khoản 627
Tài khoản 6271-Chi phí nhân viên phân xưởng
Tài khoản 6273-Chi phí công cụ dụng, dụng cụ
Tài khoản 6274-Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6278-Chi phí khác bằng tiền
Chi phí chung sẽ được phản ánh trên các sổ chi tiết TK 627 và sổ cái TK 627.
*Chi phí nhân viên quản lý đội công trình
Chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên quản lý xí nghiệp được thể hiện trên bảng thanh toán lương cho bộ phận gián tiếp
Sổ chi tiết TK6271 “Chi phí nhân viên quản lý”
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/9/99
246
30/9/99
Bút toán hạch toán: Nguyễn thị Thanh-XN384 thanh toán lương tháng 9 cho nhân viên quản lý XN384 = tiền cấp ứng = 3.214.920
334
3.214.920
30/9/99
247
30/9/99
Bút toán hạch toán: Hạch toán KPCĐ=2% tiền lương của nhân viên quản lý XN384=64.298
3382
64.298
30/9/99
248
30/9/99
HạchtoánBHXH=
15% tiền lương của nhân viên quản lý XN384=482.238
3383
482.238
30/9/99
249
30/9/99
Hạch toánBHYT=2% tiền lương của nhân viên quản lý XN384=64.298
3384
64.298
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển TK 6271 sang TK154 (XN1789)
154
3.214.920
Cuối tháng kết chuyển TK 6271 sang TK154 (XN1789)
154
64.298
30/9/99
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển TK 6271 sang TK154 (XN1789)
154
482.238
30/9/99
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển TK 6271 sang TK154 (XN1789)
154
64.298
Tổng PS nợ: 3.835.744
Tổng PS có: 3.835.744
Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp được phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình.
Hệ số phân bổ chi phí nhân viên quản lý
=
Chi phí nhân viên quản lý cần phân bổ
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Mức phân bổ chi phí nhân viên quản lý từng công trình
=
Hệ số phân bổ
x
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+
Chi phí nhân công trực tiếp
Bảng phân bổ chi phí nhân viên
tháng 9 năm 1999
Stt
Công trình
TK334
TK338
Tổng cộng
TK3382
TK3383
TK3384
1
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
3.214.920
64.298
482.238
64.298
3.835.754
2
Nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316
2.652.850
53.057
397.927
53.057
3.156.892
3
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
4.399.675
87.993
659.951
87.993
5.235.612
.............
Cộng:
10.267.445
205.348
1.540.116
205.348
12.228.258
* Chi phí công cụ dụng
Các chi phí như găng tay, cuốc xẻng... được công ty phân bổ trực tiếp cho các công trình, hạng mục công trình và được phân bổ một lần vào công trình nếu giá trị nhỏ, phân bổ dần vào công trình, hạng mục công trình nếu giá trị lớn và được ghi vào sổ chi tiết TK6273
* Chi phí khác bằng tiền
Căn cứ và hoá đơn thanh toán theo nguyên tắc chi phí phát sinh cho công trình nào thì được tính thẳng vào công trình đó
Sổ chi tiết TK6278 “Chi phí khác bằng tiền”
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/9/99
38
30/9/99
Bút toán hạch toán: Nguyễn thị Ngọc XN384 thanh toán bằng tiền cấp ứng CP khác bằng tiền CT
nhà nghỉ N2 Đồ Sơn HĐ số 78 ngày 18/4/99-XN 384
1368
1.538.840
30/9/99
129
30/9/99
Bút toán hạch toán: Phạm Thị Thanh-XN1789 nhận tiền thanh toán nội bộ CT nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316 CP-XN1789 khác bằng tiền = 1.794.021
111
1.794.021
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển TK 6278sang TK154 (XN1789-CT D8-F316)
154
1.794.021
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển TK6278 sang TK154 (XN384-CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
1.538.840
Tổng PS nợ: 3.332.861
Tổng PS có : 3.332.861
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc tăng cường trang bị kỹ thuật máy móc thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng công trình sẽ giúp cho đơn vị giải quyết được phân lớn lao động trực tiếp, tăng năng xuất lao động đẩy nhanh tiến độ thi công hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình.
Chi phí khấu hao tài sản cố định hiện nay được công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Kế toán tài sản cố định là người theo dõi trực tiếp từng loại tài sản cố định về cả số lượng, nguyên giá, số khấu hao, giá trị còn lại để quản lý tình hình sản xuất sử dụng tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ được kế toán công ty tính theo từng loại tài sản, từng đầu mối xí nghiệp và hạch toán tổng hợp vào bên nợ tài khoản 627 (6274). Việc tính khấu hao được thực hiện theo quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ tài chính. Cụ thể mức tính khấu hao hàng tháng như sau:
Mức trích khấu hao tháng
=
Mức trích khấu hao TB hàng năm
12
Trong đó mức trích khấu hao trung bình hàng năm căn cứ vào quy định cho từng loại phương tiện.
Mức trích khấu hao TB hàng năm
=
Nguyên giá phương tiện
Thời gian sử dụng
Bảng tính khấu hao năm 1999
Stt
Tên TSCĐ
Thời gian sử dụng
Nguyên giá
Số khấu hao
1
Máy trộn bê tông
5 năm
95.000.000
19.000.000
2
Máy vận thăng
4 năm
86.500.000
21.625.000
3
Máy ủi
4 năm
72.6420.000
181.605.000
...................
Cộng:
9.079.200.000
222.230.000
Trên cơ sở bảng tính khấu hao năm. Kế toán lập bảng khấu hao tháng
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO CƠ BẢN
THÁNG 9 NĂM 1999
Stt
Tên TSCĐ
Mức khấu hao
Công trình
Nhà làm việc D8-F316
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
............
1
Máy trộn bê tông
1.583.333
234.561
1.241.418
2
Máy vận thăng
1.802.083
325.621
142.481
3
Máy ủi
15.133.750
2.756.231
189.585
...............
Tổng cộng:
18.519.166
5.023.340
456.218
Công ty thực hiện trích trước khấu hao sửa chữa lớn và phân bổ cho từng công trình tương tự như khấu hao cơ bản. Với các số liệu tính toán kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiết TK 6274
Sổ chi tiết TK6274 “chi phí khấu hao TSCĐ”
Từ 1/1/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/9/99
329
30/9/99
Bút toán hạch toán: Phân bổ KHCB TSCĐ vào CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
214
456.218
30/9/99
338
30/9/99
Bút toán hạch toán: Phânbổ KHSCLTSCĐ vào CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
335
136.865
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển TK 6271sang TK154 (XN384-CT Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn)
154
456.218
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển TK 6271sang TK154 (XN1789-CT nhà nghỉ N2-Đồ Sơn)
154
136.865
Chi phí sản xuất chung được ghi vào sổ cái TK627
Sổ Cái TK627 “Chi phí sản xuất chung”
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Nợ
Có
30/9/99
145
Bút toán hạch toán: Hạch toán chi phí nhân viên quản lý XN 384 vào TK627
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn=3.214.920
334
3.214.920
30/9/99
146
Bút toán hạch toán: Hạch toán KPCĐ=2% tiền lương của nhân viên quản lý vào TK627
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn=64.298
3382
64.298
30/9/99
147
Bút toán hạch toán: Hạch toán BHXH=15% tiền lương của nhân viên quản lý vào TK627
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn=482.238
3383
482.238
30/9/99
148
Bút toán hạch toán: Hạch toán BHXH=2% tiền lương của nhân viên quản lý vào TK627
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn=64.298
3384
64.298
30/9/99
149
Bút toán hạch toán: Nguyễn thị Ngọc XN384 thanh toán chi phí khác bằng tiền XN384 bằng tiền cấp ứng
Công trình Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn=1.538.840
1368
1.538.840
30/9/99
150
Bút toán hạch toán: Phân bổ KHCBTSCĐ tháng 9
Công trình Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn =456.218
214
456.218
30/9/99
151
Phân bổ KHSCLTSCĐ tháng 9
Công trình Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn =136.865
335
136.865
30/9/99
152
Bút toán hạch toán Nguyễn Thị Ngọc XN384 thanh toán tiền CCDC bằng tiền cấp ứng
CT Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn =305.371
1368
305.371
30/9/99
153
Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân viên quản lý đã tập hợp ở TK6271 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=3.214.920
3.214.920
30/9/99
154
Cuối tháng kết chuyển KPCĐ=2% chi phí nhân viên quản lý đã tập hợp ở TK6271 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=64.298
154
64.298
30/9/99
155
Cuối tháng kết chuyển BHXH=15% chi phí nhân viên quản lý đã tập hợp ở TK6271 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=482.238
154
482.238
30/9/99
156
Cuối tháng kết chuyển BHYT=2% chi phí nhân viên quản lý đã tập hợp ở TK6271 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=64.298
154
64.298
30/9/99
157
Cuối tháng kết chuyển chi phí khác bằng tiền đã tập hợp ở TK621 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=1.538.840
154
1.538.840
30/9/99
158
Cuối tháng kết chuyển chi phí KHCBTSCĐ đã tập hợp ở TK621 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=456.218
154
456.218
30/9/99
159
Cuối tháng kết chuyển chi phí KHSCLTSCĐ đã tập hợp ở TK621 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=136.865
154
136.865
30/9/99
160
Cuối tháng kết chuyển chi phí CCDC đã tập hợp ở TK621 sang TK154
(XN384)
Công trình nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
=305.371
154
305.371
Tổng PS nợ: 6.273.038 Tổng PS có: 6.273.038
2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất
Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí này đều được kế toán tổng hợp lại làm căn cứ để tính giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành. Các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được theo dõi trên sổ chi tiết TK 154-Chi tiết theo từng xí nghiệp và được tập hợp toàn bộ trên sổ cái TK 154. Tổng số phát sinh nợ TK 154 là số kết chuyển bên có của các TK 621, 622, 623, 627
Sổ chi tiết TK154
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/9/99
Bút toán hạch toán cuối tháng kết chuyển chi phí NVLTT- CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn đã tập hợp ởTK621sang TK154 XN384
621
50.625.000
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển chi phí NCTT- CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn đã tập hợp ở TK622 sang TK154 XN 384
622
15.823.127
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển chi phí Máy- CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn đã tập hợp ởTK621sang TK154 XN384
623
11.663.250
30/9/99
Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất chung- CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn đã tập hợp ởTK621sang TK154 XN384
627
6.273.038
Dư đầu kỳ: 26.420.182
PS nợ : 84.384.415 PS có :
Dư cuối kỳ: 15.789.234
Sổ cái TK154
Từ 1/9/99 đến 30/9/99
Dư nợ đầu kỳ: 325.689.745
Ngày
Số
Diễn giải
TKĐƯ
PS nợ
PS có
30/9/99
125
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh thực tế của tất cả các công trình tại TK621 sang TK154 CTY789-BQP
CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn XN384=50.625.000
..................
621
50.625.000
30/9/99
130
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh thực tế của tất cả các công trình tại TK622 sang TK154 CTY789-BQP
CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn XN384=15.823.127
.........................
622
15.823.127
30/9/99
142
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh thực tế của tất cả các công trình tại TK623 sang TK154 CTY789-BQP
CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn XN384=11.663.250
........................
623
11.663.250
30/9/99
150
Bút toán hạch toán: Cuối tháng kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh thực tế của tất cả các công trình tại TK6271 sang TK154 CTY789-BQP
CT nhà nghỉ N2 Đồ Sơn XN384=6.273.038
.....................
627
6.273.038
PS nợ : 84.384.415
PS có :
Dư cuối kỳ: 2.789.456.223
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THÁNG 9 NĂM 1999
Stt
Tên công trình
NVL trực tiếp
NC trực tiếp
Chi phí máy
CP SX chung
Cộng
1
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
50.625.000
15.823.127
11.663.250
6.273.038
84.384.415
2
Nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316
49.062.500
10.787.621
6.452.456
5.376.529
71.679.115
3
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
152.641.260
27.940.800
16.492.800
8.713.535
197.967.290
.....................
Cộng
252.328.760
54.551.548
34.608.506
20.362.920
361.851.734
2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty 789-BQP
Trong xây dựng cơ bản dở dang để đảm bảo tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm làm cho việc tính giá thành được chính xác thì sản phẩm làm dở không thể thiếu được. Cuối mỗi kỳ, chủ nhiệm công trình cùng với bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm kê xác định khối lượng công việc hoàn thành theo giai đoạn và ghi vào biên bản nghiệm thu. Công ty chỉ tính giá thành khi đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, việc đánh giá sản phẩm dở dang của công ty được thực hiện dựa vào chi phí dự toán.
Chi phí thực tế
của khối lượng
xây lắp dở dang =
cuối kỳ
Chi phí thực tế của khối lượng XL dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ
x
Chi phí khối lượng XLDD cuối kỳ theo dự toán
Chi phí của KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán
+
Chi phí của KLXL dở dang cuối kỳ theo dự toán
Chi phí khối lượng XLDD theo dự toán
=
S chi phí dự toán
x
tỷ lệ hoàn thành.
VI. HẠCH TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 789-BQP
1-Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Công ty dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành cuối cùng là từng công trình. Tuy nhiên cũng do đặc điểm của nghành xây lắp là quy trình sản xuất liên tục, thời gian sản xuất kéo dài qua nhiều năm nên đối tượng tính giá thành nhỏ nhất là từng giai đoạn công việc hoàn thành. Đối với các đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí liên quan tới thi công lắp đặt đơn đặt hàng đó chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Đối với phần việc tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần công việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới một điểm dừng nhất định hợp lý theo quy định trong hợp đồng.
2-Phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình đó. Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài, nên trong tháng công ty chỉ tính giá thành cho các công trình hoàn thành và bàn giao hoặc các công trình hoàn thành tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trong trường hợp này giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức:
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
+
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ
_
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Việc tính giá thành cho từng công trình được thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THÁNG 9 NĂM 1999
Stt
Tên công trình
CPDD
đầu kỳ
CPPS
trong kỳ
CPDD
cuốikỳ
Giá thành
KLXLHT
1
Nhà nghỉ N2 Đồ Sơn
26.420.182
84.384.415
15.789.234
95.015.363
2
Nhà làm việc tiểu đoàn D8-F316
18.756.400
71.679.115
12.589.300
77.846.215
3
Phòng thi hành án Quân khu thủ đô
28.189.978
197.967.290
25.897.459
200.259.634
.....................
Cộng
73.366.560
354.030.645
54.275.993
373.121.212
PHẦN III
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 789-BQP
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY 789-BQP
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu công tác quản lý và kế toán cũng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 789-BQP em nhận thấy công ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, địa bàn hoạt động rộng khắp và là một doanh nghiệp có nhiều triển vọng trong tương lai. Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý gọn nhẹ khoa học và có hiệu quả. Cách thức tổ chức của công ty là khoán gọn từng công việc về xí nghiệp, đội sản xuất, phân cấp quản lý rõ ràng nên đã phát huy hiệu qủa tích cực cho lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình sản xuất và tiến độ thi công kịp thời.
+Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, qui trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao góp phần đẵc lực vào công tác quản lý của công ty.
+Tổ chức công tác kế toán: Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Cách thức hạch toán của công ty khá hữu hiệu phù hợp với chế độ kế toán mới.
+Hệ thống sổ sách: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản...đầy đủ, đúng mẫu quy định. Sổ chi tiết được lập trên cơ sở các nhu cầu về quản lý của công ty (các đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành...) và đảm bảo quan hệ đối chiếu với sổ tổng hợp.
+Công ty thực hiện hạch toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên đúng như chế độ quy định
+Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phù hợp với yêu cầu, khả năng của công ty.
+Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán nói chung và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã góp phần không nhỏ làm giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán đồng thời đảm bảo độ chính xác của thông tin.
Những ưu điểm nổi bật trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty là:
+Về vật tư: Công ty thực hiện cơ chế khoán gọn đến từng công trình, hạng mục công trình. Các xí nghiệp tự mua vật tư thanh toán đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời, đầy đủ. Do vậy vật tư cần dùng bao nhiêu thì mua bấy nhiêu nên tránh được tình trạng ứ đọng.
+Về chi phí nhân công: Công ty đã áp dụng hình thức khoán quỹ lương và khoán sản phẩm đến các đội, tổ sản xuất. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất của công ty, với nền kinh tế thị trường ở nước ta. Hình thức khoán sản phẩm tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc.
+Về chi phí máy thi công: Công ty tổ chức cho xí nghiệp quản lý máy thi công riêng để điều động máy cho thi công từng công trình sau đó hoàn thành được chuyển về kho để bảo dưỡng máy tiếp tục điều động cho các công trình khác . Đối với các công trình mà chi phí vận chuyển cho máy thi công nhiều thì các xí nghiệp tiến hành thuê ngoài để giảm chi phí vận chuyển và kịp tiến độ thi công.
+ Về chi phí sản xuất chung: Công ty cũng tập hợp chi phí sản xuất chung chi tiết theo từng loại chi phí nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp chi phí cuối kỳ.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác hạch toán chi phí tại công ty cũng có những khó khăn tồn tại nhất định
+ Đối với vật tư: Việc tổ chức quản lý còn chưa chặt chẽ toàn diện. Việc khoán sản phẩm đi đôi với khoán nguyên vật liệu cho nên dẫn đến tình trạng nguyên vật liệu chưa được kiểm soát về giá, về việc tiết kiệm...
+ Đối với chi phí nhân công : Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ bao gồm các phòng ban đã được cắt giảm và bộ máy quản lý thi công các công trình mà khối lượng công việc thường lớn nên bộ máy này không quản lý được toàn diện các công việc mà chỉ tập trung vào đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình nên một số khâu khác chưa được quản lý chặt chẽ ví dụ như: Công ty giao khoán cho từng đội, đội trưởng tiến hành chia lương nhưng công ty lại không theo dõi cụ thể quá trình chia lương nên dẫn đến tình trạng người lao động hưởng lương không đúng công sức bỏ ra.
+ Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Do hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của chế độ kế toán hiện hành dựa trên cơ sở mô hình doanh nghiệp công nghiệp, chịu sự chi phối của đặc điểm sản xuất công nghiệp và còn thiếu hình mẫu tổ chức kế toán về quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho một số loại hình kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT123.docx