Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí Hồng Nam: PHần mở đầu
Trong những năm qua với quá trình mở cửa đất nước, nền kinh tế cuả nước ta cũng có nhiều đổi mới ngày càng sâu sắc và toàn diện.
Theo đà phát triển đó công tác kế toán với tư cách là công cụ phục vụ quản lý kinh tế cũng đã có sự đổi mới và phát triển không ngừng về nội dung phương pháp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đất nước.
Trước ngưỡng cửa nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có được nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh gay gắt, không những trong nước mà còn cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài.
Để tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp không chỉ sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn phải tìm mọi biện pháp hạ giá thành. Gía thành sản phẩm cao hay thấp, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực nói trên sẽ là tiền đề, là cơ sở đ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí Hồng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHần mở đầu
Trong những năm qua với quá trình mở cửa đất nước, nền kinh tế cuả nước ta cũng có nhiều đổi mới ngày càng sâu sắc và toàn diện.
Theo đà phát triển đó công tác kế toán với tư cách là công cụ phục vụ quản lý kinh tế cũng đã có sự đổi mới và phát triển không ngừng về nội dung phương pháp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế đất nước.
Trước ngưỡng cửa nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có được nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn mà khó khăn lớn nhất là cạnh tranh gay gắt, không những trong nước mà còn cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài.
Để tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp không chỉ sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn phải tìm mọi biện pháp hạ giá thành. Gía thành sản phẩm cao hay thấp, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn lực nói trên sẽ là tiền đề, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại.
Để giải quyết những vấn đề đó phải hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận mà mang ý nghĩa thực tiễn to lớn và cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và nhà máy cơ khí Hồng Nam nói riêng.
Được tiếp nhận về thực tập , tìm hiểu tình hình thực tế ở nhà máy cơ khí Hồng Nam em nhận thấy công tác quản lý giá thành giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý của toàn doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức đó nên em đã chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí Hồng Nam” cho báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình .
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I - Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Phần II- Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí Hồng Nam.
Phần III- Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy cơ khí Hồng Nam.
Với kiến thức còn hạn chế, chưa có điều kiện tiếp xúc thực tế, em mong đựoc sự giúp đỡ của thầy cô và các anh ,chị, cô, bác phòng kế toán chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Phần I
Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất.
I.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, năm , quí). Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Có sự phân biệt giữa chi tiêu và chi phí. Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua vật tư, hàng hoá...), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý...) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi phí vận chuyển bốc , dỡ, quảng cáo...).Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng tính vào chi phí kỳ sau (chi mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
Từ đó ta có thể kết luận: chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp- chuyển dịch giá trị của các giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính gía nhất định (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Gía thành sản phẩm.
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Qúa trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản phẩm và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với gía thành sản phẩm.
Về thực chất, chi phí và giá thành là hai mặtkhác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây:
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm
CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (CPSX dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Như vậy, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà khồng bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố chi phí trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá- tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Phân loại CPSX và giá thành sản phẩm.
Phân loại CPSXKD.
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều khoản khác nhau về nội dung, tính chất công dụng,vai trò, vị trí và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Quản lý chi phí không thể dựa vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt mới có thể đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất, lập dự toán chi phí và thúc đẩy công ty không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch toán cũng như công tác kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và từng bộ phận cấu thành trong công ty.
Xét về mặt lý luận cũng như trên thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau như phân loại theo nội dung kinh tế, theo công dụng , theo vị trí, theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất...Mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiêm tra kiểm soát chi phí phát sinh...ở các độ khác nhau. Và ở cách phân loại nào cũng dựa trên một số chỉ tiêu như: đặc điểm của chi phí theo ngành , theo đơn vị. Vì thế các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trên góc độ tài chính, CPSX thường được phân theo những tiêu thức sau:
Phân theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế) của chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố,không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo qui định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố.
Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giá trị nguyên , vật liệu chính , vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ...sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương. Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.
Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: phản ánh phần BHXH,BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức.
Yếu tố khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng sốkhấu haoTSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất trong kỳ.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cách phân loại này cho biết những chi phí đã chi vào quá trình sản xuất và tỷ trọng của từng loại chi phí đó chiếm bao nhiêu trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để lập và cân đối các kế hoạch với nhau, kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư..., là cơ sở tính toán xác định các nhu cầu tiêu hao vật chất cho doanh nghiệp.
b) Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành, toàn bộ chi phí đượcphân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.Theo qui định hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) ở Việt nam bao gồm 3 khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ của tiền lương phát sinh.
Chi phí sản xuất chung (CPSXC): Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nhưng có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm (trử CPNVLTT,CPNCTT).
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Mặc dù việc phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng trong thực tế khó tính giá theo yếu tố. Vì doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên tính giá thành theo yếu tố phải tính toán phân bổ nhiều lần và như vậy rất phức tạp. Do đó người ta dùng cách tập hợp những khoản chi phí cần phân bổ vào những nhóm riêng có cùng một công dụng kinh tế để phân bổ một lần. Do vậy việc phân loại chi phí theo khoản mục ngoài tác dụng kiểm tra tình hình sử dụng chi phí trong phạm vi doanh nghiệp cũng như theo từng loại sản phẩm riêng biệt, còn đáp ứng nhu cầu tính giá thành sản phẩm.
c) Phân loại chi phí theo chức năng sản xuất kinh doanh
Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng chi phí sản xuất kinh doanh gồm 3 loại:
Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: gồm những chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ...
Chi phí thực hiện chức năng quản lý: gồm các chi phí quảnlý kinh doanh, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, xác định giá trị hàng tồn kho, phân biệt chiphí theo từng chức năng cũng như làm căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí.
d) Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
Toàn bộ CPSXKD được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra được được mua. Còn chi phí thời kỳ là những làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là phí tổn được khấu trừ ra từ lơị tức của thời kỳ mà chúng phát sinh.
e) Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc hoàn thành:
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí.
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp...
Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng , phương tiện kinh doanh,...Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng với kế toán quản trị trong quá trình phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả chi phí.
f) Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất
Theo cách phân loại này chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
Chi phí trực tiếp là những chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hay đối tượng chịu chi phí.
Chi phí gián tiếp là những chi phí chung, không phân định được cho từng đối tượng nên cần phân bổ.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
g ) Phân loại theo khả năng kiểm soát.
Theo cách này toàn bộ chi phí bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Đây là khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với các chi phí đó.
Bên cạnh các cách phân loại trên, trong quản lý kinh tế người ta còn sử dụng một số thuật ngữ khác như chi phí khác biệt, chi phí cơ hội, chi phí tới hạn...
Chi phí khác biệt là những chi phí được đem so sánh các phương án khác nhau. Trước khi ra quyết định, nhà quản lý phải so sánh chi phí và kết quả các phượng án tối ưu. Khi so sánh, sẽ thấy một số khoản chi phí xuất hiện trong phương án này nhưng chỉ xuất hiện một phần hay biến mất ở phương án khác và chúng được goị là chi phí khác biệt.
Chi phí thời cơ là khoản chi phí hoàn toàn không xuất hiện trên sổ sách kế toán. Đó chính là khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất khi chọn một phương án kinh doanh này để thay một phương án kinh doanh khác. Nói cách khác, khoản thu nhập thực sự của phương án kinh doanh bị huỷ bỏ sẽ trở thành chi phí cơ hội của phương án được chọn.
Chi phí tới hạn là khoản chi phí mà doanh nghiệp đầu tư bổ sung để làm thêm số sản phẩm ngoài dự kiến. Đây là một chìa khoá để doanh nghiệp số lượng sản phẩm cần sản xuất, tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận tối đa hoặc hạn chế số lỗ tới mức thấp nhất (nếu đang bị lỗ).
Như vậy mỗi cách phân loại nói trên đều có tác dụng và ý nghĩa riêng. Đồng thời, có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác dụng bổ sung với nhau và nhằm mục đích chung là quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Qua cách phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cho phép xác định một cơ cấu chi phí khác nhau và hiểu được cặn kẽ nội dung, tính chất và vị trí của từng loại trong sản xuất taọ ra sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đứng trên góc độ khác nhau để xem xét nghiên cứu các cách phân loại này.
2. Phân loại giá thành
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tiễn ngoài các khái niệm giá thành xã hội, giá thành cá biệt còn có các khái niệm giá thành toàn bộ, giá thành công xưởng.
Xét trên phạm vi phát sinh chi phí , giá thành chia làm 2 loại:
Gía thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (CPNLVTT, NCTT, SXC)
Gía thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chi phí thực tế của số sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp (chi phí bán hàng, quản lý, chi phí sản xuất). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức.
Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
=
Gýa thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Xét về thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành , gồm:
Gía thành kế hoạch: là gía thành được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức , dự toán chi phí thời kỳ kế hoạch.
Gía thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Gía thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong qúa trình sản xuất sản phẩm.
Việc xem xét chỉ tiêu giá thành sản phẩm trên các góc độ khác nhau là cần thiết. Bởi vì mỗi loại giá thành có ý nghĩa khác nhau trong quá trình quản lý kinh tế và quá trình kinh doanh. Chẳng hạn, giá thành công xưởng dùng để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, giá thành tiêu thụ xác định kết quả kinh doanh.
Thông tin về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thông tin chủ yếu, mang tính quyết định và là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh cụ thể như sản lượng hoà vốn, tối đa lợi nhuận...Vì thế muốn tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Căn cứ quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xây dựng và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí cả sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp và đúng kỳ đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp để tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí.
Như vậy để thực hiện việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm thi việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm cúng như việc lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính gía thành là quan trọng.
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Qua lý luận trên chúng ta có thể hiểu rõ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ đó. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận...) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (như sản phẩm, nhóm sản phẩm...).
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu phí. Vì vậy, khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí. Sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí và phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tổ chức tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm, bán thành phẩm , dịch vụ, lao vụ hoàn thành đòi hỏi phải tính giá thành. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất hay tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí và giá thành. Nhưng chúng cũng có điểm khác nhau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả sản xuất.
Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
Tuy nhiên ở nhiều trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với đối tượng tính gía thành. Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một cần căn cứ vào:
Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp.
Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động). Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng. Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm...Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Loại hình sản xuất: đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn.
Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, phụ thuộc vào qui trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ...Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm như đã nêu ở trên.
Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành.
Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các góc độ khác nhau; ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn, mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành 2 giai đoạn của công tác kế toán.
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất (CPSX).
-Phương pháp quy lạp trực tiếp: Theo phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chi phí sản xuất. Do vậy khi phát sinh chi phí sản xuất liên quan đến từng đối tượng thì toàn bộ chi phí tập hợp hết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Ưu điểm :Đảm bảo chính xác của việc tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí.
-Phương pháp phân bổ gián tiếp : Phương pháp náy được áp dụng khi chi phí sản xuất thực tế phát sinh liên quan đến ít nhất đến hai đối tượng tập hợp chi pjhí sản xuất. Do vậy để xác định mức chi phí sản xuất từng đối tượng phải chịu chi phí thì cần thiết phải dùng phương pháp phân bổ. Cụ thể nội dung của phương pháp đó là:
+Xác định chi phí sản xuất có liên quan đến các đối tượng.
+Chọn tiêu thức phân bổ và tính hệ số phân bổ chi phí:
H =
C
T
Trong đó :
H :Hệ số phân bổ.
C :Tổng chi phí cần phân bổ.
T :Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng.
+Tính mức phân bổ cho từng đối tượng. Ci =H x Ti.
Trong đó : Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i.
H :Hệ số phân bổ.
Ti : Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ của đại lượng i.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm (GTSP).
Phương pháp tính GTSP là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý, kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ,v..v... Việc tính GTSP trong từng doanh nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau:
Tuỳ theo đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thề, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật- nghiệp vụ sau:
Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than , gỗ...). GTSP theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí sản xuất công hoặc trừ số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. GTSP được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận , chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Gía thành sản phẩm= Z1 + Z2+.....+Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
Phương pháp hệ số: phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này trước hết, kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi để qui các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính gía thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Gía thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc qui đổi
Gía thành đơn vị sản phẩm
=
Gía thành đơn vị sản phẩm gốc
´
Hệ số qui đổi sản phẩm từng loại
Trong đó:
Sản lượng sản phẩm qui đổi
=
Tổng số lượng sản phẩm loại i
´
Hệ số qui đổi sản phẩm loại i
S giá thành SX của các loại sản phẩm
=
Gýa trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo( dụng cụ, phụ tùng...) để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí kế hoạch (hoặc định mức).Kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Gía thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại
=
Gía thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia,...),để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá trị có thể sử dụng, giá trị ước tính, gía kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu...
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Gía trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Gía trị sản phẩm phụ thu hồi
-
Gía trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc...Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Trình tự hạch toán chi tiết và các hình thức tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tài chính cũng như phục vụ cho kế toán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế hệ thống sổ hạch toán tổng hợp và chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát:
Bước 1: Mở sổ (thẻ) hạch toán chi tiết CPSX theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất …).
Bước 2: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán.
Bước 3: tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán làm cơ sở cho việc tính giá thành, đồng thời lập phiếu tính giá thành.
Theo chế độ hiện hành có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất.
Hình thức nhật ký sổ cái
Bảng phân bổ
Số 1,2,3
Sổ chi tiết giá thành
TK 621,622,627
Chừng từ gốc
Nhật ký sổ cái
Sổ chi tiết
TK 154 (631)
Bảng tính giá thành sản phẩm
Hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Các bảng phân bổ
Số 1,2,3
Sổ chi tiết
TK 154 (631)
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ cái TK
621,622,627,154 (631)
Sổ chi tiết
TK 621,622,627
Hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng phân bổ
số 1,2,3
Sổ cái TK621,622, 627,154 (631)
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 621, 622, 627.
Sổ chi tiết TK 154, 631, 632
Hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
-Bảng phân bổ
-Các chứng từ chi phí khác
Bảng kê số 4 TK 621,622,627,154.
Bảng kê số 5
TK 241,641,642.
Nhật ký chứng từ
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết TK
loại 6 và TK154
Sổ chi tiết TK 154 (631, 632)
Bảng kê số 6 (142,335,)
Sổ cái TK 621, 622, 627
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Ghi chú:
Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Nội dung và điều kiện áp dụng
Thực chất của phương pháp này là phương pháp mà ở đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật sổ sách thường xuyên liên tục. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến cho mọi loại hình doanh nghiệp. Nó giúp cho việc theo dõi quản lý một cách thường xuyên, liên tục mọi biến động về tài sản, công nợ về chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cho việc tính được giá thành của bán sản phẩm( trong trường hợp có bán thành phẩm tiêu thụ). Tuy nhiên chi phí cho bộ máy kế toán thường lớn.
Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên
CPNVLTT bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm,...)thì hạch toán cho từng đối tượng đó.Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để được phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọnglượng, số lượng sản phẩm.
Công thức phân bổ như sau:
CPNVL phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
´
Tỷ lệ
( hay hệ số) phân bổ
Trong đó:
Tỷ lệ hay hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán thường sử dụng TK 621- CPNVLTT . Nội dung TK này dùng để phản ánh các CPNLV sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ tập hợp kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá NLV thực sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ vào các TK có liên quan để tính giá thành sản phẩm, lao vụ. Cách hạch toán được thể hiện ở sơ đồ:
TK 151, 152, 331, 111,…
TK 621
TK 154
Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành,lao vụ ..
Kết chuyển chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp
Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau
TK 152
Hạch toán CPNCTT theo phương pháp kê khai thường xuyên
CPNCTT (chi phí nhân công trực tiếp) là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...Ngoài ra CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH (bảo hiểm xã hội ) ,BHYT (bảo hiểm y tế), KPCĐ (kinh phí công đoàn) do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Để theo dõi CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622-CPNCTT.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK621. Cách hạch toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
TK 334
TK 338
TK 622
TK 154
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh
4. Hạch toán CPSXC (chi phi sản xuất chung) theo phương pháp KKTX.
CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CNTT. Đây là những chi phí trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. Kế toán sử dụng TK627- “ CPSXC”, để theo dõi CPSXC, TK này mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
TK này không có số dư và được mở chi tiết thành nhiều khoản để phản ánh chi tiết. Do CPSX liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế, các tiêu thức chủ yếu dùng để phân bổ CPSXC là theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất.TK này được chi tiết ra thành 6 tiểu khoản.
TK 6271: Chiphí nhân viên phân xưởng: phản ánh chi phí tiền lương chính , lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, thủ kho, bảo vệ của phân xưởng...) và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc (trường hợp tự làm), các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng( giấy bút, văn phòng phẩm...)
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất: là những chi phí về công cụ, dụngcụ sản xuất dùng trong phân xưởng.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh khấu hao TSCĐ các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính sản xuất kinh doanh phụ như máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng...
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, điện thoại...
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác: là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch...của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành,TK 627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.
Do CPSXC có liên quan đến nhiều loại , lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ) tiêu thức phù hợp.
Mức CPSXC phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng CPSXC cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
´
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trong thực tế, các tiêu thức thường được sử dụng phổ biến để phân bổ CPSXC như phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất. Cách hạch toán được thể hiện trrên sơ đồ sau:
sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (SXC)
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu dụng cụ
TK 152, 153
TK 152, 111,.
Các khoản ghi giảm
Chi phí SXC
(Phế liệu thu hồi, vật tư
xuất dùng không hết
TK 142, 335
Chi phí theo dự toán
TK 331, 111, ..
Chi phí SXC khác
TK 627
TK 154
Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí SXC
TK 334, 338
5. Hạch toán chi phí trả trước và chi phí phải trả
5.1 Hạch toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào CPSX KD của kỳ này,mà được tính cho 2 hay nhiều kỳ.
Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Thuộc chi phí trả trước có thề gồm các khoản sau:
Gía trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần (từ 2 lần trở lên).
Gía trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.
Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh...trả trước.
Chi nghiên cứu, phát minh,sáng chế.
Gía trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê
Dịch vụ mua ngoài trả trước ( điện, điện thoại, vệ sinh, nước...)
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh chờ kết chuyển (với doanh nghiệp có cuối kỳ kinh doanh dài)
Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông, bến bãi...
Lãi thuê mua TSCĐ (thuê tài chính,...),lãi tiền vay trả trước.
Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng TK142-chi phí trả trước và TK 242 “chi phí trả trước dài hạn”
TK 1421 : chi phí trả trước
TK 1422: chi phí chờ kết chuyển.
-TK 242 là những chi phí có liên quan đến nhiều kỳ kế toán.
sơ đồ hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn
TK 153, 111..
Chi phí trả trước
thực tế phát sinh
TK 142
TK 152, 1562, 627, 642
TK 911
TK 641, 642
Kết chuyển chi bán hàng, chi phí quản lý
Phân bổ dần chi phí trả trước vào các kỳ hạch toán
Kết chuyển chi phí bán hàng,chi phí quản lý vào TK xác định kết quả kinh doanh
TK 111, 112, 152, 331, 2413
TK 241
TK 627,641,642
TK 152,111,138
Tập hợp CP trả trước thực tế phát sinh giá trị CCDC nhỏ xuất dùng có liên quan đến nhiều năm tài chính; tiền thuê phương tiện, mặt bằng kinh doanh trả trước nhiều năm; chi phí đào tạo nhân viên,…, cần phân bổ cho nhiều năm
Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào các năm tài chính
Giá trị thu hồi hay bồi thường khi báo hỏng mất, hết hạn sử dụng CCDC nhỏ.
Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước dài hạn
5.2 Hạch toán chi phí phải trả
Chi phí phải trả (còn lại là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng chưa ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tổ chức quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giá thành sản phẩm, lao vụ chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh.
Chi phí phải trả trong doanh nghiệp bao gồm:
+Tiền lương phép của công nhân sản xuất (với các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ).
+Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch.
+Thiệt hại về ngừng sản xuất trongkế hoạch.
+Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch.
+Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
+Tiền thuê TSCĐ, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ...chưa trả.
+Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp.
Các khoản chi phí được theo dõi, phản ánh trên TK 335- chi phí phải trả.
TK 334
TK 335
TK 241, 331, 111, 112
TK 622
TK 627, 641, 642
Tiền lương phép, lương thực tế phải trả
Tính trước chi phí phải trả vào chi phí kinh doanh
Tính trước lương ngừng việc của công nhân sản xuất
Các chi phí khác thực tế phát sinh
Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả
6. Hạch toán các khoản thiệt hại sản xuất.
6.1 Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:
Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sữa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả 2 loại sản phẩm hỏng nói lên được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây là những sản phẩm được xem là không tranh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng không thể sữa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sữa được) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng.
Sơ đồ hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK 1381.SPHNĐM
TK 152, 153, 334, 241, ..
TK635
TK 1381, 152,…
TK 154, 155, 632,…
Chi phí sửa chữa
Giá tri thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức
Giá tri sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Giá trị thu hồi bồi thường
6.2 Thiệt hại về ngừng sản xuất
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, thiếu, NVL...) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ,chi phí bảo dưỡng...Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến kế toán đã theo dõi ở TK 335- chi phí phải trả . Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng , trong các trường hợp tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức (TK 154, 627,1421,1381... thiệt hại về ngừng sản xuất) cuối kỳ sau khi trừ phần thu hồi (nếu có) do bồi thường, giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại sản xuất ngoài kế hoạch
TK 334, 338, 152, 214,..
TK 1421.THNSX
TK 635
TK 1381, 152, …
Tập hợp chi phí chi rs trong thời gian ngừng sản xuất
Thiệt hại thực tế
Giá trị bồi thường
7. Tổng hợp chi phí kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Để tổng hợp chi phí sản xuất ta sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí,…Phương pháp hạch toán cụ thể được thể hiện trên sơ đồ sau:
TK 621
TK 154
TK 152, 111,…
TK 622
TK 627
TK 155, 152, 138
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
TK 157
TK 632
Nhập kho
Gửi bán
Tiêu thụ thảng
Giá thành thực tế
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất,quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
-Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.
-Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: có thể áp dụng một trong các phương pháp:
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Giá trị VL chính nằm trong sảm phẩm dở dang
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi)
+
x
=
Chi phí chế biến nằm trong SP dở dang (theo từng loại)
Tổng chi phí chế biến từng loại
Số lượng thành phẩm
Sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
+
x
=
+Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm sản phẩm chính mà thôi.
Giá tri VL chính nằm trong sản phẩm dở dang
Toàn bộ giá trị VL chính xuất dùng
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
+
x
=
+Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với các loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản phẩm tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm dở dangchưa hoàn thành
Giá trị NVL chính nằm trong SP dở dang
50% chi phí chế biến
=
+
+Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp :
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến chi phí khác.
+Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ định mức tiêu hao cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra,trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác đẻ xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang, v v…
VII. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Về nguyên tắc thì nội dung và trình tự kế toán chi phí sản xuất trong các doanh áp dụng phương pháp KKĐK đối với hàng tồn kho cũng giống như trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX.
Tuy nhiên do có sự khác nhau về phưong pháp kế toán hàng tồn kho nên so với phương pháp KKTX thì kế toán chi phí sản suất theo pghương pháp KKĐK có một số đặc điểm sau:
-Trước hết đối với khoản chi phí NVL(nguyên vật liệu):
Vật liệu nhập kho không theo dõi trên TK 152,153 mà được theo dõi trên TK 611 “Mua hàng”.
Vật liệu dùng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh không được tính toán xác định trên cơ sở chứng từ xuất mà căn cứ vào kết quả kiểm kê NVL,CCDC. Do vậy khó xác định số xuất dùng cho sản xuất, phục vụ cho quản lý ,nhu cầu bán hàng .Đây cũng là hạn chế của phương pháp kê khai hàng tồn kho theo định kỳ.
-Đặc điểm thứ hai: Do chi phí NVL,CCDC khó phân tích theo mục đích sử dụng nên trong chi phí sản xuất chung ,chi phí bán hàng ,chi phí quản lý sẽ không có khoản chi phí NVL,CCDC. Chính vì vậy giá thành sản phẩm trong trường hợp này được tính theo các khoản mục sau: Chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
-Đặc điểm thứ 3 :Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ,kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”.
Như vậy trong các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK thì TK154 không phải là TK tập hợp chi phí sản xuất,tính giá thành sản phẩm mà chỉ dùng để phản ánh giá tri sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ kết chuyển sang TK631 .Cách hạch toán cụ thể được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 154
TK 152
TK 152
TK 154
TK 631
Kết chuyển CPSX
DD đầu kỳ
Kết chuyển CPSX
DD cuối kỳ
TK 334
TK 338
TK 214
TK 111, 331, 141
Kết chuyển
CPNC,các khoản trích
TK 622
TK 627
TK 621
Tập hơp CP
NL,VL TT
Kết chuyển CPNC
trực tiếp
Kết chuyển CPSXC
Kết chuyển CPNL
VL TT
Ghi giảm CPSX
NVL trực tiếp
Tổng giá thành
sản xuất của sản phẩm,dịch vụ hoàn thành nhập kho hay gửi bán,tiêu thụ trực tiếp
TK 631
Tập hợp chi phí SXC
PHần II
Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí Hồng Nam
I. Tổng quan về nhà máy cơ khí Hồng Nam
1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lâp theo quyết định số 2445CL/CB ngày 04/11/1971 của Bộ cơ khí luyện kim nay là Bộ công nghiệp.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp trực thuộc công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp chuyên sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị nâng vận chuyển (hay còn gọi là máy nâng hạ) phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau như:
Nhóm máy trục: bao gồm các loại máy vận chuyển không liên tục như cầu trục, cổng trục... các loại máy này được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí luyện kim, hoá chất xây dựng và sử dụng cho cảng để bốc xếp hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm.
Nhóm máy vận chuyển liên tục: như băng tải, gầu vít,vít tải, băng chuyền... thường được sử dụng trong ngành khai thác khoáng,vật liệu xây dựng và các máy sản xuất dây chuyền (như dây chuyền lắp ráp ô tô,ti vi...).
Thang máy: gồm các loại thang máy chở người, chở hàng, thang máy tốc độ cao, thang máy vận chuyển hầm mỏ... phục vụ các đối tượng có nhu cầu khác nhau.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là đơn vị đầu tiên của cả nước chuyên sản xuất máy nâng hạ. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà máy vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu khối các doanh nghiệp sản xuất máy nâng hạ về sản lượng, chủng loại cũng như độ phức tạp của thiết bị.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đã có tốc độ tăng trưởng khá. Đứng trước tình hình phát triển chung của đất nước Nhà máy đã không ngừng nâng cao năng lực chế tạo và lắp đặt thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng tăng của các ngành kinh tế.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy là sự tập hợp các bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ trợ và các bộ phận phục vụ cho tính chất sản xuất với mối quan hệ giữa các bộ phận đó với nhau trong quá trình sản xuất.
2.Chức năng nhiệm vụ của nhà máy cơ khí Hồng Nam
Nhà máy cơ khí Hồng Nam tiền thân là một xưởng sửa chữa toa xe lửa của Bộ Quốc phòng, sản phẩm truyền thống kể từ khi thành lập được Nhà nước giao nhiệm vụ chủ yếu chế tạo các thiết bị thuộc nhóm thiết bị nâng hạ ( cơ giới hoá công việc bốc xếp và vận chuyển hàng hoá phục vụ toàn bộ nền kinh tế quốc dân).
Địa chỉ cơ quan: Lĩnh Nam- Thanh Trì-Hà Nội
Số điện thoại:
3.Đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ của đơn vị:
Đặc điểm của quá trình sản xuất máy nâng hạ chủ yếu là gia công cơ khí và lắp ráp kế cấu. Thiết bị nâng hạ 60%, thiết bị phi tiêu chuẩn và kêt cấu thép là 30% các sản phẩm có tính chất công nghiệp là 10%.Sau đây là sơ đồ công nghệ gia công chế tạo thiết bị nâng và kết cấu thép:
Sơ đồ công nghệ gia công chế tạo thiết bị nâng và kết cấu thép
Kho vật liệu
Kho bán thành phẩm và tiêu chuẩn mua ngoài
Tạo phôi
Gia công cơ khí
Lắp ráp tổng thể- Chạy thử-Hồi thu-Nghiệm thu
Làm sạch-Sơn trang trí-Tháo dỡ-Đóng gói-Bảo quản-Bốc xếp lên phương tiện đi lắp
Kết cấu lắp ráp I
Kết cấu lắp ráp II
Kết cấu lắp ráp III
Kết cấu lắp ráp IV
Lắp ráp và thí nghiệm điện
Kết cấu thép
Toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất có thể được mô tả như sau:
Nguyên vật lệu và bán thành phẩm mua về được phân loại và nhập kho.
Vật liệu thép trước tiên được đưa vào bộ phận tạo phôi,ở đây chúng được pha cát theo thiết kế.
Phân xưởng cơ khí được trang bị mội số máy tiện, phay, bào, doa... để sản xuất các chi tiết có yêu cầu công nghệ không cao , còn các chi tiết đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao thì được đạt hàng gia công tại cơ sở khác.Hoạt động của phân xưởng này chịu sự điều phối của kỹ sư chủ nhiệm công trình.
Phân xưởng lắp ráp được chia làm 5 tổ chuyên môn hoá:
-Tổ 1: Chuyên lắp ráp cổng trục và cầu trục >20 tấn
-Tổ 2: Chuyên lắp ráp cầu trục < 20 tấn
-Tổ 3: Chuyên lắp ráp băng tải và hành phi tiêu chuẩn .
-Tổ 4 và 5: Chuyên sản xuất khung kho nhà xưởng.
Toàn bộ công việc lắp ráp được thược hiện bằng các cầu trục lắp đặt trong nhà xưởng.
Sản phẩm sau khi được lắp ráp được chuyển qua giai đoạn hoàn thiện bằng hệ thống đường goong, tại đây chúng được làm sạch bằng máy phun cát,kiểm tra mối hàn bằng máy siêu âm và sau đó đưa qua khu vực sơn trang trí.
Sau khi hoàn thiện,thiết bị được tháo ra xếp lại để vận chuyển đi lắp đặt cho khách hàng.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy cơ khí Hồng Nam:
sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy cơ khí HồngNam
Ban giám đốc
Phòng TC-HC quản trị
Phòng kỹ thuật cơ điện KCS
Văn phòng đội trưởng
Phòng tổ chức kế toán
Phòng vật tư
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ khí
Các tổ đội sản xuất lưu động
1
2
3
4
5
...
Ghi chú
Quan hệ hai chiều trực tiếp
Quan hệ hai chiều gián tiếp
Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của Nhà máy, bộ maý quản lý của nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đứng đầu Nhà máy là Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách với người lao động, giứp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và Kế toán trưởng.
Phó giám đốc là người cộng tác đắc lực của giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước giám đốc về phần việc được phân công. Còn kế toán trưởng giúp cho giám đốc tổ chức,chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán,thống kê, thông tin kinh tế ở nhà máy theo cơ chế quản lý mới đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính nhà nước tại nhà máy.
Với yêu cầu tổ chức bộ máy quản lý gọn,phù hợp với tổ chức sản xuất mới,nhà máy có 5 phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính quản trị: theo dõi các công văn đến, đi; đón tiếp khách; phụ trách quản lý nhân sự, theo dõi người đến , đi, tình hình quĩ lương,quản lý tài sản.
Phòng kỹ thuật cơ điện KCS: có nhiệm vụ quản lý về việc cung cấp điện cho phân xưởng và xây dựng các tiêu chuẩn của sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành, hợp lý hoá sản xuất, quản lý kỹ thuật,chủ động đối mới công nghệ mặt hàng,đổi mới sản xuất.
Văn phòng đội trưởng: Có nhiệm vụ quản lý chấm công cho công nhân.
Phòng tài chính kế toán:Có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính trong năm ,lập sổ ghi chép phản ánh chính xác kịp thời thể hiện nghiêm túc thanh toán.Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban, phân xưởng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách và thực hiện nhiệm vụ kế toán nội bộ,tổ chức phối hợp với các phòng ban khác, tổ chức quản lý bảo quản sổ sách và chứng từ kế toán.
Phòng vật tư: có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường và năng lực của Nhà máy, lập kế hoạch giá thành , lao động vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh, triển khai kế hoạch được duyệt, mở rộng quan hệ với các bộ phận để xác định công việc tính toán giá cả, lại hợp đồng, lập kế hoạch tác nghiệp, theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý kho cùng với kế toán phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức hội nghị khách hàng cung cấp số liệu cần thiết cho phòng nghiệp vụ khác.
Căn cứ đặc điểm kinh tế, kế hoạch sản xuất, nhà máy cơ khí Hồng Nam tổ chức sản xuất thành 3 phân xưởng: phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí bên cạnh nó có các tổ đội sản xuất lưu động,các phân xưởng, các tổ đội đều có bộ máy gọn nhẹ đủ khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, cơ chế trả lương theo sản phẩm với sự quản lý chung của các phòng nghiệp vụ. Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng.
Các phòng ban là các đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong việc điều hành và quản lý nhà máy. Giúp ban giám đốc thực hiện tốt các chế độ quản lý kinh tế theo đúng chủ trương chính sách,pháp luật cuả Đảng và Nhà nước. Các bộ phận của nhà máy đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ cho nhau giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời. Các bộ phận luôn làm tròn trách nhiệm của mình, cùng nhau tạo ra hiệu quả tốt trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh.
5.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy cơ khí Hồng Nam
Phòng kế toán là bộ phận tham mưu cho giám đốc quản lý các mặt kế toán tài chính về sử dụng và khai thác nguồn vốn hiệu quả, tham mưu cho giám đốc về biện pháp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và luôn chăm lo bằng mọi biện pháp để có đủ vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh của nhà máy. Hơn nữa phòng kế toán còn có chức năng quản lý kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn nhà máy. Phòng kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng năm, lập sổ sách ghi chép phản ánh kịp thời chủ độngthu vốn, vay vốn, sử dụng vốn hợp lý, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ 6 tháng một lần. Ngoài ra phòng kế toán cần chủ động phối hợp với phòng nghiệp vụ tổ chức hạch toán cần chủ động phối hợp với phòng nghiệp vụ hạch toán kinh tế phân tích hoạt động kinh tế hàng năm, quyết định sản xuất kinh doanh và kiểm kê tài sản hàng năm.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên,đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất,quản lý nên bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán nhà máy bao gồm nhiều phần hành kế toán có liên quan chặt chẽ với nhau và thực hiện chức năng, nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán giá thành tiêu thụ
Kế toán hạch toán
Kế toán vật tư TSCĐ
Thủ quỹ
Nhiệm vụ cụ thể của từng phần hành kế toán:
-Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động của phòng. Thực hiện tổ chức bộ máy kế toán và kiểm tra toàn bộ công tác trong phạm vi nhà máy, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong nhà máy thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý tài chính. Trực tiếp phụ trách hạch toán sản xuất kinh doanh toàn nhà máy lập báo cáo quyết toán quý,năm theo chế độ qui định, lập kế hoạch tín dụng kế hoạch ngân hàng tháng, quý, năm. Ký toàn bộ các chứng từ giao dịch với ngân hàng,các chứng từ thu chi toàn nhà máy là thành viên của hội đồng giá, hội đồng nâng lương và hội đồng kiểm kê tài sản.
-Kế toán thanh toán, giá thành tiêu thụ: theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng, viết séc uỷ nhiệm chi thanh toán với ngân hàng, khách hàng mua bán hàng, ghi chép theo dõi nhật ký chứng từ số 2,4,5 bảng kê số 2,4 ghi chép tổng hợp số nhiên liệu, xuất thành phẩm hàng hoá gửi bán, tổng hợp hoá đơn tiêu thụ sản phẩm, xác định lỗ lãi về tiêu thụ sản phẩm lên báo cáo cho khách hàng, tham gia kiểm kê thành phần hàng gửi bán.
-Kế toán vật tư TSCĐ: ghi chép phản ánh tình hình nhập xuất vật tư, xác định số lượng và giá trị vật tư, tiêu hao thực tế của công cụ, phân bố vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng cho các đối tượng sử dụng. Kiểm tra việc chấp hành bảo quản, nhập xuất vật tư phụ tùng, phát hiện kịp thời những vật tư phụ tùng kém phẩm chất thừa thiếu, ghi chép theo dõi phản ánh tổng hợp về số lượng và TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ (giá trị) tính và phân bổ khấu hao hàng tháng,lập hoá đơn thanh toán với khách hàng, tham gia kiểm kê vật tư tài sản theo định kỳ.
-Thủ quỹ: theo dõi tài sản công cụ văn phòng nhà máy hạch toán tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ, lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, lĩnh tiền mặt tại ngân hàng về nhập quỹ, thu tiền mặt bán hàng đồng thời mở sổ theo dõi công văn và các văn bản khác.
Tình hình tổ chức sổ kế toán:
Do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá trong lao động kế toán, nhà máy đã sử dụng hình thức “ Nhật ký chứng từ ” trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này,hệ thống sổ nhà máy đã áp dụng theo hệ thống được ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính.Cũng trên 3 nguyên tắc: thống nhất, đặc thù và hiệu quả, nhà máy đã áp dụng theo hệ thống kế toán của Nhà nước quy định phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản của nhà máy cũng chính là hệ thống tài khoản được ban hành thống nhất của Bộ tài chính quy định áp dụng từ ngày 1/11/1996. Hệ thống tài khoản này là cơ sở lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.Tuy nhiên do đặc điểm riêng của nhà máy nên tài khoản được mở theo yêu cầu quản lý và được quy định cụ thể.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
Các bảng kê và các bảng phân bổ
Báo cáo quỹ hàng ngày
Bảng chi tiết số phát sinh
Các nhật ký chứng từ
Sổ Cái
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số chiếu
Nhà máy cơ khí Hồng Nam hiện có 340 cán bộ công nhân viên trong đó bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất 270 người chiếm 79,4%,bộ phận quản lý là 70 người chiếm 20,6%.
Phòng kế toán của nhà máy gồm 5 người, mỗi người đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Người phụ trách bộ phận kế toán là kế toán trưởng: Trần Doãn Xa cũng là người trực tiếp giúp sinh viên thực tập.
Số điện thoại phòng kế toán:(04) 6440394
6 - Tình hình hoạt động của nhà máy cơ khí Hồng Nam trong trong những năm gần đây.
Qua 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2000-2004), công cuộc đổi mới công nghiệp hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước được tích cực thực hiện. Nền kinh tế của 10 năm đổi mới đang từng bước chuyển dịch cơ cấu, đổi mới công nghệ nhằm hướng mạnh về xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập của hàng hoá Việt Nam với khu vực và thế giới.Trong bối cảnh chung đó nhà máy cơ khí Hồng Nam sản xuất loại hàng hoá mang tính công nghiệp và kỹ thuật cao nên nhà máy đã không ngừng nâng cao chiều sâu, cải tiến kiểu dáng công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm nên sản lượng của nhà máy không ngừng tăng trong các năm.
Hiện nay nhà máy chế tạo các nhóm sản phẩm:
Cầu trục hai dầm: từ 5T-100T :LK đến30m
Cầu trục : 5T-50T: LK=25+2*10m
Cầu trục một dầm : 0,5 T-10T : LK bất kỳ
Cần cẩu chân đế : 5T: Lm=25m
Chế tạo thang máy chuyển hàng và lắp đặt thang máy chở người, nhà cao tầng (trong đó thiết bị ngoại nhập là xe con vòng bi và thiết bị điện).
Qua phân tích thị trường về thiết bị nâng hạ ở nước ta là nhập khẩu từ nước ngoài, nhà máy thấy thiết bị nâng hạ là loại máy móc được sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế do vậy nó là nhu cầu rất lớn và không thể thiếu đối với mọi ngành.
Trong suốt thời gian qua hầu hết các thiết bị nâng hạ được sử dụng ở nước ta là nhập khẩu từ nước ngoại.ở miền Bắc trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá,các xí nghiệp được xây dựng với sự giúp đỡ của các nước XHCN nên toàn bộ máy móc thiết bị kể cả thiết bị nâng cũ cũng được nhập khẩu từ những nước này (chủ yếu là Liện Xô, Trung Quốc, Ba Lan, CHDC Đức...). Còn ở miền Nam trước 1975 các cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị là gần 2 tỷ đồng VN.Chứng tỏ nhà máy không ngừng cải tiến máy móc thiết bị để kịp nắm bắt thị hiếu của thị trường tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước,nền kinh tế còn nhiều chuyển biến tốt. Các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, có nhu cầu nâng cấp thiết bị đầu tư mở rộng sản xuất các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Qua sự phân tích trên cho thấy dự báo về nhu cầu thiết bị nâng vận chuyển trong thời gian trước mắt và tương lai là rất lớn.Hiện nay thị trường các thiết bị nâng ở Việt Nam còn đang bỏ ngỏ.Về cẩu trục các hàng nước ngoài chiếm 80% thị phần trong nước. Điều đáng nói các doanh nghiệp Việt Nam ký với các hãng sản xuất cẩu trục nước ngoài nhập khẩu nguyên chiếc. Trong khi đó các hãng này chỉ nhập vào xe con, cụm bánh xe, thiết bị điện và đặt tại các nhà sản xuất Việt Nam chế tạo và lắp đặt sẽ giảm được từ 30%-60% so với giá mua của nước ngoài tuỳ từng nước và từng mặt hàng sản xuất.
Chính nhờ nắm bắt rõ về thị trường nhà máy cơ khí Hồng Nam đã có những định hướng phát triển và đầu tư một cách hợp lý không ngừng vươn lên về mọi mặt như điều chỉnh hình thức tổ chức sản xuất hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất, quản lý kinh tế để đáp ứng với yêu cầu thực tế của thị trường.
Trong vài năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lầ 50%. Các sản phẩm của nhà máy đã có chỗ đứng tại các thị trường truyền thống như: Hải Phòng,Hà Nội,Vinh,TP HCM...
II.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy cơ khí Hồng Nam
A.Kế toán tập hợp chi phí
1.Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh tại nhà máy.
Chi phí sản xuất kinh doanh có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Hiện nay, ở Nhà Máy cơ khí Hồng Nam chi phí sản xuất được chia thành 3 khoản mục:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí về tiền lương,các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH),bảo hiểm y tế (BHYT),kinh phí công đoàn (KPCĐ) theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
-Chi phí sản xuất chung:là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng tại nhà máy gồm: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ); chi phí bằng tiền khác.
2.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất.
Trong điều điện quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy là quy trình chế biến liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành, chủng loại sản phẩm sản xuất của nhà máy rất đa dạng tuỳ theo hợp đồng phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Sản phẩm sản xuất với số lượng không lớn và không ổn định, trong từng phân xưởng có thể đồng thời chế biến nhiều mặt hàng.
Tuỳ điều kiện cụ thể của nhà máy về quy trình công nghệ, về yêu cầu của công tác quản lý sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu công tác tính giá thành...Nhà máy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, nhóm sản phẩm cùng loại, không chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất.
3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
Với hình thức sổ áp dụng nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng các loại nhật ký chứng từ, bảng kê theo quy định hiện nay trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
-Bảng phân bổ
-Các chứng từ chi phí khác
Bảng kê số 4
TK 621,622,627,154.
Bảng kê số 5
TK 241,641,642.
Nhật ký chứng từ số 7
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết
TK loại 6 và TK154
Báo cáo
4.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu tực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu nhà máy dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phảm. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của nhà máy (khoảng 60%).Vì vậy việc hạch toán về chi phí nguyên vật liệu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng, để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu ở nhà máy bao gồm nhiều loại:
-Nguyên vật liệu chính: Các loại tôn, sắt thép các loại,...
-Vật liệu phụ: Que hàn, sơn, vật liệu điện,...
-Nhiên liệu: Dầu,oxy,...
-Phụ tùng thay thế: Vòng bi,dây cua roa,...
Chứng từ sổ sách chủ yếu trong kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:
-Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên vật liệu (NVL)và công cụ dụng cụ (CCDC).
-Bảng kê NVL trực tiếp dùng sản xuất sản phẩm.
-Bảng phân bổ NVL, CCDC.
ở nhà máy việc sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào kế hoạch sản xuất, yêu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh về số lượng sau đó đưa lên phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho căn cứ yêu cầu và phân xưởng gửi lên. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên:
Liên 1 được lưu tại phòng vật tư.
Liên 2 thủ kho ghi vào thẻ kho, cuối tháng chuyển cho kế toán vật tư.
Liên 3 giao cho kế toán thanh toán kèm theo hoá đơn biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá và các chứng từ có liên quan trong trường hợp mua vật tư.
Hiện nay, nhà máy áp dụng phương pháp đích danh để xác định trị giá vật liệu xuất kho được xác định như sau:
Xuất lô vật liệu lấy giá thực tế nhập vào lô vật liệu ấy.
Nhà máy áp dụng phương pháp này vì phần lớn nguyên vật liệu công cụ dụng cụ khi mua về thường xuất dùng luôn.
Để minh hoạ xem một phiếu xuất kho.
Đơn giá được ghi trong phiếu xuất kho được xác định như sau:
Thép C10 Ф16 xuất từ lô hàng nhập ngày 25/2/2002 với đơn giá nhập là 5.600 đồng /Kg. Nên đơn giá xuất kho của thép này tính với đơn giá 5.600 đồng/Kg.
Thép TC3Ф28 xuất từ lô hàng nhập ngày 20/1/2002 với đơn giá nhập là 105.000 đồng/1kg. Nên đơn giá xuất kho của thép này tính với giá 105.000 đồng/1kg.
Dây thépT3Ф3,5 nội xuất lô hàng ngày 15/2/2002 với đơn giá nhập là 7500 đồng/1kg. Nên đơn giá xuất kho của thép này tính với giá 7.500 đồng/1kg.
Phiếu xuất vật tư có mẫu sau:
Đơn vị:Nhà máy cơ khí Hồng Nam.
Địa chỉ:Thanh Trì-Hà Nội
Phiếu xuất kho
Số 101
Ngày 19/2/2002
Nợ: TK 621:
Có: TK152:
Mẫu số: 01-VT.QĐsố: 1141-tc/QĐ/CDKT
Ngày 1/11/1990 của BTC
Họ tên người nhận hàng:Nguyễn Văn Quý.
Địa chỉ (bộ phận) :Quản đốc phân xưởng cơ khí.
Lý do xuất kho:Cho sản xuất.
Nhập tại kho:Chị Nguyễn Thị Hiền.
STT
Tên,nhãnhiệu,
Quy cách ,phẩm chất vật tư .
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
A
B
C
1
2
3
4
1
Thép C10 Ф 16
Kg
112.360
2
5.600
629.216.000
2
Thép TC3 Ф 28
Kg
105.000
112.360
105.000
588.000.000
3
Dây thépT3Ф 3,5 nội
Kg
80
105.000
7.500
600.000
Cộng
1.217.816.000
Cộng thành tiền (bằng chữ):Một tỷ hai bảy triệutám trăm mười sáu nghìn.
Xuất ngày19 tháng 2 năm 2002
Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đv
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên ) (Ký tên ) (Ký tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho sau khi đã kiểm tra được tính hợp lý hợp lệ của chứng từ, kế toán thực hiện tổng hợp và phân loại từng nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng và kê vào bảng kê xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh.
Trong quý I /2002, phần kê nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm như sau:
Đơn vị tính: Đồng
TK 152.1
TK 152.2
Tên vật tư
Thành tiền
Tên vật tư
Thành tiền
-Thép các loại
45.631.960
-axit
625.750
-Kẽm
391.060.710
-Sơn
83.730
Cộng
841.692.670
Cộng
4.723.360
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán nhà máy sử dụng TK 621 tập hợp chi tiết cho từng nhóm sản phẩm. Số liệu ở bảng kê là cơ sở số liệu để ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ quý I/2002 (biểu số 1).
Biểu số 1 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Quý I /2002
Đơn vị tính: Đồng
TT
Ghi cóTK
Ghi nợ TK
TK 152
TK 153
TK 152.1
TK 152.2
HT
TT
HT
TT
HT
TT
1
TK 621
1.017.127.300
24.155.460
51.466.000
-Cầu trục
841.692.670
4.723.360
-Thang máy
175.534.630
19.432.100
51.466.000
2
TK 627
25.780.000
1.770.000
3
TK 642
74090920
84.000
Cộng
1.017.127.300
124.026.380
53.320.000
Kế toán ghi Nợ TK 621: 1.041.282.760
(-Cầu trục: 841.692.670.
-Thang máy: 175.534.630)
Có TK 152.1: 1.017.127.300
Có TK 152.2: 24.155.460
Nợ TK 621(thang máy): 53.32.000
Có TK 153: 51.466.000
Từ số liệu ở bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào nhật ký chứng từ số 7 ( Biểu số 9,10 )
Chi phí nhân công trực tiếp.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân trong nhà máy.
Khoản mục chi phí nhân công tại nhà máy bao gồm tiền lương và số trích kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), của công nhân viên ở phân xưởng sản xuất.
5.1.Tiền lương của công nhân ở phân xưởng sản xuất.
Nhà máy sử dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương khoán theo sản phẩm.
Công việc tính toán tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tiến hành như sau:
-Hàng ngày, nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi theo thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột (từ 1 đến 31) theo các ký hiệu quy định ở bảng chấm công. Đồng thời, theo dõi kết quả trong phân xưởng thông qua phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.
-Cuối tháng, nhân viên phân xưởng gửi bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng lên phòng kế toán.
-Căn cứ vào bảng chấm công, đơn giá (bậc lương) tính lương thời gian trả cho công nhân viên phân xưởng, tính toán số tiền lương phụ cấp sau đó gửi lại xuống phân xưởng để kế toán phân xưởng tính tiền lương sản phẩm (lương khoán) theo biên bản quyết toán hợp đồng hoặc tiền lương tính tháng của phân xưởng. Khi tính toán xong tiền lương sản phẩm, các nhân viên phân xưởng gửi lên phòng kế toán để kế toán hoàn thiện bảng thanh toán lương.
Trên cơ sở bảng thanh toán tiền lương công nhân trong tháng và tỷ lệ trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Cách tính tiền lương tại nhà máy:
Lương thời gian : gồm hai phần là lương cấp bậc và lương chất lượng công việc.
Lương cấp bậc = Hệ số cấp bậc ´ Số ngày công thực tế
Lương chất lượng công việc = Mức lương tối thiểu ´ Hệ số lương chất lượng
Đơn giá lương chất lượng công tác
=
Qũi lương thời gian- Lương cấp bậc
Tổng hệ số lương chất lượng công tác
Bảng hệ số lương chất lượng công việc
Bộ phận
Hệ số lương chất lượng
Loại A
Loại B
Giám đốc
3
2.8
Phó giám đốc
2.7
2.5
Trưởng phòng
2.4
2.2
Phó phòng
2
1.8
Nhân viên
1.5
1.2
Ngoài hai phần lương chính trên, đối tượng hưởng lương thời gian còn được nhận thêm các khoản phụ cấp như phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm và các khoản phụ cấp khác( lễ, tết, hội họp, tiền ăn trưa...).
Phụ cấp trách nhiệm được tính cho các đối tượng là Trưởng phòng , cụ thể :
Lương phụ cấp trách nhiệm = Hệ số lương trách nhiệm ´ Mức lương cấp bậc.
Ví dụ cụ thể: Phát sinh trong tháng 5/ 2002
Anh Nguyễn Xuân Thắng hưởng lương kỹ sư với hệ số cấp bậc 2.154
Lương cấp bậc anh Thắng được hưởng là 452.340 đ
Tổng quĩ lương thời gian tháng 5/2002 là 61.757.500 đ
Tổng lương cấp bậc chi trong tháng 5/ 2002 là 53.065.102 đ
Tổng hệ số lương chất lượng của khối quản lý trong tháng 5/ 2002 là 66
Đơn giá tiền lương chất lượng công tác là 131.543 đ
131.543 đ
=
61.757.500 - 53.065.102
66
Lương chất lượng công tác trưởng phòng mà anh Thắng được hưởng là:
315.703 (131.543 đ ´ 2.4)
Lương trách nhiệm trưởng phòng với hệ số 0.5 là 226.170 đ
(0.5 ´ 452.340 đ)
Tổng thu nhập của anh Thắng là 994.213 đ
Tạm ứng lương lần 1 là 500.000 đ
Trích BHXH 5% ( lương cấp bậc) : 22.617 đ (452.340 ´5%)
Trích BHYT 1% (lương cấp bậc) : 4.534 đ (452.340 ´1%)
Tổng các khoản khấu trừ: 527.151 đ
Kỳ 2 anh Thắng còn được lĩnh là 467.062 đ
Lương khoán
Đối tượng lao động trực tiếp được tính lương như sau:
Lương khoán = Lương cấp bậc khoán + Lương năng suất
Lương ngày
=
210.000 ´ hệ số cấp bậc
26
Lương cấp bậc khoán được tính trên cơ sở lương ngày và số ngày công làm việc thực tế.
Lương năng suất của một người được tính như sau :
Đơn giá lương năng suát
=
Tổng lương khoán – Tổng lương cấp bậc khoán
Tổng số ngày công trong hợp đồng
Lương năng suất = Đơn giá lương năng suất ´ Số ngày công thực tế
Ví dụ cụ thể : Phát sinh trong quý II/ 2002
Một công trình cầu trục 2 dầm 6T nhà máy Kính Đáp Cầu trị giá 120 triệu, giao cho Tổ sản xuất số 2 phân xưởng cơ khí với tỉ lệ khoán lương là 12.5 % (15 triệu đồng). Thời gian hợp đồng 45 ngày.
Trong công trình này, anh Nguyễn Văn Bình có tổng số ngày công lao động là 35 công
Mức lương cấp bậc của anh Bình là 417.270 đ
Mức lương cấp bậc khoán của anh Bình là : 561.706 đ
417.270
26
´
35
Căn cứ vào tổng mức lương cấp bậc khoán của cả đội, tính được đơn giá lương năng suất một ngày công là: 52.312 đ
Mức lương năng suất là 1.830.920 đ ( 52.312 đ ´ 35 công)
Tổng thu nhập của anh Bình trong tháng 5/ 2002 là 2.248.190 đ
Tạm ứng lần 1 : 800.000 đ
Trích BHXH 5%( lương cấp bậc): 20.863 đ
Trích BHYT 1% ( lương cấp bậc) : 4172 đ
Tổng các khoản khấu trừ vào lương là 825.035 đ
Kỳ 2 anh Bình còn được nhận là 1.423.155 đ
ở nhà máy tổng tiền lương cơ bản tính vào chi phí nhân công trực tiếp được xác định trong quý là căn cứ vào giá trị các hợp đồng. Cụ thể là quý II/2002 nhà máy xác định được tiền lương của các giá trị hợp đồng là 365.458.000 đồng, trong đó phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cầu trục là 248.650.000 đồng.
5.2 Phương pháp trích KPCĐ, BHXH, BHYT
Việc trích kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo lương của cả cấn bộ công nhân phân xưởng và công nhân trực tiếp sản xuất ở nhà máy tuân thủ đúng chế độ quy định. Tỷ lệ trích các khoản là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương của công nhân, 19% trích vào chi phí sản xuất.
Cụ thể trong quý II/ 2002 được trích lương như sau:
Khoản tính vào chi phí giá thành sản xuất kinh doanh là 19%:
2% KPCĐ trên lương thực tế :
2% ´ 365.458.000 đ = 7.309.160đ
15% BHXH tính trên lương cơ bản:
15% ´ 365.458.000 đ = 54.818.700 đ
2% BHYT tính trên lương cơ bản :
2% ´ 365.458.000 đ =7.309.160
Còn lại 6% do công nhân viên chức chịu và được trừ trực tiếp vào lương:
5% BHXH tính trên mức lương cơ bản:
5% ´ 365.458.000 đ = 18.272.900đ
1% BHYT tính trên mức lương cơ bản:
1%´ 365.458.000 = 3.654.580 đ
Tổng KPCĐ, BHXH và BHYT của quý II được tính vào giá thành tổng sản phẩm cầu trục là 69.437.020 đ.
Trên cơ sở tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lập bảng phân bổ Tiền lương và BHXH (biểu số 3)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7. (Biểu số 9, 10)
Biểu số 2
Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Tổ số 5
Bảng thanh toán lương
Tháng 5/ 2002
Đơn vị:Đồng
Họ tên
Bậc lương
Lương sản phẩm
Nghỉ việc hưởng 100% lương
Phụ cấp thuộc quĩ lương
Phụ cấp
Tổng thu nhập
Tạm ứng kỳ I
Các khoảnkhấu trừ
Kỳ II được lĩnh
S.
công
S.
Tiền
S.
công
S.
tiền
S.
công
S.
Tiền
BHXH
(5%)
BHYT
(1%)
S.tiền
Nguyễn Văn Bình
417.270
35
2.248.190
2.248.190
800.000
20.683
4.172
1.423.335
Lê Thanh Hải
365.253
32
2.123.813
2.123.813
800.000
18.262
3.652
1.094.675
Đỗ Văn Tiến
485.654
34
2.380.000
2.380.000
1.000.000
24.282
4.856
1.350.862
Trương Thị Lan
396.987
32
2.130.871
2.130.871
800.000
19.849
3.969
1.307.053
.............
..............
Cộng
6.512.324
20.000.000
20.000.000
5.600.000
148.976
28.754
14.222.270
Biểu số 3
Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Bảng phân bổ lương
QúyII/ 2002
Đơn vị:Đồng
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334
TK 338
Tổng cộng
KPCĐ
3382
BHXH
3383
BHYT
3384
Cộng TK
338
BHXH nộp trên 338.8
TK 622
365.458.000
7.309.160
54.818.700
7.309.160
69.437.020
434.895.020
-Cầu trục
248.650.000
4.973.000
37.297.500
4.973.000
47.243.500
295.893.500
-Thang máy
116.808.000
2.336.160
17.521.200
2.336.160
22.193.520
22.310.328
TK 627
178.974.000
3.579.480
26.846.100
3.579.480
34.005.060
212.979.060
TK 641
TK 642
50.745.000
1.014.900
7.611.750
1.014.900
9.641.550
60.116.550
Cộng
631.735.000
13.530.220
117.249.150
15.633.220
621.883.890
1.519.562.758
.
6.Chi phí sản xuất chung.
Tại nhà máy chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí tiền lương nhân viên phục vụ tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Tại nhà máy, các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp qua TK 627 "Chi phí sản xuất chung" và các TK cấp hai.
TK 627(1): "Chi phí nhân viên phân xưởng"
TK 627(2): "Chi phí vật liệu"
TK 627(3): "Chi phí dụng cụ sản xuất"
TK 627(4): "Chi phí khấu hao TSCĐ"
TK 627(7): "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
TK 627(8): "Chi phí bằng tiền khác"
Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí sản xuất chung tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại. Sau đây là quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung tại nhà máy:
-Chi phí tiền lương nhân viên phục vụ tại phân xưởng.
Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng tính vào chi phí sản xuất chung ở nhà máy là số tiền lương trả về khoản phụ cấp trách nhiệm của quản đốc, phó giám đốc, đốc công, nhân viên kinh tế phân xưởng, tiền lương trả cho lao công dọn dẹp, vận chuyển vật liệu từ kho đến phân xưởng, vật liệu dư thừa (phế liệu), vệ sinh phân xưởng (khoản tiền lương này trả theo từng lần phát sinh) do vậy nhà máy không trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền này. Trong quý II/2002 số tiền lương này tính vào chi phí sản xuất chung là 178.974.000 được tập hợp từ bảng thanh toán tiền lương ra các biên bản thanh toán hợp đồng nội bộ.
Số liệu trên là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội quý II (biểu số 3) và phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 9,10).
Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi:
Nợ TK 627.1: 178.974.000
Có TK: 334: 178.974.000
Nợ 627.1: 34.005.060
Có TK: 338: 34.005.060
-Chi phí nguyên vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý tại phân xưởng.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho phan xưởng trong nhà máy như: xuất sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng,.., chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng như: giấy bút, văn phòng phẩm, đồ bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, kính chắn khi hàn..).
Căn cứ vào chứng từ gốc và chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu và công cụ xuất dùng.
Trong tháng quý I/2002, căn cứ vào bảng kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung kế toán xác định giá trị vật liệu phụ xuất dùng phục vụ công tác quản lý phân xưởng là: 25.780.000 đồng và công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý phân xưởng là: 1.770.000 đồng.
Kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 627.2: 25.780.000
Có TK 152.2: 25.780.000
Nợ TK 627.3: 1.770.000
Có TK 153: 1.770.000
-Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Do đó khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn dần được chuyển dần vào giá trị làm ra. Với hình thức tích khấu hao nhằm thu hồi vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ khi nó bị hư hỏng. Nhà máy tiến hành trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất. Trong thực tế tỷ lệ khấu hao là do nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng nhóm TSCĐ nhưng doanh nghiệp phải dựa vào tình hình thực tế của mình để điều chỉnh tỷ lệ khấu hao trong giới hạn cho phép đảm bảo không cho giá thành thay đổi ảnh hưởng tới giá bán và quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như chính sách giá cả của nhà nước.
Tỷ lệ khấu hao được nhà nước quy định sẵn từng loại TSCĐ như:
+Tỷ lệ khấu hao nhà xưởng : 4%.
+Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị: 10%.
.ở nhà máy, TSCĐ có nhiều loại và mỗi loại có một tác dụng nhất định đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đa phần TSCĐ của nhà máy đã cũ và đã khấu hao gần hết. TSCĐ mới mua sắm hàng năm rất ít.
Mức khấu hao TSCĐ dùng cho đối tượng chịu chi phí ở nhà máy căn cứ vào chế độ trích khấu hao theo đúng quyết định BTC số 1062TC/QĐ CSTC ban hành ngày 14/11/96. Mức tính khấu hao hàng năm theo công thức:
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức trích khấu hao TSCĐ một năm =
(Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định và đăng ký với cơ quan quản lý tổ chức trực tiếp).
Số liệu này được lấy ra từ sổ TSCĐ. Kế toán xác định đâu là tài sản dùng trong sản xuất và tài sản dùng trong quản lý.Mức khấu hao TSCĐ một năm được chia cho 4 quý để xác định mức trích khấu hao TSCĐ trong tổng sản phẩm của những TSCĐ dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.
Nếu như trong quý phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ thì sang quý sau tính khấu hao TSCĐ như trước sau đó cộng thêm vào chi phí khấu hao TSCĐ đã xác định là tăng trong quý trước.
Nếu như trong quý phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ thì sang quý sau tính khấu hao TSCĐ như trước sau đó trừ vào chi phí khấu hao TSCĐ đã xác định là giảm trong quý trước.
Sau khi đã trích được số khấu hao phải trích trong quý. Kế toán lập bảng phân bổ số 3 “bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” (biểu số ...) quý I/2002 là: 169.684.802 đồng.
Kế toán ghi : Nợ TK 627.4 :.169.684.802
Có TK 241: 169.684.802
Biểu số 4
Nhà máy Cơ khí Hồng nam
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Quý II/2002.
Đơn vị tính :Đồng
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627 CPSXC
TK 641 CPBH
TK 642 CPQLDN
TK 241 XDCBDD
TK 142 CP trả trước
TK 335 CP phải trả
Ng. giá
KH
1
I. Số KH đã trích tháng trước
2
II. Số KH tăng trong tháng
3
III. Số KH giảm trong tháng
4
IV. Số KH phải trích trong tháng
279.524.802
169.684.802
82.840.000
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký tên) (Ký tên)
-Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Dịch vụ mua ngoài hạch toán vào chi phí sản xuất chung ở nhà máy hiện nay gồm những khoản điện, nước, điện thoại và các dịc dụ mua ngoài khác.
Hàng tháng, chi nhánh điện huyện Thanh Trì đưa số thông báo số điện thực tế của toàn nhà máy (bao gồm cả bộ phận văn phòng, bộ phận sản xuất) dùng tháng trước. Do vậy tiền điện mà nhà máy dùng mỗi quý có một tháng quý trước được đưa hạch toán vào chi phí sản phẩm quý này.
Trong quý I /2002 nhà máy dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán tiền điện. Định khoản nghiệp vụ này:
Nợ TK 627(7): 185.409.000.
Có 112: 185.409.000.
Chi phí dịch vụ mua ngoài khác chi bằng tiền mặt:
Nợ TK 627(7): 15.000.000.
Có TK 111: 15.000.000.
-Chi phí bằng tiền khác.: Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài các khoản đã nêu trên phát sinh trực tiếp ở các phân xưởng như: chi phí giao dịch, bảo dưỡng máy móc...
Cuối kỳ , căn cứ vào quỹ sổ tiến hành tổng hợp chi phí bằng tiền phát sinh trong tháng. Trong quý I /2002 phát sinh chi phí khác bằng tiền là: 13.200.000 đồng tiền chi phí giao dịch và bảo dưỡng máy móc. Nhà máy trả bằng tiền mặt.
Kế toán ghi:
Nợ: TK 627.8: 13.200.000.
Có: TK 111: 13.200.000
Các số liệu từ các bảng phân bổ, nhật ký chứng từ,.. Nhà máy không tập hợp chi phí sản xuất chung trên bảng kê số 4. Tổng số chi phí sản xuất chung được tập hợp trên nhật ký chứng từ số 7 .
Trong quý I /2002 chi phí sản xuất chung tập hợp là: 623.822.862 đồng
-Tiến hành phân bổ sản xuất chung.
Trong tháng nhà máy sản xuất 2 loại sản phẩm đó là cầu trục và thang máy chi phí sản xuất chung của nhà máy được phân bổ theo tiêu thức tiền lương thực tế phải trả cho từng đối tượng sử dụng.
Theo bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội xác định được:
+Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất cầu trục: 248.650.000 đồng.
+Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất thang máy: 116.808.000 đồng.
= 424.436.063 đồng
248.650.000
365.458.000
X 623.822.862
Cần trục =
Do đó ta xác định được chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí:
Thang máy = 199.386.799 đồng .
Số liệu này là cơ sở ghi vào bảng tập hợp chi phí cho từng nhóm sản phẩm cùng loại.
7.Tập hợp chi phí sản xuất cầu trục .
Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào TK 154 chi tiết cho từng nhóm sản phẩm cùng loại. Chi phí sản xuất chung được tập hợp ở TK 627 và được phân bổ cho từng đối tượng chi phí theo tiền lương thực tế phải trả. Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 theo định khoản:
+Nợ TK 154 (cầu trục ): 401.299.729 / Có TK 627: 401.299.729
+ Nợ TK 154 (thang máy) : 188.518.073 / Có TK 627 : 188.518.073
Số liệu ghi vào sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và ghi vào sổ cái TK 154.
Trích Sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất cầu trục .
Quý II/2002
Đơn vị tính: Đồng
TK 621
TK 622
TK 627
Tổng chi phí
846.416.030
434.895.020
414.436.063
1.705.747.113
Biểu số 5
Trích Sổ cái
TK 154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Quý II/2002
Đơn vị : Đồng
Các TK ghi có đối ứng với TK này
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tổng cộng
TK154
158.785.000
187.697.670
TK 621
320.578.000
376.423.000
395.747.760
1.092.748.760
TK 622
124.387.130
148.488.200
162.019.690
434.895.020
TK 627
197.921.920
212192062
213.688.880
623.822.862
Cộng
642.887.050
737.103.262
771.456.330
2.151.466.642
Biểu số 6
Trích Sổ cái
TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý II/2002
Đơn vị: Đồng
TK ghi có
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Quý II
TK 152.1
302.816.250
340.576.000
373.731.050
1.017.127.300
TK 152.2
7.650.750
8.456.000
8.048.710
24.155.460
TK 153
10.111.000
28.391.000
13.968.000
51.466.000
Cộng có
320.578.000
376.423.000
395.747.760
1.092.748.760
Cộng nợ
320.578.000
376.423.000
395.747.760
1.092.748.760
Biểu số 7
Trích Sổ cái
TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Quý II/2002
TK ghi có
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Quý II
TK 334
104.527.000
124.780.000
136.151.000
365.458.000
TK 338
19.860.130
23.708.200
25.868.690
69.437.020
Cộng nợ
124.387.130
148.488.200
162.019.690
434.895.020
Cộng có
124.387.130
148.488.200
162.019.690
434.895.020
Biểu số 8
Trích sổ cái
TK 627
Chi phí sản xuất chung
đơn vị: đồng
TK ghi có
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Quý II
TK 334
60.368.000
57.954.000
60.652.000
178.974.000
TK 338
11.469.920
11.011.260
11.523.880
34.005.060
TK 152.2
8.123.000
8.956.000
8.701.000
25.780.000
TK 153
600.000
560.000
590.000
1.770.000
TK 214
56.561.000
56562802
56.561.000
169.684.802
TK 112
60.800.000
62.148.000
62.461.000
185.409.000
TK 111
15.000.000
13.200.000
28.200.000
Cộng
197.921.920
212.192.062
213.688.880
623.822.862
Biểu số 9
Nhà máy cơ khí hồng nam
Nhật ký chứng từ số 7
Phần I: Ghi có các TK: 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 611, 621, 622, 627, 631
Quý II/2002
TK có
TK nợ
152.1
152.2
153
214
334
338.
338.8
Nhật ký chứng từ khác
Tổng
NKCT
số 1
NKCT
số 2
NKCT
số 5
TK 154
TK 621
1017127300
24155460
51466000
1.092.748.760
TK 622
365458000
69437020
434.895.020
TK 627
25.780.000
1770000
169684802
178974000
34005060
28200000
185409000
623.822.862
TK 641
TK 642
74090920
84000
50747000
9641550
134.563.470
Cộng
1017127300
124026380
53320000
169684802
595179000
113083630
28200000
185409000
2.286.030.112
Biểu số 10
Nhật ký chứng từ số 7
Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tên CP
NVL
CCDC
Tiền lương
Khoản trích theo lương
Khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
Tổng
TK 154
TK 621
1.041.282.760
51.466.000
1.092.748.760
TK 622
365.458.000
69.437.020
434.895.020
TK627
25.780.000
1.770.000
178.974.000
34.005.060
169.684.802
200.409.000
13.200.000
623.822.862
TK641
TK 642
74.090.920
84.000
50.747.000
9.641.550
134.563.470
Cộng
1.141.153.680
53.320.000
631.735.000
621.883.890
169.684.802
200.409.000
13.200.000
2.286.030.112
B. Công tác tính giá thành sản phẩm cầu trục hai dầm 5T-100T.
1.Đối tượng tính giá thành .
Quy trình công nghệ ở nhà máy là quy trình chế biến liên tục phải bao gồm nhiều công đoạn cấu thành. Xuất phát từ đặc điểm đó nhà máy tổ chức sản xuất là phân xưởng và đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng là sản phẩm.
Do đặc điểm thành phẩm của nhà máy là những sản phẩm cơ khí, bán thành phẩm không bán ra ngoài. Trong điều kiện đó nhà máy xác định đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghiệp cuối cùng. ở nhà máy sản phẩm được chia làm 3 nhóm sản phẩm.
-Nhóm máy trục: bao gồm các loại máy vận chuyển không liên tục như cầu trục, cổng trục... các loại máy này được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí luyện kim, hoá chất xây dựng và sử dụng cho cảng để bốc xếp hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm.
-Nhóm máy vận chuyển liên tục: như băng tải, gầu vít,vít tải, băng chuyền... thường được sử dụng trong ngành khai thác khoáng,vật liệu xây dựng và các máy sản xuất dây chuyền (như dây chuyền lắp ráp ô tô,ti vi...).
-Thang máy: gồm các loại thang máy chở người, chở hàng, thang máy tốc độ cao, thang máy vận chuyển hầm mỏ... phục vụ các đối tượng có nhu cầu khác nhau.
ở nhà máy sản xuất nhièu mặt hàng, chu kỳ sản xuất từng mặt hàng cũng khác nhau có mặt hàng cũng khác nhau có mặt hàng chu kỳ sản xuất ngắn, có mặt hàng chu kỳ sản xuất dài nhưng nói chung hàng tháng đều có sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để đảm bảo cho yêu cầu quản lý nhà máy quy định chu kỳ tính giá sản phẩm là theo quý một năm chia thành 4 quý.
+
Giá thành sản phẩm hoàn thành
=
+
CP PX lắp ráp phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
CP PX cơ khí phân bổ sản phẩm hoàn thành
CP PX cơ điện phân bổ sản phẩm hoàn thành
2. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Việc xác định khối lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm không chỉ dựa vào số liệu hoạch toán nghiệp vụ mà phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tại phân xưởng cũng như trên sổ sách. Vì vậy phải kế toán giá thành, phải căn cứ vào biên bản kiểm kê cuối tháng do nhân viên thống kê phân xưởng báo cáo lên và xác định sản phẩm dở dang cuối tháng cả về mặt số lượng và mặt giá trị.
Tại nhà máy, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng bao gồm những đơn đặt hàng hay sửa chữa sản phẩm hoàn thành đang nằm trên dây chuyền sản xuất tính theo tỷ lệ trên những hợp đồng chưa hoàn thành. Nhưng trên thực tế, nhà máy không có biên bản kiểm kê cuối tháng và kiểm kê thực tế tại phân xưởng mà kế toán chỉ tiến hành kiểm kê trên sổ sách, căn cứ vào các hợp đồng đã thanh toán để biết được có bao nhiêu hợp đồng đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
Phương pháp dánh giá sản phẩm dở dang ở nhà máy theo mức hoàn thành của các hợp đồng. Cuối kỳ kế toán thành phẩm xuống các phân xưởng cùng quản đốc xem xét số sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để làm cơ sở tính giá thành.
Trong quý II đã ước đoán sản phẩm dở dang có mức độ hoàn thành 40% giá trị hợp đồng chưa hoàn thành của sản phẩm cầu trục là: 184.000.000 đồng.
Kế toán tiến hành tính toán giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
=
Giá trị hợp đòng chưa hoàn thành
Mức độ hoàn thành
´
Chi phí SX dở dang cuối kỳ = 40% ´184.000.000 =73.600.000 đồng
3. Phương pháp tính giá thành:
Khi đã xác định chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, chi phí phát sinh trong tháng để sản xuất cầu trục cũng như xác định đối tượng tạp hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất cầu trục hoàn thành nhập kho. Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Công thức tính như sau:
ZTT = Dđk + C – Dck
Trong đó: Dđk , Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất cầu trục thực tế phát sinh
ZTT : Tổng giá thành thực tế sản phẩm cầu trục.
Từ sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm cầu trục có chi phí phát sinh sản xuất sản phẩm quý II là: 1.705.747.113 đồng.
Theo số liệu từ quý trước có chi phí sản xuất cầu trục dư đầu quý II/2002 là: 42.400.000 đồng.
Các số liệu trên được tính vào sổ tính giá thành sản phẩm cầu trục. Sổ này được lập cho cả năm, giá thành sản phẩm của mỗi quý được phản ánh mỗi dòng tương ứng.
Biểu số 11
Sổ tính giá thành sản phẩm cầu trục 2 dầm 5T
Quý
Dư đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Giá thành
Quý I
42.400.000
Quý II
42.400.000
1.705.747.113
41.500.000
1706647113
....
......
Cộng
...
...
...
...
Phần iiI
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cơ khí hồng nam
Sự cần thiết kế toán chính xác chi phí sản xuất, tính đúng , tính đủ giá thành sản phẩm.
CPSX gắn liền với việc sử dụng tài liệu vật tư, tiền vốn lao động trong sản xuất. Quản lý CPSX là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm ,có hiệu quả các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, CPSX là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm CPSX là cơ sở hạ giá thành. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung , công tác quản sản xuất và tính chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi DN phải tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX phát sinh không chỉ là việc tổ chức, ghi chép phản ánh một cách đầy đủ , trung thực về mặt hao phí mà cả về mặt tính toán chi phí bằng tiền theo đúng nguyên tắc về định giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh. Kế toán chính xác CPSX đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép, tính toán và phản ánh tửng loại CPSX theo đúng địa điểm phát sinh, đối tượng chịu chi phí.
Bên cạnh đó,chúng ta biết rằng giá thành sản phảm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động SXKD của DN. Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành sản phẩm vào quản lý cần thiết phải tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành của các laọi sản phẩm DN sản xuất ra. Tính đúng là tính chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất sản phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp và giá thành phải tính trên scơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác. Tính đủ là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100081.doc