Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thành Long: LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý kinh doanh coi như " một ngôn ngữ kinh doanh " như " nghệ thuật " để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà quản lý thấy rõ thực chất quá trình sản xuất kinh doanh bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan, khoa học.
Với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các công ty không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải tự xây dựng cho mình một chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực trong đó chính sách về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất. Biết được chính xác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều cần thiết để tổ chức quản lý tố...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thành Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, các nhà quản lý kinh doanh coi như " một ngôn ngữ kinh doanh " như " nghệ thuật " để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo tài chính giúp cho các doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà quản lý thấy rõ thực chất quá trình sản xuất kinh doanh bằng những số liệu cụ thể, chính xác, khách quan, khoa học.
Với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với các công ty không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn phải tự xây dựng cho mình một chiến lược và chính sách kinh doanh nhất định về tất cả các lĩnh vực trong đó chính sách về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm lớn nhất. Biết được chính xác chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là điều cần thiết để tổ chức quản lý tốt việc sản xuất sản phẩm và đề ra các biện pháp kịp thời làm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thị trường tiêu thụ. Tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp luôn được coi là chìa khoá mở cửa cho sự phát triển và tăng trưởng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm gần đây cán bộ lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành nói riêng. Do vậy, công tác chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty Thành Long đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chế độ kế toán hiện nay. Tuy nhiên hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời gian thực tập tại công ty Thành Long, được sự giúp đỡ của cô giáo TS. Phạm Thị Bích Chi và cán bộ kế toán trong công ty, em nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thành Long " và coi đây là chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề của em bao gồm ba phần:
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÀNH LONG
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THÀNH LONG
PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG
Với thời gian tìm hiểu thực tế và trình độ nhận thức của em còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin trân thành cảm ơn !
Hải phòng, ngày 5 tháng 5 năm2006
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÀNH LONG
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty Thành Long ( Tên cũ là Xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải phòng) là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập tháng 5/1963, thành lập lại theo quyết định số 1277/QĐ-TCCQ ngày 12/11/1992 và Quyết định 1409/QĐ/UB ngày 20/7/2000 của UBND thành phố Hải Phòng, đăng ký kinh doanh số 112234 ngày 25/7/2000 do Sở KH - ĐT Hải phòng cấp.
Địa chỉ : Khu công nghiệp Tam Quán - Đại lộ Tôn Đức Thắng
An Đồng - An Hải - Hải Phòng
1.2. Quá trình hình thành và phát triển :
Công ty Thành Long tên cũ là Xí Nghiệp Cơ khí thuỷ được thành lập từ tháng 5 năm 1963 trực thuộc sở Giao thông công chính Hải Phòng, đóng trên địa bàn xã An Đồng huyện An Hải - Hải Phòng. Lúc ban đầu nhiệm vụ cơ bản là sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thuỷ phục vụ trong ngành giao thông vận tải địa phương của thành phố .
Trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, mặc dù công ty đã phân tán thành nhiều cơ sở ở nhiều địa điểm khác nhau để sản xuất, nhờ vậy toàn bộ máy móc thiết bị quý hiếm lúc bấy giờ được đảm bảo an toàn. Xong toàn bộ công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng hầu như bị phá huỷ. Là một đơn vị duy nhất chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ của ngành Giao thông vận tải Thành phố. Trong thời gian bao cấp công ty được sở chủ quản, UBND Thành phố quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất đáng kể và có thuận lợi là không phải lo mua nguyên vật liệu, việc làm và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả mọi vấn đề trên đều do nhà nước giao chỉ tiêu phân bổ theo kế hoạch, đều làm theo pháp lệnh, mệnh lệnh của cấp trên, do đó hạn chế công ty về quyền tự chủ trong sản xuất, nảy sinh tư tưởng trông chờ ỷ lại cấp trên, do đó phần nào dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, mẫu mã không thay đổi nên không đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng.
Từ 1989 khi cơ chế thị trường bắt đầu mở cửa. Nằm trong sự khó khăn chung của ngành cơ khí đóng tầu, Công ty còn có những khó khăn riêng, đó là sự thiếu nhỡ việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn, các cơ sở đóng tầu bung ra nhiều, lượng kỹ sư giỏi và thợ bậc cao bỏ đi nhiều, giá cả vật tư thay đổi liên tục, không ổn định, vốn kinh doanh bị hạn chế, lãi suất vay ngân hàng cao, năng lực thiết bị già cỗi, cũ nát, do vậy công ty không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Số lượng cán bộ công nhân của công ty có từ 650 người phải giảm biên xuống còn 205 người. Tuy vậy khả năng vươn lên để đóng mới và sửa chữa những phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải lớn vẫn không đáp ứng được, quá trình vận động đổi mới của công ty chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc về hướng đi, tư tưởng của cán bộ công nhân thì hoang mang, dao động, không yên tâm sản xuất dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh bị hạn chế, mặc dù công ty đã cố gắng vươn lên trong nhiều lĩnh vực hoạt động, sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế với phương châm "gọn nhẹ, có hiệu quả kinh tế cao". Với cố gắng cao như vậy, nhưng với sự chuyển đổi cơ chế, đối mặt vối sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, Công ty vẫn không thoát khỏi cảnh thiếu nhỡ việc làm triền miên, hoạt động kém hiệu quả, đời sống cán bộ công nhân viên bấp bênh, khó khăn. Công ty đã có lúc phải đứng bên bờ vực của sự phá sản, đối mặt với sự lựa chọn : hoặc là giải thể, hoặc là bán khoán cho thuê hay là cổ phần hoá.
Sự phát triển của doanh nghiệp được đánh dấu bằng việc chính phủ quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388 HĐBT và quyết định 1409 QĐ/UB ngày 20/7/2000 về việc đổi tên xí nghiệp Cơ khí thuỷ thành Công ty Thành Long. Với 10,5 tỷ đồng mà UBND Thành phố và các ban nghành đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Cùng với sự nỗ lực quyết tâm của doanh nghiệp, với đội ngũ lãnh đạo trẻ tuổi, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã quy tụ được toàn thể đội ngũ kỹ sư, thợ bậc cao và công nhân đoàn kết một lòng từng bước đưa doanh nghiệp đi lên vững chắc hoạt động hiệu quả và phát triển. Hiện nay Công ty Thành Long là một địa chỉ tin cậy với các đơn vị vận tải trong và ngoài quốc doanh. Với khẩu hiệu giá thành, chất lượng, thời gian và giữ vững lòng tin với khách hàng, do vậy mà công việc của công ty luôn luôn ổn định, đời sống công nhân, công nhân viên chức được nâng cao, yên tâm trong sản xuất, tình trạng cán bộ công nhân nghỉ tự do, chây lười, trộm cắp, sách nhiễu khách hàng .... trong Công ty đã được chặn đứng và chấm dứt. Công ty đã giữ vững được uy tín với khách hàng vùng duyên hải bắc bộ và mở rộng thị trường ký kết hợp đồng với các khách hàng xa như : Vũng Tầu, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Giang, Cục đường sông, Cục hàng hải ....Doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trtước, các nghĩa vụ với Nhà nước đều thực hiện đầy đủ, đúng hạn.
1.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Mặt bằng Công ty 80.000 m2. Trong đó : có 02 âu tầu dài 65m rộng 25m và hệ thống triền đà cơ giới gồm 12 đường triền đà khô, diện tích được bê tông hoá 20.000 m2. Triền đà của Công ty được sửa chữa nâng cấp, làm mới xe triền theo phương pháp hạ thuỷ ngang, thuận tiện cho việc đóng mới, sửa chữa các loại tầu biển, biển pha sông trọng tải 1000 tấn, tự trọng 350 tấn; kích thước tầu tối đa: L x B x H: 65m x 12m x 5m lên xuống đà tuyệt đối an toàn.
@ Hệ thống triền kéo ngang : Công ty đã đầu tư, đóng mới 01 xe triền mẹ và 03 xe triền con, thay toàn bộ ắc tời kéo, hệ thống ray mặt và rãnh triền, sửa chữa toàn bộ nền bê tông mặt triền.
@ Đồng thời luồng tầu được nạo vét xuống cao độ - 2,4m, tạo thuận lợi cho tầu ra vào đà. Do đó từ năm 1999 sang năm 2000, Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng đóng mới, sửa chữa, hoán cải, nâng cấp các loại tầu sông biển có trọng tải lớn từ 700T - 3000T và các loại phương tiện thuỷ đặc chủng khác .
@ Hệ thống âu tầu: với 02 âu tầu hiện đại, cửa âu bằng phao thép đảm bảo sửa chữa, đóng mới được các loại tầu khách, tầu đặc chủng và tầu có kích thước lớn dễ bị biến dạng nếu kéo lên triền.
@ Cầu Cảng: Nâng cấp, làm mới hệ thống cầu tầu phục vụ các phương tiện lớn cập bến để sửa chữa căn chỉnh máy.
@ Hệ thống điện chiếu sáng : Với sự bố trí hiện đại, được bố trí song song hai hệ thống đèn điện cao áp và đèn halozen, đảm bảo đủ ánh sáng hai âu tầu và hệ thống triền đà sản xuất thêm ca hai, ca ba, đảm bảo tiến độ, thời gian ký kết với khách hàng.
@ Trang thiết bị máy móc : ngoài các thiết bị cũ : Máy tiện băng dài, băng trung, máy cắt tôn ... Đã được sửa chữa khôi phục đáp ứng yêu cầu sản xuất. Công ty đã đầu tư mua sắm mới hàng loạt thiết bị với công nghệ tiên tiến đưa vào dây chuyền sản xuất như: Máy hàn điện bán tự động MIG, MAG, TIG, một chiều, xoay chiều với số lượng hơn 100 chiếc ; Hệ thống máy nén khí, đầu phun cát, phun sơn chân không của Nhật Bản và Mỹ để làm sạch bề mặt tôn; Hệ thống kích thuỷ lực 100 tấn của Nhật Bản, Palăng xích, cần cẩu 40 tấn, máy cắt hơi tự động ( Con Rùa ), máy uốn ống thuỷ lực Đài Loan; máy vát mép tôn của Nhật, máy uốn tôn dạng đĩa, máy đo siêu âm, máy cân bơm cao áp, các máy gia công cơ khí hiện đại khác...
@ Cùng với sự đầu tư về máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng Công ty hết sức chú trọng xây dựng lực lượng sản xuất. Với truyền thống gần 40 năm xây dựng và phát triển, hiện tại Công ty có 601 cán bộ công nhân viên trong đó chủ yếu là các kỹ sư chuyên ngành nhiều kinh nghiệm, đội ngũ thợ hàn, cắt hơi, sắt... có tay nghề cao được Cục Đăng kiểm Việt Nam sát hạch và cấp chứng chỉ quốc gia. Lực lượng tham gia sản xuất của Công ty bao gồm 38 kỹ sư vỏ tầu, máy tầu, điện tầu, kinh tế và 24 cán bộ trung cấp kỹ thuật. Khu vực sản xuất bao gồm 8 tổ sắt hàn, 2 tổ hàn, 1 tổ phun sơn phun cát, 1 tổ sơn trang trí, 1 tổ cơ khí, 1 tổ tiện, 1 tổ máy tầu, 1 tổ điện tầu,1 tổ kích kéo triền đà, 1 tổ mộc với thợ bậc 7: 20 người, thợ bậc 6: 66 ngưòi, thợ bậc 5: 75 người. Còn lại là thợ từ bậc 3 đến bậc 4 đều được đào tạo qua các trường học nghề kỹ thuật. Với cơ sở mặt bằng và trang thiết bị cùng một lúc Công ty có thể thi công 14 phương tiện có trọng tải lớn đến 1800 tấn đảm bảo thời gian và chất lượng đã ký kết với khách hàng.
2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Đóng mới, sửa chữa tầu các loại trọng tải đến 3000 tấn ( vỏ thép, hợp kim nhôm, gỗ, composite...).
- Vận tải đường thuỷ, xây dựng các công trình đường thuỷ, nạo vét luồng lạch.
- Sản xuất phụ tùng, gia công cơ khí phục vụ ngành Giao thông vận tải
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư.
2.2 Quy trình công nghệ của đóng tầu
Do đặc điểm địa hình đóng tầu và cơ sở vật chất của công ty nên khi đóng mới một con tầu thường phải chia ra đóng riêng từng phần, sau đó mới lắp ráp thành một con tầu hoàn chỉnh. Và cũng tuỳ theo từng đặc điểm của mỗi con tầu mà có quy trình công nghệ đóng tầu phù hợp, những mỗi con tầu khi đóng mới đều phải qua các giai đoạn sau: Sơ đồ 1- Quy trình công nghệ đóng tầu
Mỗi giai đoạn khi làm xong, các tổ phải báo với phòng KCS để kiểm tra sau đó mới làm tiếp sang giai đoạn tiếp theo.
2.3 Thị trường hoạt động của Công ty
Hiện nay, với năng lực của mình Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng tại địa phương mình và khách hàng vùng Duyên Hải phía Bắc như Thái Bình ( tầu Hoàng gia, tầu Hải Hà...), Nam Định ( tầu Hoàng Phát, tầu Hoàng Triệu... ), Hà Nam Ninh, Ninh Bình.... với sản phẩm chủ yếu : Đóng mới, sửa chữa các loại tầu trọng tải 1800 tấn. Ngoài ra để định hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của thị trường Công ty còn một số dự án khả thi đang thực hiện ở các lĩnh vực khác như:
- Xưởng đóng mới tầu hợp kim nhôm, composit.
- Xưởng mộc phục vụ cho đóng tầu gỗ trong chương trình đánh bắt xa bờ của quốc gia.
- Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong việc vận tải, nạo vét luồng lạch, sản xuất phụ tùng gia công cơ khí phục vụ nghành giao thông vận tải
Sơ đồ 1
Kê dàn để đóng
Dải tôn sàn đáy
Dựng vách ngang thành quầy sườn cạnh xà boong
Phần lắp ráp tôn bao còn lại
Phần gia công lắp ráp tổng đoạn mũi lái ở dưới âu tầu
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm
Sự tồn tại của công ty đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của thành phố Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung. Qua từng năm hoạt động Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ, hoàn thành tốt các khoản nộp ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Những con số ở bảng dưới là không lớn, nhưng so với tình hình kinh doanh và mặt hàng kinh doanh thực tế thì đó là một con số khả quan, có ý nghĩa đối với sự tồn tại của Công ty trong cơ chế hiện nay (Biểu số 1, Biểu số 2 )
Biểu số 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh thu thuần
28.100.838.455
31.193.966.094
81.734.926.228
Lợi nhuận trước thuế
362.114.432
401.646.913
260.272.295
Các khoản phải nộp ngân sách
350.754.671
305.275.168
375.514.614
Thu nhập bình quân người trên 1 tháng
800.797
944.121
1.100.000
Biểu số 2
BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC NĂM
Đơn vị tính : đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2003 SO VỚI NĂM 2002
NĂM 2004 SO VỚI NĂM 2003
Chênh lệch
Tốc độ tăng
Chênh lệch
Tốc độ tăng
Doanh thu thuần
3.093.127.639
11%
50.540.960.134
16,2%
Lợi nhuận trước thuế
39.526.438
10,92%
-141.374.618
-35,2%
Các khoản phải nộp
ngân sách
- 45.479.503
- 12,97%
70.239.446
23%
Thu nhập bình quân người trên tháng
143.324
17,9%
155.879
16,51%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty
Qua số liệu ta thấy:
Các chỉ tiêu doanh thu thuần, các khoản phải nộp ngân sách, thu nhập bình quân người trên tháng hầu như đều tăng qua các năm, năm nào công ty cũng hoạt động có lãi. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của công ty trong hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên mặc dù doanh thu của năm 2004 tăng lên nhiều so với năm 2003 nhưng lợi nhuận của năm 2004 lại giảm so với năm 2003. Qua tìm hiểu em biết được việc giảm này là do những nguyên nhân sau:
ØTrong năm 2004 công ty đã đầu tư một khoản tiền lớn vào đào tạo lớp người mới để mở rộng khả năng đóng tầu của công ty, đồng thời cử các cán bộ các phòng ban đi học để nâng cao năng lực quản lý.
ØTrong thời kỳ nền kinh tế hiện nay, công ty phải chịu sự canh tranh lớn trên thị trường. Vì vậy việc giảm giá thành đóng những con tầu để thu hút khác hàng là một trong những chiến lược của công ty nhằm giữ khách hàng, cạnh tranh được với những công ty đóng tầu khác, tạo cho mình một thương hiệu riêng trên thị trường.
ØNăm 2004 công ty có những chiến dịch quảng cáo lớn đế quảng cáo thương hiệu của mình
Điều đáng chú ý là tổng thu nhập hàng tháng của người lao động đã tăng lên qua các năm, chứng tỏ đời sống của người lao động ngày càng tăng. Qua tìm hiểu em thấy, hàng năm vào dịp hè, công ty tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát, đi tham quan ở một số nơi. Nhìn chung tình hình kinh tế của công ty qua các năm đều ổn định
2.5 Chiến lược sản xuất kinh doanh trong tương lai
F Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường cũng như để nâng lợi nhuận hàng năm của công ty. Công ty đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng Nhà máy sản xuất Nhôm hợp kim định hình với công suất 6000T/năm, tổng trị giá của dự án gần 150 tỷ đồng
Hiện nay dự án xây dựng nhà máy Nhôm đã duyệt xong, Công ty đã tổ chức đấu thầu xong phân thiết bị, phần xây dựng đang triển khai để tháng 5/2006 sẽ tổ chức đấu thầu.Nhà máy sản xuất nhôm bao gồm các phân xưởng và phòng ban: Phân xưởng đúc, phân xưởng ôxy hoá, phân xưởng khuôn, phân xưởng đùn ép, ban cơ điện, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng KCS nhôm, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà máy sản xuất nhôm do phó giám đốc phụ trách sản xuất. Quy trình sản xuất nhôm - Sơ đồ 2
Sơ đồ 2
Phôi nhôm
Phân xưởng đúc
Phân xưởng ép đùn
Phân xưởng ôxy hoá
Nhập kho thành phẩm
Công ty phấn đấu đến cuối năm 2006 Nhà máy sản xuất nhôm bắt đầu hoạt động và đưa ra thị trường các sản phẩm Nhôm đầu tiên.
F Từ tháng 5/2006 Công ty có quyết định sáp nhập vào Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam gọi tắt là Vinasim dưới hình thức công ty mẹ công ty con.Và có dự án của Vinasim đầu tư xây dựng triền đà lớn, rộng để đóng mới và sửa chữa tầu trọng tải lớn đến 3000 tấn. Công ty trình dự án xây dựng triền đà mới ở Núi Đèo Thuỷ Nguyên - Hải Phòng lên UBND Thành phố Hải Phòng. Nếu dự án thành công, công ty có khả năng đóng những con tầu trọng tải lớn mà khi vận hành không phải tháo dời một số bộ phận ra. Bởi với vị trí hiện nay của công ty không thuận lợi cho tầu ra vào. Mỗi lần hạ thuỷ tầu công ty phải tháo dời phần cabin buồng lái và một số bộ phận khác để tầu có thể qua được cầu Chương Dương. Qua được cầu công ty lại thuê hàn lại những phần đã tháo dời. Đây là một điều thuận lợi thu hút được khách hàng từ nhiều nơi trên đất nước giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
3. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN Ở CÔNG TY THÀNH LONG
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cùng với sự phát triển chung của sản xuất đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau. Mỗi kiểu thức chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và được áp dụng trong những điều kiện nhất định. Công ty Thành Long với phương châm “ lấy ngắn nuôi dài - tự lực - tự cường trong sản xuất". Trải qua nhiều thăng trầm và đúc rút kinh nghiệm nên đã chọn hướng tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty phải gọn nhẹ và đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến.(Sơ đồ 3)
@ Giám đốc Công ty: là người trực tiếp điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các công tác khác theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có nhiệm vụ điều hành Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, giữ và bảo toàn vốn. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cấp trên về kết quả kinh doanh của Công ty. Phụ trách trực tiếp Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chính ( về tài chính và nhân sự).
Sơ đồ 3
Phòng bảo vệ
P. Tổ chức hành chính
P. Đầu tư thị trường
Giám đốc
P. Tài chính kế toán
P. KCS
Phó Giám đốc
P. Vệ sinh công nghiệp
P. Kế hoach kỹ thuật
Tổ sản xuất
Đội sản xuất
Chủ nhiệm sản phẩm
@ Phó Giám đốc Công ty : là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng. Trực tiếp và phụ trách điều hành sản xuất chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hạch định các chiến lược phát triển của Công ty bao gồm kế hoạch sản xuất từng quý, năm, cân đối điều chỉnh lực lượng lao động, hạch toán sản phẩm, giải phóng sản phẩm, tiếp thị, đầu tư và các công tác khác. Trực tiếp chỉ đạo các phòng Kế hoạch khai thác, Phòng Đầu tư - Thị trường, Phòng bảo vệ và các đơn vị trực tiếp sản xuất.
@ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật : Là Phòng được coi là lực lượng then chốt trong toàn bộ hoạt động của Công ty, toàn bộ cán bộ trong phòng đều là các kỹ sư đã đuợc tuyển chọn kỹ hoặc đã có bề dày kinh nghiệm trong nghề đóng tầu. Quân số gồm 20 kỹ sư, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng. Nhiệm vụ chính là cân đối kế hoạch sản xuất cho từng quý, năm và điều hành để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra, hạch toán sản phẩm, quản lý vật tư, định mức lương, định mức vật tư cho từng sản phẩm của Công ty. Giải quyết toàn bộ khâu kỹ thuật của Công ty trong đó gồm : kỹ thuật cho sản phẩm chính, sửa chữa trang thiết bị, máy móc công cụ, hệ thống điện, kế hoạch đầu tư về trang bị máy móc và sáng kiến, sáng tạo, nâng bậc thợ tay nghề cho công nhân, phụ trách khâu an toàn lao động, đối nội, đối ngoại với khách hàng.
@ Nhóm chủ nhiệm sản phẩm : Bao gồm những kỹ sư có năng lực, có phẩm chất, năng động, tận tuỵ, chủ nhiệm sản phẩm được biến chế trong phòng kế hoạch kỹ thuật. Thực hiện công việc trọn gói cho một hay nhiều sản phẩm kể từ khi bắt đầu thi công cho đến khi kết thúc bàn giao nhiệm vụ chủ yếu là : Khảo sát, lập dự toán vật tư, dự toán lương, lập tiến độ thực hiện quy trình thi công, biện pháp đảm bảo an ninh về lao động điều hành các tổ sản xuất thi công sản phẩm, đối nội, đối ngoại, quyết toán bàn giao công trình, hạch toán vật tư, hạch toán kinh tế cho từng sản phẩm được giao. Giao và trả lương cho các tổ sản xuất.
Chủ nhiệm sản phẩm có quyền điều động các tổ sản xuất để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, chịu sự chỉ đạo của phòng Kế hoạch kỹ thuật. Khi cần thiết có thể do ban Giám đốc điều hành trực tiếp. Nhóm chủ nhiệm sản phẩm này được hưởng chế độ đặc biệt riêng do ban Giám đốc quy định và xem xét từng tháng tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành của các kỹ sư.
@ Các tổ sản xuất : Trực thuộc nhóm chủ nhiệm sản phẩm và trực thuộc nhiệm vụ chức năng của bộ máy quản lý của Công ty. Giữa các tổ có quan hệ mật thiết với nhau về chế độ tự chịu trách nhiệm về sản xuất và bảo vệ sản phẩm. Có nhiệm vụ chủ động cân đối lực lượng lao động của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch, đảm bảo đúng chất lượng, kỹ thuật đòi hỏi, đảm bảo an toàn trong sản xuất.
@ Phòng tổ chức hành chính : Là đơn vị tham mưu cho ban Giám đốc về nhân sự, kế hoạch bố trí sắp xếp cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, điều động. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực trong cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng bậc công nhân duy trì kỷ luật, nội quy cơ quan, quản lý đội xe và làm các công việc hành chính khác của Công ty.
@ Trạm y tế Công ty trực thuộc Phòng tổ chức hành chính nhiệm vụ chăm lo, theo dõi sức khoẻ cho CB CNV, đảm bảo việc mua các bảo hiểm cho người lao động, kiểm tra vệ sinh thức ăn, thực phẩm, trực sản xuất đề phòng tai nạn lao động.
@ Tổ bảo vệ : Bao gồm 5 trạm gác trực thuộc Phòng tổ chức hành chính, là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ an ninh của Công ty 24/24 giờ, đảm bảo an toàn về tài sản và trật tư công cộng, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong Công ty. Ngoài ra phòng còn phụ trách công tác phục vụ quân đội, dân quân tự về, chịu trách nhiệm về công tác phòng chống bão lụt, phòng chống cháy, nổ của Công ty.
Ngoài các đơn vị chính trong sản xuất ra, Công ty còn có nhóm vệ sinh công nghiệp trực thuộc Phòng tổ chức hành chính làm nhiệm vụ đảm bảo vệ hiện trường sản xuất, có nhóm nhà ăn ca phục vụ nấu ăn ca cho CB CNV do Công ty đài thọ bữa trưa và chiều. Phục vụ việc nấu nước uống hiện trường cho công nhân.
@ Phòng đầu tư thị trường: Là đơn vị có nhiệm vụ hoàn chỉnh các dự án đầu tư của Công ty, nhận hồ sơ và tham gia các công trình đấu thầu, lập kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn, quản lý việc xây dựng cơ bản của Công ty, tiếp thị, tìm tòi sản phẩm và thị trường của Công ty.
@ Phòng KCS : Bao gồm các kỹ sư chuyên ngành về tầu thuỷ, đã có nhiều kinh nghiệm và được tuyển chọn. Đây là phòng hoạt động độc lập trực thuộc Giám đốc với chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm và duy trì kỷ luật trong việc vi phạm các công trình, vi phạm các quy trình, vi phạm trong chế tạo sản phẩm. Có quyền đình chỉ thi công, lập biên bản phạt các tổ sản xuất làm kém chất lượng hoặc hỏng, đề xuất ban Giám đốc ra quyết định phạt và cắt thi đua cuối năm.
@ Phòng Tài chính - kế toán :
- Nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kế hoạch, cân đối hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về tài chính của Công ty trong việc đầu tư, bảo toàn vốn và các nghĩa vụ với Nhà nước.
- Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, liên tục và có hệ thống số liệu tình hình biến động về lao động, vật tư tiền vốn, tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kết quả lỗ lãi theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.
- Thu thập tổng hợp số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế.
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác kế toán trong Công ty bao gồm :
+ Kế toán TSCĐ
+ Kế toán nguyên vật liệu và công cụ lao động.
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
+ Kế toán vốn bằng tiền và các nhiệm vụ thanh toán.
+ Kế toán lỗ lãi, phân phối lợi nhuận.
+ Kế toán các loại vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp .
- Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản của nguồn vốn, lên kế hoạch khai thác và sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn một cách có hiệu quả, theo dõi toàn bộ các hoạt động liên quan đến doanh thu, chi phí, phân phối thu nhập trong Công ty và thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước.
- Quyết toán hàng năm và tổng hợp sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Báo cáo tham mưu cho Giám đốc về các mặt thống kê tài chính.
- Tham gia định giá, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán các hợp đồng kinh kế, đầu tư mua bán hàng hoá.
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
Đây là bộ phận tham mưu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng phương pháp hạch toán CTGS kết hợp NKCT. Với chức năng quản lý hoạt động kế toán của Công ty, bộ phận kế toán luôn bám sát quá trình kinh doanh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ chính xác phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo kinh doanh. Số cán bộ làm trong phòng kế toán 7 người hình thức kế toán kiểu tập trung. Sơ đồ 4 – Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Thành Long
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu nhiệm vụ kế toán, trình độ của nhân viên kế toán, bộ máy kế toán kế toán của Công ty được tổ chức như sau :
@ Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng : Phụ trách chung công tác đối ngoại, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của phòng. Làm các báo cáo, biểu báo cáo các ngành.
@ Phó phòng thứ nhất :
- Tập hợp chi phí giá thành trong tháng ( TK 154)
- Tính giá thành tiêu thụ cho từng sản phẩm tháng hoặc quý.
- Theo dõi thanh toán với khách hàng - vật tư khách hành mang đến.
- Báo cáo quyết toán thuế với cục thuế vào ngày mồng 8 hàng tháng.
- Theo dõi chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng ( TK131).
- Chi phí sản phẩm dở dang ( TK154).
- Lên bảng phân tích nguyên nhân lỗ, lãi ( phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh) của từng phương tiện sau mỗi kỳ báo cáo tiêu thụ sản phẩm.
@ Phó phòng thứ hai:
- Theo dõi toàn bộ sự phát sinh của dự án xây dựng nhà máy sản xuất Nhôm hợp kim định hình.
- Theo dõi tiếp phát sinh dự án 2319 giai đoạn 2.
- Những hạng mục đang thi công chưa nghiệm thu khối lượng.
- Nguồn ngân sách hỗ trợ :
+ Cải tạo âu tầu, kè.
+ Nạo vét cửa triền
- Những hạng mục chưa thi công :
+ Nâng cấp cầu tầu.
+ Nguồn vốn vay quỹ HTPT
- Đang thi công và thực hiện :
+ Cải tạo hệ thống điện giai đoạn II.
+ Nhà xưởng cơ khí - nâng cấp xưởng mộc nội thất(gói thầu số 2).
+ Mua sắm thiết bị nội thất ( gói thầu số 3).
- Lập báo cáo quyết toán quý và năm tài chính.
- Cập nhật chứng từ ghi sổ-vào sổ cái hàng tháng (kế toán tổng hợp ).
- Đôn đốc các khu vực lên bảng phân bổ, NKCT của tháng báo cáo đúng thời hạn.
@ Kế toán vật liệu, thủ quỹ
- Quỹ tiền mặt : Thu chi quỹ hàng ngày, chứng từ chi phải hợp lệ (Phải có đầy đủ chữ ký duyệt) mới chi tiền. Cập nhật lên bảng kê quỹ trong ngày.
- Vật liệu : Theo dõi cập nhật hàng ngày các phát sinh về xuất nguyên vật liệu, đối chiếu vật tư nhập, xuất, với kế toán kho của từng sản phẩm trước khi phòng kế hoạch kỹ thuật lên quyết toán sản phẩm với khách hàng.
- So sánh giá cả vật tư mua về với vật tư thanh quyết toán với khách hàng (Đối với các thiết bị phụ tùng..)
- Lập bảng kê - bảng phân bổ vật liệu xuất dùng vào ngày mồng năm tháng sau.
@ Kế toán thanh toán
- Đối nội: Thanh toán với nội bộ trước khi chi phải kiểm tra lại số liệu chứng từ thu chi.
- Đôn đốc theo dõi thu tạm ứng kịp thời - thu kết quả khoản vay trước mới cho tạm ứng sau.
Theo dõi sổ quỹ, rút số dư hàng tháng song song với thủ quỹ.
- Đối ngoại: Trước khi thanh toán với các nhà thầu phải kiểm tra lại hồ sơ quyết toán trước khi thanh toán.
- Theo dõi tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo nhu cầu của sản suất và nhu cầu đầu tư.
- Theo dõi chi tiết tài khoản tạm ứng (TK141) và các khoản phải thu khác (TK138).
Lập nhật ký báo cáo vào ngày mồng ba tháng sau.
@ Kế toán lương, các khoản trích theo lương
- Tính thanh toán lương công nhật và tổng hợp lương khoán sản phẩm cho CB-CNV trong tháng.
- Theo dõi thu nộp BHXH : BHYT, thu đúng và đủ đối với số phải nộp BHXH và số đã mua BHYT của CB - CNV trong năm.
- Hàng tháng quyết toán BHXH và BHYT với BHXH Quận Lê Chân.
- Theo dõi tài khoản thanh toán lương (TK334) và tài khoản phải trả, phải nộp khác (TK338).
- Theo dõi chi tiết tài khoản chi phí sản xuất chung (TK627) và chi tiết tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642).
- Hàng tháng nộp bảng phân bổ lương và BHXH vào ngày mồng tám tháng sau.
@ Kế toán chi tiết
- Giúp việc cho đồng chí Giang theo dõi dự án xây dựng Nhà máy Nhôm và phần còn lại của dự án 2319.
- Theo dõi chi tiết tài khoản chi phí trả trước ( TK 142) và chi tiết tài khoản phải trả cho người bán ( TK 331).
- Theo dõi TK chi phí phải trả ( TK 335) và TK XDCB dở dang ( TK241.2).
- Tất cả các chi tiết được giao kế toán vào sổ ngay trong tháng để phát hiện những bút toán hạch toán nhầm báo cáo cho kế toán tổng hợp điều chỉnh.
- Phân bổ dần chi phí kịp thời, chính xác.
Sơ đồ 4
Kế toán thanh toán
Kế toán trưởng
Phó phòng tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Phó phòng kế toán tổng hợp ,dự án
Kế toán NVL, thủ quỹ
Kế toán chi tiết
Kế toán lương, các khoản trích theo lương
Kế toán dự án
3.3 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán ở công ty
3.3.1 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Ø Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1, kết thúc 31/12.
Ø Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Tiền Việt Nam.
Ø Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ kết hợp với hình thức nhật ký chứng từ
Ø Phương pháp kế toán tài sản cố định : Theo nguyên tắc đánh giá tài sản
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
+ Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng
Ø Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng năm doanh nghiệp tiến hành kiểm kê định kỳ 6 tháng và 1 năm.
+ Kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song
Do đặc điểm của Công ty nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, các cán bộ kế toán có chuyên môn và có nhu cầu phân công chuyên môn hoá nên Công ty chọn vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ kết hợp hình thức NKCT. Doanh nghiệp không sử dụng hết các NKCT mà chỉ sử dụng NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 5
Kế toán các phần hành sẽ thu thập các chứng từ gốc liên quan đến phần hành của mình rồi lên các nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết.Nhật ký chứng từ chỉ được mở cho các nghiệp vụ xảy ra nhiều, phức tạp như kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi, thanh toán với khách hàng. Cuối tháng từ nhật ký chứng từ, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết, các bảng kê, bảng phân bổ kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ, rồi vào sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, cuối cùng lên các báo cáo tài chính.
Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ có kết hợp nhật ký chứng từ - Sơ đồ 5
Sơ đồ 5
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Ghi chú:
Hàng ngày
Hàng tháng, hàng quý
Đối chiếu
3.3.2 Vận dụng chế độ chứng từ
Các chứng từ doanh nghiệp sử dụng đều theo mẫu quy định của Nhà nước. Danh sách chứng từ sử dụng được đề cập trong phần phụ lục
Công ty có những tủ lưu giữ chứng từ kế toán. Việc lưu giữ chứng từ kế toán của công ty được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Chứng từ kế toán khi lưu giữ được chia ra làm 3 loại chứng từ kế toán lưu giữ 5 năm, chứng từ kế toán lưu giữ 10 năm, chứng từ kế toán lưu giữ vĩnh viễn
Việc luân chuyển chứng từ kế toán được Công ty xây dựng một cách khoa học, phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.3.3 Vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty bao gồm tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
3.3.4 Vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Các loại sổ được sử dụng bao gồm : sổ quỹ tiền mặt, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ hạch toán chi tiết, bảng tổng hợp, bảng cân đối số phát sinh. Doanh nghiệp không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
F Nhật ký chứng từ: Dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế có của các tài khoản. Nhật ký chứng từ được mở cho từng tháng, hết mỗi tháng phải khóa sổ nhật ký chứng từ cũ và mở nhật ký chứng từ mới cho tháng sau
F Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ có tác dụng định khoản kế toán và do kế toán lập trên cơ sở của từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc năm
F Sổ cái : Là sổ kế toán tổng hợp ghi các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo tài khoản kế toán. Mõi một tài khoản sử dụng một hoặc một số trang
F Sổ quỹ tiền mặt : Dùng để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, quản lý và kiểm tra số tiền còn tồn quỹ
Sổ hạch toán chi tiết, sổ tổng hợp dùng để hỗ trợ cho việc ghi chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ và dùng để đối chiếu kiểm tra
3.3.5 Vận dụng chế độ các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tính hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Hàng năm, công ty phải lập và gửi các báo cáo tài chính chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Báo cáo tài chính cũng là phương tiện sinh lời và thực trạng tài chính của công ty nên theo chế độ công ty lập báo cáo tài chính sau đây:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài Chính
Quy trình cụ thể để lập các báo cáo tài chính như sau: Các kế toán phần hành hàng ngày thực hiện công tác phần hành đảm nhiệm, cuối tháng khoá sổ kế toán đồng thời lập nên các báo cáo bộ phận (hoặc các bảng kê) nộp cho bộ phận kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp trên cơ sở đó, kiểm tra khái quát lại số liệu trên các báo cáo đó với số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo tài chính nêu trên, trình kế toán trưởng kiểm tra, trình nên ban giám đốc xin xét duyệt để nộp và lưu trữ.
Cuối kỳ ( quý, 6 tháng ) lên báo cáo quyết toán.
Báo cáo tài chính sau khi lập được đóng thành một quyển gửi tới các cơ quan chủ quản sau:
Ø Sở chủ quản - Sở Giao thông công chính
Ø Cục thuế
Ø Cục thống kê
Ø Các ngân hàng giao dịch
Ø Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước
Ø Sở tài chính
Ø Các đơn vị liên quan
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG.
1. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT.
1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết, quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, công dụng của chi phí sản xuất, tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong từng Doanh nghiệp mà kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp. Công ty Thành Long là công ty chuyên đóng mới, sửa chữa tầu phà nên sản phẩm hoàn thành ít. Hàng năm số lượng tầu phà được đóng mới sửa chữa khoảng trên 100 chiếc. Vì vậy kế toán công ty lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng đơn đặt hàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như thế nhìn chung đảm bảo, đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sau này.
1.2 Trình tự hạch toán các yếu tố chi phí sản xuất
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất.
Hiện nay, chi phí sản xuất ở Công ty được tập hợp theo 3 khoản mục:
Ø Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Ø Chi phí nhân công trực tiếp.
Ø Chi phí sản xuất chung.
Trong đó kế toán phân loại chi phí sản xuất như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích theo lương.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất nhà kho của phân xưởng, tiền lương, bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý, phục vụ phân xưởng, vật liệu ... phục vụ quản lý sản xuất chung.
1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vật liệu là đối tượng lao động, một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm tại Công ty Thành Long nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tầu vận tải thuỷ, do đó phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như sắt, thép, sơn, tôn, gỗ ... vật liệu phụ như que hàn, cát, đá mài ... nhiên liệu như ôxy, xăng, dầu, gas ... và phụ tùng thay thế.
Trong giá thành của con tầu thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 65 - 75%). Do đó, việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính giá thành chính xác mà nó còn là biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Do việc sản xuất theo ĐĐH nên nguyên vật liệu sử dụng cho các phương tiện thường khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu của hợp đồng mỗi phương tiện.
Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ. Sau khi ký hợp đồng kinh tế, phòng Kế hoạch kỹ thuật có ban kiểm tra xác định mức độ sửa chữa của tầu, mức độ tiêu hao nguyên vật liệu của tầu và kí Sổ định mức cấp nguyên vật liệu, cụ thể: Tháng 10/2005 Công ty nhận sửa chữa tầu Quang Vinh 16 có “ Sổ định mức cấp nguyên vật liệu” như sau:( Biểu số 3
Khi tiến hành sửa chữa, đóng mới tầu dựa vào Sổ định mức cấp nguyên vật liệu các tổ, đội sản xuất cử người lên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật xin lĩnh vật tư. Kế toán kho thuộc phòng Kế hoạch - Kỹ thuật căn cứ vào Sổ định mức cấp nguyên vật liệu và nhu cầu xin lĩnh vật tư của các tổ, đội sản xuất lập " Phiếu xuất kho" - Biểu số 04. Tổ sản xuất đến kho lĩnh hàng, thủ kho xuất nguyên vật liệu theo đúng số lượng ghi trên phiếu xuất kho đã được duyệt.
Biểu số3:
CÔNG TY THÀNH LONG
ĐỊNH MỨC CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
Tên sản phẩm: Phục vụ sửa chữa tầu Quang Vinh 16
Thuộc: Công ty TNHH vận tải biển Quang Vinh
STT
TÊN VẬT TƯ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
TRỌNG
LƯỢNG RIÊNG
KHỐI LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
A
Phần vỏ tầu, cabin + ống
356.425.186
1
Tôn 8 ly
m2
120
62,8
7.536
7.800
58.780.800
2
Tôn 12 ly
m2
60
94,2
5.652
7.800
44.085.600
…….
…………………………
…….
……………
…….......
…………
………
………………
B
Phần phun cát và sơn vỏ tầu
156.320.000
4
Dung môi
lít
110
9.000
990.000
5
Sơn phủ mầu các loại
lít
200
84.000
16.800.000
6
Sơn chổng rỉ
lít
820
72.500
59.450.000
10
Cát phun vỏ tầu
m3
60
200.000
12.000.000
…….
……………………….
……
………….
……………
…………….
………….
……………….
C
Vật liệu phụ
110.486.000
3
Ôxy ( 292.800: 300kg/chai )
chai
976
36.000
35.136.000
7
Gas ( 754 x 2kg/chai )
kg
1.508
11.800
17.794.000
8
Thép L50x50x5
m
115
3.8
437
8.600
3.758.200
9
Que hàn theo tỷ lệ sắt 5%
kg
1.647
11.200
18.446.400
.........
...................................................
.............
....................
......................
......................
.................
...........................
……
…………………………..
………
…………..
……………
……………
……………
……………….
CỘNG
725.694.120
Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2005
GIÁM ĐỐC
( Ký, họ tên )
PHÒNG KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT
( Ký, họ tên )
KẾ TOÁN GHI SỔ
( Ký, họ tên )
Sau khi xuất kho nguyên vật liệu, phiếu xuất kho có đủ chữ kí của người nhận, thủ kho ... tất cả phiếu xuất kho này sẽ được chuyển cho kế toán nguyên vật liệu.
Biểu số 04:
Đơn vị : ...................
Địa chỉ: ...................
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 12 tháng 10 năm 2005
Theo QĐ: 1141 TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính
Nợ:.........................
Có:.........................
Số: 66
- Họ tên người nhận hàng: Đỗ Văn Toán Địa chỉ: Đội 2
- Lý do xuất kho:
- Xuất kho tại: Tầu Quang Vinh 16
Số TT
TÊN HÀNG
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
THEO CHỨNG TỪ
THỰC XUẤT
1
Sơn chống rỉ
lít
20
600
2
Cát phun vỏ tầu
m3
20
52,5
NGƯỜI VIẾT PHIẾU
( Ký, họ tên )
PHỤ TRÁCH CUNG TIÊU
( Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
NGƯỜI NHẬN HÀNG
( Ký, họ tên )
THỦ KHO
( (Ký, họ tên )
Việc tính giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, đôi khi sử dụng kèm theo phương pháp giá thực tế đích danh
+ Đối với phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ :
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Trị giá thực tế
vật tư tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế
vật tư nhập trong kỳ
Số lượng vật tư
tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật tư
nhập trong kỳ
Giá thực tế
vật liệu xuất kho
=
Số lượng vật liệu
xuất kho
x
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
Ví dụ : Trong tháng 10/2005 Vật tư tôn ly 8
Đơn giá bình quân tháng 8
Đơn giá bình quân
Tôn ly 8
=
86.837.600 + 802.071.200
11.426 + 101.528
=
7.870
Trị giá tôn 8 ly
xuất cho tầu Quang Vinh 16
= 7.536 x 7.870 = 59.308.320
+ Đối với phương pháp giá thực tế đích danh :
Trị giá thực tế
vật tư L xuất kho
=
Đơn giá
vật tư L
x
Số lượng
vật tư L
Ví dụ : Trong tháng 10/2005
Trị giá dung môi xuất là = 9000 x 110 = 990.000
Đối với từng ĐĐHthì tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ .... cho sản xuất trực tiếp sản phẩm được thực hiện theo phương pháp trực tiếp.
Trên mỗi phiếu xuất kho có ghi lý do lĩnh, đến cuối tháng để tập hợp nguyên vật liệu cho từng tầu, kế toán tập hợp các phiếu xuất kho có cùng lý do lĩnh vào với nhau để lập bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 cho từng tầu. Như vậy mỗi tầu sẽ lên một Bảng chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (Biểu số 05 ), cụ thể Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của tầu Quang Vinh 16.
Biểu số 05
CÔNG TY THÀNH LONG
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
- TK 621
- Đơn đặt hàng: Tầu Quang Vinh 16
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TKĐƯ
Ghi nợ TK 621
Số
Ngày
Tổng số tiền
Chia ra
NVL chính
NVL phụ
Nhiên liệu
Phụ tùng
2/10
65
2/10
Tôn 8 ly
Que hàn
152
64.140.000
50.700.000
13.440.000
4/10
66
4/10
Sơn chống rỉ
Cát phun vỏ tầu
152
54.000.000
43.500.000
10.500.00
5/10
67
5/10
Ôxy
152
25.200.000
25.200.000
5/10
70
5/10
Máy thuỷ 33CV Nhật
152
38.025.000
38.025.000
8/10
72
8/10
Gas
152
8.496.000
8.496.000
........
......
.........
..........................
........
.....................
..................
................
................
................
27/10
80
22/10
Sơn phủ màu các loại
152
16.800.000
16.800.000
27/10
81
23/10
Ôxy
152
10..212.000
10.212.000
28/10
93
28/10
Que hàn
152
5.006.000
5.006.000
Cộng phát sinh
726.862.445
299.053.000
151.860.000
120.246.000
155.703.445
Hải phòng, ngày 10 tháng 11.năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 06
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
TK ghi Có
TK ghi Nợ
Tài khoản 152
TK 153
152.1
152.2
152.3
152.4
Cộng Có TK 152
TK 621
1.277.779.030
615.057.100
353.160.311
552.312.645
2.797.309.086
Tầu Bình An 46
52.606.600
412.467.100
214.082.811
388.065.200
1.067.221.711
TầuQuangVinh 16
299.053.000
151.860.000
120.246.000
155.703.445
726.862.445
Tầu Hoàng Tấn 09
44.380.500
10.120.000
6.878.000
61.378.000
Tầu Minh Tuấn 25
627.621.430
12.300.000
3.472.500
643.393.930
Tầu Thuận Phát 16
252.628.000
28.021.000
8.374.000
289.023.000
..........................
....................
....................
....................
..................
.......................
.........................
TK 627
96.000
536.000
6.249.000
6.881.000
15.974.000
TK 642
274.500
274.500
1.346.000
Cộng
1.277.875.030
615.868.100
359.409.311
552.312.645
2.803.465.086
17.320.000
Hải phòng, ngày 10 tháng 11 năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Sau khi xác định được giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng, kế toán nguyên vật liệu lập bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 06). Bảng phân bổ số 2 ở Công ty thể hiện tình hình tập hợp chi phí nguyên vật liệu của các ĐĐH.
Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 621 : 2.797.309.086
Tầu Bình An 46 : 1.067.221.711
Tầu Quang Vinh 16 :726.862.445
Tầu Hoàng Tấn 09 :61.378.000
Tầu Minh Tuấn 25 :643.393.930
Tầu Thuận Phát 16 : 289.023.000
........................ ....................
Có TK 152 : 2.797.309.086
TK 152.1 : 1.277.779.030
TK 152.2 : 615.057.100
TK 152.3 : 353.160.311
TK 152.4 : 552.312.645
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp cho các ĐĐH được ghi vào bảng trực tiếp, Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty ( Biểu số 16 ) ở cột có TK 621.
Cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp các chứng từ liên quan như : phiếu xuất kho, lệnh xuất để làm căn cứ vào CTGS. CTGS được ghi theo từng tháng.
Biểu số 07 – Chứng từ ghi sổ
Từ chứng từ ghi sổ và bảng phân bổ số 2, Kế toán tổng hợp vào Sổ cái tài khoản 621 - Biểu số 08
Biểu số 07
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HẢI PHÒNG
CÔNG TY THÀNH LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2005
Đơn vị tính : Đồng
STT
DIỄN GIẢI
TK NỢ
SỐ TIỀN
TK CÓ
SỐ TIỀN
…..
………………..
……
…………..
……
…………..
28
Xuất vật liệu chính
621
1.277.779.030
627
96.000
152.1
1.277.875.030
29
Xuất vật liệu phụ
621
615.057.100
627
536.000
642
274.500
152.2
615.868.100
30
Xuất nhiên liệu
621
353.160.311
627
6.249.000
152.3
359.409.311
31
Xuất phụ tùng
621
552.312.645
152.4
552.312.645
32
Xuất CCDC
627
15.974.000
642
1.346.000
153
17.320.000
…..
…………………….
……..
……………….
……..
………………
44
Kết chuyển chi phí
154
2.797.309.086
621
2.797.309.086
…..
………………..
……
……………
…….
…………….
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 08
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HP Số bảng.............
CÔNG TY THÀNH LONG Số trang.............
Ngày.................
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản:......621........................... Kế toán trưởng..........................
Tên tài khoản........Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................
Đơn vị tính : Đồng
Ngày
tháng
Sốhiệu chứngtừ ghi sổ
TRÍCH YẾU
TK ĐƯ
SỐ TIỀN
NỢ
CÓ
Tháng 10/2005
BPB số 2
Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất
152.1
1.277.779.030
152.2
615.057.100
152.3
353.160.311
152.4
552.312.645
44
Kết chuyển Chi phí
154
2.797.309.086
Cộng phát sinh
2.797.309.086
2.797.309.086
Dư cuối kỳ
0
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Tiền lương được công ty rất chú trọng vì nó không những ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm mà nó còn ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động.
Trong Công ty Thành Long phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm tính lương công nhật, phòng kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm tính lương khoán còn việc thanh toán tiền lương cho người lao động do thủ quĩ ở phòng kế toán thực hiện. Căn cứ vào đặc điểm lao động sản xuất Công ty sử dụng hai hình thức trả lương:
* Hình thức trả lương công nhật : Hình thức này áp dụng đối với lao động làm việc trong văn phòng, ban cơ điện, tổ điện, cán bộ phân xưởng. Công ty trả lương công nhật, dựa trên thang bảng lương của Nhà nước. Tuỳ thuộc bậc lương của mỗi cá nhân và năng lực làm việc của từng người cũng như tính chất công việc để tính và thanh toán lương cho họ . Trưởng phó các phòng ban sẽ theo dõi và chấm công lao động cho bộ phận lao động gián tiếp, căn cứ vào bảng chấm công này để chi trả lương theo hình thức thời gian. Người tính lương công nhật là kế toán lương thuộc phòng tài chính kế toán.
* Hình thức trả lương khoán: Hình thức này áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất. Tại Công ty Thành Long việc trả lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào công thực tế phát sinh và đơn giá công. Sau khi ký hợp đồng, bộ phận kiểm tra của phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty xác định định mức công cho ĐĐH. Khi đó số lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất của ĐĐH đó được tính bằng cách :
Công định mức x Đơn giá một công.
Từ đó căn cứ vào ĐĐH trong tháng bằng phương pháp tương tự trên để tính ra tổng quĩ lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng.
Đồng thời phải dựa vào bảng chấm công và phiếu giao việc của nhân viên kinh tế gửi lên từ đó kế toán tiền lương tính lương cho từng công nhân sản xuất.
Hiện nay đơn giá 1 công nhà máy qui định là 32.000đ.
Nếu ĐĐH nào mà việc sản xuất và hoàn thành nó liên quan đến từ 2 tháng trở lên thì tháng này sửa chữa, đóng mới nó ở công đoạn nào thì tính lương công nhân sản xuất ở công đoạn đó vào tổng tiền lương phải trả tháng.
Ví dụ: Đơn đặt hàng tầu Hoàng Tấn 09 trong tháng 9 năm 2005 mới sửa chữa ở tổ phun sơn, phun sơn được 53 công.
Vậy tiền lương công nhân sản xuất của ĐĐH này trong tháng 10 là:
32.000đ x 53 công = 1.696.000đ (Số này tính vào tổng lương phải trả tháng trước).
Công ty không lập sổ chi tiết TK 622 cho từng ĐĐH và đã có" Bảng thanh toán lương sản phẩm" chi tiết theo từng ĐĐH (Biểu số 09).
Biểu số 09
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM
Tên phương tiện: Tầu Quang Vinh 16
Đơn vị tính: Đồng
STT
HẠNG MỤC CÔNG VIỆC
Công định mức
Đơn giá
Thành tiền
1
Thay tôn đáy bằng
20
32.000
640.000
2
Thay tôn đáy cắt
20
32.000
640.000
3
Thay cột kích
18
32.000
576.000
4
Thay sóng đáy
19
32.000
608.000
5
Trần boong
19
32.000
608.000
6
Mạn đáy lái
13
32.000
416.000
7
Sửa hệ trục chân vịt
4
32.000
128.000
8
Vá côn chân vịt
2
32.000
64.000
9
Gia công nguội
25
32.000
800.000
10
Gia công két dầu
7
32.000
224.000
.......
............................................
..............
.................
....................
24
Lắp đặt lại hai hố neo
14,5
32.000
464.000
25
Cắt lắp đặt lại hai hố neo
25
32.000
350.000
Cộng
558,25
17.864.000
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất còn bao gồm chi phí trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Theo qui định hiện hành, khoản trích nộp hiện nay là 25%, trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6% người lao động phải nộp.
Hàng tháng căn cứ vào tổng tiền lương phải trả công nhân sản xuất và tỉ lệ trích BHXH, kế toán xác định số phải trích BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất. Số liệu này cũng được thể hiện trên bảng phân bổ số 1 dòng TK 622 - cột TK 338.( Biểu số 10)
Ngoài ra chi phí tiền lương công nhân trực tiếp còn bao gồm cả tiền thưởng. Tiền thưởng trong Công ty bao gồm: Thưởng sáng kiến, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng hoàn thành công việc trước thời gian quy định, thưởng chất lượng sản phẩm. Không có quy định cụ thể về các mức thưởng, việc thưởng dựa vào lợi ích kinh tế của việc làm đó mang lại.
Để theo dõi tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và của chung toàn Công ty được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Biểu số10 )
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, và các khoản trích theo lương kế toán định khoản:
Nợ TK 622 : 242.100.266
Tầu Bình An 46 : 5.840.603
Tầu Quang Vinh 16 : 22.966.440
Tầu Hoàng Tấn 09 : 22.233.632
Tầu Minh Tuấn 25 : 39.589.578
Tầu Thuận Phát 16 : 45.891.739
........................ ....................
Có TK 334 : 242.100.266
Và Nợ TK 622 : 45.999.051
Tầu Bình An 46 : 1.109.715
Tầu Quang Vinh 16 : 4.363.624
Tầu Hoàng Tấn 09 : 4.224.390
Tầu Minh Tuấn 25 : 7.573.320
Tầu Thuận Phát 16 : 8.719.430
........................ ....................
Có TK 338 : 45.999.051
Biểu số 10
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - BPB số 1
Tháng 10/2005
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 334
TK 338
LƯƠNG CHÍNH
LƯƠNG PHÂN BỔ
LƯƠNG PHỤ
CÁC KHOẢN KHÁC
CỘNG
TK 622
188.313.000
53.787.266
242.100.266
45.999.051
Tầu Quang Vinh 16
17.864.000
5.102.440
22.966.440
4.363.624
Minh Tuấn 25
31.004.000
8.855.578
39.859.578
7.573.320
Bình An 46
4.543.000
1.297.603
5.840.603
1.109.715
Thuận Phát 16
35.696.000
10.195.739
45.891.739
8.719.430
Hoàng Tuấn 09
17.294.000
4.939.632
22.233.632
4.224.390
...............................
...................
........................
.................
.....................
.....................
....................
TK 627
50.852.879
50.852.879
9.662.047
TK 642
50.571.513
50.571.513
9.608.587
Cộng
289.737.392
53.787.266
343.524.658
65.269.685
Hải phòng, ngày .... tháng.....năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Chi phí về tiền lương công nhân sản xuất của từng ĐĐH được ghi vào "Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty" ( Biểu số 16 ) cột có TK 622 dòng Nợ TK 154.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ
Biểu số 07
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HẢI PHÒNG
CÔNG TY THÀNH LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2005
Đơn vị tính: Đồng
STT
DIỄN GIẢI
TK NỢ
SỐ TIỀN
TK CÓ
SỐ TIỀN
…..
…………………
……
………….
……..
…………...
9
Phân bổ lương
622
242.100.266
627
50.852.879
642
50.571.513
334
343.524.658
10
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
622
45.999.051
627
9.662.047
642
9.608.587
338
65.269.685
……
……………………..
…….
……………..
…….
……………
45
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
288.099.317
622
288.099.317
…..
……………………….
……
…………..
……
…………
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 và chứng từ ghi sổ , kế toán ghi " Sổ cái TK 622 " - Biểu số 11
Biểu số 11
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HP Số bảng.............
CÔNG TY THÀNH LONG Số trang.............
Ngày.................
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản:......622..................................Kế toán trưởng....................
Tên tài khoản........Chi phí nhân công trực tiếp.............................................
Đơn vị tính : Đồng
Ngày
tháng
Sốhiệu chứngtừ ghi sổ
TRÍCH YẾU
TK ĐƯ
SỐ TIỀN
NỢ
CÓ
Tháng 10/2005
BPB số 1
Lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
334
242.100.266
BPB số 1
Các khoản trích theo lương
338
45.999.051
45
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
288.099.317
Cộng phát sinh
288.099.317
288.099.317
Dư cuối kỳ
0
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ quản lí sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như: Chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lí phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lí ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác.
Tại Công ty Thành Long chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng bao gồm:
Ø Chi phí về nhân công phân xưởng
Ø Chi phí về vật liệu.
Ø Chi phí về công cụ dụng cụ.
Ø Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
Ø Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Ø Chi phí khác bằng tiền.
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau:
ü Phiếu xuất kho
ü Bảng phân bổ nguyên vật liệu
ü Bảng tính lương và các khoản khác theo lương
ü Bảng phân bổ khấu hao
ü Các chứng từ bên ngoài
Kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung để hạch toán
Cụ thể chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau:
F Chi phí nhân viên phân xưởng.
Tại Công ty Thành Long tiền lương tính cho bộ phận quản lý phân xưởng không có quy định chung cho các phân xưởng mà tiền lương của bộ phận này được xác định dựa vào công việc, chức vụ của mỗi người, nhu cầu cần người của Công ty, các chế độ chính sách của công ty trong từng thời kỳ
Hàng tháng, căn cứ vào tiền lương phải trả bộ phận quản lí phân xưởng kế toán tiến hành trích BHXH, HBYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng. Số liệu này được thể hiện trên bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu số 10 ). Từ bảng phân bổ số 1, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627 : 60.514.926
Có TK 334 : 50.852.879
Có TK 338 : 9.662.047
F Chi phí vật liệu.
Chi phí vật liệu gián tiếp ở Công ty là những vật liệu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng gồm có nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ... Việc xuất nguyên vật liệu gián tiếp được tiến hành giống với xuất nguyên vật liệu trực tiếp. Trước tiên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật tiến hành đo đạc rồi ký sổ định mức cấp nguyên vật liệu. Khi có nhu cầu kế toán kho viết phiếu xuất kho, bộ phận có nhu cầu xuống kho nhận vật tư. Số liệu của từng nội dung chi phí này cụ thể được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 hàng tháng (Biểu số 6 )
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán hạch toán :
Nợ TK 627 : 6.881.000
Có TK 152.1 : 56.000
Có TK 152.2 : 536.000
Có TK 152.3 : 6.249.000
F Chi phí công cụ dụng cụ.
Ở Công ty Thành Long trong tháng phát sinh các nhu cầu trang bị công cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất ở phân xưởng.Công cụ dụng cụ bao gồm: máy hàn ( có giá trị dưới 10 triệu ), búa, đe, kìm hàn....... Các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, vì vậy khi xuất dùng để phục vụ cho sản xuất sản phẩm, kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ trực tiếp vào sản phẩm.
Việc xuất nguyên vật liệu được tiến hành giống như xuất nguyên vật liệu trực tiếp đều phải dựa vào sổ định mức cấp nguyên vật liệu. Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu thiếu các bộ phận sẽ viết phiếu đề nghị cấp vật tư. Phiếu này phải được sự phê duyệt của giám đốc và phòng Kế hoạch - Kỹ thuật mới có giá trị.
Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng được kế toán ghi vào khoản mục chi phí công cụ dụng cụ sản xuất thuộc chi phí sản xuất chung.
Số liệu về chi phí công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung cùng được thể hiện ở bảng phân bố số 2 (Biểu số 6 ).
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 15.974.000
Có TK 153 : 15.974.000
F Chi phí khấu hao TSCĐ.
Tài sản cố định của Công ty Thành Long có giá trị tương đối lớn nhưng hầu như không biến động trong năm. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 206/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Bộ Tài chính, mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. Mức khấu hao năm được tính theo công thức:
Mức khấu hao trung bình Nguyên giá TSCĐ
năm của TSCĐ Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình Mức khấu hao trung bình năm
tháng của TSCĐ 12
Ví dụ: Nguyên giá máy móc thiết bị là 2.262.329.000đ xác định sử dụng máy móc thiết bị đó trong 20 năm. Vậy:
Mức khấu hao trung trình 2.269.329.000
năm của máy móc thiết bị = 113.466.450
20
Mức khấu hao trung trình 113.466.450
tháng của máy móc thiết bị = 9.455.538
12
Kế toán khấu hao TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ về số lượng, nguyên giá, số khấu hao, giá trị còn lại để theo dõi, quản lý tình hình sản xuất, sử dụng. Việc theo dõi tổng hợp tình hình trích khấu hao TSCĐ toàn Công ty, thể hiện ở bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu số 12 )
Để hạch toán chi phí khấu hao kế toán sử dụng các tài khoản
ØTK 214 : Hao mòn tài sản cố định.
ØTK 009 : Nguồn vốn khấu hao cơ bản ( Tài khoản ngoài bảng )
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao, kế toán ghi:
Nợ TK 214 : 23.745.326
Có TK 627 : 23.745.326
Và Có TK 009 : 23.745.326
Biểu số 12
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO - Bảng phân bổ số 3
Tháng 10/2005
Đơn vị tính : Đồng
STT
CHỈ TIÊU
Thời gian sử dụng
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627
TK 642
Nguyên giá TSCĐ
Số khấu hao
I-SỐ KH ĐÃ TRÍCH THÁNG TRƯỚC
II-SỐ KH TSCĐ TĂNG TRONG THÁNG
III-SỐ KH TSCĐ GIẢM TRONG THÁNG
IV-SỐ KH PHẢI TRÍCH THÁNG NÀY
6.772.925.000
26.769.538
23.745.326
3.024.212
- Máy móc thiết bị
2.269.329.000
9.455.538
8.364.326
1.091.212
- Nhà kho, phân xưởng
3.911.121.000
15.381.000
15.381.000
- Dụng cụ quản lý.
341.610.000
1.039.000
1.039.000
- Nhà văn phòng
250.865.000
894.000
894.000
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
F Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Trong Công ty Thành Long, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc sản xuất chung đó là tiền điện, tiền nước phục vụ sản xuất. Cụ thể cuối tháng căn cứ vào đồng hồ đo điện và đơn giá điện để tính ra số tiền điện mà các phân xưởng đã sử dụng vào việc phục vụ sản xuất. Kế toán ghi vào NKCT số 5 theo định khoản:
Nợ TK 627 :19.694.600
Nợ TK 133 :1.969.460
Có TK331 :21.664.060
F Chi phí khác bằng tiền.
ü Chi phí mua văn phòng phẩm như giấy tờ, tài liệu, sổ sách ... để phục vụ cho mọi hoạt động chung trong phân xưởng
ü Chi phí sửa chữa nhà xưởng
ü Chi phí hội nghị
ü Chi phí vệ sinh phân xưởng:
ü Chi phí tiền điện thoại tại phân xưởng
Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi vào NKCT số 1 theo định khoản:
Nợ TK 627 :
Có TK 133 ( nếu có ):
Có TK 111 :
Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu ở các sổ, bảng trên để lập sổ tổng hợp TK 627 (Biểu số 14 ).
Việc ghi chép trên sổ tổng hợp TK 627 được thực hiện theo kiểu quan hệ đối ứng giữa Nợ TK 627 và Có các TK liên quan, chi phí sản xuất chung kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm bằng tổng số chi phí sản xuất chung đã tập hợp được.
Biểu số 13
CÔNG TY THÀNH LONG
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1
Ghi Có TK 111 - Tiền mặt.
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Ghi Có TK 111 - Ghi nợ TK
Cộng Có TK 111
Số
Ngày
627
642
133
......
.......
24
12/10
Mua văn phòng phẩm
560.000
56.000
31
13/10
Sửa chữa nhà xưởng
15.155.000
1.515.500
35
16/10
Vệ sinh phân xưởng
4.567.727
37
21/10
Hội nghị
775.000
39
26/10
Mua văn phòng phẩm
309.000
1.700.000
200.900
42
28/10
Trả triền điện thoại
5.894.000
1.876.000
477.000
CỘNG
27.260.727
......
......
Hải phòng, ngày 5 tháng 11 năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 14
CÔNG TY THÀNH LONG
SỔ TỔNG HỢP TK 627
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
SốTT
Chứng
từ
DIỄN GIẢI
TK111
TK 152
TK 153
TK 214
TK 331
TK 334
TK 338
CỘNG
PC 24
Mua văn phòng phẩm
560.000
560.000
PC 31
Sửa chữa nhà xưởng
15.155.000
15.155.000
PC 35
Vệ sinh phân xưởng
4.567.727
4.567.727
PC 37
Hội nghị
775.000
775.000
PC 39
Mua văn phòng phẩm
309.000
309.000
PC 42
Trả tiền điện thoại
5.894.000
5.894.000
NKCT 5
Trả tiền điện
19.694.600
19.694.600
BC 78
Trả tiền nước
5.898.652
5.898.652
BPB 2
Nguyên liệu vật liệu
6.881.000
6.881.000
BPB 2
Công cụ dụng cụ
15.974.000
15.974.000
BPB 3
Khấu hao TSCĐ
23.745.326
23.745.326
BPB 1
Lương nhân viên PX
50.852.879
50.852.879
BPB 1
Bảo hiểm xã hội
9.662.047
9.662.047
CỘNG
27.260.727
6.881.000
15.974.000
23.745.326
25.593..252
50.852.879
9.662.047
159.969..231
Hải phòng, ngày 15 tháng 11 năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất chung cho các đối tượng là chi phí sản xuất chung được phân bổ gián tiếp cho các đối tượng, tiêu chuẩn phân bổ hiện nay của Công ty là tiền lương thực tế công nhân trực tiếp sản xuất của các ĐĐH trong tháng.
Trong tháng 10/2005, chi phí sản xuất chung tập hợp được tính vào chi phí sản xuất, sản phẩm của toàn Công ty là : 159.969.231 phân bổ cho các đối tượng như sau:
159.969.231
Hệ số phân bổ = = 0,555
288.099.317
- Mức phân bổ:
Cho tầu Bình An 46 : 6.950.318 x 0,555= 3.857.426
Tầu Quang Vinh 16 :27.330.064 x 0,555 = 15.168.186
Tầu Hoàng Tấn 09 : 26.458.022 x 0,555 = 14.684.202
Tầu Minh Tuấn 25 : 47.432.898 x 0,555 = 26.325.258
Tầu Thuận Phát 16 : 54.611.169 x 0,555 = 30.309.200
Và tính tương tự như vậy đối với các ĐĐH khác trong tháng. Kết quả tính toán phân bổ cho các đối tượng (ĐĐH) được phản ánh ở Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ( Biểu số 16 ) cột Có TK 627, dòng Nợ TK 154.
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các phiếu thu, chi tiền, các giấy báo nợ, giấy báo có……. kế toán ghi vào CTGS
1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Các chi phí sản xuất về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi bằng tiền ... của Công ty được tập hợp vào các TK tương ứng là TK 621, TK 622, TK 627. Đến cuối trang kế toán thực hiện kết toán kết chuyển chi phí từ 3 TK này sang TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Căn cứ vào các bảng phân bổ, NKCT và CTGS kế toán lập Sổ cái TK 627 – Biểu số 15
Tháng 10/2005 việc kết chuyển các chi phí vào TK 154 như sau:
- Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ số 1,2,3, phần tập hợp chi phí vào TK 621, TK 622, TK 627, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo định khoản.
Nợ TK 154 : 3.269.122.960
Tầu Bình An 46 : 1.077.660.166
Tầu Quang Vinh 16 : 767.751.285
Tầu Hoàng Tấn 09 : 114.929.286
Tầu Minh Tuấn 25 : 714.358.864
Tầu Thuận Phát 16 : 356.760.315
........................ ....................
Có TK 621 :2.797.309.086
Tầu Bình An 46 :1.067.221.711
Tầu Quang Vinh 16 : 726.862.445
Tầu Hoàng Tấn 09 : 61.378.000
Tầu Minh Tuấn 25 : 643.393.930
Tầu Thuận Phát 16 : 289.023.000
........................ ....................
Có TK 622 : 288.099.317
Tầu Bình An 46 : 6.950.318
Tầu Quang Vinh 16 : 27.330.064
Tầu Hoàng Tấn 09 : 26.458.022
Tầu Minh Tuấn 25 : 47.432.898
Tầu Thuận Phát 16 : 54.611.169
...................... ....................
Có TK 627 : 159.969.231
Tầu Bình An 46 : 3.857.426
Tầu Quang Vinh 16 : 15.168.186
Tầu Hoàng Tấn 09 : 14.684.202
Tầu Minh Tuấn 25 : 26.325.258
Tầu Thuận Phát 16 : 30.309.200
........................ ....................
Công ty hiện nay không mở bảng kê số 4, NKCT số 7 mà toàn bộ công việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện ở bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Biểu số 14).
Biểu số 07
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HẢI PHÒNG
CÔNG TY THÀNH LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2005
Đơn vị tính: Đồng
STT
DIỄN GIẢI
TK
NỢ
SỐ TIỀN
TK
CÓ
SỐ TIỀN
1
Trích khấu hao TSCĐ
627
23.745.326
642
3.024.212
2
Chi ngân hàng Đông Nam Á
331
21.664.060
112ĐNA
21.664.060
…..
…………………….
……..
…………
…….
………….
35
Chi quỹ
627
27.260.727
111
27.260.727
…..
…………………….
……..
…………
…….
………….
46
Kết chuyển chi phí
154
159.969.231
627
159.969.231
…..
…………………….
……..
…………
…….
………….
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 15
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HP Số bảng.............
CÔNG TY THÀNH LONG Số trang.............
Ngày.................
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản:......627......................... Kế toán trưởng...........................
Tên tài khoản........Chi phí sản xuất chung...................................................
Đơn vị tính : Đồng
Ngày
tháng
Sốhiệu chứngtừ ghi sổ
TRÍCH YẾU
TK ĐƯ
SỐ TIỀN
NỢ
CÓ
Tháng 10/2005
BPB số 2
- Xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng
- Xuất công cụ dụng cụ
152
153
6.881.000
15.974.000
BPB số 1
- Lương phải trả
- Các khoản trích theo lương
334
338
50.852.879
9.662.047
BPB số 3
Trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 009: 23.745.326
214
23.745.326
35
Chi quỹ
111
27.260.727
NKCT số 5
Trả tiền điện, nước
331
25.593.252
46
Kết chuyển chi phí
154
159.969.231
Cộng phát sinh
159.969.231
159.969.231
Dư cuối kỳ
0
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
2. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ DANG CUỐI KỲ Ở CÔNG TY
Ở Công ty Thành Long, đến cuối tháng mà ĐĐH nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp cho ĐĐH đó tính đến thời điểm cuối tháng là giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của ĐĐH đó. Tổng hợp giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của các ĐĐH đó là tổng giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của toàn Công ty. Sang tháng tiếp tục tập hợp chi phí phát sinh có liên quan đến khi ĐĐH hoàn thành
Trong tháng 10/2005 Công ty có 4 ĐĐH chưa hoàn thành, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được tập hợp qua bảng " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" - Biểu số 16
Biểu số 16
CÔNG TY THÀNH LONG
CHÍ PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Tháng 10 /2005
Đơn vị tính: Đồng
STT
TÊN PHƯƠNG TIỆN
TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
CỘNG
1
Bình An 46
1.067.221.711
6.950.318
3.857.426
1.078.029.445
2
Phà P36A
5.745.000
3.678.000
2.041.290
11.464.290
3
Hoàng An 25
19.732.754
10.951.678
30.684.432
4
Phú An 26
25.064.269
13.910.669
38.974.938
CỘNG
1.072.966.711
55.425.341
30.761.063
1.159.153.115
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG.
3.1. Đối tượng tính giá thành.
Từ đặc điểm tổ chức sản xuất (Theo ĐĐH ) đối tượng tính giá thành ở Công ty là từng ĐĐH hoàn thành.
Kỳ tính giá thành được xác định với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất ở Công ty. Ở Công ty kỳ tính giá thành thích hợp được xác định là tháng vào thời điểm cuối tháng cho từng ĐĐH hoàn thành.
Việc xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán.
Biểu số 17
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
TK ghi Có
TK ghi Nợ
TK 621
TK 622
TK 627
TỔNG CHI PHÍ PHÁT SINH
TK 154
780.331.466
97.201.852
54.492.005
932.025.323
Tầu Quang Vinh 16
726.862.445
27.330.064
15.168.186
769.360.695
Tầu Minh Tuấn 25
643.393.930
47.432.898
26.325.258
717.152.086
Tầu Bình An 46
1.067.221.711
6.950.318
3.857.426
1.078.029.445
Tầu Thuận Phát 16
289.023.000
54.611.169
30.309.200
373.943.369
Tầu Hoàng Tuấn 09
61.378.000
26.458.022
14.684.202
102.520.224
...................................
......................
......................
......................
....................
TỔNG CHI PHÍ
3.577.640.552
385.301.169
214.188.236
4.177.129.957
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 07
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HP
CÔNG TY THÀNH LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 10 năm 2005
Đơn vị tính: Đồng
STT
DIỄN GIẢI
TK NỢ
SỐ TIỀN
TK CÓ
SỐ TIỀN
…..
………………….
……
……………..
…..
…………….
47
Kết chuyển chi phí
155
3.014.976.842
154
3.014.976.842
…..
………………….
……
……………..
…..
…………….
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 18
SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH HP Số bảng.............
CÔNG TY THÀNH LONG Số trang.............
Ngày.................
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản:......154......................... Kế toán trưởng...........................
Tên tài khoản........Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang..............................
Đơn vị tính : Đồng
Ngày
tháng
Sốhiệu chứngtừ ghi sổ
TRÍCH YẾU
TK ĐƯ
SỐ TIỀN
NỢ
CÓ
Tháng 10/2005
Dư đầu tháng
932.025.323
44
Kết chuyển chi phí
621
2.797.309.086
45
Kết chuyển chi phí
622
288.099.317
46
Kết chuyển chi phí
627
159.696.231
47
Thành phẩm
155
3.014.976.842
Cộng phát sinh
3.245.104.634
3.014.976.842
Dư cuối kỳ
1.162.153.115
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
3.2. Phương pháp tính giá thành
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của Doanh nghiệp. Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, giá thành sản phẩm ở Công ty được xác định bằng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Theo phương pháp này, cuối tháng kế toán sẽ tính giá thành của từng ĐĐH hoàn thành trong tháng.
Trong tháng 10/2005 trong 11 ĐĐH trên thì có 4 ĐĐH chưa hoàn thành do đó những ĐĐH chưa hoàn thành sẽ không được thể hiện trên Bảng tính giá thành.
Bảng tính giá thành được lập như sau:
Ø Cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất được chi tiết theo từng ĐĐH, đó chính là số nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng dùng thực cho sản xuất. Số liệu này được lấy ở cột TK 621 bảng tập hợp chi phí sản xuất.
Ø Cột chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất, chi tiết theo từng ĐĐH, số liệu ghi vào cột này căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất cột TK 622
Ø Cột chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất chung, phân bổ cho các ĐĐH. Số liệu ghi vào cột này căn cứ vào kết quả phân bổ chi phí sản xuất chung cho các ĐĐH.
Nếu ĐĐH nào liên quan từ 2 tháng trở lên thì số liệu để ghi vào các cột trên cho từng ĐĐH được lấy ở các cột tương ứng từ bảng tập hợp chi phí sản xuất những tháng trước và tháng này.
Giá thành của các Đ ĐH được thể hiện trên Bảng tính giá thành sản phẩm – Biểu số 19
Biểu số 19
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng10/2005
Đơn vị tính: Đồng
Số
TT
TÊN TẦU
CP nguyên vật liệu trực tiếp
CP nhân công trực tiếp
CP sản xuất chung
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1
Tầu Quang Vinh 16
726.862.445
27.330.064
15.168.186
769.360.695
2
Tầu Hoàng Tuấn 09
570.121.021
66.778.142
31.915.190
668.814.353
3
Minh Tuấn 25
643.393.930
47.432.898
26.325.258
717.152.086
4
Tầu Thuận Phát 16
289.023.000
54.611.169
30.309.200
373.943.369
5
Tầu CT 01 HP
158.230.100
64.170.920
35.614.860
258.015.880
6
Tầu NĐ 01 – 24
68.450.868
37.217.150
26.438.961
132.106.979
7
Tầu Hoàng Phương
49.592.477
33.335.480
17.655.518
100.583.475
CỘNG
2.505.673.841
330.875.828
183.427.173
3.014.976.842
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
PHẦN III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG
1.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG
Qua quá trình thực tập tại công ty Thành Long với việc nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thành Long " em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
1. 1 Những ưu điểm
FTrong quá trình hình thành và phát triển với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên Công ty Thành Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải Công ty đã không ngừng mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công, không ngừng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Công ty đã chiếm được uy tín trên thị trường đóng và sửa chữa tầu thuỷ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
FLà một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty rất chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đã xác định được mô hình quản lý, mô hình hạch toán thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ được tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó công ty đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán hợp lý, khoa học phù hợp với mục đích quản lý của công ty và chế độ kế toán mới.
FBộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhân viên kế toán có trình độ năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Công tác kế toán được chuyên môn hoá cho từng người phù hợp với trình độ và chuyên môn của mỗi người. Mặt khác công ty luôn quan tâm đến nâng cao trình độ của CB - CNV trong toàn công ty nói chung và trong phòng kế toán nói riêng bằng cách gửi đi học các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết, đáp ứng được những thay đổi của chế độ. Công ty đã trang bị và mua máy vi tính cho nhân viên kế toán, giảm bớt được khối lượng công việc, đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty.
FCông tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty tương đối chặt chẽ, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến sản xuất được sự giám sát của nhiều bộ phận: Từ tổ, đội, phân xưởng sản xuất đến các bộ phận phòng ban có liên quan. Chi phí nguyên vật liệu được theo dõi trên Sổ chi tiết chi phí của tài khoản 621, chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi riêng cho từng tầu. Việc theo dõi chi tiết chi phí cho phép quản trị tốt hơn các thông tin về chi phí. Từ đó, các nhà quản trị có thể xem xét tiến độ hoàn thành của từng công trình để có kế hoạch nhanh chóng xúc tiến kịp thời với các bên đối tác.
FViệc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo ĐĐH là hợp lý, khoa học. Việc này giúp cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất, theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được cụ thể, chi tiết cho các đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý việc tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán đã xác định được thực hiện bằng cả 2 phương pháp là tập hợp trực tiếp và tập hợp gián tiếp. Điều nay đã tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất nhanh chóng và linh hoạt hơn. Việc áp dụng phương pháp gián tiếp tập hợp cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hiện nay của Công ty đảm bảo được tính chính xác do lựa chọn sử dụng tiêu thức phân bổ phù hợp. Kế toán đã sử dụng tiêu thức phân bổ là tiền lương thực tế công nhân sản xuất để phân bổ chi phí sản xuất chung. Tiền lương công nhân sản xuất ở các ĐĐH có quan hệ tỉ lệ thuận với chi phí sản xuất chung để sản xuất chung. Vậy nguyên tắc chọn tiêu thức phân bổ không bị vi phạm.
FViệc tập hợp chi phí sản xuất phải theo các ĐĐH làm đơn giản hoá các bảng biểu, xác định đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH hoàn thành giúp cho việc tính giá thành đơn giản. Mặt khác căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, qui trình công nghệ trong quá trình tính toán giá thành sản phẩm Công ty đã chọn phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Đây là một sự vận dụng hợp lý khi xác định phương pháp tính giá thành phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, làm giảm nhẹ khối lượng tính toán.
1.2. Những hạn chế :
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý và hạch toán ở Công ty còn tồn tại những hạn chế sau :
@Về chính sách kế toán:
Ø Công ty chưa tính đúng phần trích lập KPCĐ: Hiện nay, công ty thực hiện khoản trích này dựa trên lương cơ bản. Việc tính trên lương cơ bản là không hợp lý, không đúng với chế độ hiện hành
ØTrong một kỳ kế toán công ty đã sử dụng hai phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu vi phạm nguyên tắc nhất quán của kế toán. Đây là kẽ hở dễ xảy ra gian lận và sai sót, đồng thời gây khó khăn cho việc đối chiếu kiểm tra
Ø Lương phép của công nhân viên thường kỳ nào phát sinh tính luôn cho kỳ đoa. Công ty không có trích trước tiền lương nghỉ phép. Do vậy làm mất cân đối trong việc phân bổ chi phí tiền lương phép, có tháng không có tiền lương phép nhưng có tháng lương phép rất lớn gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong tháng
Ø Chi phí tiền điện thoại thuộc dịch vụ mua ngoài nhưng kế toán lại tính chung vào khoản mục chi phí bằng tiền khác. Việc phân loại như vậy là sai bản chất
Ø Chậm giao nộp chứng từ kế toán: Hiện nay các bộ phận phòng ban còn chậm trong việc giao nộp chứng từ cho kế toán. Vì vậy, đã gây tình trạng dồn chứng từ vào cuối tháng, làm công tác kế toán vào thời điểm này vất vả. Đây là một nguyên nhân có thể gây nhầm lẫn, sai sót trong việc tập hợp chi phí và ghi các sổ liên quan
@Về tài khoản sử dụng
Khoản mục chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm nhiều yếu tố chi phí nhưng chưa được theo dõi trên tài khoản cấp hai riêng, do đó rất khó khăn trong việc quản lý
@Về hệ thống sổ sách
Doanh nghiệp không lập Bảng kế số 4, NKCT số 7 mà sử dụng “Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp”. Mà bảng này được kết cấu đơn giản, không phản ánh rõ tình hình tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp
Ø Hệ thống sổ tính giá thành còn đơn giản. Kế toán chưa mở riêng từng bảng tính giá thành cho từng ĐĐH. Vì vậy những ĐĐH mà sản xuất liên quan đến nhiều tháng thì theo dõi rất phức tạp. Bảng tính giá thành cho các ĐĐH như hiện nay gây khó khăn cho việc chí phí sản xuất dở dang đầu tháng. Phần tính giá thành của các ĐĐH là sổ tổng hợp muốn theo dõi kế toán lại xem lại những trang sổ trước
@Thủ tục đo đạc nhập lại nguyên vật liệu chậm, làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm
@Công ty chưa áp dụng hệ thống kế toán máy nên việc cập nhật bằng tay vất vả, cần nhiều người
Trên đây là một ý kiến nhận xét của em về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Do điều kiện thời gian eo hẹp và với kiến thức thực tế chưa nhiều, chắc chắn em chưa thể đánh giá được một cách toàn diện về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí và tính giá thành của Công ty.
Với tư cách là một sinh viên thực tập được sự giúp đỡ của các thầy giáo và và cán bộ trong Công ty. Em xin có một vài ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THÀNH LONG
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện
Mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng là lợi nhuận, mà muốn thu được lợi nhuận cao thì có rất nhiều cách nhưngcon đường cơ bản lâu dài là phải hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn hạ thấp giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí tức là sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Trong cơ chế thị trường hiện nay mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường đầy cạnh tranh khốc liệt và biến động. Trong thời gian tới công ty sáp nhập vào Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam viết tắt là Vinasim. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tự bù đắp được chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không làm cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Chi phí và giá thành là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng, tính đủ chi phí, xác định giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất.
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành luôn cần được xem xét và đổi mới để phù hợp với điều kiện của Công ty, tìm ra những phương pháp mới hiệu quả hơn đối với việc xây dựng công cụ tính giá thành đảm bảo mục tiêu tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Chính vì lẽ đó mà việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trở nên cần thiết và quan trọng để phù hợp với điều kiện nền kinh tế và xu hướng toàn ngành
2.2. Nguyên tắc hoàn thiện
ØHoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo đúng với Luật kế toán, không vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực kế toán Việt Nam
Ø Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp thông tin, số liệu kịp thời, chính xác, đầy đủ và phục vụ cho công tác ra quyết định điều hành quản lý của công ty
Ø Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Các biện pháp hoàn thiện phải có tính khả thi phù hợp với sự phát triển trong tương lai
Ø Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và của người lao động
2.3. Nội dung hoàn thiện
Với tư cách là một sinh viên thực tập được sự giúp đỡ của thầy cô và cán bộ trong công ty. Em xin có một vài ý kiến đề xuất:
@Về chính sách kế toán
Ø Hoàn thiện trích quỹ KPCĐ: Theo quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quỹ KPCĐ được trích dựa trên lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty nên xem xét lại khoản trích này cho phù hợp với quy chế chung.
Ø Hoàn thiện phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu: Để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu Công ty nên quy định một phương pháp tính giá xuất và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền vào đầu mỗi niên độ kế toán. Theo em nghiệp vụ nhập xuất ở công ty xảy ra nhiều công ty nên lựa chọn phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá trị xuất nguyên vật liệu.
Ø Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp: Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất, cũng như sự phân bổ chi phí đều giữa các tháng, tránh gây hiện tượng giá thành thay đổi đột biến khi số lượng lao động trực tiếp nghỉ phép nhiều ở một kỳ. Kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép và tiến hành trích trước. Khi trích trước lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622 : Số tiền dự toán trích trước
Có TK 335 : Số tiền dự toán trích trước
Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh lương thực tế phải trả
Nợ TK 335 : Số tiền thực tế phải trả lao động nghỉ phép
Có TK 334 : Số tiền thực tế phải trả lao động nghỉ phép
Ø Hoàn thiện việc giao nộp chứng từ kế toán: Việc giao nộp chứng từ kế toán ảnh hưởng tới việc xác định kết quả kinh doanh, ảnh hưởng tới việc ra các quyết định kinh doanh. Trong thời gian tới công ty nên Nâng cao trình độ cho các nhân viên kế toán công ty đặc biệt là tổ sản xuất. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận này là đối tượng đầu tiên tiếp nhận các nghiệp vụ kinh tế. Nếu như họ không hiểu toàn bộ bản chất của nghiệp vụ thì sẽ không thể tìm ra được phương hướng tổ chức kế toán thích hợp. Công ty nên đẩy mạnh việc mở rộng các lớp tập huấn cho các cán bộ kế toán, đẩy mạnh phong trào thi đua trong công việc. Đặc biệt trong các cuộc họp ở phạm vi toàn công ty, ban giám đốc nên có những chỉ đạo đến từng phòng ,ban, tổ đội sản xuất về tầm quan trọng của công tác kế toán đặc biệt là công tác lưu chuyển chứng từ. Quy định rõ thời gian luân chuyển chứng từ cho từng phòng ban
Ø Hoàn thiện việc phân loại chi phí: Công ty nên sắp xếp lại khoản mục chi phí tiền điện thoại vào chi phí dịch vụ mua ngoài cho đúng với bản chất của nó nhằm phục vụ tốt cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp
@Về tài khoản sử dụng:
Hiện nay, Công ty Thành Long hạch toán khoản chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu
- Chi phí công cụ dụng cụ.
- Chi phí khấu hao
- Chi phí dụng cụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Và để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán Công ty sử dụng TK 627. Song các yếu tố của chi phí sản xuất chưa được theo dõi ở các TK 627 cấp 2. Do đó theo em để tiện cho việc hạch toán, mỗi yếu tố hạch toán thuộc chi phí sản xuất chung, kế toán Công ty nên mở và theo dõi ở các tài khoản 627 cấp 2 tương ứng như sau:
TK 627.1 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 627.2 : Chi phí vật liệu.
TK 627.3 : Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 627.4 : Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 627.7 : Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 627.8 : Chi phí khác bằng tiền.
Sau đó, để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục chi phí, kế toán nên mở bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung. Để tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp, bảng kê này được mở chi tiết theo từng tài khoản cấp 2 của chi phí sản xuất chung và việc hạch toán các yếu tố chi phí trên bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung sẽ theo định khoản sau:
F Chi phí nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 627 (627.1) : 60.514.926
Có TK 334: 50.852.879
Có TK 338: 9.662.047
F Chi phí NVL
Nợ TK 627 (627.2) : 6.881.000
Có TK 152: 6.881.000
F Chi phí công cụ, dụng cụ
Nợ TK 627 (627.3) : 15.974.000
Có TK 153: 15.974.000
F Chi phí khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627 (627.4) : 23.745.326
Có TK 214: 23.745.326
F Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 627 (627.7) : 25.593.252
Có TK 111: 25.593.252
F Chi phí khác bằng tiền
Nợ TK 627 (627.8) : 27.260.727
Có TK 111: 27.260.727 Căn cứ vào số liệu này kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung (Biểu số 20).
@Về sổ sách kế toán
Ø Bảng tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí thì kế toán nên tập hợp chi phí sản xuất của toàn Doanh nghiệp vào bảng kê 4 - Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Doanh nghiệp (Biểu số 21).
Số liệu để ghi vào bảng kê 4 căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ số 1 (Biểu số 06), bảng phân bổ số 2 (Biểu số 10), bảng phân bổ số 3 (Biểu số 12) các nhật ký chứng từ bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung và kết quả phân bổ chi phí sản xuất cho các ĐĐH
ØBảng tính giá thành cho các ĐĐH
Ở Công ty, thông thường thì tháng nào cũng có ĐĐH đã được sản xuất dở từ tháng trước, vì vậy nếu kế toán chỉ có bảng tập hợp tính giá thành như hiện nay thì việc theo dõi tính giá thành của các đơn đặt hàng mà liên quan đến nhiều tháng sẽ phải xem rất phức tạp, liên quan đến nhiều trang sổ. Theo em, kế toán nên mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành để theo dõi tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Hàng tháng căn cứ vào các sổ kế toán liên quan, bảng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng để ghi vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng đó. Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành sản phẩm thuộc ĐĐH đó.
Biểu số 20
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG KÊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
TK ghi Có
TK ghi Nợ
152
153
214
241
242
334
338
331
111
TỔNG CỘNG
TK 627.1
50.852.879
9.662.047
60.514.926
TK 627.2
6.881.000
6.881.000
TK 627.3
15.974.000
15.974.000
TK 627.4
23.745.326
23.745.326
TK 627.7
25.593.252
25.593.252
TK 627.8
27.260.727
27.260.727
Cộng
6.881.000
15.974.000
23.745.326
50.852.879
9.662.047
25.593.252
27.260.727
159.969.231
Hải phòng, ngày... tháng... năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
( Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 21
CÔNG TY THÀNH LONG
BẢNG KÊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP
Tháng 10/2005
Đơn vị tính: Đồng
Số
TT
TK ghi Có
TK ghi Nợ
152
153
154
214
241
242
334
335
338
621
622
627
Các tài khoản phản ánh khác
Cộngchi phí thực tế phát sinh
NKCT 1
NKCT 5
..
TK 621
2.797.309.086
2.797.309.086
Tầu Quang Vinh 16
726.862.445
726.862.445
Tầu Minh Tuấn 25
643.393.930
643.393.930
Tầu Bình An 46
1.067.221.711
1.067.221.711
.....
.............................
...................
..................
...................
..................
..
..
..................
..
.............
...................
..................
..................
..............
..............
..
..................
TK 622
242.100.266
45.999.051
288.099.317
Tầu Quang Vinh 16
22.966.440
4.363.624
27.330.064
Tầu Minh Tuấn 25
39.859.578
7.573.320
47.432.898
Tầu Bình An 46
5.840.603
1.109715
6.950.318
.....
.............................
...................
..................
...................
..................
..
..
..................
..
.............
...................
..................
..................
..............
..............
..
..................
TK 627
6.881.000
15.974.000
23.745.326
50.852.879
9.662.047
27.260.727
25.593.252
159.696.231
TK 154
3.245.104.634
932.025.323
2.797.309.086
288.099.317
159.696.231
3.245.104.634
Tầu Quang Vinh 16
726.862.445
27.330.064
15.168.186
769.360.695
Tầu Minh Tuấn 25
643.393.930
47.432.898
26.325.258
717.152.086
Tầu Bình An 46
1.067.221.711
6.950.318
3.857.426
1.078.029.445
.....
.............................
...................
..................
...................
..................
..
..
..................
..
.............
...................
..................
..................
..............
..............
..
..................
KẾ TOÁN GHI SỔ
(Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Biểu số 21
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Tên phương tiện: Tầu Hoàng Tấn 09
Ngày bắt đầu sản xuất 8/9/2005
Ngày hoàn thành 10/10/2005
Đơn vị tính: Đồng.
Tháng
Chi phí NVL-TT
C.Fí NCTT
CFí SXC
TỔNG CỘNG
9
508.743.021
40.320.120
17.230.988
566.294.129
10
61.378.000
26.458.022
14.684.202
102.520.224
CỘNG
570.121.021
66.778.142
31.915.190
668.814.353
Hải phòng, ngày 15 tháng 11 năm 2005
KẾ TOÁN GHI SỔ
( Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Tên phương tiện: Tầu Bình An 46
Ngày bắt đầu sản xuất : 18/10/2005
Ngày hoàn thành : 1/2006
Đơn vị tính: Đồng.
Tháng
Chi phí NVL-TT
C.Fí NCTT
CFí SXC
TỔNG CỘNG
10
1.067.221.711
6.950.318
3.857.426
1.078.029.445
KẾ TOÁN GHI SỔ
( Ký, họ tên )
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Đối với ĐĐH này tháng 10 sẽ tập hợp tiếp chi phí sản xuất vào bảng tính giá thành khi xác định ĐĐH hoàn thành ta tổng cộng chi phí của các tháng lại sẽ được giá thành của đơn đặt hàng
@ Ứng dụng tin học cho công tác kế toán.
Trong giai đoạn công nghệ thông tin, việc ứng dụng tin học vào công tác quản lí rất cần thiết đặc biệt đối với công tác kế toán. Nó cung cấp thông tin cần thiết kịp thời và giảm nhẹ công tác kế toán, tránh được những nhầm lẫn do làm thủ công. Hiện nay phòng kế toán Công ty đã được trang bị máy vi tính đồng bộ và có đa số cán bộ trong phòng đã học sử dụng vi tính. Nhưng mới sử dụng vào việc tính lương, thanh toán và lập báo cáo. Công ty nên mua phần mền máy tính chương trình cài đặt sẵn về hạch toán kế toán, đưa công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành vào File dữ liệu cần thiết. Khi ta cập nhật số liệu vào máy cho ra kết quả đúng, chính xác. Để công tác kế toán của Công ty bắt kịp tiến bộ kỹ thuật. Công tác hạch toán kế toán nói chung của Công ty được tốt, nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN
Trên đây là những phương hướng hoàn thiện em đưa ra dựa trên quy chế của Bộ Tài Chính ban hành và đặc điểm của Công ty. Tuy nhiên để cho công tác hoàn thiện thực sự đem lại hiệu quả, mọi cấp ngành, các bộ phận phảI có những ý kiến đóng góp cho công tác kế toán thực sự hiệu quả
Về phía Nhà nước: Nhà nước tiếp tục xây dựng luật, chuẩn mực và việc ban hành các thông tư hướng dẫn kế toán để có một xu hướng phù hợp với tiêu chuẩn chung của chuẩn mực quốc tế. Với mục tiêu hội nhập cùng với toàn cầu hoá, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, theo em Nhà nước chỉ nên tạo ra khung pháp lý để các doanh nghiệp tự tìm ra và áp dụng các phương pháp hạch toán phù hợp với đặc thù của mình đồng thời tối đa hoá khả năng sử dụng thông tin cho các đội tượng. Hình thức hạch toán này giống như Nhà nước cung cấp một bộ xương kế toán để các doanh nghiệp tuỳ theo yêu cầu của mình mà phát triển kế toán thành một cơ thể sống.
Về phía Công ty: Công ty nên có các biện pháp kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình, cập nhật các chuẩn mực kế toán mới, các Thông tư hướng dẫn vào công tác kế toán của mình. áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong công tác kế toán. Bên cạnh công tác hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ trong cơ cấu các bộ phận phòng ban, từ đó mọi thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty mới được phản hồi phục vụ cho công tác kế toán đạt được hiệu quả
Về phía cán bộ kế toán: Mỗi nhân viên kế toán phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ của mình. Khi cung cấp thông tin kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chế độ. Cần có những hướng giải quyết cho hợp lý và hiệu quả trong việc làm kế toán.
KẾT LUẬN
Quá trình thực tập tại Công ty Thành Long đã giúp em rất nhiều trong nhiều trong việc tiếp cận với các nghiệp vụ kinh tế mang tính quyết định tới yếu tố giá thành sản phẩm hoàn thành. Thời gian thực tập đã giúp em hiểu rõ hơn phần nào về Công ty, cách quản lý và mối liên hệ giữa các phòng ban trong việc trao đổi thông tin, phần nào thấy được mặt hạn chế còn tồn tại ở Công ty trong công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Được sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn em mạnh dạn đưa ra ý kiến nhằm đóng góp cho công tác kế toán ở Công ty được hoàn thiện hơn
Do trình độ có hạn, thời gian tiếp xúc với công việc thực tế ít, mặc dù chuyên đề được thực hiện với sự cố gắng hết sức của bản thân nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Rất mong được cô giáo hướng dẫn chỉ bảo thêm để em có thể khắc phục được những hạn chế đó.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Phạm Thị Bích Chi và các cô chú anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty Thành Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
PHỤ LỤC
Biểu số 23:
Đơn vị: Công ty Thành Long
Địa chỉ: Hải phòng
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 6 tháng 10 năm 2005
Mẫu số: 01- VT
Theo QĐ: 1141 - TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài Chính
Nợ:............................ Số: 22....
Có:...........................................
Họ tên người giao hàng: NGUYỄN VĂN TIẾN
Theo .. số... ngày ... tháng... năm 2005 của Công ty Cổ phần thép và vận tải Hải phòng
Nhập tại kho: Công ty
Số TT
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ( sản phẩm, hàng hoá )
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
Thép CT3 22 x6m
Kg
447
447
82585,7
3.707.707
Thép 10 x 1500 x 6000
Kg
100323
100323
6952
697.445.496
Thép 12 x 1500 x 6000
Kg
50020
50020
6952
347.739.640
1.048.888.243
5%
52.444.412
Cộng
1.101.332.655
Cộng thành tiền ( viết bằng chữ ): Một tỷ một trăm linh một triệu ba trăm ba mươi hai nghìn sáu trăm năm mươi năm đồng
Nhập, ngày..... tháng..... năm 2005
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên )
Phụ trách cung tiêu
hoặc bộ phận có nhu cầu cần nhập
( Ký, họ tên )
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
Người giao hàng
( Ký, họ tên )
Thủ kho
( Ký, họ tên )
Biểu số 24
Đơn vị: Công ty Thành Long
Tại kho: Công ty
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 1/1/2005
Tờ số: 01
Mẫu số 05 - VT
(Ban hành theo QĐ số 1141-TC-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư, sản phẩm hàng hoá:.. Thép tấm 5 li.....
Đơn vị tính:....... Kg .........................Mã số:..........................................
Ngày nhập xuất
CHỨNG TỪ
DIỄN GIẢI
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
14.865
Hoa
2/2
28
Toán Hoàng Tuấn 01
39,2
16/5
59
Hải nhập An Phương
522
18/5
160
Toán Hoàng Tuấn 01
31.4
Biểu số 25
TỜ KÊ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 10 năm 2005
TK 131 - VẬT LIỆU KHÁCH HÀNG MANG ĐẾN
Đơn vị tính : Đồng
STT
TÊN SẢN PHẨM
152.1
152.2
152.3
152.4
Cộng
133
1
Tầu Minh Tuấn 25
424.932.430
124.932.430
17.785.172
2
Tầu Quang Vinh 16
355.703.445
355.703.445
34.584.063
Cộng
424.932.430
355.703.445
780.635.875
52.369.235
Hải phòng, ngày 15 tháng 11 năm 2005
NGƯỜI LẬP BIỂU Biểu số 26
CÔNG TY THÀNH LONG
Hải Phòng, ngày 14 tháng 10 năm 2005
Số : ....../PGV
PHIẾU GIAO VIỆC
( Bổ sung ngoài ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT103.docx