Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược Đà Nẵng: Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của nước ta. Đứng trước thách thức đó các Doanh Nghiệp ngày nay phải tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng khách hàng, giá thành là một vấn đề quan trọng trong một Doanh Nghiệp sản xuất, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp. Muốn vậy các Doanh Nghiệp phải đặt vấn đề hiệu quả chi phí lên hàng đầu, phải tăng cường quản lý chi phí để làm thế nào với chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu về lợi nhuận cao nhất. Kế toán là một bộ phận quan trọng góp phần cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhằm đưa ra các phương hướng chiến lược phù hợp.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh Nghiệp sản xuất. Trong thời gian thực tập tại công ty Dược Đà Nẵng, em rất quan tâm nghiên cứu và chon đề tài: 'hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng" đề tài gồ...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực của nước ta. Đứng trước thách thức đó các Doanh Nghiệp ngày nay phải tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng khách hàng, giá thành là một vấn đề quan trọng trong một Doanh Nghiệp sản xuất, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp. Muốn vậy các Doanh Nghiệp phải đặt vấn đề hiệu quả chi phí lên hàng đầu, phải tăng cường quản lý chi phí để làm thế nào với chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu về lợi nhuận cao nhất. Kế toán là một bộ phận quan trọng góp phần cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhằm đưa ra các phương hướng chiến lược phù hợp.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh Nghiệp sản xuất. Trong thời gian thực tập tại công ty Dược Đà Nẵng, em rất quan tâm nghiên cứu và chon đề tài: 'hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng" đề tài gồm 3 phần
Phần I: cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: tình hình thực tế về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng
Phần III: một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng
Chuyên đề hoàn thành vớ sự cố gắng của bản thân song do kiến thức và trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự giúp đỡ và chỉ đạo của quý thầy cô, các cô chú trong phòng kế toán-tài vụ của công ty để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Phần I
Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất:
Khái niệm:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất đó là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành(sản phẩm, lao vụ dịch vụ)
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố cung cấp thông tin chi tiết về hao phí của từng yếu tố chi phí sử dụng trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở để lập kế hoạch về vốn, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch quỹ lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất chia làm các yếu tố sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu thiết bị thay thế....mà doanh nghiệp thực sự sử dụng cho sản xuất.
Chi phí nhân công: Là toàn bộ giá trị số tiền lương, tiền công phải trả, các khoản trích theo lương, phụ cấp trong kỳ.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại...
Chi phí khác bằng tiền: Gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi như, tiếp khách, chi hội nghị.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, các chi phí có thể được chia ra chi tiết hơn như: Chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu.
b.Phân loại chi phí, khoản mục chi phí:
Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trính sản xuất sản phẩm, và phương pháp tập hợp chi phí có tích cực cho việc tính giá thành theo khoản mục
Theo cách phân loại này chi phí trong doanh nghiệp bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Là giá trị thực tế của các loại nguyên liệu, vật liệu, thực hiện trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp:Là những khoản tiền phải trả cho công nhân và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
Chi phí sản xuất chung:Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng.
c.phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với số lượng sản phẩm sản xuất:
Chi phí cố định(chi phí bất biến): Là những chi phí mang tính tương đối ổn định, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản xuất sản lượng nhất định.
Chi phí biến đổi(chi phí khả biến):Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất
d.Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo lĩnh vực kinh doanh:Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp bao gồm:
Chi phí sản xuất: Gồm các chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng
Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ.
Chi phí quản lý: Gồm các khoản chi phí liên quan đến việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất chung phát sinh trong doanh nghiệp.
Chi phí tài chính: Gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh liên kết...
Chi phí khác: Gồm các khoản chi phí liên quan đến việc hoạt động khác của doanh nghiệp.
2.Giá thành sản phẩm:
2.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất chi ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện công vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
2.2 Phân loại giá thành:
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm các loại sau:
Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch hoặc giá thành của các kỳ trước.
Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sỏ các định mức chi phí hiện hành và được thực hiện trước khi hiện hành, và được thực hiện trước khi thực hiện sản xuất.
Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b.Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm gồm:
Giá thành sản xuất(giá thành phân xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Giá thành toàn bộ: Gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm điều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Công thức tính tổng giá thành sản phẩm:
Tổng cpsx cpsx cpsx các khoản
Giá thành= kỳ trước + chi ra - chuyển sang - giảm
Sản phẩm chuyển sang trong kỳ kỳ sau chi phí
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:
CPSX dở dang đầu kỳ B CPSX phát sinh trong kỳ D
Tổng giá thành sản phẩm A CPSX dở dang cuối kỳ C
Qua sơ đồ ta có:
AC=AB+BD-CĐ
II.nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất:
1.1Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Là giới hạn tập hợp chi phí phục vụ cho nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của quản lý. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hoặc từng giai đoạn công nghệ(từng phân xưởng)
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tính chất, đặt điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ.
Trình độ và nhu cầu quản lý
Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành
Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán
1.2Đối tượng tính gía thành:
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định hướng hao phí lần lược, hao phí lần lược bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh có thể là: Chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành, đơn đặt hàng...
2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
2.1Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
a.phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí:
Được áp dụng với những chi phí có thể xác định được đối tượng chịu chi phí ngay từ khi phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu kế toán hạch toán vào tài khoản phù hợp theo từng loại và chi phí theo từng loại và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
b.Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Sử dụng trong trường hợp không xác định được trường hợp không xác định được mức chi phí cho từng đối tượng riêng biệt khi phát sinh. Việc phân bổ cho các chi phí này được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1:Xác định hệ số phân bổ:
Hệ số phân bổ:
C
H=
T
Trong đó:
C:Chi phí phân bổ
T:Tổng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng
Bước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ci=ti H
Trong đó: ti tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i
2.2Các phân bổ tính giá thành sản phẩm:
a.Phương pháp trực tiếp(giản đơn):
áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, ít chủng loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, chi phí sản xuất được, tập hợp theo từng đối tượng tính gía thành.
Tổng giá thành CPSXkì trước CPSX chi ra CPSXchuyển các khoản
Sản phẩm = chuyển sang + trong kỳ - sang kỳ sau - giảm CP
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm
Vị sản phẩm = số lượng sản phẩm hoàn thành
b.Phương pháp tổng cộng chi phí:
áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng cộng chi phí sản xuất phân bổ cho từng thành phẩm của các công đoạn chế tạo thành phẩm.
Ztp=Z1FZ2+.........+Zn
c.Phương pháp hệ số:
Được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất.
Trình tự hạch toán theo phương pháp trình tự như sau:
Bước 1:Xác định tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm bằng phương pháp giản đơn.
Bước 2:Quy đổi số lượng từng loại trong nhóm sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi
Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm mỗi thứ Hệ số quy đổi cho
Quy chuẩn = sản phẩm trong nhóm từng thứ sản phẩm trong nhóm
Bước 3:Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị Tổng giá thành đơn vị của cả nhóm
Sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Bước 4:Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ sản phẩm trong nhóm
Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi của
Từng thứ sản phẩm = sản phẩm tiêu chuẩn từng thứ sản phẩm
d.Phương pháp tỷ lệ:
áp dụng trong các doanh nghiệp mà mỗi phân xưởng đồng thời sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm cấp khác nhau.Giá thành từng loại sản phẩm trong nhóm được xác định:
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch(định mức) Tỷ lệ
đơn vị sản phẩm từng loại = đơn vị sản phẩm từng loại giá thành
Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Giá thành = tổng giá thành kế hoạch(định mức)của các loại sản phẩm 100
Tổng giá thành kế hoạch(định mức)
Của các loại sản phẩm hoàn thành J Σ(qi HZi)
Trong đó: qi:Số lượng thành phẩm loại I
Zi: Giá thành kế hoạch(định mức)đơn vị thành phẩm i
e.Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính thu được, còn có thể thu được những sản phẩm phụ(các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền.....)
Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Tổng giá giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản
thành sản = chính dở dang + sản xuất trong kỳ - phẩm phụ thu - phẩm chính
phẩm chính đầu kỳ phát sinh hồi ước tính DD cuối kỳ
f.Phương pháp liên hợp:
Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất có tính chất quy trình công nghệ và có tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng dày, may mặc....
2.3 Các phương pháp tính giá thành trong một doanh nghiệpchủ yếu:
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng hoặc theo hợp đồng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng cách tính này quan tâm đến tính chất đơn giản hay phức tạp của quy trình sản xuất.
Phân bước hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp như luyện kim, cơ khí....
Phương pháp này có 2 cách tính như sau:
b1: Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm(gọi tắt là phương pháp phân bước bán thành phẩm)
Trong trường hợp này, bán thành phẩm có thể được đem bán ra ngoài như hàng hoá, thì cũng phải tính giá thành bán thành phẩm
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như sau:
Bước 1:Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng bước chế biến(từng sản phẩm).Phiêú này ở phân xưởng cuối cùng là phiếu tính giá thành, thành phẩm.
Bước 2:Tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bán thành phẩmtheo từng bước chế biến.
Giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước chế biến cuối cùng được tính theo phương pháp này kết chuyển tuần tự như sau:
Giá thành Chi phí chi phí chi phí các khoản
Bán thành phẩm = nguyên vật + chế biến - sản xuấtdở - giảm trừ
Bước 1 liệu chính bước 1 dang bước 1 bước 1
Giá thành Giá thành chi phí chi phí các khoản
Bán thành phẩm = BTP bước 1 + chế biến - sản xuấtdở - giảm trừ
Bước 2 chuyển sang bước 2 dang bước 2 chi phí
Giá thành Giá thành BTP chi phí chi phí
Bán thành phẩm = chi phí bước + chế biến - sản xuấtdở
Bước n bước n-1chuyển bước n bước n
sang
b2:Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm(gọi tắt là phương pháp phân bước không có bán thành phẩm)
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bán thành phẩm không bán ra ngoài hoặc nhu cầu quản lý không đòi hỏi phải tính giá thành bán thành phẩm trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp này như sau:
Bước 1:Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất theo từng bước chế biến
Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất ở từng bước chế biến(chi phí chế biến)cho thành phẩm ở bước cuối cùng.
Chi phí vật Giá trị vật liệu chính xuất dùng SLBTP
Chính trong = bước 1 trong
Thành phẩm Số lượng BTP bước 1+số lượng SPDD bước 1 thành phẩm
Chi CB bước i Tổng chi phí chế biến bước i SLBTP
Phân bổ cho = bước i trong
Thành phẩm Số lượng BTP bước i+số lượng SPDD bước i thành phẩm
c.Tính giá thành theo định mức:
áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ổn định, các định mức chi phí sản xuất được xây dựng phù hợp với thực tế sản xuất.
Giá thành Giá thành Chênh lệchCPSX chênh lệch
Thực tế = định do thay đổi CPSX thoát
Sản phẩm mức định mức khỏi định mức
Giá thành thực tế của các sản phẩm được tính theo công thức sau:
III.hạch toán chi phí sản xuất:
1.Hạch toán chi phí sản xuất theo:
1.1Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho sản xuất.
a.Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng cho hoạch toán chi phí nguyên vật liệu là: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kim vận chuyển nội bộ.
b.Tài khoản và sổ sách sử dụng.
*Tài khoản sử dụng: TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621
-chi phí nguyên vật liệu -vật liệu dùng không hết nhập lại kho
phát sinh trong kỳ -kết chuyển và phân bố chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng
*Sổ sách sử dụng:
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệukế toán sử dụng các loại sổ sách sau:
*Bảng nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu.
*Sổ chi tiết tài khoản 621.
*Sổ cái tài khoản 621.
c.Trình tự hạch toán.
*Sơ đồ hạch toán.
TK 152,111,112, 331 TK 621 TK 152
Nguyên vật liệu dùng vật liệu sử dụng không
trực tiếp cho sản xuất hết nhập lai kho
TK 154
Kết chuyển chi phí NVL
dùng cho trực tiếp sản xuất
1.2Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trưc tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp, tiền chi ăn ca, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
a.Chứng từ sử dụng.
Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là:
*phiếu nhập kho sản phẩm
*bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương
*Bảng tổng hợp lương
*Bảng chi tiết, bảng tổng hợp
*Báo cáo chi tiết chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng.
b.Tài khoản và sổ sách sử dụng gồm.
*Tài khoản sử dụng
TK622: chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
-chi phí nhân công tham - phân bố hoặc kết chuyển
gia sản xuất sản phẩm hoặc chi phí nhân công trực tiếp
thực hiện các lao vụ
TK này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng
*Bảng lương sản phẩm
*Bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương
*Chứng từ ghi sổ
*Sổ cái
c.Trình tự hạch toán.
*sơ đồ hạch toán
TK334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả cho công Kết chuyển chi phi nhân
Nhân trực tiếp sản xuất công trực tiếp sản xuất
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Vào chi phí sản xuất
1.3Tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ cho sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát sinh ở phân xưởng. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí, theo từng phân xưởng.
Chi phí sản xuất chung bao gôm:
*chi phí nhân viên phân xưởng
*Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất
*Chi phí khẩu hao TSCĐ
*Chi phí dịch vụ mua ngoài
*Chi phí bằng tiền khác
Một doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất, phải mở chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng đội sản xuất. Cuối kỳ chi phí sản xuất đã tập hợp được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm công việc của phân xưởng thay đổi sản xuất.
Trong trường hợp một phân xưởng, trong kỳ sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, công việc có liên quan, các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung như sau:
*phân bổ theo chi phí tiền công nhân trực tiếp
*Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp
*Phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung
a.Tài khoản và sổ sách sử dụng:
*Tài khoản sử dụng: TK 627
Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ như -Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất
Tiền lương nhân viên phân xưởng,chi phí chung
Vật liệu, khấu hao TSCĐ -Phân bổ chi phí sản xuất chung cho
Các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vào giá thành sản phẩm
Cuối kỳ tài khoản này không có số dư
b.Chứng từ sử dụng:
*Hoá đơn tiền điện, tiền nước
*Hoá đơn vận chuyển
*Hoá đơn thuế giá trị gia tăng
*Bảng khấu hao TSCĐ
*Bảng thanh toán tiền lương
*Sổ chi tiết tài khoản 627
c.Trình tự hạch toán:
*tài khoản sử dụng
Tk 627:Chi phí sản xuất chung
TK 334,338 TK 627 TK 111,152
Lương và các khoản trích theo
Lương của nhân viên phân xưởng Các khoản giảm trừ
TK152,153
Chi phí vật liệu dụng cụ TK 154
TK 214
Trích khấu hao TSCĐ Phân bổ hoặc kết
Chuyển chi phí sản
Xuất chung theo mức
Bình thường
TK 111,112,331 TK 632
Các chi phí khác Chi phí sản xuất lớn
Hơn mức bình thường
*sơ đồ hạch toán
1.4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất:
a.Hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng:
Có 2 loại sản phẩm hỏng: Sản phẩm trong định mức, và sản phẩm ngoài định mức.
*Trong định mức được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Sau khi trừ đi phàn giá trị phế liệu thu hồi
*Ngoài định mức thì do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan và được hạch toán như sau:
-Các chi phí sản phẩm hỏng
Nợ TK 138(1381-sản phẩm hỏng)
Có TK 111,112,152,334
-Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Nợ TK 138(1381-sản phẩm hỏng)
` Có TK 154:Giá trị sản phẩm hỏng(KKTX)
Có TK 631:Giá trị sản phẩm hỏng(KHĐK)
-Xử lý sản phẩm hỏng theo quyết định của các cấp có thẩm quyền
Nợ TK 138(1388-phải thu khác)
Nợ TK 811:Thiệt hại tính vào chi phí
Nợ TK 415:Giảm quỹ dự phòng tài chính
Có TK 138(1381-sản phẩm hỏng):Thiệt hại sản phẩm hỏng
b.Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất:
Các khoản thiệt hại trong thừi gian ngừng sản xuất do thời vụ đã được tính vào chi phí TK 335-chi phí trả trước. Thiệt hại ngừng sản xuất bồi thường do các nguyên nhân bên ngoài cần phải đòi hỏi bồi thường. Hạch toán các khoản thiệt hại này giống như hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức (sử dụng tài khoản 1381-thiệt hại ngừng sản xuất)
2.Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất:
2.1Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định dược là xuất dùng cho mục đích sản xuất, quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ kế toán cần thao dõi chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng(phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...)hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích
a.Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621
Giá trị nguyên vật kết chuyển chi
liêụ xuất dùng trong kỳ phí NVL vào giá
giá thành sản phẩm
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở cho từng đối tượng hạch toán chi phí
b.Sơ đồ hạch toán:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
Kết chuyển giá thành NL, VL tồn cuối kỳ
TK 152 TK 611 TK 621 TK 631 Kết chuyển giá thành Kết chuyển chi
NL, VL tồn đầu kỳ phí NL, VL vào
Giá thành sản phẩm
Giá trị NL, VL sử
Dụng cho sản xuất
trong kỳ
TK 111,112,331
Giá thực tế NL, VL
Mua vào trong kỳ
TK 133
2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. cuối kỳ để tiến hành tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng.
Nợ TK 631
Có TK622
2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Cũng giống phương pháp kiểm kê thường xuyên. mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều tập hợp vào tài khoản 627 và được chi tiết cho từng đối tượng. Sau đó kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản 631 để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK631 Có TK 627
Tổng hợp chi phí và kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
1.Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a.tài khoản sử dụng:
TK154-chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản này mở chi tiế cho từng phân xưởng, từng bộ phận, từng sản phẩm ....theo yêu cầu quản lý.
a.Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
TK 621 TK 154 TK 152
Kết chuyển chi phí NL, VLTT Giá trị phế liệu thu hồi
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công Giá trị sản phẩm hỏng không
Trực tiếp sữa chữa được phải bồi thường
Của người gây ra thiệt hại
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất TK 155,632
Chung Giá thành sản phẩm hoàn
Thành
2.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK:
a.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.
Cách xác định như sau:
Giá trị Chi phí NL, VL chính Chi phí NL, VL chính Số lượng sản
Sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ phẩm dở dang
Dở dang cuối kỳ Số lượng Số lượng sản phẩm cuối kỳ
Thành phẩm + dở dang cuối kỳ
b.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tươngđương:
Theo phương pháp này thì trước hết phải căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở công đoạn chế biến do bộ phận kỹ thuật xác định để tính đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào ngày công hoặc tiền định mức để đảm bảo tính chính xác của việc đánh đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Cách tính như sau:
Giá trị vật liệu Số lượng sản phẩm dở dang toàn bộ
Chính tính cho = cuối kỳ(không quy đổi) giá trị
Sản phẩm Số lượng Số lượng sản phẩm vật liệu chính
Dở dang thành phẩm + dở dang không quy đổi xuất dùng
Chi phí ché biến Số lượng sản phẩm dở dang tổng chi
Tính cho sản phẩm cuối kỳ(không quy đổi) phí chế biến =
Dở dang Số lượng số lượng sản phẩm từng loại
(theo từng loại) thành phẩm F Đ quy đổi ra thành phẩm
c.xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Phương pháp này tương tự như phương pháp b. Nhưng để đơn giản cho việc tính toán người ta lấy mức độ sản phẩm hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm để phân bổ chi phí chế biến. Con chi phí nguyên vật liệu tính cho sản phẩm dỡ dang căn cứ vào chi phí thực tế hay chi phí định mức
d.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá trị định mức hoặc giá thành kế hoạch.
-Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở giá thành định mức cho từng nhân công, từng chi tiết , từng bộ phận, kết cấu của sản phẩm.
Căn cứ vào đó để xác định chi phí của sản phẩm dở dang, phương pháp này đòi hỏi phải xác định mức chi phí hoàn chỉnh .
V.TíNH GIá THàNH SảN PHẩM:
1.Tập hợp chi phí sản xuất theo yêu cầu tính giá thành.
Để tính giá thành sản phẩm cần tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp, hạch toán chi phí. Căn cứ vào đặc diểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
thích hợp.
Cuối tháng tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo khoản mục thuộc từng đối tượng hạch toán để làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
2.Tính giá thành sản phẩm:
Từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sẽ có được phương pháp tính giá thành thích hợp. Có thể khái quát như sau:
*Đối với qui trình công nghệ sản xuất giản đơn: phương pháp tính giá thành thường dùng là: phương pháp trực tiếp, phương pháp liên hợp.
*Đối tượng danh nghiệp sản xuất theo đơn đặc hàng: đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng. đối tượng tính giá thành sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng do đó tính giá thành có thể dùng phương pháp giản đơn.
*Đối với doanh nghiệp co quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu chi phí chế biến liên tục. Đối với doanh nghiệp loại này, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp nhất là hoạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ hay con gọi là phương pháp phân bước. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là các giai đoạn công nghệ.
phần II
tình hình thực tế về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng.
A.khái quát quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty dược đà nẵng.
I.Quá trình hình thành và phát triển công ty.
1.Quá trình hình thành của công ty.
Nhằm đáp ứng việc phân phối thuốc chũa bệnh cho nhân dân, hiệu thuốc Đà Nẵng ( thuộc công ty dươc Quảng Nam-Đà Nẵng) đã ra đời ngay sau khi miền Nam giảI phóng. Chức năng chủ yếu của hiệu thuốc phân phối, lưu thông dược phẩm trong phạm vi địa bàn TP Đà Nẵng theo cơ chế bao cấp.
Năm 1990 thực hiện quyết định số 217/HDBT, hiệu thuốc Đà Nẵng dươc tách ra khỏi công ty dược Quảng Nam-Đà nẵng và thành lập công ty Dược Đà nẵng trực thuộc sở y tế Quảng Nam-Đà Nẵng. Đầu năm 1992 uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà nẵng ra quyết định số 177/QĐUB quy định tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của công ty và trọng tài kinh tế cũng cấp giấy pháp kinh doanh số 10488/TTKT cho công ty với chức năng chính là bác sĩ, bán lẻ dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế và sản xuất một dược phẩm thông dụng. Công ty đã đăng ký nhãn hiệu thương mại và lấy tên giao dịch viết tắt là DAPHACO theo giấy phép số 13028 tại sổ đăng ký giấy phép công nghệ thuộc bộ khoa học công nghệ môi trường> Trụ sở chính đặc tại số 2 Phan Đình Phùng TP Đà Nẵng, với nguồn vốn ban đầu tự bổ sung là:96998600 ĐVN, có tài khoản tại ngân hàng đông thương Đà nẵng số 710A-00174 và tài khoản ngoại tệ số 362111370240 bằng tiền úD tại chi nhánh ngân hàng công thương Đà Nẵng.
2.Quá trình phát triển của công ty.
Thời gian đổi mới thành lập công ty trải qua rất nhiều khó khăn, sau một thời gian hoạt động công ty ngày còn đáp ứng nhu cầu y tế của con người. Đến năm 1997 Đà nẵng chính thức là một thành phố trực thuộc trung ương. Theo quyết định số 4986/QĐUB thành phố Đà Nẵng yêu cầu xắp xếp lại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Đà nẵng. Công ty Dược Quảng Nam-Đà Nẵng đã xác nhập vào công ty dược Đà Nẵng vào ngày 30/11/1997. Cho đến nay từ một hiệu thuốc trực thuộc tỉnh công ty Dược Đà Nẵng đã có mạng lưới gồm một cửa hàng trung tâm(đa chức năng) 2 kho 13 cửa hàng chuyên sâu và các quầy bán sĩ, lẻ.....Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày còn lớn mạnh. Hiện nay công ty có khoảng 667 công nhân viên trong đó có khoản 42 cán bộ nhân viên quản lý.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty đến cuối năm 2000 là 3,4 tỷ với vốn ngân sách cấp là hơn 740 triệu đồng lợi nhuận dạt được không ngừng tăng nhanh. Năm 1996 là 66 triệu, năm 1998 là 418 triệu, năm 2000 là 508 triệu... và năm 2003 là 1040 triệu công ty thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.
3.Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của công ty:
â.Đặc điểm:
Đặc điểm chuyên môn:Dược là hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho con người
Đặc điểm loại hình: Công tyDược Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước cung cấp và vốn tự bổ sung. Hình thức hoạt động của công ty là bán buôn, bán lẻ và sản xuất nhỏ, lĩnh vực kinh doanh là dược phẩm, dược liệu và vật tư y tế.
b.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Công ty dược Đà Nẵng là một doanh nghiệp thực hiện chức năng phân phối các loại Dược phẩm, Dược liệu, vật tư y tế đồng thời thực hiện chức năng chế biến một số loại thuốc chữa bệnh thông thường.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty không ngừng chỉ đạo điều hành hoạt độgn sản xuấtkinh doanh Dược phẩm Dược liệu, vật tư y tế để cung cấp cho thị trường bên ngoài mà còn phải nghiên cứu thị trường (nhu cầu thuốc chữa bệnh), tổ chức khai thác, thu mua các loại dược phẩm...trên phạm vi cả nước và một số doanh nghiệp nước ngoài. Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ dược phẩm và dụng cụ y tế cho các đơn vị kinh doanh ngoài công ty và đến người tiêu dùng.Tổ chức sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh thông thường.
Bảo quản, dự trữ hàng hoá đúng chế độ và những quy định riêng của ngành Dược.
Thực hiện các chế độ của nhà nướcvề quản lý kinh tế của tài chính, sử dụng các nguồn vốn, tài snr đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Quản lý và sử dụng tốt lực lượng lao động theo đúng chế độ chính sách của nhà nước, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
II.tình hình tổ chức quản lý của công ty dược đà nẵng
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ máy quản lý của công ty gồm một Giám Đốc và 2 phó Giám Đốc làm nhiệm vụ tham mưu và điều hành công tác chuyên môn. Công ty có 4 phòng chức năng: Phòng kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính, kế toán tài vụ và kiểm tra chất lượng sản phẩm, ngoài ra công ty còn có một số phân xưởng sản xuất và hệ thống các chi nhánh văn phòng đại diện hiệu thuốc... ở hầu khắp địa bàn thành phố và các tỉnh thành phố trong cả nước.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty dược đà nẵng
Cửa hàng chuyên sâu
Hai cửa hàng trung tâm
kho
Các quầy thuốc
Bán lẻ
Phân
Xưởng
Sản
Xuất
Hệ
Thống
Hiệu
Thuốc
Chvp
Giao
dịch
Phòng
Tổ
Chức
Hành
chính
Phòng
Kỹ thuật
Vật
Tư
Phòng
KCS
Phòng
Kế hoạch
Kinh
doanh
Phó giám đốc
Sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc
Kinh doanh
Ghú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Với cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, Công ty Dược Đà Nẵng vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng phát huy năng lực chuyên môn và các phòng ban cụ thể như sau:
Giám Đốc:lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hai phó Giám đốc:Thực hiện chức năng tham mưu cho Gián Đốc, trực tiếp điều hành, quản lý các công việc được phân công.
*Phòng tổ chức hành chính:Thực hiện chức năng hành chính pháp luật hướng dẫn quản lý nghiệp vụ lao động trong công ty, lập kế hoạch tuyển dụng lao động hàng năm, thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên
*Phòng kế hoạch- tài vụ:Báo cáo tổng hợp đối với yêu cầu về mặt vật tư lao động....để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn công ty
*Phòng kế hoạch kinh doanh:Tổ chức điều tra thu mua NVL, tìm nguồn hàng ký kết hợp đồng kinh tế thống kê các loại sản phẩm bán cho khách hàng, hàng tháng, quý, tháng, năm....dựđoán số lượng các loại để tiêu thụ trong năm kế hoạch, bảo quản vật tư trong kho, giám sát các cửa hàng chuyên sâu
*Phòng KCS:Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nghiên cứu định mức kinh tế kỹ thuật trong mẫu mã chất lượng sản phẩm, kiểm tra thực hiện kỹ thuật trong sản xuất.
*Phân xưởng sản xuất:Có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm
*Cửa hàng trung tam:Là cửa hàng chính phân phối các sản phẩm dược phẩm
*Cửa hàng chuyên sâu:Bán hàng cho một cửa hàng uỷ thác
*Quầy bán sĩ và lẻ:Giao dịch giới thiệu sản phẩm và bán ra thị trường
III.tổ chức công tác kế toán tại công ty:
1.Mô hình tổ chức bộ máy của kế toán:
Công ty Dược Đà Nẵng có quy mô hoạt động tương đối lớn, để phản ánh đúng tình hình biến động của thị trường nên công tác kế toán đươcj tổ chức theo mô hình nữa tập trung nữa phân tán.
Công tác kế toán trong công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Tất cả các nhân viên kế toán điều được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng, các bộ phận kế toán điều được kiểm tra, đối chiếu lẫn nhau về cuối quý.
1.1Sơ đồ tổ chức công tác kế toán4
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Tổ thu
Tiền
Các quầy
lẻ
Kế
Toán
Cửa
Hang
Chuyên
Sâu
Kế
Toán
Cửa
Hàng
Trung
Tâm
Kế
Toán
pxsx
Kế toán kho
Kế
Toán
Tiền
Lương
Kế toán
quỹ
Kế toán
TGNH
Kế
Toán
Cửa
Hàng
Bán
lẻ
Kế toán cửa hàng bán sĩ
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
1.2Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
*Kế toán trưởng:
Chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán trong toàn bộ trong công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, có hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Có trách nhiệm điều hành công tác quản lý kế toán, giám sát nhắc nhở nhân viên kế toán về công tác hạch toán theo đúng chế độ nhà nước quy định, kế toán trưởng còn là người tham mưu cho Giám Đốc, trực tiếp báo cáo của công ty.
*kế toán tổng hợp:Theo dõi số liệu tổng hợp của toàn công ty có trách nhiệm theo dõi quản lý thực hiện kế hoạch chi phí tài chính của công ty nếu thấy bất hợp lý báo cáo cho kế toán trưởng và Giám Đốc giải quyết, là người trực tiếp theo dõi các khoản phải nộp ngân sách, lập các bảng theo dõi theo quy định, xác định các khoản phải nộp hiện tại, mức nộp thừa của tháng trước, sau đó còn lại chuyển sang cho cán bộ kế toán phụ trách thanh toán của các cơ quan chức năng.
*Kế toán ngân hàng:phụ trách việc của chuyển thư cho cac đơn vị cung ứng hàng hoá , vật tư qua ngân hàng, thời gian trả nợ vay và đối chiếu qua ngân hàng, trực tiếp đối chiếu với các ngân hàng tín dụng theo nhiệm vụ của công ty giao.
*Thủ quỹ:Theo dõi và bảo quản tiền mặt tại quỹ, thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu và các chứng khoán có giá trị như tiền và các laọi chứng từ có giá trị khác. Trên cơ sở các phiếu thu chi do công ty phát, nộp tiền và tiền từ ngân hàng của công ty và ngược lại.
*Kế toán kho:Theo dõi số lượng bán hàng hoá, vật tư mua vào nhập kho, cuất kho và tồn tại kho thường xuyên đốichiếu các laọi hàng hoá trên thực tế và sổ sách.
*kế toán tiền lương và các khoản nộp ngân sách:Nhiệm vụ là tạm ứng tiền lương, lập bảng thanh toán lương cho cán bộ trong công ty và các cơ sở, thực hiện trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ... theo quy định, đồng thời thực hiện đúng quy định của nhà nước.
*Kế toán phân xưởng sản xuất:Phụ trách việc hạch toán NVL, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí sản xuất, đồng thời tính toán các chi phí sản xuất, sao cho giá thành là thấp nhất.
*Kế toán cửa hàng trung tâm:Theo dõi việc mua bán hàng hoá, tình hình nhập xuất nội bộ giữa các cửa hàng, tập hợp chi phí có liên quan đến cửa hàng của trung tâm
*Kế toán cửa hàng chuyên sâu:Theo dõi việc mua bán cửa hàng chuyên sâu, từ đó lập báo cáo lãi lỗ cho các cửa hàng đồng thời theo giõi công nợ cửa hàng mình phụ trách.
*kế toán cửa hàng bán sỉ: theo dõi mua bán hàng hoá tình hình nhập xuất nội bộ từ các cửa hàng trung tâm hoặc các cửa hàng sỉ với nhau . Tập hợp chi phí có liên quan đến cửa hàng sỉ và nhập số liệu , chứng từ có liên quan gởi lên phòng kế toán của công ty, đồng thời theo dõi công nợ tại công ty .
*Kế toán cửa hàng bán lẻ:theo dõi mua bán các quày lẻ, tình hình nhập xuất các quày lãi
*Tổ thu tiền quầy lẻ: có nhiệm vụ đến các quầy lẻ thu tiền và nộp lên kế toán theo dõi các quầy lẻ .
Mỗi cán bộ kế toán hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trong công việc của mình, đảm bảo đúng nguyên tắc nhà nước đồng thời đoàn kết nâng cao trình độ trâu dồi chuyên môn góp phần thúc đẩy công ty ngày phát triển
1.Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:
Địa bàn hoạt động của công ty tương đối rộng có nhiều cửa hàng trực thuộc. Xuất phát từ tình hình thực tế đó công ty đã áp dụng hình thức sổ "chứng từ ghi sổ " trong công tác kế toán tại công ty mình một cách linh hoạt động có hình thức cải biên.
Báo biểu kế toán
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
Từ ghi sổ
Sổ chi tiết
Tờ kê khai chi tiết
Tài khoản
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi vào cuối kỳ cuối năm
2.2Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập các chứng từ gốc, kiểm tra thu nhận, phân laọi và lên bảng kê. Định kỳ chuyển toàn bộ vào phòng kế toán, tại phòng kế toán công ty căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh do các bộ phận trực thuộc gởi về, kế toán kiểm tra lấy số liệu trực tiếp vào tờ kê chi tiết tài khoản, sổ chi tiết. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế trong tháng, vì vậy đa số các chứng từ gốc không được định khoản vào trực tiếp vào chứng từ ghi sổ mà phải qua tờ khê trung gian đó là tờ kê khai chi tiết tài khoản. một tờ kê khai là một tập hợp bao gồm nhiều chứng từ liên quan đến nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tờ kê khai chi tiết tài khoản sau khi được định khoản chính xác để lập chứng từ ghi sổ cuối kỳ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập song(kèm chứng từ gốc) được kế toán trưởng ký duyệt sẽ được dùng ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.Sau khi kế toán tổng hợp tiến hành cộng sổ cái tính ra ổng phát sinh trong quý và số dư cuối kỳ của các tài khoản để đối chiếu vào sổ cái.
Số liệu giữa sổ cái và tổng hợp chi tiết đã được kiểm tra đối chiếu chính xác kế toán tổng hợp sẽ căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh rồi lập báo cáotài chính theo quy định.
b.hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng:
I.đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và các sản phẩm được công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất với tính chất và quy trình công nghệ giản đơn, loại hình sản xuất hàng loạt, khối lượng sản phẩm lớn, cho nên tuỳ theo lượng tiêu thụ khác nhau mà các sản phẩm sản xuất ra khác nhau. Từ đó có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng laọi sản phẩm.
2.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty là phương pháp trực tiếp, kỳ tính giá thành được áp dụng theo quý. Để tính giá thành cần phải trải qua nhiều giai đoạn trước đó. Nhưng để phù hợp với đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý nhưng công ty đã chọn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho.
II.phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí tại công ty:
Tại công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.Hạch toán và phân bổ định phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nói đến NVL trực tiếp là bao gồm tất cả các nguyên vật liệu đưa vào sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Để có NVL đủ để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất của mình thì cần phải có một lực lượng lao động quản lý cao, tính toán khoa học để dem lại hiệu quả với quản lý thấp nhất, các NVL này có thể là xuất từ kho ra để sử dụng cho sản xuất sản phẩm và cũng có thể mua đưa vào sản phẩm ngay.
Công ty chia NVL ra làm 3 loại:NVL chính, NVL phụ, và nhiên liệu. Công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi phí NVL và phương pháp thẻ song song nhằm đối chiếu, kiểm tra từ tuyến dưới lên tuyến trên. ở phòng tài vụ mở chi tiết, nhằm theo dỏi số lượng và giá trị còn mở kho chỉ mở thẻ kho để theo dõi, đến cuối quý thủ kho gới lên phòng tài vụ và căn cứ vào đó để đối chiếu.
1.1Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán chi phí NVL là phiếu xuất kho,
Phiếu kho kiêm vận chuyển nội bộ.
2.Sổ sách sử dụng:
Bảng tổng hợp
Sổ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
3.Phương pháp hạch toán:
a.Hạch toán chi phí NVL chính:
Là thành phần cấu tạo nên thực thể sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất tại công ty, NVL chính chủ yếu là hoá chất, bao bì đóng gói Trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong kỳ mà phòng kế hoạch đề ra xác định NVL cần thiết để tiến hành sản xuất sau khi xem xét kỹ phòng kế hoạch cân đối vật tư và tổ chức thu mua.
b.Hạch toán chi phí NVL phụ, vật liệu khác:
Vật liệu phụ bao gồm nhãn hiệu, chai lọ, băng keo và các vật liệu thay thế khác.
Nhiên liệu chủ yếu là dùng cho chạy máy, thắp sáng như cồn, xăng dầu
Trình tự hạch toán NVL để phục vụ sản xuất phát sinh trong quýIII năm 2003 như sau:
Trường hợp xuất từ kho:
Cuối quý phần hành vật tư chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để lập chứng từ ghi sổ.
Công ty Dược Đà Nẵng
CấU TRúC CáC ĐốI TƯợNG
Hoá đơn(GTGT)
Chứng từ ghi sổ
Phiếu xuất kho
Số 145
(1) (2)
Chứng từ ghi sổ số 21
Khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết TK627
Bảng tổng hợp NVPX
(13) (12) (3)
Sổ cái TK 21
(14) (11)
Tổng hợp CPSXC
Bảng tính chi phí NCTT
(4)
Sổ cái TK 622
Phân bổ chi phí NVL trực tiếp
Chứng từ ghi sổ số12
(10) (5)
Bảng thanh toán lương
(9) (6)
Bảng tổng hợp NCTT
(8) (7)
(15)
CTGS số 25
Bảng phân bổ chi phí sxc
Sổ cái
(18) (17) (16)
CTGS số 30
Bảng tổng hợpCPSX
(19)
Để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm kế toán căn cứ vào sổ cái tài khoản 621 để phân bổ và tiêu thức phân bổ của công ty áp dụng là số lượng sản phẩm và dược phân bổ như sau:
2.Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải phân phối cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp các lao vụ như tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp... căn cứ các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.1Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp gồm:
*Bảng chấm công
*Phiếu nhập kho sản phẩm
*Bảng thanh toán lương và cấc khoản trích theo lương
*Bảng tổng hợp lương
*Bảng chi tiết, bảng tổng hợp
*Báo cáo chi tiết chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng
2.2Sổ sách sử dụng:
Việc hạch toán tính lương tại phòng kế toán của công ty Dược Đà Nẵng dựa trên các sổ sách sau.
*Bảng lương sản phẩm
*Bảng tổng lương và BHXH, BHYT, KPCP
*Chứng từ ghi sổ
*Sổ cái
2.3Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương mà lao động được tính dựa trên sức lực cũng như trí tuệ của con người trong quá trình sản xuất đồng thời nó biểu được mức thu nhập bình quân của mỗi người trong quá trình kinh doanh của mình điều kiện sản xuất cũng như quá trình kinh doanh của mình phù hợp với điều kiện nào thì áp dụng điều kiện đó. Do vậy tỷ lệ tiền lương nó biểu hiện quá trình sản xuất kinh doanh phân xưởng như thế nào và bộc lộ năng lực cũng như trình độ tay nghề của công nhân trong phân xưởng. Dựa trên cơ sỏ đó mà cách tính tiền lương của công nhân và các khoản trích theo lương được xác định
Việc tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán giá thành chỉ căn cứ vào bảng lương để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.
Ơ công ty Dược Đà Nẵng việc hạch toán các khoản trích theo lương có khác so với lý thuyết cụ thể như sau:
BHXH tính 15% trên tổng tiền lương phải trả cho CNV và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
KPCĐ tính 2% trên tổng tiền lương phải trả cho CNV và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
BHYT tính 2% được hạch toán vào TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp
Chứng từ ghi làm căn cứ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là bảng thanh toán lương.
Để tổng hợp nhân công trực tiếp kế toán phải lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán tiến hành tính chi phí nhân công trực tiếp.
Tại công ty tính chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành đơn giá tiền lương.
3.Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất.... thuộc phạm vi phân xưởng. Ngoại trừ chi phí NVL chính, chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí phát sinh tại phân xưởng gồm:
*Chi phí nhân viên phân xưởng
*Chi phí khấu hao TSCĐ
*Chi phí phục vụ sản xuất
*Chi phí dịch vụ mua ngoài
3.1Chứng từ sử dụng:
*Hoá đơn tiền điện
*Hoá đơn vận chuyển
*Hoá đơn thuế GTGT
*Bảng thanh toán tiền lương
*Sổ chi tiết TK 627
Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc tất cả các khoản chi phí sản xuất chung để ghi vào sổ chi tiết TK 627 cuối quý kế toán căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
3.2Sổ sách sử dụng:
Kế toán căn cứ vào các loại sổ sách sau:
*Bảng tổng hợp
*Bảng tính khấu hao TSCĐ
*Sổ chi tiết TK 627
*bảng tổng hợp chi tiết sản xuất chung
3.3Hạch tón và phân bổ chi phí sản xuất chung
a.Chi phí nhân viên phân xưởng:
Tại phân xưởng, chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương, và các khoản trích theo lương(BHXH, KPCĐ) chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp vào tài khoản cấp 2: TK 6271 từ các chi tiết tính lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nhân viên phân xưởng.
b.Hạch toán khấu hao TSCĐ
TSCĐ của công ty bao gồm máy móc, nhà xưởng....được hình thành từ vốn ngân sách, vốn tự bổ xung, vốn khác. Trong đó phần lớn là vốn ngân sách cấp.
Tại công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
Mức khấu hao nguyên giá
trung bình năm =
thời gian sử dụng
mức khấu hao mức khấu hao trung bình năm
trung bình quý =
4
c.Vật tư phục vụ sản xuất(TK 6274)
Phần nhiều chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như vật liệu xây dùng sửa chữa, bảo dưởng TSCĐ: như cát, xi măng...
d.Chi phí phục vụ mua ngoài (TK6277)
Bao gồm các chi phí về điện, nước, tiền điện thoại.....kế toán tập hợp và tờ kê chi tiết.
e.Chi phí khác bằng tiền.
Là những chi phí phát sinh trong kỳ được chi trả bằng tiền mặt tại phân xưởng
Mọi chi phí phát sinh tại phân xưởng được theo dõi theo thời gian.
Căn cứ vào bản tổng hợp chi phí nhân viên công xưởng, vào sổ chi tiết TK 627
Kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí chung.
Chi phí sản xuất chung không thể tính cho sản phẩm mà phải phân bố cho từng sản phẩm. Công ty đã áp dụng tiêu thức phân bổ theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chính.
Chi phí sản xuất chung tổng chi phí sản xuất chung chi phí NVT
Phân bổ cho sản phẩm = chính sảnxuất
Tổng chi phí NVL chinhd
Công thức phân bổ như sau:
VD ta có: tổng chi phí sản xuất chung là: 53.566.730
CPNVLC của sản phẩm sâm qui hà là: 60.160.000
Chi phí sản xuất chung 53.566.730
Của sâm qui hà = 60.160.000 = 25.810.093
124.857.080
Vậy:
Các sản phẩm khác còn lại tương tự kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung.
III.tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng:
1.Tổng hợp chi phí sản xuất:
Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ít rất quan trọng và cần thiết các chi phí đó bao gồm:
*Chi phí NVL trực tiếp
*Chi phí nhân công trực tiếp
*Chi phí sản xuất chung
Vì công ty áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ nên tài khoản sử dụng
để tính giá thành sản phẩm là TK 631"giá thành sản phẩm"
Để tính giá thành sản phẩm thì tất cả các chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến quá trình kinh doanh được tập hợp vào bên nợ của TK 631. Thông qua bảng tổng hợp chi phí.
Kế toán tiến hành váo sổ
2.Đánh giá sản phẩm dở dang:
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Để đánh giá được cuối quý công ty tiến hành kiểm kê xá định khối lượng sản phẩm dở dang của từng loại sản phẩm rồi dựa vào định mức khấu hao NVL chính cho một đơn vị sản phẩm để tính ra giá trị của từng sản phẩm dở dang.
Công ty áp dụng công thức sau:
Giá trị sản CPNVLC dở CPNVLC phát Số lượng
Phẩm dở dang = dang đầu kỳ + sinh trong kỳ sản phẩm
Cuối kỳ Số lượng Số lượng sản phẩm dở dang
Thành phẩm + dở dang cuối kỳ cuối kỳ
ở công ty một số sản phẩm do công ty sản xuất, một công ty không có sản phẩm dở dang vì phần lớn hoạt động của phân xưởng được tiến hành của kế hoạch có sản lượng vật tư cung ứng theo định mức để sản xuất.
3.Tính giá thành sản phẩm:
Để tính giá thành sản phẩm phải tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán chi phí. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất và đối tượng hạch toán sản phẩm sản xuất để xác định và áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp.
ở công ty việc tính giá thànhsản phẩm được áp dụng phương pháp trực tiếp dựa trên cơ sở phương pháp đã tập hợp. Trong kỳ kế toán tiến hành tính giá thành của từng loại sản phẩm và sau đó lập bảng tính giá thành như sổ sau:
phần III
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược đà nẵng
nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty:
1.Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ưu điểm:
Đối với hoạt động SXKD, việc hạch toán chi phí Sản Xuất và tính giá thành sảnphẩm là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhình chung tại công ty việc xác định đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
Với ngành kinh doanh đặc biệt là dược phẩm, dược liệu , vật tư y tế, sức khoẻ con người là hết sức quan trọng. Vì vậy công ty không ngừng nổ lực, phấn đấu phát triển cơ sở sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ, hiện nay công tyđã có nhiều chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mạng lưới kinh doanh được phân bổ rộng khắp nên công ty luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, hệ thống kho hàng, cửa hàng được phân phối phù hợp, thuận lợi cho công tác cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
Công ty là nhà độc quyền cung cấp các dược phẩm, vật tư y tế ngoại nhập, Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, được sự hổ trợ, cấp phát vốn từ ngân sách nhà nước nên lươn được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện trong hoạt động SXKD của mình.
b.Nhược điểm:
Nguồn vốn được cấp phát có hạn, vốn tự có không đáp ứng nhu cầu và khả năng mở rộng quy mô SXKD.Cho nên vốn kinh doanh hầu hết được vay ở bên ngoài và chiếm một tỷ trọng khá lớn, việc thiếu chủ động về vốn và chịu lãi xuất vay nhất định làm ảnh hưởng đến khâu SXKD lưu chuyển5 hàng hoá và sẽ làm giảm doanh thu của công ty. Sự thách thức, cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành là điều không tránh khỏi cho nên công ty cần có những kế hoạch hợp lý trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thi trường.
Khối lượng công việc càng nhiều đòi hỏi phải tăng số CBCNV. Tuy nhiên đặt điểm công việc mang tính logic của từng công đoạn mà không thể bố trí nhiều người làm chung một việc điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến công tác của nhân viên, phần hành và vấn đề quản lý trong công ty.
Công ty chưa có sự giám sát, quản lý chặt chẽ về giá cả tại các cữa hàng dẫn tới việc tự ý thay đổi giá cả của một số sản phẩm hàng hoá so với giá trị thị trường làm sản phẩm tiêu thụ giảm đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và uy tín của công ty.
2.Công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty:
Nhìn chung công tác tổ chức kế toán rất tốt, đảm bảo thông tin kịp thời theo yêu cầu quản lý của công ty.
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với đặt điểm và qui mô sxkd, sự phân công trách nhiệm và quyên hạn cho từng nhân viên rỏ ràng và hợp lý, giữa các nhân viên kế toán có mối quan hệ hổ trợ lẫn nhau trong công việc.
Với bộ máy hoạt động tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán đầy đủ, thông tin được cung cấp kịp thời, chính sát, giúp cho việc điều hành hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao.
Hình thức kế toán tại công ty "chứng từ ghi sổ" được áp dụng tại công ty rất phù hợp với đặt điểm và mô hình SXKD thuận lợi trong điều kiện áp dụng máy vi tính như hiện nay tại công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những vấn đề đó, công tác hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành tại công ty còn một số tồn tại nhất định
Hiện nay các máy móc và công cụ SXKD chưa được chú trọng vì thế lao động chân tai là chủ yếu.Việc tính giá thành theo quý thật khó khăn cho bộ phận quản lý trong công việc tính giá thành. Theo em thi chưa hợp lý lắm vì nếu các đơn đặt hàng nhiều sảy ra trong tháng mà công ty để cuối tháng mới cung cấp giá thành thực tế thì không thể được. Với lại công việc dồn nhiều vào cuối tháng, các sản phẩm công ty chưa được đa dạng và nhân phối trên thị trường, du công ty đưa máy vi tính vào sử dụng nhưng chưa được hiên đại. Thực tế công ty hạch toán còn chung chung vì vậy công ty cần hạch toán chi tiết và rỏ ràng hơn, phù hợp đẻ thấy những mặt lợi, hại của công ty để sử lý kịp thời. Cách thức của công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dược Đà Nẵng.
ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác hạch toán chi phí SXKD cà tính giá thành sản phẩm tại công ty Dược Đà Nẵng.
1.Tổ chức sổ kế toán:
Để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm hiện tại công ty, sổ tài sản cố định mở đẻ thao dõi chung cho các TSCĐ như vậy là chưa hợp lý và không thuận lợi cho việc quản lý và ghi sổ TSCĐ , trong đó sổ khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng hạch toán và chi phí SXKD chung vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
Về vấn đè lên sổ cái như vậy là chưa hợp lý vì không có TK đối ứng, theo em công ty nên sử dụng mẫu sổ cái như sau đẻ tiện cho việc theo dõi.
2.Hạch toán và phân bổ chi phí SXKD:
a.Chi phí NVL:
Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho SXKD được thể hiện chung ở bảng phân bổ chi phí NVL sản xuất, theo dõi hạch toán như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì, bao bì đóng gói được sử dụng để bảo quản sản phẩm và được cấu thành trong thực thể sản phẩm. Nhưng không thể xem là chi phí, bao bì đóng gói là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mà số chi phí bao bì cần được tách ra và phân bổ cho từng thứ sản phẩm, như thế việc phân bổ các chi phí khác cũng như việc đánh giá sản phẩm dỡ dang theo chi phí NVL chính trực tiếp được chính xác hơn.
Chi phí NVL trực tiếp là chi phí chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm về mặt giá trị. Do vậy, việc hạch toán chính xác chi phí NVL có ý nghĩa rất lớn trong việc tính toán giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác.
Có thể trình bày bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp như sau:
b.Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, công ty hạch toán BHXH, KPCĐ cho từng đối tượng chịu chi phí còn BHYT thì được hạch toán vào TK 642"chi phí quản lý doanh nghiệp" như vậy là chưa hợp lý và chưa đúng chế độ, công ty nên hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng đối tượng chịu chi phí.
Các khoản trích này được trích theo tỷ lệ quy định như sau:
BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% trên tổng quỹ lương công nhân sản xuất
Có thể trình bày bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương như sau.
****Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân.
Hiện nay ở công ty kế toán dựa vào định mức giờ công và số lượng sản phẩm hoàn thành để tính ra chi phí nhân công theo từng sản phẩm sau đó kết chuyển vào gía thành từng loại sản phẩm phù hợp nhưng trong quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kế toán không đề cập tới việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Có nghĩa là hiện tại ở công ty việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân không được thực hiện, điều này không đúng với chế độ và làm cho chi phí tiền lương giữa các tháng trong kỳ tăng giảm không đồng điều dẫn đến việc tính vào giá thành do việc nghỉ phép của công nhân giữa các tháng không đồng điều, công ty cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân.
Tỷ lệ trích trước được tính như sau:
Mức trích trước tiền Tiền lương thực tế trả cho Tỷ lệ
Lương nghỉ phép = CNSX trích trước
ởcT
Trong đó
Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNSX
Tỷ lệ trích trước =
Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch của CNSX
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX kế toán ghi:
Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- Chi phí phải trả
Khi trả tiền lương nghỉ phép cho CNSX
Nợ TK 335-Chi phí phải trả
Có TK 334-Phải trả CNV
c.Hạch toán và phân bổ chi phí SXKD chung
*Chi phí nhân viên phân xưởng:
Cách hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương tự như nhân viên trực tiếp SXKD. Vì thế các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cần được điều chỉnh. Hiện tại BHXH, BHYT, KPCĐ được hạch toán vào TK 627, còn BHYT chưa được hạch toán vào TK 627. Như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán công ty cần hạch toán BHYT của nhân viên phân xưởng vào TK 627-Chi phí sản xuất chung.
*Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Các công cụ, dụng cụ gồm đồ bảo hộ lao động, các công cụ khác có giá trị nhỏ, mau hư hỏng, riêng đồ bảo hộ lao động có giá trị tương đối lớn sử dụng trong cả năm được hạch toán một lần khi phát sinh việc hạch toán như vậy sẽ không phù hợp với cách hạch toán theo quy định.
Khi công cụ, dụng cụ lớn như: Bảo hộ lao động được mua sắm và phân phát một lần cho công nhân. Công ty nên tiến hành phân bổ giá trị đồ bảo hộ lao động dựa vào thời gian sử dụng bình quân một năm, công ty nên mở TK
"Chi phí trả trước"để phản ánh giá trị công cụ lao động được phân bổ vào giá thành trong kỳ. Để tránh sự biến động chi phí sản xuất chung trong kỳ và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và mau hư hỏng có thể hạch toán một lần khi chúng phát sinh.
Như vậy trong toàn bộ công cụ và dụng cụ thì giá thành đồ bảo hộ lao động được phân bổ cho quý trong năm và được hạch toán như sau:
-Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ có giá trị nhỏ
Nợ TK 627
Có TK 611
-Đầu năm đồ bảo hộ lao động của phân xưởng có giá trị lớn
Nợ TK 142
Có TK 611
-Hàng kỳ phân bổ đều vào cho 4 quý trong năm
Nợ TK 627
Có TK 142
*Việc phân bổ sản xuất chung
Trên cơ sở chi phí sản xuất chung được tập hợp và tiến hành chi phí phân bổ sản xuất chung. Vì chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sản xuất nhiều sản phẩm nên tiến hành phân bổ, hiện tại ở công ty việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho sản phẩm hoàn thành theo chi phí NVL chính tính vào giá thành , theo tôi công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất vì chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng sản xuất không phụ thuộc vào chi phí NVL chính tính vào giá thành mà nó tye lệ thuận với tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức phân bổ như sau:
Tổng chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Tiền lương
Phân bổ cho sản phẩm i = Tổng tiền lương công nhân công nhân TT
Trực tiếp sản xuất sản xuất
Kết luận
Trong doanh nghiệp điều mong muốn duy nhất các nhà DoanhNghiệp là phải làm sao thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề cốt yếu và không thể thiếu được trong quá trính SXKD.
Qua thời gian thực tập tiềm tòi nghiên cứu công tác hạch toán kế toán tại công ty Dược Đà Nẵng trên cơ sở lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn, em đưa ra một số vấn đề với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty.
Trong thời gian thực tập, em đã vận dụng những kiến thức đã học ở trường, áp dụng đi sâu vào nghiên cứu quá trình hạch toán tại công ty. Vì thời gian thực tập có hạn, bản thân còn nhiều hạn chế về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn để đề tài hoàn thiện hơn.
Đến đây tôi xin kết thúc đề tài của mình và một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo:Nguyễn Thị Hồng Lộc và các cô chú trong phòng kế toán công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Đà Nẵng, Tháng 06 Năm 2004
Học viên thực hiện
Tống Thị Phước Linh
Nhận xét của cơ quan thực tập
Nhận xét cuả giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HachtoanCPSX&tinhgiathanh.doc