Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế: Lời mở đầu
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường với các quy luật khắt khe ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi mặt hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường như vậy thì đòi hỏi cơ chế quản lý và hệ thống quản lý phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh, là một khâu của hạch toán kế toán, hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức, công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh ...
100 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Việc chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu bao gồm việc mở rộng quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường với các quy luật khắt khe ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đến mọi mặt hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường như vậy thì đòi hỏi cơ chế quản lý và hệ thống quản lý phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh, là một khâu của hạch toán kế toán, hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức, công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ở chỗ tính đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
Đây là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lý nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thông tin về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một thông tin chủ yếu mang tính quyết định đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy tốt chức năng đó thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường.
Công ty công ty Nhựa Y Tế là một doanh nghiệp sản xuất ,sản phẩm sản xuất theo kế hoạch, quy trình công nghệ hết sức phức tạp phải trải qua nhiều giai đoạn, ở các công đoạn khác nhau. Do đặc điểm công nghệ sản xuất như vậy nên công ty Nhựa Y Tế rất quan tâm đến việc xây dựng, tổ chức công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đây là vấn đề cơ bản gắn liền với kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành trong doanh nghiệp, qua thời gian học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Ngọc Tỉnh ,sau thời gian thực tập tại Công ty Nhựa Y Tế, được các cán bộ phòng Kế Toán của Công ty giúp đỡ, em chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Y Tế” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp.
Luận văn bao gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Nhựa Y Tế.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Nhựa Y Tế.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân nhưng do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong các thầy, cô giáo thông cảm, cho ý kiến đóng góp để bài luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
chương I
lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
I. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành
1.Chi phí và các cách phân loại chi phí
1.1Khái niệm chi phí
Để tiến hành sản xuất thì DN nào cũng cần phải có 3 yếu tố đó là: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
Quá trình sản xuất của DN cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu toàn xã hội. Mọi hao phí tiêu hao cho quá trình sản xuất của DN đều được đo bằng tiền. Việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện các tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động đã tiêu hao cho quá trình sản xuất của DN được gọi là chi phí sản xuất (CPSX).
Vậy CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà DN đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống chính là khoản tiền công mà DN phải trả cho cán bộ công nhân viên bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương. Còn hao phí về lao động vật hoá đó là các khoản hao phí về năng lượng, khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động mang tính chất sự nghiệp... Tuy nhiên chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là CPSX.
CPSX của DN phát sinh một cách thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh thì CPSX phải được tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Do đó những CPSX mà DN phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào CPSX trong kỳ.
Vậy bản chất của CPSX là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm (lao vụ, dịch vụ).
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Để thực hiện sản xuất DN phải bỏ ra những chi phí nhất định. CPSX của DN bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích công dụng khác nhau.
Để phục vụ công tác quản lý CPSX ta có thể tiến hành phân loại CPSX theo các tiêu thức chủ yếu sau đây:
1.2.1. Phân loại CPSX theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng nội dung kinh tế, tính chất được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt là chi phí đó phát sinh ở đâu, mục đích công dụng như thế nào. Về thực chất chỉ có 3 yếu tố chi phí đó là: Chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Toàn bộ CPSX trong kỳ được chia làm 7 yếu tố chi phí sau:
-Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị XDCB mà DN dùng cho sản xuất trong kỳ (trừ số dùng không hết trả lại kho) .
-Nhiên liệu, động lực: là toàn bộ giá trị nhiên liệu, động lực mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh (trừ số dùng không hết trả lại kho).
-Tiền lương của công nhân viên: là toàn bộ tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong kỳ.
-Các khoản trích theo lương : là 19% trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn tính theo tiền lương phải trả cho công nhân viên
-Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất của DN.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền DN đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, ... phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN.
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí bằng tiền ngoài các yếu tố chi phí nêu trên dùng cho hoạt động sản xuất của DN trong kỳ như tiền chi cho hội họp, tiếp khách, chi hoa hồng, môi giới, quảng cáo, chào hàng, công tác phí...mà chưa được tính vào các yếu tố trên.
Cách phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế giúp cho kế toán biết được tỷ trọng của từng yếu tố chi phí chiếm trong tổng chi phí sản xuất, là cơ sở để kiểm tra kế hoạch dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố và là căn cứ để xác định vốn lưu động cho đơn vị....
1.2.2. Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích, công dụng đối với hoạt động sản xuất sẽ được xếp vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Do đó cách phân loại này còn gọi là phân loại CPSX theo khoản mục. Toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
*/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, không tính những nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và hoạt động ngoài sản xuất.
*/ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng.
*/ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, trại đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên, trong chi phí sản xuất chung lại bao gồm:
+ Chi phí nhân viên (phân xưởng, trại đội sản xuất): phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng (đội trại) bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội ... phải trả hoặc phải tính cho nhân viên phân xưởng gồm quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kế toán thống kê, thủ kho của phân xưởng, công nhân sửa chữa, duy tu, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ.
+ Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu sản xuất dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng như sửa chữa bảo dưỡng vật kiến trúc, kho tàng trang thiết bị do phân xưởng tự làm.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất xuất dùng cho phân xưởng như khuôn mẫu, đúc, gá lắp, dụng cụ cầm tay...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh chi phí tài sản cố định thuộc bộ phận sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, bộ phận sản xuất; như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài ...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ giá trị dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, dịch vụ vận tải... dùng cho bộ phận sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí hội nghị, tiếp khách ...
1.2.3. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với tổng khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ
Theo cách phân loại này CPSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
*/Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định. Khi sản lượng tăng thì mức chi phí cố định tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm.
*/Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm. Các chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp ..... thuộc chi phí biến đổi. Dù sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho sản phẩm vẫn mang tính ổn định.
Cách phân loại chi phí theo chi phí biến đổi có vai trò quan trọng trong phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của giám đốc Doanh nghiệp.
Ngoài các cách phân loại trên thì CPSX còn được phân loại theo phương
pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
2.Giá thành và các loại giá thành
2.1. Khái niệm, bản chất, chức năng của giá thành sản phẩm
Trong hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều cần phải xác định được giá thành sản phẩm bởi lẽ giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Nói một cách khác giá thành là CPSX tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí như: chi phí về vật tư, lao động... còn giá thành sản phẩm lại là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả
của việc sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất. Do đó giá thành sản phẩm mang chức năng bù đắp chi phí. Ngoài ra giá thành sản phẩm còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá trị sản phẩm. Như vậy giá thành sản phẩm chính là xuất phát điểm để xác định giá cả sản phẩm trên thị trường.
Tóm lại giá thành sản phẩm là phạm trù kinh tế khách quan của sản xuất hàng hoá với hai chức năng chủ yếu là bù đắp và lập giá.
2.2. Phân loại giá thành
Để sử dụng chỉ tiêu giá thành vào nhiều mục đích người ta xem xét giá thành dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Có hai cách chủ yếu phân loại giá thành:
2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian, cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
*/ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch; giá thành kế hoạch được sử dụng để so sánh phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
*/ Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi diễn ra quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng khác với giá thành kế hoạch là giá thành định mức được tính trên cơ sở xác định mức chi phí hiện hành. Điều đó cho thấy rằng giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản, lao động trong quá trình sản xuất
* Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
*/ Giá thành sản xuất (GTSX) hay còn gọi là giá thành công xưởng: GTSX là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi các phân xưởng như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và được tính cho những sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành, nhập kho và giao cho khách hàng.
*/ Giá thành toàn bộ: giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá sản xuất của sản phẩm cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm công việc lao vụ đã tiêu thụ.
3.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong DN bao gồm nhiều nội dung, có công dụng khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau, theo quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho công tác tính giá thành. Xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp.
Để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kế toán cần phải dựa vào các căn cứ sau:
*/ Căn cứ vào tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ:
+ Sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, toàn bộ quy trình sản xuất của DN.
+ Sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán CPSX có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến sản phẩm từng phân xưởng tổ đội.
*/ Căn cứ loại hình sản xuất:
Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ thì đối tượng tập hợp CPSX là các đơn đặt hàng.
Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất giản đơn hay phức tạp mà đối tượng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết.
*/ Căn cứ yêu cầu quản lý, khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp:
Nếu trình độ hạch toán càng cao thì đối tượng hạch toán càng cụ thể càng chi tiết và ngược lại.
Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX đúng đắn, phù hợp với đặc điểm SXKD của doanh nghiệp có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý CPSX và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm.
3.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
*Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Việc xác định chính xác đối tượng tính giá thành cần dựa vào các căn cứ:
+Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất:
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng công việc hoặc theo đơn đặt hàng.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là mỗi loại sản phẩm khác nhau.
+ Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất:
Đối với quy trình công nghệ sản xuất là giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh hoặc từng chi tiết sản phẩm.
Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được khoa học hợp lý.
*Kỳ tính giá thành: là khoảng thời gian cần thiết để kế toán tổng hợp số liệu về chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành của Doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm của loại hình sản xuất , trình độ và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà có quy định kỳ tính giá thành khác nhau cho phù hợp với kỳ báo cáo:
+Trường hợp Doanh nghiệp thuộc loại hình Doanh nghiệp sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn thì kỳ tính giá thành phù hợp là tháng.
+Trường hợp quy trình công nghệ phức tạp, chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành có thể là quý hay chu kỳ sản xuất.
3.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
*Giống nhau:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hoá cùng với các chi phí sản xuất khác mà Doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
*Khác nhau:
+Chi phí sản xuất tính cho 1 thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.
+Chi phí sản xuất chỉ tính toàn bộ chi phí chi ra trong trọn một thời kỳ, không phân biệt chi phí chi ra ở đâu và công dụng để làm gì; còn giá thành sản phẩm tính cả chi phí chi ra kỳ trước chuyển sang kỳ này(Dở dang đầu kỳ) nhưng loại trừ chi phí chi ra ở kỳ này tính vào giá thành kỳ sau (Dở dang cuối kỳ).
Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như sau:
A B
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
C D
AC = AB + BD – CD
BD = AC khi AB = CD
4.trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.1.Tài khoản sử dụng
Để tập hợp CPSX đầy đủ, chính xác phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, các tài khoản kế toán doanh nghiệp thường sử dụng là:
*Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Bên Có: +Các khoản chi phí sản xuất ghi giảm (nếu có) bao gồm sản phẩm hỏng không sửa chữa được, phế liệu.
+Giá thành thực tế của sản phẩm , dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
Dư Nợ cuối kỳ: Giá trị sản phẩm dịch vụ còn dở dang cuối kỳ
Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
*Tài khoản 631 :Giá thành sản phẩm
Bên Nợ: +Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+Tập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã phát sinh trong kỳ
Bên Có: +Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
+Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Ngoài 2 tài khoản trên , kế toán còn sử dụng các tài khoản tập hợp chi phí như :
-Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Tài khoản 622 : Chi phí nhân công trực tiếp: để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung: để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
4.2.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho là phương pháp mà theo đó việc nhập, xuất, tồn NVL, CCDC...được theo dõi một cách thường xuyên trong sổ kế toán. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác tình hình luân chuyển hàng tồn kho và nó được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá hữu hình có giá trị lớn. Để tập hợp CPSX theo phương pháp này ta tiến hành các bước theo sơ đồ sau:
SƠ Đồ 1: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 154
TK 621
TK 111,112,138
TK 622
TK 627
K/chuyển hoặc phân bổ CPNVLTT
K/chuyển CP nhân công trực tiếp
K/chuyển hoặc phân bổ CP sản xuất chung
CP sản xuất ghi giảm (nếu có)
TK 632
Giá thành thực tế của sản phẩm bán trực tiếp tại xưởng
TK 157
Giá thành thực tế của sản phẩm gửi bán tại xưởng
TK 155
Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho
4.3.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho là phương pháp mà theo đó kế toán không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau:
SƠ Đồ 2: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 631
TK 154
TK 154
TK 621
K/chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
K/chuyển CP NVL
trực tiếp
TK 622
K/chuyển CP nhân công trực tiếp
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
TK 632
Kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
TK 627
K/chuyển CP sản xuất chung
4.4.Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành :
Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm bốn bước sau:
-Tập hợp chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
-Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí lao vụ sản xuất phụ
-Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang
-Tính giá thành sản phẩm
Các bước tập hợp chi phí này được cụ thể ở các phần dưới đây:
5. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
5.1.Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan khác như TK 152, TK 111, TK 331...
- Nội dung: TK621 dùng để phản ánh toàn bộ CPNVLTT xuất dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ.
- Kết cấu TK 621:
Bên nợ: - Trị giá thực tế NVLTT xuất sử dụng cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Bên có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho
- Trị giá phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phân bổ CPNVLTT để tính giá thành sản phẩm.
TK621 không có số dư cuối kỳ
Chi phí NVLTT bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.
*/ Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan đến viẹc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, kế toán không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức thường chọn để phân bổ đó là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo trọng lượng hay khối lượng sản phẩm...
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí NVLTT phân bổ
=
Tổng CP NVLTT cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của các loại sản phẩm
x
Tiêu thức phân bổ
của từng loại sản phẩm
5.2.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Theo phương pháp này, khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh sẽ ghi:
Nếu xuất kho để sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621
Có TK 152
Nếu mua về và đưa vào sử dụng ngay:
Nợ TK 621
Có TK 111,112,331 ....
Trị giá vật liệu sử dụng không hết trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng để kết chuyển vào tài khoản 154 tính giá thành.
SƠ Đồ 3: Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
TK 154
TK 621
TK 111,112,331...
TK 152
Xuất kho NVLTT sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP
Giá thực tế của NVLTT mua về dùng ngay
Giá thực tế của NVL trực tiếp dùng không hết trả lại kho
Kết chuyển hoặc phân bổ CP NVLTT cho từng loại sản phẩm
5.3.Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Tương tự như khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh như đã trình bày ở phương pháp tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Nếu xuất kho để sử dụng:
Nợ TK 621
Có TK 152
Nếu mua về và đưa vào sử dụng ngay:
Nợ TK 621
Có TK 111,112,331 ....
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ giá trị vật liệu đã xuất sử dụng trong kỳ sẽ ghi như sau: Nợ TK 621
Có TK 611” Mua nguyên vật liệu”
Trị giá vật liệu sử dụng không hết trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế đã sử dụng để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 631
Có TK 621
SƠ Đồ 4: Hạch toán CP NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 152
TK 631
TK 621
TK 111,112,331..
TK 152
Xuất kho NVLTT sử dụng trực tiếp cho sản xuất SP
Giá thực tế của NVLTT mua về dùng ngay
Giá thực tế của NVL trực tiếp dùng không hết trả lại kho
Kết chuyển hoặc phân bổ CP NVLTT tính giá thành SP
6. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
6.1.Tài khoản sử dụng:
*Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT kế toán sử dụngTK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ: Tập hợp CPNCTT bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển và phân bổ CPNCTT cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
TK622 không có số dư.
*Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra CPNCTT còn bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp sử dụng lao động phải gánh chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định.
*/ CPNCTT thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí có liên quan. Những CPNCTT sản xuất mà liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí không hạch toán được như lương phụ, các khoản phụ cấp thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ có thể là chi phí tiền công định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất.
6.2. Nội dung hạch toán:
Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh kế toán sẽ ghi:
Tiền lương chính phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622
Có TK 334
Các khoản trích về BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định:
Nợ TK 622
Có TK 338
Cuối kỳ khi tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sẽ ghi:
Nợ TK 154( hoặc 631)
Có TK 622
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
TK 334
TK 154
TK 338
Tiền lương phải trả cho
công nhân sản xuất
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19%
Kết chuyển CPNCTT tính giá thành SP (Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 631
Kết chuyển CPNCTT tính giá thành SP
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
7. Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
7.1.Tài khoản sử dụng:
* Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung”
Nội dung và kết cấu:
Bên nợ : Tập hợp các CPSXC phát sinh trong kỳ theo các phân xưởng tổ đội.
Bên có : + Các khoản ghi giảm CPSXC (nếu có)
+ Kết chuyển và phân bổ CPSXC cho các sản phẩm, công việc có liên quan để tính giá thành.
TK627 không có số dư và được mở chi tiết theo phân xưởng sản xuất.
*Tài khoản cấp 2: TK627 gồm có 6 tài khoản cấp hai.
-TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng.
-TK6272 : Chi phí vật liệu.
-TK6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất.
-TK6274 : Chi phí KHTSCĐ.
-TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài.
-TK6278 : Chi phí khác bằng tiền.
*/ CPSXC là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất ngoài hai khoản NVLTT và NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng tổ đội sản xuất.
*/ CPSXC phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí
*/ Cuối tháng CPSXC đã tập hợp được của phân xưởng nào kết chuyển vào tính giá thành sản phẩm cho phân xưởng đó.
*/ Nếu trường hợp trong cùng phân xưởng tổ đội sản xuất trong kỳ sản xuất được nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ CPSXC cho các sản phẩm, công việc liên quan theo tiêu thức phù hợp như CPNVLTT...
7.2.Nội dung hạch toán:
Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kế toán sẽ ghi:
Chi phí về tiền lương của nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338
Chi phí về vật liệu sử dụng cho phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 152
Chi phí về CCDC:
Nợ TK 627
Có TK 153
Chi phí về khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627
Có TK 214
Các khoản chi phí khác liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí khác được thanh toán trực tiếp bằng tiền:
Nợ TK 627
Có TK 111,112,141, 331....
Cuối kỳ khi phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào tài khoản tính giá thành sẽ ghi:
Nợ TK 154( hoặc 631)
Có TK 627
sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 111,112,138...
TK 627
TK 334,338
Tập hợp CP nhân viên
phân xưởng
TK 152 111,112,331
Tập hợp CP vật liệu
phân xưởng
CPSXC ghi giảm (nếu có)
TK 154
Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC tính giá thành SP
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 631
Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC tính giá thành SP
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 153 111,112,331
Tập hợp CP CCDC
TK 214
Tập hợp CP KH TSCĐ
TK 111,112,331...
Tập hợp CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
8. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
8.1.Tổng hợp chi phí sản xuất:
Các phần trên đã nghiên cứu kế toán tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Các chi phí này cuối cùng đều phải được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
*Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
*Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) ngoài việc sử dụng TK154 còn sử dụng TK631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp.
8.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ thường liên quan đến các sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do dó để tính toán được giá thành một cách chính xác thì kế toán phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp cụ thể là:
8.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CP NVL chính hoặc NVLTT:
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ căn cứ vào CP NVL chính hoặc NVLTT để xác định cho sản phẩm dở dang, còn phần chi phí NCTT và CPSXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng CPVL chính hoặc NVLTT phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công thức:
Trường hợp quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến liên tục kế tiếp nhau thì từ bước thứ 2 trở đi, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo giá thành bán thành phẩm giai đoạn chế biến trước.
Công thức như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn n
=
Giá thành đơn vị bán thành phẩm giai đoạn (n-1)
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn n
Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán nhưng kết quả lại không chính xác vì chưa quan tâm đến tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang mới chỉ tính theo CPNVL chính hoặc NVLTT, còn các CPSX khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do đó, phương pháp này chỉ áp dụng với những doanh nghiệp mà CPNVLTT chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và ổn định.
8.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và tỷ lệ hoàn thành để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành số sản phẩm hoàn thành tương đương từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục.
Công thức:
Sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Sau đó kế toán xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên tắc sau:
- Đối với chi phí VL chính được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang mức độ như nhau.
- Đối với chi phí chế biến khác như vật liệu phụ, nhiên liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương:
Vật liệu chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
VL chính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
VL chính phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí chế biến khác cho sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
CP chế biến khác cho sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
CP chế biến khác phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
x
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán chính xác nhưng nhược điểm là phức tạp và tốn nhiều công sức nếu quy trình công nghệ trải qua nhiều bước chế biến. Vì vậy, phương pháp này áp dụng thích hợp với doanh nghiệp mà tỷ trọng các khoản chi phí sản xuất trong giá thành chiếm tỷ lệ tương đương nhau.
8.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Theo phương pháp này ta giả định rằng sản phẩm dở dang có tỷ lệ hoàn thành chung là 50% so với thành phẩm (tính cho chi phí chế biến), còn đối với chi phí vật liệu chính được tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ sử dụng thực tế:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
VL chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức sử dụng thự c tế
+
50% CP chế biến so với thành phẩm
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản nhưng mức độ chính xác không cao, vì vậy Doanh nghiệp chỉ nên áp dụng trong trường hợp tỷ trọng chi phí chế biến chiếm trong tổng chi phí chế biến là không đáng kể.
9.Tính giá thành sản phẩm (ZTP)
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành.
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật nghiệp vụ sau:
9.1. Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất thành nhiều chu kỳ sản xuất ngắn, mặt hàng ít, khối lượng lớn. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các sản phẩm. Kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, hàng quý phù hợp với kỳ báo cáo.
Nếu có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức:
ʓ =
Z C
Q Q
=
Z = C
Trong đó: Z là tổng giá thành sản phẩm
C là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
ʓ là giá thành đơn vị
Q là số lượng sản phẩm hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, kế toán phải xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Khi đó tổng giá thành đơn vị được tính như sau:
Z = Dđk + C – Dck
ʓ =
Z
Q
Trong đó: Dđk và Dck là dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
9.2. Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này áp dụng trong những Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục. Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hcế biến của bước sau và đến bước cuối cùng mới tạo ra được thành phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ.
Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm từng bước và thành phẩm của bước cuối cùng hoặc chỉ có thể là thành phẩm ở bước cuối cùng.
Căn cứ vào đối tượng tính giá thành thì phương pháp tính giá thành lại bao gồm hai phương pháp sau:
9.2.1 Phương pháp tính Z phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, kỳ tính giá thành là định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo.
Phương án này áp dụng phù hợp với những Doanh nghiệp mà trình độ hạch toán nội bộ khá cao (tính lãi lỗ riêng cho từng phân xưởng) hoặc có bán nửa thành phẩm ra ngoài.
Để tính được giá thành của thành phẩm thì trước hết kế toán phải tính được giá thành bán thành phẩm của bước 1 sau đó kết chuyển từng khoản mục sang bước 2 để tính giá thành bán thành phẩm của bước 2,.... và cứ như vậy cho đến bước cuối cùng mới tính được giá thành của thành phẩm.
Trình tự luân chuyển chi phí của phương án này được thực hiện như sau:
CPNVL bước 1
CP chế biến bước 1
Giá trị SPDD cuối kỳ của bước 1
+
-
Giá thành bán TP bước 1
=
Giá thành bán TP bước 1
CP chế biến bước 2
Giá trị SPDD cuối kỳ của bước1
+
-
Giá thành bán TP bước 2
=
Giá thành thành phẩm
Giá thành bán TP bước 2
CP chế biến bước n
Giá trị SPDD cuối kỳ bước n
-
=
+ .... =
Giá thành bán TP bước (n-1)
+
Phương pháp này giúp doanh nghiệp tính toán được giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế từng giai đoạn.
9.2.2.Phương pháp tính Z phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Điều kiện áp dụng giống phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
Phương pháp này phù hợp với những Doanh nghiệp có trình độ hạch toán nội bộ không cao hoặc Doanh nghiệp không bán được thành phẩm ra ngoài.
Để tính được giá thành của thành phẩm, kế toán căn cứ vào xác định chi phí của từng bước trong thành phẩm sau đó tổng cộng chi phí các bước trong thành phẩm ta được chỉ tiêu tổng giá thành của thành phẩm
Trình tự luân chuyển chi phí như sau:
CP NVL chính bước 1
CP VL chính bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước 1
CP chế biến bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước n
CP chế biến bước n trong TP
CP chế biến bước 2
CP chế biến bước 2 trong TP
+
...
+
Tổng giá thành của thành phẩm
...
Chi phí vật liệu chính bước 1 trong thành phẩm
=
CP vật liệu chính dở dang đầu kỳ bước 1
+
CP vật liệu chính phát
sinh trong kỳ bước 1
Số lượng sản phẩm hoàn thành bước 1
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 1
x
Số lượng thành phẩm
Chi phí chế biến bước n trong thành phẩm
=
CP chế biến dở dang đầu kỳ bước n
+
CP chế biến phát
sinh trong kỳ bước n
Số lượng sản phẩm hoàn thành bước n
+
x
Số lượng thành phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ bước n
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Giá thành thành phẩm
=
CP vật liệu chính bước 1 trong TP
+
CP chế biến bước 1 trong TP
+ .... +
CP chế biến bước n trong TP
9.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng đó.
Kỳ tính giá thành chỉ đặt ra khi đơn đặt hàng hoàn thành toàn bộ . Khi đó tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi kết thúc
Khi một đơn đặt hàng mới đưa vào sản xuất kế toán mở ngay cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành, khi phát sinh chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc (bảng phân bổ chi phí). Chi phí sản xuất sau khi tập hợp được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Cuối tháng kế toán căn cứ vào chi phí đã tập hợp cho từng đơn đặt hàng kế toán ghi sang bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó.Khi đó tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi kết thúc chu kỳ sản xuất là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng đó.
Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí chi ra từ khi khởi công đến cuối kỳ hạch toán chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của chính đơn đặt hàng đó. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng được tiến hành như sau:
-Đối với chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp: căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng.
-Đối với chi phí sản xuất chung: được tập hợp theo phân xưởng sản xuất, sau dó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp như theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính....
9.4.Tính giá thành sản phẩm theo giá thành định mức
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật và các dự toán chi phí hợp lý.
Căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để tính ra giá thành định mức sản phẩm.
Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức.
+ Đối với CPNVLTT có thể sử dụng phương pháp chứng từ báo động, cắt vật liệu, kiểm kê để tập hợp chi phí chênh lệch định mức.
+ Đối với CPNCTT
Chênh lệch mức
Chi phí NC
Chi phí NC thực tế
phải trả
Sản lượng thực tế
trong tháng
Chi phí NC
định mức
=
x
x
+ Đối với CPSXC.
Chênh lệch mức
SXC từng đối tượng
CPSXC thực tế
đã phân bổ
Sản lượng
thực tế
Chi phí SXC
định mức
=
x
x
- Khi có thay đổi định mức phải tính lại giá thành theo định mức mới, tính số chênh lệch do thay đổi định mức đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Tính giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Giá thành thực tế
của sản phẩm
Giá thành định mức
sản phẩm
Chênh lệch do
thay đổi định mức
Chênh lệch do
thoát ly định mức
=
±
±
chương II
thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa y tế
I.khái quát chung về công ty nhựa y tế
1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty nhựa y tế( MEDIPLAST) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam.Đây là một công trình được Bộ y tế Việt Nam đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và vay vốn từ quỹ OPEC
(quỹ của các nước xuất khẩu dầu mỏ) để xây dựng nhà xưởng,dâychuyền sản xuất và các thiết bị phụ trợ đồng bộ,hiện đại.Công ty nhựa y tế được thành lập từ ngày 05 tháng 12 năm 1998, trụ sở chính :89-Lương Đình Của- Hà Nội,tài khoản giao dịch tại Ngân hàng đầu tư phát triển Hà Nội.
Sau 6 năm thành lập,công ty đã không ngừng phát triển và dần dần tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của mình trên thị trường. Bằng những bước đi đúng hướng, công ty đã dần tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Từ chỗ chỉ sản xuất và cung ứng 4 loại bơm tiêm dùng một lần, các loại bơm tiệm tự khoá, các loại bơm tiêm an toàn, dây truyền dịch,các loại hộp, bao bì, gioăng bằng nhựa ...Có rất nhiều mặt hàng của công ty đã và đang chiếm ưu thế sản xuất kinh doanh như: bơm tiêm tự khoá K1 và bơm tiêm an toàn FA12,FA13,bơm tiêm 5 ml,dây truyền dịch.
2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.Chức năng
Mediplast có chức năng sản xuất, kinh doanh,sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu các dụng cụ y tế bằng nhựa và các dụng cụ y tế khác,kinh doanh vật tư, hoá chất dùng để sản xuất các sản phẩm nói trên, tư vấn, lắp đặt, bảo hành và sửa chữa thiết bị sản xuất các sản phẩm bằng nhựa.
2.2.Nhiệm vụ
Công ty phải sản xuất, kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm,dịch vụ do Công ty cung cấp
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn.
Xây dựng chiến lược kinh doanh để phù hợp với nhu cầu trên và yêu cầu của thị trường. Chiến lược và kế hoạch hàng năm của Công ty phải được cấp trên thẩm quyền xét duyệt .
3.Tình hình về vốn của công ty
Vốn ngân sách cấp đến 31/12/2004:30.940 triệu đồng( Ba mươi tỷ chín trăm bốn mươi triệu đồng)
Trong đó:
+ Ngân sách cấp khi thành lập : 8.515 triệu đồng
+Vốn lưu động cấp lần 1:600 triệu đồng
+Vốn lưu động cấp lần 2:300 triệu đồng
+Tăng vốn ngân sách cấp từ quỹ sắp xếp CPH DNNN: 17.852 triệu đồng
+Tổng số vốn ngân sách cấp đến 31/12/2004 là 30.940 triệu đồng
+Tháng 12/2003 Công ty được ngân sách cấp từ quỹ sắp xếp CPH DNNN để hỗ trợ trả vốn vay OPEC:17.825 triệu đồng hay 1.140.581 USD
+Vì vậy, tổng số gốc vốn vay OPEC đến nay là2.695.484,45USD hay 35.549 triệu đồng
Vốn vay trung hạn từ 2004 đến 2009 cho dự án sản xuất bơm tiêm tự huỷ là 3.100 triệu đồng (sẽ giải ngân xong sau khi dự án hoàn thành )
Vốn vay ngắn hạn từ các Ngân hàng thương mại hoặc huy động của CB0-CNV để làm vốn lưu động thường xuyên từ 8- 12 tỷ đồng . Chúng ta có thể xem một số chỉ tiêu báo cáo của đơn vị trong 3 năm 2002,2003,2004:
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
02/KH
Số tiền
03/02
Số tiền
04/03
1. Doanh thu
25090000
100.95%
33271300
132.61%
50095140
150.56%
2.nộp ngân sách
1450000
103.00%
1565000
107.93%
2127000
135.91%
3.Lợi nhuận sau thuế
101000
101.00%
179000
177.23%
539670
301.49%
4.TSCĐ/TS(%)
74.59
72.44
62.51
5.TSlĐ/TS(%)
25.41
27.56
37.48
6.Khả năng thanh toán hiện hành(lần)
1.72
1.52
1.31
7.Thu nhập bình quân(ngđ/người)
930
1041
1900
Biểu 2-1: Một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm /trang20
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tại công ty trong những năm vừa qua khá vững.Doanh thu, lãi kinh doanh tăng từ đó góp phần làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện sự chuyển hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm hiểu kĩ thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
4.Đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất
4.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
4.1.1. Cơ cấu quản lý
Cơ cấu quản lý của Công ty là cơ cấu quản lý một cấp, được tổ chức như sau:
*Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc là PGĐ nhân sự và PGĐ kỹ thuật.
*Các phòng ban bao gồm có:
+Phòng kỹ thuật
+Phòng Kế hoạch-Kinh doanh
+Phòng Tổ chức- Hành chính
+Phòng Tài chính -Kế toán
Trong đó phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết quả kinh doanh của Công ty.
+Ban cơ điện
*Các phân xưởng:
+Phân xưởng Ep nhựa- tiệt trùng: gồm bộ phận ép nhựa sản xuất các bán thành phẩm Xy lanh, Piston và ống dây truyền dịch bằng nhựa ....và bộ phận tiệt trùng để tiệt trùng các bán thành phẩm của Công ty.
+Phân xưởng Thành phẩm: có nhiệm vụ sản xuất, lắp ráp bán thành phẩm thành thành phẩm cuối cùng, bao gồm các công đoạn là: in vạch, lắp ráp, bỏ túi, đóng hộp tiệt trùng, dán và đóng hộp thành phẩm nhập kho.
Giám đốc
Phó giám đốc phòng kỹ thuật
Phó giám đốc tổ chức hành chínH
kế toán trưởng
Phòng kỹ thuật
phòng kế hoạch kinh doanh
phòng tổ chức hành chính
phòng tài chính-kế toán
ban cơ điện
phân xưởng ép nhựa-
tiệt trùng
phân xưởng thành phẩm
sơ đồ 2 -1: Bộ máy quản lý của Công ty nhựa Y tế
4.1.2.Tổ chức lao động
Sau hơn sáu năm hoạt động hiện Công ty có tổng số 202 lao đông trong đó số lao động nữ là 125, lao động nam là 77 người.
Giữa hai phân xưởng tỉ lệ lao động nam và nữ là không đều nhau do Phân xưởng ép nhựa có nhiều máy cơ khí nặng nên tập trung nhiều lao động nam ( 16 người ),nữ (2 người) còn phân xưởng thành phẩm có số lao động nữ nhiều(111 người ),lao động nam(38 người). Còn khối văn phòng lao động nam là 28 người, nữ là 12 người.
4.2.Đặc điểm quy trình công nghệ
Công ty Nhựa y tế là một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng y tế tổ chức sản xuất từ khâu ép nhựa đến khâu tiệt trùng và hoàn chỉnh sản phẩm nên QTCNSX ở công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn:
+Giai đoạn 1(ở phân xưởng ép nhựa): từ nguyên vật liệu chính là nhựa, kim , gioăng........qua khâu nghiền, ép nhựa để tạo ra các bán thành phẩm.
+ giai đoạn 2 ( ở phân xưởng thành phẩm ): bán thành phẩm của giai đoạn 1 được lắp gioăng, in vạch, lắp kim ...để tạo ra thành phẩm.
Sản phẩm ở công ty tuy có nhiều chủng loại nhưng đều được chế tạo từ nguyên liệu chủ yếu là nhựa nên QTCN tương đối giống nhau. Chuyên đề này xin được đề cập đến QT CN sản xuất bơm tiêm 5ml.
Từ kho công ty Nhựa hạt được đưa đến phân xưởng ép nhựa. Tại đây nhựa hạt sẽ được may ép nhựa tạo thành các bán sản phẩm là xi lanh và piston. Các bán thành phẩm này được nhập kho bán thành phẩm. Sau đó, chúng sẽ được phân loại và chuyển lên phân xưởng Thành phẩm. Ơ đây, xi lanh sẽ được in vạch để định tính liều lượng cho bơm tiêm còn piston sẽ được lắp ráp với gioăng cao su. Piston sau khi đã lắp ráp với gioăng sẽ tiếp tục lắp ráp với xy lanh thông qua hệ thống máy lắp ráp và tạo thành sản phẩm bơm tiêm hoàn chỉnh. Sau đó thông qua khí EO gas tại phân xưởng thành phẩm bơm tiêm được tiệt trùng và được đóng thùng, đưa xuống kho thành phẩm.
4.3.Tổ chức công tác kế toán của công ty.
4.3.1. Bộ máy kế toán.
Mediplast tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn điều hành các nhân viên kế toán của mình không qua khâu trung gian nhận lệnh. Với mô hình này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành ở phòng Kế toán, các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê phân xưởng. Chính vì vậy, các mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán rất đơn giản, kiểm tra và chỉ đạo nghiệp vụ linh hoạt và chính xác.
Số lượng nhân viên kế toán là 4 người. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm về phần hành kế toán mà họ đảm nhận. Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ 2-3
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế.
Thủ quỹ kiêm kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
Thống kê phân xưởng thành phẩm
Thống kê phân xưởng ép nhựa tiệt trùng
Kế toán trưởng
(kiêm kế toán tổng hợp)
Sơ đồ 2-3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng là người chỉ đạo, giám sát toàn bộ mạng lưới kế toán của Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành các chế độ kế toán tài chính, đồng thời báo cáo một cách chính xác, kịp thời, đúng đắn với giám đốc tình hình và kết quả hoạt động tài chính trong Công ty để tìm ra những mặt mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Đồng thời đưa ra các ý kiến, biện pháp với giám đốc nhằm
nâng cao hiệu quả của Công ty.
Các bộ phận kế toán khác :
+ Bộ phận kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ kiêm thủ quỹ: chuyên ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vẩn chuyển bảo quản nhập xuất tồn kho NVL, CCDC và phân bổ CCDC đồng thời thực hiện việc thu chi tiền mặt khi có đầy đủ chứng từ, quản lý lượng tiền có trong quỹ, ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ, các khoản chi , hoà nhận tạm ứng.
+ Bộ phận kế toán ngân hàng, kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán thuế: theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, thường xuyên đối chiếu số dư TGNH đồng thời quản lý theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên sổ chi tiết TK 155, cuối tháng lập Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm . Lãi lỗ của hoạt động kinh doanh được xác định dựa trên sổ chi tíêt và tổng hợp các TK511, 521, 532; theo dõi các khoản thanh toán với ngân sách, lập bảng kê khai thuế.
+ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH, kế toán chi phí và tính giá thành: Thu chi tính toán theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo quy định, tập hợp chi phí sản xuất phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
4.3.2.Hệ thống kế toán
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung.
*Hệ thống sổ kế toán công ty đang sử dụng gồm:
+Sổ kế toán chi tiết: căn cứ vào chứng từ gốc, cuối tháng kế toán ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Sổ nhật ký chung: căn cứ vào chứng từ có liên quan, hàng ngày kế toán chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung.
+ Bảng phân bổ: các chứng từ gốc được tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ chuyển vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
+ Sổ cái(sổ tổng hợp): cuối tháng kế toán khoá sổ, cộng số liệu trên
sổ Nhật ký chung, kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhất ký chung với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chung ghi trực tiếp vào sổ cái.
Theo hình thức này, quá trình tập hợp chi phí sản xuất được ghi chép vào các sổ kế toán sau:
Bảng phân bổ NVL và CCDC
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ
Sổ cái tài khoản621,622,627,154
Sổ chi tiết hoặc thẻ chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ chi tiếtTK 621,622,627
Nhật ký
đặc biệt
Nhật ký
chung
Bảng tổng hợp chi tiết154(631)
Sổ tổng hợp TK 154,621,622,627
Bảng tính giá thành
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
:Đối chiế, kiểm tra
Sơ đồ 2.4: Tình hình ghi sổ kế tón tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung
Về báo cáo tài chính, công ty sử dụng 4 loại báo biểu:
+Biểu 01-DN: Bảng cân đối kế toán
+Biểu 02-DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Biểu 03-DN: Thuyết minh báo cáo tài chính
*Các chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụngtại đơn vị:
-Niên độ kế toán được bắt đầu vào 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
-Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
-Nguyên tác và phưông pháp chuyển đổi tiền khác: thep tỷ giá thực tế.
-Hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung.
-Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
+ Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt : theo quy định của nhà nước.
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
II.Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nhựa y tế.
1.Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản suất ở công ty
Chuẩn mực kế toán số 02 :Hàng tồn kho
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 củ Bộ Tài Chính)
Theo chuẩn mực này thì giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến tồn kho bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc , và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chiphí nhân công gián tiếp.
1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm dựa trên đặc điểm QTCN của từng loại sản phẩm.
Do sản phẩm sản suất theo kê hoạch, QTCN phức tạp, phải qua nhiều công đoạnở các phân xưởng khác nhau như: bơm tiêm, dây truyền dịch..nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng theo từng khoản mục CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC rồi được tập hợp theo từng sản phẩm toàn bộ chi phí. Vì vậy đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ. điển hình của nhóm sản phẩm này là bơm tiêm 5ml (BT5P).quá trình chế tạo của nó diễn ra tại hai phân xưởng là PX ép nhựa và PX thành phẩm. tại PX ép nhựa,chí phí được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. Sau đó bán thành phẩm xilanh, piston sẽ được nhập kho bán thành phẩm nội bộ rồi xuất kho cho PX để hoàn thiện. tại phân xưởng này, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành. khi sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho thành phẩm.
1.2.Kế toán tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Do nghành nghề sản xuất kinh doanh là nhựa y tế, sản phẩm đa dạng cả về số lượngvà đặc tính kỹ thuật nên nguyên vật liệu ở đây cũng khá phong phú và chủ yếu nhập từ các nước nhật, hàn quốc, trung quốc, EU...gồm các loại:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất:
+ Nhự các loại:Nhựa hạt P344, P750j, P900j, nhựa nghiền FF, nhựa hạt trắng 3002A...
+ Các loại kim: kim nhật 18Gx11/2, kim hàn quốc 22x11/4, kim 2138, kim 2525 Hàn Quốc...
+ Gasket, túi PE các loại, silicon, mực in vạch, xylen...
- Vật liệu phụ: hộp chipbox, thùng carton, đề can, dây đai đóng thùng, duplex, băng dính các loại...
- Nhiên liệu: dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, dầu bảo dưỡng khuân chống gỉ, xăng Mogas 92, và khí EOGAS, khí LPGAS dùng để tiệt trùng sản phẩm.
Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất được công ty tập hợp vào TK621 - CPNVLTT và mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm.
TK621E-Chi phí nguyên vật liệu của xi lanh, piston
TK 621TB3P- Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 3ml
TK 621TB5P-Chi phí nguyên vật liệu của bơm tiêm 5ml
TK 621D- Chi phí nguyên vật liệu của dây truyền dịch
Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch này sẽ nhận nguyên vật liệu từ kho về để phục vụ sản xuất thông qua Phiếu xuất kho vật tư(Biểu số 2-3a).
Biểu 2-3a
Đơn vị :Công ty nhựa y tế
Mẫu số:02-VT
Địa chỉ :89 Lương Đình Của- Hà Nội
TheoQĐ:1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Phiếu xuất kho
ngày 16 tháng 11 năm 2005
Nợ:.......Số:93/5
Có:.......
Họ,tên người nhận hàng: Linh
Địa chỉ (bộ phận ):PXE
Lý do xuất kho : Phục vụ cho sản xuất
Xuất tại kho: Công ty
Số
TT
Tên,nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(sản phẩm, hàng hoá)
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Nhựa nghiền cuống PP,L
Cái
240,000
Cộng
Cộng thành tiền(bằng chữ):............................................................................
Xuất, ngày .......tháng.......năm200..
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị NVL xuất dùng trong tháng:
Trị giá vốn NVL
xuất dùng
Đơn gía bình quân
gia quyền
Số lượng NVL
xuất dùng
x
=
Đơn giá bình quân
Giá trị NVL nhập trong kỳ
+
+
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Giá trị NVL tồn đầu kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
TK 152 được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu (TK này được chi tiết thành 3 TK cấp 2):
TK152.1-Nguyên vật liệu chính.
TK152.2-Nguyên vật liệu phụ.
TK152.3-Nhiên liệu.
Còn nhiên liệu và một số vật liệu phụ khác do cách tính khác nên khi xuất kho được tập hợp qua TK trung gian TK 521B-Nhiên liệu và TK 621TBC-Vật liệu phụ khác. Tuy nhiên khi tính giá thành sản phẩm lại được kết chuyển sang TK tương ứng là TK 154B và TK 154TBC.
Đối với phần NVL tính vào giá thành, kế toán tiến hành theo trình tự sau:
Những vật liệu xuất dùng liên quan trưc tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp ngay cho sản phẩm đó(Biểu 2-4a)và (Biểu2-4b)
Nếu vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí các sản phẩm có liên quan với các tiêu thức phân bổ là theo tỉ lệ tiệt trùng. Việc phân bổ chi phí vật liệu phụ được tiến hành như sau:
+Trước hết phải quy đổi về số lượng tiệt trùng
x
Số lượng sản phẩm
tiệt trùng
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Tiêu chuẩn tiệt
trùng
Ta tính được tỉ lệ tiệt trùng theo công thức:
Số lượng sản phẩm tiệt trùng
=
Tỉ lệ tiệt trùng
Tổng số lượng sản phẩm tiệt trùng
+Vật liệu phụ được phân bổ như sau:
Vật liệu phụ của toàn PX
=
Tỉ lệ tiệt trùng
x
Vật liệu phụ dùng cho sp i
Trong đó :
VLP dở
cuối kỳ
-
VLP nhập trong kỳ
+
VLP dở đầu kỳ
Vật liệu phụ của toàn PX
=
Cuối tháng, từ các Phiếu xuất kho và bảng tập hợp xuất kho vật tư cho PX Thành phẩm (biểu 2-5), kế toán lập Bảng đánh giá sản phẩm dở vật liệu phụ cho toàn phân xưởng
(biểu 2-6).Việc phân bổ sẽ được tiến hành ở Bảng phân bổ chi phí sản xuất ở phân xưởng thành phẩm (Biểu 2-7).Bảng này cho biết toàn bộ chi phí về nhiên liệu và một số nguyên vật liệu phụ theo từng sản phẩm, số liệu của bảng là căn cứ để toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu.
1.3.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
CPNCTT chiếm 5%-10% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm lương chính, phụ cấp làm thêm ăn trưa, các khoản trích theo lương như BHYT,BHXH,KPCĐ.
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. TK này được mở chi tiết theo từng phân xưởng:
TK 622E- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng ép
TK 622T- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thành phẩm (bơm tiêm)
TK622D- Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng thành phẩm (dây truyền dịch)
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như:
+TK334- Phải trả công nhân viên
+TK3382-KPCĐ, TK3383-BHXH,TK3384-BHYT
Và một số tài khoản khác...
Xuất pháp từ đặc điểm tổ chức sản xuất,đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu của công tác quản lý, công ty áp dụng cùng 1 phương pháp tính lương đối với 2 khu vực sản xuất trực tiếp và gián tiếp (khối văn phòng).
Tại công ty, có 2 hình thức trả lương là tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào tiền lương theo thời gian để trả lương cho người lao động. Cuối kỳ kế toán sẽ điều chỉnh lại tiền lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm và tiền lương thực trả.
-Lương sản phẩm là:Quỹ lương được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Lương sản
phẩm
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Đơn giá tiền lương sp(công việc)
x
=
Trong đó : Đơn giá tiền lương sản phẩm xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của người lao động sản xuất sản phẩm và được lập riêng cho từng loại sản phẩm công việc, số lượng sản phẩm hoàn thành : căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm tức là khi sản phẩm đã qua kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng và có xác nhận của thủ kho.
Hàng tháng, kế toán chi phí và giá thành sẽ tập hợp lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý, phục vụ thành bảng tính lương theo sản phẩm.(biểu 2-8)
-Lương theo thời gian là lương được tính căn cứ vào giờ công, ngày công làm việc.
Tiền lương phải trả trong tháng
Mức lương
ngày
Số ngày thực tế làm việc trong tháng
=
x
Mức lương
ngày
Mức lương tháng theo cấp bậc
Hệ số các loại phụ cấp
x
22 ngày
=
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công của quản đốc phân xưởng, kế toán tiền lương sẽ tính lương cho từng công nhân theo từng phân xưởng.
Việc thanh toán lương được chia làm 2 kì: kì 1 tạm ứng,kì 2 nhận nốt số tiền còn lại.
Đối với các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo quy địnhCông ty trích 19% vào chi phí kinh doanh. Cuối tháng,căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán giá thành tính trích các khoản như sau:
+KPCĐ 2% được tính theo lương thực tế của người lao động
+BHXH 15%,BHYT 2% được tính căn cứ vào hệ số lương và mức lương tối thiểu của người lao động, cụ thể:
BHXH,BHYT = Hệ số lương x 350000 x17%
Sau đó kế toán chi phí và tính giá thành sẽ căn cứ vào số liệu này lập bảng trích KPCĐ,BHXH,BHYT,ăn trưa theo từng phân xưởng và bộ phận quản lý (Biểu 2-9). Từ bảng tính lương theo sản phẩm và bảng trích KPCĐ,BHXH,BHYT,kế toán chi phí và giá thành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo từng phân xưởng(Biểu 2-10).Cuối tháng căn cứ vào Bảng này ta tính được CPNCTT ở phân xưởng ép và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho từng loại sản phẩm hoàn thành ở PX thành phẩm (Biểu 2-11).Việc phân bổ được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Số sản phẩm i hoàn thành
x
CPNCTT toàn phân xưởng
=
CPNCTT của spi
Tổng số sp hoàn thành của phân xưởng
% sản phẩm hoàn thành
=
% sp hoàn thành
1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bao gồm các tiểu khoản:
TK6271- Tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng.
TK6273- Dụng cụ sản xuất (mũi khoan, giấy giáp, giẻ lau, dao tịên,túi PE, taro, dao phay...)
TK6274- Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như:
TK153- Công cụ dụng cụ được mở chi tiết cho từng loại CCDC:
TK153B- CCDC bảo hộ lao động
TK153D- CCDC cắt gọt
TK153k- CCDC khác
TK153T- CCDC thủ công
TK214- Khấu hao TSCĐ
* Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh những khoản như lương,phụ cấp và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ, của các nhân viên gián tiếp tại xưởng như quản đốc, thống kê.
Việc tập hợp và phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng hoàn toàn tương tự như với tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở phần1.2(biểu 2-9),(Biểu2-10),(Biểu2-11).
*Dụng cụ sản xuất: căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, kế toán chi phí và giá thành sẽ tập hợp được toàn bộ CCDC xuất kho theo từng phân xưởng (Biểu2-12),và(Biểu 2-13).Sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm
hoàn thành với tiêu thức phân bổ là theo % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-11)và (Biểu2-14).
*Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng:
Toàn bộ TSCĐ tại công ty được theo dõi chi tiết về nguyên giá,khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại theo từng phân xưởng và bộ phận sử dụng. Việc phân chia này xúât pháp từ tình hình thực tế của đơn vị : một số máy móc bị hỏng hiệu quả sử dụng thấp,một số máy móc chuyên dụng không còn phù hợp với quy trình công nghệ mới nên trở nên mất tác dụng. Do vậy TSCĐ ở các phân xưởng được chia thành các loại:
+TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
+TSCĐ chờ sử lý
+TSCĐ chờ thanh lý
Tuy nhiên,kế toán tính giá thành chỉ trích khấu hao cho các tài sản sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, điều này nhằm tránh cho giá thành phải chịu mọi chi phí khấu hao quá cao.
Đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức trích khấu hao trung bình được xác định theo công thức:
x
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao năm
=
Mức trích KH năm của TSCĐ
Mức trích KH năm
Mức trích KH tháng
của TSCĐ
=
12 tháng
Trong đó tỉ lệ khấu hao năm đã được quy định trong QĐ 166/1999/QĐ ngày 30/12/1999 của Bộ Tài Chính về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Để công việc tính toán mức khấu hao TSCĐ đơn giản khấu hao TSCĐ của một tháng trước và mức trích khấu hao TSCĐ tháng trước và mức trích TSCĐ tăng, giảm theo công thức :
Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng
Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng
Số khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước
Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng
+
-
=
Trong đó:
Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng là một số khấu hao của những TSCD đã tăng trong tháng trước.
Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng là một số khấu hao của những TSCĐ thôi trích khấu hao tháng trước.
Sau khi tính được mức trích khâu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định mức trích khấu hao của từng phân xưởng sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp(Biểu 2-15).
Cuối tháng,căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ, kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng loại sản phẩm.
-Phân xưởng ép nhựa thì phân bổ khấu hao TSCĐ theo tiêu thức % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-14).
-Phân xưởng thành phẩm:
+Nếu TSCĐ thuộc bộ phận bơm tiêm thì khấu hao được phân bổ theo tiêu thức % khối lượng sản phẩm hoàn thành(Biểu 2-11).
+Nếu TSCĐ thuộc bộ phân tiệt trùng nén khí thì khấu hao được phân bổ theo tỉ lệ tiệt trùng(đã đề cập ở phần CPNVLTT )(Biểu 2-7).
1.5.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty
TK154 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, được mở chi tiết theo từng sản phẩm:
TK154E-Sản xuất xilanh,piston....
TK154TB5P-Sản xuất bơm tiêm 5 ml
TK154TB3P-Sản xuất bơm tiêm 3 ml
TK154TB1P-Sản xuất bơm tiêm 1ml
TK154D-Sản xuất dây truyền dịch
Cuối tháng kế toán căn cứ vào nhật ký chung,bảng phân bổ liên quan, số phát sinh bên Nợ của các TK611,622,627,kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sẽ kết chuyển và phản ánh vào sổ chi tiết TK154 (Biểu 2-16a),(Biểu 2-16b) và sổ tổng hợp TK154(Biểu 2-17).
Trong quá trình sản xuất sản phẩm có phế liệu, phế liệu này có 2 loại: loại không tận dụng được bán lấy tiền, số tiền này được nhập vào quỹ và ghi giảm chi phí, và loại có thể tận dụng được nhập kho để sản xuất tiếp.
1.6. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở tại Công ty.
Đặc điểm nổi bật về chi phí sản xuất của Công ty là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm khoảng 70%-75%. Do đó cuối tháng, kế toán chi phí và tính giá thành cùng với thông kê phân xưởng tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở theo yếu tố nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ . Những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trên các giai đoạn công nghệ đều được tính là sản phẩm dở dang như: mặt hàng nhựa (PX ép nhựa ) hay BTP xilanh, piston(PXthành phẩm).Do vậy, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo hai cách :
- Thứ nhất
Sản phẩm làm dở là chi phí nguyên vật liệu vào sản xuất được kết chuyển theo tài khoản 154 theo từng sản phẩm, đồng thời cũng được kết chuyển theo số dư đầu kỳ trên TK 154 vào tháng sản xuất tiếp theo.
Giá trị của toàn bộ số nguyên vật liệu này được xác định căn cứ vào đơn giá theo thực tế xuất kho của từng loại. Căn cứ theo từng số liệu còn tồn, kế toán lập biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang(Biểu 2-18a).
-Thứ hai
Sản phẩm làm dở là bán thành phẩm đã hoàn thành ở phân xưởng ép nhựa được nhập kho sau đó được chuyển sang phân xưởng thành phẩm để tiếp tục công đoạn sản xuất. giá trị từng loại sản phẩm làm dở này được dựa trên giá thực tế xuất kho do bộ phận kế toán lập trên cơ sở số bán thành phẩm thực tế nhập kho, kế toán tính giá trị sản phẩm làm dở theo công thức sau:
Giá thành
đơn vị
Sản lượngbán thành phẩm
Giá trị sản phẩm
làm dở cuối kỳ
x
=
Sau khi tính được giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, kế toán tổng hợp giá trị sản phẩm làm dở dang của từng loại sản phẩm theo bảng kê chi phí sản xuất dở dang(Biểu 2-18b).
2.Tổ chức công tác tính giá thành tại công ty
2.1.Đối tượng tính giá thành.
Với quy trình sản xuất công nghệ là công nghệ phức tạp, liên tục, sản p0hẩm hoàn thành phải trải qua các giai đoạn công nghệ sản xuất khác nhau đặc trưng là sản phẩm bơm tiêm 5ml thì đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ hoặc sản phẩm ở giai đoạn cuối.
2.2. Kỳ và đơn vị tính giá thành sản phẩm.
Đơn vị là sản phẩm có chu trình ngắn, kỳ tính giá thành là tháng. mỗi tháng kế toán tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng. những sản phẩm hoặc đơn đặt hàng hoặc chưa hoàn thành, đang được chế biến ở các giai đoạn công nghệ được coi là sản phẩm dở dang và được tính giá thành trong thời kỳ hoàn thành.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng đơn vị tính giá thành là cái, kg, bộ. tuỳ theo chủng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà các phân xưởng có đơn vị tính giá thành phù hợp. Đối với bán thành phẩm ở phân xưởng ép thì đơn vị tính giá thành là “đồng/kg”, còn phân xưởng thành phẩm là “đồng/cái”.
2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng hay bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn nên phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành giản đơn có tính giá thành bán sản phẩm. quá trình tập hợp chi phí sản xuất bắt đầu từ phân xưởng ép nhựa rồi đến phân xưởng thành phẩm và đều được phản ánh theo từng khoản mục chi phí . Vì vậy việc tính giá thành cũng phải tiến hành lần lượt từ giai đoạn hoàn thành sản phẩm.
CPSP
dở dang
đầu kỳ
Tổng giá
thành thực
tế của SP
CPSP
dở dang
cuối kỳ
Các khoản
giảm CPSX
(nếu có)
CPS
phát sinh
trong kỳ
+
-
=
+
Tổng giáthành SP
=
Tổng giá thành
đơn vị SP
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Công việc tính giá thành được thực hiện trên thẻ tính giá thành sản phẩm. theo thẻ này, giá thành sản phẩm là tổng hợp của ba khoản mục.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Gồm các loại vật tư chính , vật tư phụ, nguyên liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc chế tao sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương sản phẩm của công nhân trự tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ.
Thẻ tính giá thành sản phẩm và dịch vụ được lập căn cứ theo chứng từ gốc liên quan ở từng phân xưởng.
Ví dụ:
- Bước 1: Tại phân xưởng ép nhựa:
Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ có liên quan và thẻ tính giá thành sản phẩm tháng 10 để tính giá thành bán thành phẩm tháng 11(Biểu 2-19):
- Bước 2: Tại phân xưởng thành phẩm: Bán thành phẩm xuất từ kho hoặc chuyển từ phân xưởng ép nhựa sẽ được gia công tiếp để trở thành sản phẩm, kế toán căn cứ vào các Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ để lập thẻ tính giá thành sản phẩm bơm tiêm 5p (Biểu số 2-20).
Chương III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty nhựa y tế
1. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Công ty Nhựa Y Tế là doanh nghiệp vừa của nhà nước .Mặc dù đã trải qua nhiều biến động, khó khăn nhưng công ty vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên, cải tiến kĩ thuật từng bước hoà nhập để tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Có được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực vươn lên và không ngừng đổi mới của nhà máy mà trước hết đó là sự năng động, năng lực sáng tạo dám nghĩ dám làm của Ban giám đốc - những người đã hết lòng tận tuỵ với công ty và sự đoàn kết đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài chính. Tuy vậy trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán mới với những quy định, cách thức và chế độ ghi chép ban đầu có những thay đổi nhưng bộ phận kế toán đã áp dụng rất tốt các chế độ, quy định mới vào công việc kế toán tại công ty. Qua một thời gian tìm hiểu ngắn và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, cùng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc công ty , các phòng ban chức năng và đặc biệt là phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở nhà trường và thực tiễn công tác kế toán.
Tuy tìm hiểu về thực tiễn chưa lâu và cũng như chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ hơn công tác kế toán của công ty. Nhưng qua đây em cũng xin trình bày một số ý kiến và nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, hy vọng rằng nó có thể sẽ đóng góp một phần nhỏ bé để công tác kế toán tại công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.Những ưu điểm
Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, từ ngày đầu thành lập đến nay công ty luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Công tác kế toán luôn luôn được củng cố hoàn thiện và đã trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý và hạch toán của công ty.
Công ty tiếp tục hoàn thiện một số khâu trong sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế, đã cố gắng sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, lựa chọn đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Lãnh đạo công ty đã phát huy năng lực sẵn có của cán bộ công nhân viên, chuyển hướng mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị đồng bộ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công tác hạch toán kế toán tại công ty được thực hiện một cách khoa học rõ ràng và đúng với chế độ kế toán hiện hành. Trong công tác kế toán thì sổ sách được mở một cách khoa học rõ ràng, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ đầy đủ theo chế độ quy định. Công ty sử dụng phương pháp kế toán Nhật ký chung để thực hiện công việc kế toán, phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà máy.
Công tác hạch toán kế toán của nhà máy luôn luôn đảm bảo tuân thủ thực hiện đúng chế độ quy định của Bộ tài chính, chứng từ sổ sách phản ánh đúng các nội dung kinh tế và theo mẫu sổ quy định.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty được coi trọng đúng mức và được bố trí kế toán có nghiệp vụ cao làm phần hành kế toán này.
Trong quá trình hạch toán chi phí các tài khoản được kế toán áp dụng phù hợp với điều kiện của công ty.Công tác quản lý chi phí của công ty cũng được tiến hành rất chặt chẽ. Tất cả các khoản chi phí phải có chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, đúng quy định thì mới được thanh toán. Từ đó tránh được tình trạng khai tăng chi phí, các khoản chi phí bất hợp lý. Mặt khác nó còn giúp cho công ty tránh được tình trạng tham ô, lãng phí.
Việc áp dụng chính sách lương khoán sản phẩm đến từng ngưới lao động,
từng phân xưởng thưởng phù hợp với trình độ, khả năng của từng cán bộ công nhân viên. Với chính sách khuyến khích lợi ích vật chất thích đáng đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, có ý thức nâng cao trình độ tay nghề, duy trì sản xuất liên tục, phát huy tối đa nguồn lực của công ty.
Công ty tiến hành tập hợp và tính giá thành theo phương pháp phân bươc là hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với yêu cầu quản lý giúp kế toán phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời, chính xác.
1.2. Những mặt hạn chế
Ngoài những ưu điểm kể trên, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số những vấn đề tồn tại nhất định mà theo em nếu tiến hành khắc phục có thể sẽ giúp cho công tác kế toán tại công ty đạt hiệu quả cao hơn.
Về công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Số công nhân nghỉ phép phát sinh không thường xuyên nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép. Điều này dẫn đến nếu tại 1 tháng nào đó, số lượng công nhân nghỉ phép tập trung sẽ dẫn đến tình trạng thiếu công nhân và số lượng công việc trong kỳ hoàn thành không lớn, như vậy làm cho giá thành kỳ này thấp nhưng kỳ sau lại sau bị đội lên cao một cách bất hợp lý.
Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn như vậy sẽ không tiện lợi khi hạch toán chi phí sửa chữa lớn vì TSCĐ tại công ty có giá trị lớn nên khi phát sinh chi phí sửa chữa thường là lớn, vậy khi hạch toán thì những tháng có phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ chi phí sản xuất chung thường tăng lên rất nhiều từ đó dẫn đến giá thành tháng đó rất cao và không hợp lý.
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty nhựa y tế.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc cải tiến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đối với những máy móc thiết bị không còn khả năng sử dụng có thể tiến hành thanh lý, còn những thiết bị sử dụng lâu, công nghệ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất có thể nhượng bán hay chyuển thành công cụ dụng cụ. Từ đó thể giảm được chi phí sửa chữa, chi phí bảo quản đồng thời tăng thêm được một khoản thu nhập bất thường.
Công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành đã được công ty tiến hành, thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên công ty cần quán triệt chặt chẽ hơn nửa trong công tác quản lý vì khả năng tiết kiệm chi phí còn rất lớn.
+Về nguyên vật liệu sản xuất. Nguyên vật liệu phải được phục vụ kịp thời và đảm bảo chất lượng từ khâu dự trữ đến khâu lưu thông đưa vào sản xuất, tránh tình trạng phải chờ đợi nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất do nguyên vật liệu nhập về chậm. Và trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu nên có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy công ty khi nhập nguyên vật liệu để sản xuất thì phải lựa chọn xem xét kỹ lưỡng, so sánh về giá cả, chất lượng, hình thức thanh toán để tìm được nguồn nguyên vật liệu với giá rẻ mà chất lượng đảm bảo.
+ Công ty cũng phải đẩy mạnh công tác thu hồi vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nên có chính sách giá cả linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng như áp dụng chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán nhằm khuyến khích việc thanh toán nhanh của khách hàng tránh nợ đọng chiếm dụng vốn của công ty .
+Công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công ty cũng cần lựa chọn hình thức vay vốn thích hợp để giảm chi phí lãi vay, trong việc huy động vốn công ty thể giảm bớt vốn vay ngân hàng và đề nghị xin vay vốn từ Tổng công ty với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Tổng công ty cần có biện pháp hỗ trợ hiệu quả để công ty hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể là việc đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu cho đến khi bán sản phẩm thu tiền về. Ngoài vốn vay công ty còn có thể huy động vốn từ cán bộ
công nhân viên của công ty, để huy động được nguồn này thì công ty có thể tăng mức lãi suất tiền gửi cao hơn mức lãi suất cuả ngân hàng một chút, như vậy thì sẽ hấp dẫn người lao động trong công ty tham gia góp vốn mà nhà máy vẫn tiết kiệm hơn đi vay ngân hàng.
+ Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động từ đó cũng tránh được lãng phí nguyên vật liệu do sản xuất hỏng, tiết kiệm nhiên liệu từ đó giảm chi phí và giá thành sản phẩm hạ.
+ Tăng cường công tác quản lý và sử dụng TSCĐ hiện có ở công ty. Do đặc điểm TSCĐ ở công ty phần lớn đã sử dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên cũng có một số thiết bị máy móc mới mua,đồng bộ và hiện đại nên để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị công ty phải tăng cường công tác quản lý, bảo quản máy móc cũng như việc bảo dưỡng máy móc thiết bị. Công ty cần thực hiện tốt việc giao máy móc thiết bị cho từng tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất, đưa ra các nội quy, quy chế tới từng bộ phận, yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành đúng trình tự kĩ thuật sử dụng máy móc thiết bị.
Công ty cần tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Việc trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép là cần thiết .Việc nghỉ phép của công nhân không thực hiện theo kế hoạch. Do đó tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất phát sinh không thường xuyên. Công việc công nhân sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Nếu công nhân nghỉ phép tập trung vào 1 tháng nào đó thì sẽ làm cho sản lượng sản xuất giảm nhưng chi phí nhân công trực tiếp lại tăng. Vì vậy nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nhằm ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Bên cạnh đó công ty cũng cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là cần thiết vì số lượng và giá trị TSCĐ tại công ty là rất lớn. Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn thì công ty lên kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK CP liên quan (627,641,642)
Có TK 335 - chi tiết trích trước SCLTSCĐ
Nếu chi phí SCLTSCĐ có giá trị nhỏ thì tiến hành kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh có hoạt động SCLTSCĐ,ghi.
NợTK CP liên quan(623,627,641,642)
CóTK 241 - giá trị khối lượng SCLTSCĐ
Cuối niên độ nếu có chênh lệch giữa khoản đã trích trước với chi phí SCL thực tế đã phát sinh thì tiến hành xử lý theo quy định hiện hành của cơ chế tài chính.
Khi số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335
Có TK CP liên quan (627,641,642)
Khi số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì số chênh lệch được tính vào chi phí .
Nợ TK CP liên quan (627,641,642)
Có TK 335
Kết Luận
Qua quá trình thực tập tại công ty Nhựa Y Tế thì em thấy rằng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Để đạt được tối đa hoá lợi nhuận thì bí quyết thành công của các doanh nghiệp là phải biết vận dụng khéo léo các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó phải luôn nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty và hạ giá thành sản phẩm để có thể tối đa hoá lợi nhuận của công ty.
Công ty Nhựa Y Tế là một doanh nghiệp sản xuất, công tác kế toán là khâu quan trọng không chỉ trong thực tiễn mà cả về mặt lý luận kinh tế. Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy rằng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty đã phần nào đáp ứng được yêu cầu hiện nay của công tác quản lý ở công ty. Luận văn này được trình bày kết hợp giữa lý luận và thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Nhựa Y Tế. Xuất phát từ những kiến thức đã được học và nghiên cứu cùng với thực tiễn và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Tỉnh, em mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và biện pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác hạch toán kế toán tại công ty.
Trong thời gian thực tập thầy giáo Nguyễn Ngọc Tỉnh đã tận tình hướng dẫn em cả về phương pháp và kiến thức, cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán công ty đã giúp em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian khảo nghiệm thực tế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Tỉnh cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán công ty nhựa Y Tế đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Mục lục
công ty nhựa y tế
Biểu 2-17
sổ tổng hợp tài khoản
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 11 năm 2005
TK 154
TT
Tên TK
Mã hiệu
PS/Nợ
PS/ Có VNĐ
1
Nguyên vật liệu
152
472.883.247
2
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
88.552.006
3
Thành phẩm
155
4.166.335.469
4
Hàng hoá
156
5
Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
621
3.578.591.081
6
Chi phí nhân công trực tiếp
622
208.172.624
7
Chi phí sản xuất chung
627
527.782.025
Tổng cộng
4.403.097.736
4.639.218.716
Số d đầu kì(VNĐ):
482.014.532
Số d cuối kì(VNĐ):
245.893.552
(Hai trăm bốn lăm triệu tám trăm chín mơi ba nghìn năm trăm năm hai đồng)
Ngày... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Biểu 2-8
Bảng tính lơng theo sản phẩm
tháng 11 năm 2005
STT
diễn giải
sản phẩm(Kg)
sản phẩm (cái)
đơn giá tl
thành tiền(đ)
I
Phân xởng ép
39.541.067
1
Tiền lơng CNSX XL,PT
20.620
9.571.567
19.521.551
a
Xy lanh
11.304
4.886.056
10.879.650
5 ml
5.504
2.003.456
1,114
2.231.850
0,5 ml K1
5.800
2.882.600
3
8.647.800
b
Piston
9.316
4.685.520
8.641.901
20 ml
448
86.016
1,236
106.316
5 ml
7.200
3.218.400
1,236
3.977.942
0,5 ml K1
1.668
1.381.104
3,3
4.557.643
2
Tiền lơng CNSX SP khác
5.223
13.574.222
Vỏ khoá
1.640
537.920
1,6
860.672
Cốc bệnh phẩm
1.290
322.560
10
3.225.600
Phôi chai
184
25.795
10
257.950
Gioăng phích
1.505
301.000
30
9.030.000
Vòng dây dẫn MĐ
604
20.000
10
200.000
3
Tiền lơng NVQL phân xởng
6.445.294
Xy lanh, piston
4.785.788
0,383
1.832.957
Vỏ khoá
1.057.800
0,521
551.114
Cốc bệnh phẩm
322.560
3,259
1.051.223
Gioăng phích
301.000
10
3.010.000
II
phân xởng thành phẩm
219.954.581
1
Tiền lơng CN SX bơm tiêm
3.881.800
14,082
54.663.508
2
Tiền lơng CN SX BT 1 BK
1.867.200
38,02
70.990.944
3
Tiền lơng CN SX DTD
711.900
39,93
28.426.167
4
Tiền lơng NVQL PX SX DTD
711.900
10
7.119.000
5
Tiền lơng NVQL PX SX bơm tiêm
3.881.800
0,98
3.804.164
6
Tiền lơng NVQL PX SX b.tiêm 1BK
1.867.200
29,122
54.376.598
7
Cốc bệnh phẩm
159.500
3,6
574.200
III
Tiền lơng NVQL+phục vụ
107.969.693
1
bơm tiêm
3.881.800
10,786
41.869.095
2
b.tiêm 1BK
1.867.200
29,122
54.376.598
3
Dây truyền dịch
711.900
10
7.119.000
4
Gioăng phích
301.000
10
3.010.000
5
Cốc bệnh phẩm
159.500
10
1.595.000
Cộng I+II+III
367.465.341
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Biểu 2-20
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Bơm tiêm 5P
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
3.801.600 cái
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
621TB5P
405.691.290
1.215.087.120
339.180.672
1.281.597.738
337,121
622T
81.217.034
81.217.034
21,364
6271T
38.278.809
38.278.809
10,069
6273T
2.246.854
2.246.854
0,591
6274T
143.790.726
143.790.726
37,824
154TBC
9.861.203
9.861.203
2,594
154B
32.381.927
32.381.927
8,518
154TB5P
Cộng
405.691.290
1.522.863.673
339.180.672
1.589.374.291
418,081
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
biểu 2-19
tên sản phẩm,dịch vụ:Xi lanh,piston
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
20.620 kg
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
14.009,2kg
20.427 kg
13.520 kg
621E
273.565.021
412.706.985,00
274.685.491
411.586.515
19.960,549
622E
23.580.653
23.580.653
1.143,582
6271E
2.216.581
2.216.581
107,497
6273E
4.889.042
4.889.042
237,102
6274E
154.420.452
154.420.452
7.488,868
Cộng
273.565.021
597.813.713
274.685.491
596.693.243
28.937,598
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Biểu 2-17
sổ tổng hợp tài khoản
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 11 năm 2005
TK 154
TT
Tên TK
Mã hiệu
PS/Nợ
PS/ Có VNĐ
1
Nguyên vật liệu
152
472.883.247
2
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
88.552.006
3
Thành phẩm
155
4.166.335.469
4
Hàng hoá
156
5
Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
621
3.578.591.081
6
Chi phí nhân công trực tiếp
622
208.172.624
7
Chi phí sản xuất chung
627
527.782.025
Tổng cộng
4.403.097.736
4.639.218.716
Số d đầu kì(VNĐ):
482.014.532
Số d cuối kì(VNĐ):
245.893.552
(Hai trăm bốn lăm triệu tám trăm chín mơi ba nghìn năm trăm năm hai đồng)
Ngày ... tháng ... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Xk vt cho bộ phận tiệt trùng
tháng 11 năm 2005
Biểu 2-5
TT
C.Từ
Số CT
Ngày CT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
Mã VTHH Nợ
ĐV tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
PXK
50/5
10.11.2005
Xuất kho dầu diezen: Trang.Fx
621B
152.3
03D0015
L
30
1.431.917,3
42.957.519
2
PXK
192/5
17.11.2005
XK EO gas: Trang.Fx
621B
152.3
03GEO
BINH
600
6.922,05
4.153.623
Tổng
630
1.438.839,35
47.111.142
1
PXK
13/11
10.11.2005
XK mực in vạch BK NU 811
621TBC
152.1
01MIV811
KG
6,000
377.273,000
2.263.638
2
PXK
13/11
04.11.2005
XK silicon 350
621TBC
152.1
01DSN350
KG
16,000
295.312,500
4.725.000
3
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính đại
621TBC
152.1
02KBD90
CUộN
60,000
103.231,082
6.193.865
4
PXK
26/11
05.11.2005
XK băng dính duplex
621TBC
152.1
02KBD91
CUộN
100,000
1.545,100
154.510
5
PXK
29/11
05.11.2005
XK cồn 96
621TBC
152.1
3CLL0020
L
20,000
8.833,333
176.667
…
…
…
…
…………………………………
…
152.1
…
…
…
…
Tổng
724,000
1.493.412,438
39.531.587
Ngày …..tháng…..năm2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Bơm tiêm 5P
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
4.952.000 cái
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
621TB5P
436.917.991
1.353.299.851
165.282.488
1.624.935.354
328,137
622T
78.748.890
78.748.890
15,902
6271T
6.170.500
6.170.500
1,246
6273T
1.080.187
1.080.187
0,218
6274T
126.132.993
126.132.993
25,471
154TBC
11.341.043
11.341.043
2,290
154B
34.937.269
34.937.269
7,055
154TB5P
0
0,000
Cộng
436.917.991
1.611.710.733
165.282.488
1.883.346.236
380,319
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
tháng 11 năm 2005
tên sản phẩm,dịch vụ:Xi lanh,piston
Số lợng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành trong kỳ
36,740 kg
Khoản mục
Chi phí SXKD
Chi phí sản xuất
Chi phí SXKD
Giá thành sản phẩm dịch vụ trong kì
chi phí SXKD
dở dang đầu kỳ
phát sinh trong kì
dở dang cuối kỳ
Giá thành
Giá thành đơn vị
32.378 kg
21.765,5kg
17.535,3 kg
700.985.120
19.079,617
621E
616.609.048
424.661.095,00
340.285.023
34.138.788
929,199
622E
34.138.788
3.499.428
95,248
6271E
3.499.428
3.002.908
81,734
6273E
3.002.908
178.156.620
4.849,119
6274E
178.156.620
0
0,000
0
0,000
0
0,000
0,000
Cộng
616.609.048
643.458.839
340.285.023
919.782.864
25.034,917
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phân xởng thành phẩm
Bảng đánh giá sản phẩm dở vật liệu phụ
Biểu 2-6
tháng 5 năm 2005
STT
Vật t
Eo ga(bình)
Dầu diezen(lit)
Tổng 154B
Vật kiệu khác(TK154TBC)
Loại sản phẩm
Số lợng
Thành tiền
Số lợng
Thành tiền
(TK 154B)
Số lợng
Thành tiền
III
Dở đầu kì
11,8
16.864.286
22
133.991
16.998.277
35.322.288
II
Nhập trong kì
30
42.957.519
600
4.153.623
47.111.142
39.531.587
III
Dở cuối kì
96
584.688
584.688
54.233.000
IV
Xuất trong kì
41,8
59.821.805
526
3.702.926
63.524.731
20.620.875
Ngày 28 tháng11 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất các loại bơm tiêm
Biểu 2-11
Tháng 11 năm 2005
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
V.liệu phụ
V.liệu phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621E
622E
6271E
6273E
6274E
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.867.200
31,60
714.385.962
39.890.690
18.801.082
1.103.568
45.521.967
3.390.411
11.133.332
834.227.011
2
Bơm tiêm 20P
72.000
1,22
51.942.381
1.538.201
724.977
42.554
1.755.346
560.296
1.839.882
58.403.638
3
Bơm tiêm 3P
3.000
0,05
469.749
64.092
30.207
1.773
73.139
5.447
17.888
662.296
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
64,34
1.466.744.866
81.217.034
38.278.809
2.246.854
92.682.256
9.864.203
32.381.927
1.723.412.949
5
Bơm tiêm 10P
5.200
0,09
3.143.388
111.092
52.359
3.073
126.775
21.582
70.870
3.529.140
6
Cóc đờm không
159.500
2,70
31.592.679
3.407.543
1.606.026
94.269
3.888.578
40.589.096
tiệt trùng
Cộng
5.908.500
100
2.268.279.025
126.228.652
59.493.460
3.492.091
144.048.061
2.660.824.130
Ngày 28 tháng 5 năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ... tháng... năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2-15
Tháng 11 năm 2005
Tỷ lệ
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 641
TK6424
Chỉ tiêu
khấu hao
Toàn DN
PX ép
PX TP
Chi phí
Chi phí
%
Nguyên giá
Khấu hao
(TK 6274E
(TK6274T)
bán hàng
QLDN
PB Đùn ống DTD+ống KTCB(B)
315.642.110
2.192.251
2.192.251
PB ép nhữaL,PT…(B)
21.276.130.076
191.344.804
191.344.804
PB bơm tiêmâ
16.987.357.789
144.048.061
144.048.061
PB tiệt trùng+nén khí(D)
12.549.990.007
107.135.941
107.135.941
(PB chung cho các SP)
Quản lý DN(A)
14.217.085.873
75.639.030
75.639.030
Cộng
65.346.205.855
520.360.087
193.537.055
251.184.002
75.639.030
Ngời lập biểu
Ngày... tháng... năm 2005
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2-15
Tháng 11 năm 2005
Tỷ lệ
Nơi sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 641
TK6424
Chỉ tiêu
khấu hao
Toàn DN
PX ép
PX TP
Chi phí
Chi phí
%
Nguyên giá
Khấu hao
(TK 6274E
(TK6274T)
bán hàng
QLDN
PB Đùn ống DTD+ống KTCB(B)
315.642.110
2.192.251
2.192.251
PB ép nhữaL,PT…(B)
21.276.130.076
191.344.804
191.344.804
PB bơm tiêmâ
16.987.357.789
144.048.061
144.048.061
PB tiệt trùng+nén khí(D)
12.549.990.007
107.135.941
107.135.941
(PB chung cho các SP)
Quản lý DN(A)
14.217.085.873
75.639.030
75.639.030
Cộng
65.346.205.855
520.360.087
193.537.055
251.184.002
75.639.030
Ngời lập biểu
Ngày ...tháng... năm 2005
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất phân xởng thành phẩm
bơm tiêm, dây truyền dịch
Tháng 11 năm 2005
Biểu 2-7
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
KHTSCĐ
V.Liệu Phụ
V.Liệu Phụ
Tổng cộng
(KG)
%
621T
622D
6271D
6274T
154TBC
154B
1
Bơm tiêm 0,5 K1
1.307.040
16,40
17.571.763
3.390.411
11.133.332
32.095.506
2
Bơm tiêm 20P
216.000
2,71
2.903.890
560.296
1.839.882
5.304.068
3
Bơm tiêm 3P
2.100
0,03
28.232
5.447
17.888
51.567
4
Bơm tiêm 5P
3.801.600
47,70
51.108.470
9.861.203
32.381.927
93.351.600
5
Bơm tiêm 10P
8.320
0,10
111.854
21.582
70.870
204.306
6
Dây truyền dịch
2.634.030
33,05
807.754.247
44.789.097
7.119.000
35.411.732
6.832.572
22.436.597
924.343.245
Cộng
7.969.090
100,00
807.754.247
44.789.097
7.119.000
107.135.941
20.671.511
67.880.496
1.055.350.292
Ngày ... tháng ...năm 2005
Ngời lập biểu
Kế toán trởng
công ty nhựa y tế
Phòng kế toán
Bảng phân bổ chi phí sản xuất các loại bơm tiêm
Biểu 2-11
Tháng 11 năm 2005
Tập hợp chi phí sản xuất
STT
Loại sản phẩm
Số lợng
Tỉ lệ
NVL chính
Nhân công
Quản lý Px
VLQuản lý
KHTSCĐ
V.liệu phụ
V.liệu phụ
Tổng cộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20121.DOC