Tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ở trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam: Mở đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đang có tác động tích cực đến nhu cầu du lịch của con người. Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là nhu cầu cần thiết cho mọi người.
Nghị định 45/CP của chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự đổi mới cho Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu quan trọng trên các mặt kinh tế - xã hội - ngoại giao. Nhận thức về vai trò vị trí và đạt hiệu quản nhiều mặt của du lịch trong nền kinh tế và hoạt động xã hôi, ngành kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đã cố gắng xây dựng lực lượng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng qui mô hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, với mục đích đem lại lợi nhuận cao, đồng thời hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển mạnh lên.
Tuy nhiên trong kinh ...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ở trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đang có tác động tích cực đến nhu cầu du lịch của con người. Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là nhu cầu cần thiết cho mọi người.
Nghị định 45/CP của chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch đã coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự đổi mới cho Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu quan trọng trên các mặt kinh tế - xã hội - ngoại giao. Nhận thức về vai trò vị trí và đạt hiệu quản nhiều mặt của du lịch trong nền kinh tế và hoạt động xã hôi, ngành kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đã cố gắng xây dựng lực lượng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng qui mô hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, với mục đích đem lại lợi nhuận cao, đồng thời hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển mạnh lên.
Tuy nhiên trong kinh doanh, du lịch còn có nhiều tồn tại cần được khắc phục như tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu chế biến, tiền vốn…. Điều này đòi hỏi cần phải tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành du lịch mà đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu quan trọng. Trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất nói chúng. Các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ nói riêng. Chi phí sản xuất là những chi phí về sử dụng tài sản, vật liệu, lao động trong quá trình sản xuất, là cơ sở để cấu tạo nên giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả những loại tài sản, nguyên vật liệu, lao động, tiền vốn đi đôi với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Phải chăng là một nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện kiên quyết để tăng tích luỹ xã hội, tăng tốc độ quy mô phát triển sản xuất kinh doanh cuối doanh nghiệp cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam thuộc Trung ương Đoàn với sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán và được sự giúp đỡ các thầy các cô trong Khoa Tài chính Kế toán trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, em đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ở trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam".
Đề tài gồm ba phần lớn
Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong ngành dịch vụ du lịch.
Phần II: Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành du lịch ở trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam.
Phần thứ nhất
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong ngành dịch vụ du lịch.
1.1. Đặc điểm kinh doanh du lịch ảnh hưởng đến công tác kế toán
Du lịch là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Hoạt động kinh doanh du lịch có những đặc điểm sau:
Du lịch là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cũng nhiều.
Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh chùa chiền độc đáo hấp dẫn. Đối tượng phục vụ của ngành Du lịch luôn luôn di động và rất phức tạp. Số lượng khách du lịch cũng như số ngày lưu lại của khách luôn biến động.
Kinh doanh Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như kinh doanh hướng dẫn du lịch, lữ hành, kinh doanh hàng hoá, kinh doanh vận tải, kinh doanh ăn uống, nghỉ ngơi, khách sạn.
1.2. Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong ngành dịch vụ du lịch.
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất và các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Trong dịch vụ hiện nay, người ta thực hiện hai cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu đó là:
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố.
Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để phân loại chi phí. Những chi phí có nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một yếu tố chi phí bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và do nơi nào gánh chịu, đồng thời chỉ những chi phí phát sinh lần đầu, không tính những chi phí luân chuyển nội bộ.
Theo chế độ hiện hành bao gồm 5 yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này có tác dụng: Phục vụ lập dự án chi phí sản xuất kinh doanh, biết được tỷ trọng từng loại chi phí, làm căn cứ để lập kế hoạch về cung ứng vật tư, bố trí lao động.
1.2.1.2. Phân loại theo khoản mục.
Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí để phân loại. Những chi phí có nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một khoản chi phí bất kể chi phí đó là chi phí sản xuất chia thành các khoản mục.
* Chi phí nguyên liệu trực tiếp
* Chi phí nhân công trực tiếp
* Chi phí sản xuất chung
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm
Giá thành là biểu hiện bằng tiền mặt của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá thành cả hàng hoá, giá thành được xem xét dười nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành sản phẩm được phân loại theo rất nhiều tiêu thức.
1.2.2.1. Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm gồm:
* Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
* Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh, song nó lại được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi cả kỳ kế hoạch.
* Giá thành thực tế: Được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong ky hạch toán, từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Do đặc điểm của kinh doanh du lịch là không có thành phẩm nhập kho, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với nhau.
* Giá thực tế hoạt động
kinh doanh hướng dẫn du lịch
=
Tổng chi phí vật liệu, nhân công trực tiếp và CPSX chung liên quan trực tiếp đến hoạt động HĐL
* Tổng giá thành thực tế hoạt động kinh doanh vận chuyển
=
Tổng chi phí sản xuất liên quan đến hoạt động vận chuyển (vật liệu, nhân công trực tiếp, sản xuất chính)
* Giá thành đơn vị kinh doanh vận chuyển
=
Tổng giá thành thực tế kinh doanh vận chuyển
Tổng số tấn - Km vận chuyển
* Tổng giá thành kinh doanh buồng ngủ
=
Tổng chi phí thực tế phát sinh liên quan đến buồng ngủ
* Giá thành đơn vị phòng ngủ (1 ngày đêm) loại I (I = 1,n)
=
Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn 1 ngày đêm
x
Hệ số quy đổi
Trong đó
* Giá thành đơn vị phòng tiêu chuẩn một ngày đêm
=
Tổng giá thành kinh doanh buồng ngủ
Tổng số phòng ngủ tiêu chuẩn quy đổi
* Tổng số phòng ngủ tiêu chuẩn qui đổi
=
Số ngày đêm nghỉ thực tế của loại phòng i
x
Hệ số quy đổi
* Giá thành kinh doanh hàng ăn uống
=
Tổng chi phí thực tế phát sinh liên quan đến kinh doanh hàng ăn, uống
1.2.2.2. Đối tượng và phương hướng tính giá thành trong ngành kinh doanh dịch vụ.
1.2.2.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung. Mỗi loại hoạt động như hoạt động kinh doanh ăn uống, buồng ngủ, bán hàng, dịch vụ khác, được mổ chi tiết theo từng hoạt động để theo dõi.
1.2.2.2.2. Đối tượng và tính giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch
Trong ngành dịch vụ du lịch do tổ chức sản xuất mang đặc điểm đơn chiếc, mỗi loại sản phẩm dịch vụ đến phải có một mức dự toán riêng. Nên đối tượng tính giá thành. Trong dịch vụ là các hoạt động kinh doanh đã hoàn thành đem vào sử dụng (tiêu thụ).
1.2.2.2.2. Phương pháp trực tiếp (Phương pháp giản đơn)
Phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp loại hình sản xuất đơn giản: Sản xuất ít mặt hàng, khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ ngắn hoặc có rất ít sản phẩm dở dang.
1.2.2.2.3. Phương pháp hệ số: Trong kinh doanh khách sạn thì hoạt động buồng ngủ là phù hợp với phương pháp này.
Để tính được trước hết kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi dựa vào để tính giá thành gốc và từng loại sản phẩm.
* Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
Số lượng sảm phẩm quy đổi (sản phẩm gốc)
1.2.2.2.4. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, có quy cách, phẩm chất khác nhau. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
* Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ chi phí
Trong đó
Tỷ lệ chi phí
=
Tổng giá thành sản xuất thực
Tổng giá thành sản xuất kế hoạch
(hoặc định mức) của các loại sản phẩm
x 100
1.2.3. Mối quan hệ giữa hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là 2 giai đoạn kế tiếp nhau của một quá trình hạch toán sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề cho nhau. Đồng thời có sự khác nhau do yêu cầu phản ánh, kiểm tra và phân tích chi phí. Nếu coi việc tính giá thành là công tác chủ yếu thì thì tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng quyết định tới mức độ chính xác của giá thành. Chi phí sản xuất được tính vào giá thành trên cơ sở tổng hợp phân bổ theo những phương pháp khoa học chính xác.
1.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.2.4.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp
- Trong hoạt động kinh doanh khách sạn - du lịch chi phí vật liệu trực tiếp chủ yếu cho kinh doanh ăn uống bao gồm:
Giá trị thực tế của vật liệu chính (các loại thực phẩm) vật liệu phụ như đường, sữa… và các vật liệu khác dùng để chế biến sản phẩm.
- Trong các hoạt động kinh doanh buồng ngủ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tiễn như xà phòng, khăn tắm và các vật liệu khác phục vụ cho buồng ngủ.
Để theo dõi nguyên vật liệu trực tiếp ta sử dụng TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để tập hợp các chi phí thu mua, xuất dùng trong kỳ và cuối kỳ. Kết chuyển vào tài khoản giá thành để tính giá thành cho từng hoạt động.
* Khi xuất kho nguyên vật liệu để chế biến sản phẩm kế toán ghi
Nợ TK621 (ăn uống, buồng ngủ, dịch vụ khác…)
Có TK152 (thực phẩm)
* Khi xuất kho vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp kế toán ghi
Nợ TK621 (ăn uống, buồng ngủ, hoạt động khác…)
Có TK 152 (đường sữa)
- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm ăn uống, buồng ngủ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng kế toán ghi
Nợ TK621 (ăn uống, buồng ngủ, dịch vụ khác…)
Có TK 111 (Nếu mua bằng tiền)
Có TK 112 (Nếu mua bằng tiền gửi ngân hàng)
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 154 (ăn uống, buồng ngủ, dịch vụ khác…)
Có TK 621
* Công thức tính giá thực tế của vật liệu như sau:
Giá thực tế của vật liệu trong kỳ
=
Giá hạch toán của vật liệu xuất trong kỳ
x
Hệ số giữa giá thực tế hạch toán của vật liệu
Trong đó
Hệ số giữa giá thực tế và hạch toán của vật liệu
=
Giá thực tế của + Giá thực tế của vật liệu
vật liệu dồn đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá hạch toán của + Giá hạch toán của
vật liệu dồn đầu kỳ vật liệu nhập trong kỳ
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
Tập hợp chi phói nguyên
vật liệu xuất dùng để chế biến sản phẩm
TK152,111,112
TK621 chi tiết
TK154
- Kế toán nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và cáckhoản có tính chất như lương trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương được phép tính vào chi phí.
* Lương của CBCNV = Giá trị ngày công quy đổi x ngày công quy đổi
Trong đó
* Ngày công qui đổi
=
hệ số lương
x
Hệ số phân loại thi đua
x
Ngày công thực tế đi làm
* Giá trị ngày công quy đổi
=
Tổng quỹ lương - Tổng phụ cấp theo chế độ
Tổng ngày công quy đổi
Nội dung của TK 622:
* Bên nợ: chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, th ực hiện lao vụ dịch vụ
* Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm
- TK 622 không có số dư cuối kỳ
* Nợ TK 622 (ăn uống, buồng ngủ…)
Có TK 334: Tổng lương phải trả cho công nhân trực tiếp
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ 19% kế toán ghi
* Nợ TK 622 (chi tiết)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết từng đối tượng)
Có TK622
TK622 (chi tiết
từng hoạt động)
TK 154 (chi tiết
từng hoạt động)
Sơ đồ hoạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp phát sinh
TK338(3382, 3383, 384)
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp
TK334
- Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như: Chi phí vật liệu, chi phí CCDC dùng ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản kế toán sử dụng TK627 - chi phí sản xuất chung và được chia ra thành 6 tài khoản câp 2:
* TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
* TK 6272 - Chi phí vật liệu
* TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
* TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
* TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
* TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền
- Phương pháp hạch toán sau:
+ Nếu tự sửa chữa thì chi phí nguyên vật liệu sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng, các vật liệu xuất dùng.
* Nợ TK 6272 (chi tiết từng hoạt động)
* Có TK 152 (chi tiết từng hoạt động)
+ Chi phí lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp phải trả cho CNVC quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất: kế toán ghi
* Nợ TK 6271 (chi tiết từng hoạt động)
* Có TK 334 (phải trả lương cho công nhân viên chức)
Các chi phí dụng cụ, công văn, văn phòng phẩm xuất dùng cho bộ phận kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất dùng để ghi:
* Nợ TK 6273 ( chi tiết từng hoạt động)
* Có TK 1531 (chi tiết từng hoạt động)
Trích khấu hao TSCĐ, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí để sản xuất chung cuối tháng, quý kế toán ghi sổ và tập hợp vào chi phí để tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
Nợ TK 6274 (chi tiết từng hoạt động)
Có TK 6214 (khấu hao TSCĐ)
Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, điện thoại, sửa chữa nhỏ. Cuối tháng, quí kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp và chứng từ ghi sổ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp nó để tính giá thành sản phẩm. Kế toán ghi
Nợ TK 6277 (chi tiết từng hoạt động)
Có TK 111, 112, 331…
Trong kỳ phát sinh chi phí sửa chữa kế toán ghi:
Nợ TK 6278 (chi tiết từng hoạt động)
Có TK 335
Khi có sửa chữa phát sinh
Nợ TK 355
Có TK 112, 331, 111
Căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu chi tiền mặt, tiền gửi)
Nợ TK 6278 (chi tiết)
Có TK 111, 112
Cuối kỳ (tháng, quí) kế toán chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
` Nợ TK 154 (chi tiết từng hoạt động)
Có TK 627 (chi tiết từng hoạt động)
* Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK151, 153
TK 627 153153
TK154
TK151, 153
TK151, 153
Chi phí vật liệu - dụng cụ
Chi phí phải trả
Khấu hao TSCĐ
TK 111,112
Chi phí mua ngoài và
Chi phí bằng tiền khác
Kết chuyển chi phí
Sản xuất chung
Đối với hoạt động bán hàng đây là hoạt động thương mại do vậy chi phí bán hàng được tập hợp vào giá vốn hàng bán
* Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau
TK 156
TK 611
TK 156
TK 632
TK 911
Kết chuyển HH
Tồn đầu kỳ
Kết chuyển HH
Tồn đầu kỳ
TK 111, 112,331
Mua hàng hoá
nhập kho
* Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên theo sơ đồ sau:
TK 156, 157
TK 623
TK 911
Giá vốn hàng hoá
Xuất bán
Kết chuyển giá
vốn hàng hoá
* Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Nếu đơn vị áp dụng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng các bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng TK 631 ' giá thành sản xuất".
Nội dung của TK 631 ( giá thành sản phẩm".
Bên nợ - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
- Kết chuyển nguyên liệu trực tiếp, sản xuất chung vào giá thành
* Bên có - Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
- Giá thành sản phẩm nhập kho hoặc đem tiêu thụ ngay, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tài khoản này được mở trực tiếp theo từng hoạt động ( ví dụ: ăn uống, buồng ngủ … ) Để hạch toán chi phí sản xuất kế toán còn sử dụng tài khoản sau:
+ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
+ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nộ dung : TK 621 " chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"
Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành
- Chi phí nhân công trực tiếp
TK sử dụng TK 622
Nội dung
Bên nợ: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung
Tài khoản sử dụng TK 627 " chi phí sản xuất chung"
Nội dung :
Bên nợ: chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm:
Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân phân xưởng, chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu hao, bằng tiền khác.
Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
TK 334, 338
TK 911
TK 611
TK 152
TK 154
TK 631
TK 154
TK 621
K/C CPSXKD
D đầu kỳ
K/C CPSXKD
D cuối kỳ
Giá trị vật liệu tính
Vào CP SXKD
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
TK 622
Chi phí nhân công
Trực tiếp
TK 627
TK 632
TK 155
TK 641,642
Chi phí sản xuất
chung
TK 111,214 , 331
125 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Để tổng hợp đơn vị áp dụng chứng từ ghi sổ từ chứng từ gốc và bảng kê tổng hợp và chứng từ ghi sổ. Từ đó lấy số liệu vào chi tiết TK 621, TK 622, TK 627. Từ sổ chi tiết vào chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu vào gí thành lấy sốl iệu ở chứng từ ghi sổ vào sổ chi tiết giá thành từ sổ chi tiết giá thành vào bảng tổng hợp giá thành. Vậy bên nợ TK 154 " chi phí sản xuất dở dang" được tập toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ ( Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Các chi phí này tập hợp vào giá thành sản phẩm trừ một số khoản ( nếu có )
- Giá trị phế liệu thu hồi:
Trong việc xác định đối tượng hạch toán phải đảm bảo thống nhất giữa phòng kế hoạch sản xuất, phải thống báo cho các phòng ban. Trình tự tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức chứng từ ghi sổ sau:
Chứng từ gốc
Bảng kê tổng hợp
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tài khoản
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết TK 154
Bảng kê tổng hợp giá thành
- Giá thành sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng hợp chi phí phát sinh từ lúc khởi đến lúc hoàn thành đem tiêu thụ được lập trên cơ sở chi tiết giá thành theo đặc điểm của hoạt động này, giá thành được tập hợp trong tháng, quý là giá trị thực tế. Trong kinh doanh dịch vụ chỉ có hoạt động nhiếp ảnh, giặt là …. Là có sản phẩm dở dang còn các hoạt động khác như ăn uống, buồng ngủ, bán hàng, dịch vụ khác không có sản phẩm dở dang.
ồ Sản phẩm dịch vụ
=
Sản phẩm dở dang đầu kỳ ( nếu có)
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
( nếu có )
Hàng tháng, tổng hợp giá thành thực tế của hoạt động dịch vụ đi tiêu thụ được chuyển qua TK 632 " giá vốn bán hàng" từ đó cách chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Phần II: Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành dịch vụ ở trung tâm du lịch
Thanh niên Việt Nam
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch Thanh niêm Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam
Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam được thành lập ngày 10/10/1985 do Ban bí thư TWĐTNCS Hồ Chí Minh ký quyết định đến ngày 18/12/1996 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định cho phép Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam có đủ tư cách pháp nhân để hoạt động trong nước và ngoài nước.
Từ buổi ban đầu có 6 cán bộ có tay nghề cao để phục vụ du khách trong nước và ngoài nước.
2.1.2. Chức năng
- Nghiên cứu tham mưu đề xuất cho ban bí thư Trung ương Đoàn về chủ trương, hoạt động tham gia du lịch, đảm bảo nội dung giáo dục của Đoàn phù hợp với tuổi trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục du lịch Việt Nam để tổ chức hoạt động du lịch cho thanh niên Việt Nam và khách quốc tế.
- Quan hệ với hội đồng du lịch thanh niên thế giới và các tổ chức du lịch của thanh niên các nước XHCN để trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hoạt động du lịch, đào tạo cán bộ.
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác du lịch, vận dụng vào những hoạt động du lịch của Đoàn thanh niên. Thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đoàn và các hoạt động du lịch của thanh niên.
- Lập kế hoạch hàng năm cho các tỉnh thành, tổ chức tham quan cho thanh thiếu niên
- Tổ chức kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN, lấy thu bù chi và góp phần tăng nguồn thu kinh phí cho Đoàn.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý.
* Ban giám đốc: Có 2 người.
Một Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Một Phó giám đốc: Giúp Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
* Phòng hành chính tổ chức: Có trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự, tổ chức quản lý toàn bộ công nhân viên của trung tâm. Phụ trách việc tính lương, quản lý thang bậc lương của từng người trong từng phòng ban đơn vị trực thuộc tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt tổ chức lao động tiền lương.
* Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về mặt chiến lược kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn hàng quý, hàng năm, tiến hành lập kế hoạch định hướng phát triển cho trung tâm cung cấp đầy đủ vật tư trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban, bộ phận sản xuất.
* Phòng kế toán tài vụ: Quản lý toàn bộ tình hình thu chi tài chính của trung tâm. Tổ chức hạch toán trong trung tâm theo đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Cung cấp những thông tin thực về tình hình kinh doanh, thu chi tài chính của Trung tâm. Tổ chức công tác kế toán phân tích để giúp Ban Giám đốc khai thác triệt để tiềm năng của Trung tâm phục vụ kịp thời cho kinh doanh.
* Phòng giao dịch hướng dẫn: Tổ chức đón tiếp khách hàng giới thiệu lưu trú loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả với khách đến, khi đạt được thoả thuận thì làm thủ tục tiếp nhận khách giao chìa khoá phòng cho khách, thu tiền và có trách nhiệm hướng dẫn khách đến tận phòng họ thuê. Tổ chức công tác hướng dẫn phiên dịch phục vụ khách nếu họ yêu cầu.
Dưới các phòng ban còn có các tổ bộ phận trực tiếp làm công tác dịch vụ
- Tổ buồng: Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh , không gian, bố trí sắp xếp các đồ dùng trong phòng đảm bảo tính thẩm mỹ cần thiết cho phòng ở của khách.
- Tổ bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tình hình trật tự an ninh, tình hình tài sản của toàn trung tâm.
- Tổ bàn, bar, bếp: Tổ chức phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng, các hội nghị, lớp tập huấn.
- Tổ giặt là: Có nhiệm vụ bảo đảm vệ sinh sạch sẽ chăn, màn, đệm trong phòng khách. Tổ chức giặc là thuê phục vụ nhu cầu của khách để tận dụng trang thiết bị hiện có tăng thu nhập cho trung tâm.
- Tổ bảo dưỡng: Có nhiệm vụ sửa chữa các công tác lặt vặt của trang thiết bị của phòng ở như: Sửa điện, nước, mộc, nề. (xem biểu số 1 - Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính).
Bảng các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của Trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam
Đơn vị (đồng)
Stt
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1
2
3
4
Doanh thu
Lợi nhuận
Tổng quỹ lương
Thu nhập bình quân
2.195.059.195
695.195.890
550.187.110
1.100.580
3.407.058.175
715.089.810
750.350.890
1.140.590
3.709.690.810
680.255.580
800.527.525
1.200.979
2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này toàn trung tâm chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở Trung tâm nhằm cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế và tình hình biến động của tài sản, vật tư, hàng hoá tiền vốn, tình hình chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm nói chung và của từng bộ phận trực thuộc nói riêng.
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ tình hình tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm, đôn đốc các nhân viên kế toán hoàn thành công việc của mình. Kế toán trưởng đảm nhận kế toán tổng hợp, theo dõi và cung ứng kịp thời số liệu cho Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho Bam giám đốc và chế độ quản lý tài chính, thu chi… đảm bảo đúng qui tắc và mang lại hiệu quả cao cho Trung tâm.
- Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ và hàng hoá, nguyên vật liệu, thực phẩm. Theo dõi toàn bộ tình hình TSCĐ công cụ dụng cụ cả về mặt lương và mặt giá trị. Tình hình tính trích hao mòn và phân bổ chi phí và các bộ phận liên quan. Theo dõi cả về số lượng, chất lượng và giá trị của chúng.
- Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH: Đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tiềm mặt của công ty theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính hiện hành của Nhà nước. Đảm bảo trả lương kịp thời cho từng bộ phận theo đúng mức lương mà phòng tổ chức hành chính đã tính và chuyển giao. Phân bổ kịp thời hợp lý chi phí tiền lương vào các bộ phận có liên quan.
- Kế toán công nợ và chi phí: Đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ của Trung tâm với các đơn vị khác theo từng chủ nợ hay con nợ đảm bảo việc đôn đốc việc thanh toán kịp thời, đầy đủ, tránh tình trạng để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của Trung tâm. Theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí cho hoạt động của trung tâm, mở các số sách thích hợp, phân bổ chi phí quản lý vào các hoạt động kinh doanh theo các định mức tiêu chuẩn hợp lý.
(xem biểu số 2 - Sơ đồ bộ máy kế toán)
2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng ở công ty.
Hình thức kế toán mà trung tâm áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Các loại sổ chủ yếu của hình thức ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán không phải là chứng từ gốc mà là "chứng từ ghi sổ" được lập trên cơ sở chứng từ gốc, việc ghi sổ tổng hợp được làm 2 quá trình
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
* Hình thức ghi sổ gồm các loại sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Các sổ và thẻ kế toán chi tiết
Theo hình thức chứng từ ghi sổ, trình tự và phương pháp ghi chép sổ. Kế toán theo sau xem biểu đồ 3 - Hình thức kế toán áp ở công ty.
2.2 Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ở trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam
2.2.1 Phân loại chi phí và khoản mục giá thành ở trung tâm
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng lại chịu sự quản lý của Trung ương Đoàn và Tổng cục du lịch, sản phẩm của Trung tâm chủ yếu là buồng ngủ, ăn uống, bán hàng dịch vụ khác. Do sản phẩm là du lịch làdu lịch do đó để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cũng khác nhau do vậy việc hạch toán tập chi phí cho từng hoạt động cũng rất phức tạp, sản phẩm của Trung tâm sản xuất để tiến hành sản xuất kinh doanh Trung tâm phải bỏ ra các chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung.
2.2.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Việc tổ chức và hạch toán ở đây thì chi phí nguyên vật liệu chủ yếu cho ăn uống, còn các dịch vụ khác thì không có. Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàm bộ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp để tạo ra sản phẩm ăn uống như: Các loại thực phẩm và các nguyên vật liệu phục dùng để chế biến: đường, rượu, cồn… phục vụ trực tiếp cho hoạt động này.
2.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
Bao gồm các khoản tiền phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ - dịch vụ bao gồm: Lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KDCD do chủ sử dụng lao động chịu và phần này được tính và chi phí sản xuất theo tỷ lệ 19% trích theo lương
2.2.1.3. Chi phí sản xuất chung
Bao gồm các khoản chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm còn lại như: Khấu hao TSC, điện nước, điện thoại, công cụ dụng cụ, sửa chữa thường xuyên, chi phí đặt phòng
Như vậy việc phân loại chi phí sản xuất tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam phù hợp với chế độ ban hành trong ngành du lịch - dịch vụ.
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Do đặc điểm về mặt tổ chức sản xuất và quản lý của trung tâm chủ yếu là phục vụ khách du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu về mọi mặt của khách. Do vậy việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh phải theo nguyên tắc tập hợp chi phí phát sinh ở hoạt động dịch vụ thì tập hợp riêng cho hoạt động đó, công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành vào mỗi tháng, mỗi quý.
2.2.3. Tài khoản kế toán sử dụng.
Do đặc điểm của hoạt động khách sạn mà áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến việc cung cấp sản phẩm dịch vụ kế toán ở đây sử dụng một số tài khoản sau
+ TK 154 "chi phí sản xuất dở dang". Toàn bộ chi phí phát sinh, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp bên nợ của TK này.
+ TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang": TK này mở
2.2.4. Hạch toán các khoản mục chi phí:
2.2.4.1. Hạch toán chi phí nguồn vật liệu trực tiếp
Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam thì nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu vào hoạt động kinh doanh ăn uống, vậy chi phí nguyên vật liệu được tập hợp vào TK 621 "chi phí vật liệu trực tiếp" bao gồm cả vật liệu chính, vật liệu phụ….. dùng để chế biến sản phẩm ăn uống. ở đây chi phí nguyên vật liệu phục vụ ăn uống còn các hoạt động khác không tập hợp vào TK 621. Sản phẩm ở đây tuỳ thuộc vào từng đối tượng của khách sạn mà phục vụ. Do vậy các vật liệu chính phụ và các vật liệu khác không nhập vào kho mà chuyển thẳng cho đối tượng sử dụng cũng khác nhau. Hơn nữa trung tâm không áp dụng hình thức khoán nền toàn bộ nguyên liệu sử dụng phải tự khai thác và mua ngoài trên thị trường, do đó giá cả nguyên vật liệu không ổn lên xuống theo giá cả thị trường.
ở trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam do nhiều khoản chi phí vật liệu khác nhau do vậy trước khi ghi vào phiếu xuất trước khi giao phiếu xuất kho kế toán lập bảng kế xuất kho vật liệu, do vậy trước khi ghi vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng kê xuất kho (xem biểu số 4 - Bảng kê xuất kho số: 01).
Lập bảng kế xuất kho tuy chưa đúng với chế độ kế toán, nhưng do đặc điểm kinh doanh ở đây. Do đó đòi hỏi kế toán lập bảng kê trước phiếu xuất, để vào phiếu đơn giản hơn. Nhưng nó có nhược điểm là cồng kềnh, mỗi lần phải kèm bảng kê xuất kho (xem biểu số 5 - phiếu xuất kho số 01)
(xem biểu số 6 - phiếu xuất kho số 02)
Căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu xuất kho nguyên vật liệu) kế toán ghi
Nợ TK621 (ăn uống) 1.450.000đ
Có TK 152 (1521) 1450.000đ phiếu xuất kho số 01
Nợ TK621 (ăn uống) 200.000đ
Có TK 152 (1522) 200.000đ Phiếu xuất kho số 02
Số liệu từ bảng kê xuất kho và phiếu xuất kho và bảng kê tổng hợp tài khoản nguyên vật liệu TK "152". Bảng này được ghi hàng ngày khi phiếu xuất kho cho phát sinh. Mỗi tháng lập một bảng kê ghi có TK152 "Nguyên vật liệu"
Xem biểu số 07 - Bảng tổng hợp số 01 kế toán
Lập bảng kê tổng hợp tài khoản 152 để theo dõi tình hình xuất thực phẩm và các vật liệu phụ đem vào chế biến sản phẩm ăn uống.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và bảng kê tổng hợp để vào sổ chứng từ chi tiết TK022 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sổ chính chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK621 xem biểu số 8 - sổ chính chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp".
Cuối năm quý căn cứ vào sổ chính chi tiết kế toán ghi:
Nợ TK 154(ăn uống) 284.048.200đ
Có TK 621(ăn uống) 284.048.200đ
Sổ chi tiết này nhằm theo dõi chính chi tiết số lượng nguyên vật liệu chính, phụ trong tháng và cả quý. Cuối quý kết chuyển giá vốn hàng ăn vào sổ chính chi tiết giá thành.
Cuối quý căn cứ vào bảng kê tổng hợp kế toán vào chứng từ ghi sổ xem biểu số 9 - Chứng từ ghi sổ số 01
Do vậy việc sử dụng vật liệu ở trung tâm một mặt quản lý chặt chẽ mặt khác các cán bộ xí nghiệp còn thực hiện được biện pháp tối ưu nhất.
+ Sử dụng (tận dụng) hết các khoản vật liệu, nếu dùng không hết cần để chế biến cho bữa khác với mục đích giảm chi phí.
+ Giảm tỷ lệ hao hụt vật liệu.
+ Tăng bảo quản, quản lý vật liệu, thực hiện cân đong, đo đếm trong khâu giao nhận.
2.2.4.2 Khoản mục nhân công trực tiếp
Chi phí nhân cộng trong giá thành sản phẩm ở trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam bao gồm: Tiền lương chính và các phụ cấp phải trả và trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất lâu dài. Chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm không bao gồm tiền công của bộ máy quản lý, tiền công trả cho bộ phận bán hàng và dịch vụ khác.
Trong chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm ở xí nghiệp ngoài tiền lương còn có BHXH, kinh phí công đoàn BHYT mà chủ sử dụng lao động phải nộp. Chi phí này được trích theo 19% tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Để thực hiện trả lương cho công nhân sản xuất mà trung tâm áp dụng là hình thức trả tiền lương theo thời gian, chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương theo thời gian là bảng chấm công. Các bảng chấm công sau khi đã lập ở các tổ sản xuất chuyển về phòng tổ chức lao động ghi chép, xác nhận sau đó chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương và phân bổ tiền lương cho các hoạt động sản xuất.
Mỗi bộ phận được lập một sổ "sổ thanh toán tiền lương" vì tiền lương của công nhân ở đây tính theo hệ số lương cho từng hoạt động kinh doanh. Do vậy mỗi bộ phận (hoạt động) sản xuất kinh doanh có hệ số riêng. ở tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hoặc nhân viên quản lý được tính bằng công thức:
Tiền lương cán bộ
CNV trực tiếp sản xuất
=
Mức lương chính
X
Hệ số lương cấp bậch
Mức lương chính là : 290.000đ
Hệ số lương tuỳ thuộc từng hoạt động, công việc của mỗi người trong đó mà có hệ số riêng.
Ví dụ: Tiền lương của Đặng Thị Thanh
ở buồng ngủ = 290..000đ x 2.56 = 742.000đ
742.400đ là mức lương chính .
Tiền lương phải trả cho CBCNV = lương chính + trách nhiệm + phụ cấp.
Hạch toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
Nợ TK622: tổng số tiền lương phải trả cho CN trực tiếp sản xuất
Có TK334
Trong tháng một kế thanh toán tiền lương tính ra tổng số tiền phải trả cho công nhân sản xuất bộ phận buồng như sau:
Tổng tiền: 12.450.000đ
- Khi trả lương cho công trực tiếp sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622 (buồng) 12.450.000đ
Có TK 111(buồng) 12.450.000đ
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: 12.450.000đ
Có TK 334: 12.450.000đ
Tiền lương tháng của hoạt động buồng được lấy từ sổ thanh toán lương. Mỗi hoạt động có một quyển sổ riêng.
Cuối tháng kế toán vào sổ tổng hợp thanh toán lương. Căn cứ vào sổ này kế toán vào chứng từ ghi sổ.
BHXN, BHTT, KPCĐ được tính theo tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất như ví dụ trên: Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất buồng: 12.450.00.
Trong tháng một kế toán tính ra BHYT, BHXH, KPCĐ đem vào chi phí là 19% kế toán ghi:
Nợ TK 162 (buồng): 2.365.000đ
Có TK 338 (buồng): 2.365.000đ
Trong đó: TK 3382: 249.000đ
TK 3383: 1.867.000đ
TK 3384: 249.000đ
Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán vào sổ chi tiết TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp".
(Xem biểu số 9 - Chi phí nhân công trực tiếp)
(Xem biểu số 10 - Bảng phân công BHXH, BHYT, KPCĐ)
Từ bảng tổng hợp thanh toán kế toán vào sổ chứng từ ghi sổ vào cuối quý (Xem biểu số 11) - Lương từ bảng phân bổ BHXH, BHYT, CPCĐ kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ cuối quý (Xem biểu số 12)
- Số liệu tổng cộng ở chứng từ ghi sổ cuối quý sau khi đã lập xong các chứng từ ghi sổ phát sinh các chi phí kế toán làm căn cứ để kết chuyển toàn bộ kinh phí vào TK154. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán - Lập báo cáo các chi tiết giá thành - Sổ cái.
Như vậy, quá trình hạch toán mục chi phí nhân công trực tiếp ở trung tâm như trên là tương đối rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc hạch toán chi phí nhân công phụ vụ cho đối tượng đó. Qua đó trung tâm thực hiện được yêu cầu tính đúng - tính đủ giá thành.
2.2.4.3. Hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được tập hợp bao gồm các chi phí: điện, nước, điện thoại, thiết bị TELEX, công cụ phục vụ văn phòng phẩm, khấu hao TSCĐ, sửa chữa thường xuyên, trích trước chi phí vận chuyển bốc xếp, chi phí khác:
+ Chi phí điện nước, điện thoại, căn cứ vào hoá đơn. Từ đó đơn kế toán phân bổ vào từng hoạt động . Căn cứ vào doanh thu của từng hoạt động và kế đã phân bổ.
Ví dụ: tổng tiền điện mức tháng 2/2004 là 39.100.000đ của bộ phận quản lý phân xưởng.
Tỷ lệ với DT của buồng
=
DT của buồng trong tháng 2
Tổng doanh thu trong tháng 2
=
595.197.450
900.450.000
=
0.661
Tỷ bộ ăn
=
DT ăn uống trong tháng 2
Tổng doanh thu trong tháng 2
=
595.197.450
900.450.000
=
0.661
Tỷ lệ
dịch vụ khác
=
DT của dịch vụ khác
Tổng DT trong tháng 2
=
69.334.650
900.450.000
=
0.077
Như vậy tiền điện trong tháng 2 được phân bổ như sau:
Buồng: 39.100.000 x 0.661 = 25.845.100đ
Ăn : 39.100.000 x 0.262 = 10.224.200đ
Dịch vụ khác: 39.100.000 x 0.077 = 3.010.700đ
Cuối tháng kế toán căn cứ vào hoá đơn và bảng phân bổ đó vào sổ chi tiết TK 627 "chi phí sản xuất chung" trong:
(Xem biểu số 13)
Số liệu từ chứng từ ghi sổ để vào sổ cái
+ Công cụ dụng cụ - văn phòng phẩm
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho (xem biểu số 14)
+ Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để vào bảng kê (xem biểu số 15 - Bảng thống kê xuất kho công cụ dụng cụ)
+ Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê để kế toán vào sổ chi tiết TK 627 "Chi phí sản xuất chung".
+ Căn cứ vào bảng kê tổng hợp cuối ký kế toán vào chứng từ ghi sổ (xem biểu số 16).
+ Số liệu chứng từ ghi sổ để vào sổ đối với công cụ dụng cụ sản xuất kho cho đối tượng này thì phân bố cho đối tượng đó. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (buồng ngủ) 2.450.000đ
Có TK153 2.450.000đ
(Phiếu xuất kho số 01)
+ Khấu hao TSCĐ căn cứ vào sổ ghi chi tiết TSCĐ để tính khấu hao cho từng loại tài sản ở trung tâm khấu hao được tính theo năm rôi phân bổ cho từng quý: ở đây kế toán không ghi phân bố đề cho từng quý mà tuỳ thuộc vào tình hình thực trạng cho kinh doanh của xí nghiệp trong quý mà tính khấu hao cho quý đó.
Trung tâm áp dụng phương pháp khấu hao:
Mức khấu hao từng hoạt động của xí nghiệp
=
Nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động đó
X
Tỷ lệ khấu hao
Trong đó: - Tỷ lệ khấu hao nhà cửa và kiến trúc 4%
- Máy móc thiết bị 10%
- Thiết bị dụng cụ quản lý 10%
- TS khác 10%
Xem biểu số 17 - Bảng phân bổ khấu hao năm 2004
Hàng quý căn cứ vào bảng phân bổ kế toán ghi :
Nợ TK 627
Có TK 214
Quý I năm 2004 đơn vị trích khấu hao của cả quý là:
- Buồng ngủ: 131.250.000đ
- Ăn uống: 32.250.000đ
- Dịch vụ khác: 12.000.000đ
Kế toán căn cứ vào bảng phân phối khấu hao để vào sổ chi tiết tài khoản 627 "Chi phí sản xuất chung". Mức khấu hao này được ghi cả quý.
Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao và chứng từ ghi sổ (xem biểu số 218)
Chi phí khác bằng tiền: sửa chữa thường xuyên vận chuyển bốc xếp đặt phòng vệ sinh..
Phiếu chi tiền mặt số 01
Tài khoản nợ ghi 627 (buồng ngủ )
Họ và tên người lĩnh: Nguyễn Văn Anh
Đơn vị lĩnh tiền: Trung tâm Du lịch thanh niên Việt Nam
Số tiền chi dưới đây (xem biểu số 19)
Trong tháng căn cứ vào phiếu chi kế toán vào bảng kê tổng hợp.
(xem biểu số 20).
Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toán ghi:
Nợ TK 627 2.271.000đ
Có TK 1111 2.271.000đ
Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toán ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627 hàng tháng khi phát sinh phiếu chi vào bảng kê và chứng từ ghi sổ (xem biểu số 21)
Khi xuất kho hàng hoá cũng như xuất kho công cụ dụng cụ căn cứ vào phiếu xuất kho để chi cho các đối tượng sử dụng.
Phiếu xuất kho hàng hoá
Họ và tên nhận: Trần Văn Tuấn
Nhận tại kho :A
Lý do xuất: để đặt phòng vệ sinh
Hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vào bảng kê tổng hợp ghi TK 156 (xem biểu số 23 - Bảng kê tổng hợp)
Trong tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627 chi cho từng hoạt động cuối quý căn cứ vào bảng kê đó kế toán vào chứng từ ghi sổ (xem biểu số 24).
- Số liệu ở chứng từ ghi sổ thì ở đơn vị này kế toán vào thẳng sổ cái. Tuy nó chưa phù hợp với kế toán hiệnh hành.
Ngoài ra trong tháng bộ phận trong đơn vị ứng tiền để sửa chữa nhỏ một số nhà, hàng rào:
Phiếu tạm ứng
Họ và tên: Trần Văn Anh
Bộ phận cộng tác
Đề nghị tạm ứng: 10.000.000d
Viết bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn
Lý do để sửa chữa nhà 7
Thời hạn thanh toán: 20/1/2004
Duyệt tạm ứng
Người xin tạm ứng Phụ trách bộ phận tạm ứng Người duyệt
Sau đó kế toán thanh toán lập phiếu chi tiền để sữa chữa xong lúc thanh toán sữa chữa kế toán tổng hợp phiếu thanh toán và các chứng từ cần thiết, chuyển vào biên bản nghiệm thu để thanh toán tạm ứng. Nếu tổng số chi để sữa chữa lớn hơn số tạm ứng thì sau đó kế toán chi tiền mặt đem thẳng vào chi phí.
Công việc này nhân viên phòng kế toán ghi:
Khi tạm ứng sữa chữa: Phiếu tạm ứng, Phiếu tiền mặt được làm chứng từ gốc để thanh toán.
Nợ TK 141 10.000.000đ
Có TK 111(1111) 10.000.000đ
Bảng kê hoàn tạm ứng
Nợ TK 627 10.000.000đ
Có TK 111 100.000.000đ
Cuối tháng kế toán vào chứng từ ghi sổ căn cứ vào bảng kê hoàn tạm ứng: (Xem biểu số 25)
Cuối tháng kế toán chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm. Căn cứ vào sổ chi tiết Tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung"
Nợ Tài khoản 154 (buồng ngủ) 380.542.000đ
Có Tài khoản 627 (buồng ngủ) 380.542.000đ
Nợ Tài khoản 154 (ăn uống) 116.552.190đ
Có Tài khoản 627 (ăn uống) 116.552.190đ
Nợ tài khoản 154 (dịch vụ khác ) 21,548.000đ
Có Tài khoản 627 (dịch vụ khác ) 21,548.000đ
Sổ chi tiết tài khoản 627 để kế toán dễ theo dõi tình hình chi phí phát sinh trong tháng và quý. Nhìn vào sổ chi tiết có thể biết được trong tháng trung tâm chi tiền để sửa chữa là bao nhiêu và chi để đặt phòng (xem biểu số 26,27).
Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam có hoạt động bán hàng và hoạt động kinh doanh thương mại. Khi xuất hàng để bán kế toán căn cứ vào số lượng sản xuất để tính giá của hàng xuất đem vào chi phí.
Cuối quý kế toán căn cứ vào sổ hàng tháng thực tế xuất chung vào chứng từ ghi sổ (xem biểu số 28).
Cuối quý căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ chi tiết giá thành. Cuối quý kế toán tổng hợp tập hợp các bảng kê số chi tiết để vào chứng từ ghi sổ : kết chuyển toàn bộ chi phí vào giá thành.
(xem biểu 29 - biểu số 30)
Từ chứng từ ghi sổ cuối quý kế toán lấy số liệu vào sổ cái (xem biểu 31)
Số liệu tổng hợp ở chứng từ ghi sổ số 12 kết chuyển vào tài khoản TK991"Xác định kết quả kinh doanh"
Cuối quý lập báo cáo căn cứ vào sổ chi tiết và chứng từ ghi sổ để lập báo cáo quý I/2004 số liệu tổng hợp giá thành kết chuyển vào giá vốn và xác định kết quả kinh doanh quý I/2004 (xem sơ đồ 32)Phần III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành ở Trung tâm
du lịch thanh niên Việt Nam
- Sản phẩm của Khách sạn bao gồm toàn bộ các hoạt động của khách sạn phụ vụ khách du lịch diễn ra trong cả một quá trình từ khi lời yêu cầu đầu tiên đến của du khách đến khi tiễn khách rơi khỏi khách sạcn. Do vậy các chi phí phát sinh đều đáp ứng nhu cầu của khách ăn nghỉ, vui chơi giải trí ở đây.
Do đặc điểm kinh doanh của khách sạn mà đòi hỏi cán bộ kho quỹ đến phòng kế toán đều phải theo dõi thường xuyên tình hình xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ… với mục đích giảm giá thành sản phẩm/
3.1 Một số tồn tại trong ngành dịch vụ du lịch và phương hướng hoàn thiện nhằm giảm giá thành sản phẩm và tránh thất thoát vốn của Nhà nước.
Qua tình hình thực tế ở trung tâm cho thấy việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu của trung tâm đề ra. Đó là, bộ phận kế toán ở đây gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ từ khâu nhập đến các loại vật liệu, hàng hoá… Vừa đảm bảo chất lượng đúng số lượng. Giá, dơn giá của các loại này được tính theo giá thị trường.
Bên cạnh đó trung tâm luôn chấp hành các chính sách chế độ kế toán của Nhà nước, và các chính sách khác như ( thuế…) . Đồng thời chấp hành ghi chép đầy đủ hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó kế toán chi phí sản xuất, kế toán "chi phí tổng hợp" của trung tâm đã góp phần đảm bảo lĩnh vực giảm giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán đã đảm bảo tiết kiệm thời gian lao động của nhân viên kế toán, giảm bớt thời gian lao động cho công tác hạch toán chi phí, hạch toán tổng hợp qua đó mà lãnh đạo trung tâm biết được chính xác tình hình các khoản chi phí phát sinh ở các hoạt động của xí nghiệp trong công tác kế toán chi phí sản xuất. Các bảng kê xuất kho vật liệu công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm… Sổ chi tiết cho các tài khoản 621.622,627 và các chứng từ ghi sổ,… đã phản ánh (lập) một cách đầy đủ nhằm phản ánh trung thực, khách quan kịp thời mọi chi phí phát sinh diễn ra ở các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh những ưu điểm của bộ máy tổ chức kế toán trung tâm còn tồn tại những nhược điểm sau:
Cuối quý kế toán vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái vào các báo cáo chi tiết. Điều này chưa đúng với nguyên tắc của hệ thống tổ chức sổ. Tức là trước khi vào sổ cái…. thì kế toán căn cứ vào chứng từ ghi số là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ vào bảng cân đối tài khoản. Một chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đến phải đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số liệu và ngày tháng.
Quý I 2004 trung tâm chuyển hệ thống kế toán cũ sang kế toán mới. Do vậy cán bộ kế toán gặp không ít khó khăn lúc chuyển sổ đến việc hạch toán , sử dụng các tài khoản để hạch toán và ghi chép.
VD: tài khảon TK 156 "hàng hoá" dùng để phản ánh hàng hoá như xuất chè uống tại kho hàng hoá cho các hoạt động kế toán ghi.
Nợ TK 627 ( chi tiết hoạt động)
Có TK 156 ( hàng hoá )
Theo tôi chè uống nên đừa vào TK 152 "nguyên liệu vật liệu" để đúng với nội dung tài khoản kế toán.
Tại phòng kế toán trình độ ngoại ngữ của các cán bộ chưa giao tiếp được với các khách hàng nước ngoài. Do vậy là một vấn đề gây phiền hà cho quý khách hàng khi có yêu cầu.
Qua thời gian thực tập tôi thấy trung tâm không lập báo giá thành theo khoản mục. Do vậy xí nghiệp không biết của từng khoản mục và tỷ lệ của từng khoản mục chiếm trong giá thành sản phẩm dịch vụ.
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam.
Thời gian thực tập tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam được làm việc và nghiên cứu quát trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đây tôi thấy việc hạch toán có những ưu điểm, nhược điểm sau đây:
Trung tâm thường xuyên xuất dùng các chi phí phát sinh trong ngày cho các hoạt động kinh doanh ăn uống, buồng, dịch vụ khác. nhưng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác chi phí phát sinh trong từng hoạt động. Kế toán theo sát được tình hình xuất chờ các hoạt dộng đến khâu tiêu thụ để đến cuối kỳ phản ánh đúng thực chất chi phí, để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.1 Những tồn tại chủ yếu trong công tác hạch toán chi phí và sản xuất và tính giá thành ở trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam .
3.2.2.1. Khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp
Do các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là để chế biến sản phẩm ăn uống hàng ngày. Mà sản phẩm ăn uống giá cả thường hay biến động lên xuống và do yêu cầu của khách du lịch cũng khác nhau. Vì vậy các nguyên vật liệu cũng khác nhau do vậy các cán bộ kế toán phải thường xuyên nắm bắt giá cả thị trường để trách thất thoát cho công ty.
- Khâu ăn uống cần tạo ra một vài món ăn đặc sản mang tính chất đặc trưng của trung tâm đơn giản, phong phú, đa dạng sản phẩm đảm bảo chất lượng ngon giá thành thấp đòi hỏi trình độ chuyên môn của đầu bếp phải được nâng cao đối với cán bộ kế toán trong công tác hạch toán phải tính đủ, tính đúng, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Khi xuất dùng nguyên vật liệu kế toán phải vào bảng xuất kho trước chứng từ gốc là chưa phù hợp với nguyên tắc của kế toán, cồng kềnh tới tập chứng từ gốc, vì mỗi chứng từ phải kèm theo một bảng kê.
Đối với công tác hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Trung tâm hiện nay vẫn tiến hành bằng phương pháp thủ công với khối lượng công việc tính toán lớn như vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tốn nhiều thời gian.
3.2.1.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Xí nghiệp đã đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất. Theo chế độ này tiền lương của công nhân viên được nhận là do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc nhiều hay ít.
Trung tâm không tiến hành trích tiền lương nghỉ phép cho nhân viên làm giá thành không ổn định giữa các khoá trong năm.
3.2.1.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung
Là hoàn toàn bộ các chi phí ngoài chi phí nguyện vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
ở xí nghiệp tính mức khấu hao củ năm rồi từ đó phân bổ cho từng quý với mức doanh thu và bộ phận kế toán trích khấu hao.
Do vậy việc tính khấu hao này vừa phản ánh được trung thực mức lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức và số lượng tài khoản cố định tăng trong năm không được tính khấu hao để xem vào chi phí. Đồng thời cũng đúng với chế độ kế toán
3.2.2. Một số vấn đề xuất hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
qua một vấn đề tồn tại ở trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam về cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì trung tâm nên đề ra một hướng đổi mới để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán trung tânm và công tác hạch toán để sao cho hợp lý hoá và nâng cao tính hiệu quả quá trình hạch toán chi phí. Đáp yêu cầu đòi hỏi của cơ chế kinh tế hiện nay, hoà nhập với sự tiến bộ của nền kinh tế thế giới nói chung và chế độ kế toán thống nhất trên thế giới đã và đang và sẽ trực tiếp được thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Trên cơ sở đó, việc tính đúng, tính đủ để khắc phục những vấn đề tồn tại trên trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ tại trung tâm, trong chuyên đề này với sự hiểu biết còn hạn hẹp tôi xin được đóng góp một số ý kiến sau:
1. Khoản khấu TSCĐ dùng trong toàn xí nghiệp nên áp dụng trong công thức tính:
Mức khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao cơ bản
2. Do việc trả lương của cán bộ công nhân viên trong trung tâm là:
Mức lương tháng = 290.000 x hệ số cấp bậc
Do vậy chưa khuyến khích được người lao động. Nên doanh nghiệp cần có phương pháp trả lương để sao người lao động phấn khởi, bằng lờng với đồng lương thời gian nhưng áp dụng công thức:
Công thức tính tiền của CBCNV
=
Giá trị ngày công quy đổi
X
Ngày công quy đổi
Ngày công
quy đổi
=
Hệ số lương
X
Hệ số phân
loại thi đua
x
Nhân công
thực tế đi làm
Giá trị
nhân công quy đổi
=
Tổng số quỹ lương - Tổng số cấp theo lương
Tổng số ngày công quy đổi
3. Trung tâm hàng năm cần mở lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ đầu bếp giỏi vừa tạo ra những món ăn đặc sản mang tính chất đặc trưng riêng của trung tâm, đảm bảo chất lượng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí với mục đích hạ giá thành sản phẩm.
4. Trung tâm nên trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất để đảm bảo giá thành ổn định giữa các tháng trong năm. Ví dụ tháng 1 và tháng 2 là tháng rơi vào tháng tết Nguyên Đán, thời gian này sản xuất được ít sản phẩm, công nhân nghỉ nhiều mà vẫn phải thành toán tiền lương cho công nhân sản xuất. Do vậy, giá thành của đơn vị trong các tháng sản xuất này thường lớn việc trích trước sẽ làm giàn đều phần chi phí trong năm.
5. Đối với giá trị phế liệu thu hồi kế toán nên giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhập kho .
Nợ TK152: Nếu nhập kho
Nợ TK111,112: Nếu thu hồi bằng tiền.
Nợ TK131: Nếu chưa thu hồi tiền .
Có TK621
Khi bán được phần phế liệu này kế toán xác định theo doanh thu bất thường và xác định giá vốn theo chi phí bất thường.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm càng trở nên quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng. Chi phí sản xuất gắn liện với việc sử dụng tài sản, vật liệu lao động sản xuất là mục tiêu phấn đấu và cùng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp.
Toàn bộ những nội dung từ lý luận đến thực tiễn đã được đề cập đến trong luận văn này để chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng của chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.
Những phân tích đề xuất trên đây dưới góc nhìn của một sinh viên kế toán thực tập tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dai, có quy mô sản xuất rất lớn, mà kiến thức ở học đường và thực tế còn có một khoảng cách nhất định, do vậy những nhưng đã viết trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất là phần ý kiến đóng góp.
Để hoàn thành tập luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn với thầy Nguyễn Võ Ngoan, các thầy cô trong khoa và các cán bộ phòng Tài chính Kế toán của trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Với trình độ lý luận có hạn và nhận thức còn hạn chế em kính mong được tiếp nhận sự giúp đỡ và quan tâm của các thầy cô.
Biểu số 1: Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng HC
tổ chức
Phòng KT vật tư
Phòng KT
tài vụ
Phòng GD hướng dẫn
Tổ
buồng
Tổ
Bảo vệ
Tổ bàn, bar, bếp
Tổ
giặt là
Tổ bảo dưỡng
Biểu số 2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, nguyên vật liệu
Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH
Kế toán
công nợ vàchi phí
Biểu số 3
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi rõ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số PS
Bảng báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Biểu số 4: Bảng kê xuất kho
Ngày 1/1/2004 Số 01
Bếp nhà 9
TT
Nguyên vật liệu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Gạo tẻ
Kg
9
4.500
40.500
Gạo tám
Kg
5
8.000
40.000
Bánh phở
Kg
4
2.500
10.000
Bánh mì
Cái
40
550
22.000
Cá thu
Kg
0,5
52.000
26.000
Cá quả
Kg
1
45.000
45.000
Tổng cộng
1.450.000
Viết bằng chữ: Một triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng chẵn
Kế toán
Thủ kho
Người lập
Biếu số 5: Biểu xuất kho
Ngày 1/1/2004 Số 01
Nhận tại kho
Lý do xuất: Phục vụ chế biến ăn uống
STT
Nguyên vật liệu
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Xuất kho vật liệu
chính để chế biến
1.450.000
Tổng cộng
1.450.000
Cộng tiền bằng chữ: Một triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng chăn.
Kém theo bảng kê xuất kho vật liệu
Người nhận
Thủ kho
Kế toán
Người phụ trách đơn vị
Biểu số 6: Phiếu xuất kho Số 02
Ngày 1/1/2004
Nhận tại kho
Lý do xuất: Xuất vật liệu phụ để chế biến
STT
Nguyên vật liệu
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xuất đường cho bếp N9
Kg
2
7.000
14.000
2
Rượu
Lít
1
6.000
12.000
3
Cồn
Lít
5
10.000
50.000
4
Dầu ăn
Lít
4
15.000
60.000
Tổng cộng
200.000
Viết bằng chữ: Hai trăm ngàn đồng chẵn
Người nhận
Thủ kho
Kế toán
Người phụ trách
Biểu 7: Bảng kê tổng hợp Số 01
Ghi có TK 152
Số
CT
NT
CT
hiệu
số
Diễn giải
Tổng tiền
Số hiệu
621
Tài khoản 642
1/1/
01
Xuất kho thực phẩm
1.450.000
1.450.000
02
Xuất kho vật liệu phụ
200.000
200.000
4/1
03
Xuất kho thực phẩm
1.700.000
3.380.000
320.000
Vật liệu phụ
155.000
125.000
10.000
Xuất kho thực phẩm
2.250.000
2.010.000
240.000
30/1
25
Vật liệu phụ
70.000
70.000
Tổng cộng
97.560.200
90.080.200
7.480.000
Viết bằng chữ: Chín mươi bảy triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng hai trăm.
Biểu số 8: Sổ chính chi tiết chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp TK 621
SHCT
Nội dung
TK đối ứng
Nợ
Có
Tháng 1
90.080.200
Xuất kho thực phẩm
1521
78.680.000
Xuất kho VL chế biến
1522
12.200.200
Tháng2
95.725.800
Xuất kho thực phẩm
1521
80.450.000
Xuất kho VL phụ
1522
15.275.800
Tháng3
98.242.200
Xuất kho thực phẩm
1521
87.967.500
Xuất kho VL phụ
1522
10.265.700
Kết chuyển giá vốn hàng ăn
284.048.200
Tổng cộng
284.048.200
Biểu 9: Chứng từ ghi sổ Số 01
Ngày - tháng - năm
Chứng từ
SH NT
Nội dung
Nợ
Có
Tổng tiền
Xuất kho nguyên vật liệu
621
152
284.048.200
Xuất kho quản lý
642
30.150.200
Tổng cộng
314.198.400
Kèm theo 01 bảng kê chứng từ gốc
Kế toán Người lập
Biểu 10: Sổ chi tiết TK 622
SHCT
Nội dung
TK
SHTK
NT
CT
đối ứng
Nợ
Có
Tính lương phải trả vào chi phí nhân công trực tiếp
334
52.766.000
Tháng 1
19.307.800
Buồng ngủ
12.450.000
ăn uống
6.857.800
Tháng 2
19.042.800
Buồng ngủ
12.562.800
ăn uống
6.480.000
Tháng 3
19.414.800
Buồng ngủ
12.675.600
ăn uống trích BHXH, BHYT, KPCĐ
338
6.739.200
Tháng 2
3.618.132
BHXH
3383
2.896.170
BHYT
3384
386.156
KPCĐ
3382
386.156
Tháng 3
3.688.812
BHYT
3383
2.912.220
BHYT
3384
388.296
KPCĐ
3382
388.296
Kết chuyển vào TK 154
68.741.540
Tổng cộng
68.741.540
Biểu 11: Bảng phân bổ BHXH - BHYT - KPCĐ Quí I / 2004
Nội dung
Tổng lượng
BHXH 10%
BH thai sản ốm đau 5%
BHYT 2%
KPCĐ 2%
1 - Công nhân TTSX
57.766.000
5.776.600
2.888.300
1.155.320
1.155.320
- ăn
20.077.600
2.007.760
1.003.880
401.552
401.552
- Buồng
37.688.400
3.768.840
188.442
753.768
753.768
2 - Bán hàng
5.856.000
585.600
292.800
117.120
117.120
3- Quản lý
10.428.760
1.042.876
521.438
208.575,2
208.575,2
Tổng cộng
7.405.076
3.702.538
1.481.015,2
1.481.015,2
Bảng 12: Chứng từ ghi sổ Số 02
SHCT
NT SCT
Nội dung
SHTK
Nợ Có
Số tiền
Tổng lương quí 1/96
622
57.766.000
641
334
5.856.000
642
10.428.760
Tổng cộng
74.050.760
Kèm theo 01 bảng thanh toán lương chứng từ gốc
Kế toán trưởng
Người lập
Biểu 13: Chứng từ ghi sổ
SHCT
Nội dung
SHTK
Số tiền
NT
SCT
Nợ
Có
- Trích BHXH,
BHYT, KPCĐ cho
SXC
- Bán hàng
- Quản lý
622
641
642
3382
3383
3384
1.155.320
8.664.900
1.155.320
1.112.640
1.981.464,4
Tổng cộng
14.069.644,4
Kèm theo o1 bảng phân bổ chứng từ gốc
Kế toán trưởng
Người lập
Biểu 14: Chứng từ ghi sổ Số 04
SHCT
Diễn giải
SHTK
NT
SCT
Nợ
Có
Chi phí điện nước quí 1/2004
627
311
137.151.200
642
10.850.000
Tổng cộng
148.001.200
Kèm theo 01 bảng phân bổ
Kế toán trưởng
Người lập
Biểu 15: Phiếu xuất kho Số 01
Công cụ dụng cụ - VPP
Ngày 1/1/2004
Họ và tên:
Nhận tại kho:
Lý do xuất: Xuất kho công cụ dụng cụ văn phòng phẩm cho buồng ngủ
TT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xuất kho khăn lau
Chiếc
10
8.000
80.000
2
Xuất xà bông, sữa tắm
+ Xà bông
Bánh
7
15.000
105.000
+ Sữa tắm
hộp
5
25.000
125.000
+ Giấy vệ sinh
cuộn
15
1.000
15.000
Biểu 16: Bảng kê xuất kho công cụ dụng cụ
SHCT
Diến giải
Tổng tiền
Tài khoản
NT
CT
627
642
1/1/2004
01
Xuất kho công cụ văn phòng phẩm
2.450.000
2.450.000
4/01/2004
02
Xuất kho công cụ dụng cụ ăn uống
575.000
575.000
4/01/2004
03
Xuất kho công cụ dụng cụ văn phòng phẩm cho quản lý
200.400
Tổng cộng
10.891.740
9.141.740
1.570.000
Viết bằng chữ: Mười triệu tám trăm chín mốt ngàn bẳy trăm bốn mươi đồng
Người lập
Kế toán trưởng
Thủ trưởng
Biểu 17: Chứng từ ghi sổ Số 05
SHCT
Nội dung
SHTK
Số tiền
NT
Số
Nợ
Có
Xuất kho công cụ dụng cụ cho:
153
- Sản xuất chung
627
34.190.740
- Xí nghiệp
642
5.890.000
Tổng cộng
40.080.740
Kèm theo chứng từ gốc
Kế toán trưởng
Người lập biểu
Biểu 18: Chứng từ ghi sổ Số 06
SGCT
Nội dung
Nợ
Có
Thành tiền
Trích khấu hao
Của quý I/96
6271
6272
6275
642
241
131.250.000
32.250.000
12.000.000
12.000.000
Tổng cộng
187.500.000
Phiếu chi tiền mặt số 01
Tài khoản ghi nợ 627 (buồng ngủ)
Họ và tên người lĩnh tiền: Nguyễn Văn Anh
Đơn vị lĩnh tiền: Trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam
Số tiền chi dưới đây:
Biểu số 19
STT
Nội dung
Thành tiền
1
2
3
……..
Chi tiền mặt để sữa chữa TX
Chi phòng đặt
Chi vận chuyển
………….
1.961.000
210.000
100.000
……
2.271.000
Biểu 20: Bảng kê tổng hợp
Ghi có tài khoản 1111 Biểu số: 20
SHCT
Nội dung
SHCT
Tổng tiền
NT
Số
Nợ
Có
01
01
Chi tiền mặt:
+ Để sửa chữ
+ Đặt phòng
+ Vận chuyển
Chi tiền mặt
do đặt phòng
1.961.000
210.000
100.000
50.000
1.961.000
210.000
100.000
50.000
Tổng cộng T1
43.806.6000
10.057.000
53.863.600
Biểu 21: Chứng từ ghi sổ Số 07
SHCT
Nội dung
SHCT
Thành tiền
NC
CT
Nợ
Có
Chi tiền mặt cho phân xưởng sản xuất quý I/2004
111
89.507.500
453.879.50
1.548.000
27.361.500
163.804.950
(Kèm theo 01 bảng kê chứng từ gốc)
Kế toán trưởng Người lập
Khi xuất kho hàng hoá cũng như xuất kho công dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất để cho các đối tượng sử dụng:
Biểu 22: Phiếu xuất kho hàng hoá
Họ tên người nhận:
Nhận tại kho:
Lý do xuất; Để đặt phòng vệ sinh
STT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
3/1
Xuất kho chè uống cho buồng ngủ
Kg
2
50.000
100.000
Tổng cộng
100.000
(Viết bằng chữ: Một trăm ngàn đồng chắn)
Người nhận Thủ kho Kế toán Người phụ trách đơn vị
Biểu 23: Bảng kê tổng hợp
Ghi TK156
SHCT
Nội dung
SHCT
Thành tiền
NC
CT
Nợ
Có
Xuất hàng hóa quý I cho:
+ Buồng
+ Ăn uống
627(B)
627(A)
156
156
770.000
610.000
Tổng cộng
1.380.000
(Kèm theo 01 bảng kê chứng từ gốc)
Kế toán trưởng Người lập
Biểu 24: Chứng từ ghi sổ Số: 09
SHCT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
NC
CT
Nợ
Có
Hoàn tạm ứng quý I/2004
627(B)
627(A)
141
20.000.000
1.949.800
Tổng cộng
2.949.800
(Kèm theo 01 bảng kê chứng từ gốc)
Biểu 25: Chứng từ ghi sổ Số: 31
Ngày 30 tháng 3 năm 2004
SHCT
Diễn giải
SH Tài khoản
Số tiền
NC
CT
Nợ
Có
Kết chuyển TK154 vào TK632
Kết chuyển GVBH
632
632
154
154
871.431.930
Tổng cộng
971.188.030
Biểu 26:
TK 154
871431930 kết chuyển 871431930
99756100 kết chuyển 99756100
TK 154
871431930 kết chuyển 871431930
TK 632
971188030 kết chuyển 971188030
TK 911
TK 157
Biểu 26: Sổ chi tiết tài khoản 627 (buồng ngủ)
SHCT
Nội dung
TK
đối ứng
Công cụ dụng cụ
SC
TX
Điện thoại
Điện nước
Chi phí vận huyển
Chi phí đặt phòng VS
Chi phí DV mua ngoài
Chi phí khác
KH
Tổng cộng
NT
CT
Nợ
Có
Tháng 1
+ Chi TM để cho các đối tượng
+Xuất kho công cụ dụng cụ
+Khấu hoa TSCĐ
+ Xuất hàng hoá
Tháng 2
+ Chi TM cho các đối tượng
+Tiền điện nước, điện thoại
+Xuất kho CCDC - VPP
+ Tạm ứng để XDTX
Tháng 3
+ Chi tiền mặt
+ Xuất kho CCDC - VPP
+ Xuất hàng hoá
+ Tạm ứng
+ Phải trả cho người cung cấp
111
153
214
156
111
331
153
141
111
153
156
141
331
6.292.600
805.000
9902
7.541.800
23.716.000
992.000
8.408.000
10.000.000
8.392.700
10.000.000
43.511.200
62.877.000
200.000
1.811.500
190.000
3.234.000
2.915.000
420.000
200.000
5.721.500
5.013.300
28.990.400
8.057.000
31.250.000
31.749.000
7.248.600
131.250.000
190.000
17.460.400
43.511.200
9.902.900
10.000.000
40.298.100
7.541.800
420.800
10.000.000
70.934.000
Kết chuyển vào giá thành
380.542.000
Tổng cộng
245.423.000
61.508.800
10.638.820
200.000
8.570.500
200.000
47.882.200
131.250.000
380.542.000
Biểu 27: sổ chi tiết TK 627 (ăn uống + dịch vụ khác)
SHCT
Nội dung
Tổng số tiền
TK
đốiứng
KH
CCDC - VPP
SCTX
Điện thoại
Điện ớc
Chi phí vận
chuyển
Chi phí
phòng VS
Chi phí DV
mua ngoài
Chi phí
khác
T
H
Nợ
Có
Ăn uống
32.250.000
Tháng 1
Trích KH cả quý
214
32.250.000
Xuất kho CCDC - VPP
1.857.140
153
1.857.140
Xuất kho hàng hoá
453.000
156
453.000
Chi bằng tiền mặt
12.057.600
111
368.000
7.528.100
1.203.000
353.200
2.605.000
Tạm ứng
Tháng 2 + 3
1.949.800
141
1.910.800
Nhập kho CCDC - VPP
5.765.300
153
5.765.300
Xuất kho hàng hoá
Chi tiền mặt
Phải trả cho người CC
317.000
33.330.350
28.572.000
156
111
331
1.450.000
97.000
150.000
22.763.000
325.000
22.0.000
2.875.000
12.069.650
16.460.700
5.809.000
Kết chuyển -> tài khoản 154
116.552.190
Tổng cộng
116.552.190
331
31.250.000
9.072.440
1.068.000
22.763.000
7.853.400
4.298.000
12.422.850
26.824.500
Dịch vụ khác
Tháng 1
Chi bằng TM
1.233.000
111
576.000
Phải trả người cung cấp
3.000.000
331
3.000.000
Tháng 2 +3
Khấu hao
12
214
12.000.000
135.000
180.000
Chi bằng TM
315.000
111
Phải trả người cung cấp
5.000.000
331
5.000.000
Kết chuyển TK 154
21.548.000
Tổng cộng
21.548.000
576.000
180.000
Biểu 30: đơn vị báo cáo
Trung tâm du lịch thanh niên việt nam
Báo cáo chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh quý I/2004
–––––––––––––––––––––––––-
Đơn vị: Đồng
TT
Nội dung
Tổng giá thành
Kinh doanh buồng
Kinh doanh ăn uống
Bán hàng
Dịch vụ khác
Quý báo cáo
Luỹ kế
Quý báo cáo
Luỹ kế
Quý báo cáo
Luỹ kế
Quý báo cáo
Luỹ kế
Quý báo cáo
Luỹ kế
1
Giá vốn
99.756.100
99.756.100
99.756.100
99.756.100
2
Nguyên vật liệu
284.048.200
284.048.200
284.048.200
284.048.200
3
Nhiên liệu
4
Lương
57.766.000
57.766.000
37.688.400
37.688.4(x)
20.077.600
20.077.600
5
Bảo hiểm
10.975.540
10.975.540
7.160.796
7.160.796
3.814.744
3.814.744
6
Điện nước - Điện thoại
137.451.200
137.151.200
106.288.200
106.388.200
22.763.000
22.763.000
8.000.000
8.000.000
7
Khấu hao
175.500.000
175.500.000
131.250.000
131.250.000
32.250.000
32.250.000
12.000.000
12.000.000
8
Trích trước
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
9
Sửa chữa thường xuyên
62.576.800
62.576.800
61.508.800
61.508.800
1.068.000
1.068.000
10
Chi phí vận chuyển bốc xếp
8.053.400
8.053.400
200.000
200.000
7.853.400
7.853.400
11
Chi phí đặt phòng vệ sinh
14.170.500
14.170.500
8.570.500
8.570.500
4.298.000
4.298.000
792.000
792.000
12
Chi phí dịch vụ mua ngoài
18.594.050
18.594.050
200.000
200.000
12.422.850
12.422.850
13
Công cụ dụng cụ VPP
34.190.740
34.190.740
24.542.300
24.542.300
9.072.440
9.072.440
576.000
576.000
14
Chi phí khác
66.829.700
66.829.700
47.882.000
47.882.000
26.824.500
26.824.500
180.000
180.000
Tổng cộng
971.188.020
971.188.020
425.391.190
425.391.190
424.492.730
424.492.730
99.756.100
99.756.100
21.000.000
21.000.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20523.DOC