Tài liệu Đề tài Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Đình Nguyễn: CHƯƠNG 1:
{
GIỚI THIỆU VỀ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÌNH NGUYỄN
1.1. Giới thiêu về công ty:
-Địa chỉ : 20 Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
-Điện thoại : (84-8) 39112824 – 39112825
-Fax : (84-8) 39112826
-Email : dnco@ hcm.vnn.vn
-Mã số thuế : 0301873093 do Cục Thuế TP.HCM Cấp.
-Đăng ký KD : 073527 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.HCM Cấp.
-Vốn điều lệ : 5.000.000.000 VNĐ
-Người đại diện pháp lý : Nguyễn Đình Quang
1.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển của công ty:
1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty:
Những năm cuối của thập niên 90, nhìn thấy được những nhu cầu cần thiết và cấp bách trong việc thiết kế, thi công và xây dựng nhà ở, các công trình mang tính thiết thực, cần phải có đội ngũ kỹ sư thiết kế và công nhân xây dựng có tay nghề cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân.Vì lý do đó Công ty TNHH XD&TM Đình Nguyễn đã ra đời. Công ty TNHH XD&TM Đình Nguyễn viết tắt là Đình Nguyễn Co.,ITD được thành lập từ năm 1999 ...
59 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Đình Nguyễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1:
{
GIỚI THIỆU VỀ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÌNH NGUYỄN
1.1. Giới thiêu về công ty:
-Địa chỉ : 20 Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
-Điện thoại : (84-8) 39112824 – 39112825
-Fax : (84-8) 39112826
-Email : dnco@ hcm.vnn.vn
-Mã số thuế : 0301873093 do Cục Thuế TP.HCM Cấp.
-Đăng ký KD : 073527 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.HCM Cấp.
-Vốn điều lệ : 5.000.000.000 VNĐ
-Người đại diện pháp lý : Nguyễn Đình Quang
1.2. Lịch sử hình thành và sự phát triển của công ty:
1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty:
Những năm cuối của thập niên 90, nhìn thấy được những nhu cầu cần thiết và cấp bách trong việc thiết kế, thi công và xây dựng nhà ở, các công trình mang tính thiết thực, cần phải có đội ngũ kỹ sư thiết kế và công nhân xây dựng có tay nghề cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân.Vì lý do đó Công ty TNHH XD&TM Đình Nguyễn đã ra đời. Công ty TNHH XD&TM Đình Nguyễn viết tắt là Đình Nguyễn Co.,ITD được thành lập từ năm 1999 đến nay.
1.2.2 Sự phát triển của công ty:
Chỉ qua hai năm hoạt động đầu tiên, tổng số vốn của công ty từ 600.000.000đ đã tăng lên 5.000.000.000đ. Công ty đã mở rộng qui mô hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu và cạnh tranh gay gắt bằng chiến lược kinh doanh của công ty đã được người tiêu dùng chấp nhận.
Đình Nguyễn Co.,ITD xem trọng việc bảo vệ an toàn cho con người và thiết bị thi công, tài sản của nhà đầu tư và thực hiện việc bảo vệ môi trường trên các công trình, cũng như xây dựng các công trình bền vững có chất lượng và giá cả phù hợp với ngân sách nhà đầu tư, bàn giao công trình đúng tiến độ, bảo hành công trình chu đáo, thoả mãn nhu cầu của nhà đầu tư. Đình Nguyễn Co.,ITD luôn mong muốn được tiếp xúc với tất cả các chủ đầu tư để được tham gia thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và trang trí nội thất ngoại thất cho các công trình tại VN.
1.3. Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của công ty:
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh:
Mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư,vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, điện-điện tử-kỹ nghệ lạnh, kim khí điện máy.
Cho thuê máy móc, thiết bị ngành xây dựng, điện công nghiệp.
Dịch vụ thương mại, đại lý ký gửi hàng hoá.
Thiết kế thi công hệ thống điện nước sau điện kế, công trình dân dụng, công nghiệp, sửa chữa nhà và trang trí nội thất.
Xây dựng sữa chữa cầu đường, nạo vét kênh rạch, san lấp mặt bằng.
Tư vấn xây dựng đấu thầu, dịch vụ môi giới nhà đất.
Sản xuất sản phẩm trang trí từ gỗ, inox, sắt, nhôm, sản xuất lắp dựng khung kèo thép.
1.3.2 Lĩnh vực hoạt động:
Thiết kế:
Công ty có đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư không chỉ giỏi về tay nghề mà còn rất giàu về kinh nghiệm thực tế thông qua những dự án công trình đã thi công. Nên đội ngũ này luôn có cái nhìn trực quan về phối cảnh kiến trúc tổng thể, cũng như nắm bắt và đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Xây dựng:
Trong 10 năm hoạt động và phát triển, công ty luôn gắn bó và đặt hết tâm huyết của mình vào lĩnh vực thi công, xây dựng những dự án, công trình với những quy mô và tầm cỡ nhất định. Công ty đã trực tiếp tư vấn, thiết kế và thi công nhiều công trình lớn như: xây dựng nhà xưởng cho tập đoàn UNIKA Việt Nam, Công ty VIE-PAN ở KCX Tân Thuận, trung tâm BOWLING Đầm Sen…
Trang trí nội thất:
Trang trí nội, ngoại thất là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một công trình và cũng là công đoạn vô cùng quan trọng để tạo nên dáng vẻ đặt trưng riêng mà không công trình nào giống công trình nào. Hiểu được tầm quan trọng đó công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Thương mại:
Ngoài lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và trang trí nội thất, công ty còn tham gia trong lĩnh vực thương mại, cụ thể là thương mại thép mà đặt biệt là thép xây dựng như : thép tấm, thép lá, thép U, I, V…
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.4.1 Chức năng:
Công ty TNHH XD&TM Đình Nguyễn là đơn vị làm công tác xây dựng và thương mại, tổ chức thiết kế, thi công và sữa chữa các công trình xây dựng giao thông công chánh như: nhà cửa, cầu đường, kênh rạch, mặt bằng….
1.4.2 Nhiệm vụ:
Ngiêng cứu thị trường, nắm vững nhu cầu thị trường từ đó tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tổ chức tìm kiếm khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn hàng.
Tổ chức quá trình mua, dự trữ, bảo quản, bán hàng, tổ chức quá trình thiết kế thi công, sữa chữa các công trình theo hợp đồng.
Không ngừng hoàn thiện cơ cấu, tổ chức quản lý mạng lưới kinh doanh của công ty theo hướng gọn nhẹ linh hoạt và hiệu quả.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật cho phép, thực hiện công tác thống kê kế toán theo pháp lệnh của nhà nước, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, với xã hội và người lao động. Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
1.5.Sơ đồ và đặc điểm tổ chức của bộ máy quản lý của công ty:
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG THIẾT KẾ
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG
MARKETING
Ban điều hành phương tiện thiết bị xe máy thi công và cung cấp vật tư
Xưởng sản xuất gỗ
Ban điều hành các công trường công ty trúng thầu thi công
Các đội
thi công
1.5.2 Đặt điểm tổ chức của bộ máy quản lý công ty:
Giám đốc:
Là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh. Là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh cũng như kết quả hoạt động của công ty. Giám đốc là người quyết định và trực tiếp lãnh đạo các bộ phận chức năng, hướng dẫn cấp dưới về mục tiêu thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện của đơn vị trực thuộc.
Phó giám đốc:
Là người có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các ban trong các mặt kinh tế, kỹ thuật, các công trình xây dựng theo hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với đối tác. Là người triển khai cho các quyết định của giám đốc, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng các kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh thương mại, lập báo cáo định kỳ trình lên giám đốc.
Phòng kế toán tài chính:
Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của bộ tài chính, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn, vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hoá trong kinh doanh. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty.
Phòng tổ chức hành chánh:
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc hành chánh như tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu. Quản lý nhân sự, nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty. Thực hiện một số công việc về chế độ chính sách cũng như vấn đề lương bổng khen thưởng. Quản trị tiếp nhận lưu trữ công văn từ trên xuống, chuyển giao cho các bộ phận có liên quan.
Phòng marketing:
Nhiệm vụ tiếp cận và mở rộng thị trường, phân đoạn thị trường phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty, quảng cáo sản phẩm mới, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý công ty, thực hiện các giao dịch và các hoạt động sản xuất trong và ngoài nước.
Phòng kinh doanh:
Thu thập thông tin trên thị trường về các mặt hàng kinh doanh của công ty có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nghiên cứu nhu cầu thị trường và tìm kiếm thị trường mới, đồng thời hỗ trợ giám đốc ký kết hợp đồng.
Phòng kế hoạch:
Tiếp nhận và điều động các công nhân viên, lập các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn nắm bắt thông tin về giá cả, biến động của thị trường để lập định mức, chỉ tiêu đồng thời kiểm tra chất lượng công trình.
Phòng kỹ thuật:
Quản lý và tổ chức thực hiện xây dựng cơ bản theo quy chế và pháp luật của nhà nước hiện hành, đồng thời nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào thi công, hướng dẫn nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân, tăng khả năng nghiệp vụ cho nhân viên. Theo dõi bám sát tiến độ thi công, quản lý kiểm tra số lượng nguyên vật liệu nhập và xác định mức vật liệu tiêu hao ổn định hợp lý. Tổ chức nghiệm thu khối lượng công trình, duyệt quyết toán công trình hình thành.
Phòng thiết kế:
Thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội ngoại thất, showroom, văn phòng…theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chung của các cấp có thẩm quyền.
Các đội thi công:
Trực tiếp tổ chức thi công, xây dựng các công trình theo đúng bản vẽ, tiến độ, dưới sự hướng dẫn của phòng kỹ thuật và sự chỉ đạo của Giám đốc.
è Như vậy, mỗi phòng ban trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc công ty nhằm đạt lợi ích cao nhất cho công ty.
1.6. Sơ đồ và đặt điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN THỦ QUỸ
NHÂN VIÊN THỐNG KÊ ĐỊNH MỨC TẠI
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
1.6.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ, hữu ích cho đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Để đàm bảo được những yêu cầu trên, việc tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào việc áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán, vào đặc điểm tổ chức, vào quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào hình thức phân công quản lý khối lượng tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính cũng như yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán.
Kế toán trưởng:
Giúp Giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán. Chỉ đạo lập kế hoạch tài chính tín dụng.
Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp là người cố vấn đắc lực trong công việc điều khiển doanh nghiệp, kế toán tổng hợp phải có kiến thức rộng rãi về nhiều lĩnh vực khác như lý thuyết thống kê, luật thương mại, quản trị tài chính.Tập hợp và lưu trữ các chứng từ liên quan. Lập báo cáo trình đơn vị các công trình trọng điểm khi phát sinh.
Kế toán nguyên vật liệu:
Theo dõi tình hình X-N-T kho vật liệu của công ty. Hàng ngày ghi nhận lại và tổng hợp cuối ngày về cho kế toán thanh toán, theo dõi chi tiết từng khách hàng, cuối tháng kiểm kê định kỳ hàng tồn kho.
Kế toán tiền lương:
Có nhiệm vụ lập bảng thanh toán lương nhân viên toàn công ty. Là người trích các bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…theo quy định của nhà nước.
Kế toán thủ quỹ:
Theo dõi công việc Thu - Chi của công ty. Chịu trách nhiệm Thu - Chi tiền mặt tại công ty có chứng từ hợp lệ. Chi trả lương cho công nhân đúng thời hạn. Theo dõi việc giao dịch qua ngân hàng để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục.
Kế toán tài sản cố định:
Có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm của TSCĐ, kể cả về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Từ đó hạch toán vào sổ chi tiết quản lý chặt chẽ việc sử dụng, mua sắm, sữa chữa, tính khấu hao, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
1.7. Sơ đồ và trình tự ghi sổ chứng từ kế toán của công ty:
1.7.1.Sơ đồ chứng từ kế toán của công ty:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu.
1.7.2. Trình tự ghi sổ chứng từ kế toán của công ty:
Căn cứ vào chứng từ gốc, lập ra chứng từ ghi sổ, ghi rõ tài khoản đối ứng của các nghiệp vụ kinh tế để giảm số lần ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, sau đó đánh số thứ thự và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã đăng ký ở sổ chứng từ ghi sổ rồi lấy số liệu ghi vào sổ các tài khoản.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần ghi vào sổ kế toán chi tiết, căn cứ vào các chứng từ đính kèm theo chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trong sổ cái, kế toán lập bảng đối chiếu số phát sinh trong tài khoản kế toán. Đối chiếu số liệu ở bảng cân đối số phát sinh các tài khoản với số hiệu ở bảng chi tiết số phát sinh. Căn cứ vào số liệu bảng cân đối số phát sinh, tiến hành lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
1.8. Chế độ chính sách áp dụng tại công ty:
Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01-01 và kết thúc ngày 31-12 hàng năm.
Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì công ty chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, theo tỷ giá của Ngân Hàng tại thời điểm chuyển đổi.
Tổ chức chứng từ kế toán tại doanh nghiệp:
© Hệ thống chứng từ tại công ty:
- Hoá đơn tài chính; - Phiếu thu;
- Phiếu chi, phiếu nhập; - Phiếu xuất.
©Hệ thống sổ kế toán:
- Sổ quỹ tiền mặt; - Sổ cái;
- Sổ nhật ký bán hàng; - Sổ nhật ký chung.
©Hệ thống cáo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Thuyết minh báo cáo tài chính; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
ªHình thức sổ kế toán tại công ty:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán đều được áp dụng trên máy vi tính.
Sổ kế toán mà công ty áp dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt :TK 111
- Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng : TK112
- Sổ chi tiết bán hàng : TK511
- Sổ chi tiết TK : TK 621,622,627,642
- Sổ kho : TK 133,131,333,331
Nhật ký sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sử dụng cho một TK trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối tháng. Sổ cái ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu với số lượng trên các nhật ký chứng từ.
Hình thức mở và khoá sổ kế toán:
Mở sổ kế toán: đầu niên độ kế toán, công ty tiến hành mở sổ kế toán theo danh mục đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Khoá sổ kế toán: cuối kỳ hạch toán(tháng, quý, năm)
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp hạch toán: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá thực tế hàng tồn kho: bình quân gia quyền.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
- Tồn kho cuối kỳ = tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ.
«Hệ thống tài khoản sử dụng:
-TK 111 Tiền mặt
-TK 112 Tiền gửi Ngân hàng
-TK 11211 Tiền gửi Ngân hàng CT
-TK 11212 Tiền gửi Ngân hàng NN-PT
-TK 11213 Tiền gửi Ngân hàng SACOMBANK
-TK 11214 Tiền gửi Ngân hàng NH PĐCN NTP
-TK 11215 Tiền gửi Ngân hàng QĐ
-TK 11218 Tiền gửi Ngân hàng ĐT – PT Việt Nam
-TK 131 Phải thu khách hàng
-TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
-TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của HH
-TK 1332 Thuế GTGT hàng nhập kho
-TK 331 Phải trả người bán
-TK 333 Thuế và các khoản phải nộp cho NN
-TK 3331 Thuế GTGT phải nộp
-TK 3334 Thuế TNDN
-TK 3388 Phải trả, phải nộp khác
-TK N411 Nguồn vốn kinh doanh
-TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối
-TK 511 Doanh thu bán hàng
-TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
-TK 621 Chi phí NVL trực tiếp
-TK 622 Chi phí NC trực tiếp
-TK 627 Chi phí SXC
-TK 632 Gía vốn hàng bán
-TK 635 Chi phí tài chình
-TK 642 Chi phí quản lý DN
-TK 811 Chi phí khác
-TK 911 Xác định kết quả kinh doanh
* Thuận lợi:
Công ty đã sở hữu được một đội ngũ kỹ sư thiết kế giỏi và công nhân xây dựng lành nghề. Có được nguồn tài chính dồi dào, đảm bảo cho việc phục vụ các công trình được tốt hơn. Công ty có chế độ cho công nhân viên rất tốt, luôn quan tâm đến đời sống của công nhân viên điều đó tạo nên một tâm lý an toàn cho họ.
* Khó khăn:
Do tình hình khủng hoảng của nền kinh tế thế giới khiến các công ty trong nước cũng bị ảnh hưởng theo, công ty Đình Nguyễn cũng vấp phải những khó khăn. Nhưng BGĐ công ty đã có những chiến lược đúng đắn và kịp thời đã đưa Đình Nguyễn thoát khỏi những khủng hoảng và ngày càng phát triển.
Bảng số liệu Thu – Chi của công ty trong quý 4/2008 và quý 4/2009:
Tên TK
Quý 4/2008
Quý 4/2009
Thu
Chi
Thu
Chi
111 – TM
12.748.342.494
40.408.018.173
9.100.741.100
8.939.413.386
112 – TGNH
9.435.518.921
9.416.266.661
19.866.083.774
19.846.520.292
ªPhân tích:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Tình hình Thu bằng TM của công ty ở 2 quý có sự chênh lệch, cụ thể là giảm từ 12.748.342.493 (quý 4/2008) xuống còn 9.100.741.100 (quý 4/2009) tương đương (- 3.647.601.390) chiếm tỷ lệ (- 21,18%). Việc giảm nguồn Thu trong quý 4/2009 có thể sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn bằng TM tại công ty. Tình hình Chi bằng TM cũng có sự chênh lệch nhưng rất rõ rệch, cụ thể là giảm từ 40.408.018.173 (quý 4/2008) xuống còn 8.939.413.368 (quý 4/2009) tương đương (- 31.468.604.787) chiếm tỷ lệ (- 77,88%). Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách hợp lý để làm giảm lượng TM phải Chi ra, đồng nghĩa với việc công ty đang dần tích trữ nguồn vốn bằng TM tại công ty để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết về vốn.
Tình hình Thu bằng TGNH của công ty ở 2 quý cũng có sự chênh lệch, cụ thể tăng từ 9.435.518.921 (quý 4/2008) lên 19.866.083.774 (quý 4/2009) tương đương +10.430.564.853 chiếm tỷ lệ 110,55%. Tình hình Chi bằng TGNH cũng đã tăng đáng kể, cụ thể là từ 9.416.266.661 (quý 4/2008) lên 19.864.520.292 (quý 4/2009) tương đương +10.430.253.631 chiếm tỷ lệ 110,77%.
Qua bảng số liệu thống kê trên, ta thấy được tình hình Thu – Chi bằng TM, TGNH đều có sự chênh lệch tương đối. Điều này chứng tỏ rằng công ty ngày càng chuyển sang giao dịch bằng TGNH nhiều hơn, vì vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch vừa đáp ứng tốt về chất lượng giao dịch.
CHƯƠNG 2:
{
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
2.1. Kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất. Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Với tính lưu hoạt cao, Vốn bằng tiền được dùng để mua sắm hoặc chi phí. Vốn bằng tiền được phản ánh ở nhóm TK 11X.
TK 111:Tiền mặt
TK 112:Tiền gửi ngân hàng
TK 113:Tiền đang chuyển
2.1.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ:
- Tiền mặt tại quỹ của Doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý. Mọi nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt tại quỹ đều do thủ quỹ của Doanh nghiệp thực hiện.
- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
- Thủ quỹ hàng ngày phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có sự chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp chênh lệch.
-TK sử dụng: TK 111
-Nội dung kết cấu của TK 111:
TK 111:Tiền mặt.
SDĐK:Tiền mặt tồn quỹ
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ nhập quỹ.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư.
- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
PS: tổng phát sinh Nợ
SDCK:Tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ.
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu xuất quỹ.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư.
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê.
PS: tổng phát sinh Có
-TK 111 có 3 TK cấp 2:
TK 1111:Tiền Việt Nam
TK 1112:Ngoại tệ
TK 1113:Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Chứng từ và thủ tục hạch toán:
- Phiếu thu (01.TT) - Phiếu chi (01.TT)
- Biên lai thu tiền (06.TT) - Bảng kiểm kê quỹ
- Bảng kê vàng bạc đá quý
Phiếu thu chi do kế toán lập thành 3 liên, sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu rồi chuyển cho kế toán trưởng duyệt (và cả thủ trưởng đơn vị duyệt – đối với phiếu chi). Sau đó chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp (hoặc người nhận tiền), 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu chi được thủ quỹ chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
2.1.1.1. Kế toán tiền tại quỹ là đồng Việt Nam:
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Thu tiền mặt từ việc bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, doanh thu khác và nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 511, 515, 711
Có TK 3331
2/ Thu nợ của khách hàng hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng và nhập quỹ:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 131
3/ Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 112(1121)
4/ Nhận tiền ký cược, ký quỹ ngắn hoặc dài hạn và nhập quỹ:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 334, 338(3388)
5/ Thu hồi tiền ký cược, ký quỹ ngắn hoặc dài hạn và nhập quỹ:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 144, 244
6/ Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn, dài hạn và nhập quỹ:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 121, 128, 221, 222, 228
7/ Chi tiền mặt để mua sắm hàng hoá, vật tư, TSCĐ hoặc cho đầu tư XDCB:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 241
Có TK 111(1111)
8/ Các khoản chi phí hoạt động SXKD và hoạt động khác đã được chi bằng tiền mặt:
Nợ TK 621, 627, 635, 641, 811
Có TK 111(1111)
19/ Chi tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả:
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 341, 334
Có TK 111(1111)
10/ Chi tiền mặt để hoàn trả các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hoặc dài hạn:
Nợ TK 338, 344
Có TK 111(1111)
11/ Chi tiền mặt để ký cược, ký quỹ ngắn hoặc dài hạn:
Nợ TK 144, 244
Có TK 111(1111)
12/ Khi kiểm kê quỹ tiền mặt và có sự chênh lệch so với sổ kế toán tiền mặt nhưng chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
-Nếu chênh lệch thừa - căn cứ vào bảng kiểm kê quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 111(1111)
Có TK 338(3381)
-Nếu chênh lệch thiếu - căn cứ vào bảng kiểm kê quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 138(1381)
Có TK 111(1111)
Sơ đồ tổng hợp kế toán tiền mặt (VND)
112 111-Tiền mặt(1111) 112
Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt Gửi tiền mặt vào ngân hàng
121, 128, 221 121, 128, 221
222, 223, 228 222, 223, 228
Thu hồi CK vốn đầu tư (giá gốc) Đầu tư ngắn, dài hạn bằng tiền mặt
131, 136, 138, 141, 241, 627,
141, 144, 244 641, 642, 811
Thu hồi nợ phải thu, ký cược Chi tạm ứng và chi phí phát
ký quỹ, bằng tiền mặt sinh bằng tiền mặt
311, 341 133
Vay ngắn, dài hạn
Thuế GTGT
333
Nhận trợ cấp, trợ giá từ NSNN 152, 153, 156
211, 217, 611
338,344 Mua vật tư, hàng hoá, công cụ,
Nhận ký quỹ, ký cược TSCĐ,…bằng tiền mặt
311, 315,331
411
Nhận vốn được cấp, góp bằng Thanh toán nợ phải trả
tiền mặt bằng tiền mặt
511, 515, 711 144, 244
Doanh thu, thu nhập khác Ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt
bằng tiền mặt
338(1) 138 (1)
Tiền mặt thừa phát hiện Tiền mặt thiếu phát hiện
khi kiểm kê khi kiểm kê
2.1.1.2. Kế toán tiền tại quỹ là ngoại tệ:
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Doanh thu bán chịu phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế )
Có TK 511
2/ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ:
-Trường hợp lãi tỷ giá:
Nợ TK 111(1112) (tỷ giá thực tế)
Có TK 131 (tỷ giá giao dịch)
Có TK 515
-Trường hợp lỗ tỷ giá:
Nợ TK 111(1112) (tỷ giá thực tế)
Nợ TK 635
Có TK 131 (tỷ giá giao dịch)
3/ Doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111(1112) (tỷ giá thực tế)
Có TK 511 (tỷ giá thực tế)
4/ Mua sắm vật tư, hàng hoá,TSCĐ phải chi bằng ngoại t ệ:
Nợ TK 152, 156, 211, 213 (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ)
Có TK 111(1112) (theo tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ)
Có TK 515 - Chênh lệch do tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ lớn hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ.
- Trường hợp tỷ giá thực tế tại thới điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ thì khoảng chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào bên Nợ TK 635.
5/ Các khoản chi phí phát sinh phải chi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 627 (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ)
Nợ TK 641, 642, 635, 811
Có TK 111(1112) (theo tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ)
Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ lớn hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ.
-Trường hợp tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào bên Nợ TK 635
6/ Phản ánh khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ về việc mua chịu vật tư, hàng hoá, TSCĐ hoặc được cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156 (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ)
Nợ TK 211, 213, 241, 627, 641, 642
Có TK 331 (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả)
7/ Chi ngoại tệ để trả nợ người bán:
Nợ TK 331 (theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ)
Có TK 111(1112) (theo tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ)
Có TK 515 – Chênh lệch do tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả lớn hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ.
-Trường hợp tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào bên Nợ TK 635.
{ Điều chỉnh tỷ giá vào cuối kỳ:
Cuối kỳ hạch toán, kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm cuối kỳ để đánh giá lại số dư ngoại tệ của tài khoản vốn bằng tiền.
-Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng lớn hơn tỷ giá đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch tăng được kế toán ghi sổ:
Nợ TK 111(1112)
Có TK 413
-Nếu tỷ giá thực tế bình quân liên Ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá đã hạch toán trên sổ kế toán, thì khoản chênh lệch giảm được kế toán ghi sổ:
Nợ TK 413
Có TK 111(1112)
Sơ đồ tổng hợp kế toán tiền mặt (Ngoại tệ)
151,153, 156, 211,217
511, 711 1111-Tiền mặt (Ngoại tệ) 241, 627, 642, 133,…
D.thu, thu nhập khác p/sinh Mua vtư, hhoá, TSCĐ,..bằng NT
GIAI bằng ngoại tệ (TGTT) (TGGS) (TGTT)
ĐOẠN (đồng thời ghi Nợ TK 007) 515 635
SẢN 131, 136, 138 Lãi Lỗ
XUẤT Thu nợ phải thu bằng ngoại tệ
KINH (đồng thời ghi Có TK 007)
DOANH TGGS TGTT 311, 315, 331
515 635 T.toán nợ phải trả, vay bằng NT
Lãi Lỗ (TGGS) (TGGS)
515 635
(đồng thời ghi Nợ TK 007) Lãi Lỗ
(đồng thời ghi Có TK 007)
…………………………………………………………………………………………
151, 211,241
Mua vtư, hhoá, TSCĐ,..bằng NT
(TGGS) (TGTT)
GIAI 413
ĐOẠN Lãi Lỗ
TRƯỚC
HOẠT 311, 315, 341
ĐỘNG T. toán nợ phải trả, vay bằng NT
(TGGS) (TGGS)
413
Lãi Lỗ
…………………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ 413 413
LẠI SỐ DƯ Chênh lệch tỷ giá tăng do Chênh lệch tỷ giá giảm do
NGOẠI TỆ đánh giá lại ngoại tệ đánh giá lại ngoại tệ
CUỐI NĂM
2.1.2 Kế toán Tiền gửi ngân hàng:
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ tiền gửi được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán tiền gửi Ngân hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi và chi tiết từng loại Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối
chiếu. Kế toán tổng hợp sử dụng TK 112 để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi Ngân hàng.
-TK sử dụng:TK112
- Nội dung kết cấu của TK 112:
TK 112:Tiền gửi Ngân hàng
SDĐK:Số tiền gửi hiện có ở Ngân hàng
-Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng
-Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại theo tỷ giá thực tế
PS: tổng phát sinh Nợ
SDCK:Số tiền gửi Ngân hàng còn lại cuối kỳ
-Các khoản tiền gửi được rút ra
-Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại theo tỷ giá thực tế
PS: tổng phát sinh Có
-TK 112 có 3 TK cấp 2:
TK 1121:Tiền Việt Nam
TK 1122:Ngoại tệ
TK 1123:Vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
-Chứng từ và thủ tục hạch toán:
Giấy báo Có. Giấy báo Nợ. Bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc báo chi…)
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Xuất quỹ TM gửi vào Ngân hàng, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112(1121,1122)
Có TK 111(1111,1112)
2/ Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112(1121,1122)
Có TK 131
3/ Nhận lại tiền đã ký cược, ký quỹ ngắn hoặc dài hạn bằng chuyển khoản, kế toán ghi:
Nợ TK 112
Có TK 144, 244
4/ Nhận vốn góp liên doanh các đơn vị thành viên chuyển đến bằng TGNH:
Nợ TK 112
Có TK 411
5/ Doanh thu bán hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ các hoạt động khác và thu bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112
Có TK 511, 515, 711
6/ Căn cứ phiếu tính lãi của Ngân hàng và giấy báo Ngân hàng phản ánh tiền lãi tiền gửi định kỳ:
Nợ TK 112
Có TK 515
7/ Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 112
8/ Trả tiền mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, hoặc chi phí phát sinh được chi bằng chuyển khoản:
Nợ TK 152,153, 156, 211, 213, 214, 627, 641, 642
Có TK 112
9/Đầu tư tài chính ngắn, dài hạn bằng TGNH:
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228
Có TK 112
10/Thanh toán các khoản phải trả, phải nộp bằng TGNH:
Nợ TK 311, 315, 331, 333, 338,341, 342
Có TK 112
11/Khi có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê Ngân hàng đến cuối tháng vẫn chưa tìm dược nguyên nhân thì kế toán sẽ ghi theo số liệu của Ngân hàng, khoản chênh lệch thiếu thừa chờ giải quyết.
vNếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên giấy báo hoặc bản kê sao Ngân hàng:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 112
vNếu số liệu trên sổ kế toán < số liệu trên giấy báo hoặc bản kê sao Ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 338 (3388)
Sơ đồ tổng hợp kế toán TGNH:
112-Tiền gửi Ngân hàng (VND)
111 111
Gửi tiền mặt vào ngân hàng Rút TGNH về nhập quỹ TM
121, 128, 221, 228 121, 128, 221, 228
Thu hồi vốn đầu tư ngằn, dài hạn Đầu tư ngắn, dài hạn bằng TGNH
515 635 144, 244
Ký cược, ký quỹ bằng TGNH
131, 136, 138
Thu nợ phải thu 211, 213, 217, 241
Mua TSCĐ, BĐSĐT, ĐTXDCB
144, 244
Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ 133
411 152, 156, 611
Nhận vốn góp liên doanh, liên kết…
Mua vật tư, hàng hoá, công cụ,…
344, 338 311, 315, 331, 338
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn, Thanh toán các khoản nợ phải trả,
dài hạn nợ vay
511, 512, 515, 711 133
Doanh thu, thu nhập khác bằng 627, 635, 641, 811
tiền gửi ngân hàng
3331 Chi phí SXKD, hoạt động khác
Thuế GTGT 411, 421, 415
Trả lại vốn góp, cổ tức, lợi nhuận
cho các bên góp vốn
521, 531, 532
Thanh toán các khoản chiết khấu
thương mại
Ä Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thì cũng dược hạch toán tương tự như kế toán tiền mặt bằng ngoại tệ.
2.2 Kế toán các khoản ứng trước:
Các khoản ứng trước là các khoản tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo những quy tắc riêng , vẫn thuộc vốn và tài sản của doanh nghiệp.
Các khoản ứng trước được phản ánh ở nhóm TK 14 và nhóm TK 24, bao gồm:
TK 141 - Tạm ứng
TK 142, 242 - Chi phí trả trước ngắn, dài hạn.
TK 144, 244 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn,dài hạn.
2.2.1 Kế toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong doanh nghiệp:
Là việc công nhân viên trong doanh nghiệp ứng trước một khoản tiền hoặc vật tư để thực hiện nhiệm vụ SXKD hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt .
Nguyên tắc:
- Phải là người của doanh nghiệp.
- Người nhận tạm ứng được sử dụng theo mục đích.
- Kế toán sẽ mở sổ theo dõi kế toán chi tiết từng đối tượng đã chi tạm ứng.
Các chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị tạm ứng (03.TT) -Phiếu chi (02:TT)
- Báo cáo thanh toán tạm ứng (04.TT) -Các chúng từ khác :hoá đơn mua hàng,..
Tài khoản sử dụng: TK 141
Nội dung kết cấu của TK 141
TK 141-Tạm ứng
SDĐK:
-Số tiền đã tạm ứng cho cán bộ công nhân -Các khoản tạm ứng đã thanh toán theo số
viên của DN chi tiêu thực tế đã được duyệt.
-Số tạm ứng chi không hết phải nộp lại
quỹ hoặc bị khấu trừ lương.
PS: tổng phát sinh Nợ PS: tổng phát sinh Có
SDCK:Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Khi tạm ứng tiền cho công nhân viên chức của doanh nghiệp, căn cứ vào phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng đã được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 141
Có TK 111
2/ Khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng đính kèm các chứng từ gốc có liên quan, kế toán kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các khoản chi tạm ứng để xác định số chi thừa hoặc thiếu, đồng thời căn cừ vào nội dung kinh tế của từng khoản chi trên các chứng từ gốc để ghi sổ kế toán cho phù hợp.
-Trường hợp số thực chi đã được duyệt nhỏ hơn số tiền đã tạm ứng. Căn cứ vào số thực chi kế toán ghi sổ:
Nợ TK 151, 156, 211, 241, 121, 222, 627, 641, 811,…
Có TK 141
Khoản tiền tạm ứng thừa nhập lại quỹ hoặc khấu trừ lương của người nhân tạm ứng:
Nợ TK 111
Nợ TK 334
Có TK 141
-Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã tạm ứng. Căn cứ vào bản thanh toán tạm ứng được duyệt và phiếu chi thanh toán bổ sung cho người nhận tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 151, 156, 211, 241, 121, 221, 627, 641,…
Có TK 141 (Theo số tiền đã tạm ứng)
Có TK 111 (Số được chi thêm)
Sơ đồ tổng hợp kế toán tạm ứng:
152, 153 141-Tạm ứng 111, 112
Tạm ứng bằng vật liệu, dụng cụ Kết chuyển vào TK liên quan
khi quyết toán chi tạm ứng
được phê duyệt
111, 112
Nhập lại quỹ Số chi thêm (số
chi được duỵệt >
số đã nhận tạm ứng)
111, 112 334
Tạm ứng bằng tiền Số chi Khấu trừ vào lương
không hết
2.2.2 Kế toán các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn:
2.2.2.1 Kế toán chi phí trả trước ngắn hạn:
Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan đến hoạt động SXKD của nhiều kỳ thuộc về một niên độ của kế toán hoặc là những khoản chi phí phát sinh một lần có giá trị lớn, vì vậy không thể tính hết một lần vào chi phí ngay trong kỳ phát sinh mà sẽ được phân bổ dần cho nhiều kỳ kế toán. Nhằm thể hiện đúng chi phí đã tham gia vào hoạt động SXKD trong kỳ, đảm bảo cho chi phí được ổn định giữa các kỳ hạch toán, tạo nên sự tương xứng giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
- Các loại chi phí trả trước: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí bảo hành, hàng hoá, tài sản. Chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển…
Tài khoản sử dụng: TK 142
Nội dung kết cấu của TK 142
TK 142-Chi phí trả trước ngắn hạn
SDĐK:
-Các khoản chi phí trả trước phát sinh -Phân bổ chi phí trả trước vào các
chờ phân bổ đối tượng chịu chi phí có liên quan
PS: tổng phát sinh Nợ PS: tổng phát sinh Có
SDCK:Các khoản chi phí trả trước chờ
phân bổ
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Căn cứ vào các chứng từ có liên quan để phản ánh chi phí trả trước thực tế phát sinh:
Nợ TK 142
Có TK 111,112: Trả trước tiền thuê TSCĐ cho nhiều kỳ hạch toán
Có TK 2413: Gía trị công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành, bàn giao
chờ phân bổ.
Có TK 152: Gía trị công cụ, dụng cụ xuất kho chờ phân bổ
Có TK 111,112: Tiền mua bảo hiểm tài sản,…
2/ Hàng tháng hoặc định kỳ xác định mức phân bổ chi phí trả trước để tính vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Mức phân bổ được xác định như sau:
Chi phí trả trước thực tế phát sinh theo từng loại
Mức phân bổ cho từng kỳ =
Số kỳ dự kiến phân bổ
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 142
Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí trả trước ngằn hạn:
111, 112, 152 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn 241, 623, 627
153, 241, 331, 334 641, 642
CPTT ngắn hạn p/sinh có liên quan Đ/kỳ p/bổ CP trả trước ngắn
đến nhiều kỳ kế toán trong năm hạn vào chi phí SXKD
Thuế GTGT 133 152, 138
153 được ktrừ (nếu có) G/trị p/liệu thu hồi(nếu có) hoặc
Khi xuất CC, DC 1 lần có g/trị lớn khoản bồi thường vật chất của
sử dụng dười 1 năm phải p/bổ nhiều người làm hỏng, mất CC, DC
kỳ trong năm
241 623, 627, 641, 642,.
Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế p/sinh P/bổ g/trị CC, DC vào chi phí
lớn phải p/bổ vào các kỳ trong năm SXKD (các kỳ trong năm)
P/bổ chi phí sửa chữa TSCĐ
111, 112,… vào chi phí SXKD trong kỳ
Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến 212
tài sản thuê tài chính CP t/tiếp ban đầu liên quan đến
DN trả trước lãi tiền vay cho bên h/động thuê tài chính được ghi
cho vay nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
635, 241, 627
Đ/kỳ p/bổ lãi tiền vay theo số
phải trả tửng kỳ
2.2.2.2 Kế toán chi phí trả trước dài hạn:
Hạch toán TK 242 cần tôn trọng một số quy định sau:
² Chỉ hạch toán vào TK 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động SXKD trên một năm tài chính;
² Các loại chi phí nêu trên nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì khi thực tế phát sinh được ghi nhận ngay vào chi phí SXKD trong năm tài chính đó mà không phản ánh vào TK 242;
² Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;
² Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phícủa từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
TK sử dụng:TK 242
Nội dung kết cấu của TK 242
TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
SDĐK:
-Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong -Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân
kỳ. bổ vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ
PS: tổng phát sinh Nợ PS: tổng phát sinh Có
SDCK:Các khoản chi phí trả trước dài hạn
chưa tính vào chi phíhoạt động SXKD của
năm tài chính.
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Khi phát sinh các khoản chi phí thành lập DN, đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm.
Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ:
Nợ TK 641, 642
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334
Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào TK 242.
Nợ TK 242
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 331, 334, 338,…
c. Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD:
Nợ TK 641, 642
Có TK 242
2/ Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm:
Nợ TK 242
Nợ TK 133
Có TK 111, 112,…
Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý chi phí thuê TSCĐ, cơ sở hạ tầng vào chi phí SXKD:
Nợ TK 635, 642
Có TK 242
3/ Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý kinh doanh trong nhiều niên độ có thể thực hiện theo hai phương pháp phân bổ sau:
Trường hợp phân bổ hai lần:
Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho:
Nợ TK 242
Có TK 153
Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (bằng 50 % giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng) vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời gian sử dụng theo quy định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý theo công thức:
Giá trị công cụ bị hỏng Giá trị phế Khoản bồi thường
Số phân bổ lần 2 = liệu thu hồi vật chất
2 (nếu có) (nếu có)
Nợ TK 152
Nợ TK 138
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
Trường hợp phân bổ nhiều lần:
Phương pháp hạch toán tương tự như trường hợp phân bổ hai lần.
Chú ý: Việc sử dụng cùng lúc TK 142 và 242 để phân bổ chi phí phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán cần được vận dụng phù hợp với đặc điểm hình thành, phát sinh chi phí cũng nhờ sự chuyển hóa chi phí theo độ dài của các kỳ phân bổ.
-Khi phát sinh chi phí phân bổ cho nhiều niên độ kế toán cần xác định mức chi phí phải phân bổ cho niên độ này và phần còn lại phải phân bổ cho các niên độ tiếp theo:
Nợ TK 124, 242
Có TK 111,112,153,…
- Cuối niên độ phải xác định phần chi phí phân bổ dần cho niên độ sau đã kết chuyển chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn.
Nợ TK 142
Có TK 242
Qua niên độ sau khi phân bổ vào chi phí của các đối tượng có liên quan:
Nợ TK 627, 635, 641, 642
Có TK 142
2.3 Kế toán các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ:
TK sử dụng:TK 144
Nội dung kết cấu của TK 144
144- Cầm cố, ký cược, ký quỹ
SDĐK:
- Gía trị tài sản mang đi cầm cố và số - Giá trị và số tiền ký cược, ký quỹ đã được
tiền đã ký cược, ký quỹ nhận lại hoặc dùng để thanh toán
- Khoản bị phạt trừ vào tiền ký cược, ký quỹ
do không thực hiện đúng hợp đồng.
PS: tổng phát sinh Nợ PS: tổng phát sinh Có
SDCK:Gía trị tài sản còn cầm cố hoặc
số tiền còn đang ký cược, ký quỹ.
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1/ Chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 144
Có TK 111, 112
2/ Khi nhận lại tiền ký cược,ký quỹ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 144
-Trường hợp không thực hiện đúng quy định của hợp đồng bị phạt trừ tiền ký cược, ký quỹ:
Nợ TK 811
Có TK 144, 244
-Trường hợp dùng tiền ký cược, ký quỹ để thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp:
Nợ TK 331
Có TK 144
3/ Mang tài sản đem cầm cố để được vay tiền:
- Nếu là vật tư, hàng hóa:
Nợ TK 144
Có TK 152, 156
- Nếu là máy móc, phương tiện vận tải:
Nợ TK 144, 244
Nợ TK 214
Có TK 144, 244
4/ Nhận lại tài sản đem cầm cố:
-Nhận lại vật, hàng hóa:
Nợ TK 152, 156
Có TK 144
-Nhận lại TSCĐ:
Nợ TK 211
Có TK 214
Có TK 144, 244
Trường hợp dùng tài sản cầm cố để thanh toán nợ vay:
Nợ TK 311, 315
Có TK 144, 244
Nếu giá thực tế lớn hơn giá ghi sổ của tài sản mang đi cầm cố thì khoản chênh lệch được hạch toán vào TK 711
Sơ đồ tổng hợp kế toán tài sản cầm cố, ký cược ngắn và dài hạn:
144, 244 – cầm cố, ký cược ngắn và dài hạn
111, 112 111, 112
Ký cược, ký quỹ ngắn và dài hạn Nhận lại các khoản ký cược,
ký quỹ bằng tền
211 211
Nguyên Cầm cố bằng Nhận lại TSCĐ đưa đi cầm cố
giá TSCĐ 214
214 Giá trị
Giá trị hao mòn
hao mòn 811
111, 112 Bị phạt vi phạm hợp đồng trừ
vào tiền ký quỹ
331, 311
Ký quỹ mở L/C Trừ vào nợ phải trả người bán
hoặc nợ vay
331
Khi nhận được hoá đơn hồ sơ
trả tiền cho người bán của hàng
nhập khẩu
CHƯƠNG 3:
{
THỰC TIỄN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI
CÔNG TY TNHH XD & TM ĐÌNH NGUYỄN
3.1 Kế toán vốn bằng tiền:
Với sự thay đổi, đổi mới của cơ chế quản lý và tự chủ của tài chính như hiện nay
thì trong hoạt động SXKD vốn bằng tiền có phần quan trọng thúc đẩy kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay thanh toán qua Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của SXKD, không những thế mà còn tiết kiệm vốn bằng tiền mà còn tăng thu nhập, góp phần quay nhanh vòng vốn lưu động.
3.1.1 Kế toán tiền mặt:
Thủ tục lập và trình tự luân chuyển chứng từ tiền mặt:
Thu tiền mặt:
Kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ có liên quan Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt như: phiếu thu, phiếu chi. Các chứng từ này phải có đầy đủ chữ ký của người thu, người nhận, người cho phép xuất quỹ (Giám đốc hay người được ủy quyền và kế toán). Sau khi đã thu hoặc chi tiền thủ quỹ đóng dấu “ đã thu tiền ” hoặc “ đã chi tiền ” vào chứng từ. Cuối ngày thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ để ghi sỗ quỹ, lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ phiếu thu, phiếu chi để chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ.
Người nộp tiền viết giấy đề nghị nộp tiền giao cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán lập phiếu thu làm 3 liên : ghi đầy đầy đủ các nội dung, sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Khi nhập đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phiếu thu trước khi ký tên và đóng dấu “ đã thu tiền ” và 3 liên của phiếu thu:thủ quỹ giữ 1 liên để ghi vào sổ quỹ, liên 2 giao ccho người nhận, liên 3 lưu lại cuốn.
Chi tiền mặt:
Người nhận tiền viết giấy đề nghị chi tiền. Sau khi đề nghị được thủ trưởng đơn vị và kế toán thông qua thì kế toán thanh toán kiểm tra kỹ tất cả những điều kiện chi tiền và thủ tục giấy tờ rồi viết phiếu chi. Thủ quỹ lập thủ tục xuất quỹ chi tiền, lập 3 liên, có chữ ký của người lập phiếu và có xác nhận đã nhận đủ tiền của người nhận tiền (ghi rõ số tiền). Thủ quỹ ký tên đóng dấu. Một liên của phiếu chi do kế toán giữ làm căn cứ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ tiền mặt:
Phiếu thu
Sổ quỹ
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết tiền mặt
Phiếu chi
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán tiền mặt, kế toán thanh toán lập phiếu Thu – Chi, sau đó ghi sỗ quỹ tiền mặt. Từ sổ quỹ, kế toán vào sổ chi tiết tiền mặt để ghi vào chứng từ ghi sổ. Cuối tháng hoặc định kỳ ghi vào sổ cái TK 111.
Phương pháp ghi: kết cấu sổ cái bao gồm 7 cột .
Cột 1 : ghi ngày tháng kế toán ghi sổ cái.
Cột 2, 3 : ghi số hiệu chứng từ sổ cái liên quan, tên khách hàng giao dịch.
Cột 4 : ghi tóm tắt nội dung kinh tế phát sinh.
Cột 5 : ghi số hiệu TK đối ứng.
Cột 6 : ghi số tiền phát sinh bên nợ tương ứng cùng 1 dòng với phiếu Thu - Chi
Cột 7 : ghi số tiền phát sinh bên có.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp số tiền.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 /2009 làm tăng quỹ tiền mặt:
1. Ngày 1/12/2009 rút TGNH ĐT – PT Việt Nam về nhập quỹ TM (số chứng từ 441/PT)
Nợ TK 111 200.000.000
Có TK 11218 200.000.000
2. Ngày 3/12/2009 rút TGNH Quân Đội về nhập quỹ TM (số chứng từ 330/PT)
Nợ TK 111 130.500.000
Có TK 11215 130.500.000
3. Ngày 10/12/2009 rút TGNH ĐT – PT Việt Nam về nhập quỹ TM (số chứng từ 453/PT)
Nợ TK 111 300.000.000
Có TK 11218 300.000.000
4. Ngày 22/12/2009 rút TGNH Quân Đội về nhập quỹ TM (số chứng từ 399/PT)
Nợ TK 111 148.000.000
Có TK 11215 148.000.000
5. Ngày 24/12/23009 rút TGNH Quân Đội vế nhập quỹ TM (số chứng từ 343/PT)
Nợ TK 111 30.000.000
Có TK 11215 30.000.000
6. Ngày 31/12/2009 rút TGNH ĐT – PT Việt Nam về nhập quỹ TM (số chứng từ 478/PT)
Nợ TK 111 68.203.000
Có TK 11218 68.203.000
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2009 làm giảm quỹ tiền mặt:
1.Ngày 1/12/2009 thanh toán chi chí tiếp khách cho công ty CP DV – DL Mê Kông (số chứng từ 1206/PC)
Nợ TK 6428 1.738.200
Nợ TK 13311 173.820
Có TK 111 1.912.020
2. Ngày 8/12/2009 thanh toán tiền phí thuê mặt bằng của công ty CP Cộng Đồng bằng tiền mặt (số chứng từ 1215/PC)
Nợ TK 6428 5.000.000
Nợ TK 13311 500.000
Có TK 111 5.500.000
3. Ngày 145/12/2009 nộp tiền vào TK ngân hàng ĐT – TP Việt Nam (số chứng từ 326/PC)
Nợ TK 11218 35.000.000
Có TK 111 35.000.000
4. Ngày 22/12/2009 nộp tiền vào TK ngân hàng Quân Đội (số chứng từ 265/PC)
Nợ TK 11215 830.000.000
Có TK 111 830.000.000
5. Ngày 28/12/2009 nộp tiền vào TK ngân hàng ĐT – PT Việt Nam (số chứng từ 333/PC)
Nợ TK 11218 61.000.000
Có TK 111 61.000.000
6. Ngày 31/12/2009 chi lương tháng 12/2009 (số chứng từ 1234/PC)
Nợ TK 3341 42.335.360
Có TK 111 42.335.360
CTY TNHH XD & TM ĐÌNH NGUYỄN Mẫu số 01 - TT
20 Cộng Hoà – P4 – Q.Tân Bình (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU TIỀN MẶT Số phiếu : 441/PT
Ngày 01 tháng 12 năm 2009 Liên số : 1
Tài khoản: 111
Tài khoản dư :11218
-Họ và tên người nộp: Ngân hàng ĐT – PT Việt Nam
-Địa chỉ :
-Về khoản : Rút TGNH về nhập quỹ TM
-Số tiền : 200.000.000
-Bẳng chữ : Hai trăm triệu đồng chẵn
Kèm theo : 0 chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai trăm triệu đồng chẵn
Ngày 01 tháng 12 năm 2009
Người nộp Thủ quỹ Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
CTY TNHH XD & TM ĐÌNH NGUYỄN Mẫu số 02 - TT
20 Cộng Hoà – P4 – Q.Tân Bình (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI TIỀN MẶT Số phiếu : 1233 /PC
Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Liên số : 1
Tài khoản:1111
Tài khoản dư : 3383
- Người nhận tiền: BHXH TP.HCM
- Đơn vị :
- Địa chỉ :
- Về khoản : Nộp BHXH quý 4/2009
- Số tiền : 19.608.000
- Bẳng chữ : Mười chín triệu sáu trăm lẻ tám ngàn đồng chẵn
Kèm theo : 0 chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu sáu trăm lẻ tám ngàn đồng chẵn.
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người nộp Thủ quỹ Người lập phiếu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Nguyên tắc hạch toán:
Hiện nay, công ty TNHH XD & TM Đình Nguyễn mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng như: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông,…
Ở doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
Chứng từ sử dụng để hạch toán:
Giấy báo có, giấy báo nợ
Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như: ủy nhiệm chi – thu, séc chuyển khoản,…
Phương pháp ghi sổ TGNH:
Mỗi loại tiền gửi tại mỗi Ngân hàng được mở riêng một sổ tiền gửi để theo dõi.
Căn cứ ghi: căn cứ vào giấy báo nợ, có của ngân hàng.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2009 làm tăng quỹ TGNH:
1. Ngày 1/12/2009 thu tiền HĐSC của công ty TNHH Dược phẩm AAA và nộp vào TK ngân hàng Quân Đội (số chứng từ 256)
Nợ TK 11215 20.000.000
Có TK 131111 20.000.000
2. Ngày 9/12/2009 thu tiền hợp đồng của trường Tiểu học Tân Thạnh Đông 3 và nộp vào TK ngân hàng Quân Đội (số chứng từ 261)
Nợ TK 11215 2.794.000
Có TK 131111 2.794.000
3. Ngày 15/12/2009 vay KU 238642 của Ngân hàng ĐT – PT Việt Nam (số chứng từ 327)
Nợ TK 11218 242.000.000
Có TK 3111 242.000.000
4. Ngày 22/12/2009 thu LD của công ty CP ĐTXD Toàn Lộc bằng TGNH Quân Đội (số chứng từ 264)
Nợ TK 11215 30.000.000
Có TK 131111 30.000.000
5. Ngày 31/12/2009 nộp tiền vào TK ngân hàng Quân Đội (số chứng từ 274/PC)
Nợ TK 11215 50.000.000
Có TK 111 50.000.000
6. Ngày 31/12/2009 nộp tiền vào TK ngân hàng ĐT – PT Việt Nam (số chứng từ 338/PC)
Nợ TK 11218 5.000.000
Có TK111 5.000.000
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2009 làm giảm quỹ TGNH:
1. Ngày 7/12/2009 thanh toán hợp đồng 073578 bằng TGNH ĐT – PT Việt Nam (số chứng từ 448)
Nợ TK 33111 10.000.000
Có TK 11218 10.000.000
2. Ngày 10/12/2009 thanh toán tiền vay KU 230073 bằng TGNH ĐT – PT Việt Nam (số chứng từ 457)
Nợ TK 3111 20.988.000
Có TK 11218 20.988.000
3. Ngày 21/12/2009 thanh toán tiền hợp đồng 184388 bằng TGNH Quân Đội (số chứng từ 388)
Nợ TK 331111 500.073.000
Có TK 11215 500.073.000
4. Ngày 30/12/2009 thanh toán tiền hợp đồng 177901 bằng TGNH Quân Đội (số chứng từ 356)
Nợ TK 331111 112.200.000
Có TK 11215 112.200.000
Mẫu số :C14 – 15/KB
Số : 265 UNC
ỦY NHIỆM CHI
CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN TIỀN ĐIỆN TỬ
Lập ngày 22 tháng 12 năm 2009
Tên đơn vị trả tiền : Công ty CP ĐTXD Toàn Lộc
Mã số đơn vị SDNS :
Tài khoản :
Tại kho bạc Nhà nước (NH) : Ngân hàng Sacombank
Đơn vị nhận tiền : CTY TNHH XD & TM Đình Nguuyễn
Địa chỉ :20, Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Tài khoản : 10.111.0024.000.4
Tại kho bạc Nhà nước (NH) : Ngân hàng TM CP Quân Đội CN TP.HCM
Nội dung thanh toán, chuyển tiền : Thu tiền LD của công ty CP ĐTXD Toàn Lộc theo hoá đơn số 264.
Số tiền ghi bằng số : 30.000.000
Số tiền ghi bằng chữ : Ba mươi triệu đồng chẵn
ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN KBNN A GHI SỔ NGÀY 23 /12 /2009
Kế toán trưởng Chủ tài khoản Kế toán Kế toán trưởng Giám Đốc
NGÂN HÀNG A GHI SỔ KBNN B HOẶC NGÂN HÀNG B GHI SỔ
Kế toán Kế toán trưởng Giám Đốc Kế toán Kế toán trưởng Giám Đốc
Ngân hàng ĐT –PT Việt Nam
SỔ HẠCH TOÁN CHI TIẾT
Ngày : 1/12/2009
Tài khoản :1011100240004 Loại tiền:VND
Khách hàng :70014 CTY TNHH XD – TM ĐINH NGUYEN Số dư đầu ngày:230,708,760.00
Số giao dịch Nợ/Có Phát sinh Nợ Phá sinh Có
TT09350016848 C 0.00 200,000,000.00
Tổng phát sinh : 0.00 200,000,000.00
Số dư cuối ngày : 30,708,760.00
Ngày : 2/12/2009
Ngày lập phiếu Kiểm toán Kế toán trưởng
SỔ CÁI
Tên TK:1111 – “ Tiền mặt Việt Nam ”
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
441/PT
1/12
Nhập quỹ
11218
200.000.000
…….
…….
……………………
………
…………
……….
330/PT
3/12
Nhập quỹ
11215
130.500.000
1215/PC
8/12
Phí thuê MB của công ty Cộng Đồng
6428
13311
5.000.000
500.000
265/PC
22/12
Nộp tiền vào NH Quân Đội
11215
830.000.000
343/PT
24/12
Nhập quỹ
11215
30.000.000
1233/PC
31/12
Nộp BHXH quý 4/2009
3383
19.608.000
1234/PC
31/12
Chi lương nhân viên tháng 12/2009
3341
42.335.360
Tổng cộng :
4.698.380.581
5.844.437.307
Số dư đầu kỳ :
16.768.584.277
Cộng phát sinh :
4.698.380.581
5.844.437.307
Số dư cuối kỳ :
15.622.527.551
SỔ CÁI
Tên TK: 11215 – “ TGNH Quân Đội ”
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
239/PC
2/12
Nhập quỹ
1111
30.000.000
……
.....
………………….
…….
…………….
…………….
274/PT
31/12
Nộp tiền vào TK
1111
50.000.000
361/PC
31/12
Thuế TNCN 2008
3381
72.443.836
Tổng cộng :
5.170.117.250
1.150.943.836
Số dư đầu kỳ :
31.876.550
Cộng phát sinh :
5.170.117.250
1.150.943.836
Số dư cuối kỳ :
4.051.049.964
SỔ CÁI
Tên TK:11218 – “ TGNH Đầu Tư & Phát triển ”
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
441/PC
1/12
Nhập quỹ
1111
200.000.000
32
2/12
Cấp bù lãi suất
7113
4.157.334
…….
…….
………………….
……………
…………..
…………..
480/PC
31/12
Phí chuyển tiền
6428
30.414
481/PC
31/12
Nhập quỹ
1111
180.700.999
Tổng cộng :
2.936.630.540
2.779.593.630
Số dư đầu kỳ :
230.708.760
Cộng phát sinh :
2.936.630.540
2.779.593.630
Số dư cuối kỳ :
387.745.670
SỔ CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT
Loại quỹ : 1111
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền phát sinh
Tồn
Ngày
Số
Thu
Chi
Thu
Chi
Số dư đầu kỳ
16.768.584.277
1/12
441
Rút TGNH ĐT – PT về nhập quỹ TM
11218
200.000.000
16.968.584.277
……...
…..
……
……………………
……
…
…..
……….......
31/12
1234
Chi lương tháng 12/2009
3341
42.335.360
15.622.527.551
Số dư cuối kỳ
15.622.527.551
SỔ CHI TIẾT QUỸ TGNH QUÂN ĐỘI
Loại quỹ :11215
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền phát sinh
Tồn
Ngày
Số
Thu
Chi
Thu
Chi
Số dư đầu kỳ
31.876.550
2/12
329
Rút TGNH nhập quỹ TM
1111
30.000.000
1.876.550
…..
….
….
…………………
…..
……..
…………..
……………
31/12
361
Đóng thuế TNCN năm 2008
33381
72.443.836
4.051.049.964
Số dư cuối kỳ
4.051.049.964
SỔ CHI TIẾT TGNH ĐT – PT VIỆT NAM
Loại quỹ: 11218
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐỨ
Số tiền phát sinh
Tồn
Ngày
Số
Thu
Chi
Thu
Chi
Số dư đầu kỳ
230.708.760
1/12
441
Rút TGNH về nhập quỹ TM
1111
200.000.000
30.708.760
………
……
…..
…………………
……..
…….
……………..
…………..
31/12
481
Rút TGNH về nhập quỹ TM
1111
180.700.999
387.745.670
Số dư cuối kỳ
387.745.670
CHƯƠNG 4:
{
NHẬN XÉT
KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
4.1 Nhận xét:
Qua thời gian ngắn thực tập thực tế tại công ty TNHH XD & TM Đình Nguyễn, chủ yếu là tìm hiểu về công tác “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước”. Em nhận thấy công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực xây dựng và thương mại của Việt Nam. Hệ thống tài khoản của công ty được xây dựng trên hệ thống kế toán của Bộ Tài Chính, phương pháp hạch toán tương đối đơn giản, dễ hiểu, số liệu đưa ra vừa tổng quát vừa cụ thể.
Trong công tác quản lý lao động công ty đã thực hiện tốt, nắm chắc các thành phần lao động, có sự phân công hợp lý, sử dụng tài năng đúng nơi đúng chỗ để cho mỗi kỹ sư, kỹ thuật, cũng như công nhân lành nghề phát huy hết được khả năng chuyên môn của mình.
Công tác ghi chép sổ sách, hạch toán kế toán qua mạng máy tính rõ ràng, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu. Đồng thời phòng Kế toán được trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán (máy tính, máy in…) đáp ứng được nhu cầu vi tính hoá trong công việc kế toán, phục vụ cho việc ghi chép, tính toán đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả.
Hệ thống máy vi tính hiện đại, chương trình kế toán được thiết kế khá tốt, đồng thời nối mạng thống nhất trong phòng kế toán cho phép các nhân viên kế toán đi sâu vào chuyên môn hoá, cơ giới hoá, giảm được sự trùng lấp nhập liệu và tăng năng suất kế toán.
Công tác kế toán của công ty hầu hết được tổ chức hợp lý có hiệu quả, phản ánh chính xác các nghiệp vụ từ lúc phát sinh đến khi bàn giao công trình hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu quản lý. Với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cộng với tinh thần trách nhiệm cao nên công ty không ngừng phát triển về quy mô, hoàn thiện về công tác quản lý.
4.2 Kiến nghị:
v Điều chỉnh cơ cấu tổ chức:
Nâng cao trình độ chuyên môn hoá và đời sống vật chất:
Hầu hết các cán bộ lãnh đạo của công ty đều có trình dộ chuyên môn và có kinh nghiệm trong kinh doanh, tinh thần trách nhiệm cao. Nhân viên các phòng ban có trình độ, nắm vững nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên, trong bối cảnh công ty đang từng bước mở rộng hướng phát triển, thiết nghĩ cần có những khoản phí nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CB-CNV. Thông qua việc cho phép nhân viên tham gia các khoá học nghiệp vụ, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ nhận thức về kinh tế cũng như về mặt chính trị.
Trang bị và ứng dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp thông tin hiện đại. Tạo điều kiện thực hiện tốt các quy chế dân chủ CB-CNV có thể góp ý, tham mưu cho Ban giám đốc nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, cải tiến nâng cao chế độ tiền lương nhằm động viên khuyến khích kịp thời người lao động tăng năng suất, hiệu quả công tác. Tích cực hỗ trợ, ổn định chỗ ở cho nhân viên ở xa để họ có thể an tâm công tác.
Đổi mới công tác hạch toán kế toán:
Về công tác kế toán, công ty áp dụng đúng đắn các quy định của chế độ kế toán hiện hành như: tổ chức và kiểm tra công tác kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, lưu trữ chứng từ,… cũng như phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại công ty. Các báo cáo kế toán phản ánh khá chính xác và thực tế tình hình kế toán tài chính tại công ty, cung cấp thông tin kip thời, giúp xây dựng những phương án kinh doanh có hiệu quả trong tương lai.
Công ty cần có những biện pháp quản lý tiền lương ở các đội thi công chặt chẽ hơn nữa, do đặc điểm của đội xây dựng là thường xuyên thay đổi chỗ làm việc do phải đi theo công trình. Vì vậy cần phải quán triệt tính tự giác và giám sát chặt chẽ nguồn công nhân. Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải tiến hành chính xác phù hợp, phản ánh đúng năng lực và kết quả lao động của từng đối tượng có như vậy mới khuyến khích được người lao động tìm tòi sáng tạo, người lao động yên tâm trong công việc và như thế công việc sẽ đạt hiệu quả cao góp phần đáng kể trong công cuộc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Việc thành lập “ Siêu thị xây dựng” trong tương lai là một bước đột phá nhằm thoả mãn tốt nhất và toàn diện nhất các yêu cầu khách hàng đề ra. Tích cực nghiên cứu các biện pháp giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công của công trình. Đối với lĩnh vực xây dựng chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao, do đó muốn hạ giá thành sản phẩm xây dựng cần phải nghiên cứu các biện pháp làm giảm chi phí nguyên vật liệu. Việc tự cung ứng các nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất và thi công như hiện nay là một trong những biện pháp tối ưu, ngoài ra cũng có thể đầu tư xây dựng các phân xưởng sản xuất, tìm kiếm các nhà cung ứng mới hoặc xây dựng các kho trữ nguyên vật liệu đề phòng trường hợp gía nguyên vật liệu có biến động lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay các nhà thầu đang điêu đứng ví giá thép tăng quá cao, mà chi phí sắt thép chiếm khoảng 10% giá thành dự toán của các công trình. Mặt dù một số công trình được Nhà nước bù lỗ nhưng cũng không tránh được tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản.
v Biện pháp đầu tư – sản xuất kinh doanh:
Quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng để vay vốn đền bù. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án huy động vốn. Phối hợp với các ban ngành chức năng tích cực tìm biện pháp giải quyết vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Tranh thủ và phối hợp với các ban ngành chức năng của Thành Phố để đẩy mạnh tiến độ đầu tư kỹ thuật hạ tầng trọng yếu như : cấp điện, cấp nước, chấn chỉnh thật tốt để làm công tác dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Hình thành hoạt động Trung tâm thông tin quy hoạch và siêu địa ốc.
Tích cực quan hệ với chủ đầu tư để nhận thầu, đấu thầu xây dựng các công trình. Đặt biệt chú trọng để nhận thầu xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư trên địa bàn Thành phố. Nâng cao hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng bằng biện pháp củng cố bộ máy, tăng cường công tác tiếp thị. Xúc tiến các thủ tục thu hồi công nợ với các đối tác.
Tác động tích cực đến các ban ngành liên quan trong Thành phố để thúc đẩy nhanh công tác phê duyệt thủ tục đầu tư các công trình công ích, sữa chửa nhà. Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty làm chủ đầu tư hạ tầng chính các khu dân cư chỉnh trang để góp phần phát triển đô thị theo hướng cân đối giữa các công trình kiến trúc và các công trình hạ tầng đảm bảo các khoản không gian hợp lý ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển đô thị. Tạo nên một diện mạo mới cho vừng ven đô, góp phần cho sự phát triển chung của Thành phố trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
4.3 Kết luận:
Thực tế sự tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường ngày nay là cực kỳ khó khăn, nó không chỉ bắt buộc Ban Giám Đốc công ty và các phòng ban trực thuộc phải liên kết lại tạo ra sức mạnh nội tại, mà công ty phải ra sức tìm kiếm thị trrường mới, mô hình hoạt động mới để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Tuy là một đơn vị kinh tế ra đời muộn màng, nhưng với nổ lực của mình, công ty TNHH XD & TM Đình Nguyễn không ngừng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Góp phần vào thành công đó của công ty là sự lãnh đạo tài tình của BGĐ và sự nổ lực hết mình của cán bộ CNV của công ty. Từng bước khẳng định được thế đi lên đúng đắn của mình ngang tầm nhiệm vụ được giao, góp phần vào chương trình phát triể nhà ở của Thành phố, khắc phục giải quyết một phần những khó khăn về nhà ở cho người lao động, cải tạo cơ sở hạ tầng cơ sở mỹ quan đô thị trong tiến trình phát triển hội nhập thế giới những năm đầu của thiên niên kỷ.
Trong thời gian thực tập tập công ty, em đã tích luỹ cho mình một số hiểu biết về kiến thức cần thiết của công tác “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước” một cách hiệu quả. Nhưng vì thời gian có hạn, bản thân em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên rất mong có được sự đóng góp, chỉ bảo của Thầy Cô và các Anh Chị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
?&@
Báo cáo thực tập có tham khảo tài liệu “KẾ TOÁN DOANH NGIỆP”, phần “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng truớc” của PGS – TS Võ Văn Nhị (chủ biên), TS Trần Anh Hoa, TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Nguyễn Xuân Hưng – Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM – Nhà xuất bản tài chính năm 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungchinh_124.doc