Tài liệu Đề tài Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport: MỤC LỤC
I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) công ty XNK Thủ công mỹ nghệ (nay là công ty cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập.
Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ .Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao.
Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và thu gom hàng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh ca...
24 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport:
1.Quá trình hình thành và phát triển:
Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại) công ty XNK Thủ công mỹ nghệ (nay là công ty cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập.
Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ .Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao.
Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và thu gom hàng nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988 công ty xuất khẩu được gần 100 triệu rúp , đồng thời công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, vậy nên công ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh đạo công ty và sự chỉ đạo sát sao của Bộ Thương Mại, công ty đã dần dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu đô la.
Thời kỳ từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông Nam á, cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song công ty đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường. Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương Lao Động hạng nhất năm 2004.
Tới năm 2005, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, buộc công ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con đường hội nhập và phát triển. Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định. Do đó Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế.
2. Lĩnh vực kinh doanh:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác) hàng thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị các loại (thi công xây dựng, ngành điện, văn phòng, trang thiết bị y tế), vật liệu xây dựng, nôị thất, hoá chất(trừ hoá chất Nhà nước cấm), hàng tiêu dùng, hàng nông, lâm, hải sản, khoáng sản, hàng công nghệ phẩm, dệt may, hàng da,sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, thêu ren, các hàng hoá tiêu dùng.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng và nhà ở, kho bãi , nhà xưởng sản xuất;
- Kinh doanh dịch vụ đại lý bán hàng hoá cho các nhà sản xuất, thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh phương tiện vận tải.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Công ty cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Artexport có trụ sở chính đặt tại số 2A Phạm Sư Mạnh, Hà Nội và 3 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Các phòng ban chia thành khối quản lý (3 phòng) và khối kinh doanh (10 phòng).
Ngoài ra, công ty còn có 3 xưởng sản xuất các sản phẩm gỗ, thêu ren, gốm sứ để trực tiếp xuất khẩu.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
4. Phân tích môi trường kinh doanh.
4.1. Thị trường:
Theo thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006, công ty đã tiến hành xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới 40 thị trường trên toàn thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt hơn 11 triệu đô la trong đó đứng đầu là thị trường Bỉ 1.9 triệu đô la, Ấn Độ 1.4 triệu đô la và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 1.3 triệu đô la. Trong các năm tới công ty sẽ đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn như Nga, Mỹ đồng thời cũng tập trung hơn nữa vào các thị trường lân cận quan trọng : Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc.Đây là các thị trường gần ta, có nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam với khối lượng hàng năm tương đối khá, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ và là đối thủ cạnh tranh mạnh, nhưng ta vẫn có thể bằng những sản phẩm độc đáo của mình đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sang Trung Quốc.
Cũng trong năm 2006, Artexport đã nhập khẩu thiết bị, máy móc, hàng tiêu dùng, nguyên liệu từ gần 30 quốc gia. Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Singapore đạt gần 5 triệu đô la, Nhật 3.7 triệu đô la, thị trường Trung Quốc gần 3.6 triệu đô la.
4.2. Nhà cung cấp:
Trong lĩnh vực xuất khẩu công ty có 1 lợi thế rất lớn đó là 3 xưởng sản xuất sản phẩm gỗ, thêu ren và gốm sứ cung cấp các mặt hàng để trực tiếp xuất khẩu. Bên cạnh đó là nguồn hàng rất phong phú về mẫu mã từ các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trên cả nước. Có thể kể ra đây 1 số cái tên nổi tiểng như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ cẩm Hòa Bình, thổ cẩm Chăm, thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, đồ đồng Đại Bái, đồng Phước Kiều của Quảng Nam, lụa Hà Đông, lụa Mã Châu, Quảng Nam, tre Hà Nam, nón lá bài thơ Huế, đá Non nước, gốm sứ Chu Đậu, Hải Dương, thổ cẩm tây Bắc. Ở mỗi làng nghề hiện có nhiều loại hình sản xuất kinh doanh; đó là các tổ sản xuất, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã, v.v...Điều đó cũng tạo điều kiện cho công ty trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, không còn tình trạng gom hàng từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ manh mún.
Các mặt hàng phục vụ cho gia công – sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên liệu thêu, dệt may, bông chủ yếu được nhập từ các nhà cung cấp Trung Quốc, Đức, Mỹ; hóa chất, sơn bóng, vécni dùng sản xuất mặt hàng cói, mây tre, hàng mỹ nghệ nhập khẩu phần lớn từ các nước Trung Quốc, Singapore, Malaixia…Các loại vật tư, máy móc, thiết bị thường được nhập từ các doanh nghiệp Nhật Bản , Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
4.3. Một số đối thủ cạnh tranh:
4.3.1. Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro):
Tổng công ty thương mại Hà Nội - tên giao dịch Hapro là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm công ty mẹ - Tổng công ty thương mại Hà nội và 23 công ty con là các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần và các công ty liên doanh liên kết.
Tổng công ty thương mại Hà Nội trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các công ty con.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu:
- Xuất khẩu hàng TCMN, nông sản, thực phẩm, đồ uống có cồn và không có cồn, may mặc thời trang, hàng tiêu dùng...;
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống, hàng tiêu dùng; - Kinh doanh thương mại nội địa, hàng miễn thuế;
- Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống các loại, hàng TCMN, gốm sứ, may mặc thời trang phục vụ XK và tiêu dùng nội địa;
- Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp;
- Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe, du lịch lữ hành;
- Dịch vụ kho vận...
4.3.2. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Hartexco):
Công ty Hartexco kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các nhóm mặt hàng:
- Xuất khẩu : Các mặt hàng sơn mài, đồ gốm, sành sứ, mây - cọ - tre -, thêu, đồ gỗ, những sản phẩm được làm từ sợi -đay, cây gỗ bấc, xơ dừa, cói, ngà voi, xương, sừng, giả da, kim loại và những nguyên vật liệu bằng kim loại quý ...
- Nhập khẩu các mặt hàng: Hóa chất, trang thiết bị, máy móc văn phòng, thiết bị trang trí nội thất và những nguyên vật liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ngoài phòng trưng bày và các cửa hàng trưng bày, bán lẻ sản phẩm, HARTEXCO còn điều hành 03 phân xưởng sản xuất trực tiếp với hơn 120 công nhân lành nghề đảm trách việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao:
- Phân xưởng sản xuất sản phẩm gỗ gia dụng.
- Phân xưởng sản xuất sản phẩm mành trúc
- Phân xưởng chính sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Với chất lượng cao, mẫu mã đẹp mắt, lôi cuốn, sản phẩm đa dạng cùng kênh phân phối rộng rãi và cách thức kinh doanh linh hoạt, bao gồm nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, phương thức thanh toán dễ dàng, đơn giản, hiệu quả cao,...đã góp phần tạo nên uy tín cao cho HARTEXCO trên thị trường thế giới.
Với hơn 30 khách hàng từ khắp nơi trên thế giới như: Đức, Pháp, Ý, Netherlands, Đan Mạch, Norway, Thụy Điển, Anh, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, ....HARTEXCO đã được đánh giá cao và đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 2,7 triệu đô la đến 3 triệu USD.
4.3.3. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Generalexim):
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam - Tên giao dịch Generalexim, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1981 và đuợc cổ phần vào năm 2006. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đặt trụ sở chính tại 46 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam
Generalexim được thành lập từ năm 1981 trực thuộc Bộ Thương mại và chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2006. Generalexim được thành lập từ năm 1981 trực thuộc Bộ Thương mại và chuyển đổi thành công ty cổ phần năm 2006. Thời kỳ đầu thành lập, Generalexim hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Trên thị trường trong và ngoài nước công ty luôn được đánh giá cao về uy tín giao dịch và năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng quy mô kinh doanh. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội với có 3 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.Công ty kinh doanh các lĩnh vực chính sau:
1. Kinh doanh thương mại:
- Xuất khẩu: Các sản phẩm nông sản: cà phê, hạt tiêu, gạo, lạc nhân, hành đỏ, hạt điều, chè, hoa hồi, quế, sắn lát,các loại đậu...; các sản phẩm gỗ; hàng may mặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ,...
- Nhập khẩu: Thiết bị công nghiệp (máy cán thép, băng tải...), máy móc, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng (sắt, thép, nhôm, đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y...), các loại hoá chất (theo quy định nhà nước cho phép), hàng tiêu dùng...
2. Sản xuất: xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng.
3. Dịch vụ: làm đại lý mua/bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; XNK uỷ thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất...
4. Hoạt động tài chính, liên doanh - liên kết:
+ Đối tác chiến lược của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
+ Hoạt động đầu tư tài chính
+ Công ty cổ phần Bất động sản Tổng hợp 1 (G-Land)
+ Hợp tác chiến lược với BeeLogistic thành lập Công ty cổ phần Giải pháp phân phối BEEGEN
+ Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Khoáng sản ML Quảng Ngãi
Với thành tích trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Và đặc biệt, thương hiệu cuả Công ty đã được khẳng định khi Công ty được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, một giải thưởng giành cho các thương hiệu xuất sắc cuả Việt Nam trong quá trình hội nhập.
II. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2007:
1.Một số vấn đề lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1. Một số khái niệm về phân tích tài chính:
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xứ lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các haotj động cả doanh nghiệp đó.
1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.2.1. Ý nghĩa:
- Bằng cách phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ta có thể giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét tính hợp lý trong việc phân bổ vốn, nguồn vốn; xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một mặt khác là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng. Đối với từng đối tượng sử dụng thông tn mà phân tích tài chính phục vụ những mục đích cụ thể.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,…
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt,…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với chủ sở hữu/ cổ đông: Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với người cho vay: (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
Đối với các đối tượng khác: Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:
Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau:
- Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn
- Phân tích tình hình luân chuyển vốn
- Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh
- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Phân tích khả năng sinh lời
- Phân tích khả năng trả nợ
- Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn tài sản
2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2007:
2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty:
2.1.1. Bảng cân đối kế toán:
Tài sản
Cuối năm
Đầu năm
Tỉ lệ theo quy mô
Chênh lệch
Cuối năm
Đầu năm
Tuyệt đối
Tương đối
A.Tài sản ngắn hạn
264,881,800,193
210,490,851,439
74.03
80.13
54,390,948,754.00
25.84
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
39,226,592,583
5,916,358,905
10.96
2.25
33,310,233,678.00
563.02
1.Tiền
39,226,592,583
5,916,358,905
10.96
2.25
33,310,233,678.00
563.02
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1,120,160,000
88,000,000
0.31
1.49
1,032,160,000.00
1172.91
1.Đầu tư ngắn hạn
1,483,772,130
88,000,000
0.41
0.03
1,395,772,130.00
1586.10
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
(363,612,130)
(0.10)
(363,612,130.00)
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
177,329,015,115
118,325,834,606
49.56
45.04
59,003,180,509.00
49.87
1.Phải thu của khách hàng
104,003,936,065
100,583,481,748
29.07
38.29
3,420,454,317.00
3.40
2.Trả trước cho người bán
36,553,131,183
4,527,480,562
10.22
1.72
32,025,650,621.00
707.36
3.Các khoản phải thu khác
36,771,947,837
13,214,872,296
10.28
5.03
23,557,075,541.00
178.26
IV.Hàng tồn kho
37,590,982,845
75,836,267,467
10.51
28.87
(38,245,284,622.00)
(50.43)
1.Hàng tồn kho
37,590,982,845
75,836,267,467
10.51
28.87
(38,245,284,622.00)
(50.43)
V.Tài sản ngắn hạn khác
9,615,049,650
10,324,390,461
2.69
3.93
(709,340,811.00)
(6.87)
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
28,571,429
0.01
28,571,429.00
2.Thuế GTGT được khấu trừ
560,359,974
5,624,439,475
0.16
2.14
(5,064,079,501.00)
(90.04)
3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
758,320,256
0.21
758,320,256.00
4.Tài sản ngắn hạn khác
8,267,979,991
4,699,950,986
2.31
1.79
3,568,029,005.00
75.92
B.Tài sản dài hạn
92,921,713,388
52,193,604,496
25.97
19.87
40,728,108,892.00
78.03
I.Các khoản phải thu dài hạn
0.00
II.Tài sản cố định
67,642,333,000
44,275,405,917
18.90
16.85
23,366,927,083.00
52.78
1.Tài sản cố định hữu hình
39,927,889,043
43,160,837,792
11.16
16.43
(3,232,948,749.00)
(7.49)
_Nguyên giá
63,462,743,935
63,093,800,640
17.74
24.02
368,943,295.00
0.58
_Giá trị hao mòn lũy kế
(23,534,854,892)
(19,932,962,848)
(6.58)
(7.59)
(3,601,892,044.00)
18.07
2.Tài sản cố định vô hình
296,700,000
296,700,000
0.08
0.11
0.00
0.00
_Nguyên giá
296,700,000
296,700,000
0.08
0.11
0.00
0.00
_Giá trị hao mòn lũy kế
3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
27,417,743,957
817,868,125
7.66
0.31
26,599,875,832.00
3252.34
III.Bất động sản đầu tư
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
5,800,405,808
3,750,000,000
1.62
1.43
2,050,405,808.00
54.68
1.Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh
5,800,405,808
3,750,000,000
1.62
1.43
2,050,405,808.00
54.68
V.Tài sản dài hạn khác
19,478,974,580
4,168,198,579
5.44
1.59
15,310,776,001.00
367.32
1.Chi phí trả trước dài hạn
19,478,974,580
4,168,198,579
5.44
1.59
15,310,776,001.00
367.32
Tổng cộng tài sản
357,803,513,581
262,684,455,935
100.00
100.00
95,119,057,646.00
36.21
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả
253,676,275,721
204,105,893,002
70.90
77.70
49,570,382,719
24.29
I.Nợ ngắn hạn
220,000,382,740
191,040,001,002
61.49
72.73
28,960,381,738
15.16
1.Vay và nợ ngắn hạn
73,062,783,625
134,668,486,171
20.42
51.27
(61,605,702,546)
(45.75)
2.Phải trả người bán
23,503,962,942
31,159,271,243
6.57
11.86
(7,655,308,301)
(24.57)
3.Người mua trả tiền trước
20,998,286,472
9,085,963,604
5.87
3.46
11,912,322,868
131.11
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3,624,714,637
7,323,958,984
1.01
2.79
(3,699,244,347)
(50.51)
5.Phải trả công nhân viên
5,400,000
0.00
0.00
5,400,000
6.Chi phí phải trả
3,303,773,580
1,559,191,483
0.92
0.59
1,744,582,097
111.89
7.Các khoản phải trả, phải nộp khác
95,501,464,484
7,243,129,517
26.69
2.76
88,258,334,967
1218.51
II.Nợ dài hạn
33,675,892,981
13,065,892,000
9.41
4.97
20,610,000,981
157.74
1.Vay và nợ dài hạn
33,605,468,081
13,065,892,000
9.39
4.97
20,539,576,081
157.20
2.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
70,424,900
0.02
0.00
70,424,900
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
104,127,237,860
58,578,562,933
29.10
22.30
45,548,674,927
77.76
I.Vốn chủ sở hữu
103,923,585,525
58,436,698,513
29.04
22.25
45,486,887,012
77.84
1.Vốn đầu tư của chủ đầu tư
85,220,000,000
50,000,000,000
23.82
19.03
35,220,000,000
70.44
2.Thặng dư vốn cổ phần
18,100,000,000
2,700,000,000
5.06
1.03
15,400,000,000
570.37
3.Quỹ đầu tư phát triển
678,732,075
3,198,732,075
0.19
1.22
(2,520,000,000)
(78.78)
4.Quỹ dự phòng tài chính
234,024,250
170,031,278
0.07
0.06
63,992,972
37.64
5.Lợi nhuận chưa phân phối
(309,170,800)
2,367,935,160
(0.09)
0.90
(2,677,105,960)
(113.06)
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
203,652,335
141,864,420
0.06
0.05
61,787,915
43.55
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
203,652,335
141,864,420
0.06
0.05
61,787,915
43.55
Tổng cộng nguồn vốn
357,803,513,581
262,684,455,935
100.00
100.00
95,119,057,646
36.21
Qua bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vồn ta thấy từ tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm đã tăng 95,119,057,646 đồng, tương đương với 36.21%.
Về cơ cấu tài sản đã có sự thay đổi: Tài sản ngắn hạn vào đầu năm chiếm 80.13% tổng tài sản và giảm 74.03% vào cuối năm. Trong khi đó tài sản dài hạn trong tổng tài sản đã tăng từ 19.87% lên 25.87%.
Tài sản ngắn hạn tăng 54,390,948,754 đồng (25.84%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp đã tăng 33,310,233,678 đồng từ 5,916,358,905 đổng lên đến mức 39,226,592,583 đồng (tăng gấp 5.63 lần so với đầu năm). Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng khá cao, vào cuối năm đầu tư tài chính ngắn hạn đã đạt 1,120,160,000 đồng, tăng 11.73 lần so với con số 88 triệu đồng đầu năm. Tài sản ngắn hạn gia tăng một nguyên nhân khác là do các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 59,003,180,509 đồng ứng với 49.87%. Bên cạnh đó khoản mục hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác lại có chiều hướng giảm. Hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 75,836,267,467 đồng xuống còn 37,590,982,845 đồng, giảm 50.43%. Tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ 709,340,811 đồng, giảm 6.87%.
Qua đó ta thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và đồng thời quản lý có hiệu quả hơn nguồn tài sản ngắn hạn khác. Ngoài ra việc gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi nhuận trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn tăng 78.03% từ 52,193,604,496 đồng lên 92,921,713,388 lên. Trong khoản mục tài sản cố định, mặc dù tài sản cố định hữu hình giảm 7.49% so với đầu năm còn tài sản cố định vô hình không thay đổi giá trị nhưng khoản mục tài sản cố định vẫn tăng 23,366,927,083 đồng (52.78%). Đó là do chi phí xây dựng dở dang của doanh nghiệp đã tăng đột biến 26,599,875,832 đồng từ 817,868,125 đồng lên 27,417,743,957 đồng, tăng 32.52 lần. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2007 việc đầu tư xây dựng trụ sở mới ở số 2A phố Phạm Sư Mạnh thay cho văn phòng cũ trên phố Ngô Quyền đi vào giai đoạn hoàn thiện nên doanh nghiệp phải chi trả 1 khoản tiền lớn cho chủ thầu; đồng thời trong năm này doanh nghiệp cũng tiến mở rộng qui mô của các xưởng sản xuất (xưởng thêu, xưởng gốm và xưởng gỗ). Điều này cũng thể hiện qua việc khoản mục tài sản dài hạn khác tăng 3.67 lần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư cho các công ty liên kết liên doanh do vậy các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã tăng lên 54.68%.
Như vậy, trong năm 2007 cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường xây mới và sữa chữa mở rộng. Việc gia tăng đầu tư dài hạn, đầu tư vào các công ty liên kết liên doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận trong tương lai.
Về cơ cấu nguồn vốn: Vào thời điểm đầu năm nợ phải trả chiếm 77.70% tổng nguồn vốn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22.30%. Cuối năm cơ cấu nguồn vốn đã có chuyển biến tích cực tuy nhiên tỷ lệ nợ đọng vẫn rất cao, giữ ở mức 70.90%.
Cuối năm 2007, nợ ngắn hạn chiếm 61.49% tổng nguồn vốn và nợ dài hạn chiếm 9.41 %. Nợ ngắn hạn đã tăng từ 191,040,001,002 đồng đến mức 220,000,382,740 đồng, tương ứng với 15.16%. Trong nợ ngắn hạn, mặc dù mở rộng sản xuất kinh doanh, các khoản vay ngắn hạn để thực hiện hợp đồng hay tiền nợ các nhà cung cấp đều giảm nhưng khoản mục phải trả khác lại tăng gấp 12.19 lần. Năm 2007, nợ dài hạn cũng gia tăng đáng kể, tăng 20,610,000,981 đồng (157.74%). Đây chính là khoản công ty vay nợ của ngân hàng để mở rộng nhà xưởng sản xuất và đầu tư vào xây mới cơ sở vật chất. Việc mở rộng và xây mới cơ sở này cũng thể hiện ở khoản mục quỹ đầu tư và phát triển trong vốn chủ sở hữu. Năm 2007 so với năm 2006 quỹ đầu tư và phát triển giảm 2,520 tỉ đồng, tương đương với 78.78%. Đặc biệt phải chú ý đến mức lợi nhuận chưa phân phối cuối năm 2007 là âm 309,170,800 đồng đã góp phần làm giảm mức tăng của vốn chủ sở hữu. Sở dĩ con số này âm là khá lớn là do hoạt động không hiểu quả nhưng công ty vẫn phải tiến hành chia cổ tức nhằm giữ chân các nhà đầu tư. Trong cuộc họp cổ đông thường niên năm tài chính 2007 công ty đã thông qua phương án chia cổ tức ở mức 600 đồng/cổ phần.
2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Giá vốn hàng bán
533,547,226,691
572,736,463,304
7.35%
Chi phí bán hàng
24,288,182,376
39,138,835,474
61.14%
Chi phí quản lý DN
13,391,779,674
23,318,328,541
74.12%
Doanh thu thuần
538,571,043,808
638,602,971,513
9.43%
Giá vốn/Doanh thu thuần
92.43%
89.69%
2.74%
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần
6.46%
9.78%
3.32%
Từ năm 2006 đến năm 2007 giá vốn hàng bán tăng 7.35%. Trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9.43%. Năm 2006 gia vốn hàng bán bằng 92.43% so với doanh thu thuần thì năm 2007 đã giảm 2.74% còn 89.69%. Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2007 đã được mở rộng hơn so với năm 2006 và tạo ra nhiều doanh thu hơn. Lợi nhuận gộp theo đó cũng tăng từ hơn 50 tỷ đồng lên gần 66 tỷ đồng (tăng 31.67%)
Dù vậy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2007 lại tăng cao đột biến ở mức 61.14% và 74.12% nên năm 2007 tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã chiếm tới 9.78% doanh thu thuần, tăng thêm 3.32%.Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng thấp được tiền trả cho người cup cấp hàng tăng 10.12% cùng với tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh tăng 188.55%.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Thu nhập hoạt động tài chính
7,619,954,304
9,088,954,947
19.28%
Chi phí hoạt động tài chính
13,091,464,724
11,354,437,938
-13.27%
Lợi nhuận hoạt động tài chính
-5,471,510,420
-2,265,482,991
58.59%
Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng trong khi đó chi phí cho hoạt động này giảm 13.27% nên lợi nhuận tài chính thu được năm 2007 đã tăng 58.59%. Mặc dù vậy đây vẫn là một con số âm do chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua 2 năm vẫn cao hơn thu nhập.Những con số này cho thấy hoạt động tài chính của công ty là không có hiệu quả cao. Chi phí lãi vay luôn chiếm hơn tỷ lệ lớn chi phí hoạt động tài chính: năm 2006 là 66.77%, năm 2007 là 69.30%. Điều này cũng thể hiện ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi dòng tiền từ hoạt động tài chính qua 2 năm đều là dòng tiền ra khá lớn xấp xỉ âm 273 tỷ năm 2006 và âm 260 tỷ năm 2007.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Thu nhập khác
407,146,850
40,039,867
-90.17%
Chi phí khác
116,766,494
1,084,896,878
829.12%
Lợi nhuận khác
290,380,356
-1,044,857,011
-459.82%
Qua bảng phân tích ta thấy năm 2006 các hoạt động khác của doanh nghiệp đã tạo ra 290,380,356 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên đến năm 2007 thu nhập khác giảm 90.17% còn chi phí khác tăng đến hơn 1 tỷ đồng vì vậy hoạt động khác của công ty bị thua lỗ rất nặng. Đây là do những sai phạm của Tổng giám đốc trong 2 năm 2005 và 2006 kiến công ty thất thoát hàng tỷ đồng. Việc chi phí khác năm 2007 tăng đột biến là do hạch toán sai của kỳ trước.
2.1.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ:
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động SX-KD
1.Tiền thu BH,cung cấp DV và DT khác
741,781,280,711
720,321,161,387
2.Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và DV
(496,081,292,862)
(450,504,982,805)
3.Tiền chi trả cho người lao động
(8,759,268,548)
(8,885,632,638)
4.Tiền chi trả lãi vay
(7,178,025,904)
(9,683,450,180)
5.Tiền chi nộp thuế TNDN
(656,097,143)
6.Tiền thu khác từ hoạt động KD
280,392,485,234
92,465,391,188
7.Tiền chi khác cho hoạt động KD
(219,671,099,369)
(76,129,922,500)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX-KD
289,827,982,119
267,582,564,452
II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TS dài hạn khác
(1,049,206,742)
(2,247,551,000)
2.Tiền thu từ thanh lý. Nhượng bán TSCĐ và các TS dài hạn khác
(40,103,748)
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
(147,199,921)
4.Tiền thu lãi cho vay,cổ tức và LN được chia
4,529,885,967
2,427,412,381
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
3,440,575,477
32,661,460
III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH
24,939,392,000
2.Tiền chi trả vốn góp cho các CSH,mua lại CP đã phát hành
(2,000,000,000)
(2,645,500,000)
3.Tiền vay ngắn hạn,dài hạn nhận được
19,950,309,983
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
(257,958,323,919)
(315,058,981,654)
5.Cổ tức,LN đã trả cho CSH
(3,942,232)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
(259,958,323,919)
(272,818,721,903)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
33,310,233,677
(5,203,495,991)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
5,916,358,906
11,119,854,897
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
39,226,592,583
5,916,358,906
Năm 2006 hoạt động chính tạo ra tiền của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 267,582,564,452 đổng trong khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu từ là 32,661,460 đồng còn hoạt động tài chính là -272,818,721,903 đồng. Vì vậy lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là dòng tiền âm, -5,203,495,991 đồng.
Năm 2007 hoạt động chính tạo ra tiền của doanh nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất kinh doanh với con số lưu chuyển tiền trong kỳ là 289,827,982,119 đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng 105.34 lần đạt 3,440,575,477 đòng. Trong khi đó hoạt động tài chính hầu như vẫn giữ nguyên – 259,958,323,919 đồng. Trong cả kỳ lưu chuyển tiền thuần là dòng tiền dương 33,310,233,677 đồng.
Năm 2007 lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.08 lần so với năm 2006. Mặc dù doanh nghiệp đã giảm được 1 phần tiền chi trả cho người lao động và chi trả lãi vay nhưng tiền trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ lại tăng hơn 45 tỷ đồng. Điều này được giải thích do là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng và cũng được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh khi giá vốn hàng bán năm 2007 tăng gấp 1.07 lần so với năm 2006. Tiền thu khác và tiền chi khác của hoạt động kinh doanh năm 2007 đều tăng tuy nhiên mức thu từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh hơn mức chi, điều này cũng góp phần làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng và là dòng tiền vào.
Hoạt động đầu tư xây dựng trụ sở mới bắt đầu từ năm 2006 và đi vào hoàn thiện công trình vào cuối năm 2007 nên tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác luôn ở mức cao. Mặc dù vậy nhờ có khoản thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia trong năm 2007 tăng gấp 1.87 lần; đã đóng góp rất lớn vào việc tăng mức lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.
Việc xem xét dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng cho thấy mặt hạn chế của doanh nghiệp. Đó là vẫn đề công nợ còn ở mức rất cơ. Năm 2006 tiền phải chi để thanh toán nợ gốc vay là 315,058,981,654 đồng và năm 2007 là 257,958,323,919 đồng. Năm 2007 doanh nghiệp cũng mất khả năng chi trả cổ tức cho chủ sở hữu. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng thể hiện khá rõ vấn đề này khi lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 chỉ còn hơn 85 triệu đồng so với mức hơn 7 tỷ đồng năm 2006. Công nợ quá cao đã dần tới dòng tiền từ hoạt động tài chính trong cả 2 năm đều là dòng tiền âm.
2.2. Phân tích các chỉ số tài chính:
2.2.1. Khả năng thanh toán:
Năm 2006
Năm 2007
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1.102
1.204
Hệ số thanh toán nhanh
0.650
0.984
Hệ số thanh toán tức thời
0.031
0.178
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Năm 2007 hệ số thanh toán ngắn hạn của Artexport là 1.204 tăng 1.093 lần so với năm 2006 (1.102). Cả 2 năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên vì chỉ ở mức xấp xỉ 1 nên tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn chênh lệch nhau là không nhiều.
Năm 2006 mỗi 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.102 VNĐ gía trị tài sản ngắn hạn. Mặc dù tài sản ngắn hạn chiếm tới 80.13% tổng tài sản nhưng hệ số thanh toán ngắn hạn chỉ ở mức 1.102 vì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lên tới 191,040,001,002, chiếm 72.73% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Năm 2007 hệ số thanh toán ngắn hạn tăng cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng vì nợ ngắn hạn tăng gấp 1.152 lần trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng nhanh hơn, so với năm 2006 tài sản ngắn hạn gia tăng 1.258 lần. Tuy nhiên so với công ty Generalexim (1.366)hệ số thanh toán ngắn hạn của Artexport vẫn thấp hơn. Mặc dù tài sản ngắn hạn của danh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhưng so với doanh nghiệp cùng ngành hệ số này vẫn còn thấp và việc nợ ngắn hạn ở mức khác cao cũng là một khó khắn đối với tình hình tài chính của Artexport.
- Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh năm 2006 của Artexport là 0.650 và năm 2007 là 0.984 cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm, không cần dụng tài sản dự trữ của công ty còn hạn chế. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh năm 2007 là cao hơn hẳn so với công ty Generalemix (0.631). Tuy nhiên khi so sánh với hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng có khá nhiều tài sản ngắn hạn nắm dưới dạng hàng tồn kho: năm 2006 hàng tồn kho chiếm tới 75,836,267,467 đồng và năm 2007 mặc dù đã giảm nhưng số lượng hàng tồn kho vẫn chiếm tới 10.51% tổng tài sản (37,590,982,845). Do đó khả năng của công ty chỉ có 0.650 VNĐ để sẵn sàng đáp ứng cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn vào năm 2006 và năm 2007 là 0.984 VNĐ/ 1 VNĐ nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán thực sự của Artexport dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền là yếu.
- Hệ số thanh toán tức thời:
Năm 2006 hệ số thanh toán tức thời của công ty là 0.031 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt (không phải vay thêm và không phải bán hàng tồn kho)của Artexport là rất yếu. Tiền mặt của công ty chỉ ở mức 5,916,358,905 đồng trong khi nợ ngắn hạn là 191,040,001,002 đồng, gấp 32.29 lần.
Năm 2007 hệ số này là 0,178 tăng 5.757 lần so với năm 2006. Sự thay đổi này là do tiền mặt (có khả năng thanh khoản cao nhất) tăng nhanh hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn. Chênh lệch tiền mặt năm 2007 so với năm 2006 là 33,310,233,678.00 đồng (84.92 %) trong khi nợ ngắn hạn chỉ tăng 28,960,381,738 đồng, ứng với 15.16%. So sánh với doanh nghiệp cùng ngành Generalexim (1.880) thì hệ số này thấp hơn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của Artexport là kém hơn.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản:
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay tài sản
2.222
1.785
Số vòng quay tài sản cố định
13.181
9.441
Số vòng quay vốn lưu động
30.002
14.229
Số ngày quay vòng vốn lưu động
11.999
25.301
Số vòng quay hàng tồn kho
7.036
15.236
Số ngày quay vòng hàng tồn kho
51.169
23.628
- Số vòng quay tài sản:
Năm 2007 số vòng quay tài sản của Artexport thấp hơn so với năm 2006 vì thế nếu như năm 2006 1 đồng tổng tài sản có thể tạo ra 2.222 đồng doanh thu thì năm 2007 chỉ có 1.785, thấp hơn 0.437 đồng. Ngoài ra, trong năm 2007 chỉ số này của Artexport thấp hơn đáng kể so với Generalaxim (3.070)cho thấy bình quân 1 đồng tài sản của Artexport tạo ra được ít doanh thu hơn so với Generalexim. Lý do ở đây là Artexport chưa sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và có một số khoản mục tăng mạnh so với năm 2006: đầu tư ngắn hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong tương lai công ty cần phải chú trọng cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu, bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết và xem xét khả năng về nguồn vốn trước khi đầu tư vào mở rông kinh doanh cũng như tài sản để tránh tình trạng nợ quá cao như hiện nay.
- Số vòng quay tài sản cố định:
Vòng quay tài sản cố định năm 2007 (9.441) thấp hơn 2006 (13.181) do tốc độ tăng doanh thu của Artexport chậm hơn tốc độ tăng tài sàn cố định. Đối với Generalexim con số này là 81.423 do cường độ sự dụng tài sản của doanh nghiệp là rất cao, doanh nghiệp đang hoạt động với công suất tối đa. Còn đối với Artexport vòng quay tài sản ở mức thấp là vì doanh nghiệp sử dụng nguồn tài sản cố định chưa đúng với công suất thực tế.
- Số vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động năm 2007 là 14.229, mỗi vòng là 25.301 ngày. So với năm 2006 số vòng quay vốn lưu động giảm 15.773 vòng và tăng số ngày quay vòng vốn lưu động; nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không cao trong khi vốn lưu động ròng được sử dụng tăng. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2007 thấp hơn so với năm 2006. Công ty cần có những biện pháp giải quyết việc ứ đọng vốn và các khoản dự trữ để hiệu quả sử dụng vốn lưu động đựơc tốt hơn.
- Số vòng quay hàng tồn kho:
Trong năm 2006 số vòng quay hàng tồn kho là 7.036, năm 2007 tăng lên mức 15.236 trong khi đó số ngày tồn kho lại có chiều ngược lại, lần lượt là 51.169 năm 2006 và 23.629 năm 2007. Nếu liên hệ số vòng quay hàng tồn kho với hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh thì Artexport còn có nhiều tài sản ứ đọng, tài sản tồn tại dưới dạng hàng tồn kho. Năm 2007 hàng tồn kho đã giảm 50.43% nên số vòng quay hàng tồn kho phần nào đã được cải thiện. So sánh với con số vòng quay của Generalexim (20.416) thì Artexport vẫn thấp hơn 5.18.
2.2.3. Khả năng trả nợ:
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ nợ/ tài sản
77.7
70.9
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản
22.3
29.1
Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu
348.4
243.6
Hệ số chi trả lãi vay
1.819
1.013
- Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty luôn ở mức trên 70% qua 2 năm liên tiếp (năm 2007 là 0.709 cao hơn so với Generalaxim). Điều đó cho thấy tỷ lệ nợ luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, điều này dẫn đến những rủi ro trong khả năng thanh toán trong dài hạn và thanh khoản trong ngắn hạn cho Artexport. Ngược lại tỷ số nợ cao giúp cho công ty có thể tận dụng được đòn bẩy tài chính nói chung để gia tăng khả năng sinh lời. Vì tỷ lệ nợ/ tổng tài sản ở mức cao nên năm 2007 doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc vay thêm tiền.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản:
Tỷ lệ VCSH/ tài sản của Artexport năm 2006 là 22.3% và năm 2007 đã tăng đến 29.1. Năm 2007 mặc dù tỷ lệ VCSH/ tài sản đã tăng nhung so sánh với tỷ lệ 32.9 của Generalexim thì vẫn còn thấp hơn.Qua đó ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của Artexport chiếm một tỷ lệ còn thấp so với tổng tài sản hay khả năng tự tài trợ cho vốn lưu động ròng là thấp nên mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tương đối cao.
-Tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu:
Qua 2 năm ta thấy tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức cao 3.484 và 2.463. Trong khi năm 2007, ở Generealexim tỷ lệ này là 2.035 thấp hơn so với Artexport. Điều này có thể được giải thích bởi nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ rất cao so với các khoản nợ (năm 2006 là 72.73%, năm 2007 là 61.49%). Số liệu này một lần nữa cho thấy mức độ rủi ro cao trong chiến lược kinh doanh của Artexport cũng như doanh nghiệp cùng ngành Generalexim.
- Hệ số chi trả lãi vay:
Hệ số chi trả lãi vay năm 2006 là 1.819 trong khi năm 2007 chỉ còn 1.013. Điều đó cho thấy chi phí trả lãi vay chiếm tỷ lệ lớn so với EBIT. Doanh nghiệp đang đứng trước những khó khắn lớn của việc trả nợ. Mức tăng doanh thu thấp hơn mức tăng của các khoản chi phí đã khiến cho lợi nhuận giảm. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 85 triệu đồng (giảm 83 lần).
2.2.4. Khả năng sinh lời
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ suất lợi nhuận gộp
8.57
10.31
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động
1.18
0.18
Tỷ suất lợi nhuận ròng
1.23
0.01
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
2.73
0.02
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
12.23
0.08
- Tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.4% cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận gộp của doanh thu năm 2007 tốt hơn năm 2006. Năm 2006 1 VNĐ doanh thu có 0.0857 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2007 lợi nhuận gộp của Artexport là gần 66 tỷ đồng, tăng 24.05% so với năm 2006. Vì vậy, 1 VNĐ doanh thu có tới 0.1031 đồng lợi nhuận gộp.
- Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Artexport suy giảm qua 2 năm, năm 2006 là 1.18% nhưng năm 2007 chỉ còn 0.18% cho thấy mỗi đồng doanh thu năm 2007 giảm hẳn 0.01 đồng so với năm trước. Con số này cho thấy chi phí hoạt động của doanh nghiệp đã tăng khá cao trong năm 2007. So sánh với Generalexim năm 2007, 1VNĐ doanh thu có 0.0254 đồng lợi nhuận gộp thấp hơn Artexport nhưng 1 VNĐ doanh thu lại có tới 0.0589 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, mặc dù doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu đã làm mức lợi nhuận của Artexport giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng:
Cũng như tỷ suất lợi nhuận hoạt động, tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2007 giảm rất nhiều so với năm 2006, giảm 1.22% chỉ còn 0.01%. Điều này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của 1 đồng doanh thu đã giảm 1.22% so với năm 2006. Sở dĩ lợi nhuận ròng giảm là do các chi phí khá tăng khá cao trong khi mức lợi nhận khác năm 2007 lại là con số âm.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản:
Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2006 là 2.73% thì năm 2007 cũng giảm xuống chỉ còn 0.02%. Năm 2006 1 đồng đầu vào tài sản chỉ tạo ra 0.0002 đồng lợi nhuận ròng. Rõ ràng hiệu quả quản lý và phân phối các nguồn lực ở doanh nghiệp là rất thấp
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:
Cũng như các tỷ suất sinh lời khác, ROE năm 2007 của Artexport giảm đáng kể so với năm 2006, chỉ còn 0.08% cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu suy giảm qua 2 năm. ROA, vòng quay tài sản đều giảm khiến ROE ở mức rất thấp. ROE cho thấy hầu như đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu không mang lại hiệu quả.
3. Đánh giá chung:
3.1. Điểm mạnh:
Từ năm 2006 đến năm 2007 hoạt động kinh doanh của công ty đã có nhiều chuyển biến, công ty đã từng bước mở rộng kinh doanh thể hiện ở mức tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,23% đạt 39,251,670 USD. Đó là vì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Artexport nói riêng có được rất nhiều thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh đó, mặt hàng thủ công mỹ nghệ - một trong số ngành được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao vì thủ công mỹ nghệ là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ lớn hơn hẳn các ngành nghề khác, do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.
Ba xưởng sản xuất sản phẩm thêu, gốm và đồ gỗ trực thuộc công ty giúp Artexport chủ động hơn trong nguồn cung mặt hàng. Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng được đảm bảo tạo được uy tín với khách hàng.
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty chúng ta cũng thấy được công ty đang nỗ lực giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí đồng thời gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền để cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán.
Đặc biệt trong tháng 7 năm 2007, Artexport sẽ có thêm một số công ty thành viên trong đó có:
- Công ty CP Bất động sản Artexport (tên tiếng Anh: Artexport Land)
- Công ty CP Đầu tư và xây dựng Artexport (tên tiếng Anh: Artexport Construction)
- Công ty CP Chứng khoán Artexport (tên tiếng Anh: Artexport Securities)
Việc gia tăng đầu tư dài hạn, đầu tư vào các công ty thành viên được công ty kỳ vọng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn trong tương lai đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của công ty
3.2. Hạn chế và nguyên nhân:
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2007 giảm đột ngột cho thấy nhiều bất cập còn tồn tại trong doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm mạnh có được từ ngành nghề và môi trường kinh doanh cũng như những nỗ lực trong thời gian qua của công ty, Artexport còn phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn.
Đầu tiên phải kể đến tình trạng công nợ quá cao dẫn đến mất cân đối nguồn vốn của công ty. Mặc dù đã nỗ lực trong việc tăng tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn kho để cải thiện khả năng thanh toán nhưng việc nợ ngắn hạn luôn ở mức cao khiến khả năng thanh toán của Artexport là không mấy sáng sủa. Đồng thời các khoản phải thu cũng ít hơn so với nợ phải trả. Mặc dù đã cố gắng thu hồi nợ nhưng tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có xu hướng tăng cho thấy tình trạng thu hồi nợ khó đòi của Artexport chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Thứ hai là nỗ lực giảm mức tài sản lưu động bằng cách giảm lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí nhưng Artexport lại sử dụng không hiệu quả các nguồn chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2007, 2 chi phí trên tăng cao khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó năm 2007, việc xây dựng trụ sở mới của công ty tại số 2A phố Phạm Sư Mạnh đi vào giai đoạn cuối khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng cao cùng với sự gia tăng của chi phí khác cũng là một điểm đáng lưu ý.
Thứ ba, cũng vì lí do nợ cao nên khả năng trả nợ của công ty đang ở trong tình trạng đáng báo động. Tỷ suất nợ luôn ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp đã cố sử dụng đòn cân nợ để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận. Việc sử dụng đòn cân nợ làm mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là rất cao.
Nhìn lại tất cả các khó khăn trên, chúng ta thấy chủ yếu vẫn ở 2 nguyên nhân chính là tình trạng công nợ cao và yếu kém trong khâu quản lý. Năm 2007 trong phiên họp bất thường của HĐQT Công ty cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ, các thành viên HĐQT đã đi đến quyết định bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty đối với ông Nguyễn Văn Bình. Chỉ sau 2 năm ông Bình lãnh đạo công ty (2005-2006), công nợ, nợ khó đòi của công ty đã lên tới hàng chục tỉ đồng. Đặc biệt nghiêm trọng là ông Bình đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cá nhân, chuyển nhiều chục tỉ đồng của công ty (từ hoạt động cho thuê trụ sở 31-33 Ngô Quyền, Hà Nội) vào tài khoản riêng kiếm lợi. Bên cạnh đó cũng miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng công ty đối với bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Với cương vị Kế toán trưởng bà Nguyệt đã không làm tròn nhiệm vụ của mình, không có những ý kiến kịp thời với Ban giám đốc và Hội đồng quản trị khi tình trạng nợ của công ty luôn ở mức bất thường. Việc theo dõi sổ sách giấy tờ không sít sao cũng đã tạo điều kiện cho Tổng giám đốc trục lợi trong 1 thời gian dài.
III. Đề xuất – giải pháp:
1. Đề xuất:
Thứ nhất về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Artexport cần tập trung khai thác hơn nữa các điểm mạnh của công ty. Đặc biệt với các sản phẩm thêu ren, gỗ sơn mài - mỹ nghệ, gốm sứ mà công ty trực tiếp có 3 xưởng sản xuất thì ngày càng phải làm mới mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng, giữ vững uy tín với bạn hàng. Đối với các mặt hàng mà công ty phải đặt hàng tại các làng nghề, cơ sở sản xuất – gia công…thì công ty cần chú ý khâu kiểm tra khi nhận hàng; đảm bảo hàng đúng mẫu mã và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó phải chú trọng chọn nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, nhất là với những hợp đồng đòi hỏi lượng hàng được giao lớn và đúng thời hạn.
Thứ hai đó là tình trạng công nợ,nợ khó đòi quá cao đang đẩy công ty vào hàng loạt các khó khăn trong thanh toán và khả năng trả nợ. Trong năm 2007 công ty không vay thêm các khoản ngắn hạn hay dài hạn nào. Vì vậy, để giảm tình trạng công nợ công ty không thể trông chờ vào các khoản vay. Trước mắt công ty cần bán bớt lượng hàng tồn kho để giải phóng số vốn bị ứ đọng. Thêm vào đó là việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn cần được nhanh chóng thực hiện, đảm bảo việc quay vòng vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng có thể huy động thêm vốn bằng các phát hành cổ phiếu thưởng như đã làm trong năm 2007. Công ty cũng cần đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Để làm được việc này, Artexport cần điều chỉnh tỷ lệ giá trị hợp đồng được trả chậm, chỉ thực hiện toàn bộ hợp đồng khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ…
Thứ ba đó là việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Rõ ràng cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh chi phí bán hàng và quản lý của công ty cũng tăng cao nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đi rõ rệt. Điều đó cho thấy công ty đã chi phí vào những khoản không hợp lý. Công ty đã xây dựng 1 trang web giới thiệu sản phẩm và đăng tải tin tức nhưng các mục về mặt hàng còn chưa cụ thể về giá thành, phẩm chất…Nếu chú trọng xây dựng chi tiết hơn mục này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Cùng với đó việc bán hàng trên mạng và kí kết hợp đồng qua Internet cũng là một xu hướng mới trong thời đại công nghệ thông tin mà doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng đễ giảm tối đa chi phí. Công ty cần tận dụng triệt để hiệu quả của quảng cáo trên các trang web để quảng bá được hình ảnh rộng khắp với chi phí hợp lý và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các đối tác, bạn hàng và nhà cung cấp.
2. Báo cáo quá trình thực tập tại công ty:
Tham gia khóa thực tập từ ngày 24/06/2008 đến ngày 22/07/2008 tại công ty cổ phần thủ công mỹ nghệ Artexport, dưới sự hướng dẫn của người phụ trách và của nhân viên phòng thuê ren, phòng tài chính kế hoạch, em đã hoàn thành một số công việc như sau:
- Tìm hiểu quy trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nói chung và những điểm lưu ý trong xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Tìm hiểu về xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác.
- Tập soạn thảo một số mẫu thư chào hàng, hỏi hàng, các điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như hàng thuê ren - dệt may, gỗ sơn mài - mỹ nghệ…
- Lập bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo từng nước trong năm 2006 và 2007…
- Tìm hiểu về các chứng từ kế toán của công ty, số liệu báo cáo tài chính năm 2006, 2007.
- Lập bảng báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2008 dựa trên số liệu tổng hợp từ các phòng kinh doanh.
Trong thời gian thực tập trên, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport” để viết báo cáo thực tập.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hải Sản (năm 2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
2.Các thông tin về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport tại trang web
3. Website tổng công ty thương mại Hà Nội
4. Website
5. Trang web của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
6. Báo cáo tài chính năm 2007 của công ty Artexport.
7. Bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty Generalexim.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo29 .doc