Tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về nhà máy dược pymepharco: LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngày xưa con người đã có ý thức tạo ra những điều kiện tiện nghi xung quanh mình, mùa đông thì sưởi ấm, mùa hè thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Nhưng nói đến kỹ thuật điều hoà không khí thì phải kể đến hệ thống điều hoà không khí đầu tiên của tiến sĩ W.H.CARIER (1876-1950) xây dựng vào năm 1962 ở nhà máy giấy.
Để dần cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh môi trường trong các khu công nghiệp và đô thị cần phải tích cực áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu các chất độc hại sinh ra do quá trình sản xuất hoặc đời sống sinh hoạt của con người.
Đối với xưởng sản xuất thuốc cũng không ngoài mục đích trên, vì nó là môi trường sản xuất thuốc nên các điều kiện về an toàn, môi trường, chính xác, và hiện đại phải là tốt nhất để tạo ra được những phép đo, thử nghiệm chính xác nhất và có thể áp dụng được vào các điều kiện môi trường thực tế công nghiệp, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người, góp phần nâng cao nền sản ...
123 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về nhà máy dược pymepharco, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ ngày xưa con người đã có ý thức tạo ra những điều kiện tiện nghi xung quanh mình, mùa đông thì sưởi ấm, mùa hè thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Nhưng nói đến kỹ thuật điều hoà không khí thì phải kể đến hệ thống điều hoà không khí đầu tiên của tiến sĩ W.H.CARIER (1876-1950) xây dựng vào năm 1962 ở nhà máy giấy.
Để dần cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh môi trường trong các khu công nghiệp và đô thị cần phải tích cực áp dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu các chất độc hại sinh ra do quá trình sản xuất hoặc đời sống sinh hoạt của con người.
Đối với xưởng sản xuất thuốc cũng không ngoài mục đích trên, vì nó là môi trường sản xuất thuốc nên các điều kiện về an toàn, môi trường, chính xác, và hiện đại phải là tốt nhất để tạo ra được những phép đo, thử nghiệm chính xác nhất và có thể áp dụng được vào các điều kiện môi trường thực tế công nghiệp, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của con người, góp phần nâng cao nền sản xuất đất nước.
Phân xưởng sản xuất dùng sản xuất các loại thuốc như : thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, thuốc nước, thuốc bột, … Và nhiệm vụ là thiết kế hệ thống thông gió tính chọn máy điều hoà Water Chiller cho xưởng sản xuất của nhà máy thuốc tiêm được sự hướng dẫn của giáo viên trong Khoa Công Nghệ Nhiệt_Điện Lạnh và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Thanh Quang đến nay em đã hoàn thành được đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo Khoa Công Nhiệt_Điện Lạnh, anh Phạm Đức Nam và các anh ở công ty cơ điện lạnh Searee Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện Lê Trần Anh Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS-TS Võ Chí Chính :Giáo trình điều hòa không khí, nhà xuất bản khoa hoc va kỹ thuật.
2-PGS-TS Đinh Văn Thuận,PGS-TS Võ Chí Chính : Tính toán thiết kế hệ thông điều hòa không khí hiện đại.
Hà Đăng Trung, Nguyễn Quân: Cở sở kỹ thuật điều tiết không khí, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1997.
Lê Chí Hiệp: Kỹ thuật điều hòa không khí, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1998.
Bùi Hải, Hà Mạnh Thư, Vũ Xuân Hùng: Hệ thống điều hòa không khí và thông gió, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-2001.
Nguyễn Đức lợi, Phạm Văn Tùy: Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy điều hòa nhiệt độ, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật- 1996.
Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy: Kỹ thuật lạnh cơ sở, nhà xuất bản giáo dục- 1999.
Phạm Lê Dần, Bùi Hải: Nhiệt động kỹ thuật, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật-1997.
Catalog hãng Sinko- Singapor.
Catalog hãng Monoflo- Australia.
Catalog hãng Carrier- Mỹ.
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY DƯỢC PYMEPHARCO
Mục đích: Giới thiệu sơ lược về nhà máy, các loại thuốc sản xuất của nhà máy. Giới thiệu về phòng sạch và diểm khác nhau giữa điều hòa không khí bình thường với điều hòa không khí cho phòng sạch. Giới thiệu các khái niệm về điều hòa không khí và tính chọn hệ thống điều hòa.
1.1. Giới thiệu về công ty:
1.1.1. Địa chỉ công ty:
166-170 Nguyễn Huệ, TP. Tuy Hòa, Phú Yên.
ĐT : (084-057)829165-823228.
Fax : (084-057)824717.
Email : pymepharco-py@dng.vnn.vn
1.1.2. Sơ lược về công ty:
PYMEPHARCO được thành lập vào năm 1989 với nhiệm vụ sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc và vật tư thiết bị y tế.Năm 1993, Công ty thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 21/09/1993 Công ty được Bộ thương mại cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên ngành về y dược. Đây là mốc quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quan hệ quốc tế.
Công ty hoạt động trong cả nước với các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả. Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu. Công ty có quan hệ thương mại với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm có uy tín của trên 20 quốc gia trên thế giới.
Đầu tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm PYMEPHARCO đạt tiêu chuẩn GMP chính thức đi vào hoạt động với 3 phân xưởng Beta–lactam, Non–Beta lactam, Viên nang mềm. Với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất, PYMEPHARCO hướng tới hiệu quả tối ưu, do đó đã đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao.
Ngày 17/1/2006, Nhà máy được cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP).
Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 10/2/2006, tháng 5/2006 CÔNG TY DƯỢC VTYT PHÚ YÊ
N sẽ chính thức chuyển đổi thành CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO, tên giao dịch PYMEPHARCO, viết tắt PMP LABS. Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sản xuất và kinh doanh dược phẩm.
Trong quá trình hoạt động, PYMEPHARCO luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch với mức tăng trưởng ổn định. Đặc biệt là hoạt động có hiệu quả của Nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO-GMP với gần 110 sản phẩm ở nhiều chủng loại thuốc. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, đem lại nhiều thuận lợi cho khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cấp Nhà máy theo tiêu chuẩn GMP Châu Âu (EU-GMP) mà Công ty đặt ra trong năm 2006. Cũng như không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối, xây dựng những chính sách và biện pháp khai thác thị trường hiệu quả, tăng tính chuyên nhgiệp trong hoạt động.
Đại hội cổ động lần thứ nhất dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 23/4/2006, để bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và thông qua các kế hoạch phát triển trong thời gian tới, với sự tham gia của toàn thể các cổ đông Công ty.
Ngày 6/3/2008, Nhà máy thuốc tiêm của Công ty CP PYMEPHARCO đã được Bộ Y Tế chính thức công nhận đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (GMP-WHO- Good Manufacturing Practice) với 4 phân xưởng:
- Thuốc bột đông khô
- Thuốc bột pha tiêm
- Dung dịch tiêm
- Thuốc nhỏ mắt
1.1.4. Các mặt hàng sản xuất thuốc của nhà máy dược:
Viên nén.
Viên nang cứng.
Viên nang mềm.
Thuốc tiêm.
Thuốc bột.
1.2. Giới thiệu về phòng sạch được sử dụng trong nhà máy dược:
Trong những năm gần đây nhu cầu cho thiết kế phòng sạch ngày càng tăng. Do yêu cầu của sản phẩm công nghệ cao như sản xuất máy tính, sản xuất chíp, các bo mạch, công nghệ chất bán dẫn…hay những loại thuốc trong dược phẩm, các thiết bị y tế, phòng mổ trong bệnh viện. Tất cả những phòng này đòi hỏi phải kiểm soát nồng độ hạt bụi, các loại chất ô nhiễm ở một mức cho phép.
Như vậy đối với phòng sạch thường giải quyết năm vấn đề chính là nhiệt độ (temperature), độ ẩm (humidity), áp suất phòng (Room Pressurization), độ sạch (Cleanliness) và vấn đề nhiễm chéo (cross-contamination). Trong thiết kế điều hòa không khí bình thường chỉ giải quyết hai vấn đề chính là nhiệt độ và độ ẩm, thực tế thì vấn đề độ ẩm thường không đạt theo như yêu cầu thiết kế. Nhưng trong phòng sạch thì ngoài nhiệt độ thì độ ẩm trong phòng yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều.
PHÒNG SẠCH
NHIỆT ĐỘ
ĐỘ ẨM
ÁP SUẤT
ĐỘ SẠCH
NHIỄM CHÉO
Hình 1.2.b. Các thông số yêu cầu về phòng sạch
• Những điểm khác nhau chính giữa phòng sạch và ĐHKK thông thường là:
1.2.1. Áp suất phòng (Room Pressurization):
Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn ngừa không cho không khí, hạt bụi, chất nhiễm trùng…từ phòng, khu vực dơ hơn sang phòng, khu vực sạch hơn. Nguyên tắc di chuyển căn bản của không khí là từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp. Như vậy phòng có cấp độ sạch hơn thì có áp cao hơn và ngược lại. Để kiểm soát áp suất phòng thì thường có đồng hồ đo áp suất, khi áp phòng vượt quá sẽ tự động tràn ra ngoài thông qua cửa gió xì (Pass-Through Grilles). Thường thì những phòng nào có yêu cầu cao mới gắn miệng gió xì.
Việc tạo áp trong phòng khi thiết kế phải quan tâm tới cột áp của quạt và chênh lệch giữa lương gió cấp và hồi trong phòng sạch. Trong thiết kế nhà máy dược phẩm theo tiêu chuẩn WHO-GMP (World Health Organization-Good Manufacturing Practice) thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa), +++(45Pa).
1.2.2. Độ sạch (Cleanliness):
Độ sạch của phòng đường quyết định bởi hai yếu tố là số lần trao đổi gió hay bội số tuần hoàn (Air Changes per Hour) và Phin lọc.
Thông thường đối với điều hòa không khí cho cao ốc văn phòng có thể từ 2 tới 10 lần. Nhưng trong phòng sạch thì số lần trao đổi gió lên tới 20 lần, đặc biệt trong phòng sạch cho sản xuất chíp lên tới 100 lần. Tăng số lần trao đổi gió để làm giảm nồng độ hạt bụi, chất ô nhiễm sinh ra trong phòng. Do vậy kết cấu phòng sạch khác với những cao ốc văn phòng. Với các phòng có yêu cầu cấp độ sạch khác nhau thì số lần trao đổi gió cũng khác nhau. Ví dụ trong nhà máy sản xuất dược phẩm khu vực thay đồ có cấp độ sạch E có áp phòng là +(15Pa), số lần trao đổi gió là 10, trong khi phòng pha chế có cấp độ sạch C có áp phòng ++(30Pa), số lần trao đổi gió là 20, phin lọc cấp H12. Phin lọc có nhiệm vụ là lọc bỏ những hạt bụi của không khí trước khi vào phòng. Tùy theo yêu cầu của các loại phòng sạch mà sử dụng phin lọc cho phù hợp. Thông thường với các phòng trong nhà máy dược thì sử dụng loại lọc hiệu suất cao HEPA (High Efficiency Particle Air). Vị trí bộ lọc có thể gắn ngay tại AHU hoặc từng phòng.
Hình 1.2.2. Bộ lọc HEPA
1.2.3. Nhiễm chéo (Cross-Contamination):
Để hiểu rõ về nhiễm chéo ta định nghĩa về tạp nhiễm. Tạp nhiễm là sự nhiễm (đưa vào) không mong muốn các tạp chất có bản chất hóa học hoặc vi sinh vật, hoặc tiểu phân lạ vào trong hoặc lên trên một nguyên liệu ban đầu hoặc thành phẩm trung gian trong quá trình sản xuất, lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Như vậy nhiễm chéo là việc tạp nhiễm của một nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, hoặc thành phẩm với một nguyên liệu ban đầu hay sản phẩm khác trong quá trình sản xuất. Việc nhiễm chéo có cả nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Dưới đây là tổng hợp các nhân tố chính nhiễm chéo trong nhà máy dược.
10 nguyên nhân gây ra nhiễm chéo
Đường đi công nhân không đúng
Đường đi nguyên liệu không đúng
Các cấp lọc không phù hợp
Lắp chung hệ thống ĐHKK
Phân cấp vùng sạch không đúng
Hồ sơ tài liệu không hoàn chỉnh
Bố trí khu vực không đúng
Không lắp hệ thống xử lý nước thải
Không thẩm định quy trình vệ sinh
Công nhân không tuân thủ quy trình v/s
Hình 1.2.3. Nguyên nhân gây ra nhiễm chéo
Vấn đề nhiễm chéo khá phức tạp đối với các phòng trong nhà máy dược cũng như phòng mổ trong bệnh viện. Các phòng sạch cho công nghệ cao thì ít hơn rất nhiều do chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm trong một khu lớn. Thực tế thì các nhà máy dược Việt Nam sản xuất quá nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một phòng nên yêu cầu cấp độ sạch rất cao và vấn đề nhiễm chéo trở nên khó kiểm soát. Việc giải quyết nhiễm chéo là giải quyết 10 vấn đề trên, cộng thêm việc tạo áp trong phòng.
1.3. Giới thiệu về điều hòa không khí và chọn hệ thống điều hòa không khí :
1.3.1. Khái niệm về điều hoà không khí:
Điều hoà không khí là một ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và thiết bị nhằm tạo ra một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến hoặc tiện nghi đối với con người. Ngoài nhiệm vụ duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hoà ở mức độ yêu cầu, hệ thống điều hoà không khí còn phải giữ nhiệt độ không khí trong không gian đó ổn định ở một mức độ qui định nào đó. Bên cạnh đó cần phải chú ý đến vấn đề độ trong sạch của không khí, khống chế độ ồn và tốc độ lưu thông hợp lý của dòng không khí.
Nói chung, có thể chia khái niệm điều hoà không khí ra thành các loại sau, thông thường người ta sử dụng thành 3 loại với các nội dung rộng hẹp khác nhau.
- Điều tiết không khí: thường được sử dụng để thiết lập môi trường thích hợp với việc bảo quản máy móc, thiết bị và đáp ứng yêu cầu của những công nghệ sản xuất, chế biến cụ thể.
- Điều hoà không khí: nhằm tạo ra các môi trường tiện nghi cho các sinh hoạt của con người.
- Điều hoà nhiệt độ: nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ thích hợp.
Như vậy, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể khác nhau, mà việc điều chỉnh nhiệt độ trong không gian cần điều hoà không phải lúc nào cũng theo chiều hướng giảm so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Tương tự, như vậy độ ẩm của không khí cũng có thể được điều chỉnh không chỉ giảm mà có khi còn được yêu cầu tăng lên so với độ ẩm bên ngoài.
Một hệ thống điều hoà không khí đúng nghĩa là hệ thống có thể duy trì trạng thái của không khí trong không gian điều hoà ở trong vùng qui định nào đó, nó không thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện khí hậu bên ngoài hoặc sự thay đổi phụ tải bên trong. Từ những điều đã nói, rõ ràng có mối liên hệ mật thiết giữa các điều kiện thời tiết ở bên ngoài không gian điều hoà với chế độ hoạt động và các đặc điểm cấu tạo của hệ thống điều hoà không khí.
1.3.2. Ảnh hưởng của trạng thái không khí tới con người:
Môi trường không khí có ảnh hưởng rất lớn đến con người và các hoạt động của chúng ta. Môi trường không khí tác động lên con người và các quá trình sản xuất thông qua nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố sau là ảnh hưởng nhiều nhất:
- Nhiệt độ không khí t, 0C;
- Độ ẩm tương đối , %;
- Tốc độ lưu chuyển của không khí ,m/s;
- Nồng độ bụi trong không khí Nbụi ,%;
- Nồng độ của các chất độc hại Nz , %;
- Nồng độ ôxy và khí co2 trong không khí; N02 , NCO2 , %;
- Độ ồn Lp, dB.
1.3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người. Cơ thể con người có nhiệt độ xấp xỉ 370C. Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi trường nhiệt lượng Qtoả. Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào cường độ vận động. Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh dưới hai hình thức:
- Truyền nhiệt: Là hình thức thải nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường. Quá trình truyền nhiệt cũng được thực hiện theo các phương thức như dẫn nhiệt, toả nhiệt đối lưu và bức xạ. Nhiệt lượng trao đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện, ký hiệu qh.
- Toả ẩm: Khi hình thức truyền nhiệt thông thường không đáp ứng đòi hỏi về thải nhiệt, cơ thể bắt đầu thải mồ hôi. Các giọt mồ hôi thải ra môi trường mang theo một nhiệt lượng khá lớn, không những thế khi thoát ra bề mặt da, các giọt nước tiếp tục bay hơi và nhận nhiệt lượng trên bề mặt da, góp phần hạ thân nhiệt. Nhiệt lượng trao đổi dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt ẩn, ký hiệu qa.
Mối quan hệ giữa nhiệt lượng thải ra dưới hai hình thức truyền nhiệt và toả ẩm được thể hiện bởi phương trình sau đây:
Qtoả = qh+qa
- Nhiệt hiện: Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh dưới ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện qh phụ thuộc vào độ chênh lệnh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trương xung quanh môi trườngt = tct-tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở
- Nhiệt ẩn: Toả ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Theo đồ thị tiện nghi, nhiệt độ hiệu quả thích hợp nằm trong khoảng 20290C, độ ẩm tương đối khoảng 3070%.
1.3.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối:
Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào không khí. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi <100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu. Độ ẩm càng cao, hay quá thấp đều không tốt đối với con người.
- Khi độ ẩm cao: thì khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể có cảm giác nặng nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm.
- Khi độ ẩm thấp: thì khả năng mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây nứt nẻ da chân tay, môi… Ngoài ra độ ẩm còn thấp gây ra nhiều vấn đề phiền toái khác trong cuộc sống như làm cho đồ vật khô cứng, thực phẩm bị mất nước và làm giảm chất lượng…Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể.
Độ ẩm thích hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng φ = 6070%.
1.3.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ không khí:
Tốc độ chuyển của không khí ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt ẩm giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh. Khi tốc độ lớn thì cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên.
Trong kỹ thuật điều hoà không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong vùng làm việc, tức là vùng dưới 2 m kể từ sàn nhà.
Tốc độ không khí lưu động được lựa chọn theo nhiệt độ không khí trong phòng.
Nhiệt độ không khí, 0C
Tốc độ k, m/s
16 20
21 23
24 25
26 27
28 30
>30
<0,25
0,25 0,3
0,4 0,6
0,7 1,0
1,1 1,3
1,3 1,5
Bảng 1.3.2.3 . Tốc độ tính toán của không khí trong phòng
Tốc độ không khí có ảnh hưởng đến cảm giác và sức khoẻ của con người trong phòng, nhưng hướng gió cũng rất quan trọng. Hướng gió tốt là thổi đối diện với người ngồi.
1.3.2.4. Ảnh hưởng của bụi:
Độ trong sạch của không khí là một trong những tiêu chuẩn quan trọng cần được khống chế trong các không gian điều hoà và thông gió.
Kích thước bụi càng nhỏ thì càng có hại vì nó tồn tại trong không khí lâu và khả năng thâm nhập vào cơ thể sâu hơn và rất khó xử lý. Hạt bụi lớn thì dẽ xử lý nên ít ảnh hưởng đến con người.
Bụi ảnh hưởng đến:
- Hệ hô hấp, thị giác;
- Chất lượng cuộc sống, vệ sinh thực phẩm, cảm giác;
Nồng độ bụi cho phép của bụi trong không khí , phụ thuộc vào bản chất của bụi. Bản chất của bụi có hai nguồn gốc:
- Hữu cơ: sợi bông, sợi thuốc lá…
- Vô cơ : xi măng, đất đá.
- Nồng độ bụi cho phép trong không khí phụ thuộc vào bản chất của bụi và thường được đánh giá theo hàm lượng ôxít silic và được lấy theo bảng dưới đây:
Hàm lượng
SO2, %
Nồng độ bụi cho phép của không khí trong khu làm việc
Nồng độ bụi cho phép của không khí tuần hoàn
Z > 10
2 10
<2
Bụi amiăng
Zb < 2 mg/m3
2 4
4 6
<2
Zb< 0,6 mg/m3
< 1,2
< 1,8
Bảng 1.3.2.4. Nồng độ cho phép của bụi trong không khí
1.3.2.5. Ảnh hưởng của chất độc hại:
Trong đời sống sản xuất và sinh hoạt trong không khí có lẫn các chất độc hại như NH3, CL2…Đó là những chất rất có hại cho con người.
Có rất nhiều chất độc hại và mức độ ảnh hưởng của nó khác nhau. Nồng độ cho phép theo TCVN 5687 : 1992.
1.3.2.6. Ảnh hưởng của khí CO2 và tính toán lượng gió tươi cung cấp:
Khí CO2 không phải là chất độc hại, mà khí CO2 làm giảm khả năng hấp thụ O2 của cơ thể. Vì vậy khi nồng độ khí CO2 tăng lên làm tăng nhịp tim, kích thích hệ thần kinh, ngây ngạt thở và các rối loạn khác.
Trong các công trình dân dụng, các chất độc hại trong không khí chủ yếu là khí CO2 do con người thải ra trong quá trình sinh hoạt.
Nồng độ CO2 % thể tích
Mức độ ảnh hưởng
0,07
- Chấp nhận được ngay cả khi có nhiều người trong phòng
0,10
- Nồng độ cho phép trong trường hợp thông thương
0,15
- Nồng độ cho phép khi dùng tính toán thông gió
0,20 0,50
- Tương đối nguy hiểm
0,50
- Nguy hiểm
4 5
- Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng. Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm
8
- Nếu thở trong môi trường này kéo dài 10 phút thì mặt đỏ bừng và đau đầu
18 Hoặc lớn hơn
- Hết sức nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong
Bảng 1.3.2.6.a. Các ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong không khí đến sức khỏe con người
Căn cứ vào nồng độ cho phép có thể tính được lượng không khí cần cung cấp cho 1 người trong 1 giờ như sau :
Vkk = (1-2)
Trong đó:
VCO2 - lượng CO2 do 1 người thải ra trong 1 giờ, m3/h. Người;
- nồng độ CO2 cho phép, % thể tích. Thường chọn = 0,15%;
- nồng độ thể tích của khí CO2 có trong không khí bên ngoài môi trường, % thể tích. Thường chọn α = 0,03%;
Vk - lượng không khí tươi cần cung cấp cho 1 người trong 1 giờ, m3/h. Người.
Lượng CO2 do 1 người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, nên Vk cũng phụ thuộc vào cường độ lao động. Các đại lượng này có thể lấy theo: (TL 2 trang 37)
Cường độ vận động
VCO2,
M 3/h. Người
Vk, m3/h. Người
= 0,1
= 0,15
- Nghỉ ngơi
0,013
18,6
10,8
- Rất nhẹ
0,022
31,4
18,3
- Nhẹ
0,030
43,0
25,0
- Trung bình
0,046
65,7
38,3
- Nặng
0,074
106,0
61,7
Bảng 1.3.2.6.b. Lượng CO2 do một người phát ra và lượng không khí tươi cần cấp cho 1 người (m3/h. người)
Mức độ hút thuốc, điếu/h. Người
Lượng không khí tươi cần cung cấp , m3/h. Người
0,8 ÷ 1,0
1,2 ÷ 1,6
2,5 ÷ 3
3 ÷ 5,1
13 ÷ 17
20 ÷ 26
42 ÷ 51
51 ÷ 85
Bảng 1.3.2.6.c. Lượng khí tươi cần cung cấp khi có hút thuốc
1.3.2.7. Ảnh hưởng của độ ồn:
Độ ồn ảnh hưởng đến con người thông qua các nhân tố sau:
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm mệt mỏi, ảnh hưởng đền hệ thần kinh
- Ảnh hưởng đến mức độ tập trung công việc
- Ảnh hưởng đến chất lượng công việc
- Độ ồn cho phép theo tính năng của phòng có 3 nhóm cơ bản:
+ Độ ồn thấp dưới 30 dB
+ Độ ồn vừa 35 ÷ 55 dB
+ Độ ồn cao lớn hơn 70 dB
1.3.3. Phân loại hệ thống điều hoà không khí:
Có nhiều cách phân loại hệ thống điều hoà không khí dựa trên những cơ sở rất khác nhau, cụ thể như sau:
Theo đặc điểm của thiết bị xử lý nhiệt ẩm:
- Hệ thống điều hoà cục bộ
- Hệ thống điều hoà kiểu phân tán
- Hệ thống điều hoà trung tâm
Theo đặc điểm môi chất giải nhiệt dàn ngưng:
- Hệ thống giải nhiệt bằng nước ( water cooled )
- Hệ thống điều hoà giải nhiệt bằng không khí ( air cooled )
Theo khả năng xử lý không khí;
- Máy điều hoà một chiều lạnh, là máy chỉ có khả năng làm lạnh
- Máy điều hoà hai chiều nóng lạnh, vừa có khả năng làm lạnh vừa có khả năng gia nhiệt không khí khi cần.
1.3.3.1. Hệ thống kiểu cục bộ:
Hệ thống điều hoà không khí kiểu cục bộ là hệ thống chỉ điều hoà không khí trong một phạm vi hẹp.
Trên thực tế loại máy kiểu này gồm bốn loại phổ biến sau:
- Máy điều hoà dạng cửa sổ ( window type );
- Máy điều hoà kiểu rời ( split type );
- Máy điều hoà kiểu ghép ( multi-split type );
- Máy điều hoà rời dạng tủ thổi trực tiếp.
Đặc điểm chung của các dạng này là công suất nhỏ và luôn có dàn nóng giải nhiệt bằng gió.
Đặc điểm máy điều hoà cửa sổ:
Ưu điểm:
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng;
- Giá thành thấp;
- Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hoà cửa sổ rất kinh tế.
Nhược điểm:
- Công suất nhỏ, tối đa là 24.000 Btu/h;
- Đối với công trình lớn nằm sâu thì khi lắp đặt phá vỡ kết cấu xây dựng và làm giảm mỹ quan của công trình.
- Chủng loại không phong phú;
- Chỉ có thể lắp đặt ở tường bao.
Đặc điểm của máy điều hoà rời:
Ưu điểm:
- So với máy điều hoà cửa sổ, máy điều hoà rời cho phép lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau;
- Có nhiều kiểu loại dàn lạnh;
- Lắp đặt tương đối dễ dàng;
- Giá thành rẻ;
- Rất tiện lợi cho không gian nhỏ hẹp và các hộ gia đình;
- Dễ dàng sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa.
Nhược điểm:
- Công suất hạn chế, tối đa là 60.000 Btu/h;
- Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các dàn bị hạn chế;
- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao;
- Khi lắp đặt rất dễ gây phá vỡ kết cấu xây dựng.
Đặc điểm của máy điều hoà kiểu ghép
- Về cơ bản máy điều hoà kiểu ghép có đặc điểm của máy điều hoà hai mảnh. Ngoài ra nó còn có những ưu điểm khác:
+ Tiết kiệm không gian lắp đặt dàn nóng
+ Chung điện nguồn, giảm chi phí lắp đặt.
1.3.3.2. Hệ thống kiểu phân tán:
Máy điều hoà kiểu phân tán là máy điều hoà ở đó khâu xử lý không khí phân tán tại nhiều nơi, nghĩa là hệ thống có nhiều dàn lạnh.
Thực tế máy điều hoà kiểu phân tán có hai dạng phổ biến sau:
- Máy điều hoà kiểu VRV ( varable refrigerant volume );
- Máy điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước ( water chiller );
Các hệ thống điều hoà nêu trên có rất nhiều dàn lạnh xử lý không khí, các dàn lạnh bố trí tại các phòng, vì thế chúng là các hệ thống lạnh kiểu phân tán.
Đặc điểm máy điều hoà không khí VRV :
Ưu điểm:
- Một dàn nóng cho phép lắp đặt nhiều dàn lạnh với nhiều công suất kiểu dáng khác nhau.
- Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần.
- Chiều dài cho phép lớn 100m và độ cao chênh lệch giữa dàn nóng và dàn lạnh 50m. Khoảng cách giữa các dàn lạnh 15m.
- Nó vẫn hoạt động khi 1 số dàn lạnh khác hỏng, hoặc đang sửa chữa.
Nhược điểm:
- Dàn nóng giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc chưa cao, phụ thuộc nhiều thời tiết.
- Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống công suất vừa.
- Giá thành cao.
Đặc điểm máy điều hoà không khí làm lạnh bằng nước (water chiller) :
Ưu điểm:
- Mỗi cụm chiller có nhiều cấp giảm tải 3÷5 cấp.
- Khi sử dụng nhiều cụm thì số cấp tăng lên.
- Hệ thống ống nước gọn nhẹ, không hạn chế về chiều dài cũng như chênh lệch độ cao, miễn là bơm nước đáp ứng được yêu cầu.
- Công suất của nó từ trung bình, lớn và rất lớn.
- Khả năng làm lạnh tương đối ổn định.
Nhược điểm:
- Hệ thống đòi hỏi phải có phòng máy riêng.
- Lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phức tạp.
- Do vận hành phức tạp, nên đòi hỏi phải có người chuyên trách vận hành hệ thống.
- Chi phí vận hành lớn.
- Chi phí đầu tư cho một đơn vị công suất lạnh lớn.
Đặc điểm hệ thống điều hoà trung tâm :
Ưu điểm:
Hệ thống này thường sử dụng cho nhiều đối tượng lớn, đông người như hội trường, nhà hát…
- Lắp đặt vận hành tương đối dễ dàng.
- Khả năng xử lý độ ồn cao.
- Lưu lượng gió thường rất lớn.
Nhược điểm:
- Hệ thống đường ống gió lớn nên chiếm diện tích lắp đặt.
- Đối với đối tượng có nhiều phòng, nhiều khu vực có chế độ nhiệt khác nhau thì hệ thống này không hợp lý.
-Hệ thống này hoạt động hoàn toàn độc lập với quạt, nên nếu muốn cho một phòng nghĩ có thể đóng quạt được nhưng có thể quá tải cho quạt hoặc gây hư hỏng khác.
- Giá thành trung bình trong một đơn vị công suất lạnh lớn.
CHƯƠNG 2: CHỌN THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
Mục đích:
- Tiêu chuẩn phòng sạch theo WHO-GMP.
- Các thông số khí hậu ngoài trời, trong phòng và hệ thống điều hòa không khí tại nhà máy dược.
2.1. Tiêu chuẩn phòng sạch theo WHO-GMP:
2.1.1. Yêu cầu chung:
Đúng theo tiêu chuẩn GMP về thuốc tiêm và dịch truyền. Đẹp và thuận tiện vệ sinh, hệ thống hiện đại giá thành hợp lý và chi phí sử dụng thấp nhất. Cụ thể :
- Toàn bộ hệ thống thiết bị vật tư mới 100% được sản xuất từ các nước G7 thế hệ mới (được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO9000 và kèm theo các chứng nhận chất lượng).
- Hệ thống lắp đặt phải đảm bảo không khí cung cấp cho khu vực sản xuất đạt
tiêu chuẩn GMP của ASEAN (Có tiêu chuẩn cho từng khu vực).
2.1.2. Các yêu cầu cụ thể về giải pháp công nghệ và kỹ thuật:
2.1.2.1. Yêu cầu đối với hệ thống thiết bị lạnh :
- Nhiệt độ thiết kế 190C , độ ẩm 10% - 50%.
- Điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm trong phòng.
- Phải có dự phòng để hệ thống hoạt động liên tục.
- Đường ống được làm bằng Inox bảo ôn và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Nếu trong khu vực có chạy đường ống thì phải đảm bảo vệ sinh.
2.1.2.2. Yêu cầu hệ thống cấp khí :
- Hệ thống cung cấp không khí đối với các khu sản xuất thích hợp với việc loại trừ mọi sự nhiểm chéo của sản phẩm.
- Hệ thống hút gió có hiệu quả tại các nơi sinh ra bụi và tránh được nhiễm chéo.
- Cung cấp không khí lọc với áp suất dương qua các màng lọc Hepa theo sơ đồ phân bố áp suất không khí.
- Buồng vô trùng dùng cho các thao tác vô trùng bao gồm : phòng trộn (pha chế), phòng cân, phòng đóng ống của thuốc mỡ, phòng trộn (pha chế), phòng cân, phòng đóng chai, phòng khăn của phân xưởng dịch chuyền.
- Các phòng được gọi là cấp B phải có ít hơn 350.000 tiểu phân, cỡ 0,5 µm; 2.000 tiểu phân cỡ 5 µm và không quá 100 vi sinh vật sống trong 1m³ không khí.
- Riêng phòng pha chế, pha chế dịch truyền, phòng đóng sử dụng cấp I là ít hơn 3500 tiểu phân cỡ 0,5 µm, không có tiểu phân cỡ 5 µm và không quá 1 vi sinh vật sống trong 1m³ không khí.
- Khu vực xám gọi là cấp C chứa hơn 3,5 triệu tiểu phân cỡ 0,5 µm.
- Khu vưc đen được gọi cấp D.
- Các tiêu chuẩn các cấp được thống kê như sau :
Độ sạch cấp
B
C
D
E
Bình thường
Nhiệt độ
≤ 24
≤ 24
≤ 24
≤ 24
≤ 25
Độ ẩm
≤ 45
50÷60
≤ 60
≤ 60
≤ 70
2.2. Thông số khí hậu:
Khi thiết kế hệ thống điều hoà không khí, việc đầu tiên là phải lựa chọn cấp điều hoà cho hệ thống điều hoà không khí cần tính. Cấp điều hoà không khí thể hiện độ chính xác trạng thái không khí cần điều hoà của công trình. Có ba cấp như sau:
- Hệ thống điều hoà không khí cấp I có độ chính xác nhất.
- Hệ thống điều hoà không khí cấp II có độ chính xác trung bình.
- Hệ thống điều hoà không khí cấp III có độ chính xác vừa phải.
Tuỳ vào từng trường hợp mà ta chọn cấp độ chính xác cao hay thấp. Khi ta chọn cấp độ chính xác cao thì kéo theo giá thành trang thiết bị cao, ngược lại khi ta chọn cấp độ chính xác vừa phải thì giá thành trang thiết bị cũng vừa phải. Do đó ta sẽ chọn hệ thống điều hòa cấp III cho công ty dược.
2.2.1. Thông số ngoài trời:
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí bên ngoài ký hiệu tN, N. Trạng thái của không khí ngoài trời được biểu thị bằng điểm N trên đồ thị không khí ẩm. Việc chọn thông số tính toán ngoài trời phụ thuộc vào mùa nóng, mùa lạnh và cấp điều hoà. Và lấy theo TCVN 5687 – 1992 như bảng dưới đây.
Bảng 2.2.1. Nhiệt độ và độ ẩm tính toán ngoài trời
Hệ thống
Mùa hè
Mùa đông
Nhiệt độ tN, 0C
Độ ẩm N, %
Nhiệt độ tN, 0C
Độ ẩm N, %
Hệ thống cấp I
tmax
tmin
Hệ thống cấp II
Hệ thống cấp III
t
t
Trong đó :
tmax, tmin - nhiệt độ tmax lớn nhất và nhỏ nhất tuyện đối trong năm đo lúc 13 giờ .
t, t- nhiệt độ của tháng nóng nhất và nhỏ nhất trong năm.
, - độ ẩm lúc 13 giờ của tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm.
Hệ thống điều hoà không khí tại công ty dược ta chọn hệ thống cấp III, vậy các thông số tính toán ta chọn đối với hệ thống cấp III là:
- Mùa nóng : tN = t, = ( t).
t,( t)- Nhiệt độ và độ ẩm trung bình của tháng nóng nhất trong năm, vậy theo phụ lục PL-2 của TL 1 thì tháng nóng nhất trong năm tại thành phố Tuy Hòa là tháng 6, khi đó tra bảng ta có:
tN = t= 34,3 0C.
= ( t) = 73,4%.
2.2.2. Thông số bên trong phòng:
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong phòng ký hiệu tT, , ứng với trạng thái của không khí trong phòng được biểu diễn bằng điểm T trên đồ thị của không khí ẩm. Việc chọn giá trị tN, phụ thuộc vào mùa trong năm, tại Tuy Hòa nhiệt độ hai mùa nóng và mùa lạnh không chênh lệch cao. Khi không gian điều hoà tiếp xúc với không khí ngoài trời chỉ qua vách ngăn mà không qua một không gian đệm có điều hoà (như hành lang để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời), việc chọn thông số trong không gian điều hoà như sau :
Độ ẩm tương đối: = 35 70%.
Nhiệt độ:
tN = 28 300C khi nhiệt độ ngoài trời tN > 360C
tN = 24 270C khi nhiệt độ ngoài trời tN < 360C
Ở Tuy Hòa có nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời khá cao và có xây dựng phòng đệm là hành lang để giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong không gian điều hòa và ngoài trời. Vì công ty dược yêu cầu cao về điều hòa không khí là nhiệt độ, độ ẩm, áp suất nên ta có yêu cầu cụ thể từng phòng theo tiêu chuẩn các loại phòng như sau:
Độ sạch cấp
B
C
D
E
Bình thường
Nhiệt độ
≤ 24
≤ 24
≤ 24
≤ 24
≤ 25
Độ ẩm
≤ 45
50÷60
≤ 60
≤ 60
≤ 70
Bảng 2.2.2. Thông số nhiệt độ cho các phòng.
2.3. Hệ thống điều hoà không khí khi lắp đặt cho công ty dược Pymepharco:
Là hệ thống điều hòa không khí Water Chiller
Ưu điểm của hệ thống Water Chiller:
- Mỗi cụm chiller có nhiều cấp giảm tải 3÷5 cấp.
- Khi sử dụng nhiều cụm thì số cấp tăng lên.
- Hệ thống ống nước gọn nhẹ, không hạn chế về chiều dài cũng như chênh lệch độ cao, miễn là bơm nước đáp ứng được yêu cầu.
- Công suất của nó từ trung bình, lớn và rất lớn.
- Khả năng làm lạnh tương đối ổn định.
CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT CHO KHU THUỐC VIÊN
Mục đích: Tính nhiệt thừa, ẩm thừa, kiểm tra đọng sương .
3.1. Sơ đồ tính toán nhiệt:
Tổng lượng nhiệt thừa QT[kW]
Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q1.
Nhiệt tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2.
(Công suất đèn)
Nhiệt do người tỏa ra Q3.
(Dựa vào bảng số lượng của từng phòng)
Nhiệt do sản phẩm mang vào Q4.
(Không tính)
Q4=0
Nhiệt tỏa ra từ bề mặt các thiết bị nhiệt Q5.
(Q5=0)
Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q6.
Nhiệt do lọt không khí vào phòng Q7.
Nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q8.
Nhiệt tỏa ra từ các thiết bị điện.
Bảng công suất nhiệt của các thiết bị.
Xác định nhiệt bức xạ qua kính
(Chỉ tính cho các phòng có kính tiếp xúc với môi trường bên ngoài)
Xác định nhiệt bức xạ qua tường.
(Tính cho các phòng có tường tiếp xúc với môi trường)
Xác định nhiệt truyền qua tường , trần và sàn tầng trên.
Xác định nhiệt truyền qua nền đất.
Sơ đồ tính tổng nhiệt thừa.
Tổng lượng ẩm thừa QT
Lượng ẩm do người tỏa ra W1
Lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm W2
Lượng ẩm bay hơi đoạn nhiệt từ mặt sàn W3
Sơ đồ tính tổng ẩm thừa.
3.2. Xác định lượng nhiệt thừa QT:
3.2.1. Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q1:
3.2.1.1. Nhiệt toả ra từ thiết bị dẫn động bằng động cơ điện:
- Trường hợp 1: Toàn bộ năng lượng cung cấp cho động cơ đều được biến thành nhiệt năng và trao đổi cho không khí trong phòng. Nhưng do công suất N được tính là công suất đầu ra nên năng lượng mà động cơ tiêu thụ là:
,kW
η- Hiệu suất của động cơ
- Trường hợp 2 : Vì động cơ nằm bên ngoài, cụm chi tiết chuyển động nằm bên trong nên nhiệt thừa phát ra từ sự hoạt động của động cơ chính là công suất N.
q11 = N ,kW
- Trường hợp 3 : Trong trường này phần nhiệt năng do động cơ toả ra bằng năng lượng đầu vào trừ cho phần toả ra từ cơ cấu cơ chuyển động:
,kW
Vì tại xưởng sản xuất của nhà máy dược có động cơ và cơ cấu cơ khí chuyển động đều nằm bên ngoài không gian điều hòa nên ta có q11 = 0.
3.2.1.2. Nhiệt toả ra từ thiết bị điệnQ12:
Q12 = q12.Ktt.kđt
Ktt - hệ số tính toán bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực với công suất định mức.
Kđt - Hệ số đồng thời, tính đến mức độ hoạt động đồng thời. Hệ số đồng thời của mỗi động cơ có thể coi bằng hệ số thời gian làm việc, tức là bằng tỷ số thời gian làm việc của động cơ thứ i, chia cho tổng thời gian làm việc của toàn bộ hệ thống.
Bảng 3.1: Công suất nhiệt của các thiết bị
Tên thiết bị
Máy vi tính
Photocopy
Máy sấy
Máy Fax
Máy in
Công suất nhiệt, [kW]
0,25
1
0,02
0,1
0,1
Ví dụ tính toán cho phòng cụ thể:
+ Phòng giám đốc O-2 có diện tích sử dụng là 26,7 m2, có 1 máy vi tính và 1 máy in và 1 máy Fax. Nhiệt tỏa ra do máy móc của phòng là:
Q12 = 0,95x0,9x(0,25+0,1+0,1) = 0,38475 [kW]
Bảng3. 2: Công suất nhiệt của các phòng
STT
Tên phòng
Q12 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
0
2
Buồng cân (S-C24)
0,0428
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
0
4
IPC (S-C16)
0,0513
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
0,0342
6
Phòng quản đốc (S-C10)
0,0855
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
0,0855
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
0,2565
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
0,2138
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
0,2138
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
0,0342
12
Buồng cân (S-C1)
0,0428
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
0,0428
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
0,0428
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
0
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
0
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
0
18
Airlock cân (AL-S3)
0
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
0
20
Phòng đệm nguyên liệu
0
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
1,1115
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
0,5985
23
Vô nang 1 (S-C20)
0,0599
24
Vô nang 2 (S-C19)
0,0599
25
Phòng dập viên (S-C18)
0,684
26
Phòng ép gói (S-C17)
0,855
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
0,855
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
0,0513
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
0,0342
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
0,0342
31
Bao phim (S-C8)
0,0257
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
0,513
33
Phòng say (S-C3)
0,684
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
1,197
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
0,0257
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
0,0428
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
0,0428
38
AL
0
39
G2
0
40
Phòng vi sinh
0,171
41
Phòng chuẩn bị môi trường
0,171
42
AL
0
43
G1
0
44
Phòng giám đốc O-2
0,3848
45
Phòng thư ký O-3
0,3848
46
Phòng phó giám đốc O-4
0,3848
47
Phòng họp 0-6
0,2565
48
Admin / Finance Debt O-7
0,171
49
Library/ Training room O-8
0,171
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
0,171
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
0,171
52
R&D Zone O-11
0,171
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
0,171
54
Phòng thay đồ O-13
0,0257
55
Phòng thay đồ O-14
0,0257
56
Kho hóa chất O-16
0,342
57
Hành lang tham quan S-D2
0
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
0,0257
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
0,0257
60
Phòng điều khiển
0,342
3.2.2. Nhiệt tỏa ra rừ các nguồn sáng nhân tạo Q2:
Nguồn sáng nhân tạo ở đây đề cập là nguồn sáng từ các đèn điện. Có thể chia đèn điện ra làm 2 loại : Đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.
Q21 = NS , kW
NS - Tổng công suất các đèn dây tóc, kW
Vì ở đây phân xưởng không dùng đèn dây tóc nên Q21 = 0
Q22 = 1,25.Nhq , kW
Nhq : Tổng công suất đèn huỳnh quang, kW
Q2 = 0,8x(Q21 + Q22) = 0,8xQ22 , kW
Bảng 3.3: Công suất đèn của từng phòng
STT
Tên phòng
Loại 36W
Loại 18W
Q2 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
11
0,3168
2
Buồng cân (S-C24)
3
0,0864
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
6
0,1728
4
IPC (S-C16)
6
0,1728
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
6
0,1728
6
Phòng quản đốc (S-C10)
4
0,1152
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
4
0,1152
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
8
0,2304
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
8
0,2304
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
6
0,1728
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
10
0,288
12
Buồng cân (S-C1)
3
0,0864
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
4
0,1152
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
6
0,0864
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
4
0,1152
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
2
0,0288
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
2
0,0288
18
Airlock cân (AL-S3)
2
0,0288
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
2
0,0288
20
Phòng đệm nguyên liệu
2
0,0576
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
8
0,2304
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
6
0,1728
23
Vô nang 1 (S-C20)
6
0,1728
24
Vô nang 2 (S-C19)
6
0,1728
25
Phòng dập viên (S-C18)
6
0,1728
26
Phòng ép gói (S-C17)
6
0,1728
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
8
0,2304
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
6
0,1728
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
9
0,2592
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
9
0,2592
31
Bao phim (S-C8)
10
0,288
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
6
0,1728
33
Phòng say (S-C3)
4
0,1152
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
36
1,0368
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
8
0,2304
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
24
0,6912
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
30
0,864
38
AL
2
0,0288
39
G2
2
0,0288
40
Phòng vi sinh
3
0,0864
41
Phòng chuẩn bị môi trường
9
2
0,288
42
AL
2
0,0288
43
G1
2
0,0288
44
Phòng giám đốc O-2
8
0,2304
45
Phòng thư ký O-3
4
0,1152
46
Phòng phó giám đốc O-4
4
0,1152
47
Phòng họp 0-6
12
0,3456
48
Admin / Finance Debt O-7
12
0,3456
49
Library/ Training room O-8
12
0,3456
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
12
0,3456
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
4
0,1152
52
R&D Zone O-11
2
0,0576
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
24
0,6912
54
Phòng thay đồ O-13
2
0,0576
55
Phòng thay đồ O-14
2
0,0576
56
Kho hóa chất O-16
4
0,1152
57
Hành lang tham quan S-D2
8
0,2304
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
4
0,1152
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
4
0,1152
60
Phòng điều khiển
12
0,3456
3.2.3. Nhiệt do người tỏa ra Q3:
Tổn thất do người tỏa được xác định theo công thức :
- Nhiệt hiện: Q3h = n.qh.10-3, kW
- Nhiệt ẩn: Q3a = n.qa.10-3, kW
- Nhiệt toàn phần: Q3 = n.q.10-3 , kW
n - Tổng số người trong phòng
qh, qa, q - Nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt toàn phần do một người tỏa ra trong một đơn vị thời gian và được xác định theo bảng 3.5 TL 1 trang 57.
Mức độ hoạt động
Loại không gian
Nhiệt thừa từ đàn ông trung niên
Nhiệt thừa trung bình
Nhiệt độ phòng
24 0C
qh
qa
Lao động nhẹ
Xưởng sản xuất
230
220
85
135
Khi tính nhiệt thừa do người toả ra người thiết kế thường gặp khó khăn khi xác định số lượng người trong một phòng.
* Hệ số tác dụng không đồng thời:
Trên bảng 3.4 TL 1 trang 40 trình bày giá trị của hệ số tác động không đồng thời cho một số trường hợp.
Đối với khu vực công sở ta chọn Kđt = 0,8.
Bảng 3.4: Số người trong từng phòng của phân xưởng như sau:
STT
Tên phòng
n
Q3h [kW]
Q3a [kW]
Q3 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
4
0,272
0,432
0,704
2
Buồng cân (S-C24)
1
0,068
0,108
0,176
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
1
0,068
0,108
0,176
4
IPC (S-C16)
1
0,068
0,108
0,176
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
1
0,068
0,108
0,176
6
Phòng quản đốc (S-C10)
1
0,068
0,108
0,176
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
1
0,068
0,108
0,176
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
1
0,068
0,108
0,176
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
1
0,068
0,108
0,176
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
1
0,068
0,108
0,176
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
1
0,068
0,108
0,176
12
Buồng cân (S-C1)
1
0,068
0,108
0,176
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
2
0,136
0,216
0,352
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
2
0,136
0,216
0,352
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
2
0,136
0,216
0,352
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
1
0,068
0,108
0,176
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
1
0,068
0,108
0,176
18
Airlock cân (AL-S3)
1
0,068
0,108
0,176
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
1
0,068
0,108
0,176
20
Phòng đệm nguyên liệu
1
0,068
0,108
0,176
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
1
0,068
0,108
0,176
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
1
0,068
0,108
0,176
23
Vô nang 1 (S-C20)
3
0,204
0,324
0,528
24
Vô nang 2 (S-C19)
3
0,204
0,324
0,528
25
Phòng dập viên (S-C18)
1
0,068
0,108
0,176
26
Phòng ép gói (S-C17)
3
0,204
0,324
0,528
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
1
0,068
0,108
0,176
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
1
0,068
0,108
0,176
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
1
0,068
0,108
0,176
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
1
0,068
0,108
0,176
31
Bao phim (S-C8)
1
0,068
0,108
0,176
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
1
0,068
0,108
0,176
33
Phòng say (S-C3)
1
0,068
0,108
0,176
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
9
0,612
0,972
1,584
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
1
0,068
0,108
0,176
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
3
0,204
0,324
0,528
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2
3
0,204
0,324
0,528
38
AL
1
0,068
0,108
0,176
39
G2
1
0,068
0,108
0,176
40
Phòng vi sinh
1
0,068
0,108
0,176
41
Phòng chuẩn bị môi trường
1
0,068
0,108
0,176
42
AL
1
0,068
0,108
0,176
43
G1
1
0,068
0,108
0,176
44
Phòng giám đốc O-2
1
0,068
0,108
0,176
45
Phòng thư ký O-3
1
0,068
0,108
0,176
46
Phòng phó giám đốc O-4
1
0,068
0,108
0,176
47
Phòng họp 0-6
13
0,884
1,404
2,288
48
Admin / Finance Debt O-7
1
0,068
0,108
0,176
49
Library/ Training room O-8
1
0,068
0,108
0,176
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
1
0,068
0,108
0,176
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
1
0,068
0,108
0,176
52
R&D Zone O-11
1
0,068
0,108
0,176
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
1
0,068
0,108
0,176
54
Phòng thay đồ O-13
2
0,136
0,216
0,352
55
Phòng thay đồ O-14
2
0,136
0,216
0,352
56
Kho hóa chất O-16
1
0,068
0,108
0,176
57
Hành lang tham quan S-D2
2
0,136
0,216
0,352
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
2
0,136
0,216
0,352
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
2
0,136
0,216
0,352
60
Phòng điều khiển
4
0,272
0,432
0,704
3.2.4. Nhiệt do sản phẩm mang vào Q4:
Tổn thất nhiệt dạng này chỉ có trong các xí nghiệp, nhà máy, ở đó, trong không gian điều hoà thường xuyên và liên tục có đưa vào và đưa ra các sản phẩm có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong phòng.
Nhiệt toàn phần do sản phẩm mang vào phòng được xác định theo công thức:
Q4 = G4.Cp (t1 - t2) + W4.r [kW]
Trong đó :
- Nhiệt hiện : Q4h = G4.Cp (t1 - t2), kW
- Nhiệt ẩn : Q4w = W4.ro , kW
G4 - Lưu lượng sản phẩm vào ra, kg/s
Cp - Nhiệt dung riêng khối lượng của sản phẩm, kJ/kg.0C
W4 - Lượng ẩm tỏa ra (nếu có) trong một đơn vị thời gian, kg/s
ro - Nhiệt ẩn hóa hơi của nước ro = 2500 kJ/kg
Vì đây là phân xưởng sản xuất thuốc nên tổn thất nhiệt do sản phẩm mang vào được xem như không có tổn thất nhiệt. Do đó Q4 = 0.
3.2.5. Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị nhiệt Q5:
Nếu trong không gian điều hòa có thiết bị trao đổi nhiệt, chẳng hạn như lò sưởi, thiết bị sấy, ống dẫn hơi . . vv thì có thêm tổn thất do tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào phòng. Tuy nhiên trên thực tế ít xãy ra vì khi điều hòa thì các thiết bị này thường phải ngừng hoạt động. Nhiệt tỏa ra từ bề mặt trao đổi nhiệt thường được tính theo công thức truyền nhiệt và đó chỉ là nhiệt hiện. Tùy thuộc vào giá trị đo đạc được mà người ta tính theo công thức truyền nhiệt hay tỏa nhiệt:
- Khi biết nhiệt độ bề mặt thiết bị nhiệt tw:
Q5 = αW .Fw. (tW - tT)
Trong đó:
αW - hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào không khí trong phòng và được tính theo công thức: αW = 2,5∆t1/4 + 58.ε .[(tW/100)4 - (tT/100)4 ] / ∆t
Khi tính gần đúng có thể coi αW = 10 W/m2. 0C
tW, tT - là nhiệt độ vách và nhiệt độ không khí trong phòng.
Trên thực tế tại nhà máy dược khi điều hòa thì các máy móc này không hoạt động nên ta bỏ qua nhiệt tổn thất tỏa ra từ các bề mặt thiết bị nhiệt. Do đó Q5 = 0.
3.2.6. Nhiệt do bức xạ mặt trời vào phòng Q6:
3.2.6.1. Nhiệt bức xạ mặt trời:
Có thể coi mặt trời là một quả cầu lửa khổng lồ với đường kính trung bình 1,39.106 km và cách xa quả đất 150.106 km. Nhiệt độ bề mặt của mặt trời khoảng 6000 0K trong khi ở tâm đạt đến khoảng 8÷40.106 0K.
Nhiệt bức xạ được chia ra làm 3 thành phần:
- Thành phần trực xạ: nhận nhiệt trực tiếp từ mặt trời.
- Thành phần tán xạ: Nhiệt bức xạ chiếu lên các đối tượng xung quanh làm nóng chúng và các vật đó bức xạ gián tiếp lên kết cấu
- Thành phần phản chiếu từ mặt đất.
3.2.6.2. Xác định nhiệt bức xạ mặt trời:
Nhiệt bức xạ xâm nhập vào phòng phụ thuộc kết cấu bao che và được chia ra làm 2 dạng :
- Nhiệt bức xạ qua cửa kính Q61 .
- Nhiệt bức xạ qua kết cấu bao che tường và mái Q62 .
Q6 = Q61 + Q62 [kW]
a. Nhiệt bức xạ qua kính:
* Trường hợp sử dụng kính cơ bản :
Đặc tính của kính cơ bản:
Hệ số hấp thụ αk = 0,06.
Hệ số phản xạ ρk = 0,08.
Hệ số xuyên qua τk = 0,86.
Hệ số kính εk = 1
.Nhiệt bức xạ mặt trời qua kính được tính theo công thức :
Q61 = Fk.R.εc.εds.εmm.εkh.εK.εm ,W
Trong đó : + Fk - Diện tích bề mặt kính, m2. Nếu khung gổ Fk = 0,85 F’ (F’ Diện tích phần kính và khung), khung sắt Fk = F’
+ R- Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính cơ bản vào phòng. Giá trị R cho ở bảng 3-9 TL 2 trang 62. Khi tính toán, đối với 1 hướng cụ thể nào đó ta thường lấy giá trị Rmax của hướng đó trong năm, tra theo bảng 3.10 TL 2 trang 69.
Đối với vĩ độ 10 0bắc ta có giá trị Rmax theo các hướng là:
Hướng
Rtbmax(W/m2)
Đông
242.5
Tây
242.5
Nam
242.5
Bắc
242.5
+ εc - Hệ số tính đến độ cao H (m) nơi đặt cửa kính so với mực nước biển:
. Với H=12m ta có εc = 1,0003
+ εds - Hệ số xét tới ảnh hưởng của độ chênh lệch nhiệt độ đọng sương so với 20 0C: = 0,887. Với ts =28,7 0C
+ εmm - Hệ số xét tới ảnh hưởng của mây mù. Trời không mây lấy εmm = 1, trời có mây εmm = 0,85
+ εkh - Hệ số xét tới ảnh hưởng của khung kính. Kết cấu khung khác nhau thì mức độ che khuất 1 phần kính dưới các tia bức xạ khác nhau. Với khung gỗ εkh = 1, với khung kim loại εkh = 1,17.
Tóm tắt công thức tính:
Q61 = Fk.R.εc.εds.εmm.εkh.εK.εm
, [kW]
Dòng nhiệt bức xạ qua kính chỉ có đối với các phòng có kính tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, còn các phòng nằm trong không gian điều hòa tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua không gian đệm tức là tiếp xúc với phòng có điều hòa không khí thì Q61 = 0.
Bảng 3.5: Nhiệt bức xạ qua kính của các phòng.
STT
Tên phòng
Fk(m2)
Q61 [kW]
1
Bao phim (S-C8)
4,7
0,94
2
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
8,6
1,72
3
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
12
2,4
4
Phòng chuẩn bị môi trường
5,75
1,15
5
Phòng giám đốc O-2
7,45
1,49
6
Phòng thư kí O-3
2,85
0,57
7
Phòng phó giám đốc O-4
3,55
0,71
8
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
11,2
2,24
b. Nhiệt lượng bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che Q62:
Khác với cửa kính cơ chế bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che được thực hiện như sau:
- Dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, bề mặt bên ngoài cùng của kết cấu bao che sẽ dần dần nóng lên do hấp thụ nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ toả ra môi trường một phần, phần còn lại sẽ dẫn nhiệt vào bên trong và truyền cho không khí trong phòng bằng đối lưu và bức xạ. Quá trình truyền này sẽ có độ chậm trễ nhất định. Mức độ chậm trễ phụ thuộc bản chất kết cấu tường, mức độ dày mỏng.
Thông thường người ta bỏ qua lượng nhiệt bức xạ qua tường. Lượng nhiệt truyền qua mái do bức xạ và độ chênh nhiệt độ trong phòng và ngoài trời được xác định theo công thức:
Q62 = F.k.φm.∆t, [W]
Trong đó:
+ K: hệ số truyền nhiệt qua mái hoặc tường, W/m2.K;
+ F: diện tích của mái hoặc tường, m2;
+ Δt = tTD - tT: độ chênh nhiệt độ tương đương, 0C
,[K]
εs – hệ số hấp thụ của mái và tường;
αn = 20 W/m2K –hệ số tỏa nhiệt đối lưu của không khí bên ngoài;
Rxn = R/0,88 – nhiệt bức xạ đập vào mái hoặc tường , W/m2;
R – nhiệt bức xạ qua kính vào phòng( tra theo bảng 3.7 trang 45 TL1), W/m2;
Rxn = 282,5 / 0,88 = 321,02 W/m2.
φm – hệ số màu của mái hay tường:
Màu
Màu thẫm
Màu trung bình
Màu sáng
φm
1
0,87
0,78
εs - Hệ số hấp thụ của tường và mái phụ thuộc màu sắc, tính chất vật liệu, trạng thái bề mặt tra theo bảng 3.9 trang 60 TL1.
Đối với mặt mái ngói màu đỏ tươi : εs = 0,6.
Đối với mặt tường : εs = 0,55.
Đối với vật liệu trát, vữa : εs = 0,42.
Khi tính nhiệt bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che ta chỉ tính cho các phòng tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí bên ngoài, còn các phòng bên trong ta có thể bỏ qua xem như không có nhiệt bức xạ mặt trời.
Hệ số truyền nhiệt qua mái hoặc tường:
Công thức tính: , [W/m2K]
Trong đó:
+ : Nhiệt trở toả nhiệt từ bề mặt vách đến không khí ngoài trời, m2.K/W;
+ : Hệ số toả nhiệt trên bề mặt bên ngoài của kết cấu bao che, W/m2K;
+ RN: phụ thuộc vào sự tiếp xúc giữa vách và không khí ngoài trời;
- Với tường bao được xây bằng gạch dày 200 mm; Có = 0,7 W/m.K, bảng 3-19 TL 2 trang 80-81;
Suy ra =0,285 [m2.K/W]
+ Thêm hai lớp vữa xi măng dày 20mm;
có = 0,8 W/m.K, bảng 3-19 TL 2 trang 80-81;
Suy ra =0,025 [m2.K/W]
Nếu tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 2,173 [W/m2.K]
Vì khu sản xuất thuốc viên nằm phía dưới trần kỹ thuật nên ta không cần tính tổn thất nhiệt truyền qua mái hoặc tường.
3.2.7. Nhiệt do lọt không khí vào phòng Q7:
Công thức tính:
Q7 = G7.(IN - IT) = G7 .Cp(tN-tT) + G7.ro(dN-dT)
G7 - Lưu lượng không khí rò rỉ, kg/s
Tuy nhiên, lưu lượng không khí rò rỉ Grr thường không theo quy luật và rất khó xác định. Nó phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, vận tốc gió, kết cấu khe hở cụ thể, số lần đóng mở cửa ... Vì vậy trong các trường hợp này có thể xác định theo kinh nghiệm:
Q7h = 0,335.(tN - tT).V.ξ , W
Q7w = 0,84.(dN - dT).V. ξ , W
V - Thể tích phòng, m3
ξ - Hệ số kinh nghiệm cho theo bảng 3.14 TL 1 trang 76.
V,m3
<500
500
1000
1500
2000
2500
>3000
ξ
0,7
0,6
0,55
0,5
0,42
0,4
0,35
Chọn ξ = 0,7
Tổng lượng nhiệt do rò rỉ không khí:
Q7 = Q7h + Q7w
Trong trường hợp ở các cửa ra vào số lượt người qua lại tương đối nhiều, cần bổ sung
thêm lượng không khí:
Gc = Vc.n.ρ
Trong đó:
Gc - Lượng không khí lọt qua cửa, kg/giờ.
Vc - Lượng không khí lọt qua cửa khi 01 người đi qua, m3/người.
n - Số lượt người qua lại cửa trong 1 giờ.
ρ - Khối lượng riêng của không khí, kg/m3.
Như vậy trong trường hợp này cần bổ sung thêm:
Q’7h = 0,335.(tN - tT).Vc.n , W
Q’7w = 0,84.(dN - dT). Vc.n , W
Theo bảng 3.11 trang 62 TL 1, ta có lượng không khí lọt qua cửa là:
n, người/giờ
Lưu lượng Vc , m3/người
Cửa thường
Cửa xoay
< 100
3
0,8
Do đó ta chọn Vc = 3 m3/người.
Tra bảng thông số trạng thái hơi nước, ta có:
Độ cấp sạch
Cấp B
Cấp C
Cấp D
Bình thường
tT 0C
24
24
24
24
φT %
40
50
60
70
dT kgkkẩm/kkk
0,01429
0,01541
0,01635
0,01712
tN = 34,3 0C ; φN = 73,4 % suy ra dN = 0,02554 kgkk ẩm/kkk.
Tóm tắt công thức tính:
Q7 = Q7h + Q7w + Q’7h + Q’7w = (Q7h + Q’7h)+ (Q7w +Q’7w)
=0,335.10-3.(tN - tT).(V.ξ +Vc.n) + 0,84. 10-3.(dN - dT).(V. ξ+ Vc.n) [kW]
Đối với các phòng có độ sạch cấp B:
Q7 = 10-3.0,335.(34,3-24).(0,7.V+3)+10-3.0,84.(0,02554-0,01429).(0,7V+3)
Q7 = (0,02451V+0,010352) + (0,000006615.V+0,00002835) ,[kW]
STT
Tên phòng
n
V [m3]
Q7h [kW]
Q7a [kW]
Q7 [kW]
1
AL
1
6
0.0263
0.0001
0.0264
2
G2
1
5,4
0.0248
0.0001
0.0249
3
Phòng vi sinh
1
27,6
0.0816
0.0002
0.0818
Đối với các phòng có độ sạch cấp C:
STT
Tên phòng
V [m3]
Q7h [kW]
Q7a [kW]
Q7 [kW]
1
Phòng chuẩn bị môi trường
72.9
0.1976
0.0005
0.1981
2
AL
6.3
0.0271
0.0001
0.0272
3
G1
12.6
0.0432
0.0001
0.0433
Đối với các phòng có độ sạch cấp D:
STT
Tên phòng
V [m3]
Q7h
Q7a
Q7
1
Hành lang (S-C25)
253.5
1.5758
0.0033
1.5791
2
Buồng cân (S-C24)
16.23
0.1009
0.0002
0.1011
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
36.6
0.2275
0.0005
0.228
4
IPC (S-C16)
25.8
0.1604
0.0003
0.1607
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
29.7
0.1846
0.0004
0.185
6
Phòng quản đốc (S-C10)
20.46
0.1272
0.0003
0.1275
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
20.46
0.1272
0.0003
0.1275
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
48
0.2984
0.0006
0.299
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
41.7
0.2592
0.0005
0.2597
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
35.28
0.2193
0.0005
0.2198
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
57.6
0.358
0.0008
0.3588
12
Buồng cân (S-C1)
34.29
0.2131
0.0004
0.2135
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
40.5
0.2518
0.0005
0.2523
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
30.3
0.1883
0.0004
0.1887
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
36.3
0.2256
0.0005
0.2261
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
6.9
0.0429
0.0001
0.043
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
10.2
0.0634
0.0001
0.0635
18
Airlock cân (AL-S3)
9.75
0.0606
0.0001
0.0607
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
7.2
0.0448
0.0001
0.0449
20
Phòng đệm nguyên liệu
17.4
0.1082
0.0002
0.1084
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
52.2
0.3245
0.0007
0.3252
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
31.5
0.1958
0.0004
0.1962
23
Vô nang 1 (S-C20)
29.4
0.1828
0.0004
0.1832
24
Vô nang 2 (S-C19)
28.53
0.1773
0.0004
0.1777
25
Phòng dập viên (S-C18)
27.63
0.1717
0.0004
0.1721
26
Phòng ép gói (S-C17)
28.5
0.1772
0.0004
0.1776
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
46.5
0.289
0.0006
0.2896
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
27.09
0.1684
0.0004
0.1688
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
52.8
0.3282
0.0007
0.3289
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
54.9
0.3413
0.0007
0.342
31
Bao phim (S-C8)
69.9
0.4345
0.0009
0.4354
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
36.6
0.2275
0.0005
0.228
33
Phòng say (S-C3)
18.36
0.1141
0.0002
0.1143
Đối với các phòng có độ cấp sạch bình thường:
STT
Tên phòng
V [m3]
Q7h [kW]
Q7a [kW]
Q7[kW]
1
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
450
2.7972
0.0054
2.8026
2
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
45
0.2797
0.0005
0.2802
3
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
167.1
1.0387
0.002
1.0407
4
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
246
1.5291
0.003
1.5321
5
Phòng giám đốc O-2
80.1
0.4979
0.001
0.4989
6
Phòng thư ký O-3
30.3
0.1883
0.0004
0.1887
7
Phòng phó giám đốc O-4
48.3
0.3002
0.0006
0.3008
8
Phòng họp 0-6
99
0.6154
0.0012
0.6166
9
Admin / Finance Debt O-7
117
0.7273
0.0014
0.7287
10
Library/ Training room O-8
142.8
0.8877
0.0017
0.8894
11
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
77.4
0.4811
0.0009
0.482
12
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
37.5
0.2331
0.0005
0.2336
13
R&D Zone O-11
135.3
0.841
0.0016
0.8426
14
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
223.8
1.3912
0.0027
1.3939
15
Phòng thay đồ O-13
27.6
0.1716
0.0003
0.1719
16
Phòng thay đồ O-14
26.1
0.1622
0.0003
0.1625
17
Kho hóa chất O-16
42
0.2611
0.0005
0.2616
18
Hành lang tham quan S-D2
180.6
1.1226
0.0022
1.1248
19
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
42
0.2611
0.0005
0.2616
20
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
42.9
0.2667
0.0005
0.2672
21
Phòng điều khiển
134.16
0.8339
0.0016
0.8355
3.2.8. Nhiệt truyền qua kết cấu bao che Q8:
Người ta chia ra làm 2 tổn thất:
Tổn thất do truyền nhiệt qua trần, mái, tường và sàn( tầng trên) Q81;
Tổn thất do truyền nhiệt qua nền Q82;
Công thức tính:
Q8 = Q81 + Q82 ,[kW]
3.2.8.1. Nhiệt truyền qua tường, trần và sàn tầng trên Q81:
Nhiệt lượng truyền qua kết cấu bao che được tính theo công thức sau đây :
Q81 = 10-3k.F.φ.∆t , [kW]
k -Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, W/m2.0C;
F - Diện tích bề mặt kết cấu bao che ,m2;
∆t - Độ chênh nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong phòng ,0C;
Khi đã biết được vị trí không gian điều hoà thì ta tính được độ chênh lệch nhiệt độ đó:
+ Khi không gian điều hoà tiếp xúc với phòng đệm không điều hoà:
+ Khi không gian điều hoà tiếp xúc với không khí ngoài trời:
+ Khi trần không gian điều hoà dưới mái không kín:
+ Khi sàn trên tầng hầm có cửa sổ:
φ – Hệ số xét đến vị trí của vách;
1)Xác định hệ số φ:
Đối với tường bao:
Đối với tường bao trực tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài thì φ = 1. Trường hợp tường ngăn nằm bên trong công trình không trực tiếp tiếp xúc với không khí bên ngoài trời thì hệ số φ sẽ được chọn tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây.
Đối với trần có mái:
- Mái bằng tôn, ngói, fibrô xi măng với kết cấu không kín φ = 0,9
- Mái bằng tôn, ngói, fibrô xi măng với kết cấu kín φ = 0,8
- Mái nhà lợp bằng giấy dầu φ = 0,75
Tường ngăn với phòng không có điều hoà (phòng đệm):
- Nếu phòng đệm tiếp xúc với không khí bên ngoài φ = 0,7
- Nếu phòng đệm không tiếp xúc với không khí bên ngoài φ = 0,4
Đối với sàn trên tầng hầm:
- Tầng hầm có cửa sổ φ = 0,6
- Tầng hầm không có cửa sổ φ = 0,4
2. Xác định hệ số truyền nhiệt qua tường và trần:
, [W/m2K]
Trong đó:
+ : Nhiệt trở toả nhiệt từ bề mặt vách đến không khí ngoài trời, m2.K/W;
+ : Hệ số toả nhiệt trên bề mặt bên ngoài của kết cấu bao che, W/m2K;
+ RN phụ thuộc vào sự tiếp xúc giữa vách và không khí ngoài trời;
Nếu vách tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 20 W/m2K , suy ra RN = 0.05 W/m2K ;
Nếu vách tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 10 W/m2K , suy ra RN = 0.01 W/m2K ;
+ : Nhiệt trở toả nhiệt từ bề mặt vách đến không khí trong nhà, m2.K/W
+ : Hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên trong của kết cấu bao che, W/m2K
Nếu vách trơn thì:
αT = 10 W/m2K, suy ra RT = 0.1 ,W/m2K
+: Nhiệt trở toả nhiệt của lớp vật liệu thứ i, m2.K/W
- δi: Bề dày của lớp vật liệu thứ i trong kết cấu bao che, m
- : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/m.K
Vì RN, RT ít phụ thuộc vào kết cấu bao che nên có thể gộp theo:
RN + RT = R1 và gọi chung là nhiệt trở toả nhiệt. Khi tính toán có thể lấy:
- R1 = 0.15 m2.K/W với vách tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời.
- R1 = 0.2 m2.K/W với vách tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời.
3. Cấu trúc bao che:
Sàn nhà có cấu trúc chủ yếu là bê tông cốt thép có lót sơn cách nhiệt:
- Lớp vữa xi măng lót mác 75 dày 10mm;
- Sàn bê tông cốt thép đá 10x20 dày 100m;
Tường bao che:
- Gồm có phần tường trực tiếp xúc với không khí bên ngoài, phần tường này được xây dựng bằng gạch dày 200mm có trát vữa xi măng dày 20mm.
- Còn phần tường không tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời, thì xây bằng gạch dày 100mm có trát vữa xi măng dày 20mm và được sơn cách nhiệt màu xanh.
Trần mái:
Nền gạch ceramic nhám 400x400
Quét 03 lớp phụ gia chống thấm sàn.
Sàn bê tông cốt thép dày 100mm.
a. Tính hệ số truyền nhiệt của tường bao:
- Với tường bao được xây bằng gạch dày 200 mm; Có = 0.7 W/m.K, bảng 3-19 TL 1 trang 80-81;
Suy ra =0.285 m2.K/W
+ Thêm hai lớp vữa xi măng dày 20mm;
có = 0.8 W/m.K, bảng 3-19 TL 1 trang 80-81;
Suy ra =0.025 ,m2.K/W
Nếu tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 2.173 W/m2.K
Nếu tường tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 1.960 W/m2.K
- Với tường ngăn xây bằng gạch dày 100 mm và hai lớp vữa xi măng dày 20 mm, tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời thì:
= 2.873 W/m2.K
b. Hệ số truyền nhiệt của trần mái:
- Với trần mái bằng bê tông dày 100 mm;
Có = 0.2 W/m.K, bảng 3-19 TL 1 trang 80-81;
Suy ra =0.5 m2.K/W
+ Thêm hai lớp vữa xi măng dày 20mm;
có = 0.8 W/m.K, bảng 3-19 TL 1 trang 80-81;
Suy ra =0.025 , m2.K/W
W/m2.K
Tóm tắt công thức tính Q81:
- Đối với tường bao:
+ Khi tường bao tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời:
, [kW]
+ Khi tường bao tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời:
, [kW]
- Đối với trần tầng thượng:
, [kW]
Bảng 3.9: Ttính nhiệt cho tường, trần và sàn tầng trên Q81.
STT
Tên phòng
Q81tb [kW]
Q81tr [kW]
Q81 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
1,8606
1,014
2,8746
2
Buồng cân (S-C24)
0,1953
0,0649
0,2602
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
0,2969
0,1464
0,4433
4
IPC (S-C16)
0,2842
0,1032
0,3874
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
0,2772
0,1188
0,396
6
Phòng quản đốc (S-C10)
0,2226
0,0818
0,3044
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
0,2226
0,0818
0,3044
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
0,336
0,192
0,528
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
0,315
0,1668
0,4818
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
0,294
0,1411
0,4351
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
0,3696
0,2304
0,6
12
Buồng cân (S-C1)
0,3108
0,1372
0,448
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
0,357
0,162
0,519
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
0,2709
0,1212
0,3921
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
0,7253
0,1452
0,8705
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
0,1386
0,0276
0,1662
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
0,1344
0,0408
0,1752
18
Airlock cân (AL-S3)
0,1344
0,039
0,1734
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
0,1344
0,0288
0,1632
20
Phòng đệm nguyên liệu
0,21
0,0696
0,2796
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
0,357
0,2088
0,5658
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
0,2982
0,126
0,4242
23
Vô nang 1 (S-C20)
0,2675
0,1176
0,3851
24
Vô nang 2 (S-C19)
0,2591
0,1141
0,3732
25
Phòng dập viên (S-C18)
0,2549
0,1105
0,3654
26
Phòng ép gói (S-C17)
0,2591
0,114
0,3731
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
0,3318
0,186
0,5178
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
0,2646
0,1084
0,373
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
0,3864
0,2112
0,5976
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
0,3864
0,2196
0,606
31
Bao phim (S-C8)
0,2796
0,2796
0,5592
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
0,273
0,1464
0,4194
33
Phòng say (S-C3)
0,2184
0,0734
0,2918
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
1,3104
1,8
3,1104
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
0,3221
0,18
0,5021
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
0,528
0,6684
1,1964
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
0,8139
0,984
1,7979
38
AL
0,1319
0,024
0,1559
39
G2
0,1096
0,0216
0,1312
40
Phòng vi sinh
0,6402
0,1104
0,7506
41
Phòng chuẩn bị môi trường
0,7029
0,2916
0,9945
42
AL
0,1319
0,0252
0,1571
43
G1
0,1096
0,0504
0,16
44
Phòng giám đốc O-2
0,4389
0,3204
0,7593
45
Phòng thư ký O-3
0,5313
0,1212
0,6525
46
Phòng phó giám đốc O-4
0,9801
0,1932
1,1733
47
Phòng họp 0-6
0,4914
0,396
0,8874
48
Admin / Finance Debt O-7
0,525
0,468
0,993
49
Library/ Training room O-8
0,5796
0,5712
1,1508
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
0,4305
0,3096
0,7401
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
0,3339
0,15
0,4839
52
R&D Zone O-11
0,2961
0,5412
0,8373
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
1,3596
0,8952
2,2548
54
Phòng thay đồ O-13
0,2541
0,1104
0,3645
55
Phòng thay đồ O-14
0,2541
0,1044
0,3585
56
Kho hóa chất O-16
0,3234
0,168
0,4914
57
Hành lang tham quan S-D2
0,4368
0,7224
1,1592
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
0,3473
0,168
0,5153
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
0,3326
0,1716
0,5042
60
Phòng điều khiển
0,9108
0,5366
1,4474
3.2.8.2. Nhiệt truyền qua nền Q82:
2m
2m
b
Dải 4
Dải 3
Dải 2
Dải 1
Theo phương pháp này người ta coi nền như một vách phẳng, trong đó nhiệt truyền theo bề mặt nền ra ngoài theo các dải khác nhau. Nền được chia làm 4 dải, mỗi dải có bề rộng 2m, riêng dải thứ tư là phần còn lại của nền.
a
Diện tích các dải nền được tính như sau:
+ Diện tích dải 1 là: F1= 4.(a + b)
+ Diện tích dải 2 là: F2= 4.(a + b) - 48
+ Diện tích dải 3 là: F3= 4.(a + b) - 80
+ Diện tích dải 4 là: F4= (a – 12).(b – 12)
Khi mà dải 1 có diện tích F1< 48m2 thì chỉ có một dải nền.
+ Dải 1 có hệ số truyền nhiệt là: k1= 0.5 W/m2K;
+ Dải 2 có hệ số truyền nhiệt là: k2= 0.2 W/m2K;
+ Dải 3 có hệ số truyền nhiệt là: k3= 0.1 W/m2K;
+ Dải 4 có hệ số truyền nhiệt là: k4= 0.07 W/m2K;
* Tính nhiệt truyền qua nền đất Q82 :
Q82 = (k1xF1+ k2xF2+ k3xF3+ k4xF4)(tN – tT)
Bảng 3.10: Tính nhiệt qua nền.
STT
Tên phòng
a [m]
b [m]
F[m2]
Q82 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
32,6
11,7
381,42
1,2788
2
Buồng cân (S-C24)
2,3
2,35
5,405
0,0958
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
4,1
2,97
12,177
0,1456
4
IPC (S-C16)
4,1
2,667
10,9347
0,1394
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
4,3
2,3
9,89
0,136
6
Phòng quản đốc (S-C10)
3,1
2,2
6,82
0,1092
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
3,1
2,2
6,82
0,1092
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
3,8
4,2
15,96
0,1648
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
3,3
4,2
13,86
0,1545
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
2,8
4,2
11,76
0,1442
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
4,6
4,2
19,32
0,1813
12
Buồng cân (S-C1)
5,2
4,2
21,84
0,1936
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
2,75
5,75
15,8125
0,1751
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
2,65
3,8
10,07
0,1329
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
2,5
2,5
6,25
0,103
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
1
1
1
0,0412
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
1,4
1,4
1,96
0,0577
18
Airlock cân (AL-S3)
1,4
1,4
1,96
0,0577
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
1,4
1,4
1,96
0,0577
20
Phòng đệm nguyên liệu
3,2
3,2
10,24
0,1318
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
3,5
3,5
12,25
0,1442
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
2,9
2,9
8,41
0,1195
23
Vô nang 1 (S-C20)
3,4
3,4
11,56
0,1401
24
Vô nang 2 (S-C19)
3,2
2,97
9,504
0,1271
25
Phòng dập viên (S-C18)
3,1
2,97
9,207
0,125
26
Phòng ép gói (S-C17)
3,2
2,97
9,504
0,1271
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
4,3
3,6
15,48
0,1627
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
4,1
2,2
9,02
0,1298
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
6,3
2,9
18,27
0,1895
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
6,3
2,9
18,27
0,1895
31
Bao phim (S-C8)
4,6
8,3
38,18
0,2732
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
3,5
3
10,5
0,1339
33
Phòng say (S-C3)
3,4
1,8
6,12
0,1071
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
4,6
8,3
38,18
0,2732
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
3
4,67
14,01
0,158
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
8
11,5
92
0,4635
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
13,578
5,8
78,7524
0,46
38
AL
1,5
1,64
2,46
0,0647
39
G2
1,11
1,5
1,665
0,0538
40
Phòng vi sinh
4,9
3,1
15,19
0,1648
41
Phòng chuẩn bị môi trường
4,9
4,8
23,52
0,1998
42
AL
1,5
1,64
2,46
0,0647
43
G1
1,11
1,5
1,665
0,0538
44
Phòng giám đốc O-2
6,35
4,3
27,305
0,2194
45
Phòng thư ký O-3
2,35
4,3
10,105
0,137
46
Phòng phó giám đốc O-4
3,75
4,3
16,125
0,1658
47
Phòng họp 0-6
6,7
5
33,5
0,241
48
Admin / Finance Debt O-7
6,7
5,8
38,86
0,2616
49
Library/ Training room O-8
6,7
7,1
47,57
0,2991
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
4,45
5,8
25,81
0,2112
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
2,15
5,8
12,47
0,1638
52
R&D Zone O-11
3,05
4
12,2
0,1452
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
8,45
6,4
54,08
0,3294
54
Phòng thay đồ O-13
3,05
3
9,15
0,1246
55
Phòng thay đồ O-14
3,05
3
9,15
0,1246
56
Kho hóa chất O-16
4,8
2,9
13,92
0,1586
57
Hành lang tham quan S-D2
59,9
3,6
215,64
1,9117
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
2,3
5,97
13,731
0,1704
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
3,4
4,52
15,368
0,1632
60
Phòng điều khiển
5,2
8,6
44,72
0,2991
Bảng 3.11: Tổng nhiệt lượng nhiệt truyền qua kết cấu bao che.
STT
Tên phòng
Q81 [kW]
Q82 [kW]
Q8 [kW]
1
Hành lang (S-C25)
2,8746
1,2788
4,1534
2
Buồng cân (S-C24)
0,2602
0,0958
0,356
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
0,4433
0,1456
0,5889
4
IPC (S-C16)
0,3874
0,1394
0,5268
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
0,396
0,136
0,532
6
Phòng quản đốc (S-C10)
0,3044
0,1092
0,4136
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
0,3044
0,1092
0,4136
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
0,528
0,1648
0,6928
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
0,4818
0,1545
0,6363
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
0,4351
0,1442
0,5793
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
0,6
0,1813
0,7813
12
Buồng cân (S-C1)
0,448
0,1936
0,6416
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
0,519
0,1751
0,6941
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
0,3921
0,1329
0,525
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
0,8705
0,103
0,9735
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
0,1662
0,0412
0,2074
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
0,1752
0,0577
0,2329
18
Airlock cân (AL-S3)
0,1734
0,0577
0,2311
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
0,1632
0,0577
0,2209
20
Phòng đệm nguyên liệu
0,2796
0,1318
0,4114
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
0,5658
0,1442
0,71
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
0,4242
0,1195
0,5437
23
Vô nang 1 (S-C20)
0,3851
0,1401
0,5252
24
Vô nang 2 (S-C19)
0,3732
0,1271
0,5003
25
Phòng dập viên (S-C18)
0,3654
0,125
0,4904
26
Phòng ép gói (S-C17)
0,3731
0,1271
0,5002
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
0,5178
0,1627
0,6805
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
0,373
0,1298
0,5028
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
0,5976
0,1895
0,7871
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
0,606
0,1895
0,7955
31
Bao phim (S-C8)
0,5592
0,2732
0,8324
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
0,4194
0,1339
0,5533
33
Phòng say (S-C3)
0,2918
0,1071
0,3989
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
3,1104
0,2732
3,3836
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
0,5021
0,158
0,6601
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
1,1964
0,4635
1,6599
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
1,7979
0,46
2,2579
38
AL
0,1559
0,0647
0,2206
39
G2
0,1312
0,0538
0,185
40
Phòng vi sinh
0,7506
0,1648
0,9154
41
Phòng chuẩn bị môi trường
0,9945
0,1998
1,1943
42
AL
0,1571
0,0647
0,2218
43
G1
0,16
0,0538
0,2138
44
Phòng giám đốc O-2
0,7593
0,2194
0,9787
45
Phòng thư ký O-3
0,6525
0,137
0,7895
46
Phòng phó giám đốc O-4
1,1733
0,1658
1,3391
47
Phòng họp 0-6
0,8874
0,241
1,1284
48
Admin / Finance Debt O-7
0,993
0,2616
1,2546
49
Library/ Training room O-8
1,1508
0,2991
1,4499
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
0,7401
0,2112
0,9513
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
0,4839
0,1638
0,6477
52
R&D Zone O-11
0,8373
0,1452
0,9825
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
2,2548
0,3294
2,5842
54
Phòng thay đồ O-13
0,3645
0,1246
0,4891
55
Phòng thay đồ O-14
0,3585
0,1246
0,4831
56
Kho hóa chất O-16
0,4914
0,1586
0,65
57
Hành lang tham quan S-D2
1,1592
1,9117
3,0709
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
0,5153
0,1704
0,6857
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
0,5042
0,1632
0,6674
60
Phòng điều khiển
1,4474
0,2991
1,7465
3.2.9. Tổng lượng nhiệt thừa QT:
STT
Tên phòng
Q1 [kW]
Q2 [kW]
Q3 [kW]
Q6 [kW]
Q7 [kW]
Q8 [kW]
åQ [kW]
1
Hành lang (S-C25)
0
0,3168
0,704
1,5791
4,1534
6,7533
2
Buồng cân (S-C24)
0,0428
0,0864
0,176
0,1011
0,356
0,7623
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu(S-C23)
0
0,1728
0,176
0,228
0,5889
1,1657
4
IPC (S-C16)
0,0513
0,1728
0,176
0,1607
0,5268
1,0876
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
0,0342
0,1728
0,176
0,185
0,532
1,1
6
Phòng quản đốc (S-C10)
0,0855
0,1152
0,176
0,1275
0,4136
0,9178
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
0,0855
0,1152
0,176
0,1275
0,4136
0,9178
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
0,2565
0,2304
0,176
0,299
0,6928
1,6547
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
0,2138
0,2304
0,176
0,2597
0,6363
1,5162
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
0,2138
0,1728
0,176
0,2198
0,5793
1,3617
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
0,0342
0,288
0,176
0,3588
0,7813
1,6383
12
Buồng cân (S-C1)
0,0428
0,0864
0,176
0,2135
0,6416
1,1603
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
0,0428
0,1152
0,352
0,2523
0,6941
1,4564
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
0,0428
0,0864
0,352
0,1887
0,525
1,1949
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
0
0,1152
0,352
0,2261
0,9735
1,6668
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
0
0,0288
0,176
0,043
0,2074
0,4552
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
0
0,0288
0,176
0,0635
0,2329
0,5012
18
Airlock cân (AL-S3)
0
0,0288
0,176
0,0607
0,2311
0,4966
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
0
0,0288
0,176
0,0449
0,2209
0,4706
20
Phòng đệm nguyên liệu
0
0,0576
0,176
0,1084
0,4114
0,7534
STT
Tên phòng
Q1 [kW]
Q2 [kW]
Q3 [kW]
Q6 [kW]
Q7 [kW]
Q8 [kW]
åQ [kW]
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
1,1115
0,2304
0,176
0,3252
0,71
2,5531
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
0,5985
0,1728
0,176
0,1962
0,5437
1,6872
23
Vô nang 1 (S-C20)
0,0599
0,1728
0,528
0,1832
0,5252
1,4691
24
Vô nang 2 (S-C19)
0,0599
0,1728
0,528
0,1777
0,5003
1,4387
25
Phòng dập viên (S-C18)
0,684
0,1728
0,176
0,1721
0,4904
1,6953
26
Phòng ép gói (S-C17)
0,855
0,1728
0,528
0,1776
0,5002
2,2336
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
0,855
0,2304
0,176
0,2896
0,6805
2,2315
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
0,0513
0,1728
0,176
0,1688
0,5028
1,0717
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
0,0342
0,2592
0,176
0,3289
0,7871
1,5854
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
0,0342
0,2592
0,176
0,342
0,7955
1,6069
31
Bao phim (S-C8)
0,0257
0,288
0,176
0,94
0,4354
0,8324
2,6975
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
0,513
0,1728
0,176
0,228
0,5533
1,6431
33
Phòng say (S-C3)
0,684
0,1152
0,176
0,1143
0,3989
1,4884
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
1,197
1,0368
1,584
1,72
2,8026
3,3836
11,724
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
0,0257
0,2304
0,176
0,2802
0,6601
1,3724
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
0,0428
0,6912
0,528
2,4
1,0407
1,6599
6,3626
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2
0,0428
0,864
0,528
1,5321
2,2579
5,2248
38
AL
0
0,0288
0,176
0,0264
0,2206
0,4518
39
G2
0
0,0288
0,176
0,0249
0,185
0,4147
40
Phòng vi sinh
0,171
0,0864
0,176
0,0818
0,9154
1,4306
41
Phòng chuẩn bị môi trường
0,171
0,288
0,176
1,15
0,1981
1,1943
3,1774
STT
Tên phòng
Q1 [kW]
Q2 [kW]
Q3 [kW]
Q6 [kW]
Q7 [kW]
Q8 [kW]
åQ [kW]
42
AL
0
0,0288
0,176
0,0272
0,2218
0,4538
43
G1
0
0,0288
0,176
0,0433
0,2138
0,4619
44
Phòng giám đốc O-2
0,3848
0,2304
0,176
1,49
0,4989
0,9787
3,7588
45
Phòng thư ký O-3
0,3848
0,1152
0,176
0,57
0,1887
0,7895
2,2242
46
Phòng phó giám đốc O-4
0,3848
0,1152
0,176
0,71
0,3008
1,3391
3,0259
47
Phòng họp 0-6
0,2565
0,3456
2,288
0,6166
1,1284
4,6351
48
Admin / Finance Debt O-7
0,171
0,3456
0,176
0,7287
1,2546
2,6759
49
Library/ Training room O-8
0,171
0,3456
0,176
0,8894
1,4499
3,0319
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
0,171
0,3456
0,176
0,482
0,9513
2,1259
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
0,171
0,1152
0,176
0,2336
0,6477
1,3435
52
R&D Zone O-11
0,171
0,0576
0,176
0,8426
0,9825
2,2297
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
0,171
0,6912
0,176
2,24
1,3939
2,5842
7,2563
54
Phòng thay đồ O-13
0,0257
0,0576
0,352
0,1719
0,4891
1,0963
55
Phòng thay đồ O-14
0,0257
0,0576
0,352
0,1625
0,4831
1,0809
56
Kho hóa chất O-16
0,342
0,1152
0,176
0,2616
0,65
1,5448
57
Hành lang tham quan S-D2
0
0,2304
0,352
1,1248
3,0709
4,7781
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
0,0257
0,1152
0,352
0,2616
0,6857
1,4402
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
0,0257
0,1152
0,352
0,2672
0,6674
1,4275
60
Phòng điều khiển
0,342
0,3456
0,704
0,8355
1,7465
3,9736
Tổng cộng
11,5862
12,2976
18,304
11,22
23,3039
52,4432
129,1549
Khu Beata:
STT
Tên phòng
Q1[kW]
Q2[kW]
Q3[kW]
Q6[kW]
Q7[kW]
Q8[kW]
Qtổng[kW]
1
FILLING STOPPERING (P-B3)
0,0428
0,0864
0,352
0
0,1698
0,9408
1,5918
2
COOL DOWN AND STAGING (P-B2)
0,0257
0,0864
0,528
0
0,166
0,8477
1,6538
3
AL - P10
0
0,0144
0,176
0
0,0241
0,0833
0,2978
4
AL - P11
0
0,0144
0,176
0
0,0202
0,0588
0,2694
5
M - G3
0
0,0144
0,352
0
0,0521
0,19145
0,60995
6
W - G3
0
0,0144
0,352
0
0,0511
0,18515
0,60265
7
ENTRY FOR STAFF B
0,2565
0,0288
0,528
0
0,0776
0,2842
1,1751
8
AL - P8
0
0,0144
0,176
0
0,0245
0,08575
0,30065
9
AL - P9
0
0,0144
0,176
0
0,0245
0,08575
0,30065
10
STERILIZING AND EPYROGENATION (PC-2)
0,0855
0,144
0,704
0
0,3764
2,1168
3,4267
11
1ST PACKING (AL-P5)
0
0,0144
0,176
0,72
0,0372
0,1666
1,1142
12
PREPERATION AREA (PC-1)
0,4275
0,2304
0,88
0,96
0,6148
3,56475
6,67745
13
A/L STAFF (AL-P2)
0,171
0,0144
0,176
0
0,0272
0,1029
0,4915
14
A/L MATERIAL RAW (AL-P6)
0
0,0144
0,176
0
0,0295
0,1176
0,3375
15
MEN GOWNING (M-G1)
0,0428
0,0864
0,352
0
0,0945
0,462
1,0377
16
MEN GOWNING (M-G2)
0,0428
0,0288
0,352
0
0,0462
0,15435
0,62415
17
WOMEN GOWNING (W-G1)
0,0428
0,0576
0,352
0
0,0701
0,3066
0,8291
18
WOMEN GOWNING (W-G2)
0,0428
0,0144
0,352
0
0,0448
0,1449
0,5989
19
A/L STAFF (AL-P7)
0
0,0144
0,176
0
0,041
0,1911
0,4225
20
PRODUCTION MANAGER (P-D1)
0,0257
0,0864
0,352
0,48
0,0816
0,3794
1,4051
STT
Tên phòng
Q1[kW]
Q2[kW]
Q3[kW]
Q6[kW]
Q7[kW]
Q8[kW]
Qtổng[kW]
21
IPC (P-D3)
0,0257
0,0864
0,352
0
0,0692
0,301
0,8343
22
RAW MATERIAL A/L (AL-P0)
0,0342
0,0864
0,352
0
0,0754
0,3402
0,8882
23
1ST PACKING (AL-P1)
0,1283
0,0864
0,352
0
0,0734
0,32725
0,96735
24
CORRIDOR (P-D4)
0,1112
0,2592
1,408
1,02
0,722
4,0376
7,558
25
2ND PACKAGE (AL-P3)
0,0257
0,0576
0,352
0
0,0681
0,294
0,7974
26
STAFF D STAIRCASE (P-D9)
0,0428
0,1152
0,528
0
0,1407
0,686
1,5127
27
STAFF D AL-P13
0,0257
0,1152
0,352
0,72
0,0965
0,47425
1,78365
28
WOMEN GOWNING (P-GW3))
0,0171
0,0432
0,176
0
0,0487
0,2401
0,5251
29
MEN GOWNING (P-GM3)
0,0257
0,0576
0,528
0
0,0913
0,37135
1,07395
30
FINISH PRODUCT (AL-P4)
0,0257
0,0576
0,352
0,72
0,0843
0,3969
1,6365
31
CAPPING (P-D7)
0,0428
0,1152
0,88
0
0,1935
0,882
2,1135
32
PACKAGING BLISTERING (P-D5)
0,342
0,2304
2,464
1,5
1,1619
6,419
12,1173
33
CLEANING (P-D6)
0,0171
0,0576
0,176
0
0,0571
0,294
0,6018
34
B-LACTAM INJECTABLE (P-W4)
0,2565
0,2016
1,584
0
0,5914
3,136
5,7695
35
QUARANTINE B-LACTAM (P-W3)
0,171
0,2016
1,056
0
0,5046
2,793
4,7262
36
PRIMARY PACKAGING (P-W2)
0,342
0,2016
1,232
0
0,7587
4,3414
6,8757
37
TRANSIT FINISHED PRODUCT (P-W8)
0,171
0,144
0,88
0,72
0,3563
1,91835
4,18965
38
PRINTING (P-W7)
0,0684
0,0576
0,352
0
0,109
0,55405
1,14105
39
SECONDARY PACKAGING (P-W6)
0,0855
0,144
1,584
0
0,6271
3,3635
5,8041
Tổng cộng:
3,1643
3,312
21,824
6,84
7,9024
41,63985
84,68255
Khu Non-Beta:
STT
Tên phòng
Q1[kW]
Q2[kW]
Q3[kW]
Q6[kW]
Q7[kW]
Q8[kW]
Qtổng[kW]
1
L-B4
0,0428
0,072
0,352
0
0,249
1,5694
2,2852
2
OPHTHALMIC (L-B2)
0,0257
0,0576
0,352
0
0,1466
0,86184
1,44374
3
FILLING A AMPOULES (L-B3)
0,0342
0,0864
0,352
0
0,179
1,08528
1,73688
4
COLD DOWN ANHD STAGING(L-B1)
0,0257
0,1296
0,352
0
0,242
1,52152
2,27082
5
AL-L6
0
0,0144
0,176
0
0,0217
0,07448
0,28658
6
AL-L7
0
0,0144
0,176
0
0,0287
0,12236
0,34146
7
AL-L11
0
0,0144
0,176
0
0,0246
0,09348
0,30848
8
AL-L9
0
0,0144
0,176
0
0,0249
0,09576
0,31106
9
M-G3
0
0,0144
0,176
0
0,0356
0,17024
0,39624
10
W-G3
0
0,0144
0,176
0
0,0283
0,11932
0,33802
11
AL-L10
0
0,0144
0,176
0
0,0194
0,05852
0,26832
12
PHÒNG ĐỆM NHÂN VIÊN B
0
0,0144
0,176
0
0,0257
0,10108
0,31718
13
PREPARATION AREA (L-C1)
0,171
0,2304
0,176
0
0,9967
6,81492
8,38902
14
STAFF (AL-L4)
0
0,0144
0,176
0
0,0283
0,1197
0,3384
15
1ST PACKAGING.AL (AL-L5)
0
0,0144
0,176
0
0,0373
0,18202
0,40972
16
AL-L8
0
0,0144
0,176
0
0,0313
0,1406
0,3623
17
M-G1
0
0,0288
0,176
0
0,0679
0,39368
0,66638
18
M-G2
0
0,0288
0,176
0
0,0346
0,16264
0,40204
19
W-G1
0
0,0288
0,176
0
0,0755
0,44574
0,72604
20
W-G2
0
0,0144
0,176
0
0,0359
0,17252
0,39882
21
FORMULA ROOM(L-C2)
0,0257
0,0864
0,176
0
0,1495
0,9576
1,3952
22
WEIGHING STATION(L-C5)
0,0342
0,0288
0,176
0
0,0456
0,2394
0,524
23
LYO (L-C4)
0,1283
0,1152
0,176
0
0,2842
1,8886
2,5923
24
AMPOULES (L-C3)
0,1112
0,1008
0,176
0
0,2541
1,68112
2,32322
25
1ST PACKAGING (AL-L1)
0,0684
0,0864
0,176
0
0,1042
0,64486
1,07986
26
2ND PACKAGE (AL-L2)
0
0,0288
0,176
0
0,0584
0,32756
0,59076
27
A/L (AL-L3)
0,1454
0,0144
0,176
0
0,0418
0,2128
0,5904
28
IPC (L-D2)
0,2052
0,0432
0,352
0
0,1226
0,6954
1,4184
29
"PRODUCTION MANAGER(L-D3)"
0,1197
0,0432
0,176
0
0,1008
0,62092
1,06062
30
LYO CHAMPER (L-D4)
0,1283
0,1152
0,176
0
0,2895
1,92584
2,63484
31
L - D5
0,0428
0,144
0,176
0
0,211
1,3832
1,957
32
L - D6
0,2565
0,576
0,176
1,5
1,674
11,49766
15,68016
33
L - D8
0,171
0,2016
0,176
0
0,5437
3,68296
4,77526
34
L - D12
0,077
0,1152
0,176
0
0,2822
1,8753
2,5257
35
CLEANING STATION (L-D9)
0
0,0288
0,176
0
0,0464
0,24472
0,49592
36
CAPPING (L - D10)
0,0342
0,0288
0,176
0
0,11
0,68476
1,03376
37
CLEANING STATION (L-D13)
0
0,0576
0,176
0
0,0499
0,26904
0,55254
38
L - D15
0
0,0576
0,176
0
0,4573
3,0856
3,7765
39
CLEANING STATION (L-D16)
0
0,0432
0,176
0
0,0541
0,29792
0,57122
40
L - D17
0
0,0864
0,176
0,5
0,1013
0,62472
1,48842
41
TRANSIT FINISHED PRODUCT LYO (L - D7)
0,171
0,0576
0,176
0
0,0849
0,51072
1,00022
42
TRANSIT FINISHED PRODUCT OPHTHAL MICS(L-D11)
0,1967
0,0576
0,528
0
0,1254
0,6384
1,5461
43
TRANSIT FINISHED PRODUCT AMPOULES(L-D14)
0
0,1152
0,176
0
0,095
0,58102
0,96722
44
AL -L12
0
0,0576
0,352
0
0,096
0,51186
1,01746
45
L - GM3
0
0,0576
0,176
0
0,0667
0,3857
0,686
46
L - GW3
0
0,0576
0,176
0
0,069
0,40128
0,70388
47
CẦU THANG
0,0855
0,0864
0,352
0
0,1562
0,92796
1,60806
48
BLISTERING (L - D1)
0,171
0,1728
0,176
0
0,2342
1,5428
2,2968
49
QUANRANTINE RAW MATERIAL(L - W1)
0,0855
0,1728
0,176
0
0,4888
3,30372
4,22682
50
RAW MATERIAL (L - W2)
0,0855
0,5184
0,176
1,15
1,1102
7,6
10,6401
51
PRIMARY PACKAGING MATERIAL(L - W4)
0,0855
0,0288
0,176
0,85
0,5898
4,00216
5,73226
52
SECONDARY PACKAGING MATERIAL(L-W6)
0,0855
0,2592
1,056
0
0,7965
5,05096
7,24816
53
PRINGTING (L - W7)
0,0855
0,0288
0,352
0
0,162
0,96824
1,59654
54
FINISHED PRODUCT(L-W8)
0,2565
0,432
0,352
0
1,2629
8,57888
10,88228
55
WAREHOUSE OFFICE(O-1)
0,342
0,0576
0,528
0,65
0,1731
0,96862
2,71932
Tổng cộng:
3,4975
4,9968
12,848
4,65
12,8243
83,1174
121,934
3.3. Xác định lượng ẩm thừa WT:
3.3.1. Lượng ẩm do người tỏa ra W1:
Lượng ẩm do người tỏa ra được xác định theo công thức sau :
W1 = n.gn , kg/h
n - Số người trong phòng.
gn - Lượng ẩm do 1 người tỏa ra trong phòng trong một đơn vị thời gian, kg/s
Lượng ẩm do 1 người toả ra gn phụ thuộc vào cường độ lao động và nhiệt độ phòng. Trị số gn được tra theo bảng 3.16 TL 1 trang 70:
gn = 115 g/h = 0,115 kg/h
3.3.2. Lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm W2:
Khi đưa các sản phẩm ướt vào phòng thì có một lượng hơi nước bốc vào phòng. Ngược lại nếu đưa sản phẩm khô thì nó sẽ hút một lượng ẩm.
W2 = G2.(y1% - y2%)/100 , kg/s
y1, y2 - Lần lượt là thủy phần của sản phẩm khi đưa vào và ra.
g2 - Lưu lượng của sản phẩm , kg/s
Ở đây ta không tính lượng ẩm bay hơi từ các sản phẩm.
3.3.3. Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt từ sàn ẩm W3:
Khi sàn bị ướt thì một lượng hơi ẩm từ đó có thể bốc hơi vào không khí làm tăng độ ẩm của nó. Lượng hơi ẩm được tính như sau :
W3 = 0,006.Fs.(tT - tư) , kg/h
Fs - Diện tích sàn bị ướt, m2
tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt ứng với trạng thái trong phòng. Tra bảng thông số trạng thái của không khí ẩm ta có:
Tại trạng thái có t = 24 0C và φ = 55 % thì: tư = 17,9 0C và tS = 14,3 0C.
Lượng ẩm do bay hơi đoạn nhiệt được tính cho nơi thường xuyên nền nhà bị ướt như ở khu nhà giặt, nhà bếp, nhà vệ sinh.
Tại xưởng sản xuất vì yêu cầu chất lượng vệ sinh cao nên phải thường xuyên lau nền nhà .
W3 = 10-3 .0,006.Fs.(tT - tư) = 0,006.10-3 .(24 -19,7).Fs = 0,0000258 . Fs , [kg/s]
3.3.4. Tổng lượng ẩm thừa WT:
Tổng tất cả các lượng ẩm tỏa ra trong phòng: , kg/s
Bảng 3.15: Tổng lượng ẩm thừa.
Khu thuốc viên:
STT
Tên phòng
W1 [kg/s]
W3 [kg/s]
W [kg/s]
1
Hành lang (S-C25)
0,00012
0,00218
0,0023
2
Buồng cân (S-C24)
0,00003
0,00014
0,00017
3
Phòng biệt trữ nguyên liệu (S-C23)
0,00003
0,00031
0,00034
4
IPC (S-C16)
0,00003
0,00022
0,00025
5
Phòng biệt trữ (S-C15)
0,00003
0,00026
0,00029
6
Phòng quản đốc (S-C10)
0,00003
0,00018
0,00021
7
Phòng chuẩn bị chai lọ (S-C9)
0,00003
0,00018
0,00021
8
Phòng vệ sinh (S-C7)
0,00003
0,00041
0,00044
9
Phòng dụng cụ vệ sinh (S-C6)
0,00003
0,00036
0,00039
10
Phòng vệ sinh dụng cụ (S6-C5)
0,00003
0,0003
0,00033
11
Buồng chờ sử lý (S-C2)
0,00003
0,0005
0,00053
12
Buồng cân (S-C1)
0,00003
0,00029
0,00032
13
Phòng thay đồ nam 3 (M-G3)
0,00006
0,00035
0,00041
14
Phòng thay đồ nữ 3 (W-G3)
0,00006
0,00026
0,00032
15
Hành lang đệm exit (S-D4)
0,00006
0,00031
0,00037
16
Airlock nhân viên D (AL-S1)
0,00003
0,00006
0,00009
17
Airlock nguyên liệu (AL-S2)
0,00003
0,00009
0,00012
18
Airlock cân (AL-S3)
0,00003
0,00008
0,00011
19
Airlock dụng cụ (AL-S4)
0,00003
0,00006
0,00009
20
Phòng đệm nguyên liệu
0,00003
0,00015
0,00018
21
Phòng sấy tầng sôi (S-C22)
0,00003
0,00045
0,00048
22
Phòng trộn lập phương (SC-21)
0,00003
0,00027
0,0003
23
Vô nang 1 (S-C20)
0,00009
0,00025
0,00034
24
Vô nang 2 (S-C19)
0,00009
0,00025
0,00034
25
Phòng dập viên (S-C18)
0,00003
0,00024
0,00027
26
Phòng ép gói (S-C17)
0,00009
0,00025
0,00034
27
phòng trộn siêu tốc (S-C14)
0,00003
0,0004
0,00043
28
Phòng vô chai lọ (S-C13)
0,00003
0,00023
0,00026
29
Phòng ép vỉ 2 (S-C12)
0,00003
0,00045
0,00048
30
Phòng ép vỉ 1 (S-C11)
0,00003
0,00047
0,0005
31
Bao phim (S-C8)
0,00003
0,0006
0,00063
32
Phòng trộn lập phương 40kg (SC-4)
0,00003
0,00031
0,00034
33
Phòng say (S-C3)
0,00003
0,00016
0,00019
34
Khu vực đóng gói thứ cấp (S-W6)
0,00028
0,00387
0,00415
35
Phòng bảo quản khuôn (S-D1)
0,00003
0,00039
0,00042
36
Khu vực nghiên cứu phát triển 1
0,00009
0,00144
0,00153
37
Khu vực nghiên cứu phát triển 2 O-15
0,00009
0,00212
0,00221
38
AL
0,00003
0,00005
0,00008
39
G2
0,00003
0,00005
0,00008
40
Phòng vi sinh
0,00003
0,00024
0,00027
41
Phòng chuẩn bị môi trường
0,00003
0,00063
0,00066
42
AL
0,00003
0,00005
0,00008
43
G1
0,00003
0,00011
0,00014
44
Phòng giám đốc O-2
0,00003
0,00069
0,00072
45
Phòng thư ký O-3
0,00003
0,00026
0,00029
46
Phòng phó giám đốc O-4
0,00003
0,00042
0,00045
47
Phòng họp 0-6
0,0004
0,00085
0,00125
48
Admin / Finance Debt O-7
0,00003
0,00101
0,00104
49
Library/ Training room O-8
0,00003
0,00123
0,00126
50
Phòng đảm bảo chất lượng O-9
0,00003
0,00067
0,0007
51
Phòng lưu trữ hồ sơ O-10
0,00003
0,00032
0,00035
52
R&D Zone O-11
0,00003
0,00116
0,00119
53
Phòng lưu giữ hồ sơ O-12
0,00003
0,00192
0,00195
54
Phòng thay đồ O-13
0,00006
0,00024
0,0003
55
Phòng thay đồ O-14
0,00006
0,00022
0,00028
56
Kho hóa chất O-16
0,00003
0,00036
0,00039
57
Hành lang tham quan S-D2
0,00006
0,00155
0,00161
58
Phòng thay đồ nam 2 M-G2
0,00006
0,00036
0,00042
59
Phòng thay đồ nữ 2 W-G2
0,00006
0,00037
0,00043
60
Phòng điều khiển
0,00012
0,00115
0,00127
Tổng cộng
0,00314
34,2477
34,25084
Khu Beta:
STT
Tên phòng
W1[kg/s]
W3[kg/s]
ΣW[kg/s]
1
FILLING STOPPERING (P-B3)
0,00006
0,44928
0,44934
2
COOL DOWN AND STAGING (P-B2)
0,00009
0,40482
0,40491
3
AL - P10
0,00003
0,03978
0,03981
4
AL - P11
0,00003
0,02808
0,02811
5
M - G3
0,00006
0,09149
0,09155
6
W - G3
0,00006
0,08845
0,08851
7
ENTRY FOR STAFF B
0,00009
0,13572
0,13581
8
AL - P8
0,00003
0,04095
0,04098
9
AL - P9
0,00003
0,04095
0,04098
10
STERILIZING AND EPYROGENATION C-2)
0,00012
1,01088
1,011
11
1ST PACKING (AL-P5)
0,00003
0,07956
0,07959
12
PREPERATION AREA (PC-1)
0,00015
1,70235
1,7025
13
A/L STAFF (AL-P2)
0,00003
0,04914
0,04917
14
A/L MATERIAL RAW (AL-P6)
0,00003
0,05616
0,05619
15
MEN GOWNING (M-G1)
0,00006
0,22066
0,22072
16
MEN GOWNING (M-G2)
0,00006
0,07371
0,07377
17
WOMEN GOWNING (W-G1)
0,00006
0,14648
0,14654
18
WOMEN GOWNING (W-G2)
0,00006
0,06926
0,06932
19
A/L STAFF (AL-P7)
0,00003
0,09126
0,09129
20
PRODUCTION MANAGER (P-D1)
0,00006
0,18112
0,18118
21
IPC (P-D3)
0,00006
0,14368
0,14374
22
RAW MATERIAL A/L (AL-P0)
0,00006
0,1624
0,16246
23
1ST PACKING (AL-P1)
0,00006
0,15631
0,15637
24
CORRIDOR (P-D4)
0,00024
1,92816
1,9284
25
2ND PACKAGE (AL-P3)
0,00006
0,1404
0,14046
26
STAFF D STAIRCASE (P-D9)
0,00009
0,3276
0,32769
27
STAFF D AL-P13
0,00006
0,22651
0,22657
28
WOMEN GOWNING (P-GW3))
0,00003
0,11466
0,11469
29
MEN GOWNING (P-GM3)
0,00009
0,17737
0,17746
30
FINISH PRODUCT (AL-P4)
0,00006
0,18954
0,1896
31
CAPPING (P-D7)
0,00015
0,4212
0,42135
32
PACKAGING BLISTERING (P-D5)
0,00043
3,0654
3,06583
33
CLEANING (P-D6)
0,00003
0,1404
0,14043
34
B-LACTAM INJECTABLE (P-W4)
0,00028
1,4976
1,49788
35
QUARANTINE B-LACTAM (P-W3)
0,00018
1,3338
1,33398
36
PRIMARY PACKAGING (P-W2)
0,00021
2,07324
2,07345
37
TRANSIT FINISHED PRODUCT (P-W8)
0,00015
0,91611
0,91626
38
PRINTING (P-W7)
0,00006
0,26465
0,26471
39
SECONDARY PACKAGING (P-W6)
0,00028
1,60618
1,60646
Khu Non-Beta:
STT
Tên phòng
W1[kg/s]
W3[kg/s]
ΣW[kg/s]
1
L-B4
0,00006
0,6903
0,69036
2
OPHTHALMIC (L-B2)
0,00006
0,37908
0,37914
3
FILLING A AMPOULES (L-B3)
0,00006
0,47736
0,47742
4
COLD DOWN ANHD STAGING(L-B1)
0,00006
0,66924
0,6693
5
AL-L6
0,00003
0,03276
0,03279
6
AL-L7
0,00003
0,05382
0,05385
7
AL-L11
0,00003
0,04118
0,04121
8
AL-L9
0,00003
0,04212
0,04215
9
M-G3
0,00003
0,07488
0,07491
10
W-G3
0,00003
0,05242
0,05245
11
AL-L10
0,00003
0,02574
0,02577
12
PHÒNG ĐỆM NHÂN VIÊN B
0,00003
0,04446
0,04449
13
PREPARATION AREA (L-C1)
0,00003
2,99754
2,99757
14
STAFF (AL-L4)
0,00003
0,05265
0,05268
15
1ST PACKAGING.AL (AL-L5)
0,00003
0,08003
0,08006
16
AL-L8
0,00003
0,06178
0,06181
17
M-G1
0,00003
0,17316
0,17319
18
M-G2
0,00003
0,0716
0,07163
19
W-G1
0,00003
0,19609
0,19612
20
W-G2
0,00003
0,07582
0,07585
21
FORMULA ROOM(L-C2)
0,00003
0,4212
0,42123
22
WEIGHING STATION(L-C5)
0,00003
0,1053
0,10533
23
LYO (L-C4)
0,00003
0,8307
0,83073
24
AMPOULES (L-C3)
0,00003
0,73944
0,73947
25
1ST PACKAGING (AL-L1)
0,00003
0,28361
0,28364
26
2ND PACKAGE (AL-L2)
0,00003
0,14414
0,14417
27
A/L (AL-L3)
0,00003
0,0936
0,09363
28
IPC (L-D2)
0,00006
0,30584
0,3059
29
"PRODUCTION MANAGER(L-D3)"
0,00003
0,27308
0,27311
30
LYO CHAMPER (L-D4)
0,00003
0,84708
0,84711
31
L - D5
0,00003
0,6084
0,60843
32
L - D6
0,00003
5,05721
5,05724
33
L - D8
0,00003
1,61998
1,62001
34
L - D12
0,00003
0,82485
0,82488
35
CLEANING STATION (L-D9)
0,00003
0,10764
0,10767
36
CAPPING (L - D10)
0,00003
0,30116
0,30119
37
CLEANING STATION (L-D13)
0,00003
0,1184
0,11843
38
L - D15
0,00003
1,3572
1,35723
39
CLEANING STATION (L-D16)
0,00003
0,13104
0,13107
40
L - D17
0,00003
0,27472
0,27475
41
TRANSIT FINISHED PRODUCT LYO (L - D7)
0,00003
0,22464
0,22467
42
TRANSIT FINISHED PRODUCT OPHTHAL MICS (L-D11)
0,00009
0,2808
0,28089
43
TRANSIT FINISHED PRODUCT MPOULES (L-D14)
0,00003
0,25553
0,25556
44
AL -L12
0,00006
0,22511
0,22517
45
L - GM3
0,00003
0,16965
0,16968
46
L - GW3
0,00003
0,17644
0,17647
47
CẦU THANG
0,00006
0,4081
0,40816
48
BLISTERING (L - D1)
0,00003
0,6786
0,67863
49
QUANRANTINE RAW MATERIAL(L - W1)
0,00003
1,45314
1,45317
50
RAW MATERIAL (L - W2)
0,00003
3,34292
3,34295
51
PRIMARY PACKAGING MATERIAL(L - W4)
0,00003
1,76038
1,76041
52
SECONDARY PACKAGING MATERIAL(L-6)
0,00018
2,2216
2,22178
53
PRINGTING (L - W7)
0,00006
0,42588
0,42594
54
FINISHED PRODUCT(L-W8)
0,00006
3,77348
3,77354
55
WAREHOUSE OFFICE(O-1)
0,00009
0,42611
0,4262
Ẩm thừa WT dùng để xác định năng suất làm khô của thiết bị xử lý không khí.
3.4. Kiểm tra đọng sương trên vách:
tN
tw1
tw2
tT
q
aN, jN
aT, jT
k = , [W/m2K]
Bảng 3.16: Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che.
Loại kết cấu bao che
Hệ số truyền nhiệt k,W/m2.K
Tường bao tiếp xúc với không khí bên ngoài dày 200 mm.
2,173
Tường bao không tiếp xúc với không khí bên ngoài dày 200 mm.
1,96
Tường bao tiếp xúc với không khí bên ngoài dày 100 mm
2,873
Trần mái
1,379
Kính 2 lớp tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài
6,289
Kính 2 lớp không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài
4,784
Kính ra vào dày 10 mm
6,06
Như đã biết, khi nhiệt độ vách tW thấp hơn nhiệt độ đọng sương của không khí tiếp xúc với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng đọng sương trên vách đó. Tuy nhiên, do việc xác định nhiệt độ vách khó khăn nên ta quy điều kiện đọng sương về dạng khác.
Mùa hè, ta thực hiện chế độ điều hòa, nhiệt độ bên ngoài lớn hơn nhiệt độ bên trong. Khi đó, tTW > tT > tTs, như vậy vách trong không thể xảy ra hiện tượng đọng sương.
Gọi tNs là nhiệt độ đọng sương vách ngoài, ta có điều kiện đọng sương:
tNs > tNW
Theo phương trình truyền nhiệt, ta có:
k .(tN – tT) = aN . (tN – tNW)
hay: k = aN . (tN – tNW)/ (tN – tT)
Khi giảm tNW thì k tăng. Khi giảm tới tNs thì trên tường đọng sương. Khi đó, ta được giá trị kmax:
kmax = aN . (tN – tNs)/ (tN – tT)
Điều kiện đọng sương được viết lại:
kmax = aN . (tN – tNs)/ (tN – tT) > k.
Ta có:
kmax= 23,3.(24 – 14,3)/(39,7 – 24)
= 7,167 [W/m2.K]
So sánh kmax với các hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che tính được tính ở trên, ta nhận thấy kmax lớn hơn tất cả các hệ số truyền nhiệt đó. Như vậy là đã đảm bảo được điều kiện đọng sương. Không có hiện tượng đọng sương xảy ra trên vách.
CHƯƠNG 4 : LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Mục đích : Lập sơ đồ điều hòa không khí là xác định các quá trình thay đổi trạng thái của không khí trên đồ thị I – d. Nhằm xác định các khâu cần xử lý và năng suất của nó để đạt được trạng thái không khí cần thiết trước khi cho thổi vào phòng.
Sơ đồ điều hòa không khí được lập trên các cơ sở sau:
Điều kiện khí hậu nơi lắp đặt công trình: tN và jN.
Yêu cầu về tiện nghi hoặc công nghệ: tT và jT.
Các kết quả tính cân bằng nhiệt, ẩm: QT và WT.
Thỏa mãn điều kiện vệ sinh an toàn:
Nhiệt độ không khí trước khi thổi vào phòng không được quá thấp so với nhiệt độ trong phòng nhằm tránh gây cảm giác lạnh cho người sử dụng, cụ thể như sau:
tV ³ tT – a
Đối với hệ thống điều hòa không khí thổi từ dưới lên: a = 70C.
Đối với hệ thống điều hòa không khí thổi từ trên xuống: a = 100C.
Nếu điều kiện vệ sinh không thỏa mãn thì phải tiến hành sấy nóng không khí đến nhiệt độ tV = tT – a thỏa mãn điều kiện vệ sinh rồi cho thổi vào phòng.
Lượng khí tươi cấp vào phòng phải đảm bảo đủ cho người trong phòng:
LN = n.mk = n.rk.Vk, [kg/h]
Trong đó : n là số người trong không gian điều hòa
: mk là khối lượng gió tươi cần thiết cung cấp cho 1 người trong 1 đơn vị thời gian, [kg/người.h].
: Vk là lượng khí tươi cần cấp cho 1 người trong 1 đơn vị thời gian. Như đã tính ở mục 2.2.5, Vk = 18,3 m3/ h . người.
: rk là khối lượng riêng của không khí, rk = 1,2 kg/m3.
4.1. PHƯƠNG TRÌNH NĂNG SUẤT GIÓ:
Từ các phương trình cân bằng nhiệt, ẩm và chất độc hại, ta xác định được phương tình xác định năng suất gió.
Năng suất gió thải nhiệt:
Lq = QT/(IT – IV), [kg/s]
Năng suất gió để thải ẩm:
LW = WT/(dT – dV), [kg/s]
Năng suất gió để thải chất độc hại:
LZ = GT/(zT – zV) » GT/zT, [kg/s]
Trong đó : Lq, LW, LZ lần lượt là lưu lượng gió tươi dùng đẻ thải nhiệt, ẩm và chất độc hại.
: QT là lượng nhiệt thừa trong không gian điều hòa, [kW].
: IT, IV lần lượt là entanpi của không khí ở trong phòng và không khí thổi vào phòng, [kJ/kg].
: WT là lượng ẩm thừa trong không gian điều hòa, [kg/h].
: dT, dV lần lượt là dung ẩm của không khí ở trong phòng và không khí thổi vào phòng, [g/kg kk].
: GT là lượng chất độc hại tỏa ra và thẩm thấu qua kết cấu bao che, [kg/h].
: zT, zV lần lượt là nồng độ theo khối lượng cho phép của chất độc hại trong không khí trong phòng và thổi vào.
Khi thiết kế hệ thống điều hòa, thường phải đảm bảo 2 thông số nhiệt và ẩm không đổi theo yêu cầu, tức là phải thỏa mãn đồng thời 2 phương trình cân bằng nhiệt và ẩm. Hay nói cách khác ta có: Lq = LW:
. Suy ra: . Hay:
Đại lượng εT gọi là hệ số góc tia của quá trình tự thay đổi trạng thái của không khí trong phòng do nhận nhiệt thừa và ẩm thừa.
Như vậy, để trạng thái của không khí trong phòng không đổi thì trạng thái không khí thổi vào phòng V(tV, jv) phải luôn luôn nằm trên đường εT = QT/WT đi qua điểm T(tT, jT).
4.2. THIẾT LẬP SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA MÙA HÈ:
Để tận dụng nhiệt thừa ở các phòng ít sử dụng, ta chọn sơ đồ tuần hoàn. Và do nhiệt độ bên ngoài tương đối cao nên ta chỉ cần dùng sơ đồ tuần hoàn 1 cấp.
4.2.1. Nguyên lý làm việc:
Không khí bên ngoài trời có trạng thái N(tN, jN) với lưu lượng LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh 1, được đưa vào buồng hòa trộn 3 để hòa trộn với không khí hồi có trạng thái T(tT, jT) với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió 2. Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái C sẽ được đưa đến thiết bị xử lý 4. Tại đây, hỗn hợp không khí sẽ được xử lý theo 1 chương trình định sẵn đến trạng thái O. Và được quạt 5 vận chuyển theo kênh gió 6 vào phòng 8. Không khí, sau khi ra khỏi miệng thổi 7 có trạng thái V, vào nhận nhiệt thừa QT và ẩm thừa WT rồi tự thay đổi trạng thái từ V đến T(tT, jT). Sau đó, một phần không khí được thải ra ngoài và một phần lớn được quạt gió 11 hút về qua miệng 1
3
4
5
6
7
V
11
10
9
12
T
QT WT
8
LN + LT
LT
C
2
O
LN
Hình 4.1: Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp
hút 9 theo kênh 10.
4.2.2. Xác định các điểm nút trên đồ thị I – d:
j = 100%
j0 = 95%
O = V
eT
tN = 34,30C
T
jT %
tT = 240C
jN =73,4%
d [g/kg]
C
N
I [kJ/kg]
Hình 4.2: Biểu diễn sơ đồ tuần hoàn 1 cấp trên đồ thị I – d.
Trạng thái C là trạng thái hòa trộn của dòng không khí tươi có lưu lượng LN và trạng thái N(tN, jN) với dòng không khí tái tuần hoàn có lưu lượng LT và trạng thái T(tT, jT).
Quá trình VT là quá trình không khí tự thay đổi trạng thái khi nhận nhiệt thừa và ẩm thừa nên có hệ số góc tia e = eT = QT/WT. Điểm O º V có j0 » 95%.
Từ phân tích trên, ta có cách xác định các điểm nút như sau:
Xác định các điểm N, T theo các thông số tính toán ban đầu.
Xác định điểm hòa trộn C theo tỉ lệ hòa trộn:
Trong đó :
LN là lưu lượng gió tươi cần cung cấp, xác định theo điều kiện vệ sinh, kg/s.
L là lưu lượng gió tổng tuần hoàn qua thiết bị xử lý không khí, kg/s.
Hoặc xác định C qua IC, dC :
IC = IT . (LT/L) + IN . (LN/L), [kJ/kg]
dC = dT . (LT/L) + dN . (LN/L), [g/kg]
Điểm V º O là giao điểm của đường e = eT = QT/WT đi qua điểm T với đường j0 = 95%. Nối CO, ta có quá trình xử lý không khí. Khi đó, các thông số của điểm V là:
tV = 140C.
jV = 95%.
dV = 9,57 g/kg.
IV = 38,24 kJ/kg kk.
Nếu nhiệt độ điểm O không phù hợp điều kiện vệ sinh thì phải tiến hành sấy không khí đến điểm V thỏa mãn điều kiện vệ sinh, tức là t = tT – a. Khi đó, các điểm V, O xác định như sau:
Từ T, kẻ đường e = eT = QT/WT cắt đường t = tT – a tại V.
Từ V, kẻ đường thẳng đứng cắt j0 = 0,95 tại O.
Các điểm còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.
j = 100%
j0 = 95%
eT
tN = 34,30C
T
jT
tT = 240C
jN =73,4%
d [g/kg]
C
N
I [kJ/kg]
O
tV = tT – a
Hình 4.3: Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp khi có nhiệt độ tV thấp
Từ phân tích trên ta có thể xác định các điểm nút như sau:
Điểm N:
+ tN = 34,3 0C
+ = 73,4 %
+ dN = 25,54 g/kgkkkhô
+ IN= 99,9 kJ/kg
Điểm T:
+ tT = 24 0C
+ = 55 %
+ dT = 10,33 g/kgkkkhô
+ IT= 50,39 kJ/kg
Điểm V:
+ tV = 24 -10 = 14 0C
+ = 95 %
+ dV = 9,57 g/kgkkkhô
+ IV = 38,24 kJ/kg
Điểm hoà trộn C:
+ IC = IT.(LT/L)+IN.(LN/L) = 50,39.(LT/L) + 99,9.(LN/L), [kJ/kg]
+ dC = dT.(LT/L)+dN.(LN/L) = 10,33.(LT/L) + 25,54.(LN/L), [g/kg]
Trong đó:
+ L = QT/(IT-IV) = QT/(50,39 – 38,24) = 0,0823.QT, [kg/s]
+ L = 3600.0,0823.QT = 296,296.QT , [kg/h]
4.2.3. Xác định năng suất các thiết bị:
Năng suất gió: , [kg/s]
Lượng không kí bổ sung: LN = n . r . Vk, [kg/s]
Tuy nhiên, lưu lượng gió bổ sung không được nhỏ hơn 10% lưu lượng gió tổng L. Vì thế, khi tính LN theo công thức trên mà nhỏ hơn 10% L thì lấy LN = 0,1 . L.
Lưu lượng gió hồi: LT = L – LN, [kg/s]
Công suất lạnh của thiết bị xử lí không khí: Q0 = 0,8.L.(IC – IO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DHKK_Duoc Phu Yen.doc