Đề tài Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện

Tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện: M ỤC L ỤC Nội dung Trang Lời mở đầu 2 Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện……… 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……………………… 3 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty……………………………………. 4 1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu…….. 5 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty………… 7 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty………………………………………….. 8 Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty ……………….. 12 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing……….. 12 2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương………………………………. 17 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định…………………… 25 2.4. Phân tích chi phí và giá thành………………………………………. 30 2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty……………………………. 37 Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp…………….. 47 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty……………………. 47 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp……………………………………...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ỤC L ỤC Nội dung Trang Lời mở đầu 2 Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện……… 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……………………… 3 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty……………………………………. 4 1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu…….. 5 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty………… 7 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty………………………………………….. 8 Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty ……………….. 12 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing……….. 12 2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương………………………………. 17 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định…………………… 25 2.4. Phân tích chi phí và giá thành………………………………………. 30 2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty……………………………. 37 Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp…………….. 47 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty……………………. 47 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp………………………………………….. 49 Các phụ lục………………………………………………………………. 50 Phụ lục số 1……………………………………………………………….. 51 Phụ lục số 2………………………………………………………………. 53 Phụ lục số 3………………………………………………………………. 54 Phụ lục số 4………………………………………………………………. 57 Phụ lục số 5………………………………………………………………. 57 Tài liệu tham khảo……………………………………………………….. 60 LỜI MỞ ĐẦU Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào cuối năm thứ 5 của sinh viên Khoa kinh tế và Quản lý là rất bổ ích và thiết thực. Bởi đợt thực tập tốt nghiệp này không chỉ giúp cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ những học phần đã học vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề của công ty mà em thực tập đang gặp phải. Mặt khác, qua đợt thực tập này cũng là một bước tập duyệt giúp em phát triển kỹ năng lựa chọn và định hướng đề tài tốt nghiệp sắp tới, xác định được những nhu cầu về dữ liệu và nguồn dữ liệu phục vụ cho báo cáo của mình. Đồng thời cũng giúp em rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt với cơ sở kinh doanh để chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã xin về thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Đây là một công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế và đã đạt được một số thành công nhất định trong quá trình phát triển của mình. Em nhận thấy rằng mình có khả năng thu thập được các số liệu cần thiết cho báo cáo của mình nên em đã mạnh dạn xin vào thực tập trong công ty. Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là một sự cố gắng nỗ lực của bản thân em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nhưng bên cạnh đó em hết sức hạnh phúc và tự hào bởi bên em luôn có được sự động viên, sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của gia đình, thầy cô hướng dẫn và công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, thầy cô, đặc biệt là thầy Ngô Trần Ánh và Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành báo cáo này. Báo cáo thực tập kinh tế của em gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Các phụ lục Báo cáo được trình bày trong khổ giấy A4, đánh máy và đóng bìa. Do thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chắc rằng báo cáo thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện 1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện a. Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Tên giao dịch quốc tế: Post and telecommunication construction joint- stock company Tên viết tắt: CPT b. Địa chỉ trụ sở: chính: Số 199 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội c. Quy mô hiện tại: Công ty cổ phần xây lắp bưu điện là một trong những đơn vị thi công xây lắp trong ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua công ty đã giành được tín nhiệm của các đơn vị trong ngành. Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại khu vực Hà nội, đến nay công ty đã vươn ra cung cấp dịch vụ cho các đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều công trình được các nhà thầu đánh giá rất cao nhờ vào chất lượng, thời gian thi công và phương thức phục vụ khách hàng Hiện nay, công ty có tổng vốn điều lệ là 6,2 tỷ đồng và tổng số 484 cán bộ công nhân viên. Do đó công ty doanh nghiệp có quy mô vừa. Bảng 1.1. Danh sách cổ đông sách lập STT Tên cổ đông Số cổ phần 1 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện 1.000 2 Phí Văn Ngoạn 165 3 Đỗ Văn Lục 165 4 Trần Bảo Luân 165 5 Lý Thi Phương 165 6 Nguyễn Thị Hồng Nhung 165 7 Nguyễn Thúy Hồng 165 8 Nguyễn Đình Hùng 165 9 Tập đoàn Bưu chính viễn thông Viêt Nam 2.000 Nguồn: Phòng Tổng hợp 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện được thành lập theo quyết định số 3483/GP-UB ngày 16/4/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và do Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và Công ty tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện là thành viên sáng lập chính. Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ thuật, máy móc thiệt bị, nhà xưởng, thị trường của Xí nghiệp Xây lắp và trang trí Nội ngoại thất thuộc Công ty Xây dựng và Phát triển Bưu điện (Sau khi có thỏa thuận của lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam). Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055068 ngày 27/4/1998 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 55419 ngày 6/7/2004 do Cục sở hữu trí tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2000 số 24801/2005 cấp ngày 18/5/2005. Năm 2003, Công ty được nhận cờ “ Đơn vị thi đua xuất sắc” của Tổng công ty. Năm 2005, nhận bằng khen của Tổng công ty “ Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2004”. Năm 2005, nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức AFAQ của Pháp. Năm 2006, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2005”. Năm 2007, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2006”. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Công ty cổ phần xây lắp bưu điện có 3 chức năng chính là: xây lắp- xây dựng, sản xuất- thương mại và cung cấp dịch vụ. Trong đó: Chức năng xây lắp bao gồm: Xây lắp các công trình bưu chính viễn thông theo quy định hiện hành của Nhà nước Xây lắp các công trình điện đến 35KV Xây dựng dân dụng Xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng Chức năng sản xuất- thương mại bao gồm: Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông Kinh doanh bến bãi Sản xuất phần mềm tin học Buôn bán hàng điện tử, tin học, điện, điện lạnh, tự động hóa, viễn thông, đồ dùng cá nhân và gia đình, lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm, thủy, hải sản, thủ công mỹ nghệ, nội ngoại thất Chức năng cung cấp dịch vụ bao gồm: Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các sản phẩm mà công ty kinh doanh Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng móng cột điện, cột điện và vỏ trạm biến áp đến 35KV Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nột ngoại thất các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng bưu chính viễn thông Thiết kế hữu tuyến điện ( hệ thống cáp, hệ thống anten, hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch) đối với các công trình bưu chính viễn thông Dịch vụ thương mại Khảo sát dịa chất, địa hình công trình xây dựng Tư vấn đầu tư Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị Trang trí nội ngoại thất công trình 1.2.2. Các hàng hoá hiện tại mà Công ty cổ phần xây lắp bưu điện đang sản xuất và kinh doanh Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang Công trình lắp đặt tổng đài điện thoại cố định Công trình xây lắp các trạm thu phát sóng (BTS) mạng thông tin di động Công trình viễn thông xây lắp cột cao Công trình kiến trúc nhà, trạm Bưu điện Công trình thi công về cầu đường Công trình tư vấn thiết kế viễn thông Công trình tư vấn thiết kế kiến trúc 1.3. Công nghệ sản xuất của các công trình xây lắp Sơ đồ quy trình công nghệ Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ Công tác chuẩn bị Tổ chức thi công Nghiệm thu kỹ thuật Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu Nghiệm thu bàn giao tổng thể Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế 1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ trên: Bước 1: Công tác chuẩn bị Để đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ và có chất lượng cao, công tác chuẩn bị trước khi thi công là rất quan trọng. Công tác chuẩn bị về thi công: Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu và ký hợp đồng thi công công trình, công ty cho tiến hành ngay các công việc sau: Thành lập Ban chỉ huy công trình gồm có các cán bộ lãnh đạo của công ty và các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BCVT dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy và trách nhiệm của từng thành viên sẽ được quy định cụ thể bằng Quyết định của Giám đốc công ty. Trụ sở của Ban chỉ huy sẽ đặt tịa Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện để tiện cho việc chỉ huy, điều hành thi công tại các trạm khác nhau. Lập giấy xin cấp vật tư và chuẩn bị phương tiện để vận chuyển thiết bị. Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, nơi bố trí nhà trạm để tổ chức nhận hàng không làm ảnh hưởng đến nhà dân trong quá trình vận chuyển thiết bị đến từng trạm. Chuẩn bị phương tiện thông tin, phương tiện vận chuyển, phương tiện đi lại của cán bộ, công nhân. Cùng với Bên chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất thủ tục ra vào các trạm thi công cho các cán bộ của công ty trong thời gian thi công. Tập kết, tổ chức bộ máy thi công, biên chế đội lao động để quán triệt và phổ biến các yêu cầu nội dung công việc và nội quy an toàn lao động. Tập kết công cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Căn cứ địa điểm của các nhà trạm mà tổ chức thi công trước, sau, nhiều, ít cho phù hợp để tránh lãng phí nhân công mà vẫn đảm bảo tiến độ. Tại các nhà trạm thi công phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi thi công. Công tác chuẩn bị về kỹ thuật: Nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu. Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật TCN, TCVN Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tưu do Bên chủ đầu tư cấp. Trước khi nhập hoặc xuất kho đều có phiếu xuất nhập kho và kiểm tra chất lượng, ghi nhật ký công trình Bước 2: Tổ chức thi công Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công Thi công lắp đặt thiết bị Trong quá trình thi công phải nghiêm chỉnh chấp hành quy trình quy pham thi công của ngành và Nhà nước ban hành, tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán. Mọi thay đổi phải được các đơn vị có liên quan chấp hành bằng văn bản trước khi thi công. Bước 3: Nghiệm thu kỹ thuật Sau khi hoàn thành xong từng phần công việc, Bên nhà thầu thông báo cho Bên chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu từng phần về mặt kỹ thuật. Bước 4: Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu Sau khi thi công xong công trình, Bên nhà thầu lập sơ đồ hoàn công bằng máy sạch sẽ, rõ ràng, phản ánh đúng thực tế. Bước 5: Nghiệm thu bàn giao tổng thể Bên nhà thầu bàn giao toàn bộ công trình hoàn thành cho Bên chủ đầu tư và yêu cầu Bên chủ đầu tư thanh toán công trình theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hình thức tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện với lĩnh vực sản xuất- kinh doanh chính là thực hiện các dự án thi công công trình Bưu chính viễn thông với 8 năm kinh nghiệm. Mỗi dự án mà công ty thực hiện là một công trình hoàn toàn mới, không có tính chất lặp lại. Do công trình thi công được thực hiện theo đúng thiết kế của chủ đầu tư nên hình thức tổ chức sản xuất của công ty là: Chuyên môn hoá theo sản phẩm. Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lặp lại. Quy trình sản xuất phức tạp với nhiều hạng mục con. Chu kỳ sản xuất thường dài. Độ dài của chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào khối lượng công việc của dự án. Kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu thi công xây lắp công trình viễn thông Đội lắp đặt Đội đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh Đội kéo cáp Đội đấu nối Đội quản lý kỹ thuật Đội giám sát kỹ thuật Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế - Bộ phận sản xuất chính: Đội lắp đặt; Đội đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh; Đội kéo cáp; Đội đấu nối. - Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đội quản lý kỹ thuật; Đội giám sát kỹ thuật . Mối liên hệ giữa các bộ phận : Bộ phận quản lý kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên giám sát, theo dõi công việc trên công trình và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc. Bộ phận giám sát gồm bên chủ đầu tư và bên thiết kế sẽ có nhiệm vụ thường xuyêm giám sát quá trình thi công, nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng thiết kế ban đầu và có thể điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với thực tế nếu thấy cần thiết. Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận trực tiếp thi công bao gồm lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn của công ty và lực lượng lao động phổ thông. Hai lực lượng lao động này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, thi công công trình tại hiện trường Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến với 2 cấp quản lý. Đó là cấp công ty và cấp xí nghiệp. Cấp công ty bao gồm 2 phòng là: Phòng tổng hợp và phòng kinh tế Cấp xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp lắp số I, II, III, IV, V, VI Bộ máy quản lý được xây dựng theo kiểu sơ đồ kiểu trực tuyến là một bộ máy với các tuyến quyền lực trong công ty là các đường thẳng. Mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận mệnh lệnh từ một cấp trên. Ưu điểm: Đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh. Nhược điểm: Tập trung gánh nặng vào quản lý cấp cao, đòi hỏi người quản lý cấp cao phải có hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Đồng thời nếu quy mô công ty tăng lên thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều làm cho người quản lý cấp cao khó kiểm soát công việc. Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PGĐ KỸ THUẬT NỘI CHÍNH PGĐ KINH TẾ PGĐ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KINH TẾ CÁC XÍ NGHIỆP XÂY LẮP XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 2 XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 1 XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 5 XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 3 XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 4 XÍ NGHIỆP XÂY LĂP SỐ 6 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý a. Giám đốc công ty: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Bổ nhiệm, miện nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Quyết định lương và phụ cấp ( nếu có) đối với lao động trong công ty kể các người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. Tuyển dụng lao động. Kiển nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ của công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này và gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. b. Phó giám đốc Kinh tế: Phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị: báo cáo quyết toán, báo cáo thuế,… Giúp việc cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh tài chính của công ty. Quản lý trực tiếp phòng Kinh tế. c. Phó giám đốc Kỹ thuật nội chính: Phụ trách về mảng thiết bị công nghệ mới ừng dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý trực tiếp phòng Tổng hợp d. Phó giám đốc Nghiên cứu phát triển: Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công tác thị trường: - Mở rộng và giữ vững thị trường truyền thống của công ty. - Tìm kiếm các dự án xây dựng cơ bản phù hợp với ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. e. Phòng tổng hợp: Thực hiện các công tác tổ chức nhân sự, hành chính quản trị: Thực hiện mọi công tác hành chính. Quản lý hồ sơ lý lịch của toàn thể cán bộ công nhận viên. Thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ, công nhân viên. Nghiên cứu, đề xuất, quản lý thực hiện các phương án về tổ chức cán bộ của công ty. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của công ty. f. Phòng kinh tế Thực hiện công tác kế toán, tài chính, quản lý tài sản, vật tư của công ty: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo công ty phê duyệt. Quản lý vật tư, sản phẩm và các công trình Xây dựng và theo dõi kế hoạch tài chính, lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Tổ chức thực hiện ghi chép, hoạch toán các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cty theo đúng chế độ. Tổ chức và giám sát kỹ thuật thi công, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành. Lập hồ sơ và bảo vệ quyết toán công trình Thanh toán tiền lương và thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế và nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước. g. Các xí nghiệp xây lắp: Thực hiện các công trình của công ty Buôn bán các vật tư như: cáp quang, cáp đồng, các thiết bị đấu nối và phụ kiện PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 2.1.1. Tình hình tiêu thị sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Doanh thu về xây lắp công trình viễn thông của Công ty trong năm 2005 là 103.045.100.200 đồng và năm 2006 là 110.877.240.308 đồng. Bảng 2.1 Doanh thu năm 2005 và 2006 được phân theo nhóm sản phẩm Đơn vị tính: Đồng STT Tên nhóm sản phẩm Doanh thu Tăng/Giảm (%) Năm 2005 Năm 2006 1 Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi 19.275.410.460 22.095.329.262 14,63 2 Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang 14.325.612.609 11.247.151.738 -21,49 3 Công trình viễn thông xây lắp cột cao 20.524.404.300 17.063.875.000 -16,86 4 Công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện 10.476.579.000 12.463.600.172 18,97 5 Công trình lắp đặt tổng đài 15.813.850.050 7.000.021.605 -55,73 6 Công trình xây lắp trạm BTS cho mạng TTDĐ 24.803.744.832 21.543.640.760 -13,14 Tổng doanh thu 103.045.100.200 110.877.240.308 Nguồn: Phòng kinh tế Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty trong lĩnh vực xây lắp tăng 7,6 % so với doanh thu của năm 2005. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu của các công trình xây lắp mạng ngoại vi và công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện tăng. Ngoài ra, doanh thu của các công trình khác đều giảm so với năm 2005. Trong đó doanh thu của công trình lắp đặt tổng đài giảm mạnh nhất là 55,73%. 2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện là các công trình viễn thông, bao gồm các nhóm sản phẩm chính như: công trình xây lắp mạng ngoại vi, công trình xây lắp cột cao, công trình xây lắp cáp sợi quang,…Đặc điểm của các công trình này là: Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lăp lại. Kết cấu sản phẩm phức tạp, được xây lắp từ nhiều loại vật tư khác nhau. Tuổi thọ của công trình rất lâu. Yêu cầu về tính chuẩn hóa thấp: làm theo đơn đặt hàng riêng của khách hàng. Chất lượng sản phẩm: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện luôn coi chất lượng của các công trình là tiêu chí hàng đầu trong quá trình hoạt động của Công ty. Để đảm bảo chất lượng công trình thi công ty rất coi trọng biện pháp quản lý thi công, nó chính là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Với một ý thức tự giác, tự học hỏi rèn luyện không ngừng, đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp quản lý chất lượng theo ISO 9001 -2000 của Công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên tại trụ sở và các công trường đã luôn đề cao ý thức của mình để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng công trình. Công ty luôn sử dụng những loại vật tư và máy móc đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư. Mỗi công trình hoàn thành đều đảm bảo chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn của ngành đề ra. Dịch vụ : Để tạo được uy tín và mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì Công ty luôn chú trọng đến các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Dịch vụ mà công ty dành cho khách hàng không chỉ dừng lại ở các dịch vụ sau bán hàng như: bảo hàng cho công trình hay bảo dưỡng công trình khi có yêu cầu của khách hàng,… mà Công ty còn tư vấn cho khách hàng trước khi công trình được thi công về các tiêu chuẩn, định mức về nguyên vật liệu, nhân công,… Định hướng thị trường mục tiêu của Công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện phục vụ các đối tượng khách hàng như: Các Bưu điện thuộc 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ngoài ra còn một số khách hàng như: Tổng công ty viễn thông Quân đội, Công ty viễn thông điện lực, Công ty HT mobile,… Các đối tác nước ngoài như: Huawei (Trung Quốc), Merubeny ( Nhật Bản), Tianle ( Trung Quốc), Siemen ( Đức),… 2.1.3. Chính sách giá a. Mục tiêu định giá: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện lựa chọn mục tiêu định giá hướng lợi nhuận với phương châm đạt được lợi nhuận mục tiêu do Công ty đề ra. Lợi nhuận mục tiêu này là tỷ suất giữa lợi nhuận so với doanh số của công ty. Công ty sử dụng lợi nhuận mục tiêu trên doanh số làm mục tiêu định giá trong ngắn hạn. Công ty thực hiện mục tiêu lợi nhuận đề ra bằng cách cộng thêm vào giá vốn hàng bán của Công ty một lượng, được gọi là mức phụ giá để trang trải các chi phí hoạt động và đem lại một lợi nhuận mong muốn. b. Phương pháp định giá: Công ty áp dụng phương pháp định giá trong đấu thầu, tức là tiếp cận định giá theo hướng thị trường (đối thủ cạnh tranh và khách hàng được coi là quan trọng nhất để công ty quyết định giá bán). Khi khách hàng ( Chủ đầu tư) có nhu cầu về các công trình viễn thông thì họ sẽ gửi đơn mời thầu đến những công ty tiềm năng đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình viễn thông. Khi công ty này nhận được đơn mời thầu thì họ sẽ chuẩn bị một hồ sơ dự thầu trong đó có đề nghị đưa ra một giá bán hợp lý của công ty mình ( tức là tổng kinh phí xây lắp công trình theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư) đến ban quản lý đấu thầu. Trong đấu thầu kín thì mọi thông tin của mỗi nhà thầu đều được giữ kín cho đến thời điểm đóng thầu. Bên cạnh các yêu cầu về quy trình kỹ thuật, thiết kế hợp lý, nhà thầu cũng phải đưa ra một mức giá hợp lý. Nếu mức giá đưa ra quá cao thì nhà thầu có thể bị loại. Nhưng nếu mức giá đưa ra quá thấp thì mặc dù nhà thầu này có nhiều khả năng trúng thầu nhưng sẽ bị lỗ hoặc không đảm bảo chất lượng. Do đó, Công ty cần phải cân nhắc để đưa ra một mức giá hợp lý để vừa đảm bảo uy tín với khách hàng mà vừa có lợi nhuận mong muốn. c. Đặc điểm tín dụng: Do đặc điểm của công trình xây lắp viễn thông thường có giá trị lớn và thời gian thi công dài. Vì vậy, Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói toàn bộ giá trị công trình mà áp dụng hình thức thanh toán thành từng đợt. Căn cứ vào mức độ hoàn thành của công trình, khách hành sẽ thường thành toán cho Công ty thành 5 đợt sau bằng hình thức chuyển khoản: Đợt 1: Sau khi nhận được thông báo khởi công công trình, khách hàng tạm ứng cho Công ty 20% giá trị xây lắp có trong hợp đồng. Đợt 2: Sau quyết toán giá trị khối lượng hoàn thành và có biên bản nghiệm thu kỹ thuật, khách hàng thanh toán cho Công ty 50% giá trị khối lượng hoàn thành trừ đi giá trị đã tạm ứng đợt 1 Đợt 3: Sau khi quyết toán của Công ty được khách hàng chấp nhận, khách hàng thanh toán 80% giá trị quyết toán trừ đi giá trị đã thanh toán trong đợt 1 và đợt 2. Đợt 4: Khi quyết toán công trình được phê duyệt, khách hàng thanh toán nốt phần kinh phí cho Công ty theo giá trị quyết toán được phê duyệt sau khi giữ lai 5% giá trị hợp đồng để bảo hành công trình. Đợt 5: Sau khi hết thời hạn bảo hành công trình, khách hàng thanh toán nốt 5% giá trị hợp đồng cho Công ty. 2.1.4. Chính sách phân phối Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện áp dụng 100% kênh phân phối trực tiếp, tức là sản phẩm được cung cấp trực tiếp từ Công ty đến khách hàng, không sử dụng các nhà trung gian. Hình 2.1 Sơ đồ kênh phân phối Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Khách hàng 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán Để quảng bá hành ảnh cũng như sản phẩm của Công ty một cách rộng rãi hơn đến khách hàng thì Công ty đang áp dụng một số hình thức xúc tiến bán như: Quảng cáo qua báo chí. Quảng cáo trực tiếp sản phẩm tại các tỉnh, thành phố do các đơn vị của Công ty có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Trong năm 2006, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có quảng cáo về công ty và các sản phẩm của mình trên báo Bưu điện. Thời gian quảng cáo kéo dài trong 3 tháng, từ ngày 1/4/2006 đến 31/6/2006. Quảng cáo được đăng theo khổ 260mm x 90mm với chi phí là 1.600.000 đồng, in màu. Thông tin quảng cáo của công ty sẽ được đăng tải thường xuyên trên tất cả các số báo mà báo Bưu điện phát hành. Ngoài ra từ khi thành lập Công ty đến nay, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện cũng đã thực hiện một số chương trình quảng cáo khác nhằm quảng bá về hình ảnh và sản phẩm của Công ty. Thông qua các hoạt đông xúc tiến bán mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua thì tính cho đến nay số lượng khách hàng của Công ty cũng tăng đáng kể. Nhiều Bưu điện trực thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước đã biết đến Công ty. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng được một hình ảnh đẹp với uy tín và chất lượng sản phẩm cao với bạn hàng. 2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của công ty Thu thập thông tin về bản thân Công ty: Thông qua các hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng của Công ty, Công ty có được các thông tin nội bộ như : các đơn đặt hàng, doanh thu, lượng tồn kho, dòng tiền mặt, các khoản phải thu, đặc điểm của các sản phẩm,… Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường vĩ mô: Các thông tin này bao gồm: nhu cầu, hoạt động, ý kiến của khách hàng, các bước phát triển của đối thủ cạnh tranh, các biến động trong môi trường vĩ mô như các quy định pháp lý mới, các tiến bộ công nghệ, những sự kiện xã hội,… Công ty có được những thông tin này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, những cuộc gặp gỡ và khảo sát riêng, … 2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động cùng trong và ngoài ngành Bưu chính viễn thông. Trong đó một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty như: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội ( HACISCO) Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bưu điện (PTIC) Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông ( LTC). Một số đặc điểm của các đối thủ chính của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện: Thị trường của các công ty này cũng chủ yếu là trong toàn quốc, phục vụ đối tượng khách hàng là các Bưu điện thuộc các tỉnh, thành phố. Sản phẩm của các công ty này tương tư như Công ty cổ phần xây lăp Bưu điện do cùng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình viễn thông. Giá thi công xây lắp công trìn của các công ty này có tích chất cạnh tranh. Do tổ chức đấu thầu để nhận được công trình nên giá của mỗi công ty phải là thấp nhất những vẫn phải đảm bảo được chất lượng và lợi nhuận mong muốn. Phân phối sản phẩm chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, từ doanh nghiệp đến tận tay khách hàng, không sử dụng trung gian. Các hình thức xúc tiến bán mà các công ty này đang áp dụng là quảng cáo thông qua báo chí, các đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành trong cả nước. Điểm mạnh của các đối thủ trên: Đều là những công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Do vậy, các công ty này có quan hệ khá tốt với các chủ đầu tư. Đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất tốt. Nguồn nhân lực dồi dào và có năng lực, kinh nghiệm. Điểm yếu của các đối thủ trên: Bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh Chính sách trong nội bộ công ty để kích thích sự tăng trưởng chưa thực sự hợp lý trong cơ chế thị trường hiện nay. Cách quản lý vẫn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cũ do các công ty này ban đầu là các công ty nhà nước được thành lập trong thời gian nền kinh tế bao cấp, sau đó mới được cổ phần hóa. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty Tình hình tiêu thụ: Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty trong lĩnh vực xây lắp tăng 7,6 % so với doanh thu của năm 2005. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu của các công trình xây lắp mạng ngoại vi và công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện tăng. Ngoài ra, doanh thu của các công trình khác đều giảm so với năm 2005. Trong đó doanh thu của công trình lắp đặt tổng đài giảm mạnh nhất là 55,73%. Công tác marketing: Do đặc thù của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp viễn thông nên các chính sách marketing của doanh nghiệp khi đưa vào thực hiện cũng có nhiều hạn chế, không giống như những công ty hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất khác. Chính sách sản phẩm: Sản phẩm của Công ty thường có kết cấu phức tạp, thời gian xây lắp lâu. Chất lượng của công trình được công ty đặt lên hàng đầu, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của bộ ngành có liên quan và của chủ đầu tư. Chính sách giá: Do công ty định giá bằng phương pháp đấu thầu nên cũng gặp nhiều khó khăn. Giá công trình của công ty vừa phải đảm bảo là thấp nhất vừa phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời giá mà công ty định giá cũng phải đem lại một phần lợi nhuận cho công ty. Chính sách phân phối: Công ty sử dụng 100% kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng do các sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghiệp, có giá trị cao. Chính sách xúc tiến bán: Công ty chưa đầu tư nhiều vào các hoạt động nhằm quảng bá cho hình ảnh của Công ty đối với bạn hàng. Hình thức chủ yếu là thông qua bán hàng trực tiếp và một số lần quảng cáo trên các trang báo trong ngành bưu điện. Do đó hiệu quả đạt được chưa cao. Nhìn chung, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện chưa thực sự chú trọng và đầu tư nhiều cho công tác marketing cho công ty mình. Các đối tác làm việc với công ty chủ yếu là dựa trên mối quan hệ đã được hình thành từ lâu. Đó là những khách hàng chủ yếu mà công ty có từ khi thành lập đến nay, và công ty cũng không có thêm được nhiều khách hàng mới. Những khách hàng chính của công ty là các bưu điện tỉnh, thành phố trong toàn quốc. 2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện hiện có 484 lao động, trong đó có 96 lao động nữ và 388 lao động nam. Trong đó: Cán bộ chuyên môn về viễn thông tin học: 32 người Cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh: 29 người Cán bộ trong các bộ phận khác: 423 người Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty theo năng lực chuyên môn kỹ thuật Đơn vị tính: Người STT Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng Theo thâm niên ≤ 5 năm ≤10 năm ≤15 năm I Đại học và trên đại học 1 Kỹ sư kiến trúc 3 2 1 2 Kỹ sư xây dựng 30 14 7 9 3 Kỹ sư viễn thông 32 20 12 4 Kỹ sư công trình 5 3 2 5 Kỹ sư điện 1 1 6 Cử nhân kinh tế 29 14 13 2 7 Cử nhân khác 6 4 2 8 Cao đẳng 15 12 3 II Cán bộ kỹ thuật và công nhân 1 Công nhân kỹ thuật cao 63 2 Công nhân khác 300 Tổng cộng 484 Nguồn: Phòng tổng hợp Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên cơ cấu lao động có sự chênh lệch rõ rệt. Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn 80,16%. Vì vậy, Công ty luôn có một lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây lắp. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao 61, 98%. Vì vậy để đảm bảo được hiệu quả làm việc thì công ty nên đầu tư thêm vào công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. 2.2.2. Định mức lao động Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động, là sự quy định các mức hao phí cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định. Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định. Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử dụng mức thời gian trong quá trình xây lắp các công trình viễn thông. Mức thời gian là thời giờ quy định cho một hay một nhóm lao động có trình độ lành nghề nhất định để làm ra một sản phẩm hoặc hoàn thành một đơn vị công việc trong các điều kiện xác định. Công ty xây dựng mức thời gian lao động bằng phương pháp kinh nghiệm. Ưu điểm: Đơn giản, nhanh. Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Bảng 2.3 Mức thời gian lao động của công trình “Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” Đơn vị tính: giờ STT Thành phần công việc Định mức 1 Lắp đặt phiến cáp vào ngăn chức năng tủ thiết bị mạng viễn thông Công nhân 4/7 1,6 Kỹ sư 4/8 0,8 2 Cài đặt thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch Kỹ sư 6/8 100 3 Đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch Kỹ sư 6/8 140 Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng Kinh tế 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về việc sử dụng thời gian lao động. Một ngày làm việc 8 tiếng. Bắt đầu từ 7h30 đến 11h30 sáng, nghỉ trưa 1 tiếng, chiều làm việc từ 12h30 đến 4h30. Thời gian làm việc theo quy định của công ty là 1 tuần nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ nhật. Do đó trong một năm tổng ngày nghỉ chủ nhật là 53 ngày, nửa ngày thứ 7 tính là 26 ngày. Ngày nghỉ theo đúng quy định của nhà nước là: ngày giỗ tổ Hùng Vương ( 10 tháng 3 Âm lịch), 30/4, 1/5, 2/9 và ngày Tết Dương lịch. Ngày nghỉ Tết Âm lịch gồm 4 ngày ( 30 Tết, mồng 1 đến mồng 3 Tết). Số ngày nghỉ phép của mỗi lao động theo chế độ của nhà nước quy định là 12 ngày / năm. Vì vậy, tổng thời gian làm việc theo chế độ của Công ty là: 365 – 53 – 5 – 4 = 277 ngày. Thời gian nghỉ việc của cán bộ công nhân viên của Công ty do những lý do sau: nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản,…Trong năm 2006, tổng thời gian nghỉ việc của tất cả cán bộ công nhân viên của công ty là 198 ngày. Chẳng hạn, ở Đơn vị xây lắp số 1 của Công ty, Ông Nguyễn Trọng Nhường trong năm 2006 nghỉ phép 3 ngày, không nghỉ ốm đau. Do đó thời gian làm việc thực tế của Ông Nguyễn Trọng Nhường là 277 – 3 = 274 ngày. Bà Bùi Thị Mai Thanh trong năm 2006 nghỉ thai sản 120 ngày. Do đó thời gian làm việc thực tế là 277 – 120 = 157 ngày. Tình hình sử dụng lao động của Công ty tương đối hiệu quả. Thời gian nghỉ việc trong năm của toàn bộ lao động trong công ty là 198 ngày, tương đối thấp. Do lao động của công ty có tinh thần hăng say làm việc, biết tận dụng thời gian làm việc tại Công ty một cách có hiệu quả nhất. 2.2.4. Năng suất lao động Năng suất lao động của một lao động trong năm được tính theo công thức sau: NSLĐ1người/năm = Tổng DT của năm : Tổng số lao động bình quân trong năm. Bảng 2.4 Năng suất lao động trong năm 2005 và 2006 Năm Doanh thu ( Đồng) Số lao động Năng suất lao động( Đồng) 2005 121.858.400.000 476 256.005.042 2006 125.345.088.020 484 258.977.455 Chênh lệch 06/05 3.486.680.000 8 2.972.413 Tỷ lệ % 2,86% 1,68% 1,16% Nguồn: Phòng Kinh tế Từ bảng trên ta thấy, năng suất lao động của Công ty năm 2006 tăng 1,16% so với năm 2005. Có được kết quả này là do trong năm 2006, Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và lao động quản lý… 2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động Quy trình tuyển dụng: Hình 2.2 Quy trình trình tuyển dụng lao động Xác định nhu cầu Thông báo tuyển dụng Thu hồ sơ sơ tuyển Xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu Thi tuyển Quyết định tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động Các hình thức đào tạo nhân viên: Hiện nay, Công ty đang áp dụng một số hình thưc đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên của công ty như: Đào tạo tại chỗ ngay trong lúc làm việc: những lao động mới, chưa có kinh nghiệm được giao cho những lao động có thâm niên và kinh nghiệm hơn kèm cặp. Lao động mới này vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe lời chỉ dãn và làm theo cho đến khi có thể tự làm việc được một cách độc lập. Công ty tạo điều kiện cho những lao động muốn đi học để nâng cao tay nghề. Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài theo chương trình đào tạo mà gắn liền với các dự án mà công ty thực hiện. Các chương trình đào tạo đã thực hiện: Công ty đã tổ chức các khóa đào tạo cho các đối tượng như: Đào tạo cao học: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng các đơn vị xây lắp. Đào tạo về kỹ thuật: các kỹ sư trong biên chế chính thức. Chi phí của các khóa đào tạo trên do công ty bỏ ra. Sau khi khóa học kết thúc thì các đối tượng được đào tạo đều nâng cao được trình độ chuyên môn của mình, làm việc có hiệu quả hơn. Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ nhằm tuyển dụng những lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động. 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá lương Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch: Công ty xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch của năm dựa trên quỹ lương của năm trước. Quỹ lương kế hoạch của một năm được xác định theo doanh thu kế hoạch của toàn công ty. Vkh = ∑ Dkh i x Ki Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch Dkh i : Doanh thu theo kế hoạch của sản phẩm thứ i trong kỳ Ki : Tỷ lệ tiền lương trên doanh thu của sản phẩm thứ I trong kỳ kế hoạch n: Số loại sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương kế hoạch: Đơn giá tiền lương kế hoạch được xây dựng dựa trên doanh thu: Đg = Vkh / Dkh Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch Dkh : Tổng doanh thu theo kế hoạch Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương thực tế: Công ty xây dựng quỹ lương thực tế dựa trên cơ sở doanh thu thực tế của năm đó. Phương pháp xây dựng giống như phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch. Trong năm 2006, tổng quỹ lương kế hoạch là 68 tỷ đồng, tổng quỹ lương thực tế là 60 tỷ đồng. Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương thực tế: Công ty tính đơn giá tiền lương thực tế theo đúng đơn giá tiền lương kế hoạch 2.2.7. Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân Công ty áp dụng hệ thống thang bảng lương theo hưởng gắn chặt hiệu quả lao động với tiền lương của người lao động nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trách nhiệm của người lao động trước công việc được giao. Lương của người lao động gồm 2 phần: Lương cơ bản Phụ cấp tiền lương Hình thức trả lương cơ bản mà Công ty hiện nay đang áp dụng là: Đối với lao động trực tiếp: trả lương theo lương khoán. Tức là tổng tiền lương cần trả cho một lao động được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định. Lương khoán được xác định như sau: Lk = k x a Lk : Lương khoán k: Khối lượng công việc đạt chất lượng đã hoàn thành a: Đơn giá lương khoán Đối với lao động gián tiếp: trả lương theo hợp đồng lao động. Số tiền lương mà lao động nhận được tương ứng với số tiền lương được ký kết trong hợp đồng lao động. Lương ký kết trong hợp đồng lao động được tính dựa vào hệ số chức danh và hệ số công việc. Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản phụ cấp lương khác như: phụ cấp độc hại, phụ cấp ca đêm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp trách nhiệm,… Các hình thức thưởng mà Công ty hiện nay đang áp dụng nhằm động viên và khuyến khích lao động hăng hái và nhiệt tình trong công việc là: Thưởng năng suất lao động cao Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Thưởng nhân dịp lễ, Tết… Nguồn tiền thưởng của Công ty được lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động. Bảng 2.5 Bảng lương của đơn vị xây lắp số 1 Đơn vị tính: Đồng STT Họ và tên Chức danh Công việc Hệ số chức danh Thành tiền Hệ số công việc Thành Tiền Tổng lương được lĩnh 1 2 3 4 5 6=5x350.000 7 8=7x300.000 9 1 Nguyễn Trọng Nhường Kỹ sư Giám sát thi công 2,34 819.000 4,6 1.380.000 2.199.000 2 Lê Thanh Lich Kế toán Kế toán 2,34 819.000 3,1 930.000 1.749.000 3 Bùi Thị Mai Thanh Kỹ sư Giám sát thi công 2,34 819.000 3,1 930.000 1.749.000 4 Đỗ Văn Quyền Kỹ thuật viên Giám sát thi công 2,34 819.000 2,8 840.000 1.659.000 5 Nguyễn Tuấn Anh Kỹ thuật viên Giám sát thi công 2,34 819.000 2,1 630.000 1.449.000 6 Đinh Văn Vịnh Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,8 630.000 2,8 840.000 1.470.000 7 Nguyễn Chí Hải Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,8 630.000 1,8 540.000 1.170.000 8 Nguyễn Xuân Toản Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,83 640.000 2,0 600.000 1.240.500 Nguồn: Phòng Kinh tế Bảng 2. 6 Bảng lương của phòng Tổng hợp Đơn vị tính: Đồng STT Họ và tên Chức danh Công việc Hệ số chức danh Thành tiền Hệ số công việc Thành Tiền Tổng lương được lĩnh 1 2 3 4 5 6=5x350.000 7 8=7x300.000 9 1 Hoàng Văn Huê Cử nhân kinh tế Trưởng phòng 3,89 1.361500 7 2.100.000 3.461.500 2 Võ Thi Tuyết Mai Cử nhân khoa học CV tổng hợp 3,27 1.144.500 7 2.100.000 3.240.500 3 Nguyễn Thi Hải Yến Cử nhân kinh tế CV tổng hợp 2,96 1.036.000 5 1.500.000 2.536.000 4 Nguyễn Tiến Tuấn Cử nhân kinh tế CV nhân sự 2,65 927.500 2,3 690.000 1.617.500 5 Nguyễn Khánh Tâm Cử nhân kinh tế CV hành chính 2,65 927.500 2,3 690.000 1.617.500 6 Nguyễn Ngọc Linh Cử nhân kinh tế CV hành chính 2,65 927.500 3,5 1.050.000 1.977.500 Nguồn: Phòng Kinh tế 2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của công ty Ưu điểm: Lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây lắp Định mức lao động theo thời gian được xây dựng một cách đơn giản và nhanh chóng có kết quả với chi phí tương đối thấp Thời gian nghỉ việc trong năm của toàn bộ lao động trong công ty tương đối thấp Lao động của công ty có tinh thần hăng say làm việc, biết tận dụng thời gian làm việc tại Công ty một cách có hiệu quả nhất. Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động. Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và lao động quản lý… Nhược điểm: Số lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao Định mức lao động có độ chính xác không cao. Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động. 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp Công trình xây lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Do đó vật tư được sử dụng trong thi công công trình này bao gồm một số loại vật tư chính mà do chính Chủ đầu tư cung cấp, còn lại một số loại vật tư chính và toàn bộ phần vật tư phụ là vật tư của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Danh sách một số vật tư chính và vật tư phụ của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử dụng trong công trình “Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được trình bày trong bảng 2.7.. Bảng 2. 7 Danh sách các loại vật tư STT Thành phần vật tư Đơn vị Khối lượng Chênh lệch Kế hoạch Thực tế Vật liệu chính 1 Cáp đồng bọc PVC M35 Mét 50 50 0 2 Cáp nguồn 2 x 16 Mét 90 90 0 Vật liệu phụ 1 Đinh vít nở M14 Bộ 12 12 0 2 Băng dính 15 x 20.000 m Cuộn 23,8 21 - 2,8 3 Băng lau đầu connetor Cuộn 38,4 38,4 0 4 Cồn công nghiệp kg 32,21 30,89 - 1,32 5 Dây thép F2 kg 1,5 1,5 0 6 Ống gen mềm F5 Mét 55 41 - 14 7 Giấy in khổ A4 Ram 0,22 0,22 0 8 Lạt nhựa 5 x 200 mm Cái 2.760 2,760 0 9 Tem đánh dấu Cái 419 363 - 56 10 Thiếc hàn Kg 0,825 0,615 - 0,21 Nguồn: Phòng kinh tế Nhận xét: Trong quá trình thực hiện công trình, các loại vật tư được sử dụng tiết kiệm. Do đó không có loại vật tư nào sử dụng vượt quá kế hoạch đề ra. Trong đó có một số loại vật tư sử dụng hiệu quả nên khối lượng thực tế ít hơn kế hoạch. 2.3.2. Cách xây dựng định mức sử dụng vật tư Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuyên ngành Bưu chính Viễn thông là định mức kinh tế- kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về nguyên vật liệu để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây lắp hoặc cài đặt lập trình cho một thiết bị từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc. Vật tư mà công ty sử dụng khi xây lắp thi công các công trình thường được sử dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu chuẩn của ngành. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu này do Viện nghiên cứu Bưu điện xây dựng dựa trên phương pháp thử nghiệm. Vì vậy, Công ty không mất thời gian và chi phí cho việc xây dựng định mức sử dụng vật tư. Tuy nhiên, khi định mức của các ngành có liên quan thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo. Do đó, mức độ chủ động của Công ty không cao. 2.3.3. Tình hình sử dụng vật tư Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có phương pháp kế toán vật tư như sau: Vật tư nhập kho: Giá trị của vật tư nhập kho được tính theo giá thực tế. Vật tư mua ngoài: Giá thực tế nhập kho = giá mua ghi trên hóa đơn + các loại thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua - Chiết khấu thương mai - giảm giá hàng mua Vật tư có được do được tặng, thưởng: Giá thực tế nhập kho = giá thị trường tương đương + Chi phí tiếp nhận Phế liệu thu hồi: Giá thực tế nhập kho = giá trị thu hồi ước tính Vật tư xuất kho: Giá trị của vật tư xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tức là vật tư nào được nhập vào kho trước, khi cần đến sử dụng sẽ được xuất trước. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục giá trị hàng nhập, xuât, tồn trên sổ kế toán. Khi xuất và khi nhập vật tư đều phải có chứng từ. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát Vật tư khi mua về sẽ được nhập kho và bảo quản cẩn thận để đảm bảo vật tư không bị hư hỏng và mất mát. Khi có nhu cầu về một loại vật tư nào đó để thực hiện xây lắp công trình, Công ty căn cứ vào lượng vật tư tồn kho. Nếu vật tư không đủ thì sẽ được mua ngay cho kịp tiến độ thi công công trình. Do Công ty có những nhà cung cấp vật tư có uy tín và chất lượng nên Công ty không cần dự trữ vật tư quá nhiều. Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất kho vật tư, vật tư được cấp phát đầy đủ, có chất lượng tốt và kịp thời. 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định Tài sản cố định là loại tài sản có nguyên giá lớn hơn 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là: Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ hữu hình. Phương tiện vận tải Thiết bị, dụng cụ quản lý TSCĐ vô hình của Công ty là: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa. Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản cố định tính đến 31/12/2006 Đơn vị tính: Đồng Loại TSCĐ Nguyên giá GT hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Tỷ trọng TSCĐ hữu hình 15.230.887.659 - 4.531.932.198 10.698.955.461 65,04% TSCĐ vô hình 5.751.200.000 0 5.751.200.000 34,96% Nguồn: Phòng kinh tế TSCĐ hữu hình được khấu hao đều theo thời gian. Danh sách các máy móc thiết bị của Công ty: Xem phụ lục số 5 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định Thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định: Nhà cửa, vật kiến trúc: thời gian sử dụng từ 5-50 năm Máy móc, thiết bị: thời gian sử dụng từ 5- 15 năm Phương tiện vận tải: thời gian sử dụng từ 6-10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý: thời gian từ 3-10 năm Thời gian sử dụng TSCĐ thực tế: TSCĐ của Công ty được sử dụng khi Công ty nhận được đơn hàng xây lắp từ khách hàng. Tùy vào từng công trình khác nhau mà số lượng và chủng loại máy móc thiết bị được sử dụng là khác nhau. Chẳng hạn, trong công trình lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành phố Hà Nội. Khi thực hiện xây lắp công trình thì các loại máy móc thiết bị cần dùng và thời gian sử dụng thực tế được trình bày trong bảng 2.9. Bảng 2. 9 Các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng thực tế STT Loại máy móc, thiết bị Thời gian thực tế (ca) 1 Đồng hồ đo điện vạn năng 5,59 2 Máy đo độ méo tần số và tạp âm 5,5 3 Máy đo điện trở suất của đất 0,03 4 Máy đo cáp quang OTDR 25,6 5 Máy đo méo phi tuyến 5,5 6 Máy đo mức milivon 5,5 7 Máy cắt uốn 5kw 0,15 8 Máy hiện sóng 5,5 9 Máy khảo sát đặc tuyến tần số 5,5 10 Máy khoan 1,5kw 0,15 11 Máy nạp số liệu chuyên dụng 14,5 12 Máy phát tín hiệu 5,5 13 Máy so pha 5,5 14 Máy tính chuyên dụng 89,5 Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế Tính hệ số phụ tải ( Hệ số sử dụng công suất) của đồng hồ đo điện vạn năng: Dự án kéo dài 60 ngày 1 ca / ngày Có 04 đồng hồ đo điện vạn năng Thời gian làm việc thực tế là 5,59 ca → Hệ số phụ tải của đồng hồ đo điện vạn năng = 5,59 / ( 4 x 60) x 100% = 2,33% Nhận xét: Đồng hồ đo điện vạn năng được sử dụng 2,33 % công suất trong thời gian thực hiện dự án. Do đặc điểm của công trình là chỉ khi cần dùng đến loại máy móc, thiết bị nào trong quá trình xây lắp thì máy đó mới được sử dụng, chứ không phải tất cả máy móc, thiết bị được dùng 100% thời gian của dự án. Do đó tuy thời gian sử dụng thực tế thấp nhưng không đáng lo ngại. Tình hình sử dụng các máy móc, thiết bị khác được tính tương tự như trên. 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Ưu điểm: Vật tư sử dụng trong công trình xây lắp tiết kiệm, hiệu quả mà công trình vẫn đạt được chất lượng yêu cầu. Phương pháp kế toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm của Công ty. Công ty không dự trữ quá nhiều vật tư, tránh ứ đọng vốn kinh doanh. Nhược điểm: Áp dụng định mức tiêu hao vật tư của Bộ xây dựng nên Công ty không có sự chủ động về định mức trong quá trình hoạt động. Vì khi định mức quy định của nhà nước thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo. Công ty có thể lâm vào tình trạng thiếu vật tư khi cần nếu như không có được những nhà cung cấp có uy tín. 2.4. Phân tích chi phí và giá thành 2.4.1. Các loại chi phí của Công ty Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện phân loại chi phí đang sử dụng theo khoản mục, tức là dựa vào công dụng và địa điểm phát sinh của chi phí để phân loại. Bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bao gồm: chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp cho tích chất lương ( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, ca đêm, làm thêm giờ…). Ngoài ra còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí sản xuất chung. Bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí bán hàng. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho hoạt động bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền…dành cho việc quản lý doanh nghiệp. 2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và để thuận lợi cho việc ghi chép và phản ánh số liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, Công ty sử dụng hệ thống kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái. Đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ cũng như đặc trưng về trình tự hoạch toán Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh vào một quyển số gọi là Nhật ký- Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống, Tất cả các tài khoản mà Công ty sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ và Có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký – Sổ cái. Hình 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký – Sổ cái. Báo cáo kế toán Sổ quỹ Sổ hạch toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào ngày đến làm gốc, ghi vào Sổ quỹ, Nhật ký – sổ cái và sổ hạch toán chi tiết chi từng đối tượng. Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ hạch toán chi tiết vào Bảng tổng hợp chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết và Nhật ký- sổ cái là căn cứ để lập các báo cáo kế toán Nhận xét: Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các công ty có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít. 2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của Công ty Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình ( giá thành được ghi trong hồ sơ dự thầu của công ty) dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Bảng 2. 10 Tổng giá thành kế hoạch của công trình “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” ĐVT: Đồng STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Công thức MSS BRAS Cầu Giấy BRAS Đinh Tiên Hoàng Tổng giá trị I Chi phí vật liệu trực tiếp VL VL = VLC + VLP 5.889.390 3.060.810 291.970 9.242.170 Vật liệu chính VLC 4.142.710 2.682.170 0 Vật liệu phụ VLP 1.746.680 378.640 391.970 II Chi phí nhân công trực tiếp NC 24.036.049 6.693.546 3.328.761 34.058.356 III Chi phí sản xuất chung SXC SXC = C1 + C2 + C3 21.122.302 6.261.524 3.192.412 30.576.238 Chi phí máy thi công C1 5.498.870 1.848.137 1.028.717 Chi phí chung khác C2 NC x 65% 15.623.432 4.350.805 2.163.695 Chi phí khác bằng tiền C3 0 62.582 0 TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT KẾ HOẠCH Z Z = VL+ NC+ SXC 73.876.764 Nguồn: Hồ sơ dự thấu, Phòng kinh tế 2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế a. Phương pháp tập hợp chi phí: Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng liên quan trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( NVLTT), kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp” Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết (nếu có) + Kết chuyển chi phí NVLTT TK 621 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…) Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung (SXC), kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: tập hợp chi phí sản cuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có) + Kết chuyển ( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung TK 627 không có số dư cuối kỳ do đã kết chuyển hoặc được phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết tới những tài khoản cấp 2. Để kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Theo phương pháp này,trong giá trị sản phẩm dỏ dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho theo từng ngành sản xuất, theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản xuất, từng sản loại lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất-kinh doanh phụ. Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC) Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (nếu có) + Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành b. Phương pháp tính giá thành thực tế: Do Công ty sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng nên kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSX DD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DD CK Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn hàng. Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng thì hoạch toán trực tiếp cho đơn hàng đó. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ phần trăm của nhân công trực tiếp. Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàn hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những đơn hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và được chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm cửa đơn hàng. 2.4.5. Phân tích sự biến động của giá thành thực tế Giá thành sản xuất của một số công trình mà Công ty thực hiện trong thời gian qua được trình bày trong bảng 2.11 và bảng 2.12. Bảng 2.11 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” ĐVT: Đồng Các loại chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch tuyệt đội TT/KH (%) Chi phí vật liệu trực tiếp 9.242.170 9.176.004 -66.166 99,28 Chi phí nhân công trực tiếp 34.058.356 31.065.118 -2.993.238 91,21 Chi phí sản xuất chung 30.576.238 28.078.479 -2.497.759 91,83 TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 73.876.764 68.319.601 -5.557.163 92,48 Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế Qua bảng trên ta thấy giá thành sản xuất thực tế giảm so với giá thành kế hoạch7,52%. Giá thành thực tế chỉ bằng 92,48% giá thành kế hoạch. Cả ba khoản mục chi phí chính đều giảm. Có được kết quả đó là do: Công ty đã tiết kiệm được các nguyên vật liệu phụ Khoán khối lượng công việc nhất định cho lao động phải hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định từ đó nhằm giảm chi phí nhân công Khấu hao máy móc thiết bị thấp đi Tận dụng đối đa năng lực của máy móc, thiết bị. Bảng 2.12 Giá thành sản xuất kế hoạch và thực tế của công trình “ Mở rộng hệ thống chuyển mạch EWSD Kim Liên và Ô Chợ Dừa Hà Nội giai đoạn 2005-2006 thêm 8336 cổng” ĐVT: Đồng Các loại chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch tuyệt đội TT/KH (%) Chi phí vật liệu trực tiếp 28.958.188 23.436.917 -5.521.271 80,93 Chi phí nhân công trực tiếp 90.434.678 90.852.920 418.242 100,46 Chi phí sản xuất chung 85.128.920 85.283.142 154.222 100,18 TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 178.459.416 199.572.979 21.113.563 111,83 Nguồn : Hồ sơ quyết toán, Phòng kinh tế Qua bảng trên ta thấy, giá thành sản xuất thực tế của công trình tăng hơn so với kế hoạch 11,83%. Tuy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giảm nhưng giá thành sản xuất thực tế của công trình bằng 111,83% giá thành sản xuất kế hoạch. Kết quả này do những nguyên nhân sau: Trong năm 2006, tiền lương tối thiểu tăng so với năm 2005 khi xây dựng giá thành sản xuất kế hoạch. Dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng tăng lên. Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như: điện, nước, xăng dầu,… Trong trường hợp có sự biến động của giá thành sản xuất của công trình thì Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện ( Nhà thầu) sẽ bàn bạc với chủ đầu tư để xem xét tình cách giải quyết nếu nguyên nhân là do những yếu tố khách quan. 2.4.6. Nhận xét Ưu điểm: Cách phân loại chi phí theo khoản mục là phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty. Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các công ty có quy mô nhỏ và vừa, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít. Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch là hợp lý với đặc điểm sản xuất. Do trong giá thành của Công trình thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nên Công ty phân bổ chi phí gián tiếp theo chi phí nhân công trực tiếp là hoàn toàn phù hợp. Nhược điểm: Giá thành công trình biến đổi do những yếu tố khách quan nên công ty không có được sự chủ động trong công tác giá thành kế hoạch. Do đó, một số công trình giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. 2.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.13 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 dạng tóm lược BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2006 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM 1. Doanh thu thuần 10 121.858.400.621 125.345.088.020 2. Giá vốn hàng bán 11 106.773.966.292 110.269.354.288 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 15.084.434.329 15.075.733.732 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 198.260.846 169.455.740 5. Chi phí tài chính 22 3.413.947.200 3.659.124.808 Trong đó lãi vay 23 3.413.947.200 3.463.549.023 6. Chi phí bán hàng 24 0 0 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7.716.943.953 7.525.933.959 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 7.367.490.376 4.060.130.705 9. Thu nhập khác 31 0 3.400.000 10. Chi phí khác 32 23.463.774 375.313 11. Lợi nhuận khác 40 -23.463.774 3.024.687 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50  4.128.340.148 4.063.155.392 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51  1.155.935.269 1.137.683.510 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 0 15 Lợi nhuận sau thuế 60  2.972.404.979 2.925.471.882 16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 18% 18% Nguồn: Phòng kinh tế Bảng 2.14 Tỷ trọng của các loại chi phí, lợi nhuận trong doanh thu thuần Tên các loại chi phí, lợi nhuận Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi Năm 2005 Năm 2006 Giá vốn hàng bán 87,62 89,97 Tăng Chi phí bán hàng 0 0 Không đổi Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,33 6,00 Giảm Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6,05 3,24 Giảm Qua bảng trên ta thấy, doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ tăng 2,86%. Trong khi đó tuy chi phí quản lý doanh nghiệp giảm không đáng kể 0,33% thì giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 2,35%. Dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2006 giảm 2,81% so với năm 2005. Chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu thuần là không tốt. 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.15 Bảng cân đối kế toán năm 2006 dạng tóm tắt BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 163.671.562.637 165.373.333.736 I - Tiền 110 3.934.603.859 3.329.030.093 II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 III - Các khoản phải thu 130 129.970.305.009 133.843.132.940 IV - Hàng tồn kho 140 10.995.924.048 11.647.130.703 V - Tài sản lưu động khác 150 18.770.729.971 16.554.040.000 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 18.035.828.007 17.450.155.461 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 II - Tài sản cố định 220 17.235.828.007 16.450.155.461 III - Bất động sản đầu tư 240 0 0 IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 V - Tài sản dài hạn khác 260 800.000.000 1.000.000.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 181.707.390.644 182.823.489.197 NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A - NỢ PHẢI TRẢ 300 166.863.362.677 166.692.481.347 I - Nợ ngắn hạn 310 166.863.362.677 166.692.481.347 II - Nợ dài hạn 330 0 0 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14.844.027.967 16.131.007.850 I - Nguồn vốn, quỹ 410 14.748.073.690 16.051.755.960 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 95.954.270 79.251.890 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 181.707.390.644 182.823.489.197 Nguồn: Phòng kinh tế Bảng 2.16 Cơ cấu tài sản của Công ty trong 2 năm 2005, 2006 Tên các loại tài sản Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi Năm 2005 Năm 2006 Tiền và các khoản tương đương tiền 2,16 1,82 Giảm Các khoản phải thu 71,53 73,21 Tăng Hàng tồn kho 6,05 6,37 Tăng Tài sản lưu động khác 10,33 9,05 Giảm Tài sản cố định ròng 9,48 9,00 Giảm Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 0,44 0,55 Tăng Qua bảng trên ta thấy: Xuất phát từ đặc điểm của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên các khoản phải thu trong tổng tài sản của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2006, tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản tăng 1,68% so với năm 2005. Dấu hiệu này là không tốt đối với công ty do vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá nhiều, dễ dẫn đến thiếu vốn trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng tài sản của năm 2006 tăng 0,32% so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu không tốt. Hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đọng nhiều dẫn đến vốn của công ty bị ứ đọng. Ngoài ra tỷ trọng của các loại tài sản khác trong tổng tài sản như: Tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản lưu động khác, tài sản cố định ròng của năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Riêng tỷ trọng của các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của năm 2006 tăng so với năm 2005. Bảng 2.17 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2005, 2006 Tên các loại nguồn vốn Tỷ trọng (%) Xu thế biến đổi Năm 2005 Năm 2006 Nợ ngắn hạn 90,61 91,18 Tăng Nợ khác 1,22 0 Giảm Nguồn vốn, quỹ 8,12 8,78 Tăng Nguồn kinh phí, quỹ khác 0,05 0,04 Giảm Qua bảng trên ta thấy: Nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn. Năm 2006, tỷ trọng của nợ ngắn hạn tăng 0,57% so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được nhiều vốn của những đối tượng khác như: khách hàng, nhà cung cấp, nhà nước, người lao động,…để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong năm 2006, nguồn vốn và quỹ của Công ty tăng 0,66% so với năm 2005. Ngoài ra, nợ khác và nguồn kinh phí, quỹ khác của năm 2006 đều giảm so với năm 2005. 2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính a. Phân tích khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán chung (hiện hành) của công ty trong năm 2006 bằng 0,9921, tỷ số này nhỏ hơn 1. Do đó công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Trong 2 năm 2005 và 2006, công ty luôn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty trong năm 2006 có xu hướng tăng so với tỷ số khả năng thanh toán chung trong năm 2005. Do đó, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong năm 2006 tuy khó khăn nhưng vẫn khả quan hơn năm 2005. Nguyên nhân do năm 2006 TSLĐ&ĐTNH tăng và nợ ngắn hạn giảm so với năm 2005. b. Phân tích cơ cấu tài chính: Trong năm 2006, tỷ số cơ cấu tài sản cố định lớn hơn tỷ số tài trợ dài hạn của công ty (0,0954 > 0,0882 ), tức là tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty không được tài trợ trọn vẹn bằng nguồn vốn dài hạn, mà doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH. Như vậy rủi ro cao nếu như công ty mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Trong 2 năm 2005 và 2006, TSCĐ&ĐTDH của công ty luôn được tài trợ một phần bởi nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2006, phần nợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho TSCĐ&ĐTNH giảm so với năm 2005. Tỷ số tự tài trợ của công ty trong năm 2006 quá thấp (0,0882 << 0,5). Do đó, tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn quá nhiều so với phần vốn chủ sở hữu. c. Phân tích khả năng hoạt động: Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của năm 2006 là 0,8009. Tức là 1 đồng tài sản lưu động mà công ty bỏ ra thì thu lại được 0,8009 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của năm 2006 tăng so với năm 2005 (0,7786 < 0,8009 ). Tỷ số vòng quay tổng tài sản của năm 2006 là 0,6877. Tức là 1 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì thu lại được 0,6877 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tổng tài sản của năm 2006 giảm so với năm 2005 ( 0,6877 < 0,6969 ). → Tỷ số vòng quay TSLĐ và tỷ số vòng quay tài sản của năm 2006 của công ty là quá thấp, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu hay khả năng luân chuyển tài sản là không cao. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 là 11,0714. Tức là 1 đồng hàng tồn kho mà công ty bỏ ra thì thu lại được 11,0714 đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 tăng so với năm 2005 ( 11,0714 > 10,8325 ). → Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của năm 2006 cao, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu từ hàng tồn kho cao. Thời gian thu tiền bán hàng của công ty trong năm 2006 là 381 ngày ( hơn 1 năm ) là quá dài. Do đó vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên sau khi hoàn thành hợp đồng thi công xây lắp với chủ đầu tư thi chủ đầu tư thường yêu cầu được trả chậm một khoản tiền khoảng 5 % của giá trị hợp đồng để làm điều kiện bắt công ty phải cam kết bảo dưỡng, sửa chữa công trình trong thời gian bảo hành. Sau khi hết thời gian bảo hàng công trình thì chủ đầu tư mới thanh toán nốt phần còn lại cho công ty. Do đó làm cho các khoản phải thu khách hàng của công ty cao và thời gian thu tiền dài. So với năm 2005 thì thời gian thu tiền bán hàng trong năm 2006 tăng ( 359 ngày < 381 ngày ). Như vậy là không tốt do vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá lâu. Thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp của công ty trong năm 2006 là 357 ngày. Thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp dài chứng tỏ công ty chiếm dụng được vốn của người khác lâu. Tuy nhiên thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp trong năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 481 ngày ) là 124 ngày, thời gian chiếm dụng vốn của người khác ngắn hơn. → Do đó công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo được chất lượng yêu cầu mà lại có chính sách mua bán tín dụng cho lợi cho công ty. d. Phân tích khả năng sinh lời: Doanh lợi tiêu thụ của năm 2006 là 2,33% tức là trong 1 đồng doanh thu mà công ty thu được thì có 0,0233 đồng lãi thuộc về chủ sở hữu công ty. Doanh lợi tiêu thụ năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 2,44% ). Doanh lợi vốn chủ của năm 2006 là 4,72% tức là cứ 1 đồng mà chủ sở hữu bỏ ra thì chủ sở hữu thu được 0,0472 đồng lãi. Doanh lợi vốn chủ trong năm 2006 giảm so với năm 2005 ( 5,15% ). Tỷ số này là quan trọng nhất đối với các cổ đông trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không. Doanh lợi tổng tài sản của năm 2006 là 0,40% tức là 1 đồng tài sản bỏ ra thì thu về được 0,004 đồng lãi. Doanh lợi tổng tài sản năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005 ( 0,42% ). Tỷ số này là quan trọng nhất đối với công ty. → Tóm lại, 3 tỷ số doanh lợi của công ty trong năm không cao và đều giảm so với năm 2005. Chứng tỏ tình hinh kinh doanh trong năm 2006 của công ty không được tốt. Bảng 2.18 Các tỷ số tài chính của Công ty trong năm 2005 và 2006 Các tỷ số tài chính Ký hiệu Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Xu thế Các tỷ số về khả năng thanh toán 1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành KHH TSLĐ&ĐTNH 0,9809 0,9921 Tăng Nợ ngắn hạn 2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh KN TSLĐ&ĐTNH - HTK 0,3262 0,9222 Tăng Nợ ngắn hạn 3. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời KTT Tiền 0,0239 0,0200 Giảm Nợ ngắn hạn Các tỷ số về cơ cấu tài chính 1. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động CTSLĐ TSLĐ&ĐTNH 0,9007 0,9046 Tăng Tổng tài sản 2. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định CTSCĐ TSCĐ&ĐTDH 0,0992 0,0954 Giảm Tổng tài sản 3. Tỷ số tự tài trợ CVC NVCSH 0,0817 0,0882 Tăng Tổng tài sản 4. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH NVCSH + Nợ dài hạn 0,0817 0,0882 Tăng Tổng tài sản Các tỷ số về khả năng hoạt động 1. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động VTSLĐ Doanh thu thuần 0,7786 0,8009 Tăng TSLĐ&ĐTNH bq 2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản VTTS Doanh thu thuần 0,6969 0,6877 Giảm Tổng tài sản bq 3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho VHTK Doanh thu thuần 10,8325 11,0714 Tăng Hàng tồn kho bq 4. Thời gian thu tiền bán hàng TPThu Các khoản phải thu bq x 365 359 ngày 381 ngày Tăng Doanh thu bán chịu 5. Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp TPTrả Các khoản phải trả bq x 365 481 ngày 357 ngày Giảm Giá trị hàng mua có thuế Bảng 2.18 Các tỷ số tài chính của Công ty trong năm 2005 và 2006 ( tiếp) Các tỷ số tài chính Ký hiệu Công thức tính Năm 2005 Năm 2006 Xu thế Các tỷ số về khả năng sinh lời 1. Doanh lợi tiêu thụ (ROS) LDT Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 2,44% 2,33% Giảm 2. Doanh lợi vốn chủ (ROE) LVC Lợi nhuận sau thuế NVCSH bq 5,15% 4,72% Giảm 3. Doanh lợi tổng tài sản (ROA) LTTS Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq 0,42% 0,40% Giảm 2.5.4 Nhận xét Về khả năng thành toán: Công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Về cơ cấu tài chính: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty không được tài trợ trọn vẹn bằng nguồn vốn dài hạn, mà doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH. Như vậy rủi ro cao nếu như công ty mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn quá nhiều so với phần vốn chủ sở hữu. Về khả năng hoạt động: Tỷ số vòng quay TSLĐ và tỷ số vòng quay tài sản của công ty là quá thấp, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu hay khả năng luân chuyển tài sản là không cao. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu từ hàng tồn kho cao. Vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá lâu do các khoản phải thu khách hàng của công ty cao và thời gian thu tiền dài Công ty chiếm dụng được vốn của người khác lâu do thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp dài. Do đó công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo được chất lượng yêu cầu mà lại có chính sách mua bán tín dụng cho lợi cho công ty. Về khả năng sinh lời: Các tỷ số doanh lợi của công ty trong năm không cao và đều giảm so với năm 2005. Chứng tỏ tình hinh kinh doanh trong năm 2006 của công ty không được tốt. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty 3.1.1 Các ưu điểm Marketing: Sản phẩm có chất lượng cao do công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của bộ ngành có liên quan và của chủ đầu tư. Công ty sử dụng 100% kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng do các sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghiệp, có giá trị cao. Do đó khách hàng luôn có được những thông tin chính xác về sản phẩm của Công ty. Lao động tiền lương: Lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây lắp Định mức lao động theo thời gian được xây dựng một cách đơn giản và nhanh chóng có kết quả với chi phí tương đối thấp Năng suất lao động tăng do đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề… Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động. Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và lao động quản lý… Quản lý vật tư, TSCĐ: Vật tư sử dụng trong công trình xây lắp tiết kiệm, hiệu quả mà công trình vẫn đạt được chất lượng yêu cầu. Phương pháp kế toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm của Công ty. Công ty không dự trữ quá nhiều vật tư, tránh ứ đọng vốn kinh doanh. Quản lý chi phí và giá thành: Cách phân loại chi phí theo khoản mục là phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Công ty. Hình thức nhật ký- sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các công ty có quy mô nhỏ và vừa, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít. Công ty xác định giá thành kế hoạch của một công trình dựa trên cơ sở các định mức về hao phí nguyên vật liệu, định mức hao phí nhân công, định mức hao phí máy thi công và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch là hợp lý với đặc điểm sản xuất. Do trong giá thành của Công trình thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nên Công ty phân bổ chi phí gián tiếp theo chi phí nhân công trực tiếp là hoàn toàn phù hợp. Tài chính Tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu từ hàng tồn kho cao. Công ty chiếm dụng được vốn của người khác lâu do thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp dài. Do đó công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp vừa đảm bảo được chất lượng yêu cầu mà lại có chính sách mua bán tín dụng cho lợi cho công ty. . 3.1.2 Các hạn chế Marketing: Do công ty định giá bằng phương pháp đấu thầu nên giá công trình vừa phải đảm bảo là thấp nhất vừa phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời giá cũng phải đem lại một phần lợi nhuận cho công ty. Công ty chưa đầu tư nhiều vào các hoạt động xúc tiến bán nhằm quảng bá cho hình ảnh của Công ty đối với bạn hàng. Hình thức chủ yếu là thông qua bán hàng trực tiếp và một số lần quảng cáo trên các trang báo trong ngành bưu điện. Do đó hiệu quả đạt được chưa cao. Lao động tiền lương: Số lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao Định mức lao động có độ chính xác không cao. Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động. Công ty sử dụng lao động thời vụ trong các công việc đơn giản tuy giảm được chi phí nhưng đôi khi cũng gặp phải một số vấn đề về kỷ luật, tác phong làm việc,… Quản lý vật tư, TSCĐ: Áp dụng định mức tiêu hao vật tư của Bộ xây dựng nên Công ty không có sự chủ động về định mức trong quá trình hoạt động. Vì khi định mức quy định của nhà nước thay đổi thì định mức của Công ty cũng phải thay đổi theo. Công ty có thể lâm vào tình trạng thiếu vật tư khi cần nếu như không có được những nhà cung cấp có uy tín. Quản lý chi phí và giá thành: Giá thành công trình biến đổi do những yếu tố khách quan nên công ty không có được sự chủ động trong công tác giá thành kế hoạch. Do đó, một số công trình giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Tài chính Công ty gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty không được tài trợ trọn vẹn bằng nguồn vốn dài hạn, mà doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho TSCĐ&ĐTDH. Như vậy rủi ro cao nếu như công ty mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, vì phần nợ lớn hơn quá nhiều so với phần vốn chủ sở hữu. Tỷ số vòng quay TSLĐ và tỷ số vòng quay tài sản của công ty là quá thấp, chứng tỏ khả năng tạo doanh thu hay khả năng luân chuyển tài sản là không cao. Vốn của công ty bị người khác chiếm dụng quá lâu do các khoản phải thu khách hàng của công ty cao và thời gian thu tiền dài Các tỷ số doanh lợi của công ty trong năm không cao và đều giảm so với năm 2005. Chứng tỏ tình hinh kinh doanh trong năm 2006 của công ty không được tốt. 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới trong những lĩnh vực khác nhau thì luôn cần đến sự trợ giúp của hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu về xây lắp các công trình viễn thông sẽ ngày càng gia tăng. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình viễn thông cần ngày một hoàn thiện năng lực sản xuất kinh doanh của mình để đáp ứng được nhu cầu đó. Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Công ty có được các đơn đặt hàng xây lắp chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu. Do đó nếu không thắng thầu thì công ty sẽ không có đơn đặt hàng, người lao động không có việc làm và Công ty sẽ không duy trì được hoạt động. Vì vậy khả năng cạnh tranh của Công ty là yếu tố quyết định đến khả năng thắng lợi của Công ty trong việc đấu thầu. Để có được năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thì uy tín, khả năng tài chính, nhân sự, công nghệ sản xuất của Công ty phải vững mạnh. Để giải quyết được vấn đề này, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện cần phải có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chính vì lí do này mà trong đề tài tốt nghiệp, em sẽ đi sâu vào nghiên cứu khả năng cạnh tranh thực tế hiện tại của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Và từ đó có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. CÁC PHỤ LỤC Phụ lục số 1: Bảng cân đối kế toán năm 2005 Phụ lục số 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Phụ lục số 3: Bảng cân đối kế toán năm 2006 Phụ lục số 4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Phụ lục số 5: Danh sách máy móc, thiết bị của Công ty Phụ lục số 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 149.333.762.730 163.671.562.637 I - Tiền 110 6.938.429.093 3.934.603.859 1. Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu) 111 702.280.893 976.106.266 2. Tiền gửi ngân hàng 112 6.236.148.200 2.958.497.593 3. Tiền đang chuyển 113 0 0 II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 0 0 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 0 0 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0 0 III - Các khoản phải thu 130 115.016.198.521 129.970.305.009 1. Phải thu của khách hàng 131 109.050.073.116 124.540.209.790 2. Trả trước cho người bán 132 5.891.248.690 5.161.861.779 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 0 0 4. Phải thu nội bộ 134 43.923.558 37.258.283 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 0 0 Phải thu nội bộ khác 136 43.923.558 37.258.283 5. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 137 0 0 5. Các khoản phải thu khác 138 30.953.157 230.975.157 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 0 0 IV - Hàng tồn kho 140 11.502.633.284 10.995.924.048 1. Hàng mua đang di đường 141 0 0 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 0 0 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 0 0 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 11.502.633.284 10.995.924.048 5. Thành phẩm tồn kho 145 0 0 6. Hàng hóa tồn kho 146 0 0 7. Hàng gửi đi bán 147 0 0 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0 V - Tài sản lưu động khác 150 15.876.501.832 18.770.729.971 1. Tạm ứng 151 15.876.501.832 18.665.580.000 2. Chi phí trả trước 152 0 0 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 0 105.149.721 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 0 0 5. Thế chấp, lý cược, ký quỹ dài hạn 155 0 0 VI - Chi sự nghiệp 160 0 0 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 0 0 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 0 0 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 18.692.157.777 18.035.828.007 I - Tài sản cố định 210 17.364.581.657 17.235.828.007 1. Tài sản cố định hữu hình 211 11.613.381.657 11.484.628.007 Nguyên giá 212 13.891.519.980 14.783.101.501 Giá trị hao mòn lũy kế 213 -2.278.138.323 -3.298.473.494 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 0 0 Nguyên giá 2145 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế 216 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 217 5.751.200.000 5.751.200.000 Nguyên giá 218 5.751.200.000 5.751.200.000 Giá trị hao mòn lũy kế 219 0 0 II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 0 0 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 0 0 2. Góp vốn lien doanh 222 0 0 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 0 0 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 0 0 III - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0 IV - Các khoán ký quỹ, ký cược dài hạn 240 1.327.576.120 800.000.000 V - Chi phí trả trước dài hạn 241 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 168.025.920.570 181.707.390.644 NGUỒN VỐN MÃ SỐ SÓ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A - NỢ PHẢI TRẢ 300 154.036.498.516 166.863.362.677 I - Nợ ngắn hạn 310 153.118.627.664 164.640.597.542 1. Vay ngắn hạn 311 20.503.200.000 29.919.032.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 0 0 3. Phải trả cho người bán 313 116.256.968.845 120.435.715.280 4. Người mua trả tiền trước 314 1.196.448.103 3.156.548.561 5. Các khoản thuế phải nộp nhà nước 315 9.926.276.996 7.451.957.668 6. Phải trả công nhân viên 316 3.948.110.447 3.383.279.180 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 259.383.273 102.547.788 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1.028.240.000 191.517.065 9. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 319 0 0 II - Nợ dài hạn 320 0 0 1. Vay dài hạn 321 0 0 2. Nợ dài hạn 322 0 0 3. Trái phiếu phát hành 323 0 0 III - Nợ khác 330 917.870.852 2.222.765.135 1. Chi phí trả trước 331 917.870.852 2.222.765.135 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 0 0 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 0 0 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 13.989.421.991 14.844.017.967 I - Nguồn vốn, quỹ 410 13.624.304.538 14.939.982.234 1. Nguồn vốn kinh daonh 411 6.200.000.000 6.200.000.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 0 0 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 3.155.326.712 7.623.982.234 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 0 0 6. Lãi chua phân phối 416 4.268.977.826 1.116.000.000 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 0 0 II - Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 365.117.453 95.954.267 1. Quý khen thưởng, phúc lợi 422 365.117.453 95.954.267 2. Quỹ quản lý của cấp trên 423 0 0 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 0 0 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 0 0 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 0 0 4. Nguồn hình thành tài sản cố định 427 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 168.025.920.570 181.707.390.644 Phụ lục số 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2005 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ SỐ KỲ TRƯỚC SỐ KỲ NÀY Tổng doanh thu 01 123.145.122.200 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 Các khoản giảm trừ 03 1.286.721.579 Chiết khấu 04 0 Giảm giá 05 1.286.721.579 Giá trị hàng bị trả lại 06 0 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 0 1. Doanh thu thuần 10 121.858.400.621 2. Giá vốn hàng bán 11 106.773.966.292 3. Lợi tức gộp 20 15.084.434.329 4. Chi phí bán hàng 21 0 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 7.716.943.953 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 7.367.490.376 Thu nhập doạt động tài chính 31 198.260.846 Chi phí hoạt động tài chính 32 3.413.947.200 Trong đó lãi vay 3.238.315.794 7. Lợi nhuận hoạt động tài chính 40 -3.215.686.354 Các khoản thu nhập khác 41 0 Chi phí khác 42 23.463.774 8. Lợi nhuận bất thường 40 -23.463.774 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 4.128.340.248 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 1.155.935.269 Thuế thu nhập được miễn giảm 0 11. Lợi nhuận sau thuế 80 2.972.404.979 Phụ lục số 3 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 163.671.562.637 165.373.333.736 I - Tiền 110 3.934.603.859 3.329.030.093 1. Tiền mặt tại quỹ ( gồm cả ngân phiếu) 111 3.934.603.859 3.329.030.093 2. Tiền gửi ngân hàng 112 0 0 II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0 0 III - Các khoản phải thu 130 129.970.305.009 133.843.132.940 1. Phải thu của khách hàng 131 124.540.209.790 126.509.078.513 2. Trả trước cho người bán 132 5.161.861.779 7.098.336.670 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 37.258.283 235.717.757 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 0 0 5. Các khoản phải thu khác 135 230.975.157 0 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 0 0 IV - Hàng tồn kho 140 10.995.924.048 11.647.130.703 1. Hàng tồn kho 141 10.995.924.048 11.647.130.703 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0 V - Tài sản lưu động khác 150 18.770.729.971 16.554.040.000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 105.149.721 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0 3. Thuế và các khoản phải khác phải thu nhà nước 154 0 0 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 18.665.580.000 16.554.040.000 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 18.035.828.007 17.450.155.461 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 0 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0 II - Tài sản cố định 220 17.235.828.007 16.450.155.461 1. Tài sản cố định hữu hình 221 11.484.628.007 10.698.955.461 Nguyên giá 222 14.783.101.501 15.230.887.659 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -3.298.473.494 -4.532.932.198 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 0 Nguyên giá 225 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế 226 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 227 5.751.200.000 5.751.200.000 Nguyên giá 228 5.751.200.000 5.751.200.000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0 III - Bất động sản đầu tư 240 0 0 Nguyên giá 241 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế 242 0 0 IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 258 0 0 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259 0 0 V - Tài sản dài hạn khác 260 800.000.000 1.000.000.000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 0 0 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lai 262 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 800.000.000 1.000.000.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 181.707.390.644 182.823.489.197 NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A - NỢ PHẢI TRẢ 300 166.863.362.677 166.692.481.347 I - Nợ ngắn hạn 310 166.863.362.677 166.692.481.347 1. Vay và nợ ngắn hạn ngắn hạn 311 29.919.032.000 24.713.503.584 2. Phải trả cho người bán 312 120.435.715.280 125.771.203.844 3. Người mua trả tiền trước 313 3.156.548.561 1.228.458.459 4. Các khoản thuế phải nộp nhà nước 314 7.451.957.668 9.421.517.937 5. Phải trả công nhân viên 315 3.383.279.180 2.884.369.850 6. Chi phí phải trả 316 2.222.765.135 2.196.714.563 7. Phải trả nội bộ 317 102.547.788 225.223.583 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 191.517.065 251.489.527 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn khác 320 0 0 II - Nợ dài hạn 330 0 0 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 334 0 0 5. Thuế thu nhập hoãn lai phải trả 335 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14.844.027.967 16.131.007.850 I - Nguồn chủ sở hữu 410 14.939.982.234 16.210.259.741 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 6.200.000.000 6.200.000.000 2. Thăng dư vốn cố phần 412 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4. Cổ phiếu quỹ 414 0 0 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 7.432.073.690 8.735.755.960 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1.116.000.000 1.116.000.000 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 95.954.267 79.251.891 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 95.954.267 79.251.891 2. Nguồn kinh phí 432 0 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 181.707.390.644 182.823.489.197 Phụ lục số 4 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2006 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ SỐ KỲ TRƯỚC SỐ KỲ NÀY 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 126.651.132.308 2. Các khoản giảm trừ 02 1.306.044.288 3. Doanh thu thuần 10 125.345.088.020 4. . Giá vốn hàng bán 11 110.269.354.288 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 15.075.733.732 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 169.455.740 7. Chi phí tài chính 22 3.659.124.808 Trong đó lãi vay 23 3.463.549.023 8. Chi phí bán hàng 24 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7.525.933.959 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 4.060.130.705 11. Thu nhập khác 31 3.400.000 12. Chi phí khác 32 375.313 13. Lợi nhuận khác 40 3.024.687 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 4.063.155.392 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1.137.683.510 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 0 17 Lợi nhuận sau thuế 60 2.925.471.882 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 18% Phụ lục số 5 Danh sách các máy móc, thiết bị của Công ty STT Loại máy Nước sản xuất Số lượng Đặc trưng kỹ thuật Giá trị còn lại (Đồng) Ghi chú 1 Bộ bắn cáp SuperJetPlumet Thụy Sỹ 01 728.160.000 Mới 2 Máy hàn cáp quang FUJIKARU Nhật 01 S174 424.576.800 Mới 3 Máy hàn cáp quang FUJIKARU Nhật 01 FSM 40S 325.432.000 Mới 4 Máy đo cáp quang OTDR ANDO Nhật 01 AQ7220b,AQ7225B,AQ7930 236.308.800 Mới 5 Máy đo cáp quang OTDR EXFO Canada 01 FTB 7423B B 89 242.440.000 Mới 6 Oto CAMRY Nhật 01 GL 1.6 467.000.000 Mới 7 Oto ZACE Nhật 01 KF80L HRMNEU 300.000.000 Mới 8 Oto FORD Mỹ 01 RANGER XLT CANOPY 370.000.000 Mới 9 Xe tải Hyundai Hàn Quốc 01 Tải trọng 2500kg 200.000.000 10 Xe tải Hyundai Hàn Quốc 01 Tải trọng 4500kg 250.000.000 11 Oto BMW Mỹ 01 X5 800.417.273 12 Oto BMW Đức 01 X5 659.823.640 13 Máy foto XEROX Máy in HP laser Mỹ,Nhật 05 VIACE 445,230,225,455 600 PI,SIZE A3,A4,80MBRAM 80MB,LASER 322.957.727 Mới 14 RESOLUTION Nhật 17 1100, HP 500 265.000.000 Mới 15 Máy tính IBM,compaq Mỹ,Sing 77 IBM 486,596,686 577.500.000 Mới 16 Máy tính IBM Mỹ,Sing 02 IBM 486 35.436.000 Mới 17 Máy tính xách tay TOSHIBA Nhật 01 Sattele A200 21.238.857 Mới 18 Máy fax Nhật 01 FAX giấy thường 5.610.195 Mới 19 Máy bơm nước Ý 08 5,5 Kw 56.000.000 Mới 20 Máy khoan betong Liên Xô 04 9.600.000 Mới 21 Máy trộn betong Ý 03 Dung tích 250l 46.500.000 22 Máy trộn betong Ý 01 Dung tích 180l 13.500.000 23 Máy trộn betong Ý 02 Dung tích 250l 24.000.000 24 Dàn giáo xây dựng Việt Nam 08 323.200.000 25 Dàn giáo xây dựng Việt Nam 04 30.400.000 26 Đầm dùi Nhật 10 48.000.000 27 Đầm cóc Nhật 05 8.000.000 28 Máy cắt đường Nhật 07 196.000.000 Mới 29 Ghi kéo cáp Đức 50 150md 120.000.000 Mới 30 Máy vận thăng Ý 03 120.000.000 Mới 31 Máy nén khí phá đá Nhật 04 160.000.000 Mới 32 Máy khoan xuyên Liên Xô 01 45.000.000 Mới 33 Văn phòng trụ sở Cty 01 18.900.000.000 34 Máy hàn cáp quang FUJIKARU Nhật 01 222.390.000 Mới 35 Máy đo định vị cáp nối quang Canada,Nhật 01 208.774.331 Mới 36 Máy hàn đo dịnh vị nối cáp quang Nhật 01 431.164.331 Mới TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Mai Trang, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống kế, 2005 [2] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006 [3] Lưu Thi Hương, Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2006 [4] Nghiêm Sỹ Thương, Tóm tắt nội dung bài giảng Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp [5] Nguyễn Quang Chương, Tóm tắt bài giảng Khoa học quản lý [5] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng marketing cơ bản [6] Nguyễn Văn Điểm, Nguyễn Ngọc Quân, Quản trị nhân lực, NXB Lao động –xã hội, 2004 [7] Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, Lý thuyết- Bài tập mẫu và bài giải, NXB Đại học [8] Kinh tế quốc dân, 2006 [9] Nguyễn Tấn Thịnh, Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2005 [10] Trần Quý Liên, Trần Văn Thuận, Phạm Thành Long, Nguyên lý kế toán, NXB Tài chính, 2006 [11] Vở ghi của các môn học có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuctaptotnghiep.doc
Tài liệu liên quan