Đề tài Giới thiệu chung về Công ty 26

Tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về Công ty 26: Lời mở đầu Công ty 26 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng, chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng của Tổng Cục Hậu cần. Chính vì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng doanh thu của toàn công ty hầu như đã bỏ qua thị trường hàng dân dụng trong nước và không tham gia xuất khẩu. Năm 2002 là năm đã đánh dấu một bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đã có kim ngạch xuất khẩu là 190.000 USD. Sau thời gian thực tập của giai đoạn 1, được sự giúp đỡ tận tình của các anh thuộc phòng tổ chức sản xuất của Công ty 26. Em đã hoàn thành được báo cáo tổng hợp của mình gồm 3 phần chính Phần I - Giới thiệu chung về Công ty 26 Phần II - Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26 Phần III - Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26 Phần I Khái quát chung về công ty 26 I. Quá trình hình t...

doc25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về Công ty 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Công ty 26 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng, chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Việc sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng của Tổng Cục Hậu cần. Chính vì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng doanh thu của toàn công ty hầu như đã bỏ qua thị trường hàng dân dụng trong nước và không tham gia xuất khẩu. Năm 2002 là năm đã đánh dấu một bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đã có kim ngạch xuất khẩu là 190.000 USD. Sau thời gian thực tập của giai đoạn 1, được sự giúp đỡ tận tình của các anh thuộc phòng tổ chức sản xuất của Công ty 26. Em đã hoàn thành được báo cáo tổng hợp của mình gồm 3 phần chính Phần I - Giới thiệu chung về Công ty 26 Phần II - Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26 Phần III - Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26 Phần I Khái quát chung về công ty 26 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26 1. Tên, địa chỉ công ty 26 - Tên công ty: Công ty 26 - Tel : 04.8751460 - Fax : 04.8751460 - Email : X26 @ hn. Vmn. vn - Số ĐKKD : 110772 - Trụ sở giao dịch: Khu công nghiệp Sài Đồng- Xã Gia Thuỵ - Huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội 2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty 26 Công ty 26 là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc Phòng, được thành lập theo quyết định số: 472/QĐ- QP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Công ty 26 có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân theo luật pháp của Nhà Nước. Công ty 26 được sáp nhập bởi 2XN: XN26 và XN804 Xí nghiệp 26 Xí nghiệp 804 Được thành lập theo quyết định số 890 Do cục quân nhu -Tổng cục hậu cần- Bộ quốc Phong phê duỵêt với nhiệm vụ chuyên sản xuất hàng quân trang phục vụ quốc phòng: Mũ cứng, quân hàm, quân hiệ, mũ kêpi… Được thành lập ngày 26 tháng 1 năm 1967 do cục thiết kế cơ bản - Tổng cục Hậu Cần- Bộ quốc Phòng phê duyet với nhiệm vụ chuyên sản suất dụng cụ phục vụ quân đội như bàn ghế, giường tủ… Cùng với những chuyển biến của nền kinh tế quốc dân, Công ty 26 có những bước đi, những thay đổi để phù hợp với tình hình đó. Những chuyển biến có tính chất bước ngoặt in đậm trong các giai đoạn sau: Giai đoạn 1978- 1985: Xí nghiệp quân dụng đi vào sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao cho. Trong giai đoạn này xí nghiệp sản xuất mũ cứng là chủ yếu, ngoài ra để tận dụng thiết bị máy móc, xí nghiệp còn sản xuất một số mặt hàng như quần đùi, áo mayo, balô, màn, cuối giai đoạn này xí nghiệp còn sản xuất thêm mũ kê pi. Giai đoạn 1986- 1990: Giai đoạn này xí nghiệp vẫn sản xuất các mặt hàng như giai đoạn trước như kế hoạch được giao. Tuy nhiên cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, xí nghiệp cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn có lúc tưởng chừng phải giải thể, công nhân không có việc làm,.. Giai đoạn 1991- 1995: Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước ta (xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, sản xuất theo kế hoạch để chuyển sang cơ chế thị trường) đã thổi luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh thuận lợi đó, lãnh đạo xí nghiệp đã biết tranh thủ thế mạnh của cơ chế thị trường, đã đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, … và đã đạt được những thành quả nhất định. Giai đoạn 1996- nay: Theo yêu cầu sắp xếp lại một số doanh nghiệp quốc phòng trong nội bộ Tổng Cục Hậu Cần, xí nghiệp 804 sáp nhập với xí nghiệp 26 và thu nhập bình quân của lao động không ngừng tăng lên. II. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý 1. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 26 1.1. Lĩnh vực sản xuất Hiện nay công ty 26 có các mặt hàng sau đây: - Sản xuất hàng may mặc: Quân trang, áo jacket, quần áo công nhân, bảo hộ lao động, bộ áo đi mưa các loại, balô,… - Sản xuất giày dép: Giầy da, giầy vải các loại, dép nhựa các loại,.. - Sản xuất mũ: Mũ cứng, mũ kêpi, mũ vải… - Sản xuất hàng nhựa: Bàn ghế, lồng bàn, áo mưa choàng,… - Sản xuất bao bì: Carton, bao dứa,… - Chế biến gỗ: Bàn ghế, giường tủ, cửa các loại,… - Gia công hàng may mặc. 1.2. Lĩnh vực thương mại - Nhập vật tư, máy móc thiết bị theo sự uỷ quyền của Tổng cục Hậu Cần và các cục chuyên trách. - Cho thuê văn phòng. 2. Hình thức tổ chức sản xuất của công ty 26 Hệ thống sản xuất của công ty 26 được hình thành dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá sản phẩm. Tức là, hệ thống sản xuất của công ty được phân chia thành các xí nghiệp sản xuất chính theo các sản phẩm được sản xuất. Mỗi xí nghiệp đảm nhận sản xuất hoàn chỉnh một vài loại sản phẩm có khối lượng sản xuất lớn và ổn định. Cụ thể: - Xí nghiệp 26.1: Sản xuất mũ cứng, hàng may mặc quân đội nhựa. - Xí nghiệp 26.3: Sản xuất giầy các loại, các loại bảo hộ lao động. - Xí nghiệp 26.4: Sản xuất bao bì, chế biến gỗ. - Xí nghiệp 26.5: Sản xuất, gia công hàng may mặc. 3. Kết cấu sản xuất của công ty 26 Hệ thống sản xuất của công ty 26 là một tập hợp các xí nghiệp sản xuất chính (4 xí nghiệp trên) một xưởng sản xuất phụ (xưởng cơ điện, XCĐ, thuộc phòng kỹ thuật cơ điện), và các bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất của các xí nghiệp (các kho vật tư, kho thành phẩm, hàng hoá) XCĐ Công ty XN 26.5 XN 26.4 XN 26.3 XN 26.1 Kết cấu sản xuất của công ty 26 thể hiện qua sơ đồ 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4.1. Số cấp quản lý của công ty Hiện nay bộ máy quản lý của công ty 26 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với ba cấp quản lý: Công ty Xí nghiệp Xưởng sản xuất. 4.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Giám đốc công ty Xưởng trưởng xưởng giầy vải Ban H.Chính Ban T.Chính XT.XCĐ BanGĐXN26.5 BanGĐXN26.1 P.CTrị P.HCQT P.TCSX P.KDXNK PGĐChính trị PGĐKinhDoanh PGĐKT- SX Xưởng trưởng xưởng may Xưởng trưởng xưởng giầy da BanKT-CĐ Ban TCSX BanGĐXN26.3 BanGĐXN26.4 P.KT-CĐ P.KTTK Nhìn vào sơ đồ nhận thấy rằng: Đây là mô hình quản trị kiểu trực tuyến- chức năng, mô hình được ứng dụng phổ biến, là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý và các bộ phận giúp việc. Thủ trưởng trực tuyến (theo chiều dọc) là người có quyền cao nhất, quyền quyết định trong quá trình điều hành và chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành ở cấp mình phụ trách, kiểu cơ câú tổ chức này phát huy được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là phân quyền đẻ chỉ huy kịp thời… và các ưu điểm của cơ cấu chức năng là chuyên sâu nghệp vụ: bảo đảm cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định. 4.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 4.3.1. Giám đốc công ty Giám đốc do Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, Quân đội và là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty. Giám đốc là người lãnh đạo chung mọi hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất đại diện cho nhà nước tại công ty, là người chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của CBCNV, thực hiện pháp luật với nhà nước. Giám đốc trực tiếp điều hành, chỉ dạo các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất thông qua kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh và giao ban sản xuất. 4.3.2. Các phó giám đốc công ty gồm có phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc chính trị: Thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của giám đốc công ty và phải chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc công ty về két quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các quyết định của mình. Chức năng nhiệm vụ của từng phó giám đốc được thông qua chức năng. 4.3.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng Tổ chức sản xuất (TCSX) - Xây dựng và lập báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh - Giúp giám đốc công ty dự thảo các hợp đồng (kinh tế, lao động…) - Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiệnkế hoạch của các xí nghiệp. - Xây dựng và thực hiệ kế hoạch cung ứng vật tư. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động CNV… - Tham mưu cho giám đốc trong việc xét nâng lương, nâng bậc…. 4.3.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của phòng kế toán thống kê (KTTK) - Tham mưu cho giám đốc công ty các vấn đề về quản lý tài chính kế toán của công ty và các xí nghiệp thành viên. Đảm bảo kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoạt động của công ty. - Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của công ty. - Lập và cung cấp kịp thời, đầy đủ các báo cáo yêu cầu của lãnh đạo. - Hàng năm thực hiện quyết toán, tổ chức kiểm tra tổng quyết toán tháng, quý, năm của các hoạt động tài chính của các xí nghiệp thành viên. 4.3.5. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu (KD-XNK) Tham mưu cho giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến lĩnh vực XNK của công ty, những vấn đề liên quan đến chiến lược Marketing, tham gia điều chỉnh gia mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, mở rộng mặt hàng, mở rộng thị trường. - Thực hiện các nhiệm vụ XNK như: Ký kết hợp đồng, lập hồ sơ, giao nhận hàng cho tất cả các lô hàng XNK của công ty và các xí nghiệp thành viên. - Quản lý hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. 4.3.6. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng chính trị - Hoạt động của phòng đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, gimá đốc công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục chính trị- Tổng cục Hậu Cần- Bộ Quốc Phòng. - Tham mưu cho Đảng uỷ về nội dung, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của công ty. - Tham mưu cho Đảng uỷ trong công tác sử dụng, bố trí, sắp xếp, đề bạt, nâng lương cho cán bộ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Đảng viên. 4.3.7. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng hành chính quản trị (CHQT) - Thực hiện công tác văn thư hành chính, tiếp nhận, truyền đạt, lưu trữ, soạn thảo công văn theo yêu cầu của lãnh đạo công ty. - Bảo quản sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và công ty. - Tiếp đón khách, tổ chức phục vụ hội nghị, trực tiếp chỉ đạo nhà ăn ca, chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV. - Xây dựng và thông báo kịp thời lịch họp, công tác, lịch trực của công ty. - Tham mưu, tư vấn cho giám đốc các vấn đề pháp chế, các chính sách… 4.3.8. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng kỹ thuật cơ điện (KT-CĐ) - Tham mưu giúp giám đốc công ty về công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, máy móc thiết bị toàn công ty. - Giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban Kỹ Thuạt- Cơ Điện của các xí nghiệp thành viên. - Xây dựng quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật các sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy trình công nghệ và phúc tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty. - Hướng dẫn , tổng hợp việc lập kế hoạch. Bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn máy móc thiết bị hàng năm của công ty. 4.3.9. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Giám đốc XNTV - Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước giám đốc công ty về việc quản lý và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản được giao. - Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện tốt nhịêm vụ công ty giao, thực hiện tốt các hợp đông công ty đã ký kết. - Chịu trách nhiệm quản lý đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo, giao ban định kỳ trong đơn vị mình và với công ty. - được ký văn bản giấy tờ theo uỷ quyền của Giám đốc công ty và tham gia ký kết hợp đồng kinh tế mà xí nghiệp tự khai thác theo quy chế quản lý hợp đồng. 4.3.10. Chức năng nhiệm vụ của các ban - Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp thành viên, còn chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của các phòng ban liên quan. - Các Ban có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như các pphòng được áp dụng trong xí nghiệp thành viên. 4.3.11. Chức năng nhiệm vụ của các Xưởng trưởng - Tổ chức sản xuất kịp tiến độ và bảo đảm về chất lượng về sản phẩm của xưởng mình được Giám đốc xí nghiệp giao cho. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp va fkết quả sản xuất của xưởng mình phụ trách . - Có trách nhiệm tổ chức thống kê đầy đủ các số liệu liên quan đến quá trình sản xuất của xưởng mình phụ trách. Phần II Phân Tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 26 những năm vừa qua I. Những sản phẩm chủ yếu. Sản phẩm quốc phòng sản phẩm kinh tế 1. áo bạt gác chiến sỹ 2. áo mưa Vinilon 3.Bạt nhựa con 4. Bạt che bếp Hoàng Cầm 5. Ba lô các loại 6. Dây lưng các loại 7. Dép nhựa nam nữ 8. Ghế nhựa, lồng bàn 9. Giầy da, giấy vải 10. Các loại mũ quân đội 11. Phù hiệu, các hiệu các loại 12.Sản phẩm gỗ 1. Bộ quần áo mưa kinh tế 2. áo phao các loại 3. áo T- shirt xuất khẩu 4. Bộ quần áo thể thao xuất khẩu 5. Bộ quần áo bảo hộ lao động 6. Dép nhực kinh tế 7. Giấy vải, giấy da các loại 8. Mũ cứng bảo hộ lao động 9. Nhà bạt các loại 10. Sản phẩm mọc các loại 11. Sản phẩm may tạp trang 12. Bao bì II. Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 26 trong 5 năm (1998 - 2002) Năm năm vừa qua cùng với đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp hầu cận công ty 26 đã giữ vững ổn định và phát triển từng bước nâng vững chắc. Doanh thu và các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng qua các năm. Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng được giao, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước và quốc phòng. Việc làm và thu nhập của người lao động ỏn định. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp qua 5 năm 1998 -2002 Chỉ tiêu ĐVT TH 1998 TH 1999 TH 2000 TH 2001 TH 2002 1. Doanh thu - Doanh thu QP - Doanh thu KT Tr .đ 72.059 54.398 17.661 71.088 50.477 20.611 78.000 66.000 12.000 85.150 67.000 18.150 100.000 75.000 25.000 2. Nộp ngân sách Tr .đ 5.279 5.603 5.997 6.000 6.884 3. Tổnglợi nhuận Tr .đ 7.300 5.900 5.560 6.080 5.125 4. Kim ngạch xuât khẩu USD 0 0 0 0 180.000 5. Lao động Người 660 678 800 865 1.180 6. Thu nhập BQ 1000/N/T 910 960 990 1.030 1.035 Để phục vụ cho chiến lược thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty 26 phân thị trường tiêu thụ thành thị trwngf quân đội ( Thị trường hàng kinh tế). Qua bảng 1 ta thấy doanh thu tăng đều từ năm 1999 đến năm 2002. Nhưng năm 1999 lại giảm so với năm 1998 là do cơ cấu về chỉ tiêu sản xuất hàng quốc phòng của cục quân nhu giao cho công ty có giảm đáng kể, gần 4 tỉ đòng. Nhưng công ty đã khai thác tốt tiềm năm sản xuất hàng kinh tế, tỉ trọng doanh thu kinh tế trên tổng doanh thu năm 1999 đạt 29% và năm 1998 là 24,5%. Điều này có nghĩa là doanh thu từ sản phẩm kinh tế đã tăng lên 4,5%. Bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2002 doanh thu liên tục tăng, năm 1999 doanh thu đạt 71 tỉ đến năm 2000 là 78 tỉ (tức là 9,7%). Năm 2001 doanh thu đạt 85,15tỉ tức là tăng 9,2 % so với năm 2000 và tăng 19,8% so với năm 1999. Năm 2002 doanh thu đạt 100tỉ, tức tăng 17,4% so với năm 1999. Trong cơ cấu tổng doanh thu thì từ năm 1999-2002 doanh thu quóc phòng tăng lên đầu đặn. Doanh thu quốc phòng năm 2000 là 66 tỉ tăng 21,3% so với năm 1999, năm 2001 là 67 tỉ tăng 1,5% so với năm 2000, tăng 32,7% so với năm 1999. Năm 2002 là 75 tỉ tăng 11,9% so với năm 2001, tăng 48,6% sơ với năm 1999. Mặc dù doanh thu quốc phòng tiếp tục tăng trong các năm gần đây nhưng tỉ trọng doanh thu quốc phòng lại có xu hướng giảm. Năm 2000 doanh thu quốc phòng chiếm 84,6% tổng doanh thu, năm 2001 doanh thu quốc phòng 78,7%, năm 2002 là 75%. Doanh thu kinh tế nhiều biến đổi thất thường đặc biệt trong 3 năm 1998, 1999, 2000. Doanh thu kinh tế năm 1999 đạt 20,6 tỉ tăng 16,7% so với năm 1998, doanh thu kinh tế năm 2000 chỉ đạt 12 tỉ giảm 41,8% so với năm 1999, giảm 32,1% so với năm 1998. NĂm 2000 là năm trì trệ trong nền kinh tế nước ta và thế giới do cuộc khủng hoảng kinh tế của một số nước phát triển, điển hình là nền kinh tế Mỹ với tốc độ tăng GDP quý IV năm 2000 là 1% so với 8,3% quý IV của năm 1999. Điều đó cũng llàm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm kinh tế của công ty, từ đó làm cho doanh thu của công ty giảm mạnh năm 2000. Ngoái do chỉ tiêu của hàng quốc phòng đã tăng đáng kể trong năm 2000 do vậy đã làm cho khả năng sản xuất hàng kinh tế bị giảm. Vì đối với công ty 26 -BQP, nhiệm vụ của Quóc Phòng đặt lên hàng đầu, nên chỉ khi nào đảm bảo đước sản phẩm quốc phòng thì mới được sản xuất hàng kinh tế. Từ năm 2000 cùng với việc giảm dần tỉ trọng doanh thu quốc phòng trong tổng doanh thu, doanh thu kinh tế ngày càng chiến tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu. Năm 2000 daonh thu kinh tế chiến 15,4% tổng doanh thu, năm 2001 là 21,1% tổng doanh thu, năm 2002 là 25% tổng doanh thu. Tuy nhiên do đặc điểm chung của công ty là sản xuất hàng quốc phòng nên doanh thu chủ yếu vẫn là hàng quốc phòng, chiếm trên 70%. Ké hoạch năm 2003 tổng doanh thu của công ty tăng, trong đó doanh thu hàng quốc phòng vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Hàng năm các khoản nộp ngân sách cả công ty tăng đều qua các năm. Các khoản nộp chính của công ty chủ yếu là nộp về bộ quóc phòng, chiếm 80%. Các khoản nộp cho cơ quan Nhà Nước chiếm một lượng nhỏ, dưới 20%. Năm nào công ty cũng hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà Nước và Bộ Quốc Phòng. Tổng doanh thu của công ty tăng đều hàng năm, nhưng do chi phí sản xuất mở rộng quy mô ngày càng tăng nên tổng lợi nhuận có xu hướng giảm. Lợi nhuận năm 1999 là 5,9% tỉ giảm so với năm 1998, năm 2000 là 5,56 tỉ giảm 5,8% so với năm 1999, giảm 23,8% so với năm 1998. Điều đó là do hai năm 1999, 2000 là năm công ty tập trung vào đầu tư cho việc mở rọng sản xuất, Chi phí nhân công tăng do nhân công được tuyển dụng thêm vào, chi phí cho đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phương án 'X26 -TCHC'. Năm 2001 lợi nhuận đạt 6,08 tỉ, tăng 9,4% so với năm 2000. Do kế hoạch sản xuất kinh doanh và các đơn hàng quốc phòng của năm 2001 được phê duyệt sớm, lượng hàng quân nhu chiếm tỉ trọng lớn trong kế hoạch tổng thể nên việc thực hiện kế hoạch cả năm của công ty đạt kết quả cao. Hơn nữa dự án 'X26-TCHC' đã đi vào giai đoạn cuối, các hạng mục hoàn thành được đưa vào sử dụng đồng bộ và thực sự đã tạo thêm được năng lực sản xuất cho việc thực hiện nhiệm vụ. Năm 2002 lợi nhuận 5,125 tỉ giảm 15,7% so với năm 2001 do các nguyên nhân sau: Giá bán các sản phẩm (quốc phòng, kinh tế) nhìn chung không thay đổi trong khi giá các loại vật tư có nhiều biến đổi lớn nhât là giá các loại hoá chất như cao xu, nhựa..... Các chi phí sản xuất khác tăng do các quy định của Nhà Nước như giá điện, nước, giá nhiên liệu...... Để tăng năng lực sản xuất các điều kiện làm việc cho người lao động, trong năm công ty tập trung đầu tư thêm một số máy móc chuyên dùng, cải tạo nhà xưởng trang bị an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, các thiết bị quản lý trang bị cho văn phòng.Thể hiện ở chỗ khấu hao của công ty năm 2002 tăng hơn 2 tỷ đồng (bằng 123% so với kế hoạch). Theo dự án 678 công ty đã thực hiện xong 4 nhà A2 tuy nhiên giá thành chưa duyệt do đó không có cơ sở tính lãi. Nếu tính thao giá dự toán công ty có thể lỗ từ 2-3 tỉ đồng do việc xác định giá dự toán chưa tính đến yếu tó đặc thù của sản phẩm đặc biệt. Trong kế hoạch năm 2003 lợi nhuận dự tính giảm so với năm 2002 do cơ sở sản xuất mới xây dựng vừa mới đi vào hoạt động nên hiệu quả chưa cao, hơm nữa tiền lương tối thiểu do Nhà Nước quy định đã tăng lên (từ 210.000NVNĐ lên 290.000 VNĐ/1 tháng) làm cho chi phí nhân công tăng lên nhiều dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn cố gắng để thu nhập người lao động tăng len giúp người lao động yên tâm làm việc và thu hút được nhiều lao động giỏi về làm việc. Cung với sự tăng lên về thu nhập là sự tăng lên nhanh chóng về số lượng lao động trong công ty hàng năm. Mục đích của công ty là mở rọng qui mô, tạo chỗ đứng trên thị trường và là công ty chủ chốt của bộ quốc phòng. Năm 2002 là năm mà công ty đã xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Với kim ngạch xuất khẩu là 180.000USD, tuy còn nhỏ bé nhưng đã đánh dấu sự thành công bước đầu của công ty trên con đường xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là giầy dép các loại và các sản phẩm may mặc.Dự kiến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 951.000USD trong đó công ty có xuất khẩu thêm sản phẩm mới đó là đồ gỗ của dự án 678. III. Một vài vấn đề cụ thể trong kinh doanh của công ty 26 những năm gần đây. 1. Kỹ thuật công nghệ và đầu tư trang thiết bị công ty Trong những năm vừa qua công ty 26 -BQP đã và đang tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy các mặt hàng truyền thống tạo thế mạnh hơn nữa và đồng thời tìm kiếm đơn đặt hàng mới. Máy móc của công ty có nhiều chủng loại và thếhệ khác. Do đó cũng đòi hỏi trình độ tay nghề khác nhau đối với từng công nhân. Các trang thiết bị hiện đại sau: May máy: Đức, Nhật, Đài Loan (loại mới), Liên Xô cũ (loại cũ). Máy sản xuất giầy da: 4 dây chuyền thiết bị của Đài Loan loại tiên tiến. Máy sản xuất mũ cứng bộ đội và giầy dép nhựa, sản xuất bao bì hộp Carton gồm 3 dây chuyền thiết bị đều do Việt Nam sản xuất đã nâng cao chất lượng Máy chế biến gõ Hungari và Đài Loan Ngoài ra còn có các phương tiện vận tải như: Bốn ô tô trọng tải nặng. Tám ôtô có trọng tải nhẹ. Ô tô 16 chỗ và 12 chỗ Hai xe GA -69. Ngoài ra, trang thiết bị trong văn phòng phục vụ cong tác hoạch toán đạt kết quả cao. Mỗi xí nghiệp thành viên, mỗi phòng công ty tuỳ theo tính chất công việc trang thiết bị từ 1-3 máy vi tính và máy in. Trong những năm qua, hệ số sử dụng máy móc các loại của công ty còn chưa cao (Chỉ vào khoảng 60% -70%). Lý do chính là do cường độ và năng xuất lao động kém.Công ty vẫn tồn tại một số loại máy móc đã khấu hao hết nhưng vẫn chưa thanh lý để tạo thêm vốn cho việc sửa chữa và thay thế những loại máy cũ. Đối với thị trường quốc phòng như hiện nay thì những trang bị cua công ty khá phù hợp với việc sản xuất và khai thác tối đa khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên để phù hợp với thị trường ngoài quốc phòng thì mọt số dây chuyền công nghệ của công ty cần thay đổi như sau; Máy may, một số máy chế biến gỗ đã lỗi thời.... Những năm vừa qua công ty đã không ngừng đầu tư xây dựng, mua sắm một số trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho công việc phát triển ngày càng mạnh mẽ thị trường ngoài quốc phòng như : Máy Fax, Nối mạng Internet, xây dựng thêm nhà xưởng để tăng tối đa khả năng sản xuất cũng như tiêu thụ những mặt hàng kinh tế của mình. 2. Phân tích tình hình tài chính 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 2.1.1. Phần tài sản Qua phân tích ta thấy rằng tài sản lưu động (TSLĐ) chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty, chiến trên 60%. Điều đó có nghĩa chu kỳ sản xuất của công ty khá dài. Tuy tỉ trọng TSLĐ này đang có xu hướng giảm đi, giảm từ 65,33% tại thời điểm đầu năm 2000 xuống 64.02% vào thời điểm cuối năm (31/12/2000), tức giảm 0,2 % và tiếp tục giảm xuống 60,16% vào thời điểm cuối năm 2001 (ngày 31/12/2001),tức giảm 6,03%, Nhưng nó vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn. Tỷ trọng TSLĐ lớn như vậy là do các nguyên nhân sau: Tỷ trọng tiền trong tỏng tài sản bình quân năm 2000 là 29,29. Năm 2001 là 15,41%. Như vậy lượng tiền mà doanh nghiệp dự trữ như vậy là khá lớn, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Tỷ trọng các khoản phải thu cũng khá lớn, trung bình mỗi năm chiếm tới 16% trên tổng tài sản, trong đó các khoan4r thu khách hàng. Như vậy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng hàng tồn kho cũng lớn và đang có xu hướng tăng lên rất mạnh. Tăng từ 16,29% tại thời điểm 31/12/1999 lên đến 39,28% tại thời điểm cuối năm 2001. Trong đó nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho chiém tỉ lệ lớn, đặc biệt nguyên vật liệu tồn kho đang tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn. So với đầu năm 2001 thì tỉ lệ nguyên vật liệu tại thời điểm cuối năm tăng trên 200%. Trong khi tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn thì tái sản cố định chưa được 40% trong tổng tài sản.và tăng trong nhiều năm, cuối năm 2000 chỉ tăng 0,38% so với đầu năm, cuối năm 2001thì tỉ lệ tăng có khá hơn 10,73% so với đầu năm. Như vậy, quy mô hoạt động của công ty có tăng nhưng tăng rất ít, mà chủ yếu tăng TSLĐ. Công ty để ứ đọng vốn quá nhiều trong tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bên cạnh đó lại bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều. Điều đó đã làm mất đi nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần phải phân tích mất đi nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.2. Phần nguồn vốn Nợ phải trả chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, trên dưới 50%, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất phải kể đến khoản phải trả phải nộp khác, phải trả cho người bán và trả trước cho người mua. Nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng lên, mỗi năm tăng hơn 3% trong đó chủ yếu nguồn vốn kinh doanh, tăng 4-6%. Điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng đến bổ xung vốn kinh doanh hàng năm. 2.2. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Công thức Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 TSLĐ Tỷ số vốn hoạt động = Nợ ngắn hạn 1,16 1,49 1,47 TSLĐ - Hàng TK Tỷ số khả năng = thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn 0,86 0,98 0,51 Doanh thu thuần Tỷ số vòng quay = hàng tồn kho Hàng tồn kho 6,52 3,93 Các khoản phải thu Kỳ thu tiền BQ = DT thuần 1 ngày 45 50 DT thuần Hiệu quả SĐ TSCĐ = GTrị TSCĐBQ 3,57 3,21 Nhìn vào bảng ta thấy: - Trung bình 1đồng nợ ngắn hạn thì chỉ được đảm bảo trung bình 0,7- 0,8 đồng các TSLĐ có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh. - Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2000 là 6,52 giảm xuống còn 3,93 năm 2001. Điều đó chứng tỏ rằng hàng tồn kho của công ty đang có xu hướng gia tăng mạnh. - Kỳ thu tiền bình quân của công ty khá dài và có xu hướng tăng lên gây ra nợ tồn đọng. - Hiệu quả sử dụng TSLĐ cao hơn hiệu quả sử dụng tổng tài sản và đang có xu hướng giảm. Trong khi đó hiệu quả sử dụng tổng tài sản thấp hơn nhiều nhưng lại có xu hương tăng lên. - Chỉ tiêu doanh lợi giảm xuống từ 6,32% xuống còn 4,24% Nhận xét: Như vậy tình hình tài chính của công ty không được khả quan lắm. Tuy khả năng thanh toán ngắn hạn rất lớn nhưng khả năng thanh toán lại nhỏ và có xu hướng giảm. Kỳ thu nợ bình quân quá cao, nếu cứ để như vậy sẽ bất lợi cho công ty. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng giảm công ty cần phân tích để ngăn chặn kịp thời nhưng biểu hiện trên. 2.3. Kế hoạch sản xuất trong những năm tới Kế hoạch sản xuất trong 3 năm 2000, 2004, 2005 được thể hiện ở bảng sau Chỉ tiêu ĐVT KH 2003 KH 2004 KH2005 1. Tổng doanh thu - DT Quốc Phòng - DT Kinh Tế Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng 115 70 45 130 75 55 150 80 70 2. Nộp ngân sách Tỷ đồng 8,6 9,7 11,5 3. Tổng số lao động Người 1.250 1.300 1.335 4. Thu nhập bình quân 1000/ng/th 1.350 1.500 1.550 5. Kim ngạch xuất khẩu USD 951.000 1.000.000 1.550.000 Mục tiêu quan trọng trong những năm tới là: Nâng cao tỷ trọng mặt hàng kinh tế doanh thu từ hàng kinh tế phải đạt 40% tổng doanh toàn công ty. Năm 2003 doanh thu kinh tế đạt 39,1 tổng doanh thu, năm 2004 đạt 43,3%, năm 2005 đạt 46,7% tổng doanh thu. Tăng cường công tác thị trường và công tác kỹ thuật có chính sách thu hút đơn hàng và tăng tổng doanh thu đặc biệt là doanh thu hàng xuất khẩu. Tiếp tục vận hành và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 phấn đaáu hết năm 2003 áp dụng cho toàn công ty. Triển khai đầu tư mở rộng sản xuất của xí nghiệp 26,4 nhằm năng lực sản xuất cho các dự án tiếp theo. Tiếp tục bổ xung sản xuất hàng giầy xuất khẩu nhằm tăng giá tự sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai có hiệu quả phương án khoán chi phí cho các xí nghiệp thành viên, tăng cường tính chủ động trong hoạch toán sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp thành viên. Phần III Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 26 I. Yếu tố môi trường bên ngoài 1.Môi trường kinh tế quốc tế Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế là xu hướng có tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở của hệ thống lớn kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta đã tham gia vào khối liên minh các nước Đông Nam á (gọi tắt là ASEAN). Cùng với sự mở rộng liên minh Châu Âu thì đem lại cơ hội mở rộng thị trường cho công ty. Nhất là vừa qua liên minh Châu Âu đã ký kết hiệp ước xoá bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với Việt Nam. Vì vậy, công ty cần nắm bắt cơ hội này để có thể tiếp cận một thị trường to lớn và nổi tiếng là dễ dãi này. Chúng ta đã bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào giữa thập niên 90. Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để cho hàng hoá thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước. Khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực thì thuế suất nhập khẩu sản phẩm Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ giảm bình quân 10 lần đó chính là cơ hội để Công ty 26 xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình là dệt may và da giầy vào Hoa Kỳ. Nền kinh tế thế giới vừa trải qua đợt khủng hoảng kinh tế (1997 - 1999) và những ảnh hưởng kinh tế dây chuyền sau vụ khủng bố 11/09/2001 tại nước Mỹ. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước Mỹ vào quý 3 năm 2001 là -1,1% và đến gần đây mới có xu hướng tăng trưởng trở lại. Việc Công ty 26 nói chung và XN 26.3 nói riêng được cấp chứng thư chất lượng ISO 9001 - 2000 đã đưa công ty vào hệ thống mua bán tin cậy toàn cầu. Nhờ đó, các sản phẩm hiện tại (giầy da, giầy vải) của công ty có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật (ATB) để thâm nhập được vào thị trường quốc tế. 2. Môi trường trong nước Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế - chính trị thế giới luôn phải trải qua những đợt chao đảo. Những cuộc khủng bố nổ ra liên tiếp trên toàn thế giới. Nguy cơ chiến tranh chống Iraq đang gây ra không khí lo lắng, hoang mang trên toàn thế giới. Trong tình thế như vậy, Việt Nam lại nổi lên là một quốc gia có nền kinh tế - chính trị tương đối ổn định và an toàn. Cùng với việc ta thực hiện thông thoáng hơn các giấy phép đầu tư đã tạo ra sự chú ý đối với các nhà đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, công ty cũng phải chuẩn bị cho mình một chiến lược cạnh tranh trong tình hình mới. Bên cạnh đó vì là một doanh nghiệp của quân đội chính vì vậy công ty 26 cũng có những đặc điểm khác biệt dối với các doanh nghiệp kinh tế khác. Công ty 26 luôn được sự quan tâm chỉ đạo của thủ trưởng bộ, thủ trưởng tổng cục, các cục chuyên ngành, các cơ quan nghiệp vụ của tổng cục tạo điều kiện thuận lợi và cũng là chỗ dựa để công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm. II. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ công ty 1. Thuận lợi - Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đơn hàng sản xuất với cục quân nhu được phê duyệt và thông báo sớm. Sản lượng hàng quân nhu chiếm tỷ trọng lớn trong kế hoạch được giao đã giúp công ty chủ động về mọi mặt ổn định công tác tổ chức và quản lý sản xuất. - Nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh còn thiếu song bù lại là việc ứng vốn của tổng cục, cục tài chính; việc thanh toán sản phẩm của cục quân nhu kịp thời tạo thuận lợi để công ty chủ động trong công tác cung ứng đảm bảo ổn định sản xuất và làm nghĩa vụ với nhà nước cũng như thanh toán công nợ với khách hàng. - Tập thể, chỉ huy công ty đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ. 2. Khó khăn - Mô hình tổ chức quản lý sản xuất tương đối ổn định. Các xí nghiệp thành viên, các phòng ban nghiệp vụ ngày càng được củng cố song cũng còn nhiều bất cập như: trình độ quản lý của các cán bộ chủ trì ở các bộ phận chưa đồng đều, vừa yếu trong chỉ đạo sản xuất lại thiếu năng động trong cơ chế thị trường. - Các hạng mục công trình của dự án X26 - TCHC đã dần đưa vào sử dụng song đó mới chỉ là chiều rộng còn thiếu chiều sâu nên hiệu quả chưa cao. Thiết bị công nghệ còn thiếu đồng bộ hoặc hết hạn sử dụng. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ và công nhân lành nghề còn thiếu lại yếu. - Bộ máy quản lý tài chính nói chung và kế toán nói riêng chưa thật sự đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng hạch toán kế toán. III. Vấn đề nổi cộm trong sản xuất kinh doanh của Công ty 26 - Định hướng đề tài Như đã nêu trong phần kế hoạch sản xuất trong 3 năm (2003, 2004, 2005) mục tiêu quan trọng của công ty là: nâng cao tỷ trọng hàng kinh tế lên đạt được mức 40% tổng doanh thu toàn công ty. Để đạt được mục tiêu này, công ty cần phải nỗ lực rất lớn và toàn diện. Công ty cần phải đổi mới các trang thiết bị đã khấu hao hết, khai thác các tài sản đã trang bị một cách triệt để theo chiều sâu; thu hút thêm những lao động, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao .... tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm. Tất cả các vấn đề trên đều phải được thực hiện một cách đồng thời. Tuy nhiên, quan trọng nhất hiện nay tại công ty vẫn là khâu quản trị tiêu thụ. Hiện tại khâu quản trị tiêu thụ vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Công ty chỉ có một phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu lo về khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy công ty thường chậm nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng dẫn tới việc sản phẩm sản xuất ra thường đơn điệu, mẫu mã ít. Chính vì những lý do nêu trên mà em dự kiến viết về đề tài: "Một số vấn đề trong quản trị tiêu thụ các sản phẩm giầy của Công ty 26".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35539.DOC
Tài liệu liên quan