Tài liệu Đề tài Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA: 0. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. CÁC THUẬT NGỮ
1.1 Băng thông cấp phép (Authorized band)
Dải các tần số nhà khai thác được phép thu và phát sóng Vô tuyến điện
1.2 Băng rộng (Broadband)
Băng thông lớn hơn 1MHz, hỗ trợ tốc độ dự liệu lớn hơn 1,5 Mbit/s
1.3 Bức xạ ngoài nhóm (Out-of-block emissions-OOS)
Các bức xạ ở rìa băng thông cấp phép tính đến 200 % băng thông chiếm dụng, tính từ biên của băng thông cấp phép, cho cả biên trên và dưới
1.4 Bức xạ giả (Spuriuos emissions)
Bức xạ lớn hơn 200 % băng thông chiếm dụng, tính từ biên băng thông cấp phép
1.5 Bức xạ không muốn/Bức xạ có hại (Unwanted emissions)
Các bức xạ ngoài băng, các bức xạ giả, và các hài bậc cao
1.6 Đa điểm (Muitipoint-MP)
Thuật ngữ chung cho các hệ thống điểm-đa điểm, đa điểm-đa điểm hoặc các kết hợp cả hai hệ thống này. Đa điểm là Tôpô không dây, trong đó hệ thống cung cấp dịch vụ ghép đường theo phân bố địa lý các trạm thuê bao. Việc chia sẻ tài nguyên gồm cả trong miền tần số lẫn thời gian, hoặc cả hai.
1...
157 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp phối hợp hoạt động để cùng tồn tại giữa các hệ thống FBWA, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. CÁC THUẬT NGỮ
1.1 Băng thông cấp phép (Authorized band)
Dải các tần số nhà khai thác được phép thu và phát sóng Vô tuyến điện
1.2 Băng rộng (Broadband)
Băng thông lớn hơn 1MHz, hỗ trợ tốc độ dự liệu lớn hơn 1,5 Mbit/s
1.3 Bức xạ ngoài nhóm (Out-of-block emissions-OOS)
Các bức xạ ở rìa băng thông cấp phép tính đến 200 % băng thông chiếm dụng, tính từ biên của băng thông cấp phép, cho cả biên trên và dưới
1.4 Bức xạ giả (Spuriuos emissions)
Bức xạ lớn hơn 200 % băng thông chiếm dụng, tính từ biên băng thông cấp phép
1.5 Bức xạ không muốn/Bức xạ có hại (Unwanted emissions)
Các bức xạ ngoài băng, các bức xạ giả, và các hài bậc cao
1.6 Đa điểm (Muitipoint-MP)
Thuật ngữ chung cho các hệ thống điểm-đa điểm, đa điểm-đa điểm hoặc các kết hợp cả hai hệ thống này. Đa điểm là Tôpô không dây, trong đó hệ thống cung cấp dịch vụ ghép đường theo phân bố địa lý các trạm thuê bao. Việc chia sẻ tài nguyên gồm cả trong miền tần số lẫn thời gian, hoặc cả hai.
1.7 Điểm- đa điểm (Point-to-muitipoint-PMP)
Trong các hệ thống không dây, Tôpô mạng trong đó trạm các trạm thuê bao riêng rẽ và mỗi trạm thuê bao chỉ liên kết với một trạm gốc
1.8 Điểm-điểm (Point-to-point)
Tôpô mạng trong đó tuyến vô tuyến được duy trì giữa 2 trạm
1.9 Điều khiển tự động công suất phát (Automatic transmit power control-ATPC)
Phương pháp dùng trong các hệ thống BWA để điều chỉnh thích ứng công suất máy phát, nhằm duy trì mức tín hiệu thu trong dải mong muốn.
1.10 Độ phân cực (Cross-polar discrimination-XPD)
Độ phân cực của Anten (XPD) theo một hướng xác định. Đây là độ lệch, tính theo dB, giữa mức khuyếch đại đồng cực và khuyếch đại trực giao của anten theo hướng đã cho
1.11 Độ rộng băng thông chiếm dụng (Occupied bandwith)
Đối với một sóng mang băng thông chiếm dụng Bo là độ rộng của băng tần, sao cho dưới mức giới hạn thấp nhất của nó và trên mức giới hạn cao nhất của nó thì công suất trung bình bức xạ chỉ bằng 5 % tổng công suất bức xạ. Điều này có nghĩa là 99% công suất bức xạ nằm trong băng thông
Các hệ thống truyền dẫn đa sóng mang dùng nhiều tầng khuếch đại, vì vậy độ rộng băng thông chiếm dụng được xác định như sau:
Bom = Bou + Bol + (Fou - Fol)
Trong đó:
Bom - Độ rộng băng thông chiếm dụng cho hệ thống đa kênh
Bou-Băng thông chiếm dụng của một sóng mang của sóng mang cao nhất
Bol- Băng thông chiếm dụng của một sóng mang cho sóng mang thấp nhất
Fou-Tần số trung tâm của sóng mang con cao nhất
Fol -Tần số trung tâm của sóng mang con thấp nhất
1.12 Đường bao mẫu bức xạ (Radiation pattern envelope-RPE)
Đồ thị thể hiện các mức cực đại của búp anten trong băng tần xác định
1.13 Đường xuống (Downlink)
Hướng từ trạm gốc đến trạm thuê bao
1.14 Hệ thống đa sóng mang (Muiticarrier system)
Hệ thống dùng hai hoặc nhiều sóng mang để cung cấp dịch vụ từ một máy phát
1.15 Hỗn hợp/lưới (Mesh)
Tôpô mạng không dây Đa điểm-Đa điểm, trong đó số trạm thuê bao trong một vùng địa lý được kết nối và làm việc như các trạm lặp. Điều này cho phép thay đổi định tuyến giữa mạng lõi và và trạm thuê bao. Theo ngữ cảnh thông thường, các hệ thống lưới không có các trạm gốc.
1.16 Kênh bảo vệ (Guard Band Channel)
Phần không dùng trong phổ tần giữa hai sóng mang gần nhau nhất của hai nhà khai thác mạng khác nhau.
1.17 Khoảng tần 1 (Frequency range 1)
Trong tài liệu này khoảng tần 1 từ 10 đến 23,5 GHz
1.18 Khoảng tần 2 (Frequency range 2)
Trong tài liệu này khoảng tần 2 từ 23,5 đến 43,5 GHz
1.19 Khoảng tần 3 (Frequency range 3)
Trong tài liệu này khoảng tần 3 từ 43,5 đến 66 GHz
1.20 Mật độ thông lượng phổ công suất (Power spectral flux density-psfd)
Thông lượng phổ công suất bức xạ trên một đơn vị băng thông và diện tích
1.21 Nhiễu loại A (Class A Interference)
Nhiễu (và các lớp con dưới nó A1, A2, A3 và A4) giữa hai hệ thống P-MP của 2 nhà khai thác mạng khác nhau.
1.22 Nhiễu loại B (Class B Interference)
Nhiễu (và các lớp con dưới nó B1,B2, B3 và B4) giữa một hệ thống P-MP và một hệ thống P-P của 2 nhà khai thác khác nhau
1.23 Nhóm/cụm tần số (Frequency block)
Phần gần kề của phổ tần, nằm trong băng tần con hoặc cả băng tần, thường được ấn định cho một nhà khai thác
Chú ý: Tập các nhóm tần có thể hình thành băng tần con hoặc một băng tần
1.24 Nhóm tần số (Frequency Block)
Băng thông tần số do cơ quan quản lý ấn định cho một nhà khai thác hệ thống P-MP trong một vùng dịch vụ xác định
1.25 Song công theo tần số (Frequency division dupplex)
Các mạch song công, trong đó tuyến lên và xuống dùng các tần số khác nhau và thường dùng đồng thời
1.26 Song công theo thời gian (Time-division dupplex-TDD)
Mạch song công, trong đó truyền dẫn lên và xuống tại các thời điểm khác nhau, nhưng chung một tần số
1.27 Trạm gốc (Base station-BS)
Tập hợp các thiết bị cung cấp khả năng kết nối, quản lý và điều khiển trạm thuê bao
1.28 Trạm lặp (Repeater station-RS)
Trạm khác với BS, có các thiết bị thông tin quay về 2 hoặc nhiều hướng biệt lập khác
nhau. Lưu lượng thu được từ một hướng có thể được phát lại từng phần hoặc toàn bộ theo hướng khác. Lưu lượng có thể kết thúc hay bắt đầu ở trạm lặp khác
1.29 Trạm thuê bao (Subsriber station-SS)
Tập hợp các thiết bị cho phép thiết bị thuê bao đấu nối với trạm gốc
1.30 Truy nhập không dây băng rộng (Broadband wireless access-BWA)
Truy nhập bằng phương thức vô tuyến, trong đó dung lượng kết nối là băng rộng
1.31 Truy nhập không dây cố định (Fixed wireless access)
Một ứng dụng truy nhập vô tuyến trong đó trạm gốc và trạm thuê bao ở vị trí cố định khi khai thác
1.32 Vùng phục vụ (Service area)
Vùng địa lý trong đó nhà khai thác có quyền phát sóng
1.33 Vùng % KO (% KO Area)
Phần trăm của Ô phục vụ trong mạng P-MP, tại đó nhiễu có thể làm tê liệt máy thu
2. CÁC CHỮ VIẾT TĂT
AdjCh
Adjacent channel
ATPC
Automatic transmit power control
Az
Azimuth
BER
Bit error rate
Bo
Ocupied bandwith
BRAN
Broadband radio access network
BS
Base station
BRAN
Broadband radio access netwok
BW
Bandwith
BWA
Broadband wireless access
CDF
Cumulative distribution function
CDMA
Code division multiple access
CEPT
European conference of postal and telecom. administration
C/I
Carrier-to-interference ratio
C/N
Carrier-to-noise ratio
C/(N+I)
Carrier-to-noise and interference ratio
CoCh
Co-channel
CS
Central station
CRS
Central radio station
CW
Continuous wave
DL
Downlink
DRS
Data relay satellite
D/U
Desired carrier-to-undesired carrier ratio
El
Elevation
EIRP
Effective isotropic radiated power
EN
European norm
ERC
European Radiocommunication Committee
FBWA
Fixed broadband wireless access
FB
Frequency block
FDD
Frequency division duplex
FDMA
Frequency division multiple access
FH-CDMA
Frequency Hopping Code Division Multiple Access
FSPL
Free space path loss
FWA
Fixed wireless access
GSO
Geostationary orbit
HP
Horizontal Polarization
IEC
International Electrotechnical Commission
IEEE
Institute of Electrical and Electronic Engineers
I/N
nterference-to-thermal noise ratio
ISI
Inter-System Interferenc
ISOP
nterference scenario occurrence probability
ITU
International Communication Union
IRCI
Inter-Cell interference
LMCS
Local muitipoint communication service
LMDS
Local muitipoint communication service
LOS
Line of sight
MAN
Metropolitan area netwwork
MCL
Minimum coupling loss
MP
Multipoint
MP-MP
Multipoint-to-muitipoint
MWS
Multimedea wireless system
NFD
Net filter discrmination
OuCh
Out channel interference
OFDM
Orthogonal frequency division muitiplexing
OOB
Out-of-block
PCS
Personal communication service
psd
power flux density
PMP
PMP point-to-multipoint
PTP
PTP point-to-point
QAM
Quardrature amplitude modulation
QPSK
Quardrature phase shift kying
RA
Radiocommunication Agency
RF
Radio frequency
RPE
Radiation pattern envelope
RS
Repeater station
RSS
Radio standard specification
Rx
Receive
SRSP
Standard radio system plan
SS
Subscriber station
TDD
Time division duplex
TDMA
Time division multiple access
TS
Terminal station
Tx
Transmit
UL
Uplink
VH
Vertical Polarization
XPD
Croos-polar discrimination
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CAN NHIỄU TRONG CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN FBWA
1.1 PHÂN LOẠI CAN NHIỄU
Can nhiễu vô tuyến điện là Hiện tượng sóng điện từ dải tần Vô tuyến gây ảnh hưởng đến hệ thống thiết bị vô tuyến đang khai. Có nhiều cách phân loại can nhiễu vô tuyến điện, nhưng thông dụng hơn cả là xết chúng thành 2 dạng: Nhiễu tự nhiên (có tính cố hữu, không thể loại bỏ) và Nhiễu nhân tạo (phần lớn có thể làm suy giảm hoặc kiểm soát được). Mục tiêu của chúng ta là cần xác định được nguồn gốc phát sinh nhiễu, mức độ ảnh hưởng và các phương pháp áp dụng trong thiết kế hệ thống để loại trừ hoặc giảm nhẹ chúng đến mức chấp nhận được, vì vậy trong phần này chúng ta phân can nhiễu theo bản chất ảnh hưởng của chúng trong các mạng truy nhập vô tuyến băng rộng loại cố định (FBWA) cho các dải tần số khác nhau
Trong các hệ thống và mạng thông tin vô tuyến có 5 loại nhiễu cơ bản sau:
- Nhiễu cùng kênh (CoCh)
- Nhiễu kênh lân cận (AdjCh)
- Nhiễu xuyên điều chế (IM)
- Nhiều giao thoa giữa các ký tự (ISI)
- Nhiễu do hiệu ứng “gần-xa” (N-FI)
Vì chúng ta quan tâm đến nhiễu giữa các mạng FBWA, nên trong chương này chỉ cần xét nhiễu cùng kênh (CoCh) và nhiễu kênh lân cận (AdjCh); các loại nhiễu còn lại không thuộc phạm vi của đề tài
1.1.1 Nhiễu cùng kênh (CoCh)
Nhiễu CoCh là tín hiệu vô tuyến điện có cùng tần số với tín hiệu mang thông tin có ích. Trong các mạng di động cấu trúc tế bào (Cellular), để tăng hiệu quả sử dụng phổ tần, các kênh tần số được dùng lại ở nhiều ô phục vụ, vì vậy thường xẩy ra hiện tượng là một trạm gốc (BS hay CRS) có thể thu tín hiệu cùng kênh tần số từ các ô lân cận. Trong các mạng thông tin vô tuyến FBWA điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm hoạt động trên cùng tần số tại các vùng kế cận cũng xẩy ra hiện tượng nhiễu cùng kênh.
Để phân tích nhiễu CoCh người ta dùng thước đo Xác suất có điều kiện nhiễu cùng kênh (CCIP), đôi khi gọi là xác suất “khoá” máy thu. Về bản chất, CCIP là xác suất có điều kiện công suất trung bình tín hiệu có hại vượt quá công suất trung bình tín hiệu có ích một mức tương ứng với hệ số phòng vệ nào đó.
Trong thông tin di động, hiệu ứng fađinh biên độ sóng mang thường tuân theo nhiều quy luật khác nhau. Ví dụ, giữa các toà nhà phân bố tín hiệu sóng di động tuân theo luật Rician (LOS); bên trong các toà nhà thì fađinh Reyleigh chiếm ưu thế (non-LOS); đây là trường hợp đặc biệt của phân bố Gausian. Một cách tổng quát, tín hiệu sóng vô tuyến di động là tổng hợp các tín hiệu tuân theo nhiều hàm phân bố khác nhau, được gọi chung là phân bố Nakagami, hay tín hiệu m chiều (m-distribution). Lúc đó số đo CCIP, Pc , được
thể hiện như sau:
(1.1)
Trong đó s là công suất trung bình (LMP) của tín hiệu có ích
Ii là LMP của nhiễu thứ i
là hệ số phòng vệ
k là số lượng tín hiệu nhiễu
Trong thông tin vô tuyến điện, Pc là một hàm toán học phức tạp, vì vậy, để tính Pc người ta cần đơn giản hoá bài toán theo các điều kiện biên nào đó, nhưng vẫn phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các tính chất của loại nhiễu xét. Biểu thức tính xác suất nhiễu CoCh gồm k nguồn nhiễu như sau [1]:
(1.2)
Trong đó ms là công suất trung bình tín hiệu có ích trong vùng xét
R là bán kính Ô có tuyến truyền dẫn hữu ích
Ri là bán kính Ô có chứa nguồn nhiễu thứ i
Di là khoảng cách từ nguồn nhiễu thứ i đến Ô khảo sát
Để đảm bảo độ khả dụng của một mạng thông tin vô tuyến điện, chúng ta cần duy trì xác suất có điều kiện nhiễu cùng kênh, hay xác suất “khoá” máy thu dưới mức 2 % , với điều kiện là chất lượng truyền dẫn phải đảm bảo trên 90 % thời gian sử dụng
1.1.2 Nhiễu kênh lân cận (AdjCh)
Nhiễu AdjCh là tín hiệu vô tuyến điện từ các kênh tần số khác, nhưng rất gần với kênh tần số đang sử dụng. Nguyên nhân phát sinh nhiễu AdjCh chủ yếu là do những hạn chế của các thành phần trong hệ thống thiết bị thu phát vô tuyến, như độ ổn định tần số phát, băng thông máy thu và các bộ lọc thu phát gây ra. Nhiễu AdjCh thường được phân thành nhiễu trong băng (InBand) và nhiễu ngoài băng (Out-Of-Band). Nhiễu trong băng xẩy ra khi tâm của độ rộng tần số gây nhiễu nằm trong băng thông của tín hiệu có ích. Nhiễu ngoài băng thuộc trường hợp tâm tần số của băng thông tín hiệu gây nhiễu nằm ngoài băng thông của tín hiệu cần thu
Trong môi trường sóng di động, luôn có sự tương quan chặt chẽ giữa tín hiệu cần thu và tín hiệu kênh lân cận, vì vậy người ta phải dùng một hàm mật độ liên kết (kết hợp) để biểu thị xác suất có điều kiện Pc.
Nếu gọi r1 là tín hiệu có ích và r2 là tín hiệu nhiễu, với r2 r1, thì ta có thể biểu diễn hàm mật độ xác suất nhiễu kênh lân cận như sau [1]:
(1.3)
Trong đó,
(1.4)
là độ lệch tần số giữa tín hiệu có ích và nhiễu
là trải trễ thời gian
G là mức tăng công suất ở đầu ra bộ lọc thu tín hiệu có
ích so với công suất nhiễu kênh lân cận.
Cần có nhận xét là, ngay cả trong trường hợp nhiễu AdjCh có độ lớn tương đương mức nhiễu CoCh thì ảnh hưởng nhiễu AdjCh vẫn yếu hơn CoCh nhiều lần
1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN
Một trong những mục tiêu cơ bản của bài toán thiết kế các mạng di động tế bào, các tuyến vệ tinh và vi ba mặt đất là cần đảm bảo dung lượng đường truyền theo yêu cầu, với một mức chỉ tiêu chất lượng truyền dẫn cho trước, vì vậy trong việc phân tích đánh giá nhiễu điều quan trọng là cần xác định được tỷ số C/I hay S/I theo một mức chất lượng truyền dẫn (BER) đã cho. Các giá trị này được lấy làm tiêu chí thiết kế mọi mạng vô tuyến, cả di động lẫn có định
Bài toán phân tích nhiễu ở đây bao gồm:
(1) Tính hoặc ước lượng mật độ công suất nhiễu
(2) Tính tỷ số C/I
(3) Xác định tương quan giữa C/I (S/I) hoặc xác suất lỗi Pe
(4) Xác định tương quan giữa S/I hoặc Pe và các chỉ tiêu hệ thống
(5) Thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ biến động các chỉ tiêu hệ thống so với
các chỉ tiêu kỹ thuật trong các mức giới hạn chấp nhận được
(6) Sử dụng C/I như là thước đo để tối ưu hoá vị trí nguồn bức xạ và chất lượng
truyền thông tin
(7) Triển khai các giải pháp giảm nhiễu, các phương pháp đo kiểm hiệu chỉnh ảnh
hưởng, thông qua các thông số thiết kế hệ thống thiết bị
Hai thông số C/I và S/I là các thước đo chất lượng liên quan đến cấp dịch vụ (GOS) của một hệ thống vô tuyến điện bất kỳ. Đối với các mạng không dây các thông số này tương đương:
- Tỷ số C/I và
- Xác suất “khoá” máy thu
1.2.1 Các tín hiệu tương tự
Các tín hiệu tương tự (analog) dùng truyền thông tin là các sóng điện từ biến đổi liên tục
theo thời gian, được đặc trưng bởi biên độ, tần số và pha. Công suất tín hiệu được thể hiện qua biên độ sóng mang (A). Đối với tín hiệu tương tự, chúng ta có thể tính được tỷ số C/I [1] như sau:
và (1.5)
Trong đó, R là hằng số
1.2.2 Các tín hiệu số
Ngược với kỹ thuật tương tự (chỉ cần xác định tỷ số C/I hoặc S/I), trong truyền dẫn số vì áp dụng nhiều loại điều chế khác nhau, nên người ta phải dùng thông số tỷ lệ lỗi Bit (BER) làm thước đo chất lượng truyền dẫn
1.2.2.1 Các hệ thống PSK
Để xác định chất lượng các hệ thống truyền dẫn số người ta cần tìm tỷ số giữa công suất tín hiệu phát và công suất nhiễu sau đó tính BER. Đối với điều chế PSK, BER chính là xác suất lệch góc ra ngoài vùng quyết định. Phân bố góc này tuân theo luật hàm mũ cơ số tự nhiên [1]:
(1.6)
Trong đó I0 là hàm Bexel cải tiến bậc một
là phương sai trong phân bố Gauxơ
r số đo tín hiệu nhiễu
Tích phân biểu thức trên từ vùng biên () đến (), có tính đến tính đối xứng của tích phân, ta được:
(1.7)
1.2.2.2 Các hệ thống di động tế bào mặt đất
Trong các hệ thống thông tin di động mặt đất loại tế bào, tỷ số C/I phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên người ta xấp xỉ chúng theo công thức sau[1]:
(1.8)
Trong đó M là số các Ô phục vụ bị nhiễu CoCh
n là thành phần mũ, thể hiện độ suy hao tuyến (n = 2 4)
D là khoảng cách giữa 2 Ô phục vụ có nhiễu CoCh
R là bán kính Ô phục vụ
a. Đối với hệ thống TDMA:
(1.9)
Trong đó
Sd là cường độ trường tín hiệu có ích
Ii là nhiễu cùng kênh từ trạm gốc thứ i
b. Đối với các hệ thống OFDM/CDMA:
(1.10)
Trong đó
(1.11)
là công suất thu được từ sóng mang thứ i
là công suất thu tổng cộng từ BS thứ k
là tăng ích của bộ xử lý
là hệ số, được tính theo mô hình trực giao tín hiệu giữa các BS khác nhau
1.3 PHÂN TÍCH CAN NHIỄU GIỮA CÁC HỆ THỐNG BFWA
1.3.1 Giới thiệu tổng quan
Chức năng chính của các mạng vô tuyến đa điểm-đa điểm (MP), điểm-đa điểm (PMP) dịch vụ cố định (FS) là cung cấp truy nhập cho mạng công cộng và các mạng riêng (PSTN, PDN…). Vùng dịch mạng có thể rất rộng, bao phủ cả các khu vực thuê bao phân tán. Đôi khi, các hệ thống này cũng được dùng như các mạng truy nhập theo kiến trúc đa tế bào cho vùng ngoại ô và nông thôn. Các hệ thống vô tuyến điểm-điểm (PTP), dịch vụ cố định (FS) thường được dùng làm đường truyền dẫn hoặc truy nhập cho mạng riêng và mạng công cộng. Cũng có thể sử dụng các hệ thống này như một mạng truyền tải hoặc mạng truy nhập tích hợp.
Mục đích của đề tài là đề xuất các phương pháp phối hợp hoạt động giữa các hệ thống kể trên và những hướng dẫn cụ thể trong việc quy hoạch, thiết kế và triển khai mạng, nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống đó, trong điều kiện các mạng này khai thác trên cùng một băng tần trong các khu vực gần nhau và ngược lại, vì vậy việc phân tích can nhiễu trong tài liệu này tập trung vào khía cạnh ảnh hưởng lẫn nhau giữa các mạng FBWA. Để làm rõ tính ứng dụng của các đề xuất, trong phần này sẽ đưa ra các
phương pháp đánh giá can nhiễu, các thông số tới hạn và các yêu cầu tối thiểu cần đạt, để tạo sự hài hòa, cùng tồn tại và khai thác hiệu quả cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện.
Các hệ thống PMP và PTP đã được ETSI chuẩn hóa, cả hệ thống thiết bị lẫn anten cho các dải tần khác nhau; các phần trình bày dưới đây đều được lấy từ họ các tiêu chuẩn của ETSI: TM4 EN
1.3.1.1 Các hệ thống PMP
Đối với các thiết bị PMP, các băng tần số sử dụng được nhóm như sau:
- Dưới 1 GHz
- Giữa 1 GHz và 3 GHz
- Giữa 3 GHz và 11 GHz
- Giữa 24,5 GHz và 29,5 GHz
- Giữa 40,5 GHz và 43,5 GHz
Mỗi phương thức truy nhập xác định (TDMA, MC-TDMA, FDMA, DS-CDMA, FH-CDMA, DS-CD/TDMA) đều được quy định rõ trong các tiêu chuẩn TM4 EN của ETSI cho một trong những băng tần số trên
Các tiêu chuẩn TM4 EN về anten PMP được nhóm như sau:
- Giữa 1 GHz và 3 GHz
- Giữa 3 GHz và 11 GHz
- Giữa 24 GHz và 30 GHz
- Giữa 40,5 GHz và 43,5 GHz
1.3.1.2 Các hệ thống PTP
Trong bộ các tiêu chuẩn TM4 EN cho các thiết bị PTP có phân loại hệ thống thiết bị cụ thể, theo khoảng cách kênh, loại điều chế và dung lượng hệ thống, cho các băng tần từ 1 đến 60 GHz.
Các tiêu chuẩn TM4 EN về anten PTP được phân thành 2 nhóm:
- Giữa 1 GHz và 3 GHz
- Giữa 3 GHz và 60 GHz
1.3.2 Các giả thiết cho bài toán phân tích nhiễu
Vấn đề phối hợp hoạt động để cùng tồn tại và khai thác hiệu quả các mạng PMP, sử dụng chung một băng tần, trong cùng một khu vực địa lý là rất phức tạp. Trong phần này, trước tiên ta xác định tất cả các tổ hợp can nhiễu có thể (các loại nhiễu) giữa các hệ thống PMP, giữa PMP và PTP, sau đó trình bày các phương pháp phân tích, đánh giá mức độ can nhiễu và phương thức phối hợp hoạt động giữa các mạng này.
Để phân tích sự phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống PMP chúng ta chấp nhận một số giả thiết sau:
- Hai hệ thống có công suất bức xạ (EIRP) như nhau;
- Có sử dụng ATPC cho tuyến tải lên để giảm mức nhiễu;
- Các hệ thống với các kênh tần số có độ rộng giống nhau phối hợp tốt hơn các hệ
thống có kích cỡ kênh tần số khác nhau và
- Đối với các trạm trung tâm (CRS) việc phối hợp giữa PMP dùng kỹ thuật FDD dễ
hơn kỹ thuật TDD
Việc phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống PMP và PTP cũng được dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các hệ thống với độ rộng kênh tần số giống nhau phối hợp tốt hơn các hệ thống có
độ rộng kênh tần số khác nhau;
- Cần biết khoảng cách tối thiểu và mức độ lệch góc (giữa hướng chính của 2 anten)
giữa trạm PTP và CRS và
- Có sử dụng ATPC cho tuyến tải lên của PMP để giảm mức nhiễu.
Các kết quả phân tích sự phối hợp hoạt động sẽ càng gần với thực tế, nếu ta sử dụng các thông số tới hạn trong bộ tiêu chuẩn EN cho hệ thống này và coi nó là bộ các thông số
chuẩn. Các thông số đó là:
- Công suất phát;
- Ngưỡng thu;
- Độ nhạy đối với nhiễu và
- Mặt nạ phổ phát
Ngoài ra, chúng ta cần đánh giá được hệ số lọc mạng (NFD) giữa các hệ thống khác nhau theo các tiêu chuẩn đã cho, do đó, nhất thiết phải có các thông số sau đây lấy từ các tiêu chuẩn ETSI:
- Mặt nạ phổ phát và
- Mặt nạ độ nhạy máy thu
1.3.2.1 Các tình huống triển khai mạng
a. Các mạng vô tuyến PMP
Các hệ thống PMP hiện đang sử dụng băng tần từ 1 GHz đến 40 GHz, trong tương lai sẽ sử dụng các tần số cao hơn. Trong mỗi băng tần được ấn định, các đặc tính truyền lan sóng điện từ, băng thông khả dụng, cũng như các đặc tính hệ thống thiết bị sẽ quyết định năng lực mạng, như dung lượng tải tin, bán kính cực đại vùng phục vụ, các hình loại dịch vụ mạng cung cấp và cấu trúc của chính hệ thống đó. Trong nhiều trường hợp, nếu có thiết kế tốt, chất lượng môi trường truyền dẫn mạng PMP có thể tương đương với mạng cáp đồng.
Để phân tích, đánh giá mức độ tương thích giữa các mạng chúng ta chấp nhận một số giả thiết sau:
Có ít nhất 2 nhà khai thác mạng trong một vùng phục vụ. Trong các vùng kinh tế hấp dẫn, số lượng nhà khai thác sẽ nhiều hơn
Các nhà khai thác hoàn toàn độc lập trong việc lập quy hoạch và triển khai mạng của mình
Các dịch vụ do mạng của các nhà khai thác cung cấp có thể khác nhau, và do vậy các hệ thống thiết bị cũng có thể cũng rất khác nhau
Các hệ thống PMP có nguồn gốc, xuất sứ, thời gian đưa vào hoạt động không giống nhau
Có nhiều phương thức truy nhập được sử dụng, nhưng tất cả đều phù hợp với các
khuyến nghị và tiêu chuẩn của ETSI
Quy hoạch mạng và Ô phục vụ do từng nhà khai thác mạng đảm nhiệm
Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phân bổ băng tần cho các nhà khai thác. Trong các nhóm tần số kế cận của nhóm tần số được phân bổ cho các nhà khai thác khác nhau, bằng cách nào đó, cơ quan quản lý phải đảm bảo để các nhà khai thác sử dụng được trong cùng một vùng, tức là các nhà khai thác có khả năng sử dụng và cung cấp một mức GOS cho khách hàng của mình, như trong công bố cam kết chất lượng mạng của họ
Vì lý do tương thích, điều này không có nghĩa là không có những yêu cầu bổ sung hoặc một số ràng buộc nào đó đối với các thiết bị thuê bao (TS) và trạm gốc (CRS/BS)
b. Các mạng vô tuyến PTP
Các hệ thống vô tuyến PTP hiện đang sử dụng dải tần số từ 1 đến 58 GHz, trong tương lai có thể sử dụng các dải tần số cao hơn. Trong mỗi băng tần số được ấn định, băng thông khả dụng do nhà quản lý phân bổ. Các đặc tính liên quan đến dải tần số như dung lượng tải tin, độ dài chặng truyền dẫn, các hình loại dịch vụ đều phải được công bố một cách rõ ràng trong hồ sơ kỹ thuật của hệ thống. Chất lượng dịch vụ cần được xác định rõ cho cả mục tiêu quy hoạch ngắn hạn và dài hạn. Để đánh giá mức độ tương thích giữa các hệ thống, cần chấp nhận một số giả thiết sau:
Trong vùng có ít nhất 2 nhà khai thác mạng PMP hoặc PTP
Các nhà khai thác lập kế hoạch và triển khai mạng của mình một cách độc lập
Các hệ thống PMP hoặc PTP có thể có nguồn gốc, xuất sứ khác nhau. Các hệ thống PTP tuy có độ phân cách kênh tần số, dung lượng và loại thiết bị khác nhau, nhưng đều phải tuân theo các tiêu chuẩn của ETSI
Các nhà quản lý có trách nhiệm phân bổ nhóm tần số cho các nhà khai thác. Đối với các nhóm tần số kế cận trong cùng một băng tần, thì nhà quản lý có trách nhiệm đảm bảo cho các nhà khai thác sử dụng được trong cùng một vùng, tức là các nhà khai thác có khả năng sử dụng để cung cấp một mức GOS cho khách hàng của mình như trong cam kết chất lượng mạng của họ
Điều này không có nghĩa là không có những yêu cầu bổ sung và một số hạn chế nào đó, vì lý do tương thích, đối với các thiết bị TS và CRS
1.3.2.2 Các loại can nhiễu
Trong phần này chỉ xét nhiễu giữa các hệ thống PMP của các nhà khai thác khác nhau trong cùng một vùng và gọi là nhiễu Intercell Interference (IRCI). Ngoài ra, khi quy hoạch các Ô phục vụ cũng cần xét đến nhiễu trong cùng một Ô (Intracell Interference-IACI). Trong các tiêu chuẩn ETSI/TM4 không có chỉ dẫn cụ thể nên dùng kỹ thuật FDD hay TDD, vì mỗi loại đều chế đều có những ưu điểm riêng. Các hệ thống FDD thường dễ tương thích hơn TDD, nhất là khi các trạm gốc của các nhà khai thác được đặt cùng một chỗ. Tuy nhiên, theo quan điểm sử dụng hiệu quả phổ tần số, các hệ thống TDD lại tốt hơn, vì chúng chỉ cần một kênh tần số cho tuyến lên (UL) và xuống (DL) và có khả năng phân bổ và điều khiển lưu lượng bất đối xứng một cách mền dẻo. Trong tài liệu này nhiễu giữa các hệ thống PTP và PMP được xét cho các nhà khai thác trong cùng một vùng, còn mức nhiễu trong một hệ thống cụ thể thì do từng nhà khai thác tự tính toán và tự quyết định
1.3.2.3 Về truyền lan sóng Vô tuyến điện
Ở đây chúng ta chỉ xét các dịch vụ cố định. Các đặc tính truyền sóng điện từ, mô hình
kênh truyền lan phụ thuộc vào dải tần số sử dụng, tốc độ Bit truyền trong không gian và
khoảng cách giữa 2 kênh tần số lân cận. Trong dải tần số từ 2 đến 66 GHz xét ở đây, chúng ta coi các hệ thống PMP đều có tuyến truyền sóng trực xạ (LOS) hoặc gần với trực xạ (NLOS). Trường hợp có các tuyến truyền sóng không trực xạ chỉ có thể áp dụng cho tốc độ Bit từ CRS đến TS nhỏ hơn 2x64 kbit/s và ngược lại, nhưng không vượt quá dải tần số 4 GHz. Ở các tốc độ cao hơn và tần số cao hơn chỉ xét điều kiện truyền sóng LOS từ CRS đến TS và coi GOS tổng thể tương đương với chất lượng mạng cáp đồng. Chúng ta chỉ xét đến fadinh do mưa ở dải tần trên 10 GHz, bằng cách bổ sung thêm một mức suy hao trong mưa cho các tuyến truyền dẫn
1.3.3 Các tình huống nhiễu
1.3.3.1 Tổ hợp PMP FDD/FDD
Có 2 cách bố trí kênh vô tuyến cho 2 hệ thống FDD PMP:
1) Cả hai hệ thống dùng chung một băng tần số con (SB) cho các tuyến xuống
(CRSTS) và do đó cũng chung cho tuyến lên (TSCRS);
2) Hai hệ thống dùng các băng tần con SB khác nhau cho tuyến lên và xuống, như trên
hình 1.3.1
Thông thường, chỉ có trường hợp 1, vì mỗi nhà quản lý mạng đã xác định trước các băng con (SB) cho các luồng tải lên và tải xuống. Trường hợp 2 chỉ xảy ra khi ranh giới của 2 khu vực sử dụng các băng con (SB) khác nhau.
Hình 1.3.1 Cách bố trí kênh vô tuyến cho 2 FDD PMP
Để xét tất cả các tổ hợp nhiễu có thể giữa 2 hệ thống FDD, cần xác định 4 loại nhiễu, phân tách theo từng đôi: Nguồn gây nhiễu và Đích nhiễu:
Nhiễu loại A1 (down/down adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát CRS (hệ thống
gây nhiễu) và đích nhiễu là máy thu TS (bị hại)
Nhiễu loại A2 (up/up adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát TS (hệ thống gây
nhiễu) và đích nhiều là máy thu CRS (bị hại)
Nhiễu loại A3 (down/up adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát CRS (hệ thống gây
nhiễu) và đích nhiễu là máy thu CRS (bị hại)
Nhiễu loại A4 (up/down adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát TS (hệ thống gây
nhiễu) và đích nhiễu là máy thu TS (bị hại)
Hai hệ thống FDD PMP khác nhau được liệt kê trong bảng 1.3.1 là nhiễu chiếm ưu thế (theo dòng) và máy thu bị hại chiếm ưu thế (theo cột):
- thứ nhất (DL trong SB1) có tuyến xuống (tuyến lên) trong SB1 (2)
- thứ hai (DL trong SB2) có tuyến lên ( xuống) trong SB2 (1).
Trong bảng 1.3.1 có sự phân biệt giữa tuyến xuống (DL) và tuyến lên (UL). Số “0” trong
bảng thể hiện trạng thái không có nhiễu với giả thiết rằng truyền dẫn trong một băng tần
con SB có thể gây nhiễu cho máy thu trong cùng băng tần đó, nhưng có khoảng cách ghép tần số song công đủ lớn, vì vậy có khả năng loại bỏ nhiễu khỏi các kênh truyền dẫn trong các băng tần con khác. Bảng 1.3.1 tóm tắt tất cả các tình huống nhiễu có thể.
Bảng 1.3.1 Các trường hợp nhiễu giữa 2 hệ thống PMP FDD
Bị hại
Nguồn nhiễu
DL trong SB1
DL UL
DL trong SB2
DL UL
DL trong
SB1
DL
UL
A1 0
0 A2
0 A3
A4 0
DL trong
SB2
DL
UL
0 A3
A4 0
A1 0
0 A2
1.3.3.2 Tổ hợp PMP FDD/TDD
Có 2 cách bố trí kênh vô tuyến trong hệ thống FDD PMP và TDD PMP:
1) Hệ thống TDD có kênh gần kênh tuyến xuống FDD;
2) Hệ thống TDD có kênh gần kênh tuyến lên FDD, như trên hình 1.3.2
Hình 1.3.2 Cách bố trí kênh vô tuyến cho FDD PMP và TDD PMP
Trong trường hợp này cũng có 4 loại nhiễu kể trên. Các trường hợp nhiễu chiếm ưu thế được cho trong bảng 1.3.2, khi mà cả 2 hệ thống FDD và TDD được coi vừa là nguồn nhiễu vừa là bị hại. Đối với các hệ thống FDD sử dụng băng con SB. Các phần tử khác “0” biểu diễn tổng 2 loại nhiễu khác nhau , do hệ thống TDD dùng cùng một kênh vô tuyến cho cả tuyến lên và xuống
1.3.3.3 Tổ hợp PMP TDD/TDD
Chỉ có một cách bố trí kênh vô tuyến duy nhất cho 2 hệ thống PMP TDD, vì mỗi hệ thống chỉ dùng một kênh tần số cho cả tuyến lên và tuyến xuống. Ở đây, có 2 trường hợp cần xét là hệ thống được đồng bộ và không được đồng bộ
Các hệ thống TDD được đồng bộ: Hệ thống TDD tương ứng với tuyến lên và xuống của cả 2 hệ thống, cần xét nhiễu loại A1 và A2
Các hệ thống TDD không được đồng bộ: Tất cả các loại nhiễu (A1, A2, A3 và A4) cần được phân tích, đánh giá
Bảng 1.3.2 Các trường hợp nhiễu ưu thế giữa FDD PMP và TDD PMP
Bị hại
Nguồn nhiễu
PMP(TDD)
PMP(FDD)
DL trong SB1
DL trong SB2
Sb 1
Sb 2
DL
UL
DL
UL
PMP (FDD)
DL trong SB1
DL
A1+A3
0
Xem bảng 1
UL
0
A2+A4
DL trong SB2
DL
0
A1+A3
UL
A2+A4
0
PMP (TDD)
SB1
SB2
A1+A4
0
0
A2+A3
0
A2+A3
A1+A4
0
1.3.3.4 Tổ hợp PMP/PTP
Có 2 cách bố trí kênh vô tuyến cho FDD PMP và PTP:
Kênh PTP được phân bổ gần với kênh tần số tuyến lên FDD;
Kênh PTP được phân bổ gần với kênh tần số tuyến xuống FDD, (hình 1.3.3)
Hình 1.3.3 Bố trí kênh vô tuyến cho FDD PMP và PTP
Để xét đủ các tổ hợp nhiễu có thể giữa một hệ thống PMP và một hệ thống PTP chúng ta cần xác định 4 loại nhiễu cho các cặp nguồn nhiễu và đích nhiễu khác nhau:
Nhiễu loại B1 (down/PTP Rx adjacency): Nguồn nhiễu từ CRS của PMP và đích
của nhiễu là máy thu của hệ thống bị hại PTP.
Nhiễu loại B2 (PTP Tx/up adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát của PTP và đích
của nhiễu là CRS của hệ bị hại PMP.
Nhiễu loại B3 (up/PTP Tx adjacency): Nguồn nhiễu từ TS của PMP và đích của
nhiễu là máy thu của hệ thống bị hại PTP.
Nhiễu loại B4 (PTP Tx/down adjacency): Nguồn nhiễu từ máy phát của PTP và
đích của nhiễu là TS của hệ bị hại PMP
Bảng 1.3.3 tóm tắt tất cả các trường hợp nhiễu có thể. Đới với hệ thống PTP kể trên, các
băng tần số con của các kênh được dùng để phát (khi PTP gây nhiễu) và để thu (khi PTP bị hại). Khi xét một hệ thống PMP TDD chúng ta cũng thu được các tình huống tương tự như trong bảng 1.3.3. Khác biệt duy nhất là luôn có một cặp trạng thái (B1+B2 hoặc B3+B4) cần xét, do có cùng một kênh tần số cho cả tuyến lên và tuyến xuống.
Bảng 1.3.3 Nhiễu giữa hệ thống PMP FDD và hệ thống PTP
Bị hại
Nguồn nhiễu
PMP TDD
PMP FDD
DL trong SB1
DL trong SB 2
Sb 1
Sb 2
DL
UL
DL
UL
PMP FDD
DL trong SB1
DL
B1
0
Xem bảng 1
UL
0
B3
DL trong SB 2
DL
0
B1
UL
B3
0
PMP TDD
SB1
SB2
Ngoài phạm vi xem xét
B4
0
0
B2
0
B2
B4
0
1.3.4 Nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến PMP (Nhiễu loại A)
1.3.4.1 Các giả thiết và đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiễu loại A (A1, A2, A3 và A4) giữa 2 hệ thống PMP hoạt động trong các kênh tần số kế cận nhau (cùng phân cực), chúng ta xét tình huống đơn giản, nhưng chung nhất, với các giả thiết sau:
Chỉ xét một Ô phục vụ của hệ thống gây nhiễu và hệ thống bị nhiễu. 2 CRS được
phân bố cách xa nhau một khoảng d, khoảng cách này có thể thay đổi được, khi
cần đánh giá nhiễu tổng trong các điều kiện hình học khác nhau. Việc phân tích
được mở rộng từ d = 0 (2 Ô chồng nhau) đến d lớn hơn kích thước của Ô lớn nhất.
Đối với cả 2 hệ thống, vùng phục vụ bao phủ toàn bộ trạm gốc CRS và anten sử dụng là đẳng hướng với độ tăng ích xác định. Theo giả thiết này tính kế cận của kênh vô tuyến được xét cho toàn vùng. Điều này cũng đúng cho cả anten hình rẻ quạt (độ khuếch đại anten khác nhau)
Tất cả các tuyến truyền dẫn vô tuyến, cả tuyến bị hại lẫn tuyến gây nhiễu, đều là
trực xạ (LOS) và ta chỉ xét trường hợp xấu nhất, bỏ qua các tuyến NLOS
1.3.4.2 Phương pháp phân tích nhiễu
a. Hệ số lọc mạng (Hệ số phân cách mạng)
Hiện tượng nhiễu giữa 2 hệ thống hoạt động trên các kênh kế cận được biểu diễn bằng phần phổ bức xạ của hệ thống gây nhiễu (I), nằm trong băng tần bộ lọc thu của hệ thống bị hại (U). Trạng thái này được mô tả trên hình 1.3.4, trên đó biểu thị cả phổ bức xạ cao tần của các kênh tương ứng (CH U và CH I). Vùng màu xám biểu thị phần phổ cao tần tín hiệu phát rơi vào bộ lọc thu, tạo ra mức nhiễu có hại.
Có thể đánh giá nhiễu tổng bằng hệ số lọc mạng (NFD). Đó là tỷ số giữa công suất phát của hệ thống gây nhiễu và phần công suất của nó lọt qua bộ lọc máy thu:
(1.12)
với là phổ phát của hệ thống gây nhiễu và HU(f) là hàm truyền đạt của bộ lọc mạng (bộ lọc thu).
Hình 1.3.4 Biểu diễn nhiễu kênh lân cận
b. Nhiễu loại A1
Đó là nhiễu từ CRS của hệ thống gây nhiễu sang TS của hệ thống bị hại. Tình huống chung được cho trên hình 1.3.5.
Vì khoảng cách của tuyến có lợi là nên tín hiệu có ích là:
(1.13)
Trong đó: là công suất phát danh định cho một kênh đơn của hệ thống bị nhiễu U,
là tăng ích anten CRS của hệ thống bị hại là tăng ích anten TS, λ là độ dài bước sóng
mang (cùng đơn vị với).
Hình 1.3.5 Tình huống nhiễu A1
Chung nhất, ta coi tăng ích anten CRS có 2 giá trị khác nhau (xét cho anten rẻ quạt)
là công suất phát danh định của hệ thống U cho một kênh đơn. Giá trị này sẽ khác nhau đối với các phương thức truy nhập khác nhau:
Đối với hệ thống TDMA, là công suất gắn với mỗi khe thời gian, tương ứng với
công suất đỉnh.
Đối với thống CDMA, là công suất gắn với mỗi mã.
Đối với hệ thống FDMA, là công suất gắn với mỗi sóng mang phụ.
Tương tự, công suất nhiễu được tính theo công thức:
(1.14)
Trong đó: là tổng công suất bức xạ của hệ thống gây nhiễu, là độ khuếch đại anten CRS của hệ thống gây nhiễu I, là khuếch đại anten với góc phân cách (góc lệch) θ độ và NFD là hệ số lọc mạng, được tính theo công thức (1.12).
Ở đây, là tổng công suất bức xạ bởi hệ thống gây nhiễu trong các điều kiện tải cực đại: Khi tất cả các khe thời gian trong TDMA được dùng hoặc khi tất cả các mã PN trong CDMA được dùng, hoặc khi tất cả các sóng mang phụ trong FDMA được dùng.
Kết hợp với các đẳng thức trước đó, chúng ta có thể tính tỷ số C/I cho một TS bất kỳ trong Ô như sau:
(1.15)
Tỷ số này phụ thuộc vào các thông số của hệ thống và khoảng cách d giữa chúng.
Một công thức khác thu được từ (1.15) khi cho d = 0, tức là khi 2 CRS trùng nhau:
(1.16)
Vì = và θ = 0, tức là khi 2 trạm gốc CRS đặt tại một chỗ, thì tổng nhiễu tuyến
xuống bằng nhau cho mọi TS trong vùng xét
c. Nhiễu loại A2
Đó là trường hợp nhiễu từ một TS của hệ thống gây nhiễu tới CRS của hệ thống bị nhiễu. Tình huống chung để phân tích tuyến lên như trên hình 1.3.6.
Chúng ta xét các hệ thống PMP có điều khiển công suất từ xa (RTPC) để duy trì các chức năng của hệ thống. Lúc đó công suất có lợi thu được sẽ là:
(1.17)
với, là độ nhạy máy thu CRS (mức ngưỡng) với BER cực đại và tải lớn nhất, Mu là
dự phòng công suất cho mức ngưỡng. Biểu thức này đúng cả khi không có RTPC. Tương tự công suất thu được trên CRSi là = , đối tượng TSi sẽ phát mức công suất:
(1.18)
+ là công suất thu được, là độ khuếch đại anten, i là độ khuếch đại anten TSi, d1 là khoảng cách từ TSi tới CRSi. Nếu không có RTPC thì = , đây là biên bên trên của đẳng thức trước đó.
Gọi công suất do TSi phát là , lúc đó công suất nhiễu do máy thu CRSu thu được là:
(1.19)
Hình 1.3.6 Tình huống nhiễu A2
Kết hợp với các công thức trước, có thể tính được tỷ số sóng mang trên nhiễu cho một vị trí TSi như sau:
(1.20)
Cho hệ thống gây nhiễu có RTPC và:
(1.21)
cho một hệ thống gây nhiễu không có RTPC.
Với cách làm tương tự, có thể tính tỷ số C/I cho 2 CRS đặt tại 1 vị trí như sau:
(1.22)
cho một hệ thống gây nhiễu có RTPC
(1.23)
Cho một hệ thống gây nhiễu không có RTPC.
Trường hợp cuối, tỷ số C/I của 2 CRS cùng chỗ không như nhau, mà phụ thuộc vào khoảng cách của TSi gây nhiễu.
d. Nhiễu loại A3
Đây là trường hợp nhiễu từ CRS của hệ thống gây nhiễu sang CRS của hệ thống bị hại. (hình 1.3.7). Tín hiệu có lợi nhận được tại CRSu (do TS phát) là:
(1.24)
Vì có cơ chế điều khiển công suất phát, nên tín hiệu nhiễu do CRSi phát đi là:
(1.25)
là tổng công suất bức xạ bởi hệ thống gây nhiễu, và là độ khuếch đại anten CRS.
Hình 1.3.7 Tình huống nhiễu A3
Kết hợp với các công thức trước đó, ta có tỷ số sóng mang trên nhiễu như sau:
(1.26)
Tỷ số này chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai CRSvà không phụ thuộc vào vị trí của TS. Trong trường hợp này cần có khoảng cách nhỏ nhất giữa hai CRS để đảm bảo tỷ số sóng mang trên nhiễu nhỏ nhất, (C/I)min, cho hệ thống sử dụng.
Có thể tính khoảng cách này theo công thức:
(1.27)
e. Nhiễu loại A4
Nhiễu từ một TS của hệ thống gây nhiễu sang một TS của hệ thống bị hại. Tình huống nhiễu được mô tả trên hình 1.3.8.
Công suất có lợi thu được bởi TSu là:
(1.28)
Trong đó: là công suất bức xạ bởi hệ thông xét cho một kênh đơn , là tăng ích anten CRSu và là tăng ích anten TSu. TSi, do có RTPC sẽ phát công suất bằng:
(1.29)
Trong đó: + là công suất có điều khiển nhận được tại CRSi, GTSi là độ khuếch đại anten TSi và là độ khuếch đại anten CRSi. Nếu không có RTPC, thì = . Do đó tín hiệu nhiễu sinh ra bởi TSi và thu tại TSu là:
(1.30)
Trong đó: và là các độ khuếch đại anten của 2 TS trong hướng truyền thẳng.
Hình 1.3.8 Tình huống nhiễu A4
Kết hợp với các công thức trước đó, ta có thể tính được tỷ số sóng mang trên nhiễu:
cho hệ thống gây nhiễu có dùng RTPC và
(1.32)
cho hệ thống gây nhiễu không có RTPC
Trong cả hai trường hợp C/I phụ thuộc chủ yếu vào vị trí tương đối của các trạm đầu cuối
(nguồn phát và nguồn thu nhiễu) do có độ lệch góc lớn giữa các anten định hướng TS. Có thể dùng các công thức (1.30) và (1.31) để đánh giá nhiễu do một nguồn đơn gây ra (TSi) trên cả vùng phục vụ.
1.3.4.3 Phân tích nhiễu cho trường hợp xấu nhất
Khi xét ảnh hưởng nhiễu trong toàn vùng phục vụ cho 4 trạng thái nhiễu khác nhau, nhất
thiết phải phân tích tình huống khi nguồn gây nhiễu và máy thu bị hại ở trong các điều kiện truyền lan sóng điện từ “xấu nhất”. Tình huống này đúng cho cả 4 loại nhiễu kể trên và được mô tả trên hình 1.3.9, trong đó A là CRS (hoặc TS) và A’ là TS (hoặc CRS) của hệ thống bị hại (hữu ích) và B là CRS (hoặc TS) của hệ thống gây nhiễu. Cụ thể, đáp ứng giữa A, A’, B và tương ứng với (hữu ích hoặc nhiễu) CRS hoặc TS được cho trong bảng 1.3.4 cho các loại nhiễu khác nhau.
Trong mỗi hàng của bảng 1.3.4: A biểu thị phần tử bị hại bởi nhiễu, B biểu thị nguồn gây nhiễu.
Hình 1.3.9 Tình huống chung cho các phần tử A,A’ và B , trưòng hợp xấu nhất
Như trên hình 1.3.9 tất cả các phần tử A, A’ và B được xếp thẳng hàng, đó là “điều kiện hình học xấu nhất”, vì anten thu có độ khuyếch đại cao nhất theo hướng nguồn nhiễu. Hơn nữa, nguồn phát và thu nhiễu (A và B) lại rất gần nhau (khoảng cách d nhỏ), trong khi đó các phần tử khác (B) thì rất xa (D>>d). Trong điều kiện truyền sóng xấu nhất (có fandinh hoặc tăng suy hao) có thể sinh ra một tín hiệu có ích trong phần tử A bằng mức độ nhạy thu (C=), trong khi đó tín hiệu nhiễu, do d ngắn, sẽ là:
(1.33)
Trong đó, là công suất bức xạ bởi B, GB và GA là độ khuếch đại anten của các phần tử
B và A.
Bảng 1.3.4 Tương ứng giữa các phần tử A, A’ và B trên hình 1.3.9
Lớp
A
A’
B
A1
TSu
CRSu
CRSi
A2
CRSu
TSu
TSi
A3
CRSu
TSu
CRSi
A4
TSu
CRSu
TSi
Trong đó, là công suất bức xạ bởi B, GB và GA là độ khuếch đại anten của các phần tử
B và A. Kết hợp với các công thức trước đó ta có thể tính được tỷ số C/I:
(1.34)
Tỷ số này phải lớn hơn (C/I)min cho phép của máy thu A. Có thể đánh giá khoảng cách d
nhỏ nhất, giữa A và B, để có C/I mong muốn theo các thông số của hệ thống
(1.35)
Đây là công thức chung dùng cho cả 4 loại nhiễu, đã được phân tích trong phần trên và chỉ các thông số GB và GA (độ khuếch đại anten CRS hoặc TS) được thay đổi phù hợp với bảng 1.3.4. Bảng 1.3.5 cho ta các trường hợp có thể trong tình huống xấu nhất. Để có một đánh giá định tính cho các trường hợp này ta cần mở rộng vùng bị nhiễu, mà ở đó có đặt nguồn nhiễu và có các tuyến truyền sóng tầm nhìn thẳng (LOS)
Bảng 1.3.5 cho thấy các trường hợp xảy ra đối với A1 và A2 là như nhau, vì các phần tử gồm cả TS và CRS và một trường hợp do TS của một nhà khai thác gần CRS của nhà khai thác khác (các Ô chồng lên nhau). Do đó, khoảng cách nhỏ nhất theo công thức (24) chỉ đúng cho vài TS gần CRS như trên hình 1.3.9.
Từ đây ta có:
Nhiễu A3 cần một khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 CRS, vì các CRS được đặt trên tháp cao nên luôn có tuyến truyền sóng trực xạ
Nhiễu A4 (nhiều trường hợp) gồm 2 TS có xác suất xẩy ra thấp, vì khó có tuyến LOS
Bảng 1.3.5 Các trường hợp nhiễu có thể trong điều kiện xấu nhất
Loại nhiễu
Khoảng cách
Vùng bị nhiễu
Vùng có nguồn nhiễu
Khả năng có tuyến LOS
Các trường hợp có thể
A1
TS từ CRS
nhỏ (quanhCRS)
1 điểm (CRSi)
lớn
một số
A2
CRS từ TS
1 điểm (CRSu)
nhỏ (quanh CRSu)
lớn
một số
A3
CRS từ CRS
1 điểm (CRSu)
1 điểm (CRSi)
rất lớn
1
A4
TS từ TS
lớn (cả vùng)
lớn (cả vùng)
nhỏ
nhiều
1.3.4.4 Các thông số đánh giá mức độ can nhiễu trong mạng PMP
Bây giờ chúng ta cần xác định 2 loại thông số quan trọng liên quan đến bài toán phân tích mức độ phối hợp hoạt động giữa các hệ thống:
Loại thông số đầu tiên là các điều kiện biên, bao gồm tất cả các thông số đã được
xác định trong các tình huống nhiễu.
Loại thông số thứ 2 bao gồm tất cả các thông số cần thiết để đánh giá mức độ phối
hợp hoạt động giữa 2 hệ thống
a. Các điều kiện biên
1) Dải tần số và bố trí kênh tần số
Dải tần số công tác là thông số cơ bản cần được xác định từ tiêu các chuẩn ETSI để chọn các thông số hệ thống và đánh giá mức suy hao trong không gian truyền lan sóng điện từ. Cách bố trí kênh tần số (khoảng cách kênh và kế cận tần số giữa 2 hệ thống) cho ta lựa chọn loại nhiễu (A1, A2, A3 hoặc A4)
2) Độ nhạy thu, mức suy giảm độ nhạy và nhiễu trong hệ thống
Cần phân tích nhiễu trong cùng một Ô giữa các hệ thống của 2 nhà khai thác (intra-
system) và nhiễu trong chính hệ thống đó (inter-system) do việc quy hoạch Ô phủ sóng
gây ra. Cách đơn giản nhất thực hiện như sau:
Trong các chuẩn của ETSI cho suy giảm mức ngưỡng tối thiểu 1 dB (tương ứng với độ nhạy thu mức BER=), chúng ta gán mức suy giảm này cho nhiễu giữa 2 hệ thống. Vì vậy, coi độ nhạy máy thu bị giảm 1 dB và lấy tỷ số C/I tương ứng này để phân tích sự phối hợp hoạt động. Phần còn lại (cỡ 3 dB, như trong ETSI) nhà khai thác có thể dùng cho quy hoạch mạng tế bào của mình. Nói một cách khác, phần tối thiểu suy giảm độ nhạy được dành cho nhiễu giữa 2 hệ thống, phần còn lại dành cho nhiễu trong hệ thống
của nhà khai thác
3) Mức dự phòng độ nhạy thu
Trong bước quy hoạch mạng cần xét đến độ dự phòng tuyến, . theo 2 cách::
1) Mức dự phòng công suất dùng trong phân tích đúng bằng mức dùng trong quy
hoạch. Đây là bài toán phân tích nhiễu trong các điều kiện truyền sóng bình thường
2) Mức dự phòng công suất dùng trong hệ thống bằng 0, trong khi đó mức dự phòng
cho nhiễu hệ thống bằng 1 dùng trong quy hoạch Ô phục vụ. Đây là bài toán phân
tích nhiễu trong điều kiện truyền sóng xấu nhất
4) Bán kính Ô phục vụ
Bán kính Ô xác định vùng phục vụ, trong đó ta cần đánh giá mức nhiễu hoặc nguồn nhiễu, vì vậy, khi đã có các thông số hệ thống và độ dự phòng tuyến chúng ta cần tính bán kính cực đại vùng phục vụ
5) Mẫu bức xạ và độ tăng ích anten
Các thông số anten có vai trò quan trọng trong phân tích, đánh giá mức nhiễu. Nếu không
có các giá trị thực của mẫu bức xạ anten, thì dùng các tiêu chuẩn của ETSI về anten cho hệ thống PMP. Tốt nhất là có được số liệu thực về độ tăng ích anten (độ khuếch đại)
b. Các thông số đánh giá nhiễu loại A
1) Nhiễu loại A1 (Nhiễu A1)
Thông số đơn giản nhưng rất quan trọng là phương trình khoảng cách nhỏ nhất giữa
TS có ích và CRS gây nhiễu, trong điều kiện truyền sóng xấu nhất. Khoảng cách này
càng nhỏ thì độ phối hợp hoạt động càng tốt. Một thông số đánh giá khác là độ lệch tỷ số giữa sóng mang và nhiễu,, theo công thức (1.16) và (C/I)min của hệ thống bị hại. Độ lệch này càng lớn thì hệ thống phối hợp càng tốt (nhưng chỉ đúng cho tần số dưới 10 GHz).
Bảng 1.3.6 thể hiện mức độ phối hợp cho các độ lệch C/I khác nhau.
Các thông số đánh giá tiếp theo là phần trăm diện tích Ô phục vụ (% KO) trong đó có tỷ
số C/I nhỏ hơn giá trị cho phép tối thiểu. Cá biệt, khi đã cho 2 hệ thống, chúng ta nên xác định giá trị % KO lớn nhất, theo khoảng cách của CRS (d) mở rộng từ 0 đến 200 % bán kính Ô. Theo cách này, ta có phần trăm lớn nhất của vùng (kéo theo là số người dùng) có thể bị nhiễu. Khi giá trị này càng nhỏ thì độ phối hợp càng tốt. Thông số đánh giá % KO rất quan trọng, vì nó cho phép đánh giá nhiễu trên thực tế.
Bảng 1.3.6 Mức độ phối hợp theo ∆[C/I]
∆[C/I] (dB)
Phối hợp
< 0
Không thể phối hợp trong cùng một vùng (cần có phân cách không gian )
[0, 5]
Có thế, nhưng bị tới hạn, nếu CRS cùng chỗ
[5, 10]
Có thể, nếu CRS cùng chỗ. Có thể, tới hạn, với khoảng cách d giữa các CRS nhỏ hơn bán kính Ô và , d<<R
[10, 20]
Có thể, nhưng tới hạn, cho khoảng cách d giữa các CRS tới bán kính Ô, nói cách khác CRS có thể đặt mọi nơi
[20, 30]
Có thế cho khoảng cách d giữa CRS tới bán kính Ô, nói cách khác CRS có thể đặt mọi nơi
> 30
Đầy đủ, không có nhiễu đặc biệt nào
2) Nhiễu loại A2 (Nhiễu A2)
Do tính đối xứng các thông số của loại nhiễu này tương tự như loại A1
3) Nhiễu loại A3 (Nhiễu A3)
Đó là nhiễu giữa các CRSs và chỉ có một thông số để đánh giá mức độ phối hợp hoạt động. Đó là khoảng cách tối thiểu giữa các CRSs theo biểu thức (1.24) hoặc (1.33) và nó phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện truyền sóng xét đến ở đây
4) Nhiễu loại A4 (Nhiễu A4)
Thông số đánh giá đơn giản nhất là phương trình khoảng cách nhỏ nhất (1.35) giữa TS có ích và TS gây nhiễu trong điều kiện truyền lan xấu nhất. Nhiễu A4 ít quan trong so với nhiễu A1, A2 và A3, vì trong trường hợp này xác suất có tuyến TS-TS trực xạ rất thấp. Tuy nhiên, ở đây cần xét số lượng TS cho cả hệ thống gây nhiễu và bị hại. Để đánh giá nhiễu này tốt nhất là dùng chỉ số % KO cực đại (như A1 và A2) theo công thức (20) và (21), với các khoảng cách khác nhau giữa các CRS (mở rộng từ 0 đến 200 % bán kính Ô) và cho các vị trí TS gây nhiễu khác nhau.
1.3.5 Can nhiễu giữa 2 hệ thống PMP và PTP (Nhiễu loại B)
1.3.5.1 Một số giả thiết và đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá ảnh hưởng nhiễu loại B (B1, B2, B3 và B4) của một hệ thống PMP đến một
hệ thống PTP và ngược lại, hoạt động trên các kênh kế cận nhau (cùng phân cực sóng) trên toàn bộ vùng phục vụ, chúng ta chấp nhận một số giả thiết sau:.
Đối với hệ thống PMP, chỉ xét một Ô phục vụ. Đối với hệ thống PTP chỉ xét một
tuyến truyền dẫn và chỉ một trạm gần nhất với Ô xét của PMP. CRS của hệ thống
PMP và trạm PTP được phân cách bởi khoảng cách d; có thể thay đổi khoảng cách
này để đánh giá nhiễu trong các iều kiện hình học khác nhau
Đối với hệ thống PMP, Ô phục vụ xét bao chùm toàn bộ CRS, bằng anten đẳng
hướng có độ tăng ích xác định. Với giả thiết này tính kế cận các kênh tần số được
xét cho toàn vùng. Ngoài ra, cần xét các thông số tăng ích anten cả dạng bức xạ
hình rẻ quạt, nhưng không coi đó là một kỹ thuật giảm nhiễu
Hệ thống PTP dùng các anten định hướng đến các trạm khác có độ phân cách góc
với CRS của PMP là độ. Góc lệch này cũng được thay đổi, khi đánh giá nhiễu
trong các điều kiện hình học khác nhau
- Tất cả các kênh vô tuyến, cả có ích lẫn gây hại là LOS. Từ đó chúng ta xét trường
hợp xấu nhất; bỏ qua suy hao nhiễu các tuyến không trực xạ
1.3.5.2 Phương pháp phân tích nhiễu loại B
a. Hệ số lọc mạng
Tương tự như mục 1.3.4.2
b. Nhiễu loại B1 (Nhiễu B1)
Đây là trường hợp nhiễu từ PMP CRS sang PTP (hình 1.3.10).
Hình 1.3.10 Tình huống nhiễu B1
Trạm PTP được xem là bị nhiễu, trong khi PTP’ được vẽ chỉ để hiểu thêm về θ. Thực tế PTP’ thường rất xa so với Ô xét, nếu PTP là trạm gần CRS nhất.
Tín hiệu có ích do PTP thu được là:
(1.36)
Trong đó: là độ nhạy thu PTP (ngưỡng) và MPP là độ dự phòng ngưỡng.
Công suất nhiễu do CRS tạo ra là:
(1.37)
Trong đó là tổng công suất bức xạ bởi PMP, là độ khuếch đại anten CRS, là độ khuếch đại anten PTP tại θ độ, λ là độ dài sóng mang và NFD là hệ số lọc mạng của hệ thống PTP theo phổ bức xạ của PMP. PPMP là tổng công suất bức xạ bởi hệ thống PMP trong điều kiện tải lớn nhất. Đó là các trường hợp: trong TDMA mọi khe thời gian (TDMA), mọi mã PN (CDMA), hoặc mọi sóng mang phụ (FDMA) đều được sử dụng. Kết hợp với các công thức trên ta có thể tính được tỷ số C/I là:
(1.38)
Tỷ số này phụ thuộc vào các thông số của hệ thống, khoảng cách d và góc lệch θ giữa
CRS và PTP. Do đó, có thể đánh giá khoảng cách d nhỏ nhất, cần thiết để thu đựơc tỷ số
C/I lớn hơn tỷ số (C/I)min:
(1.39)
Đây là hàm số của góc lệch θ
c. Nhiễu loại B2 (Nhiễu B2)
Đây là trường hợp nhiễu từ hệ thống PTP sang PMP CRS. Tình huống nhiễu được mô tả trong hình 1.3.11, với các thông số hình học d và θ
Trong đó: PthPMP +MPMP là công suất có ích nhận được, là độ khuếch đại anten TS gây nhiễu, là độ khuếch đại anten CRS và là khoảng cách từ TS tới CRS. Nếu không dùng RTPC thì PTS= PtTS, và đó là cận trên của công thức trước, với PtTS là công suất danh định TS cho một kênh đơn. Giá trị này khác nhau cho các phương thức truy nhập khác nhau. Đối với hệ thống TDMA thì PtTS là năng lượng có ích gắn với mỗi khe thời gian và tương ứng với công suất đỉnh. Đối với các hệ thống CDMA PtTS là công suất gắn với mỗi mã. Đối với hệ thống FDMA PtTS là công suất gắn với mỗi sóng mang con.
Tín hiệu có ích nhỏ nhất nhận được bởi CRS (từ TS xa nhất) hoàn toàn độc lập với việc có hay không RTPC:
(1.40)
Trong đó mức dự phòng có thể bằng 0, phụ thuộc vào điều kiện truyền lan và phương thức dùng RTPC.
Hình 1.3.11 Tình huống nhiễu B2
(1.41)
Trong đó NFD là hệ số lọc mạng nhận được CRS, tuỳ theo phổ phát của PTP. Kết hợp với các công thức trước ta có thể thu được tỷ số C/I như sau:
(1.42)
Trong trường hợp này, như loại nhiễu B1, có thể đánh giá khoảng cách d nhỏ nhất cần thiết để thu được tỷ số C/I lớn hơn tỷ số (C/I)min:
(1.43)
Đây là hàm số của biến số θ.
d. Nhiễu loại B3 (Nhiễu B3)
Đây là trường hợp nhiễu từ TS của hệ thống PMP sang hệ thống PTP. Trên hình 1.3.12 ngoài các thông số hình học chung d và θ còn có 2 góc lệch α và β giữa TS và PTP.
Hình 1.3.12 Tình huống nhiễu B3
Tín hiệu có ích nhận được bởi PTP là:
(1.44)
Nếu TS có trang bị PTPC, thì công suất phát của nó sẽ là:
(1.45)
Trong đó là cppng suất có ích nhận được, GTS là độ khuếch đại anten TS gây nhiễu, GCRS là độ khuếch đại anten CRS và d2 là khoảng cách từ TS đến CRS. Nếu không dùng RTPC thì PTS = PTSt, và đó là cận trên của công thức trước. Đối với hệ thống TDMA thì PTSt là năng lượng có ích gắn với mỗi khe thời gian và tương ứng với công suất danh định. Đoois với hệ thống CDMA nó là công suất gắn với mỗi mã. Đối với FDMA đó là công suất của mỗi sóng mang con.
Trong cả 2 trường hợp công suất nhiễu tại trạm PTP là:
(1.46)
Trong đó, NFD là hệ số lọc thu của P-P theo phổ phát TS và là khoảng cách giữa TS và P-P. Kết hợp với các công thức trước ta thu đựơc tỷ số sóng mang trên nhiễu cho tình huống hình học với vị trí của TS như sau:
(1.47)
cho hệ thống P-MP dùng RTPC, với ∆G(α)= GTS-GTS(α) là độ khác biệt anten TS. Nếu không sử dụng RTPC thì:
(1.48)
Đối với loại nhiễu này người ta không tính khoảng cách tối thiểu ngăn nhiễu, vì người
dùng (nguồn nhiễu) phân bố khắp nơi trong Ô phục vụ. Công thức (1.46) và (1.47) được dùng để đánh giá nhiễu, nếu thực sự có một số người dùng có thể tạo ra nhiễu, khi đã biết vị trí CRS và PTP (các thông số d và θ).
e. Nhiễu loại B4 (Nhiễu B4)
Đây là trường hợp nhiễu từ hệ thống PTP sang PMP TS. (hình 1.3.13). Ở đây ngoài các thông số d và θ, còn có 2 thông số góc α và β giữa TS và PTP.
Hình 1.3.13 Tình huống nhiễu B4
Vì khoảng cách giữa CRS và TS là d2 nên tín hiệu có ích là:
(1.49)
Trong đó: PthPMP là công suất danh định bức xạ bởi một kênh đơn, và nó khác nhau cho các phương thức truy nhập khác nhau. Đối với hệ thống TDMA, thì PtTS là công suất có ích gắn với mỗi khe thời gian và tương ứng với năng lượng đỉnh. Đối với hệ thống CDMA, PtTS là công suất gắn với mỗi mã. Đối với hệ thống FDMA, PtTS là công suất gắn với mỗi sóng mang phụ.
Khi khoảng cách giữa PTP và TS là d1, thì tín hiệu nhiễu là:
(1.50)
Trong đó:PthPP là công suất ra danh định của hệ thống PTP và NFD là hệ số lọc mạng của máy thu TS theo phổ phát PTP.
Kết hợp với các công thức trên ta thu được tỷ số C/I:
(1.51)
Có thể dùng biểu thức này để đánh giá nhiễu TS (trên toàn vùng PMP) có tỷ số C/I nhỏ hơn giá trị C/Imean . Công thức này đúng cho mọi vị trí của CRS
1.3.5.4 Các thông số đánh giá mức nhiễu trong hệ thống PTP
Có 2 loại thông số quan trọng cần được xác định để phân tích mức độ phối hợp của 2 hệ thống PMP và PTP. Loại đầu tiên là các điều kiện biên, bao gồm tất cả các thông số đã được xác định cho các tình huống nhiễu. Loại thông số thứ hai là các thông số đánh giá mức độ phối hợp hoạt động giữa 2 hệ thống.
a. Các điều kiện biên
1) Dải tần số và bố trí kênh vô tuyến
Dải tần hoạt động là thông số chính quyết định dùng tiêu chuẩn nào của ETSI để lựa chọn
các thông số hệ thống và đánh giá suy hao sóng điện từ trong không gian tự do. Cần biết cách sắp xếp kênh (khoảng cách kênh và tần số lân cận giữa 2 hệ thống) để chọn loại nhiễu (B1, B2, B3 và B4)
2) Độ nhạy thu, mức giảm độ nhạy và nhiễu trong mạng
Cần phân tích nhiễu giữa 2 hệ thống PTP và PMP, cũng như nhiễu trong hệ thống (do lập kế hoạch Ô cho PMP và đường truyền cho PTP). Cách đơn giản nhất để phân tích là:
- Với điều kiện là trong các tiêu chuẩn ETSI độ giảm ngưỡng tối thiểu 1 dB đã xác
định và gắn độ giảm này cho nhiễu giữa 2 hệ thống. Vì vậy, coi độ nhạy máy thu
giảm 1 dB và nó tương ứng với tỷ số C/I để phân tích phối hợp hoạt động,
- Phần còn lại của độ giảm (cỡ 3 dB như trong ETSI) dành cho nhà khai thác trong
việc lập kế hoạch cho mạng tế bào hoặc mạng PTP của họ.
3) Mức dự phòng cho độ nhạy thu
Trong bước quy hoạch mạng cần tính đến dự phòng tuyến, .Có 2 cách tính thông
số này:
1) Lấy mức dự phòng công suất dùng trong phân tích nhiễu bằng mức như dùng trong
quy hoạch (điều kiện truyền sóng bình thường)
2) Mức dự phòng công suất dùng trong hệ thống bằng 0, trong khi đó mức dự phòng
cho nhiễu hệ thống bằng 1, dùng trong quy hoạch Ô (điều kiện truyền sóng xấu
nhất)
Độ dự phòng cho máy thu PTP () là độ dự phòng cho tuyến để đạt mục tiêu chất
lượng và độ khả dụng đã cho. Có 3 cách đánh giá thông số này:
1) Độ dự phòng của PTP bằng 0 (nhiễu trong điều kiện truyền sóng xấu nhất).
2) Độ dự phòng bằng độ dự phòng tuyến (khảo sát nhiễu trong điều kiện thời tiết tốt
cho hệ thống không có RTPC).
3) Độ dự phòng bằng độ dự phòng của tuyến và được giảm theo RTPC (trong điều
kiện thời tiết tốt cho hệ thống có RTPC).
4) Bán kính Ô phục vụ
Bán kính Ô phục vụ của hệ thống PMP quyết định vùng trong Ô có nhiễu cần xét, hoặc có nguồn nhiễu phân bố, do đó, khi đã có các thông số hệ thống cần tính bán kính Ô lớn nhất
5) Mẫu bức xạ và độ tăng ích anten
Các thông số anten có tần quan trọng đặc biệt trong việc đánh giá nhiễu. Nếu không có các giá trị thực của mẫu bức xạ , thì có thể dùng các mặt nạ bức xạ trong các tiêu chuẩn của ETSI cho anten PMP. Trên thực tế để đánh giá nhiễu cần biết độ khuyếch đại thực của anten sử dụng
1.3.5.5 Các thông số đánh giá mức nhiễu
a. Nhiễu loại B1 (nhiễu B1)
Trong trường hợp CRS gây nhiễu sang hệ thống PTP thì dùng công thức (28) để tính khoảng cách tối thiểu cần thiết giữa CRS và PTP. Khoảng cách này càng nhỏ, độ phối hợp càng tốt
b. Nhiễu loại B2 (nhiễu B2)
Trong trường hợp hệ thống PTP gây nhiễu sang CRS thuộc hệ thống PMP có thể dùng công thức (32) để xác định khoảng cách cần thiết nhỏ nhất giữa CRS và PTP. Các khoảng cách nhỏ hơn sẽ cho độ phối hợp tốt hơn.
c. Nhiễu loại B3 (nhiễu B3)
Trong trường hợp khi nguồn nhiễu (hướng đến hệ thống PTP) là từ TS thuộc hệ thống PMP, thì dùng công thức (36) và (37) để tính tỷ số C/I cho TS, nếu biết các điều kiện hình học của PTP và CRS. Ở đây nên xác định % KO nơi có TS tạo ra tỷ số C/I thấp hơn (C/I) min theo các thông số hình học đã cho; phần trăm này càng nhỏ thì có độ phối hợp càng tốt
d. Nhiễu loại B4 (nhiễu B4)
Trong trường hợp hệ thống PTP gây nhiễu sang TS thuộc hệ thống PMP, công thức (40) cho ta tính tỷ số C/I thấp hơn (C/I)min, , trong phạm vi % KO. Rõ ràng với cấu trúc hình học đã cho, % OK thấp cho ta mức độ phối hợp cao.
1.3.6 Đánh giá mức độ phối hợp hoạt động giữa các hệ thống PMP
Mục này trình bày một số kết luận về các nguyên tắc cùng tồn tại cho các hệ thống PMP.
Các nguyên tắc này được đúc rút từ các phương pháp luận trong mục 1.3.4. Một số
nguyên tắc được nêu trong phần ví dụ cụ thể
1.3.6.1 Các xem xét liên quan đến nhiễu
a. Nhiều A1: Nhiễu từ CRS thuộc hệ thống gây nhiễu sang TS thuộc hệ thống có ích.
Dễ dàng chứng minh rằng có thể dùng chung điểm đặt trạm gốc và đây là điều kiện thuận
lợi để thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động, vì các tuyến gây nhiễu và có ích luôn giống
nhau, không có sự chênh lệch về suy hao truyền sóng. Trong một số trường hợp, việc dùng chung vị trí trạm vẫn đảm bảo độ phối hợp, ngay cả khi không có các kênh bảo vệ giữa 2 hệ thống. Trong trường hợp này cho phép đặt các trạm gốc gần nhau. Nhưng vì chúng ta xét hệ thống hoạt động trong cùng dải tần (khả năng bao phủ như nhau) và cùng vùng phục vụ (suy giảm vùng do các công trình xây dựng, đồi núi), nên các điều kiện này có thể không phải lúc nào cũng đúng. Ngược lại, nếu không thể đặt trạm gốc cùng chỗ hoặc gần nhau thì cần phải dành ít nhất một kênh bảo vệ để khắc phục khả năng chồng lấn Ô (TS bị nhiễu gần CRS gây nhiễu hơn so với CRS có lợi). Trong trường hợp này luôn tồn tại vùng bị nhiễu quanh CRS gây nhiễu.
b. Nhiễu A2: Nhiễu từ TS của hệ thống gây nhiễu sang CRS của hệ thống có ích.
Do tính đối xứng với loại nhiễu A1 có thể dùng mục 1.3.6.1 (a) cho nhiễu A2
c. Nhiễu A3: Nhiễu từ CRS của hệ thống gây nhiễu sang CRS của hệ thống có ích.
Trong trường hợp này cần có một khoảng cách tối thiểu giữa hai CRS theo công thức (16), do đó không thể đặt trạm gốc cùng một chỗ. Ngoài ra, để giảm khoảng cách cần thiết xuống khoảng vài trăm mét (mức độ phối hợp thấp và gần vị trí đặt trạm) cần có một băng tần bảo vệ giữa 2 hệ thống. Ngược lại, mức độ phối hợp cần thiết không được chấp nhận, nếu khoảng cách giữa các CRS có cùng kích cỡ với bán kính Ô.
d. Nhiễu A4: Nhiễu từ TS của hệ thống gây nhiễu sang TS của hệ thống có ích.
Trong trường hợp này có thể dùng chung vị trí trạm gốc mà không ảnh hưởng đến sự phối hợp. Để kiểm soát nhiễu giữa các TS nên có băng tần bảo vệ để giảm khoảng cách
tối thiểu, tính theo công thức (24), xuống còn vài trăm mét. Tuy nhiên, khả năng có nhiễu giữa các TS không thấp, hoặc bị giới hạn trong vùng riêng biệt, do có quá nhiều TS gây nhiễu và TS bị hại. Trong trường hợp này các nhà khai thác mạng có thể gặp phải tình huống là mức nhiễu luôn thay đổi khi triển khai mở rộng mạng. Ví dụ, khi hai TS của 2 nhà khai thác đặt trên cùng một mái nhà
1.3.6.2 Các nguyên tắc chung thực hiện phối hợp hoạt động
Mục này đưa ra một số nguyên tắc chung (không gắn trực tiếp với một loại nhiễu nào) để thực hiện việc phối hợp hoạt động, trong đó, một mục liên quan đến các thông số hệ thống, các mục còn lại liên quan đến các nguyên tắc triển khai, sao cho dễ dàng thực hiện phối hợp hoạt động trên cùng một vùng, với lãng phí phổ nhỏ nhất.
a. Các nguyên tắc liên quan đến thông số hệ thống
Từ mục 1.3.4 ta có:
NFD càng nhỏ thì băng thông bảo vệ cần thiết càng lớn. Nguyên tắc này được áp
dụng cho mọi loại nhiễu. Do đó, đề tránh lãng phí phổ tần số, các giá trị NFD lấy
từ EN được dùng để đánh giá băng tần số bảo vệ cần thiết, phải gần với các thông
số của hệ thống thực
Để giảm nhiễu A1, EIRP của 2 CRS, được xác định như là tổng công suất danh
định ở đầu ra cao tần và độ tăng ích anten CRS, phải như nhau.
Để giảm nhiễu A2 và A4, Sử dụng RTPC cho các TS, vì vậy giảm được băng tần
số bảo vệ
Khi xét các khoảng cách kênh tần số bằng nhau, tương tự như độ nhạy Máy thu
giảm, cần thiết có băng thông bảo vệ cho nhiễu A2. Điều kiện này dẫn đến việc có
bán kính tế bào như nhau cho hai hệ thống, vì băng tần giống nhau và công suất ra
giống nhau. Như vậy, chỉ một CRS gây nhiễu trên Ô có ích và do đó vùng nhiễu
chỉ giới hạn xung quanh CRS đó. Ngược lại, vùng bị nhiễu là tổng 2 hoặc nhiều Ô
phục vụ
1.3.6.3 Các nguyên tắc triển khai mạng
Đây là nguyên tắc triển khai phối hợp giữa hai hệ thống FDD PMP trên cùng một vùng với một hoặc hai cặp băng tần con, ấn định cho các tuyến lên và xuống. Ở đây chỉ cần xét các loại nhiễu A1 và A2. Vì cả 2 loại nhiễu cho phép dùng chung vị trí trạm CRS hoặc đặt cạnh nhau (có thể không có băng tần bảo vệ) nên có vùng nhiễu dư, vùng nhiễu giới hạn, nếu không trùng vị trí trạm.
Một nguyên tắc hữu ích nữa là bố trí các hệ thống có kênh kế cận với khoảng cách kênh giống nhau, vì kênh tần số bảo vệ yêu cầu thường bằng khoảng cách kênh lớn nhất. Bằng cách đó cũng tiết kiệm được phổ tần số. Cuối cùng, khi một trong 2 hệ thống PMP dùng kỹ thuật TDD thì cần xét nhiễu A3. Trong trường hợp này, ít nhất là cần dùng một kênh tần số bảo vệ (thường là 2) cho trường hợp 2 trạm gần nhau
1.3.7 Đánh giá mức độ phối hợp hoạt động giữa PMP và PTP
1.3.7.1 Các loại nhiễu điển hình
Mục này cho ta một số nhận định về mức độ phối hợp giữa các hệ thống PMP và PTP khi chỉ có một loại nhiễu được xét, các vấn đề về dùng chung vị trí, khoảng cách an toàn, góc
phân cách (góc lệch) và nhiễu ưu thế.
a. Nhiễu B1: Nhiễu từ CRS thuộc hệ thống PMP sang hệ thống PTP
Nhiễu này chỉ liên quan đến 2 trạm và có thể xét như sự phối hợp PTP/PTP (vì chỉ yêu cầu khoảng cách và vùng phối hợp).
b. Nhiễu B2: Nhiễu từ hệ thống PTP sang CRS thuộc hệ thống PMP.
Do tính đối xứng hình học loại loại B1 được áp dụng cho loại B2. Cần xác định một khoảng cách tối thiểu giữa CRS và PTP, để tránh nhiễu
c. Nhiễu B3: Nhiễu từ PMP TS sang hệ thống PTP.
Dùng chung vị trí trạm là trạng thái xấu nhất. Ở đây cần có sự phân cách tần số rộng nhất. Nhìn chung, thậm chí không có chung vị trí đặt trạm, nếu không có khả năng tách biệt tần số tốt và nếu tuyến PTP nằm dọc theo vùng phục vụ PMP, thì luôn luôn có một vùng nhiễu ưu thế của TS đối với tuyến PTP. Trạng thái này (thậm chí cả khi vùng phục vụ nhỏ) không thể chấp nhận được, vì chỉ cần một TS trong vùng đó cũng làm giảm chất lượng tuyến PTP mỗi khi thiết lập kết nối.
d. Nhiễu B4: Nhiễu từ hệ thống PTP sang PMP TS.
Do tính đối xứng hình học với loại B3 nên có thể áp dụng cho loại B4, tức là cần một
băng tần bảo vệ rộng, để ngăn ngừa nhiễu trên TS thuộc PMP đặt trên tuyến PTP.
1.3.7.2 Các nguyên tắc chung để phối hợp hoạt động
Mục này nêu ra một số nguyên tắc chung (không gắn trực tiếp tới một loại nhiễu cụ thể nào) để thực hiện phối hợp hoạt động. Một phần liên quan đến các thông số hệ thống, phần còn lại liên quan đến các nguyên tắc triển khai chung để thực hiện phối hợp trên cùng một vùng với độ lãng phí phổ tần số nhỏ nhất.
a. Các nguyên tắc liên quan đến các thông số hệ thống
Các nguyên tắc sau đây nhận được từ các phân tích trên:
NFD càng lớn thì băng thông bảo vệ cần thiết, hoặc khoảng cách tối thiểu càng nhỏ. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại nhiễu. Do đó, các giá trị NFD cho cả 2 hệ thống PMP và PTP trong EN phải càng gần với các giá trị thực của hệ thống.
Để có độ phân cách góc cực đại (loại B1 và B2) các mẫu bức xạ anten PTP phải
tuân thủ các mặt nạ của các lớp cao hơn (được xác định trong ETSI EN 302 085
hoặc EN 300 833 ). Nếu tuyến PTP được triển khai trong một vùng nhiễu dày đặc,
thì nên đặt CRS của hệ thống PMP xa với vị trí trạm PTP, tuỳ theo mẫu bức xạ
anten của tuyến PTP.
b. Các nguyên tắc triển khai mạng
Cần xét 2 tình huống triển khai khác nhau: thứ nhất, chỉ một vị trí PTP trong khu vực triển khai của hệ thống PMP (vùng ngoại ô), thứ hai là toàn bộ tuyến PTP (tất cả các
trạm) trong khu vực triển khai của hệ thống PMP.
Hình 1.3.14 Sự sắp xếp kênh tín hiệu có ích
Có thể áp dụng 2 nguyên tắc sau cho 2 tình huống kể trên:
1) Một trạm PTP: Vì chỉ một hướng của tuyến PTP được dùng cho tính toán (xem
hình 1.3.14). Theo cách này chỉ loại nhiễu B1 và B2, và sự kết hợp hợp lý giữa
koảng cách tối thiểu, góc phân cách, ăng tần bảo vệ sẽ cho phép triệt tiêu nhiễu
2) Toàn tuyến PTP: Trong trường hợp này có 4 loại nhiễu liên quan đến mọi kiểu sắp
xếp kênh (chúng ta chỉ quan tâm đến các kênh kế cận). Như vậy, do có nhiễu B3 và
B4 nên cần băng tần bảo rộng hơn, phục vụ cho việc phối hợp tuyến PTP với mọi
vùng PMP đã triển khai
1.4 KẾT LUẬN
Nhiễu vô tuyến điện rất đa dạng và phức tạp. Trong dải tần 2-66 GHz, một dải tần có nhiều hứa hẹn cho các công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng, vấn đề can nhiễu giữa các hệ thống đang được nghiên cứu tích cực. Cho đến thời điểm hiện nay, do trình độ phát triển công nghệ truyền thông trong dải tần này còn chậm và nhiều hệ thống thiết bị còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, vì vậy hàng loạt các vấn đề nghiên cứu về nhiễu liên quan đến mạng FBWA vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong chương 1 chúng ta đã xét bài toán nhiễu theo khía cạnh ảnh hưởng qua lại giữa các mạng FBWA của các nhà khai thác khác nhau, trong điều kiện các nhà khai thác dùng các kênh tần số kế cận nhau trong cùng một vùng hoặc dùng cùng dải tần số trong các vùng lân cận. Trên thực tế điều này thường xuyên tồn tại, đặc biệt là trong các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đông dân cư, bến cảng…Bài toán tránh nhiễu và nén nhiễu CoCh và AdjCh cho các hệ thống, mạng thông tin vô tuyến là vấn đề quan trọng nhất trong việc thực hiện phối hợp hoạt động để cùng tồn tại.
Trong chương này chúng ta đã xét tất cả các tình huống nhiễu có thể xẩy ra, phương pháp phân tích, đánh giá định lượng và quan trọng hơn cả là xác lập được quan hệ giữa khoảng cách an toàn (về không gian) và các thông số hệ thống thiết bị, dựa trên chỉ tiêu chất lượng thu tin C/I. Các biểu thức toán học (1.27), (1.35), (1.39), (1.43) thể hiện sự phụ thuộc khoảng cách an toàn vào các thông số hệ thống được dùng đêt tính toán hệ số lọc mạng NFD là rất quang trọng trong thiết kế hệ thống thực
Ngoài ra, trong chương này cũng sơ bộ đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp triển khai mạng vô tuyến điểm-đa-điểm, điểm-điểm, các chỉ tiêu kỹ thuật cần quan tâm trong quá thực hiện phối hợp hoạt động giữa các mạng truy nhập vô tuyến băng rộng. Các kết quả của chương này sẽ là sở cứ lý luận để xây dựng các nguyên tắc, các khuyến
nghị triển khai mạng FBWA loại WiMax trong chương 2
CHƯƠNG 2
NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG ĐỂ CÙNG TỒN TẠI CHO CÁC HỆ THỐNG FBWA LOẠI WIMAX
2.1 GIỚI THIỆU
Trong chương một chúng ta đã giới thiệu lý thuyết chung về can nhiễu, các phương pháp phân tích nhiễu và các biện pháp phòng chống nhiễu cho các hệ thống FBWA. Chương này sẽ cụ thể hoá các phương pháp chống nhiễu nêu trên cho các hệ thống thiết bị FBWA theo tiêu chuẩn IEEE 802.16d, nhằm:
Kiểm soát và giảm thiểu can nhiễu giữa các hệ thống WiMax của các nhà khai thác cùng hoạt động trong một vùng với các băng tần kế cận hay cùng dùng chung băng tần số vô tuyến trong các vùng gần nhau.
Đảm bảo cùng tồn tại và cùng khai thác hiệu quả cho các hệ thống WiMax và các hệ thống vô tuyến khác đang hoạt động trong vùng
Do có sự khác biệt về tính chất vật lý của các dải tần số sử dụng, nên trong chương này các nguyên tắc phối hợp hoạt động cho các hệ thống được xét riêng cho 3 băng tần cơ bản:
Các hệ thống FBWA PMP dải tần 23,5-43,5 GHz
Các hệ thống FBWA PMP dải tần 2-11 GHz
Các hệ thống FBWA PMP và PTP dải tần 23,5-43,5 GHz
Nội dung của chương 2 bao gồm:
Tóm tắt các khuyến nghị và các hướng dẫn áp dụng khuyến nghị
Tổng quan về cấu trúc hệ thống và môi trường truyền lan sóng điện từ
Các thông số thiết kế cho hệ thống, thiết bị
Phương pháp triển khai và phối hợp hoạt động giữa các hệ thống
Các kỹ thuật giảm nhiễu CoCh, AdjCh giữa các hệ thống đang khai thác trong các vùng kế cận và mức tín hiệu có hại do các hiện tượng tự nhiên khác gây ra
Điều cốt lõi trong chương này là định lượng được các thông số thiết kế cho thiết bị và các khuyến nghị thực tiễn triển khai các mạng FBWA, dựa trên việc phân tích, mô phỏng hệ thống, kinh nghiệm của các nhà khai thác mạng FBWA. Một khi các nhà chế tạo và nhà khai thác tuân thủ các khuyến nghị này thì các hệ thống của họ hoàn toàn có thể hoạt động tốt trong một môi trường chung với mức can nhiễu tương hỗ chấp nhận được
2. 2 TỔNG QUAN VỀ CAN NHIỄU GIỮA CÁC HỆ THỐNG FBWA
FBWA thuộc loại các hệ thống vô tuyến cố định phục vụ cho việc tải các dịch vụ băng rộng giữa các khu nhà thuê bao và các mạng lõi. Khái niện “băng rộng” ở đây, tương tự như thuật ngữ trong ITU-T, là tốc độ truyền dự liệu lớn hơn 1,5 Mbit/s được tải qua nhiều mạng FBWA; các mạng này có khả năng hỗ trợ các tốc độ dự liệu rất lớn. Trên thực tế các hệ thống FBWA có tốc độ truyền dự liệu cao hơn giá trị này nhiều lần.
Thông thường, các mạng FBWA đảm bảo kết nối cho nhiều khu nhà thuê bao trong vùng phục vụ, bằng phương pháp cung cấp băng thông tần số dùng chung cho các đối tượng. Nhu cầu của các đối tượng được đáp ứng với mức tương quan thấp, theo nguyên tắc phân bổ băng thông động, nhằm sử dụng hiệu quả nhất phổ tần số vô tuyến điện. Lĩnh vực ứng dụng FBWA rất rộng, bao gồm cả thoại, dự liệu và các dịch vụ giải trí…. Mỗi thuê bao có thể yêu cầu các hình loại dịch vụ khác nhau; dòng lưu lượng có thể một chiều, hoặc 2 chiều, đối xứng, không đối xứng,...thay đổi theo thời gian
2.2.1 Cấu trúc hệ thống
Đa phần, các hệ thống FBWA có cấu trúc đa điểm (MP). Khái niệm đa điểm bao gồm cả điểm-đa điểm (PMP) và đa điểm-đa điểm (MP-MP). Nhóm nghiên cứu IEEE 802.16 về truy nhập không dây băng rộng đã đề xuất bộ các chuẩn vô tuyến cho các hệ thống PMP, trong đó các trạm gốc và trạm thuê bao kết nối với nhau qua giao diện không gian, tương tự tiêu chuẩn PMP cho HIPERACCESS của dự án ETSI BRAN 7.
Một mạng FBWA điển hình bao gồm các trạm gốc (BSs), các trạm thuê bao (SSs), thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị mạng lõi, các tuyến giữa các Ô phục vụ (Intercell links) và các trạm chuyển tiếp (RSs).
Hình 2.2.1 Các nguồn nhiễu trong FBWA
Mô hình chuẩn của một hệ thống FBWA được cho trên hình 2.2.1 thể hiện một cách đầy
đủ quan hệ kết nối giữa các thành phần của hệ thống FBWA. Một mạng FBWA tối thiểu phải có một BS và các SS. Trên hình vẽ các đường vô tuyến được thể hiện bằng đường zizăc. Các tuyến nối giữa các Ô phục vụ (Cell), dùng để kết nối 2 hay nhiều BS với nhau, có thể là vô tuyến, cáp quang hoặc cáp đồng. Cũng có thể dùng công nghệ PTP trong băng sử dụng, để làm trung kế tốc độ từ DS-3 đến OC-3. Một số hệ thống PMP có dùng thêm các trạm RSs để tăng cường vùng phủ sóng cho các vùng BS bị che khuất (NLOS) hoặc mở rộng, kéo dài cho các vùng xa. RS chuyển tiếp thông tin từ BS cho một hoặc nhiều nhóm các SSs, hoặc kết nối cho một SS nội hạt. RS thường dùng các tần số đường xuống của trạm gốc BS hoặc các tần số cấp phép khác. Trong các hệ thống PMP, phần lớn các trạm RSs có kết nối với các SSs nội hạt.
Biên của mạng FBWA là các điểm giao diện F và G trên hình 2.2.1. Các giao diện F là các điểm kết nối với mạng lõi (giao diện mạng) đều được chuẩn hoá; điều này không bắt buộc đối với các giao diện G, giữa SSs và thiết bị TE
2.2.1.1 Các hệ thống điểm-đa điểm ( PMP)
PMP là mạng liên kết các BSs và các trạm SSs, đôi khi bao gồm cả các trạm RSs. BSs dùng các anten búp sóng rộng, được chia thành một hoặc nhiều rẻ quạt (sector). Để bao phủ cả 360o có thể phải dùng nhiều anten và để phủ kín toàn vùng phục vụ rộng phải dùng nhiều trạm gốc. Việc kết nối giữa các trạm gốc không thuộc lĩnh vực FBWA. Các trạm gốc này được kết nối với nhau theo phương thức cáp quang, vô tuyến, hoặc các tuyến truyền dẫn tương đương. Cũng có thể dùng một phần phổ tần số được phân bổ của hệ thống cho các tuyến nối PTP giữa các trạm gốc. Việc định tuyến lưu lượng đến các BS thích hợp là nhiệm vụ mạng lõi.
Các trạm thuê bao dùng anten định hướng về phía trạm gốc và dùng chung kênh vô tuyến theo các kỹ thuật TDMA hoặc CDMA…hoặc cũng có thể dùng các kênh tần số riêng FDMA (tần số trực giao)
2.2.1.2 Các hệ thống đa điểm-đa điểm (MP)
Hệ thống MP (Mesh) có các chức năng tương tự hệ thống PMP. Các trạm gốc ngoài việc kết nối với mạng lõi còn kết nối theo phương thức vô tuyến với các trạm gốc khác. Thông thường, các trạm thuê bao là thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị lặp RSs. Lưu lượng có thể qua một hoặc vài trạm lặp mới đến thuê bao.
2.2.1.3 Các hệ thống anten
Hệ thống anten phụ thuộc vào băng tần sử dụng của từng loại trạm. Mẫu bức xạ anten cho trạm thuê bao và trạm gốc cần được chọn cho từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp bị che chắn (NLOS) thì phải dùng các trạm lặp và cần trang bị anten có độ định hướng cao. Thông thường, đối với các hệ thống dùng sóng Micromet người ta dùng anten SS có độ định hướng rất cao cho trường hợp có tuyến truyền sóng trực xạ (LOS). Trong các hệ thống MP người ta thường dùng nhiều anten, vì vậy, cần có thêm các phương tiện cân chỉnh anten từ xa. Đối với các hệ thống dùng sóng Milimet nhất thiết phải có thêm các bộ phối hợp anten (AA) cho các BSs để nâng cao đặc tính anten. Anten SSs cũng có độ định hướng cao, nhưng thấp hơn trường hợp dùng sóng Micromet, để có thể khai thác thống trong điều kiện cận hoặc không trực xạ (NLOS). Anten SSs thường đa hướng
2.2.2 Môi trường truy nhập
Truyền lan sóng điện từ trong dải tần số 2-66 GHz không bị tán sắc, nhưng lại bị suy hao trong mưa. Mức suy hao này phụ thuộc vào tần số. Ngoài ra, sóng điện từ dải này còn bị hấp thụ mạnh bởi các vật cản, các công trình nhân tạo, vì vậy, để đảm bảo mức tín hiệu thu được, tốt nhất là cố gắng thiết kế được các tuyến truyền sóng trực xạ (LOS). Ngoài ra, các hệ thống vô tuyến hoạt động trong dải tần này còn bị ảnh hưởng bởi tạp âm nhiệt và can nhiễu trong hệ thống, nên cự ly thông tin thường chỉ đạt vài km (do suy hao trong không gian và suy hao trong mưa lớn). Trong khi đó, do nhu cầu về dung lượng truyền dự liệu buộc người ta phải sử dụng các mạch điều chế bậc cao có tỷ số C/I lớn; điều đó gây ra can nhiễu lẫn nhau, cả trong và ngoài dải tần bức xạ.
2.2.3 Các tình huống nhiễu
2.2.3.1 Các dạng nhiễu
Có thể phân chia nhiễu thành 2 loại chính: Nhiễu trong kênh (CoCh) và nhiễu ngoài kênh (OutCh) như trên hình 2.2.2. Hình 2.2.2 mô tả phổ công suất tín hiệu có ích và công suất nhiễu.
Hình 2.2.2 Các dạng nhiễu cơ bản
Ở đây, băng thông của nhiễu có thể rộng, hoặc hẹp hơn băng thông tín hiệu. Khi băng
thông tín hiệu nhiễu lớn hơn băng thông tín hiệu cần thu, thì chỉ một phần năng lượng của nó rơi vào băng thông của bộ lọc máy thu. Trong trường hợp đó can nhiễu được đánh giá bằng cách tính công suất đến anten máy thu nhân với một hệ số, bằng tỷ số băng thông bộ lọc thu và băng thông nhiễu.
Đối với nhiễu ngoài băng, sử dụng 2 họ tham số để xác định mức nhiễu tổng:
Phần các búp phụ của phổ nhiễu hoặc phần nền nhiễu ra của máy phát rơi vào kênh cùng với tín hiệu có ích, ví dụ, nằm trong dải thông của bộ lọc máy thu. Phần này chúng ta không có cách nào loại bỏ được, vì vậy, mức nhiễu này sẽ được xác định ở phía máy phát gây nhiễu. Bằng cách định lượng mật độ phổ công suất búp phụ và nhiễu nền máy phát theo mức búp chính của tín hiệu có ích, ta có thể tính được nhiễu này, tương tự như tính nhiễu CoCh, nhưng với một hệ số suy hao bổ sung, bù cho việc nén năng lượng phổ theo búp chính của tín hiệu nhiễu. Bộ lọc máy thu bị hại không thể nén được hoàn toàn búp nhiễu chính.
- Vì trên thực tế không có bộ lọc thu lý tưởng, nên công suất dư vẫn qua phần băng
chặn của bộ lọc và hiển diện như là tạp âm trắng, tạo thành mức CoCh bổ sung.
Mức nhiễu này được xác định như là nhiễu OutCh của máy thu bị hại. Đôi khi nó
được lấy làm mức “khoá” (blocking) máy thu. Dạng nhiễu này cũng được ước
lượng tương tự như cách tính CoCh, nhưng với hệ số suy hao bổ sung, phụ thuộc
vào khả năng của bộ lọc chặn băng ở tần số nhiễu. Cần xác định một cách định
lượng các thông số đầu vào của thiết bị thu để đánh giá 2 loại nhiễu kể trên.
2.2.3.2 Mức nhiễu cho phép (chấp nhận được)
Đặc điểm chung của bất kỳ hệ thống FBWA dùng dải tần milimet là đều cần độ dự phòng tuyến (độ dự trữ) để duy trì độ tin cậy cho trước. Trong trường hợp xấu nhất, mức tín hiệu thu được đúng bằng mức tạp âm nhiệt, kTBF, (k - hằng số Bozman, T - nhiệt độ Kelvin của máy thu, B - băng thông bộ lọc thu, F - tạp âm máy thu) cộng với tỷ số S/N của máy thu. Cách tính nhiễu ở đây là xác định tỷ số giữa mức sóng mang và tạp âm cộng nhiễu, C/(N+I)
2.2.3.3 Các tuyến nhiễu
a. BS bị hại (Victim BS)
Hình 2.2.3 mô tả các nguồn nhiễu chính đến máy thu bị hại thuộc trạm gốc FBWA có anten phủ sóng dạng rẻ quạt (sector). BS bị hại được biểu thị bằng hình tam giác màu đen bên trái. Trường hợp xấu nhất, tín hiệu từ máy phát SS mong muốn truyền qua Ô bị mưa và được thu với mức cường độ trường nhỏ nhất, vì vậy các mức nhiễu gần với nền tạp âm nhiệt trở nên quan trọng.
1) Trường hợp A: Nhiễu từ BS sang BS (BS → BS).
Trong trường hợp này các anten BS gây nhiễu nằm trong búp sóng chính của BS bị hại. Góc phủ sóng anten BS thường rộng đến 90o và BS bị hại có thể có búp sóng chính chùm nhiều BS gây nhiễu khác nhau. Hơn nữa, các anten BS thường cao nên không bị che khuất (LOS) và phân bố các vùng mưa lại mang tính cục bộ, vì vậy có thể coi các tín hiệu nhiễu không bị suy hao trong mưa, trong khi đó tín hiệu SS có ích lại bị suy hao mạnh. Có thể giảm được can nhiễu BS → BS nếu bảo đảm BS không phát các tần số CoCh trên các tần số thu của các BSs khác. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bằng phương thức FDD. Khi quy hoạch phổ tần, các nhà cung cấp thiết bị cần thoả thuận dùng một băng con chung để phát và một băng con khác để thu tín hiệu.
2) Trường hợp B: Nhiễu từ SS sang BS (SS→BS)
Đây là trường hợp anten SS nằm trong búp sóng chính của anten BS bị hại. Vì độ tăng ích của anten SS lớn hơn độ tăng ích của anten BS rất nhiều, nên có thể xẩy ra trường hợp rất xấu, như B. Trong trường hợp này cần dùng kỹ thuật điều khiển công suất phát thích nghi cho các SS theo tuyến lên (để cân bằng cường độ tín hiệu thu đến BS từ các SS gần và xa trên các kênh lân cận. Không dùng điều khiển công suất đường xuống. Vì BS thu tín hiệu từ nhiều SS nên điều khiển công suất đường xuống sẽ tạo ra sự mất cân bằng về mức từ các sector lân cận).
Hình 2.2.3 Các nguồn nhiễu đến FBWA BS
Giả thiết rằng anten thuê bao B trong “ngày đẹp trời” thấy rõ anten trạm gốc, thì cần giảm công suất phát đến hết mức dự trữ phadinh. Tuy nhiên, vì không phải lúc nào cũng đạt được việc giảm công suất hoàn hảo và do độ định hướng anten SS cao, mức độ giảm có thể vẫn nhỏ hơn mức dự phòng. Trường hợp B không nghiêm trọng như trường hợp A. Tuy nhiên, do búp sóng anten SS hẹp nên trường hợp B thường xuyên tồn tại, không nguy hiểm, nhưng lại không thể khắc phục được bằng phương thức quy hoạch phổ tần. Trường hợp B bao gồm cả nhiễu từ các máy phát của hệ thống mặt đất điểm-điểm
3) Trường hợp C: Nhiễu từ SS sang BS (SS → BS)
Tương tự như trường hợp B nhưng khác chỗ là tuyến qua vùng mưa và không có điều khiển công suất phát SS. Tuy nhiên, do độ rộng búp sóng của thiết bị gây nhiễu hẹp nên tín hiệu gây nhiễu qua vùng mưa vẫn gây ảnh hưởng đáng kể cho máy thu bị hại BS
4) Trường hợp D: Nhiễu từ SS sang BS (SS → BS)
Tương tự như trường hợp C nhưng nhiễu từ búp phụ hoặc búp sau của anten SS. Trường hợp xấu nhất anten SS hướng về máy thu dự định qua vùng mưa và không có bộ giảm công suất. Để mô hình hoá trường hợp này cần giả thiết là búp phụ và búp sau của aten SS được nén tốt, tức là coi chỉ có tán xạ tia chính từ các vật cản. Nếu hiệu ứng nén này cao hơn mức giảm công suất thì trường hợp B ưu thế hơn trường hợp D, vì vậy không cần xét trường hợp D, ngoại trừ khi D là nguồn nhiễu từ máy phát PTP hoặc tuyến lên vệ tinh.
5) Trường hợp E : Nhiều từ BS sang BS (BS → BS)
Trong trường hợp này búp chính của BS gây nhiễu nằm trong búp phụ hoặc búp sau BS bị hại. Trong tình huống đó, (không thể hiện trên hình vẽ), nhiễu búp sóng chính BS gây nhiễu nằm trong búp phụ của máy thu bị hại. Nếu các hệ thống BFWA có sử dụng lại tần số, thì nó sẽ tương tự như trường hợp A, nhưng yếu hơn A
6) Trường hợp F: Từ BS sang BS (không phải búp chính)
Vì tăng ích anten theo các búp đó thấp, nên đây chỉ là vấn đề phối hợp triển khai các anten đặt cùng một chỗ. Tương tự như tất cả các nguồn nhiễu BS-BS, có thể loại chúng bằng việc phối hợp quy hoạch băng tần số theo phương thức FDD
7) Trường hợp G: Từ SS sang búp phụ/sau của BS bị hại.
Tương tự trường hợp B và C, chúng ta chỉ cần xét trưòng hợp “đẹp trời” và giả thiết là SS gây nhiễu có khả năng giảm được công suất phát. Vì anten BS có độ phủ rộng nên trường hợp B ưu thế, ta không cần xét trường hợp G
8) Trường hợp H: Nhiễu từ các tuyến vệ tinh/ bình lưu
Không xét trong khuyến nghị này
b. SS bị hại
Hình 2.2.4 là các nguồn nhiễu chính đối với SS bị hại có búp sóng chính hẹp. Do búp bức xạ anten SS hẹp nên các trường hợp SS bị hại rất khác các trường hợp BS bị hại. Nếu giả thiết là tín hiệu có ích bị suy hao do mưa thì tín hiệu nhiễu tới SS bị hại cũng bị suy hao.
Hình 2.2.4 Các nguồn nhiễu tới BFWA SS
1) Trường hợp A: Nhiễu từ SS sang SS
Trong trường hợp này coi các tia sóng đều song song và nguồn nhiễu nhìn chung đều xa SS bị hại, vì vậy có thể coi vùng mưa làm suy hao tín hiệu nhiễu khi đến SS bị hại như trường hợp “đẹp trời“ và SS gây nhiễu bị giảm công suất phát
2) Trường hợp B: Nhiễu từ BS sang SS
Bao gồm các trường hợp nhiễu từ BS sang SS
3) Trường hợp C: Nhiễu từ SS sang SS
Gồm trường hợp máy phát điểm-điểm FBWA có tia sóng hẹp hoặc tuyến lên của vệ tinh công suất cực đại, có mưa dọc tuyến, nhưng bức xạ từ búp phụ hướng về máy bị hại. Trường hợp này giống trường hợp A, vì nó có định hướng bất kỳ theo nguồn nhiễu
4) Trường hợp D: Nhiễu từ BS sang SS
Nhiễu từ BS sang SS từ búp phụ và búp sau của máy bị hại. Đây là trường hợp chung nhất, vì tất cả các BS bức xạ trong khoảng rộng và trường hợp này đúng cho mọi định
hướng của máy thu bị hại.
5) Trường hợp E: Nhiễu từ SS sang SS
Nhiễu từ SS sang SS nhưng từ búp phụ và búp sau của máy bị hại. Tương tự như các trường hợp B và C, bị hại BS. Trường hợp xấu nhất giả thiết là “ngày đẹp trời”, búp sóng sau có nguồn nhiễu bị giảm công suất
6) Trường hợp F: Nhiễu từ các tuyến xuống vệ tinh/đối lưu.
Trường hợp F bao gồm nhiễu từ các đường xuống của tuyến thông tin đối lưu hoặc vệ tinh. Phần này không xét các trường hợp này.
c. Nút MP bị hại
Các nguồn nhiễu ưu thế cho nút đa điểm đa hướng được cho trên hình 2.2.5. Loại nút này có vùng phủ nhỏ, chỉ vài km và thường cho dải tần dưới 11 GHz. Ảnh hưởng xấu của mưa cũng chỉ khoảng 1 dB. Nút như vậy cũng có thể có cấu trúc sector (cho mesh BS) với anten có độ định hướng cao (thường biên vùng). Trong các trường hợp như vậy các tình huống nhiễu tương tự mục a.5) và a.6) (E và F) cho BS
1) Trường hợp A: Nhiễu từ Nút đa điểm sang nút đa điểm
Loại nhiễu này xảy ra khi khai thác đa Ô với độ tái sử dụng phổ tần số thấp và tại biên của các vùng phục vụ. Trong các trường hợp nàynút bị hại có xu hướng chồng công suất của nhiều nút khác. So với trường hợp BS-BS thì tình huống này không nghiêm trọng lắm, do góc elevation nhỏ
2) Trường hợp B: Nhiễu từ SS sang nút đa điểm bị hại
Trường hợp này bao gồm nhiễu từ anten định hướng cao sang nút đa điểm bị hại. Hệ thống anten có thể là PMP SS, một phần của tuyến PTP hoặc một nút đa điểm của Ô khác, hoặc vùng của nhà khai thác khác. Năng lượng nhiễu chủ yếu có thể từ búp chính hoặc búp biên. Cần có LOS giữa anten gây nhiễu và bị hại, tuy nhiên hơi hiếm
3) Trường hợp C: Nhiễu từ PMP BS sang nút đa điểm
Đây là trường hợp nhiễu từ BS sang nút đa điểm bị hại. Nhiễu này có thể ở biên của vùng phủ sóng (của một hoặc các nhà khai thác khác nhau). Nhiễu tại nút bị hai có xu thế cộng công suất của của vài PMP BSs. Do góc elevation của PMP BSs có thể tồn tại LOS. Tương tụ trường hợp nhiễu từ BS sang BS nguồn nhiễu rất mạnh trong các hệ thống MP
4) Trường hợp D: Nhiều từ các tuyến xuống ( dối lưu/vệ tinh)
Chương này không xét các trường hợp này
Hình 2.2.5 Các nguồn nhiễu đến nút MP
2.3 PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC HỆ THỐNG FBWA
PMP DẢI TẦN 23,5 - 43,5 GHz
2.3.1 Giới thiệu
Sóng điện từ lan toả khắp nơi, cả ngoài vùng phục vụ lẫn ngoài phổ tần số cấp phép, vì vậy khi có nhiều hệ thống FBWA cùng hoạt động, các nhà khai thác cần có các biện pháp khống chế can nhiễu. Đối với công nghệ FBWA vấn đề quan trọng là làm sao các hệ thống cùng khai thác tốt trong cùng một vùng địa lý, vì vậy phần này sẽ đề xuất các biện pháp kỹ thuật cần thiết sao cho các hệ thống FBWA hoạt động hiệu quả, theo tiêu chí của các nhà chế tạo thiết bị, nhà khai thác và quản lý mạng. Trên thực tế triển khai mạng đôi khi các nhà khai thác phải chấp nhận bỏ một phần phổ tần (ở biên của băng thông được cấp phép), hoặc không dùng một số vị trí trong vùng được triển khai dịch vụ.
Việc phân tích phối hợp hoạt động giữa các hệ thống FBWA được dựa theo 2 tình huống nhiễu:
Có nhiễu cùng kênh (CoCh): Do 2 nhà khai thác có vùng phục vụ kế cận nhau,
hoặc có tuyến truyền sóng vô tuyến tần nhìn thẳng (LOS) giữa 2 vùng có cùng
phổ tần số sử dụng.
Có nhiễu kênh lân cận (AdjCh): Do các vùng được cấp phép của 2 nhà khai thác chồng lấn lên nhau và có phổ tần số kế cận nhau. Hai tình huống này có thể tồn tại riêng biệt hoặc đồng thời.
Khi phân tích ảnh hưởng nhiễu qua lại giữa 2 hệ thống, thông số đầu tiên cần phải xét đến là mức nhiễu giới hạn (mức nhiễu chấp nhận được). Trong các hệ thống FBWA mức nhiễu này được dựa trên khuyến nghị ITU-R F.758-2 về tỷ số nhiễu trên tạp âm nhiệt (I/N) của máy thu là -6 dB hoặc -10 dB, tuỳ theo từng hệ thống cụ thể. Từ đây ta xác định được giới hạn nhiễu cho phép; giới hạn này hoàn toàn độc lập với các thông số đặc trưng của máy thu bị hại. Trong phần này lấy mức I/N là -6 dB để phân tích, đánh giá các kết quả thu được.
Do sự phân bố các trạm thuê bao và trạm gốc rất đa dạng và chúng nằm trong các vùng có cường độ mưa khác nhau, các thông số máy phát và máy thu, sự chồng lấn phổ tần số bức xạ,…, tất cả các yếu tố này lại có tính thời gian, nên trong tài liệu này không thể chỉ rõ, biện pháp nào thích hợp cho trường hợp nào. Các nhà khai thác nên tự phân tích, lựa chọn các giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể của mình
2.3.2 Các khuyến nghị về thiết lập mạng (10 khuyến nghị)
Khuyến nghị 1-1 : Mức nhiễu ngưỡng
Chọn Mức nhiễu bên ngoài, từ mạng của các nhà khai thác khác trong vùng kế cận, thấp hơn nhiễu nhiệt máy thu bị hại 6 dB ( I/N ≤ - 6 dB) làm mức nhiễu chấp nhận được. Dưới mức này môi trường truyền dẫn được xem là “sạch” nhiễu.
Từ đây sẽ có 2 hệ quả quan trọng:
- Mỗi nhà khai thác phải chấp nhận mức suy giảm độ nhạy thu 1 dB (sự chênh lệch
giữa C/N và C/(N+I)). Tỷ số I/N = - 6 dB là tiêu chí cơ bản, đảm bảo cho các hệ
thống cùng tồn tại. Bản chất chính của hệ thống đa điểm (MP) là các máy thu
thường bị nhiễu từ các máy phát ngoài hệ thống đó. Trên thực tế, bằng phương
pháp thiết kế và thi công hệ thống, có thể giảm mức nhiễu này thấp hơn rất nhiều
mức nhiễu nhiệt máy thu, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực hiện
được. Mức nhiễu thực tế đôi khi cao hơn mức giới hạn nêu trên và không phải lúc
nào cũng kiểm soát được hoặc tương đương mức nhiễu ngoài hệ thống, vì vậy, khi
có nhiều hệ thống BWA cùng hoạt động, cần phải tính lại phân bổ mức nhiễu cho
từng hệ thống
- Trong môi trường khai thác cụ thể, có thể tồn tại nhiễu hỗn hợp CoCh và AdjCh
trong máy thu, từ hệ thống FBWA của các nhà khai thác khác, vì vậy, trong giai
đoạn thiết kế, mỗi nhà khai thác phải tính đến độ dự phòng năng lượng, để khắc
phục được ảnh hưởng nhiễu hỗn hợp từ tất cả các nhà khai thác khác. Mức dự
phòng này phải được tính đến ngay trong giai đoạn triển khai ban đầu, thậm trí đó
là mạng đầu tiên trong vùng.
Khuyến nghị 1-2 : Duy trì mức ngưỡng mật độ phổ công suất.
Ngay từ khi mới thiết lập mạng các nhà khai thác mới và cũ cần hợp tác với nhau trong triển khai hệ thống và dịch vụ và nếu cần, phải cùng nhau thực hiện những sửa đổi, cải tiến thích hợp cho cả các mạng. Các mạng cũ đang hoạt động trong vùng cũng cần tuân thủ điều này. Để khắc phục nhiễu cùng kênh cần duy trì nghiêm ngặt mức ngưỡng mật độ phổ công suất (psfd). Các giá trị ngưỡng và phương pháp áp dụng được cho trong khuyến nghị 1-5, 1-6
Khuyến nghị 1-3: Sự phối hợp giữa các nhà khai thác
Về mặt nguyên tắc, để các mạng cùng tồn tại, nhà khai thác tiền năng (ưu thế) và những nhà khai thác đầu tiên phải phối hợp với các nhà khai thác mới, trước hết là cần đánh giá vốn của nhà khai thác chính đã đầu tư cho hệ thống, vốn đầu tư mới cho việc thay đổi hoặc cải tiến, do nhà khai thác cũ đưa ra để các nhà khai thác mới chi trả nếu cần.
Nhiều vấn đề về phối hợp hoạt động không thể giải quyết bởi nhà khai thác mới, mà cần có sự hợp tác, hy sinh quyền lợi của nhiều bên, đặc biệt là tại các vùng giáp ranh và các phổ tần số kế cận
Khuyến nghị 1-4: Khoảng cách an toàn
Nếu máy phát đặt ở khoảng cách vượt quá 60 km tính từ biên vùng dịch vụ hoặc biên vùng lân cận, thì không cần bất cứ sự thay đổi hoặc phối hợp nào theo hướng truyền dẫn đã cho. Dựa trên các thông số cơ bản của thiết bị FBWA và mức nhiễu cho phép trên các tuyến trực xạ (LOS), các kết quả phân tích cho thấy rằng khoảng cách 60 km đủ mức tin cậy chống nhiễu, vì vậy, không cần bất cứ sự phối hợp hoặc điều chỉnh thêm bớt nào. Đối với các khoảng cách nhỏ hơn thì cần xem xét cho từng tuyến truyền dẫn cụ thể
Khuyến nghị 1-5: Mức ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất
(chỉ áp dụng cho trường hợp có nhiễu CoCh)
Các nhà khai thác phải xác định giá trị ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất áp d
ụng cho từng băng tần. Các giá trị ngưỡng mật độ thông lượng phổ công suất để phối hợp là - 114 (dBW/m2)/MHz ( băng tần 24; 26; 28 GHz) và - 111 (dBW/m2)/MHz
( băng tần 38; 42 GHz). Điểm đánh giá mức nhiễu vượt ngưỡng có thể là biên vùng được
cấp phép của nhà khai thác bị hại hoặc tại biên vùng nhà khai thác gây nhiễu
Khuyến nghị 1-6: Trường hợp vượt ngưỡng
(chỉ áp dụng cho trường hợp có nhiễu CoCh)
Chỉ áp dụng các mức ngưỡng trong 1-5 trước khi triển khai hệ thống và trước khi có cải tiến các phần cứng hoặc phần mềm tương ứng. Nếu vượt quá các mức ngưỡng này thì nhà khai thác cần phải điều chỉnh lại sao cho đáp ứng được mức ngưỡng đã định. Trường hợp ngược lại, cần có sự thoả thuận lại giữa các nhà khai thác gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng
Khuyến nghị 1-7: Hệ số phòng vệ
Các kết quả phân tích và mô phỏng cho thấy, trong trường hợp có nhiễu CoCh và nhiễu
AdjCh khi triển khai hệ thống, thì cần tính đến khoảng cách tần số phòng vệ giữa các hệ thống, lấy trong các nhóm tần lân cận. Số lượng tần số phòng vệ phụ thuộc vào những yếu tố như: mức bức xạ ngoài nhóm, xác suất nhiễu trong điều kiện khai thác cụ thể.
Khuyến nghị 1-8: Anten thu phát
Anten thu phát cần được điều chỉnh tốt để tránh nhiễu bức xạ vào tia chính của máy thu bị hại. Các búp sóng phụ của trạm gốc có ảnh hưởng ở mức 2. Các búp bức xạ phụ của trạm thuê bao có tầm quan trọng ở mức 3. Mặt nạ phát anten được cho trong tài liệu ETSI EN 3O1 215-1 (2001-08) và ETSI EN 301 215-2 (2002-06)
Khuyến nghị 1-9: EIRP
Mức EIRP cực đại phải tuân thủ theo mục 2.3.4.1 và phải dùng để điều khiển công suất phát. Để giảm ảnh hưởng lẫn nhau đôi khi phải giảm bớt EIRP trạm gốc và trạm lặp.
Khuyến nghị 1-10: Tính thông lượng mật độ phổ công suất
Để tính mật độ thông lượng phổ công suất tín hiệu phát xạ cần xét:
- Suy hao tuyến đến điểm biên cần quan tâm trong điều kiện:
+ ngày đẹp trời + hấp thụ khí quyển
+ che chắn của tuyến ngang
- Mức ngưỡng psfd
+ Các thông số điện thực tế (EIRP, mẫu bức xạ anten...)
+ Điều kiện truyền lan trong ngày đẹp trời theo ITU-R P.452
2.3.3 Các khuyến nghị về phân cách theo tần số và không gian
Trong khai thác mạng FBWA thường gặp 2 tình huống sau:
- Các hệ thống cùng kênh, nhưng được phân cách theo vùng địa lý
- Các hệ thống chồng lấn lên nhau, nhưng dùng các tần số kế cận nhau
Một số nguyên tắc ứng dụng cho các trường hợp trên được cho trong bảng 2.3.1
Tuân thủ tất cả các nguyên tắc trên không có nghĩa là không cần thực hiện quá trình phối
hợp hoạt động như trong mục 2.3.5. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các nguyên tắc
này đảm bảo thoả mãn mức psfd ở biên hệ thống đang khai thác và nó được xem như là các giá trị đầu vào, cần thiết cho bài toán quy hoạch mạng
2.3.4 Các khuyến nghị về thông số hệ thống thiết bị
Chúng ta cần định lượng các thông số thiết kế cho thiết bị có ảnh hưởng đến mức nhiễu và do vậy, có liên quan đến sự phối hợp hoạt động giữa các hệ thống FBWA. Các khuyến nghị này được áp dụng cho cả BS, SS, RS lẫn các thiết bị kết nối các Cell (bao gồm cả PTP). Các giá trị giới hạn đề xuất ở đây áp dụng cho một dải rộng môi trường hoạt động của thiết bị, bao gồm cả độ ẩm, nhiệt độ và điện áp sử dụng
2.3.4.1 Máy phát
(Cho cả BS, SS, RS, các tuyến nối các Ô phục vụ)
a. Các giới hạn về mật độ phổ EIRP cực đại (max EIRP psd)
Mức độ phối hợp giữa các hệ thống phụ thuộc vào các mức bức xạ của máy phát. Ở đây, quan trọng là đưa ra được mức giới hạn trên của công suất phát, hoặc chính xác hơn, mức EIRP cực đại của thiết bị đó. Vì các hệ thống điểm-đa điểm chiếm dụng băng tần rất rộng và dùng nhiều băng thông khác nhau, nên ta dùng mật độ phổ công suất (psd) tính theo dBW/MHz thay cho dBW.
Các giới hạn trong bảng 2.3.2 dưới đây được áp dụng cho băng thông 1 MHz
Bảng 2.3.1 Các nguyên tắc phân cách theo tần số và không gian
Tuyến nhiễu chính (1)
Tình huống
Độ phân cách để đạt mức nhiễu tiêu chuẩn
PMP BS → PMP BS
Vùng kế cận, cùng kênh
60 km (5)
Mesh SSs → PMP BS
Vùng kế cận, cùng kênh
12 km (2)
PMP BS → PMP BS
Cùng vùng, kênh kế cận
1 kênh phòng vệ (3,5)
Mesh SSs → PMP SS
Cùng vùng, kênh kế cận
1 kênh phòng vệ (4)
(1) - Tuyến nhiễu chính cần có độ phân cách tần số và không gian cao nhất
(2) - Giá trị 12 km được dựa trên giả thiết độ cao thông dụng của anten BS
là 50 m. Đối với các chiều cao anten khác giá trị này sẽ khác, nhưng
luôn nhỏ hơn 60 km
(3) - Khoảng cách 1 kênh phòng vệ được chọn dựa trên cả mức nhiễu lẫn các
hệ thống bị hại dùng cùng một số lượng kênh.
(4) - Tương tự như (3) nhưng cho Mesh SS→ PMP SS
(5) - Trong trường hợp dùng các băng tần phân bổ FDD và/hoặc TDD thì
hướng nhiễu BS→ BS chiếm ưu thế
Tuy nhiên, các giá trị này tương đối cao so với các thiết bị hiện có. Trên thực tế có thể dùng các giá trị sau:
Công suất Tx + 24 dBm (-6 dBW)
Tăng ích anten SS + 34 dBi
Tăng ích anten BS + 19 dBi
Băng thông sóng mang 28 MHz (+14 dB-MHz)
1 MHz. Đối với dải tần 25,25-25,75 GHz khuyến nghị dùng giới hạn EIRP psd trong ITU-R F 1509 (02/01)
Bảng 2.3.2 Các giá trị EIRP quy định và giá trị giả thiết để mô phỏng
Thiết bị cuối
Các giới hạn EIRP quy định (dBW/MHz)
Gía trị giả thiết để mô phỏng (dBW/MHz)
BS
+ 14
- 1,5
SS
+ 30
+ 13,5
PTP
+ 30
+ 25,0
Trạm lặp quay về BS
+ 30
Not perfomed
Trạm lặp quay về SS
+ 14
Not perfomed
Đa điểm (Mesh)
+ 30
0
1) Trạm gốc (BS)
Trạm gốc không được bức xạ công suất vượt quá + 14 dBW/MHz. Tuy nhiên, nên lấy giá trị mật độ EIRP cực đại là 0 dBW/MHz, phù hợp với 1 kênh bảo vệ cho cùng một vùng hoặc cùng một kênh lân cận. Mật độ phổ được tính cho băng thông
2) Trạm thuê bao (SS)
Trạm thuê bao không được bức xạ EIRP vượt quá + 30 dBW/MHz. Tuy nhiên, khuyến nghị chọn mức mật độ phổ EIRP cực đại là 15 dBW/MHz, phù hợp với một kênh bảo vệ cho trường hợp cùng vùng phục vụ/cùng kênh (1-7). Các mức giới hạn áp dụng cho các SS hoạt động trong điều kiện có fadinh.
Đối với dải tần 25,25-25,75 GHz khuyến nghị dùng giới hạn EIRP psd như trong ITU-R F.1509 (02/01). Máy phát SS của FBWA hoặc máy phát PTP theo hướng vệ tinh địa tĩnh chuyển tiếp dự liệu (DRS), theo khuyến nghị ITU-R SA.1276, không được vượt quá + 24 dBW/ MHz.
3) Trạm lặp (RS)
Các giới hạn về mật độ phổ công suất trạm lặp phụ thuộc vào hướng truyền sóng của nó và loại anten trạm sử dụng. Khi dùng anten định hướng, trạm lặp không được bức xạ mật độ phổ EIRP vượt quá + 30 dBW/MHz. Tuy nhiên, nên chọn mức + 15 dBW/MHz. phù hợp với khuyến nghị một kênh bảo vệ cho trường hợp cùng vùng/cùng kênh lân cận.
Đối với các trạm lặp dùng anten định hướng loại Omni hoặc sector thì mật độ phổ công suất EIRP cực đại không được vượt quá + 14 dBW/MHz. Khuyến nghị lấy mức 0 dBW/MHz, phù hợp với một kênh bảo vệ.
4) Các tuyến trong băng kết nối các Ô phục vụ
Nhà khai thác có thể dùng các tuyến nối điểm-điểm, sử dụng tần số CoCh hoặc các tần số AdjCh trong cùng vùng như là hệ thống điểm-đa điểm. Khuyến nghị EIRP cho SS như trong mục a) cho trạm SS và mức bức xạ có hại như mục 2.3.4.1 cho các tuyến này, lúc đó các tuyến nối có khả năng phối hợp hoạt động với toàn hệ thống một cách hoàn hảo.
5) Điều khiển công suất đường lên
Dải điều khiển công suất đường lên là 15 dB. Các kết quả mô phỏng cho thấy, dải động này cần thiết và đủ cho việc phối hợp hoạt động
6) Điều khiển công suất đường xuống
Khuyến nghị không dùng điều khiển công suất cho đường xuống. Tuy nhiên, cố gắng sử dụng công suất cực tiểu để duy trì hoạt động bình thường của các tuyến nối. Trong mọi trường hợp phải đáp ứng mục 2.3.4.1 của tài liệu này
b. Độ ổn định tần số
Hệ thống cần hoạt động với độ ổn định tần số là 10 ppm
c Mức bức xạ có hại ngoài nhóm (OOB emissions)
Các bức xạ do thiết bị của nhà khai thác gây ra nằm trong băng tần cấp phép không thuộc
phạm vi khuyến nghị này. Cần giới hạn các bức xạ có hại sang các băng lân cận, để tránh
vượt mức nhiễu tiêu chuẩn cho các đối tượng dùng phổ tần số kế cận. Các giới này được cho dưới đây:
Hình 2.3.1 Các bức xạ có hại
Hình 2.3.1 là tín hiệu phát đơn sóng mang hoặc đa sóng mang trong băng tần phân bổ có bức xạ các băng lân cận. Các bức xạ có hại bao gồm cả bức xạ ngoài băng (OOB) và bức xạ giả như trên hình vẽ. Mật độ phổ bức xạ có hại tại đầu vào anten bị suy hao một lượng ít nhất là A dB, thấp hơn so với công suất ra trung bình (Pmean) như sau:
1) Đối với máy phát đơn sóng mang
Trong băng thông chuẩn 1 MHz bất kỳ ngoài vùng cấp phép và dịch khỏi biên vùng cấp phép đến 200 % băng tần chiếm dụng (2Bo),
A = 11 + 40f / Bo + 10logBo (dB)
Trong đó: Bo(MHz), f (MHz) tính từ biên băng tần cấp phép. Không
cần suy hao lớn hơn
A = 50 + 10logBo và
Không yêu cầu mức phát tuyệt đối nhỏ hơn - 70 dBW/MHz
2) Đối với máy phát đa sóng mang (trừ OFDM)
Mỗi sóng mang phải đảm bảo các giới hạn trên cho sóng mang đơn, ngoài ra mặt nạ sóng mang phải như trường hợp 1), khi sử dụng băng thông xác định cho phát đa sóng mang. Tổng công suất trung bình là tổng công suất của từng sóng mang/công suất máy phát.
3) Trong băng thông bất kỳ độ rộng 1 MHz, tính từ 200 % của băng thông chiếm dụng trở ra, các mức bức xạ không được vượt quá - 70 dBW/MHz. Hình 2.3.2 là mặt nạ phổ của sóng mang chuẩn 50 MHz, công suất trung bình 0 dBW.
- Mật độ phổ trong băng là : 0 - log(50) = - 17 dBW/MHz
- Đoạn chéo A = 11 + 40f/Bo + 10log(Bo), bắt đầu từ 11 dB thấp hơn mật độ phổ
và giảm tuyến tính theo tần số từ rìa băng.
- Trong ví dụ này suy hao A đạt đến giá trị - 67dB tại
A = 50 + 10log(Bo)
- Ngoài dải 2Bo giới hạn tuyệt đối bức xạ giả là - 70 dBW/MHz
Hình 2.3.2 Các mức bức xạ có hại theo chuẩn ETSI
d. Các mức bức xạ có hại theo tiêu chuẩn ETSI
Các vùng áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu thì các giới hạn mức bức xạ có hại được cho trong ETSI EN 301 390 (2003-11) như sau :
Mặt nạ phổ được xác định được trong dải +/- 250 % của kênh. Tiêu chuẩn
CEPT/ERC Rec. 74-01 áp dụng cho bức xạ giả trong dải tần từ 9 kHz đến 21,2
GHz và trên 43,5 GHz.
Trong dải từ 21,2 đến 43,5 GHz áp dụng các mặt nạ phổ như hình 2.3.3 và 2.3.4
cho cả trạm gốc và trạm thuê bao. Trong dải tần này mức công suất - 40 dBm áp
dụng cho không quá 10 sóng bức xạ giả (CW), mỗi sóng có công suất không vượt
quá - 30 dBm.
Trên hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_07.doc