Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc

Tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc: Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài NNL là yếu tố cơ bản, là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống KT-XH, thực hiện CNH, HĐH và HNQT. Trong thời đại KHCN, các lợi thế về số lượng lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã dần được thay bởi trình độ khoa học, trình độ người lao động, khả năng tổ chức quản lý nguồn lao động hợp lý. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững..., là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH”. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, bên cạnh sự hợp tác để phát triển, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và lợi thế luôn thuộc về các quốc gia có NNL chất lượng cao. Vì vậy, đào tạo nâng cao chất lượng NNL nhằm tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế trở thành vấn đề cấp bách của mọi quốc gia. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực ...

doc117 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài NNL là yếu tố cơ bản, là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống KT-XH, thực hiện CNH, HĐH và HNQT. Trong thời đại KHCN, các lợi thế về số lượng lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã dần được thay bởi trình độ khoa học, trình độ người lao động, khả năng tổ chức quản lý nguồn lao động hợp lý. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững..., là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH”. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, bên cạnh sự hợp tác để phát triển, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt và lợi thế luôn thuộc về các quốc gia có NNL chất lượng cao. Vì vậy, đào tạo nâng cao chất lượng NNL nhằm tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế trở thành vấn đề cấp bách của mọi quốc gia. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, những nước quan tâm và có chính sách phát triển NNL đúng đã tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng tưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và là tiền đề cho phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng và đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, đang trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu KT - XH do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV đề ra và đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, vốn đầu tư tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản, văn hoá - xã hội có bước phát triển khá, đời sống của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của NNL trong quá trình phát triển KT - XH, thực hiện CNH, HĐH, Vĩnh Phúc đã quan tâm và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển NNL. Ngày 25/2/2008, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển NNL lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Năm 2008, được tỉnh lấy là năm “Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, đẩy mạnh phát triển NNL phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH”. Cơ cấu và chất lượng NNL của tỉnh đã có sự thay đổi quan trọng theo hướng tích cực. Quy mô và chất lượng giáo dục- đào tạo được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, phát triển NNL được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, NNL của tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và HNKTQT. Thiếu độ ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia giỏi và công nhân lành nghề trong các lĩnh vực. Khả năng tự tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn nhiều hạn chế. Đạo đức, tác phong, kỷ luật của một bộ phận người lao động còn bất cập; trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghề nghiệp còn thấp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chưa theo kịp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế và các vùng miền còn bất hợp lý, năng suất lao động còn thấp, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đưa Vĩnh Phúc “Có đủ các yếu tố của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” [29, tr.33]. Đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách, giải pháp hợp lý nhằm đào tạo, phát triển và sử dụng có hiệu quả NNL. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc" để làm luận văn thạc sĩ Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài NNL là một trong những nguồn lực quan trọng và quyết định nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia cũng như một tỉnh. ở Vĩnh Phúc và cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ của các nhà khoa học về đề tài này ở nhiều góc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau, trong đó nổi bật lên là các công trình: - PGS,TS Phạm Thành Nghị và TS Vũ Hoàng Ngân (2004), "Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội. - TS Nguyễn Thanh (2005), "Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - TS Mai Quốc Chánh (1999), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - TS Đoàn Văn Khải (2005), “Nguồn nhân lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - TS Nguyễn Hữu Dũng (2003), “ Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. - TS Nguyễn Bá Ngọc và KS Trần Văn Hoan (2002), “Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Tú (2003), "Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Đinh Khắc Định (2005), “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Lê Quang Hùng (2006), “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế- xã hội ở thành phố Đà Nẵng”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Phan Văn Sơn (2007), “phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật ở thành phố Đà Nẵng- thực trạng và giải pháp”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Đạt năm 2002 “Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”  Các công trình trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển NNL. Trong quá trình nghiên cứu luận văn sẽ tiếp thu thành quả khoa học của các công trình đi trước nhằm luận giải những vấn đề thực tế đang đặt ra cho phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Tìm các giải pháp nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ những vấn đề lý luận về NNL như: Khái niệm, tiêu chí đánh giá NNL, các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng NNL, vai trò của NNL đối với quá trình CNH, HĐH. - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL, công tác đào tạo và sử dụng NNL ở tỉnh Vĩnh Phúc, làm rõ những điểm mạnh, những tồn tại, hạn chế của NNL. - Đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu NNL và phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Phúc dưới góc độ quản lý nhà nước về kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về NNL trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Tiếp cận những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL. - Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử và các phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, minh họa để thực hiện đề tài. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về NNL và phát triển NNL. - Phân tích, đánh giá thực trạng NNL và phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 1.1. Khái niệm, vai trò và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm và vai trò nguồn nhân lực đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Trong nền kinh tế hiện đại, NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì, chỉ có NNL mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Chính vì vậy NNL được nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. UNESCO đưa ra khái niệm phát triển NNL theo nghĩa hẹp khi cho rằng: Phát triển NNL là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Các nhà kinh tế có quan niệm phát triển NNL gần với quan niệm của UNESCO là phải gắn với phát triển sản xuất và chỉ giới hạn phát triển NNL trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm. ILO lại cho rằng phát triển NNL bao hàm phạm vi rộng hơn. Không chỉ là có sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc bao gồm ngay cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc. Liên hợp quốc nghiêng về sử dụng khái niệm phát triển NNL theo nghĩa rộng, bao gồm giáo dục- đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH và nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, cách hiểu của Liên hợp quốc bao quát hơn và nhấn mạnh khía cạnh xã hội của NNL. Nó vừa là yếu tố của sản xuất, của tăng trưởng kinh tế (yếu tố đầu vào), vừa là mục tiêu của phát triển và tăng trưởng kinh tế (yếu tố đầu ra). Cách tiếp cận này xuất phát từ lý thuyết mới về phát triển con người. Trong đó, phát triển NNL thuộc phạm trù phát triển con người, nhưng nhấn mạnh phát triển con người như thế nào để đạt tới con người trưởng thành có năng lực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sử dụng năng lực đó một cách có hiệu quả. Theo quan niệm của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Đây là khái niệm về NNL theo nghĩa tương đối hẹp, coi NNL là nguồn lao động hoặc là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Theo định nghĩa của UNDP thì “NNL là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển KT-XH trong một cộng đồng”. Như vậy, NNL là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh dưỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thể chất của con người là nền tảng và cơ sở để năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ CMKT hiện có cũng như khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của NNL. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia. Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc trưng của con người lao động trong quốc gia đó. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng cho rằng “Phát triển NNL của một quốc gia, một vùng lãnh thổ chính là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền KT-XH” [10, tr.13]. Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề; tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc hun đúc nên bản lĩnh, ý chí của con người trong lao động. Các nhà kinh tế khi xem xét NNL thường xem xét dưới 2 góc độ: ở góc độ thứ nhất, đó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. ở góc độ này có thể hiểu NNL là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) của một quốc gia (một vùng lãnh thổ) có trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển. Tiềm năng đó bao hàm tổng hòa năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người (lao động) của một quốc gia (một vùng lãnh thổ), đáp ứng với một cơ cấu nhất định của con người. Thực chất đó là tiềm năng của con người (lao động) về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Toàn bộ tiềm năng đó hình thành năng lực xã hội của con người. Xem xét nguồn lực con người dưới góc độ tiềm năng của NNL là rất quan trọng vì nó cho ta định hướng phát triển NNL như thế nào để đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn lực con người thông qua giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe… Đối với từng quốc gia, năng lực xã hội của con người là rất khác nhau, nhưng nói chung tiềm năng đó là vô hạn. Vấn đề là khai thác tiềm năng đó như thế nào và bằng biện pháp gì để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từ đó nguồn lực con người phải được xem xét dưới góc độ thứ hai. Đó là tính năng động xã hội của con người. Nguồn lực con người ở dạng tiềm năng (NNL) là ở trạng thái tĩnh, nguồn lực đó phải được chuyển sang trạng thái động, tức là được phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Con người với tiềm năng vô tận, nếu được tự do phát triển, tự do tư duy sáng tạo và cống hiến, được trả đúng giá trị lao động, giá trị sáng tạo và cống hiến thì tiềm năng vô tận đó của NNL con người sẽ được khai thác và phát huy, trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn. Khai thác tối đa tiềm năng con người, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ và tay nghề là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Như vậy, mặc dù có sự diễn đạt khác nhau, song có một điểm chung nhất của tất cả các định nghĩa là đều coi phát triển NNL là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia. Nói một cách khái quát nhất, phát triển NNL chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Phát triển NNL luôn luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển và tác động đến toàn bộ đời sống xã hội. Phát triển NNL gắn liền với phát triển con người cụ thể, có năng lực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa trước đây đã chỉ ra rằng phần lớn thành quả phát triển không phải nhờ tăng vốn mà là nhờ những hoàn thiện trong năng lực của con người, sự tinh thông, bí quyết nghề nghiệp và quản lý. Khác với đầu tư cho các nguồn lực phi con người, đầu tư cho phát triển con người là vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực và tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng của họ và đến toàn bộ xã hội nói chung. Phát triển NNL chủ yếu là những tiến bộ về chất lượng NNL của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ hoặc mỗi tổ chức. Ngoài yếu tố chất lượng sức lao động của mỗi cá nhân đang sống và làm việc, chất lượng NNL còn phụ thuộc vào cơ cấu của đội ngũ lao động và lành nghề, trình độ kỹ thuật, năng lực tổ chức, quản lý và khả năng phối hợp hành động để đạt mục tiêu đề ra. Một cơ cấu nhân lực hợp lý và tổ chức hoạt động tốt sẽ có tác động cộng hưởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và từng cá nhân để thực hiện mục tiêu đề ra. Ngược lại một cơ cấu không hợp lý, không đồng bộ và tổ chức quản lý hoạt động không tốt sẽ không phát huy được tác dụng cộng hưởng mà đôi khi còn giảm sức mạnh của tổ chức đó và triệt tiêu động lực hoạt động của từng cá nhân. Do đó, phát triển NNL của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và mỗi tổ chức phải chú ý lựa chọn một cơ cấu hợp lý và phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của mỗi giai đoạn. 1.1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển: NNL là nguồn lực con người và là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển KT - XH. Vai trò của NNL bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. + Con người là động lực của sự phát triển: Phát triển KT - XH dựa trên nhiều nguồn lực: Nhân lực, vật lực, tài lực, song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời xa xưa con người bằng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bản thân mình đã tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện, làm thay đổi tính chất lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học- kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ: Chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại và chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động. Vì vậy, nếu xem xét NNL là tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực con người. Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, có dân số đông, NNL dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng. Nếu chúng ta biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. + Con người là mục tiêu của sự phát triển: Phát triển KT - XH suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói khác đi, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội và như vậy nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung, cầu hàng hóa trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó và ngược lại. Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển KT- XH. - Nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và rút ngắn khoảng cách tụt hậu: Tăng trưởng kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng được tạo bởi 4 yếu tố: nhân lực, vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà tác động của các yếu tố đó đối với tăng trưởng cũng khác nhau. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kỳ to lớn là điều kiện đầu tiên chống tụt hậu về kinh tế, rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “Phát huy nguồn lực con người là yếu cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [11, tr.85]. Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài nguyên nhưng lại có NNL dồi dào, kỹ năng năng động, sáng tạo và chăm chỉ đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới, điều này cho thấy nhân lực là tài nguyên quý giá đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nếu biết khai thác sử dụng nó. Nhiều nước phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông... trong thế kỷ XX đã trở thành những “con rồng”. Nguyên nhân là các quốc gia đó đã biết điều chỉnh chiến lược tăng trưởng theo hướng khai thác tối đa nguồn lực con người, coi đào tạo NNL là quốc sách hàng đầu.  Đối với Việt Nam, trong điều kiện kỹ thuật chưa phát triển thiếu vốn để đầu tư cho máy móc, thiết bị, công nghệ thì yếu tố nhân lực mà trước hết chất lượng lao động chính là nguồn lực quan trọng nhất mà Việt Nam cần hướng tới để từng bước xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về chất lượng NNL, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với nhu cầu (năm 2007 đạt 34,75%), mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng; lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng; thể lực kém; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp... từ đó dẫn đến vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp. Điểm năng lực cạnh tranh tổng hợp về NNL của Việt Nam thấp chỉ đạt 32/100 điểm, trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng NNL dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, phát triển NNL là điều kiện quan trọng thúc tăng trưởng kinh tế, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững. - Nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: Nước ta đang trong quá trình nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế lạc hậu sang kinh tế hiện đại, thì NNL được coi là một nhân tố mang tính đột phá đảm bảo quá trình CNH, HĐH thành công. Đảng ta đã khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH” [12, tr.21] Thực tiễn các nước phát triển cho thấy các nguồn lực thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ... giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau trong quá trình phát triển, trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển KT - XH. Quá trình CNH, HĐH ở nước ta được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đó con người là trung tâm. Phát triển NNL cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không chỉ đơn thuần đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế mà còn hướng vào các yêu cầu phát triển con người và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh. - Nguồn nhân lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội: NNL chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất. Và chỉ trên cơ sở này góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có mối quan hệ biện chứng với nhau, cơ cấu kinh tế luôn ở trạng thái động, hình thành khách quan theo yêu cầu của thị trường, chịu sự tác động của yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu lao động, quyết định và chi phối cơ cấu lao động. Khi nền kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản buộc cơ cấu lao động chuyển dịch theo trên hai góc độ. Về cơ học: cơ cấu lao động ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên cả về tỷ trọng và số lượng. Về chất lượng: cơ cấu lao động chuyển đổi về chất, lao động có tay nghề, có trình độ kiến thức trong các lĩnh vực và năng suất lao động được nâng cao. Ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH một khi cơ cấu lao động quá lạc hậu và không phù hợp, đây chính là lực cản lớn nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, ngược lại chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện và tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta với một tư duy mới là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, lựa chọn những ngành hàng, những sản phẩm và dịch vụ có thể tạo ra bước đột phá trong phát triển nền kinh tế, mà ở đó bộ phận lao động đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao là điều kiện, tiền đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - NNL tạo điều kiện tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và là động lực tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức: + Hiện nay quá trình toàn cầu hóa và HNKTQT đang diễn ra mạnh mẽ, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. Có được đội ngũ lao động có trình độ cao sẽ tạo điều kiện tiếp thu và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật và công nghệ sản xuất, quản lý hiện đại của thế giới qua đó tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong nước và trên thế giới NNL có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến bộ KHCN. Nếu NNL có chất lượng cao sẽ thúc đẩy nhanh việc áp dụng KHCN vào sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu NNL thấp thì khả năng áp dụng KHCN sẽ bị hạn chế, năng suất lao động thấp... Mặt khác, tốc độ đào tạo và nâng cao chất lượng NNL thường không theo kịp tốc độ thay đổi của KHCN. Đây là một thách thức lớn đối với NNL của Việt Nam hiện nay. + Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam bên cạnh phải theo trình tự nhưng đồng thời phải có bước nhảy vọt, đi tắt đón đầu, mạnh dạn, táo bạo đi ngay vào trình độ hiện đại để có những bước bứt phá mạnh, khắc phục tình trạng tụt hậu xa hơn về kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước theo hướng hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế tri thức được xem là rất cần thiết ở nước ta “Coi kinh tế tri thức yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại ” [12. tr.21]. Sự phát triển kinh tế tri thức làm tăng nhu cầu cung cấp NNL chất lượng cao, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng, năng lực tiếp thu tri thức mới, có khả năng hội nhập và thích ứng nhanh với môi trường toàn cầu hóa về kinh tế. Đào tạo lao động có trình độ cao tạo ra đội ngũ tri thức, sử dụng đội ngũ tri thức vào quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn cho xã hội, có sức cạnh tranh nổi trội là động lực chủ yếu của phát triển nền kinh tế tri thức. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực 1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá quy mô nguồn nhân lực - Tỷ lệ NNL trong dân số: Là tỷ lệ giữa NNL so với dân số, tỷ lệ này phản ánh toàn bộ quy mô của NNL trong dân số và dùng để đánh giá tỷ trọng sự vận động của NNL trong mối quan hệ với dân số. - Tỷ lệ LLLĐ trong dân số: Là tỷ lệ giữa LLLĐ so với dân số, tỷ lệ này phản ánh quy mô NNL tích cực tham gia vào hoạt động kinh tế trong dân số. - Tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm trong dân số: Là tỷ lệ giữa dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số, tỷ lệ này phản ánh quy mô dân số 15 tuổi trở lên đang làm việc, đang gánh vác hoạt động kinh tế trong nền kinh tế. - Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm trong dân số: Là tỷ lệ giữa dân số trong độ tuổi lao động có việc làm so với dân số, tỷ lệ này phản ánh quy mô dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia vào hoạt động kinh tế. Trên đây là các tiêu chí cơ bản để xác định quy mô NNL gắn với mức độ tham gia của NNL. Việc sử dụng từng tiêu chí để đánh giá quy mô NNL phụ thuộc vào quan điểm và xu thế phát triển NNL trong từng giai đoạn cụ thể. 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ kinh tế, mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển, mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định. Các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL: - Trình độ văn hóa của NNL: Là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hóa là khả năng về học vấn để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức CMKT. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hóa của dân cư biểu hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia. Trình độ văn hóa của dân cư là cơ sở quyết định đến trình độ văn hóa của NNL. Trình độ văn hóa của NNL là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của NNL và tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển KT - XH. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Trình độ văn hóa của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế: Là số phần trăm những người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế biết đọc, biết viết và hiểu những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc so với tổng số dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của NNL. + Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp tiểu học, THCS, THPT: Là số phần trăm số người đi học tiểu học, THCS, THPT trong tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học (từ 6-10 tuổi), cấp THCS (từ 11- 14 tuổi), cấp THPT (từ 15-17 tuổi). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia, sự quan tâm của nhà nước, xã hội đối với nâng cao dân trí và mức sống của nhân dân. + Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS, THPT: Là số phần trăm trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học (6-10 tuổi), cấp THCS (11-14 tuổi), cấp THPT (15-17 tuổi) đi học cấp tiểu học, THCS, THPT trong tổng số em trong độ tuổi cấp tiểu học, THCS, THPT. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đảm bảo cho dân số đi học đúng tuổi của hệ thống giáo dục quốc gia cũng như khả năng tham gia giáo dục của dân số. Đồng thời, chỉ tiêu này còn được dùng trong việc hoạch định chiến lược giáo dục, đánh giá kết quả và hiệu quả của hệ thống giáo dục. + Chỉ tiêu học vấn chung (số năm đi học) của NNL, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng NNL ở góc độ học vấn xét cho một địa phương, một vùng, khu vực thành thị hay nông thôn hoặc ở phạm vi toàn quốc. Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng NNL của các quốc gia. + Tỷ lệ lao động theo cấp trình độ văn hóa phổ thông trong NNL bao gồm: Tỷ lệ lao động không biết chữ, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ lao động tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ tốt nghiệp THCS, tỷ lệ tốt nghiệp THPT. Các chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ trình độ văn hóa của NNL, dùng để đánh giá chất lượng NNL và làm căn cứ để lập chiến lược quy hoạch, kế hoạch đào tạo, phát triển NNL. Theo đó người lao động thuộc NNL có thể phải học thêm văn hóa, tham gia đào tạo các cấp trình độ CMKT để đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT - XH trong từng thời kỳ ở cả tầm vĩ mô và vi mô của đất nước. Bảng 1.1. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn Đơn vị tính: % Trình độ học vấn Năm 2000 Năm 2004 Năm 2007 Tổng số 100,0 100,00 100,0 Không biết chữ 4,0 4,2 3,6 Chưa tốt nghiệp cấp I 16,5 25,5 11,9 Tốt nghiệp tiểu học 29,3 31,5 28,9 Tốt nghiệp THCS 33,0 30,4 31,1 Tốt nghiệp THPT 17,2 18,4 24,5 Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1.7 hằng năm, Bộ LĐ-TB và XH - Trình độ chuyên môn - kỹ thuật: Trình độ CMKT là sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động có CMKT bao gồm những công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc chứng chỉ nghề), những người tốt nghiệp THCN, cao đẳng, đại học, trên đại học. Họ được đào tạo ở các trường, lớp các bậc học và hình thức học khác nhau: Trình độ CMKT của NNL được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thứ nhất, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo CMKT. + Tỷ lệ giữa lao động có trình độ từ có bằng sơ cấp, chứng chỉ nghề trở lên so với số lao động thuộc NNL trong độ tuổi lao động hoặc thuộc LLLĐ hoặc thuộc lao động đang làm việc. + Tỷ lệ giữa số lao động đã qua đào tạo (có bằng công nhân kỹ thuật qua đào tạo nghề đạt từ bậc 3 trở lên, tốt nghiệp sơ cấp, THCN, cao đẳng, đại học, sau đại học) của NNL trong độ tuổi lao động, của LLLĐ hoặc của lao động đang làm việc so với tổng số lao động thuộc NNL trong độ tuổi lao động thuộc LLLĐ hoặc thuộc lao động đang làm việc. Thứ hai, cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo từng cấp trình độ CMKT. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ CMKT của NNL độ tuổi lao động, của LLLĐ và lao động đang làm việc theo từng cấp trình độ và còn phản ánh cơ cấu sử dụng lao động CMKT của nền kinh tế và các ngành kinh tế quốc dân. Bảng 1.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ Việt Nam TT Chỉ tiêu Năm 1996 Năm 2000 Năm 2003 Năm 2007 1 Tổng số lao động (triệu người) 35,19 38,64 41,31 46,71 2 Tỷ lệ lao động không có CMKT (%) 89,0 84,57 78,85 65,2 3 Lao động có CMKT (%) 11,0 15,43 21,15 34,8 Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, Bộ LĐ-TB và XH Xu hướng chung của nền kinh tế là không ngừng đảm bảo quy mô ngày càng lớn hơn của lao động CMKT để đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT - XH. Lao động có CMKT cao có vai trò rất lớn đối với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong tất cả các ngành, khu vực kinh tế của quốc gia. Khi đánh giá trình độ CMKT của NNL quốc gia người ta thường xem xét cơ cấu giữa các cấp trình độ: CNKT- THCN- cao đẳng, đại học và trên đại học có đáp ứng được với thị trường lao động hay không, đặc biệt đáp ứng được xu hướng phát triển của nền kinh tế. - Trình độ tin học, ngoại ngữ Trong nền kinh tế thị trường mở cửa ra thế giới, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức đang diễn ra tại nhiều nước phát triển thì trình độ tin học, ngoại ngữ là công cụ quan trọng để nâng cao năng suất lao động của NNL. Khả năng ngoại ngữ, tin học có thể giúp con người lao động đáp ứng được quá trình chuyển giao, áp dụng thành tựu KHCN vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu đánh giá trình độ ngoại ngữ là: Lao động biết một ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ đạt được của lực lượng lao động. Chỉ tiêu đánh giá trình độ tin học là: Lao động biết tin học và trình độ tin học của lực lượng lao động - Năng lực sáng tạo Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mỗi con người Việt Nam có tư duy năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng với một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt nhất là trong bối cảnh HNQT và khu vực. Cho nên trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong tiếp thu thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ của NNL trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay. 1.1.2.3. Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) Nếu quan niệm NNL là tổng thể năng lực lao động trong nền kinh tế của một quốc gia tức là lực lượng lao động của đất nước đó thì khi xét chất lượng NNL không thể tách rời những điều kiện phát triển con người trong quốc gia đó. Để đo lường những thành tựu phát triển con người, chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra một loạt các chỉ số, trong đó chỉ số tổng hợp nhất là chỉ số phát triển con người (HDI). Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc, sự phát triển nhân lực của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung đó là chỉ số phát triển con người hay chỉ số phát triển nhân lực. Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. Nó bao gồm ba chỉ tiêu thành phần: - Chỉ tiêu về sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình (năm). - Chỉ tiêu về giáo dục được đo bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên và tỷ lệ người đi học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học của dân cư từ 6 - 24 tuổi. - Chỉ tiêu về kinh tế được đo bằng GDP bình quân đầu người quy ra USD theo phương pháp sức mua tương đương. Khi xác định được HDI của một đất nước, của một cộng đồng có thể đánh giá một cách tổng quát sự phát triển cộng đồng trên cả hai mặt kinh tế và xã hội. Công thức: HDI = T + G + K 3 T: Chỉ số tuổi thọ 0 ≤T ≤1 (Chỉ số tuổi thọ có giá trị bằng 1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ đạt 25 tuổi) G: Chỉ số về giáo dục 0 ≤G ≤1 (Chỉ số giáo dục có giá trị bằng 1, khi 100% số người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết; bằng 0, khi 0% số người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết). K: Chỉ số về kinh tế 0 ≤K ≤1 (Chỉ số thu nhập bằng 1, khi GDP bình quân đầu người đạt 40.000 USD theo sức mua tương đương; bằng 0, khi GDP bình quân đầu người chỉ đạt 160 USD/năm). Như vậy 0 ≤HDI ≤1. Nước nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì mức độ phát triển NNL càng cao. Ngược lại, nếu nước nào có giá trị HDI dưới 0,4 thì mức độ phát triển NNL của nước đó được coi là thấp. Đặc trưng của chỉ số phát triển con người (HDI) là sự tiếp cận tổng thể, toàn diện, quan tâm đến số đông trong cộng đồng. Đây là hệ thống mở, linh hoạt được khuyến khích thêm các chỉ số hoặc chỉ tiêu thành phần nhằm phản ánh những vấn đề bức xúc tại từng thời điểm của cộng đồng. Theo số liệu của UNDP, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam có xu hướng gia tăng, xếp thứ 122/174 nước (năm 1995) lên thứ 109/173 nước (năm 2000) và 108/177 nước (năm 2003). Diễn biến các chỉ số trong HDI qua các năm của Việt Nam được phản ánh qua bảng 1.3. Bảng 1.3. HDI của Việt Nam Năm Chỉ số HDI Thứ bậc so với các nước tham gia xếp hạng Chỉ số giáo dục Tuổi thọ GDP 1995 0,56 122/174 0,81 0,64 0,42 2000 0,688 109/173 0,84 0,72 0,50 2003 0,704 108/177 0,82 0,76 0,54 Nguồn: Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 2008, tr.54 Qua bảng 1.3 cho thấy Việt Nam là một trong mười nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến con người (tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 70,5 tuổi năm 2003, 90% dân số được tiếp cận các dịch vụ xã hội). 1.1.2.4. Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, tính thích nghi môi trường, phẩm chất đạo đức, nhân cách con người Khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ. Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo “Ngoài thể lực và trí lực cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thói quen tận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, cách tân các hoạt động, sáng tạo ra các giải pháp mới đối với công việc như là một sự sáng tạo văn hóa”. Nói tới NNL, không thể bỏ qua phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Đạo đức, nhân cách con người có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NNL, nó thúc đẩy tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Do vậy, việc phát triển NNL cho CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, ngoài việc nâng cao dân trí, sức khỏe mà còn cần xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. Phát triển dân trí, nhân tài, nhân lực phải trên mẫu số chung về nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Trình độ phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội của nó, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. 1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực 1.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong phạm trù phát triển bền vững có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau ở mắt xích quan trọng nhất là đều liên quan chặt chẽ đến con người. Bởi vậy, nội dung phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đều phải xem xét dưới góc độ phát triển bền vững và tham gia tích cực vào phát triển bền vững. Nội dung phát triển NNL phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Yêu cầu trước tiên là giải quyết bài toán dân số: Chiến lược phát triển NNL của một quốc gia bao giờ cũng phải bắt đầu từ bài toán dân số. Bởi vì, quy mô và chất lượng dân số một mặt phản ánh tiềm năng, sức mạnh về nguồn lực con người của một quốc gia, mặt khác nó còn là mẫu số để xác định các chỉ tiêu phát triển khác của quốc gia đó. Đối với nước ta, bài toán dân số đặt ra là phải tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số. Yêu cầu cơ bản đặt ra là: + Phải quy hoạch giáo dục, đào tạo phù hợp với cơ cấu tuổi và nền kinh tế. + Phải tạo đủ công ăn việc làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động. + Kiểm soát, điều tiết và quản lý hiệu quả di dân trong quá trình đô thị hóa. + Cải thiện các chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI), chỉ số nghèo đói của con người (HPI)… - Yêu cầu cơ bản có tính chất quyết định và quan trọng nhất là phải đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển. Cần phải xóa bỏ khoảng cách quá xa giữa cơ cấu lao động rất lạc hậu và cơ cấu kinh tế đang phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH và hội nhập, đi vào nền kinh tế tri thức hiện nay và tương lai ở nước ta. Cơ cấu đó phải được xem xét trên nhiều phương diện: Trong bản thân NNL (cơ cấu trình độ kỹ thuật, độ tuổi, giới…), theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, các vùng, theo dạng việc làm. Để thực hiện yêu cầu này, cần phải giải quyết các vấn đề sau: + Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KT - XH theo ngành, theo thành phần và theo vùng kinh tế để dự báo nhu cầu về lao động. + Dựa trên quy hoạch phát triển ngành, các vùng để xây dựng các quy hoạch phát triển thuộc lĩnh vực NNL (quy hoạch giáo dục, đào tạo, dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động…). + Đổi mới kế hoạch hóa lao động, việc làm theo định hướng cầu lao động trên thị trường lao động. + Hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. - Tiếp tục giải phóng sức sản xuất, sức lao động đảm bảo phát huy tối đa nội lực NNL cho phát triển. Đây là yêu cầu đặt ra liên quan đến việc tiếp tục đổi mới tư duy về chính sách lao động, việc làm phù hợp với thời kỳ đổi mới theo chiều sâu, nâng cao cạnh tranh của lao động, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Yêu cầu cơ bản đặt ra là: + Phải đảm bảo cho lao động được tự do trong phát triển nghề nghiệp, thuê mướn lao động, liên doanh, liên kết, tự do di chuyển lao động và hành nghề. + Tạo động lực mới (cả về vật chất và tinh thần) cho phát triển phù hợp với từng loại đối tượng: Nhà quản lý, người lao động và người sử dụng lao động. + Thực hiện bình đẳng trong các quan hệ lao động (tuyển dụng, trả công lao động, bảo hiểm xã hội, điều kiện và môi trường lao động…). + Phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa thống nhất, thông thoáng, không bị chia cắt về mặt hành chính. - Phát triển NNL phải đáp ứng yêu cầu cơ bản là tạo việc làm đầy đủ cho người lao động có khả năng lao động và có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại việc làm đầy đủ không thôi thì đó chỉ là yêu cầu ở trình độ thấp. Trong tương lai chúng ta phải hướng tới việc làm có hiệu quả, có năng suất và việc làm được tự do lựa chọn, tiến tới việc làm có tính nhân văn cao. Đó là xu hướng tất yếu và yêu cầu ở trình độ cao về việc làm của nền kinh tế. - Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm đối với người lao động. Đây là một trong những yêu cầu rất cơ bản của phát triển NNL trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường con người phải chấp nhận cạnh tranh và phải đối mặt với những rủi ro do cơ chế thị trường gây nên. Yêu cầu đặt ra là NNL một mặt phải được phát triển song mặt khác phải được bảo vệ, phải an toàn, được che chắn bởi một hệ thống an sinh xã hội gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện đúng tiêu chuẩn về điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh môi trường, bảo trợ xã hội cho nhóm lao động yếu thế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực 1.2.2.1. Dân số tác động đến quy mô nguồn nhân lực - Tác động của tăng, giảm dân số tự nhiên đến quy mô NNL: Dân số của một quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với quy mô NNL, là cái gốc sản sinh ra NNL. Nước nào có quy mô dân số lớn thì quy mô NNL lớn và ngược lại; Mặt khác, cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu NNL. Quy mô của dân số phụ thuộc vào tỷ suất tăng tự nhiên của dân số, vì vậy quy mô NNL cũng phụ thuộc vào tỷ suất tăng dân số tự nhiên. Sự vận động của dân số, tái sản xuất dân số là cơ sở tự nhiên của sự hình thành NNL, quan hệ giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng NNL là quan hệ thuận. Mối quan hệ này chỉ được biểu hiện sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào quy định độ tuổi thuộc NNL của mỗi quốc gia. Tỷ suất sinh không những tác động đến quy mô NNL mà còn đến cơ cấu NNL. - Tác động của tăng, giảm dân số cơ học đối với quy mô NNL Tăng, giảm dân số cơ học là kết quả của sự di chuyển, xuất nhập cư của dân số từ một vùng, địa phương, khu vực này đến một vùng, địa phương, khu vực khác làm giảm dân số đầu đi và tăng dân số nơi tiếp nhận. Quá trình di chuyển này cũng ảnh hưởng qui mô NNL cả đầu đến và đầu đi. Tăng nhanh dân số cơ học và lao động cơ học diễn ra có tính quy luật đối với tất cả các nước đặc biệt là trong giai đoạn tiến hành CNH,HĐH nền kinh tế. Nhìn chung, đối với các nước trong giai đoạn đầu của công cuộc đô thị hóa, CNH thì các dòng di chuyển dân số và lao động diễn ra sôi động bao gồm các dòng chủ yếu: Di chuyển NNL từ nông thôn đến thành thị; di chuyển dân số, lao động đến các khu công nghiệp, khu chế xuất; di chuyển từ NNL từ vùng chậm phát triển sang vùng phát triển hơn. 1.2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội - Trình độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư: + Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL. Quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao thì ở đó NNL có chất lượng cao, bởi vì trình độ phát triển kinh tế là cơ sở xác định tiền lương, thu nhập, nâng cao mức sống và dân trí của các tầng lớp dân cư. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình cải thiện được chế độ dinh dưỡng và có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế... Do đó, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ CMKT, các mối quan hệ xã hội của dân cư và NNL được cải thiện về mặt chất lượng. Ngoài ra, trong một nền kinh tế trình độ cao thì cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu KHCN được cập nhật đưa vào cuộc sống. Vì vậy, NNL của nền kinh tế trình độ cao đa số lao động qua đào tạo CMKT, hệ thống giáo dục- đào tạo phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là cơ sở để Chính phủ tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao… Nhờ đó mà quy mô giáo dục-đào tạo được mở rộng, chăm sóc sức khoẻ dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này tác động tích cực đến trình độ học vấn, CMKT, sức khoẻ của dân cư, người lao động và cũng có nghĩa là tác động tích cực đến chất lượng NNL. Trình độ phát triển kinh tế và NNL có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Kinh tế là nền tảng của phát triển NNL và đến lượt nó, NNL lại là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. + Tăng trưởng đầu tư tác động tới chất lượng NNL: Tăng trưởng đầu tư luôn có mối quan hệ với tăng số lượng và chất lượng việc làm. Nếu với mức đầu tư cao cho các chỗ làm việc với trang bị công nghệ cao, hiện đại thì số lượng các chỗ làm việc có thu nhập cao tăng. Khi việc làm, thu nhập của người lao động đảm bảo và không ngừng nâng cao sẽ có tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và người lao động, do đó chất lượng NNL được nâng lên. Tăng trưởng đầu tư kéo theo sự đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến chất lượng NNL. Sự phát triển KT - XH với đặc trưng là thực hiện quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh và quản lý từ đó bắt buộc Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình phải đầu tư tài chính nhiều hơn vào việc nâng cao trình độ văn hoá, CMKT cho NNL. Chỉ có như vậy, mới nâng cao hiệu quả hoạt động lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh và người lao động mới có cơ hội tìm việc làm trên thị trường lao động theo mong muốn. Quá trình này thực sự có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn thiện NNL, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL quốc gia. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến chất lượng NNL: Tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với thúc đẩy quá trình phân công lại lao động theo ngành nghề ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từng vùng và địa phương. Đây cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng GDP ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản. Đối với lao động thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động thúc đẩy giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi người lao động phải đào tạo chuyển đổi nghề, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và tự học suốt đời để thích ứng với công nghệ mới. Sự vận động, chuyển dịch của cơ cấu lao động đã tác động sâu sắc đến chất lượng của NNL, biểu hiện ở việc nâng cao toàn diện trình độ CMKT của NNL, đổi mới cơ cấu lao động theo ngành nghề và nâng cao năng suất lao động xã hội. - Trình độ phát triển giáo dục- đào tạo: Phát triển giáo dục - đào tạo chiếm vị trí hàng đầu đóng vai trò quyết định trực tiếp trong chiến lược phát triển con người, phát triển NNL. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ “Giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững” [12, tr.108]. Ngày nay, các quốc gia đều thấy được vị trí nền tảng, vai trò then chốt của giáo dục- đào tạo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục - đào tạo có vai trò quan trọng nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học - kỹ thuật, xử lý công nghệ, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của người lao động. Trong xã hội hiện đại, trình độ và năng lực ấy của người lao động đã trở thành nhân tố quan trọng và là điều kiện thiết yếu cho một xã hội phát triển bền vững. Giáo dục- đào tạo còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin KT - XH, thông tin khoa học. Giáo dục - đào tạo càng phát triển thì quy mô NNL CMKT càng mở rộng, vì giáo dục - đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo CMKT của nền kinh tế. Hệ thống giáo dục, đào tạo phát triển thì việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo của dân cư được thuận tiện, giảm được chi phí. Do đó, nâng cao quy mô NNL qua đào tạo và cải thiện chất lượng NNL của các địa phương, vùng và quốc gia. Giáo dục - đào tạo càng phát triển thì càng có khả năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của NNL. - Dinh dưỡng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: + Dinh dưỡng cần thiết cho con người, thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể lực ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh, suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc và tác động tiêu cực đến chất lượng NNL. Suy dinh dưỡng ở các bà mẹ mang thai và sinh nở ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc của NNL trong tương lai. + Chăm sóc y tế và chất lượng NNL: Sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thế hệ của NNL. Chăm sóc y tế tác động đến chất lượng NNL thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất, thông qua chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, phòng bệnh tật... tạo ra khả năng đảm bảo cho thế hệ nhân lực tương lai có thể lực, tinh thần khỏe mạnh. Thứ hai, không ngừng nâng cao năng lực mạng lưới y tế (Đội ngũ cán bộ y tế, thuốc men, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế, phương pháp điều trị...) áp dụng kịp thời những tiến bộ khoa học y tế vào dự phòng và chữa bệnh cho nhân dân sẽ có tác động đến nâng cao tuổi thọ, sức khỏe dân cư và NNL. Thứ ba, cơ chế chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động đều có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, các dịch vụ tư vấn chăm sóc về mặt dinh dưỡng và phòng bệnh thường xuyên do đó sẽ tác động đến chất lượng NNL ở phạm vi rộng lớn. - Trình độ phát triển khoa học công nghệ và tri thức hoá nền kinh tế: Tiến bộ KHCN và kinh tế tri thức là thành tựu của xã hội loài người. KHCN và kinh tế tri thức tác động tích cực đến mọi mặt của cuộc sống con người, đưa đến sự thay đổi các công cụ lao động và đối tượng lao động, thay đổi các công nghệ, phương tiện làm việc và cách thức làm việc của con người. Tiến bộ khoa học tác động đến NNL cũng như những người quản lý NNL làm thay đổi tư duy nhận thức của con người qua đó làm thay đổi hành vi của con người trong quá trình lao động. Với sự tiến bộ của KHCN máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, để điều khiển được đòi hỏi người quản lý NNL và người lao động phải tìm hiểu, nắm bắt các phương tiện hiện đại đó. Với công nghệ hiện đại, chu kỳ sản xuất ngày càng rút ngắn, thao tác của người lao động đòi hỏi ngày càng phải chính xác, mặt khác, sự tác động của cơ chế thị trường nhu cầu đổi mới sản phẩm liên tục, nhanh chóng về mẫu mã, chủng loại cũng đòi hỏi công nghệ phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Tiến bộ KHCN tất yếu dẫn đến tăng năng suất lao động, giảm số người làm việc, giảm số lượng NNL nhưng phải tăng chất lượng NNL. Tiến bộ KHCN trang bị cho con người những phương tiện làm việc hiện đại giúp con người tiết kiệm thời gian và sức lực làm việc, trong điều kiện tiến bộ KHCN các phương tiện hiện đại đó thay đổi rất nhanh chóng và ngày càng hiện đại, nếu con người không chịu khó học tập nghiên cứu, tìm hiểu thì không thể sử dụng chúng được. Do đó, đòi hỏi con người phải luôn tìm hiểu nghiên cứu và học tập, không ngừng đổi mới cập nhật thông tin để không bị tụt hậu. Tri thức được coi như nguồn sáng, là nhân tố tạo nên các nền văn minh, làm nên các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng KHCN. Việc áp dụng nhanh các tiến bộ KHCN sẽ giúp cho tri thức đến với mọi người được nhanh chóng hơn, con người dễ dàng trao đổi các thông tin với nhau nhanh hơn và tri thức được nâng cao nhanh chóng. Muốn ứng dụng KHCN không chỉ cần phải đầu tư trực tiếp để hưởng thụ các tiến bộ đó mà đòi hỏi con người phải có tri thức nhất định thì mới có điều kiện để hưởng thụ. Vì vậy, đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ CMKT. Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí thứ 79/104 năm 2004 và 81/117 năm 2005. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị giảm sút là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp, đứng thứ 92/117. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của Việt Nam mới chiếm khoảng 20%, trong khi Philippines 29%, Thái Lan 31%, Singapore 73%. - Truyền thống văn hoá dân tộc, phong tục tập quán, thói quen: Trong quá trình CNH, HĐH và HNKTQT, tư duy người lao động được đổi mới để phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hóa và nền kinh tế tri thức. Để nâng cao khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi mỗi thành viên của NNL phải biết làm việc với năng suất và hiệu quả lao động cao hơn, phải không ngừng vươn lên trong thế giới ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt. Văn hoá là tổng thể những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người và cộng đồng, đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng NNL. Văn hoá và truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển NNL đất nước. Coi trọng và gìn giữ bản sắc dân tộc gắn với sự phát triển văn minh của nhân loại đó chính là môi trường văn hoá lành mạnh cho CNH, HĐH ở nước ta. Môi trường văn hoá là cơ sở phát triển con người, việc tạo lập môi trường văn hoá phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn sự hình thành và phát triển NNL ở nước ta. Truyền thống lịch sử và nền văn hoá của một quốc gia cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng động dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động. 1.2.2.3. Sự tác động của các cơ chế, chính sách của Nhà nước tới phát triển nguồn nhân lực Cơ chế, chính sách của Nhà nước có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển và nâng cao chất lượng NNL quốc gia. Nhà nước hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu, các chính sách của Nhà nước về phát triển KT - XH hướng vào không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của dân cư và người lao động. Các chính sách có tác động trực tiếp nhất đến chất lượng NNL: - Chính sách phát triển dân số Tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội và phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. Chính sách phát triển dân số bao gồm chính sách về tuyên truyền giáo dục công tác dân số-KHHGĐ, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch,... Chính sách kiểm soát dân số và KHHGĐ đã góp phần làm giảm mức sinh và tỷ lệ tăng dân số, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động, qua đó có điều kiện để chăm sóc, giáo dục, đào tạo NNL có chất lượng cao. - Chính sách phát triển trí lực và kỹ năng của NNL Chính sách phát triển giáo dục cơ bản tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển NNL và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…). Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mô và cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo THCN và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, và trong sản xuất... Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lược dài hạn có tác động lớn đến chất lượng, trình độ NNL của một đất nước, của một địa phương. - Chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và tăng cường thể lực NNL Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người dân, nhằm tạo dựng nên những thế hệ người Việt Nam cân đối, cường tráng, góp phần phát triển NNL có thể lực tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người và thực hiện công cuộc CNH, HĐH. - Chính sách thu hút và sử dụng NNL Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý NNL, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm); chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích tài năng… - Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu... là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy NNL ngày một phát triển. Cơ chế, chính sách tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển NNL. Khi chính sách vĩ mô của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH thì nó thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng NNL, ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm hoặc làm lãng phí NNL và rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng NNL. 1.2.2.4. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mỗi nước trên thế giới đều có sự hội nhập, tham gia ở quy mô lớn hơn vào phân công lao động quốc tế, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả NNL quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao tay nghề, đào tạo CMKT cho người lao động… Toàn cầu hóa và HNQT gây ra sự di chuyển NNL, làm biến đổi yếu tố bên trong của NNL để thích nghi với điều kiện toàn cầu hóa và HNQT. Các hình thức di chuyển NNL: Di cư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động, nhập khẩu lao động, chảy mấu chất xám. Nhìn chung, thị trường lao động thế giới càng phát triển, thông suốt, hoạt động năng động thì các dòng chảy lao động từ xuất khẩu và nhập khẩu lao động càng diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời hiệu quả của đào tạo và sử dụng lao động của các nước được nâng lên, người lao động có cơ hội lớn hơn trong tìm việc làm và nâng cao thu nhập. 1.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là nước thuộc nhóm quốc gia phát triển trên thế giới, có quy mô dân số lớn vào khoảng 127,3 triệu người (năm 2002), tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động có xu hướng ngày càng giảm. Nhật Bản là nước có mức tăng năng suất lao động nhanh. Trong số những yếu tố quan trọng làm nên thành tựu này là tỷ lệ toàn dụng lao động cao. Góp phần vào thành công trong toàn dụng lao động ở Nhật Bản đó là: - Đào tạo phát triển NNL: ở Nhật Bản, đào tạo tại chỗ (vừa học, vừa làm) giữ vai trò quan trọng nhất trong các phương pháp đào tạo vì đây là dạng đào tạo ít tốn kém nhất, người lao động học hỏi ngay trong quá trình làm việc; đào tạo tại chỗ có tính linh hoạt cao, cho phép có những điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân. Hơn nữa, đào tạo tại chỗ cho phép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cần thiết ngay trong công việc thường nhật của đối tượng được đào tạo. Nhật Bản đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục- đào tạo. Nhật Bản đã dành một khoản chi phí lớn cho giáo dục trong tổng chi tiêu của Chính phủ nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc hưởng thụ các dịch vụ giáo dục. Chế độ giáo dục phổ thông không mất tiền chiếm 9/12 năm trong hệ thống giáo dục. Giáo dục phổ cập được ưu tiên, không có sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị. Các trường được tạo điều kiện tốt nhất về mặt địa điểm, phương tiện học tập, đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu đảm bảo trình độ phổ thông cho học sinh cả nước. Để tiếp thu công nghệ tiên tiến của Mỹ và các nước Tây Âu, đưa công nghệ mới vào phục vụ phát triển nhanh nền kinh tế đất nước, Nhật Bản đã sử dụng chính sách “Du học tại chỗ”. Nhật Bản đã liên kết với các trường đại học của Mỹ và các nước Tây Âu mở các chi nhánh tại Nhật Bản, mời giáo viên, sử dụng chương trình, nội dung giảng dạy của các nước đó, kết hợp bổ sung những nội dung cần thiết và phù hợp với điều kiện Nhật Bản. Phương thức này cho phép các sinh viên Nhật Bản tiếp cận được các tri thức khoa học tiên tiến đồng thời đảm bảo cho họ không thoát ly khỏi thực tế phát triển KT - XH của nước mình. - Chế độ sử dụng lao động thích hợp: Việc sử dụng lao động trẻ ở Nhật được chú ý, vì họ quan niệm rằng tuy công nhân trẻ ít kinh nghiệm làm việc, nhưng họ được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, tràn đầy sinh lực, có tinh thần sáng tạo và ý muốn khẳng định mình trong công việc. ở Nhật Bản phổ biến việc người lao động đổi chỗ làm ngay trong phạm vi công ty tạo cho một người lao động biết nhiều công việc, giúp hình thành đội ngũ lao động đa năng cùng một lúc có thể làm được nhiều công đoạn khác nhau trong sản xuất. Vì vậy, công nhân ít khi phải dời khỏi công ty để đi tìm việc làm ở nơi khác. Các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với nhau có thể luân chuyển lao động trên cơ sở các thoả thuận song phương. Cách luân chuyển lao động này làm giảm chi phí tìm kiếm việc làm mới của người lao động, giúp cho các công ty có thể tuyển dụng được các công nhân mới một cách dễ dàng. - Khu vực tư nhân tham gia vào phát triển nguồn nhân lực Khu vực tư nhân ở Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển giáo dục, đào tạo. Trong đó, đặc biệt chú ý: + Giáo dục phong cách và kỷ luật lao động nhằm tạo ra những người lao động cần mẫn, trung thực, lịch sự trong giao tiếp và gắn bó với công ty. + Giáo dục các kiến thức thực tế cho người lao động, làm cho người lao động quen với các công đoạn sản xuất và tiêu thụ của công ty, từ đó có thể đưa ra những sáng kiến, các đề xuất hợp lý nhằm cải tiến hoạt động của công ty. + Giáo dục tinh thần tập thể cho người lao động trong công ty nhằm nâng cao các kỹ năng hoạt động theo nhóm phát huy sức mạnh tập thể trong lao động. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, có tốc độ tăng GDP hằng năm vào loại cao nhất thế giới và tương đối ổn định (trên 7%/năm). Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, nhiều vấn đề bức xúc trong phát triển NNL, lao động việc làm cũng tương tự như Việt Nam nhưng ở mức độ khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu của HNKTQT, Trung Quốc chủ trương tập trung nâng cao chất lượng NNL theo hướng thay đổi kỹ năng nghề nghiệp truyền thống, cập nhật thêm các kỹ năng mới. Điều đó được coi là một phần quan trọng của cải cách hướng vào chuẩn bị đội ngũ lao động mới trong một xã hội dựa trên nền kinh tế trí thức. Để nâng cao trình độ văn hoá và kỹ năng nghề cho lực lượng lao động, Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực xúc tiến tất cả các loại hình đào tạo thông qua nhiều kênh khác nhau và nhấn mạnh sự cân bằng về khả năng, trình độ học thức và kỹ năng, chất lượng ngành nghề. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo toàn diện nhiều cấp độ, Trung Quốc đang phát triển mạnh các trường đào tạo nghề và kỹ thuật bậc đại học, trung học, các trường trung học bách khoa, các trung tâm đào tạo nghề, các tổ chức đào tạo nghề do cộng đồng đảm nhiệm và các trung tâm đào tạo nghề tại nơi làm việc do các doanh nghiệp đảm nhiệm. Các trường kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề đang được điều chỉnh và tổ chức lại thành những cơ sở đào tạo có chất lượng. Những năm gần đây, Trung Quốc tập trung mạnh vào điều chỉnh cơ cấu việc làm. Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, Chính phủ đã khuyến khích phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có khả năng tạo nhiều việc làm. Đặc biệt Trung Quốc xúc tiến xây dựng một cơ chế tự tạo việc làm của người lao động, đảm bảo việc làm thông qua cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích chủ sử dụng lao động tạo nhiều việc làm và việc làm có chất lượng cho người lao động. Trung Quốc xây dựng và thực hiện một kế hoạch tổng thể việc làm cho khu vực thành thị và nông thôn theo hướng đô thị hoá và vận dụng chiến lược phát triển của các nước phương Tây. Hai chính sách cơ bản đó là: - Khuyến khích người lao động nông thôn tạo việc làm tại địa phương, điều chỉnh mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, hướng dẫn các doanh nghiệp hương trấn phát triển, tăng cường giáo dục tiểu học và đào tạo nghề cho vùng nông thôn. - Hướng dẫn người lao động nông thôn tìm việc làm khác ở vùng khác bằng cách tăng cường mạng thông tin, xây dựng các tổ chức dịch vụ việc làm, đào tạo cho người lao động trước khi chuyển đổi nghề nông, tổ chức các luồng đưa lao động nông thôn giúp họ tìm việc làm ở vùng khác. Chính phủ Trung Quốc thực hiện chương trình tái tạo việc làm, bằng cách huy động tất cả mọi lực lượng đào tạo trong xã hội, sử dụng các phúc lợi xã hội cho đào tạo và các biện pháp khác nhằm thu hút được những lao động bị nghỉ việc và thất nghiệp tham gia các khoá đào tạo để tái tạo việc làm. Thực hiện chương trình đào tạo “khởi sự doanh nghiệp” để đào tạo cho những người thất nghiệp có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, kinh doanh nhỏ, giúp họ được vay vốn để kinh doanh sau khi kết thức khoá học. 1.3.2. Kinh nghiệm của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 1.3.2.1. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu về kinh tế của đất nước, là địa phương đi đầu trong cả nước về tốc độ phát triển kinh tế, do đó nhu cầu về phát triển NNL rất lớn, trong những năm qua, thành phố luôn dẫn đầu cả nước về chính sách thu hút nhân tài, thu hút LLLĐ có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của thành phố. Thành phố đã thực hiện chính sách chiêu hiền đãi sĩ trong việc thu hút người tài như: Ban hành quy định về một số chính sách đặc biệt đối với người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu; trả lương đúng với tài năng và trình độ, được ưu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong đơn vị doanh nghiệp từ cấp trưởng phòng, ban trở lên; Người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn, giảm; những người ở xa thành phố được bố trí nơi ở không phải trả tiền thuê; bố trí phương tiện đi lại thuận tiện; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu được trợ cấp hằng tháng. Vì vậy, thành phố đã thu hút được đông đảo những người có trình độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học từ các địa phương khác về phục vụ. Thành phố đã thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá công tác phát triển NNL, đáp ứng yêu cầu về NNL cho đại bộ phận doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh trong vùng KTTĐ khu vực phía nam. Các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho công tác phát triển NNL - đào tạo nghề rất lớn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nghề. Mô hình doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường được các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn xúc tiến rất mạnh. Hình thức liên kết đào tạo, kèm cặp, dạy nghề và GQVL tại doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp ở thành phố thực hiện tương đối tốt, vì vậy đã đáp ứng nhanh nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng cho các KCN, khu chế xuất của thành phố. Thành phố đã lập “sàn giao dịch việc làm”, thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động rất chuyên nghiệp nhằm cung cấp thông tin về thị trường lao động thường xuyên cho đối tượng có nhu cầu, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. 1.3.2.2. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, Hà Nội có tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn nhất cả nước. Số người có trình độ trên đại học chiếm tới 40% của cả nước. Trong tổng số cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng có trình độ trên đại học của cả nước thì Hà Nội chiếm tới 65,7% (trong khi thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 16,3%). Hà Nội không thiếu nhân tài là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi. Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển NNL, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, CNKT có trình độ cao, đã ban hành quy chế thu hút trọng dụng nhân tài và chính sách sử dụng chuyên gia đầu ngành, cán bộ khoa học giỏi phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của Thủ đô, với một số cơ chế: quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở; các ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, Hà Nội chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế đưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ. Hà Nội thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch và đầu tư hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, thực hiện đa dạng hoá hình thức đào tạo. Hà Nội quan tâm đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho người lao động, cấp thẻ học nghề miễn phí cho lao động mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thành phố cũng đã bố trí quỹ đất trong các khu đô thị mới, khu công nghiệp để dãn các trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, phân bổ hợp lý các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn. Thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, tăng chi đầu tư cho công tác đào tạo. Chính vì vậy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở đây đã được tăng lên. 1.3.3. Những bài học rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực Thứ nhất, ở Vĩnh Phúc hiện nay lao động tuyển vào làm việc trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu hết đều phải đào tạo lại (kể cả lao động đã qua đào tạo), dẫn đến mất nhiều thời gian, tốn kém cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, theo kinh nghiệm của Nhật Bản phải coi trọng hình thức đào tạo tại chỗ (vừa học, vừa làm), giữa trường đào tạo và doanh nghiệp cần có sự phối hợp trong công tác đào tạo, nên tổ chức đào tạo lý thuyết tập trung tại trường, đào tạo thực hành tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để khi ra trường vào làm trong các doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Thứ hai, đẩy mạnh hình thức liên kết đào tạo giữa các trường đào tạo địa phương với các trường đào tạo của Trung ương và các trường đào tạo của nước ngoài. Khuyến khích các trường đào tạo của các nước phát triển mở trung tâm đào tạo tại Vĩnh Phúc mời giáo viên, sử các chương trình và nội dung giảng dạy của các nước đó theo kinh nghiệm của Nhật Bản. Mạnh dạn sử dụng lao động trẻ, lao động có sức khỏe, nhiệt tình năng động, có tinh thần sáng tạo, tích cực, dám nghĩ, dám làm, có trình độ, được đào tạo bàn bản, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức cần thay đổi tư duy sống lâu lên lão làng. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút, sử dụng tài năng trẻ, xây dựng cơ chế khen thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ, phát triển quỹ tài năng trẻ (kinh nghiệm của Nhật Bản và Hà Nội). Thứ ba, Gắn phát triển NNL với giảm nghèo, GQVL, phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành nghề theo hướng có khả năng tự tạo việc làm, các trường chuyển hướng đào tạo nghề phục vụ các ngành KT - XH có nhu cầu việc làm, xây dựng cơ chế tự tạo việc làm. Thứ tư, Ban hành cơ chế tạo điều kiện cho người đi học nâng cao trình độ, khuyến khích thu hút NNL chất lượng cao về làm việc hoặc cộng tác làm việc cho Vĩnh Phúc. Thứ năm, Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề; đa dạng hóa hình thức đào tạo, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp bỏ vốn đào tạo NNL, quan tâm các cơ sở đào tạo nghề phục vụ chuyển đổi nghề cho người lao động do mất đất xây dựng các KCN, khu chung cư. Bố trí quỹ đất, khu tập trung đầu tư để thu hút và xây dựng các cơ sở đào tạo nghề. Chương 2 THựC TRạNG phát triển nguồn nhân lực đáp ứng Yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tỉnh Vĩnh Phúc 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1.231,7 km2 với 9 đơn vị hành chính, dân số tính đến năm 2008 là 1.014.488 người. Tỉnh lỵ là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các KCN của Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Quang Minh... Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Đường 18. Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều điều kiện và cơ hội phát triển KT - XH, tạo cơ hội thu hút đầu tư và sử dụng một lực lượng lớn lao động. 2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực 2.1.2.1. Một số chỉ tiêu phát triển chung Do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, mở cửa và thu hút đầu tư, từ năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001- 2005 đạt 15,0%/năm, giai đoạn 2006-2008 đạt 20,1%, giá trị tổng sản phẩm của tỉnh tăng từ 2.791,0 tỷ đồng năm 2000 lên 5.617,7 tỷ đồng năm 2005 và 9.721,7 tỷ đồng năm 2008. GDP bình quân đầu người/năm tăng từ 3,83 triệu đồng năm 2000 (giá TT) lên 8,99 triệu đồng năm 2005 và 21,84 triệu đồng năm 2008. Năm 2008, Vĩnh Phúc là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 4 trong vùng KTTĐ Bắc Bộ sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 669,1 tỷ đồng năm 2000 lên 3.162,2 tỷ đồng năm 2005 và 9.228,2 tỷ đồng năm 2008, tỷ lệ thu ngân sách địa phương trên GDP của tỉnh năm 2008 đạt 42%. Từ một tỉnh phải trợ cấp ngân sách, từ năm 2004 tỉnh đã cân đối được thu, chi và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Chi ngân sách trên địa bàn tăng từ 590,3 tỷ đồng năm 2000 lên 2.050,1 tỷ đồng năm 2005 và 4.814,3 tỷ đồng năm 2008, chi đầu tư phát triển năm 2008 bằng 44,3% tổng chi ngân sách của tỉnh. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị diễn ra mạnh mẽ, cơ cấu dân cư đô thị tăng từ 12,7% năm 2000 lên 23% năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hoá của Vĩnh Phúc thấp hơn so với toàn quốc và vùng Đồng bằng Sông Hồng (Năm 2007 tỷ lệ dân số đô thị của cả nước là 27,3%, của vùng Đồng bằng Sông Hồng là 24%) [37]. 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ năm 2000 đến nay, các ngành kinh tế của tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH,HĐH, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp -thủy sản. + Ngành công nghiệp- xây dựng phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2001-2005 là 20,8%/năm, giai đoạn 2006-2008 là 25,8%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của ngành tăng từ 1.126,9 tỷ đồng năm 2000 lên 2.903,6 tỷ đồng năm 2005 và 5.786,6 tỷ đồng năm 2008 (giá ss 94). GDP của ngành đã tăng hơn 5 lần sau 8 năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh tăng từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% năm 2005 và 58,34% vào năm 2008. Một số ngành công nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ cao. Các KCN Bá Thiện, Bình Xuyên, Khai Quang, Kim Hoa đã đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật: Cấp điện, cấp thoát nước, đường giao thông sẵn sàng đón các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đến hết năm 2008, tỉnh đã thu hút được 257 dự án DDI với số vốn đầu tư 15.437,3 tỷ đồng và 100 dự án FDI với số vốn đầu tư 1.986,4 triệu USD. Ngành công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển các ngành dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến của các nước phát triển, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng NNL và chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. + Ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, thời kỳ 2001-2005 đạt 6,4%/năm, thời kỳ 2006-2008 đạt 4,0%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của toàn ngành tăng từ 867,6 tỷ đồng năm 2000 lên 1.182,9 tỷ đồng năm 2005 và 1.330 tỷ đồng năm 2008 (giá ss 94). Tuy nhiên, tỷ trọng nông, lâm nghiệp- thủy sản trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh giảm từ 28,94% năm 2000 xuống 19,45% năm 2005 và còn 17,7% năm 2008. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp-thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Hệ thống mạng lưới khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung được quan tâm đầu tư và bước đầu phát triển. Tuy nhiên, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chưa có mặt hàng nông sản đặc trưng có giá trị cao. Việc khai thác và sử dụng đất đai còn hạn chế, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác chưa cao. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hóa, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, khó chuyển đổi nghề nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung mới được hình thành, chưa phát triển mạnh. + Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 14,0%/năm, thời kỳ 2005-2008 đạt 19,4%/năm. Giá trị tổng sản phẩm của ngành tăng từ 796,5 tỷ đồng năm 2000 lên 1.531 tỷ đồng năm 2005 và 2.605,1 tỷ đồng năm 2008. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh giảm từ 30,38% năm 2000, xuống còn 28,5% năm 2005 và 23,95% năm 2008. Tốc độ tăng ngành dịch vụ chậm hơn nhiều so với ngành công nghiệp do tỉnh chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế ngành dịch vụ [37]. 2.1.2.3. Thực trạng phát triển văn hoá- xã hội Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá- xã hội của tỉnh cũng đạt được những kết quả khá. KHCN và môi trường được quan tâm, nhiều đề tài khoa học được ứng dụng vào thực tiễn trực tiếp phục vụ đời sống của nhân dân, môi trường các KCN và vùng nông thôn được cải thiện. Công tác đào tạo và phát triển NNL được coi trọng và đầu tư mạnh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện, quy mô và chất lượng giáo dục- đào tạo được nâng lên, năm 2008 có trên 6.000 học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng, nhiều cơ sở đào tạo được thành lập mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,9%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 31,8%. Văn hoá xã hội, thể dục thể thao phát triển tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, làng xã văn hoá tăng lên. Công tác giảm nghèo, GQVL, công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đạt kết quả khá, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, GDP bình quân đầu người tăng từ 3,83 triệu đồng năm 2000 lên 21,84 triệu đồng năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,6% năm 2005, xuống còn 10,58% năm 2008, Số bác sĩ/ vạn dân tăng từ 2,55 sĩ năm 2000 lên 4,67 bác sĩ năm 2005 và 6,95 bác sĩ năm 2008. Từ năm 2004 đến nay, bình quân mỗi năm GQVL cho 18,5 nghìn người (riêng năm 2008 là 21,2 nghìn người) số người được tạo việc làm ổn định chiếm 65%. An ninh quốc phòng được ổn định và giữ vững, các tai, tệ nạn xã hội được kiềm chế và đẩy lùi đã tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH nói chung và chiến lược phát triển NNL của tỉnh nói riêng [37]. Bảng 2.1. Tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu, chi ngân sách của tỉnh giai đoạn 2000-2008 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Tốc độ tăng 2001-2005 (%) Tốc độ tăng 2005-2008 (%) 1. GDP giá ss 1994 (tỷ đồng) 2.791,0 5.617,7 9.721,8 115,0 120,1 - Nông, lâm, thủy sản 867,6 1.182,9 1.330,0 106,4 104,0 - Công nghiệp và xây dựng 1.126,9 2.903,6 5.786,6 120,8 125,8 - Dịch vụ 796,5 1.531,1 2.605,1 114,0 119,4 2. GDP giá TT (tỷ đồng) 3.921,8 8.871,9 22.152,7 119,8 135,7 - Nông, lâm- Thủy sản 1.039,5 1.725,6 3.923,2 110,7 131,5 - Công nghiệp và xây dựng 1.461,2 4.674,7 12.923,1 126,2 140,3 - Dịch vụ 1.091,2 2.471,6 5.306,3 117,8 129,0 3. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 - Nông, lâm, thủy sản 28,94 19,45 17,71 - Công nghiệp và xây dựng 40,68 52,69 58,34 - Dịch vụ 30,38 27,85 23,95 4. GDP bình quân đầu người (Giá TT) 3,83 8,99 21,84 118,6 134,4 5. Thu ngân sách (tỷ đồng) 669,1 3.162,2 9.228,2 136,4 142,9 Trong đó: Thu nội địa 319,6 2.450,3 7.528,2 150,3 145,4 6. Chi ngân sách (tỷ đồng) 590,3 2.050,1 4.814,3 128,3 132,9 Trong đó: Chi đầu tư phát triển 230,7 882,6 2.808,7 130,8 147,1 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1.1. Thực trạng dân số Vĩnh Phúc Quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL chịu ảnh hưởng của quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số; cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu NNL.Vì vậy, chiến lược phát triển NNL thường phải được bắt đầu từ chiến lược phát triển dân số. - Vĩnh Phúc là tỉnh có quy mô dân số vào loại trung bình, năm 2008, dân số của tỉnh là 1.014.488 người, chiếm 1,2% dân số cả nước. Tốc độ tăng dân số của tỉnh liên tục giảm, từ năm 2003 đến nay, bình quân mỗi năm tăng 10 nghìn người (giai đoạn 2002-2007 mỗi năm tăng 12 nghìn người). Để đạt được kết quả đó là do tỉnh đã thực hiện tốt chính sách dân số- KHHGĐ. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc khá thấp, trong 5 năm trở lại đây tỷ lệ sinh luôn ở mức khoảng 15,5%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là khoảng 11,5%o. Tỷ lệ phát triển dân số thấp là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống dân cư và thực hiện tốt chính sách phát triển NNL. - Cơ cấu giữa nam và nữ ít biến động, mặc dù có sự chênh lệch nhỏ, nữ chiếm 51,5%, nam chiếm 48,5 % dân số, nhưng đây là cơ cấu khá hợp lý, có sự chênh lệch nhỏ này là do tuổi thọ bình quân của phụ nữ cao hơn so với nam giới. - Dân số Vĩnh Phúc thuộc loại trẻ, năm 2008, số trẻ em dưới 15 tuổi là 229.500 người chiếm 22,6% dân số; số người từ 15 đến 35 tuổi là 375.000 người, chiếm 37% dân số; số người trong độ tuổi lao động: 688.212 người, chiếm 67,8% dân số. Đây là “Cấu trúc dân số vàng”, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn trong dân số là một lợi thế để phát triển kinh tế và HNKTQT, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế theo chiều rộng- tức là dựa trên sự thâm dụng về lao động. Tuy vậy, nó cũng tạo nên sức ép lớn đối với tỉnh về công tác đào tạo và GQVL. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều KCN được thành lập mới, dự án đầu tư tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và mức vốn. Cơ cấu GDP ngành công nghiệp- xây dựng tăng mạnh, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ liên tục tăng, cơ cấu GDP và lao động ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản liên tục giảm đã tác động làm tăng số lượng và tỷ lệ dân số ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, tỷ lệ dân cư đô thị còn thấp, năm 2008 dân số đô thị là 233.200 người chiếm 23%, dân số nông thôn là 781.288 người chiếm 77%. Phân bố dân cư không đều và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi; thành phố Vĩnh Yên và các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có mật độ dân số cao, trong khi các huyện miền núi Lập Thạch, Tam Đảo có mật độ dân số thấp. Phân bố dân cư không đều đã trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển KT - XH, GQVL cho người lao động của tỉnh [37]. Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu dân số Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Dân số trung bình 936.884 986.853 997.522 1.005.981 1.014.488 2 Chia theo giới tính a Nam 456.356 476.269 482.907 487.870 491.841 - Tỷ lệ (%) 48,7 48,3 48,4 48,5 48,5 b Nữ 480.528 510.584 514.615 518.111 522.648 - Tỷ lệ (%) 51,3 51,7 51,6 51,5 51,5 3 Theo thành thị- NT a Thành thị 119.829 165.126 170.088 205.114 233.200 - Tỷ lệ (%) 12,8 16,7 17,1 20,4 23,0 b Nông thôn 817.055 821.727 827.434 800.867 781.288 - Tỷ lệ (%) 87,2 83,3 82,9 79,6 77,0 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm. Bảng 2.3. Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 chia theo huyện, thị, thành phố Huyện, thị, thành phố Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Toàn tỉnh 1.231,77 1.014.488 817 Thành phố Vĩnh Yên 50,81 85.231 1.677 Thị xã Phúc Yên 120,13 87.914 732 Huyện Yên Lạc 106,77 149.387 1.399 Huyện Vĩnh Tường 141,90 198.918 1.402 Huyện Bình Xuyên 145,68 108.944 748 Huyện Lập Thạch 323,41 217.300 672 Huyện Tam Đảo 235,87 69.315 294 Huyện Tam Dương 107,18 96.736 903 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm 2.2.1.2. Số lượng nguồn nhân lực Hiện nay số người vào độ tuổi lao động hằng năm của tỉnh khá lớn, bình quân 19-20 nghìn người/năm, số người hết tuổi lao động 9-10 nghìn người/năm, số người trong độ tuổi lao động tăng bình quân khoảng 10 nghìn người/năm (tăng 1,5%/năm); số người trong độ tuổi lao động năm 2008 là 688,12 nghìn người, chiếm 67,8% dân số. Năm 2008, nguồn lao động của tỉnh Vĩnh Phúc là 703,66 nghìn người, trong đó: - Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn: 597,36 nghìn người, chiếm 84,9% nguồn lao động. - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học phổ thông và học chuyên môn nghiệp vụ: 76,95 nghìn người, chiếm 10,9% nguồn lao động. - Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm nội trợ: 13,47 nghìn người, chiếm 1,9% nguồn lao động. - Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không làm việc và số người trong độ tuổi có khả năng lao động có nhu cầu làm việc đang không có việc làm là 15,88 nghìn người, chiếm 2,3% nguồn lao động (xem bảng 2.4). Bảng 2.4. Cân đối lao động xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Nguồn lao động (1a+2) 672,20 748,05 765,42 788,74 804,18 703,66 1. Số lao động a. Có khả năng lao động b. Mất khả năng lao động 642,58 632,03 10,55 723,35 714,80 8,55 736,75 729,19 7,56 751,95 741,82 10,13 776,00 767,08 8,92 688,21 681,06 7,15 2. Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động - Trên độ tuổi lao động - Dưới độ tuổi lao động 39,7 31,0 8,7 33,25 28,15 5,10 36,23 31,42 4,81 46,92 43,71 3,21 37,10 33,75 3,35 22,6 21,21 1,39 B. Phân phối nguồn lao động 672,20 748,05 765,42 788,74 804,18 703,66 1. Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế. 587,29 645,15 652,59 668,45 680,83 597,36 2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học. - Học sinh phổ thông. - Học chuyên môn nghiệp vụ 50,76 39,45 11,31 69,59 47,27 22,32 78,15 53,02 25,13 88,59 59,03 29,56 90,32 53,47 36,85 76,95 40,91 36,04 3. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm nội trợ 9,63 11,41 14,02 14,54 15,16 13,47 4. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không làm việc và có nhu cầu làm việc đang không có việc làm 24,52 21,90 20,66 17,16 17,87 15,88 Nguồn: Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc (Riêng số liệu năm 2008 không bao gồm huyện Mê Linh) 2.2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực - Lao động Vĩnh Phúc thuộc loại trẻ, số lao động 15 - 35 tuổi (năm 2008) là 375 nghìn người, chiếm 55,3% số người trong độ tuổi lao động. Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn khá, năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tỉnh cần có chính sách hợp lý nhằm đào tạo và nâng cao chất lượng nhằm khai thác thế mạnh của lực lượng lao động này. - Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi nhưng chưa tương xứng với sự phát triển KT-XH và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản liên tục giảm cả về số lượng và tỷ lệ, năm 2000 lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản là 422,9 nghìn người, chiếm 85,7% lao động làm việc trong ngành kinh tế, đến năm 2005 giảm xuống còn 332,8 nghìn người chiếm 59,2% và năm 2008 còn 310,5 nghìn người chiếm 52,0%. Lao động tập trung chủ yếu làm trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp chiếm 99,5%, lao động trong lĩnh vực thuỷ sản chỉ chiếm 0,5%. + Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng liên tục tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Năm 2000, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng là 31,8 nghìn người chiếm 6,4% lao động làm việc trong ngành kinh tế, năm 2005 tăng lên 93,5 nghìn người chiếm 16,6% và đến năm 2008 là 127,5 nghìn người chiếm 21,3%. Lao động tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm 68,2%, lao động trong lĩnh vực khai thác mỏ chiếm 0,65%, lao động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối điện nước chiếm 0,9%, lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 30,3 %. + Lao động trong ngành dịch vụ liên tục tăng, năm 2000 lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 38,7 nghìn người chiếm 7,8% lao động làm việc trong nền kinh tế, đến năm 2005 tăng lên 135,6 nghìn người chiếm 24,1% và đến năm 2008 là 159,4 nghìn người chiếm 26,7%. Một số ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động là lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân chiếm 47,7%; Giáo dục- đào tạo chiếm 12,3%; Quản lý nhà nước + an ninh quốc phòng + bảo đảm xã hội bắt buộc chiếm 10,6% (xem bảng 2.5). Bảng 2.5. Lao động tỉnh Vĩnh Phúc đang làm việc trong nền kinh tế phân theo ngành kinh tế Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 1. Tổng số lao động (người) 493.427 561.882 575.537 586.196 597.364 - Ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 422.927 332.766 325.793 318.360 310.467 - Ngành Công nghiệp-xây dựng 31.800 93.477 111.275 120.668 127.498 - Ngành Dịch vụ 38.700 135.639 138.469 147.168 159.399 2. Cơ cấu lao động(%): 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 85,7 59,2 56,6 54,3 52,0 - Ngành Công nghiệp-xây dựng 6,4 16,6 19,3 20,6 21,3 - Ngành Dịch vụ 7,8 24,1 24,1 25,1 26,7 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng mạnh là do sự phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị thu hút nhiều dự án FDI và DDI vào đầu tư kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ và hoạt động kinh doanh dịch vụ. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp, nông thôn và những nơi mất đất được học nghề, tìm kiếm việc làm, vận động các doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương mất đất. Mặt khác, do bị thu hồi 1 diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên nhiều lao động ở nông thôn phải tự tìm kiếm việc làm ở thành phố, thị xã, thị trấn, các KCN trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như xây dựng, buôn bán, gia công chế biến, dịch vụ ăn uống… Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, phần lớn mang tính tự phát, vai trò của tỉnh còn chưa rõ nét, dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu lao động chưa thực sự hiệu quả, bền vững, khoa học; chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tạo được sự tác động mạnh mẽ cho việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh. - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Từ năm 2004 đến nay, lao động khu vực nhà nước ở khối doanh nghiệp giảm do thực hiện cổ phần hóa, nhưng tăng lên ở khối hành chính sự nghiệp. Năm 2004 lao động khu vực nhà nước là 39.171 người tăng lên 53.747 người vào năm 2007, bình quân tăng 11,1%/năm. Lao động kinh tế tập thể tăng chậm, năm 2004 lao động kinh tế tập thể là 3.239 người tăng lên 4.452 người năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 11,2%/năm. Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nên số dự án, số vốn của các doanh nghiệp FDI, DDI và số lượng doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể tăng tạo điều kiện tăng mạnh lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, hộ cá thể. Lao động kinh tế tư nhân, cá thể tăng từ 43.817 người năm 2004 lên 80.155 người năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 22,3%. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 7.127 người năm 2004 lên 31.027 người năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 63,4% [3]. - Cơ cấu giữa các ngành nghề đào tạo, cơ cấu đại học, cao đẳng trở lên- THCN- CNKT còn nhiều bất hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, thiếu lao động kỹ thuật, nhất là lao động kỹ thuật cao. Bảng 2.6. Cơ cấu đại học, cao đẳng - THCN và CNKT năm 2007 Khu vực Đại học, cao đẳng trở lên THCN Công nhân kỹ thuật Tỉnh Vĩnh Phúc 1 1,4 4,4 Cả nước 1 0,83 3,63 Vùng Kinh tế trọng điểm 1 0,7 2,1 Các nước phát triển 1 4 10 Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1.7.2007 của Bộ Lao động-TB và XH 2.2.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực - Trình độ văn hoá: Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tỷ lệ dân số biết chữ đạt trên 97%. Tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học năm 1992, hoàn thành phổ cập THCS năm 2002. Năm 2008 tỷ lệ cháu đi học mẫu giáo so với độ tuổi đạt 92,3%, tỷ lệ cháu đi nhà trẻ so với độ tuổi đạt 47,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt 75%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 85%. Vĩnh Phúc nằm trong tốp đầu cả nước về số học sinh và tỷ lệ học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 9 năm liên tục có học sinh thi học sinh giỏi quốc tế. Năm 2008 Vĩnh Phúc có trên 6.000 học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng. Số sinh viên trên 1 vạn dân đạt 213 sinh viên (cả nước là 179 sinh viên/1vạn dân), số lượng học sinh học THCN và dạy nghề cũng ngày một tăng [37]. Năm 2007, Vĩnh Phúc có 24,8% lao động có trình độ tiểu học, 40,3% lao động có trình độ THCS, 27,7% lao động có trình độ THPT và có 7,2% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học. Trình độ văn hoá của lao động Vĩnh Phúc cao hơn so với bình quân cả nước nhưng thấp hơn vùng KTTĐ Bắc Bộ, trình độ học vấn từ THCS trở lên Vĩnh Phúc chiếm 68,0%, cả nước: 55,6%, vùng KTTĐ Bắc Bộ: 76,0% (xem bảng 2.7). Số lao động từ 18-25 tuổi có trình độ văn hoá khá, khoảng 75% lao động có trình độ THPT, 22% có trình độ THCS và 2% có trình độ tiểu học, đây là những tiền đề rất quan trọng để thực hiện công tác đào tạo và nâng cao nghề nghiệp trong những năm tới. Bảng 2.7. Trình độ văn hóa của LLLĐ Vĩnh Phúc so với cả nước và vùng KTTĐ Bắc Bộ Trình độ văn hóa Số người (Người) Tỷ lệ Vĩnh Phúc (%) Tỷ lệ của cả nước (%) Vùng KTTĐ Bắc Bộ (%) Tổng số 712.059 100 100 100 Chưa đi học 5.178 0,7 3,6 1,2 Chưa tốt nghiệp tiểu học 46.369 6,5 11,9 4,0 Tốt nghiệp tiểu học 176.394 24,8 28,9 18,7 Tốt nghiệp THCS 286.980 40,3 31,1 40,8 Tốt nghiệp THPT 197.138 27,7 24,5 35,2 Nguồn: Điều tra Lao động- Việc làm 1.7.2007 của Bộ Lao động-TB và XH Trình độ văn hóa có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Năm 2007 trình độ học vấn từ THCS trở lên của lao động khu vực thành thị là 76,6%, khu vực nông thôn đạt 65,5% (xem bảng 2.8). Bảng 2.8. Trình độ văn hóa của LLLĐ tỉnh Vĩnh Phúc chia theo thành thị - nông thôn Trình độ văn hóa Tổng số Thành thị Nông thôn Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng số 712.059 100,0 87.929 100,0 624.130 100,0 Chưa đi học 5.178 0,7 338 0,4 4.840 0,8 Chưa TN tiểu học 46.369 6,5 2.744 3,1 43.625 7,0 Tốt nghiệp tiểu học 176.394 24,8 15.739 17,9 160.655 25,7 Tốt nghiệp THCS 286.980 40,3 27.508 31,3 259.431 41,6 Tốt nghiệp THPT 197.138

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van thac si.doc moi.doc