Đề tài Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

Tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu: Danh mục Bảng biểu Danh mục hình vẽ, biểu đồ Hình 1: Tiến bộ công nghệ trong mô hình Solow. 23 Biểu đồ 2: Tốc độ Tăng trưởng GDP qua các năm 31 Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) 38 Biểu đồ 4: Cở cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN . 51 Biểu đồ 5: Vốn đầu tư trong lĩnh vực KHCN, điều tra cơ bản và môi trường giai đoạn 2001 – 2010. 51 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU. 1 Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế 3 I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ 3 1. khái niệm. 3 1.1 khái niệm khoa học 3 2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 5 2.1 Bản chất của khoa học 5 2.2 Bản chất của công nghệ. 6 2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. 8 3. Vai trò của khoa học công nghệ 9 3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 9 3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. 10 3.3 Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11 4. Các nhân tố ảnh hưởn...

doc84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục Bảng biểu Danh mục hình vẽ, biểu đồ Hình 1: Tiến bộ công nghệ trong mô hình Solow. 23 Biểu đồ 2: Tốc độ Tăng trưởng GDP qua các năm 31 Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) 38 Biểu đồ 4: Cở cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN . 51 Biểu đồ 5: Vốn đầu tư trong lĩnh vực KHCN, điều tra cơ bản và môi trường giai đoạn 2001 – 2010. 51 Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU. 1 Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế 3 I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ 3 1. khái niệm. 3 1.1 khái niệm khoa học 3 2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 5 2.1 Bản chất của khoa học 5 2.2 Bản chất của công nghệ. 6 2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. 8 3. Vai trò của khoa học công nghệ 9 3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 9 3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. 10 3.3 Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoa học công nghệ 12 4.1 Tác động của môi trường quốc gia. 12 4.2 Tác động của thị trường 12 4.3 Toàn cầu hóa. 12 II. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởg kinh tế 13 1. khái niệm tăng trưởng kinh tế. 13 1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. 13 1.2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế 13 2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 13 2.1. Nhân tố kinh tế. 13 2.2 Nhân tố phi kinh tế. 17 III. Sự tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh 19 1. Mô hình Tân cổ điển. 19 1.1 Nội dung của mô hình. 20 1.2 Hàm sản xuất Cobb – Douglas. 20 2. Mô hình Solow. 21 Chương II: Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay 24 I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu. 24 1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu. 24 1.1 Diễn biến gần đây của xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu. 24 1.2 Những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. 25 1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. 28 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN 29 2.1 Số lượng và quy mô tăng trưởng 29 2.2 Chất lượng tăng trưởng. 32 3. Tác động của kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng của VN. 38 II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam. 41 1. Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ. 41 2. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam. 45 3. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 47 4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam. 52 5.Đánh giá chung về tình hình phát triển KHCN của Việt Nam hiện nay. 52 III. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 55 Chương III. Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. 58 I. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. 58 II. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ. 61 1. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới. 61 1.1 Khuynh hướng đối với những nước phát triển: 61 1.2 Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển. 62 2. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 63 2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là: 63 2.2 Những nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa và học công nghệ 64 III. Giải pháp tăng cường khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. 67 1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN. 68 2. Giải pháp tăng cường đầu tư cho phát triển KH&CN. 71 3. Giải pháp về chính sách, hành lang pháp lý. 71 1.1 Phải đổi mới về cơ chế tài chính. 72 1.2 Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn ….74 1.3 Trong những chính sách, nhấn mạnh đặc biệt chính sách 73 1.4 Hợp tác quốc tế vê khoa học công nghệ. 73 1.5 Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượ74 1.6 Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. 74 Kết Luận: 77 Tài liệu tham khảo: 78 LỜI MỞ ĐẦU. Lý do chọn đề tài: Tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn có những biến động không lường trước được, ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi nước luôn phải có những biện pháp, phương hường nhằm ứng phó với những biến động kinh tế. Việt Nam trong suốt nhiều năm qua luôn là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình 7% - 8%, những mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào, tăng trưởng theo chiều rộng. Điều nay không thể đảm bảo tăng trưởng lâu dài trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay là đang diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam chưa tận dụng được những lợi thế trong việc tiếp cận với những công nghệ hiện đại, để chuyển đất nước sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Để làm được điều đó thì chúng ta phải có những giải pháp phù hợp, đặc biệt là phải coi trọng phát triển khoa học công nghệ một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hiện nay. Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay trong bối cảnh suy thoái toàn cầu thì giải pháp phát triển khoa học công nghệ là một trong những giải pháp thiết thực hiện nay. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu”. Mục tiêu của đề tài: Nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), thực trạng tăng trưởng của nước ta hiện nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển KH&CN với tăng trưởng kinh tế. Để từ đó có những phương hướng, nhiêm vụ cụ thế và đưa ra một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ để duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Bài viết kết cấu bao gồm: Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Chương II: Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay Chương III: Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ 1. khái niệm. 1.1 khái niệm khoa học Trong lịch sử phát triển của nhân loại có rất nhiều quan niệm khác nhau về khoa học vì một mặt nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội; mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Có hai hệ thống: Tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. *Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích luỹ qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người khôn ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thực sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, chi thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học *Tri thức khoa học: Là những hiểu biết được tích luỹ một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu nhập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, kinh tế học, toán học, sinh học… Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết,… Vậy tri thức khoa học không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Vậy một hệ thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải đảm bảo tính đúng đắn, tính chân thực. Vậy khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và về tư duy của con người. 1.2 khái niệm công nghệ. Cũng như nhiều khái niệm khác trong đời sống hiện thực khó có một cách định nghĩa chính xác và đầy đủ về thuật ngữ công nghệ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ. Theo Liên Xô trước “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh” Theo Mỹ và Tây Âu “ Công nghệ để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng – một sự phát triển của khoa học trong thực tiến nhằm mang lại kết quả cao hơn trong hoạt động của con người.” Định nghĩa này dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thông nhất. Có bốn khia cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ: Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi” Khía cạnh “công nghệ là một công cụ” Khía cạnh “công nghệ là kiến thức” Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó” Xuất phát tự các khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa công nghệ do Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Khái niệm này được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. 2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 2.1 Bản chất của khoa học Khoa học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động nghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiến thức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Khoa học có nguồn gốc từ sự đấu tranh của con người với thế giới tự nhiên, trước hết là trong thực tiễn sản xuất ra của cải vật chất tạo cho con người làm chủ được cuộc sống của mình.Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử tiến hoá của xã hội loài người. Và khoa học được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên. Khoa học xã hội nghiên cứu các hiệnt tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển của con người. Khoa học về bản chất là sự tiến bộ cách mạng. Những thành tựu khoa học thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, với nội dung chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí, đã thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghệ, đã làm cho của cải của loài người tăng lên hàng trăm lần, điều mà trước đó nền kinh tế nông nghiệp không thể làm được. Sang thế kỷ 20, với vai trò dẫn đường của thuyết tương đối và lượng tử, cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ hai đã bắt đầu từ giữa thế kỷ cho đến nay. Cuộc cách mạng chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hóa cao độ nền sản xuất, với việc sử dụng máy tính điện tử và hiện đại hoá quá trính sản xuất trên cơ sở của những phát minh khoa học. Kết quả của giai đoạn đầu đã tạo ra tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn thế giới là 5,6%, cao nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. 2.2 Bản chất của công nghệ. Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất kỹ thuật được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm máy móc trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng, do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người. Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suất lao động, kỹ thuật phát triển không ngừng cả về số lượng và số lượng Phần mềm bao gồm 3 thành phần: Thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen trong lao động; thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế; và cuối cùng là thành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phần cứng và phần mềm của công nghệ sẽ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Nếu như phần kỹ thuật được coi là xương sống, cốt lõi của quá trính sản xuất, thì thành phần con người là chìa khoá, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành phần thông tin là cơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Ngày nay thuật ngữ “công nghệ” được sử dụng thay cho thuật ngữ “kỹ thuật” trước đây có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, khi tỷ lệ phần mềm trong các hệ thống công nghệ ngày càng có vị trí quan trọng. Bởi vậy, việc xem xét các khía cạnh công nghệ trong quá trình lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển, đi sau về công nghệ, nhưng muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. 2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. Khoa học, công nghệ là sản phẩm của tư duy và của lao động được định hướng bởi tư duy đó. Khoa học và công nghệ có mối quan hệ bền chặt và khăng khít với nhau. Ngày nay khi nói đến công nghệ người ta hiểu ngay trong nó có khoa học. Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại, những tri thức khoa học hiện đại không thể có được nếu thiếu sự trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ còn tuy thuộc vào quan niệm và cách hiểu về khoa học công nghệ. 2.3.1 Quan niệm thứ nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ là độc lập tương đối với nhau Có giai đoạn công nghệ đi trước, có giai đoạn khoa học vượt trước so với công nghệ. Chỉ cho đến ngày nay, khoa học và công nghệ mới thực sự đồng điệu và gắn bó chặt chẽ với nhau, 2.3.2 Quan niệm thứ hai: Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được hiểu như là mối quan hệ giữa thông tin và công nghệ, hay giữa sự biến đổi của thông tin và sự biến đổi của năng lượng, nghĩa là ngay từ đầu khoa học và công nghệ đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngày nay thì chủ yếu khoa học mở cánh cửa cho công nghệ Mối quan hệ tương tác giữa KH&CN: Công nghệ Khoa học n Cung cấp thiết bị, phương tiện Sáng chế Áp dụng Nghiên cứu khám phá Phát minh Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vào sản xuất, đời sống. Nếu khoa học cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếu của công nghệ, thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lý luận của khoa học cơ bản vào phát triển công nghệ, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp. Ngược lại, công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành những nguyên lý khoa học. Công nghệ còn tạo ra phương tiện làm cho khoa học có bước tiến dài. Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì ứng dụng, triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn. Những thành tựu của khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống chứ không riêng gì trong sản xuất. Vai trò quan trọng của khoa học công nghệ ngày càng được khẳng. 3. Vai trò của khoa học công nghệ 3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo K. Marx dự đoán: đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự giàu có thực sự không phụ nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ của kỹ thuật hay sự vận dụng khoa học vào sản xuất. Vậy khoa học và công nghệ không chỉ tạo ra công cụ lao động mơi, mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết quả sản xuất và tăng năng suất lao động. Các nguồn lực sản xuất được mở rộng dưới tác động của khoa học công nghệ. Mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên kể cả tài nguyên tái sinh và không tái sinh; làm biến đổi chất lượng nguồn lao động; mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đó là quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính, các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải. Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Sự tăng trưởng và phát triển theo chiều rộng là sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Nhưng với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nghĩa là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Như vậy khoa học và công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật. 3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình thì phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hàng hoá cho phù hợp. Muốn vậy chỉ khi thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những tác động như sau: * Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ * Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp mới. * Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu chuyển sang hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngày nay, các nước đi đầu về khoa học công nghệ không chỉ có ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới, mà còn có ưu thế vế xuất khẩu tư bản, chuyển giao khoa học và công nghệ sang các nước khác. 3.3 Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh quá trình tốc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia các ngành thành nhiều phân ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn của ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm; Cơ cầu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, mức độ đô thị hoá cũng ngày càng tăng nhanh. Tất cả trở thành đặc trưng của sự phát triển khoa học công nghệ. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoa học công nghệ 4.1 Tác động của môi trường quốc gia. Môi trường quố gia là điều kiện qua trọng trong hoạt động khoa học công nghệ. Thực tế cho thấy rằng cùng một công nghệ thực ở hai quốc gia khác nhau thì khác nhau, đó là vì môi trường quốc gia ở những nước này khác nhau. Thực tế cho thấy những điều kiện hậu thuẫn bằng những chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau hướng đi khác nhau, do đó chính sách đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển công nghệ. 4.2 Tác động của thị trường Công nghệ thực chất là quá trình biến đổi nguyên liệu tự nhiên để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thị trường là nơi yêu cầu và lựa chọn khoa học công nghệ. Những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì công nghệ đó tồn tại và có cơ hội, điều kiện phát triển. 4.3 Toàn cầu hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, các nước có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức KH&CN, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại, các nước đi sau có thể đi thẳng vào công nghệ hiện đại để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. II. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởg kinh tế 1. khái niệm tăng trưởng kinh tế. 1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là càng là mục tiêu quan trọng đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP,GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. 1.2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 2.1. Nhân tố kinh tế. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Nghiên cứu bắt đầu từ hàm sản xuất tổng quát: Y = F(Xi) Trong đó: Y là giá trị đầu ra. Xi là giá trị các biến đầu vào. Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, túc là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp. 2.1.1 Các nhân tố tác động đến tổng cung. Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến bốn yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên, đất đai (R) và công nghệ kỹ thuật (T) theo hàm sản xuất: Y= F( K,L,R,T) Vốn K: là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, nó được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà mày, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy nhiên tác động của các yếu này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác. Yếu tố lao động (L): là yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia. Những mô tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến mới và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao ở các nước này còn thấp. Yếu tố tài nguyên, đất đai (R) được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịc vụ. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: Thứ nhất đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K. Marx xem như la “ chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”, Kuznets và Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiện nay các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai, vì vậy, 3 yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được nhấn mạnh là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TPF). Vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Năng suất nhân tố tổng hợp là thể hiện hiệu quả của các yếu tố công nghệ kỹ thuật hay các đánh giá tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động. TPF được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiếu sâu. Ngày nay sự đóng góp của TPF ngày càng cao trong qua trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các nước trên thế giới. Cũng như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vật chất đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2.1.2 Các nhân tố tác động đến tổng cầu Các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế tức là đầu ra của nền kinh tế chính là: Chi tiêu cho tiêu dùng của cá nhân (C): Bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và xu hướng tiêu dùng biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dich vụ của Chính phủ. Nguồn chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoán thu từ thuế và lệ phí. Chi cho đầu tư (C): Đây thực chất là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động. Nguồn chi cho đầu tư được lấy tự khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là đầu tư bù đắp giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp. Chi cho hoạt động xuất, nhập khẩu (NX = X – M). Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hoá sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính khoản chi phí ròng phải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế. 2.2 Nhân tố phi kinh tế. 2.2.1 Đặc điểm văn hoá xã hội Là nhân tố quan trọng tác động nhiều đến quá trình phát triển kinh tế đất nước, nó bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán…Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, của kỹ thuật của trình độ quản lý kinh tế - xã hội Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá phải được coi là những đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất. 2.2.2 Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế – xã hội Thể chế chính trị - kinh tế - xã hội được thừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Một thể chế chính trị - kinh tế - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những mối quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra những xung đột chính trị, xã hội. 2.2.3 Cơ cấu dân tộc. Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho những dân tộc kia. Đó chính là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, những lại bảo tồn được bản sắc riêng và các đặc truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục được các xung đột và mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển. 2.2.4 Cơ cấu tôn giáo Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giáo, trong một quốc gia có nhiều tôn giáo. Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoà hợp, nếu có chính sách đúng đắn của Chính phủ. 2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng. Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội. Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính chất bền vững và tính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển. III. Sự tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong đó có phía cung và phía cầu. Để đánh giá được sự tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế như thế nào chúng ta đi nghiên cứu một số mô hình tăng trưởng kinh tế đã khẳng định vai trò của khoa học công đối với tăng trưởng: Mô hình Tân cổ điển. Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Hàng loạt các phát minh khoa học và hàng loạt các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất và sự chuyển biến này đã có những ảnh hưởng rõ rệt trong các trào lưu chính của tư tưởng kinh tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, do đó thời gian này được gọi là mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển. 1.1 Nội dung của mô hình. Các nhà kinh tế trong mô hình tân cổ điển bac bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động, vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công và trong quá trính sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Từ quan điểm trên các nhà kinh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm “sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất, còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là “phát triển kinh tế theo chiều sâu”. Các nhà tân cổ điển còn cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Như bằng cải tiến trong các phương pháp sản xuất sẽ gia tăng khối lượng sản phẩm. Một khía cạnh khác đáng lưu ý của các nhà kinh tế tân cổ điển về xu hướng thay đổi trong kỹ thuật là đa số các sáng chế phát đếu có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công. 1.2 Hàm sản xuất Cobb – Douglas. Nguồn gốc của sự tăng trưởng được các nhà kinh tế tân cổ điển giải thích qua hàm sản xuất. Hàm này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ. Hàm có dạng: Y = f(K,L,R,T) Trong đó: Y: Đầu ra K: Vốn sản xuất L: Số lao động R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên T: Khoa học công nghệ. Kiểu phân tích của dạng hàm này là hàm Cobb – Douglas: Y = T. Kα. Lβ. Rγ Trong đó α, β, γ là các số luỹ thừa, phán ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào. (α + β + γ = 1) Biến đổi hàm Cobb – Douglas chúng ta thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ trưởng của các biến số: g = t + αk + βl + γr Trong đó: g: là tốc độ tăng trưởng của GDP k,l,r: Là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào. t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ. Vậy hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R và yếu tố T. Họ cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kinh tế học hiện đại khi phân tích sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế, đã xác nhận rằng khoa học công nghệ là biến số quan trọng nhất. Hiện nay, phần đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển đã đạt tới 2/3, còn ở các nước phát triển cũng trên 1/3. Ngoài ra khoa học công nghệ còn là công cụ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hoá, giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Mô hình Solow. Mô hình Solow phê phán quan điểm của Harrod – Domar về vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế. Một tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ giúp cho các quốc gia đang phát triển thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn khi nền kinh tế chưa đạt được đến điểm ổn định. Mô hình Solow phân tích điều kiện tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, mô hình khẳng định vai trò của nhân tố công nghệ. Tiến bộ công nghệ được đưa vào hàm sản xuất theo những cách khác nhau: nó có thể làm tăng năng suất của tư bản hoặc lao động. Dạng đơn giản nhất để phân tích là tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động. Chúng ta điều chỉnh lại hàm sản xuất ban đầu như sau: Y = F(K,L,E) Ở đây E đo lường hiệu quả của lao động. Khi E càng lớn, thì càng nhiều sản lượng được tạo ra từ một số lao động nhất định. Chúng ta giả thiết tiến bộ công nghệ làm tăng hiệu quả của lao động theo thời gian. Nếu L hoặc E tăng, thì sản lượng đều bị ảnh hưởng theo cách giống nhau. Vì lý do này chúng ta gọi L.E là số công nhân hiệu quả. Nói cách khác tiến bộ công nghệ mở rộng lao động hoạt động giống như chúng ta có nhiều công nhân hơn. Nếu chúng ta có tiến bộ công nghệ được cải thiện theo tỷ lệ g = 0,02, thì trong năm nay 100 công nhân có thể tạo ra mức sản lượng bằng 102 công nhân trong năm trước. Nếu L tăng với tỷ lệ n và E tăng với tỷ lệ g, thì L.E tăng với tỷ lệ (n + g). Bây giờ chúng ta định nghĩa lại với k là mức tư bản tính trên một đơn vị công nhân hiệu quả (k = K/LE), và tương tự, y = Y/LE. Ta có y = kα. Khi đó sự thay đổi của mức vốn trên mỗi công nhân hiệu quả lúc này là: ∆k = i – (δ + n + g)k. Tại trạng thái dừng ta xác định được k* thoả mãn ∆k = 0. Điều này có ý nghĩa rằng, ở trạng thái ổn định, đầu tư vừa đủ để bù đắp khấu hao và cung cấp máy móc thiết bị cho những công nhân hiệu quả mới. Khi đó, mức vốn trên mỗi công nhân hiệu quả không thay đổi, và mức sản lượng trên mỗi công nhân hiệu quả Y/LE cũng không thay đổi. Tuy nhiên, mức sản lượng trên mỗi công nhân Y/L bây giờ tăng trưởng với tốc độ g, và Y tăng với tốc độ (n + g) Hình 1: Tiến bộ công nghệ trong mô hình Solow. Đầu tư (δ+n+g)k i = skα k* k Tiến bộ công nghệ được phản ánh thông qua tăng hiệu quả lao động. Trong dài hạn, vẫn xác định được mức k* mà tại đó thoả mãn ∆k = 0, nghĩa là mức đầu tư và khấu hao bằng nhau. Do vậy, đảm bảo trạng thái tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Vậy tiến bộ công nghệ giải thích cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn cả trên phương diện tổng thu nhập lẫn GDP bình quân đầu người. Nếu tốc độ tiến bộ công nghệ tăng lên (g tăng lên), thì cả GDP lẫn GDP/ người đều tăng lên tương ứng. Từ đó chúng ta thấy được mối quan hệ của tiến bộ công nghệ với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu lý thuyết để chúng ta định lượng được thực tế chúng là như thế nào. Vậy trong thực tế thị chúng ta có được gì? Phấn sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu thực trạng phát triển KH&CN và tăng trưởng kinh tế của chúng ta đã đạt được trong thời gian qua và chúng đã giải thích cho lý thuyết trên như thế nao? Chương II: Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu. 1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đương đầu với cuộc khung hoảng tài chính diễn ra ngày càng trầm trọng và nhanh chóng lan ra các nước. 1.1 Diễn biến gần đây của xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ Mỹ (7/2007) đến giữa tháng 9/2008 chính thức nổ ra và đến nay đã đạt đến cao trào. Cuộc khung suy thoái khởi đầu từ lĩnh vực tài chính, lan ra các lĩnh vực kinh tế khác và đang tác động tiêu cực đến tất cả các nước với mức độ ngày càng nặng nề. Chỉ trong vòng một tháng rưỡi kể từ giữa tháng 10/2008 đã co hơn 10 cuộc họp, hội nghị quốc tế quan trọng được triệu tập khẩn cấp để bàn biện pháp đối phó với tình hình. Chính phủ nhiều nước đã phải khẩn cấp “cứu nguy” và sử dụng nhiều biện pháp can thiệp mạnh vào thị trường như tái quốc hữu hóa nhiều ngân hang và tập đoàn lớn, cắt giảm lãi suất và bơm một lượng tiền lớn chưa từng có ra thị trường. Bắt đầu là 6 ngân hang trung ương ở các nước phát triển (gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED, Ngân hang Trung ương Anh, Châu Âu, Pháp, Úc, Canada) khẩn cấp cắt giảm lãi suất 0.5 % vào ngày 08/10/2008, sau đó la các ngân hang trung ương Châu Á, ngày 29/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất them 0,5% còn 1% là mức thấp nhất kể từ năm 2001. Sang tháng 11/2008 hàng loạt các nước cắt giảm lãi suất. Hàng ngàn tỷ USD đã được đưa ra để cứu nguy các ngân hang, quỹ bảo hiểm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mở đầu la gói 700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, sau đó là Nga, Đức, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc… cũng đưa ra một lượng tiền lớn tương đương hàng chục đến hàng trăm tỷ USD. Đến cuối tháng 11/2008, tổng cộng Mỹ đã quyết định tung ra 1.500 tỷ USD, Châu Âu 200 tỷ Euro, Trung Quốc 586 tỷ USD và Nhật 63,5 tỷ USD cho yêu cầu này, ASEAN và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã nhất trí thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chung trị giá 80 tỷ USD vào cuối tháng 6/2009 để đối phó với cuộc khủng hoảng. 1.2 Những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Với nhiều nỗ lực của chính phủ nhiều nước nhưng tình hình tài chính, kinh tế thế giới vẫn ngày càng tồi tệ, cuộc suy thoái đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. 1.2.1 Tác động đến thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán rơi tự do, nhất là từ cuối tháng 9/2008. Mở đầu là chứng khoán phố Wall, chỉ số Dow Jone và chỉ còn 8.378,95 điểm vào cuối tháng 10/2008. Các nhà đầu tư lo ngại giá cổ phiếu tiếp tục giảm, hàng loạt công ty vỡ nợ, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nên đã bán tháo cổ phiếu, làm giá chứng khoán trên toàn thế giới giảm mạnh. Tính chung nhiều thị trường mất tới 50% giá trị trong 12 tháng qua. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Anh được công bố ngày 27/10/2008, tổng số tiền mà các tổ chức tài chính toàn cầu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính lên tới 1,8 ngàn tỷ bảng. 1.2.2 Thất nghiệp gia tăng. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng nạy khiến số người thất nghiệp tăng thêm 20 triệu người, từ 190 triệu người (năm 2007) lên 210 triệu người (2009). Hàng loạt tập đoàn lớn đã phải sa thải công nhân và cắt giảm chi phí do cuộc khủng hoảng. 1.2.3 Tổng cầu thế giới giảm mạnh. Tổng cầu thế giới giảm mạnh khiến giá cả hầu hết các mặt hàng đều giảm, trong đó nhiều mặt hàng thiết yếu giảm mạnh. Giá dầu thô giảm từ mức đỉnh 147 tỷ USD/thùng vào ngày 11/7/2008 xuống chỉ còn gần 1/3 (trên dưới 50 USD/thùng) vào cuối tháng 11 vào dự báo sẽ không tăng trong cả năm 2009, mặc cho OPEC cắt giảm một sản lượng đáng kể, Giá lương thực, thực phẩm và các nguyên vật liệu thô cũng đồng loạt giảm. Giá vàng cũng theo xu hướng giảm. Theo The Economits, chỉ số giá hàng hóa tính theo đôla Mỹ được công bố ngày 31/10/2008 đã giảm 37% so đầu tháng 7/2008, trong đó giảm mạnh nhất là: kim loại giảm 50% so với tháng 3, gạo giảm 50% so tháng 5, cao su giảm 27% so tháng 9. Nhu cầu và giá giảm đang tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu và đã khiến nhiếu ngành sản xuất trên thế giới phải cắt giảm sản lượng. 1.2.4 Ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của thế giới. Kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái: GDP quý III đã giảm 0,3%. Cả 5 chỉ số thể hiện sức khỏe nền kinh tế (ngân hàng, nhà ở, người tiêu dung, chứng khoán và việc làm) đều rất xấu: giá nhà ở, chứng khoán tiếp tục giảm sâu, các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là dịch vụ tài chính và xây dựng bị tác động mạnh, thất nghiệp hiện nay tăng lên 6,1% và có thể lên tới 8 % vào năm 2009. Suy thoái kinh tế đã lan sang châu Âu, Đông Á và nhiều nước khác. Nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức đã rơi vào suy thoái, GDP quý II giảm 0,4% và quý III giảm 0.5%, nền kinh tế Anh, GDP quy III tăng trưởng âm sau 16 năm, ở mức – 0.5%; đồng bảng Anh mất giá ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm so với đồng USD; thất nghiệp lên tới 5,7%; lạm phát giá tiêu dùng ở mức 5,2%; lần đầu tiên khu dịch vụ chiếm 3/4 nền kinh tế giảm 0,4%, nhất là lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Để vực dậy nền kinh tế, Anh đã cắt giảm lãi suất từ ngày 4,5% xuống còn 3%, mức thấp nhất kể từ năm 1955. Các nước Châu Âu còn lại hầu như cũng đã rơi vào suy thoái. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thê giới bị ảnh hưởng nặng nề do xuất khẩu chiếm tới 3/4 GDP và các ngân hàng nắm nhiều tài sản nước ngoài. Trước đây Ngân hàng trung ương Nhật Bản dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 0,1% và 0,6% vào năm sau, nhưng nay đã công bố chính thức quý II giảm 0,1% và quý III giảm 0,9%. Đồng yên lên giá mạnh tác động tiêu cực đến xuất khẩu, buộc Nhật Bản phải yêu cầu các nước G7 can thiệp. Thị trường chứng khoán mất 50% giá trị trong 10 tháng qua. Ngày 31/10/2008 ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã giảm lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,3%. Nga có dự trữ lên tới 540 tỷ USD nhưng bị tác động tồi tệ nhất trong các nền kinh tế mới nổi. Thị trường chứng khoán mất 74% giá trị kể từ tháng 5/2008 đến ngày 24/10/2008, nhiều lần phải tạm ngừng giao dịch. Hệ thống ngân hàng đóng băng, nhiều ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản. Giá hàng hóa giảm, đặc biệt là giá dầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trung Quốc có dự trữ hơn 2000 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai lớn, nhưng cũng không tránh được “cơn bão” tài chính: tốc độ tăng trưởng chậm lại từ mức từ 13% năm 2007 xuống còn 9% trong quý III – 2008, giá cổ phiếu giảm mạnh. Trong tháng 10, hai tập đoàn lớn là Smart Union và Ferro China đã bị phá sản. Xuất khẩu giảm, số doanh nghiệp đóng cửa và lao động mất việc làm gia tăng, nhất là các công ty sản xuât hàng xuât khẩu ở Miền nam. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi kích cầu, nhất là kích cầu tiêu dùng trong nước để duy trì tăng trưởng kinh tế. Tóm lại cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng của các nước, làm suy thoái nền kinh tế và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia dù lớn hay nhỏ. 1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Quá trình tài chính hoá nền kinh tế các nước và toàn thế giới, đi đầu là Mỹ ngày càng sâu rộng, dẫn tới số ngân hàng, thể chế tài chính, công ty cổ phần đại chúng và các dịch vụ tài chính gia tăng mạnh. Thứ hai: Tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và tự động hóa đã cho ra đời máy rút tiền tự động, phần mềm giao dịch và mạng thông tin toàn cầu, nhờ đó đã hình thành nên mạng lưới tài chính điện tử 24/7 và tạo điều kiện cho nhiều loại hình kinh doanh ảo ra đời, phát triển. Thứ ba: Khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến nhiều vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường… vượt khỏi tầm kiểm soát của quốc gia. Sự tác động cộng hưởng của các nhân tố trên vừa giúp nâng cao sưc mua, mở ra thị trường mới, có cả sưc mua và thị trường ảo; vừa tạo điều kiện cho sưc sản xuất phát triển mạnh mẽ không kiểm soát được, từ đó đã hình thanh nên hiện tượng được gọi là các “bong bong” kinh tế. Khi các bong bóng vỡ ra, tùy theo độ lớn của nó mà gây ra các chấn động lớn hay nhỏ và bong bóng thị trường bất động sản của Mỹ vừa nổ thực sự là một “bong bóng” khổng lồ. Nguyên nhân chủ quan: Cuộc khủng hoảng đã được Paul Krugman và nhiều người cảnh báo trước như là một tất yếu của chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ. Bắt đầu từ những năm 1970, do chủ trương đẩy mạnh tư nhân hóa nền kinh tế, giảm bớt tối đa các thể chế và sự can thiệp của nhà nước dẫn đến sự buông lỏng quản lý, giảm sát đối với hoạt động của các tập đoàn tài chính, ngân hàng và sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế. Mặt khác, các quy định, luật pháp của các nước và quốc tế cũng không theo kịp tình hình nên đã không kiểm soát nổi quá trình phát triển, toàn cầu hóa kinh tế, tài chính và thương mại. 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN 2.1 Số lượng và quy mô tăng trưởng Trong thời kỳ qua, nước ta tận dụng được những cơ hội thuận lợi, vượt qua được những thách thức, những khó khăn đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục, năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện qua từng thời kỳ, vượt qua được tình trạng nước nghèo và kém phát triển, và chúng ta đang phấn đấu để sớm vượt qua được ngưỡng vước đang phát triển có thu nhập thấp. Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Tôc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 1991 – 2005 đạt khoảng 7,5% Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2008 kế hoạch 2009 và dự báo 2010 (%). 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 DB 2009 KH 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,8 6,98 7,08 7,34 7,79 8,4 8,2 8,5 6,23 6,5 7,0 Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 1,0 4,6 3,0 4,2 3,6 4,4 4,0 3,4 3,7 4,0 4,5 Công nghiệp và xây dựng 2,3 10,1 10,4 9,5 10,5 10,2 10,6 10,4 10,5 11,0 11,4 Dịch vụ 10,2 5,3 6,1 6,5 6,5 7,3 8,5 8,3 8,7 8,9 9,4 Trong 5 năm 2001 – 2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn cả trong và ngoái nước, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm tăng 7,5%/năm trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, mức cao nhất kể từ năm 1986 đến thời điểm năm 2005, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000. Đến năm 2006 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm cuối của Chiến lược 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,17% (kế hoạch là 8%) và đạt cao hơn chỉ tiêu 7,5% - 8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng tương đương với 720 USD, tăng 80 USD so với năm 2005. Đến năm 2007 nền kinh tế tiếp tục phát triển thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2006 là gần 0,3%, GDP bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD, đã tăng thêm 115 USD so với năm 2006, đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 6,23% những vẫn còn cao hơn với các nước trong khu vực và thế giới trong cùng thời kỳ, tăng trưởng trong cả 3 năm 2006 – 2008 vẫn đạt tiến độ kế hoạch đề ra (trên 7,5%), GDP bình quân đầu người đến 2008 là 1.024 USD. Giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế đều được cải thiện do có sự giảm đáng kể chi phí trung gian trong chu trình sản xuất, kinh doanh, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng toàn nền kinh tế theo hướng bền vững. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản năm 2006 tăng 3,4%; năm 2007 tăng 3,5% và dự kiến năm 2010 tăng từ 3 – 3,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng là 10,37%; 10,6% và 9,5% - 10,2%; khu vực dịch vụ là 8,29%; 8,7% và 7,7 – 8,2%. Ngành công nghiệp tiếp tục là ngành có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng GDP. Biểu đồ 2: Tốc độ Tăng trưởng GDP qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được cải thiện. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá của trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là kết qủa tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang đứng ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. 2.2 Chất lượng tăng trưởng. Trong nhiều năm qua tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả cao hơn là mục tiêu được các ngành quan tâm và thực hiện tốt hơn. Tăng trưởng đã giảm bớt sự phụ thuộc vào yếu tố tăng vốn, nâng cao sự đóng góp của yếu tố lao động có chất lượng với năng suất cao, nâng cao hiệu quả quản lý và đưa các yếu tố về khoa học công nghệ vào chu trình sản xuất kinh doanh, giảm tiêu hao vật chất. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những bước cải thiện, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng cao. - Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là nước nghèo nàn và lạc hậu với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Đến năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995 mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của nước ta đã tăng khoảng 2,8 lần. - Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói. - Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể, Nhờ chú trọng đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006 HDI của Việt Nam đạt 0,709 cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển. - Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nay ở Việt Nam có có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có trường tiểu học và 99% xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở tre em dưới 1 tuổi thì chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (2006) đạt 71,3 tuổi. Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ôtô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao như điện thoại di động, máy tính cá nhân… ngày càng có xu hướng tăng nhanh. - Cơ cầu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm 1990 ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP thì đến năm 2006 giảm còn 20,4% GDP, xét theo từng nhóm ngành, cơ cầu ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực. Trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thuỷ sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch … Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ do chi phí lớn - Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể chế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhan, hình thành hàng loạt các thị trường. Cùng với việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Nhìn chung, đánh giá về mặt lượng cho đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ khá cao và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về tăng GDP bình quân đầu người, giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách tổng quát, khách quan thì chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn chưa tốt: *Có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nhiều cách khác nhau. Trong bài này chúng ta đi nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng theo hiệu quả đầu tư hay thông qua chỉ số năng suất TFP. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là do yếu tố nào là chủ yếu: gia tăng yếu tố đầu vào ( đất đai, lao động) hay la do yếu tố công nghệ? Để xác định sự đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố vốn, lao động, và năng suất nhân tố tổng hợp TFP chúng ta sử dụng hàm Cobb – Douglas. Hàm Cobb-Douglas: Yt = A.Ktα.Ltβ Trong đó: Y là biến số về sản lượng của nền kinh tế (thường được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội tại giá cố định). K: là biến số về vốn. L: là biến số về lao động. A: là thể hiện trình độ công nghệ. * Ta có chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp nên hiệu quả của tăng trưởng Việt Nam không cao. Tăng trưởng của nước ta đạt được chủ yếu do gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, số lượng lao động. Chất lượng, hiệu quả đầu tư còn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu và chất lượng lao động còn nhiều mặt hạn chế, đã đe doạ đến tính bền vững trong hiện tại và cả tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu là do đóng góp của của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của TFP có tăng nhưng còn rất thấp so với các nước đang phát triển ở Châu Á. Chúng ta có kết quả nghiên cứu về mức đóng góp của các nhân tố như sau: Bảng 2: Mức đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng GDP (%). Thời kỳ 1993 - 1997 Thời kỳ 1998 - 2002 Thời kỳ 2003 - nay Tổng GDP 100 100 100 Đóng góp nhân tố vốn 69.3 57.5 52.7 Đóng góp nhân tố lao động 15.9 20 19.1 Đóng góp nhân tố TFP 14.8 22.5 28.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo kết quả trên từ năm 1993 cho đến nay đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng còn chiếm tỷ trọng không lớn (từ 14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm phần chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So với các nứơc trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta còn thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%). Cơ cầu đầu tư của nước ta còn chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư còn thấp, quản lý đầu tư còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và tăng liên tục, từ 2,7 (năm 1991) tăng lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng là 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất là 6,93 (năm 2005). Theo kết quả của WB, nếu so sánh với các nước thì chỉ số ICOR của Việt Nam so với Trung Quốc cao hơn khoảng 1,5 lần, với Thái Lan là 1,35 lần. Năng suất lao động của nước ta hiện nay còn thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các nước trong khu vực ASEAN. Năng suất lao động của Việt Nam mới đạt 1.260 USD (năm 2004); trong cả thời kỳ 2002 – 2005 đạt 1.243,4 USD còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực: Thái Lan 4.514,1 USD; Malaixia 11.276,2 USD, Hàn Quốc là 29.057,6 USD…. Năng suất lao động của nước ta tăng rất chậm chỉ khoảng 4 % - 5 %/năm. Trình độ khoa học và công nghệ trong nền kinh tế của nước ta còn thấp, lạc hậu 3 – 4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 117 nước được điều tra (WEF 2005 – 2006). Công nghệ trong các doanh nghiệp lác hậu nhiều thế hệ so với khu vực, chuyển giao công nghệ chưa có những tiến bộ cần thiết, trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao mới đạt 20,6%; rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt được trình độ công nghệ tiến tiến và phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua các chỉ số trên cho ta thấy tính chất tăng trưởng của nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, trong khi đó vốn tự có từ tích lũy trong nước còn có hạn, một phần quan trọng phải đi vay từ nước ngoài làm cho tăng trưởng có thể dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trưởng vốn. Yếu tố lao động đượcc coi là nguồn lực nội sinh hiện đang có lợi thế so sánh như giá rẻ, dồi dào… đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng. Tình trạng này có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp, đó là hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng lao động và năng suất lao động thấp, mặt bằng công nghệ trong nền kinh tế ở nước ta còn kém xa các nước trong khu vực. Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) Tác động của kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng của VN. Cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Vậy nó có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam hay không? Và nó ảnh hưởng như thế nào? Và mức độ ra sao? Giống như hiệu ứng "domino" cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng bắt nguồn từ Mỹ đã dần lan sang các nước thuộc khu vực Châu Âu, Châu Á và đến cả những quốc gia thuộc khu tưởng chừng như ít ảnh hưởng như Trung Đông. Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu nhiều tác động trực tiếp lẫn gián tiếp. Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chủ yếu trên các mặt: Xuất khẩu, nguồn kiều hối, nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài, lượng khách du lịch, các lĩnh vực ngân hàng, tác động tâm lý đến thị trường trong nước, nhất là thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ, bất động sản… Nhiều nhận định cho rằng: “Đến nay cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chưa tác động rõ rệt trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam”, hoặc “ tác động trực tiếp… cho đến thời điểm này là chưa có, nhưng có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn, không nhiều”. Có những ý kiến thì cho rằng đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng sẽ rất chậm, nhưng ở lâu, không chỉ năm 2009 và sẽ gây thiệt hại không nhỏ, do nội lực của nền kinh tế nước ta còn yếu và đã hội nhập mức độ vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi ra nhập WTO. Qua những nghiên cứu trực tiếp ở một số quận trọng điểm và sở ngành chức năng của TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và những ngày cuối tháng 11 – 2008 cho thấy: những tháng gần đây sức mua trên thị trường nội địa và xuất khẩu giảm rõ rệt, hàng hóa tiêu thụ khó khăn, nhiều mặt hàng giảm giá, (chỉ số giá CPI của thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 tiếp tục giảm 0,69% so tháng 10, giá xuất khẩu gạo, cà phê, cao su giảm mạnh..), các doanh nghiệp đẩy mạnh chính sách khuyến mãi để kích cầu, nhiều doanh nghiệp doanh thu thụt giảm; số doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng đầu năm 2008 giảm và số đóng cửa, ngưng hoạt động tăng hơn so với cùng kỳ năm 2007; có nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản. Ngoài ra thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục giảm mạnh. Thị trường chứng khoán gần đây diễn biến tương đối đồng điệu với thị trường thế giới và đã rơi đến tận đáy khi chỉ số HaSTC giảm xuống dưới mức khởi điểm 100 vào cuối tháng 11. Tình hình đó rõ ràng là do tác động trực tiếp của các giải pháp kiềm chế lạm phát, nhưng không phải không có dấu hiệu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Lãnh đạo một số tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng cuộc khủng hoảng đã có tác động rõ rệt đến việc xuất khẩu lúa gạo và thuỷ sản các tỉnh. Qua đó cho thấy tình hình kinh tế Việt Nam chịu sự tác động kép của 2 nhân tố: Lạm phát và hệ quả của các chính sách kiềm chế lạm phát trong nước. Tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Cho nên mức độ khó khăn của nền kinh tế sẽ kéo dài hơn và thiệt hại không nhỏ. Cần thấy rằng Việt Nam có thể là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Á do nội lực của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, tăng trưởng dựa nhiều vào nguồn lực bên ngoài (kiều hối, đâu tư nước ngoài…), xuất khẩu chiêm 3/4 GDP, thị trướng xuất khẩu chính lại là Mỹ, Nhật , EU. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nhiều lao động, nên thất nghiệp sẽ gia tăng… Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và những năm tới như thế nào, chịu sự tác động bất lợi hay thuận lợi nhiều hơn, khó khăn sẽ được khắc phục hay kéo dài phụ thuộc rất lớn vào việc nắm bắt tình hình và chủ trương chính sách của chúng ta, nhất là sự điều hành của Chính phủ. Do chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ giữa năm 2008 đến nay quý I/2009 của Việt Nam cũng bị suy giảm mạnh. Hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ đều bị giảm sút, thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, triển vọng đầu tư nước ngoài và nguồn ngoại hối bị hạn chế Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2009 giam mạnh. Nguyên nhân một phần là do các cơ sở sản xuất trong thời gian nghỉ lễ tết Nguyên đán và mới triển khai tìm kiếm ký kết hợp đồng, phân lớn do tiếp tục chịu tác động của cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu. Trong đó, mức giảm tập trung ở các sản phẩm công nghiệp quan trọng như: thép, giày dép, quần áo; trừ một vài sản phẩm giữ mức tăng trưởng khá là dầu thô, điện, xi măng, chế biến thuỷ sản. Nhiều công trình dự án xây dựng, đầu tư bị chậm tiến độ triển khai do chờ vốn, chờ chính sách cũng là nguyên nhân làm giảm giá trị sản xuất công nghiệp Đối với lĩnh vực nông nghiệp, ngành nông nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng của dịch bệnh, giá thu mua thuỷ sản ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào tăng cao, thị trường xuất khẩu có xu hướng bị thu hẹp nên cũng không đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó cùng với sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới lượng khách du lịch quốc tế cũng giảm sút mạnh và có những tác động tiêu cực đến ngành dịch vụ và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Với những dấu hiệu trên dự báo tăng trưởng kinh tế quý I/2009 chỉ đạt khoảng 4 – 4,5%. II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam. Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Trong những năm qua hoạt động khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định vã đã có những chuyển biến mới, tập trung vào nghiên cứu ứng dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong cac năm. Năng lực khoa học công nghệ đã được tăng cường và có bước phat triển mới. Các Viện nghiên cứu đầu ngành được trang bị tương đối hiện đại, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ khá dồi dào. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ ở nước ta và đang là lực lượng chính trong quản lý, vận hành và khai thác các dây truyền công nghệ nhập khẩu của nước ngoài. Đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ đã được triển khai. Trình độ khoa học công nghệ của một số ngành, lĩnh vực đã được nâng lên. Việc chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp quốc doanh đã được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả va sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Một số kết quả nghiên cứu của các viện, trường đã được chuyển giao thông qua các chợ công nghệ và thiết bị, Trong 10 năm qua KH&CN Việt Nam đã có những tiến bộ, gặt hái được nhiều thành công. Từ năm 2000 đến nay, KH&CN của nước ta đã tạo ra 142 giống cây trồng mới; 100% diện tích điều, 90% diện tích lúa, 80% diện tích bắp, 60% diện tích mía dung giống mới, tạo nhiêu giống thuỷ sản mới như cá rô phi toàn đực, cá mè toàn cái, tôm càng xanh, cua biển, ốc hương, bào ngư; làm chủ các công nghệ bê tong dự ứng lực (đến 60 m), bê tông đúc hẫng (đến 200 m), đóng tàu biển 100.000 tấn; ứng dụng thành công các kỹ thuật: ghép tạng, nội soi, chữa bỏng..; nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất vác xin với 9/10 loại trong chương trình tiêm chủng mở rộng; hàng trăm tiến bộ KHCN được chuyển giao ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; nhiều công trình KH – CN trong nước đã tiết kiệm cho quốc gia hàng trăm triệu USD so với công nghệ ngoại nhập… * Những thành tựu nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực - Khoa học xã hội. Trong lĩnh vực khoa học xã hội đã tập trung điều tra, nghiên cứu và cung cấp được những tư liệu và các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực yêu cầu hoạch định các chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các cơ chế chính sách quản lý kinh tế xã hội của nước ta trong tiến trình đổi mới. - Khoa học tự nhiên. Đã tăng cường các hoạt động điều tra nghiên cứu, đánh gía tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và phòng tránh thiên tai Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết hoặc ký hợp đồng với các tổ chức KH&CN được mở rộng và nâng cao hiệu quả. - Khoa học công nghệ. Trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học công nghệ đã tập trung triển khai nghiên cứu những đề tài cấp nhà nước và cấp bộ, tỉnh, thành phố phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm. Ứng dụng trong sản xuất những kết quả nghiên cứu để cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các dây chuyền sản xuất hiện có; khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước; lựa chọn và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập. Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được cải tiến, đổi mới và nâng lên một bước quan trọng góp phần phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Khoa học công nghệ cao đã có những bước phát triển nhanh. Hai khu công nghệ cao là TP. Hồ Chí Minh và Hoà Lạc đang được tập trung đầu tư xây dựng, đồng thời xúc tiến thu hút đâu tư. Nhiều tập đoàn và công ty lớn đã tiến hành đầu tư tại hai khu công nghệ cao này như tập đoàn Intel đầu tư dự án nhà máy sản xuất bộ vi xử lý với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD và một số tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Trong nông nghiệp: đã áp dụng trong sản xuất các kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà, nổi bật là thành áp dụng các giống mới, những tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai các loại giống cây trồng, vật nuôi được tạo lập nhờ kỹ thuật mới di truyền, công nghệ sinh học và các biện pháp đồng bộ về kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, thâm canh, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, thay đổi cơ chế mùa vụ,.. là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định làm biến đổi về chất nền nông nghiệp nước ta cả về phương thức canh tác, cơ cấu mùa vụ, cả về năng suất và sản lượng. Công nghiệp: có nhiều kết quả nghiên cứu về các công nghệ cơ bản trong gia công, chế tạo máy; công nghệ thiết kế, chế tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc và công cụ; công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên; chế biến nông sản thực phẩm; các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và công nghệ tự động hoá đã được ứng dụng trong sản xuất Lĩnh vực y tế: có những kết quả về miễn dịch học, trình độ khoa học và kỹ thuật trong chuẩn đoán và chữa bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, viêm não Nhật Bản, các bệnh nhiễm khuẩn, hiểm nghèo..đã được ứng dụng trong thực tế. Đã nghiên cứu thành công đưa vào sản xuất một số vacxin viêm gan B, chống tả để đáp ứng yêu cầu phòng chống và điều trị của người dân. 2. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu, cung không kịp cầu Hiện cả nước có 321 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành công nghệ cao (CNC) về: Công nghệ tin học, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và 193 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành CNC trình độ cao đẳng. Nhưng trên thực tế, con số những sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói trên khi ra trường có thể làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo không nhiều. Cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), hiện các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường lĩnh vực này khoảng 110.000 kỹ sư/năm nhưng trên thực tế chỉ 10% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể phục vụ tốt ngành này. Điều này dẫn đến tình trạng mặc dù thiếu nhân lực nhưng các doanh nghiệp phần mềm không thể tuyển dụng ngay số lượng nhân viên như mong muốn. Tương tự trong lĩnh vực Công nghệ vật liệu, nguồn nhân lực CNC cũng rơi vào tình trạng “ cung không kịp cầu” mặc dù việc đào tạo trong lĩnh vực này được triển khai ở hầu hết các trường trong cả nước như: ĐH Bách khoa Hà Nội . Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng, Viện khoa học Vật liệu xây dựng, Viện đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)...nhưng số liệu thống kê về số lượng đào tạo cũng chưa được cập nhật đầy đủ Việc thiếu nguồn nhân lực CNC trong lĩnh vực Tự động hoá (TĐH) cũng đang diễn ra tình trạng đào tạo không kịp với nhu cầu sử dụng thực tế. Một thời gian dài, ngành TĐH chưa được đầu tư đúng dẫn đến việc thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết số nhân lực TĐH chưa theo kịp được với nhu cầu phát triển của ngành Trong lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH), hiện nguồn nhân lực CNH của Việt Nam đang đi sau hàng chục năm so với nhiều nước đang phát triển. Tính đến năm 2007, Việt Nam mới đào tạo được 1.500 công nhân/kỹ sư, 400 thạc sỹ và 90 tiến sỹ và CNSH. Trong lĩnh vực gien thì con số đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này cũng không quá 10 đầu ngón tay Trong khi đó cùng với CNTT thì CNSH lại đang thiếu các cán bộ đầu đàn giỏi, xứng tầm để “điều khiển” dàn nhạc CNSH nông nghiệp một cách nhịp nhàng, giải quyết được những hạn chế, tồn tại mà lĩnh vực CNSH đang gặp phải. Chính vì thế mặc dù mạng lưới các phòng thí nghiệm về CNSH được thành lập ở nhiều nơi những vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu, ứng dụng Theo đánh giá của Viện KH&CN Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam, trong đó có CNC còn nhiều bất hợp lý, số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực KH&CN chỉ chiếm khoảng 10%. Trong khi đó chất lượng của cán bộ KH&CN cũng còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học làm việc tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm khoảng 35%, tỷ lệ cán bộ yếu kém về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ là 28% Kết quả điều tra của Bộ KH&CN cho thấy, tiềm lực KH&CN tại 233 đơn vị thuộc các Bộ, ngành trung ương cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao ( bình quân 57,2 tuổi) trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ có chức danh khoa học ở độ tuổi dưới 50 chỉ chiêm khoảng 12% trong đó giáo sư là 7,2%, phó giáo sư là 13,5%. Những số liệu trên cho thấy một thực tế đó là nguy cơ thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ KH&CN của Việt Nam trong thời gian tới khi mà số cán bộ có trình độ cao hầu hết đã lớn tuổi về nghỉ hưu. Một thực tế nữa khiến cho nguồn nhân lực KH&CN nói chung và CNC nói riêng yếu kém về chất lượng nữa đó là do năng lực ngoại ngữ, khả năng hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế của phần lớn đội ngũ khoa học chúng ta còn tương đối hạn chế. Cụ thể năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KH&CN thấp, chỉ có khoảng 25% số cán bộ có thể sử dụng thành thạo cả 2 ngoại ngữ này. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có dưới 50% số cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị KH&CN quốc tế, và có quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế. Điều này cho thấy một thực tế đó là khả năng, năng lực tham gia hội nhập của các nhà khoa học Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay chúng ta có trên 10.000 tiến sỹ, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia thì số lượng tiến sỹ có trình độ đạt chuẩn quốc tế là rất thấp, số còn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau chỉ đạt trình độ thấp, không đạt chuẩn mực quốc tế 3. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực KHCN. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tiềm năng của việt nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng Các lực lượng tham gia hoạt động KHCN gồm 5 thành phần: Cán bộ nghiên cứu trong viện, trường Đại Học. Cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm trong các các doanh nghiệp Cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến, ứng dụng vào đời sống. Cán bộ quản lý các cấp Tri thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của Việt Nam đã được nâng lên qua việc đào tạo và đào tạo lại, tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khu vực, có đủ trình độ để tiếp thu và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước. Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý nguồn nhân lực (Bộ KH&CN) và Bộ GD&ĐT (tháng 06 năm 2008) hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có khoảng 34.000 thạc sỹ, tiến sỹ, số lượng người làm trong các tổ chức KH&CN gần 53.000 người và cả nước có tới 1.295 tổ chức KH&CN hoạt động trên 60 lĩnh vực với trên 125 ngành nghề, gần 80 chuyên ngành khác nhau. Đào tạo sau Đại học: Bảng 3: Đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 – 2007 (người) Hệ đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tiến sĩ Thạc sĩ Chuyên khoa I Chuyên khoa II Tổng 335 3.097 512 105 4.049 336 3.409 991 89 4.820 337 4.359 916 42 5.654 359 5.421 1.484 242 7.506 369 6.325 1.578 240 8.143 375 6.920 1.642 255 8.817 Đào tạo Đại học, cao đẳng. Bảng 4: Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ đào tạo trong giai đoạn 2002 – 2007(người) Hình thức Đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2 Đại học Hệ chính quy Hệ tại chức và các hệ khác Cao đẳng. Hệ chính quy Hệ khác 121.801 47.133 113.63 69.512 44.321 50.197 42.024 8.173 110.140 68.528 41.612 55.62 44.704 10.858 134.508 69.757 64.751 61.125 43.094 18.031 156.936 79.294 77.642 67.927 49.493 18.434 175.478 88.135 87.343 71.912 52.565 19.347 Tổng 168.934 163.960 165.702 195.633 210.944 247.390 Kinh phí đầu tư cho KHCN Kinh phí cho Khoa học công nghệ: Chi đầu tư phát triển: Trong những năm qua vốn đầu tư phát triển cho KH&CN được tập trung đầu tư vào các nội dung chủ yếu: Xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng các tổ chức KH&CN Đầu tư chiều sâu (trang thiết bị nghiên cứu) cho các tổ chức KH&CN. Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm. Chi sự nghiệp khoa học: Chủ yếu tập trung vào đầu tư: Hoạt động KH&CN ở các tỉnh, thành phố. Hoạt động KH&CN ở các bộ, ngành. Triển khai các nhiện vụ KH&CN trọng điểm. Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chi ĐTPT 31,1 5,7 36,7 38,4 41 43 45,5 Chi SNKH 68,9 64,3 63,3 61,6 59 57 55,5 Bảng 5: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp KH&CN từ NSNN (%). Cơ cấu đầu tư cho KH&CN: Đầu tư cho hoạt động công nghệ ở các địa phương trong 5 năm qua chiếm khoảng 31% tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Hoạt động KH&CN ở các bộ, ngành được đầu tư trên 56% tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm được đầu tư khoảng 13% trong tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Bảng 6: Cơ cấu đầu tư cho KH&CN. STT Nội dung Tỷ lệ % 1 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở tỉnh, thành phố. 31 2 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở bộ, ngành 56 3 Kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm 13 4 Tổng 100 Biểu đồ 4: Cở cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN . Trong những năm qua lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong các năm. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, điều tra cơ bản và môi trường là 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 2% tổng chi Ngân sách nhà nước tương đương với 0,52% GDP. Giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư dự kiến tăng lên đạt 37,4 nghìn tỷ đồng. Biểu đồ 5: Vốn đầu tư trong lĩnh vực KHCN, điều tra cơ bản và môi trường giai đoạn 2001 – 2010. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chi ngân sách cho sự nghiệp KHCN tăng về số tuyệt đối nhưng về tương đối tỷ lệ chi trong tổng ngân sách không ổn định. Nguồn ngân sách đã ít lại được phân bổ vẫn theo cơ chế cấp phát, dàn trải và tài trợ chưa có mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, chưa đạt yêu cầu rõ ràng về số lượng và chất lượng của từng sản phẩm KHCN cụ thể đối với từng tổ chức sử dụng ngân sách. Cơ chế phân bổ ngân sách vẫn dựa vào các tiêu chí đầu vào như nhu cầu chi thường xuyên, dự toán đầu tư cơ bản hàng năm …Trên thế giới hiện nay cách thức này đang dần được xóa bỏ và thay vào đó là phân bổ ngân sách và quản lý dựa vào kết quả đầu ra 4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam. Khoa học và công nghệ nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, đội ngũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với một số nước trong khu vực. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ tầm cỡ quốc tế, có đóng góp tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và sử dụng tốt cán bộ trẻ đã được đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực 5.Đánh giá chung về tình hình phát triển KHCN của Việt Nam hiện nay. 4.1 Thành tựu. Trong 5 năm gần đây hoạt động KH&CN có nhiều khởi sắc, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nhờ việc ứng dụng, làm chủ và đổi mới công nghệ, kinh tế nước ta đã phát triển ổn định ở mức cao, một số ngành đã tăng trưởng nhanh và có nhiều sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thứ hạng cao của thế giới như: gạo, cá phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, da giày, phần mềm, dầu khí…Đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như điện tử, đóng tàu, xây dựng cầu đường, sản xuất xi măng, xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. Lực lượng KH&CN đã nhanh chóng tiếp thu, làm chủ được công nghệ mới, tiên tiến. Tiềm lực KHCN của đất nước đã có những bước phát triển mới. Mặc dù tổng mức đầu tư cho KHCN còn hạn chế, tổ chức KHCN, các cán bộ khoa học của Việt Nam trong một số lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiếp cận được trình độ KH&CN tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới: Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á nghiên cứu, sản xuất thành công văc – xin phòng dịch cúm gia cầm; ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép gan và mổ nội soi cho người bệnh đạt trình độ tương đương với các nước phát triển; tạo giống cây trồng và vật nuôi mới (lúa, ngô, thuỷ sản) có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; nghiên cứu chế tạo hệ thống xi – lanh thuỷ lực tải trọng lớn đến 400 tấn có tính năng kỹ thuật tương đương hàng ngoại nhập với giá thành chỉ bằng 25 – 30% và rút ngắn được 2 năm thời gian thi công nhà máy thuỷ điện Sơn La. Bộ KH&CN đã quyết liệt đổi mới tư duy và hành động, hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho KH&CN; xây dựng nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong hoạch định chiến lược và đổi mới KH&CN, đặc là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tối đa cho các tổ chức KH&CN và hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN vào phục vụ doanh nghiệp với tư duy coi doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của đổi mới công nghệ Xung quanh việc hình thành thị trường công nghệ và việc hàng loạt chợ Công nghệ và Thiết bị được tổ chức trong thời gian qua. Kết quả tổng hợp chỉ riêng 3 kỳ Techmart quốc gia 2003, 2005, 2007; đã có 6.200 sản phẩm công nghệ và thiết bị được chào bán, 2.713 hợp đồng chuyển giao công nghệ và biên bản ghi nhớ đã được ký kết với tổng kinh phí hơn 3.300 tỷ đồng. Đồng thời tổ chức thành công trên 20 chợ Công nghệ và Thiết bị khu vực với các hợp đồng chuyển giao trị giá trên 1.700 tỷ đồng. 4.2 Tồn tại Bên cạnh những thành tựu trên còn nhiều mặt tồn tại cần được khắc phục như cơ chế chính sách đã ban hành còn chậm đi vào cuộc sống; hiệu quả của công tác nghiên cứu chưa được nâng cao rõ rệt; chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế (nhất là doanh nghiệp) đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ; chưa có chính sách cụ thể để sử dụng, trọng dụng của bộ KH&CN. Trình độ khoa học công nghệ nước ta còn quá thấp so với các nước xung quanh, bất cập so với yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội còn không nhỏ. Lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đông nhưng không mạnh, ít có những công trình nghiên cứu lớn. và phần lớn những công nghệ tiên tiến và hiện đại đều nhập khẩu từ bên ngoài, khả năng tự tạo ra công nghệ trong nước còn bị hạn chế. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu; thiếu cán bộ đầu ngành và các tập thể KH&CN mạnh. Quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm. Chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung còn thấp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, trình độ và chiều sâu nên chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả kinh tế còn thấp. Các cơ chế quản lý KH&CN tuy có được đổi mới, song còn chậm và mang nặng tính bao cấp. Cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học vẫn mang tính hành chính, bao cấp chưa phù hợp với đặc thù KH&CN trong điều kiện kinh tế thị trường, trong nhiều trường hợp làm triệt tiêu tính năng động và sáng tạo trong hoạt động KH&CN. Sự gắn kết giữa khoa học với đào tạo và sản xuất chưa được cải thiện đáng kể. Thị trường KHCN chậm được hình thành. Đầu tư cho KHCN còn phân tán, hiệu quả thấp. Nhiệm vụ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong thực tế triển khai còn chậm. Điều kiện để thực hiện mục tiêu phát huy nội lực về KH&CN đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập. Và cũng như giáo dục và đào tạo, bước tiến về KH&CN còn rất chậm so với yêu cầu phát triển đất nước và khắc phục sự tụt hậu với quốc tế. III. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế ta có nhiều cách xác định. Một trong những phương pháp đơn giản là thông qua việc phân tích hàm Cobb – Douglas: Y = T. Kα. Lβ. Rγ Lấy Logarit tự nhiên 2 vế của phương trình ta được: lnY = lnT + αlnL + βlnK + γlnR. Vi phân theo thời gian ta có: (dY/dt*1/Y) = (dT/T) + α(dL/dt*1/L) + β(dK/dt*1/K) + γ(dR/dt*1/R). Phương trình theo thời gian liên tục, sự xấp xỉ không liên tục lấy theo các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số: (dY/Y) = (dT/T) + α(dL/L) + β(dK/K) + γ(dR/R). Đây là các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số, chúng ta có thể biểu diễn ngắn gọn: g = t + αl + βk + γr Để đánh giá tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế trong bài này chúng ta coi sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng chính là sự đóng góp của T, tức là t. Ta có: Trong thực tế thì T đóng góp như thế nào: Ta có: Y2005 = 839211 tỷ đồng Y2006 = 973790 tỷ đồng Y2007 = 1056563 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng ứng với các năm: g2006 = 8,17% ; g2007= 8,5% Lao động: L2005 = 44 385 000 người ; L2006 = 45 600 000 người; L2007 = 46 700 000 người. Vậy tốc độ tăng lao động của các năm: l2006 = 2,74%, l2007 = 2,4%. Vốn: K2005 = 343135 tỷ đồng; K2006 = 398900; K2007 = 464500. Vậy tốc độ tăng vốn của các năm là : k2005 = 16,25%; k2007 = 16,45%. * Tài nguyên : r2006 = 3%; r2007 = 3,5% Ta có các tham số: α = (∆Y/Y)/(∆L/L) β = (∆Y/Y)/(∆K/K) γ = (∆Y/Y)/(∆R/R) Xét Năm 2006: α = 0,5; β = 0,3; γ = 0,2 g2006 = t + αl + βk + γr Vậy t = g –(αl + βk + γr ) = 8,15% – (0,5*2,74% + 0,3*16,25% + 0,2*3%) = 1,3% Vậy năm 2006 khoa học và công nghệ đóng góp 1,3%/năm. Xét năm 2007: α = 0,5; β= 0,3; γ = 0,2 g2007 = t + αl + βk + γr => t = g – (αl + βk + γr ) t = 8,5% – (0,5*2,4% + 0,3*16,45% + 0,2*3,5%) = 1,67% Vậy khoa học công nghệ đóng góp 1,67%/năm vào tốc độ tăng trưởng. Qua kết quả phân tích trên ta thấy vị trí của khoa học công nghệ trong tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên so với những yếu tố khác: vốn, lao động, tài nguyên thì khoa học công nghệ nước ta còn chiếm ít phần nhở, tăng trưởng chủ yếu là đóng góp của yếu tố vốn, tăng trưởng theo chiều rộng. Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng, chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu để tạo tăng trưởng bền vững và duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tình hình hiện nay và trong dài hạn. Chương III. Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Sự phát triển trong thời gian tới (10 năm) sẽ theo hướng tăng tốc, hiện đại, chất lượng, hiệu quả và bền vững như trong quan điểm phát triển chiến lược đã đề cập. Theo các nghiên cứu đều có chung một dự báo là: sau 10 năm nữa đên năm 2020, tổng GDP sẽ gấp khoảng 2,5 – 3 lần so với năm 2010, với sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%; trong đó công nghiệp khoảng 40 – 45%, nông nghiệp không lớn hơn 10% Sự phát triển đồng đều, có chất lượng của các lĩnh vực kinh tế đều có sự tác động của các yếu tố tích cực từ bối cảnh kinh tế quốc tế và từ nội bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại và hợp lý sẽ được hình thành; phát huy được thế mạnh của đất nước, từng bước sẽ vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Trong lĩnh vực công nghiệp theo xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp hiện đại sẽ từng bước thay thế các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin…Các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt các ngành công nghệ cao sẽ trở thành những ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong tương lai. Tỷ trọng sản lượng công nghiệp được sản xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội tăng lên, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa lớn phổ biến, có chất lượng… Trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thêm nhiều loại hình dich vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm với chất lượng cao, liên thông, kết nối với các ngành dịch vụ của các nước trong khu vực và thế giới. Ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu đên năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo nhiều quan điểm và theo kinh nghiệm của các nước để đạt được nhiều mục tiêu phát triển đã đặt ra thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới phải đạt đến 9%, 10% thậm chí đạt trên 10%. Theo thông tin trong báo cáo vừa công bố có tên "Foresight 2020" (Dự báo năm 2020) do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ qua chuyên đưa ra các phân tích dự báo kinh tế toàn cầu. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 đạt 7% so với mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc với 7,8%, với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong những năm tới VN tiếp tục đứng thứ 2 thế giới. Nhưng trong bản báo cáo dày gần 100 trang, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 bị sụt giảm đáng kể chỉ con 4,6%. Vì sự sụt giảm của giai đoạn 2011 – 2020, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong 15 năm tới chỉ đạt 5,4%, dù vẫn cao hơn mức trung bình ở một khu vực năng động nhất thế giới là Châu Á (4,9%) nhưng lại đứng sau Trung Quốc (6%), Ấn Độ (5,9%) Dù kinh tế Việt Nam và một số nước tăng trưởng chậm lại sau năm 2010, nhưng báo cáo của EIU khẳng định mức phát triển trung bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt Nam nêu ra ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế VN hướng tới năm 2020 như sau: Nhóm 1: gồm các tiêu chí về tăng trưởng vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước. Nhóm 2: gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình quân đầu người. Nhóm 3: gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ các nhóm tiêu chí trên càn đề ra các tiêu chí định lượng cần đạt tới vào năm 2020. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà VN cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau: GDP 180 – 200 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2011 – 2020 là 9,2 – 10%. GDP bình quân đầu người: 1.800 – 2000 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9 – 8,6%. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới. Xu hướng phát triển chung của thế giới trong hiệ tại và tương lai là hướng đến nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp. Chúng ta cần ý thức sâu sắc trước kinh nghiệm về sự phát triển của một số nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy các nước đều phát triển những ngành kinh tế chiến lược có hàm lượng chất xám, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Ngành điện tử (ĐT), tin học (TH), tự động hóa (TĐH) với thị trường xấp xỉ 1000 USD/năm ngày nay đã trở thành một tiềm lực kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đã trở thành cơ sở hạ tầng, hiện đại và mềm dẻo của các nước, đang trở thành nền tảng của kinh tế, an ninh, quốc phòng của mỗi đất nước và khối liên minh. Đây là ngành có tính năng động cao, thay đổi nhanh, đòi hỏi tính cạnh tranh cao. Khuynh hướng đối với những nước phát triển: Có hai khuynh hướng chính: Nghiên cứu thiết bị, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất hàng loạt và đưa ra thiết bị mới, tính năng cao, giá rẻ, có tính cạnh tranh cao. Những sản phẩm ĐT, TH,TĐH phổ biến có giá trị sản xuất không cao song với số lượng sử dụng vô cùng lớn có thể đem lại tổng giá trị sản xuất khổng lồ. Xu hướng đổi mới công nghệ, tự động hóa sản xuất, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm số đông mới, cho phép tăng giá trị sản xuất trong miền sản phẩm này. Đầu tư vào mảng công nghệ cao, có hàm lượng chất xám cao, phục vụ các hoạt động mạng viễn thông toàn cầu, hệ thống tích hợp lớn, tự động hóa sản xuất,… các chương trình chiến lược điện tử của Mỹ, EU, Nhật cho đến năm 2010 đều tập trung để cho ra đời các linh kiện bán dẫn có độ tích hợp siêu lớn để chế tạo những thiết bị tích hợp cao, tốc độ cực lớn, đa chức năng. Việc phát triển công nghệ tự động hóa dựa trên những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật và công nghệ từ những năm 70 đã mở ra hướng đầu tư theo chiều sâu, làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất thế giới. Việc đầu tư chiều sâu để tăng hàm lượng nghiên cứu và triển khai (R&D) cho phép hình thành các hướng kỹ thuật công nghệ cao không chỉ làm tăng năng suất đơn thuần mà quan trọng hơn là tạo các sản phẩm chất lượng cao. Sáu ngành công nghệ cao hiện nay với hàm lượng R&D xấp xỉ 11.4% được xác định gồm: Công nghệ hàng không vũ trụ; tin học và thiết bị văn phòng; Điện tử và cấu kiện điện tử; Dược phẩm; Chế tạo khí cụ; Chế tạo thiết bị điện. Việc đầu tư công nghệ cao thực tế đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các nước công nghiệp phát triển. Vì vậy có một xu hướng hiện nay là các nước phát triển chuyển giao cho các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng có công nghệ không phức tạp và lãi suất không cao, khi tận dụng ưu thế nhân công rẻ ở những nước này. Các nước phát triển qua đó được giải phóng để tập trung phát triển các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, lãi suất lớn. Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển. Xu hướng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất một số mặt hàng được giải phóng từ các nước phát triển. Đầu tư nước ngoài đồng thời cũng là chỗ dựa cho sự phát triển ban đầu của công nghiệp ĐT, TH, TĐH, nhằm taọ nền móng cho công việc, thị trường, chuyển dần sang lao động kỹ thuật,…Giai đoạn này đã từng kéo dài vài chục năm và vẫn diễn ra ở các nước trong khu vực. Các nước có trình độ sản xuất không cao cũng có khuynh hướng tăng giá trị sản xuất mặt hàng công nghệ cao. Tìm kiếm một lối đi cho riêng mình để len chân vào thị trường thế giới. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là: Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ bên ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ 21. Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hóa và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, đủ tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2 Những nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa và học công nghệ 2.2.1 Khoa học xã hội và nhân văn - Vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đổi trong các quan hệ quốc tế; dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. - Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp. Nghiên cứu lý luận và chính sách quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải pháp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta - Nghiên cứu vấn đề lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thới đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, làm chỗ dựa cho giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới. - Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự…của các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương. 2.2.2 Khoa học tự nhiên Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, các khoa học về trái đất và biển…) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6165.DOC
Tài liệu liên quan