Tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1): MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hoá mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt việc sử dụng CNTT&TT trong kinh doanh đã tăng cường năng suất, khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phục vụ khách hàng trên diện rộng, bên cạnh việc giảm chi phí.
Với sự phát triển trong công nghệ Internet và công nghệ Web, sự khác biệt giữa các thị trường truyền thống và thị trường mạng toàn cầu, chẳng hạn như vốn kinh doanh, giữa những yếu tố khác, đã dần dần được thu hẹp. Tên của trò chơi là định vị chiến lược, khả năng của một công ty nhằm xác định các cơ hội đang xuất hiện và sự tận dụng kỹ năng nguồn nhân lực cần thiết (như là các nguồn trí tuệ) nhằm biến những cơ hội...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đã trở thành một yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Việc lồng ghép của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào kinh doanh đã cách mạng hoá mối quan hệ trong nội bộ các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân. Đặc biệt việc sử dụng CNTT&TT trong kinh doanh đã tăng cường năng suất, khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện cho việc phục vụ khách hàng trên diện rộng, bên cạnh việc giảm chi phí.
Với sự phát triển trong công nghệ Internet và công nghệ Web, sự khác biệt giữa các thị trường truyền thống và thị trường mạng toàn cầu, chẳng hạn như vốn kinh doanh, giữa những yếu tố khác, đã dần dần được thu hẹp. Tên của trò chơi là định vị chiến lược, khả năng của một công ty nhằm xác định các cơ hội đang xuất hiện và sự tận dụng kỹ năng nguồn nhân lực cần thiết (như là các nguồn trí tuệ) nhằm biến những cơ hội này qua các chiến lược kinh doanh điện tử trở nên đơn giản hơn, có thể áp dụng được trong phạm vi thông tin toàn cầu và môi trường kinh tế mới. Với tính hiệu quả của nó trong việc cân bằng sàn chơi, thương mại điện tử có thể đi cùng với chiến lược và chính sách phù hợp cho phép các công ty vừa và nhỏ cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn và nhiều vốn.
Một khía cạnh khác, các nước đang phát triển đang được đưa ra nhiều sự tiếp cận tới thị trường toàn cầu, nơi mà họ cạnh tranh với các nước phát triển hơn. Phần lớn, nhưng không phải tất cả các nước đang phát triển đã tham dự vào thương mại điện tử, hoặc là như người bán hoặc là như người mua. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ cho thương mại điện tử tăng trưởng tại những nước này, hạ tầng thông tin liên quan cần phải được nâng cấp.
Người ta thừa nhận rằng trong kỷ nguyên thông tin, thương mại trên Internet là một công cụ hữu hiệu cho việc tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Trong khi chỉ có những dấu hiệu về sự tham gia vào thương mại điện tử của các công ty lớn tại các nước đang phát triển, dường như có rất ít hoặc không đáng kể các công ty vừa và nhỏ tham gia vào việc sử dụng Internet trong thương mại điện tử. Thương mại điện tử hứa hẹn đem lại sự kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và sự phát triển kinh tế bền vững cho các nước đang phát triển. Tuy nhiện, điều đó còn phụ thuộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ và việc quản lý tốt cũng như là dựa vào thành phần tư nhân hỗ trợ và có trách nhiệm trong một khung chính sách hiệu quả.
Chuyên đề này sẽ đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ điện toán và truyền số liệu nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu sử dụng CNTT vào sản xuất, kinh doanh và đời sống .
Từ những vấn đề chủ quan cũng như các điều kiện khách quan, thông qua việc nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan và thu thập thực tế của quá trình thực tập tại Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I, em đã lựa chọn nghiên cứu và phát triển đề tài :”Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1)”
Do những vấn đề về thời gian cũng như tài liệu còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths. Ngô Thị Việt Nga đã giúp em lựa chọn và hoàn thành chuyên đề này.
Ngoài lời mỏ đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 phần như sau:
- Phần I : Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1)
- Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
- Phần III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
PHẦN I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU KHU VỰC I (VDC I)
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC.
Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu Khu vực 1, được thành lập theo quyết định số: 924/QĐTCCB ngày 28/11/1995 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM DATA COMMUNICATION CENTER 1 (viết tắt là VDC1), có trụ sở chính tại 292 Tây Sơn - Hà Nội, là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Công ty Điện toán và Truyền số liệu theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện toán và Truyền số liệu được phê chuẩn tại Quyết định số 199/ HDQT - TC ngày 20/07/1996 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam; là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Công ty, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực tin học, truyền số liệu, Internet cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây truyền công nghệ bưu chính - viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính - Viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do công ty giao. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức của trung tâm chịu chi phèi của công ty VDC. Các đơn vị thuộc khối chức năng được xây dựng trên cơ sở các phòng ban chức năng của công ty. Tuy nhiên, các đơn vị thuộc khối sản xuất kinh doanh lại được thành lập theo định hướng phát triển của Ban giám đốc trung tâm.
Sự hình thành của VDC được đánh dấu bởi sự ra đời của Trạm máy tính của Ngành Bưu điện nm 1974. Ngày 02 tháng 07 năm 1974, Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 539/QĐ thành lập Trạm máy tính thuộc vụ Kế toán và Thống kê, có nhiệm vụ tính toán các số liệu theo nhiệm vụ của Vụ Kế toán và Thống kê, giúp các cơ quan, xí nghiệp thuộc Tổng cục trong công tác tính toán. Cc mèc lch s chýnh c ghi nhn nh sau:
Năm 1976- Thành lập Trung tâm máy tính Ngành Bưu điện: Sau một năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 277/QĐ, ngày 31 tháng 05 năm 1976, thành lập “Trung tâm máy tính Bưu điện”, trụ sở chính đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện. Nhiệm vụ của Trung tâm máy tính Bưu điện là tiếp nhận dàn máy tính IBM 360/30, IBM 360/40, do chính quyền Sài gòn cũ để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các nghiệp vụ của ngành Bưu điện.
Năm 1979- Thống nhất tổ chức máy tính toàn Ngành Bưu điện: Ngày 31 tháng 12 năm 1979, Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 2737-QĐ, chuyển trạm máy tính thuộc vụ Kế toán Thống kê giao cho Trung tâm máy tính Bưu điện quản lý.
Năm 1986 - Thay đổi tổ chức của Trung tâm Máy tính: Để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, đồng thời để phát huy tốt kết quả khoa học và công nghệ; Ngày 24 tháng 07 năm 1986, Tổng cục Bưu điện ký Quyết định số 69/QĐ-TCCB về việc tổ chức lại Trung tâm máy tính Bưu điện: Giải thể Trung tâm máy tính Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện, cơ sở 1 của Trung tâm Máy tính (đầu thành phố Hồ Chí Minh) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bưu điện TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 của Trung tâm Máy tính (đầu Hà nội) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bưu điện Hà nội.
Năm 1988 - Trung tâm Thống kê và Tính toán Bu điện ra đời: Ngày 06 tháng 05 năm 1988, Tổng cục Bưu điện ký quyết định số 522/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện, trên cơ sở hợp nhất công ty Điện toán thuộc Bưu điện TP. Hà nội với bộ phận kế toán nghiệp vụ Bưu chính Viễn thông quốc tế thuộc vụ Tài chính kế toán Thống kê.
Năm 1989 - Công ty Điện toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập: Ngày 06/12/1989, Tổng cục Bưu điện ký quyết định số 1216-TCCB chuyển Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện thành Công ty Điện toán và Truyền số liệu.
Ngày 26 tháng 11 năm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 28 tháng 11 năm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tôn (Đà Nẵng).
Ngày 25 tháng 11 năm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tăng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Tháng 5 năm 2000, tách VASC khỏi Công ty Điện toán và Truyền số liệu thành Công ty Phát triển phần mềm, đơn vị trực thuộc VNPT.
Tháng 1/2001: Tổng cục Bưu điện quyết định số cho phép Công ty VDC thành lập chi nhánh VDCA tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
2. Giới thiệu cơ cấu, tổ chức của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I – VDC.
2.1 Cơ cấu tổ chức:
2.2. chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
* Chức năng, nhiệm vụ phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Tổ chức - Hành chính là phòng chức năng về công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương và hành chính.
- Quản lý, thực hiện sao y và sao lục văn bản theo đúng quy định.
- Quản lý việc sử dụng con dấu.
* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế toán Tài chính
- Phòng Kế toán Tài chính có chức năng về công tác kế toán, thống kê, tài chính và hạch toán kinh tế trong Trung tâm.
- Quản lý, thực hiện công tác kế toán tài chính của Trung tâm.
- Quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được phân cấp. Quản lý việc huy động vốn.
- Quản lý, thực hiện trích nộp các khoản nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
* Chức năng, nhiệm vụ phòng kế hoạch
- Phòng Kế hoạch có chức năng về công tác kế hoạch, quản lý tài sản, cung ứng, sửa chữa vật tư, tài sản và công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác kế hoạch SXKD của Trung tâm
- Tổ chức thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư.
* Chức năng, nhiệm vụ đội bán hàng số 1
- Đội bán hàng số 1 có chức năng thực hiện nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VDC trực tiếp đến khách hàng.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VDC trực tiếp đến khách hàng trên địa bàn Trung tâm quản lý.
- Tổ chức triển khai công tác cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho đến hoàn thành thủ tục nghiệm thu hợp đồng.
* Chức năng, nhiệm vụ đội bán hàng số 2
- Đội bán hàng số 2 có chức năng thực hiện nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VDC đến khách hàng thông qua các kênh bán hàng gián tiếp.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch cung cấp các dịch vụ của VDC thông qua các kênh phân phối trên địa bàn Trung tâm quản lý.
- Xây dựng, quản lý, hỗ trợ các kênh phân phối trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VDC.
* Chức năng, nhiệm vụ phòng Thị trường
- Phòng Thị trường có chức năng nghiên cứu thị trường, quản lý marketing và phát triển kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh ngắn hạn, trung hạn cho Trung tâm.
- Xây dựng và phối hợp tổ chức triển khai chiến lược hỗ trợ, phát triển cung cấp sản phẩm dịch vụ của Trung tâm. Quản lý các quy chế và chính sách thúc đẩy công tác bán hàng.
* Chức năng, nhiệm vụ phòng Kỹ thuật
- Phòng Kỹ thuật có chức năng nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ của Trung tâm.
- Nghiên cứu đón đầu và phát triển công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ mới.
- Chủ trì trong các dự án phát triển công nghệ.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho mạng lưới và dịch vụ, bảo vệ sản phẩm, chống vi phạm bản quyền, phối hợp thực hiện đảm bảo an toàn thông tin.
* Chức năng, nhiệm vụ của Đài WEB
- Đài WEB có chức năng nghiên cứu, sản xuất, phát triển trong lĩnh vực Web.
- Quản trị và khai thác hiệu quả hệ thống Webserver do Trung tâm quản lý:
- Đầu mối phối hợp với DGPT, VNPT trong việc duy trì Website DGPT, VNPT.
- Xây dựng, duy trì và quản lý các Website cung cấp thông tin về VDC, VNN Internet, hỗ trợ khách hàng.
* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Công nghệ thông tin
- Phòng Công nghệ thông tin là đơn vị nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới và sản xuất các sản phẩm tin học.
- Nghiên cứu và sản xuất phần mềm
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
3. Các kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 1 (VDC1)
3.1. Tình hình sử dụng lao động
Hiện tại, VDC1 có 254 cán bộ công nhân viên. Đa số đó là các cán bộ trẻ, năng động và có nhiều tiềm năng. Cơ cấu lao động của VDC1 được thể hiện qua các biểu đồ như sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình Độ
Số Người
Nhân Viên Lái Xe
20
Công Nhân
18
Cao Đẳng
40
Đại Học
190
Trên Đại Học
25
Nguồn: Phòng hành chính tổ chức
Biểu 1: Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới
Giới Tính
Số Lao Động (ĐVT : %)
Nam
65
Nữ
35
Biểu 2: Cơ cấu lao động theo giới
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ Tuổi
Số Lao Động (ĐVT : %)
20-30 Tuổi
52
30-40 Tuổi
33
40-50 Tuổi
10
Trên 50 Tuổi
5
Biểu3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Nguồn: Số liệu của phòng Tổ chức hành chính
Qua đó, ta có một số nhận xét chung như sau:
- Về trình độ, số lao động có trình độ đại học vẫn chiếm đa số (72%), trình độ trên đại học chiếm 5%, Cao đẳng và trung cấp chiếm 5%, Công nhân và nhân viên lái xe chiếm 18%. Như vậy có thể thấy rằng đây là nguồn nhân lực có trình độ cao. VDC1 luôn luôn ý thức được điểm mạnh này và trong thời gian tới đang cố gắng tìm cách để tận dụng tối đa lợi thế của mình.
- Do hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực khá mới mẻ, cường độ làm việc cao, thích hợp với lao động nam, cho nên tỷ lệ lao động nam chiếm đa số (66,54%). hầu hết lao động nữ của trung tâm hoạt động trong khối kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói đây là một cơ cấu về giới tương đối phù hợp
Cũng có thể thấy rõ nét đặc điểm đội ngũ lao động trẻ của trung tâm, thể hiện cụ thể trên biểu đồ trên. Theo đó, tỷ lệ lao động có tuổi đời từ 20-30 chiếm đến 50.79%. Điều này chứng tỏ tính năng động, dễ thích nghi với điều kiện của đội ngũ cán bộ công nhân viên của VDC1
3.3. Vốn và phân phối lợi nhuận
Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm toán trong vòng 3 năm tài chính vừa qua (kèm theo bản sao các báo cáo tài chính đã được kiểm toán)
Bảng 4: Năng lực tài chính
ĐVT: 1.000 đồng
STT
Tài sản
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng số tài sản có
222.693.199
269.528.955
404.385.905
597.684.479
2
Tài sản có lưu động
125.781.538
149.240.028
171.623.984
213.634.768
3
Tổng số tài sản nợ
159.832.376
196.467.636
256.849.574
289.692.367
4
Tài sản nợ lưu động
124.774.382
156.149.766
207.132.460
275.491.582
Nguồn: Số liệu của phòng Tài chính kế toán
Thông qua hệ thống bảng biểu trên, ta thấy sự tăng trưởng không ngừng của VDC1.
- Đem lại cuộc sống ổn định cho CBCNV
- Đóng góp doanh thu đầy đủ cho Công ty và VNPT
- Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra
3.4. Các hoạt động dịch vụ khác
* Dịch vụ mua bán hàng hoá:
Năm 2005 là năm mà dịch vụ này không hoàn thành kế hoạch giao, doanh thu chỉ đạt 68% (thực hiện 6,8 tỷ đồng), bằng 66% so với năm ngoái. Có thể thấy sang năm 2005, tình hình triển khai các dự án cung cấp thiết bị gặp nhiều khó khăn, trong khi VDC1 vẫn phải cạnh tranh với nhiều đơn vị trong việc trúng thầu dự án mở rộng mạng ADSL tại 43 tỉnh, thành của Tổng công ty.
* Dịch vụ truyền báo:
- DT PS: 3,9 tỷ, đạt 75% kế hoạch. Từ tháng 8/05, báo Thanh niên đã không sử dụng dịch vụ của VDC nữa, cùng với việc giảm giá cước Báo Nhân dân (từ 202.862 đ/trang A4 xuống còn 100.000đ/trang A4) là nguyên nhân dịch vụ không hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2005.
* Dịch vụ chế bản điện tử:
Doanh thu thực hiện 1,7 tỷ, bằng 144% kế hoạch giao. Nhưng thách thức của dịch vụ chế bản là đang phải chịu sự cạnh tranh lớn trên thị trường (giá cước, cơ chế, chất lượng). Năm nay, có 1 số khách hàng của VDC đang yêu cầu được giảm giá, điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ, đòi hỏi VDC1 phải có nhiều sự điều chỉnh linh hoạt hơn trong giá cước để có thể giữ được những khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới.
* Dịch vụ tin học:
Doanh thu thực hiện 446 triệu, đạt 44% kế hoạch giao 2005 và bằng 31% so với năm ngoái, trong đó số các dự án tin học được triển khai rất ít, chủ yếu là các công việc mang tính nghiệp vụ như xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ hoạt động của Trung tâm hay Công ty.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ lIỆU KHU VỰC I – VDCI
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và truyền số liệu khu vực I
1.1. Các nhân tố thuộc về chủ quan
Nhóm nhân tố về các định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường , với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì việc xây dựng định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của CNTT như hiện nay thì vấn đề ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh gần như là một yếu tố sống còn trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó , trong định hướng và chiến lược cũng như các kế hoạch kinh doanh của mình các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc xây dựng cho mình một hệ thống ứng dụng CNTT sao cho đạt hiệu quả cao nhất .
Không thể phủ nhận rằng CNTT đang len lỏi đến tất cả các lĩnh vực của sản xuất, từ ngành công nghiệp đến nông nghiệp, và đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Sự góp mặt của CNTT đã nâng cao hiệuquả sản xuất qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. CNTT đang dần trở thành một yếu tố khôngthể thiếu trong sản xuất vật chất cũng như dịch vụ. Một công ty dù lớn hay nhỏ đều cần một hệ thống máy tính lưu dữ tài liệu xử lý thông tin đến và đi. Nhu cầu máy tính, phần mềm và các giải pháp CNTT ngày càng cao do số lượng các côngty mới thành lập ngày càng nhiều. Với một định hướng đúng đắn ban đầu được xây dựng, các doanh nghiệp sẽ sớm phát hiện và nắm bắt cơ hội trên thị trường ,mà điều đó đòi hỏi họ phải có một hệ thống khai thác thôngtin đa dạng và chính sách, mà trong thời đại của CNTT như hiện nay thì chỉ cần qua INTERNET đều có thể tìm kiếm được với những thôngtin đa dạng và được cập nhật hằng ngày.
Như vậy , định hướng của các doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mình là rất quan trọng nó góp phần tăng khả năng cạnhtranh cũng như hiệu quả sản xuất của họ và cũng đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của CNTT trong nước.
1.2. Các nhân tố thuộc về khách quan Nhóm nhân tố về các quyết định , chính sách của nhà nứơc, các bộ, cơ quan về CNTT
Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đến việc phát triển CNTT , đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực kể cả sản xuất kinh doanh cho đến trong cuộc sống và gần đây nhất là đẩy mạnh dự án xây dựng mô hình Chính phủ điện tử.
Trong chương trình phát triển CNTT quốc gia từ năm 2001 cho đến năm 2010 đã có nhiều quyết định chính sách của nhà nước, của Bộ Bưu chính Viễn thông nhằm khuyến khích sự phát triển của CNTT tăng tốc ứng dụng và bắt kịp với sự phát triển như vũ bão của thế giới và trong khu vực .
Trong quyết định số 158/2001/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính –viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đề cao giải pháp phát triển CNTT từ phía nhà nước: tiếp tục đổi mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nứơc, thu hút nguồn lực nước ngoài. Đẩy nhanh việc xây dựng pháp lệnh, luật Bưu chínhviễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạnh bưu chính viễn thông sang thị trường cạnh tranh; chủ động lộ trình mở cửa, hội nhập kinhtế quốc tế. Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông, và INTERNET. Cho phép các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng CNTT trong nứơc và quốc tế. Mở rộng thị trường cạnh tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ. Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông, INTERNET theo các mốc thời gian cho từng lịch trình dịchvụ cụ thể. Đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ. Năm 2002-2003 hầu hết giá cước bưu chính viễn thông , INTERNET của Việt Nam thấp hơn hoặc tương đương với mức bình quân cảu các nước trong khu vực. Có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động nguồn lực của các ngành , địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng; tăng khả năng truy nhập dịchvụ cho người dân trong xã hội…
Trong quyết định số 33/2002/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển INTERNET Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đặt ra mục tiêu cho giai đoạn này như sau: Đẩy nhanh việc phổ cập INTERNET trong mọi hoạt động của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng với chất lượng tốt,giá cả thấp hơn hoặc tương đương các nứơc trong khu vực. Phát triển hạ tầng INTERNET thành môi trường ứng dụng thuận lợi cho các loại hình dịch vụ điện tử về thương mại, hành chính, báo chí, bưu chính,viễn thông, tài chính,ngân hàng,giáo dục đào tạo từ xa. Tạo lập môi trường cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịchvụ kết nối (IXP), dịch vụ truy nhập(ISP), dịch vụ ứng dụng(OSP)…
Như vậy các quyết định chính sách của nhà nước, của Bộ Bưu chính viễn thông có ảnh hưởng quyết địnhđến sự phát triển của CNTT ở Việt Nam. Các quyết địnhtrên và nhiều QĐ khác khẳng định sự quan tâm chú ý đặc biệt của Nhà nước và các ban ngành trong vấn đề thúc đẩy sự phát triển củaCNTT , đặc biệt là khi hiện nay chúng ta đang thực hiện dự án về triển khai tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 do Văn phòng chính phủ chủ trì được nêu trong quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của thủ tướng chính phủ.
Các chương trình trọng điểm được nhà nước đề ra trong giai đoạn 2001-2005:
Chương trình xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng viễn thông và INTERNET do tổng cục Bưu điện chủ trì.
Chương trình “phát triển nguồn nhân lực về CNTT” do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì.
Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm do bộ Khoa học , công nghệ và Môi trường chủ trì.
Chương trinh xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng do bộ Công nghiệp chủ trì.
* Nhu cầu CNTT trong các tầng lớp nhân dân
- Nhu cầu Nhân dân
Hiện nay Việt Nam đang là quốc gia hàng đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng kinh tế .Trong những năm gần đây, với những định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, cùng với sự đổi mới cơ chế kinhtế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa và trong xu hướng hợp tác quốc tế nền kinhtế Việt Namluôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 7% và không hề chịu ảnh hưởng lớn của các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể thu nhập bình quân tăng cao. Đây là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự ứng dụng CNTT trong cuộc sống. Nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho con người. Bên cạnh đó với sự hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại cho các tầng lớp nhân dân nhiều hiểu biết về CNTT và vai trò của những ứng dụng CNTT trong cuộc sống. Bằng chứng cho thấy những năm gần đây nhu cầu về máy tính cá nhân tăng lên rõ rệt gần 2 máy tính trên 100 dân. Số người sử dụng INTERNET cũng lớn vào khoảng 6139424 người , chiếm tỷ lệ 7,44% dân số. Có thể đây là con số còn quá nhỏ so với các quốc gia khác trong khu vực , nhưng đây là những bước khởi đầu cho tương lai phát triển sau này. Theo dự báo của nhiều công ty dự báo trên thế giới cũng như của Các nhà cung cấp Việt Nam thì trong giai đoạn sắp tới số lượng này sẽ tăng rất nhanh đặc biệt là năm 2005 năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển CNTT và INTERNET (2001- 2005). Đây là một nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của CNTT trong tương lai .
- Nhu cầu phát triển CNTT trong các loại hình doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy CNTT. Các doanh nghiệp là những khách hàng lớn của các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ CNTT. Các doanh nghiệp bao gồm các Doanh nghiệp nhà nứơc, các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty nước ngoài, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… Tuy nhiên nhóm các doanh nghiệp là những khách hàng nhậy cảm về giá cả, chi phí khai thác,vận hành, bảo trì… Nhu cầu lớn của các doanh nghiệp chủ yếu về các mảng :
Mạng Lan trở thành phổ biến đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một hệ thống không thể thiếu trong hoạt động kinh donah của các công ty, nhằm tăng cường khả năng quản lý, phối hợp, thời gian giữa các khâu các bộ phận trong doanh nghiệp…
Kết nối mạng Wan trên diện rộng.
Nhu cầu sử dụng INTERNET và các dịch vụ GTGT rất mạnh. Nhu cầu về INTERNET hiện nay đang rất phổ biến, nhằm thu thập thông tin đa dạng một cách hiệu quả, dễ dàng hợp tác kinh doanh với các công ty nước ngoài, mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới.
Với xu hướng giá cả thiết bị và dịch vụ ngày càng giảm cộng với sự khuyến khích qua cơ chế chính sách của nhà nước thì nhu cầu ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng mạnh và đặc biệt khi mà Việt Nam đang đứng trước cửa ngõ WTO, thì vấn đề này đòi hỏi ngày càng cấp thiết.
Sự phát triển của CNTT trên thế giới tác động đến sự phát triển CNTT tại Việt Nam
Kể từ khi máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời cho đến nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của CNTT trên thế giới. Sự phát triển ban đầu chỉ trong lĩnh vực phần cứng rồi phần mềm, và đặc biệt là khi ra đời mạng toàn cầu INTERNET từ nước Mỹ từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX và lan rộng sang châu á giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Với sự lan rộng của mạng INTERNET đánh dấu sự phát triển CNTT trên toàn cầu.
Hiện nay , trung tâm kinh tế – thương mại của thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sang châu á, nhất là sau thảm họa 11/9 và sự sụp đổ của các tập đoàn lớn của Mỹ như, Enron, WordlCom…Khu vực châu á đang nổi lên như một khu vực nóng về phát triển CNTT của Toàn thế giới , đang thu hút sự quan tâm chú ý của các quốc gia châu Âu, các quốc gia hàng đầu về CNTT và là những nước đi đầu về lĩnh vực này. Các nước Châu á đang gây sự chú ý lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Singapore, Trung Quốc. Đây đều là những quốc gia gần Việt Nam . Lợi thế về khoảng cách địa lý giúp Việt Nam có thể tận dụng để tiếp thu , học hỏi , hợp tácđể đẩy mạnh phát triển CNTT trong nước. Việt Nam có thể tận dụng lợi thế đi sau nên có thể đi tắt đón đầu các xu hướng phát triển mới; dân tộc trẻ, có tiềm năng trí tuệ và sự khéo léo.
Đây chính là nhân tố quan trọng giúp chúng ta vừa đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung vừa thúc đẩy sự phát triển CNTT trong nước nói riêng để phát triển đất nước bắt kịp với xu hướng phát triển kinh tế cũng như Khoa học kỹ thuật của thế giới.
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
Từ những năm 1974, với cái tên Trạm máy tính Ngành Bưu Điện cho đến Trung tâm máy tính (1976), Trungtâm Thống kê và Tính toán Bưu Điện, Công ty Điện Toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1989 theo quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu Điện.
Để mở rộng phạm vi trong cả nước, Công ty đã thành lập các trung tâm I,II,III tại ba miền Bắc Trung Nam. Ngày 26 tháng 11 năm 1990, thành lập Trung tâm Điện Toán và Truyền số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1. TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, hai Trung tâm Điện Toán và Truyền số liệu khu vực I, III cũng được thành lập theo các quyết định số 924/QĐ-TCCB và 923/QĐ-TCCB ngày 28 -11-1995; Trung tâm I (VDC1) có trụ sở tại 75 Đinh Tiên Hoàng –Hà Nội và Trung tâm III (VDC 3)có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
Khu vực hoạt động cụ thể của các trung tâm này như sau:
VDC1: Khu vực Hà Nội và phía Bắc.
VDC2: Khu vực TP. Hồ Chí Minh và phía Nam.
VDC3: Khu vực Đà Nẵng và miền Trung.
Để mở rộng một bước ngành nghề kinh doanh , đồng thời xác định rõ vị trí của doanh nghiệp trong tổng công ty, ngày 22 tháng 11 năm 1996, Tổng Cục Bưu Điện ra quyết định số 883/QĐ-TCCB về việc :”Bổ sung chức năng nhiệm vụ của công ty Điện Toán và Truyền số liệu “. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty được xác định là: Kinh doanh khai thác mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu, INTERNET , tin học , viễn ấn ( truyền báo); tư vấn đầu tư xây dung, khảo sát, thiết kế xây lắp, quản lý vận hành, bảo dưỡng mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn; biên tập, thiết kế mỹ thuật và INTERNET các loại danh bạ, quảng cáo trên danh bạ; sản xuất , xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành tin học, các chương trình phần mềm tin học.
Căn cứ vào Quyết định của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam, ngày 07 tháng 01 năm 1997 các trung tâm Điện Toán và Truyền số liệu khu vực I,II,III cũng được quy định lại rõ hơn chức năng , nhiệm vụ của từng trung tâm khi VDC đã chuyển đổi theo quyết định số 420/TCCB-LB. Đây là các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Công ty, có tài khoản riêng và có con dấu riêng theo tên gọi để giao dịch,hoạt động chuyên ngành Tin học- Bưu chính- Viễn Thông. Trụ sở chính của VDC có trách nhiệm quản lý tổng quan ở tầm chiến lược. Các trung tâm của VDC được định hướng kinh doanh và trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ của VDC. Trừ hoạt động tính tiền cước sử dụng được thực hiện tập trung, các đơn vị này thực hiện các hoạt động kinh doanh trong những khu vực tương ứng của họ dưới sự hướng dẫn, các chính sách và thủ tục của trụ sở chính.
Ngay từ khi thành lập Trung tâm Điện Toán và Truyền số liệu khu vực 1 đã hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản như : Truyền số liệu, dịch vụ INTERNET, kinh doanh đào tạo ,chế bản điện tử, giá trị gia tăng…
Sau khi thành lập, công ty được Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao thêm cho công ty Điện Toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước; từ năm 1991 công ty đảm nhận nhiệm vụ truyền báo nhân dân và Quân đội nhân dân. Các tờ báo này được sắp chữ bằng điện tử, truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu, được phát hành đồng thời ở các thành phố trên cả nước.
Về mạng truyền số liệu chuyển mạch gói VietPac công ty Điện Toán và Truyền số liệu đã được giao làm chủ đầu tư xây lắp và khai thác từ năm 1992 theo quyết định của Tổng công ty VNPT.
Tháng 6 năm 1996, VDC được Tổng cục cho phép mở dịch vụ thư điện tử VNmail ; sau khi thoả thuận với phía đối tác là hãng Global-one, đến quý IV năm 1996, dịch vụ VNmail chính thức đưa vào khai thác. Dịch vụ INTERNET cũng chính thức đi vào khai thác từ năm 1996 sau khi có đủ điều kiện về mạng lưới. Năm 1997 dự án mạng trục INTERNET quốc gia được hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập với mạng lưới thông tin INTERNET toàn cầu. Năm 1999, INTERNET pha 2 được đưa vào khai thác, nâng tổng số lên 10 node truy cập trực tiếp và mở rộng đến 54/61 tỉnh thành truy cập qua 1260. Hiện nay, Công ty VDC đang quản lý và khai thác mạng trục INTERNET Việt Nam kết nối trực tiếp với xa lộ INTERNET quốc tế qua 3 cổng quốc gia đặt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Cả công ty VDC cũng như VDC1 đã không ngừng phát triển trong những năm qua, không ngừng đầu tư để nâng cấp các dịch vụ truyền thống và triển khai các dịch vụ mới để trở thành nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ INTERNET của Việt Nam. Hiện nay Trung tâm VDC1 có các nhóm dịch vụ sau:
Dịch vụ truyền số liệu (Vietpac và Framerelay, X25)
Các dịch vụ dựa trên IP: VNN 1260, 1260P, 1268,1269,999 (Wap), leased IP
Dịch vụ Voip (171…)
Dịch vụ giá trị gia tăng ( Dịch vụ trang Web, dịch vụ Thư điện tử…)
Dịch vụ Tư vấn và đào tạo
Các sản phẩm và dịch vụ của VDC được cung cấp tới khách hàng thông qua các đối tác kinh doanh. VDC hiện đang nắm giữ kênh phân phối đối với các dịch vụ truyền số liệu và cho thuê IP INTERNET …Dựa trên mạng thông tin toàn quốc của VNPT và mạng lưới các bưu điện địa phương, VDC hiện đang cung cấp dịch vụ INTERNET và truyền số liệu của công ty qua các kênh sau:
VNN 1268
VNN 1269
VNN 1260, 1260P
Trung t©m CNTT bu ®iÖn TW, VTN,VTI, vµ c¸c bu ®iÖn tØnh thµnh phè
Cho thuª kªnh truyÒn dÉn
VNN 1260,
VNN 1260-P
Framerelay
Leased line
X25…
VDC
dÞch vô INTERNET gi¸n tiÕp vµ trùc tiÕp
Hình kênh cung cấp dịch vụ Internet của VDC
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VDC I
ĐVT: 1000 Đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2002
2003
2004
2005
Tổng Doanh Thu Thực Hiện
271,986,620,908
373,478,247,887
491,367,070,156
554,986,098,124
Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
919,926,124
902,693,859
485,918,588
171,389,547
Tổng lợi nhuận trước thuế
45,584,704,271
51,220,450,221
56,906,546,496
62,075,364,697
Lợi nhuận còn lại
29,348,215,697
33,267,422,009
34,458,075,757
36,579,842,075
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Từ năm 2002 đến năm 2005 Trung tâm luôn vượt mức chỉ tiêu đặt ra và đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước cụ thể là năm 2002 với mức doanh thu thực hiện được là 271,986,620,908 đồng thì đến năm 2003 là 373,478,274,887 đồng và liền sau đó năm 2004 doanh thu thực hiện của đơn vị này là 491,367,070,156 và tính đến cuối năm 2005 doanh thu cua trung tâm đã có bước nhảy đáng kể 554,986,098,124.
Bên cạnh đó phần thực hiện nghĩa vụ với nhà nước cũng đạt được những chỉ tiêu đề ra của ban lãnh đạo công ty như: năm 2002 là 919,926,124 đồng, cho đến năm 2003 đạt 902,693,859 đồng, năm 2004 là 485,918,588 đồng, và tính đến năm 2005 công ty chỉ còn 171,389,547 đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế được đánh giá là một chỉ tiêu quan trọng trước khi nốp thuế cho nhà nước sau đó là phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng thống kê ta thây các con số về lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước đó cũng là nhờ vào sự năng động của cán bộ công nhân viên của trung tâm cụ thể là phần lợi nhuận sau thuế như sau: năm 2002 trung tâm đạt 29,348,215,697 đồng, năm 2003 là 33,267,422,009 đồng, năm 2004 đạt 34,458,075,757 đồng, và đến cuối năm 2005 công ty đạt 36,579,842,075 đồng.
Qua những phân tích như trên có thể thấy được tình hình phát triển một cách tương đối ổn định của trung tâm, các số liệu thông kê đều chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước.
Biểu 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VDC I
(ĐV: 1000 đồng )
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính VDC1
2.1. Dịch vụ Truyền số liệu
Dịch vụ truyền số liệu là một lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Trung tâm cũng như của Công ty Điện Toán và Truyền số liệu . Bắt đầu từ những chương trình truyền số liệu Datec cổ điển theo nguyên tắc điểm nối điểm, cho đến bộ chuyển mạch gói theo chuẩn X25 , X28 và gần đây nhất là chuyển mạch khung theo phương thức Frame relay. Ngay từ khi mới thành lập cho đến nay , truyền số liệu luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của Trung tâm Điện toán & Truyền số liệu VDC1 ,nó không chỉ mang ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn mang ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị , mang tính chính xác kịp thời, và hiệu quả cao. Chính vì là một dịch vụ truyền thống nên nó phát triển chậm và tốc độ tăng trưởng không cao có những thời kỳ còn không hoàn thành kế hoạch đề ra.
* Năm 2002, hệ thống dịch vụ truyền số liệu do VDC1 quản lý không ngừng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt cả về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ , mạng lưới.
- Mạng Vietpac được duy trì hoạt động một cách ổn định. Hệ thống tổng đàI TPX được khai thác tương đối hiệu quả, trong năm 2002 đã phát triển 300 thuê bao phục vụ chương trình Xổ số Điện toán của Công ty Xổ số Kiến thiết thủ đô. Nâng tổng số thuê bao trực tiếp lên 339 thuê bao và số thuê bao gián tiếp là 12 thuê bao.
- Trong năm để nâng cao chất lượng dịch vụ trung tâm đã nâng cấp đường trung kế truyền số liệu lên tốc độ 64 K.
Về mặt sản lượng , năm 2002 số lượng thuê bao trực tiêp và gián tiếp tăng giảm không đều qua các tháng. Số lượng thuê bao tăng nhiều hơn trong những tháng cuối năm, nhưng số lượng chỉ đạt thêm 1-2 khách hàng. Nhìn chung trong năm 2002, số lượng khách hàng tăng không đáng kể, không hoàn thành kế hoạch đặt ra là 15 thuê bao . Điều này có thể là do dịch vụ này còn mới mẻ, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng.
Về mặt doanh thu , dịch vụ truyền số liệu mặc dù không hoàn thành kế hoạch doanh thu nhưng cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh thu của VDC 1. Năm 2002 tổng doanh thu của VDC1 là 47,020 Tỷ đồng, thì dịch vụ truyền số liệu đạt 8,823 tỷ đồng chiếm 19% và chỉ đứng sau dịch vụ INTERNET ( chiếm 62 %).
Năm 2002, là năm đánh dấu sự ra đời của dịch vụ truyền số liệu Framerelay. Tuy nhiên , đâylà một dịch vụ còn quá mới mẻ lên khi mới xuất hiện chưa thể thu hút khách hàng được nhiều mà doanh thu từ dịch vụ này vẫn từ các loại hình cũ như: thuê bao trực tiếp flatrate, thuê bao trực tiếp theo lưu lượng, thuê bao gián tiếp. Trung tâm đã thực hiện được là 271,986,620,908 đồng.
Mạng VIETPAC được duy trì hoạt động ổn định. Từng bước nâng cao chất lượng đường truyền. Khắc phục, giải quyết nhanh chóng các sự cố, bảo đảm liên lạc thông suốt. Đấu nối thành công mạng Framerelay của VDC với các mạng khac singtel, BĐ TP HN, BĐ TP.HCM. Năm 2002 VDC đã phát triển thêm được 14 thuê bao và kết thúc năm hệ thống này đã được dùng hết, cần có thêm cổng cho năm 2003
*Tính đến năm 2002 số lượng thuê bao hiện có 345 thuê bao. Trong đó chiếm số lượng lớn nhất vẫn là loại hình Flatrate với 326 thuê bao, đặc biệt trong năm đã có 16 khách hàng tăng hơn so với dự kiến là sẽ bị giảm trong năm. Số lượng thuê bao theo lưu lượng và thuê bao gián tiếp không thay đổi so với kế hoạch đặt ra, và bị giảm đi 6 thuê bao so với năm 2001. Nguyên nhân bị giảm là do trong năm, số lượng cổng đã hết chưa được tăng cường, phảI chờ đến năm sau, mặt khác trung tâm đang tập trung vào hoàn thiện mạng truyền số liệu mới Framerelay. Đây là một sản phẩm hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng, nhưng còn mới mẻ và chỉ mới được VDC đưa vào khai thác cuối năm.
* Năm 2003, Truyền số liệu cả Frame relay là một trong ba dịch vụ chiếm doanh thu lớn nhất của VDC1. Chỉ tiêu đặt ra cho dịch vụ này là 18100 triệu đồng, trung tâm đã hoàn thành vượt chỉ tiêulà 4340 triệu đồng tăng 24% và bằng 161% so với năm 2002. Xét về mặt sản lượng thì năm 2003 sản lượng truyền số liệu tăng lên đáng kể: thuê bao trực tiếp tăng 30 so với kế hoạch , còn Frame relay chỉ tiêu đặt ra cho năm quá cao (57 thuê bao), nên VDC1 chỉ đạt được 44 thuê bao ;nhưng so với năm 2002 thì dịch vụ này đã tăng lên đến 205% . Với những sự phát triển nhảy vọt của mình , dịch vụ truyền số liệu là một trong những thế mạnh không thể thiếu của Trung tâm. Trong năm, VDC1 đã triển khai thành công dự án mở rộng mạng Frame Relay tại 6 tỉnh : Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng. Mạng truyền số liệu được duy trì và không ngừng được mở rộng. Tổng doanh thu đạt được trong năm 2003 là 3734 đồng tăng 1014 đồng
* Năm 2004, Trung tâm Điện toán & Truyền số liệu khu vực 1 hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng doanh thu thực hiện đạt 4913 đồng tăng 1178so với năm 2003. Dịch vụ truyền số liệu, Frame Relay đạt 100% so với kế hoạch, so với năm 2003 vượt 101%. Năm vừa qua là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của truyền số liệu, đặc biệt là Frame Relay. Chỉ tính riêng thuê bao phát trỉên , theo kế hoạch là 72 thuê bao nhưng thực hiện đạt tới 122 thuê bao tăng 71% và bằng 364% so với năm 2003. Tổng thuê bao dịch vụ truyền số liệu là 215 thuê bao tăng 59 % so với KH và bằng 226% năm 2003.
Nhìn chung dịch vụ truyền só liệu đang có sự phát triển tốt, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao, từ năm 2002 đến nay VDC1 luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Năm 2005, Trung tâm Điện toán & Truyền số liệu KVI đặt ra chỉ tiêu tăng thuê bao phát triển mới lên 101 thuê bao và doanh thu đạt 5234 đồng.
Bảng 6: Doanh thu dịch vụ truyền số liệu
ĐVT: 1000 đồng
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
3734
4340
4913
5234
Nguồn: Phòng Kinh doanh VDC1
Biểu 6 : Biều đồ Doanh thu dịch vụ truyền số liệu
Dịch vụ VNN/ INTERNET
INTERNET luôn là dịch vụ hàng đầu của trung tâm VDC1cũng như của cả Côngty Điện toán & Truyền số liệu . Dịch vụ này công ty cũng như Trung tâm được VNPT giao nhiệm vụ khai thác và quản lý ngay từ những bước ban đầu . trong những năm qua nó luôn là dịch vụ có doanh thu lớn nhất chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.
* Năm 2002, VDC1 tiếp tục ổn định mạng INTERNET quốc gia, phát triển thuê bao INTERNET đạt 4847 thuê bao bằng 107% so với kê hoạch được giao. Thử nghiệm và triển khai thành công chương trình chống virus cho mail server VNn; chương trình theo dõi tiến trình lạ trên máy chủ; chương trình thu thập và phân tích lưu lượng. VDC1 còn thử nghiệm công nghệ mới Meta Directorry; Certificate, phương án bảo mật Secure ID card. Thử nghệm thiết bị Megaplex 2100H, fps; thử nghiệm và đưa vào sử dụng hệ thống Mail- offline mới. VDC1 đã triển khai dịch vụ INTERNET Roaming, VNN Infogate, ISDN, ADSL…
Tổng doanh thu năm 2002, theo kế hoạch là 52026 thực hiện được 52985 bằng 101,51% kế hoạch giao. Cụ thể: doanh thu INTERNET trực tiếp theo kế hoạch là 25251 triệu đồng thực hiện là 26153 triệu đồng bằng 103,64%; INTERNET gián tiếp VNN 1260-P chỉ đạt 1418 triệu đồng bằng 50,64% so với kế hoạch đặt ra. Nếu theo doanh thu đơn vị ghi thu thì thuê cổng INTERNET trực tiếp thực hiện là 17281 đạt 105,71%; INTERNET gián tiếp đạt doanh thu 54214 triệu đồng bằng 12548 triệu đồng.
* Năm 2003, Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng doanh thu phát sinh đạt 94,142 tỷ, vượt 12,1 % kế hoạch, tăng 65% so với năm 2002.
Dịch vụ INTERNET trực tiếp phát triển tốt mặc dù hai IXP (FPT, Viettel) cắt không sử dụng dịch vụ này nhưng số thuê bao INTERNET trực tiếp vẫn tăng, phát triển mới 247 thuê bao, vượt 252% kế hoạch, so với năm 2002 vượt 9,3 %. Dịch vụ INTERNET gián tiếp (VNN1260, 1260P, 1269, 1268) tăng trưởng tương đối ổn định, phát triển mới 49012 thuê bao, vượt 78,8% kế hoạch. Về doanh thu , năm 2003 doanh thu dịch vụ INTERNET trực tiếp đạt 32,322 triệu đồng hoàn thành vượt mức kế hoạch 10% và bằng 120% năm 2002. VDC1 đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ INTERNET.
Trong năm VDC1 thực hiện ký kết giữa bộ giáo dục và đào tạo và Bộ Bưu chính viễn thông về việc đưa INTERNET tới trường học trên toàn quốc, 100% các trường đại học và cao đẳng, trung học… khu vực phía bắc có đủ điều kiện viễn thông được sử dụng INTERNET phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Cũng trong năm, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Đại hội thể thao Đông Nam á, VDC1 đã triển khai thành công Hệ thống điện tử xử lý thông tin phục vụ Sea Games 22 (Hệ thống xử lý kết quả thi đấu, Trung tâm Báo chí, Trung tâm điều hành ). Đảm bảo an toàn an ninh của hệ thống mạng tại các trung tâm điều hành và các điểm thi đấu.
Để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, năm 2003 VDC1 phối hợp với các đơn vị trong VDC mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 600 Mbps. Thực hiện thời gian lắp đặt dự án đầu tư VNN 4 phủ kín 100% POP/ INTERNET tại 28 tỉnh thuộc khu vực phíaBắc với chất lượng tốt. Trong năm trung tâm đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là trung tâm đã quan tâm đến chăm sóc khách hàng, chú trọng ưu tiên khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của VDC. Năm 2003, đã nhận được tổng số 237 khiếu nại, thực hiện giải quyết xong 230 trường hợp chủ yếu khiếu nại về cước, qua kênh thông tin 18001260 nhận và hỗ trợ được 107652 yêu cầu và 1756 lượt trực tiếp tại nơi sử dụng của khách hàng , đặc biệt quan tâm đến khách hàng sử dụng dịch vụ mới : ADSL, Fone VNN, 1717…Đây là một yếu tố mới được VDC rất quan tâm chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng hơn. Có thể giá cước dịch vụ của VDC còn cao hơn các ISP khác nhưng VDC vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu đó là nhờ vào công tác quản lý và chăm sóc khách hàng, dựa vào chất lượng dịch vụ mà trung tâm khai thác và cung cấp. Điều này thể hiện qua tăng trưởng hàng năm về doanh số và sản lượng rất cao.
* Năm 2004, Trung tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch , tổng doanh thu thuần đạt 106% , tăng 130% so với năm 2003. Trong đó , INTERNET trực tiếp đạt 104% kế hoạch, so với năm 2003 vượt 106%; dịch vụ INTERNET gián tiếp VNN1260 , VNN 1269, VNN 1268 phát triển tốt vào 8 tháng đầu năm, sau đó giảm hơn do sự phát triển của dịch vụ Mega VNN, cụ thể dịch vụ VNN 1260 chỉ đạt 83% kế hoạch giao và giảm 30% so với năm 2003, tuy nhiên bù vào đó dịch vụ Mega VNN phát triển mạnh đạt 115% so với kế hoạch giao và vượt mức 964% so với năm 2003. Các dịch vụ thẻ trả trước như VNN 1260P, gọi 1717, Fone VNN phát triển khá tốt, dịch vụ VNN 1260P đạt 104% .
Cụ thể về sản lượng, năm 2004 thuê bao INTERNET trực tiếp là 429 thuê bao vượt 61% so với kế hoạch và bằng 162% năm 2003. Thuê bao INTERNET gián tiếp thực hiện : VNN 1260 đạt 10245 thuê bao, VNN1260P là 12175 thuê bao, VNN 1268, 1269 là 21602 thuê bao đều giảm so với kế hoạch và so với năm 2003. Nguyên nhân là do sự phát triển của dịch vụ INTERNET băng thông rộng Mega VNN và sự cạnh tranh của các dịch vụ các đối thủ khác, có mức giá cước thấp hơn so với VDC. Tổng sản lượng truy nhập gián tiếp đạt 1427 tỷ phút tăng 9% so với kế hoạch và bằng 171% so với năm 2003.
Đơn Vị: 1000 đồng
Biểu 7: Dịch vụ VNN/Internet
Từ khi ra đời cho đến nay, dịch vụ VNN INTERNET luôn là dịch vụ hàng đầu của Trung tâm, với tỷ trọng trong tổng doanh thu chiếm trên 50%, và với nhịp phát triển INTERNET như hiện nay thì dịch vụ này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa trong tương lai.
2.3. Truyền báo
Lĩnh vực truyền báo luôn được VDC xác định là một trong những nhiệm vụ mang tính chính trị quan trọng của đơn vị. Truyền báo VDC1 đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng mạng truyền báo tới các vùng sâu, vùng xa như Đắc Lắc, Lai Châu. Cùng với Đài truyền báo Hà Nội, Đài truyền báo truyền số liệu Nghệ An tuy là một đơn vị mới, địa bàn hoạt động độc lập xa trung tâm nhưng đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu được giao.
Tính riêng trong năm 1998 dịch vụ làm ảnh và in phim báo Nghệ An trong Đài đã lên tới 300 triệu đồng, trong đó dich vụ làm ảnh 60 triệu đồng, dịch vụ in phim Báo Nghệ An 240 triệu đồng.Năm 1999, Đài Truyền báo và truyền số liệu Nghệ An đã đảm bảo thu và in phim báo Nhân dân tại Nghệ An đúng thời gian quy định cùng với dịch vụ tách màu điện tử vượt 10% so với năm trước.
* Năm 2002, Các hoạt động của dịch vụ truyền báo đảm bảo thực hiện chính xác, kịp thời. Doanh thu đạt mức tăng trưởng ổn định 4 896 triệu đồng tương ứng với 98% kế hoạch được giao. Chế bản điện tử đạt 962 triệu đồng tức 101.13% so với kế hoạch được giao( kế hoạch được giao là 930 triệu đồng)
* Năm 2003 lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam á, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính phủ, VDC1 đã triển khai thành công hệ thống điện tử xử lý thông tin phục vụ Seagames 22 ( Hệ thống xử lý kết quả thi đấu,Trung tâm báo chí, Trung tâm điều hành). Cán bộ công nhân viên VDC1 đã tích cực triển khaivà hoàn thiện số Báo Nhân dân đầu tiên ra đời tại thành phố Điện Biên Phủ đúng ngày 03 tháng 02. Có thể nói năm 2003, Trung tâm Điện tử Truyền số liệu Khu vực 1 hoàn thành xuất sắc kế hoạch, Tổng doanh thu phát sinh đạt 93.142 tỷ vượt 12.1% kế hoạch được giao( 83.200 triệu đồng), tăng 65 % so với năm 2002. Trong đó mạng truyền báo hoạt động ổn định, thiết bị phục vụ in ấn mạng đã được nâng cấp, lắp đặt mới đảm bảo truyền và in báo với chất lượng tốt. Doanh thu truyền báo đạt 5.615 triệu đồng hoàn thành 98% kế hoạch được giao, tương ứng 98% so với doanh thu của năm 2002.
* Năm 2004, VDC 1 đã triển khai thành công những dự án và dịch vụ mới, điển hình là các dự án trọng điểm như : Dự án ADSL mở rộng (pha II, pha III), Dự án nâng cấp mạng truyền báo sử dụng công nghệ IP, Dự án Catching, Dự án Fone VNN thẻ xanh, Dự án cung cấp dịch vụ VPN MPLS và đặc biệt hoàn thành xuất sắc 2 dự án : xây dựng điểm truyền báo Điện Biên và cung cấp kênh internet 5 E1 cho ETL Lào. Hai dự án này đều được triển khai thành công, nâng tổng sản lượng truyền báo lên 9 620 trang tăng 16% so với năm 2003. Mạng truyền báo hoạt động ổn định với chất lượng tốt.
* Năm 2005 tổng sản lượng truyền báo đạt 10700 trang tăng 17% so với năm 2004.Dịch vụ này đang phát triển rất tốt.
2.4. Dịch vụ Mega VNN
Đây là một sản phẩm cung cấp đường truyền INTERNET băng thông rộng được công ty Điện toán và Truyền số liệu đưa vào khai thác và sử dụng từ đầu tháng 7năm 2003 và phát triển mạnh vào năm 2004.
Bảng 7 : Doanh thu dịch vụ Megavnn
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
0
3525
5050
5290
Nguần: Báo cáo phòng kinh doanh VDC1
Biểu 8 : Doanh thu dịch vụ Megavnn
* Năm 2003, doanh thu MegaVNN đơn vị được ghi thu theo kế hoạch là 2002 triệu đồng, Trung tâm đã thực hiện là 3525 triệu đồng và bằng 166% kế hoạhc đặt ra. Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện nhưng Trung tâm đã thực hiện vượt kế hoạch sản lượng mà công ty đề ra. Sản lượng MegaVNN đạt 3789 thuê bao so với kế hoạch tăng 89 thuê bao và bằng 103 % . Các chỉ tiêu cho thấy tiềm năng phát trỉên cuả dịch vụ này trong tương lai.
* Năm 2004 , Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I đã triển khai thành công dự án ADSL mở rộng (pha I, pha II). Trong năm VDC1 đã nâng cấp mạng ADSL trên toàn bộ địa bàn 29 tỉnh phía Bắc. Phối hợp với các đơn vị trong VDC mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 1,6 Gbps. Năm 2004, VDC1 đạt được sự thành công lớn trong cung cấp dịch vụ MegaVNN: thuê bao phát triển trong năm theo kế hoạch là 9000 thuê bao, thực hiện đạt tới 10737 thuê bao tăng 18 % và bằng 296% của năm 2003. Cho tới nay tổng thuê bao trên mạng thực hiện là 15250 thuê bao bằng 89% kế hoạch giao và bằng 397% năm 2003.
Đây là một trong những sản phẩm hàng đầu của Trung tâm hiện nay và định hướng của trung tâm là trong năm 2005 sẽ đạt được 9600 thuê bao phát triển , doanh thu của dịch vụ này đạt 50.5 tỷ đồng.
* Năm 2005 ,VDC1 phát triển dịch vụ ADSL đạt 9700 thuê bao ,doanh thu này đạt 52.9 tỷ đồng.
2.5. Dịch vụ giá trị gia tăng ( Web )
Cùng với sự phát triển của INTERNET Việt Nam, web VDC1 ngày càng củng cố và khẳng định được mình, Ngoài nhiệm vụ duy trì tốt Website của VDC thì mục tiêu xây dựng trang Web ngày càng đa dạng về thông tin ấn tượng về hình thức: các trang Web Trang trắng , trang Văn Học , góc y tế ,, góc người chơi tem…
* Năm 2002, thực hiện doanh thu dịch vụ Web 1627 triệu đồng. Trong năm, VDC1 đã thực hiện hoàn thiện trang support.vnn.vn, hanoi.vnn.vn; chuyển toàn bộ nội dung trong CSDL sang font Unicode; quy hoạch lại trang home.vnn.vn. Hợp tác với trung tâm mỹ thuật Unessco cho chuyên mục tư vấn thời trang, bộ giáo dục đào tạo xây dựng Website kết quả tuyển sinh đại học, hợp tác tạp chí tin học cung cấp thông tin cho mục tin học , viện thông tin thư viện y học TW cung cấp thông tin y dược. Nghiên cứu mô hình Web member trên hệ Unix , NT, server Web Apache, xây dựng hệ thống kho dữ liệu phần mềm, xây dựng danh bạ Website VIệt Nam.
* Năm 2003, thiết kế và triển khai nhiều Website đạt kết quả tốt , đặc biệt Website Đảng cộng sản Việt Namvà Website Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam được ban tư tưởng văn hoá và bộ bưu chính viễn thông tặng bằng khen. Việc đưa kết quả tuyển sinh đại học và cao đẳng phối hợp với bộ giáo dục và đào tạo lên INTERNET được dư luận xã hội đánh giá cao.
* Năm 2004 VDC1 đã thiết kế và triển khai những WEbsite đặc biệt như : báo điện tử Điện Biên Phủ , Website Nhân tài đất Việt… đều thực hiện đảm bảo tiến độ chất lượng tốt.
* Năm 2005 dịch vụ giá trị gia tăng của VDC1 vẫn đảm bảo phát triển tốt đạt đủ chỉ tiêu đặt ra.
2.6. Dịch vụ thư điện tử
VDC1 cung cấp các dịch vụ VNN/INTERNET , trong đó dịch vụ thư điện tử VNmail, Fmail, mailoffline, Mailplus, đang từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình, riêng tốc độ tăng trưởng của Mailoffline, Mail plus đang tăng nhanh.
Bảng 8: Doanh thu dịch vụ thư điện tử
Năm 2002
Năm2003
Năm2004
Năm2005
Doanh thu
1406
1678
1752
1837
Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh VDC1
Biểu 9 : Doanh thu dịch vụ thư điện tử
* Năm 2002, doanh thu từ các dịch vụ Thư điện tử đạt 1406 triệu đồng trong khi kế hoạch đặt ra trong năm là 1523 triệu đồng tức là chỉ đạt 94,69% so với chỉ tiêu. như vậy so với năm 2001 thì dịch vụ này tăng 4,4 % đó là do thuê bao thực tăng liên tục phát triển. Thuê bao vnmail,fmail,đạt 103 vượt chỉ tiêu kế hoạch là 6,19%, thuê bao mailoffline đạt 22 thuê bao, tăng 9,09 % .
* Năm 2003, VDC1 hoàn thành vượt mức kế hoạch , tổng doanh thu phát sinh đạt 9614 tỷ đồng vượt 12.1 % kế hoạch tăng 65% so với năm2002. Riêng dịch vụ thư điện tử đạt doanh thu là 1678 triệu đồng đạt chỉ tiêu 100% kế hoạch và tăng 20 % so với năm 2002.
* Năm 2004, doanh thu tổng doanh thu đạt 1752 triệu đồng đạt chỉ tiêu kế hoạch 100% tăng 18% so với năm 2003.
* Năm 2005 các dịch vụ truyền thống tăng cao và ổn định tuy nhiên do một số dịch vụ mới ra đời lên một số dịch vụ cũ bị thay thế, nhưng nhìn chung trên toàn thị trường các dịch vụ VNN của VNPT/VDC cung cấp vẫn chiếm thị phần lớn…doanh thu từ các dịch vụ tăng trưởng ổn định và đúng kế hoạch định ra.
2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
2.3.1. Ưu điểm
* Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được thiết lập:
VDC hiện nay có thể sử dụng mạng lưới rộng khắp cả nước (64/64 tỉnh thành phố) của VNPT, điều này cho thấy trung tâm có thể thu được lợi nhuận từ các đầu tư của VNPT và của công ty Điện toán và Truyền số liệu. Điều này đem lại một lợi thế vô cùng to lớn cho trung tâm trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hiện nay. Là một thành viên trong gia đình VNPT, cả trung tâm cũng như công ty Điện toán và Truyền số liệu được sử dụng mạng cơ sở hạ tầng đã được thiết lập phủ rộng trên cả nước. Bên cạnh đó , các đối tác với bưu điện ( dưới sự chỉ đạo của VNPT) giúp VDC xây dựng một mạng bán hàng trên cả nước tốt hơn bất kỳ đối thủ nào.
* Kênh bán hàng rộng lớn nhất :
Hiện nay , VDC 1 đang nắm giữ toàn bộ thị trường miền Bắc, với mạng lưới rộng khắp trên các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ. VDC 1 đã thiết lập được một hệ thống kênh bán hàng với các bưu điện địa phương tại các tỉnh thành, kể cả các tỉnh vùng sâu vùng xa. Đây là một điểm mạnh của trung tâm trong chiến dịch cạnh tranh với các đối thủ của mình như Viettel, FPT… khi mà các ISP này không thể tạo ra được một mạng lưới lớn như vậy. Điều này có được là nhờ vào vị trí là một thành viên của VNPT. VNPT đã xây dựng mạng lưới bưu điện và nắm thế độc quyền trong lĩnh vực này trong một thời gian dài, điều này đã tạo cơ hội cho các đơn vị thành viên của VNPT có thể khai thác lợi thế đó, thể hiện rõ nhất qua mạng lưới cung cấp dịch vụ INTERNET kể cả truy nhập qua Dial-up cũng như ADSL ; trên cả hai lĩnh vực này VDC luôn chiếm thị phần lớn nhất cung cấp được rộng khắp các tỉnh thông qua đường truyền điện thoại cố định và khách hàng có thể được cung cấp dịch vụ tại tất cả các bưu điện lớn của các tỉnh và hàng loạt các đại lý tại các thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…
* Vị thế độc quyền trên thị trường:
Đây là một điểm mạnh mà đã được tạo ra ngay từ khi thành lập cho đến nay. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đã được độc quyền hoạt động trên các lĩnh vực viễn thông tin học ngay từ khi các dịch vụ này xuất hiện.
VDC là nhà cung cấp dịch vụ INTERNET duy nhất ở các tỉnh , khách hàng phải quay số ngoại tỉnh tới các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) để sử dụng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. VDC là nhà cung cấp các dịch vụ Frame relay, Vietpac X25 duy nhất. Không có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường Việt Nam có ý định cung cấp các dịch vụ này và các dịch vụ truyền số liệu khác.
* Cổng đi quốc tế lớn nhất:
Tốc độ của cổng truyền quốc tế trong năm 2002 là 245 Mbps. Năm 2003, VDC đã phối hợp với các đơn vị mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 600 Mbps, đặc biệt năm 2004, VDC1 đã nâng cấp mạng ADSL trên toàn bộ địa bàn 29 tỉnh phía Bắc. Trong năm qua, VDC 1 cũng đã phối hợp với các đơn vị trong VDC mở rộng trung kế quốc tế dung lượng lên đến 1,6 Gbps. Điều này cho phép VDC cung cấp dịch vụ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình.
* Được nhiều người sử dụng biết đến:
VDC luôn được biết đến rộng rãi như một nhà cung cấp dịch vụ INTERNET lớn nhất trên thị trường và là thành viên duy nhất của VNPT cung cấp dịch vụ INTERNET.
* Khả năng chuyên sâu về kỹ thuật :
VDC hiện nay đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu, có khả năng chuyên môn cao. Đặc biệt thể hiện trong công tác phục vụ thông tin cho Sea games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003, và các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn , an ninh mạng lưới tại các Hội nghị lớn như ASEM 5, tuần lễ IT Week, Techmart 2004, cuộc thi Tin học không chuyên toàn quốc lần thứ 10…
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật này, VDC có thế mạnh rất lớn trong việc khai thác, vận hành và triển khai các giải pháp công nghệ cao.
3. Nhược điểm và nguyên nhân
* Mô hình phân đoạn thị trường chưa được phát triển:
VDC không hiểu khách hàng của mình trên các khía cạnh lợi nhuận, phong cách sống và thói quen mua sắm để nhắm tới khách hàng mục tiêu của mình. Việc phân đoạn khách hàng hiện nay chỉ nhằm mục đích chăm sóc khách hàng.
* Các nỗ lực tiếp thị chưa được đầy tư hợp lý:
VDC không tập trung các nỗ lực Marketing và các khách hàng đã được phân loại. Các hoạt động tiếp thị của Marketing là tiếp thị trên diện rộng bằng việc quảng cáo trên báo chí. Một số các phương tiện truyền thông khác cũng được sử dụng để quảng cáo.
* Chi phí cho dịch vụ :
VDC không có một hệ thống tính chi phí dựa trên hoạt động và hiện tại không thể hoặc sẽ gặp khó khăn khi xác định/phân bổ chi phí. Điều này là do hệ thống kế toán khác nhau giữa VDC và VNPT cũng như năng lực kế toán của VDC.
* Kênh bán hàng của VDC:
Kênh bán hàng dịch vụ quay số hiện nay của VDC chỉ hạn chế trong các bưu điện địa phương. Hiện nay VDC không có dự định xây dựng kênh bán hàng dịch vụ quay số, bên cạnh đó VDC không có chính sách hay chiến lược hợp tác cụ thể.
* VDC 1 hiện nay chưa xây dựng được chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ SXKD. Kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ có trình độ chuyên môn sâu chưa cụ thể nên đôi khi còn thụ động phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Vấn đề phân phối thu nhập đã có những thay đổi, tuy nhiên chưa tác động mạnh tới người lao động.
* Hệ thống trao đồi thông tin yếu:
Hiện tại VDC chưa xây dựng được một hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin trong công ty. Các thông tin về kinh doanh và khách hàng vẫn chưa được chia sẻ giữa các bộ phận.
* Chưa nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, để từ đó công tác đầu tư mạng lưới được triển khai tốt hơn, phù hợp hơn. Hiện nay, VDC 1 mới chỉ thực hiện được công tác chăm sóc khách hàng thông qua việc thu thập các khiếu nại thắc mắc và thông tin trao đổi qua kênh thông tin 18001260, điều này chủ yếu giúp VDC1 có thể quản lý được những đối tượng khách hàng quan tâm đến nhiều dịch vụ của trung tâm mà không hướng đến được những khách hàng tiềm năng. Đây là một hạn chế lớn mà trung tâm cũng đã nhận thấy và đẩy mạnh hơn chất lượng dịch vụ. Về cơ bản VDC nhận được các phản ánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Trung tâm và đang từng bứơc cải thiện vấn đề này.
* Các chỉ số đánh giá công việc cơ bản (KPls):
VDC không có các khung chỉ số đánh giá công việc (KPLS) cho các phòng ban và các dịch vụ của mình, chẳng hạn VDC không có chỉ số đánh giá về tỉ lệ khách hàng dừng sử dụng dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận…giúp gắn kết VDC với mục tiêu và chiến lược của công ty.
PHẦN III.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM VDCI
Định hướng kinh doanh và cơ hội thách thức của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
Định hướng kinh doanh của Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDCI)
Sau quyết định số 420/TCCB – LĐ của Tổng cục Bưu điện thành lập Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) và quyết định số 883/QĐ - TCCB về việc “ Bổ sung chức năng nhiệm vụ của Công ty VDC”, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty được xác định là : Kinh doanh mạng lưới và dịch vụ truyền số liệu Internet, tin học, viễn ấn (truyền báo); tư vấn đầu tư xây dựng khảo sát, thiết kế xây lắp, quản lý vận hành, bảo dưỡng mạng tin học, truyền số liệu, viễn ấn; biên tập, thiết kế mỹ thuật và in các loại danh bạ, quảng cáo trên danh bạ, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành tin học, các chương trình phần mềm tin học. Do đó các trung tâm I, II, III được thành lập cũng hoạt động kinh doanh chuyên ngành Tin học – Bưu chính – Viễn thông.
Hiện nay, Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu đang hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Viễn Thông – Tin học bao gồm: Dịch vụ Internet; dịch vụ truyền số liệu, Frame relay; Truyền báo, Dịch vụ Mega VNN; Dịch vụ gia tăng; Dịch vụ Thư điện tử; chế bản điện tử; dịch vụ bán hàng hoá.
Dịch vụ Internet
Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Trung tâm với các loại hình dịch vụ
Dịch vụ Internet trực tiếp là dịch vụ kết nối tới mạng VNN Internet thông qua các kênh kết nối tốc độ cao, khách hàng có thể kết nối Internet nhanh tới 50 lần so với các kết nối thông thường, cho phép phát triển các ứng dụng riêng của khách hàng trên mạng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến như nghe nhạc, xem phim, truyền các file dung lượng lớn… Ngoài ra với dịch vụ này không qua điện thoại nên không phải quay số và không bị lỡ các cuộc gọi đến. VDC 1 sẽ trực tiếp hoặc qua các đại lý tư vấn thiết kế giải pháp đồng bộ cho mạng của khách hàng đảm bảo tối ưu. Dịch vụ này luôn chiếm khoảng 12% doanh thu của Trung tâm.
Dịch vụ Internet gián tiếp: là loại hình dịch vụ truy nhập Internet thông qua mạng điện thoại công cộng hoặc mạn đa dịch vụ ISDN. Hỗ trợ tốc độ cao khi kết nối ISDN với mã số 1267, hoặc truy cập qua các mã truy nhập 1260,1269,1268, các dịch vụ trả tiền trước 1260_P. Hoặc cũng có thể truy nhập Internet thông qua các thiết bị thông tin di động với dịch vụ VNN999… Dịch vụ này luôn chiếm tỉ trọng doanh thu lớn nhất của trung tâm với trên 35% doanh thu hàng năm.
Dịch vụ Mega VNN: đây là dịch vụ mới của VDC, nhưng cũng có sự tăng trưởng lớn nhất. MegaVNN là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng của ADSL. Đây cũng là một lĩnh vực chính của trung tâm VDC 1, chiếm tới 20% trong doanh thu.
Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như Wifi VNN truy nhập Internet cho các thiết bị thông tin di động, dịch vụ VPN/VNN
Dịch vụ truyền số liệu, Frame relay
Sự phát triển của nền kinh tế đã thúc đảy mạnh mẽ nhu cầu kết nối giữa các chi nhánh, văn phòng đại diện trên diện rộng, nhu cầu sử dụng các ứng dụng trên mạng như kế toán, quản lý doanh nghiệp, nhu cầu truy nhập từ xa khi đi công tác… ngày càng phát triển. Dữ liệu ngày càng đa dạng và phức tạp không chỉ dừng lại ở dạng ký tự, chữ cái mà bao gồm cả hình ảnh, âm thanh…
VDC có một hệ thống các dịch vụ truyền số liệu đa dạng tương thích với nhiều công nghệ khác nhau, cung cấp cho khách hàng một môi trường tin cậy, an toàn, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả cao cho việc xây dựng và kết nối các hệ thống mạng diện rộng, mạng nội bộ. Mạng truyền số liệu của VDC có thể cung cấp tại hơn 150 nước trên thế giới.
Các loại hình truyền số liệu của VDC:
VietPac là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạng gói theo chuẩn X.25 mà VDC đã được công ty VNPT giao cho xây dựng và khai thác từ những năm 1991,1992.
Prame relay là dịch vụ kết nối mạng dữ liệu với phương thức chuyển mạch khung với tốc độ cao, tạo ra băng thông lớn thích hợp với các ứng dụng phức tạp đòi hỏi tốc độ lớn và dụng lượng truyền tin cao.
VPN/VNN : là giải pháp tạo mạng riêng ảo dựa trên nền mạng Internet theo công nghệ MPLS.
Leased IP : là dịch vụ truyền số liệu dựa trên công nghệ TCP/ IP. Truyền số liệu là dịch vụ truyền thống và là nhiệm vụ chủ yếu của VDC, dịch vụ này chiếm khoảng 10% doanh thu.
Dịch vụ truyền báo và chế bản điện tử
Dịch vụ truyền báo – viễn ấn là dịch vụ truyền, in phim phục vụ những khách hàng có nhu cầu phát hành báo, ấn phẩm với phạm vi trên toàn quốc thay cho việc phát hành báo thông qua việc sử dụng các phương tiện chuyên trở đường bộ, hàng không… Hiện nay VDC có tổng số là 08 điểm truyền báo là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Đắc Lắc, Quy Nhơn, Lai Châu.
VDC phục vụ dịch vụ chế bán điện tử – chế bản in đáp ứng mọi nhu cầu cho khách hàng, phục vụ bằng thiết bị hiện đại cho phép in film khổ rộng. Với mạng lưới rộng khắp tại 08 điểm trên toàn quốc(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắc Lắc, Quy Nhơn, Lai Châu) cho phép chế bản một nơi và giao film tại nhiều nơi trên toàn quốc.
Dịch vụ gia tăng
Bên cạnh các dịch vụ Internet, VDC cung cấp cho khách hàng một phương tiện hiệu quả khác để kinh doanh trong môi trường – nền kinh tế Internet hiện nay. Bằng việc kết hợp các tính năng như bảo mật, thanh toán trực tuyến, truy vấn, giải pháp tích hợp … Các dịch vụ gia tăng giá trị sẽ là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực bên ngoài.
Một số loại hình dịch vụ gia tăng:
Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E – canmerce) – VDC siêu thị, Vietnam style E shop.
Web Hosting, Web Designing, Thuê chỗ đặt máy chủ…
Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử: VDC Media, VDC Newsletter, sách và tạp chí điện tử…
ASP : tiết kiệm chi phí xây dựng các mạng nội bộ, chi phí vận hành, phần mềm kinh doanh..
Quảng cáo trực tuyến ( online advertising)
Chứng thực điện tử
E- learning : dịch vụ đào tạo trực tuyến qua mạng đầu tiên tại Việt Nam
VNN.inforgate :Webmessage, Mail Alert, Canlendar, Ringtone…
Interview VNN : dịch vụ hội nghị, hội thảo và truyền hình trên mạng Internet.
Dịch vụ thư điện tử E_mail
Các loại hình dịch vụ thư điện tử mà VDC cung cấp:
Dịch vụ thư điện tử Email : là dịch vụ thư điện tử độc lập ( theo chuẩn SMTP, Pops) với mức cước cố định hàng tháng.
Dịch vụ Mail-offline : cung cấp cho khách hàng khả năng tự xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thư điện tử của riêng mình.
Dịch vụ Mail- plus – chia sẻ thông tin và chi phí : dịch vụ cho phép khách hàng sở hữu nhiều địa chỉ Email với một tài khoản truy nhập Internet duy nhất
Webmail
Ngoài ra VDC còn cung cấp các dịch vụ khác như : dịch vụ tin học (đào tạo, giải pháp, tư vấn, cung cấp các phần mềm), dịchv ụ VOIP gọi 1717, dịch vụ điện thoại qua Internet, fone VNN…
Với sự phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ Công nghệ thông tin Viễn thông và Internet, VDC 1 ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trên thị trường, góp phần vào vị thế hàng đầu trong các nhà cung cấp dịch vụ và CNTT của công ty VDC trên toàn quốc.
1.2. Đánh giá những cơ hội và thách thức với sự phát triển ở Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I
Những thách thức mới của VDC1
Đứng trước thời kỳ mới, bên cạnh những cơ hội phát triển đang mở ra, thì VDC cũng đối diện với những thách thức mới. Đó là :
Một là : Thách thức của cạnh tranh và hội nhập. Trong cơ chế cũ, các tổ chức tiền thân của VDC cũng như khi đã trở thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, tính chất cạnh tranh chưa khốc liệt. Nhưng hiện nay và những năm tới, với chủ trương của nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin – bưu chính, sẽ tạo ra thách thức lớn đối với VDC. Đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc khối thông tin- bưu chính là nhằm nâng cao hơn sức mạnh trong cơ chế thị trường, với sự tham gia cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Nhà nước chỉ nắm những lĩnh vực then chốt, khầu then chốt và điều tiết bằng những cân đối vĩ mô thông minh, khôn khéo hơn. Thích ứng với quan điểm đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đổi mới toàn diện sâu sắc về mọi mặt từ cách làm nếp nghĩ, tư duy chiến lược và cơ cấu lại sản xuất- kinh doanh và lực lượng lao động. Dù đã chủ động chuẩn bị từ nhiều năm trước và thực tế đã chấp nhận cạnh tranh ngay từ khi vừa ra khỏi khó khăn, lúng tong, nhưng thời gian còn lại không dài, lộ trình đã định sẵn, nên chắc chắn VDC cũng sẽ phải đối đầu với không ít thách thức. Đó là thách thức của đổi mới các nhân tố nội sinh để phù hợp với yêu cầu một doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá. Đó là thách thức của cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ các đối thủ trong nước mà trên một số lĩnh vực có cả đối tác nước ngoài.
Hai là: Thách thức do mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng theo hướng cải cách và bên kia là khả năng thích ứng của đội ngũ có giới hạn. Đã từng có một thời khi VDC mới hình thành và đứng trước những vấn đề mới mẻ của các loại hình dịch vụ mới , không ít cán bộ không đáp ứng tốt yêu cầu, buộc phải tiến hành sắp xếp lại. Đối với một doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hay khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế và lợi nhuận. Nhưng đối với một doanh nghiệp Nhà nước, có những người lao động ngày hôm nay khó thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhưng trong quá khứ họ đã làm tròn vai trò lịch sử, xử lý tồn nghi này không giản đơn. Nhờ quyết tâm cao và sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ, công nhân viên, trong những năm qua VDC đã giải quyết được về cơ bản thực trạng đó, bố trí đúng người đúng việc. Thực trạng đó hiện nay không lặp lại như trước đây, nhưng do đặc trưng đối tượng kinh doanh của VDC thuộc dạng kinh tế tri thức và đứng trước yêu cầu cải cách khu vực doanh nghiệp thông tin- bưu chính, người lao động phải có đủ trình độ, năng lực và thường xuyên thích ứng với sự chuyển biến mau lẹ của tình hình, thì mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh. Hơn nữa công nghệ thay đổi, quy mô, phạm vi và loại hình kinh doanh mở rộng… đòi hỏi tư duy và phương pháp quản lý phải được đổi mới. Đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi phải có đầu tư lớn cho đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực và đặc biệt nhất là khả năng tự thích ứng của đội ngũ trong một chu kỳ ngắn, liên tục, thường xuyên. Đó là vấn đề không dễ. Lại nằm trong cơ chế quản lý của một doanh nghiệp nhà nước, dù đã cố gắng tìm tòi , đổi mới, tạo những sắc thái của một doanh nghiệp nhà nước có thương hiệu, nhưng ít nhiều vẫn không thể không bị ảnh hưởng những khuyết tật chung, mà cải tạo, đổi mới không thể một sớm, một chiều. Rồi lại ở trong hoàn cảnh phải chuẩn bị phương án cho đổi mới, sắp xếp lại theo đề án của Tổng công ty… rất cần những nỗ lực cả phía công ty và người lao động, từ tác phong quản lý, ý thức nghiên cứu khoa học, tinh thần phục vụ khách hàng… đến ý thức chính trị. Nó cần có quá trình cải biến, gắn với cả những đổi mới cơ chế, chính sách tầm vĩ mô, Tổng Công ty, cũng như của bản thân VDC và mỗi một người lao động.
Ba là : Thách thức giữa yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ, nguồn lực con người… và khả năng đầu tư có giới hạn. Trong quá trình hình thành và phát triển, VDC đã trải qua những bước ngoặt quan trọng về đầu tư đổi mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng và công nghệ, chính nó tạo nên một sức mạnh mới cho VDC, như sự ra đời của VIETPAC, xây dựng mạng dịch vụ băng rộng (ASDL) INTERNET không dây… Nhưng rồi tới đây, mạng máy tính truyền thông đa phương tiện sẽ thế chỗ cho mạng điện thoại truyền thống, ở đó sẽ tích hợp mọi dịch vụ từ điện thoại truyền thống tay đôi tới phát thanh, truyền hình, truy cập các cơ sở dữ liệu, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa… sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn trong đầu tư cho kết cấu hạ tầng thông tin và xây dựng đội ngũ thích ứng với nhu cầu phát triển đó. Nguồn đầu tư ngày càng lớn hơn và khả năng thu hồi vốn phải được thực hiện nhanh hơn trước một chu kỳ công nghệ ngày càng rút ngắn. Nguồn nhân lực phải được đào tạo và đào tạo lại để thích ứng tốt hơn với yêu cầu mở rộng kinh doanh dịch vụ đa phương tiện. Quản lý phải được nâng cao về mọi mặt để thích ứng với thay đổi trong cơ cấu sản xuất kinh doanhvà nguồn nhân lực. Nghiên cứu khoa học phải dần trở thành một mũi nhọn gắn chặt với hoạt động sản xuất kinh doanh của VDC.
Đó là những thách thức nhưng không thể né tránh. Chủ động dự báo các thách thức và chuẩn bị đương đầu với nó sẽ là điều kiện để chế ước thách thức, chớp lấy thời cơ, thúc đẩy VDC phát triển trong thời kỳ mới.
Cơ hội và triển vọng phát triển của VDC1
Cơ hội phát triển của VDC được mở ra xuất phát từ bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố khách quan là yếu tố rất quan trọng, yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định.
Trước hết là nhu cầu khách quan của thời đại cách mạng CNTT đang mở ra nhiều triển vọng đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thông tin ở Việt Nam. Tính đến nay, thì thị phần của “phần cứng” dần bão hoà, vì tính hữu hạn của nó, nhưng thị phần “phần mềm” và khả năng ứng dụng của nó lại đang mở ra nhiều hứa hẹn, vì tính vô hạn của nó. Biên độ mở rộng khả năng khai thác chúng tuỳ thuộc vào mức độ khám phá, sáng tạo của mỗi con người, mỗi doanh nghiệp ở việc kích cầu, biến tiềm năng thành hiện thực. Đặt trong điều kiện một đất nước đang trên con đường hiện đại hoá, xã hội thông tin đang dẫn đầu định hình, bao gồm nhu cầu của không chỉ cá nhân mà của cả tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội… đang đặt ra những cơ hội cho sự phát triển cho bất cứ ai nắm bắt nhu cầu và có khả năng đáp ứng nhu cầu ấy. Trong những năm qua, VDC đã đi trước một bước trong nắm bắt nhu cầu ấy, chủ động nắm bắt thị trường và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho quá trình mở rộng quy mô, phạm vi và tốc độ.
Thứ hai là chủ trương của Đảng của Nhà Nước về phát triển điện toán, truyền số liệu, INTERNET đã có sự nhất trí cao. Nếu như vào những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, phát triển INTERNET vẫn còn chưa phải có sự đồng thuận cao trong xã hội, thì ngày nay những tiện ích và đóng góp của nó đã được thống nhất và kiểm chứng bằng thực tiễn. Đảng và nhà nước đã có đường hướng, chiến lược rõ ràng về phát triển CNTT nói chung và đối với những lĩnh vực dịch vụ liên quan đến đối tượng kinh doanh của VDC nói riêng. Vấn đề đặt ra giờ đây không phải là phát triển hay không phát triển các dịch vụ đó, mà khai thác , sử dụng như thế nào để phát huy tối đa mặt tích cực, chế ước mặt tiêu cực, bảo đảm an ninh mạng. Gắn liền với chủ trương, đường lối, Đảng và Nhà nước đưa ra đường hướng rõ ràng về cải cách, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực thông tin- bưu chính. Đây không chỉ là thách thức, mà vượt qua được thách thức lại là cơ hội phát triển cho những doanh nghiệp năng động, sáng tạo , dám đổi mới nhằm thích ứngtốt hơn với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập. Nó sẽ là nhân tố khách quan tạo sức ép buộc mọi thành tố, bộ phận, con người trong VDC phải tiếp tục đổi mới nếp nghĩ, cách làm để không ngừng phát triển trước một xã hội năng động hơn, thông minh hơn.
Thứ ba, cơ hội được mở ra còn do chính thế và lực của VDC tạo nên. Suy cho cùng, cơ hội là nhân tố khách quan đặt ra cho bất kỳ ai, nhưng chớp lấy được cơ hội hay không lại tuỳ thuộc vào nỗ lực chủ quan của từng chủ thể dám đón nhận và chủ động nắm bắt nó. Có thể nói, kể từ khi vượt qua giai đoạn khó khăn, VDC không chỉ trụ vững, mà đã chủ động chuẩn bị cho việc nắm bắt lấy cơ hội phát triển. Thế và lực được tạo ra từ nhiều năm qua là tiền đề quan trọng để nắm lấy thời cơ phát triển. Cơ sở hạ tầng thông tin được xây dựng đang mở ra một triển vọng cho sự phát triển dịch vụ thông tin đa phương tiện và tốc độ, phục vụ tốt nhu cầu đa dạng hoá loại hình dịch vụ. Khả năng khai thác thị trường được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả trong nước và quốc tế. Công nghệ đã được đổi mới đảm bảo khả năng đi tắt đón đầu, thích ứng với mở rộng dung lượng và bảo đảm tốc độ. Đội ngũ con người đã được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới một bước quan trọng nếp nghĩ, cách làm, cách tư duy, hình thành dần từng bước văn hoá VDC được khách hàng ghi nhận… có khả năng tổ chức triển khai các quyết sách của lãnh đạoVDC và làm chủ những công nghệ mới. Quan hệ đối tác trong và ngoài nước của VDC được mở rộng, cho phép tạo được một vị thế trong các nhà cung cấp dịch vụ điện toán, truyền số liệu và INTERNET, đồng thời góp phần đóng vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước trên lĩnh vực mà VDC đảm nhận. Quản lý doanh nghiệp đã có những đổi mới quan trọng, với sự phân cấp, phân công khá rõ ràng giữa từng bộ phận, vận hành theo quy chế… tạo ra khả năng hoạt động nhịp nhàng của toàn bộ công ty, chuẩn bị chủ động cho quá trình cổ phần hoá và xác lập vị thế đúng với tầm vóc vốn có trong Tổng Công ty đang tiến lên xây dựng tập đoàn sản xuất.
. Các giải pháp chủ yếu
2.2.1. Đổi mới mô hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá các hoạt động kinh doanh, bộ phận nghiên cứu thị trường, các đơn vị bán hàng chuyên nghiệp.
Hiện nay, mô hình tổ chức của VDC1 gồm 11 phòng ban :
+ Phòng tổ chức hành chính : có chức năng về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương, thi đua, an ninh an toàn, chính sách đối với người lao động; vì công tác văn thư - lưu trữ, lễ tân đối ngoại, thông tin tuyên truyền.
+ Phòng thị trường có chức năng quản lý các hoạt động kinh doanh
+ Phòng kỹ thuật : có chức năng về kỹ thuật công nghệ, điều hành khai thác mạng và thiết bị.
+ Các Đội bán hàng số I và số II có chức năng triển khai công tác bán hàng của trung tâm
+ Phòng KTTC : có chức năng về công tác kế toán, thống kê tài chính của trung tâm
+ Phòng KDTB : có chức năng về công tác mua bán thiết bị tin học, mạng…
+ Phòng kế hoạch : thực hiện các công tác kế hoạch, quản lý tài sản, cung ứng vật tư
+ Ban KTĐT : thực hiện các chức năng về công tác đào tạo CNTT, Internet cho khách hàng.
+ Phòng tính cước : có chức năng về công tác tính cước và các vấn đề liên quan tới việc tính cước phí và các loại hình dịch vụ trên mạng của Trung tâm.
+ Các đài truyền báo, Web thuộc sự quản lý của VDC1 do VDC1 thành lập và xây dựng. Các đài có chức năng về công tác truyền báo, dịch vụ web cho Trung tâm, là các điểm truyền báo, web cho VDC1 tại các tỉnh trực thuộc phạm vi hoạt động của VDC1. Hiện nay VDC1 đã thành lập được Đài truyền báo TST và dịch vụ Internet tại : Hà Nội, Nghệ An, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai…
Mặc dù VDC được tổ chức theo cách phân chia các bộ phận quản lý và sản xuất một cách tách biệt tới một mức độ nhất định. Tuy nhiên các hoạt động liên quan đến khách hàng được thực hiện tại cả hai cấp công ty và trung tâm nhưng các hoạt động này của hai cấp không được tách bạch rõ ràng và do đó tạo sự chồng chéo. Cả công ty và trung tâm đều thực hiện song song các công việc liên quan đến giai đoạn trước, trong và sau khi cung cấp dịch vụ. Ví dụ như, các hoạt động nghiên cứu thị trường được chính thức thực hiện ở công ty cũng như các trung tâm nhưng không có một kế hoạch hợp tác nào cũng như không có một sự phân chia công việc giữa phòng phát triển kinh doanh ở công ty và trung tâm. Các hoạt động liên quan đến khách hàng như Marketing, kinh doanh được quản lý tại cả bốn phòng phát triển kinh doanh. Riêng phòng kinh doanh ở cấp độ công ty phụ trách giải quyết khiếu nại và yêu cầu khách hàng. Trong thực tế, ở trung tâm VDC1 hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào phòng thị trường và các đội bán hàng, trong đó phòng thị trường có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh bao gồm hỗ trợ bán hàng, nghiên cứu thị trường từ đó đề xuất các giải pháp, định hướng kinh doanh và xây dựng các chiến lược kinh doanh. Hai đội bán hàng có chức năng quản lý phát triển kênh phân phối , trực tiếp quản lý và thực hiện công tác bán hàng. Trên thực tế các phòng ban này đều tập trung vào kinh doanh, do sự phân bổ chi phí và nguồn lực không đều, không có sự quan tâm thích đáng nên các hoạt động Marketing chỉ như một bộ phận của phòng thị trường. Điều này dẫn đến các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Marketing như nghiên cứu thị trường tập trungvào khách hàng và đánh giá thị trường đa phân đoạn hầu như không được thực hiện. Hiện VDC1 ít thực hiện nghiên cứu thị trường , thông tin thu thập được lại không có biệnpháp để áp dụng triệt để làm cho công tác hỗ trợ bán hàng không thật sự mang lại hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của các bộ phận.
Trong thời điểm hiện nay, VDC1 đẩy mạnh quan tâm vào kết quả kinh doanh sao cho khả năng bán hàng cao nhất với thời gian nhanh nhất. Điều này đòi hỏi tính kịp thời của thông tin trong trung tâm. Với cơ cấu phòng ban thiếu tính chuyên nghiệp hoá cao, luồng thông tin vận động chậm chạp và rải rác ở các phòng ban gây ra sự thiếu kịp thời làm gián đoạn công tác bán hàng, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đặt ra có thể dẫn đến nguy cơ mất khách hàng tiềm năng và không duy trì được khách hàng trung thành của Trung tâm.
Những thực tế này là do VDC1 thiếu tính chuyên nghiệp hoá trong các phòng ban của trung tâm, do đó trung tâm cần thực hiện những biện pháp như sau:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá cho các bộ phận phòng ban, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận. Đặc biệt là các phòng ban có liên quan trực tiếp đến công tác bán hàng gồm phòng thị trường với việc xây dựng công tác Marketing được phân bổ nguồn nhân lực và tài chính thích hợp, nghiên cứu thị trường và đề xúât các giải pháp, xây dựng các chính sách chiến lược kinh doanh cho trung tâm; các đội bán hàng tập trung vào công tác bán hàng và quản lý kênh phân phối; phòng chăm sóc khách hàng tiếp nhận, chuyển giao thông tin đến các phòng ban có chức năng và gửi thông tin phản hồi trở lại cho khách hàng…
- Cơ cấu các phòng ban gọn nhẹ, linh hoạt và có sự gắn kết cao, đảm bảo luồng thông tin phục vụ hoạt độngkinh doanh được kịp thời, đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
- Xây dựng cơ cấu hợp lý để khuyến khích nhân viên, tạo động lực cho người lao động. Với cơ cấu mang tính chuyên nghiệp hoá cao trong các phòng ban đòi hỏi người lao động phải nhiệt tình và tự nguyện trong việc làm theo các qui trình đã định sẵn và đáp ứng đòi hỏi của khách hàng một cách cao nhất. Tạo động lực cho nhân viên giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đóng góp xây dựng chất lượng dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
- Cơ cấu làm việc chuyên nghiệp hoá cao còn đòi hỏi năng lực của nhân viên trong các phòng ban có chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, được đào tạo sâu các kiến thức về sản phẩm dịch vụ, nắm vững các quy trình kinh doanh của trung tâm và thực hiện thành thạo. Do đó, trung tâm cần chú trọng công tác đào tạo và tự đào tạo trong cán bộ nhân viên của mình, đảm bảo về nghiệp vụ cũng như về phẩm chất đạo đức.
2.2.2. Đặt mục tiêu bán hàng là chính, do đó cần phát triển và đẩy mạnh kênh bán hàng, thông qua các chính sách, cơ cấu đối với các kênh phân phối:
Hiện nay , mạng lưới cung cấp dịch vụ của trung tâm bao gồm các bưu điện địa phương và các đại lý của VDC trên khắp miền Bắc. Các kênh phân phối này có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VDC đến các kênh phân phối nhỏ hơn theo khu vực hoặc theo phân cấp và trực tiếp đến người tiêu thụ cuối cùng.
Thực tế, VDC1 đang thực hiện hai kênh phân phối với sự kinh doanh và quản lý trực tiếp của Đội bán hàng số I và II. Đội bán hàng số I quản lý và kinh doanh kênh phân phối trực tiếp từ VDC1 đến người tiêu thụ cuối cùng, còn Đội bán hàng số II hoạt động kinh doanh và quản lý trên kênh phân phối gián tiếp hay phân phối qua trung gian là các bưu điện và đại lý các cấp. ( Hình 3.1)
Với kênh phân phối trực tiếp, đòi hỏi VDC1 phải thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình kinh doanh, từ nghiên cứu triển khai đến tư vấn lắp đặt và bảo hành. Vấn đề này đặt ra yêu cầu VDC1 phải mở rộng cơ cấu nhiều phòng ban chuyên trách, tăng cường dịch vụ và nhân lực, làm tăng chi phí nhân lực quan trọng hơn là làm cho VDC1 ngày càng trở nên cồng kềnh, kém linh hoạt và khó đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đối với các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao như truyền số liệu, INTERNET trực tiếp cần phải có những nhân viên thực hiện có trình độ cao của VDC mới thực hiện được, do đó việc phân phối theo kênh trực tiếp hay gián tiếp còn tuỳ thuộc vào loại hình dịch vụ nào. Mặc dù vậy với sự phát triển của các công ty đại lý lớn như hiện nay, họ dần khẳng định vị trí trong các loại hình dịch vụ phức tạp và ở các quy mô khác nhau cộng với việc xoá bỏ cơ chế độc quyền cho lĩnh vực viễn thông &INTERNET của Nhà nước thì vị thế của kênh phân phối trực tiếp sẽ kém đi rất nhiều.
Trong kênh phân phối gián tiếp của VDC1 bao gồm Bưu điện tỉnh và thành phố lớn và các đại lý cấp I. Dưới các Bưu điện tỉnh thành phố còn có các bưu điện địa phương (phường xã), các đại lý nhỏ; dưới các đại lý cấp I còn có các đại lý cấp thấp hơn (cấp II, III…). Hầu như tất cả các dịch vụ INTERNET đều thực hiện được qua kênh phân phối gián tiếp. Hiện nay, đối với Bưu điện chỉ phân phối các sản phẩm dịch vụ liên quan đến INTERNET gián tiếp và mảng thẻ bao gồm: các dịch vụ dial-up VNN 1268,1269,1260, 1260-P, thẻ gọi quốc tế và trong nước 1717, thẻ INTERNET…đối với hệ thống đại lý được phân phối cả dịch vụ INTERNET gián tiếp và trực tiếp, dịch vụ VNNmail, webhosting, thẻ gọi quốc tế, thẻ INTERNET…Đối với kênh phân phối gián tiếp, VDC1 chỉ phải giải quyết chính sách hoa hồng đại lý, hỗ trợ chi phí và kỹ thuật chứ không phải làm toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh như trên. Giảm được chi phí nhân lực, giảm sự tiếp xúc trực tiếp, giảm gánh nặng về cơ cấu tổ chức, giúp bộ máy vận hành linh hoạt và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất cho trung tâm.
Thực tế , sự tồn tại song song của hai kênh bán hàng là nhằm tạo sự cạnh tranh nội bộ giữa hai đội bán hàng. Điều này thúc đẩy khả năng và hiệu quả của công tác bán hàng của VDC1. Tuy nhiên , kết quả cho thấy hoạt động kinh doanh trên kênh phân phối gián tiếp mang lại tỷ trọng doanh thu cao hơn nhiều so với kênh phân phối trực tiếp cho thấy VDC1 cần quan tâm đến giải pháp phát triển kênh phân phối gián tiếp là chủ yếu.(Hình 3.1)
VDC1
Ngêi tiªu thô cuèi cïng
§¹i lý
B§§P
§¹i lý cÊp I
Bu ®iÖn cÊp tØnh
§¹i lý
§¹i lý
Hình 3.1: Sơ đồ kênh phân phối của VDC1
Đối với VDC người tiêu thụ cuối cùng chủ yếu là các cơ quan tổ chức, các công ty lớn, các doanh nghiệp; đối với các Bưu điện địa phương và các đại lý, người tiêu thụ cuối cùng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân tổ chức có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của VDC. Các kênh phân phối của VDC1 hoạt động rất hiệu quả, giúp VDC1 tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ở diện rộng , chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Các đại lý chủ yếu phát triển các dịch vụ VNN INTERNET, thẻ INTERNET, thẻ 1717 gọi quốc tế, megaVNN, webhosting, Vnmail.
2.2.3. Trung tâm cần sử dụng các biện pháp đẩy mạnh kênh bán hàng cụ thể như sau:
- Xây dựng cấu trúc kênh phân phối hợp lý và hiệu quả với loại hình kinh doanh dịch vụ của Trung tâm:
Trung tâm cần đẩy mạnh xây dựng kênh phân phối theo hai cấu trúc chủ yếu sau:
Mô hình 1
M
W
R
C
Mô hình 2
C
R
W
A
M
Trong đó : M: Trung tâm VDC1 (manufacter) A: Đại lý (Agency)
W: Người bán buôn (Wholesaler) , R: Người bán lẻ (Retailer)
C: Người tiêu dùng (consumer)
Với hai mô hình trên thì mô hình hai cần quan tâm xây dựng nhiều hơn. VDC1 sẽ xây dựng hệ thống Marketing liên kết theo chiều dọc (VMS), theo kiểu kênh VMS hợp đồng phân phối độc quyền (độc quyền kinh tiêu). Đó là quan hệ hợp đồng giữa trung tâm VDC1 và một công ty hoặc cá nhân cho phép người nhận quyền được tiến hành một loại hoạt động kinh doanh nhất định dưới tên gọi đã được thiết lập và theo những nguyên tắc đặc biệt.
Việc sử dụng các tổng đại lý độc quyền phân phối sẽ giúp VDC1 tăng doanh số cao. Các đại lý được chuyên môn hoá chính trong thực hiện bao phủ thị trường và phân phối tiếp xúc bán cho trung tâm. Thực tế, họ có thể thực hiện toàn bộ công việc Marketing thực sự và những nỗ lực bán cho người cung cấp mà họ đại diện. Điều này cho thấy việc sử dụng các Đại lý hoàn toàn có thể thay thế cho lực lượng bán ngoài trực tiếp của Trung tâm.
Đối với các nhánh sau của Tổng đại lý thay cho người bán buôn và bán lẻ của mô hình sản xuất là hệ thống các đại lý cấp II, III… về thực chất đây là một hệ thống kênh phân phối có phân cấp và được chuyên môn hoá theo chiều dọc. Các tổng đại lý hay các đại lý cấp I thực hiện chức năng phân phối và bán buôn dịch vụ là chính, còn việc bán lẻ sẽ được chuyển giao cho các đại lý nhỏ hơn. Việc phân cấp được phân theo quy mô đại lý, và theo đó sẽ có các chính sách khác nhau cho các đại lý dựa vào chính sách hoa hồng đại lý và các công tác hỗ trợ. Theo sự phân cấp, các tổng đại lý có thể được phân phối kinh doanh các dịch vụ công nghệ cao như MegaVNN, INTERNET trực tiếp , leased line và phân phối bán buôn các loại thẻ của VDC1; còn các đại lý cấp thấp có thể chuyên nghiệp hoá trong việc phân phối hoặc bán lẻ các loại thẻ VNN, 1717 của trung tâm, hướng tới việc xây dựng nhiều các mô hình tổng đại lý nhằm giảm tải cho VDC1 và tăng khả năng bán hàng cho trung tâm.
2.2.4. Đối với từng thành viên trong kênh phân phối thực hiện các chính sách cụ thể như sau:
Đối với các Bưu điện địa phương:
- Xây dựng cơ chế theo quan hệ kinh tế thay cho quan hệ phối hợp truyền thống. Từ trước đến nay, theo quan hệ trong ngành bưu chính viễn thông, cùng thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nên VDC và các bưu điện địa phương luôn có mối quan hệ phối hợp hỗ trợ giữa các đơn vị, và quan hệ hợp tác dựa trên cơ chế phân chia. Điều này giảm chi phí phân phối cho VDC, nhưng ngược lại không tạo ra một cơ chế khuyến khích cho các bưu điện thúc đẩy phát triển bán hàng. Theo cơ chế kinh tế, VDC1 sẽ trực tiếp ký hợp đồng Đại lý cho các Bưu điện cấp tỉnh, thành phố. Qua đó các bưu điện này sẽ trở thành các đại lý cấp I và có chức năng như các đại lý cấp I khác, được hưởng các quyền lợi của Đại lý về hoa hồng đại lý, về các chính sách hỗ trợ phát triển. Các chính sách này sẽ thúc đẩy khả năng bán hàng cho các Bưu điện.
+ Hỗ trợ các tỉnh phát triển đại lý , VDC1 phân phối trực tiếp xuống bưu điện các tỉnh, sau đó bưu điện các tỉnh lại phân phối xuống các bưu điện địa phương và các đại lý. Bưu điện các tỉnh là đầu mối phân phối cho nhiều các đại lý là công ty, các đại lý bưu điện các phường xã, thị trấn, vì vậy VDC1 cần hỗ trợ họ trong việc phát triển các đại lý, mở rộng đại lý trên các khu vực. Với việc phát triển đại lý , các bưu điện sẽ giảm được chi phí bán hàng cũng như chi phí tiếp xúc. Khi phát triển đại lý, các Bưu điện sẽ trở thành các trung gian phân phối bán buôn các sản phẩm dịch vụ. Hiện tại, các bưu điện chỉ thực hiện chức năng phân phối và bán lẻ các sản phẩm dịch vụ liên quan đến INTERNET gián tiếp do sự hạn chế về kỹ thuật, các nhân viên bưu điện không được đào tạo chuyên về các sản phẩm công nghệ cao khác. VDC1 có thể trực tiếp hỗ trợ chi phí phát triển đại lý và hỗ trợ kỹ thuật trong đào tạo các đại lý về nghiệp vụ bán hàng, về kỹ thuật cơ bản về sản phẩm dịch vụ.
+ Đào tạo cán bộ, nhân viên của Bưu điện địa phương: Đây là một yêu cầu cấp thiết , các nhân viên bưu điện vốn chỉ quen thuộc nhiều với nghiệp vụ bưu chính là chủ yếu, họ chưa có nhiều kiến thức cơ bản hoặc chuyên sâu về lĩnh vực INTERNET. Mặt khác , để bán được các sản phẩm dịch vụ của VDC thì các nhân viên Bưu điện là những người trực tiếp giao tiếp với khách hàng và đại lý cần phải có những kiến thức đầy đủ về các sản phẩm dịch vụ đó. Do vậy VDC1 phải thực hiện các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn cho các nhân viên bưu điện tuỳ theo sản phẩm dịch vụ. Điều này càng thực hiện dễ dàng hơn khi thực hiện cơ chế kinh tế giữa VDC1 với các bưu điện địa phương. VDC nên tập trung vào đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bán hàng và kỹ thuật của sản phẩm dịch vụ cho các nhân viên Bưu điện, vừa giúp hỗ trợ kiến thức cho họ vừa giúp họ có thể đào tạo cơ bản lại cho các đại lý, giảm công tác đào tạo trên diện rộng cho các đại lý cấp thấp của Bưu điện.
- Đối với các đại lý:
+ Xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp có phân cấp.
Các đại lý trực tiếp của VDC1 cũng là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp và phân phối sản phẩm dịch vụ của VDC cho khách hàng. Đây là một kênh bán hàng đem lại doanh thu cao cho VDC1. Do đó VDC1 cần phải tổ chức và xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp cho các đại lý. VDC1 sẽ xây dựng một hệ thống đại lý có phân cấp từ các đại lý cấp I đến các đại lý cấp nhỏ hơn điều đó tuỳ thuộc vào qui mô của các đại lý đó. Trong đó các đại lý cấp I là những đại lý cao nhất , từ đó sẽ triển khai đến các đại lý khác nhỏ hơn, các đại lý cấp I sẽ chuyên môn hoá trong việc phân phối sản phẩm dịch vụ cũng như thực hiện bán buôn là chủ yếu, còn việc bán lẻ thuộc về các đại lý cấp II, III… Bên cạnh đó có thể xây dựng mô hình đại lý chuyên nghiệp theo sản phẩm dịch vụ cung cấp. Các đại lý cấp I có thể bán tất cả các dịch vụ hoặc một số dịch vụ nào đó mà VDC1 cung cấp, các đại lý cấp II, III… có thể chỉ chuyên bán những sản phẩm nhất định , chủ yếu do quy mô nhỏ nên họ chỉ chuyên về mảng sản phẩm thẻ bao gồm thẻ INTERNET, thẻ 1717…mặt khác, VDC1 có thể trực tiếp hoặc thông qua các đại lý đào tạo các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các sản phẩm dịch vụ mà họ sẽ bán cho khách hàng. Tuy nhiên, quy mô của các đại lý không phải là cố định mà càng ngày sẽ theo chiều hướng tăng dần và trở thành các đại lý cấp I,và lại thực hiện phát triển đại lý cấp thấp, mô hình chuyên nghiệp hoá lại được thực hiện và phát triển. Việc xây dựng hệ thống kênh phân phối ngày càng mở rộng sẽ giúp VDC1 bao phủ thị trường, tăng doanh số bán, đảm bảo vị trí Trung tâm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
+ VDC1 cần xây dựng cơ chế kinh tế cho các đại lý: Các đại lý của VDC1 không chỉ kinh doanh các sản phẩm của Trung tâm mà còn các mảng kinh doanh khác. Do đó các đại lý không hoàn toàn tập trung vào việc bán hàng cho trung tâm. Vì vậy, trung tâm cần chú trọng đến các biện pháp khuyến khích tạo động lực để các đại lý có thể đẩy mạnh hơn công tác bán hàng. VDC1 hiện tại vẫn đang sử dụng cơ chế hoa hồng cho đại lý theo tỷ lệ nhất định. Đối với các sản phẩm thẻ, VDC1 sẽ chiết khấu hoa hồng đại lý theo mệnh giá thẻ đó với tối đa có thể khoảng 10 đến 30% giá trị thực tế. Đây cũng là một biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất cho các đại lý, điều này sẽ giúp VDC tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên , hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của VDC đang gây sức ép lớn về chiết khấu nhằm cạnh tranh với VDC. Đối với các sản phẩm không mang lại giá trị trực tiếp, như MegaVNN, VDC1 sẽ xây dựng cơ chế hoa hồng theo doanh số thuê bao theo một tỷ lệ nhất định. Ngoài các biện pháp đã sử dụng, VDC có thể tăng thêm các chính sách ưu đãi về chiết khấu, về thời gian tín dụng theo tháng , quý, năm, hỗ trợ đại lý trong cơ sở vật chất , một số chi phí cố định cần thiết để mở rộng thêm mạng lưới bán hàng cho VDC…Bên cạnh các cơ chế về hoa hồng đại lý, VDC1 lên mở rộng cơ chế hỗ trợ về chi phí phát triển về đào tạo, nhằm tạo động lực thúc đẩy bán hàng của các đại lý. Đối với các đại lý cấp I có quan hệ trực tiếp với VDC1, trung tâm chỉ quan hệ thông qua chính sách hoa hồng đại lý, và cơ chế hỗ trợ, còn cho đại lý hoàn toàn chủ động trong nghiệp vụ phân phối, bán hàng và hoàn toàn độc lập về giá cả cũng như chính sách với các đại lý bán lẻ.
- Xây dựng thương hiệu, và bảo vệ thương hiệu VDC trên thị trường.
Hiện nay, thương hiệu VDC đã trở nên khá quen thuộc trên thị trường, tuy nhiên nó chưa gắn liền với các sản phẩm mà VDC cung cấp. Đây là một vấn đề quan trọng. Trên thị trường nhiều khách hàng vẫn lầm tưởng VDC với Bưu điện, điều này khiến VDC1 mất đi rất nhiều khách hàng vì họ không biết đến các dịch vụ đầy đủ của VDC1 cung cấp. Do đó cần phải có biện pháp quảng bá, giới thiệu cho người tiêu dùng một cách rộng rãi, thông qua các phương tiện truyền thông, qua các hội chợ, tại các điểm , khu vực lớn để khi nói tới VDC là khách hàng có thể biết ngay VDC cung cấp các sản phẩm dịch vụ gì? Mặt khác VDC cũng cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, duy trì và nâng cao uy tín của mình tạo hình ảnh lớn cho công ty nói chung và cho VDC1 nói riêng.
Thực tế cho thấy VDC1 chưa đưa ra được một chiến lược tiếp thị quảng cáo có hiệu quả, đặc biệt là các chương trình quảng cáo trên truyền hình không đáp ứng hai tiêu chí tối thiểu của chương trình quảng cáo cơ bản là cơ hội nhìn(OTS) và cơ hội nghe(OTH).
Trong thời điểm hiện nay, quảng cáo và xúc tiến luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thị trường kinh doanh đồng thời được cải thiện trong thị trường. Do đó VDC1 cần tăng cường công tác quảng cáo xúc tiến, xây dựng thương hiệu VDC ngày càng cao hơn trên thị trường. Đặc biệt quan tâm đến các công cụ quảng cáo xúc tiến có hiệu quả như: tổ chức các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhân các ngày lễ, tổ chức các hoạt động cộng đồng, tài trợ các giải đấu thể thao sinh viên, học sinh, cơ quan; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; quảng cáo phổ thông thông qua các phương tiện truyền thông , đặc biệt là truyền hình.
Kªnh b¸n hµng cho mçi dßng s¶n phÈm
B§§P/ c¸c ®¹i lý ph©n phèi(chñ yÕu cho c¸c s¶n phÈm INTERNET)
§èi t¸c kinh doanh
Tivi
§iÖn tho¹i
web browser+email
gÆp gì trùc tiÕp
fax
th tÝn
c¸c thiÕt bÞ kh«ng d©y
b¸o chÝ, Ên phÈm
Trung t©m hç trî kh¸ch hµng(®µi 1800-1260, web hç trî vµ gÆp gì t vÊn trùc tiếp)
Kh¸ch hµng
Hình 3.2: Các kênh thông tin khách hàng
* Đẩy mạnh, phát triển công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng
Công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng được thực hiện thông qua đài hỗ trợ khách hàng, phòng hỗ trợ kỹ thuật tại VDC1 và đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng tại Bưu điện và ở các đối tác kinh doanh khác.
Tại VDC1, các nhân viên luôn được hướng dẫn quy trình cụ thể trong việc phục vụ cung cấp dịch vụ tới cho khách hàng, bao gồm:
- Qui trình cung cấp sản phẩm INTERNET trực tiếp, giải quyết khiếu nại và hỗ trợ khách hàng.
- Qui trình tạo và cung ứng khách hàng các sản phẩm INTERNET gián tiếp, giải quyết khiếu nại và hỗ trợ.
- Qui trình kinh doanh của bộ phận tiếp nhận thông tin 1800-1260 trong đài hỗ trợ dịch vụ.
- Các tiêu chí cho nhân viên hoạt động và nhân viên giám sát của đài hỗ trợ dịch vụ
- Các quy trình chuẩn trong hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
- Quy trình giải quyết các khó khăn phát sinh trong các dịch vụ trực tiếp.
Các nhân viên hỗ trợ khách hàng tại VDC luôn được đào tạo chuyên nghiệp hoá, vì vậy , VDC1 cần có biện pháp khuyến khích họ có sự nhiệt tình và tự nguyện đối với công việc thông qua chế độ thu nhập và đãi ngộ tạo động lực, bên cạnh đó trung tâm cũng nên thường xuyên giám sát đào tạo nângcao chất lượng phục vụ khách hàng của các bộ phận này.
Đối với các Bưu điện và các đại lý, VDC1 có thể hỗ trợ chi phí đào tạo hoặc trực tiếp đào tạo nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng cho các nhân viên của các bưu điện và các đại lý theo hướng chuyên nghiệp hoá.
Các kiến nghị
- Kiến nghị về phía VNPT
* Xây dựng cơ chế hạch toán độc lập cho VDC. Được thành lập từ năm 1989, đến quyết định số 420/TCCB-LĐ và 883/QĐ-TCCB , VDC từ một đơn vị hạch toán kinh tế trong khối thông tin Bưu điện trở thành một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam. Công ty chính thức được giao vốn, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do Tổng công ty giao.
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin , viễn thông và INTERNET đòi hỏi phải có đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng CNTT, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực và đặc biệt nhất là khả năng tự thích ứng của đội ngũ trong thời kỳ ngắn, liên tục, thường xuyên. Trong quá trình hình thành và phát triển, VDC đã trải qua những bước ngoặt quan trọng về đầu tư đổi mới, nâng cấp kết cấu hạ tầng và công nghệ, chính nó tạo nên một sức mạnh mới cho VDC, như sự ra đời của VIETPAC, xây dựng dịch vụ băng thông rộng (ASDL), INTERNET không dây… Nhưng rồi tới đây, mạng máy tính truyền thông đa phương tiện sẽ thế chỗ cho mạng điện thoại truyền thống, ở đó sẽ tích hợp mọi dịch vụ từ điện thoại truyền thống tay đôi đến phát thanh, truyền hình, truy cập các cơ sở dữ liệu, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa… sẽ đòi hỏi những thay đổi lớn trong đầu tư cho kết cấu hạ tầng thông tinvà xây dựng đội ngũ thích ứng với nhu cầu phát triển đó. Nguồn đầu tư ngày càng lớn hơn và khả năng thu hồi vốn phải được thực hiện nhanh hơn trước một chu kỳ công nghệ ngày càng rút ngắn. Nguồn nhân lực phải được đào tạo và đào tạo lại để thích ứng tốt hơn với yêu cầu mở rộng kinh doanh dịch vụđa phương tiện.
Trước hết, về vốn đầu tư hàng năm, VNPT cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24303.DOC