Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam: Trang 1
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM......................................................................7
1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM............................................................................... 7
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới .................7
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm ..............................................................................11
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm.............................................
93 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài chính tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM......................................................................7
1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM............................................................................... 7
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới .................7
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm ..............................................................................11
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm...................................................................... 11
1.1.2.2 Sự cần thiết của đầu tư vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm ........... 12
1.1.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm ......................................................................14
1.1.3.1 Quy luật số đông ................................................................................ 14
1.1.3.2 Phương pháp thống kê ....................................................................... 15
1.1.4 Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm ...................................................................16
1.1.4.1 Bảo hiểm nhân thọ ............................................................................. 16
1.1.4.2 Bảo hiểm phi nhân thọ....................................................................... 16
1.1.5 Tính tất yếu khách quan của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội .....17
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM .................................................................................................. 18
1.2.1 Tổng quan về quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm........18
1.2.1.1 Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ........... 19
1.2.1.2 Nguyên tắc đầu tư vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm..................... 19
Trang 2
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
1.2.2 Danh mục đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm..........................20
1.2.3 Hoạt động đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở một số nước................24
1.2.3.1 Các quy định về pháp lý .................................................................... 24
1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cấu trúc đầu tư trên thị trường BHNT .. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÁC DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..........32
2.1 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ............................................................ 32
2.1.1 Khái quát sự ra đời vào phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam ......32
2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay....................................................33
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 39
2.2.1 Vấn đề tạo lập vốn trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại
Việt Nam hiện nay...............................................................................................39
2.2.1.1 Nguồn gốc hình thành vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp bảo hiểm 39
2.2.1.2 Nội dung dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp kinh doanh
BHNT.............................................................................................................. 41
2.2.1.3 Một số tồn tại trong quy định về trích lập dự phòng bảo hiểm nhân
thọ……… ....................................................................................................... 45
2.2.2 Thực trạng đầu tư vốn trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ.....................................................................................46
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn của các doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam ......................................................... 46
2.2.2.2 Thực trạng đầu tư trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp
bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua....................................................... 48
Trang 3
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO LẬP VÀ ĐẦU TƯ VỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM ........................ 62
2.3.1 Kết quả của hoạt động tạo lập vốn .............................................................62
2.3.1.1 Thực trạng tạo lập vốn từ người tham gia bảo hiểm....................... 62
2.3.1.2 Thực trạng tạo lập vốn từ nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm............... 63
2.3.2 Những đánh giá chung trong việc quản lý và sử dụng vốn ........................64
2.3.2.1 Những thành tích................................................................................ 64
2.3.2.2 Những tồn tại...................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN
VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO
HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM .......................................................................71
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
VIỆT NAM ................................................................................................................... 71
3.1.1 Theo xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế ..............................71
3.1.2 Theo mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam ........................72
3.1.3 Những cơ hội và thách thức........................................................................73
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẠO LẬP VỐN VÀ HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM......................................................................................... 76
3.2.1 Các giải pháp ở tầm vĩ mô..........................................................................76
3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm...........................................83
3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ khác ...........................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
Trang 4
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1:
Bảng 1.1: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Trung Quốc ..........................26
Bảng 1.2: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Indonesia ..............................27
Bảng 1.3: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Hồng Kông...........................28
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư tài chính của các công ty BHNT ở một số nước...............30
CHƯƠNG 2:
Bảng 2.1: Tổng hợp các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trên thị trường VN đến
31/12/2005.................................................................................................................34
Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên TTBH Việt Nam đến 31/12/2005.................35
Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên TTBH Việt Nam đến 31/12/2005 (tiếp theo)36
Bảng 2.3: Dự phòng nghiệp vụ BHNT năm 2004-2005...........................................43
Bảng 2.4: Dự phòng nghiệp vụ BHNT của một số công ty......................................44
Bảng 2.5: Dự phòng toán học BHNT của một số công ty........................................44
Bảng 2.6: Doanh thu phí bảo hiểm 1994-2005 toàn thị trường................................50
Biểu 2.1: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường...........................................51
Biểu 2.2: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế ......................................................51
Bảng 2.7: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế ....................................................52
Bảng 2.8a & 2.8b: Phân tích cơ cấu vốn đầu tư trở lại nền kinh tế DNBH nhân thọ
và toàn ngành bảo hiểm ............................................................................................54
Bảng 2.9: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Việt qua các năm .........................................55
Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư vốn của Prudential Việt Nam năm 2004 & 2005 ...........56
Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Minh CMG năm 2004 & 2005 ..................56
Bảng 2.12: Lợi suất đầu tư tài chính của công ty BHNT Bảo Việt, Công ty bảo
hiểm nhân thọ AIA và Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG .......................58
Trang 5
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm, cùng với việc tăng
cường hoạt động khai thác bảo hiểm, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
vốn mà các doanh nghiệp đang sở hữu là một trong những vấn đề có tầm quan trọng
đặc biệt, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhất là trong
điều kiện thị trường bảo hiểm (TTBH) Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt do
có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) dưới tác động của chính
sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc đầu tư như thế nào để vừa
đạt được hiệu quả về mặt kinh tế, vừa đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả các hợp
đồng bảo hiểm, lại vừa hạn chế ở mức tối đa các rủi ro lại là vấn đề không hề đơn
giản đối với các doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công tác đầu tư tài
chính tại các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam” làm luận văn bảo vệ học vị
thạc sĩ kinh tế của mình với mong muốn đóng góp một phần công sức để phân tích
thực trạng, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa
hiệu quả của hoạt động đầu tư tài của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT)
trên thị trường tài chính.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử để phân tích, đánh giá đối tượng, kết hợp phân tích lý luận và phân tích
thực tiễn. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như phương
pháp so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá đối tượng nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới thiệu và phân tích thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của các
DNBH nhân thọ ở Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế và khó khăn mà các
DNBH đang gặp phải. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
Trang 6
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
đầu tư giúp các DNBH nhân thọ Việt Nam thể hiện tốt hơn vai trò của một tổ chức
trung gian tài chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công ty BHNT đang hoạt
động trên TTBH Việt Nam. Trong đó, đề tài đi sâu vào nghiên cứu khả năng tạo lập
vốn và công tác đầu tư tài chính.
5. Những điểm mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bảo hiểm, thực trạng tạo lập và đầu tư vốn
trong các DNBH trong và ngoài nước đồng thời thông qua kinh nghiệm thực tế
trong công tác tài chính tại công ty BHNT, luận văn đã đề xuất và giới thiệu những
giải pháp nhằm giúp những người làm công tác đầu tư tài chính trong các DNBH
nhân thọ giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vốn, cụ thể:
Thành lập công ty đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư;
Xây dựng DMĐT tối ưu cho các DNBH;
Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống ngân hàng;
Nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý tiền mặt tối ưu;
Phát triển các loại hình sản phẩm mới của BHNT để thu hút đầu tư dài hạn ...
6. Kết cấu của luận văn
Không tính phần mục lục, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo, luận văn dài 84 trang bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm và quản lý vốn trong các DNBH
Chương 2: Thực trạng việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn của các DNBH
nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tạo lập vốn và hiệu quả công
tác đầu tư tài chính tại các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.
Trang 7
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM VÀ QUẢN LÝ VỐN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới
Con người cùng các thể chế chính trị từng tồn tại trong lịch sử luôn đặt
nhiệm vụ hạn chế rủi ro lên hàng đầu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời để làm nhiệm vụ hạn
chế rủi ro ấy.
Ở Trung Hoa cách đây hơn 5.000 năm, lúc bấy giờ bọn cướp biển hoành
hành khắp nơi; do vậy để hạn chế rủi ro, khi ra khơi người ta thường bố trí cho
nhiều tàu chia nhau chở kèm một phần hàng hóa của một chiếc tàu khác, phòng khi
có một chiếc tàu bị bọn cướp biển tấn công thì phần hàng còn lại chở trên những
chiếc tàu kia không bị cướp.
Cách nay gần 4.500 năm, ở một nơi khác là đế quốc Babylon cổ, các thương
nhân thường phải du thương khá nhiều, và họ đã đối phó với các rủi ro bằng cách
đem tiền cho người khác vay. Khi việc vận chuyển hàng hóa đã hoàn tất một cách
an toàn, các thương nhân này sẽ bắt người vay tiền hoàn trả khoản vay, kèm theo đó
là tiền lời. Vào năm 2100 trước Công Nguyên, đạo luật Hammurabi ra đời đã đặt
hoạt động cho vay của các doanh nhân vào khuôn khổ pháp luật. Đạo luật này đã
chính thể hóa các khái niệm “bottomry” (chỉ việc mượn tiền trên cơ sở lấy tàu làm
bảo đảm) và “respondentia” (chỉ hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy). Các khái
niệm này đã đặt nền móng cho thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Các hợp
đồng loại này gồm 3 yếu tố: khoản vay căn cứ vào giá trị tàu, hàng hóa hay cước
vận chuyển; lãi suất; khoản phụ thu cho các trường hợp mất mát có thể xảy ra. Trên
thực tế, khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, chủ tàu là người được bảo hiểm còn chủ
cho vay là người đánh giá rủi ro.
BHNT xuất hiện ở đế quốc La Mã cổ đại không lâu sau đó. Tại đây người ta
đã lập nên các hội mai táng để lo chi phí tang ma cho các thành viên, ngoài ra hội
Trang 8
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
cũng hỗ trợ tài chính cho thân nhân người chết. Khoảng năm 450 sau Công Nguyên,
đế quốc La Mã sụp đổ dẫn đến việc hầu hết các khái niệm của BHNT bị lãng quên.
Tuy nhiên các mặt, tính chất của nó thì vẫn không hề thay đổi trong suốt thời Trung
Cổ, nhất là đối với các phường hội thủ công và thương nghiệp. Các phường hội này
đã lập nên nhiều hình thức bảo hiểm thành viên để bù đắp thiệt hại các vụ hỏa hoạn,
lũ lụt, trộm cướp; ngoài ra còn có bảo hiểm thương tật, tử vong và thậm chí là bảo
hiểm tù ngục (bảo hiểm cho trường hợp người mua bảo hiểm phải vào tù).
Trong suốt thời phong kiến, các ngành du lịch và mậu dịch ngày càng suy
yếu và không còn thịnh đạt như trước, do vậy các hình thức bảo hiểm sơ khai cũng
bị mai một. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 các ngành
giao thông, thương nghiệp và cả dịch vụ bảo hiểm đã phát triển trở lại.
Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn Độ bắt nguồn từ bộ kinh Veda của nước này. Đơn cử
là trường hợp của tập đoàn BHNT Yogakshema, một Công ty trực thuộc tổng hội
liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ. Tên của Công ty này được lấy từ trong kinh Rig Veda.
Cụm từ Yogakshema cho thấy ở Ấn Độ vào khoảng năm 1.000 trước Công Nguyên,
hình thức “bảo hiểm cộng đồng” đã phát triển rất thịnh hành và người Aryan khi đó
cũng đã tham gia rất nhiều vào hình thức bảo hiểm này.
Tương tự với đế quốc La Mã cổ đại, trong giai đoạn truyền bá đạo Phật
người Ấn Độ đã lập nên nhiều hội mai táng để hỗ trợ cho các gia đình xây cất nhà
cửa đồng thời che chở, đùm bọc các góa phụ và trẻ nhỏ.
Sau Cách Mạng ánh sáng (Glorious Revolution) năm 1688, ở Châu Âu chỉ có
Vương Quốc Anh công nhận tính pháp lý của BHNT. Nhờ vậy mà trong suốt 3 thập
kỷ sau Cách Mạng ánh sáng, ở Anh dịch vụ này đã phát triển rất mạnh mẽ. Hình
thức bảo hiểm mà chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17. Khi đó ở Anh
từng có một nơi gọi là Lloyd’s of London, nơi mà về sau người ta biết tới với cái
tên Nhà hàng Cà phê Lloyd’s (Lloyd’s Coffee House). Các thương nhân, chủ tàu và
Trang 9
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
các nhà thầu bảo hiểm khi đó hay tụ tập ở nhà hàng này để bàn công chuyện làm ăn
và tiến hành các hợp đồng buôn bán.
Mặc dù được sử dụng như một công cụ hạn chế rủi ro, dịch vụ BHNT vẫn bị
cuốn vào trò đỏ đen vốn được xem là bản năng của tầng lớp tiểu tư sản Anh đang
phát triển rất mạnh mẽ lúc bấy giờ. Đến năm 1774, Quốc hội Anh ra sắc lệnh cấm tổ
chức, tham gia cá cược trên ngày chết của con người, từ đó vấn nạn này mới chấm
dứt.
Ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ được xây dựng trên mô hình bảo
hiểm Anh. Vào năm 1735, Công ty bảo hiểm đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra đời ở
Charleston, thủ phủ bang South Carolina. Vào năm 1759, Hội nghị Giáo hội Trưởng
lão Philadelphia đã quyết định bảo trợ cho tập đoàn BHNT đầu tiên của Hoa Kỳ.
Tập đoàn này hoạt động vì lợi ích của các mục sư và tín đồ. Ngày 22/5/1761, tập
đoàn này đã ký kết được hợp đồng BHNT đầu tiên với công chúng Mỹ.
Mặc dù vậy, mãi đến 80 năm sau (tức là sau năm 1840) dịch vụ BHNT Mỹ
mới thật sự cất cánh. Chìa khóa dẫn đến thành công chính là nhờ các Công ty bảo
hiểm đã hạn chế được những sự chống đối từ các nhóm tôn giáo.
Năm 1835, ở New York đã xảy ra một vụ hỏa hoạn đầy tai tiếng. Vụ hỏa
hoạn này khiến người dân ở đây lưu tâm nhiều hơn đến nhu cầu phải có nguồn dự
trữ để bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng không thể lường trước. Hai năm
sau, Massachusetts trở thành bang đầu tiên ở Mỹ sử dụng luật pháp buộc các Công
ty phải tự tích lũy nguồn dự trữ này. Vụ cháy lớn ở Chicago vào năm 1871 càng
nhấn mạnh sâu sắc một thực tế: nếu hỏa hoạn bùng lên ở những thành phố đông
dân, mức độ thiệt hại sẽ vô cùng to lớn.
Hình thức bảo hiểm trách nhiệm công cộng xuất hiện trong những năm 1880
và cùng với phát minh ra xe ô tô, hình thức bảo hiểm này đã được công chúng đón
nhận và ngày càng thể hiện được tầm quan trọng.
Trang 10
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Trong suốt quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ bảo hiểm đã có rất nhiều bước
phát triển. Năm 1897, chính phủ Anh thông qua “Đạo luật bồi thường cho người lao
động” (Workmen’s Compensation Act). Đạo luật này buộc các Công ty phải đóng
bảo hiểm tai nạn lao động cho nhân viên.
Trong thế kỷ 19, người ta đã lập ra rất nhiều hội đoàn có trách nhiệm bảo
hiểm nhân mạng và sức khỏe cho hội viên. Bên cạnh đó cũng có một số hội kín chỉ
cung cấp dịch vụ bảo hiểm lệ phí thấp cho những ai là hội viên của họ. Ngày nay
các hội kín này vẫn cứ tiếp tục bảo hiểm cho hội viên; điều này diễn ra tương tự ở
hầu hết các tổ chức của người lao động. Có nhiều chủ sử dụng lao động còn lo luôn
một lúc nhiều hợp đồng BHNT và sức khỏe cho nhân viên. Các hợp đồng này
không chỉ đơn thuần BHNT mà còn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên khi họ bị
bệnh, bị tai nạn hay về hưu. Trong các hợp đồng này thường nhân viên chỉ phải trả
một phần phí bảo hiểm.
Mặc dù ngành công nghiệp bảo hiểm của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
Vương Quốc Anh, TTBH của nước này lại phát triển theo chiều hướng có phần
khác với Anh. Khi Mỹ chuyển mình từ một thuộc địa xa bờ của Anh trở thành một
thế lực độc lập và từ một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp phát triển,
ngành kinh doanh bảo hiểm của nước này cũng phát triển mạnh theo hướng từ một
vài Công ty ban đầu trở thành một ngành công nghiệp quy mô lớn.
Tóm lại có thể nói ngành bảo hiểm Mỹ đã phát triển rất tinh vi, sản sinh ra
nhiều loại mạng lưới phục vụ và đa dạng hóa dịch vụ để phát triển hài hòa với một
quốc gia đang ngày càng phức tạp.
Ngày nay, bảo hiểm đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội. Dù có đề phòng tai nạn tốt đến mức nào, con người cũng không thể loại trừ hết
tất cả những rủi ro ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh và cuộc sống của nhân
loại. Chỉ có bảo hiểm mới là phương tiện hữu hiệu giúp cho cuộc sống con người
được ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục
Trang 11
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
khi chẳng may gặp những sự cố rủi ro, tai nạn bất ngờ,…Bảo hiểm ngày nay thực
sự trở thành một phạm trù kinh tế hiện đại và ngành kinh doanh bảo hiểm ngày càng
giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia.
1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm
Theo các chuyên gia bảo hiểm, có rất nhiều định nghĩa bảo hiểm khác nhau
tuỳ theo giác độ phân tích và quan điểm của mỗi người, song “Một định nghĩa thích
hợp của bảo hiểm phải bao gồm sự xây dựng một quỹ, sự hoán chuyển rủi ro, và
thêm nữa là phải bao gồm sự kết hợp số nhiều các đối tượng để biến tổn thất cá thể
thành tổn thất cộng đồng, dự toán được. Tổn thất dự toán này được phân bổ theo tỷ
lệ cho các đơn vị được kết hợp (cộng đồng). Định nghĩa này bao gồm cả hai yếu tố:
giảm thiểu rủi ro và phân tán tổn thất”.
Về phương diện pháp lý, bảo hiểm là một hợp đồng được ký kết, trong đó
một bên (người bảo hiểm) đồng ý nhận một số tiền của bên kia (người được bảo
hiểm) đã được tính toán (gọi là phí bảo hiểm) về những tổn thất người ấy phải gánh
chịu do hậu quả của những sự cố đã xảy ra.
Về phương diện nghiệp vụ, “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một bên
người được bảo hiểm đóng góp một số tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho mình hoặc
cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra sự cố sẽ được nhận một khoản tiền đền bù
từ phía nhà bảo hiểm. Người này nhận toàn bộ trách nhiệm đối với các rủi ro và đền
bù thiệt hại theo quy luật thống kê ”.
Về phía người kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm là một hệ thống trong một số
đông người đồng ý đóng góp một khoản tiền nhỏ (phí bảo hiểm) cho công ty bảo
hiểm hình thành một quỹ bảo hiểm, để đổi lấy sự an toàn và chia sẻ chi phí cho một
tổn thất mà có khả năng một cá nhân trong số họ phải gánh chịu đơn lẻ. Nhiệm vụ
của nhà bảo hiểm là nhận diện rủi ro, phân tán tổn thất, giải quyết hậu quả, bù đắp
tổn thất và quản lý tốt quỹ bảo hiểm.
Trang 12
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Đứng trên giác độ kinh tế, bảo hiểm là một hệ thống các biện pháp kinh tế để
huy động sự đóng góp của các tổ chức, các cá nhân một số tiền nhất định dưới dạng
phí bảo hiểm hình thành quỹ bảo hiểm, nhằm chi trả hay bù đắp cho các đối tượng
của người đóng góp khi có sự cố xảy ra, đảm bảo ổn định đời sống được thường
xuyên và liên tục.
Tóm lại, bản chất sâu xa của bảo hiểm là sự phục vụ tích cực cho mục tiêu an
toàn của nền kinh tế - xã hội, biểu hiện các mối quan hệ kinh tế và xã hội phát sinh
trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, thông qua
việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm.
1.1.2.2 Sự cần thiết của đầu tư vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác, các DNBH muốn đi vào hoạt
động phải đáp ứng một số vốn tối thiểu do pháp luật quy định. Số vốn này có thể do
nhà nước cấp phát hoặc do các cổ đông đóng góp dưới hình thức góp vốn cổ phần.
Trong quá trình hoạt động, phí bảo hiểm do những người được bảo hiểm trả cũng
được bổ sung vào nguồn này. Chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản bồi thường
cho người được bảo hiểm và cổ tức chia cho các cổ đông cũng được trích ra từ quỹ
này. Nhằm duy trì quỹ cho những năm tiếp theo, một điều vô cùng cần thiết là quỹ
này phải tích lũy được càng nhiều càng tốt. Để thực hiện được điều này các DNBH
đã tiến hành đầu tư.
Đầu tư là hành động sử dụng những nguồn lực tài chính hiện có để biến các
lợi ích thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài trong tương lai. Như vậy,
mục tiêu của công tác đầu tư nói chung là đạt được một mức sinh lời kỳ vọng trong
tương lai và chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định.
Mục tiêu của đầu tư quỹ bảo hiểm là đảm bảo tốt nhất sự an toàn và cân bằng
tài chính; hiệu quả hoạt động đầu tư vốn có vai trò to lớn không những đối với bản
thân doanh nghiệp, đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.
Trang 13
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Đối với các DNBH phi nhân thọ: Mục đích của thiết lập các quỹ dự phòng kỹ
thuật đối với DNBH không phải hoàn toàn nhằm vào việc kiếm lời, mà để đảm bảo
duy trì khả năng thanh toán thường xuyên. Tuy nhiên, được xác định là một nguồn
vốn nhàn rỗi nên các quỹ dự phòng sẽ được DNBH thực hiện việc đầu tư vào các
lĩnh vực khác nhau để kiếm lời. Thu nhập từ hoạt động đầu tư quỹ dự phòng sẽ giúp
DNBH tăng cường khả năng thanh toán, bảo vệ tốt nhất quyền lợi bảo hiểm. Mặc
khác, cho phép DNBH bù đắp được các khoản chi phí bồi thường, chi phí quản lý,
bình ổn kết quả kinh doanh của mình. Điều này tạo điều kiện cho các DNBH có cơ
hội để giảm phí bảo hiểm hoặc không tăng phí trong các chu kỳ sau. Như vậy,
DNBH sẽ có điều kiện để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng năng lực
ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Đối với các DNBH nhân thọ: Mục đích của thiết lập dự phòng kỹ thuật là
nhằm duy trì sự cân bằng nghiệp vụ dài hạn, tức là nhằm đảm bảo cho việc thanh
toán tiền bảo hiểm trong tương lai. Do tính chất của hợp đồng BHNT hiện nay đa số
chỉ là một hợp đồng tiết kiệm, DNBH cam kết sẽ trả cho người được bảo hiểm các
khoản tiền với lãi suất đã dự kiến khi tính phí bảo hiểm (gọi là lãi suất kỹ thuật).
Nếu DNBH không đầu tư nguồn bảo hiểm thu được với kết quả bằng hoặc cao hơn
lãi suất kỹ thuật thì DNBH sẽ bị lỗ. Điều này rất nguy hiểm cho DNBH, vì trên thực
tế sự phá sản DNBH ở nhiều nước cũng do nguyên nhân này. Như vậy, DNBH theo
yêu cầu kỹ thuật, bắt buộc phải đầu tư các quỹ dự phòng kỹ thuật và hiệu quả đạt
được phải ít nhất ngang bằng với lãi suất mà DNBH đã cam kết thực hiện cho người
được bảo hiểm. Nếu kết quả đầu tư tốt hơn sự mong đợi, DNBH sẽ có điều kiện để
đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời có thể chia lại cho người được bảo
hiểm một phần kết quả phụ trội thông qua các khoản lãi chia trong hợp đồng bảo
hiểm. Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm bảo hiểm của doanh
nghiệp.
Trang 14
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
1.1.3 Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm
Bảo hiểm không chỉ được xem xét dưới góc độ của mối quan hệ kinh tế, xã
hội, pháp lý giữa những người được bảo hiểm và nhà bảo hiểm mà còn phải xem xét
dưới góc độ kỹ thuật. Thật vậy, các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng trên cơ sở
tính toán thực sự khoa học trong việc sử dụng các phương pháp của toán học. Một
trong những cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất của bảo hiểm là dựa vào quy luật số
đông và lý thuyết xác suất - thống kê.
1.1.3.1 Quy luật số đông
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm và thống kê chính là cơ sở đảm
bảo nguyên tắc này.
Vào thế kỷ 17, Pascal – nhà toán học người Pháp đã nghiên cứu các đại
lượng ngẫu nhiên và chứng minh rằng chúng bị chi phối bởi các định luật. Ở thế kỷ
18, Bernouli – một nhà toán học khác tiếp tục nghiên cứu và phát biểu quy luật số
đông. Quy luật này phát biểu như sau: “số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả
thu được từ phép thử sẽ tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét”.
Ví dụ minh họa bằng trò chơi con xúc sắc. Người ta tung một con xúc xắc 20 lần,
100 lần, 1.000 lần và cuối cùng là 10.000 lần. Mỗi lần tung ra, người ta chú ý đến
việc xuất hiện một mặt nhất định, chẳng hạn như mặt có 6 nút. Kết quả được ghi
nhận như sau:
Số lần tung ra Số lần xuất hiện Tần số xuất hiện
20 2 0,100
100 12 0,120
1.000 175 0,175
10.000 1.653 0,165
Nếu không thực hiện thử nghiệm này, thoạt đầu chúng ta có thể nghĩ đơn
giản sự may rủi mà bề mặt có số 6 xuất hiện là 1/6 (tần suất xuất hiện là 0,167), đây
Trang 15
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
là xác suất lý thuyết. Qua nhiều lần thử nghiệm, tần suất xuất hiện của mặt 6 sẽ dần
về xác suất lý thuyết. Nói một cách khác, nếu chúng ta nghiên cứu trên một lượng
đủ lớn các hiện tượng ngẫu nhiên, chúng ta có thể tính toán được tần suất xảy ra
hiện tượng một cách tương đối chính xác, có nghĩa là nó đã trở thành hiện tượng
“tất nhiên”, có thể dự đoán được. Quy luật số đông trở thành cơ sở kỹ thuật quan
trọng của bảo hiểm bởi vì nó chỉ ra rằng, sự bất khả tiên liệu sự cố cho mỗi trường
hợp riêng lẻ nay trở thành khả năng tiên liệu khi kết hợp số đông các trường hợp.
Người bảo hiểm như vậy có thể đảm bảo cho một rủi ro hoàn toàn bấp bênh, bất trắc
đối với người được bảo hiểm bởi vì công ty bảo hiểm không đảm bảo đơn lẻ một rủi
ro cá biệt và trên tổng thể nhiều rủi ro đảm nhận, công ty bảo hiểm có thể biết được
mức độ chính xác có thể chấp nhận được tần suất xảy ra rủi ro đó.
1.1.3.2 Phương pháp thống kê
Để vận dụng cơ sở kỹ thuật là quy luật số lớn vào thực tế, nhà bảo hiểm phải
cố gắng tập hợp số đông đủ lớn, đồng nhất để xác định tần suất xảy ra tổn thất. Từ
đó, xác định được mức giá trung bình của mỗi tổn thất và mức phí bảo hiểm phải
thu của mỗi đối tượng. Muốn vậy, nhà bảo hiểm phải triển khai một cách tối đa các
nghiệp vụ của mình, đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm, phát triển theo chiều rộng lẫn
chiều sâu,… nhằm đạt được số lượng đối tượng tương đồng nhiều nhất. Trên cơ sở
đó mới dễ dàng dự đoán xác suất xảy ra rủi ro, tổn thất, làm cơ sở cho việc xác định
được mức phí trung bình và mức phí bảo hiểm phải thu của mỗi đối tượng.
Trong quá trình hoạt động lâu dài, tổ chức bảo hiểm phải theo dõi thường
xuyên sự biến động của các số liệu thống kê được, nhằm điều chỉnh khi cần thiết
phí bảo hiểm phải thu cho phù hợp với thực tế diễn biến rủi ro tổn thất. Vì số liệu
thống kê được trong quá khứ và các sự cố xảy ra trong tương lai có thể có sự chênh
lệch.
Trang 16
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
1.1.4 Phân loại nghiệp vụ bảo hiểm
Trong hệ thống kinh tế – xã hội nói chung, hoạt động bảo hiểm tồn tại dưới
hai dạng là bảo hiểm mang tính kinh doanh và bảo hiểm không mang tính kinh
doanh. Bảo hiểm không mang tính kinh doanh góp phần thực hiện chính sách phúc
lợi xã hội của Nhà nước, đó là các hình thức Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.
Hoạt động bảo hiểm mang tính kinh doanh còn gọi là Bảo hiểm thương mại, là dịch
vụ tài chính đặc biệt, do các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh. Bên cạnh mục đích
kinh doanh là đảm bảo có lãi, bảo hiểm thương mại còn đảm bảo sự ổn định tài
chính cho nền kinh tế chống lại các nguy cơ rủi ro, huy động thêm nguồn lực trong
nước đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Ở phạm vi đề tài này,
chúng ta chỉ đề cập đến bảo hiểm thương mại. Có thể nói, bảo hiểm thương mại chủ
yếu được phân thành hai loại như sau:
1.1.4.1 Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ (life insurance): là loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro
có tính thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng thường gắn liền với tuổi thọ con
người. Các hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (10 năm, 20 năm). Kỹ
thuật hạch toán bảo hiểm của loại này dựa trên kỹ thuật dồn tích, bao gồm:
+ Bảo hiểm trọn đời;
+ Bảo hiểm sinh kỳ;
+ Bảo hiểm tử kỳ;
+ Bảo hiểm hỗn hợp;
+ Bảo hiểm trả tiền định kỳ; và
+ Các nghiệp vụ BHNT khác do Chính phủ quy định.
1.1.4.2 Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): là loại bảo hiểm đảm bảo cho
các rủi ro có tính ổn định (tương đối) theo thời gian và đối tượng thường độc lập với
Trang 17
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
tuổi thọ con người. Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm). Kỹ
thuật hạch toán bảo hiểm của loại này dựa trên kỹ thuật phân bổ, bao gồm:
+ Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
+ Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường hàng không;
+ Bảo hiểm hàng không;
+ Bảo hiểm xe cơ giới;
+ Bảo hiểm cháy, nổ;
+ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
+ Bảo hiểm trách nhiệm chung;
+ Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
+ Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
+ Bảo hiểm nông nghiệp; và
+ Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do pháp luật quy định.
1.1.5 Tính tất yếu khách quan của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội
Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng có thể được xét ở hai khía cạnh: kinh tế -
xã hội và tài chính.
Khía cạnh kinh tế - xã hội:
Rủi ro, tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tượng: của cải vật chất do con
người tạo ra và chính cả bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của
dân cư, ngưng trệ hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Nói chung, tổn thất phát sinh
làm gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Quỹ dự trữ bảo
hiểm được tạo lập trước một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên bằng cách
Trang 18
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của
quá trình sản xuất. Như vậy, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế-xã hội, bảo hiểm
đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt động lâu
dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế.
Với vai trò đó, bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời
sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề phòng hạn chế tổn
thất cho mọi thành viên trong xã hội. Thật vậy, trong trường hợp rủi ro, Công ty bảo
hiểm sẽ thay bạn gánh vác hậu quả khiến bạn yên tâm hơn. Còn công ty bảo hiểm
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên họ rất quan tâm đến việc kiểm soát rủi ro,
nhằm làm chúng ít xảy ra hơn và mức độ thiệt hại cũng ít hơn.
Khía cạnh tài chính:
Sản phẩm bảo hiểm là một loại hình dịch vụ đặt biệt: một lời cam kết đảm
bảo cho sự an toàn, mặt khác sự tồn tại và phát triển của các hoạt động bảo hiểm
còn đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất mở rộng,
đặt biệt trong nền kinh tế thị trường với việc thu phí theo nguyên tắc ứng trước, các
tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của
họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. Do vậy, các tổ chức hoạt động bảo
hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác nhau
của nền kinh tế quốc dân. Thị trường dịch vụ bảo hiểm là một kênh huy động vốn
hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nói chung, tại những nước có TTBH phát
triển, các công ty bảo hiểm là các chủ thể tích cực tham gia vào thị trường tài chính.
Do đó, bảo hiểm còn có vai trò là một trung gian tài chính và phát huy được tác
dụng của mình là cung cấp vốn cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển, tạo
công ăn việc làm cho người dân.
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM
1.2.1 Tổng quan về quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm
Trang 19
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
1.2.1.1 Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
Hoạt động đầu tư của các DNBH diễn ra khá phong phú. Theo Luật kinh
doanh bảo hiểm Việt Nam, các DNBH có thể sử dụng các nguồn như: vốn điều lệ,
quỹ dự trữ bắt buộc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi của những năm trước chưa
sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh
nghiệp và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư.
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: đó là tổng dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi
thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo
hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ. Pháp luật hiện hành của
Việt Nam quy định như sau:
Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt
Nam.
Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
1.2.1.2 Nguyên tắc đầu tư vốn trong doanh nghiệp bảo hiểm
Các nguyên tắc cơ bản mà pháp luật ở nhiều nước đặt ra đối với hoạt động
đầu tư của các DNBH là an toàn, sinh lợi và đảm bảo tính thanh khoản.
Nguyên tắc an toàn: nguyên tắc này yêu cầu DNBH phải đầu tư vốn nhàn rỗi
một cách chắc chắn để luôn thực hiện được cam kết với người được bảo hiểm khi
xảy ra các sự kiện bảo hiểm.
Nguyên tắc sinh lợi: tức là hoạt động đầu tư của các DNBH phải mang lại lợi
nhuận. Đây cũng là yêu cầu tất yếu của hoạt động đầu tư, bởi vì suy cho cùng mọi
Trang 20
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
sự đầu tư vốn cũng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Với mức phí thu được của người
tham gia bảo hiểm, DNBH đã nắm giữ được một nguồn tài chính dồi dào. Do còn
phải thực hiện các cam kết chia lãi cho người tham gia bảo hiểm, DNBH phải thực
hiện các hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận để tăng khả
năng đền bù, giảm phí, làm cho dịch vụ bảo hiểm ngày càng hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên, theo lý thuyết đầu tư thì việc thực hiện nguyên tắc này lại mâu thuẫn với
nguyên tắc an toàn. Vấn đề đặt ra cho DNBH là phải đáp ứng được hai nguyên tắc
mâu thuẫn với nhau này một cách hài hòa.
Nguyên tắc thanh khoản: đầu tư trong bảo hiểm yêu cầu đáp ứng nhu cầu
thanh toán thường xuyên nên các loại hình đầu tư phải có tính thanh khoản cao.
Do đó, nhiệm vụ của các nhà quản lý đầu tư là phải biết kết hợp hài hòa giữa
ba nguyên tắc cơ bản trên, lựa chọn đối tác đầu tư nào để phát huy hiệu quả cao
nhất mà vẫn đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản này.
1.2.2 Danh mục đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm
Trong quá trình xây dựng danh mục đầu tư (DMĐT), bất kỳ DNBH nào cũng
phải quyết định xem cần đưa những loại tài sản nào vào DMĐT của doanh nghiệp
nhằm đạt được hai mục tiêu: (1) duy trì khả năng thanh toán; và (2) duy trì khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở mức độ tối thiểu nhất, hai mục tiêu này bao gồm
việc đáp ứng trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm, duy trì khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp để tăng thị phần, và đóng góp vào sự tăng trưởng của thu
nhập và thặng dư doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu đó, DNBH phải tạo ra
được một DMĐT với các đặt tính của dòng tiền phù hợp với các trách nhiệm bảo
hiểm mà công ty phải chi trả trong tương lai và phù hợp với chiến lược quản lý rủi
ro, đặt biệt là rủi ro mất cân đối giữa tài sản và trách nhiệm của doanh nghiệp.
Xét ở góc độ tổng quát nhất, có hai loại rủi ro gắn liền với các tài sản đầu tư.
Thứ nhất là rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường. Đây là loại rủi ro có ảnh hưởng tới
hầu hết các tài sản đầu tư, mặc dù mỗi loại tài sản chịu ảnh hưởng ở mức độ cao
Trang 21
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
thấp khác nhau. Ví dụ về loại rủi ro này là rủi ro về chính trị, lãi suất hay lạm phát.
Thứ hai là rủi ro đặt thù riêng có của từng tài sản hay của một nhóm nhỏ các tài sản
đầu tư. Thực tiễn cũng như lý thuyết đầu tư hiện đại đã chứng minh rằng, bằng cách
kết hợp nhiều loại tài sản trong một DMĐT, hay nói một cách khác, đa dạng hóa
DMĐT có thể loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro đặt thù riêng có của từng loại tài
sản. Vì lý do này mà các DNBH luôn luôn mong muốn và tìm cách đa dạng hóa
DMĐT của mình để đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư.
Để đảm bảo các DNBH thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ với người được bảo
hiểm, pháp luật mỗi nước đều có quy định giới hạn DMĐT nhưng nhìn chung
DMĐT của một DNBH thường bao gồm các loại tài sản như sau:
Trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ và công ty):
Trái phiếu được coi là một công cụ đầu tư dài hạn tạo ra nguồn thu nhập ổn
định cho DNBH thông qua việc trả tiền lãi định kỳ (thường là 6 tháng hoặc hàng
năm) và trả số tiền gốc theo mệnh giá vào lúc đáo hạn. Đầu tư vào trái phiếu, nhất là
trái phiếu chính phủ có mức độ rủi ro thấp và tạo ra độ chắc chắn cao hơn về tỷ suất
lợi nhuận. Những công cụ đầu tư đầu tư tạo ra nguồn thu nhập ổn định giống như
trái phiếu với thời hạn và dòng tiền phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp BHNT
trong việc đạt được mức lợi nhuận giả định được xây dựng trong công thức tính phí
bảo hiểm và đáp ứng được mục tiêu quản lý rủi ro mất cân đối giữa tài sản và trách
nhiệm của doanh nghiệp. Ở TTBH phát triển, thông thường trái phiếu công ty là
loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DMĐT của một công ty BHNT
(khoảng trên 40%). Trái phiếu chính phủ được coi là không có rủi ro về tín dụng, vì
vậy mức lãi suất thấp hơn trái phiếu công ty và cũng ít hấp dẫn hơn so với trái phiếu
công ty. Trái phiếu chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong DMĐT của
một DNBH.
Cổ phiếu
Trang 22
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Cổ phiếu của các công ty là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong
DMĐT của một công ty bảo hiểm ở các TTBH phát triển. Những đặc tính của dòng
tiền tạo ra từ việc đầu tư vào cổ phiếu phổ thông có mức biến động cao hơn nhiều
và do vậy nhiều rủi ro hơn so với các đặt tính của dòng tiền tạo ra từ việc đầu tư vào
trái phiếu. Đặt tính của dòng tiền tạo ra từ cổ phiếu phổ thông được quyết định bởi
việc chi trả cổ tức thường kỳ (không mang tính cam kết) và bởi giá trị thị trường
của cổ phiếu. Khác với trái phiếu, cổ phiếu phổ thông không có thời gian đáo hạn.
Do các đặt tính nêu trên, phần lớn nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu phổ thông của các
doanh nghiệp BHNT có nguồn gốc là số phí bảo hiểm thu được từ các hợp đồng
BHNT gắn với đầu tư (investment-linked products). Đây là loại sản phẩm thế hệ
mới, rất phổ biến và hấp dẫn người tham gia bảo hiểm ở các TTBH phát triển. Đối
với loại sản phẩm này, rủi ro đầu tư được chuyển từ công ty BHNT sang người
tham gia bảo hiểm hay nói cách khác, người tham gia bảo hiểm có quyền quyết định
số phí bảo hiểm họ đóng sẽ được đầu tư vào lĩnh vực nào.
Cổ phiếu ưu đãi mang tính chất của cả cổ phiếu phổ thông và trái phiếu, thể hiện
việc người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi được chi trả cổ tức theo một mức ấn định
trước và cổ tức ưu đãi phải được chi trả trước khi cổ tức phổ thông chi trả. Tuy
nhiên, cũng giống như cổ tức phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không mang
tính cam kết và chỉ được chi trả khi công bố.
Ngoài ra, đầu tư vào cổ phiếu còn gặp một số bất lợi khác của đầu tư chứng khoán
là lạm phát, lãi suất, rủi ro về kinh tế vĩ mô, rủi ro về xã hội, chính trị.
Cho vay có thế chấp
Ngoài việc đầu tư vào các loại trái phiếu và cổ phiếu, một công cụ phổ biến
mà các DNBH thường sử dụng là cho vay có thế chấp mà tài sản thế chấp được hình
thành từ vốn vay. Cũng giống như các công cụ khác (trái phiếu), cho vay có thế
chấp là công cụ đầu tư tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho DNBH thông qua việc
nguời vay thanh toán tiền lãi và một phần tiền gốc theo định kỳ cho doanh nghiệp,
Trang 23
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
mặc dù cho vay có thế chấp có độ rủi ro cao hơn đầu tư vào trái phiếu. Xét về mặt
lịch sử, các khoản cho vay thương mại dài hạn có thế chấp từng là phương thức lý
tưởng được sử dụng để cân đối các trách nhiệm dài hạn mà DNBH đã cam kết với
người tham gia bảo hiểm.
Cho vay theo hợp đồng
Cho vay theo hợp đồng bảo hiểm là hình thức cho vay đặc thù của các
DNBH vì hai lý do. Thứ nhất, các khoản vay theo hợp đồng bảo hiểm không phải là
kết quả của một quyết định về quản lý đầu tư mà đó là kết quả của việc thực hiện
các quyền lựa chọn của chủ hợp đồng được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Thứ
hai, khoản tiền cho vay không bao giờ vượt quá giá trị giải ước của hợp đồng bảo
hiểm và DNBH luôn luôn có thể khấu trừ khoản tiền cho vay không được hoàn trả
từ giá trị giải ước hoặc số tiền bảo hiểm nên độ an toàn của hầu hết số tiền cho vay
theo hợp đồng bảo hiểm là tuyệt đối. Các đặc tính của dòng tiền gắn liền với các
khoản cho vay theo hợp đồng bảo hiểm được quyết định bởi sở thích của chủ hợp
đồng, do vậy nhiều khi khó dự đoán trước. Nhìn chung, để đảm bảo an toàn cho vay
theo hợp đồng chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong DMĐT của doanh nghiệp
BHNT (dưới 10% tổng giá trị tài sản đầu tư).
Đầu tư kinh doanh bất động sản
Đầu tư trực tiếp hoặc nắm quyền sở hữu bất động sản là hình thức đầu tư
tương tự như đầu tư vào cổ phiếu phổ thông. Đầu tư vào bất động sản có thể rất hấp
dẫn đối với DNBH do tạo ra mức lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào cổ phiếu
trong khi vẫn tạo ra cơ hội để tăng giá trị vốn đầu tư thông qua việc tăng giá của bất
động sản trên thị trường. Các đặc tính của dòng tiền tạo ra từ việc đầu tư vào bất
động sản được quyết định bởi công suất cho thuê, tiền cho thuê và chi phí hoạt động
cho thuê bất động sản. Mặt khác, các đặc tính khó dự đoán trước của dòng tiền tạo
ra từ việc đầu tư và bất động sản làm cho công cụ đầu tư này không hoàn toàn phù
hợp với nhu cầu của các DNBH. Thêm vào đó, đầu tư vào bất động sản thì tính
Trang 24
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
thanh khoản không cao, do việc bán các bất động sản không thể diễn ra nhanh
chóng được, vì các thủ tục giao dịch và các nhu cầu của người mua khó phù hợp với
những đặc tính bất động sản hiện có của người bán.Tuy nhiên, các DNBH vẫn duy
trì một tỷ lệ bất động sản nhất định trong DMĐT của mình vì mục tiêu đa dạng hóa
DMĐT nhằm giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm một mức lợi nhuận cao hơn.
Tiền gửi vào các tổ chức tín dụng
Hình thức đầu tư này được sử dụng do có nhiều ưu điểm. Việc gửi tiền lấy
lãi được trải rộng trên nhiều ngân hàng, đúng nguyên tắc phân tán rủi ro và đáp ứng
được yêu cầu thanh khoản cao. Ngân hàng được chọn để đầu tư là ngân hàng thỏa
mãn cùng lúc hai tiêu thức: sự hoạt động và lãi suất. Trong đó, tiêu thức về tình
hình hoạt động của ngân hàng là tiêu thức được ưu tiên hơn cả, vì ngân hàng có
hoạt động tốt thì mới đảm bảo sự an toàn số tiền gửi của các doanh nghiệp bảo hiểm
và đảm bảo được tính thanh khoản khi cần, còn tiêu thức thứ hai chỉ là tiêu thức phụ
bổ sung cho sự lựa chọn khi các ngân hàng có sự hoạt động như nhau.
Tuy nhiên, khi đầu tư tiền gửi vào các ngân hàng các doanh nghiệp bảo hiểm
phải có nhiều kênh thông tin chính thức để tìm hiểu và nắm được tình hình hoạt
động của ngân hàng. Mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm rất mong có sự kiểm tra
kiểm soát thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước về tình hình hoạt động
của ngân hàng, để đảm bảo cho việc đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm được an
toàn, nhất là kiểm soát tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần.
1.2.3 Hoạt động đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở một số nước
1.2.3.1 Các quy định về pháp lý
Những quy định pháp lý về đầu tư tài chính ở các nước không hoàn toàn
giống nhau. Nhưng xét về tổng thể, các quy định này có những đặc điểm chung như
sau:
Bắt buộc các công ty bảo hiểm phải thiết lập đầy đủ các quỹ dự phòng kỹ
thuật để đảm bảo tôn trọng cam kết của các công ty bảo hiểm đối với người được
Trang 25
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
bảo hiểm. Quy định này được coi như một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán
của các công ty bảo hiểm.
Bắt buộc các DNBH phải thể hiện rõ các quỹ dự phòng kỹ thuật trên báo cáo
tài chính là một khoản mục riêng bên Nguồn vốn của bảng Cân đối kế toán. Nguồn
vốn này phải được tương thích bằng một danh mục tài sản đầu tư bên Tài sản có của
Bảng Cân đối kế toán.
Thể chế hóa các nguyên tắc đầu tư tài chính các quỹ dự phòng kỹ thuật là: an
toàn, sinh lợi, tính thanh khoản và đa dạng hóa DMĐT.
Quy định tỷ lệ tối đa và tối thiểu cho từng loại tài sản đầu tư đối với việc
phân bổ các quỹ dự phòng của các công ty bảo hiểm.
Tùy vào đặc điểm kinh tế, tài chính và xã hội, mỗi nước có quy định về
nguyên tắc phân bổ tài sản đầu tư theo các tỉ lệ khác nhau. Chúng ta có thể tham
khảo quy định đầu tư của một số nước trong khu vực Châu Á và Châu Âu như sau:
a) Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở một số nước Châu Á
Tình hình đầu tư của các DNBH nhân thọ khu vực Châu Á nhìn chung còn
cứng nhắc, thận trọng. Hầu hết các khoản đầu tư của các công ty này là vào tiền gửi
và các loại chứng khoán với lãi suất cố định. Tính trung bình tỷ lệ đầu tư vào cổ
phiếu chỉ chiếm khoảng 10 đến 15% tổng nguồn vốn đầu tư. Chỉ trừ có thị trường
Nhật Bản với tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu ở mức khá cao, khoảng 30% tổng nguồn vốn
đầu tư. Ở Trung Quốc, các công ty bảo hiểm buộc phải áp dụng cơ cấu đầu tư thận
trọng chủ yếu là do những quy định chặt chẽ của chính phủ hạn chế hoạt động đầu
tư chứ không phải xuất phát từ chiến lược thận trọng của các công ty này. Tuy
nhiên, những hạn chế này cũng đang dần dần được gỡ bỏ. Các công ty bảo hiểm
Trung Quốc nay đã có thể đầu tư trực tiếp vào các cổ phiếu hay đầu tư ra nước
ngoài. Ở Đài Loan, các công ty bảo hiểm sẽ được phép đầu tư tới 50% tổng nguồn
vốn đầu tư của mình ra nước ngoài thay vì 35% như hiện nay.
Trang 26
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 1.1: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Trung Quốc
Loại hình đầu tư
Tỷ lệ quỹ
đầu tư
Các giới hạn (nếu có)
Tiền gửi ngân hàng 100% Không giới hạn
- Trái phiếu và các công cụ nợ
- Trái phiếu chuyển đổi
- Cho vay có bảo lãnh ngân hàng
- Cho vay có bảo lãnh các Công ty
bảo hiểm
100%
20%
8%&15%
20%
Tín dụng AA trở lên
<15% tổng số phát hành
<20% tổng số phát hành
<4% giá trị công ty bảo lãnh
Cổ phiếu: - Đầu tư vào quỹ tương hỗ
- Cổ phiếu niêm yết
15%
5%
<10% tổng giá trị quỹ tương hỗ
<10% giá trị niêm yết 1 công ty
Bất động sản 50% Dành cho sử dụng nội bộ
Cho vay chủ hợp đồng Theo giá trị giải ước
Đầu tư ra nước ngoài 80% của vốn ngoại tệ
Cho vay/mượn ngoại tệ trên thị
trường liên ngân hàng
50% trên vốn ngoại tệ
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà nội tháng 8 năm 2005
Trang 27
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 1.2: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Indonesia
Loại hình đầu tư
Tỷ lệ quỹ
đầu tư
Các giới hạn (nếu có)
Tiền gửi ngân hàng 100% 20% cho mỗi ngân hàng
Trái phiếu Chính phủ và các chứng
khoán được bảolãnh
100%
Cổ phiếu:
- Đầu tư vào quỹ tương hỗ
- Cổ phiếu niêm yết
20%
100%
<20% giá trị niêm yết 1 công ty
Bất động sản 20% Dành cho mục đích đầu tư
Cho vay chủ hợp đồng 100% Tối đa 80% giá trị giải ước
Đầu tư ra nước ngoài 20%
Trái phiếu Công ty và các chứng
khoán được bảo lãnh
100%
<20 % giá trị niêm yết của một
công ty
Cho vay thế chấp 20% <75% tài sản thế chấp
Đầu tư trực tiếp 10%
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà nội tháng 8 năm 2005
Trang 28
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 1.3: Quy định đầu tư cho các công ty BHNT ở Hồng Kông
Loại hình đầu tư
Tỷ lệ quỹ đầu
tư
Các giới hạn (nếu có)
Tiền gửi ngân hàng 100% Không giới hạn
Các chứng khoán của Chính phủ 100% Không giới hạn
Cổ phiếu 100% Không giới hạn
Bất động sản 100% Không giới hạn
Trái phiếu Công ty và cho vay trực
tiếp
100% Không giới hạn
Cho vay chủ hợp đồng Theo giá trị giải ước
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà nội tháng 8 năm 2005
Nhìn chung, các quy định pháp lý về đầu tư cho các công ty BHNT ở Châu
Á đã quy định rõ ràng và chi tiết các khoản mục đầu tư nhằm giảm thiểu sự quản lý
chồng chéo. Việc mở rộng lĩnh vực đầu tư làm giảm thiểu các rủi ro trong đầu tư
nhằm tạo điều kiện sử dụng, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.
b) Quy định đầu tư cho các công ty bảo hiểm ở một số nước Châu Âu
Quy định đầu tư cho các công ty bảo hiểm ở Pháp:
Quy định DMĐT gồm 5 loại: Trái phiếu, Cổ phiếu, Bất động sản, Cho vay và Tiền
gửi. Trong đó, mỗi loại tài sản đầu tư được quy định như sau:
+ Không quá 65% quỹ dự phòng đối với cổ phiếu.
+ Không quá 40% quỹ dự phòng đối với bất động sản.
+ Không quá 10% quỹ dự phòng đối với cho vay.
+ Đầu tư vào trái phiếu không hạn chế.
+ Không quy định mức đầu tư vào tiền gửi ngân hàng.
Trang 29
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Quy định về phân tán rủi ro trong đầu tư như sau:
+ Không được đầu tư quá 5% quỹ dự phòng vào cổ phiếu được niêm yết
hoặc trái phiếu của một công ty phát hành.
+ Không được đầu tư quá 0,5% quỹ dự phòng vào cổ phiếu không được niêm
yết
+ Không được đầu tư quá 10% quỹ dự phòng vào một bất động sản.
Quy định đầu tư cho các công ty bảo hiểm ở Cộng hòa Liên bang Đức:
DNBH được phép đầu tư vào các danh mục sau: chứng khoán, cho vay, tiền
gửi tại các tổ chức tín dụng, bất động sản, các khoản trả trước hoặc cho vay theo
đơn bảo hiểm của DNBH đối với chủ hợp đồng BHNT, đầu tư khác.
Quy định về phân bổ vào các DMĐT như sau:
+ Đầu tư vào cổ phiếu và các quỹ chứng khoán đặc biệt không vượt quá 30%
quỹ dự phòng.
+ Đầu tư vào bất động sản không vượt quá 25% quỹ dự phòng.
+ Đầu tư vào trái phiếu vô danh, trái phiếu thế chấp, trái phiếu địa phương
không vượt quá 2.5% quỹ dự phòng. Nếu đầu tư kết hợp trái phiếu và cổ phiếu, tỷ lệ
các khoản đầu tư không vượt quá 10% giá trị các quỹ dự phòng.
1.2.3.2 Cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cấu trúc đầu tư trên thị trường BHNT
Chúng ta có thể thấy cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm ở một số nước
nước thể hiện qua bảng sau:
Trang 30
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư tài chính của các công ty BHNT ở một số nước
(Đơn vị: %)
Danh mục Năm Anh Pháp Nhật
2001 30,9 68,6 41,8
2002 38,2 64,7 38,1 Trái phiếu
2003 37,0 66,9 44,6
2001 50,8 19,0 30,7
2002 45,3 21,4 29,5 Cổ phiếu
2003 44,0 18,9 26,8
2001 7,1 8,6 6,2
2002 8,5 9,1 7,3 Bất động sản
2003 8,9 9,3 5,9
2001 3,2 1,4 9,1
2002 1,5 2,1 8,4 Tiền gửi ngân hàng
2003 2,7 1,7 7,7
2001 8 2,4 12,2
2002 6,5 2,7 16,7 Đầu tư khác
2003 7,4 3,2 15
Nguồn:
Như vậy, có thể thấy những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các công ty bảo
hiểm ở các nước kể trên chủ yếu được đầu tư vào các tài sản chính là cổ phiếu và
trái phiếu.
Trang 31
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Qua các năm quan sát đều cho thấy trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo
hiểm trên thì giá trị các khoản vốn đầu tư vào chứng khoán chiếm trên 80%. Trong
lĩnh vực chứng khoán thì trái phiếu là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng số vốn đầu tư của hai nước Pháp và Nhật, còn các công ty bảo hiểm của
Anh thì ngược lại, đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn. Lượng vốn đầu tư vào tiền gửi
tiết kiệm tại ngân hàng và các khoản đầu tư khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, từ
khoảng 1,5%-3,6% giá trị vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm ở các công ty bảo
hiểm Anh và Pháp. Đối với Nhật, các công ty BHNT ở đây dành khoảng 30% trong
tỷ trọng đầu tư để đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gửi ngân
hàng và các khoản đầu tư khác với cơ cấu mỗi loại chiếm từ 6,5% đến 15%. Tỷ
trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bố khá đồng đều hơn ở các công ty
BHNT của Nhật.
Quan sát tổng thể về cơ cấu đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở các nước
phát triển ta nhận thấy các xu hướng đầu tư chính là:
+ Thứ nhất, vốn đầu tư bất động sản và tiền gửi vào các tổ chức tín dụng có
xu hướng giảm mạnh, trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm có thể nhận
thấy danh mục này ngày càng chiếm một tỷ trọng nhỏ.
+ Thứ hai, vốn đầu tư cổ phiếu và trái phiếu công ty đang có xu hướng tăng
lên ở tất cả các nước. Trong mọi giai đoạn, vốn đầu tư vào trái phiếu chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm ở đa số các nước.
Kết luận chương 1:
Để có thể đáp ứng được nhu cầu đảm bảo an toàn về tài chính khi phát sinh
các biến cố trong sản xuất và đời sống, các chủ thể, cá nhân đã tìm đến nhà bảo
hiểm. Vì thế các DNBH cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn thu
được. Chương 1 đã giới thiệu về nguyên tắc lý luận, các qui định pháp lý, kinh
nghiệm đầu tư ở một số nước nhằm làm cơ sở tham chiếu so sánh để xác định quan
điểm đầu tư cho các DNBH tại Việt Nam.
Trang 32
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN CỦA CÁC DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát sự ra đời vào phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
Lịch sự ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam có thể khái quát qua 3 giai
đoạn chính:
Giai đoạn trước 30/04/1975
- Tình hình hoạt động bảo hiểm ở miền Nam: Ở miền Nam hoạt động kinh doanh
bảo hiểm khá phát triển với sự có mặt của trên 52 công ty bảo hiểm trong nước và
nước ngoài. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn, trung tâm kinh tế
của miền Nam lúc bấy giờ. Các công ty bảo hiểm có Hiệp hội nghề nghiệp của mình
nhằm thực hiện các chức năng vốn có như thông tin tư vấn, đào tạo, môi trường hợp
tác. Các công ty hoạt động theo Luật bảo hiểm năm 1965
- Tình hình hoạt động bảo hiểm ở miền Bắc: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
(Bảo Việt) ra đời theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/1964, chính
thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965. Bảo Việt là công ty bảo hiểm nhà nước duy
nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Do hoàn cảnh chiến tranh, hoạt động
của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Với 2 chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng,
Bảo Việt thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nhưng thường
tái bảo hiểm với tỷ lệ cao cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan.
Giai đoạn sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993
Các công ty bảo hiểm được quốc hữu hóa và sáp nhập chung vào Tổng Công
ty Bảo hiểm Việt Nam. Các công ty bảo hiểm cũ ở miền Nam sát nhập thành lập
Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA). Sau 1976, BAVINA
chuyển thành chi nhánh công ty bảo hiểm Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 33
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Trong giai đoạn này chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất của Nhà nước là Bảo
Việt, trực thuộc Bộ Tài chính.
Giai đoạn sau ngày 18/12/1993 đến nay
Nghị Định 100/CP của Chính phủ ra đời. Bộ Tài chính thành lập thêm một số
công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tình trạng độc quyền
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã bị xoá bỏ. Cũng từ thời gian này, hoạt động
kinh doanh bảo hiểm Việt Nam bắt đầu sôi động do có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa
các công ty. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam thật sự hoạt động mang tính
chuyên nghiệp từ khi Quốc Hội thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và có hiệu lực
thi hành từ 01/04/2001. TTBH Việt Nam đã có sự tham gia hoạt động của các công
ty bảo hiểm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt có cả DNBH của ASEAN.
Sự mở cửa này đã tạo nên sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên,
nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc độ cao, mức tăng trưởng mà
trước đây người ta nghĩ rằng Trung Quốc và Ấn Ðộ mới có thể đạt được. Năm
ngoái, GDP của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,4%, tăng gấp rưỡi so với năm
2001. Dân số của Việt Nam hiện là 82 triệu người, trong đó, số dân ở độ tuổi dưới
30 chiếm tới 60%. Chính thói quen tiết kiệm của người dân đã góp phần tạo nên sức
hấp dẫn của TTBH. Từ năm 1993 đến nay, sau gần 14 năm mở cửa, các doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã học tập được nhiều kinh nghiệm và tự nâng cao năng
lực để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang họat
động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang từng bước chuẩn bị
nâng cao năng lực của mình. Lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong
thời gian qua được đánh giá là tương đối mạnh. Số lượng doanh nghiệp chính thức
kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay 32 DNBH và môi giới bảo hiểm tiến
hành hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho thị trường. Đối với
Trang 34
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có 16 doanh nghiệp, trong đó có 2 DNBH Nhà
nước, 8 doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm; 3 DNBH 100% vốn nước ngoài; 3 doanh
nghiệp liên doanh bảo hiểm. BHNT có 8 doanh nghiệp, trong đó có 1 DNBH nhà
nước, 1 doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong
lĩnh vực môi giới bảo hiểm có 7 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp cổ phần
và 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp tái bảo hiểm có 1
doanh nghiệp, đó là Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare). Ngoài ra còn
có 30 công ty nước ngoài khác đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Tổng hợp các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm trên thị trường VN
đến 31/12/2005
Loại hình doanh
nghiệp
Nhà
nước
Cổ phần
Liên
doanh
100% vốn
nước ngoài
Tổng
cộng
Bảo hiểm phi nhân thọ 2 8 3 3 16
Bảo hiểm nhân thọ 1 1 6 8
Tái bảo hiểm 1 1
Môi giới bảo hiểm 4 3 7
Tổng cộng 3 13 4 12 32
Nguồn: Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Trang 35
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 31/12/2005
STT Tên DN
Năm
thành
lập
Hình thức
sở hữu
Vốn
điều lệ
Lĩnh vực
hoạt động
1 Tổng công ty bảo hiểm VN (Bảo Việt) 1964 Nhà nước
3.000 tỷ
VND
Nhân thọ,
phi nhân
thọ
2 Công ty môi giới bảo hiểm Aon 1993 100% vốn nước ngoài
300.000
USD
Môi giới
bảo hiểm
3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia VN (Vinare) 1994
Cổ
phần/2004
343 tỷ
VND
Tái bảo
hiểm
4 Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) 1995 Cổ phần
434 tỷ
VND
Phi nhân
thọ
5 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 1995
Cổ
phần/2004
140 tỷ
VND
Phi nhân
thọ
6 Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 1995 Cổ phần
70 tỷ
VND
Phi nhân
thọ
7 Công ty bảo hiểm dầu khí (PV Insurance) 1996 Nhà nước
20 tỷ
VND
Phi nhân
thọ
8 Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế - VN (VIA) 1996 Liên doanh
6 triệu
USD
Phi nhân
thọ
9 Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh
4 triệu
USD
Phi nhân
thọ
10 Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 1998 Cổ phần
70 triệu
USD
Phi nhân
thọ
11 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife VN 1999
100% vốn
nước ngoài
10 triệu
USD Nhân thọ
12 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG 1999 Liên doanh
25 triệu
USD Nhân thọ
13 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential 1999
100% vốn
nước ngoài
61 triệu
USD Nhân thọ
14 Công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA) VN 2000
100% vốn
nước ngoài
25 triệu
USD Nhân thọ
15 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama VN 2001
100% vốn
nước ngoài
5 triệu
USD
Phi nhân
thọ
16 Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Việt Quốc 2001 Cổ phần
6 tỷ
VND
Môi giới
bảo hiểm
Trang 36
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.2: Danh sách các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 31/12/2005
(tiếp theo)
17 Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Samsung-Vina 2002 Liên doanh
5 triệu
USD
Phi nhân
thọ
18
Công ty liên doanh TNHH bảo
hiểm Châu Á - NH Công
thương
2002 Cổ phần 6 triệu USD
Phi nhân
thọ
19 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần
200 tỷ
VND
Phi nhân
thọ
20 Công ty môi giới bảo hiểm Gras Savoye 2003
100% vốn
nước ngoài
300.000
USD
Môi giới
bảo hiểm
21 Công ty môi giới bảo hiểm Á Đông 2003 Cổ phần
6 tỷ
VND
Môi giới
bảo hiểm
22 Công ty môi giới bảo hiểm Đại Việt 2003 Cổ phần
6 tỷ
VND
Môi giới
bảo hiểm
23 Công ty môi giới bảo hiểm Marsh VN 2004
100% vốn
nước ngoài
300.000
USD
Môi giới
bảo hiểm
24 Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ACE Life VN (ACE Life) 2005
100% vốn
nước ngoài
20 triệu
USD Nhân thọ
25 Công ty Bảo hiểm AAA 2005 Cổ phần 80 tỷ VND
Phi nhân
thọ
26 Công ty TNHH bảo hiểm QBE VN (QBE Viet Nam) 2005
100% vốn
nước ngoài
7,5 triệu
USD
Phi nhân
thọ
27 Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIC) 2005 Cổ phần
4 triệu
USD
Phi nhân
thọ
28 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévior 2005
100% vốn
nước ngoài
10 triệu
USD Nhân thọ
29 Công ty môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương 2005 Cổ phần
không
có số
liệu
Môi giới
bảo hiểm
30 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ New York Life 2005
100% vốn
nước ngoài
10 triệu
USD Nhân thọ
31 Công ty AIG Việt Nam (AIG Viet Nam) 2005
100% vốn
nước ngoài
không
có số
liệu
Phi nhân
thọ
Nguồn: Theo Hiệp hội Bảo hiểm VN
Trang 37
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tài chính đã thực hiện phát triển TTBH theo
hướng đa dạng hóa các loại hình sở hữu nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào
lĩnh vực bảo hiểm giúp TTBH hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ năng lực cung
cấp các dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh phù hợp với lộ trình hội nhập quốc
tế. TTBH tiếp tục mở cửa với việc nhà nước cấp phép cho công ty AAA, AIG hoạt
động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ; Prevoir, ACE Life, New York Life hoạt
động kinh doanh BHNT; Công ty Thái Bình Dương hoạt động môi giới bảo hiểm và
một số Văn phòng đại diện Công ty bảo hiểm nước ngoài. Việc cấp phép cho các
DNBH nước ngoài được thực hiện theo đúng quy định phát luật hiện hành, phù hợp
với tiến trình hội nhập kinh tế cũng như các cam kết song phương, đa phương của
Việt Nam với các nước. Các DNBH nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt
Nam đều là các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, có uy tín, năng lực tài chính và
kinh nghiệm hoạt động được các tổ chức xếp hạng quốc tế đánh giá có hệ số tín
nhiệm cao nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ và cơ cấu các loại hình doanh nghiệp thuộc các
khu vực tương đối hài hòa, xử lý tốt mối quan hệ giữa Việt Nam và các khu vực
trên thế giới trong việc mở cửa TTBH. Trong 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có 06 chủ đầu tư Mỹ, 03 chủ đầu tư là Pháp, 01 chủ đầu tư là Anh, 01 chủ đầu
tư là Canada, 02 chủ đầu tư Úc, 02 Nhật, 01 Hàn Quốc.
Ngoài ra, TTBH cũng diễn ra sự cơ cấu lại các DNBH. Bảo Minh và
VINARE năm đầu tiên cổ phần hóa hoạt động có nhiều khởi sắc. Ngân hàng Đầu tư
phát triển Việt Nam mua lại cổ phần của QBE thành lập công ty BIC 100% vốn
Việt Nam; QBE mua lại công ty bảo hiểm Allianz; Bảo Việt trở thành tập đoàn tài
chính Bảo Việt theo quyết định số 310 của Thủ tướng Chính phủ với nhiều đơn vị
thành viên như Bảo Việt Nhân thọ, Bảo Việt Việt Nam, Bảo hiểm y tế cộng đồng,
Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng Cổ phần Bảo Việt, Công ty
cho thuê Tài chính Bảo Việt, Công ty kinh doanh bất động sản Bảo Việt. Theo số
liệu của Hiệp hội bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng của TTBH phi nhân thọ Việt Nam
thời gian qua đạt bình quân 34%/năm và trên 60%/năm với BHNT. Dự báo của Bộ
Trang 38
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Tài chính cho rằng, đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP có thể
đạt 4,2%.
Sau gần 14 năm mở cửa TTBH, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt
Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị
trường tăng bình quân 30% trong giai đoạn 1993 - 2005 cơ cấu tỷ trọng doanh thu
dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,37% GDP năm 1993 lên
2,03%/GDP năm 2005.
Số lượng sản phẩm bảo hiểm năm 1993 chỉ có 22, đến nay đã có gần 700 sản
phẩm bảo hiểm, do không còn tình trạng hoạt động độc quyền, các doanh nghiệp đã
chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi cho các
khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm. Các đại lý bảo hiểm, hiện ở con số 92.000, đang là lực lượng phân
phối dịch vụ bảo hiểm chính ở Việt Nam. Chỉ có 12% hợp đồng bảo hiểm được
thương lượng bởi các nhà môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, con số các công ty môi
giới bảo hiểm sẽ còn gia tăng. Công ty môi giới bảo hiểm Aon Việt Nam, hiện đang
chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 46% doanh thu từ môi giới bảo hiểm tại thị trường
này. Các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động sớm tại Việt Nam đang thu được
nhiều lợi nhuận. Năm 2002, Manulife Việt Nam, công ty BHNT 100% vốn nước
ngoài đầu tiên ở Việt Nam, cho biết sau 3 năm hoạt động đã trở thành công ty bảo
hiểm đầu tiên thu được lợi nhuận tại thị trường này. Năm 2004, Prudential Việt
Nam cũng thông báo đã thu được lợi nhuận ở mức 3,8 triệu USD sau 5 năm hoạt
động. Việt Nam đã trở thành địa điểm đầu tư phổ biến thứ 4 của các nhà đầu tư
Nhật Bản vào năm 2005, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Ðộ và Thái Lan sau khi đứng ở vị
trí thứ 8 vào năm 2000. Theo một báo cáo do công ty tư vấn của Mỹ Towers Perrin
về TTBH Việt Nam, với chưa đầy 10% dân số có sử dụng dịch vụ BHNT, đây là
một trong những TTBH có tiềm năng tăng trưởng hàng đầu ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
Trang 39
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Rõ ràng, Việt Nam là một TTBH đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách
thức
Có thể nói, luật pháp đối với lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam còn chưa hoàn
thiện và vẫn còn có những hạn chế pháp lý đối với việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư
của các công ty bảo hiểm.
Đến giữa năm 2006, các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam vẫn chưa
được phép cung cấp một cách đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Mặc dù
chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường BHNT nhưng các công ty nước ngoài chỉ nắm
một thị phần khiêm tốn 7% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ do thị trường này
thuộc về các công ty trong nước. Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với việc các ngân hàng tăng lãi suất để thu hút người dân
gửi tiết kiệm thay vì mua bảo hiểm. Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm hàng năm
đã ở mức 10% trong khi mức lãi bảo hiểm chỉ là 2%. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
cho biết, số lượng hợp đồng bảo hiểm mới được ký trong quý đầu năm 2006 giảm
tới 27% so với cùng kỳ năm 2005. Số lượng hợp đồng mà Manulife ký được trong
thời kỳ này giảm tới 56%, Bảo hiểm Quốc tế Mỹ giảm 44%, Prudential giảm 30%
và Bảo Minh CMG giảm 31%. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ở Việt Nam
hiện có 120.000 đại lý bảo hiểm và 10.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực này.
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1 Vấn đề tạo lập vốn trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
tại Việt Nam hiện nay
2.2.1.1 Nguồn gốc hình thành vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp bảo hiểm
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Việt Nam định nghĩa: “Hoạt động kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
Trang 40
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”.
Thông qua định nghĩa trên kết hợp với các nguyên tắc bảo hiểm, ta thấy
ngành kinh doanh bảo hiểm không giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác.
Khi một hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, nhà kinh doanh bảo hiểm - bằng sự
cam kết của mình - sẽ phải tiến hành thu phí bảo hiểm trước của khách hàng. Sau đó
sẽ thực hiện các trách nhiệm bảo hiểm đối với khách hàng, trong một phạm vi giới
hạn thời gian nhất định gọi là hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Việc tiến hành các
dịch vụ này có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể xảy ra ngay sau thời điểm thu
phí hoặc xảy ra cách thời gian thu phí một khoảng thời gian nào đó. Nghĩa là thời
điểm công ty bảo hiểm nhận được tiền và thời điểm chi trả tiền cho khách hàng có
những khoảng cách và không thể xác định trước được. Vì vậy, người ta còn gọi
kinh doanh bảo hiểm có “chu trình sản xuất ngược”. Với các lý do đó, để đảm bảo
cho việc thực hiện các trách nhiệm của công ty với khách hàng tham gia bảo hiểm
và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế - xã hội, các công ty bảo
hiểm hoạt động phải luôn ở trong tình trạng đảm bảo khả năng thanh toán các tổn
thất có thể xảy ra và phải có một tình hình tài chính mạnh. Vì lẽ đó, Luật kinh
doanh bảo hiểm ở các nước đều bắt buộc các doanh nghiệp phải trích đầy đủ các
khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Các khoản dự phòng nghiệp vụ này thực chất
là khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm trích lập từ doanh thu phí bảo hiểm của từng
nghiệp vụ bảo hiểm, để đảm bảo các trách nhiệm đã nhận với khách hàng.
Đó là nguồn gốc của sự hình thành nguồn vốn nhàn rỗi, hay còn gọi là các
quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm. Xét ở một khía cạnh khác có
thể nói, cùng với hoạt động kinh doanh của mình các công ty bảo hiểm luôn phải
quản lý một nguồn vốn nhàn rỗi lớn và ổn định. Việc đầu tư có hiệu quả và an toàn
nguồn vốn nhàn rỗi này là một trách nhiệm quan trọng của quá trình kinh doanh bảo
hiểm. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có khả năng gia tăng các quỹ đảm bảo và là cơ
Trang 41
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
sở để hạ giá thành bảo hiểm. Vì vậy, để nguồn vốn này ngày càng được gia tăng, tất
cả các công ty bảo hiểm đều được pháp luật cho phép đầu tư để sinh lợi.
2.2.1.2 Nội dung dự phòng nghiệp vụ đối với doanh nghiệp kinh doanh BHNT
Đặc điểm của các hợp đồng BHNT là thời hạn dài (tối thiểu là 5 năm), phí
bảo hiểm thường được thu san bằng hàng năm trong suốt thời hạn của hợp đồng. Số
phí bảo hiểm thu hàng năm được công ty BHNT tích lũy lại và đưa vào đầu tư ngay
với lãi suất đầu tư thực tế tối thiểu phải đạt mức lãi suất kỹ thuật khi tính phí. Theo
thời gian số phí tích lũy sẽ tăng trưởng và đạt đúng giá trị cần thiết để trả cho các
chủ hợp đồng và đây chính là dự phòng toán học của các hợp đồng BHNT. Trong
trường hợp lãi suất đầu tư thực tế lớn hơn lãi suất kỹ thuật khi tính phí thì phần
chênh lệch này sẽ hình thành nên dự phòng chia lãi của các hợp đồng BHNT. Đây
là hai loại quỹ dự phòng chủ yếu trong tổng dự phòng nghiệp vụ của các công ty
BHNT vì nó tác động rất lớn đến khả năng chi trả của các công ty BHNT. Vì vậy
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm cũng chính là bảo vệ sự phát
triển bền vững và ổn định của thị trường BHNT, Chính phủ các nước bao giờ cũng
đưa ra những qui định rất chặt chẽ trong việc trích lập dự phòng nghiệp vụ các sản
phẩm BHNT và yêu cầu các công ty BHNT phải tuân thủ theo những qui định này.
Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm và các thông tư văn bản hướng dẫn thi hành quy
định chế độ tài chính đối với DNBH, doanh nghiệp kinh doanh BHNT phải trích lập
dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm thu được như sau:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền
bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử
dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
Phương pháp trích lập: Theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều
chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh
dùng để tính dự phòng không cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.
Trang 42
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Nguyên tắc tính dự phòng: Dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo
hiểm thuần được điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:
Cơ sở tính dự phòng: Doanh nghiệp kinh doanh BHNT sử dụng bảng tỉ lệ tử
vong CSO năm 1980 theo quy định tại thông tư 99 và lãi suất kỹ thuật tối đa bằng
80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước khi
xin phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng. Dự phòng toán học được
coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết
quả là số âm.
b) Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng BHNT có
thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời
gian còn hiệu lực của hợp đồng trong năm tiếp theo.
Phương pháp trích lập theo phương pháp 1/24 hoặc phương pháp trích lập dự
phòng phí theo ngày.
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
Được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ
sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường
nhưng đến cuối năm tài chính DNBH chưa giải quyết.
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà DNBH đã thỏa thuận với
bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm
hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:
Dự phòng
toán học
=
Giá trị hiện tại của tổng
số tiền bảo hiểm sẽ phải
trả trong tương lai
+
Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo
hiểm thuần điều chỉnh Zillmer 3%
toán học số tiền bảo hiểm sẽ thu
trong tương lai
Trang 43
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
e) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
Được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo
hiểm thu được trong năm tài chính của DNBH. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi
nhuận trước thuế của DNBH.
Bảng 2.3: Dự phòng nghiệp vụ BHNT năm 2004-2005
(Đơn vị: tỷ đồng)
Dự phòng nghiệp vụ
trích trong năm
Tổng dự phòng nghiệp vụ
Dự phòng nghiệp vụ
2004 2005
Tăng
trưởng
2004 2005
Tăng
trưởng
Dự phòng toán học 4.567 5.433 19% 14.677 20.112 37%
Dự phòng bồi thường 1 1 0% 20 21 5%
Dự phòng đảm bảo cân đối 1 2 100% 4 6 50%
Dự phòng lãi chia 424 (853) (301%) 1.097 244 (78%)
Tổng số 4.992 4.583 (8%) 15.798 20.383 29%
Nguồn: Báo cáo Bộ tài chính – 2006
Dự phòng
chia lãi
=
Tổng lãi công bố chia
cho chủ hợp đồng trong
năm tài chính
+
Giá trị tích lũy của lãi đã công bố
chia cho chủ hợp đồng trong các
năm tài chính trước nhưng chưa chi
Trang 44
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.4: Dự phòng nghiệp vụ BHNT của một số công ty
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Manulife 487.513 828.773 1.398.421
Baominh CMG 182.884 204.057 242.806 422.350
Bảo Việt 4.757.045 6.326.871 8.448.992 9.931.000
AIA 210.562 292.682 409.176 497.985
Prudential 1.984.988 3.235.531 5.301.541
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty BHNT
Bảng 2.5: Dự phòng toán học BHNT của một số công ty
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Chỉ tiêu Số tiền
%/Tổng
DP
Số tiền
%/Tổng
DP
Số tiền
%/Tổng
DP
Manulife 472.887 97 812.653 98,74 1.380.816 98,05
Baominh-
CMG
171.910 94 193.854 95 235.293 97
Bảo Việt 3.805.636 80 5.694.183 89 7.519.602 90
AIA 189.505 90 287.048 98,8 404.393 98,08
Prudential 1.726.939 87 2.671.143 82,47 4.372.013 91,82
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty BHNT
Trang 45
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
2.2.1.3 Một số tồn tại trong quy định về trích lập dự phòng bảo hiểm nhân thọ
Theo Thông tư 99/TT-BTC ban hành 19/10/2004, hướng dẫn thực hiện Nghị
định 43 của Chính phủ qui định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm, qui định trích lập dự phòng nghiệp vụ đã có sự tiến bộ rõ rệt đó
là Thông tư đã đưa ra được cơ sở trích lập dự phòng mà Thông tư 72 trước đây
không đề cập đến. Thông tư 99 đề cập một cách rõ ràng các công ty BHNT ở Việt
Nam phải sử dụng các cơ sở sau đây để tính dự phòng toán học:
- Bảng tử vong là bảng CSO 1980.
- Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10
năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xin phê chuẩn phương pháp và cơ sở
trích lập dự phòng.
- Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương
pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm
Qui định trích lập dự phòng nghiệp vụ theo Thông tư 99 hoàn thiện hơn
nhiều so với thông tư 72 và 45 trước đây. Tuy nhiên qui định này còn một số vấn đề
cần xem xét thêm
Thứ nhất, qui định lãi suất kỹ thuật tối đa là 80% lãi suất trái phiếu chính phủ
kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xin phê chuẩn phương pháp
và cơ sở trích lập dự phòng cho tất cả các sản phẩm BHNT là không phù hợp. Bởi
vì, các sản phẩm BHNT có các kỳ hạn khác nhau 5 năm, 8 năm, 10 năm, 15 năm,
20 năm hoặc nhiều hơn. Về nguyên tắc khi thời hạn đầu tư càng dài, mức gánh chịu
rủi ro của nhà đầu tư càng cao thì lãi suất cần phải tăng lên để bù đắp cho phần rủi
ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu.
Thứ hai, bảng tử vong sử dụng để tính phí và dự phòng là bảng CSO 80. Đây
là bảng tử vong được các cơ quan quản lý bảo hiểm ở các nước sử dụng rộng rãi để
giám sát việc trích lập dự phòng của công ty BHNT. Trong thực tế các công ty bảo
hiểm không sử dụng bảng tỷ lệ tử vong này để tính phí vì bảng CSO 80 có tỷ lệ tử
Trang 46
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
vong cao hơn thực tế, do đó các công ty bảo hiểm ở các nước thường sử dụng các
bảng tỷ lệ tử vong khác, phản ánh tỷ lệ chết chính xác hơn. Ở Việt Nam, trong thời
gian qua, chỉ riêng Bảo Việt sử dụng bảng tỷ lệ tử vong trên cơ sở số liệu thống kê
của dân số Việt Nam, còn các công ty bảo hiểm nước ngoài họat động tại Việt Nam
lại sử dụng bảng tử vong trên cơ sở số liệu thống kê dân số của nước ngoài. Như ta
đã biết, điều kiện kinh tế xã hội, vị thế địa lý của mỗi quốc gia có tác động đến tuổi
thọ người dân của nước đó, vì vậy việc áp dụng bảng tỷ lệ tử vong của nước này
cho một nước khác là không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người
tham gia bảo hiểm cũng như của chính các công ty bảo hiểm đó. Hơn nữa bảng tỷ lệ
tử vong mà hiện nay Bảo Việt đang áp dụng là trên cơ sở số liệu thống kê toàn diện
dân số của Việt Nam vào năm 1989, ở thời điểm này và trước đó, nền kinh tế Việt
Nam chưa có những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống người dân còn khó
khăn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ con người. Trong giai đoạn hiện
nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống người
dân từng bước được nâng cao tất cả điều này đã ảnh hưởng đến tuổi thọ của người
dân. Vì vậy, qui định trích lập dự phòng nghiệp vụ BHNT sử dụng bảng tử vong
CSO 80 cần phải nghiên cứu một cách cụ thể hơn, tránh việc qui định của cơ quan
quản lý chỉ mang tính hình thức vì qui định này không áp dụng được trong thực
tiễn.
2.2.2 Thực trạng đầu tư vốn trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Ở tất cả các quốc gia có tồn tại ngành kinh doanh bảo hiểm, Nhà nước phải
can thiệp vào các quy định quản lý có tính vĩ mô đối với các DNBH. Sự can thiệp
này là một tất yếu bởi các lý do:
Trang 47
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
+Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm (khách hàng). Đảm bảo cho
DNBH luôn trong tình hình tài chính vững mạnh để thực hiện trách nhiệm của mình
về các cam kết đối với khách hàng khi tham gia bảo hiểm; hoặc ít nhất cũng cảnh
báo được tình hình tài chính của các doanh nghiệp đang ở trạng thái nào giúp các
nhà quản lý có những biện pháp can thiệp thích hợp, kịp thời.
+ Đảm bảo ổn định tình hình hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh của
các cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước.
+ Đối với nền kinh tế toàn cầu, do tính đặc thù cùng chia sẻ rủi ro của hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, nên hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới đều ít
nhiều có sự quan hệ về tài chính với nhau. Sự hoạt động mạnh hay yếu của một
công ty bảo hiểm bất kỳ đều có ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống ngành bảo hiểm
trên thế giới. Sự tác động này thể hiện rõ rệt nhất là đối với các công ty bảo hiểm
lớn trên thế giới, tập trung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
+Hướng công tác đầu tư các quỹ bảo hiểm vào mục tiêu kinh tế xã hội của
đất nước.
+Ngăn ngừa các công ty bảo hiểm tìm cách gây ảnh hưởng tiêu cực trong
toàn bộ lĩnh vự̣c tài chính.
Do tính chất đặc thù và tầm quan trọng của nó đối với sự an toàn tài chính
của các DNBH, hoạt động đầu tư được quy định khá đầu đủ và chặt chẽ trong luật
Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cũng giống như quy định
pháp luật của nhiều nước trên thế giới, hoạt động đầu tư của các DNBH tại Việt
Nam phải tuân thủ những hạn chế nhất định về nguồn vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư,
DMĐT, địa bàn đầu tư, cụ thể là:
- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại
các tổ chức tín dụng không hạn chế;
Trang 48
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các
doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính –
tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều đáng chú ý là khác với một số nước, trong đó có liên minh Châu Âu
(EU), pháp luật Việt Nam chỉ khống chỉ mức tối đa đối với hoạt động đầu tư của
DNBH mà không quy định những tỷ lệ tối thiểu mà các DNBH phải tuân thủ khi
tiến hành đầu tư. Thông thường, những quy định tối thiểu này được áp dụng đối với
một loại đầu tư nhất định, thường là đầu tư vào các chứng khoán chính phủ. Mục
đích chủ yếu của nó không phải nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo
hiểm mà nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm đảm bảo sự hỗ trợ đầy
đủ cho việc tài trợ nợ của chính phủ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn chưa quy
định mức hạn chế đối với số tiền tối đa mà một DNBH được phép đầu tư vào một
dự án đầu tư cụ thể nhằm mục đích tránh tích tụ rủi ro. Thêm vào đó, theo quy định
đầu tư tại Việt Nam, ta thấy lĩnh vực đầu tư cũng bị giới hạn một cách vô hình
chung
2.2.2.2 Thực trạng đầu tư trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp bảo
hiểm Việt Nam trong thời gian qua
Thực tế ở nước ta cho thấy, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng,
các DNBH đã mở rộng quy mô hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng năng
lực kinh doanh, năng lực tài chính. Các công ty bảo hiểm đã góp phần đáng kể vào
việc sớm hình thành thị trường vốn ở Việt Nam. Thông qua hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, các DNBH đã huy động được các nguồn tài chính nhàn rỗi từ những tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, để đầu tư trở lại cho nền kinh tế. Ngành bảo hiểm
đã và đang từng bước khẳng định được vai trò trung gian tài chính trong việc huy
động và cung cấp các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tại Việt Nam, phục vụ
đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm
Trang 49
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
gần đây, các DNBH Việt Nam chú trọng cải thiện công tác đầu tư tài chính: một
loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn
được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh
tế cao như góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham
gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, mua cổ phiếu, gửi
tiết kiệm ngân hàng… Thông qua hoạt động đa dạng hóa đầu tư, các DNBH đã thu
được nhiều kết quả đáng ghi nhận từ lĩnh vực đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư tài
chính đã hình thành phần lớn lợi nhuận cho các DNBH và trở thành xương sống
nâng đỡ các DNBH, nhất là các doanh nghiệp BHNT. Theo đánh giá của Bộ Tài
chính, riêng trong năm 2004, tổng số tiền các DNBH đã huy động để đầu tư trở lại
nền kinh tế là 8.400 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tư của toàn ngành bảo hiểm đến
cuối năm 2004 lên 23.002 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2003. Cũng trong năm
2004, 87,08% tổng số tiền đầu tư được gửi tại các tổ chức tín dụng và mua trái
phiếu Chính phủ. Tính đến hết năm 2004, tổng tài sản đầu tư của Prudential đạt hơn
5.000 tỉ đồng, đây là con số không nhỏ đối với một cy BHNT chỉ mới sau 5 năm đi
vào hoạt động.
a) Xét về tăng trưởng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DNBH, việc mở rộng quy mô
và địa bàn hoạt động, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm và nâng cao chất lược dịch vụ,
doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường đã tăng mạnh trong thời gian qua.
Trang 50
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.6: Doanh thu phí bảo hiểm 1994-2005 toàn thị trường
Năm
Doanh thu phí bảo
hiểm (tỷ đồng)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tỷ trọng doanh thu
phí/GDP (%)
1994 741 0,442
1995 1.026 38,52 0,448
1996 1.264 23,18 0,461
1997 1.424 12,59 0,453
1998 2.077 45,88 0,574
1999 2.092 0,72 0,523
2000 3.057 46,15 0,579
2001 4.982 63,00 0,996
2002 7.000 40,49 1,318
2003 10.390 48,43 1,821
2004 12.400 19,34 1,973
2005 17.000 37,00 2,034
Nguồn: Báo cáo Bộ tài chính năm 2006
Trang 51
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Biểu 2.1: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường
-
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
18,000
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường
Năm
Tỷ đồng
Với sự phát triển của TTBH Việt Nam, sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu phí
bảo hiểm đã kéo theo vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH cũng tăng nhanh
trong những năm qua.
Biểu 2.2: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế
-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ Cộng toàn thị trường
Tỷ đồng
Năm
Trang 52
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.7: Tổng số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế
(Đơn vị: tỷ đồng)
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
I. Bảo hiểm phi
nhân thọ
789,50
917,90
1.230,70
1.754,30
2.440,40
3.612,20
2.228,80
2.545,40 3.245,00 4.680,00 4.469,00
1. Khối doanh
nghiệp nhà nước
748,50
852,90
1.069,70
1.494,30
2.109,40
3.170,20
1.608,80
1.850,40 2.275,00 3.496,00 3.277,00
2. Khối công ty
cổ phần 41,00 65,00 78,00 132,00 186,00 221,00 307,00 345,00 452,00 596,00 601,00
3. Khối DN có
vốn ĐTNN 83,00 128,00 145,00 221,00 313,00 350,00 518,00 588,00 591,00
II. Bảo hiểm
nhân thọ 36,00 285,00
3.721,00
7.203,00
10.681,00
18.322,00
21.807,00
1. Khối doanh
nghiệp nhà nước
3.004,00
4.937,00 6.122,00
10.880,00
10.098,00
2. Khối DN có
vốn ĐTNN 36,00 285,00 717,00
2.266,00 4.559,00 7.442,00
11.709,00
III. Cộng toàn
thị trường
789,50
917,90
1.230,70
1.754,30
2.476,40
3.897,20
5.949,80
9.748,40
14.602,00
23.002,00
26.276,00
1. Khối doanh
nghiệp nhà nước
748,50
852,90
1.069,70
1.494,30
2.109,40
3.170,20
4.612,80
6.787,40 8.397,00
14.376,00
13.375,00
2. Khối công ty
cổ phần 41,00 65,00 78,00 132,00 186,00 221,00 307,00 345,00 452,00 596,00 601,00
3. Khối DN có
vốn ĐTNN 83,00 128,00 181,00 506,00
1.030,00
2.616,00 5.077,00 8.030,00
12.300,00
Nguồn: Báo cáo Bộ tài chính năm 2006
Trang 53
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Qua bảng số liệu Bảng 2.7 và biểu đồ minh họa về tổng số vốn đầu tư trở lại
nền kinh tế ta thấy từ chỗ hoạt động đầu tư hầu như không đáng kể ở năm 1994,
trong giai đoạn 10 năm từ 1995-2005 tổng số tiền đầu tư đã tăng hơn 30 lần, tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm 30%. Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới,
hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam được thực hiện theo nguyên
tắc an toàn, hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi trả tiền bồi thường cho
người tham gia bảo hiểm, đồng thời, đem lại lợi nhuận hợp lý để trang trải các chi
phí hoạt động và mở rộng phạm vi kinh doanh cho DNBH. Tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng đầu tư giai đoạn 2003 đến nay có giảm so với các năm trước (năm 2005 tăng
14% so với năm 2004) do những biến động trên thị trường chứng khoán (TTCK)
với giá cổ phiếu của các công ty tham gia niêm yết có nhiều biến động thất thường
trong khi trái phiếu chính phủ lại không hấp dẫn được các nhà đầu tư, đã ảnh hưởng
đáng kể đến hoạt động đầu tư của các DNBH. Căn cứ theo chiến lược phát triển của
TTBH Việt Nam từ năm 2003-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì
nguồn vốn đầu tư của các DNBH sẽ phải đạt 90.000 tỷ vào năm 2010.
b) Xét cơ cấu và xu hướng đầu tư
Trang 54
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.8a: Phân tích cơ cấu vốn đầu tư trở lại nền kinh tế doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tiền gửi, trái phiếu,
Cổ phiếu chính phủ
Cổ phiếu,TP
doanh nghiệp
Bất động sản, cho vay,
ủy thác Tổng cộng
Loại hình doanh nghiệp/Năm Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
1. Khối doanh nghiệp trong nước
2004 8.760,00 80,51% 500,00 4,60% 1.620,00 14,89% 10.880,00 100%
2005 8.929,00 88,42% 164,00 1,62% 1.005,00 9,95% 10.098,00 100%
2. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài
2004 7.136,00 95,89% 111,00 1,49% 195,00 2,62% 7.442,00 100%
2005 10.635,00 90,83% 567,00 4,84% 507,00 4,33% 11.709,00 100%
Nguồn : Báo cáo Bộ tài chính, 2006
Bảng 2.8b: Phân tích cơ cấu vốn đầu tư trở lại nền kinh tế doanh nghiệp bảo hiểm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tiền gửi, trái phiếu,
Cổ phiếu chính phủ
Cổ phiếu,TP
doanh nghiệp
Bất động sản, cho vay,
ủy thác Tổng cộng
Loại hình doanh nghiệp/Năm Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
2003 12.980,00 88,89% 439,00 3,01% 1.183,00 8,10% 14.602,00 100%
2004 20.030,00 87,08% 832,00 3,62% 2.140,00 9,30% 23.002,00 100%
2005 (ước) 89,00% 3,30% 9,00% 26.276,00 100%
Nguồn : Báo cáo Bộ tài chính, 2006
Trang 55
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Qua bảng 2.8a và 2.8b ta thấy cơ cấu đầu tư toàn thị trường của các DNBH
chỉ đầu tư chủ yếu vào hai lĩnh vực là tiền gửi ngân hàng và mua trái phiếu Chính
phủ với tỷ lệ gần 90%. Trong khi đó tỉ lệ này ở các nước phát triển như Anh, Pháp,
Đức chỉ chiếm từ 1,1 đến 1,9%. Đối với kinh doanh chứng khoán là công cụ đầu tư
phổ biến được các công ty bảo hiểm ở hầu hết các nước sử dụng rộng rãi thì các
DNBH Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 10%. Điều này cũng dễ hiểu vì
TTCK Việt Nam mới đưa vào vận hành, thiếu hàng hóa trầm trọng. Ngoài ra khung
pháp lý cho hoạt động đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu cũng như TTCK nói chung
chưa hoàn thiện.
Cùng với việc đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, các DNBH đã quan tâm
chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ chủ yếu là đầu tư ngắn hạn trước đây sang tăng cường
tỷ lệ đầu tư dài hạn hiện nay. Trong tổng số vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng năm 2004 thì
tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng là 87,8%.
Năm 2005 với tổng số vốn đầu tư là 26.276 tỷ đồng, tỷ lệ đầu tư trung và dài hạn
khoảng 76% và đầu tư ngắn hạn khoảng 24%.
Bảng 2.9: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Việt qua các năm
(Đơn vị: %)
Loại hình đầu tư 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Đầu tư chứng khoán 41,6 41,8 17,2 20,5 20,8 19,7 20,1 20,4
Liên doanh liên kết 2,0 1,9 2,7 3,2 3,7 3,5 3,6 3,2
Tiền gửi ngân hàng 49,6 51,8 72,9 67,8 70,2 71,2 70,9 71,3
Đầu tư khác 6,8 4,5 7,2 8,5 5,3 5,6 5,4 5,1
Đầu tư tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của Bảo Việt
Trang 56
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư vốn của Prudential Việt Nam năm 2004 & 2005
2004 2005
Loại hình đầu tư Số tiền
(tỷ đồng)
%
Số tiền
(tỷ đồng)
%
Đầu tư ngắn hạn vào tiền gửi ngân hàng 1.631 20 1.468 18
Đầu tư dài hạn, bao gồm: 6.412 80 6.546 82
+ Trái phiếu chính phủ 6.022 75 5.219 65
+ Cổ phiếu 231 3 693 9
+ Đầu tư khác 159 2 634 8
Đầu tư tổng cộng 8.043 100 8.014 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của Prudential 2004-2005
Bảng 2.11: Cơ cấu đầu tư vốn của Bảo Minh CMG năm 2004 & 2005
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Bảo Minh CMG năm 2004-2005
2004 2005
Loại hình đầu tư Số tiền
(triệu đồng)
%
Số tiền
(triệu đồng)
%
Đầu tư ngắn hạn vào tiền gửi ngân hàng
73.463 36% 49.991 13%
Đầu tư dài hạn, bao gồm:
130.113 64% 325.472 87%
+ Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
122.156 60% 187.430 50%
+ Trái phiếu chính phủ
0% 120.000 32%
+ Cho vay hợp đồng
7.957 4% 18.042 5%
Đầu tư tổng cộng
203.576 100% 375.463 100%
Trang 57
Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ NGUYỄN TẤN HOÀNG
Thực hiện: PHẠM THỊ NHƯ YẾN
Xem xét cơ cấu đầu tư của một số Công ty bảo hiểm tại Việt Nam ta thấy các
công ty này thiên về lĩnh vực đầu tư có tính an toàn cao vì ngoài việc gửi tiền ở
ngân hàng, các công ty còn đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Hai công ty BHNT có
vốn đầu tư nước ngoài là Prudential và Bảo Minh CMG do tính chất nguồn vốn đầu
tư dài hạn nên cơ cấu đầu tư của Công ty này tập trung vào lĩnh vực đầu tư dài hạn
đến gần 90% trong tài sản đầu tư năm 2005 và tỉ lệ đầu tư ngắn hạn giảm dần qua
các năm.
Hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức
góp vốn vào doanh nghiệp khác, đầu tư bất động sản còn khá khiêm tốn do sự đóng
băng của thị trường bất động sản trong giai đoạn suốt thời gian dài vừa qua và đầu
tư vào lãnh vực này lại khá rủi ro, đi ngược với các nguyên tắc bảo đảm an toàn
trong đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì các lý do trên, các DNBH
đang đầu tư rất thận trọng vào các loại hình này.
Như vậy, đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trên TTBH thương mại hiện
nay là gửi ngân hàng và mua trái phiếu chính phủ. Trong khi đó, đầu tư cho vay và
góp vốn với các cơ sở đầu tư khác lại ở mức thấp, chưa đến 10%. Điều đó cho thấy
các DNBH hiện nay chưa thực sự tìm được kênh đầu tư vốn.
c) Về hiệu quả đầu tư
Đối với các công ty BHNT, chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả
đầu tư tài chính là việc sử dụng hiệu quả nguốn vốn nhàn rỗi, hay nói một cách
khác, đó chính là lợi suất đầu tư tài chính từ dự phòng nghiệp vụ.
Doanh thu hoạt động tài chính – Chi khác hoạt động tài chính Lợi suất đầu tư
tài chính
= Dự phòng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 457861.pdf