Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc: Mục Lục
Lời mở đầu
cc *** bb
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại. Trong các doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung, sử dụng Vốn lưu động là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, cho dù là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp liên doanh thì đều là những đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc t...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời mở đầu
cc *** bb
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với bất cứ một doanh nghiệp nào khi sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng đều phải quan tâm đến hiệu quả của nó mang lại. Trong các doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung, sử dụng Vốn lưu động là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, cho dù là doanh nghiệp nhà nước hay là doanh nghiệp liên doanh thì đều là những đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tìm đầu vào và đầu ra của sản xuất, tự chủ về vốn. Để tồn tại phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề sử dụng vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Từ việc nhận thức về tầm quan trọng của vốn sản xuất nói chung và Vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được vai trò quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động đối với Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc cũng như bất kỳ một doanh nghiệp, công ty nào khác. Qua thời gian thực tập Công ty Proconco được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, các chị trong phòng ban của Công ty và được sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Phạm Hồng Vân, em đã chọn đề tại: "Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc ".
Chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hiệu qủa sử dụng Vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình sử dụng Vốn lưu động tại Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - chi nhánh miền Bắc.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc.
Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã nắm bắt và xâm nhập thực tế, củng cố kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường. Với tư cách là một sinh viên thực tập em đã mạnh dạn nêu những nhận xét chung và một vài ý kiến đánh giá về công tác quản lý sử dụng Vốn lưu động của Công ty Proconco - chi nhánh miện Bắc, từ đó đưa ra những phương hướng biện pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
Do thời gian thực tập có hạn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo Thạc sỹ Phạm Hồng Vân và các cô chú, các chị phòng tài vụ của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương 1
Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1. những vấn đề chung về vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Đối với tất cả các doanh nghiệp, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, mang tính chất quyết định để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại qũy tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của qũy là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh tức là với mục đích tích lũy, không phải với mục đích tiêu dùng như một loại qũy tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh. Song khác với các loại quỹ tiền tệ khác, vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụngvào kinh doanh và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động kinh doanh sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất đi như các loại qũy khác, vì mất vốn kinh doanh với các doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh, được ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và các tài sảnlưu thông nhằm phục vụ quá trình sản xuất như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu .. và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ. Còn tài sản lưu thông của doanh nghiệp gồm các sản phẩm chưa tiêu thụ được (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động vận động liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh theo các hình thái khác nhau theo từng đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động của vốn lưu động, dưới tác động của hoạt động lao động sản xuất và tác động bên ngoài làm cho giá trị sử dụng của nó tăng lên do có sự kết tinh của lao động sống và chi phí của lao động vật hóa được sử dụng trong qúa trình sản xuất. Quá trình vận động đó được chuyển qua các khâu: Vốn trong dự trữ sản xuất, vốn trong sản xuất và vốn trong khâu tiêu thụ. Qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng nên vốn lưu động có tài chính chu kỳ. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn thì hiệu qủa sử dụng của vốn lưu động càng cao. Muốn quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục thì doanh nghiệp cần có đủ vốn và phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của quá trình sản xuất.
Một đặc điểm nữa của vốn lưu động là giá trị của nó được chuyển dịch một lần, hoàn toàn vào giá trị sản phẩm và được thu hồi khi tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm này cũng khác với vốn cố định và giá trị của vốn cố định được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
1.1.2. Vai trò của vốn lưu động trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của tài chính doanh nghiệp có một vị trí đặc biệt quan trọng, chi phối tất cả các khâu của qúa trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong những hoạt động khác của hoạt động tài chính doanh nghiệp thì hoạt động quản lý hiệu qủa sử dụng vốn nói chung và quản lý hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nói riêng là nội dung trọng tâm nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Trong cùng một lúc vốn lưư doing của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới những hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau đó.
Vốn lưu động tham gia toàn bộ và một lần vào chu kỳ sản xuất, nó là bộ phận cấu thành nên giá sản phẩm, dịch vụ. Do vậy chi phí về vốn lưu động là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm sản xuất hay dịch vụ hoàn thành. Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt đống sản xuất kinh doanh. Do vậy việc quản lý vốn lưu động giúp doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất, đánh giá tác động và hiệu qủa thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm ra những tồn tại, yếu kém để có biện pháp loại trừ.
Bên cạnh đó vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn lưu động thể sự vận động của vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít sẽ phản ánh vật tư hàng hóa nằm trên các khâu còn nhiều hay ít. Mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chem. Còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay lãng phí. Do vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá một cách kịp thời của việc mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động có một ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, chính vì thế để có thể quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu qủa người ta ophải phân loại vốn lưu động để dễ quản lý. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động như:
1.1.3.1. Phân loại theo quá trình tuần hoàn, luân chuyển vốn lưu động
Theo cách này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế công cụ lao động nhỏ..
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển..
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký qũy ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng..)
Cách phân loại này cho thấy vai trò của sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho có hiệu qủa sử dụng cao nhất.
1.1.3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:
Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt, tồn qũy, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn và các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao như cổ phiếu, trái phiếu..
1.1.3.3. Phân loại theo hệ sở hữu vốn
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp có các thành phần kinh tế khác nhaumà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp cổ phần,...
Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản tín dụng của khách hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này có thể thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
1.1.3.4. Phân loại theo nguồn hình thành
Nếu xét là nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các nguồn như sau:
Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Nguồn vốn tự bổ xung: Là số vốn do doanh nghiệp tự bổ xung trong qúa trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc vật tư, hàng hóa..
Nguồn vốn đi vay: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc vay bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó.Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.1.4. Các hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Từ các phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về số vốn lưu động mà mình đanh quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm để có biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Tất nhiên việc quản lý trên các mặt, các khâu và từng thành phần vốn lưu động, thế nhưng việc tập chung các biện pháp vào quản lý những bộ phận chiếm tỷ trọng lớn có ý nghĩa quyết định đến việc tăng nhanh vòng quay và tiết kiệm vốn lưu động. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
Vốn lưu động có các biểu hiện dưới hình thái tài sản như:
Tiền mặt: Gồm các khoản tiền trong két và tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt không sinh lãi nên việc giữ một khoản tiền mặt hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời nhưng vẫn phải tận dụng được tối đa khả năng sinh lợi của đồng vốn.
Dự trữ: Để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể diễn ra liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá... Việc dự trữ này là cần thiết vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tiến hành mua trên thị trường và đảm bảo được tiến độ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc dự trữ lại phát sinh các chi phí bến bãi, nhà xưởng, bảo quản... Chính vì thế việc xác định một mức dự trữ hợp lý là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tính toán sao cho vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh vừa hạ được chi phí đến mức thấp nhất. Do giá cả thị trường cũng ảnh hưởng tới mức dự trữ vì nó có thể đem lại lợi nhuận hoặc thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính vì thế khi xác định mức dự trữ phải tính đến nhiều yếu tố như thị trường, chi phí, tiến độ sản xuất kinh doanh..
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Việc giữ quá nhiều tiền mặt là không cần thiết vì khả năng sinh lời của việc giữ tiền mặt không cao. Chính vì thế các doanh nghiệp có thể chuyển sang giữ chứng khoán có tính thanh khoản cao như tín phiếu kho bạc. Ngoài ra nếu doanh nghiệp thừa tiền thì có thể cho vay ngắn hạn hoặc đầu tư góp vốn liên doanh liên kết..
Các khoản phải thu: Đây là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể coi đây là khoản tín dụng thương mại mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng và các đối tác làm ăn kinh doanh.
Việc tồn tại các khoản thu là thực tại khách quan trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các đối tác khi mua hàng chưa có tiền trả ngay và doanh nghiệp cũng chưa thực sự cần tiền thì khoản tín dụng này được nảy sinh. Điều này có lợi cho cả hai bên mua và bán. Bên mua được trả thêm., bên bán thì bán được hàng và giữ được bạn hàng.
Tuy nhiên khoản tín dụng này cũng mang lại một số chi phí từ việc đòi nợ tới các khoản rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải gặp phải. Rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải là vỡ nợ tức là khách háng mất khả năng thanh toán cho khoản tín dụng được hưởng. Vì thế, vấn đề đặt ra là trước khi cấp tín dụng thương mại, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về đối tác của mình, nhất là về khả năng thanh khoản và uy tín của đối tác.
Tài sản lưu động khác:
Tạm ứmg: Là khoản doanh nghiệp chi trước cho người nhận để thực hiện công việc được lãnh đạo Công ty giao.
Chi trả trước: Là khoản chi phí mà thực tế doanh nghiệp đã chi ra nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ.
1.1.5. Nghiên cứu sự biến động của vốn lưu động
Vốn lưu động có sự ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanh, chính vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì thế mà cần phải theo dõi mọi biến động của vốn lưu động để có thể điều chỉnh kịp thời. Có ba khả năng biến động của vốn lưu động:
1.1.5.1. Biến động tăng vốn lưu động
Trường hợp này thì tính ổn định của doanh nghiệp tăng, vì vốn lưu động của doanh nghiệp đang được đảm bảo và tăng lên. Tuy nhiên để trả giá cho sự ổn định này, doanh nghiệp phải hy sinh một phần lợi nhuận do phải bù đắp từ nguồn nợ dài hạn làm chi phí vốn cao lên. Trong trường hợp vốn lưu động tăng do tăng vốn chủ sở hữu thì tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt lên nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí cơ hội vì nếu vốn đó đưa vào đầu tư có thể sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nếu vốn lưu động tăng do đầu tư từ ngoài vào thì doanh nghiệp có thể phải chịu chia sẻ quyền kiểm soát Công ty.
1.1.5.2. Vốn lưu động ổn định
Đây là trường hợp vốn lưu động trong Công ty ổn định do Công ty ổn định sản xuất kinh doanh để điều chỉnh cơ cấu đầu tư do lợi nhuận không tăng hoặc tăng không đạt tỷ suất lợi nhuận yêu cầu.
Tại mỗi thời điểm, vốn lưu động có một mức yêu cầu để đạt được độ an toàn mà doanh nghiệp càn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì thế cũng có thể trong trường hợp không có biến động gì lớn, doanh nghiệp cũng không mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động vẫn giữ được ổn định. Điều này cũng cho thấy sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1.5.3. Biến động giảm vốn lưu động
Khi doanh nghiệp giảm vốn lưu động sẽ làm cho mức an toàn tài chính của doanh nghiêp giảm xuống. Tuy nhiên nếu việc giảm vốn lưu động này vẫn đảm bảo đủ vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó lại có ảnh hưởng tích cực vì khoản tiền được mang đị đầu tư sẽ mang về tỷ suất lợi nhuận cao hơn là để trong quỹ vốn lưu động.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về hiệu quả vốn lưu động trong doanh nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này chúng ta đứng trên quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sao tức là làm sao để chỉ phải bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhất mà thu về được lợi nhuận lớn nhất.
Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có vai trò trong việc đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi khác với vốn cố định, vốn lưu động cần các biện pháp linh hoạt, kịp thời phù hợp với từng thời điểm thì mới đem lại hiệu qủa cao. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những căn cứ đánh giá năng lực sản xuất, chính sách dự trữ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và nó cũng có ảnh hưởng lớn đến kết qủa kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng vốn lưu động sử dụng với chi phí thấp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ đơn thuần do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.2.2. Lý do phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề sống còn của doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có thể tự trang trải chi phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và quan trọng hơn là duy trì và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa của các yếu tố bộ phận. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1. Vòng quay vốn lưu động
Việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
ắắắ–––––––
VLĐ
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động phản ánh trong một năm vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.2.3.2. Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ
ắắắ–––––Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt đối với doanh nghiệp, vì khi đó tỷ suất lợi nhuận của một đồng vốn lưu động sẽ tăng lên
1.2.3.3. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết
kiệm VLĐ
Doanh thu thuần kỳ phân tích
= –––––
360
x
(Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ phân tích
-
Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ gốc)
Mức tiết kiệm vốn lưu động số vốn lưu động doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vòng quay vốn lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được vốn lưu động, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thời gian 1 vòng
luân chuyển VLĐ
=
360
ắ–––––––ắắ
Số vòng quay VLĐ
Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động cho biết trong khoảng thời gian bao nhiêu ngày thì vốn lưu động luân chuyển được một vòng, chỉ tiêu này càng bé cho thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động càng nhanh.
1.2.3.4. Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu trên, hiệu qủa sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
ắắắắ––––––––
Giá trị hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả.
Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
ắắắắắ–––––––
Các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khỏan phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điều chỉnh việc sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.4.1. Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt đề cập đến vấn đề quản lý tiền mặt trong két và các khoản tiền gửi ngân hàng và các loại tài sản có tính lỏng cao. Tiền mặt tại quỹ là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ tiền mặt ở một quy mô nhất định. Vốn tiền mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý một cách chặt chẽ hơn các loại tài sản khác vì nó rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát.
Nhu cầu dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp thông thường là để thực hiện nhiệm vụ thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn dùng để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được nhiều chiết khấu khi mua hàng, làm tăng hệ số khả năng thanh toán.
1.2.4.2. Quản lý dự trữ
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán , đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.
Về cơ bản mục tiêu của việc quản lý tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữ tài sản tồn kho với điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Nếu các doanh nghiệp có mức vốn tồn kho quá lớn thì sẽ làm phát sinh các chi phí như chi phí bảo quản, lưu kho.. .đồng thời doanh nghiệp không thể sử dụng số vốn này cho mục đích sản xuất kinh doanh khác và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này.
Để tối thiểu hoá chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hoá tối ưu mỗi lần đặt mua sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo nguyên vật liệu trong kho không bị hư hang , biến chất, mất mát.
1.2.4.3. Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua chịu, bán chịu là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả chưa đến kỳ hạn thanh toán như một nguồn vốn bổ xung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn và đương nhiên doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được sản phẩm đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ trọng các khoản phải thu quá lớn trong tổng số vốn lưu động thì nó sẽ gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Quản trị các khoản phải thu tốt, tức là hạn chế được mức tối thiểulượng vốn lưu động bị chiếm dụng sẽ làm giảm số ngày của chu kỳ thu tiền bình quân, thúc đẩy vòng tuần hoàn của vốn lưu động. Đồng thời sẽ làm giảm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro...
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khỏan phải thu hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:
Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khỏan nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán.
Tiến hành xác định và trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Quỹ này có thể được sử dụng trong trường hợp có khoản phải thu của doanh nghiệp nhưng không thể thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ trích từ quỹ ra để đền bù vào với mục đích bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng sẽ bị phạt hoặc được thu lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, hoặc yêu cầu toà giải quyết.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
VLĐ của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động VLĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLD:
1.2.5.1. Các nhân tố khách quan
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động to lớn của môi trường xung quanh. Khả năng cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp là rất khó khăn, chính vì thế mà khả năng thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường là điều mà mỗi doanh nghiệp phải làm. Chúng ta xem xet các nhân tố ảnh hưởng khách quan đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:
Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát hoặc thiểu phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá...Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị mất theo tốc độ trượt giá của tiền tệ
Rủi ro: Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt.. . mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống luật pháp, thuế.. .cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan còn có rất nhiều nhân tố chủ quan của chính bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tới hiệu quả VLĐ, cũng như tới toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp như :
Xác định nhu cầu VLĐ: Do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD, ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Việc lựa chọn các phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanhh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời hạ giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
Do trình độ quản lý: trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất để có hiệu quả thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ đồng bộ và nhịp nhàng với nhau, ngược lại trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ra những biện pháp hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất.
Chương 2
Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty LD Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco
chi nhánh mìên Bắc
2.1. Khái quát về công ty Proconco
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc
Công ty liên doanh Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 178/GP ngày 2-4-1991 với tổng số:
Vốn đầu tư ban đầu là : 1.700.000 USD
Vốn pháp định : 1.000.000 USD
Với sự tham gia của các bên:
Bên Việt Nam: 46,21%
Tổng Công ty chăn nuôi Đồng Nai : 18,26%
Công ty kinh doanh lương thực tỉnh Đồng Nai : 13,39%
Xí nghiệp chăn nuôi heo TP.Hồ Chí Minh : 10,00%
Liên hiệp sản xuất kinh doanh XNK Bình Tây : 1,21%
Viện Khoa học công nghệ miền Nam : 3,35%
Bên nước ngoài (Pháp):
Societé Commerciale de Potasses et de l’Azote (S.C.P.A): 53,79%
cùng góp vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc giàu đạm, chất lượng tinh khiết và bột cá cao đạm cho chăn nuôi và xuất khẩu.
Thời gian hoạt động : kéo dài 20 năm.
Trụ sở đóng tại : Khu Công nghiệp Biên Hoà I - Tỉnh Đồng Nai
Lấy tên giao dịch : PROCONCO
Vào đầu năm 1992, 6 tháng sau khi nhận được Giấy phép đầu tư, PROCONCO tư đã đầu tư xây dựng 2 cơ sở sản xuất, đưa vào hoạt động cuối năm 1992:
Nhà máy thức ăn gia súc Biên Hoà, công suất thiết kế 10.000 tấn/năm.
Nhà máy sản xuất bột cá tại Phước Tỉnh, công suất 2.000 tấn/năm.
Ngày 18/01/1994, Công ty nhận được Giấy phép điều chỉnh số 178/GPĐC cho tăng vốn đầu tư lên 2.235.000 USD, số vốn tăng thêm là 535.000 USD, tức tăng 31%, nhằm đầu tư thêm năng lực sản xuất.
Ngày 13/03/1995, Giấy phép 178/GPĐC1 cho phép tăng vốn đầu tư lần thứ hai lên 2.843.000 USD, mức tăng thêm là 610.000 USD tương ứng với vốn đầu tư mở rộng sản xuất lần thứ hai; tương ứng với sản lượng 120.000 tấn/năm, gấp 10 lần so với thiết kế ban đầu.
Ngày 6/5/1996, Giấy phép đầu tư 178/GPĐC2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho điều chỉnh vốn lên 10.843.000 USD tương ứng với vốn tái đầu tư lần này lên đến 8.000.000 USD, Công ty gấp rút xây dựng và trang bị nhà máy Biên Hoà II. Đồng thời giấy phép này của Bộ cũng cho phép mở rộng thêm chức năng của Công ty: thực hiện các dịch vụ về chăn nuôi và thú y. Công ty được phép mở thêm chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp với công suất 200 tấn/ngày, tức 60.000 tấn/năm đặt tại Cảng Khuyến Lương - Thanh Trì - Hà Nội nhằm cung cấp mặt hàng thức ăn gia súc Con Cò cho các tỉnh Miền Bắc.
Ngày 23/12/1996, Giấy phép 178/GPĐC3 cho phép điều chỉnh vốn pháp định của Công ty liên doanh từ 1.600.000 USD lên 3.000.000 USD:
Bên Việt Nam góp : 1.386.300 USD (46.21%)
Bên Nước ngoài góp : 1.613.700 USD (53,79%)
cho phù hợp với tổng số vốn đầu tư đã tăng lên, theo qui định.
Ngày 22/10/1997, Giấy phép 178/GPĐC4 cho phép tăng vốn đầu tư và vốn pháp định của Công ty với:
Tổng số vốn đầu tư là 50.000.000 USD, trong đó:
Vốn cố định là : 21.783.000 USD
Vốn lưu động là : 28.217.000 USD
Vốn pháp định tăng lên 11.000.000 USD
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc
Là một trong những chi nhánh thuộc Công ty PROCONCO Việt nam, Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập. Nó cũng có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn như Công ty mẹ.
2.1.2.1. Công ty có những chức năng chủ yếu sau
Nhập khẩu các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc.
Sản xuất mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm phục vụ chăn nuôi
Cung cấp thức ăn gia súc cho thị trường phía Bắc Việt Nam.
Đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi thú y cho bà con nông dân sử dụng sản phẩm Con Cò tại các tỉnh phía Bắc.
Cung cấp gia súc, gia cầm chất lượng cao cho thị trường Hà nội.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Đảm bảo chất lượng các mặt hàng thức ăn gia súc cung cấp ra thị trường.
Phổ biến cho người chăn nuôi cách sử dụng thức ăn giàu đạm đạt hiệu quả cao.
Thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của một đơn vị liên doanh đối với Nhà nước Việt Nam: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, những qui định về tuyển dụng lao động, bảo vệ môi trường.
2.1.2.3. Quyền hạn chủ yếu của Công ty thể hiện ở những điểm sau
Được quyền ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp trong và ngoài nước.
Được mở các đại lý giới thiệu và bán sản phẩm tại thị trường phía Bắc, chấp hành mọi qui định của Nhà nước.
Được quyền tổ chức các cuộc hội thảo kỹ thuật chăn nuôi tại các xã, huyện, tỉnh, thành các tỉnh phía Bắc.
2.1.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty PROCONCO - chi nhánh miền Bắc
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Năm 1996, chi nhánh Miền Bắc được thành lập, đến tháng 8/1997 chính thức đi vào hoạt động sản xuất, hình thành các phòng ban như một Công ty con.
Từ đó cho đến nay tổng số nhân sự của Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc là: 298 người (trong đó có: 246 Nam và 52 Nữ; 03 Thạc sỹ, 98 Đại học, 52 Trung cấp, còn lại 145 Lao động phổ thông)
Sơ đồ tổ chức các phòng ban - Proconco chi nhánh miền Bắc
(xem sơ đồ ở trang sau)
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Các phòng ban có chức năng chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ được giao, tham mưu cho Giám đốc và giúp Ban Giám đốc xử lý các thông tin về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phòng Hành chính - Nhân sự:
Giúp đỡ ban lãnh đạo về các mặt công tác thuộc lĩnh vực hành chính: phân phối lưu trữ công văn giấy tờ, liên lạc kịp thời giữ bí mật, tổ chức phục vụ đối nội, đối ngoại.
Tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác tổ chức cán bộ nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ.
* Phòng Kế toán tài chính:
Đây là phòng tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ và trực tiếp làm công tác tài chính kế toán thống kê của Công ty. Cụ thể:
Tham mưu cho ban lãnh đạo và theo dõi thực hiện các quy chế về quản lý kinh tế tài chính. Quyết toán và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý các tồn tại về mặt tài chính.
Quản lý giá thành và lợi nhuận của Công ty
Theo dõi công nợ của các Đại lý cấp I, làm thủ tục thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu. Lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của Công ty.
Làm báo cáo thuế hàng tháng, cân đối các khoản thuế phải nộp và thuế được khấu trừ.
* Phòng Xuất nhập khẩu:
Đây là phòng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thị trường nguyên liệu nhập. Xây dựng các kế hoạch nhập khẩu, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch. Cụ thể:
Làm việc với Bộ phận Sản xuất và Bộ phận Kho vận về nhu cầu nguyên liệu nhập cần sử dụng, lên kế hoạch mua (về số lượng, chủng loại, giá cả) trình Ban Giám đốc.
Tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu nước ngoài, tìm hiểu thị trường đàm phán với các nhà cung cấp. Tham mưu cho lãnh đạo ký kết các hợp đồng nhập khẩu.
Làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú Y về các thủ tục giấy phép nhập khẩu.
Hiện nay, Công ty mới thực hiện hoạt động nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất là chủ yếu, nhập khẩu con giống (Giống Gà, Ngan, Heo).
* Phòng Thu mua:
Làm nhiệm vụ thu mua nguyên liệu trong nước và các loại hàng hoá phục vụ sản xuất tại thị trường khu vực miền Bắc:
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về quản lý nghiệp vụ thu mua hàng hoá và thị trường nguyên liệu trong nước, nắm chắc giá cả thị trường nguyên liệu, tận dụng thời gian mua và bán nguyên liệu thích hợp nhất về giá cả và chất lượng.
Xây dựng các kế hoạch mua, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch.
Làm việc với Bộ phận Sản xuất và Bộ phận Kho vận về nhu cầu nguyên liệu trong nước cần sử dụng, lên kế hoạch mua (về số lượng, chủng loại, giá cả) trình Ban Giám đốc.
Khảo sát các nguồn nguyên liệu như: Ngô, Đậu tương, Sắn lát, Muối, Tấm, Cám mì, tìm các nguồn cung cấp nguyên liệu, tìm hiểu thị trường đàm phán với các nhà cung cấp. Tham mưu cho lãnh đạo ký kết các hợp đồng mua.
* Phòng Thương mại:
Tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình thị trường miền Bắc, lên kế hoạch bán hàng tháng. Thực hiện các công việc cụ thể:
Đào tạo các nhân viên thương mại cử xuống các tỉnh miền Bắc làm đại diện thương mại của Công ty, mở rộng thị trường, xây dựng các Đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 tại các tỉnh thành tại khu vực miền Bắc.
Theo dõi động viên các đại lý bán hàng, đóng góp ý kiến cho các đại lý về thời gian trữ hàng, giao hàng cho các đại lý bán lẻ.
Tổ chức hội thảo kỹ thuật chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ để hướng dẫn chăn nuôi và giới thiệu sản phẩm của Công ty.
Đến với các nhà chăn nuôi ở từng thôn, xóm, xã, huyện tiếp nhận các phản ánh của người tiêu dùng, khuyến khích hướng dẫn sử dụng chăn nuôi Cám Con Cò.
* Phòng Marketing:
Có nhiệm vụ:
Nghiên cứu thị trường khu vực miền Bắc
Thống kê sản lượng, mặt hàng bán hàng tháng.
Tham mưu cho Ban Giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh.
Lên chương trình khuyến mại.
Tổ chức chiến dịch quảng cáo khuyếch chương sản phẩm mới.
* Phòng Kho Vận:
Kho:
Chịu trách nhiệm chuẩn bị các đơn đặt hàng đến các kho sao cho phù hợp với diện tích kho, cơ cấu các loại nguyên liệu trong công thức sản xuất.
Sắp xếp lưu trữ hàng hoá nguyên liệu, cân đối các kho đảm bảo tận dụng triệt để diện tích kho tuân theo đúng quy định đảm bảo hàng hoá vẫn giữ được chất lượng.
Phối hợp với Bộ phận Thu mua, giao nhận vận chuyển để nhận, chuyển hàng đến các kho cho hợp lý.
Hàng ngày, theo doĩ báo cáo tình hình xuất, nhập, tồn tại các kho.
Cuối tháng kiểm kê kho, lập các báo cáo trình Ban Giám đốc.
Giao nhận - Vận chuyển:
Làm việc với các đơn vị vận chuyển đảm bảo đầy đủ phương tiện: ôtô, sàlan, containeur chuyển hàng cho các kho, các đại lý, giảm thiểu sự hao hụt nguyên liệu, tiết kiệm chi phí vận chuyển...
Phối hợp với Bộ phận Thu mua, giao nhận và vận chuyển nguyên liệu.
Phối hợp với Bộ phận Sản xuất và Thương mại nhận hàng thành phẩm và chuyển đến cho các đại lý.
* Phòng Sản xuất:
Lên kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch bán và đơn đặt hàng của Thương mại
Phối hợp với Bộ phận Kho và Thu mua chuẩn bị nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất.
Phối hợp với Kho về lượng hàng tồn trong kho thực tế để sản xuất đủ số lượng, chủng loại hàng cho phù hợp.
Các trưởng ca trực tiếp điều hành các công nhân sản xuất.
* Phòng KCS:
Đây là phòng quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty từ khâu nhận nguyên liệu đến khâu ra thành phẩm:
Tất cả các loại nguyên liệu thua mua trong nước và nguyên liệu nhập đều được phân tích và kiểm tra chất lượng trước khi nhập vào kho.
Phòng phân tích có trách nhiệm phân tích các mẫu nguyên liệu, mẫu thành phẩm, so sánh kết quả phân tích với những chỉ tiêu chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong công thức.
KCS nguyên liệu kết hợp cùng với Bộ phận Thu mua đi đến các vùng nguyên liệu trực tiếp lấy mẫu, chọn lấy những mẫu đạt chất lượng. Đối với những loại hàng nhập tại nhà máy, nhân viên KCS có trách nhiệm kiểm từng lô hàng rồi mới cho phép nhập vào kho.
KCS Thành phẩm: kiểm tra tất cả các lô hàng vừa được sản xuất, lấy mẫu phân tích, có quyền giữ lại những lô hàng không đạt chẫt lượng.
* Phòng Bảo Trì
Theo dõi hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản suất:
Bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng máy móc theo định kỳ, đảm bảo cho máy móc chạy đủ công suất đáp ứng cho sản xuất.
Phối hợp với ca sản xuất xử lý những sự cố về máy móc.
Sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ của nhà máy
Đảm đương việc quản lý các linh kiện thay thế và quản lý việc cung cấp điện nước.
2.1.4. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc
2.1.4.1. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm:
Năm 1995, sản phẩm thức ăn gia súc Con Cò bắt đầu xuất hiện trên thị trường Miền Bắc, lúc này các sản phẩm được chuyển từ Miền Nam ra bằng tàu hoả, tàu thuỷ, ôtô. Sau, lượng hàng chuyển ra không đủ đáp ứng cho thị trường Miền Bắc, Công ty đã quyết định xin giấy phép đầu tư xây dựng thêm nhà máy tại Cảng Khuyến Lương - Thanh Trì - Hà Nội với công suất 450 tấn/ngày và nhà máy đã đi vào hoạt động từ tháng 8/1997.
Sau 7 năm hoạt động kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động, hoạt động sản xuất của Công ty PROCONCO - chi nhánh miền Bắc đã không ngừng tăng năng xuất và các chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Trước đây chỉ sản xuất thức ăn đậm đặc, hỗn hợp cho Gà, Heo, Cút , Vịt với 25 chủng loại mặt hàng. Nay, đã lên tới hơn 60 loại hàng cho Heo, Gà, Cút, Vịt, Ngan, Bò sữa.
Để sản xuất được đa dạng các mặt hàng như vậy phải nhờ đến việc tổ chức rất linh hoạt ở khâu sản xuất: từ việc lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu, sắp xếp nhân sự, thời gian, nhờ đến sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận: Sản xuất, Thu mua, Kho vận, Bảo trì, KCS.
* Thời gian làm việc của khâu sản xuất:
Tại nhà máy, thường là mỗi ngày sản xuất 3 ca (Ca sáng: từ 6h00 - 14h00, ca chiều: từ 14h00 - 22h00, ca tối: 22h00 - 06h00), có những đợt hàng bán chạy nhà máy phải sản xuất cả vào ngày lễ và chủ nhật.
Các bộ phận Kho, Bảo trì đều có nhân viên hỗ trợ cho các ca sản xuất.
2.1.4.2. Cung cấp con giống:
Ngoài hoạt động chủ yếu là sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm Công ty Proconco - chi nhánh miền Bẵc còn có những trang trại gà bố mẹ, trại ngan bố mẹ tại cầu Diễn, Phùng chuyên sản xuất và cung cấp con giống cho thị trường chăn nuôi.
2.1.4.3. Cung cấp thịt sạch:
Hiện nay, với hơn 100 trang trại chăn nuôi gà sạch Label tại khu vực vườn đồi Sóc Sơn, công ty Proconco chi nhánh miền Bắc có thể cung cấp toàn bộ lượng gà thịt cho thị trường tiêu dùng Hà nội.
Trải qua gần 7 năm hoạt động công ty liên doanh Việt - Pháp Proconco chi nhánh miền Bắc đã vượt qua những khó khăn để đạt được những kết quả tốt đẹp, mở rộng được nhiều thị trường mới đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và đem lại nguồn thu nhập ổn định không những cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty mà cho cả những người nông dân trong cả nước.
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Proconco trong những năm qua (2002, 2003)
2.2.1.Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2002, 2003
Bảng 2.1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Prooconco
chi nhánh miền Bắc năm 2002, 2003
(đơn vị VNĐ)
Chỉ Tiêu
Năm 2002
Năm 2003
(+,-) 2003/2002
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
%(+,-)
A. Tài sản
I.TSLĐ và ĐT ngắn hạn
124 761 145 937
55,16
137 536 687 281
58,52
12 775 541 344
10,24
1.Tiền
9 888 196 615
4,37
5 228 878 370
2,22
-4 659 318 245
-47,12
2.Các khoản phải thu
3 985 783 009
1,76
6 014 147 982
2,56
2 028 364 973
50,89
3.Hàng tồn kho
110 318 070 022
48,78
125 705 841 370
53,49
15 387 771 348
13,95
4.TSLĐ khác
569 096 291
0,25
587 819 559
0,25
18 723 268
3,29
II.TSCĐ và ĐT dài hạn
101 425 637 621
44,84
97 490 322 882
41,48
-3 935 314 739
-3,88
1.TSCĐ
101 187 248 666
43,79
97 158 652 328
41,34
-4 028 596 338
-3,98
2.Đầu tư dài hạn
238 388 955
1,05
331 670 554
0,14
93 281 599
39,13
Tổng cộng tài sản
226 186 783 558
100
235 027 010 163
100
8 840 226 605
3,91
B.Nguồn vốn
III.Nợ phải trả
166 295 542 291
73,52
173 123 423 189
7 3,66
6 827 880 898
4,11
1.Vay dài hạn
64 686 600 211
28,6
54 800 000 000
23,32
-9 886 600 211
-15,28
2.Phải trả, vay ngắn
96 461 434 843
42,65
114 116 411 943
48,55
17 654 977 100
18,30
3.Nợ khác
5 147 507 237
2,27
4 207 011 246
1,79
-940 495 991
-18,27
IV.Vốn chủ sở hữu
59 891 241 267
26,48
61 903 586 974
2 6,34
2 012 345 707
3,36
1.LN chưa phân phối
25 130 185 507
11,10
27 062 580 786
11,52
1 932 395 279
7,69
2. Vốn + quỹ
34 761 055 760
15,38
34 841 006 188
14,82
80 010 428
1,07
Tổng cộng nguồn vốn
226 186 783 558
100
235 027 010 163
100
8 840 226 605
3,91
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Proconco-chi nhánh miền Bắc năm 2002 và 2003
Theo bảng 2.1, ta có thể thấy:
* Về tài sản:
Trong tổng tài sản, tài sản lưu động ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn (năm 2002 là 55,16% và trong 2003 là 58,52%) và tài sản cố định ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (năm 2002 là 43,79% và trong 2003 là 41,34%). Điều này cho thấy hoạt động tài chính của Công ty càng đi vào kinh doanh thương mại là chủ yếu, mà đã giảm đầu tư vào tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất.
Trong tài sản lưu động, lượng tiền mặt tại quỹ của năm 2003 đã giảm so với lượng tiền mặt tại quỹ vào năm 2002 là -47,12%. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty kém đi và là điều các nhà đầu tư không mong muốn. Còn các khoản phải thu thì tăng khá nhanh (năm 2003 tăng so với năm 2002 là 50,89%) và là một trong những yếu tố chính làm tăng thêm tài sản. Điều này cho thấy Công ty đang bị tồn đọng vốn dẫn đến việc tiền mặt tại quỹ giảm xuống. Chính vì thế Công ty cần xem xét laị khoản mục này để có một cơ cấu tài sản hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng vốn quá nhiều sẽ làm bất lợi cho tình hình tài chính của Công ty
Hàng tồn kho (bao gồm hàng mua đi đường, nguyên liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, thành phẩm tồn kho...) của Công ty đã tăng một cách đáng kể vào cuối năm 2003(từ 48,78% trong năm 2002 lên 53,49 năm 2003) do dịch cúm gà ngày càng lan rộng trong cả nước, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tài sản lưu động khác tăng nhẹ so với năm 2002 là 3,29%. Nói chung khoản mục này khá ổn định và Công ty cần duy trì một mức tỷ trọng phù hợp cho khoản mục này.
* Về nguồn vốn:
Nợ phải trả của Công ty chiếm 73,52% trong nguồn vốn năm 2002 và 73,66 trong năm 2003. Nhìn chung đây là tỷ lệ khá ổn định của Công ty. Nợ phải trả trong năm 2003 có tăng so với năm 2002 nhưng không đáng kể và đây cũng là điều phù hợp trong điều kiện Công ty đang mở rộng kinh doanh. Qua việc tỷ lệ nợ phải trả ổn định qua các năm cho thấy Công ty có kế hoạch trả nợ tốt.
Vốn chủ sở hữu chiếm 26,48% năm 2002 và 26,34 năm 2003, vốn chủ sở hữu có giảm nhưng không đáng kể .
Tóm lại, phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty cho thấy mặc dù các khoản phải thu tăng nhưng việc hàng tồn kho còn đọng lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty cũng cần phải chú ý đến việc tiền mặt tại quỹ giảm một cách đáng kể trong khi các khoản phải thu tăng lên, điều này có nghĩa là Công ty đang bị tồn đọng vốn ảnh hưởng tới quá trình tái đầu tư sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2002, 2003
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Proconco
chi nhánh miền Bắc
Chỉ Tiêu
2002
2003
Chênh lệch
2003/2002
%Theo quy mô chung
Số tiền
(%)
2002
2003
1.Tổng doanh thu
651 161 665 166
757 301 016 589
106 139 351 423
16,3
100
100
2.Các khỏan giảm trừ
8 534 185 619
9 899 655 318
1 365 469 699
16
1,3
1,3
3.Doanh thu thuần
642 627 479 547
747 401 361 271
104 773 881 724
16,3
98,7
98,7
4.Giá vốn hàng bán
587 752 474 869
682 154 980 708
94 402 505 839
16
90,26
90,1
5.Lợi nhuận gộp
54 875 004 678
65 246 380 563
10 371 375 885
18,9
8,43
8,62
6.Chi phí bán hàng
17 076 522 028
20 303 984 691
3 227 462 663
18,9
2,6
2,7
7.Chi phí quản lý DN
5 833 731 919
6 942 140 984
1 108 409 065
19
0,9
0,92
8.Lợi nhuận từ hoạt động KD
22 876 443 382
27 062 832 521
4 186 389 139
18,3
3,5
3,57
9.Tổng lợi nhuận trước thuế
22 876 230 588
27 062 580 786
4 186 350 198
18,3
3,5
3,57
10.Thuế TNDN
3 431 434 588
4 059 387 118
627 952 530
18,3
0,53
0,54
11.Lợi nhuận sau thuế
26 307 665 176
31 121 967 904
4 814 302 728
18,3
4,04
4,11
(đơn vị VNĐ)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Proconco-chi nhánh miền Bắc năm 2002 và 2003
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của doanh nghiệp đó. Bảng 2.2 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc qua hai năm 2002 và 2003. Qua bảng 2.2 ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Tổng doanh thu của Công ty có bước tăng trưởng khá, năm 2003 đã tăng 16,3% so với năm 2002.
Về tỷ trọng, giá vốn hàng bán không thay đổi đáng kể trong tổng doanh thu. Nhìn chung tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu khá ổn định (năm 2002 là 90,26% và năm 2003 là 90,1%). Đó là do doanh nghiệp luôn định hướng đúng thị trường, quan hệ tốt với những nhà cung cấp nguyên liệu nên tuy trong một thị trường cạnh tranh quyết liệt, thường xuyên có sự giảm giá mà tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu hầu như không thay đổi. Mặt khác, tuy là khá ổn định nhưng tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu của Công ty đang có xu hướng giảm đi. Đây là tín hiệu tốt đến hạot độngkinh doanh của Công ty vì điều này đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên.
Do tỷ trọng giá vốn hàng bán ổn định nên lợi nhuận gộp của Công ty cũng ổn định và có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ trọng 8,43% trong năm 2002 và 8,62 % trong năm 2003. Đây là một kết quả tốt cho thấy Công ty đang đi đúng hướng và đang đạt được kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng vẫn ổn định ở mức thấp. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 2,6% trong năm 2002 và 2,7% trong năm 2003. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 0,9% trong năm 2002 và 0,92% trong năm 2003. Điều này cho thấy được việc tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty rất tốt và cũng thấy được trình độ quản lý của Ban lãnh đạo Công ty.
Do Công ty không có thu nhập từ họat động tài chính cũng như thu nhập từ hoạt động bất thường nên lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Công ty phải nộp thuế thu nhập là 15% và lợi nhuận sau thuế của Công ty chiếm tỷ trọng 4,04% trong năm 2002 và 4,11% trong năm 2003.
Trên đây là một số nét khái quát tình hình tài sản nguồn vốn và kết qủa sản xuất hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động cảu Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc trong những năm qua. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách cụ thể hơn.
2.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty proconco chi nhánh miền bắc trong những năm qua
2.3.1. Nguồn hình thành vốn lưu động
Bảng 2.3: Nguồn hình thành vốn lưu động
(đơn vị VNĐ)
Chỉ Tiêu
Năm 2002
Năm 2003
(+,-) 2003/2002
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
%
Nguồn vốn đi vay
61 794 195 582
49,53
72 894 444 259
53
11 100 248 677
17,96
Nguồn vốn chiếm dụng
33 730 581 077
27,04
34 122 852 144
24,81
392 271 067
1,16
Nguồn vốn CSH
30 236 369 278
23,43
30 519 390 908
22,19
283 021 630
1,16
Tổng
124 761 145 937
100
137 536 687 281
100
12 775 541 344
10,24
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc năm 2002 và 2003
Theo bảng trên ta thấy, Công ty đã huy động vốn bằng nhiều nguồn tại trợ cho vốn lưu động của mình: vay, chiếm dụng vốn đối tác, nguồn vốn chủ sở hữu. Có thể nói rằng Công ty đã phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đi vay để tài trợ cho TSLĐ. Nguồn vốn vay của Công ty Proconco trong hai năm 2002 và 2003 tương ứng là 61 794 195 582 nghìn đồng và 72 894 444 259 nghìn đồng. Trong năm 2003, nguồn vốn tài trợ cho TSLĐ tăng 17,96% so với năm 2002. Điều này được lý giải vì trong năm 2003, Công ty bị khách hàng chiếm dụng nhiều vốn lưu động. Để đảm bảo đủ vốn lưu động phục vụ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh Công ty buộc phải đi vay vốn và chiếm dụng bằng cách trả chậm. Qua đó thể hiện tính năng động trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro trong trường hợp Công ty mất khả năng thanh toán vì không thu được các khoản nợ phải thu đúng hạn hoặc trong trường hợp xấu hơn là không thu hồi được.
Mặc dù phần lớn nguồn vốn lưu động được tài trợ bởi vốn đi vay nhưng Công ty cũng không quên sử dụng nguồn vốn chiếm dụng của bạn hàng. Nguồn vốn Công ty chiếm dụng trong năm 2002 là 33 730 581 077 nghìn đồng và trong năm 2003 là 34 122 852 144 nghìn đồng. Tỷ trọng vốn chiếm dụng được dùng để tài trợ cho nguồn vốn lưu động trong hai năm 2002 và 2003 lần lượt là 27,04% và 24,81%. Trong năm 2003 nguồn vốn chiếm dụng giảm, trong tương lai Công ty cần phải tìm cách để tăng tỷ trọng nguồn vốn chiếm dụng để giảm bớt gánh nặng nợ nần và thuận lợi cho việc tận dụng các cơ hội kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn trong nguồn tạo thành vốn lưu động, chỉ chiếm 23,43% trong năm 2002 và 22,19 trong năm 2003. Tuy rằng trong năm 2003 tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn lưu động giảm nhưng gía trị tuyệt đối lại tăng. Điều này cho thấy rằng nguồn đầu tư vào vốn lưu động của chủ sở hữu có tăng nhưng chưa đủ so với nhịp độ tăng của nhu cầu vốn lưu động. Trước hết vì nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn nên được đầu tư vào TSCĐ để đảm bảo độ an toàn cao, tránh các biến động về tài chính, thứ nữa là vì nguồn vốn chủ sở hữu có chi phí vốn lớn nên được đầu tư vào TSLĐ có thời gian sử dụng ngắn.
Trên đây đã phân tích về nguồn hình thành vốn lưu động, từ nguồn hình thành này sẽ tạo nên cơ cấu các loại vốn lưu động mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu.
2.3.2. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Proconco chi nhánh miền Bắc
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản vốn lưu động Công ty Proconco
chi nhánh miền Bắc
Chỉ Tiêu
Năm 2002
Năm 2003
(+,-) 2003/2002
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
Số tiền
%
1.Tiền
9 888 196 615
7,93
5 228 878 370
3,8
-4 659 318 245
-47,12
2.Các khoản phải thu
3 985 783 009
3,19
6 014 147 982
4,37
2 028 364 973
50,89
3.Hàng tồn kho
110 318 070 022
84,42
125 705 841 370
91,4
15 387 771 348
13,95
4.TSLĐ khác
569 096 291
0,46
587 819 559
0,43
18 723 268
3,29
Tổng
124 761 145 937
100
137 536 687 281
100
12 775 541 344
10,24
(đơn vị VNĐ)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc năm 2002 và 2003
Qua bảng trên ta thấy:
Trong năm 2003, cơ cấu vốn lưu động chủ yếu tăng ở các khoản phải thu (50,89%). Xem xét hoạt động của Công ty cho thấy: Phạm vi hoạt động của Công ty ngày mở rộng, môi trường cạnh tranh ngày càng cao dẫn tới việc Công ty phải cho các đại lý trả tiền sau. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu trong TSLĐ của Công ty rất nhỏ nên vẫn chấp nhận được.
Hàng tồn kho trong TSLĐ chiếm một lượng rất lớn hơn thế nữa trong năm 2003 tăng 13,95% điều này cho thấy lượng sản phẩm tiêu thụ giảm và công tác dự báo nhu cầu thị trường của Công ty chưa chính xác và một phần bị ảnh hưởng của những nhân tố khách quan đem lại.
Vốn bằng tiền giảm đáng kể (-4 659 318 245 nghìn đồng). Điều này là hệ quả của viêc tồn đọng vốn của Công ty khi các khoản phải thu tăng lên. Tuy điều này không làm khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống nhưng làm khả năng thanh toán tức thời của Công ty kém đi.
Phần tăng còn lại của sử dụng vốn là phần TSLĐ khác tăng không đáng kể (3,29%) chủ yếu tăng là do các khỏan tạm ứng, trả trước.
2.3.3. Quản lý vốn lưu động của công ty trong những năm qua
Bảng 2.5: Sự biến động hàng tồn kho của Công ty Proconco
chi nhánh miền Bắc
Hàng tồn kho
Năm 2002
Năm 2003
(+,-) 2003/2002
Lượng
(%)
Lượng
(%)
Lượng
%
1.Hàng mua đang đi đường
23 497 748 915
21,3
22 403 764 367
17,8
1 093 984 548
-5
2.NL,VL tồn kho
78 325 829 715
71
90 516 020 268
72
12 190 190 553
15,56
3.Công cụ dụng cụ
1 103 180 700
1
1 712 310 418
1,4
609 129 718
55,22
4.Thành phẩm tồn kho
7 391 310 692
6,7
11 073 746 371
8,8
3 682 435 679
49,82
Tổng
110 318 070 022
100
125 705 841 370
100
15 387 771 348
13,95
(đơn vị VNĐ)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc năm 2002 và 2003
Hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm 31/12/2002 là 110 318 070 022 nghìn đồng. So với năm 2003 tăng là 15 387 771 348, tỷ lệ tăng là13,95%. Như vậy hàng tồn kho tăng do nguyên vật liệu tồn kho (15,56%), công cụ dụng cụ trong kho (55,22%), thành phẩm tồn kho (49,82%). Điều này cho thấy trong năm vừa qua Công ty đã bị ảnh hưởng rất nhiều trong việc sản xuất kinh doanh từ dịch cúm gia cầm đang xảy ra tại Việt nam.
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc trong thời gian qua
2.4.1. Phân tích những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Proconco
2.4.1.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
* Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
ắắắ–––––––
VLĐ
Vòng quay VLĐ
Năm 2002
=
642 627 479 547
ắắắắắắắ =
124 761 145 937
5,15
Vòng quay VLĐ
Năm 2003
=
747 401 361 271
ắắắắắắắ =
137 536 687 281
5,43
Vòng quay vốn lưu động cho biết khả năng hoạt động tạo ra doanh thu của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vòng quay vốn của Công ty có xu hướng ổn định và trong năm 2003 có tăng hơn năm trước. Và những con số trên cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Proconco là khá cao điều này chứng tỏ khả năng hoạt động của Công ty xét về chất lượng là khá tốt.
* Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển VLĐ
=
360
ắắắắắắắ
Vòng quay VLĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ
Năm 2002
=
360
ắắắ =
5,15
70
Kỳ luân chuyển VLĐ
Năm 2003
=
360
ắắắ =
5,43
66
Kỳ luân chuyển vốn cho ta biết sau thời gian bao nhiêu lâu vốn lưu động chuyển được một vòng. Trong năm 2003 thời gian luân chuyển 1 vòng vốn lưu động là 66 ngày so với 70 ngày của năm 2002. Những con số này cho thấy vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty khá ngắn chứng tỏ khả năng hoạt động của Công ty xét về chất lượng là khá tốt.
Trong năm 2003 vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn năm 2002 mang lại cho Công ty một khoản tiết kiệm vốn lưu động là:
Mức tiết
kiệm VLĐ
Doanh thu thuần kỳ phân tích
= –––––
360
x
(Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ phân tích
-
Thời gian 1 vòng
luân chuyển kỳ gốc)
Mức tiết kiệm
vốn lưu động
747 401 361 271
= –––––ắắắ
360
x
(66 - 70)
=
- 8 304 459 568
Mức vốn lưu động tiết kiệm sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.4.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích, một đồng vốn lưu động tao ra được bao nhiêu đồng lãi. Đây là một trong những chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá tình trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty
Doanh lợi vốn lưu động
=
Lợi nhuận sau thuế
ắắắắắắắắ
Vốn lưu động
Doanh lợi vốn lưu động Năm 2002
=
26 307 665 176
ắắắắắắắ =
124 761 145 937
0,21
Doanh lợi vốn lưu động Năm 2003
=
31 121 967 904
ắắắắắắắ =
137 536 687 281
0,22
Như vậy trong năm 2002, một đồng vốn lưu động sẽ cho Công ty được 0,21 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2003 cho 0,22 đồng lợi nhuận.
2.4.1.3.Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng vốn lưu động đã tính ở trên. Nó cho biết để đạt được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
Vốn lưu động
ắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm VLĐ Năm 2002
=
124 761 145 937
ắắắắắắắ =
642 627 479 547
0,19
Hệ số đảm nhiệm VLĐ Năm 2003
=
137 536 687 281
ắắắắắắắ =
747 401 361 271
0,18
Chỉ tiêu này cho thấy để đạt được1 đồng doanh thu năm 2002 Công ty cần 0,19 đồng vốn lưu động còn năm 2003 giảm xuống còn 0,18 đồng vốn lưu động. Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn lưu động tăng.
2.4.1.4. Chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu đã tính ở trên, còn một số chỉ tiêu khác có thể được dùng để xem xét hiệu quả vốn lưu động. Các chỉ tiêu này mang tính gián tiếp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
ắắắắ––––––––
Giá trị hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho
Năm 2002
=
642 627 479 547
ắắắắ–––– = 5,83
110 318 070 022
Vòng quay hàng tồn kho
Năm 2003
=
747 401 361 271
ắắắắ–––– = 5,95
125 705 841 370
Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2003 có tăng so với năm 2002 nhưng số đó cũng không đáng kể. Vòng quay hàng tồn kho năm 2002 là 5,38 còn năm 2003 là 5,95 điều này cho thấy mặc dù hàng tồn kho của năm 2003 cao hơn hàng tồn kho của năm 2002 nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2003 vẫn đạt hiệu quả.
Vòng quay khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
ắắắắắ–––––––
Các khoản phải thu
Vòng quay khoản hải thu
Năm 2002
=
642 627 479 547
ắắắắ––-ắ = 161
3 985 783 009
Vòng quay khoản phải thu
Năm 2003
=
747 401 361 271
ắắắắ––– = 124
6 014 147 982
Vòng quay các khoản phải thu năm 2003 là 124, năm 2003 là 161, con số này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu hồi của năm 2003 không tốt bằng năm 2002 như vậy vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hơn năm trước.
2.4.2. Một số thành tựu của Công ty Proconco trong quản lý vốn lưu động
Những năm gần đây, mặc dù sự cạnh tranh giữa các Công ty trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc càng trở nên khốc liệt nhưng Công ty Proconco chi nhánh miền Bắcđã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tình hình sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và ngày càng phát triển.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Ban Giám đốc Công ty luôn quan tâm coi trọng vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Sự phát triển lành mạnh và bền vững của Công ty trong thời gian qua phần nào phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty. Cụ thể trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động, Công ty đã làm được một số việc sau:
Tái sản lưu động luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục. Trong năm qua, Công ty không để xảy ra tình trạng phải dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu dự trữ. Vào những thời điểm sản lượng của Công ty tiêu thụ mạnh, khi đó công tác tổ chức cung ứng nguyên liệu vẫn đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu sản xuất. Việc đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn đã giúp công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm, là cơ sở để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tình hình quản lý vật tư tài sản có chuyển biến tích cực. Những năm qua, Công ty luôn có nhận thức đúng đắn rằng muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng thì phải làm tốt công tác quản lý vật tư tài sản, tránh để xảy ra mất mát, thiếu hụt, làm thất thoát vốn.
Ngoài ra, trong những năm qua, Công ty tạo dựng được uy tín đối với các nhà đầu tư, các nhà cung cấp cũng như các khách hàng của mình để khẳng định sự tồn tại và phát triển của chính mình.
2.4.3. Một số tồn tại trong quản lý vốn lưu động và nguyên nhân
Bên cạnh những điểm tốt đã nêu trên, tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty Proconco còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này đã làm cho tình hình tài chính của Công ty trở nên căng thẳng. Đây chính là nguyên nhân kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh và trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty.
Những tồn tại đó biểu hiện như:
Lượng vốn lưu động nằm trong hàng tồn kho quá lớn (91,4% trong năm 2003). Do nhiều nguyên nhân: từ việc ảnh hưởng của các yếu tố khách quan cho đến việc công tác quản lý vốn lưu động của Công ty. Vào những tháng cuối năm do ảnh hưởng từ dịch gia cầm nên mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm trên thị trường nhiều biến động, điều này ảnh hưởng rất đến tình hình đến các nhà cung cấp thức ăn gia súc gia cầm nói chung cũng như công ty Proconco nói riêng, hàng hóa ngưng đọng không tiêu thụ được điều này làm ảnh hưởng đến từ khâu sản xuất cũng như ảnh hưởng đến sự quản lý của ban lãnh đạo công ty.
Công tác quản trị vốn tiền mặt không tốt, khả năng thanh toán thấp. Dẫu biết rằng mục tiêu trong quản lý tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, giúp Công ty có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi. Ngoài ra, nếu dự trữ tiền mặt quá thấp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ hay trong trường hợp khẩn cấp như: hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh...Nguyên nhân của tình trạng không đủ lượng tiền mặt cần thiết , khả năng thanh toán thấp của Công ty hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ công tác quản trị vốn lưu động trong Công ty. Cụ thể, do lượng vốn lưu động trong hàng tồn kho quá lớn, do vậy khả năng thanh toán tức thời của Công ty thấp là kết quả tất yếu.
Công tác lập dự phòng rủi ro giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi không được quan tâm đúng mức. Trong kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió” do đó không phải khi nào Công ty cũng thu hồi được tất cả các khỏan phải thu của khách hàng. Do vậy, việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi là việc rất cần thiết. Nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty trên cả khía cạnh tài chính cũng như khía cạnh thuế khóa. Việc Công ty không lập các khoản dự phòng là một thiếu sót và nó đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Nói tóm lại, trong những năm qua, tuy Công ty có nhiều cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Do vậy, Công ty cần nhanh chóng đưa ra những các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chương 3
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa
sử dụng vốn lưu động của
công ty proconco chi nhánh miền bắc
3.1. phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Để định hướng cho hoạt động của mình, Công ty xác định thị trường thức ăn gia súc ở miền Bắc Việt nam là một thị trường có tiềm năng và trên đà phát triển.
Tuy vậy số lượng các Công ty tham gia vào thị trường ngày càng gia tăng nhanh chóng. Do đó mức độ cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Hướng cạnh tranh chủ yếu vẫn là về chất lượng và giá cả. Những Công ty nào đem lại mặt hàng có chất lượng tốt và giá rẻ thì sẽ được thị trường chấp nhận. Sự cạnh tranh chủ yếu ở các vùng nông thôn, là thị trường quan trọng bậc nhất của các Công ty trong lĩnh vực thức ăn gia súc. Bên cạnh đó tiềm lực tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường cạnh tranh găy gắt như vậy.
Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc là một doanh nghiệp hoạt động dựa trên thế mạnh là Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường, có mạng lưới phân phối rộng khắp các xã, huyện, tỉnh miền Bắc và hoạt động có hiệu quả, có quan hệ tốt với các nhà cung ứng.Tiềm lực tài chính của Công ty khá tốt, công ty có thể dự trữ nguyên vật liệu để sản xuất cho nửa năm một cũng như có khả năng sản xuất cung cấp hàng cho các đại lý lớn tại miền Bắc.
Về mặt tài chính, Công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ với mục đích sẽ xây dựng thêm các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ hải sản ở khu vực Hải phòng, Quảng ninh, do đó kêu gọi sự góp vốn thêm từ bên ngoài để tăng cường tiềm lực tài chính. Tuy nhiên để có thể kêu gọi thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài, công ty cần giải quyết tốt việc quản lý vốn lưu động mà chủ yếu là các khoản phải thu. Trong bối cảnh đó, việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng. Công ty cần thực hiện cơ cấu lại các tài sản và lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp, bảo đảm một nền taì chính lành mạnh và tạo ra khả năng sinh lợi tốt nhất.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty proconco - chi nhánh miền bắc
Qua phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc trong những năm qua, em xin được nêu lên một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trong thời gian tới.
3.2.1. Nâng cao hiệu qủa quản lý vốn lưu động
3.2.1.1. Quản lý dự trữ
- Đối với nguyên liệu: Trước khi thu mua nguyên liệu, Công ty cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, tính thời vụ, đưa ra các ước tính về số lượng bán , giá bán và doanh thu bán cũng như đơn đặt hàng của các đại lý một cách cụ thể đến số lượng và thời gian, từ đó có các phân tích tính toán định mức tiêu hao nguyên liệu - lượng nguyên liệu cần vào các thời điểm cụ thể trong năm để đảm bảo cung ứng cho sản xuất kinh doanh mà lại ít tốn kém chi phí.
Sau khi đã xác định nguyên liệu cần mua và số lượng của nó thì nhiệm vụ tiếp theo là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất (về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán phù hợp).
Hiện nay Công ty vẫn phải nhập ngoại khá nhiều nguyên liệu nên phải chịu giá thành khá cao và chi phí lớn do đó giá thành mặt hàng cao. Trong thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm thị trường nguyên liệu nước ngoài vì nguyên liệu trong nước còn thiếu . Trong khi tìm kiếm thị trường nguyên liệu nước ngoài thì Công ty cũng phải chú trọng tới nguồn nguyên liệu trong nước, bởi đây là một nguồn quan trọng có ý nghĩa lâu dài do chi phí thấp và thời gian nhập hàng là kịp thời hơn rất nhiều so với nguyên liệu nhập ngoại do phải vận chuyển nhập khẩu.. .Đối với nguồn nguyên liệu nội địa này Công ty cần có kế hoạch liên hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ sở cung cấp. Ký kết các hợp đồng thuê mua với giá cả ổn định dựa trên cơ sở các mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên.
Bên cạnh đó Công ty cần thường xuyên theo dõi kiểm kê đánh giá lại giá trị nguyên liệu tồn kho để có các biện pháp kịp thời đặc biệt trong các trường hợp nguyên liệu bị thiếu hụt, hư hỏng không đảm bảo chất lượng để có kế hoạch thu mua thêm và đưa ra các biện pháp chế tài nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng đó.
Một vấn đề quan tâm nữa là phải giám định chất lượng, số lượng và quy cách nguyên liệu trước khi nhập kho, do vậy Công ty phải có một bộ phận chuyên trách đảm nhận công việc này, đó là một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một khoản mục trong vốn lưu động của bất kỳ Công ty nào và việc giảm tỷ trọng của nó trong tổng vốn lưu động là điều cần thiết nhằm tránh sự gián đoạn trong sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng lực của máy móc, thiết bị và đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động. Do đó Công ty cần tăng cường hơn nữa tính đồng bộ trong sản xuất giữa các bộ phận các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm. Cụ thể là phải bố trí hợp lý công tác tổ chức sản xuất, quy định tiến độ làm việc, đặt ra kế hoạch cho từng phòng ban, trong từng thời kỳ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của từng bộ phận trong dây chuyền sản xuất. Nếu có trường hơp vi phạm phải tìm ra ngay nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời trang bị hệ thống máy móc hiện đại đồng bộ vì mục tiêu lâu dài, đây cũng là các nhân tố chính làm giảm đi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, và cũng tạo ra các mặt hàng có chất lượng cao làm tăng uy tín của Công ty trên thị trường.
- Đối với các thành phẩm tồn kho: Các thành phẩm tồn kho còn lớn Công ty cần xem xét nghiên cứu tình hình thị trường để có lượng dự phòng hợp lý tránh những chi phí lưu kho không đáng có. Vấn đề cần quan tâm là các thành phẩm tồn kho ngoài kế hoạch, điều này là do những mặt hàng sản xuất không tiêu thụ hết được, có nhiều nguyên nhân: có thể do chất lượng, do giá cả, do nhu cầu của thị trường, do tính chất mùa vụ hoặc có thể do các biến động bất thường của tình hình chính trị kinh tế vĩ mô, do biến động của thiên tai.. .ở Công ty Proconco, việc hạn chế đến mức cao nhất lượng thành phẩm tồn kho ngoài định mức là điều cần làm trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp cho vấn đề này:
+ Trước hết Công ty phải chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường đầu ra, dự đoán nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh và tính chất mùa vụ.. ..
+ Trong dài hạn Công ty nên tập trung đầu tư vào TSCĐ để nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng của mình về giá và chất lượng. Tích cực đầu tư nâng cao chất lượng , tăng cường nghiên cứu, đa dạng hoá mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời lựa chọn các mặt hàng mang tính chiến lược, thế mạnh của Công ty để có kế hoạch mang tính chiều sâu. Lựa chọn thị trường mục tiêu kết hợp đa dạng hoá thị trường để tăng khả năng tiêu thụ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
+ Ngoài ra Công ty còn có thể sử dụng các biện pháp xúc tiến bán hàng khác mà theo thực tế cho thấy nó có hiệu quả rất cao như thiết lập hệ thống kênh tiêu thụ, đầu tư cho quảng cáo để quảng bá các mặt hàng của mình, thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, áp dụng một mức hoa hang hợp lý cho các đại lý. Tất cả để thực hiện mục tiêu bán được nhiều hàng hoá.
3.2.1.2. Quản lý các khoản phải thu
Cho dù tỷ trọng các khỏan phải thu trên tổng số vốn lưu động của Công ty Proconco không lớn lắm (3,19% trong năm 2002 và 4,37 trong năm 2003), nhưng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách tối đa thì Ban lãnh đạo Công ty cũng cần phải quan tâm đến việc quản lý các khoản phải thu:
Công ty cần kiên quyết trong việc đòi nợ, không để các khoản nợ chồng chéo lên nhau. Nếu thấy khách nào cố tình trì trệ trong thanh toán thì phải dừng ngay cho việc khách hàng đó mua chịu và tìm mọi cách cùng khách hàng đó giải quyết khoản nợ đó bằng các biện pháp hợp lý nhất và ít tốn kém nhất theo thỏa thuận giữa hai bên. Có thể dùng nhiều biện pháp, trong đó Công ty có thể gia hạn nợ cho khách hàng nếu thực sự thấy trong thời điểm hiện tại khách hàng đó không có khả năng thanh toánnhưng có thể có biến chuyển rõ rệt trong thời gian tới. Ngoài ra Công ty có thể dùng biện pháp thúc ép khách hàng bán các tài sản cầm cố để giả nợ hoặc trong trường hợp cuối cùng thì phải nhờ tới sự can thiệp của pháp luật.
Mặt khác, để khuyến khích khách hàng sớm trả nợ, Công ty cần quy định các hình thức chiết khấu hợp lý và hấp dẫn đối với khách hàng thanh toán trước thời hạn và cả với khách hàng thanh toán đúng thời hạn. Chiết khấu theo một phương thức tỷ lệ % nào đó trên tổng giá trị cần thanh toán là phương thức phổ biến nhất.
Công ty cũng phải đề phòng trường hợp đến biện pháp cuối cùng rồi mà khách hàng vẫn không trả được nợ. Trong trường hợp này, để tránh các tác động xấu của các khoản nợ khó đòi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta cần phải hập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi với một lượng phù hợp, không nên để quá nhiều đến tình trạng ứ đọng vốn một cách lãng phí nhưng cũng không nên để quá ít sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng của Công ty mất khả năng thanh toán.
3.2.1.3. Quản lý tiền mặt
Mặc dù trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty Proconco tiền mặt cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng tiền mặt có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công vì nó phản ánh khả năng thanh toàn tức thời của Công ty. Chính vì thế công ty cũng cần quan tâm và có các biện pháp quản lý khoản mục này. Nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là phải dự đoán được các nguồn và việc sử dụng nguồn tiền mặt. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp phải phân tích được nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, để từ đó có kế hoạch tài trợ và sử dụng nguồn tiền mặt.
Thực tế tại Công ty Proconco hiện nay, quản lý tiền mặt chưa được quan tâm ở mức thoả đáng, Công ty mới dừng lại ở việc kiểm kê tiền mặt chứ chưa chủ động xác định dự trữ tiền mặt tại từng thời kỳ sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Để đưa ra bảng dự trù cân đối ngân quỹ của Công ty, Công ty nên lập bảng thu chi hàng tháng để có thể theo dõi một cách chính xác và kịp thời lượng thu chi tiền mặt trong tháng.
Thu tiền mặt trong tháng:
Thu bằng tiền mặt trong tháng
=
Doanh thu bán hàng trong tháng
+
Chênh lệch các khoản phải thu
Nhiệm vụ của Công ty là xác định các khoản phải thu đầu kỳ dựa trên các đơn đặt hàng của các đại lý và dự đoán lượng hàng sẽ bán ra để xác định doanh thu trong kỳ. Sau đó, kết hợp với chính sách thương mại của Công ty để xác định lượng tiền phải thu cuối kỳ. Từ đó sẽ cho thấy lượng tiền mặt phải thu trong tháng.
Chi tiền mặt trong tháng
Chi mua hàng hóa trong tháng
=
Chi mua hàng
trong kỳ
+
Chênh lệch khoản phải thu người bán
Công ty phải xác định được lượng hàng hoá cần thiết phải mua trong kỳ dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cũng cần xác định khoản phải trả đàu tháng và cuối tháng dựa vào chính sách mua chịu. Từ đó Công ty có thể xác định được khoản chi mua hàng hoá trong tháng. Cũng như thu tiền mặt, cần lập bảng chi tiền mặt qua các tháng để có một cái nhìn tổng quát hơn.
3.2.2. Tìm kiếm nguồn tài trợ
Trước khi nghĩ đến sử dụng vốn lưu động như thế nào cho hiệu quả thì phải có được nó tức là phải tìm được nguồn tài trợ cho vốn lưu động. Doanh nghiệp nào tìm được nguồn tài trợ ổn định với chi phí thấp sẽ làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh
Để tăng cường hiệu qủa sử dụng vốn lưu động thì điều quan trọng là xác định nhu cầu vốn lưu động tối ưu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục đồng thời đảm bảo chi phí đến mức thấp nhất cho việc duy trì các khoản mục vốn lưu động.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào những số liệu đã có của những năm báo cáo và những dự định của năm kế hoạch. Cụ thể đó là nhu cầu vốn lưu động năm báo cáo, tỷ trọng các khoản mục trong từng thời kỳ, tình hình biến động trong từng thời kỳ, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, các đơn đặt hàng đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết trong thời gian tới. Ngoài ra còn phải xét đến tình hình biến động thị trường nguyên liệu, thị trường đầu ra .. . để tính toán sao cho hợp lý. Để phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty cần sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSCĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Hay nói cách khác, đó là những TSLĐ không phải là tiền. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, nghĩa là nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch
Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0, nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã đủ tài trợ cho các khoản sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần phải tài trợ.
Tính toán nhu cầu vốn lưu động là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự phân tích và dự đoán một cách khoa học và sáng tạo. Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động đã được lập thì Công ty cần có kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn để đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể là: Phải có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tổn thất tăng khả năng thu hồi nợ, đồng thời xác định mức tồn quỹ phù hợp cho từng thời kỳ đảm bảo tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh và tránh để tình trạng ngân quỹ nhàn rỗi không sinh lợi.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể đó là điều chỉnh về các luật thuế như thuế nhập khẩu, thuế VAT.. .Luật thuế nhập khẩu hiện nay còn rườm rà, kém hiệu quả, thủ tục phức tạp và làm mất thời gian với công tác kê khai, nộp thuế đã làm chậm quá trình nhập kho với hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, cần kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi hàng nhập lậu, hàng giả. Đặc biệt là mặt hàng thức ăn gia súc nhập lậu từ Trung Quốc mang thương hiệu của Công ty “Cám Con Cò” hiện đang lan tràn trên thị trường Việt nam.
Về luật thuế VAT hiện nay còn khá nhiều bất cập, đó là sự khó khăn và phức tạp trong việc quản lý và thu nhập hoá đơn VAT, việc áp dụng nó lại được chia ra nhiều trường hợp nhỏ lẻ, lại theo hai cách tính khác nhau gây ra sự khó khăn phức tạp trong quá trình hợp tác làm ăn của các doanh nghiệp với nhau. Mặt khác công tác hoàn thuế nhiều khi chậm trễ gây ứ đọng vốn trong doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần xem xét lại luật thuế này.
3.3.2. Kiến nghị với cơ quan chủ quản
Là một Công ty hoạt động độc lập chính vì thế Công ty Proconco chi nhánh miền Bắc rất mong được sự quan tâm đầu tư vào dây chuyền máy móc nhằm cải tiến về chất lượng mặt hàng, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng của toàn bộ khu văn phòng cũng như toàn bộ nhà máy để tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp luôn phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung là vấn để sống còn của mỗi doanh nghiệp. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải là nhiệm vụ thường xuyên và mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vốn lưu động, đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản lưu động đã cho thấy rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động ở Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc. Đồng thời cũng qua đó để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty. Với mong muốn được đóng góp một vài ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Proconco - chi nhánh miền Bắc, qua các phân tích đánh giá dựa trên thực tế hoạt động tại Công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình sẽ hữu ích cho sự ổn định và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi sự cố gắng, quan tâm thường xuyên của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty chứ không phải chỉ ở một bộ phận chức năng hay một cá nhân nào.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Proconco, được sự giúp đỡ và chỉ bảo của Cô giáo Th.s Phạm Hồng Vân, ban lãnh đạo Công ty, các cán bộ phòng Kế toán công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Vì vậy em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ mà mọi người đã dành cho em.
Tuy nhiên do trình độ khả năng còn hạn chế nên những vấn đề được đề cập chắc chắn còn chưa đầy đủ và còn sai sót, em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của Cô giáo hướng dẫn và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Proconco để chuyên đề được hoàn thiện với chất lượng cao hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp Trường Đại học TCKT - NXB Thống kê năm 1999
Giáo trình: Quản trị tài chính doanh nghiệp Trường Đại học TCKT - NXB Tài chính năm 1990
Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ -Trường ĐH KTQD - Hà nội năm 2002
Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ (Tập 1)-Trường ĐH KTQD - Hà nội năm 1997
Giáo trình: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Trường ĐHKTQD - NXB Tài chính năm 2000
Giáo trình: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - Trường ĐH KTQD - NXB Giáo dục năm 1998
Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính năm 1997
Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12094.DOC