Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số

Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số: —&œ– ĐỀ TÀI ”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số” Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ái Liê Sinh viên thực hiện : Phan Anh Đức Mục lục Lời nói đầu Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư.Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn đầu tư lại có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.Tuy nhiên trong quá trình đó thì sự cách biệt phát triển,phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền ngày càng lớn.Để làm giảm bớt hố sâu ngăn cách đó nhà nước đã có những chính sách,cơ chế nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối hơn giữa các vùng.Nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng ra đời nằm trong chiến...

doc110 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng dân tộc thiểu số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– ĐỀ TÀI ”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số” Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Ái Liê Sinh viên thực hiện : Phan Anh Đức Mục lục Lời nói đầu Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế,phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội.Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư.Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn đầu tư lại có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.Tuy nhiên trong quá trình đó thì sự cách biệt phát triển,phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền ngày càng lớn.Để làm giảm bớt hố sâu ngăn cách đó nhà nước đã có những chính sách,cơ chế nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối hơn giữa các vùng.Nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng ra đời nằm trong chiến lược đó. Nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng nói chung và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn ,các xã vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo của nhà nước.Đây là một nguồn vốn rất quan trọng chủ yếu là từ ngân sách nhà nước nhằm xây dựng các công trình thiết yếu cơ bản nhằm tạo ra tiền đề phát triển kinh tế của các xã đặc biệt khó khăn.Có thể nói nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình này đã đang và sẽ tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế ,sự tiến bộ trong nhận thức và sự nâng cao trình độ văn hoá ,xã hội.Quá trình thực tập tại vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư ,nơi tổng hợp vốn của nhà nước về kế hoạch đầu tư và trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển quan trọng của nhà nước đã tạo điều kiện cho em tiếp cận được nội dung của chương trình xoá đói giảm nghèo áp dụng cho các xã đặc biệt khó khăn ,vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số.Em thấy đây là một nội dung rất quan trọng, nghiên cứu việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này làm em rất tâm đắc.Chính vì thế em đã quyết định chọn đề tài”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số”. Kết cấu nội dung của đề tài bao gồm: Chương I:Khái quát chung về đâù tư,nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng Chương II:Thực trạng thực hiện chương trình trong thời gian qua(1999-2004) Chương III: Những Giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn có hạn nên chắc chắn đè tài này còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn các cô bác ở vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ thuộc bộ kế hoạch và đầu tư các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình tạo điều kiện cho em,đặc biệt là cô giáo Nguyễn thị Aí Liên là cô giáo đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Chương 1 Khái quát chung về đầu tư,nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng 1.1. Một số lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển: 1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư: Đầu tư là "sự bỏ ra, sự hy sinh" các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là sự hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai. Nguồn lực ở hiện tại có thể là tiền,là tàI nguyên thiên nhiên,là sức lao động và trí tuệ.Những kết quả đạt được có thể là tàI sản tàI Chính,tàI sản vật chất,tàI sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ đIũu kiệnđể làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây,những kết quả là tàI sản vật chất,tàI sản trí tuệ là nguồn nhân lực tăng thêmcó vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơI,không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Đầu tư có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau: - Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. - Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Hai loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển. - Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Nhìn chung đề tài chủ yếu nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.2.Đầu tư phát triển và vai trò đối với nền kinh tế: Như chúng ta đã biết, đầu tư phát triển chính là hoạt động đầu tư tài sản vật chất và sức lao động chính vì thế nó là nhân tố quan trọng để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của nó trong nền kinh tế được thể hiện ở các mặt sau : - Thứ nhất đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tac động đến tổng cầu: Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thường từ 24%-28%. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cân bằng tăng. Về tổng cung: Đầu tư làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại tiếp tục kích thích sản xuất phát triển và nó là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. - Thứ hai đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế : Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sư thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng một lúc là yếu tố duy trì sư ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia . - Thứ ba đầu tư có tác động làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Mọi con đường để có công nghệ dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư , Do vậy tất cả các con đường đổi mới công nghệ đều phải gắn với nguồn vốn đầu tư. - Thứ tư đầu tư có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Con đường tát yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư. Do đó đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế và sư cân đối giữa các vùng, các ngành . - Thứ sáu đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR Do đó nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư cho nên đầu tư có ảnh hưởng rất quan trọng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế . Như vậy từ các nhận xét trên đây ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, nó là nhân tố không thể thiếu cho bát kì quốc gia nào trong quá trình phát triển. 1.2. Phân loại NVĐT 1.2.1 Nguồn vốn trong nước * Nguồn vốn nhà nước. Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội. * Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuă được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: - Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp). + Tập quán tiêu dùng của dân cư. + Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội. Thị trường vốn. Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được. 1.2.2 Nguồn vốn nước ngoài. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau: - Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF; - Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; - Đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. * Nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc. * Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa. * Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư . * Thị trường vốn quốc tế. Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD. 1.3 Bản chất của nguồn vốn đầu tư Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ, C. Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c + v + m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần giá trị mới tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v + m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là: (v + m)I > cII Hay nói cách khác: (c + v + m)I > cII + cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo: (c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)2 Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng. Như vậy để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực. Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điểm của C.Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm cả ở trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế. Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, Jonh Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không được chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm (S) Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác vơí phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hay doanh nghiệp nào. Có thể có cá nhân, doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư khi chưa hoặc tích luỹ chưa đầy đủ. Khi đó thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết nguồn vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu (trên cơ sở một số điều kiện nhất định, theo quy trình nhất định) để huy động vốn thực hiện một dự án nào đó từ các doanh nghiệp và các hộ gia đình - người có vốn dư thừa. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang cho nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể nhỏ hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai. CA = S – I Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account) Như vậy, trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. 1.4.Đầu tư công trình hạ tầng 1.4.1.Khái niệm công trình hạ tầng Công trình hạ tầng là các công trình được thiết kế và xây dựng tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như đi lại ,học hành chữa bệnh phcj vụ sản xuất và dân sinh … Đối với các công trình hạ tầng tthuộc các xã đặc biệt khó khăn ,vùng sâu vùng xa và đồng bằng thiểu số …gọi chung công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.Chủ yếu là công trình hạ tầng có quy mô nhỏ với mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở xuống được thực hiện theo cơ chế đặc biệt để phù hợp với khả năng thực tế của cán bộ và đồng bằng các dân tộc tại địa phương thuộc chương trình 135 .Đó là những công trình hạ tầng thiết yếu phịc vụ cho sản xuất dân sinh góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Vai trò của việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng 1.4.2.Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng có những vai trò chủ yếu sau Thứ nhất ,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào ,nhân dân .Thực tế động bào ở nông thôn nói chung và các xã đặc biệt khó khăn nói riêng thì điều kiện về cơ sở hạ tầng là rất khó khăn ,thường là khong có hoặc có nhưng rất đơn sơ,xuống cấp vì thế khi chương trình được thực hiện thì cơ sở vật chất được cải thiện phần nào .Mặt khác nhân dân ở các vùng này nói chung thường suốt ngày làm quần quật thường không có các điều kiện để tham gia các hoạt động văn hoá vì thế khi chương trình được đưa vào cuộc sống thì sẽ cải thiện được vấn đề này.Mặt khác nó còn giúp các vùng khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậuhoà nhập vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Góp phần tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo với mục tiêu cụ thể là đến năm 2000 không còn hộ đói kinh niên mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo .Đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25%.Các công trình hạ tầng phục vụ nhân dân,giúp trẻ em có trường để học tập,nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân,từ quá trình đó đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước,tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp thu với các phương thức sản xuất mới ,kiến thức khoa học văn hoá xã hội,chủ động vận dụng các kiến thức trên ghế nhà trường vào cuộc sống. Các công trình hạ tầng như giao thông giúp cho giao thông trên các vùng khó khăn được cải thiện đáng kể.Góp phần tạo ra sự giao lưu kinh tế giữa các vùng,các miền,các địa phương từ đó tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa các vùng góp phần giúp kinh tế phát triển đi lên.Thường thì ở các xã đặc biệt khó khăn thì phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp nên khi giao thông thuận lợi sẽ góp phần làm phong phú thêm các hoạt động khác như thương nghiệp trong đó có sự buôn bán các sản phẩm nông nghiệp .Điều đó làm tăng thu nhập cho đồng bào nhân dân các vùng này. Các công trình hạ tầng như điện nó mang ánh sáng văn minh về các thôn bản .Có điện sẽ rất lợi ích cho các hoạt động sản xuất cũng như tổ chức các hoạt động về văn hoá …Điện giúp cho các hoạt động sản xuất được tiến hành dễ dàng hơnchẳng hạn như khi áp dụng cơ khí hoá trong sản xuất trong nông nghiệp thì rất cần các nguồn năng lượng như điện.Các công trình như bệnh viện thì giúp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân,điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân,giúp tăng lực sản xuất cho nhân dân…. 1.5.Giới thiệu tổng quát chương trình 135 1.5.1.Sự cân thiết ra đời chương trình 135 Thực hiện công tác đổi mới dô Đảng cộng sản Việt Nam đè xướng và lãnh đạo ,với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh “,hơn 10 năm (1986_1998)chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm đổi mới công tác quản lý nền kinh tế ,giải phóng lực lượng sản xuất ,khơi dậy và phát huy tiềm tàng của các thành phần kinh tế ,của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn .Kinh tế tăng trưởng khá ,đời sống nhân dân được nâng cao ,công tác quốc phòng an ninh ,chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo .Tuy nhiên quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo càng gay gắt giữa các vùng các miền ,khu vực giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .Để khắc phục tình trạng này ,Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiên chiến lược phát triển ,tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo ,thực hiện công bằng xã hội ;ưu tiên phát triển các vùng động lực ,các ngành kinh tế chủ chốt ,tạo nguồn thu cho ngân sách ,có tích luỷ để có điều kiện vật chất hỗ trợ chô vùng khó khăn .Yêu cầu của quá trình đổi mới là phải có những chính sách hợp lý ,đáp ứng được mục tiêu phát triển của cả nước ,đồng thời thực hiện công bằng xã hội phải có những chính sách đặc thù ,phải có nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương nghèo cùng phát triển .Để thực hiện chương trình nàythủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.Đây là một chương triình quan trọng của đất nước. Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ đã được xác đình trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ bảy và lần thứ tám,mục tiêu đề ra là đến hết năm 2000 tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân trong cả nước xuống còn 10% nhưng đến năm 1998 vẫn còn 17% .Nguyên nhân chủ yếu là do công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện còn nhiều hạn chế,nguồn vốn xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp,còn quá nhiều các xã đặc biệt khó khăn vẫn còn khá nhiều,nhiều xã quá rộng có địa hình khá phức tạp ,dân cư thưa thớt ,nhiều tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống đã làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của các vùng này.Nhưng một nguyên nhân sâu sắc nhất đó là chưa có chương trình quốc gia và những chính sách đặc biệt hướng tới các vùng này.Để giải quyết và đáp ứng đòi hỏi đó chính phủ đã ban hành quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế –xã hội các xã đặc biệt khó khăn(sau này gọi là chương trình 135).Chương trình 135 là chương trình quốc gia được chính phủ ban hành với mụctiêu sử dụng các nguồn vốn trong đó vốn ngân sách nhà nước là chủ yếu,bên cạnh đó còn tận dụng cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm sử dụng tối đa các nguồn vốn cho công tác xóa đói giảm nghèo .Chương trình bên cạnh hỗ trợ phát triển kinh tế còn có vai trò xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong đời sống hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao trình độ văn hoá cho đồng bào ,giúp đồng bào các vùng này tiếp cận với các phương thức sản xuất tiến bộ hơn,giúp đồng bào có điều kiện đẻ phát triển tốt hơn.Từ khi có chương trình 135 đến nay nhiều khu vực đặc biệt khó khăn đã được hỗ trợ phát triển sản xuất ,tạo chuyển biến khá căn bản trong tăng trưởng kinh tế ,giảm nghèo và phát triển xã hội .Hoạt động chương trình phải được hưởng ứng tích cực từ phía nhân dân cũng như phối hợp tích cực từ chính quyền địa phương các cấp.Hoạt động của chương trình nhằm ra sự phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng ,các ngành,các địa phương.Thực tế đó đã bổ sung tương đối căn bản lý luận về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Các công trình hạ tầng 135 được tiến hành công khai dân chủ được hội đồng nhân dân xã quyết định danh mục,quy mô thứ tự ưu tiênđầu tư và khả năng huy động nguồn lực tại xã để xây dựng công trình nên đã nâng cao được vai trò của người dân trong việc thực hiện dự án.Các dự án sẽ được thiết kế theo phương pháp mới là trao quyền cho cấp xã và cộng đồng tự quyết định.Theo phương châm “dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”. 1.5.2.Cơ sở lý luận và phương pháp luận * Quan điểm chỉ đạo - Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển đất nước đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng là đảm bảo phát triển hài hoà giữa tăng trưởng với công bằng xã hội, từ đó hệ thống chính sách phát triển đã được hoạch định trên những quan điểm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cẩ khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Tạo điều kiện cho tất cả các vùng đều phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng cảu mỗi vùng để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ của cả nước. Kết hợp phát triển có trọng điểm với phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ, giảm bớt sự chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng, điều tiết một phần tích luỹ từ nền kinh tế để hỗ trợ cho vùng khó khăn. Vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu căn cứ cách mạng được xác định là địa bàn còn nhiều khó khăn nhất cần được hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện ban đầu để các vùng đó từng bước vươn lên, hoà nhập với cả nước cùng phát triển. - Thực hiện công bằng xã hội được thể hiện trên mọi phương diện, trong đó việc tạo cơ hội cho mọi tầng lớp dân cư thuộc mọi dân tộc có điều kiện tham gia vào quá trình phát triển là hết sức cần thiết, thể hiện trên các mặt: được bình đẳng trong việc đầu tư phát triển hạ tầng, hỗ trợ sản xuất,phát triển kinh tế, văn hoá, giải quyết vấn đề xã hội, cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc…, được trực tiếp đóng góp công sức, vật lực của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng thôn xóm cho xây dựng quên hương mình; được đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất, tổ chức cuộc sống, nâng cao năng lực mọi mặt cho cán bộ và người dân trong vùng; giúp họ tham gia sản xuất hàng hoá để trao đổi với bên ngoài; được cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; được tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác. Vùng ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Từ xa xưa, các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm đều lấy vùng sâu, vùng xa làm căn cứ; trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng này tiếp tục được dùng làm căn cứ, làm an toàn khu, đồng bào các dân tộc trong vùng đã hết lòng ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước rơi vào khó khăn mới nên chưa có điều kiện hỗ trợ cho các vùng này, nay cần được đền đáp lại một cách xứng đáng. Vì vậy, đây là đối tượng và phạm vi đầu tư của Chương trình 135. *. Mục tiêu phát triển của các vùng lãnh thổ Dựa trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong các kỳ Đại hội Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm đối với các vùng đô thị, vùng kinh tế trọng điểm, vùng công nghiệp và vùng nông nghiệp hàng hoá; nhìn chung các vùng trên có nhiều điều kiện thuận lợi và có định hướng rõ ràng, vấn đề đặt ra là tạo điều kiện thu hút nguồn lực để đảm bảo chất lượng và tốc độ phát triển. Riêng vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa bàn có nhiều khó khăn, là vùng ít có cơ hội thuận lợi, khó huy động nguồn lực nên cần được Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ ban đầu, để: - Trước mắt thực hiện chương trình XĐGN, việc làm, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng. - Từng bước tăng khả năng khai thác các lợi thế và nguồn lực tại chỗ giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. - Tạo bước đi ban đầu để tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư. Việc lựa chọn những đại bàn xung yếu, những lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ phát triển là nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực này. 1. Sự hình thành các khu vực phát triển ở các xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số nước ta trước khi có chương trình 135 Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1997), tình hình kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số ở nước ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể, đến cuối năm 1996 đã hình thành 3 khu vực phát triển với trình độ khác nhau: - Khu vực I: gồm các khu trung tâm đô thị, các thị trấn, các khu công nghiệp: có 806 xã, phường; 1.068.845 hộ với 5.275.369 người, chiếm tỷ lệ 39,02% dân số của các tỉnh miền núi và vùng dân tộc. Nét nổi bật của khu vực này là kinh tế hàng hoá phát triển khá, là vùng động lực phát triển chính của các tỉnh, huyện miền núi; GDP bình quân đầu người có địa phương đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng tương đối đồng bộ, bước đầu phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào. Trình độ dân trí, đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng khá tiến bộ. - Khu vực II: là khu vực đệm giữa khu vực I (đô thị…) với khu vực III (vùng sâu, vùng xa…); có 1.737 xã, phường; 1.516.005 hộ với 7.764.202 người, chiếm tỷ lệ 44,18% dân số của các tỉnh miền núi và vùng dân tộc. Nhìn chung kinh tế khu vực này phát triển chậm, sản phẩm hàng hoá ít; GDP bình quân đầu người chỉ bằng 70% mức bình quân chung cả nước; sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, một bộ phận dân cư còn phát rừng làm rẫy, khả năng tái du canh du cư và tái trồng cây thuốc phiện còn nhiều; đời sống kinh tế tuy đã được cải thiện nhưng thiếu bền vững. Số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao (20-50%). Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ hoặc còn tạm bợ, chưa phục vụ tốt sản xuất, đời sống đồng bào. Mặt bằng dân trí còn thấp, đời sống văn hoá -xã hội cộng đồng còn nhiều mặt hạn chế so với khu vực I. - Khu vực III: gồm 1.557 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên. Vùng căn cứ kháng chiến; có 799.034 hộ với 4.533.598 người, chiếm tỷ lệ 25,8% dân số của các tỉnh miền núi và vùng dân tộc. Đây là khu vực còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội rất yếu kém (còn 672 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xa) - nhiều nơi thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát, đốt rừng làm rẫy, sống du canh du cư hoặc định cư nhưng còn du canh… Số hộ đói nghèo chiếm trên 60%. GDP bình quân đầu người chỉ bằng 31% mức bình quân chung cả nước. Trình độ dân trí rất thấp, số người mù chữ, thất học chiếm trên 60%. Đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng chậm cải thiện, thiếu thông tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình nhiều nơi chưa đến dân… Tuy nhiên, khu vực này lại có vị trí rất quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và là vùng đầu nguồn của các con sông lớn nên có vai trò to lớn bảo vệ môi trường sinh tái của cả nước. Để tạo điều kiện cho các khu vực khai thác lợi thế của mình, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xác định đúng cơ chế đầu tư và có chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với điều kiện và trình độ của từng khu vực. *. Cơ chế đầu tư đối với từng khu vực - Đối với khu vực I: Cần tạo điều kiện cho khu vực này tiếp tục phát triển với nhịp độ cao hơn hoặc bằng mức bình quân chung cả nước, phát huy vai trò vùng động lực, thúc đẩy ở các vùng phụ cận phát triển, làm đầu mối giao lưu với các vùng khác trong nước và với nước ngoài. Cơ chế đầu tư thích hợp với khu vực là tích cực huy động nguồn lực từ cộng đồng, sử dụng vốn vay trong nước và nước ngoài để phát triển là chính. Nhà nước hỗ trợ chủ yếu cho việc hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. - Đối với khu vực II: Tuy có nhiều tiềm năng phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, kết hợp với các nguồn lực từ cộng đồng để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Huy động các nguồn vốn trong dân và vốn tín dụng Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi, giúp đồng bào khai thác lợi thế của địa phương, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây được dược liệu, phát triển chăn nuôi hình thành vùng nguyên liệu có khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn và đa dạng, tạo nguồn thu nhập để xoá đói giảm nghèo, thực hiện định canh định cư và bỏ trồng cây thuốc phiện một cách bền vững. - Đối với khu vực III: đây là khu vực có nhiều khó khăn nhất, trình độ phát triển thấp kém nhất, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu tư một cách đồng bộ theo chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn huyện-xã. Các ngành, các cấp phải tăng cường đi sâu chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện các chương trình lồng ghép trên địa bàn đảm bảo đưa lại lợi ích thiết thực cho đồng bào. Những nơi cơ sở quá yếu phải có cán bộ tăng cường đến công tác trực tiếp hướng dẫn đồng bào thực hiện xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. * Những nhiệm vụ cơ bản về phát triển vùng ĐBKK - Bố trí lại sản xuất Bố trí lại sản xuất là một trong những nhiệm vụ cơ bản thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ này phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, phải lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, phải phát huy mọi nguồn lực trong dân cư để bố trí lại sản xuất, sắp xếp quy mô và cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của những vùng khó khăn một cách hợp lý. Trên thực tế, việc ổn định đời sống đồng bào các xã khu vực III và các thôn bản ĐBKK của xã khu vực II chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập cho người lao động thông qua biện pháp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng biện pháp kỹ thuật, kể cả khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Vì vậy ở vùng ĐBKK đòi hỏi từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá từ cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và tiêu thụ. Để hỗ trợ phát triển cho các ngành nông lâm nghiệp và từng bước tiến hành công nghiệp hoá nông thôn, tập trung nghiên cứu phát triển các cơ sở công nghiệp sơ chế quy mô vừa và nhỏ, khai thác các mỏ nhỏ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kết hợp tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá cho mọi người dân. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực này chủ yếu từ ngân sách, tín dụng ưu đãi và vốn dân cư; ở những địa phương quá khó khăn, trung ương xem xét hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; vốn tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, xoá đói giảm nghèo. Nhà nước phải có biện pháp tập trung vốn ngân sách đầu tư theo chương trình tổng hợp và có sự chỉ đạo chặt chẽ giúp cho khu vực này phát triển mới cơ hiệu quả. Quy hoạch bố trí lại dân cư thôn bản ở xã ĐBKK - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996 - 2010 của từng địa phương, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm của từng vùng, khả năng đất đai, tập quá từng dân tộc để bố trí lại các cụm dân cư theo phương châm không gây ra những biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều chỉnh dân cư từng bước để đạt mục đích, yêu cầu tổng thể về sắp xếp lại sản xuất, ổn định xã hội và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Trong đó quy hoạch phát triển hệ thống giao thông là khâu đột phá, đi trước một bước trong quá trình hình thành các cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ, các TTCX, từ đó hình thành và phát triển các vùng kinh tế hàng hoá. - Trên phạm vi miền núi, việc bố trí dân cư phải gắn với việc thực hiện chương trình định canh định cư theo các dự án ổn định và phát triển, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chưong trình quốc gia 06/CP… và các chính sách xã hội. Trên quan điểm tận dụng lao động, việc sắp xếp lại các cụm dân cư phải gắn với quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng mà phát triển cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoángm vật liệu xây dựng, ngành nghề truyền thống với quy mô thích hợp để sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối với các vùng biên giới nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần được coi trọng hơn. Việc tạo ra các tụ điểm dân cư dọc tuyến biên giới không những có ý nghĩa trong việc phát triển các ngành kinh tế có lợi, khai thác các nguồn lực sẵn có, nhất là khai thác các cửa khẩu biên giới, mà còn có ý nghĩa chiến lược về an ninh biên giới, mở ra khả năng tăng cường giao lưu văn hoá, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng. Nhiệm vụ quy hoạch lại dân cư trước mắt được triển khai trong khuôn khổ thôn bản của xã ĐBKK, đảm bảo bốn lợi ích. + Đưa dân sống phân tán vào hoạt động trong các cộng đồng thôn bản + Tiết kiệm đất sản xuất theo quy hoạch + Ngăn chặn bọ tội phạm, bọn phản động thù địch lợi dụng hoạt động gây mất ổn định. + Thuận lợi và tiết kiệm cho việc đầu tư hạ tầng. Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi. Nguồn vốn đầu tư làm đường giao thông do ngân sách Nhà nước cấp và dựa vào sự đóng góp của nhân dân. Ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến đường dọc biên giới và đường đến các huyện vùng sâu, vùng xa. Đường giao thông từ tỉnh đến huyện và trung tâm cụm xã do Nhà nước đảm nhận và đảm bảo thông suốt bốn mùa. Đường từ trung tâm xã đến các bản làng do dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư, xi măng, thuốc nổ, cáp làm cầu treo dân sinh. Phương thức quản lý và xây dựng hệ thống đường ra biên giới, các tuyến đường phục vụ an ninh, quốc phòng đã được xác định tại Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 6/11/2003 của Chính phủ. - Điện lưới quốc gia thông suốt đến các tỉnh lỵ, các huyện lỵ, các TTCX. Đối với những nơi xa xôi hẻo lánh không kéo được điện lưới thì phát triển thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và các nguồn năng lượng khác để đồng bào vùng dân tộc và miền núi được dùng điện trong sản xuất và sinh hoạt. - Về thuỷ lợi, trên phạm vi vùng miền núi, tập trung xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn, các hồ chứa nước để tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp; xây dựng một số công trình thuỷ điện gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, cân bằng nguồn nước và chống lũ. Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ phát triển sản xuất của từng vùng sinh thái. ở các xã ĐBKK chủ yếu cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ cấp nước tưới và sinh hoạt cho dân cư. - Tiếp tục đưa chương trình nước sạch vào phục vụ sản xuất cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên giải quyết nước sạch ở khu vực III và phần khó khăn của khu vực II. Phấn đấu đến năm 2005 có 75% số dân vùng dân tộc và miền núi được dùng nước sạch, bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các đồn biên phòng. - Về cơ sở hạ tầng xã hội: mục tiêu cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi ở mức tương đối về giáo dục cơ sở, nhiệm vụ cơ bản là hoàn thành việc xây dựng các trường phổ thông nội trú ở TTCX, trường bán trú ở xã. Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ trong những năm trước mắt là các trung tâm cụm xã đều có trạm y tế/ phòng khám đa khoa; ở thôn, xã, bản có phát hình và phát thanh các xã, các đồn biên phòng có thể liên lạc bằng điện thoại… để đồng bào được hưởng các dịch vụ văn hoá phúc lợi xã hội. Đầu tư hạ tầng trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, trước hết đầu tư cho lĩnh vực giao thông, phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội; đồng thời đầu tư các loại công trình khác phục vụ cho phát triển sản xuất, tạo nghề mới tỏng nông thôn, tạo cơ sở vật chất phục vụ văn hoá, dân sinh. *. Tiêu chí phân định 3 khu vực Để có cơ sở hỗ trợ đầu tư, vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách sát hợp với từng khu vực, từng đối tượng ở vùng dân tộc- miền núi, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 7189/ĐP1 ngày 14/12/1995 về việc công bố tiêu chí 3 khu vực miền núi, vùng cao; giao uỷ ban Dân tộc và Miền núi công bố tiêu chí này và hướng dẫn các địa phương thực hiện để làm căn cứ cho việc lập và xét duyệt kế hoạch, dự án đầu tư, thực hiện chính sách đối với miền núi và dân tộc. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi có thông tư số 41/UB-TT ngày 08/01/1996 quy định và hướng dẫn thự hiện tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc-miền núi theo trình độ phát triển của từng vùng nói trên. Cơ sở để phân định khu vực là dựa theo trình độ phát triển cụ thể của từng xã theo năm tiêu chí sau: Dựa theo điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú: được chia thành 3 vùng + Vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. + Vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, thị tứ + Vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã, … hoặc ở vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng cao, vùng sâu, vùng xa. * Cơ sở hạ tầng hiện có Đường giao thông, điện và các nguồn năng lượng khác, thuỷ lợi phục vụ sản xuất và cấp nước sinh hoạt dân cư. Trong đó đặc biệt quan tâm là: + Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã); đường sắt chạy qua và ga đường sắt đặt tại khu vực; sân bay; đường thuỷ. + Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác… + Thuỷ lợi: Năng lực tưới tiêu cho diện tích lúa, công công nghiệp…kết hợp thuỷ lợi với giải quyết vấn đề nước sạch: các công trình nước sạch, giếng khoan, bể chứa… Các điều kiện hạ tầng được đánh giá và xem xét trên cơ sở quy mô, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình so với đòi hỏi của yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực. * Các yếu tố xã hội Trình độ dân trí, các vấn đề về y tế, văn hoá, xã hội. Quy mô và chất lượng các cơ sở trường học, chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, văn hoá… Trình độ dân trí: trình độ văn hoá, tỷ lệ mù chữ, khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật…; các vấn đề về y tế: phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình; đời sống văn hoá tiến bộ hay lạc hậu. Quy mô và chất lượng các công trình hạ tầng xã hội như: trường học, cơ sở chữa bệnh, phát thanh, truyền hình, các cơ sở văn hoá…; mức độ đáp ứng nhu cầu cơ bản về xã hội của dân cư. *Điều kiện sản xuất - Diện tích đất cho sản xuất nông lâm nghiệp tính bình quân cho hộ gia đình hoặc cho đầu người. Công cụ phục vụ sản xuất; trình độ sản xuất; cơ cấu ngành nghề; kết quả sản xuất và hoạt động kinh doanh trao đổi hàng hoá. - Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đại gia súc, gia cầm, tính bình quân cho một hộ, một người, công cụ sản xuất thô sơ hay mức độ cơ giới hoá còn hạn chế… - Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi; mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cơ cấu sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. - Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu; hình thành thị trường hàng hoá; trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá. *Về đời sống Phân loại hộ đói nghèo theo "chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam" do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định tại báo cáo số 13.266/LĐ-TBXH.BT ngày 29/8/1995. Đơn vị chuẩn để xác định đói nghèo là mức thu nhập của hộ gia đình được quy đổi ra gạo tính bình quân đầu người hàng tháng: Hộ nghèo: Dưới 25 kg gạo ở thành thị Dưới 20 kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Dưới 15 kg gạo ở nông thôn miền núi Hộ đói: Dưới 13kg gạo ở bất kể vùng nào. Dựa theo 5 tiêu chí trên, phân các xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao của cả nước theo 3 khu vực: Khu vực I: khu vực bước đầu phát triển. Khu vực II: khu vực tạm ổn định. Khu vực III: khu vực khó khăn. Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2974/ĐP1 ngày 13/6/1997 đồng ý Uỷ ban Dân tộc và miền núi vận dụng tiêu chí 3 khu vực miền núi, vùng cao (quy định tại Thông tư 41/UB-TT ngày 8/1/1996 của UBDT&MN) để phân định khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, nơi đồng bào Khmer, Chăm và các dân tộc thiểu số khác đang sinh sống ở đồng bằng thuộc các tỉnh phía Nam. * Những căn cứ cụ thể để xác định khu vực khó khăn: - Địa bàn cư trú: gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới hải đảo. Khoảng cách của các xã đến các khu trục động lực phát triển trên 20km (riêng các tỉnh ĐBSCL khoảng cách này là trên 10km). - Cơ sở hạ tầng: chưa được xây dựng hoặc còn tạm bợ. Giao thông rất khó khưn, không có đường ô tô vào xã. Các công trình điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có. - Các yếu tố xã hội: chưa đạt mức tối thiểu. Dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, không có thông tin, v.v… (riêng các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ thất học và mù chữ trên 50%). - Điều kiện sản xuất: rất khó khăn, thiếu thốn. Sản xuất mang tính tự nhiên hái lượm, chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, du canh, du cư (riêng các tỉnh ĐBSCL: số hộ không có và thiếu đất sản xuất trên 20% số hộ của xã; số hộ làm thuê trên 20% số hộ của xã). - Về đời sống: số hộ đói nghèo trên 60% số hộ của xã. Đời sóng thực sự khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra (riêng các tỉnh ĐBSCL số hộ nghèo đói trên 30% số hộ của xã). * Phương pháp phân định các xã thuộc khu vực khó khăn - Đơn vị để xác định khu vực là xã, xã nào có 4/5 tiêu chí nói trên thì xếp vào khu vực khó khăn, từng xã căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để tự bình chọn và đề nghị lên các cấp xét duyệt. Các cấp huyện, tỉnh, trung ương thành lập hội đồng xét duyệt và thực hiện xét duyệt từ huyện lên trung ương. - Hội đồng xét duyệt ở trung ương gồm: + Một đại diện lãnh đạo của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi làm chủ tịch + Đại diện của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban tổ chức- cán bộ Chính phủ, Tổng cục Địa chính là thành viên Hội đồng. - Hội đồng xét duyệt ở cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện ra quyết định thành lập, gồm: + Một phó chủ tịch làm chủ tịch hội đồng cùng cấp + Các thành viên tương tự như các thành viên Hội đồng xét duyệt của các cơ quan trung ương tham gia. 1.6. Kết quả phân định 3 khu vực Theo tiêu chí phân định nêu trên, cả nước đã lựa chọn được 1.715 xã (gồm 1.568 xã miền núi và 147 xã Đồng bằng sông Cửu Long), thuộc 269 huyện của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước là xã ĐBKK được đưa vào đầu tư trong chương trình 135 (đến đầu năm 2004 là 2.362 xã /320 huyện/49 tỉnh). Theo số liệu thống kê 1.715 xã ĐBKK có hơn 4 triệu người thuộc hầu hết 54 dân tộc Việt Nam sinh sống phân bổ theo các vùng như biểu sau: Vùng Số xã (%) Dân số (%) Vùng Miền núi phía Bắc 55 39 Bắc Trung Bộ 15 12 Duyên Hải miền Trung 9 5 Tây Nguyên 8 6 ĐB sông Cửu Long 7 30 Các vùng khác 6 8 Tổng số 100% 100% 1.7.Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách, giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình 135 1.7.1.Mục tiêu chương trình và phương thức chỉ đạo thực hiện Với các tiêu chí phân định nêu trên, chương trình 135 có tổng số 1.715 xã (gồm 1.568 xã miền núi và 147 xã Đồng bằng sông Cửu Long), thuộc 267 huyện của 47/61 tỉnh, thành phố trong cả nước. * Mục tiêu tổng quát Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. * Mục tiêu cụ thể Giai đoạn từ năm 1998 - 2000 - Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo. - Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có được giao thông dân sinh kinh tế đến các TTCX; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin. Giai đoạn từ năm 2000-2005: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK xuống còn 25% vào năm 2005. - Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các TTCX; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. Phương thức chỉ đạo thực hiện chương trình Theo mục tiêu của chương trình, phương thức chỉ đạo thực hiện chương trình được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu (1999-2000): được thực hiện trên phạm vi 1.000 xã, xem đây là bước thử nghiệm tập trung xây dựng cơ chế, giải pháp vận hành chương trình, xây dựng CSHT thiết yếu cho các xã và TTCX, xoá hộ đói kinh niên, giảm mỗi năm từ 4-5% số hộ nghèo; phát triển văn hoá, thông tin; phát triển giao thông đến trung tâm xã. - Giai đoạn tiếp theo )2001-2005): triển khai trên tất cả các xã 135, hoàn thiện cơ chế chính sách, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, thực hiện đồng bộ các dự án thành phần, chú trọng chuyển mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hầu hết các xã có đường giao thông đến trung tâm cụm xã, đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho đồng bào; phát triển y tế, giáo dục và văn hoá, xã hội, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, thay đổi tập quán sản xuất cho đồng bào và từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo; bồi dưỡng cán bộ cơ sở; giảm tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK xuống dưới 25%. 1.7.2. Nhiệm vụ của chương trình Chương trình 135 có 5 nhiệm vụ chủ yếu: 1. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. 2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá. 3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ. 4. Quy hoạch và xây dựng các TTCX , ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. 5. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 1.7.3 Chính sách và giải pháp thực hiện chương trình Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, tại Quyết định 135, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số chính sách chủ yếu: chính sách đất đai;Chính sách đầu tư tín dụng; chính sách phát triển nguồn nhân lực; Chính sách thuế; Nhiệm vụ của các cấp các ngành và kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện chương trình. Trong đó vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư hạ tầng các xã 135 là chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực và huy động đóng góp của các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình. 1. Chính sách đầu tư tín dụng - Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, nơi có thể làm thuỷ lợi để phát triển lúa nước thì được dùng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. ở vùng cao, đặc biệt khó khăn không có ruộng nước thì hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, giúp đồng bào có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ. - Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phải dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình này. - Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng người nghèo (sau này là ngân hàng chính sách xã hội) và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất. - Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi chương trình này tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực tại chỗ để thực hiện chương trình. - Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển chung toàn vùng, Nhà nước còn hỗ trợ vốn để thực hiện các công việc như: xây dựng các trung tâm cụm xã; phát triển hệ thống giao thông; xây dựng công trình hạ tầng ở nơi có điều kiện như làm thuỷ điện nhỏ, cấp nước sinh hoạt. 2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực - Nhà nước đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và khả năng quản lý sử dụng các nguồn tín dụng nông thôn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. - Tăng cường cán bộ về các xã đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi chương trình, đồng thời chọn một số hộ nông dân sản xuất giỏi để đào tạo thành những người làm công tác khuyến nông, khuyến lâm tại chỗ. - Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. 3. Chính sách huy động tổng hợp các nguồn lực - Chính phủ giao các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà nẵng, Khánh Hoà tự hỗ trợ đầu tư cho các xã ĐBKK của địa phương mình, đồng thời trực tiếp đảm nhận giúp đỡ một số xã ĐBKK ở các địa phương khác thuộc chương trình, chủ yếu hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động lực lượng cán bộ của địa phương mình đến giúp các xã … - Mỗi Bộ, ngành Trung ương, mỗi doanh nghiệp Nhà nước trong ngành mỗi doanh nghiệp có kế hoạch tiết kiệm chỉ tiêu và huy động đóng góp tự nguyện của cán bộ, công nhân viên để có kinh phí hỗ trợ giúp đỡ một số xã. - Bộ Quốc phòng xây dựng các vùng kinh tế mới ở những nơi có điều kiện, đỡ đầu, đón nhận khoảng 100.000 hộ dân đến lập nghiệp ở những vùng đất còn hoang hoá, biên giới, hải đảo. - Động viên các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ giúp đớn thực hiện chương trình. 4. Giải pháp về vốn Vốn thực hiện chương trình 135 được huy động từ các nguồn sau: - Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ). - Vốn vay tín dụng. - Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư. - Lồng ghép từ các chương trình, dự án khác. Chương II. THựC TRạNG ĐầU TƯ VàO CáC CÔNG TRìNH CáC Xã ĐặC BIệT KHó KHĂN 1.Chức năng và nhiệm vụ của vụ kinh phương và lãnh thổ 1.1.Chức năng chung Thứ nhất, Vụ Kinh tế địa phương và lónh thổ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kế hoạch và đầu tư đối với phát triển kinh tế - xó hội của địa phương và vùng lónh thổ. Thứ hai,. Vụ Kinh tế địa phương và lónh thổ cú cỏc nhiệm vụ sau : 1. Phối hợp với vụ tổng hợp kinh tế quốc dân hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xó hội của cỏc địa phương và vùng lónh thổ . 2. Phối hợp với viện chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xó hội của cỏc địa phương và vùng lónh thổ. 3. Theo dừi toàn diện về phỏt triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và các chương trỡnh dự ỏn; đề xuất các chủ trương, biện pháp để thực hiện kế hoạch của các địa phương và vùng lónh thổ. Chủ trỡ chuẩn bị cỏc bỏo cỏo về đánh giá tiềm năng, tỡnh hỡnh thực hiện kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội, đề xuất phương hướng phát triển của từng địa phương, vùng lónh thổ. 4. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xó hội đối với các địa phương và vùng lónh thổ. Phối hợp với Vụ Tổ chức cỏn bộ trong việc xột thi đua khen thưởng, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành kế hoạch ở các địa phương. 5. Tham gia với các đơn vị liên quan thẩm định thành lập các doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư ( kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định kế hoạch đấu thầu và lựa chọn các nhà thầu các dự án đầu tư, giám sát đầu tư đối với các chương trỡnh, dự ỏn đầu tư của các địa phương theo sự phân công của Bộ. 6. Làm đầu mối giúp lónh đạo Bộ xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trỡnh tổng hợp, giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch của các địa phương và vùng lónh thổ. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Uỷ ban Dân tộc. 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Thứ ba, Vụ Kinh tế địa phương và lónh thổ cú Vụ trưởng, một số phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Vụ Kinh tế địa phương và lónh thổ cú cỏc phũng chức năng sau: 1. Phũng Tổng hợp. 2. Phũng Miền nỳi phớa Bắc. 3. Phũng Đồng bằng sông Hồng và khu 4 cũ. 4. Phũng Duyờn hải miền Trung và Tõy Nguyờn. 5. Phũng Đông Nam Bộ. 6. Phũng Tõy Nam Bộ. Thứ tư. Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ quy định cụ thể các nhiệm vụ và biên chế cho từng đơn vị của Vụ trong phạm vi nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Thứ năm, Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Thứ sáu, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng 1. Phòng Tổng hợp - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của khối địa phương và một số tỉnh, thành phố được phân công. - Tổng hợp vốn đầu tư phát triển trên địa bàn địa phương, bao gồm: NSNN theo Luật Ngân sách, nguồn vốn đầu tư theo mục tiêu và theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chương trình 135 và các chương trình mục tiêu Quốc gia khác, vốn tín dụng Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn các doanh nghiệp tư nhân và dân cư. - Tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của khối địa phương. - Làm đầu mối phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Tổng hợp và Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch thu - chi ngân sách hàng năm và xử lý các vấn đề phát sinh về thu - chi ngân sách của các địa phương. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu và cung cấp thông tin theo quy định của Vụ và của Bộ. Xây dựng và cập nhật thông tin kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố được phân công theo dõi và cung cấp thông tin này cho phòng quản lý vùng để quản lý theo vùng. - Làm đầu mối về công tác kế hoạch hoá (bao gồm cả việc xây dựng hệ thống chi tiêu biểu mẫu), nghiên cứu xây dựng các cơ cấu cơ chế chính sách chung, công tác nghiên cứu khoa học, công tác học tập, đào tạo của Vụ; phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ trong việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kế hoạch hoá cho cán bộ, công chức, viên chức ngành kế hoạch địa phương. - Xây dựng chương trình công tác của Vụ theo quý, năm. Quản lý công tác văn thư, theo dõi thời hạn quy định; lưu trữ các tài liệu nghiên cứu chung của Vụ, quản lý việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị văn phòng, tài sản của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giao. 2. Phòng Miền núi phía Bắc: - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, bao gồm: Đông Bắc (8 tỉnh), Tây Bắc (6 tỉnh) và từng địa phương trong vùng. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và cho toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và việt các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng và cả năm của từng tỉnh và cả vùng; Theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án lớn (cả Trung ương và địa phương) trên địa bàn; Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2001, Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 06 năm2003 và các Quyết định, Nghị Quyết khác của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng; các dự án ODA, các chương trình mục tiêu Quốc gia, FDI, chủ động phối hợp với phòng Tổng hợp xử lý những vấn đề phát sinh của các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tổng hợp chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa của toàn khối địa phương. - Làm đầu mối phối hợp với Viện Chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và của từng địa phương trong vùng. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong Bộ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài),thẩm định xét thầu, giám sát đầu tư đối với các chương trình dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng và trong toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của vùng và các báo cáo vùng cho phòng Tổng hợp theo tiến độ quy định của Vụ để tổng hợp báo cáo chung - Phối hợp với phòng Tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch hoá, xây dựng các cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng, tham gia các công tác nghiên cứu khoa học và học tập của Vụ. - Tổng hợp báo cáo chung và theo dõi những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân tộc và miền núi của cả nước. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giao. 3. Phòng đồng bằng sông Hồng và khu IV - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu 4, của từng địa phương trong vùng. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng, cả năm của từng tỉnh và vùng; Theo dõi đánh giá việc tổ thực hiện các dự án lớn (kể cả Trung ương và địa phương) trên địa bàn; các Quyết định và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và an nình quốc phòng; về các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả chương trình 135); các dự án ODA và FDI; chủ đồng phối hợp với phòng Tổng hợp xử lý những vấn đề phát sinh của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng, khu 4. - Làm đầu mối phối hợp với Viện Chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ, nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, khu 4 và của từng địa phương trong vùng. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định xét thầu, giám sát đầu tư đối với các chương trình dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng toàn vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trọng điểm Bắc bộ và khu 4. Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của vùng và các báo cáo vùng cho phòng Tổng hợp theo tiến độ quy định của Vụ để tổng hợp báo cáo chung. - Phối hợp với phòng Tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch hoá, xây dựng các cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng, tham gia các công tác nghiên cứu khoa học và học tập của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giao. Phòng Duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên: - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của các địa phương và của cả vùng Duyên Hải miền Trung và vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và cho toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và viết các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng, cả năm của từng tỉnh và của vùng; Theo dõi đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án lớn (kể cả Trung ương và địa phương) trên địa bàn; Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; về các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả chương trình 135); các dự án ODA và FDI; chủ đồng phối hợp với phòng Tổng hợp xử lý những vấn đề phát sinh của các địa phương trong vùng Duyên Hải miền Trung và vùng Tây Nguyên. - Làm đầu mối phối hợp với Viện Chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng và toàn vùng Duyên Hải miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Tây Nguyên. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định xét thầu, giám sát đầu tư đối với các chương trình dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng và toàn vùng Duyên Hải miền Trung, trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên. Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của vùng và các báo cáo vùng cho phòng Tổng hợp theo tiến độ quy định của Vụ để tổng hợp báo cáo chung. - Phối hợp với phòng Tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch hoá, xây dựng các cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng, tham gia các công tác nghiên cứu khoa học và học tập của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Kinh tế địa phương và lãnh thổ giao. 5. Phòng Đông Nam Bộ: - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển của từng địa phương trong vùng và của toàn vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và cho toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội và viết các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng, cả năm của từng tỉnh và vùng; Theo dõi, đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án lớn (kể cả Trung ương và địa phương) trên địa bàn: Các Quyết định và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng: Về các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả công trình 135); Các dự án ODA và FDI: Chủ động phối hợp các phòng Tổng hợp xử lý những vấn đề phát sinh của các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Làm đầu mối phối hợp với viện Chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài) thẩm định xét thầu, giám sát đầu tư đối với chương trình dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng và toàn vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của vùng và các báo cáo vùng cho phòng Tổng hợp theo tiến độ quy định của Vụ để tổng hợp các báo cáo chung. - Phối hợp với phòng Tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch hoá, xây dựng các cơ chế chính sách, tham gia kế hoạch đào tạo của từng địa phương và của vùng, tham gia các công tác nghiên cứu khoa học và học tập của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giao. 6. Phòng Tây Nam Bộ: - Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, của từng địa phương trong vùng và toàn vùng Tây Nam Bộ. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hoá đối với từng địa phương trong vùng và toàn vùng. - Theo dõi toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, viết báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng, quý, 6 tháng và cả năm: Theo dõi đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án lớn (kể cả Trung ương và địa phương) trên địa bàn: Quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định và Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng: về các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả chương trình 135) các dự án ODA và FDI; chủ động phối hợp với phòng Tổng hợp xử lý những vấn đề phát sinh của từng địa phương trong vùng và toàn vùng Tây Nam Bộ. - Làm đầu mối phối hợp với Viện Chiến lược phát triển và các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng và toàn vùng Tây Nam Bộ. - Làm đầu mối tham gia với các Cục, Vụ trong việc thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài), thẩm định xét thầu, giám sát đầu tư với các chương trình dự án đầu tư của các địa phương trong vùng. - Xây dựng, cập nhật hệ thống dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương trong vùng và toàn vùng Tây Nam Bộ. Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của vùng và báo cáo vùng cho phòng Tổng hợp theo tiến độ quy định để tổng hợp báo cáo chung. - Phối hợp với phòng Tổng hợp nghiên cứu công tác kế hoạch hoá, xây dựng các cơ chế chính sách, tham gia các công tác nghiên cứu khoa học và học tập của Vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ. báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và chương trình công tác năm 2005 2. Thực trạng đầu tư theo chương trình 135 2.1.khái quát đầu tư theo chương trình 135 Chương trình 135 được triển khai từ kế hoạch năm 1999 đến nay đã thực hiện gần 6 năm. Sau mỗi năm, Ban chỉ đạo đều tổ chức hội nghị toàn quốc sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Tại các hội nghị này đã nhiều lần khẳng định: Chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được đánh giá là một trong những chương trình toàn diện nhất, hợp lòng dân nhất, hiệu quả nhất, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, miền núi, vùng sâu và vùng xa, những địa bàn khó khăn, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Chương trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước một cách bền vững, được nhân dân cả nước đồng tình, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền coi như một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động của mình.Chương trình đã được thực hiện khá tốt.Số liệu tổng hợp như sau: Chương trình 135 từ 1999-2003 TT Tỉnh Xã ĐT NSTW Xã ĐT NSĐP Vốn đầu tư Vốn thực hiện Vốn kế hoạch Tổng số TW NSĐP GĐ lg 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Hà Giang 142 748.080 656.277 283800 35.794 240 336.443 2 Tuyên Quang 58 148.195 132.996 109800 12.394 10.802 3 Cao Bằng 138 285.716 269.554 269400 154 4 Lạng Sơn 106 175.146 185.000 185000 5 Lào Cai 138 301.169 292.463 279000 6.570 2.693 4.200 6 Yên Bái 70 134.507 127.249 125000 1.518 330 401 7 Thái Nguyên 36 67.989 67.476 58400 1.802 7.274 8 Bắc Cạn 103 205.016 202.683 201100 1.583 9 Phú Thọ 50 115.687 117.945 93400 1.000 926 22.619 10 Bắc Giang 44 84.037 77.200 77200 11 Quảng Ninh 10 25 49.629 46.824 21000 25.824 12 Hoà Bình 102 180.441 162.600 162600 13 Sơn La 86 267.335 267.335 164200 44.507 58.628 14 Lai Châu 120 231.439 235.600 235600 15 Thanh Hoá 102 177.907 267.235 176200 800 16 Nghệ An 115 261.289 235.600 211500 1.192 1.520 47.077 17 Hà Tĩnh 25 50.465 177.000 421100 210 18 Quảng Bình 37 176.495 261.289 66500 700 108.430 19 Quảng Trị 36 73.577 42.310 65600 271 20 Thừa Thiên Huế 32 57.760 175.630 56400 340 27 701 21 Quảng Nam 63 130.594 65.871 119500 22 Quảng Ngãi 57 135.595 57.468 99300 2.328 22.039 1.006 23 Bình Định 28 56.963 119.500 50000 600 1.195 2.800 24 Phú Yên 19 40.085 124.673 30700 718 25 Ninh Thuận 18 59.633 54.595 33800 1.961 18.593 26 Đắc Lắc 57 114.142 31.418 102900 27 Gia Lai 78 137.554 54.354 131800 40 28 Kon Tum 54 96.348 102.900 93000 3.348 29 Lâm Đồng 47 77.746 131.840 77100 30 Bình Phước 43 68.380 96.348 68300 31 Tây Ninh 20 41.226 77.100 39200 32 Long An 19 44.246 43.213 38300 4.913 33 An Giang 19 6 41.675 39.900 39900 34 Đồng Tháp 8 17.039 17.490 16800 690 35 Kiên Giang 3 34 39.397 39.650 6300 33.100 250 36 Trà Vinh 38 85.615 73.755 64600 2.978 1.462 4.715 37 Sóc Trăng 52 108.240 100.695 84800 15895 38 Vĩnh Phúc 6 8.707 8.795 8600 195 39 Ninh Bình 3 5.593 5.600 5100 500 40 Bình Thuận 28 61.772 41.200 41200 41 Bạc Liêu 23 54.183 53.446 39100 11.471 2.875 42 Hải Phòng 3 5.984 3.200 3.200 43 Khánh Hoà 14 33.540 33.540 27.040 6.500 44 Bà Rịa Vũng Tàu 9 14.193 14.195 14.193 45 Đồng Nai 16 34.446 34.446 34.446 46 Vĩnh Long 3 13.386 5.612 2.000 3.612 47 Cần Thơ 2 6.083 6.083 5.583 500 48 Bình Dương 2 6.156 6.157 6.157 49 Cà Mau 15 154.607 154.607 12.515 142.092 Tổng 2.233 129 5.482.007 5.202.580 4.074.100 314.987 37.100 776.393 Mức độ vốn đầu tư hàng năm cũng co sự thay dổi nhất định,hầu như năm sau cao hơn năm trước,có một sự gia tăng đáng kể giữa các năm.Điều đó chứng tỏ rằng nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình này đã được nhà nước quan tâm tích cực,bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh,các doanh nghiệp,các tổ chức nước ngoài các cá nhân,tập thể cũng đã quan tâm tích cực đến chương trình.Tuy nhiên vốn của ngân sách là nguồn vốn chủ yếu và là quyết định.Sự gia tăng mức vốn được thể hiện qua bảng sau.(đơn vị:tỷ đồng) năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 2003 480 698 751 1132,4 1441 *Nguồn UBDT Bộ kế hoạch và Đầu tư Như vậy chúng ta có thể thấy mức vốn tăng đều qua các năm,do năm đầu mới đi vào thực hiện là năm 1999 nên mức vốn có phần còn ít.Nhưng các năm sau mức vốn tăng lên đáng kể do không chỉ có vốn trung ương mà còn có của các doanh nghiệp ,của các tổng công ty nhà nước,các quỹ hỗ trợ khác như quỹ vì người nghèo…Tốc độ tăng cũng có sự thay đổi đáng kể do ban đầu nguồn vốn còn ít nên tốc độ tăng ở giai đoan đầu khá cao,nhưng về sau do nguồn vốn đã tăng lên đáng kể nên dù có tăng thêm quy mô thì tốc độ vẫn giảm đi.Mặt khác do giai đoạn sau có sự bão hoà về vốn nên tốc độ tăng có giảm đi trong thấy.Đầu tư chương trình 135 là không có sự thay đổi vốn giữa các địa phương nên rõ ràng tỉnh thành nào càng có nhiều xã thì quy mô vốn đầu tư tỉnh đó là lớn hơn so với nơi khác.Nhìn chung chương trình đã co nhiều chính sách để bảo đảm nguồn vốn ,nhất là lập các chính sách đẻ bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách trung ương và sau đó là có các biện pháp để huy động từ các nguồn khác. 2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng Nhìn chung chương trình đã được thực hiện tương đối hiệu quả xét trên cả quy mô và hiệu quả.Số vốn đầu tư trên tất cả các vùng đều có sự gia tăng đáng kể.Đã có sự cân đói nguồn vốn trên tất cả các vùng,nguồn vốn đã được phân bổ một cách tương đối bình đẵng.Bình đẵng ở đây không phải là bình quân mà là có sự phân biệt giữa các vùng tuỳ theo tính chất khó khăn và mức độ nghèo khổ của từng vùng.Xét trên tất cả các mặt thì vùng Đông Bắc và vùng Tây Nguyên là hai vùng có điều kiện khó khăn hơn các vùng khác nên nhà nước đã có những chính sách ưu tiên hơn so với các vùng còn lại.Các vùng cũng có điều kiện kinh tế còn khó khăn là Bắc Trung Bộ cũng được Nhà nước quan tâm đáng kể.Tuy nhiên theo tính chất của chương trình 135 là phân bổ một cách bình quân theo đơn vị xã nên hầu như tỷ trọng đầu tư giữa các vùng hầu như không có sự thay đổi giữa các năm mà chỉ có sự thay đổi theo quy mô mà thôi do mức độ đầu tư của nhà nước có sự thay đổi giữa các năm.Tuy nhiên nếu xét tổng các nguồn vốn thì về cơ cấu cũng có sự thay đổi đáng kể.Các nguồn vốn khác thì cũng đã có những bước tăng trưởng đáng kể.Tóm lại nguồn vốn chương trình 135 đã có sự gia tăng đáng kể về quy mô trong giai đoạn (1999-2003).Do tính chất của chương trình là chỉ báo cáo trình chính phủ theo từng giai đoạn (ở đây là 5 năm ) nên em không đưa số liệu các năm gần đây.Sau đây là bảng tổng kết về quy mô vốn,tốc độ tăng trưởng và cơ cấu vốn cả thời kỳ 2.3.Đầu tư theo nguồn hỗ trợ Thành công của chương trình 135 có một yếu tố quan trọng là nhờ có ngân sách Trung ương hỗ trợ một khoản ổn định cho chương trình trong kế hoạch hàng năm, đồng thời Chính phủ huy động từ các Bộ, ngành, các đoàn thể, các địa phương, Tổng công ty 91, Quỹ ngày vì người nghèo… hỗ trợ thêm cho chương trình. Kết quả huy động nguồn vốn của các Bộ, ngành, các đoàn thể nói trên giai đoạn 1999-2003 được 508,957 tỷ đồng (biểu 7). Riêng Quỹ ngày vì người nghèo do Trương ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, trong 4 năm (2000-2003) đã quyên góp được gần 500 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho các xã thuộc chương trình 135 là 164 tỷ đồng, chiếm 33,1% tổng số vốn Mặt trận huy động Biểu 7: kết quả huy động vốn của các Bộ, ngành, các địa phương kinh tế khá, các Tổng công ty 91, Quỹ ngày vì người nghèo hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn 1999-2003 Đơn vị giúp Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng cộng 1. Các Bộ, ngành TW 19,945 10,670 25,680 21,250 23,720 101,265 2. Các đoàn thể TW 0,510 0,410 0,140 0,270 2,109 3,439 3. Các tỉnh và thành phố 19,853 5,547 13,000 10,000 10,650 59,050 4. Các tổng công ty 91 29,403 44,650 47,000 29,700 30,402 181,155 5. Quỹ NVNN 0 22,876 54,060 47,862 39,250 164,048 Tổng cộng 69,711 84,153 139,880 109,082 106,131 508,957 Nguồn: Báo cáo sơ kết 5 năm (1999-2003) thực hiện chương trình 135 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004-2005 của UBDT. * Vốn quỹ ngày vì người nghèo đầu tư vào các xã thuộc chương trình 135 chỉ chiếm 31,2% tổng quỹ huy động. Tổng vốn NSNN đầu tư cho chương trình 135 ổn định qua các thời kỳ, riêng dự án đầu tư hạ tầng từ năm 1999 đến 2002 bình quân mỗi xã 400 triệu đồng/năm, từ năm 2003 đến năm 2005 bình quân mỗi xã 500 triệu đồng/năm. Tổng vốn NSNN hỗ trợ cho chương trình trong 5 năm 1999-2003 được 5.506.2 tỷ đồng (biểu 8). Tổng số vốn huy động từ các nguồn đóng góp của các Bộ, ngành, các đơn vị nói trên và vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình 135 từ 1999-2003 được 6.015,157 triệu đồng (biểu 8). Biểu 8: Tổng hợp các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư chương trình 135 thời kỳ 1999-2003 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn Trước 1999 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng số NSTW 141,4 673,5 908,4 1.117,2 1.213,2 1.452,5 5.506,2 Các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 giúp 0 69,711 61,277 85,820 61,220 66,881 344,909 Quỹ ngày vì người nghèo 0 0 22,876 54,060 47,862 39,250 164,048 Tổng 141,4 743,211 992,553 1.257,08 1.322,282 1558,631 6.015,157 Quỹ ngày vì người nghèo chỉ tính phần Hỗ trợ các xã ĐBKK, biên giới, ATK 2.4.Đầu tư theo dự án Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, của các Bộ, ngành, các đơn vị nói trên các địa phương thuộc chương trình 135 đã huy động thêm từ nguồn ngân sách của địa phương mình, từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và lồng ghép từ khá nhiều chương trình, dự án khác vào chương trình 135. Nhiều tỉnh đã có Nghị quyết về việc tập trung nguồn lực của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của địa phương, nhờ vậy đã tăng nguồn vốn đầu tư cho các xã đáng kể, nhiều xã đạt mức bình quân bình quân 1.200-1.500 triệu đồng/xã/năm. Nhiều nguồn lực của cộng đồng đã được huy động, nhất là đóng góp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn bằng vật tư, vật liệu, ngày công lao động… hiện nay chưa tổng hợp hết nên chưa phản ánh vào báo cáo này. Tổng số vốn NSNN do Trung ương hỗ trợ cho chương trình 135 trong 5 năm (1999-2003) được 5.506,2 tỷ đồng, chiếm 91,54% tổng số vốn huy động từ bên ngoài hỗ trợ cho chương trình 135; được các địa phương xác định là nguồn chủ chốt của chương trình, được phân bổ cho các dự án qua các năm như (biểu 9): Dự án hạ tầng được đầu tư 4.074,1 tỷ đồng, chiếm 74% tổng nguồn Dự án TTCX được đầu tư 1.269,5 tỷ đồng, chiếm 23% tổng nguồn. Biểu 9: Tổng hợp nguồn vốn NSTW đầu tư chương trình 135 thời kỳ 1999-2003 phân theo dự án qua các năm Đơn vị: tỷ đồng TT Tên dự án Trước 1999 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Cộng 1 Xây dựng CSHT 0 483,2 701,2 880,0 893,2 1.116,5 4.074,1 2 Xây dựng TTCX 141,4 183,1 200,0 230,0 250,0 265,0 1269,5 3 Đào tạo cán bộ xã 0 7,2 7,2 7,2 10,0 11,0 42,6 4 Quy hoạch dân cư 0 0 0 0 10,0 10,0 20 5 ổn định và PT sx NL nghiệp 0 0 0 0 50 50,0 100 Cộng 141,4 673,5 908,4 1.117,2 1.213,2 1.452,5 5.506,2 Trong 5 năm qua, các Bộ, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố có điều kiện và các Tổng công ty 91 đã tích cực giúp các xã ĐBKK thuộc chương trình được 349,169 tỷ đồng (biểu 7); điển hình như: Tổng công ty điện lực Việt Nam giúp hai tỉnh Sơn La, Lai Châu mỗi tỉnh 10 tỷ đồng/năm; Tổng công ty Dầu khí giúp tỉnh Quảng Ngãi và Sóc Trăng, mỗi tỉnh 5 tỷ đồng (năm 1999 là 6,8 tỷ đồng); Tổng công ty thuốc lá Việt Nam giúp đỡ ba tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, Ninh Thuận với tổng số tiền là 12,5 tỷ đồng (năm 1999 là 6,8 tỷ đồng); Tỉnh Đồng Nai giúp đỡ tỉnh Kon Tum 1,7 tỷ đồng (năm 1999 là 1,4 tỷ đồng). Đây là chương trình đầu tiên có sự chỉ đạo của Chính phủ về việc huy động rộng rãi các nguồn lực, tạo được không khí sôi nổi hào hướng với tình cảm và trách nhiệm ủng xã nghèo, thực hiện xoá đói giảm nghèo (biểu 9) Ngoài ra Chính phủ còn đầu tư thông qua các ngành, các lĩnh vực để hỗ trợ chương trình 135 như đầu tư các khu kinh tế - quốc phòng, đầu tư chwong trình giáo dục, y tế, văn hoá, nước sạch,… đầu tư cho những địa phương đặc biệt khó khăn, thông qua hàng loạt chính sách lớn tại Quyết định 168 về Tây Nguyên, Quyết định 173 về Đồng Bằng sông Cửu Long, Quyết định 186 về 6 tỉnh ĐBKK miền núi phía Bắc, Quyết định 120 về biên giới Việt- Trung… Nhìn chung, sự hỗ trợ của Nhà nước là rất lớn, tác động tích cực tới địa bàn xã ĐBKK, làm cho chương trình thu được kết quả khá đồng bộ và hiệu quả. 3. Đánh giá kết quả đạt được 3.1. Kinh tế đã có bước phát triển Nhờ có chương trình 135, các địa phương đã xây dựng được hàng ngàn công trình hạ tầng tại các xã ĐBKK và các TTCX. Hệ thống cơ sở vật chất miền núi, vùng cao được hình thành và cải thiện rõ rệt so với trước đây, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển; về sản xuất, đã hình thành nhiều phương thức sản xuất mới thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu; nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh chè, cà phê, bông, chăn nuôi,… Bộ mặt nông thôn vùng ĐBKK đã có bước phát triển hết sức to lớn, toàn diện, tạo tiền đề cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá sau này. Trong quá trình thực hiện chương trình, các địa phương đã gắn việc xây dựng CSHT với quy hoạch sắp xếp lại dân cư và bố trí lại sản xuất; hàng nghìn hộ dân cư vùng cao, vùng sâu, vùng xa được chuyển đến nơi ở mới có điều kiện ổn định sản xuất và sinh hoạt, điển hình như Hà Giang, Lao Cai, Thừa Thiên-Huế, xã Hà Tây huyện Chư Pản, Gia Lai… Một só tỉnh đã chú trọng thay đổi cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư cho công tác khai hoang như: Hoà Bình, Sơn La, Đắc Lắc… năm 2003, các tỉnh này đã khai hoang được 2.000 ha đất sản xuất cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều địa phương đã ưu tiên đàu tư cho thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất như Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận… Nhờ tăng cường CSHT, phát triển sản xuất nên tỷ lệ hộ nghèo khu vực ĐBKK đã giảm nhanh xuống còn khoảng 26%. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn: về cơ bản không còn hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% số hộ nghèo, nhiều địa phương, nhiều địa phương đã giảm từ 7-9%/năm như Cao Bằng, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận; phần lớn các tỉnh đạt mục tiêu chương trình đã đề ra "giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK xuống còn 25% vào năm 2005" như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… 3.2. Hoạt động văn hoá xã hội được nâng cao Chương trình 135 đã đầu tư tăng thêm 4.150 công trình trường học, lớp học nông thôn bản các cấp, góp phần kiên cố hoá trường học, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao dân trí ở nhiều địa phương. Tỷ lệ xoá mù chữ nhanh nhất là các xã ĐBKK ở Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Gia Lâm… Năm 1998 chỉ có 1.164 xã đạt tiêu chuẩn giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, đến nay có nhiều tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho các xã ĐBKK. Trên đại bàn chương trình đã đầu tư thêm 373 trạm y tế xã, phòng khám bệnh đa khoa và mua sắm trang thiết bị y tế. Các trạm y tế cơ sở này đã kịp thời chăm sóc, chữa trị, đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khoẻ người dân địa phương, thực sự góp phần giảm tải cho tuyến trên và kiểm soát, giảm hẳn được một số dịch bệnh xã hội hiểm nghèo. Nhờ kinh tế được cải thiện nên hoạt động văn hoá cũng được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội, nhiều phong trào hoạt động mới được khuyến khích, cùng với chính sách trợ giá máy thu thanh và chương trình phủ sóng truyền hình vùng lõm đã đưa số xã được thụ hưởng văn hoá thông tin tăng nhanh, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đến được với đồng bào nhiều hơn, nhanh hơn, góp phần đẩy lùi các các tệ nạn xã hội, chống lại âm mưu của bọn phản động, tăng cường hướng hoạt động cho mọi tầng lớp dân cư vùng sâu, vùng xa. 3.3. Hạ tầng được cải thiện đáng kể Năm năm qua, bằng việc huy động nhiều nguồn vốn đầu tư mà trong đó nguồn vốn chương trình 135 là chủ yếu thực hiện trên địa bàn, các địa phương đã xây dựng 17.235 công trình, với cơ cấu đầu tư như sau; 5.748 công trình giao thông, chiếm 33,35% số công trình và 40,28% tổng số vốn; 2.948 công trình thuỷ lợi, chiếm 17,08% số công trình và 17,08% tổng số vốn; 4.150 trường học, chiếm 24,08% số công trình và 22,79% tổng số vốn; 2.072 công trình cấp nước sinh hoạt, chiếm 12,02% số công trình và 5,84% tổng số vốn; 1.063 công trình điện, chiếm 7,94% số công trình và 7,94% tổng số vốn; 367 công trình trạm xá, chiếm 1,72% số công trình và 1,72% tổng số vốn; 167 chợ, chiếm 0,97% số công trình và 1,2% tổng số vốn; 402 hạng mục khai hoang, chiếm 2,44% số công trình và 0,5% tổng số vốn và 1,43% tổng số vốn dành cho công trình khác (biểu 4) Biểu 4: kết quả 5 năm thực hiện chương trình 135 1999-2003 Hạng mục Số công trình Tỷ trọng công trình (%) Tỷ trọng vốn đầu tư (%) Tổng số 17.235 100 100 Giao thông 5.748 33,35 40,28 Thuỷ lợi 2.948 17,08 17,08 Trường học 4.150 24,08 22,79 Cấp nước sinh hoạt 2.072 12,02 5,84 Điện 1.063 7,94 7,94 Trạm xá 367 1,72 1,72 Chợ 167 0,97 1,2 Khai hoang 402 2,44 0,5 Các công trình khác 318 0,4 0,65 Nguồn: báo cáo số liệu 5 năm 1999-2003 thực hiện chương trình 135 UBDT Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác, sau 5 năm thực hiện, trên địa bàn chương trình 135 có 70% số xã đã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường, điện, trường học, thuỷ lợi nhỏ, trạm y tế xã và 56% số xã đã đầu tư xây dựng đủ 8 hạng mục công trình theo quy định, giúp cho 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường THCS kiến cố cấp 4 trở lên; 96% xã có trạm y tế đảm bảo phục vụ chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; 74% xã có trạm bưu điện văn hoá xã; 61% xã có trạm truyền thanh, 44% xã có chợ; có thêm 360 xã có đường giao thông đến trung tâm xã, 30/49 tỉnh với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm cả hai mùa. Trên địa bàn có thêm nhiều công trình thuỷ lợi được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới đã tăng năng lực tưới cho hơn 40.000 ha đất canh tác cùng với trên 2.000 ha được khai hoang đã giúp cho các xã ĐBKK ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 225kg/người/năm năm 1992 lên 286kg/người/năm năm 1998 và 320 kg/người/năm 2003, có nhiều nơi đã lên đến 500kg/người/năm; tỷ lệ độ che phủ rừng tăng từ 10-12% năm 1989 đến 38% năm 1998 và đạt 40% năm 2003; trước đây, chỉ có 20% số xã thuộc phạm vi chương trình có điện lưới quốc gia, sau 5 năm thực hiện đã xây dựng 1.063 công trình điện, đã góp phần nâng tỷ lệ xã có điện lên 84% và khoảng 64% dân số trên địa bàn được dùng điện, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện. Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lực lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh công tác XĐGN ở vùng này. 3.4.ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường đoàn kết các dân tộc Các xã thuộc chương trình 135 trước năm 2000 là địa bàn cực kỳ phức tạp, đời sống nhân dân đói kém, nạn phá rừng làm nương rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, truyền đạo trái phép, trộm cắp, tuyên truyền phản động nổi lên khắp nơi, kẻ xấu xúi dục dân di cư tự do, xưng vua, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi đó tổ chức cơ sở Đảng, hệ thống chính trị, bộ máy quản lý Nhà nước ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, người dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin. Cùng với việc thực hiện các chính sách thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và với việc thực hiện đồng bộ 5 dự án thành phần của chương trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Điều đặc biệt quan trọng là đã nâng cao một bước nhận thức, năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ, chính quyền cơ sở xã, bản, làng, phum, soóc và đồng bào các dân tộc góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. 3.5.Công tác quản lý có bước cải tiến mạnh mẽ Xu hướng thực hiện phân cấp quản lý đầu tư ngày càng tăng, số địa phương phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán đến 1 tỷ đồng cho cấp huyện và nhất là giao cho xã làm chủ đầu tư đang tăng lên. Tuyên Quang là tỉnh duy nhất từ đầu đã giao cho xã làm chủ đầu tư; đến nay có thêm một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Cạn, Phú Thọ, Hà Tĩnh… đã phân cấp 100% cho xã làm chủ đầu tư. Các cơ quan chuyên trách thực hiện chương trình 135 ở địa phương như các ban quản lý dự án đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện chương trình hiệu quả hơ, các ban giám sát xã đã dần tăng cường và ngày càng nâng cao hiệu quả công tác giám sát. Nhiều tỉnh đã bổ sung cơ chế quản lý cho phù hợp với thực tế của địa phương. Từ kết quả 5 năm thực hiện chương trình 135, có thể đánh giá tổng quát: Về kinh tế, các xã ĐBKK có bước phát triển mạnh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước, góp phần thực hiện thành công công tác XĐGN, công bằng xã hội chương trình 135 được đánh giá là đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hợp lòng dân, ít tiêu cực nhấtm, ít thất thoát nhất, về cơ bản không có khiếu kiện. Quá trình thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt, được đúc kết để nhân rộng ra các địa phương khác; đồng thời cũng rút ra được nhiều bài học về sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong việc hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo, giám sát thực hiện chương trình cũng như việc huy động nguòn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; tăng cường cán bộ về giúp các xã nghèo; động viên sự tham gia của người dân trong việc thực hiện dân chủ cơ sở để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi. Chương trình đã hội tụ được tình cảm và tiếp nhận sự giúp đỡ đầy trách nhiệm của nhân dân cả nước, thu hút được sự quan tâm chỉ đạo và gắn được trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của nhân dân địa phương với các công trình được Nhà nước đầu tư, gây được không khí phấn khởi, vun đắp niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc. Chương trình đang từng bước hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2001-2005. Những kết quả trên đây đã góp phần tích cực giúp đồng bào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn, tạo thêm việc làm, tăng cường bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá để thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. 4. Nguyên nhân thành công Kết quả thực hiện chương trình 135 có được những thành tựu to lớn trên đây là nhờ một số nguyên nhân cơ bản: 4.1. Chủ trương đúng, hợp lòng dân Thủ tướng Chính phủ ban hàng Quyết định 135 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, chỉ đạo với quyết tâm cao và bằng những quyết sách đặc biệt: - Nghị quyết của Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1998 đã xác định: "Đây là một chương trình đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Để đảm bảo cho chương trình thực hiện với tính khả thi cao. Chính phủ đã có nhiều quyết sách; Giành nguồn lực từ NSNN, huy động nguồn lực của cộng đồng, phân công giúp đỡ các tỉnh nghèo (văn bản 174/CP-VX của Chính phủ), phân công các thành viên ậon chỉ đạo chương trình Trung ương (Quyết định số 01/1999/QĐ-TTg ngày 4/1/1999 của Thủ tướng Chính phủ), ban hành quy chế quản lý sử dụng các khoản đóng góp của dân (Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ), và cho phép chương trình vận hành theo một cơ chế đặc biệt hợp với lòng dân, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ các xã ĐBKK (Thông tư liên tịch số 416 và 666). - Việc điều chỉnh nội dung đầu tư trong quá trình thực hiện chương trình 135 đã giải quyết được những yêu cầu bức thiết, đáp ứng được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ở vùng ĐBKK biên giới, vùng ATK, đã đưa hết các xã nghèo và xã đối tượng chính sách vào chương trình, mở rộng phạm vi đầu tư, tăng mức hỗ trợ từ nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số.doc
Tài liệu liên quan