Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại tổng công ty cổ phần đường sông miền nam (sowatco)

Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại tổng công ty cổ phần đường sông miền nam (sowatco): TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ===o0o=== LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CP ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) GVHD : Th.s NGUYỄN THỊ THU HÒA SVTH : HÀ NGỌC BÍCH MSSV : 506401006 LỚP : 06VQT1 TP.HCM 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía nhà trường, thầy cô, đơn vị thực tập Đây em xin ghi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ đã nhiệt tình giảng dạy những kiến thức rất bổ ích, đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Thu Hòa hướng dẫn và hoàn tất bài luận Tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam cùng cán bộ các phòng ban đã tạo điều kiện cho em hoàn th...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại tổng công ty cổ phần đường sông miền nam (sowatco), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ===o0o=== LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CP ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) GVHD : Th.s NGUYỄN THỊ THU HÒA SVTH : HÀ NGỌC BÍCH MSSV : 506401006 LỚP : 06VQT1 TP.HCM 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía nhà trường, thầy cô, đơn vị thực tập Đây em xin ghi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ đã nhiệt tình giảng dạy những kiến thức rất bổ ích, đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Thu Hòa hướng dẫn và hoàn tất bài luận Tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam cùng cán bộ các phòng ban đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề báo cáo này. Xin chân thành cảm ơn. Hà Ngọc Bích NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP.HCM, ngày ……… tháng ……… năm ………… Chữ ký GVHD NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TP.HCM, ngày ……… tháng ……… năm ………… LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại cơ sở X, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về cam đoan này. TP.HCM, ngày ……… tháng ……… năm ………… MỤC LỤC Cảm ơn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của đơn vị thực tập Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Mục tiêu Phạm vi Giới hạn đề tài KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khi được tiếp cận với thị trường kinh tế đa dạng của các nước. Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi khi hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, thách thức đến các doanh nghiệp cũng không phải ít khi phải bước vào cuộc chơi bình đẳng với các đối thủ từ các quốc gia khác. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, cải tiến trang thiết bị, nhập công nghệ hiện đại từ các nước, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên,.v..v Với thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực tài chính và năng lực quản lý chưa theo kịp các nước khu vực nên buộc phải huy động vốn hợp lý, quản lý tốt hơn để có thể đứng vững trong tình hình cạnh tranh hiện nay. Do đó, công tác hoạch định tài chính và cầu trúc mô hình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, giúp nhà quản trị có thể đánh giá đầy đủ được tài chính, phân bổ vốn, sử dụng vốn, công tác nhân sự, đào tạo nâng cao kiến thức lãnh đạo cho bộ phận quản lý, nâng cao tay nghề cho bộ phận sản xuất. Với những lý do như trên, em quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần đường sông Miền Nam. Qua bài báo cáo luận văn này, em hy vọng sẽ giúp quý công ty có cách nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của quý công ty. MỤC TIÊU: Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có cách nhìn tương đối về tình hình hoạt động của Tổng công ty, thấy được ưu điểm, nhược điểm cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Chính trên cơ sở phân tích này, doanh nghiệp sẽ phát huy được những tiềm năng, thế mạnh cũng như khai thác được mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược khả thi, hoạch định những kế hoạch phát triển trong tương lai, giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu đã đạt ra và ngày càng phát triển. PHẠM VI: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận được trình bày trong 3 chương sau đây: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh CHƯƠNG 2: Thực trạng tình hình hoạt động tại Tổng Công ty Cổ phần đường sông Miền Nam (SOWATCO). CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của SOWATCO. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Bài luận Tốt nghiệp chỉ phân tích chung về tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty thông qua các chỉ số hoạt động, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Khái niệm: Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngày trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đề nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện nền sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là quá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của xã hội sau đó là sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sản xuất ra. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển. C. Mác đã ghi rõ: “Nếu một hình thái vận động là do một hình thái khác vận động khác phát triển lên thì những phản ảnh của nó, tức là những ngành khoa học khác nhau cũng phải từ một ngành này phát triển ra thành một ngành khác một cách tất yếu” Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chuyên môn hóa đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫu nhiên, hiện vật, dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình trao đổi sản phẩm mang hình thái mới là lưu thông hàng hóa với các hoạt động mua và bán và đây là những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông thường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có định hướng, có kế hoạch. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, có kế hoạch sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò: Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái hoạt động thực của chúng. Trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành mục tiêu – biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, qua công tác phân tích kinh doanh, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế, và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về tiền vốn và lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích quá trình sản xuất kinh doanh còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. MỘT SỐ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trước mắt và dài hạn của nước ta. Sản xuất nông nghiệp phát triển là kết quả tổng hợp của việc sử dụng nguồn năng lực sản xuất trong quan hệ kết hợp hợp lý với điều kiện kinh tế tự nhiên và sử dụng những thành tựu mới nhất về khoa học – kỹ thuật. Đặc điểm nổi bật của hoạt động sản xuất nông nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, những công việc sản xuất phải tiến hành trong những thời gian nhất định, ảnh hưởng của việc bảo đảm và sử dụng nguồn năng lực sản xuất và tác động của các điều kiện thiên nhiên đến tiến độ thực hiện các công việc sản xuất ở thời kỳ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình nông nghiệp chủ yếu dựa vào ngành trồng trọt và chăn nuôi. Quá trình sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt nhằm tăng thêm khối lượng sản phẩm và có thể được thực hiện theo hai hướng: Mở rộng diện tích trồng trọt và nâng cao năng suất cây trồng; đây là các biện pháp lớn để thực hiện kết hoạch về tổng sản lượng và trên góc độ phân tích ảnh hưởng đến kết quả sản xuất thì đây cũng là những nhân tố chủ yếu cần phải xem xét. Tương tự ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi được phát triển trên cơ sở mở rộng đàn súc vật và nâng cao năng suất súc vật, bởi vậy số lượng súc vật chăn nuôi và năng suất súc vật là hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công nghiệp: Đặc điểm của loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp là hoạt động trong các ngành như cơ khí, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc sản xuất trong công nghiệp là việc tập trung vốn, lựa chọn công nghệ, thị trường, và hiệu quả một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất : dầu khí, luyện kim (thép, alumin, nhôm, kim loại quý hiếm,…), cơ khí, điện tử, hóa chất cơ bản… để tiến hành các hoạt động sản xuất. Kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chính là việc trao đổi các sản phẩm mà trong các ngành công nghiệp đã sản xuất ra sau đó lại làm đầu vào cho các ngành này tiếp tục tiến hành chu kỳ sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các dịch vụ khách sạn du lịch: Ngành khách sạn là một bộ phận cơ bản và không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh du lịch. Nó đảm bảo việc ăn ngủ và nghỉ ngơi tạm thời cho khách trong thời gian tham quan du lịch tại một điểm hoặc một vùng, một đất nước. Nó đóng một vai trò quan trọng torng việc thực hiện “xuất khẩu vô hình và xuất khẩu tại chỗ” trong kinh doanh du lịch quốc tế. Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành du lịch và việc cạnh tranh trong việc thu hút khách. Hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Ngành khách sạn kinh doanh hai dịch vụ cơ bản đó là : Lưu trú (ở trọ) và phục vụ ăn uống. Ngoài hai dịch vụ cơ bản này, các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động kinh doanh khác như đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao, các loại hình chữa bệnh, các dịch vụ môi giới, dịch vụ thương nghiệp,… Ngành khách sạn không chỉ kinh doanh các dịch vụ và hàng hoá do mình “sản xuất” ra mà còn kinh doanh “sản phẩm” của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm của ngành khách sạn du lịch là vốn đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh lớn. Chi phí bảo trợ và bảo dưỡng khách sạn chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành của các dịch vụ hàng hóa. Do đó, trước khi xây dựng, nâng cấp, cải tạo các cơ sở khách sạn, nhà kinh doanh thường phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu du lịch, nguồn khách và thời gian kinh doanh để có các phương án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách có khả năng thanh toán đa dạng, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Lực lượng lao động trong ngành khách sạn lớn, do vậy tác động lớn đến chi phí tiền lương trong giá trình các dịch vụ và quỹ tiền lương, mặt khác trong kinh doanh cần giải quyết lao động theo tính chất thời vụ. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lao động trong quá trình phục vụ một cách tối ưu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ. Tính chất hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn theo thời gian 24/24 giờ trong ngày, trong tuần và tất cả các ngày nghỉ lệ,… Điều này đòi hỏi việc bố trí ca làm việc phải tính toán một cách kỹ lưỡng đảm bảo phục vụ khách. Đối tượng của ngành là khách với dân tộc, giới tính, tuổi tác, sở thích, phong tục tập quán, nhận thức khác nhau. Do đó cần phải đá ứng mọi sở thích nhu cầu của từng đối tượng này. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ: Do kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ do đó hoạt động này có sự khác biệt cơ bản so với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác. Các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực này là các đơn vị tổ chức liên quan đến tiền, ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm,… Các cơ sở tiến hành các hoạt động kinh doanh là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc và tất nhiên là kết quả thu được tiền tệ. Bên cạnh việc kinh doanh tiền tệ thì lĩnh vực hoạt động này còn tiến hành các hoạt động khác như đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để phù hợp thích ứng với xu thế phát triển cũng như đặc điểm của những loại hình hoạt động trong lĩnh vực này thì vấn đề trình độ của con người và phương tiện kỹ thuật phục vụ trong lĩnh vực này đòi hỏi phải rất cao. Tuy không tạo ra sản phẩm vật chất cụ thể như các loại hình hoạt động kinh doanh khác nhưng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ lại là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách, cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoạt động SXKD trong giao thông vận tải đường sông: Ngành giao thông vận tải đường sông được tiếp quản và thành lập từ năm 1975, nhiệm vụ chung của ngành là khai thác vận tải đường sông toàn quốc ngành vận tải thủy nội địa, tiến hành khai thác tốt bến cảng, bãi kho, bốc vác vận chuyển đảm bảo việc quản lý, đặt nền móng cho việc xây dựng các tổ chức vận tải xếp dỡ sửa chữa công nghiệp và quản lý ngành thuộc trung ương. Ngành đề ra các kế hoạch vận tải phục vụ cho sản xuất đời sống và đi lại của nhân dân. Giai đoạn đầu ngành đường sông hoạt động rất phức tạp cho đến nay ngành đường sông đã vào nề nếp với bộ máy tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Ngành vận tải đường sông phối hợp các công ty hợp doanh, hợp tác xã, đã từng bước tổ chức vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phục vụ công trình. Ngành còn thực hiện được nghĩa vụ quốc tế xuyên việt. Đối với kinh tế thị trường, ngành vận tải đường sông cũng như các xí nghiệp liên hiệp, đơn vị thành viên còn gặp nhiều khó khăn, giá cả lên xuống thất thường ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ngành cũng đã cố gắng vượt qua những giai đoạn từ lúc hình thành đến nay ngành đã thể hiện được sức mạnh từ nhân lực đến cơ cấu tổ chức kế hoạch vượt khó. Trong phương sắp tới, ngành còn đang phát triển không ngừng cho lãnh vực đa ngành nghề, trong tương lai thế mạnh của ngành sẽ luôn phát huy thật vững chắc để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP: Vị trí: Hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì ? sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở thiết yếu không thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Nếu mỗi doanh nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình. Vai trò: Hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (có đạt hiệu quả không và đạt ở mức độ nào) mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, … mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tìm mọi biện pháp để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thông qua việc sử dụng các nguồn lực, từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh sẽ biết được những nguyên nhân nào sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố, những nguyên nhân nào đang còn hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động kinh doanh. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Qua khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ta mới chỉ thấy được đó chỉ là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả có thể được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu là theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh riêng thì hiệu quả kinh tế là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả là một chỉ tiêu hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời nó phản ảnh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn dành chiến thắng trong khai thác và tiết kiệm tối đa và các nguồn lực. Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là tương ứng với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ bị loại khỏi thị trường, còn doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và phát triển. Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ảnh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp: Như ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phân biệt được hai khái niệm về hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả là một phạm trù phản ảnh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như (tạ, tấn, kg, m2…) và đơn vị giá trị (đồng, nghìn đồng, triệu đồng, tỷ đồng,…) hay cũng có thể phản ảnh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh như uy tín của công ty, chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn phản ảnh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp đạt được kết quả lớn thì chắc chắn quy mô của doanh nghiệp cũng phải lớn. Do đó việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh là tương đối khó khăn. Trong khi đó, hiệu quả là phạm trù phản ảnh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ảnh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, … mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để một doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Môi trường vi mô Khả năng thương lượng của người mua Các đối thủ mới tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành Sản phẩm thay thế Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới Nguy cơ do các sản phẩm thay thế và dịch vụ thay thế Khả năng thương lượng của người cung cấp hàng Người cung cấp Người mua Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành, và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với quản trị. Ngày nay yếu tố cạnh tranh là quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh phải nắm được ưu điểm, nhược điểm, mục tiêu và chiến lược của đối thủ. Ưu điểm, nhược điểm : nắm được ưu điểm, nhược điểm của đối thủ, có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm được một phần thành công, doanh nghiệp cần nghiên cứu ưu và nhược điểm của đối thủ trong các lãnh vực sau : giá thành, chủng loại sản phẩm, hệ thống phân phối, tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, nguồn nhân lực. Mục tiêu đối thủ : nắm được mục tiêu đối thủ, doanh nghiệp có thể dự đoán được những sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ có thể tung ra trong tương lai, từ đó doanh nghiệp sẽ có những chiến lược đối ứng thích hợp. Chiến lược của đối thủ: các nhà quản trị cần nghiên cứu chiến lược và chính sách chủ yếu của đối thủ cạnh tranh, để từ đó hoạch định những chiến lược cho phù hợp cho doanh nghiệp mình. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của SOWATCO đó chính là những công ty vận tải thủy tư nhân có trang thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại, nên SOWATCO cần có những biện pháp cải tiến lại hệ thống phương tiện vận tải để nâng cao năng lực cạnh tranh. Khánh hàng : Khách hàng là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không những phải giữ được khách hàng cũ, mà phải thu hút được khách hàng mới, phải nghiên cứu thật kỹ khách hàng, để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khi nghiên cứu, doanh nghiệp nên chú ý đến các yếu tố sau : Hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng Khả năng tài chính của khách hàng Sở thích tập quán của khách hàng,… Nhà cung cấp : Các nhà cung cấp có thể thúc đẩy hay gây một áp lực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà cung cấp ở đây có thể hiểu là các doanh nghiệp cung cấp các nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị, vốn kinh doanh, nhân công. Doanh nghiệp cần hạn chế rủi ro xuất phát từ các nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp có uy tín, có thương hiệu,… Sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công năng như sản phẩm của ngành, tuy nhiên, các sản phẩm này dưới tác động của công nghệ có thể có những tính năng vượt trội hơn so với sản phẩm của ngành, và theo thời gian, những sản phẩm này sẽ được thay thế những sản phẩm cũ. Các doanh nghiệp cũng cần tận dụng sản phẩm thay thế để làm lợi thế cạnh tranh cho mình. Đối thủ tiềm ẩn mới : Đối thủ tiềm ẩn có thể nói là một đe dọa thật sự cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, các doanh nghiệp này đã có những bước nghiên cứu kỹ doanh nghiệp của mình, họ sẽ có những chiến lược kinh doanh mới cho sản phẩm đang tồn tại, hay tận dụng điểm yếu của doanh nghiệp để làm điểm mạnh cho bản thân, tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ gặp phần nào khó khăn khi mới gia nhập ngành, những khó khăn đó có thể là những rào cản như: quy mô đầu tư ban đầu lớn, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm,… Môi trường vĩ mô Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý luật các văn phản dưới luật … Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa lại điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh , cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó. Tính công bằng của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Nếu ngược lại nhiều doanh nghiệp sẽ lao vào con đường làm ăn bất chính trốn lậu thuế sản xuất hàng giả, hàng hoá kém chất lượng cũng như gian lận thương mại, vi phạm pháp lệnh môi trường làm nguy hại tới xã hội,… làm cho môi trường kinh danh không còn lành mạnh. Trong môi trường này nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực trong doanh nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ môi như chính sách đầu tư ưu đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành từng lĩnh vực cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay lĩnh vực kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế của độc quyền kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng việc tạo ra các chính sách vĩ mô hợp lý như chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế, loại hình doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Môi trường thông tin: Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hóa là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, về người mua, về đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra doanh nghiệp rất cần đến thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác, các thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy nắm được thông tin cần thiết, biết xử lý và sử dụng thông tin đó một cách kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định kinh doanh cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không được cung cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục không có thông tin cần thiết trong tay và xử lý một cách kịp thời doanh nghiệp không có cơ sở để ban hành các quyết định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng : Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… quá trình tuyển chọn đào tạo nguồn nhân lực đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở những khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại ở nhiều vùng nông thôn, biên giới hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển mua bán hàng hóa,… các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị rất cao nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Về mặt kinh tế: Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì ta phải dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Cho phép đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá số lượng: Tổng mức lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Chỉ tiêu đánh giá chất lượng: Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: là tổng lợi nhuận so với tổng giá thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành = Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Tổng giá thành Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thành hàng hóa sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra (gồm vốn cố định và vốn lưu động). Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh : được tính bằng doanh thu trên vốn kinh doanh Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng vốn doanh thu. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả lao động trong quá trình kinh doanh Mức năng suất lao động bình quân : Được xác định bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên tổng số lao động bình quân. Mức năng suất lao động bình quân = Tổng giá trị sản xuất kinh doanh Tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. Mức doanh thu bình quân mỗi lao động: Được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân. Mức doanh thu bình quân mỗi lao động = Tổng doanh thu Tổng mức lao động bình quân Cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân. Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động = Tổng lợi nhuận Tổng số lao động bình quân Hệ số sử dụng thời gian lao động: xác định bằng tổng lao động thực tế trên tổng thời gian định mức Hệ số sử dụng thời gian lao động = Tổng lao động thực tế Tổng thời gian định mức Cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản cố định vốn cố định: Hệ số sử dụng tài sản cố định: Xác định bằng tổng TSCĐ được huy động trên tổng TSCĐ hiện có. Hệ số sử dụng tài sản cố định = Tổng TSCĐ được huy động Tổng TSCĐ hiện có Hệ số sử dụng thời gian của TSCĐ: Xác định bằng tổng thời gian làm việc thực tế trên tổng thời gian định mức. Hệ số sử dụng thời gian của TSCĐ = Tổng thời gian làm việc thực tế Tổng thời gian định mức Cho biết thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số sử dụng công suất thiết bị : Hệ số sử dụng công suất thiết bị = Tổng công suất thực tế Tổng công suất thiết kế Cho biết công suất sử dụng của máy móc thiết bị. Hệ số đổi mới TSCĐ: được xác định bằng tổng giá trị TSCĐ được đổi mới trên tổng số TSCĐ hiện có: Hệ số đổi mới TSCĐ = Tổng giá trị TSCĐ được đổi mới Tổng số TSCĐ hiện có Sức sản xuất của TSCĐ: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng số vốn cố định Sức sản xuất của TSCĐ = Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) Tổng vốn cố định Sức sinh lời của vốn cố định: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sinh lời của vốn cố định = Tổng lợi nhuận Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) Tổng số vốn cố định Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn lưu động Sức sinh lời của vốn lưu động : Sức sinh lời của vốn lưu động = Tổng lợi nhuận Tổng vốn lưu động Số vòng quay của vốn lưu động : Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu – Thuế doanh thu Tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kinh doanh. Tốc độ quay càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển trong kỳ : Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ kinh doanh Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian luân chuyển vòng càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội: Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của doanh nghiệp. Đó là bao gồm một số chỉ tiêu: Tăng thu ngân sách cho chính phủ : Mọi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh thì đều phải có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Đây là nguồn thu chính của Chính phủ. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động : Để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm tòi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nâng cao mức sống cho người lao động: Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động. Nó được phản ảnh qua các chỉ tiêu như : Tăng mức thu nhập bình quân GDP/người, tăng đầu tư xã hội và phúc lợi xã hội,… Phân phối lại thu nhập: Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế xã hội, phân phối lại thu nhập thì đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các vùng kinh tế kém phát triển.. Về mặt xã hội: Đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các hoạt động xã hội khác: Góp phần thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội: Công tác xuất khẩu lao động đưa người lao động đi lao động hợp tác đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn gởi về nước giúp gia đình thoát nghèo. Đặc biệt xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Ninh, tỉnh Hà Tĩnh từ một xã nghèo nhất miền Trung, hiện nay là xã có nhiều nhà cửa khang trang, đất đai có giá trị, đời sống phát triển nhất Hà Tĩnh. Tính từ năm 2004 đến nay tổng số ngoại tệ do người lao động chuyển về Việt Nam là gần 6 tr USD. Ngoài ra, Tổng Công ty thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa: Xây dựng được 65 căn nhà cho các gia đình bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách; Phụng dưỡng 02 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ Góp phần thực hiện các chủ trương lớn của chính phủ và các công tác hỗ trợ khác như : Ủng hộ quỹ vì người nghèo, trẻ em tàn tật, đồng bào miền Trung bị thiên tai bão lụt, gia đình công nhân bị hoạn nạn, … Ủng hộ công tác quốc phòng, hỗ trợ địa phương nơi trú đóng và nhiều hoạt động xã hội nhân đạo khác. Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần người lao động Góp phần thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội Công tác xuất khẩu lao động đưa người lao động đi lao động hợp tác đã tạo ra nguồn ngoại tệ lớn gởi về nước giúp gia đình thoát nghèo. Vận động 100% cán bộ công nhân viên chức mua trái phiếu giáo dục, trái phiếu xây dựng công trình giao thông thủy lợi và ủng hộ các hoạt động từ thiện xã hội khác. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM: Tháng 8/1975 Tổng Cục Giao Thông Vận Tải quyết định thành lập Cục đường Sông Miền Nam (là tiền thân của Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam). Trên cơ sở tiếp quản nha thủy vận của chế độ Việt Nam Cộng Hòa để thực hiện chức năng làm công tác quản lý nhà nước và quản lý một số đơn vị trực thuộc. Tên công ty : TỔNG CÔNG TY CP ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM Tên tiếng Anh : SOUTHERN WATERBORNE TRANSPORT CORPORATION Tên viết tắt : SOWATCO Địa chỉ : 298 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp. HCM Điện thoại : 84.08.38729.748 – 38.720.812 – 38.720.813 Fax : 84.08.38.726.386 Website : www.sowatco.com.vn Email : sowatcogd@hcm.vnn.vn Ngành nghề kinh doanh: Sau khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, dự kiến công ty SOWATCO sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề sau đây : Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường thủy nội địa, vận tải hành khách bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ theo hợp đồng trong nước và quốc tế, vận tải hàng hóa bằng container, hàng siêu trường siêu trọng, đại lý vận tải Bốc xếp hàng hoá đường bộ, đường thủy. Hoạt động kho bãi (kể cả kinh doanh bãi ICD, cảng cạn) Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thuỷ, đường bộ Dịch vụ làm thủ tục hải quan, (giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan) Thiết kế phương tiện thủy. Đóng và sửa chữa tàu thuyền. Chuẩn bị mặt bằng (sản xuất, bến bãi, nhà xưởng) Xây dựng công trình giao thông dân dụng, thủy lợi Xây dựng kết cấu công trình Đại lý kinh doanh, dầu nhờn Dịch vụ tư vấn công trình dân dụng Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài Mua bán mũ bảo hiểm, nước giải nhiệt động cơ. Cơ cấu vốn điều lệ: Vốn điều lệ và số cổ phần phát hành: Vốn điều lệ dự kiến: 671.000.000.000 đồng Số cổ phần phát hành: 67.100.000 cổ phần Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000 đồng Cơ cấu vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần của các cổ đông: Số cổ phần nhà nước: 34.221.000 cổ phần chiếm 51% vốn điều lệ) Số cổ phần bán theo giá ưu đãi, giảm 40% so với giá đấu bình quân, cho người lao động trong doanh nghiệp 437.600 cổ phần (chiếm 0.652% vốn điều lệ) Số cổ phần bán theo giá ưu đãi, giảm 40% so với giá đấu bình quân, cho công đoàn trong doanh nghiệp: 200.000 cổ phần (chiếm 0.298% vốn điều lệ) Số cổ phần bán cho cổ đông chiến lược: 20.000.000 cổ phần (chiếm 29.806% vốn điều lệ) Số cổ phần đấu giá ra bên ngoài: 12.241.400 cổ phần (chiếm 18.244% vốn điều lệ) Từ đó đến nay SOWATCO đã phát triển qua 3 giai đoạn chính : Giai đoạn từ 1975 đến 8/1996 Ngày 09/8/1975 quyết định số 32-QĐ/TC Tổng cục giao thông vận tải thành lập Cục Đường Sông Miền Nam (nay là Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam) Tổng Công ty đã phát riển qua các tên gọi khác nhau như : Phân Cục Đường sông (06/8/1976) – Xí nghiệp Liên hợp Vận tải Sông Cửu Long (30/01/1979) Liên hiệp các xí nghiệp Vận tải Đường Sông số 2 (15/12/1984) Tổng Công ty Vận tải Đường Thủy II (28/02/1992) Công ty Vận tải Đường Thủy II (14/9/1993) Giai đoạn từ 1996 đến tháng 6/2003 Thực hiện quyết định 90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ Tướng chính phủ về việc thành lập một số Doanh nghiệp nhà nước có đủ vốn, năng lực, tài sản và phương tiện đủ điều kiện để trở thành các công ty mạnh. Bộ Giao Thông Vận Tải đã có Quyết định số 2124/QĐ-TCCB-LĐ ngày 18/3/1996 về việc thành lập Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty với qui mô gồm cơ quan Tổng công ty, 03 công ty thành viên hạch toán độc lập và 5 đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc. Giai đoạn từ tháng 6/2003 : Ngày 26/5/2003 tại QĐ số 94/2003/QĐ-TTg. Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án thí điểm chuyển Tổng Công ty sang tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con, theo đó tại thời điểm thành lập Tổng công ty gồm Công ty mẹ, 3 Công ty con (các Công ty cổ phần) và 3 Công ty liên doanh nước ngoài. Ngày 26/6/2003 Bộ GTVT ra QĐ số 1863/QĐ-BGTVT thành lập công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Đường Sông Miền Nam (SOWATCO). Đến nay Tổng công ty gồm Công ty mẹ, 6 Công ty con (là các Công ty cổ phần, 3 Công ty liên doanh với nước ngoài và 2 Công ty liên kết. Giai đoạn 2007 đến nay : Tổng công ty đường sông Miền Nam nhận quyết định số 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2007 – 2010 Ngày 27/6/2007 Tổng công ty đường sông Miền Nam nhận quyết định số 250/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty đường sông Miền Nam Để chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoa, Tổng công ty đã có những bước chuẩn bị về thủ tực pháp lý cũng như cải tổ lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình mới. Lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay, SOWATCO đang tiến hành hoạt động các ngành nghề chủ yếu sau đây: Vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường bộ trong nước và quốc tế. Vận tải hàng hóa bằng container, hàng siêu trường, siêu trọng. Đại lý vận tải, bốc xếp hành lý, hàng hóa, đường thủy. Hoạt động kho bãi (kể cả kinh doanh ICD – cảng cạn). Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy, đường bộ. Dịch vụ làm thủ tục hải quan. Các hoạt động hỗ trợ, vận chuyển. Kinh doanh dịch vụ hàng hải: đại lý tàu biển, đại lý vận tải đường biển, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển, kiểm đếm hàng hóa, Lai dắt tàu biển, sửa chữa tàu biển tại cảng, vệ sinh tàu biển. Hoạt động thương mại Mua bán nhiên liệu động cơ: đại lý kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dầu nhờn (hiện nay SOWATCO đang là nhà phân phối chính thức của dầu nhờn ENEOS của Nippon Oil và dầu nhờn Honda tại thị trường Việt Nam), kinh doanh nước giải nhiệt động cơ Kinh doanh nón (mũ) bảo hiểm nhãn hiệu Honda, mua bán clinker Hoạt động cơ khí : đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Trình độ công nghệ: SOWATCO được đánh giá là đơn vị có đội tàu vận tải đường thủy nội địa mạnh nhất khu vực phía Nam, cùng với bến cảng sông là phao neo tàu biển, ô tô tải, cẩu hàng … hỗ trợ cho vận tải tạo thành dịch vụ trọn gói, cụ thể là : Phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải đường thủy gồm sàlan tự hành có trọng tải đến 1.200 TPT (tấn phương tiện_ - 40 TEU, sà lan Lash, tàu kéo và tàu lai có công suất đến 2.700 CV/chiếc. Tổng công suất là 24.513 CV (mã lực), tổng trọng tải 50.595 TPT trong đó có 18 tàu tự hành với tổng công suất là 29.685 CV, tổng trọng tải 10.685 TPT và 376 TEU. Ngoài ra, SOWATCO còn có gần 20 đầu kéo có trọng tải 54 tấn / xe và nhiều xe tải có trọng tải từ 1.5 tới 10 tấn. Cảng bốc xếp: gồm cảng container 38 Tôn Thất Thuyết có công suất 300.000 tấn, cảng Long Bình và 4 cụm phao neo tàu biển (15.000 – 60.000 tấn/phao) trên sông Đồng Nai và Soài Rạp, khai thác dịch vụ cảng container quốc tế VICT, cũng như các phương tiện bốc xếp như cẩu bờ, cẩu tàu, xe nâng hạ hàng … sửa chữa đóng mới phương tiện thủy: SOWATCO có nhà máy đóng tàu, có khả năng đóng tàu trọng tải đến 1500 tấn hoặc 1000CV (mã lực ) Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SOWATCO .HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Tổ chức Hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật Phòng Lai dắt – vận chuyển cont Phòng thương vụ Phòng đại lý bán hàng Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Trung tâm XK (HN) Cảng Long Bình (Q9) Bến phao lash Bến Hiệp Ân NM đóng mới & sửa chữa 3 CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI 3 CÔNG TY LIÊN KẾT 3 CÔNG TY CON LÀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN (Nguồn : Phòng hành chánh nhân sự SOWATCO) Chức năng nhiệm vụ các phòng Ban: Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên: theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên: thực hiện chức năng kiểm tra đối với việc thực hiện chế độ. Ban giám đốc : gồm 02 thành viên: Tổng Giám đốc là người đứng đầu Tổng công ty chỉ đạo các hoạt động sản xuất KD, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị. Phó tổng giám đốc: giúp Giám đốc lãnh đạo công việc chung và chịu trách nhiệm sự phân công. Phòng tài chính – Kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán Phòng tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ cho phù hợp với yêu cầu phát triển công ty – xây dựng quy hoạch và quản lý hồ sơ cán bộ, chuẩn bị thủ tục giải quyết mọi chế độ liên quan như: Hưu trí, BHXH, BHYT,… Phòng Kỹ thuật: Quản lý tình trang kỹ thuật, hoạt động các phương tiện vận tải thủy, bộ, phao đường thủy, thiết bị bốc xếp – Quản lý công tác khoa học – công nghệ – môi trường … Phòng đại lý bán hàng: Đại lý phân phối dầu nhờn Honda, Enoes, nón bảo hiểm Phòng thương vụ: Quản lý, khai thác các tàu kéo và sà lan vận tải hàng khô – quản lý điều hành đội bốc xếp giao nhận tại bến phao, bến cảng. Mua bán clinker trong và ngoài nước – khai thác đại lý tàu biển, vận tải trong và ngoài nước – dịch vụ đóng container Bắc Nam. Khai thác Cảng Long Bình (theo chỉ đạo của Tổng giám đốc) theo dõi việc bảo hiểm, pháp chế, giải quyết các sự cố tai nạn về vận tải. Phòng Lai Dắt và vận chuyển container: Quản lý và khai thác các sà lan tự hành, tàu kéo, sà lan vận chuyển container Quản lý các phương tiện, thiết bị của nhà thầu SOWATCO tại cảng VICT Khai thác và phát triển các dịch vụ hàng hải tại cảng VICT: Lai Dắt tàu biển, cung ứng nước ngọt, buộc, cởi dây tàu biển. Tình hình nhân sự Số lượng lao động làm việc tại Tổng Công ty đường sông Miền Nam công bố giá trị công ty (31/12/2009) : 564 người Bảng 2.1. Phân loại theo trình độ: STT Trình độ Tổng số người Tỷ lệ 1 Trên đại học 2 0.35 2 Đại học 71 12.59 3 Cao đẳng 8 1.42 4 Trung cấp 26 4.61 5 Công nhân kỹ thuật 339 60.11 6 Sơ cấp 65 11.52 7 Lao động khác 53 9.4 Tổng cộng 564 100 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Sowatco) Bảng 2.2. Phân loại theo hình thức hợp đồng STT Chỉ tiêu Số người 1 Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động 5 2 Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn 398 3 Lao động lam việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm 160 4 Lao động làm việc theo mùa vụ, theo công việc nhất định dưới 12 tháng 1 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Sowatco) Tổng cộng 564 Nhìn vào bảng trên ta thấy: trình độ lao động của SOWATCO có tỷ lệ đại học, trên đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ tương đối, trong đó tỷ lệ trình độ của công nhân kỹ thuật là cao nhất: 60.11%, điều này cho thấy đặc biệt với ngành lao động vận tải, đòi hỏi nhân viên làm việc trên các phương tiện phải có tay nghề cao (tối thiểu là bằng dấu C đối với vận tải bộ, và bằng thuyền trưởng hạng 3 đối với vận tải đường thuỷ) Lao động có bằng sơ cấp là: 65 người, chiếm tỷ lệ 11.52%, chủ yếu là do SOWATCO đào tạo để nắm giữ các vị trí tổ trưởng với nhiệm vụ quản lý trực tiếp, hướng dẫn kỹ thuật bốc xếp cho các công nhân khác. Cơ sở hoạch định: (Trích từ văn bản Hội thảo của các chuyên gia tư vấn) Lĩnh vực kinh doanh chủ đạo: SOWATCO nên tập trung hoạt động kinh doanh và đầu tư vào các lĩnh vực sau đây: Vận tải đường thủy Dịch vụ hàng hải và dịch vụ cảng Đóng mới/sửa chữa tàu Những hoạt động này có thể kết hợp và bổ sung cho nhau. Đối với các hoạt động khác, cần xem xét, đánh giá thận trọng từ góc độ đóng góp của các hoạt động đó vào kết quả tài chính của SOWATCO để xác định liệu SOWATCO có nên tiếp tục thực hiện các hoạt động đó không. Xu hướng của thị trường: Thị trường vận tải đường thuỷ là một thị trường năng động với tốc độ tăng trưởng tiềm năng là 12%/năm. Điều này tạo thuận lợi cho SOWATCO trong việc phát triển và mở rộng dịch vụ vận tải, đồng thời thị trường đó cũng có tác động tích cực đối với triển vọng của hoạt động đóng mới/sửa chữa tàu SOWATCO. SOWATCO cần tận dụng lợi thế của mình về khả năng cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Dịch vụ này cần được củng cố và phát triển hơn nữa. Điều này đòi hỏi SOWATCO phải mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh hiện có. Việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh cũng là cần thiết để có thể tận dụng lợi thế về khả năng tiếp cận hệ thống giao thông rộng lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long sau khi kết thúc Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thị trường dịch vụ vận tải và đóng tàu đều mang tính cạnh tranh cao. Các nhà cung cấp thuộc khu vực tư nhân hiện đang giảm giá để cạnh tranh với SOWATCO. Do đó, Tổng công ty cần đầu tư đáng kể để xây dựng một Hệ thống Thông tin Quản lý ,cho phép SOWATCO có thể kiểm soát chi phí và tính toán giá cả phù hợp. Một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng là SOWATCO cần chuẩn bị cho mình một vị thế trên thị trường để đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thị trường vận tải, chiếm tới 75%; do đó, sự có mặt của họ có tác động lớn đến các nhân tố cạnh tranh trên thị trường. SOWATCO có vị thế mạnh trên thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng lớn. Vị thế trên thị trường dịch vụ hàng hải/dịch vụ cảng có tiềm năng phát triển tốt; tuy nhiên, các DNNN khác đang phát triển với tốc độ nhanh, và đang thực hiện việc cải tiến công nghệ và các dịch vụ. SOWATCO cần đầu tư thêm để đổi mới công nghệ và dịch vụ. Do tính chất liên kết của các hoạt động, về nguyên tắc. SOWATCO có điều kiện thuận lợi để trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường vận tải và nhìn chung, SOWATCO có tiềm năng trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường vận tải đường thủy, bao gồm cả dịch vụ cảng/dịch vụ hàng hải. Đối với dịch vụ đóng mới/sửa chữa tàu, vị thế của SOWATCO trên thị trường không mạnh như các dịch vụ trên và cần có những khoản đầu tư đáng kể để đổi mớùi công nghệ và thiết bị để tăng cường sức cạnh tranh. Các điểm yếu chủ yếu liên quan đến việc thiếu trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có quá nhiều nguồn lực bị chia sẻ cho các khoản đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không chủ đạo, đối tượng khách hàng hạn chế, tỷ trọng giao dịch nội bộ quá lớn, và cuối cùng là số tiền đầu tư khá cao nhưng khả năng sinh lời thấp. Thị trường vận tải đường thủy và thị trường đóng tàu đều mở ra cho SOWATCO cơ hội tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là mở rộng thị phần trên thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng lớn. Nguy cơ chính là rào cản tham gia thị trường (của các công ty mới) thấp, điều này tạo cơ hội cho nhiều nhà cung cấp có thể tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà cung cấp từ khu vực tư nhân – nhóm này vốn đã chiếm ưu thế trên thị trường vận tải nói chung. Trong một vài năm tới, khu vực tư nhân sẽ phát triển ngày càng mạnh, và SOWATCO sẽ cần phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp tư nhân để củng cố vị thế và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Chiến lược: (Trích từ văn bản Hội thảo của các chuyên gia tư vấn) Chiến lược của các chuyên gia tư vấn đề xuất cho SOWATCO là tập trung vào phát triển các hoạt động kinh doanh chủ đạo đã được xác định, liên kết các hoạt động kinh doanh theo chiều dọc, hạn chế đầu tư tản mạn, tập trung vào các lĩnh vực hiện tại. Tiếp tục việc liên kết theo chiều dọc các dịch vụ đường thủy và các hoạt động có liên quan, trong đó bao gồm dịch vụ cảng, chú ý tới tầm quan trọng của việc thực hiện các khoản đầu tư mang lại hiệu quả thương mại. Về lâu dài, SOWATCO sẽ loại bỏ một số hoạt động không thuộc lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, tuy không lớn nhưng lại thu hút nhiều nguồn lực tài chính và quản lý của công ty. Các hoạt động này có thể là xây dựng và thương mại. SOWATCO phải năng động hơn trên thị trường nhằm duy trì, hoặc tốt hơn là tăng thị phần. Mục tiêu là phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai, ít nhất là tương đương với tốc độ tăng trưởng của thị trường, không chỉ giới hạn trong các phân đoạn thị trường mà hiện nay SOWATCO đang tham gia. Chiến lược cũng phải chú tâm đến việc khai thác và mở rộng thị trường vận tải đường thủy đến Campuchia. Chiến lược cần chuẩn bị đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ khu vực tư nhân. SOWATCO sẽ phải xây dựng các rào cản hạn chế sự tham gia thị trường của các công ty mới thông qua nâng cao năng suất và giảm chi phí, qua đó có thể cạnh tranh về giá cả. Điều này cũng đòi hỏi cần củng cố và mở rộng các mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp khác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, và qua đó đạt được lợi thế cạnh tranh so với các nhà cung cấp hiện có. Phát triển tổ chức: (Trích từ văn bản Hội thảo của các chuyên gia tư vấn) Để thực hiện việc chuyển đổi SOWATCO và tập trung hơn nữa vào hoạt động kinh doanh, SOWATCO sẽ phải: Tổ chức sắp xếp Công ty mẹ theo lĩnh vực hoạt động Phát triển phòng nhân sự và chức năng tài chính ngoài chức năng hành chính và kế toán như hiện nay. Phát triển phòng bán hàng và marketing Phát triển chức năng đầu tư/kế hoạch để quản lý phần vốn của Công ty mẹ tại các liên doanh và các Công ty con. Song song với vấn đề chiến lược, SOWATCO thiết kế các sơ đồ cho mô hình Công ty mẹ – Công ty con mới, bao gồm: Cấu trúc Tổ chức và quản lý Luân chuyển Thông tin Phối hợp trong kinh doanh Nằm trong khuôn khổ của quá trình tổ chức lại, SOWATCO nên xây dựng một Hệ thống Thông tin Quản lý phục vụ hoạt động giám sát tài chính, kiểm toán, tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận bán hàng và bộ phận sản xuất kinh doanh, đồng thời, cung cấp cho đội ngũ quản lý thông tin cập nhật về điều độ hoạt động sản xuất kinh doanh. cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc luân chuyển thông tin và tăng cường sự chia sẻ thông tin giữa các bộ phận chức năng trong Công ty mẹ – Công ty con. SOWATCO sẽ có sự điều phối hợp lý để tránh những mâu thuẫn và cạnh tranh trong nội bộ Công ty mẹ – Công ty con. Quản lý tài chính: (Trích từ văn bản Hội thảo của các chuyên gia tư vấn) Cải tiến hệ thống quản lý và báo cáo tài chính là một vấn đề cấp thiết. Một hệ thống tài chính thống nhất gắn liền với Hệ thống Thông tin Quản lý cần được thiết lập để có thể tiếp cận những số liệu cập nhất và phân tích hoạt động của toàn Công ty mẹ và từng lĩnh vực kinh doanh. SOWATCO sẽ thành lập phòng Tài chính, đứng đầu là Giám đốc Tài chính, báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc. Phòng này sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị các nguồn tài chính phục vụ các dự án đầu tư, thực hiện các giao dịch ngân hàng, giao dịch trên thị trường vốn, quản lý ngân quỹ và tiền mặt. Phát triển nguồn nhân lực: (Trích từ văn bản Hội thảo của các chuyên gia tư vấn) Trên cơ sở Đánh giá Nhu cầu đào tạo, việc nâng cao năng lực quản lý có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển các kiến thức và kỹ năng phù hợp cho đội ngũ lãnh đạo để quản lý Công ty mẹ – Công ty con vượt qua những thay đổi. Ngoài ra, đào tạo những kiến thức về thị trường cũng rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý trong việc điều hành công ty trong nền kinh tế theo định hướng thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng cao. SOWATCO sẽ xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho Công ty mẹ và đội ngũ lãnh đạo các công ty con nhằm đảm bảo các kỹ năng và năng lực của họ được liên tục cập nhật. Lãnh đạo cấp cao của SOWATCO nhận thức rõ về sự hạn chế của kỹ năng quản lý, do đó, đã chuẩn bị sẵn sàng để đầu tư vào nâng cao các kỹ năng cần thiết và thuê các chuyên gia quản lý bên ngoài. Là một phần của quá trình phát triển nguồn nhân lực, SOWATCO sẽ xây dựng một chính sách trả lương, kết quả hoạt động, và các biện pháp khuyến khích, để có thể cho phép SOWATCO tuyển dụng và giữ lại những người có năng lực. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LOGIC SOWATCO NHÂN TỐ BÊN NGOÀI P. TRIỂN K.DOANH TỔ CHỨC Tình hình hiện tại Dự toán Xây dựng chiến lược Triển khai thực hiện CÁC CÔNG TY CON NHÂN TỐ NỘI BỘ P. TRIỂN T.TRƯỜNG QUẢN LÝ P.TRIỂN BỀN VỮNG (Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp Sowatco) TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA SOWATCO Theo Quyết định số 94/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi SOWATCO sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, các bước chuẩn bị đã được tiến hành nhằm thành lập Công ty mẹ trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và các công ty con trước đây. Các phần tiếp theo mô tả tình hình hiện tại của SOWATCO xét trên các mặt hoạt động kinh doanh, tổ chức/quản lý, hoạt động kỹ thuật và tài chính, và cuối cùng là tổng hợp các phát hiện được trình bày dưới hình thức phân tích mô hình SWOT. Hoạt động sản xuất kinh doanh của SOWATCO Công ty mẹ – Công ty con SOWATCO bao gồm các Công ty (đã được sáp nhập), Công ty con và liên doanh sau: Bảng 2.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Sowatco Công ty mẹ Các công ty con Các liên doanh Công ty Vận tải Đường thuỷ Miền Nam (Vataso) Công ty Cổ phần xây lắp công trình (ECCO)- đã cổ phần hóa năm 2001, Công ty mẹ nắm giữ 70% cổ phần Liên doanh Sơn ICI. Đây là liên doanh giữa Công ty ICI (Vương quốc Anh), nắm giữ 70% vốn góp và các đối tác Việt Nam, nắm giữ 30% vốn góp, trong đó SOWATCO chiếm 12%. Liên doanh này sản xuất sơn, hóa chất và các vật liệu khác. Cảng Thủ Đức Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Xây dựng Đường thuỷ Miền Nam – đã cổ phần hóa năm 2002, Công ty mẹ nắm giữ 51% cổ phần Liên doanh giữa Keppel Land và SOWATCo. Trong liên doanh này, SOWATCO có 32% vốn góp, đối tác nước ngoài là Keppel Land International Ltd. (Singapore) nắm giữ 68% vốn góp. Liên doanh này đang khai thác tòa nhà Văn phòng Saigon Centre. Công ty xuất nhập khẩu Đường thủy Miền Nam (Watco) Công ty cơ khí Công trình 2 (MEC 2), theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa vào cuối năm 2003, Tổng công ty sẽ nắm giữ 70% cổ phần Công ty phát triển tiếp vận số 1 (FLDC). Đây là liên doanh giữa SOWATCO và Mirorient (một liên doanh giữa NOL) của Singapore và Mitsui & Co của Nhật) – điều hành Cảng Container Quốc tế (VICT). SOWATCO có 37% vốn góp trong liên doanh này Văn phòng Tổng công ty Công ty Dịch vụ tổng hợp đường thủy miền nam (SOWATCO), theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa vào cuối năm 2003, Công ty mẹ sẽ nắm giữ 70% cổ phần Công ty đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Cần Thơ, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa vào cuối năm 2003, Công ty mẹ sẽ nắm giữ 70% cổ phần (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp) SOWATCO tập trung vào những lĩnh vực sau đây trong dịch vụ vận tải đường thủy: Vận tải đa phương thức : cùng với dịch vụ cảng, dịch vụ kho, dịch vụ bốc xếp, dịch vụ hàng hải/cảng v.v.. do Vataso, Cảng Thủ Đức, Watport trực thuộc Công ty mẹ và SOWATCO thực hiện. Dịch vụ/sản phẩm cơ khí, tập trung vào lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu để đáp ứng nhu cầu của Công ty mẹ – Công ty con và các khách hàng bên ngoài, do MEC 2 và Can Tho Shipyard thực hiện. Xây dựng và thiết kế các công trình giao thông đường thủy (cảng, các tuyến đường sông v.v.), do Công ty mẹ và MEC 2 thực hiện. Kinh doanh thương mại, dựa trên những lợi thế về giao thông, cảng, bốc xếp (nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước như clanh-ke, xi măng, phân bón v.v.), do Công ty mẹ, MEC 2 và SOWATCO thực hiện. Tư vấn thiết kế cho các công trình xây dựng giao thông đường thủy, do Công ty mẹ, Can Tho Shipyard, MEC 2 và ECCO thực hiện. Các hoạt động khác: xuất khẩu lao động, do Công ty mẹ và MECO thực hiện. Trên cơ sở phân tích các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SOWATCO, SOWATCO đã xác định các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là: vận tải đa phương thức cơ khí và đóng tàu Khả năng liên kết nhiều loại dịch vụ được coi là thế mạnh đáng kể của SOWATCO, tạo cho Tổng công ty một vị thế đặc biệt trên thị trường dịch vụ vận tải đường thủy. Vị thế này cần được củng cố và phát triển, do đó, điều quan trọng là có sự phối hợp giữa Công ty mẹ và các công ty con, tận dụng lợi thế tiềm năng của sự phối hợp trong nội bộ. Thị trường và tính chất hoạt động Thị trường và hoạt động của SOWATCO có những đặc điểm sau đây: Thị trường đang tăng trưởng: (Hội thảo của nhóm chuyên gia tư vấn Canada phân tích những lĩnh vực hoạt động của Sowatco đang và sẽ làm) Giao thông vận tải: Vận tải đường sông là lĩnh vực quan trọng, chiếm 28% tổng lượng hàng hóa và 18% hành khách được vận chuyển trong nội địa. So với vận tải đường sắt và đường bộ, vận tải đường thủy hiệu quả hơn về mặt chi phí, do đầu tư vào cơ sở hạ tầng ít tốn kém hơn. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, 70% hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy, và nhu cầu vận tải bằng đường thuỷ ở khu vực này cao hơn đáng kể so với các khu vực khác của Việt Nam. Hệ thống giao thông đường thủy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang được nâng cấp thông qua dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm khôi phục cải tạo các tuyến đường thủy trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng vận tải cũng như khả năng khai thác, vì nhiều tuyến đường thủy tăng trưởng với tốc độ bình quân 16%/năm. Trong vòng 5-10 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng dự kiến sẽ là 10-13%. Sự phát triển của thị trường trong tương lai sẽ cho phép SOWATCO mở rộng thị phần hiện tại đang ở mức 11%. Chiến lược hiện tại của SOWATCO nhìn chung khá thận trọng, tập trung vào duy trì hơn là mở rộng thị phần. Nhóm Tư vấn cho là Sowatco không ủng hộ chiến lược thận trọng đó. Trong một thị trường đang tăng trưởng, SOWATCO có thể mở rộng thị phần. Chiến lược được đề xuất tập trung vào việc tăng thị phần và mở rộng phạm vi hoạt động của SOWATCO. Với dự án khôi phục cải tạo một số tuyến đường , SOWATCO sẽ có thể mở rộng hoạt động ra ngoài TP.HCM, phục vụ thêm các khách hàng ở các khu vực mới như : Mã Lai, Singapore, Hàn Quốc….. được tiếp cận nhờ tuyến đường mới. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc mở rộng hệ thống đại lý hiện có (chiếm khoảng 10% doanh thu của SOWATCO) ở những nơi là SOWATCO chưa có mặt như tuyến đường vận chuyển từ TP.HCM đến Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông … Việc khôi phục, cải tạo một số tuyến đường sẽ tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải container vì sà lan chở container sẽ có thể tiếp cận nhiều điểm đến hơn. Chiến lược hiện tại liên quan đến việc đầu tư vào các sà lan container mới cần được xem xét đánh giá từ góc độ khả năng thu hút khách hàng mới và phát triển các tuyến đường mới. SOWATCO chỉ khai thác một tuyến đường giữa TP.HCM và cảng Thủ Đức và các tuyến đường trong khu vực TP.HCM. SOWATCO cần phân tích kỹ thị trường container để ước tính khối lượng và loại hàng hóa tiềm năng cho dịch vụ vận tải container, vì hiện tại, chưa có một bức tranh rõ nét về cung và cầu của thị trường này. Đóng mới và sửa chữa tàu: Theo dự đoán, nhu cầu sẽ tăng trong thời gian tới do yêu cầu thay thế các phương tiện lạc hậu và nâng cao chất lượng và năng suất của đội tàu. Số lượng phương tiện được đóng mới năm 2002 là 900 chiếc, trong đó, 600 chiếc được đóng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, tổng trọng tải của đội tàu mỗi năm giảm 130.000 tấn (3-4%/năm). Nhu cầu vận tải đang tăng lên, do đó, cần đóng mới thêm tàu để đáp ứng nhu cầu vận tải cũng như nhu cầu thay thế phương tiện đang tăng lên. Thị trường cung cấp dịch đóng mới và sửa chữa tàu bị chi phối bởi một số DNNN lớn, trong đó SOWATCO chỉ là một nhà một doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp khác, như VinaShin. Hiện tại, năng lực đóng mới thực tế của SOWATCO chỉ khoảng 25 tàu (trọng tải tối đa 1000 tấn) và sửa chữa 30-55 tàu tuỳ theo qui mô tàu; do đó, thị phần của SOWATCO tương đối nhỏ, chỉ khoảng 5-7% Tỷ trọng giữa các dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu thay đổi qua các năm, đặc biệt MEC 2 đã có những biến động lớn trong ba năm gần đây, điều này có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và lập kế hoạch chiến lược lâu dài. Sự biến động này chủ yếu liên quan đến hoạt động đóng tàu, trong khi hoạt động sửa chữa tàu tương đối ổn định trong ba năm gần đây. Can Tho Shipyard cũng có những biến động lớn trong doanh thu, chủ yếu do thiếu năng lực sửa chữa tàu, trong khi đó phần lớn thu thập của Can Tho Shipyard, thu nhập của MEC 2 chủ yếu là từ dịch vụ sửa chữa tàu, trong khi đó phần lớn thu thập của Can Tho Shipyard là từ dịch vụ đóng tàu. Công nghệ và thiết bị hiện nay đã lạc hậu và đã có những dự án đầu tư đáng kể được lập kế hoạch để nâng cấp công nghệ và kỹ thuật ở cả MEC 2 và Can Tho Shipyard. Trong dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu, SOWATCO phải cạnh tranh với các DNNN và doanh nghiệp tư nhân khác. Xét về giá thành sản xuất, khả năng cạnh tranh của SOWATCO thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên SOWATCO có khả năng cạnh tranh với các DNNN khác. Điểm yếu của SOWATCO trong cạnh tranh có thể được giải thích bởi các lý do sau: Phần lớn thu nhập của MEC 2 và Can Tho Shipyards đều phụ thuộc vào các giao dịch nội bộ. Cơ cấu chi phí, trong đó 70% các bộ phận của một chiếc tàu mới được nhập từ nước ngoài, điều này, ở mức độ nhất định, có ảnh hưởng quyết định tới giá đóng tàu. Do đó, SOWATCO có rất ít cơ hội cắt giảm chi phí và giảm giá sản phẩm. Trình độ công nghệ của các nhà máy đóng tàu của SOWATCO lạc hậu hơn so với các nhà máy đóng tàu của Vinashin và các nhà máy đóng tàu quân đội. Sau khi phân tích dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu của SOWATCO, SOWATCO nhận thấy vị thế của SOWATCO yếu và không ổn định. Sự phụ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng trong nội bộ góp phần tạo nên bức tranh tổng thể, trong đó, khả năng cạnh tranh của hai doanh nghiệp đóng tàu này trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng bên ngoài là không cao. Các khoản đầu tư đáng kể (cũng còn nhiều vấn đề cần xem xét) là cần thiết để bảo vệ vị thế hiện tại của công ty trên thị trường hoặc đáp ứng nhu cầu thiết kế trong nội bộ công ty (tập trung vào các loại sà làn mới (container) đòi hỏi đầu tư vào công nghệ mới). Hầu hết các giao dịch đều là các giao dịch nội bộ trong công ty mẹ – công ty con, do đó, việc tiếp tục phát triển dịch vụ đóng tàu phụ thuộc nhiều vào khả năng của Công ty mẹ trong việc huy động vốn đầu tư để đổi mới phương tiện và ký các đơn đặt hàng mới. Địa vị pháp lý của Công ty mẹ – Công ty con thay đổi, do đó khả năng nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước sẽ bị hạn chế. Về mặt này, SOWATCO lo ngại về khả năng SOWATCO có thể huy động từ thị trường đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. SOWATCO sẽ phải tăng số lượng khách hàng bên ngoài, trừ khi công ty chỉ đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu nội bộ đối với dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu. Nếu như vậy thì năng lực hiện tại là quá lớn, và điều tất yếu là cần đóng cửa một nhà máy đóng tàu. Cần nhấn mạnh là sự điều phối và hợp tác trong nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của lĩnh vực kinh doanh. Dịch vụ Hàng hải và Dịch vụ Cảng: Dịch vụ Hàng hải/Cảng bao gồm dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ tiếp cận, kho bãi, che tàu, sơn tàu, cung cấp nhiên liệu, v.v., trong đó, bốc xếp hàng hóa là dịch vụ chính của SOWATCO. SOWATCO cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo hai hình thức: Bốc/dỡ hàng từ mặt đất lên/xuống tàu biển tại cầu cảng, và Bốc/dỡ hàng từ các sà lan nhỏ lên/xuống tàu biển Dịch vụ vận tải và dịch vụ cảng có liên quan chặt chẽ và rõ ràng là có sự phối hợp giữa hai dịch vụ này. Thị trường vận tải đường thủy, cùng với dịch vụ cảng và dịch vụ hàng hải được chia thành thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng cao và thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng thấp. Thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng thấp là dành cho hàng hóa có khối lượng nhỏ và các nhà cung cấp thường là các công ty tư nhân nhỏ và các hộ gia đình Thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng cao là dành cho các loại hàng hóa có khối lượng lớn/hàng rời và container, đòi hỏi cần có các sà lan lớn hơn và công tác điều độ phức tạp hơn. Khách hàng trên thị trường này cũng thường yêu cầu dịch vụ vận tải đa phương thức. Hiện tại chỉ có các DNNN hoạt động trên thị trường vận tải hàng hóa có khối lượng lớn. Tuy nhiên, theo dự đoán, trong tương lai gần (2-3 năm tới) các nhà cung cấp tư nhân sẽ có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường này. Không nên đánh giá thấp nguy cơ cạnh tranh từ khu vực tư nhân, và trong vòng 2-3 năm tới, SOWATCO cần tăng cường vị thế cạnh tranh để có thể đối mặt với sự cạnh tranh từ khu vực tư nhân. Với khả năng cung cấp toàn bộ các dịch vụ từ A đến Z, SOWATCO có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để củng cố và phát triển vị thế của mình trên thị trường, SOWATCO cần tiếp tục phát triển khái niệm dịch vụ liên hợp, kết hợp với các nhà cung cấp vận tải khác cùng với hệ thống đại lý và đối tác của mình để mở rộng và củng cố, để có thể phục vụ các khách hàng mới với những tuyến vận tải mới. DNNN chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường người mua: SOWATCO có đối tượng khách hàng hạn chế, trong đó 65-70% khối lượng kinh doanh là các giao dịch nội bộ hoặc với các DNNN khác. Trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phần lớn doanh thu của SOWATCO là do một số lượng nhỏ khách hàng mang lại. Điều này tạo cho SOWATCO một vị thế không chắc chắn, vì mất đi một khách hàng có nghĩa là mất 15-20% tổng khối lượng kinh doanh. Quá trình tái cơ cấu SOWATCO đang diễn ra sẽ tác động đến mạnh hệ thống khách hàng của SOWATCO vì các DNNN sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh tài chính và khả năng sinh lời khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp có vị thế cạnh tranh khác, đặc biệt là về giá và các dịch vụ đi kèm. Bảng 2.4. So sánh kế hoạch và doanh thu KHÁCH HÀNG DNNN TƯ NHÂN KHU VỰC KHÁC Vận tải 60% 30% 10% Dịch vụ hàng hải 75% 15% 10% Đóng tàu 65% 30% 5% Trung bình 67% 25% 8% DOANH THU Vận tải 70% 20% 10% Dịch vụ hàng hải 65% 30% 5% Đóng tàu 65% 20% 15% Trung bình 67% 23% 10% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Sowatco) Những con số trên đây cho thấy có mối liên hệ giữa cơ cấu khách hàng và doanh thu, tuy nhiên, SOWATCO không có các con số tài chính chi tiết để có thể so sánh cụ thể hơn giữa doanh thu tạo ra từ các nhóm khách hàng khác nhau. Số liệu cho thấy rõ là SOWATCO quá phụ thuộc vào các DNNN khác xét về mặt đối tượng khách hàng cũng như doanh thu. Trong tương lai, khi tìm cách tăng thị phần, SOWATCO cần mở rộng đối tượng khách hàng sang khu vực tư nhân. SOWATCO cũng cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà cung cấp khác thuộc khu vực tư nhân hoặc các DNNN để tăng thị phần của mình. Nếu không xây dựng được một mạng lưới khách hàng, SOWATCO sẽ rất khó duy trì vị thế của mình trên thị trường. Những thay đổi trong tương lai trong hoạt động của các DNNN sẽ tạo cơ hội mở rộng hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực Nhà nước, và SOWATCO cần chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào mối quan hệ hợp tác đó. Điều này sẽ được thực hiện song song với việc phát triển năng lực giám sát tài chính và1ập kế hoạch cho Công ty mẹ. Một phân tích như vậy sẽ cho phép SOWATCO xác định các khách hàng, phân đoạn thị trường, các sản phẩm và dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất. Ban lãnh đạo SOWATCO phân tích các số liệu tài chính sẵn có và thiết lập một hệ thống mới cho phép thu thập và cung cấp nhiều hơn các số liệu tài chính tổng hợp. Thị trường mang tính cạnh tranh cao: Thị trường vận tải cũng như thị trường đóng mới/sửa chữa tàu đều mang tính cạnh tranh cao. Cụ thể là về mặt số lượng, các nhà cung cấp tư nhân đang chiếm ưu thế trên cả hai phân đoạn thị trường, và trong vài năm tới, họ có khả năng động hơn và hiệu quả hơn về mặt chi phí. Hệ quả là mức giá chung trên thị trường dịch vụ vận tải có xu hướng giảm. Bên cạnh áp lực từ khu vực tư nhân, các khách hàng cuối cùng cũng tăng áp lực yêu cầu các nhà cung cấp giảm giá, do đó, lợi nhuận của SOWATCO giảm xuống. Hơn nữa, các loại chi phí theo quy định của Chính phủ (các loại thuế và phí) cũng được chuyển sang cho các nhà vận tải. Các nhà cung cấp tư nhân có thị phần ước tính khoảng 70% trên thị trường vận tải và 45-50% trên thị trường đóng mới/sửa chữa tàu. SOWATCO có năng lực đóng tàu tương đối hạn chế và trình độ công nghệ thấp (so với Vinashin và Nhà máy Đóng tàu Sài Gòn), do đó, đối thủ cạnh tranh chính của SOWATCO là các doanh nghiệp đóng tàu tư nhân có qui mô vừa và nhỏ. Cạnh tranh diễn ra trên tất cả các mặt như giá cả, thời gian thực hiện đơn đặt hàng, thiết kế, chất lượng, cũng như các dịch vụ sau giao hàng như dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa. SOWATCO đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các DNNN kinh doanh cảng khác do trang thiết bị phương tiện của SOWATCO lạc hậu hơn so với một số doanh nghiệp. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, điều quan trọng đối với SOWATCO là kiểm soát chi phí và tính toán giả cả trên cơ sở chi phí hoạt động thực tế. Do đó, lãnh đạo công ty cần thiết lập một bức tranh tài chính xác thực về hoạt động của từng Đơn vị Kinh doanh Chiến lược đồng thời tạo thuận lợi cho những người quản lý trong việc kiểm soát chi phí và tính toán giá cả. Bên cạnh việc nâng cao năng lực kỹ thuật liên quan đến công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý cũng cần được áp dụng để cắt giảm chi phí và duy trì khả năng cạnh tranh. Tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay với xu hướng giá ngày càng giảm xuống sẽ ngày càng gay gắt hơn trong thời gian tới, điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc một số lượng lớn các nhà cung cấp có qui mô nhỏ không đủ năng lực tài chính để có thể tồn tại trong cuộc chiến giá cả sẽ phải rút khỏi thị trường. SOWATCO là một phân tích chi tiết về tình hình dòng tiền hiện tại của SOWATCO sẽ được thực hiện để tăng cường năng lực quản lý tài chính của SOWATCO. Liên quan đến nội dung này, việc bổ nhiệm một Giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty mẹ SOWATCO. Lợi nhuận thấp: Trong một vài năm gần đây, giá có xu hướng giảm, làm giảm lợi nhuận của hầu hết các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này cũng có tác động đáng kết quả tài chính của SOWATCO. Mặc dù doanh thu năm 2008 tăng 16% so với năm 2007 lợi nhuận sau thuế hầu như không thay đổi, điều này cho thấy lợi nhuận giảm do cạnh tranh về giá cả tăng lên. Lợi nhuận sau thuế giảm 2%, điều này đặt ra câu hỏi đối với khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh thực tế của SOWATCO. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ đạt Chênh lệch 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 324.860.514.714 455.646.713.985 140,26 130.786.199.271 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 324.860.514.714 455.646.713.985 140,26 130.786.199.271 4 Giá vốn bán hàng 319.011.032.481 446.527.957.638 139,97 127.516.925.157 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.859.482.233 9.118.756.347 155,62 3.259.274.114 6 Doanh thu hoạt động tài chính 29.360.353.016 37.426.661.917 127,47 8.066.308.901 7 Chi phí tài chính 12.916.043.467 18.298.634.793 141,67 5.382.591.326 8 Trong đó : chi phí lãi vay - - - - 9 Chi phí bán hàng - - - - 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.974.657.044 14.028.931.042 117,16 2.054.273.998 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10.329.134.738 14.217.852.429 137,65 3.888.717.691 12 Thu nhập khác 3.035.899.065 211.990.752 6,98 (2.823.908.313) 13 Chi phí khác 2.216.561.875 169.653.998 7,65 (2.046.907.877) 14 Lợi nhuận khác 819.337.190 42.336.754 5,17 (777.000.436) 15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11.148.471.928 14.260.189.183 127,91 3.111.717.255 16 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - 17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 11.148.471.928 14.260.189.183 127,91 3.111.717.255 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Sowatco) Bảng 2.6. Báo cáo kết quả kinh doanh 2005, 2006, 2007 STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng giá trị tài sản 759.495.286,18 743.515.158,07 769.157.950,31 2 Doanh thu thuần 278.613.248,16 202.487.517,06 324.860.514,14 3 Lợi nhuận từ HĐKD 5.173.497,91 4.909.814,87 10.329.134,38 4 Lợi nhuận khác 644.311,56 1.794.384,00 819.337,90 5 Lợi nhuận trước thuế 5.817.809,47 6.704.198,87 11.148.471,28 6 Lợi nhuận sau thuế 5.047.907,72 5.928.668,44 11.148.471,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2005 – 2006 – 2007) Những chiến lược đúng đắn đã mang lại cho Tổng công ty những thành công nhất định cả về thương hiệu và doanh thu. Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2005, 2006, 2007 Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của SOWATCO trong 3 năm qua : Phân tích mô hình SWOT (Thế mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Nguy cơ) Phân tích SWOT đã được thực hiện, trình bày trước lãnh đạo SOWATCO để thảo luận và đóng góp ý kiến. Bảng dưới đây trình bày về những phát hiện chính trong phân tích mô hình SWOT đối với SOWATCO. Tiêu chí đánh giá THẾ MẠNH ĐIỂM YẾU Vị thế trên thị trường và kết quả hoạt động Sowatco là một trong các nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường dịch vụ vận tải hàng hóa có khối lượng cao – nơi có rất ít nhà cung cấp tham gia. Sowatco được coi là một trong các nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường, với thị phần 11,5% và hoạt động trên tất cả các phân đoạn thị trường. Sowatco đang thiết lập hệ thống đại lý để thực hiện các đơn hàng nhỏ Hiệu quả hoạt động tương đối thấp chủ yếu do đội tàu cũ, chất lượng kém. Cần tăng cường tập trung vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Cần nghiên cứu để có cơ cấu chi phí hợp lý Cần chủ động hơn trên thị trường để mở rộng/duy trì thị phần trên các phân đoạn thị trường Dịch vũ Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá Vận tải đường thuỷ nội địa được coi là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo. Sowatco cũng cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải đường thủy hỗ trợ lĩnh vực kinh doanh chủ đạo như dịch vụ cảng, dịch vụ cơ khí, dịch vụ xây dựng. Dịch vụ vận tải đa phương thức, Sowatco có các cảng, phao nổi, đội tàu, xà lan, tàu kéo tốt, do đó có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Sowatco hiện đang thực hiện một số hoạt động kinh doanh không chủ đạo, mà những hoạt động này thu hút nhiều nguồn lực tài chính và quản lý của công ty Khách hàng Tập trung vào các dịch vụ trên thị trường vận tải khối lượng lớn. Quan hệ tốt với các khách hàng chính hiện có Đối tượng khách hàng hạn chế: chủ yếu là DNNN Ít có quan hệ với các khách hàng tư nhân Công nghệ Có đội xà làn và tàu kéo lớn Đang đóng mới các xà lan lớn hơn (28-30TEU) nhằm tăng năng lực vận tải và giảm giá cước vận tải 50% đội tàu có thời gian sử dụng trên 20 năm và cần được thay thế, đòi hỏi cần có đầu tư để đổi mới đội tàu. Công nghệ đóng tàu lạc hậu và cần được nâng cấp Nhiều phương tiện có chất lượng thấp, lạc hậu, do đó hiệu quả hoạt động thấp. Khả năng sinh lời Một vài hoạt động của Sowatco như dịch vụ neo đậu tàu tại các cảng nổi nhìn chung có khả năng sinh lời cao Không tạo ra đủ lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu tài chính cho các hoạt động đầu tư mới và mở rộng Cơ sở hạ tầng Sowatco sở hữu các cảng, đặc biệt là các cảng phục vụ vận tại container Sowatco có đội xà lan, các cảng, phao nổi và phương tiện có công suất lớn, điều này tạo ra những lợi thế, đặc biệt là trong lĩnh vực vậnt ải container Sowatco có năng lực đóng mới và sửa chữa tàu Đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần nhiều vốn, việc bảo dưỡng cơ sở hạ tầng có chi phí cao Năng lực quản lý Đội ngũ quản lý có tư duy mạch lạc cùng đội ngũ lãnh đạo cấp cao năng động Sowatco có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải Cần tăng cường năng lực quản lý tài chính đối với các hoạt động trong tương lai Không kiểm soát chi phí, chỉ giám sát hiệu quả hoạt động Cần xây dựng một chương trình đào tạo để phục vụ quá trình chuyển đổi đang diễn ra Cần giới thiệu khái niệm Quản lý sự thay đổi để chuẩn bị cho các bộ nhân viên sẵn sàng trước những thay đổi trong tương lai Năng lực tài chính Sowatco chủ động về tài chính trong ngắn hạn có đủ vốn đủ để đảm đương các hoạt động hiện tại Cần nhiều vốn đầu tư để đổi mới đội tàu Quan hệ với các công ty con chủ yếu dựa trên hệ thống báo cáo/kế toán Cần tập trung vào kết quả tài chính chung của các công ty con Ở cấp độ Công ty mẹ, cần tập trung vào lợi nhuận trên vốn đầu tư và khả năng sinh lời. Cần tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài để đầu tư cho mở rộng Tính hấp dẫn của thị trường Thị trường vận tải có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng tốt, tương ứng là 12,8% và 10% cho các giai đoạn 2004-2007 và 2008-2010 Rào cản tham gia thị trường (của một công ty mới) khá thấp do: Yêu cầu về vốn đầu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thấp Trình độ công nghệ trong ngành vận tải đường thủy không cao Cạnh tranh Cạnh tranh từ khu vực tư nhân chủ yếu diễn ra trên thị trường vận tải với khối lượng lớn, điều này tạo điều kiện cho Sowatco trong trung hạn xây dựng thị phần của công ty trong lĩnh vực vận tải khối lượng lớn Tính cạnh tranh cao trên thị trường vận tải đường thủy nội địa Sowatco hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường dịch vụ cảng, đặc biệt là từ một số đối thủ chính như Cảng Sài Gòn, (bao gồm cả cảng Khánh Hội), Cảng Bến Nghé, Tân Cảng, Công ty Vận tải xăng dầu Việt Nam, Công ty công nghệ Tàu thủy Sài Gòn. Các nhà cung cấp dịch vụ này có lợi thế cạnh tranh với phương tiện hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Áp lực về giá từ các cảng, do đó phải đối mặt với xu hướng giảm giá Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang bắt đầu tham gia các phân đoạn thị trường mà Sowatco đang hoạt động. Trình độ công nghệ Không có sự khác biệt rõ ràng về trình độ công nghệ giữa các đối thủ cạnh tranh Sowatco có lợi thế cạnh tranh thông qua việc đầu tư để cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức Khu vực tư nhân đầu tư vào đội tàu mới với công nghệ tương đối cao Chính sách của chính phủ Nếu được thực hiện một cách hợp lý, việc chuyển đổi Sowatco sẽ tạo ra cơ hội phát triển Sowatco tiếp cận với các khoản vay ưu đãi và tài trợ của Chính phủ trong ngắn hạn Chính phủ cần có chính sách rõ ràng về giao thông đường thủy nhằm tạo thuận lợi cho Sowacto trong việc lập kế hoạch hoạt động trong tương lai Mở cửa nền kinh tế theo định hướng thị trường và giảm hỗ trợ từ phía Chính phủ Sowatco sẽ phải tự tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh và đầu tư thông qua các khoản vay thương mại (Nguồn : Phòng KHTH Sowatco) Các nhân tố quyết định thành công Sau đây là các nhân tố chính quyết định thành công, được xác định dựa trên những phân tích đánh giá về hoạt động kinh doanh của Sowatco. Bảng 2.8. Phân tích đánh giá về hoạt động kinh doanh của Sowatco Tiêu chí Những nhân tố chính quyết định thành công Khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN DA HOAN CHINH_506401006.doc
Tài liệu liên quan