Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập: MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:..........................................................6
2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:..............................................8
5. Đóng góp của luận văn:...............................................................................9
6. Bố cục của luận văn:.................................................................................10
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng:................................................11
1.2. Năng lực tư vấn xây dựng:....................................................................12
1.3. Các loại hì...
126 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:..........................................................6
2. Mục đích nghiên cứu:..................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:..............................................8
5. Đóng góp của luận văn:...............................................................................9
6. Bố cục của luận văn:.................................................................................10
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng:................................................11
1.2. Năng lực tư vấn xây dựng:....................................................................12
1.3. Các loại hình tư vấn xây dựng trong nước:.........................................13
1.3.1. Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:.......................................13
1.3.2. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:................................................13
1.3.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:.................................................13
1.4. Các loại hình tư vấn xây dựng quốc tế:................................................14
1.5. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước:......................14
1.5.1. Đặc điểm cơ bản của các tổ chức tư vấn xây dựng:.........................14
1.5.1.1. Khối doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:....................................14
1.5.1.2. Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh:.................................15
1.5.1.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:...............................................15
1.5.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị tư vấn xây dựng:.....................................15
1.5.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng:..................................................16
1.5.2.2. Cơ cấu trực tuyến:.............................................................................16
1.5.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp:.....................................................16
1.5.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn: ....................................16
1.5.3.1. Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa: ........................................17
1.5.3.2. Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn: ...............18
1.5.3.3. Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp:...............20
1.5.3.4. Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối:.............................................20
1.5.3.5. Mô hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành:............................21
1.6. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng quốc tế:.............................22
1.6.1. Tập đoàn tư vấn đa quốc gia:.............................................................22
1.6.2. Tập đoàn tư vấn:.................................................................................24
1.6.3. Công ty tư vấn chuyên ngành:...........................................................24
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VÀ HIỆN TRẠNG TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung:....................................................................................28
2.2. Cơ cấu tổ chức:.......................................................................................32
2.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:........................................33
2.4. Đánh giá năng lực chuyên môn (Công nghiệp - Dân dụng):..............34
2.4.1. Khái quát:............................................................................................34
2.4.2. Các loại hình Dịch vụ tư vấn:............................................................34
2.4.2.1. Khái quát về sự phát triển các dịch vụ tư vấn thời gian gần đây:..34
2.4.2.2 Các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án:..................................................35
2.4.2.3. Các dịch vụ tư vấn quản lý và thực hiện dự án:..............................36
a. Thiết kế, thẩm tra, lập dự toán:..........................................................36
b. Quản lý điều hành dự án:....................................................................37
c. Giám sát thi công:...............................................................................37
d. Khảo sát địa kỹ thuật, kiểm định:.......................................................38
e. Các dịch vụ cho tư vấn nước ngoài:...................................................39
2.4.2.4. Các dịch vụ tư vấn chuyên ngành khác:..........................................39
2.4.2.5. Nhận định chung về các dịch vụ tư vấn Xây dựng tại Việt Nam:...40
2.4.3. Khả năng nắm vững dây chuyển công nghệ và vật liệu mới:.........40
2.4.3.1. Công trình công nghiệp:..................................................................43
2.4.3.2. Công trình dân dụng:.......................................................................45
2.4.3.3. Kết cấu công trình:...........................................................................52.
2.4.3.4. Hệ thống kỹ thuật:............................................................................55
2.4.3.5. Công trình vệ sinh môi trường:.......................................................59
2.4.3.6. Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn:............................60
2.4.4. Trình độ, kinh nghiệm của nhà tư vấn:............................................61
2.4.5. Nắm bắt thông lệ quốc tế:..................................................................63
2.4.6. Trình độ ngoại ngữ:............................................................................63
2.4.7. Nhận xét và đánh giá:.........................................................................64
2.5. Đánh giá năng lực quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam:...............................................................................................................65
2.5.1. Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh:........................................65
2.5.1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh:...........65
2.5.1.2. Thực hiện điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh:.....................67
2.5.2. Năng lực tổ chức quản lý đơn vị:.......................................................68
2.5.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ:....................................68
2.5.2.2. Quản lý chất lượng:..........................................................................68
2.5.2.3. Quản lý nguồn nhân lực:.................................................................70
a. Quản lý nhân sự:.................................................................................70
b. Chế độ trả lương - đãi ngộ:................................................................72
c. Đào tạo tại chỗ:..................................................................................74
d. Tuyển dụng:........................................................................................76
2.5.2.4. Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin:....................................77
2.5.2.5. Quản lý nguồn lực và cơ sở vật chất:..............................................78
2.6. Những cơ chế chính sách liên quan:....................................................79
2.6.1. Phí tư vấn xây dựng:........................................................................79
2.6.2. Chính sách thuế:...............................................................................81
2.6.3. Quy chế đấu thầu:............................................................................82
2.6.4. Cơ chế chính sách:...........................................................................82
2.6.4.1. Về công tác quản lý:.......................................................................83
2.6.4.2. Sự phân cấp quản lý:......................................................................84
2.6.4.3. Điều kiện làm việc và cơ sở vật chất:.............................................84
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN ĐỐI VỚI CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM (VCC) TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
3.1. Giới thiệu về VCC, nhìn nhận và đánh giá:.......................................85
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:................................................85
3.1.2. Các công trình điển hình đã và đang triển khai trong thời gian qua:...............................................................................................................87
3.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:.....................................90
3.1.4. Tổ chức, quản lý và điều hành:........................................................92
3.1.4.1. Nguyên tắc chung:...........................................................................93
3.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:............................................93
3.1.5. Nguồn nhân lực:.................................................................................96
3.1.6. Nắm bắt thông lệ quốc tế:..................................................................99
3.1.7. Trình độ ngoại ngữ: ...........................................................................99
3.1.8. Chất lượng dịch vụ tư vấn và hồ sơ tư vấn:....................................100
3.1.9. Tiến độ:...............................................................................................101
3.1.10. Quản lý nguồn nhân lực:................................................................101
3.1.11. Về đào tạo:.......................................................................................103
3.1.12 Các chế độ đãi ngộ khác:.................................................................104
3.1.13. Trang thiết bị và trình độ công nghệ:............................................104
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn VCC:.............................108
3.2.1. Xu hướng hội nhập quốc tế của thị trường xây dựng nói chung và tư vấn xây dựng Việt Nam nói riêng trong thời gian tới:........................109
3.2.2. Giải pháp về tổ chức:........................................................................111
3.2.3. Giải pháp về Nâng cao năng lực chuyên môn:...............................112
3.2.3.1. Nâng cao năng lực chuyên gia:......................................................112
3.2.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học:....114
3.2.3.3. Tăng cường hợp tác với tư vấn nước ngoài và các tư vấn khác nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức:......................................................115
3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý:.............................................................116
3.2.4.1. Quản lý điều hành tổ chức sản xuất:.............................................116
3.2.4.2. Văn hóa Công ty:............................................................................116
3.2.4.3. Quản lý chất lượng:........................................................................117
3.2.4.4. Kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm thị trường:.....................119
3.2.4.5. Quản lý nguồn nhân lực và cơ sở vật chất:...................................119
3.2.5. Tham gia và xây dựng các tổ chức hiệp hội:...................................120
KIẾN NGHỊ.................................................................................................122
KẾT LUẬN..................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................126
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Hoạt động tư vấn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không chỉ là hoạt động mang tính nghề nghiệp mà còn là đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao cho xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn mới được ghi nhận và phổ biến rộng rãi khoảng bảy, tám năm trở lại đây, do vậy mà vẫn còn rất mới đối với cả các nhà tư vấn lẫn các đối tác sử dụng, khai thác tư vấn. Cùng với sự chuyển mình của hoạt động này, các tổ chức tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt chính sách qui chế quản lý loại hình hoạt động kinh doanh chất xám này và những chính sách đó đã và đang phát huy hiệu lực trong việc quản lý và khai thác hoạt động tư vấn trong toàn quốc.
Với lực lượng đông đảo các nhà tư vấn (khoảng trên 1000 doanh nghiệp cùng hàng vạn kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trên cả nước) đang hoạt động hết sức năng động trên toàn quốc, lĩnh vực tư vấn xây dựng đang vươn lên phát huy nội lực, từ chỗ chỉ thực hiện khảo sát thiết kế đến nay đã đảm nhiệm 14 loại hình hoạt động tư vấn theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển quá nhanh về số lượng còn nhiều vấn đề nổi cộm về chất lượng công tác tư vấn như: năng lực của các tổ chức tư vấn còn hạn chế, ưu thế cạnh tranh của tư vấn trong nước đối với các công ty nước ngoài còn kém, cạnh tranh gay gắt và thiếu lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn, việc quản lý và các cơ chế chính sách đối với các tổ chức tư vấn còn nhiều vấn đề bất cập. Điều này đòi hỏi các tổ chức tư vấn cần phải nhìn nhận, đánh giá, nắm bắt mọi diễn biến của hoạt động kinh doanh để tự đổi mới từ các khâu tổ chức, quản lý đến củng cố lại đội ngũ cán bộ, dần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tư vấn.
Vài năm trở lại đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra cho tư vấn xây dựng việt nam những cơ hội và thách thức mới. Với chính sách của nhà nước về việc mở cửa thị trường xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, tư vấn việt nam sẽ tận dụng được uy tín thương mại và kỹ thuật của họ để vươn lên, học tập được kỹ năng quản lý toàn diện một dự án, nâng cao được kiến thức công nghệ, nắm bắt được thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài đồng nghĩa với việc các công ty việt nam sẽ bị cạnh tranh quyết liệt hơn cả trong đấu thầu trong nước và quốc tế, do khả năng, trình độ, vốn liếng còn hạn chế.
Trong mối quan hệ giữa tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài, tư vấn xây dựng việt nam thường đóng vai trò thầu phụ. Các nhà thầu chính nước ngoài chỉ dành cơ hội cho nhà thầu phụ trong nước những phần việc nhỏ nhoi, với chi phí thấp hơn nhiều so với họ. Thách thức, cơ hội và áp lực đan xen đòi hỏi bản lĩnh và sự phấn đấu của chính lực lượng tư vấn xây dựng việt nam có bước đi thích hợp, khai thác thế lợi, hạn chế tiêu cực, từng bước, bắt kịp với trình độ quốc tế, tiến tới vươn ra bên ngoài ngày càng lớn.
Trong điều kiện như vậy, việc đưa ra những tiêu chí, biện pháp và lịch trình cho các doanh nghiệp tư vấn việt nam trên con đường hội nhập là một nhu cầu bức thiết cả trước mắt và lâu dài, nhất là xét đến bối cảnh hiện nay khi việt nam đang gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đó là lý do đòi hỏi phải tăng cường năng lực tư vấn xây dựng việt nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tư vấn xây dựng, năng lực tư vấn xây dựng và sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực tư vấn xây dựng việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tư vấn một số doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong thời gian vừa qua, qua đó đi sâu phân tích và đánh giá, những mặt mạnh, mặt yếu, những thành quả đạt được về năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
- Đề xuất các tiêu chí, giải pháp, mục tiêu cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư vấn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là các Doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung và công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) nói riêng trong hoạt động tư vấn xây dựng công trình.
b, Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
a, Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, mô hình hóa các số liệu điều tra thực tế, thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống, lựa chọn tối ưu, phương pháp chuyên gia.
b, Nguồn tư liệu:
- Các văn bản về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.
- Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu.
- Các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề tư vấn.
- Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong thời gian qua.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, phương pháp thực hiện được tiến hành như sau:
Nghiªn cøu tµi liÖu
C¸c qui ®Þnh chÝnh s¸ch hiÖn hµnh.
C¸c tµi liÖu vÒ qu¶n lý x©y dùng.
C¸c nghiªn cøu tríc cã liªn quan
®Õn vÊn ®Ò t vÊn.
C¸c sè liÖu vÒ ho¹t ®éng SXKD cña c«ng ty VCC trong thêi gian qua.
§iÒu tra thùc tÕ
C¸c c«ng ty t vÊn x©y dùng trong c¶ níc.
C¸c ban qu¶n lý.
C¸c c¬ quan ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch.
Ph©n tÝch vµ ®¸nh gi¸
Ph©n tÝch ®¸nh gi¸ ho¹t ®éng t vÊn níc ta hiÖn nay.
Ph©n tÝch ®¸nh gi¸ ho¹t ®éng t vÊn cña c«ng ty VCC.
X¸c ®Þnh tiªu chÝ vµ môc tiªu ®èi víi VCC
X¸c ®Þnh c¸c tiªu chÝ cÇn ®¹t ®îc vÒ chuyªn m«n vµ nghiÖp vô.
X¸c ®Þnh môc tiªu, ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch tæ chøc ®µo t¹o.
§Ò xuÊt vµ khuyÕn nghÞ ®èi víi VCC
C¸c chÝnh s¸ch ®èi víi t vÊn x©y dùng.
C¸c c¸ch thøc qu¶n lý tiªn tiÕn.
Nâng cao năng lực
công tác tư vấn của VCC
5. Đóng góp của luận văn:
Thứ nhất: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về tư vấn, năng lực tư vấn của các nhà doanh nghiệp tư vấn xây dựng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Khảo sát và phân tích đánh giá có hệ thống thực trạng năng lực tư vấn xây dựng của một số doanh nghiệp và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam trong thời gian qua đến nay.
Thứ ba, Định hướng và đề xuất các tiêu chí giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tư vấn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn:
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực tư vấn của Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Một số vấn đề chung về tư vấn xây dựng
Chương II: Tình hình và hiện trạng tư vấn xây dựng Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn đối với
Công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) trong quá trình hội nhập
Kiến nghị
Kết luận
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về tư vấn, tư vấn xây dựng:
Dịch vụ Tư vấn đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ nhiều năm trước đây, tuy vậy, Tư vấn vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam. Trước đây, trong các giới hữu quan ở Việt Nam, Tư vấn thường được hiểu một cách phổ biến như là "việc bán những lời khuyên nghề nghiệp" và "thường có sự hiểu lẫn lộn giữa Tư vấn và Môi giới, giữa hoạt động tư vấn và việc đưa ra những lời khuyên đơn giản". Việc định nghĩa "tư vấn là gì" vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi.
- Tư vấn (consulting), thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết.
- Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng những lời khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
- Tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn...có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây dựng, các cơ quan và cá nhân có nhu cầu - quản lý dự án XD: tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành.
- Tư vấn xây dựng còn có thể được hiểu là các kiến trúc sư, kỹ sư, v.v. , những chuyên gia xây dựng có kỹ năng đa dạng, cung cấp các dịch vụ thiết kế, quản lý cho một dự án xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế. Cách hiểu này phản ánh bản chất đa dạng của hoạt động tư vấn xây dựng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong mọi giai đoạn của dự án và đòi hỏi không những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm "cập nhật", "phát hiện", "sáng tác", lựa chọn", "chuyển giao".
1.2. Năng lực tư vấn xây dựng:
Năng lực tư vấn xây dựng phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi của đơn vị trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, được thể hiện trên một số tiêu chí sau:
Các loại hình dịch vụ tư vấn
Mặt bằng nhân lực
Năng lực chuyên môn
Năng lực khác
Cơ cấu tổ chức
Cơ hội phát triển..
Một công ty tư vấn xây dựng muốn tồn tại và phát triển phải hội tụ được những tiêu chí sau:
Giỏi về nghiệp vụ chuyên môn;
Có năng lực làm việc tốt với chủ đầu tư;
Có tín nhiệm;
Độc lập, khách quan;
Có khả năng sáng tạo và đổi mới;
Có dịch vụ đa dạng;
Có tầm nhìn, biết hướng về tương lai;
Có tiếng tăm và hình ảnh tốt;
Hoạt động có hiệu quả.
Các tiêu chí trên thể hiện rõ ràng những đòi hỏi về trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm và những kỹ năng, hiểu biết khác cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng. Toàn bộ những điểm trên gắn kết chặt chẽ như chuỗi mắt xích phản ánh một cách đồng bộ năng lực của đơn vị tư vấn.
1.3. Các loại hình tư vấn xây dựng trong nước:
Công cuộc đổi mới kinh tế đã đưa nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, với Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Có thể tóm tắt các loại hình tổ chức tư vấn hiện tại như sau:
1.3.1. Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:
a) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ
b) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Tổng công ty
c) Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Sở địa phương
1.3.2. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn
b) Công ty tư nhân
c) Công ty liên doanh với nước ngoài
d) Công ty liên danh
e) Văn phòng tư vấn nước ngoài tại Việt nam
1.3.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:
a) Viện nghiên cứu và Trung tâm tư vấn trực thuộc Viện nghiên cứu
b) Trung tâm tư vấn trực thuộc Trường đại học
1.4. Các loại hình tư vấn xây dựng quốc tế:
Hình thành dưới các dạng sau:
* Tập đoàn tư vấn đa quốc gia
* Tập đoàn tư vấn
* Công ty tư vấn chuyên ngành
1.5. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng trong nước:
1.5.1. Đặc điểm cơ bản của các tổ chức tư vấn xây dựng:
1.5.1.1. Khối doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa:
Những điểm mạnh:
Đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của tư vấn xây dựng Việt Nam (chiếm 80%).
Có lực lượng cán bộ tư vấn lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm với đầy đủ lực lượng cán bộ các chuyên ngành có thể thực hiện các dự án lớn, đồng bộ.
Tổ chức có bề dày truyền thống từ những năm còn là Viện thiết kế
Phạm vi cung cấp dịch vụ đa dạng
Có cơ chế chính sách để phát triển sản xuất và đầu tư chi phí cho công tác đào tạo.
Những điểm yếu:
Bộ máy quản lý không được gọn nhẹ. Số lượng lao động thường là lớn từ (100-500người) khó tinh giảm bởi chế độ chính sách.
Quyền chủ động của doanh nghiệp trên nhiều mặt bị hạn chế bởi cơ chế của Nhà nước (như nhân sự, tiền lương…).
Tổ chức tư vấn với quy mô vừa và nhỏ có doanh thu hàng năm từ vài tỷ đến mấy trăm triệu chiếm 70%, thể hiện sự manh mún về mặt tổ chức, chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt của từng doanh nghiệp, từng địa phương, từng vùng mà trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
1.5.1.2. Khối doanh nghiệp tư vấn ngoài quốc doanh:
Những điểm mạnh:
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, điều hành năng động, tính tự chủ cao.
Tác phong làm việc công nghiệp, được trả lương thỏa đáng.
Cơ chế huy động các chuyên gia giỏi luôn thích ứng với thị trường.
Những điểm yếu:
Không đồng bộ các chuyên ngành, nên chỉ thích hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ.
Không chủ động trong quá trình sản xuất do phải thuê chuyên gia bên ngoài.
1.5.1.3. Các tổ chức tư vấn sự nghiệp có thu:
Là các đơn vị trong Viện nghiên cứu có chức năng tư vấn xây dựng và các bộ phận tư vấn xây dựng thuộc trường đại học. Những tổ chức tư vấn dạng này có các điểm mạnh, điểm yếu sau đây:
Những điểm mạnh:
Phần lớn nhân viên được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được đảm bảo về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phúc lợi khác.
Có nhiều chuyên gia giỏi, chuyên sâu (của Viện - Trường đại học)
Có nhiều lợi thế về chính sách thuế và lao động
Những điểm yếu:
Phần nào hạn chế tính chuyên nghiệp do còn phải thực hiện nhiệm vụ chính là công tác nghiên cứu, đào tạo…
1.5.2. Cơ cấu tổ chức của đơn vị tư vấn xây dựng:
1.5.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng:
Là kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng với những nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các đơn vị riêng biệt thực hiện dưới dạng các phòng chức năng, hình thành nên các phân hệ chuyên môn hóa và những người lãnh đạo chức năng. Đặc điểm cơ bản này là chức năng quản lý phân chia thành từng đơn vị chuyên môn đảm nhận. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức làm nhiệm vụ phối hợp điều hòa các chức năng.
1.5.2.2. Cơ cấu trực tuyến:
Là dạng cơ cấu tổ chức quản lý chỉ có một cấp trên chỉ huy và một số cấp dưới thực hiện. Toàn bộ vấn đề quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Đặc điểm của cơ cấu này là người lãnh đạo của hệ thống một mình phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi kết quả của đơn vị mình.
1.5.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp:
Trong đó các nhiệm vụ quản lý giao cho những đơn vị chức năng riêng biệt (các phòng chức năng) làm tham mưu tư vấn cho lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp là lãnh đạo các phòng chức năng tư vấn, chuẩn bị các quyết định quản lý và đưa tới cấp thực hiện (các văn phòng, xưởng, xí nghiệp trực thuộc công ty) theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty. Việc điều hành quản lý vẫn theo trực tuyến.
1.5.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:
Một trong những khâu quan trọng nhất của đơn vị tư vấn là việc tổ chức dây chuyền sản xuất các sản phẩm tư vấn. Qua việc xem xét đã cho thấy mỗi một tổ chức tư vấn có một cách thức tổ chức sản xuất riêng, tuy cơ cấu tổ chức có khác nhau về số lượng các đơn vị chuyên môn và các phòng nghiệp vụ nhưng tựu trung lại được quy về năm mô hình cơ bản sau đây:
1.5.3.1. Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa:
Phạm vi áp dụng loại mô hình này được áp dụng ở một số Công ty tư vấn lớn trực thuộc Bộ. Cơ cấu tổ chức sản xuất này cho thấy những ưu điểm và nhược điểm sau:
Đây là mô hình có tính hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến, mang tính chuyên môn hóa theo các bộ môn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước ngoài.
Tập trung nguồn lực, chuyên gia giỏi để thực thi dự án cùng một lúc với nhiều dự án và những dự án lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ của khách hàng.
Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi chuyên môn, đào tạo cán bộ trẻ cho các bộ môn kỹ thuật.
Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị có cùng chuyên ngành. Tích lũy lớn, lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp.
Đơn vị Chủ trì đồ án và Chủ nhiệm đồ án khó điều hành trực tiếp công việc mà phải qua các đơn vị bộ môn chuyên ngành, do vậy tăng thêm đầu mối xử lý công việc, kéo dài thời gian thực hiện.
Việc trao đổi thông tin để phối hợp giữa các Chủ trì thiết kế với Chủ nhiệm đồ án và giữa các Chủ trì thiết kế với nhau chưa được kịp thời
Việc hình thành các đơn vị chuyên ngành, làm tăng đầu mối quản lý và tăng chi phí hành chính
Có hai kiểu sơ đồ thể hiện loại mô hình này như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kết cấu
Phòng
Tài vụ
Phòng
Tổ chức
Các văn phòng Kết cấu
Các Dự án
Phòng kế hoạch
Phó Giám đốc
Kiến trúc
Phó Giám đốc
Kỹ thuật
Quản lý
kỹ thuật
Các văn phòng
Văn phòng Kỹ thuật
ME, nước, dự toán…
Hình 1: Mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa
1.5.3.2. Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn:
Gi¸m ®èc
C¸c Phã gi¸m ®èc kü thuËt
Tµi vô, KÕ ho¹ch, Tæ chøc..
Qu¶n lý kü thuËt
V¨n phßng 1
V¨n phßng 2
V¨n phßng 3
Dù ¸n
Dù ¸n
Dù ¸n
Hình 2: Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn
Phạm vi áp dụng: mô hình sản xuất này cũng được áp dụng ở đa số các tổ chức tư vấn (các công ty, tổng công ty và doanh nghiệp tư nhân). Đặc điểm:
Chu trình sản xuất được khép kín, đơn vị Chủ trì đồ án và Chủ nhiệm đồ án hoàn toàn có thể chủ động, trực tiếp tổ chức triển khai công việc. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ môn diễn ra nhanh chóng, kịp thời. Tiến độ thực hiện dự án được rút ngắn đáng kể.
Chất lượng sản phẩm được Chủ nhiệm dự án kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thiết kế. Hồ sơ thiết kế kiểm soát tốt và dễ dàng được điều chỉnh khi có yêu cầu.
Tiết kiệm chi phí hành chính nhờ giảm bớt đầu mối. Khá thích ứng với việc triển khai công việc hiện nay.
Việc thanh toán lương sản phẩm được nhanh chóng do quy về một đơn vị chủ trì.
Lực lượng cán bộ chuyên ngành bị dàn mỏng ra các đơn vị thiết kế nên khó đáp ứng được các yêu cầu của những dự án lớn.
Hạn chế việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm chuyên môn của các bộ môn ngay trong quá trình thiết kế.
Tuy có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình chuyên môn hóa nhưng đây vẫn chưa phải là mô hình tối ưu, chưa đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của các thể loại và quy mô dự án.
1.5.3.3. Mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp:
Phạm vi áp dụng thích hợp với các công ty lớn.
Áp dụng mô hình này giúp khắc phục những hạn chế đã nêu ở hai mô hình nói trên. Các đơn vị thiết kế tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các dự án vừa và nhỏ (mà tỷ trọng loại này chiếm từ 50 - 70% khối lượng công việc) để đáp ứng yêu cầu của đại đa số các Chủ đầu tư. Với những dự án lớn có yêu cầu kỹ, mỹ thuật cao thì sử dụng các đơn vị chuyên ngành để thực hiện. Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà quy mô nhân lực của các đơn vị chuyên ngành nhiều ít khác nhau.
Gi¸m ®èc
KiÓm so¸t chÊt lîng
KÕ ho¹ch hîp ®ång
C¸c céng t¸c viªn
V¨n phßng t vÊn
trùc thuéc
1.5.3.4. Mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối:
Phạm vi áp dụng dạng mô hình này thường áp dụng ở các Công ty tư vấn trực thuộc các Hội nghề nghiệp. Đặc điểm:
Bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, khoảng từ 4-6 người, chi phí hành chính nhỏ. Sản lượng thực hiện có thể lớn do cơ chế kinh tế "thoáng", thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh chóng.
Việc tư vấn do các cộng tác viên khai thác được mang danh nghĩa Công ty để triển khai thực hiện. Lực lượng kỹ thuật kiểm hồ sơ phần lớn do các chuyên gia có uy tín bên ngoài Công ty đảm nhận.
Công ty không quản lý được lực lượng cộng tác viên nên dễ lúng túng khi phải sửa đổi hồ sơ hoặc xử lý các sự cố xảy ra.
Khó nhận được các dự án lớn, quan trọng, gặp khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng.
Lợi nhuận và tích luỹ không cao, ít có điều kiện đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên.
1.5.3.5. Mô hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành:
Gi¸m ®èc
Bé phËn TK
kiÕn tróc
Bé phËn hîp ®ång
- KÕ to¸n
Bé phËn hîp ®ång
- KÕ to¸n
Chuyªn gia,
céng t¸c viªn Kỹ Thuật
Phạm vi áp dụng mô hình này thích hợp với dạng Văn phòng Kiến trúc, công ty tư nhân, Đặc điểm:
Bộ máy tổ chức gọn nhẹ
Thuê chuyên gia các bộ môn kỹ thuật chuyên ngành bên ngoài để thực hiện dự án. Nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, được trả lương cao.
Chỉ có một tổ chức nhỏ làm đầu mối công việc giao dịch và chịu trách nhiệm pháp nhân, từ đó thuê lại các cá nhân bên ngoài để thực hiện công việc.
Không chủ động về nhân lực trong việc triển khai công việc và xử lý những phát sinh.
Khó có điều kiện thực hiện các dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật.
Không có tích lũy hoặc tích luỹ rất nhỏ để tăng trưởng và dành cho đào tạo.
1.6. Quy trình hoạt động của tư vấn xây dựng quốc tế:
1.6.1. Tập đoàn tư vấn đa quốc gia:
Đại bộ phận các tập đoàn đa quốc gia thuộc sở hữu tư nhân. Đặc trưng cơ bản của mô hình đa quốc gia là tính đa ngành nghề trong tập đoàn, thường cung cấp các dịch vụ trong các ngành nghề khác nhau như: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông; thủy lợi, cảng biển, năng lượng, mỏ, môi trường… Tập đoàn tư vấn có các chi nhánh trải rộng tại nhiều nước trên thế giới. Các tập đoàn đa quốc gia thường có từ 1200 người đến 3000 nhân viên. Công ty Mẹ đặt tại nước sở tại, Công ty con (hoặc Chi nhánh) có trụ sở chính ở các nước và các văn phòng đại diện tại các địa phương của nước đó.
Đặc điểm của các tổ chức đa quốc gia:
a. Hình thành hệ thống các công ty trong nước và các công ty ở nước ngoài. Các công ty ở nước ngoài được phân chia theo khu vực - tạm gọi là công ty khu vực. Bên cạnh đó có các văn phòng đại diện cho Công ty ở các nước trong khu vực, các văn phòng này thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm dự án và chịu sự điều hành trực tiếp của các công ty khu vực. Khi dự án triển khai, nhân lực có thể được điều động chủ yếu giữa các công ty trong khu vực và tập đoàn (khi cần thiết).
b. Các công ty đa quốc gia cung cấp các dịch vụ đa chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau như: nhà ở và công trình công cộng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và công trình biển… Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, công ty Mẹ có thể giao việc, điều hành và phối hợp các công ty con chuyên ngành triển khai có hiệu quả các dự án theo yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức của tập đoàn tư vấn Scott Willson - Vương quốc Anh
Tập đoàn cổ phần quốc tế Scott Wilson
Công ty cổ phần Scott Wilson
Công ty Scott Wilson
Scottland
Công ty đường sắt Scott Wilson
(Scottland)
Công ty Scott Wilson &
Kirkpatrik
Công ty đường sắt Scott Wilson
Công ty kỹ thuật mặt đường Scott Wilson
Công ty tư nhân Scott Wilson& Kirpatrik (Ấn độ)
Công ty Scott Willson Châu phi
Công ty tư nhân Scott Wilson
Zimbabwe
Công ty góp vốn Scott Wilson
Bosnhia
Công ty góp vốn Scott Wilson
Malawi
Công ty Scott Wilson ở
Mozambic
Công ty Scott Wilson Châu Á - Thái bình dương
Công ty Scott Wilson
Malaixia
Công ty Scott Wilson &
Kirkpatrik
Thái Lan
Công ty quốc tế Scott Wilson
Công ty tư nhân Scott Wilson
Wilson Irwin Johnston
Công ty Scott Wilson
Hồng Kông
Công ty tư vấn kỹ thuật Scott Wilson Jiangsu
1.6.2. Tập đoàn tư vấn:
Tại một số nước đã hình thành những tập đoàn tư vấn theo kiểu mô hình công ty Mẹ - công ty Con. Ở đó, công ty Mẹ chi phối công ty con bằng chế độ kinh tế giao vốn và điều phối công việc của các công ty Con trong việc thực thi các dự án. Mỗi công ty con là một công ty tư vấn chuyên ngành, hoạt động độc lập trong sự phối hợp với các công ty tư vấn khác cùng nằm trong một tập đoàn để thực thi dự án.
Ví dụ: Singapore, có tập đoàn tư vấn JTC trực thuộc Bộ thương mại và công nghiệp. Tập đoàn JTC có các công ty thành viên là: Công ty tư vấn Jurong; Công ty tư vấn cầu cảng jurong; Công ty tư nhân sân vườn Jurong; Công ty giải trí Singapore. Ở Trung Quốc có tổng công ty tư vấn Thượng Hải…
1.6.3. Công ty tư vấn chuyên ngành:
Là dạng mô hình khá phổ biến ở nhiều nước, có ba loại mô hình cơ bản là: chuyên ngành kiến trúc, ngành dự toán và chuyên ngành kỹ thuật. Các công ty chuyên ngành kỹ thuật thường đảm nhận các dịch vụ kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông; thủy lợi, điện lực; công trình biển… Các công ty Kiến trúc cung cấp các dịch vụ tư vấn kiến trúc cho các ngành nêu trên. Việc áp dụng mô hình tư vấn chuyên ngành đã tập hợp được những đội ngũ chuyên gia giỏi để thực thi một lĩnh vực chuyên môn của dự án. Một số công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật như:
Beca Carter Holding & Ferner (S.E.Asia) Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên ngành: cơ điện, kết cấu và công trình kỹ thuật.
Squire Mech. Pte. Ltd. Lĩnh vực chuyên ngành: cơ điện
Mốt số tư vấn chuyên ngành kiến trúc như: Daryl Jakson (Úc), Allies and Morrison Architects (Anh).
Công ty tư vấn chuyên ngành dự toán như David Langdon & Everest
Ngoài ra một số công ty cung cấp các dịch vụ hỗn hợp (kiến trúc -kỹ thuật)
Heerim - Arch.& Eng. (Hàn Quốc) - lĩnh vực hoạt động: kiến trúc và kỹ thuật.
PCI (Nhật bản) - Lĩnh vực hoạt động: dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, thủy lợi môi trường, công nghệ thông tin.
Parsons Brinckerhoff (Mỹ) - Lĩnh vực hoạt động: kiến trúc, kết cấu, cơ điện, môi trường, hạ tầng, đường sắt, đường không, đường biển…
Jurong Consultants Singapore: Lĩnh vực hoạt động: Quy hoạch, kiến trúc, kết cấu công trình, cơ điện, dự toán, quản lý dự án, đánh giá chất lượng công trình…
ST Architects & Engineers (Singapore) - lĩnh vực hoạt động: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, cơ điện, khảo sát…
Như vậy có thể thấy hầu hết các công ty tư vấn chuyên ngành kỹ thuật đều hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng… Điều đó đã tạo cho các công ty tư vấn những thị trường đa dạng, nhiều tiềm năng với mục tiêu cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận.
Các công ty thường đặt văn phòng ở các trung tâm hay thành phố lớn. Mỗi văn phòng thường có quy mô từ vài chục đến 100 nhân viên. Việc chia các văn phòng đại diện theo vùng lãnh thổ với quy mô tương đối gọn nhẹ có thể hoạt động độc lập một mặt tạo cho công ty vừa có thể thực thi các dự án vừa và nhỏ, mặt khác có thể dễ dàng huy động nhân lực thực thi các dự án lớn. Một số công ty tư vấn chuyên ngành như: Davis langdon & Everest (Anh) - Chuyên về kinh tế dự toán; Mae (Anh) chuyên về kiến trúc; DarylJackson (úc) - chuyên về kiến trúc; T.Y Lin South East Asion Pte.Ltd (Singapore)- chuyên về kết cấu và hạ tầng, Squie mech (Singapore)- chuyên về cơ điện; Beca Singapore - chuyên về cơ điện và kết cấu. Giữa các công ty kiến trúc và kỹ thuật thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để thực thi dự án. Việc thực thi một dự án với sự tham gia của nhiều công ty không có sự khó khăn.
Về cơ cấu điều hành, mỗi một lĩnh vực đều có một chuyên gia có kinh nghiệm phụ trách chung các dự án, mỗi một dự án chỉ định một Chủ nhiệm dự án. Có thể tham khảo sơ đồ tổ chức một đội dự án như sau:
Chủ nhiệm Dự án
Kỹ sư trưởng Điện
Kỹ sư trưởng Cơ
Kiểm tra chất lượng
Đội hỗ trợ kỹ thuật và thiết kế
Nhận xét chung:
Hầu hết các công ty tư vấn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Lĩnh vực hoạt động rộng khắp trên tất cả các ngành nghề xây dựng cơ bản, do đó việc điều hành hết sức linh hoạt và hiệu quả cao.
Quy mô tập đoàn từ 1200 đến 3000 nhân viên. Quy mô công ty trung bình từ 100 đến 300 nhân viên. Dưới 100 nhân viên là công ty nhỏ.
Việc hình thành các công ty chuyên ngành cung cấp các dịch vụ cho các ngành nghề khác nhau giúp cho việc mở rộng thị trường và tăng tính cạnh tranh để có được sản phẩm tốt.
Mỗi một công ty chuyên ngành đều có một bộ phận chịu trách nhiệm về các dự án ở nước ngoài giúp cho việc điều phối nhân lực và xử lý công việc được tập trung về một đầu mối.
Tại mỗi một bộ phận (khu vực, phòng chức năng) do một người có trình độ cao đứng đầu và toàn quyền quyết định những vấn đề do mình phụ trách.
Thực thi công việc theo cơ chế Đội dự án với Chủ nhiệm dự án có quyền hạn và trách nhiệm rất cao đối với sản phẩm tư vấn của mình. Chỉ cần chữ ký của CNDA là đủ điều kiện để xuất hồ sơ.
Có lực lượng chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành và khả năng phối hợp cộng tác giữa các chuyên gia giỏi của từng chuyên ngành trong một dự án.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VÀ HIỆN TRẠNG TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung:
Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 1.000 công ty tư vấn lớn nhỏ. Trong số này doanh nghiệp hạng I và hạng II (hoặc tương đương) chiếm gần 50%, số còn lại là doanh nghiệp hạng III và IV của các địa phương, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: Đầu tư, công nghiệp, giao thông, xây dựng (chỉ tính tư vấn liên quan đến lĩnh vực kinh tế). Số lượng các doanh nghiệp tư vấn xây dựng đã tăng lên gấp 2 lần so với số đã có tính năm 1995 và chất lượng được nâng cao rõ rệt, số lượng các công ty tư vấn ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu sơ bộ điều tra: Lập dự án chiếm 10-15% doanh thu; Khảo sát 10-15% doanh thu; Thiết kế 50-60%; Thẩm định 5%. Theo thời gian, số lượng và cơ cấu giữa các loại doanh nghiệp có nhiều biến đổi. Có thể tóm tắt như sau:
Sau khi có quyết định 158/BXD – QLXD ngày 22/6/1993: Có khoảng 20 công ty tư vấn xây dựng ra đời từ Viện (hoặc bộ phận thiết kế) chuyển đổi.
Năm 1995 có 250 doanh nghiệp tư vấn xây dựng đại bộ phận là doanh nghiệp Nhà nước.
1996-1997: có 419 doanh nghiệp. Trong đó:
Quốc doanh chiếm 89% (101). Trong đó Trung ương chiếm 48%
Thuộc các Thuộc các Tổng công ty, Công ty: 27% (38)
Thuộc các cơ quan sự nghiệp 14% (29)
Ở địa phương 30% (doanh nghiệp hạng III,IV) là ngoài quốc doanh
1998: Có khoảng 600 doanh nghiệp
2006 có hơn 1000 doanh nghiệp (chưa kể cá doanh nghiệp thuộc Quân đội, công an).
Qua số liệu thống kê có thể thấy:
+ Trong quãng thời gian trên 10 năm, các doanh nghiệp tư vấn đã phát triển nhanh chóng từ con số 20 ban đầu lên hơn 1000 doanh nghiệp bao gồm đủ các loại hình.
+ Thành phần các doanh nghiệp Nhà nước chiếm đại bộ phận trong thời gian ban đầu, nay chỉ còn khoảng 24%, loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chiếm trên 50% và có xu hướng ngày càng phát triển do chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá.
+ Các Tổng công ty 90, 91, Công ty loại 1 đều thành lập các doanh nghiệp tư vấn trực thuộc, các trường Đại học, Cao đẳng (có nơi cả Trung học chuyên nghiệp), các Viện nghiên cứu, các Hội đều thành lập các doanh nghiệp tư vấn sự nghiệp có thu, có nơi ở dạng công ty ngoài quốc doanh, có nơi thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Trừ khoảng 20 công ty thuộc loại lớn ra ( trong đó có 2-3 công ty với tổng số cán bộ công nhân viên từ 1000-2000) làm trụ cột trong các Bộ như Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thông, đại bộ phận các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.
+ Một loại hình doanh nghiệp mới: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước, số doanh nghiệp này ngày càng tăng theo chủ trương đẩy mạnh việc chuyển đổi tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ.
Đánh giá về chất luợng thì ngoài một số công ty hoạt động tương đối chất lượng và uy tín như các công ty: Tư vấn thiết kế Điện trong lĩnh vực năng lượng, thuỷ lợi, hoá chất, xây dựng, môi trường đô thị… còn lại, vẫn trong tình trạng yếu kém về nhiều mặt.
Nếu đánh giá chung, dựa trên sự so sánh với các công ty tư vấn nước ngoài cũng như sự phát triển của nền kinh tế, thì bản thân tư vấn Việt Nam vẫn còn thua kém và chưa tương xứng với vai trò là “nghề cung cấp tri thức để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của xã hội” như định nghĩa của Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Bằng chứng là, rất nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia thuộc những ngành, lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế (công nghiệp khai thác dầu khí, điện, hoá chất, xi măng)…đều phải thuê tư vấn nước ngoài. Cho dù, thời gian gần đây đã có một vài công ty (trực thuộc chủ đầu tư) đã “dám” đứng ra nhận tổng thầu (từ ý tưởng đến dự án tiền khả thi, khả thi và sau đó là lập dự án, thiết kế và giám sát thi công…), nhưng thực ra, sau đó lại đi thuê tư vấn nước ngoài vào làm việc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình độ chuyên môn của các công ty tư vấn nói chung và đội ngũ các nhà tư vấn Việt Nam nói riêng còn yếu, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó, không ít chủ đầu tư còn e ngại và hay có thói quen “sính” ngoại, mà đáng ra, có những công trình nằm trong tầm tay (xét về trình độ chuyên môn) của tư vấn Việt Nam, thì lại đi thuê tư vấn nước ngoài.
Bên cạnh các công ty tư vấn góp phần đem lại những công trình mang tầm vóc quốc gia, đem lại niềm tự hào của Việt Nam trước con mắt của bạn bè thế giới, vẫn còn có những công ty tư vấn thiếu năng lực, chưa hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để lại những hậu quả nặng nề không thể tính bằng tiền. Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết phải kể đến việc các tổ chức tư vấn thiếu nguồn tài chính để đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, về tài liệu, về đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án thiết kế; Tài liệu khảo sát điều tra cơ bản có trường hợp không đảm bảo chất lượng, đã gây nhiều sai sót trong thiết kế xây dựng; Trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ tư vấn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế. Cũng như trách nhiệm tư vấn chưa cao...
Đặc biệt, trong thời gian qua, khi một số công trình xây dựng có vấn đề về chất lượng hay một số dự án thuộc các lĩnh vực như mía đường, xi măng… không mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn và giới báo chí cũng thường đề cập đến trách nhiệm của cơ quan tư vấn.
Chắc chắn một điều không thể phủ nhận được, trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự đi lên của đất nước, lĩnh vực tư vấn đóng góp một phần quan trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ chuyên môn thấp, thì thực tế đã xuất hiện “tiêu cực” xung quanh công tác này. Lĩnh vực giao thông- xây dựng là một ví dụ điển hình. Đáng lẽ có nhiều công trình, ngay từ khi thi công, nếu khâu “Tư vấn giám sát” không móc ngoặc với chủ đầu tư, làm đúng bổn phận, thì chắc chắn sẽ không để xảy ra những đường Liên Cảng A5 hay Thuỷ điện Trị An… Và, để biện minh cho những thiếu sót trên, các công ty tư vấn thường đổ lỗi cho việc “họ” không được độc lập về mặt hành chính, mà phải phụ thuộc vào chủ đầu tư, nên đã để xảy ra tình trạng này. Nói như vậy cũng có phần đúng, nhưng cần trả lời câu hỏi tại sao có những công trình cho dù chủ đầu tư bị lỗ hoặc hòa vốn, song nhờ giám sát chặt chẽ của tư vấn, nên chất lượng vẫn tốt và thời gian thi công vẫn đảm bảo? Chẳng hạn, như Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh là minh chứng điển hình. Rõ ràng, trong những trường hợp trên, khâu tư vấn đóng vai trò hết sức quan trọng và nếu những người làm công tác tư vấn không có cái “tâm “ trong sáng, thì chắc chắc sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
“Không riêng gì chương trình mía đường, hiện nay ở một số địa phương đang xảy ra tình trạng chạy đua để đầu tư xây dựng các dự án, bất chấp dự án đó có mang lại hiệu quả kinh tế hay không? điển hình là các dự án về bia, nước giải khát, lắp ráp và sản xuất ô tô -xe máy… Tất nhiên, dưới góc độ tư vấn, nhiều khi người ta thừa hiểu rằng, có những dự án chắc chắn khi đi vào hoạt động sẽ không mang hiệu quả kinh tế cao hoặc thậm chí là phá sản (không thể hoạt động), song vẫn phải “nhắm mắt” lập dự án và thiết kế “bừa”, cốt sao vừa lòng lãnh đạo tỉnh nhà. Vì nếu không làm theo cái gọi là luật bất thành văn của lãnh đạo, thì sau này đừng có hy vọng trở lại địa phương tham gia tư vấn. Rõ ràng, để xảy ra hiện tượng hiệu quả dự án thấp, chưa hẳn trách nhiệm đã thuộc về công tác tư vấn, mà phần chính thuộc về chủ đầu tư.
Thực tế hiện nay, trong những dự án có sử dụng vốn vay hoặc viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, người ta thường đưa ra yêu cầu chỉ được phép dùng các công ty tư vấn độc lập (không phải của Nhà nước). Trong khi đó, cũng giống như Trung Quốc, ở Việt Nam hiện có đến 85% công ty tư vấn thuộc các doanh nghiệp nhà nước (nghĩa là bị ràng buộc hành chính bởi các cơ quan chủ quản cả về mặt nhân sự lẫn tài chính), làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của những công ty này.
2.2. Cơ cấu tổ chức:
Qua khảo sát thực tế, hiện nay đơn vị tư vấn của Việt Nam đều áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp tức là kết hợp 2 kiểu cơ cấu: Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng và Cơ cấu trực tuyến theo mô hình nguyên lý.
Ban lãnh đạo
Công ty
Các đơn vị chức năng
ĐHSX
TCKT
TH
Văn phòng, Đơn vị tư vấn
SX1
SX2
SX3
SX4
SX..
…
Hình1: Sơ đồ nguyên lý cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu kết hợp trực tuyến - chức năng
Tuy cùng theo một sơ đồ nguyên lý nhưng sơ đồ tổ chức chi tiết của mỗi đơn vị tư vấn lại khác nhau bởi những lý do sau:
Tùy điều kiện và tính chất cụ thể của mỗi đơn vị mà xác định số lượng các phòng chức năng nhiều hay ít.
Tùy theo số lượng cán bộ, nhu cầu đòi hỏi của thị trường và đặc điểm riêng của từng nơi mà số lượng các đơn vị sản xuất nhiều hay ít.
2.3. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn:
Một số Công ty tư vấn lớn trực thuộc Bộ như VNCC và Tổng công ty (chiếm khoảng 50% số lượng khảo sát) áp dụng theo kiểu mô hình sản xuất theo chuyên môn hóa do tính chất hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, hội nhập với tư vấn nước ngoài.
Các công ty, tổng công ty và doanh nghiệp tư nhân qua khảo sát đại đa số áp dụng Mô hình sản xuất theo hình thức tổng hợp các bộ môn do Chu trình sản xuất được khép kín, đơn vị hoàn toàn có thể chủ động trong công việc, trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời, tiến độ thực hiện dự án được rút ngắn, tiết kiệm được chi phí, hồ sơ được kiểm soát tốt.
Các công ty lớn ( số ít khảo sát ) có áp dụng mô hình sản xuất kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp do tính chất quản lý phức tạp, đòi hỏi quy mô lớn, tính tổng hợp về chuyên ngành cao.
Các Công ty tư vấn trực thuộc các Hội nghề nghiệp thường áp dụng mô hình sản xuất theo sơ đồ đầu mối do bộ máy gọn nhẹ, sản lượng thực hiện có thể lớn do cơ chế kinh tế "thoáng", thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh chóng, thường do các nhân đứng ra làm chủ.
Các Văn phòng Kiến trúc, công ty tư nhân thường áp dụng mô Mô hình sản xuất theo sơ đồ một chuyên ngành do tính chất của chuyên ngành mà đơn vị tự thực hiện kết hợp với việc thuê chuyên gia các bộ môn kỹ thuật chuyên ngành bên ngoài để thực hiện dự án.
Việc hình thành mô hình tổ chức sản xuất của mỗi đơn vị đều căn cứ theo tính chất đặc thù và khả năng của đơn vị đó
2.4. Đánh giá năng lực chuyên môn (Công nghiệp - Dân dụng):
2.4.1. Khái quát:
Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực nhà tư vấn. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này. Những nội dung chủ yếu được đề cập trong đánh giá năng lực chuyên môn bao gồm: khả năng thực hiện các loại hình dịch vụ tư vấn; khả năng nắm vững dây chuyền công nghệ và ứng dụng công nghệ và vật liệu mới; trình độ và kinh nghiệm của nhà tư vấn; nắm bắt thông lệ quốc tế và trình độ ngoại ngữ.
2.4.2. Các loại hình Dịch vụ tư vấn:
2.4.2.1. Khái quát về sự phát triển các dịch vụ tư vấn thời gian gần đây:
Trong những năm của nền kinh tế bao cấp, khái niệm về dịch vụ tư vấn hầu như chỉ gói gọn trong công tác thiết kế và khảo sát. Điều này cũng phù hợp với cơ chế quản lý và chỉ đạo tập trung của nền kinh tế lúc bấy giờ. Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhu cầu về hội nhập và mở cửa cùng với sự thâm nhập của các công ty tư vấn, nhà thầu quốc tế cũng đặt ra những yêu cầu và phương thức mới trong việc thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng. Trong bối cảnh như vậy, các loại hình về dịch vụ tư vấn đã dần được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn kỹ thuật, kinh tế, pháp lý của chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý xây dựng thể hiện trong các số liệu điều tra dưới đây:
Dịch vụ thiết kế, tư vấn xây dựng
Tên dịch vụ
Tỷ lệ (%) các tổ chức tư vấn cung cấp
Tư vấn chuẩn bị dự án:
- Lập quy hoạch tổng thể, sơ đồ phát triển
82.61%
- Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư
78.26%
Tư vấn thực hiện dự án:
- Khảo sát địa kỹ thuật
86.96%
- Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán
95.65%
- Thẩm tra thiết kế và tổng dự toán, dự toán
78.26%
- Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
95.65%
- Giám sát thi công xây dựng và thiết bị
91.3%
Tư vấn khác:
Quản lý dự án
47.83%
Điều hành thực hiện dự án
43.48%
Đào tạo và chuyển giao công nghệ
34.78%
Hoạt động của các tổ chức tư vấn chủ yếu là các dịch vụ "truyền thống" như công tác khảo sát, thiết kế, lập dự toán… Những công việc này hiện vẫn là thế mạnh và thường được thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong số những hạng mục nói trên có những nội dung đòi hỏi nhà tư vấn phải mở rộng hiểu biết, cập nhận kiến thức mới đạt yêu cầu.
2.4.2.2. Các dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án:
Bao gồm các dịch vụ như: quy hoạch, lập dự án đầu tư, v.v… Đây là những dịch vụ đòi hỏi các chuyên gia tư vấn phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải có tầm nhìn rất bao quát, có kiến thức tổng hợp, thông thạo các văn bản pháp quy, các quy trình lập dự án và phải có hiểu biết về kinh tế, tài chính. Bên cạnh đó, rất cần phải có các cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế vĩ mô cũng như của đối tượng xây dựng cụ thể nói riêng. Trong vài năm trở lại đây, công tác chuẩn bị đầu tư đã có những bước tiến bộ đáng kể.
Mặc dù những dịch vụ này thường đòi hỏi phải có các chuyên gia tư vấn tầm cỡ, nhưng qua điều tra hầu hết các tổ chức tư vấn đều thực hiện những dịch vụ này, kể cả các tổ chức tương đối nhỏ. Điều này cho thấy ý thức trong cách suy nghĩ của chủ đầu tư, của các nhà tư vấn và cả trong xã hội về tầm quan trọng của giai đoạn này trong dự án chưa được coi trọng đúng mức. Mặt khác, tính độc lập của tư vấn cũng thường không được đề cao. Việc lợi ích của chủ đầu tư và của chuyên gia tư vấn đều gắn chặt với việc dự án được phê duyệt cũng làm nhiều dự án mất đi cách nhìn nhận khách quan do bị ảnh hưởng từ phía chủ đầu tư. Những điều này có thể lý giải phần nào cho nguyên nhân tại sao có một số công trình đầu tư và xây dựng trong thời gian vừa qua chưa đạt hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội.
2.4.2.3. Các dịch vụ tư vấn quản lý và thực hiện dự án:
a. Thiết kế, thẩm tra, lập dự toán:
Đây là những dịch vụ có tính truyền thống của tư vấn Việt Nam. Hầu hết các tổ chức tư vấn đều nhận và thực hiện công việc này mặc dù không có đầy đủ chuyên gia về các bộ môn kỹ thuật chuyên sâu. Có thể nói rằng thiết kế là công tác đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật như tin học, phần mềm, công nghệ mới,… khi du nhập vào Việt Nam cũng thường được cập nhật và ứng dụng rất nhanh.
Mặc dù vậy với những dạng công trình đặc biệt có quy mô lớn hoặc kết cấu phức tạp… tư vấn Việt Nam còn nhiều lúng túng (như nhà ga, sân bay, tháp, thể thao…) về dây truyền công nghệ cũng như vật liệu sử dụng và hệ thống kỹ thuật kèm theo.
b. Quản lý điều hành dự án:
Thuê Chủ nhiệm điều hành dự án là một dịch vụ mới, hiện nay đã có một số tư vấn Việt Nam tham gia quản lý và điều hành dự án, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng như các dự án điện nông thôn, dự án giao thông, v.v… Từ các dự án hợp tác quốc tế hoặc tài trợ, kinh nghiệm quản lý điều hành dự án của cán bộ chuyên gia Việt Nam được nâng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 33% Ban Quản lý dự án là những người có kinh nghiệm trong quản lý xây dựng và hầu hết Chủ đầu tư đều lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Đối với chủ đầu tư là tư nhân hay các ban quản lý là chủ đầu tư của 1 dự án duy nhất, thường không có kinh nghiệm về kỹ thuật và quản lý xây dựng. Do vậy đây là đối tượng khách hàng cần sự trợ giúp của tư vấn. Song mức độ thuê tư vấn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quan niệm, khả năng tài chính của khách hàng v.v. Khách hàng tư nhân và khách hàng Nước ngoài cho rằng "Tư vấn Việt Nam quá chú trọng nhiều đến thiết kế và thường không có kinh nghiệm trong quản lý dự án và giám sát" và hầu hết các tổ chức tư vấn Việt Nam chỉ tham gia vào các dự án quốc tế với vai trò là thầu phụ.
c. Giám sát thi công:
Tư vấn giám sát là dịch vụ kỹ thuật có tính tổng hợp trong ngành xây dựng, dịch vụ này phải được bắt đầu tư lúc chuẩn bị mặt bằng thi công đến lúc đưa công trình vào khai thác sử dụng và đầy đủ hơn là cả thời gian bảo hành công trình. Lĩnh vực tư vấn giám sát ở nước ta trong những năm gần đây đã được phát triển (từ trên 200 đơn vị sau hơn 10 năm đã có hơn 600 đơn vị tư vấn giám sát), nhưng về năng lực chuyên môn vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm:
Đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát trong cả nước còn yếu về hiểu biết toàn diện tổng hợp, chất lượng giám sát công trình chưa cao và thanh quyết toán công trình kéo dài. Xử lý các công việc chưa thật chủ động và cương quyết, làm việc thiếu tính độc lập, còn né tránh trách nhiệm, thường lệ thuộc quá nhiều vào sự chỉ đạo của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; đa số là sinh viên mới ra trường được vài năm hoặc cán bộ đã nghỉ hưu và nhiều khi kiêm luôn giám sát các hạng mục kỹ thuật như điện, nước, âm thanh, thông tin…
Thiếu các cơ sở dữ liệu để tra cứu, nhất là đối với các trang thiết bị để kiểm tra: máy đo độ phẳng mặt, độ thẳng đứng, độ chiếu sáng, v.v… Hạn chế về tiếp cận những công nghệ thi công, chống thấm và xử lý nền móng tiên tiến, các loại công trình ngầm khe co dãn v.v…. cũng như những vật liệu mới về điện, nước, nội thất, trang âm, chống cháy, chống nóng v.v…
Thiếu trang thiết bị văn phòng và phòng làm việc tại hiện trường.
Vị trí quan trọng của kỹ sư tư vấn giám sát trong thực tế hiện nay mới đạt tới 50% yêu cầu.
Tóm lại, công tác tư vấn giám sát thi công có những thuận lợi và khó khăn sau: ngày càng được pháp luật và cộng đồng công nhận, đang phát triển và trưởng thành mạnh mẽ, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo (biên soạn tài liệu hướng dẫn, mở lớp đào tạo kỹ sư tư vấn giám sát). Tuy nhiên số lượng tổ chức tư vấn tham gia giám sát rất đông, song chất lượng công tác còn quá chênh lệch.
d. Khảo sát địa kỹ thuật, kiểm định:
Trong lĩnh vực này, ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia, các điều kiện về thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất là tối cần thiết. Theo điều tra, nhiều tổ chức tư vấn nhận làm dịch vụ này nhưng trên thực tế họ phải thuê lại dịch vụ từ các tổ chức tư vấn chuyên sâu hoặc có quy mô lớn hơn.
Nhìn chung tuy còn có những sai sót ở một vài công trình, nhưng khả năng của tư vấn trong những dịch vụ này đáp ứng được yêu cầu của công tác thiết kế, xây dựng hiện tại. Những khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực này thường do hai nguyên nhân chính, thiếu các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng thường thiếu kiến thức tổng hợp của các chuyên ngành kỹ thuật liên quan như kết cấu, nền móng, v.v.
e. Các dịch vụ cho tư vấn nước ngoài:
Phổ biến là vẽ kỹ thuật, thiết kế, tư vấn giám sát và khảo sát đo đạc. Số lượng các công tác tham gia thực hiện dịch vụ này theo tỷ lệ như sau:
Tên dịch vụ
Tỷ lệ % công ty cung cấp
Vẽ kỹ thuật
81%
Thiết kế
88%
Tư vấn giám sát
94%
Khảo sát đo đạc
56%
Tuy nhiên, các dịch vụ này vẫn chủ yếu là do các tư vấn xây dựng Trung ương cung cấp, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: tư vấn trung ương đã thực hiện dịch vụ này chiếm 86%, trong đó tư vấn địa phương chỉ là 33%. Đây chính là vấn đề mà các công ty tư vấn địa phương cần lưu ý.
2.4.2.4. Các dịch vụ tư vấn chuyên ngành khác:
Đối với công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của các tổ chức tư vấn được xếp vào hàng thứ yếu. Kết quả điều tra cho thấy mặc dù có 35% công ty đăng ký thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và 43% công ty đăng ký thực hiện công việc đào tạo chuyển giao công nghệ, nhưng chỉ có 22% công ty thực hiện công tác NCKH và 13% thực hiện các công tác đào tạo chuyển giao công nghệ. Đề tài nghiên cứu khoa học trung bình: 1 đề tài/ 1 năm.
Công tác thí nghiệm
65.22%
Nghiên cứu khoa học
43.78%
Đào tạo và chuyển giao công nghệ
34.78%
Ngoài ra, các cơ quan tư vấn cũng tham gia vào những dịch vụ chuyên sâu về môi trường, đánh giá điều tra xã hội, dân cư, v.v… Nhìn chung các tổ chức tư vấn cử chuyên gia thực hiện theo hợp đồng như một công việc có tính chất thời vụ. Do vậy, rất khó có điều kiện để hình thành được các tổ chức, đội ngũ tư vấn lành nghề, chuyên sâu.
2.4.2.5. Nhận định chung về các dịch vụ tư vấn Xây dựng tại Việt Nam:
Nhìn tổng thể các dịch vụ tư vấn ngày càng đa dạng và có xu hướng tiệm cận đối với bối cảnh quốc tế. Tuy nhiên, đó là chỉ xét trên khía cạnh hình thức, danh mục công việc, về nội dung và chất lượng của các dịch vụ này còn có nhiều điều đáng quan tâm.
Các dịch vụ tư vấn khác nhau sẽ có những yêu cầu chuyên môn tương đối khác. Trong khi công tác tư vấn thiết kế, thẩm tra rất cần đến kiến thức chuyên môn sâu thì các công việc khác như giám sát, quản lý dự án, v.v… lại đòi hỏi rất nhiều đến kiến thức về quản lý, khả năng nhanh nhạy và nắm bắt các văn bản pháp quy.
Hiện tại ở Việt Nam, các chuyên gia tư vấn ít được đào tạo về kỹ năng quản lý nhưng thường không được chú trọng và chưa thực hiện tốt.
2.4.3. Khả năng nắm vững dây chuyển công nghệ và vật liệu mới:
Dây chuyền công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt trong kỹ năng của nhà tư vấn thiết kế, là yếu tố đầu tiên để nhà thiết kế bắt tay vào công việc, từ khâu lập quy hoạch tổng mặt bằng, sơ phác công trình đến các bước sau này. Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, dây chuyền công nghệ ngày càng hiện đại, việc bắt kịp tiến độ khoa học công nghệ là công việc không dễ dàng.
Theo chức năng có thể được phân chia ra làm 2 nhóm chính:
Dây chuyền công nghệ công trình công nghiệp.
Dây chuyền công nghệ công trình dân dụng.
Theo tính chất có thể xếp ra 2 loại:
Dây chuyền thông thường
Dây chuyền hiện đại.
Đa số các công trình xây dựng có dây chuyền công nghệ thông thường, tư vấn trong nước có thể làm chủ được hoàn toàn. Dưới đây là một số loại hình công trình với công nghệ cao do các tổ chức tư vấn Việt Nam thực hiện:
Loại hình công trình
Có khả năng độc lập hoàn toàn
Phải thuê chuyên gia trong nước
Phải thuê chuyên gia nước ngoài
Nhà ở nhiều tầng (11-20 tầng)
20%
Nhà ở 20-30 tầng
8%
Bệnh viện trên 300 giường
38%
19%
0%
Ngân hàng
33%
14%
5%
Nhà thi đấu > 3000 chỗ
28,5%
24%
0%
Khách sạn 4,5 sao
14%
47%
0%
Khu vui chơi, thể thao giải trí quốc tế (công viên nước casinô, sân golf…)
14%
19%
19%
Sân vận động, trung tâm thể thao cấp quốc tế
5%
19%
28,5%
Cung hội nghị, nhà hát, công tình văn hóa hiện đại
5%
33%
19%
Nhà ga hàng không
0%
28,5%
19%
Bất cứ một thiết kế công trình xây dựng nào đều phải bắt nguồn từ dây chuyền công nghệ của công trình đó. Về nguyên tắc trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, dây chuyền công nghệ mang nét đặc thù riêng và kèm theo đó phải có các chuyên gia về công nghệ của chuyên ngành này. Nhưng trong thực tế, kiến trúc sư lại đóng vai trò là nhà thiết kế công nghệ khi đã có được sự hiểu biết nhất định về công năng của công trình. Nhìn chung, đối với các công trình dân dụng, kiến trúc sư là người quyết định dây chuyền công năng của công trình. Tuy nhiên có những công trình cần phải có sự tham gia của chuyên gia công nghệ riêng biệt, dưới đây liệt kê những dạng công trình tiêu biểu để xem xét đánh giá, thể hiện năng lực của tư vấn:
a. Các công trình công nghiệp:
Nhà máy công nghiệp nhẹ
Nhà máy công nghiệp nặng: cơ khí, luyện kim, năng lượng, ximăng…
Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp
b. Công trình dân dụng.
Nhà ở cao tầng.
Trụ sở, văn phòng: văn phòng cao tầng, ngân hàng, nhà lưu trữ, triển lãm, khu cao ốc.
Công trình thương mại: Trung tâm thương mại, siêu thị
Khách sạn
Công trình tổ hợp các nhóm trên
Bệnh viện
Khu đại học, trường đại học
Công trình phát thanh truyền hình: đài phát sóng phát thanh, tháp truyền hình, studio truyền hình
Công trình hàng không: đường băng, nhà ga hành khách
Công trình văn hóa: cung hội nghị, thư viện, khu vui chơi, khu du lịch sinh thái, casino…
Công trình thể thao: nhà thi đấu, sân vận động, sân gôn, bể bơi
Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
c. Kết cấu công trình:
Công trình ngầm
Công trình cao tầng
Nhịp khẩu độ lớn
Dàn mái không gian
d. Hệ thống kỹ thuật đặc biệt:
Điện
Cơ
An toàn bảo vệ: phòng cháy, an ninh
BMS (dịch tiếng Việt)
Facility Managemet
Mạng thông tin
e. Vệ sinh môi trường:
Cấp nước
Thoát nước
Xử lý chất thải rắn.
2.4.3.1. Công trình công nghiệp:
a. Nhà máy, xưởng lắp ráp điện tử - xưởng công nghiệp nhẹ:
Khoảng 355 tổ chức tư vấn được hỏi đã tham gia thiết kế nhà xưởng lắp ráp điện tử. Công việc chủ yếu là thiết kế vỏ bao che cho công trình, phần thiết kế dây chuyền công nghệ do bên Chủ đầu tư tự đảm nhận.
b. Nhà máy cơ khí, luyện kim:
Trước đây chủ yếu do Công ty THIKECO thực hiện. Sau này có thêm một số đơn vị tư vấn thuộc các Tổng công ty xây dựng công nghiệp, Tổng công ty LILAMA chia sẻ công việc: thiết kế vỏ bao che và móng, bệ máy, hệ thống cung cấp năng lượng… Trong đó, việc tính toán, thiết kế móng, bệ máy là phần quan trọng, phải có đủ số liệu của phần công nghệ, mà việc này lại vượt khỏi tầm tay của các nhà thiết kế.
c. Nhà máy giấy, đường:
Ngoài yếu tố công nghệ riêng biệt, các dự án này phải gắn chặt với nguồn nguyên liệu. Do đó, vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu sẽ quyết định đến công suất, cũng như địa điểm của nhà máy. Việc không có quy hoạch rõ ràng, nghiên cứu không thấu đáo khả năng đầu vào cho nhà máy sẽ ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả đầu tư. Thực tế có những bài học cay đắng cho sai lầm này. Về khâu thiết kế, không thấy có khó khăn ngoại trừ hạng mục thiết bị và dây chuyền công nghệ vẫn là những yếu tố tư vấn phải tham khảo từ các nhà cung cấp dây chuyền công nghệ và thiết bị.
Tóm lại, đa số các công trình công nghiệp được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn chuyên ngành như Công ty THIKECO, INFISCO và Công ty thiết kế công trình hóa chất, Công ty thiết kế công trình bưu điện… Đây là những đơn vị hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành, có uy tín và tên tuổi trong lĩnh vực của mình.
Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, công nghệ ở mức độ cao hơn nhiều và thường được nhập khẩu một cách đồng bộ. Lúc này, năng lực của tư vấn trong nước là hiểu và nắm bắt được những công nghệ này để thiết kế bao che và các hạng mục khác phục vụ cho công trình. Mặt khác, các kỹ sư công nghệ ở độ tuổi trên 50, khả năng tiếp thu công nghệ mới gặp khó khăn.
Tư vấn có xu hướng đa năng: Tư vấn xây dựng công nghiệp không bó hẹp trong lĩnh vực công nghiệp mà mở rông sang lĩnh vực dân dụng. Đây là sự chuyển dịch cần phải được xem xét một cách nghiêm túc về cái được và cái không được. Trong khi thế mạnh căn bản lại bị bỏ ngỏ, yếu đi rất nhiều.
Nếu dự án không khả thi thì tư vấn cũng phải được trả tiền: thực tế chỉ khi dự án phải được hình thành mới được trả tiền trừ một số dự án do tư vấn nước ngoài thực hiện. Vì vậy, đã mất đi tính độc lập khách quan của tư vấn (ví dụ: Nhà máy ô tô Kaisler hay dự án nhà máy thép ở Hoàn Nguyên - Vũng Tàu. Tư vấn THIKECO được làm thầu phụ cho Tư vấn nước ngoài và kết luận đưa ra là không nên xây dựng một nhà máy như vậy ở địa phương những vẫn được trả công xứng đáng).
Hiện tại việc nắm bắt công nghệ mới thường chỉ thông qua các đối tác nước ngoài, hay Chủ đầu tư chuyên ngành, chứ không phải do năng lực của các cán bộ tư vấn. Việc cập nhật kiến thức, thành lập cơ sở dữ liệu chuyên ngành, sở hữu phần mềm chuyên dụng đã được một số đơn vị coi trọng. Những phần mềm tính toán công suất thiết bị, quy mô công trình, bố trí dây chuyền công nghệ đã được tích luỹ trong quá trình công việc. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật các số liệu, tài liệu chưa được tốt.
2.4.3.2. Công trình dân dụng:
a. Khách sạn:
Loại khách sạn
Tỷ lệ thực hiện
Hạng 3 sao trở xuống
30%
Hạng 4 sao, 5 sao
14%
Qua điều tra, khoảng 30% tổ chức tư vấn đã thiết kế khách sạn cấp hạng từ 3 sao trở xuống và các nhà khách dạng khách sạn. Đối với cấp 4, 5 sao thì chưa có đơn vị nào thực hiện được hoàn chỉnh, đồng bộ, có thể nhận thấy các kiến trúc sư chưa nắm được công nghệ khách sạn cao cấp? Đối với khách sạn 4,5 sao nói chung chưa có mấy người thật am hiểu. Tiêu chí dịch vụ của khách sạn 4 hay 5 sao là như thế nào? Yêu cầu của trang thiết bị ra sao? Dây chuyền vận hành, quy mô, cơ cấu diện tích buồng phòng?... Một vài đơn vị chủ trì đồ án đã làm phần việc thiết kế dây chuyền công nghệ và phần kiến trúc, nhưng phần thiết bị kỹ thuật phải kết hợp với đơn vị khác. Có thể nhắc tới tên tổ chức như xí nghiệp thiết kế khách sạn thuộc Sài Gòn Tourist, là đơn vị thiết kế quy mô loại nhỏ nhưng chuyên sâu về công trình khách sạn…
Bên cạnh đó kiến thức về hệ thống kỹ thuật của khách sạn là cả một bài toán không đơn giản. Hệ thống thiết bị bếp, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin liên lạc, kết nối Internet, hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm, trung tâm điều khiển toàn nhà…, tất cả những thành phần này đòi hỏi người thiết kế phải có năng lực mới giải quyết nổi. Qua thực tiễn điều tra, chưa có một tổ chức tư vấn nào có thể thực hiện trọn vẹn tất cả các công việc kể trên. Họ đều khẳng định phải có sự liên kết giữa các tổ chức tư vấn với nhau hay giữa tổ chức tư vấn với các nhà cung ứng thiết bị.
Một số điều không kém phần quan trọng là khi ta không có khả năng tự làm được thì việc tìm ra một đối tác cần thiết cũng không phải dễ, nếu không biết cách khai thác thu nhập thông tin. Cập nhật các số liệu về tiêu chuẩn quy phạm của nước ngoài là bước đi khôn khéo đối với cán bộ thiết kế, đặc biệt thông qua Internet.
b. Nhà cao tầng:
Số tầng cao của công trình
Tỷ lệ thực hiện
5-11 tầng
40%
11-18 tầng
11%
20-30 tầng
8%
30 tầng trở lên
0
Hiện nay có khoảng 20% các đơn vị tư vấn thực hiện thiết kế các chung cư cao từ 11-27 tầng. Những nét mới là: bước cột lớn, tính toán tải trọng động, hệ thống dầm sàn dự ứng lực, sàn không dầm…và đặc biệt là sự hiểu biết về ứng dụng công nghệ, sự phối hợp giữa các bộ môn kỹ thuật.
Các công tác như tính toán móng cọc nhồi, công nghệ cọc Barette, xử lý 2 tầng hầm đã trở nên quen thuộc đối với một số tổ chức tư vấn. Ngoài ra, đã có sự tích luỹ kinh nghiệm đáng kể trong thiết kế các hệ thống kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy, thang máy, xử lý thu gom rác…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào sử dụng hệ kết cấu thép. Đây cũng là một thách thức đối với các nhà kết cấu. Đối với công trình cao trên 40 tầng tư vấn trong nước chưa có dịp thử thách.
c. Nhà văn hóa, hội trường lớn, Trung tâm hội nghị:
Quy mô công trình
Tỷ lệ thực hiện
Dưới 300 chỗ
10%
300-800 chỗ
5%
100 chỗ trở lên
1%
Nhà Văn hóa, Hội trường là dạng công trình đơn giản, dây chuyền công năng của công trình không phức tạp nên hầu hết các đơn vị tư vấn đều có thể đảm nhận tư vấn thiết kế. Nhưng đối với hội trường loại lớn, yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, trang âm hiện đại đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức mới thực hiện được.
d. Bệnh viện:
Quy mô giường bệnh
Tỷ lệ thực hiện
Dưới 100 giường
45%
100-300 giường
38%
500 – 800 giường
20%
1000 giường trở lên
0%
Phân ra 2 loại: đa khoa và chuyên khoa. Dây chuyền chức năng hoạt động của một bệnh viện đa khoa xác định phân khu, chia ra các khoa một cách phù hợp là điều không khó đối với nhà thiết kế đã từng có kinh nghiệm ít nhiều ở dạng công trình này. Tuy nhiên, điều khó khăn là ở chỗ trang thiết bị y tế. Rất hiếm nhà tư vấn chuyên sâu về lĩnh vực thiết bị công nghệ y tế và đây là bất cập lớn của tư vấn Việt Nam.
Mặc dù có tới 35% các tổ chức tư vấn đã tham gia thiết kế công trình bệnh viện, nhưng cần có sự hợp tác tích cực của Chủ đầu tư (thường là các bệnh viện). Hiện tại, Nhà nước đã cho phép nước ngoài đầu tư 100% vào công trình bệnh viện (đã có 2 bệnh viện được đưa vào sử dụng), nhưng phần thiết kế công nghệ cùng với bố trí các thiết bị y tế hiện đại vẫn do nước ngoài thực hiện.
Đối với bệnh viện chuyên khoa yêu cầu công nghệ ngày càng hiện đại như giải phẫu từ xa, phòng mổ theo công nghệ mới, dây chuyền cung cấp khí, tiện nghi bệnh viện, xử lý rác thải bệnh viện… càng đòi hỏi các nhà tư vấn phải có những kiến thức mới. Có thể nói, chưa có tổ chức tư vấn nào đảm đương được công việc này.
e. Trường học:
Các dạng trường học
Tỷ lệ thực hiện
Trường phổ thông
80%
Trường đại học
18%
Cụm đại học
1%
Đối với trường phổ thông, có tới 80% tổ chức tư vấn đã tham gia thiết kế từ vài lớp học cho đến một trường hoàn chỉnh. Chỉ khi thiết kế một trường học cấp quốc tế mới gặp khó khăn. Ngoại trừ đơn vị chuyên ngành có bộ phận chuyên sâu nghiên cứu công nghệ, rất ít đơn vị tư vấn nắm bắt được quy hoạch tổng thể cũng như công nghệ, tổ chức không gian của các công trình đặc thù trong trường đại học: giảng đường lớn, phòng thí nghiệm, thư viện… Đặc biệt khả năng tính toán nhu cầu các diện tích chức năng trong quá trình lập Dự án rất hạn chế, đôi khi cả Chủ đầu tư là các trường cũng không nắm được và phải nhờ cậy đến tư vấn nước ngoài.
f. Công trình thể thao:
Quy mô chỗ ngồi Nhà thi đấu
Tỷ lệ thực hiện
< 3000 chỗ
2%
> 3000 chỗ
0,5%
Loại hình công trình nhỏ hơn 3000 chỗ ngồi đều do tư vấn trong nước đảm nhận được triển khai tương đối rầm rộ trong vòng mấy năm trở lại đây, gắn với sự kiện SEAGAMES - 22 tại Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất và trăn trở nhiều nhất là phương án mái rộng của công trình. Với việc ứng dụng rộng rãi dàn không gian hiện nay đã giải tỏa khó khăn về dàn mái khẩu độ lớn. Tuy nhiên, việc thiết kế chi tiết dàn mái do nhà sản xuất tiến hành.
Cấp, quy mô của Sân vân động
Tỷ lệ thực hiện
Cấp quốc tế
10.000 chỗ
5%
10.000 – 30.000 chỗ
1%
Trên 30.000 chỗ
0%
Công trình sân vận động hiện tại ở nước ta chưa nhiều, các sân lớn như Hà Nội (Hàng Đẫy), Đà Nẵng, Lạch Tray, Thống Nhất, … với công suất trên dưới 20.000 chỗ được thiết kế đều do tư vấn trong nước thiết kế và được thiết kế cải tạo nâng cấp nhiều lần. Hiện tại, sân vận động cấp quốc tế duy nhất tại Khu liên hợp thể thao Quốc gia, Sân vận động Cần thơ lại do tư vấn nước ngoài thiết kế.
Những hạn chế của tư vấn thường bộc lộ ở các khâu:
Quy hoạch mặt bằng
Thiết kế cấu tạo mặt sân, hệ thống thoát nước
Thiết kế mái che lớn cho khán đài
Hệ thống chiếu sáng, thiết bị điện tử, âm thanh công cộng phục vụ cho thi đấu và theo dõi.
Quy mô Bể bơi
Tỷ lệ thực hiện
Tập luyện
75%
Thi đấu
18%
Trong nhà
1%
Công trình bể bơi luyện tập và thi đấu đủ tiêu chuẩn quốc tế còn rất hiếm. Còn bể bơi có mái che với khán đài lớn chưa có ở Việt Nam, bể bơi tại Khu liên hợp thể thao quốc gia trên cơ sở thiết kế của nước ngoài.
f. Công trình phát thanh, truyền hình.
Đặc điểm lớn nhất của dạng công trình này là hệ thống công nghệ mang tính chất chuyên ngành rõ rệt và thuộc loại ứng dụng công nghệ cao. Có 2 dạng công trình chủ yếu của lĩnh vực này là cột phát thanh, truyền hình và công trình Studio.
Đối với công trình studio, tư vấn Việt Nam đã giải quyết tốt phần trang âm kiến trúc và trang âm xây dựng. Hạn chế ở thiết kế dây chuyền công nghệ, không nắm được thiết bị chuyên dụng thuộc công nghệ cao, nhanh được đổi mới. Do các thiết bị mang tính đặc chủng nên có thể nói chưa có đơn vị tư vấn nào đảm nhận được thiết kế phần dây chuyền công nghệ mà phải dựa vào các chuyên gia của Chủ đầu tư và bên cung cấp thiết bị công nghệ studio. Ngoài ra, việc bố trí diện tích và chiều cao buồng phòng cũng gặp không ít khó khăn. Điều đó lý giải tại sao tư vấn ta không được giao thiết kế công trình VTV.
Các cột phát thanh, truyền hình với chiều cao trên dưới 100m, đã được nhiều tổ chức tư vấn thiết kế thực hiện là: tính toán hệ thống kết cấu thép của cột, chống sét hiện đại theo kiểu tia tiên đạo. Tuy nhiên, với dự án lớn như tháp truyền hình cỡ trên 300m là cả một thách thức đối với tư vấn trong nước nếu được tin cậy giao phó.
Cũng như công trình Studio, phần thiết kế công nghệ của công trình phát thanh phụ thuộc nhiều vào Chủ đầu tư và Nhà cung cấp thiết bị. Tuy tư vấn trong nước được thiết kế ít nhưng những công trình được thiết kế đã thể hiện được sự tự tin của mình như Đài phát sóng - phát thanh Bắc và Nam bộ, Nhà kỹ thuật âm thanh 41-43, Nhà phát thanh đối ngoại 45 Bà triệu, Hà Nội, các Đài truyền hình.
g. Công trình hàng không:
Có 3 dạng cơ bản: đường băng, nhà ga hành khách, trung tâm chỉ huy.
- Về đường băng: có 2 đơn vị chuyên ngành duy nhất thực hiện, tuy nhiên theo đánh giá của một số cơ quan chức năng thuộc ngành hàng không, năng lực thiết kế của các đơn vị này còn yếu. Rất cần có sự tham gia của các tư vấn khác trong việc triển khai thiết kế.
- Về Nhà ga hành khách: đây là một dạng công trình hiện đại, bao gồm dây chuyền đặc thù và tổng hợp các loại công nghệ phức tạp đòi hỏi kỹ năng riêng biệt. Việc xác định công suất nhà ga là một điều không dễ, nếu không có được phần mềm phân tích chuyên ngành. Tính phức tạp của các hệ thống thông tin, dây chuyền điều hành Nhà ga đòi hỏi người tư vấn phải có sự am hiểu đồng bộ về mặt. Qua thực tiễn làm Nhà ga hàng không Nội Bài T1, kiến thức về công nghệ được cập nhật, kỹ năng chuyên môn được nâng cao và quan trọng hơn là khả năng điều hành, phối hợp chung giữa các chuyên môn khác nhau cùng tham gia dự án đã có được tích luỹ đáng kể.
- Về Trung tâm chỉ huy sân bay: có thể khẳng định tư vấn trong nước chưa thể đảm đương được dạng công trình này. Dự án Trung tâm điều khiển bay (tại sân bay Nội bài) đã được tư vấn nước ngoài triển khai. Tư vấn trong nước được mời tham gia thầu phụ một số hạng mục.
2.4.3.3. Kết cấu công trình:
Kết cấu công trình là bộ môn kỹ thuật đóng vai trò đặc biệt có tính quyết định đến một loạt các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng liên quan đến các mặt về sử dụng, công năng, giá thành, độ an toàn, v.v… của công trình xây dựng. Nhìn chung qua khảo sát, các tổ chức tư vấn đều cố gắng tổ chức đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành kết cấu đáp ứng được tối đa yêu cầu dịch vụ của mình. Với các công trình thông dụng, ngoại trừ một vài trường hợp riêng lẻ đã xảy ra sự cố v.v…, năng lực kết cấu của tư vấn Việt Nam nói chung đáp ứng được yêu cấu hiện tại. Những năm gần đây, đội ngũ kỹ sư kết cấu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đã có những bước trưởng thành vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực ứng dụng tin học và ứng dụng một số kết cấu mới.
Tuy nhiên, nếu xét đến những yêu cầu của tương lai và những công nghệ, kỹ thuật mới du nhập vào nước ta, năng lực của tư vấn kết cấu còn biểu lộ nhiều yếu kém. Những yếu kém này thể hiện ở một số điểm sau:
- Thiếu chủ động nắm vững thông tin và cập nhật có tính tiên liệu về những kỹ thuật mới, công nghệ mới, vật liệu tiên tiến v.v…Những yếu tố mới này được du nhập vào Việt Nam qua các nhân tố nước ngoài một thời gian rồi mới được tư vấn tìm hiểu, nắm bắt (ví dụ như dàn tinh thể (dàn không gian), cọc barret…).
- Qua khảo sát, phần lớn các tư vấn đều sử dụng những phần mềm tính toán kết cấu không có bản quyền như: SAP, STAAD, PKPM, ETAB… Ngoài ra tư vấn cũng sử dụng một vài phần mềm trong nước hoặc tự viết ra để cập nhật việc tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam. Như vậy xét về công cụ lao động, có thể thấy tư vấn Việt Nam chưa có khả năng tính toán thiết kế những công trình đặc biệt phức tạp, khẩu độ lớn trong đó bắt buộc phải kể đến những yếu tố như phi tuyến hình học, phi tuyến vật liệu, tính toán động phức tạp, tương tác kết cấu với môi trường dòng chảy, nền đất,vv..
- Do điều kiện vật chất kỹ thuật, thiết bị rất hạn chế, tư vấn thiết kế Việt Nam rất yếu về các kiến thức thiết kế dựa trên các thí nghiệm mô hình.
- Trừ một vài trường hợp, nhìn chung sự đống góp của kỹ sư kết cấu tại thời điểm hình thành các ý tưởng đầu tiên về kiến trúc trong các dự án rất hạn chế. Vì vậy tính hợp lý, hiệu quả của giải pháp kết cấu phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự cảm thụ của các kiến trúc sư tác giả công trình.
Đi sâu về các kỹ thuật đặc biệt, thể loại cụ thể của kết cấu có thể thấy:
- Tính toán gia cố nền móng: Nhìn chung các chuyên gia về nền móng công trình đều là các kỹ sư kết cấu kiêm nhiệm. Những chuyên gia về địa chất công trình chủ yếu chỉ thực hiện công tác khảo sát và rất ít quan tâm đến kết cấu, nền móng, Như vậy các phương pháp tính toán phần tử hữu hạn hiện đại có vận dụng đến mô hình hóa kết hợp nền, nước ngầm và móng chưa được sử dụng đến.
- Các công nghệ hiện đại trong kỹ thuật nền móng: Các công nghệ này thường liên quan đến thiết bị, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm tại hiện trường và thiết bị thi công chuyên dụng. Nhìn chung rất thiếu thông tin và những hiểu biết về công nghệ cần thiết và phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất thiết bị hoặc thi công. Thông tin theo nguồn này thường khó xác định được tính khách quan.
- Công trình ngầm: Tư vấn Việt Nam đã bắt đầu thiết kế các nhà cao tầng với 1 - 2 tầng hầm. Tuy nhiên, xét đến nhu cầu tới đây của các thành phố hiện đại với các hệ thống giao thông công cộng như tầu điện ngầm, các nút giao thông - dô thị ngầm 6 - 7 tầng thì có thể nói tư vấn Việt Nam chưa sẵn sàng để thực hiện những công việc này.
- Kết cấu thép, bê tông cốt thép: Hầu hết các thiết kế tại Việt Nam đều chủ yếu sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, do vậy khả năng và kinh nghiệm của kỹ sư kết cấu trong nước chỉ thể hiện ở thể loại công trình này. Gần đây ứng dụng bê tông dự ứng lực trong giải pháp sàn cho nhà nhiều tầng mới được phát triển. Riêng đối với kết cấu thép, kỹ năng và kinh nghiệm của tư vấn trong nước còn rất hạn chế chủ yếu là những kết cấu thép truyền thống như nhà khung thấp tầng, các kết cấu mái khẩu độ vừa. Kết cấu dạng dàn tinh thể cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi nhưng khẩu độ chỉ ở mức trung bình so với khả năng thực sự của loại kết cấu này và trên thực tế chỉ có một số ít chuyên gia và tổ chức tư vấn thực sự có năng lực thực hiện công việc này. Những kết cấu thép hiện đại, sử dụng dạng ống, hộp hàn trực tiếp vẫn là thể loại công trình xa lạ đối với tư vấn trong nước kể cả về khả năng thiết kế cũng như công nghệ chế tạo sản xuất.
- Công trình cao tầng: Chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của tư vấn trong nước từ những công trình hiện có cũng chỉ giới hạn ở chiều cao dưới 30 tầng nên kỹ năng, kiến thức và năng lực đảm nhận việc thiết kế cho những công trình cao hơn, ví dụ 40 - 80 tầng là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
- Các dạng kết cấu, công trình đặc biệt khác: một loạt các dạng kết cấu đặc biệt khác tư vấn chưa có kinh nghiệm và năng lực thể hiện. Những kết cấu này bao gồm: các dạng tháp cao (tháp truyền hình), các dạng mái nhẹ khẩu độ lớn dạng màng bằng vật liệu dệt, các kết cấu tự nâng bằng áp lực khí, các kết cấu khẩu độ lớn dùng cáp treo hoặc cáp võng, v.v… Công việc tính toán thiết kế của tất cả các dạng kết cấu này đều cần đến những kiến thức và kỹ năng của một số chuyên ngành đặc biệt như: tính toán phi tuyến, tính toán động học, khí động học kết cấu, lý thuyết về tính toán và điều khiển áp dụng cho công trình, v.v… Đây là những chuyên ngành hẹp tư vấn cần có sự hỗ trợ của các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm và phổ cập
2.4.3.4. Hệ thống kỹ thuật:
Hệ thống kỹ thuật công trình thường bao gồm hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, điều hoà nhiệt độ cục bộ, phòng chống cháy, thông tin liên lạc. Ngoài ra, trong vài năm gần đây phổ biến thêm các hệ thống như an ninh bảo vệ, điều hoà nhiệt độ trung tâm, trang âm, thang máy, mạng vi tính, hệ thống điều khiển toàn nhà… Dưới đây phân tích sâu về một số hệ thống.
a. Hệ thống điện:
Nhìn chung tư vấn trong nước đã đảm nhận hoàn toàn việc tư vấn thiết kế cung cấp điện, chống sét và chiếu sáng cho công trình kể cả ở mức độ tiên tiến, nhiều tổ chức tư vấn có thể đảm đương một cách độc lập. Việc cập nhật kiến thức về trang thiết bị mới nhìn chung được quan tâm thông qua trao đổi, giữ mối quan hệ thường xuyên với nhà cung cấp. Đặc biệt việc sử dụng các phần mềm tính toán chiếu sáng cho phép có được những phương án tốt, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư hiện nay.
Bên cạnh đó, việc thiết kế hệ thống chống sét cho các công trình có cấp bảo vệ chống sét cấp I như các nhà cao tầng (trên 20 tầng), cột phát thanh, truyền hình… đã có được bước tiến đáng kể khi áp dụng hệ thống chống sét tia tiên đạo nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà thiết kế với bên cung cấp thiết bị. Còn ít đơn vị tư vấn làm được tính toán chiếu sáng các không gian lớn như sân vận động, nhà thi đấu lớn… Ngoài ra, đối với các hệ thống điều khiển chiếu sáng với các thiết bị điện tử hiện đại chưa có dịp tiếp cận và thực hiện.
b. An ninh, bảo vệ:
Các thiết bị an ninh bảo vệ ngày một nhiều trên thị trường, yêu cầu lắp đặt ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt những công trình có yêu cầu bảo mật cao. Để tiếp cận với các công nghệ này, các tổ chức tư vấn đã có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp thiết bị để thiết kế, lắp đặt hệ thống camera quan sát, màn hình theo dõi… Công tác này phần nào đã và đang đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
c. Hệ thống thang máy:
Thang máy ngày càng không thể thiếu trong các công trình cao tầng, tại Việt Nam có hàng chục hãng thang máy từ thang máy kiểu đứng cho đến thang máy kiểu băng chuyền. Thiết kế lắp đặt các loại thang máy cũng đã có những bước tiến đáng kể nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà thiết kế, giúp cho hạn chế các sai sót phạm phải trước đây. Những lỗi như chừa lỗ ô thang quá nhỏ, cung cấp sai tải trọng… đã giảm đáng kể.
d. Hệ thống phòng chống cháy:
Thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiện nay gần như là độc quyền của cơ quan phòng chống cháy. Tổ chức tư vấn khác phải thuê các đơn vị này.
e. Hệ thống thông tin liên lạc, mạng vi tính:
Thông tin liên lạc nội bộ trong toà nhà và nối ra bên ngoài đang là nhu cầu ngày càng nhiều. Các tổ chức tư vấn thường không có chuyên gia trong lĩnh vực này mà kết hợp với các tổ chức thông tin, bưu chính viễn thông và các tổ chức tin học tiến hành thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc hay mạng vi tính cục bộ.
f. BMS, hệ thống điều khiển toàn nhà:
Hệ thống điều khiển toàn nhà BMS hay "ngôi nhà thông minh" tập hợp những mới nhất trong công nghệ tin học và điều khiển phục vụ cho cuộc sống, đối với nước ta còn tương đối xa lạ. Tuy nhiên đã có một số Chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mong muốn trang bị công nghệ này. Với trình độ hiện nay, nhiều tổ chức tư vấn chưa thể đảm nhận công việc này (một vài công trình thiết kế do các nhà cung cấp thiết bị thực hiện).
g. Quản lý vận hành các hệ thống kỹ thuật, (Facility management):
Ngày càng có nhiều những thiết bị hiện đại, công nghệ phức tạp đưa vào sử dụng trong công trình. Các Ban quản lý nhà có trách nhiệm vận hành, theo dõi, kiểm tra trạng thái hệ thống và phát hiện các trục trặc để sửa chữa, Để giảm nhẹ gánh nặng cho các chủ đầu tư, dịch vụ facility management do các nhà tư vấn thực hiện đến lúc nào đó sẽ hình thành và trở thành một loại hình chính thức trong danh mục các dịch vụ tư vấn.
h. Điều hoà nhiệt độ trung tâm:
Ngày càng trở nên phổ cập trong các công trình xây dựng, khi thiết kế phải tính đến việc bố trí, và dự phòng công suất điện cho việc lắp máy điều hòa sau này. Nếu công việc thiết kế lắp đặt máy điều hoà cục bộ là giản đơn thì thiết kế hệ thống điều hoà trung tâm phức tạp hơn rất nhiều. Qua điều tra cho thấy khoảng 2% tổ chức tư vấn tổng hợp có chuyên gia điện lạnh, còn đại đa số phải thuê chuyên gia của nhà cung cấp (hãng Carrier, REE, Trance…) hay một vài trung tâm thiết kế điện lạnh (ví dụ như Trung tâm của Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng…) Sự phối hợp này là yêu cầu khách quan và thực tế cho thấy lực lượng tư vấn trong nước có thể đảm nhận được tư vấn thiết kế hệ thống điều hoà nhiệt độ với công suất hàng ngàn tấn lạnh.
Có một thực tế là trong các công trình công nghiệp, việc cung cấp nhiệt là thiết yếu đối với một số dây chuyền công nghệ, như ngành dệt, sợi… Nhưng ở một số tổ chức tư vấn chuyên ngành, các chuyên gia cấp nhiệt cũng mai một dần do không đủ việc làm. Và khi có công việc cần đến, ngay cả trong quá trình lập hồ sơ dự thầu cũng gặp không ít khó khăn về nhân sự.
k. Trang âm hiện đại
Thiết kế âm thanh bao gồm âm thanh kiến trúc, điện thanh và camera quan sát. Trong âm thanh kiến trúc bao gồm cách âm cho công trình và trang âm cho công trình. Tư vấn Việt Nam đã đảm nhận được hầu hết các khâu từ thuyết minh, tính toán, các giải pháp thiết kế, bản vẽ… cho các loại công trình nêu trên. Ngoài ra còn tham gia phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia nghiên cứu khoa học, thẩm định thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công… về các lĩnh vực này.
Về điện thanh, bao gồm điện thanh thông báo điều hành, điện thanh cho biểu diễn, mít tinh, điện thanh cho hội thảo, hội nghị, điện thanh cho học ngoại ngữ và điện thanh cho các studio thu nhạc, thu lời… Trong lĩnh vực này, các tư vấn Việt Nam cũng đã thực hiện được phần lớn, trừ những công trình đặc biệt phải có sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài. Hiện nay công nghệ âm thanh phát triển rất nhanh và hiện đại nên việc tiếp cận với các công nghệ này tư vấn của chúng ta nhiều khi còn lúng túng.
Camera quan sát hiện tại đang giúp công tác quản lý tài sản, nhân sự, quản lý sản xuất có hiệu quả. Việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống này đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên đối với nước ta vẫn còn bị hạn chế và chưa được đẩy mạnh trừ một số công trình do nước ngoài đầu tư.
2.4.3.5. Công trình vệ sinh môi trường:
a. Cấp nước:
Hiện nay tư vấn trong nước có thể đảm nhận thiết kế nhà máy nước công suất đến 600.000m3. Về thiết kế có hai công ty thiết kế chuyên ngành cấp thoát nước thuộc Bộ Xây dựng. Ngoài ra, một số công ty tư vấn khác cũng có các bộ phận thiết kế cấp thoát nước. Nhìn chung chất lượng tư vấn trong cấp nước đô thị ở nước ta ở mức trung bình so với khu vực. Một số nhóm tư vấn làm việc cho các dự án được chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Nhưng chất lượng dịch vụ tư vấn cho các dự án cấp nước nhỏ chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều nhà đầu tư chưa quan tâm đến công tác tuyển chọn tư vấn. Thực tế, nhiều dự án cấp nước cho các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn áp dụng công nghệ không thích hợp giá thành cao. Sau khi thi công, công trình vận hành kém hiệu quả. Có công trình sau một thời gian ngắn phải ngừng hoạt động. Chúng ta còn nhiều hạn chế trong thiết kế tự động hóa các khâu vận hành, kiểm tra chất lượng, quy hoạch tổng thể mặt bằng, kiến trúc công trình, trong nhà máy xử lý.
Công nghệ thích hợp được áp dụng phổ biến ở nhiều địa phương và có tính linh hoạt cao. Đặc điểm loại công nghệ là gắn liền với thực trạng các công trình có sẵn nhằm cải tạo nâng cấp để đáp ứng ngay yêu cầu cấp bách, tận dụng trang thiết bị vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư.
b. Thoát nước:
Hai đơn vị tư vấn chuyên ngành về cấp thoát nước năng lực ở trình độ cao và với nhiều cán bộ kỹ sư Chủ nhiệm đồ án. Do đại đa số các dự án nước lớn đều do các tổ chức tài chính nước ngoài tài trợ, nên tư vấn trong nước chỉ tham gia với tư cách thầu phụ, mặc dầu có nhiều việc ta có thể độc lập được hoàn toàn. Công trình thoát nước thông thường tập trung ở 2 dạng chính: trạm (nhà máy) xử lý nước thải và hệ thống cống, kênh thoát nước. Các loại hình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp đang được áp dụng cho Việt Nam: nhà máy xử lý nước thải hiện đại, nhà máy xử lý sơ bộ; hệ thống mương ôxy hóa; các đầm sục khí; hồ điều hòa; các hệ thống xử lý bằng đất thấm, phân huỷ cạn bùn bằng ao chứa; xử lý cục bộ nước thải trong các bể tự hoại cải tiến.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong những năm qua đã được chú trọng nhưng về thoát nước có nhiều vấn đề bức xúc nghiêm trọng, chưa có nhiều dự án đầu tư, đang nảy sinh sự mất cân đối với cấp nước. Gần đây, đã có dự án thoát nước cho thủ đô Hà Nội với kinh phí hơn 1 tỷ USD: dự án thoát nước thải xung quanh khu vực Hồ Tây, dự án cải tạo nâng cấp kênh Nhiêu lộc- Thị nghè dài 11 km, dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới cấp nước cho Hà Nội, Hải Phòng, Quảng ninh, Đà nẵng và 2 dự án vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á cấp nước cho 13 thành phố khác, dự án thoát nước do các chính phủ tài trợ tại Vinh, Việt Trì, Huế…
c. Xử lý chất thải rắn:
Thiết kế hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn được một số ít tổ chức tư vấn thực hiện. Kinh nghiệm thiết kế và xử lý chất thải rắn chỉ mới được đúc rút qua hình thức chôn lấp và xử lý sinh hóa đối với một số trường hợp đặc biệt.
2.4.3.6. Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn:
Khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn ở Việt Nam đã được tiến thành trên 40 năm nay nên công tác khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn là rất quen thuộc… Tư vấn Việt Nam đều có thể đảm nhận được kể cả việc khoan thăm dò ở các độ sâu lớn cũng như đo đạc các khu vực phức tạp.
Vấn đề còn hạn chế hiện nay là thiếu các thiết bị hiện trường có công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ tiếp cận với công nghệ và thiết bị mới còn yếu, đồng thời quy chuẩn cho các phòng thí nghiệm chưa đủ và chưa nhất quán. Một số đơn vị người làm công tác khảo sát không đúng chuyên môn, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu cần thiết, kết quả khảo sát không có đơn vị thẩm tra nên ảnh hưởng đến kết quả tính toán tiếp theo. Kho dữ liệu về khảo sát địa chất còn thiếu, việc lưu giữ, cập nhật, khai thác các dữ liệu này còn hạn chế.
Mặt khác qua các công trình do nước ngoài đầu tư và được các chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, tư vấn Việt Nam đã trưởng thành nhiều nhưng việc độc lập đảm nhận các công trình có tầm cỡ khu vực đang cần phải có thời gian.
Tóm lại, tư vấn Việt Nam cũng đã bộc lộ ra những yếu kém của mình là:
a. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án:
Cơ sở dữ liệu về thông tin công nghệ, vật liệu mới thiếu tính cập nhật, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến thiết bị và công nghệ đặc biệt.
Thiếu tổng hợp, bao quát và đồng bộ tính phản biện nhất là phân tích khi lập dự án đầu tư.
Yếu kém trong các khâu về hợp đồng, đơn giá, định mức lao động, tính toán tài chính dự án, đánh giá tác động môi trường..
b. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công:
Thiếu tính đồng nhất về hình thức và nội dung. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chưa đầy đủ và không rõ ràng.
Việc phân tích, so sánh kinh tế, kỹ thuật còn mang nặng tính hình thức, đặc biệt là thiếu các chuẩn mực khi so sánh.
Giám sát thi công chưa bao quát được các vấn đề
2.4.4. Trình độ, kinh nghiệm của nhà tư vấn:
Trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố hết sức quan trọng để đánh giá năng lực nhà tư vấn. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào chính những yếu tố này.
Từ góc độ bằng cấp, hiện nay trình độ chuyên môn của tư vấn xây dựng Việt Nam là tương đối cao. Tỷ lệ trung bình nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học là 72%, trình độ trung cấp 26%. Tuy nhiên, đa phần tập trung làm việc tại các thành phố lớn. So sánh giữa tư vấn trung ương là 78%, trong khi đó tư vấn địa phương chỉ là 52%.
Tỷ lệ cán bộ trình độ
Toàn quốc
Tại Hà Nội, Tp.HCM
Các địa phương
Trung cấp
26
19
48
Đại học
72
78
52
Trên đại học
2
2
Đánh giá kinh nghiệm (thông qua tỷ lệ kỹ sư cao cấp và tuổi), với độ tuổi trung bình 38, đang ở độ tuổi "sung sức", phát triển và tích luỹ kinh nghiệm… Tỷ lệ kiến trúc sư và kỹ sư cao cấp hiện nay chỉ chiếm 2,5%, kỹ sư chính chiếm 19,5%. Các kiến trúc sư, kỹ sư ở độ 22 - 40 tuổi chiếm 51% tổng lực tư vấn. Cán bộ tư vấn ở độ tuổi 51 - 60 chiếm 16% và nhiều cán bộ tư vấn ở độ tuổi này là những người có năng lực và nhiều kinh nghiệm.
Kỹ sư cao cấp (%)
Kỹ sư chính (%)
Kỹ sư (%)
2.5
19.5
78
Kinh nghiệm chuyên môn của TVXDVN
KTS Chủ nhiệm đồ án loại 1
KTS Chủ nhiệm đồ án loại 2
2.5 (%)
19.5 (%)
Bên cạnh năng lực chuyên môn, người kỹ sư tư vấn phải có những kỹ năng và hiểu biết khác. Đó là: khả năng trí tuệ; khả năng hiểu biết và cộng tác với mọi người; khả năng giao tiếp, thuyết phục và thúc đẩy; trưởng thành về trí tuệ và tình cảm; có niềm say mê sáng kiến cá nhân; có đạo đức và trung thực; có thể lực; có khả năng chịu áp lực, có trí thức về pháp luật nói chung và pháp luật xây dựng nói riêng…
Đa số các tổ chức tư vấn hiện nay vẫn bộc lộ những điểm yếu sau đây:
Chưa có sự trao đổi và bàn bạc kỹ với khách hàng về yêu cầu sử dụng.
Chưa có cơ sở dữ liệu về tiến độ thực hiện từng loại công việc, do vậy việc lập tiến độ thường dựa trên kinh nghiệm.
Chưa có sự quản lý ngân sách và chi phí
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ môn trong quá trình lập báo đầu tư, dự án đầu tư và thiết kế.
Kỹ năng viết báo cáo và trình bày còn hạn chế.
2.4.5. Nắm bắt thông lệ quốc tế:
Tư vấn xây dựng nước ta đã tham gia và cộng tác với nhiều tổ chức tư vấn xây dựng của các nước trên thế giới thực hiện các công trình trọng điểm, phức tạp, hiện đại và các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qua quá trình làm việc, các cán bộ Việt Nam đã thực sự trưởng thành về một số mặt nhưng cũng thể hiện nhiều hạn chế như: cách trình bày hồ sơ của một dự án, thủ tục cần thiết để thực hiện một dự án … theo thông lệ quốc tế, cách thiết lập suất đầu tư, kinh tế đầu tư, khả năng thu hồi vốn, các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật đối với các lĩnh vực mới, hiện đại, phức tạp. Nguyên nhân là do cán bộ của ta chưa được đào tạo và tiếp xúc với các loại hình công việc đó, phần khác là do các tổ chức tư vấn xây dựng chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu, thông tin cần thiết.
2.4.6. Trình độ ngoại ngữ:
Theo kết quả điều tra, các hãng nước ngoài khi làm việc với các nhà chuyên môn về kỹ thuật quản lý của tư vấn Việt Nam là những người không có khả năng sử dụng ngoại ngữ, còn những nhân viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ thì thường không có quyền đưa ra quyết định hoặc hạn chế về kỹ thuật. Khâu phiên dịch các cuộc trao đổi về kỹ thuật có lúc bị hiểu lệch lạc và quá trình đưa ra quyết định cũng bị chậm lại.
Trình độ tiếng Anh so với các nước trong khu vực đang ở mức trung bình yếu. Hiện nay mới chỉ có 11% cán bộ tư vấn có thể sử dụng thông thạo tiếng Anh, 1% tiếng Pháp, 7% tiếng Nga và 1% ngoại ngữ khác (tiếng Bungaria, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc). Theo từng độ tuổi, tỷ lệ này rất khác nhau:
Độ tuổi
Anh (%)
Pháp (%)
Nga (%)
Khác (%)
Chung
11
1
7
1
22 – 30
21
0
5
2
31 -40
11
1
7
0
41 – 50
6
0
3
2
51 -> 60
5
2
15
1
2.4.7. Nhận xét và đánh giá:
Qua những trình bày ở trên, xét về mặt năng lực tư vấn xây dựng có thể nhận định như sau:
- Tư vấn xây dựng Việt Nam đã phát triển và bao quát toàn bộ loại hình công việc trong các giai đoạn của dự án. Công tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ vẫn bị coi là thứ yếu và chưa được quan tâm thích đáng.
- Với độ tuổi trung bình là 38 và tỷ lệ kỹ sư cao cấp mới có 2,5%, các cán bộ tư vấn rất cần được học tập và tích luỹ thêm kinh nghiệm chuyên môn. Bên cạnh đó, trình độ và kỹ năng khác như vi tính, ngoại ngữ, quản lý dự án,… vẫn đang ở mức trung bình, cần được nâng cao hơn nữa.
- Các tổ chức tư vấn đã có những hình thức để tạo ra một hệ hệ thống quản lý chất lượng, giữ được bộ giỏi có năng lực. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu "chất xám" vẫn diễn ra, đặc biệt là các công ty tư vấn thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước.
- Khó khăn lớn nhất đối với cán bộ tư vấn Việt Nam là thu thập tài liệu, cập nhật thông tin, kiến thức chuyên môn của nước ngoài, kỹ năng; tích luỹ kinh nghiệm hoạt động trong các dự án lớn quốc tế, trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu và làm việc trực tiếp với nước ngoài, có đủ nguồn lực tài chính, giữ được người có năng lực và đầu tư dài hạn cho chiến lược hoạt động, chiến lược tiếp thị, có khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường, có hợp đồng thường xuyên, bảo đảm doanh thu đều đặn và mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với tư vấn nước ngoài.
2.5. Đánh giá năng lực quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam:
Đánh giá năng lực quản lý doanh nghiệp bao gồm: Điều hành sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý.
2.5.1. Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh:
2.5.1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh:
Vấn đề đầu tiên trong điều hành kế hoạch là phải xác định chiến lược phát triển trong đó phải ấn định các mục tiêu, các nhiệm vụ và các biện pháp để thực hiện từng giai đoạn và tuỳ theo thực lực của mình. Xem xét khả năng xây dựng chiến lược tư vấn xây dựng Việt Nam và những kế hoạch lập ra:
Loại hình sở hữu của các tổ chức tư vấn
Theo Luật DN Nhà nước
Theo Luật DN
Hành chính sự nghiệp có thu
Mức độ xây dựng chiến lược & KH kinh doanh
67% có chiến lược KD và KH hàng năm
Chỉ có KH kinh doanh
Không xây dựng
Tư vấn hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước:
Số liệu trong 5 năm (từ 2002 - 2007) các tổ chức tư vấn xây dựng đều đã xây dựng chiến lược kinh doanh từng giai đoạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm dựa trên cơ sở chủ trương chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp tư vấn quốc doanh bước đầu đã chủ động trong xác định mục tiêu, định hướng phát triển ổn định lâu dài, mở rộng nâng cao vị trí của mình trên thị trường. Theo các kết quả điều tra: 67% DNTV hoạt động theo Luật DN Nhà nước xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên các chủ trương định hướng phát triển của Nhà nước, Bộ Ngành hoặc Tổng Công ty; 9% DNTV dựa trên nghiên cứu thị trường để phân chia các giai đoạn…
Tuy nhiên, v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van Trang.doc