Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn Quà Tặng Quà: LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam.
Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường, tuân thủ theo các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp phải biết thích nghi với thị trường, cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Trong những cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào biết thích nghi với thị trường, tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khả năng của mình sẽ giành thắng lợi. Ngược lại, những doanh nghiệp yếu thế, không thích nghi được sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Công ty TNHH Quà Tặng Quà là một doan...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn Quà Tặng Quà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới đầy những cơ hội phát triển cũng như là những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam.
Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường, tuân thủ theo các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp phải biết thích nghi với thị trường, cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển. Trong những cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào biết thích nghi với thị trường, tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khả năng của mình sẽ giành thắng lợi. Ngược lại, những doanh nghiệp yếu thế, không thích nghi được sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Công ty TNHH Quà Tặng Quà là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm quà tặng dành cho các chương trình khuyến mãi và hội nghị. Qua gần 5 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tìm được cho mình một vị trí khá ổn định trên thị trường quà tặng. Tuy nhiên hiện nay công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía trên thị trường với sự tham gia của các công ty quà tặng khác như Toàn Cầu, Trí Việt, Triều Tâm, Haka… làm cho hoạt động kinh doanh quà tặng tại công ty gặp rất nhiều khó khăn. Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường quà tặng, công ty cần phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Có nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty mới có thể chiến thắng được các đối thủ khác và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian làm việc tại công ty TNHH Quà Tặng Quà, em đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty TNHH Quà Tặng Quà”.
Vì thời gian và khả năng có hạn, đề tài khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và bạn bè để cho nội dung luận văn được hoàn thiện hơn.
Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh quà tặng để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty với một số đối thủ. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động kinh doanh quà tặng tại công ty TNHH Quà Tặng Quà từ năm 2008 đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu: thị trường TPHCM
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
Kết cấu đề tài:
Nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh của công ty TNHH Quà Tặng Quà
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Quà Tặng QuàCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường.
Canh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội.
Theo K. Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.
Còn theo từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) thì cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ có lợi nhất.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị trường là khách hàng và các điều kiện thuân lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Cạnh tranh là một điều tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh
1.1.2.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường.
Theo tiêu thức này, người ta chia cạnh tranh thành ba loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là một sự mặc cả theo luật ' mua rẻ -bán đắt '. Cả hai bên đều muốn được tối đa hoá lợi ích của mình .
Cạnh tranh giữa người mua và người mua: xảy ra khi mà trên thị trường mức cung nhỏ hơn cầu của một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm , người mua sẵn sàng mua hàng với một mức giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là một cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiên nay. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ lẫn nhau để giành cho mình những ưu thế về thị trường và khách hàng nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển.
Cuộc ganh đua này diễn ra ở các góc độ:
- Giá cả
- Chất lượng
- Hình thức , nghệ thuật tổ chức bán hàng.
- Thời gian.
- ....
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là kẻ mạnh (cả về khả năng vật chất và trình độ chuyên môn )sẽ là người chiến thắng còn những doanh nghiệp nào không có đủ tiềm lực sẽ bị thua cuộc và bị đào thải khỏi thị trường.
1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất thị trường
Theo tiêu thức này, cạnh tranh được chia làm hai loại :
Cạnh tranh hoàn hảo (hay còn được gọi là cạnh tranh tự do)
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán và không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về quy cách, phẩm chất, mẫu mã. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu.
Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có một số người bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại sản phẩm, uy tín người cung ứng…nhưng mục tiêu cuối cùng là đạt được mục tiêu đề ra thường là lợi nhuận. Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyền.
Trong cạnh tranh độc quyền ta có thể phân chia làm 2 loại:
Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó. Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
1.1.2.3. Căn cứ vào giá trị đạo đức và tính pháp lý.
Theo tiêu thức này, người ta cũng chia cạnh tranh thành 2 loại đó là:
Cạnh tranh lành mạnh: là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”.
Cạnh tranh không lành mạnh: là sẵn sàng bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế cho dù trái với đạo đức và pháp luật nhằm triệt hạ đối thủ và giành phần lợi về phía mình.
Một trong những thủ đoạn cạnh tranh ít tốn kém mà gây thiệt hại lớn cho các đối thủ là tung tin thất thiệt, thường gọi là tin đồn. Tin đồn có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp đối thủ, tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như phương thức kinh doanh, tổ chức nhân sự, chất lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi cả những khuyết tật đời tư cá nhân của các nhân vật chủ chốt trong đơn vị, doanh nghiệp đó.
Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có Luật Cạnh tranh, trong đó đưa ra nhiều hành vi bị cấm như: mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc trong kinh doanh, dèm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo sai với thực chất, phân biệt đối xử trong hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính. Như vậy, thủ đoạn tung tin thất thiệt để cạnh tranh được xếp vào điều cấm: gièm pha doanh nghiệp. Đây là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn, các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý để xử lý những thủ đoạn cạnh tranh bằng tin đồn "đen".
Tuy nhiên, việc phát hiện nguồn gốc phát xuất của tin đồn không phải là việc đơn giản, đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức, tiền bạc mới điều tra được. Mà nếu có điều tra ra được thì chế tài xử lý cũng còn nhiều bất cập, thậm chí còn rất nhẹ so với những thiệt hại vô hình cũng như hữu hình mà thương hiệu của doanh nghiệp đó gánh chịu.
Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, hiệp hội ngành nghề trong việc phòng chống tin đồn thất thiệt, giải pháp tốt nhất là các nhà sản xuất, kinh doanh phải tự bảo vệ mình, bằng nghiệp vụ quản trị thông tin, bằng chất lượng sản phẩm và chữ tín của doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế kế hạch hoá khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường thì cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:
1.1.3.1 Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ :
Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.
Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dich vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Canh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dich vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn.
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế - xã hội.
Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội cạnh tranh có vai trò rất lớn
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.
Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi, chân chính.
Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lí giữa các loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn có cả những khuyêt tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Các công cụ cạnh tranh
Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường và ngày càng được mở rộng thì cần phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Cái đó chính là khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỉ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Một số công cụ cạnh tranh thường thấy ở các doanh nghiệp đó là:
Cạnh tranh qua giá cả.
Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Người bán và người mua thoả thuận mặc cả với nhau để đi tới mức giá cuối cùng đảm bảo hai bên đều có lợi. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, ''khách hàng là thượng đế '' họ có quyền lựa chọn những gì mà họ mà họ cho là tốt nhất, và cùng một loại sản phẩm với chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá bán thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
Cạnh tranh qua chất lượng dịchvụ.
Nếu như trước kia, giá cả được coi là yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó đã phải nhường chỗ cho chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và sản phẩm nhất là khi đời sống ngày càng được nâng cao. Trên thực tế, cạnh tranh bằng giá là ''biện pháp nghèo nàn'' nhất vì nó làm giảm lợi nhuận thu được, mà ngược lại, cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ nào tốt đáp ứng được yêu cầu thì người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua với một mức giá có cao hơn một chút cũng không sao, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học kỹ thuật đang trong giai đoạn phát triển mạnh, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhiều so với trước thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải đua lên hàng đầu.
Chất lượng chất lượng sản phẩm và dịch vụ là một vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân khi mà họ đang phải đương đầu với các đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Một khi chất lượng chất lượng sản phẩm và dịch vụ không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng, mất thị trường, nhanh chóng đi tới chỗ suy yếu và bị phá sản.
Cạnh tranh thông qua tổ chức dich vụ tiêu thụ sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình nhập và xuất hàng, đây cũng là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.
Việc đầu tiên của quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản phẩm, với các mục tiêu của doanh nghiệp. Lựa chọn các kênh phân phối nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng, để bù đắp chi phí sản xuất dịch vụ, thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp có được.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ làm tăng sản lượng bán hàng từ đó sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh, kích thích sản xuất phát triển. Công tác tổ chức tiêu thụ tốt cũng là một trong những yếu tố làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cạnh tranh bằng các hoạt động chiêu thị
Ngày nay, các hoạt động chiêu thị rất được chú ý trong các doanh nghiệp. Hoạt động chiêu thị là tổng hợp các chương trình quảng cáo, khuyến mãi … xác định cả về chi phí, cách thức thực hiện, phương tiện thực hiện, nhân sự, thời gian, đối tượng doanh nghiệp hướng tới… Hoạt động chiêu thị nhằm khích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, làm cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm…
Cạnh tranh qua phương thức thanh toán
Là một yếu tố được sử dụng khá phổ biến hiện nay để tạo ra khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được áp dụng hiện nay như thanh toán chậm, trả góp, mở L/C …Phương thức thanh toán hợp lý giúp cho hoạt động mua bán diễn ra thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, có lợi cho cả người bán và người mua.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhóm nhân tố kinh tế.
Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng lên do vậy nhu cầu hay sức mua của nhân dân cũng sẽ tăng lên. Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn như vậy tốc độ đàu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơ hôị này thì chắc chắn sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng tăng lên.
Nhân tố chính trị và pháp luật.
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác chúng cũng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp. Ta có thể lấy ví dụ như các chính sách về xuất nhập khẩu về thuế, các khoản nộp ngân sách, quảng cáo, giá là những yếu tố tác động trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành
Tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó. Khi tốc độ phát triển của ngành chậm thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường đó sẽ cao và gay gắt hơn do chỉ cần một biến động như sự mở rộng thị trường của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng tới phần thị trường của các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt do vậy mỗi doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách bảo vệ phần thị trưởng của mình.
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành
Thêm vào đó số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn cũng là một nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khi xem xét nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải đánh giá nghiên cứu kỹ lưỡng từng đối thủ của mình : Quy mô khả năng tài chính, trình độ công nghệ, đặc điểm sản phẩm ... để từ đó định ra mức độ cạnh tranh trên thị trường và đánh giá khả năng cạnh tranh của đối thủ cũng như của doanh nghiệp mình. Từ những đánh giá đó để có thể có các chính sách thích hợp với từng giai đoạn từng thị trường.
Nguồn nhân lực
Đây chính là những người tạo ra dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động kinh doanh : Kinh doanh cái gì, sản phẩm nào tốt cho ai, khối lượng bao nhiêu. Mỗi một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là những người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ tới mức bao nhiêu bằng những cách nào...
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ khang trang cùng với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm phù hợp với quy mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất tốt thì chất lượng dịch vụ được đảm bảo. Chất lượng dịch vụ hợp lý giúp cho doanh nghiệp tận dụng được công xuất tối đa qua đó hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớn. Ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà cơ sở vật chất kém, chất lượng dịch vụ không phù hợp vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ tăng chi phí kinh doanh.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng king doanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay phân phối, quảng cáo... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dịch vụ hoàn hảo, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, giá bán sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh.
Khả năng tổ chức quản lý
Điều này được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, tác phong làm việc của các thành viên, mối quan hệ của các bộ phận… Một bộ máy được vận hành một cách nhịp nhàng, thông suốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và ngược lại. Để có được sự tổ chức quản lý tốt doanh nghiệp cần phải tạo ra được quy chế làm việc. Các quy định về trách nhiệm và quyền lợi cho các cá nhân, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp. Khả năng tổ chức quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý,tổ chức của những người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp. Do đó, đội ngũ quản trị viên phải được đào tạo một cách có hệ thống, phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Các biện pháp dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành để nâng cao khả năng cạnh tranh như cải tiến dịch vụ giúp tiết kiệm chi phí… Một dịch vụ hoàn hảo sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao hơn nhờ chất lượng dịch vụ được bảo đảm và uy tin.
Vậy nâng cao khả năng cạnh tranh là việc tăng cường các hoạt động từ dich vụ, kinh tế, khả năng ra quyết định… nhằm giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng làm tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Trước những cơ hội và thách thức như vậy mỗi doanh nghiệp phải tìm các vượt qua nếu không nguy cơ phá sản là rất lớn. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh, chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh bằng tất cả khả năng của mình mới có thể giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH QUÀ TẶNG QUÀ
Giới thiệu về công ty TNHH Quà tặng Quà
Lịch sử hình thành và phát triển
Quà khuyến mãi, hoặc quà quảng cáo là hàng hoá (thường có in khắc logo) được dùng trong tiếp thị và các chương trình truyền thông. Chúng được tặng nhằm mục đích quảng bá công ty, hình ảnh thương hiệu, thương hiệu, hoặc sự kiện. Các sản phẩm này được in khắc tên của công ty, logo hoặc slogan và được tặng tại các hội chợ thương mại, hội thảo và là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị.
Sản phẩm khuyến mãi được biết đến đầu tiên ở Hoa Kỳ là nút kỷ niệm có từ bầu cử của George Washington vào năm 1789. Vào nửa đầu thế kỷ 19 đã xuất hiện một số lịch quảng cáo, thước kẻ và lưu niệm bằng gỗ nhưng chưa có nền công nghiệp sản xuất và phân phối hàng khuyến mãi cho đến nửa sau của thế kỷ 19.
Jasper Meeks - một chủ nhà in ở Coshocton, Ohio, được xem là một trong những người đầu tiên sáng tạo nên nền công nghiệp sản xuất hàng khuyến mãi khi anh ấy thuyết phục một cửa hàng giày đồng ý mua cặp sách có in khắc tên của chính cửa hàng và tặng cho các trường học ở địa phương.
Ngành công nghiệp sản xuất quà tặng khuyến mãi chính thức phát triển khi việc marketing cho các công ty trở nên tinh vi hơn vào những năm cuối của thập niên 1950. Trước đó các công ty này cũng có cung cấp quà tặng thỉnh thoảng nhưng ngành công nghiệp hàng khuyến mãi lúc bấy giờ chưa được công nhận. Sự bùng nổ thực sự trong tăng trưởng của nền công nghiệp sản xuất hàng khuyến mãi diễn ra vào những năm 1970. Vào lúc này rất nhiều công ty nhận ra rằng lợi ích đạt được từ việc tặng quà có logo riêng của công ty họ sẽ giúp thúc đẩy hình ảnh công ty, thương hiệu và sản phẩm của họ.
Hiện nay giới kinh doanh hầu như đã nhận thức rõ rằng trong bất cứ thời điểm nào, quảng bá thương hiệu luôn là chiến lược kinh doanh hết sức quan trọng. Và giờ đây, quà tặng đã trở thành một thông điệp vô giá, một giải pháp marketing hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Nắm bắt được nhu cầu đó, tại Việt Nam nói riêng và trên khắp thế giới nói chung, hàng loạt các công ty quà tặng đã đua nhau ra đời để phục vụ cho các “thượng đế của mình”.
Hòa trong xu thế chung của nền kinh tế, ngày 09/01/2006 công ty TNHH Quà Tặng Quà đã chính thức ra đời, tiền thân là cơ sở sản xuất quà tặng Đại Long.
Tên gọi đầy đủ: công ty TNHH Quà Tặng Quà.
Tên đăng ký thương hiệu: Dajie Gifts
Trụ sở chính: 48/274 Quang Trung, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Điện thoại: (08) 62 758 759
Xưởng: 246A Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12.
Website: quatangqua.net
Với kinh nghiệm tích lũy gần 5 năm hoạt động, Quà Tặng Quà luôn tự hào là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ quà tặng tại Việt nam. Chúng tôi luôn tâm niệm đặt uy tín thương hiệu và nhu cầu khách hàng lên hàng đầu và làm trọng tâm cho mọi định hướng kinh doanh của mình.
Năm 2006: Từ cơ sở sản xuất quà tặng truyền thống với những sản phẩm đơn giản từ thủy tinh và nhựa, công ty TNHH Quà Tặng Quà đã chính thức ra đời.
Năm 2008: Quà Tặng Quà trở thành doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế tạo thương mại Logo, Quà tặng cao cấp, Cúp, Biểu trưng, Kỷ niệm chương,… Cùng với lợi thế là nhà sản xuất trực tiếp, chúng tôi không ngừng tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước để tạo nên những sản phẩm quà tặng độc đáo nhất đến Quý khách hàng. Không những phát triển các sản phẩm Quà tặng hội nghị cao cấp, Quà Tặng Quà còn đa dạng các sản phẩm Quà tặng khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu quà tặng ngày càng cao của thị trường. Với những nỗ lực và phát triển không ngừng của mình, Quà Tặng Quà đã có được những khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ suốt chặng đường phát triển như: Hiệp hội thủy sản Việt Nam, tập đoàn Ford, Viettel, Mobifone, Intervet animal health, Nokia, Holcim, Toshiba, Vietnam Airline….Năm 2010: Quà Tặng Quà đã mở rộng thương mại dịch vụ Quà tặng Khuyến mãi nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu tối đa và đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, công ty đã nhập khẩu trực tiếp tất cả những mặt hàng Quà tặng đa đạng nhiều mẫu mã từ những tập đoàn nổi tiếng: MasterWin (HongKong), Gifts and Gifts (Indonesia), PewterArt (Malaysia) và rất nhiều nhà cung cấp từ Trung Quốc… Đối với sản phẩm Quà tặng Khuyến mãi, Quà Tặng Quà đã dành được sự tin tưởng của các khách hàng là các thương hiệu lớn: KFC, Bayer Health Care, Euvi Pharm, DKSH, HD Bank, ACE Life….
Tầm nhìn chiến lược:
Quà tặng Quà đang hướng đến trở thành 1 trong những công ty Quà Tặng hàng đầu Việt Nam.
Chúng tôi hiểu rằng sự hài lòng của quý khách chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của mình. Chính vì thế, Quà Tặng Quà luôn phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, mang đến cho khách hàng những giá trị sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, với giá thành hợp lý nhất.
Tôn chỉ hoạt động
- Phục vụ khách hàng với những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, dịch vụ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
- Hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững của công ty
- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài
Cơ cấu tổ chức
Với tiêu chí xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng giữa trách nhiệm và nghĩa vụ được giao, góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và có hệ thống, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả kinh doanh của công ty nên Quà Tặng Quà đã xây dựng cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH Quà Tặng Quà
BAN GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KINH DOANH
BỘ PHẬN CUNG ỨNG
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH
(Nguồn: Các văn bản, quyết định nhân sự tại Qùa Tặng Quà)
Nhân sự tại Quà Tặng Quà được tổ chức như sau:
Ban Giám Đốc: 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc
Bộ phận hành chính: 3 người (gồm 1 bảo vệ, 1 tạp vụ và 1 tiếp tân)
Bộ phận kế toán: 3 người (gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên)
Bộ phận Kinh doanh : 9 người (gồm 1 trưởng phòng và 8 nhân viên kinh doanh)
Bộ phận cung ứng: 18 người ( gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên thiết kế, 1 nhân viên phụ trách hàng trong nước, 2 nhân viên phụ trách về hàng nhập, 2 nhân viên giao hàng và 10 công nhân sản xuất)
Chức năng của các phòng ban:
Ban Giám đốc có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đưa ra chiến lược mục tiêu cho công ty.
Bộ phận Kinh doanh:
+ Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
+ Thiết lập, giao dich trực tiếp với khách hàng, duy trì và phát triển hệ thống khách hàng.
+ Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Cung ứng,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao phó.
Bộ phận Cung Ứng
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hoặc kinh doanh của công ty mà bộ phận cung ứng lên chỉ tiêu và danh mục hàng hóa, vật tư cần mua cho công ty, đồng thời thực hiện việc sản xuất và giao hàng để hoạt động kinh doanh được liên tục và bình ổn.
+ Tham mưu cho ban giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng, sản xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ của công ty và đem lại tiện ích cho khách hàng.
+ Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất như về: mặt hàng - chất lượng - sự uy tín - tiến độ - giá cả,...
+ Chủ động thường xuyên cập nhật giá cả và các sản phẩm quà tặng mới trên thị trường để tạo điều kiện tốt nhất cho bộ phận kinh doanh bán hàng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao phó.
Bộ phận Kế toán:
+ Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
+ Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng
Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Quà Tặng Quà
Theo giấy phép kinh doanh số 4102044757 do sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 09/11/2006 thì công ty Quà Tặng Quà được phép sản xuất , kinh doanh các mặt hàng quà tặng và tất cả các dịch vụ liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi và hội nghị.
Các sản phẩm quà tặng chủ yếu của Quà Tặng Quà được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: các sản phẩm quà tặng chủ yếu của Quà Tặng Quà.
Sản phẩm
Khung giá
Thời gian
Số lượng tối thiểu
Bằng chứng nhận (Chủ yếu bằng gỗ, đồng ngoài ra còn có thể kết hợp với poly)
300.000 đến 500.000
5 đến 7 ngày
5 sản phẩm
Bình hoa pha lê (Chủ yếu là từ Trung Quốc, ngoài ra còn có một số sản phẩm từ Tiệp)
200.000 đến
gần 1 triệu
10 đến 20 ngày
20 sản phẩm
Cắm bút
Hàng Việt Nam: bằng gỗ, kính hoặc đồng
Hàng nhập: có thêm một số chất liệu khác như pha lê, kim loại, simili, nhựa…
60.000 đến 200.000
Hàng Việt Nam: 7 đến 10 ngày
Hàng nhập: 15 đến 20 ngày
100 sản phẩm
Chặn giấy
(Bằng kính, mica hoặc pha lê)
35.000 đến 100.000
15 đến 20 ngày
50 sản phẩm
Cúp, biểu trưng (Bằng gỗ, đồng, poly, kính, pha lê)
200 đến 700.000
5 đến 10 ngày
5 sản phẩm
Bộ để bàn
(Bằng gỗ, kim loại hoặc pha lê, đây là sản phẩm kết hợp giữa ống cắm bút, giấy note, đồng hồ và một vài chi tiết khác)
300.000 đến 500.000
20 đến 25 ngày
100 sản phẩm
Giftset
(Thông thường gồm 3 món: bút, móc khóa, hộp đựng namecard)
70.000 đến 110.000
10 đến 15 ngày
100 bộ
Huy hiệu, huy chương
Huy hiệu: 10 đến 15.000
Huy chương: 80 đến 100.000
14 đến 16 ngày
Huy hiệu: 500 sản phẩm
Huy chương: 20 sản phẩm
Pha lê 3D
(kích thước chuẩn: 5 x5 x8cm)
80.000 đến 100.000
10 ngày
100 sản phẩm
Đồng hồ
Đồng hồ treo tường: 50 đến 200.000
Đồng hồ để bàn: 60.000 đến 80.000
Đồng hồ đeo tay: 100.000 đến 200.000
15 ngày
500 sản phẩm
Lót ly
(chất liệu bằng giấy, vải hoặc cao su)
2.500 đến 8.000
4 đến 7 ngày
1000 sản phẩm
Bình giữ nhiệt
45.000 đến 65.000
20 đến 30 ngày
300 sản phẩm
Ly sứ
30.000 đến 50.000
7 đến 15 ngày
100 sản phẩm
Ly thủy tinh
8.000 đến 25.000
10 đến 15 ngày
200 sản phẩm
Móc khóa
(Bằng kim loại, nhựa hoặc mica)
3.500 đến 18.000
7 đến 10 ngày
1000 sản phẩm
Nón
9.000 đến 20.000
7 đến 10 ngày
200 sản phẩm
Dù
50.000 đến 90.000
20 đến 25 ngày
500 sản phẩm
Bút
Bút bi nhựa: giá từ 1.500 đến 7.000
Bút kim loại, bút laser : giá từ 30.000 đến 290.000
20 ngày
Bút bi nhựa: 3000 sản phẩm
Bút kim loại: 100 sản phẩm
Quẹt ga
3.000 đến 30.000
25 ngày
1000 sản phẩm
Sổ tay chất liệu da hoặc simili
60.000 đến 350.000
10 ngày
100 sản phẩm
Áo thun
35.000 đến 80.000
10 ngày
200 sản phẩm
Áo mưa
35.000 đến 80.000
10 ngày
500 sản phẩm
Ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng khác, chúng ta có thể tham khảo tại website quatangqua.net
Giới thiệu quy trình bán hàng tại Quà tặng Quà
Bước 1: tiếp xúc với khách hàng , xác định nhu cầu và sản phẩm mong muốn của họ
Bước 2: báo giá, thương lượng và ký hợp đồng
Bước 3:lên thiết kế sản phẩm và duyệt bản thiết kế.
Bước 4: làm mẫu thật và duyệt mẫu
Bước 5: tiến hành sản xuất hàng loạt
Bước 6: giao hàng , xuất hóa đơn, thu tiền.
Bước 7: làm thanh lý hợp đồng (nếu có)
Đặc điểm thị trường đầu vào và đầu ra của công ty TNHH Quà Tặng Quà
Đặc điểm của nguồn các sản phẩm đầu vào
Nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa đầu vào của Công ty một phần được lấy ngay tại các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, phần khác được nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Bao gồm hai nhóm chính đó là quà tặng khuyến mãi và quà tặng hội nghị, sự kiện. Số lượng và mẫu mã quà tặng được tạo ra hàng năm phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, nguồn hàng cung cấp cho Công ty là tương đối ổn định, ít có thay đổi trong thời gian qua. Công ty đã có những biện pháp thích hợp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp.
Do đặc điểm mặt hàng quà tặng là sản xuất và gia công theo yêu cầu của khách hàng nên ít chịu rủi ro về tỉ giá cũng như sự biến động của thị trường, bên cạnh đó thì hàng tồn kho hầu như là không có. Vì vậy công ty có thể quay vòng vốn rất nhanh.
Tuy nhiên, do nguồn hàng chủ yếu đều nhập từ nước ngoài của các nhà cung cấp nên đã có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của Công ty chẳng hạn như rủi ro về thời tiết, hoặc một số nguyên nhân khách quan khác làm cho hàng hóa bị mất mát, hư hỏng và làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy công ty luôn phải theo dõi rất kĩ từng đơn hàng và có những biện pháp ràng buộc đối với nhà cung cấp để giảm thiểu tới mức tối đa tình trạng này.
Đặc điểm thị trường đầu ra của sản phẩm
Nhận diện thương hiệu là mục đích sử dụng phổ biến nhất đối với sản phẩm quà tặng khuyến mãi, hội nghị. Chính vì vậy, đầu ra của sản phẩm chủ yếu là các công ty lớn có nhu cầu quảng bá thương hiệu của mình.
Hầu hất các sản phẩm khuyến mãi đều nhỏ và rẻ tiền, được phát đại trà trong các siêu thị hay các cửa hàng. Tuy nhiên cũng có không ít những sản phấm đắt tiền được phát tặng trong các lễ trao giải, các hội nghị, hội thảo và các buổi họp báo…
Dù là một ngành khá mới mẻ song hiện nay thị trường quà tặng cũng không kém phần sôi động. Nó tạo ra một cơ hội đầu tư mới nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách.
Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Những chỉ tiêu tài chính cơ bản 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2010 so với 2009
Tổng tài sản
14,572
16,121.44
18,744.19
+16.3%
Tổng doanh thu
8,587
11,249
14,527
+29.1%
Tổng lợi nhuận trước thuế
2, 152
3,497
4,295
+22.8%
ROA
14.8%
21.7%
22.9%
-
ROS
25.1%
31.1%
29.6%
-
(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Quà Tặng Quà)
Từ các chỉ số tài chính được thống kê giai đoạn 2008-2010 của công ty TNHH Quà Tặng Quà, ta nhận thấy các chỉ số quan trọng tăng liên tục qua từng năm, đánh dấu một giai đoạn hoạt động khá thành công của công ty.
Tổng tài sản năm 2010 là 18,744.19 triệu đồng, tăng 16.3% so với năm 2009 (16,121.44 triệu đồng).
Tổng doanh thu năm 2010 là 14,527 triệu đồng, tăng 29.1% so với năm 2009 (11,249 triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế đạt 4,295 triệu đồng, tăng 22.8% so với năm 2009 (3,497 triệu đồng).
Chiến lược phát triển của Quà tặng Quà trong thời gian sắp tới
Tiếp tục khai thác và mở rộng hệ thống khách hàng, tập trung vào những công ty lớn.
Tiếp tục đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và tính an toàn cao.
Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của mọi hoạt động, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất với quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Truyền thông, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Quà tặng Quà để tăng sự nhận biết và tạo sự khác biệt đối với các công ty Quà Tặng khác
Tập trung phát triển nguồn nhân lực vì nhân tố con người chính là nhân tố quan trọng nhất
Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Trong năm 2011, Quà tặng Quà phấn đấu giữ nhịp độ tăng trưởng của tất cả các chỉ tiêu tài chính.
Với khẩu hiệu “lấy uy tín để chinh phục khách hàng”, Qùa Tặng Quà đang đặt mục tiêu trở thành đối tác thân thiện, đáng tin cậy, là người bạn đồng hành giúp khách hàng của mình đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Thông điệp mà Quà Tặng Quà muốn gửi đến tất cả các khách hàng của mình là: “khi bạn có dự định làm một sản phẩm quà tặng hay một vật phẩm quảng cáo nào đó:.dù.: lạ hay quen… xin đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi để chúng tôi có thể phục vụ quý khách bằng tất cả lòng tận tụy của mình"
Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Quà Tặng Quà trên thị trường quà tặng TP.HCM.
Thị trường quà tặng tại TP.HCM hiện nay
Phát triển thương hiệu bao giờ cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các công ty, đặc biệt là các công ty lớn và những món quà nhỏ có in, khắc logo hoặc thông điệp một cách cẩn thận, tỷ mỹ chính là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc nhận dạng thương hiệu. Món quà càng tinh tế, phong cách càng riêng biệt thì càng nói lên được tầm vóc của doanh nghiệp, và thương hiệu đó cũng sẽ được ghi dấu trong tâm trí khách hàng – đối tác lâu hơn.
Nhận thấy sự thu hút rất lớn từ thị trường này nên hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hàng loạt các công ty quà tặng đã đua nhau ra đời và cạnh tranh nhau rất gay gắt. Tuy nhiên hiện nay khó có công ty nào có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng vì một vài lý do sau:
Sản phẩm khuyến mãi về bản chất là sản phẩm được làm theo yêu cầu của khách hàng - có in khắc logo, tên công ty hoặc thông điệp. Công ty quà tặng sẽ là người giúp khách hàng tập hợp tác phẩm nghệ thuật trong quy cách chính xác sau đó sẽ tiến hành sản xuất hoặc làm việc với các nhà sản xuất, nhà in khác. Hiện nay chưa có công ty nào có thể sản xuất được tất cả các loại mặt hàng do đó để phục vụ tốt khách hàng của mình, Quà tặng Quà buộc phải hiểu rõ về khả năng của các nhà sản xuất, như vậy sẽ tiết được thời gian, tiền bạc đồng thời sẽ tạo ra hàng hóa đúng quy cách, chất lượng và số lượng yêu cầu.
Một số đối thủ cạnh tranh chính của Quà Tặng Quà trên thị trường quà tặng
Công ty TNHH Đầu Tư & Thương Mại Toàn Cầu
Địa chỉ: 124/6A - Cộng Hòa - P.4 - Q.Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh
Tel: 08 3 948 4388 * Fax: 08 3 948 4185 Email: toancauhcm@vnn.vn Website: www.quatangquangcao.net
Tiền thân là một doanh nghiệp trong ngành vận chuyển, hiện nay Toàn Cầu đang là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với Quà Tặng Quà, sản phẩm của Toàn Cầu chủ yếu là hàng nhập nên rất đa dạng và phong phú.
Công ty MarCom Gifts
Số 172 Hoa Lan - Phường 2-Q. Phú Nhuận - TP.HCM - Việt Nam
ĐT : (84.8) 3517 8347
Fax : (84.8) 3517 8351
E-mail : marcomsaigon@saigon.net
Website : www.marcomgifts.com
Được thành lập từ đầu thập niên 90, MarCom Gifts rất mạnh về các sản phẩm được chế tác từ đồng và các sản phẩm khác dùng trong hội nghị, hội thảo.
MarCom Gifts cũng là đơn vị cung cấp sản phẩm quà tặng cho các sự kiện trọng đại quốc gia, quốc tế như : SEAGAMES 22, PARA GAMES2, ASEM 5, APEC, SEA GAMES 25 LAOS; 1000 năm Thăng Long -Hà Nội
Công Ty Pha Lê TuyếtĐịa chỉ: 281/17/12 Lê Văn Sỹ, P.1, Q. Tân Bình - TP.HCMĐT: 08. 3991 5431 - 6672 2536 - Fax: 08. 3991 5431Website:
Như đã thể hiện trong tên gọi, Điểm mạnh của Pha Lê Tuyết là các sản phẩm từ pha lê.
Trên đây là ba đối thủ đáng gờm nhất của Quà Tặng Quà ngoài ra còn rất nhiều ngoài ra còn có rất nhiều đối thủ khác. Vì vậy, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh khốc liêt này thật không dễ và đòi hỏi phải có sự quyết tâm, phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ và nhân viên. Hơn nữa Quà Tặng Quà cần phải có những chiến lược và chiến thuật cụ thể đồng thời phải tạo ra được sự khác biệt mới có thể khẳng định được vị thế của mình.
Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Quà Tặng Quà
Phân tích doanh số bán hàng
Bảng 2.3 : Tổng hợp doanh số bán hàng từ năm 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Hàng trong nước
1,795
3,123
3,242
1,328
74%
119
3.8%
Hàng nhập
6,792
8,126
11,285
1,334
19.7%
3,159
38.9%
Tổng doanh số
8,587
11,249
14,527
2,662
31%
3,278
29.1%
(nguồn: phòng kinh doanh công ty TNHH Quà Tặng Quà)
Biểu đồ 2.2: cơ cấu hàng hóa trong tổng doanh số.
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy được đây là giai đoạn hoạt động khá thành công của Quà Tặng Quà, thể hiện ở tổng doanh số tăng vọt qua các năm.
Năm 2008, doanh số đạt được là 8,587 triệu đồng, sang năm 2009, tổng doanh số đã tăng 31% và đạt mức 11,249 triệu đồng. Đến măm 2010, con số này đã là 14,527 triệu đồng, tăng 29,1 % so với cùng kỳ năm 2009.
Để có được thành quả ấn tượng này, toàn thể cán bộ, nhân viên Quà Tặng Quà đã phấn đấu không ngừng trong suốt 2 năm qua, đem tất cả tâm huyết của mình chắc lọc trong từng sản phẩm chỉ với một mong muốn là đem lại sự thỏa mãn và nụ cười cho khách hàng.
Một nguyên nhân khách quan khác là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các doanh nghiệp bắt đầu mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh, do vậy nhu cầu quảng bá thương hiệu và tặng quà khuyến mãi ngày càng nhiều. Theo đó việc tăng trưởng doanh số ở Quà Tặng Quà cũng là một điều tất yếu.
Về cơ cấu hàng hóa thì dựa vào biểu đồ 2.2 ta có thể thấy rõ một điều là hàng nhập luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số. Đây cũng là thế mạnh nổi trội nhất của Quà Tặng Quà, với hơn 150 nhà cung cấp uy tín tại các quốc gia như Trung Quốc, Thái lan, Tiệp Khắc, Nhật Bản… Quà tặng Quà luôn tự hào là công ty Quà Tặng có nhiều mẫu mã quà tặng độc đáo, chất lượng và giá cả tốt nhất.
Phân tích tỷ lệ đơn hàng trên số báo giá đã gửi
Bảng 2.4: bảng thống kê số lượng đơn hàng và báo giá đã gửi.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số báo giá đã gửi
348
387
460
Tổng số đơn hàng
215
293
363
Tỉ lệ đơn hàng/ số báo giá
61%
76%
79%
(nguồn: phòng kinh doanh công ty TNHH Quà Tặng Quà)
Dựa vào bảng thống kê 2.2 ta thấy tỉ lệ đơn hàng so với số báo giá đã gửi có tăng đều đặn qua các năm chứng tỏ công ty đã có chú ý hơn trong việc nắm bắt các cơ hội bán hàng. Tuy nhiên nhìn chung tỉ lệ này vẫn còn khá thấp thể hiện năng lực cạnh tranh của công ty chưa cao.
Mặc dù chất lượng các sản phẩm của Quà Tặng Quà luôn nhận được lời khen ngợi từ phía khách hàng song hiện tại công ty chưa có một giải pháp marketing thật sự hiệu quả, có thể vì vậy mà việc bán hàng cho các khách hàng mới trở nên khó khăn hơn. Việc để mất đi các cơ hội bán hàng là một thiệt thòi lớn đối vời Quà Tặng Quà, vì vậy công ty cần phải xem xét lại tất cả các yếu tố và quan tâm hơn nữa đến hoạt động marketing ở công ty mình.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh quà tặng
Sản phẩm:
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Một công ty Quà Tặng tốt bao giờ cũng phải đảm bảo sự đa dạng và độc đáo và chất lượng trong sản phẩm của mình, các công ty phải luôn chủ động tìm kiếm, cập nhật và sáng tạo ra các sản phẩm mới, hoặc phối hợp với các nhà sản xuất để làm phong phú thêm nguồn hàng và để tăng thêm sự lựa chọn cho “các thượng đế”.
Trong ngành quà tặng, sản phẩm mẫu đóng một vai trò rất lớn, nó đại diện cho cả một đơn hàng quyết định sự thành công hay thất bại của một đơn hàng.
Sản phẩm mẫu càng đẹp, càng chất lượng và thời gian sản xuất nhanh thì khả năng cạnh tranh càng cao và ngược lại.
Yếu tố giá cả
Giá bán là yếu tố duy nhất để tạo ra doanh thu, còn các yếu tố khác là tiêu biểu cho chi phí. Ngày nay, tuy giá bán không còn là yếu tố quyết định song nó cũng có một vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Trong thị trường quà tặng hiện nay, giá cả được coi là công cụ khá mạnh để cạnh tranh nhưng cũng như các thị trường khác đây là một hình thức cạnh tranh khá mạo hiểm. Nếu bán giá cao thì khả năng đi đến ký kết hợp đồng sẽ rất thấp, ngược lại nếu bán giá thấp thì lại không đủ kinh phí để thực hiện đơn hàng. Thực tế trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường quà tặng hiện nay, việc đưa ra các chính sách giá cả quả không phải là vấn đề đơn giản đòi hỏi các công ty Quà Tặng phải xem xét và cân nhắc thật kỹ.
Mạng lưới giao dịch
Khác với các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh quà tặng là một ngành dịch vụ, sản phẩm được tạo ra theo yêu cầu của khách hàng do đó khâu tiêu thụ không còn là khâu cuối cùng trong quá trình nhập- xuất hàng như các sản phẩm khác chính vì vậy em xin phép dùng “mạng lưới giao dịch” để thay thế cho “hệ thống kênh phân phối”
Mạng lưới giao dịch càng rộng khắp thì khả năng tiếp cận và chăm sóc khách hàng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên việc phát triển mạng lưới giao dịch như thế nào thì cần phải tính toán thật tỷ mỹ cho phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu hiện tại của thị trường.
2.2.4.4. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
Hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị, chuyển các thông tin có sức thuyết phục đến khách hàng mục tiêu của công ty. Công tác quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. đó là cả một nghệ thuật
Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích và sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi thái độ và cũng cố lòng tin của khách hàng đối với công ty.
Các phương tiện quảng cáo có thể sử dụng đó là tivi, đài phát thanh, báo chí, pano, áp phích, truyền miệng, fax, email, catalogue, các website thương mại và các công cụ ngoài trời khác.
Trong ngành quà tặng nói riêng và trong kinh doanh nói chung thì quảng cáo luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên chi phí cho quảng cáo rất tốn kém đòi hỏi công ty phải lựa chọn các nội dung quảng cáo và kênh quảng cáo phù hợp với khả năng tài chính và các mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Khuyến mãi
Khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hầu hết các tổ chức kinh doanh đều sử dụng hình thức khuyến mãi để làm tăng khả năng mua của khách hàng.
Có rất nhiều cách khuyến mãi khác nhau như tặng sản phẩm, giảm giá, rút thăm trúng thưởng….
Ngày nay khuyến mãi đang là một công cụ hữu hiệu trong việc xúc tiến thương mại tâm lý khách hàng đang dần trở nên nhạy cảm đối với những thay đổi về giá. Tuy nhiên các nhà kinh doanh cũng không nên lạm dụng vì khi một nhãn hiệu được đẩy mạnh bằng việc khuyến mãi quá nhiều thì hình ảnh của nó sẽ bị lu mờ. Việc khuyến mãi sẽ mang đến kết quả tối ưu khi được dùng kèm với quảng cáo và chào hàng.
Hoạt động bán hàng trực tiếp.
Đối với các công ty quà tặng, hoạt động bán hàng trực tiếp luôn là hoạt động được quan tâm nhiều nhất. Thông qua bán hàng trực tiếp ở đây vấn đề Marketing quan hệ được chú trọng, Công ty không chỉ tìm cách bán được hàng mà còn muốn thể hiện sự phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Quan hệ công chúng.
Quan hệ công chúng tuy chưa được các công ty quà tặng quan tâm đúng mức nhưng đôi khi lại có tác dụng mạnh, hiệu quả cao nhưng lại ít tốn kém hơn so với quảng cáo.
Quan hệ công chúng được đẩy mạnh bằng rất nhiều hành động khác nhau như tài trợ cho các chương trình thể dục thể thao, cấp học bổng cho các em nghèo vượt khó, xây dựng nhà tình nghĩa…
Để tuyên truyền cho công ty, người ta có thể mời các nhà chính trị lỗi lạc, các nghệ sĩ nổi tiếng đến thăm công ty mình, cũng có thể tổ chức những buổi tiệc lớn, mời phóng viên, báo chí đài phát thanh, đài truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngày thành lập công ty, đón nhận huân chương lao động….
2.2.4.5 Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là yếu tố quyết định cho mọi sự thành bại trong chiến lược của công ty. Vì vậy nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty.
2.2.4.6 Nguồn nhân lực
Cũng giống như khả năng tài chính, nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng. Một công ty với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, sáng tạo sẽ là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.
Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Quà Tặng Quà.
Về sản phẩm:
Trong những năm qua, để thể hiện sự phục vụ chu đáo đến khách hàng, Quà Tặng Quà đã không ngừng chủ động tìm kiếm, cập nhật và sáng tạo ra các sản phẩm mới đồng thời phối hợp với các nhà sản xuất để làm phong phú thêm nguồn hàng của mình.
Với hơn 150 nhà cung cấp từ khắp các quốc gia trên thế giới, Quà tặng Quà luôn tự hào là công ty Quà tặng có nhiều mẫu mã độc đáo và chất lượng nhất. Hiểu rõ tầm quan trọng của sản phẩm mẫu nên Quà tặng Quà luôn yêu cầu các nhà cung cấp gửi mẫu đại diện về trước. Từ đó, khi có được sự lựa chọn từ phía khách hàng, công ty đã có thể nhanh chóng nhập hàng mà không phải mất thời gian tìm nhà cung cấp đồng thời có thể bảo đảm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm.
Đây là yếu tố nổi bậc nhất của Quà Tặng Quà so với các công ty cùng ngành khác. Mặc dù thị trường quà tặng hiện nay đang rất sôi động với rất nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau cùng tham gia, tuy nhiên hầu hết những công ty này đều khiếm khuyết về vấn đề hàng mẫu. Ngoại trừ một vài công ty như công ty TNHH Đầu Tư và thương mại Toàn Cầu doanh nghiệp tư nhân Tân Phúc Hồng thì sản phẩm của những công ty khác thườn rất quen thuộc và đơn điệu. Một khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm mới, để có thể tham gia đấu giá, các công ty này mới bắt đầu cuộc hành trình tìm nhà cung cấp, báo giá rồi chuyển mẫu. qua trình này rất lòng vòng, mất thời gian vừa không mang lại hiệu quả, hậm chí còn bị khách hàng phàn nàn.
Nắm bắt được tình hình thị trường và hiểu rõ tâm lý khách hàng, Quà Tặng Quà đã rất chú trọng trong vấn đề hàng mẫu và đã luôn dành một phần chi phí nhất định để chuyển mẫu về trước. Chính vì yếu tố này mà Quà Tặng Quà luôn giữ được uy tín trên thị trường Quà Tặng suốt 5 năm qua.
Chính sách giá
Vì hàng hóa ở Quà Tặng Quà được nhập trực tiếp từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới, không qua bất kỳ trung gian nào nên Quà Tặng Quà đã có được một thế mạnh về giá cả đầu vào. Do đó giá bán sản phẩm ở Quà Tặng Quà thường thấp hơn các công ty khác.
Bảng 2.5: Bảng so sánh giá một số mặt hàng với các công ty cùng ngành
Đơn vị tính: VNĐ
Sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Quà Tặng Quà
Toàn Cầu
Pha Lê Tuyết
Túi đựng mỹ phẩm
2000
72 000
73 000
75 000
Bình hoa pha lê
500
250 000
250 000
240 000
Bình giữ nhiệt
5000
65 000
67 000
90 000
Bộ giftset
1000
80 000
78 000
90 000
Máy massager
1000
50 000
52 000
55 000
(nguồn: kết quả đấu giá thu thập từ khách hàng)
Dựa vào bảng so sánh 2.5, nhìn chung giá cả các sản phẩm quà tặng tại Quà tặng Quà đều thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty, bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên áp dụng linh hoạt các chính sách giá.
Tuỳ vào từng nguồn hàng cũng như sự cạnh tranh tại thị trường của các công ty cùng ngành, Quà Tặng Quà sẽ có sự điều chỉnh giá bán cho phù hợp theo nguyên tắc giá bán luôn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác
Thực hiện giảm giá theo sản lượng cộng dồn vào cuối tháng đối với các khách hàng tiêu thụ nhiều trong tháng.
Đối với các khách hàng mới, công ty thực hiện chính sách xâm nhập với giá bán thấp và tăng số lượng các dịch vụ bổ sung.
Mạng lưới giao dịch
Vì mới ra đời chưa lâu nên Quà Tặng Quà chỉ mới có một điểm giao dịch đó chính là trụ sở chính. Hiện tại điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của công ty bởi các đối thủ khác cũng chỉ có một điểm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu muoonss khẳng định vị thế của mình được lâu dài thì công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề mở rộng mạng lưới giao dịch không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các tỉnh thành khác nữa.
2.2.5.4. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
Hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo là hoạt động vô cùng quan trọng giúp chuyển tải các thông tin của công ty đến với khách hàng. Hiện nay, ngoài website quatangqua.net, công ty đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo như gọi điện chào hàng. Gửi email, catalogue đến khách hàng nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm của công ty. Tuy rằng các hoạt động này được Quà tặng Quà quan tâm nhiều hơn trước nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém. Tất cả các khâu đều do nhân viên kinh doanh thực hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối, đây quả là một bất cập lớn. Hơn nữa công ty chỉ mới sử dụng các công cụ quảng cáo trực tiếp làm cho hoạt động này trở nên đơn điệu và mờ nhạt. Trong khi đó một số đối thủ cạnh tranh khác như doanh nghiệp tư nhân Tân Phúc Hồng, Pha Lê Tuyết đã có phòng marketing chuyên biệt để làm nhiệm vụ quảng cáo do đó các mẫu quảng cáo của họ thường có hình thức hấp dẫn, sinh động, nội dung lôi cuốn và gây sự chú ý nhiều hơn. Đây chính là điểm yếu của Quà Tặng Quà so với đối thủ. Chính vì vậy để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Quà Tặng Quà cần phải xem xét lại và quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động quảng cáo.
Khuyến mãi
Khuyến mãi là một công cụ hỗ trợ rất đắt lực trong việc xúc tiến thương mại. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hoạt động khuyến mãi ở Quà Tặng Quà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài việc giám giá cho số lượng nhiều, công ty vẫn chưa tạo được một chương trình khuyến mãi nào thực sự hấp dẫn và thu hút khách hàng. Trong khi một số công ty đối thủ khác đã có những chương trình khuyến mãi lôi cuốn như tặng vé du lịch, bốc thăm may mắn, điển hình là công ty quà tặng Saxagifts.
Có thể nói đây là một mặt hạn chế của Quà Tặng Quà, chính vì vậy công ty cần phải có những chính sách quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
Hoạt động bán hàng trực tiếp
Hoạt động này luôn được công ty quan tâm và chú trọng hàng đầu. Thông qua việc bán hàng trực tiếp, nhân viên kinh doanh sẽ tìm hiểu và nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể dễ dàng giới thiệu hình ảnh công ty và sản phẩm.
Nhân viên kinh doanh chính là lực lượng nòng cốt cho hoạt động này chính vì vậy họ luôn được đào tạo và huấn luyện rất kỹ lưỡng. Khác với những công ty khác, Quà Tặng Quà luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Ở đây mỗi nhân viên đều được trang bị rất kỹ lưỡng các kiến thức từ kỹ thuật in ấn, đồ họa đến tính năng của sản phẩm…. Do vậy mỗi khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên Quà Tặng Quà đều rất tự tin và nhanh chóng tư vấn được cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ mà họ hài lòng nhất.
Đây là điểm mạnh nổi trội của Quà Tặng Quà, làm nền tảng vững chắc cho công ty phát triển. Chính vì vậy phải không ngừng phát huy thế mạnh này.
Quan hệ công chúng
Không giống như các công ty quà tặng khác như Marcom, Lê Phú luôn tìm cách quảng bá thương hiệu của mình thông qua các chương trình tài trợ, hoạt động quan hệ quần chúng của Quà Tặng quà nhìn chung còn rất mờ nhạt. Đây là một hạn chế của công ty. Tuy nhiên Công ty có lợi thế rất lớn để khuyếch trương bằng hình thức này do có quan hệ rộng rãi với giới báo chí, câu lạc bộ doanh nghiệp và các công ty giải trí truyền thông. Với lợi thế như vậy, công ty nên tận dụng và quan tâm hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh của mình.
Khả năng tài chính
Quà Tặng Quà là một công ty có quy mô tương đối nhỏ nhưng tiềm lực tài chính lại rất lớn với tổng tài sản hiện tại gần 19 tỷ đồng, chủ yếu là vốn lưu động, đây là cơ sở đảm bảo để công ty có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên công ty vẫn chưa thể có đủ sức mạnh tài chính như Marcom – một công ty quà tặng ra đời từ rất sớm. Do vậy công ty cần phải biết phát huy những ưu thế của mình để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Chất lượng nguồn nhân lực
Tính đến thời điểm hiện tại, nhân lực ở Quà Tặng Quà đang có trên 30 người. Từ bộ phận sản xuất đến bộ phận kinh doanh, tất cả đều được quan tâm đào tạo và huấn luyện một cách kỹ lưỡng về tay nghề cũng như trình độ chuyên môn. Đây là thế mạnh của công ty, tuy nhiên nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về marketing thì lại đang thiếu. Chính vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này, công ty cần phải có những chính sách thích hợp để thu hút nguồn nhân lực giỏi, tay nghề cao, đồng thời cần phải tuyển dụng và đào tạo gấp một đội ngũ marketting chuyên nghiệp.
2.2.6. Nhận xét chung
Quà Tặng Quà là một công ty còn rất trẻ nhưng cũng đã có được những ưu điểm nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Ra đời từ giữa năm 2006 với tiềm lực rất mạnh về giá cả cũng như sự phong phú về nguồn hàng cộng với sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo của đội ngũ nhân viên, năm nào Quà Tặng Quà cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh. Đặc biệt từ sau năm 2008 đến nay, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc.
Tổng doanh thu năm 2010 là 14,527 triệu đồng, tăng 29.1% so với năm 2009 (11,249 triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế đạt 4,295 triệu đồng, tăng 22.8% so với năm 2009 (3,497 triệu đồng).
Đây là dấu hiệu đáng mừng và là nền tảng vững chắc để Quà Tặng Quà từng bước khẳng định mình trên thị trường Quà Tặng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, Quà Tặng Quà vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế và cần phải khắc phục. Mặc dù sức mạnh tài chính của công ty không hề nhỏ, tuy nhiên vấn đề marketing và mạng lưới hoạt động nhìn chung còn yếu kém. Có thể nói Quà tặng Quà còn rất lơ là và chưa đầu tư cho hoạt động Marketing một cách nghiêm túc, thậm chí phòng Marketing cũng không có. Đây là một bất cập lớn, vì vậy Quà Tặng Quà cần phải có những biện pháp tích cực để cải thiện vấn đề này, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những công ty quà tặng hàng đầu ở thành phố Hồ CHí Minh.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Một số giải pháp
Đến thời điểm hiện nay, trên thị trường quà tặng đã có rất nhiều công ty tham gia cạnh tranh và cạnh tranh rất gay gắt. Qua phân tích, đánh giá tình hình thị trường quà tặng tại TP. Hồ Chí Minh và khả năng cạnh tranh của Quà Tặng Quà trên thị trường này trong mấy năm vừa qua, ta thấy nguy cơ thị trường bị thu hẹp tương đối là có thể xảy ra nếu công ty không tìm ra một hướng đi thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.
Việc tìm ra được những giải pháp đúng đắn, có hiệu quả và khả thi là rất quan trọng. Tăng khả năng cạnh tranh của công ty là một điều tất yếu để có thể tồn tại và thắng thế trong các cuộc cạnh tranh quyết liệt, bảo toàn được phần thị trường của mình đồng thời có thể mở rộng nó. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, Quà Tặng phải có những giải pháp linh hoạt, có hiệu quả về thị trường, sản phẩm, nhân tố nội lực ...
3.1.1. Tiếp tục phát huy sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm.
Sản phẩm phong phú, đa dạng và chất lượng là ưu điểm lớn nhất của Quà Tặng Quà, đặc biệt là các sản phẩm ngoại nhập. Để có thể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình công ty cần tiếp tục phát huy sức mạnh này bằng cách:
Thường xuyên liên hệ, trao đổi về việc phát triển sản phẩm với các nhà cung cấp, tạo mối quan hệ bền chặc, thân thiết để cùng nhau phát triển.
Tuân thủ nghiêm ngặc mọi quy định trong quá trình thiết kế, duyệt mẫu để sản phẩm tạo ra đúng với mong muốn của khách hàng
phối hợp thêm một số dịch vụ khác để tạo sự khác biệt so với đối thủ, chẳng hạn như: giao hàng tận nơi, có chế độ lưu kho dành cho khách hàng thân thiết…
3.1.2 Định giá sản phẩm có sức cạnh tranh hơn
Mặc dù có được một thế mạnh rất lớn từ sản phẩm đầu vào đó là giá tốt, tuy nhiên công ty không nên bán giá quá rẻ để tạo tâm lý nghi ngờ cho khách hàng mà hãy định giá theo mặt bằng chung của thị trường, trên nguyên tắc tổng thể là bám sát giá cả của đối thủ cạnh tranh đặc biệt là của các đối thủ lớn nhưng cần thấp hơn một chút sao cho có được sức cạnh tranh về giá mà không tạo ra cảm giác chất lượng sản phẩm thấp hơn sản phẩm cùng loại của các công ty này.Vì vậy, công ty cần có biện pháp định giá tổng thể cho các sản phẩm quà tặng của mình dựa trên việc nghiên cứu và phân tích giá của đối thủ cạnh tranh.
3.1.3. Xây dựng hệ thống các điểm giao dịch và showroom quà tặng.
Để có thể mở rộng thị trường của mình, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia cạnh tranh đều phải có kế hoạch xây dựng một mạng lưới bán hàng càng rộng, lớn càng tốt vì đó chính là cơ sở tốt nhất để bảo vệ thị trường và xâm nhập thị trường mới, chống lại sự tranh giành thị trường từ các đối thủ cạnh tranh của mình.
Với đà phát triển như hiện nay, 1 điểm giao dịch e rằng không thể phục vụ hết nhu cầu của khách hàng vì vậy công ty cần xây dựng thêm các điểm giao dịch mới, đồng thời xây dựng các showroom để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình.
3.1.4 Nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là việc sử dụng đồng bộ các hoạt động khác nhau như quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi... nhằm đạt được mục tiêu do doanh nghiệp đạt ra như nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường, đưa ra sản phẩm mới … Thị trường quà tặng mang tính chất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà các công ty tham gia chưa quan tâm sử dụng các biện pháp quảng cáo, khuyến mại để thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của mình. Do đó việc nâng cao hiệu quả của hoạt động chiêu thị của công ty để qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quà tặng là rất quan trọng.
Đối với công ty Quà Tặng Quà, tham gia vào thị trường quà tặng là đã chấp nhận một sự cạnh tranh rất gắt gao. Trong khi đó các hoạt động chiêu thị của Quà Tặng Quà trong thời gian chưa thực sự hiệu quả. Nhiệm vụ hàng đầu của công ty lúc này là phải tổ chức các hoạt động chiêu thị làm sao cho người tiêu dùng biết tới một cách rộng rãi cái tên của Quà Tặng Quà. Làm sao để khi nhắc tới quà tặng người ta suy nghĩ ngay đến Quà Tặng Quà
Tăng cường quảng cáo và quảng cáo có ấn tượng
Quảng cáo là hình thức sử dụng âm thanh hình ảnh… để tác động tới khách hàng nhằm đạt được các mục đích của doanh nghiệp.Trong thời gian qua hoạt động quảng cáo quà tặng của công ty còn yếu, chỉ có một website cộng với các hoạt động marketing trực tiếp như gọi điện, gửi mail, catalogue, thư chào hàng đến các công ty lớn, nội dung chưa thật sự hấp dẫn. Do đó công ty cần cải tiến hoạt động quảng cáo của mình.
Thông tin trong quảng cáo
Công ty cần tổ chức thực hiện quảng cáo về sản quà tặng một cách rộng rãi. Cần tạo ra các đoạn quảng cáo có nội dung xúc tích, có nhiều thông tin hơn.
Các thông tin về chất lượng, giá bán, nơi bán là rất quan trọng trong việc truyền đạt. Chúng cần ấn tượng, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, ngắn gọn. Các thông tin này có thể bằng lời hoặc bằng hình ảnh. Công ty phải tạo ra các thông điệp gửi tới khách hàng ví dụ như : “khi bạn có dự định làm một sản phẩm quà tặng hay một vật phẩm quảng cáo nào đó:.dù.: lạ hay quen… xin đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi để chúng tôi có thể phục vụ quý khách bằng tất cả lòng tận tụy của mình". Bên cạnh thông điệp của quảng cáo còn cần tạo ra phong cách của quảng cáo như vui vẻ, dí dỏm, sử dụng phương pháp thuyết phục khách quan, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp ra lệnh…Các phong cách này cần sử dụng linh hoạt với từng nhóm khách hàng khác nhau.
Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Công ty cần xem xét giữ hiệu quả, quy mô, đối tượng tác động của quảng cáo với chi phí phải bỏ ra để chọn loại hình quảng cáo phù hợp.
Với sản phẩm quà tặng, đối tượng cần tác động chủ yếu là nhân viên marketing và nhân viên mua hàng ở các công ty lớn. Chính vì vậy, chúng ta không cần quảng cáo nhiều trên ti vi, đài phát thanh, các phương tiện này vừa tốn kém vừa không đánh trúng đối tượng. Để có thể vừa đạt được hiệu quả, vừa tiết kiêm chi phí, Quà tặng Quà nên chọn cách quảng cáo trên các tạp chí thương mại hoặc thư chào hàng, catalogue và gửi đến đúng đối tượng. Ngoài ra Quà Tặng Quà còn có thể quảng cáo trên các website như vatgia.com, rongbay.com, raovat.com….hoặc cũng có thể phát những đoạn quảng cáo trong thang máy của những tòa cao ốc, nơi có các công ty lớn làm việc.
Với hai trọng tâm cần lưu ý nhất để quảng cáo có hiệu quả là thông tin, và phương tiện. Nếu thực hiện được việc tăng cường quảng cáo và nâng cao hiệu quả của quảng cáo thì sức cạnh tranh của công ty sẽ tăng lên rất nhiều.
Công ty vẫn nên tiếp tục duy trì các hoạt động yểm trợ bán hàng như tổ chức các hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, in ấn phát hành các tài liệu về công ty và sản phẩm của mình.
Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyếch trương sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng thị phần của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động khuyếch trương này, công ty cũng phải tính toán sao cho chi phí bỏ ra phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như tương xứng với doanh thu thu được.
Tăng cường các hoạt động khuyến mại
Khuyến mại là một công cụ rất tốt trong việc thúc đẩy hoạt đông kinh doanh chính vì vậy để có thể thu hút được khách hàng, thỉnh thoảng công ty nên tổ chức các chương trình khuyến mãi như rút thăm may mắn, giảm giá, chiết khấu hoặc có thể kết hợp với các website khác như nhommua.com, hotdeal.vn, necdeal.com để có thể bán lẻ với số lượng lớn.
Tăng cường các hoạt động quan hệ công chúng:
Công ty cần phải có những hành động thiết thực hơn đối với các hoạt động quan hệ công chúng như tham gia tài trợ các cuộc thi văn nghệ, thể thao, trao các suất học bổng cho những sinh viên khó, giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai… để tạo hình ảnh thân thiện của công ty và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.
3.1.5 Nâng cao khả năng tài chính
Mặc dù sức mạnh tài chính của công ty không hề nhỏ. Tuy nhiên để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên, công ty cần phải cân nhắc và tính toán thật kỹ, đồng thời phải có các chính sách thích hợp để đảm bảo cho nguồn tài chính được dồi dào, chẳng hạn:
+ Nhanh chóng có biện pháp thu hồi công nợ của các khách hàng, các nhân viên kinh doanh phải đảm bảo cho khách hàng biết rõ về thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán. Phải cố tìm cách thu hồi nợ khi đến hạn : Từ thương lượng, thuyết phục cho đến sử dụng các biện pháp hành chính, nhất là những công nợ khó đòi để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển của tiền.
+ Mở rộng nguồn vốn theo phương thức trả chậm hoặc vay vốn của khách hàng (bằng những khoản ứng trước của khách hàng theo các điều kiện của hợp đồng).
3.1.6 Phát huy nhân tố con người của công ty.
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Quà Tặng Quà cần phải chú trọng nhiều hơn trong vấn đề tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên đồng thời phải sắp xếp lao động một cách hợp lý, đúng người đúng việc.
Không những quan tâm đào tạo cho đội ngũ lao động sản xuất, Quà Tặng Quà còn phải quan tâm nhiều hơn nữa đối với các bộ phận khác, đặt biệt là bộ phận kinh doanh.
Vì thị trường và nhu cầu thị trường luôn thay đổi, do vậy người bán hàng phải luôn nắm bắt được sự thay đổi này để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, do đặc điểm của thị trường quà tặng đòi hỏi những người bán hàng phải có cả một sự hiểu biết về kỹ thuật bao gồm kỹ thuật sản xuất, tiếp thị cũng như trình độ chuyên môn.
Hiện nay, Quà Tặng Quà đang thiếu một đội ngũ marketing chuyên nghiệp. Tất cả các hoạt động tiếp thị đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Chính vì vậy công ty cần phải gấp rút tuyển dụng, đào tạo và xây dựng một phòng marketing bài bản, đồng thời, công ty cũng cần phải có các chính sách đào tạo, huấn luyện thêm cho đội ngũ kinh doanh của mình để những nhân này có thể trở thành những “ chiến binh” tinh nhuệ nhất trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Bên cạnh đó, công ty cũng phải xây dựng một nội quy kỷ luật rõ ràng, bắt buộc mọi người phải tuân theo nhằm đảm bảo tính kỷ luật trong khi làm việc. Mặt khác, công ty cũng cần xây dựng một chế độ khuyến khích lợi ích về kinh tế. Nghĩa là công ty nên chú ý tới việc khen thưỏng kịp thời. Phần thưởng tài chính sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu lực nhất mà các nhà quản lý hay sử dụng để khuyến khích các nhân viên làm việc tốt hơn.
Trên đây, với những hiểu biết chưa thật đầy đủ, song em xin mạnh dạn đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình vào hoạt động của công ty, với mong muốn thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đối với công ty:
Mặc dù hàng ngoại nhập đang là thế mạnh của công ty, tuy nhiên công ty nên có thêm những chính sách để thúc đẩy hàng trong nước. Có như vậy đất nước ta mới phồn vinh và giàu mạnh được.
3.2.1 Đối với nhà nước:
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác chúng cũng có thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp.
Bên đó tình hình căng thẳng quân sự và mất trật tự trên biển đông cũng đang tạo tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, đặt biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là chưa kể đến tình trạng hàng nhập lậu hoành hành đang làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước.
Chính vì những khó khăn trên nên em xin kiến nghị về phía nhà nước hãy dùng những biện pháp thích hợp giữ vững an ninh ,ổn định chính trị và pháp luật để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh và hạn chế tới mức tối thiểu sự hoành hành của hàng nhập lậu trên cả nước.
KẾT LUẬN
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của cơ chế thị trường và cạnh tranh. Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy được hết mọi tiềm năng của xã hội và của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tìm cách giành được thắng lợi trong những cuộc cạnh tranh này. Nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp xét cho cùng là để nhằm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Do vậy, nâng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệplà một tất yếu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện.
Hiện nay Quà Tặng Quà đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía trên thị trường với sự tham gia của các công ty quà tặng khác như Toàn Cầu, Trí Việt, Triều Tâm, Haka… làm cho hoạt động kinh doanh quà tặng tại công ty gặp rất nhiều khó khan, tuy nhiên nhờ có sự năng động nhạy bén trong hoạt động kinh doanh cùng với những lợi thế về giá cả cũng như sự phong phú về nguồn hàng, công ty đã đứng vững và từng bước đi lên, lập cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường quà tặng. Song để có thể tiếp tục phát triển, giành thắng lợi trong cạnh tranh, Quà Tặng Quà cần phải sử dụng các vũ khí cạnh tranh của mình một cách có hiệu quả nhất.
Luận văn “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty TNHH Quà Tặng Quà” là kết quả của một quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của công ty Quà tặng Quà trên thị trường. Em hy vọng rằng các giải pháp này sẽ có ích trong việc đề ra chiến lược cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian nên đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ thầy cô, bạn bè cùng tất cả các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn mọi người, chúc mọi người nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Philip Kotler (1997). Giáo trình Marketing căn bản - NXB Thống kê
2. Philip Kotler (1997). Giáo trình quản trị Marketing - NXB Thống kê
3. Michael E Porter (2009). Chiến lược cạnh tranh – NXB Trẻ
4. Nguyễn Tiến Dũng (2002). 13 chiến lược cạnh tranh trong thương trường –NXB Văn Hóa Thông Tin
5. PGS .PTS trần Minh Đạo ( 1999). Giáo trình Marketing - NXB Thống kê
6. PGS .PTS Vũ Thế Phú (1995). Quản trị Marketing – Đại học mở bán công Tp. Hồ Chí Minh
7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008,2009,2010 của công ty TNHH Quà Tặng Quà.
8. Quà tặng quảng cáo – khuyến mãi, 05/2011, à_tặng_quảng_cáo_-_khuyến_mãi
9. www.quatangqua.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung.doc