Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật: MụC LụC
Bảng chữ cái viết tắt
1. DN : Doanh nghiệp
2. XNK : Xuất nhập khẩu
3. TSLĐ : Tài sản lưu động
4. TSCĐ : Tài sản cố định
5. SXKD : Sản xuất Kinh doanh
6. NV : Tổng nguồn vốn
7. VCSH : Vốn chủ sở hữu
8. VN : Vốn nợ
9. LNST : Lợi nhuận sau thuế
10. G : Hệ số mắc nợ chung
11. K : Hệ số nợ
12. ROA : Chỉ số doanh lợi vốn
13. ROE : Chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
14. KHKT : Khoa học Kỹ thuật
15. Tr.Đ : Triệu đồng
Lời nói đầu
Nói đến kinh doanh người ta thường bắt đầu bằng Vốn, đây là yếu tố ban đầu và cũng là quyết định đối với mọi hoạt động SXKD của DN. Trong điều kiện giới hạn về nguồn nhân lực thì việc làm sao để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với DN, đặc biệt là các DN XNK về Kỹ thuật.
Với giá trị hợp đồng tương đối lớn, các DN xuất khẩu về Kỹ thuật luôn đánh giá vốn như một vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn đối với các DN là có ý nghĩa và vai trò vô...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MụC LụC
Bảng chữ cái viết tắt
1. DN : Doanh nghiệp
2. XNK : Xuất nhập khẩu
3. TSLĐ : Tài sản lưu động
4. TSCĐ : Tài sản cố định
5. SXKD : Sản xuất Kinh doanh
6. NV : Tổng nguồn vốn
7. VCSH : Vốn chủ sở hữu
8. VN : Vốn nợ
9. LNST : Lợi nhuận sau thuế
10. G : Hệ số mắc nợ chung
11. K : Hệ số nợ
12. ROA : Chỉ số doanh lợi vốn
13. ROE : Chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu
14. KHKT : Khoa học Kỹ thuật
15. Tr.Đ : Triệu đồng
Lời nói đầu
Nói đến kinh doanh người ta thường bắt đầu bằng Vốn, đây là yếu tố ban đầu và cũng là quyết định đối với mọi hoạt động SXKD của DN. Trong điều kiện giới hạn về nguồn nhân lực thì việc làm sao để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với DN, đặc biệt là các DN XNK về Kỹ thuật.
Với giá trị hợp đồng tương đối lớn, các DN xuất khẩu về Kỹ thuật luôn đánh giá vốn như một vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn đối với các DN là có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Nó không những giúp cho bản thân DN có biện pháp sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của mình mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện chiến lược quốc gia về Khoa học và Công nghệ.
Trong khi đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư trước khi thực hiện cho vay hoặc đầu tư thường thực hiện thẩm định tiềm lực tài chính DN. Tuy nhiên phần lớn các DN thương mại lại KD bằng vốn vay là chủ yếu.
Như một vòng luẩn quẩn: hoạt động huy động vốn có hiệu quả thì hoạt động KD mới có thể tiến hành và ngược lại hoạt động KD phát triển thì mới có tiền đề để huy động vốn. Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu?
Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần XNK kỹ thuật cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS. Ngô Kim Thanh và các cô chú trong công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Kỹ thuật”.
Em hy vọng bài viết này sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty và đưa ra được một số giải pháp có tính chất đóng góp, tham khảo.
Bài viết gồm có 3 nội dung chính:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Phần II: Thực trạng sử dụng Vốn Lưu Động tại công ty.
PhầnIII: Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng Vốn Lưu Động tại công ty.
Mặc dù mục được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn và các cô chú trong phòng Hành chính Tổng hợp nhưng với khả năng và thời gian có hạn cùng với thực tiển chưa nhiều nên bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Em mong được cô giáo có những nhận xét sửa đổi giúp em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà
chương 1
tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu
kỹ thuật
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Sự ra đời và các giai đoạn thay đổi hình thức pháp lý
Giai đoạn 1982-1992 ( giai đoạn hình thành và bắt đầu hoạt động kinh doanh )
Thực hiện uỷ quyền thương mại về hợp tác Khoa học Kỹ thuật với nước ngoài của Hội Đồng Bộ Trưởng. Ngày 06-10-1982 Giáo sư Đặng Hữu Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã ký quýêt định số 212/ QĐ về việc thành lập công ty XNK Kỹ thuật, tên giao dịch quấc tế là: Viêt Nam Technique Import Corporation, viết tắt là TECHNIMEX. Công ty là một trong hai DN Nhà Nước đầu tiên thuộc Uỷ ban Khoa học và Kế hoạch Nhà nước.
Khởi đầu thành lập công ty chỉ có 3 thành viên, cở sở vật chất ban đầu chỉ có bàn ghế để làm việc. Trụ sở chính đóng tại 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ được giao là trực tiếp quan hệ, giao dịch, ký kết các hợp đồng về hợp tác KHKT đã được thoả thuận trong các hiệp định, nghị định thư của chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước.
Trong 10 năm (1982-1992), công ty đã thực hiện các hợp đồng trao đổi hợp tác trong lĩnh vực KHKT, tổ chức nghiên cứu các đề tài Khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, thực hiện trao đổi tư liệu Khoa học với Liên Xô và các nước thuộc khối XHCN trước đây.
Đã tổ chức cho trên 10 ngàn lượt cán bộ nghiên cứu, chuyên gia ra nước ngoài và đội ngủ cán bộ, chuyên gia từ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các chương trình hợp tác trong hầu hết các bộ, các ngành, các địa phương trong cả nước.
Thực hiện các hoạt động xuất và nhập các chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá và giáo dục, nhập khẩu được trên 200 chuyên gia biên soạn và biên tập tiếng Việt và phát thanh tiếng Việt trên đài truyền hình tại Liên Xô cũ. Nhập khẩu gần 200 chuyên gia giảng dạy văn học và ngôn ngữ tại các trường đại học trong nước.
Thực hiện các dịch vụ chuyển giao hàng trăm bản tài liệu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, tư liệu khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và các nước bạn.
Nhập khẩu nhiều chủng loại các thiết bị cho các đề tài nghiên cứu
cho các phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất, hàng trăm giống vật nuôi, cây trồng, mẫu vật…
Đã tổ chức phối hợp triển khai hàng trăm đề tài nghiên cứu KHKT, chuyển giao công nghệ nghiên cứu của các nước bạn với các cơ quan nghiên cứu trong nước.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ do Bộ giao, công ty đã từng bước tìm kiếm bạn hàng và triển khai các hoạt động dịch vụ KHKT, chuyển giao công nghệ, kinh doanh XNK các vật tư thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu KHKT và sản xuất. Bước đầu công ty cũng đã thực hiện được một số hợp đồng sơ khai, đã có những dự án có giá trị hàng trăm ngàn đô la Mỹ.
Giai đoạn 1993-2001: (giai đoạn sáp nhập công ty ứng dụng và Phát triển Năng lượng Hạt nhân vào công ty XNK Kỹ thuật)
Tháng 2-1993 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ra quyết định về việc thành lập lại công ty XNK. Theo Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng và đến tháng 5-1996 thực hiện chủ trương sắp xếp lại DN Nhà Nước, Bộ Trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ra quyết định sáp nhập công ty ứng dụng và Phát triển Năng lượng Hạt nhân vào công ty TECHNIMEX cùng với việc phê duyệt lại điều lệ tổ chức công ty. Bộ đã tạo cho công ty một cơ sở pháp lý được mở rộng về chức năng nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đa dạng hoá các hoạt động như: chuyển giao công nghệ, dịch vụ thương mại, tư vấn, xây lắp…
Tổ chức của công ty có các phòng nghiệp vụ, hai trung tâm triển khai các hoạt động dịch vụ khoa học và sản xuất là Trung tâm ứng dụng và Phát triển Năng lượng Hạt nhân và Trung tâm Triển khai Công nghệ mới và chi nhánh công ty tại TP. HCM.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được định hướng theo các mục tiêu như sau:
Chuyển giao công nghệ
Đầu tư từ quỹ phát triển sản xuất cùng với các cơ sở nghiên cứu, cán bộ khoa học thực hiện thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào thực tế.
Các hoạt động về triển khai dịch vụ Khoa học và Sản xuất
Vận động các cơ sở đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực: KHKT, Y học, Công- Nông- Lâm nghiệp, Giao thông, Xây dựng, Vô tuyến Viễn thông, Tin học…
Đầu tư tập trung vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm triển khai Kỹ thuật Công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật.
Hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu
Công ty tập trung đầu tư kinh doanh XNK vật tư máy móc thiết bị sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ, kiểm soát môi trường, các thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Khai thác các mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quấc tế để xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN.
Giai đoạn 2001- Nay: (giai đoạn chuyển đổi công ty XNK Kỹ thuật sang công ty CP XNK Kỹ thuật)
Tháng12 năm 2001 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử của công ty. Bằng quyết định số 2625/QĐ-BKHCNMT ngày 20/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyển đổi pháp nhân từ loại hình Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần.
Công ty CP XNK Kỹ thuật - TECHNIMEX là pháp nhân thừa kế toàn bộ quá trình phát triển của công ty XNK Kỹ thật trước đây.
Đáp ứng như cầu cấp thiết về công nghệ trong nghiên cứu thí nghiệm và sản xuất. Công ty có các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ chia thành 3 mảng chính:
- Cung cấp các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm có chất lượng nghiên cứu cao, trong nước chưa sản xuất được, các thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học, công nghệ gene và Y học. Song song với các lĩnh vực trên công ty còn cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực kiểm tra và nghiên cứu môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi, khi hậu, phân tích lý hoá và kiểm tra vật liệu. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các hoá chất phục vụ nghiên cứu thí nghiệm. Cung cấp các sản phẩm thông tin Khoa học Kỹ thuật. Đó là các ấn phẩm sách, tạp chí gốc được xuất bản dưới dạng giấy, đĩa CD-Rom, VCD-Rom và dưới dạng điện tử (online)…
- Cùng với các đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực cung cấp thiết bị Ytế, thiết bị Giảng dạy- Âm thanh và hình ảnh, thiết bị hạt nhân, thiết bị lạnh, điều hoà nhiệt độ, điện công nghiệp, dân dụng và thí nghiệm, thiết bị công nghệ hàn cao cấp, thiết bị điện công nghiệp…
- Công ty duy trì nghiệp vụ XNK uỷ thác như một thế mạnh của mình từ xưa đến nay với phương châm: “ Giúp khách hàng nhập khẩu với thời gian và chi phí hợp lý nhất ”, công ty cũng chú trọng tạo dựng ấn tượng với khách hàng về một địa điểm tin cậy và uy tín .
Một số thông tin về công ty cổ phần XNK Kỹ thuật:
- Tên gọi: Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Kỹ thuật- TECHNIMEX
- Tên giao dịch: Technique Import Export Join Stock Company
- Tên viết tắt: Technimex Jsc
- Trụ sở chính: 70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-9432751 / 8221504
- Fax: 84-4-8220377
1.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của công ty
Trong 10 năm đầu thành lập, công ty thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vực KHKT, Phối hợp tổ chức các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, thực tập sinh, tài liệu khoa học với Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây. Trong giai đoạn này, tuy doanh số và lợi nhuận đạt được không cao song công ty đã hoàn thành được nhiệm vụ chính trị được giao là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và bản lĩnh trong SXKD, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại cũng như chính sách đổi mới kinh tế của đảng và Nhà nước.
Từ năm 1993- 2001, sau khi sáp nhập với công ty ứng dụng và Phát triển Năng lượng Hạt nhân, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường đã tạo cho công ty một cơ sở pháp lý được mở rộng về một số chức năng, nhiệm vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đa dạng hoá các hoạt động như: chuyển giao công nghệ, dịch vụ KHKT, thương mại, tư vấn và xây lắp.
Từ tháng 12/2001, công ty XNK Kỹ thuật đã chuyển đổi thành công ty cổ phần XNK Kỹ thuật. Công ty không chỉ đảm nhiệm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về KHKT và Công nghệ mà còn phải kinh doanh có lãi. Đứng trước tình hình đó để nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thị trường. công ty đã nhanh chóng áp dụng mô hình kinh doanh mới theo hướng vừa cùng vói các cơ sở nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu thực hiện nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến áp dụng vào thực tế vừa kinh doanh thương nghiệp, vừa XNK các thiết bị và dịch vụ XNK uỷ thác, nhưng coi hoạt động kinh doanh XNK là hoạt động chính của công ty.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty có 5 phòng ban , 2 trung tâm và 1 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.
Mô hình tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến (một cấp). Toàn bộ mọi hoạt động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của ban giám đốc công ty.
Sơ đồ 1.1: Tổ chức công ty cp. Xnk kỹ thuật – Technimex
Đại hội đồng Cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Dự án KHKT
Phòng Kinh doanh và XNK
Trung tâm Công nghệ Sinh học
Trung tâm Lắp đặt và bảo hành thiết bị
Văn phòng đại diện tại Tp. HCM
Phòng Hành chính Tổng hợp
Ban Kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Với chu kỳ hoạt động là 1 năm, Đại hội đồng cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển của toàn công ty kể tử khi thành lập công ty cổ phần đến nay, đại hội đồng cổ đông họp 6 tháng một lần đã bầu ra các cơ quan chức năng các chức vụ chủ chốt của công ty như: Hội đồng quản trị, Ban kỉêm soát, Ban giám đốc, xem xét và đánh giá hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định tổ chức quản lý công ty, thông qua định hướng phát triển công ty…
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất mọi hoạt động của công ty, là cơ quan đưa ra các chiến lược, kế hoạch SXKD trong nhiệm kỳ hoạt động của mình. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đai hội đồng cổ đông, triệu tập Đai hội đồng cổ đông…
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát được thành lập ra với mục đích theo dõi các công tác hoạt động của Hội Đồng Quản Trị trong nhiệm kỳ hoạt động. Cụ thể, Ban Kiểm Soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành công ty, trong ghi chép sổ sách kế toán cũng như trong báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty, kiến nghị biện pháp sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành công ty…
Ban giám đốc
Đây là cơ quan giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi hoạt động của công ty, là đai diện pháp lý của công ty trước pháp luật. Ban giám đốc có quyền quyết định đến mọi hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị, tổ chức thực hiện kinh doanh và phương án đầu tư, kiến nghị phương án tổ chức và quy chế quản lý nội bộ của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm…
Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Chủ Sở Hữu, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy chế một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị cũng như pháp luật về hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc có Phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc phụ trách các vấn đề pháp lý, kế toán trưởng và các trưởng phòng chức năng.
Các trưởng phòng: trực tiếp điều hành hoạt động của phòng mình và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao, đồng thời có nhiệm vụ cung cấp thông tin thuộc phạm vi chức năng phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và chỉ đạo kinh doanh kịp thời của giám đốc.
Các trung tâm: là các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, chịu sự giám sát và điều hành của giám đốc công ty.
Các phòng ban được tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thông suốt. Nhiệm vụ chung của các phòng ban là chấp hành và kiểm tra các chính sách của Nhà nước, của công ty và các mệnh lệnh chỉ thị của Ban giám đốc, tham gia đề xuất với Ban giám đốc những chủ trương biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản ý, giải quyết khó khăn vướng mắc trong Công ty theo trách nhiệm, quyền hạn của từng phòng ban.
Mỗi phòng chức năng đều có các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nhưng giữa các phòng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện từ công việc cung cấp thông tin, giao dịch, ký kết, thực hiện hợp đồng đến thanh lý hợp đồng kinh doanh XNK của công ty. Theo quyết định của Giám đốc công ty, mỗi phòng có nhiệm vụ như sau:
Phòng hành chính tổng hợp:
Bao gồm trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên. Phòng Hành chính Tổng hợp giữ nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự đối với toàn Công ty
Phòng tài chính kế toán
Bao gồm kế toán trưởng và các kế toán viên, là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, tài chính, là cơ quan giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng dự án khoa học kỹ thuật
Bao gồm trưởng phòng, một phó phòng và các nhân viên, là nơi chuyên cung cấp các thiết bị nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật, các thiết bị thí nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, vật liệu, đo lường, kiểm chuẩn độ chất tinh khiết phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm…
Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
Bao gồm một trưởng, phó phòng và các nhân viên, là phòng được thành lập từ thời đầu. Ngoài chức năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh và XNK còn giữ vai trò khai thác các mảng sản phẩm và dịch vụ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trung tâm công nghệ sinh học
Nhằm hỗ trợ các dự án về thiết bị Công nghệ Sinh học, Trung tâm được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm mới, các phương pháp nghiên cứu mới trong lĩnh vực này. Hoạt động của trung tâm tương tự như phòng dự án KHKT nhưng chuyên môn hẹp hơn, chỉ giới hạn trong lĩnh vực Sinh học.
Trung tâm lắp đặt và bảo hành thiết bị
Trung tâm được thành lập với nhiệm vụ theo dõi, bão dưỡng, duy trì và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng với các thiết bị do công ty cung cấp.
Văn phòng đại diện tại phía nam
- Trụ sở: 120- Sương ánh Nguyệt- Q1 –TP. HCM
Là đại diện pháp lý của công ty đối với các hợp đồng cung cấp thiết bị. Ngoài chức năng này, văn phòng còn là cơ sở liên lạc của công ty, là cơ quan thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện hợp đồng, theo dõi, cung ứng sản phẩm hàng hoá kịp thời, hướng dẫn sử dụng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Để tiến hành nhập khẩu hàng hoá, công ty phải tiến hành ký kết các hợp đồng mua bán với nước ngoài thông qua hình thức đàm phán, giao dịch trực tiếp hoặc thông qua các đơn chào hàng cố định, phí công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của bên bán, bên uỷ thác, công ty sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh. Sau đó cùng với việc đàm phán có kết quả, công ty tiến hành ký kết các hợp đồng ngoại chính thức. Hợp đồng này phải được ký kết theo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật hiện hành, phải có chữ ký hợp pháp của dại diện hai bên. Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Theo đó đối với hoạt động XNK công ty phải tiến hành các bước sau đây:
Đôn đốc bên bán giao hàng
Mở L/C khi bên báo
Làm thủ tục hải quan
Giải quyết khiếu nại
(nếu có)
Thuê tàu
Xin giấy phép nhập khẩu
Mua bảo hiểm hàng hoá
Ký kết hợp đồng NK
Nhận hàng
Giao hàng cho đơn vị đặt hàng
Làm thủ tục thanh toán
Kiểm tra hàng hoá
Hoạt động nhập khẩu ở công ty được tiến hành theo hai phương thức:
1. Nhập khẩu trực tiếp: Công ty có hai hình thức:
+ Nhập về sau đó mới bán nhưng rất ít, điều này căn cứ vào nhu cầu của thị trường kỳ trước.
+ Nhập hàng về trên cơ sở đã ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước, đây là hoạt động chủ yếu của công ty.
2. Nhập khẩu uỷ thác:
Đối với phương thức này công ty tiến hành trên cơ sở ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước (những khách hàng không có đủ điều kiện chuyên môn, đủ tư cách pháp nhân để tiến hành nhập khẩu hàng hoá) gọi là các hợp đồng nội, sau đó nhập hàng về cho họ và hưởng % hoa hồng nhất định gọi là phí uỷ thác (% Hoa hồng chính là doanh thu của công ty). ở công ty mức phí này khoảng từ 1%- 3% tuỳ theo giá trị hàng hoá và mức độ phức tạp cũng như quãng đường vận chuyển (nếu mua theo FOB)).
Cũng chính vì đặc điểm này mà công ry thường không có hàng tồn kho vì hàng về là công ty giao cho khách hàng của mình ngay trên cơ sở hai bên đã thanh toán cho nhau. Nếu hợp đồng nội có liên quan đến nhiều hợp đồng ngoại thì để giảm các chi phí liên quan và đảm bảo giao hàng cho khách hàng đúng thời hạn thì công ty phải lưu trữ hàng hoá trong kho, để chờ đủ hàng giao cho khách.
Công ty thường nhập hàng theo giá CIF ( mua hàng tại cảng Việt Nam theo đó giá đã gồm cả bảo hiểm và chi phí vận chuyển) công ty không phải tiến hành thuê tàu và mua bảo hiểm, do đó trên cơ sở hoá đơn mua về công ty tiến hành thanh toán với khách hàng.
Đôi khi công ty cũng tiến hành mua theo giá FOB, theo phương thức này công ty phải mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu vận chuyển về Việt Nam. Mức giá mà công ty đòi khách hàng của mình bao gồm cả hai loại chi phí này.
Xuất phát từ hoạt động kinh doanh của mình công ty có sử dụng 3 phương thức thanh toán chủ yếu: mở L/C, chuyển tiền, nhờ thu. Trong 3 phương thức trên công ty sử dụng phổ biến nhất là phương thức mở L/C. ở mỗi phương thức công ty áp dụng những cách thức phù hợp với loai hợp đồng, loại hàng hoá và theo yêu cầu của khách hàng.
1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và Kỹ thuật
Để có thể đánh giá được cơ sở vật chất và kỹ thuật của công ty, ta sử dụng bảng số liệu sau:
Bảng1.1: số liệu về tài sản cố định của công ty
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
TSCĐ (GTCL)
TSCĐ thuê TC
TSCĐ vô hình
TSCĐ đầu tư dh
Ký quỹ, cược dh
1,542
-
-
-
10
2,017
-
-
-
-
446
-
-
-
-
720
-
-
-
-
673
-
-
-
-
Tổng
1,552
2,017
446
720
673
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu cho thấy:
Tài sản cố hữu hình của công ty chiếm đa phần trong tổng tài sản cố định, gồm chủ yếu là: ôtô, máy vi tính, máy Fax, điều hoà nhiệt độ, điện thoại, bàn ghế làm việc và các máy móc khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ trọng của vốn cố định trong tổng nguồn vốn của công ty cao nhất là vào năm 2001 cũng chỉ có 2.94%,thấp nhất là vào năm 2004 chỉ đạt 0.82% .
Điều này chứng tỏ TSCĐ của công ty chỉ là công cụ bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty và chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn của công ty.
Cơ cấu vốn cố định trong tổng nguồn vốn của công ty rất nhỏ điều này phù hợp với loại hình hoạt động của công ty là công ty thương mại (cơ cấu vốn cố định trong tổng nguồn vốn của các công ty thương mại thông thường là nhỏ hơn 10%). Cơ cấu này cũng giảm xuống trong các năm gần đây chứng tỏ sự phù hợp của công ty với xu thế quấc tế hoá, toàn cầu hoá, thương mại điện tử và với xu thế cung của khu vực và trên thế giới. Như vậy có thể nói nguồn vốn chủ yếu của công ty là VLĐ, đây cũng là nhân tố quyết định đến chu kỳ hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.
1.2.3. Đặc điểm về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
- Công ty kinh doanh với vốn nợ là tương đối lớn thông thường chiếm khoảng 90% trong tổng nguồn vốn và trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, chỉ một phần nhỏ là nợ khác.
- Công ty không có nợ dài hạn, điều này là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Đây có thể coi là một đặc điểm tích cực của công ty.
Bảng 1.2 : Bảng nguồn vốn ngắn hạn của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Lượng
%
Lượng
%
Vay ngân hàng
19,108
44.04
22,865
30.89
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
-
-
-
-
Phải trả cho người bán
11,949
25.66
10,569
14.28
Người mua nộp tiền trước
13,023
27.67
38,129
51.5
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
881
1.89
580
0.78
Phải trả nhân viên
54
0.12
78
0.11
Phải trả đơn vị nội bộ
17
0.037
17
0.023
Nợ phải trả khác
1,532
0.691
1,784
2.42
Tổng nợ ngắn hạn
46,564
100
74,022
100
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn (năm 2001 là 50%, năm 2002: 40.03%, năm 2003: 40.02%, năm 2004: 30.89%). Điều này là hợp lý vì đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cho nên nhu cầu về VLĐ của công ty là rất lớn, đặc biệt lại mang tính thời điểm và thời kỳ cao. Các khoản vay này ty cao nhưng thời gian vay lại ngắn (1-3 tháng) với lãi suất 1.2%- 1.5%/ tháng, do đó chi phí cho khoản vay này cũng không phải là cao vì sau thời gian đó công ty lại thu được tiền bán hàng từ khách hàng.
- Lớn thứ hai trong nợ ngắn hạn của công ty là khoản người mua trả trước chiếm 51.5% trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Đây là nguồn tài trợ đặc biệt quan trọng cho công ty.Sở dĩ công ty có được nguồn này là do bên uỷ thác đặt tiền trước để công ty tiến hành nghiệp vụ nhập uỷ thác cho họ và các doanh nghiệp nhà nước đặt tiền trước cho DN trước khi nhận hàng.
- Khoản lớn thứ 3 trong nợ phải trả của công ty là phải trả người bán, năm 2004 chiếm 14.28% trong tổng nợ phải trả của công ty. Điều này rất có lợi cho công ty vì số vốn mà công ty chiếm dụng được là khá lớn lại không phải trả chi phí cho việc sử dụng nó. Công ty hoàn toàn có thể dùng nguồn vốn này để thanh toán cho nợ ngắn hạn, giảm bớt chi phí phải trả lãi vay ngân hàng.
Bên cạnh các nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên, thì các nguồn khác như: nộp ngân sách, nợ công nhân viên, các khoản phải trả khác chiếm tỷ trọng không lớn lắm.
1.2.4. Đặc điểm về lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực KHKT do đó giá trị của các hợp đồng thông thường là tương đối lớn, để tài trợ cho các hợp đồng này, công ty thường phải vay vốn của ngân hàng. Giá trị của một hợp đồng trung bình thường là khoảng 10,000 Tr.Đ. Một số hợp đồng đã có gía trị trên 19,000 Tr.Đ.
Hiện công ty tập trung đầu tư kinh doanh nhập khẩu các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, máy vi tính, máy in, thiết bị bảo vệ môi trường, đo lường kiểm nghiệm … Khách hàng của công ty là các Tổng công ty, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các công ty TNHH...đóng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Bạn hàng của công ty là các công ty lớn tại các nước phát triển có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến mà sản phẩm nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới, điển hình là Nhật, Mỹ, Hàn Quấc, Đức, singapo…
1.2.5. Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động của công ty là tương đối ổn định, điều này là hợp lý với hoạt động kinh doanh tương đối nhịp nhàng của công ty trong các quý của năm, hơn nữa nếu như trong một giai đoạn nào đó cường độ công việc cao thì công ty có thể thực hiện thuê ngoài. Bằng cách này công ty tránh được tình trạng dư thừa lao động, tiết kiệm được chi phí và tận dụng được tối đa khả năng và thời gian người lao động, tăng được hiệu quả kinh doanh.
Cán bộ công nhân viên và hầu hết đội ngũ cán bộ đều rất tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng được những nhu cầu của công việc mà mình đảm nhận. Trình độ của người lao động đảm bảo được công việc từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn công ty.
Bảng1. 3: Cơ cầu cán bộ công nhân viên của công ty
(Đơn vị: người)
Phân loại
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đại học và trên Đại học
Chưa tốt nghiệp Đại học
48
16
75
25
31
9
77.5
22.5
38
8
82.61
17.39
43
4
91.49
8.51
Tổng
64
100
40
100
46
100
47
100
(Nguồn: Phòng Hành chính -Tổng hợp)
Như vậy, sau khi công ty thực hiện cổ phần hoá vào tháng 12/2001 thì số lượng lao động đã giảm xuống để thích ứng với mô hình kinh doanh mới của công ty. Nhưng từ sau khi cổ phần hóa thì số lượng lao động của công ty là tương đối ổn định và tăng lên qua các năm.
Chất lượng của công ty là cao, điều này được thể hiện trong cơ cấu lao động của công ty số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, năm 2001 chiếm 75%, năm 2002 chiếm 77.5%, năm 2003 chiếm 82.61%, năm 2004 chiếm 91.49% trong tổng lao động của công ty.
Hàng năm, công ty luôn có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công việc.
Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với người lao động: công ty luôn thực hiện đúng yêu cầu của Nhà Nước và chế độ tiền lương, BHXH, BHYT…cho người lao động.
Công ty còn áp dụng hình thức khen thưởng, phúc lợi để động viên khuyến khích người lao động.
Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng tăng và khá cao, các quỹ để khuyến khích người lao động cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Để cụ thể hơn, chúng ta có thể tham khảo bảng số liệu sau:
Bảng 4: Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty
(Đơn vị:Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
Tổng quỹ lương
Tổng thu nhập
Tiền lương bình quân
Thu nhập bình quân
Quỹ khen thưởng- Phúc lợi
Quỹ DP trợ cấp MVL
78,811
83,241
1,970
2,081
-
823,579
90,621
95,596
2,266
2,340
154,411
33,851
123,519
130,815
2,685
2,843
387,311
83,851
154,341
162,560
3,284
3,458
471,511
433,851
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Bảng số liệu cho thấy: Năm 2002 tổng quỹ lương của công ty tăng 14.96%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12.45% so với năm 2001 . Năm 2003 tổng quỹ lương tăng 36.32%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 21.5% so với năm 2002. Năm 2004 tổng quỹ lương tăng 24.95%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 21.63% so với năm 2003. Chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng được nâng cao và công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với người lao động điều này sẽ có tác dụng kích thích người lao động làm việc hiệu quả từ đó thúc đẩy tăng hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty nói chung.
Chương 2:
Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty
2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Để đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của công ty chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản về năng lực tài chính và sản xuất của công ty đạt được trong 5 năm 2000-2004 dưới đây:
Bảng 2.1: Tóm tắt tài sản và nguồn vốn- kết quả kinh doanh của công ty
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
1. Nguyên giá TSCĐ
1,542
2,016
1,500
1,713
1,879
2. Giá trị TSLĐ
82,469
66,569
15,000
53,185
81,139
3. Vốn chủ sở hữu
7,351
8.284
3,700
7,341
7,689
4. Các khoản phải thu
53,520
28,737
15,000
18,710
19,453
5. Các khoản phải trả
76,670
60,297
17,000
46,564
74,023
6. Tổng doanh thu
140,314
128,346
70,000
103,175
115,351
7. Tổng LN trước thuế
2,116
1,049
900
4,020
4,493
8. Các khoản nộp ngân sách
7,331
19,129
350
985
930
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Các chỉ tiêu của công ty trong giai đoạn 2000-2004 là không ổn định. Cu thể năm 2001 giảm xuống so với năm 2000, năm 2002 sụt giảm so với năm 2001, năm 2003 và năm 2004 ổn định và tăng trưởng nhanh chóng so với năm 2002.
TSCĐ của công ty năm 2001 tăng 30.72% so với năm 2000, năm 2002 giảm 25.6% xuống so với năm 2001, năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là 14.2%, năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 9.69%. Như vậy, tuy là công ty kinh doanh XNK, TSCĐ của công ty không lớn nhưng vẫn có sự gia tăng lên hàng năm kể từ khi thực hiện cổ phần hoá vào tháng 12 năm 2001.
TSLĐ của công ty cũng không ổn định qua các năm. Năm 2001, giá trị TSLĐ của công ty giảm xuống so với năm 2000 là 11.28%. Năm 2002 giảm xuống 22.53% so với năm 2001. Năm 2003 tăng lên 355% so với năm 2002, sang năm 2004 tiếp tục tăng 52.56% so với năm 2003. TSLĐ được tài trợ bởi nguồn VLĐ tương ứng, do đó ta có thể tìm hiểu về nguồn VLĐ qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.2: Vốn Lưu Động qua các năm
Từ biểu đồ trên cho thấy: VLĐ của công ty thay đổi trong 5 năm ( 2000-2004) theo chu kỳ hình PARAPOL, thấp nhất là vào năm 2002 chỉ có 15 tỷ đồng. Sang năm 2003 và năm 2004 VLĐ đã tăng lên nhanh chóng điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã nhanh chóng được phục hồi trở lại sau khi công ty thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Các khoản phải thu và phải trả cũng thay đổi tương ứng với sự tăng, giảm VLĐ của công ty. Điều này là hợp lý bởi vì nó phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty.
Tổng doanh thu và tổng lợi nhuận năm 2001 cũng giảm xuống so với năm 2000, năm 2002 giảm xuống nhiều so với năm 2001, năm2003 và năm 2004 tăng nhanh chóng so với năm 2002.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế
Đồ thị trên cho thấy tổng doanh thu và tổng lợi nhuần trước thuế năm 2002 thấp nhất chỉ đạt tương ứng là 70 tỷ đồng và 900 triệu đồng, nhưng sang năm 2004 thì con số tương ứng đã là 115,351 tỷ đồng và 4,493 triều đồng.
Các khoản nộp ngân sách bao gồm: thuế doanh thu, thúê thu nhập doanh nghiệp , thuế xuất nhập khẩu và một số thuế khác đã chứng tỏ mức đóng góp đáng kể của công ty cho nền kinh tế quấc dân.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty: năm 2002 giảm xuống so với năm 2001 là 55.34%, sang năm 2003 tăng lên 98.41% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ sau tháng 12 /2001, vốn góp của nhà nước đã giảm xuống và dẫn đến hệ quả là nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã sụt giảm. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2002 đã thuyết phục được các nhà đầu tư . Do đó năm 2003 nguồn vốn này đã tăng lên rất nhanh và sang năm 2004 tiếp tục tăng so với năm 2003 mặc dù tốc độ tăng nhỏ hơn năm trước. Trong năm 2004 vừa qua công ty có 3% số cổ phần thuộc về nhà nước, 97% còn lại là do các cá nhân trong và ngoài công ty nắm giữ. Việc tạo điều kiện để người lao động trong công ty sở hữu cổ phần đã thúc đẩy tăng hiệu quả kinh danh và nâng cao mức sống cho người lao động. Cụ thể, năm 2001 thu nhập bình quân của người lao động là 2.081 triệu đồng, sang năm 2002 là 2.39 triệu đồng, năm 2003 là 2.844 triều đồng và năm 2004 con số này là 3.458 triệu đồng. Như vậy trong năm tới, công ty có thể thuyết phục được các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn nữa vào công ty bằng dẫn chứng kinh doanh có hiệu quả trong 5 năm gần đây của mình và triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Để rõ hơn về các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được, chúng ta có thể tham khảo bảng các chỉ tiêu dưới đây:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
1.Tổng nguồn vốn
84,022
68,587
20,700
53,905
81,712
2.Tổng LNST
1,439
713
612
2,734
3,055
3. Hệ số mắc nợ chung (VN / NV)
0.912
0.879
0.821
0.864
0.906
4. Hệ số nợ K ( VN/ VCSH )
12.2
7.279
4.595
6.343
9.627
5. ROE (LNST/VCSH )
0.196
0.086
0.165
0.372
0.397
6. ROA ( LNST /NV)
0.017
0.010
0.030
0.051
0.037
7. LNST/ Doanh thu
0.0103
0.0056
0.0296
0.0265
0.0265
Khả năng thanh toán chung
1.0756
1.1040
0.8823
1.1422
0.1039
(Nguồn: Bảng báo cáo công ty)
Bảng số liệu cho thấy:
Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 sau đó giảm mạnh vào năm 2002, năm 2003 tăng nhanh, năm 2004 tiếp tục tăng so với năm 2003 nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2003. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng Tổng doanh thu và Vốn chủ sở hữu của công ty cũng có chu kỳ biến thiên tương tự . Như vậy, Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm, tăng trong 5 năm qua là hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ công ty đã nỗ lực rất nhiều và những nỗ lực này đã mang lại thành công thúc đẩy sự phát triển trở lại của công ty.
Qua hai chỉ tiêu Hệ số mắc nợ chung và Hệ số nợ cho ta thấy công ty ngày càng sử dụng vốn nợ để kinh doanh và vốn nợ được công ty sử dụng linh động trong từng thời kỳ nhằm tận dụng tốt nhất cơ hội kinh doanh.
Chỉ số ROE và ROA cho thấy hiệu quả trên một đồng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng cao, ngày càng tạo được uy tín đối với cổ đông, như vậy công ty rất thuận lợi nếu có kế hoạch về việc tăng vốn chủ sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh và xâm nhập vào thị trường mới.
- Chỉ tiêu ROA của công ty chịu ảnh hưởng tuỳ theo vốn nợ của công ty rất lớn. Chúng ta có thể thấy vào năm 2004 công ty sử dụng lượng vốn nợ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn , điều này mặc dù làm tăng hiệu quả của vốn chủ sở lên nhưng lại làm giảm hiệu qủa của tổng nguồn vốn nói chung.
- Chỉ tiêu LNST / Doanh thu cho ta thấy càng ngày công ty phải chi phí cho bán hàng và quản lý có xu hướng ngày càng cao hơn. Những chi phí cho bán hàng bao gồm quảng cáo, hội nghị khách hàng, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, bảo hành sau bán, quà tặng khách hàng…
- Hệ số khả năng thanh toán chung của công ty phản ánh khả năng chi trả của công ty đối với chủ nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thông thường là lớn hơn 2 thì sẽ được coi là tốt. ở đây chỉ tiêu này của công ty là khá thấp đặc biệt là vào năm 2002 chỉ đạt 0.8823 và năm 2004 là 0.1039. Như vậy công ty có thể sẽ gặp khó khăn khi muốn vay thêm vốn ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ này vào năm 2004 vẫn đảm bảo lớn hơn 1 do đó vẫn đảm bảo nhu cầu thanh toán và chi trả các khoản nợ phải trả. Hệ số thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2004 hệ số này là 0.1039 giảm 0.038 so với năm 2003. Điều này cho thấy công ty ngày càng sử dụng nhiều các khoản nợ để huy động vốn vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này là tốt nhưng công ty cần duy trì các khoản nợ một cách hợp lý để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Như vậy, nhìn chung công ty đang kinh doanh với quy mô ngày được mở rộng, cùng với với việc tăng nhanh chóng vốn vay trong tổng nguồn vốn . Tuy nhiên, công ty cũng đang tạo dựng được uy tín ngày càng vững chắc với các cổ đông. Công ty cũng đang ngày càng đối mặt nhiều hơn hơn với áp lực của cạnh tranh và một số khó khăn khác như: vay thêm vốn, tăng hiệu quả một đồng vốn (trong tổng tài sản), khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, tốc độ tăng nhanh của chi phí bán hàng và quản lý DN …
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
Thông thường VLĐ của một công ty thương mại chiếm khoảng 90% trong tổng nguồn vố .Như vậy có thể thấy rằng quản lý và sử dụng VLĐ có một vai trò vô cùng qua trọng trong các công ty thương mại.
Tại TECHNIMEX- Một công ty thương mại thuần tuý kinh doanh trong lĩnh vực XNK Kỹ thuật, cho nên phần lớn nguồn vốn của công ty dùng để tàI trợ cho tàI sản lưu động hay còn gọi là VLĐ. Bên cạnh đó, nhu cầu về VLĐ của công ty chủ yếu trong ngắn hạn, mang tính thời điểm và thường xuyên biến động cho nên công ty sử dụng nợ vay là chủ yếu là nợ ngắn hạn để tài trợ. Thực tế cho thấy trong 4 năm (2001-2004) công ty luôn có tỷ lệ VLĐ chiếm trên 97% và có xu hướng ngày càng cao hơn nữa.
Để xem xét cơ cấu VLĐ của công ty, ta có bảng sau đây:
Bảng 2.3: Cơ cấu Vốn Lưu Động
(Đơn vi: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Tiền mặt
8,746
13.14
-
-
21,603
40.62
16,832
20.74
Phải thu
28,737
43.17
15,000
100
18,710
35.18
19,453
23.97
Tồn kho
26,130
39.25
-
-
12,067
2.69
40,670
50.12
VLĐ khác
2,955
4.44
-
-
0,805
1.51
4,184
5.17
Tổng VLĐ
66,569
100
15,000
100
53,185
100
81,139
100
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Từ bảng số liệu cho ta một số nhận xét như sau:
- VLĐ của công ty tăng, giảm không ổn định trong thời gian qua. Năm 2002 có dấu hiệu giảm sút so với năm 2001. Tuy nhiên năm 2003, năm 2004 lại gia tăng nhanh chóng. Điều này là hợp lý vì vào năm2002, mặc dù trên danh nghĩa pháp lý công ty vẫn là TECHNIMEX, tuy nhiên về cơ cấu tổ chức và hoạt động cũng như nguồn lực tài chính thì công ty đã có một bước ngoặt quan trọng. Đó là chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần với vốn của nhà nước chỉ chiếm 3% trong tổng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2002 là 3.7 tỷ đồng giảm 4.584 Tỷ đồng tương ứng với 55.34 % so với năm 2001 là 8.284 tỷ đồng. Như vậy vào thời điểm này công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để kinh doanh có lãi, đảm bảo nâng cao được mức sống cho người lao động và quyền lợi chính đáng cho các cổ đông. Chính vì vậy mà công ty đã chấp nhận đầu tư một cách “ an toàn” hơn. Trong năm 2002, mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty có vẻ như lắng xuống với việc giảm sút một số chỉ tiêu về quy mô, nhưng nó lại chứng tỏ một điều ngược lại về hiệu quả kinh doanh . Do đó sang năm 2003, năm 2004 công ty đã tăng vốn chủ sở hữu và VLĐ lên và đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường mới để mở rộng hoạt động kinh doanh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng đây là những quyết định đúng đắn của công ty.
Khoản phải thu luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng VLĐ, nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể, năm 2003 tỷ trọng này là 35.18% giảm 44.82% so với năm 2002, Năm 2004 tỷ trọng này là 23.97% giảm 11.21% so với năm 2003. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng kiểm soát tốt hơn các khoản phải thu. Tuy nhiên, đây vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm giảm khoản phải thu.
Hàng tồn kho của công ty biến động không ổn định qua các năm. Năm 2001 là 26,130 tỷ đồng chiếm 39.25% trong tổng VLĐ, năm 2002 bằng 0, năm 2003 là 22,69 tỷ đồng chiếm 40.69% trong tổng VLĐ, sang năm 2004 tăng lên 28,60 tỷ đồng và chiếm 50.12%. Như vậy, hàng tồn kho của công ty là khoản biến động rất linh hoạt theo chu kỳ kinh doanh của công ty và mang tính thời điểm rõ nét. Điều này là tốt vì công ty có thể đáp ứng được ngay đơn hàng của khách hàng nhưng công ty cần phải cân đối và giảm xuống để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong khi công ty phải vay vốn và chịu lãi của ngân hàng và mất khả năng thanh toán kịp thời với các khoản nợ ngắn hạn phải trả.
Tiền mặt: thấp nhất là vào năm 2002 khoản dự trử tiền mặt là 0, nhưng sang năm 2003 thì khoản này tăng lên 21,603 Tr.Đ và chiếm 40.62% trong tổng VLĐ, sang năm 2004 giảm xuống 4,771 Tr.Đ so với năm 2003 và chỉ còn chiếm 20.74%. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán của công ty là rất năng động, công ty có xu hướng giảm dự trử tiền mặt, điều này là rất đáng hoan nghênh. Vào năm 2002 khoản tiền mặt dự trử bằng 0, con số này chưa nói lên được điều gì vì có thể vào thời điểm này công ty vừa mới thực hiện thanh toán và tiền của công ty chưa được chuyển tới. Tuy nhiên công ty cần phải tính toán để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời và đề phòng với các rủi ro kinh doanh, rủi ro thị trường.
VLĐ khác bao gồm: tạm ứng, chi trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, thế chấp và ký quỹ ngân hàng…Đây là khoản chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng VLĐ nhưng có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo tính linh động trong quản lý và sử dụng VLĐ.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, chúng ta cần quan tâm đến khoản phải thu và hàng tồn kho trong tổng VLĐ của công ty. Ta hãy xem xét cơ cấu VLĐ của công ty trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn vốn, để xem công ty đã sử dụng những phương thức nào tài trợ cho VLĐ.
Tài sản lưu động ròng = Tài sản lưu động( TSLĐ) – Nợ ngắn hạn
Năm 2003:
Tài sản lưu động ròng = 53,185 - 46,564
= 6,621 Triệu đồng >0
Năm 2004:
Tài sản lưu động ròng = 81,139 – 74,022
=7,117 Triệu đồng >0
Công ty không có nợ dài hạn, do đó chứng tỏ công ty đã huy động nguồn vốn chủ sở hữu vào việc kinh doanh của mình. Nguồn vốn dài hạn của công ty ở đây là nguồn vốn chủ sở hữu đã dư thừa tài trợ cho TSCĐ (vốn cố định của công ty) và VLĐ ở đây của công ty được đầu tư bằng một phần dư thừa đó. Các khoản tài trợ cho TSCĐ của công ty tập trung vào vốn chủ sở hữu, chứng tỏ TSCĐ của công ty được tài trợ một cách vững chắc. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của công ty là tôt điều này cũng cho thấy sự hợp lý trong việc không sử dụng nợ dài hạn của công ty, vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã dư thừa tài trợ cho TSCĐ rồi.
Qua phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và VLĐ của công ty cho thấy: khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp, công ty chiếm dụng vốn lớn, mặc dù có lợi nhưng mang tính tiêu cực. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do khoản vốn bị chiếm dụng của công ty rất lớn.
Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chúng ta cần xem xét một cách cụ thể hơn đến các yếu tố: hàng tồn kho, tiền mặt, khoản phải thu.
2.2.1. Đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho
Để thấy được tình hình quản lý hàng tồn kho, chúng ta cần xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.4: số liệu hàng tồn kho
( Đơn vị:Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Hàng đang đi đường
2. NVL tồn kho
3. Công cụ, dụng cụ
4. CFSXKD dở dang
5. Hàng hoá tồn kho
6. Hàng gửi đi bán
7. Dự phòng giảm giá T/K
3,468
-
53
262
-
20,635
1,712
-
-
-
-
-
-
-
6,071
-
-
-
5,996
-
-
31,391
-
-
-
9,308
-
-
Tổng
26,130
-
12,067
40,699
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy tình hình hàng tồn kho của công ty có một số đặc điểm sau:
Quy mô hàng tồn kho của công ty không ổn định qua các năm:
+ Năm 2002 giảm xuống bằng 0, trong khi năm 2001 là 26,130 triệu đồng.
+ Năm 2003 tăng lên 12,067 Triệu đồng.
+ Năm 2004 tăng lên 26,632 Triệu đồng tương đương với 237.28%
Điều này chứng tỏ quy mô của hàng tồn kho có xu hướng tăng lên kể từ năm 2002. Ta cần quan tâm đến cơ cấu hàng tồn kho trong hai năm 2003 và 2004
Hai nhân tố chích dẫn đến sự tăng lên của hàng tồn kho đó là:
+ Hàng mua đi trên đường:
Năm 2003 chiếm tỷ trọng 50.31%, năm 2004 chiếm tỷ trọng 77.13%
Năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 25.32 Triệu đồng (417.06%)
Điều này chứng tỏ, hàng đi trên đường có sự tăng lên cả về tỉ trọng và quy mô và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng tồn kho. Hàng mua đi đường của công ty chính là hàng hoá nhập khẩu của công ty, số hàng hoá nhập khẩu tăng và tỷ trọng trong hàng tồn kho tăng chứng tỏ tình hình làm ăn của công ty tiến triển tốt, công ty có được nhiều đơn hàng và hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra nhộn nhịp. Điều này là tốt, công ty cần phát huy hơn nữa.
+ Hàng hoá tồn kho:
Năm 2003 chiếm tỷ trọng 49.69%, năm 2004 chiếm tỷ trọng 22.87%.
Năm 2004 tăng lên 3.312 Triệu đồng (55.24%).
Như vậy, hàng hoá tồn kho của công ty có sự tăng về lượng nhưng tỷ trọng thì giảm xuống. Hàng hoá tồn kho của công ty là hàng hoá mới nhập về và chưa kịp giao cho khách hàng hoặc trường hợp hợp đồng nôị có liên quan đến nhiều hợp đồng ngoại thì việc gom hàng để khi nào đủ thì mới giao… cũng là nguyên nhân dẫn đến khoản mục này của công ty tăng lên.
Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy, bên cạnh thực tế là hàng tồn kho tăng cao trong năm 2003, và 2004 nhưng công ty lại không có khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đặc biệt mặt hàng kinh doanh của công ty lại có giá trị lớn. Đây có thể coi là một điều bất cập mà công ty cần phải xem xét trong thời gian tới.
Bảng số liệu cũng cho thấy hiện tại công ty đang tồn đọng quá nhiều vốn với 40 tỷ đồng hàng tồn kho. Đây quả là một con số đáng kể và đáng lo ngại bởi vì nếu công ty tài trợ cho lượng tồn kho này bằng vay ngắn hạn ngân hàng thì hàng tháng công ty phải bỏ ra số tiền tương đương 600 Tr.Đ để trả lãi.
Vậy công ty đã quản lý khoản hàng tồn kho này như thế nào ?
Để trả lời câu hỏi này, ta xem xét vòng tồn kho và số ngày một vòng quay qua bảng sau:
Bảng 2.5: Vòng quay một vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,053
55,792
93,016
115,351
Hàng tồn kho bình quân
Tr.Đ
26,130
-
12,067
40,699
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
4.90
-
7.71
2.83
Thời gian một vòng quay
Ngày
73.47
-
46.69
127.21
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
Vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển của hàng tồn kho trong một thời gian nhất định thường là một năm. Hệ số này được xác định bằng thương số giữa doanh thu tiêu thụ thuần và hàng tồn kho bình quân trong năm.
Qua chỉ tiêu này ta có thể xác định được mức dự trữ hàng hoá hợp lý trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ giá trị hàng tồn kho là nhỏ tức là hoạt động tiêu thụ của công ty là tốt, đó là dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Ngược lại, chỉ tiêu này mà thấp chứng tỏ hàng tồn kho của công ty là rất lớn, hoạt động tiêu thụ kém hiệu quả, khả năng hoạt động của vốn là kém. Công ty cần có những biện pháp kích thích tiêu thụ và có kế hoạch điều chỉnh mức dự trữ cho kỳ sau.
Thông thường vòng quay hàng tồn kho > 9 là có thể chấp nhận được.
Qua bảng số liệu cho thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty là không ổn định qua các năm. Năm 2003 số vòng quay hàng tồn kho là 7.71 nhưng sang năm 2004 số vòng quay hàng tồn kho của công ty lại giảm xuống 4.88 (63.29%) so với năm 2003.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty là tương đối nhỏ là vì giá trị hàng tồn kho của công ty là lớn và tăng khá nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu thuần . Năm 2004 hàng tồn kho của công ty tăng lên 272.46% so với năm 2003 trong khi doanh thu thuần của công ty lại chỉ tăng lên 24.01%. Do đó công ty cần có những biện pháp nhằm làm tăng lượng tiêu thụ và có kế hoạch điều chỉnh lượng dự trữ cho năm tới.
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu này cho biết trong chu kỳ SXKD, hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu thời gian ( ngày). Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng được coi là tốt.
Qua bảng số liệu cho thấy: thời gian một vòng quay hàng tồn kho của công ty là không ổn định trong thời gian từ năm 2001- năm 2004 .Trừ năm 2002, chỉ tiêu này không xác định còn những năm còn lại là khá lớn. Năm 2001 thời gian một vòng quay hàng tồn kho của công ty là 73.45 ngày đến năm 2003 là 46.67 ngày, giảm xuống 26.78 ngày tương ứng với 36.46 %. Năm 2004 là 127.21 ngày tăng lên 80.54 ngày tương đương với 172.57% so với năm 2003. Thời gian một vòng quay dài cũng có nghĩa là thời hạn thu hồi vốn chậm, điều này sẽ làm giảm khả năng sử dụng vốn của công ty và ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng vốn của công ty và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ. Phân tích trên chứng tỏ công ty đang ở trong tình trạng cần nhiều thời gian để chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền , điều này là không tốt. Công ty cần nỗ lực cải thiện tình trạng này trong thời gian tới.
Nhìn chung, trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty còn có nhiều vấn đề phải được xem xét và giải quyết như: lượng tồn kho là quá lớn cả về giá trị cũng như tỷ trọng trong VLĐ của công ty, việc lập kế hoạch dự trữ chưa chính xác dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn nếu không kịp thời huy động, vòng quay hàng tồn kho là nhỏ dẫn đến thời gian một vòng quay lớn. Công ty cần có biện pháp làm giảm lượng hàng tồn kho của công ty, cụ thể là: Giảm thời gian vận chuyển của hàng hoá đang đi đường và hàng hoá tồn kho. Điều này sẽ làm tăng vòng quay và rút ngắn thời gian một vòng quay hàng tồn kho nhằm cải thiện tình trạng ứ đọng và tăng được hiệu quả sử dụng VLĐ.
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý khoản phải thu
Khoản phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng VLĐ của công ty, nó liên quan đến chu kỳ vận động của VLĐ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. chính vì vậy , quản lý khoản phải thu là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của công ty nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, vì chính sách quản lý khoản phải thu là công cụ chiến thắng của bất cứ công ty nào.
Bảng 2.6: số liệu về khoản phải thu
(Đơn vị:Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
1. Phải thu khách hàng
2.Trả trước người bán
3.Thuế VAT khấu trừ
4.Phải thu nội bộ
5.Phải thu khác
6. D/P phải thu khó đòi
24,321
2,824
-
1,081
24
487
11,989
-
46
15
3,304
-
16,338
-
-
-
2,372
-
15,117
-
1,462
-
2,873
-
Tổng
28,737
15,000
18,710
19,452
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng các khoản phải thu của công ty năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. Nhưng sau đó tăng hàng năm cả về quy mô và tỷ trọng kể từ năm 2002, điều đó phản ánh qua số liệu sau:
Năm 2002 khoản phải thu của công ty đã giảm xuống 13,737 Tr.đ tương ứng với 47.08% so với năm 2001.
Năm 2003 khoản phải thu của công ty đã tăng lên 3,710 Tr.đ ( 24.73%) so với năm 2002.
Năm 2004 khoản phải thu của công ty tăng 0,742 Tr.Đ (3.97%) so với năm 2003.
Khoản phải thu của công ty tăng khá lớn và cần phải xem xét vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến VLĐ của công ty. Hơn nữa nếu xem xét trong cơ cấu VLĐ của công ty thì nó luôn là khoản có tỷ trọng khá lớn từ trước tới nay của công ty. Cụ thể, tỉ trọng của khoản phải thu trong tổng VLĐ của công ty qua các năm như sau: năm 2001 là 43.17%, năm 2002 là 100%, năm 2003 là 35.18% và năm 2004 là 23.97%.
ở đây, chúng ta quan tâm đến ba khoản mục chính là:
- Phải thu khác hàng.
- Thuế VAT được khấu trừ .
- Phải thu khác.
Đây là ba khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản phải thu của công ty, còn các khoản khác bắt đầu từ năm 2002 chiếm một lượng không đáng kể.
Đối với khoản phải thu khác:
Đây là khoản chiếm một lượng tương đối lớn và là khoản lớn thứ hai trong tổng phải thu của công ty tuy nhiên đây chẳng qua là do cách thức hoạch toán của công ty trong sự ứng phó với các khoản phải trả khác mà thôi.
Đối với khoản VAT được khấu trừ:
Bảng số liệu cho thấy, khoản này biến động và cũng chiếm một lượng khá lớn vào năm 2004. Tuy nhiên khoản mục này công ty không thể điều chỉnh được theo ý muốn của mình mà phải phụ thuộc vào các quy định của pháp luật.
Đối với khoản phải thu người mua:
Đây là khoản chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu khoản phải thu của công ty, là khoản tương đối ổn định trong các năm 2002, 2003 và 2004.
Năm 2002 khoản phải thu là 11,989 Tr.Đ giảm xuống 12,332 Tr.Đ tương ứng với 43.54% so với năm 2001. Năm 2003 tăng lên 4,349 Tr.Đ tương ứng với 36.27% so với năm 2002. Năm 2004 giảm xuống 1,221 Tr.Đ tương ứng với 7.47%.
Việc tăng khoản phải thu người mua sẽ mang lại nhiều bất lợi cho công ty không chỉ vì rủi ro do sự thay đổi giá trị của đồng tiền mà còn làm cho công ty tạm thời thiếu VLĐ để tiến hành hoạt động kinh doanh. Công ty phải vay ngân hàng và chịu tốn kém về chi phí trong khi có tiền mà lại không sử dụng được. Việc quản lý khoản mục này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của công ty, nó đòi hỏi phải được xem xét một cách nghiêm túc. Khoản mục này chính là khoản nợ của khách hàng trong nước khi mua hàng của công ty, nó bao gồm: khoản nợ của nhà nhập khẩu uỷ thác chưa thanh toán hết tiền hàng, khoản bán hàng cho khách hàng chưa trả hết tiền hàng. Loại này thường có thời gian nhận nợ khá dài và hầu như ít có điều kiện đảm bảo thanh toán, do đó mà rủi ro cho khoản này là rất cao.
Để đánh giá một cách chính xác hơn ta xét đến các chỉ tiêu là kỳ thu tiền bình quân của công ty.
Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,346
70,000
103,175
115,351
Các khoản phải thu
Tr.Đ
28,737
15,000
18,710
19,453
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
4.47
4.47
5.51
5.93
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
80.54
80.54
65.34
60.71
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt và được tính bằng thương số giữa doanh thu tiêu thụ thuần và các khoản phải thu bình quân trong kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn thì tức là khả năng chuyển thành tiền mặt của các khoản phải thu càng cao, điều này càng tốt cho công ty. Thông thường chỉ tiêu này lớn hơn 12 thì đựơc coi là tốt.
Bảng số liệu cho thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2001 là 4.47 vòng, năm 2002 là 4.47 vòng , năm 2003 là 5.51 vòng tăng lên 1.04 vòng (32.27%) so với năm 2002 là vì doanh thu thuần tăng lên 47.39% trong khi đó khoản phải thu chỉ tăng lên 24.73% so với năm 2002. Năm 2004, vòng quay các khoản phải thu là 5.93 tăng lên 0.42 vòng (7.62%) lý do là khoản phải thu tuy có tăng lên 3.97% nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 11.80%. Bảng số liệu trên cũng cho thấy, tuy số vòng quay các khoản phải thu chưa phải là cao và tốc độ tăng chưa phải là lớn nhưng đây là dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi vốn của công ty đang ngày một khả quan hơn.
Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để một đồng tiền bán hàng trước đó thu hồi được. Việc tồn đọng nợ quá nhiều ở các năm trước cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ thời gian thu hồi các khoản nợ là nhanh điều này là tốt, ngược lại chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn của công ty bị chiếm dụng lâu. Thông thường kỳ thu tiền bình quân khoảng 20-30 ngày là có thể chấp nhận được.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm làm cho thời gian để công ty thu hồi các khoản nợ ngày càng có xu hướng giảm xuống. Nếu như năm 2001, 2002 phải mất 80.54 ngày để thu hồi các khoản nợ thì sang năm 2003 công ty chỉ cần mất 65.34 ngày giảm 15.20 ngày tương ứng với 18.87% so với năm 2002. Sang năm 2004, để thu hồi các khoản nợ thì công ty chỉ cần mất 60.81 ngày giảm xuống 4.63 ngày tương ứng 7.68% so với năm 2003. Điều này chứng tỏ công ty đang có những biện pháp tích cực trong thu hồi các khoản nợ, việc rút ngắn được thời gian thu hồi các khoản nợ sẽ giúp công ty nhanh chóng chuẩn bị đủ vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, tránh được tình trạng phải đi vay vốn trong khi vốn của mình thì bị người khác chiếm dụng.
Để thúc đẩy việc quản lý khoản phải thu tốt hơn nữa trong thời gian tới thì công ty phải rút ngắn hơn nữa chu kỳ thu tiền của mình. Để thực hiện được mục tiêu này thì biện pháp tốt nhất là giảm các khoản phải thu bởi việc tăng doanh thu của công ty là hoàn toàn có thể đạt được nhưng rất khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. việc công ty nỗ lực giảm các khoản phải thu với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu chắc chắn công ty sẽ thực hiện được mục tiêu của mình. Đứng trước thực trạng khoản phảI thu khách hàng cao như vậy, nên chăng công ty cần xem xét lại quy trình thẩm định khả năng mua chịu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc khoản phải thu có xu hướng ngày càng tăng như vậy thì công ty chắc chắn không tránh khỏi những khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi. Chính vì vậy, bên cạnh việc thẩm định lại khả năng trả nợ của khách hàng, công ty nên có biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi và quy mô của khoản này phảI phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Bảng số liệu cho thấy ngoại trừ năm 2001, hàng năm công ty đều không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, trong khi đó hàng năm khoản phải thu khó đòi của công ty lại tăng lên điều này là bất hợp lý và không phù hợp với thực tế tại công ty. Bởi vì, giả sử khoản nợ khó đòi và quá hạn của công ty không lấy lại được thì nó sẽ được khấu trừ vào đâu ? Khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, bởi vì số lượng của các khoản này tính bằng đơn vị chục tỷ đồng chứ không phải là nhỏ.
2.2.3. Đánh giá tình hình quản lý tiền mặt
Tiền mặt của công ty bao gồm: các khoản tìên tại quỹ, tiền ở dạng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản tiền mặt tại quỹ của công ty phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết, tạm ứng để mua hàng.
Tiền gửi ngân hàng của công ty chính là tiền gửi thanh toán, phục vụ cho mục đích mua hàng nhập khẩu bởi vì hiện nay công ty không tiến hành hoạt động xuất khẩu.
Bộ phận tiền đang chuyển là bộ phận tiền đang được chuyển trả cho người bán chi trả giữa các ngân hàng thông qua lệnh chuyển tiền.
Do đặc điểm về sự đa dạng trong quan hệ thanh toán cũng như khách hàng thanh toán nên công ty có mối quan hệ rộng rãi với hệ thống các ngân hàng quấc doanh như: Ngân hàng Công thương Hà Nội, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội …cũng chính vì việc quản lý tiền mặt tại công ty rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được theo dõi từng ngày, từng giờ. Công ty không có tiền gửi có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào hạng mục chứng khoán nào bởi vì trên thực tế nhu cầu tiền mặt của công ty diễn ra thường xuyên với quy mô lớn cho các mục đích như ở trên. Do vậy, công ty hầu như không có tiền nhàn rỗi mà nếu có cũng không đáng kể.
Bảng 2.8: Số liệu về tình hình tiền mặt tại công ty
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
876
7,869
-
-
-
995
20,608
-
861
15,971
-
Tổng
8,745
-
21,603
16,832
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán)
Bảng số liệu cho thấy:
- Năm 2003 số tiền công ty gửi vào ngân hàng là lớn hơn số tiền mà công ty vay của ngân hàng (số tiền công ty vay của ngân hàng là 19,109 Tr.Đ). Như vậy là hơi lãng phí vì năm 2003 chi phí lãi vay là 1.3%/ tháng. Tuy nhiên con số này cũng chưa nói lên được điều gì vì rất có thể khoản tiền trên tài khoản của công ty là vừa mới nhận về và công ty chưa kịp thanh toán nợ của mình.
- Nhưng sang năm 2004 tiền gửi ngân hàng của công ty đã giảm xuống trong khi tiền vay ngân hàng lại tăng lên. Điều này là hợp lý vì đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là vay ngân hàng.
- Khoản tiền mặt tại quỹ của công ty là tương đối ổn định qua các năm ngoại trừ vào năm 2002. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số mang tính thời điểm có thể vào lúc công ty vừa mới thanh toán hoặc tiền chưa được nhập quỹ. Khoản tiền dự trữ này giúp công ty đáp ứng được các nhu cầu thanh toán kịp thời.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong khi khoản vay của công ty là khá lớn thì lại tồn tại khoản “ vốn bằng tiền” của công ty tương đối cao. Vậy phải chăng công ty không nhận thấy phần thiệt hại do chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi và tiền vay? Thực tế không phải như vậy, vì công ty thường xuyên xuất hiện các nhu cầu trong ngắn hạn như: nhập hàng, trả lương, tạm ứng cho nhân viên phục vụ cho công tác mua bán hàng …tất cả những nghiệp vụ này đều cần tiền mặt để thanh toán ngay. Hơn thế nữa, để chủ động trong kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định vào tài khoản “ vốn bằng tiền” là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, công ty rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản quá lâu vì công ty sẽ chuyển ngay ra để thanh toán nợ ngắn hạn khi nó vượt qua một giới hạn nào đó so với dự tính trong ngắn hạn.
Thực tế công tác ngân quỹ tại công ty đã và đang rất được coi trọng, hàng ngày công ty có một kế toán chuyên theo dõi tình hình số dư trên tài khoản của công ty tại các ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu- chi dự tính để lập dự trù ngân quỹ, từ đó có thể đưa ra quyết định là vay thêm hay trả nợ một cách kịp thời đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả.
Để xác định hiệu quả công tác quản lý tiền mặt ta quan tâm đến các chỉ tiêu: vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay
Bảng 2.9: Vòng quay và thời gian một vòng quay tiền mặt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2001
2002
2003
2004
1.Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,053
-
93,016
95,994
2.Tiền mặt bình quân
Tr.Đ
123,735
-
20,004
19,217
3.Vòng quay tiền mặt
Vòng
10.05
-
4.65
5.00
4.Thời gian một vòng quay
Vòng
35.820
-
77.42
72
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Vòng quay tiền mặt:
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh (1 năm) thì tiền luân chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số giữa doanh thu tiêu thụ thuần và tiền mặt sử dụng bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tiền mặt nhanh, công ty đã tận dụng tốt khả năng hoạt động của tiền mặt và lượng tiền mặt mà công ty duy trì là hợp lý.
Bảng số liệu cho thấy: Vòng quay của tiền mặt của công ty không ổn định qua các năm, năm 2004 số vòng quay tăng so với năm 2003 là 0.35 vòng tương đương với 7.53% so với năm 2003 điều này là do doanh thu thuần tăng lên 3.20% trong khi đó tìên mặt đã giảm xuống 3.93%. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của tiền mặt của công ty là tốt hơn năm 2003 và lượng tiền mặt công ty duy trì là phù hợp với nhu cầu thanh toán và chi trả của công ty hơn năm 2003. Công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
Thời gian một vòng quay
Chỉ tiêu này cho biết trong chu kỳ kinh doanh để tiền mặt quay được một vòng thì phải mất bao nhiêu thời gian (ngày). Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Qua phân tích ở trên cho thấy vòng quay tiền mặt của công ty là không ổn định và năm 2004 tăng lên so với năm 2003 điều này đã dẫn đến chỉ tiêu thời gian một vòng quay của công ty vào năm 2004 đã giảm xuống so với năm 2003. Cụ thể là vào năm 2003 cần 77.42 ngày để quay được một vòng thì sang năm 2004 công ty chỉ cần 72 ngày giảm xuống 5.42 (7%) so với năm 2003. Đây là một dấu hiệu tốt của công ty, công ty nên tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
2.2.4. Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng Vốn Lưu động
Để đánh giá tình sử dụng VLĐ của công ty ta có bảng sau đây:
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả Vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,346
70,000
103,175
115.351
Vốn Lưu Động bình quân
Tr.Đ
66,569
15,000
53,185
81.139
Hệ số luân chuyển
Vòng
1.93
4.67
1.94
1.42
Thời gian một vòng quay
Ngày
186.53
77.09
185.57
253.52
Hệ số đảm nhiệm
Lần
0.52
0.21
0.52
0.70
Sức sinh lời ( LNST/VLĐ)
Lần
0.0107
0.0408
0.0514
0.0376
Hệ số thanh toán hiện hành
Lần
1.1040
0.8823
1.1422
0.1039
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0.0689
0.0607
0.8823
0.5463
Hệ số thanh toán tức thời
Lần
0.114
-
0.3615
0.2802
Hệ số nợ
Lần
0.879
0.821
0.864
0.906
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Trên đây chúng ta đã phân tích và đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ ở các khâu dự trử và lưu thông. Để thấy được tình hình sử dụng VLĐ nói chung của công ty ta tiến hành phân tích thêm một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VLĐ của công ty. Ta quan tâm phân tích một số chỉ tiêu sau đây:
Hệ số luân chuyển VLĐ
Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các hoạt động: nhập hàng , dự trữ, cất trữ tiền…hợp lý hay không hợp lý? Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh (thường là 1 năm) VLĐ của công ty đã chu chuyển được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này còn được gọi là số vòng quay của VLĐ và được tính bằng thương số giữa doanh thu thuần trong kỳ và VLĐ trung bình trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng nhanh, chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty càng tốt.
Bảng số liệu cho thấy hệ số luân chuyển VLĐ của công ty là chưa lớn và lại có xu hướng giảm xuống, đây là dấu hiệu mà công ty cần quan tâm. Năm 2002 hệ số luân chuyển VLĐ của công ty tăng 2.74 vòng (141.97%) so với năm 2001. Tuy nhiên hệ số luân chuyển năm 2003 lại giảm xuống 2.73 vòng (58.46%) so với năm 2002. Sang năm 2004, hệ số luân chuyển lại tiếp tục giảm xuống 0.52 vòng tương ứng với 26.08% so với năm 2003. Như vậy hệ số luân chuyển của công ty đang có xu hướng ngày càng giảm xuống nhưng với tốc độ ngày càng thấp hơn kể từ sau năm 2002.
Tốc độ luân chuyển của VLĐ phụ thuộc vào lượng VLĐ tham gia vào chu kỳ kinh doanh và doanh thu thuần trong kỳ. Để rõ hơn tình trạng suy giảm của tốc độ luân chuyển VLĐ ta phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này để xác định đâu là nguyên nhân chính để từ đó có biện pháp cụ thể.
- Khi phân tích ảnh hưởng của doanh thu tiêu thụ thuần đến hệ số luân chuyển ta giả sử VLĐ là không đổi và nếu doanh thu thuần tăng qua các năm thì hệ số luân chuyển VLĐ sẽ tăng qua các năm và nếu doanh thu thuần giảm thì hệ số luân chuyển giảm.
- Khi phân tích ảnh hưởng của VLĐ tới hệ số luân chuyển của VLĐ thì ta cố định doanh thu tiêu thụ thuần và nếu VLĐ tăng qua các năm thì hệ số luân chuyển của VLĐ sẽ giảm, nếu VLĐ giảm qua các năm thì hệ số luân chuyển của VLĐ sẽ tăng.
Bảng 2.11: ảnh hưởng vủa các nhân tố tới hệ số luân chuyển của VLĐ
(Đơn vị: Vòng)
Chỉ tiêu
Năm 2002/ 2001
Năm 2003/ 2002
Năm 2004/2003
Hệ số luân chuyển của VLĐ
2.74
- 2.73
- 0.052
1. ảnh hưởng của doanh thu thuần
- 0.88
2.21
0.23
2. ảnh hưởng của VLĐ
3.62
- 4.94
- 0.75
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Hệ số luân chuyển VLĐ của công ty năm 2002 tăng 2.74 vòng so với năm 2001 điều này là do sự giảm xuống của VLĐ đã làm cho hệ số luân chuyển VLĐ của công ty tăng lên 3.62 vòng tuy nhiên doanh thu thuần giảm xuống đã làm cho hệ số luôn chuyển giảm xuống 0.88 vòng. Năm 2003 và năm 2004 hệ số luân chuyển VLĐ của công ty giảm tương ứng so với năm 2002 và 2003 nguyên nhân là do VLĐ của công ty tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Như vậy ta thấy VLĐ tăng thêm là không mang lại hiệu quả. Qua các năm tốc độ luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng nhanh của lượng VLĐ và sự tăng lên của VLĐ không mang lại hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để tăng doanh thu tiêu thụ, cũng như có những quyết định chính xác trong việc tăng VLĐ bình quân từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Thời gian một vòng quay
Thời gian để VLĐ quay được một vòng của công ty là khá dài và có xu hướng tăng lên qua các năm đấy là một dấu hiệu không tốt đối công ty.Thời gian một vòng luân chuyển ngoài khả năng phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp chúng ta tính được lượng vốn tiết kiệm được hay lãng phí của các năm.
Để có thể thấy rõ được hiệu quả sử dụng VLĐ qua các năm ta tính lượng VLĐ tiết kiệm hay lãng phí của các năm để từ đó đối chiếu so sánh. Mức tiết kiệm hay lãng phí được tính toán dựa trên cơ sở thời gian một vòng luân chuyển được rút ngắn hay kéo dài so với năm trước. Nếu thời gian một vòng quay được rút ngắn thì sẽ tiết kiệm được một lượng VLĐ và ngược lại.
- Năm 2002, công ty đã tiết kiệm được số VLĐ: 22,269 Tr.Đ
Năm 2003, công ty đã lãng phí một lượng VLĐ: 31,092 Tr.Đ
Năm 2004, công ty đã lãng phí một lượng VLĐ: 21,802 Tr. Đ
Như vậy vào năm 2004,VLĐ của công ty là không hợp lý. Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét lại lượng VLĐ cần thiết tránh tình trạng lãng phí như các năm 2003 và 2004 vừa qua.
Hệ số đảm nhiệm
Hệ số này được xác định bằng thương số giữa vốn lưu động bình quân trong kỳ và doanh thu thuần tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Theo bảng số liệu ở trên thì hệ số đảm nhiệm của công ty có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tiêu này một lần nữa chứng minh công ty đã sử dụng VLĐ không hiệu quả trong năm 2003 và 2004.
Sức sinh lời của VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định bằng thương số giữa tổng lợi nhuận sau thuế và tổng VLĐ sử dụng trong kỳ. Vì mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận nên chỉ tiêu này là rất quan trọng, nó phản ánh khả năng sinh lời của VLĐ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Ta thấy chỉ tiêu này của công ty là tương đối cao nhưng lại không ổn định qua các năm. Năm 2001 một đồng VLĐ của công ty tạo ra được 0.0107 đồng lợi nhuận, năm 2002 con số này là 0.048 tăng 0.0373 đồng ( 348.60%) so với năm 2001. Năm 2003 một đồng VLĐ tạo ra được 0.0514 đồng lợi nhuận tăng 0.0106 đồng (25.98%) so với năm 2002. Năm 2004 một đồng VLĐ tạo ra được 0.0376 đồng lợi nhuận giảm xuống 0.0138 đồng(tương ứng với 26.85%). Vào năm 2004 chỉ số này của công ty giảm xuống so với năm 2003, điều này chứng năm 2004 công ty đã kinh doanh kém hiệu quả hơn năm 2003. Hệ số này giảm xuống chứng tỏ tốc độ tăng lên của lợi nhuận sau thuế là thấp hơn tốc độ tăng lên của VLĐ.
Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu ta thấy hệ số luân chuyển giảm, thời gian một vòng quay tăng, hệ số đảm nhiệm tăng, sức sinh lời giảm đây là những dấu hiệu không tốt đối với công ty trong việc sử dụng VLĐ, tuy nhiên qua các năm tổng lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng và đảm bảo khả năng sinh lời của VLĐ vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là chưa cao, công ty cần phải có những điều chỉnh kịp thời để cải thiện các chỉ tiêu. Nếu không trong thời gian tới công ty sẽ gặp phải những khó khăn trong sử dụng VLĐ từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tổng lợi nhuận và kết quả kinh doanh của toàn công ty.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó đánh giá tình hình tài chính của công ty và phản ánh tình hình phát triển của công ty để từ đó công ty đưa ra những quyết định về tài chính đúng đắn. Nhóm các hệ số về khả năng thanh toán của công ty gồm: hệ số về khả năng thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết khả năng trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số này được xác định bằng thương số giữa tổng tài sản lưu động sử dụng trong kỳ và tổng nợ ngắn hạn của công ty.
Hệ số này càng cao chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là tốt. Khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn một thì được coi là có khả năng thanh toán bình thường. Tuy nhiên đối với mỗi ngành thì chỉ tiêu này lại có những quy định cụ thể. Qua bảng trên cho thấy trong năm năm qua ngoại trừ năm 2002, các năm còn lại công ty đều có hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 tức là công ty có dư khả năng trang trải nợ bằng tài sản có thể chuyển hoá thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Chỉ tiêu này của công ty tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004, chỉ tiêu này mặc dù có giảm xuống so với năm 2003 tuy nhiên vẫn đảm bảo là lớn hơn 1. Chỉ tiêu này năm 2004 giảm xuống cũng chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ hơn vào hoạt động kinh doanh của mình. Việc sử dụng nhiều vốn nợ sẽ làm giảm chi phí vốn của công ty và có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần duy trì hợp lý các khoản nợ để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phát huy được hiệu quả sử dụng.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỉ số giữa tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn các TSLĐ khác và dễ bị lỗ nhất nếu bán. Do vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho). Hệ số này lớn hơn 0.5 được coi là bình thường.
Bảng số liệu cho thấy, chỉ tiêu này của công ty là tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004, chỉ tiêu này có giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo lớn hơn 0.5 như vậy qua các năm công ty đều đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Hệ số này giảm xuống là do tốc độ tăng của hàng đang đi đường là khá nhanh trong khi tốc độ tăng của các tài sản quay vòng nhanh là không lớn trong khi tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khá lớn. Năm 2004 hàng tồn kho tăng 79.29%, tài sản quay vòng nhanh giảm xuống 1.58%, trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty lại tăng lên 158.97% điều này đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống 0.3363 lần so với năm 2003. Công ty cần có những điều chỉnh kịp thời để duy trì khả năng thanh toán nhanh của mình bằng cánh giảm tốc độ tăng của hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán ngay lập tức của công ty tại thời điểm phát sinh nhu cầu thanh toán. Hệ số này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của công ty này không phụ thuộc vào khoản phải thu và dự trữ.
Bảng số liệu cho thấy: hệ số này của công ty là không ổn định và năm 2004, hệ số này của công ty giảm xuống 0.0813 lần (22.49%) so với năm 2003 điều này là do tốc độ tăng tiền mặt của công ty là chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy lượng tiền mặt của công ty ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả cho những trường hợp cần thiết và để tranh thủ những cơ hội trong kinh doanh, tuy nhiên việc duy trì một lượng tiền mặt chỉ nên ở một mức nhất định vì khoản này không sinh ra lãi. Công ty cũng nên duy trì một chỉ số thanh toán hợp lý sao cho vừa phải đảm bảo khả năng thanh toán vừa tận dụng được khả năng sinh lời của tiền mặt cũng như VLĐ.
Hệ số mắc nợ
Hệ số này được dùng để xác định nghĩa vụ của công ty đối với các chủ nợ của công ty trong việc góp vốn. Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa tổng nợ của công ty trên tổng tài sản của công ty. Thông thường các chủ nợ thích chỉ số này vừa phải trong khi đó công ty lại muốn chỉ số này cao. Song nếu hệ số này quá cao công ty sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này của công ty khoảng 0.5 thì được coi là bình thường và đảm bảo cho công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn.
Bảng số liệu cho thấy hệ số nợ của công ty là tương đối lớn và lại có xu hướng tăng qua các năm có nghĩa là công ty sử dụng ngày càng nhiều vốn đi vay vào hoạt động kinh doanh. Năm 2002 hệ số nợ cuả công ty giảm xuống 0.058 tương ứng với 6.6% so với năm 2001. Năm 2003 hệ số nợ của công ty tăng 0.043 ứng với 5.24% so với năm 2002. Năm 2004 hệ số nợ của công ty là 0.906 tăng 0.042 tương ứng với 4.9% so với năm 2003. Năm 2004 hệ số này của công ty tăng lên là do hàng năm công ty đầu tư thêm tài sản bằng chủ yếu nguồn vốn đi vay và tốc độ tăng của tài sản chậm hơn của tổng nợ. Cụ thể tốc độ tăng của tổng nguồn vốn năm 2004 là 51.585% trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 178.97% so với năm 2003.
Việc sử dụng quá nhiều nợ vào quá trình kinh doanh sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn và dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy trong kỳ tới công ty cần điều chỉnh hệ số nợ của mình sao cho hợp lý.
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3.1. Các nhân tố bên trong
2.3.1.1. Tính chất sản phẩm
Mặt hàng kinh doanh là những sản phẩm thiết bị liên quan đến thiết bị kỹ thuật điều này đã đòi hỏi công ty phải luôn đảm bảo một lượng VLĐ khá lớn từ đó ảnh hưởng đến hình thức huy động cũng như sử dụng VLĐ và ảnh hưởng tới khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời của VLĐ.
2.3.1.2. Nguồn lực tài chính của công ty
Các quan hệ tài chính của công ty
Quan hệ giữa công ty với Nhà nứơc
+ Công ty nộp thuế: GTGT và thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Thuế GTGT công ty nộp theo phương pháp khấu trừ ( thuế suất là 5% đối với đa số các mặt hàng của công ty, ngoài ra công ty còn có một số mặt hàng phải chịu thuế suất 10%). Công ty phải nộp thuế TNDN với lãi suất 32%.
+ Nhà nươc cấp vốn cho công ty
Quan hệ của công ty với thị trường tài chính
Công ty vay các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàn, các tổ chức tài chính, tập thể để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Quan hệ giữa công ty với thị trường khác bao gồm:
+ Thị trường hàng hoá, dịch vụ
+ Thị trường lao động
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm như các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, các trường đại học, các công ty TNHN...
Quan hệ tài chính công ty thể hiện qua các chính sách của công ty như chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí ...
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Chia theo nguồn hình thành
+ Vốn cố định(VCĐ): là khoản vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. Vốn cố định của công ty được đầu tư để mua các thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh: máy tính, máy điện thoại, máy Fax... tại công ty thì VCĐ không được đầu tư cho TSCĐ Vô hình.
+ Vốn lưu động (VLĐ): là số tiền ứng trước về TSCĐ và tài sản lưu động đảm bảo quá trình kinh doanh được liên tục.
Chia theo nguồn hình thành
+ Vốn vay: Là số tiền mà công ty vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị trong và ngoài nước để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Công ty phải trả chi phí cho khoản vay này.
+ Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn do ngân sách cấp cho công ty, do công ty bổ sung từ lợi nhuận không chia, do phát hành cổ phiếu.
Cơ cấu nguồn vốn và tài sản dưới đây của công ty cho ta cái nhìn tổng quát về năng lực kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, khả năng thanh toán tài chính của công ty.
Bảng 2.12: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng
%
Lượng
%
Lượng
%
Tổng tài sản
Vốn lưu động
Vốn cố định
Tổng nguồn vốn
Vốn vay
Vốn chủ sở hữu
20,700
15,000
3,700
20,700
15,000
3,700
100
72.46
27.54
100
72.46
27.54
53,905
53,185
72
53,905
46,564
7,341
100
98.66
1.34
100
86.38
13.62
81,712
81,137
575
81,712
74,023
7,689
100
99.30
0.70
100
90.59
9.41
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Bảng số liệu trên cho thấy: tài sản và nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2003 tăng 33,205 Tr.Đ (160.41%) so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 27,807 Tr.Đ (51.59%) so với năm 2003. Ta thấy vốn lưu động chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và liên tục tăng qua các năm. Điều này là hợp lý với đặc điểm kinh doanh của công ty là một công ty thương mại. Tỷ lệ vốn vay của công ty cũng liên tục tăng lên qua các năm điều này sẽ làm cho công ty tăng chi phí vốn vay và làm giảm lợi nhuận của công ty nhưng công ty lại đáp ứng được nhu cầu linh hoạt về vốn kinh doanh.
2.3.1.3. Công tác xác định kế hoạch VLĐ định mức
Xác định đúng nhu cầu VLĐ nhằm đảm bảo nhu cầu về VLĐ tối thiểu cho quá trình kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy tốc độ luân chuyển của vốn. Nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng của VLĐ.
Hàng năm công ty luôn xác định số VLĐ cần thiết để đảm bảo cho các nhu cầu phát sinh của quá trình kinh doanh. Để xác định nhu cầu phát sinh của quá trình kinh doanh, xác định nhu cầu VLĐ cần thiết trong tháng, quý hoặc năm công ty căn cư vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở kỳ trước, số VLĐ sử dụng kỳ trước, tình hình luân chuyển về tiền tệ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đồng thời xem xét tới tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh và sự cải thiện tổ chức sử dụng VLĐ của công ty. Công ty cũng luôn theo dõi sự thay đổi của thị trường, tình hình của các nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi nhu cầu khách hàng, các chính sách của Nhà nước. Từ đó có kế hoạch về giá trị và hình thức sử dụng VLĐ sao cho tránh ứ đọng và đạt hiệu quả cao.
Hàng năm công ty lập kế hoạch về tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản VLĐ khác từ đó xác định kế hoạch tổng lượng VLĐ cần thiết cho năm tới. Cuối mỗi thời điểm: cuối tháng, cuối quý, cuối năm công ty tiến hàng đối chiếu so sánh giữa kế hoạch đăt ra và tình hình thực hiện để làm cơ sở cho xác định nhu cầu kế hoạch VLĐ cho kỳ sau.
Ta hãy phân tích công tác xây dựng kế hoạch VLĐ định mức của công ty trong các năm gần đây để đánh giá xem công tác này của công ty đã chính xác chưa để từ đó điều chỉnh cho hợp lý.
Bảng 2.13: Tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tiền măt
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu
50
50
14,020
-
-
15,000
20,604
11,065
16,738
21,603
12,067
18,710
15.855
14,342
33,563
16,832
19,452
40,670
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Về công tác lập kế hoạch tiền mặt:
Năm 2002 lượng tiền mặt kế hoạch của công ty là 50Tr.Đ nhưng đã không hoàn thành kế hoạch đặt ra về lượng tiền mặt. Thực hiện là không đáng kể so với kế hoạch. Tuy nhiên có thể đây là thời điểm mà công ty vừa mới thực hiện thanh toán hoặc là công ty chưa kịp nhập tiền vào quỹ. Sang năm 2003 và 2004 tình hình lại ngược lại, công ty lại sử dụng VLĐ vượt mức kế hoạch đăt ra. Năm 2003 công ty đã sử dụng tiền mặt vượt mức kế hoạch 999 Tr.Đ tương ứng với 45.85%. Năm 2004 công ty đã sử dụng vượt kế hoạch 977 Tr.Đ ứng với 6.12%. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt vốn để đảm bảo cho khả năng thanh toán và khả năng chi trả của công ty nếu công ty không kịp thời huy động. Trong công tác xây dựng kế hoạch về tiền mặt của công ty còn có nhiều điều phải bàn để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu tiền mặt phục vụ cho nhu cầu phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty.
Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho:
Năm 2002 công ty không hoàn thành kế hoạch về tồn kho của công ty. Kế hoạch đặt ra của công ty là 50 Tr. Đ nhưng hàng tồn kho thực hiện của công ty là không đáng kể. Điều này có thể gây nên hiện tượng ứ đọng vốn thanh toán. Sang năm 2003,2004 công ty thực hiện vượt mức kế hoạch về hàng tồn kho đặt ra. Năm 2003 lượng tồn kho của công ty vượt kế hoạch là 1,002 Tr.Đ (9.06%). Năm 2004 lượng tồn kho của công ty tăng lên 5,110 Tr.Đ(35.62%) .Tuy nhiên điều này chưa hẳn đã tốt. Vì nếu khối lượng hàng đi trên đường tăng là dấu hiệu chứng tỏ công ty đang hoạt động thuận lợi nhưng nếu khối lượng hàng hoá tồn kho tăng thì công ty sẽ phải tăng chi phí lưu kho, chi phí quản lý.
Về công tác lập kế hoạch khoản phải thu:
Từ bảng trên cho thấy công ty luôn có khoản phải thu cao hơn kế hoạch. Điều này chứng tỏ công ty luôn bị chiếm dụng vốn lớn hơn là theo kế hoạch. Cụ thể vào năm 2002 khoản phải thu tăng lên 1,000 Tr.Đ, năm 2003 khoản phải thu tăng so với kế hoạch là 2,002 Tr.Đ (11.98%), sang năm 2004 khoản phải thu của công ty thực tế tăng so với kế hoạch là 7,107 Tr.Đ tương ứng với 21.18%. Như vậy công tác lập kế hoạch các khoản phải thu của công ty cũng chưa chính xác. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc chủ động tìm nguồn vốn kinh doanh. Công ty cần phải có biện pháp thích hợp để xây dựng chính xác kế hoạch về khoản phải thu cho thời gian tới để tránh tình trạng thiếu hụt vốn kinh doanh.
2.3.1.4.Cơ cấu VLĐ của công ty
* Dựa vào hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần VLĐ.
Thì VLĐ của công ty bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và VLĐ khác. Cách phân loại này sẽ cho ta thấy được ảnh hưởng của chúng tới hiệu quả sử dụng VLĐ ở các khâu trong quá trình sử dụng VLĐ của công ty. Theo phân tích ở trên cho thấy cơ cấu các khoản phải thu (khoản mục chính: phải thu người mua) của công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong VLĐ của Công ty và ảnh hưởng đến chu kỳ vận động của VLĐ. Hàng tồn kho của công ty là khá lớn với số lượng lớn nhất là hàng đi trên đường. Hàng tồn kho của công ty là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong VLĐ, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của VLĐ. Tiền mặt của công ty bao gồm: khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền được lưu chuyển hàng ngày hàng giờ liên tục để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra liên tục. Lượng tiền mặt của công ty ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời, tới khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của VLĐ.
* Theo nguồn tài trợ VLĐ của công ty được tài trợ từ hai nguồn cơ bản là: nguồn VLĐ tạm thời và nguồn VLĐ thường xuyên.
Nguồn VLĐ tạm thời: là những khoản nợ ngắn hạn của công ty, nguồn vốn này không tồn tại lâu dài trong DN mà chỉ mang tính tạm thời công ty chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu. Nguồn vốn này ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức sử dụng VLĐ tới khả năng thanh toán của công ty.
Các khoản nợ ngắn hạn của công ty bao gồm : vay ngắn hạn, phải trả người, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nhân viên, phải trả đơn vị nội bộ...Trong đó vay ngắn hạn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Phải trả người bán: khoản này ít nhiều là do quy mô của công ty và do uy tín cũng như tiềm lực tài chính của công ty.Với khoản này công ty phải chịu chi phí vốn rất thấp hoặc không có. Công ty nên tìm cách để tranh thủ càng nhiều vốn này thì càng tốt.
Người mua trả trước: khoản này sẽ giúp công ty sử dụng ít VLĐ của mình đồng thời vẫn đảm bảo cho việc tiêu thụ hàng hoá.
Các khoản khac: thuế phải nộp, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên, công ty chỉ có thể trả chậm hoặc nộp chậm trong thời gian rất ngắn. Công ty có thể tập trung nguồn vốn này để tranh thủ cơ hội trong kinh doanh.
Nguồn VLĐ thường xuyên:
Là phần còn lại của vốn sản xuất kinh doanh dài hạn sau khi đã tài trợ đủ cho nhu cầu TSCĐ và được tính bằng hiệu số của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nguồn vốn này quyết định đến khả năng hoạt động của công ty trong luân chuyển vốn và trong quan hệ thanh toán. Tại công ty thì tỷ trọng của VLĐ thường xuyên chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ và tỷ lệ này đang giảm xuống trong các năm gần đây. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng tăng vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài
2.3.2.1.Nguồn cung ứng hàng hoá
Đặc điểm kinh doanh của công ty là mua hàng sau đó bán lạ. Nguồn hàng này được cung cấp từ các nước có trình độ phát triển về Khoa học Kỹ thuật như: Pháp, Đức, Mỹ, Nhật...Do hàng hoá được nhập từ bên ngoài nên phụ thuộc vào các nhà cung ứng đặc biệt là khi môi trường thay đổi từ đó ảnh hưởng đến lượng VLĐ cần thiết và hình thức sử dụng VLĐ, ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận.Tình hình cung ứng hàng hoá ảnh hưởng đến lượng dự trữ, lượng VLĐ, thời điểm cung cấp vốn, hình thức sử dụng vốn từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu VLĐ, tình hình luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ.
2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường ngày càng có nhiều công ty ở trong và ngoài nước tham gia kinh doanh trong lĩnh vực Kỹ thuật nên cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung.
2.3.2.3. Khách hàng và thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các đơn vị ở phía Bắc và một vài đơn vị ở phía Nam. Khách hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị Nhà nước như: Các trung tâm nghiên cứu, các bệnh viện, các trường đại học...Do đặc điểm khách hàng hầu như là các đơn vị Nhà nướcdo đó thường kéo dài thời hạn thanh toán, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, cơ cấu VLĐ, vòng luân chuỷên VLĐ từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng của VLĐ.
2.3.2.4. Cơ chế và chính sách của Nhà nước
Các chính sách về tỉ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng Nhà nước luôn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống các công ty XNK nói chung. Ngoài ra, việc nhà nước ngày càng có nhiều chính sách, quy định chặt chẽ về lĩnh vực kinh doanh Kỹ thuật, Khoa học và Công nghệ: ban hành các thủ tục hành chính về XNK, quy định thuế suất với mặt hàng kinh doanh, các thủ tục vay vốn ... Đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động, hình thức sử dụng, cũng như VLĐ nói chung. Nhà nước cũng chưa có những chính sách ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu hàng hoá điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của DN.
2.3.2.5. Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ
Sự biến động của thị trường tài chính trên thế giới đã ảnh hưởng tới thị trường trong nước làm cho đồng tiền luôn bị biến động, sự tăng giảm không đều của đồng tiền đã ảnh hưởng đến tình hình thu mua cũng như tiêu thụ của công ty từ đó ảnh hưởng đến hình thức huy động, sử dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó tỉ lệ lạm phát cao và liên tục trong thời gian qua (đặc biệt là trong năm 2004) đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của VLĐ.
Ngoài những nhân tố kể trên công ty còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác. Trong giai đoạn này nhân tố này có thể ảnh hưởng chính đến hoạt động công ty, nhưng trong giai đoạn khác có thể là một nhân tố khác. Chính vì vậy, công ty cần phải đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố: tích cực hay tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để từ đó có biên pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả VLĐ.
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
2.4.1. Thành tựu
Qua phân tích công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty, ta nhận thấy công ty đã đạt được một số thành tích mặc dù chưa lớn lắm nhưng đây là những dấu hiệu khả quan và là tiền đề thuân lợi cho sự phát triển nhanh hơn nữa trong tương lai của công ty. Những thành tựu công ty đã đạt được trong thời gian qua đó là:
- Thứ nhất:VLĐ của công ty liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng là khá lớn và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Sự tăng lên của tỷ trọng cho thấy vai trò ngày càng to lớn của VLĐ đối với hoạt động của công ty. Sự gia tăng quy mô VLĐ cho thấy sự phát triển về quy mô của công ty để đáp ưng với nhu cầu thị trường.
- Thứ hai:Công ty luôn đảm bảo được lượng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua công tác bảo toàn VLĐ. Việc đảm bảo VLĐ cần thiết sẽ giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi. Công ty có thể huy động vốn từ các ngân hàng và nhà đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu về VLĐ của mình.
- Thứ ba: Công ty luôn duy trì được khả năng sinh lời của VLĐ và đảm bảo luôn làm ăn có lãi, đảm bảo lợi nhuân cho quá trình kinh doanh.
- Thư tư: Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Điều này thể hiện qua khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Điều này thể hiện qua hệ số về khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm đều lớn hơn 1. Công ty nên tiếp tục duy trì điều này.
- Công ty đang có những dấu hiệu tích cực trong việc thu hồi khoản phải thu mặc dù khoản chiếm một tỷ lệ khá lớn trong VLĐ. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu có xu hướng tăng lên và kỳ thu tiền bình quân có xu hướng rút ngắn lại. Điều này sẽ làm cho công ty có thể nhanh chóng luân chuyển nguồn vốn kinh doanh của mình.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trong việc sử dụng VLĐ mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, vẫn còn một số những tồn tại nhất định. Công ty cần xem xét và có biện pháp điều chỉnh trong thời gian tới.
Thứ nhất: Công ty sử dụng lượng VLĐ tăng thêm qua các năm đạt hiệu quả chưa cao. Điều này được thể hiện ở chỗ tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của VLĐ.
Thứ hai: Hệ số luân chuyển của VLĐ là không lớn và lại liên tục giảm qua các năm kể từ năm 2002 đã làm cho thời gian một vòng luân chuyển của VLĐ là khá lớn và lại tăng lên hàng năm. Đồng thời hệ số đảm nhiệm của VLĐ tăng lên qua các năm chứng tỏ càng ngày công ty càng cần nhiều VLĐ để tăng thêm một đồng doanh thu tiêu thụ thuần.
Thứ ba: Khả năng thanh toán tức thời của công ty là không cao và không ổn định, vào năm 2004 hệ số này lại còn giảm xuống so với năm 2003. Như vậy vào năm 2004 công ty chỉ duy trì một lượng tiền mặt rất nhỏ so với VLĐ so với năm 2003. Việc duy trì một tỉ lệ tiền mặt nhỏ trong cơ cấu VLĐ. Điều này tuy mang lại những tác dụng như tận dụng được khả năng sinh lời của nó nhưng lại làm giảm khả năng thanh toán và chi trả cho các nhu cấu phát sinh cần thiết cũng như có thể bỏ qua cơ hội kinh doanh thuận lợi.
Thứ tư: Hệ số mắc nợ của công ty là khá lớn và có xu hướng tăng lên điều này chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay (hệ số này luôn lớn hơn 80%) và hệ số này của công ty lại tăng lên qua các năm nghĩa là công ty ngày càng sử dụng nợ vào hoạt động kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tuy nhiên sử dụng nhiều vốn nợ vào sản xuất cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đó là chi phí sử dụng vốn cao điều này sẽ làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống, làm giảm khả năng thanh toán của công ty và dễ dẫn công ty đến mất khả năng thanh toán.
Nguyên nhân của những hạn chế
Để đưa ra được những giải pháp thích hợp khắc phục những hạn chế của công ty trong việc sử dụng VLĐ, chúng ta cần phải hiểu rõ những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Một số nguyên nhân chính có thể rút ra sau quá trình phân tích tình hình sử dụng VLĐ của công ty đó là:
Thứ nhất: do khách hàng của công ty chủ yếu là các đơn vị Nhà nước nên khả năng thanh toán chậm dẫn đến gia tăng khoản phải thu của công ty và làm cho công ty rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn . Cơ cấu khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn làm công ty gặp khó khăn trong họat động kinh doanh.
Thứ hai: hệ thống quy chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập, chưa tạo thuận lợi cho công ty tham gia thị trường XNK. Hệ thống tiền tệ Việt Nam chưa phát triển, hệ thống ngân hàng vẩn còn thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu trong các DN vừa và nhỏ nên việc nắm bắt thông tin qua hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế và độ chính xác không cao điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.
Thứ ba: cơ cấu VLĐ của công ty là chưa hợp lý. Trong cơ cấu VLĐ của công ty thì tỷ trọng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Điều này sẽ làm giảm tài sản có khả năng quay vòng nhanh của công ty. Chứng tỏ công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng một lượng khá lớn vốn trong khi công ty lại phải ngày càng tăng khoản tồn kho. Hai khỏan này chiếm tỷ trọng lớn đã làm cho VLĐ của bị ứ đọng và làm giảm khả năng hoạt động của VLĐ bởi vì trong khi vốn bị chiếm dụng thì công ty vẫn phải chịu chi phí vốn.
Thứ tư: Công tác xây dựng kế hoạch VLĐ chưa được tốt và thiếu căn cứ khoa học. Cách thức công ty xác định nhu cầu VLĐ là chỉ căn cứ vào tình hình lưu chuyển VLĐ, lượng VLĐ thực hiện trong năm trước trên cơ sở kinh nghiệm rồi đưa ra mức VLĐ dự kiến trong năm tới. Việc lập kế hoạch thường là không chính xác, thường là nhỏ hơn mức thực tế sử dụng do đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn và hàng năm công ty phải đi vay thêm để đảm bảo đủ lượng vốn dùng cho kinh doanh và đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Đặc biệt là trong công tác kế hoạch khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty, việc lập kế hoạch không chính xác của công ty đã dẫn đến tình trạng ứ đọng VLĐ của công ty. Thời gian tới công ty cần phải đổi mới phương pháp kế hoạch về hàng tồn kho và khỏan phải thu.
Hàng năm công ty phải chịu một khoản giảm trừ ngoài kế hoạch làm giảm doanh thu tiêu thụ của công ty. Năm 2001 các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là 2,432 Tr.Đ, năm 2002 khoản giảm trừ là 756 Tr.Đ, năm 2003 khoản giảm trừ là 3,420 Tr.Đ, năm 2004 khỏan giảm trừ tăng lên thành 4,315 Tr.Đ. Các khoản giảm trừ này chủ yếu là do hàng bán bị trả lại do hàng bán không đảm bảo chất lượng hoặc do công tác bảo quản hàng trong kho là chưa tốt.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên hàng năm kể từ năm 2002 và với tốc độ ngày càng cao. Năm 2001 là 10,227 Tr.Đ, năm 2002 là 6,406 Tr.Đ, năm 2003: 8,593 Tr.Đ, năm 2004 khoản này tiếp tục tăng lên là 10,275 Tr.Đ.
chương iii:
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cp. xnk kỹ thuật
3. 1. Phương hướng phát triển và mục tiêu phát triển của công ty
Việt Nam đang tiến hành các chính sách tự do hóa thương mại để hòa nhập vào khu vực và trên thế giới như: tham gia vào khu vực mậu dịch tự do châu á (AFTA) hay triển khai hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết vào tháng 10/2000. Hoạt động nhập khẩu sẽ được khuyến khích, mọi thành phần kinh tế sẽ được tham gia nhập khẩu. Cơ chế kinh tế mới sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong trong thủ tục, giảm phiền hà nhưng theo đó sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động nhập khẩu sẽ đươc khuyến khích trên phương diện những mặt hàng Khoa học- Kỹ thuật hiện đại, thiết bị đồng bộ chưa sản xuất được.
Ngoài ra, trong các văn kiện của Đảng gần đây đều dành một vị trí đặc biệt cho ngành Công nghệ Sinh học. Coi sự phát triển Công nghệ Sinh học là một hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.
Trên cơ sở định hướng XNK của Nhà nước trong thời gian tới, cùng với những nghiên cứu thị trường trong nước, khả năng sẵn có của công ty. Công ty đã định hướng chú trọng kinh doanh các sản phẩm Công nghệ Sinh học, và hướng tới mở rộng thị trường sang các tỉnh miền trung. Công ty cũng đã xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho các năm tới như sau:
3.1.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của công ty trong thời gian tới là không ngừng tăng trưởng và phát triển về quy mô cũng như hiệu quả trong kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và đảm bảo làm ăn có lãi.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển thị trường mới, mở rộng mạng lưới phân phối hàng sang các tỉnh và thành phố trong cả nước. Đồng thời đa dạng hóa các nguồn hàng đáp ứng các nhu cầu thị trường và tránh rủi ro khi biến động thị trường.
Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa nhằm đạt được sự tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận.
Không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty cả về vật chất lẫn tinh thần để khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã đặt ra thì năm 2005 công ty đã đặt ra mục tiêu cần đạt được của các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tổng doanh số bán tăng lên 10.5% so với năm 2004 tức là đạt khoảng 129,042 Tr.Đ, doanh thu thuần tăng 10.5% so với năm 2004 tức là đạt khoảng 127,463 Tr.Đ.
Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 25% đạt khoảng 3,819 Tr.Đ
Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên đạt khoảng 3.285 Tr.Đ tăng lên khoảng 9.5% so với năm 2004.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.1. Tiến hành công tác kế hoạch hóa sử dụng VLĐ
Nội dung
Để chủ động trong việc chuẩn bị cũng như huy động đảm bảo đủ VLĐ cho kỳ kinh doanh tiếp theo và để chủ động trong việc quản lý và sử dụng VLĐ, đến cuối mỗi năm công ty đều phải đưa ra kế hoạch về lượng VLĐ cho năm tới cũng như kế hoạch về quản lý và sử dụng VLĐ. Những kế hoạch này phải dựa trên những căn cứ khoa học như: kế hoạch kinh doanh của công ty trong năm tới, trình độ và năng lực quản lý, sự biến động của môi trường kinh doanh, những quy định của Nhà nước cũng như các cơ quan cấp trên.
Việc xác định chính xác lượng VLĐ cần thiết trong năm tới là rất quan trọng vì nếu lượng vốn dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây nên thiếu vốn trong kinh doanh, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và mất uy tín đối với nhà cung cấp. Ngược lại nếu lượng vốn dự tính là cao hơn nhu cầu thực tế thì gây nên hiện tượng lãng phỉ vốn do vốn bị ứ đọng mà công ty vẫn phải chịu chi phí vốn.
Phương thức tiến hành
Công ty có thể áp dụng một trong hai phương thức sau để xác định nhu cầu VLĐ định mức cho các năm tiếp theo. Công ty có thể sử dụng một trong hai biện pháp sau đây:
Phương pháp 1: Xác định nhu cầu VLĐ dựa vào doanh thu
Phương pháp này có nghĩa là công ty tiến h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12303.DOC