Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ

Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ: Lời nói đầu ****************** 1. Tên đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ" 2. Lý do chọn đề tài. Cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và tiếp tục phát triển trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để giúp doanh nghiệp có được những quyết sách đúng đắn, phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ ngắn hạn cũng như dài hạn doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của mình từ đó mới đưa ra được những giải pháp kinh doanh phù hợp cho giai đoạn mới với hiệu quả cao hơn. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả sử dụng, kết hợp các yếu tố đầu vào làm cơ sở cho việc điều chỉnh kịp thời hạn chế của các nguồn lực cũng như cách thức sử dụng, phối hợp các nguồn lực với mục đích nâng cao hiệu quả toàn công ty. Ngày nay, vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm các loại thuốc nổ và cá...

doc45 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu ****************** 1. Tên đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ" 2. Lý do chọn đề tài. Cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và tiếp tục phát triển trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để giúp doanh nghiệp có được những quyết sách đúng đắn, phù hợp từng giai đoạn, thời kỳ ngắn hạn cũng như dài hạn doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của mình từ đó mới đưa ra được những giải pháp kinh doanh phù hợp cho giai đoạn mới với hiệu quả cao hơn. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả sử dụng, kết hợp các yếu tố đầu vào làm cơ sở cho việc điều chỉnh kịp thời hạn chế của các nguồn lực cũng như cách thức sử dụng, phối hợp các nguồn lực với mục đích nâng cao hiệu quả toàn công ty. Ngày nay, vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm các loại thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ như: các loại kíp nổ, các loại dây nổ, dây cháy chậm và khối mồi nổ…) là loại vật tư hàng hoá không thể thiếu được của mỗi quốc gia trên thế giới. Hơn 90% khối lượng quặng kim loại đen và kim loại màu được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, hàng tỷ mét khối đất đá hàng năm được phá vỡ, bằng phương pháp nổ mìn phá ra. Nổ mìn để phục vụ công tác khai thác khoáng sản, san gạt mặt bằng xây dựng, tạo ra những con đường, con đập, những đường ống dẫn dầu, thăm dò và khai thác khoáng sản… Không thể kể hết được các lĩnh vực cần sử dụng đến thuốc nổ. Nhưng có điều chúng ta luôn quan tâm là phải thường xuyên nghiên cứu những phương pháp mới, tiên tiến trong sản xuất để lựa chọn, sử dụng và điều khiển nguồn năng lượng này sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Thực tiễn đã khẳng định, sự phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp của từng nước là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của nước đó. Trong thời gian thực tập tại công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ trực thuộc công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV (tập đoàn than khoáng sản Việt Nam), là một doanh nghiệp vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc nổ đã đáp ứng chủ trương đổi mới thực tập và mong muốn tìm hiểu của em. Tuy thời gian có hạn hẹp nên còn nhiều hạn chế nhưng em hy vọng qua chuyên đề thực tập này sẽ có được cái nhìn đúng đắn về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra những giải pháp góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Việc chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ” nhằm các mục tiêu sau: - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ từ 2005 - 2008. - Nhận thức rõ những mặt mạnh và yếu của công ty cùng những yếu tố tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề ra những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đề tài này chỉ được nghiên cứu trong phạm vi của một doanh nghiệp. Cụ thể là nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu, tình hình thực tiễn của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. - Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2005 – 2008. - Giới hạn nghiên cứu: lĩnh vực hoạt động của công ty rất rộng nên đề tài chỉ chọn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp – lĩnh vực chủ lực của công ty để nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát: khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 5. Kết quả nghiên cứu. Qua quá trình thực tập tại Công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ, được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng các cán bộ công nhân viên phòng Tổ chức - Hành chính của công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Qua phân tích thực trạng hiệu quả, những tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ, tập trung vào các biện pháp: - Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Huy động vốn kinh doanh. - Phát triển và mở rộng thị trường. - Tăng cường công tác quản trị (bao gồm công tác quản trị sản xuất, công tác quản trị tiêu thụ, công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu và công tác quản trị chi phí). 6. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia thành 3 phần: - Lời mở đầu - Phần 1: Khái quát chung về công ty Hoá chât mỏ Trung Trung Bộ. - Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ. - Kết luận Phần 1: Khái quát chung về công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ 1.1. Tên gọi và địa chỉ công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. + Tên doanh nghiệp: - Tên đầy đủ: Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. - Tên giao dịch tiếng Việt: Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. - Tên giao dịch tiếng Anh: VIMICCO – Trung Trung Bộ. - Điện thoại: 05113 950702. - Fax : 05113 836052. - Email: Miccodn@dng.vnn.vn - Tài khoản số: 02010000194563. - Mở tại: Ngân hàng Công thương Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng. - Mã số thuế: 0100101072004. + Giám đốc Công ty : Ông Trịnh Quang Trung. + Địa chỉ Công ty: Trụ sở của công ty đặt tại 137 Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. + Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty công nghiệp hoá chất mỏ Trung Trung Bộ là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp hoá chất mỏ - TKV (tập đoàn than khoáng sản Việt Nam), có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước hoạt động theo phân cấp uỷ quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp hoá chất mỏ - TKV (công ty mẹ). 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ được hình thành tiền thân từ ban quản lý công trình kho Đà Nẵng vào năm 1987, dưới sự điều hành của Xí nghiệp Hoá chất mỏ Hà Bắc trực thuộc Công ty Coalimex. Do yêu cầu của nhiệm vụ mới và sự phát triển càng lớn mạnh của ngành, việc cung cấp hàng vật liệu nỏ cho các ngành công nghiệp khai thác là hết sức cần thiết. Vì thế ban quản lý công trình được nâng lên thành Chi nhánh Hoá chất mỏ Đà Nẵng. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, với hàng loạt các công trình thuỷ điện, giao thông đã được đầu tư xây dựng và khai thác, để đáp ứng được nhu cầu trên ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Than Việt Nam đã có quyết định số 692 TVN/TCNS ngày 06/06/1995 thành lập xí nghiệp Hoá chất mỏ Đà Nẵng trực thuộc Công ty Hoá chất mỏ. Năm 2003, để phù hợp với sự phát triển chung của khu vực, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 77/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 chuyển Công ty Hoá chất mỏ thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu nổ Công nghiệp. Vì vậy Xí nghiệp Hoá chất mỏ Đà Nẵng cũng được đổi thành Xí nghiệp Vật liệu nổ Công nghiệp Đà Nẵng tại quyết định số 811/QĐ-TCCB ngày 27/05/2003 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam. Để nâng cao hơn nữa tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; ngày 23/03/2006 Tổng giám đốc Tập đoàn Công ngiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã ban hành Quyết định số: 630/QQĐ-TCCB thành lập Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV trên cơ sở sắp xếp lại Xí nghiệp vật liệu nổ công nghiệp Đà Nẵng và chi nhánh Vật liệu nổ công nghiệp Quảng Ngãi. Từ khi mới thành lập công ty gặp nhiều khó khăn trong cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Ban đầu công ty chỉ có 07 CBCNV, trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm chưa cao, nhưng Ban Giám đốc Công ty sớm vạch ra kế hoạch, củng cố và phát triển đúng hướng tập trung mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh các dịch vụ đem lại hiệu quả cho công ty. Bên cạnh đó công ty đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất cũng như chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, có chế độ tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Những kết quả ban đầu tuy còn khiêm tốn song là tiền đề vững chắc cho sự phát triển đi lên của đơn vị, để có những đóng góp hơn nữa cho ngành Vật liệu nổ công nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước. 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ. Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ gồm có các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc là: Phòng Tổ chức – Hành chính. Phòng Kế hoach và chỉ huy sản xuất. Phòng Thống kê Kế toán – Tài chính. Phòng Kế hoạch – An toàn. Đội xe. Phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đã Nẵng. Mở đá Phước Nhân. Cửa hàng kinh doanh đa ngành công ty. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý : Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG Phòng Tk KTTC Phòng KH & CHSX Phòng TC-HC Phòng KTAT Của hàng kinh doanh đa ngành Mỏ đá Phước Nhân Đội xe công ty PX kho hcm ®µ n½ng 1.3.2. Hệ thống trao đổi thông tin trong toàn bộ hệ thống DN. - Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban - Trưởng phó phóng là người chịu trách nhiệm trước phó giám đốc, phó giám đốc có trách nhiệm tổ chức, thực hiện, kiểm tra công việc phòng ban mà mình quản lý. Phó giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện công việc của công ty trước Giám đốc. - Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các phòng có nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ để cùng tham gia giải quyết các công việc chung phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban mà mình phụ trách. - Các phòng công ty có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai, thực hiện, kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ theo ngành dọc, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra và giám sát thực hiện các chức năng nhiệm vụ chuyên môn do phòng phụ trách. - Đối với các đơn vị trực thuộc phải trách nhiệm tiếp nhận và triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo về chuyên môn của các phòng ban công ty để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. 1.4. Chức năng nhiệm vụ của công ty. - Sản xuất, tiếp nhận, dự trữ, bảo quản, đóng gói, sử dụng, cung ứng Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) cho các đơn vị được cấp phép và có điều kiện sử dụng VLNCN trên địa bàn các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. - Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sử dụng VLNCN - Dịch vụ khoan, nổ mìn, nổ mìn dươic nước, tư vấn nổ mìn. - Khai thác, chế biến khoáng sản, đá xây dựng, cát, sỏi và sản xuất vật liệu xây dụng. - Thiết kế, thi công, xây dụng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và khai thác mỏ. - Sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, xăng dầu. - Vận tải đường bộ và sửa chữa các phương tiện vận tải. - Dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống. 1.5. Đặc điểm hoạt động của công ty. 1.5.1. Quy trình mua hàng. Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ có đơn vị sản xuất trực tiếp là Phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đà Nẵng tại thôn 5, Xã Hoà Khương, Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà nẵng; tại đây có cụm kho chứa VLNCN Hoà Khương với sức chứa: - Thuốc nổ các loại: 500 tấn. - Kíp nổ các loại: 1 000 000 cái. - Dây các loại: 1 000 000 mét. Tại Phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đà Nẵng có cơ cấu tổ chức như sau: Phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đà Nẵng là đơn vụ chủ yếu, là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty và chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đà Nẵng Quản đốc Phân xưởng kho. Phó quản đốc Phân xưởng kho. Tổ nghiệp vụ: thống kê lao động, thủ kho, cán bộ kỹ thuật, nhân viên giúp việc. Tổ xe máy và sửa chữa. Đội bảo vệ và lao động tổng hợp. Phòng kế hoạch & Chỉ huy sản xuất Nhu cầu của khách hàng Công ty Hóa chất mỏ - TKV (Công ty mẹ) Kho VLNCN Hoà Khương Hàng tháng căn cứ vào nhu cầu sử dụng Vật liệu nổ công nghiệp của khách hàng và lượng hàng tồn kho của Kho VLNCN Hoà Khương, Phòng Kế hoạch & chỉ huy sản xuất sẽ làm công văn xin cấp hàng gửi Công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV (công ty mẹ); Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV mua hàng tại các đơn vị sản xuất VLNCN, sau đó xin thủ tục vận chuyển VLNCN vào nhập hàng tại Kho VLNCN Hoà Khương thuộc phân xưởng kho Hoá chất mỏ Đà Nẵng, công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. Quản đốc Phân xưởng khho căn cứ lệnh nhập, kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục nhập kho (lập biên bản giao nhận hàng VLNCN, phiếu nhập kho) và tổ chức cho nhập hàng vào kho; Sau đó phân xưởng kho gửi các giấy tờ liên quan về phòng kế hoạch & chỉ huy sản xuất để tổng hợp cập nhật số lượng, chủng loại hàng hoá VLNCN. 1.5.2. Quy trình bán hàng. Khách hàng Kho VLNCN Hoà Khương Phòng Kế hoạch & chỉ huy sản xuất Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng VLNCN, khách hàng phải ký hợp đồng kinh tế mua VLNCN với công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ. Thủ tục ký hợp đồng phải đầy đủ các điều kiện như khách hàng phải có giấy phép sử dụng VLNCN, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, kho chứa VLNCN của các cấp có thẩm quyền cho phép. Trong hợp đồng phải ghi rõ số lượng, chủng loại hàng VLNCN cần mua, Công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ không được phép bán quá số lượng hàng VLNCN đã được ghi trong hợp đồng. Nếu khách hàng có nhu cầu vượt quá lượng hàng VLNCN đã ghi trong hợp đồng thì hai bên phải bổ sung phụ lục hợp đồng. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng phòng Kế hoạch và chỉ huy sản xuất viết hoá đơn giá trị gia tăng và xin thủ tục vận chuyển VLNCN (do Công an phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh cấp). Quản đốc phân xưởng kho căn cứ vào hoá đơn của phòng Kế hoạch đã được giám đốc công ty duyệt, tổ chức thực hiện lệnh xuất hàng của giám đốc công ty cho khách hàng (Quy trình xuất hàng đã được quy định chặt chẽ). 1.5.3. Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty. Sản phẩm kinh doanh của công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ là VLNCN, một mặt hàng thuộc loại hàng hoá kinh doanh có điều kiện. VLNCN là loại hàng hoá đặc biệt nguy hiểm và độc hại, được Nhà nước giao cho các Bộ, Ngành quản lý theo tiêu chuẩn Việt Nam 4586 : 1997 nên việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng loại hàng hoá này phải theo quy trình, quy phạm và được quản lý rất chặt chẽ. VLNCN bao gồm các loại thuốc nổ và các loại phụ kiện nổ như: các loại kíp nổ, các loại dây nổ, dây cháy chậm và khối mồi nổ ..v..v.. dùng trong sản xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác. Mặc dù công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ có chức năng sản xuất VLNCN nhưng với quy mô và nhu cầu sử dụng tại khu vực miền Trung và Tây nguyên hiện nay, Nhà nước chưa cho phép sản xuất VLNCN tại khu vực Trung Trung Bộ do đó công ty chủ yếu chỉ kinh doanh VLNCN và cung cấp các dịch vụ khác. Công ty vừa kinh doanh cung ứng VLNCN cho khách hàng đồng thời nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vào sử dụng VLNCN, cung cấp dịch vụ khoan nổ mìn, nổ mìn dưới nước, tư vấn nổ mìn, thi công, xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, giao thông thuỷ lợi và khai thác mỏ, vận tài đường bộ và các dịch vụ khác cho các khách hàng có nhu cầu. 1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động SXKD của công ty. 1.6.1. Thuận lợi: - Vì là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức phụ thuộc (hạch toán báo sổ) nên mức độ thu nhập được công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV (tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) điều chỉnh tăng hoặc giảm đơn giá tiền lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV. - Mấy năm gần đây miền Trung mở rộng quy mô khia thác cộng với quyết định mở con đường Hồ Chí Minh và công trình Hầm đường bộ Hải Vân của Nhà nước đã tạo cho công ty có được một thị trường tiêu thụ khá đa dạng. - Công ty đã nắm được cơ hội mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực do nhu cầu khai thác tăng khá nhanh, được công ty mẹ hỗ trợ và tạo điều kiện tốt để tiếp xúc tìm hiểu và đầu tư vào thị trường nước ngoài. 1.6.2. Khó khăn. - Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình hạch toán phụ thuộc (hình thức hạch toán báo sổ), nguồn đầu vào do công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ - TKV cung cấp. Công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải lập kế hoạch gửi công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ TKV. - Công ty quản lý và kinh doanh mặt hàng đặc biệt (vật liệu nổ công nghiệp) là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Do vậy phải có sự giám sát và chỉ đạo chặt chẽ của các Bộ ngành, cơ quan pháp luật và đơn vị chủ quản (công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ TKV) - Về công tác tổ chức, công ty hoạt động theo hình thức phân cấp của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ- TKV nên rất hạn chế tự chủ trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, không linh hoạt trong cơ chế thị trường và tình hình thực tại của nền kinh tế mở. - Mặt hàng VLNCN là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện, vì thế trong quá trình kinh doanh công ty cũng phải lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện sử dụng VLNCN mới được phép bán chứ không thể bán tự do như những hàng hoá vật tư khác trên thị trường. Do vậy hạn chế nhiều về sản lượng và khả năng kinh doanh của công ty. 1.6.3. Triển vọng phát triển của công ty. - Hiện công ty đang có nhiều cải cách mới để có thể tự chủ về tài chính và nhân lực với công ty mẹ. Với kết quả kinh doanh khả quan trong những năm gần đây, công ty đã giữ vững được vị trí dẫn đầu về lợi nhuận thu về trong những công ty con của tập đoàn TKV. - Hiện thị trường kinh doanh nội địa của công ty chỉ được phân chia ở khu vực Trung Trung Bộ nên còn một số hạn chế. Lý do là trong thời gian qua khu vực này chưa được khai thác hết tiềm năng và nhu cầu sản phẩm VLNCN chưa cao, do vậy công ty chưa được phép sản xuất VLNCN mà phải nhập của công ty mẹ. Tuy nhiên, trên đà phát triển của nước ta, nhu cầu khai thác và xây dựng khu vực Trung Trung Bộ đang rất phát triển nên công ty đã sắp xếp dự án trong 5 năm tới phấn đấu xây dựng cơ sở hạ tầng và chiến lược kinh doanh cụ thể để có thể trực tiếp sản xuất và kinh doanh một số loại sản phẩm VLNCN, nâng cao lợi nhuận mang về cho công ty. - Trong năm 2008, công ty đã có thêm nhiều những dự án kinh doanh mới, mở rộng được thị trường sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan ... Đồng thời xin phép được nhập ngoại nhiều loại VLNCN mới nên chất lượng sản phẩm và uy tín công ty trên thị trường VLNCN đang dần dần được nâng cao, vừa giữ được lượng khách hàng hiện tại, vừa mở rộng được nhiều mối quan hệ mới với số lượng hàng bán ngày càng tăng. CHƯƠNG 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ 2.1. Tình hình kinh doanh của công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ giai đoạn 2005 - 2008. 2.1.1. Tình hình nguồn nhân lực. Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty. Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I. Tổng số lao động 126 117 136 152 - Số lao động tăng, giảm 16 14,55 -9 -7,14 19 16,24 16 11,76 II. Cơ cấu lao động 1. Theo trình độ - Đại học 20 15,87 25 21,37 28 20,59 32 21,05 - Cao đẳng, trung cấp 22 17,46 18 15,38 27 19,85 31 20,39 - Sơ cấp 2 1,59 2 1,71 4 2,94 6 3,95 - Công nhân kỹ thuật 82 65,08 72 61,54 77 56,62 83 54,61 2. Theo giới tính - Nam 94 74,60 87 74,36 101 115 75,66 - Nữ 32 25,40 30 25,64 35 37 24,34 III. Thu nhập BQ đầu người (1000đ/tháng) 2.400 3.000 3.400 4.300 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ qua các năm có sự thay đổi: - Tổng số lao động của năm 2006 giảm 7,14% (tức 9 người so với năm 2005). Đến năm 2007 tổng số lao động của công ty tăng 16,24% tương đương với tăng thêm 19 người. Việc cắt giảm nhân viên trong năm 2006 có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lợi nhuận của công ty bị sụt giảm do bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Sang năm 2007, công ty đã có sự điều chỉnh trong quản lý và tuyển thêm nhiều nhân viên mới, khôi phục lại hoạt động của công ty mình. Nhờ tăng doanh số bán đã làm cho hiệu suất sử dụng lao động tăng lên đáng kể. Tay nghề của lực lượng lao động đã không ngừng được cải thiện, hiệu quả làm việc của cán bộ trong công ty cũng tăng lên, khả năng quản lý lao động ngày càng hiệu quả; thu nhập bình quân đầu người trên tháng cũng tăng lên, năm 2008 đạt tới 4.300.000 đồng một người một tháng, tăng gần một triệu so với năm 2007. - Chất lượng lao động cũng được nâng cao rõ rệt, lực lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của công ty, hầu hết các cán bộ chủ chốt của công ty đã tốt nghiệp đại học và thường xuyên được bồi dưỡng về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng tau nghề công nhân ngày càng cao thông qua quy mô sản xuất ngày càng lớn,sản xuất hàng vật liệu nổ công nghiệp tiêu thụ ngày càng nhiều. - Về cơ cấu lực lượng lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nữ, từ đây ra có thể khẳng định rằng các hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với lao động nam hơn do đặc điểm ngành nghề kinh doanh hàng VLNCN có nhu cầu lao động trực tiếp là lao động nam nhiều hơn, còn lao động nữ chỉ yếu là lao động gián tiếp hoặc làm các công việc đơn giản như nấu ăn, tạp vụ … Ngoài ra đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết được đào tạo cơ bản, lãnh đạo có nâng lực quản lý, chỉ đaoh DN, cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao và có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thành thạo với công việc và có nhiều năm kinh nghiệm. Đây là một lợi thế lớn giúp công ty giữ vững thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh và trong hoạt động quản lý của công ty. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ưu thế cạnh tranh luôn được duy trì, chú trọng đến việc tuyển dụng nhân viên có trình độ cao, phù hợp yêu cầu công việc hoặc thường xuyên thuê chuyên gia bồi dưỡng trình độ và kiến thức chuyên môn cho nhân viên của công ty hiện nay. 2.1.2. Tình hình tài chính của công ty. Bảng 3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Triệu đồng Nguồn : Phòng Kế toán – Tài chính Taìi saín Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I. Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 14.620.293.241 20.748.837.858 23.886.980.968 21,157.694.331 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.097.721.659 1.505.098.474 2.378.399.198 2.214.970.313 2. Các khoản phải thu 8.311.524.559 11.253.390.496 9.458.108.518 5.784.215.715 - Phải thu khách hàng 7.573.092.073 10.518.271.876 8.877.412.268 6.415.699.180 -Các khoản phải thu khác 412.862.114 56.479.514 197.464.016 142.518.342 - Trả trước người bán 325.570.372 678.639.106 383.232.234 204.675.127 3. Hàng tồn kho BQ 5.155.484.390 7.120.869.974 11.242.851.098 12.169.316.372 4. Tài sản ngắn hạn khác 55.562.633 869.478.914 807.622.154 989.191.927 II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 5.866.364.944 7.635.734.395 6.746.300.717 7.995.349.660 1. TSCĐ hữu hình 5.041.113.390 7.223.108.618 6.539.987.826 7.890.442.801 - Nguyên giá 9.879.254.184 13.900.954.724 14.542.266.042 17.176.449.001 - Giá trị hao mòn luỹ kế -4.838.140.794 -6.677.846.106 -8.002.278.216 -9.286.006.195 2. Tài sản dài hạn khác 825.251.554 412.625.777 206.312.891 104.906.863 Tổng tài sản 20.486.658.185 28.384.572.253 30.633281.685 29.153.043.995 Nguồn vốn I. Nợ phải trả 19.862.254.187 27.869.445.886 30.118.443.673 28.728.326.141 1. Nợ ngắn hạn 19.862.254.187 27.869.445.886 30.118.443.673 27.678.326.141 - Phải trả nội bộ 18.606.760.339 25.515.269.853 29.423.340.268 25.467.207.951 - Phải trả người bán 281.069.595 1.006.390.219 11.326.539 515.355.593 - Người mua trả tiền trứơc 113.201.606 431.666.473 305.953.988 711.136.469 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5.293.381 33.434.665 29.713.314 40.482.219 - Phải trả người lao động 714.159.495 820.540.221 310.782.677 870.296.906 - Chi phí phải trả 106.256.803 0 0 0 - Khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 35.512.968 62.144.455 37.326.887 73.982.003 2. Nợ dài hạn II. Nguồn vốn Chủ sở hưu 624.403.998 515.126.367 514.838.012 424.717.854 1. Vốn chủ sở hữu 377.506.058 335.161.205 258.148.455 219.642.080 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 246.897.940 179.965.162 256.689.557 205.075.774 - Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi 56.640.070 38.057.722 163.132.546 131.703.122 - Nguồn KP đã hình thành TSCĐ 190.257.870 141.907.440 93.557.011 73.372.653 Tổng nguồn vốn 20.486.658.185 28.384.572.253 30.633.281.685 29.153.043.995 Qua bảng cân đối kế toán ta thấy đã có sự thay đổi về tổng tài sản ngắn hạn qua các năm. Đặc biệt là năm 2006 tăng tới hơn 8 tỷ đồng, và năm 2008 giảm so với năm 2007. Việc tăng lên của tổng tài sản là do sự phát sinh tăng của hàng tồn kho, phải trả người bán và đầu tư vào tài sản cố định. Tuy vậy năm 2007, đầu tư tài sản cố định đã giảm, điều này thể hiện công ty đã giảm đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho SXKD, mặt khác tài sản cố định của công ty được khấu hao nhanh qua từng năm, và các loại tài sản dài hạn khác đều giảm về mặt giá trị vào cuối năm 2007. Năm 2006, khoản phải thu khách hàng tăng lên so với năm 2005, tuy nhiên tình hình này được cải thiện rõ rệt ở những năm tiếp theo, đến năm 2008 khoản phải thu của công ty xuống thấp hơn cả năm 2005, đây là một tín hiệu tốt cho thấy công ty đã quản lý tốt công tác bán chịu, cho vay của mình. Mặt khác, nợ phải trả của công ty tăng lên trong những năm 2006, 2007 nhưng giảm đi trong năm 2008 cho thấy không những xử lý tốt khoản phải thu, công ty còn chú ý tới việc điều tiết các khoản nợ, tránh rơi vào trạng thái khủng hoảng do không trả được nợ, nhất là công ty chủ yếu sử dụng hình thức nợ ngắn hạn. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của công ty chiếm một tỷ lệ khá lớn. Lý do tạo nên cơ cấu mất cân đối này là do công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ là công ty con, được cấp vốn gần như hoàn toàn từ công ty mẹ là công ty Hoá chất mỏ TKV. Do vậy, nợ phải trả chủ yếu là phải trả nội bộ, còn các khoản khác chiếm tỷ lệ rất thấp, công ty không sử dụng nợ dài hạn. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hoá chất mỏ Trung trung Bộ giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.439.732.186 69.859.807.124 91.937.150.491 163.272.739.933 - Doanh thu nội bộ 10.319.634.886 17.657.107.439 18.650.698.558 6.578.143.303 Các khoản giảm trừ doanh thu 421.483.985 128.941.953 183.363.638 452.287.005 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.018.248.201 69.730.865.171 91.753.786.853 162.820.452.928 Giá vốn hàng bán 43.009.674.935 64.378.752.551 83.363.968.797 131.702.904.857 - Giá vốn hàng bán nội bộ 9.753.006.995 17.657.107.439 18.608.796.258 6.578.143.303 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.008.573.266 5.352.112.620 8.389.818.056 31.117.548.071 Doanh thu từ hoạt động tài chính 152.133.787 148.825.456 117.858.325 147.446.591 Chi phí tài chính 1.113.498.015 745.894.569 621.737.110 2.915.040.812 Chi phí bán hàng và quản lý DN 5.827.813.549 6.455.645.405 7.536.029.845 22.851.971.156 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 219.395.489 -1.700.601.898 349.909.426 5.497.982.694 Thu nhập khác 55.871.348 339.675.688 290.065.237 127.698.017 Chi phí khác 58.610.525 452.845.955 91.444.328 104.417.915 Lợi nhuận khác - 2.739.177 - 113.170.267 198.620.909 23.280.102 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 216.656.312 -1.813.772.165 548.530.335 5.521.262.796 Về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2005 có sự giảm về doanh thu năm 2006 lợi nhuận cũng bị sụt giảm. Nguyên nhân do năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Xangsane trầm trọng, chi phí cho việc phục hồi làm tăng lên các khoản chi và giảm lợi nhuận của DN. Mặt khác, năm 2006 giá của VLNCN biến động mạnh khiến cho giá vốn hàng bán tăng từ hơn 43 tỷ đồng lên đến hơn 64,3 tỷ đồng khiến lợi nhuận còn lại của công ty bị ảnh hưởng mạnh. Con số này được cải thiện trong năm 2007 và 2008 khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên với mức đột phá. Từ mức lợi nhuận âm, gây ra tình trạng lỗ vào năm 2006, năm 2007 công ty đã thu về gần 550 triệu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, con số này tăng lên gấp 10 lần trong năm 2008 đạt hơn 5,5 tỷ đồng. Kết quả ngoạn mục này có được do công ty đã mở rộng thị trường sang nước ngoài như Lào, Campuchia và tăng lượng hàng hoá bán ra, tăng doanh thu của mình; trong khi đó hàng hoá mua về với giá thấp, và được thu mua với khối lượng lớn khi giá VLNCN trên thị trường tăng cao. Trong những năm qua tuy còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong hoạt động tài chính, công ty đã không ngừng mở rộng tầm hoạt động của mình và đem lại lợi nhuận ngày càng cao, tạo ra nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới như: dịch vụ khoan nổ mìn, bán máy móc thiết bị khoan nổ mìn, vận tải đường bộ … Bên cạnh đó, công ty đã có nhiều cố gắng không ngừng trong việc tìm kiếm các khách hàng mới và đầu tư xây dụng kho tàng trữ để cung ứng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên với sự cạnh tranh găy gắt của các đơn vị quốc phòng, đòi hỏi công ty phải làm thế nào để giữ vững thị trường hiện tại và tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng ở những thị trường mới. 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ giai đoạn 2005 - 2008. 2.2.1 Phân tích hiệu quả cá biệt. 2.2.1.1. Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của DN. Bảng 5: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.DT thuần từ HĐKD 50.018.248.201 69.730.865.171 91.753.786.853 162.820.452.928 2.DT thuần từ HĐKD & hoạt động khác 50.226.253.336 70.219.366.315 92.161.710.415 163.095.597.536 3.Tổng tài sản bình quân 20.486.658.185 28.384.572.253 30.633.281.685 29.153.043.995 4.Hiệu suất sử dụng tài sản (4 = 2 : 3) 2,45 2,47 3,01 5,59 5. Vòng quay tổng tài sản ư (5 = 1 : 3) 2,44 2,46 3,00 5,58 Dễ thấy hiệu suất sử dụng tài sản tăng dần lên trong từng năm, tăng vượt bậc từ 2,47 năm 2006 lên 3,01 năm 2007 và lên tới 5,59 trong năm 2008. Điều này thể hiện một đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 3,01đồng lợi nhuận vào năm 2007 và 5,59 vào năm 2008. Qua đó cho thấy khả năng phát huy hiệu quả của lượng tài sản đã được tăng lên. Tuy nhiên, so với vòng quay tổng tài sản thì hiệu suất sử dụng tài sản không sai khác nhiều, chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động khác là không đáng kể, công ty nên khắc phục điểm này để tạo thêm nguồn thu, giúp tăng thêm lợi ích thu về. 2.2.1.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Bảng 6: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. DT thuần từ hoạt động kinh doanh 50.018.248.201 69.730.865.171 91.753.786.853 162.820.452.928 2. Nguyên giá TSCĐ BQ 9.879.254.184 13.900.954.724 14.542.266.042 17.176.449.001 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (3 =1 : 2) 5,06 5,02 6,31 9,48 Từ năm 2005 – 2008, công ty đã không ngừng đầu tư vào tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định không ngừng tăng lên và hiệu suất sủ dụng tài sản cũng tăng dần. Ngoài năm 2006, hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm đi do nguyên giá tài sản cố định tăng lên nhiều hơn số doanh thu thuần đạt được. Tới năm 2008, hiệu suất sử dụng tài sản cố định đạt tới 9,48 nghĩa là cứ một đơn vị tài sản cố định năm 2008 đem lại 9,48 đồng đơn vị doanh thu. Nó thể hiện khả năng quản lý và sử dụng tài sản của DN hợp lý và hiệu quả như thế nào. 2.2.1.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bảng 7: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đơn vị: Triệu đồng  Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 50.018.248.201 69.730.865.171 91.753.786.853 162.820.452.928 2. Vốn lưu động bình quân 14.620.293.241 20.748.837.858 23.886.980.968 21,157.694.331 3. Số vòng quay vốn lưu động (3 = 1 : 2) 3,42 3,36 3,84 7,70 4. Vòng quay vốn lưu động bình quân (4 = 360 : 3) 105,23 107,12 93,72 46,75 Từ năm 2005 - 2007, vốn lưu động đã tăng lên đáng kể. Sự tăng lên của lượng vốn lưu động phần lớn là do lượng tăng lên của hàng tồn kho và lượng tiền mặt trong DN. Lượng tiền mặt nhiều trong DN đảm bảo cho DN trang trải các hoạt động hàng ngày, nhưng nếu giữ quá nhiều tiền mặt sẽ không mang lại hết khả năng sinh lợi của đồng vốn. Sang năm 2008, DN đã giảm lượng tiền mặt xuống so với năm 2007, khoản phải thu cũng giảm xuống nhiều khiến cho vốn lưu động bình quân giảm đi so với năm 2007. Điều này khiến cho số vòng quay bình quân của vốn lưu động đã tăng lên từ 3,42 vòng năm 2005 lên 3,84 vòng năm 2007 và đặc biệt tới 7,70 vòng năm 2008; nghĩa là DN đã đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, trong năm 2005 phải mất gần 106 ngày mới đạt được 1 vòng quay của vốn lưu động, đến năm 2008 con số này giảm đi hơn một nửa, còn 46,75 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. 2.2.1.4. Công tác quản lý hàng tồn kho. Bảng 8: Hiệu suất quản lý hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng  Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Giá vốn hàng bán 43.009.674.935 64.378.752.551 83.363.968.797 131.702.904.857 2. Tồn kho bình quân 5.155.484.390 7.120.869.974 11.242.851.098 12.169.316.372 3. Vòng quay hàng tồn kho (3 = 1 : 2) 8,34 9,04 7,41 10,82 4. Chu kỳ chuyển hoá HTK (4 = 360 : 3) 43,15 39,82 48,55 33,27 Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong vốn lưu động, nhưng nó có vòng quay tương đối nhanh. Công ty liên tục đầy nhanh vòng quay hàng tồn kho, từ 8,34 năm 2005 lên 10,82 năm 2008. Số ngày dự trữ hàng tồn kho cũng giảm xuống dần, tới năm 2008 còn 33,27 ngày. Con số này ít hơn nhiều so với vòng quay vốn lưu động bình quân, điều này thể hiện công tác quản trị hàng tồn kho tương đối tốt và ngày càng được cải thiện. 2.2.1.5. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bảng 9: Hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.DT thuần từ kinh doanh 50.018.248.201 69.730.865 171 91.753.786.853 162.820.452.928 2. Tổng lợi nhuận 216.656.312 -1.813.772.165 548.530.335 5.521.262.796 3.Số lao động bình quân (người) 126 117 136 152 4.Hiệu suất sử dụng lao động (4=1:3) 396.970.223,8 595.990.300,6 674.660.197,4 1.071.187.190 5. Mức doanh lợi mỗi lao động (5 = 2 : 3) 1.719.494,5 -15.502.326,2 4.033.311,3 36.324.097,3 Số lao động đã có sự giảm sút trong năm 2006, tuy có cắt giảm nhân viên nhưng trong năm 2006 mức doanh thu vẫn tăng lên đáng kể so với năm 2005. Do chịu ảnh hưởng của môi trường khiến chi phí tăng lên và giảm lợi nhuận nên năm 2006 dù hiệu suất sử dụng lao động có tăng nhưng mức doanh lợi mỗi lao động lại âm. Tuy nhiên, nhờ nhiều biện pháp cải thiện và khắc phục kịp thời nên tới năm 2007, công ty đã tiếp tục tuyển thêm lao động, đồng thời có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tiêut thụ nên đồng thời tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận, do vậy hiệu suất sử dụng lao động và mức doanh lợi mỗi lao động đều tăng lên. 2.2.2. Phân tích hiệu quả tổng hợp. Khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của DN. Khả năng sinh lời phản ánh một cách tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng quản lý của DN. Khả năng sinh lời của DN được xem xét trên những khía cạnh khác nhau tuỳ theo quan điểm của người sử dụng thông tin và thường được phân tích theo các góc độ: 2.2.2.1. Phân tích khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả, hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của DN. Chỉ tiêu đựơc sử dụng phổ biến là: Bảng 10: Khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.DT thuần từ HĐKD 50.018.248.201 69.730.865.171 91.753.786.853 162.820.452.928 2.DT thuần từ HĐKD & hoạt động khác 50.226.253.336 70.219.366.315 92.161.710.415 163.095.597.536 3.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 219.395.489 -1.700.601.898 349.909.426 5.497.982.694 4.Lợi nhuận kế toán trước thuế 216.656.312 -1.813.772.165 548.530.335 5.521.262.796 5.Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần ( 5 = 3 : 1) 0,44% -2,44% 0,38% 3,38% 6.Tỷ suất lợi nhuận trên DT (6 = 4 : 2) 0,43% -2,58% 0,60% 3,39% Tổng thu nhập của công ty trong những năm qua không ngừng tăng nhanh, tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa có sự tăng lên đồng đều. Năm 2005, lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 0,43% doanh thu, tăng lên 0,6 vào năm 2007 và đạt 3,39 vào năm 2008. Riêng năm 2006, công ty phải chịu thua lỗ trầm trọng, khiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bị âm. Xét năm 2007 ta thấy riêng hoạt động kinh doanh tạo ra 350 triệu đồng lợi nhuận, còn lại là hoạt động khác, tới năm 2008 lợi nhuận của hoạt động khác không đáng kể so với lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại. Chỉ tiêu này cho thấy, trong năm 2007 tuy công ty đã tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác quy mô thị trường nhưng khả năng kiểm soát chi phí của công ty là chưa cao, nhiều chi phí phát sinh ngoài dự kiến đã đẩy tổng chi phí lên khá cao, bên cạnh đó phát huy được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh khác mang về nhiều lợi nhuận. Nhưng trong năm 2008, phát huy được thế mạnh của mình, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá chính, nên lợi nhuận do hoạt động kinh doanh đem lại là rất lớn, ngược lại hoạt động khác lại không đem lại nhiều lợi nhuận. Từ đó cho thấy, DN trước hết nên chú tâm vào phát triển những sản phẩm chính của mình, tránh phân tán nguồn lực vào quá nhiều lĩnh vực có thể ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về. 2.2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản. Bảng 11: Khả năng sinh lời của tài sản Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Lợi nhuận kế toán trước thuế 216.656.312 -1.813.772.165 548.530.335 5.521.262.796 2.Tổng tài sản bình quân 20.486.658.185 28.384.572.253 30.633.281.685 29.153.043.995 3.Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) (3 = 1 : 2) 1,06% -6,39% 1,79% 18,94% Chỉ số ROA phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn mà DN sử dụng. Trong năm 2006, mức đầu tư vào tài sản là rất lớn, tuy vậy khả năng phát huy hiệu quả của lượng vốn đầu tư vào tài sản không cao, cộng với khả năng kiểm soát chi phí không tốt đã đẩy công ty vào tình trạng thua lỗ. Đến năm 2007, con số này được cải thiện, ROA đạt 1,79% và tăng lên 18,94% vào năm 2008. Điều này nghĩa là cứ một đồng vốn tài sản đưa vào kinh doanh, công ty sẽ mang về gần 0,2 đồng lợi nhuận trước thuế. 2.2.3. Các thông số tài chính khác. 2.2.3.1. Khả năng thanh toán. Chỉ tiêu khả năng thanh toán đo lường khả năng của DN trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hoá thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Có 2 thông số cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán là thông số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh. Bảng 12: Khả năng thanh toán Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tài sản ngắn hạn 14.620.293.241 20.748.837.858 23.886.980.968 21.157.694.331 2.Tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn 9.409.246.218 12.758.488.970 11.836.507.716 7.999.186.028 3.Nợ ngắn hạn 19.862.254.187 27.869.445.886 30.118.443.673 27.678.326.141 4.Khả năng thanh toán hiện thời (4=1 : 3) 0,74 0,74 0,79 0,76 5.Khả năng thanh toán nhanh (5 = 2 : 3) 0,47 0,46 0,39 0,29 Các chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy, khả năng chuyển hoá thành tiền của các tài sản ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là rất thấp. Tuy nhiên, công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ là công ty con, phụ thuộc vào công ty mẹ, vốn được công ty mẹ cấp cho nên lượng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này có nghĩa là tuy khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh thấp nhưng công ty không lâm vào trạng thái nợ quá nhiều không thể chi trả được. 2.2.3.2. Tỷ số nợ. Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. Bảng 13: Tỷ số nợ của công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Tổng nợ 19.862.254.187 27.869.445.886 30.118.443.673 28.728.326.141 2.Vốn chủ sở hữu 624.403.998 515.126.367 514.838.012 424.717.854 3.Tổng tài sản 20.486.658.185 28.384.572.253 30.633.281.685 29.153.043.995 4. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (4=1:2) 31,81 54,10 58,50 67,64 5.Tỷ số nợ trên tổng tài sản (5 = 1 : 3) 0,97 0,98 0,98 0,98 Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Đối với công ty, tỷ số này là hơi cao. Tuy nhiên như đặc điểm của cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của công ty là nợ nội bộ, cụ thể là nợ của công ty mẹ, cho nên điều này không thể hiện tình trạng đáng lo ngại do khủng hoảng nợ phải trả. 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc dù quá trình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm gần đây từ 2005 – 2008 có những điểm hoàn thành kế hoạch và đạt được mục tiêu để ra trong các năm nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót chưa được điều chỉnh. Do vậy xác định rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và khắc phục những khó khăn trước mắt của công ty là một việc làm cần thiết. Qua quá trình thực tập tổng quan tại công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ cùng kiến thức chuyên môn đã học tập, em đã có được sự đánh giá của riêng mình về công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ đồng thời kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau: 2.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nguồn lực là vấn đề rất quan trọng không chỉ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong hoạt động quản lý DN, do vậy để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của DNcó hiệu quả, ưu thế cạnh tranh luôn được duy trì thì công ty cần phải quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên có trình độ cao, phù hợp với yêu cầu công việc, cơ cấu nhân sự phải hài hoà, kết hợp kinh nghiệm, sự sáng tạo và táo bạo trong kinh doanh. Đồng thời phải có những chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời và hợp lý để quản lý đi vào nề nếp và hiệu quả, bên cạnh đó công ty cần phải thưởng xuyên nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tay nghề bằng cách thuê chuyên gia giảng dạy nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cho nhân viên, tăng cường vai trò của các tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tham gia phát động các phong trào thi đua an toàn trong lao động sản xuất và giao thông, tổ chức các buổi tham quan du lịch trong công ty để nâng cao vai trò, uy tín của công ty cũng như tăng độ trung thành của nhân viên. Cụ thể, công ty cần nâng cao chất lượng, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động. - Xây dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để công ty kinh doanh không ngừng phát triển và có hiệu quả cao, công ty không thể không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực lao động. Với chất lượng lao động hiện nay chưa đảm bảo cho sự phát triển cho tương lai. Để có nguồn lao động có chất lượng mang tính chuyên môn hoá cao công ty cần phải tiến hành xây dựng chiến lược nhân sự. + Căn cứ vào chiến lược tổng quát từ đó xác định được cần bao nhiêu lao động quản trị cấp cao để có chương trình đào tạo phù hợp như số lượng người quản lý các đơn vị trực thuộc, quản lý các phòng ban cũng như quản lý các chi nhánh, các địa điểm bán hàng … + Căn cứ vào chiến lược bộ phận, chức năng xác định nhu cầu các loại lao động khác để tuyển dụng và bố trí sao cho phù hợp với công việc cần thực hiện như trình độ, kinh nghiệm, độ tuổi … cho từng vị trí vì những vị trí khác nhay cần xây dựng các tiêu chí khác nhau. Trong mỗi bộ phận sản xuất cần xác định số lượng công nhân và tỷ lệ kỹ sư phù hợp tránh tình trạng tỷ lệ kỹ sư cao dẫn đến thiếu công nhân sản xuất, thiếu sáng tạo trong lao động. - Để khuyến khích người lao động tâm huyết với công việc họ đang dảm nhiệm công ty cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng. Cần có những hình thức thưởng phạt kịp thời và hình thức thưởng phạt phù hợp, công bằng. Công ty cần tạo bầu không khí dân chủ hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên. Xây dụng nền văn hoá công ty và người lao động coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình. Trong công ty thình thoảng cần có thuyên chuyển cán bộ với mục đích thay đổi môi trường làm việc, không nhàm chán với những công việc luôn lặp đi lặp lại trước đó. Hàng năm DN nên áp dụng hình thức sáng kiến cải tiến công tác làm việc ở mọi vị trí từ người lao động quản trị cấp cao đến người lao động trực tiếp với mục đích tạo khả năng làm việc linh động sáng tạo làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả làm viêc. Những người có sáng kiến hay góp phần xây dụng công ty đều được khen thưởng công bằng và công khai vào buổi tổng kết cuối năm. 2.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sử dụng tốt vốn lưu động sẽ làm cho tốc độ chu chuyển của vốn lưu động nhanh hơn, rút ngắn được thời gian chu chuyển vốn, kết quả của việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động là tiết kiệm được một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo khối lượng sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho. Như vậy để tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động công ty cần phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố đinh, đem lại lợi nhuận cao thì phải sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị công cụ dụng cụ dùng vào sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra cần phải bổ sung thêm máy móc thiết bị mới, trang bị những thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến vào bộ máy quản lý để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thu thập thông tin nhanh chóng chính xác để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN được tốt hơn; mặt khác để sử dụng tài sản cố định có hiệu quả đặc biệt là đội xe của DN cần có biện pháp khuyến khích vật chất đối với cán bộ công nhân viên lái xe và công nhân khoan nổ mìn với mức thưởng hợp lý dựa trên khối lượng hàng hoá luân chuyển với chi phí nhiên liệu sửa chữa ít nhất. 2.3.4. Huy động vốn kinh doanh. Hiện nay các DN Việt Nam đều nằm trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các DN vừa và nhỏ; các DN nói chung và công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộn đều có nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ so với nguồn vốn đi vay và vốn liên doanh liên kết, tình trạng này dẫn đến bất lợi trong việc giảm chi phí kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để DN huy động được tối đa các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trên thực tế có rất nhiều các giải pháp huy động vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. + Huy động vốn dài hạn. Vốn dài hạn có thể do nhà nước cấp hoặc vốn tụ có của các cổ đông góp vào, trong hoạt động kinh doanh vốn dài hạn có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ DN như: phần vốn khấu hao có bán để lại DN, phần lợi nhuận chưa chia, tiền nhượng bán tài sản cố định … Nếu vẫn không đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn thì có thể dùng các hình thức như: vay vốn dài hạn và trung hạn của các ngân hàng, liên kết đầu tư với các DN trong và ngoài nước để phát triển công ty … Đây là hai giải pháp đã và đang được công ty sử dụng và thực sự đem lại hiệu quả. Việc huy động vốn dài hạn là công việc hết sức cần thiết, vì sẽ rất khó khăn cho công ty nếu giữ quá nhiều nợ ngắn hạn. Với tình hình hiện tại của công ty, khi các khoản nợ đến hạn trả công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không tính trước phương án xủ lý. + Huy động vốn ngắn hạn Ngoài hình thức vay ngắn hạn ngân hàng, công ty còn có thể lựa chọn các hình thức như hưởng tín dụng của nhà cung cấp, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vay của cán bộ công nhân viên trong công ty… 2.3.4. Phát triển và mở rộng thị trường. + Bên cạnh việc giảm chi phí thì tăng doanh thu cũng là một trong những biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí tăng mà doanh thu cũng tăng thì công ty nên đẩy mạnh tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí để tăng lợi nhuận. Muốn tăng doanh thu thì phải thông qua những biện pháp: - Nâng cao khả năng nhận biết, dự báo xu hướng phát triển nhu cầu của thị trường để có những chiến lược và biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu. - Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, có những dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, hướng dẫn … để cải thiện sự nhận biết của khách hàng về các loại hàng hoá dịch vụ mà công ty sản xuất, kinh doanh. + Thực tế qua nghiên cứu thực trạng của công ty trong những năm qua cho thấy mặc dù doanh thu hàng năm có tăng lên nhiều nhưng công ty chưa có chính sách hợp lý để lôi kéo khách hàng và mở rộng thị trường. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tăng cường công tác dịch vụ và phục vụ khách hàng, như: - Công ty cần rà soát lại những đối tượng khách hàng nào là khách hàng truyền thống, chung thuỷ với công ty hoặc những khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn thì công ty nên dùng biện pháp khuyến khích và ưu đãi đặc biệt hơn như giảm giá, chiết khấu … Mặc dù những biện pháp này có khả năng làm giảm doanh thu thuần nhưng lại có tác dụng khuyến khích mua, tăng khối lượng hàng hoá bán ra và giúp DN thu hồi nhanh tiền hàng ván ra, do vậy xét trên tổng số thì góp phần làm tăng lợi nhuận và giữ được khách hàng, tăng uy tín công ty. Công ty cần tăng cường công tác nghiệp vụ trong việc giao nhận hàng hoá, tạo mối quan hệ thân thiện với các nhà cung cấp, tìm kiếm đối tác thích hợp với nhiều loại hàng hoá, giá cả phải chăng, thuờng thay đổi các hình thức mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu để tìm ra phương thức mua bán hiệu quả nhất cho từng loại hàng hoá. Đồng thời cần đầu tư vào các cửa hàng mua bán giao dịch, đầu tư dài hạn trên khắp các tỉnh thành và khu vực. Mặc dù là một công ty lớn trên khắp các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nhưng công ty cũng gặp những đối thủ cạnh tranh như công ty GAET, là một công ty thuộc Bộ Quốc Phòng nên việc cạnh tranh là khó tránh khỏi. Vì vậy công ty cần phải mở rộng quy mô và áp dụng những khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm liên kết liên doanh trong và ngoài nước trong lĩnh vực phối chế và sản xuất hàng vật liệu nổ, mở rộng thị trường kinh doanh sản xuất ra nước ngoài. 2.3.5. Tăng cường công tác quản trị. 2.3.5.1. Tăng cường công tác quản trị sản xuất + Bố trí lại hệ thống kho tàng sản xuất. Hệ thống kho tàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, sự bố trí kho tàng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi, hay gây cản trở đối với hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty. Để thiết kế hệ thống kho tàng một cách tối ưu cần phải dựa trên một số tiêu chí: tiêu chí lưu kho là nhỏ nhất trên cơ sở đảm bảo nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và dự trữ khi cần thiết, đảm bảo không gian, diện tích để các thành phẩm, sản phẩm dở dang. Bố trí kho tàng tạo điều kiện cho công tác quản trị sản xuất dễ dàng cho công tác tìm kiếm, dễ lấy, bảo quản cho nguyên vật liệu không bị hỏng. Cụ thể: - Xây dựng hệ thống kho để chức nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm tách biệt để không gây mất an toàn. Do đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là VLNCN, hoạt động sản xuất của công ty luôn luôn phải đối mặt với nguy hiểm khi một sơ suất xảy ra ở một mắt xích trong toàn bộ từ hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đến hoạt động sản xuất và cuối cùng là hoạt dộng tiêu thụ đều đòi hỏi bố trí kho tàng để chứa nguyên vật liệu sản phẩm theo một quy trình đảm bảo an toàn nghiêm ngặt không xảy ra sự cố gây ra nguy hiểm cho người và thiệt hại tài sản, giúp đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh. Nguyên vật liệu thuốc nổ ở dạng thô dưới dạng các hoá chất chưa liên kết nên không có sức công phá đỡ gây nguy hiểm, khi những hoá chất được kết hợp với một tỷ lệ theo một thiết kế nhất định trở thành sản phẩm VLNCN có sức công phá phục vụ cho việc khai thác các công trình. Tách biệt giũa kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm giúp cho viêc lấy nguyên liệu một cách dễ dàng không ảnh hưởng đến các sản phẩm sản xuất ra. Xây dụng hệ thống kho gần nơi sản xuất để bảo đảm cho việc vận chuyển kho đến nơi sản xuất một cách nhanh nhất không tốn về thời gian và chi phí vận chuyển; góp phần làm giảm chi phí kinh doanh nâng cao kết quả kinh doanh đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng hệ thống kho nguyên vật liệu, thành phẩm đame bảo độ thông thoáng và xa khu dân cư, xa nguồn nước. Đề phòng xảy ra sự cố cháy nổ thì không ảnh hưởng trực tiếp về môi trường không khí cũng như nguồn nước các khu vực dân cư lân cận, khác với các sự cố của các ngành, các sản phẩm cũng như các dịch vụ khác, sự cố nổ kho thuốc nổ sẽ gây ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn và sẽ mất rất nhiều thời gian để phục hồi các thiệt hại cả về vật chất và về môi trường. Xây dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy phùhợp với quy mô sản xuất tạo điều kiện cho công tác chữa cháy kịp thời. Công ty thường xuyên diễn tậpvới các sự cố giả thiết xảy ra. Để đảm bảo kịp thời cho công tác cứu chữa khi xảy ra cháy nổ đảm bảo xảy ra thiệt hại là nhỏ nhất. Làm giảm rủi ro về người và tài sản của công ty. Xây dụng hệ thống kho tập trung không phân tán để tạo điều kiện phối hợp các nguyên vật liệu một cách dễ dàng. Để giảm chi phí rủi ro, công ty nên đóng bảo hiểm kho tàng, nguyên vật liệu cũng như các tài sản khác, nếu có rủi ro xảy ra thì công ty cũng được bù đắp phần nào chi phí, góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất. + Lựa chọn những mặt hàng có vai trò then chốt quyết định sự phát triển lâu dài của công ty tránh tình trạng công ty đầu tư sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng với quy mô lớn, hoạt động kém hiệu quả khiến hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài. Lựa chọn chính xác những mặt hàng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho công việc thiết kế xây dựng kho tàng và bố trí sản xuất một cách hợp lý cải thiện tình trạng sản xuất nhiều mặt hàng như hiện nay, đầu tư dàn trải không tập trung, các cơ sở sản xuất có mức độ chuyên môn hoá không ca. Mặt khác, việc để chung tất cả các nguyên vật liệu thành phẩm ở cùng một kho sẽ không đảm bảo chất lượng. Do vậy để có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cần có những kho chuyên dụng với chi phí đầu tư lớn một lần. 2.3.5.2. Tăng cường công tác quản trị tiêu thụ. + Xây dụng kênh phân phối: công ty cần xây dựng kênh phân phối trực tiếp bởi đây là lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt từ khâu cung cấp thuốc nổ đến khâu thiết kế gài mìn công ty đều đảm nhiệm. Bởi lĩnh vực mang tính chuyên kỹ thuật cao không có bên thứ ba tham gia trên kênh tiêu thụ. Công ty mẹ của công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ là công ty công ty Hoá chất mỏ - TKV có hệ thống vận tài rộng khắp cả nước nên có khả năng tự vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, đây là hoạt động vận chuyển chuyên dụng cần có những thiết bị phụ trợ để đảm bảo chất lượng của thuốc nổ cũng như an toàn cho công tác vận chuyển. Công ty cần khai thác triệt để hệ thống vận chuyển đa dạng có đầy đủ các phương tiện như ô tô, tàu thuỷ, xà lan… + Kế hoạch hoá tiêu thụ: công ty cần có kế hoạch tiêu thụ dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Công ty xây dụng kế hoạch hoá tiêu thụ dựa trên những cơ sở khoa học: Căn cứ vào số liệu thống kê doanh thu bán hàng thời kỳ trước để dự báo tốc độ tăng trường thị trường trong tương lai. Nghiên cứu thị trường hiện tại và xu hướng phát triển của ngành than trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, thuỷ điện … Năng lực sản xuất và chi phí kinh doanh tiêu thụ Hợp đồng tiêu thụ đã được ký hoặc dự kiến ký với khách hàng. 2.3.5.3. Tăng cường công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu. + Lựa chọn nguồn cung ứng vật tư đầu vào. Do giá trị nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (chiếm từ 50% - 70% giá trị) nên việc lựa chọn người cung cấp hàng hoá đảm bảo khối lượng, thời gian cung ứng với chi phí thấp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. LN = TR - TC Trong đó : TR là tổng doanh thu TC là tổng chi phí Để nâng cao chỉ tiêu hiệu quả trên vốn thì cần áp dụng đồng thời hai giải pháp tăng kết quả hoạt động kinh doanh ở đây là lợi nhuận và áp dụng các biện pháp đồng bộ để kiểm soát, giảm chi phí hoạt động. Để tăng lợi nhuận cần phải tối đa hoá doanh thu, tối thiểu hoá chi phí. Việc lựa chọn nguồn cung ứng đầu vào đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất có thể làm cho các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt góp phần làm tăng giá trị đơn vị sản phẩm và tăng số lượng hàng hoá bán ra, từ đó làm tăng doanh thu. Lựa chọn nhà cung cấp đầu vào đảm bảo cung ứng một cách kịp thời giúp cho hoạt dộng sản xuất được diễn ra thường xuyên không bị gián đoạn cũng đồng nghĩa với giảm chi phí không tải, chi phí bến bãi, chi phí quản lý, bảo vệ chống thất thoát hàng hoá… Nhất là nguyên vật liệu công ty là hàng hoá đặc biệt cần có những thiết bị chuyên dụng đắt tiền giúp cho việc bảo quản thuốc nổ khỏi bị vào hơi, biến chất. Ngoài việc sử dụng các loại nguyên vật liệu thuốc nổ là chính, công ty còn sử dụng những loại nguyên vật liệu khác phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác không phải hoạt động sản xuát chủ đạo của công ty như : than, vải, dây cáp, bao bì, vật liệu xây dựng… , những loại hàng hoá này không phải là hàng hoá đặc biệt nên có thể dễ dàng tìm được nhiều nhà cung cấp, thuận lợi cho việc kinh doanh. Xác định lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu: Cầu về nguyên vật liệu của một thời kỳ kế hoạch không được cung cấp một lần mà phải chia ra nhiều lần cung ứng với số lượng xác định. Bởi lý do tốc độ sản xuất sản phẩm của công ty không đều trong năm, khả năng chứa đựng của kho tàng có hạn, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường cũng như chi phí cho mỗi lần giao dịch để ký kết hợp đồng thuốc nổ không nhỏ. Nếu lượng đặt hàng lớn dẫn đến lượng lưu kho lớn, cầu về vốn lưu động lớn. Điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của công ty đồng thời cũng phải chịu chi phí kinh doanh trả vốn cao, tăng chi phí kinh doanh đến thuê muợn hoặc mở rộng kho tàng. Chi phí kinh doanh bảo quản cũng như bảo hiểm. Mặt khác, lượng đặt hàng của công ty càng lớn sẽ dẫn đến thời gian bảo quản dài làm tăng lượng nguyên vật liệu bị hư hỏng trước khi đưa vào sử dụng. Như thế, lượng đặt hàng càng lớn không đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại đặt hàng với khối lượng nhỏ dẫn đến giảm chi phí kinh doanh lưu kho của công ty nhưng nếu quá nhỏ cũng dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao vì chi phí bình quân liên quan đến mua sắm và vận chuyển nguyên vật liệu lớn, sẽ không giảm đựơc giá do mua hàng với số lượng ít, khi có trục trặc sẽ dẫn đến nguy cơ không cung ứng kịp thời cho sản xuất. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần phải xác định lượng đặt hàng tối ưu : = là lượng đặt hàng tối ưu là chi phí kinh doanh mua sắm là giá cả nguyên vật liệu thứ i 2.3.5.4. Tăng cường công tác quản trị chi phí. + Kiểm soát chi phí kinh doanh: Công ty cần liệt kê tất cả các loại chi phí kinh doanh như: chi phí kinh doanh sử dụng lao động, chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ cài nổ. Chi phí kinh doanh sử dụng lao động: . Lao động trực tiếp: công nhân lao động trong sản xuất vật liệu nổ, công nhân lao động thiết kế cài đặt hầm mỏ, công nhân trực tiếp sản xuất những mặt hàng khác trong công ty. . Lao động gián tiếp: lao động các phòng ban như Giám đốc, phó giám đốc, phòng nhân sự, phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, các phòng nghiệp vụ khác, các quản đốc phân xưởng, cán bộ quản lý kho, cán bộ quản lý các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty. - Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu: nguyên vật liệu công ty thường dùng : Nguyên vật phục vụ sản xuất thuốc nổ: các hoá chất (TX 1A, TNT 1, AD 1), dây nổ (dây cháy chậm, dây nổ thường. dây nổ chịu nước), kíp nổ (kíp điện số 8, kíp vi sai), thiết bị điều khiển nổ (kíp điện vi sai an toàn) … Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất các mặt hàng khác: dây thép, than, vải may, xăng dầu … Chi phí dịch vụ cài nổ bao gồm chi phí vận chuyển thuốc nổ và thiết kế cài đặt thuốc nổ tại công trình. Chi phí khác như chi phí thuê nhà, thuê kho, thuê văn phòng làm việc… Công ty cần thường xuyên kiểm tra, cập nhật chi phí kinh doanh các đơn vị kinh doanh kịp thời để biết được các khoản chi phí có đúng với kế hoạch chi phí của công ty hay không. Nếu không có những chấn chỉnh kịp thời thì các khoản chi có hoá đơn không rõ ràng chi tiết, không ghi chính xác các mục chi tiêu sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm soát. + Kế hoạch chi phí: Trước mỗi thờikỳ kinh doanh công ty đều phải có kế hoạch chi phí được xây dựng trên cơ sở kế hoạch sản xuất của công ty cần phải tính đầy đủ chính xác các khoản chi phí cần thiết, để huy động đủ vốn với chi phí thấp nhất và thời gian cung cấp vốn phù hợp từng thời kỳ kinh doanh, tránh bị động thiếu hụt vốn làm gián đoạn hoạt động sản xuất và tiêu thụ, ảnh hưởng tới kết quả và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công ty xây dựng kế hoạch chi phí tốt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát chi phí, làm cơ sở so sánh chi phí thực tế với chi phí kế hoạch trong mối liên hệ với kết quả sản xuất để đánh giá mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí của từng đơn vị, từng phòng ban. Các đơn vị cũng tham gia vào tiết kiệm hay lãng phí chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của toàn công ty. Kế hoạch hoá chi phí của công ty cần chi tiết hoá: từng đơn vị, từng phòng ban, chi phí theo từng loại. + Xác định chi phí kinh doanh: Công ty thường sử dụng chi phí tài chính để ra quyết định kinh doanh, giá thành được căn cứ vào chi phí tài chính do vậy chưa phản ánh được chi phí thực tế phải bỏ ra cho sản xuất. Trong đó chi phí khấu hao tài sản cố định mới chỉ bảo toàn về mặt giá trị, chưa bảo toàn về mặt hịên vật do chưa tính đến chi phí của vốn ứng trước, hao mòn vô hình. Một số chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu mua dự trữ cho thời kỳ sau, sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thị ngay đến khi sản xuất tiêu thu không tính chi phí vốn. Do vậy chỉ sử dụng chi phí tài chính để ra quyết định là thiếu căn cứ khoa học. Đê có quyết định chính xác có hiệu quả hay không, công ty cần cso bảng thống kê chi phí kinh doanh chứ không phải chi phí tài chính mà công ty thường dùng, từ đó làm cơ sở căn cứ để tính chi phí kinh doanh cận biên (MC). Từ chính chi phí kinh doanh cận biên ra cũng đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả từng điểm chi phí cũng như từng loại chi phí. Qua đánh giá phân tích thấy được lãng phí hay tiết kiệm chi phí cũngnhw khả năng sử dụng nguồn vốn huy động được. 2.4. Một số kiến nghị. 2.4.1. Kiến nghị với công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ. - Trong cơ chế thị trường việc kinh doanh phải biết dựa vào thế mạnh của mình để cố gắng giảm bớt rủi to, thế mạnh của công ty ở đây chính là nguồn vốn, nhà nước hay chính công ty mẹ là tâph đoàn than - khoáng sản Việt Nam cung cấp, mặt hàng kinh doanh là loại hàng hoá đặc biệt đã được Chính phủ cho phép kinh doanh cho nên khách hàng hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước, việc tiêu thụ hàng VLNCN là rất thuận lợi. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường không nhiều như những mặt hàng phổ biến khác. - Hệ thống kỹ thuật độ an toàn phải ổn định, chắc chắn tránh xảy ra sơ suất, luôn coi trọng kỹ thuật an toàn và phải đặt kỹ thuật an toàn lên hàng đầu, kịp thời ngăn ngừa và xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra. - Phương tiện vận tải hàng, VLNCN phải là phương tiện chuyên dùng, phải đảm vảo yêu cầu kỹ thuật cao và tuân thủ theo quy phạm quản lý VLNCN do vật hầu hết các khách hàng mua VLNCN tại công ty đều có nhu cầu thuê xe chuyên dùng và làm các thủ tục vận chuyển nên công ty phải luôn quan tâm quản lý, sửa chữa bảo dưỡng kịp thời cho đội ngũ xe vận tài để phục vụ tốt việc chuyên chở hàng VLNCN và giao cho khách hàng tận nơi tiêu thụ. - Do tổ chức việc cung ứng hàng VLNCN gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa bão vì vậy công ty có thể đề xuất với công ty mẹ cho mở các chi nhánh ở các tỉnh xa địa bàn Đà Nẵng để việc cung ứng hàng VLNCN cho khách hàng được an toàn, nhanh chóng, thuận lợi. 2.4.2. Kiến nghị với Ngành và Nhà nước. Thông qua đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Hóa chất mỏ Trung Trung Bộ; để các giải oháo được thực hiện hoàn chỉnh và đồng bộ, em xin kiến nghị với Ngành và Nhà nước tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty: - Kiến nghị với Nhà nước có những chính sách hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển công ty, được hưởng các chính sách ưu đãi như: thuế, mặt bằng kho chứa đủ điều kiện, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu Vật liệu nổ công nghiệp ra thị trường nước ngoài. - Kiến nghị với ngành Than - khoáng sản: Khi công ty có đề án kinh doanh khả thi, đúng mục đích phát triển toàn ngành, Tổng công ty Than nên tạo điều kiện tài chính để công ty có cơ hội được đầu tư và tiếp tục phát triển. Các tài sản cố định với vốn đầu tư dài hạn cần có nguồn vốn ổn định dài hạn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn ảnh hưởng đến năng suất hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện tại và sự đòi hỏi chặt chẽ trong công tác sản xuất và kinh doanh VLNCN, công ty Hoá chất cũng gặp rất nhiều khó khăn như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác trong giai đoạn chuyển biến từ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước sang tự chủ hơn về tài chính. Nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty, của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty đã ổn định và đi vào phát triển không ngừng. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là cơ sở để tăng thu nhập, tăng vốn cho quá trình sản xuất và đầu tư mở rộng kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công ty luôn thu thập ý kiến cán bộ công nhân viên, các chi nhánh… để tìm biện pháp liên tục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sau một thời gian thực tập tại công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ em đã học được nhiều kiến thức thực tế bổ ích và nhận thấy rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới TS - Nguyễn Đăng Bằng và các cán bộ trong công ty Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ, đặc biệt là phòng Tổ chức - Hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao Cao Thuc Tap.doc
Tài liệu liên quan