Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh: LỜI NÓI ĐẦU
Thật là khó khi mở đầu một câu chuyện hay một vấn đề nào đó nhưng cái gì cũng phải có bắt đầu chứ, không thì sẽ chẳng ai hiểu nổi bạn muốn nói gì. Nhưng thôi thì không hay nhưng em cũng xin phép có đôi điều mở đầu về chuyên đề của mình.
Như mọi người đã biết, cuối năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã thành công trong các vòng đàm phán và chính thức trở thành viên thứ 150 của WTO- tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Vào đó, chúng ta có rất nhiều cơ hội và thách thức nhưng cái lớn nhất mà chúng ta đạt được là lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ ngày càng lớn, kéo theo đó là các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm. Và điều người ta quan tâm khi đó là gì? Đó là ai sẽ xây nhà, xây xưởng, xây nhà máy cho họ và làm thế nào để lựa chọn các công ty xây dựng phù hợp với những yêu cầu của họ, điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng hình thức đấu thầu. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây hình thức đấu thầu ngày càng phổ biến và trở thành hình thức quan trọng nhất để lựa chọn các nhà xâ...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thật là khó khi mở đầu một câu chuyện hay một vấn đề nào đó nhưng cái gì cũng phải có bắt đầu chứ, không thì sẽ chẳng ai hiểu nổi bạn muốn nói gì. Nhưng thôi thì không hay nhưng em cũng xin phép có đôi điều mở đầu về chuyên đề của mình.
Như mọi người đã biết, cuối năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã thành công trong các vòng đàm phán và chính thức trở thành viên thứ 150 của WTO- tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Vào đó, chúng ta có rất nhiều cơ hội và thách thức nhưng cái lớn nhất mà chúng ta đạt được là lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ ngày càng lớn, kéo theo đó là các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm. Và điều người ta quan tâm khi đó là gì? Đó là ai sẽ xây nhà, xây xưởng, xây nhà máy cho họ và làm thế nào để lựa chọn các công ty xây dựng phù hợp với những yêu cầu của họ, điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng hình thức đấu thầu. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây hình thức đấu thầu ngày càng phổ biến và trở thành hình thức quan trọng nhất để lựa chọn các nhà xây dựng.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh, em thấy công tác đấu thầu quả thật là một công tác vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định trong sự thành công của công ty. Vì thế, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề của em gồm hai phần:
Chương I: Thực trạng công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh
Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hồng Minh, bộ môn Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân và công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót, em mong các thầy cô và bộ môn xem xét và giúp đỡ để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
CHƯƠNG I- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC NINH
1.1.THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.1.1-Qúa trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chuyển sang, có chức năng xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi, điện cao hạ thế và các công trình hạ tầng đô thị, kinh doanh bất động sản,…
Trụ sở công ty: km số 2, đường Trần Hưng Đạo thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: 0241823572.
Địa chỉ văn phòng chi nhánh công ty:
Chi nhánh tại Bắc Giang: số nhà 376 đường Lê Lợi, phường HoàngVăn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0240850779- 0913260102- 09132595325.
-Chi nhánh công ty tại Lạng Sơn: số nhà 20, ngõ 4, đường Nhị Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 025871014- 0913259275.
-Chi nhánh công ty tại Điện Biên: số nhà 238, phố 02 phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Điện thoại: 0912393858.
Vốn điều lệ.
Công ty cổ phần xây dựng BN hình thành tren cơ sở: giữ nguyên phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
-Vốn điều lệ: 3.500.000.000đ
-Mệnh giá cổ phiếu: 100.000đ
-Loại cổ phần: cổ phần ưu đãi, cổ phần phổ thông và cổ phiếu bán đấu giá
-Loại cổ phiếu: cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu không ghi danh
-Cơ cấu vốn điều lệ:
+Cổ phần nhà nước tham gia tại doanh nghiệp: 10754 cổ phần, tương ứng với 1.075.400.000đ, chiếm 30,7% vốn điều lệ.
+Cổ phần ưu đãi và cổ phần cán bộ công nhân viên trong công ty: 21.664 cổ phần, tương ứng 2.166.400.000đ, chiếm tỉ lệ 61,9% vốn điều lệ.
+Cổ phần bán đấu giá: 2.582 cổ phần, tương ứng 258.200.000đ, chiếm tỉ lệ 7,7%.
-Chế độ ưu đãi cho người lao động:
Gía trị cổ phần ưu đãi cho người lao động theo năm công tác tại doanh nghiệp: 1.564.000.000đ tương ứng 1.564 cổ phần, trong đó:
+Gía trị cổ phần được nhà nước cho hưởng ưu đãi: 469.200.000đ.
Người lao động phải nộp là: 1.094.800.000đ trong tổng số 1.564.000.000đ
Danh sách cổ đông sáng lập
Bảng 1: danh sách cổ đông
STT
Tên cổ đông sáng lập
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú
Số cổ phần
Ghi chú
1
NguyễnVăn Lượng
Phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
11.454
Cổ phần nhà nước: 10.754CP., Cổ phần cá nhân: 700 CF
2
Ngô Xuân Minh
Phường Tiền An, thành phố BN, tỉnh BN
620
3
Nguyễn Đức Cao
Thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh BN
600
4
Nguyễn Văn Tuyết
Xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh BN
600
5
Dương Thị Nhâm
Phường Tiền An, thành phố BN, tỉnh BN
250
6
Trần Mạnh Chung
Phường Tiền An, thành phố BN, tỉnh BN
400
7
Trịnh Duy Khởi
Xã Giang Son, huyện Gia Bình, tỉnh BN
150
8
Cổ phần của 135 cổ đông khác
18.353
Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Chức danh: chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty.
Họ và tên: Nguyễn Văn Lượng
Sinh ngày: 25/12/1962 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số:125180518
Ngày cấp: 23/4/2002 Nơi cấp: CA tỉnh BN
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Phường Đại Phúc, thành phố BN, tỉnh BN
Chỗ ở hiện tại: xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh BN
Các lĩnh vực hoạt động chính.
1) Xây dựng dân dụng và công nghiệp, cấp thoát nước Từ 1997
2) Xây lắp điện 1997
3) Xây dựng giao thông 1997
4) Xây lắp thuỷ lợi 1997
5) Chế tạo, gia công, cơ khí xây dựng 1997
6) Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư PCLB 1998
7) Kinh doanh bất động sản 2003
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng trên hai cấp độ: cấp công ty và cấp xí nghiệp.
Cấp công ty gồm ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 Phó giám đốc. Dưới họ là 3 phòng ban: Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng tài chính kế toán
Cấp xí nghiệp gồm 14 đội sản xuất.
Với mô hình tổ chức như trên , hoạt động của công ty thống nhất từ trên xuống dưới. Giám đốc công ty điều hành quá trình tổ chức kinh doanh thông qua hệ thống văn bản, quyết định, nội quy...Các phòng ban, xí nghiệp, các đội sản xuất có trách nhiệm thi hành các văn bản đó.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
a)Phòng kế hoạch kỹ thuật
-Hàng năm, căn ứ năng lực của đơn vị và thực tế tiếp cận thị trường để dự kiến kế hoạch hàng năm của công ty.
-Lập HSDT
-Nghiên cứu thị trường, tiếp cận thông tin và trình giám đốc các công trình mà công ty có thể tham gia dự thầu.
-Soát xét, đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
b)Phòng tổ chức hành chính
Theo dõi, thực hiện các thủ tục, trình tự để kí kết các hợp đồng lao động, soạn thảo các quyết định, tài liệu liên quan đến nhân sự.
Theo dõi tình hình tăng giảm lao động trong toàn công ty, định kỳ báo cáo cho giám đốc các thông tin trong công tác quản lý lao động.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật giờ giấc làm việc, chấp hành các nội quy, quy chế tại công ty. Quản lý về mặt hiện vật các tài sản hiện có tại công ty
Phối hợp với các phòng ban khác nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ của các bộ phân, xây dựng các quy chế và lề lối làm việc.
Lập được các loại bàng biểu , mẫu báo cáo giúp giám đốc theo dõi mọi mặt hoạt động của công ty
c) Phòng Kế toán- Tài chính
Thực hiện công tác hạch toán, kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê; tiền vốn; tài sản; VAT...
Xây dựng soạn thảo các quy chế, quy định về quản lý tài chính trong công ty, đảm bảo tuân thủ chế độ Nhà nước về Kế toán
Căn cứ vào số liệu về số lượng máy móc thiết bị công ty đang quản lý tính khấu hao để phân bổ cho các công trình
Trình giám đốc công ty về nhu cầu nhân sự kế toán của toàn công ty
Phối hợp với các phòng ban khác,đôn đốc việc thực hiện quyết toán công trình.
d) Các đội thi công
Tổ chức thi công trình được giao
Lập biện pháp và dự toán thi công các công trình được giao
Thực hiện các nội quy về an toàn bảo hộ lao động vệ sinh môi trường. Đảm bảo về trang thiết bị bảo hộ lao động cho các cán bộ nhân viên ở công trường, chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề mất an toàn tại công trình do đội quản lý
Quản lý trang thiết bị được giao đảm bảo sử dụng máy có hiệu quả
Thực hiện chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh ,tài chính ở công trình
Làm quyết toán nội bộ sau khi kết thúc công trình
Phối hợp với cácphòng ban chức năng để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
Đảm bảo về mặt đời sống cho cán bộ trong thời gian chờ việc
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soat
phòng Tổ chức hành chính
phòngkế hoach tổ chức
phòng tài chính kế hoạch
đội xây dựng số 1
đội xây dựng số 2
đội xây dựng số 3
đội thuỷ lợi số 1
đội thuỷ lợi số 2
đội thuỷ lợi số 3
đội xây lắp số 7
đôi xây lâp số 8
đội xây lắp số
9
đội xây lắp số 10
đội xây lắp số 11
đội xây lắp điện
đội giao thông
đội tc cơ giới
Sơ đồ tổ chức công ty
1.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Trong vòng 5 năm trở lại đây, công ty làm ăn khá hiệu quả, tổng tài sản liên tục tăng, sau đây, ta sẽ xem xét bảng tóm tắt tài sản của công ty
Bảng 2: Bảng tóm tắt tài sản
Đơn vị: 1000đ
STT
Tên tài sản
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng số tài sản có
33.189.707
50.036.752
51.066.872
2
Tài sản lưu động
30.482.785
47.888.973
48.793.207
3
Tổng tài sản nợ
33.189.707
50.036.752
51.066.872
4
Tài sản nợ lưu động
30.513.096
47.923.066
48.707.950
5
Lợi nhuận trước thuế
16.439
82.845
33.479
6
Lợi nhuận sau thuế
11.179
82.845
33.479
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty
(Năm 2005 công ty thực hiện cổ phần hoá nên được miễn thuế thu nhập doanh nghịêp trong 2 năm đầu)
Trên cơ sở các tài sản trên, công ty đã đạt được mức doanh thu xây lắp như sau:
Bảng 3: Bảng tổng hợp doanh thu xây lắp
STT
Năm
Doanh thu xây lắp ( đồng)
1
2004
32.991.142.792
2
2005
40.641.005.512
3
2006
39.573.804.699
Trong 5 năm vừa qua, công ty đã thực hiện được hàng trăm công trình, với tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng
Bảng 4: Bảng tổng hợp các công trình theo lĩnh vực
Tên công trình
Số lượng
Giá trị thực hiện
(triệu đồng)
Công trình thuỷ lợi
23
40.903
Công trình điện
15
23.351
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, công trình điện
31
78.473,374
Công trình giao thông
14
39.955
Tổng số
83
182.682,374
Gía trị thực hiện trên một công trình: 2,2 tỷ đồng/công trình
Hiện tại, công ty đang tiến hành xây dựng một dự án: cụm công nghiệp Yên Phong. Đây là một dự án lớn với tổng vốn đẩu tư là:125.218.690.314đ, và dự kiến đến hết quýI năm nay( 2007) sẽ hoàn thành.
Hầu hết các dự án đã hoàn thành của công ty đều đạt chất lượng tốt, bàn giao đúng thời hạn. Có được sự thành công đó là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào nguồn nhân lực, lực lượng cán bộ kỹ thuật cao chiếm 30% tổng số nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, công ty còn mạnh dạn đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị có chất lượng tốt. Hiện tại công ty có 144 máy móc các loại, trong đó hầu hết đều là máy sản xuất tại Nhật Bản( chiếm 37%), ngoài ra còn các máy sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,…
1.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh tại một số lĩnh vực chủ chốt của công ty
1.1.3.1 Công trình thuỷ lợi
Hiện tại, BN vẫn là một tỉnh mà tỷ lệ dân số làm nông nghiệp còn khá lớn mặc dù trong những năm gần đây, số khu công nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên trong tỉnh rất nhiều. Nắm được đặc điểm đó, công ty xây dựng BN luôn chủ trương đẩy mạnh việc thu hút và đào tạo nhân lực để thực hiện các công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho bà con: trạm bơm, cống tiêu, kênh, đắp đê, kè,…Trong những năm gần đây, bộ mặt nông thôn BN đã dần thay đổi. Những con mương, cống bằng đất đã dần được bê tông hoá, thay thế bằng những con mương bê tông chắc chắn, luôn đảm bảo cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Đâu đâu trong tỉnh cũng mang dấu ấn của những anh công nhân xây dựng BN
Trong vòng 5 năm trở lại đây, công ty đã thực hiện được 23 công trình thuỷ lợi, chủ yếu trên địa bàn các huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Từ Sơn,…Không chỉ thực hiện trong tỉnh, công ty còn tiến hành xây dựng các công trình trên địa bàn các tỉnh: Lạng Sơn, Điện Biên, Bắc Giang,…Hầu hết các công trình đều hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng được giao. Có thể nói, tuy là một doanh nghiệp còn non trẻ, lại tồn tại trên địa bàn có một công ty thuỷ lợi của bộ- công ty xây dựng thuỷ lợi I- hoạt động nhưng những kết quả mà công ty xây dựng BN đã đạt được là rất đáng khen ngợi.
1.1.3.2-Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước
Các công trình xây dựng dân dụng luôn luôn là mối quan tâm chính của các công ty xây dựng nói chung và công ty xây dựng BN nói riêng. Số lượng các công trình xây dựng dân dụng mà công ty thực hiện luôn đạt được tỷ lệ cao nhất(>78 tỷ đồng).Bên cạnh việc xây dựng trường học, bệnh viện, công ty còn tiến hành xây dựng nhà xưởng và hiện tại công ty đang tiến hành xây dựng cụm công nghiệp Yên Phong. Đây là 1 công trường rất lớn vốn đầu tư 125.218.690.314 đồng, được xây dựng trong vòng hơn 3 năm, từ 2004-2007. Đây là một dự án lớn do chính công ty làm chủ đầu tư với vốn lấy từ các nguồn: nguồn vốn lấy từ doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng thương mại hoặc quỹ tín dụng, vốn liên doanh, liên kết với các công ty chuyên ngành, các nguồn vốn hỗ trợ khác.
Hiện tại, trên địa bàn Bắc Ninh có 6 KCN ( đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành) là: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Nam Sơn –Hạp Lĩnh, KCN Yên Phong, KCN Đại Đồng –Hoàn Sơn và KCN CNTT.
Trước đó, việc xây dựng các khu công nghiệp đều do các tổng công ty xây dựng lớn của nhà nước đảm nhiệm , chưa có doanh nghiệp xây dựng nào của Bắc Ninh trúng thầu xây dựng. Việc là chủ đầu tư xây dựng KCN Yên Phong đã chứng tỏ một tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ của công ty.
Bắc Ninh đang phấn đấu đến năm 2015 trở thành một thành phố công nghiệp, từ nay đến đó còn một thời gian khá dài, cần rất nhiều sự nỗ lực của toàn dân trong tỉnh, trong đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng luôn luôn nhạy bén, nắm bắt nhanh tình hình để có thể cạnh tranh đựơc với các doanh nghiệp xây dựng khác. Sắp tới rất nhiều công trình sẽ được xây dựng, cơ hội đang mở ra rất lớn cho công ty xây dựng Bắc Ninh, việc có nắm bắt được cơ hội để trở thành một doanh nghiệp lớn hay không, điều này còn phụ thuộc vào bản thân chính công ty.
1.1.3.3-Công trình điện
Điện năng đang là một thứ nhiên liệu không thể thiếu trên con đường phát triển của một đất nước.Việc có cung cấp đủ điện cho sản xuất kinh doanh hay không còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất để cung cấp nguồn năng lượng đó có hay không.
Trong những năm gần đây công ty đã đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng điện. Tổng cộng từ năm 2000 đế nay, công ty đã xây dựng 15 công trình về điện với tổng giá trị 23 tỷ đồng. Tuy kết quả còn khiêm tốn song đã chứng tỏ công ty ngày càng hoàn thiện biết tự tạo và nắm bắt cơ hội cho chính mình
Bảng 5: Danh mục các công trình về điện
STT
Tên công trình
Giá trị thực hiện
(1000Đ)
Tiến độ
Chất lượg khi bàn giao
Khởi công
Hoàn thành
1
mạng điện thị trấn phố mới Quế Võ
1.500.000
10/2000
6/2001
Đảm bảo chất lượng
2
Đường dây 22 KV và trạm biến áp 320 KVA-10(22) trung tâm phát thanh truyền hình BN
1.000.000
10/2001
8/2001
Đảm bảo chất lượng
3
Đường dây 35 KV và TBA trạm bơm Long Khê Quế Võ
1.742.000
10/2001
12/2001
Đảm bảo chất lượng
4
Điện 35 KV trạm bơm Ngọc Đạo Quế Võ
1.000.000
8/2000
12/2000
Đảm bảo chất lượng
5
Đường dây 35KV và TBA trạm bơm Thái Hoà
1.812.000
7/2001
12/2001
Đảm bảo chất lượng
6
Hệ thống chiếu sáng và dịch chuyển KCN Quế Võ
2.100.000
2/2004
10/2004
Đảm bảo chất lượng
7
Xây dựng đường điện 35 KV,cải tạo đường dây 10 KV trạm bơm Đông ThọII huyện Yên Phong
1.000.000
8/2002
10/2002
Đảm bảo chất lượng
8
Dự án cải tạo và nâng cấp QL18 đoạn đường BN-Chí Linh
2.947.000
6/2003
10/2003
Đảm bảo chất lượng
9
Xây lắp đường dây 35 KV và TBA Văn Môn- Yên Phong
1.000.000
5/2000
12/2000
Đảm bảo chất lượng
10
Lắp đặt TBA320 KVA-bưu điện BN
1.000.000
9/2002
12/2002
Đảm bảo chất lượng
11
Xây dựng đường dây 35 KV-KCN Tiên Sơn
1.500.000
5/2003
6/2003
Đảm bảo chất lượng
12
Điện chiếu sáng đoạn Đồng Kỵ đi Từ Sơn- BN
1.035.000
1/2005
12/2005
Đảm bảo chất lượng
13
Trạm trung gian BN và các trạm chống quá tải điện lực BN
1.400.000
9/2004
8/2005
Đảm bảo chất lượng
14
Điện chiếu sáng đê Hữu cầu –thành phố BN-BN
1.651.000
8/2005
11/2005
Đảm bảo chất lượng
15
Điện chiếu sáng đoạn Đông Côi- Đông Bình huyện Gia Bình- BN
2.661.000
11/2004
10/2005
Đảm bảo chất lượng
1.1.3.4- Các công trình giao thông
Xây dựng các công trình giao thông cũng là một công việc rất phát triển trong những năm trở lại đây, tỷ lệ đô thị hoá ở BN cao kéo theo nó là hàng loạt các con đường, các tuyến phố được xây dựng mới.Tính từ năm 2000 đến nay, công ty đã thực hiện được 14 dự án xây dựng đường, cầu,...với tổng giá trị 40 tỷ đồng
Bảng 6: Danh mục các công trình giao thông
STT
Tên công trình
Gía trị thực hiện(triệu đồng)
Tiến độ
chất lượng
Khởi công
Hoàn thành
1
Đường Hoà Hợp dự án GTNT tỉnh Tuyên Quang
800
10/2002
1/2003
Đảm bảo chất lượng
2
xây dựng nút giao thông đường Nguyễn Đăng Đạo
1500
1/2001
12/2001
Đảm bảo chất lượng
3
Nền quốc lộ 1A mới tỉnh Lạng Sơn
3000
12/2000
12/2001
Đảm bảo chất lượng
4
Đường quốc lộ 18 và mỏ đất sét thôn Trúc tỉnh Hải Dươn
1250
8/2000
12/2000
Đảm bảo chất lượng
5
TC2.5Km đường cấp I tuyến Yên Định-Bắc Giang
1000
8/2001
11/2001
Đảm bảo chất lượng
6
Đường Bến Tuần- Đông Xuyên đoạn km 22-km 27
3867
10/2002
5/2003
Đảm bảo chất lượng
7
Dự án GTNT tỉnh Nam Định- đường Hiển Khánh Mã
1375
4/2002
8/2002
Đảm bảo chất lượng
8
Cải tạo vỉa hè Nguyễn Trãi-thành phố BN-BN
1179
5/2003
8/2003
Đảm bảo chất lượng
9
Xây dựng tuyến đường Lê Thái Tổ-TP BN
5968
5/2003
7/2004
Đảm bảo chất lượng
10
Đường Nam Kênh Bắc- Thuận Thành-BN
3674
11/2002
7/2003
Đảm bảo chất lượng
11
Xây dựng tuyến đường số 2 đường nội thị huyện Gia Bình- BN
4780
25/4/2004
21/10/2004
Đảm bảo chất lượng
12
Đường Phì Nhừ-Sa Dung- Điện Biên
8597
15/9/2004
25/12/2004
Đảm bảo chất lượng
13
Cầu Phố Mới, cầu Trang Nhiệt, cầu Đông Dương, cầu Ao Sen thuộc dự án GTNT 2 tỉnh BN
811
1/12/2005
31/5/2006
Đảm bảo chất lượng
14
Cải tạo nâng cấp vỉa hè đường Hoàng Quốc Việt- BN
2154
9/2004
12/2004
Đảm bảo chất lượng
Sở dĩ công ty có được kết quả như trên là do sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Qua quá trình tìm hiểu, em đã thấy được một số nguyên nhân dẫn đến sự thành công của công ty như sau;
Một là, do chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty có trên rất nhiều lĩnh vực, không chỉ xây dựng dân dụng, thuỷ lợi mà còn xây dựng các công trình giao thông, điện, kinh doanh bất động sản,...Không chỉ đa dạng hoá sản phẩm mà công ty còn thực hiện đa dạng hoá qui mô. Các công trình xây dựng lớn có, nhỏ có, từ tiền trăm triệu đến tiền trăm tỷ,
Hai là do ngay từ đầu, công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào nguồn nhân lực và máy móc thiết bị. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của công ty chiếm 30% tổng lao động của công ty. Công ty còn có số lượng máy móc khá dồi dào, phần nhiều là máy móc nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc , Việt Nam,...
Sau đây, ta sẽ xem xét cụ thể về tình hình lao động của công ty
Bảng 7: Bảng số lượng cán bộ kỹ thuật
STT
Loại cán bộ
Số lượng
Tổng
5 năm
>=10 năm
>20 năm
1
Kỹ sư điện
10
2
5
3
2
Kỹ sư xây dựng công nghiệp
15
6
5
4
3
Kỹ sư cấp thoát nước
8
3
3
2
4
Kỹ sư thuỷ lợi
15
8
5
2
5
Kỹ sư giao thông
7
3
2
2
6
Cử nhân khác
12
8
2
2
7
Cán bộ trung cấp các loại
20
10
5
5
Tổng cộng
87
40
27
20
Bảng 8: Bảng lực lượng công nhân kỹ thuật
STT
Loại thợ
Số lượng
Tổng
Bậc 3
Bậc 4
Bậc5
1
Thợ xây
50
19
19
12
2
Thợ mộc
10
3
4
3
3
Thợ điện
30
18
6
6
4
Thợ làm đường
30
22
6
2
5
Thợ lắp máy
10
2
5
3
6
Thợ lái xe
9
5
2
2
7
Thợ cơ khí
6
3
2
1
8
Thợ bê tông
30
22
4
4
9
Thợ nước
25
10
10
5
Tổng cộng
200
104
58
38
Nguồn: phòng TC-HC
Trên đây mới chỉ là tình hình sơ bộ của công ty trong những năm gần đây, là những nét tiêu biểu và nổi bật nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá hiệu quả của một công ty, người ta căn cứ vào rất nhiều yếu tố, do đó, em chưa thể đánh giá là công ty tốt hay chưa tốt, chỉ biết rằng nhìn một cách tổng quan thì nó có rất nhiều đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh. Trong thời gian thực tập tới, em sẽ cố gắng nghiên cứu kỹ hơn về công ty để có những báo cáo cụ thể hơn.
1.2-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
1.2.1-Đấu thầu là gì?
Thuật ngữ “đấu thầu” là một thuật ngữ còn khá mới mẻ, nó mới chỉ xuất hiện trong vài chục năm trở lại đây ở Việt Nam. Hiểu 1 cách đơn giản nhất thì đấu thầu là 1 cuộc mua bán, trong đó sản phẩm là các công trìnhxây dựng, hàng hoá , sản phẩm của trí óc con người; còn người mua là những người sẵn sàng bỏ tiền ra để lựa chọn sản phẩm do nhiều người bán cung cấp. Qúa trình mua bán này nó phức tạp hơn các cuộc mua bán thông thường một chút bởi nó phải tuân theo 1 quá trình chung do Nhà nước quy định: Thông báo mời thầu-mở bán HSMT-Mở thầu- nhận HSDT-Thông báo kết quả đấu thầu- Hậu đấu thầu.
Trước đây, đấu thầu chỉ chủ yếu sử dụng cho các công trình sử dụng vốn Nhà nước nhưng ngày nay, để đảm bảo chất lượng công trình, cả những công trìnhtư nhân nước ta cũng sử dụng đấu thầu như là 1 cung cách để tìm kiếm các nhà thầu phù hợp
Xét trên phương diện cảu các nhà thầu mà cụ thể hơn là trên phương diện của 1 công ty xây dựng thì đấu thầu là quá trình mà công ty đưa ra sản phẩm của mình với 1 mức giá phù hợp trên cơ sở HSMT. Công ty nào có đặc điểm tổng hợp cao nhất( đặc điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở đặc điểm của đề xuất kinh tế và đề xuất tài chính) sẽ là người trúng thầu.
1.2.2. Quá trình tham gia dự đấu thầu của công ty
Hồ sơ dự thầu là tài liệu quan trọng mà nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu. Qua đó, bên mời thầu đánh giá năng lực nhà thầu và ra quyết định đơn vị thắng thầu. Vì vậy mà lập HSDT là khâu quan trọng nhất trong quy trình tham gia dự thầu. Do đó, tất cả các công ty xây dựng trong quá trình tham gia dự thầu đều rất chú trọng đến công tác lập HSDT, Công ty luôn tuân theo quy chế đấu thầu của Nhà nước và hướng dẫn của chủ đầu tư
Để cụ thể hơn về quy trình tham gia dự thầu của công ty, chuyên đề này xin lấy ví dụ về 1 số bước trong quy trình tham gia dự đấu thầu gói thầu nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc công ty cơ khí ô to xe máy Thanh Xuân
Hạng mục cổng, hàng rào
1)–Thu thập thông tin
Đây là bước để công ty biết được thông tin về cuộc đấu thầu và thông tin về nhà thâu. Từ thông tin thu được là cơ sở để công ty ra quyết định có tham gia dự thầu hay không.
Công ty tìm kiếm thông tin từ nhiều nguôn khác nhau: do nhà đầu tư trực tiếp gửi thư mời tới công ty; do lấy trên báo, đài hay lấy từ các cơ quan Nhà nước. Các bộ, sở ,ban , ngành có nhiều thông tin về đấu thầu như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ xây dựng, sở giao thông công chính, sở xây dựng... Vì đây chính là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quy trình thẩm định dự án. Đây chính là nguồn thông tin quan trọng nhất bởi đó là thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và đáng tin cậy nhất
Phòng trực tiếp tiếp nhận thông tin về đấu thầu là phòng KHKT của công ty
Ví dụ : Thông tin về cuộc đấu thầu mà ta đang xem xét được bên mời thầu đưa ra thông qua các thông báo mời thầu được đăng tải trên các báo Bắc Ninh
2)- Ra quyết định tham dự thầu
Sau khi biết thông tin về gói thầu đó( chủ đầu tư: công ty Xe máy ô tô- Bộ công an), công ty tiến hành nghiên cứu xem gói thầu này có phù hợp với khả năng của công ty hay không và tiếp tục thu thập thêm thông tin về chủ đầu tư. Nhiệm vụ này được giao trực tiếp cho 1 số cán bộ cụ thể của phòng KHKT. Qua đó, công ty đánh giá năng lực của chủ đầu tư đồng thời giới thiệu cho chủ đầu tư biết về công ty. Để đánh giá năng lực của chủ đầu tư, công ty thông qua ngân hàng để xem xét các khoản nợ của họ,thông qua công ty bảo hiểm để đánh giá chế độ ưu đãi đối với người lao động và thông qua chi cục thuế đánh giá tình hình đóng thuế cho Nhà nước. Công ty mà người có trách nhiệm là Giám đốc ra quyết định cho công ty tham gia dự thầu. Ngoài ra, công ty còn tiếp cận với chủ đầu tư để gây ấn tượng ban đầu của chủ đầu tư với mình. Công ty còn đi xem xét thực tế, tìm hiểu, đánh giá một cách sơ bộ về gói thầu và đưa ra ý tưởng thi công
Ra quyết định tham dự thầu là một bước quan trọng vì nó quyết định công ty có tham gia đấu thầu hay không. Nếu đưa ra quyết định sai lầm thì có thể công ty khi tham gia dự thầu sẽ không trúng thầu, mất một khoản chi phí tham dự thầu hoặc mất cơ hội giành được dự án tốt cho công ty hay khi giành được dự án rồi nhưng công ty không có lãi. Vì vậy, khi ra quyết định đầu tư, công ty phải có nguồn thông tin đầy đủ, chính xác để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Có những trường hợp không phải la miêu tả quan trọng mà đều quan trọng là nâng cao vị trí của công ty và lập mối quan hệ với nhiều nhà đầu tư.
3- Mua HSMT
Sau khi đã xem xét và ra quyết định tham gia đấu thầu thì phòng KHKT tiến hành mua HSMT và làm các thủ tục cần thiết để tham gia đấu thầu
4 –Lập HSDT
Đây là khâu quan trọng nhất, mất nhiều thời gian và công sức nhất khi tham gia đấu thầu của công ty. Việc lập HSDT được giao cho phòngKHKT của công ty trên cơ sở sự giúp đỡ, phối hợp của các phòng ban khác
Trong chuyên đề này, em xin phép được đi sâu vào tìm hiểu về công tác lập HSDT của công ty, cụ thể là ở dự án “nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân” ở phần sau của chuyên đề.
5-Trình duyệt, đóng gói và nộp HSDT.
Sau khi lập được bản thiết kế, tính toán được giá dự thầu và hoàn tất được tất cả các nội dung cần có của HSDT, trưởng phòng Kế hoạch-kỹ thuật của công ty trình HSDT lên giám đốc phê duyệt. Sau đó, phòng kế hoạch- kỹ thuật tiếp tục hoàn thành công việc kiểm tra, đóng gói, niêm phong và nộp HSDT cho bên mời thầu.
6-Ký kết hợp đồng.
Đây là giai đoạn chỉ có đối với những gói thầu trúng thầu. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, công ty sẽ tiến hành thoả thuận ngày giờ, địa điểm cụ thể tiến hành kí kết hợp đồng. Việc kí kết này nhằm xác định mối quan hệ ràng buộc giữa công ty và chủ đầu tư. Đồng thời, công ty sẽ chuẩn bị bảo lãnh hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng và có trách nhiệm chuẩn bị bố trí nhân- vật lực thực hiện thi công công trình.
7- Hậu đấu thầu.
Đây là giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng với nhà đầu tư, công ty tiến hành thi công công trình, quản lý tiến độ thi công, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, để đảm bảo công trình thực hiện đúng tiến độ, tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đã thoả thuận. Sau khi thi công xong thì tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình và thanh quyết toán vốn đầu tư.
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU
Mua HSMT
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Lập HSDT
phòng KH-KT
phối hợp với các phòng ban
Trình duyệt đóng gói , nộp hồ sơ dự thầu
Trưởng phòng KH- KT kiểm tra, giám đốc công ty phê duyệt
Thu thập thông tin
Kết quả
Tiếp tục thực hiện các công việc khác
Thương thảo,ký hợp đồng
Giám đốc ký
Hậu đấu thầu
Thực hiện công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình
không
trúng
trúng thầu
1.2.3- Công tác lập hồ sơ dự thầu
HSDT của dự án này bao gồm 3 phần:
Phần I: Đơn- Thông tin năng lực- Hồ sơ pháp lý
PhầnII: Các giải pháp kỹ thuật: Biện pháp thi công, tiến độ thi công
PhầnIII: Giá dự thầu
1.2.3.1: Phần I
Đây là phần giới thiệu về năng lực của công ty cho bên mời thầu. Một công ty có năng lực tốt sẽ gây được uy tín đối với bên mời thầu
* Đơn dự thầu: là 1 lá đơn tóm tắt những nội dung chính của bộ HSDT, trong đó quan trọng nhất là đưa ra giá dự thầu của công ty và thời hạn có hiệu quả của bộ HSDT đó.
Ví dụ: “ Mẫu đơn dự thầu”
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
ĐƠN DỰ THẦU
Kính gửi :Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Bộ công an
1.Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời đấu thầu Gói thầu xây lắp: Xây dựng cổng, hàng rào Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Bộ công an. Chúng tôi, người ký tên dưới đây đề nghị được thực hiện( Gói thầu xây lắp: Xây dựng cổng, hàng rào Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Bộ Công an) và xin bảo hành sửa chữa bất kỳ một sai sót nào theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu
với giá dự thầu là: 762.429.000 đồng
( Bằng chữ: Bảy trăm sáu mươi sáu triệu bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng chẵn.)
2.Chúng tôi xác nhận tài liệu kèm theo đây là các bộ phận trong hồ sơ dự thầu của chúng tôi
3. Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp thuận, chúng tôi xin cam kết tiến hành thực hiện ngay công việc khi nhận được lệnh khởi công và hoàn thành bàn giao toàn bộ công việc đã nêu trong hợp đông theo đúng thời hạn
4. Hồ sơ dự thầu của chúng tôi có hiệu lực đến hết ngày 09 tháng 05 năm 2006
5.Hồ sơ dự thầu này cùng với văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu, văn bản thông báo trúng thầu của Bên mời thầu sẽ hình thành một hợp đồng rõ ràng buộc giữa hai bên.
Chúng tôi hiểu rằng bên mời thầu không bắt buộc phải giải thích lý do không chấp thuận hồ sơ dự thầu có giá thấp nhất hoặc bất kì hồ sơ dự thầu nào.
Ngày 06 tháng 3 năm 2006
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
GIÁM ĐỐC
KS. NGUYỄN VĂN LƯỢNG
Trong mẫu đơn dự thầu trên công ty đưa ra giá dự thầu là 766.429.000 đ. HSDT có hiệu lực đến 9/5/2006
* Bảo lãnh dự thầu: Là phần bắt buộc phải có trong HSDT. Phần này xác nhận tên ngân hàng bảo lãnh cho công ty; khoản tiền bảo lãnh và thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu
Ví dụ: Mẫu bảo lãnh đấu thầu
Chi nhánh Ngân hàng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đầu tư&phát triển Bắc Ninh Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
-------------------------
BẢO LÃNH ĐẤU THẦU
Bắc Ninh, ngày 06 thán 3 năm 2006
Kính gửi: Ban quản lý dự án Công ty cơ khí ô tô xe máy
Thanh Xuân- Tổng cục hậu cần- Bộ công an
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư Phát triển Bắc Ninh có trụ sở tại: Đường Nguyễn Đăng Đạo, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Chấp thuận gửi cho Ban quẩn lý dự án Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Tổng cục hậu cần- Bộ công an một khoản tiền là: 10.000.000 đồng. Bằng chữ:( Mười triệu đồng chẵn)
Để bảo lãnh cho Nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh tham dự đấu thầu gói thầu: Cổng, hàng rào nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Bộ Công an
Ngân hàng chúng tôi cam kết trả cho Ban quản lý dự án Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Tổng cục hậu cần- Bộ công an số tiền nói trên ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của bên mời đấu thầu.Bên mời đấu thầu không phải giải thích về yêu cầu của mình, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là do Nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh vi phạm một hoặc các điều kiện sau đây:
1- Nếu nhà thầu rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của Hồ sơ đấu thầu đã quy định trong Hồ sơ mời thầu.
2-Nếu Nhà thầu đã được Bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của Hồ sơ đấu thầu mà Nhà thầu:
a- Từ chối thực hiện Hợp đồng.
b- Không có khả năng nộp hoặc từ chối bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh này có giá trị kể từ ngày nộp Hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ khi hết hiệu lực của hồ sơ đấu thầu. Bất cứ yêu cầu nào liên quan đến bảo lãnh này phải gửi tới Ngân hàng trước thời hạn nói trên
Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Bắc Ninh
K/T. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
NGUYỄN MẠNH HÙNG
*Thông tin năng lực
Hồ sơ năng lực của công ty thường tiến hành lập các bảng tóm tắt có nội dung chủ yếu sau:
-Giới thiệu chung về công ty: lịch sử hình thành và phát triển, các lĩnh vực công ty kinh doanh, cơ cấu tổ chức kèm theo các tài liệu: quá trình thành lập, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề xây dựng....
-Trình bày tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất thông qua bảng cân đối kế toán, các báo cá tài chính hàng năm
-Giới thiệu về kinh nghiệm của công ty: Trình bày số năm kinh nghiệm của các ngành kinh doanh, các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong vài năm gần đay
1.2.3.2- Phần II: Thuyết minh các giải pháp kỹ thuật
Đây là phần chiếm nhiều công sức nhất khi lập 1 HSDT.Trong bộ hồ sơ này, phần thuyết minh bao gồm 7 phần:
-Giới thiệu chung
- Bố trí lực lượng thi công
-Vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình
- Biện pháp tổ chức thi công
-Biện pháp thi công hạng mục công trình
-Bịên pháp quản lý chất lượng công trình
-Tiến độ thi công
-An toàn lao động, vệ sinh môi trường,phòng cháy chữa cháy
*Phần giới thiệu chung: Phần này giới thiệu chung về gói thầu: địa điểm thực hiện, nguồn vốn, qui mô và nội dung xây dựng, những căn cứ để lập biện pháp thi công
* Bố trí lực lượng thi công gồm:
- Bố trí nhân lực: 1 PGĐ(trưởng ban chi huy công trường) điều hành toàn bộ tiến trình thi công trên công trường; 1 đội trưởng( chủ nhiệm công trường): đội trưởng chịu trách nhiệm trước quyết định về các mặt: Kỹ thuật, kinh tế, chất lượng công trình, tiến độ, an toàn về người và tài sản; điều hành các tổ sản xuất trong đội
Nhóm kỹ thuật thi công công trình: gồm 1 kỹ thuật trưởng và các kỹ thuật viên
-Máy móc thiết bị dùng cho công trình
Bảng 9: Máy móc thiết bị:
STT
Tên máy
Số lượng
1
Máy ủi 100CV
01cái
2
Máy đào120CV
01 cái
3
Ô tô 7-12 tấn
05cái
4
Ô tô tưới nước 5m3
01 cái
5
Máy đầm cóc 5CV
05 cái
6
Máy trắc đạc
01 cái
7
Máy bơm nước 15CV
03 cái
8
Máy phát điện 50KVA
01 cái
9
Máy trộn bê tông 250 lít
03 cái
10
Máy đầm bàn 1-1,5 KW
06 cái
11
Máy đầm dùi 1,5 KW
06 cái
12
Máy hàn điện 23 KW
01 cái
13
Máy trộn vữa 80 lít
01 cái
14
Máy ép cọc
01 cái
15
Máy nén khí 150 cfm
01 cái
16
Máy cắt thép
01 cái
17
Cốt pha thép + gỗ
2500m2
18
Cẩu nâng hạ 2,5 Tấn- 10 Tấn
01 cái
19
Bộ thí nghiệm bê tông
01 bộ
20
Bộ thí nghiệm đất
02 bộ
Nguồn: HSDT gói thầu “xây dựng cổng, hàng rào Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô thuộc Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân- Bộ công an”
*Vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình
Phần này cung cấp các thông tin cho bên mời thầu về các loại vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình, yêu cầu kỹ thuật đối với các loại vật tư, vật liệu đó
* Biện pháp tổ chức thi công và biện pháp thi công hạng mục công trình và biện pháp quản lý chất lượng công trình
Đây là các biện pháp kỹ thuật cụ thể để tiến hành xây dựng công trình
* Tiến độ thi công: 60 ngày
* An toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy
1.2.3.3 – Giá dự thầu
Giá dự thầu là 1 nội dung được quan tâm thứ hai sau đề xuất kỹ thuật.Thường trong tổng điểm dành cho nhà thầu, giá dự thầu( đề xuất tài chính) thường chiếm 30% tổng điểm tuỳ thuộc vào từng công trình. Giá dự thầu là mức giá mà nhà thầu dự kiến dựa trên cơ sở bảng vẽ kỹ thuật và các bảng tiên lượng
Khi xét thầu, người ta thường căn cứ khá nhiều vào giá dự thầu. Chính vì vậy, công tác tính giá dự thầu là 1 nội dung luôn được quan tâm. Trong chuyên đề này, em xin phép được trình bày 1 số cách tính giá mà công ty đang áp dụng
a, Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính giá dự thầu
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác tính giá dự thầu. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, em chỉ xin đề cập đến 1 số nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều tới giá
Trước hết là điều kiện tự nhiên., vị trí địa lý nơi đặt dự án. Nếu dự án được đặt ở nơi điều kiện thiên nhiên thuận lợi, vị trí địa lý gần nơi nguyên vật liệu và thuận tiện cho việc vận chuyển đi lại thì chi phí sẽ thấp hơn khi thực hiện dự án ở những nơi xa xôi, đi lại khó khăn và nơi cung cấp nguyên vật liệu máy móc. Vì vậy, có thể thực hiện 2 công trường tương tự nhau, cùng thời gian nhưng ở hai địa điểm khác nhau thì giá dự toán lại chênh lệnh rất nhiều.
Thứ hai, nhân tố thị trường: Đây là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp tới giá dự thầu. Giá cả thị trường càng cao thì giá dự thầu càng cao. Giá các yếu tố cấu thành công trình thấp thì giá dự thầu cũng thấp. Yêu cầu đặt ra cho công ty đó là nghiên cứu thị trường để nắm băt được giá cả chính xác.Ngoài ra, công ty phải tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu nhỏ có thể đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độ nếu công ty trúng thầu.Nếu làm được điều này thì công ty có lợi thế rất lớn so với các nhà thầu khác vì khi đó giá dự thầu của công ty chắc chắn sẽ thấp. Mặt khác, công ty phải dự toán ,đo lường trước được những biến động của giá thị trường nguyên vật liệu bởi có thể công ty nhận được hợp đồng nhưng sau đó giá nguyên vật liệu tăng lên công ty vẫn không có lãi. Thực tế đã cho ta thấy khi giáthép- nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng tăng vọt trong năm qua rất nhiều công trình phải bỏ rở hoặc làm lỗ
Ngoài những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới giá dự thầu còn có những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới giá dự thầu. Như công tác khảo sát đưa ra thiết kế, biện pháp kỹ thuật thi công.Nếu thực hiện tốt công tác khảo sát thực tế, chọn được biện pháp thi công phù hợp thì giá dự thầu sẽ thấp và đảm bảo chất lượng công trình; ngược lại thiết kế kỹ thuât, biện pháp thi công không phù hợp có thể dẫn tới giá dự thầu cao. Vì vậy , công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật rất quan trọng, cán bộ thực hiện công tác này phải là cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, càng làm tốt công tác này thì tính khả thi của dự án càng cao, đảm bảo công ty thực hiện hoạt động có lãi
Một nguyên nhân chủ quan nữa cũng có ảnh hưởng rất lớn tới giá dự thầu đó là việc lựa chọn máy móc thiết bị cho công trình. Việc lựa chọn máy móc có chất lượng thấp sẽ hạ giá dự thầu nhưng sẽ không đảm bảo chất lượng công trình.
Chọn những máy mócthiết bị quá lãng phí, không hiệu quả lại dẫn đến giá dự thàu cao. Ngoài ra còn tình trạng khấu hao và cách tính khấu hao máy móc thi công cũng ảnh hưởng nhiều đến giá dự thầu
b, Cách tính giá dự thầu
* Cơ sở tính giá dự thầu
Trong bộ HSDT này cơ sơ để lập gí dự thầu là căn cứ vào HSMT và bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công hạng mục cổng, hàng rào nhà may sản xuất lắp ráp ô tô thuộc công ty cơ khí ô to xe máy Thanh Xuân do công ty cổ phần xây dựng và thiết kế kiến trúc đô thị VN thiết kế
-Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 hướng dẫn thi hành nghị định 158/2003 NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và luật sửa đổi bổ sung một số điều chỉnh của thuế giá trị gia tăng
-Định mức áp dụng
+ Đơn giá dự thầu được tính trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản số 1242/1998/ QĐ-BXD ra ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Bộ Xây Dựng
+ Đơn giá XDCB tỉnh Bắc Ninh ban hành theo Quyết định số 324/1999/ QĐ-CT ngày 20/04/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
+ Căn cứ vào Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
+ Căn cứ vào Thông tư số16/ 2005/TT- BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán trong XDCB
- Đơn giá áp dụng:
+Đơn giá vật liệu: giá vật liệu lấy theo thông báo giá số 04/2005/TB- LS ngày 10 tháng 11 năm 2005 của liên sở TCVG- XD Bắc Ninh trên địa bàn huyện Tiên Du và một số giá vật liệu mà nhà thầu tham khảo được
+ Giá máy thi công: Căn cứ vào bảng giá ca máy ban hành kèm theo Quyết định 1260/1998/ QĐ- BXD ngày 28 tháng 11 năm 1998 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 16/2005/ TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005. KMTC =1,4.
+Đơn giá thi công: tính theo đơn giá số 324/1999/QĐ - CT ngày 20-4-1999 của UBND tỉnh BắC Ninh , thông tư số 16/2005/TT – BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 với hệ số KNC =3,36.
Trên cơ sở định mức áp dụng, bảng vẽ kĩ thuật, công ty tiến hành lập giá dự thầu trên cơ sơ tính giá dự toán xây lắp cho công trình . Có thể tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình qua bảng sau:
Bảng 10: Tổng hợp dự toán xây lắp
STT
Khoản mục chi phí
Cách tính
I
Chi phí trực tiếp
1. Chi phí vật liệu.
2. Chi phí nhân công
3. Chi phí máy thi công.
4.Trực tiếp phí khác.
II
Chi phí chung
C= 5,5%.T
III
Thu nhập chịu thuế tính trước
TL =6%.(T+C)
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
Gxl=T+C+TC
IV
Thuế giá trị gia tăng
VAT= gxl .TGTGT
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế
GXL = T+C+TL +VAT
T:là chi phí trực tiếp, bao gồm : chi phí nguyên liệu, chi phí nhân chính quyền; chi phí máy thi công được xây dựng trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt và đơn giá cơ bản của công tác xây lắp tương ứng .
VL:chi phí vật liệu, bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản.
NC: chi phí nhân công, gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể tính trực tiếp cho người lao động để tính một ngày công định mức.
M: chi phí máy thi công, được tính theo bảng ca máy, thiết bị thi công do Bộ xây dựng ban hành.
Trực tiếp phí khác: gồm chi phí hút nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển nhân lực và thiết bị thi công đến công trình, chi phí an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Trực tiếp phí khác không được vượt quá 1.5%(NC+VL+M).
C: chi phí chung, gồm chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại công trường của doanh nghiệp xây dựng, chi phí phục vụ thi công nhân tại công trường, chi phí phục vụ công nhân và một số chi phí khác. Đối với công trình xây dựng dân dụng: không được vượt quá 6% chi phí trực tiếp.
TL: lãi định mức, được tính theo tỉ lệ phần trăm của chi phí trực tiếp và chi phí chung.
VAT: thuế giá trị gia tăng đầu ra.
gxl: giá trị dự toán xây lắp trước thuế.
GXL: giá trị dự toán xây lắp sau thuế.
Qj: khối lượng công tác thứ j.
Djvl; Djnc; Djm: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng thứ j.
CLVL : chênh lệch vật liệu( nếu có)
Knc ; Kmtc : hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
TGTGT : mức giá trị gia tăng quy định cho công tác xây lắp.
Sau khi dự toán giá xây lắp, công ty tiến hành xác định giá bỏ thầu.
Ví dụ về cách tính giá dự thầu đối với việc sản xuất cấu bê tông đúc sẵn, bê tông cọc, cột, vữa mác 200, đất 1x2 của dự án “ nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô thuộc công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân_Hạng mục cổng, hàng rào”
Bảng 11: Tổng hợp chi phí xây lắp đối với một hạng mục công trình
RĐơn vị: đồng
Thành phần hao phí
đơn vị
khối lượng định mức
đơn giá
thành tiền
I-Chi phí trực tiếp
488.009
1- Vật liệu
380.003
-Xi măng PC30
kg
347,13
682
236.743
-Cát vàng
m3
0,47604
69.100
32.894
-Đá dăm 1x2
m3
0,89117
121.300
108099
-Nước
l
187,775
2
376
-Vật liệu khác
%
0,5
1.891
2-Nhân công
3,36
76.326
3- Máy thi công
1,4
24.468
4-Trực tiếp phí khác =1,5%(VL+NC+M)
7.212
II- Chi phí chung
5,5%(I)
26.840
III-Thu nhập chịu thuế tính trước
6%(I+II)
30840
IV- Gía trị dự toán xây lắp trước thuế
545.740
V-VAT đầu ra
10%(IV)
54.574
VI- Gía trị dự toán xây lắp sau thuế
600.314
Nguồn: HSDT gói thầu xây lắp cổng hàng rào nhà máy cơ khí Thanh Xuân
Bảng 12: Tính giá dự toán xây lắp toàn dự án
Đơn vị: đồng
Tên chi phí
Kí hiệu và cách tính
Gía trị
I- Chi phí trực tiếp
T
623047509
1.Chi phí vật liệu
NC
2.Nhân công
NC
3. Máy thi công
MTC
4.Trực tiếp phí khác
TTP khác
II-Chi phí chung
c= 5,5%T
34267613
III- Lãi định mức
R= 6%( T+C)
39438907
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
gXL= T+C+TL
696754030
IV-VAT đầu ra
VAT=gXL x10%
69675403
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế
GXL= gxl +VAT
766.429433
Nguồn: HSDT gói thầu xây lắp cổng hàng rào nhà máy cơ khí Thanh Xuân
1.2.4- Những kết quả công ty đạt được
Trong những năm vừa qua, công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh đã và đang tham gia vào rất nhiều các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh, điển hình có thể kể đến l à KCN Yên Phong…
Phần lớn các công trình mà công ty thực hiện đều do đấu thầu mang lại. Qua quá trình tìm hiểu, em thấy công ty đã đạt được những kết quả như sau:
1.2.4.1 Đặc điểm của hình thức đầu thầu mà công ty tham gia
Trong những năm qua, công ty liên tục thực hiện đấu thầu dưới hai hình thức: cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu.
Đối với hình thức cạnh trạnh rộng rãi, tuy yêu cầu khắt khe và sự cạnh trạnh giữa các công ty ngày càng lớn nhưng số lượng các công trình trúng thầu ngày càng tăng, điều đó thể hiện khả năng cạnh trạnh cao trên thị trường.Từ đó đã tạo uy tín cho nhà thầu đối với khách hàng
Bảng 13: Tổng hợp các công trình trúng thầu( 2002-2006)
năm
Hình thức
2002
2003
2004
2005
2006
1. Cạnh tranh rộng rãi
11
12
14
10
16
2.Chỉ định thầu
0
1
0
0
0
Nguồn: phòng KH-KT
1.2.4.2 Đặc điểm của các công trình mà công ty trúng thầu
-Về giá trị: Hầu hết các công trình mà công ty thực hiện đều có giá trị nhỏ, chủ yếu dưới 5 tỷ đồng
Bảng 14: Danh mục các công trình mà công ty đang thực hiện
Tên hợp đồng
Giá trị hợp đồng( nghìn đồng)
Tên đơn vị ký hợp đồng
Thời gian
1. Cải tạo nâng cấp trạm bơm Ngọc Quan huyện Lương Tài Tỉnh Bắc Ninh
1.709.404
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống
16/04/06
2. Cải tạo mở rộng trụ sở làm việc BCH Quân sự tỉnh Bắc Ninh
1.810.240
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh
30/7/06
3.Nhà 3 tầng, nhà đặt máy phục hồi chức năng và ô xi cao áp bệnh viện điều dưỡng tỉnh Bắc Ninh
3.309.662
Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh
20/7/06
4.Xây dựng trụ sở chi cục thuỷ lợi Bắc Ninh
2.405.223
Chi cục QLĐĐ và PCLB tỉnh Bắc Ninh
1/6/06
5.Nhà lớp học 4 tầng trường THPT số 3 Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
4.626.000
BQL dự án sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
30/10/06
6.Kênh và công trình trên kênh tưới trạm bơm Song Giang huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
1.896.265
Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Nam Đuống
20/6/06
7. Nhà lớp học, phòng thí nghiệm 4 tầng trường THPT số 2 huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh
9.752.000
BQL dự án sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
10/12/06
8. Nhà làm việc chính đảng uỷ HĐND UBND xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Băc Ninh
2.263.914
UBND xã Tam Sơn
31/8/06
9.Tổng cộng
27.772.707
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty
+Về địa bàn: công ty chủ yếu tiến hành xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ngoài ra, trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lạng Sơn,…Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã tạo được chỗ đững trong thế giới xây dựng cả nước nói chung và giới xây dựng Bắc Ninh nói riêng.
Bảng 15: Tổng hợp các công trình xây dựng theo địa bàn
STT
Địa bàn
Số lượng
Tỉ lệ
1
Bắc Ninh
47
73,45%
2
Bắc Ninh
4
6,25%
3
Nam Định
1
1,56%
4
Lạng Sơn
7
10,94%
5
Điện Biên
1
1,56%
6
Hải Phòng
1
1,56%
7
Phú Thọ
1
1,56%
8
Tuyên Quang
1
1,56%
9
Hải Dương
1
1,56%
+Về lĩnh vực: Lĩnh vực đấu thầu của công ty rất đa dạng, không chỉ tiến hành xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, mà công ty còn tiến hành xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp,…
Bảng 16:Tổng hợp các công trình theo lĩnh vực (2002-2006)
STT
Lĩnh vực
Số lượng
%
Gía trị (Triệu đồng
%
1
XD DD-CN
28
43,75%
75.071
2
Thuỷ lợi
17
26,56%
41.622
3
Giao thông
11
17,19%
44.455
4
Địên
8
12,5%
34.205
1.2.4.3- Tỷ lệ thắng thầu
Bảng 17: Tỷ lệ thắng thầu
Năm
Số gói thầu tham dự
Trúng thầu
Gía trị bình quân (tỷ đồng)
Tỷ lệ trúng thầu
số lượng
giá trị(tỷ đồng)
2002
18
11
30,465
2,770
61%
2003
21
13
32,991
2,538
62%
2004
24
14
40,641
2,903
58%
2005
16
10
39,573
3,957
63%
2006
24
16
45,809
2,863
67%
Tổng
103
64
189.479
2.961
62%
1.3- THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
1.3.1-Khái niệm về hiệu quả đấu thầu.
1.3.1.1-Hiệu quả là gì?
Phạm trù hiệu quả phải luôn gắn với tương quan so sánh giữa kết quả đạt đựơc với những chi phí bỏ ra để đạt được những kết quả đó và bản chất của hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động, phán ánh trình độ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra.
Trên thế giới còn tồn tại nhiểu quan điểm khác nhau về bản chất của vấn đề hiệu quả
- Quan điểm 1: đồng nhất giữa hiệu quả và kết quả. Đây là quan điểm cổ điển và bộc lộ ngày càng nhiều hạn chế không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thật vậy, kết quả là những gì đạt được sau 1 quá trình nhất định. Kết quả đó có thể là những đại lượng cân, đo đong, đếm được và cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng,hoàn toàn có tổ chức định tính. Thế nhưng kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
-Quan điểm 2: Hiệu quả là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói rộng ra, nó là đại lượng so sánh giứa kết quẩ của đầu ra với chi phí đầu vào.
Hiệu quả= Kết quả đầu ra- chi phí đầu vào
Quan điểm này cũng gặp phải khó khăn khi sử dụng đủ hiện vật để xác định hiệu quả, đó là giữa đầu vào và đầu ra không cùng một đơn vị đo lường.
-Quan điểm3: Hiệu quả là quan hệ tỉ lệ giữa phần phát triển thêm của kết quả so vớ phần phát triển thêm của chi phí
Hiệu quả= Kết quả/ chi phí
Quan điểm này này còn có thể đánh giá chung được trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp.Yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành doanh nghiệp.
Quan điểm này cũng đánh giá tốt nhất được trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “ động”. Theo quan điểm này có thể tính toán được hiệu quả trong sự vận động và biến đổi không ngừng, không phụ thuộc vào quy mô, tốc độ biến động khác nhau của chúng.
1.3.1.2-Hiệu quả đấu thầu là gì?
Phần trên ta đã tìm hiểu thế nào hiệu quả, thế nào là đấu thầu, nhưng vấn đề chính ta cần tìm hiểu ở đây là thế nào là hiệu quả đấu thấu.
Trong chuyên đề này, khi xem xét đến hiệu quả đấu thầu, ta xem xét đến liệu những lợi ích mà đấu thầu mang lại có đủ bù đắp cho những chi phí bỏ ra để thực hiện cuộc đấu thầu đó hay không
a- Lợi ích của đấu thầu.
Khi nói đến lợi ích mà đấu thầu mang lại, trước tiên người ta xem xét đến lợi ích tính bằng tiền, tức là những phần tiền thu được từ hoạt động đấu thầu.
Trong HSDT khi tham gia đấu thầu, công ty đã dự tính trước phần lãi mà họ sẽ thu được( chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước hay phần lãi định mức trong giá dự toán xây lắp). Phần lãi này được tính bằng tỉ lệ phần trăm chi phí trực tiếp và chi phí chung tạo ra công trình. Trong HSDT gói thầu “ xây lắp cổng hàng rào nhà máy ô tô, cơ khí Thanh Xuân”, phần lãi mà doanh nghiệp ước tính khi trúng thầu là 39,4388 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế phần lãi mà công ty thu được khi thực hiện công trình thường khác so với lãi mà họ dự kiến, đó là do công tác lập HSDT của công ty chưa lường trước được hết những biến động giá cả trên thị trường của vật liệu xây dựng,…
Bên cạnh những lợi ích có thể lượng hoá được, đấu thầu còn mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích mà không thể tính được bằng tiền như: tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty, tiếp cận được với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, có được kinh nghiệm, tiếp cận được những quyết định về mua sắm của các cơ quan quản lý nhà nước, mở rộng thị trường,…
Trong chuyên đề này, khi xét đến lợi ích của đấu thầu ta chỉ xét đến lợi ích có thể lượng hoá được.
Bảng 18: Bảng tổng hợp lợi ích
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
Tổng lợi ích
1,5184
1,8284
1,493
3,2576
Số công trình trúng thầu
13
14
10
16
Lợi ích trung bình
0,1168
0,1306
0,1493
0,2036
Nguồn: phòng TC- KT
b-Chi phí đấu thầu
Chi phí cho công tác đấu thầu là chi phí từ khi có được thông tin gói thầu đến khi hoàn thành xong công tác đấu thầu. Tương ứng với các giai đoạn trong đấu thầu, chi phí tham dự thầu cũng chia theo 7 giai đoạn
- Chi phí để có được thông tin về gói thầu. Thông tin về đấu thầu công ty có thể lấy từ nhiều nguồn:
+ Từ báo chí, đài truyền hình
+Từ các bộ quản lý
+Từ chính các nhà thầu
+Từ thông tin nội bộ
Đây là các khoản chi phí rất khó tính toán. Các khoản này người ta không tính trực tiếp khi nó phát sinh mà được dự tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định
-Chi phí mua HSMT: Chi phí do bên mời thầu đưa ra thường là 400.000 VNĐ/ 1 HS
-Chi phí lập HSDT: Đây là chi phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng chi phí tham dự thầu( tính đến giai đoạn thông báo kết quả dự thầu)
Để lập được một bộ HSDT người ta phải lập các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Việc lập này là do nhân viên phòng kế hoạch -kỹ thuật tiến hành nên khi tính chi phí người ta khó tách riêng với chi phí trả cho nhân viên của phòng này.
-Chi phí khảo sát thiết kế: được tính vào chi phí khi lập HSDT. Khi tiến hành xem xét có nên tham gia đấu thầu hay không người ta phải tiến hành khảo sát về : khu đất sẽ xây dựng công trình, về độ sụt lún, về giải toả mặt bằng để từ đó đưa ra thiết kế và tiến độ cho phù hợp.
-Chi phí cho việc thương thảo ký hợp đồng
-Chi phí cho giai đoạn hậu đấu thầu
Ta không tính đến chi phí xây dựng trong chi phí này bởi vì chi phí xây dựng chỉ là một khoản mà công ty thay chủ công trình trả trước. Sau khi quyết toán ,bên mời thầu sẽ thanh toán theo giá trị quyết toán được duyệt và trên cơ sở giá trúng thầu.
Ta nói đến chi phí trong giai đoạn này là nói đến các khoản chi phí:
+ Chi phí phát sinh do không dự kiến trước như: giá nguyên vật liệu tăng
+ Chi phí phát sinh do làm sai thiết kế
+ Chi phí cho đền bù do không hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ
Bảng 19:Tổng hợp chi phí
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm
2003
2004
2005
2006
Tổng chi phí
1,3
1.37
1,323
1,302
Số công trình tham dự
21
24
16
24
Chi phí trung bình
0,0619
0,057
0,08268
0,05425
Nguồn: phòng TC- KT
1.3.2.Cách tính hiệu quả đấu thầu- xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả đấu thầu
Hiệu quả đấu thầu= lợi ích/chi phí
Trong đó:
Lợi ích = Giá trị trung bình trúng thầu x Số công trình trúng thầu
Chi phí = Chi phí trung bình tham dự thầu x Số công trình tham dự thầu
Từ công thức tính trên ta thấy rầng nếu lợi ích trung bình của một công trình đấu thầu tăng, số công trình trúng thầu tăng, chi phí trung bình giảm thì đều làm tăng hiệu quả đấu thầu. Lợi ích và số công trình trúng thầu có tác động cùng chiều với hiệu quả còn chi phí thì lại tác động ngược chiều. Từ đó, ta xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác đấu thầu như sau:
1.3.2.1- Lợi ích trung bình của một công trình trúng thầu
Ta có: lợi ích trung bình của một công trình trúng thầu =tỷ lệ % x giá trị công trình.
Ở đây, tỷ lệ % là do Nhà nước quy định nên ta coi đó là yếu tố không thể tác động, công ty muốn tăng hiệu quả thì phải tác động vào giá trị công trình.
Theo công thức trên ta thấy, một sự tăng lên trong giá trị trúng thầu sẽ làm cho lợi ích đấu thầu của công ty tăng lên, chính vì vậy qui mô trúng thầu có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi ích đấu thầu của công ty
1.3.2.2- Số công trình trúng thầu
Cũng giống như qui mô, số gói thầu trúng thầu tăng lên sẽ làm tăng lợi ích đấu thầu của công ty, vì vậy nó cũng có quan hệ tỉ lệ thuận với lợi ích đấu thầu của công ty. Tuy nhiên, giữa hai vấn đề này lại có quan hệ với nhau. Do nhu cầu về vốn của công ty có hạn nên trong các quyết định công ty phải luôn có sự đánh đổi về thời gian và chi phí.
Đối với những gói thầu lớn thường có thời gian dài, chi phí lớn nên trong một năm sẽ thực hiện được rất ít gói thầu, thậm chí trong nhiều năm mới thực hiện xong một công trình. Còn đối với những gói thầu nhỏ thì thường đòi hỏi vốn ít và thời gian thực hiện nhanh chóng nên trong năm sẽ thực hiện được nhiều gói thầu. Chính vì thế khi tăng qui mô lại vô tình làm giảm số gói thầu trúng thầu. Để có thể làm tăng hiệu quả đấu thầu thì công ty phải nghiên cứu, so sánh giữa hai biện pháp để có thể có được kết quả tối ưu.
1.3.2.3- Chi phí trung bình của một công trình trúng thầu.
Trong mọi lĩnh vực, chi phí luôn có quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả. Trong đấu thầu cũng vậy, mỗi sự tăng lên của chi phí đều làm giảm hiệu quả. Vì vậy, mục tiêu của mỗi công ty trong quá trình đấu thầu là giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể.
1.3.2.4-Số công trình tham dự thầu không hợp lý
Theo công thức trên thì số lượng các gói thầu tham dự có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả công tác đấu thầu tuy nhiên công ty không thể hạn chế tham gia tất cả các gói thầu bởi vì hoạt động đấu thầu là hoạt động cơ bản của công ty. Chính vì vậy không thể nói số công trình tham dự thầu có ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu mà chính sự không lựa chọn kỹ khi quyết định đấu thầu mới là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của công ty.
Trên đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả đấu thầu, ngoài ra trong quá trình tìm hiểu về hoạt động của công ty, em còn thấy một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của công ty, không trực tiếp mà là gián tiếp.
1.3.2.5-Yếu tố môi trường
Khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến bản thân 1 vấn đề, người ta phải xem xét xem vấn đề đó tồn tại trong môi trường nào. Đối với một công ty xây dựng, môi trường mà nó tồn tại là môi trường vô cùng phức tạp, có những ảnh hưởng tốt cũng như không tốt đến bản thân công ty đó. Môi trường mà ta xem xét trong chuyên đề này bao gồm:
-Nhà nước
-Nhà đầu tư
-Đối thủ cạnh tranh
a-Nhà nước
Nhà nước là người đưa ra và hướng dẫn thi hành luật đấu thầu.
Trong công tác đấu thầu, nhà thầu ngoài việc thực hiện tốt các quy định của luật đấu thầu ra còn phải thực hiện các điều luật có liên quan.Chính vì vậy mà các văn bản luật không sát thực tế hay còn có sự chưa thống nhất với nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đấu thầu của nhà thầu. Ví dụ như trong định mức chi phí mà Nhà nước quy định cho nhà thầu áp dụng lập giá dự toán còn chưa phù hợp với thực tế. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rấ nhiều mặt hàng đa dạng về chủng loại, các MMTB hay các ML được nhập ngoại nhiều, công suất máy lớn, kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó, các định mức chi phí do Nhà nước quy định chưa đa dạng theo chủng loại hàng hoá. Hầu hết, các định mức này được lập trên cơ sở định mức các máy móc thiết bị của Nga. Do vậy, trong quá trình lập giá, nhà thầu đã phải rất linh hoạt thì mới có thể đưa ra được mức giá hợp lý mà vẫn theo đúng quy định của nhà nước.
b- Bên mời thầu
Bên mời thầu là người có công trình, là người muốn chọn người tốt nhất để thực hiện những công trình của mình. Đáp ứng những yêu cầu của bên mời thầu đưa ra trong hồ sơ mời thầu chính lẫn tiêu đầu tiên để lựa chọn nhà thầu. Chính vì vậy, HSMT của bên mời thầu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trúng thầu của các nhà thầu. Nó cũng như đề thi trong một cuộc thi, dù thí sinh có làm bài tốt đến đâu nhưng lạc đề thì cũng bỏ đi hay thí sinh giỏi nhưng đề bài không hay,không phù hợp thì cuộc thi đó cũng có chất lượng không cao. Chính vì thế cho nên hoàn thiện các bộ HSMT là một vấn đề vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng trúng thầu của các nhà thầu.
c- Các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiêp đến khả năng thắng thầu của các nhà thầu. Giữa họ có mối quan hệ ngược chiều với nhau, người này thắng thầu thì người kia thất bại. Chính vì thế, để thắng được thầu thì công ty cần phải hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh. Cần tạo mối quan hệ tốt với họ để dù có không được thầu thì công ty vẫn có thể liên doanh hay ta có cơ hội trở thành các nhà thầu phụ
1.3.2.6- Yếu tố bản thân doanh nghiệp
Yếu tố trực tiếp và quyết định nhất định nhất đến khả năng thắng thầu của một công ty chính là nội lực của công ty đó. Công ty đó có nguồn lực tài chính ra sao,nhân sự như thế nào, có kinh nghiệm nhiều hay ít, đó chính là những tiêu chí để chấm điểm doanh nghiệp trong đấu thầu. Yếu tố nội lực quyết định đến 90% khả năng thắng thầu của công ty. Dù cho các quyết định của Nhà nước có đơn giản và phù hợp, các đối thủ cạnh tranh không quá gay gắn, HSMT có rõ ràng mà doanh nghiệp không có năng lực thì cũng không thể quyết định đến khả năng thắng thầu của đơn vị
1.3.3. Thực trạng hiệu quả thầu tại công ty.
1.3.3.1 Bảng hiệu quả công tác đấu thầu.
Bảng 20: Hiệu quả công tác đấu thầu
Chỉ tiêu
Năm
Lợi ích trung bình(triệu đồng)
Số công trình trúng thầu
Chi phí trung bình(triệu đồng)
Số công trình tham dự thầu
Hiệu quả đấu thầu
2003
116,8
13
61,9
21
1,168
2004
130,6
14
57
24
1,33
2005
149,3
10
82,68
16
1,1285
2006
203,6
16
54,25
24
2,5
Nguồn: Phòng KH- KT
1.3.3.2- Đánh giá bảng trên
-Về lợi ích trung bình: trong những năm vừa qua, lợi ích trung bình của các công trình trúng thầu tăng liên tục. Năm 2004, lợi ích đấu thầu tăng 13,8 triệu/1công trình, chiếm 11,8%, đến năm 2005, giá trị đó lại tăng 18,7 triệu/1 công trình, chiếm14,3%. Năm 2006 là năm chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về lợi ích trung bình, so với năm 2005, lợi ích trung bình về đấu thầu tăng 54,3 triệu/1 công trình, chiếm36,37%.
Trong những năm gần đây, hiệu quả đấu thầu của công ty đều đạt mức lớn hơn 1, trong đó:
Năm 2003, hiệu quả đấu thầu của công ty đạt 1,168.
Đến năm 2004, hiệu quả đấu thầu có tăng so với năm 2003, trong đó lợi ích trung bình và số công trình trúng thầu đều tăng trong khi chí phí trung bình giảm
Sang năm 2005, ta chứng kiến một hiện tượng bất thường là số công trình trúng thầu cũng như số công trình tham dự thầu thấp hơn 2003 và 2004 nhưng chi phí đấu thầu lại cao nhất trong các năm. Điều đó chứng tỏ trong công tác đấu thầu của công ty còn nhiều vấn đề, việc quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ.
Năm 2006, có thể nói là một năm khá thành công trong hoạt động đấu thầu của công ty. Hiệu quả đấu thầu đạt 2,5- một con số cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Trong sự gia tăng đó có cả sự tăng trong lợi ích và số công trình trúng thầu cùng với việc giảm chi phí đấu thầu( số công trình tham dự thầu của năm 2006 bằng năm 2004 nhưng số công trình trúng thầu lại tăng nhiều hơn 2 công trình trong khi chi phí đấu thầu thì thấp hơn nhiều).
1.4-ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.4.1-Những thành tựu
Trong những năm qua, nhìn một cách tổng thể thì hoạt động đấu thầu của công ty đạt hiệu quả trong đó:
-Tỷ lệ thắng thầu của công ty ngày càng cao chứng tỏ công ty đã được thị trường chấp nhận và tin tưởng.
-Địa bàn đấu thầu ngày càng được mở rộng, không chỉ trong tỉnh mà còn tiên ra các tỉnh khác
- Quy mô ngành nghề cũng ngày càng mở rộng , ngày càng đa dạng hơn, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện,…
Sở dĩ công ty có được những kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao.
Trong kế hoạch phát triển của mình, công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo con người. Công ty cử một số cán bộ đi học các lớp đào tạo chuyên môn do Bộ xây dựng tổ chức nhằm nâng cao năng lực như: các lớp đào tạo chuyên viên, giám sát,…Ngoài ra, công ty còn mở các lớp học ngoại ngữ chuyên ngành cho các cán bộ công ty, với chế độ ưu đãi về tiền lương, về ngày nghỉ…Các cán bộ công nhân viên trong công ty đã có thêm động lực làm việc, đóng góp cho sự phát triển đi lên của công ty. Những điều kiện thuận lợi như vậy đã làm cho công tác đào đấu thầu tại công ty ngày một trưởng thành, trụ vững trong công trình
Thứ hai, do công ty chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là 1 trong những yếu tố đầu vào của các công ty xây dựng. Chính vì vậy, khi đánh giá năng lực của công ty người ta nhìn vào năng lực máy móc thiết bị của công ty đó
Thứ ba, do chiến lược phát triển của công ty
Trong chiến lược phát triển của mình, công ty luôn chú trọng đến việc đa dạng hó sản phẩm, đa dạng hoá địa bàn hoạt động. Phương châm hoạt động của công ty đó là “ không nên bỏ tất cả trứng vào 1 cái giỏ”. Việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp công ty chia sẻ được rủi ro khi công việc ở 1 ngành gặp khó khăn
Hiện nay, công ty đã mơ rộng địa bàn hoạt động, trụ sở chính ở Bắc Ninh, công ty còn có các chi nhánh ở Bắc Giang,Lạng Sơn, và mở rộng hoạt động trên 8 lĩnh vưuc
Nhờ chiến lựơc phát triển như vậy nên công ty đã tầng bước chiếm được lòng tin của nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh lân cận
Bên cạnh những thành tưu đạt được, trong hoạt động đấu thầu của công ty vẫn gặp phải một số khó khăn.
1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
Thứ nhất, công ty đã bỏ qua một đối tượng có nhu cầu cao là xây dựng nhà dân . Hầu như tấ cả các công trình có giá trị nhỏ dưới 100 triêu hay vài trăm triệu đều do “ cai xây dựng” nhận thầu. Cai xây dựng là người có vốn, có lao động, sống trong dân và hiểu được dân. Hầu như ở vùng nào cũng tồn tại cai xây dựng.Họ nhận những công trình nơi họ sinh sống, thuê chính những người trong vùng làm những công việc không thường xuyên. Những người này khi nào có việc thì làm , khi không thì họ ở nhà làm những công việc khác. Đó là thực trạng khá phổ biến ở các vùng nông thôn Bắc Ninh nói riêng cũng như các vùng khác trong cả nước nói chung. Bỏ qua đối tượng này, là một tổn thất không nhỏ đối với công ty.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tiếp xúc giữa công ty và nhân dân còn kém tức là hoạt động tìm hiểu thị trường còn thiếu đã bỏ lỡ một đoạn thị trường tiềm năng
Thứ hai ,giá trị các công trình của công ty còn thấp chủ yếu là dưới 5 tỷ đồng. Số lượng các công trình có giá trị lớn trên 5 tỷ chỉ đếm trên đầu ngón tay
Bảng 21: Danh mục các công trình có giá trị lớn
Tên công trình
Giá trị
( tỷ đồng)
Năm
1, Đường Lê Thái Tổ -Bắc Ninh
5,968
2004
2, Đường Phì Nhừ- Sa Dung- Tỉnh Điện Biên
8,597
2005
3, San nền, móng tường rào công ty thiết bị đo điện
9,278
2005
4.Nhà lớp học 4 tầng trường THPTsố 2 huyện Lương Tài- Bắc Ninh
9,752
2006
Nguồn: phòng KH-KT
Sở dĩ quy mô các gói thầu của công ty còn nhỏ là do công ty còn quá thiếu kinh nghiệm. Được thành lập từ năm 1997( khi tách tỉnh), uy tín của công ty trong các lĩnh vực xây dựng còn khiêm tốn, công ty chưa tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư lớn bởi họ cho rằng công ty chưa đủ vốn, lao động, kinh nghiệm để thực hiện những công trình quan trọng có giá trị cao.Thực tế cho thấy, những công trình lớn có giá trị hàng trăm tỷ đều do các công ty xây dựng có tính chất quốc gia đảm nhiệm bởi họ có vốn, lao động và quan trọng hơn cả là họ đã tạo được niềm tin trong mắt các nhà đầu tư và các tổ chức cho vay vốn.
Thứ ba, vẫn còn tình trạng bán thầu trong công ty tức là tình trạng một số nhân viên của công ty làm HSDT trên danh nghĩa công ty nhưng sau khi trúng thầu lại bán hợp đồng cho người khác. Chính tình trạng trên đã góp phần làm tăng chi phí tham dự thầu cho công ty mà lại không mang lại hiểu quả gì, chi phi tăng nhưng doanh thu không tăng tất yếu sẽ làm giảm hiểu quả của công tác đấu thầu. Tình trạng trên đã tồn tại lâu trong công ty nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục. Hi vọng rằng trong một tương lai gần, tình trạng sẽ sớm được giải quyết để những người làm việc chân chính tin tưởng hơn và phấn đấu hơn cho sự nghiệp của công ty.
Chính sự quản lý chưa chặt chẽ đối với công tác tham dự thầu là nguyên nhân để tình trạng còn tồn tại trong công ty. Thường thì HSDT do phòng kế hoạch – kỹ thuật lập ra rồi mang đi đấu thầu nhưng họ chưa có một bản danh sách cụ thể ngay khi lập HSDT để trình lên đối tượng quản lý cấp trên. Họ cũng chưa có biện pháp để phát hiện và xử lý các hành vi trên nên đã làm cho tình trạng này ngày càng gia tăng
Thứ tư, trong vấn đề quản lý xây dựng các công trình trúng thầu.
Các công trình sau khi trúng thâu công ty sẽ giao lại cho các đội thi công để họ thực hiện .Công ty có tất cả 3 đội xây dựng, 3 đội thuỷ lợi, 6 đội xây lắp, 1 đội thi công cơ giới, mỗi đội sẽ đảm nhiệm việc thi công trong các lĩnh vực khác nhau.Nhiều khi công việc của đội này quá nhiều mà đội kia lại ngồi không. Thực tế đặt ra là công ty chưa có kế hoạch phân công công việc một cách hợp lý giữa các đội thi công. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ hoàn thành của các công trình xây dựng.
Bên cạnh vấn đề nhân công vấn đề tài chính cũng là một vấn đề thường trực đối với công ty. Bởi làmột nhà thầu, khi nhận thầu các công trình công ty phải bỏ ra hầu như toàn bộ tiền để tiến hành hoạt động thi công,bên mời thầu chỉ ứng trước một khoản tiền rất nhỏ nên làm thế nào để luôn có đủ vốn là một bài toán rất khó đối với công ty nói riêng và các công ty xây dựng khác nói chung. Và người giải được bài toán này là người sẽ luôn thành công trong công việc của mình.
Trong thực tế quá trình xây dựng, có nhiều lúc công ty phải tạm dựng thi công công trình này để tập trung hoàn thành công trình khác do quá thiếu vốn và lao động. Vấn đề quan trọng nhất đặt ra đối với công ty trong tình hình hiện này là phải có kế hoạch huy động và phân bổ vốn , lao động một cách hợp lý.
Thứ năm, tình trạng trượt thầu vô lý:
Tình trạng này xảy ra là do sự vô ý của bên mời thầu hay sự cố ý của các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến cho dù HSDT có tốt đến đâu thì cũng trượt thầu.
+Do bên mời thầu: bên mời thầu là người có công trình theo ý của mình và họ đứng ra gọi thầu theo các tiêu chí trong HSDT. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp để đạt được yêu cầu về tiến độ thực hiện, bên mời thầu đã làm HSDT không chặt chẽ khiến các nhà thầu có các cách hiểu khác nhau dẫn đến chất lượng HSDT không như mong muốn, ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của các nhà thầu. Mặt khác, khi tổ chức đấu thầu, bên mời thầu sẽ thành lập một hội đồng chấm thầu với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để đánh giá. Việc đánh giá này dựa theo các tiêu chí khác nhau theo ý muốn chủ quan của nhà đầu tư, chính vì vậy, bài thầu có tốt nhưng chỉ một sự thay đổi rất nhỏ của thang điểm cũng dẫn đến trượt thầu.
Trong một số trường hợp, nhà đầu tư chỉ thực hiện đấu thầu cho có bằng cách đưa ra những nhiệm vụ “bất khả thi” mà thầu không thể thực hiện được như:
-Thời gian bán HSMT và mở thầu rất gần nhau làm nhà thầu đủ điều kiện dự thầu không kịp hoàn tất hồ sơ.
-Đưa ra những yêu cầu không hợp lý về tư cách tham gia của nhà thầu, về máy móc thiết bị dùng trong thi công, về thời gian thi công.
+Do đối thủ cạnh tranh.
Trong thực tế đấu thầu hiện nay tồn tại nhiều hiện tượng nhàthầu móc ngoặc với nhau: có các nhà thầu lớn bỏ tiền để cho các nhà thầu nhỏ hơn thôi không tham dự thầu hoặc các nhà thầu liên kết với nhau để đưa ra giá quá thấp mà thực chất nếu đúng theo yêu cầu của bên mời thầu là không thể thực hiện được
CHƯƠNG II:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
2.1-HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.1.Định hướng phát triển chung
Trong thời gian sắp tới, công ty tiếp tục hoàn thành công tác đổi mới doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh thành một công ty mạnh và có uy tín trên thị trường xây dựng, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển bền vững. Thực hiện chiến lược đầu tư nâng cao năng lực công ty. Công ty phải tầng bước đa dạng hoá sản phẩm để có thể thích ứng với thị trường, phát huy lợi thế doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tăng cường liên doanh liên kết với các công ty khác trên thị trường.
Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu:
-Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty theo mô hình công ty cổ phần với mục tiêu linh động, hoạt động có hiệu quả
-Tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình dự thầu và xây dựng công trình
-Tiếp tục hoàn thành các công trình đã được giao và nhận thêm nhiều hạng mục công trình mới
-Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương nơi công ty đóng trụ sở cũng như có công trình xây dựng
-Đảm bảo đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công ty
2.1.2.Phương hướng trong công tác đấu thầu
Đấu thầu ngày càng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi công ty phải có một chiến lược tổng hợp mới có thể nâng cao khả năng trúng thầu.
Tham gia đấu thầu nhiều hơn các công trình có giá trị lớn hơn so với trước đây vì năng lực của công ty đã nâng lên. Phấn đấu trở thành nhà thầu có năng lực.
Chiến lược công nghệ trong công tác đấu thầu là chiến lược quan trọng. Việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp với tình hình công ty là hoạt động có tính chiến lược của đơn vị. Thực chất của chiến lược này là lập hồ sơ dự thầu, công ty sẽ dốc lực vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng hiệu quả
Chiến lược liên kết: Một nhà thàu chỉ có thể mạnh ở một hay một số mặt như: thiết bị, chuyên môn hay tài chính…Các nhà thầu tham gia đấu thàu với danh nghĩa là nhà thầu liên danh sẽ có khả năng thắng thầu cao hơn. Sự liên doanh liên kết nhằm phối hợp, bù trừ các ưu nhược điểm của từng nhà thầu tạo nên một nhà thầu với nhiều ưu điểm đồng thời đảm bảo tính hợp lệ tranh thầu của Nhà nước và tạo ra nhà thầu đủ mạnh đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư. Đặc biệt là đối với các dự án lớn
Tham gia hiệp hội các nhà thầu nhằm hỗ trợ nhau trong việc thu thập thông tin và hoạt động tham gia đấu thầu của các đơn vị
Tạo lập nhiều mối quan hệ mới cũng như duy trì phát triền những mối quan hệ cũng trong lĩnh vực đấu thầu. Như vậy Công ty có thể có nguồn thông tin tốt về các cuộc đấu thầu hoặc được làm nhà thầu phụ cho các nhà thầu lớn. Đặc biệt quan hệ tốt với Tổng công ty để có thể lấy được những thông tin phù hợp với khả năng của mình
Nâng cao khả năng thắng thầu bằng cách nâng cao năng lực Công ty. Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện tại thay thế cho những máy móc thiết bị đã cũ
Quan tâm hơn nữa tới công tác lập HSDT trong đó quan trọng nhất là việc tính giá dự thầu. Hạ giá dự thầu nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư và đảm bảo lợi nhuận cho mình.
Trong giai đoạn hậu đấu thầu:Tiến hành thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ, nâng cao uy tín cho công ty.
2.2-ĐÁNH GIÁ NHỮNG CƠ HỘI THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY THÔNG QUA MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT.
Mô hình SWOT( điểm mạnh- điểm yếu- cơ hội- thách thức) là mô hình qua đó đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp cũng như các cơ hội và thách thức đến từ môi trường ngoài doanh nghiệp. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là các phân tích bên trong doanh nghiệp về tình hình tài chính, nhân sự , máy móc thiết bị, uy tín, các mối quan hệ của doanh nghiệp với các chủ thể bên ngoài…so sánh với mặt bằng chung trong ngành xây dựng( đối với các công ty tham gia hoạt động xây dựng trên thị trường).Còn đánh giá cơ hội và thách thức đến với doanh nghiệp là phân tích từ các yếu tố từ môi trường bên ngoài như: sự biến động của kinh tế, chính trị, các chính sách của Nhà nước và đối thủ cạnh trạnh. Khi làm tốt công tác phân tích này và áp dụng ma trận SWOT vào thực tế doanh nghiệp thì sẽ tìm ra những điểm mạnh để phát huy, những điểm yếu để khắc phục cũng như nắm bắt, tận dụng các cơ hội và ngăn ngừa, tránh né những đe doạ từ môi trường bên ngoài
Bảng 22: Mô hình ma trận SWOT của công ty
Ma trận SWOT
Cơ hội(O)
Thách thức(T)
-Bắc Ninh là một tỉnh phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây:có rất nhiều vốn được đổ vào các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Kèm theo việc đầu tư chảy vào đây là nhu cầu xây dựng ngày càng tăng.
-Các địa bàn lân cận: Hà Nội, Hải Dương,Hưng Yên,… cũng là nhữngđịa bàn có nhu cầu xây dựng rất lớn
-Số lượng sinh viên theo học các ngành nghề xây dựng ở Bắc Ninh rất lớn
-Các công ty xây dựng ngày càng tăng về số lượng và năng lực.
-Yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng công trình cũng ngày càng cao.
-Thị trường giá cả luôn biến động gây cản trở lớn đối với công tác tính giá dự thầu
-Quy định của nhà nước vế an toàn lao động, bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn chất lượng cũng ngày càng cao
Điểm mạnh(S)
S/O
S/T
- Sản phẩm của công ty đa dạng,
- Hiệu quả hoạt động của công ty trong những năm qua lớn hơn 1
- Cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ tay nghề khá cao
- Công ty hoàn thành xong công tác cổ phần hoá
-trong điều kiện có rất nhiều cơ hội, công ty phải tận dụngcác điểm mạnh của mình để thắng được cácđối thủ cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Công ty nên tham gia đấu thầu trên nhiều lĩnh vực
-Khi mà môi trường bên ngoài đầy thách thức, công ty cần phải phát huy tối đa các điểm mạnh để có thể vượt qua mọi thách thức
Điểm yếu(W)
W/O
W/T
-Quy mô vốn còn nhỏ
-Kinh nghiệm của công ty còn ít
- Máy móc thiết bị: số lượng hạn chế.
- Cán bộ công nhân viên còn thiếu
- Công ty phải biết lựa chọn các công trình phù hợp với khả năng về vốn và máy móc thiết bị của mình
-Tham gia liên danh, nhận thầu phụ
- Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, để có thể trụ vững và phát triển ,công ty phải xây dựng uy tín cho mình, phải nâng cao năng lực về con người về máy móc, tạo mối quan hệ tốt với các đối thủ cạnh tranh.
2.3 - CÁC GIẢI PHÁP
2.3.1-Giải pháp làm tăng lợi ích trung bình của công trình trúng thầu.
Lợi ích mà nhà thầu thu được được tính trên tỷ lệ phần trăm giá trị của công trình. Tỷ lệ phần trăm là do Nhà nước quy định chung cho các doanh nghiệp, vì thế, muốn nâng cao giá trị lợi ích, công ty cần tham gia nhiều hơn vào các gói thầu quy mô lớn chứ không thể dừng lại ở mức nhỏ như hiện tại được.
Tuy nhiên khi thực hiện giải pháp này, công ty gặp phải một vấn đề đó là những công trình lớn thì thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó những công trình nhỏ lại có thời gian thực hiện ngắn, cần ít vốn. Trong cùng một thời gian thay vì thực hiện một công trình lớn, công ty có thể thực hiện được nhiều công trình nhỏ. Vì thế, trước khi tham gia một gói thầu công ty cần tiến hành so sánh xem hiệu quả của việc thực hiện những gói thầu lớn có lớn hơn hiệu quả của việc tiến hành những gói thầu nhỏ hay không. Nếu việc thực hiện những gói thầu lớn hơn có hiệu quả hơn các gói thầu nhỏ thì quyết định tham dự thầu mới là đúng đắn.
Biện pháp để nâng cao quy mô gói thầu:
-Tham dự nhiều hơn vào những gói thầu có giá trị trên 5 tỷ đồng, tuy nhiên mức độ lớn của gói thầu phải dựa vào mức công ty có thể thực hiện được, không nên tham dự vào những gói thầu quá lớn vượt quá khả năng của mình.
-Phải tính toán khả năng về vốn, lao động, máy móc của công ty có thể có trong kỳ để từ đó đưa ra chỉ tiêu về giá trị công trình sẽ thực hiện được.
2.3.2-Giải pháp nâng cao số công trình trúng thầu
Muốn tăng được số lượng các công trình trúng thầu thì trước tiên công ty phải có các giải pháp nâng cao năng lực của mình, có như vậy mới tạo được uy tín với nhà đầu tư, thứ đến công ty phải chú trọng vào công tác lập HSDT bởi HSDT chính là cái tốt nhất để đánh giá xem khả năng của công ty có thích hợp với việc thực hiện gói thầu hay không.
2.3.2.1- Giải pháp nâng cao năng lực
1) Giải pháp về con người
Từ xưa đến nay, trong bất kỳ hoạt động nào thì con người cũng giữ vững vai trò vô cùng quan trọng, là người tạo lập tiến hành và hoàn tất mọi hoạt động.Trong quá trình phát triển tiến lên của lịch sử, con người luôn giữ vai trò trung tâm, là nhân tố thúc đẩy nhanh sự tiến hoá của xã hội.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy, bất cứ khi nào ,bất cứ ở đâu, con người cũng giữ vị trí số 1. Trong chiến lược phát triển của công ty, chiến lược quan trọng nhất chính là đào tạo con người. Lịch sử kinh doanh thế giới đã chứng minh rằng, công ty nào có đội ngũ nhân viên có trình độ cao là công ty đó sẽ thành công.
Nhìn vào cơ cấu chi phí của các công ty, người ta thấy rằng các khoản chi cho đào tạo con người, thuê kỹ sư, lao động có trình độ cao chiếm 1 tỷ lệ rất lớn hơn cả chi cho các tài sản khác. Chính vì con người có tầm quan trọng như vậy nên việc quan tâm đầu tư vào yếu tố con người là việc đầu tiên phải có trong chiến lược phát triển của một công ty
Xuất phát từ vai trò quan trọng của nhân tố con người và cũng căn cứ vào thực tế của của công ty thì phải nhận thấy rằng việc quan tâm đến đào tạo và tuyển dụng nhân viên luôn phải là yếu tố đầu tiên khi lập kế hoạch phát triển của công ty. Đặc biệt, khi mà lĩnh vực xây dựng lại là một lĩnh vực mà nhân tố con người luôn giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động. Trong hoạt động đấu thàu, hãy thử nhìn xem có hoạt động nào lại không cần con người. Từ khâu mua HSMT, lập HSDT đến thi công công trình, dù cho có nhiều máy móc thiết bị nhưng nếu không có người giỏi lập được những bộ HSDT tốt thì cũng khong có công trình để cho MMTB có thể hoạt động. Khi nhìn vào bộ mặt của công ty, người ta luôn nhìn vào đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ấy
Các giải pháp về đào tạo
Đào tạo con người theo một mục đích nhất định là mô cùng khó khăn. Đối với công ty, việc đào tạo con người phải chú trọng đến cả đào tạo chuyên môn và đào tạo tâm lý.
* Đào tạo chuyên môn
- Đối với các cán bộ làm công tác quản lý: Đối với đối tượng này, yêu cầu đặt ra là phải hiểu pháp luật, hiểu thị trường, có kỹ năng quản lý và có am hiểu về cáclĩnh vực chuyên môn. Vì vậy đối với họ có thể tiến hành đào tạo trực tiếp thông qua:
+Mở các lớp học về pháp luật. ở nước ta, pháp luật luôn thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật pháp luật thường xuyên là vô cùng quan trọng. Có thể mở mỗi năm 2 lần và mời các chuyên gia về luật giảng dạy để truyền đạt những sự thay đổi mới nhất về các bộ luật có liên quan cho toàn thể cán bộ trong công ty. Bên cạnh việc mở các lớp học về pháp luật, công ty có thể đặt mua định kỳ các báo về pháp luật cho các phòng, ban hoặc lập bảng tin để thường xuyên cập nhật những sự thay đổi về luật mới nhất.
+Mở các lớp học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Do công ty hoat động trên khá nhiều lĩnh vực nên việc đào tạo chuyên môn về tất cả các lĩnh vực cũng cần được quan tâm chú ý. Bên cạnh việc mở rộng và thuê những giảng viên có kinh nghiệm của các trường đại học, của các trung tâm thuộc lĩnh vực liên quan, công ty có thể cử các cán bộ đi học tập nâng cao chuyên môn ở các lớp học do bộ Xây dựng tổ chức;
+ Mở các lớp học về ngoại ngữ chuyên ngành. Một trong những điểm yếu của cán bộ xây dựng đó là ngoại ngữ yếu. Do đó khó giành được những hợp đồng của các nhà thàu nước ngoài . Tuy nhiên, các lớp học ngoại ngữ hiện tại được mở chưa có chất lượng cao bởi cán bộ chưa tập trung vào việc học tâp. Công ty nên tổ chức các cuộc thi ngoại ngữ định kỳ, những ai đạt điểm cao sẽ có thưởng. Làm như vậy sẽ khuyến khích được phong trào học ngoại ngữ của công ty
+ Cử các cán bộ làm HSDT đi học tập kỹ năng chuyên sâu về lập HSDT. Đây cũng là một biện pháp quan trọng bởi vì vấn đề lập HSDT là vấn đề quan trọng nhất đối với công ty khi tham gia dự thầu.
-Đối với lực lượng công nhân kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật là những người chịu trách nhiệm thi công công trình. Họ làm việc vất vả, thường xuyên xa nhà, phải làm việc ngoài trời nên việc công ty cần có chế độ ưu đãi đối với họ. Đồng thời để nâng cao tay nghề của họ, công ty có thể thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề mời các chuyên gia xây dựng đến phổ bíên các kiến thức xây dựng mới nhất cho họ đồng thời công nhân cũng là những người sử dụng máy móc thiết bị thi công nên kèm theo những lần mua máy móc thiết bị thì phải cử người đi học về cách sử dụng máy móc thiết bị đó
* Đào tạo
Bên cạnh việc có chuyên môn tốt thì một nhân viên tốt phải là người trung thành, hết lòng vì lợi ích của công ty. Muốn người khác vì mình thì mình phải vì họ. Công ty phỉ có chế độ ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời cũng phải có chế độ khen thưởng- kỷ luật. Công đoàn công ty phải quan tâm đến đời sống của mọi cán bộ công nhân viên trong công ty: thăm ốm, hiếu, hỉ… hay tổ chức cho nhân viên đi tham quan khi hè tới….Một chế độ ưu đãi hấp dẫn sẽ giữ chân được những nhân viên giỏi, khiến họ hết lòng vì lợi ích của công ty
Các giải pháp về tuyển dụng
Bên cạnh việc đào tạo nhân viên, hiện tại công ty phải lập các kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới thay thế các nhân viên lớn tuổi và để mở rộng hơn nưa quy mô của doanh nghiệp. Hiện nay, số lượng kỹ sư, số sinh viên giỏi đều mong muốn ở lại Hà Nội hay cố sống cố chết để được vào các công ty lớn. Dù cho ra trường được vài năm vẫn chưa xin được việc nhưng họ vẫn muốn ở lại Hà Nội cho dù quê hương luôn sẵn sàng đón họ trở về. Bắc Ninh cũng là 1 tỉnh có số sinh viên theo học các ngành xây dựng. Thuận lợi khá nhiều nhưng cũng theo xu hướng chung đó, các sinh viên ra trường rất ít người muốn về phục vụ quê hương. Để có thể kéo được nhân lực về cho mình, công ty phải xây dựng được một kế hoạch tuyển dụng có chất lượng, tổ chức thỉ tuyển dụng để chọn được những vị trí tốt, đồng thời đưa các chế độ ưu đãi hấp dẫn để số lượng người đến với công ty ngày càng nhiều hơn
Hiệu quả của giải pháp
Thực hiện tốt các giải pháp về con người sẽ giúp công ty có sự thay đổi mới về chất, là tiền đề giúp công ty ngày càng vững mạnh. Các cán bộ công nhân việc nên sẽ làm việc một cách hiệu quả hơn, công việc được vận hành trôi chảy,tạo ra không khí phấn đấu thi đua sôi nổi trong toàn công ty
Tuy nhiên, đầu tư vào con người là 1 giải pháp đòi hỏi rất nhiều vốn, hơn nữa để những lượng vốn này phát huy được tận dụng lại cần nhiều thời gian. Bởi vậy, đây không phải là hoạt động đầu tư trong thời gian ngắn mà phải thường xuyên quan tâm và đầu tư một các liên tục và thích đáng.
2) Giải pháp tạo vốn
Người xưa nói “có thực mới vực được đạo”. Đúng vậy, mọi kế hoạch đều không khả thi nếu như không có kinh phí. Tiền được ví như một thứ dầu mỡ bôi trơn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Có tiền, doanh nghiệp mới có thể đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc thiết bị và hoàn thiện các kế hoạch khác của mình. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp làm công tác xây dựng thì nhu cầu vốn là rất lớn. Trong tất cả mọi hoạt động của mình doanh nghiệp đều hoạt động theo nguyên tắc “thu trước chi sau”, họ tự bỏ ra tiền để thực hiện các công trình, bên mời thầu chỉ ứng trước một khoản tiền không đáng kể. Đến khi quyết toán họ mới trả hết tiền. Chính vì vậy, vốn luôn là yêu cầu không thể thiếu cho mọi hoạt động của công ty. Để đảm bảo công ty luôn hoạt động tốt thì phải xây dựng được kế hoạch huy động vốn hợp lý. Sau đây là một số giải pháp có thể áp dụng với công ty.
Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty và ngân hàng
Trong hoạt động của mình, công ty không thể tách rời hoạt động của các ngân hàng bởi họ cần vốn lớn, cần người đứng ra bảo lãnh khi tham dự thầu,…Chỉ có ngân hàng mới đáp ứng được điều đó.
Hiện tại, công ty đang mở tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Ninh, đó cũng là nơi thực hiện bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho công ty. Tuy nhiên mỗi lần vay vốn công ty lại phải làm thủ tục xin vay vốn và đòi hỏi phải có thế chấp. Để cho hoạt động diễn ra trôi chảy, công ty có thể tiến hành liên kết với một ngân hàng có uy tín. Với mỗi một hợp đồng thầu, ngân hàng sẽ là người đứng ra bảo lãnh về vốn, đảm bảo sẽ cung cấp vốn đúng hạn cho công ty, ngược lại công ty sẽ trả cho ngân hàng một khoản tiền bằng tỉ lệ phần trăm nào đó của hợp đồng trúng thầu. Nếu làm được điều đó thì công ty sẽ có một lợi thế khi tham dự bất kỳ một gói thầu nào.
Ưu điểm của phương pháp: giúp công ty đơn giản hoá được các thủ tục khi tham dự thầu, đồng thời nâng cao khả năng thanh toán cho công ty. Nếu phương pháp này được thực hiện thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho công ty bởi khả năng về vốn của công ty cao, công ty dễ dàng nhận được các hợp đồng thầu.
Nhược điểm của phương pháp: Tuy nhiên công ty ngoài việc phải trả chi phí trả lãi vốn vay, công ty còn phải trả một khoản tiền khác bằng tỉ lệ phần trăm/giá trúng thầu, như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty. Về phần ngân hàng, nếu cùng một lúc họ đảm nhiệm vai trò là người cung cấp vốn cho nhiều công ty thì họ sẽ gặp phải khó khăn về vấn đề thanh toán cho khách hàng.
Hiệu quả của phương pháp: phương pháp này mang lại hiệu quả cao bởi nó giải quyết được vấn đề thiếu vốn cho công ty
Khả năng áp dụng: không cao do bản thân các công ty không muốn chia sẻ lợi ích với người khác.
Huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty
Hiện tại, công ty là một công ty cổ phần có 30,7% vốn cổ phần của Nhà nước, 61,9% vốn cổ phần của cán bộ công nhân viên trong công ty. Chính vì thế, kết quả của việc sản xuất kinh doanh của công ty có ảnh hưởng đến lợi nhuận được chia của cán bộ công nhân viên. Vì vậy, họ rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của công ty mình.
Số vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên là một nguồn vốn khá lớn, có thể huy động thêm để giải quyết nhu cầu thiếu vốn của công ty. Việc huy động đó có thể được thực hiện dưới 2 hình thức.
a, Huy động thông qua việc phát hành thêm cổ phần.
Với hình thức này, mỗi cán bộ công nhân viên được mua cổ phần tương ứng với số cổ phần mà họ hiện có trong công ty.
Ưu điểm của hình thức này : Công ty sẽ phải trả cổ tức cho cán bộ công nhân viên trong công ty từ khoản lợi nhuận giữ lại thay vì chi phí trả lại vốn vay. Mức cổ tức này biến động tỷ lệ thuận hiệu quả hoạt động của công ty.
Nhược điểm: Nếu áp dụng hình thức này thì chi phí sẽ nhỏ hơn so với khi vay vốn , do đó lợi nhuận sẽ tăng dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng
b, Huy động thông qua hợp đồng vay mượn
Khi áp dụng hình thức nay, công ty là người vay, cán bộ công nhân viên là chủ nợ. Hợp đồng vay vốn sẽ được thực hiện theo một mức lãi suất thoả thuận giữa hai bên,
Ưu điểm: áp dụng hình thức này thì số tiền mà các cán bộ công nhân viên thu được sẽ ổn định hơn so với hình thức phát hành cổ phần bởi lãi suất vay vốn là cố định và được trả trước khi trả cổ tức. Với hình thức này thì sẽ giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhược điểm: Chi phí do hoạt động tăng do phải trả lại vốn vay dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm.
c,Khả năng áp dụng
Công ty có thể áp dụng một trong hai hình thức trên nhưng đối với một công ty cổ phần thì việc áp dụng hình thức: “Phát hành cổ phần” là thích hợp hơn đồng thời còn khuyến khích cán bộ công nhân viên của công ty cố gắng làm việc để tăng lợi nhuận bởi lợi nhuận có tăng thì mức cổ tức trả cho họ mới tăng.
Tăng cường sử dụng các hợp đồng mua bán chịu
Trong hoạt động thi công công trình, việc mua vật liệu xây dựng là hoạt động xây dựng và mất rất nhiều vốn. Do đó làm thế nào để hoãn việc trả tiền vật liệu đến khi quyết toán công trình hay càng lâu càng tốt là mục tiêu cần hướng tới của các công ty xây dựng. Công ty phải tạo lập được các mối quan hệ với những người sản xuất và bán vật liệu xây dựng để có thể hoãn thời gian trả nợ.
Khi có được hợp đồng trúng thầu, công ty phải tiến hành mua trước tất cả nguyên vật liệu theo giá hiện hành ( giá trong HSDT càng tốt) cho toàn bộ công trình, tránh tình trạng xây đến đâu mua đến đấy bởi hiện nay chi phí vật liệu xây dựng đang ngày càng tăng một cách chóng mặt.
Ưu điểm của hình thức này: Công ty không phải bỏ ra nhiều vốn trong quá trình thi công, do đó sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn (do vay để trả tiền mua vật liệu) đồng thời giải quyết được tình trạng thiếu vốn.
Nhược điểm : Nếu áp dụng hình thức này thì giá phải trả cho vật liệu xây dựng mua chịu sẽ cao hơn mức bình thường khi thanh toán ngay.
Khả năng áp dụng: Biện pháp này chỉ được thực hiện khi công ty có uy tín tốt trên thị trường và đối tác của công ty phải là một doanh nghiệp lớn.
3) Giải pháp về máy móc thiết bị.
Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học công nghệ. Các máy móc thiết bị ngày được áp dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thì vai trò của máy móc thiết bị thi công là rất lớn. Việc xây dựng lắp đặt không thể thiếu những phương tiện chuyên dùng hay những thiết bị hỗ trợ làm việc. Hơn nữa yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng công trình ngày càng cao với tiến độ thi công nhanh gọn, dứt điểm. Vì thế, việc quan tâm đến máy móc thiết bị là một nhu cầu không thể thiếu. Với tình hình thực tế hiện nay của công ty để phát huy tối đa năng lực của máy móc thiết bị hiện có và tạo thêm tiềm lực cho công ty khi dự thầu thì công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau:
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại, công suất lớn phục vụ công tác quản lý và thi công, nếu công ty chậm đổi mới thì sẽ không đủ sức cạnh tranh với các nhà thấu khác. Công ty cần có kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị. Trong lợi nhuận sau thuế công ty nên trích một khoản lợi nhuận dùng cho đầu tư mới máy móc thiết bị phù hợp với những máy móc thiết bị sẵn có để hiện đại hoá và đồng bộ hoá máy móc, nâng cao chất lượng quản lý và thi công cho công ty, từ đó nâng cao khả năng trúng thầu và hiệu quả đấu thầu.
Để biết khi nào cần đổi mới, công ty phải định kỳ tổ chức việc đánh giá lại tài sản để loại bỏ những máy móc cũ kỹ lạc hậu, đồng thời có kế hoạch thay thế những máy móc đã khấu hao hết.
Khi tiến hành mua máy móc thiết bị mới, công ty phải tìm hiểu rõ về các công ty chuyên sản xuất những loại máy này, giá thành của từng công ty, quy trình kỹ thuật áp dụng cho từng loại máy, môi trường bảo quản,…Nói tóm lại công ty cần phải tìm hiểu xem loại máy mình định mua có phù hợp với trình độ công nghệ và khả năng tài chính của công ty mình hay không. Khi mua sắm máy móc thiết bị có thể lựa chọn mua mới và mua lại.
a) Mua mới máy móc thiết bị.
Ưu điểm:việc mua mới máy móc thiết bị sẽ giúp công ty tăng khả năng thi công công trình đồng thời nâng cao uy tín của công ty khi tham dự thầu. Với một bảng máy móc thiết bị hiện đại trong HSDT, công ty dễ gây được cảm tình với bên mời thầu và dễ dàng hơn trong việc có hợp đồng.
Nhược điểm: Để có thể mua mới máy móc thiết bị, công ty phải cần có rất nhiều vốn bởi máy móc thiết bị là những thứ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài mà vấn đề huy động vốn lại không phải là dễ. Vì vậy, công ty phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra những quyết định mua mới máy móc thiết bị.
b)Mua máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
Bên cạnh việc mua mới máy móc thiết bị, công ty có thể nghĩ đến việc mua lại máy cũ đã qua sử dụng. Công ty có thể mua lại máy của những công ty gặp phải khó khăn về kinh tế, mua thông qua bán đấu giá, hoặc mua máy của nước ngoài. Hiện nay, trình độ công nghệ của các nước phát triển hơn rất xa so với các nước đang phát triển như Việt Nam nên nhiều máy móc thiết bị đã lạc hậu ở nước họ lại trở thành hiện đại ở nước ta. Mua được những máy móc thiết bị này công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí do giá thành của những máy cũ này rẻ hơn máy mới rất nhiều.
Tuy nhiên khi mua máy cũ, nếu không xem xét kỹ thì có thể dẫn đến tình trạng vừa mất tiền vừa mất sức, tiền bỏ ra mà máy móc thu về lại không hoạt động được hay không phù hợp với trình độ công nghệ của công ty.
Đồng thời với việc mua mới máy móc thiết bị, công ty phải có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý và sử dụng những máy móc thiết bị đó.
Thuê máy móc thiết bị.
Đây cũng là1 giải pháp có thể áp dụng trong trường hợp công ty gặp phải khó khăn về máy móc thiết bị : do thiếu máy móc thiết bị hay có những máy gặp sự cố không lường trước được.
Điều kiện áp dụng : hình thức này chỉ nên sử dụng khi công ty gặp sự cố đột xuất.
Cho thuê máy móc thiết bị
Ngược lại với việc đi thuê, công ty cũng có thể cho thuê chính những máy móc thiết bị của mình. Trong công tác xây dựng không phải bất cứ lúc nào máy móc thiết bị cũng hoạt động do đó công ty cũng có thể tiến hành cho thuê những máy móc thiết bị tạm thời nhàn rỗi. Nếu làm như vậy thì sẽ tạo ra một khoản thu cho công ty đồng thời cũng cho máy được sử dụng thường xuyên( nếu ngừng hoạt động quá lâu nó dễ bị hỏng)
Tuy nhiên, để có thể áp dụng được hình thức này, công ty cần cử các cán bộ chuyên trách việc quản lý thiết bị, kết hợp với kế hoạch đấu thầu và kế hoạch xây dựng của công ty để biết khi nào có thể cho thuê và khi nào cần huy động máy móc vào hoạt động thi công.
4) Giải pháp về quản lý.
Việc đào tạo con người, mua máy móc thiết bị, đào tạo con người, huy động đủ vốn sẽ chỉ được phát huy tác dụng khi có sự phối hợp giữa cả ba yếu tố và có được điều đó thì phải có yếu tố quản lý. Tức là phải xây dựng được kế hoạch quản lý các yếu tố, đồng thời phối hợp giữa các yếu tố với nhau. Công ty phải tiến hành lập các kế hoạch huy động và sử dụng vốn, trên cơ sở đó công ty sẽ tiến hành tham dự thầu.
Quản lý vốn.
Huy động được đủ vốn là vô cùng quan trọng nhưng nếu có nhiều tiền mà không biết cách sử dụng được số tiền đó có hiệu quả thì cũng như không. Chính vì vậy, công ty phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
+Quản lý chặt chẽ các khoản thu-chi:Trong quá trình hoạt động, công ty phải thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán thường xuyên, tránh tình trạng sử dụng vốn lãng phí hay bị ứ đọng vốn. Do đó ,một yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ làm công tác kiểm toán kế toán là phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và phẩm chất tốt. Chính vì vậy công ty cần phải có biện pháp nâng cao trình độ của các cán bộ như:bồi dưỡng nghiệp vụ hay tuyển chọn những người có năng lực, có chế độ lương, thưởng phù hợp để khuyến khích lao động đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của họ trong khi làm việc. Bên cạnh đó công ty phải có biện pháp xử lý nghiêm minh những vi phạm trong quá trình xử lý các khoản thu- chi theo quy định kế toán của nhà nước và công ty.
Tiết kiệm các yếu tố quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông và một số chi phí ít đem lại hiệu quả kinh tế như: chi phí tiếp khách, hội họp, chi phí mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc của bộ phận quản lý,…
Tích cực chủ động giảm thiểu chi phí của các đơn vị. Trên các công trường, cần có những quy định một cách rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi người, đặc biệt nâng cao vai trò của các giám sát trưởng công trường.
Thứ hai: Có thể tham gia nhiều vào các gói thầu có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện nhanh chóng nhằm nâng cao hiệu quả và tăng vòng quay của vốn.
Thứ ba: không bao giờ được để vốn chết trong công ty. Công ty phải dự báo nhu cầu sử dụng vốn theo thời gian để có kế hoạch sử dụng những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi như: cho vay, gửi ngân hàng,…
Quản lý con người
Đây là một lĩnh vực khó khăn và nhạy cảm bởi vì con người không như vốn, máy móc thiết bị là những vật vô tri, con người có tình cảm, có những phản ứng khác nhau trước những tình huống khác nhau.Quản lý con người phải hướng đến lợi ích của họ trên cơ sở lợi ích chung của công ty.
Để làm được điều đó, một mặt công ty phải đưa ra những nội quy, quy định nghiêm khắc đồng thời phải có biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định chung.Xử phạt nên hướng vào lợi ích tài chính của họ. Mặt khác công ty phải có những hình thức khen thưởng đối với những nhân viên gương mẫu, có thành tích làm việc tốt. Hình thức khen thưởng có thể bằng tiền thưởng, thăng cấp hay cho đi du lịch,…
Quản lý máy móc thiết bị.
Đối với máy móc thiết bị, ngoài những biện pháp tăng quy mô, công ty cũng phải có những giải pháp để duy trì tốt hoạt động của nó. Công ty có thể giao trách nhiệm cụ thể cho từng đội thi công trong việc sử dụng và bảo quản máy móc, tránh tình trạng máy móc bị mất mát mà không rõ lý do hay hư hỏng do vô trách nhiệm. Công ty định kì tổ chức kiểm tra tình trạng của máy móc để có biện pháp sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng máy hỏng ảnh hưởng đến tiến độ thi công
Quản lý quá trình tham dự thầu
Tham dự thầulà một bước rất quan trọng, bởi vậy công ty cần có những giải pháp để quản lý nó. Công ty phải kiểm tra, xác minh được số gói thầu tham dự và số gói thầu trúng thầu.Những phòng ban liên quan trực tiếp đến công tác lập HSDT phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu mà họ báo cáo. Những người làm công tác quản lý phải thường xuyên theo dõi, so sánh đối chiếu giữa giá dự thầu và giá trúng thầu để biết gói thầu mình tham gia có trúng hay không. Làm như vậy sẽ phần nào hạn chế được tình trạng bán thầu.
5) Tham gia hiệp hội các nhà thầu
Một công trình xây dựng nói chung thường được tiến hành theo hình thức cạnh tranh rộng rãi, số lượng nhà thầu tham gia lớn nên tính cạnh tranh rất cao. Nếu công ty chỉ đơn phương hoạt động trên thị trường, không có sự liên kết với các công ty khác, đối tượng khác thì việc giành được và thực hiện được những hợp đồng lớn là rất khó khăn. Thực tế thị trường đã chứng minh rằng chính sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu là nguyên nhân dẫn đến giá dự thầu xuống thấp vì ai cũng muốn trúng thầu, cũng cố tìm cách để hạ giá dự thầu của mình xuống thấp đến mức có thể. Điều này chỉ có lợi cho bên mời thầu còn bản thân chính các công ty xây dựng bị thiệt do họ đã cố tình hạ mức doanh thu mà họ sẽ nhận được xuống thấp. Giải pháp hợp lý cho tình trạng này là công ty phải tham gia vào một tổ chức nào đó của các nhà thầu, ở đó họ sẽ được bảo vệ, được giúp đỡ trong khi tham dự thầu. Khi các đối thủ cạnh tranh trong cùng một gói thầu là những người trong cùng một tổ chức thì họ sẽ cạnh tranh một cách công bằng hơn, không dùng mọi cách để có được công trình như trước kia. Điều đó sẽ dẫn đến kết quả là giá gói thầu sẽ không quá thấp như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT36.docx