Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở trung tâm chẩn đoán y khoa Thành phố Cần Thơ - Nguyễn Quốc Nghi: 21
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Quốc Nghi*,
Nguyễn Diễm Phi *, Nguyễn Ngọc Minh**
TÓM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng mô hình IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm Chẩn đoán Y khoa (TTCĐYK) thành phố Cần Thơ. Số
liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 274 khách hàng đã từng sử
dụng dịch vụ y tế của TTCĐYK. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng chưa thật sự hài lòng
về chất lượng dịch vụ của TTCĐYK. Dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan
trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ của TTCĐYK
theo mô hình IPA, hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của TTCĐYK được đề
xuất: Một là, giải pháp tập trung phát triển và hai là, giải pháp tiếp tục duy trì.
Từ khóa: giải pháp, chất lượng dịch vụ, mô hình IPA, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa
SOLUTIONS TO ENHANCE T...
13 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở trung tâm chẩn đoán y khoa Thành phố Cần Thơ - Nguyễn Quốc Nghi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CHẨN ĐỐN Y KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Quốc Nghi*,
Nguyễn Diễm Phi *, Nguyễn Ngọc Minh**
TĨM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng mơ hình IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ của Trung tâm Chẩn đốn Y khoa (TTCĐYK) thành phố Cần Thơ. Số
liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 274 khách hàng đã từng sử
dụng dịch vụ y tế của TTCĐYK. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng chưa thật sự hài lịng
về chất lượng dịch vụ của TTCĐYK. Dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan
trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ của TTCĐYK
theo mơ hình IPA, hai nhĩm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của TTCĐYK được đề
xuất: Một là, giải pháp tập trung phát triển và hai là, giải pháp tiếp tục duy trì.
Từ khĩa: giải pháp, chất lượng dịch vụ, mơ hình IPA, Trung tâm Chẩn đốn Y khoa
SOLUTIONS TO ENHANCE THE SERVICE QUALITY OFMEDICAL
DIAGNOSTIC CENTER IN CAN THO CITY
ABSTRACT
IPA model were used in the study to evaluate the service quality and propose some solutions
to enhance the sevice quality of Medical Diagnostic Center (MDC) in CanTho City. Research data
were collected from 274 customers by direct interviews whom have used health services of MDC.
Research results showed that customers are not really sastisied about the service quality of MDC.
Based on the difference between customers’ views about the signiicance level of criteria and the
level of performance of the service quality assessment criteria following the IPA model of MDC,
there are 2 solutions to increase the service quality of MDC proposed that solution -focused on
developing and solution-maintained constantly.
Keywords: solution, service quality, IPA model, Medical Diagnostic Center
* ThS. GV. Đại học Cần Thơ
** TS. Phĩ Hiệu Trưởng Trường Đại học Tây Đơ
Giải pháp nâng cao . . .
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những nĕm gần đây, ngành y tế nước ta
đã cĩ những bước chuyển biến tích cực cả
về lượng và về chất. Các Nghị định 10/2002/
NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP được
Chính phủ ban hành nhằm giao quyền tự chủ
về tài chính cho các cơ sở y tế cơng lập từ đĩ
làm tĕng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi
phí, tĕng nguồn thu cho bệnh viện đồng thời
nâng cao khả nĕng đáp ứng của cơ sở y tế đối
với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Sau một thời gian thực hiện, tự chủ tài chính
mang lại những hiệu quả tích cực như nâng
cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
cao, tĕng tính cạnh tranh giữa các đơn vị
cung ứng dịch vụ,Cuối nĕm 2011, Chính
phủ đã ban hành Nghị định 87/2011/NĐ-CP,
quy định chi tiết một số điều nhằm nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ y tế, cũng như
khẳng định quyền được hưởng những dịch
vụ tốt nhất của người dân (Nguyễn Thị Kim
Tiến, 2011). Từ đĩ cho thấy, Chính phủ rất
quyết tâm thực hiện chiến lược nâng cao
chất lượng dịch vụ của hệ thống y tế nước
nhà. Cùng với sự phát triển của ngành y tế
cả nước, TTCĐYK thành phố Cần Thơ đang
nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân
thành phố nĩi riêng và ở khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long nĩi chung. Chất lượng dịch
vụ luơn được xem là kim chỉ nam cho chiến
lược phát triển của trung tâm. Chính vì thế,
lãnh đạo trung tâm luơn nghiên cứu, cải tiến
qui trình làm việc, nâng cao chất lượng phục
vụ. Tuy nhiên, để giải pháp đưa ra cĩ cơ sở
khoa học, nhĩm nghiên cứu đã sử dụng mơ
hình IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ
và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ, giúp lãnh đạo trung tâm giải
quyết bài tốn nâng cao chất lượng dịch vụ
TTCĐYK.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Theo Gronroos(1984), chất lượng dịch vụ
cĩ hai phần riêng biệt: phần kỹ thuật và phần
chức nĕng: chất lượng kỹ thuật là chất lượng
của những thứ thực tế người sử dụng nhận
được; chất lượng chức nĕng là chất lượng thể
hiện qua cung cách phục vụ khách hàng của
nhà cung cấp dịch vụ.Theo Lưu Vĕn Nghiêm
(2008), chất lượng dịch vụ khĩ xác định và
khĩ thực hiện. Nhận thức và đánh giá chất
lượng dịch vụ khĩ khĕn và phức tạp hơn với
chất lượng sản phẩm vì bản chất vơ hình của
nĩ. Eiglier &Langeard (1977) cho rằng: “một
người khơng thể kiểm sốt được chất lượng
của các dịch vụ”. Điều này cĩ nghĩa là các tổ
chức dịch vụ phải kiểm sốt chất lượng dịch
vụ trước và trong quá trình phân phối nhằm
ngĕn ngừa hoặc khắc phục bất cứ những yếu
tố trở ngại làm chất lượng dịch vụ thấp. Eiglier
& Langeard (1977) cịn cho rằng “dịch vụ cĩ
chất lượng tốt là dịch vụ làm hài lịng các
khách hàng”. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc
vào mong đợi và nhận thức của khách hàng,
vào mơi trường vật chất, nhân viên cung ứng
và những yếu tố khác nữa. Chất lượng dịch
vụ là một biến số cĩ thể đo được và riêng biệt.
Những khác biệt về chất lượng phản ánh sự
khác nhau về số lượng của một số thành phần
hoặc thuộc tính của dịch vụ. Tuy nhiên, quan
điểm này cịn hạn chế là cĩ những thuộc tính
khơng lượng hĩa được, nĩ thuộc trạng thái
tinh thần như sở thích, thái độ, tình cảm
Parasuraman et al(1985) đưa ra mơ hình
5 khoảng cách về chất lượng dịch vụ: (1)
Sự khác biệt giữa dịch vụ khách hàng mong
đợi và những hiểu biết của nhà quản lý đối
với những mong đợi đĩ. Khoảng cách này
cĩ thể là những khĩ khĕn chính trong phân
phối dịch vụ mà khách hàng xem nĩ như là
cĩ chất lượng cao; (2) Sự khác biệt giữa sự
23
Giải pháp nâng cao . . .
hiểu biết của nhà quản lý đối với sự mong đợi
của khách hàng với các đặc tính chi tiết đối
với chất lượng dịch vụ. Những nguyên nhân cơ
bản chi phối khoảng cách này được chia làm ba
nhĩm, nhĩm nguyên nhân đối với nguồn lực,
nhĩm nguyên nhân đối với thị trường và nhĩm
nguyên nhân thuộc các nhà quản lý; (3) Sự
khác biệt giữa các đặc tính chi tiết chất lượng
dịch vụ được nhận biết với quá trình thực tế
phân phối tới khách hàng. Mặc dù cĩ thể cĩ
sự chỉ dẫn để thực hiện các dịch vụ được tốt
và đối xử với khách hàng đúng đắn song chưa
hẳn đã cĩ những dịch vụ chất lượng cao; (4) Sự
khác biệt của dịch vụ được cung cấp với những
thơng tin mà khách hàng nhận được qua hoạt
động truyền thơng dịch vụ; (5) Sự khác biệt
giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ thực tế nhận
được. Vấn đề mấu chốt bảo đảm chất lượng
dịch vụ là những giá trị khách hàng nhận được
trong hoạt động chuyển giao phải đạt hoặc
vượt qua những gì mà khách hàng kỳ vọng.
2.2. Mơ hình nghiên cứu
Chủ đề đo lường chất lượng dịch vụ được
rất nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên
cứu. Chính vì thế, nhiều mơ hình khác nhau
được sử dụng để đo lường và đánh giá chất
lượng dịch vụ, chẳng hạn như SERVQUALhay
IPA (Importance Performance Analysis - mức
độ quan trọng – mức độ thực hiện), các mơ
hình này phù hợp với từng loại hình dịch vụ
nhưng tất cả cĩ một điểm chung đĩ là thể hiện
được mức độ hài lịng mà khách hàng cảm
nhận được khi họ sử dụng dịch vụ.Cĩ thể nĩi
đây là các mơ hình được sử dụng phổ biến
nhất. Trong giới hạn của nghiên cứu, nhĩm
tác giả sử dụngmơ hình mức độ quan trọng
– mức độ thực hiện - IPA do Martilla J. A. &
James, J. C. xây dựng vào nĕm 1977 để đánh
giá chất lượng dịch vụ của TTCĐYK. IPA là
mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ dựa vào
sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức
độ quan trọng của các chỉ tiêu và mức độ thực
hiện các chỉ tiêu của nhà cung ứng dịch vụ. Mơ
hình này phân loại những thuộc tính đo lường
chất lượng dịch vụ, cung cấp cho nhà cung ứng
dịch vụ những thơng tin bổ ích đối với điểm
mạnh và điểm yếu của những dịch vụ mà mình
cung cấp cho khách hàng. Từ đĩ nhà quản trị,
nhà cung ứng dịch vụ sẽ cĩ quyết định chiến
lược đúng đắn để nâng cao chất lượng dịch vụ,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Kết
quả từ sự phân tích mức độ quan trọng và mức
độ thực hiện được thể hiện trên sơ đồ IPA với
trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và
trục hồnh (X) thể hiện mức độ thực hiện.
Mơ hình IPA đã trở thành cơng cụ phổ
biến cho việc tìm hiểu sự hài lịng của khách
hàng và ưu tiên cải tiến chất lượng dịch vụ.
Trong mơ hình IPA, tập trung xếp hạng các
biến theo tầm quan trọng và mức độ thực hiện
dựa theo một số thuộc tính được minh họa với
nhau trên đồ thị. Bằng cách kiểm tra các điểm
trong mỗi gĩc phần tư, người quản lý cĩ thể
suy luận các thuộc tính mà khách hàng cảm
thấy là nên ưu tiên cao nhất cho việc cải tiến
(tức là “tập trung phát triển”) và các ưu tiên
thấp nhất cho việc cải tiến (nghĩa là “giảm sự
đầu tư”). Qua mơ hình này, nhà quản lý cĩ thể
biết được đặc điểm nào của dịch vụ là quan
trọng đối với khách hàng và khách hàng đánh
giá ra sao để đề xuất giải pháp thỏa mãn yêu
cầu của khách hàng.
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng
cách phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã
từng sử dụng dịch vụ của TTCĐYKTP. Cần
Thơ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước
mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn Đình Thọ,
2011). Thực tế, nhĩm tác giả đã sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện để điều
tra 274 khách hàng trong khoảng thời gian
từ 03/2013 đến 04/2013. Một số đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu như sau: 48,5% là
nam và 51,5% là nữ; độ tuổi 18-26 chiếm
37,6%, nhĩm tuổi từ 27-35 chiếm 20,8%,
từ 36-53 tuổi chiếm 16,5%, từ 54 tuổi trở
lên chiếm 25,1%; tốt nghiệp trung học phổ
thơng chiếm 47,8%, tốt nghiệp đại học/cao
đẳng chiếm 28,1%; học sinh/sinh viên chiếm
29,6%, cơng chức/viên chức chiếm16,4%,
nhân viên/cơng nhân chiếm 13,5%, tự kinh
doanh/mua bán nhỏ chiếm 10,6%, cán bộ
hưu trí chiếm 8,8% và nội trợ chiếm 8,6%,
lao động tự do chiếm chiếm 12,8%.
2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mơ tả (descriptive
statistics analysis) với các chỉ tiêu như số
trung bình, tần suất, tỷ lệ được sử dụng để
phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ y tế,
đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố
chất lượng dịch vụ y tế và đánh giá cảm nhận
của khách hàng về mức độ thực hiện dịch vụ
của TTCĐYK. Đồng thời, phương pháp kiểm
định so sánh cặp (paired – samples t test) cũng
được áp dụng để kiểm định sự chênh lệch
giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng
dịch vụ và sự đáp ứng của TTCĐYK về các
tiêu chí của chất lượng dịch vụ y tế.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế
của khách hàng
Dựa vào số liệu khảo sát thực trạng sử dụng
dịch vụ y tế của khách hàng tại TTCĐYK,
nhĩm tác giả thống kê một số tiêu chí quan
trọng được thể hiện trong bảng 1:
Hình 1: Mơ hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện
Nguồn: Martilla J. A. & James, J. C. (1977)
25
Giải pháp nâng cao . . .
Bảng 1: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của khách hàng tại TTCĐYK
Chỉ tiêu Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%)
Số lần sử dụng dịch vụ của TTCĐYK
2-3 lần 86 31,4
4-5 lần 42 15,3
6-7 lần 13 4,7
8-9 lần 12 4,4
Trên 10 lần 121 44,2
Biết đến TTCĐYKqua kênh thơng tin
Báo chí, tạp chí 2 0,73
Bạn bè, đồng nghiệp 57 20,80
Nhân viên trung tâm 10 3,65
Bảo hiểm y tế 217 79,20
Truyền hình/truyền thanh 6 2,19
Gia đình, người thân 57 20,80
Tự tìm đến dịch vụ 33 12,04
Lý do chọn dịch vụ tại TTCĐYK
Cĩ sử dụng bảo hiểm y tế 214 78,10
Chi phí thấp 28 10,22
Giao thơng thuận lợi 113 41,24
Việc khám chữa bệnh tốt 47 17,15
Thái độ nhân viên tốt 39 14,23
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
Qua kết quả khảo sát, khách hàng đến
khám chữa bệnh từ 10 lần trở lên chiếm tỷ lệ
rất cao (44,2%) cho thấy TTCĐYKcĩ 1 lượng
khách hàng thân thiết nhất định. Lượng khách
hàng đến với trung tâm từ 2 đến 3 lần chiếm
31,4% và 4 đến 5 lầnchiếm 15,3%. Từ đĩ cho
thấy, lượng khách hàng mới của trung tâm
khá nhiều, vì thế chiến lược giữ chân khách
hàng cần được quan tâm. Nguồn thơng tin chủ
yếu để khách hàng biết đến TTCĐYK là qua
bảo hiểm y tế (chiếm 79,10%). Điều này cho
thấy, trung tâm liên kết với dịch vụ bảo hiểm
y tế là chiến lược rất hiệu quả, giúp cho trung
tâm cĩ thêm một lượng khách hàng khá lớn.
Bên cạnh đĩ, cĩ đến 28,80% khách hàng biết
đến trung tâm từ bạn bè, đồng nghiệp, từ gia
đình, người thân (chiếm 28,80%). Quyết định
lựa chọn nơi khám chữa bệnh của khách hàng
thường dựa trên kinh nghiệm cá nhân và thơng
tin từ người thân, các kinh nghiệm về khám
chữa bệnh thường được mọi người chia sẻ cho
nhau, vì thế đây được xem là nguồn thơng tin
đáng tin cậy. Ngồi ra, trung tâm cịn được
biết đến thơng qua việc khách hàng tự tìm
đến, khách hàng sống và làm việc ở gần trung
tâm (chiếm 12,04%). Cịn lại, hai kênh thơng
tin truyền thanh/truyền hình (2,19%) và báo
chí/tạp chí (0,73%). Kết quả khảo sát cịn cho
thấy, lý do khách hàng chọn TTCĐYK chủ yếu
là do trung tâm cĩ sử dụng dịch vụ bảo hiểm y
tế (78,10%), kế đến là do giao thơng thuận lợi
(41,24%), chất lượng khám chữa bệnh tốt cũng
là nguyên nhân quan trọng để khách hàng chọn
trung tâm để khám bệnh (17,15%), kế đến là
thái độ phục vụ tốt (14,24%) và cuối cùng là
chi phí thấp (10,22%).
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ của
TTCĐYK
Để đánh giá mức độ hài lịng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ y tế của
TTCĐYK, nhĩm tác giả sử dụng kiểm định
Paired Samples T- test. Kết quả kiểm định cho
thấy cĩ sự chênh lệch giữa giá trị trung bình
của hai nhĩm: mức độ quan trọng (I) và mức
độ thể hiện (P). Khi đĩ, độ lệch P - I > 0, nghĩa
là khách hàng cảm thấy hài lịng, nếu P - I
< 0 thì khách hàng cảm thấy khơng hài lịng
và độ chênh lệch âm càng lớn thì sự khơng
hài lịng càng nhiều và ngược lại. Để kiểm
định độ chênh lệch cĩ ý nghĩa thống kê, nhĩm
nghiên cứu sử dụng giá trị p < 0,05 (mức ý
nghĩa 5%). Kết quả kiểm định sự khác biệt
mức độ quan trọng và mức độ thực hiện được
trình bày qua bảng 2.
Bảng 2: Mức độ quan trọng và thể hiện chất lượng dịch vụ y tế của TTCĐYK
Tiêu chí I P GAP (P-I) Giátrị p
Nhĩm 1: Sự hữu hình 3,81 3,75 -0,06 0,075
TAN4 - Trang phục của nhân viên luơn gọn gàng, tươm tất 3,49 3,62 0,13 0,042
TAN2 - Trung tâm luơn được vệ sinh sạch sẽ 3,75 3,70 -0,05 0,337
TAN3 - Phịng khám được bố trí đẹp dễ tìm 3,63 3,51 -0,12 0,036
ASS4 - Đội ngũ nhân viên cĩ tác phong lịch thiệp, lễ phép 3,82 3,73 -0,09 0,113
EMP1 - Giờ khám bệnh thuận tiện cho khách hàng 3,97 3,85 -0,12 0,018
ASS3 - Khoa dược cung ứng đủ và đúng thuốc theo toa điều
trị 4,15 3,99 -0,16 0,001
RES1 - Ghế ngồi chờ đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng 3,85 3,82 -0,03 0,680
Nhĩm 2: Tính chuyên nghiệp 4,07 3,80 -0,27 0,000
ASS1 - Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và cĩ trình độ chuyên mơn cao 4,20 3,81 -0,39 0,000
ASS2 - Các bác sĩ cĩ kiến thức tốt để giải đáp thắc mắc hoặc
tư vấn rõ ràng, dễ hiểu về tình hình sức khỏe của khách
hàng
4,16 3,81 -0,35 0,000
REL4 - Tình trạng sức khỏe của khách hàng được cải thiện
sau thời gian điều trị 4,23 3,78 -0,45 0,000
REL2 - Kết quả chẩn đốn, xét nghiệm chính xác 4,23 3,84 -0,39 0,000
REL1 - Bác sĩ chỉ định thực hiện các dịch vụ chẩn đốn xét
nghiệm khi thật cần thiết 3,83 3,72 -0,11 0,022
TAN1 - Trang thiết bị máy mĩc, phương tiện chẩn đốn đầy
đủ, hiện đại, hoạt động tốt 4,20 3,81 -0,39 0,000
REL5 - Chi phí cho việc khám chữa bệnh rõ ràng, minh bạch và
hợp lý 3,97 3,89 -0,08 0,172
REL3 - Khách hàng được thơng báo chính xác khi nào dịch
vụ sẽ được thực hiện 3,72 3,70 -0,02 0,776
Nhĩm 3: Sự chu đáo 4.12 3,70 -0.42 0,000
EMP4 - Luơn xem tình trạng sức khỏe của người bệnh là điều quan trọng nhất 4,27 3,72 -0,55 0,000
EMP2 - Đội ngũ y bác sĩ luơn chia sẻ, động viên trước những
lo lắng về tình trạng sức khoẻ cho khách hàng 4,11 3,69 -0,42 0,000
27
Giải pháp nâng cao . . .
EMP3 - Đội ngũ y bác sĩ khám bệnh tận tình, chu đáo 4,09 3,74 -0,35 0,000
EMP5 - Khơng phân biệt đối xử với khách hàng cĩ bảo hiểm
y tế hoặc cĩ hồn cảnh khĩ khĕn 4,01 3,64 -0,37 0,000
Nhĩm 4: Độ sẵn sàng 3,65 3,36 -0,29 0,000
RES4 - Các bác sĩ, nhân viên khơng quá bận để đáp ứng yêu cầu của khách hàng 3,58 3,35 -0,23 0,000
RES3 - Khách hàng dễ dàng gặp bác sĩ điều trị của mình khi cĩ
yêu cầu 3,67 3,36 -0,07 0,000
RES2 - Khách hàng khơng phải chờ đợi lâu để được khám
chữa bệnh 3,71 3,37 -0,34 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích Paired Samples T- test từ số liệu điều tra, 2013
Kết quả kiểm định cho thấy, nhĩm 1 cĩ
sự chênh lệch nhưng khơng cĩ ý nghĩa về
mặt thống kê (p = 0,075 > 0,05), tức là khơng
cĩ sự khác biệt về giá trị trung bình giữa mức
độ quan trọng và mức độ thực hiện. Nhĩm
2, nhĩm 3 và nhĩm 4 cĩ sự chênh lệch cĩ
ý nghĩa thống kê (p = 0,000 < 0,05). Trong
đĩ, chênh lệch nhiều nhất là nhĩm 3 “sự chu
đáo” (P-I=-0,42), kế đến là nhĩm 4 “độ sẵn
sàng” (P-I=-0,29) và nhĩm 2 “tính chuyên
nghiệp” cĩ chệch lệch thấp nhất (P-I=-0,27),
tức là khách hàng cảm thấy khơng hài lịng
đối với các tiêu chí trong nhĩm 3 nhiều nhất
và khơng hài lịng đối với các tiêu chí trong
nhĩm 2 ít nhất.
Nhĩm nhân tố 1: Sự hữu hình, cĩ 3 biến
cĩ sự chênh lệch về mức độ đánh giá nhưng
khơng cĩ ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05),
đĩ là: “Đội ngũ nhân viên cĩ tác phong lịch
thiệp, lễ phép” (P-I=-0,09), “trung tâm luơn
được vệ sinh sạch sẽ” (P-I=-0,05) và “Ghế
ngồi chờ đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng” (P-
I=-0,03). Cĩ thể hiểu rằng, khách hàng xem
3 yếu tố này là “hiển nhiên” của chất lượng
dịch vụ y tế, bất kỳ nơi đâu cũng cần thiết cĩ
nhân viên lịch thiệp, mơi trường sạch sẽ, ghế
ngồi cho khách hàng, TTCĐYK phần nào đã
đáp ứng được 3 yếu tố này nhưng vẫn chưa
thật sự làm hài lịng khách hàng nên vẫn cịn
chênh lệch âm. Bốn biến cịn lại cĩ sự chênh
lệch cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong đĩ,
yếu tố cĩ sự chênh lệch lớn nhất là “Khoa
Dược cung ứng đúng và đủ thuốc theo toa
điều trị” (P-I=-0,16). Điều này cũng dễ hiểu
vì hơn 80% khách hàng đến khám chữa bệnh
tại trung tâm cĩ sử dụng bảo hiểm y tế và thực
tế là thuốc trong danh mục thuốc bảo hiểm
y tế cịn hạn chế.Thêm vào đĩ, trung tâm là
nơi khám chữa bệnh đa khoa quy mơ trung
bình-khá, nên khoa Dược khơng được đầu
tư nhiều thuốc chuyên khoa hoặc thuốc quá
đắt tiền. Trong mơ hình, cĩ 1 yếu tố cĩ chênh
lệch dương “Trang phục của nhân viên luơn
gọn gàng, tươm tất” (P-I=0,13), nghĩa là đánh
giá về mức độ thực hiện của yếu tố này cao
hơn mức độ quan trọng của khách hàng, tức là
khách hàng nhận thấy hài lịng về trang phục
của nhân viên trung tâm.
Nhĩm nhân tố 2: Tính chuyên nghiệp,
yếu tố “Chi phí cho việc khám chữa bệnh rõ
ràng, minh bạch và hợp lý” (P-I=-0,08) và
“Khách hàng được thơng báo chính xác khi
nào dịch vụ sẽ được thực hiện” (P-I=-0,02), cĩ
sự chênh lệch nhưng khơng cĩ ý nghĩa thống
kê. Đây là yếu tố được khách hàng đánh giá ở
mức chấp nhận được vì thế tiêu chí này khơng
thể làm hài lịng khách hàng. Các yếu tố cịn
lại cĩ chênh lệch và cĩ ý nghĩa thống ê, trong
28
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đĩ yếu tố cĩ chênh lệch lớn nhất là “Tình
trạng sức khỏe của khách hàng được cải thiện
sau thời gian điều trị” (P-I=-0,45). Yếu tố này
cĩ thể bị ảnh hưởng bởi 2 điểm, thứ nhất là
do trình độ chuyên mơn của các bác sĩ khoa
khám và danh mục thuốc sử dụng tại trung
tâm, tiếp theo là do “Đội ngũ y bác sĩ giàu
kinh nghiệm và cĩ trình độ chuyên mơn cao”.
Yếu tố “Kết quả chẩn đốn xét nghiệm chính
xác” và “Trang thiết bị máy mĩc, phương tiện
chẩn đốn đầy đủ hiện đại, hoạt động tốt” cĩ
cùng độ chênh lệnh (P-I=-0,39). Bốn yếu tố
vừa kể trên cĩ liên quan mật thiết với nhau,
chúng cấu thành nên hiệu quả của cơng tác
chẩn đốn và điều trị bệnh, với sự chênh lệch
này cho thấy khách hàng chưa thật sự hài lịng
với hiệu quả khám chữa bệnh tại trung tâm,
đây là vấn đề mà trung tâm cần chú ý khắc
phục, yếu tố cĩ chênh lệch ít nhất là “Bác sĩ
chỉ định thực hiện các chẩn đốn xét nghiệm
khi thật cần thiết” (P-I=-0,11).
Nhĩm nhân tố 3: Sự chu đáo, mức độ
thể hiện của trung tâm ở 4 chỉ tiêu trong nhĩm
này đều cĩ chênh lệch cao và cĩ ý nghĩa về
mặt thống kê.Yếu tố “Luơn xem tình trạng
sức khỏe của khách hàng là điều quan trọng
nhất” đạt mức chênh lệc cao nhất (P-I=-0,55),
“Đội ngũ y bác sĩ luơn chia sẻ, động viên
trước những lo lắng về tình trạng sức khỏe
cho khách hàng” (P-I=-0,42), “Khơng phân
biệt đối xử với khách hàng cĩ bảo hiểm y
tế hoặc cĩ hồn cảnh khĩ khĕn” (P-I=-0,37)
và “Đội ngũ y bác sĩ khám bệnh tận tình chu
đáo” (P-I= -0,35). Tại trung tâm, khách hàng
đến khám chữa bệnh cĩ đĕng ký khám bệnh
theo bảo hiểm y tế hoặc khám dịch vụ. Khám
chữa bệnh cĩ sử dụng bảo hiểm y tế chiếm
trên 80% số lượng khách hàng, chính vì thế
người khám bảo hiểm y tế phải đợi khoảng
thời gian lâu hơn so với khám dịch vụ. Khi
khám dịch vụ các bác sĩ cĩ thời gian tiếp xúc
với khách hàng nhiều hơn, vì thế mà khách
hàng đánh giá là cĩ sự phân biệt đối xử. Lượng
bệnh nhân đơng, các bác sĩ và nhân viên y
tế phải làm việc liên tục, tính chất phức tạp
và cĕng thẳng của cơng việc làm cho người
bệnh cảm thấy mình khơng được quan tâm là
điều khĩ tránh khỏi. Thơng qua đánh giá của
khách hàng đối với 4 yếu tố vừa nêu, cho thấy
“sự chu đáo” là vấn đề trung tâm cần lưu tâm
nhiều nhất khi muốn nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế vì đây là điểm mà khách hàng chưa hài
lịng nhiều nhất.
Nhĩm nhân tố 4: Độ sẵn sàng, nhĩm này
cĩ 3 yếu tố đều cĩ sự chênh lệch cĩ ý nghĩa
về mặt thống kê và là chênh lệch âm, nghĩa
là mức độ thực hiện của trung tâm chưa đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Chênh lệch lớn
nhất là “Khách hàng khơng phải đợi lâu để
được khám chữa bệnh” (P-I=-0,34), kế tiếp
là “Các bác sĩ, nhân viên khơng quá bận để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng” (P-I=-0,23)
và chênh lệch thấp nhất là “Khách hàng dễ
dàng gặp được bác sĩ điều trị của mình khi
cĩ yêu cầu” (P-I=-0,07). Thực tế, khi khách
hàng đến đĕng ký khám bệnh tại trung tâm
cĩ sử dụng bảo hiểm y tế thì nhân viên nhập
thơng tin khách hàng vào máy tính và khách
hàng được nhận số thứ tự theo bảo hiểm y
tế. Sau đĩ, thơng tin khách hàng được chuyển
đến phịng khám theo nguyên tắc phịng nào
ít bệnh nhân đang chờ nhất thì ưu tiên chuyển
vào hoặc theo đúng chuyên khoa. Thời gian
ngồi chờ của khách hàng phụ thuộc vào số
thứ tự của họ và lực lượng bác sĩ cĩ tại phịng
khám ngay lúc đĩ. Quả thực, quy trình này
tốn khá nhiều thời gian, đây là điểm mà khách
hàng đánh giá chưa hài lịng.Vì thế, trung tâm
cần nghiên cứu biện pháp cải thiện quy trình
khám chữa bệnh nhanh gọn hơn.
29
Giải pháp nâng cao . . .
3.3. Đánh giá lịng trung thành của
khách hàng đối với TTCĐYK
Kết quả thống kê về mức độ trung thành
của khách hàng đối với TTCĐYK TP. Cần Thơ
cho thấy, đa số khách hàng đồng ý rằng trung
tâm là sự lựa chọn đầu tiên khi cĩ nhu cầu
khám chữa bệnh (44,2%), khách hàng sẽ tiếp
tục khám chữa bệnh tại TTCĐYK trong tương
lai (60,2%), sẽ luơn nĩi tốt về TTCĐYK với
người khác (51,1%), sẽ giới thiệu TTCĐYK
cho những người quen (56,9%). Mặt khác,
do trung tâm là nơi đĕng ký khám chữa bệnh
cĩ liên kết với bảo hiểm y tế nên khách hàng
cĩ nhu cầu khám chữa bệnh thường nghĩ đến
trung tâm trước tiên cũng là điều dễ hiểu. Tuy
nhiên, thực tế trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện
nay cĩ nhiều cơ sở khám chữa bệnh cơng và
tư với sự đầu tư về chất lượng dịch vụ y tế
ngày càng cao. Vì thế khách hàng cĩ nhiều
sự lựa chọn hơn nên cĩ thể họ sẽ chuyển đổi
nơi khám chữa bệnh khi cĩ nhu cầu. Vấn đề
này đặt ra cho TTCĐYK cần phải cải thiện và
nâng cao chất lượng phục vụnhằm đáp ứng
tốt nhu cầu của khách hàng và giữ chân khách
hàng lâu dài.
Bảng 3: Lịng trung thành của khách hàng đối với TTCĐYK
Chỉ tiêu Mức độ Tần suất Tỷ lệ (%)
1. Xem TTCĐYK là sự lựa chọn đầu tiên khi cĩ nhu cầu khám chữa bệnh
Hồn tồn khơng đồng ý 8 2,9
Khơng đồng ý 19 6,9
Trung lập 101 36,9
Đồng ý 121 44,2
Hồn tồn đồng ý 25 9,1
2. Sẽ tiếp tục khám chữa bệnh tại TTCĐYK trong tương lai Hồn tồn khơng đồng ý 3 1,1Khơng đồng ý 13 4,7
Trung lập 61 22,3
Đồng ý 165 60,2
Hồn tồn đồng ý 32 11,7
3. Sẽ luơn nĩi tốt về TTCĐYK với người khác Hồn tồn khơng đồng ý 6 2,2Khơng đồng ý 26 9,5
Trung lập 85 31,0
Đồng ý 140 51,1
Hồn tồn đồng ý 17 6,2
4. Sẽ giới thiệu TTCĐYK cho những người quen Hồn tồn khơng đồng ý 2 0,7Khơng đồng ý 20 7,3
Trung lập 74 27,0
Đồng ý 156 56,9
Hồn tồn đồng ý 22 8,0
5. Sẽ khơng chuyển đổi nơi khám chữa bệnh khác Hồn tồn khơng đồng ý 11 4,0Khơng đồng ý 56 20,4
Trung lập 116 42,3
Đồng ý 73 26,6
Hồn tồn đồng ý 18 6,6
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
30
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, nếu
khách hàng chưa hài lịng đối với chất lượng
dịch vụ của TTCĐYK, họ sẽ cĩ nhiều cách
phản ứng khác nhau. Trong đĩ, phản ứng sẽ kể
lại với người thân, bạn bè, những người gần
gũi nhất với họ là hình thức phổ biến (chiếm
41,61%). Điều này sẽ làm giảm uy tín cũng
như làm cho trung tâm mất lượng khách hàng
tiềm nĕng. Đối với một số khách hàng khác,
nếu chưa hài lịng họ cũng mạnh dạng gĩp
ý, phản ánh trực tiếp, gĩp ý qua thư (chiếm
30,29%). Điều này gĩp phần giúp trung tâm
đánh giá chất lượng dịch vụ hiện tại và đề ra
giải pháp nhằm khắc phục hạn chế tốt hơn.
Song song đĩ, một số khách hàng thường
khơng ý kiến và tiếp tục sử dụng dịch vụ của
TTCĐYK (chiếm 22,99%). Các phản ứng cịn
lại chiếm tỷ lệthấp, như khách hàng phản ảnh
với ban giám đốc, và khơng bao giờ quay trở
lại chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,77% và 4,74%.
Bảng 4: Hành vi của khách hàng trong trường hợp khơng hài lịng với TTCCYK
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%)
Gĩp ý trực tiếp, gĩp ý qua thư 83 30,29
Phản ảnh với Ban Giám đốc 35 12,77
Kể lại với người thân, bạn bè 114 41,61
Khơng cĩ ý kiến và tiếp tục sử dụng dịch vụ 63 22,99
Khơng bao giời quay trở lại 13 4,74
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2013
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của TTCĐYK
Mơ hình IPA được sử dụng để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của
TTCĐYK. Lần lượt các thuộc tính được đưa vào 4 phần tư của mơ hình IPA để đưa ra các chiến
lược ứng với từng thành phần chất lượng dịch vụ riêng biệt.
Hình 2: Mơ hình IPA về chất lượng dịch vụ của TTCĐYK
31
Giải pháp nâng cao . . .
Mơ hình cho thấy các biến quan sát được
đánh giá tập trung ở gĩc phần tư thứ I, thứ II
và thứ III. Theo sự phân bố các điểm trên hình
và phân tích về mức điểm trung bình quan
trọng và trung bình thực hiện, cụ thể như sau:
• Phần tư thứ nhất: Tập trung phát
triển, phần tư này gồm 7 thuộc tính: EMP2-
Đội ngũ y bác sĩ luơn chia sẻ, động viên trước
những lo lắng về tình trạng sức khoẻ cho
khách hàng, EMP3-Đội ngũ y bác sĩ khám
bệnh tận tình, chu đáo, EMP4-Luơn xem tình
trạng sức khỏe của người bệnh là điều quan
trọng nhất, EMP5-Khơng phân biệt đối xử đối
khách hàng cĩ bảo hiểm y tế hoặc khách hàng
cĩ hồn cảnh khĩ khĕn, REL1-Bác sĩ chỉ định
thực hiện các dịch vụ chẩn đốn xét nghiệm
khi thật cần thiết, REL4-Tình trạng sức khỏe
của khách hàng được cải thiện sau thời gian
điều trị, ASS4-Đội ngũ nhân viên cĩ tác
phong lịch thiệp, lễ phép. Những thuộc tính
này được xem là rất quan trọng đối với khách
hàng, nhưng mức độ thực hiện của TTCĐYK
rất thấp. Vì vậy cần tập trung phát triển đối
với các thuộc tính này nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
• Phần tư thứ hai: Tiếp tục duy trì, phần
tư này gồm 8 thuộc tính: ASS1-Đội ngũ y bác
sĩ giàu kinh nghiệm và cĩ trình độ chuyên mơn
cao, ASS2-Các bác sĩ cĩ kiến thức tốt để giải
đáp thắc mắc hoặc tư vấn rõ ràng, dễ hiểu về
tình hình sức khỏe của khách hàng, ASS3-Khoa
dược cung ứng đủ và đúng thuốc theo toa điều
trị, REL2-Kết quả chẩn đốn, xét nghiệm thường
chính xác, REL5-Chi phí cho việc khám chữa
bệnh rõ ràng, minh bạch và hợp lý, TAN1-Trang
thiết bị máy mĩc, phương tiện chuẩn đốn đầy
đủ, hiện đại và hoạt động tốt, RES1-Ghế ngồi
chờ đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, EMP1-Giờ
khám bệnh thuận tiện cho khách hàng. Những
thuộc tính này được xem là rất quan trọng đối
với khách hàng và trung tâm cũng thực hiện khá
tốt. Vì thế trung tâm cần tiếp tục duy trì và phát
huy thế mạnh này.
• Phần tư thứ ba: Hạn chế phát triển, phần
tư này gồm 7 thuộc tính: TAN2-Các phịng
ban được bố trí đẹp dễ tìm, TAN3-Trung tâm
luơn được vệ sinh sạch sẽ, TAN4-Trang phục
của nhân viên luơn gọn gàng, tươm tất, RES2-
Khách hàng khơng phải chờ đợi lâu để được
khám chữa bệnh, RES3-Khách hàng dễ dàng
gặp bác sĩ điều trị của mình khi cĩ yêu cầu,
RES4-Các bác sĩ, nhân viên khơng quá bận để
đáp ứng yêu cầu của khách hàng, REL3-Khách
hàng được thơng báo chính xác khi nào dịch
vụ sẽ được thực hiện. Những thuộc tính nằm
ở gốc phần tư này được xem là cĩ mức độ thể
hiện thấp và khơng quan trọng đối với khách
hàng. Chính vì thế trung tâm nên tập trung phát
triển những thuộc tính khác.
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ của TTCĐYK qua mơ hình IPA
Thơng qua phát họa mơ hình IPA về chất
lượng dịch vụ của TTCĐYK, nhĩm tác giả đề
xuất 2 nhĩm giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ của TTCĐYK như sau:
3.5.1. Nhĩm giải pháp tập trung phát triển
Giải pháp 1: Nâng cao tinh thần phục vụ
người bệnh của đội ngũ nhân viên. Trung tâm
cần thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn,
chia sẽ kinh nghiệm về phong cách làm việc,
tinh thần phục vụ, y đức nghề nghiệp đối với
tồn thể đội ngũ nhân viên. Ngồi ra, trung
tâm thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của
khách hàng về nhân viên. Qua đĩ, trung tâm
cĩ thể hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của
khách hàng đồng thời tạo được ý thức tác
nghiệp chuyên nghiệpchođội ngũ nhân viên.
Trung tâm cĩ thể tham khảo ý kiến đánh giá
của khách hàng là tiêu chí quan trọng để xếp
loại thi đua, khen thưởng cuối nĕm.
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Giải pháp 2: Tĕng chỉ định thực hiện các
xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho chẩn
đốn bệnh chính xác tĕng hiệu quả khám chữa
bệnh. Qua quá trình tìm hiểu, nhĩm tác giả
nhận thấy một bộ phận khơng nhỏ khách hàng
đến với trung tâm vì cho rằng trung tâm là nơi
chẩn đốn bệnh chính xác đúng theo tên gọi
của trung tâm nên khách hàng mong muốn
được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng
để tầm sốt bệnh. Đối với phương pháp điều
trị, hiện nay, trung tâm chủ yếu điều trị ngoại
trú bằng phương pháp uống thuốc theo toa. Vì
thế, khoa dược cĩ trách nhiệm trong xây dựng
danh mục thuốc của trung tâm thật hợp lý dựa
trên mơ hình bệnh tật và phân loại thuốc theo
phân tích hĩa học-điều trị-giải phẩu (phân tích
ATC) giảm lượng thuốc thừa và tĕng lượng
thuốc cần thiết cho đơn vị, phục vụ tốt cho
cơng tác ra toa điều trị bệnh cho khách hàng.
3.5.2. Nhĩm giải pháp tiếp tục duy trì
Giải pháp 3: Nâng cao trình độchuyên
mơn của đội ngũ bác sĩ. Qua khảo sát,khơng
ít khách hàng cho biết, bác sĩ khám chữa bệnh
cho họ chưa phải là bác sĩ chuyên khoa hoặc
khơng đúng chuyên khoa. Thế nên, trung tâm
cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo nâng cao trình
độ chuyên mơn cho đội ngũ y bác sĩ bằng
nhiều hình thức khách nhau như: các khĩa học
dài hạn như học chuyên khoa, các khĩa học
ngắn hạn đối với những kỹ nĕng thực hành tại
các đơn vị bạn. Tại đơn vị, cần tổ chức những
buổi tọa đàm thường kỳ nhằm chia sẻ kinh
nghiệm thực tiễn khám chữa bệnh và khen
thưởng tuyên dương những cá nhân xuất sắc.
Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học nhằm
tìm ra những quy luật bệnh tật, những phương
pháp điều trị mới và áp dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn đơn vị.
Giải pháp 4: Nâng cấp trang thiết bị,
phương tiện chẩn đốn cùng với chiến lược
chi phí cạnh tranh. Đối với khách hàng, trang
thiết bị máy mĩc, phương tiện chẩn đốn của
trung tâm tương đối đầy đủ và chí phí hợp
lý, rõ ràng. Nhưng theo sự so sánh của khách
hàng nếu cùng một chi phí thì khách hàng sẽ
chọn nơi khám chữa bệnh khác. Như vậy, các
chiến lược đặt ra đối với trung tâm cĩ thể là:
(1)Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, máy mĩc
hiện đại, cải thiện phương tiện hữu hình của
trung tâm từ đĩ cảm nhận về chất lượng dịch
vụ của khách hàng sẽ cĩ sự thay đổi tích cực;
(2) Nghiên cứu chiến lược định “nhận nhiều
hơn – trả bằng” để làm phương chĕm thu hút
và giữ chân khách hàng.
4. KẾT LUẬN
Thơng qua mơ hình IPA, nghiên cứu đã
chỉ ra rằng khách hàng chưa thật sự hài lịng
đối với dịch vụ y tế của TTCĐYK TP. Cần
Thơ. Trong đĩ, khách hàng cảm thấy khơng
hài lịng đối với tiêu chí về “sự chu đáo” nhiều
nhất và khơng hài lịng đối với tiêu chí “sự
chuyên nghiệp” ít nhất. Đa số khách hàng
nếu chưa hài lịng về dịch vụ của trung tâm
sẽ phản ứng bằng cách “truyền miệng” với
người thân, bạn bè, những người gần gũi nhất.
Một trong những lý do khách hàng sử dụng
dịch vụ y tế của trung tâm là do nơi đây là cơ
sở được cơng ty bảo hiểm y tế chỉ định. Cuối
cùng, nghiên cứu đã đưa ra các nhĩm giải
pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của
trung tâm. Trong đĩ, nhĩm giải pháp tập trung
phát triển nâng cao tinh thần phục vụ người
bệnh của đội ngũ nhân viên và tĕng chỉ định
thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phục
vụ cho chẩn đốn bệnh chính xác hơn. Đối với
nhĩm giải pháp tiếp tục duy trì, trung tâm nên
tập trung nâng cao trình độ chuyên mơn của
đội ngũ bác sĩ và đầu tư nâng cấp trang thiết bị,
phương tiện chẩn đốn hiện đại nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
33
Giải pháp nâng cao . . .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eiglier pierre and eric langeard (1977), “Services as systems: marketing implications”, in pierre eiglier,
eric langeard, Christopher H. lovelock, John e.G. bateson and robert f. Young (eds), Marketing
Consumer Services: New Insights, report # 77–115 (november) Cambridge, ma: marketing science
institute, pp. 83–103.
2. Gronroos, C. (1984), A Service Quality Model and Its Marketing Implications, European Journal of
Marketing 18, 4, pp 36-44.
3. Lưu Vĕn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
4. Martilla J. A. & James, J. C. (1977). Importance-preformance analysis. Journal of Marketing, Vol.
41(1), pp.13-17.
5. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động
Xã hội.
6. Nguyễn Thị Kim Tiến (2011). Báo cáo Tổng quan ngành y tế nĕm 2011 - Nâng cao nĕng lực quản
lý, đổi mới tài chính y tế để thực hiện kế hoạch 5 nĕm ngành y tế 2011–2015, Bộ Y Tế Việt Nam,
trang 68, 147.
7. Parasuraman, Zeithaml and Berry (1985), A conceptual model of service quality and its implications
for future research. Journal of Marketing, Vol. 49: 41-50.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_o_trung_tam_cha.pdf