Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế

Tài liệu Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế: CD37 Lời cảm ơn: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo - Tiến sĩ Lưu Thị Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty tài chính Bưu điện. Thông qua bài viết này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo và các cô chú trong công ty. Lời mở đầu Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty Nhà nước là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trường vốn nước ta, đóng vai trò to lớn trong việc khai thác các nguồn lực trong nội bộ ngành, các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá trong quản lý kinh tế-tài chính của Tổng công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng tiềm lực tài chính của Tổng công ty. Với chủ trương xây dựng các Tổng công ty phát triển ...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CD37 Lời cảm ơn: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo - Tiến sĩ Lưu Thị Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty tài chính Bưu điện. Thông qua bài viết này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo và các cô chú trong công ty. Lời mở đầu Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty Nhà nước là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trường vốn nước ta, đóng vai trò to lớn trong việc khai thác các nguồn lực trong nội bộ ngành, các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá trong quản lý kinh tế-tài chính của Tổng công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng tiềm lực tài chính của Tổng công ty. Với chủ trương xây dựng các Tổng công ty phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh do đó điều tất yếu các Tổng công ty phải gắn mình vào hệ thống thị trường tài chính tiền tệ. Chính vì vậy cần thiết phải có các giải pháp hữu hiệu để từng bước hoàn thiện hoạt động của công ty tài chính trong các Tổng công ty. Bưu chính -Viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế của quốc gia, đòi hỏi phát triển nhanh, đi trước, phục vụ cho quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội phát triển. Bưu chính-Viễn thông được đánh giá là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất của nước ta và cũng là ngành có nhiều cơ hội và không ít thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong thế kỷ mới. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn viết chuyên đề với đề tài "Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế". Chuyên đề được cấu trúc thành 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chương 3: Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mục lục Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế 5 1.1.Tổng quan về mô hình tập đoàn 5 1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế 5 1.1.2.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 7 1.1.3.Định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 9 1.1.3.1.Thực trạng mô hình Tổng công ty 91- Mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 9 1.1.3.2.Định hướng chung về mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam 14 1.2.Vai trò của công ty tài chính trong các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn ở Việt Nam hiện nay. 17 1.2.1.Công ty tài chính trong tập đoàn- Một mô hình mới. 17 1.2.2.Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn 20 1.2.2.1. Vai trò Huy động vốn 22 1.2.2.2.Vai trò đầu tư tài chính 23 1.2.2.3.Vai trò điều hoà vốn 24 1.3.Điều kiện phát triển các công ty tài chính trong Tổng công ty. 25 1.3.1.Điều kiện về môi trường vĩ mô 25 1.3.2.Điều kiện về môi trường vi mô 27 Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). 31 2.1.Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 31 2.1.1.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VNPT 31 2.1.2.Những thành tựu đạt được 33 2.1.3.Cơ hội và thách thức 36 2.2.Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 37 2.2.1.Giới thiệu tổng quan về PTF 37 2.2.2.Các hoạt động của PTF 41 2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn 41 2.2.2.2.Hoạt động tín dụng 45 2.2.2.3.Đầu tư tài chính. 47 2.2.2.4.Hoạt động trên thị trường vốn 51 2.2.2.5.Hoạt động tư vấn 51 2.3.Đánh giá 54 2.3.1. Đánh giá về hoạt động của công ty 54 2.3.1.1.Những kết quả đạt được 54 2.3.1.2.Những khó khăn 56 2.3.2.Đánh giá về vai trò của PTF trong VNPT hiện nay. 64 2.3.2.1.Thành công 64 2.3.2.2.Hạn chế 65 Chương 3: Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.(VNPT) 67 3.1.Định hướng phát triển của VNPT 67 3.1.1.Sự cần thiết đổi mới tổ chức của VNPT 67 3.1.2.VNPT có đủ điều kiện để tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế 69 3.1.3.Mô hình tập đoàn Viễn thông Việt Nam 70 3.2.Định hướng phát triển của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 72 3.2.1.Vị trí của PTF trong mô hình mới 72 3.2.2.Mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của PTF 73 3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của PTF trong VNPT 74 3.3.1.Giải pháp nâng cao vai trò huy động vốn 75 3.3.2.Giải pháp nâng cao vai trò đầu tư tài chính 75 3.3.3.Giải pháp nâng cao vai trò điều hoà vốn 76 3.3.4.Các Giải pháp khác 76 3.4.Một số kiến nghị 77 3.4.1.Kiến nghị về cơ chế chính sách của Nhà nước 77 3.4.2.Kiến nghị về quy chế quản lý tài chính trong tập đoàn Bưu điện 80 3.4.3.Kiến nghị khác về mở rộng hoạt động cho PTF 82 Kết luận 83 Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế. 1.1.Tổng quan về mô hình tập đoàn 1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế ngày nay, cả thế giới đều biết đến những cái tên như General Motors, IBM, Mobil & Exxon của Hoa kỳ; LG, Sam sung, Daewoo của Hàn Quốc; Honda, Missubisi của Nhật Bản...Các tập đoàn khổng lồ (hay còn gọi là Giant, Blue chip, Cheabol, hay là Zaibatsu, Keiretsu) này đã trở thành biểu tượng sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Tập đoàn kinh doanh đã trở thành một hình thức phổ biến, đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của tập đoàn trong xu hướng hội nhập và canh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên do có sự khác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, tư cách pháp nhân của tập đoàn mà cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh doanh.Tuỳ theo giác độ nghiên cứu, phân tích khác nhau, người ta đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tập đoàn. Với thuật ngữ "Group"(tức là tập đoàn) hiện có nhiều cách giải thích khác nhau rất phong phú. Có một học giả giải nghĩa rằng:"Một nhóm là một tập đoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty con mà nó kiểm soát hay trong đó nó có tham gia. Mỗi công ty bản thân nó cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác". Trong cuốn từ điển kinh doanh thế giới, khái niệm "group company" được hiểu là ' Tập đoàn công ty bao gồm một công ty mẹ và các công ty con là các công ty mà công ty mẹ nắm giữ trên một nửa mệnh giá vốn cổ phần của nó hoặc nắm được một số cổ phần chi phối và điều khiển ban giám đốc. Nếu một công ty có các công ty con mà các công ty con này lại có các công ty con khác thì tất cả các công ty gộp lại là những thành viên của tập đoàn trên" ở nước ta, hiện cũng có nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn kinh doanh. Có tác giả đưa ra định nghĩa về tập đoàn như sau:"Một thực thể kinh tế thể hiện sự liên kết kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ, lợi ích được gọi bằng các tên khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty theo mô hình tập đoàn, tập đoàn kinh doanh" Cũng có tác giả lại quan niệm rằng:"Tập đoàn là một pháp nhân bao gồm nhiều công ty khác nhau có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành trên một nước hoặc trên nhiều nước khác nhau trên thế giới." Tổng công ty Nhà nước ở nước ta đựơc thành lập thí điểm theo mô hình tập đoàn kinh doanh trên thế giới.Trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay cũng đã đề cập đến khái niệm này. Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ) đã ghi rõ:"Tổng công ty Nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiêu thụ hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế". Như vậy, một cách tổng quát có thể hiểu tập đoàn kinh doanh là một thực thể kinh tế có quy mô lớn, có cấu trúc tổ chức nhất định, gồm một số đơn vị thành viên có mối liên kết với nhau về kinh tê, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu... được kiểm soát và điều hành bởi một bộ máy thống nhất. Tập đoàn kinh tế hình thành và phát triền một cách tất yếu theo các quy luật khách quan: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuât, quy luật tích tụ và tập trung vốn và sản xuất, quy luật cạnh tranh, liên liên kết, tối đa hoá lợi nhận, thích ứng với sự phát triển khoa học công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Tập đoàn được thành lập theo nhiều phương thức khác nhau như mở rộng chia nhỏ công ty hoặc thôn tính lẫn nhau, hay liên kết, sát nhập tự nhiên và có nhiều hình thức biểu hiện. Để làm rõ hơn về tập đoàn kinh doanh, chúng ta cần nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cũng như xu hướng phát triển của các tập đoàn ngày nay. 1.1.2.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Ngày nay, tập đoàn kinh tế đã trở thành một hình thức phổ biến, với quy mô ngày càng mở rộng, cấu trúc ngày càng phức tạp, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy vậy, khi nghiên cứu các tập đoàn kinh tế trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy các tập đoàn kinh tế có một số đặc điểm chung như sau: -Về cấu trúc-tổ chức: Hầu hết các tập đoàn kinh tế là một tổ hợp gồm nhiều công ty thành viên. Các công ty thành viên chịu sự kiểm soát của một công ty có tiềm lực lớn nhất gọi là công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu một lượng vốn cổ phần lớn trong các công ty con, nó chi phối các công ty con về tài chính và chiến lược phát triển. Do vậy, sở hữu vốn của tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp trong đó công ty mẹ đóng vai trò khống chế và tạo thành một cấu trúc thống nhất -Về quy mô : Hầu hết các tập đoàn đều có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu, thị trường và phạm vi hoạt động. Quy mô của các tập đoàn tiếp tục được mở rộng để tăng cường sức cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn có các công ty chi nhánh và văn phòng đại diện ở hàng trăm nước- đó là các tập đoàn đa quốc gia(xuyên quốc gia). -Về ngành và lĩnh vực hoạt động: Các tập đoàn kinh tế phát triển theo hai xu hướng:xu hướng phát triển đa ngành và xu hướng phát triển chuyên môn hoá. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ nhận thấy các tập đoàn đa ngành thường có một ngành, lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn. Bên cạnh các ngành đặc trưng, chủ đạo đó, các tập đoàn tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh ra các ngành khác có liên quan hoặc ít liên quan với ngành, lĩnh vực chủ đạo. Ngoài ra, các tập đoàn còn thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư để đa dạng hoá rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. -Xu hướng hiện nay của các tập đoàn là tăng cường liên kết và thống nhất về chiến lược, tăng cường mức độ tập trung hoá về vốn, tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho Ngân hàng hoặc công ty tài chính. Các tổ chức tài chính- ngân hàng ngày càng được coi trọng hơn vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn. Tập đoàn kinh tế thông qua tổ chức tài chính- ngân hàng để tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như huy động vốn, quản lý vốn, điều hoà vốn. Qua phân tích các đặc điểm của tập đoàn kinh tế cho thấy các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định 91/TTG (sau đây gọi là Tổng công ty 91) chưa phải là tập đoàn kinh tế mà chỉ là hình thức quá độ để chuyển lên tập đoàn kinh tế khi có điều kiện. Nó có những đặc điểm khác biệt cơ bản so với tập đoàn như sau: -Tổng công ty 91 là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập, đặt dưới sự chỉ đạo, kiểm soát, quản lý của Nhà nước về vốn,chiến lược, ...nhằm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Còn các tập đoàn không chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước mà được đặt dưới sự chỉ đạo của một trung tâm là công ty mẹ. -Tổng công ty là một pháp nhân kinh tế, các đơn vị thành viên có mức độ độc lập khác nhau. Trong khi đó còn có nhiều quan điểm trái ngược về việc tập đoàn có phải là một pháp nhân kinh tế hay không.Điều này còn đang được bàn cãi. -Tổng công ty 91 là tập hợp các doanh nghiệp thuộc một chủ sở hữu là Nhà nước, Nhà nước toàn quyền quyết định cấu trúc tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Còn các tập đoàn đều mang tính chất đa sở hữu.Trong các tập đoàn, Nhà nước có thể là một chủ sở hữu và quyền kiểm soát bị giới hạn bằng số cổ phần mà Nhà nước nắm giữ như các cổ đông khác. -Theo quyết định 91/Ttg các Tổng công ty có thể hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo.Thực tế, các Tổng công ty lớn ở nước ta hiện nay đều hoạt động đơn ngành khép kín. Điều này khác với các tập đoàn là hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Tóm lại, tập đoàn kinh doanh là tổ chức có tiềm lực lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia và có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước trên toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có chủ trương xây dựng các tập đoàn mà bước đầu là hình thành các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn. Thực tế hoạt động của các Tổng công ty này ra sao và con đường tiến tới thành lập tập đoàn ở Việt Nam như thế nào. ở phần tiếp theo của bài viết sẽ nghiên cứu vấn đề này. 1.1.3.Định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 1.1.3.1.Thực trạng mô hình Tổng công ty 91- Mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. DNNN được khẳng định là giữ vai trò chủ đạo ở nước ta, nhưng trên thực tế, trong suốt quá trình hình thành và hoạt động, nhìn chung các DNNN lại là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy vấn đề đổi mới DNNN, tìm ra mô hình tổ chức mới nhằm phát huy được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước thay thế các mô hình kiều cũ như Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh, Tổng công ty được coi là nhiệm vụ cấp thiết. Trong bối cảnh như vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định chủ trương thành lập các tập đoàn kinh doanh thông qua việc thí điểm thành lập các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Chủ trương này đựơc ghi nhận một cách chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII(1991). Đại hội đã xác định nhiệm vụ:"Sắp xếp lại các Liên hiệp Xí nghiệp, Tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường...xây dựng một số công ty hoặc Liên hiệp xí nghiệp lớn, uy tín và có khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài...". Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VIII của Đảng tiếp tục khẳng định:"Đổi mới các Liên hiệp Xí nghiệp, các Tổng công ty theo hướng tổ chức các Tập đoàn kinh doanh, khắc phục tính chất hành chính trung gian...Xoá bỏ dần (qua làm thí điểm) chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt xí nghiệp Trung ương và địa phương".Chủ trương này tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm tại các Hội nghị quan trọng tiếp theo của Đảng. , Nhằm quán triệt và từng bước thực hiện chủ trương trên của Đảng, Chính phủ đã có những bước đi cụ thể. Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 90-TTg và quyết định số 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại DNNN và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế.Cho đến tháng 6/2000, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 17 Tổng công ty theo quyết định 91/TTG (gọi tắt là TCT 91) gồm: 7 TCT trong lĩnh vực công nghiệp 4 TCT trong lĩnh vực nông nghiệp 3 TCT trong lĩnh vực vận tải 1 TCT trong lĩnh vực xây dựng 1TCT trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông 1 TCT trong lĩnh vực dầu khí. Các Tổng công ty trên thu hút 566 doanh nghiệp thành viên, chiếm hơn 10% số DNNN, với 44% tổng vốn Ngân sách, và 563.000 lao động, chiếm 33% tổng số lao động trong các DNNN, giá trị xuất khẩu chiếm 39% tổng gía trị xuất khẩu cả nước(năm 2000) Biểu số : Một số chỉ tiêu của các Tổng công ty 91(năm 2000) STT Tổng công ty Số DNTV Vốn (Triệu đồng) Tổng doanh thu Tổng nộp Ngân sách 1 Hàng Hải VN 21 3.650.000 2.391.500 205.000 2 Thép VN 14 1.410.000 6.000.000 210.000 3 Điện lực VN 35 25.342.513 15.339.000 2.062.016 4 CN Tàu Thuỷ VN 27 336.614 992.000 60.818 5 GiấyVN 19 1.030.000 2.238.040 130.833 6 Cao su VN 36 4.264.662 1.980.000 315.480 7 Cà phê VN 58 685.000 1.950.000 50.000 8 Than VN 41 2.451.089 4.126.277 364.081 9 Lương thực MN 34 989.298 9.294.654 105.558 10 Xi măng VN 13 8.903.161 6.576.758 613.658 11 Dầu khí VN 16 14.792.000 42.623.000 16.725.000 12 Lương thực MB 35 449.000 3.501.025 68.600 13 Hàng không VN 14 3.335.500 7.129.412 510.696 14 Thuốc lá VN 12 759.941 5.966.276 1.230.000 15 Hoá chất VN 47 1.568.000 6.697.000 281.000 16 Dệt-may VN 56 5.322.820 7.230.000 303.345 17 BC-VT VN 86 15.392.711 12.070.440 2.187.275 Tổng số 564 90.682.309 136.105.382 25.423.360 Qua hơn 8 năm hoạt động thí điểm, nhìn chung, các Tổng công ty 91 đã đạt được những kết quả rõ rệt. Theo báo cáo ngày 20/7/2000 của Ban đổi mới Quản lý doanh nghiệp Trung ương về "việc củng cố, hoàn thiện và phát triển mô hìnhTổng công ty Nhà nước" thì từ khi thành lập đến nay, các Tổng công ty đã đạt được những kết quả như sau: Các Tổng công ty bước đầu huy động được nguồn nội lực bên trong và bên ngoài, đẩy nhanh việc tích tụ và tập trung vốn mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh. Các Tổng công ty là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo các các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hầu hết các Tổng công ty 91 đều giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế mấy năm qua đã khẳng định vai trò của các Tổng công ty. Các Tổng công ty có ý nghĩa quyết định trong đảm bảo các cân đối lớn, cung cấp các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như điện, xi măng, than, phân bón, xăng dầu, giấy viết, thép...Năm 1999, các Tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân 94% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 59% sản lượng xi măng, 50% sản lượng giấy...Các Tổng công ty 91 là đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như dầu khí, dệt may, lương thực, cao su, cà phê, than. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 17 Tổng công ty 91 năm 1999 là 3,45 tỷ USD, bằng 30% tổng giá trị xuất khẩu toàn quốc. Nhìn chung, các Tổng công ty 91 hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Năm 1999, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các Tổng công ty vẫn duy trì được mức sản xuất, doanh thu tăng 12%, lợi nhuận tăng 23%, nộp ngân sách Nhà nước tăng 29% so với mức thực hiện năm 1998. Các Tổng công ty 91 đã chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. Thị phần trong thị trường nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung đều chíêm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng nâng cao. Hầu hết các Tổng công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2010, có tính đến năm 2020. Đây là chương trình phát triển cơ bản, chiến lược của Tổng công ty, trên cơ sở dự báo kinh tế khu vực và thế giới xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, điều kiện thương mại quốc tế, yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tiến trình tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, lợi thế của Việt Nam các Tổng công ty đã xác định những hướng phát triển ưu tiên, chuyên ngành và sản phẩm mũi nhọn , có những biện pháp đồng bộ, đảm bảo phát triển nhanh, vững chắc. Từ đó, nhiều Tổng công ty đã lựa chọn kinh doanh đa ngành với một ngành chuyên sâu. Bước đầu các Tổng công ty đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy của khối văn phòng Tổng công ty và một số đơn vị thành viên. Lập phương án sắp xếp tổng thể các doanh nghiệp Nhà nước trong Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức chỉ đạo thực hiện. Các Tổng công ty đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách xã hội và ổn định chính trị xã hội. Tóm lại, các Tổng công ty 91 đã thể hiện được vai trò nòng cốt động lực của mình trong nền kinh tế, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, là công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế xã hội . Từ những kết quả trên, có thể khẳng định chủ trương thành lập Tổng công ty 91 là đúng đắn và cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, vừa hổ trợ thúc đẩy nhau phát triển. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của các Tổng công ty 91 thời gian qua cũng đang bộc lộ những hạn chế về mô hình tổ chức và hoạt động, về cơ chế chính sách, về phân cấp và quản lý Nhà nước... Việc thành lập các TCT 91 không hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và liên kết kinh tế, các TCT được thành lập chủ yếu dựa trên việc tập hợp các doanh nghiệp thành viên, liên kết ngang theo kiểu hành chính. Mối quan hệ giữa các thành viên với nhau chủ yếu là quan hệ ghép nối cơ học, vốn trước đây là những doanh nghiệp hạch toán độc lập theo nghị định 388/HĐBT, nay tập hợp thành những thành viên của Tổng công ty quan hệ lỏng lẻo, thiếu tính gắn kết. Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên còn mang tính hành chính. Sự chi phối và giúp đỡ của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp thành viên cũng rất hạn chế, chủ yếu mới là giải quyết các thủ tục đầu tư, vay vốn tín dụng... Tổng công ty chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất và chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công ty, chưa đạt đựơc mục tiêu đề ra là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó về lợi ích, thị trường trong nội bộ Tổng công ty. Các liên kết về tài chính tuy đã được quy định và một số CTTC trong TCT đã được thành lập song chưa phát huy được hiệu quả...dẫn đến khó khăn cho việc đẩy nhanh hình thành tập đoàn kinh doanh. Thiếu vốn là trở ngại lớn đối với các TCT trong việc mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh...Hầu hết các Tổng công ty chưa đạt được các tiêu chí về vốn quy định khi thành lập theo quyết định 91/TTG . Mức vốn trung bình hiện nay tại một Tổng công ty là 3882 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với mức quy định nhưng hiện có 14/17 TCT có vốn dưới mức trung bình, có 5TCT có vốn dưới 1000 tỷ đồng. Sự thiếu hụt vốn này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa: Các DNNN trước đây hoạt động riêng lẻ, đã có sự thiếu hụt rất lớn về vốn, nay gia nhập vào các TCT thực trạng này vẫn còn tồn tại là điều dễ hiểu. Hiệu quả hoạt động chưa cao không tương xứng với tiềm năng của các Tổng công ty, tình hình tài chính không lành mạnh... Kết luận: Thực chất mô hình Tổng công ty ở Việt Nam hiện nay là những tập đoàn kinh tế ở dạng sơ khai, quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, mô hình và cơ chế quản lý chưa hoàn chỉnh.Việc hoàn thiện mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty tiến tới thành lập các tập đoàn kinh doanh là điều cần thiết. 1.1.3.2.Định hướng chung về mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam Sau hơn 8 năm hoạt động thí điểm, thời gian tuy chưa dài nhưng cũng đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty 91. Qua phân tích trên cho thấy quá trình hình thành các Tổng công ty không theo quá trình khách quan, có tính quy luật của việc hình thành các tập đoàn kinh doanh. Vì vậy, để tiến tới thành lập các tập đoàn kinh doanh ở nước ta, trước hết cần quán triệt về mô hình tập đoàn mà chúng ta định xây dựng và con đường để chuyển các Tổng công ty thành tập đoàn. Hiện nay hầu hết các tập đoàn kinh doanh trên thế giới có cấu trúc theo dạng "công ty mẹ - công ty con". Công ty mẹ có thể biểu hiện dưới hai hình thức: Thứ nhất, công ty mẹ là một công ty lớn nhất chi phối các công ty thành viên, qua đó chi phối cả tập đoàn. Thứ hai, công ty mẹ là một Ngân hàng hoặc một công ty tài chính đóng vai trò trọng tâm của cả Tập đoàn thông qua hệ thống tài chính và chi phối về vốn. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, mô hình công ty mẹ-công ty con sẽ phù hợp với nhiều Tổng công ty, mô hình này sẽ giải quyết được nhiều nhược điểm của mô hình Tổng công ty hiện nay. Mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên hình thành dựa trên quan hệ gắn kết về tài chính thay vì bằng mệnh lệnh hành chính như trước đây, tạo ra tính độc lập cao hơn cho các doanh nghiệp thành viên và sự can thiệp của Tổng công ty vào các công ty con được thực hiện một cách gián tiếp qua vai trò cổ đông của mình. Tổng công ty( công ty mẹ) đầu tư vốn vào các công ty thành viên (công ty con) và cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của các công ty con, định hướng phát triển và hoạt động của các công ty con thông qua đại diện của mình tại Hội đồng quản trị. Tổng công ty còn thực hiện việc yểm trợ hoạt động của các công ty con thông qua các công cụ mạnh của mình như : Công ty tài chính, Viện nghiên cứu , trường đào tạo chuyên ngành... Thực tế cũng cho thấy rằng mô hình thứ nhất phù hợp với thực trạng của các Tổng công ty Việt Nam hiện nay và phù hợp với trình độ phát triển cuả nền kinh tế khi mà chưa có đầy đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính tiền tệ còn chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới được thành lập. Nhiều nhà phân tích cho rằng, để xây dựng và phát triển mối quan hệ công ty mẹ-công ty con trong các Tổng công ty có thể tiến hành bằng hai con đường: Con đường thứ nhất áp dụng đối với một số Tổng công ty đã có, chuyển Tổng công ty thành công ty mẹ và chuyển một số doanh nghiệp thành viên thành công ty con. Chuyển việc giao vốn của Tổng công ty thành đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên. Quá trình này đòi hỏi phải cơ cấu lại, xác định rõ vốn của các doanh nghiệp thành viên và vốn của công ty mẹ. Ngoài ra, để xây dựng mô hình công ty mẹ-công ty con với sự đa dạng về sở hữu cần phải đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên, công ty hoá doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh việc Tổng công ty và các doanh nghiệp góp vốn đầu tư, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá ... Con đường thứ hai là bắt đầu hình thành công ty mẹ từ một doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn có tiềm lực sau đó mở rộng và phát triển nhân rộng các liên kết kinh tế mà chủ yếu là thông qua góp vốn cổ phần hoặc mua lại cổ phần ở các doanh nghiệp khác, lập doanh nghiệp liên doanh với trong và ngoài nước.Con đường này phù hợp với quy luật khách quan của việc hình thành tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, với số lượng lớn các Tổng công ty 90, 91 đã được thành lập nắm giữ phần lớn các nguồn lực của đất nước thì số lượng doanh nghiệp nhà nước đơn lẻ có tiềm lực lớn là rất hiếm. Vì vậy, con đường thứ nhất sẽ là chủ yếu. Trên đây là phác thảo chung về mô hình tập đoàn phù hợp với điều kiện của nước ta. Đây là mô hình mang tính tham khảo, không phải phù hợp với tất cả các Tổng công ty. Các Tổng công ty, với những đặc trưng khác nhau, sẽ xây dựng cho mình mô hình và con đường riêng. Trong 17 Tổng công ty 91, hiện tại, Nhà nước chỉ lựa chọn một số Tổng công ty thực sự có tiềm lực để phát triển lên thành tập đoàn (gồm Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Hàng không,...). Hiện nay, các Tổng công ty này đang xây dựng mô hình trình Chính phủ phê duyệt. Trên đây là tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới và định hướng xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Chủ trương đổi mới tổ chức các Tổng công ty, xây dựng các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam là một chủ trương đúng đắn, kịp thời. Để tiến tới thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các công ty tài chính trong Tổng công ty cũng đã được thành lập và được đánh giá là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện mô hình tập đoàn. Để minh chứng cho nhận định này, cần phải làm rõ vai trò của công ty tài chính trong mô hình tập đoàn. 1.2.Vai trò của công ty tài chính trong các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn ở Việt Nam hiện nay. 1.2.1.Công ty tài chính trong tập đoàn- Một mô hình mới. CTTC trong các tập đoàn kinh tế nói chung là một mô hình tổ chức tài chính được ưa dùng ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động như một định chế tài chính trung gian, thu xếp và sử dụng các nguồn vốn , tham gia vào các thị trường tài chính-tiền tệ để tăng cường tiềm lực tài chính phục vụ cho yêu cầu đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế trọng yếu. Lợi nhuận của các tập đoàn trên thế giới do hoạt động của CTTC của tập đoàn mang lại là khá lớn (khoảng 30-33%) thông qua hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ như : mua bán thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, tiến hành các dịch vụ đầu tư tài chính, cho vay và các dịch vụ khác mang tính chất môi giới đầu tư, tư vấn tài chính đầu tư cho toàn ngành. ở Việt Nam, Thực hiện chủ trương xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, Nhà nước khuyến khích thành lập các CTTC trong Tổng công ty Nhà nước. Điều 43, khoản 3 Luật DNNN đã ghi:" Tuỳ theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty Nhà nước có hoặc không có CTTC là doanh nghiệp thành viên". Thống đốc NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-NHNN5 ngày 12/51996 quy định điều lệ mẫu CTTC trong Tổng công ty Nhà nước, qua đó đã bước đầu làm rõ hoạt động của CTTC so với các tổ chức tín dụng khác. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới khẳng định việc thành lập CTTC trong tập đoàn sẽ giúp tập đoàn khai thác triệt để sức mạnh của mình để kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ, phát huy thế mạnh về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người. Hơn nữa, đối với nước ta-một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, nhu cầu hình thành và phát triển một thị trường vốn là cấp bách. Đồng thời với sự phát triển thị trường vốn đó thì sự hình thành các định chế trung gian là tất yếu. Vì thế, ngoài các tổ chức tài chính như : Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm thì cần thiết phải thành lập và đa dạng hoá hình thức và hoạt động của các CTTC nhằm tận dụng mọi nguồn lực tài chính trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng phát triển. Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty Nhà nước là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trường vốn nước ta. Để làm rõ hơn vị trí của CTTC trong Tổng công ty, ta sẽ so sánh mô hình này với các CTTC thông thường. CTTC thuộc Tổng công ty có tất cả các tính chất của một CTTC bình thường, là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thành lập dưới hình thức là "công ty quốc doanh hoặc công ty cổ phần, hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư". CTTC khác với Ngân hàng là không được thực hiện một số nghiệp vụ của Ngân hàng như nghiệp vụ thanh toán, nhận tiền gửi không kỳ hạn của dân cư, vay tiền của Ngân hàng trung ương, CTTC cổ phần không được phát hành cổ phiếu để tăng vốn tự có. Rõ ràng, so với Ngân hàng thì CTTC có quy mô nhỏ bé hơn và hoạt động trong lĩnh vực chuyên sâu hơn nhiều. CTTC chuyên về các nghiệp vụ trung và dài hạn hơn, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng thuê mua và linh hoạt hơn trong tín dụng trả góp và cho thuê tài chính. Hơn nữa, CTTC chuyên khai thác những thị trường cho vay nhiều rủi ro, lãi lớn mà Ngân hàng thương mại không đủ năng lực để tham gia. Bên cạnh những điểm chung đó, CTTC trong Tổng công ty còn có những điểm khác biệt lớn lao về tổ chức và nghiệp vụ so với các CTTC thông thường ở Việt Nam là: Mục tiêu ra đời và hoạt động của CTTC trong Tổng công ty là cung cấp những dịch vụ về tài chính cho Tổng công ty và các thành viên trong Tổng công ty, đặc biệt là mục tiêu huy động vốn, đầu tư tài chính và điều hoà vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của Tổng công ty. Về tổ chức, CTTC thuộc Tổng công ty là một thành viên của Tổng công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty về chiến lược phát triển, về tổ chức nhân sự. Khoản 1, điều 28 trong Quyết định 91/TTG ngày 7/3/1994 của Chính phủ ghi rõ:"CTTC là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, hoạt động theo luật pháp và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê chuẩn và theo sự điều hành của Tổng Giám đốc Tổng công ty " Về mặt nghiệp vụ, CTTC thuộc Tổng công ty có những nghiệp vụ khác là: Về nghiệp vụ uỷ thác: CTTC trong Tổng công ty thực hiện việc nhận uỷ thác của Tổng công ty (nhận uỷ thác vay vốn cho Tổng công ty, nhận uỷ thác đầu tư vào các dự án của Tổng công ty). Thông qua việc quản lý những quỹ tập trung của Tổng công ty như quỹ khấu hao cơ bản... để phân phối, điều hoà vốn trong Tổng công ty theo cơ cấu đầu tư toàn ngành. Về nghiệp vụ huy động vốn: CTTC trong Tổng công ty được phép nhận tiền gởi có kỳ hạn >1 năm của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Về nghiệp vụ sử dụng vốn: CTTC thực hiện cho vay các công ty thành viên trong Tổng công ty theo nguyên tắc có vay có trả, thực hiện chế độ lãi suất nội bộ do CTTC đề nghị và Tổng Giám đốc Tổng công ty duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị. Do có những đặc điểm khác biệt trên nên CTTC thuộc Tổng công ty có những ưu điểm và hạn chế so với các CTTC khác đó là: Thị trường và phạm vi hoạt động của CTTC bị giới hạn trong Tổng công ty. Đây là một hạn chế lớn của CTTC trong Tổng công ty. Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế của các CTTC trong Tổng công ty so với các CTTC khác. Vì thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong khi thị trường trung và dài hạn của Việt Nam đầy rủi ro, bất trắc, các CTTC khác không phát triển được nghiệp vụ trung và dài hạn, thì các CTTC có ưu thế về thị trường vì các Tổng công ty chính là thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng to lớn và ngày càng phát triển, ổn định và an toàn. Đây chính là ưu điểm mà các CTTC khác không thể có được. Mặt khác, nghiệp vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn của các thành viên trong Tổng công ty làm cho CTTC giống như một Ngân hàng nội bộ của Tổng công ty và việc quản lý các quỹ tập trung của Tổng công ty , giúp Tổng công ty có khả năng điều hoà nguồn vốn nội bộ từ thành viên này đến các thành viên khác trong Tổng công ty một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, lãi suất nội bộ giúp cho CTTC trong Tổng công ty cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho đơn vị trong ngành và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, để Tổng công ty phát triền và lớn mạnh cần thiết phải thành lập CTTC để tận dụng những ưu điểm này. Đó cũng là cơ sở của việc ra đời CTTC trong Tổng công ty. Tóm lại, qua đối chiếu so sánh với các CTTC thông thường thì vị trí của CTTC đã được xác định. Tuy nhiên, để thấy được sự cần thiết thành lập các CTTC trong Tổng công ty, chúng ta cần làm rõ vai trò của CTTC trong Tổng công ty. 1.2.2.Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn Trong các tập đoàn ngày nay, bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doành truyền thống thường có các tổ chức Tài chính-Ngân hàng, Bảo hiểm và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo. Các tổ chức Tài chính-Ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được coi trọng vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn và là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của tập đoàn. Tại sao tổ chức Tài chinh-Ngân hàng lại đóng vai trò cần thiết như vậy đối với các tập đoàn kinh doanh ngày nay? Khi nghiên cứu đặc điểm của các tập đoàn kinh doanh ngày nay chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải thành lập và phát triển tổ chức Tài chính- Ngân hàng trong các tập đoàn. Thứ nhất, việc hình thành tập đoàn xuất phát từ nguyên nhân khách quan nhằm khắc phục sự hạn chế về vốn của từng thành viên cá biệt. Trong tập đoàn việc huy động vốn từ các công ty thành viên để đầu tư một cách tập trung vào các công ty, các dự án có hiệu quả kinh tế cao khắc phục tình trạng phân tán vốn chính là cơ sở cho việc thành lập công ty tài chính. Vì thế, Sự ra đời công ty tài chính sẽ tổng hợp sức mạnh tài chính của mọi thành viên trong tập đoàn, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ hai, xu hướng của các tập đoàn ngày nay là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Do phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với các quan hệ liên kết kinh tế dọc, ngang và liên kết kinh tế hỗn hợp dọc ngang rất phức tạp đòi hỏi phải có sự chuyên môn hoá và hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. Các công ty tài chính ( ngân hàng) được thành lập nhằm thực hiện chức năng chuyên môn hoá trong quản lý tài chính do đó nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn, tối đa hoá lợi nhuận. Mặt khác trong các tập đoàn kinh doanh, quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con là dựa trên mối quan hệ sở hữu, trong đó công ty mẹ đóng vai trò chi phối, kiểm soát công ty con về chiến lược và tài chính. Bên cạnh đó, công ty mẹ sẽ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn. Quan hệ tín dụng này thường được thực hiện thông qua công ty tài chính. Công ty tài chính đảm bảo cho các công ty thành viên vay vốn với lãi suất ưu đãi trong nội bộ tập đoàn. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện hình thành những tập đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính: Công ty tài chính là công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối của các công ty con. Trong trường hợp này, công ty tài chính đóng vai trò chi phối cả tập đoàn. Riêng đối với Việt Nam, việc thành lập các công ty tài chính trong các Tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh là rất cần thiết, nó bắt nguồn từ yêu cầu và điều kiện thực tế chứ không mang tính chủ quan, duy ý chí. Phân tích các điều kiện thực tế của Việt nam và của các Tổng công ty có thể thấy rõ điều này. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh mạnh mẽ, TCT Nhà nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các tập đoàn lớn trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi các TCT phải thay đổi cơ cấu tổ chức, các quan hệ tài chính...Vì thế, việc ra đời CTTC trong Tổng công ty là thích hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, là một giải pháp gắn kết kinh tế giữa các công ty thành viên, nhằm tận dụng sức mạnh về vốn và các mối quan hệ với nước ngoài của mỗi Tổng công ty mà CTTC sẽ là chất xúc tác đẩy mạnh sự phát triển công nghiêp, thông qua tư vấn và quan hệ để mở rộng xuất nhập khẩu, đồng thời nó còn tìm kiếm các đề án tài trợ với điều kiện có lợi nhất cho Tổng công ty. Ngoài ra, Cơ chế kinh tế mới đòi hỏi các TCT phải chủ động về tài chính và các hoạt động kinh doanh... CTTC trong Tổng công ty Nhà nước được thành lập nhằm tạo những bước biến đổi về chất cho các Tổng công ty trong việc tìm kiếm khơi thông các nguồn vốn trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá trong quản lý vốn, quản lý danh mục đầu tư... nâng cao sức cạnh tranh của các Tổng công ty-là yếu tố rất cần thiết đối với các DNNN Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong tương lai, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, CTTC với trình độ chuyên môn của mình, sẽ là đại diện cho TCT, các công ty thành viên tham gia thị trường chứng khoán với vai trò là một nhà môi giới chứng khoán. Qua phân tích trên, ta thấy ba chức năng quan trọng của công ty tài chính trong tập đoàn là: Huy động vốn, đầu tư tài chính và điều hoà vốn. 1.2.2.1. Vai trò Huy động vốn Trên thế giới các doanh nghiệp cá biệt có thể tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình trực tiếp trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. ở nước ta hiện nay, thị trường tài chính chưa phát triển, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn sơ khai, do đó việc huy động nguồn vốn trực tiếp trên thị trường bị hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn từ các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại. Thực tế, các nguồn này không đáp ứng đủ nhu cầu vốn phát triển của các tập đoàn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Trong điều kiện như vậy, các tổ chức tài chính của tập đoàn có những lợi thế nhất định trong việc tìm kiếm các nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp thành viên và các dự án của tập đoàn. Công ty tài chính sẽ là tổ chức đại diện cho tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên huy động đồng bộ các nguồn vốn trong nội bộ tập đoàn, trong dân chúng thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu với mục đích đầu tư vào các dự án có chiều sâu, đổi mới thiết bị sản xuất, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất của các công ty thành viên. Với vị thế của mình, công ty tài chính còn có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng để cung cấp cho các công ty thành viên, các dự án của tập đoàn. Ngoài ra, các tổ chức tài chính trong tập đoàn còn là kênh dẫn các nguồn vốn đầu tư quốc tế cho các dự án đầu tư của tập đoàn và của các công ty thành viên. Với trình độ chuyên môn cao và uy tín cuả mình, các tổ chức tài chính của tập đoàn sẽ tư vấn cho các đối tác bên ngoài đầu tư vào tập đoàn. Nó chính là " cầu nối" giữa tập đoàn và các nhà đầu tư nước ngoài, giúp các nhà đầu tư nước ngoài "sẵn sàng" đầu tư vốn vào các lĩnh vực của tập đoàn. Và khi đó tổ chức tài chính trở thành người quản lý vốn đầu tư cho các đối tác nước ngoài một cách hữu hiệu nhờ vào lợi thế hiểu biết rõ về tập đoàn... 1.2.2.2.Vai trò đầu tư tài chính Các tổ chức tài chính như công ty tài chính, ngân hàng trong tập đoàn hoạt động vô cùng năng động, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính được coi là một hoạt động " sôi động" nhất của các công ty tài chính trong tập đoàn. Công ty tài chính trong tập đoàn là một mắt xích quan trọng để gắn kết, hợp tác giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, với thị trường tài chính tiền tệ. Bởi vì công ty tài chính trong tập đoàn ra đời không phải vì mục tiêu chủ yếu là để tăng thêm một dịch vụ, một sản phẩm, để kinh doanh thêm về tín dụng, vay và cho vay cạnh tranh với Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng mà một trong những mục tiêu chính của việc ra đời của công ty tài chính trong Tổng công ty là thực hiện chức năng đầu tư tài chính cho Tổng công ty nhằm phát triển tiềm lực, thế mạnh của tập đoàn, từ đó đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong tập đoàn. Thực hiện thành công chức năng này, công ty tài chính trong tập đoàn đã thực hiện thành công việc "xã hội hoá" việc đầu tư vào Tổng công ty, qua đó vốn của mọi ngành, mọi người có thể được đầu tư vào Tổng công ty Nhà nước, khu vực mà từ trước tới nay vẫn bị coi là độc quyền của Nhà nước. Hơn thế nữa, việc phát huy nội lực để đầu tư vào Tổng công ty sẽ được khai thác triệt để. Một mặt ưu thế nữa của hoạt động đầu tư tài chính cho Tổng công ty cuả công ty tài chính là nó sẽ góp phần cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, bằng việc tạo ra hàng hoá có giá trị cho thị trường này, bởi lẽ cổ phiếu của các Tổng công ty mạnh chắc chắn sẽ có tính hấp dẫn cao. 1.2.2.3.Vai trò điều hoà vốn "Điều hoà vốn" có thể được hiểu là toàn bộ những hoạt động nhằm phân bổ nguồn vốn giữa các bộ phận trong một tổng thể để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, có hiệu quả.Các công ty tài chính hoặc Ngân hàng trong tập đoàn với hoạt động năng động trên thị trường tài chính và tiềm lực tài chính mạnh... Cần nhận thức đúng đắn thực chất của cơ chế điều hoà vốn trong nội bộ tập đoàn. Cơ chế điều hoà vốn không có nghĩa là chuyển vốn một cách hành chính đơn thuần từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà bao gồm hệ thống quan hệ tài chính dựa trên hoạt động tín dụng thực sự. Cơ chế lãi suất hợp lý và những lợi ích chiến lược lâu dài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ bền vững của tập đoàn. Trong tập đoàn, tại một khoảng thời gian nhất định, có những doanh nghiệp thiếu vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệp khác lại có vốn"nhàn rỗi"(tức là có vốn mà chưa có nhu cầu đầu tư. Công ty tài chính đóng vai trò là trung gian tài chính trong cơ chế điều hoà vốn của tập đoàn. Công ty tài chính huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị để hình thành một nguồn vốn tập trung và ổn định hơn. Đây là chức năng đặc biệt chỉ có ở CTTC Việt Nam. CTTC thay Tổng công ty điều hoà vốn: Tổng công ty giao cho CTTC quản lý các quỹ tập trung của Tổng công ty; quản lý vốn của Tổng công ty đầu tư vào các doanh ngiệp thành viên , các dự án, thực hiện huy động vốn và cho vay các doanh nghiệp thành viên theo chính sách, quy định của Tổng công ty và thông qua các hoạt động đó chi phối, điều hoà nguồn vốn toàn Tổng công ty một cách hiệu quả hơn. Có thể nhận thấy rằng, cơ chế điều hoà vốn thông qua công ty tài chính cần phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của Tổng công ty cũng như của các doanh nghiệp thành viên. Không nên để các quỹ chuyên dùng này trở thành một nguồn vốn "chết" mà cần thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào công ty tài chính để cho vay. Ba vai trò trên của CTTC có quan hệ tương hỗ nhau, để thực hiện tốt bất kỳ một vai trò nào thì đòi hỏi phải thực hiện tốt hai vai trò kia. Vai trò của CTTC trong tập đoàn là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tập đoàn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thành lập công ty tài chính trong các Tổng công ty ở Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức, việc xây dựng và vận hành Công ty Tài chính chắc chắn sẽ còn những điều bất cập, gây khó khăn cho các nhà hoạch định trong việc đưa ra các chính sách và mô hình hoạt động cụ thể. Vì vậy, cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của loại hình tổ chức tài chính này. 1.3.Điều kiện phát triển các công ty tài chính trong Tổng công ty. 1.3.1.Điều kiện về môi trường vĩ mô Công ty tài chính được xác định rõ trong thị trường vốn, nó là một thành phần tham gia vào chu trình vòng quay của vốn và nó chịu tác động của môi trường kinh tế và môi trường luật pháp của mỗi quốc gia. Về môi trường kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế đất nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các định chế tài chính nói chung và Công ty tài chính nói riêng. Khi nền kinh tế suy thoái, các công ty thường thu hẹp sản xuất nhu cầu vay vốn thường cũng hạn chế, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn với chức năng trung gian về vốn cho các đơn vị thành viên; ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, tích luỹ lớn. Khi đó, đòi hỏi công ty tài chính cũng phải tăng cường hoạt động của mình để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó. Mặt khác, Mức độ phát triển của thị trường tài chính tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự phát triển của các tổ chức tài chính. Thực tế, ở các nước có thị trường tài chính tiền tệ phát triển ở bậc cao thì khả năng chi phối về tài chính của các công ty tài chính trong tập đoàn là rất lớn. Các công ty này chủ yếu hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ, kinh doanh các công cụ tài chính, quản lý các danh mục đầu tư...để tăng tìêm lực tài chính cho mình, sau đó, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nó kiểm soát chi phối hoạt động tài chính trong tập đoàn. Vì thế, các tập đoàn thường thực hiện huy động vốn, điều hoà vốn thông qua công ty tài chính. Hơn nữa, trong thị trường tài chính tiền tệ phát triển, các công cụ tài chính phát triển đa dạng, vì thế, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức phù hợp hoạt động và khả năng tài chính của họ. Như vậy, hoàn thiện phát triển mô hình công ty tài chính không thể tách rời việc tạo lập và phát triển nền kinh tế, phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn, đa dạng hóa các công cụ tài chính và cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật tạo điều kiện để áp dụng có hiệu quả các công cụ đó. Về môi trường pháp lý (Cơ chế, chính sách của Nhà nước): Hoạt động của mọi thành phần kinh tế, trong đó có công ty tài chính phụ thuộc vào Cơ chế, chính sách của Nhà nước, mà trong đó Nhà nước quy định phạm vi hoạt động, quyền và lợi ích của từng thành phần kinh tế. Các chính sách được cụ thể hoá bằng các văn bản, pháp luật nghị định, thông tư của chính phủ, các Bộ ngành liên quan. Trong các quy định của Nhà nước thì các quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cacS tập đoàn nói chung và công ty tài chính trong tập đoàn nói riêng. Các quy định này có thể tạo môi trường hoạt động thông thoáng nhưng cũng có thể gây cản trở đối với hoạt động của công ty tài chính. Ngoài ra, với những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ hay ưu tiên thì hoạt động của CTTC cũng có thuận lợi. Ngoài ra, sự phát triển của công ty tài chính còn chịu tác động của môi trường chính trị- xã hội trong nước. Chính trị vững mạnh, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Khi đó, Công tài chính trong Tổng công ty, với chức năng là đầu mối thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển hoạt động của mình và từ đó làm lợi cho tập đoàn... 1.3.2.Điều kiện về môi trường vi mô Chiến lược phát triển của tập đoàn Sự phát triển của công ty tài chính trong tập đoàn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển của tập đoàn.Trong các thời kỳ khác nhau tập đoàn có các chiến lược kinh doanh khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Chiến lược phát triển của tập đoàn bao gồm nhiều nội dung trong đó chiến lược đầu tư tài chính của tập đoàn có tác động quyết định đến sự phát triển của công ty tài chính trong tập đoàn. Công ty tài chính trong tập đoàn với chức năng chuyên môn hoá trong hoạt động tài chính trong tập đoàn, thực hiện đầu tư tài chính cho các dự án của tập đoàn sẽ trực tiếp hay gián tiếp chịu sự chi phối đặc biệt của các chiến lược phát triển của tập đoàn. Một chiến lược đầu tư có kế hoạch và hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cho công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ của mình. Cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn Cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp được hiểu là "một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiêp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định". Hoạt động tài chính của doanh nghiệp các nội dung như: hoạt động huy động vốn, hoạt động quản lý tài sản(sử dụng vốn), hoạt động phân phối lợi nhuận và hoạt động kiểm soát tài chính. Do đó, cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hàng loạt vấn đề khác nhau: Cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý tài sản, cơ chế phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính. Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các doanh nghiệp có quan hệ liên kết kinh tế với nhau. Về mặt bản chất, tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một doanh nghiệp(kinh doanh để sinh lợi), vừa mang đặc trưng của hiệp hội kinh tế(phục vụ lợi ích chung của các thành viên). Vì thế nội dung của cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn có thể liên hệ từ nội dung cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Hơn nữa nó còn mang những đặc trưng riêng có của tập đoàn: đó là cơ chế kiểm soát tài chính giữa các doanh nghiệp thành viên, cơ chế kiểm soát tài chính của công ty mẹ đối với công ty con. Tác động của từng cơ chế cụ thể sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác nhau của công ty tài chính. Về cơ chế huy động vốn trong tập đoàn, ở đây muốn nhấn mạnh về cơ chế huy động nguồn vốn nội bộ từ các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn: Tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn vốn của các tập đoàn kinh doanh được áp dụng phổ biến, có ưu điểm phát huy được nguồn lực của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài nhất là khi có biến động thị trường tài chính. Khai thác nguồn vốn nội bộ bao hàm sự lưu chuyển vốn giữa các đơn vị thành viên của tập đoàn, hoặc giữa công ty mẹ và các công ty thành viên dưới hình thức như: tín dụng nội bộ, trao đổi các tài sản...Cơ chế huy động vốn trong tập đoàn sẽ quy định các cách thức huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên, lãi suất nội bộ,...do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn với chức năng là trung gian huy động vốn và cho vay. Hơn nữa, Lãi suất nội bộ là một yếu tố rất nhạy cảm, tác động đến vai trò của công ty tài chính trong hoạt động cho vay, quyết định khả năng cạnh tranh của công ty tài chính trong tập đoàn đối với các tổ chức tín dụng khác bên ngoài. Các doanh nghiệp thành viên không nhất thiết bắt buộc phải vay qua công ty tài chính trong tập đoàn. Họ sẽ tìm kiềm nguồn vốn nào có lợi nhất cho họ với chi phí thấp nhất. Lợi thế của công ty tài chính trong tập đoàn là thời gian thẩm định dự án của các doanh nghiệp thành viên ngắn hơn các tổ chức tín dụng khác cộng với một lãi suất nội bộ hợp lý mới hấp dẫn được các doanh nghiệp vay vốn của công ty tài chính. Về cơ chế quản lý tài sản, ở đây muốn nhấn mạnh đến cơ chế kiểm soát và đầu tư vốn bên trong tập đoàn: Trong đó, Hội đồng quản trị của Tổng công ty có quyền đề ra biện pháp lớn về quản lý TSCĐ, cách thức điều chuyển tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên. Khi tập đoàn sử dụng công ty tài chính làm công cụ điều hành hoạt động quản lý tài sản trong tập đoàn thì rõ ràng cơ chế do Hội đồng quản trị đề ra sẽ chi phối công ty tài chính trong hoạt động này. Về cơ chế phân phối lợi nhuận, Cơ chế Phân phối lợi nhuận sẽ quyết định việc hình thành các quỹ chuyên dùng (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng trợ cấp việc làm) như thế nào và phương thức sử dụng các quỹ này. Trong đó, cũng quy định việc công ty tài chính có được quản lý các quỹ này hay không và mức độ chi phối của công ty tài chính. Nếu cơ chế của tập đoàn cho phép công ty tài chính được quản lý điều hành quỹ này thì sẽ có tác dụng tăng vốn của công ty và tăng sự chi phối của công ty đối với các đơn vị thành viên và cả tập đoàn. Về cơ chế kiểm soát tài chính: Mức độ sở hữu quyết định mức độ và tính chất chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Thông thường người ta dựa trên tỷ lệ phần trăm cổ phần mà công ty mẹ sở hữu trong các công ty con để phân loại doanh nghiệp thành viên của tập đoàn. Đối với các tập đoàn có công ty tài chính là công ty mẹ, nếu mức độ sở hữu của công ty tài chính trong công ty con càng lớn thì sự kiểm soát về tài chính của công ty tài chính là rất lớn. Khả năng tài chính của tập đoàn Một tập đoàn không có tiềm lực về tài chính thì không thể duy trì khả năng kinh doanh chứ chưa nói đến việc điều động các nguồn vốn như thế nào. Doanh nghiệp thành viên trong tình trạng thiếu vốn thì không thể có vốn nhàn rỗi để cho các doanh nghiệp khác vay, ngược lại, các doanh nghiệp khác không có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh thì họ cũng không có nhu cầu vay vốn. Công ty tài chính trong một tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ hoạt động tốt hơn và khả năng cạnh tranh lớn hơn vì thông thường mọi nguồn lực tài chính của tập đoàn đều được tập trung về một đầu mối là công ty tài chính. Kết luận chương 1: Công ty tài chính là tổ chức không thể thiếu trong các tập đoàn kinh doanh. Vai trò của nó trong tập đoàn ngày càng quan trọng và để phát huy được vai trò to lớn đó thì cần có các điều kiện cả về môi trường vĩ mô và vi mô. Nhận thức được vai trò hết sức cần thiết của công ty tài chính trong tập đoàn, Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích thành lập các công ty tài chính trực thuộc Tổng công ty 91 là mô hình thí điểm để thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. Trong phần sau sẽ tiếp tục nghiên cứu về một trong năm công ty tài chính như vậy. Chương 2: Thực trạng vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông hiện nay. 2.1.Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 2.1.1.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VNPT Tổng công ty Bưu chính Viễn thông( Vietnam posts and telecommunications corporation-VNPT) là một Tổng công ty thuộc doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Quyết định 249/TTG ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 51/CP ngày 1/8/1995 của Chính phủ có các thành viên là các đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ về Bưu chính Viễn thông theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông, khảo sát thiết kế xây dựng các công trình Bưu chính Viễn thông, xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị Bưu chính Viễn thông, tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và đào tạo công nhân, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Bưu điện và xã hội. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong số những Tổng công ty đặc biệt, hoạt động theo hình thức tập đoàn kinh doanh , hiện nay có 103 đơn vị thành viên. Trong đó: -Khối hạch toán phụ thuộc gồm 67 đơn vị ( Các bưu điện tỉnh, thành phố, Công ty Viễn thông liên tỉnh, Công ty Viễn thông quốc tế, công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế, Công ty điện toán và truyền số liệu, Công ty điện thoại di động); -Khối hạch toán độc lập (công nghiệp, xây lắp và cung tiêu) gồm 17 đơn vị; -Khối sự nghiệp( Học viện, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo, các trường công nhân, bệnh viện và các trung tâm điều dưỡng) gồm có 11 đơn vị. -8 công ty liên doanh -16 công ty cổ phần ( xem sơ đồ tổ chức) Sơ đồ tổ chức của VNPT Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các đơn vị hạch toán độc lập Các đơn vị sự nghiệp Công ty liên doanh Công ty cổ phần Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng Giám đốc Các đơn vị thành viên Đặc trưng của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là hoạt động vừa mang tính sản xuất kinh doanh,vừa mang tính phục vụ, tiến hành hạch toán kinh tế. Lấy phục vụ chính trị và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho toàn xã hội làm nhiệm vụ trọng tâm và coi hoạt động sản xuất kinh doanh là quan trọng. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ. Tức là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam vừa sản xuất kinh doanh, vừa hoạt động công ích. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Phạm vi hoạt động trải rộng khắp địa phận và lãnh hải của Việt Nam, ở đâu có nhân dân, có nhu cầu phục vụ thông tin liên lạc thì ở đó có Bưu điện phục vụ. Từ những nơi phố phường đông đúc đến những hẻo lánh xa xôi, nơi biên giới hải đảo đều có mặt người công nhân Bưu điện, cho dù kinh doanh ở đó có lãi hay không. Hoạt động Bưu điện liên tục, đảm bảo thông tin liênlạc 24/24 giờ và trong bất kỳ tình huống nào. Một đặc trưng quan trọng của ngành Bưu điện là một ngành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế của quốc gia, đòi hỏi phát triển nhanh, đi trước, phục vụ cho quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội phát triển, góp phần giữ gìn an ninh, quốc phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Xu hướng phát triển trên thế giới ngày nay cho thấy Viễn thông là một ngành có tốc độ phát triển nhanh, các kỹ thuật luôn được thay đôỉ. Đó cũng là một đặc điểm rất quan trọng đòi hỏi ngành Bưu chính Viễn thông luôn phải đổi mới để phát triển. Những năm qua nhận thức đầy đủ được điều đó, VNPT đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và đã thu được những kết quả đáng tự hào. 2.1.2.Những thành tựu đạt được: Những năm qua, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới căn bản và toàn diện từ mạng lưới kỹ thuật analog lạc hậu sang kỹ thuật số hiện đại, phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đi đôi với mạng lưới Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng quan tâm thích đáng đến phát triển công nghiệp thông tin và tin học. Đã tạo dựng được nền công nghiệp thông tin tương đối mạnh, sản xuất thiết bị Bưu chính Viễn thông là chính, kết hợp sản xuất thiết bị điện tử. Quán triệt đường lối chỉ đạo của Đảng:”Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”, VNPT đã dùng nhiều biện pháp huy động vốn, tự lực tìm mọi nguồn vốn. Liên doanh trở thành biện pháp cần thiết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó, thực hiện chuyển giao công nghệ để tạo dựng mạng lưới Bưu chính Viễn thông hiện đại, cập nhật được với công nghệ của các nước trong khu vực và quốc tế, các loại dịch vụ đạt trình độ của các nước phát triển. Nhờ đó, mạng lưới Bưu chính Viễn thông hiện nay đã phát triển theo hướng số hoá, hiện đại hoá đồng bộ: Thông tin quốc tế hình thành 3 cửa ngõ đi quốc tế: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với các trạm mặt đất thông tin vệ tinh, các trạm thuộc hệ thống Intersat và hệ thống Intersputnik với trên 5000 kênh liên lạc với hầu hết các nước trên thế giới. Mạng nội hạt và liên tỉnh phát triển mạnh, 100% số tỉnh và 100% số huyện có tổng đài điện tử tự động, kỹ thuật số vơi dung lượng gần hai triệu số. Hệ thống chuyển mạch được kết nối bằng các tuyến truyền dẫn liên tỉnh với các tuyến cáp quang, viba băng rộng...tạo thành xa lộ thông tin trên tuyến trục bắc nam đáp ứng yêu cầu thông tin cho toàn xã hội, phát thanh, truyền hình, quốc phòng an ninh quốc gia và các ngành kinh tế khác. Mạng lưới Bưu chính phát triển rộng khắp. Đã có hơn 3000 bưu cục trong cả nước với nhiều loại hình dịch vụ mang lại giá trị cao. Công nghiệp thông tin với công nghệ hiện đại phát triển với mức tăng trưởng hàng năm khá, trên mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước. Đã cung cấp được 70% nhu cầu trang thiết bị Bưu chính Viễn thông cho mạng lưới, tiến dần tới tự trang trải và có sản phẩm xuất khẩu. Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam còn chú trọng đổi mới tổ chức. Hình thành ban chỉ đạo tăng tốc, là tổ chức mang tính tư vấn, để hoạch định chiến lược phát triển, làm tiền đề cho chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty. Thành lập các ban mới: Ban đầu tư phát triển; ban giá cước tiếp thị để làm đầu mối chăm lo toàn bộ khâu phát triển mới, nghiên cứu thị trường và chăm lo cho khách hàng. Nhờ đổi mới tư duy, chọn hướng đi đúng đắn, bươc đi phù hợp và linh hoạt; quyết tâm tiến thẳng vào công nghệ hiện đại tiên tiến, tận dụng được nguồn lực, biết phát huy hiệu quả đồng vốn trong sản xuất, nên những năm qua, VNPT đã có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, càng đầu tư thì kết quả đạt được càng cao, đặc biệt là trong giai đoạn tăng tốc từ 1996-2000.. Chỉ tiêu doanh thu đựơc thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: triệu đồng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Doanh số 3.248.000 4.325.174 5.955.673 9.985.600 13.067.000 15.294.000 18.600.000 Năm 1999, Nếu xếp trong tổng số các Tổng công ty 91,VNPT đứng thứ tư về doanh thu (sau Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực); đứng thứ hai về giá trị lợi nhuận và tổng nộp ngân sách (sau Tổng công ty Dầu khí) Năm 2001, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, năm đầu tiên Tổng công ty thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới, công nghệ thông tin trên thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh, thị trường Bưu chính Viễn thông bắt đầu trở nên sôi động, kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và suy giảm kinh tế thế giới; cũng như hậu quả của thiên tai, lũ lụt xảy ra trên diện rộng. Cán bộ công nhân viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã vượt lên những khó khăn, đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2001 với các chỉ tiêu đã đạt được như: tổng số thuê bao điện thoại trên mạng là 4.430.000 tăng 34% so với năm 2000, đạt mật độ điện thoại 5,44 máy/100 dân, thuê bao internet đạt 93.725 tăng 54%, doanh thu đạt 15.294 tỷ đồng, tăng 21,9% so với năm 2000. Những kết quả trên đã tao tiền đề triển khai kế hoạch năm 2002 và kế hoạch phát triển đến 2010, tạo điều kiện từng bước đổi mới tổ chức quản lý theo hướng xây dựng Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh tế. 2.1.3.Cơ hội và thách thức Khi nhân loại bước sang thiên niên thứ kỷ thứ 3, thời đại của xã hội thông tin thì ngành Bưu chính Viễn thông hội tụ với điện tử, tin học và truyền thông quảng bá đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng do nền kinh tế đang trong đà phát triển đang đặt VNPT trước nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ đang ngày càng gia tăng. Hợp đồng thương mại Việt Mỹ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 và được đưa vào thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng trong việc thâm nhập thị trường Mỹ cũng như mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ. Tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước tự đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của mình. Cơ hội rất lớn nhưng cũng không ít thách thức. Quá trình hội nhập, cạnh tranh và những tác động quốc tế cũng có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của VNPT. Sự tham gia của các nhà cung cấp dịch mới trong nước, các công ty khai thác nước ngoài đặt tại VNPT trước nhiều sức ép về cạnh tranh, về chất lượng dịch vụ. Môi trường kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông đang chuyển từ độc quyền công ty sang giai đoạn hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Giá thành sản phẩm Bưu điện còn cao là điều mà xã hội quan tâm, mặc dầu trong các năm vừa qua ngành Bưu điện đã có nhiều đợt giảm gía quan trọng, đó là giảm giá cước quốc tế và giá dịch vụ Internet. Vấn đề cạnh tranh về giá cũng là một thách thức đối với VNPT. Qua phân tích trên đã cho thấy một bức tranh khá tổng quát về ngành Bưu chính Viễn thông. Để tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức đó, VNPT đã có những giải pháp kịp thời về thị trường, tài chính, khoa học, công nghệ...Đặc biệt VNPT đã thành lập công ty tài chính Bưu điện, công ty tiết kiệm Bưu điện, và công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là những công cụ tài chính quan trọng phục vụ đắc lực cho tiến trình thành lập tập đoàn kinh tế. Phần sau sẽ nghiên cứu sự cần thiết thành lập và thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện- một trong những công cụ quan trọng đó của VNPT. 2.2.Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện. 2.2.1.Giới thiệu tổng quan về PTF Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được đánh giá là một Tổng công ty mạnh về tiềm lực kinh tế với tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, trước những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt, VNPT không tránh khỏi những khó khăn. Điều đó đòi hỏi cần phải hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ mới về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phục vụ.Thực hiện chiến lược"Bưu chính Viễn thông giai đoạn đến năm 2010, VNPT được giao nhiệm vụ rất nặng nề, đảm bảo mục tiêu đưa mật độ điện thoại nước ta lên 3,5 máy/100 dân vào năm 2000 và 10 máy/100 dân vào năm 2010 với mạng Viễn thông phải đảm bảo cập nhật công nghệ tiên tiến, có dung lượng lớn, tốc độ cao trên cơ sở công nghệ thông tin đồng bộ. Để đạt được mục tiêu đó, tổng số vốn cần thiết để đầu tư vào giai đoạn 2000-2010 là rất lớn khoảng 70000-750000 đồng, trong đó dự kiến huy động vốn nước ngoài khoảng 17%-20%. Vì vậy,VNPT phải có chiến lược rõ ràng trong củng cố sức mạnh về tài chính cũng như cần có sự tăng cường về năng lực huy động vốn của mình. Sự ra đời một trung gian tài chính giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa Tổng công ty và các chủ thể khác trên thị trường với chức năng chính là phục vụ nhu cầu vốn của nội bộ TCT và sau đó có thể mở rộng hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ là điều thiết yếu. Hơn nữa, nhằm mục tiêu tiến tới phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế, công ty tài chính Bưu điện đã được thành lập nhằm hoàn thiện hoá mô hình tập đoàn kinh tế. Công ty tài chính Bưu điện( tên tiếng Anh là Post and Telecommunication Finance Company, tên viết tắt là PTF) được thành lập theo quyết định 415/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 8 tháng 7 năm 1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và được cấp giấy phép hoạt động theo quyết định số 340/1998/QĐ-NHNN5 ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là một đơn vị thành viên 100% vốn của Tổng công ty, hạch toán độc lập, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chịu sự quản lý của Tổng công ty về vốn, chiến lược phát triển và tổ chức nhân sự, thuộc khối hạch toán độc lập trong mô hình sau: Tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam Các liên doanh và công ty cổ phần Các đơn vị hành chính sư nghiệp Khối hạch toán độc lập Khối hạch toán phụ thuộc Mặt khác, công ty tài chính Bưu điện là một tổ chức tín dụng hoạt động theo luật tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ. Như vậy công ty tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam và Ngân hàng nhà nước Việt nam. ngân hàng nhà nước việt nam Tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam công ty tài chính bưu điện PTF ra đời đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển Tổng công ty nói riêng và thị trường tài chính nói chung. PTF ra đời nhằm thực hiện việc huy động vốn để cho vay phục nhu cầu vốn của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp mà Tổng công ty có góp vốn và các doanh nghiệp khác thông qua hình thức vay tín dụng ưu đaĩ của Chính phủ, tín dụng thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và phát hành chứng từ có giá theo quy định của pháp luật; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội Tổng công ty và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật mà Tổng công ty kinh doanh. Ngoài ra, Công ty Tài chính được phép thực hiện một số dịch vụ khác trong lĩnh vực tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật. Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, ngay từ đầu, Công ty đã xác định 5 mục tiêu chiến lược của mình là : -Xây dựng hoàn thiện tổ chức để đảm bảo cho Công ty có thể thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ. Đây cũng là bước đi đầu tiên, căn bản. -Tạo dựng một công ty bền vững, ổn định và phát triển lâu dài có nguồn nhân lực với yêu cầu chuẩn mực cao, thích ứng với tốc độ đổi mới và phát triển. -Hình thành hệ thống thể chế và quy trình tác nghiệp thống nhất, có chất lượng cao. -Phát triển công ty trở thành công cụ tài chính quan trọng của Tổng công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh về thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ cho Tổng công ty. -Tích luỹ vốn, tối đa hoá lợi nhuận. Công ty khai trương ngày25 tháng 11 năm 1998, nhưng chính thức triển khai hoạt động vào đầu năm 1999. Trong giai đoạn đầu, đặc biệt là năm 1999, công ty tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược, tổ chức bộ máy, đào tạo, xây dựng quy chế quản lý điều hành, xây dựng các quy trình nghiệp vụ, hiểu và làm rõ các vấn đề về luật pháp có liên quan. Đây là bước đi đầu tiên, căn bản. Tuy nhiên, vì mới đi vào hoạt động nên Công ty luôn phải thay đổi chiến lược hoạt động của mình cho phù hợp do đó trong mấy năm qua cơ cấu tổ chức của công ty đã được thay đổi nhiều lần. Hiện nay, mô hình tổ chức của công ty được kết cấu như sau: giám đốc phó giám đốc 2 phó giám đốc 1 phòng tổ chưc lao động phòng đầu tư ch.khoán phòng nghiên cứu thị trường tổ tổng hợp-kiểm soát phòng tin học thống kê phòng hành chính lễ tân tổ thẩm định du án đầu tư phòng tín dụng phong kế toán ngân quỹ chi nhánh tp hà nội chi nhánh tp hồ chí minh Trong đó, Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc; 9 phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau: -Phòng kế toán-Ngân quỹ: Thực hiện công tác kế toán và điều hành vốn, kinh doanh tiền tệ. -Phòng Tín dụng: Thực hiện huy động vốn và đầu tư bằng cho vay tín dụng -Phòng Đầu tư chứng khoán: Thực hiện huy động vốn bằng phát hành, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu tư, làm trung gian đầu tư, tham gia góp vốn, quản lý đầu tư và tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. -Phòng Nghiên cứu thị trường: Thực hiện nghiên cứu chiến lược thị trường về dịch vụ tài chính tiền tệ, thực hiện tư vấn quản lý tài chính, quản lý tài sản. -Phòng tin học-thống kê: Hỗ trợ kinh doanh bằng hệ thống tin học và hệ thống số liệu thống kê. -Phòng tổ chức lao động: Thực hiện các công tác liên quan đến tổ chức và người lao động. -Phòng hành chính-lễ tân: Chăm lo các điều kiện của công ty. -Tổ thẩm định dự án đầu tư:Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, thẩm tra báo cáo quyết toán đầu tư, thẩm tra phê duyệt quyết toán. -Tổ tổng hợp -kiểm soát: Đảm bảo sự chỉ đạo của, điều hành của Ban Giám đốc đối với mọi hoạt động của công ty, phối hợp với các bộ phận khác trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, công ty đã chuẩn bị nguồn nhân lực với khả năng từng bước đảm nhận các công việc. Cho đến nay, công ty có tất cả 65 nhân viên với trình độ cao chuyên môn cao, trong đó có 5 tiến sĩ kinh tế, 8 thạc sĩ kinh tế, 52 cán bộ chính qui chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật; 5 cán bộ đã có bằng kinh doanh chứng khoán. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức, Công ty đã triển khai các hoạt động và đã thu được những kết quả đáng kể. Vấn đề này sẽ được phân tích trong các phần sau. 2.2.2.Các hoạt động của PTF. 2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn : Đây là một trong những nghiệp vụ truyền thống của các TCTD. Tuy nhiên, là công ty tài chính trong Tổng công ty, PTF có chức năng như là một công cụ thương mại về vốn của Tổng công ty, hoạt động huy động vốn của PTF chủ yếu là để tạo nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư của VNPT. Theo quy định, hiện tại, PTF đựơc huy động vốn bằng các hình thức như: Vay tín dụng ưu đãi Chính phủ; vay tín dụng thương mại; phát hành tín phiếu, trái phiếu; nhận tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm của TCT, các đơn vị trong ngành, các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật; nhận uỷ thác đầu tư hoặc đồng tài trợ. Tuy PTF được huy động vốn dưới nhiều hình thức như trên nhưng trong thực tế hoạt động mấy năm qua, PTF chủ yếu thực hiện huy động vốn bằng hình thức đồng tài trợ hoặc nhận uỷ thác đầu tư của Ngân hàng do khó khăn về đầu ra của PTF và một số vướng mắc khiến các hình thức khác chưa thể thực hiện được. Cụ thể về các hình thức huy động vốn như sau: -Về nguồn vốn nhận uỷ thác: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn huy động được vì nó có nhiều ưu điểm.Ưu điểm của hình thức này là khắc phục được hạn chế về hạn mức cho vay đối với một khách hàng của PTF. Ngoài ra, việc nhận uỷ thác đầu tư của Ngân hàng có lợi hơn so với việc Công ty tài chính vay trực tiếp từ các Ngân hàng vì với hình thức này, PTF đã giảm được chi phí vay vốn. PTF có thị trường đầu tư, các tổ chức tín dụng có vốn hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi, thông qua các hợp đồng uỷ thác trong đó các tổ chức tín dụng giao vốn cho PTF để đầu tư vào các dự án của VNPT, ngược lại, PTF sẽ trả lãi cho các tổ chức tín dụng theo hợp đồng ký kết- gọi là phí uỷ thác. Trong quan hệ này, theo quy định hiện tại thì tổ chức tín dụng là người uỷ thác còn PTF đóng vai trò người thụ thác. Tính đến 12/2001, PTF đã ký kết được các hợp đồng uỷ thác đầu tư với ba Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội và Ngân hàng Đầu tư Phát triển chi nhánh Bình định, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội với tổng giá trị 802,1 đồng. (Xem chi tiết bảng sau) Bảng: Nguồn vốn nhận uỷ thác của PTF Ngân hàng uỷ thác đầu tư Năm ký hợp đồng Số tiền uỷ thác đầu tư( (tỷVND) Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 7/5/2000 44 3/11/2000 23,1 10/2001 40 Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định 6/11/2000 165 2/2001 100 8/2001 100 10/2001 100 11/2001 100 12/2001 100 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Hà Nội 7/2001 20 12/2001 10 Tổng 802,1 -Về nguồn vốn đồng tài trợ: Đồng tài trợ là một phương thức mới để huy động vốn, nó khắc phục được khó khăn về hạn mức cho vay của PTF. Ngành Bưu chính Viễn thông với đặc trưng là nhu cầu đầu tư cao, với lượng vốn đầu tư cho mỗi dự án thường rất lớn. Vì thế, phương thức này được coi là "cứu cánh" cho PTF trong hoạt động tín dụng. Phương thức này với phương thức nhận uỷ thác đầu tư là hai phương thức cơ bản được áp dụng hiện nay đối với PTF. Trong đó, nguồn vốn đồng tài trợ:>400 tỷ, nhận uỷ thác đầu tư:>800 tỷ(chiếm 60% tổng vốn huy động). Đến cuối năm 2001, Công ty đã ký kết hợp đồng đồng tài trợ với các Ngân hàng như Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định, Ngân hàng Công thương Đống Đa với tổng giá trị là 431,32 tỷ đồng, trong đó vốn của PTF là 11,9808 tỷ đồng .(Xem chi tiết bảng sau) Bảng:Nguồn vốn đồng tài trợ của PTF: Tên Ngân hàng đồng tài trợ Năm ký hợp đồng Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ đóng góp của PTF(%) Mức đóng góp Ngân hàng đầu tư phát triển chi nhánh Bình Định 1999 185,52 4 7,4208 2000 20 4 0,8 Ngân hàng Công thương Đống Đa 2000 145,8 2 2,916 18/5/2001 80 2 1,6 Tổng 431,32 11,9808 Với các hình thức huy động còn lại , PTF hiện đang nghiên cứu, xây dựng các phương án và sẵn sàng áp dụng khi có điều kiện. - Đối với hình thức huy động vốn bằng phát hành trái phiếu: Trái phiếu là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ do PTF phát hành trong đó cam kết trả cả gốc lẫn lãi cho người sở hữu (người mua). Người mua ở đây có thể là cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Từ năm 2000, PTF đã bắt đầu có chủ trương về việc nghiên cứu, xây dựng phương án phát hành trái phiếu huy động vốn cho PTF. Phương án này hiện đã được hoàn tất về quy trình. Nếu xét theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì sau 3 năm liền kinh doanh có lãi, PTF hiện đã được thực hiện huy động vốn bằng hình thức này nhưng thực tế PTF vẫn chưa áp dụng. -Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn > 1 năm của các đơn vị thuộc Tổng công ty, các đơn vị cùng ngành kinh tế-kỹ thuật: Đây là nguồn vốn có tiềm năng vì trong nội bộ Tổng công ty hiện nay có đến 103 đơn vị thành viên, tổng doanh thu mỗi năm của các đơn vị ước tính trên 15.000 tỷ đồng. Với một nguồn tiền lớn như vậy nhưng thực tế các đơn vị sử dụng chưa có hiệu quả, họ thường gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi với lãi suất không kỳ hạn. Ngoài ra, còn chưa tính tới nguồn tiền "nhàn rỗi" của hơn 80.000 CBCNV trong ngành- là những người có thu nhập khá cao so với các ngành khác. Vì thế, nguồn vốn có khả năng huy động được là rất lớn. Hiện tại PTF chưa thực hiện huy động vốn qua thị trường chứng khoán, Trong tương lai nếu có thực hiện thì PTF cũng chỉ thực hiện phát hành chứng khoán để huy động vốn cho Tổng công ty với vai trò là người tư vấn, đại lý phát hành hay là người đại diện quản lý, chứ k hông vì mục đích huy động vốn cho công ty. 2.2.2.2.Hoạt động tín dụng Đây là hoạt động được các cơ quan Nhà nước, Tổng công ty coi là quan trọng và là hoạt động "bề nổi" của công ty. PTF đã thực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn tự có, cho vay gián tiếp thông qua các phương thức như cho vay hợp vốn hoặc uỷ thác để cho vay. Đối tượng cho vay của PTF là các đơn vị thành viên của Tổng công ty và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật. Theo quy định của Tổng công ty thì các hợp đồng tín dụng với các đơn vị trong ngành thì PTF được chủ động cho vay còn với các hợp đồng với các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật thì PTF phải trình chủ tịch HĐQT VNPT phê duyệt cho vay. Một đặc điểm của hoạt động tín dụng của PTF là hình thức cho vay ngắn hạn (cho vay từng lần, cho vay hạn mức) chủ yếu là cho vay VLĐ đối với các đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật, và một số công ty dọc hoặc Bưu điện tỉnh; còn hình thức cho vay trung- dài hạn chủ yếu được thực hiện đối với các đơn vị thuộc 61 tỉnh thành. Trong hoạt động tín dụng, một thuận lợi rất lớn của PTF hiểu biết về các đơn vị trong ngành do đó PTF hiểu rất rõ về các dự án vay vốn của các đơn vị do đó công việc thẩm định dự án rất dễ dàng, thời gian ngắn và PTF có thể đưa ra các quyết định cho vay một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, khi các đơn vị thành viên vay vốn qua PTF thì đã được Tổng công ty phát hành các chứng từ bảo lãnh vì thế đã giảm được nhiều thủ tục cho các đơn vị. Đây là những lợi thế của PTF trong hoạt động tín dụng so với các Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì PTF cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai nghiệp vụ này. Thứ nhất là đối tượng cho vay của PTF bị hạn chế trong phạm vi Tổng công ty và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật, hạn mức cho vay 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có của PTF. Hơn nữa, Tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc 61 tỉnh thành lại được coi là 1 khách hàng nên khả năng cho vay của công ty càng bị bó hẹp, nhiều dự án cho vay không thực hiện được. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trên, công ty đã áp dụng các hình thức thích hợp mang lại những kết quả khả quan. So với năm 1999, năm 2000 tỷ lệ đăng ký vay của các đơn vị/ kế hoạch giao vay của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cao hơn: Năm 1999: đăng ký 248 tỷ/KH 300 tỷ(82,6%); năm 2000: đăng ký 300 tỷ/KH 300 tỷ(100%). Đây được xem là một dấu hiệu tốt đối với công ty vì sự tín nhiệm của các đơn vị đối với công ty đã ngày một tăng lên. Công ty đã có cố gắng trong công tác tiếp thị đối với các đơn vị thành viên, giới thiệu và tạo điều kiện để các đơn vị làm quen với việc vay vốn qua PTF. Kết quả cụ thể như sau: Bảng:Kết quả hoạt động tín dụng:(đơn vị:Triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Luỹ kế 1.Tín dụng trực tiếp a.Ngắn hạn -Doanh số: -Doanh thu: b.Trung-dài hạn -Doanh số: -Doanh thu: 2.Tín dụng uỷ thác: a.Uỷ thác để cho vay: -Doanh số: -Doanh thu: b.Uỷ thác đi vay: c.Uỷ thác giải ngân: 3.Thu khác từ hoạt động tín dụng 10.390 179 1.164 - 27.947 - - - - 5.493 173 5.462 433 209.468 1.146 - - - 31.576 560 5.480 655 194.430 10.625 - - 1.115 47.459 912 12.106 1.088 - - 431.845 11.771 - - 1.115 Tổng doanh thu: 179 1752 12.955 14.886 Qua bảng ta thấy, về tổng thể thì kết quả hoạt động tín dụng năm sau tăng so với năm trước và tăng với tỷ lệ cao (về doanh thu: năm 2000/năm 1999 =9,79 lần, năm 2001/2000= 7,39 lần). Tuy nhiên, riêng về hoạt động tín dụng ngắn hạn thì năm 2000 lại bị thu hẹp hơn so với năm 1999. Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, do điều kiện khách quan là năm 2000 nền kinh tế bị suy thoái trong một thời gian dài, nhu cầu vay vốn giảm, lãi suất cho vay quá thấp và do nguyên nhân sâu xa là các đơn vị này đã có mối quan hệ lâu đời, là khách hàng có uy tín cuả Ngân hàng, và thường được hưởng những ưu đãi (thủ tục đơn giản, lãi suất thấp...) nên rất khó "dứt bỏ" để chuyển sang vay PTF; Lâu nay họ quen với cơ chế vay Ngân hàng nay chuyển qua vay PTF, nhiều đơn vị chưa quen với thủ tục mới nên cho rằng hợp đồng tín dụng của PTF chặt chẽ quá, " có nhiều điều bất lợi cho đơn vị". Đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn, Công ty mới chỉ thực hiện được với khối HTPT theo kế hoạch đầu tư xây dựng của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, chưa cho vay trung dài hạn đối với khối HTĐL. Hoạt động mang lại kết quả cao cả về doanh số và doanh thu là hoạt động tín dụng uỷ thác với doanh thu trong 3 năm là 11771 triệu đồng, chiếm 79,07% doanh thu hoạt động tín dụng (tính trong cả 3 năm). Trong năm 2000, Phòng tín dụng cũng đã phối hợp với phòng KT-NQ áp dụng thí điểm hình thức tín dụng giáp lưng. Với hình thức này đã làm tăng hiệu quả đồng vốn của PTF do tăng được lãi suất tiền gửi, nhưng do không ký được h ợp đồng cho vay nên vẫn không làm thay đổi 'cơ cấu doanh thu'. 2.2.2.3.Đầu tư tài chính. Như trên đã phân tích, đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của CTTC trong Tổng công ty. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của việc ra đời PTF là thực hiện chức năng đầu tư tài chính cho VNPT thông qua các công ty cổ phần đầu tư hay đầu tư trực tiếp bằng các hình thức như: Mua các giấy tờ có giá; đầu tư trực tiếp vào các dự án của TCT, các đơn vị thành viên dưới dạng ký kết các hợp đồng hợp tác đầu tư; uỷ thác đầu tư; hùn vốn, góp vốn với các doanh nghiệp khác; thay mặt TCT đầu tư vào các dự án trọng điểm của TCT, đầu tư vào công ty cổ phần, công ty khác mà TCT không chiếm 100% vốn. Và đặc biệt, khi Tổng công ty phát triển thành tập đoàn, CTTC sẽ thay mặt Tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành, ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên muốn phát triển hoạt động này đòi hỏi nhiều yếu tố về môi trường đầu tư, chính sách của Nhà nước và tiềm lực tài chính của công ty. Vì mới thành lập nên thời gian qua công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng các đề án, các phương án đầu tư để khi có điều kiện sẽ triển khai kịp thời và có hiệu quả. Cụ thể trong năm 2000, công ty đã xây dựng được một số dự án như xây dựng các hình thức hợp tác đầu tư với VASC để chuẩn bị khi có dự án đầu tư, xây dựng và thống nhất với NHTMCPQĐ về các hình thức hợp tác đầu tư vào các dự án trong ngành BC-VT để thu hút thêm vốn và chia sẽ rủi ro. Sang năm 2001, công ty đã hoàn thành việc xây dựng thêm một số dự án quan trọng khác như: phương án đầu tư vào cổ phiếu của PTC, Công ty cổ phần du lịch Bưu điện, Khách sạn Bưu điện; xây dựng Đề án thành lập Công ty cổ phần tư vấn và môi giới bảo hiểm. Bên cạnh đó, công ty cũng đã bước đầu thử nghiệm, triển khai một số nghiệp vụ đầu tư. Cụ thể: Tháng 9 năm 2000, công ty đã triển khai hoạt động mua gom công trái với giá trị 1.140.940.000 đồng thông qua mạng lưới một số Bưu điện Tỉnh và đơn vị thành viên của Tổng công ty. Công trái được mua gom chủ yếu từ các CBCNV của các đơn vị và một phần là thông qua đơn vị để mua gom từ dân cư. Đây thực chất là hoạt động chiết khấu chứng từ có giá-một hoạt động đặc thù có tính chuyên môn cao của các định chế tài chính. Phương án mua gom công trái là hoạt động kinh doanh đầu tiên của công ty trong lĩnh vực này. Vì vây, tuy lợi ích kinh tế đưa lại chưa cao, nhưng điều này đã đánh dấu một bước trưởng thành về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBNV công ty. Tỷ suất lợi nhuận của phương án này đạt 7,56%/năm (trong trường hợp coi số công trái mua gom được là một khoản đầu tư) và đạt khoảng 13,5% ( nếu chiết khấu lại ngay số công trái mua gom được). Trong năm này, PTF cũng đã chú trọng, quan tâm đến việc góp vốn, mua cổ phần của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đã và đang tiến hành cổ phần hóa. Công ty đã đầu tư tài chính vào cổ phần của công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội với số tiền 100.000.000 đồng. Sang năm 2001, công ty đã xây dựng phương án và hoàn thành các thủ tục đầu tư vào cổ phiếu của CT-IN: 50 triệu đồng. Đặc biệt, PTF đã triển khai tốt nghiệp vụ mới: đầu tư thông qua uỷ thác cho công ty cho thuê tài chính. Công ty đã hoàn thành việc xây dựng phương án và ký thoả thuận nguyên tắc với công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện phương án này. Ngoài việc thực hiện và mở rộng các dự án đầu tư thì công ty cũng rất quan tâm đến việc quản lý vốn đã đầu tư vào cổ phiếu của các đơn vị cổ phần hoá ( cổ phiếu của TST, Hacisco) và vốn đầu tư vào công trái. Riêng đối với các dự án ngoài ngành BC-VT thì trong giai đoạn này, chưa phải là trọng tâm hoạt động của công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ngoài ngành BC-VT, công ty cũng đang nghiên cứu, xây dựng dự án nhưng do thủ tục đầu tư ra bên ngoài còn phức tạp, nên việc xúc tiến đầu tư chưa được thực hiện. Kết quả hoạt động đầu tư qua các năm như sau: Bảng: Kết quả hoạt động đầu tư tài chính của PTF: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Luỹ kế 1.Đầu tư trực tiếp a.Góp vốn trực tiếp: b.Góp vốn qua cổ phiếu: +Doanh số: +Doanh thu: 2.Nhận uỷ thác đầu tư: - - - - - 150 4 - - 200 7 - - 350 11 - Tổng doanh thu - 4 7 11 Qua bảng có thể thấy rằng trong năm 1999, PTF chưa triển khai một hoạt động đầu tư nào. Năm 2000 và 2001, công ty đã tiến hành đầu tư nhưng đang trong bước đầu thử nghiệm nên kết quả hoạt động chưa cao. Hiện nay, hoạt động đầu tư của công ty gặp rất nhiều khó khăn: Thứ nhất là do đối tượng đầu tư của PTF bị hạn chế. PTF chỉ được đầu tư vào các dự án và cổ phiếu trong ngành. Theo Giấy phép hoạt động số 340/1998/QĐ-NHNN5 ngày 10/10/1998 do NHNN cấp, phạm vi hoạt động của PTF là Tổng công ty, các đơn vị thành viên và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật với Tổng công ty. Riêng đối với việc góp vốn, mua cổ phần, PTF chỉ được thực hiện với các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty( bao gồm cả công ty cổ phần hoá và công ty cổ phần mà Tổng công ty có cổ phần chi phối). Mặt khác, theo quy định về việc góp vốn, mua cổ phần, của các tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của NHNN), PTF được góp vốn, mua cổ phần không quá 20% vốn điềulệ của doanh nghiệp và tổng số tiền góp vốn, mua cổ phần của PTF không quá 40% vốn điều lệ của PTF. Vì vậy, hạn mức góp vốn, mua cổ phần của PTF rất hạn chế, chỉ được tối đa là 28 tỷ đồng. Hơn nữa, PTF không được sử dụng vốn huy động mà chỉ được sử dụng vốn tự có để đầu tư vào chứng khoán vốn. Các quy định này đã "bó buộc" hoạt động đầu tư của PTF. Ngoài ra, theo Quyết định 153/QĐ/ĐTPT-HĐQT ngày 25/4/2001 của Tổng công ty, với các dự án đầu tư trên 3 tỷ đồng thì PTF phải trình Tổng công ty xét duyệt. Thực tế, hầu hết các dự án đầu tư đều lớn và đều phải xin phép Tổng công ty, điều này làm mất tính chủ động, linh hoạt của công ty trong các quyết định đầu tư. Với quá trình thử nghiệm 3 năm tuy chưa dài nhưng cũng đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ cho quá trình đầu tư tiếp theo của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Công ty dự kiến trong năm 2002, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án của các đơn vị thành viên Tổng công ty; đầu tư vào cổ phiếu của các công ty cổ phần hoá trong ngành; đầu tư vào các loại chứng khoán khác; tăng cường kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Trong năm tới công ty cũng gặp không ít khó khăn, để thực hiện được mục tiêu đề ra, công ty cần phải mở rộng thêm các hình thức đầu tư mới như hình thức hợp tác đầu tư, đầu tư các dự án thông qua công ty cho thuê tài chính... 2.2.2.4.Hoạt động trên thị trường vốn: Hiện nay, công ty mới chỉ thực hiện đầu tư vào cổ phiếu SACOM trên thị trường chứng khoán và đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hoạt động còn mang tính chất thử nghiệm, chưa đạt hiệu quả kinh tế: Doanh số không cao và chưa có doanh thu. Do điều kiện khách quan là hiện nay, theo quy định công ty chỉ được phép đầu tư vào cổ phiếu trong ngành, mà thực tế trong VNPT mới chỉ có cổ phiếu SACOM được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Còn đối với trái phiếu chính phủ thì công ty mới đầu tư và chưa thu được lãi. Bảng: Kết quả hoạt động trên thị trường vốn(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1.Mua bán cổ phiếu, trái phiếu: -Doanh số: -Doanh thu: 2.Trung gian đầu tư vốn: 3.Uỷ thác phát hành: - - - - 1.306 - - - 149 - - - 1.455 - - - Tổng doanh thu: - - - - 2.2.2.5.Hoạt động tư vấn: Trong thời gian qua, ngoài hai hoạt động quan trọng là hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư thì công ty cũng đã rất quan tâm đẩy mạnh các dịch vụ tư vấn. Công ty có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn như: Tư vấn các đơn vị thành viên về lập dự án, đánh giá hiệu quả dự án, tư vấn tài chính dự án; tư vấn huy động vốn ( tư vấn phát hành chứng chỉ nhận nợ, tư vấn huy động vốn của CBCNV, hình thức trả lãi, trả nợ); phối hợp với các đơn vị thành viên tư vấn, làm đại lý phát hành cổ phiếu khi các đơn vị này tiến hành cổ phần hoá; tư vấn quản lý vốn của TCT trong các công ty cổ phần, các công ty mà TCT có vốn góp; tư vấn về quản lý doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần, công ty 1 thành viên và tư vấn kiểm toán nội bộ. Hoạt động tư vấn của PTF cũng là một hoạt động đóng góp một phần thu nhập không nhỏ cho công ty:(Xem bảng kết quả sau Bảng: Kết quả hoạt động tư vấn (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Luỹ kế 1.Tư vấn đổi mới doanh nghiệp: -Cổ phần hoá: +Số khách hàng: +Doanh thu: 2.Tư vấn quản lý: a.Xây dựng quy chế, quy trình: -Số sản phẩm: -Doanh thu: b.Nghiên cứu khoa học: -Số sản phẩm: -Doanh thu: c.Tư vấn đầu tư vốn và XDCB -Thẩm định hiệu quả dự án: -Thẩm định quyết toán dự án: +Số dự án: +Doanh số: +Doanh thu: - - - - - - - - - - 2 263 - - - - - - - 2 163 155 2 - 640 2.240 227 - 4 426 155 2 - - 640 2.240 227 Tổng doanh thu: 263 545 808 Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã thực hiện tư vấn thành công nhiều dự án và đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Qua bảng ta thấy ngay rằng hoạt động tư vấn năm sau được mở rộng hơn so với năm trước và do đó mang lại kết quả cao hơn năm trước. Cụ thể: Trong năm 2000, công ty đã thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho công ty xây dựng Bưu điện với doanh thu dự án là 153 triệu đồng, tiếp đó đã hoàn chỉnh phương án triển khai nghiệp vụ đại lý phát hành và chuẩn bị lập kế hoạch thực hiện phương án đại lý phát hành cho công ty xây dựng Bưu điện và tư vấn cổ phần hoá cho Xí nghiệp CT-IN đạt doanh thu 110 triệu đồng. Trong năm 2001, công ty đã hoàn thành việc tư vấn phát hành cổ phiếu cho PTC, CT-IN, hoàn thành tư vấn phát hành chứng chỉ nhận nợ cho công ty Tem. Công ty cũng đang trong quá trình xây dựng phương án phát hành kỳ phiếu của Tổng công ty huy động vốn từ các đơnvị, CBCNV trong ngành, dự thảo tờ trình Tổng công ty và báo cáo các vấn đề có tính pháp lý đầu tư vào Gluon N etworks. Đặc biệt, trong năm qua, công ty đã tham gia, hỗ trợ Tổng công ty trong việc xây dựng quy chế quản lý vốn của Tổng công ty tại các liên doanh, công ty cổ phần. Phát huy những kết quả đạt được, trong năm tới công ty dự kiến thực hiện đa dạng các hoạt động tư vấn như: Tư vấn quản lý vốn và nhận uỷ thác cuả Tổng công ty; tư vấn lập dự án đầu tư cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên; tư vấn phát hành cho các đơn vị thành viên và thực hiện một số đề tài khoa học cấp Tổng công ty. Chắc chắn hoạt động tư vấn của công ty sẽ đạt kết quả cao hơn nhiều so với các năm qua vì trong thời gian tới có khá nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công hoạt động này. Thứ nhất là công ty đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện tư vấn cho các đơn vị, tạo uy tín đối với họ. Thứ hai là điều kiện khách quan rất thuận lợi vì trong thời gian tới Tổng công ty sẽ thực hiện cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp thành viên và trong cơ chế quản lý mới của Tổng công ty chắc chắn nhu cầu tư vấn quản lý doanh nghiệp cũng như tư vấn đầu tư dự án sẽ tăng lên. 2.3.Đánh giá 2.3.1. Đánh giá về hoạt động của công ty. 2.3.1.1.Những kết quả đạt được Là một trong 5 CTTC được thành lập trong các Tổng công ty 91, là một mô hình rất mới, thời gian hoạt động chưa dài nhưng công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn và đạt được những thành công nhất định thể hiện trên các mặt sau: Về tổ chức, Công ty đã đạt được kết quả bước đầu trong mục tiêu tổ chức bộ máy hoạt động có khoa học, mang tính chuẩn mực và chuyên nghiệp cao. Các bộ phận nghiệp vụ đã dần dần hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau trong một dây chuyền thống nhất, hướng tới kết quả chung là mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Hoạt động đào tạo nội bộ và tham gia các khóa đào tạo bên ngoài là một mục tiêu quan trọng của công ty và đã đạt được kết quả rất tốt. Với mục tiêu hoàn thiện và nâng cao kết quả hoạt động của các cá nhân và các bộ phận công tác của công ty. Công ty đã chú trọng việc cử cán bộ đi đào tạo, tham gia hội thảo cơ bản, tập huấn nghiệp vụ, những khoá học này đã cung cấp cho cán bộ nhân viên những kỹ năng cụ thể hoặc giúp họ khắc phục được những khiếm khuyết trong công viêc và cung cấp cho cán bộ nhân viên những khả năng mà công ty sẽ cần trong tương lai. Năm 2000, công ty đã cử 64 lượt cán bộ nhân viên tham dự các chương trình tập huấn nghiệp vụ, đào tạo về luật pháp, quản lý kinh tế, quản lý ngân hàng, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, 2 cán bộ đi đào tạo sau đại học, 1 cán bộ đào tạo bằng 2. Về kết quả hoạt động chung của công ty, Kết quả tổng hợp trong 3 năm như sau(Xem bảng) Qua phân tích các hoạt động chủ yếu của công ty ở phần trên và theo dõi số liệu ở bảng trên, có thể rút ra một số đánh giá sơ bộ như sau: Ngay từ năm đầu tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo ra được lợi nhuận và nộp đủ thuế cho Nhà nước. Doanh số hoạt động của công ty năm sau cao hơn năm trước.Cụ thể, Doanh số năm 2000 tăng 5,39% so với năm 1999 và doanh số năm 2001 tăng 167,90 % so với năm 2000. Đây là những thành công bước đầu đối với một công ty mới được thành lập. Một đặc điểm khá nổi bật trong kết quả kinh doanh của công ty qua các năm là trong năm đầu hoạt động, doanh số đạt được của công ty thấp hơn nhưng lợi nhuận đạt được lại cao hơn các năm sau đó. Điều này là dễ hiểu vì trong năm đầu, công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện tổ chức, đào tạo cán bộ, xây dựng quy trình nghiệp vụ... cho nên các hoạt động kinh doanh còn mang tính thử nghiệm và còn rất hạn chế. Số liệu về kết quả các hoạt động ở phần trên cho thấy, trong năm 1999, công ty mới chỉ triển khai hoạt động tín dụng, trong đó cũng chỉ có hoạt động tín dụng ngắn hạn mang lại lợi nhuận cho công ty. Các hoạt động đầu tư, tư vấn, kinh doanh trên thị trường chứng khoán đều chưa được triển khai. Thu nhập của công ty trong năm 1999 chủ yếu thực hiện bằng việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng để hưởng lãi. Bước sang năm 2000, công ty đã bắt đầu triển khai nhiều nghiệp vụ mới như nghiệp vụ đầu tư tài chính, nghiệp vụ tư vấn; mở rộng thêm nghiệp vụ tín dụng uỷ thác và đặc biệt là đã triển khai nghiệp vụ đầu tư trên thị trường chứng khoán-một nghiệp vụ còn mới mẻ ở Việt Nam. Công ty đã thực hiện việc mua, bán cổ phiếu SACOM với tổng doanh thu đạt 1306 triệu đồng. Về mặt giá trị tuy không lớn so với tiềm năng của công ty nhưng điều đó cũng khẳng định sự quyết tâm, sự mạnh dạn đầu tư của công ty khi mà thị trường chứng khoán vừa mới được thành lập. Năm 2001 được đánh gía là một năm thắng lợi đối với công ty. Thể hiện các chỉ tiêu đều vượt so với kế hoạch, còn chi phí hoạt động giảm so với dự tính. Tất cả các hoạt động đều phát triển hơn so với năm 2000 một cách rõ rệt thể hiện Doanh thu hoạt động đầu tư tăng 75% so với năm 2000 và chiếm 63,63% tổng doanh thu hoạt động đầu tư trong 3 năm; doanh thu hoạt động tư vấn tăng 107,22%, chiếm 67,45%. Đặc biệt là hoạt động tín dụng với doanh thu hoạt động tín dụng trong năm 2001 tăng 641,72% so với năm 2000 và chiếm 87,03% trong tổng doanh thu của hoạt động tín dụng trong 3 năm. Lãi suất cho vay của PTF ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với lãi suất mà các đơn vị vay ngân hàng tại cùng một thời điểm. Năm 2001 cũng lànăm đầu tiên PTF thực hiện được đề tài nghiên cứu cấp Tổng công ty( triển khai nghiên cứu đề tài kinh doanh dịch vụ VoIP ra thị trường Mỹ và Nga, tham gia một phần đề tài khả năng tham gia thị trường chứng khoán của VNPT do Viện kinh tế Bưu điện đề ra). Những đề tài này được thực hiện sẽ góp phần khẳng định vai trò và khả năng của PTF trong các hoạt động của VNPT. Đạt được kết quả như trên là do sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên công ty thể hiện khả năng và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty. Ngoài ra, công ty cũng có một số lợi thế riêng Lợi thế của PTF là ở sự hiểu biết các chủ trương của ngành, hiểu được kế hoạch kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24130.DOC
Tài liệu liên quan