Tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế: MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I:Những vấn đề lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
I/ Đầu tư
1.Khái niệm Trang 6
2.Phân loại đầu tư Trang 6
Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
II/Tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 8
1.Khái niệm Trang 8
1.1_Tăng trưởng kinh tế Trang 8
1.2_Phát triển kinh tế Trang 8
2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 9
3.Một số chỉ tiêu đánh giá. Trang 10
3.1_Một số thước đo của sự tăng trưởng Trang 10
3.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Trang 10
3.1.2.Tổng thu nhập quốc dân(GNI) Trang 11
3.1.3.Thu nhập bình quân đầu người Trang 11
3.2_Các chỉ số về cơ cấu kinh tế Trang 12
3.2.1.Cơ cấu ngành Trang 12
3.2.2.Cơ cấu vùng Trang 13
3.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế Trang 13
3.2.4.Cơ cấu khu vực thể chế Trang 14
3.2.5.Cơ cấu tích lũy và tiêu dùng (tái sản xuất) Trang 14
3.2.6.Cơ cấu thương mại sản xuất Trang 14
3.3_Đánh giá sự phát triển xã hội Trang 15
3.3.1.Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con ...
108 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I:Những vấn đề lý luận chung về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
I/ Đầu tư
1.Khái niệm Trang 6
2.Phân loại đầu tư Trang 6
Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
II/Tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 8
1.Khái niệm Trang 8
1.1_Tăng trưởng kinh tế Trang 8
1.2_Phát triển kinh tế Trang 8
2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 9
3.Một số chỉ tiêu đánh giá. Trang 10
3.1_Một số thước đo của sự tăng trưởng Trang 10
3.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Trang 10
3.1.2.Tổng thu nhập quốc dân(GNI) Trang 11
3.1.3.Thu nhập bình quân đầu người Trang 11
3.2_Các chỉ số về cơ cấu kinh tế Trang 12
3.2.1.Cơ cấu ngành Trang 12
3.2.2.Cơ cấu vùng Trang 13
3.2.3.Cơ cấu thành phần kinh tế Trang 13
3.2.4.Cơ cấu khu vực thể chế Trang 14
3.2.5.Cơ cấu tích lũy và tiêu dùng (tái sản xuất) Trang 14
3.2.6.Cơ cấu thương mại sản xuất Trang 14
3.3_Đánh giá sự phát triển xã hội Trang 15
3.3.1.Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Trang 15
3.3.2.Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng Trang 16
3.3.3. Chỉ tiêu môi trường sinh thái Trang 17
Chương II: Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các lý thuyết kinh tế và đầu tư. Trang 20
I/ Tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 20
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế Trang 20
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển Trang 20
1.1.1. Nội dung của lý thuyết Trang 21
1.1.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 22
1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 22
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx( 1818-1883) Trang 23
1.2.1. Nội dung của quan điểm Trang 23
1.2.2. Vai trò của đầu tư Trang 24
1.3. Mô hình số nhân đầu tư Trang 24
1.3.1. Nội dung mô hình Trang 24
1.3.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển Trang 25
1.4. Lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.2. Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 26
1.4.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển. Trang 27
1.4.4. Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư Trang 27
1.5. Mô hình Harrod-Domar Trang 29
1.5.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình. Trang 29
1.5.2. Nội dung của mô hình Harrod-Domar Trang 30
1.5.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 32
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của mô hình Trang 32
1.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại Trang 33
1.6.1.Nội dung của lý thuyết Trang 33
1.6.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 34
2.Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế . Trang 35
2.1.Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế Trang 35
2.1.1Nội dung mô hình của Keynes Trang 35
2.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 36
2.1.3.Ưu ,nhược điểm của mô hình Trang 37
2.2. Mô hình thu nhập quốc dân Trang 37
2.2.1.Nội dung mô hình Trang 37
2.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 38
3.Đầu tư tạo ra sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Trang 39
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow Trang 39
3.1.1.Nội dung mô hình Trang 39
3.1.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 40
3.1.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 41
3.2. Mô hình hai khu vực của A.Lewis Trang 41
3.2.1.Tư tưởng trung tâm của mô hình Trang 41
3.2.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 42
3.2.3.Hạn chế của mô hình Trang 43
3.3.Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển Trang 43
3.3.1.Nội dung mô hình Trang 44
3.3.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 44
3.3.3.Hạn chế của mô hình Trang 45
3.4.Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima Trang 45
3.4.1.Nội dung mô hình Trang 45
3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 47
3.4.3.Ư u điểm và hạn chế của mô hình Trang 48
4. Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo: Lý thuyết vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ. Trang 49
4.1.Nội dung của lý thuyết Trang 49
4.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 50
5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Trang 51
5.1.Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Trang 51
5.1.1.Nội dung mô hình Trang 51
5.1.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 53
5.1.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 53
5.2.Lợi thế so sánh của David Ricardo Trang 54
5.2.1.Nội dung mô hình Trang 54
5.2.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 56
5.2.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 56
5.3.Lý thuyết của Heckscher-Ohlin về lợi thế tương đối. Trang 57
5.3.1.Nội dung mô hình Trang 57
5.3.2.Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 60
5.3.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Trang 60
II/ Tác động ngược trở lại của tăng trưởng và phát triển tới đầu tư Trang 61
1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 61
2.Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích lũy, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 61
3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 62
Chương III: Thực trạng về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 Trang 63
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Trang 63
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư Trang 63
2. Tình hình tăng trưởng & phát triển kinh tế Việt Nam từ 2001-2010 Trang 66
II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Trang 68
1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Trang 68
1.1. Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam Trang 68
1.2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trang 76
1.3. Đầu tư là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo Trang 81
1.4. Đầu tư đúng hướng góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương Trang 84
2. Tác động ngược lại của tăng trưởng và phát triển kinh tế đến đầu tư Trang 88
2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư Trang 88
2.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích luỹ, cung cấp thêm vốn cho đầu tư Trang 91
2.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển Trang 91
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94
I. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Trang 94
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư Trang 94
2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Trang 94
2.1. Nguồn vốn trong nước Trang 94
2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI) Trang 96
3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động Trang 97
4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 97
5. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư Trang 98
II. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Trang 100
1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm thu hút đầu tư Trang 100
1.1. Giải pháp thu hút đầu tư từ nguồn vốn trong nước Trang 100
1.1.1.Chính sách tài chính Trang 100
1.1.2. Chính sách tiền tệ và tín dụng Trang 101
1.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài Trang 102
1.2.1.Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA Trang 102
1.2.2.Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI Trang 102
2. Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường. Trang 105
KẾT LUẬN Trang 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ, GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai muơi năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều đó thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay có thể khẳng định rằng Việt Nam đã bước đầu thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng vị thế quốc gia lên một tầm cao mới trên trường khu vực cũng như quốc tế.
Từ năm 2001 – 2010, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong lịch sử: 8,5%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài. Từ nhà kinh tế học cổ điển đến nhà kinh tế học hiện đại đều cho rằng đầu tư và tích lũy vốn trong đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện quan trọng là phải mở rộng đầu tư. Sau hơn một năm trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chứng tỏ được mình là một điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên hết sức ấn tượng, vốn thực hiện năm 2007 là 8 tỷ USD, năm 2010 là 11 tỷ USD. Nhưng đồng nghĩa với nó là nền kinh tế nước ta đang phải đương đầu với bài toán lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại.
Thực trạng này như một hồi chuông cảnh báo các nhà kinh tế Việt Nam cần có một cái nhìn tổng quan và đánh giá đúng đắn về vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển, nhằm giải quyết bài toán trên. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, chúng em xin trình bày đề tài: “Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ”, với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong quá trình trình bày không thể không có những thiếu sót, chúng em mong thầy và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ , TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. ĐẦU TƯ
1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, có thể nói rằng đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó.
Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện vật” như máy móc, xây dựng nhà xưởng … nhằm thay thế một phần tài sản đã hao mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại ,Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó với kì vọng đem lại cho nền kinh tế và xã hội những kết quả (hoặc lợi ích) trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả (hoặc lợi ích) đó.
2. Phân loại đầu tư.
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta cũng có thể có các cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau (theo bản chất của các đối tượng đầu tư, theo phân cấp quản lý, theo nguồn vốn đầu tư…). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta sẽ phân loại đầu tư theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Như vậy, theo đó hoạt động đầu tư được phân thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội; là việc cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như trái phiếu, cổ phiếu...để hưởng lợi (gọi là đầu tư tài chính), trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý , điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất).Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch. Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài,được thực hiện ở nước sở tại và cả ở nước ngoài.Do vậy, việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết.
Đầu tư trực tiếp bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.Trong đó đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản.Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.Chẳng hạn như đầu tư mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty, các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đầu tư phát triển : là một phương thức của đầu tư trực tiếp mà trong đó việc bỏ vốn là nhằm gia tăng giá trị của tài sản. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. Thực chất sự gia tăng giá trị tài sản trong đầu tư phát triển là nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới và (hoặc) cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực sản xuất hiện có vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
II/ Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Khái niệm
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
1.2. Phát triển kinh tế
Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…). Nhưng mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà chính là sự tiến bộ chung của xã hội. Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh tế, đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện nay, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai do tăng trưởng nhanh gây ra. Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát triển, đó là phát triển bền vững. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý cả về ba mặt: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
Nói đến tăng trưởng kinh tế người ta thường liên tưởng đến việc gia tăng về số lượng các chỉ tiêu kinh tế. Chẳng hạn như các chỉ tiêu về GDP, GNI, cán cân thương mại, sản lượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu.... Còn đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế, ngoài các chỉ tiêu về số lượng người ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như: công bằng xã hội, khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí, dịch vụ công ích,...
Tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã là phát triển kinh tế. Ngược lại, phát triển kinh tế là đã bao hàm cả tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là ngoại diên. Còn phát triển kinh tế là nội hàm. Chỉ khi tăng trưởng kinh tế tích lũy được đến một lượng nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, khi đó người ta xem như là phát triển kinh tế. Điều này tuân theo quy luật vận động của sự phát triển. Phát triển kinh tế là hình thức cao hơn của tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng chỉ đơn thuần là tăng về lượng (GDP; GNP; FDI.....). Còn phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng trưởng xã hội..., hay nói cách khác là tăng cả chất và lượng.
Phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, tăng trưởng được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.
3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
3.1 MỘT SỐ THƯỚC ĐO CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG:
3.1.1 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt là GDP ( Gross Domestic Product) là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên một phạm vi lãnh thổ và trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm).
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối (thu nhập). Về lý thuyết, dù tính theo cách nào thì cũng cho các kết quả tính GDP giống nhau. Nhưng theo kết quả thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa ba cách tính. Đó là vì có sai số nhỏ trong thống kê.
Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).
GDP = C + G + I + (X-M)
3.1.2 TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN (GNI)
Tổng thu nhập quốc dân GNI ( Gross National Income ) là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố nước ngoài.
GNI = GDP + NIA
Trong đó NIA (Net Income Abroad) là chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
=
Thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài
Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài
3.1.3 THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiều GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng tưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.
Thu nhập bình quân đầu người = GNI /dân số , hoặc = GDP/ dân số.
3.2 CÁC CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận kinh tế với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển.
3.2.1 . Cơ cấu ngành.
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành .Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; Khu vực III là các ngành dịch vụ.
Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1, 2, 3 …. Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
3.2.2 . Cơ cấu vùng.
Cơ cấu vùng kinh tế là tương quan giữa các vùng trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các vùng với nhau. Sự phát triển kinh tế được thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn. Ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi đó ở các nước phát triển có hiện tượng đối ngược lại, 80% dân số sống ở khu vực thành thị.
Một xu hướng khá phổ biến của các nước đang phát triển là luôn có một dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Đó là kết quả của cả “ lực đẩy” từ khu vực nông thôn bởi sự nghèo khổ cũng như sự thiếu thốn đất đai ngày càng nhiều và cả “ lực hút” từ sự hấp dẫn của khu vực thành thị.Dòng di dân ngày càng lớn đã tạo ra áp lực rất mạnh đối với chính phủ các nước đang phát triển. Mặt khác việc thực hiện chính sách công nghiệp hóa nông thôn, đô thị hóa, phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang phát triển ngày càng tăng lên, tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số chung và đó chính là xu thế hợp lý trong quá trình phát triển.
3.2.3 . Cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan giữa các thành phần trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các thành phần kinh tế với nhau. Đây là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Xét về nguồn gốc thì có 2 loại hình sở hữu là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Nhìn chung các nước phát triển và xu hướng các nước đang phát triển, khu vực kinh tế tư nhân thường chiếm tỷ trọng cao và nền kinh tế phát triển theo con đường tư nhân hóa. Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại 5 thành phần kinh tế là: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế tư bản nhà nước, và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế nói trên không có sự phân biệt về thái độ đối xử, đều có môi trường và điều kiện phát triển như nhau, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
3.2.4 . Cơ cấu khu vực thể chế.
Theo dạng cơ cấu này, nền kinh tế được phân chia dựa trên cơ sở vai trò các bộ phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được vị trí của mỗi khu vực trong vòng luân chuyển nền kinh tế và mối quan hệ của chúng trong quá trình thực hiện sự phát triển của nền kinh tế. Các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế được chia thành 6 khu vực: khu vực chính phủ, khu vực tài chính, khu vục phi tài chính, khu vực hộ gia đình, khu vực nước ngoài và khu vực vô vị lợi.
3.2.5 . Cơ cấu tích lũy và tiêu dùng (tái sản xuất).
Đây là cơ cấu kinh tế hiểu theo góc độ phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo tích lũy- tiêu dùng. Phần thu nhập dành cho tích lũy tăng lên và chiếm tỷ trọng cao là điều kiện cung cấp vốn lớn cho quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế. Tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy ngày càng cao chính là xu thế phù hợp trong quá trình phát triển, tuy vậy việc gia tăng tỷ trọng thu nhập dành cho tích lũy tái đầu tư phải có tác dụng dẫn đến gia tăng mức thu nhập dành cho tiêu dùng cuối cùng trong tương lai vì đó là kết quả của quá trình tích lũy.
3.2.6. Cơ cấu thương mại quốc tế.
Nhìn chung các nước giàu hay nghèo cũng tham gia một cách đáng kể vào thương mại quốc tế. Tuy vậy thành phần hoạt động ngoại thương là dấu hiệu đánh giá sự phát triển của mỗi nước. Các nước đang phát triển thường xuất khẩu những sản phẩm thô như: nguyên liệu, nông sản, thực phẩm hay những sản phẩm thuộc các ngành dệt may, công nghiệp nhẹ; còn các nước phát triển thường thì xuất khẩu các sản phẩm chế biến, các hàng hóa vốn hay những hàng hóa lâu bền. Cơ sở lý giải cho xu hướng này chính là lý thuyết về lợi thế so sánh. Theo đó, các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà nước đó có lợi thế tương đối về chi phí sản xuất các mặt hàng đó.Các nước đang phát triển trong khi xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô với giá trị thấp, nhưng lại phải nhập khẩu một khối lượng lớn cả hàng hóa là nguyên liệu đầu vào, hàng hóa vốn cũng như một số hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Kết quả là ở các nước này, luôn phải chấp nhận tình trạng thâm hụt thương mại quốc tế. Tuy vậy, theo xu thế phát triển của mỗi nước, nền kinh tế có xu hướng mở ngày càng đa dạng, mức độ thâm hụt thương mại quốc tế ngày càng giảm đi theo xu thế giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thô, hàng hóa có dung lượng lao động cao và tăng dần các hàng hóa có giá trị kinh tế lớn.
3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu thức đánh giá mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển xã hội thường được xem xét trên các khía cạnh chính sau đây:
3.3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người.
Việc đáp ứng nhu cầu về phát triển con người là mục tiêu cơ bản nhất của quá trình phát triển. Nó bao gồm các nhu cầu xã hội cơ bản và những nhu cầu xã hội chất lượng cao trên các lĩnh vực chủ yếu như: nhu cầu mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, nhu cầu việc làm. Các chỉ tiêu của từng lĩnh vực bao gồm:
Thứ nhất, các chỉ tiêu phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam, nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường. Để đảm bảo nhu cầu hấp thụ calori ở mức tối thiểu, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Như vậy, chỉ tiêu mức GNI/ người là thước đo chính thể hiển việc đảm bảo nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu GNI/ người càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng phản ánh mức sống vật chất như mức lương thực bình quân đầu người, tỷ lệ phụ thuộc lương thực nhập khẩu, tỷ lệ cung cấp calori bình quân đầu người một ngày đêm so với nhu cầu tối thiểu.
Thứ hai, các chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí. Liên Hợp Quốc đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về trình độ dân trí và giáo dục như: tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; số năm đi học trung bình; tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục so với tổng chi tiêu ngân sách hoặc so vớ mức GDP. Kinh tế càng phát triển thì các chỉ tiêu trên ngày càng tăng lên.
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe, bao gồm: tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tỷ vong vì lí do sinh sản; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
Thứ tư, nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm, bao gồm : tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của phát triển xã hội. Để đánh giá tổng hợp và xếp loại trình độ phát triển kinh tế- xã hội chung giữa các quốc gia hay địa phương, năm 1990 Liên Hợp Quốc đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp có tên là chỉ số phát triển con người (HDI – Human development index). HDI chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống; trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học đúng độ tuổi; mức thu nhập bình quân trên đầu người tính theo sức mua tương đương. HDI được tính theo phương pháp chỉ số và nhận giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất là 0. Quốc gia nào có HDI càng gần 1 thì được đánh giá là càng phát triển cao. Việc tính toán và phân tích HDI chi tiết nhằm chỉ ra sự chênh lệch về việc đảm bảo các vấn đề xã hội giữa các vùng, giới tính, giữa thành thị, nông thôn, giữa các dân tộc, trên cơ sở đó có chính sách ưu tiên đầu tư, chi tiêu công cộng hay viện trợ cho các vùng và các nhóm có HDI thấp.
3.3.2. Chỉ tiêu đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngoài chỉ tiêu phát triển con người, một số vấn đề quan trọng nằm trong tiêu thức đánh giá sự phát triển xã hội là các chỉ tiêu liên quan đến nghèo đói và bất bình đẳng. Đây là vấn đề phụ thuộc một mặt vào tổng khả năng thu nhập của nền kinh tế, mặt khác vào chính sách phân phối và phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội theo hướng bảo vệ người nghèo cũng như giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
Có nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế với các nội dung và ý nghĩa khác nhau. Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo có sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc khác nhau và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc quốc gia dùng để xác định quy mô và tính chất nghèo đói trong xã hội. Chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức chênh lệch thu nhập giữa bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội (Ví dụ như: chênh lệch thu nhập của 20% dân số có thu nhập cao nhất với thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất). Tiêu chuẩn “40” do WB đề xuất xác định tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Theo chỉ tiêu này, nếu nước nào thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất chiếm trên 17% thì đạt mức độ bình đẳng xã hội khá cao, tương ứng nếu chiếm từ 12 – 17% thì ở mức tương đối bình đẳng, còn nếu chỉ đạt nhỏ hơn 12% thì quốc gia này ở mức độ bất bình đẳng lớn. Tỷ số Kuznets là chỉ tiêu được xác định bằng phép chia giữa tỷ trọng thu nhập của X% dân số giàu nhất và Y% thu nhập của dân số nghèo nhất, nếu tỷ số này nhận giá trị càng cao thì thể hiện mức độ bất công bằng xã hội lớn.
Để đánh giá mức độ nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế, bên cạnh các chỉ tiêu nêu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp như: phân tích đường cong Lorenz (của nhà thống kê học người Mỹ năm 1905), hệ số GINI (của nhà thống kê học người Ý năm 1912), hệ số bất bình đẳng Theil L …. Theo các phương pháp này, ngoài việc đánh giá được thực trạng công bằng xã hội còn có thể xác định được nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo trong các quốc gia.
Ngoài việc đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế, vấn đề bất bình đẳng về xã hội hiện nay được các nước và mọi tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Những tiêu thức và chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực này là: Mức độ phân biệt đối xử đỗi với phụ nữ và vấn đề bạo lực gia đình; Mức độ thực hiện dân chủ cộng đồng thể hiện ở vị thế của cộng đồng dân cư trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ; tính minh bạch của hệ thống tài chính ở các cấp địa phương; Mức độ trong sạch quốc gia thể hiện thực trạng tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực của tầng lớp quan chức Chính phủ; Chỉ số phát triển giới (GDI) và Quyền lực theo giới (GEM), đây là hai chỉ tiêu được đưa ra trong báo cáo phát triển con người từ năm 1997 khi đề cập đến tình trạng của phụ nữ.
3.3.3. Chỉ tiêu môi trường sinh thái.
Đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi trường có 3 chức năng: là không gian sinh tồn của con người (cả số lượng và chất lượng); là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý tái chế các phế thải của con người. Vì thế, môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Xã hội phát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền tảng sinh thái bền vững.
Khi bước vào công nghiệp hóa, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao thường dẫn đến sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên, chất thải rắn, chất thải khí tăng lên gây ra nạn ô nhiễm môi trường. Việc phát triển kinh tế ồ ạt, công nghiệp hóa bằng bất cứ giá nào đã ảnh hưởng đến môi trường dưới các tác hại sau:
- Nạn tàn phá rừng gây hiện tượng sa mạc hóa đất đai canh tác, làm thay đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai hạn hán, lũ lụt tăng lên.
- Do công nghiệp và giao thông phát triển, các loại nhiên liệu như dầu lửa, than đá được sử dụng ngày càng nhiều đã thải vào khí quyển một lượng khổng lồ khí cacbonic và các loại khjis độc hại khác làm suy giảm tầng ô zôn.
- Các hỗn hợp khí có chứa lưu huỳnh thải vào khí quyển đã tạo ra các trận mưa axit phá hoại các thảm thực vật và các sinh vật sống dưới nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Công nghiệp hạt nhân phát triển, các vụ nổ hạt nhân, khí độc, chất phóng xạ và chất thải từ các nhà máy là các tác nhân gây hủy hoại môi trường.
- Sự săn bắt thú rừng, đánh bắt thủy hải sản bừa bãi làm cho nguồn lợi sinh vật nhanh chóng cạn kiệt, gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái.
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường sinh thái, như: về chất lượng không khí (nồng độ SO2, NO2, CO, nồng độ chì...), về chất lượng nguồn nước (hàm lượng Nitrat, chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật. . . .), về môi trường đất (nồng độ các chất độc hại như Cu, Pb, Cd . . . có trong bùn và đất), về sinh vật (số lượng các loài động thực vật, các chủng loại động vật hoang dã quý hiếm…)
Hiện nay, một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh được thực chất sự phát triển kinh tế của một quốc gia trên cả ba mặt: KT, XH, môi trường và đang được nhiều nước thử nghiệm, đó là chỉ tiêu Green GDP (hay GDP xanh). Chỉ tiêu GDP xanh đã chính thức được giới thiệu vào năm 1993 trong Dự thảo hướng dẫn “Gắn kết hạch toán môi trường và hạch toán kinh tế”2 do Liên hợp quốc xây dựng nhằm đưa ra một hệ thống gắn kết kinh tế và môi trường, gọi tắt là SEEA (System of intetrated Enviromental and Economic Accounting). GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
GDP xanh cũng được tính theo ba phương pháp:
Phương pháp sản xuất:
GDP xanh = Tổng giá trị tăng thuần có tính đến yếu tố môi trường của các ngành kinh tế - Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra.
Phương pháp thu nhập:
GDP xanh = Tổng sản phẩm trong nước thuần - Chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường.
Phương pháp tiêu dùng:
GDP xanh = Tiêu dùng cuối cùng + Tích luỹ tài sản - Khấu hao tài sản - Chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường + Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Nhiều nước đã tính thử nghiệm GDP xanh, cơ bản theo cách tính chỉ tiêu GDP xanh của Liên hợp quốc đưa ra, tuy nhiên cũng tuỳ thuộc rất nhiều vào thực trạng của thống kê từng nước, đặc biệt là với các chỉ tiêu liên quan đến môi trường, mà ở đây đòi hỏi có các thiết bị và đội ngũ cán bộ khoa học thường xuyên theo dõi việc khai thác sử dụng tài nguyên môi trường trong các hoạt động sản xuất cũng như các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ.
I/ Tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển.
1.1.1.Nội dung của lý thuyết
Lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế do các nhà kinh tế học cổ điển nêu ra mà các đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo. Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học và là người đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống. Trong tác phẩm “Của cải của các quốc gia”, ông đã nghiên cứu về tính chất, nguyên nhân tăng trưởng kinh tế và làm thế nào để tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là:
- Học thuyết về “Giá trị lao động”, ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản để tạo ra của cải cho đất nước.
- Học thuyết về “Bàn tay vô hình”, theo ông nếu không bị chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa cần thiết và thông qua thị trường tự do này, lợi ích cá nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã hội. Từ đó ông cho rằng Chính phủ không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”, theo nguyên tắc này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công.
Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Số công nhân “hữu ích và hiệu quả” cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ. Adam Smith coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế.
Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra Kinh tế học thì David Ricardo (1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Ông kế thừa các tư tưởng của Adam Smith, và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học của T.R Malthus (1776-1834). Những quan điểm cơ bản của David Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau:
Theo Ricardo nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.
Hàm tăng trưởng theo trường phái cổ điển là: Y= f( K, L, R)
Trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi.Ví dụ, để sản xuất một lượng lương thực là A thì cần Ka vốn và La lao động. Để sản xuất lượng lương thực là B = 2A thì cũng chỉ có cách kết hợp giữa Kb = 2Ka vốn và Lb = 2La lao động. Ngoài ra không có cách lựa chọn nào khác cho sự kết hợp giữa vốn và lao động. Theo quan điểm này các đường đồng sản lượng có dạng chữ “L”. Hao phí của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp cũng khác nhau. Trong nông nghiệp khi nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng lên cần phải tiến hành sản xuất ở những nơi đất đai kém màu mỡ hơn làm chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận giảm. Ngược lại, trong công nghiệp khi sản xuất gia tăng theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng theo. David Ricardo cho rằng trong nông nghiệp, năng suất cận biên của đất đai, tư bản, lao động đều giảm dần. Theo Ricardo, bất cứ biện pháp nào có thể thúc đẩy việc nâng cao năng suất cận biên như: cải tạo nông nghiệp, áp dụng máy móc, nhập ngũ cốc giá rẻ, giảm thuế và chi tiêu công cộng, đều làm tăng lợi nhuận, từ đó tăng tỷ lệ hình thành tư bản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy xuất phát từ góc độ phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, nhưng ông vẫn đặc biệt nhấn mạnh tích luỹ tư bản là nhân tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng kinh tế còn các chính sách của Chính phủ không có tác động quan trọng tới hoạt động của nền kinh tế.
1.1.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển.
Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: Trong ba yếu tố kể trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, nhưng chính đất đai mới là giới hạn của tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Mà lương thực, thực phẩm lại là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo đời sống của gia đình công nhân. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế tắc: địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu, lợi nhuận ở gần mức không, tích lũy tư bản và gia tăng dân số ngừng lại.
Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: Khi nền kinh tế chưa đến điểm dừng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào số lượng và chất lượng ruộng đất - giai đoạn đầu, khi đã đạt đến điểm dừng, tăng trưởng lúc này phụ thuộc đầu tư vào khu vực hiện đại (khu vực công nghiệp)- giai đoạn sau. Khu vực công nghiệp do mới hình thành nên chưa chịu ảnh hưởng của quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô, đầu tư tăng thêm vào khu vực này thì càng thu hút được nhiều lao động, lợi nhuận thu được càng tăng. Đây được xem là khu vực quyết định tới sự tăng trưởng, có nhiệm vụ giải quyết dư thừa lao động của khu vực truyền thống (khu vực nông nghiệp). Ricardo cho rằng muốn hạn chế giới hạn đó thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp. Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp. Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việc tăng trưởng ngành nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung.
1.1.3.Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết:
Ưu điểm:
Lý thuyết này là lần đầu tiên đưa ra mô hình về tăng trưởng, sản lượng phụ thuộc vào lao động, vốn và đất đai. Đầu tư được thể hiện qua yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng.
Hạn chế:
+ Tư tưởng cổ điển này cho rằng vốn và lao động kết hợp theo một tỉ lệ không đổi. Nhưng trong thực tế chúng ta có thể tăng tỉ lệ vốn lên và giảm lao động bằng cách đầu tư vào máy móc để thay thế lao động, từ đó tăng hiệu quả đầu tư. Đó là biểu hiện của đầu tư theo chiều sâu.
+ Lý thuyết này không xét tới yếu tố công nghệ. Đất đai là yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng nhưng lại là giới hạn của tăng trưởng vì vậy một khi diện tích đất đưa vào khai thác đi đến giới hạn thì sản lượng sẽ không gia tăng được nữa, tăng trưởng sẽ dừng lại. Trên thực tế điều này là không đúng. Chỉ tiêu tăng trưởng của tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn tăng theo thời gian, kể cả những nước có tài nguyên đất đai nghèo nàn như Nhật Bản lại có tốc độ tăng trưởng thần kỳ.
+ Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới. Như vậy Ricardo chưa thấy vai trò của chính phủ cũng như các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước. Theo ông chính phủ không có vai trò gì trong tăng trưởng kinh tế thậm chí hạn chế sự tăng trưởng.
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883):
1.2.1.Nội dung quan điểm.
K.Marx (1818-1883) không những là một nhà xã hội, chính trị học, lịch sử và triết học xuất chúng mà còn là một nhà kinh tế học xuất sắc. Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật.
Y=f( K, L, R, T)
K: Vốn
L: Lao động
R: Đất đai
T: Khoa học kỹ thuật
Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động không giống như giá trị sử dụng của các loại hàng hóa khác, vì nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Về yếu tố kỹ thuật, Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ tư bản C/V có xu hướng ngày càng tăng. Do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất. Đó là nguyên nhân tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.
Marx bác bỏ ý kiến về “cung tạo nên cầu” của phái cổ điển, theo ông khủng hoảng kinh tế là một giải pháp nhằm khôi phục lại thế thăng bằng đã bị rối loạn. Các chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là chính sách khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có.
Vai trò của đầu tư
Lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng sản lượng. Theo ông để đạt hiệu quả lao động cao và giá trị thặng dư của lao động ngày càng lớn thì phải nâng cao năng suất lao đông tức là nâng cao tỉ lệ C/V( cấu tạo hữu cơ ). Muốn như vậy thì phải đầu tư vào máy móc công nghệ. Tăng cường trang bị máy móc cho công nhân. Đó là hình thức đầu tư theo chiều sâu. Hoặc có thể đầu tư để nghiên cứu nâng cao yếu tố kỹ thuật công nghệ cho một quốc gia từ đó hỗ trợ cho lao động, tạo năng suất cao và sản xuất được nhiều sản phẩm hơn. Như vậy đầu tư tác động đến năng lực công nghệ, đến lao động và ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế.
1.3.Mô hình số nhân đầu tư
1.3.1.Nội dung mô hình.
Mô hình số nhân đầu tư xuất phát từ tư tưởng của Keynes. Ông cho rằng đầu tư tăng sẽ bù đắp cho những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo cho đầu tư gia tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý số nhân.
Mô hình số nhân đầu tư phản ánh quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư, nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị. Theo Keynes mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ sung công nhân, nâng cao cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu về tiêu dùng, tăng giá hàng, làm tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt mình thu nhâp lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới lại làm tăng thu nhập mới. Cứ như vậy, đầu tư quyết định thu nhâp, thu nhâp lại tạo tiền đề để gia tăng đầu tư.
Công thức tính :
k = ΔY/ ΔI (1)
Trong đó: ΔY là mức gia tăng sản lượng
ΔI là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có :
ΔY= k *ΔI (2)
Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Vì khi I=S, có thể biến đổi công thức (1) thành:
(3)
Trong đó:
Khuynh hướng tiêu dùng biên
Khuynh hướng tiết kiệm biên
Vì MPS 1.
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khuếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
1.3.2. Vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển.
Theo mô hình số nhân đầu tư, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế, trong đó sản lượng được khuếch đại tăng lên số nhân lần so với mức gia tăng đầu tư.
1.4. Lý thuyết gia tốc đầu tư
Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư .
Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư cũng được xem xét dưới góc độ tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa mức tư bản đạt mức mong muốn. Lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào mức sản lượng là điều dễ dàng chấp nhận được. Khi mức sản lượng cao hơn, các hãng có nhu cầu lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc dựa trên mối quan hệ đơn giản này.
1.4.2.Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư .
Theo lý thuyết này, để sản xuất một đơn vị đầu ra cho trước phải có một sản lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau:
(1)
Trong đó:
Kt: Tổng quy mô vốn đầu tư của nền kinh tế tại thời kỳ t.
Yt: Sản lượng đầu ra tại thời kỳ t.
: Hệ số gia tốc đầu tư (đại lượng phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng đầu ra).
Từ công thức (1) suy ra:
Kt = x * Yt (2)
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lai. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản xuất lai phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất.
Theo công thức (2), có thể kết luận: Sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kỳ trước.
Lý thuyết gia tốc đầu tư cho thấy: đầu tư tăng tỷ lệ với sản lượng ít ra là trong trung và dài hạn.
Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển.
Theo lý thuyết gia tốc về đầu tư, đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu, vào sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Sản lượng gia tăng, dẫn đến gia tăng tiêu dùng (do thu nhập người tiêu dùng gia tăng), tăng cầu hàng hóa và dịch vụ nên lại đòi hỏi gia tăng đầu tư mới. Gia tăng đầu tư mới dẫn đến gia tăng sản lượng, gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩy gia tăng đầu tư. Quá trình này diễn ra liên tục, dây chuyền.
Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư.
Ưu điểm:
a. Lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.Nếu α không thay đổi trong kỳ kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác.
b. Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế dẫn đến đầu tư. Khi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều.
Nhược điểm:
a. Lý thuyết giả định quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định. Thực tế đại lượng này (α) luôn biến do sự tác động c ủa nhiều nhân tố khác.
b . Thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự tác động của thay đổi sản lượng. Vì từ công thức K t= x.Yt có thể viết:
Tại thời điểm t : K t= x.Yt (3)
Tại thời điểm (t-1): Kt-1= x.Yt-1 (4)
Lấy (3) trừ đi (4), ta có :
K t - Kt-1 = x.Yt -x.Yt-1 = x.( Yt -Yt-1) (5)
Trong đó:
K t - Kt-1 : Đầu tư ròng và bằng (It-D) với D là khấu hao
Do đó:
It-D= K t - Kt-1 = x.( Yt -Yt-1)= x.ΔY (6)
và đầu tư ròng ΔI= x.ΔY
Như vậy theo lý thuyết này đầu tư ròng là hàm của sự gia tăng sản lượng đầu ra. Nếu sản lượng tăng, đầu tư ròng tăng(lớn hơn α lần). Nếu sản lượng giảm, đầu tư thuần sẽ âm. Nếu tổng cầu về sản lượng trong thời gian dài không đổi, đầu tư ròng sẽ bằng 0 (khi ΔY=0 thì ΔI=0 )
Tuy nhiên khi sản lượng không thay đổi giữa hai thời kỳ đầu tư thuần bằng 0 nhưng tổng đầu tư là một số dương vì các doanh nghiệp vẫn phải đầu tư thay thế máy móc thiết bị đã hao mòn hết.
c. Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ. Điều này không đúng vì nhiều lý do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầu vượt qúa cung…do đó lý thuyết gia tốc đầu tư tiếp tục được hoàn thiện qua thời gian. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tư mong muốn được xác định như là một hàm của mức sản lượng hiện tại và quá khứ, nghĩa là quy mô đầu tư mong muốn được xác định trong dài hạn.
Nếu gọi Kt và Kt-1 là vốn đầu tư thực hiện ở thời kì t và (t-1)
Ktt* là vốn đầu tư mong muốn
λ là một hằng số (0< λ <1)
Thì: Kt –Kt-1= λ .(Kt*t –Kt-1)
Có nghĩa là sự thay đổi vốn đầu tư thực hiện giữa hai kỳ chỉ bằng một phầm của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kỳ t và vốn đầu tư thực hiện thời kỳ (t-1). Nếu λ =1 thì Kdt=Kt*t .
Và lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư.
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thì đầu tư thuần ∆I=It- Dt=Kt-Kt-1. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì
Kt - Kt-1= λ(Kt*t –Kt-1) và do đó ∆I= λ(Kt*t –Kt-1)
Để xác định tổng đầu tư, chúng ta giả định: Dt=δ.Kt-1
δ là hệ số khấu hao v à 0< δ <1. Do đó
It- Dt= It- δ Kt-1d= λ(Kt*t –Kt-1) hoặc
It= λ .(Kt*t –Kt-1) + δ Kt-1
It chính là tổng đầu tư trong kỳ và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện.
1.5. Mô hình Harrod-Domar
1.5.1. Tư tưởng trung tâm của mô hình.
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là R.Harrod ở Anh và E.Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn. Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế đều phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
Nội dung của mô hình Harrod – Domar.
Mô hình Harrod- Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
+ Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động
+ Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.
Nếu gọi sản lượng đầu ra năm t là Yt , tốc độ tăng trưởng kinh tế là g:
Nếu gọi s là tỷ lệ tích lũy trong GDP và mức tích lũy trong năm t là St:
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm, nên: St = It :
Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = Kt+n
ICOR là tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng, ta có công thức:
Từ đây suy ra:
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Cuối cùng ta có: (*)
Ở đây, hệ số ICOR là biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư với tư với tăng trưởng kinh tế. Từ công thức (*) cho thấy: nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố.
Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu kinh tế ngành. Cơ cấu đầu tư ngành thay đổi ảnh hưởng đến hệ số ICOR từng ngành, do đó, tác động đến hệ số ICOR chung.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng hai mặt đến hệ số ICOR. Gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, một mặt làm cho tử số của công thức tăng, mặt khác, sẽ tạo ra nhiều ngành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm ưu thế.
Thứ ba, do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Cơ chế chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là, kết quả đầu tư ở mẫu số tăng lớn hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Ở các nước phát triển ICOR thường lớn, từ 6-10 do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Ở các nước chậm phát triển ICOR thấp, từ 3-5 do thiếu vốn thừa lao động nên phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực.
1.5.3. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo mô hình Harod-Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích lũy để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện S là nguồn gốc của I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất (K), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm gia tăng . Cũng lưu ý rằng, do nghiên cứu ở các nước tiên tiến, nhằm xem xét vấn đề: để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu, nên những kết luận của mô hình cần được kiểm nghiệm kỹ trước khi nghiên cứu đối với các nước đang phát triển như nước ta. Ở những nước đang phát triển, vấn đề không đơn thuần chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như cũ mà quan trọng là phải tăng với tốc độ cao hơn. Đồng thời do thiếu vốn, thừa lao động, họ thường sử dụng nhiều nhân tố khác phục vụ tăng trưởng
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của mô hình.
Ưu điểm:
- Hệ số ICOR cho biết bao nhiêu đơn vị vốn thì tạo ra một đơn vị sản lượng gia tăng. Do đó, trong nhiều trường hợp người ta xem hệ số ICOR là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy: để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một số lượng vốn đầu tư ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi.
- ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo qui mô vốn đầu tư cần thiết để đạt một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai.
Hạn chế:
-Hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm.
-ICOR cũng bỏ qua sự tác động của cácc ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính….
-Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư….
1.6. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại
Nội dung của lý thuyết :
Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Những ý tưởng cơ bản của học thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học” của P.Samuelson xuất bản năm 1948.
Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được. Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (T). Nói cách khác hàm sản xuất có dạng:
Y= F (L, K, R, T )
Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:
Trong đó:
g là tốc độ tăng trưởng GDP
k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào.
t là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ.
Samuelson gọi những yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng.
Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo tư tưởng của lý thuyết tăng trửơng kinh tế hiện đại, đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng là một tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả của chính tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng thể hiện nhất quán và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, đồng thời cả ở kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng tăng trưởng thể hiện sự bền vững của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện cần thiết. Đồng thời, chất lượng tăng trưởng thể hiện ở tính hiệu quả, đặc biệt hiệu quả lan tỏa giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế khác nhau.
Trên góc độ phân tích lý thuyết trên, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế có thể được phân tích theo biểu thức sau:
g= Di + Dl + TFP
Trong đó:
G là tốc độ tăng trưởng GDP
Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP
Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP
TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP (gồm đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách…).
Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vài trò của quản lý và tổ chức sản xuất. Nếu một nền kinh tế phát triển dựa quá nhiều về vốn và lao động thị tốc độ tăng trưởng không cao, kém tính bền vững và dễ bị thương khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bước tiến mang tính đột phá lớn. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế không chỉ là đầu tư phát triển theo chiều rộng mà còn phải chú trọng tới đầu tư phát triển theo chiều sâu, dựa chủ yếu vào nhân tố TFP.
2/ Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu của nền kinh tế.
2.1. Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế.
Nội dung mô hình:
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp đã diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã chứng tỏ rằng học thuyết “Tự điều tiết” nền kinh tế của các trường phái cổ điển và tân cổ điển là thiếu xác thực, lý thuyết về “Bàn tay vô hình” của A.Smith tỏ ra kém hiệu quả. Điều này đòi hỏi các nhà kinh tế phải đưa ra các học thuyết mới phù hợp hơn. Năm 1936, sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes (1883-1946) đánh dấu sự ra đời của học thuyết kinh tế mới.
Các nhân tố tác động tới tăng trưởng trong mô hình Keynes bao gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R) và công nghệ (T) .Trong đó, yếu tố công nghệ (T) được cố định.
Hàm sản xuất: Y = f(K, L, R, T)
Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng. Trong mô hình AD – AS, tổng cầu (AD) quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. AD là một hàm của C (tiêu dùng), I (đầu tư) và G (chi tiêu chính phủ), ta có:
AD = C + I + G
Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm. Ông cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế.
Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm, khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn. Keynes sử dụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu.
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất... nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần đầu tư. Keynes đã rất coi trọng đầu tư trong tăng trưởng kinh tế .Trong các yếu tố cấu thành nên tổng cầu của nền kinh tế (AD) thì đầu tư (I) là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng nhất. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu từ thường chiếm từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Mặt khác, cầu là yếu tố quyết định tới mức sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, do vậy, đầu tư (I) chính là yếu tố quyết định tới tăng trưởng kinh tế và quy mô việc làm của một đất nước.
Ưu điểm, nhược điểm của mô hình:
Ưu điểm:
- Giải thích mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng sản lượng, khuynh hướng tiêu dùng chung của xã hội ít thay đổi thì ta có thể dùng để tính toán cần đầu tư thêm bao nhiêu để gia tăng sản lượng của nền kinh tế theo kế hoạch.
- Mô hình chỉ ra được tác động của đầu tư như một nhân tố của tổng cầu tác động đến sản lượng của nền kinh tế. Tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới…quá trình này lặp đi lặp lại làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên số nhân lần ( tác động nan tỏa của đầu tư).
Nhược điểm:
- Mỗi một hoạt động đầu tư trong thực tế thường không thấy kết quả ngay mà phải mất một thời gian, vì vậy mô hình không giải thích được tăng trưởng ở hiện tại.
- Theo mô hình thì I=S , tuy nhiên với một nền kinh tế mở cửa thì đầu tư thường lớn hơn tiết kiệm. Vì vậy mô hình của Keynes chưa tính đến đầu tư của nước ngoài.
2.2. Mô hình thu nhập quốc dân.
2.2.1. Nội dung mô hình.
Để xem xét ảnh hưởng qua lại của các nhân tố kinh tế tới tăng trưởng kinh tế cũng như với đầu tư, ta xem xét mô hình thu nhập quốc dân.
Gọi GDPt: Tổng sản phẩm quốc dân trong năm t
C: Tiêu dung của dân cư
I: Đầu tư
G: Tiêu dùng của chính phủ
EM: Xuất khẩu ròng ( xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu)
Đồng nhất thức thu nhập quốc dân
GDP= C + I + G + EM
2.2.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư là một yếu tố nằm trong tổng cầu của nền kinh tế. Mặc dù đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu dùng trong GDP, nhưng nó lại là yếu tố rất quan trọng bởi vì đây là thành tố biến động mạnh nhất trong GDP và phản ánh rõ nét nhất hình mẫu biến động theo chu kỳ mà các nền kinh tế thị trường phải đối mặt.
Mức sản lượng hiện tại và trong quá khứ có tác động tới đầu tư. Thu nhập quốc dân tăng làm cho tiêu dùng tăng. Tuy nhiên sự gia tăng của tiêu dùng không bằng với sự gia tăng của thu nhập, tiết kiệm cũng sẽ tăng, tiết kiệm tăng dẫn đến đầu tư tăng.
Thuế có ảnh hưởng cùng chiều tới đầu tư. Khi thuế tăng làm cho người dân tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư sẽ tăng và ngược lại.Trong khi đó lãi suất lại có tác động ngược chiều tới đầu tư. Lãi suất tăng, làm tăng chi phí sử dụng vốn, đầu tư giảm và ngược lại.
Khi lạm phát tăng lên làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, độ rủi ro của đồng vốn tăng lên, cầu đầu tư giảm.Một trong số nguyên nhân làm tăng lạm phát đó là sự gia tăng cung tiền
Bội chi ngân sách cũng có ảnh hưởng tới đầu tư. Khi chi tiêu của chính phủ tăng, để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ đi vay trên thị trường. Điều đó làm cho nguồn cung vốn giảm, lãi suất tăng. Lãi suất tăng làm tăng chi phí của hoạt động đầu tư, cầu đầu tư sẽ giảm.
3.Đầu tư tạo ra sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
3.1.Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow.
3.1.1. Nội dung mô hình
Lý thuyết này do nhà kinh tế học, giáo sư Walter Wiliam Rostow người Mỹ đưa ra. Lý thuyết này được trình bày trong tác phẩm ”Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế năm 1961” nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia.
Theo mô hình Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. Cụ thể từng giai đoạn phát triển được phân tích như sau:
Giai đoạn 1- Xã hội truyền thống: Giai đoạn này được định nghĩa là giai đoạn dựa trên khoa học và công nghệ tiền Niu tơn. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nền kinh tế thống trị bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, tích lũy gần như là con số 0. Hoạt động chung của xã hội kém linh hoạt, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung tự cấp.Cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ này là cơ cấu nông nghiệp thuần túy.
Giai đoạn 2- Chuẩn bị cất cánh: Đầy được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh với nội dung cơ bản là chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để cất cánh: những hiểu biết về khoa học – kỹ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất trong cả nông nghiệp và công nghiệp; Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển; nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Tiếp đó giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động trong ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.Tuy vậy, tất cả các hoạt động này chưa vượt qua được phạm vi giới hạn của một nền kinh tế với những đặc trưng truyền thống, năng suất thấp. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông- công nghiệp.
Giai đoạn 3 – Cất cánh (take off) :Đây là giai đoạn trung tâm trong sự phân tích các giai đoạn phát triển của Rostow. Cất cánh là giai đoạn mà lực cản của xã hội truyền thống và các thế lực chống đối sự phát triển bị đẩy lùi, các lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế đang lớn mạnh và trở thành lực lượng thống trị xã hội. Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là: huy đông được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần túy.Ngoài vốn đầu tư trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học, kỹ thuật tác động mạnh vào nông nghiệp và công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ. Khu vực nông nghiệp được áp dụng kỹ thuật mới và được thương mại hóa tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và lối sống của người nông dân. Cơ cấu kinh tế của giai đoạn này là Công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Theo Rostow, giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm.
Giai đoạn 4 – trưởng thành: Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tỷ lệ đầu tư tăng liên tục, lên tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy; Khoa học – kỹ thuật mới được ứng dụng trên toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế; Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại phát triển; Nông nghiệp được cơ giới hóa, đạt được năng suất lao động cao; Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hòa đồng vào thị trường quốc tế. Theo Rostow, giai đoạn này dài tới 60 năm. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.
Giai đoạn 5 – Xã hội tiêu dùng cao: Trong giai đoạn này, có hai xu hướng cơ bản về kinh tế: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp. Thứ hai, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao. Về mặt xã hội, các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội nhằm tạo ra nhu cầu cao về hàng tiêu dùng lâu bền và các dịch vụ xã hội của các nhóm dân cư. Theo Rostow, đây là giai đoạn dài nhất, và ông cho rằng nước Mỹ cần khoảng 100 năm để chuyển từ giai đoạn trưởng thành tới mức cuối cùng này. Cơ cấu ngành trong giai đoạn này có dạng Dịch vụ - công nghiệp.
3.1.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thông qua lý này, mỗi nước có thể tự xác định trình độ phát triển của quốc gia mình trong mỗi giai đoạn. Và khi đó, đầu tư góp phần thúc đẩy sự hoàn thành những tiền đề cần thiết nào đó cho sự phát triển của mỗi nước trong từng giai đoạn, định hướng đúng mục tiêu phát triển, đồng thời cho phép các nước rút ngắn thời gian từng giai đoạn, tận dụng lợi thế của nước đi sau.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình
Ưu điểm:
Đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu với quá trình phát triển thì mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia. Đây cũng là cơ sở giúp mỗi nước tự xác định trình độ phát triển cũng như định hướng phát triển cho quốc gia mình, đồng thời cho phép các nước rút ngắn thời gian từng giai đoạn, tận dụng lợi thế của nước đi sau.
Hạn chế:
Tăng trưởng là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn nên không thể phân chia thành những giai đoạn chính xác như vậy. Mặt khác, sự tăng trưởng và phát triển ở một số nước không nhất thiết phải giống phân chia 5 giai đoạn như trên, câu hỏi đặt ra là “Tại sao cất cánh lại xảy ra ở nước này mà không xảy ra ở nước khác?” Lý thuyết chưa giải thích được điều đó.
Mô hình chủ yếu phân chia các giai đoạn dựa vào lĩnh vực kinh tế mà chưa có những dấu hiệu của sự phân chia theo xã hội.
Mô hình chưa đề cập tới vai trò của chính phủ, quan hệ với nước ngoài tác động tới phát triển kinh tế
Mô hình chỉ mới nhấn mạnh tới tăng trưởng mà chưa đề cao yếu tố phát triển kinh tế …
3.2. Mô hình hai khu vực của A.Lewis
Tư tưởng trung tâm của mô hình
Mô hình này được A.Lewis nhà kinh tế học người Mỹ đưa ra vào năm 1955 trong tác phẩm ”Lý thuyết về phát triển kinh tế”. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực rõ rệt là nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế nhị nguyên và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực.
- Khu vực truyền thống (nông nghiệp), chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động rất thấp (năng suất lao động biên xem như bằng không) và lao động dư thừa. Vì thế yêu cầu đặt ra là nhanh chóng chuyển khu kinh tế truyền thống sang khu kinh tế hiện đại bằng con đường công nghiệp hóa để khởi động cho sự tăng trưởng. Như vậy, công nghiệp hóa khu vực kinh tế truyền thống được coi là sự khởi động, là yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng.
- Khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả năng tự tích lũy. Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp. Do có năng suất lao động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư thừa còn tiền công thì thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông chủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên.
Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống. Sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.
Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mô hình hai khu vực của Lewis xác định một hướng giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Theo thuyết này, đối với các nước đang phát triển, để đạt được tăng trưởng và phát triển phải tập trung vào khu vực kinh tế hiện đại, mà không cần quan tâm đến khu vực kinh tế truyền thống vốn là khu vực phát triển trì trệ. Theo Lewis, việc giải quyết tình trạng trì trệ của khu vực kinh tế truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết tăng trưởng ở khu sản xuất hiện đại, có nghĩa là, để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân thì đầu tư chủ yếu là vào khu vực sản xuất hiện đại. Có thể thấy đây là hoạt động đầu tư không cân đối vào khu vực công nghiệp. Và nhịp độ tăng trưởng, phát triển của khu vực này cũng ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng, phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
3.2.3. Hạn chế của mô hình
Mô hình của Lewis có những hạn chế, những hạn chế này xuất phát từ chính những giả định do ông đặt ra có thể không xảy ra trên thực tế.
Giả định thứ nhất rằng tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy của khu vực này. Trên thực tế, khi khu vực công nghiệp thu được lợi nhuận, vốn tích lũy có thể được thu hút và sử dụng vào những ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao và như vậy ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp sẽ không còn nữa. Trong điều kiện nền kinh tế mở, sẽ không có gì đảm bảo rằng nhà tư bản công nghiệp khi thu được lợi nhuận chỉ có tái đầu tư trong nước, họ phải tìm nơi đầu tư có lợi nhất và đó rất có thể là đầu tư ra nước ngoài, nơi có giá đầu tư rẻ hơn.
Giả định thứ hai rằng nông thôn là khu vực dư thừa lao động còn thành thị thì không. Trên thực tế thì thất nghiệp vẫn có thể xẩy ra ở khu vực thành thị. Mặt khác khu vực nông thôn cũng có thể tự giải quyết tình trạng dư thừa lao động thông qua các hình thức tạo việc làm tại chỗ mà không cần phải chuyển ra thành phố.
Giả định thứ ba rằng khu vực công nghiệp không phải tăng lương cho số lao động từ nông thôn chuyển sang khi ở đây còn dư thừa lao động. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển mức tiền công khu vực công nghiệp vẫn có thể tăng lên kể cả khi ở nông thôn có dư thừa lao động vì khu vực công nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn nên vẫn phải trả một mức tiền công lao động cao hơn. Ở một số nước hoạt động của tổ chức công đoàn rất mạnh nên họ có thể tạo ra những áp lực đáng kể để khu vực công nghiệp phải tăng lương cho người lao động.
3.3. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
3.3.1. Nội dung của mô hình.
Khác biệt với trường phái Cổ điển, trường phái tân cổ điển ra đời sau, họ nhận thấy những điểm không đúng của lý thuyết cũ và đưa ra những nhận định mới giúp họ có những quan điểm phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của trường phái cổ điển và thực hiện những nghiên cứu khác biệt về mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Giả thiết của mô hình
- Khu vực nông nghiệp không có dư thừa LĐ
- Khu vực nông nghiệp tuân theo quy luật lợi tức biên giảm dần
- Nền kinh tế có 2 khu vực: khu vực truyền thống và khu vực hiện đại
Một trong những điểm mới trong tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển là đặt khoa học công nghệ (T) là yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển cho rằng yếu tố ruộng đất trong nông nghiệp không có điểm dừng, con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất. Điều kiện để thu hút lao động: để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công nghiệp phải trả một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp. Hơn thế nữa, mức tiền công phải trả của khu vực công nghiệp sẽ tăng dần lên theo hướng sử dụng ngày càng nhiều lao động. Mức tiền công khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên do: Thứ nhất, sản phẩm biên của lao động khu vực nông nghiệp luôn lớn hơn 0, khi chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên tục sản phẩm cận biên của lao động còn lại trong nông nghiệp, cho nên khu vực công nghiệp phải trả mức tiền công ngày càng tăng; Thứ hai, khi lao động chuyển khỏi nông nghiệp làm cho đầu ra của nông nghiệp giảm xuống và kết quả là giá cả nông sản ngày càng cao, tạo ra áp lực phải tăng lương cho người lao động.
3.3.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Dựa trên những nhận định như vậy,các nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển đã đưa ra các quan điểm đầu tư tác động tới tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện trên, để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Đây chính là quan điểm về hoạt động đầu tư cân đối giữa tất cả các ngành, lĩnh vực vì bản thân nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất. Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thể hiện theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực này để mặc dù rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang công nghiệp cũng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm, giá nông sản không tăng, giảm sức ép tăng giá tiền công lao động công nghiệp. Mặt khác để giảm bớt áp lực, khu vực công nghiệp một mặt, cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao đông; mặt khác, khu vực này cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đổi lấy lương thực, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về. Điều đó làm cho mặc dù lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước có thể giảm đi, nhưng giá nông sản không tăng do được thay thế bằng nông sản nhập khẩu. Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm.
3.3.3.Hạn chế của mô hình.
Quan điểm của trường phái tân cổ điển rất khó thực hiện nếu không nói là thiếu tính thực tế trong các điều kiện của các nước đang phát triển thiếu rất nhiều các khả năng nguồn lực nhất là nguồn lực về vốn đầu tư và lao động có kĩ thuật cao, kĩ năng quản lý và trình độ quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên nó cũng đánh giá đúng khi đã nhận thức được khoa học công nghệ là một trong những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
3.4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima.
3.4.1. Nội dung của mô hình .
Hary T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước châu Á so với các nước Âu-Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong khi nhàn rỗi.
Theo Oshima, dư thừa lao động nông nghiệp không phải lúc nào cũng xảy ra nên mô hình của trường phải cổ điển không phù hợp với châu Á, nhất là vùng lúa nước. Việc đầu tư đồng thời cho nông nghiệp và công nghiệp của trường phái Tân cổ điển là thiếu tính thực tế trong điều kiện các nước phát triển (thiếu nguồn lực vốn đầu tư, lao động, kỹ năng quản lý và quan hệ quốc tế). Với quan điểm hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đã đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển nền kinh tế theo 3 giai đoạn với những mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau.
a. Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.
Oshima cho rằng ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh, nhỏ lẻ phân tán. Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lý nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này. Do đó có nhiều việc làm hơn, thu nhập của nông dân bắt đầu tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ lao động. Dấu hiệu kết thức giai đoạn này là khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông sản, đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn.
b. Giai đoạn hai: Hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp.
Giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn; Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường số lượng việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp tạo điều kiện mở rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng quy mô sản xuất công nghiệp cũng như nhu cầu các hoạt động dịch vụ. Khi đó việc di dân từ các khu vực nông thôn đến thành thị để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ ngày càng tăng. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trượng lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
c. Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động.
Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng. Do ưu thế của các ngành này cần đầu tư ít vốn, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tất cả đã làm cho hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến trong tất cả các ngành và các khu vực của nền kinh tế. Trong giai đoạn này là phải đầu tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt, trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Các máy cày, gặt đập, phun nước, máy bơm, làm cỏ, máy sấy, và các phương tiện vận tải cơ giới ngày càng mở rộng và tiết kiệm thời gian cho người lao động trên đồng ruộng. Trong điều kiện đó khu vực nông nghiệp có khả năng rút bớt lao động để chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp ở nông thôn. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm.
3.4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo mô hình hai khu vực của Oshima, phát triển kinh tế là sự quá độ từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp được hoàn thành và nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ từ công nghiệp sang dịch vụ. Giai đoạn ba kết thúc tức là nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn phát triển cao nhất. Nông nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông – dịch vụ. Lý thuyết này cũng gợi cho ta rằng: trước hết phải tập trung đầu tư vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.
Động lực tích lũy và đầu tư đồng thời cả 2 khu vực kinh tế và bắt đầu từ nông nghiệp là nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia.
Ưu và nhược điểm của lý thuyết.
Lý thuyết này giải thích được tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp năng suất lao động thấp thu nhập thấp.
Lý thuyết này đã đưa ra được các giải pháp kinh tế : tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi, đánh cá, quan tâm phát triển ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp có thể sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khi lao động nông nghiệp sử dụng một cách đầy đủ làm cho mức thu nhập của họ hằng năm tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng tăng, từ đó mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng nông nghiệp sẽ được sử dụng hết.Mặt khác, khi thị trường lao động bị thu hẹp thì tiền lương thực tế tăng nhanh. Hầu hết các nông trại phải chuyển sang cơ giới và việc thay thế lao động thủ công bằng các loại máy móc nhỏ sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng GNP tính theo đầu người.
4.Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo: Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ”
4.1. Nội dung của lý thuyết.
Samuellson cho rằng 1 quốc gia muốn đạt được tới sự tăng trưởng & phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, tư bản, kĩ thuật. Trong điều kiện cụ thể của các quốc gia nghèo thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm và chất lượng thấp.
+Về nhân lực: Ở các nước nghèo, tuổi thọ TB thấp, tỉ lệ người biết chữ thấp, mức sống thấp, chỉ số HDI thấp. Lao động tập trung quá nhiều ở trong ngành nông nghiệp, tình trạng thất nghiệp trá hình cao. Vì vậy, những nước này cần phải đầu tư cho hệ thống y tế giáo dục, đa dạng hoá việc làm ở nông thôn để khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình.
+Về tài nguyên: Ở các nước nghèo, tài nguyên cũng nghèo, lại phân chia cho một số dân đông đúc, khả năng phát huy được hiệu quả KT của tài nguyên là rất thấp. Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài nguyên đất nông nghiệp. Vì vậy, cần có chế độ canh tác và sử dụng hợp lí đất đai. Phải có đầu tư nước ngoài để khai thác những nguồn tài nguyên tiềm năng.
+Về tư bản: Nhìn chung, các nước nghèo ít tư bản. Muốn có tăng trưởng thì phải có đầutư, muốn có đầu tư phải có tư bản. Để đáp ứng những nhu cầu về vốn đầu tư thì trước đâycác nước nghèo thường đi vay. Nhưng trong đk hiện tại thì hầu hết các nước nghèo đều lànhững con nợ khổng lồ, khả năng vay vốn là khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cácnước nghèo chỉ còn 1 giải pháp là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
+Về kĩ thuật: Các nước nghèo cũng ở trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, nhưng lại có lợi thế của 1 nước đi sau. Nên có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu.
Samuellson cho rằng các quốc gia này đang ở trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Về phía cung:
Tích lũy thấp
Năng lực sản xuất thấp
Thu nhập thấp
Vốn đầu tư thấp
Về phía cầu:
Sức mua thấp
Năng lực sản xuất thấp
Thu nhập thấp
Động lực đầu tư thấp
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn. Các nước nghèo không thể tự thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, phải có một cú huých từ bên ngoài.
4.2. Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và tiêu dùng thấp, vì vậy đầu tư thấp, năng lực sản xuất thấp và hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vòa quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác vào một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Xuất phát từ phía cung thì trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó với các nước đang phát triển đó chính là vốn đầu tư. Tuy nhiên, để tạo ra vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới, cần phải có sự huy động thêm từ các yếu tố bên ngoài thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút FDI, ODA…. Do đó vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một “cú huých” để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì linh hoạt hơn.
Xuất phát từ phía cầu, khi mà sức mua của nền kinh tế trong nước bị hạn chế, không tạo động lực cho thúc đẩy đầu tư thì một giải pháp đó là có thể tận dụng cầu từ bên ngoài (thị trường nước ngoài). Đầu tư lúc này có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, đầy mạnh hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài, qua đó góp phần tăng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước.
5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi thế tuyệt đối và tương đối, thúc đẩy hoạt động ngoại thương.
5.1.Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Nội dung mô hình
Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học cổ điển người Scotland, được coi là cha đẻ của kinh tế học đã phê phán những hạn chế của chủ nghĩa trọng thương và nêu lên những quan điểm mới của mình về thương mại quốc tế mà nổi bật nhất là học thuyết về lợi thế tuyệt đối được đề cập trong tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia”.
Trong tác phẩm nổi tiếng “ của cải của các dân tộc”, A.Smith đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của TMQT.
Nếu một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá với chi phí thấp nhất thì hàng hoá đó được coi là có lợi thế tuyệt đối trong sản suất hàng hoá của nước đó.
Minh họa: Xét trong mối tương quan 2 nước A và B.
Sản xuất hàng hóa X: nước A tỏ ra có hiệu quả hơn nước B
Sản xuất hàng hóa Y: nước A tỏ ra kém hiệu quả hơn nước B
Þ Nước B có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng Y và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X.
Như vậy, một nước được gọi là có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một hàng hóa nếu một đơn vị lao động của nước đó sản xuât được nhiều sản phẩm hơn so với nước khác, hay chi phí lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm đó là nhỏ hơn so với các nước khác.
Nếu một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một hàng hóa thì nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm hàng hóa đó và trao đổi lấy hàng hóa không có lợi thế tuyệt đối, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối:
Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với những giả thuyết sau:
Thế giới chỉ gồm 2 quốc gia (Mỹ, Việt Nam)
2 mặt hàng ( Máy tính, gạo)
Chi phí vận tải bằng 0
Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất.
Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.
Gạo
Máy tính
Mỹ
5
2
Việt Nam
3
6
Các số liệu trong bảng này cho thấy số lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị gạo hay một máy tính ở Mỹ và Việt Nam. Vì thế, theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất máy tính, còn Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo. Vì thế Mỹ nên chuyên môn hoá sản xuất máy tính và Việt Nam nên chú trọng chuyên môn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom 2.doc