Tài liệu Đề tài Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu công suất 50.000DWT: Mở ĐầU
1. Xuất xứ của Dự án
Hải Phòng với lợi thế là thành phố cảng biển, thuận lợi về đường giao thông đường biển, đường bộ, hàng không, cơ sở hạ tầng của thành phố không ngừng được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt từ năm 2008, một số dự án trọng điểm cấp quốc gia sẽ được khởi công thực hiện như dự án cảng nước sâu Lạch Huyện, cầu Đình Vũ- Cát Hải, đường cao tốc Hải Phòng- Hà Nội tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông cho thành phố.
Trong những năm gần đây, công nghiệp cả nước và công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độ khá nhanh (khoảng 20%/năm) cả về quy mô, chiều sâu và tính bền vững, ổn định. Trong đó ngành đóng tàu đã trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nghành công nghiệp nói chung và cho nền kinh tế Hải Phòng nói riêng. Đồng thời sản phẩm của ngành đóng tàu là một trong những sản phẩm công nghiệp được ưu tiên phát triển theo định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 của thành phố. Đó là những cơ sở...
144 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu công suất 50.000DWT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU
1. Xuất xứ của Dự án
Hải Phòng với lợi thế là thành phố cảng biển, thuận lợi về đường giao thông đường biển, đường bộ, hàng không, cơ sở hạ tầng của thành phố không ngừng được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt từ năm 2008, một số dự án trọng điểm cấp quốc gia sẽ được khởi công thực hiện như dự án cảng nước sâu Lạch Huyện, cầu Đình Vũ- Cát Hải, đường cao tốc Hải Phòng- Hà Nội tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông cho thành phố.
Trong những năm gần đây, công nghiệp cả nước và công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độ khá nhanh (khoảng 20%/năm) cả về quy mô, chiều sâu và tính bền vững, ổn định. Trong đó ngành đóng tàu đã trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố mang lại nhiều giá trị gia tăng cho nghành công nghiệp nói chung và cho nền kinh tế Hải Phòng nói riêng. Đồng thời sản phẩm của ngành đóng tàu là một trong những sản phẩm công nghiệp được ưu tiên phát triển theo định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 của thành phố. Đó là những cơ sở thuận lợi khách quan để Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thành Long quyết định đầu tư mở rộng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Hiện tại Công ty đã có cơ sở đóng tàu 1 thuộc địa bàn huyện An Dương. Tuy nhiên do điều kiện về diện tích nhà xưởng, luồng lạch ở cơ sở 1 không đáp ứng được khả năng đóng mới tàu có công suất 50.000DWT. Trong khi thị trường của ngành đóng tàu ngày càng mở rộng, năng lực đóng tàu của công ty được khẳng định qua từng sản phẩm. Các hợp đồng đóng tàu của Nhà máy ngày càng tăng. Để hoàn thành được kế hoạch sản xuất đã đề ra thì cần thiết phải tăng cường đầu tư, mở rộng nhà máy hiện có cũng như xây mới nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, có khả năng đóng được những con tàu có công suất lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công ty quyết định mở rộng sản xuất trên địa bàn xã Lâm Động- huyện Thủy Nguyên. Khu vực này nằm trong quy hoạch của cụm công nghiệp đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp VINASHIN.
Từ những căn cứ pháp lý và thực tiễn trên, căn cứ khả năng tài chính và quản lý doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thành Long quyết định thực hiện Dự án:
“ Dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Lâm Động công suất 50.000T”.
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
2.1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chính quyền địa phương như:
- Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định các cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống.
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Thông tư hướng dẫn số 08/2006/TT- BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26/12/2006 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Nghị định số 59/2007/NĐ- CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
2.2. Cơ sở kỹ thuật
Để đánh giá tác động môi trường của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thành Long, Báo cáo sử dụng các tài liệu sau làm cơ sở kỹ thuật:
- Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng, thuỷ văn, tình hình kinh tế xã hội của khu vực Nhà máy.
- Quyết định số 12/2006/QĐ- BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Các kết quả đo đạc, khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án do Trung tâm Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Viện Nghiên cứu KHKT- BHLĐ thực hiện.
- Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm trong và ngoài nước.
- Các tài liệu về đặc tính kỹ thuật của các loại nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của Công ty.
3. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM
Chủ dự án: Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thành Long.
Đại diện : Ông Nguyễn Như Hùng Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : Đường 208 An Đồng – An Dương – Hải Phòng
Điện thoại : 031.3835384
Cơ quan tư vấn: Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Tài nguyên và Môi trường biển
Đại diện : T.S Đào Viết Tác Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : Số 01 Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại : 031.3920181
Danh sách những người thực hiện:
1. Chịu trách nhiệm chính: ông Nguyễn Như Hùng
Cơ quan công tác: Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Thành Long
Chức vụ: Giám đốc công ty.
2. Chủ biên : T.S Đào Viết Tác
Cơ quan công tác: Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Tài nguyên và Môi trường biển
Chức vụ: Giám đốc trung tâm.
3. Các thành viên tham gia:
CHƯƠNG I: MÔ Tả Dự áN
1.1. Tên dự án
Xây dựng nhà máy đóng tàu Lâm Động công suất 50.000DWT
1.2. Vị trí địa lý của dự án
Dự án dự kiến triển khai tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Địa điểm này thuộc khu vực đã được quy hoạch thành khu công nghiệp dành riêng cho đóng tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu. Vị trí triển khai Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của Thành phố.
Khu đất thực hiện Dự án có tổng diện tích 73,09 ha với các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp khu dân cư và xen kẽ đồng ruộng của xã Lâm Động.
- Phía Nam tiếp giáp Sông Cấm.
- Phía Đông tiếp giáp xã Hoa Động.
- Phía Tây tiếp giáp Nhà máy đóng tàu sông Cấm (dự kiến).
Khu đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp và một phần là bãi bồi ven sông, có mặt bằng tương đối bằng phẳng, xung quanh không có các công trình kiến trúc kiên cố, có một số hộ dân ở phía Bắc dự án và tuyến điện 110 kV chạy qua theo hướng Bắc Nam.
Xã Lâm Động có tuyến Quốc lộ 10 cũ, Quốc lộ 10 mới và tuyến Tỉnh lộ 351 đi qua tạo điều kiện khá thuận lợi về giao thông đường bộ. Quốc lộ 10 là tuyến giao thông huyết mạch nối các tỉnh đồng bằng duyên hải Bắc Bộ với nhau (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình....).
Vị trí triển khai dự án ngay cạnh sông Cấm tạo điều kiện rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguyên vật liệu được vận chuyển bằng đường sông về nhà máy góp phần giảm thiểu mật độ giao thông đường bộ cũng như ô nhiễm khói bụi do các xe chuyên chở gây ra.
Vị trí này cách Khu công nghiệp thép Quán Toan khoảng 5 km. Đây là một trong những đầu mối cung cấp nguyên liệu cho nhà máy khi đi vào hoạt động.
Bên cạnh giao thông đường bộ, đường thuỷ thì Hải Phòng còn có sân bay Cát Bi, cách vị trí triển khai Dự án khoảng 13km, đáp ứng tốt nhu cầu về giao thông của Dự án nói riêng và thành phố nói chung.
Đồng thời huyện Thủy Nguyên còn có lực lượng lao động trẻ dồi dào, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà máy.
Nhìn chung, Dự án hội tụ được rất nhiều điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nhà máy.
1.3. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.3.1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng
1.3.1.1. Giải pháp quy hoạch mặt bằng
Các công trình sản xuất chính được bố trí hợp lý, theo quy tắc thiết kế của Việt Nam và Quốc tế. Các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế xây dựng và công nghệ sản xuất của Nhà máy được kết hợp khéo léo và phù hợp.
Hướng chính của Nhà máy theo quy hoạch là hướng Tây- Đông. Toàn nhà máy chia làm 2 khu vực chính: Khu hành chính và khu sản xuất.
- Khu hành chính nằm ở phía Đông Bắc của Nhà máy. Khu vực này có không gian rộng, yên tĩnh, cách xa khu vực sản xuất. Tại đây bố trí khu nhà làm việc dành cho ban lãnh đạo Nhà máy, nhà ăn ca, nhà nghỉ công nhân, sân vận động, quảng trường.
- Khu vực sản xuất được bố trí trên phần đất còn lại của Dự án, có mặt bằng rộng rãi rất thuận tiện trong quá trình sản xuất.
+ Các công trình thủy công như đà tàu, bến hoàn thiện được quy hoạch tập trung ở phía bờ sông Cấm (phía Nam Nhà máy).
+ Bãi gia công chi tiết được bố trí đầu bãi (phía Tây Nhà máy).
+ Bãi phụ trợ được bố trí ở góc Tây Bắc Nhà máy.
+ Bãi tập kết trung gian chạy dọc Nhà máy theo hướng từ phía Tây sang phía Đông.
+ Khu nhà xưởng chính được tập trung ở giữa Nhà máy để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp ráp và tạo được liên kết giữa các khu vực sản xuất.
1.3.1.2. Giải pháp kỹ thuật kết cấu xây dựng
a. Đà bán ụ 50.000DWT
Chiều dài toàn bộ đà là 260 m chia làm 6 phân đoạn, các khe phân đoạn rộng 30 mm. Kết cấu tuỳ thuộc vào từng phân đoạn của công trình sẽ có sự khác nhau nhưng kết cấu chung là dạng bản BTCT M300 đổ toàn khối cùng với tường chắn hai bên đặt trên nền cọc đóng 45 x 45 cm.
b. Đường cần trục 50T
Chiều dài đường cần trục 241,015 m bao gồm 2 đường song song, khoảng cách tim hai đường là 10,5 m. Đường cần trục được chia làm 6 phân đoạn; chiều dài trung bình 43,0 m; khe giữa các phân đoạn 3 cm; trên mặt đường cầu trục lắp ray.
Giữa các đường cần trục là bãi kết cấu: Bê tông M250 dày 25 cm; Đá dăm cấp phối dày 30 cm; Cát tôn nền đầm chặt K= 95.
c. Đường cần trục 300T
Chiều dài đường cần trục 445,2 m và được chia làm 11 phân đoạn, có kết cấu tương tự đường cần trục 50T.
d. Bến 50.000DWT
Chiều dài toàn bộ cầu tàu là 510 m chia làm 10 phân đoạn, chiều rộng cho toàn bộ cầu tàu là 20m, giữa các phân đoạn đà tàu có bố trí khe phân đoạn rộng 2cm.
Kết cấu chính của cầu tàu là loại kết cấu dầm bản BTCT đổ tại chỗ M300 trên hệ cọc khoan nhồi M400 đường kính 1m. Bản mặt đà BTCT M300 dày 40cm. Phía trên mặt cầu tàu bố trí đường ray cần trục chân đế.
e. Các công trình dân dụng
1. Nhà điều hành
Xây dựng nhà điều hành gồm 4 tầng có tổng diện tích sàn 870m2.
Bố cục bên trong công trình: chiều cao tầng 1 là 4.2m; chiều cao các tầng 2, 3 là 3,8m; cốt nền cao hơn cốt mặt sân là 0,45m.
2. Nhà ở cán bộ, nhà ở công nhân
Xây dựng nhà ở cán bộ, nhà ở công nhân gồm 2 toà nhà mỗi toà có 5 tầng với tổng diện tích sàn 892.2 m2. Chiều cao các tầng đều 3,6m.
Kết cấu chung:
+ Phần móng cọc đài thấp, mỗi móng dưới cột gồm có 4 cọc BTCT 400 x 400 dài 24m mác 250, đài bằng BTCT mác 200, giữa các móng có hệ thống giằng BTCT.
+ Phần thân sử dụng kết cấu khung BTCT, cột 600x600 và 300x600, hệ thống dầm, bê tông #200. Tường bao che xây gạch đặc #75 dày 300 và 220 VXM75#. Sàn BTCT dày 120 mác 200, láng chống thấm.
+ Phần mái có kết cấu trần hợp kim nhôm, khung thép gồm hệ thống vì kèo, xà gồ hình C200 bước 1.200mm, trên cùng lợp tôn mạ màu dày 0,47mm có lớp cách nhiệt.
3. Nhà ăn
Xây nhà ăn 2 tầng có tổng diện tích sàn 2.880m2.
Kết cấu:
+ Phần móng chọn giải pháp cọc đài thấp.
+ Phần thân sử dụng kết cấu khung BTCT, cột 500x500, hệ thống dầm kích thước 220x450, tường bao che xây gạch đặc mác 75# dày 220 VXM75#.
+ Phần mái cấu tạo giàn thép vòm trên có lợp tôn chống nóng.
f. Khu phân xưởng
1. Nhà phân xưởng vỏ
Diện tích sàn 19.602m2.
Nhà xưởng 1 tầng kích thước 99x198m chiều cao 26,975m. Trong nhà xưởng sử dụng 3 cầu trục 50/15T, cao độ móc cẩu là 15m.
2. Nhà phân xưởng điện, mộc, dưỡng, cơ khí- máy và ống
với tổng diện tích 11.264m2.
Nhà xưởng thiết kế 1 tầng với kích thước 128x88m chiều cao toàn bộ 18,75m. Trong nhà xưởng sử dụng 4 cầu trục 5T, cao độ móc cẩu là 10m.
3. Nhà phân xưởng sơ chế tôn
với tổng diện tích 864m2.
Nhà xưởng được thiết kế 1 tầng với kích thước 48x18m chiều cao 12,5m. Trong nhà xưởng sử dụng 1 cần trục 5T, cao độ cẩu là 7,5.
4. Xưởng sơn pha tổng đoạn
Có tổng diện tích 1.860m2
Nhà xưởng 1 tầng với kích thước 60x31m chiều cao 19,29m. Nhà xưởng chia làm 3 gian trong đó 2 gian phía ngoài có kích thước 26x31m buồng làm sạch sơn tổng đoạn và 1 gian kích thước 8x31m làm phòng thiết bị công nghệ. Có sử dụng 1 cẩu trục 15T, cao độ móc cẩu 7,5m.
Kết cấu chung:
+ Phần móng chọn giải pháp móng đơn, bê tông móng và giằng móng sử dụng M250#, bê tông cọc M300#.
+ Phần thân kết cấu khung thép tiền chế, tường xây gạch đặc #75 dày 220 VXM75# ngoài ra để tăng cứng cho tường còn sử dụng hệ thống cột BTCT.
+ Phần mái lợp tôn màu dày 0,47mm có sử dụng tấm lấy sáng và hệ thống thông gió tự nhiên.
1.3.2. Tổ chức quản lý hành chính
1.3.2.1. Nhân sự
Trên cơ sở lựa chọn công nghệ đóng tàu tiên tiến với khối lượng công việc đóng tàu được thực hiện sau khi Dự án đi vào hoạt động nhờ vào các hệ số kinh nghiệm của một số nhà máy đóng tàu trong nước nên dự kiến nhu cầu lao động khi nhà máy đi vào sản xuất ổn định dự kiến có khoảng 1.740 cán bộ, công nhân viên. Trong đó bộ phận gián tiếp là 106 người (6,5%), bộ phận trực tiếp tham gia vào sản xuất là 1.634 người (93,5%).
1.3.2.2. Sản phẩm và thị trường
* Sản phẩm của Nhà máy:
Sản phẩm của Nhà máy được lựa chọn với năng lực thiết bị đồng bộ đáp ứng sản xuất tàu đến 50.000 DWT với đà tàu 50.000 DWT.
Công suất Nhà máy phụ thuộc vào năng lực gia công lắp ráp, vào công trình thuỷ công. Quy mô, số lượng công trình thuỷ công quyết định phần lớn quy mô và số lượng sản phẩm trong một năm của Nhà máy. Vấn đề còn lại là khai thác với tần suất cao thì công suất càng cao. Sau khi hoàn thiện việc đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất ổn định, công suất của Nhà máy sẽ đạt được theo dự kiến:
Bảng 1.1 . Sản phẩm đóng tàu hàng năm dự tính của Nhà máy
TT
Loại tàu
Đơn vị
Số lượng
1
50.000 DWT
Chiếc
04
Lượng vật tư cho công tác đóng mới được tính toán trên cơ sở đóng mới toàn bộ phần vỏ thép, lắp đặt hệ thống máy, điện, nghi khí hàng hải, và các thiết bị trên tàu.
Bảng 1.2. Khối lượng vật tư của Nhà máy trong năm
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn vị
Khối lượng (T/năm)
Đóng mới tàu 50.000 DWT
04
Chiếc
37.840
Theo dự kiến cơ cấu của đội tàu biển Việt Nam và đội tàu quốc tế hoạt động tại khu vực cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật về các thông số tổng hợp của các đội tàu, lựa chọn loại tàu tính toán có một số thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 1.3. Thông số kỹ thuật tàu tính toán
Loại tàu
Lmax (m)
B (m)
T (m)
Po (m)
H (m)
50.000 DWT
190
32
11
11.000
17
* Thị trường:
Trong những năm gần đây, năng lực đóng tàu của Việt Nam ngày càng được khẳng định qua từng sản phẩm, sản phẩm của ngành đóng tàu không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà ngày càng được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hợp đồng đóng tàu tại các Nhà máy đã được ký đến năm 2007... và hiện đang quá tải tại các nhà máy lớn của Tập đoàn. Để hoàn thành được kế hoạch sản xuất đã đề ra thì cần thiết phải tăng cường đầu tư, mở rộng các nhà máy hiện có cũng như xây mới các nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, có khả năng đóng được những con tàu có công suất lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.3.3. Nguyên liệu và công nghệ sản xuất
1.3.3.1. Nguyên liệu
Dựa vào bảng 1.3 thông số kỹ thuật tính toán của tàu công suất 50.000 DWT có thể xác định được nhu cầu về nguyên nhiên liệu, phụ liệu cho công tác đóng mới.
Nguyên liệu chính bao gồm các loại vật tư có giá trị lớn, được sử dụng thường xuyên trong sản xuất như: thép tấm có kích thước đến 30 x 12.000 x 3.000 mm, các loại phôi thép,...
Khối lượng thép đóng mới: 37.840 tấn/năm
Chủng loại vật tư dùng cho tàu
- Thép tấm:
Kích cỡ 2,5m x 12m đến 3,5m x 18m
- Thép tròn trơn và vằn:
Kích cỡ 12- 50 mm
- Thép vuông:
Kích cỡ 12- 50 mm
- Thép lập là:
Kích cỡ 20 x 4 – 140 x 30 mm
- Thép lục băng:
Kích cỡ 13 – 43 mm
- Thép góc:
Kích cỡ 25 x 25 x 4 – 100 x 100 x 8 mm
- Thép U:
Kích cỡ 30 x 45 – 140 x 60 mm
- Thép dẹt cò gờ dùng trong đóng tàu
Kích cỡ 180 x 4,5 x 23 – 250 x 12 x 33
- Thép chữ I:
Kích cỡ 30 – 80 mm
- Thép chữ T
- Các loại khác
Đối với chủng loại và số lượng sản phẩm mục tiêu của Dự án khi đạt công suất 100% thì khối lượng nguyên vật liệu chính được tính toán theo thiết kế tàu mẫu như sau:
STT
Trọng tải tàu
Đóng mới 50.000 DWT
1
Số lượng tàu (chiếc)
04
2
Lượng thép cho 1 tàu (tấn)
9.460
3
Khối lượng thép sử dụng (tấn)
37.840
Tổng khối lượng thép cho 1 năm (tấn)
37.840
Nguyên liệu sơn bao gồm:
- Sơn chống hà: RP3
- Sơn chịu sóng: K2
- Sơn chống rỉ: M, AKD
- Sơn lót: PRI
- Sơn phủ màu: vàng, trắng, xanh,...
Ngoài ra, nguyên liệu không thể thiếu là hạt mài kim loại dùng trong công nghệ làm sạch bề mặt kim loại trong ngành Công nghiệp đóng tàu.
Vật tư phụ bao gồm các vật tư có giá trị nhỏ được sử dụng không thường xuyên như: đá cắt, dầu, mỡ,...
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất theo mục tiêu đã đề ra của dự án, Công ty sẽ đầu tư dây chuyền thiết bị máy móc đồng bộ theo danh mục sau đây:
TT
Danh mục thiết bị
Số lượng
Đơn
vị
Ký hiệu
Nguồn gốc
Năm sản xuất
1
Hệ thống căn kê, máng trượt cho đà, phân xưởng vỏ
1
Hệ
HTCK
Việt Nam
2007
2
Cổng trục 300T - 100m, chiều cao 60m
1
Cái
THP- 50V
Trung Quốc
2006
3
Cần trục chân đế
50T - 40m
2
Cái
CPK-26I
Trung Quốc
2006
4
Cần trục chân đế
30T - 40m
1
Cái
THP34- 1500
Trung Quốc
2006
5
Cầu trục trong xưởng 30T - 33m
3
Cái
THP41-1250
Trung Quốc
2006
6
Cầu trục trong xưởng 30T - 30m
2
Cái
THP41-315
Trung Quốc
2006
7
Cầu trục trong xưởng 200615T - 30m
2
Cái
THP26-1105
Trung Quốc
2006
8
Cầu trục trong xưởng 10T - 30m
1
Cái
THP24-1125
Trung Quốc
2006
9
Cầu trục trong xưởng 15T - 18m
1
Cái
THP36-1108
Trung Quốc
2006
10
Cổng trục 30T - 32m
4
Cái
PK 25
Trung Quốc
2006
11
Dây chuyền làm sạch tổng đoạn
2
Hệ
Đức
Hàn Quốc
Trung Quốc
2006
12
Dây chuyền làm sạch tôn 50.000T/năm
1
Hệ
LAMIVER
250
Italy
2006
13
Máy hàn tự động đấu tổng đoạn
6
Cái
MAXI
200
Đài Loan
Việt Nam
2006
14
Máy hàn bán tự động CO2, 400 - 500A, dây 1,2mm
20
Cái
Model
MAXI
501
CEA
Italy
2006
15
Máy khoan khí nén Dk lỗ Ê40mm
10
Cái
LK- 40
Đài Loan
2006
16
Kích tháo vòng chân vịt P = 100T
1
Cái
YH-200
Đài Loan
2006
17
Máy khoan cần đk Ê75mm, cần ngang Ê950mm
2
Cái
Z3040
Đài Loan
2006
18
Máy khoan từ 1.1KW
1
Cái
CSK 120
Đài Loan
2006
19
Máy cắt CNC 7 x12m
2
Cái
PLASMA
PLUS 90
CEA
Italy
2006
20
Máy hàn ke góc
20
Cái
ARC-303
CEA
Italy
2006
21
Máy cắt con rùa
30
Cái
IK-12BEETLA
KOIKE
Nhật Bản
2006
22
Máy hàn TIG
10
Cái
AC-DC260
CEA
Italy
2006
23
Máy lốc tôn 3 trục 13m, chiều dày thép Ê25mm
1
Cái
W11S
Trung Quốc
2006
24
Máy uốn ống CNC, đk 60 - 280mm
1
Cái
129110
Đức
2006
25
Máy cắt ống thẳng, đk 80 - 650mm
1
Cái
CE-3Z
Trung Quốc
2006
26
Máy tiện, đk 80 - 250mm
5
Cái
CAK1635V
Đài Loan
2006
27
Máy phun sơn
6
Cái
BK-6T
Đài Loan
2006
28
Máy cưa đĩa
4
Cái
HB250T
Đức
2006
29
Máy cưa vòng
2
Cái
HB250T
Đức
2006
30
Máy bào gỗ
2
Cái
K250
Đài Loan
2006
31
Máy phay chỉ
2
Cái
PLC-250
Đài Loan
2006
32
Máy cắt mộng, soi rành
2
Cái
LDF 600
Đài Loan
2006
33
Máy ép thủy lực 1.000T, 12m
1
Cái
MG625G
Đài Loan
2006
34
Máy nắn thép hình 150T
1
Cái
Đài Loan
2006
35
Máy mài 2 đá 1.1KW, 220/380V.50Hz, đá mái D300x25x25mm
10
Cái
DMC300
Đài Loan
2006
36
Đèn cắt hơi cầm tay
20
Cái
CH100
Đài Loan
2006
37
Đèn hoả công
20
Cái
DC2H
Đài Loan
2006
38
Xe nâng hàng 10T
2
Cái
D150STD
Nhật Bản
2006
39
Xe nâng tự hành 26m
2
Cái
Z34IS
USA
2006
40
Vận thăng lồng 1.000kg
3
Cái
TJ-185
USA
2006
41
Hệ giàn giáo phục vụ đóng tàu trên đà
1
Cái
HGG
Việt Nam
2006
42
Xe chở tổng đoạn 200T
1
Cái
TL-300E
Đức
2006
43
Xe tải cẩu tự hành sức nâng 10T
2
Cái
SB-25K
Nhật Bản
2006
44
Máy là tôn tấm
1
Cái
JH2T
Trung Quốc
2006
45
Máy vát mép tôn tấm
1
Cái
KH-03Z
Trung Quốc
2006
46
Máy nén khí trục vít 24m3/phút
4
Cái
B200DS
200-75
Đài Loan
2006
47
Phần mềm đóng tàu
1
Hệ
CAC350
Pháp
2006
48
Hệ thống máy cho các phân xưởng
1
Hệ
HTTB
Đài Loan
2006
49
Máy hút ẩm di động 15.000kcal/h
1
Cái
BKZ-200
Đài Loan
2006
50
Dụng cụ, thiết bị văn phòng
1
Hệ
DCVP
Đài Loan
2006
51
Cần cẩu tự hành 50T
1
Cái
TADANO
Nhật Bản
2006
52
Xe xúc lật 15T
1
Cái
TKK-15
Nhật Bản
2006
53
Máy siêu âm mối hàn
2
Cái
RDG-450
Italy
2006
54
Máy đo chiều dày sơn
2
Cái
DOM
Nhật Bản
2006
55
Máy đo chiều dày tôn
2
Cái
PL-20I
Nhật Bản
2006
1.3.3. 2. Công nghệ sản xuất
a. Sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo dòng thải
* Tại cầu tàu: Nguyên vật liệu được nhập về kho bãi chứa hàng của Nhà máy bằng các xe tải. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu (sắt, thép..) làm phát sinh bụi, khí thải của phương tiện vận chuyển như SO2 , CO, NOx.
Nguyên liệu
Kho bãi
* Trong phân xưởng: Nguyên vật liệu từ kho bãi được đưa vào các phân xưởng để gia công, chế tạo các chi tiết...
Kho, bãi chứa nguyên vật liệu
Sơn lót chống gỉ
Nắn thẳng
Chế tạo các chi tiết đường ống
Gia công thép tấm, thép hình
Xếp loại phân nhóm
Cắt
Vạch dấu
Uốn, ren
Cắt
Sắt, thép
thứ liệu
Nhiệt thải
Bụi sơn
Hơi sơn
Hạt kim loại
Nhiệt thải
Phoi kim loại Xỉ kim loại
Mẩu kim loại
CO2
Nhiệt thải
Phoi kim loại Xỉ kim loại
Mẩu kim loại
CO2
Thép thứ liệu, phoi kim loại, nhiệt thải, CO2
Gia công
các chi tiết máy
Trang thiết bị máy móc
Nước thải
Dầu mỡ bôi trơn
Phoi kim loại
*Tại bãi sản xuất: Các chi tiết sau khi gia công, chế tạo trong phân xưởng được chuyển qua bãi sản xuất để chế tạo phân đoạn và chế tạo tổng đoạn theo số liệu từ nhà phòng mẫu.
Sau đó sử dụng công trình nâng hạ tàu để lắp ráp thân tàu rồi đưa tàu xuống nước để hoàn thiện các công đoạn còn lại.
Bụi
ồn, nhiệt
Giẻ lau
Xỉ hàn
Xếp loại
phân nhóm
Đưa tàu xuống nước
Lắp ráp
thân tàu
Chế tạo
tổng đoạn
Chế tạo
phân đoạn
Số liệu từ nhà phòng mẫu
Uốn, ren
Gia công các chi tiết máy
Trang thiết bị máy móc
Bụi
Xỉ hàn
Mẩu que hàn
Bụi
Xỉ hàn
Que hàn
* Tại cầu tàu: Tàu đưa xuống nước tiếp tục được lắp thêm các trang thiết bị máy móc, hoàn chỉnh hệ thống đường ống và điện, trang trí đồ mộc, sơn hoàn chỉnh rồi chạy thử để nghiệm thu tàu.
Hơi dung môi
Phoi bào
Mùn cưa
Mẩu gỗ vụn
Uốn, ren
Đưa tàu
xuống nước
Lắp ráp các trang
thiết bị máy móc
Hoàn chỉnh hệ thống đường ống và điện
Sơn hoàn chỉnh
Trang thiết bị máy móc
Gia công các chi tiết máy
Chạy thử,
Nghiệm thu tàu
Trang trí đồ mộc
Bụi, giẻ lau
Phoi kim loại
Dầu bôi trơn
Mẩu dây điện
Vỏ bao bì
Hơi sơn
Bụi sơn
b. Quy trình sản xuất
Công nghệ đóng tàu dựa trên cơ sở đấu lắp trên đà từ các phân đoạn, phân đoạn khối hoặc tổng đoạn. Trong tiến trình hoàn thiện tàu từ đấu đà, hạ thuỷ cần phối hợp các phần việc khác, các lĩnh vực (vỏ, máy ống, điện,...) một cách nhịp nhàng, hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng các phân đoạn, phân đoạn khối hoặc tổng đoạn.
* Giai đoạn xử lý tôn:
+ Mục đích của việc sơ chế tôn là nhằm loại trừ lớp ôxit sắt, dầu mỡ và các tạp chất bẩn khác trên bề mặt nguyên liệu.
+ Công nghệ làm sạch tại nhà máy được áp dụng phương pháp phun hạt mài kim loại chuyên dụng trong dây chuyền làm sạch, sơn khép kín.
+ Cần phải sơn lót chống gỉ- lớp sơn shop primer sau khi làm sạch nhằm hạn chế sự ôxy hoá vật liệu trong quá trình sản xuất (hệ thống làm sạch, sơn lót khép kín).
+ Hệ thống nhà xưởng làm sạch, sơn lót: được bố trí ở khu vực khởi đầu của dây chuyền đóng tàu nối tiếp- liên tục từ cầu tàu tiếp nhận vật liệu, bãi chứa vật liệu thép.
+ Thép nhập trong kho trước khi đưa vào gia công chi tiết trong xưởng nên được cán thẳng bằng các máy cán thép chuyên dùng nhằm mục đích:
- Đảm bảo độ bằng phẳng của thép tấm thép hình.
- Loại trừ ứng suất dư còn lại trong vật liệu.
+ Hệ thống dây chuyền làm sạch được thiết kế khép kín (không thải bụi trực tiếp ra môi trường khi chưa xử lý): thép đã nắn phẳng được đưa qua hệ thống gia nhiệt, sau đó qua máy bắn hạt kim loại đa chiều khép kín, tiếp tục qua buồng phun sơn khép kín tự động cuối cùng qua hệ thống sấy khô.
* Giai đoạn phóng dạng, hạ liệu, chế tạo chi tiết và cụm chi tiết thân tàu:
- Công tác phóng dạng:
Nhà máy sẽ áp dụng phương pháp phóng dạng bằng chương trình thiết kế tự động. Theo phương pháp này, nhà phóng dạng được thiết kế phục vụ các công tác chính:
+ Khai triển và xác định kích thước thật, hình dáng thật của từng chi tiết kết cấu thân tàu trong đó đặc biệt quan tâm đến các tấm tôn vỏ tàu có độ cong ba chiều.
+ Chế tạo các dưỡng mẫu phục vụ cho việc vạch dấu, lắp ráp kiểm tra.
Trang thiết bị của nhà phóng dạng bao gồm sàn phóng dạng cùng các thiết bị khác như máy cưa, máy bào phục vụ công tác chế tạo dưỡng mẫu và thiết bị nâng chuyển phục vụ công tác vận chuyển dưỡng mẫu từ sàn phóng dạng, phân xưởng mộc, phân xưởng gia công chi tiết vỏ tàu.
- Công tác chế tạo dưỡng mẫu:
Tất cả các kích thước cũng như hình dáng chi tiết con tàu sau khi được phóng dạng hoặc triển khai trong nhà dưỡng mẫu được sử dụng vạch dấu trên nguyên liệu, gia công chi tiết, lắp đặt và kiểm tra các chi tiết bằng hình thức dưỡng mẫu. Vật liệu để làm các loại dưỡng mẫu là gỗ, thước cuộn hoặc các loại thước kẻ bằng gỗ và kim loại.
Đóng dưỡng khối và dưỡng tấm theo trị số tuyến hình thực tế đường gia công tôn vỏ, các loại dưỡng này dùng để vạch dấu, kiểm tra các chi tiết cho quá trình cắt, gò, uốn các chi tiết và tôn vỏ tàu.
Triển khai đồng thời cùng các công việc gia công chế tạo nội thất, đặt ngoài phần đúc rèn.
- Giai đoạn chế tạo chi tiết và cụm chi tiết thân tàu:
Thực hiện các công việc sau: cắt, gia công các chi tiết, chế tạo các tổ hợp kết cấu vỏ tàu. Giai đoạn chế tạo chi tiết và cụm chi tiết thân tàu qua các công đoạn chính sau:
+ Hạ liệu, cắt: Chủ yếu sử dụng máy cắt CO2- LPG điều khiển bằng CNC, một số chi tiết khác được cắt bằng máy cắt hơi bán tự động, mỏ cắt hơi bán tự động, mỏ cắt hơi, máy cắt cơ khí.
+ Gia công các chi tiết thân tàu: các chi tiết kết cấu thân tàu có nhiều hình dạng phức tạp và kích thước khác nhau, do đó để gia công một chi tiết, nguyên liệu phải qua nhiều nguyên công một cách hợp lý, các chi tiết kết cấu được phân theo nhóm chi tiết sau:
Các tấm phẳng lớn như đáy trong, đáy ngoài, tôn mạn, tôn boong, vách, thượng tầng,…
Các tấm cong một chiều có thể vạch dấu và gia công hoàn toàn trước khi uốn như: tôn đáy, tôn mạn, tôn boong, tấm góc kết cấu thượng tầng,…
Các tấm cong hai hoặc ba chiều vạch dấu sơ bộ trước khi uốn, sau khi uốn vạch dấu quyết định và gia công tinh như các tấm phần mũi, lái. Các chi tiết nhỏ mã hông, mã boong, vách đáy, bệ máy, sườn chính, đà dọc, các chi tiết gia cường thẳng như: gia cường vách, sườn mạn, sà boong,…
Các chi tiết gia cường có bán kính cong nhỏ như đường sườn ở vùng mũi, lái.
Triển khai đồng thời với công việc phần gia công ống, máy, điện.
* Chế tạo phân đoạn:
Các chi tiết cắt, uốn xong sẽ chuyển sang bãi tập kết tôn thép đã được cắt và uốn để từ đó cung cấp cho các phân xưởng gia công lắp ráp nhỏ, lắp ráp các cụm chi tiết và chuyển sang tổng lắp thành phân đoạn hoàn chỉnh.
- Lắp ráp các cụm nhỏ: Các cụm lắp ráp nhỏ được bố trí một cách hợp lý giữa các vị trí gia công và tuyến công nghệ của các cụm lắp ráp nhỏ. Để lắp ráp, nhà máy sử dụng các loại đồ gá chuyên dùng, các thiết bị kê đỡ bằng cơ khí được bố trí theo một quy luật nhất định để đảm bảo dễ dàng căn chỉnh, cứng vững, sử dụng được lâu dài. Cùng với việc đầu tư hệ thống kê đỡ là việc đầu tư hệ thống hàn tự động và bán tự động từng phần trong phân xưởng. Trong hệ thống hàn này có các robot hàn, các máy hàn bán tự động, hệ thống hút khói hàn, xử lý môi trường trực tiếp trong phân xưởng đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, năng suất tăng lên rất nhiều so với các nhà máy khác không sử dụng hệ thống này.
- Lắp ráp các cụm chi tiết: Nhà máy sử dụng hệ thông băng chuyền cơ giới hoá có các thiết bị hàn, định vị, làm trơn tự động để gia công lắp ráp.
- Lắp ráp cụm chi tiết phẳng: Thay thế cho các máy hàn tự động, nhà máy sẽ sử dụng các đầu hàn lắp trên các tay máy nhiều trục gắn trên các cổng trục hoặc tay cần co rút.
* Chế tạo ống hệ thống, các modun ống:
Việc chế tạo các cấu kiện hệ thống ống tại xưởng và lắp đặt luôn trong các modun PĐK sẽ có hiệu suất cao hơn nhiều so với làm bên ngoài và lắp đặt sau. Trên thực tế cho thấy chất lượng tốt hơn và có thể giảm tới hơn một nửa thời gian nếu như không biết triển khai đồng thời và nhịp nhàng. Vì vậy nhà máy bố trí tuyến công nghệ hợp lý cho quy trình sản xuất ống hoàn thiện sau đó chuyển sang phân xưởng gia công lắp ráp các phân đoạn.
* Chế tạo phân đoạn khối:
Việc chế tạo các phân đoạn khối được tiến hành trong nhà xưởng gia công Block nhỏ, vừa và lớn trình tự như sau:
- Nhận chi tiết từ giai đoạn chế tạo chi tiết và cụm chi tiết thân tàu hoặc nhận các phân đoạn phẳng và các cụm chi tiết.
- Lắp ráp và hàn các phân đoạn khối.
Các phân đoạn khối bao gồm:
- Các phân đoạn có chu vi là đường thẳng (hầm, thùng chứa lớn, khoang cách ly…).
- Các phân đoạn có đường bao cong (phân đoạn đáy, mũi, lái…).
- Các tầng của thượng tầng.
- Các bệ máy lớn.
- Để việc lắp ráp và hoàn thiện các phân đoạn khối cong được nhanh chóng và chính xác thì nhà máy cần đầu tư tại phân xưởng này một số bệ khuôn căn chỉnh tự động.
- Lắp ráp và các tấm phẳng.
- Lắp ráp, hàn gia cường bằng máy hàn tự động và bán tự động.
- Lấy dấu phân đoạn, cắt mép, hoả công.
Ngày nay đã có những bệ dưỡng đa tuyến hình có rất nhiều trạm khác nhau được đặt theo kích cỡ để đảm bảo theo kích cỡ của phân đoạn lớn nhất. Mỗi trạm được trang bị với số lượng lớn các cột chống có thể điều chỉnh được. Bằng phần mềm, người ta điều chỉnh đầu trên của cột chống này theo tuyến hình thiết kế của phân đoạn.
Nguyên công này thường được cấu trúc như sau:
+ Bước 1: Các tấm đã được cắt theo hình dạng, được đặt lên bệ và hàn lại với nhau.
+ Bước 2: Các khung cơ cấu được gia công, đánh số, định vị lắp ráp theo thiết kế, đặt lên tôn tấm và hàn với tôn. Thông thường người ta hay sử dụng robot hàn.
+ Bước 3: Các chi tiết cấp 2 được đặt và hàn vào phân đoạn.
+ Bước 4: Các chi tiết thiết bị có thể lắp ráp trước được lắp ráp vào phân đoạn.
+ Bước 5: Nhấc phân đoạn và đặt tên phương tiện vận tải và di chuyển qua buồng sơn sau đó tới khu vực lắp ráp tổng đoạn.
* Làm sạch và sơn:
Các phân đoạn khi gia công xong được chuyển tới tập kết ngoài bãi để kiểm tra và hoàn thiện cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng cho công đoạn làm sạch và phun sơn tẩy gỉ. Quá trình hoàn thiện kiểm tra và chuẩn bị ở ngoài bãi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn sẽ được xe nâng tự hành đưa vào trong phân xưởng làm sạch. Sau khi đã được làm sạch kỹ càng, các phân tổng đoạn sẽ được sơn tại chỗ hoặc sau khi được chuyển tới phân xưởng sơn.
* Tập kết trung gian, đấu lắp hệ thống ống, hoàn thiện sau sơn:
Mức độ của việc lắp đặt thiết bị vào tổng đoạn khối ngày càng cao có nghĩa các công việc sắt hàn và lắp đặt thiết bị được tiến hành đồng thời và có các tác động qua lại trong suốt giai đoạn chế tạo tổng đoạn khối.
* Các phân xưởng phụ trợ sản xuất các chi tiết phụ khác:
Các phân xưởng này được bố trí nằm thành một hệ thống gần như một tuyến công nghệ phụ trợ cho các công đoạn chính ở dây chuyền đóng mới. Các phân xưởng này bao gồm: Phân xưởng ống, phân xưởng gia công chi tiết phụ, phân xưởng hoàn thiện chi tiết phụ, nhà kho, thử máy, lắp thử hệ cơ khí…
Hệ thống công nghệ này cung cấp các thành phần của từng nguyên công cho tuyến công nghệ chính. Nó đóng góp một phần rất quan trọng đẩy nhanh công suất đóng mới tàu tại Công ty.
* Chế tạo tổng đoạn:
- Nguyên tắc chung:
+ Tổng đoạn khối thân ống được dựng từ các phân đoạn khối (PĐK) đáy, PĐK mạn, boong.
+ Tổng đoạn khối mũi hoặc lái được tổ hợp từ các phân đoạn khối cong.
+ Tổng đoạn khối ca bin.
- Các nguyên công cơ bản chế tạo tổng đoạn khối:
+ Nhận PĐK hoặc bán tổng đoạn cùng các chi tiết ống từ giai đoạn trước.
+ Kiểm tra và nghiệm thu tổng đoạn.
Khi lắp ráp và hàn tổng đoạn cần hết sức quan tâm yêu cầu cùng song song triển khai các không gian kín của phân tổng đoạn. Khối ca bin được hoàn thiện tối đa nội thất tới mức có thể.
* Nguyên công lắp ráp trên Đà bán ụ:
Các phân đoạn sau khi chế tạo được tập kết tại bãi đấu tổng đoạn khối để hoàn thiện (bố trí gần Đà tàu) trước khi thực hiện đấu lắp. Trong giai đoạn này cũng kết hợp với các công việc của phần thiết bị trên boong, máy, ống điện, mộc và sơn.
* Giai đoạn hoàn chỉnh tàu trên Đà bán ụ và hạ thủy:
Hoàn chỉnh tàu trên Đà bao gồm:
- Các đường ống và phụ kiện.
- Các chi tiết phần điện.
- Các loại bệ, giá kệ của các máy và thiết bị.
- Phần lớn các máy móc, thiết bị buồng máy.
- Các chi tiết phần mộc.
Mục tiêu là hoàn thiện tối đa khối lượng công việc của các phần cho đến khi hạ thuỷ, mặc dù khối lượng công việc còn lại dù là ít, nhưng do điều kiện làm việc trên mặt nước sẽ tiêu phí nhiều công lao động và thời gian.
Quá trình hạ thủy triển khai chỉ trong 1 ngày nhưng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chính xác để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Các công việc chủ yếu chuẩn bị cho công việc hạ thuỷ bằng đà:
- Chuẩn bị mặt trượt với hệ số ma sát trượt phù hợp nhằm đảm bảo hạ thủy với tốc độ an toàn sao không quá nhanh và cũng không bị khê.
- Kiểm tra hệ thống lẫy hãm trước khi mắc hãm.
- Chuẩn bị hệ thống căn kế tháo nhanh.
Công việc chuẩn bị hạ thủy cũng như khi hạ thủy chỉ dùng sức người với số lượng lao động khá lớn nên đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn và sự phối hợp ăn ý nhất là khi tháo kê nhanh để hạ thủy.
* Giai đoạn hoàn thiện tại bến hoàn thiện:
Khi kết thúc giai đoạn này tàu đã phải được lắp các nhóm thiết bị sau:
- Hoàn chỉnh toàn bộ phần thân tàu.
- Hoàn chỉnh các hệ thống ống.
- Hoàn chỉnh hệ thống các thiết bị: neo, lái, máy, chằng buộc,…
- Phần máy, điện, ống.
- Sơn hoàn thiện.
Hoàn thiện các công việc còn lại của các phần kết hợp và xen kẽ quá trình thử các bộ phận.
* Thử nghiệm, hoàn thiện sau khi thử và bàn giao:
Cần nghiêm túc thực hiện theo nguyên tắc chỉ thử nghiệm để bàn giao tàu khi đã thử nghiệm từng phần theo quy định của cơ quan đăng kiểm.
Trong quá trình thử nghiệm cần quan tâm những yêu cầu sau:
Thử tàu tại bến có chứng nhận của cơ quan đăng kiểm và các thành phần liên quan sau khi đã hoàn thiện và thử nghiệm từng phần. Chạy thử máy chính ở các chế độ tải với thời gian quy định. Hiệu chỉnh các thiết bị để hoạt động tốt nhất.
Trước khi thử đường dài cần phải thử nghiêng lệch để xác định trọng tâm tàu và tính lại ổn định thoả mãn yêu cầu của quy phạm phân cấp và đóng tàu.
Chỉ thử đường dài sau khi thực hiện những bước trên được Đăng kiểm và chủ tàu chấp nhận. Chạy thử không tải đường dài với thời gian, tốc độ quy định theo quy phạm có sự giám sát của đăng kiểm, chủ hàng.
Sau khi chạy thử hiệu chỉnh hoàn thiện các thiết bị để hoạt động tốt nhất. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu bàn giao tàu cho chủ hàng.
CHƯƠNG II: ĐIềU KIệN Tự NHIÊN, MÔI TRƯờNG
Và KINH Tế - Xã HộI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất
2.1.1.1 Điều kiện địa lý
Thuỷ Nguyên ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, có giới hạn địa lý từ 20052 đến 21001 vĩ độ Bắc và từ 106031 đến 106046 kinh độ Đông. Thuỷ Nguyên là một huyện ven biển của thành phố Hải Phòng thuộc vùng Châu thổ sông Hồng được bao bọc 4 mặt bởi sông và biển. Huyện Thuỷ Nguyên có 34 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 24.279 ha, chiếm 15,6% diện tích thành phố.
Huyện Thuỷ Nguyên nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 2 vùng địa lý tự nhiên lớn là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Đông Bắc. Vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi, nối thành phố Hải Phòng với vùng công nghiệp phía Đông - Bắc. Thuỷ Nguyên nằm trên trục giao thông Quốc lộ 10 nối các tỉnh duyên hải Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,...).
2.1.1.2. Điều kiện địa chất
Khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp bao gồm các trầm tích sông, hồ, đầm lầy, trầm tích biển. Trên cơ sở tài liệu khoan ngoài hiện trường cũng như các kết quả thí nghiệm và phân tích trong phòng. Tại khu vực khảo sát theo thứ tự từ trên xuống dưới địa tầng [theo quan điểm nền móng] ở đây được phân chia ra thành các lớp [đơn nguyên ĐCCT] như sau:
Lớp 1: Đất lấp, trồng trọt: Sét pha xám nâu, lẫn thực vật, gạch đá...
Lớp này gặp trong tất cả các hố khoan trên cạn trong khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp biến đổi từ 1,2m (LK6) đến 4,2m (LK3, LK5). Cao độ đáy lớp thay đổi từ 1,1m (LK6) đến –2,26m (LK3). Thành phần chủ yếu là: Sét pha xám nâu, lẫn thực vật, gạch đá vỡ...
Chiều dày trung bình, htb = 3,275 (m)
Lớp 2: Bùn sét pha màu nâu xám, nâu hồng, lẫn hữu cơ
Lớp này nằm dưới lớp 1 gặp trong 2 hố khoan dưới dòng Sông Cấm tại khu vực dự kiến xây dựng. Chiều dày của lớp thay đổi từ 3,7m (LK4) đến 4,2m (LK2). Cao độ đáy lớp thay đổi từ –5,0m (LK2) đến –5,41m (LK4). Thành phần của lớp này chủ yếu là bùn sét pha màu nâu xám, nâu hồng, lẫn hữu cơ.
Giá trị SPTmax = 1 búa
Giá trị SPTmin = 1 búa
Giá trị SPTtb = 1 búa
Chiều dày trung bình, htb = 3,95 (m)
Lớp 3: Sét pha trạng thái dẻo chảy, màu nâu hồng, nâu xám, đôi chỗ kẹp các lớp mỏng cát pha lẫn hữu cơ
Lớp này nằm dưới lớp 1 và lớp 2, gặp ở tất cả các hố khoan diện phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp biến đổi từ 3,7m (LK4) đến 7,8m (LK5). Cao độ đáy lớp thay đổi từ 3,69m (LK6) đến –9,4m (LK2). Thành phần của lớp này chủ yếu là Sét pha trạng thái dẻo chảy, màu nâu hồng, nâu xám, đôi chỗ kẹp các lớp mỏng cát pha lẫn hữu cơ.
Giá trị SPTmax = 5 búa
Giá trị SPTmin = 2 búa
Giá trị SPTtb = 3 búa
Chiều dày trung bình, htb = 6,3 (m)
Lớp 4: Sét pha màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo chảy- dẻo mềm lẫn hữu cơ.
Lớp này nằm dưới lớp 1, lớp 2 và lớp 3 gặp ở tất cả các hố khoan trong khu vực khảo sát, diện phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát, chiều dày của lớp biến đổi khá lớn từ 14,2m (LK2) đến 19,2m (LK4, LK6). Cao độ đáy lớp thay đổi từ – 22,89m (LK6) đến -28,31 (LK4). Thành phần của lớp này chủ yếu là Sét pha màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm lẫn hữu cơ.
Giá trị SPTmax = 9 búa
Giá trị SPTmin = 5 búa
Giá trị SPTtb = 7 búa
Chiều dày trung bình, htb = 18,55 (m)
Lớp 5: Cát hạt mịn màu xám tro, xám xanh, trạng thái rất chặt, lẫn hữu cơ.
Lớp này nằm dưới lớp 1, TK1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4 gặp ở tất cả các hố khoan trên khu vực khảo sát, diện phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp biến đổi từ 2,8m (LK6) đến 9,9m (LK3, LK4). Cao độ đáy lớp thay đổi từ –25,69m (LK6) đến –38,21m (LK4). Thành phần của lớp này chủ yếu là Cát hạt mịn màu xám tro, xám xanh, trạng thái rất chặt, lẫn hữu cơ.
Giá trị SPTmax = 73 búa
Giá trị SPTmin = 52 búa
Giá trị SPTtb = 64 búa
Chiều dày trung bình, htb = 5,65 (m)
Lớp 6: Cát hạt trung – thô, lẫn sạn, đôi chỗ lẫn cuội sỏi nhỏ, màu xám tro, xám trắng, trạng thái rất chặt.
Lớp này nằm dưới các lớp 1, TK1, TK2, 2, 3, 4 và lớp 5, diện phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát, gặp ở tất cả các hố khoan từ LK1 đến LK6. Chiều dày của lớp chưa xác định vì tất cả các hố khoan đều kết thúc trong lớp này. Cao độ mặt lớp thay đổi từ –28,3m (LK5) đến –38,21m (LK4). Thành phần của lớp này chủ yếu là Cát hạt trung – thô, đôi chỗ lẫn cuội sỏi nhỏ, màu xám tro, xám trắng, trạng thái rất chặt.
Giá trị SPTmax = 66 búa
Giá trị SPTmin = 51 búa
Giá trị SPTtb = 60 búa
Chiều dày trung bình, htb = 6,65 (m)
Thấu kính TK1: Cát hạt mịn, màu xám tro, nâu xám, trạng thái chặt vừa
Lớp này nằm dưới lớp 1 và lớp 3, lớp này chỉ gặp ở hố khoan LK 5, diện phân bố tương đối rộng trong khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp gặp trong hố khoan 2,1m (LK5). Cao độ đáy lớp là -10,4m (LK5). Thành phần của lớp này chủ yếu là Cát hạt mịn, màu xám tro, nâu xám, trạng thái chặt vừa.
Giá trị SPT = 30 búa
Chiều dày trung bình, htb = 2,1 (m)
Thấu kính TK2: Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, dẻo mềm
Lớp này nằm dưới lớp1, TK1, 2, 3, 4 và lớp 5, chỉ gặp hố khoan: LK6, diện phân bố tương đối rộng trong khu vực khảo sát. Chiều dày của lớp gặp tại hố khoan LK6 là 3,2m. Cao độ đáy lớp là -28,89m (LK6). Thành phần của lớp này chủ yếu là Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, dẻo mềm.
Giá trị SPTmax = 9 búa
Giá trị SPTmin = 7 búa
Giá trị SPTtb = 8 búa
Chiều dày trung bình, htb = 3,2 (m)
Căn cứ theo kết quả khoan khảo sát và thí nghiệm mẫu cơ lý đất tại 6 lỗ khoan trên phạm vi diện tích của dự án tại xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng cho thấy về cấu tạo địa chất và trạng thái địa chất công trình các lớp đất từ trên xuống được đánh giá như sau:
- Cấu tạo địa tầng địa chất khu vực khảo sát thuộc loại phức tạp gồm các trầm tích trẻ tuổi Haloxen như trầm tích sông, trầm tích hồ, trầm tích đầm lầy và trầm tích biển,...sức chịu tải rất khác nhau. Loại trừ lớp 1 (lớp bề mặt ), các lớp 2, lớp 3 và lớp 4 thành phần chủ yếu là bùn- sét pha và sét pha. Trạng thái dẻo chảy- dẻo mềm có trị số môđun biến dạng Eo= 17,0- 20kg/cm2 và sức chịu tải quy ước Ro= 0,52- 0,58 kg/cm2 được xếp vào các lớp đất yếu, sức chịu tải nhỏ. Vì thế không nên đặt móng trong các lớp đất này. Các lớp 5 và 6 được cấu tạo bởi các hạt nhỏ đến thô lẫn sạn sỏi với trị số môđun biến dạng Eo= 285,0- 700kg/cm2 và sức chịu tải quy ước Ro= 3,0- 6,0 kg/cm2, đây là đối tượng phù hợp với việc gia cố móng cọc do 2 lớp này có trị số chịu tải cao.
- Quá trình khoan khảo sát chưa lấy mẫu nước để phân tích thành phần hoá học nước trong đó đặc biệt chú ý đến thành phần ion SO42- có khả năng ăn mòn bêtông. Theo kết quả khảo sát nghiên cứu địa chất thủy văn - địa chất công trình dự án xây dựng Cầu Bính (1997) hàm lượng ion SO42- (mg/l) đạt 1.055mg/l. Căn cứ theo quy phạm của Liên Xô HUTY 127- 55 thì mẫu nước giếng khoan CB6(1997) ở độ sâu 29m có hàm lượng ion SO42- gốc acid lớn hơn 250 (mg/l), đất và nước ở vị trí này có tính ăn mòn các loại ximăng thông thường. Tại phần kiến nghị của báo cáo kết quả khảo sát các chuyên gia cũng đặt vấn đề cần lấy mẫu nước phân tích tình trạng ăn mòn bêtông để có biện pháp phù hợp.
- Khu vực dự kiến xây dựng dự án (Thủy Nguyên- Hải Phòng) thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có độ hoạt động động đất trung bình. Cũng theo dự án xây dựng Cầu Bính (1997) trên bản đồ phân vùng động đất tỷ lệ 1/500.000 thì khu vực dự án và lân cận có độ chấn động động đất cấp 7 (theo thang động đất MSK-64), chấn động này gây ra chấn động địa phương có Mmax= 5,1- 5,5 độ sâu chấn tiêu b = 15-20 km và động đất lan truyền từ đới động đất sông Hồng sang vùng Tây Bắc Việt Nam (theo tài liệu của Viện địa lý địa cầu 3/3/1995).Với cấp động đất đã xảy ra mang tính điạ phương có Mmax= 5,1- 5,5 Ricte sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến các công trình xây dựng của dự án. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý đến các công trình quan trọng có tuổi thọ lâu dài.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng thuỷ văn
- Do đặc điểm khí hậu của các xã trong huyện tương tự nhau nên có thể khái quát về điều kiện khí hậu của khu vực triển khai Dự án như sau:
Khí hậu của huyện Thuỷ Nguyên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa và chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu vùng đồng bằng ven biển với khí hậu vùng đồi núi Đông Bắc.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nóng nhất vào tháng VI, VII và đầu tháng VIII, nhiệt độ cao nhất lên tới 41,50C ; nhiệt độ thấp nhất vào tháng I và đầu tháng II, thấp nhất là 4,50C . Biên độ trung bình giữa ngày và đêm và giữa các mùa khoảng 6,2 – 6,30C. Tổng nhiệt độ năm khoảng 8.3000C.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 82% - 85%, nhìn chung các tháng trong đầu mùa đông, độ ẩm thấp hơn và đặc biệt độ ẩm tối thấp tuyệt đối thấp hơn nhiều so với mùa hè gây nên sự bốc hơi nước khá lớn trong khi lượng mưa lại thấp, chỉ số khô hạn thường nhỏ hơn 1 gây nên hạn hán cho cho cây trồng.
Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.878mm nhưng trong một ngày đêm (24 giờ) ở mùa hè cũng lớn hơn rất nhiều so với mùa đông, cá biệt có ngày mưa tới 500mm. Vào mùa đông, mưa ít, lượng mưa không đáng kể.
Chính vì vậy, vào mùa hè ở những nơi có địa hình cao, đất bị rửa trôi, xói mòn kéo theo sét cùng các chất dinh dưỡng, nơi trũng thấp bị úng ngập.
Về mùa đông nước trong đất bị bốc hơi mạnh, vùng đất ngập mặn, đất phèn mặt đất bị nứt nẻ, các chất phèn, chất muối bốc lên tầng đất mặt gây hại cho cây trồng. ở nhiều nơi các tầng dưới đã có hiện tượng tích luỹ tương đối và tuyệt đối sắt, nhôm, điển hình là kết von giả hình ống.
Chế độ gió
Gió thay đổi theo từng mùa. Mùa đông gió Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, xen giữa các đợt gió mùa này có gió mùa Đông Nam gây ra mưa phùn và sương mù. Mùa hè thịnh hành là gió Đông và Đông Nam, thỉnh thoảng có gió Bắc và Tây Bắc cho nên có một số ngày mát mẻ.
Là một huyện ven biển nên Thuỷ Nguyên thường bị ảnh hưởng rất lớn của các đợt gió bão đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Một năm Thuỷ Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2- 3 cơn bão và gián tiếp khoảng 4- 5 cơn bão.
Bức xạ
Tổng bức xạ mặt trời đạt trên 100 kcal/cm2/năm, cao nhất có thể lên tới 150 kcal/cm2/năm.
Với nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, khí hậu của Thuỷ Nguyên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa và các loại rau thực phẩm.
- Điều kiện thuỷ văn:
Thuỷ Nguyên có mật độ sông 0,8- 1,0 km/km2, thuộc vùng có mật độ sông lớn nhất trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hướng chảy chủ yếu của sông là Tây Bắc Đông Nam, sông uốn khúc nhiều, lưu lượng dòng chảy không lớn và lưu lượng phù sa cũng ít.
Sông Cấm chảy theo ranh giới phía Nam; là hợp lưu của sông Kinh Môn và sông Kinh Thầy; đoạn qua huyện dài 21,5km; rộng 400- 500 m; sâu 6- 8m; lưu lượng dòng chảy Qmax= 5.215 m3/s, khi triều lên Qmax= 2.240 m3/s. Sông Đá Bạc chảy theo ranh giới phía Bắc; đoạn qua huyện dài 15,5 km; rộng 250- 600m. Phía Đông của huyện có sông Bạch Đằng; sau khi gặp sông Giá lòng sông được mở rộng chuyển hướng Nam chảy ra biển tại cửa Nam Triệu; đoạn qua huyện dài 12,5 km; rộng từ 800- 2.000m; sâu từ 8- 13m. Giữa huyện có sông Giá là nhánh lớn của sông Đá Bạc, đổ ra sông Bạch Đằng tại Minh Đức với chiều dài khoảng 18km; rộng 150- 370m. Hiện nay sông Giá đã được ngăn tạo thành hồ chứa nước lớn nhất của huyện. Phía Tây của huyện có sông Kinh Thầy, chảy theo ranh giới với huyện Kim Môn tỉnh Hải Dương, đoạn chảy qua huyện khoảng 6 km, rộng 100- 250km.
Chế độ thuỷ văn của sông biến đổi theo mùa và chu kỳ triều. Mực nước lớn nhất trên sông Cấm Hmax = + 4,44m; trong khi mực nước thấp nhất trên các sông này xuống dưới +1m.
Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ của huyện nhưng lại ảnh hưởng lớn đến giao thông đường bộ. Về mùa đông khi nước trong các sông cạn kiệt, thuỷ triều lên đẩy nước mặn thâm nhập sâu vào trong các sông sâu đến 40km làm nhiễm mặn nước trong các sông và nước mạch ngầm, khiến cho việc sử dụng nước ở các sông để tưới rất hạn chế và đất trong đồng có khả năng bị nhiễm mặn bởi các mạch nước ngầm.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1. Tài nguyên đất
Thuỷ nguyên là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai trong số các quận huyện của thành phố Hải Phòng, chiếm 15,6 % tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và chỉ sau huyện Cát Hải (32.230 ha). Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện ở năm 2002 là 24.279 ha. Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất hiện đang được khai thác đưa vào sử dụng là 19.890,8 ha; chiếm 81,92% và còn tới 18,08% diện tích đất chưa được sử dụng.
Huyện Thuỷ Nguyên có tiềm năng về đất đai. Về tính chất thổ nhưỡng, có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, đất đai của huyện cũng có những hạn chế như chua, mặn đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Do vậy, để phát huy thế mạnh về đất đai, cần có biện pháp khai thác sử dụng và cải tạo một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.1.3.2. Tài nguyên nước
* Nước mặt
Với lượng mưa trung bình khá lớn 1.878 mm/năm. Hệ thống sông ngòi, kênh đào dày đặc trong đó có những sông, hồ lớn như sông Cấm (lưu lượng lớn nhất Qmax = 5.215 m3/s), sông Đá Bạc, hồ sông Giá. Có thể nói nguồn nước mặt huyện Thuỷ Nguyên khá dồi dào.
Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều trong năm. Mùa hè tập trung tới 85% lượng mưa trong năm, các sông đầy nước khiến cho nhiều nơi bị ngập úng, trong khi mùa đông lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, các dòng sông cạn kiệt, nước mặn thâm nhập sâu làm nước sông bị nhiễm mặn không sử dụng để tưới cho cây trồng được, nguồn nước ngọt chủ yếu dựa vào sông Giá, kênh Hòn Ngọc và các ao, hồ, đầm, ruộng trũng.
* Nước ngầm
Thuỷ Nguyên là 1 huyện có nguồn nước ngầm khá lớn, một số điểm ở khu vực Đào Sơn trữ lượng khai thác có thể đạt khoảng 3.195 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm phải chú ý đến trữ lượng của nguồn nước.
2.1.3.3. Tài nguyên khoáng sản
Thuỷ Nguyên có các loại khoáng sản phi kim có ý nghĩa đối với công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng như:
- Puzơlan (chất phụ gia): phân bố ở Pháp cổ Lại Xuân có thành phần chủ yếu: Oxit silic 88%, oxit nhôm 5,08%, oxit canxi 0,55%, oxit magiê 0,25%... trữ lượng khoảng trên 70 triệu tấn, đang được khai thác làm phụ gia cho sản xuất xi măng.
- Đá vôi để sản xuất xi măng ở thị trấn Minh Đức, thành phần chủ yếu là oxit canxi 54,28%; oxit magie 0,85%..., trữ lượng kinh tế khoảng 185 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 50 năm. Hiện nay đang khai thác làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng Chinfon, xi măng Hải Phòng và làm nguyên liệu để sản xuất đất đèn, bột nhẹ....
- Đá làm vật liệu xây dựng: Tập trung nhiều ở Trại Sơn thuộc xã Kỳ Sơn, trữ lượng khoảng 11 triệu tấn.
- Đất sét có ở Lưu Kiếm, trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, hiện đang được khai thác để làm gốm xây dựng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số loại khoáng sản kim loại tuy nhiên trữ lượng rất nhỏ.
2.1.3.4. Tài nguyên rừng
Huyện Thuỷ Nguyên hiện có 1.297,83 ha rừng trong đó có 1.064,71 ha là diện tích rừng đồi, núi với các loại cây rừng là keo tai tượng, thông và có 233,12 ha là diện tích rừng ngập mặn ven sông với các loại cây thuộc họ đước, bần...
Rừng của Thuỷ Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, chống xói mòn, lở đất, bảo vệ sản xuất, góp phần tạo cảnh quan đẹp là tiềm năng để phát triển ngành du lịch.
2.1.3.5 . Tài nguyên sinh vật
Thuỷ Nguyên không tiếp giáp với biển nhưng nằm cạnh cửa sông lớn đổ ra biển cũng có nguồn lợi về biển, khả năng đánh bắt mỗi năm có thể đạt khoảng 6.000- 7.000 tấn tôm cá. Khả năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, tới hàng nghìn ha, có điều kiện hình thành khu vực nuôi trồng đánh bắt và chế biến tập trung. Đất bãi bồi ở cửa sông có thể trồng cây lấy gỗ, nuôi ong lấy mật vừa có tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường lại tạo cảnh quan phát triển du lịch.
Theo số liệu thống kê cho thấy trên lưu vực sông Cấm có 78 loài thực vật, trong đó cây gỗ có bóng mát 9 loài, cây trồng làm cảnh, rau xanh, lương thực 28 loài, các loài cây bụi, cỏ dại và thuỷ sinh 32 loài. Các loài thực vật chủ yếu là cây trồng, cây bụi cỏ. Cây gỗ chỉ có các loài cây trồng ở các vườn như xà cừ, xoan, bạch đàn, bàng, cây ăn quả như na, mít, ổi, trứng gà,...
Về động vật, có 8 loài thú, 58 loài chim, 11 loài bò sát. Về chim chỉ ghi nhận được những loài thông thường, trong đó 54,4% là các loài chim sống ở vùng đất ngập nước và ven cửa sông, 8 loài có giá trị kinh tế du lịch (Le nâu, Vịt đầu vàng, Diều hâu, Cắt bụng hung, Rẽ giun, Mỏng bể, Yến hông trắng, Sáo mỏ vàng), có loài có giá trị chỉ thị cho sự tác động của ô nhiễm môi trường và hoạt động của con người: Cò trắng, Diều lửa.
Về thực vật phù du, đã thống kê được 14 loài trong đó ngành tảo Silic chiếm 12 loài, các loài M.granulata, S.ionia, Pediastrum sp chiếm ưu thế về sinh khối.
Về động vật phù du, có 9 loài trong đó lớp chân chèo chiếm 5 loài. Loài có số lượng lớn là D.sarsi, M.varicans và M.leuckati.
Về động vật đáy, đã thống kê được 28 loài trong đó lớp chân bụng chiếm ưu thế (12 loài), giáp xác (6 loài) và giun nhiều tơ (3 loài).
Có thể phân loại các hệ sinh thái tiêu biểu tại khu vực dự án, đó là hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái cửa sông ven biển.
Thành phần chính của hệ sinh thái cửa sông ven biển là các loài thực vật ngập mặn ở ven bờ sông Cấm như sú, vẹt, đước, trang, bần. Trong số đó cây bần chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mật độ các loài thực vật ngập mặn này khá thưa thớt và có diện tích nhỏ hẹp nên ý nghĩa của chúng đối với môi trường và kinh thế là rất nhỏ.
Thành phần thứ hai trong hệ sinh thái cửa sông ven biển ở khu vực Dự án là các loài tôm, cá được nuôi trong các đầm nước lợ nhạt ngay ven sông Cấm. ở sông Cấm có 23 loài động vật nổi, 28 loài động vật đáy.
Đối với hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước nhưng năng suất lúa ở khu vực này không cao.
Các hệ sinh thái ở khu vực triển khai dự án có tính đa dạng sinh học không cao, số lượng cá thể loài không lớn. ý nghĩa về đa dạng sinh học, về môi trường và tài nguyên, kinh tế - xã hội của các hệ sinh thái này là không đáng kể.
2.1.4. Hiện trạng môi trường
Để đánh giá mức chịu tải của môi trường tự nhiên khu vực nhóm nghiên cứu lập ĐTM tập trung xác định các chỉ tiêu chính về môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, trầm tích. Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn tài nguyên và môi trường Biển, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Viện Nghiên cứu KHKT -BHLĐ tiến hành lấy mẫu phân tích.
Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước, không khí tại khu vực Dự án xây dựng nhà máy, Trung tâm đã sử dụng các máy móc, thiết bị và phương pháp đánh giá sau đây:
a. Máy móc, thiết bị, hoá chất và dụng cụ
Các hoá chất sử dụng có độ tinh khiết PA, nước cất tinh chế 2 lần
Bảng 2.1. Máy móc thiết bị sử dụng
TT
Tên thiết bị
Nơi sản xuất,
đặc tính kỹ thuật
Mục đích
sử dụng
I
Thiết bị sử dụng tại hiện trường
1
Nhiệt kế thang vạch 0,5 0C
Casella (Anh)
Đo nhiệt độ nước, không khí
2
ẩm kế
Trung Quốc
Đo độ ẩm tương đối
3
Bơm lấy mẫu khí
Casella (Anh) tốc độ: 1,0 l/ph
Hút mẫu khí
Shibata (Nhật Bản)
4
Túi lấy mẫu khí
Sample bag 232 Series (Mỹ)
Thu mẫu khí
5
Thiết bị lấy mẫu nước
Hãng Wildco (Mỹ), dung tích 2l, ngăn ngừa sự xâm nhập của oxy không khí
Lấy mẫu nước ở các độ sâu khác nhau
II
Máy móc, thiết bị sử dụng tại phòng thí nghiệm
1
Máy so màu
UV VIS 1201 Hãng Shimazdu Nhật Bản
Phân tích các chất vô cơ
2
Máy sắc ký khí
GC 2010 của Hãng Shimadzu Nhật Bản
Tách chọn lọc các dung môi hữu cơ dễ bay hơi, độ nhạy phân tích 0,1ppb
Phân tích VOC; Các chất cơ Clo
3
Máy phân tích điện hoá
VA757 Computrrace của Hãng Metrohm Thụy Sỹ Có độ nhạy 0,1ppb, sai số phương pháp < ± 7%
Phân tích Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, Mn
4
Máy phân tích hồng ngoại
Model 500 Infrared Spectrophtometer Hãng Buck Scientific
Xác định dầu mỡ khoáng
5
Máy phân tích
SO2 analyzer SA 633, Hãng Kimoto electric Co., LTD
Phân tích SO2
6
Máy phân tích
NO2 analyzer NA 623, Hãng Kimoto electric Co., LTD
Phân tích NO2
7
Máy phân tích
CO analyzer CO ZRF, Hãng Kimoto electric Co., LTD
Phân tích CO
8
Máy đo bụi
Microdust Pro của hãng Casella (Anh)
Xác định nồng bụi
9
Cân phân tích
AE 240 Hãng Mettler Thuỵ Sỹ,
Độ nhạy 10-5g
Phục vụ pha hoá chất
10
Lò phá mẫu vi sóng
Hãng Anton Par của (áo), có trang bị 6 ống chứa mẫu, thời gian xử lý mẫu 30 phút
Vô cơ hoá mẫu
11
Lò nung
Hãng Gallenkamp, nhiệt độ từ 1000C đến 10000C
Xử lý mẫu
12
Tủ sấy
Hãng Memmert (Đức) Nhiệt độ từ 250C đến 2500C
Sấy dụng cụ thí nghiệm và làm khô mẫu
13
Tủ ủ BOD Foc
225 E
Hãng Foc Italia, dung tích 180 lít
Cố định mẫu ở 200C
14
COD reactor
Hãng Hach (Mỹ)
Oxy hóa mẫu
15
Tủ hút
Hãng Dalton Nhật Bản
Xử lý mẫu
16
Máy cất nước 2 lần
Hãng Fihstream (Anh), 4 l/h
Sản xuất nước cất 2 lần
Máy cất nước 2 lần
Hãng Hamilton, 6 l/h
Bộ cất nước đặc biệt
Schott - Jenaglas (Đức),
dung tích 2l
Tinh chế lại nước cất 2 lần loại các ion NH4+; NO2- dùng cho phân tích NH4+, NO2-
b. Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước và khí
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích và các tiêu chuẩn áp dụng
Máy móc dụng cụ
Phương pháp
xử lý mẫu
Các thông số
xác định
Các tiêu chuẩn
áp dụng
Phương pháp phân tích các thông số trong môi trường nước
Phương pháp chọn lọc ion, pH meter
pH
TCVN 4559-88
Phương pháp dẫn nhiệt, nhiệt kế
Thang đo từ 100C đến 1000C
0C
TCVN 4557-88
Phương pháp chuẩn độ; độ nhạy 100ppm
Oxyhoá mẫu, duy trì nhiệt độ 1500C trong 2h
COD
TCVN 6491: 1999
Phương pháp chuẩn độ; độ nhạy 100ppm
Oxyhoá mẫu, ủ mẫu trong 5 ngày ở nhiệt độ 200C
BOD5
TCVN 6001: 1995
Phương pháp trọng lượng. Cân phân tích độ nhạy 10-5g
Lọc, sấy khô 1050C
SS
TCVN 4560 -88
Máy so màu, độ nhạy ppm
Kỹ thuật axit hóa mẫu
NH4+, NO2-
TCVN 6179-1:1996
Oxy hóa bằng thuốc thử O- Toludin.
Cl2 dư
TCVN 6225 - 1996
Phương pháp đo cực phổ xung thường, độ nhạy 0,1ppm
Dùng thuốc thử Uranyl làm nền
NO3-
AB 070 Metrohm
Phương pháp vonampe hòa tan, điện cực làm việc giọt thủy ngân treo độ nhạy 10ppb-1ppb
Vô cơ hoá mẫu trong lò vi sóng
Cd, Pb, Cu, Zn, Fe, Mn
AB 231 Metrohm
AB 176 Metrohm
AB 123 Metrohm
AB 117 Metrohm
Phương pháp tách chiết, phương pháp so màu hoặc phương pháp hồng ngoại, đô nhạy: ppm - 0,1ppm
Dùng kỹ thuật Tách chiết chất cần phân tích ra khỏi pha nước
Dầu mỡ khoáng; Dầu mỡ động, thực vật; Tổng dầu mỡ; Chất tẩy rửa.
Phương pháp nuôi cấy
Lọc và đếm
Coliform
TCVN 6187-2 :1996
Phương pháp phân tích các thông số trong môi trường khí
Phương pháp trọng lượng, dùng cân có độ nhạy 10-5g
Dùng giấy lọc đặc biệt của Hãng Millipore
Bụi
TCVN 5067: 1995
Phương pháp so màu, độ nhạy ppm
Dung dịch hấp thụ để xử lý, thu mẫu, túi lấy mẫu
Kiềm
NO2
TCVN 6137 : 1996
Phương pháp đo cực phổ xung thường, dùng điện cực giọt thuỷ ngân rơi, độ nhạy 0,01 ppm
Hỗn hợp kiềm và chất xúc tác
SO2
Phương pháp chuẩn của Cộng hoà Sec.
Phương pháp đo vonampe hoà tan dùng điện cực giọt thủy ngân treo
Xử lý giấy lọc có mẫu trong hỗn hợp Oxyhoá
Cd; Pb
AB 231 Metrohm
AB 117 Metrohm
Phương pháp vonampe dòng hấp phụ, điện cực làm việc giọt thủy ngân treo, độ nhạy ppb
Vô cơ hoá mẫu
Cr3+; Cr6+
AB 116 Metrohm
Phương pháp sắc kí khí mao quản, máy GC 2010, độ nhạy ppb
Chiết mẫu ra khỏi chất hấp phụ, dùng detector FID
Hàm lượng dầu; THC
NISOSH -1400
c. Tiến hành quan trắc
Cơ sở khoa học để lập kế hoạch quan trắc: Giám sát các thông số trong môi trường khí, nước được dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5937: 2005, TCVN 5938: 2005, TCVN 5940: 2005, 3733/2002/QĐ-BYT, TCVN 5943: 1995, TCVN 5945: 2005, TCVN 5949: 1998.
- Tiến hành lấy mẫu khí
+ Lấy mẫu khí: Dùng bơm hút không khí thu vào túi đựng mẫu làm bằng Polypropylen của Mỹ. Sau khi lấy đủ lượng khí cần phân tích, đưa túi khí về phòng thí nghiệm, tiến hành phân tích trên các máy chuyên dụng (riêng các thông số dung môi hữu cơ như: Benzen, Toluen, Xylen) thì chuyển khí đã lấy trong túi qua ống hấp phụ than hoạt tính, sau đó giải hấp các dung môi hữu cơ bằng CS2 và phân tích trên máy sắc ký.
+ Lấy mẫu môi trường xung quanh: Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất và các nguồn ô nhiễm khác đến khu vực dự án cần lựa chọn các thông số cũng như các vị trí lấy mẫu.
Lấy các thông số nền cơ bản theo TCVN 5937-2005 (bụi, SO2, NO2, CO) và TCVN 5938: 2005 (benzen, toluen, xylen) tại các điểm của dự án, các đầu thu mẫu đặt cách mặt đất 1,8m.
- Tiến hành lấy mẫu nước
Tổng số mẫu nước quan trắc: 01 mẫu nước mặt
+ Đối với các thông số vật lý như nhiệt độ, pH, độ màu, độ mùi, độ đục cần phân tích càng nhanh càng tốt.
+ Đối với các thông số hoá học như COD, BOD5, các hợp chất vô cơ cần lấy mẫu vào chai nhựa, khi lấy phải lấy đầy để đuổi hết oxy không khí, bảo quản ở nhiệt độ < 40C, nhằm làm chậm lại sự thay đổi mẫu do sinh trưởng của các vi sinh gây ra. Trong điều kiện thời gian phân tích mẫu kéo dài cần cố định mẫu bằng cách cho thêm các hoá chất, cụ thể đối với thông số DO cần thêm hỗn hợp dung dịch oxy hóa để cố định oxy.
+ Đối với các thông số kim loại: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các kim loại trong mẫu có khả năng bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu bị hấp phụ lên thành bình. Các nguyên tố vi lượng là thức ăn của các vi sinh vật. Vì thế cố định mẫu nước ngay sau khi lấy là điều cần thiết. Nguyên tắc chung là đưa mẫu nước có môi trường pH< 2 (dùng HNO3), riêng As dùng 10ml HCl 5M vào 500ml nước.
Như vậy, khi phân tích toàn diện một mẫu nước việc xử lý, bảo quản và phân tích khá phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo các dụng cụ lấy mẫu nước, số lượng chai đựng mẫu, các hoá chất cần thiết để xử lý mẫu, nhãn ghi các thông tin về mẫu. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài trong lĩnh vực bảo quản mẫu nước đều chưa đưa ra thời gian cụ thể đối với từng thông số, nhưng với các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm và kinh nghiệm phân tích nước của Trung tâm Khoa học Công nghệ môi trường cho thấy đối với các kim loại nặng việc đưa mẫu về pH < 2 và nhiệt độ < 40C và lượng mẫu đầy chai có thể bảo quản mẫu an toàn được 7 ngày. Đối với các nguyên tố có nhiều mức ôxy hóa như N, S thì khả năng thay đổi thành phần của chúng là rất lớn cần phân tích càng nhanh càng tốt.
Vị trí lấy mẫu, đo đạc khảo sát môi trường không khí, nước, tiếng ồn được thể hiện trong bảng kết quả phân tích và sơ đồ vị trí lấy mẫu (đính kèm phần phụ lục).
d. Hiện trạng môi trường không khí
Ngày khảo sát: 07/07/2007
+ Điều kiện Vi khí hậu:
T.T
Vị trí lấy mẫu
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
1
K1
Kinh độ: 1060 38’ 42,2
Vĩ độ: 200 53’ 04,0
33,0
75,0
1,5
2
K2
Kinh độ: 1060 39’ 04,3
Vĩ độ: 200 53’ 02,4
31,5
80,5
2,0
3
K3
Kinh độ: 1060 38’ 57,9
Vĩ độ: 200 58’ 18,4
34,5
74,5
1,0
4
K4
Kinh độ: 1060 38’ 35,8
Vĩ độ: 200 53’ 15,2
33,0
75,0
1,0
5
K5
Kinh độ: 1060 38’ 23,4
Vĩ độ: 200 53’ 06,0
33,2
75,1
2,0
6
K6
Kinh độ: 1060 38’ 33,7
Vĩ độ: 200 53’ 10,4
33,4
74,8
1,5
+ Bụi và các chất vô cơ theo TCVN 5937:2005
T.T
Vị trí lấy mẫu
Bụi
SO2
NO2
NO
mg/m3
1
K1
Kinh độ: 1060 38’ 42,2
Vĩ độ: 200 53’ 04,0
155
46
4,6
1,6
2
K2
Kinh độ: 1060 39’ 04,3
Vĩ độ: 200 53’ 02,4
116
52
1,8
0,7
3
K3
Kinh độ: 1060 38’ 57,9
Vĩ độ: 200 58’ 18,4
234
61
3,3
1,0
4
K4
Kinh độ: 1060 38’ 35,8
Vĩ độ: 200 53’ 15,2
188
43
2,0
0,8
5
K5
Kinh độ: 1060 38’ 23,4
Vĩ độ: 200 53’ 06,0
103
55
3,6
0,9
6
K6
Kinh độ: 1060 38’ 33,7
Vĩ độ: 200 53’ 10,4
146
39
2,3
1,8
TCVN 5937:2005
300
350
200
30.000
+ Nồng độ các dung môi hữu cơ theo TCVN 5938: 2005
T.T
Vị trí lấy mẫu
Toluen
Xylen
Benzen
mg/m3
1
K1
Kinh độ: 1060 38’ 42,2
Vĩ độ: 200 53’ 04,0
1,2
0,5
0,6
2
K2
Kinh độ: 1060 39’ 04,3
Vĩ độ: 200 53’ 02,4
0,7
0,5
KPHĐ
3
K3
Kinh độ: 1060 38’ 57,9
Vĩ độ: 200 58’ 18,4
1,4
0,5
KPHĐ
4
K4
Kinh độ: 1060 38’ 35,8
Vĩ độ: 200 53’ 15,2
0,9
0,8
KPHĐ
5
K5
Kinh độ: 1060 38’ 23,4
Vĩ độ: 200 53’ 06,0
1,1
0,6
KPHĐ
6
K6
Kinh độ: 1060 38’ 33,7
Vĩ độ: 200 53’ 10,4
1,5
0,6
0,5
TCVN 5938:2005
500
1.000
22
KPHĐ Benzen < 0,5 mg/m3
+ Kết quả đo ồn
T.T
Vị trí đo
Mức âm tương đương (dBA)
1
K1
Kinh độ: 1060 38’ 42,2
Vĩ độ: 200 53’ 04,0
58,3 á 62,0
2
K2
Kinh độ: 1060 39’ 04,3
Vĩ độ: 200 53’ 02,4
49,0 á 51,6
3
K3
Kinh độ: 1060 38’ 57,9
Vĩ độ: 200 58’ 18,4
46,9 á 49,3
4
K4
Kinh độ: 1060 38’ 35,8
Vĩ độ: 200 53’ 15,2
48,8 á 53,1
5
K5
Kinh độ: 1060 38’ 23,4
Vĩ độ: 200 53’ 06,0
47,8 á 48,6
6
K6
Kinh độ: 1060 38’ 33,7
Vĩ độ: 200 53’ 10,4
50,1 á 52,0
TCVN 5949- 1998 (Từ 6h đến 18h)
75
Kết luận: Qua các bảng kết quả đo đạc hiện trạng môi trường không khí khu vực cho thấy tất cả các chỉ tiêu khảo sát đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, điều này khẳng định môi trường không khí khu vực còn tương đối tốt.
e. Hiện trạng môi trường nước
Ngày khảo sát: 07/07/2007
+ Nước mặt:
T.T
Thông số xác định
Đơn vị
N1
N2
N3
N4
TCVN
5942- 1995(B)
1
PH
-
6,60
6,44
6,46
6,33
5,5 - 9
2
COD
Mg/l
21,2
11,5
19,3
8,9
< 35
3
BOD5
Mg/l
8,8
6,5
7,6
4,2
< 25
4
Fe
Mg/l
0,72
0,35
0,41
0,55
2
5
NH4+
Mg/l
0,32
0,44
0,12
0,05
1
6
SS
Mg/l
36
18
16
22
80
7
Nitrat
Mg/l
0,72
2,88
1,45
1,67
15
8
Nitrit
Mg/l
0,005
KPHĐ
0,006
0,007
0,05
9
Mn
Mg/l
KPHĐ
0,0013
KPHĐ
0,0008
0,8
10
Clorua (Cl-)
Mg/l
2,7
6,2
3,2
4,5
-
11
Zn
Mg/l
0,0022
0,0031
0,0066
0,0152
2
12
Cd
Mg/l
0,0003
0,0001
0,0002
KPHĐ
0,02
13
Pb
Mg/l
0,0057
0,0010
0,0025
0,0008
0,1
14
Cu
Mg/l
0,0122
0,0008
0,0033
0,0026
1
15
Dầu, mỡ
Mg/l
0,005
KPHĐ
0,008
KPHĐ
0,3
16
Coliform
MPN/100ml
120
240
100
166
10.000
KPHĐ: Mn < 0,0005 mg/l
KPHĐ: NO-2
Dầu, mỡ < 0,005 mg/l
N1 : Nước sông Cấm
N2 : Nước kênh đào
N3 : Nước sông Trịnh
N4 : Nước lấy ở hồ trong khu vực Dự án
Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các chỉ tiêu đặc trưng của nước mặt khu vực đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ nước mặt khu vực chưa bị ô nhiễm, khả năng lưu thông và tự làm sạch tốt.
+ Nước ngầm :
T.T
Thông số
xác định
Đơn vị
Giá trị
xác định
TCVN
5944- 1995 (B)
1
PH
-
7,12
6,5 - 8,5
2
Độ cứng
mg/l
93
300 - 500
3
Chất rắn tổng số
mg/l
219
750 - 1.500
4
Fe
mg/l
0,35
1 đến 5
5
Nitrat
mg/l
0,88
45
6
Clorua(Cl-)
mg/l
18,4
200 - 600
7
Mn
mg/l
0,0027
0,1 - 0,5
8
As
mg/l
0,0005
0,05
9
Zn
mg/l
0,0087
5,0
10
Hg
mg/l
KPHĐ
0,001
11
Se
mg/l
0,0006
0,01
12
Pb
mg/l
0,0011
0,05
13
Cd
mg/l
0,0001
0,01
14
Coliform
MPN/100ml
15
3
KPHĐ (Hg) : < 0,0005mg/l
Kết luận : So với TCVN 5944- 1995 (cột B) tất cả các chỉ tiêu trong nước ngầm đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép trừ Coliform. Do vậy, khi dự án đi vào hoạt động cần có các biện pháp hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
f. Hiện trạng trầm tích sông Cấm
Ngày khảo sát: 7/7/2007 ( Lấy ở bờ sông Cấm)
TT
Thông sô xác định
Đơn vị
Giá trị xác định
1
PH
-
7,21
2
Tổng cacbon
%
21,5
3
Dầu mỡ
mg/kg
KPHĐ
4
Pb
mg/kg
2,4
5
Cd
mg/kg
0,5
6
Cu
mg/kg
3,1
7
Zn
mg/kg
12,5
8
As
mg/kg
0,4
9
Fe
mg/kg
6,6
10
Mn
mg/kg
1,8
Kết quả phân tích cho thấy trầm tích khu vực cũng chưa bị ô nhiễm bởi các tác động.
Kết luận chung: Qua kết quả đo đạc, phân tích cho thấy môi trường khu vực chưa bị ô nhiễm với các chỉ tiêu đặc trưng. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy đóng tàu là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được sức chịu tải của môi trường. Tuy nhiên, khi triển khai dự án cần chú ý các giải pháp hạn chế tác động làm ảnh hưởng đến môi trường còn trong lành của khu vực.
2.2. Điều kiện về kinh tế- xã hội
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm tỷ lệ của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn khá chậm. So với mục tiêu quy hoạch đặt ra, ngành nông nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ còn khá thấp so với khu vực kinh tế do huyện quản lý.
Cơ cấu kinh tế của huyện Thuỷ Nguyên được nêu trong bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ nguyên
Đơn vị: (%)
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
1
Tổng GDP
100
2
Nông, lâm, ngư nghiệp
25,8
3
Công nghiệp , xây dựng
58,1
4
Dịch vụ
16,1
a) Ngành nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp của huyện Thuỷ Nguyên trong những năm qua đã phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản xuất của ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ giá trị các cây và con có giá trị kinh tế ngày càng cao. Ngành chăn nuôi và thuỷ sản đã từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Lao động trong nông nghiệp hiện nay có 96.666 người (chiếm 84,5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế).
Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp huyện Thuỷ Nguyên được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
TT
Chỉ tiêu
Giá trị (tỷ đồng)
1
Tổng số
329,8
2
Trồng trọt
167,5
3
Ngành chăn nuôi thuỷ sản
162,3
Bảng 2.5. Cơ cấu sử dụng đất nghành nông nghiệp
Đơn vị: ha
TT
Hạng mục
Thực hiện
1
Trồng trọt
17.039,7
2
Ngành chăn nuôi thuỷ sản
2.450
3
Ngành lâm nghiệp
1.237,1
b) Ngành công nghiệp:
Sự đóng góp của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế chung của huyện trong những năm qua là chưa lớn. Trên địa bàn của huyện bao gồm hai hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp, một do huyện quản lý trực tiếp, một không do huyện trực tiếp quản lý.
Các đơn vị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển theo các loại hình khá đa dạng như: Công ty TNHH, các Hợp tác xã chuyển đổi, tổ hợp sản xuất, hộ gia đình... thường có quy mô nhỏ, tập trung ở khu vực thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí sửa chữa, sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc.
Ngoài hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp do huyện quản lý, trên địa bàn Thuỷ Nguyên còn khá nhiều các cơ sở, nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp do Thành phố- Trung ương quản lý như: xi măng Chinfon, xí nghiệp sửa chữa tàu Nam Triệu, đất đèn Tràng Kênh, công ty hoá chất Minh Đức...
c) Thương mại - dịch vụ:
Ngành thương mại và dịch vụ Thuỷ Nguyên đã và đang có nhiều cố gắng vươn lên trong việc phục vụ đời sống nhân dân huyện, làm động lực thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển. Đời sống nhân dân ngày một được cải thiện, lượng hàng hoá bán lẻ trên địa bàn đã tăng khá mạnh. Hoạt động thương mại trên địa bàn đã được đổi mới sắp xếp phù hợp với cơ chế thị trường, tham gia tích cực vào việc điều tiết thị trường. Hoạt động thương mại đã linh hoạt hơn, không những phát triển mạnh thị trường tại huyện mà còn vươn ra thị trường thành phố và các tỉnh lân cận.
Ngoài ra, Thuỷ Nguyên là một khu vực có tiềm năng phát triển lớn về du lịch. Hiện nay, huyện có khoảng 25 di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng quốc gia và 70 di tích chưa được xếp hạng. Những di tích này đa số được phân bố trong vùng hồ sông Giá. Bên cạnh đó huyện còn có nhiều khu di chỉ trong đó có các mộ cổ và đình Kiền Bái là một di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có niên đại cổ nhất hiện còn tồn tại ở Hải Phòng.
Tuy nhiên hoạt động du lịch hiện có còn mang tính tự phát, quy mô tổ chức du lịch còn nhỏ. Việc quản lý khai thác vẫn chưa hợp lý đối với các điểm di tích hoặc chưa xếp hạng vì phần lớn giao cho các xã, thôn quản lý thiếu kinh phí cho các hoạt động du lịch. Được sự quan tâm của thành phố, việc khai thác du lịch ở huyện mới bước vào giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nói chung sự phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
2.2.2. Điều kiện về xã hội
a) Dân cư và lao động:
Dân số trung bình của huyện là 287.335 người. Mật độ dân số của Thuỷ Nguyên đạt khoảng 1.184 người/km2. Dân số của Thuỷ Nguyên phân bố không đều, phần lớn tập trung ở thị trấn Núi Đèo, một số xã xung quanh thị trấn và một số xã nằm ven trục quốc lộ 10 cũ và quốc lộ 10 mới nằm phía Nam sông Giá. Thị trấn Núi Đèo là nơi có mật độ dân số cao nhất của huyện 3.636 người/km2, Gia Minh là xã có mật độ dân số thấp nhất 360 người/km2.
Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của huyện là 131.900 người (chiếm 48%) dân số. Trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 117.836 người chiếm 41% dân số. Hiện nay, lao động của huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp (chiếm 84,5% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế).
b) Cơ sở hạ tầng:
* Về giao thông vận tải:
Hiện nay mạng lưới đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn huyện đã hình thành tương đối hợp lý, các xã trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm. Đường trục huyện phần lớn đã được rải nhựa. Đường thuỷ cần được nạo vét thêm luồng, lạch, xây dựng thêm bến bãi bốc dỡ hàng hoá, xây dựng cầu cảng chuyên dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Đường bộ: Hiện tại tuyến đường nhựa nối trung tâm xã với Quốc lộ 10 mới có bề rộng khoảng 5m, tuyến đường nhựa từ khu vực xây dựng dự án tới trung tâm xã rộng khoảng 3m. Trong thời gian tới khi xây dựng dự án, chủ dự án sẽ kết hợp với UBND xã mở rộng và cứng hoá thêm các tuyến đường này, đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá ra vào nhà máy, cụ thể là:
+ Tuyến đường phía Bắc dự án từ khu đô thị mới Bắc sông Cấm sang với mặt cắt lộ giới B = 25m (lòng đường 15m, hè 2 x 5m).
+ Toàn bộ khu vực nhà máy được nối với Quốc lộ 10 mới thông qua tuyến đường nội tỉnh có mặt cắt lộ giới B = 28m (lòng đường 18m, hè 2 x 5m).
- Đường thuỷ: Dự án được triển khai xây dựng ngay cạnh sông Cấm. Đây là điều kiện rất thuận lợi đối với ngành công nghiệp đóng tàu. Dự án sẽ nắn thẳng lại tuyến đê (đoạn chạy qua dự án), chuyển ra sát mép sông có kè đá kiên cố.
*Về hệ thống cấp điện:
Phía Tây quy hoạch có một tuyến điện 110KV chạy qua theo hướng Bắc Nam. Về phía Bắc dọc theo đường liên xã Hoa Động- Lâm Động có một đường dây 10KV có thể làm nguồn cung cấp điện cho nhà máy trong giai đoạn đầu.
* Về hệ thống cung cấp nước:
Hiện tại, phạm vi khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Phía Đông Bắc của Dự án có sông Trịnh bắt nguồn từ sông Giá (sông nước ngọt) có thể làm nguồn cung cấp nước thô cho dự án. Nhà máy sẽ xây dựng một trạm xử lý nước mini trong nhà máy có công suất 2.400m3/ ngày đêm. Đồng thời xây dựng một trạm bơm cấp 1 cạnh sông Trịnh và tuyến ống dẫn nước thô ỉ300 từ sông Trịnh về trạm xử lý nước của nhà máy.
* Về hệ thống xử lý môi trường:
Nhìn chung xã Lâm Động nói riêng cũng như huyện Thuỷ Nguyên nói chung chưa có riêng hệ thống xử lý rác thải và xử lý nước thải. Nước thải và nước mưa chảy chung cùng hệ thống. Rác thải còn đổ thải tuỳ tiện ảnh hưởng đến sức khoẻ dân sinh.
Tuy nhiên theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thuỷ Nguyên, rác thải công nghiệp được đưa về khu liên hợp xử lý rác Gia Minh.
Vì vậy, rác thải của toàn nhà máy sẽ được phân loại và thu gom ngay tại nguồn. Sau đó, nhà máy thuê các cơ quan chức năng vận chuyển về khu xử lý rác Gia Minh để xử lý.
Nhà máy sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm trước khi xả ra sông.
Kết luận chung: Qua phân tích ở trên cho thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xã Lâm Động và huyện Thuỷ Nguyên là rất thuận lợi cho việc triển khai dự án xây dựng nhà máy đóng tàu Lâm Động. Với những hạn chế còn tồn tại về giao thông vận tải, nhà máy sẽ kết hợp với địa phương để dự án được triển khai theo đúng tiến độ.
CHƯƠNG III: ĐáNH GIá TáC ĐộNG CủA Dự áN
ĐếN MÔI TRƯờNG
3.1. Đánh giá tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trong giai đoạn thi công.
3.1.1. Các nguồn gây tác động
Các nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn xây dựng dự án được thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng dự án
TT
Công đoạn
Nguồn thải chính
1
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng
- Bụi, CO, SO2, NO2...
- Tiếng ồn, độ rung
2
Nạo vét khu vực xây dựng cầu tàu, triền đà
- Bùn cát
3
Vận chuyển vật liệu xây dựng
- Bụi cuốn từ đường, đất cát rơi vãi
- Khí thải của phương tiện vận chuyển: Bụi, CO, SO2, NO2, ...
4
Đào xúc tại mặt bằng: đào hố, đào cống rãnh, xây móng công trình...
- Bụi đất
- Tiếng ồn, độ rung
- Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
5
Xây dựng cầu tàu, triền đà
- Bụi, CO, SO2, NO2…
- Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
6
Xây dựng khu văn phòng , khu nhà xưởng và các công trình hạ tầng khác như cống nước, đường giao thông nội bộ, trạm xử lý nước cấp
- Bụi, CO, SO2, NO2…
- Tiếng ồn, độ rung
- Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân xây dựng
- Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
7
Một số hoạt động khác như xe chạy, máy móc xây dựng
- Tiếng ồn, bụi, CO, SO2, NO2…
Để đánh giá cụ thể tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng dự án, các tác động sẽ được chia thành các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và các nguồn tác động không liên quan đến chất thải.
3.1.1.1. Nguồn tác động liên quan đến chất thải
3.1.1.1.1. Các nguồn phát sinh khí thải
a, Do quá trình san lấp mặt bằng
Mặt bằng của nhà máy được san lấp một phần bằng bùn cát nạo vét từ khu vực xây dựng cầu tàu; phần còn lại được san lấp bằng cát đen do các nhà thầu cung cấp và được vận chuyển về khu vực Dự án bằng đường sông. Hiện tại khu vực triển khai dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc về phía sông Cấm. Cao độ nền trung bình của khu vực là +3,05m. Cao độ dự kiến san lấp là +5m. Khối lượng cát sử dụng để san lấp toàn bộ khu vực khoảng 1.589.000m3 .
Cát được bơm từ các tàu vận chuyển lên để san lấp mặt bằng thông qua hệ thống ống dẫn. Vì vậy, lượng bụi sinh ra do quá trình san lấp mặt bằng là không đáng kể.
b, Do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phát sinh ra lượng bụi rất lớn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận nếu không có các biện pháp giảm thiểu thích ứng đặc biệt là vào mùa khô. Mặt khác, do các phương tiện vận tải có công suất lớn, việc sử dụng các phương tiện vận tải cũ và nguyên liệu dùng trong vận chuyển chủ yếu dầu diezel nên làm phát thải một lượng đáng kể khí thải, bụi.
- Để xác định lượng bụi phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, báo cáo sử dụng công thức của AIR CHIEF, Cục môi trường Mỹ năm 1995:
E = 1,7.k. (s/12). (S/48).(W/2,7)0,7.(w/4)0,5.[(365-p)/365]
Trong đó:
E: Hệ số phát thải (kg bụi/km)
k: Hệ số không thứ nguyên cho loại kích thước bụi (Thường lấy k =1)
s: Hệ số mặt đường (đường nhựa s = 5)
S: Tốc độ trung bình của xe chuyên chở, lấy bằng 40km/h
W: Tải trọng xe, lấy bằng 10 tấn
w: Số lốp xe, lấy bằng 6
P: Số ngày mưa trung bình trong năm, theo số liệu của trạm Phù Liễn số ngày mưa trong khu vực trung bình là 153 ngày/năm.
Khi đó ta có:
E = 1,7.(5/12).(40/48).(10/2,7)0,7(6/4)0,5.[(365-153)/365] =1,05 (Kg bụi/km)
Với lượng bụi khoảng 1,05 kg/km sẽ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông trên đường, làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và mỹ quan khu vực (cát, bụi rơi xuống đường), dự án sẽ có các biện pháp tổ chức thi công hợp lý để hạn chế các tác động xấu tới môi trường.
- Lượng khí thải do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng được xác định theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp 1: Tính nồng độ chất ô nhiễm theo mô hình cải biên của Sutton.
Nồng độ chất ô nhiễm trung bình ở một điểm bất kỳ trong không khí do
nguồn đường phát thải liên tục được xác định theo công thức mô hình cải biên
của Sutton như sau:
C = 0,8E{exp[-(z+h)2/2dz2] + exp[-(z-h)2/2dz2]}/(dz.u)
Trong đó: C là nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3)
E là nguồn thải (mg/m.s)
z là độ cao của điểm tính (m), z = 0,5 m
dz là hệ số khuyếch tán theo phương z là hàm số của khoảng cách
x theo phương gió thổi.
u là tốc độ gió trung bình (m/s), u =2m/s
h là độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), h = 0,5m
Trị số hệ số khuyếch tán ô nhiễm dz theo phương thẳng đứng (z) được xác định theo công thức Slade với độ ổn định khí quyển loại B có dạng như sau:
dz = 0,53. x0,73
Với x là khoảng cách (tọa độ) của điểm tính so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi (lấy x= 5m, cách tim đường 5m).
Khi đó: dz = 0,53. 50,73 = 1,716
Theo Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993 thì lượng khí thải do quá trình vận chuyển vật liệu chạy trên quốc lộ khu vực ngoại thành, có trọng tải từ 3,5 đến < 16tấn có hệ số phát thải lượng thải (kg/1000km) như sau:
Bụi (kg/U)
SO2 (kg/U)
NOx (kg/U)
CO (kg/U)
VOC(kg/U)
Hệ số phát thải
0,9
0,073
11,8
6
2,6
Lượng khí phát thải của các xe vận chuyển được xác định theo công thức sau:
E = M.a/1000km
Trong đó: E là lượng phát thải
M là số xe vận chuyển
a là hệ số phát thải (kg/U)
Theo dự kiến của chủ dự án, lượng xe phục vụ trong 1 ngày khoảng 25 xe có trọng tải từ 3,5 đến < 16tấn.
Kết quả tính lượng thải do các xe vận chuyển và nồng độ bụi, khí thải phát sinh được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Kết quả tính lượng thải, nồng độ bụi khí thải do các xe
vận chuyển vật liệu xây dựng.
Bụi
SO2
NOx
CO
VOC
E (kg/km.h)
0,0225
0,00183
0,295
0,15
0,065
E (mg/m.s)
0,00625
0,000507
0,081944
0,04167
0,018056
C (mg/m3)
0,00075
0,000061
0,00983
0,005
0,00217
TCVN
5937- 2005
(mg/m3)
0,30
0,35
0,20
30
-
Kết luận: Qua kết quả tính toán nồng độ bụi và các khí thải do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối với môi trường giao thông khu vực là không lớn do lượng xe không nhiều.
+ Phương pháp 2: Dự báo sự khuyếch tán của các khí thải vào môi trường không khí xung quanh theo mô hình khuyếch tán nguồn mặt
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Mô hình hoá của GS.TS Phạm Ngọc Hồ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội).
Với mô hình này ta thừa nhận khối không khí trên vùng khu đất triển khai dự án được hình dung là một hình hộp với các kích thước: chiều dài L, chiều rộng W, chiều cao H. Hình hộp không khí đó có một cạnh đáy song song với hướng gió. Độ cao của hình hộp không khí được xác định theo điều kiện khí quyển và có thể coi nó chính bằng "độ cao xáo trộn" là độ cao tính bề mặt bay hơi đến vị trí mà tại đó chất khí không chỉ bay hơi theo phương thẳng đứng nữa. Lượng thải tính trên một đơn vị diện tích được đặc trưng bằng Es (g/m2.s).
Thừa nhận rằng khối không khí bay vào hộp không khí từ phía đầu gió có nồng độ chất ô nhiễm là C0. Ô nhiễm trong trường này không khuyếch tán qua hai mặt song song với hướng gió cũng như mặt trên, tạo ra nồng độ chất ô nhiễm trung bình đồng nhất trong hộp không khí. Cuối cùng, chúng ta coi rằng chất ô nhiễm đó không tự sinh ra và cũng không tự mất đi mà chỉ ra khỏi hộp không khí theo dòng không khí thổi qua.
Tính với một số quần thể ô nhiễm ở trong hộp, số lượng chất ô nhiễm trong hộp là thể tích số của lưu lượng không khí nhân với nồng độ chất ô nhiễm trong hộp, tức là LWHC. Mức độ tăng trưởng ô nhiễm trong hộp là hiệu số của lượng ô nhiễm đi ra khỏi hộp (WHuCra) và vào hộp (WHuCvào) theo định luật cân bằng vật chất sẽ là:
Mức độ thay đổi ô nhiễm trong hộp = Tổng mức độ ô nhiễm trong hộp - Mức độ ô nhiễm đi ra khỏi hộp
Thể hiện bằng công thức: LWH= EsLW + WHuC,
trong đó: C - Nồng độ chất ô nhiễm trong hộp không khí (mg/m3)
Cvào - Nồng độ ô nhiễm trong không khí vào hộp (mg/m3)
Es- Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích (mg/m2.s)
H- Chiều cao xáo trộn (m)
L- Chiều dài hộp khí
W- Chiều rộng hộp khí
u- Tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với một cạnh của hộp.
Nồng độ C0 được lấy theo số liệu đo đạc do Trung tâm Khoa học công nghệ môi trường Viện Khoa học kỹ thuật BHLĐ đo đạc ngày 7/7/2007 tại vị trí đầu hướng gió.
STT
Vị trí lấy mẫu
Bụi (mg/m3)
SO2 (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
CO (mg/m3)
1
Giáp dân cư phía trái sau
dự án (đầu hướng gió)
0,155
0,046
0,0046
0,0016
Khi đó thì công thức trên có dạng sau:
C(t) = + C0
Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích Es(mg/m2.s) như sau:
Es = M .a. v/ S
Trong đó: M là số phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, M = 25xe.
a là hệ số phát thải (g/km)
v là tốc độ của phương tiện vận chuyển (lấy tốc độ trung bình của phương tiện vận chuyển trong công trường là 5km/h/xe)
S là diện tích của khu vực dự án ( S = 730.900m2 )
L = 500 m
H là (chiều cao xáo trộn) lấy bằng 10m
u lấy cấp độ gió trung bình khu vực bằng 2m/s
t = 8h.
Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu theo mô hình nguồn mặt
Bụi
SO2
NOx
CO
Es (g/m2.s)
0,000043
0,000003
0,000561
0,000285
C (mg/m3)
0,016663
0,000345
0,0069
0,0012
TCVN 5937- 2005(mg/m3)
0,30
0,35
0,20
30
Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm do các máy móc thi công đối với môi trường khu vực thi công trong 8h là không cao (do diện tích khu vực xây dựng dự án lớn). Tuy nhiên, nồng độ sẽ ngày càng tăng nếu không có biện pháp xử lý.
So sánh với TCVN 5937 - 2005 thì mức độ ô nhiễm do các loại khí thải gây ra do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu là rất nhỏ so với giới hạn cho phép.
c, Do quá trình đổ đống nguyên vật liệu xây dựng
Quá trình đổ đống nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu làm phát sinh bụi.
Theo công thức của AIR CHIEF, Cục môi trường Mỹ, năm 1995 thì hệ số phát thải bụi do các đống vật liệu (chủ yếu là cát) được tính theo công thức:
E = k(0,0016) .
Trong đó:
E: Hệ số phát thải bụi cho 1 tấn vật liệu (Kg/tấn).
k: Hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k =0,74 cho các hạt bụi có kích thước < 30 micron).
U: Tốc độ gió trung bình (m/s).
M: Độ ẩm của vật liệu (cát =3%).
Với khu vực thi công của Dự án tốc độ gió trung bình lấy vào mùa hè là 4m/s.
Khi đó ta có:
E = 0,74*(0,0016)
Quy mô của dự án khá lớn, triển khai trên diện tích khoảng 730.900m2, khối lượng nguyên vật liệu đổ đống khá nhiều. Do vậy, dự án sẽ có biện pháp khắc phục lượng bụi phát sinh để hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy ra.
3.1.1.1.2. Các nguồn phát sinh nước thải
a, Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Số lượng công nhân tham gia thi công xây dựng thời gian cao điểm khoảng 500 người.
Nước dự kiến dùng cho vệ sinh của công nhân xây dựng: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân theo quy định 20/TCN 3- 85 của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ca.
Lượng nước dùng cho tắm rửa và vệ sinh của 500 người là:
Q = 500 x 45 lít/người/ca x 2 ca = 45 m3/ngày.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt như sau:
QNT = 80% .Q = 36m3/ngày.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
(Tính toán cho 500 người)
TT
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
1
BOD5
22,5 – 27
2
COD
37,5 – 60
3
TSS
35 – 51
4
Tổng N
3 – 6
5
Tổng P
0,4 – 2
Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải có thể tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của giai đoạn thi công dự án.
Kết quả tính nồng độ chất ô nhiễm được trình bày trong bảng 3.5
Bảng 3.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Nồng độ tính toán
TCVN 5945 - 2005 (cột B)
BOD5
625 – 750
50
COD
1.042 - 1.667
80
TSS
972 - 1.417
100
Tổng N
83 – 167
30
Tổng P
11- 55
6
Nước thải sinh hoạt trong thời gian thi công có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 12,5- 15 lần, COD vượt tiêu chuẩn từ 13- 20,83 lần, TSS vượt tiêu chuẩn từ 9,7- 14,2 lần, tổng N vượt từ 2,78- 5,56 lần, tổng P vượt từ 1,85- 9,26 lần. Dự án sẽ có các biện pháp để xử lý lượng nước thải này trước khi thải ra mương thoát nước của khu vực.
b, Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án trong thời gian thi công cuốn theo đất, cát, xi măng và các loại rác sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực. Dự án tiến hành san lấp và xây dựng hạ tầng trên diện tích khoảng 730.900 m2.
Với lượng mưa trung bình của khu vực là 1.712 mm/năm thì có thể ước tính tổng lượng nước mưa tính trên diện tích của dự án như sau:
Vnước mưa = 1.712.10-3 (m) x Tổng diện tích mặt bằng của dự án (m2)
= 1.712.10-3 x 730.900 = 1.251.300,8 m3/năm
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường như sau: Tổng N = 0,5- 1,5 mg/l, phốt pho = 0,004- 0,03 mg/l, COD = 10- 20 mg/l, TSS = 10 - 20 mg/l). Các chỉ tiêu này đều thấp hơn rất nhiều so với nước mặt, do vậy không cần xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước mưa.
Tải lượng chất không tan như bụi, cặn, cát,... được tính theo công thức:
G = Mmax [1- exp(-kz.T)]. F (kg)
Trong đó:
Mmax : là lượng bụi tích luỹ lớn nhất (220kg/ha)
Kz : là hệ số động lực học tích luỹ (0,3/ngày)
T : là thời gian tích luỹ (15 ngày)
F : là diện tích khu vực dự án (73,09 ha)
G = 220 [1- exp(-0,3.15)]. 73,09 = 193,06 (kg)
Lượng cặn bẩn tích luỹ trong nước mưa chảy tràn trong một năm sẽ là:
(365 x 193,06)/15 = 4.697,8 kg/năm
Đây là một lượng cặn không nhỏ, sẽ có ảnh hưởng nhiều đến các thủy vực xung quanh, dự án sẽ có biện pháp khắc phục hợp lý.
3.1.1.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn chất thải rắn trong quá trình thi công bao gồm vật liệu xây dựng, san nền và các chất thải sinh hoạt của công nhân thi công công trình. Chất thải rắn có thể là mảnh gỗ, bao bì, túi nylon, mảnh bê tông, nhựa xốp do hoạt động xây dựng tạo ra. Chúng có thể là vỏ trái cây, rau quả, vụn giấy, vỏ đồ hộp, túi nylon do sinh hoạt của cán bộ công nhân thi công trên công trường.
3.1.1.1.4. Các nguồn phát sinh tiếng ồn
Tiếng ồn được phát sinh do:
- Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
- Quá trình đổ đống nguyên vật liệu xây dựng.
- Các thiết bị thi công
Mức độ gây ồn của các thiết bị thi công được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Mức độ gây ồn của các thiết bị thi công
Thiết bị
Mức tiếng ồn ở điểm cách máy 15 m (dB)
Máy ủi
93
Máy đập bê tông
85
Máy cưa tay
82
Máy nén Diezel có vòng quay rộng
80
Máy đóng búa 1,5 tấn
75
Máy trộn bê tông chạy bằng diezel
75
Nguồn số liệu: Môi trường không khí - tác giả Phạm Ngọc Đăng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Để dự báo độ ồn gây ra tại các khu vực lân cận, ta có thể tính toán theo công thức sau:
Công thức để tính độ ồn tại một điểm bất kỳ cách nguồn gây ồn một khoảng cách d(m) như sau: Li = Lp - D Ld - D Lc dB(A)
Trong đó:
Lp là độ ồn tại nguồn đo ở điểm cách máy 15m
DLd là độ ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i được xác định theo công thức sau:
D Ld = 20 lg [(r/d)1+a] dB(A)
a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Khu vực triển khai dự án mặt đất trống trải không có cây, vậy a = 0
d là khoảng cách đến điểm cần tính (m)
r là khoảng cách từ nguồn đến điểm đo (r = 15 m).
DLc là độ ồn giảm khi qua độ cản, ở đây tính trong trường hợp không có vật cản. DLc = 0 dB(A)
Tổng độ ồn sinh ra tại một điểm do tất cả các nguồn từ 1 đến n được tính theo công thức sau:
dB(A)
Từ công thức trên ta có thể tính độ ồn sinh ra do các phương tiện thi công gây ra tại các khu vực lân cận dự án trong bảng sau:
Bảng 3.7: Mức ồn do các phương tiện thi công gây ra tại điểm
cách dự án 200 m
Thiết bị
Mức tiếng ồn ở điểm cách máy 15 m (dB)
Mức ồn ở khoảng cách 200m (dB)
Máy ủi
93
70,5
Máy đập bê tông
85
62,5
Máy cưa tay
82
59,5
Máy nén Diezel có vòng quay rộng
80
57,5
Máy đóng búa 1,5 tấn
75
52,5
Máy trộn bê tông chạy bằng diezel
75
52,5
Tổng
70,5
Kết luận: Tiếng ồn chủ yếu do các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng và các máy móc thi công gây ra. So sánh với TCVN 5949-1998 thì hiện trạng tiếng ồn khu vực vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của khu vực sản xuất nhưng vượt tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Vì vậy, trong khi tiến hành xây dựng dự án chủ đầu tư sẽ có các giải pháp hạn chế hợp lý.
3.1.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Hoạt động nạo vét khu vực xây dựng cầu cảng diễn ra trên diện tích 137.500 m2 lòng sông Cấm với độ sâu nạo vét khu nước hạ thuỷ trước đà đến cốt -6,5 m; độ sâu nạo vét vũng quay tàu, khu nước trước cầu tàu đến cốt -7,5m. Tổng lượng bùn nạo vét tương ứng sẽ là 560.750 m3 (theo số liệu cung cấp của dự án). Lượng bùn cát nạo vét được sử dụng để san lấp mặt bằng của dự án.
Quá trình nạo vét gây xáo trộn lớp bùn đáy dẫn đến nồng độ chất lơ lửng tăng cao (129mg bùn cát/lít), giảm khả năng quang hợp của sinh vật trong nước, môi trường sống của sinh vật đáy bị xáo trộn, mất nơi cư trú của nhiều loài.
Đồng thời quá trình nạo vét còn làm thay đổi độ sâu luồng làm gia tăng vận tốc dòng chảy, tạo xói lở, bồi tụ cục bộ. Tuy nhiên do diện tích khu vực nạo vét là nhỏ so với toàn bộ khu vực sông Cấm nên những thay đổi này sẽ nhanh chóng được ổn định trở lại sau khi kết thúc tác động.
Hoạt động xây dựng cầu cảng cần tiến hành đóng cọc trên sông gây ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, xáo trộn nước mặt. Tuy nhiên, do diện tích khu vực xây dựng cầu tàu không lớn nên số lượng cọc không nhiều, thời gian đóng cọc ngắn nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng làm tăng mật độ giao thông, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân trên tuyến đường vận chuyển.
Vào lúc cao điểm của quá trình thi công số lượng công nhân lên đến 500 người, làm cho các mối quan hệ trở nên phức tạp có thể dẫn đến nạn cờ bạc, mất trật tự cho khu vực xung quanh. Ban quản lý dự án sẽ có các biện pháp thích hợp để hạn chế các tác động này.
3.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
3.1.2.1. Đối tượng chịu tác động
Đối tượng chịu tác động chính từ quá trình thi công xây dựng nhà máy là môi trường không khí.
Qua phân tích các tác động ở phần trên cho thấy môi trường không khí chịu tác động của bụi, ồn, khí thải. Môi trường không khí bị tác động có thể ảnh hưởng đến người dân sống gần khu vực triển khai dự án đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực.
Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị thi công đều hoạt động trong giai đoạn đầu của dự án mà khi đó không gian còn thoáng, người dân sống xung quanh không nhiều, đối tượng chịu tác động này là đội ngũ công nhân thi công. Vì vậy, cần có chế độ làm phân ca, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để tránh các tác động mãn tính đối với công nhân thi công.
Ngoài ra để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường nước, đảm bảo vệ sinh lao động, dự án xây dựng khu vệ sinh tập trung cho công nhân xây dựng.
3.1.2.2. Quy mô tác động
Khu vực xây dựng Dự án có diện tích mặt bằng rộng. Do vậy, khả năng phát tán bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đổ đống vật liệu xây dựng vào không khí có tỷ lệ nhỏ.
Vật liệu san lấp mặt bằng chủ yếu là cát và cát pha nên khả năng thẩm thấu là khá tốt, hạn chế được nguy cơ nước chảy tràn bề mặt, ít có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực.
Việc xây dựng cầu tàu, triền đà làm mất nơi cư trú của một số loài sinh sống ở khu vực sông Cấm xói lở cục bộ.
3.1.3. Đánh giá tác động
3.1.3.1. Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí trong trong giai đoạn xây dựng dự án chủ yếu là do bụi và các khí SO2, NOx, CO.
3.1.3.1.1. Tác động của bụi
Bụi sinh ra chủ yếu từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và quá trình đổ đống nguyên vật liệu.
- Bụi gây tổn thương cho da, gây chấn thương mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn của những người tham gia giao thông trên các tuyến đường có các phương tiện vận chuyển của nhà máy đi qua.
- Bụi còn làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mưa chảy tràn ở khu vực nhà máy.
3.1.3.1.2. Tác động của các khí SO2, NOx, CO
Các khí SO2, NOx, CO sinh ra do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và các máy thi công hoạt động trên công trường. Kết quả tính toán ở mục 3.1.1.1.1 cho thấy nồng độ của các khí này thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên dự án sẽ có các biện pháp để hạn chế sự phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường không khí.
3.1.3.2. Tác động đến môi trường nước
Tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt và nước ngầm khu vực dự án chủ yếu là do nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn, một phần do hoạt động nạo vét khu vực xây dựng cầu cảng.
3.1.3.2.1. ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải sinh hoạt là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ bằng cơ chế sử dụng oxy hoà tan trong nước để oxy hoá các hợp chất hữu cơ.
- Sự ô nhiễm do chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây phú dưỡng nguồn nước mặt.
- Hàm lượng coliform cao trong nước thải sinh hoạt không những làm ô nhiễm nước mặt mà còn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3.1.3.2.1. ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn.
- Nước mưa chảy tràn mang theo bụi đất cát, vỏ rau quả, chất thải xây dựng rơi vãi trên bề mặt vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nước mặt
- Các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn thấm qua đất hoà vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm.
3.1.3.2.3. ảnh hưởng của quá trình nạo vét khu vực cầu cảng, quá trình san lấp mặt bằng.
Hoạt động nạo vét khu vực xây dựng cầu cảng và hoạt động của các tàu vận chuyển cát san lấp mặt bằng làm thay đổi mực nước, gây xáo trộn dòng nước của sông Cấm.
Kết luận chung: Nước thải sản xuất và nước mưa chảy gây ra những tác động tiêu cực đến nguồn nước khu vực xung quanh dự án (đã đánh giá ở trên). Dự án sẽ có những biện pháp khắc phục để hạn chế các tác động tiêu cực này.
3.1.3.3. Các tác động khác
3.1.3.3.1. Tiếng ồn
Tiếng ồn và độ rung phát sinh do các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, các máy móc thi công trong phạm vi dự án.
Tiếng ồn gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân.
Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ lao động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
3.1.3.3.2. Các tác động đối với giao thông
- Đối với giao thông đường bộ: Lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng làm gia tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường mà các phương tiện này đi qua, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Đồng thời các xe vận chuyển chủ yếu là xe tải nặng làm cho các tuyến đường nhanh bị xuống cấp.
- Đối với giao thông đường thuỷ: Các tàu vận chuyển cát san lấp mặt bằng làm tăng mật độ giao thông trên sông, có thể gây ảnh hưởng tới các phương tiện thuỷ khác trên sông như va chạm tàu, đắm tàu...
3.2. Đánh giá tác động tiêu cực của dự án đến môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
3.2.1. Các nguồn gây tác động
3.2.1.1. Các nguồn liên quan đến chất thải
Các công đoạn phát sinh chất thải cũng như loại chất thải sinh ra trong quá trình đóng tàu của nhà máy được thể hiện trên bảng 3.8.
Bảng 3.8: Các công đoạn phát sinh chất thải khi dự án đi vào hoạt động
Công đoạn
Chất thải
Yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường
Vận chuyển nguyên liệu sản xuất
- Khí thải: Bụi, CO, SO2, NOx...
- Tiếng ồn
- Nước thải (của tàu vận chuyển nguyên vật liệu tại cầu cảng)
- Bụi, CO, NOx, SO2
- Tiếng ồn
Cắt, uốn, ren
- Chất thải rắn: Phoi kim loại, xỉ kim loại, bavia kim loại, cát có lẫn vẩy sắt và dầu mỡ,....
- Khí thải: Bụi kim loại, CO2,
- Nhiệt thải
Chất thảI rắn phát sinh, bụi, CO2
Làm sạch bề mặt kim loại
- Chất thải rắn: hạt mài, bụi kim loại
Hạt mài, bụi kim loại
Phun sơn
- Khí thải: hơi dung môi (toluen, xylen), bụi sơn
Hơi dung môi, bụi sơn
Gia công các chi tiết máy
- Chất thải rắn: Phoi kim loại, giẻ lau...
- Nước thải: có chứa dầu mỡ
Phoi kim loại, giẻ lau, nước thải
Chế tạo phân đoạn, tổng đoạn
- Chất thải rắn: Xỉ hàn, que hàn, vẩy sắt,...
- Khí thải: bụi, khói hàn
Xỉ hàn, que hàn, bụi hàn
Lắp ráp thân tàu
- Chất thải rắn: Xỉ hàn, que hàn, vẩy sắt, giẻ lau,...
- Khí thải: bụi,...
Xỉ hàn, que hàn, bụi hàn, giẻ lau
Hoàn chỉnh hệ thống đường ống và điện
Chất thải rắn: đầu mẩu dây điện, đầu ống thừa,...
Chất thảI rắn phát sinh
Trang trí đồ mộc
- Chất thải rắn: Phoi bào, mùn cưa, mẩu gỗ vụn,...
- Khí thải: Hơi dung môi (xylen, toluen), bụi sơn,...
Hơi dung môi, bụi sơn
Hoàn chỉnh tại cầu tàu
- Chất thải rắn: Xỉ hàn, que hàn, vẩy sắt,...
Chất thải rắn phát sinh
3.2.1.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải tác động đến môi trường không khí
Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ:
a, Khí thải từ các phương tiện giao thông
Nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện vận tải chủ yếu là xăng và dầu diezen nên khí thải chủ yếu gồm NO2, CO, CO2, SO2,.... Thành phần khói thải do hoạt động của ô tô có thể tham khảo ở bảng 3.9
Bảng 3.9: Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải ô tô
Tình trạng
vận hành
CxHy, ppm
CO, %
NO2, ppm
CO2, %
Chạy không tải
750
5,2
30
9,5
Chạy chậm
300
0,8
1.500
12,5
Chạy tăng tốc
400
5,2
3.000
10,2
Chạy giảm tốc
4.000
4,2
60
9,5
Hệ số các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường được thể hiện trên bảng 3.10
Bảng 3.10: Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1000 lít xăng)
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
CO
291
CxHy
33,2
NOx
11,3
SO2
0,9
Aldehyde
0,4
Chì
0,3
Ngoài ra, các phương tiện giao thông còn gây ra tiếng ồn khá lớn. Mức ồn phát sinh từ các loại xe gắn máy thể hiện trong bảng 3.11
Bảng 3.11: Mức ồn của một số loại xe ô tô và xe gắn máy
Loại xe
Tiếng ồn (dBA)
Xe du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM dong tau.doc