Tài liệu Đề tài Dự án siêu thị Lucky: 1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI
DỰ ÁN SIÊU THỊ
LUCKY
2
I. Căn cứ khả thi của dự án
Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới (gia nhập WTO) và xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế Việt Nam, thành phố Cần Thơ đang có những bước
phát triển vượt bậc (tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm liền 2005- 2007 tăng liên
tục ở mức cao, bình quân đạt 15- 16%, năm 2008 là 15,21%) và đang phấn đấu
trở thành trung tâm kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với sự phát triển đó, khu vực lộ hậu Thạnh Mỹ phường Lê Bình quận
Cái Răng, TP.Cần Thơ cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng. Dân
cư ngày càng tăng, số cửa hàng tạp hóa tăng từ 5 tiệm lên 37 tiệm, các quán
nước, quán ăn tăng từ 3 quán lên 36 quán,…
Góp phần làm cho khu vực trở nên năng động hơn là trường Đại học Tây
Đô được thành lập và đang từng bước phát triển với số lượng sinh viên tăng từ
4.800 sinh viên(2005) lên khoảng 13.000 sinh viên (2011). Bên cạnh đó, bệnh
viện Đa Khoa quận Cái Răng sắp đi v...
32 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án siêu thị Lucky, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI
DỰ ÁN SIÊU THỊ
LUCKY
2
I. Căn cứ khả thi của dự án
Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới (gia nhập WTO) và xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế Việt Nam, thành phố Cần Thơ đang có những bước
phát triển vượt bậc (tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm liền 2005- 2007 tăng liên
tục ở mức cao, bình quân đạt 15- 16%, năm 2008 là 15,21%) và đang phấn đấu
trở thành trung tâm kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với sự phát triển đó, khu vực lộ hậu Thạnh Mỹ phường Lê Bình quận
Cái Răng, TP.Cần Thơ cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng. Dân
cư ngày càng tăng, số cửa hàng tạp hóa tăng từ 5 tiệm lên 37 tiệm, các quán
nước, quán ăn tăng từ 3 quán lên 36 quán,…
Góp phần làm cho khu vực trở nên năng động hơn là trường Đại học Tây
Đô được thành lập và đang từng bước phát triển với số lượng sinh viên tăng từ
4.800 sinh viên(2005) lên khoảng 13.000 sinh viên (2011). Bên cạnh đó, bệnh
viện Đa Khoa quận Cái Răng sắp đi vào hoạt động, tất cả đã tạo nên một khu
vực đầy tiềm năng và năng động. Đây cũng là cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân…trong đó, lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng đang
trở nên nóng bỏng và hấp dẫn nhất là kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị mini.
Vì hiện nay, khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và
nếp tiêu dùng ở chợ ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực
phẩm, giá cả không ổn định... Các tiệm tạp hóa giá cả tương đối cao và thường
là không đa dạng về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mua
hàng trong siêu thị lớn ngày càng trở thành thói quen của người tiêu dùng tại
các thành phố lớn, kênh bán hàng hiện đại này tại đây ngoài việc đảm bảo về
chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng còn yên tâm về sự ổn định giá cả. Tuy
nhiên, đôi khi sự bận rộn của công việc người tiêu dùng không có thời gian để
vào mua sắm tại các siêu thị lớn và các mô hình siêu thị mini nằm len lỏi tại
các khu dân cư, điểm tại các khu đường thuận tiện đã giải quyết được vấn đề
thời gian và nỗi lo về việc an toàn vệ sinh thực phẩm.
3
Nhóm chúng tôi đã nhận thấy được điều đó và đã tiến hành thành lập siêu thị
Mini Lucky tại ngã ba khu vực Lộ Hậu Thạnh Mỹ quận Cái Răng thành phố
Cần Thơ cách trường đại học Tây Đô và bệnh viên Đa Khoa quận Cái Răng
khoảng 30m. Sau khi siêu thị chúng tôi đi vào hoạt động sẽ góp phần chăm sóc
và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tiện ích nhất cho người tiêu dùng trong khu vực
và cho các thân nhân đến bệnh viện Đa Khoa quận Cái Răng, đồng thời giải
quyết nhu cầu lao động của địa phương góp phần vào tăng trưởng kinh tế
chung của khu vực cũng như của thành phố Cần Thơ
Vị trí địa lí
Quận ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ; Bắc giáp quận Ninh
Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ; Nam giáp huyện Châu Thành của tỉnh Hậu
Giang; Tây giáp huyện Phong Điền và một phần của huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang; Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long. Về hành
chánh, quận bao gồm 7 phường là Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú, Phú Thứ,
Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh.
Dân số và các nguồn lực
Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu.
- Phường Lê Bình được thành lập trên cơ sở toàn bộ 246,37 ha diện tích
tự nhiên và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng.
- Phường Thường Thạnh được thành lập trên cơ sở 1.035,81 ha diện tích
tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh (thuộc huyện Châu Thành).
- Phường Phú Thứ được thành lập trên cơ sở 2.013,29 ha diện tích tự
nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An (thuộc huyện Châu Thành).
- Phường Tân Phú được thành lập trên cơ sở 806,66 ha diện tích tự nhiên
và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú (thuộc huyện Châu Thành).
- Phường Ba Láng được thành lập trên cơ sở 531,52 ha diện tích tự
nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh (thuộc huyện Châu Thành A).
4
- Phường Hưng Thạnh được thành lập trên cơ sở toàn bộ 867,15 ha diện
tích tự nhiên và 8.249 nhân khẩu của xã Hưng Thạnh (thuộc thành phố Cân
Thơ cũ).
* Về kinh tế: Là quận nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố, có quốc
lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được xem là trọng
điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. Thế mạnh kinh tế của quận là
công nghiệp, trên địa bàn quận có các khu công nghiệp Hưng Phú I, Hưng Phú
II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân,
cảng biển Cái Cui...
- Để đẩy mạnh tốc độ phát triển trong lĩnh vực này, chính quyền quận
đang phối hợp với Sở Thương mại thành phố hoàn thành thủ tục thành lập chợ
đầu mối nông sản ở khu vực Yên Thượng (phường Lê Bình), mở thêm hành
lang cho thương mại Cái Răng phát triển.
- Nông nghiệp ven đô là thế mạnh của các phường vành đai quận Cái
Răng, theo kế hoạch phát triển đến năm 2010, quận sẽ quy hoạch vùng lúa cao
sản, vườn cây ăn trái đặc sản. Đồng thời hình thành vành đai xanh, phục vụ rau
tươi, rau sạch cho thành phố Cần Thơ. Ngoài ra còn đẩy mạnh chăn nuôi cá,
phát triển cây kiểng.
* Về xã hội: quận đã triển khai nhiều dự án phát triển hệ thống giao
thông, trong đó nổi bật là tiến hành tráng nhựa tuyến đường Trần Hưng Đạo
nối dài đến đường Hàng Gòn (phường Lê Bình), tuyến nối đường Lê Bình -
Phú Thứ (giáp với tỉnh lộ 924), đường từ trung tâm quận đến sông Ba Láng,
cùng với việc vận động nhân dân xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông
nông thôn kết hợp với các tuyến đê bao chống lũ,...
- Về công tác giáo dục đào tạo, quận đã chú trọng đào tạo nghề bậc cao
đẳng, đại học đáp ứng nguồn nhân lực cho quận và thành phố. Trường Đại học
Tây Đô được đặt tại lộ hậu Thạnh Mỹ phường Lê Bình quận Cái Răng.
- Công tác chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng khám và điều trị; xây
dựng bệnh viện đa khoa quận và sắp đi vào hoạt động.
5
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của quận nói chung và khu vực
phường Lê Bình nói riêng, chúng tôi quyết định kinh doanh siêu thị tại khu
vực lộ hậu Thạnh Mỹ-Lê Bình.
II. Sản phẩm
Do thị trường trên địa bàn hiện tại chưa có siêu thị nào vừa kết hợp đa dạng hóa
sản phẩm vừa giao hàng tận nơi vừa có trang trí ấn tượng lấy màu đặc trưng
riêng của siêu thị là màu xanh lá non và tạo không gian vừa thoải mái vừa thân
thiện với khách hàng. Siêu thị sẽ nâng cao về mọi mặt như chất lượng sản
phẩm, cách phục vụ, cách bố trí hay trưng bày sản phẩm tạo sự đẹp mắt và
thuận lợi, tăng các dịch vụ phụ trợ cũng như cách định giá phải chăng phù hợp
với khách hàng…
Mô tả sản phẩm: siêu thị Lucky
- Vị trí dự án: Số 29, khu vực lộ hậu Thạnh Mỹ, Phường Lê Bình, Quận
Cái Răng, Cần Thơ.
+ Nằm ngay ngã ba nên có 2 mặt tiền.
+ Diện tích: 100m2, diện tích kinh doanh 200m2 (gồm 2 tầng).
- Trang trí: màu nền siêu thị là màu xanh lá non, hệ thống cửa kiếng…
- Cách bày trí: gồm 2 tầng
+ Tầng 1: Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm công nghệ
+ Tầng 2: Hóa mỹ phẩm
Dụng cụ gia đình
Dụng cụ y tế
Văn phòng phẩm
- Đồng phục: siêu thị sẽ có đồng phục riêng, màu xanh và có logo của siêu
thị.
- Dịch vụ: Giữ xe
Giao hàng tận nhà nhanh chóng
Tặng ngôi sao dạ quang màu xanh
- Thời gian mở cửa: 6h30 – 22h
6
- Chính sách: hàng hóa đa dạng, chất lượng, giá cả cạnh tranh, dịch vụ
vượt trội.
- Nhân viên: phục vụ tận tình, vui vẻ khi khách hàng cần.
Điểm khác biệt
-Đồng bộ hóa màu sắc từ màu nền siêu thị, đến đồng phục, quà tặng đều là
màu xanh lá non.
- Vị trí: ở ngã ba nên có 2 mặt tiền, đồng thời gần trường ĐH Tây Đô, bệnh
viện Cái Răng, trung tâm y tế dự phòng, gần nhiều nhà trọ.
- Có quà tặng ngay sau khi mua trên 20.000đ và tích lũy điểm từ quà tặng
III. Thị trường
1. Nhu cầu quá khứ và hiện tại:
Khuynh hướng tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng đang nở rộ và nếp tiêu
dùng ở chợ ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như chất lượng thực phẩm, giá
cả không ổn định...
a. Tổng nhu cầu quá khứ và hiện tại
Bảng: Tổng nhu cầu quá khứ và hiện tại.
Đối với sinh viên
Đơn vị tính: đồng
Năm
Tổng số sinh
viên khu vực
Lộ Hậu
Chi tiêu dùng
đồng/ sinh viên/
ngày
Chi tiêu dùng
đồng/ năm
Nhu cầu hàng hóa/
năm
2008 1000 25.000 7.500.000 7.500.000.000
2009 1500 27.000 8.100.000 12.150.000.000
2010 2100 30.000 9.000.000 18.900.000.000
2011 3000 35.000 10.500.000 31.500.000.000
7
Đối với hộ gia đình
Đơn vị tính: đồng
Năm số hộ gia đinh
Chi tiêu cho tiêu
dùng đồng/ hộ/
ngày
Chi tiêu cho tiêu
dùng đồng/ hộ/
năm
tổng chi tiêu nhu
cầu của tất cả các
hộ/năm
2008 415 50.000 18.250.000 7.573.750.000
2009 437 55.000 20.075.000 8.772.775.000
2010 470 65.000 23.725.000 11.150.750.000
2011 530 80.000 29.200.000 15.476.000.000
Tổng cầu hàng hóa trong năm của khu vực
Đơn vị tính: đồng
Năm Nhu cầu hàng hóa (hộ dân/ năm)
Nhu cầu hàng (hóa
sinh viên/ năm)
Tổng cầu hàng hóa/
năm
2008 7.573.750.000 7.500.000.000 15.073.750.000
2009 8.772.775.000 12.150.000.000 20.922.775.000
2010 11.150.750.000 18.900.000.000 30.050.750.000
2011 15.476.000.000 31.500.000.000 46.976.000.000
b. Tổng cung quá khứ và hiện tại
Bảng: Tổng cung quá khứ và hiện tại
Đơn vị tính: đồng
Năm Cửa tiệm Lượng khách đáp ứng của một tiệm Tổng cung
2008 7 215.339.285 1.507.375.000
2009 13 241.416.634 3.138.416.250
2010 22 341.485.795 7.512.687.500
2011 37 444.367.567 16.441.600.000
8
2. Dự báo nhu cầu tương lai
Dựa trên cung, cầu ở quá khứ và hiện tại chúng ta sử dụng phương pháp hồi
quy tương quan như sau:
Yd = aX + b (1)
Với: Y là nhu cầu dự trù quá khứ và nhu cầu dự trù tương lai
X là trị số tự do
a , b là các tham số được tính theo công thức
a= ∑
∑
2X
XY
b=
n
Y∑
a. Tổng cầu tương lai
Dựa vào bảng 1, ta sử dụng phương pháp hồi qui tương quan tuyến tính để
dự báo tổng cầu tương lai.
Bảng : Dự báo tổng cầu ở tương lai
Năm
X Y X2 XY Yd a b
2008 -3 15.073.750.000 9 -45.221.250.000 5241736250 28255818750
2009 -1 20.922.775.000 1 -20.922.775.000
2010 1 30.050.750.000 1 30.050.750.000
2011 3 46.976.000.000 9 140.928.000.000
Tổng 113.023.000.000 20 104.835.000.000
2012 5 54.464.500.000
2013 7 64.947.972.500
2014 9 75.431.445.000
9
b. Tổng cung tương lai
Bảng : Dự báo tổng cung tương lai
c. Khoảng trống thị trường
Khoảng trống thị trường được tính theo công thức như sau :
∆ = Tổng cầu – Tổng cung
Với ∆ : khoảng trống thị trường
Bảng : Khoảng trống thị trường qua các năm
Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của siêu thị
Năm Cung hàng hóa ( Y) X X
2 X*Y Yd a b
2008 1.507.375.000 -3 9 -4.522.125.000 2.458.847.313 7.150.019.688
2009 3.138.416.250 -1 1 -3.138.416.250
2010 7.512.687.500 1 1 7.512.687.500
2011 16.441.600.000 3 9 49.324.800.000
Tổng 28.600.078.750 20 49.176.946.250
2012 5 19.444.256.250
2013 7 24.361.950.875
2014 9 29.279.645.500
Năm Cung hàng hóa Cầu hàng hóa ∆
2012 19.444.256.250 54.464.500.000 35.020.243.750
1013 24.361.950.875 64.947.972.500 40.586.021.625
Năm Cung hàng hóa Cầu hàng hóa ∆
%
đáp
ứng
Khả năng đáp
ứng của siêu
thị
2012 19.444.256.250 54.464.500.000 35.020.243.750 44% 15.380.596.800
1013 24.361.950.875 64.947.972.500 40.586.021.625 41% 16.918.656.480
2014 29.279.645.500 75.431.445.000 46.151.799.500 40% 18.610.522.128
10
3. Dự báo lượng khách hàng đến siêu thị
- Qua khảo sát hiện tại có khoảng 3000 sinh viên đang sống tại khu vực. Có
95% sinh viên có nhu cầu mua hàng hóa tại siêu thị (số liệu sơ cấp được
phỏng vấn trực tiếp sinh viên). Tuy nhiên, do siêu thị mới đi vào hoạt động
chưa thể thu hút khách hàng vì thói quen tiêu dùng, mối quan hệ của khách
hàng với các nơi bán hàng hóa khác…vì vậy, nhóm dự báo khoảng 65%
sinh viên có nhu cầu mua hàng tại siêu thị. Trong đó, có 60% sinh viên có
nhu cầu mua hàng hóa thường xuyên tại siêu thị (dự đoán đến siêu thị mua
hàng hóa, khoảng 15 lần/tháng), trong số sinh viên đến siêu thị thường
xuyên có 51.2% sinh viên có mức chi mua hàng hóa trung bình-thấp (dự
đoán trung bình chi tiêu khoảng 25.000 đồng cho mỗi lần mua hàng hóa),
có 48.8% sinh viên có mức chi tiêu cao (dự đoán trung bình chi tiêu khoảng
55.000 đồng cho mỗi lần mua hàng hóa). Có 40% sinh viên không đến siêu
thị mua hàng hóa thường xuyên (đến siêu thị mua hàng hóa khoảng 2
lần/tháng), trong đó có 51.2% có mức chi mua hàng hóa trung bình-thấp (dự
đoán trung bình chi tiêu khoảng 45.000 đồng cho mỗi lần mua hàng hóa),
có 48.8% sinh viên có mức chi tiêu cao ( trung bình chi tiêu khoảng
150.000 đồng cho mỗi lần mua hàng hóa)
Tổng lượt khách hàng đến siêu thị:
3.000 x 65% x 60% x 15 + 3.000 x 65% x 40% x 2 = 18.990 lượt/
tháng
- Hiện tại trong khu vực có khoảng 600 hộ dân đang sinh sống dự đoán có
khoảng 60% có nhu cầu mua hàng hóa tại siêu thị. Trong số khách hàng có
nhu cầu mua hàng hóa tại siêu thị có 65% sẽ đến siêu thị mua hàng hóa
thường xuyên (trung bình đến siêu thị mua hàng hóa khoảng 15 lần trên
tháng) dự đoán trung bình chi khoảng 50.000 đồng cho mỗi lần mua hàng
hóa. Có khoảng 35% không đến mua hàng hóa thường xuyên (trung bình
đến siêu thị mua hàng hóa khoảng 2 lần trên tháng), trung bình chi khoảng
20.000 đồng cho mỗi lần đi mua hàng hóa.
Tổng lượt khách đến siêu thị:
11
600 x 60% x 65% x 15 + 600 x 60% x 35% x 2 = 3.762 lượt/ tháng
- Dự đoán có khoảng 300 lượt người đến bệnh viện mỗi ngày, dự báo có
khoảng 10% sẽ đến siêu thị mua hàng hóa. (trung bình mỗi lượt đến mua
hàng hóa chi khoảng 30.000 đồng)
Tổng lượt khách hàng đến siêu thị:
30 x 10% x 30 = 900 lượt/ tháng
- Hiện tại có khoảng 10.000 sinh viên không tạm trú trong khu vực, trong
đó có khoảng 10% sinh viên có nhu cầu mua hàng hóa tại siêu thị. Trong đó
dự đoán khoảng 55% đến siêu thị mua hàng hóa thường xuyên (dự đoán đến
siêu thị mua hàng hóa khoảng 10 lần trên tháng) trung bình chi khoảng
30.000 đồng cho mỗi lần mua hàng hóa, có khoảng 45% sinh viên không
đến siêu thị thường xuyên_ do không có thời gian mua hàng hóa chỉ mua
tạm thời (trung bình khoảng 2 lần trên tháng) trung bình chi khoảng 20.000
đồng
Tổng lượt khách hàng đến siêu thị:
10.000 x 10% x 55% x 10 + 10.000 x 10% x 45% x 2 = 6400 lượt/
tháng
- Tổng lượt khách hàng đến siêu thị năm 1:( 18.990 +3.762 + 900 +
6.400) x 12 = 360.624 lượt
- Tổng lượt khách hàng đến siêu thị năm 2: Tăng 15% so với năm 1
- Tổng lượt khách hàng đến siêu thị năm 3: Tăng 15% so với năm 2
Bảng dự báo lượt khách hàng đến siêu thị mỗi năm
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3
Lượt khách hàng đến siêu thị 360.624 414.718 476.925
12
Dự tính doanh thu qua các năm
- Tổng doanh thu từ khách hàng là sinh viên ở tạm trú trong khu vực:
845.816.400 đồng/ tháng
- Tổng doanh thu từ khách hàng là hộ dân sống trong khu vực:
225.900.000 đồng/ tháng
- Tổng doanh thu từ khách hàng là người đi đến bệnh viện:
270.000.000 đồng/ tháng
- Tổng doanh thu từ khách hàng là sinh viên không tạm trú trong khu
vực: 183.000.000 đồng/ tháng
- Dự tính tổng doanh thu năm 1: 15.380.596.800 đồng
- Dựa vào nhu cầu khách hàng càng tăng, tốc độ tập trung dân số
ngày càng đông, khả năng đáp ứng của siêu thị ta dự tính doanh thu tăng
giảm qua các năm như sau:
- Dự tính tổng doanh thu năm 2: Tăng 10% so với năm 1
- Dự tính tổng doanh thu năm 3: Tăng 10% so với năm 2
Bảng dự tính doanh thu qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm3
Hóa mỹ phẩm 3.769.784.276 4.146.762.703 4.561.438.974
Thực phẩm công nghệ 3.332.975.327 3.666.272.859 4.032.900.145
Văn phòng phẩm 3.091.499.957 3.400.649.952 3.740.714.948
Thực phẩm tươi sống 2.096.375.344 2.306.012.878 2.536.614.166
Dụng cụ y tế 2.082.532.807 2.290.786.087 2.519.864.696
Đồ dùng( dụng cụ gia
đình) 1.007.429.090 1.108.171.999 1.218.989.199
Tổng doanh thu 15.380.596.800 16.918.656.480 18.610.522.128
13
4. Giải pháp thị trường :
4.1. Bán hàng
4.1.1 Chiến lược giá: Giá cả phù hợp, bước đầu đưa ra mức giá của sản
phẩm tương đối thấp nhằm thu hút khách hàng , bình ổn giá cả. Thâm nhập thị
trường bằng chiến lược giá vì thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu rất
nhạy cảm về giá.
4.1.2 Chiến lược sản phẩm: Đa dạng hóa các loại sản phẩm từ chủng
loại, khối lượng, nhãn hiệu, chất lượng…nhằm đáp úng nhu cầu đa dạng của
khách hàng.
4.1.3 Khuyến mãi: bao gồm các hình thức khuyến mãi sau
- Giảm giá trong tuần đầu khai trương.
- Giảm giá vào các ngày lễ hoặc cuối tuần.
- Tặng một ngôi sao may mắn dạ quang cho mỗi hóa đơn trên 20.000đ
- Các hình thức quảng cáo.
4.1.4 Chiến lược chiêu thị:
- Trước ngày khai trương 2 tuần treo banner quảng cáo tai nhiều khu vực
nơi tập trung những khách hàng mục tiêu như: Đại học Tây Đô, bênh viện Đa
Khoa Cái Răng, chợ Cái Răng…, 1 tuần trước khai trương phát 2000 tờ rơi giới
thiệu về siêu thị.
- Nhân ngày khai trương siêu thị sẽ giảm giá 10% tất cả các mặt hàng,
và 6 ngay tiếp theo của tuần lễ khai trương sẽ giảm giá 5% cho tất cả các mặt
hàng. Ngoài ra siêu thị còn tặng kèm ngôi sao dạ quang cho khách hàng có hóa
đơn trên 20.000đ
14
Chi phí dành cho quảng cáo trước ngày khai trương
4.2. Đối thủ cạnh tranh
- Hiện tại trong khu vục chưa có siêu thị nào. Trong khu vực hiện có 37
tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Có thể xác định được đối thủ cạnh tranh hiện tại là
những tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đây là khu vực có tốc độ phát
triển kinh tế rất cao, dân cư tập trung ngày càng đông nhất là đường Lộ
Hậu Thạnh Mỹ đang được nâng cấp và mở rộng vì thế trong tương lai
có thể xuất hiện nhiều đối thủ mới như các tiệm tạp hóa mới được xây
dựng lên, qui mô các tiệm tạp hóa nhỏ hiện tại có thể sẽ được mở rộng,
có thể trong tương lai các siêu thị lớn như Coopmart, Vinatex, G7… mở
chi nhánh của họ trong bệnh viện
4.3. Phân tích ma trận SWOT
Nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho siêu thị Lucky trong
năm 2011 và 3 năm tới, đồng thời hạn chế những rủi ro, bất trắc và kịp thời
nắm bắt các cơ hội trong qua trình thực hiện và vận hành dự án. Siêu thị mini
Lucky tiến hành phân tích ma trận SWOT để đánh giá sự hấp dẫn của thị
trường của ngành và sức mạnh cạnh tranh của siêu thị qua đó đề ra các chiến
lược và chính sách cụ thể
Những điểm mạnh(S)
Khoản mục Đơn giá Thành tiền
2000 200đ 400.000đ
10 banner 100.000đ/1banner 1000.000đ
100 Gói ngôi sao dạ quang 15.000/ gói 1.500.000đ
Chi phí khác 500.000đ
Tổng 3.400.000đ
15
1. Các thành viên được tốt nghiệp từ ngành quản trị kinh doanh có kiến
thức và khả năng quản lí
2. Các thành viên có nguồn vốn sẵn có để thành lập siêu thị
3. Giá cả ổn định
4. Đa dạng về chuẩn loại sản phẩm
5. Đội ngủ nhân viên có kinh nghiệm bán hàng và nhiệt tình
6. Qui mô siêu thị lớn hơn các tiệm tạp hóa khác
Những điểm yếu(W)
1. Chưa có thương hiệu
2. Kinh nghiệm quản lí còn hạn chế
3. Nguồn hàng cung cấp chưa được ổn định
4. Nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Những cơ hội(O)
1. Bệnh viên Đa khoa Cái Răng sắp đi vào hoạt động, một lượng lớn khách
hàng là người đi đến bệnh viện rất cần các đồ dùng cần thiết cho bản
thân và các bệnh nhân
2. Số lượng sinh viên Đại học Tây Đô khoảng 13000 sinh viên tất cả họ
đều có nhu cầu mua hàng hóa tiêu dùng hằng ngày
3. Hiện tại chưa có siêu thị nào thành lập ở khu vực Lộ Hậu Thạnh Mỹ
4. Các tiệm tạp hóa ở khu vực đều nhỏ lẻ, không đảm bảo số lượng và
chuẩn loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực
5. Chưa có đói thủ cạnh tranh trực tiếp.
Những thách thức(T)
1. Các tiệm tạp hóa mở rộng qui mô kinh doanh
2. Xuất hiện thêm nhiều tiệm tạp hóa.
3. Các siêu thị lớn mở chi nhánh ở trong bệnh viện
16
Chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh bên trong để tận dụng các cơ hội bên
ngoài
1. Thâm nhập vào thị trường hàng tiêu dùng bằng chiến lược giá
2. Bằng năng lực sẳn có và bằng kiến thức chuyên môn đẩy mạnh các hoạt
động marketing thu hút khách hàng, hướng đến mục tiêu chiếm thị phần
cao nhất.
3. Tăng trưởng nhanh chống chiếm lĩnh thị trường hàng tiêu dùng trong
khu vực.
4. Tăng cường các hoạt động quảng cáo, chiêu thị nhầm giới thiệu về mình
đến người tiêu dùng.
Chiến lược WO: Tận dụng các cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu bên
trong.
1. Xây dựng chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường tiềm năng, tạo
dựng thương hiệu.
2. Không ngừng học tập nâng cao tay nghề chuyên môn, huấn luyện đội
ngũ bán hàng chuyên nghiệp tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng.
3. Sử dụng các mối quan hệ hiện tại đồng thời tạo dựng các mối quan hệ
mới đối với các nhà cung ứng hàng hóa để có được nguồn hàng ổn định.
4. Xây dựng chiến lược phù hợp thu hồi vốn nhanh, mở rộng vòng quay
vốn khắc phục khó khăn về tài chính.
Chiến lược ST: Tận dụng điểm mạnh để làm giảm các mối đe dọa từ bên
ngoài.
1. Xây dựng chiến lược marketing mạnh tạo được lòng tin, sự tín nhiệm
của người tiêu dùng đi trước đối thủ cạnh tranh.
2. Đa dạng hóa sản phẩm luôn có một khoảng cách an toàn so với đối thủ
cạnh tranh gián tiếp.
17
Chiến lược WT: Chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm các điểm yếu bên
trong và tránh các mối đe dọa bên ngoài
1. Bước đầu thuyết phục khách hàng đến với siêu thị.
2. Quản lí, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp làm hài lòng khách
hàng tốt hơn đói thủ cạnh tranh.
3. Đa dạng hóa các mặt hàng tạo sự khác biệt..
IV. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho
sản xuất :
1. Nhà cung cấp:
Để đáp ứng tôt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và nhằm cung
cung cấp phục vụ khách hàng các sản phẩm với giá cả hợp lí nhất, chất lượng
tốt nhất chúng tôi chọn các nhà cung cấp hàng đầu:
- Hóa mỹ phẩm: Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G…
- Sản phẩm công nghệ: Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô…
- Văn phòng phẩm: Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm,…
- Đồ dùng: Tân tiến, Nhựt Thành, Ocean…
2. Nhà cung cấp hàng đầu:
-Công ty Unilever, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ Hảo, P & G…
- Vinamilk, Pepsico, Kinh Đô…
- Vĩnh Tiến, Tân Thành Đạt, Quyết Tâm,…
- Và một số nhà cung cấp nhỏ khác.
18
V. Trang thiết bị
Bảng : đầu tư công nghệ trang thiết bị
Thiết bị
Số
lượng
Đơn
vị
Chi phí ( đồng/1sp) Tổng chi phí
Máy tính tiền 2 Cái 5.800.000 11.600.000
Máy đọc mã vạch 2 Cái 2.450.000 4.900.000
Quầy tính tiền 2 Cái 1.500.000 3.000.000
Máy in mã vạch 2 Cái 7.192.500 14.385.000
Cân điện tử 2 Cái 2.574.000 5.148.000
Két đựng tiền 2 Cái 1.450.000 2.900.000
Kệ đơn 1.2m 30 Kệ 1.400.000 42.000.000
Kệ đơn 1m 8 Kệ 1.200.000 9.600.000
Kệ đơn 0,8m 19 Kệ 900.000 17.100.000
Kệ đôi(0.8mx1m) 24 Kệ 1.700.000 40.800.000
Kệ y tế 1 Kệ 2.100.000 2.100.000
Kệ chứa hàng 3 Kệ 1.100.000 3.300.000
Sạp 21 Sạp 150.000 3.150.000
Máy đếm tiền 1 Cái 2.300.000 2.300.000
Máy soi tiền 1 Cái 4.707.000 4.707.000
Máy hút chân không 1 Cái 2.080.000 2.080.000
Pellet cho kho 10 Cái 300.000 3.000.000
Máy lạnh 2 Cái 30.000.000 60.000.000
Tủ lạnh 1 Cái 7.800.000 7.800.000
Đồng phục 10 Bộ 85.000 850.000
19
Hệ thống đèn điện 2 Bộ 500.000 1.000000
Bảng hiệu 1 Bảng 1.000.000 1.000.000
Máy nước nóng 1 Cái 2.700.000 2.700.000
Hệ thống chống trộm 1 Cái 1.500.000 1.500.000
Camera quan sát 4 Cái 1.449.000 5.796.000
Đầu ghi hình cho camera 1 Cái 5.565.000 5.565.000
Màn hình camera 1 Cái 2.300.000 2.300.000
Két sắt 1 Cái 1.490.000 1.490.000
Điện thoại cố định 1 Cái 50.000 50.000
Tổng 157 93.342.500 262.121.000
20
VI. Địa điểm , đất đai và qui mô
1. Qui mô
Địa điểm: đặt tại lộ hậu thạnh mỹ cách trường Đại học Tây Đô và bệnh viện
Cái Răng khoảng 20m. mặt bằng: diện tích 100m2
Mô hình tầng 1
Mô hình tầng 2
21
2. Địa điểm
Siêu thị Lucky được thành lập tại ngã ba khu vực Lộ Hậu Thạnh Mỹ
phường Lê Bình quận Cái Răng. Cách trường Đại Học Tây Đô bệnh viên
Đa khoa Cái Răng khoảng 20m
VII. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác.
1. Điện
Dự đoán giá điện tăng trong 3 năm là ( trừ năm đầu giá điện không thay đổi) :
4%
Bảng chi phí sử dụng điện trong 3 năm
2. Nước
Giá nước cho kinh doanh là: 13.500đ
Sử dụng cho mọi hoạt động trong siêu thị là: 2m3 /ngày
Chi phí sử dụng nước trong tháng: 2m3 * 30 * 13.500=810.000đ
Chi phí sử dụng nước trong năm: 810.000* 12=9.720.000đ
Tên Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Máy lạnh 60.290.280 62.701.891 62.701.891
Máy in hóa đơn 1.004.760 1.044.950 1.044.950
Máy đọc mã vạch 803.880 836.035 836.035
Tủ lạnh 3.755.880 3.906.115 3.906.115
Đèn 2.411.640 2.588.106 2.588.106
Đèn bảng hiệu 2.411.640 2.588.106 2.588.106
Tổng 69.874.200 73.605.203 73.605.203
22
Dự báo giá nước tăng 12.5% mỗi năm:
Năm 2011 2012 2013
Số tiền (đồng) 9.720.000 10.935.000 12.301.875
Bảng dự tính lượng hàng cần nhập qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thực phẩm công
nghệ 335.374.000.000 413.264.000.000 405.802.000.000
Hóa mỹ phẩm 296.361.000.000 36.5190.000.000 358.597.000.000
Thực phẩm tươi
sống 275.143.000.000 339.045.000.000 332.924.000.000
Dụng cụ gia đình 186.441.000.000 229.741.000.000 225.593.000.000
Văn phòng phẩm 185.209.000.000 228.223.000.000 224.102.000.000
Dụng cụ y tế 90.345.625.603 111.328.000.000 109318.000.000
Tổng 1.368.870.000.000 1.686.790.000.000 1.656.340.000.000
VIII. Tổ chức và sản xuất kinh doanh
1.Tổ chức hoạt động kinh doanh
1.1. tổ chức bán hàng:
Siêu thị Lucky luôn phục vụ khách hàng theo phương châm “ vui lòng khách
đến vừa lòng khách đi ”. vì vậy để phuc vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của sinh
viên cũng như người dân khu vực siêu thị đã tổ chức bộ phận bán hàng bao
gồm các bộ phận sau đây:
ª Tám nhân viên bán hàng: 2 nhân viên phục vụ khách mua hàng ở
tầng trệt, 2 nhân viên còn lại phục vụ khách hàng ở tầng 1, chia
làm 2 ca/ ngày ( mỗi ca có 4 nhân viên) để nhân viên có thể phục
vụ khách hàng tốt nhất.
ª Ba nhân viên thu ngân: 1 nhân viên sẽ trực ca 1, 2 nhân viên còn
lại sẽ trực ca 2, nhân viên thu ngân sẽ cố gắng thanh toán thật
23
nhanh chống và chính xác không làm mất thời gian và của cải của
khách hàng.
ª Hai nhân viên bảo vệ: mỗi nhân viên trực một ca, nhân viên bảo
vệ vừa bảo đảm việc an toàn cho siêu thị vừa kim luôn công việc
giữ xe bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng.
# Lịch trực bán hàng của nhân viên:
Siêu thị sẽ mở cửa từ 6h30-22h mỗi ngày ( chủ nhật và ngày lễ đóng cửa lúc
22h30)
Ca 1: từ 6h-14h
Ca 2: từ 14h-22h
Mỗi ca trực có 4 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên thu ngân, và 1 nhân viên
bảo vệ.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lí:
ª Một giám đốc: điều hành trực tiếp các hoạt động và có trách
nhiệm về các mục tiêu phát triển trong tương lai của siêu thị.
ª Hai kế toán: một nhân viên thực hiện các hoạt động về quản lí chi
phí, tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến tình hình
tài chính của siêu thị, thực hiện công tác hạch toán kế toán định
kì báo cáo trình lên giám đốc. Một nhân viên kế toán quản lí hàng
hóa nhập và xuất kho, định kì lập báo cáo gửi lên giám đốc.
ª Một quản lý: thay mặt giám đốc giám sát thái độ của nhân viên
bán hàng, giải quyết thắc mắc khi khách hàng có nhu cầu cũng
như giải quyết các vấn đề phát sinh của siêu thị. Ngoài ra quản lý
cũng là người tổ chức các hoạt động marketing cho siêu thị.
# Thuê nguồn nhân lực:
- Kế toán: có trình độ trung cấp trở lên.
- Nhân viên thu ngân: có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
24
- Nhân viên bán hàng: có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên
- Nhân viên bảo vệ: có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên
1.3 Cơ cấu tổ chức:
Ban quản lý gồm :
1. quản lý nhập hàng và tồn kho
2. quản lý tài chính, kế toán.
3. quản lý bán hàng và làm marketing
4. quản lý chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng
5. giao tiếp và quản lí nhân viên
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN QUẢN LÝ(Tổ
chức hoạt động
marketting)
NHÂN VIÊN
THU NGÂN
NHÂN VIÊN
BẢO VỆ
NHÂN VIÊN
BÁN HÀNG
KẾ TOÁN
KHO
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
25
IX. Nhân lực
1. Tổ chức nhân sự
Mục tiêu xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ, nhằm tránh sự cồng kềnh, chồng
chéo giữa các chức năng để có thể giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề
đặt ra.
¾ Từ mục tiêu trên đòi hỏi các yêu cầu sau:
• Yêu cầu cân đối: Cân đối về số người thực hiện, cơ sở vật chất,
khối lượng công việc phải thực hiện và đóng góp vào các mục
tiêu của tổ chức cũng như tương tác với các bộ phận khác.
• Yêu cầu linh hoạt: Có cơ cấu tổ chức và những quy định linh
hoạt, có thể điều chỉnh để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các yêu
cầu về nhân lực của siêu thị.
1.1 Yêu cầu nhân sự
Quản lí : gồm 5 người (trình độ đại học thuộc khoa kinh tế - nắm
bắt thị trường tốt, giao tiếp tốt, thái độ làm việc tích cực…)
Nhân viên : gồm 12 người (tốt nghiệp trung học phổ thông trở
lên – tính tình hoạt bát, vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình)
1.2 Chính sách nhân sự
Các chính sách nhân sự cần thực hiện
1.2.1 Tuyển dụng : Xác định nhu cầu tuyển dụng, mục tiêu cần
tuyển, kinh phí.
• Bộ phận nhân sự có trách nhiệm thông báo tuyển dụng
• Tìm những người có đủ khả năng và phẩm chất đáp ứng
được các yêu cầu của công việc đòi hỏi. Theo phương
châm « Bố trí người phù hợp với công việc - đúng người
đúng việc »
26
1.2.2 Tạo động lực: Nhằm khuyến khích người nhân viên nỗ
lực làm việc thật hiệu quả để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
• Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện cho nhân viên:
- Đề mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho nhân viên
biết, hiểu rõ các mục tiêu của tổ chức mình
- Đưa ra nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công
việc cho từng nhân viên thông qua bản mô tả công việc và
tiêu chuẩn công việc đó
- Đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành nhiệm vụ để từ
đó giúp nhân viên làm việc tốt hơn
Tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Cung cấp các điều kiện cần thiết để hoàn thành công việc
- Bố trí người phù hợp để thực hiện công việc
- Dự đoán các trở ngại có thể sảy ra và cách giải quyết nó để
nhân viên giải quyết nhanh và làm tốt công việc của mình.
• Kích thích nhân viên
Hình thức khuyến khích tài chính: Sử dụng tiền lương như
một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với nhân viên vì
đây là bộ phận chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng
nhất lợi ích kinh tế. Tiền lương sẽ được trả một cách thỏa
đáng so với sự đóng góp của nhân viên và trả một cách công
bằng. Khuyến khích tài chính khác như : tăng lương tương
xứng với thực hiện công việc, hình thức trả công khuyến
khích như : tiền thưởng, phần thưởng…để nâng cao sự nỗ lực
và thành tích làm việc của nhân viên.
Hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa mãn các nhu cầu
về tinh thần của nhân viên : khen ngơi, tạo cơ hội học tập, tạo
27
cơ hội năng cao trách nhiệm trong công việc, tạo cơ hội thăng
tiến, xây dựng bầu không khí tâm lí-xã hội tốt
1.2.3 Đánh giá : gồm năng lực cũng như thái độ làm việc của
quản lý và nhân viên. Bằng hệ thống đánh giá thực hiện công
việc :
• Các tiêu chuẩn thực hiện công việc : nhân viên cần làm
trong công việc và mức độ hoàn thành công việc.
• Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong
tiêu chuẩn.
• Thông tin phản hồi từ nhân viên đến quản lý.
1.2.4 Đào tạo và phát triển: Mục đích của đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực
hiện có và nâng cao tính hiểu quả của tổ chức thông qua việc
giúp nhân viên hiểu rõ hơn công việc, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, thái độ tốt hơn, cũng
như nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công
việc trong tương lai. Có 3 yếu tố cần quan tâm trong đào tạo và
phát triển nhân sự :
- Để đáp ứng yêu cầu công việc hay nói cách khác là để đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức trong tương lai.
- Để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của nhân viên
- Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo
ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
¬ Cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo và các hội thảo kinh tế.
28
Bảng lương nhân viên trong năm
Loại NV Lương/tháng Lương/năm
Số
NV
Quỹ lương
1 Giám đốc 7.000.000 84.000.000 1 84.000.000
2 NV kế toán 2.500.000 30.000.000 2 60.000.000
3 NV bán hàng 1.500.000 18.000.000 8 144.000.000
4 NV bảo vệ 1.500.000 18.000.000 2 36.000.000
5 NV thu ngân 1.500.000 18.000.000 3 54.000.000
6 Quản lý 3.000.000 36.000.000 1 36.000.000
Tổng 17.000.0000 174.000.000 17 414.000.000
Giả định : quỹ lương tăng dần 6% hàng năm
Bảng: Tổng kết tiền lương qua các năm của siêu thị (ĐVT: đồng)
Năm 1 Năm 2 Năm 3
Số tiền 414.000.000 438.840.000 438.866.000
Lương :
Lương trực tiếp : lương căn bản theo thỏa thuận hợp đồng
Lương gián tiếp : phụ cấp, thưởng, huê hồng, lương tháng 13…
29
X. Tổng kết về nhu cầu vốn đầu tư và các nguồn vốn khác
Bảng tổng vốn đầu tư
Năm 0 1 2 3 Tổng
Chi phí trang
thiết bị 262.121.000 0 0 0 262.121.000
Đăng kí hoạt
động kinh
doanh
2.500.000 0 0 0 2.500.000
Chi phí thuê
mặt bằng 240.000.000 240.000.000 240.000.000 240.000.000 720.000.000
Chi phí trang
trí siêu thị 5.000.000 0 2.000.000 2.140.000 7.000.000
Bảo trì 1.000.000 1.000.000 1.000.000 2.000.000
Tổng 509.621.000 241.000.000 243.000.000 243.140.000 993.621.000
Bảng khấu hao tài sản
Bảng tính tổng chi phí
Năm 2011 2012 2013
Chi phí NVL 13.688.731.152 15.057.604.267 16.563.364.694
Chi phí điện 69.874.200 73.605.203 73.605.203
Chi phí nước 9.720.000 10.935.000 12.301.875
Chi phí nhân công trực
tiếp 414.000.000 438.840.000 438.866.000
Chi phí khác 61.248.000 61.248.000 61248000
Tổng cộng 14.243.573.352 15.642.232.470 17.149.385.772
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3
Nguyên giá trang thiết bị 262.121.000
Khấu hao trong kỳ 87.373.666,67 87.373.666,67 87.373.666,67
Khấu hao lũy kế 87.373.666,67 174.747.333,3 262.121.000
Đầu tư mới
Giá trị còn lại cuối kỳ 262.121.000 174.747.333,3 87.373.666,67 0
30
Kế hoạch lãi lỗ
Khoản mục Năm1 Năm 2 Năm 3
Doanh thu thuần 15.380.596.800 16.918.656.480 18.610.522.128
Tổng chi phí hoạt động kd 14.243.573.352 15.642.232.470 17.149.385.772
Khấu hao 87.373.666,67 87.373.666,67 87.373.666,67
Thu nhập trước thuế 1.049.649.781 1.189.050.343 1.373.762.689
Thuế thu nhập DN( 25%) 262.412.445,3 297.262.585,8 343.440.672,3
Lợi nhuân sau thuế 787.237.336 891.787.757,5 1.030.322.017
Điểm hoà vốn lí thuyết
ĐHVlt = Đ/(D- B)= 509621000/( 15380596800- 14243573352)=
Điểm hòa vốn tiền tệ
ĐHVtt = (Đ- KH)/ (D – B) = (509621000 - 87373666.67)/( 15380596800-
14243573352)=
Doanh thu hòa vốn
DTHV= DT* ĐHV= 15380596800*
Bảng NPV
Năm VĐT TNR R=14% PV PC
0 509621000 1 509621000
1 241000000 787237336 0.88 692768855.7 212080000
2 243000000 891787757.5 0.77 686676573.3 187110000
3 243140000 1030322017 0.67 690315751.4 162903800
Tổng 2069761180 1071714800
NPV 998046380.3
31
Bảng NPV2
Năm VĐT TNR R= 106% PV PC
0 509621000 1 509621000
1 241000000 787237336 0.4854369 382154046.6 116990291.3
2 243000000 891787757.5 0.235649 210148873 57262701.48
3 243140000 1030322017 0.1143927 117861325 27813442.88
Tổng 710164244.6 711687435.6
NPV -1.523.191
Thời gian hoàn vốn:
Tính IRR:
IRR= r1 + NPV1 /(NPV1 + NPV2 ) *( r2- r1 )= 1.047398061
Bảng tổng kết các chi phí hoạt động qua các năm của siêu thị
(ĐVT: đồng)
Năm 2011 2012 2013
Chi phí NVL 13.688.731.152 16.867.900.511 16.563.364.694
Chi phí điện 69.874.200 73.605.203 73.605.203
Chi phí nước 9.720.000 10.935.000 12.301.875
Chi phí nhân
công trực tiếp
414.000.000 438.840.000 438.866.000
Chi phí khác 61.248.000 61.248.000 61.248.000
Tổng cộng 14.243.573.352 17.452.528.714 17.088.137.772
32
XI. Phân tích tài chính của siêu thị
Chỉ tiêu Tỷ lệ Năm 1 Năm 2 Năm 3
Doanh thu từ bán hàng 100% 15.380.596.800 16.918.656.480 18.610.522.128
Các khoản giảm trừ 0.30% 46.141.790 50.755.969 55.831.566
Doanh thu thuần 15.334.455.010 16.867.900.511 18.554.690.562
Vốn hàng bán 13.688.731.152 15.057.604.267 16.563.364.694
Tổng chi phí hoạt động
kinh doanh
892.933.825 850.458.850 884.606.949
khấu hao 88.713.667 88.713.667 88.713.667
Lợi nhuận trước thuế 664.076.364 871.123.726 1.018.005.251
Thuế thu nhập doanh
nghiệp( 25%)
166.019.091 217.780.931 254.501.312
Lợi nhuận sau thuế 498.057.273 653.342.794 763.503.938
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÀI LUẬN ĐỀ TÀI DỰ ÁN SIÊU THỊ LUCKY.pdf