Đề tài Dự án sản xuất mì gói theo công nghệ mới

Tài liệu Đề tài Dự án sản xuất mì gói theo công nghệ mới: Dự án sản xuất mì gói theo công nghệ mới I. Thông tin về dự án: 1. Giới thiệu công ty: Công ty KD & CB Lương thực Hà Việt được thành lập ngày 08/09/1996 theo quyết định số 035876 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công ty với thương hiệu HAVICO – VIAMI, hiện công ty đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm, đa dạng hương vị phục vụ các nhu cầu tiêu dùng như Mì Gà nấm VIAMI, mì Tôm chanh VIAMI, mì Bò rau thơm, mì Gà quay VIAMI… Ban đầu việc đi vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, lực lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 40 – 50 người, sản xuất trên dây chuyền công suất 150 tấn/tháng. Năm 1997, do nhu cầu phát triển của thị trường mỳ ăn liền ngày càng tăng, Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt đã thuê thêm mặt bằng tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu – Bộ Thương mại nằm trên Km9 – Quốc lộ 1A – Pháp Vân – Hoàng Mai – Hà Nội và khu công ngh...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án sản xuất mì gói theo công nghệ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án sản xuất mì gói theo công nghệ mới I. Thông tin về dự án: 1. Giới thiệu công ty: Công ty KD & CB Lương thực Hà Việt được thành lập ngày 08/09/1996 theo quyết định số 035876 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công ty với thương hiệu HAVICO – VIAMI, hiện công ty đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm, đa dạng hương vị phục vụ các nhu cầu tiêu dùng như Mì Gà nấm VIAMI, mì Tôm chanh VIAMI, mì Bò rau thơm, mì Gà quay VIAMI… Ban đầu việc đi vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, lực lượng cán bộ công nhân viên chỉ có 40 – 50 người, sản xuất trên dây chuyền công suất 150 tấn/tháng. Năm 1997, do nhu cầu phát triển của thị trường mỳ ăn liền ngày càng tăng, Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Việt đã thuê thêm mặt bằng tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu – Bộ Thương mại nằm trên Km9 – Quốc lộ 1A – Pháp Vân – Hoàng Mai – Hà Nội và khu công nghiệp Gián Khẩu – Gia Viễn – Ninh Bình, công ty đã lắp đặt thêm 3 dây truyền sản xuất mỳ ăn liền với công suất 450 tấn/ tháng, số công nhân lên tới 200 người. Năm 2004 – 2005 Do nhu cầu của thị trường tăng cao nên công ty đã xây dựng thêm một nhà máy ở Hà Tây: Khu công nghiệp Cầu Rẽ - Phú xuyên với diện tích là 5 Hecta. Sau khi đã đi vào sản xuất ổn định với việc áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, các mặt hàng của công ty từ 10 loại nay đã lên tới 30 loại. Năm 2005 – 2006 trong điều kiện thuận lợi công ty đã lắp ráp thêm 2 dây chuyền sản xuất hiện đại của Đài Loan và Nhật Bản với tổng tài sản hơn 15 tỷ đồng, nâng năng suất lên từ 700 đến 1000 tấn/ tháng, góp phần tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớm. Số công nhân đã có 400 – 500 người làm việc. Năm 2007 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách nhập khẩu thêm 5 dây chuyền sản xất mới. Công ty đã cho ra nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và ổn định với sản lượng bình quân 60.000 tấn/ năm (tương đương 70 triệu gói/tháng). Sản phẩm của HAVICO đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000 liên tục dành được thứ hạng cao như cúp vàng cho thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng ( Hội chợ công nghệ thực phẩm chất lượng hợp chuẩn) Huy chương vàng Hội chợ hàng hóa người tiêu dùng ưa thích, huy chương vàng triển lãm hàng Việt nam chất lượng cao… Có được những điều này là do đóng góp rất lớn của 2000 cán bộ, công nhân viên và ban lãnh đạo công ty.              Phương châm: Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mì ăn liền chất lượng cao Đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm mì ăn liền với nhiều chất dinh dưỡng phục vụ sức khỏe và cuộc sống mọi người trong cộng đồng Khẳng định vị thế và sức mạnh của VIAMI trên thị trường sản xuất và kinh doanh mì ăn liền tại Việt Nam và các nước trên thế giới. 2. Dự án đầu tư: Đầu năm 2009 công ty THHH kinh doanh & chế biến lương thực Hà Việt dự định đầu tư một nhà máy mới để chế biến mì gói theo công nghệ mới (chiên mì gián tiếp) với các thông tin dự án như sau: A. Kế hoạch đầu tư và nguồn vốn: Thiết bị: Công ty mua thiết bị dây chuyền là 536.000USD của Hãng MitSui, chi phí vận chuyển người bán chịu, thuế nhập khẩu người mua chịu là 10%, công ty sẽ trả trước 40% trị giá mua thiết bị (bao gồm cả thuế), phần còn lại vay của Ngân hàng ACB bằng tiền đồng Việt Nam để trả. Phần vay sẽ được trả theo phương thức trong 3 năm, mỗi năm trả 1/3 vốn vay, trả vào cuối năm, lãi suất cho vay là 12%/năm. Thiết bị được tính khấu hao trong 5 năm, giá trị sau khi thanh lý ước tính là 750 triệu đồng. Công ty thực hiện chế độ khấu hao đều. Ngoài ra công ty còn phải chịu chi phí lắp đặt và chạy thử là 620 triệu đồng. Công suất của dây chuyền là 10.200 tấn/năm. Nhà xưởng: phục vụ sản xuất có tổng trị giá là 4.081 triệu đồng, khấu hao đều trong 10 năm. Ngoài vốn CSH tham gia đầu tư nhà xưởng thiết bị, công ty còn đưa 5 tỷ đông vốn CSH tham gia vào vốn lưu động. B. Kế hoạch khai thác kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí biến đổi trên 1 tấn sản phẩm: (chưa bao gồm thuế VAT 10%) Nguyên vật liệu chính 3,8 triệu Nguyên vật liệu phụ 2,7 triệu Nhiên liệu 0,4 triệu Đóng gói 0.5 triệu Nhân công 0,5 triệu Chi phí kinh doanh 0,3 triệu Chi phí gián tiếp bình quân 1 năm chưa tính phần khấu hao là: 3,2 tỷ đồng. Vốn lưu động thường xuyên hàng năm chiếm bình quân bằng 22% tổng chi phí. Nhu cầu VLĐ sẽ vay ngân hàng với lãi suất bình quân là 12%/năm. Doanh thu dự kiến: Trọng lượng 1 gói mì là 75g, giá bán buôn bình quân 1 gói là 750 đồng bao gồm thuế VAT. Dự kiến công suất dây chuyền sản xuất là 10.200 tấn/năm, năm thứ nhất sản suất và tiêu thụ đạt 70% công suất, năm thứ hai đạt 80%, và từ năm thứ 3 trở đi đạt 90% công suất. Ngoài ra, còn thu hồi được mì vụn bằng 3% sản lượng, với đơn giá bán bình quân là 3 triệu đồng/ tấn mì vụn. Thuế VAT đầu ra và các khoản giảm trừ chiếm 10% doanh thu. Thông tin thêm: Vòng đời dự án là 5 năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% Tỷ lệ chi phí vốn bình quân là 12% Tỷ giá được tính là 1 USD = 18.000 VNĐ II. Thẩm định dự án đầu tư: 1. Phương pháp thẩm định: Sử dụng các nhóm chỉ tiêu: - Giá trị hiện tại ròng NPV - Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR - Thời gian hoàn vốn chiết khấu (Discounted Payback period) - Chỉ số khả năng sinh lợi PI (Profitability index) để phân tích, cùng với phân tích độ nhạy để thấy được ảnh hưởng của các biến số tới NPV của dự án. Thêm vào đó, sẽ phân tích thêm tình huống dự án trên cơ sở dự báo về yếu tố hàm chứa rủi ro dự tính cao. Cuối cùng, dựa trên các nhóm yếu tố đã phân tích, chúng tôi sẽ đánh giá tổng hợp hiệu quả của dự án, từ đó để ra một quyết định đầu tư đúng đắn và tối ưu cho doanh nghiệp. 2. Phân tích, thẩm định: 2.1. Tính toán các yếu tố của dự án: a. Thiết bị, nhà xưởng: Với tỷ giá là 1USD = 18000VNĐ thì giá thiết bị ban đầu là = 536 x 18 = 9648 triệu VNĐ Bảng giá thiết bị và nhà xưởng (đv: triệu VNĐ) Thiết bị 9648,0 Thuế nhập khẩu 10% Tổng trị giá mua thiết bị 10612,8 Chi phí lắp đặt 620,0 Giá gốc của thiết bị 11232,8 Nhà xưởng phục vụ 4081,0 Với thời gian khấu hao của thiết bị là 5 năm, còn nhà xưởng là 10 năm, sử dụng khấu hao đều, thì giá trị khấu hao mỗi năm là: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Khấu hao nhà xưởng 408,1 408,1 408,1 408,1 408,1 Khấu hao thiết bị 2246,6 2246,6 2246,6 2246,6 2246,6 Tổng giá trị khấu hao 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 Thu thanh lý thiết bị 750,0 Thu nhà xưởng chưa KH 2040,5 Thiết bị được công ty trả trước 40%, còn lại vay ngân hàng ACB để trả. Phần vay = 0,6 x 10612,8 = 6367,7 triệu VNĐ được trả theo phương thức trong 3 năm, mỗi năm trả 1/3 vốn vay, trả vào cuối năm, lãi suất cho vay là 12%/năm. Bảng kế hoạch trả nợ vay: Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Nợ đầu kỳ 6367,7 6367,7 4245,1 2122,6 - - Lãi vay trong kỳ 764,1 509,4 254,7 - - Trả trong kỳ 2122,6 2122,6 2122,6 - - b. Doanh thu Giá bán 1 tấn mì (SP chính) P = x 750 = 10 triệu VNĐ DT = Q x P Bảng doanh thu: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tỷ lệ tiêu thụ so với công suất 0,7 0,8 0,9 0,9 0,9 Lượng tiêu thụ SP chính (tấn) 7140 8160 9180 9180 9180 Doanh thu SP chính 71400 81600 91800 91800 91800 Lượng tiêu thụ SP phụ (tấn) 214,2 244,8 275,4 275,4 275,4 Doanh thu SP phụ 642,6 734,4 826,2 826,2 826,2 Tổng doanh thu 72042,6 82334,4 92626,2 92626,2 92626,2 c. Chi phí - Chi phí biến đổi trên 1 tấn sản phẩm: Nguyên vật liệu chính 3,8 Nguyên vật liệu phụ 2,7 Nhiên liệu 0,4 Đóng gói 0.5 Nhân công 0,5 Chi phí kinh doanh 0,3 Tổng 8,2 - Bảng chi phí: Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Sản lượng 7140 8160 9180 9180 9180 Chi phí biến đổi 58548 66912 75276 75276 75276 Chi phí gián tiếp 3200 3200 3200 3200 3200 Tổng chi phí 61748 70112 78476 78476 78476 - Tính chi phí lãi vay vốn lưu động: Vốn lưu động thường xuyên hàng năm chiếm bình quân bằng 22% tổng chi phí. Nhu cầu VLĐ sẽ vay ngân hàng với lãi suất bình quân là 12%/năm. Nhu cầu vay VLĐ = Nhu cầu VLĐ – 5000 (VLĐ ban đầu) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng chi phí 61748 70112 78476 78476 78476 Nhu cầu VLĐ 13584,6 15424,6 17264,7 17264,7 17264,7 Nhu cầu vay VLĐ 8584,6 10424,6 12264,7 12264,7 12264,7 Lãi vay vốn lưu động 1030,1 1251,0 1471,8 1471,8 1471,8 d. Lợi nhuận: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Doanh thu 72042,6 82334,4 92626,2 92626,2 92626,2 Doanh thu thuần 64838,3 74101,0 83363,6 83363,6 83363,6 Tổng chi phí 61748,0 70112,0 78476,0 78476,0 78476,0 Lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao (EBITDA) 3090,3 3989,0 4887,6 4887,6 4887,6 Tổng giá trị khấu hao 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) 435,7 1334,3 2232,9 2232,9 2232,9 Lãi vay đầu tư 764,1 509,4 254,7 0,0 0,0 Lãi vay vốn lưu động 1030,1 1251,0 1471,8 1471,8 1471,8 Lợi nhuận trước thuế (1358,6) (426,1) 506,4 761,2 761,2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (339,6) (106,5) 126,6 190,3 190,3 Lợi nhuận sau thuế (1018,9) (319,6) 379,8 570,9 570,9 e. Dòng tiền của dự án: - Dòng tiền hoạt động hằng năm: năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) 435,7 1334,3 2232,9 2232,9 2232,9 Thu nhập hoạt động sau thuế ròng (NOPAT) 326,8 1000,7 1674,7 1674,7 1674,7 Tổng giá trị khấu hao 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 2654,7 OCF 2981,4 3655,4 4329,4 4329,4 4329,4 - Dòng tiền đầu của dự án: Nguyên giá đầu tư thiết bị (11232,8) Nhà xưởng phục vụ (4081,0) Vốn CSH ham gia VLĐ (5000,0) Nợ đầu kỳ = Vốn vay 6367,7 CF0 (13946,1) - Dòng tiền cuối của dự án: + Thuế thu hồi tài sản chỉ tính đối với thiết bị Dòng tiền hoạt động năm 5 4329,4 Thu thanh lý thiết bị 750,0 Thu nhà xưởng chưa KH 2040,5 Thuế thu hồi tài sản (25%) (187,5) Dòng tiền cuối 6932,4 f. Tính NPV, IRR, thời gian hoàn vốn chiết khấu: Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 CF (13946,1) 2981,4 3655,4 4329,4 4329,4 6932,4 Nhận xét về dòng tiền: - Dự án có dòng tiền chuẩn, nên chỉ có một giá trị IRR. - Dòng tiền tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng thấp, không đều. Năm thứ 5 tăng nhiều hơn do có sự thanh lý thiết bị. Sử dụng excel ta tính ra được: → NPV = 1246,8 > 0 IRR = 15,5% > k = 12% Từ đây có thể nhận thấy dự án đầu tư có thể chấp nhận được. Do giá trị hiện tại ròng phản ánh kết quả lỗ, lãi của dự án theo giá trị hiện tại. NPV của dự án là 1246,8 triệu VNĐ > 0 cho thấy dự án có lãi và giá trị lãi khá cao. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR phản ánh khả năng sinh lời của dự án. IRR = 15,5% > tỷ lệ chi phí vốn bình quân là 12%, có thể khẳng định là dự án có lãi. - Thời gian hoàn vốn chiết khấu (Discounted Payback Period): Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 CF (13946,1) 2981,4 3655,4 4329,4 4329,4 6932,4 PV của CF (13946,1) 2662,0 2914,1 3081,5 2751,4 3933,6 Tích luỹ (13946,1) (11284,1) (8370,1) (5288,5) (2537,2) 1396,4 TGHVCK = 4 + = 4,645 năm Thời gian hoàn vốn của dự án là 4,645 năm. Có thể nhận xét là dự án có thời gian thu hồi vốn chậm, nó không tương quan so với vòng đời của dự án, khi dự án gần kết thúc thì mới thu hồi được vốn. Tuy nhiên khi xét cùng với yếu tố NPV, IRR thì dự án vẫn có thể chấp nhận được. Từ đây, ta cũng có thể tính ra chỉ số khả năng sinh lợi (PI - profitability index) PI = 1 + = = 1,1 có thể thấy với 1 đơn vị đầu tư ban đầu sẽ tạo ra 1,1 đơn vị giá trị. Dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí, do vậy có khả năng đầu tư dự án được. 2.2. Đánh giá dự tính về NPV Như trên đã phân tích, các giá trị NPV, IRR, PI đều mang lại kết quả là dự án có lãi và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên để ra được quyết định đầu tư, chúng ta cần xem xét vấn đề một cách kĩ lưỡng hơn qua các phân tích: phân tích độ nhạy cảm và phân tích tình huống. a. Phân tích độ nhạy cảm: Thay đổi theo giá bán: Giả định là các yếu tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán sẽ ảnh hưởng đến NPV, IRR -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% 673,5 675,0 712,5 750,0 787,5 825,0 862,5 NPV (17476,2) (17109,1) (7931,2) 1246,8 10424,8 19602,8 28780,7 IRR _ _ -13,6% 15,5% 38,8% 59,7% 79,4% - Đối với trường hợp giảm giá bán, thì dự án không còn hiệu quả nữa, do NPV<0 - Khi tăng giá bán lên 5%, tức là bán với giá 787,5 đồng thì lúc đó NPV = 10424,8 triệu VNĐ, IRR = 38,8% cao hơn rất nhiều so với trường hợp ban đầu là bán với giá 750 đồng (NPV tăng hơn 8 lần, còn IRR tăng hơn 2 lần). - Khi tăng giá bán lên 15% con số này còn cao hơn rất nhiều lần. * Cũng dùng phương pháp này, chúng tôi xác định được giá bán điểm hoà vốn chung cho cả 5 năm là 744,95 đồng (dùng phương pháp nội suy tuyến tính: thay đổi sao cho NPV = 0, IRR = 12%) Thay đổi chi phí biến đổi: Tương tự chi phí biến đổi thay đổi trong khoảng từ – 15% đến 15% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% Chi phí 7,0 7,4 7,8 8,2 8,6 9,0 9,4 NPV 25721,4 17563,2 9405,0 1246,8 (6911,4) (15069,6) (23227,8) IRR 72,9% 55,2% 36,3% 15,5% -9,8% _ _ - Khi chi phí biến đổi càng giảm thì hiệu quả của dự án càng cao. Khi chi phí giảm xuống còn 7 triệu đồng/1tấn SP thì NPV = 25721,4 triệu VNĐ, lớn hơn khá nhiều so với giá trị NPV tại chi phí ban đầu 8,2tr/1tấn. - Nhưng cũng phải chú ý là, khi chi phí tăng lên 5% thì dự án không còn hiệu quả nữa. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu: Phân tích sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu từ -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% Tỷ lệ chi phí vốn bình quân 10,2% 10,8% 11,4% 12,0% 12,6% 13,2% 13,8% NPV 2001,4 1740,8 1489,4 1246,8 1012,8 787,0 569,0 Từ kết quả trên, có thể thấy rằng tỷ lệ chiết khấu càng giảm thì dự án càng có lời cao. Khi tỷ lệ chiết khấu tăng15%, tại giá trị 13,8% thì NPV của dự án vẫn lớn hơn 0, dự án vẫn có hiệu quả. Nhận xét: Ta có thể thấy rằng, trong các yếu tố xem xét, NPV nhạy cảm nhiều hơn với sự thay đổi của giá bán và chi phí biến đổi do có độ dốc cao, còn đối với sự thay đổi của tỷ lệ chi phí vốn bình quân, dự án vẫn có NPV>0. Phân tích nhạy cảm chỉ rõ rủi ro dự tính đối với giá bán và chi phí là cao và cần quan tâm hơn cả. Khi giá bán giảm, thì dự án hầu như không còn hiệu quả, nhưng khi giá bán tăng lên một chút thì giá trị sinh lời của dự án rất cao, thể hiện trên đồ thị đường giá bán lên đồng biến lên trên. Tương tự như vậy đối với chi phí, đường biểu diễn của nó là nghịch xuống dưới. b. Phân tích tình huống: Trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm vừa rồi, chúng ta sẽ phân tích tình huống với 3 yếu tố là: giá bán, chi phí biến đổi và tỷ lệ chi phí vốn. Giả sử trong điều kiện kinh tế bình thường, ổn định xác suất sẽ là 60%, còn trong điều kiện dự báo có suy thoái, luân chuyển vốn kém thì xác suất sẽ là 20%, còn trong điều kiện tốt nhất thì xác suất sẽ là 20%. Tình huống Xác suất Chi phí biến đổi (triệu/tấn) Giá bán (đồng/gói) Tỷ lệ chi phí vốn NPV Xấu nhất 0,2 9,4 673,5 13,8% -40033,4 Bình thường 0,6 8,2 750 12% 1246,8 Tốt nhất 0,2 7 862,5 10,2% 57417,5 E(NPV) = 4224,9 = 31031,8 CVNPV = 7,3 Nếu CVNPV trung bình của các dự án của công ty giao động trong khoảng 2-4, có thể kết luận đây là dự án rủi ro khá cao, bởi để có được 1 đơn vị NPV thì phải chấp nhận 7 đơn vị rủi ro. III. Kết luận: Qua việc phân tích trên, có thể nhận định được rằng dự án sản xuất mỳ gói theo công nghệ mới có khả quan và có thể chấp nhận được. Trong việc phân tích, chúng tôi đã ngầm giả định rằng mức giá không thay đổi trong thời gian của dự án để đơn giản cho việc tính toán. Từ phân tích, thấy rằng thời gian hoàn vốn của dự án là khá lâu 4,65 năm gần bằng thời gian của dự án, nhưng bù lại dự án có giá trị NPV = 1246,8 khá cao. Cũng từ phân tích độ nhạy, thấy rằng 2 yếu tố: giá bán và chi phí biến đổi ảnh hưởng rất lớn đến NPV. Chỉ cần giá bán tăng lên một chút thì NPV thu được lớn hơn rất nhiều. Từ đó có thể thấy được rằng, tại sao công ty chỉ chọn mức giá 750đ, mức giá này làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mỳ gói của công ty và cũng tính đến các yếu tố rủi ro khác. Một nét nổi bật của dự án đó là độ rủi ro khá cao, tuy nhiên trong tính toán của chúng tôi, yếu tố không chắc chắn về xác suất xảy ra của từng nhân tố, nhưng cũng nhân định được rằng đây là dự án vừa có lợi nhuận, vừa có rủi ro cao. Nhưng xét trên tình hình thực tế, do điều kiện kinh tế vĩ mơ đang dần trở lại ổn định, nền kinh tế đang dần khơi phục, nên mức độ rủi ro của dự án cĩ thể giảm bớt. Căn cứ vào các kết quả đánh giá và phân tích, nhóm nghiên cứu cho rằng cơng ty nên đầu tư vào dự án. Tài liệu tham khảo: - Slide bài giảng TCDN – Ths Dương Thị Hồng Vân - Giáo trình TCDN, ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2005 - Project appraisal, TS Nguyễn Tấn Bình (Viện kinh tế tp.HCM)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc01. Du an san xuat mi goi theo cong nghe moi.DOC