Tài liệu Đề tài Dự án kinh doanh đánh thức trái dừa: TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI
DỰ ÁN KINH DOANH “ĐÁNH THỨC TRÁI DỪA”
Nhóm sinh viên: Nguyễn Mai Ly
Lưu Thị Thanh Huyền
Lớp: NH_C09A
Khoa: Tài chính ngân hàng
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Huy Cương
Hà Nội – 2011
Hãy tưởng tượng …Nếu 1 ngày, bạn gặp một “cơn mưa tiền”.
Bạn trở nên giàu có. Bạn sẽ làm gì để số tiền ấy ngày một nhiều hơn?
à
Với số vốn 500 triệu, mời bạn hãy cùng chúng tôi tham gia vào dự án đầu tư mang tên: “ Đánh thức trái dừa”
Ngày nay, nhu cầu thị trường đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định thay cho sản phẩm công nghiệp nhựa. Bên cạnh những sản phẩm, vật dụng trang trí được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ, máy móc thì những sản phẩm từ nguyên vật liệu tái chế hay những nguyên vật liệu vốn bị coi là phế phẩm được tận dụng nhiều hơn.
Những ý tưởng độc đáo dưới bàn tay của những “ nghệ nhân khéo tay” của chúng tôi chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa thay cho các loại nguyên liệu gỗ khác như: gỗ rừng, nhựa, n...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án kinh doanh đánh thức trái dừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI
DỰ ÁN KINH DOANH “ĐÁNH THỨC TRÁI DỪA”
Nhóm sinh viên: Nguyễn Mai Ly
Lưu Thị Thanh Huyền
Lớp: NH_C09A
Khoa: Tài chính ngân hàng
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Huy Cương
Hà Nội – 2011
Hãy tưởng tượng …Nếu 1 ngày, bạn gặp một “cơn mưa tiền”.
Bạn trở nên giàu có. Bạn sẽ làm gì để số tiền ấy ngày một nhiều hơn?
à
Với số vốn 500 triệu, mời bạn hãy cùng chúng tôi tham gia vào dự án đầu tư mang tên: “ Đánh thức trái dừa”
Ngày nay, nhu cầu thị trường đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định thay cho sản phẩm công nghiệp nhựa. Bên cạnh những sản phẩm, vật dụng trang trí được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ, máy móc thì những sản phẩm từ nguyên vật liệu tái chế hay những nguyên vật liệu vốn bị coi là phế phẩm được tận dụng nhiều hơn.
Những ý tưởng độc đáo dưới bàn tay của những “ nghệ nhân khéo tay” của chúng tôi chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa thay cho các loại nguyên liệu gỗ khác như: gỗ rừng, nhựa, nhôm, sành. Nguồn sản phẩm dừa là vô tận bởi người sản xuất sáng tạo và còn dựa trên ý tưởng phát huy giá trị của chúng trong sinh hoạt thường ngay, từ đồ nhà bếp đến dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em, trang trí nội thất, xây nhà…
Tuy cơ sở sản xuất của chúng tôi với số vốn không nhiều, quy mô vừa nhưng bên trong trưng bày hàng trăn sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa vô cùng độc đáo được làm bởi những nghệ nhân như: bình, muỗng, chén, tách, đồng hồ, bình hoa, trâm, lược, ví, túi xách,tranh ghép gáo dừa, nhẫn, dây chuyền, mặt dây chuyền, mặt nạ, đèn ngủ. Nếu trước kia gáo dừa chỉ dùng làm củi, than hoạt tính, làm gáo múc nước thì nay nó được cắt ghép tạo thành nhiều hình dáng đồ vật, con vật, bình trà, hình các con thú: cua, cá, cậu bé cưỡi trâu… Từ chiếc gáo dừa đơn sơ những nghệ nhân có thể cắt ghép thành những tác phẩm mỹ thuật với nhiều sắc màu đen, trắng, vàng, nâu,… rất đặc biệt. Tranh ghép gáo dừa trở thành quà tặng mang nhiều ý nghĩa cho các đoàn khách quý. Không cầu kì kiểu cách, đặc biệt không khác lạ nhiều so với những vật dụng mà ta sử dụng hàng ngày, nhưng những chiếc bát, đũa, thìa và các sản phẩm thủ công từ dừa vẫn mang đến cho người sử dụng những cảm nhận về văn hóa sông nước và tạo nên nét riêng, độc đáo Cọng dừa ngày xưa chỉ dùng bó chổi, nay qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công được đan thành những chiếc lẵng hoa, giỏ đựng quà, đựng rượu xinh xinh. Cọng chà dừa có thể biến thành những chiếc lồng đèn với kiểu dáng đa dạng. Chiếc mo nang từ bao đời chỉ dùng làm dụng cụ hốt tro, hốt rác nay trở thành chiếc thuyền chở những bông hoa xinh xắn. Quả dừa “điếc” (dừa lép) cũng được các nghệ nhân tạo thành hình người, hình thú rất ngộ nghĩnh., chúng tôi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trưng riêng. Nhen dừa (lớp lưới bao bọc giữa các bẹ dừa) làm mũ, túi xách, may dép… Xơ dừa dệt thảm, cuộn làm tổ chim được khách nước ngoài ưa chuộng. Gỗ dừa làm bình trà, bình rượu, lọ hoa, hộp nữ trang…
Những thứ phẩm từ dừa không còn là phế phẩm mà trở thành sản phẩm tiêu biểu cho tinh hoa làng nghề Việt Nam và có mặt ở một số quốc gia trên thế giới. Tất cả nói lên nét độc đáo và tài hoa của nghệ thuật thủ công truyền thống, trên từng sản phẩm thủ công mĩ nghệ là những kết tinh của sức lao đồng, mồ hôi, sấng tạo…của những nghệ nhân. Với những sản phẩm khác nhau lại mang những ý nghĩa giá trị riêng của nó vứa mang tính nghệ thuật, trang trí vừa gần gũi với thiên nhiên. Những sản phẩm được làm thủ công bằng những nguyên liệu gần gũi nên vẫn giữ được vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ, mang đậm giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, mang văn hóa Việt Nam tới nhiêug vùng miền trong và ngoài nước.
Ở xứ dừa ngày này, công việc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là một việc làm thêm mà nó đã trở thành một ngành nghề mới, biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa như gáo dừa, cọng lá dừa, chà dừa… thành những sản phẩm đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, nhiều tác phẩm độc đáo có mặt trên thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, các làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Với kế hoạch kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu phế phẩm của cây dừa, chúng tôi chọn “Bến Tre” là nơi đặt cơ sở sản xuất và trưng bày sản phẩm. Nơi đây là thiên đường của dừa. Theo ước tính, Bến Tre hiện có 45.000 ha diện tích trồng dừa và 37 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ các phế liệu của cây dừa. Khai thác tiềm năng thế mạnh từ cây dừaĐặc biệt, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, gáo dừa... đã trở thành những sản phẩm giá trị trên thị trường. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng độ cứng, bền đẹp của sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chúng tôi chỉ chọn những cây dừa có tuổi thọ từ 40 đến 50 năm trở lên mới tiến hành sản xuất sản phẩm. Thông thường một thân cây dừa lão hóa chỉ sử dụng được khoảng 2 - 3m ở phần gốc để làm hàng thủ công mỹ nghệ. Cây dừa chặt xuống được chế thành nhiều khúc. Dừa được tiễn ngang để tận dụng những xơ gỗ làm hoa văn trang trí những họa tiết cho sản phẩm. Sau khi tiện gỗ dừa thành phẩm, người thợ sẽ đánh giấy ráp nhiều lần để tạo độ bóng, mịn và nổi bật xơ gỗ dừa vốn tạo nên nét đẹp cho mặt hàng thủ công. Tùy thuộc vào mỗi mặt hàng, người ta sẽ quét một lớp vecni cho sản phẩm để tăng độ bền và độ bóng cho sản phẩm. Đặc biệt với gỗ dừa vừa có nét độc đáo hơn những loại cây gỗ khác bởi nó có sớ, vân đặc trưng không thứ nào có thể thay thế được; vừa là biểu tượng của một xứ sở đáng tự hào, có ý nghĩa gắn liền với con người bến tre xưa và nay.
Chúng tôi muốn tất cả mọi người ngày thêm yêu quý cây dừa qua những khám phá mới về lợi ích và công dụng của cây dừa trong đời sống. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, để phát triển bền vững, lâu dài, chúng tôi hiện đang miệt mài tìm tòi, cải tiến, sáng tạo các mẫu mã, kiểu dáng, tìm cách kết hợp nguyên liệu dừa với các nguyên liệu khác như mây, tre, lá để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm. Nghề thủ công mỹ nghệ tuy chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng đã trở thành một nghề “xóa đói giảm nghèo”, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, muốn tạo thương hiệu, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thủ công mỹ nghệ chúng tôi luôn cần chủ động trong các hoạt động của mình và có sự đột phá trong khâu sáng tạo mẫu mã, cần có những nhà tạo mẫu chuyên nghiệp giúp sức cũng như đầu tư nghiên cứu thị trường.
Tuy mới có mặt trên thị trường không lâu nhưng hiện các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đã cạnh tranh được với các sản phẩm đồ gỗ và đồ sành sứ trong nước bởi tính tự nhiên, độ bền đẹp và nhất là nét độc đáo mang hương vị của đồng quê, sông nước Nam Bộ. Chiếc bát từ thân dừa gợi cho ta nhớ lại chiếc bát gỗ của người Việt xưa. Do chất liệu tự nhiên an toàn với con người và bền đẹp, các sản phẩm làm từ dừa của chúng tôi đã có mặt hầu hết các tỉnh phía Nam. Đối với các loại sản phẩm như bát sành sứ, đũa gỗ tre chúng tôi cũng không bị lép vế bởi nhiều tính năng khiến người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Để bắt tay vào việc sản xuất sản phẩm hoạt động của công ty được lên kế hoạch rõ ràng, phân bổ hợp lý thời gian, lao động và vạch ra mục tiêu để phấn đấu đạt được dưới dạng tóm tắt như sau:
KHÁI QUÁT DỰ ÁN
Tên dự án
Lấy cảm hứng từ cây dừa, chúng tôi tổ chức một hoạt động kinh doanh nho nhỏ trên những nguyên liệu vốn vẫn được coi là phế phẩm để tạo thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo có tên: “Đánh thức trái dừa”
Mô tả khái quát dự án
Sản phẩm sản xuât tại Bến Tre để thuận tiện hơn trong thu mua nguyên vật liệu, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các mặt hàng được sản xuất, trưng bày và bán ra:
Vật dụng trang trí nội thất
Vật dụng gia đình
Hàng lưu niệm
Trái dừa đôi các loại 45k/trái Uyên ương các loại 50K/chiếc
Con giống các loại: 35k/con
Trái dừa các loại: 30k/con Móc chìa khóa các loại: 10K/chiếc
Túi gáo dừa các loại: 90k/chiếc
Xe moto các loại 50k/ chiếc
Móc chìa khóa các loại: 10K/chiếc
Phụ kiện, trang sức:
Lọ hoa các loại: 70K/ chiếc
Dừa quả: 45K/chiếc
Đồng hồ quả dừa: 90K/chiếc Lồng đèn gáo dừa: 30K/chiếc
Gáo dừa: 15K/ chiếc Vật dụng nhà bếp các loại:
Đũa gỗ dừa: 20K/ túi Ấm chén: 200K/bộ
Các vật dụng trang trí khác: 50K/chiếc
Thuyền buồm: 200K/ chiếc
Phức lộc thọ bằng rễ cây dừa: 420K/ bộ
( Giá các sản phẩm đã bao gồm thuế VAT + bảo hiểm)
Vốn điều lệ: 500 triệu đồng
Phân tích thị trường:
Hiện các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa không chỉ khẳng định được chỗ đứng ở thị trường trong nước mà còn là mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tới nhiều quốc gia và ngày càng được ưu chuộng. Trong mấy năm gần đây, sản phẩm thủ công từ gỗ dừa đang và đã có chỗ đứng ở thị trường Việt Nam. Không chỉ xuất hiện ờ các khu du lịch, các khu quà lưu niệm, sản phẩm hiện đã có mặt ở nhiều nhà hàng dân tộc, khách sạn và được nhiều người ưu chuộng. Hơn nữa đã có nhiều bạn hàng xuất khẩu ở Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… mua với số lượng lớn. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trong đó chủ yếu là bát, đũa, đĩa … được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến năm 2006, con số đó là 50.000.000 sản phẩm. Đặc biệt, năm 2008 vừa qua, Tổng sản phẩm làm từ dừa đã xuất được hơn 800.000.000 sản phẩm cho các đối tác Trung Quốc, Đài Loan và Singapore. Đó là những con số đáng tự hào và minh chứng cho thấy sự phát triển của sản phẩm và sự ưu chuộng từ phía khách hàng. Ngày nay, những sản phẩm này không chỉ xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào mà còn xuất khẩu sang Mỹ, Pháp, Canada, Úc... Giá trị kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ dừa mang lại lợi ích ngày càng đáng kể cho người lao động như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần làm giàu cho quê hương.
PHÂN TÍCH NGUY CƠ RỦI RO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
Vốn và nguy cơ khắc phục về vốn
Để khắc phục điểm yếu về vốn chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Nhanh chóng khai thác thị trường nhằm có được nhiều khách hàng.
Trong quý đầu tiên, dự án mỹ nghệ dừa cho dù chưa phát sinh lợi nhuận cao nhưng bộ máy kinh doanh và điều hành phải chứng tỏ được sự hăng hái trong công việc, tôn trọng nhau và cùng có những sáng kiến mới
Tiến hành ký kết các hợp đồng khoán trọn gói với khách hàng để ứng tiền sản phẩm trong 2 tháng đầu cho dù phải chịu lỗ nhưng bù lại để có tài chính để nuôi sống bộ máy hoạt động.
Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Với ưu thế là mặt hàng mỹ nghệ dừa chưa có nhiều trên thị trường và sự khác biệt đặc trưng của mặt hàng này nên có thể nói đây là một trong những điểm mạnh của dự án
Trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại phần nào hỗ trợ sản xuất sản phẩm dễ dàng và thuận tiện hơn.
Với thị trường du lịch hàng năm có số lượng khách hàng ngày một tăng cao nên có thể nói đây là một thị trường rộng mở cho dự án
Các thành viên tham gia là những người khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ nhưng họ còn rất trẻ nên khả năng sáng tạo, nhiệt tình với công việc cao. Nhưng các thành viên này chưa nhiều kinh nghiệm, chuyên môn chưa sâu nên đó cũng là một nguy cơ dẫn đến thất bại của dự án.
Với ưu thế là sản phẩm còn khá mới mẻ trên thị trường nhưng cần không ngừng nâng cao sản phẩm, đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề cho lao động.
à Để khắc phục các nguy cơ khó khăn này, các thành viên cần hỗ trợ nhau tối đa bộ phận kinh doanh và thị trường của dự án trong việc giới thiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
à Xuất phát từ sự cạnh tranh chưa lành mạnh của một số cơ sở sản xuất, giá thành sản phẩm được đẩy xuống thấp hơn so với thị trường. Từ đó kéo theo chất lượng sản phẩm giảm. Những biểu hiện của các mặt hàng kém chất lượng như: nhanh chóng bị nấm móc, gãy đổ, bung, xúc... Hơn nữa, với tâm lý người mua chưa có kinh nghiệm, hoặc mua theo kiểu chụp giựt để khi xuất khẩu sẽ sinh lợi cao hẳn sẽ chọn hàng giá rẻ mà không quan tâm về độ bền, độ tinh xảo của sản phẩm. Chúng tôi thật sự lo ngại cho ngành sản xuất cũng như thị trường của ngành hàng này nếu tình trạng như thế kéo dài. Như vậy, cách duy nhất để thu hút và "giữ chân" khách hàng lâu dài của cơ sở là cùng chấp nhận bán với giá rẻ để tiêu thụ được hàng hóa nhưng cũng vừa cố gắng đảm bảo chất lượng hàng hóa để xây dựng uy tín và sáng tạo nhiều mẫu mới mang tính độc quyền của cơ sở nhằm hấp dẫn người mua.
àVề khách quan, việc khai thác các thứ phẩm từ dừa chưa theo quy hoạch nên cùng lúc không thể cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất ra số lượng sản phẩm cho các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, trong tương lai nguyên liệu sẽ không thiếu vì dừa đã qua rồi điệp khúc trồng-chặt bỏ. Bên cạnh đó cơ sở cần liên hệ và thu mua nguyên vật liệu từ những nhà máy sản xuất dừa quả đóng hộp để được cung ứng nguyên vật liệu với số lượng lớn và thường xuyên. Người lao động cần luôn luôn cập nhật mẫu mã, không ngừng nâng cao tay nghề trong ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Việc sản xuất không chỉ mỗi niềm đam mê là đủ mà cần đầu tư hơn về khả năng thương mại để kích thích hiệu quả kinh tế ngày càng vươn xa hơn.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC
Nhân sự trong việc quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở đều là những thanh niên trẻ và những người khuyết tật , kinh nghiệm làm việc chưa có và còn bị thiệt thòi nhiều mặt như trụ sở hoạt động, thời gian, thiết bị máy móc …
Khắc phục vấn đề này cần áp dụng các biện pháp:
Trong cơ sở, các thành viên có kinh nghiệm phải có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho các thành viên mới, ít kinh nghiệm để xúc tiến công việc quản lý, sản xuất tốt hơn.
Bộ phận tài chính sẽ tính toán và kết hợp với việc trang bị các trang thiết bị phục vụ cho công việc lâu dài sắp tới
MÔ TẢ DỰ ÁN
Bộ máy
Kế Toán trưởng
Thợ SX thủ công
Kế toán
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trưởng phòng
Kinh Doanh
Trợ lý
GIÁM ĐỐC
Thợ SX chi tiết
Kiểm hàng
Vận hành máy
PR sản phẩm
Nghiên cứu thị trường
Thiết kế sản phẩm
Marketing
Thợ Kỹ Thuật
- Bộ phận điều hành (Đứng đầu là giám đốc, phó giám đốc):
Ra quyết định cuối cũng cho những quyết định quan trọng của công ty
Điều hành sự hoạt động của dự án
Kiểm tra đột xuất các công việc của nhóm
Chủ trì các cuộc họp để nắm bắt, thống kê và tiến hành các hoạt động tiếp theo của công ty
- Bộ phận kế toán, tài chính và xử lý thông tin (Đứng đầu là kế toán trưởng):
Có sự am hiểu về kế toán, tài chính, vi tính
Nắm giữ nguồn thu chi của dự án mỹ nghệ
Báo cáo tài chính cho giám đốc vào cuối tuần và cuối tháng
Soạn thảo văn bản, các giấu tờ liên quan đến pháp luật, hợp đồng
Cập nhật thông tin và bài quảng cáo do bộ phận kinh doanh gửi
Đưa ra một số tham mưu cần thiết về tài chính cho công ty
- Bộ phận sản xuất, quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa: Ưu tiên những người khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, đặc biệt những người có kinh nghiệm muốn tìm một nghề để vượt khó, cải thiện đời sống. Người có tay nghề cao được trưng dụng
Tập trung chủ yếu vào sản xuất
Tổ chức họp giao ban định kỳ để phân công, điều hành công việc
Phân chia các tổ, nhóm trưởng để có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất các mặt hàng, các sản phẩm.
Bộ phận kinh doanh và quản lý thị trường:
Tìm hiểu và mở rộng thị trường
Soạn thảo các kế hoạch và báo cáo công việc hàng tuần, tháng
Quảng cáo sản phẩm rộng rãi bằng các phương thúc như trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi …
Xác định, tìm hiểu các đối tác kinh doanh đẻ tiến hành hợp tác phát triển.
Mô tả dự án
Bộ máy hoạt động:
Bộ phận phụ trách kế toán, tài chính, xử lý thông tin làm việc 8h/ngày
Bộ phận phụ trách sản xuất, quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa 8h/ngày
Bộ phận kinh doanh, thị trường 5h/ngày
Vốn đầu tư: 500 triệu đồng
Dự án thực hiện
Trong thời gian đầu, còn gặp nhiều khó khăn nên mặt hàng sản xuất chủ yếu là
Sau đó sẽ phát triển tiếp các mặt hàng chủ lực tiếp theo.
Thị trường chủ yếu là các khu du lịch: Nha Trang, Vũng Tàu, Thanh Hóa, Hạ Long … và xuất khẩu ra nước ngoài
PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH
- Đây là dự án quy mô vừa, vốn đầu tư không quá lớn
- Xây dựng bộ máy hoạt động
- Bắt đầu chạy dự án làm dừa và tiến hành công việc theo sự phân công
- Ngay sau khi dự án được thông qua, bộ phận kế toán, tài chính, thông tin sẽ cập nhật các tiến độ công việc hàng ngày.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Đối tượng khách hàng
Nhóm 1: các học sinh, sinh viên
Nhóm 2: các siêu thị, trưng bày sản phẩm mỹ nghệ
Nhóm 3: các doanh nghiệp chuyên buôn bán và cung cấp các sản phẩm mỹ nghệ
Nhóm 4: Xuất khẩu
Tầm nhìn ngắn
Mỹ nghệ dừa là một trong những ngành nghề không mới mẻ gì nhưng các loại sản phẩm về mặt hàng này chưa có đa dạng, chưa có phong phú và ít xuất hiện thị trường. Để đạt được điều này phần lớn đều phải dựa vào sự tự giác, nỗ lực cao của toàn thể thành viên tham gia vào dự án. Để được điều này dự án cần phải hoạt động mạnh mẽ trong hai đầu. Tuy làm mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng ngoài việc bán buôn sản phẩm còn làm các sản phẩm theo đơn đặt hàng và giao tận nhà. Nhờ có dịch vụ này, dự án sẽ tiếp tục được phát triển và sẽ kiệm được một số khách hàng tiềm năng để tìm kiểm vốn và tài chính để có thể đáp ứng phí vật liệu và bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
Tầm nhìn tương lai
- Sau 3 tháng, dự án có thể đáp ứng được một số kinh phí như: lương nhân viên, tiền hao phí vật liệu … Và tiếp tục duy trì được sự ổn định công ty sẽ nhắm mục tiêu hướng tới là:
Mở rộng ra và phát triển ngành nghề dừa
Đầu tư thêm cơ sở vật chất cho dự án
Mở rộng thêm thị trường và phát triển ổn định đội ngũ nhân viên
Thu hút thêm đối tượng khách hàng
KẾ HOẠCH KINH DOANH
Phân tích về ngành nghề
Sản xuất mỹ nghệ là một ngành không mới nhưng cũng đã góp phần đem lại một số lợi nhuận khá lớn. Hiện nay, trên đất nước Việt Nam đã có rất nhiều các công ty phân phối và sản xuất đồ mỹ nghê. Nhưng về mặt hàng mỹ nghệ dừa thì chưa có sự phát triển sâu sắc. Khu vực miền tây là một trong những nơi có tỷ lệ dừa cao nhất cả nước. Nhưng các mặt hàng mỹ nghệ dừa thì kém phong phú, mặt hàng mà công ty đưa ra góp phần tạo ra một thị trường mới và tạo ra sản phẩm mới. Một phần dự án không cần sự đầu tư vốn cao, chủ yếu là lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và lòng yêu mến nghề của công nhân
Kế hoạch ngắn hạn
Trong thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, cần tập trung về việc mở rộng thị trường và thực hiện bán lẻ các sản phẩm.
Nhờ vào các người thân, người quen biết và đặc biệt là nhờ vào mối quan hệ quen biết của các cổ động để tìm hiểu thị trường và để mở rộng sự quen biết
Kế hoạch dài hạn
Khuyến khích phong trào thiết kế và nâng cấp chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ một cách thường xuyên và có chiều sâu. Cụ thể như xây dựng đề án tổ chức thi thiết kế hàng năm, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ theo định kỳ, tổ chức cho các nghệ nhân và chuyên gia thiết kế học tập kinh nghiệm từ nước khác trong việc phát triển nghề thủ công truyền thống.
Mô hình kinh tế được nhân rộng rãi
Không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường sản phẩm
TÌm và thu hút đầu tư của các thi trường lớn
Có những sản phẩm tinh xảo, mẫu mã độc đáo để tăng sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác
Kế hoạch tài chính
Đầu tư cho dự án: 395 triệu
Máy sơ chế nguyên vật liệu: 70 triệu
Máy cắt nguyên liệu: 20 triệu
Máy móc khác( máy khắc, máy ép …): 20 triệu
Trang thiết bị như bạn ghế, đèn… : 15 triệu
Thuê chuyên gia, nghệ nhân đào tạo nhân công cơ bản: 50 triệu/ quý
Đặt cọc nhà xưởng: 70 triệu
Sửa nhà xưởng, lắp đặt: 50 triệu
Thành lập công ty, quảng cáo sản phẩm: 100 triệu
Chi phí dự phòng trong quá trình hoạt động: 105 triệu
VẬN HÀNH BỘ MÁY
Quy trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn nên bộ phận phụ trách sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được ưu tiên hơn về mọi mặt. Tiền lương cũng được tính trên đầu sản phẩm, số sản phẩm làm ra sẽ bị hạn chế bởi tính thẩm mĩ và chất lượng sản phẩm.
Bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp ngoài thị trường nên số tiền lương sẽ phụ thuộc vào kết quả bán được.
Xét theo tiêu chí phối hợp, 2 bộ phận này sẽ làm việc theo cơ chế sau: việc liên kết trực tiếp của 2 bộ phận để đáp ứng kịp theo nhu cầu thị trường. Để đảm bảo nguyên tắc kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, phải gửi báo cáo tình hình hoạt động của các bộ phân trực tiếp hàng tuần cho người quản lý.
DÒNG DOANH THU
Bảng lương
Tiêu thức
Tên
Số lượng
Mức lương
Tống lương
Điều hành
Giám đốc
Phó giám đốc
1
6.000.000
6.000.000
Trợ lý giám đốc
1
4.000.000
4.000.000
Tài chính
Kế toán
2
3.000.000
6.000.000
Kinh doanh
Thiết kế sản phẩm
2
5.000.000
10.000.000
PR sản phẩm
2
5.000.000
10.000.000
Nghiên cứu thị trường
1
5.000.000
5.000.000
Marketing
1
5.000.000
5.000.000
Sản xuất
Vận hành máy
5
3.000.000
15.000.000
Thợ sản xuất thủ công
20
3.000.000
60.000.000
Thợ sản xuất chi tiết, tinh xảo
15
5.000.000
75.000.000
Kiểm hàng
2
4 .000.000
8 .000.000
Bảo vệ
2
3.000.000
6.000.000
Tổng
210.000.000
Bảng thu chi định kỳ hàng tháng
STT
Thu
Chi
1
Các khoản thu
Số lượng tiêu thụ
Tổng tiền
Các khoản chi
Tổng tiền
2
Trái dừa đôi các loại (45k/trái)
200sp
9.000.000
Nhân công
210.000.000
3
Uyên ương các loại (50K/chiếc)
100sp
5.000.000
Thuê nhà xưởng 400m2 ( bao gồm cả điện nước)
20.000.000
4
Con giống các loại: (35k/con)
500sp
17.500.000
Nguyên vật liệu chính
30.000.000
5
Trái dừa các loại: (30k/con)
200sp
6.000.000
Nguyên vật liệu phụ
15.000.000
6
Móc chìa khóa các loại
(10K/chiếc)
9.000sp
90.000.000
Bao bì, mẫu mã
9.000.000
7
Túi gáo dừa các loại
(90k/chiếc)
600sp
54.000.000
Chi phí vận chuyển
30.000.000
8
Xe moto các loại
(50k/ chiếc)
200sp
10.000.000
Bảo hiểm cho công nhân gồm BHYT, BHXH
41.000.000
9
Thuyền buồm
(200K/ chiếc)
50sp
10.000.000
Chi phí cho ngoại giao và công tác phí
20.000.000
10
Phụ kiện, trang sức (20K/chiếc)
500sp
10.000.000
Bảo dưởng máy móc định kỳ
5.000.000
11
Lọ hoa các loại
(70K/ chiếc)
100sp
7.000.000
Chi phí phụ trội khác
3.000.000
12
Lồng đèn gáo dừa (30K/chiếc)
200
6.000.000
Lợi nhuận còn lại
36.000.000
13
Đồng hồ quả dừa
(90K/chiếc)
150sp
13.500.000
14
Gáo dừa
(15K/ chiếc)
5000sp
75.000.000
15
Vật dụng nhà bếp các loại
(20K/ chiếc)
500sp
10.000.000
16
Đũa gỗ dừa
(20K/ túi)
3000sp
60.000.000
17
Ấm chén
(200K/bộ)
100sp
20.000.000
18
Các vật dụng trang trí khác
(50K/chiếc)
100sp
5.000.000
19
Phức lộc thọ bằng rễ cây dừa
(570K/ bộ)
10sp
5.700.000
20
Tranh ghép gáo dừa nghệ thuật
3sp
15.000.000
21
Sạn gáo dừa bán làm bê tông
5.000.000
Tổng
Thu
419.000.000
Chi
419.000.000
Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Sử dụng tiết kiệm mức tối đa nguồn tài nguyên, vật liệu
Tận dụng được nguồn lực trẻ chưa có điều kiện phát triển
Tạo ra một nghề mới cho những người khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ
Tận dụng nguồn sức mạnh tập thể về tri thức, vốn và công sức.
Góp phần tạo điều kiện cho giới trẻ có cơ hội học tập, tìm kiếm kinh nghiệm
Góp phần vào mảng phát triển về thủ công mỹ nghệ để góp phần vào sự phát triển xã hội.
Bảo tồn nét đẹp văn hóa thiên nhiên đất nước
Giới thiệu và quảng cáo về đất nước, truyền thống, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_thuc_gao_dua_tom_tat_chi_tiet_29_05_3123.doc