Đề tài Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh

Tài liệu Đề tài Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM 15 Bảng 1.1. Toạ độ các điểm góc khu vực mỏ 16 Bảng 1.2. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án 17 Bảng 1.3. Bố trí lao động 19 Bảng 1.4. Các thông số trong biên giới khai trường 24 Bảng 1.5. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu I 25 Bảng 1.6. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu II 25 Bảng 1.7. Lịch khai thác mỏ đá sét theo thời gian 30 Bảng 1.8. Tổng hợp các thông số của HTKT 33 Bảng 1.9. Thông số kỹ thuật của máy xúc 35 Bảng 1.10. Tính năng kỹ thuật của máy gạt công suất 130CV 36 Bảng 1.11. Thiết bị phục vụ khai thác của dự án 40 Bảng 1.12. Tổng hợp công suất tiêu thụ điện 41 Bảng 1.12. Tiến độ thực hiện dự án 42 Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ của khu vực dự án 51 Bảng 2.2. Đặc trưng độ ẩm không khí khu vực Dự án 52 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tốc độ gió và hướng gió 53 Bảng 2.4. Một số cơn bão ảnh hưởng tại Thanh Hóa (1985-2007) 54 Bảng 2.5. Hệ sinh thái khu vực thực hiện dự ...

doc144 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM 15 Bảng 1.1. Toạ độ các điểm góc khu vực mỏ 16 Bảng 1.2. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án 17 Bảng 1.3. Bố trí lao động 19 Bảng 1.4. Các thông số trong biên giới khai trường 24 Bảng 1.5. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu I 25 Bảng 1.6. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu II 25 Bảng 1.7. Lịch khai thác mỏ đá sét theo thời gian 30 Bảng 1.8. Tổng hợp các thông số của HTKT 33 Bảng 1.9. Thông số kỹ thuật của máy xúc 35 Bảng 1.10. Tính năng kỹ thuật của máy gạt công suất 130CV 36 Bảng 1.11. Thiết bị phục vụ khai thác của dự án 40 Bảng 1.12. Tổng hợp công suất tiêu thụ điện 41 Bảng 1.12. Tiến độ thực hiện dự án 42 Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ của khu vực dự án 51 Bảng 2.2. Đặc trưng độ ẩm không khí khu vực Dự án 52 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tốc độ gió và hướng gió 53 Bảng 2.4. Một số cơn bão ảnh hưởng tại Thanh Hóa (1985-2007) 54 Bảng 2.5. Hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án 56 Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu không khí 57 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 57 Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 57 Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt 59 Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 59 Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu nước dưới đất 60 Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất 60 Bảng 2.13. Chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án 61 Bảng 3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản 69 Bảng 3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản 70 Bảng 3.3. Khối lượng bốc xúc vận chuyển 70 Bảng 3.4. Hệ số kể đến loại mặt đường - s 71 Bảng 3.5. Hệ số để kể đến kích thước bụi – k 71 Bảng 3.6. Nồng độ ô nhiễm bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, bốc xúc 73 Bảng 3.7. Hệ số phát thải đối với động cơ sử dụng dầu DO 73 Bảng 3.8. Dự báo lượng khí thải phát ra của các phương tiện thi công 74 Bảng 3.9. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách 75 Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 77 Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án (30 người) 77 Bảng 3.12. Thành phần rác thải sinh hoạt 79 Bảng 3.13. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công 79 Bảng 3.14. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác 81 Bảng 3.15. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác 82 Bảng 3.16. Hệ số tải lượng ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính 83 Bảng 3.17. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải, bụi do hoạt động vận tải 83 Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển trong khu vực 85 Bảng 3.19. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách 86 Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên hoạt động tại mỏ (59 người) 87 Bảng 3.21. Thành phần nước thải tại hồ lắng tại mỏ sét Long Giàn 88 Bảng 3.22. Thống kê thành phần CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án 90 Bảng 3.23. Bảng kiểm tra tác động trong quá khai thác mỏ 95 Bảng 3.24. Bảng ma trận tác động của quá trình khai thác mỏ đá sét 96 Bảng 3.25. Bảng tổng hợp các tác động 97 Bảng 4. 2. Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng 109 Bảng 4.3. Hiệu quả xử lý của hồ lắng với 2 chỉ tiêu là dầu mỡ và TSS 112 Bảng 5.1. Dự toán kinh phí các một số công trình BVMT 125 Bảng 5.2. Tổng hợp các tác động và biện pháp giảm thiểu 126 Bảng 5.3. Đơn giá một số chỉ tiêu phân tích môi trường 132 DANH MỤC HÌNH Hỉnh 1. Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ 18 Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ khai thác sét 30 Hình 1.1. Vị trí khu vực triển khai dự án 43 Hình 2.1. Hoa gió tổng hợp tại trạm Tỉnh Gia, Thanh Hóa (1990-2009) 53 Hình 4.1. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn 104 Hình 4.2. Thùng chứa rác thải 107 Hình 4.3. Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại mỏ 113 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động BTC : Bộ Tài Chính BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BXD : Bộ Xây dựng CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNVC : Công nhân viên chức CP : Cổ phần CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn Đ : Đất ĐTM : Đánh giá tác động GTGT : Giá trị gia tăng HTKT : Hệ thống khai thác KHQLMT : Kế hoạch quản lý môi trường KK : Không khí KT-XH : Kinh tế - Xã hội NM : Nước mặt NN : Nước ngầm NXB : Nhà xuất bản PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QĐ : Quyết định QLNN : Quản lý nhà nước SK : Sức khỏe TB : Trung bình TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TLGN : Thủy lực gầu ngược TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TW : Trung ương UB : Ủy ban UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc UBND : Ủy ban nhân dân VH : Văn hóa VHVN : Văn hóa văn nghệ WHO : Tổ chức Y tế Thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản MỞ ĐẦU Xuất xứ của dự án Với đường lối và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường Quốc tế. Bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tỉnh Thanh Hóa có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu đá sét cho sản xuất xi măng của Nhà máy xi măng Công Thanh, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh có chủ trương khai thác mỏ đá sét khu vực xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và khu vực xã Tân Trường huyện Tĩnh Gia làm nguyên liệu cho Nhà máy. Với mục tiêu tận dụng tài nguyên sẵn có ở địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của Nhà máy xi măng, đồng thời tạo thêm việc làm ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty. Mỏ đá nằm trong quy hoạch thăm dò và khai thác khoáng sản làm xi măng tại Việt Nam (Quyết định 1065/QĐ-TTg ngày 9/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020). Căn cứ vào quy mô, công suất và hình thức đầu tư, dự án Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Mục đích thành lập của Báo cáo ĐTM: + Trên cơ sở các biện pháp, công suất khai thác của dự án đầu tư, hiện trạng môi trường nền của khu mỏ, Báo cáo sẽ dự báo và đánh giá các tác động môi trường tiềm tàng chính của dự án lên môi trường xung quanh. + Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà dự án gây ra cho môi trường trong khu vực. + Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường, xử lý một cách hợp lý mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực dự án nói riêng, cũng như trong khu vực. + Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường cảnh quan khu mỏ sau khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ. Dự án Đầu tư khai thác đá sét cho Nhà máy xi măng Công Thanh là dự án mới. Công ty CP Xi măng Công Thanh là đơn vị phê duyệt dự án đầu tư. Dự án không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường Văn bản pháp luật Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (Luật số 52/2005/QH); Luật khoáng sản số 47/L/CTN được Quốc hội khóa 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 11, kỳ họp thứ 4, có hiệu lực ngày 01/07/2004; Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 của Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 6, ngày 25 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực ngày 1/07/2010. Nghị định 149/2007/NĐ-CP về khai thác và sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Khoáng sản và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khoáng sản; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 07/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2009, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; Thông tư số 05/2008/TT - BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004 ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004 ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất; Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ TNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006, về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần; Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường; Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 67/2008/BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; QCVN 02:2008/BCT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN; QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCXDVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng; QCVN 04:2009/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. Quyết định 3733:2002-QĐ-BYT của Bộ Y tế: Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động; QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; TCVN 5326:2008 – Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình cấp nước; TCXDVN 7957:2008 - Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế; Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo -Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập: Thuyết minh dự án: Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Tổng sơ đồ phát triển Ngành Khoáng sản Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến 2020. -Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: Cấp Nước. Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp (Tập 2), Trịnh Xuân Lai (2002), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên tại một số vùng trọng điểm, Lê Như Hùng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 1995. Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp & ứng dụng, 2000, Lê Trình, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. Giáo trình Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, 2005, Hồ Sỹ Giao, Hà Nội. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, 2002, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. Kiểm toán môi trường, 2006, Phạm Thị Việt Anh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Lựa chọn các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải phù hợp trong điều kiện Việt Nam, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc, 1998, Trần Hiếu Nhuệ, Hà Nội. Lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp, bền vững, Hội thảo Môi trường sức khỏe - Hiệu quả năng lượng trong xây dựng - biến đổi khí hậu, 2008, Nguyễn Việt Anh, Hà Nội. Môi trường không khí, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2003, Phạm Ngọc Đăng, Hà Nội. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 2-3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004, Trần Ngọc Chấn, Hà Nội. Sổ tay Xử lý nước (Tập 1 + 2), Trung tâm đào tạo ngành Nước và Môi trường, NXB Xây dựng, 1999, Hà Nội. Tài liệu hướng dẫn kiểm toán và giảm thiểu khí thải và chất thải công nghiệp, 1999, Cục Môi trường, Hà Nội. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây Dựng, 2000, Trịnh Xuân Lai, Hà Nội. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, 1999, Trần Hiếu Nhuệ, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội. Wastewater Engineering, Treatment and Reuse, George Tchobanoglous, Franklin L. Burton and H. David Stensel, McGaraw-Hill, 1991, New York. Xác định hệ số phát thải-Một chỉ số hữu ích phục vụ công tác quản lý môi trường, Nguyễn Xuân Trường, Xử lý chất thải hữu cơ, 2003, Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thị Thuỳ Dương, NXB Đại học Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Trần Đức Hạ, Hà Nội. Xử Lý Nước Thải, 1996, Hoàng Huệ, NXB Xây dựng, Hà Nội. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM -Phương pháp mạng lưới Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của Dự án và điều kiện tự nhiên, KT – XH tại vùng dự án để thiết lập một mạng lưới các tác động và hậu quả do các tác động đó tạo ra. Sơ đồ mạng lưới này nhằm định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các tác động của dự án. -Phương pháp lập bảng kiểm tra Dựa vào các hoạt động của dự án cũng như đặc điểm môi trường để xây dựng nên một bảng kiểm tra (check-list) nhằm xác định các tác động tiềm tàng và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu. -Phương pháp đánh giá nhanh Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất năm 1993 nhằm đánh giá nhanh tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, chất thải rắn và nước thải) do dự án tạo ra. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên Thế giới để xác định rõ các nguồn gây ô nhiễm. Tổ chức thức hiện ĐTM Chủ đầu tư: Công ty CP Xi măng Công Thanh Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long. Trụ sở chính: 26/1 ngõ Toàn Thắng, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội + Văn phòng: 59 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại: 0913.232.740/ 04.3.851.0480/ 04.22.422.104 + Giám đốc: Nguyễn Đắc Dương Danh sách thành viên tham gia lập ĐTM Bảng 1.Các cán bộ tham gia thực hiện ĐTM TT Họ và tên Trình độ Chuyên ngành/Chức vụ Cơ quan 1 Lương Tú Chinh - Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh 2 Nguyễn Đắc Dương Thạc sĩ Khoa học quản lý môi trường/Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Môi trường Thăng Long 3 Nguyễn Chí Công Kĩ sư Môi trường 4 Nguyễn Quốc Mạnh Cử nhân Môi trường 5 Vũ Đức Toàn Tiến sĩ Công nghệ môi trường 6 Nguyễn Kim Ngọc Kĩ sư Môi trường 7 Thái Thị Yến Kĩ sư Công nghệ Môi trường 8 Nhữ Thị Phương Thảo Kĩ sư Thủy văn – Môi trường 9 Nguyễn Hồng Quang PGS.Tiến sĩ Vật lý/Phó Viện trưởng Viện Vật lý-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 10 Ngô Trà Mai Tiến sĩ Khoa học môi trường Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa. - UBND tỉnh Thanh Hóa. - UBND huyện Như Thanh. - UBND huyện Tĩnh Gia. - UBND xã Thanh Kỳ - UBND xã Tân Trường. Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN Tên dự án Dự án Đầu tư khai thác đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy Xi măng Công Thanh Chủ dự án Công ty CP Xi măng Công Thanh - Đại diện: Ông Lương Tú Chinh Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: 52 Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP. HCM - Điện thoại: 08 - 39151606-07-08 Fax: 08 - 39151604-05 Vị trí địa lý của dự án Khu mỏ đá sét thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia và xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, nằm cạnh mỏ đá sét Thanh Kỳ. Xung quanh mỏ đá là các khu vực đất đồi trồng cây hàng năm và lâu năm. Trong khu vực dự án có đất ở nông thôn và các đất thuộc diện đền bù của 95 hộ. Số hộ di dời theo phương án đền bù là 30 hộ. Phương án đền bù, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng là một dự án riêng, không thuộc phạm vi của báo cáo ĐTM. Khu vực thực hiện dự án có các khe suối nhỏ, thời điểm khảo sát, đa số các khe khô cạn, một vài khe suối có lưu lượng rất nhỏ. Hồ Kim Giao nằm ở phía Đông Bắc, các khu mỏ sét II 300m. Từ mỏ theo đường liên xã, liên thôn tới mặt bằng Nhà máy khoảng 1,5 km. Mỏ có tổng diện tích khoảng 187.71 ha, mỏ được chia làm 2 khu. Khu 1 nằm ở phía Tây Bắc có diện tích 77 ha. Khu 2 nằm ở phía Đông Nam có diện tích 110.71 ha. Các khu được giới hạn bởi các điểm góc với toạ độ trên bản đồ 1:50000 và 1:5000 hệ VN 2000 trong bảng 1.1: Nhu cầu sử dụng đất được xác định cơ bản là 211,09 ha. Trong đó diện tích chiếm dụng của khai trường là 176,95ha, diện tích chiếm dụng bãi thải là 30,7ha, diện tích đất chiếm dụng cho các nhu cầu khác khoảng 3,44 ha. Bảng 1.1. Toạ độ các điểm góc khu vực mỏ Khu đá sét 1 Kinh tuyến 105° múi chiếu 3° Kinh tuyến 105° múi chiếu 6° TT Tên điểm X (m) Y (m) X (m) Y (m) 1 F 2143701.990 567425.340 2143058.815 567405.110 2 G 2144462.340 566265.750 2143818.937 566245.868 3 H 2143863.270 566187.810 2143220.047 566167.952 4 I 2143406.840 566614.650 2142763.754 566594.664 5 J 2143214.980 567065.850 2142571.951 567045.728 Khu đá sét 2 Kinh tuyến 105° múi chiếu 3° Kinh tuyến 105° múi chiếu 6° TT Tên điểm X (m) Y (m) X (m) Y (m) 1 A 2141887.456 568361.703 2141244.825 568341.192 2 B 2142692.867 567895.854 2142049.995 567875.483 3 C 2143340.105 567639.358 2142697.039 567619.064 4 D 2142788.913 567087.665 2142146.012 567067.537 5 E 2141358.640 567876.668 2140716.168 567856.303 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Nội dung chủ yếu của dự án Mục tiêu của dự án Chủ động nguồn nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh; Việc đầu tư mở các mỏ khai thác đá vôi, đá sét bên cạnh Nhà máy không những chủ động trong công tác quản lý cung cấp nguyên vật liệu cho Nhà máy mà còn có giá thành rẻ do cự ly vận tải ngắn, giảm được chi phí đầu vào cho mỗi tấn xi măng so với nhập khẩu hoặc do các đơn vị khác trong nước cung cấp. Quy mô khai thác của mỏ được xác định trên cơ sở công suất của Nhà máy xi măng Công Thanh với công suất 3.750.000 tấn clinke/năm. Hình thức đầu tư và quản lý dự án Đây là dự án đầu tư mới 100%. Vốn đầu tư: 100% vốn trong nước. Hình thức quản lý dự án: Công ty CP Xi măng Công Thanh là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Bảng 1.2. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án TT Các chỉ tiêu chủ yếu Giá trị trước thuế Thuế GTGT Giá trị sau thuế I Tổng mức đầu tư 72.881.034.414 2.875.804.140 75.696.382.554 1 Chi phí xây dựng 2.356.727.000 235.673.000 2.537.440.000 2 Chi phí thiết bị 21.475.234.000 2.147.523.400 23.622.757.400 3 Chi phí đền bù GPMB và tái định cư 37.145.903.890 - 37.145.903.890 4 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 2.311.708.000 231.171.000 2.542.879.000 5 Vốn lưu động 1.889.664.000 - 1.889.664.000 6 Lãi vay giai đoạn XDCB 1.372.840.235 - 1.372.840.235 7 Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường 5.753.597.535 237.669.764 5.986.270.935 8 Chi phí khác 575.359.754 23.766.976 598.627.094 II Nguồn vốn 75.696.382.554 - 75.696.382.554 1 Vốn lưu động 1.889.664.000 - 1.889.664.000 2 Lãi vay XDCB 1.372.840.235 - 1.372.840.235 3 Vốn cố định 72.433.878.319 - 72.433.878.319 - Vốn chủ sở hữu (30%) 21.730.163.496 - 21.730.163.496 - Vốn vay (70%) 50.703.714.823 - 50.703.714.823 (Nguồn: Thuyết minh dự án) 1.4.3.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Tổ chức quản lý Mỏ sét là một đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty Xi măng Công Thanh. Mỏ được tổ chức với mô hình là một phân xưởng sản xuất, gồm 2 bộ phận: Bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất. Công ty CP Xi măng Công Thanh Giám đốc mỏ P.Giám đốc mỏ Phòng KT-TV Phòng KT-KH P. Hành chính Tổ sửa chữa Tổ khai thác Tổ vận tải a. Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ được xác định như sau: Hỉnh 1. Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ b.Bố trí lao động Bảng 1.3. Bố trí lao động TT Chức danh Số thiết bị, chiếc Ca máy trong ngày Số người 1ca /1máy Số người làm việc trong ngày Số người có mặt trong năm A Bộ phận quản lý - - - 16 16 1 Giám đốc - - - 1 1 2 Phó giám đốc - - - 1 1 3 Kỹ thuật - Kế hoạch - - - 5 5 4 Hành chính, bảo vệ - - - 4 4 5 Kế toán - Tài vụ - - - 3 3 6 Y tá - - - 2 2 B Bộ phận sản xuất - - - 37 43 1 Công nhân máy xúc TLGN 3 2 1 6 7 2 Công nhân lái ôtô 11 2 1 22 25 3 Công nhân lái máy gạt 2 2 1 4 5 4 Thợ sửa chữa - - - 5 6 C Cộng - - - 53 59 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Tổ chức xây dựng Công tác thi công các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ công tác khai thác mỏ sẽ được tiến hành sau khi Dự án đầu tư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, và các bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt. Tổ chức công tác xây dựng cần: - Thành lập đơn vị quản lý công trình; - Thiết kế bản vẽ thi công khai thác mỏ đá sét; - Lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực hoặc chủ đầu tư tự thi công; - Ưu tiên về thời gian thực hiện công trình nhằm đáp ứng tiến độ của dự án để đưa công trình vào sản xuất; 1.4.4. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ 1.4.4.1.Chế độ làm việc Chế độ làm việc của mỏ phù hợp với chế độ làm việc của Nhà máy xi măng. Chế độ làm việc của mỏ có tính đến những ngày nghỉ chế độ và điều kiện thời tiết của khu vực. Chế độ làm việc của mỏ qui định như sau: - Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày; - Số ca làm việc trong ngày: 2 ca; - Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ. 1.4.4.2. Công suất của mỏ Công suất mỏ được xác định trên cơ sở nhu cầu đá sét để sản xuất xi măng của Công ty CP Xi măng Công Thanh (12.500 tấn clinke/ngày, 3.750.000 tấn clinke/năm). Công suất mỏ tính theo công thức: A = 3.750.000 x μ x 1,05 tấn/năm; Trong đó: + A: Công suất khai thác của mỏ, tấn/năm; + μ: Chỉ tiêu đá sét đã đập nghiền cho sản xuất 1 tấn clinke, tấn/tấn (theo báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng nguyên liệu để sản xuất xi măng – Dự án Nhà máy xi măng Công Thanh do Viện Vật liệu tiến hành cho kết quả tiêu hao nguyên liệu sét ở trạng thái khô cho 1 tấn clinke là 0,28 tấn; do vậy chỉ tiêu sét nguyên khai sẽ là μ = 0,28/(1-ω), ω: độ ẩm tự nhiên của sét nguyên liệu); + 1,05: Hệ số kể đến mất mát trong quá trình đập nghiền, vận chuyển sét. Do mỏ gồm 02 khu có những đặc điểm khác nhau, vì vậy chỉ tiêu tính công suất mỏ nguyên khai của từng khu cũng có sự khác nhau. Cụ thể: - Công suất mỏ khi khai thác khu I: ωtt = 16,27%, λtt = 2,12 tấn/m3. Thay số ta có A = 3.750.000 x 0,334 x 1,05 = 1.315.125 tấn/năm; hay 620.342 m3/năm đá sét nguyên khai. - Công suất mỏ khi khai thác khu II: ωtt = 21,71%, λtt = 2,04 tấn/m3. Thay số ta có A = 3.750.000 x 0,358 x 1,05 = 1.408.050 tấn/năm; hay 690.220 m3/năm đá sét nguyên khai. 1.4.4.3. Tuổi thỏ mỏ Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức: Tuổi thọ mỏ: T = txd + tsx1 + t sx2 + tc, năm Trong đó: txd: Thời gian xây dựng mỏ dự kiến 0,5 năm (6 tháng); tsx1 : Thời gian mỏ khai thác ổn định theo công suất thiết kế tại khu I; tc: Thời gian đóng cửa mỏ 1,0 năm; , (năm) tsx2 : Thời gian mỏ khai thác ổn định theo công suất thiết kế tại khu II; , (năm) Vậy tuổi thọ của mỏ là: T = 0,5 + 23,17 + 18,25 + 1,0 = 42,92 (năm). 1.4.5.Các hạng mục công trình của dự án Các hạng mục công trình chính - Khai trường khai thác đá sét: bao gồm các tầng và mặt tầng đã kết thúc khai thác. Tổng diện tích cả 02 khu là 176,95 ha; - Bãi thải đất đá không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu diện tích 30,7 ha; - Hồ lắng được bố trí phía Tây khu I, diện tích 1,44 ha; - Nhà điều hành công trường được xây dựng trên khu vực bố trí trạm đập sét tại cốt +180m. - Khu văn phòng của mỏ được đặt trong khuôn viên Nhà máy. Vị trí được thể hiện trong bản đồ Kết thúc xây dựng cơ bản, phụ lục kèm theo. * Khu nhà điều hành mỏ được xây dựng bao gồm các hạng mục công trình sau: Nhà hành chính gồm 5 gian nhà cấp 4 mái lợp tôn, trần nhựa chia làm 3 phòng: Phòng Giám đốc mỏ diện tích 36m2. Phòng Kế toán hành chính diện tích 28m2. Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch, phòng họp giao ca diện tích 84m2 Nhà ăn ca phục vụ cán bộ công nhân viên mỏ gồm 4 gian nhà cấp 4 mái lợp tôn, trần nhựa chia làm 2 phòng: Phòng bếp diện tích 28m2. Phòng ăn 70 chỗ diện tích 86m2. Nhà xưởng và kho sử dụng nhà khung thép tiền chế diện tích 130m2. Khu vực sân bãi để thiết bị; * Nhà kho và nhà xưởng. Các hạng mục này sẽ được tiến hành xây dựng sau khi bản vẽ thi công được thiết kế và phê duyệt. 1.4.5.2. Các hạng mục phụ trợ a. Đường ôtô: - Đường vận tải phục vụ ôtô 15 tấn được xây dựng nối liền khu Nhà máy và khu trạm đập, khai trường khai thác; - Đường vận tải ngoài ranh giới mỏ và diện tích cho các nhu cầu khác khoảng 2 ha. b. Cung cấp điện: Mỏ chủ yếu dùng các thiết bị chạy dầu Diezen, do vậy công tác cung cấp điện cho mỏ chủ yếu là chiếu sáng và sửa chữa nhỏ. Biện pháp cung cấp điện cho mỏ được cấp từ trạm biến áp của khu vực trạm đập sét. Với công suất điện 47,7 KVA, trạm biến áp của khu vực trạm đập sét hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu. *Khai trường: Trên khai trường sử dụng 3 cột đèn di động, mỗi cột treo 2 đèn halogen 300w. Thân cột làm bằng thép ống f100 và f60 lồng vào nhau cao 6m. Trên cột có hộp điện bằng tôn kín lắp 2 át-tô-mát 16A điều khiển riêng từng đèn. *Sân công nghiệp: Cáp điện cho mỗi cột dùng loại 3x4mm rải trên nền di động theo cột.Các cột được tiếp đất bằng hố tiếp đất trên khai trường với điện trở Rtđ < 10 W. Sử dụng 4 cột đèn TNCA 220V-250W để chiếu sáng. Cột đèn thép bát giác bắt lên nền bằng bu-lông. Cáp ra đèn treo trên dây thép. c.Thông tin liên lạc Khi mỏ đá sét đi vào hoạt động sẽ đầu tư hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và hệ thống liên lạc ra bên ngoài khu vực mỏ. Tại địa bàn hai xã Thanh Kỳ và Tân Trường hiện nay hệ thống viễn thông bao gồm cả hệ thống điện thoại cố định và di động đều đã được phủ sóng và hoạt động tốt. Do vậy, khi đầu tư hệ thống thông tin liên lạc cho mỏ là khá thuận lợi. Hệ thống điện thoại cố định đã được kéo từ các trạm của ngành viễn thông về đến thôn xóm của hai xã Thanh Kỳ và Tân Trường hệ thống đường dây này cách mỏ khoảng 1.500m. Hệ thống viễn thông di động của mỏ đá sét dự kiến sử dụng mạng thông tin của ngành bưu điện. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư Mỏ đá sét nguyên liệu xi măng thuộc 02 huyện Như Thanh và Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, diện tích chiếm đất của khu mỏ bao gồm diện tích khai trường, diện tích đất làm mặt bằng khu công nghiệp, bãi thải. Trong đó diện tích khai trường khai thác là đất đồi trên đó là diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm (keo là chàm, bạch đàn, lim, lát), đất rừng tái sinh và đất ở nông thôn. Do vậy, khối lượng giải phóng mặt bằng khi xây dựng mỏ bao gồm đền bù đất và cây trồng và di dời các hộ dân nằm trong diện tích hoạt động của dự án. Dự án đền bù, di dân, tái định cư là một dự án riêng, không thuộc phạm vi đánh giá tác động môi trường của báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng đá sét làm nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh. Để dự án có thể sớm được triển khai, Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh đồng thời tiến hành làm thủ tục xin cấp mỏ và triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Theo kết quả của Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khai thác mỏ đá sét phục vụ nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh có 95 hộ bị ảnh hưởng. Số hộ phải di dời đến nơi ở mới là 30 hộ, và một số hộ dân được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Vì vậy phương án đền bù giải phóng mặt bằng mỏ đá sét bao gồm đền bù cây cối của các hộ dân, diện tích ảnh hưởng, các hộ dân phải di dời trong diện tích chiếm dụng đất của mỏ. Để góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như thực hiện chính sách sử dụng nguồn lao động tại chỗ, các hộ dân có đất trong khu vực giải phóng mặt bằng, sau khi trao đất cho Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh sử dụng, nếu có nhu cầu lao động tại mỏ Công ty sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể làm việc tại mỏ. Sau khi Dự án được các cơ quan chức năng phê duyệt Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Vì diện tích chiếm dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ tương đối lớn, nên sau khi Dự án được phê duyệt sẽ tiến hành lập chi tiết kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng từng hạng mục để thuận tiện trong công tác thi công. Giải pháp kỹ thuật công nghệ Biên giới và trữ lượng khai trường Khi xác định biên giới mỏ, thiết kế dựa vào các căn cứ sau: - Diện tích mỏ được cấp phép thăm dò; - Cao độ đáy thấp nhất tính trữ lượng cốt +40m; - Tính chất cơ lý của đất đá trong khu vực mỏ. Từ các căn cứ trên, xác định các thông số trong biên giới của khai trường như sau: Bảng 1.4. Các thông số trong biên giới khai trường TT Nội dung Đơn vị Khu I Khu II 1 Cao độ đáy thấp nhất của khai trường m +155 +40 2 Chiều dài khai trường trên bình đồ m 1.320 1.600 3 Chiều rộng khai trường trên bình đồ m 630 660 4 Góc dốc bờ mỏ khai khai thác độ 43-45 43-45 5 Chiều cao tầng kết thúc m 10 10 6 Góc dốc tầng khi khai thác độ 55 55 7 Chiều rộng mặt tầng kết thúc m 5,8 5,8 8 Diện tích khai trường trên bình đồ ha 69,0 107,95 9 Tổng khối xúc bốc Nghìn.m3 18.122,6 13.518,8 - Đất đá thải Nghìn.m3 3.746,5 924,1 - Trữ lượng đá sét nguyên liệu Nghìn.m3 14.376,1 12.594,7 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Trữ lượng khai trường Trữ lượng của khai trường được tính toán trên cơ sở các mặt cắt tính trữ lượng trong biên giới khai trường đã khoanh định. Do mỏ gồm 02 khu có những đặc điểm khác nhau, do vậy khi tính toán khối lượng mỏ sẽ tính riêng cho từng khu. Kết quả tính trữ lượng của các khai trường được trình bày trong bảng 1.5 Bảng 1.5. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu I Tầng (m) Đá kẹp (m3) Đá sét Dung trọng TB (tấn/m3) Độ ẩm TB ω (%) Tổng khối (m3) (m3) (tấn) 360-350 10067 16400 34768 2,12 16,27 26467 350-340 20733 66800 141616 2,12 16,27 87533 340-330 37519 123553 261932 2,12 16,27 161072 330-320 134392 371212 786968 2,12 16,27 505603 320 -310 305886 776172 1645485 2,12 16,27 1082058 310 -300 343059 1265321 2682480 2,12 16,27 1608380 300- 290 463816 1497848 3175439 2,12 16,27 1961665 290 -280 392544 1465413 3106676 2,12 16,27 1857957 280- 270 374164 1611433 3416238 2,12 16,27 1985597 270 -260 331805 1656582 3511954 2,12 16,27 1988387 260 -250 275162 1395789 2959072 2,12 16,27 1670950 250 -240 257680 1042838 2210818 2,12 16,27 1300519 240 -230 220776 795360 1686164 2,12 16,27 1016136 230 -220 190890 682238 1446345 2,12 16,27 873128 220 -210 166837 459593 974336 2,12 16,27 626430 210 -200 73205 377787 800909 2,12 16,27 450992 200 -190 50915 341960 724955 2,12 16,27 392875 190 -180 49823 216406 458782 2,12 16,27 266229 180 -170 24468 134825 285829 2,12 16,27 159293 170 -160 19467 59633 126423 2,12 16,27 79100 160 -150 3347 18933 40139 2,12 16,27 22280 Tổng 3746555 14376096 30477328 - - 18122651 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Ghi chú: (TB: Trung bình) Bảng 1.6. Trữ lượng trong biên giới khai trường thuộc khu II Tầng Đá kẹp (m3) Đá sét Dung trọng TB (tấn/m3) Độ ẩm TB ω (%) Tổng khối (m3) (m3) (tấn) 350-340 0 1667 3401 2,04 21,71 1667 340-330 3200 39800 81192 2,04 21,71 43000 330-320 1200 79533 162247 2,04 21,71 80733 320 -310 1333 119667 244121 2,04 21,71 121000 310 -300 3333 151400 308856 2,04 21,71 154733 300- 290 11667 200400 408816 2,04 21,71 212067 290 -280 16800 200133 408271 2,04 21,71 216933 280- 270 18667 172067 351017 2,04 21,71 190734 270 -260 10933 257474 525247 2,04 21,71 268407 260 -250 21611 556146 1134538 2,04 21,71 577757 250 -240 113254 780633 1592491 2,04 21,71 893887 240 -230 105259 799129 1630223 2,04 21,71 904388 230 -220 64637 714153 1456872 2,04 21,71 778790 220 -210 65985 787345 1606184 2,04 21,71 853330 210 -200 36856 548679 1119305 2,04 21,71 585535 200 -190 21277 436856 891186 2,04 21,71 458133 190 -180 11255 330437 674091 2,04 21,71 341692 180 -170 16355 570078 1162959 2,04 21,71 586433 170 -160 46410 918691 1874130 2,04 21,71 965101 160 -150 25858 534110 1089584 2,04 21,71 559968 150-140 29474 351616 717297 2,04 21,71 381090 140-130 11733 304934 622065 2.04 21.71 316667 130-120 16615 467396 953488 2,04 21,71 484011 120-110 14910 429941 877080 2,04 21,71 444851 110-100 17189 302619 617343 2,04 21,71 319808 100-90 7156 179736 366661 2,04 21,71 186892 90-80 30218 382693 780694 2,04 21,71 412911 80-70 82324 852253 1738596 2,04 21,71 934577 70-60 70956 801170 1634387 2,04 21,71 872126 60-50 38879 260810 532052 2,04 21,71 299689 50-40 8733 63133 128791 2,04 21,71 71866 Tổng 924077 12594699 25693185 - - 13518776 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Ghi chú: (TB: Trung bình) Khối lượng mỏ trong biên giới khai trường 02 khu vực là: + Khu I trữ lượng sét nguyên liệu 30.477.328 tấn. Dung trọng trung bình là 2,12 tấn/m3. Độ ẩm trung bình là: 16,27%. Đất đá kẹp không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu là: 3.746.555 m3. + Khu II trữ lượng sét nguyên liệu 25.693.185 tấn. Dung trọng trung bình là 2,04 tấn/m3. Độ ẩm trung bình là: 20,71%. Đất đá kẹp không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu là: 924.077 m3. Quá trình khai thác, việc tác bỏ lớp đất đá kẹp rất khó khăn, mặt khác việc không tách bỏ cũng không làm nhiễm bẩn đá sét sạch nên được đưa chung vào với đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Mặt khác, lượng đất đá kẹp cũng được đưa ra bãi thải của dự án. Mở mỏ, trình tự và hệ thống khai thác a.Vị trí mở mỏ Với công suất dự kiến khai thác là 1.315.125 ÷ 1.408.050 tấn/năm tương ứng 620.342 ÷ 690.221 m3/năm, có thể coi đây là mỏ có công suất khai thác thuộc loại lớn đối với mỏ sét xi măng. Vị trí trạm đập sét đã được xác định, đặc điểm địa hình và địa thế nằm thân khoáng sản, công suất mỏ và dự kiến hệ thống khai thác áp dụng, vị trí mở mỏ được chọn. Ngoài ra, phương án mở mỏ này còn được sử dụng chung cơ sở hạ tầng xung quanh mặt bằng xưởng đập. Trên cơ sở đó vị trí mở mỏ được xác định tại trung tâm khu I tại cao độ +330m (khu vực cấp trữ lượng 2-121, 1-121). b.Hình thức hào mở mỏ và công tác xây dựng cơ bản mỏ Căn cứ vị trí mở mỏ đã chọn, hệ thống khai thác áp dụng, điều kiện địa hình thực tế của khu vực khai thác mỏ, hào mở mỏ là hệ thống các hào hoàn chỉnh và bán hoàn chỉnh chạy trong biên giới khai trường nối liền khu vực mặt bằng xưởng đập và vị trí khai thác đầu tiên. Nội dung của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) mỏ bao gồm: - Đào hào mở mỏ (làm đường mở mỏ từ cốt +180m lên cốt +330m); - Tạo vị trí khai thác đầu tiên tại cốt +330m; - Xây dựng hồ lắng. c.Khối lượng và biện pháp thi công các hạng mục xây dựng cơ bản Đường mở mỏ từ cốt +180m lên cốt +330m - Mục đích nối khu vực khai trường và khu trạm đập sét, quy mô tuyến đường 2 làn xe chạy, chiều dài tuyến là 1612,2m, chiều rộng mặt đường 9,5m; độ dốc dọc trung bình id = 9,3%. - Biện pháp thi công: Đây có thể coi là hạng mục quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình mở mỏ. Sau khi tuyến đường được thiết kế sẽ tiến hành phóng tuyến ra ngoài thực địa, mốc tim tuyến và mốc hai biên của taluy đường được cắm bằng máy trắc địa, sau đó sẽ tiến hành phát quang cây cối. Khối lượng đào nền đường sẽ được thi công bằng máy xúc thủy lực gầu ngược (TLGN) kết hợp máy gạt và phương tiện vận chuyển bằng ôtô. Khối lượng thi công bao gồm: + Khối lượng đào: 58.998 m3 Trong đó: Khối lượng đào nền: 53.404 m3, Khối lượng đào rãnh: 516 m3, Khối lượng đào khuôn đường: 5.078 m3. Tạo vị trí khai thác đầu tiên tại cốt +330 m - Mục đích: Tạo diện cho các thiết bị khai thác tập kết đồng thời thuận tiện trong quá trình khai thác cũng như vận tải đá sét về trạm đập sét có hiệu quả, ta xây dựng vị trí khai thác đầu tiên tại cốt +330 m; - Biện pháp thi công: Sau khi thi công xong tuyến đường mở mỏ lên cốt +330m, tiến hành thi công tạo diện khai thác đầu tiên bằng máy xúc TLGN kết hợp với máy gạt và phương tiện vận chuyển ô tô. Diện tích thi công 4.100 m2, khối lượng đào: 21.861 m3. Xây dựng hồ lắng Mục đích thu gom nước khu vực khai trường sau đó xử lý trước khi thải ra môi trường, dung tích hồ chứa = 72.250 m3, khối lượng đào = 7.225 m3 khối lượng đắp bờ l = 2.790 m3. (Nguồn: Thuyết minh dự án.) c.Trình tự khai thác Với đặc thù mỏ đá sét nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy xi măng bao gồm 02 khu. Trên cở sở địa hình thực tế của mỏ, trình tự khai thác dự kiến được tiến hành như sau: Sau khi kết thúc xây dựng cơ bản diện khai thác được hình thành tại cốt +330m (khu I), các năm khai thác sẽ tiến hành khai thác đá sét theo lớp bằng từ trên xuống dưới bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngược kết hợp hình thức vận tải bằng ôtô. Trong quá trình khai thác đồng thời phải tiến hành bóc đất phủ và loại bỏ đá kẹp. Để thuận tiện trong khai thác, đất phủ sẽ được bóc vượt trước khi khai thác bằng máy gạt kết hợp máy xúc, xúc lên phương tiện vận tải, đất đá kẹp sẽ được loại bỏ trong quá trình khai thác đá sét nguyên liệu. Năm khai thác thứ 1 công suất đạt 100% công suất thiết kế (tương ứng 1.315.125 tấn sét nguyên khai, độ ẩm 16,27%). Sét nguyên liệu được khai thác chủ yếu tại khối trữ lượng 2.121 từ đỉnh cao nhất cốt +350m xuống cốt +320m, và 1 phần xuống cốt +310m. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 23 của dự án, sản lượng sét nguyên liệu được khai thác ổn định tại khu I. Đến năm khai thác thứ 24 tiếp tục khai thác phần còn lại của khu I, đồng thời xây dựng cơ bản khu II. + Khối lượng khai thác còn lại của khu I: Đá sét nguyên liệu 229.450 tấn Sét nguyên khai độ ẩm 16,27% Đất đá kẹp là 28.809 m3; + Khối lượng khai thác của khu II: Đá sét nguyên liệu: 1.162.832 tấn. Sét nguyên khai độ ẩm 21,71%, Đất đá kẹp là 19.333 m3. Đá sét được vận chuyển về trạm đập sét, đất đá kẹp được vận chuyển ra bãi thải ngoài phía Tây Bắc khai trường khu II. Từ năm thứ khai thác thứ 25 cho tới khi kết thúc khai thác mỏ sẽ tiến hành khai thác tại khu II, sản lượng sét nguyên khai hàng năm = 1.408.050 tấn, độ ẩm 21,71%. Đá sét được vận chuyển về trạm đập sét, đất đá kẹp được vận chuyển ra bãi thải ngoài phía Tây Bắc khai trường khu II. + Khu 1 khai thác đến cốt + 160 + Khu 2 khai thác đến cốt + 40 Làm đường lên mỏ Xây dựng các hạng mục phụ trợ Bóc tầng phủ chuẩn bị khai trường Xúc chuyển – Vận tải Vận chuyển tới Nhà máy Xi măng Công Thanh Tận thu đất phủ làm vật liệu san lấp Bụi, Ồn, CTR, Khí thải Bụi, khí thải Ồn Bãi thải Thay đổi cảnh quan địa hình Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ khai thác sét d.Lịch khai thác Trên cơ sở trữ lượng đã được phê duyệt, trữ lượng mỏ tính toán trong biên giới khai trường, công suất mỏ đã lựa chọn. Lịch khai thác theo các năm thể hiện ở bảng 1.7: Bảng 1.7. Lịch khai thác mỏ đá sét theo thời gian TT Đá kẹp (m3) Sét nguyên liệu Tổng khối lượng (m3) (tấn) (m3) Năm 1 218005 620342 1315125 838347 Năm 2 217944 620342 1315125 838286 Năm 3 209872 620342 1315125 830214 Năm 4 164668 620342 1315125 785010 Năm 5 189588 620342 1315125 809930 Năm 6 189237 620342 1315125 809579 Năm 7 185040 620342 1315125 805382 Năm 8 166831 620342 1315125 787173 Năm 9 166831 620342 1315125 787173 Năm 10 149666 620342 1315125 770008 Năm 11 145924 620342 1315125 766266 Năm 12 144935 620342 1315125 765277 Năm 13 119450 620342 1315125 739792 Năm 14 116795 620342 1315125 737137 Năm 15 111748 620342 1315125 732090 Năm 16 125198 620342 1315125 745540 Năm 17 140854 620342 1315125 761196 Năm 18 147393 620342 1315125 767735 Năm 19 169314 620342 1315125 789656 Năm 20 183755 620342 1315125 804097 Năm 21 178864 620342 1315125 799206 Năm 22 162987 620342 1315125 783329 Năm 23 112847 620342 1315125 733189 Năm 24 48142 678246 1392282 726388 Năm 25 49961 690220 1408050 740181 Năm 26 42101 690221 1408050 732322 Năm 27 101129 690221 1408050 791350 Năm 28 94733 690221 1408050 784954 Năm 29 59466 690221 1408050 749687 Năm 30 57959 690220 1408050 748179 KL N1-30 4171237 19087436 40088457 23258673 Năm 31 46367 690221 1408050 736588 Năm 32 32842 690221 1408050 723063 Năm 33 21587 690220 1408050 711807 Năm 34 34752 690221 1408050 724973 Năm 35 33074 690220 1408050 723294 Năm 36 42620 690221 1408050 732841 Năm 37 31207 690221 1408050 721428 Năm 38 25478 690220 1408050 715698 Năm 39 59389 690221 1408050 749610 Năm 40 64154 690220 1408050 754374 Năm 41 64201 690221 1408050 754422 KT vét 43724 290933 593503 334657 Tổng 4670632 26970796 56170510 87811938 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Hệ thống khai thác Hệ thống khai thác được áp dụng đối với mỏ đá sét là hệ thống khai thác theo lớp bằng xúc trực tiếp lên phương tiện vận chuyển bằng ôtô, có sự hỗ trợ của thiết bị san ủi. a.Chiều cao tầng khai thác (hkt,m) Chiều cao tầng công tác phụ thuộc vào thiết bị xúc bốc và tính chất cơ lý của đất sét. Tầng cao quá sẽ không an toàn, thấp quá sẽ làm giảm năng suất của thiết bị xúc bốc. Khi dùng máy xúc gầu thuận hoặc gầu ngược xúc trực tiếp đất sét không phải nổ mìn, chiều cao tầng không được vượt quá chiều cao xúc tối đa của máy xúc ( h ≤ Hxmax). (QCVN 04:2009/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên). Trường hợp khai thác mỏ đá sét đất, đá sét xúc trực tiếp bằng máy xúc TLGN, thiết bị sử dụng có chiều cao xúc lớn nhất 11m, thiết kế chọn chiều cao tầng từ hkt: 5-10m. Khi xúc tầng 10m thì chia thành phân tầng với chiều cao mỗi phân tầng là 5m. b.Chiều cao tầng kết thúc (Hkt,m) Chiều cao tầng kết thúc lựa chọn phù hợp với tính chất cơ lý của đất đá, đảm bảo ổn định bờ mỏ sau khi kết thúc khai thác. Chiều cao tầng kết thúc được lựa chọn là Hkt = 5m. c.Góc nghiêng sườn tầng khai thác (ak, độ) Để phù hợp với đặc tính cơ lý đất đá của mỏ, và phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị sử dụng, do đó góc nghiêng sườn tầng khai thác chọn ak = 600. d.Góc nghiêng sườn tầng kết thúc (akt, độ) Góc nghiêng sườn tầng kết thúc được chọn phù hợp với tính chất cơ lý của đất đá của mỏ, đồng thời phù hợp với TCVN 5178: 2004- Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên. Do vậy chọn akt = 550. e.Chiều rộng bề mặt công tác tối thiểu (Bmin, m) Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu phải đảm bảo cho các thiết bị xúc bốc, vận tải hoạt động an toàn và có năng suất cao. Thiết bị khai thác trên mặt tầng của mỏ khi khai thác lớp bằng là: máy xúc thuỷ lực, ôtô và máy gạt. Mặt tầng công tác tối thiểu Bmin = 23,7m. f.Góc nghiêng bờ công tác (jct, độ) Với HTKT lớp bằng góc bờ công tác là: jct = 00 g.Góc nghiêng bờ kết thúc (gkt, độ) Trên cơ sở các thông số của HTKT đã lựa chọn, góc nghiêng bờ mỏ khi kết thúc lớn nhất là: gkt = 350 h.Chiều rộng mặt tầng kết thúc (bv, m) Với HTKT lớp bằng chiều rộng mặt tầng kết thúc là 3,6m. i.Chiều dài tuyến công tác trên tầng (Lct, m) Tuyến công tác trên tầng bao gồm các khu vực: - Khu vực dọn mặt bằng gương khai thác, tạo mặt tầng công tác; - Khu vực máy xúc ôtô hoạt động; Phù hợp với công suất khai thác theo yêu cầu và công suất, thông số làm việc của thiết bị. Để sẵn sàng mặt tầng gương khai thác cho thiết bị hoạt động liên tục, chọn chiều dài mỗi khoảnh (khu vực) là 50m. Như vậy, chiều dài tuyến công tác trên tầng là Lct = 100m. Bảng 1.8. Tổng hợp các thông số của HTKT TT Các thông số Đơn vị Giá trị 1 Chiều cao tầng khai thác (hkt) m 5 2 Chiều cao tầng kết thúc (Hkt) m 5 3 Góc nghiêng sườn tầng khai thác (αk) độ 60 4 Góc nghiêng sườn tầng kết thúc (αkt) độ 55 5 Chiều rộng bề mặt công tác tối thiểu (Bmin) m 23,7 6 Chiều rộng giải khấu (A) m 9,5 7 Góc nghiêng bờ công tác (jct) độ 0 8 Góc nghiêng bờ kết thúc (gkt) độ 35 9 Chiều rộng mặt tầng kết thúc (bv) m 3,6 10 Chiều dài tuyến công tác trên tầng (Lct) m 100 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống khai thác lớp bằng 1.4.7.5. Công tác xúc bốc trên khai trường a. Chọn máy xúc Với đặc điểm của mỏ đá sét nguyên liệu xi măng, đá sét sẽ được xúc bốc trực tiếp bằng máy thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu E = 2,0-2,6 m3 lên phương tiện vận tải về trạm đập, hoặc bãi đá sét dự trữ cho trạm đập. Thông số kỹ thuật của máy xúc thể hiện ở bảng 1.9. Bảng 1.9. Thông số kỹ thuật của máy xúc TT Nội dung các thông số Đơn vị Giá trị 1 Dung tích gầu m3 2,0-2,6 2 Chiều cao xúc lớn nhất m 11,0 3 Chiều sâu xúc lớn nhất m 7,3 4 Chiều cao dỡ tải m 7,4 5 Bán kính xúc trên mức đặt thiết bị m 11,2 6 Chiều cao điểm tựa tay gầu m 9,3 7 Công suất động cơ KW 213 8 Trọng lượng làm việc Kg 48.040 b. Tính năng suất và số máy cần thiết (Cẩm nang Công nghệ và thiết bị mỏ, Quyển 1. Khai thác mỏ lộ thiên – NXB Khoa học và Kỹ thuật) + N¨ng suÊt m¸y xóc Năng suất ca máy xúc được tính như sau: , m3/ca E: Dung tích gầu xúc, E = 2,0m3 Kd : Hệ số xúc đầy gầu, Kd = 0,85 T : Thời gian 1 ca, T = 8 giờ : Hệ số sử dụng thời gian , = 0,65 tc Thời gian chu kỳ xúc, với chế độ làm việc bình thường, tc = 45 giây Kr : Hệ số nở rời của đá sét, Kr = 1,2 = 589 m3/ca Năng suất năm của máy xúc: QN = Qc x N x n, m3/năm Trong đó: N - Số ngày làm việc trong năm, N = 300 ngày; n - Số ca làm việc trong ngày, n = 2 ca/ngày; QN = 589 x 300 x 2 = 353.400 m3/năm. + Tính số máy xúc cần thiết Số máy xúc cần thiết được xác định theo công thức sau: , chiếc A: Khối lượng cần xúc bốc hàng năm; A = 334.657 ÷ 838.347 m3; QN: Năng suất máy xúc: QN = 353.400 m3/năm. K: Hệ số dự phòng; K = 1,05 Số lượng máy xúc yêu cầu N = 1 ÷ 3 chiếc; + Nhu cầu nhiên liệu Số ca xúc bốc thực tế trong năm , ca/năm; Kết quả tính toán Ntt = 568 ÷ 1.423 ca/năm - Định mức dầu điêzen cho một ca máy: 127,5 lít/ca; - Chi phí nhiên liệu cho công tác xúc bốc trong năm: Ntt x 127,5; lít/năm; Kết quả tính từ: 72.420 ÷ 181.433 lít/năm - Dầu nhờn, mỡ bôi trơn được tính bằng 3% chi phí nhiên liệu điêzen: kg/năm. Kết quả tính từ: 2.173 ÷ 5.443 kg/năm 1.4.7.6. Công tác gạt Trên khai trường máy gạt phục vụ công tác bóc đất phủ, làm đường, gom đất, đá phục vụ máy xúc, khối lượng san gạt dự kiến bằng 25% khối lượng công tác xúc bốc hàng năm. Khối lượng công tác gạt phục vụ tại bãi đổ thải dự kiến 50% khối lượng đổ thải hàng năm. Thiết bị gạt sử dụng có công suất 130 CV, tính năng kỹ thuật trong bảng 1.10: Bảng 1.10. Tính năng kỹ thuật của máy gạt công suất 130CV TT Nội dung các thông số Đơn vị Giá trị 1 Công suất CV 130 2 Trọng lượng máy tấn 14,87 3 Kích thước máy + Chiều dài mm 4.365 + Chiều rộng mm 2.390 + Chiều cao mm 2.330 4 Chiều rộng một bản xích mm 510 5 Vận tốc di chuyển tiến ÷ lùi Km/h 7÷8,6 + Tính năng suất máy gạt và số máy gạt Năng suất máy gạt tính theo công thức sau: ; m3/ca (Cẩm nang Công nghệ và thiết bị mỏ, Quyển 1. Khai thác mỏ lộ thiên, NXB Khoa học và Kỹ thuật) Trong đó : - Vd: Khối luợng đá trong lăng trụ gạt, m3. Khối lượng đất đá trong lăng trụ gạt phụ thuộc theo công suất máy gạt; Công suất máy ủi 130 CV, khối lượng đất đá trong lăng trụ gạt từ: 2 ¸ 3,5 m3. Chọn Vd = 3m3. - K1: Hệ số ảnh hưởng của độ dốc và chiều dài quãng đường vận chuyển. Với cự ly gạt 30m trên đường dốc K1 = 0,6. - T: Thời gian làm việc của một ca, T = 8 giờ. - : Hệ số sử dụng thời gian, = 0,65 - Kr : Hệ số nở rời của đá trong lăng trụ gạt, Kr = 1,2 - Tc : Thời gian chu kỳ làm việc của máy gạt , giây Trong đó: + Lx, Lc : Cự ly xúc và cự ly vận chuyển đá. Lx = 10m; Lc = 30m; + Vx, Vc, Vk: Tốc độ khi xúc gom đất, đá, khi chạy có tải và khi chạy không tải; m/giây. + Vx = 0,17 - 0,27; lấy Vx = 0,20. + Vc = 0,67, Vk = 0,67 ¸ 1,2, lấy Vk = 0,7. + tp: Thời gian thay đổi tốc độ và hạ lưỡi gạt tp = 20 giây Tc = + + + 20 = 172 giây Số máy gạt cần thiết là : ; chiếc. Trong đó: A: Khối lượng cần gạt trong năm: m3/năm; A = 94.595 ÷ 264.089 m3; n: Số ca làm việc trong năm của máy gạt, n = 300 ca/năm; K: Hệ số dự phòng, K = 1,05; Qc: Năng suất máy gạt, Qc = 272 m3/ca. Số lượng máy xúc yêu cầu N = 1 ÷ 2 chiếc; + Tính chi phí tiêu hao nhiên liệu cho công tác gạt - Số ca gạt cần thiết trong năm , ca/năm; Kết quả tính toán Ntt = 348 ÷ 971 ca/năm - Định mức dầu điêzen cho 1ca làm việc của máy gạt là 58,8 lít/ca - Chi phí nhiên liệu cho công tác xúc bốc trong năm: Ntt x 58,8; lít/năm; Kết quả tính từ: 20.462 ÷ 57.095 lít/năm - Dầu nhờn, mỡ bôi trơn được tính bằng 3% chi phí nhiên liệu điêzen: kg/năm. Kết quả tính từ: 614 ÷ 1.713 kg/năm Vận tải mỏ Vận tải trong mỏ: Phương thức vận tải trong mỏ áp dụng cho mỏ là vận tải bằng ôtô tự đổ 15 tấn. Với khối lượng cần vận tải từng năm không giống nhau, khối lượng vận tải hằng năm nằm trong khoảng 334.657 ÷ 838.347 m3/năm. Sau khi tính toán số lượng ôtô cần thiết phải sử dụng lớn nhất khoảng 5-11 chiếc; Vận tải ngoài mỏ: Khai thác mỏ đá sét cung cấp đá sét nguyên liệu đến trạm đập sét tại cao độ +180 m tại phía Đông khu mỏ gần ranh giới khu I, đá sét tại đây sẽ được nghiền đập đến kích cỡ ≤ 30x30x30mm, sau đó được vận chuyển theo băng tải về Nhà máy; Công tác vận tải đá sét nguyên liệu từ trạm đập về Nhà máy xi măng sẽ được tính toán vào chi phí của nhà máy, do đó trong dự án không tính toán chi phí vận tải cũng như công tác bảo trì, bảo dưỡng băng tải, đường công vụ đảm bảo cung cấp nguyên liệu đá sét ổn định cho Nhà máy. Thải đất đá Đặc thù của mỏ đá sét khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, ngoài những đá sét đủ chất lượng còn có các đá kẹp, đất phủ, khối lượng đá thải của dự án là 4,67 triệu m3. Tuy nhiên những sản phẩm này vẫn có giá trị làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp cho thị trường. Trong khi thực hiện dự án chủ đầu tư có thể tận dụng nguồn đá này để đáp ứng cho thị trường (đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn đang trong quá trình xây dựng do vậy nhu cầu vật liệu san lấp là rất lớn). Căn cứ địa hình khu mỏ, đồng thời để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường và nhu cầu thị trường có thể thay đổi, trong dự án vẫn bố trí bãi thải đất đá tại phía Tây Nam khu I (tương ứng là phía Tây Bắc khu II). Bãi thải có diện tích 30,7 ha, dung tích khoảng 5,0 triệu m3, cốt cao bãi thải +220m. (Vị trí bải thải của mỏ sét được thể hiện trong bản đồ kèm phụ lục.) Đá thải được đổ thải theo hình thức từ trên xuống. Trong quá trình đổ thải kết hợp quá trình lu lèn để tạo ra sự ổn định của bãi thải. Đá thải được vận tải từ khai trường đến bãi thải bằng ôtô tự đổ trọng tải 15 tấn, tại bãi thải bố trí thiết bị máy gạt phục vụ công tác đổ thải. Thoát nước mỏ Khi khai thác khu mỏ đáy khai trường nằm trên mức xâm thực địa phương, nên không chịu ảnh hưởng của nước ngầm chảy vào mỏ, nước chảy vào mỏ chủ yếu là nước mưa. Nước mưa tối đa chảy vào khai trường: Qm =(F x Amax)/30 Trong đó: - Qm: Lượng nước mưa rơi trực tiếp trên moong, m3/ngày đêm. - F: Diện tích moong khai thác, m2. - Amax: Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào moong lấy theo lượng mưa lớn nhất theo tháng trong năm và lấy theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2005 tại trạm thuỷ văn Tĩnh Gia, Thanh Hoá. là 971.4 mm. Kết quả tính toán như sau: Qm = (1877100 x 0.9714)/30 = 69780 m3/ngày đêm Thực tế đây là diện tích mỏ lớn nhất khi kết thúc khai thác, do vậy trong thực tế các năm khai thác diện thu nước sẽ nhỏ hơn. Khi mưa, lượng nước mưa chảy chủ yếu phân tán ra xung quanh khai trường và tiêu thoát theo địa hình tự nhiên, phần còn lại chảy trên các rãnh bờ tầng, mặt tầng khai thác xuống nơi địa hình thấp hơn ở phía chân đồi và được thu vào hố lắng rồi mới chảy theo hệ thống rãnh trên mặt bằng của mỏ để đổ vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Khi khai thác xuống cốt sâu so với địa hình khu vực, dự án thực hiện thoát nước cưỡng bức bằng bơm. Lượng nước được đưa tới mương dẫn tới hồ lắng khu vực và thoát tới khe suối tự nhiên (Khe Tuần – xã Tân Trường). Các loại máy móc, thiết bị của dự án Dự án đầu tư khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy xi măng Công Thanh được xây dựng tại 02 xã Thanh Kỳ và xã Tân Trường. Từ yêu cầu sản lượng hàng năm của mỏ, nhu cầu trang thiết bị chính phục vụ cho mỏ được thể hiện trong bảng 1.11: Bảng 1.11. Thiết bị phục vụ khai thác của dự án TT Các thiết bị chủ yếu Đơn vị Số lượng 1 Máy xúc dung tích gầu 2m3 chiếc 3 2 Máy gạt 130CV chiếc 2 3 Ô tô trọng tải 15 tấn chiếc 11 (Nguồn: Thuyết minh dự án) Nhu cầu nguyên vật liệu Máy móc Dự án khai thác mỏ đá sét cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Công Thanh được xây dựng tại 02 xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được thiết kế xây dựng mới do đó các trang thiết bị phục vụ cho công tác khai thác và chế biến sẽ được đầu tư hoàn toàn, tuỳ thuộc vào nguồn vốn của Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh, thiết bị có thể mua mới của các nước tư bản, của Nga, hay Trung Quốc hoặc mua thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhiên vật liệu Nguồn nhiên liệu (dầu Diezen từ: 272.653 – 692.768 lít/năm, dầu mỡ bôi trơn từ: 8,180 – 20,783 tấn/năm) cung cấp cho các máy móc hoạt động trên mỏ sẽ được cung cấp bởi chi nhánh xăng dầu tỉnh Thanh Hóa (Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh sẽ ký hợp đồng với Chi nhánh xăng dầu của tỉnh Thanh Hóa, cung cấp và vận chuyển đến công trường khai thác mỏ); Nguồn cung cấp điện: Trạm biến áp của khu trạm đập sét cung cấp điện cho quá trình hoạt động khai thác; Bảng 1.12. Tổng hợp công suất tiêu thụ điện Thiết bị SL Công suất định mức, Kw Hệ số Công suất yêu cầu Điện năng yêu cầu, Kw giờ /năm Máy Tổng số Kc cosj /tgj Pyc, Kw Qyc, KVAR Syc, KVA Thời gian làm việc, h/năm Điện năng, Kw.giờ /năm Sửa chữa - - 15 0.5 0,45/1,98 7.5 14.85 16.6 855 6413 Chiếu sáng - - 10 0.9 1 9 18 20.1 3650 32850 Tổng cộng 16,5 36,7 39.263 1.4.9.3. Nguồn nước và lao động - Nguồn nước: Nhu cầu cung cấp nước cho mỏ chủ yếu là phục vụ sinh hoạt và một phần dùng trong công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu dự án đào giếng khoan tại khu văn phòng của mỏ, nguồn nước sẽ được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Nước phục vụ cho hoạt động của mỏ đá sét chủ yếu là cung cấp nước sinh hoạt cho 59 người hoạt động trên mỏ. Ngoài ra còn một số lượng phục vụ cho công tác chữa cháy, tưới đường… Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 200 ¸270 l/người, lấy trung bình là 200 l/người, tương ứng 0,20m3/người; Khối lượng nước cần cho sinh hoạt là: QĐS = 59 x 0,20 = 11,8 m3/ ngày.đêm; Lượng nước phục vụ cho công tác cứu hoả, tưới đường tạm tính 10 m3/ngày.đêm; Tổng lượng nước cho toàn mỏ là Q = 21,8 m3/ngày.đêm. Nước ngầm được bơm cấp I bơm lên giàn làm thoáng tự nhiên, giàn làm thoáng là các đầu phun nước tạo tia nước nhỏ tăng bề mặt tiếp xúc tự nhiên với không khí, tạo các phản ứng ôxy hoá tự nhiên để kết tủa các ion Fe+… Sau đó nước được qua bể lọc cát để lọc bỏ các chất kết tủa và các tạp chất khác. Qua bể lọc cát, nước được qua bể tràn để lắng bỏ những hạt cát trôi theo và các tạp chất chưa lọc hết ở bể lọc cát . Nước ngầm qua bể tràn được đưa vào bể chứa nước sạch và bơm cấp II bơm đến nơi sử dụng. - Nguồn lao động sẽ được tuyển dụng tại địa phương hoặc các vùng lân cận, sau đó sẽ qua lớp đào tạo trước khi đưa vào sử dụng. 1.4.9.4. Vật liệu dùng cho san lấp - Nguồn vật liệu dùng để san lấp sẽ được tận dụng từ nguồn đá xây dựng cơ bản và phần đất hữu cơ; - Các vật liệu khác dùng trong thi công sẽ được mua tại thị trường huyện, tỉnh hoặc ở các vùng lân cận. 1.5. Tiến độ thực hiện dự án Để đảm bảo tiến độ thi công, công trình đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho hoạt động của Nhà máy xi măng, tất cả các hạng mục thi công của mỏ sét được tiến hành song song với nhau. Thời gian thi công các hạng mục công trình dự kiến trong vòng 11 tháng, 1 tháng dự phòng. Tổng thời gian thi công xây dựng cơ bản: 12 tháng. Bảng 1.12. Tiến độ thực hiện dự án TT Hạng mục Thời gian thi công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tuyến đường 2 XD mặt bằng bãi xúc đầu tiên 3 San gạt mặt bằng khu văn phòng 4 Xây dựng khu văn phòng - Thời gian dự kiến đi vào khai thác chính thức của dự án: năm 2012 Khu vực triển khai dự án Hình 1.1. Vị trí khu vực triển khai dự án Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 2.1.1.1. Đặc điểm địa hình Mỏ đá sét Tân Trường - Thanh Kỳ gồm 5 quả đồi lớn nối dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình các đồi thường dốc độ dốc 30 - 40o, sườn phía Đông Bắc dốc hơn sườn phía Tây Nam. Cao độ đỉnh đồi nơi cao nhất 357m, đỉnh thấp nhất 320m. Chân đồi thường kết thúc ở độ cao 120m ở rìa phía Tây Nam mỏ và 48 m ở rìa phía Đông Bắc mỏ. Trên toàn bộ khu mỏ thảm thực vật phủ dày, chủ yếu là cây bụi cây gai xen kẽ với chúng là các cây lấy gỗ nhóm 4 đường kính khoảng nhỏ hơn 10 cm. 2.1.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ a. Địa tầng Khu mỏ đá sét Tân Trường-Thanh Kỳ có diện tích khoảng 187,71 ha phân bố chủ yếu là đá bột kết xen kẹp các lớp sét kết, phiến sét và các lớp mỏng bột cát kết, cát kết và đá phiến sét nhiễm vôi, đá sét. Các đồi sét là trầm tích lục nguyên thuộc bậc Anizi hệ tầng Đồng Trầu (T2 a đt) cắm về phía Tây Nam, Phương vị hướng dốc phần lớn từ 220o – 260o, góc dốc từ 25 o – 50 o, cá biệt 70 - 85 o. b.Đặc điểm phong hóa Trong phạm vi diện tích nghiên cứu đá đều bị phong hoá. Khi mức độ phong hoá tăng lên đá trở nên mềm, bở rời và từ màu xám xanh chuyển dần sang màu xám vàng, nâu vàng, nâu đỏ. Dựa vào mức độ phong hoá của đá có thể phân chia ra các đới phong hoá theo chiều sâu từ trên mặt xuống dưới sâu như sau: b.1. Đới phong hoá mạnh Nằm trên đới phong hóa mạnh đến vừa là lớp phủ đất trồng trọt, phân bố trên toàn bộ diện tích thăm dò có chiều dày thay đổi từ 0,2 m đến 0,7 m, trung bình 0,3 m. Nằm ngay dưới lớp phủ là đới phong hoá mạnh chúng thường xuất hiện nhiều ở phần trên của các hố khoan (2/3 lỗ khoan trở lên) thành phần chủ yếu là sét, sét pha cát lẫn ít mảnh vụn đá bột sét kết chưa phong hoá hoà toàn. Đất có màu xám nâu, nâu vàng, xám vàng, xám trắng, nâu đỏ dùng tay bóp dễ vỡ có độ cứng theo thang Morh từ 1 đến 2,5, khi gặp nước thì dễ tan rã. Chiều dày thay đổi từ 5,0 m đến 48,9 m. b2. Đới phong hoá vừa Thân sét nguyên liệu ở nơi phong hoá vừa thường xuất hiện nhiều ở phần dưới của hố khoan (từ 1/3 chiều sâu còn lại của hố) khoan. Thành phần chủ yếu là các mảnh dăm sạn, các thỏi lõi khoan ngắn không hoàn chỉnh. Đá có màu xám, xám nâu, nâu vàng phần dưới cùng thường có màu xám xanh. Chúng thường cứng vừa, dùng búa đập dễ vỡ khi tách theo thớ lớp thành mảnh nhỏ có thể dùng tay bẻ dễ gẫy. Độ cứng theo thang Morh thường từ 2,5 – 4,0. b3. Đới phong hoá yếu Nằm ngay dưới đới phong hoá vừa là đới phong hoá yếu. Đới phong hóa yếu phân bố trên toàn bộ diện tích thăm dò. Ranh giới phong hoá giữa hai đới không rõ rệt mà có sự chuyển tiếp. Thành phần chủ yếu là sét bột kết, bột cát kết xen kẹp các lớp, thấu kính cát kết phong hóa yếu có màu xám xanh, xám vàng với độ cứng theo thang Morh thay đổi từ 2 đến 4,5. Đá thường cứng vừa đến rất cứng, đập bằng búa thường rắn và dai đập khó vỡ. Đã khoan sâu vào lớp này từ 3 đến 5 m. c.Đặc điểm thân nguyên liệu Thân nguyên liệu thực chất là sản phẩm phong hoá mạnh đến vừa của đá bột kết, bột sét kết, đá sét bột kết, sét kết, bột cát kết và đá phiến sét (được gọi chung là đá bột sét kết phong hoá). Chúng phân bố hầu khắp trên diện tích với chiều dày thay đổi từ 5m đến 70m. Chúng nằm dưói lớp đất trồng trọt có chiều dày từ 0,2 đến 0,7 m, trung bình là 0,3m. Phía dưới thân nguyên liệu là đới phong hoá nhẹ đến tươi của chính các đá kể trên. Ngoài ra trong thân nguyên liệu còn xen kẹp các thấu kính, lớp mỏng đá bột cát kết, cát kết và phiến sét nhiễm vôi phong hoá. Sét nguyên liệu có màu chủ yếu là xám nâu, xám vàng, xám trắng, nâu đỏ. Từ kết quả phân tích các mẫu đá sét nguyên liệu trên mẫu lát mỏng thạch học cho thấy: Đá sét ở đây có cấu tạo phân phiến đến phân lớp, kiến trúc chủ yếu từ vi vẩy đến sét, bột đến sét lẫn bột và sét lẫn cát. Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh, sét – sericit hoá, Felspat, Hydromica, Muscovite. Kết quả phân tích 30 mẫu phân tích nhiệt, 30 mẫu phân tích Rơnghen cho thấy thành phần khoáng vật sét của sét nguyên liệu tại khu mỏ đá sét Tân Trường như sau: Các khoáng vật sét chủ yếu là: Hydromica 7 – 36%, trung bình là 23%; Prophyllit 2–9%, trung bình là 6%; Kaolinit+ Clorit: 6-42%, trung bình là 10%; Thạch anh 33-59%, trung bình 50%. Felspat 2-6, trung bình là 4%. Gơtit 2 – 9%, trung bình là 7%. Thành phần hoá học cơ bản của thân sét nguyên liệu như sau: + Hàm lượng SiO2: từ 52,28% đến 75,00 %, (trung bình 67,80%). + Hàm lượng Al2O3: từ 9,22 % đến 22,90 %, (trung bình 15,12%). + Hàm lượng Fe2O3: từ 1,36 % đến 28,08 %, (trung bình 7,53%). + Hàm lượng MKN: từ 1,00 % đến 13,95 %, (trung bình 4,12%). Hàm lượng trung bình các thành phần hóa học phụ như CaO: 1,05 %; MgO: 0,62 %; Na2O: 0,54 %; K2O: 1,64 %; SO3: 0,044 %; TiO2: 0,51 %; P2O5: 0,09 %; Cl-: 0,014 %; MnO: 0,014 %. Nằm xen kẹp trong thân nguyên liệu bột sét kết phong hoá là các thấu kinh đá cát kết phong hoá và thấu kính đá sét vôi phong hoá có chiều dày biểu kiến từ 3 m đến 25m, phân bố không đều ở trên mặt cũng như dưới sâu, chúng chiếm tỷ lệ 15,76 %. Thành phần hoá học cơ bản của cát kết phong hoá như sau: + Hàm lượng SiO2: từ 75,02 % đến 84,24 % trung bình 77, 47 %. + Hàm lượng Al2O3: từ 7,00 % đến 15,90 % trung bình 11,83 %. + Hàm lượng Fe2O3: từ 0,96 % đến 9,84 % trung bình 4,44 %. + Hàm lượng MKN: từ 0,74 % đến 5,17 % trung bình 2,89 %. Thành phần hoá học cơ bản của đá sét vôi phong hoá như sau: + Hàm lượng SiO2: từ 13,90 % đến 49,26 % trung bình 32,88 %. + Hàm lượng Al2O3: từ 1,91 % đến 12,40% trung bình 5,00 %. + Hàm lượng Fe2O3: từ 3,12 % đến 27,04 % trung bình 8,26 %. + Hàm lượng MKN: từ 7,26 % đến 34,92% trung bình 23,78 %. Đối với các lớp kẹp đá cát kết có chiều dày nhỏ hơn 3 m nằm xen kẹp trong đá bột sét kết phong hoá chiếm khoảng 0,62 %, do trong quá trình khai thác sau này việc tách bỏ rất khó khăn, mặt khác việc không tách bỏ chúng cũng không làm nhiễm bẩn đá sét sạch nên sẽ được đưa chung vào với đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Như vậy, thân đá sét nguyên liệu trong khu vực thăm dò bao gồm đá bột sét kết phong hoá, đá cát kết phong hoá có chiều dày nhỏ hơn 3 m. Thành phần hoá học cơ bản của thân nguyên liệu đá sét như sau: + Hàm lượng SiO2: từ 50,00 % đến 81,84 % (trung bình 67,85 %). + Hàm lượng Al2O3: từ 7,63 % đến 23,53 % (trung bình 15,10%). + Hàm lượng Fe2O3: từ 1,36 % đến 28,08 % (trung bình 7,51%). + Hàm lượng MKN: từ 0,25 % đến 15,38 % (trung bình 4,11%). Từ những đặc điểm thành phần hoá như trên đá bột sét kết phong hoá mạnh đến vừa trong khu vực thăm dò có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đá sét nguyên liệu xi măng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6071 – 1995. 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực a. Địa tầng Giới Mezozoi: Hệ Triat, Thống giữa, bậc anizi (T2 a). - Hệ tầng Đồng Trầu (T2 a đt). Trong vùng nghiên cứu hệ tầng Đồng Trầu nằm thành dải ở trung tâm khu vực nghiên cứu, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ tầng này bao gồm: 3 tập. + Tập 1: Cát kết, lớp kẹp bột kết và đá phiến sét, chiều dày tập này khoảng 190 m. + Tập 2: Cát kết, lớp kẹp cuội kết và bột kết, chiều dày tập này khoảng 200 m. + Tập 3: Bột kết, cát kết, lớp kẹp đá phiến sét – silic đen, ít tuf, chiều dày tập này khoảng 490m. Tổng chiều dày hệ tầng khoảng 880 m. - Hệ tầng Hoàng Mai (T2 a hm) Trong vùng nghiên cứu hệ tầng Hoàng Mai nằm thành dải ở trung tâm khu vực nghiên cứu, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ tầng này bao gồm: 2 tập. + Tập a: chủ yếu là sét vôi xen bột kết vôi. Chiều dày tập này khoảng 80 m. + Tập b: là đá sét. Chiều dày tập này khoảng 400 - 450 m, là địa tầng thăm dò đá sét nguyên liệu xi măng. Giới Kainozoi Hệ Đệ Tứ (không phân chia). Đất đá thuộc hệ đệ tứ (Q) phân bố chủ yếu ở các phần địa hình thấp của khu vực nghiên cứu, nguồn gốc sông, lũ bao gồm: Cát bột, bột sét, cuội kết đa khoáng. Chiều dày của chúng từ 5 – 40 m. b.Kiến tạo - Kiến tạo Trong khu vực nghiên cứu có 1 đứt gẫy chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cách vị trí khu thăm dò đá sét, đá sét khoảng gần 1 km do ảnh hưởng của đứt gẫy đá sét trong khu vực đôi chỗ bị vò nhàu, uốn nếp cục bộ. - Magma Trong vùng nghiên cứu không gặp các biểu hiện của hoạt động magma. -Khoáng sản Trong khu vực nghiên cứu ngoài đá sét còn có mỏ chì ở phía Đông khu vực thăm dò đá vôi, hiện nay mỏ chì này đang được khai thác. 2.1.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn a.Nước mặt Trong khu vực thăm dò xuất hiện một vài khe rãnh nhỏ nằm ở ven chân đồi thấp dưới cốt cao +30 m, đa số khô cạn hoặc lưu lượng rất nhỏ, thường có nước sau khi mưa nhưng cạn nhanh do độ dốc địa hình lớn không ảnh hưởng đến công tác khai thác sau này. b.Nước dưới đất Theo kết quả nghiên cứu và tài liệu quan trắc các lỗ khoan, nếu tính từ mực xâm thực địa phương trở lên thì trong đá sét không chứa nước. Quanh thân nguyên liệu đá sét vào thời điểm khô ráo, chưa phát hiện được điểm lộ nước. 2.1.1.5. Địa chất công trình Khu vực thăm dò có điều kiện địa chất công trình đơn giản. Dựa vào các kết quả thăm dò, tính chất cơ lý của các lớp đất đá, ta có thể chia ra 3 lớp như sau: Lớp thứ nhất Lớp phủ đất trồng trọt phân bố ngay trên mặt. Thành phần chủ yếu là sét, sét pha lẫn cát, dăm sạn, rễ cây trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Chiều dày thay đổi từ 0,2 đến 0,7m, trung bình 0,3 m. Lớp thứ hai Nằm ngay dưới lớp phủ là đới phong hoá mạnh chúng thường xuất hiện nhiều ở phần trên của các hố khoan (2/3 hố khoan trở lên) thành phần chủ yếu là sét, sét pha cát lẫn ít mảnh vụn đá bột sét kết chưa phong hoá hoà toàn. Đất có màu xám nâu, nâu vàng, xám vàng, xám trắng, nâu đỏ dùng tay bóp dễ vỡ có độ cứng theo thang morh từ 1 đến 2,5, khi gặp nước thì dễ tan rã. Chiều dày thay đổi từ 5,0 m đến 48,9 m. Kết quả thí nghiệm 12 mẫu cơ lý đất cho thấy: + Độ ẩm tự nhiên: từ 21,00 đến 32,40 %, (trung bình 27,15 %). + Dung trọng tự nhiên: từ 1,84 đến 1,98 tấn/m3, (trung bình 1,92 tấn/m3). +Dung trọng khô: từ 1,39 đến 1,62 tấn/m3, (trung bình 1,51 tấn/m3). + Tỷ trọng: từ 2,72 đến 2,73 tấn/m3, (trung bình 2,72 tấn/m3). + Cường độ kháng cắt tự nhiên: từ 0,30 đến 0,35 kg/cm2, (trung bình 0,33 kg/cm2). + Cường độ kháng cắt bão hoà: từ 0,30 đến 0,32 kg/cm2, (trung bình 0,31 kg/cm2). + Góc nội ma sát trong tự nhiên: từ 12o đến 17o, (trung bình 14o). + Góc nội ma sát trong bão hoà: từ 9o đến 12o, (trung bình 10o). Lớp thứ ba Nằm ngay dưới lớp phong hoá mạnh là lớp đá phong hoá vừa. Thân sét nguyên liệu ở nơi phong hoá vừa thường xuất hiện nhiều ở phần dưới của hố khoan (từ 1/3 chiều sâu còn lại của hố) khoan. Thành phần chủ yếu là cá mảnh dăm sạn, các thỏi lõi khoan ngắn không hoàn chỉnh. Đá có màu xám, xám nâu, nâu vàng phần dưới cùng thường có màu xám xanh. Độ cứng theo thang Morh thường từ 2,5 – 4,0. Trong khu mỏ đã lấy và thí nghiệm 15 mẫu cơ lý đá ở lõi khoan của đá bột sét kết phong hoá vừa, độ sâu lấy mẫu từ 9,1 đến 36,6 m. Đặc trưng cơ lý của đá bột sét kết phong hoá vừa như sau: + Độ ẩm tự nhiên: từ 0,63 đến 3,87 %, (trung bình 2,17 %). + Dung trọng tự nhiên: từ 2,25 đến 2,58 tấn/m3, (trung bình 2,49 tấn/m3). + Tỷ trọng: Từ 2,69 đến 2,73 tấn/m3, (trung bình 2,71 tấn/m3). + Cường độ kháng nén khô: từ 44,11 đến 275,22 kg/cm2, (trung bình 157,95 kg/cm2). + Cường độ kháng nén bão hoà: từ 19,85 đến 227,10 kg/cm2, (trung bình 116,56 kg/cm2). + Lực dính kết: từ 13,14 kg/cm2 đến 81,01 kg/cm2, (trung bình 41,12 kg/cm2) + Góc nội ma sát: từ 26o đến 31o, (trung bình 28o). + Hệ số hoá mềm: từ 0,45 đến 0,83, (trung bình 0,67). 2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 2.1.2.1. Điều kiện khí tượng Vùng Tân Trường - Thanh Kỳ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới miền Trung. Qua số liệu khí tượng thuỷ văn của trạm Tĩnh Gia gần khu vực nghiên cứu cho thấy hàng năm khí hậu có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa và mùa khô. - Mùa mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Đặc điểm khí hậu trong mùa mưa như sau: + Nhiệt độ trung bình từ 21° 9 - 29°5. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối từ 35°5 – 42° 4. - Mùa khô: Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc điểm khí hậu trong mùa khô như sau: + Nhiệt độ trung bình 17°6 – 23°8. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thời điểm xuống tới 6° – 13,4°. a.Nhiệt độ Bảng 2.1. Đặc trưng nhiệt độ của khu vực dự án Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 2005 TB 16,5 20,6 21,4 25,9 29,2 30,3 30,2 28,9 27,1 25,7 23,4 18,4 Max 26,8 29,3 36,5 36,3 42,4 38,7 38,6 37,0 33,9 34,4 32,3 27,1 Ngày 25 24 4 3 7 25 10 1 20 12 9 5 Min 8,6 11,0 14,4 19,3 19,5 24,2 24,5 24,4 23,0 19,7 14,1 11,2 Ngày 7 6 9 6 1 15 15 7 11 15 30 22 2006 TB 17,5 17,6 20,3 24,0 26,5 29,2 28,9 28,7 27,2 24,8 22,5 19,3 Max 26,9 26,6 35,5 31,4 35,2 37,8 38,6 36,9 36,3 31,9 31,9 28,3 Ngày 4 29 1 29 29 23 3 26 7 18 13 26 Min 8,2 7,8 13,0 17,4 18,3 22,5 22,5 24,5 21,9 20,0 15,5 11,4 Ngày 25 9 9 9 5 1 27 2 9 2 27 31 2007 TB 17,3 16,6 18,8 22,8 29,4 30,2 29,5 28,7 26,6 25,4 22,0 17,4 Max 27,4 27,8 28,3 37,8 40,1 39,1 38,9 35,5 34,9 33,0 31,6 27,5 Ngày 24 9 28 29 27 27 8 21 2 3 11 3 Min 8,2 11,1 9,6 17,0 23,8 24,8 24,0 24,7 23,0 18,4 14,3 10,9 Ngày 1 21 6 14 7 9 26 12 27 30 24 7 2008 TB 18,0 18,7 19,7 25,1 27,5 30,2 29,9 27,9 27,4 26,1 24,9 18,9 Max 27,5 27,6 27,4 39,5 36,2 39,7 37,9 35,5 36,0 32,8 32,1 28,9 Ngày 3 15 31 12 6 8 14 4 3 17 20 7 Min 9,4 14,0 11,9 2,6 20,0 24,7 23,8 24,3 21,7 21,6 17,5 11,4 Ngày 10 18 15 13 16 16 30 3 11 30 4 21 2009 TB 16,8 21,6 21,6 23,5 26,6 30,2 29,9 28,7 27,0 25,0 20,6 20,8 Max 26,7 28,2 30,6 38,2 38,0 39,0 37,8 36,2 34,5 32,0 28,3 29,6 Ngày 3 17 31 2 24 9 13 14 1 1 17 11 Min 8,8 8,8 13,8 14,6 18,2 23,3 23,7 23,4 22,1 19,8 12,5 15,0 Ngày 29 3 8 4 8 15 10 17 25 18 29 29 (Nguồn: Số liệu đo của Trạm Tĩnh Gia, cung cấp năm 2010) TB: Trung bình; Max: Lớn nhất; Min: Nhỏ nhất Ngày: số ngày có nhiệt độ trung bình cao nhất (thấp nhất) trong tháng. b.Độ ẩm - Độ ẩm tương đối qua các năm tại khu vực dự án như sau: + Độ ẩm trung bình 83% + Độ ẩm thấp nhất 28% + Độ ẩm cao nhất 100% Bảng 2.2. Đặc trưng độ ẩm không khí khu vực Dự án Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2005 TB 88 91 87 86 80 73 80 84 87 81 79 78 Min 45 44 30 50 34 40 38 54 51 45 45 29 Ngày 12 5 4 30 4 25 9 15 25 17 12 20 2006 TB 88 88 85 89 83 77 79 83 84 79 81 80 Min 44 47 31 60 50 48 41 47 43 37 40 36 Ngày 24 13 9 1 20 22 44 4 28 3 18 11 2007 TB 82 90 87 85 76 69 81 82 86 83 83 76 Min 40 59 48 32 35 43 45 55 51 44 42 31 Ngày 1 20 6 29 3 3 22 21 3 9 22 22 2008 TB 85 92 89 82 81 79 76 88 80 86 86 84 Min 52 67 42 36 34 47 51 49 41 54 43 38 Ngày 26 1 1 10 17 5 7 4 11 31 2 20 2009 TB 81 89 93 86 85 79 83 85 82 84 76 86 Min 31 35 67 56 48 46 53 54 37 51 35 53 Ngày 28 1 21 2 23 9 13 14 20 20 26 6 (Nguồn: Số liệu đo của Trạm Tĩnh Gia, cung cấp năm 2010) TB: Trung bình c.Mưa - Mùa mưa: Lượng mưa trung bình từ 86,4 - 381,0 mm. Lượng mưa trung bình nhỏ nhất từ 13,1 - 127,6 mm. Lượng mưa trung bình lớn nhất từ 367,0 - 971,4 mm; Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.613,4 mm. - Mùa khô: Lượng mưa trung bình 35,8 - 59,3 mm. Lượng mưa trung bình nhỏ nhất từ 2,2 - 7,4 mm. Lượng mưa trung bình lớn nhất từ 87,7 - 180,4 mm. d.Gió Qua số liệu cung cấp từ Trạm khí tượng Tỉnh Gia, tốc độ gió trong 10 năm (2005-2009) như sau: + Trong mùa mưa khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gió Đông Nam và gió Tây Nam (gió Lào). Tốc độ gió trung bình từ 1,3 – 1,9 m/s, Tốc độ gió trung bình mạnh nhất từ 12 - 40 m/s, thường gây ra bão (tháng 7 đến tháng 9). + Trong mùa khô khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu Gió Bắc và Đông Bắc thường kèm theo mưa phùn. Tốc độ gió trung bình từ 1,4 - 1,6 m/s, Tốc độ gió trung bình mạnh nhất từ 12 - 14 m/s. Hình 2.1. Hoa gió tổng hợp tại trạm Tỉnh Gia, Thanh Hóa (1990-2009) Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tốc độ gió và hướng gió Th¸ng N¨m I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 2005 Vtb 1 1 1 1 2 2 1 1 1 2 2 2 Vmax 9 6 8 8 15 10 18 14 10 9 12 12 H­íng NE N NE N NW N SW W SE NNE N NE Ngµy 27 3 6 30 25 14 22 6 9 3 29 7 2006 Vtb 1 1 1 1 1 2 1 1 0 1 1 1 Vmax 10 8 10 9 13 13 7 10 12 10 10 12 H­íng NW N N NE NW NE NE NW SE N E E Ngµy 24 8 8 8 17 13 4 5 7 2 14 27 2007 Vtb 1 1 1 1.2 2 2 2 1 2 2 2 2 Vmax 9 9 7 9 15 12 14 14 33 12 11 11 H­íng N SE NW NNW SSE SW SSW SSE SSE NE NW NNW Ngµy 14 15 5 13 13 27 31 12 27 4 2 7 2008 Vtb 1 1 1 1 1 1 2 1 2 1 2 2 Vmax 9 8 9 13 14 14 29 18 16 11 13 13 H­íng NE NE NNE NNE NNW E SSW NW NNW N NE N Ngµy 14 4 6 28 14 16 26 4 25 2 30 28 2009 Vtb 2 1 2 1 1 2 1 1 1 2 1 1 Vmax 11 9 10 15 15 11 15 14 8 16 9 7 H­íng N NE SSW NE NNW WNW WNW NNE NNW NE NNW NNW Ngµy 7 1 31 2 26 12 14 5 18 4 1 4 (Nguồn: Trạm khí tượng Tĩnh Gia, cung cấp năm 2010) e.Bão Theo số liệu cung cấp từ Trạm khí tượng Tĩnh Gia, một số con bão được thống kế từ năm 1985-2007 như trong bảng sau: Bảng 2.4. Một số cơn bão ảnh hưởng tại Thanh Hóa (1985-2007) TT Ngày tháng đổ bộ Tên bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) Địa điểm đổ bộ Hướng và tốc độ gió mạnh nhất Hướng Tốc độ (m/s) 1 16/10/1985 CECL Quảng Trị-Thanh Hoá - 13,8 2 20/10/1985 DOT Hà Tĩnh - Thanh Hoá - 16,4 3 22/8/1987 CARY Vinh-Quỳnh Lưu - 22 4 24/7/1989 LRVING Thanh Hoá - 40 5 3/10/1989 BRIAN Nghệ An - Thanh Hoá - 37 6 29/8/1990 BECKY Hà Tĩnh - 28 7 17/8/1991 FRED Hà Tĩnh - 33 8 12/7/1993 LEWIS Nghệ An – Thanh Hóa - 24,4 9 31/7/1994 AMY Thanh Hoá - 18 10 14/9/1994 LUKE Nghệ An - Thanh Hoá - 14 11 29/8/1995 LOIS Thanh Hoá - 28 12 11/10/1995 TED Thanh Hoá - 10 13 22/9/1996 WILLIE Nghệ An - Hà Tĩnh W 17 ¸ 24 14 20/10/1999 EVE Nam Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị NW 14 15 19/9/2000 WOKONG Nghệ An - Hà Tĩnh NW 10 ¸ 12 16 11/8/2001 USAGI Nghệ An - Hà Tĩnh N 24 17 21/7/2003 KOLI - 0308 ĐB Bắc Bộ - Thanh Hóa SW 18 18 31/7/2005 WASHI Thái Bình - Nam Định SSW 14 19 18/9/2005 VICENTE Nam Định - Quảng Trị E, ESE 22 - 23 20 27/9/2006 DAMREY Thanh Hóa - Lào SSE 33 21 4/8/2006 PRAPIROON Quảng Tây (Trung Quốc) NW 18 22 3/10/2007 LEKIMA Hà Tĩnh - Quảng Bình NE 16 (Nguồn: Trạm khí tượng Tĩnh Gia, cung cấp) 2.1.2.2. Điều kiện thủy văn – tài nguyên sinh vật a.Hệ thống sông suối Trong khu vực mỏ không có con suối lớn nào chảy qua, chỉ gặp một vài con suối nhỏ chảy từ sườn đồi xuống các hồ nước quanh chân đồi. Phần lớn các suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô các suối thường khô cạn hoặc chỉ chảy dạng rò rỉ, lưu lượng rất nhỏ từ 0,01 – 0,05 l/s. Khu vực dự án có Khe Đồng Van (xã Thanh Kỳ), chiều dài khe suối thuộc phạm vi khảo sát địa hình của dự án là 2.106,16345m, lưu lượng khe cao nhất 0,061l/s. Khe Tuần (xã Tân Trường) chiều dài của khe chạy quanh dự án là 2.941,258m. Lưu lượng khe lớn nhất theo số liệu Sở NNPTNT Thanh Hóa là 0,058 l/s. b.Hệ thống ao, hồ Trong khu thăm dò mỏ có hồ Kim Giao là hồ chứa nước lớn nằm cách khu mỏ sét 2 khoảng 300m về phía Đông Bắc. Diện tích của hồ 57.626,741 m2. Một số ao hồ nhỏ nằm ở phía Đông Nam khu mỏ sét 1 như hồ Đồng Lạch. Hệ thống ao hồ trong khu vực là nguồn dữ trữ nước cho các hoạt động nông nghiệp của địa phương. c. Hệ sinh thái + Hệ sinh thái trên cạn: Hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể về động thực vật tại khu vực thực hiện dự án. Hệ sinh thái khu vực dự án chủ yếu là các loại cây trồng hàng năm (cây mía), cây lâu năm (cây keo, bạch đàn, lim, lát…). Ngoài ra khu vực xung quanh dự án còn có các cây công nghiệp: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Khu vực dự án xung quanh dự án có nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … + Hệ sinh thái dưới nước: Bảng 2.5. Hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án TT Thủy sinh vật Tên khoa học Số lượng loài Thực vật phiêu sinh 1 Tảo lam Cyanophyta 6 2 Tảo silic Bacillariophyta 39 3 Tảo lục Chlorophyta 1 4 Tảo mắt Eulenophyta 2 5 Tảo giáp Dinophyta 5 Động vật phiêu sinh 6 Ruột khoang Coelenterata 1 7 Giáp xác chân chèo Copepoda 11 8 Đồng vật nguyên sinh Protozoa 1 9 Hàm tơ Chaetognatha 1 10 Nguyên sống Prochordata 1 11 Các dạng ấu trùng Larva 3 Động vật đáy 12 Giun nhiều tơ Polychaeta 9 13 Da gai Echinodermata 1 14 Giáp xác Crustacea 4 (Nguồn: Viện Nước và Tài nguyên môi trường, tháng 12/2010) 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường 2.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí Đoàn khảo sát đã tiến hành lấy 10 mẫu không khí xung quanh mỏ đá vôi, dựa vào hướng gió chủ đạo tại khu vực (hướng Bắc). Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 2.6 và kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 2.7 + 2.8. Bảng 2.6. Vị trí lấy mẫu không khí TT Kí hiệu Đặc điểm mẫu Tọa độ (N-E) 1 KK1 Khu vực phía Bắc mỏ thuộc xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh 19022’070” – 105035’256” 2 KK2 Khu vực phía Nam mỏ, cuối mỏ đá sét 19023’106” - 105035’584” 3 KK3 Khu vực trung tâm mỏ đá sét 19022’887” - 105035’007” 4 KK4 Khu vực mỏ thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia 19024’690” – 105036’892” 5 KK5 Phía Bắc mỏ đá sét 190240569” – 105036’331” 6 KK6 Phía Nam – đầu mỏ đá sét khu II 19024’809” – 105036’027” 7 KK7 Phía Nam – cuối mỏ đá sét khu II 190 24’096” – 105036’899” 8 KK8 Phía Tây mỏ đá sét khu II 19024’533” – 105036’772” 9 KK9 Trung tâm mỏ đá sét, dưới chân núi 19034’233” – 105036’471” 10 KK10 Trung tâm mỏ đá sét – cách chân núi 100m 19034’240” – 105036’469” Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT (TB 1 giờ) KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 1 Nhiệt độ 0C 34,5 34,7 35 35 34,8 - 2 Độ ẩm % 85 87 85 85 80 - 3 Tốc độ gió m/s 3,4-4,7 2,5-4,8 3,2-5,4 2,7-3,9 0,2-1,5 - 4 Tiếng ồn dBA 47 50 57 48 62 70 (*) 5 Bụi mg/m3 0,200 0,240 0,190 0,210 0,205 0,3 6 SO2 mg/m3 0,013 0,017 0,019 0,015 0,015 0,35 7 NO2 mg/m3 0,021 0,029 0,034 0,027 0,016 0,2 8 CO mg/m3 1,10 1,00 1,10 1,20 0,92 30 9 CO2 %V 0,035 0,035 0,034 0,036 0,036 - 10 H2S mg/m3 0,012 0,015 0,014 0,015 0,012 0,042(**) 11 NH3 mg/m3 0,087 0,085 0,085 0,086 0,087 0,2(**) 12 Hơi hữu cơ mg/m3 0,89 0,88 0,85 0,91 0,95 5(**) (Nguồn: Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT (TB 1 giờ) KK6 KK7 KK8 KK9 KK10 1 Nhiệt độ 0C 35 35 35 35 35 - 2 Độ ẩm % 85 87 87 85 85 - 3 Tốc độ gió m/s 0,3-1,7 0,5-2,1 0,4-1,8 0,9-2,6 1,3-2,4 - 4 Tiếng ồn dBA 58 59 63 67 62 70 (*) 5 Bụi mg/m3 0,212 0,210 0,213 0,187 0,194 0,3 6 SO2 mg/m3 0,024 0,031 0,025 0,032 0,029 0,35 7 NO2 mg/m3 0,002 0,002 0,001 0,002 0,002 0,2 8 CO mg/m3 1,09 0,89 0,79 0,88 0,98 30 9 CO2 %V 0,034 0,035 0,038 0,037 0,039 - 10 H2S mg/m3 0,015 0,012 0,011 0,014 0,013 0,042(**) 11 NH3 mg/m3 0,085 0,092 0,085 0,082 0,091 0,2(**) 12 Hơi hữu cơ mg/m3 0,92 1,09 1,12 1,15 0,98 5(**) (Nguồn: Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Ghi chú: “-”: Không quy định -QCVN 05 – 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. (**)-QCVN 06 – 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. (*)-QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nhận xét: Các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại thời điểm khai sát khu vực triển khai dự án cho thấy: -Chỉ tiêu vi khí hậu: +Nhiệt độ tại thời điểm khảo sát dao động từ 24,5-250C. + Độ ẩm trung bình dao động từ 80-87%. + Tốc độ gió trung bình dao động từ 0,3-4,7m/s. - Tiếng ồn trong khu vực khảo sát dao động từ 47-62 dBA. Tại khu vực khảo sát không có nguồn phát sinh tiếng ồn. Do đó, độ ồn tại các vị trí đo nằm trong giới hạn của QCVN 26:2010/BTNMT là 70dBA. - Hàm lượng bụi tại dao động từ 0,187 – 0,24mg/m3. Nồng độ bụi tại 10 vị trí khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT. - Các chỉ tiêu hóa học: CO, CO2, SO2, NOx, NH3, H2S đều nhỏ hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn (QCVN 05, QCVN 06:2009/BTNMT). - Hơi hữu cơ dao động từ 0,88 - 1,15 mg/m3, so sánh với QCVN 06:2009/BTNMT (hydrocacbon) thì nồng độ hơi hữu cơ tại khu vực nhỏ hơn giá trị cho phép của QCVN trong 1 giờ là 5 mg/m3. 2.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước Để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, nhóm khảo sát đã tiến hành lấy và phân tích các mẫu nước (gồm mẫu nước mặt và nước nước dưới đất). Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 2.8 + 2.10 và Sơ đồ lấy mẫu tại phần Phụ lục. Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt TT Kí hiệu Đặc điểm mẫu Tọa độ 1 NM1 Nước khe Tuần sát mỏ sét thuộc xã Tân Trường huyện Tĩnh Gia 19024’389” -105034’092” 2 NM2 Nước ruộng lúa gần khu vực dự án 19023’206” – 105034’386” 3 NM3 Nước hồ Kim Giao I 19023’775” – 105034’23” 4 NM4 Nước hồ Đồng Lách xã Tân Trường huyện Tĩnh Gia 19024’433”- 105034’’290” Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 (Cột B1) 1 pH - 7,2 7,25 7,2 7,15 5,5-9 2 Độ đục NTU 2,5 2,8 2,7 2,9 - 3 Độ dẫn μS/cm 112 121 130 117 - 4 DO mg/l 3,3 3,2 3,2 3,5 ≥ 4 5 COD mg/l 28 25 27 28 30 6 BOD5 mg/l 17,9 18,5 17,8 18,1 15 7 TDS mg/l 115 129 121 125 - 8 SS mg/l 24,1 38,1 25,3 26,2 50 9 Cu mg/l 0,095 0,09 0,12 0,10 0,5 10 Fe mg/l 0,95 0,86 0,63 0,72 1,5 11 Pb mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,05 12 Hg mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,001 13 Zn mg/l 0,27 0,31 0,34 0,35 1,5 14 NH4+ mg/l 0,21 0,28 0,31 0,34 0,5 15 NO3- mg/l 1,38 2,05 1,41 1,40 10 16 Cl- mg/l 131 128 127 131 600 17 SO42- mg/l 57 56 62 60 - 18 Dầu mỡ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,1 19 Dung môi hữu cơ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ - 20 Coliform MPN/100ml 4700 5200 4400 4500 7500 21 Fecalcoli MPN/100ml 68 310 89 54 - (Nguồn: Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Ghi chú: “-”: Không quy định “KPHĐ”: Không phát hiện được QCVN 08 – 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhận xét: Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy: -Chỉ tiêu hóa lý: Nồng các chỉ tiêu hóa lý nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. - Chỉ tiêu kim loại lặng (Cu, Fe, Pb, Hg, Zn): đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu Pb, Hg, không phát hiện được cho thấy môi trường nước tại các điểm đo chưa có dấu hiệu ô nhiễm. - Hàm lượng vi sinh nhỏ hơn giới hạn của QCVN 08:2008/BTNMT. - Các mẫu nước mặt phân tích chưa có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ. Có thể nói, chất lượng nước mặt ở các vị trí khảo sát chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Môi trường nước tại đây chưa bị tác động nhiều bởi các nguồn thải gây ô nhiễm. Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu nước dưới đất TT Kí hiệu Đặc điểm mẫu Tọa độ 1 NN1 Nước giếng đào nhà ông Lê Văn Hoạt - thôn Đồng Lách 19024’233”- 105034’’190” 2 NN2 Nước giếng đào nhà ông Phạm Văn Thìn – thôn Đồng Lách 19024’531”- 105034’’451” 3 NN3 Nước giếng đào nhà ông Vi Văn Huyên – thôn Đồng Lách 19024’572”- 105034’’466” 4 NN4 Nước giếng đào nhà ông Lô Văn Lợi – thôn Đồng Lách 19024’787”- 105034’’459” Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 09:2008/BTNMT NN1 NN2 NN3 NN4 1 pH - 7,3 7,25 7,3 7,2 5,5 – 8,5 2 Độ đục NTU 2,6 2,8 3,1 2,5 - 3 Độ dẫn μS/cm 195 203 186 194 - 4 DO mg/l 2,8 2,4 2,4 2,5 - 5 COD mg/l 2,7 2,8 2,5 3,0 4 6 BOD5 mg/l 1,5 1,6 1,4 1,6 - 7 TDS mg/l 538 542 536 539 - 8 SS mg/l 294 276 304 287 - 9 Cu mg/l 0,062 0,071 0,074 0,067 1,0 10 Fe mg/l 1,73 1,64 1,75 1,59 5 11 Pb mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,01 12 Hg mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,001 13 Zn mg/l 0,29 0,28 0,30 0,34 3 14 NH4+ mg/l 0,57 0,65 0,63 0,64 - 15 NO3- mg/l 3,45 3,34 3,27 3,51 15 16 Cl- mg/l 76 82 85 87 250 17 SO42- mg/l 82 68 73 79 400 18 Dầu mỡ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ - 19 Dung môi hữu cơ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ - 20 Coliform MPN/100ml 2 3 3 4 3 21 Fecalcoliform MPN/100ml 1 3 1 2 - (Nguồn: Viện Vật lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Ghi chú: “-“: Không quy định “KPHĐ”: Không phát hiện được QCVN 09 – 2008: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Nhận xét: Kết quả phân tích 4 mẫu nước giếng đào khu vực dự án cho thấy: chất lượng nước các chỉ tiêu phân tích (trừ chỉ tiêu vi sinh vật) có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. -Trong các kết quả phân tích cho thấy có sự xuất hiện của Coliform và Fecalcoliform. Mẫu NN4, có hàm lượng Coliform lớn hơn giới hạn của quy chuẩn 1MPN/100ml. Mẫu NN2, NN3, có hàm lượng Coliform bằng giới hạn của QCVN 09, mẫu NN1 có nồng độ Coliform là 2 MPN/100ml. Nguyên nhân của sự ô nhiễm vi sinh tại các mẫu nước giếng đào ở khu vực là do cách bảo quản nguồn nước không hợp vệ sinh. Do đó, việc sử dụng nước giếng đào tại khu vực cần được quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn như: lọc qua hệ thống bể lọc, đun sôi kĩ trước khi dùng. Không nên uống nước chưa đun sôi để tránh các bệnh về đường tiêu hóa. - Các chỉ tiêu kim loại nặng tại các mẫu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Khi dự án triển khai, chủ đầu tư nên quản lý nguồn nước chặt chẽ và hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên của mỏ. 2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất Theo số liệu phân tích chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án, chất lượng đất trong khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Bảng 2.13. Chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án TT Vị trí mẫu Tọa độ pHKCl Tổng N (%) Tổng P (%) K2O (%) OC (%) 1 Đất ruộng tại khu vực dự án, thuộc ranh xã Tân Trường N 19024’230” E105034’197” 5,8 0,09 0,031 1,645 0,35 (Nguồn: Trung tâm Phân tích đất nước phân cây – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) Từ bảng số liệu cho thấy, đất có chua, hàm lượng Ni tơ nghèo, hàm lượng Phốt pho từ nghèo đến trung bình, hàm lượng hữu cơ tổng số nghèo. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Khi Dự án được hình thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vật liệu xây dựng cho nhân dân trong vùng. Ngoài lực lượng cán bộ có chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm, dự án sử dụng chủ yếu lao động tại địa phương. Do đó khi dự án triển khai sẽ đáp ứng nhu cầu làm việc của một số lao động nhàn rỗi tại địa phương nhằm giảm tệ nạn xã hội, tăng thu nhập của người dân trong vùng và giảm bớt áp lực về tăng dân số cơ học. Trong quá trình thực hiện ĐTM, đoàn khảo sát đã phối hợp cùng với chủ đầu tư tiến hành điều tra, khảo sát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thu được kết quả: 2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh + Về dân số - Tổng dân số của xã là 4.133 người với 14 thôn bản và 925 hộ - Trong xã có 2 dân tộc Kinh và Thái Đen. + Về mức sống - Thu nhập bình quân đầu người: 2.867.000 đồng/người/năm - Tổng số hộ giàu: 128 hộ - Tổng số hộ khá: 356 hộ - Tổng số hộ nghèo: 441 hộ + Về diện tích đất: - Tổng diện tích: 4.943,85 ha - Diện tích đất nông nghiệp: 136,6 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp: 543 ha + Về hạ tầng cơ sở: - Nguồn điện cung cấp: Điện lực Tĩnh Gia với 722 hộ sử dụng điện - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt lấy từ: Giếng khoan, giếng đào, khe suối. - Số hộ sử dụng giếng khoan, giếng đào và nước từ khe suối là: 100% + Về giáo dục: Toàn xã có: 03 trường học Trong đó: - Trường mẫu giáo: 01 trường - Trường tiểu học: 01 trường - Trường THCS: 01 trường + Về y tế: - Trong địa bàn phường hiện nay có 01 trạm xá với tổng số y, bác sỹ là 05 người và 08 giường bệnh. + Về điều kiện vệ sinh môi trường - Công tác thu gom rác thải: chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác, rác được đổ góc vườn và đốt. - Chưa có đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. * Kết quả phát triển kinh tế xã hội xã Thanh Kỳ 6 tháng đầu năm 2010 a. Lĩnh vực kinh tế: - Sản xuất nông lâm nghiệp đạt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất tăng 1,4% so với kế hoạch. - Tổng diện tích gieo trồng các loại cả năm: 534 ha, đạt 98% kế hoạch, tăng 55 ha so với cùng kì. - Sản lượng lương thực cây có hạt: 571 tấn, đạt 105% kế hoạch, tăng 28 tấn so với cùng kì. - Bình quân lương thực đầu người: 11,5kg/người/tháng. - Diện tích cây lúa cả năm: 136,6 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất, sản lượng đạt 3,2 tấn/ha = 437,12 tấn x 500.000 đồng/tấn = 218.500.000 đồng. - Diện tích cây ngô cả năm: 67,2ha, đạt 103% kế hoạch, tăng 0,2% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 134,4 tấn. - Diện tích cây đầu cả năm: 19,3ha, đạt 96,5% kế hoạch, giảm 0,3 ha so với cùng kỳ, năng suất sản lượng 3,0 tấn/ha, sản lượng 57,9 tấn x 200.000 đồng/tấn = 46.400.000 đồng. - Diện tích cây Lạc: 11,9 ha, đạt 99% so với cùng kỳ, năng suất, sản lượng 3,0 tấn/ha = 105 tấn x 400.000 đồng/tấn = 42.000.000 đồng. - Diện tích củ từ: 10,5ha, đạt 95% kế hoạch, năng suất, sản lượng 3,0 tấn/ha = 105 tấn x 400.000 đồng/tấn = 42.000.000 đồng. - Diện tích sắn: 140 ha, đạt 100% kế hoạch, giảm so với cùng kỳ 0,14%, giảm 24ha so với cùng kỳ, năng suất, sản lượng ước 12 tấn/ha, sản lượng 1680 tấn x 800.000 đồng/tấn = 1.344.000.000 đồng. - Cây công nghiệp: + Diện tích cây cao su: 130 ha, sản lượng đạt 64 tấn x 22.200.000 đồng/tấn = 1.420.800.000 đồng. + Diện tích cây mía: 151 ha, đạt 9,8% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 0,57% = 55ha, năng suất 50 tấn/ha, sản lượng 7550 tấn x 560.000 đồng/tấn = 4.228.000 đồng. Diện tích cây ăn quả: + Cây vải, nhãn: 31,5ha bằng so với cùng kì, năng suất sản lượng 4 tấn/ha = 126 tấn x 4000.000 đồng = 504.000.000 đồng. +Diện tích cây chuối: 25ha, đạt 100% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 0,5ha, năng suất sản lượng ước đạt 15.000.000 đồng/ha/năm. Tổng giá trị thu nhập từ các nguồn thu: 11.850.000.000 đồng. Trong đó giá trị cho sản xuất nông lâm nghiệp: 6.908.000.000 đồng Giá trị dịch vụ thương mại: 600.000.000 đồng Chăn nuôi: 950.000.000 đồng Thu khác: 3.000.000 đồng Thu nhập bình quân đầu người: 2.867.000 đồng/người/năm. b.Chăn nuôi: - Đàn Trâu: 832 con, bằng so với cùng kỳ. - Đàn Bò: 563 con, giảm so với cùng kỳ là 560 con. - Đàn Dê: 468 con, giảm so với cùng kỳ 37 con. - Đàn Lợn: 896 con, giảm so với cùng kỳ là 778 con. - Đàn gia cầm: 8.716 con, giảm 3.428 con so cùng kỳ. c. Công tác lâm nghiệp: Với đặc thù địa lý tự nhiên trong toàn xã là vùng núi phù hợp với việc phát triển kinh tế đồi rừng, cũng là mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế bền vững của địa phương và các hộ gia đình, phát triển kinh tế vườn rừng là trọng tâm và chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường. Thực hiện dự án 47 năm 2009 trên địa bàn trồng được 83ha tập trung tại 3 thôn Đồng Tâm, Đồng Tiến, Bái Sim, trồng ngoài dự án 25 ha. d. Công tác quản lý đất đai: Thực hiện dự án đền bù ngập lụt lòng hồ Yên Mỹ, giải phóng mặt bằng đã tiến hành kiểm đếm, rà soát lại toàn bộ diện tích ngập, hồ sơ giải phóng, kiểm đếm hoa màu trên đất thuộc lòng hồ Yên Mỹ, lập danh sách cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ cho các đối tượng chính thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có công 428 hộ, trong đó hộ nghèo là 441 hộ, hộ gia đình có công là 41 hộ. e. Công tác xây dựng cơ bản: Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2, xây dựng trạm biến áp 50KVA, đường điện 0,4KV tại thôn Đồng Tâm, tổng giá trị công trình: 700.000.000 đồng. f. Công tác văn hóa xã hội: + Văn hóa: Gia đình văn hóa: 285/925 hộ, đạt 30,8% Làng văn hóa: 04 làng công nhận làng văn hóa, cấp huyện: 03 làng, cơ quan văn hóa: 03 làng. + Giáo dục và đào tạo: Học sinh mẫu giáo ra lớp đầu năm: 195 em, đạt 100% kế hoạch. Học sinh tiểu học: 347 học sinh, đạt 100% THCS: 326 học sinh, đạt 100% kế hoạch. Giáo viên dạy giỏi cấp trường của 3 cấp: 20 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp huyện của 3 cấp: 04 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh của 3 cấp: 01 giáo viên Giáo viên dạy giỏi cấp trường của 3 cấp: 17 học sinh Học sinh giỏi cấp huyện: 03 học sinh + Công tác y tế dân số và sức khỏe: - Công tác y tế: Hoạt động được đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường. Năm 2009 trạm y tế đã tham mưu cho chính quyền địa phương tốt, phối hợp lồng ghép, công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh. Kết quả khám chữa bệnh cho nhân dân: 2.742 lượt người, trong đó: + Điều trị nội trú: 422 lượt người + Điều trị ngoại trú: 2.156 lượt người + Điều trị y hoạch cổ truyền: 164 người + Cho trẻ dưới 6 tuổi uống vitamin A là: 183 trẻ, đạt 100% kế hoạch, cấp phát thuốc BHYT cho nhân dân: 25.747.000 đồng. + Công tác chính trị xã hội: -Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên là: + Thương binh 21-90% là: 29 đối tượng + Tuất liệt sỹ: 24 đối tượng + Người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc hóa học 10, trong đó gián tiếp là 05 đối tượng. + Hưu trí: 21 đối tượng. + Cứu trợ xã hội: 69 đối tượng. Tổng chi trả chế độ cho các đối tượng là: 502.479.000 đồng. Chi trả 1 lần (mai táng phí): 44.238.000 đồng. Dụng cụ chỉnh hình 06 đối tượng thương binh: 6.764.000 đồng. Điều dưỡng tại nhà 08 đối tượng người có công: 5.600.000 đồng. Chi trả chính sách học sinh hộ nghèo 04 cấp học: 96.750.000 đồng Học sinh các trường đại học, cao đẳng: 48.831.000 đồng. 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia + Về dân số - Tổng dân số của xã là 5761 người với 15 thôn bản và 897 hộ - Trong xã có 2 dân tộc Kinh và Thái Đen. + Về mức sống - Thu nhập bình quân đầu người: 2.500.000 đồng/người/năm. - Tổng số hộ giàu: 18 hộ. - Tổng số hộ khá: 162 hộ. - Tổng số hộ nghèo: 717 hộ. + Về diện tích đất: diện: Tổng diện tích: 5.580,05 ha. + Về hạ tầng cơ sở: - Nguồn điện cung cấp: Điện lực Tĩnh Gia cung cấp. Tỉ lệ hộ dùng điện chiếm 65%. - Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt lấy từ: Giếng khoan, giếng đào, khe suối. - Số hộ sử dụng giếng khoan, giếng đào và nước từ khe suối là: 100% + Về giáo dục: Toàn xã có: 03 trường học - Trường mẫu giáo: 01 trường - Trường tiểu học: 01 trường - Trường THCS: 01 trường + Về y tế: - Trong địa bàn phường hiện nay có 01 trạm xá với tổng số y, bác sỹ là 06 người và 10 giường bệnh. + Về điều kiện vệ sinh môi trường - Công tác thu gom rác thải: chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác, rác được đổ góc vườn và đốt. - Chưa có đơn vị hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nhận xét chung: Khu mở có vị trí địa lý, kinh tế, nhân văn tương đối thuận lợi cho công tác khai thác mỏ. Các điều kiện thuận lợi: - Gần thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn. - Gần trục giao thông chính. - Môi trường khai thác thuận lợi, việc khai thác không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch cũng như di tích lịch sử. * Thông tin về các hộ dân bị di dời Đoàn khảo sát thực hiện phỏng vấn nông hộ các hộ dân trong khu vực thực hiện dự án. Kết quả điều tra được thể hiện ở phiếu phỏng vấn hộ dân được kèm ở phụ lục. Qua tổng hợp các phiếu phỏng vấn nông hộ, các hộ dân bị ảnh hưởng là các hộ làm nông nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM Mo da set Cong Thanh sua sau TD OK.doc
Tài liệu liên quan