Tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam 50MW: MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Để phát triển công nghiệp tại địa phương và thực hiện phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng sản
phẩm xã hội và tăng nguồn thu ngân sách. UBND tỉnh đồng ý cho lập Dự án xây
dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam tại xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
NMNĐ Lục Nam chủ yếu cung cấp điện cho phụ tải địa phương, tiêu thụ
lượng than có cghất lượng xấu cho mỏ than Quảng Ninh, đồng thời tạo công ăn
việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Mặt khác, việc Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng và Công nghiệp (EIC)
đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam phù hợp với chủ trương đa dạng hoá phương
thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia
theo Quyết định số 176/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược
phát triển kinh tế ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến
năm 2020.
Xuất phát từ những mục tiêu đó, NM...
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam 50MW, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Để phát triển công nghiệp tại địa phương và thực hiện phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng sản
phẩm xã hội và tăng nguồn thu ngân sách. UBND tỉnh đồng ý cho lập Dự án xây
dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam tại xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
NMNĐ Lục Nam chủ yếu cung cấp điện cho phụ tải địa phương, tiêu thụ
lượng than có cghất lượng xấu cho mỏ than Quảng Ninh, đồng thời tạo công ăn
việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Mặt khác, việc Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng và Công nghiệp (EIC)
đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam phù hợp với chủ trương đa dạng hoá phương
thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia
theo Quyết định số 176/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chiến lược
phát triển kinh tế ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến
năm 2020.
Xuất phát từ những mục tiêu đó, NMNĐ Lục Nam đã được bổ sung vào quy
hoạch phát triển điện lực Bắc Giang.
II. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT
II.1. Căn cứ pháp luật:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này dựa trên các văn bản pháp lý sau:
1. Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/ NĐ- CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
3. Nghị định số 81/2006/ NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
4. Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
5. Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
6. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”( Chương trình
nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg
ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quyết định số 13/2006/QĐ- BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh
giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
8. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên
liệu sản xuất.
9. Quy chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999.
10. Công văn chấp thuận số : 1951/ UBND- KTN của UBND tỉnh Bắc Giang
về việc chuyển vị trí xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Yên Thế đến vị trí mới tại xã
Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang với tên gọi là Nhà máy Nhiệt điện Lục
Nam.
II.2. Tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan.
2. Các tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/
QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế ( bao gồm 21 tiêu chuẩn vệ
sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động và các tiêu chuẩn môi
trường lao động khác có liên quan)
II.3. Tài liệu kỹ thuật sử dụng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các tài liệu dưới đây được sử dụng trong Báo cáo:
1. Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam 50MW do
Viện Năng lượng thực hiện.
2. Báo cáo hiện trạng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Dự án thuộc
xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn những năm gần đây do UBND tỉnh Bắc
Giang cung cấp.
4. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2006.
5. Quyết định số 102/2007/QĐ – UBND ngày 20/12/2007 về việc ban hành
Bảng mức giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6. Một số tài liệu về Công nghệ môi trường trong và ngoài nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên
và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo ĐTM.
- Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Giang.
- Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng
- Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang – xã Xương Giang – thành phố Bắc Giang.
- Điện thoại : (0240) 824.760/555734.
Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
1. Nghiên cứu: “Báo cáo Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam,
50MW thuộc xã Vũ Xá, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang”.
2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vũ
Xá - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
3. Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án, hiện
trạng môi trường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường.
4. Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động
của Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
5. Tổ chức khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trường
không khí, môi trường nước trong khu vực dự kiến thực hiện Dự án và các vùng lân cận.
6. Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp
số liệu lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án.
Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích
TT Tên thiết bị Nước SX
Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí
1 Thiết bị lấy mẫu khí SKC PA 15330 Mỹ
2 Máy đo tốc độ gió Anh
3 Máy đo nhiệt độ, độ ẩm Mỹ
Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn
4 Thiết bị đo tiếng ồn tích phân Mỹ
5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P Nhật
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước
6 Tủ sấy Mỹ
7 Máy đo BOD5 Đức
8 Tủ ổn nhiệt BOD Mỹ
9 Máy so màu DR - 2000 Mỹ
Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vị, cơ quan, chuyên môn
1 KS. Vũ Đức Phượng Trạm trưởng - Trạm Quan trắc
Môi trường
2 KS. Ngô Quang Trường Phụ trách bộ phận
3 KS. Nguyễn Thị Thu Huyền Cán bộ
5 KTV. Nguyễn Văn Cường Cán bộ
6 KS. Hà Văn Huân Cán bộ
CHƯƠNG I
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1. TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: “ Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Lục
Nam 50MW”.
I.2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ Dự án: Công ty Cổ phần Phát triển Năng Lượng và Công nghiệp EIC.
Địa chỉ: Phố Thống nhất, thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Địa chỉ liên hệ: VPĐD Công ty Cổ phần Phát triển Năng Lượng và Công nghiệp
EIC, Số 7 - Ngõ 331/20 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 9725009 – Fax: 04 .9725008
Đại diện: Bà Nguyễn Thị Ninh
Chức danh: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
I.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Xã Vũ Xá là một xã miền núi nằm ở phía Nam huyện Lục Nam, có diện tích tự
nhiên là 1024,63 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên của huyện Lục Nam. Cách
trung tâm của huyện khoảng 10km theo quốc lộ 37 về phía Tây Nam. Danh giới
hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Sơn và xã Bắc Lũng.
- Phía Nam giáp xã Đan Hội.
- Phía Tây giáp huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam.
Trên địa bàn xã ở phía Đông có Quốc lộ 37 chạy qua, với chiều dài 1,5 km,
tuyến đường này tạo điều kiện cho xã Vũ Xá giao lưu với các trung tâm huyện (TT
Đồi Ngô). Với vị trí của mình, Vũ Xá có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai
cũng như các tiềm lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội.
I.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
I.4.1. Quy mô công trình
Công trình NMNĐ Lục Nam dự kiến xây dựng với tổng diện tích khoảng 45
ha, công suất lắp máy là 50MW.
Phương án công nghệ lựa chọn là lò CFB và khử bụi tĩnh điện (ESP), chiều
cao ống khói 100m, cấu hình tổ máy: 01 lò hơi CFB, 01 tuabin, 01 máy phát và 01
máy biến áp.
I.4.2. Mô tả về công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất điện của Nhà máy Nhiệt điện đốt than nói chung được mô
tả như sau:
Không khí nóng cùng than được đưa vào buồng đốt của lò hơi, tại đây các hạt
than sẽ bị cháy và giải phóng ra nhiệt năng. Nhiệt năng này truyền cho nước trong
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
các ống sinh hơi nằm ở thành ống đốt để tạo thành hơi nước. Hỗn hợp hơi và nước
sinh ra trong giàn ống sinh hơi được đưa lên bao hơi. Tại bao hơi, hơi bão hoà được
tách ra khỏi nước, phần nước còn lại được quay về đốt để gia nhiệt thành hơi quá
nhiệt có thông số nhiệt độ và áp suất cao để cấp cho tuabin hơi, làm quay tuabin và
roto của máy phát điện. Điện năng sinh ra từ máy phát điện được đưa qua máy biến
áp tăng áp rồi đưa lên lưới. Hơi nước sau khi quay tuabin được làm mát và ngưng
tụ tại bình ngưng thành nước ngưng, được bơm cấp trở lại lò hơi theo chu trình
khép kín.
Trong Nhà máy Nhiệt điện, lò hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất
và vận hành phức tạp. Với mục tiêu đốt than có chất lượng xấu, giảm ô nhiễm môi
trường, công nghệ đốt than được lựa chọn là công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn
(CFB). Đây là công nghệ mới, đang rất phát triển vì than cháy sạch đáp ứng tốt các
yêu cầu theo TCVN về môi trường hiện hành và có nhiều ưu điểm cạnh tranh so
với các công nghệ cháy truyền thống khác do việc đốt than antraxit.
Với lò đốt tầng sôi CFB, khói lò có chứa SO2 sinh ra trong lò hơi được khử
trực tiếp bằng đá vôi đốt kèm than trong buồng đốt (sơ đồ cung cấp đá vôi trong
phụ lục 2).
Do nhiệt độ đốt trong lò thấp (800 – 9000C) và than được đốt trong lò trong
khoảng thời gian dài bằng phương pháp tái tuần hoàn triệt để nên than cháy kiệt, do
vậy hàm lượng oxit nitơ sinh ra trong lò thấp. Khói sau khi ra khỏi buồng đốt được
đưa qua hệ thống khác như các bộ sấy không khí, bộ hâm nước…để truyền nhiệt
cho hệ thống này nhằm tiết kiệm năng lượng. Sau đó, khói được đưa qua hệ thống
khử bụi tĩnh điện (ESP) để khử sạch bụi trước khi đi vào ống khói và thoát ra ngoài
khí quyển.
I.4.3. Các thiết bị chính của Nhà máy
1. Lò hơi:
- Kiểu: Tầng sôi tuần hoàn (CFB) với một bao hơi nhiều ngăn.
- Số lượng: 01.
- Năng suất hơi ở chế độ BMCR: 201T/h.
- Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 5400C.
- Áp suất hơi quá nhiệt: 130kg/cm2.
- Nhiệt độ nước cấp: 2230C.
2. Tuabin:
- Kiểu: Ngưng hơi, có trích hơi gia nhiệt, trục đơn tuyến.
- Số lượng: 01/tổ máy.
- Công suất: 50MW.
- Tốc độ quay: 3000 vòng/phút.
- Nhiệt độ hơi vào: 5350C.
- Áp suất hơi vào: 126 kg/cm2.
- Nhiệt độ nước làm mát thiết kế: 300C.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
3. Máy phát:
- Kiểu: Kín, loại 3 pha đồng bộ với từ trường xoay chiều.
- Số lượng: 01
- Công suất: 50MW.
- Hệ số công suất: 0,85.
- Điện áp đầu cực: 11kV.
- Tốc độ: 3000 vòng/phút.
- Làm mát roto, stator: Bằng không khí (hoặc bằng nước).
4. Thiết bị điện:
Gồm hệ thống điện tự dùng và sân phân phối:
5. Các hạng mục phụ trợ:
a. Thiết bị khử bụi:
Dùng để khử sạch bụi trong khói thải đạt TCVN về Môi trường.
- Loại: Thiết bị khử bụi tĩnh điện (ESP).
- Số lượng: 02 cái cho 1 tổ.
- Hiệu suất khử bụi: 99,8%.
- Nồng độ bụi vào ESP: 75443,32 mg/Nm3.
- Nồng độ bụi ra khỏi ESP: 150,59 mg/Nm3.
b. Ống khói:
- Kết cấu: Vỏ bê tông cốt thép, bên trong là ống thép chịu axit để dẫn khói.
Bọc bên ngoài ống khói là lớp bảo ôn cách nhiệt.
- Hệ thống bảo vệ an toàn: Ống khói được lắp đặt hệ thống chống sét và bên
ngoài được sơn một lớp bảo vệ theo quy định và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu để
đảm bảo an toàn về mặt hàng không.
- Chiều cao: 100m.
- Đường kính trong: 2,2m.
- Số lượng: 01.
c. Hệ thống cung cấp than:
Than cấp cho Nhà máy từ nguồn: Than từ mỏ than Quảng Ninh (tương ứng
với loại than cám 6b) được vận chuyển bằng đường bộ và đường thuỷ.
Sau đó than được đưa vào kho để trộn trước khi đưa vào lò hơi. Hệ thống cấp
than vào lò gồm các thiết bị sau:
- Hệ thống băng tải than: Loại cao su lõi vải, năng suất 70 tấn/h, vận tốc 1,5m/s.
- 01 kho chứa than có mái che tiếp nhận than từ ôtô.
- 02 máy ủi và 02 máy xúc.
- Hệ thống gồm 01 kho than kín có mái che, 01 máy đánh đống và 01 máy phá đống.
- Trạm nghiền than: Phễu chứa, máy cấp than, máy nghiền búa.
- Nhà điều hành cung cấp than.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hệ thống cấp than vào lò: Dựa trên điều kiện mặt bằng thực tế, hệ thống cấp
than được thiết kế đảm bảo độ an toàn tối đa khi cấp than với các silo gian lò và
giảm thiểu sự phát thải bụi.
(Xem sơ đồ cung cấp than trong phụ lục 2)
d. Hệ thống dầu đốt:
NMNĐ Lục Nam sử dụng dầu FO khi khởi động lò hoặc làm nhiên liệu phụ
đốt kèm khi phụ tải nhỏ hơn 50% phụ tải định mức. Khi phụ tải lò hơi nhỏ hơn
25% phụ tải định mức, Nhà máy phải sử dụng hoàn toàn bằng dầu FO.
Hệ thống bao gồm:
- Hệ thống bốc dỡ và vận chuyển dầu FO từ ôtô vào kho chứa.
- Kho chứa dầu FO gồm 2 bể x 500m3.
- Trạm bơm dầu tới gian lò hơi (dầu đốt).
- Hệ thống phân phối dầu đến các vòi đốt.
(Xem sơ đồ công nghệ hệ thống đốt dầu FO trong phụ lục 2).
e. Hệ thống cung cấp đá vôi:
- Đá vôi sử dụng trong Nhà máy cho mục đích khử lưu huỳnh trong than đảm bảo
đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về phát thải oxit lưu huỳnh (SO2) trong khói thải lò hơi.
Vận chuyển đá vôi đến Nhà máy bằng đường bộ.
Giá dự kiến: 6 USD/tấn.
Hệ thống bao gồm:
- Kho chứa đá vôi.
- Phễu nhận đá vôi 2 cái, dung tích 8m3.
- Máy cấp kiểu băng tải: 02 cái, năng suất 8 tấn/h.
- Thiết bị dò tách kim loại: 02 cái kiểu nam châm điện.
- Hệ thống băng tải vận thăng: 02 cái, năng suất 8tấn/h.
- Silo chứa đá vôi: 01 cái, dung tích 10m3 làm bằng thép cacbon thường có lót
lớp vật liệu chống ăn mòn.
- Máy nghiền đá vôi: 02 cái kiểu búa, năng suất 8tấn/h.
- Sàng rung: 02 cái, năng suất 8tấn/h.
- Phễu trung gian: 01 cái, dung tích 3m3.
- Thiết bị vận chuyển đá vôi…
(Xem sơ đồ công nghệ và hệ thống cung cấp đá vôi thuộc phụ lục 2).
f. Hệ thống nước làm mát bình ngưng:
Phương án lựa chon cho Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam là phương pháp làm
mát tuần hoàn kín có tháp làm mát, phù hợp với điều kiện nguồn nước tại khu vực.
Lưu lượng nước làm mát qua tháp khoảng 8.000m3/h.
Đặc tính thiết bị chính của hệ thống làm mát:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- 01 tháp làm mát kiểu cưỡng bức dùng quạt, kết cấu thép có 2 khoang (1 quạt
cho 1 ngăn). Nhiệt độ nhiệt kế ướt 24,50C. Độ chênh lệch giữa nhiệt độ nước làm
mát và nhiệt độ không khí bầu ướt là 80C. Nhiệt độ nước làm mát ra 300C, nhiệt độ
nước làm mát vào 380C.
- Bể chứa nước làm mát.
- Bơm nước tuần hoàn: 03 cái, năng suất 4.500 m3/h.cái.
- Hệ thống cấp hoá chất xử lý nước tuần hoàn.
- Hệ thống đường ống.
g. Hệ thống xử lý nước:
Nước thô đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của toàn
Nhà máy về số lượng cũng như về chất lượng bao gồm:
- Nước bổ sung cho lò hơi và cho quá trình hoàn nguyên hệ thống khử khoáng.
- Nước bổ sung cho tổn thất của hệ thống làm mát bình ngưng (tháp làm mát
khoảng từ 2,7 – 3,2% tổng lượng nước làm mát đầu vào).
- Nước cho các hệ thống tiêu thụ khác:
+ Nước bổ sung cho hệ thống làm mát thiết bị phụ và hệ thống điều hoà không khí.
+ Cho hệ thống lấy mẫu nước, hơi để phân tích và giám sát.
+ Nước phun chống bụi và rửa hệ thống cung cấp than.
- Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân viên trong Nhà máy.
- Nước cho các nhu cầu không thường xuyên khác của Nhà máy bao gồm:
+ Nước rửa cho bộ sấy không khí, buồng đốt lò hơi…
+ Nước cứu hoả.
+ Nước rửa hoá chất lò hơi, vận hành chạy thử, bảo trì…và cho các mục đích khác.
Hệ thống xử lý nước của Nhà máy bao gồm 2 hệ thống là hệ thống xử lý nước sơ
bộ và hệ thống khử khoáng với quy mô công suất và chất lượng nước sau khi xử lý
khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của từng hạng mục sử dụng nước của Nhà máy.
Mỗi hệ thống đều có 2 dây truyền với 100% công suất. Khi vận hành thì một
bộ phận làm việc còn một bộ phận để thực hiện quá trình hoàn nguyên vật liệu lọc
cũng như sửa chữa bảo dưỡng khi cần.
Nước thô từ trạm bơm nước sau khi để lắng tự nhiên tại bể nước thô sẽ được
cấp vào thiết bị lắng keo tụ để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn. Các
chất rắn bị giữ lại tại bể lắng keo tụ sẽ được thải định kỳ tới hệ thống xử lý chất
thải của Nhà máy. Nước lắng từ bể lắng keo tụ được đưa vào bể chứa trung gian
sau đó được đưa đi 2 nhánh độc lập nhau: Tới bổ sung tổn thất của hệ thống làm
mát bình ngưng; và tới thiết bị lọc kiểu trọng lực để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng
có trong nước. Nước đã được xử lý sơ bộ được đưa vào dự trữ trong 2 bể. Từ đây
nước được cấp cho hệ thống khử khoáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống
nước cứu hoả và mục đích khác sử dụng nước của toàn Nhà máy.
- Hệ thống xử lý nước sơ bộ: Năng suất 280m3/h.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hệ thống này được thiết kế để xử lý sơ bộ hàm lượng chất rắn lơ lửng trong
nước thô. Tại đây chất trợ keo tụ và chất keo tụ sẽ được sử dụng để loại bỏ các chất
rắn lơ lửng. Sau đó sẽ được đưa qua thiết bị lọc kiểu trọng lực để loại bỏ triệt để
các chất lơ lửng có trong nước.
Nước thô sẽ được bơm từ trạm bơm nước vào bể nước thô, sau đó bơm nước
thô sẽ bơm nước vào bể lắng trong. Tại đây độ pH sẽ được điều chỉnh ở mức độ tối
ưu cho quá trình lắng keo tụ, các chất keo tụ và trợ keo tụ sẽ được phun trực tiếp
vào nước thô. Các chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ ra khỏi nước. Còn nước sau khi
lắng trong sẽ được đưa vào thiết bị lọc kiểu trọng lực. Tại đây các chất rắn lơ lửng
có kích thước nhỏ sẽ được loại bỏ và độ đục của nước được xử lý đạt mức nhỏ hơn
1,0 ppm. Khi chất lượng nước không còn đạt yêu cầu thì bộ lọc sẽ được tự động
ngắt khỏi chu trình để rửa ngược khỏi các tạp chất, bộ lọc dự phòng sẽ đi vào hoạt
động. Nước thải của quá trình rửa ngược sẽ được đưa vào bể chứa nước thải, từ đây
được đưa sang hệ thống xử lý nước thải của toàn Nhà máy.
Nước đã lọc trong được bơm vào bể chứa nước lọc trong. Từ bể này nước sẽ
được cung cấp cho hệ thống khử khoáng, hệ thống nước sinh hoạt, hệ thống nước
cứu hoả và các mục đích khác.
Nước thô sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ có giá trị pH = 6,0, chất rắn lơ lửng
SS < 10ppm tại đầu ra bể lắng keo tụ và SS < 1ppm tại đầu ra bình lọc cơ khí (nước
lắng trong).
Các thiết bị chính của hệ thống: 2 bể lắng keo tụ, 2 bình lọc trọng lực – cơ khí
và sau đó được bơm vào hệ thống bể chứa.
- Hệ thống khử khoáng: Năng suất 2 x 20m3/h.
Hệ thống khử khoáng nước được trang bị để đảm bảo nhu cầu cấp nước bổ
sung chất lượng cao cho chu trình năng lượng như liệt kê trong bảng dưới đây.
Hệ thống này bao gồm 2 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 20m3/h,
một là để làm việc còn một là để thực hiện quá trình tái sinh vật liệu lọc cũng như
sửa chữa bảo dưỡng khi cần.
Nước sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ được đưa sang hệ thống khử khoáng,
bơm lần lượt qua các bình trao đổi ion để khử các cation, anion trong nước, bình
khử khí để khử CO2, bình trao đổi hỗn hợp để khử triệt để các ion còn lại trong
nước, tại đầu ra của bình hỗn hợp nước đạt tiêu chuẩn cấp bổ sung cho lò hơi được
lưu giữ tại bể chứa nước đã khử khoáng sãn sàng bổ sung cho các nhu cầu về nước
khử khoáng cho Nhà máy.
Các thiết bị chính là các bình trao đổi ion, bình lọc hỗn hợp, bình khử khí CO2,
hệ thống bể, bơm, bình chứa nước khử khoáng.
Ngoài ra còn có hệ thống cung cấp hoá chất cho cả 2 hệ thống xử lý nước thải
gồm các bình chứa hoá chất, bình định lượng, bơm định lượng…
(Sơ đồ công nghệ và hệ thống xử lý nước sản xuất trong phụ lục 2).
h. Hệ thống xử lý nước thải:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Nhằm mục đích hạn chế triệt để mức độ tác động của nước thải đến môi
trường tiếp nhận nước thải và hệ sinh thái khu vực xung quanh. Nhà máy Nhiệt
điện Lục Nam áp dụng công nghệ xử lý nước thải tái tuần hoàn tối đa. Nước thải
sau khi đã qua xử lý đạt các thông số kỹ thuật yêu cầu sẽ được bổ sung vào hệ
thống nước làm mát cho bình ngưng. Cặn lắng của chu trình xử lý nước thải sau khi
qua bộ lọc áp lực trở thành trạng thái rắn và được vận chuyển ra bãi thải tro xỉ của
Nhà máy. Vì vậy, đối với Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam, nước thải không xả ra
ngoài môi trường xung quanh.
Mô tả hệ thống:
- Năng suất của hệ thống xử lý nước thải khoảng 60m3/h.
- Quy trình xử lý nước thải chủ yếu dựa trên các nguyên lý hoá học và vật lý
như ôxy hoá, lắng đọng – keo tụ, lọc và trung hoà.
- Các thiết bị chính gồm: Các hố thu nước thải, các bể chứa có máy khuấy trộn
và sục khí, các bể kiểm soát độ pH, các bể đông lắng, các bộ lọc trọng lực, bể cô
đặc bùn, máy ép bùn và các bình để chứa.
(Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trong phụ lục 2).
i. Hệ thống thải tro xỉ:
Toàn bộ tro xỉ sinh ra trong quá trình đốt than kèm đá vôi trong lò hơi được
thu gom vào silo tro xỉ theo 2 đường:
- Xỉ đáy lò sau khi được làm mát sẽ được các vít thải xỉ đưa xuống hệ thống
băng tải xích. Xỉ được băng tải xích đưa vào hệ thống máy nghiền và nhờ hệ thống
khí nén đưa vào silo tro xỉ.
- Tro bay từ đường khói thải lò hơi được đưa vào thiết bị xử lý bụi ESP và
lượng tro bay sau khi thu gom được giữ lại ở các phễu rồi vận chuyển tới silo tro
của lò nhờ hệ thống khí nén hoặc hệ thống hút chân không.
Từ silo tro xỉ sau khi được làm ẩm sẽ được đưa ra bãi thải xỉ là các moong than
đã được khai thác hết, nhằm khôi phục phục lại mặt bằng khai thác của các vỉa than.
(Sơ đồ nguyên lý thải tro xỉ, hệ thống thải xỉ đáy lò trong phụ lục 2)
j. Cảng than:
Cảng có diện tích 1800m2 với 3 bến tiếp nhận xà lan, hệ thống bốc dỡ than
trên cảng gồm có 3 cẩu và gầu ngoạm bốc than từ xà lan rót lên băng tải kín và đi
vào Nhà máy.
k. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy:
Mục đích của hệ thống này là để phòng và dập các đám cháy (nếu xảy ra) ở
một ví trí của Nhà máy, ngăn không cho lửa lan sang các khu vực bên cạnh trong
Nhà máy nhờ các rào chắn lửa, các lắp van đóng ngăn lửa tự động trong các đường
ống dẫn không khí, bịt kín các lỗ cáp đi xuyên qua…Ngoài ra, NMNĐ Lục Nam
còn được trang bị hệ thống phát hiện và dập lửa.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hệ thống cứu hoả của Nhà máy bao gồm các bơm cứu hoả, hệ thống đường
ống, vòi phun, họng nước cứu hoả, các bình dập lửa sách tay…
Chi tiết hệ thống PCCC được mô tả ở Chương V.
Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của Nhà máy thể hiện trong bảng sau:
Bảng I.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của Nhà máy
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Ghi
chú
1 Công suất đặt Nhà máy MW 50
2 Số tổ máy Tổ 1
3 Số giờ sử dụng công suất đặt giờ/năm 6500
4 Sản lượng điện kWh/năm 0,325.109
5 Tỷ lệ điện tự dùng % 9,82
6 Lượng điện tự dùng kWh/năm 0,0319.109
7 Sản lượng điện phát trên thanh cái kWh/năm 0,293.109
8 Lượng than tiêu thụ hàng năm Tấn/năm 197.288
9 Nhiệt trị quy đổi của than Qtlv kcal/kg 3.912
10 Suất tiêu hao than tự nhiên g/kwh 584,4
11 Hiệu suất lò hơi theo HHV % 84
12 Hiệu suất tuabin – máy phát % 45
13 Hiệu suất truyền tải điện % 99,5
14 Hiệu suất thô Nhà máy % 37,61
15 Lượng đá vôi tiêu thụ Tấn/năm 7.500
16 Tro xỉ Tấn/năm 87.000
Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam
I.4.4. Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất
I.4.4.1. Nhu cầu về năng lượng:
a. Nhu cầu về điện trong giai đoạn thi công:
Phụ tải trên công trường chủ yếu là các thiết bị thi công xây lắp bao gồm máy
hàn, cần cẩu, máy uốn cắt kim loại, máy trộn bêtông, máy ủi, máy đầm bêtông,
máy bơm,…và điện phục vụ cho sinh hoạt, văn phòng. Công suất tiêu thụ được tính
toán trên cơ sở thời kỳ cao điểm. Cụ thể như sau:
- Máy phát điện: 800 kW.
- Các loại cẩu: 600 kW.
- Trạm trộn, các máy trộn nhỏ: 400 kW.
- Kích thuỷ lực (2 chiếc): 300 kW.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Cộng: 2.100 kW.
- Điện dự phòng 10%: 210 kW.
Tổng cộng: 2.310 kW.
Với hệ số sử dụng đồng thời là 0,7 thì nhu cầu dùng điện là 1.617 kW.
Nguồn điện thi công được lấy từ mạng điện lưới 35 KV của xã để cung cấp
điện thi công trong giai đoạn xây dựng.
b. Nhu cầu về điện trong giai đoạn vận hành Nhà máy:
Nhu cầu điện tự dùng cho Nhà máy hàng năm là 31,9.106 kWh, lượng điện này sẽ
được hệ thống điện tự dùng Nhà máy cung cấp cho các máy biến áp tự dùng và từ đó
cung cấp cho các hệ thống trong dây chuyền sản xuất của Nhà máy.
I.4.4.2. Nhu cầu về nhiên liệu:
a. Nhu cầu về than:
NMNĐ Lục Nam công suất 50MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm của
Nhà máy khoảng 325 GWh/năm. Suất tiêu hao than 584,4 g/kWh, khi đó lượng tiêu
thụ than hàng năm tính được là 189.929 tấn/năm.
Than cung cấp phục vụ Nhà máy dự kiến là than trộn của mỏ than Quảng Ninh
với tỷ lệ trộn 30/70 như đã nêu ở trên. Đặc tính của than dự kiến cấp cho Nhà máy
Nhiệt điện Lục Nam như sau:
Bảng I.2: Thành phần than cấp cho Nhà máy
STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Mẫu thiết
kế
1 Độ tro làm việc Alv % 41,875
2 Độ ẩm làm việc Wlv % 6,63
3 Chất bốc làm việc Vlv % 7,5
4 Lưu huỳnh làm việc Slv % 0,67
5 Nhiệt trị làm việc cao quy đổi Qclv Kcal/kg 3.792
6 Các nguyên tố của than:
- Nitơ
- Hydro
- Oxy
- Cacbon
Nlv
Hlv
Olv
Clv
%
%
%
%
0,66
1,49
1,9
44,24
7 Các thành phần của tro:
SiO2
Al2O3
Fe2O3
MgO
MnO
CaO
TiO2
%
%
%
%
%
%
%
62,64
28,16
3,03
0,28
0,04
1,34
1,34
8 Nhiệt nóng chảy của tro than
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
T1
T2
T3
0C
0C
0C
1380
1560
1660
9 Thể trạng than (nguyên khối) D T/m3 0,96
Nguồn: Báo cáo Dự án xây dựng NMNĐ Lục Nam
b. Nhu cầu tiêu thụ dầu FO:
NMNĐ Lục Nam có nhu cầu tiêu thụ dầu FO là 450 tấn/năm. Dầu FO sử dụng
là loại dầu N 0 2B theo tiêu chuẩn Việt Nam, có đặc tính như sau:
- Nhiệt lượng cao HHV: 10.100 ÷ 10.567 Kcal/kg.
- Nhiệt lượng thấp HLV: 9490 ÷ 9620 Kcal/kg.
- Điểm bốc hơi: - 23 ÷ + 270C.
- Độ nhớt ở 380C: 200 CSt.
- Điểm bắt cháy: 550C.
Đặc tính của dầu FO theo TCVN được nêu trong bảng I.3.
Bảng I.3: Đặc tính của dầu FO theo TCVN
STT Đặc tính Đơn vị Loại No2B
1 Lưu huỳnh % 0,5 – 3,0
2 Hydro % 10,5 – 12,0
3 Cacbon % 86,5 – 89,2
4 Nitơ % -
5 Ôxy % -
6 A % 0,0 – 0,1
7 γ - 0,972 – 0,922
8 Tỷ trọng Tấn/m3 0,95
9 Điểm nóng chảy 0C -23 ÷ + 28
10 Độ nhớt CSt 200
11 Điểm bốc cháy 0C 55
12 Nhiệt trị cao Kcal/kg 10.100
I.4.4.3. Nhu cầu đá vôi
Nhu cầu đá vôi làm phụ gia khử lưu huỳnh trong quá trình đốt than được xác
định cho Nhà máy là 87.000 tấn/năm.
Đá vôi được khai thác ở các mỏ đá hay mua từ các cơ sở khai thác đá vôi trong
khu vực và lân cận.
I.4.4.4. Nhu cầu về nước
a. Nhu cầu nước trong giai đoạn thi công:
Việc sử dụng nước trên công trường được phân làm 2 loại nước phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Nước phục vụ sản xuất bao gồm nước sử dụng cho công tác bê tông, nước
phục vụ các xưởng gia công, sửa chữa, rửa xe, phòng cháy, tưới đường…
Nước phục vụ sinh hoạt sử dụng cho các văn phòng và cán bộ công nhân viên
trên công trường.
Lưu lượng nước được tính cho từng khu, trên cơ sở định mức tiêu thụ, có xét
đến hệ số đồng thời. Các loại nước dùng trong công trình gồm có:
- Nước phục vụ sản xuất: 370 m3/ngày đêm.
- Nước phục vụ sinh hoạt: 58 m3/ngày đêm.
- Nước phục vụ cứu hoả: 50 m3/ngày đêm.
Tổng cộng: 478 m3/ngày đêm.
Lưu lượng nước dự phòng là 20%: 95,6 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước dùng cho xây dựng và sinh hoạt là: 573,6 m3/ngày đêm.
Nguồn nước dùng để phục vụ thi công được lấy từ sông Lục Nam nằm sát
ngay Dự án. Còn nguồn nước phục vụ sinh hoạt được lấy từ các giếng khoan của
Dự án
Ngoài ra có thể xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước phục vụ cho sinh hoạt
trong giai đoạn thi công, đồng thời là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công
nhân viên làm việc tại Nhà máy trong giai đoạn vận hành thương mại.
b. Nhu cầu nước trong giai đoạn vận hành của Nhà máy:
Trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy, nhu cầu về nước được phân thành
nhu cầu thường xuyên và nhu cầu không thường xuyên.
Bảng I.4: Nhu cầu về nước cho Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam
STT Nhu cầu Đơn
vị
Nước
thô
Nước
lắng
trong
Nước
đã lọc
sơ bộ
Nước
đã khử
khoáng
1 Nước bổ sung cho lò hơi m3/h 6
2 Nước bổ sung cho chu
trình nhiệt của tuabin
m
3/h 6
3 Nước bổ sung cho hệ
thống khử khoáng
m
3/h 1,2
4 Nước bổ sung cho hệ
thống nước tuần hoàn
m3/h 240
5 Nước vệ sinh khu vực
sân than
m3/h 40
6 Nước làm mát hệ thống
máy phát
m
3/h 240
7 Nước phục vụ cho sinh
hoạt, cứu hoả, rửa khu
m
3/h 10 12
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
vực lò, tuabin
8 Nước làm mát xỉ đáy lò,
chèn phễu xỉ
m
3/h 12
9 Tổng cộng m3/h 62 240 252 13,2
10 Nước dự phòng 10% m3/h 2,2 24 25,2 1,3
11 Tổng lượng nước phục
vụ Nhà máy
m3/h 63 264 280 15
Như vậy nhu cầu cung cấp nước thường xuyên cho toàn bộ Nhà máy là 622 m3/h.
I.4.5. Các hạng mục công trình và khối lượng xây lắp
I.4.5.1. Các hạng mục chính của Dự án
Các hạng mục chính của Dự án xây dựng NMNĐ Lục Nam được chia theo các
phần sau đây:
a. Phần Nhà máy chính và phụ trợ:
Phần này bao gồm các hạng mục sau:
- Lò hơi và phần phụ trợ.
- Tuabin và phần phụ trợ.
- Máy phát và phần phụ trợ.
- Hệ thống khử bụi tĩnh điện.
- Ống khói.
- Sân phân phối cao áp.
b. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và đá vôi:
Phần này bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống cung cấp than.
- Hệ thống cung cấp dầu FO.
- Hệ thống cung cấp đá vôi.
c. Phần cân bằng Nhà máy:
Bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống nước làm mát và hệ thống nước làm mát phụ trợ.
- Hệ thống xử lý nước.
- Hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống thải tro xỉ.
- Hệ thống PCCC.
- Các hệ thống khác.
(Bản vẽ mặt bằng Nhà máy được trình bày trong phụ lục 2)
I.4.5.2. Khối lượng thi công Dự án
Với quy mô công suất 50MW, khối lượng thi công của Nhà máy bao gồm:
- Phần xây dựng: Các công tác như đào đắp đất đá, công tác bê tông cốt thép,
xây tường bao che trong và ngoài Nhà máy, lát nền…và các công tác khác.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Phần lắp đặt thiết bị: Bao gồm phần lắp đặt thiết bị lò hơi, tuabin, máy phát,
các thiết bị điện, thiết bị đo lường tự động điều khiển, kiểm nhiệt, các thiết bị trong
hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống cung cấp nước và nước thải,…
a.Dự kiến khối lượng thi công chính:
Bảng I.5: Dự kiến khối lượng thi công chính
STT Tên công việc Đơn vị Khối lượng
I. Phần xây dựng
1 Đào đất m3 1.047.650
2 Đào bóc lớp hữu cơ m3 47.650
3 Đào đất móng m3 1.000.000
4 Đắp đất, cát m3 180.000
5 Bêtông cốt thép m3 127.000
6 Bê tông cọc m3 12.000
7 Gia công thép các loại Tấn 2.500
8 Xây đá m3 4.500
9 Xây gạch m3 2.000
10 Cửa các loại m2 8.000
II. Phần lắp đặt:
1 Các thiết bị điện Tấn 16.000
b. Nhu cầu vật liệu xây dựng:
Dựa trên cơ sở lựa chọn thiết bị và quy mô công nghệ của Nhà máy Nhiệt điện
với tổ máy công suất 50MW có thể tính nhu cầu vật liệu xây dựng chính theo bảng
dưới đây:
Bảng I.6: Nhu cầu về vật liệu xây dựng
STT Loại vật liệu xây dựng Đơn vị Khối lượng
1 Ximăng Tấn 12.000
2 Gạch 220x105x60 Viên 672.104
3 Cát vàng m3 70.000
4 Cát đen m3 18.000
5 Đá (4x6 cm) m3 12.500
6 Đá hộc m3 2.000
7 Tấm lợp các loại m2 25.000
8 Thép xây dựng Tấn 2.000
9 Thép kết cấu Tấn 2.500
10 Ván khuôn m2 6.500
c.Nguồn cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Thiết bị toàn bộ của Nhà máy sẽ được đấu thầu lựa chọn ở giai đoạn sau.
Toàn bộ thiết bị chính sẽ được nhập ngoại (nguồn gốc theo kết quả chọn thầu),
được vận chuyển bằng nhiều phương án khác nhau như đường thuỷ, đường sắt,
đường bộ. Nhưng với điều kiện Dự án, phương án vận chuyển bằng đường thuỷ sẽ
được lựa chọn.
Thiết bị toàn bộ của Nhà máy từ nước ngoài được vận chuyển bằng đường
thuỷ tới cảng Hải Phòng, Cái Lân…(tuỳ vào khả năng bốc dỡ của cảng). Thiết bị
được bốc dỡ tại cảng, tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ, đường thuỷ và sau
đó vận chuyển đến Nhà máy bằng đường bộ.
- Nguồn vật tư, vật liệu chủ yếu khai thác các nguồn trong nước, một số vật
liệu ngay tại địa phương. Chỉ nhập từ nước ngoài một số vật tư, vật liệu có yêu cầu
kỹ thuật cao mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng.
Xi măng: Được cung cấp từ một số Nhà máy ximăng như Nhà máy xi măng
Hoàng Thạch (Hải Dương), Ching fon (Hải Phòng)…
Sắt thép: Một số loại sắt thép có yêu cầu kỹ thuật cao được nhập ngoại, các
loại khác được mua từ Nhà máy cán thép Thái Nguyên, Việt Ý…
Đá: Khai thác các mỏ đá khu vực gần địa điểm xây dựng Dự án, cũng như một
số vùng lân cận.
Vôi: Từ một số xí nghiệp sản xuất vật liệu trong khu vực.
Cát vàng: Từ các cơ sở khai thác tại địa phương.
Cát đen: Từ các cơ sở khai thác tại địa phương và lân cận.
Gạch: Từ Nhà máy Gạch Giếng Đáy (Quảng Ninh), xí nghiệp Gạch Tân
Hưng, Gia Lộc (Hưng Yên). Ngoài ra gạch được cung cấp tại địa phương.
Gỗ: Từ các cơ sở khai thác và chế biến gỗ tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, cũng
như các khu vực lân cận.
Kính: Từ Nhà máy Kính Đáp Cầu, Nhà máy Kính nổi Quế Võ (Bắc Ninh), còn
một số loại kính cao cấp được nhập ngoại.
Các loại ngói và tấm lợp: Lấy từ Nhà máy Gạch Giếng Đáy (Quảng Ninh),
Nhà máy Gạch Tân Hưng, Gia Lộc (Hưng Yên).
c. Tiến độ thực hiện Dự án:
Dự án này chỉ dự kiến tiến độ xây lắp các công trình của Nhà máy sau khi
chuẩn bị mặt bằng xây dựng (san gạt, đền bù).
Thời gian thi công xây lắp tổ máy: 28 tháng.
Thời gian đưa vào vận hành thương mại: sau 28 tháng.
(Chi tiết về tiến độ thi công chi tiết trong phụ lục 2).
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
II.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất
a. Địa hình:
Phạm vi khu vực khảo sát nằm trong địa bàn xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang. Khu vực khảo sát nằm trong kiểu địa hình đồng bằng trung du, là vùng chuyển
tiếp giữa kiểu địa hình đồi núi thấp sang kiểu địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Bề mặt địa hình khu vực Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam tương đối bằng phẳng (chủ yếu
là đất trồng hoa màu). Phủ trên bề mặt kiểu địa hình này là các trầm tích kỷ Đệ tứ (QIV)
có thành phần là sét, sét pha.
b. Địa chất:
Căn cứ vào kết quả công tác khoan và phân tích chỉ tiêu cơ lý của các mẫu đất
thí nghiệm và thí nghiệm SPT hiện trường, công tác mô tả của kỹ thuật tại hiện
trường...Tại khu vực khảo sát địa tầng được phân thành các lớp như sau: (phạm vi
chiều sâu hố khoan).
b/1. Lớp đất trồng màu:
Lớp đất này phân bố chủ yếu ở phía bên trong đê sông Lục Nam, gặp tại các
lỗ khoan HK5, HK6, HK7, HK8, HK9 và HK10 với bề dày trung bình của lớp là
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
0,50m. Đây là lớp đất có chiều dày mỏng, thành phần cũng như độ chặt không
đồng nhất do đó không xác định các đặc trưng cơ lý.
b/2. Sét pha màu nâu đỏ, nâu xám, xám vàng, trạng thái dẻo mềm:
Lớp đất này nằm trên bề mặt địa hình, có diện phân bố tương đối rộng rãi
trong phạm vi khảo sát, gặp tại các lỗ khoan HK1, HK2, HK3 và HK4. Bề dày của
lớp thay đổi từ 6,40m (HK1) ÷ 7,80m (HK3). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải
kém, sức chịu tải quy ước R' = 1.0kG/cm2, mô đun tổng biến dạng Eo=
61.25kG/cm2, giá trị xuyên tiêu chuẩn hiện trường trung bình N30= 5.
b/3. Sét màu nâu đỏ, nâu vàng, xám ghi, đôi chỗ lẫn sạn, trạng thái nửa cứng:
Lớp đất này phân bố rộng rãi trong khu vực khảo sát, gặp tại các lỗ khoan
HK3, HK4, HK5, HK6, HK7, HK8, HK9 và HK10 với bề dày thay đổi từ 4,0m
(HK4) đến 11,0m (HK6), Đây là lớp đất có khả năng chịu tải tốt, sức chịu tải quy
ước R' = 3.70kG/cm2, mô đun tổng biến dạng Eo= 151.5 KG/cm2, giá trị xuyên tiêu
chuẩn hiện trường trung bình N30= 13. Tuy nhiên, trong lớp này tồn tại 2 thấu kính
được ký hiệu TK1 và TK2.
- Thấu kính TK1: Sét màu xám xanh, xám đen lẫn hữu cơ trạng thái dẻo chảy.
Thấu kính này gặp trong lỗ khoan HK5 tại độ sâu 2,80m với bề dày lớp là 1,70m.
Giá trị xuyên tiêu chuẩn hiện trường N30 = 4.
- Thấu kính TK2: Sét pha màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Thấu kính này
cũng gặp trong lỗ khoan HK5 tại độ sâu 7,10m với bề dày đã khoan là 1,90m. Giá
trị xuyên tiêu chuẩn hiện trường N30 = 6.
b/4. Cát hạt mịn màu xám xanh, xám trắng, kết cấu chặt vừa:
Lớp đất này có diện phân bố hẹp trong phạm vi khảo sát, chỉ gặp trong 2 lỗ
khoan HK1 và HK2, tại độ sâu 14,80m (HK1) và 7,60m (HK2) với bề dày lớp thay
đổi từ 5,90m (HK2) đến 8,40m (HK1). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải tốt, sức
chịu tải quy ước R' = 2.0kG/cm2, mô đun tổng biến dạng Eo= 63kG/cm2, giá trị
xuyên tiêu chuẩn hiện trường trung bình N30 = 12.
b/5. Bùn sét màu xám xanh:
Lớp đất này có diện phân bố hẹp trong khu vực Nhà máy Nhiệt điện, chỉ gặp
trong lỗ khoan HK1 tại độ sâu 14,80m với bề dày 5,80m. Đây là lớp đất yếu, khả
năng chịu tải rất kém, sức chịu tải quy ước R' < 1kG/cm2, môđun tổng biến dạng
Eo= 26.61kG/cm2, giá trị xuyên tiêu chuẩn hiện trường trung bình N30= 3.
b/6. Sét pha lẫn dăm sạn:
Lớp đất này gặp trong 2 lỗ khoan HK1 và HK2 tại độ sâu 13,50m (HK2) và
20,60m (HK1) với bề dày thay đổi từ 1,30m (HK1) đến 1,70m (HK2). Do mẫu đất
có lẫn nhiều dăm sạn nên trong quá trình khoan khảo sát không lấy được mẫu
nguyên dạng. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải tốt, giá trị xuyên tiêu chuẩn hiện
trường trung bình N30 = 23.
b/7. Đá sét vôi màu nâu đỏ, xám xanh, phong hóa nứt nẻ:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Lớp đá này phân bố rải rác trong phạm vi nghiên cứu, gặp trong các lỗ khoan
HK1, HK2, HK4, HK7 và HK8 với bề dày đã khoan thay đổi từ 1,80m (HK2) đến
3,0m (HK8) và có thể lớn hơn do các lỗ khoan đều kết thúc trong lớp này. Đá có
khả năng chịu tải tốt, cường độ kháng nén δn = 175kG/cm2.
b/8. Đá cát bột kết màu nâu đỏ, xám xanh, nâu tím, phong hóa nứt nẻ:
Lớp đá này phân bố tương đối rộng rãi trong khu vực Nhà máy Nhiệt điện Lục
Nam, gặp trong các lỗ khoan HK3, HK5, HK6, HK9 và HK10 với bề dày đã khoan
thay đổi từ 2,30m (HK3) đến 4,50m (HK5). Đây là lớp đá có khả năng chịu tải tốt,
cường độ kháng nén δn = 118kG/cm2.
II.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng thuỷ văn
Xã Vũ Xá mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông
Bắc Bắc Bộ với hai mùa rõ rệt:
- Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa
chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Mùa Đông lạnh, khô, ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khí hậu xã Vũ Xá có đặc trưng như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm 23,00C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 35,00C, nhiệt độ
thấp nhất là 130C. Biên độ nhiệt biến động hàng năm từ 7 – 80C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 – 1.600 mm, lượng mưa tháng cao
nhất lên tới 700mm, tháng thấp nhất 15 – 20mm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 81%.
- Có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Đông Nam.
Với đặc trưng khí hậu thời tiết nêu trên, đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Cùng với các
yếu tố nguồn nước và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, chuyển
đổi cơ cấu mùa vụ, tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
II.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực cũng như tạo cơ sở cho việc đánh
giá những thay đổi của môi trường trong tương lai, nhóm công tác đã thực hiện việc
điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường khu vực Dự án. Kết
quả khảo sát, phân tích các thông số môi trường được trình bày như sau:
II.2.1 Hiện trạng môi trường không khí
Các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án xây dựng
Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang được trình bày trong bảng II.1 dưới đây:
Bảng II.1: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực Dự án
TT Chỉ tiêu phân tích
Đơn
vị
TCVN(5937-2005) Kết quả
KKI KKII KKIII
1 Nhiệt độ 0C - 29 28.5 29.4
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
2 Độ ẩm % - 88.5 89.9 89
3 Tốc độ gió m/s - 0.9 1.0 1.4
4 Tiếng ồn dBA 75(TCVN 5949- 1998)
48-52 42-45 50-52
5 Bụi lơ lửng µg/m3 300(TCVN 5937 - 2005)
98 95 125
6 SO2 µg/m3 350 27.02 20.91 33.12
7
NO2 µg/m3 200 8.77 10.12 12.59
8 CO µg/m3 30000 1770 1763 1855
9 O3 µg/m3 180 Kph Kph Kph
10 NH3 µg/m3 200(5938 - 2005) 1.3 1.7 1.6
11 H2S µg/m3 42 11 13.4 12.5
TT Chỉ tiêu phân tích
Đơn
vị
TCVN(5937-
2005)
Kết quả
KKIV KKV KKVI KKVII
1 Nhiệt độ 0C - 29.6 29.5 31 30.2
2 Độ ẩm % - 87.6 90 81.6 82.3
3 Tốc độ gió m/s - 1.2 1.5 1.7 1.6
4 Tiếng ồn dBA 75(TCVN 5949- 1998)
42-46 40-43 67-70 45-50
5 Bụi lơ lửng µg/m3
300(TCVN 5937 -
2005)
120 135 180 130
6 SO2 µg/m
3
350 39.23 45.33 63.65 38.6
7
NO2 µg/m
3
200 13.5 11.8 18.10 9.1
8 CO µg/m
3
30000 1988 1895 2014 1899
9 O3 µg/m
3
180 Kph Kph Kph Kph
10 NH3 µg/m
3
200(5938 - 2005) 1.5 1.8 2.0 1.4
11 H2S µg/m
3
42 12.3 13.3 15.6 12.2
Ghi chú: (-): Không qui định; Kph: Không phát hiện
KKI: Tại sân nhà chị Nguyễn Hạnh Thuý thuộc thôn Răm cách khu vực Dự án
100m về hướng Đông; KKII: Tại sân nhà ông Dương Văn Đen thôn Răm cách khu
vực Dự án 100m về phía Đông Nam; KKIII: Tại khu vực giữa Dự án; KKIV: Tại khu
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
vực giữa Dự án; KKV: Tại đầu thôn Kép cách Dự án 100m; KKVI: Tại đầu cầu Vũ
Xá (trên quốc lộ 37) giáp Dự án; KKVII: Bên kia sông thuộc xã Yên Sơn cách Dự án
200m.
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm trong giới hạn
cho phép theo TCVN (5937; 5938 – 2005).
II.2.2. Hiện trạng môi trường nước
Để đánh giá chất lượng môi trường nền, Cơ quan Tư vấn đã tiến hành lấy
mẫu và phân tích chất lượng nước tại các thuỷ vực có khả năng chịu ảnh hưởng của
Dự án gồm: Nước mặt và nước ngầm tại các địa điểm và tại một số hộ gia đình
trong xã Vũ Xá, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được thể hiện trong
bảng II.2 và II.3 dưới đây:
Bảng II.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
TCVN
(5942B –
1995)
Kết quả
NMI NMII NMIII
1 PH - 5.5 – 9 6.9 7.2 7.4
2 BOD5 mg/l ≤ 25 20.5 34.1 31.3
3 COD mg/l ≤ 35 33.8 60.5 58.4
4 DO mg/l ≥ 2 3.0 2.86 2.95
5 Chất rắn
lơ lửng
mg/l 80 45 67 69
6 Mn mg/l 0.8 1.86 1.36 1.21
7 Fe mg/l 2 0.215 0.153 0.079
8 Cu mg/l 1 0.045 0.076 0.041
9 Pb mg/l 0.1 0.0002 0.0006 0.0005
10 Zn mg/l 2 0.052 0.048 0.050
11 Ni trit mg/l 0.05 0.294 0.355 0.363
12 Ni trat
mg/l 15 5.6 3.8 3.5
13 Amoniac mg/l 1 0.33 0.25 0.22
Ghi chú:(-) Không qui định;Kph: Không phát hiện
NMI: Tại ruộng thuộc khu vực Dự án dự kiến xây dựng cảng than;NMII: Tại
sông Lục Nam sát trạm bơm Khám Lạng cách Dự án 500 m về thượng
nguồn;NMIII: Tại sông Lục Nam cách Dự án 500 m về phía hạ nguồn.
Nhận xét : Kết quả phân tích mẫu nước mặt cho thấy:
Hàm lượng BOD5 của mẫu NMII,NMIII lần lượt cao hơn TCCP 1,36 và 1,25
lần. Hàm lượng COD của mẫu NMII,NMIII lần lượt cao hơn TCCP 1,72 và 1,67
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
lần. Hàm lượng Mn của mẫu NMI,NMII, NMIII lần lượt cao hơn TCCP 2,32 ;1,7và
1,51lần. Hàm lượng Ni trit của mẫu NMI,NMII,NMIII lần lượt cao hơn TCCP 5,88 ;
7,1 và 7,26 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho
phép theo TCVN(5942B-2005).
Bảng II.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị TCVN 5944 - 1995
Kết quả
NNI NNII
1 PH - 6.5 – 8.5 7.4 7.0
2 Độ cứng mg/l 300 – 500 190 38
3 Clorua mg/l 200 – 600 21.3 14.2
4 Ni trat mg/l 45 3.6 0.6
5 Chất rắn tổng hợp mg/l 750 – 1500 450 380
6 Mn mg/l 0.1- 0.5 0.50 0.36
7 Cu mg/l 1 0.08 0.04
8 Zn mg/l 5 0.58 0.33
9 Pb mg/l 0.05 0.0004 0.0002
10 Fe mg/l 1- 5 0.023 0.018
11 Sun phat mg/l 200-400 31.6 7.92
12 Xianua mg/l 0.01 Kph Kph
Ghi chú:(-) Không qui định; Kph: Không phát hiện
NNI:Tại giếng nhà ông Nguyễn Đình Mạn thôn Răm xã Vũ Xá, NNII:Tại giếng nhà
chị Nguyễn Hạnh Thuý thôn Răm xã Vũ Xá.
Nhận xét:Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy :
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép
theo tiêu chuẩn TCVN 5944:1995.
II.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH QUỐC
PHÒNG
II.3.1. Tình hình phát triển nông nghiệp
1. Sản xuất nông nghiệp:
Ngay vào đầu năm 2007, Đảng uỷ - HĐND, UBND xã tập trung chỉ đạo nhân
dân đi vào sản xuất, cấy hết diện tích gieo trồng thực hiện đúng theo dự kiến kế hoạch.
Ngay từ đầu vụ sản xuất, ban khuyến nông xã tập trung chỉ đạo các ss các chỉ
tiêu kế hoạch cụ thể đã thực hiện trên cơ sở lập kế hoạch và giải pháp thực hiện cụ thể.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là: 805 ha.
Diện tích chiêm xuân là: 473 ha.
Trong đó: Diện tích cây mầu vụ chiêm là 50 ha (chủ yếu là cây lạc, đậu
tương).Diện tích lúa tái giá là 370 ha.
Bình quân lương thực cả năm là 720kg/người/năm đạt chỉ tiêu kế hoạch
Nghị quyết HĐND kỳ họp thứ 5 đề ra.
2. Chăn nuôi:
Tổng số đàn lợn trong toàn xã là 1500 con, trong đó 200 con lợn nái giảm so
kế hoạch đề ra. Do dịch bệnh xảy ra nhiều trong năm.
Đàn trâu bò trong toàn xã là 530 con đạt 88.3% được nhân dân phát triển
nhân rộng trong toàn xã.
Đàn gia cầm trong toàn xã là 25.000 con tăng so kế hoạch đề ra.
Mạng lưới thú y đi vào hoạt động có nề nếp, thực hiện tốt kế hoạch tiêm
phòng vắc xin cho đàn gia cầm, gia súc tổng số đợt 1 tiêm 18.000 con. Tổng số đợt
2 tiêm 7000 con.
Tiêm phòng cho đàn gia súc 420 con trâu bò đạt 79,2%, lợn 950 con đạt 66,3%.
3. Lâm nghiệp:
Thực hiện tốt theo kế hoạch hàng năm về việc bảo vệ rừng trồng.
Diện tích cây ăn quả hàng năm được giữ nguyên.
II.3.2. Giao thông - thuỷ lợi
1. Giao thông:
Tổ chức các thôn đắp tuyến đoạn bờ vùng theo kế hoạch phân công, các thôn
đã tổ chức thực hiện hoàn thành khối lượng được giao.
Tổ chức giải cấp phối tuyến đường giao thông liên xã, đường nội đồng với
khối lượng hàng nghìn mét.
2. Thủy lợi:
Thực hiện nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm, các thôn (Đồng Công
5, Đồng Công 6) đã xây dựng cứng hoá trên 3km kênh mương.
Tổ chức nhân dân nạo vét hàng chục km kênh mương phục vụ tưới tiêu cho
ruộng đồng.
II.3.3. Công tác VH - XH
1. Công tác giáo dục:
Được duy trì tốt ở 3 cấp học, tổng số học sinh của 3 nhà trường 805 học
sinh/27 lớp.
Trong đó: Trường Mầm non: 151 cháu/6 lớp (1 nhóm trẻ).
Trường Tiểu học : 276 học sinh/10 lớp.
Trường THCS : 378 học sinh /11 lớp.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Chất lượng giáo dục có nhiều cố gắng trong việc giảng dạy và học tập, đạt
mục tiêu kế hoạch đề ra.
Công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%.
Học sinh vào lớp 6 đạt 100%.
Học sinh thi đỗ tốt nghiệp THCS đạt 98,3%.
Cơ sở vật chất dạy và học được các ngành, thôn quan tâm hơn. Phòng giáo
dục đánh giá chất lượng đạt loại khá.
Học sinh THCS trong năm không có trường hợp nào mắc các tệ nạn xã hội
và chấp hành tốt trật tự ATGT.
Ba nhà trường đã thực hiện tốt các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và vi phạm đạo đức nhà giáo.
Ba trường đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh.
2. Công tác y tế:
Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Tổ
chức khám chữa bệnh được 4420 lượt người. Trong đó:
Khám ngoại trú: 4420 lượt người.
Khám nội trú : 03 lượt người.
Điều trị nội trú : 03 bệnh nhân.
Điều trị ngoại trú: 4420 bệnh nhân.
Khám điều trị bằng phương pháp y học dân tộc 132 bệnh nhân.
Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình mục tiêu
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Thực hiện tốt chương trình giáo dục sức khoẻ đặc biệt trong công tác chăm
sóc bà mẹ trẻ em.
Đặc biệt thực hiện tốt kế hoạch chiến dịch tiêm sởi bổ sung cho đối tượng
trong độ tuổi tại 2 nhà trường và trạm y tế.
Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản hoạt động tốt trong các đợt phòng chống dịch
bệnh và vệ sinh môi trường ở các cơ sở.
3. Dân số Kế hoạch hoá gia đình:
Tổng số hộ 920 hộ, trong đó 357 hộ nghèo, dân số 3909 người.
Tổng số sinh đẻ có trong năm 40 cháu.
Trường hợp sinh con thứ 3 là 04 cháu.
Tỷ lệ phát triển dân số là 1,03% giảm so với năm 2006.
Dưới sự chỉ đạo của UBDSGĐ &TE huyện, Ban dân số xã đã phối hợp với
các ban ngành thành viên thực hiện tháng hành động vì trẻ em với chủ để hãy
“Hướng đến trẻ em nghèo”. Tổ chức vận động nhân dân ủng hộ quỹ vì trẻ thơ,
tổng thu được 2.112.000đ.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Trong năm tổ chức thăm hỏi tặng quà trong dịp tết trung thu cho các cháu
trường Mầm non.
Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
4. Công tác VHTT:
Thực hiện tốt cuộc vận động:”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Năm 2007 Ban chỉ đạo đã bình xét đề nghị cấp trên công nhận công nhận
04/12 làng đạt làng văn hoá cấp huyện (thôn Kép và thôn Gốc khế, Thôn Trại cá,
thôn Hoàng Sơn) đạt 66,7%.
02 thôn đạt khu dân cư tiên tiến thôn Vũ Trù làng và Đồng Công 5.
Năm 2007 Ban chỉ đạo bình xét và công nhận 727/835 đạt gia đình văn hoá
đạt 85,3%.
Thực hiện tốt việc hiếu hỉ, luật hôn nhân gia đình trong năm, không có
trường hợp cưới tảo hôn.
Trong năm ban văn hoá thông tin đã kẻ vẽ panô-ápphích tuyên truyền các
ngày lễ lớn. Đài truyền thanh thường xuyên đưa tin các chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương vào các buổi
chiều trong tuần.
Ban chỉ đạo xã đã tổ chức tốt giải bóng đá “Mừng đảng, mừng xuân” và tổ
chức thành công trại hè năm 2007.
Chỉ đạo Hội người cao tuổi tổ chức thành công Liên hoan Tiếng hát người
cao tuổi xã Vũ Xá lần thứ nhất.
Tham gia hội diễn Tiếng hát người cao tuổi huyện Lục Nam đơn vị hội
người cao tuổi xã đạt giải A
5. Văn hoá xã hội:
Năm 2007 Đảng uỷ HĐND – UBND tổ chức kỉ niệm 60 năm ngày thương
binh liệt sĩ và tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ.
Tặng quà cho các gia đình chính sách thương bệnh binh nhân dịp ngày 27/7
với số tiền gần 10triệu đồng.
Thường xuyên quan tâm đến người có công, gia đình chính sách, đảm bảo
các chế độ của nhà nước cấp đến tay người được hưởng.
Toàn xã có 05 đối tượng tàn tật được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng.
Thực hiện tốt Quyết định 290 của Chính phủ về việc cấp thẻ BHYT cho người
có công, xã đã tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp trên cấp thẻ BHYT được 50 thẻ.
Năm 2007 vận động nhân dân mua thẻ BHYT tự nguyện 76 thẻ.
Trong năm cấp 1409 thẻ BHYT cho những hộ nghèo.
Rà soát điều tra thống kê hộ nghèo theo tiêu chí mới, báo cáo điều tra tỷ lệ
hộ nghèo trong toàn xã là 357 hộ bằng 37,1% giảm 2%.
Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các cụ già cao tuổi, gia đình đặc biệt khó
khăn trong ngày lễ, tết.
6. Công tác xoá đói giảm nghèo:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Trong năm 2007 Hội phụ nữ xã tổ chức tín chấp vay vốn ngân hàng tổng số 509 hộ.
Tổng số vốn vay đang dư nợ đến nay 6 tỷ 175 triệu 5 trăm ngàn đồng.
Trong đó:
Vốn vay ngân hàng Nông nghiệp PTNT: Tổng số vốn giải ngân: 3tỷ 650
triệu đồng cho 260 hộ vay ở 10 tổ.
Vốn vay Ngân hàng Chính sách: Hiện nay có 12 tổ ký hợp đồng uỷ thác, làm
thủ tục giải ngân: 2tỷ 525 triệu đồng cho 332 hộ thuộc diện chính sách và hợp tác
xã chăn nuôi, hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp.
Công tác xuất khẩu lao động trong năm 2007 đã có 07 công ty về tư vấn xuất
khẩu lao động trên các thị trường Đài loan, Malaysia, Brunây. Năm 2007 trên địa
bàn xã đã có 07 người đi xuất khẩu lao động.
Năm 2007 toàn xã có trên 400 người đi làm ở các công ty trong nước.
7. Công tác nội chính:
* Công tác tư pháp:
Năm 2007 Ban tư pháp xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp giữa các ban
ngành đoàn thể, xây dựng lịch trực hàng tháng, quý tổ chức giải quyết đơn thư
khiếu nại tố cáo có nhiều cố gắng, phân công lịch trực làm việc theo quy định chiều
thứ 5 hàng tuần.
Năm 2007 công tác đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện nghiêm túc,
hồ sơ đầy đủ đúng quy định, không có trường hợp nào quá hạn. Riêng việc khai tử
trong địa bàn xã vẫn chưa thực hiện được. Năm 2007 đăng ký khai sinh: 33 trường
hợp trong đó đăng ký lại 05 trường hợp; đăng ký kết hôn: 32 trường hợp.
Làm tốt công tác hoà giải kiện toàn đội ngũ cán bộ hoà giải, các thôn đi vào
nề nếp có hiệu quả, công tác tiếp dân tại UBND xã trong năm qua đã tiếp 12 lượt
người giảm 65,2% so với năm 2006, công dân đến kiến nghị chủ yếu tập trung vào
các lĩnh vực đất đai về công tác giải quyết đơn thư các vụ việc đều thụ lý hồ sơ đầy
đủ theo quy định pháp luật.
Công tác chứng thực đi vào nền nếp từ tháng 7/2007 tổng số hồ sơ chứng
thực 255 hồ sơ, các hồ sơ chứng thực đều được cán bộ chuyên môn xem xét và giải
quyết đúng hẹn tại bộ phận một cửa, không có trường hợp nào gây phiền hà cho
nhân dân.
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại-tố cáo của nhân dân trên địa
bàn toàn xã. Năm 2007 phát huy những kết quả đạt được của những năm trước
hàng tháng UBND đã thực hiện kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện công tác
tiếp dân và tổ chức xem xét các vụ việc. Do đó năm 2007 số vụ việc phát sinh
không có, một số vụ việc nhỏ đã được hoà giải tại cơ sở.
* Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:
Trong năm qua các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, làm
tốt công tác quy chế dân chủ ở cơ sở đều được triển khai rộng rãi tới nhân dân
trong toàn xã, với phương châm dân biết và tổ chức thực hiện dân chủ bàn bạc.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
* Công tác an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội
Năm 2007 dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ đạo của UBND và cơ quan
công an cấp trên, Ban công an xã đã phối hợp với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
thực hiện tốt Nghị quyết 09 và Nghị quyết 32 của Chính phủ, các chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm củng cố xây dựng lực lượng công an xã, bảo vệ tốt
công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 2007. Xây dựng kế hoạch bảo vệ ổn định
địa bàn về an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trong dịp tết nguyên đán, Đại hội
Đảng khoá X.
Công tác phòng ngừa đấu tranh tội phạm và tệ nạn xã hội năm 2007 đã có 14
tin được nhân dân cung cấp có liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự, tuyên truyền
giáo dục pháp luật đến các đối tượng giáo dục tại xã.
Kết quả công tác đảm bảo an toàn giao thông: được sự chỉ đạo của Ban an
toàn giao thông xã, Ban công an xã tiếp tục phối hợp với các ban ngành văn hoá,
tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông.
Năm 2007 đã kiểm tra, rà soát 21 buổi phát hiện xử lý 65 trường hợp, nộp
ngân sách 3,950.000đồng.
Trên địa bàn tình hình an ninh chính trị được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn
xảy ra những vụ việc nghiêm trọng. Tổng số năm 2007 xảy ra 15 vụ trong đó:
Trộm cắp 5 vụ, chống người thi hành công vụ 01 vụ, tai nạn giao thông 05 vụ làm
chết 03 người.
* Công tác quân sự:
Năm 2007 dưới sự lãnh đạo của TTĐU, sự điều hành của UBND xã và phối
hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể và cấp uỷ thôn trong toàn xã. Đặc biệt
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành quân sự huyện Lục Nam.
Đồng thời với sự phấn đấu công tác của cán bộ, chiến sĩ dân quân và dân
quân dự bị động viên trong toàn xã đã thúc đẩy lên phong trào thi đua rộng khắp,
phát huy vai trò trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao như trực SSCĐ, công tác quản lý TN SSNN, quân dự bị động viên, xây dựng
lực lượng dân quân nòng cốt
Lực lượng dân quân tự vệ địa phương được củng cố giữ vững, công tác huấn
luyện dân quân tự vệ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc đúng kế hoạch đề ra,
qua kiểm tra đạt loại khá-giỏi.
Hoàn thành 100% công tác khám sơ tuyển, tuyển chọn, thanh niên nhập ngũ
đạt đúng kế hoạch trên giao.
Làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội, tích cực thi đua sản xuất
góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị- trật tự an
toàn xã hội.
8. Công tác xây dựng chính quyền:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Năm 2007 thực hiện Nghị quyết HĐND khoá 18 nhiệm kỳ 2004 – 2009,
Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ 19. UBND xã tiếp tục thực hiện 6 chương trình phát
triển kinh tế, xã hội 2006 – 2010.
Tiếp tục thực hiện hoạt động công tác cải cách hành chính, UBND xã duy trì
điều hành quy chế làm việc đúng thời gian 8h/ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
đối với cán bộ công chức xã. Đối với bộ phận một cửa trực cả thứ 7.
Trong năm UBND xã đã tuyển dụng 02 cán bộ, công chức: Văn hoá xã hội
và văn phòng - thống kế và chuyển đổi một số chức danh công chức.
Tổ chức cho các thôn bầu lại các chức danh trưởng phó thôn đạt kết quả tốt.
Thực hiện tốt những quy định của nhà nước về thực hiện văn hoá công sở tại
nơi làm việc, tổ chức may đồng phục cho bộ phận “một cửa”.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa tại UBND xã với
các ngày 2 - 4 - 6 - 7 đi vào nề nếp thực hiện đúng theo quy chế được cấp trên phê
duyệt.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
III.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
III.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động chính của Dự án NMNĐ Lục Nam 50 MW trong
giai đoạn xây dựng và hoạt động là:
Bảng III.1: Các tác động liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động Loại tác động Mức độ tác động
Giai đoạn xây dựng
Hoạt động thi công các
hạng mục công trình
- Gây ô nhiễm bụi, khí
thải do hoạt động thi công
và các phương tiện thi
công.
- Chất lượng nước.
- Chất thải rắn.
- Tiếng ồn, rung.
- Được xác định ở phần
sau.
- Chỉ xảy ra trong giai
đoạn xây dựng.
Hoạt động của công
nhân xây dựng trên công
trường.
- Thải chất thải rắn, lỏng. - Xác định ở phần sau.
- Chỉ xảy ra trong giai
đoạn xây dựng.
Vận chuyển và bốc dỡ
nguyên vật liệu.
- Gây ô nhiễm bụi, khí
thải.
- Tiếng ồn
- Xác định ở phần sau.
- Chỉ xảy ra trong giai
đoạn xây dựng.
Khai thác đất san nền - Thay đổi điều kiện địa
hình
- Vĩnh viễn
Trong giai đoạn hoạt động
Đốt nhiên liệu cho lò hơi - Phát thải khí thải gồm
bụi, NOX, SO2
- Đáp ứng hoàn toàn các
tiêu chuẩn và quy phạm
hiện hành.
Vận chuyển, sử dụng và
bảo quản nhiên liệu (dầu
FO), hoá chất dùng cho
xử lý nước.
- Có thể gây ô nhiễm mùi,
khí độc trong trường hợp
rò rỉ.
- Mức độ tác động
nghiêm trọng nhưng xác
suất gây nhỏ và số
lượng sử dụng rất ít.
- Mặt khác Nhà máy có
các phương tiện bảo
quản tiếp nhận bảo đảm
không gây rò rỉ.
Sử dụng nước trong sản
xuất.
- Ảnh hưởng đến nguồn
nước và chất lượng nước.
- Không nghiêm trọng
do Nhà máy sử dụng
các công nghệ hiện đại
tiết kiệm nước và không
thải nước thải ra ngoài
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
môi trường.
Chất thải từ các sà lan
chở than và than rơi vãi
- Ảnh hưởng đến nguồn
nước và chất lượng nước.
- Tác động lâu dài.
- Cần phải có phương
án giảm thiểu.
Sử dụng đá vôi, than - Suy giảm nguồn tài
nguyên hoá thạch và thay
đổi cảnh quan do khai thác
đá vôi.
- Tác động lâu dài.
Thải tro xỉ và chất thải
rắn khác
- Có thể gây ô nhiễm bụi,
nguồn nước mặt và nước
ngầm.
- Không lớn do Nhà
máy áp dụng các
phương pháp quản lý và
phòng tránh tác động
hiệu quả.
III.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Bảng III.2: Các tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động Loại tác động Mức độ tác động
Giai đoạn xây dựng
Hoạt động chuẩn bị mặt
bằng
- Di dân
- Đào, nạo vét, san lấp gây xói lở
bờ sông.
- Không nghiêm
trọng
- Không nghiêm
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trọng
- Tác động môi trường do lún
sụt, sói mòn, trượt lở đất, lũ lụt
- Không xảy ra
do Nhà máy có
biện pháp thi
công xây dựng
tốt.
Nạo vét xây dựng cảng
than
- Xáo trộn tầng đáy
- Ô nhiễm nước sông
- Trong thời gian
nạo vét và xây
dựng cảng
Xây dựng mới đoạn
đường tránh Dự án
- Ô nhiễm bụi, ảnh hưởng đến
sức khẻo người dân
- Ô nhiễm nguồn nước mặt
- Trong thời gian
thi công đoạn
đường mới
Hoạt động của công
nhân xây dựng trên
công trường
- Mâu thuẫn xã hội do tập trung
lao động lớn
Trong giai đoạn hoạt động
Hoạt động của Nhà máy
- Tăng tốc độ đô thị hoá
- Cải thiện điều kiện kinh tế xã
hội trong khu vực
- Tăng mật độ giao thông thuỷ và
bộ, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn
giao thông.
- Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng nguy cơ gây mất trật tự trị
an và tăng mâu thuẫn giữa người
dân địa phương và những người
vận chuyển nguyên nhiên vật
liệu, đặc biệt là sà lan khi chờ
bốc dỡ than.
- Lâu dài nhưng
sẽ kết hợp với
chính quyền địa
phương để hạn
chế.
III.1.3. Dự báo các rủi ro và sự cố môi trường
Trong quá trình vận hành Nhà máy có một số sự cố môi trường có thể xảy ra
như sau:
- Cháy nổ khu chứa nhiên liệu, khu biến áp...
- Tai nạn lao động.
III.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
III.2.1 Đối tượng bị tác động của chất thải
III.2.1.1. Trong giai đoạn xây dựng:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Sông Lục Nam là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng bởi hoạt động thải nước và rác
thải sinh hoạt của các khu văn phòng và công nhân trong quá trình xây dựng.
Khối lượng nước thải sinh hoạt tính toán trong Báo cáo Dự án đầu tư xây
dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam 50MW là 58 m3/ngày đêm, sau khi
qua bể tự hoại (septic) sẽ được dẫn ra sông trong khoảng thời gian là 28 tháng xây
dựng Nhà máy. Chất lượng nước thải sau khi qua bể tự hoại được nêu chi tiết trong
phần đánh giá tác động tiếp theo.
Chất lượng đất: Bị ảnh hưởng bởi hoạt động chuẩn bị mặt bằng, thải chất thải
rắn, lỏng và khí.
Hệ sinh thái lân cận của Dự án, đặc biệt là hệ sinh thái ven trục đường giao
thông vận chuyển nguyên nhiên liệu và chất thải vào và ra khỏi Nhà máy.
Người dân sống xung quanh khu vực Dự án là đối tượng sẽ phải chịu ảnh
hưởng chính bởi các hoạt động xây dựng. Ảnh hưởng lớn nhất là bụi và phát thải từ
phương tiện giao thông, tiếng ồn cao, nước thải từ khu vực có thể làm suy giảm
chất lượng nước sông Lục Nam.
III.2.1.2. Trong giai đoạn vận hành:
Môi trường sống của người dân khu vực Dự án: Trong phạm vi khoảng 4 – 8
km tính từ Nhà máy theo hướng gió chủ đạo (hướng Đông Nam và Đông Bắc tuỳ
theo mùa) là những vùng dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi phát thải từ ống
khói Nhà máy là thôn Răm, thôn Kép và những người tham gia giao thông trên
tuyến quốc lộ 37 chạy qua khu vực Dự án.
Chất lượng đất và cây trồng: Ở giai đoạn vận hành Nhà máy, trong vòng bán
kính 4 – 8 km, không khí bị ảnh hưởng bởi khí thải từ hoạt động của Nhà máy
Nhiệt điện. Các khí thải này trong trường hợp ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng
đế sự phát triển của cây trồng. Bụi bám trên lá hạn chế quá trình quang hợp để phát
triển của cây. Các khí SO2, NOX ở nồng độ cao có thể gây cháy xém lá do tính axit
hoặc gây mưa axit làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và axit hoá đất.
Nhưng do Nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến nên các tác động này sẽ
được hạn chế tối đa.
III.2.2. Đối tượng bị tác động bởi các yếu tố không phải là chất thải
- Sử dụng đất:
Trong giai đoạn chuẩn bị Dự án, khoảng 45 ha đất nông nghiệp và thổ cư sẽ
được chuyển sang sử dụng cho công nghiệp. Khoảng vài chục hộ dân thuộc khu vực
của Dự án sẽ được di chuyển đến khu tái định cư, nơi có điều kiện sống tốt hơn.
Hơn nữa, khi Nhà máy đi vào hoạt động, tốc độ đô thị hoá gia tăng làm tăng
giá trị sử dụng đất, hậu quả có thể làm giảm diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp
và tăng quỹ đất sử dụng cho nhà ở và các công trình dịch vụ và công nghiệp khác.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Ảnh hưởng đến sông Lục Nam: Dự án sử dụng nguồn nước ở đây (khoảng
15.000 m3/ngày đêm) do đó sẽ làm suy giảm lượng nước tương ứng xuống hạ lưu.
Tăng nguy cơ ô nhiễm và suy giảm chất lượng nguồn nước mặt này.
- Quá trình san lấp và đào đắp, nếu trời mưa đất cát bị cuốn trôi theo dòng
nước mưa xuống sông sẽ làm tăng độ đục, tăng độ lắng đọng đất, cát và mùn làm
giảm lượng ôxy hoà tan trong nước. Các hoạt động nạo vét, gia cố còn gây xáo trộn
đáy sông ven bờ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thuỷ sinh vật trong
khoảng 225 m chiều dài sông. Chế độ dòng chảy của sông sẽ ảnh hưởng phần nào
do quá trình thi công cảng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này được đánh giá là không
nghiêm trọng và chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn 3 – 4 tháng san gạt mặt
bằng, xây dựng trạm bơm và cảng.
- Tác động do nước mưa chảy tràn:
Bản thân nước mưa là sạch, tuy nhiên trong quá trình thi công xây dựng,
nước mưa thường cuốn theo đất, cát, rác rơi vãi trên mặt đất làm ô nhiễm môi
trường nước do tăng độ đục và hàm lượng chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,..Dự án NMNĐ
Lục Nam có thời gian xây dựng khoảng 28 tháng nên tác động đến môi trường
trong giai đoạn thi công là đáng kể.
Các tác động đến sông sẽ được các chuyên gia và Chủ đầu tư cân nhắc để có
biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa các tác động nêu ra. Các biện pháp này sẽ
được trình bày chi tiết ở Chương sau.
- An ninh trật tự, vệ sinh, an toàn lao động của công nhân lao động trên công
trường: Việc tập trung một lực lượng lao động lớn từ nhiều địa phương khác nhau
về công trường có thể nảy sinh một số vấn đề như mâu thuẫn với người địa
phương, tệ nạn xã hội, lây nhiễm bệnh tật.
Đáng quan tâm nhất là mâu thuẫn giữa công nhân lao động trên công trường
với địa phương, do đó Chủ đầu tư và Nhà thầu đặc biệt quan tâm.
- Hệ sinh thái cạn và nước khu vực Dự án: Bị ảnh hưởng chủ yếu là do chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, hệ sinh thái nông nghiệp ở khu vực Dự án sẽ bị mất đi.
- Người dân khu vực Dự án sẽ bị ảnh hưởng do mất đất sản xuất và nhà ở. Sẽ
có khoảng vài chục hộ dân phải di dời đến nơi ở mới. Nhiều lao động sẽ bị mất việc
làm do bị thu hồi đất nông nghiệp, trong đó có nhiều hộ mất toàn bộ diện tích đất
sản xuất nên sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng: Hiện tại cơ sở hạ tầng của xã khá nghèo nàn.
Hệ thống đường điện, thông tin liên lạc, trung tâm thương mại, trường
học,…trong xã cũng sẽ được cải thiện, nâng cấp nhờ Dự án. Đặc biệt, khu tái định cư
sẽ được trang bị cơ sở hạ tầng hoàn thiện tạo điều kiện sinh hoạt tốt cho người dân.
- Thay đổi cảnh quan và làm suy giảm nguồn nhiên liệu hoá thạch:
NMNĐ Lục Nam hàng năm sẽ sử dụng 189.929 nghìn tấn than và 87.000 tấn
đá vôi sẽ làm suy giảm một lượng tương đương các loại nguyên nhiên liệu này.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Ngoài ra, đá vôi được khai thác từ các ngọn núi đá vôi ở các khu vực lân cận sẽ làm
thay đổi cảnh quan nơi khai thác.
III.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
III.3.1. Các tác động do chất thải
III.3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng:
a. Tác động của Dự án đến môi trường nước:
Tổng lượng nước dùng cho giai đoạn xây dựng là 573,6 m3/ngày đêm trong
đó cho mục đích sinh hoạt (cho các văn phòng và cán bộ công nhân viên trên công
trường) là 58 m3/ngày đêm.
Nguồn nước ngọt phục vụ thi công và sinh hoạt được lấy từ sông Lục Nam qua
trạm bơm bằng một được ống ngay tại địa điểm xây dựng.
Giả thiết toàn bộ lượng nước cung cấp cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
trên công trường sẽ được thải ra. Loại nước này chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn
lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
Theo số liệu thống kê đối với một số công trường xây dựng tương tự, định
mức tải lượng các chất ô nhiễm do một nười thải ra trong nước thải sinh hoạt thải ra
trên công trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng III.3: Định mức tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt
Chất ô nhiễm Khối lượng g/m3.người.ngày Vi sinh (MPN/100ml)
BOD5 35 -
COD 40,7 -
TSS 65 -
Tổng N 8 -
Tổng P 1,7 -
Tổng coliform - 106 - 109
Feacal coliform - 105 - 106
Trứng giun sán - 103
Nguồn: Xử lý nước thải, PGS. Hoàng Huệ, ĐH kiến trúc, NXB Xây Dựng
1996
Ước tính trung bình trong giai đoạn thi công xây dựng Nhà máy, hàng ngày
có 300 cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp trên công trường. Kết quả dự báo nồng
độ các chât ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng Nhà máy
trước và sau khi qua xử lý (bể tự hoại) được đưa ra trong bảng dưới đây.
Bảng III.4: Đặc trưng của nước thải sinh hoạt của Nhà máy
Chât ô nhiễm
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)
Chưa qua xử lý Qua bể tự hoại
(giảm 65%)
TCVN 6772:
2000 Mức II
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
BOD5 240,55 84,19 30
COD 279,7 97,9
TSS 446,7 156,35 50
Tổng N 54,98 19,24
Tổng P 11,68 4,08 6
Tổng Coliform
(MPN/100ml)
6,87.106 –
6,87.109
2,4.106 – 2,4.109
Feacal Coliform 6,87.105 –
6,87.106
2,4.105 – 2,4.106
Trứng giun sán 6872 2405 1000
Nguồn: Xử lý nước thải, PGS. Hoàng Huệ, ĐH kiến trúc, NXB Xây Dựng 1996
So sánh nồng độ chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt
TCVN 6772:2000 ban hành năm 2006 mức II áp dụng cho diện tích nơi làm việc từ
1.000 – 50.000 m3 cho thấy, sau khi qua bể tự hoại nồng độ BOD5 và TSS cao hơn
khoảng 3 lần so với tiêu chuẩn. Hàm lượng P và vi sinh vật cao hơn khoảng 1.5 – 2
lần. Sau đó sẽ tiếp tục được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải (bể lắng, lọc) để
đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 6772 : 2000 mức II. Sau đó, nước thải sinh hoạt
được thu gom để đưa vào hệ thống thải nước mặt của công trường ra sông.
Thời gian thải kéo dài khoảng 28 tháng.
Có thể đánh giá tác động của loại hình nước thải này đến chất lượng nước
sông không nghiêm trọng.
b. Tác động đến môi trường không khí:
Trong giai đoạn xây dựng, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn
nhất là hoạt động của các phương tiện vận chuyển, cơ giới trên công trường và bốc
dỡ nguyên nhiên vật liệu và thiết bị. Các phương tiện này bao gồm: Xe tải, máy ủi,
máy xúc, máy đầm, máy khoan, máy phát điện...
Bảng III.5: Danh mục các thiết bị thi công chủ yếu
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Máy ủi 108 CV Cái 2
2 Máy xúc 1,5 – 2 m3 (các loại) Cái
3
3 Ô tô tự đổ loại 10 – 12 tấn Cái
7
4 Máy đầm bê tông các loại Cái
8
5 Máy đầm lu đất Cái
2
6 Máy đóng cọc 2,5 – 3 T Cái
4
7 Trạm trộn bê tông Trạm 1
8 Máy trộn 250 – 425 lít Cái
3
9 Bơm bê tông 60m3/h Cái
2
10 Máy trộn vữa 100 – 250 lít Cái
2
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
11 Vận thăng Cái
3
12 Cầu trục 2,5,10 T Cái
4
13 Máy cắt, uốn kim loại Cái
3
14 Thiết bị giàn giáo lắp ghép Bộ 7
15 Tời điện Cái
4
16 Kích thuỷ lực 200/50T Cái
2
17 Cần cẩu tháp loại 88,5 T Cái
3
18 Thiết bị côt pha trượt Cái
1
19 Cần cẩu bánh hơi 10T Cái
2
20 Máy khoan cọc nhồi Cái
3
21 Cẩu bánh xích loại 150T Cái
1
22 Máy hàn điện các loại Cái
50
23 Máy nén khí Diesel 250CFM Cái
2
24 Máy phát điện Diesel 300kVA Cái
1
25 Bơm thuỷ lực Cái
1
Để phục vụ công tác san gạt và xây dựng Nhà máy, Nhà máy sẽ phải bóc đi một
khối lượng đất hữu cơ bề mặt, đào móng các hạng mục. Do đất khu vực Dự án chủ
yếu là đất nông nghiệp, do đó lượng đất hữu cơ bóc lên sẽ được sử dụng để làm đất
vườn ươm hoặc cung cấp cho các nông trường trồng rừng và cho các mục đích khác.
Đồng thời với việc bóc đất hữu cơ đi, Nhà máy sẽ cần một khối lượng lớn
đất để san nền.
Tổng khối lượng đào và đắp được nêu ở Chương II.
b/1. Dự tính tải lượng phát thải do hoạt động của phương tiện vận chuyển:
Theo “Hệ số phát thải chất ô nhiễm” do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US
EPA) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập năm 1994, định mức tải lượng các
chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển chạy xăng thải ra và phát thải bụi bề
mặt được đưa ra trong bảng sau:
Bảng III.6: Tải lượng các chất ô nhiễm trong bụi do hoạt động của các
phương tiện vận chuyển
Chất ô
nhiễm
Tải lượng các chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn
Trong
T.phố
Ngoài
T.phố
Đường
cao tốc
Trong
T.phố
Ngoài
T.phố
Đường
cao tốc
Bụi 0,20 0,15 0,30 0,90 0,90 0,90
SO2 1,16 S 0,84 S 1,30 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S
NO2 0,70 0,55 1,00 1,18 1,44 1,44
CO 1,00 0,85 1,25 6,00 2,90 2,90
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
VOC 0,15 0,40 0,40 2,60 0,80 0,08
Nguồn: AP – 42 Emission Fator, EPA’s Estimation Guidace Materials, EPA –
545/R – 94 – 022, July 1994.
Ghi chú:
- S: Là lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%)
- P: Là lượng chì trong nhiên liệu (xăng: max 0,4 g/l, dầu: 0 mg/l)
- Tốc độ xe chạy trung bình là 25 km/h.
Khói thải từ các phương tiện này có chứa bụi, SOX, NOX, CO, CO2,
VOC,...Mức độ ô nhiễm gây ra bởi các phương tiện vận tải và cơ giới phụ thuộc
nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật của
xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ.
Bảng III.7: Kết quả dự tính tải lượng phát thải các chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm trong một ngày
Trong công trường Ngoài đường Tổng cộng
Bụi 0,163 1,130 1,293
SO2 0,753 5,211 5,964
NOx 0,261 1,808 2,069
CO 0,526 3,641 4,168
VOC 0,145 1,004 1,150
b/2. Tải lượng phát thải do bốc dỡ nguyên, nhiên vật liệu và thiết bị:
Lượng bụi phát thải vào môi trường do các hoạt động san gạt đất đá, bốc dỡ
máy móc thiết bị rất khó ước tính. Tuy nhiên, có thể dự báo lượng bụi phát sinh là
đáng kể, đặc biệt là vào những ngày khô hanh và lắng gió.
Bảng III.8: Tải lượng phát thải trong giai đoạn xây dựng
STT Chất ô nhiễm và nguyên nhân Hệ số phát thải Lượng phát thải
(Kg)
1 Bụi do quá trình đào, san ủi mặt
bằng Nhà máy chính, khu tái định
cư
1 – 100 (g/m3) 1009,8 – 10983
2 Bụi do quá trình bốc dỡ vật liệu,
máy móc thiết bị
0,1 – 1 (g/m3) 0,204 – 2,038
3 Bụi, đất đá rơi vãi trong quá trình
vận chuyển
0,1 – 1 (g/m3) 100,98 – 1010
Lượng phát thải trong giai đoạn xây dựng được dự báo trong 2 bảng trên sẽ
gây ra các tác động cục bộ, tại công trường và dọc tuyến đường vận chuyển khoảng
4 – 5 km.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Tuy nhiên, trong thực tế sẽ được giảm thiểu hơn nhờ các biện pháp giảm
thiểu. Chi tiết các biện pháp này xem Chương IV dưới đây.
c. Các tác động do tiếng ồn và rung động:
c/1. Ô nhiễm do ồn:
Tiếng ồn trong quá trình thi công chủ yếu được tạo ra do thiết bị xây dựng, hệ
thống trộn bê tông, thiết bị đóng cọc, hoạt động san ủi đất, hoạt động của máy phát điện.
Theo số liệu của Cục Xa lộ Mỹ, độ ồn của một số thiết bị xây dựng như sau:
Bảng III.9: Độ ồn của thiết bị xây dựng
TT Thiết bị Độ ồn cách 15m
(dBA)
Tiêu chuẩn của Mỹ
đối với phương tiện
giao thông
1 Búa máy 90 – 104 95
2 Xe khoan 96 – 99 75
3 Xe tải 70 – 96 75
4 Máy ủi 72 – 96 75
5 Máy đầm (trục lăn) 72 – 88 75
6 Máy kéo 73 – 96 75
7 Máy gạt 77 – 95 75 – 80
8 Máy lát 82 – 92 80
9 Máy trộn bê tông 71 – 90 75
10 Máy phát điện 70 – 82 75
11 Máy rung 70 – 82 75
Nguồn: Enviromental Impact Assessment, Larry W. Canter, University of
Oklahoma. Mc Graw – HILL International Editions; Inc. Civil Engineering Series,
Second Edition, 1996.
Do đặc tính giảm dần của tiếng ồn, độ ồn sẽ giảm đi 6dBA ở khoảng cách
15m. Như vậy, ở cách xa 120m thì độ ồn chỉ còn 72dBA. Độ ồn thấp hơn 70dBA là
ngưỡng mà người lao động chịu đựng được trong suốt thời gian 24 giờ.
c/2. Tác động của độ rung:
Trong quá trình xây dựng, độ rung chủ yếu là từ búa máy và máy nện với tần
số rung như sau:
- Búa máy 8 tấn với năng lượng đóng là 48kJ có thể tạo ra độ rung là 12,9
mm/s ở khoảng cách 10 m.
- Thiết bị nện nền đất có năng lượng 30 kJ có thể tạo ra độ rung 4,3 mm/s ở
khoảng cách 10m.
- Búa máy Diezel đóng trên đất sét có thể tạo ra độ rung 7mm/s trong phạm vi 10m.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Độ rung gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, bệnh mệt mỏi, mất ngủ,
rối loạn thần kinh và giảm khả năng lao động. Đối với nhà cửa và các công trình xây
dựng, với độ rung 5mm/s trở lên có thể ảnh hưởng xấu đến các công trình lân cận.
d. Tác động đến môi trường do chất thải rắn:
Trong quá trình thi công xây dựng, chất thải rắn chủ yếu là các nguyên vật liệu
xây dựng rơi vãi như gạch, ngói, xi măng, gỗ cốp pha, sắt thép vụn... Lượng chất thải
này phần lớn sẽ được dùng cho việc san lấp mặt bằng các nhà xưởng, phần còn lại sẽ
được thải ra bãi thải chung của công trường.
Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt của 300 công nhân thi công
trên công trường, khoảng 150kg/ngày, cũng sẽ được thải ra bãi thải.
III.3.1.2. Trong giai đoạn hoạt động:
a. Tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành Nhà máy:
a/1. Tác động do nước thải của Nhà máy:
Đối với Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam, trong suốt thời gian hoạt động của
Nhà máy toàn bộ nước thải được tái sử dụng hoàn toàn do đó không có nước thải
thải ra môi trường. Có thể nói, ảnh hưởng của nước thải đến môi trường trong giai
đoạn này hầu như không có.
Nước thải trong quá trình hoạt động và sản xuất của Nhà máy sẽ được thu
gom xử lý đạt đến tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó được đưa vào hệ thống làm mát để
tái sử dụng.
Theo báo cáo đầu tư XDCT NMNĐ Lục Nam 50MW, lưu lượng và tần suất
các loại nước thải của Nhà máy như sau:
Bảng III.10: Lưu lượng và tần suất các nguồn nước thải
STT Nguồn nước thải Đơn vị Lưu
lượng
Tần suất
1 Nước thải từ các thiết bị lắng sơ bộ m3/h 10 Thường
xuyên
2 Hoàn nguyên hệ thống khử khoáng m3/h 6 1 lần/ngày
3 Nước xả cặn bể nước tuần hoàn m3/h 4 1 lần/ngày
4 Nước xả lò hơi m3/h 6 Liên tục
5 Lượng nước thải dịch vụ m3/h 8 Thường
xuyên
6 Lượng nước thải sinh hoạt m3/h 4 Liên tục
7 Lượng nước thải hệ thống than m3/h 7 Liên tục
8 Nước thải từ các hộ tiêu thụ khác m3/10h/lần 5 Thường
xuyên
9 Nước rửa hệ thống lò hơi m3/10h/lần 1000 1 lần/năm
10 Nước rửa hoá chất lò hơi m3/2ngày/ 1500 1lần/3-4
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
lần năm
11 Nước rửa bộ khử bụi tĩnh điện m3/10h/lần 1000 1 lần/30
ngày
12 Nước rửa bộ sấy không khí m3/10h/lần 1000 1 lần/8
ngày
13 Nước rửa bình ngưng và hệ thống
cấp nước
m3/10h/lần 500 1 lần/năm
Tổng lượng nước thải
Tổng lượng nước thải tính thêm dự phòng
10% và làm tròn
m
3/h
m
3/h
50
55
Như vậy tổng lượng nước thải của Nhà máy (bao gồm cả thường xuyên và
không thường xuyên) vào khoảng 55m3/h. Các loại nước thải đều có chứa một hoặc
nhiều chất ô nhiễm mang tính axit hoặc kiềm, rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng( N, P),
COD, flo, dầu mỡ, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh (coliorm, E. Coli). Sẽ được đưa
vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý đạt đến yêu cầu kỹ thuật để đưa vào chu trình
nước làm mát nhằm tận dụng toàn bộ nước thải cho hệ thống làm mát bình ngưng.
Hệ thống xử lý nước thải có năng suất 60m3/h sẽ được xây dựng và được mô
tả chi tiết ở ChươngIV.
a/2. Nước mưa:
Là loại nước sạch, cũng sẽ được thu gom xử lý và sử dụng triệt để, không
thải ra môi trường sẽ được trình bày ở Chương IV.
Với lượng mưa trung bình ngày lớn nhất tại khu vực Dự án vào khoảng 1500-
1700mm, tổng diện tích mặt bằng khu vực Nhà máy ( khoảng 450.000 m2) theo tính
toán sẽ có khoảng 765.000 m3/năm (Vnước mưa= 450.000 x 1,7).
Nước mưa khá sạch nhưng khi chảy trên mặt đất chúng cuốn theo các loại chất
bẩn trên bề mặt (1kg/m3), khi đó tổng lượng chất thải rắn cuốn theo là 765 tấn/năm.
Đây là khối lượng chất rắn lơ lửng khá lớn, đặc biệt là ở những khu vực nhiễm dầu,
nhà xưởng nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nước sông do cặn lơ lửng và dầu mỡ,
tăng khả năng bồi lắng và tắc các mương kênh thoát nước cũng như sông Lục Nam.
Do đó Nhà máy Nhiệt điện sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn để tách
nước mưa và bùn lắng.
Nước mưa sau khi lắng được dẫn ra hồ điều hoà, trong trường hợp trời mưa
to, hồ điều hoà không đủ khả năng chứa, nước từ hồ điều hoà sẽ được dẫn ra sông
theo hệ thống kênh dẫn và xả tràn. Chi tiết của hệ thống xem tổng mặt bằng Dự án.
a/3. Đánh giá tác động của cấp nước bổ sung cho Nhà máy và cảng nhiên liệu:
- Cấp nước bổ sung:
Nước bổ sung cho hệ thống làm mát bình ngưng của hệ thống do thất thoát,
bay hơi, xả cặn hệ thống và cung cấp nước ngọt cho các mục đích sử dụng trong
Nhà máy như bổ sung nước cấp từ lò hơi, nước làm mát gối trục động cơ, nước
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
phục vụ cho hệ thống điều hoà không khí, cứu hoả, sinh hoạt, dịch vụ… được bơm
từ sông Lục Nam ngay cạnh Nhà máy qua trạm bơm nước bổ sung.
Trạm bơm Khám Lạng cung cấp nước cho NMNĐ Lục Nam được đặt ở sông Lục
Nam, gồm 2 bơm chính và 1 bơm dự phòng. Năng suất mỗi bơm là 350 m3/h.
Việc nạo vét sông sẽ gây xáo trộn tầng đáy và làm độ đục ảnh hưởng đến
chất lượng nước. Tuy nhiên, phạm vi nạo vét là khá nhỏ và Nhà máy sẽ áp dụng
các biện pháp kĩ thuật ( giải pháp thi công xây dựng) để hạn chế tác động, nên mức
độ tác động này sẽ không lớn.
Tổng nhu cầu nước của Nhà máy là 622 m3/h, có thể sẽ ảnh hưởng nhất định
đến các loài tôm cá trong vùng vì ấu trùng, trứng tôm, cá con và cá, động vật phiêu
sinh sẽ bị hút theo dòng nước và máy bơm, đặc biệt vào mùa khô.
Ngoài ra lượng nước cấp cho Nhà máy lấy từ sông sẽ làm giảm một phần
tương ứng lưu lượng nước sông đổ về hạ lưu, đặc biệt trong mùa khô.
- Cảng nhiên liệu:
Ngoài ra còn một lượng nhỏ chất thải khác như rác thải sinh hoạt, nước rửa
sà lan .. từ các sà lan thải ra. Các chất này có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước
sông tại đây.
b. Tác động đến môi trường không khí:
Trong giai đoạn vận hành Nhà máy, các nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí gồm có :
- Khói thải lò hơi do đốt than để sản xuất điện có chứa nhiều bụi tro và các
khí độc hại như SO2, NOx, CO và các hyđrôcacbon bay hơi.
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi do sự rò rỉ trong quá trình rót, nạp, xuất nhiên
liệu, vận chuyển bằng bơm, đường ống, van và khí chứa trong các bể chứa.
- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất ô nhiễm như
bụi than, SO2. NOx, CO, CO2, VOC và hơi chì.
- Mùi hôi của amoniac, hyđrazin và dầu mỡ từ khu vực các bình chứa.
- Trong đó khói thải từ lò hơi là nguồn gây tác động chính và sẽ được đánh
giá lần lượt dưới đây.
Bụi và khí độc hại trong khói thải khi có mặt trong không khí sẽ gây ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Cụ thể, bụi khi vào phổi
gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi, bệnh hô hấp. Khí SOx,
NOx là các chất khí gây kích thích niêm mạc hô hấp. Ngoài ra, khí SOx, NOx khi bị
oxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa sẽ tạo nên mưa axit gây ảnh
hưởng xấu tới sự phát triển của cây trồng, các thảm thực vật, vật liệu và các công
trình xây dựng kiến trúc.
Một lượng lớn khí CO2 là khí tạo hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ không
khí bán cầu, được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu.
b/1. Tiêu chuẩn áp dụng:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với môi trường không khí xung quanh TCVN 5937
: 2005 quy định giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh.
Bảng III.11. Tiêu chuẩn áp dụng cho không khí xung quanh (µg/m3)
Tiêu chuẩn TCVN5937 : 2005 TB 1 giờ 24 giờ
SO2 350 125
NO2 200 -
Bụi 300 140
CO 30000 -
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với lượng phát thải khí thải TCVN 7440:2005 đối
với ngành công nghiệp nhiệt điện .
Với nhiên liệu sử dụng là than, trong đó than cho NMNĐ Lục Nam có chất
bốc < 10%, than chất lượng xấu, công suất Nhà máy 50MW (Kp= 1) và khu vực
xây dựng NMNĐ Lục Nam là nông thôn có Kv=1,2.
Chỉ tiêu phát thải Giới hạn phát thải(mg/ Nm3|)
SO2 600
NO2 1.200
Bụi 240
b/2. Tính toán ô nhiễm môi trường không khí:
Mức ô nhiễm không khí phụ thuộc vào tải lượng phát thải và sự phát tán các
chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh. NMNĐ Lục Nam 50MW, sử
dụng công nghệ CFB một công nghệ mới, thân thiện với môi trường, hàm lượng
bụi sẽ đáp ứng TCVN hiện hành, SO2 sẽ được khử trực tiếp trong buồng đốt và
NOx sẽ bị kiểm soát bởi nhiệt độ cháy thấp.
Tuy nhiên, để chứng minh cụ thể cho đánh giá này, những tính toán chi tiết
và phân tích sau đây sẽ được thực hiện.
* Tính toán lượng phát thải các chất ô nhiễm:
Lượng phát thải các chất ô nhiễm của khói thải lò hơi phụ thuộc vào các yếu
tố chính sau: Thành phần hoá học của nhiên liệu, công nghệ đốt của lò hơi, công
suất & hiệu suất của Nhà máy, các thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường áp dụng
cho Nhà máy… Để tính toán lượng phát thải NMNĐ Lục Nam đã sử dụng phần
mềm EM ( Environment all Manual) của tổ chức GTZ, Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Các công thức tính toán mô phỏng của mô hình gồm:
+ Lượng phát tán bụi:
Lượng phát thải bụi chính là lượng tro bay thải ra từ ống khói vào khí quyển
theo một đơn vị thời gian và được tính bằng công thức sau:
Mb= 100
)1(qA
100
4 η−⋅+ B
n
Q
x
a
P
H
, g/s
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Trong đó:
a- Thành phần hạt rắn theo khói ra khỏi buồng đốt lò tầng sôi tuần hoàn.
A- Thành phần tro trong than, %
q4 - Tổn thất cháy không hết do cơ học của than, %
QPH - Nhiệt trị thấp của nhiên liệu.
n - Hệ số tính đến chất cháy còn lại trong tro.
B - Tiêu hao nhiên liệu của Nhà máy, kg/s
Η - Hiệu suất lọc bụi của Nhà máy.
Nồng độ phát thải bụi tro trong khói thải sẽ được tính như sau:
Cb= 1000
0
x
V
M b ; mg/ Nm3.
Trong đó: V0 là lưu lượng khói thải; Nm3
+Lượng phát thải khí SO2:
Lượng phát thải khí SO2 vào khí quyển theo một đơn vị thời gian được tính
theo công thức sau:
MSO2=2.103 −1(100 B
S p )1)(( ,,,
22 SOSO ηη − (g/s)
SP - Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, %
,
2SO
η - Phần oxit lưu huỳnh bị hấp thụ trong lò, đối với lò tầng sôi tuần hoàn
của Lục Nam, ,
2SOη =70% với tỷ lệ C/S> 2,3.
,,
2SO
η - Phần oxit lưu huỳnh bị hấp thu bên ngoài lò hơi. Do không lắp FGD,
,,
2SOη =0
Hệ số 2 có tính đến tỷ lệ khối lượng nguyên tử SO2.
Nồng độ phát thải khí SO2 trong khói thải sẽ được tính như sau:
CSO 2 = 1000
0
2 x
V
MSO
(mg/Nm3)
Trong đó : V0 là lưu lượng khói thải; Nm3/s
+ Lượng phát thải khí NOx:
Việc tạo thành oxit nitơ (NOx) phụ thuộc vào quá trình buồng lửa như: Mức
oxi trong buồng lửa (hệ số không khí thừa), nhiệt độ trong buồng lửa, hàm lượng
nitơ trong nhiên liệu. Trong buồng lửa, quá trình cháy tạo thành NO chiếm 95%.
Khi ra ngoài khí quyển, lượng NO này được chuyển dần thành NO2 do kết hợp với
oxy trong không khí. Lượng phát thải khí NOx vào khí quyển theo một đơn vị thời
gian được tính theo công thức sau:
mNO2 = 0,034. 1β .K.B.QHP(1-100
4q ) (1- r2β ) 3β (1- xNOη ), g/s
Trong đó:
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
1β - Hệ số hiệu chỉnh không thứ nguyên có tính đến ảnh hưởng của hàm
lượng nitơ trong nhiên liệu.
2β - Hệ số tính đến hiệu quả của việc tái tuần hoàn khói, phụ thuộc vào cách
đưa vào trong buồng lửa.
r - Mức độ tái tuần hoàn khói.
3β - Hệ số có tính đến kết cấu của vòi đốt.
k - Hệ số phát thải oxit nitơ khi đốt cháy 1 tấn nhiên liệu quy ước
n - Hệ số tính đến chuyển đổi đơn vị nhiệt lượng.
xNOη - Hiệu suất khử ,xNOη =0
Nồng độ phát thải khí NOx trong khói thải sẽ được tính như sau:
CNO x =
0V
MNOx x1000; mg/Nm3
Trong đó: V0 là lưu lượng khói thải; Nm3/s
Với các thông số đầu vào nêu trên, kết quả tính lượng phát thải các chất ô
nhiễm do khói thải lò hơi của NMNĐ Lục Nam được thể hiện trong bảng II.12
Bảng III.12: Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm không khí do
khói thải lò hơi
Thông số tính Ký hiệu Đơn vị
Giá trị
Công suất
Nhiên liệu
Suất tiêu hao than tự nhiên
Tiêu hao nhiên liệu
Độ tro
Lưu huỳnh
Nitơ
Hyđrô
Oxy
Cacbon
Độ ẩm
Nhiệt trị
Số liệu đầu vào
Hiệu suất khử SO2( tỷ lệ C/S>2,3)
Hiệu suất lọc bụi(ESP)
Nhiệt độ khói thoát
Hàm lượng oxy trong khói
Lưu lượng khói thoát
Lưu lượng khói thoát thực tế
P
Sth
B
Ap
SP
NP
Hp
Op
Cp
Wp
Qp
Te
Α
V0
VK
MW
Kg/Kwh
Kg/sec
%
%
%
%
%
%
%
Kcal/kg
%
%
C0
%
Nm3/s
m3/s
50
0,584
8,11
41,875
0,67
0,66
1,49
1,9
45,988
6,63
3912
77
99,5
125
6
36,066
52,579
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Phát thải
SO2
NOx
Bụi
Trước khử bụi
Sau khử bụi
CO
CH4
Tải lượng phát thải SO2
Tải lượng phát thải NOx
Tải lượng phát thải bụi
MSO2
MNOx
Mp
mg/Nm3
mg/Nm3
mg/Nm3
mg/Nm3
mg/Nm3
mg/s
mg/s
mg/s
427,59
300
29726,67
150,13
100
4
15421,1
11567,8
5442,02
* Phân tích kết quả tính toán:
NMNĐ Lục Nam với công suất 50MW, hiệu suất Nhà máy đạt 37,61%, sử
dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn với hiệu suất khử lưu huỳnh ngay trong lò có
thể đạt đến 95%. Tuy nhiên, với lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu cấp cho Nhà máy
chỉ cần chọn hiệu suất khử 77% và do nhiệt độ cháy trong buồng lửa thấp, lượng
NOx sinh ra trong lò cũng chỉ bằng 35% đối với lò than phun truyền thống, ngoài ra
Nhà máy còn lắp bộ khử bụi tĩnh điện ESP với hiệu suất khử đạt 99,5% sẽ đảm bảo
đạt TCVN về tải lượng phát thải.
Theo kết quả tính toán, lượng phát thải cả các chất ô nhiễm chính do khói
thải lò hơi NMNĐ Lục Nam đều đạt mức yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam đối với
các Dự án nhiệt điện vùng nông thôn, miền núi TCVN 7440:2005. Cụ thể là:
Lượng phát thải SO2: 427,58 mg/Nm3 < 600mg/Nm3 (TCVN 7440:2005).
Lượng phát thải NOx: 300 mg/Nm3 < 1200mg/Nm3(TCVN 7440:2005).
Lượng phát thải Bụi: 150,13 mg/Nm3 < 240mg/Nm3( TCVN 7440:2005).
* Tính toán nồng độ phát tán các chất ô nhiễm trong không khí:
Nồng độ phát tán chất ô nhiễm của Nhà máy Nhiệt điện trong không khí phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, đó là: chiều cao và đường kính miệng ống khói, tốc độ
và nhiệt độ khói thoát, điều kiện địa hình và điều kiện khí tượng của khu vực…
+ Tính chọn chiều cao ống khói:
- Chiều cao ống khói được tính toán và chọn giá trị hợp lý để đảm bảo tiêu
chuẩn Việt Nam về nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung
quanh. Để tính toán chọn chiều cao ống khói hợp lý, phải đưa ra chiều cao ống khói
giả thiết và tính cho đến khi chiều cao ống khói gần như bằng chiều cao ống khói
giả thiết. Trong bài tính này, các yêu cầu đưa ra là phải đáp ứng được tiêu chuẩn
Việt Nam đối với nồng độ bụi, khí SO2 và khí NOx trung bình 12 giờ cũng như
trung bình 24 giờ trong không khí.
- Các thông số đầu vào để tính chọn chiều cao ống khói là: Lưu lượng, nhiệt
độ, tốc độ khói thoát, lượng phát thải của các chất ô nhiễm, tiêu chuẩn cho phép đối
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
với nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, giá trị phông nền của các chất ô
nhiễm.
- Công thức tính toán (Sổ tay kỹ thuật các Nhà máy nhiệt điện, 2002 của
Hiệp hội kỹ thuật Nhà máy Nhiệt điện và Điện nguyên tử, biên soạn lần thứ 6).
Chiều cao ống khói tối thiểu để đảm bảo nồng độ các chất độc hại nhỏ hơn
giới hạn cho phép được xác định bởi công thức sau (Handbook for thermal and
nuclear power engineers) cho tiêu chuẩn phát thải của Nhật:
H =
−−
∆
+
2
2
1
11
32
2
1
1 .....
CF
ST
STCFST
TxV
NM
ST
ST
MnmFa
T ; m
Trong đó:
Hệ số tính chất phân tầng khí quyển ở nước ta là 240 theo tài liệu (“Ô nhiễm
môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp” của GS. TS Phạm Ngọc Đăng-
NXB Khoa học và kỹ thuật- 1992).
F - Hệ số không thứ nguyên tính đến việc lọc bụi.
m.n - Hệ số không thứ nguyên xác định theo công thức.
m= 1(0,67+0,1f1/2+0,34f1/3)
f - Hệ số phân biệt nguồn nóng và nguồn nguội f= 103. THD gt ∆200 .ω )
ω0 - Tốc độ thoát khí thải ở miệng ống khói, m/s
VT- Lưu lượng khói qua ống khói, m3/s
D0 - Đường kính miệng ống khói, m
Hgt- Chiều cao ống khói giả thiết, m.
T∆ - Độ chênh nhiệt độ khói thải so với nhiệt độ môi trường.
M1, M2- Lượng các chất thải ra môi trường, g/s
ST1,2- Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh trung
bình 1, 24 giờ ( TCVN 5937: 2005).
CF1, CF2- Nồng độ phông nền của các chất ô nhiễm môi trường khu vực.
N- Số lượng ống khói của Nhà máy này N= 1.
H- Chiều cao ống khói tính toán, m.
- Kết quả tính chọn ống khói được đưa ra trong bảng II.13. Theo kết quả tính
toán, để đáp ứng tiêu chuẩn nồng độ trung bình 1 giờ, nếu chưa tính đến bụi, chiều
cao ống khói chỉ cần 80m, nhưng nếu tính đến cả yếu tố bụi nền và để đáp ứng tiêu
chuẩn nồng độ trung bình 24 giờ, độ cao ống khói ít nhất phải đạt 92,66m như vậy
ống khói lựa chọn cho Nhà máy có độ cao 100m.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Bảng III.13. Tính chọn chiều cao ống khói
Thông số tính toán Ký hiệu Đơn v ị Giá trị
Lưu lượng khói thoát V1 m3/s 90.4513
Nhiệt độ khói thoát Tkt C0 125
Nhiệt độ không khí Tkk C0 23
Chiều cao ống khói giả thiết Hgt m 93
Độ chênh nhiệt độ không khí ∆ T C0 102
Tốc độ khói ở miệng ống khói W0 m/s 22.897
Giá trị Vm 3.01
Đường kính ống khói D0 m 2.24
Giá trị f 1.33
Hệ số
A
m
n
240
0.862
1
Nồng độ phát thải SO2 mg/m3 427.57
Nồng độ phát thải NOx mg/m3 300.00
Lượng phát thải SO2 MSO2 g/s 38.67
Lượng phát thải NOx MNOx g/s 27.14
Tiêu chuẩn cho phép của SO2 STSO 2 mg/m
3
0.35
Tiêu chuẩn cho phép của NOx STNO x mg/m
3
0.2
Hệ số F 1
Giá trị phông SO2 CFSO 2 mg/m
3
0.121
Giá trị phông NOx CFNO x mg/m
3
0.106
Chiều cao ống khói tính toán H m 92.66
Vận tốc gió nguy hiểm( 10m) Um m/s 3.426
Số ống khói Z Cái 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
+ Tính toán chiều cao thực tế của ống khói:
Ống khói Nhà máy có chiều cao hình học là H, do có tốc độ khói thoát và độ
chênh lệnh nhiệt độ giữa khói và không khí, chiều cao tự nâng của dòng khói tăng
thêm là ∆H, lúc đó chiều cao thực tế của dòng khói là:
He = H+ ∆H.
Chiều cao thực tế của dòng khói phụ thuộc vào nhiệt độ, tốc độ khói, chiều
cao, đường kính miệng ống khói, nhiệt độ không khí, tốc độ gió… Kết quả tính
chiều cao thực tế của dòng khói xem bảng II.14.
Bảng III.14.Chiều cao hiệu quả của ống khói
Các chỉ tiêu chính Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ khói thải
Đường kính miệng ống khói
Tốc độ khói
Tốc độ gió ở 10m
Tốc độ gió ở độ cao ống khói
Chiều cao nâng của dòng khói
Chiều cao ống khói
Chiều cao thực tế của dòng khói
Ta
Te
D
W0
V10
Vh
∆H
H
He
K0
K0
m
m/s
m/s
m/s
m
m
m
+ Tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí:
Thông số đưa vào để tính toán là: Nhiệt độ, tốc độ khói, đường kính ống
khói, các yếu tố của điều kiện khí tượng, lưu lượng khói thải…
Để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh Dự án
NMNĐ Lục Nam sẽ sử dụng mô hình Gauss để tính phát tán ô nhiễm cho Dự án
trong điều kiện khí hậu bình thường.
Phương trình cột khói ổn định với các nồng độ được tính cho từng nguồn
thải khác nhau và tại các vị trí khác nhau sẽ được tính theo công thức sau:
C(x,y,z)=
−
2
2
2
exp
2 zy
H
zu
E
δδδpi
Trong đó:
C(x,y,z)- Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z(mg/m3)
C(x,y,z)- Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ x, y, z=0 ở gốc toạ độ;
(mg/m3).
x: Khoảng cách tới nguồn thải theo phương x, phương gió thổi (m)
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
y: Khoảng cách từ điểm tính trên mặt ngang theo chiều vuông góc với vệt
khói (m).
z: Chiều cao điểm tính toán(m)
E: Lượng thải chất ô nhiễm từ miệng ống khói( g/s)
H: Chiều cao ống khói thực tế(m).
∆y: Hệ số khuyếch tán của khí quyển theo phương ngang (độ sai lệch chuẩn)
phương y(m).
∆z: Hệ số khuyếch tán của khí quyển theo phương ngang (độ sai lệch chuẩn)
phương z(m).
Hệ số trung bình giờ và trung bình 24 giờ theo Air pollution control
engineering, second edition 2000, Noel de nevers, university of utah. Mc. Graw-
Hill international editions; Civil engineering series, second edition).
Kết quả tính nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí ở khoảng cách
3300m theo kết quả tính toán của Mô hình xem bảng II.15.
Bảng III.15: Nồng độ cực đại của các chất ô nhiễm trong
không khí xung quanh
Nồng độ chất ô
nhiễm cực đại
Hiệu suất xử lý Nồng độ các khí trong không khí xung
quanh (mg/Nm3)
1 giờ 24 Giờ
Bụi η ESP = 0,995 0,00179 0,00109
SO2 η ESP = 0,77 0,00507 0,00187
NOx Không khử 0,00356 0,00193
Theo kết quả tính toán của mô hình, khu vực nồng độ cực đại (tính theo nồng
độ trung bình giờ và 24 giờ) cách tâm của ống khói khoảng 3,1km so với tâm ống khói
theo hướng Đông - Đông Nam ( vào khoảng tháng 4 đến tháng 9), khi đó khu dân cư
bị ảnh hưởng là các thôn thuộc hướng gió này.
Khi nồng độ tức thời theo một hướng, khu vực nồng độ cực đại của các chất
ô nhiễm sẽ ở khu vực cách tâm ống khói khoảng từ 3-5km.
Trong tất cả các trường hợp, nồng độ của các chất ô nhiễm do Nhà máy
Nhiệt điện gây ra đều rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều nồng độ cho phép tại khu dân cư.
Trong trường hợp hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy gặp sự cố, Nhà máy sẽ tạm
dừng hoạt động để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM Du an Dau tu xay dung Nha may Nhiet dien Luc Nam 50MW xa Vu Xa huyen Luc Nam Bac Giang.pdf