Tài liệu Đề tài Dự án đầu tư “trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp” – công ty cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành: Mở đầu
1. Xuất xứ của dự án
Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nằm ở Bắc trung bộ có truyền thống đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường bộ, đường sắt.
Công cuộc xây dựng tỉnh Thanh Hoá không chỉ mang ý nghĩa địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Thanh Hoá, đến nay tỉnh Thanh Hoá đang trên đà phát triển và ngày một giàu đẹp. Quá trình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng, các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời mang đến cho người lao động tỉnh Thanh nói riêng và toàn khu vực Bắc trung bộ nói chung nhiều cơ hội việc làm.
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá đang ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung vào các ngành lĩnh vực mũi nhọn, nhiều lợi thế. Đẩy mạn...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án đầu tư “trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp” – công ty cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Xuất xứ của dự án
Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nằm ở Bắc trung bộ có truyền thống đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường bộ, đường sắt.
Công cuộc xây dựng tỉnh Thanh Hoá không chỉ mang ý nghĩa địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Thanh Hoá, đến nay tỉnh Thanh Hoá đang trên đà phát triển và ngày một giàu đẹp. Quá trình hình thành và phát triển phong phú, đa dạng, các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời mang đến cho người lao động tỉnh Thanh nói riêng và toàn khu vực Bắc trung bộ nói chung nhiều cơ hội việc làm.
Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá đang ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tập trung vào các ngành lĩnh vực mũi nhọn, nhiều lợi thế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, phát triển các thành phần kinh tế, tầng bước hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển.
Mục tiêu chỉ đạo là nghiên cứu, ban hành các quy chế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cũng như kinh tế trong nước, tạo bước tiến mạnh mẽ để phát huy nội lực địa phương, từng bước đưa Thanh Hoá trở thành trung tâm kinh tế động lực cho khu vực Bắc trung bộ.
Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế về mọi mặt, hiện nay Tĩnh Gia đang phát triển các cơ sở kinh tế động lực lớn như: Khu kinh tế Nghi Sơn, Cảng biển nước sâu, khu nghỉ mát Hải Hoà, các tuyến đường kinh tế huyết mạch của tỉnh và cả nước chạy qua (đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Hà Nội - Thanh Hoá - Vinh trong tương lai).Vì thế Tĩnh Gia được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp , thuỷ sản...
Nắm bắt được các lợi thế sẵn có của mình, cũng như phương hướng phát triển của tỉnh Thanh Hoá trong tương lai. Huỵên Tĩnh Gia đã có hướng đi thích hợp để từng bước phát triển trở thành địa phương có nhịp độ phát triển nhanh. Trên địa bàn huyện hiện nay xuất hiện nhiều doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn. Đến nay khu kinh tế Nghi Sơn là khu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trong và ngoài nước vào đầu tư, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho nền kinh tế của huyện Tĩnh Gia phát triển.
Để đón đầu thị trường, Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành lập dự án đầu tư xây dựng “Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp” tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 ( Điều 18 quy định các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM).
- Nghị định 80/2006/NĐ- CP, ngày 9/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về "Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường".
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị 01/CT-UB ngày 27/2/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường”.
2.2. Văn bản kỹ thuật
- Công văn số 3204/UBND-NN ngày 09/08/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc cho phép Công ty cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành nghiên cứu quy hoạch và lập dự án đầu xây dựng.
- Chứng chỉ quy hoạch số 2170/SXD-CCQH ngày 03/10/2007 của Sở xây dựng Thanh Hoá.
- Tờ trình số 01/CV-TH ngày 15/5/2007 của công ty cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành về việc xin thuê đất để xây dựng Trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp
- Báo cáo đầu tư dự án “Trung tâm thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp” - Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành.
- Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM
Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành hợp đồng với Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa thực hiện lập báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại kết hợp khách sạn cao cấp”.
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa.
- Giám đốc: KS. Trịnh Ngọc Thăng.
- Địa chỉ: Số 42, Lê Quý Đôn, P. Ba Đình, Tp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại: 037.3725981
Danh sách tham gia lập báo cáo:
+ Chủ trì: ông Trịnh Ngọc Thăng. Kỹ sư Nông nghiệp
+ Tham gia:
- Ông: Phan Cao Cường. Cử nhân CN Sinh học.
- Ông: Nguyễn Văn Thiệp. Cử nhân CN Sinh học.
- Bà: Phạm Thị Hồng Hạnh. KS Công nghệ môi trường.
- Ông: Hắc Bá Thành. Cử nhân CN Sinh học.
- Bà: Vũ Thị Thu. Cử nhân môi trường.
- Bà: Bùi Thị Huệ. KS Nông nghiệp
- Bà: Nguyễn Thị Kim Thoa: Cử nhân Hoá.
- Bà: Lê Thị Huệ. Cử nhân Hoá phân tích.
- Ông: Đỗ Đăng Hùng. KS Nông nghiệp.
- Ông: Đồng Sỹ Đạt: KS Thuỷ sản.
- Ông: Lê Thị Thuỷ. Cử nhân Sinh học.
- Ông: Lê Văn Thế. CĐ Hoá phân tích .
- Bà : Đỗ Thị Lê. Cử nhân Nông nghiệp.
Chương I
Mô tả tóm tắt dự án
1.1. Tên dự án: “Trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp”.
Địa điểm thực hiện dự án: Khu 2, thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá
1.2. Chủ dự án: Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành.
Đại diện Ông: Phạm Đức Thuận
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 106, đường Trần Phú, quận Ngô Quyền, Tp Hải Phòng
Điện thoại: 0913.525033 Fax:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 01203003106 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp ngày 11 tháng 05 năm 2007.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án Trung tâm Thương mại kết hợp khách sạn cao cấp thị trấn Tĩnh Gia, đặt tại Khu phố 2 thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hóa 40 km, cách thủ đô Hà Nội 195 km về phía Đông Bắc
Diện tích khu đất thực hiện dự án là 2.805m2.
- Phía Bắc giáp: Kho bạc Nhà Nước huyện Tĩnh Gia.
- Phía Nam giáp: Giáp Bảo hiểm xã hội huyện Tĩnh Gia.
- Phía Đông giáp: Giáp quốc lộ 1A
- Phía Tây giáp: Giáp khu dân cư
Như vậy, xung quanh khu vực thực hiện dự án có mật độ dân cư là khá lớn. Xung quanh khu vực triển khai dự án, đặc biệt về các hướng gió chủ đạo không có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
Trung tâm thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp có tổng diện tích là 2.805m2 . Trong đó phần dành cho công trình chính là 1.096m2 với số tầng cao là 15 tầng, các công trình hạ tầng kỹ thuật bố trí ngầm, các tiểu cảnh, cây xanh tạo cảnh quan. Công trình được chia làm hai phần.
+ Phần đế từ tầng hầm đến tầng 4 với chức năng chính là dịch vụ.
+ Phần trên 11 tầng được thiết kế những phòng nghỉ và một tầng dịch vụ ( gồm 153 phòng tiêu chuẩn của khách sạn 3 – 4 sao, tầng 14 là dịch vụ cafe).
1.4.1. Các hạng mục công trình chủ yếu
* Tầng hầm kỹ thuật :
- Chủ yếu làm gara ôtô, bố trí được 25 ôtô và 95 xe máy.
- Ngoài ra còn có các phòng kỹ thuật : phòng kỹ thuật điện, phòng kỹ thuật nước, phòng bảo vệ, trông xe và vận hành máy.
+ Diện tích sàn xây dựng : 1.096m2
+ Diện tích phòng kỹ thuật, phòng trực : 300m2
+ Diện tích nhà để xe : 650m2
+ Diện tích cửa hàng lưu niệm : 96m2
Ngoài ra tầng hầm còn được bố trí diện tích dành cho cầu thang máy và cầu thang bộ
* Tầng 1
Sử dụng làm sảnh đón tiếp, cửa hàng, phòng đợi, reception và giao thông đứng gồm 04 thang máy ( 03 thang lưu thông và một thang dành riêng cho bộ phận phuc vụ) và hai cầu thang bộ thoát hiểm. Đặc biệt có một cầu thang lên tầng lửng tạo cảm giác sang trọng cho khách. Ngoài ra tầng 1 còn được bố trí phòng trực bảo vệ, thông tin, thư báo, quản lý khu nhà, nhà vệ sinh…
- Diện tích xây dưng tầng 1 là : 1096m2
* Tầng lửng :
- Gồm mặt bằng phòng ăn sáng, cafê và không gian đa năng bố trí không gian mở
- Khu vực sảnh thanh lên các tầng. Bao gồm 04 thang máy cùng 02 thang bộ.
- Khu vực bếp được bố trí vừa phải và thuận lợi.
- Phòng điều hành, nhân viên , phục vụ.
- Diện tích xây dựng tầng lửng 840m2 .
* Tầng 2 :
- Cả không gian tầng 2 được bố trí gồm : 1 phòng ăn lớn (500 chỗ), 01 phòng ăn nhỏ (40 chỗ) và một phòng hội nghị (140 chỗ).
- Phòng ăn lớn được bố trí thông lên 2 tầng.
- Khu vực sảnh thang lên các tầng khách sạn. Bao gồm 04 thang máy cùng 02 thang bộ.
- Diện tích xây dựng tầng 02 là : 1096m2
* Tầng 3 :
- Ngoài không gian được thông với tầng 2, hai bên toà nhà được bố trí các phòng Karaoke. Có cách âm riêng biệt.
- Khu sảnh thang lên các tầng khách sạn. Giao thông được bố trí theo trục đứng bao gồm 04 thang máy và 02 thang bộ
- Diện tích xây dựng của tầng 03 là : 550m2
* Tầng 04
- Toàn bộ tầng 04 được giành cho khu Massage và kỹ thuật phục vụ.
- Diện tích xây dựng tầng 04 là : 1096m2.
* Tầng 05 đến tầng 13
- Khu vực sảnh thang lên các tầng khách sạn, hành lang vào các phòng. Giao thông theo trục đứng bao gồm 04 thang máy và 02 cầu thang bộ.
- Mỗi tầng bao gồm 17 phòng tiêu chuẩn trong đó có một phòng ngủ dành riêng cho lái xe.
- Tổng diện tích xây dựng từ tầng 05 đến tầng 13 là 6.210m2.
* Tầng 14 :
Tầng 14 được sử dụng làm dịch vụ cafê. Diện tích tầng là 690m2
* Tầng 15 :
Là tầng kỹ thuật, bể nước, kho và các phòng kỹ thuật khác. Diện tích tầng 15 là 690 m2
1.4.2. Giải pháp mặt đứng và tổ hợp hình khối công trình.
Về mặt hình khối công trình được chia ra làm 2 phần rõ rệt: Phần đế công trình gồm tầng hầm và các tầng dịch vụ, giải trí được bố trí từ tầng 01 đến tầng 04. Toàn bộ phần công trình này được thiết kế với không gian rộng và các vật liệu sẫm màu.
Phần phía trên được thiết kế là tổ hợp khối nhà vuông vắn, đơn giản tạo hiệu quả về kiến trúc. Mặt trước và mặt sau được thiết kế nhiều cửa, ban công, lô gia để khai thác tối đa phần không gian ngoài nhà. Mặt đứng với đường nét kiến trúc hiện đại, gọn gàng thể hiện tiến bộ và quan điểm mới về thẩm mỹ, vừa mang ngôn ngữ về kiến trúc nhà ở vừa hài hoà với kiến trúc chung của toàn bộ công trình. Công trình được phối màu một cách nhẹ nhàng, các nét gờ trên mặt đứng tạo cảm giác sinh động, duyên dáng. Toàn bộ toà nhà có kiến trúc hiện đại, sang trọng kết hợp hài hoà với cảnh quan chung, là điểm nhấn của khu vực.
1.4.3. Sử dụng vật liệu.
Công trình được sử dụng vật liệu tốt có chất lượng cao được sản xuất trong nước trên dây truyền công nghệ hiện đại của nước ngoài, một số hạng mục quan trọng được sử dụng vật liệu liên doanh, vật liệu do nước ngoài sản xuất.
- Vật liệu trang trí và kiến trúc. Khái quát chung một số vật liệu sử dụng trang trí.
+ Vật liệu hợp kim nhôm cao cấp được dừng trang trí mặt đứng.
+ Kính trắng chịu lực mảng lớn trang trí mặt đứng chính.
+ Trần được trang trí bằng thạch cao cao cấp kết hợp với gỗ công nghiệp.
+ Hệ thống phòng nghỉ được trang bị vật liệu hiện đại, cửa đi khối khách sạn được làm bằng gỗ công nghiệp cao cấp, mành rèm tại các mảng kính.
+ Khu vệ sinh lắp đặt các thiết bị vệ sinh cao cấp, tường ốp gạch men kính, nền lót gạch chống trơn và có màu sắc trang nhã.
+ Mái được gia cố thêm tầng chống nóng và cách nhiệt.
+ Trong và ngoài tường được bả, sơn silicat màu sắc phù hợp với toàn cảnh quan môi trường khu vực.
+ Một số mảng trang trí mặt chính hoặc mặt bên được ốp đá màu tạo điểm nhấn kiến trúc cho công trình và khu vực.
Vật liệu sử dụng trong xây dựng : bao gồm các chủng loại vật tư sau .
+ Sắt thép tròn và thép hình các loại.
+ Gỗ nhóm 3 và 5.
+ Gạch chỉ loại đặc và thông tâm.
+ Đá các loại.
+ Ximăng PC30.
+ Cát vàng các loại.
+ Kính trắng và kính mầu.
Điện: hệ thống dây dẫn điện chạy trong hộp kỹ thuật có đầu ra ở các tầng dẫn đến đồng hồ đo điện ở từng phòng, dây dẫn dùng sản phẩm của nhà máy dây cáp điện Trần Phú sản xuất. ổn áp dùng nhãn hiệu Lioa, công tắc, ổ cắm, áp tô mát dùng nhãn hiệu Clipsan.
Cấp thoát nước: bể nước từ trên mái dẫn xuống theo hộp kỹ thuật cấp đến từng phòng, sử dụng ống thép mạ kẽm hoặc ống PVC chịu áp lực, các thiết bị vệ sinh và phụ kiện sẽ được chủ đầu tư chọn lựa đáp ứng tiêu chuẩn lắp đặt cho nhà cao tầng, dự án khách sạn 3 - 4 sao.
1.4.4. Giải pháp kết cấu
+ Tải trọng tính toán :
Công trình được tính toán để chịu được các tải trọng sau: Tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió, tải trọng động đất ( mức độ cấp 7).
Tải trọng để tính toán và đưa ra thiết kế phương án móng là tải trọng thẳng đứng, một phần có ảnh hưởng của tải trọng ngang ( tải trọng gió và tải trọng động đất được kể đến qua hệ số an toàn). Khi chuyển sang các giai đoạn thiết kế tiếp theo thì những kết quả tính toán tải trọng sẽ được bổ sung và hiệu chỉnh.
+ Giải phóng kết cấu móng:
Căn cứ theo báo cáo kết quả địa chất công trình tại vị trí xây dựng của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Lê Chân thực hiện vào tháng 5/2008 và quy mô của công trình đơn vị thiết kế lựa chọn giải pháp thiết kế móng cọc khoan nhồi đường kính D800 thi công bằng phương pháp khoan lỗ trong đất, giữ ổn định lỗ bằng dung dịch Betonite, ( trong tầng cát có sử dụng ống vách). Dự kiến mũi cọc đặt sâu 28.8m so với cốt tự nhiên.
Trước khi thi công cọc đại trà phải kiểm tra sức chịu tải thực tế của cọc, nếu sức chịu tải tính toán không phù hợp với sức tải thực tế, thiết kế sẽ bố trí lại mặt bằng cọc và chiều dài cọc. Đài được kết hợp hệ thống giằng nhằm giảm ảnh hưởng móng cọc lệch tâm, để chuyển tải trọng xuống lớp đất thích hợp với dạng công trình cao tầng tại địa bàn và tránh ảnh hưởng do lún công trình, đảm bảo độ vững chắc và an toàn công trình.
+ Giải pháp phần thân:
Giải pháp thiết kế sử dụng hệ kết cấu khung cột, dầm sàn toàn khối kết hợp với hệ kết cấu thang máy đảm bảo an toàn về khả năng chịu lực của công trình, hệ khung bố trí theo lưới 7,2 mx7,2 m và bản sàn dày 22cm chung cho tất cả kích thước ô bản, kích thước dầm 45 x75. Tường xây chèn khung được coi là vách bao che ngăn cách kết hợp với hệ dầm khung và sàn đổ tại chỗ truyền tải lên kết cấu khung vách- lõi thang máy BTCT kết hợp với nhau cùng chịu lực.
1.4.5. Giải pháp chống thấm:
- Đối với nền và tường hầm dùng phương pháp chống thấm bàng công nghệ vật liệu Voltex, Sika.
- Đối với sàn mái bằng BTCT, seno bê tông, bể nước, sàn khu vệ sinh được xử lý chống thấm bằng sản phẩm Radcon #7.
1.4.6. Giải pháp PCCC:
Phương án cứu hoả sẽ kết hợp giữa hệ thống cứu hoả cơ động của khu vực với hệ thống cứu hoả đặt sẵn trong các tầng và bể ngầm cứu hoả của từng công trình.
1.4.7. Giải pháp thông tin, liên lạc
Tại mỗi phòng của khách sạn hay của các biệt thự sinh thái đều được bố trí các giắc chờ điện thoại, dây điện thoại chạy ngầm tường. Tại mỗi phòng của các căn hộ đều được bố trí các giắc chờ ăngten TV, dây ăngten TV được sử dụng là dây đồng trục đi ngầm tường. Dự kiến trong toàn khu sẽ xây dựng trạm thông tin trung tâm và tại các công trình sử dụng truyền hình kỹ thuật số hoặc ăngten vệ tinh.
1.4.8. Nhu cầu điện, nước
+ Nhu cầu điện
Nguồn điện cấp cho dự án được lấy từ nguồn điện hạ thế của thị trấn Tĩnh Gia, hiện trạng có đường điện đi qua trước mặt công trình rất thuận tiện cho việc đấu nối vào công trình. Dự án sẽ đầu tư 01 ổn áp công suất P = 400KW, MCCB 3P-1000AM phục vụ cho công trình và chiếu sáng xung quanh, ngoài ra còn đầu tư 03 máy phát điện dự phòng MCCB 3P,10KV. Nguồn tổng này sẽ cung cấp cho hệ thống chiếu sáng, điều hoà trung tâm, thang máy, kho lạnh, trạm bơm nước chữa cháy, hệ thống chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát nạn. Đường cáp cấp nguồn cho toà nhà được chôn ngầm trong đất và có ống ngầm bảo vệ.
Chỉ tiêu cấp điện
- Điện cấp cho khu dịch vụ công cộng : 40W/ m2
- Điện cấp cho khách sạn 3 sao : 3KW/ Giường
- Điện cấp cho nhà hàng: 70W/m2 sàn
- Điện cấp cho trung tâm hội nghị: 60W/m2 sàn
+ Nhu cầu nước
Toàn bộ lượng nước cấp được lấy từ mạng cấp nước.
Nhu cầu dùng nước cho Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp (gọi chung là toà nhà ) như sau:
- Đối với khách sạn:
+ Số phòng ngủ: Mỗi tầng có 17 giường đôi. Tiêu chuẩn cấp nước 200l/người/ng.đ (trong đó nước dùng cho bể tự hoại 20 lít/người/ng.đ).
+ Nhân viên toàn khách sạn:70 người, tiêu chuẩn cấp nước 120l/người/ng.đ ( trong đó nước dùng cho vệ sinh 20 lít/người/ng.đ).
Nhu cầu sử dụng là:
(17 giường x 2 người/giường) x 200 lít/người/ng.đ x 9 tầng + 70người x 120 lít/người/ng.đ = 69.600 lít tức 69,6 m3/ng.đ.
+ Phòng khách khoảng 20 người: tiêu chuẩn cấp nước 45l/người/ng.đ
Nhu cầu sử dụng là 45 lít x 20 người= 900 lít tức 0,9 m3/ng.đ
+ Phòng công cộng khoảng 10 người: tiêu chuẩn cấp nước 200l/người/ng.đ ( trong đó nước dùng cho vệ sinh 20 lít/người/ng.đ).
Nhu cầu sử dụng là 200 lít x 10 người = 2.000 lít tức 2 m3/ng.đ
+ Giặt, là, hấp: trung bình trong ngày khách sạn giặt 60kg quần áo, chăn, khăn,.... Định mức sử dụng 60 lít nước/1kg.
Nhu cầu sử dụng: 60 kg x 60 lít nước = 3.600 lít tức 3,6 m3/ng.đ
+ Bếp, ăn: Trung bình trong ngày có khoảng 400 người ăn tại nhà ăn của khách sạn, tiêu chuẩn cấp nước 25 lít/người/ng.đ (trong đó nước dùng cho chế biến thức ăn 15 lít/người/ng.đ, nước dùng cho vệ sinh 10 lít/người/ng.đ).
Nhu cầu sử dụng là 25 lít x 400 người = 10.000lít tức 10 m3/ng.đ
+ Nước cây xanh rửa sàn: 2 m3/ng.đ
+ Massage lưu lượng 5 m3/ng.đ
- Khu trung tâm hội nghị: 10 m3/ng
- Dịch vụ hàng hoá: có 20 người, tiêu chuẩn cấp nước 15 lít/người/ng.đ (trong đó nước dùng cho bể tự hoại ước khoảng 5 lít/người).
Nhu cầu sử dụng là: 20 người x 15 lít/người/ng.đ = 300 lít tức 0,3 m3/ng.đ
Khu bảo vệ, an ninh: tính cho 6 người, tiêu chuẩn cấp nước là 150 l/ng.ng.đ (trong đó nước dùng cho bể tự hoại ước khoảng 20 lít/người).
Nhu cầu sử dụng nước là: 6 người x 150 lit/người/ngày = 900 lít tức 0,9 m3/ng.đ
Vậy tổng lưu lượng nước sinh hoạt cho toàn bộ toà nhà theo tiêu chuẩn là:
= 104,3 m3. Làm tròn số là 105 m3/ng.đ.
Tiêu chuẩn cấp nước tưới cây và rửa đường là 10% Qsh
Nước cung cấp cho dịnh vụ là 10% Qsh
Nước thất thoát và dự phòng là 10% Qsh
Nước chữa cháy Qcc=15(l/s)
Nhưng trên thực tế vào mùa hè (cao điểm của mùa du lịch), lượng du khách đông nên có thể tính lượng nước cấp tổng thể cho dự án gấp 1,5 lần tổng lượng nước đã tính ở trên tức khoảng 156,45 m3/ng.đ.
+ Thiết kế mạng lưới cấp nước.
- Mạng lưới cấp nước trong khu vực thiết kế là dạng mạng lưới cụt. Các cỡ đường kính ống cấp nước nằm trong khoảng D = 40 -110
- Tại các điểm đấu nối từ tuyến cấp nước chính ra các nhánh cung cấp bố trí các hố van để ngắt nước cấp vào nhánh trong trường hợp có sự cố hỏng hóc trên tuyến ống nhánh.
Toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước trên mạng lưới sử dụng vật liệu là ống HDPE.
- Đầu tuyến vào khu đất (điểm đấu nối) có đặt đồng hồ đo lưu lượng và van để dễ quản lí vận hành.
- Khu vực khách sạn, nhà hàng lấy nước trực tiếp từ các ống dịch vụ và có đồng hồ đo nước cho từng nhà.
- Tại các vị trí cút, tê trên tuyến phân phối, và các vị trí đổi hướng có đổ bê tông gối đỡ. Tại vị trí van khởi thuỷ trên tuyến ống phân phối có kệ xây miệng khoá (van ngoại).
- Các loại van khoá dùng hàng cao cấp .
- Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,5(m) ống qua đường xe chạy độ sâu chôn ống không nhỏ hơn 0,7(m). Các tuyến ống chính phải tuân thủ theo quy hoạch chung đã xác định. Các tuyến ống phải có đồng hồ van chặn và xả kiệt để tiện cho công tác quản lý. Không lắp đặt van xả khí trên mạng lưới vì các họng lấy nước của khu vực tiêu thụ có chức năng thay thế van xả khí.
+ Thiết kế mạng lưới cấp nước trong và ngoài nhà :
Dựa trên yêu cầu cần cấp đầy đủ lưu lượng và áp lực, tới tất cả các đối tượng dùng nước liên tục, an toàn trong ngày đêm nên chọn sơ đồ cấp nước như sau:
Nước sạch từ mạng ngoài Bể chứa ngầm Trạm bơm
Bể nước mái Cấp xuống các ống đứng (sinh hoạt + chữa cháy).
Nước được bố trí hợp khối với bể chứa, diện tích tối thiểu là 20 m2 ( trong đó đặt cả máy bơm sinh hoạt và chữa cháy).Tại trạm bơm bố trí hai máy bơm sinh hoạt chạy bằng điện. Nguồn nước cấp được lấy từ mạng cấp nước của nhà máy nước Tân Trường cung cấp cho thị trấn Tĩnh Gia, cấp vào bể chứa nước ngầm đặt ở sân hoặc trong nhà, dung tích bể chứa bao gồm cả lượng nước dùng cho sinh hoạt và lượng nước chữa cháy (trong 3 giờ). Trước khi cấp vào bể nước ngầm, bố trí hộp đồng hồ đo nước cho toàn công trình, mục đích tiện quản lý và chống rò rỉ, thất thoát.
Trạm bơm hoạt động chạy bằng điện (trong đó có một máy bơm dự phòng) bơm nước từ bể ngầm cấp lên bể nước trên mái, kết hợp bố trí hai bơm chữa cháy (trong đó một bơm chạy bằng điện, một bơm chạy bằng diezel) cấp cho các họng chữa cháy vách tường.
Ngoài ra, trong sân công trình còn bố trí các trụ bổ sung nước để lực lượng PCCC cấp nước bổ sung vào hệ thống khi cần thiết.
Hệ thống cấp nước ngoài nhà dùng ống thép tráng kẽm có đường kính D50 D100mm.
Nước từ bể chứa được máy bơm sinh hoạt cấp lên két khối đặt trên tầng thượng của khách sạn. Từ két mái nước cấp xuống cho nhu cầu sinh hoạt và cho nhu cầu cứu hoả ban đầu khi có cháy của toàn nhà.
Bể nước mái, két mái của công trình có tác dụng điều hoà lưu lượng và áp lực, lưu lượng nước được tính đầy đủ theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành trong đó có cả lượng nước sinh hoạt và dự trữ chữa cháy (trong 10 phút).
Nước từ bể trên mái cấp xuống các ống đứng chính, ống nhánh qua các van khoá cung cấp cho tất cả các thiết bị WC cấp nước.
Vật liệu đường ống cấp nước dùng bằng nhựa cao cấp PPR có đường kính từ D20 đến D80. Đường ống cấp đi trong các hộp kỹ thuật, trên trần giả, ngầm trong sàn hoặc ngầm tường.
Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp nước phải được sản xuất từ các vật liệu rắn, bền có bề mặt trong nhẵn và trơn, sạch và không thấm nước. Tất cả các thiết bị đồng bộ, mới 100% đảm bảo chất lượng thiết kế yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn quốc tế được các cơ quan có chủ quyền chấp thuận.
1.4.9. Tiến độ dự án
- Tháng 4/2008 – 8/2008: Hoàn chỉnh dự án và thủ tục đất.
Các công việc phải thực hiện:
+ Phê duyệt dự án đầu tư và hoàn thành thủ tục đất
+ Thiết kế kỹ thuật thi công.
+ Đền bù, giải phóng mặt bằng và rà phá vật liệu nổ.
- Tháng 8/2008: Khởi công xây dựng.
- Tháng 8/2009 : Hoàn thiện và đưa công trình vào khai thác.
1.4.10. Thời gian hoạt động dự án: 50 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
1.4.11. Nguồn vốn
+ Tổng mức đầu tư: 102.6 tỷ đồng (Một trăn linh hai tỷ, sáu trăm triệu đồng), trong đó:
Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành sử dụng vốn tự có và vốn huy động từ các cổ đông, vốn vay thương mại.
+ Tổng mức đầu tư được phân chia vào các hạng mục công trình như sau:
Bảng 1 Chi phí đầu tư
TT
Hạng mục
Thành tiền ( triệu đồng)
I
Đền bù GPMB và vật liệu nổ
720.435.000
II
Chi phí xây lắp thiết bị
88.630.458.000
II
Chi phí quản lý dự án
4.431.522.900
Dự phòng
8.863.045.800
Tổng cộng
102.645.461.700
(Một trăm linh hai tỷ, sáu trăm bốn lăm triệu, bốn trăm sáu mốt nghìn bảy trăm đồng)
1.4.12. Phương án kinh tế cho dự án (dự kiến đề xuất)
1.4.13. Nhân lực
Dự kiến toàn bộ CBCNV toàn khu vực khoảng 70 người gồm:
- Giám đốc điều hành: 01 người
- Nhân viên quản lý và kế toán: 03 người
- Nhân viên bảo vệ: 06 người
- Nhân khối thương mại: 04 người
- Đầu bếp: 02 người
- Nhân viên phục vụ nhà hàng: 08 người
- Nhân viên phục vụ hội nghị: 01 người
- Nhân viên phục vụ Karaoke: 06 người
- Nhân viên phục vụ Massage: 30 người
- Nhân viên lễ tân và phục vụ phòng: 09 người
Chương II
điều kiện tự nhiên - môi trường và kinh tế-xã hội
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện về địa lý - địa chất
+ Địa hình:
Khu vực tương đối bằng phẳng, địa hình có xu hướng dốc dần từ Tây sang Đông.
- Cốt trung bình: 3,4 m
- Cốt thấp nhất: 2,1 m
- Cốt cao nhất: 5,2 m
+ Cấu tạo địa chất:
Qua khảo sát thực tế, trên cơ sở thành phần hạt, trạng thái vật lý, tính chất cơ lý và các tạp chất khác lẫn vào các lớp đất, tham khảo các tài liệu khảo sát địa chất đã có tạm thời phân chia độ sâu khảo sát 30.0 m làm 7 lớp chính và được đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
* Lớp 1: Lớp cát pha, cát pha mầu vàng sẫm, đất ẩm, đấy lớp bão hoà nước. Bề dày lớp là 1,6m.
Trạng thái của đất : dẻo đến dẻo nhão.
Khối lượng thể tích cốt đất : 1.42g/cm3
Môđun tổng biến dạng : 80.0g/cm3.
Khả năng chịu tải quy ước ( b = h = 1.0m) 1.3kg/cm2
* Lớp 2: Lớp cát hạt nhỏ mầu vàng, vàng nhạt, giữa và đáy lớp mầu xám xanh. Bề dày là 3.9m.
Trạng thái của đất: Xốp đến chặt vừa, bão hoà nước.
Các chỉ tiêu cơ lý :
Khối lượng thể tích tự nhiên : 1.68 – 1.69g/cm3
Môdun tổng biến dạng : 80.0kg/cm2.
Khả năng chịu tải quy ước : (b=h=1.0m) : 1.2-1.3kg/cm2
* Lớp 3: Lớp bùn sét pha, mầu xám đen, có lẫn vảy sò, hến, đôi chỗ kẹt các ổ cát hạt mịn mỉng mầu nâu xám xanh. Bề dầy lớp từ 1,3 – 1,5m
Trạng thái của đất: Chảy, bão hoà nước.
Các chỉ tiêu cơ lý:
Khối lượng thể tích tự nhiên : 1,71g/cm3
Môđun tổng biến dạng : 25.0kg/cm2
Khả năng chịu tải quy ước ( b=h=1.0m) : 0.4kg/cm2
* Lớp 4 : Lớp sét dẻo cứng, mầu vàng, xám xanh. Bề dày lớp từ 5.0-7.0 m.
Trạng thái của đất : Dẻo cứng
Các chỉ tiêu cơ lý :
Khối lượng thể tích tự nhiên : 1,83g/cm3
Môđun tổng biến dạng : 120.0kg/cm3
Khả năng chịu tải quy ước ( b=h=1.0m) : 1.4kg/cm2
* Lớp 5 : Lớp sét cứng, mầu vàng. Mái lớp từ độ sâu 12m, dầy khoảng 8.7m
* Lớp 6: Lớp đá sét, bột kết phong hoá hoàn toàn thành sét nâu đỏ lẫn sạn, nữa cứng.
Mái lớp từ độ sâu 21m, dầy trung bình 4.5m trạng thái chặt vừa, bảo hoà nước.
*Lớp 7: Lớp đá sét bột kết, nâu tím.
Nhận xét : Cần chú ý tới lớp đất 4: Bùn sét pha trạng thái chảy, lớp đất này có cường độ chịu tải nhỏ, tính nén lún lớn và lớp đất 2: Cát hạt nhỏ trạng thái ẩm - xốp, lớp đất này có cường độ chịu tải, tính nén lún trung bình - yếu. Các lớp còn lại có cường độ chịu tải trung bình đến tốt, tính nén lún nhỏ, khi thiết kế móng công trình Chủ đầu tư và các đơn vị thi công sẽ cân nhắc giải pháp móng cho thích hợp.
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn
Khu vực triển khai dự án là vùng ven biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm khí hậu của khu vực dự án được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 2 . Tổng hợp các yếu tố khí tượng khu vực Tĩnh Gia năm 2006
Yếu tố/ tháng
ĐV
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
1.Nhiệt độ
Trung bình
0C
15.8
16.8
20.1
23.5
27.3
28.2
30.1
28.2
27.5
24.8
20.2
18.5
23.4
Tối cao TB
0C
19.8
19.7
22.2
26
30.9
32.6
33.1
31.5
30
27.9
24.4
21.7
26.6
Tối thấp TB
0C
13.8
15.2
18
21
24.2
25.7
26.4
25.3
2.41
21.8
18.5
15.7
20.8
2.Lượng mưa
Tổng lượng mưa TB
mm
40
33
48
55
96
141
188
272
496
388
95
38
1890
Số ngày mưa TB
ngày
9
11
13
10
9
10
8
14
15
12
9
6
126
3. Độ ẩm
Độ ẩm tương đói TB
%
89
90
93
91
85
81
80
85
88
85
84
86
86
Độ ẩm tuyệt đối TB
Mb
17.2
18.1
21.4
26.2
30.4
31.7
31.9
32
30.6
26
20.8
19
25.4
4. Gió
Tốc độ gió
m/s
1.9
1.8
1.6
1.8
2.1
2.1
2
1.8
2.1
2.3
2.3
2
2
Hướng gió thịnh hành
ĐB
ĐB
ĐB
ĐN
ĐN
ĐN
ĐN
ĐN
ĐN
ĐB
ĐB
ĐB
Nguồn: Đài khí tượng- thuỷ văn Thanh Hoá
- Hướng gió thịnh hành mùa hè là hướng Đông Nam, mùa đông có gió Đông Bắc, tốc độ dao động từ 1,6 - 2,3 m/s .
- Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.400-1.600 giờ.
- Tổng bức xạ bình quân năm từ 116,5 Kcl/cm2 -124,1 Kcl/cm2
- Hàng năm khu vực Tĩnh Gia còn chịu ảnh hưởng của bão đổ bộ vào, sức gió bão tới cấp 12, chủ yếu theo hướng Tây. Qua quá trình theo dõi, thống kê về tần xuất bão trong 50 năm qua cho thấy trung bình khu vực mỗi năm có 3 cơn bão.
2.1.3. Địa chất thuỷ văn.
Theo tài liệu thăm dò địa chất thuỷ văn khu vực thị trấn Tĩnh Gia cho thấy trữ lượng nước ngầm tại khu vực này là khá dồi dào, có thể khai thác để làm nước sinh hoạt được. Trung bình mực nước ngầm cách bề mặt địa hình hiện tại là 1.2m.
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Vào ngày 09 tháng 7 năm 2008, chủ dự án là Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành phối hợp với Trung tâm Quan trắc và BVMT Thanh Hóa (đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hóa tiến hành thu thập, lấy và phân tích mẫu môi trường nền khu vực triển khai xây dựng dự án để làm cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của quá trình xây dựng cũng như vận hành của dự án tới môi trường xung quanh.
+ Môi trường nước:
Bảng 3. Chất lượng nước ngầm ( Đo ngày 10/07/2008)
TT
Chỉ tiêu
Vị trí
TCVN
5502-2003
TCVN
5944-1995
M1
M2
M3
M4
1
pH
7,5
7,6
7,4
8,0
6-8,5
6,5-8,5
2
NO3- mg/l
7,5
10,0
KPH
40
10
-
3
Chất rắn tổng
-
-
-
70,8
-
750 – 1.500
4
Độ cứng, CaCO3, mg/l
215
220
180
-
300
300-500
5
Fe 3+ mg/l
0,01
KPH
KPH
KPH
0,5
1-5
6
NO2- (mg/l)
-
-
-
1,0
7
PO 43 - mg/l
-
-
-
2,5
-
0,01
8
COD, mgO2/l
-
-
-
45,0
-
-
9
BOD5, mgO2/l
-
-
-
70,0
-
-
10
Coliform, MPN/100ml
43
23
50
12.000
2,2
3
Trong đó:
M1: Nước giếng khoan nhà ông Duyên SN 168, Tiểu khu 6, Thị trấn Tĩnh gia
M2: Nước giếng khoan nhà ông Phạm Đình Quang SN 146, Tiểu khu 6, Thị trấn Tĩnh Gia
M3: Nước giếng khoan nhà bà Nguyễn Thị Liên, Tiểu khu 2, Thị trấn Tĩnh Gia
M4: Nước thải sinh hoạt cống thải thị trấn
Tiêu chuẩn so sánh:
- TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
- TCVN 5942 - 1995 ( mức A): Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- TCVN 5502 - 2003: Nước cấp sinh hoạt - yêu cầu chất lượng.
Qua so sánh cho thấy rằng:
- Các chỉ tiêu như: Độ cứng CaCO3 của các mẫu nước ngầm nhỏ hơn so với tiêu chuẩn VN 5944 – 1995 từ 1,4 đến 1,6 lần,
+Chỉ tiêu Fe3+ cũng nhỏ hơn so với TCVN đối với M1 nhỏ hơn 50 lần còn các vị trí khác KPH.
Đặc biệt là các chỉ tiêu Colifom lớn hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn như: Đối với vị trí M1 là 14,3 lần, M2 là 7,7 lần, M3 gấp 16,7 và với :
Mẫu M4 so sánh với TCVN 5945 -1995 Tiêu chuẩn nước thải ta thấy:
Colifom gấp 2,4 lần so với giới hạn A và 1,2 lần so với giới hạn B.
Chứng tỏ nước ngầm ở đây bị ô nhiễm. Nếu không có biện pháp xử lý khi nước thẩm thấu xuống đất sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép.
+ Môi trường không khí
Thời tiết vi khí hậu tại thời điểm lấy mẫu không khí như sau: hướng gió Đông Nam và gió nhẹ, trời nắng không mưa.
Bảng 4. Tiêu chuẩn chất lượng không khí ( đo ngày 10//07/2008)
TT
Các chỉ tiêu
Vị trí lấy mẫu
TCVN
5937:2005
5938:2005
mg/m3
M1
M2
M3
1
Bụi tổng, mg/m3
0,15
0,18
0,12
300
2
Tiếng ồn, dBA
66-70
75-83
69-74
75
3
NO2,mg/m3
0,09
0,084
0,08
200
4
SO2 ,mg/m3
0,21
0,17
0,19
350
5
CO ,mg/m3
8,5
9,0
8,6
30.000
6
Nhiệt độ (0C)
29,5
30
29,7
7
Vận tốc gió (m/s)
0,71
0,62
0,65
8
Độ ẩm (%)
74
74
75
Trong đó:
Các vị trí lấy mẫu như sau:
- M1: Trung tâm khu vực dự án
- M2: Phía Nam cách dự án 100m
- M3: Góc phía Tây Nam dự án
Tiêu chuẩn độ ồn được so sánh với tiêu chuẩn 5949-1998 - Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép lấy trong khoảng thời gian từ 6h đến 18h áp dụng cho Khu dân cư xen kẽ khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất là 75 dBA.
Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu đều nhỏ hơn giới hạn cho phép
+ Môi trường đất
Vị trí xây dựng dự án ngay trung tâm thị trấn, cách biẻn Hải Hoà khoảng 2km, đất ở đây chủ yếu là đất cát pha
Bảng 5. Tiêu chuẩn chất lượng đất (đo ngày 10 /07/2008)
TT
Chỉ tiêu
Phương pháp thử
Đơn vị tính
Vị trí lấy mẫu
M1
M2
M3
1
Nitơ tổng, %
10TCN 377 - 99
%
0,12
0,09
0,01
2
P2O5 tổng, %
10TCN 373 - 99
%
0,14
0,1
0,11
3
Kali tổng, %
10TCN 371 - 99
%
0,08
0,1
0,12
4
Hữu cơ, %
10TCN 379 - 99
%
0,3
0,13
0,2
5
pHKCl
TCVN 4401 - 99
pH
6,5
6,6
7,5
Trong đó:
- M1: Mẫu đất trung tâm khu vực dự án
- M2: Mẫu đất phía Tây Nam khu dự án
- M3: Mẫu đất phía Đông Bắc khu dự án
Nhận xét: So sánh với Tiêu chuẩn của tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cho thấy:
-Vị trí mẫu M1 và M2 có hàm lượng Nitơ tổng ở mức trung bình, mẫu M3 có mức Nitơ tổng ở mức nghèo. Còn Photpho tổng cả 03 vị trí đều ở mức giàu.
- Đối với Kali dễ tiêu ở mức rất nghèo, chất hưũ cơ đối với 03 vị trí ở mức nghèo, ít chất dinh dưỡng.
- Độ pH của cả 03 vị trí đều > 5,5 chứng tỏ tất cả các mẫu đất ở trên đều không chua
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tóm tắt tình hình KTXH thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia (nguồn báo cáo KTXH 6 tháng đầu năm 2008 của UBND thị trấn Tĩnh gia).
2.2.1. Về kinh tế
Thời gian 6 tháng đầu năm có nhiều diễn biến bất lợi về thời tiết rét đậm kéo dài, giá cả hàng hoá tăng mạnh, xảy ra dịch bệnh tai xanh ở lợn, ảnh hưởng của cúm gia cầm, điện sản xuất - sinh hoạt bị cắt luân phiên gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất và tình hình đời sống của nhân dân. Song nhìn chung, kinh tế trên địa bàn thị trấn vẫn có bước phát triển khá.
a. Về dịch vụ thương mại.
Kinh doanh dịch vụ vẫn tiếp tục tăng trưởng, tuy có ảnh hưởng của giá cả, dịch bệnh song mức độ trao đổi, mua sắm hàng hoá vẫn tăng mạnh. Nhiều cơ sở kinh doanh – dịch vụ đầu tư mở rộng quy mô, hoạt động có hiệu quả như các khách sạn, nhà hàng, bán quần áo, dày dép, xe máy….
Giá trị kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm ước đạt: 18 tỷ 500 triệu đồng = 55% kế hoạch.
b. Sản xuất nông nghiệp:
Bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm kéo dài song nhân dân đã cố gắng khắc phục khẩn trương gieo cấy lại đảm bảo thời vụ và diện tích.Việc tổ chức thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng từ diện tích đất vườn để trồng hoa, cây cảnh bước đầu đã có kết quả nhất định.
c. Về chăn nuôi
Do thời tiết diễn biến phức tạp nên dịch bệnh tai xanh trên lợn, bệnh cúm gia cầm phát triển phức tạp. Nhưng dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương tình hình chăn nuôi vẫn được giữ vững và ngày càng phát triển cụ thể như sau: Bò 38 con, đàn lợn 654 con, đàn gia cầm: 1298 con. Việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được thực hiện tương đối nghiêm túc, tiêm phòng cúm H5N1 cả 2 mũi đợt 1/2008 cho đàn gia cầm được trên 1200 lượt/con. Trên địa bàn đã xảy ra hiện tượng lợn bị bệnh tai xanh, tại tiểu khu 2 đã tiêu huỷ 21 con lợn ( lợn nái 1 con, lợn thịt 04 con, lợn con 16 con), tổ chức tốt việc tiêu độc khử trùng.
Giá trị thu nhập từ lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi 6 tháng đầu năm ước đạt 1 tỷ 400 triệu đồng = 58% kế hoạch năm.
2.2.2. Địa chính – Xây dựng cơ bản:
* Địa chính:
Đảm bảo các công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Cùng với huyện hoàn thành việc kiểm kê GPMB tuyến đường đi Hải Hoà. Hoàn thành việc thiết kế, lập quy hoạch các khu vực sau 427 – TK7, khu đập đá - TK2, khu Vàng bạc – TK6, sau Hải sản – TK3, Đồng tiến – cồn mả da TK1. Hoàn chỉnh các thủ tục trình thẩm định phê duyệt theo quy định. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 25 hộ dân, tiếp tục đo vẽ hoàn chỉnh hồ sơ cho 30 hộ. Làm thủ tục chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất cho 10 hộ. Tổ chức kiểm kê đất của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn theo kế hoạch của trên.
* Xây dựng cơ bản:
Hoàn chỉnh việc xây dựng rãnh thoát nước, mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi, bồi trúc đường dân cư tiểu khu 5. Lập thiết kế xây dựng cầu Gỗ, xây dựng vỉa hề hai bên đường Nguyễn Văn Trỗi. Khảo sát lập dự án đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí cải tạo bãi rác và mua xe chở rác chuyên dụng.
Kiện toàn ban lãnh đạo, xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2008.
2.2.3. Về văn hoá - xã hội - giáo dục – y tế:
* Giáo dục: Tổng số học sinh ở 3 cấp học là 1.286 học sinh. Kết quả giáo dục năm học 2007 – 2008 như sau:
+ Trường mầm non tổng số 29 cán bộ công nhân viên, trong đó giáo viên 18, cán bộ quản lý 03, hành chính 01, trường có 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn, có 38% cán bộ giáo viên trình độ trên chuẩn.
+ Trường tiểu học tổng số giáo viên là 29 giáo viên, đạt chiến sỹ thi đua cấp huyện là 2 giáo viên, đạt xuất sắc cấp trường là 21 giáo viên, giáo viên tiên tiến là 8 giáo viên, trường đạt tiên tiến cấp tỉnh.
+ Trường THCS tổng số giáo viên là 29 giáo viên, giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh là 02 giáo viên, đạt cấp huyện là 02, tổng phụ trách giỏi cấp huyện là 01, học sinh giỏi quốc gia là 02, giỏi cấp tỉnh là 09, cấp huyện là 53, giỏi toàn diện là 09, tiên tiến là 127. Hiện nay nhà trường đang làm thủ tục đề nghị Thủ tướng tặng bằng khen trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh.
* Văn hoá.
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, tiểu khu văn hóa, gia đình văn hóa được duy trì hoạt động thường xuyên. Đã tổ chức lễ phát động đăng ký xây dựng Thị trấn văn hóa. Tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao. Tham gia đầy đủ các nội dung thi đấu TDTT do huyện tổ chức như giải bóng bàn (đạt giải nhất đơn nam), cầu lông (đạt giải nhất đơn nam, đôi nam), giải bóng chuyền công chức toàn huyện.
* Công tác thông tin – tuyên truyền:
Tuyên truyền kịp thời các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Phát huy tốt hệ thống truyền thanh cơ sở, đảm bảo tiếp sóng theo quy định và truyền tải kịp thời những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước đến người dân.
* Công tác chính sách xã hội:
Tổ chức tốt việc thăm hỏi động viên các gia đình chính sách. Hỗ trợ các gia đình khó khăn đón tết. Số hộ nghèo ngày càng giảm dần.
*Công tác y tế:
Đảm bảo duy trì các hoạt động thường xuyên tại trạm y tế, thực hiện tốt các chương trình phòng dịch, công tác tiêm chủng định kỳ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai 2 đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho 140 lượt hộ, phát hiện 43 hộ sai phạm, nhắc nhở cảnh cáo 07 trường hợp. Triển khai tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân, thường xuyên tổ chức phun hoá chất diệt ruồi, muỗi phòng chống dịch bệnh lan truyền trên địa bàn.
Việc thu gom vận chuyển rác thải ở khu dân cư được duy trì thường xuyên theo lịch. Tổ chức nạo vét, san lấp xử lý rác thải tại bãi rác.
2.2.4. An ninh – Quốc phòng:
* Quốc phòng:
Kiện toàn hội đồng nghĩa vụ quân sự kiêm hội đồng giáo dục quốc phòng – an ninh thị trấn. Hoàn chỉnh việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ quốc phòng năm 2008. Tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2008, sơ tuyển được 12 thanh niên để khám nhập ngũ đợt 2/2008.
* An ninh:
- Về an ninh chính trị:
Sáu tháng đầu năm có 16 lượt người nước ngoài đã đến địa bàn thị trấn gồm quốc tịch: Trung Quốc, Đài Loan, Đức….có một người quốc tịch Đài Loan về thăm thân nhân tại TK1 Thị trấn Tĩnh Gia. Các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, không có biểu hiện vi phạm pháp luật.
- Về trật tự xã hội:
Tình hình trật tự so với 6 tháng đầu năm 2007 số vụ việc giảm nhưng tính chất vụ việc có chiều hướng phức tạp hơn. Số vụ việc xảy ra là 18 với 24 đối tượng, địa phương đã xử lý 06 vụ với 09 đối tượng, chuyển công an huyện 02 vụ với 06 đối tượng, hoà giải được 8 vụ với 10 đối tượng.
Công tác quản lý hộ khẩu được thực hiện nghiêm túc theo duy định của luật cư trú. Trên địa bàn thị trấn có tổng số 1326 hộ với 5517 nhân khẩu, trong đó nhập khẩu (kể cả khai sinh mới) là 52 nhân khẩu, chuyển đi là 52, tạm vắng 26 trường hợp.
Tiếp tục đưa nghị quyết 32/CP của Chính phủ, chỉ thị số 23 của Chủ tịch UBND tỉnh, hướng dẫn 144 của giám đốc công an tỉnh, phôí hợp với lực lượng CSGT tổ chức tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm TTATGT.
Rà soát kiện toàn lại 70 tổ ANXH và 07 tổ bảo vệ khu phố, kiện toàn ban chỉ đạo an ninh trật tự thị trấn
2.2.5. Tài chính ngân sách
+ Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm được: 981.300.000 đồng = 36% kế hoạch năm.
Trong đó: Thu tại địa bàn 805.560.000 đồng
+ Thu bổ sung của ngân sách cấp trên là 175.740.000 đồng
+ Tổng chi ngân sách: 764.310.000 đồng
Trong đó:
+ Chi thường xuyên là 598.310.000 đồng
+ Chi XDCB là 166.000.000 đồng
Đảm bảo lương, phụ cấp hàng tháng cho cán bộ từ xã đến thôn và đảm bảo chi cho hoạt động thường xuyên.
2.2.6. Công tác tổ chức và điều hành
Sáu tháng đầu năm UBND đã triển khai học tập quy chế làm việc của UBND xã, triển khai quy chế đến tận cán bộ thôn và công an viên. Đảm bảo phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho từng chức danh UBND, cán bộ công chức và cán bộ giúp việc UBND. Do đó 6 tháng đầu năm hoạt động của UBND đã có nhiều chuyển biến tích cực.
2.2.7. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
Khu đất mà dự án dự kiến đầu tư xây dựng không có dân cư, đây là nhà kho do xí nghiệp kinh doanh lương thực II – Công ty lương thực Thanh Nghệ Tĩnh quản lí. Hiện trạng mặt bằng khu đất chủ yếu là đất trống một phần diện tích khu đất là nhà kho của công ty, tuy nhiên các công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng gần như không còn sử dụng được. Dự kiến khi đầu tư xây dựng công ty Thiên Thuận Thành sẽ phá bỏ hoàn toàn để công trình mới.
Xung quanh dự án chỉ có phía Tây là có dân cư sinh sống, còn phía Bắc và phía Nam là các cơ quan nhà nước, phía Đông là đường quốc lộ 1A.
Chương III
đánh giá các tác động môi trường
3.1. Nguồn gây tác động
3.1.1. Giai đoạn thi công
Các nguồn phát sinh ô nhiễm chính trong quá trình thi công, xây dựng dự án có thể tóm lược như sau:
+ Chất thải rắn: phát sinh từ các nguồn: nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như: xi măng, tấm lợp, đinh sắt, dây thép, lưỡi cưa, bao bì, hộp nhựa, thùng chứa thiết bị, gạch vỡ, vôi và rác thải sinh hoạt như túi nilon, giấy lộn của công nhân thải ra.
+ Bụi:
Phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu xây dựng, kết cấu thép, thiết bị vào khu vực dự án và vận chuyển trong nội bộ (tác động tiêu cực tới sức khoẻ, sinh hoạt của nhân dân dọc 2 bên đường vận chuyển và du khách đến nghỉ ngơi xung quanh khu vực dự án).
Do bốc xếp, phối trộn nguyên vật liệu bê tông (cát, đá, xi măng) khi xây dựng, gia công, tháo gỡ, đào đắp các công trình ngầm.
Do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công ( máy ủi, máy xúc, máy đóng cọc...) và các phương tiện vận tải.
Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá, bụi cát, bụi ximăng, bụi khói.
+ Tiếng ồn
Phát sinh từ phương tiện vận tải vào ra, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng và các thiết bị.
Từ các hoạt động xây dựng, bao gồm các hoạt động của thiết bị xây dựng như: máy trộn, máy ủi, máy xúc, máy búa, xe lu...và hoạt động của công nhân xây dựng.
Do va đập của sắt thép trong các hoạt động lắp đặt kết cấu kiện sắt thép.
+ Hơi khí độc
Phát sinh từ khí thải của các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải, các phương tiện thi công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng....
Từ khói hàn trong quá trình hàn cấu kiện thép (kết cấu nhà xưởng, bể chứa, giá đỡ các thiết bị, ..)
Từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Nước thải
Trong giai đoạn xây dựng, nước cấp cho hoạt động xây dựng chủ yếu dùng để trộn vữa, trộn bê tông. Nước thải của giai đoạn này gồm có nước rửa cát, đá, bảo dưỡng bê tông...và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Đất: Bao gồm đất đào móng các công trình xây dựng nhà ở, đất đào nền đường, đất đào đắp các hệ thống cung cấp và tiêu thoát nước, đào đắp xây dựng các bể chứa, đường ống, hồ xử lý nước thải, đất san lấp mặt bằng.
3.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Các nguồn thải phát sinh trong quá trình vận hành dự án bao gồm: chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và du khách, nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, bụi phát sinh từ quá trình giao thông của các phương tiện ra vào cổng khu vực dự án, khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, cống rãnh thoát nước...
Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh được mô tả ở bảng sau:
Bảng 6. Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh
Yếu tố ô nhiễm
Nguồn gốc phát sinh
Giai đoạn thi công
Giai đoạn hoạt động
Bụi. độ ồn
- Hoạt động của các thiết bị thi công. vận chuyển nguyên vật liệu
- Hoạt động của CBCNV thi công trên công trường
- Hoạt động của các phương tiện cơ giới ra vào khu vực dự án
- Hoạt động làm việc, sinh hoạt của CBCNV và khách
Các chất hữu cơ bay hơi
Hơi xăng, dầu của các thiết bị thi công, vận chuyển
- Hơi xăng, dầu của các phương tiện cơ giới ra vào khu vực dự án
SO2, NO2, CO
- Hoạt động của các thiết bị thi công, vận chuyển nguyên vật liệu
- Hoạt động của các phương tiện cơ giới ra vào khu vực dự án
- Đốt nhiên liệu khi nấu bếp (H2S)
H2S, NH3
- Cống rãnh thoát nước sinh hoạt
- Nhà vệ sinh
- Cống rãnh thoát nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh,
ô nhiễm nước: các chỉ tiêu hóa lý, chất rắn lơ lửng, BOD, COD, vi sinh vật,
- Nước thải sinh hoạt của công nhân, kỹ sư…khi thi công
- Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong khách sạn
- Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt do hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ.
ô nhiễm đất: ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong đất, thoái hóa đất, thay đổi thành phần cơ lý, hóa của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất
- Hoạt động thi công, xây dựng
- Chất thải sinh hoạt của công nhân, kỹ sư… trên công trường
Do nước thải sản xuất thải ra môi trường không được thu gom, xử lý triệt để.
Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt
Từ sinh hoạt của công nhân khi thi công
Từ sinh hoạt của CBCNV khu vực dự án, du khách
3.1.3. Dự báo những rủi ro và sự cố môi trường
+ Các rủi ro và sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án
Rủi ro và sự cố môi trường có thể phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án:
- Tai nạn lao động phát sinh do bất cẩn, do không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động của người lao động.
- Sụn lún các công trình lân cận nếu không tính toán kỹ khi thi công, đào, gia cố móng.
+ Các rủi ro và sự cố môi trường trong quá trình vận hành dự án
Các rủi ro và sự cố môi trường phát sinh trong quá trình vận hành dự án đó là: loại rủi ro và sự cố xảy ra trong phạm vi dự án có thể rất đa dạng, bao gồm các rủi ro và sự cố cháy nổ, rò rỉ nồi hơi (dịch vụ massage), ô nhiễm cục bộ môi trường tại khu vực dự án, v.v... Các sự cố loại này khi xảy ra nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản của dự án, sức khoẻ cũng như tính mạng của con người, đặc biệt vào mùa du lịch khi tập trung đông lượng khách.
Sự cố liên quan đến dự án: là những vấn đề nảy sinh bởi tính chất kinh doanh, mối quan hệ của khu vực dự án đối với các nhà nghỉ, khách sạn và khu vực dân cư xung quanh dự án.
3.2. Đối tượng và quy mô bị tác động
Đối với cả 2 giai đoạn: thi công và hoạt động của dự án thì:
- Đối tượng bị tác động là môi trường đất, nước, không khí, sức khỏe con người (công nhân và kỹ sư thi công trên công trường, CBCNV khu vực dự án, khách du lịch), một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ và hộ dân xung quanh khu vực, cảnh quan môi trường, kinh tế xã hội và một số tác động khác.
- Quy mô bị tác động là trong khuôn viên khu vực dự án, các hộ dân xung quanh khu vực dự án đặc biệt là khu vực nằm về phía Đông và phía Tây, những nơi chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chủ đạo là Đông Nam vào mùa hè và và Đông Bắc vào mùa đông.
Riêng đối với giai đoạn thi công, thời gian từng thành phần của môi trường sống và sức khỏe cộng đồng bị tác động là ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 12 tháng khi thi công, xây dựng phần thô các hạng mục công trình. Ngoài ra, quy mô bị tác động còn có các hộ dân dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A vận chuyển nguyên, vật liệu.
3.3. Đánh giá tác động
3.3.1. Giai đoạn thi công
Thời gian xây dựng dự án là khoảng 14 tháng.
Trong đó thời gian thi công phần thô (tập trung lượng, mức độ ô nhiễm) khoảng 12 tháng.Thời gian thi công trung bình khoảng 12h/ngày.
Tính trung bình trọng tải với 1 xe ô tô tải là 10 tấn thì trung bình 1 ngày có khoảng 4 xe ô tô vận chuyển nguyên, vật liệu ra vào khu vực dự án.
Theo NATR ta có bảng tính tải lượng ô nhiễm các phương tiện vận chuyển chạy bằng nhiên liệu là dầu DO như sau:
Bảng 7 . Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO khi các phương tiện trong
giai đoạn thi công thải vào môi trường dọc tuyến đường vận chuyển
Chất phát thải
Định mức phát thải, kg/tấn vật liệu vận chuyển
Tổng lượng
phát thải, kg/ngày
Tải lượng
phát thải, g/s
Bụi
Gđ xây dựng
0,94
CO
Gđ xây dựng
0,05
THC
Gđ xây dựng
0,24
Đây là là mức phát thải bình thường đối với quá trình thi công.
Ngoài tác động trên còn có các tác động khác đến môi trường không khí như:
- Khói, bụi, khí thải từ ống xả phương tiện thi công, vận chuyển chứa các chất khí độc hại như: CO2, CO, SO2, NOx
Tuy nhiên, bụi, khí thải động cơ và độ ồn trong khi thi công xây dựng chỉ vượt tiêu chuẩn trong khu vực dự án, khu vực xung quanh cũng bị ảnh hưởng nhưng với mức độ không lớn.
- Tiếng ồn: mức áp âm sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ xây dựng được thống kê trong bảng sau:
Bảng 8. Mức áp âm sinh ra từ một số phương tiện giao thông
Phương tiện
Mức ồn phổ biến (dBA)
Mức ồn lớn nhất (dBA)
Ô tô tải có trọng tải < 3.5 T
85
103
Ô tô tải có trọng tải > 3.5 T
90
105
Ô tô cần cẩu
90
110
Máy ủi
93
115
Máy dập bê tông
80-85
100
Máy cưa tay
80-82
95
Máy nén diezen có vòng quay rộng
75-80
97
Máy đóng búa 1,5 tấn
70-75
87
Máy trộn bêtông bằng diezen
70-75
85
Theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tiếng ồn chung tối đa hoặc tiếng ồn chung cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được vượt quá 85 dBA, mức cực đại không được vượt quá 115 dBA. Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng trong ngày không quá:
4 giờ, mức áp âm cho phép là: 90 dBA
2 giờ, mức áp âm cho phép là: 95 dBA
1 giờ, mức áp âm cho phép là: 100 dBA
30 phút, mức áp âm cho phép là: 105 dBA
15 phút, mức áp âm cho phép là: 110 dBA
Như vậy, mức áp âm tại khu vực dự án trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình sẽ rất lớn và có khả năng lớn hơn các giới hạn cho phép. Mức áp âm cực đại cũng có thể vượt quá 115 dBA nếu các thiết bị và phương tiện làm việc không đảm bảo các thông số kỹ thuật nhằm giảm tiếng ồn.
- Đối với sức khoẻ cộng đồng: trong quá trình xây dựng tập trung số lượng công nhân thi công ngoài trời đông trong điều kiện không thuận lợi cho sức khoẻ như: thời tiết, lán trại, nước sạch vệ sinh môi trường...Vì vậy sức khoẻ của công nhân có thể bị tác động xấu, bệnh tật có thể xảy ra.
- An toàn lao động: khi thi công, xây dựng các hạng mục công trình trong dự án có thể phát sinh tai nạn lao động nếu công tác an toàn lao động cũng như ý thức người lao động không cao. Đây là vấn đề mà Công ty sẽ quan tâm chú ý.
- Đối với các vấn đề khác: Việc tập trung thêm công nhân trong thời gian thi công có thể phát sinh bệnh tật tại khu vực và làm biến đổi tình hình an ninh trật tự trong vùng.
- Vấn đề vận chuyển vật liệu thi công ảnh hưởng phần nào đến sự lưu thông trên các tuyến đường giao thông của khu vực.
Một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong giai đoạn xây dựng như: rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn và khí thải của các phương tiện vận chuyển cũng tương tự như khi dự án đi vào hoạt động.
- Đối với rác thải sinh hoạt: là các loại túi nilon, vỏ hộp, thực phẩm dư thừa ước lượng khoảng 10 - 15 kg/ngày.
- Đối với nước thải: là nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường khoảng 5 - 7 m3/ngày.
- Đối với nước mưa chảy tràn: cuốn theo các vật liệu xây dựng rơi vãi như cát, ximăng, các rác thải sinh hoạt....
Theo số liệu của khí tượng thuỷ văn huyện Tĩnh Gia thì lượng mưa TB năm của khu vực khoảng 1.890 mm.
Lượng nước mưa ngấm và bốc hơi: Do tính chất đất bề mặt của khu vực là đất cát, nên khả năng thấm nước là khá cao (ước khoảng 60%), lượng nước bốc hơi 10%, như vậy lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực còn khoảng 30% tức 567 mm.
Với tổng mặt bằng của khu vực là 2.805 m2, áp dụng số liệu trên ta có thể tính được lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của khu vực dự án cả năm là 1.590,4m3/năm = 4,357 m3/ngày. Trong đó vào mùa mưa (thời điểm lượng mưa cao nhất trong năm) lượng mưa có thể gấp 4-5 lần số liệu đã tính ở trên.
3.3.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
+Tác động của môi trường không khí
- Bụi phát sinh do hoạt động của các phương tiện ô tô, xe máy ra vào khu vực.
- Tiếng ồn phát sinh từ động cơ ô tô, xe máy; hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong khách sạn, khách du lịch.
- Khí CO, SO2, NO2, CO2 phát sinh từ khói thải động cơ của ô tô, xe máy ra vào khu vực dự án.
Các yếu tố ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh, ta thấy rằng các chất ô nhiễm sẽ gây ra những tác động đến các đối tượng sau:
Các loại khí gây ô nhiễm môi trường không khí
- Tác hại của bụi: Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau đối với sức khoẻ con người: bụi có thể gây tổn thương đối với mắt, da nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi gây nên phản ứng xơ hóa phổi và các bệnh về đường hô hấp.
- Khí SOx, NOx là các khí axit, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các khí axit SOx, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu làm rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế ezym oxydaza, SOx, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng. Nếu kích thước bụi này nhỏ hơn 2-3mm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
- Khí CO và CO2:
-Khí CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào.
- Khí NH3 có thể có trong không khí dưới dạng lỏng và khí. Đó là loại khí không màu và có mùi khai. Tác hại chủ yếu của NH3 là làm viêm da và đường hô hấp. Nồng độ giới hạn của NH3 trong không khí là 0.2 mg/m3.
- Độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (> 85 dBA) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, mất tập trung khi làm việc dễ gây tai nạn lao động, nếu cao quá sẽ gây bệnh điếc nghề nghiệp.
+ Môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt:
Theo như số liệu đã tính toán về nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt đã mô tả ở trên, ta tính trường hợp công suất phòng nghỉ của khách sạn đạt 100% cộng thêm lượng CBCNV của khách sạn là 70 người thì vào những thời điểm cao điểm lượng nước sử dụng có thể tăng gấp 1,5 lần, do đó ta có các số liệu sau:
Bảng 9 . Nhu cầu sử dụng nước định mức và thực tế của dự án
TT
Nội dung
Theo định mức, m3/ngày
Theo thực tế, m3/ngày
1
Đối với khu khách sạn
69,6
104,4
2
Khu ăn uống + hội nghị
20
30
3
Khu dịch vụ, hàng hoá (giữ nguyên)
0,3
0,45
4
Khu đón khách (giữ nguyên)
0,9
1,35
5
Đối với khu Massage
5
7,5
6
Khu giặt là+công cộng+bảo vệ+rửa sàn
8,5
12,75
Tổng cộng
104,3
156,45
+ Tuy nhiên do tính chất của dự án, nên nhu cầu sử dụng nước trung bình của dự án như sau:
- Lượng khách nghỉ ngơi và sử dụng các dịch vụ sẽ rải rác trong năm và thời gian sử dựng trung bình chỉ khoảng 1/2 ngày nên TB tính cho cả năm nước sinh hoạt mà lượng khách này sử dụng tại các khu vực dịch vụ như sau:
Bảng 10 . Nhu cầu sử dụng nước ở mức trung bình đối với một số hạng mục
TT
Nội dung
Mức trung bình, m3/ngày
1
Khu nhà ăn uống+Khách sạn+ hội nghị, Massage + công cộng+ giặt là+rửa sàn + an ninh (bảo vệ)
51,55
2
Khu dịch vu hàng hoá, đón khách
0,6
Tổng cộng
52,15
- Khu vực khách sạn 3 - 4 sao có tính chất: công suất phòng đối với lượng khách này tính trung bình trong năm khoảng 70% nên lượng nước sinh hoạt được tính như sau:
Bảng 11 . Nhu cầu sử dụng nước ở mức trung bình đối với một số hạng mục
TT
Nội dung
Mức trung bình, m3/ngày
1
Đối với khu vực khách sạn
48,72
Đôí với khu Trung tâm thương mại
2
Dịch vụ hàng hoá
0,21
3
Khu nhà đón tiếp
0,63
4
Khu Massage
3,5
5
Khu giặt là+công cộng+ an ninh +rửa sàn
5,95
6
ăn uống + hội nghị
14
Tổng cộng
73,01
Theo tính toán thống kê trong các tài liệu khoa học nghiên cứu tại nhiều Quốc gia đang phát triển, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) như sau:
Bảng 12. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu ô nhiễm
Tải lượng (g/người/ngày)
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
TCVN 6772:2000
TCVN 5945:2005
BOD5
45 – 55
150 – 180
40
50
COD
72 – 102
240 – 340
-
80
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
233 - 483
60
100
Dầu mỡ
10 – 30
-
-
-
Tổng Nitơ
6 – 12
33 - 66
-
30
Amoni
2,8 - 4,8
8 - 16
-
10
Tổng Phospho
0,8 - 4,0
2 -15
-
6
Vi sinh vật
MPN/100 ml
-
-
-
Tổng coliform
106 - 109
106 - 109
5.000
5.000
Fecal coliform
105 - 106
105 - 106
-
-
Trứng giun sán
103
103
-
-
(Nguồn: Economopoulos - 1993)
Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Khi nồng độ oxy trong nước giảm xuống quá thấp thì các loài thủy sinh vật sẽ giảm. Tại các khu vực có nồng độ oxy hòa tan xuống quá thấp do các chất hữu cơ phân hủy mạnh thì sẽ xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí, phát sinh mùi hôi thối, đây là môi trường không thuận lợi cho các sinh vật sống dưới nước.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước:
- pH: là yếu tố tác động rất mạnh đến sinh vật thuỷ sinh. Khi độ pH của vực nước thay đổi, cân bằng sinh thái của vực nước sẽ bị tác động, nếu thay đổi lớn sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái, nhiều loài sinh vật thuỷ sinh sẽ bị tiêu diệt.
- DO (Dissolved oxygen):
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hoà tan, vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước. Nồng độ bão hoà của oxy trong nước thường nằm trong khoảng 8 á 15 mg/lít ở nhiệt độ bình thường.
- Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD (Biochemical oxygen Demand).
Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải nói chung và nước thải khu vực dự án nói riêng. BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ. Phương trình tổng quát của phản ứng này như sau:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm cố định
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan. Vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật.
- Nhu cầu ôxy hóa học (COD)
COD biểu thị lượng oxy tương đương của các thành phần hữu cơ có trong nước thải có thể bị ôxy hóa bởi các chất ôxy hóa, hóa học mạnh. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nguồn thải, thông thường COD liên quan đến BOD, cacbon hữu cơ và các chất hữu cơ trong nước thải.
Khi COD và BOD trong nước lớn, DO giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của sinh vật thuỷ sinh.
- Nitơ: Nitơ tồn tại ở những dạng khác nhau như nitrat, nitrit, amon và các dạng hữu cơ. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước. Nitơ là một loại khí chứa nhiều trong khí quyển và tối cần thiết cho đời sống sinh vật vì là một thành phần của protein. Nhưng một lượng lớn nitrat sẽ gây nên tác động dây chuyền, đặc biệt trong các hệ sinh thái nước. Trước hết, nó tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của thực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp. Sau khi chết, chúng làm tăng lượng chất hữu cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các cơ chất hữu cơ này và trong quá trình hô hấp, hầu như tất cả ô xy hoà tan được sử dụng. Sự thiếu ô xy gây nên quá trình lên men, thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm trầm trọng.
Nitrat và Nitrit (NO3-, NO2-) thường chứa ít ở nước bề mặt, song ở nước ngầm lại có thể cao. Nồng độ cao của Nitrat và Nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật, đặc biệt ở trẻ em gọi là bệnh "xanh bủng".
Lượng nitơ và photpho trong nước quá lớn sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, "bùng nổ" của tảo ở nguồn nước tiếp nhận, theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết nitơ và phot pho đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các loài tảo được thể hiện qua quá trình quang hợp dưới đây:
106 CO2 + 16 NO3- + HPO42- + 122 H2O + 18 H+ C106H263O110N16P + 138 O2
Cùng với yếu tố nitơ và photpho thì các loài tảo sẽ phát triển nhanh trong mùa cạn khi lưu lượng nước pha loãng giảm xuống và khả năng tự làm sạch của nước kém đi.
- Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất khu vực dự án sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất hữu cơ và đất cát. So với nước thải, nước mưa khá sạch nên nó sẽ pha loãng các chất ô nhiễm. Tác động lớn nhất do nước mưa chảy tràn gây ra là nồng độ chất rắn lơ lửng cao làm đục nguồn nước và ảnh hưởng tới môi trường sống của thủy sinh vật.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án triển khai ước tính:
Độ pH: 6,5 - 8
Tổng Nitơ: 0,5 - 1,5 mg/l,
Photpho: 0,004 - 0,03 mg/l
Nhu cầu oxy hóa học (COD): 10 - 20 mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): 10 - 20 mg/l
Trứng giun sán: 103 (MPN/100 ml).
Theo số liệu của khí tượng thuỷ văn huyện Tĩnh Gia thì lượng mưa TB năm của khu vực khoảng 1.890 mm.
- Lượng nước mưa ngấm và bốc hơi: do tính chất đất bề mặt của khu vực trong giai đoạn này hầu hết đã bị bê tông hóa, nên chúng tôi ước lượng lượng nước mưa bị ngấm chỉ khoảng 20%, bốc hơi là 25%. Như vậy lượng mưa chảy tràn còn lại 55% tức 1.039,5 mm.
Với tổng mặt bằng của khu vực là 2.805m2, áp dụng số liệu trên ta có thể tính được lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của khu vực dự án cả năm là 2.915.797,5 m3/năm = 7.988,5 m3/ngày. Trong đó vào mùa mưa (thời điểm lượng mưa cao nhất trong năm) lượng mưa có thể gấp 4 - 5 lần số liệu đã tính ở trên.
+ Chất thải rắn:
Về thành phần của chất thải khu vực dự án gồm các loại sau: giấy các loại, kim loại, vỏ hộp kim loại, thủy tinh, rác nhựa các loại, giẻ lau, bao bì rách hỏng, rác hữu cơ, phân thành:
- Rác phân huỷ được: là các chất hữu cơ như thức ăn thừa, lá cây, vỏ hoa quả, giấy loại....
- Rác không phân huỷ được hay khó phân huỷ: thuỷ tinh, nhựa, nilon, vỏ đồ hộp, kim loại, cao su...
- Rác độc hại: pin, ắc quy, bóng đèn điện....tỷ lệ chiếm không đáng kể.
Tổng lượng rác thải của khu vực dự án trung bình từ 5 đến 7 kg/ngày.đêm. Trong đó chủ yếu là rác thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng lượng rác thải.
Tác động của rác thải đối với dự án đầu tiên phải kể đến là mất mỹ quan, sau đó là gây ô nhiễm môi trường đặc biệt đối với rác thải hữu cơ nếu không được thu gom kịp thời sẽ phân hủy, phát tán mùi hôi, thối gây cho du khách cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của dự án.
Tính chất ô nhiễm trên sẽ có điều kiện phát huy tối đa mức độ và phạm vi ảnh hưởng nếu rác thải hữu cơ không được thu gom.
+ Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư xây dựng ”Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp“được triển khai, thực hiện, ngoài những tác động tiêu cực đến sức khoẻ và môi trường như đã nêu, nó còn ảnh hưởng về mặt xã hội như: lối sống, tập quán văn hoá, các tệ nạn xã hội...
Tuy nhiên, dự án còn mang lại những mặt tích cực sau:
- Tạo nên một địa chỉ nghỉ ngơi, mua sắm lý thú cho du khách trong và ngoài nước đến Tĩnh Gia.
- Là nơi mà các mặt hàng đặc sản địa phương được giới thiệu cho du khách
- Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương (công việc thủ công như tưới cây, quét dọn...).
- Bổ sung thêm nguồn thuế cho ngân sách Nhà nước.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở và đẩy nhanh mục tiêu phát triển KT - XH của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Góp phần làm đẹp cảnh quan của Thị trấn.
Chương IV
Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và
ứng phó sự cố môi trường
4.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường giai đoạn thi công
Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành sẽ đưa ra một số giải pháp đối với từng yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như sau:
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Trong giai đoạn này các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là chủ yếu và không liên tục nên các biện pháp khống chế ô nhiễm mang tính cục bộ và quan trọng là các biện pháp phòng hộ đối với người lao động trực tiếp.
Bên cạnh đó, do diện tích thi công các hạng mục công trình chủ yếu nằm trong khuôn viên của khu vực dự án nên việc hạn chế thấp nhất tác động của quá trình thi công đến môi trường yên tĩnh của nhân dân khu vực xung quanh là rất quan trọng.
Các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng như sau:
- Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị vận chuyển khi vận chuyển nguyên, vật liệu phải đi trên những tuyến đường cố định mà chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã thống nhất. Khi đi trên những tuyến đường đó, nghiêm cấm các phương tiện chạy quá tốc độ.
- Nghiêm cấm các phương tiện thi công, vận chuyển bấm còi hơi.
- Nghiêm cấm các phương tiện thi công, vận chuyển hoạt động trong giờ nghỉ ngơi của nhân dân xung quanh khu vực từ 20h hôm nay đến 6h sáng ngày mai.
- Để hạn chế bụi trong khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng bạt, thùng xe đóng kín, không chở vật liệu vượt quy định.
- Không sử dụng xe ô tô, máy móc quá cũ để vận chuyển vật liệu và thi công công trình. Các thiết bị vận chuyển, thi công sử dụng sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành về môi trường như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn mức ồn, rung của các phương tiện.
- Yêu cầu các chủ xe thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe.
- Để tạo độ ẩm, giảm nồng độ bụi phát tán tại khu vực công trường xây dựng và trên tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu, chủ đầu tư sẽ chú ý phun nước, trong những ngày thời tiết nóng, nắng và khí hậu khô hanh.
- Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công thường xuyên dọn vệ sinh những tuyến đường giao thông và nơi thi công.
- Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công tiến hành san ủi vật liệu ngay sau khi đổ xuống để giảm sự khuếch tán vật liệu do tác dụng của gió.
- Xung quanh các hạng mục công trình thi công, cải tạo phải che chắn kín, đảm bảo đúng quy định của ngành xây dựng.
- Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra mức ồn, rung trong quá trình xây dựng từ đó đặt ra lịch thi công cho phù hợp để đạt mức ồn tiêu chuẩn cho phép.
- Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các đơn vị thi công lập ra lịch trình thi công các hạng mục công trình xây lắp hợp lý để giảm thiểu bụi, khí độc, độ ồn, độ rung.
+ Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn trong xây dựng
Chất thải rắn như đã trình bày phần"nguồn ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng" chủ yếu là vật liệu hư hỏng như gạch vỡ, xi măng chết, gỗ copha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài các thiết bị, bao bì, túi nilon...và rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân trực tiếp thi công công trình. Các chất thải rắn này được phân thành 2 loại và được xử lý như sau:
- Các chất thải như: gạch vỡ, ximăng chết,...được dùng để san lấp mặt bằng.
- Các chất thải như: gỗ copha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài các thiết bị, bao bì, túi nilon ...được thu gom, bán, tái tận dụng cho người dân.???
- Rác thải sinh hoạt: được hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường thị trấn huyện Tĩnh Gia thu gom, chuyên chở đến khu chôn lấp rác của thị trấn huyện Tĩnh Gia.
- Đất thải khi đào móng: được dùng để san lấp mặt bằng.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
- Nước thải sinh hoạt ( tắm giặt, rửa rau…) của công nhân trong quá trình thi công xây dựng sẽ được quản lý chặt chẽ. Nước thải sẽ được tiến hành xử lý sơ bộ bằng cách lắng, gạn bỏ dầu mỡ, sau đó qua hệ thống mương thoát nước (kích thước D xR xC là 90m x 0,35m x 0,5m) có nắp đậy bằng bê tông ( nắp có thể tháo lắp được) trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của Thị trấn. ở đầu và cuối hệ thống mương thoát có song chắn rác. Định kỳ rác được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 6772-2000
- Xây dựng các khu nhà vệ sinh để dùng cho công nhân, kỹ sư thi công trên công trường.
- Các đơn vị thi công sẽ làm hệ thống thoát nước công trình, không gây lầy lội, ảnh hưởng đến phía ngoài công trình và đường giao thông xung quanh.
- Yêu cầu các đơn vị thi công cam kết có đủ nước uống cho công nhân khi thi công.
- Hạn chế tới mức thấp nhất việc sửa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án.
- Dầu mỡ loại bỏ không được chôn lấp, thải ra trong khu vực dự án, mà được chứa trong các thùng chứa thích hợp để sau đó đem đốt ở nơi trống, xa dân cư.
- Bùn đất khi san nền, đắp đường sẽ thu gom và nạo vét lắng đọng không gây ngập úng, lầy lội khu vực.
- Có kế hoạch kiểm tra chất lượng nước tại khu vực thực hiện dự án.
+ An toàn trong thi công và bảo vệ công trình xây dựng
- Chủ đầu tư dành diện tích đất để xây dựng lán trại, nhà ở, nhà tắm cho công nhân thi công.
- Chủ đầu tư sẽ kiểm tra thường xuyên các đơn vị thi công, thực hiện che chắn chống bụi và vật rơi trên cao xuống, chống ồn và rung động theo tiêu chuẩn TCVN 6962:2001, phòng chống cháy TCVN 3254-89, an toàn nổ TCVN 3255-86...trong quá trình thi công.
- Khi thi công, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (như mũ, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, dây an toàn...), thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công nhân tuân thủ các quy định về an toàn lao động, chú ý vấn đề bố trí máy móc, thiết bị phòng ngừa tai nạn.
- Trên công trường các khu vực thi công nguy hiểm được bảo vệ bằng rào chắn, cắm đầy đủ biển báo. Các khu vực thi công, đường giao thông sẽ có đèn chiếu sáng ban đêm.
- Khi thi công móng cho các công trình, các đơn vị thi công đặc biệt lưu ý xem xét lựa chọn thiết bị thi công thích hợp để hạn chế rung động, khói, bụi, tiếng ồn và ảnh hưởng tới các công trình khác.
- Đối với các thiết bị cẩu có độ cao sẽ có đèn báo hiệu an toàn ban đêm.
- Các công trình vệ sinh tạm thời sẽ được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình.
- Để bảo đảm an toàn cho phương tiện cũng như người tham gia giao thông, đặc biệt là đối với các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ xây dựng dự án, yêu cầu: các phương tiện thi công kiểm tra thường xuyên về hệ thống phanh và các bộ phận chuyển động, các lái xe phải cam kết không uống rượu bia, luôn làm chủ tốc độ trong khi điều khiển phương tiện, đặc biệt chú ý quan sát khi cho xe vào, ra cổng khu vực triển khai dự án.
- Chủ đầu tư sẽ yêu cầu và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động trên công trường của các đơn vị thi công theo quy định chung.
+ Đảm bảo trật tự an ninh, kinh tế xã hội khu vực
- Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công nghiêm chỉnh thực hiện công tác đăng ký tạm trú với chính quyền thị trấn huyện Tĩnh Gia cho các đối tượng là công nhân thi công trên công trường nhằm quản lý chặt chẽ, tránh các tệ nạn xã hội có thể xảy ra cho khu vực.
+ Giải pháp phòng ngừa thiên tai, bão lụt
Dự án được xây dựng được nằm trên quốc lộ 1A, gần trung tâm thị trấn huyện và cách biển Hải Hoà khoảng 2 km về phía Đông Nam nên khi có thiên tai, bão lụt cũng bị ảnh hưởng tới nên:
Chủ dự án yêu cầu nhà thầu thiết kế thiết kế các công trình đảm bảo độ bền, độ vững chắc trước những thiên tai (bão, lụt) ở mức tối đa: bão cấp 13.
Trong quá trình đấu thầu, chủ dự án yêu cầu các đơn vị thi công trình đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai, mưa bão. Đây coi như là một yêu cầu bắt buộc của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Nếu giải pháp nào có tính khả thi cao nhất, sẽ là 1 tiêu chí để chủ dự án ưu tiên chọn lựa nhà thầu.
Khi đã trúng thầu, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu thi công thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp thi công phòng ngừa thiên tai, bão lụt để đảm bảo thi công dự án đúng tiến độ theo hợp đồng đã ký giữa hai bên và đảm bảo an toàn, tránh tổn thất về kinh tế do việc hư hỏng nguyên, vật liệu đặc biệt vào mùa mưa, bão (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), có thể nêu một số giải pháp như sau:
- Chủ dự án sẽ yêu cầu và giám sát một cách chặt chẽ việc thi công các hạng mục công trình theo đúng bản vẽ thiết kế, đặc biệt là phần móng.
- Các đơn vị thi công cần theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết để có các giải pháp phòng ngừa, tránh tổn thất hư hỏng nguyên vật liệu như kê, che chắn, di chuyển nguyên vật liệu, phương tiện thi công đến những nơi cao ráo, an toàn (sâu vào khu dân cư) mỗi khi có mưa bão. Đặc biệt các công việc trên được thực hiện trước khi có bão lớn đến (bão từ cấp 8 trở lên) khoảng 3 giờ.
- Trong mưa bão nghiêm cấm tất cả các hoạt động thi công, xây dựng. Nghiêm cấm việc đi lại, di chuyển của cán bộ công nhân khi mưa bão lớn.
- Các đơn vị thi công lập ra lịch trình thi công hợp lý: hạn chế việc xây dựng các công trình quan trọng, các công trình cao tầng ( như khách sạn 3-4 sao, các khu biệt thự cao cấp, hội trường,..) trong mùa mưa bão.
- Nếu có thể, chỉ xây dựng phần thô các công trình vào đầu hoặc cuối mùa mưa bão, riêng phần hoàn thiện được xây dựng, triển khai trong mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Khi các hạng mục công trình đã được hoàn thiện, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành (gọi tắt là Công ty), sẽ thực hiện các giải pháp sau:
+ Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải
Để giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm giải pháp cần thiết là: hạn chế các phương tiện giao thông nổ máy di chuyển trong khuôn viên của khu vực dự án.
Để khử mùi hôi phát sinh từ các phòng nghỉ, đặc biệt là các khu nhà vệ sinh trong các phòng, Công ty sẽ lắp đặt các quạt thông gió cho cả phòng nghỉ, nhà vệ sinh; sử dụng chế phẩm enchoice (2 ngày/lần) phun xịt dưới dạng sương khu vực nhà vệ sinh, nhà hàng, khu chế biến thức ăn (vào cuối ngày), với cách pha như sau:
- Tỷ lệ pha: 1:100 (1 lít Enchoice Solutions với 100 lít nước sạch).
- Liều lượng sử dụng: lượng Enchoice Solutions/m2: 0,1 ml/m2.
Ngoài ra để khử mùi hôi tạo cảm giác thoái mái, dễ chịu cho CBCNV cũng như du khách đến nghỉ ngơi thì khu vực dự án sẽ trang bị nước hoa, nước xịt phòng phun vào phòng nghỉ, hành lang, khu nhà vệ sinh....
Đối với việc giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ các phòng karaokê thì Công ty sẽ lựa chọn các vật liệu xây dựng có tính năng giảm ồn để lắp đặt ngay trong quá trình xây dựng, cụ thể:
- Vật liệu ốp tường là gỗ, mút, xốp độ dày trung bình từ 7,5 mm đến 10 mm.
- Hệ thống cửa ra vào phòng karaokê được đệm bằng mút dày 10 mm, có gioăng cao su kín viền xung quanh khung cửa, đảm bảo độ khít tuyệt đối.
- Hệ thống cửa sổ cũng được viền gioăng cao su kín, đảm bảo độ khít tuyệt đối.
+ Giải pháp xử lý nước thải.
Chia làm các hệ thống và quy trình xử lý như sau:
Mương thoát nước
Hệ thống 1
song chắn rác
Nước mưa
chảy tràn
Xử lý sơ bộ: song chắn rác, bẫy dầu mỡ
Nước thải
Sinh hoạt: tắm, giặt, matssage, bể bơi
Hệ thống 2
Bể khử trùng
Bẫy dầu mỡ
Nước thải nhà ăn
H.thống xử lý tập trung
Bể tự hoại 03 ngăn
Nước thải
Bể tự hoại
Hình 1: Sơ đồ hệ thống thoát và xử lý nước của dự án
Hệ thống 1: Dành riêng cho thoát nước mưa. Hệ thống này bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín (lắp đặt các song chắn rác) được xây dựng bằng bê tông cốt thép với hệ thống hố ga đồng bộ, cụ thể như sau:
Hệ thống thoát nước mưa cho khu vực được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn như được quy định trong Tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài và công trình TCVN 51-1984 :
Dạng công thức áp dụng :
Trong đó:
- Cường độ mưa i, mm/h
- Thời gian mưa t, phút
- Chu kỳ ngập lụt tính toán P = 2 năm.
- Hệ số mặt phủ tính toán = 0,7.
- Các thông số khí hậu được lấy của trạm Khí tượng Thanh Hoá :
A = 5093; t = 48; c = 0,5.
Lưu lượng thiết kế của cống thoát nước mưa tính theo công thức:
Trong đó:
Q - Lưu lượng thiết kế (l/s)
y - Hệ số mặt phủ tính toán, lấy bằng 0,7
F – Diện tích tính toán
+ Giải pháp cấu tạo hệ thống thoát nước mưa :
Mặt bằng khu vực hiện tại xây dựng dự án có cốt mặt đất thấp hơn so với mặt đường Quốc lộ 1A ( nơi thấp nhất khoảng – 40 cm). Để thuận lợi cho việc thoát nước của dự án, khi xây dựng chủ đầu tư nên có các phương án như sau:
+Phương án I: Nâng cốt mặt bằng cao hơn mặt đường để thuận lợi cho việc thoát nước của dự án, làm đẹp mỹ quan khu vực cũng như việc đi lại của du khách.
+Phương án II: Dùng máy bơm để hút nước từ bể chứa nước đã được xử lý rồi thải ra hệ thống mương dẫn dọc theo đường quốc lộ 1A và thải ra môi trường.
Phương án đã chọn là thu gom nước mưa vào các ga và thoát ra hệ thống chung của khu vực theo hướng Tây bắc.
Từ hai phương án trên chủ đầu tư nên lựa chọn nâng cốt nền của dự án cao hơn mặt đường là phù hợp. Vì ngoài việc thoát nước thuận lợi nó còn làm đẹp cảnh quan tạo lên độ sang trọng cho toà nhà cũng như thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của trung tâm thương mại.
- Lựa chọn hệ thống thoát nước: Đây là khu nhà xây dựng mới, yêu cầu cảnh quan và môi trường cao nên lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng sau đó xử lý sơ bộ và thoát ra ngoài bằng tuyến mương dẫn mà dự án xây dựng rồi mới ra tuyến thoát nước chung của thị trấn. Chủ đầu tư nên xây dựng riêng hệ thống mương dẫn nước dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A chừng 90m ( xây dựng dài qua Kho bạc Nhà nước huyệnTĩnh Gia)
Từ hai phương án trên chủ đầu tư nên lựa chọn nâng cốt nền của dự án cao hơn mặt đường là phù hợp. Vì ngoài việc thoát nước thuận lợi nó còn làm đẹp cảnh quan tạo lên độ sang trọng cho toà nhà cũng như thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của trung tâm thương mại.
- Lựa chọn hệ thống thoát nước: Đây là khu nhà xây dựng mới, yêu cầu cảnh quan và môi trường cao nên lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng sau đó xử lý sơ bộ và thoát ra ngoài bằng tuyến mương dẫn mà dự án xây dựng rồi mới ra tuyến thoát nước chung của thị trấn. Chủ đầu tư nên xây dựng riêng hệ thống mương dẫn nước dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A chừng 90m ( xây dựng dài qua Kho bạc Nhà nước huyệnTĩnh Gia)
- Kết cấu hệ thống thoát nước mưa: Để đảm bảo cảnh quan đô thị, sử dụng dụng cống tròn D400 (D600) cho các tuyến cống. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ: Tuyến cống, giếng thu nước, giếng thăm...(không có giếng thăm)
- Hố ga thu nước mưa có chức năng đảm bảo thu nước mưa trên mặt vào các tuyến cống, thường được bố trí hai bên lề đường của khu dự án. Muốn hố ga thu nước mưa đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo tiêu chuẩn khoảng cách giữa các hố ga thu nước mưa trên tuyến với D 1000 trung bình là 25m/hố(có trong dự án- 5 hoặch 6 hố)
- Hố thăm (hố ga kiểm tra) có chức năng dùng để phục vụ cho công tác quản lý vận hành hệ thống cống thoát nước như: xem xét kiểm tra chế độ hoạt động của các tuyến cống thoát nước một cách thường xuyên, đồng thời dùng để nạo vét thông rửa cống. Ngoài ra các hố thăm xây dựng trên các tuyến cống còn nhằm mục đích là nơi lắng cặn lưu giữ cặn để cho cống hoạt động tốt hơn và quản lý nạo vét đơn giản hơn. Hố thăm được bố trí tại các chỗ thay đổi hướng tuyến, thay đổi độ dốc và đường kính cống, tại các vị trí nối các tuyến cống, tại các vị trí tiêu năng hay chuyển bậc. Kích thước hố thăm có chiều rộng nhỏ nhất 1m, chiều sâu hố phụ thuộc vào độ sâu chôn cống.
- Độ sâu tối thiểu của đỉnh cống là 0,7m.
- Độ dốc nhỏ nhất Imin = 1/D (D tính bằng mm).
- Độ dốc lớn nhất I max = độ dốc địa hình.
- Đường kính cống của mạng lưới thoát nước từ D400 đến D1200 ( chỉ có D600), độ sâu chôn cống từ 0,7m đến 3,0m.
- Cống dùng lắp đặt cho mạng lưới là loại cống bê tông cốt thép loại tải trọng H30-XB80.
Bảng 13. Thống kê khối lượng thoát nước mưa( số liệu trong dự án anh đã cung cấp)
TT
Hạng mục
Vật liệu
Khối lượng
Đơn vị
1
Cống thoát nước D400(k có)
BTCT
300
m
2
Cống thoát nước D600
BTCT
150
m
3
Ga thu
BTCT
20
ga
4
Ga thăm
BTCT
15
ga
Cuối cùng từ cống nước được đưa đến hệ thống mương dẫn được xây dựng và sử dụng trong giai đoạn thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 - 2000.
Hệ thống 2: Dành riêng cho nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của mỗi khu vực được thu gom và dẫn đến hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải sinh hoạt được tách làm 3 loại, theo 3 hệ thống đường ống riêng biệt:
+ Nước từ khâu vệ sinh: tắm rửa, giặt rũ, massage... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (50- 60%) nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra hệ thống thoát nước chung của dự án (sau hệ thống xử lý chung) khi đã qua hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ bằng song chắn rác, bẫy dầu mỡ.
+ Nước thải nhà ăn chiếm tỷ trọng (15-25%) chứa dầu mỡ (thực vật, động vật), thức ăn thừa từ khâu chế biến và khâu rửa bát, vệ sinh nhà bếp của khách sạn, nhà ăn uống sẽ được phân loại và xử lý như sau:
- Thức ăn thừa: cuống rau, cơm canh thừa, thức ăn thừa được nhân viên nhà bếp thu gom đổ vào các thùng chứa có nắp đậy kín đặt sẵn trong nhà bếp. Cuối ngày, sau giờ nấu bếp, dọn dẹp, vệ sinh buổi chiều, các thùng này sẽ được nhân viên vệ sinh vận chuyển vào xe đẩy.Theo cửa hậu, xe được kéo ra phía ngoài phạm vi khu vực dự án và có thể tận dụng thức ăn thừa này dùng cho chăn nuôi. Hoặc có thể đựng trong thùng chứa khi có xe thu gom rác sẽ đổ đi để xử lý.Thùng chứa được đem về, rửa và tiếp tục chứa rác của các lần sau.
* Song chắn rác :
Song chắn rác có nhiệm vụ chắn giữ những rác bẩn thô (như: giấy, rau cỏ, rác...) cấu tạo gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫn nước. Khoảng cách giữa các thanh đan gọi là khe hở (mắt lưới). Khe hở song chắn chọn loại trung bình (5 -25mm) và đặt cào rác ở phía sau song chắn rác. Song chắn rác đặt nghiêng so với mặt nằm ngang một góc 450 – 900 (600) để tiện lợi khi cọ rửa theo mặt bằng cũng có thể đặt vuông góc cũng có thể tạo thành góc α so với hướng nước chảy. Thanh đan có thể dùng là loại tiết diện hình chữ nhật.
- Nước thải sau khi chảy qua song chắn rác sẽ được xử lý lần lượt qua hệ thống như sau:
1. Thiết bị bẫy dầu mỡ: thanh gạt quấn bông
2. Bể chứa khử trùng
Lựa chọn các kích thước của bể cụ thể như sau:
- Đối với Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp (gọi tắt là toà nhà): bể có dung tích 12m3 (kích thước D x R x C là 4m x 2 m x 1,5 m).
- Đối với khu ăn uống: bể có dung tích 6m3 (D x R x C là 3m x 2m x 1m) Nước thải nhà ăn được dẫn và xử lý riêng biệt như sau:
- Dùng hoá chất khử trùng là clorine với liều lượng 5 mg/l nước thải.
Sau khi khử trùng, nước thải được dẫn vào hệ thống mương thoát nước chung của dự án ( hệ thống thoát nước sau bể phốt)
+ Nước thải từ các khu nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ các chất ô nhiễm cao, được xử lý bằng các giải pháp hữu hiệu bể tự hoại.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải vệ sinh này, nhưng do tính chất, khối lượng của nước thải, đặc điểm khí hậu, địa hình nên phương pháp phù hợp nhất mà dự án lựa chọn là phương pháp xử lý bằng bể tự hoại.
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân huỷ cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải được lắng trong bể lắng với thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao.
Hình 2: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
Hình 2: Sơ đồ bể tự hoại ba ngăn
Bể tự hoại:
Tính toán thể tích bể tự hoại: A x N x T/1000 (m3)
A: Tiêu chuẩn thải (lít/người/ngày)
N: Số người sử dụng nhà vệ sinh tự hoại,
T: Thời gian nước thải lưu lại bể tự hoại (15 - 50 ngày),
Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm của Việt Nam nói chung và khu vực dự án nói riêng nên có thể chọn thời gian lưu nước thải trong bể là 20 ngày,
Để tiện lợi cho sinh hoạt của CBCNV, du khách thì Công ty sẽ xây dựng riêng biệt ra nhiều bể tự hoại có dung tích khác nhau phù hợp với dự án
- Tại khu vực xây dựng Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp: Chúng tôi sẽ tính toán và xây dựng 3 bể tự hoại
+ Một bể để xử lý nước thải do du khách nghỉ tại phòng, nhân viên phục vụ và một số người có mặt ở phòng công cộng thải ra, cụ thể:
Số khách tối đa là 306 người
Số nhân viên phục vụ thường xuyên có mặt trong một thời điểm là 70 người Số người có mặt thường xuyên ở phòng công cộng là 10 người
Số du khách đến mua hàng hoá dịch vụ, khách vãng lai khoảng 20 người
Tổng lượng người sử dụng bể tự hoại là 406 người.
áp dụng công thức trên ta có thể tính được:
Thể tích bể tự hoại cần thiết là: 20 x 406 x 20/1000 = 162,4m3.
Tuy nhiên như đã phân tích ở phần trước, Công ty sẽ xây dựng bể tự hoại có dung tích gấp 1,5 lần dung tích ở trên.
Tính cả phần thành trên của bể, chúng tôi sẽ xây dựng bể tự hoại dung tích 250 m3 ( kích thước D x R x C là 12,5 m x 8 m x 2,5 m).
+ Một bể xử lý nước thải vệ sinh nhà ăn: như đã phân tích với số lượng khách tối đa khoảng 400 người, nhu cầu dùng nước cho vệ sinh khoảng 10 lít/người
áp dụng công thức trên ta tính được dung tích bể tự hoại là:
10 x 400 x 20/1000 = 80 m3.
Theo thiết kế như trên Công ty sẽ xây dựng bể tự hoại có dung tích gấp 1,5 lần dung tích ở trên.
Tính cả phần thành trên của bể, chúng tôi sẽ xây dựng bể tự hoại dung tích 120 m3 (kích thước D x R x C là 10m x 6m x 2 m). Tất cả bể tự hoại đều xây dựng kết cấu bể:
+ Đáy bể bằng BTCT dầy 220cm, VXM #75
+Tường xây bằng gạch Tuynel dày 220, VXM #60
+ Nắp bằng BTCT dày 200, VXM #60
áp dụng số liệu đã được nêu trên ( ta áp dụng trong trường hợp mức cao nhất: mức thực tế)
Tại đây nước thải được lắng sơ bộ loại bỏ các chất ô nhiễm có thể lắng được đồng thời phân hủy cặn lắng hữu cơ, tăng cường khả năng xử lý sinh học phía sau ( hệ thống xử lý tập trung). Sau đó toàn bộ nước thải sẽ được lần lượt dẫn sang bể điều hòa.
Bể điều hoà:
Dung tích bể điều hoà = 20% x Q = 20% x 151,5 = 30,3 m3 xây dựng bể chứa với dung tích = 32m3 (kích thước 8m x 2m x 2m) nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ cho hệ thống, trong bể điều hòa có bố trí bơm nhúng chìm bơm nước thải vào bể xử lý sinh học hiếu khí gọi là bể (Aerotank)
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Dung tích của bể tính = Q x t ( trong đó Q là lưu lượng nước thải tính toán, t là thời gian làm thoáng) và t được xác định theo công thức :
t = (La - Lt)/ [ a x(1-Zb) x r ]
áp dụng công thức trên ta có thể chọn được thời gian làm thoáng của bể là t = 5h (đây là loại bể Aerotank xử lý sinh hoá hoàn toàn với thời gian làm thoáng từ 4- 8h và không quá 12h)
Từ đó tính được dung tích của bể là: W = 151,5 x 5 = 757,5 m3 chúng ta sẽ xây dựng bể với dung tích 760 m3
Lựa chọn kích thước bể là ( D x R xC = 20m x 15,2 m x 2,5m), không khí ở đây được cấp vào 24/24h. Trong bể Aerotank khí được phân phối đều khắp do các đĩa phân phối khí lắp đặt dưới đáy, cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, giảm nồng độ bẩn trong nước thải.
Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải chảy tràn vào bể lắng nhằm lắng lại bùn trong nước thải.
Bể lắng
Đây là loại bể lắng đợt II sau bể Aerotank
Ta tính dung tích 760 m3 (kích thước D x R x C = 20 m x 12,5 m x 2,5 m), nước di chuyển vào vách ngăn đi xuống phía dưới rồi mới đi ngược lên trên, còn các bông cặn (bùn) thì lắng xuống đáy bể. Đáy bể cấu tạo hình chóp để thu gom các cặn lắng. Độ nghiêng thành trên của đáy không nhỏ hơn 45 – 500 .Cặn lắng phải được xả ra liên tục mỗi ngày vào bể chứa bùn bằng bơm bùn.
Bể khử trùng
Thời gian lưu nước trong bể khử trùng thường là (t): t = 30 phút.
Với lưu lượng Q = 151,5m3/ng.đ = 6,31 m3/h chọn = 6,4 m3/h
Thể tích bể khử trùng (V5): V = Qmax x t =6,4 x 30/60 = 3,2 m3
Kích thước bể: Rx D x C = 1,6 x 2 x 1 (m)
Với dung tích của bể 3,2 m3 nước thải sau khi xử lý vẫn còn chứa một hàm lượng chất chất bẩn nhất định do đó nước cần được châm chất khử trùng Javel (liều lượng 5mg/lít nước thải). Dung dịch Javel được bơm định lượng đưa vào bể nhờ bơm định lượng hóa chất. Quá trình oxy hóa vi sinh gây bệnh xảy ra trong bể. Javel là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng.
Sau thời gian khử trùng nước sau xử lý được chảy vào hệ thống mương thoát nước chung của thị trấn .
Phần bùn lắng tại bể lắng được bơm vào bể thu bùn. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn vào bể xử lý sinh học.
Thiết bị thu, dẫn bên trong nhà và kết cấu đường ống dẫn nước
Nước thải từ các bị vệ sinh chảy qua ống nhánh tới ống đứng. Các ống đứng thường đặt dựa theo tường, góc của buồng vệ sinh và có thể được ốp lát hoặc che đậy kín đáo trong các hộp bằng gạch, bằng bê tông hoặc bằng gỗ… ống đứng thường đặt cao hơn mái nhà khoảng 0,7m và phần trên gọi là ống thông hơi. Giữa mạng lưới ống và các thiết bị vệ sinh lắp dặt các khoá thuỷ lực để ngăn ngừa hơi khí độc xâm thực vào buồng vệ sinh. Kiểm tra và tẩy rửa ống qua các cửa kiểm tra và các ống tẩy rửa.
* Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước vào các bể tự hoại, bể khử trùng (xử lý nước thải nhà ăn) và dẫn nước thải sinh hoạt ( từ các hoạt động tắm giặt, massage) là đường ống nhựa PVC đường kính 150mm.
* Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước vào hệ thống xử lý tập trung cũng như giữa các bể trong hệ thống xử lý tập trung là đường ống nhựa PVC đường kính 200mm.
* Nước sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn thải vào hệ thống mương dẫn được xây dựng và sử dụng trong giai đoạn thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000 rồi thải ra hệ thống mương thoát nước chung của thị trấn.
* Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được xây dựng tại góc Tây Nam của khu dự án trên diện tích 2.805m2. Trong và xung quanh khu xử lý được trồng cây xanh có mùi thơm như long não, hoa sữa....cây xanh được trồng so le thành 2 hàng, cách nhau 2m, khoảng cách mỗi cây 2m). Hệ thống xử lý được giao cho bộ phận kỹ thuật quản lý.
Toàn bộ hệ thống đường ống, mương thoát nước của dự án (cả nước mưa và nước thải khoảng 900m).
Sau khi xử lý nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 14. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý
Chỉ tiêu ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
TCVN 6772:2000
TCVN 5945:2005
BOD5
25 – 50
40
50
COD
60 – 120
-
80
Chất rắn lơ lửng (SS)
26 – 53
60
100
Tổng Nitơ
11 – 22
-
30
Amoni
1,7 - 3,4
-
10
Tổng Phospho
0,6 - 1,2
-
6
Vi sinh vật
-
-
-
Tổng coliform (MPN/100ml)
-
5.000
5.000
Fecal coliform (MPN/100ml)
-
-
-
Trứng giun sán
-
-
-
(Nguồn: Economopoulos - 1993)
+ Các nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng trên cơ sở:
- Nhà vệ sinh ở các phòng nghỉ của khách sạn ( từ tầng 05 đến tầng 13): riêng biệt mỗi phòng 1 khu vực vệ sinh.
- Khu vực làm việc: phòng giám đốc, phó giám đốc điều hành đều có khu vực vệ sinh riêng. Các bộ phận khác đi vệ sinh chung tại khu vực làm việc ( 2 khu vệ sinh) và tầng sảnh của khách sạn (2 khu vệ sinh). Mỗi khu được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 5 người.
- Khu vực bếp ăn tại khách sạn: xây dựng 2 khu vực nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 4 người.
- Khu vực tầng 1 gồm: nhà đón tiếp khách, cửa hàng...xây dựng 1 khu vực nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 4 người.
- Khu vực tầng 2 gồm:
+ Khu vực nhà ăn: xây dựng 2 khu vực nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 4 người.
+ Khu vực hội nghị: xây dựng 2 khu vực nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 4người.
- Khu vực tầng 3: Khu vực bố trí các phòng Karaoke : xây dựng trong mỗi phòng Karaoke có riêng 01 khu vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi bên có thể chứa một lúc 2 người.
- Khu vực tầng 4: Khu Massage xây dựng 2 khu vực nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 2 người.
- Khu vực tầng 14 là tầng dịch vụ nhà hàng, cà phê xây dựng 2 khu nhà vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 2 người.
- Khu vực tầng 15 là tầng kỹ thuật, bể nước mái xây dựng 01 khu vệ sinh được thiết kế riêng biệt bên nam và bên nữ. Mỗi khu có thể chứa một lúc 2 người.
Thiết bị lắp đặt nhà vệ sinh gồm có: xí bệt, cầu tiểu nam, chậu rửa, gương, hệ thống thoát nước, thiết bị xì khô.
Riêng đối với phòng nghỉ tại khách sạn còn lắp đặt vòi tắm hoa sen, bình nóng lạnh, giá để khăn tắm, móc quần áo...Các phòng tiêu chuẩn cao cấp và còn lắp đặt bồn tắm.
Các thiết bị vệ sinh nói trên tuỳ theo mức độ sang trọng của các công trình được lắp đặt bởi thiết bị vệ sinh của các hãng khác nhau của Italia, Nhật hoặc Hàn Quốc.
+ Giải pháp xử lý chất thải rắn`
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Mỗi phòng nghỉ, khu vực dự án đều được bố trí thùng chứa rác, khi dọn phòng, nhân viên của khu vực dự án sẽ dọn dẹp, thu gom.
Đối với khu khách sạn, tại mỗi khu vực hành lang sẽ đặt 1 thùng chứa rác. Sau khi rác được thu gom tại các phòng sẽ được đổ vào thùng chứa rác trên, sau đó bằng hệ thống ống thu rác, rác được đưa xuống dưới tầng trệt từ đây rác tiếp tục được nhân viên vệ sinh của khu vực dự án thu gom, phân loại:
- Rác hữu cơ: vỏ hoa quả, thức ăn thừa...
- Rác vô cơ: túi nilon, vỏ đồ hộp, vỏ chai lọ...
Loại rác hữu cơ trước mắt được hợp đồng với đội vệ sinh môi trường thị trấn huyện Tĩnh Gia vận chuyển đến bãi chứa rác của thị trấn huyện Tĩnh Gia để chôn lấp.
Rác vô cơ được chọn lọc, phần nào không tái sử dụng được sẽ được xử lý như rác hữu cơ, phần có thể tái sử dụng được sẽ được thu gom để bán cho những cơ sở tái chế.
Với quy mô của dự án, chúng tôi dự kiến có khoảng: 200 thùng rác đặt tại các phòng, hành lang; 4 thùng đựng rác chung của khu vực dự án; 01 xe chở rác (xe đẩy tay); 01 hệ thống ống thu rác (từ khách sạn).
- Đối với bùn cặn từ các bể tự hoại để xử lý hiệu quả và giảm chi phí nhân công Công ty sẽ dùng các chế phẩm vi sinh như DW 97, DW 98 để phân huỷ triệt để.
Chế phẩm vi sinh DW 97, DW 98 là tổ hợp các vi sinh vật có khả năng phân huỷ nhanh các thành phần khó tiêu trong cặn bã của bể phốt như xenlulo, kitin, pectin, tinh bột, protein, lipit và một số hoạt chất sinh học khác.
DW 97, DW 98 là chế phẩm không độc hại, trung tính, không ăn mòn và giữ tính ổn định, lâu dài. Các chế phẩm này giúp tránh tắc bồn cầu tiêu, tránh xử lý bể phốt khó khăn, tốn kém mất vệ sinh, khử mùi hôi, tiêu diệt trứng giun và vi trùng gây bệnh.
Đối với chất thải vô cơ: vỏ hoa quả, túi nilon, vỏ đồ hộp,...sẽ được thu gom nhờ việc đặt các thùng chứa rác có nắp đậy kín dọc theo các tầng của khu thương mại. Cuối ngày nhân viên vệ sinh của dự án sẽ thu gom để chuyên chở và xử lý như phần rác thải sinh hoạt.
+ Cải tạo cảnh quan sinh thái
Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Thuận Thành sẽ kết hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, thi công để bố trí các hạng mục công trình một cách hài hoà, trong phạm vi cũng như xung quanh khu vực dự án sẽ có nhiều cây xanh (có giá trị thẩm mỹ, kinh tế cao như các loại cây cảnh: cau sâm banh, cây sanh, vạn tuế, bách, tùng), bãi cỏ được trồng....với sự bố trí hợp lý, tiện dụng nhất.
- Ngoài ra chủ đầu tư nên thi công lắp đặt hòn non bộ, đài phun nước phía sân trước của toà nhà.
Khi thiết kế hòn non bộ chủ đầu tư nên chú ý tới vấn đề xâm thực của tảo. Do điều kiện thời tiết huyện Tĩnh Gia nói chung và Thanh Hoá nói riêng hòn non bộ để lâu ngày kết hợp với nước trong bể sẽ gây hiện tượng xâm thực của tảo. Vì vậy khi hòn non bộ được thiết kế chủ đầu tư chú ý thay nước, rửa bể thường xuyên và dùng hoá chất ChloraminB với tỷ lệ 1/100 để xử lý việc xâm thực của tảo và dùng CuSO4.5H2O để làm trong nước trong bể.
Trong cảnh quan nội bộ của dự án, Công ty sẽ trồng khoảng 150 cây dọc theo các tuyến đường nội bộ và xung quanh dự án. Cây trồng là các loại cây chủ yếu được mua từ các vườn ươm. Để hệ thống xung quanh, cây cảnh nói riêng cũng như cảnh quan sinh thái của khu vực nói chung đảm bảo ở điều kiện tốt nhất, Công ty sẽ yêu cầu công nhân vệ sinh thường xuyên dọn dẹp, tỉa cành cây, cắt cỏ, tưới nước nhằm tạo môi trường sạch đẹp, cảnh quan sinh thái hấp dẫn du khách.
( không có hòn non bộ)
+ Giải pháp y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Khu vực dự án sẽ có bộ phận y tế (từ 2 - 3 người) với tủ thuốc thường trực được lắp đặt ở tất cả các hạng mục của dự án, sẵn sàng sơ cứu những trường hợp CBCNV cũng như du khách không may bị mắc những bệnh thông thường như đau đầu, đau bụng...
- Tại khu vực nhà bếp luôn được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ.Thực phẩm khi mua được chọn những loại tươi, ngon. Quy trình chế biến đảm bảo đúng hướng dẫn của ngành y tế. Đội ngũ nhân viên nhà bếp sẽ luôn được trang bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ khi chế biến thực phẩm và được tham gia đầy đủ các lớp nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm khi ngành y tế tổ chức.Trong quá trình chế biến thức ăn bắt buộc phải lưu mẫu thực phẩm của thức ăn.
+ Giải pháp phòng ngừa cháy nổ, sự cố môi trường
- Phòng cháy, chữa cháy
Do tính chất đặc biệt của dự án là xây dựng nhà cao tầng (15 tầng) trong đó gồm có Trung tâm Thương mại kết hợp với khách sạn cao cấp thành lập tổ PCCC nên công tác phòng, chữa cháy được đặt ra hết sức nghiêm ngặt, phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Yêu cầu phòng cháy:
- Phải áp dụng các giải pháp phòng cháy đảm bảo hạn chế tối đa khả năng xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn thì phải phát hiện đám cháy nhanh để cứu chữa kịp thời không để đám cháy lan ra các khu vực khác sinh ra cháy lớn khó cứu chữa gây hậu quả nghiêm trọng.
- Cầu thang bộ và các cửa mở ra cầu thang của các hạng mục công trình: khách sạn cũng như Trung tâm Thương mại luôn được kiểm tra để đảm bảo sao cho khi có cháy thì người và tài sản trong toà nhà dễ dàng sơ tán sang các khu vực an toàn một cách nhanh chóng nhất.
- Lắp đặt đầy đủ thiết bị báo cháy để trong bất cứ điều kiện nào khi xảy ra cháy ở những vị trí dễ xảy ra cháy như gara xe, các khu vực kỹ thuật, phòng sinh hoạt chung (phòng khách), phòng hội nghị, phòng bếp trong toà nhà phải phát hiện được ngay ở nơi phát sinh cháy để tổ chức cứu chữa kịp thời.
Yêu cầu về chữa cháy
Trang thiết bị chữa cháy của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở chế độ thường trực, khi xảy ra cháy phải sử dụng ngay được.
- Thiết bị chữa cháy phải là các loại bình chữa cháy và hệ thống bơm, phụt nước đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, được Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chấp thuận.
- Thiết bị chữa cháy luôn được kiểm tra, bổ sung, thay thế định kỳ, đảm bảo tốt nhất cho công tác chữa cháy nếu không may xảy ra sự cố.
- Trang thiết bị hệ thống PCCC được lắp đặt đầy đủ ở hành lang của mỗi tầng khu vực dự án, phòng họp, phòng khách, nhà bếp...theo đúng kế hoạch PCCC đã được cảnh sát phòng cháy chữa cháy phê duyệt.
Hệ thống báo cháy tự động
Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng công trình và tiêu chuẩn TCVN 5738 - 2001 “hệ thống báo cháy tự động - yêu cầu thiết kế”. Chủ dự án chọn lựa hệ thống báo cháy cho công trình là hệ thống báo cháy tự động nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác sự cháy nhằm thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh.
Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, quy mô, tính chất hoạt động cũng như mức độ nguy hiểm và mục đích sử dụng của công trình. Giải pháp thiết kế của công trình được đề ra như sau:
- Hệ thống báo cháy phải đạt các tiêu chuẩn sau: EN hoặc NFPA, được chứng nhận UL hoặc VdS và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
- Tín hiệu báo cháy tại các tầng của các Trung tâm thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp được chia theo khu vực, địa chỉ được thể hiện tại phòng thường trực và các tầng bằng còi, đèn khu vực: giúp cho nhân viên và những người tại khu vực có tín hiệu báo cháy nhận biết khi có cháy và tham gia xử lý kịp thời với tổng số lượng trong toàn hệ thống là 4.
- Tín hiệu chữa cháy cũng được thể hiện tại trung tâm báo cháy, người thường trực nhận biết được nơi có tín hiệu đang chữa cháy bằng các modun đầu vào thông qua nút ấn tại mỗi họng chữa cháy.
- Trung tâm báo cháy sẽ khởi động máy bơm chữa cháy thường trực khi các nút ấn tại họng bị tác động hoặc từ tín hiệu báo cháy khác. Khi các máy bơm chữa cháy được khởi động thì Trung tâm báo cháy phải thể hiện tín hiệu phản hồi về tình hình hoạt động của bơm đó.
- Trung tâm báo cháy phải có khả năng gửi tín hiệu đến tủ điều khiển thang máy của khách sạn để điều khiển thang máy tụt xuống tầng 1 khi có cháy.
- Trung tâm báo cháy phải có khả năng lưu trữ các sự kiện và có thể kết nối với máy in.
Do đặc điểm, mục đích sử dụng của công trình chúng tôi thiết kế hệ thống báo cháy gồm:
- 01 trung tâm báo cháy tại toà nhà và các bộ phận báo cháy thường được lắp tại các tầng của khu vực dự án.
- 01 trung tâm báo cháy tại khu hội nghị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM khach san.doc