Tài liệu Đề tài Dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê: Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................Trang 6
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN..............................................................................................6
2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM...............................................................6
2.2. Căn cứ pháp luật...........................................................................................8
2.3. Cơ sở kỹ thuật ...............................................................................................8
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM ...................................9
CHƯƠNG I: MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................11
1.1 TÊN DỰ ÁN .....................................................................................................
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án đầu tư nhà máy xử lý thô hạt cà phê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................Trang 6
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN..............................................................................................6
2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM...............................................................6
2.2. Căn cứ pháp luật...........................................................................................8
2.3. Cơ sở kỹ thuật ...............................................................................................8
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM ...................................9
CHƯƠNG I: MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................11
1.1 TÊN DỰ ÁN ....................................................................................................11
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ ................................................................................................11
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ...............................................................................................11
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN...........................................................11
1.4.1. Mục tiêu và qui mô Dự án .......................................................................11
1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất ..................................................................12
1.4.3. Các hạng mục công trình.........................................................................15
1.4.4. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ ......................................17
1.4.5. Nhu cầu lao động.....................................................................................17
1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN..................................................18
1.6. VỐN ĐẦU TƯ ................................................................................................18
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI ...........................................................................................................................20
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN........20
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất ................................................................20
2.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn..................................................................20
2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án..............................22
2.2. ĐIỀU KIỆN KT-XH TẠI KHU VỰC DỰ ÁN ...............................................25
2.2.1. Hiện trạng dân số, văn hóa xã hội...........................................................25
2.2.2. Hiện trạng kinh tế ....................................................................................26
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ...........................................................27
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..........29
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG........................................29
3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................29
3.1.2. Khi nhà máy đi vào hoạt động.................................................................33
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra ....................42
3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG .......................................................44
3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng........................................................................44
3.2.2. Trong giai đoạn hoạt động ......................................................................44
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG................................................................................45
3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng.................................................45
3.3.2. Khi Dự án đi vào hoạt động ....................................................................48
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ...............................................52
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ..................................................53
4.1. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG.....................53
4.1.1. Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng ...............................................53
4.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng ....53
4.1.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân ........54
4.1.4. Các biện pháp an toàn lao động..............................................................54
4.2. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG...................55
4.2.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 55
4.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước........60
4.2.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn .........64
4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG65
4.3.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ....................................................66
4.3.2. Phòng chống sét.......................................................................................67
4.3.3. Các biện pháp hỗ trợ ...............................................................................67
4.3.4. Cây xanh trong nhà máy..........................................................................67
CHƯƠNG V: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
...................................................................................................................................69
5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG
XẤU ......................................................................................................................69
5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN.............................70
CHƯƠNG VI: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..........................................71
6.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG .........................71
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.............................................71
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường............................................................71
6.2.2. Giám sát chất lượng môi trường .............................................................72
CHƯƠNG VII: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI
TRƯỜNG.................................................................................................................74
7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH BVMT..............................74
7.1.1. Chi phí cho các công trình xử lý nước thải .............................................74
7.1.2. Chi phí cho các công trình giảm thiêu ô nhiễm không khí ......................74
7.1.3. Chi phí cho các công trình giảm thiểu ô nhiễm do CTR .........................74
7.1.4. Các chi phí BVMT khác...........................................................................74
7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG ..............................................................................................................75
CHƯƠNG VIII: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ......................................76
8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.............................................76
8.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ...........................76
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
CHƯƠNG IX: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ................................................................................77
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ...................................................77
9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo ...........................................................77
9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập............................................78
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM ...........................78
9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng ......................................................78
9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng ..................79
9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
...............................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................81
1. KẾT LUẬN........................................................................................................81
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................81
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày
COD : Nhu cầu oxy hoá học
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
CCN : Cụm công nghiệp
CTR : Chất thải rắn
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
THC : Tổng hydro carbon
SS : Chất rắn lơ lửng
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
Bảng 1.2: Tổng hợp các hạng mục công trình
Bảng 1.3: Nhu cầu nhân sự phục vụ cho dự án vào năm hoạt động ổn định
Bảng 1.4: Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại khu vực dự án
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
Bảng 2.4: Tăng trưởng GĐP của thành phố Buôn Ma Thuột 2001 – 2005 và 2006
Bảng 2.5: Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2001-2005&2006.
Bảng 3.1: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn xây dựng
Bảng 3.2: Hệ số phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng
Bảng 3.3: Tính toán tải lượng ô nhiễm của phương tiện vận tải san lấp
Bảng 3.4: Mức ồn các thiết bị thi công
Bảng 3.5: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn hoạt động
Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt
động
Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Bảng 3.10. Nồng độ của khí thải của máy phát điện
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe
Bảng 3.12: Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất
Bảng 3.13. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự
án
Bảng 3.14: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
Bảng 3.15: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người
Bảng 6.1: Bảng tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
Bảng 9.1: Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, căn cứ vào
vai trò vị trí của Thành phố Buôn Ma Thuột đối với tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây
Nguyên cũng như thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố, có tính
đến những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong thời gian tới, định hướng phát triển
công nghiệp trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2010 như sau:
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về
tài nguyên, lợi thế so sánh của thành phố, đặc biệt tập trung đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản như: chế biến cà phê, nông sản, mía
đường, công nghiệp thực phẩm, hoa quả sấy... Tập trung đầu tư công nghệ mới,
thiết bị tiên tiến vào một số sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội đại và xuất khẩu.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc hình thành các cụm công
nghiệp tập trung của thành phố, có các chính sách khuyến khích, tạo môi trường
thuận lợi để gọi vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước để đầu tư phát triển công nghiệp.
Tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung là khu vực có diện tích
cà phê lớn nhất trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk tính đến năm 2006 có 174.740 ha ca
phê với sản lượng là 435.025 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà
máy chế biến cà phê xuất khẩu.
Nhận thấy có nhiều điều kiện thuận lợi ở khu vực như: Nguồn nguyên liệu dồi dào,
môi trường thuận lợi cho đầu tư cùng với nhu cầu tiêu thu cà phê trong nước và xuất
khẩu rất lớn, Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam quyết định đầu tư Dự án Xử
lý thô hạt cà phê tại cụm công nghiệp Tân An 2, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk theo quy trình tiến tiến, hiện đại. Dự án sẽ đầu tư những công nghệ kỹ
thuật cao áp dụng từ Brazil, cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1. Tầm quan trọng của việc lập ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ khoa học kỹ thuật nhằm
phân tích đánh giá, dự báo các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp hay gián tiếp,
trước mắt và lâu dài của một nhà máy tới môi trường tự nhiên KT-XH. Trên cơ sở
đó đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học, kỹ thuật để hạn chế tối đa các mặt tiêu
cực nhằm bảo vệ môi trường để phát triển sản xuất một cách ổn định.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường có vai trò hết sức quan trọng cho công tác
quản lý môi trường. Những nhà máy đã hoạt động hoặc những dự án đầu tư mới đều
phải thực hiện công tác này. Trước đây, các chủ đầu tư thường không coi trọng về
mặt môi trường, nên mặt dù Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao 9 – 12%
năm, công nghiệp phát triển ở mức độ cao từ 32 – 38% năm, hàng loạt khu công
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
nghiệp, khu chế xuất đã ra đời và nhiều nhà máy đi vào hoạt động và kéo theo nó là
môi trường bị hủy hoại nặng nề, mức độ thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường
gây ra nhiều khi còn vượt quá cả lợi ích kinh tế do nó đem lại. Theo dự đoán của
Ngân hàng Thế giới (WB), với mức độ tăng trưởng kinh tế từ 7 – 9% năm thì mức
độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ tăng lên rất nhanh. Không một dự án sản
xuất kinh tế nào không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Không một thay đổi
nào xảy ra trong môi trường mà lại không có tác động về mặt kinh tế. Cả ba quá
trình khai thác, chế biến, sản xuất và tiêu thụ đều phát sinh chất thải mà cuối cùng
sẽ trở về môi trường không khí, đất và nước xung quanh ta. Sự quá tải các chất thải
sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm và tác động trực tiếp đến súc vật, cây cỏ, cả hệ sinh
thái của chúng và ảnh hưởng đến đời sống con người. Chính vì thế, hạn chế đến
mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu đến môi trường của các hoạt động công nghiệp là
việc làm cần thiết, đôi khi mang tính sống còn đối với một quốc gia. Quản lý hợp lý
môi trường, đó là vấn đề thách thức đối với sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với
Việt Nam, một nước có nền kinh tế còn nghèo nàn và thiếu vốn đầu tư.
Công tác đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá những hậu quả môi trường
tiềm tàng cũng như ảnh hưởng của chúng đến con người, đời sống, lối sống của họ
trong một không gian nhất định do hoạt động của nhà máy gây ra, là công cụ khoa
học phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát cũng như kế hoạch hóa để bảo vệ môi
trường. Báo cáo ĐTM sẽ nêu rõ nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp kỹ
thuật và quản lý nhằm xử lý triệt để hoặc giảm thiểu sự ô nhiễm đến mức thấp nhất.
Như vậy, Báo cáo ĐTM sẽ góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững.
Báo cáo ĐTM này tập trung vào các mục tiêu sau đây:
- Phân tích đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường và KT-XH
của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê tại cụm công nghiệp Tân
An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk. Bao gồm:
- Mô tả sơ lược về dự án: địa điểm thực hiện Dự án, tóm tắt những nội dung chính
của Dự án về công suất sản xuất, cùng trang thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt
động của dự án;
- Mô tả hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án: trên quan điểm bảo vệ
môi trường, thực hiện điều tra khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường
và các điều kiện kinh tế, xã hội khác;
- Thực hiện lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước, không
khí nhằm đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện Dự án. Kết quả
điều tra, phân tích đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực trước khi thực hiện
Dự án là cơ sở để quản lý môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án;
- Dự báo, đánh giá các tác động có thể có (định tính và định lượng) trong quá
trình triển khai xây dựng cũng như khi Dự án đi vào hoạt động đối với môi trường
xung quanh trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực;
- Trên cơ sở của những dự báo, xây dựng và đề xuất những biện pháp khắc phục,
giảm thiểu những tác động tiêu cực của Dự án để bảo vệ môi trường, phòng ngừa và
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
khắc phục các sự cố môi trường có thể xảy ra để bảo vệ môi trường và phát triển
KT-XH một cách bền vững.
- Xây dựng các chương trình quản lý môi trường, chương trình quan trắc môi
trường khi Dự án đi vào hoạt động.
2.2. Căn cứ pháp luật
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý thô hạt cà phê tại cụm
công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
được xây dựng dựa vào những văn bản, hướng dẫn của các cấp thẩm quyền như
sau:
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông thư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
2.3. Cơ sở kỹ thuật
- Thông tư 09/2004/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây dựng về việc lập và
quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các Dự án đầu tư.
- Giải trình kinh tế kỹ thuật Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xử lý thô hạt cà
phê tại cụm công nghiệp Tân An 2 của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Viện Nam
làm chủ đầu tư.
- Các số liệu thống kê về hiện trạng môi trường tự nhiên, điều kiện KT-XH khu
vực Dự án, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Trung tâm
Sinh thái Môi trường và tài nguyên và các đơn vị chuyên ngành tham gia khảo sát
thu thập.
- Các văn bản tài liệu về cơ sở hạ tầng ở khu vực nhà máy trong Cụm công
nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Trên cơ sở công nghệ và sản phẩm mà nhà máy sẽ thực hiện, tham khảo các
công nghệ sản xuất tương tự để so sánh và dự đoán các tác động gây ô nhiễm đến
môi trường, KT-XH của công nghệ sản xuất này.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
- Các tài liệu tham khảo về công nghệ xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất
thải rắn).
- Các Báo cáo ĐTM đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua, các báo cáo
đối với các dự án xây dựng nhà máy sản xuất.
- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường:
+ TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh.
+ TCVN 5939-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
+ TCVN 5942 – 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
+ TCVN 5945 – 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
+ TCVN 6772 – 2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụng cho các cơ
sở dịch vụ, cơ sở công cộng và khu chung cư.
+ TCVN 5944 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
+ TCVN 5949 – 1995: Âm học, tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư,
mức ồn tối đa cho phép.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM
Với mục tiêu đề phòng, khống chế và khắc phục các yếu tố gây tác động tiêu cực
của Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê đến môi trường khu vực
trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động, Chủ dự án đã tiến hành lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nêu trên với sự tư vấn của Trung
tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên - CEER.
Địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn:
TRUNG TÂM SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -CEER
- Địa chỉ : 350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình. TP. HCM;
- Điện thoại : 08.82167671-2 Fax : 08.58863638;
- Đại diện là : Ông Thái Lê Nguyên Chức vụ : Giám đốc.
Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM bao gồm:
TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ
1. KS. Thái Lê Nguyên Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
2. KS. Phan Duy Trung Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
3. KS. Huỳnh Thành Tâm Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
4. KS. Lê Quang Thiện Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
5. KS. Trần Trọng Huy Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
6. CN. Lâm Đình Uy Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên
Cùng với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với các lĩnh vực
chuyên sâu: sinh thái môi trường, sinh thái tài nguyên, xử lý chất thải, ồn, rung,
kinh tế môi trường,….
Quá trình làm việc để biên soạn ĐTM gồm các bước sau:
- Thực hiện sưu tầm thu thập các tài liệu: điều kiện tự nhiên môi trường, KT-XH,
giải trình dự án và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến Dự án cũng như địa
điểm xây dựng Dự án, các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện ĐTM;
- Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các
phương pháp chuẩn bao gồm: khảo sát điều kiện KT-XH, khảo sát chất lượng nước
mặt, nước ngầm, chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án;
- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của dự án
đối với các yếu tố môi trường và KT-XH;
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt
tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường;
- Biên soạn báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM tỉnh
Đắk Lắk theo qui định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
CHƯƠNG I
MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XỬ LÝ THÔ HẠT CÀ PHÊ
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ đầu tư: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÀ PHÊ HÀ LAN
VIỆT NAM
Địa điểm thực hiện
dự án:
Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Đại diện: Ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh
Chức vụ: Tổng Giám đốc
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà
Lan Việt Nam được đặt tại lô đất (dài 166m, rộng 120m) dọc theo đường số 5, Cụm
công nghiệp 1, Cụm công nghiệp Tân An 2.
Cụm công nghiệp Tân An 2 nằm trên Tỉnh lộ 8 – Km 7 thuộc phường Tân An,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cụm công nghiệp nằm liền kề khu tiểu
thủ công nghiệp hiện hữu với ranh giới cụ thể như sau:
• Phía Bắc giáp Khu tiểu thủ công nghiệp (Khu 1);
• Phía Nam giáp rừng cao su (cách ranh phía nam Khu 1 khoảng 675m);
• Phía Đông giáp rừng cao su (cách ranh giới phía đông Khu 1 khoảng 120m
và cách tỉnh lộ 8 khoảng 625m);
• Phía Tây giáp Tỉnh lộ 8 đi Cư M’Gar.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu và qui mô Dự án
1.4.1.1. Mục tiêu Dự án
Thu mua, sấy khô, làm sạch, lấy nhân, loại bỏ các tạp chất bên ngoài, phân loại theo
kích cỡ, phân loại theo màu sắc và đánh bóng hạt cà phê để bán và xuất khẩu.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
1.4.1.2. Qui mô Dự án
Qui mô diện tích:
Dự án xây dựng nhà máy xử lý thô hạt cà phê của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan
Việt Nam dự kiến được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 20.000m2 thuộc
Cụm công nghiệp Tân An 2, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
Qui mô công suất:
Dự kiến khối lượng cà phê thu mua hàng năm là 34.550 tấn; 50% trong số này sẽ
được thu mua trong một quí với khối lượng trung bình hàng ngày trong mùa cao
điểm vào khoảng 275 tấn.
1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất
1.4.2.1. Qui trình thu mua
Cà phê thu mua sẽ được đưa đến nhà máy bằng những xe tải có tải trọng mở khoảng
42 tấn (mua theo điều khoản; miễn phí vận chuyển đến nhà máy). Các xe tải sẽ
được đưa lên cầu cân và những mẫu thử cà phê sẽ đuợc mang đi kiểm tra chất
lượng. Sau khi phân tích mẫu thử, giá mua cà phê sẽ được điều chỉnh và quyết định
phù hợp với chất lượng hàng.
1.4.2.2. Qui trình xử lý tổng quát
Sau khi nhận về hạt cà phê (tươi, đã bóc vỏ), quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc
làm sạch và lấy nhân, lọc bỏ tạp chất bên ngoài như vỏ, cuống còn sót lại. Sau đó cà
phê được phân loại dựa vào kích cỡ hình dạng của hạt nhân. Quy trình cuối cùng là
phân loại theo màu, loại bỏ nhân màu đen, nâu và bạc màu theo tiêu chuẩn mà
khách hàng đưa ra.
Hình 1.1: Qui trình xử lý thô hạt cà phê
Thuyết minh qui trình:
Cà phê nguyên liệu
(cà phê tươi đã bóc vỏ)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
CÂN
ĐIỀU CHỈNH GIÁ MUA
LÀM SẠCH VÀ LẤY NHÂN
PHÂN LOẠI THEO KÍCH CỠ
PHÂN LOẠI THEO MÀU
ĐÓNG BAO
LƯU KHO
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Thu nhận, Làm sạch và Lấy nhân:
Có hai phễu nhận với hai gàu tải công suất lớn để thu nhận cà phê nhanh chóng và
đổ vào đệm xilô. Ba máy lọc tạp sơ cấp được trang bị một màn lọc tách những phần
hạt cà phê chưa được lấy vỏ. Những hạt cà phê này được chuyển đến máy bóc vỏ
rồi được đưa trở lại khu vực nhận hàng.
Cà phê từ máy lọc tạp sơ cấp (nếu đã khô) có thể được chuyển trực tiếp vào bồn
chứa silô dự trữ hàng để dây chuyền máy có thể hoạt động vào ca đêm mà không
cần cà phê tiếp nhận từ phễu
nhận. Nếu cà phê còn ẩm (hơi
nước nhiều), chúng sẽ được
chuyển vào một hệ thống máy sấy
trống nằm trong một phòng riêng
cạnh nhà máy. Phòng này có thể
sẽ hoạt động độc lập với nhà máy.
Phần cà phê sau khi được sấy khô
sẽ được đưa trở lại dây chuyền
phân loại như mô tả dưới đây.
Cà phê các bồn chứa silô sẽ được
chuyển đến một hệ thống làm
sạch có máy hút bụi và các máy
loại đá, kim loại.
Phân loại theo Kích cỡ:
Tiếp theo, cà phê đã được tách đá được cho
vào hai sàng phân loại kích cỡ (Size Graders)
được thiết kế để tách cỡ hạt cà phê ra theo các
tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam. Cà phê
thuộc ba loại kích cỡ chính (sáng 18, sàng 16
và sàng 13) được chuyển ra khỏi máy phân
loại bồn chứa có sức chứa thiết kế cố định
theo tỷ lệ trung bình của mỗi loại. Loại cà phê
có kích cỡ nhỏ nhất sẽ được chuyền vào bồn
chứa silos loại. Từ đây cà phê bị loại có thể
được đưa trở lại vào dòng tiếp nhận nếu cần
thiết.
Hình 1.2: Máy lọc tạp sơ cấp Preli - Pinhalense
Hình 1.3: Phân loại theo Kích cỡ
Porto II-4 của Pinhalense
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Phân loại theo Trọng lượng:
Bồn chứa của mỗi loại cà phê được đặt
phía trên những máy Phân loại theo trọng
lượng có nắp hút bụi. Cà phê được đổ vào
các máy Phân loại theo trọng lượng để loại
bỏ tạp chất nhẹ (như hạt rỗng, hạt dị dạng,
hạt bị mốc).
Loại cà phê được chấp nhận được chuyển
vào các bồn chứa (silô) hàng tốt, còn cà
phê bị loại được đưa đến các bồn chứa
(silô) hàng loại qua hệ thống băng chuyền
gắn với mỗi máy Phân loại theo trọng
lượng.
Phân loại theo Màu sắc:
Sau đó, cà phê được dẫn qua hệ thống phân loại theo Màu sắc để tách các lỗi khác
nhau như hạt đen, hạt nâu, hạt trắng xốp… ra khỏi phần cà phê tốt màu xanh ngọc.
Hệ phân loại màu do các hãng cong nghệ danh tiếng Sortex (Anh) và Satake (Nhật
Bản) cung cấp.
Hình 1.5: Máy bắn màu AlphanScan – Satake USA
Đóng bao (bao thường hoặc bao lớn):
Hình 1.4: Phân loại theo Trọng
lượng MVF- Pinhalense
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Cà phê từ máy Phân loại theo Màu sắc hoặc từ hệ thống bồn chứa sẽ đuợc đưa đến
các trạm đóng bao. Tùy nhu cầu sản xuất mà bao ở đây có thể là bao đay 60kg
thường hoặc các bao Nylon lớn có sức chứa 1 tấn/bao. Có hai trạm đóng bao thường
với silô bên trên, cân tự động và máy khâu bao. Thiết bị đóng bao lớn được trang bị
một cân riêng.
Hệ thống Sấy khô:
Các máy sấy trống được đặt dọc theo băng chuyền chính. Toàn bộ hệ thống sấy này
được đặt trong cùng khu vực của nhà máy. Cà phê được đưa vào hệ thống máy sấy
với sự trợ giúp của các gàu tải.
Hình 1.6: Máy sấy trống SRE - Pinhalense
Hút Bụi:
Bụi sẽ được hút tại tất cả các điểm phát sinh và được đưa đến thiết bị thổi ở một vị
trí thích hợp bên trong hoặc bên ngoài nhà máy. Tại các điểm tập trung này bụi sẽ
được thu gom và đưa đi xử lý định kỳ tại các bãi xử lý tập trung trong hoặc ngoài
khu công nghiệp.
1.4.3. Các hạng mục công trình
1.4.3.1. Thiết bị kỹ thuật của dự án
Máy móc được sử dụng là máy mới đuợc nhập từ Braxin(công ty Pinhalense) và
Nhật Bản (công ty Satake); một số các loại máy này đuợc sử dụng nhiều ở Việt
Nam, có trường hợp được sản xuất tại Việt Nam (như trường hợp của Vinacafe Nha
Trang); Danh mục các loại máy/thiết bị bao gồm:
Bảng 1.1: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Tình trạng STT Máy/Thiết bị Mới Đ sử dụng Xuất xứ
1. Máy lọc tạp sơ cấp Mới Brazil
2. Thiết bị hút bụi Mới Brazil
3. Thiết bị gàu tải. Mới Brazil
4. Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
5. Bồn chưa (silô) Mới Brazil
6. Máy sấy trống Mới Brazil
7. Cân tự động Mới Brazil
8. Máy khâu bao Mới Brazil
9. Máy tách đá, kim loại. Mới Brazil
10. Máy nén khí. Mới Brazil
11. Máy phân loại theo kích cỡ Mới Brazil
12. Máy phân loại theo trọng lượng Mới Brazil
13. Băng chuyền chạy bằng hơi Mới Brazil
14. Bệ kim loại Mới Brazil
15. Máy khử ẩm Mới Brazil
16. Máy sắp xếp kết cấu kim loại Mới Brazil
17. Gàu tải Bucket 5 inches Mới Brazil
18. Gàu tải Bucket 6 inches Mới Brazil
19. Gàu tải Bucket 8 inches Mới Brazil
20. Gàu tải Bucket 10 inches Mới Brazil
21. Ông dẫn 8 inches Mới Brazil
22. Ông dẫn 10 inches Mới Brazil
23. Ông dẫn 12 inches Mới Brazil
24 Các thiết bị bổ trợ khác Mới Brazil
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
1.4.3.2. Các hạng mục xây dựng
Tổng quỹ đất dành cho dự án là 19.920 m2. Quy mô các hạng mục trong khuôn viên
Nhà máy được đưa ra trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Tổng hợp các hạng mục công trình
STT Hạng mục Diện tích (m2) Tỷ lệ %
1 Tòa nhà hành chính (nhà máy) 3.000 15,06
2 Kho hàng 5.000 25,10
3 Khu tiếp nhận 1.500 7,53
4 Văn phòng 250 1,26
5 Phòng thí nghiệm 100 0,50
6 Đường giao thông, cây xanh và các
hạng mục khác 10.070 50,55
Tổng cộng 19.920 100
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
1.4.4. Nhu cầu về nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ
1.4.4.1. Nhu cầu nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất của Nhà máy là hạt cà phê thu mua từ
các vườn cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Cà phê nguyên liệu là cà phê khô đã bốc
vỏ. Dự kiến khối lượng cà phê thu mua hàng năm là 34.550 tấn, 50% trong số này
sẽ được thu mua trong một quí với khối lượng trung bình hàng ngày trong mùa cao
điểm vào khoảng 275 tấn.
1.4.4.2. Nhu cầu sử dụng năng lượng:
- Nhu cầu điện năng ổn định là 1.000 KVA. Nguồn cấp điện của nhà máy là từ trạm
biến thế 110/22kV với công suất 2x10MVA của cụm công nghiệp Tân An 2. Khu
vực cụm công nghiệp Tân An 2 sẽ được cấp điện từ nguồn điện 22 kV dọc trục
đường số 5.
- Ngoài ra, nhà máy còn trang bị thêm máy phát điện dự phòng có công suất 1.000
KVA để đề phòng sự cố mất điện.
1.4.4.3 Nhu cầu sử dụng nước
Do hiện nay CCN chưa có nguồn nước cấp, do đó trước mắt nước sử dụng cho hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy được cung cấp từ nguồn nước giếng
khoang của khu vực nhà máy.
- Tổng nhu cầu nước phục vụ cho dự án trong 01 ngày bao gồm nước dùng cho sinh
hoạt và sản xuất (không tính nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy) khoảng 60
m
3/ngày bao gồm nước tưới cây.
- Nước chữa cháy: Theo TCVN - 2622: 1995 phòng cháy và chữa cháy cho nhà và
công trình công cộng - Yêu cầu thiết kế, qui mô Nhà máy cần 02 họng cứu hỏa với
lưu lượng mỗi họng là 2,5 l/s. Lượng nước dự trữ cho phòng cháy chữa cháy trong 3
giờ là 54 m3.
Khi khoan giếng để lấy nước nhằm phục vụ cho mục đích cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của Nhà máy, Chủ Dự án sẽ liên hệ cơ quan chức năng để xin giấy phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải
vào nguồn nước.
1.4.5. Nhu cầu lao động
Do nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ tự động với các thiết bị hiện đại
nên số lượng lao động của nhà máy không nhiều, chủ yếu là kỹ sư và công nhân kỹ
thuật. Số lượng lao động dự kiến của nhà máy là 100 người gồm:
Bảng 1.3: Nhu cầu nhân sự phục vụ cho dự án vào năm hoạt động ổn định
Loại lao động Số lượng (người)
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Nhân viên văn phòng 12
Nhân viên thu mua nguyên liệu 8
Kỹ sư, công nhân kỹ thuật 30
Bảo vệ 5
Công nhân 40
Giám đốc, quản lý 5
Tổng cộng 100
Nguồn: Giải trình dự án xử lý thô hạt cà phê
Sẽ áp dụng trả lương theo luật lao động Việt Nam.
Về nhân sự, công nhân kỹ thuật phải có tay nghề cao vì dây chuyền công nghệ của
nhà máy hiện đại, sản phẩm của nhà máy yêu cầu chất lượng cao đảm bảo đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Thời gian làm việc được quy định đối với công nhân nhà máy là 8 giờ/ngày. Ngày
nghỉ làm việc là các ngày chủ nhật, các ngày lễ, nghỉ tết theo quy định của Nhà
nước. Các quy định khác về chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, đau
ốm,...) sẽ được công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật lao động hiện
hành.
1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án có thể tóm tắt như sau:
- Căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu quả đã phân tích, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao,
đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và nộp ngân sách địa phương.
- Dự án được thực hiện sẽ đảm bảo đầu ra ổn định cho hạt cà phê, tạo tâm lý yên
tâm cho người nông dân trồng cà phê ở khu vực.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho một lượng lớn lao động trực tiếp và hệ thống
lao động dịch vụ cùng mạng lưới phân phối phụ trợ.
- Dự án hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho dân cư trong khu
vực. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và
nộp ngân sách địa phương.
- Hiện thực hoá chủ trương của Nhà nước về khuyến khích và ưu đãi toàn diện các
doanh nghiệp.
- Dự án được đầu tư sẽ góp phần tạo động lực cho phát triển các loại hình kinh
doanh dịch vụ khác quanh vùng phát triển. Tạo động lực tăng trưởng kinh tế tại địa
phương và khu vực.
1.6. VỐN ĐẦU TƯ
Tổng vốn đầu tư để thực hiện Dự án: 32.200.000.000 VNĐ
(tương đương với 2 triệu USD)
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
(tỷ giá 16.100 VNĐ = 1 USD)
- Hình thức góp vốn: Tiền mặt hoặc loại vốn khác
- Tiến độ góp vốn sau khi được cấp phép: Vốn Điều lệ sẽ được góp bằng tiền hoặc
loại vốn khác như sau:
Công ty sẽ đảm bảo khoảng chênh lệch giữa vốn đầu tư và Vốn Điều lệ bằng cách
khoảng vay/cấp tín dụng thông qua việc ký hợp đồng vay với Công ty mẹ--Amtrada
Holding B.V.--hoặc với các ngân hàng đủ điều kiện.
1.7. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Bảng 1.4: Tiến độ thực hiện dự án
- Trong vòng một tháng: + Hoàn tất thủ tục sau Giấy phép (như: xin khắc dấu,
mở tài khoản ngân hàng, bố cáo thành lập v.v…)
+ Ký hợp đồng thuê đất chính thức
- Trong vòng sáu tháng: + Xây dựng
+ Tuyển nhân công
- Trong vòng chín tháng: + Lắp đặt máy móc thiết bị
+ Sản xuất thử nghiệm
- Trong vòng mười tháng: + Chính thức đi vào hoạt động
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Thời điểm góp Giá trị vốn
- Trong tháng đầu : 400.000 USD
- Trong vòng 6 tháng : 400.000 USD
- Trong vòng 8 tháng : 400.000 USD
Tổng cộng : 1.200.000 USD
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất
2.1.1.1. Điều kiện địa hình
Khu vực dự án nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, địa hình có dạng đồi thoải theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc (khu vực suối Ea Bur). Khu vực Dự án có độ cao tự
nhiên biến đổi từ 531,27m đến 557,76m (hệ cao độ Quốc gia). Độ dốc nền i = 0,020
÷ 0,025, hướng dốc địa hình tự nhiên chủ đạo từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc.
Nhìn chung địa hình khu vực rất thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống thoát nước
nội bộ và hệ thống thoát nước ra môi trường ngoài, cũng như đấu nối vào hệ thống
thoát nước của CCN Tân An 2.
2.1.1.2. Điều kiện địa chất
Buôn Ma Thuột nói chung và khu vực Dự án nói riêng thuộc đới Kon Tum có nền
địa chất đa dạng và phức tạp, có các loại đá gốc bị phong hóa như sau:
Đá bazan có màu xám, xám đen. Khoáng vật chủ yếu là Fletô, Glôto và Olelit có
dạng hình khối sắc chắc. Thành phần hóa học chủ yếu là Fe2O3 khi phong hóa có
màu đỏ.
Đá phiến thạch cấu tạo thành phiến lớn khi phong hóa cho đất màu nâu vàng. Sức
chịu tải của nền đất lớn hơn 1kg/cm2 (thuận lợi cho xây dựng công trình).
Kết quả ghi nhận cho thấy yếu tố địa hình và địa chất công trình của khu vực dự án
thuận tiện cho việc xây dựng các công trình nhà xưởng và hệ thống xử lý chất thải
của nhà máy.
2.1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn
2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Khí hậu của khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đắk
Lắk gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
(1). Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các
quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không
khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn
các chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do vậy việc nghiên cứu chế độ nhiệt
là điều cần thiết. Chế độ nhiệt ở khu vực dự án như sau:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 23,5oC
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 29,7oC
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 20oC
Nhiệt độ trung bình cao nhất ngày : 39,4oC
Nhiệt độ trung bình thấp nhất ngày : 7,4oC
Biên độ nhiệt dao động năm : 4oC - 5oC
Biên độ nhiệt dao động ngày : Từ 5 -15oC
(2). Độ ẩm tương đối
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong
khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ
ẩm tương đối của khu vực dao động từ 70-90%. Độ ẩm cao được ghi nhận vào thời
kỳ các tháng có mưa (tháng VI - X) với độ ẩm trung bình 87%, do độ bay hơi không
cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao và độ ẩm thấp vào các tháng
mùa khô (tháng II - IV), độ ẩm trung bình mùa khô là 79%.
(3). Bốc hơi
Lượng bốc hơi tại khu vực thường cao ở các tháng mùa khô từ XII đến tháng IV
năm sau và đạt giá trị thấp ở các tháng còn lại. Lượng bốc hơi bình quân năm
khoảng 1.178mm; lượng bốc hơi tháng lớn nhất là 183 mm (tháng 3); lượng bốc hơi
tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9).
(4). Lượng mưa
Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn
theo nó lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô
nhiễm trên mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mưa
tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực.
Đặc trưng lượng mưa ở khu vực này như sau
Lượng mưa trung bình năm : 1.800 mm
Lượng mưa cao nhất : 1.993,8 mm
Lượng mưa thấp nhất : 1.346,8 mm
Lượng mưa tháng lớn nhất : 605,1 mm
Lượng mưa tháng nhỏ nhất : 0 mm
Lượng mưa ngày lớn nhất : 189 mm
Mưa trong năm chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm 87- 88% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
(5) Bức xạ mặt trời:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế
độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá
trình phát tán - biến đổi các chất gây ô nhiễm.
Thời gian có nắng trung bình trong năm là 2.299,8 giờ. Hàng ngày có đến 12 - 13
giờ có nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa mùa khô có thể lên tới 100.000
lux.
Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản : bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng
cộng. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng II, III và có thể đạt đến 0,72 -
0,79 cal/cm2.phút, từ tháng VI đến tháng XII có thể đạt tới 0,42 - 0,46 cal/cm2.phút
vào những giờ trưa.
(6) Chế độ gió
Gió thịnh hành chính theo hướng Đông, Đông Bắc (mùa khô); hướng Tây Nam
(mùa mưa).
- Tốc độ gió trung bình: 5-6 m/s.
- Tốc độ gió cao nhất: 34 m/s.
Buôn Ma Thuột không có bão, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ
bộ vào Nam Trung bộ gây mưa to và kéo dài.
2.1.2.2. Điều kiện thủy văn
Khu vực Dự án có suối nhỏ Ea Bur, thượng nguồn thuộc lưu vực sông Sêrêpôc, suối
có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa. Về mùa mưa
mực nước thường dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (các trận mưa có cường độ lớn
hơn 100 mm thường gây ngập úng cục bộ cho khu vực ven suối). Mùa khô, suối rất
ít nước. Đây là suối lớn nhất qua khu vực được xác định là trục tiêu chính cho khu
vực.
Theo bản đồ thằm dò nước ngầm tỷ lệ 1/200.000 của Tổng cục Địa chất lập năm
1990 và khảo sát thực tế tại khu vực thì mực nước ngầm dao động ở độ sâu 18 –
30m phụ thuộc vào mùa và địa hình khu vực. Nếu khoan ở tầng sâu hơn, nước
ngầm ở độ sâu từ 100 đến 145m (khu vực nhà máy cà phê Trung Nguyên).
Mực nước ngầm có liên quan trực tiếp đến nguồn nước mặt, ít ảnh hưởng đến nền
móng công trình xây dựng trong khu vưc.
2.1.3. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án
2.1.3.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn
Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án, ngày 25/12/2007 Trung tâm Sinh
thái, Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí
nghiệm Môi trường Nam Phong tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng không
khí tại 02 vị trí thuộc khu vực dự án.
Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị Giá trị TCVN
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
KK-1 KK-2 5937 - 2005
1. Bụi mg/m3 0,38 0,25 0,3
2. SO2 mg/m3 0,11 0,08 0,35
3. NO2 mg/m3 0,09 0,06 0,2
4. CO mg/m3 2,35 1,05 30
5. Ồn dBA 54,2-60,5 52,8-58,2 75*
Ghi chú:
- TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Giới hạn các thông số cơ bản trong
không khí xung quanh (trung bình 1 giờ);
- (*) TCVN 5949 - 1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn
tối đa cho phép;
Vị trí lấy mẫu chất lượng không khí như sau:
- K1 : Trên đường giao thông đi vào khu dự án;
- K2 : Tại vị trí giữa khu đất triển khai dự án
Nhận xét: Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 2.1 cho thấy chất lượng môi
trường không khí hiện tại ở khu vực dự án tương đối tốt. Tại các điểm lấy mẫu, hầu
hết các kết quả đo đạc đều đạt các tiêu chuẩn cho phép, Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy
nhiên, riêng nồng độ bụi tại đường giao thông vào khu đất dự án vượt tiêu chuẩn
một ít, điều này do ảnh hưởng của hoạt động giao thông trên tuyến đường này. Các
kết quả này là cơ sở để cơ quan quản lý môi trường địa phương giám sát chất lượng
môi trường khi dự án đi vào hoạt động.
2.1.3.2. Chất lượng nước
(1). Chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt, ngày 25/12/2007 Trung tâm Sinh thái Môi trường
và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí nghiệm Môi trường
Nam Phong tiến hành lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. Kết
quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án đưa ra trong bảng 2.2 dưới
đây.
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5942 - 1995
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Cột A Cột B
01 pH - 6,2 6 - 8,5 5,5 – 9,0
02 BOD5 mgO2/l 34 <4 <25
03 COD mgO2/l 97 <10 <35
04 DO mgO2/l 4,7 ≥6 ≥ 2
05 SS mg/l 86 20 80
06 NH3-N mg/l 0,95 0,05 1
07 NO3-N mg/l 5,35 10 15
08 NO2-N mg/l 0,03 0,01 0,05
09 Florua mg/l KPH 1 1,5
10 Tổng Sắt mg/l 1,85 1 2
11 Chì mg/l vết 0,5 0,1
12 Dầu mỡ mg/l KPH 0 0,3
13 Tổng Coliform MPN/100ml 4.500 5.000 10.000
Ghi chú:
- TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các
chất ô nhiễm trong nước mặt (nguồn A: Áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt, nguồn B : Áp dụng đối với nguồn nước dành cho mục đích
bảo vệ thuỷ sinh).
Vị trí lấy mẫu nước mặt: Suối Ea Bưr, khu vực dự án
Nhận xét : Kết quả phân tích ở bảng 2.2 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều
đạt tiêu chuẩn cho phép quy định về nồng độ các chất trong nước mặt cột B. Tuy
nhiên, một số chỉ tiêu như: SS và nồng độ hữu cơ trong nước mặt cao hơn tiêu
chuẩn cho phép. Hàm lượng một số chỉ tiêu trên cao hơn tiêu chuẩn do ảnh hưởng
của một số nhà máy đang hoạt động ở CCN Tân An 1. Như vậy, nhìn chung chất
lượng nước mặt tại khu vực đã bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên mức độ ô
nhiễm không cao.
(2). Chất lượng nước ngầm
Để đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực dự án, ngày 25/12/2007 Trung tâm
Sinh thái, Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp với Công ty TNHH Phân tích Thí
nghiệm Môi trường Nam Phong tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng nước
ngầm tại một số vị trí trong khu vực thực hiện dự án.
Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
STT Thông số Đơn vị Giá trị TCVN
5944 - 1995
01 pH - 7,15 6,5 – 8,5
02 Màu Pt - Co 2,2 5
03 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 54 300
04 TDS mg/l 197 750
05 Clorua mg/l 32,0 200
06 Florua mg/l KPH 1,0
07 Nitrat mg/l 4,5 45
08 Sunfat mg/l 23,8 200
09 Mangan mg/l <0,1 0,1
10 Sắt mg/l 0,2 1
11 Chì mg/l KPH 0,05
12 Thuỷ ngân mg/l KPH 0,001
13 Kẽm mg/l 0,02 5,0
15 Coliform MPN/100 ml <3 3
Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện
- TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm;
Vị trí lấy mẫu: Giếng khoang của nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên.
Nhận xét: Nước ngầm là nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân
xung quanh và phục vụ cho hoạt động của nhà máy trong giai đoạn KCN chưa có
nguồn cung cấp nước. Các kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
tiêu chuẩn cho phép tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn và thông số các chất ô
nhiễm trong nước ngầm. Điều này cho thấy chất lượng nước ngầm ở khu vực khá
tốt, đảm bảo làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
2.2. ĐIỀU KIỆN KT-XH TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1. Hiện trạng dân số, văn hóa xã hội
2.2.1.1. Dân số
Thành phố Buôn Ma Thuột có tổng diện tích tự nhiên là 377,18 km2, có 21 đơn vị
hành chính bao gồm 13 phường trung tâm và 8 xã. Thành phố Buôn Ma Thuột là
khu vực đông dân cư nhất của tỉnh Đắk Lắk. Tính đến cuối năm 2006, dân số của
thành phố là 321.370 người trong đó có 205.975 người sống ở khu vực thành thị.
Mật độ dân số 852,03 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố
Buôn Ma Thuột là 181.196 người, trong đó 141.209 người do địa phương quản lý.
2.2.1.2. Giáo dục
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Hiện tại trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 93 trường học cấp phổ thông với
1.748 phòng học. Trong đó trường tiểu học là 56 trường; trung học cơ sở 27 trường;
trung học phổ thông là 9 trường và 1 trường trung học cơ sở và trung học phổ
thông. Số giáo viên là 3.175 người, trong đó có 1.284 giáo viên tiểu học, 1.180 giáo
viên trung học cơ sở và 711 giáo viên trung học phổ thông. Tổng số học sinh là
81.184 học sinh, trong đó có 20.408 học sinh phổ thông trung học. Thành phố Buôn
Ma Thuột hiện có 2 trung tâm văn hóa và 2 thư viện và phòng đọc sách.
2.2.1.3. Y tế
Hiện tại mạng lưới Y tế của tỉnh Đắk Lắk đã phát triển 192 cơ sở y tế và 2.568
giường bệnh. Trong đó riêng thành phố Buôn Ma Thuột có 25 cơ sở với 1.013
giường bệnh. Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột có 1.463 cán bộ y tế, trong đó có
476 cán bộ là bác sỹ và trên đại học, 302 y sỹ và kỹ thuật viên; 607 y tá và hộ lý và
trình độ khác và 78 cán bộ ngành dược.
2.2.2. Hiện trạng kinh tế
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế chung
Bảng 2.4: Tăng trưởng GĐP của thành phố Buôn Ma Thuột 2001 – 2005 và 2006
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2005 2006 Tăng BQ (%) 01-05
Tăng BQ
(%) 05-06
Tổng GDP (tỉ đồng) 1.383,34 2.259,97 2.612,80 13,06% 16,61%
Nông-lâm nghiệp 476,10 399,24 362,23 -4,31% -9,27%
CN-XD 361,25 805,42 1.008,71 22,20% 25,24%
TM-DV-DL 545,99 1.055,11 1.241,86 17,90% 17,70%
Trong đó:
Tỷ trọng nông-lâm (%) 34,40 17,70 13,90 -15,31% -21,47%
Tỷ trọng CN-XD (%) 26,10 35,60 38,60 8,07% 8,43%
Tỷ trọng TM-DV-DL
(%) 39,50 46,70 47,50 4,27% 1,71%
Nguồn: Phòng thống kê Tp. Buôn Ma Thuột, 2006
2.2.2.2. Hiện trạng sản xuất công nghiệp
Hiện trạng công nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2001-2005 và 2006:
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng 14,89%.
Cơ cấu kinh tế: CN-XD; Nông-Lâm; Dịch vụ lần lược là 35,2%; 15,3%; 49,45%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt 637,464 tỷ đồng, tăng 37,56% so với
năm 2005 (theo giá so sánh 1994 tăng 34,79%), bình quân giai đoạn 2003-2006
tăng 13,89%/năm. Năm 2006 thành phố Buôn Ma Thuột có 1.431 cơ sở sản xuất
công nghiệp, gồm: 01 cơ sở đầu tư nước ngoài, 6 cơ sở nhà nước, 9 cở sở tập thể và
hỗn hợp, 52 cơ sở tư nhân, 1.363 cơ sở cá thể, tăng 17 cơ sở so với năm trước.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Số cơ sở này được phân bố tập trung tại 13 phường và 8 xã, trong đó tập trung
nhiều nhất tại các phường nội thị: 1.079 cơ sở, chiếm 75,4%, tăng bình quân
1,16%/năm.
Bảng 2.5: Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2001-2005&2006.
Giá cố định 1994 đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 B/q 03-06 (%)
B/q 06-
06 (%)
CN khai thác 16.176 20.451 14.945 16.729 19.440 -1,7% 16%
CN chế biến 262.965 252.791 303.742 347.427 500.317 25,6% 44%
SX và phân
phối điện, nước 100.999 147.041 150.008 108.773 117.707 -7,1% 8%
Tổng số 380.140 420.283 468.695 472.929 637.464 14,9% 35%
Nguồn: Phòng thống kê Tp. Buôn Ma Thuột, 2006
Qua số liệu giá trị sản xuất và tốc độ tăng của ngành công nghiệp, ta thấy tốc độ
tăng trưởng khá đồng đều qua từng năm, giai đoạn 2003 – 2005 tăng bình quân
14,9%; riêng năm 2006 tăng 34% so với năm 2005.
Từ các chỉ tiêu phát triển nêu trên, năm 2006 thành phố Buôn Ma Thuột đã được
chính phủ công nhận là đô thị loại II, theo hướng Công nghiệp – Thương mại –
Nông nghiệp.
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.2.3.1. Hiện trạng hệ thống giao thông
Hiện trạng có Tỉnh lộ 8 nối trugn tâm thành phố Buôn Ma Thuột với huyện Cư
M’ga, có mặt đường nhựa rộng 9 m, đến giáp CCN Tân An 1 và một đườgn đất
(đường lô cao su) thông sang Quốc lộ 14.
2.2.3.2. Hiện trạng cấp, thoát nước
Cấp nước: Hiện tại chưa có hệ thống cấp, thoát nước hoàn chỉnh. Hiện nay các
doanh nghiệp tại CCN Tân An 1 đang sử dụng giếng đào (18 – 22m) và giếng
khoan 100 – 145 m, trong tương lai sẽ sử dụng chung nguồn nước cấp cho thành
phố Buôn Ma Thuột, do công ty cấp nước Đắk Lắk đầu tư.
Thoát nước: Trong khu vực dự án hiện chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa
chảy theo địa hình bề mặt tự nhiên. Trong tương lai, nước mưa được chảy vào hệ
thống cống thoát nước mưa của CCN và nước thải được dẫn về tuyến cống chính
chạy dọc theo đường nội bộ CCN 1 & 2, và chảy về trạm xử lý nước thải của CCN
Tân An (cuối cụm 1).
2.2.3.3. Hiện trạng cấp điện
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Nguồn : www.mtx.vn
Hiện trong khu vực có đường điện 35 Kv cung cấp cho CCN Tân An 1 và trong
tương lai, Công ty Điện lực 3 sẽ nâng cấp thành đường 110 Kv và có kế hoạch lắp
đặt trạm 110 Kv ở vị trí cuối CCN Tân An 1.
Khu vực quy hoạch CCN Tân An 2 sẽ được cấp điện từ nguồn điện 22 Kv dọc theo
trục đường số 5 của CCN Tân An 1.
2.2.3.4. Hiện trạng vệ sinh môi trường
Khu vực Dự án, CCN Tân An 2, hiện không có dân cư sinh sống. Hiện chưa có các
tác động xấu về vệ sinh và môi trường khu vực. CTR phát sinh của CCN Tân An 1
đang được Công ty Công trình Đô thị và Công ty VSMT Đông Phương thu gom
theo hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp và vận chuyển về khu xử lý CTR của
thành phố Buôn Ma Thuột.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 29
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhà máy bao gồm các công đoạn: cải
tạo mặt bằng, san lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ, nhà xưởng sản xuất,
văn phòng, nhà bảo vệ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống cung cấp
điện, hệ thống thông tin liên lạc,… Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai
đoạn xây dựng được đưa ra trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn xây dựng
STT Hoạt động Các nguồn gây tác
động môi trường Tác động môi trường
1.
Giải tỏa, san lấp
mặt bằng. San
nền.
- Khí thải có chứa bụi,
các khí độc như CO,
NOx, SOx, chì,... do các
loại xe sử dụng nhiên
liệu DO, xăng
- Tác động đến môi trường không
khí do bụi, khí thải, tiếng ồn
- Tác động đến môi trường nước mặt
do tăng độ đục, tăng nguy cơ ô nhiễm
2.
Xây dựng hệ
thống giao thông
nội bộ nhà máy.
- Bụi cát
- Nhiệt độ từ quá trình
trải nhựa đường
- Tác động đến môi trường không
khí do bụi, khí thải, tiếng ồn
- Tác động đến môi trường nước mặt
do tăng độ đục, tăng nguy cơ ô nhiễm
3.
Vận chuyển
nguyên vật liệu,
đất đá, vật liệu xây
dựng, thiết bị
phục vụ dự án
- Các loại khí thải từ
các loại phương tiện
vận chuyển nguyên vật
liệu
- Các loại chất thải xây
dựng như xà bần, đá,
đất, cây khô
- Tác động đến môi trường không
khí do bụi, khí thải, tiếng ồn
- Tác động đến môi trường nước mặt
do tăng độ đục, tăng nguy cơ ô nhiễm
- Tác động đến môi trường đất.
4.
Hoạt động dự trữ,
bảo quản nhiên,
nguyên vật liệu
phục vụ công trình
- Các loại bụi, đất đá
- Tác động đến môi trường không
khí do bụi, khí thải, tiếng ồn
- Tác động đến môi trường đất, nước
do rò rỉ nhiên liệu.
5.
Sinh hoạt của
công nhân tại công
trường
- Chất thải sinh hoạt
của công nhân trên công
trường
- Tác động đến môi trường nước
mặt, môi trường đất do chất thải sinh
hoạt.
- Xáo trộn đời sống xã hội địa
phương
3.1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí, ồn và rung
- Bụi phát sinh từ hoạt động san nền, thi công đường giao thông nội bộ trong nhà
máy;
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 30
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
- Bụi phát sinh từ việc lưu trữ đất đào và vật liệu san lấp tại công trường;
- Bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu san nền từ nơi khác đến khu vực
xây dựng nhà máy;
- Khí thải (SOx, NOx, CO, CO2) phát sinh từ thiết bị thi công và phương tiện
vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải xây dựng.
- Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động đào đắp đất, do các thiết bị và phương tiện thi
công gây ra.
Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động san nền, đào rãnh đặt cống thoát nước và cấp
nước, thi công đường giao thông
Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nền thiết kê là iXD = 0.020-
0,025 nên khối lượng đào đắp không lớn.
Khối lượng san ủi: 19.920 m2 x 0,2m3/m2 = 3.984 m3.
Bảng 3.2: Hệ số phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng
STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ước tính hệ số phát thải
1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi
mặt bằng. Bị gió cuốn lên (bụi, cát) 1- 100g/m
3
2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ VLXD (xi
măng, đất, cát, đá...) máy móc thiết bị 0,1 - 1 g/m
3
3 Khói thải của các phương tiện vận tải và
cơ giới thi công có chứa bụi
Bụi : 13,20 kg/1.000 lít DO
SO2 : 10,80 kg/1.000 lít DO
NO2 : 26,64 kg/1.000 lít DO
CO : 7,20 kg/1.000 lít DO
Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1993.
Theo tính toán khối lượng đất đắp ước khoảng 3.984 m3, tương ứng với gần 4.554
tấn đất, nếu lượng vật liệu này được vận chuyển đến các nơi san lấp bằng các
phương tiện chuyên chở 15 tấn/chuyến thì số chuyến chở ước tính khoảng 304
chuyến. Dự kiến mỗi ngày có khoảng 30 chuyến xe vận chuyển vật liệu san lấp,
thông qua đó có thể ước tính thời gian san lấp kéo dài khoảng 10 ngày.
Giả sử thời gian hoạt động của xe trong khu thi công là 0,5 giờ. Theo WHO, định
mức tiêu thụ diesel của xe vận tải 15 tấn là 5 kg/h. Thông qua các thông số trên có
thể ước tính tải lượng khí thải ra trong một ngày và cho cả quá trình san lấp do quá
trình giao thông xe trong khu vực san lấp mặt bằng được tính ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Tính toán tải lượng ô nhiễm của phương tiện vận tải san lấp
Tải lượng ô nhiễm STT Chất ô nhiễm
Kg/ngày Kg/tổng KL san lấp
1 CO 0,62 6,23
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 31
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
2 NO2 2,30 23,04
3 SO2 0,93 9,34
4 Bụi 1,14 11,42
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, tháng 01/2008
Ngoài ra, các hoạt động khác trong quá trình thi công như vận chuyển vật liệu xây
dựng và thi công các hạng mục công trình, đào mương rãnh đặt cống thoát nước
mưa, cống thoát nước thải... cũng có thể phát sinh bụi tại khu vực thi công. Thật
khó để đánh giá tải lượng ô nhiễm của các hoạt động từ các hạng mục nói trên.
Trong thực tế cho thấy quá trình đào đất xây dựng đường xá, lắp đặt cống, cáp điện
thoại đều phát sinh bụi. Kết quả đo đạc ở các công trường tương tự khác đang thi
công, thì ở vị trí cách 50 – 100 m cuối hướng gió cho thấy nồng độ bụi ở mức 10 –
14 mg/m3, lớn hơn nhiều lần tiêu chuẩn qui định giới hạn nồng độ bụi trong môi
trường không khí xung quanh.
Ô nhiễm tiếng ồn trong hoạt động đào đắp đất, do các thiết bị và phương tiện thi
công
Bên cạnh nguồn ồn phát sinh do hoạt động đào đắp đất, việc vận hành các phương
tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, xe trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy phát
điện,... cũng gây ồn đáng kể. Mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công tham khảo được
trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Mức ồn các thiết bị thi công
Độ ồn cách 15 m (dBA)
Thiết bị
Tài liệu (1) Tài liệu (2)
Máy ủi 93,0
Máy đầm nén (xe lu) 72, 0 - 74,0
Máy xúc gầu trước 72,0 - 84,0
Gầu ngược 72,0 - 93,0
Máy kéo 77,0 - 96,0
Máy cạp đất, máy san 80,0 - 93,0
Máy lát đường 87,0 - 88,5
Xe tải 82,0 - 94,0
Máy trộn bê tông 75,0 - 88,0 75,0
Bơm bê tông 80,0 - 83,0
Cần trục di động 76,0 - 87,0
Cần trục Deric 86,5 - 88,5
Máy phát điện 72,0 - 82,5
Máy nén 75,0 - 87,0 80,0
Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự, 2000; Tài liệu (2): Mackernize,
1985.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 32
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
Qua bảng 3.4 cho thấy trong phạm vi 15m, từ vị trí thi công đến các công trình đang
hoạt động của bất cứ loại thiết bị nào kể trên đều vượt giới hạn mức ồn cho phép
đối với cơ quan hành chính trong khoảng thời gian từ 6h sáng đến 6h tối. Đó là
chưa kể cộng hưởng của các thiết bị hoạt động đồng thời. Tuy nhiên, tiếng ồn từ
hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi nhưng các động này chỉ có tính chất
tạm thời và chỉ gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Do đó, chủ công
trình xây dựng sẽ có kế hoạch cụ thể sử dụng các thiết bị thi công trong ngày một
cách hợp lý, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt nguồn phát sinh
tiếng ồn, tránh vận hành đồng thời nhiều thiết bị gây ồn và bố trí các thiết bị này xa
khu vực ảnh hưởng.
3.1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
(1). Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
• Trước tiên, việc tập kết công nhân đến công trường thi công sẽ kéo theo việc
dựng các lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát
sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm
cục bộ nguồn nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc
một cách căn bản vào số lượng công nhân làm việc tại hiện trường và cách thức
quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ
khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 5 m3/ngày đêm (ước tính có
khoảng 100 công nhân lao động trên công trường lúc cao điểm). Tuy lưu lượng
nước thải không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với chất bài tiết có chứa
nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có
phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý… Cũng giống như
nhiều công trình thi công khác, các tác động kiểu này nhìn chung là không lớn,
không quá phức tạp và hoàn toàn có thể giảm thiểu, khắc phục bằng các biện pháp
thích hợp như sẽ được đề cập đến ở chương 4.
• Nhiên liệu phục vụ cho các phương tiện thi công ở khu vực kho chứa là nguyên
nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước do rò rỉ, thấm xuống đất gây ô nhiễm
tầng nước ngầm nông.
(2). Nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được thoát hợp lý có thể
gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước mưa cuốn theo đất cát, và
các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây tác động xấu đến
nguồn tài nguyên nước.
Nhìn chung tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng là
không lớn, nước mưa chủ yếu có độ đục cao do cuốn theo đất đá và một phần vật
liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công.
Tóm lại: Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong
quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Dự án như vừa trình bày ở trên,
song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động
của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình hoàn thành.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 33
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
3.1.1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất
Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất là các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình
thi công xây dựng. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng chủ
yếu là chất thải sinh hoạt của công nhân tại công trường. Thành phần chất thải này
thường là túi ni lông, giấy vụn, hộp xốp, thức ăn thừa,… và một số chất rắn vô cơ
khác gây ô nhiễm đất khu vực công trường.
Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 0,5 kg rác
thải sinh hoạt mỗi ngày. Trung bình có khoảng 100 công nhân làm việc, thì tổng
khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày khoảng 50 kg/ngày.
Mặc dù, khối lượng rác thải sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp
thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng
nhiều gây ô nhiễm cục bộ môi trường đất trong khu vực và tác động đến chất lượng
không khí do phân hủy chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt do
tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy,...
Ngoài thành phần chất thải rắn sinh hoạt, một lượng chất thải rắn có nguồn gốc từ
nguyên vật liệu tại công trường cũng có thể phát sinh gây ô nhiễm nếu không được
quản lý an toàn. Tuy nhiên chủ dự án đã có phương án xây lán trại, kho chứa an
toàn cho nguyên vật liệu trước khi thi công, đảm bảo giảm thiểu tối đa khả năng rơi
vãi và hao hụt nguyên vật liệu.
3.1.2. Khi nhà máy đi vào hoạt động
Các nguồn chất thải chính trong quá trình hoạt động của Dự án gồm:
- Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt;
- Khí thải công nghiệp và khí thải từ các phương tiện vận chuyển;
- Chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt;
- Bùn thải từ trạm xử lý nước thải.
Bảng 3.5: Những hoạt động chính có khả năng gây tác động đến môi trường trong
giai đoạn hoạt động
STT Các hoạt động Các chất ô nhiễm
1 Hoạt động giao thông
vận tải.
- Khí thải từ các xe vận chuyển, xe nâng (CO, SOx,
NOx,...)
- Bụi, tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận chuyển,
bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 34
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
2 Hoạt động xử lý hạt cà
phê.
- Bụi, CTR từ các khâu tiếp nhận, làm sạch, phân
loại;
- Nước thải rửa nhà xưởng;
- Tiếng ồn của các máy móc hoạt động;
- Nhiệt thừa từ khu vực sấy khô…
3 Hoạt động của khu xử
lý nước thải tập trung.
- Mùi hôi từ quá trình phân hủy sinh học nước thải
- Bùn thải.
4 Hoạt động từ khu văn
phòng, nhà nghỉ.
- Hệ thống điều hoà nhiệt độ phát sinh khí thải;
- Chất thải rắn.
5 Sinh hoạt của
CBCNV.
- Nước thải sinh hoạt;
- Rác thải, thức ăn thừa;
- Sự phân huỷ yếm khí từ các bể tự hoại.
3.1.2.1. Nguồn gây ô nhiễm là nước thải
Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động
được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt
động
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1. Hoạt động của dây chuyền
sản xuất.
- Nước thải từ quá trình rữa nhà xưởng
2. Sinh hoạt của CBCNV. - Nước thải sinh hoạt của CBCNV.
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, tháng 01/2008
(1) Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân
làm việc tại Nhà máy như nước thải vệ sinh chân tay sau quá trình làm việc, nước
thải của nhà ăn tập thể, nước thải nhà vệ sinh,... Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức
Y tế Thế giới thiết lập và số lượng công nhân viên làm việc tại Nhà máy (100
người), thời gian công nhân viên ở nhà máy là 8 giờ/ngày, ta có thể tính được tải
lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của nhà máy như trong bảng 3.7
dưới đây.
Bảng 3.7: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm của WHO (g/người.ngày)
Tải lượng
(kg/ngày)
01 BOD5 45 - 54 1,50 - 1,80
02 COD (dicromate) 72 - 102 2,40 - 3,40
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 35
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 2,33 - 4,83
04 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30 0,33 - 1,00
05 Tổng nitơ (N) 6 - 12 0,20 - 0,40
06 Amôni (N-NH4) 2,4 - 4,8 0,08 - 0,16
07 Tổng photpho (P) 0,8 - 4,0 0,03 - 0,13
08 Coliform (MNP/100ml) 106 - 109 106 - 109
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, năm 2006.
Tổng số cán bộ, công nhân của nhà máy là 100 người. Định mức sử dụng nước là
100 lít/người/ngày, lượng nước thải chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng. Như
vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 8 m3/ngày.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải
lượng ô nhiễm (kg/ngày), lưu lượng nước thải (m3/ngày) và hiệu suất xử lý của bể
tự hoại, kết quả được trình bày trong bảng 3.8 dưới đây.
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
STT Chất ô nhiễm Không xử lý Xử lý bằng bể
tự hoại
TCVN 6772:2000
(mức II)
1 BOD5 187,5 - 225,0 112,5 - 135,0 30
2 COD 300,0 - 425,0 180,0 - 255,0 79,2(*)
3 Chất rắn lơ lửng 291,7 - 604,2 175,0 - 362,5 50
4 Dầu mỡ phi
khoáng
41,7 - 125,0 25,0 - 75,0
20
5 Tổng nitơ 25,0 - 50,0 15,0 - 30,0 29,7(*)
6 Amôni 10,0 - 20,0 6,0 - 12,0 9,9(*)
7 Tổng photpho 3,3 - 16,7 2,0 - 10,0 10
8 Coliform 106 - 109 104 1.000
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên tổng hợp, năm 2007.
Ghi chú:
- TCVN 6772 : 2000: Giới hạn các thành phần trong nước thải sinh hoạt;
- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B: Nước thải công nghiệp - Giá trị giới hạn các thông
số và nồng độ chất ô nhiễm (Q<50m3/s (Kq = 0,9) và; F≤50m3/24h (Kf=1,2)).
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự
hoại với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 6772 : 2000, mức III và TCVN 5945 - 2005,
cột B) cho thấy hầu hết các thông số phân tích đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn
cho phép. Do vậy, nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại cần phải được tiếp tục
xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 36
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
(2) Nước thải sản xuất:
Vì dự án xử lý thô hạt cà phê với dây chuyền tuyển lựa và phân loại hạt cà phê tự
động, công nghệ tiên tiến nên hầu như không có nước thải từ dây chuyền sản xuất.
Nước thải trong dây chuyền sản xuất chủ yếu là nước thải từ hoạt động rửa nhà
xưởng. Ước tính nước thải rửa nhà xưởng khoảng 10 lít/m2.ngày, tổng diện tích nhà
xưởng chính và khu tiếp nhận là 4.500 m2. Vậy nhu cầu nước rửa nhà xưởng là 45
m
3
. Ước tính lượng nước thải thoát ra cống bằng 80% lượng nước cấp rửa nhà
xưởng, nên ước thải từ hoạt động rửa nhà xưởng là 36 m3/ngày.
Nước thải rửa nhà xưởng chủ yếu chứa các chất ô nhiễm là đất cát và vỏ hạt cà phê.
Thành phần ô nhiểm trong nước thải không đáng kể chủ yếu là các thành phần hữu
cơ từ vỏ cà phê. Tuy nhiên, nước thải này khi tồn lưu lâu trong môi trường thì khả
năng vỏ vụn cà phê bị phân hủy tạo nên một số chất ô nhiễm gây tác động tiêu cực
đến môi trường nước trong khu vực. Do vậy, nước thải này cần được thu gom và xử
lý trước khi thải ra môi trường.
(3) Nước mưa chảy tràn:
Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là
tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước. Đối với hoạt động của một nhà máy
xử lý hạt cà phê có thể xảy ra tình trạng nước mưa chảy tràn trên mặt đất làm cuốn
theo đất cát, vụn vỏ cà phê xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu
thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, tạo ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
Lượng nước mưa trong khu vực dự án ước tính khoảng:
19.920 m2 x 1.800 mm/năm = 35.856 m3/năm
Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
- Tổng nitơ (N) : 0,5 - 1,5 mg/l
- Photpho (P) : 0,004 - 0,03 mg/l
- Nhu cầu oxy hoá học (COD) : 10 - 20 mg/l
- Chất rắn lơ lửng (SS) : 10 - 20 mg/l
So với các nguồn nước thải khác, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là khá sạch.
Vì vậy, Chủ dự án sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa
riêng và qua song chắn rác, lắng cát bằng hố gas sau đó được xả thải trực tiếp vào
hệ thống thoát nước và thoát ra môi trường ngoài.
3.1.2.2. Nguồn gây ô nhiễm là bụi và khí thải
Trong quá trình sản xuất, công nghệ sản xuất của Dự án có các nguồn phát sinh bụi
và khí thải gây ô nhiễm môi trường:
- Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, dự trữ hạt cà phê trong các kho
bãi.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 37
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
- Bụi vỏ cà phê phát sinh trong các khâu làm sạch lấy nhân và phân loại hạt cà
phê.
- Khí thải của các phương tiện vận tải, máy phát điện có chứa bụi, SO2, NOx, CO.
Dự án sử dụng máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất được nhập khẩu mới
100% và lắp đặt công nghệ xử lý phù hợp, các máy móc trong dây chuyền sản xuất
đều sử dụng năng lượng điện. Vì vậy khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường do
thiết bị máy móc là rất ít.
• Bụi vỏ cà phê trong quá trình sản xuất
Bụi vỏ cà phê phát sinh chủ yếu từ quá trình làm sạch, lấy nhân hạt cà phê và phát
sinh từ các khâu phân loại. Mức độ phát sinh bụi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
cà phê nguyên liệu. Vì vậy để định lượng tải lượng phát sinh bụi trong các khâu xử
lý hạt cà phê là rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, do nhà máy chỉ thu mua hạt cà phê đã bóc vỏ, qua khảo sát số liệu từ
một số nhà máy xử lý hạt cà phê tương tự, ước tính lượng vỏ cà phê còn sót và một
số tạp chất trong cà phê nguyên liệu chiếm khoảng 1% khối lượng cà phê nguyên
liệu. Theo giải trình Dự án Xử lý thô hạt cà phê thì lượng hạt cà phê nhập vào hàng
ngày vào mùa cao điểm khoảng 275 tấn, vậy khối lượng vỏ sót lại và tạp chất, hạt
cà phê hỏng là 275 tấn x 1% = 2,75 tấn. Trong đó, lượng bụi có kích thước nhỏ có
thể phát tán vào không khí chiếm 2,5% lượng tạp chất. Vậy lượng bụi phát sinh
trong các khâu xử lý hạt cà phê khoảng 69 kg/ngày vào mùa cao điểm. Tính chất
của bụi này không độc hại và có thể xử lý dễ dàng qua hệ thống lọc túi vải.
• Khí thải máy phát điện
(1). Tải lượng khí thải máy phát điện
Để ổn định điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy trong trường hợp mạng lưới
điện có sự cố, Nhà máy có sử dụng máy phát điện dự phòng với tổng công suất
1.000 KVA sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu
thụ nhiên liệu là 100 kg dầu DO/giờ.
Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể tính tải lượng
các chất ô nhiễm của máy phát điện như trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Tải lượng khí thải STT Chất ô
nhiễm Hệ số (kg/tấn) kg/h g/s
1 Bụi 0,71 0,071 0,020
2 SO2 20 2,000 0,556
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 38
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
3 NO2 9,62 0,962 0,267
4 CO 2,19 0,219 0,061
5 THC 0,791 0,079 0,022
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, năm 2007
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, S = 1%.
(2). Nồng độ khí thải máy phát điện
Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi nhiệt độ khí thải là
2000C thì lượng khí thải khi đốt cháy 1kg DO là 38,6 m3. Với định mức 100 kg dầu
DO/giờ ta tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 3.860 m3/h. Nồng độ khí thải
của máy phát điện được đưa ra trong bảng 3.10 dưới đây.
Bảng 3.10. Nồng độ của khí thải của máy phát điện
STT Chất ô
nhiễm
Nồng độ tính ở
điều kiện thực
(mg/m3)
Nồng độ tính ở điều
kiện tiêu chuẩn
(mg/Nm3)
TCVN 5939 : 2005 –
cột B (mg/Nm3)
1 Bụi 18,39 31,87 200
2 SO2 518,13 897,72 500
3 NO2 249,22 431,80 580
4 CO 56,74 98,30 1000
5 THC 20,49 35,50 -
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên, năm 2007.
Ghi chú:
- mg/Nm3: Nồng độ khí thải quy về điều kiện tiêu chuẩn.
- TCVN 5939 : 2005 (Cột B) - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ
trong khí thải công nghiệp (áp dụng cho cơ sơ sản xuất có công nghệ hiện đại, xây
dựng mới, áp dụng Kv = 1 và Kp = 1).
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy nồng độ lưu huỳnh trong khói thải máy phát điện cao
hơn tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 5939 : 2005 - Cột B). Do đó, chủ dự án phải có
phương án xử lý khí thải để không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nhà máy.
• Khí thải từ phương tiện vận chuyển
Trong quá trình hoạt động, hàng ngày tại khu vực nhà máy sẽ có các hoạt động giao
thông vận tải chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào dự án. Các loại
phương tiện giao thông (xe máy, xe chuyên chở công nhân, xe dịch vụ, xe vãng lai)
và các loại xe vận tải chuyên chở hạt cà phê nguyên liệu và hạt cà phê thành phẩm
ra vào nhà máy sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC, ... gây tác
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 39
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
động tiêu cực tới môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao
thông vận tải phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng,
tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải và chất lượng đường giao
thông.
Để có cơ sở cho việc đánh giá tác động từ hoạt động vận chuyển hạt cà phê nguyên
liệu và thành phẩm ra, vào nhà máy, tải lượng khí thải từ hoạt động này được tính
toán dựa trên hệ số phát thải từ các phương tiện vận chuyển của Tổ chức Y tế Thế
giới WHO đưa ra như bảng 3.11.
Bảng 3.11: Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe
Tải lượng ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn Chất ô
nhiễm Trong
thành phố
Ngoài
thành
phố
Đường
cao tốc
Trong
thành
phố
Ngoài
thành
phố
Đường
cao tốc
Bụi 0.2 0.15 0.3 0.9 0.9 0.9
SO2 1.16S 0.84S 1.3S 4.29S 4.15S 4.15S
NO2 0.7 0.55 1 1.18 1.44 1.44
CO 1 0.85 1.25 6.0 2.9 2.9
VOC 0.15 0.4 0.4 2.6 0.8 0.8
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO
Hàng năm, dự kiến nhà máy thu mua và xử lý khoảng 34.550 tấn cà phê, Vào mùa
cao điểm, nhà máy có thể thu mua và xử lý khoảng 275 tấn cà phê/ngày. Như vậy,
trung bình hàng ngày, vào mùa cao điểm, ước tính có khoảng 38 chuyến xe vận tải
tải trọng trung bình 15 tấn vận chuyển hạt cà phê nguyên liệu và sản phẩm ra vào
nhà máy. Áp dụng với vành đai ảnh hưởng do hoạt động giao thông là 2 km cách
nhà máy và dựa vào hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe của Tổ chức Y tế thế giới thì
trung bình mỗi ngày có khoảng 79,2g bụi, 365,2g SO2; 126,7g NO2; 255,2g CO;
70,4g VOC thải vào môi trường không khí khu vực do hoạt động vận tải liên quan
đến nhà máy. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ khí thải từ xe găn máy của cán bộ
công nhân viên làm việc trong nhà máy.
• Khí thải từ máy sấy cà phê
Như đã mô tả ở phần trên, Dự án sử dụng máy sây trống SRE – Pinhalense, máy sấy
sử dụng năng lượng điện nên không phát sinh khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu.
Trong quá trình hoạt động, khí thải của máy sấy chủ yếu là hơi nước từ hạt cà phê
có kèm theo mùi cà phê. Tuy nhiên, mùi cà phê rất diệu, không gây tác động nhiều
đến môi trường không khí. Ngoài ra, một tác nhân vật lý gây tác động đến môi
trường không khí từ hoạt động này là nhiệt thừa. Do vậy, Nhà máy cần có giải pháp
thông gió phù hợp cho nhà xưởng.
• Khí thải từ các hoạt động khác
- Các hoạt động sản xuất khác như: vận hành máy móc cơ điện, nước thải, khí
thải, và hoạt động thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải, cũng sinh ra các khí như:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 40
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
NH3, H2S, CH4, Mercaptan và mùi hơi xăng dầu rò rỉ, ... gây ô nhiễm mùi hôi không
khí;
- Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung phát sinh mùi hôi từ quá trình phân
hủy sinh học của nước thải, hoạt động của bể ủ bùn,… làm phát sinh mùi;
- Các hoạt động giao dịch, đi lại, giữ xe cộ (ô tô, xe máy) trên khu vực xưởng sinh
ra bụi lơ lửng, hơi xăng dầu rò rỉ, gây ô nhiễm không khí;
- Các hoạt động sinh hoạt như: ăn uống và vệ sinh công cộng trên khu vực xưởng
sinh ra mùi từ thức ăn dư thừa, mùi từ khu vệ sinh ảnh hưởng chất lượng không khí
xung quanh.
Nhìn chung, các loại khí thải này rất khó ước tính tải lượng và nồng độ và ảnh
hưởng có tính chất cục bộ với mức độ không lớn. Chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải
pháp phù hợp nhằm kiểm soát các loại khí thải này, giảm thiểu tối đa tác động tiêu
cực tới môi trường.
3.1.2.4. Chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm:
- Chất thải rắn là các bụi lắng đọng hoặc do vệ sinh thiết bị lọc bụi.
- Chất thải rắn từ quá trình làm sạch, phân loại hạt cà phê.
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn do giao dịch, sinh hoạt từ nhà ăn, văn phòng...
• Chất thải rắn sinh hoạt
Với số lượng công nhân viên làm việc tại nhà xưởng khi dự án đi vào hoạt động sản
xuất ổn định khoảng 100 người và trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng
0,3-0,5kg, khối lượng chất thải rắn ước tính khoảng 30 – 50 kg/ngày. Chất thải rắn
loại này chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy, nếu không được thu gom và có biện
pháp quản lý thích sẽ gây mùi hôi thối khó chịu và mất vẽ mỹ quan của nhà máy.
• Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghệp của nhà máy bao gồm vỏ vụn cà phê và các tạp chất từ
quá trình làm sạch hạt cà phê,… Lượng vỏ vụn và các tạp chất chiếm khoảng 1%
tổng lượng cà phê nguyên liệu. Vào mùa cao điểm, cà phê nguyên liệu nhập vào
hàng ngày khoảng 275 tấn, vậy khối lượng CTR này phát sinh khoảng 2,75 tấn/ngày
vào mùa cao điểm. Các chất thải này nếu không có kế hoạch thu gom và lưu trữ
riêng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất, sẽ ảnh hưởng xấu đến mỹ
quan của khu vực và khi vỏ cà phê phân hủy sẽ sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm. Tuy
nhiên.
Ngoài ra, trong chất thải rắn của nhà máy còn có một số thành phần nguy hại bao
gồm, dầu nhớt, mỡ bò từ quá trình bảo trì máy móc thiết bị và lượng dầu cặn từ máy
phát điện dự phòng. Lượng chất thải này phát sinh rất ít nhưng do có tính chất nguy
hại nên sẽ được xử lý theo đúng qui định.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 41
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
3.1.2.4. Ô nhiễm do các yếu tố vật lý
(1) Ô nhiễm về tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong hoạt động của Nhà máy từ nhiều nguồn khác nhau gồm:
Tiếng ồn từ hoạt động giao thông, tiếng ồn từ hoạt động của các máy móc (máy
bơm, động cơ của các hệ thống băng chuyền, động cơ thiết bị sàng phân loại, máy
phát điện...). Mức độ ồn từ các nguồn này rất khó xác định. Nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Loại thiết bị, máy móc; tình trạng mới, cũ của động cơ và sự cộng
hưởng của tiếng ồn... Trong tất cả các nguồn ồn trên, nguồn phát sinh ồn lớn nhất và
chủ yếu nhất là máy phát điện dự phòng. Theo khảo sát, đo đạt của Trung tâm Sinh
thái Môi trường và Tài nguyên CEER năm 2005, mức độ ồn của các hoạt động và
các thiết bị trong các nhà máy chế biến cà phê như sau:
Bảng 3.12: Mức ồn của các thiết bị trong quá trình sản xuất
Stt Tên thiết bị Mức ồn 30m
Mức ồn
100m
TCVN
5949-1998
Tiêu chuẩn
vệ sinh Bộ
Y tế 2002
1. Quá trình thu mua
nguyên liệu 80,4 - 83,3 71,4 - 74,3
2. Vận chuyển nguyên
liệu.
83,6 - 86,0 74,5 - 77,1
3. Máy sấy khô 79,0 – 82,5 70,4 – 74,0
4. Máy phân loại, băng
chuyền
79,5 – 83,6 70,5 – 75,0
5. Máy phát điện 87,0 - 89,2 78,1 - 80, 8
75 dBA
80dBA
Nguồn: Trung tâm Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường, 2005.
Tuy nhiên, nhà máy đầu tư thiết bị hiện đại nên mức ồn sẽ thấp hơn các nhà máy cà
phê khác. Trong các thiết bị của nhà máy, mức độ ồn của máy phát điện dự phòng
rất lớn. Do đó, đối với máy phát điện dự phòng phải có biện pháp khống chế tiếng
ồn thích hợp.
(2) Ô nhiễm nhiệt
Nguồn ô nhiễm nhiệt đáng quan tâm của Nhà máy là lượng nhiệt do bức xạ từ mái
nhà xưởng và nhiệt dự của các máy móc thiết bị, và đặt biệt là lượng nhiệt từ hệ
thống máy sấy khô. Nhiệt độ tỏa ra từ các nguồn này có thể làm nhiệt độ trong khu
vực sản xuất tăng lên đến 35 - 37oC, nếu không được thông thoáng hợp lý thì nhiệt
độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm năng suất lao động của người lao
động. Ở các nước nhiệt đới, điều kiện nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ xuất hiện
những tai biến nguy hiểm cho người như rối loạn điều hoà nhiệt, say nắng, say
nóng, mất nước, mất muối. Lượng muối mất có thể lên rất cao có thể tới 15- 20g
trong 24 giờ, nếu không được điều trị bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm clo như:
nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn (chuột rút).
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 42
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng
(1). Sự cố tai nạn lao động
Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục
công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trình xây dựng với qui mô lớn
nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu, các nhà
đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Nhìn chung, sự
cố tai nạn lao động có thể xảy ra trong bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng dự
án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường
xây dựng được xác định chủ yếu bao gồm:
- Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và
mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây
choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường
xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);
- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ
xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao
thông...;
- Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại
cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi
vỡ,…
- Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ
thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão, gió
gây đứt dây điện…
Với các đánh giá tác động ô nhiễm do bụi, khí thải trong quá trình thi công xây
dựng dự án trình bày ở trên, thì nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ người lao động được đánh giá là cao trong điều kiện thi công
nắng nóng và đứng gió. Do vậy, Chủ đầu tư sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động phù hợp trong trường hợp này và khi thấy cần thiết có thể tạm
hoãn quá trình thi công, hoặc cho công nhân được nghỉ ngơi dài hơn để bảo đảm an
toàn lao động.
Chủ đầu tư sẽ bảo đảm kỹ thuật và kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ,
thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và bảo đảm nội quy an toàn lao động cho lực
lượng công nhân thi công trên công trường.
(2). Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu,
hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về
người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như
sau:
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 43
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết
bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, ...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra
có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường;
- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự
cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công
nhân;
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, đốt nóng chảy Bitum để
trải nhựa đường, cắt, hàn...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu
như không có các biện pháp phòng ngừa.
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ bảo
đảm áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa
các tác động tiêu cực này.
3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động
Đối với quá trình hoạt động của dây chuyền xử lý hạt cà phê thì nguy cơ phát sinh
các sự cố ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như sự cố rơi, đổ nguyên liệu khi vận
chuyển, sự cố cháy nổ,…
(1). Sự cố tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra khi xưởng đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là
do:
- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy an toàn lao động;
- Bất cẩn về điện;
- Bất cẩn trong quá trình bốc dở nguyên liệu, vận hành các máy móc;
- Tai nạn giao thông trong khu vực;
Xác suất xảy ra sự cố: tuỳ thuộc vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn
lao động của công nhân trong trường hợp cụ thể.
Các tác động có thể đối với con người: thương tật các loại, bệnh nghề nghiệp hoặc
thiệt hại tính mạng.
(2). Sự cố cháy nổ
Khả năng cháy nổ của dự án là có do nhà máy có sử dụng nguyên vật liệu dễ cháy
nổ như dầu DO dự trữ cho các phương tiện vận chuyển và chạy máy phát điện, sự
cố về điện… Do đó vấn đề phòng chống cháy nổ đối với dự án cần được quan tâm.
Sự cố cháy có thể xảy ra từ các hoạt động sau đây:
- Chập điện từ hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất;
- Cháy nhiên liệu dự trữ cho phương tiện vận chuyển;
- Tai nạn lao động do bất cẩn…
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 44
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
Sự cố cháy xảy ra làm thiệt hại rất nhiều về của cải vật chất, cơ sở hạ tầng không
những của nhà máy mà còn đối với các cơ sở khác trong vùng. Mặt khác sự cố cháy
có thể ảnh hưởng đến tính mạng các công nhân nhà máy, ảnh hưởng phần nào đến
chất lượng môi trường khu vực. Sự cố xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế xã
hội, tuy nhiên các sự cố trên có thể phòng ngừa và kiểm soát được.
Công tác phòng chống cháy nổ đuợc thực hiện thường xuyên nên khả năng xảy ra
và mức độ tác động không nhiều.
3.2 ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng
Trên cơ sở phân tích các nguồn có thể gây ra tác động, có thể thống kê chính xác và đầy
đủ các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch
sử...có khả năng bị tác động bởi các hoạt động của Dự án như sau:
Bảng 3.13. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự
án
STT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí
Tài nguyên
sinh học
Kinh tế - xã
hội
1 Giải phóng, san lấp
mặt bằng. ++ ++ +++ ++ +
2 Xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật ++ + +++ ++ +
3 Lắp đặt thiết bị công
nghệ sản xuất, thiết bị
xử lý khí.
+ + + + +
4 Tập kết, lưu trữ
nhiên, nguyên, vật
liệu.
+ + ++ + +
5 Vận hành thử, hiệu
chỉnh + + + + +
6 Sinh hoạt của công
nhân xây dựng tại
công trường
+ ++ ++ + ++
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên tổng hợp, năm 2008
Ghi chú :
+ : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;
++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
+++ : Tác động có hại ở mức mạnh.
3.2.2. Trong giai đoạn hoạt động
Các tác động môi trường do các hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án được
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 45
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
tổng hợp trình bày tóm tắt trong bảng 3.14.
Bảng 3.14: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
STT Tác động Đất Nước Không khí
Tài nguyên
sinh học KT-XH
1 Bụi + + +++ + ++
2 Khí thải + + +++ + +
3 Ô nhiễm nhiệt + + + + +
4 Nước thải ++ ++ + + +
5 Chất thải rắn ++ + + + +
6 Tiếng ồn, ô
nhiễm nhiệt + + ++ + ++
Nguồn: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên tổng hợp, năm 2008
Ghi chú:
+ : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;
++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
+++ : Tác động có hại ở mức mạnh.
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.3.1. Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
3.3.1.1. Các tác động từ quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục
công trình
Từ quá trình phát quang và san lấp mặt bằng: Trong quá trình phát quang tại khu vực dự
án, các ảnh hưởng đến môi trường xảy ra bao gồm:
+ Bụi: các loại bụi dạng hạt (đất, cát) này sẽ gây ra những ảnh hưởng đến người dân sinh
sống tại khu vực lân cận. Ảnh hưởng này cũng giống như ảnh hưởng đến người công
nhân trực tiếp lao động trên công trường nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Ngoài ra, các loại bụi
thải này còn có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người và động vật nuôi. Bụi ô nhiễm này còn có tác động xấu đến hệ
thực vật tại khu vực, biểu hiện thường thấy là cây cối trong khu vực lân cận thường bị
phủ một lớp bụi trên mặt lá, gây cản trở quá trình quang hợp của cây, cây cối sẽ bị còi
cọc, chậm lớn, lá úa vàng nhanh, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra
hoa kết trái của cây trồng.
+ Tiếng ồn: tiếng ồn là tác nhân gây ô nhiễm vật lý trong quá trình san lấp mặt bằng của
nhà máy. Do thời gian làm việc lâu trên công trường, các phương tiện thi công gây ra
tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân như ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng
đến thính giác và một vài cơ quan khác trên cơ thể con người. Tuy nhiên, mặt bằng khu
vực thi công rộng, xung quanh vùng lại ít dân cư sinh sống nên ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh không đáng kể.
Báo cáo ĐTM “Dự án Đầu tư Nhà máy Xử lý thô Hạt Cà phê”
Công ty TNHH Cà phê Hà Lan Việt Nam
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên – CEER Trang: 46
350/7 Nguyễn Trọng Tuyển, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Tel: 08.2167671, Fax: 08.5886368
Đối với đường giao thông: quá trình tập kết công nhân, di chuyển máy móc thiết bị thi
công cũng gây ra các ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Máy móc khi di
chuyển còn ảnh hưởng đến chất lượng đường giao thông, gây ra tiếng ồn, bụi và thậm
chí có thể gây hư hỏng thêm cho những con đường đang xuống cấp. Máy móc thiết bị
chạy bằng xăng dầu còn tạo ra các nguồn ô nhiễm từ các loại khói thải do các phương
tiện vận chuyển.
Công nhân di chuyển và tập kết trên công trường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực. Việc cố định các
khu nhà ở tạm của công nhân sẽ kéo theo các hàng quán dịch vụ ở các khu vực lân cận,
các tệ nạn xã hội cũng có nhiều khả năng phát sinh nếu không ngăn chặn kịp thời.
Một vấn đề cũng khá quan trọng nữa là các nguồn thải chất thải sinh hoạt của lượng công
nhân trên các công trường (như nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt) cũng có khả
năng gây ra những tác động ô nhiễm đến môi trường.
Ảnh hưởng đến quá trình san lấp mặt bằng đến việc sử dụng đất và hiệu quả kinh tế tại
khu vực: trong khu vực Dự án, cây cao su chiếm phần lớn diện tích. Đây là loại cây trồng
đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Do đó việc chặt phá các loại cây này gây thiệt hại đáng
kể đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, diện tích cây cao su chặt bỏ ở khu vự Dự án
đã già cỗi và không còn giá trị cao nên việc ảnh hưởng không đáng kể.
3.3.1.2. Tác động từ nước thải
Nước sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trong phạm vi công trường xây dựng là nguồn
gây ô nhiễm nước chủ yếu trong giai đoạn này.
Tổng lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày khoảng 5 m3/ngày đêm khi công trường xây
dựng tập trung khoảng 100 công nhân. Mặc dù lưu lượng không cao nhưng do bản chất
của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các vi sinh vật gây bệnh
và cùng với chất bài tiết, nên có thể gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm trong khu vực
nếu không được thu gom và xử lý hợp lý.
Các chất bài tiết được định nghĩa là phân và nước tiểu trong đó có chứa nhiều mầm bệnh
truyền nhiễm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM.Cafe.SBVPrint.pdf