Đề tài Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên

Tài liệu Đề tài Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên: MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của Dự án 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư Trong những năm gần đây tốc độ xây dựng và đầu tư tại tỉnh Hải Dương và một số vùng của các tỉnh thành lân cận tăng nhanh, có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp được hình thành, các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều có nhu cầu cao về bao bì đóng gói, qua nghiên cứu tìm hiểu thị trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Hải Dương và một số khu vực của các tỉnh lân cận, Công ty TNHH Trung Kiên quyết định lập Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại nhằm giữ vững thị trường địa phương, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới với các đối tác mới để duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh. Để thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, Công ty đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhằm đảm bảo phát triển kinh ...

pdf84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ của Dự án 1.1. Sự cần thiết phải đầu tư Trong những năm gần đây tốc độ xây dựng và đầu tư tại tỉnh Hải Dương và một số vùng của các tỉnh thành lân cận tăng nhanh, có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp được hình thành, các cơ sở sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều có nhu cầu cao về bao bì đóng gói, qua nghiên cứu tìm hiểu thị trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Hải Dương và một số khu vực của các tỉnh lân cận, Công ty TNHH Trung Kiên quyết định lập Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại nhằm giữ vững thị trường địa phương, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới với các đối tác mới để duy trì sự tồn tại và phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh. Để thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam, Công ty đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhằm đảm bảo phát triển kinh tế kết hợp với việc thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường. 1.2. Cơ quan duyệt dự án Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1. Các văn bản pháp luật Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên được lập theo các căn cứ pháp luật hiện hành sau đây: - Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5 năm 1998. - Luật hoá chất do Bộ Công nghiệp chủ trì soạn thảo đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội ngày 20/11/2007. - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ - Nghị định số 67/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Chính phủ ban hành ngày 13/6/2003 - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư hướng dẫn số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường - Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải xử lý. - Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của BKHCN&MT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Các Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường 2.2. Các căn cứ kỹ thuật - Báo cáo Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên. - Các tài liệu, bản vẽ thiết kế liên quan đến công trình xây dựng - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thuỷ văn, tình hình kinh tế xã hội tại khu vực triển khai dự án - Niên giám thống kê 2007 của Cục thống kê tỉnh Hải Dương - Các số liệu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực Dự án - Các tài liệu kỹ thuật về các loại nguyên liệu, máy móc thiết bị của Công ty cũng như các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. - Các tài liệu kỹ thuật về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm (nước, khí và chất thải rắn) trong và ngoài nước. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 3.1. Tổ chức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại do Chủ đầu tư là Công ty TNHH Trung Kiên đứng ra chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương. * Cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: - Giám đốc Trung tâm: Ông Tạ Hồng Minh - Địa chỉ: Số 209, đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương - Điện thoại: 0320 3210 558 Fax: 0320 3892 428 3.2. Danh sách các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM Bảng 1. Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM TT Người lập báo cáo Chuyên ngành 1 Tạ Hồng Minh GĐTT - KS. Môi trường 2 Phan Thị Uyên PGĐTT - CN. Hóa phân tích 3 Nguyễn Thị Bích Ngọc KS. Môi trường 4 Trần Xuân Toàn KS. Công nghệ môi trường 5 Nguyễn Thế Mạnh KS. Công nghệ môi trường 6 Nguyễn Văn Tuyến KS. Công nghệ môi trường 7 Nguyễn Thị Hải Lý KS. Môi trường 8 Lê Phú Đồng CN. Hóa phân tích 9 Nguyễn Xuân Hoàng KS. Môi trường 10 Vũ Thị Vân Giám đốc Công ty 11 Phạm Văn Hoàng KTS - Công ty CPTVXD Sông Hồng Trong quá trình thực hiện báo cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ của: - Chi cục Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương - Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường - Cán bộ của Công ty TNHH Trung Kiên 4. Phạm vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Phạm vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên trên diện tích đất sử dụng là 32.458m2, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ tập trung vào đánh giá các tác động của hoạt động sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại với nguyên liệu là hạt nhựa PP trên công nghệ mới, hiện đại và quá trình tái chế bavia nhựa phát sinh trong quá trình sản xuất tạo thành hạt nhựa, quay trở lại sản xuất. Các hoạt động sản xuất khác nằm ngoài nội dung của bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 5. Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Dự án Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại được thực hiện với các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại - Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án nằm trên địa bàn xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương - Bước 3: Khảo sát, đo đạc và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án - Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường - Bước 5: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án - Bước 6: Xây dựng các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường của Dự án. - Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường, kinh phí giám sát và quan trắc môi trường của Dự án - Bước 8: Tham vấn lấy ý kiến của UBND và UBMTTQ xã Kim Xuyên - Bước 9: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án - Bước 10: Trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Thông tin chung - Tên Dự án: Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại - Chủ Dự án: + Công ty TNHH Trung Kiên + Đại điện theo pháp luật: Bà Vũ Thị Vân - Giám đốc Công ty + Điện thoại: 0320.3722108/720166 + Trụ sở chính: phố Ga - thị trấn Phú Thái - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương. 2. Vị trí địa lý của dự án Vị trí khu đất xin thuê có tọa độ N-20058'15,3''; E-106029'26,5'' nằm tại thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích đất thu hồi là 42.881m2 (trong đó diện tích xin thuê là 32.458m2, còn lại là lưu không đường). Khu đất có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông Bắc dự án là lưu không đường, cách tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng 32m, cách Quốc lộ 5 khoảng 55m, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê qua đường 5 khoảng 100m. - Phía Tây Nam giáp ruộng canh tác, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê khoảng 500m - Phía Đông Nam giáp đường vào khu dân cư thôn Quỳnh Khê, cách Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I khoảng 15m. - Phía Tây Bắc giáp ruộng canh tác, cách khu dân cư thôn Quỳnh Khê khoảng 200m Vị trí Dự án nằm tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, cách thành phố Hải Dương khoảng 18km về phía Tây, cách cảng Chính – Hải Phòng là 25km về phía Đông. Vị trí của dự án nằm gần tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 5A nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, đồng thời giảm được chi phí vận chuyển và giảm được giá thành sản phẩm. Sơ đồ vị trí thực hiện dự án thể hiện ở trang sau 3. Quy mô đầu tư xây dựng Dự án 3.1. Các hạng mục công trình xây dựng Dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà kho, xưởng tạo hạt, bãi để xe, nhà làm việc, đường đi nội bộ và các công trình phục vụ ăn nghỉ, sinh hoạt giữa ca của cán bộ công nhân viên... Mặt bằng xây dựng sẽ thực hiện theo các quy hoạch và tiêu chuẩn được phê duyệt như hệ số sử dụng đất là 0,42lần, mật độ xây dựng chiếm 40%. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 2. Danh mục các công trình xây dựng TT Các hạng mục công trình Đơn vị Diện tích 1 Nhà điều hành m2 360 2 Xưởng sản xuất số 1 m2 3.168 3 Xưởng sản xuất số 2 m2 3.168 4 Xưởng sản xuất số 3 m2 3.168 5 Nhà kho m2 2.500 6 Sân phơi nguyên liệu m2 600 7 Xưởng tạo hạt m2 360 8 Xưởng cơ khí - Vật tư m2 150 9 Nhà bảo vệ m2 30 10 Bãi đỗ xe khách m2 500 11 Hội trường - Nhà ăn m2 500 12 Gara - Nhà xe CNV m2 140 13 Khu bể nước m2 100 14 Khu vệ sinh m2 160 15 Hồ nước - Cây xanh m2 880 16 Trạm điện m2 30 17 Kho xăng dầu m2 150 18 Sân cầu lông m2 240 * Thời gian thuê đất: 50 năm * Kế hoạch thực hiện dự án: - Giai đoạn I: + Lập dự án và xin chấp thuận dự án hết quý II năm 2008 + Đền bù giải phóng mặt bằng hết quý IV năm 2008 + Khởi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và hoàn thành hết năm 2009 - Giai đoạn II: + Từ năm 2010 tiếp tục hoàn thiện các hạng mục trong dự án 3.2. Quy hoạch mặt bằng a. Khu nhà xưởng Các nhà xưởng, nhà kho xây dựng 1 tầng, KC khung thép chịu lực, mái lợp tôn Austnam chống nóng, tường bao che bằng gạch, tường gạch cao 1,2m bao che, trên lợp tôn, nền đổ bê tông dày 150, mác 150; Đường đi trong khu xưởng, KCBT dày 250, mác 200# b. Khu hành chính - Nhà làm việc và nhà điều hành sản xuất: xây dựng 2 tầng, xây tường gạch chịu lực, sàn mái đổ BTCT, nền lát gạch liên doanh, tường trần phun sơn. - Nhà thường trực, nhà vệ sinh...: là các công trình phụ trợ, kết cấu đơn giản, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng, nhưng đảm bảo độ bền, dễ sử dụng. - Sân đường nội bộ khu hành chính: sân bê tông, mác 200#, dày 150; Sân tập trung bê tông, trên lát gạch giếng đáy màu đỏ 40*40. Đường ô tô thiết kế đảm bảo xe có tải trọng 50 tấn ra vào sân bãi và kho, đồng thời hệ thống giao thông đảm bảo cho xe PCCC vào tận nơi khi xảy ra sự cố. Sơ đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án được thể hiện ở trang sau TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3.3. Phương án kỹ thuật a. San nền Khối lượng đất cát san lấp tạm tính là 32.458m3, với độ cao san lấp bằng tim đường Quốc lộ 5A. b. Nhu cầu về nước Nguồn nước cấp lấy từ giếng khoan, qua hệ thống bể lọc để cấp cho quá trình sản xuất, ngoài ra Công ty sử dụng một phần nước mưa cho sinh hoạt và ăn uống. Lượng nước cấp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy là 40m3/ngày đêm. Nước sạch được chứa trong bể có dung tích là 100m3 c. Hệ thống cấp điện - Sử dụng điện áp 380V cho sản xuất, 220V cho sinh hoạt thắp sáng - Tổng công suất tiêu thụ cho nhà máy: 1.600KW/h Công ty xây dựng hai trạm biến áp riêng, công suất của mỗi trạm là 1.000KVA, nguồn điện lấy từ đường điện 35KV. d. Phương án phòng chống cháy nổ Công ty tuân thủ theo đúng các quy định PCCC, mỗi nhà bố trí từ 10-15 bình cứu hỏa và 4 họng nước phòng hỏa, xây dựng 1 hồ dự trữ nước cho PCCC với diện tích 1.080m2, dung tích chứa khoảng 1300m3. 4. Quy mô sản xuất * Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ: Nguyên liệu là hạt nhựa PP và các hạt phụ gia hạt, được phối trộn đều với nhau theo tỷ lệ, sau đó chúng được đưa vào bộ phận gia nhiệt ở nhiệt độ cao để làm nóng chảy nguyên liệu, chuyển qua máy ép màng tạo thành các màng nhựa dạng tấm to, sau đó chúng được dẫn qua bộ phận làm nguội trực tiếp bằng nước để chuyển màng nhựa từ dạng dẻo sang dạng rắn, nhờ các silô cuốn đưa qua máy kéo sợi, dưới tác dụng của các lưỡi dao nhỏ, màng nhựa được xé nhỏ tạo thành dạng sợi, tại máy kéo sợi có hệ thống các lô cuốn từng sợi nhựa, tại bộ phận này có hệ thống kiểm tra thông số sợi, kiểm tra cơ lý, màu sắc của từng sợi trước khi chuyển chúng sang khu vực dệt bao bằng máy dệt sáu thoi, trong đó có một hoặc nhiều con thoi được chuyển động hoặc bằng cơ khí hoặc bằng điện từ trường, kết nối một sợi ngang với một loạt các sợi dọc thẳng đứng được sắp xếp trong một vòng tròn tạo thành các ống. Sau đó mới đưa qua máy cắt rời từng đoạn theo kích thước thiết kế tạo thành các mảnh bao PP, tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà một phần mảnh bao PP được chuyển sang công đoạn in bằng máy in offset, flexo và tạo thành bao PP thành phẩm qua công đoạn may định hình bao; một phần khác được ghép với giấy Kraff tạo thành manh bao phức hợp, cũng đưa qua công đoạn in và máy định hình tạo thành bao phức hợp thành phẩm. Cuối cùng là công đoạn kiểm tra lần cuối, đem đóng gói sản phẩm, nhập kho hoặc xuất cho khách hàng theo đơn đặt hàng. Đối với các bavia nhựa phát sinh trong quá trình sản xuất được đưa qua máy tạo hạt của Trung Quốc, tạo thành hạt nhựa quay trở lại quá trình sản xuất. Tất cả các quá trình trên TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO đều được tự động hóa trong dây chuyền sản xuất. Nước sử dụng cho quá trình làm mát máy móc ở công đoạn gia nhiệt được tuần hoàn liên tục, với khối lượng nước khoảng 15m3/ngày; nước làm mát trực tiếp màng nhựa được chứa trong bể có thể tích 1m3/1 máy (Công ty đầu tư 2 máy cán màng) và sau 10 ngày thì thay nước một lần. Hình 2. Sơ đồ công nghệ sản xuất bao bì Hạt nhựa, Phụ gia Phối trộn Máy kéo sợi Tổ hợp máy dệt 6 thoi Máy cắt nhiệt Nhiệt, hơi nhựa, tiếng ồn, nước làm mát Tiếng ồn, nhiệt Nước làm mát Chất thải rắn Máy tạo hạt Máy tráng màng Tiếng ồn, sợi nhựa hỏng Tiếng ồn, sợi nhựa thừa Kiểm tra thông số sợi Nước làm mát Đóng gói Nhập kho Bụi, tiếng ồn Kiểm tra chất lượng Sấy khô Manh bao PP Máy định hình bao Máy in Bao PP thành phẩm Manh bao PP Giấy Kraff Manh bao phức hợp Bao đã in, lồng tráng một lớp giấy Máy định hình bao Máy in Giấy Kraff Bao phức hợp thành phẩm Hơi dung môi, chất thải rắn (hộp mực) Hơi dung môi, chất thải rắn (hộp mực) Bụi Bụi Gia nhiệt TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 5. Hệ thống máy móc, thiết bị của nhà máy Trên cơ sở đánh giá tính năng tác dụng và độ bền của máy móc thiết bị; đánh giá về chất lượng sản phẩm và vốn đầu tư, Công ty lựa chọn các loại máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất như sau: Bảng 3. Danh mục máy móc thiết bị cho sản xuất TT Loại thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Tình trạng thiết bị 1 Máy chỉ siêu tốc Cái 3 Trung Quốc Mới 100% 2 Máy tạo hạt Cái 1 Trung Quốc Mới 100% 3 Máy dệt 6 thoi Cái 20 Ấn độ Mới 100% 4 Máy dệt 6 thoi Cái 40 Trung Quốc Mới 100% 5 Máy khâu hai đầu tự động Cái 4 Đài Loan Mới 100% 6 Máy in Cái 1 Đài Loan Mới 100% 7 Máy định hình bao Cái 1 Đài Loan Mới 100% 8 Máy tráng màng Cái 2 Trung Quốc Mới 100% 9 Xe nâng gắp 3 tấn Cái 1 Nhật Bản Mới 100% 10 Xe 4 chân chở hàng Cái 1 Việt Nam Mới 100% 11 Xe ô tô Zace Cái 1 Nhật Bản Mới 100% 12 Xe đẩy tay Cái 5 Nhật Bản Mới 100% 13 Cân điện tử Bộ 1 Việt Nam Mới 100% 14 Trạm biến thế Trạm 2 Việt Nam Mới 100% 15 Hệ thống cẩu trục HT 3 Việt Nam Mới 100% 16 Thiết bị máy móc, cơ khí + hệ thống điện các phân xưởng Việt Nam Mới 100% Máy móc/thiết bị được đầu tư mới 100% của một số nước có ưu thế về công nghệ, chất lượng máy móc và giá cả thiết bị hợp lý như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. 6. Nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất TT Loại nguyên liệu Đơn vị Số lượng 1 Hạt nhựa PP tấn/năm 4400 2 Phụ gia (hạt Tracal) tấn/năm 600 3 Mực in tấn/năm 120 4 Giấy Kraff tấn/năm 8.000 5 Chỉ may tấn/năm 10 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là hạt nhựa PP, phụ gia, giấy, nguyên liệu phụ là chỉ máy đầu bao, mực in + Các hạt nhựa PP được dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản lương thực, thực phẩm... Hạt PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì. + Mực in: với thành phần cơ bản là chất làm loãng, nhựa và các phụ gia - Chất làm loãng: có tác dụng giảm độ nhớt của mực in, cải thiện khả năng truyền mực và khả năng in, nó có thể là nước nếu là mực gốc nước, hoặc các monomer hoạt động với mực UV, tạo độ bóng và độ cứng bề mặt - Nhựa: làm tăng độ bền, dẻo, bền hóa chất và độ bám dính; nhựa được sử dụng là các oligomer + Chất phụ gia: làm tăng tính năng của loại nguyên liệu sử dụng Nguồn cung ứng nguyên liệu: Riêng giấy cuộn nhập ngoại từ các nước Thái Lan, Inđonêxia, Malaisia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Các loại nguyên liệu khác sẽ mua tại Việt Nam. 7. Tổng mức đầu tư của Dự án 7.1. Tổng vốn đầu tư 93.969.574.408 đồng Trong đó: - Giá trị xây lắp: 35.544.974.408 đồng - Thiết bị máy móc và các thiết bị khác: 38.424.600.000 đồng - Vốn kinh doanh: 20.000.000.000 đồng 7.2. Nguồn vốn đầu tư - Sử dụng vốn tự có của Công ty và vốn huy động thêm của các thành viên trong công ty 35%/tổng số vốn - Vốn vay ngân hàng 65%/tổng vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, vốn lưu động và một phần vốn xây dựng. 8. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ - Sản phẩm của nhà máy đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bao gồm TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng 1 Bao bì PP Tấn/năm 1.000 2 Bao phức hợp các loại Tấn/năm 12.000 - Thị trường: Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ phần lớn ở thị trường Việt Nam, như cung cấp bao bì cho các nhà máy xi măng (xi măng Phúc Sơn, xi măng Hải Dương, xi măng Duyên Hải, xi măng cổ phần Hướng Dương...), một phần sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra nước ngoài. 9. Nhu cầu về lao động Tổng số lao động: 350 người - Bộ phận lao động gián tiếp bao gồm: 27 người - Bộ phận lao động trực tiếp + bộ phận phục vụ, bảo vệ: 323 người - Dự kiến trả lương cho công nhân: 1.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng - Đối với cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành phân xưởng: 2.500.000 - 6.000.000 đồng/tháng. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Sơ đồ tổ chức, quản lý nhân lực của nhà máy 10. Hiệu quả hoạt động của dự án - Cung cấp sản phẩm bao bì có chất lượng cao cho thị trường trong nước và khu vực - Tạo ra một cơ sở sản xuất với công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, mới 100% để tăng cường nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh, đảm bảo doanh thu ngày càng tăng. - Tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, ổn định đời sống người lao động, tăng lợi nhuận cho Công ty, đóng góp một phần vào nguồn ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế (dự kiến 2.500.000.000 đồng/năm) Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Tài chính Kế toán Phân xưởng sản xuất TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 1.1. Điều kiện địa hình, địa chất a. Địa hình Khu vực triển khai dự án nằm trên địa bàn thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, được cấu thành bởi các trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc từ biển và sông hồ, trong đó ưu thế là các thành tạo của hệ tầng Thái Bình (Q23tb) ở trên cùng, lớp dưới là hệ tầng Hải Hưng (Q21-2hh). Đặc điểm về địa hình của vùng đất này được cấu thành bởi sét, cát, phù sa và mùn thực vật của hai hệ tầng này. Nhìn chung bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. Tại xã Kim Xuyên có độ cao nhất là +3,7m tại thôn Thiện Đáp, giáp với sông Bính và thấp nhất là +1,0 m tại thôn Quỳnh Khê, phần tiếp giáp với thôn Quảng Đạt xã Ngũ Phúc, tùy thuộc vào độ pH, Eh và các chất vi lượng trong đất mà phát triển trồng cây ăn quả, trồng lúa, hoa màu hoặc nuôi trồng thủy sản. Khu vực triển khai dự án là diện tích trồng hai vụ lúa và một vụ màu thuộc các chân cao và vàn trũng, có độ cao từ +1,6m đến +2,5m so với mực nước biển. Như vậy cao độ san nền của dự án là +1m, lấy cao bằng tim đường 5 và việc triển khai san lấp mặt bằng dự án sẽ làm cản trở dòng chảy của mương thoát nước phía Đông Nam của Dự án. b. Địa chất Theo tài liệu địa chất công trình của Công ty TNHH Tư vấn Khảo sát Địa chất và Xây dựng Hải Dương, địa chất trong khu vực dự án được nghiên cứu như sau: - Lớp 1: cát đen hạt nhỏ, đáy là lớp đất trồng trọt - Lớp 2: sét màu nâu gụ, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm, sức chịu tải 1.07kg/cm2. - Lớp 3 - 6 là lớp bùn sét xen kẹp cát pha. Sức chịu tải 1.14 kg/cm2. - Lớp 7: sét vàng loang lổ, xám trắng, trạng thái dẻo cứng - nửa cứng, sức chịu tải 1.17kg/cm2. - Lớp 8-9: cát hạt nhỏ, trung lẫn sỏi sạn, trạng thái chặt vừa, sức chịu tải 2kg/cm2. - Lớp 10: sét màu xám vàng, trắng đục, trạng thái nửa cứng, sức chịu tải 2.06kg/cm2. - Lớp 11-12: đá phiến sét phân phiến mạnh, phong hoá nứt nẻ vừa đến mạnh, cứng chắc vừa đến yếu. 1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn a. Đặc điểm thủy văn Dự án nằm cách sông Bính khoảng 2,5km về phía Tây Nam, sông Bính là một chi lưu của sông Kinh Thầy, nó là phần cuối của sông Rạng, chảy từ ngã ba Tuần Mây đến cầu Lai Vu, sông là ranh giới giữa huyện Nam Sách và huyện Kim Thành, còn từ cầu Lai Vu trở xuống đến khu vực kè Thanh Xuân – sông là ranh giới giữa huyện Kim Thành và huyện Thanh Hà, từ đây nhập vào sông Văn Úc và đổ ra biển. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Dòng chảy của sông quanh năm chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Về mùa cạn (thường từ cuối tháng 10 năm trước đến trung tuần tháng 5 năm sau), mùa này chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Những ngày triều mãn có 2 đỉnh 1 chân hoặc 2 chân 1 đỉnh. Thuỷ triều những ngày triều cường khá mạnh, thời gian triều lên từ 9 đến 10 giờ, thời gian triều xuống từ 14 đến 15 giờ. Thời gian có nước chảy ngược thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, khu vực hạ lưu biên độ thuỷ triều lớn nhất lên tới từ 1m80 đến 1m90. Mùa lũ từ trung tuần tháng 5 đến tháng 10, mùa này mực nước trong sông phụ thuộc vào lượng nước thượng nguồn đổ về nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều với mức độ yếu hơn. Tuy ảnh hưởng của lũ nhưng mặt nước vẫn có dạng nhấp nhô hình sin của thuỷ triều. Trên sông Bính hiện nay có trạm thuỷ văn Quảng Đạt đặt ở bờ trái thuộc địa phận thôn Quảng Đạt – xã Ngũ Phúc – huyện Kim Thành. Trạm được thành lập năm 1962, đo đầy đủ các yếu tố thuỷ văn theo tiêu chuẩn cấp I. Từ năm 1981 trạm hạ cấp chỉ còn đo mực nước và lượng mưa. * Một số đặc trưng dòng chảy sông Bính tại trạm thủy văn Quảng Đạt: + Tốc độ dòng chảy lớn nhất mùa lũ: V = 1,75m/s + Lưu lượng nước trung bình năm: 113m3/s + Lưu lượng nước lớn nhất mùa lũ trên sông Bính: Qma x = 818m3/s + Lưu lượng chuyển cát lớn nhất: 3.400kg/s + Mực nước lớn nhất, thấp nhất đo được trên sông Bính tại Quảng Đạt : Hmax = 341cm; Hmin : - 104cm Bảng 4. Mực nước trung bình các tháng trên sông Bính tại Trạm thuỷ văn Quảng Đạt (cm) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2002 34 33 28 35 91 133 158 228 78 70 66 57 2003 54 45 46 43 65 81 136 136 135 79 59 48 2004 28 25 33 40 74 87 142 118 89 65 50 42 2005 30 28 20 25 38 77 114 135 121 82 70 49 2006 40 33 26 30 47 67 126 137 72 79 58 45 2007 35 26 36 24 47 69 126 112 99 90 62 47 b. Điều kiện vi khí hậu Khí hậu của khu vực thực hiện dự án mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt Nam Sự phân chia khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm theo bốn mùa gồm hai mùa chính là mùa hè và mùa đông, còn hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là: - Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối của không khí TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Lượng mưa, nắng và bức xạ - Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt Các số liệu và bảng dẫn chứng về điều kiện khí tượng thủy văn (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió, bão lũ lụt) được thu thập tại Trung tâm khí tượng thủy văn Hải Dương. + Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt trời ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ trong không khí theo chiều thẳng đứng. Thông thường càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, nếu trạng thái nhiệt của không khí có đặc tính ngược lại gọi là sự "nghịch đảo nhiệt", hiện tượng này làm suy yếu sự trao đổi đối lưu, làm giảm sự khuếch tán hơi độc hại và làm tăng hơi độc hại trong không khí gần mặt đất. Nhiệt độ không khí của khu vực thể hiện rõ rệt tính đặc trưng của vùng nhiệt đới đồng bằng, ít nhiều chịu ảnh hưởng của khí hậu đồi núi. Nhiệt độ trung bình các tháng năm 2007 của tỉnh Hải Dương là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 300C vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,50C vào tháng 1. Bảng 5. Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2000 đến năm 2007 (0C) Năm Tháng 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tháng 1 17,8 16,4 16,7 16,1 17,8 16,5 Tháng 2 16,0 20,0 17,3 17,8 18,4 21,4 Tháng 3 19,9 20,8 19,9 18,9 19,9 20,8 Tháng 4 24,5 25,2 23,5 23,7 24,6 22,8 Tháng 5 26,7 27,9 25,9 28,5 26,9 26,6 Tháng 6 27,8 29,5 29,0 29,7 29,5 30,0 Tháng 7 29,1 29,3 28,9 29,2 29,7 30,0 Tháng 8 28,5 28,5 28,8 28,4 27,7 28,6 Tháng 9 26,4 27,0 27,6 28,2 27,4 26,7 Tháng 10 24,5 25,4 24,6 25,7 26,9 25,3 Tháng 11 20,6 22,7 22,2 22,2 24,2 20,4 Tháng 12 19,5 17,4 18,4 16,8 17,9 20,1 Cả năm 23,4 24,2 23,6 23,8 24,2 24,1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 + Độ ẩm không khí Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật bán vào và phát triển nhanh chóng, phát tán đi xa, gây ra bệnh truyền nhiễm Độ ẩm không khí của khu vực Hải Dương khá cao, theo kết quả quan trắc độ ẩm không khí trung bình tại Trạm khí tượng thủy văn Hải Dương cho thấy: Độ ẩm trung bình các tháng năm 2007 là 83%, các tháng hanh khô là tháng 1 và tháng 11 có độ ẩm trung bình 73%, giá trị độ ẩm trung bình tháng lớn nhất vào tháng 3 đạt khoảng 91%. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 6. Độ ẩm không khí trung bình các tháng từ năm 2000 đến năm 2007 (%) Năm Tháng 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tháng 1 84 84 83 81 79 73 Tháng 2 88 91 87 88 87 86 Tháng 3 92 87 89 85 88 91 Tháng 4 92 90 89 88 86 85 Tháng 5 89 89 87 85 84 84 Tháng 6 88 82 80 82 82 81 Tháng 7 86 86 82 83 82 82 Tháng 8 89 90 87 87 88 87 Tháng 9 88 90 85 84 79 86 Tháng 10 89 81 78 80 81 81 Tháng 11 80 80 79 82 80 73 Tháng 12 80 75 78 76 79 81 Cả năm 87 85 84 83 83 83 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 + Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Mùa mưa ở khu vực thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tổng lượng mưa cả năm 2007 là 1.197mm, ít hơn trung bình hàng năm 73,0 mm, ít hơn lượng mưa năm 2006 là 253 mm, mùa mưa phù hợp với quy luật chung. tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 9 (229mm) nên có thể gây úng gập một số vùng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế của tỉnh, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1 (1mm). Bảng 7. Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2000 đến năm 2007 (mm) Năm Tháng 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Tháng 1 16 39 17 7 4 1 Tháng 2 20 23 31 36 21 29 Tháng 3 42 23 36 21 58 40 Tháng 4 85 108 91 17 31 62 Tháng 5 192 185 208 138 137 202 Tháng 6 223 225 74 197 196 219 Tháng 7 342 302 521 322 277 147 Tháng 8 283 456 284 244 496 130 Tháng 9 168 175 146 254 79 229 Tháng 10 192 72 1 26 12 115 Tháng 11 22 5 13 125 138 11 Tháng 12 6 4 42 38 1 12 Cả năm 1591 1617 1464 1425 1450 1197 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO + Nắng và bức xạ Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm, số giờ nắng tăng lên. Các thông số đặc trưng về nắng của khu vực như sau: - Tổng số giờ nắng của các tháng năm 2007 là: 1.372 giờ - Tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất (tháng 7): 231 giờ - Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 3): 4 giờ 2. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên Việc đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực Dự án một cách chính xác, toàn diện có ý nghĩa rất lớn cho việc xem xét những ảnh hưởng từ hoạt động của Dự án, là căn cứ để xem xét những khiếu nại về môi trường trong giai đoạn hoạt động sau này của Dự án 2.1. Chất lượng môi trường không khí Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án, chủ Dự án đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường không khí xung quanh của Dự án. Khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp canh tác hai vụ lúa, một vụ màu, phía Đông Bắc là đường quốc lộ 5A, phía Đông Nam là Nhà máy bao bì Trung Kiên phân xưởng I, phía Tây và Nam của dự án là đất canh tác, cách dự án khoảng 200- 500m là khu dân cư thôn Quỳnh Khê đang sinh sống, đây là những đối tượng có thể chịu ảnh hưởng từ nguồn chất thải phát sinh do hoạt động của Dự án Qua phân tích ở trên ta có thể xác định vị trí, số lượng và các chỉ tiêu môi trường không khí cần quan trắc như sau: - Vị trí quan trắc: + 3 điểm ở các vị trí trong khu đất của dự án; + 2 điểm trong khu dân cư thôn Quỳnh Khê, phía Tây Bắc và phía Tây Nam; + 1 điểm trên đường giao thông, cách dự án 100m; + 1 điểm trong khuôn viên Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I - Kết quả phân tích các thành phần môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu xung quanh khu vực dự án cho kết quả trong bảng 8 và bảng 9 như sau: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 8. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn Ngày quan trắc: 23/9/2008 TT Vị trí đo Kí hiệu Toạ độ Vi khí hậu Mức ồn (dBA) Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 1 Đầu dự án K1 N: 20058'19,3" 32,0 70,0 0,4 64,7 E: 106029'28,1" 2 Giữa dự án K2 N: 20058'15,3" 32,1 69,1 0,3 62,0 E: 106029'26,5" 3 Cuối dự án K3 N: 20058'12,5" 32,5 68,1 0,3 62,1 E: 106029'19,7" 4 Đường giao thông đầu dự án K4 N: 20058'20,5" 32,5 67,5 0,5 67,2 E: 106029'28,4" 5 Khu dân cư cạnh dự án (Chùa Quỳnh Khê) K5 N: 20058'21,3" 32,5 68,7 0,4 65,1 E: 106029'20,9" 6 Khu dân cư cạnh dự án (Trường Tiểu Học Quỳnh Khê) K6 N: 20058'10,4" 32,5 67,5 0,5 65,7 E: 106029'12,6" 7 Cách Dự án 20m về phía Đông Nam (Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I) K7 N: 20058'11,4" E: 106029'24,2" 32,3 69,5 0,2 70,2 TCVN 5949 - 1998 - - 75 Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương Ghi chú: - TCVN 5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Nhận xét Qua kết quả đo ở trên và so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1998, cho thấy các yếu tố vi khí hậu tại khu vực triển khai dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, tất cả các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, mức ồn đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 9. Kết quả phân tích hơi khí độc Ngày lấy mẫu: : 23/9/2008 Ngày phân tích: 23 - 26/9/2008 TT Vị trí đo Ký hiệu CO mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 Bụi mg/m3 1 Đầu dự án K1 0,96 0,067 0,053 0,24 2 Giữa dự án K2 0,96 0,066 0,052 0,23 3 Cuối dự án K3 0,92 0,064 0,055 0,22 4 Đường giao thông đầu dự án K4 0,98 0,073 0,057 0,27 5 Khu dân cư cạnh dự án (Chùa Quỳnh Khê) K5 0,93 0,070 0,053 0,24 6 Khu dân cư cạnh dự án (Trường Tiểu Học Quỳnh Khê) K6 0,94 0,069 0,052 0,23 7 Cách Dự án 20m về phía Đông Nam (Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I) K7 0,95 0,072 0,057 0,23 TCVN 5937-2005 30 0,35 0,2 0,3 Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương Ghi chú: TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ. Nhận xét: Qua kết quả phân tích tại bảng 9 cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí khu vực xung quanh so với TCVN 5937–2005 thì chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu về bụi và các hơi khí độc như: CO, SO2, NO2 đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Như vậy có thể thấy chất lượng môi trường không khí khu vực hiện nay khá tốt. 2.2. Chất lượng môi trường nước Tiếp giáp với dự án về phía Đông Nam là con mương dẫn nước cho cách đồng khu vực này, con mương này nối với sông Bính cách dự án 2,5km, đây là mương tiếp nhận nước thải của nhà máy, nên việc khảo sát chất lượng nước tại con mương này là rất cần thiết. Ngoài ra chất lượng nước ngầm cũng có thể bị ảnh hưởng từ quá trình xây dựng cũng như quá trình hoạt động của Dự án: Như vậy để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực thực hiện Dự án, chúng tôi tiến hành lấy mẫu các nguồn nước sau: + Hai mẫu nước giếng khoan khu dân cư thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên gần khu vực thực hiện dự án TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO + Một mẫu nước mương phía Đông Nam, giáp dự án, đây là mương nội đồng cấp nước cho cánh đồng của thôn Quỳnh Khê và cuối cùng đổ ra sông Bính, cách dự án khoảng 2,5km về phía Tây Nam. - Việc xác định chỉ tiêu chất lượng nước khu vực được căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 - 1992 và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm 5944 - 1995 cũng như nguồn ô nhiễm đặc trưng của công nghệ sản xuất. Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng dưới đây: a) Chất lượng nước mặt Kết quả các mẫu nước lấy tại khu vực Dự án được trình bày trong các bảng sau: Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án Ngày lấy mẫu : 23/9/2008 Ngày phân tích : 23 - 29/9/2008 TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Nm1 TCVN 5942 - 1995 Mức B 1 pH - 7,6 5,5 - 9 2 COD mg/l 30 < 35 3 BOD5 mg/l 12 < 25 4 TSS mg/l 28 80 5 N - NO3- mg/l 0,20 15 6 N - NO2- mg/l < 0,001 0,05 7 N - NH3 mg/l 0,62 1 8 Mn mg/l 0,49 0,8 9 F- mg/l 0,44 1,5 10 Fetổng mg/l 0,07 2 11 Cu mg/l 0,002 1 12 Pb mg/l 0,001 0,01 13 Cd mg/l 0,001 0,02 14 Zn mg/l 0,04 2 15 As mg/l 0,001 0,1 16 Coliform MPN/100ml 1.100 10.000 Ghi chú: - TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, áp dụng mức B - N1: Mẫu nước mương cung tiêu tiếp giáp với dự án (phía Đông Nam Dự án) (Tọa độ N: 20058'31,3''; E: 106029'24,3'' ) Nhận xét Theo số liệu phân tích trên bảng 10 so sánh với TCVN 5942 - 1995 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên đây là mương tiêu của cả khu vực, vì vậy Đơn vị sẽ có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra mương tiêu này. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO b) Chất lượng nước ngầm Bảng 11. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án Ngày lấy mẫu : 23/9/2008 Ngày phân tích : 23 - 29/9/2008 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5944 - 1995 Ng1 Ng2 1 pH - 6,5 6,8 6,5 - 8,5 2 Độ cứng mg/l 246 238 300 - 500 3 NO3- mg/l <0,1 19,2 45 4 SO42- mg/l 38 43 200 - 400 5 Mn mg/l 0,112 0,299 0,1 - 0,5 6 Fetổng mg/l 0,29 0,38 1 - 5 7 F mg/l 0,17 0,35 1,0 8 Zn mg/l 0,09 0,12 5,0 9 Cu mg/l 0,001 0,002 1 10 Pb mg/l 0,001 0,001 0,05 11 Cd mg/l 0,001 0,001 0,01 12 Asen mg/l 0,002 0,002 0,05 13 Coliform MPN/100ml 0 0 3 14 Fecal coliform MPN/100ml 0 0 0 Ghi chú: - TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - Ng1: Nước ngầm chùa Quỳnh Khê ( Tọa độ N: 20058'21,3"; E: 106029'20,9") - Ng2: Nước ngầm trường tiểu học Quỳnh Khê (Tọa độ N: 20058'10,4"; E: 106029'12,6") Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan (Ng1 & Ng2) khu vực gần dự án cho thấy: Nồng độ các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 - 1995)./. Sơ đồ vị trí lấy mẫu thể hiện ở trang sau: * Đánh giá sức chịu tải của môi trường Từ các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí, môi trường nước tại khu vực thực hiện dự án ở trên cho thấy: chất lượng môi trường của khu vực hiện nay khá tốt, mặt khác với công nghệ sản xuất của Đơn vị được lựa chọn tiên tiến, các chất ô nhiễm phát sinh là nhỏ, không có khả năng phát tán đi xa; đồng thời Đơn vị thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường triệt để, như vậy sức chịu tải của môi trường khu vực này là khá lớn. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3. Tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên nằm trên địa bàn xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, khu vực này có hệ sinh thái nông nghiệp với khu hệ động - thực vật phong phú. a. Thực vật Các loại thực vật hiện tại của khu vực triển khai dự án có thể phân chia thành nhiều nhóm, nhiều loại gồm lúa, ngô, khoai, sắn… các loại rau màu cho thân, lá, củ hạt như cải bắp, đỗ, lạc… các loại cây ăn quả gồm mít, đu đủ, chanh, chuối… cây hoang dại phổ biến là cây bụi, các loài cỏ thuộc nhóm hoa thảo, gáo nước, sậy lác, các loài nổi trên mặt nước như sen, súng, trang, dong nước, rau mác, bèo tây… b. Động vật Các loài động vật trong khu vực hiện nay gồm nhóm động vật tự nhiên như chuột, rắn, các loài thuỷ sinh trong hệ thống sông, ao hồ… Ngoài các loài trên còn có các loài gia súc, gia cầm do người nông dân nuôi thả như trâu, bò, lợn, gà… 4. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành Xã Kim Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 865,16ha với số dân 8574 người được phân bổ trong 3 thôn là Quỳnh Khê, Phương Duệ và Thiện Đáp. Năm 2007, tổng giá trị sản phẩm xã hội của xã đạt 49,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người là 5,8 triệu đồng/năm. a. Nông nghiệp + Trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2007 là 552,45ha, đất đai của Kim Xuyên thuộc nhóm đất đồng bằng, chủ yếu là phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, nhóm đất này khá phì nhiêu màu mỡ có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện bao gồm cây lúa nước, cây ăn quả, rau màu, thực phẩm và nuôi tôm cá nước ngọt. - Năng suất lúa cả năm 2007 đạt 50,7tạ/ha/năm - Bình quân lương thực hàng năm quy ra thóc đạt 4.350 tấn - Giá trị ngành nông nghiệp đạt 22,2 tỷ đồng + Chăn nuôi: - Tổng đàn gia súc đạt 14.690 con, đàn gia cầm đạt 54.000 con. - Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 46,64ha, sản lượng hàng năm đạt 40 triệu đồng/ha/năm. b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - Tổng diện tích đất công nghiệp là trên 15ha - Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 9,4 tỷ đồng; giá trị của ngành dịch vụ đạt 12,9 tỷ đồng; ngoài ra các thu nhập khác đạt 5,2tỷ đồng. + Sản xuất công nghiệp: Hiện tại trên địa bàn xã có 9 cơ sở sản xuất: 1 doanh nghiệp quốc doanh, 7 doanh nghiệp tư nhân và 1 doanh nghiệp liên doanh. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO + Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Đã duy trì 2 khu sản xuất vật liệu xây dựng, thu hút được nhiều lao động của địa phương tham gia sản xuất, ngoài ra còn phát triển một số xưởng cơ khí, mộc và sửa chữa điện tử, điện dân dụng... + Dịch vụ: Trong 5 năm qua ngành dịch vụ có nhiều hướng phát tiển tích cực, đây là sự đòi hỏi của xã hội trong cơ chế thị trường như: xây dựng, xuất khẩu lao động, dịch vụ thương nghiệp. c. Dân số, lao động và việc làm Tổng số dân của xã Kim Xuyên là 8.574 người (trong đó nam là 4567 người, nữ 4007 người), số người trong độ tuổi lao động là 5192 người, chiếm 60,5% tổng dân số toàn xã, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. d. Cơ sở hạ tầng • Đường giao thông: Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 5 dài trên 3 km, rộng 24m, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và đường huyện lộ Kim Xuyên - Ngũ Phúc rộng 6m chạy qua. Đây là một lợi thế về giao thông, giao lưu hàng hoá của nhân dân với các vùng lân cận. Bên cạnh đó, xã còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hoá với tổng chiều dài 14,5km thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. • Đường sông: Trên địa bàn xã có sông Kinh Môn và sông Bính chảy qua, phục vụ nhu cầu nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp và giao lưu hàng hoá bằng đường thủy với các vùng lân cận. • Hiện trạng cấp phối điện: Cả xã có 3 trạm điện với tổng công suất là 600KVA, tổng chiều dài đường dây là 13km e. Giáo dục - Đào tạo - Tổng số trường học trên địa bàn xã là 4 trường, trong đó: + Một trường Mầm non: có 17 giáo viên với 360 cháu + Hai trường tiểu học: 40 giáo viên với tổng số học sinh là 508 em + Một trường THCS: có 39 giáo viên và 522 học sinh - Số học sinh đỗ đại học, cao đẳng: 30 em f. Y tế: Xã có 1 trạm y tế trong đó có 1 bác sỹ và 5 y tá; Tổng số lượt khám chữa bệnh tại trạm là 7250 lượt người, chiếm 84,5%. g. Văn hoá và tôn giáo - Năm 2004 đã có 1.652 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá - Toàn xã có 4 nhà văn hoá, 3 đình và 3 chùa h. Công tác vệ sinh môi trường - Tình hình sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt: Số hộ dùng nước giếng khoan chiếm 23,9%; Số hộ dùng nước giếng đào: 66,4% - Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt: Số cơ sở thu gom rác: 3 cơ sở/3 thôn; Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom chiếm 95% - Tình hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật: Số lượng điểm thu gom: 4 điểm; Biện pháp xử lý là chôn lấp TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG A. Nguồn gây tác động Trong quá trình triển khai dự án sẽ phát sinh ra các loại chất thải gây tác động đến môi trường, quá trình này gồm hai giai đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành sản xuất với tính chất gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Các nguồn gây tác động đến môi trường được nhận dạng như sau: 1. Tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án không thể tránh khỏi việc gây ra các tác động môi trường đến khu vực dự án cũng như các khu vực lân cận, bao gồm: Bảng 12. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng dự án Nguồn phát sinh chất thải Các chất thải Các yếu tố tác động Quá trình chuẩn bị mặt bằng - Bụi - Khí thải có chứa SO2, CO, CO2, NO2, Hydrocacbon - Khói hàn - Rác thải xây dựng - Tiếng ồn - Độ rung - Môi trường không khí - Môi trường nước - Môi trường đất - Sức khỏe của người lao động Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng và đổ bỏ phế thải Trộn bê tông Quá trình thi công xây lắp Các phương tiện vận tải Các thiết bị thi công Quá trình thi công nền móng Hoạt động sinh hoạt của công nhân - Nước thải - Chất thải rắn sinh hoạt - Môi trường nước - Môi trường đất 1.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Việc sử dụng các trang thiết bị thi công san ủi mặt bằng của dự án sẽ làm phát sinh ra các nguồn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi đất và các loại khí độc như (SO2, NOx, CO,…) do các phương tiện giao thông và máy móc thi công xây dựng gây nên. Việc tính toán tải lượng chất gây ô nhiễm dựa trên khối lượng nguyên liệu vận chuyển, số lượng xe và lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng. a. Cơ sở tính toán lượng bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển và san lấp mặt bằng: - Bụi phát sinh dưới tác dụng của gió thường ảnh hưởng lớn ở giai đoạn san ủi mặt bằng của dự án, nguyên nhân là do dưới tác dụng của bức xạ nhiệt mặt trời và gió làm cho cát trên bề mặt dự án trở nên khô, làm giảm khả năng kết dính của các hạt đất cát và khi có các đợt gió có cường độ lớn sẽ cuốn theo bụi cát phát tán vào môi trường xung quanh. Do hiện nay chưa có công thức tính toán cụ thể về loại bụi này, nên trong TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO báo cáo ĐTM dự báo tải lượng bụi phát sinh do gió được ước lượng bằng thực nghiệm theo công thức ở dưới. Lượng bụi phát sinh được tính với khối lượng cát san lấp là lớn nhất, nó phụ thuộc vào kích thước hạt bụi, tốc độ gió, diện tích bề mặt san lấp...: Mbụi = V * d * 0,01% kg/đợt Trong đó: Mbụi: Khối lượng bụi phát sinh trong một đợt gió, kg V: Thể tích đất, cát san lấp trên mặt bằng dự án được tính từ lúc bắt đầu đổ cát đến lúc san lấp toàn mặt bằng dự án là 12 ÷ 32.458 m3 (khoảng từ 15 ÷ 40.600 tấn) d: Khối lượng riêng của bụi, 0,8 tấn/m3 0,01%: Hệ số bụi phát tán Như vậy, khối lượng bụi phát sinh trong một đợt gió là: Mbụi = (0,96.10-3 ÷ 2,6) tấn/đợt gió - Tải lượng bụi do quá trình vận chuyển: Ở giai đoạn khởi công xây dựng đồng loạt các công trình vào thời điểm sau khi hoàn thành công việc san lấp mặt bằng với thời gian dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng 12 tháng, trong đó thời gian để chở nguyên vật liệu dự kiến trong 3 tháng. + Khối lượng gạch, đá, cát, ximăng... cần cho xây dựng nhà xưởng, kho chứa, văn phòng, nhà tập thể... trên tổng diện tích hơn 13.560 m2 là: 2.100 tấn + Khối lượng sắt thép cần cho xây dựng dự kiến vào khoảng 750 tấn Tổng khối lượng nguyên vật liệu dùng cho xây dựng các công trình cơ bản dự kiến khoảng 2.850 tấn. Như vậy tổng khối lượng nguyên vật liệu dùng cho san lấp và xây dựng là 43.450 tấn, với tải trọng của xe chở là 15 tấn thì lượng xe ô tô cần thiết để vận chuyển khối lượng như trên quy ra khoảng 2.897 lượt xe, các phương tiện vận chuyển đều sử dụng nhiên liệu là dầu diezel. Bảng 13. Lưu lượng xe san lấp mặt bằng trong khu vực Dự án Khối lượng nguyên vật liệu cho xây dựng (tấn) Tổng số (lượt xe) Thời gian (ngày) Lưu lượng (xe/ngày) 43.450 2.897 90 32 Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi quẩn phát sinh do các phương tiện giao thông khi vận chuyển vào công trường với các giả thiết sau: + Vận tốc trung bình: 10 km/h + Tải trọng trung bình: 15 tấn + Số bánh xe trung bình: 10 bánh/xe + Quãng đường trung bình: 0,8 km TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 14. Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển Số lượt xe Hệ số phát sinh bụi (đường đá dăm, sỏi nhỏ 1000km) Lượng bụi phát sinh (kg/1000km.lượt xe) Tải lượng phát sinh trung bình (kg/ngày) 32 7,1*f 1495 76,5 Ghi chú: f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức: f = v.M0,7.n0,5 Trong đó: - M: Tải trọng trung bình của xe (tấn) - n: Số bánh xe trung bình (chiếc) - v: Vận tốc trung bình của xe (km/h) Bảng 15. Hàm lượng khí và bụi tương ứng với hệ số phát thải TT Chỉ tiêu Hệ số (kg/1000km) Quãng đường (km) Thời gian (phút) Số xe (vào/ra) Lượng phát thải (g/phút) 1 Bụi 0,9 0,8 12 1 0,06 2 SO2 4,15*S 0,8 12 1 0,0011 3 NOx 14,4 0,8 12 1 0,96 4 CO 2,9 0,8 12 1 0,19 5 HC 0,8 0,8 12 1 0,05 Ghi chú: S - Nồng độ lưu huỳnh trong dầu, S = 0,4% Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993 Bảng 16. Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển Số xe Bụi (g/phút) SO2 (g/phút) NOX (g/phút) CO (g/phút) HC (g/phút) 32 1,92 0,035 30,72 6,2 1,7 b. Nguồn gây tác động do tiếng ồn và độ rung Việc sử dụng các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị như máy cẩu, máy xúc, máy trộn bê tông, máy đóng cọc…, trong suốt quá trình thi công xây dựng đã làm phát sinh ra tiếng ồn, âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí phụ thuộc vào khoảng cách... Mức độ gây ra tiếng ồn của các thiết bị thi công được xác định trong bảng 17 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 17. Mức ồn từ các hoạt động của các phương tiện vận chuyển và các thiết bị thi công cơ giới TT Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) Khoảng Trung bình 1 Xe lu 72,0÷74,0 73,0 47,0 39,0 2 Máy xúc gàu trước 72,0÷84,0 78,0 52,0 44,0 3 Máy kéo 77,0÷96,0 86,5 60,5 52,5 4 Xe tải 82,0÷94,0 88,0 62,0 54,0 5 Máy trộn bê tông 75,0÷88,0 81,5 55,5 47,5 21 Tiêu chuẩn của Bộ Y tế kèm QĐ 3733 85 dBA Nhận xét: Mức ồn tối đa phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới ở khoảng cách 1m tính từ nguồn phát có máy kéo và xe tải vượt tiêu chuẩn cho phép, ở khoảng cách 20m và 50m tính từ nguồn phát sinh đều nằm trong khoảng cho phép của 21 Tiêu chuẩn BYT kèm theo Quyết định 3733. Trong trường hợp các máy móc thi công hoạt động cùng một lúc thì mức ồn chung ở khu vực có thể sẽ lên tới 85 - 95dBA. 1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nguồn gây ô nhiễm nước trong quá trình xây dựng chủ yếu gồm các nguồn sau: Nước mưa chảy tràn, nước thải do sinh hoạt của công nhân và nước phục vụ thi công tại công trường. a. Nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng dự án trong thời gian thi công sẽ cuốn theo đất, cát, xi măng và các loại rác thải sinh hoạt, sẽ tác động đến nguồn nước mặt trong khu vực. Lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa trong khu vực, theo số liệu khí tượng thuỷ văn thời gian có số trận mưa lớn tập trung vào một vài tháng (tháng 5 - 10). Do Dự án được xây dựng trong thời gian một năm, như vậy lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng dự án được tính bằng tổng lượng mưa trung bình trong năm. Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007, tổng lượng mưa cả năm là 1.197mm/năm, như vậy có thể dự báo lượng nước mưa chảy tràn trung bình trong thời gian thi công dự án: Q = 32.458 (m2) x 1.197 (mm) = 38.850 (m3/năm) b. Nước thải sinh hoạt Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường nếu không xử lý được thể hiện như sau: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 18. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người) Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Vi sinh vật (MPN/100ml) BOD5 45 - 54 - Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 - Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 - 220 Nitrat (NO3-) 6 - 12 - Phosphat (PO43-) 0,6 – 4,5 - Tổng Coliform - 106 - 109 Nguồn: [WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993] Tại công trường có khoảng 35 người tham gia xây dựng như vậy, tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trong bảng sau: Bảng 19. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải (Tính cho 35 công nhân) T T Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 1 BOD5 1,575 - 1,89 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 2,45 – 5,075 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 5,95 – 7,7 4 Nitrat (NO3-) 0,21 - 0,42 5 Phosphat (PO43-) 0,021 - 0,1575 Cấp nước sinh hoạt cho công nhân tại công trường được lấy tạm thời từ giếng khoan trong khu vực xây dựng Dự án. Nước dự kiến dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của công nhân tại công trường khoảng 40 lít/người/ngày, với lượng công nhân làm việc tại công trường là 35 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là: Q = 35 người x 40 lít/người/ngày = 1400 lít/ngày = 1,4 (m3/ngày) c. Nước thải từ quá trình thi công xây dựng Trong giai đoạn xây dựng ít sử dụng đến nước, nước chỉ được sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê tông, hầu hết nước sử dụng trong các công đoạn này đều ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bay hơi theo thời gian. Còn lượng nước thải tạo ra từ công trường xây dựng nhìn chung không nhiều, không đáng lo ngại. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công ở mức thấp. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm chất thải rắn do quá trình thi công xây dựng và chất thải rắn phát sinh do sinh hoạt của công nhân. a. Chất thải rắn do quá trình thi công xây dựng và chuyên chở đất cát Chất thải rắn là vật liệu xây dựng thải bỏ như gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, bao xi măng, sắt thép vụn, đất cát rơi vãi... Khối lượng các chất thải rắn này phụ thuộc vào quá trình thi công và chế độ quản lý của ban quản lý công trình. Tùy tình hình thực tế để có kế hoạch thu gom xử lý cụ thể. b. Chất thải sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng tại công trường Ước tính trung bình mỗi ngày một người thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt là 0,3kg - 0,5kg, như vậy với lượng công nhân tham gia hoạt động trên công trường là 35 người thì khối lượng rác thải phát sinh từ các công đoạn này trong một ngày sẽ là khoảng 10,5 - 17,5 kg/ngày.  Nhận xét: Dưới đây là bảng tóm tắt dự báo khối lượng chất thải phát sinh lớn nhất trong giai đoạn xây dựng: Bảng 20. Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng TT Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng 1 Chất thải dạng bụi, khí Bụi phát sinh do gió kg/đợt gió 1,264 Bụi quẩn đường kg/ngày 44,8 Bụi khói g/phút 0,06 ÷ 1,92 Khí SO2 g/phút 0,0011 ÷ 0,035 Khí NOx g/phút 0,96 ÷ 30,72 Khí CO g/phút 0,19 ÷ 6,2 Khí HC g/phút 0,05 ÷ 1,7 2 Nước mưa chảy tràn m3/năm 38.850 3 Nước thải sinh hoạt m3/ngày 1,4 ÷ 2,1 4 Chất thải rắn sinh hoạt kg/ngày 10,5 ÷ 17,5 Trong giai đoạn này Dự án sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân. Mặt khác việc thi công các hạng mục công trình của Dự án diễn ra trong thời gian ngắn. Các tác động đến môi trường xảy ra chỉ mang tính nhất thời, không kéo dài, Chủ Dự án sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động ảnh hưởng tới môi trường và công nhân lao động trực tiếp tại công trường. 2. Các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất Để chỉ ra một cách định lượng các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt động của nhà máy, có thể dựa trên phân tích đặc trưng công nghệ sản TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO xuất, các dòng vật chất tham gia vào quá trình, các dòng chất thải sinh ra từ các công đoạn của quá trình sản xuất của nhà máy. Trên cơ sở đó, các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận dạng như sau: Bảng 21. Đặc trưng chất thải và tác động môi trường TT Các công đoạn sản xuất Chất ô nhiễm Tác động môi trường 1 Phương tiện vận chuyển Bụi, khí CO, CO2, SO2, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 2 Quá trình tráng màng và kéo sợi Nhiệt, hơi nhựa, bụi, chất thải rắn, nước thải Ôn nhiễm không khí, nước 3 Quá trình dệt Tiếng ồn, chất thải rắn Ô nhiễm không khí 4 Quá trình cắt Chất thải rắn, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 5 Quá trình in - Hơi dung môi. - Sản phẩm loại - Chất thải rắn - Giẻ lau - Mực thải - Chất thải rắn nguy hại (giẻ dầu) - Môi trường không khí - Sức khỏe của công nhân 6 Quá trình may - Bụi, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 7 Quá trình lồng tráng bao PP và giấy - Nhiệt, hơi nhựa, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 8 Quá trình tạo hạt - Tiếng ồn, nước làm mát - Bụi, nhiệt, hơi nhựa Ô nhiễm môi trường không khí 9 Quá trình đóng gói, xuất xưởng Chất thải rắn, bụi, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 10 Hoạt động các động cơ Tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 11 Hoạt động sinh hoạt của công nhân Nước thải, chất thải rắn Ô nhiễm môi trường nước Môi trường đất 2.1. Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí Đặc trưng của ô nhiễm môi trường không khí của ngành công nghiệp sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP là ô nhiễm hơi hữu cơ, CO, SO2, NO2 và CO2, bụi, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất. + Hơi nhựa: Hơi nhựa phát sinh chủ yếu từ bộ phận gia nhiệt, kéo sợi, quá trình tạo hạt. Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất bao bì chủ yếu là hạt nhựa PP (Polypropylen), với quá trình gia nhiệt ở 1800C sẽ làm phá vỡ cấu trúc của các hạt nhựa, và chuyển thành trạng thái lỏng, cùng với quá trình này sẽ có một số hợp chất hữu cơ bị thăng hoa và phát tán vào môi trường không khí. Nồng độ các chất gây ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sản xuất, công suất sản phẩm và trình độ thao tác kỹ thuật TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Hàm lượng các khí độc và bụi phát sinh từ công nghệ sản xuất bao bì bằng nhựa được xác định theo "Environmental Sources and Emissons Handbook", hệ số phát tán khí độc và bụi thể hiện trong bảng sau: Loại nhựa Hệ số phát tán bụi (kg/tấn nguyên liệu) Hệ số phát tán khí độc (kg/tấn nguyên liệu) Polypropylen 1,36 0,32 Tổng lượng nguyên liệu hạt nhựa đầu vào là 5.000 tấn/năm, dựa vào bảng hệ số phát tán các chất ô nhiễm ở trên, tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm như sau: Bụi tổng số: 5000 tấn/năm * 1,36 kg/tấn = 6.800 kg/năm hay 18,9 kg/ngày Hydrocacbon: 5.000 tấn/năm * 0,32 kg/tấn = 1600 kg/năm hay 4,44 kg/ngày Sự ảnh hưởng của các hydrocacbon và bụi trong nhà xưởng sẽ được đánh giá cụ thể bằng các đợt đo kiểm soát môi trường định kỳ hàng năm khi đơn vị đi vào hoạt động sản xuất ổn định. + Ô nhiễm hơi dung môi phát sinh từ quá trình in bao bì: Đơn vị sử dụng máy in công nghiệp để in lên bao bì, như vậy sẽ hạn chế được một phần lượng hơi dung môi phát sinh trong quá trình in. Tại công đoạn pha mực: Mực in (mực gốc) là những hợp chất màu hữu cơ mà khi tiếp xúc với các vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hóa học... Mực gốc thường đặc và có độ dính cao, khi sử dụng phải pha mực với chất độn và dung môi, Đơn vị sử dụng dầu trắng và các chất độn khác để pha mực. Dung môi sử dụng để pha mực thường là toluen, xăng, dầu, dibutylftalat... Lượng dung môi dùng để pha mực sau khi in sẽ phát tán và bay hơi hầu hết vào môi trường không khí. Theo tỷ lệ hòa dung môi vào mực là 10%, như vậy lượng hơi dung môi phát tán vào môi trường không khí nếu như không có biện pháp khống chế hoặc giảm thiểu là: 120 tấn * 10% = 12 tấn/năm. + Ô nhiễm bụi: Bụi phát sinh chủ yếu tập trung ở công đoạn trộn nguyên liệu, phụ gia, tại các điểm nhập - xuất kho và do các phương tiện giao thông ra vào nhà máy. Tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm do hoạt động của ô tô ra vào xuất nhập hàng: Thành phần chính của các loại khí thải này thường bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầu. Các khí thải này là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu của các phương tiện giao thông. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chất lượng đường xá, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập: Bảng 22. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên các loại đường Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,15*S 4,15*S NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8 Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva 1993. Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%) VOC: Chất hữu cơ bay hơi Các điều kiện tính toán: + Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe + Số lượt xe ra Công ty một ngày: 1 lượt xe/ngày + Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 1 km Như vậy với các điều kiện tính toán như trên thì tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NOx, VOC do các phương tiện vận chuyển được xác định trong bảng sau: Bảng 23. Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Quãng đường xe đi được (km/ngày) Tải lượng (g/ngày) Bụi 0,9 1 0,9 SO2 4,15*S 1 0,0166 NOX 1,44 1 1,44 CO 2,9 1 2,9 VOC 0,8 1 0,8 Tổng 6,0566 + Tiếng ồn phát sinh từ dây chuyền sản xuất bao bì chủ yếu do hoạt động của máy kéo sợi, máy dệt, máy cắt... Ngoài ra tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy cũng là một nguồn gây nên mức ồn lớn. Tuy nhiên, mức ồn tại các vị trí xung quanh và khu dân cư không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do hoạt động sản xuất của Đơn vị. Có thể tham khảo mức độ gây ồn do các thiết bị cũ của Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I có công nghệ tương tự như sau: Bảng 24. Mức ồn ở một số công đoạn sản xuất của phân xưởng I Công ty TNHH Trung Kiên Ngày đo: 23/9/2008 TT Vị trí đo Mức ồn (dBA) 1 Đầu xưởng sản xuất bao xi măng 85,2 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 2 Cuối xưởng sản xuất bao xi măng 87,6 3 Đầu xưởng sản xuất bao PP 90,3 4 Cuối xưởng sản xuất bao PP 89,4 QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 85,0 Từ bảng 24 cho thấy mức ồn tương đối cao ở hầu hết các vị trí, đặc biệt là ở phân xưởng sản xuất bao PP có mức ồn lớn vượt tiêu chuẩn cho phép của TCVN 3733/2002/QĐ- BYT (Tiêu chuẩn vi khí hậu vùng làm việc). Nhận thức được mức độ gây ồn và hiệu quả sản xuất của các thiết bị máy móc cũ, nên Đơn vị đầu tư trang thiết bị máy móc mới hoàn toàn để giảm mức độ gây ồn đạt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động 2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước a. Nước thải sản xuất - Nước thải trong quá trình sản xuất phát sinh ở công đoạn làm mát máy, khu vực cán màng và khu vực máy tạo hạt, trong nước thải làm mát không chứa thành phần các chất gây ô nhiễm, với lưu lượng khoảng 13m3/ngày - Nước thải phát sinh từ công đoạn tạo màng (khu vực máy tráng màng): nguyên liệu sau khi gia nhiệt được ép thành màng nhựa, đưa màng nhựa này qua bể nước với mục đích làm mát và cố định sản phẩm, lượng nước này chiếm khoảng 2m3/2 máy, lượng nước này được thu gom sau khoảng 10 ngày đem xử lý và sử dụng tuần hoàn trở lại. Thành phần của nước thải loại này chủ yếu là các chất lơ lửng, chất tạo màu do các chất hữu cơ phai ra từ các hạt nhựa. Tổng lượng nước cần cho sản xuất trong một ngày vào khoảng 15m3/ngày. Toàn bộ lượng nước này đều được sử dụng tuần hoàn, như vậy có thể nói hoạt động sản xuất của cơ sở không phát sinh ra nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. b. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân và nước phục vụ cho ăn ca. Lưu lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường được tính như sau: + Nước dùng cho vệ sinh của người lao động trong cơ sở sản xuất: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân theo Quy định 20/TCN 33-85 của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ngày. Như vậy khi đi vào sản xuất ổn định lượng nước vệ sinh dùng cho 350 cán bộ công nhân viên của Đơn vị là: Q1 = 350 (người) x 45 (lít/người/ngày) = 15.750 (lít/ngày) = 15,75 (m3/ngày) + Nhu cầu dùng nước để chuẩn bị bữa ăn cho người lao động trong Đơn vị: Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87, lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 người với một bữa ăn là 25 lít nước. Vậy lượng nước sử dụng cho nhà ăn ca là: Q2 = 350 (người) x 25 (lít/người/bữa) = 8.750 (lít/bữa ăn) = 8,75 (m3/bữa ăn) + Tổng lượng nước sử dụng vào mục đích sinh hoạt của Đơn vị là: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Qsh = Q1 + Q2 = 15,75 m3 + 8,75 m3 = 24,5 (m3/ngày) Như vậy tổng lượng nước sử dụng cho quá trình sinh hoạt của Đơn vị là 25m3/ngày, lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng (20m3/ngày đêm). Như đã nêu ở trang 26 về thành phần của nước thải sinh hoạt và từ bảng 18 trang 27 ta tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt cho 350 lao động như sau: Bảng 25. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải (Tính cho 350 công nhân) TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 1 BOD5 15,75 ÷ 18,9 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 24,5 ÷ 50,75 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 59,5 ÷ 77 4 Nitrat (NO3-) 2,1 ÷ 4,2 5 Phosphat (PO43-) 0,21 ÷ 1,575 Để giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt, Đơn vị sẽ xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 6772- 2000, mức II. b. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên của dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi, đường đi, trên các mái nhà... gây ô nhiễm môi trường thủy vực tiếp nhận. Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn được tính theo công thức sau: (Trích dẫn từ tài liệu: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - Lê Văn Nãi) QMax = 0,278 * K * I * A Trong đó: Qmax: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn, m3/s K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất (khu vực lát nhựa, bê tông, K = 0,8 ÷ 0,9) I: Cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa cao nhất, I = 80 mm/h A: Diện tích khu vực, A = 32,454*10-3 km2 Như vậy lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn là: Qmax = 0,278 * 0,85 * 80 * 32,454*10-3 = 0,614 (m3/s) TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO So với nước thải, nước mưa khá sạch. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường vào khoảng 0,5 – 1,5mgN/l, 0,004 – 0,3 mgP/l, 10 – 20mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l. 2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất làm vương vãi nguyên phụ liệu, các mẩu thừa của thành phẩm phát sinh do quá trình cắt, các bao bì hư hỏng, các loại vỏ bao đựng nguyên phụ liệu, vỏ hộp mực in và một phần phát sinh do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Cơ sở. a. Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn trong quá trình sản xuất bao gồm: - Đối với bao chứa hạt nhựa và phụ gia: mỗi năm Đơn vị nhập khoảng 5.000 tấn/năm (trọng lượng mỗi bao là 25kg/bao), như vậy sẽ có khoảng 200.000 bao. Ước tính mỗi vỏ bao nặng khoảng 0,2kg thì mỗi năm loại chất thải này phát sinh khoảng 40.000kg, như vậy mỗi ngày phát sinh khoảng 111kg/ngày. Tuy nhiên loại chất thải này được thu gom và tái sử dụng lại hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế khác. - Loại chất thải rắn là các đầu bavia, mảnh bao phát sinh trong công đoạn kéo sợi, công đoạn dệt, công đoạn cắt bán thành phẩm, lượng chất thải rắn này phát sinh chiếm khoảng 0,1% lượng nguyên liệu đầu vào. Như vậy mỗi năm lượng chất thải rắn loại này phát sinh khoảng 5.000kg/năm, hay gần 13,9 kg/ngày. - Chất thải rắn là bao bì hỏng, giấy Kraff hỏng, rách, bỏ đi: ước tính loại này chiếm khoảng 35 tấn/năm hay 97,2 kg/ngày. - Đối với loại chất thải là các hộp mực: mỗi năm Đơn vị sử dụng khoảng 120 tấn mực in, tính trung bình mỗi hộp mực có khối lượng khoảng 5kg/hộp, như vậy có khoảng 24.000hộp, với trọng lượng của một vỏ hộp nặng 0,5kg, như vậy mỗi ngày phát sinh khoảng gần 33,3 kg/ngày vỏ hộp mực cần xử lý. - Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ công đoạn lau chùi khuôn in, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, chất thải rắn này chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, mực in. Lượng chất thải loại này phát sinh không đáng kể, ước khoảng 1kg/ngày. Ngoài ra còn một lượng chất thải nguy hại nữa là loại bóng đèn cháy hỏng, tuy số lượng ít nhưng cũng cần phải thu gom đưa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại. b. Chất thải rắn sinh hoạt Lượng chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy thải ra, thành phần bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa và bao bì các loại được xác định căn cứ vào: - Lượng cán bộ công nhân của nhà máy là 350 người - Lượng chất thải rắn bình quân là: 0,5 kg/người/ngày Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày sẽ là: Qrác thải = 350 (người) x 0,5 (kg/người/ngày) = 175 kg/ngày TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Lượng rác này sẽ được thu gom vào các vị trí tập kết rác thải sinh hoạt của nhà máy, Đơn vị thuê cơ sở thu gom rác thải của địa phương chở đến nơi chôn lấp hợp vệ sinh. Rác thải sinh hoạt sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu như hàng ngày được thu gom và chuyển về nơi xử lý chất thải sinh hoạt của địa phương. Do có thành phần các chất hữu cơ chiếm hơn 55%, nếu không được xử lý và thu gom thường xuyên sẽ phát sinh các khí như CH4, CO2, Cacbonhydro... gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí. Để giảm thiểu các tác động xấu của chất thải rắn, các biện pháp xử lý và quản lý chất thải rắn được nêu ở chương 5. B. Đối tượng, quy mô bị tác động 1. Các đối tượng bị tác động trong quá trình thi công xây dựng Trong quá trình triển khai Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại của Công ty TNHH Trung Kiên, các vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ tác động đến các đối tượng sau: + Quá trình giải phóng mặt bằng khu vực dự án: tại khu vực triển khai dự án chủ yếu là đất nông nghiệp trồng lúa, việc giải phóng mặt bằng chủ yếu gây tác động đến việc làm của 150 hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong đất quy hoạch dự án, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên như tài nguyên sinh vật, hoa màu, cây cối, cảnh quan... Tác động đến môi trường tự nhiên của giai đoạn này sẽ hết khi công tác giải phóng mặt bằng khu vực dự án kết thúc. + Công nhân trực tiếp tham gia thi công xây dựng: Đây là đối tượng trực tiếp chịu tác động của các hoạt động khi thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án. Các yếu tố tác động lên người công nhân đó là: điều kiện môi trường làm việc, bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công. Ngoài ra điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân trên công trường không đảm bảo vệ sinh, không được cung cấp nước sạch có thể dẫn đến mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh ngoài da. + Môi trường địa chất khu vực thực hiện dự án: Địa chất khu vực thực hiện dự án sẽ bị ảnh hưởng do thi công xây dựng móng của các hạng mục công trình. 2. Các đối tượng bị tác động khi dự án đi vào hoạt động a. Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội - Giải quyết công ăn việc làm cho 350 người lao động, giúp họ có cuộc sống ổn định. Mặt khác sự có mặt của Cơ sở sẽ góp phần cải thiện, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực. - Các sản phẩm tạo ra sẽ góp phần cung cấp lượng bao bì đóng gói sản phẩm cho nhiều công ty. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. - Hoạt động của dự án không những mang lại lợi nhuận cho Đơn vị, góp phần tăng nguồn thu cho địa phương thông qua các khoản thuế, đồng thời nâng cao trình độ dân trí, lành mạnh đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Ngoài những tác động tích cực trên, khi dự án đi vào hoạt động còn tác động đến các cơ sở sản xuất lân cận và các khu dân cư nằm trên quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa của Đơn vị, bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do giao thông. b. Tác động đến môi trường tự nhiên + Môi trường không khí: Môi trường không khí xung quanh Nhà máy bị tác động bởi các chất ô nhiễm như đã phân tích ở trên, chủ yếu là do các phương tiện vận tải và quá trình hoạt động sản xuất của Đơn vị + Môi trường nước: Khi đi vào hoạt động sản xuất, Đơn vị ít sử dụng nước sản xuất nên ít gây tác hại đến nguồn nước. Nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh và nhà ăn cũng được xử lý trước khi thải vào môi trường C. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án 1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại được thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp, không phải thực hiện công tác di dân tái định cư, nên những tác động của việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là không có. Tuy nhiên việc phát triển một cơ sở sản xuất mới sẽ có những tác động đến môi trường vật lý và kinh tế - xã hội: - Làm thay đổi mục đích sử dụng đất vào việc xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ khai thác sau này - Làm thay đổi cơ cấu công nông nghiệp - dịch vụ tại địa phương - Làm mất việc làm tạm thời cho những hộ dân có đất nằm trong đất của dự án 2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 2.1. Đánh giá các tác động đến môi trường không khí a. Tác động của bụi: Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, quá trình thi công xây dựng nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng... Xét về mặt kỹ thuật thì nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, thay đổi tùy theo cường độ hoạt động xây dựng, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và nhiệt độ không khí trong ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án, với đặc trưng là rất khó kiểm soát, khó xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm. Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn. Tác động đến thực vật làm ngăn cản quá trình sinh trưởng... Tuy nhiên bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, phần lớn sẽ phát tán ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Do vậy nếu công tác che chắn trong xây dựng được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được rất nhiều khả năng phát tán của bụi, từ đó hạn chế được những tác động đến môi trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO b. Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu: Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu điêzen có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dài. [] Khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian và không gian của các nguồn thải, thời gian thải. Khi các nguồn thải tập trung tại một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn. Để hạn chế mức độ ô nhiễm, Dự án sẽ bố trí các xe vận chuyển và thiết bị máy móc thi công làm việc theo một thời gian và không gian hợp lý nhằm tránh những ảnh hưởng của các khí thải tới môi trường. 2.2. Các tác động do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh do hoạt động thi công xây dựng nhìn chung là lớn hơn rất nhiều so với tiếng ồn từ các nhà máy, dưới đây là bảng gây tiếng ồn của các thiết bị thi công xây dựng: Bảng 26. Mức ồn của các máy xây dựng Thiết bị Mức ồn ở điểm cách máy 15m, dBA Máy ủi 93 Máy khoan đá 87 Máy đập bê tông 85 Máy cưa tay 82 Máy nén diezel có vòng quay rộng 80 Máy đóng búa 1,5 tấn 75 Máy trộn bê tông chạy bằng diezel 75 Khi tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ giảm hoặc tăng tiếng ồn là 6dBA. Mức ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu vực xây dựng còn được tăng lên so với khu vực trống trải, vì có bổ sung phản xạ của các công trình lân cận. 2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt Căn cứ vào tải lượng các chất gây ô nhiễm tại bảng 19 và lưu lượng nước thải trang 27 có thể tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 35 công nhân trên công trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng 27. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 6772 - 2000 Mức II (mg/l) 1 BOD5 1125 ÷ 1350 30 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 1750 ÷ 3625 50 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 4250 ÷ 5500 500 4 Nitrat (NO3-) 150 ÷ 300 30 5 Phosphat (PO43-) 15 ÷ 157,5 6 Ghi chú: - TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt - Mức II: áp dụng cho các Doanh nghiệp có diện tích khu vực làm việc từ 10.000m2 đến 50.000 m2 Nhận xét: Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nên nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao (từ bảng 27 cho thấy nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 37,5 ÷ 45 lần, SS vượt tiêu chuẩn cho phép 35 ÷ 72,5 lần, TDS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 8,5 ÷ 11 lần, Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 5 ÷ 10 lần, Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 2,5 ÷ 26,25 lần). Như vậy với đặc tính của nước thải sinh hoạt chưa xử lý như trên thì đây là một nguồn ô nhiễm lớn và gây tác động xấu đến môi trường. 2.4. Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng có thể kéo theo bùn đất, cát, đá và các tạp chất như dầu mỡ, nguyên vật liệu rơi vãi, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thu gom và thoát nước mưa của khu vực. Khi có mưa lớn hay hệ thống thu gom bị tắc nghẽn, khả năng thoát nước của hệ thống cống chung chậm, nước mưa chảy tràn cùng với đất cát, tạp chất có thể chảy tràn có thể chảy tràn vào hệ thống mương tưới tiêu nằm tiếp giáp với khu vực dự án, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước cũng như khả năng tiêu thoát nước của hệ thống này. Tuy nhiên lưu lượng nước mưa phụ thuộc nhiều vào chế độ khí hậu thủy văn của khu vực và thường chỉ tập trung vào một số tháng trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8). Trong thời gian này lượng nước mưa của khu vực cũng khá lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhanh, khả năng gây ra các ảnh hưởng xấu là không đáng kể. 2.5. Đánh giá tác động của chất thải rắn trong giai đoạn thi công Các tác động chính của chất thải rắn bao gồm: - Làm tăng độ đục của nước khi có mưa lớn, nước mưa kéo theo một lượng lớn bùn cát có thể gây ra hiện tượng bồi lắng hệ thống thoát nước của khu vực TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Đất cát và các vật liệu thải khác sẽ là nguyên nhân phát sinh bụi trong không khí, đặc biệt là khi có gió lớn - Chất thải sinh hoạt nếu không thu gom triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịu... * Nhận xét: Nói chung các tác động môi trường trong giai đoạn thi công mang tính chất ngắn hạn không tránh khỏi nhưng cũng không đáng kể. Vì vậy các vấn đề môi trường của Dự án cần xem xét là các tác động của chất thải có thể có trong quá trình sản xuất đối với môi trường đất, nước, không khí. 2.6. Đánh giá sự phù hợp môi trường của phương án bố trí mặt bằng sản xuất Việc bố trí nhà xưởng và các hạng mục công trình khác trên tổng mặt bằng diện tích của nhà máy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, hệ thống đường giao thông bao quanh các nhà xưởng với hai cổng chính phụ đảm bảo cho xe ra vào chở nguyên liệu và hàng hóa thuận lợi; hệ thống cây xanh, hồ nước vừa làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, vừa cải thiện vi khí hậu trong nhà máy. Do đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy là gây ô nhiễm ở mức độ thấp, không phát tán các chất ô nhiễm đi xa, nên khi có gió mạnh theo hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam thì khả năng các khu dân cư thôn Quỳnh Khê bị tác động bởi các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất của nhà máy là không đáng kể. 3. Đánh giá tác tới môi trường khi dự án đi vào hoạt động 3.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí a. Đánh giá tác động bụi và khí thải do quá trình sản xuất - Đánh giá tác động của bụi: Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Cơ sở bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông; trong phân xưởng có những hạt bụi nilon và bụi dạng son khÝ do quá trình pha mực in. Thường bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây. Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733- 2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN 5937-2005 là 300 µm/m3. - Lưu huỳnh dioxit (SO2): SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Phát sinh nhiều ở các khu vực sử dụng nhiên liệu có thành phần của lưu huỳnh và các ngành công nghiệp hóa chất TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO liên quan đến H2SO4. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến Bảng 28. Tác động của SO2 đối với người và động vật Giới hạn của độc tính 30 - 20 mg SO2/m3 Kích thích đường hô hấp, ho 50 mg SO2/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 - 60 phút) 260 - 130 mg SO2/m3 Liều gây chết nhanh (30 - 60 phút) 1300 - 1000 mg SO2/m3 - Nitơ Oxyt (NOx): Trong các loại oxit của nitơ thì chỉ có ba loại N2O, NO, NO2 là được tạo thành với số lượng không dự đoán được trong khí quyển. Thông thường, NO và NO2 được kiểm tra và được gọi chung là NOx: + NO là một chất khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt cháy nhiên liệu. Nó được oxi hóa thành NO2 bằng phản ứng quang hóa thứ cấp trong môi trường không khí ô nhiễm. + NO2 là một chất khí có mùi hăng gây kích thích và có thể phát hiện được ở nồng độ 0,12ppm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo thành hàng loạt các phản ứng quang hóa học. Một lượng nhỏ NO2 có thể được phát hiện ở tầng xáo trộn (dưới tầng bình lưu). NO2 được tạo ra từ sự oxi hóa NO của ozone, được thải ra từ sự đốt nhiên liệu và các nhà máy sản xuất axit nitric - Oxit cacbon (CO): Là chất khí không màu, không mùi, không vị và có ái lực mạnh với hemoglobin trong máu. Hỗn hợp hemoglobin với CO làm giảm hàm lượng ôxi lưu chuyển trong máu và như vậy tế bào con người sẽ thiếu ôxi. Các triệu chứng xuất hiện khi con người bị ngộ độc CO như: hô hấp khó khăn, đau đầu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong khi nồng độ CO trong không khí vào khoảng 250 ppm. Giới hạn tối đa cho phép của nồng độ CO trong không khí tại nơi làm việc (tiếp xúc trực tiếp) là 40 mg/m3. Khí CO còn có tác dụng kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật nên khi tập chung ở nồng độ cao nó sẽ gây tác hại cho cây cối. - Tác nhân CO2: CO2 là một chất khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hoá lỏng do nén, tỷ trọng d = 1,53, nhiệt độ sôi TS = -780C. Bình thường CO2 trong không khí chiếm tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật, tuy nhiên nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 - 60 mg/m3 thì sẽ làm ngưng hố hấp sau 30 - 60 phút. Bảng 29. Tác động của CO2 đối với con người TT Nồng độ % Tác hại 1 0,5 Khó chịu về hô hấp TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 2 1,5 Không thể làm việc được 3 3 - 6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng 4 8 - 10 Nhức đầu, rối loại thi rác, mất tri giác, ngạt thở 5 10 - 30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu 6 35 Chết người - Các hợp chất hữu cơ bay hơi: Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn suất gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Các hợp chất hữu cơ này bay hơi theo pha khí có thể kể ra ở đây là xylen, toluen, benzen, butyl axetat, xăng, dầu hỏa... Tùy thuộc vào khối lượng phân tử mà các chất này có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt là các hydrocacbon thơm có thể gây dị ứng da, suy hô hấp và có thể gây ung thư. b. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ các bộ phận kéo sợi, dệt bao, cắt, tại máy tạo hạt và tiếng động cơ của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy. Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 30 Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong nhà máy là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của nhà máy đến khu vực xung quanh là không đáng kể. Bảng 30. Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy 100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai 130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên 145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm 190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm c. Tác động do ô nhiễm nhiệt Trong quá trình hoạt động sản xuất của Đơn vị, đặc biệt tại khu vực máy cán màng và máy tạo hạt có phát sinh nhiệt. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân lao động trực tiếp, làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể công nhân sản sinh ra nhiều nhiệt sinh học hơn. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể người lao động không đủ để trung hòa các nhiệt dư thì gây ra trạng thái mệt mỏi, làm tăng khả năng gây chấn thương và có thể xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh do nhiệt cao. Trong điều kiện phải làm việc thời gian dài ở nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cơ thể và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu quá trình này kéo dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên. 3.2. Đánh giá tác động đến môi trường nước a. Tác động của nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Nguồn nước thải sinh hoạt này phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 25 trang 33 với lưu lượng nước thải đã tính toán ở trang 33 là 20m3/ngày đêm, từ đó tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 350 công nhân trong nhà máy. Kết quả tính nồng độ các chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng sau: Bảng 31. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 6772 - 2000 Mức II (mg/l) 1 BOD5 787,5 ÷ 945 30 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 1.225 ÷ 2.537,5 50 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2.975 ÷ 3.850 500 4 Nitrat (NO3-) 105 ÷ 210 30 5 Phosphat (PO43-) 10,5 ÷ 78,75 6 Ghi chú: - TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt - Mức II: Áp dụng cho các nhà máy có diện tích khu vực làm việc từ 10.000 m2 đến 50.000m2. Nhận xét: Như vậy nước thải sinh hoạt của Nhà máy nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 26,25 ÷ 31,5 lần; SS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 24,5 ÷ 42,3 lần; TDS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5,95 ÷ 7,7; Nitrat vượt tiêu TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO chuẩn cho phép 3,5 ÷ 7 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 1,75 ÷ 13 lần. Vì vậy nguồn nước thải sinh hoạt này nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường thủy vực xung quanh. b. Tác động của nước thải sản xuất - Với quy trình sản xuất bao bì của đơn vị đã được nêu ở chương 1, tổng lượng nước dùng cho dây chuyền sản xuất bao bì của đơn vị là 15m3/ngày đêm, trong đó có 2m3 là nước làm mát trực tiếp màng nhựa, loại nước này chủ yếu liên quan đến độ màu và một số chất lơ lửng, gây khó chịu về mặt cảm quan. Đơn vị sử dụng nước tuần hoàn nên nước thải ra môi trường rất ít và khi thải ra sẽ được xử lý bằng phương pháp lắng lọc và keo tụ để giảm độ màu và các tạp chất có trong nước thải. Như vậy nước thải sản xuất của Đơn vị có tác động rất ít đến chất lượng môi trường nước khu vực. - Đối với nước thải từ quá trình vệ sinh bản in: đây là nước thải có chứa nhiều thành phần kim loại độc hại, dầu, độ màu... loại nước này nếu thải thẳng ra lưu vực tiếp nhận sẽ gây tác động trực tiếp đến sinh vật trong môi trường nước. Tuy nhiên loại nước này phát sinh không thường xuyên, mặt khác chúng đều được thu gom vào bể xử lý cùng với nước thải sản xuất. c. Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, chất cặn bã, dầu rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nước ở các thủy vực, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. 3.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn a. Đối với chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy bao gồm: các loại văn phòng phẩm qua sử dụng thực phẩm thừa và bao bì các loại. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong ngày là 175kg/ngày. Lượng rác thải nếu không được thu gom xử lý sẽ là nguồn gây tác động không nhỏ tới môi trường trong khu vực sản xuất và môi trường khu vực xung quanh. Các chất lơ lửng tại các hố gas thu gom nước mưa, chủ yếu ở dạng bùn. Chất thải này sẽ gây tắc hệ thống thoát nước, gây bồi lắng thủy vực và gây ra ô nhiễm nguồn nước. b. Đối với chất thải rắn sản xuất - Đối với loại chất thải rắn là các bavia nhựa, các sản phẩm hỏng, lỗi... đều được tái chế lại tạo thành hạt nhựa, quay vòng lại cho quá trình sản xuất. Nhìn chung chất thải rắn loại này hầu như không có tác động đến môi trường. Đối với chất thải là giấy loại, được thu gom bán lại cho cơ sở khác. - Đối với chất thải rắn là loại chất thải nguy hại như vỏ hộp mực, các loại giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải vệ sinh máy móc thiết bị theo định kỳ. Ngoài ra còn một số TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO loại chất thải nguy hại nữa là các loại bóng đèn cháy hỏng... Toàn bộ loại chất thải này đều được thu gom đưa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại. 3.4. Tác động đến môi trường đất Dự án sử dụng diện tích đất 32.458m2 trong thời gian 50 năm và tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong khu vực như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đất giao thông... làm tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua thuế đất. Đây là những tác động không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc thay đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông lâm nghiệp thành công nghiệp hiện đang là xu hướng tích cực đối với Việt Nam hiện nay. Khi Dự án xây dựng sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực do các hoạt động đào đắp, bụi, bẩn làm gia tăng quá trình lắng đọng bùn đất trong hệ thống sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Quá trình đổ thải các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Đơn vị (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều có tác động gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp khu vực lân cận nếu không có biện pháp thu gom và xử lý. 3.5. Tác động đến môi trường sinh thái Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm như chất ô nhiễm nước, không khí và chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái trong khu vực. Tuy nhiên do các chất thải trên có thể kiểm soát được bằng việc quan trắc và xử lý triệt để nên có thể hạn chế hoặc loại trừ được ảnh hưởng của chúng tới môi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng. 3.6. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội Quá trình xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến kinh tế - xã hội như sau: - Gây mất việc làm tạm thời cho những người dân địa phương bị thu hồi đất nông nghiệp nằm trong đất quy hoạch dự án. - Thay đổi điều kiện sinh hoạt của người dân, làm gia tăng dân số do sử dụng nhiều lao động của Đơn vị, gây ra các vấn đề phức tạp về văn hóa, trật tự và an ninh tại khu vực. - Tăng nguy cơ tai nạn giao thông (trên đoạn đường quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại khu vực dự án) do gia tăng mật độ lưu lượng các xe ra vào nhà máy, đặc biệt là đoạn đường từ đường 5 cắt qua đường sắt vào nhà máy. - Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 350 lao động, góp phần làm giảm áp lực về việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, khai thác được nguồn nhân lực dư thừa tại địa phương, làm giảm các tiêu cực xã hội. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Dự án góp phần phát triển kinh tế khu vực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế. 3.7. Đánh giá sự cố, rủi ro và an toàn lao động Khi Đơn vị đi vào sản xuất ổn định có thể gây ra các sự cố, rủi ro về an toàn lao động làm ảnh hưởng xấu đến con người như: - Xe cộ ra vào dễ gây tai nạn giao thông dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. - Các sự cố trong nhà máy như chập điện, điện giật, cháy nổ, ngộ độc… gây ra các tai nạn nguy hiểm cho con người, vì vậy Đơn vị sẽ hết sức chú ý đề phòng để tránh những thiệt hại về người và của. - Thiên tai, bão lụt xảy ra trong mùa mưa: nhìn chung địa hình khu vực dự án nằm tương đối cao, lại cách xa các sông lớn, mặt khác Đơn vị sẽ xây dựng hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh nên vấn đề về bão lụt là không đáng lo ngại. 4. Đánh giá tác động của các cơ sở sản xuất xung quanh tới Dự án Giáp đất dự án về phía Tây và phía Nam là ruộng canh tác vẫn đang trồng lúa- hoa màu, phía Đông Nam dự án là Nhà máy sản xuất bao bì Trung Kiên, phân xưởng I có công nghệ sản xuất tương tự, theo báo cáo kiểm soát môi trường hàng năm của Nhà máy này thì những hoạt động sản xuất không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh mà chỉ tác động đến môi trường trong khu vực sản xuất, mặt khác xung quanh Nhà máy này đều trồng cây xanh nên giảm thiểu được lượng bụi và tiếng ồn ra khu vực xung quanh. Như vậy trong quá trình hoạt động của hai nhà máy khu vực này có thể nói rằng sự tác động về môi trường giữa các nhà máy với nhau là không đáng kể. 5. Đánh giá về phương pháp sử dụng Trong quá trình tiến hành thực hiện báo cáo ĐTM chúng tôi đã thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM Du An Dau Tu Mo Rong Co So San Xuat Bao Pp Va Bao Phuc Hop Cac Loai.pdf
Tài liệu liên quan