Tài liệu Đề tài Định hướng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm thập kỷ gần đây, Trên thế giới nghành du lịch có tốc độ phát triển rất nhanh, được coi là ngành " công nghiệp không khói ", ngành "xuất khẩu vô hình " mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế. Do vậy phát triển kinh tế du lịch đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại của mỗi người dân.
Sự phát triển của du lịch ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên , bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là đối với vùng sâu và vùng xa, nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên, văn hoá hấp dẫn. Bên cạnh những nguồn lợi do phát triển du lịch mang lại thi sự phát triển nhanh chóng của du lịch ân chứa...
36 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Định hướng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm thập kỷ gần đây, Trên thế giới nghành du lịch có tốc độ phát triển rất nhanh, được coi là ngành " công nghiệp không khói ", ngành "xuất khẩu vô hình " mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế. Do vậy phát triển kinh tế du lịch đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại của mỗi người dân.
Sự phát triển của du lịch ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên , bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là đối với vùng sâu và vùng xa, nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên, văn hoá hấp dẫn. Bên cạnh những nguồn lợi do phát triển du lịch mang lại thi sự phát triển nhanh chóng của du lịch ân chứa nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường ở các vùng du lịch: Ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học , mất giá đồng tiền và xung đột xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, xói mòn văn hoá của cộng đồng bản địa, v.v.. Những tác động xấu ngày càng gia tăng khiến cho Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO) cũng như các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm kiếm một cách thức , một chiến lược mới nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Đó chính là hướng phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững là hướng phát triển chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển của Đảng và nhà nước . Hoạt động phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về kinh tế , chính trị , văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường , giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới. Quan điểm này cần được xuyên suốt trong quy hoạch phát triển các khu du lịch.Khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang la một địa bàn nhạy cảm gần trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và môi trường của tỉnh Bắc Giang. Do vậy trong quy hoạch phát triển khu du lịch Suối Mỡ quan điểm phát triển du lịch bền vững càng cần được thông suốt. Để phát triển bền vững khu du lịch này phải có những nghiên cứu để đưa ra mô hình phát triển thích hợp. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài "Định hướng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang".
2. Mục tiêu của khoá luận.
- Nghiên cứu hiện trạng du lịch va quản lý môi trường của khu du lịch Suối Mỡ
- Xác định khả năng tải của tuyến đường mòn thiên nhiên từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối.
-Từ những nghiên cứu trên đưa ra một số định hướng quản lý để phát triển bền vững khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang.
3. Nhiệm vụ cần thực hiện.
- Đánh giá các tiềm năng du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ- Bắc Giang.
- Thu thập thông tin và phân tích hiện trạng du khách bằng phương pháp phỏng vấn nhanh và phát phiếu điều tra.
- Thu thập thông tin và phân tích hiện trạng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho du lịch.
- Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số định hướng để phát triển du lịch ở khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan hệ giữa du lịch và môi trường.
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên của khu du lịch. Như vậy yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định các loại hình du lịch cũng như sự thành công của hoạt động du lịch là tài nguyên môi trường của khu du lịch.
Hoạt động phát triển du lịch lại có các tác động lên cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ xã hôi-nhân văn của khu vực diễn ra hoạt động du lịch.
1.1.1. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên.
a. Tác động tích cực.
Hoạt động của du lịch đã có những tác động tích cực đến các yếu tố sinh thái tự nhiên. Các tác động tích cực có thể kể đến là:
- Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia hoặc Vườn khu vực. Việc bảo tồn các loài động thực vật hoang dại giành cho du khách chiêm ngưỡng là một trong các thành công .
- Tăng cường chất lượng môi trường:du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác. Cải thiện các tiện nghi môi trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
- Đề cao môi trường: việc phát triển các cơ sở du lịch thiết kế tốt có thể đề cao giá trị cảnh quan.
- Cải thiện hạ tầng cơ sở: các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay , đường xá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải , thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập du khách.
b. Tác động tiêu cực .
Hoạt động du lịch cũng gây các tác động tiêu cực cho các yếu tố sinh thái tự nhiên các tác động này có thể kể đến là:
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước : du lịch là nghành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm trí tiêu hao cả nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nếu khu du lịch là vùng thiếu nước, hoặc mùa du lịch là mùa khô hạn thì việc cấp nước cho khu du lịch là một thách thức lớn. Người ta thấy nếu số lượng khách/ chủ=3:1 thì vấn đề cấp nước bắt đầu khó khăn, nếu tỷ lệ đó là 20:1 thì cần lắp đặt thêm bồn chứa tạo áp lực trong hệ thống xử lý nước thải(Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu- Du lịch bền vững).
- Nước thải: Lượng nước thải gia tăng tỷ lệ thuận với lượng nước cấp (thường tính bằng 75% lượng nước cấp ). Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm dần xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận của khu du lịch( sông, hồ, biển).
- Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp có thể gây nhưng vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng và xung đột xã hội.
- Ô nhiễm khí : du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền , đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính.
- Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và hoạt động của du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác, kể cả động vật hoang dại.
- Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tạo ra những vấn đề sinh thái nghiêm trọng: tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động habitat, đe doạ các loài động thực vật hoang dại(tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, ...). Xây dựng đường giao thôngvà khu cắm trại gây cản trở động thực vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,...
1.1.2. Tác động của hệ du lịch lên hệ xã hội-nhân văn.
a. Tác động tích cực.
Hoạt động phát triển du lịch đã tạo ra những tác động tích cực lên hệ xă hội-nhân văn. Các tác động tích cực này có thể kể đến là:
- Lợi ích kinh tế:du lịch tạo thu nhập , ngân sách giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ...Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, kinh tế vùng và quốc gia. Du lịch tạo ra các chất xúc tác để phát triển và mở rộng các khu vực kinh tế khác (xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm...). Với các vùng sâu, vùng xa, hoạt động du lịch có thể là động lực duy nhất để xoá đói giảm nghèo.
- Góp phần bảo tồn di tích, di sản lịch sử- văn hoá: du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những dất nước nghèo không có đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ. Du lịch cũng góp phần đắc lực cho bảo tồn hay khôi phục các di sản kiến trúc; nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống; đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hoá truyền thống, kể cả văn hoá ẩm thực; góp phầnkhôi phục niềm tự tin, tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hoá, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy du khách, nhất là khách ngại quốc, thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các đặc trưng văn hoá của dân tộc mình.
- Giao lưu, trao đổi văn hoá, giữa du khách và người địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn minh).
b. Tác động tiêu cực:
Hoạt đông du lịch gây ra những tác động tiêu cực đến hệ xã hội nhân văn của tác động tiêu cực đó là:
- Dịch bệnh: khách du lịch có thể đem đến khu lịch các loại dịch bệnh gồm nhiều loại dịch bệnh lan truyền nhờ nước, bệnh xã hội, và các bệnh khác lan truyền do đông người.
- Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương do sự cạnh tranh của hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của các chủ doanh nghiệp ở các vùng khác.
- Gây rối loạn kinh tế và công ăn, việc làm: sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển tương xứng với các vùng khác. Điều đó có thể dẫn đến sự bất bình của cư dân trong các vùng chậm phát triển khác. Sự bùng phát tăng giá đất đai hàng hoá, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành lao động rẻ mạt,tạm bợ theo mùa.
- Quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường dành cho người địa phương: khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương sẽ bị tranh giành tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa.
- Tác động văn hoá: trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn văn hoá, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hoá ngoại lai do du khách mang tới so với văn hoá bản địa. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những sự khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử.
- Các vấn đề xã hội: ma tuý, nghiện rượu, tội phạm, mại dâm có thể bùng phát liên quan với phát triển du lịch.
1.2. Giới thiệu chung về khu du lịch Suối Mỡ.
1.2.1. Vị trí địa lý.
Bắc Giang là tỉnh trung du Bắc Bộ có vị trí địa lý từ 21007'đến 21042' vĩ độ Bắc và từ 105052' đến 1070 02' kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh Bắc Giang giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây va Tây Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang khoảng 30 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 75 km về phía Đông Bắc theo đường quốc lộ 1 và quốc lộ 13 B.
1.2.2. Những vấn đề về tài nguyên du lịch Suối Mỡ.
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
a. Vị thế.
Suối Mỡ với vị trí địa lý và khoảng cách về điều kiện giao thông tương đối thuận lợi , Suối Mỡ có thể được xem là điểm du lịch cuối tuần của thủ đô Hà Nội và của thị xã Bắc Giang. Ngoài ra với vị trí nằm ỏ trung tâm của tỉnh, Suối Mỡ có mối giao lưu thuận tiện với các điểm du lịch lân cận như : Khuôn Thần, Cấm Sơn, Côn Sơn-Kép Bạc. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng "tour" du lịch cho khách đến Bắc Giang.
b. Địa hình.
Suối Mỡ là dòng suối nhỏ , bắt nguồn từ khu vách đá và hồ Chuối của núi Tây Ngài, núi Bà thuộc dãy Huyền Đinh- Yên Tử. Khu vực Suối Mỡ là vùng đồi núi thấp , độ cao trung bình từ 100 m đến dưới 1000 m , đầu tuyến nối với đường 239 tại đền Suối Mỡ (cách phà Lục Nam khoảng 10 km). Đây là vùng đất bằng phẳng dài chừng 400-500 m, tiếp theo là địa hình rừng núi, chia cắt khá phức tạp, tuyến đường tương đối quanh co và tăng dần độ cao, độ dốc phổ biến vào khoảng 26-35%. Len lỏi giữa các dãy đồi núi là các khe, suối với cảnh quan đẹp, hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi thanh niên. Dọc đôi bờ suối có 3 ngôi đền lớn nhỏ khác nhau:Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng rất thuận tiện cho việc cúng lễ, tuy nhiên mùa mưa lũ cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
c. Khí hậu.
Khu du lịch Suối Mỡ thuộc huyện Lục Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Từ số liệu quan trắc cơ bản các yếu tố khí hậu chính của trạm Bắc Giang và căn cứ vào các chỉ tiêu của tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) xác định thời gian thích hợp nhất với sức khoẻ con người thì ở khu vực này có đặc điểm sau(quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ -huyện Lục Nam):
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Độ thích hợp với du lịch
Chú thích:
Rất thích hợp (mát)
Thích hợp (hơi nóng)
Ít thích hợp (nóng bức)
Căn cứ vào số ngày mưa trong năm và các điều kiện bất lợi khác như bão, mưa đá... thì thời gian thích hợp cho các hoạt động du lịch ở khu vực Suối Mỡ đạt khoảng 178 ngày.
Xét về đặc điểm khí hậu thì Suối Mỡ được xếp vào loại "thuân lợi" đối với hoạt động du lịch. Đây là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại các điểm du lịch hiện nay ở nước ta.
d. Đăc điểm chế độ thuỷ văn .
Ơ khu vực Suối Mỡ các đá có nguồn gốc lục địa tuổi Triat gồm các loại đá sét màu lục xen bột kết, cát kết màu tím, bột kết, đá sét màu phớt hồng gắn kết chắc có bề dày khoảng 300 m. Các loại đá này cho phép đắp đập ngăn dòng, tạo hồ nước và giữ nước tốt. Khu vực nằm trong vùng có chế độ khá bình ổn về kiến tạo hiện đại. Hoạt động nâng yếu đã tạo ưu thế cho quá trình bóc mòn. Quá trình phong hoá- lý- học đã tạo đá ong trên sườn đồi , song vỏ phong hoá chỉ dày từ 5-10 m. Các điều kiện này chỉ tạo nên quá trình thấm ngậm nước ở vỏ phong hoá trong lòng hồ bị ngập, kết hợp với độ dốc sườn đồi lớn , khe suối hẹp tạo nên hồ dạng sông hẹp , kéo dài, không bị mất nước do thẩm thấu và không bị thất thoát nước sang lưu vực khác.
Điều kiện địa chất, địa hình đảm bảo cho việc xây dựng hồ chứa, đảm bảo giữ nước và an toàn cho đập , kể cả đập đất. Tuy nhiên khi xây đập cần bóc toàn bộ lớp vỏ phong hoá (5-10 m) nền đá gốc và khoan nhồi bê tông tạo chân đập cắm sâu vào đá gốc.
Chiều dài dòng suối khoảng 4- 4,5 km trên một lưu vực có bề mặt dốc về phía đáy tạo bề mặt hướng nước và tích nước lý tưởng cho hồ Suối Mỡ.
e. Tài nguyên sinh vật.
Nhìn chung thảm thực vật ở khu vực Suối Mỡ chưa được phong phú , trữ lượng rừng rất thấp (bình quân 40 m3/ha), cấu trúc rừng bị phá vỡ, không còn phân tầng rõ rệt, phẩm chất cây lại xấu. ở những khu vực sườn núi phụ cận bao quanh thảm thực vật còn nghèo do khai thác bừa bãi cho nhu cầu sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của người dân địa phương và cũng vì thế mà nhiều thú rừng quý hiếm đã bỏ đi nơi khác (quy hoạch phát triên du lịch Suối Mỡ- huyện Lục Nam).
Song bên cạnh đó Suối Mỡ cũng có những tài nguyên sinh vật mang nét đặc trưng của khu vực như giẻ, phong lan, chè xanh, lông cu ly, cùng bạt ngàn những loài cây thuốc quý khác. Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả đặc sắc như na, vải thiều...(quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ - huyện Lục Nam)
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Khu vực Suối Mỡ không chỉ nổi tiếng là một khu danh thắng mà còn được khách thập phương biết đến bởi sự linh thiêng của các ngôi đền ở đây. Hệ thống 3 đền ở Suối Mỡ bao gồm: Đền Trung, Đền Thượng, Đền Hạ vốn được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV-XVI) . Cả ba đền đều thờ "Thượng ngàn Thánh Mẫu" vị thần tiêu biểu cho sức mạnh của tự nhiên. Huyền thoại kể rằng đó chính là công chúa Quế Mỹ Nương, con vua Hùng Định Vương, người đã có công làm thuỷ lợi, dẫn dòng Suối Mỡ về đây để mảnh đất Nghĩa Phương được trù phú tươi tốt như ngày nay. Nguyên mẫu, đó là những ngôi đền rất đẹp, tinh tế về mặt kiến trúc. Tiếc rằng thời gian bị thực dân Pháp xâm chiếm chúng đã bị tàn phá nặng nề. Các ngôi đền hiện nay, đều do dân xây lại bằng tiền công đức. Do thiếu kinh phí và kinh nghiệm nên các ngôi đền này đều không còn nhiều được giá trị lịch sử và nghệ thuật như vốn có.
Tuy vậy, sự linh thiêng của ngôi đền này đã thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi năm. Hội đền Suối Mỡ tổ chức vào ngày 1 tháng 4 âm lịch. Ngày này thực sự là ngày hội lớn nhất của vùng. Từ canh hai, canh ba dân làng đã tề tựu đông đủ ở đình làng để rạng sáng rước Sắc về đền Hạ. Từ đình làng Quỳnh qua nghe Hàn Lâm lên Đền Trung, Đền Thượng để cúng tế an vị rồi rước Sắc quay trở lại đình. Xong suôi, các trò chơi như chọi gà, đu vật, cờ bói, tổ tôm diễn ra sôi nổi, bên cạnh dăm chiếu chèo từ các nơi đổ về. Đêm xuống lại có trò đốt cây bông. Những nét đẹp văn hoá đó chính là yếu tố tạo nên bản sắc cho khu vực mà chúng ta cần bảo tồn và phát huy.
1.2.2.3. Hịên trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang.
a. Hiện trạng khách du lịch.
Hiên trạng số lượng khách du lịch đến Suối Mỡ chưa nhiều nhưng tăng đáng kể những năm qua. Theo số liệu thống kê của ban quản lý tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến khu vực này tương đối nhanh: Năm 1995 tăng 1,3 lần so với năm 1994 và tính đến năm 1996 lượng khách đã tăng lên 3,5 lần so với năm 1995, đạt con số 23.219 khách. Lượng khách du lịch tăng nhanh một phần do nhu cầu thăm quan tăng nhanh, một phần do đời sống vật chất tăng trong một vài năm trở lại đây. Song cũng phải kể đến một lượng lớn người đi cúng lễ vào các ngày lễ hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng chung, lượng khách du lịch đến đây cũng tăng nhanh,trung bình từ 107 người/ngày trong năm 1994 lên 252 người/ngày trong năm 1995. Khách đến Suối Mỡ chủ yếu với mục đích tham quan, cắm trại, cúng lễ(quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ -huyện Lục Nam).
Một hiện trạng cần quan tâm của khu du lịch này là chưa có khách du lịch nghỉ qua đêm, các du khách chỉ đi trong ngày, khách nước ngoài cũng chỉ đến đây nghỉ ngơi song lại về thị xã Bắc Giang nghỉ đêm. Nguyên nhân đó là khu vực này chưa có hệ thống khách sạn hay nhà nghỉ, chưa có một hoạt động vui chơi giải trí nào có thể hấp dẫn được du khách nghỉ lại.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1.3.1. Phương pháp thống kê, thu thập xử lý nguồn số liệu thứ cấp
Nhằm trình bày và phân tích các tiềm năng du lịch tại địa bàn lãnh thổ Suối Mỡ theo các tài liệu khoa học đã được tiến hành trước đề tài và có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Việc phân tích này cho phép:
-Thu thập các số liệu về địa hình, điều kiện khí hậu tài nguyên sinh vật, chiều dài các con đường mòn thiên nhiên.
-Đánh giá mức độ thu hút khách du lịch của các tiềm năng, các định hướng tích cực và tiêu cực đối với việc thu hút khách du lịch của các tiềm năng, đề xuất yêu cầu, giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, cải thiện mức độ thu hút khách du lịch.
-Đề xuất các chương trình giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh doanh du lịch, về văn hoá ứng xử trong kinh doanh du lịch đến cộng đồng dân cư các tuyến điểm du lịch, thu hút cộng đồng dân cư tham gia vào các cấp độ, các mặt hoạt động ở du lịch địa phương.
-Xem xét đánh giá cơ cấu doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ tham gia trong kinh doanh du lịch ở địa phương, đề xuất biện pháp quản lý nhà nước về du lịch.
-Phân tích lao động tham gia kinh doanh du lịch, đề xuất biện pháp nhà nước về du lịch.
-Xem xét đánh giá mức độ phù hợp của các quy định pháp chế hiện hành liên quan đến du lịch.
-Đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm phối hợp đồng bộ hơn sự tham gia của các ngành, các cấp trong phạm vi mục đích của đề tài.
1.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường
Kỹ thuật đánh giá nhanh môi trường được sử dụng trong khoá luận là phỏng vấn không chính thức: người được phỏng vấn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên không được báo trước về cuộc phỏng vấn. Câu hỏi được phỏng vấn được kết hợp giữa câu hỏi tình thế tuỳ hứng, tuỳ vào đối tượngđược phỏng vấn và bộ câu hỏi được soạn thảo sẵn dưới dạng phiếu điều tra. Qua tổng kết phiếu diều tra chúng tôi thu được các thông tin cần thiết về hiện trạng du lịch như: số du khách, nhu cầu sự tiêu thụ tài nguyên của du khách, ý thức về môi trường của du khách.
1.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống
Hệ thống phát triển du lịch là hệ thống toàn vẹn và thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau như nhóm người du lịch, nhóm cơ sở tự nhiên, cơ sở văn hoá lịch sử, nhóm công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý…do vậy việc phân tích hệ thống du lịch cho phép tìm hiểu các thông tin ban đầu, hoạt động của hệ thống du lịch cũng như kết quả của việc nghiên cứu vấn đề một cách hiệu quả.
Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động bên trong của hệ thống trong qúa trình tác động qua lại giữa các thành phần cũng như với hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh.
1.3.4. Phương pháp tính khả năng tải của các khu đường mòn thiên nhiên do Hec'tor Ceballos Lascurain đề xuất(IUCN, Tourism, ecotourism, and protected areas).
1.3.4.1. Định nghĩa khả năng tải
D'amore, 1983 ''khả năng tải là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người địa phương bắt đầu cảm thấy mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch ''(Ngô Thị Kim Yến- Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi Trường Hà Nội năm 2000).
Shelby và Heibberlein, 1987 ''khả năng tải là mức độ sử dụng mà vượt quá nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường ''( Ngô Thị Kim Yến- Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi Trường Hà Nội năm 2000).
LucHens, 1998 ''khả năng tải là số lượng du khách cực đại sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không gây suy giảm đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn các nhu cầu của du khách ''(Ngô Thị Kim Yến- Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi Trường Hà Nội năm 2000).
Boo, 1990 ''khả năng tải là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch , có thể thoả mãn nhu cầu cao nhưng it gây tác động xấu đến tài nguyên"(Ngô Thị Kim Yến- khoá luận tốt nghiệp khoa môi trường Hà Nội năm 2002).
Wolters, 1991 " Khả năng tải du lịch là một khả năng tải môi trường đặc biệt có liên quan đến hoạt động du lịch và phát triển. Trong đó khả năng tải môi trường là mức hoạt động của con người mà nếu vượt quá mức này tài nguyên thiên nhiên sẽ bị suy giảm"(Ngô Thị Kim Yến- Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi Trường Hà Nội năm 2002).
Như vậy, Khả năng tải là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa ( Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu, 1999).
1.3.4.2. Phương pháp xác định khả năng tải đường mòn.
Theo He'ctor Ceballos - Lascurain có 3 mức tính khả năng tải du lịch cho một con đường mòn thiên nhiên:
a. Khả năng tải vật lý (Physical Carrying capacity - PCC).
b. Khả năng tải thực (Real carrying capacity - RCC).
c. Khả năng tải cho phép hoặc khả năng tải hiệu quả ( Effective Carrying Capacity - ECC).
Công việc tính khả năng tải thực phải dựa vào khả năng tải vật lý và việc tính khả năng tải hiệu quả phải dựa vào khả năng tải thực.
Khả năng tải vật lý (PCC) luôn lớn hơn khả năng tải thực (RCC) và khả năng tải thực luôn lớn hơn khả năng tải hiệu quả (ECC).
PCC > RCC và RCC > = ECC.
* Khả năng tải vật lý (PCC): Là số lượng khách tối đa cho một khu vực trong một thời gian xác định.
Khả năng tải vật lý được tính theo công thức sau:
PCC = A ´ ´ Rf
Trong đó : A là diện tích của khu vực
V/a : số m2 dành cho một du khách
Rf : Nhân tố quay vòng (lượng du khách / ngày)
Để xác định được PCC ta cần xác định được những tiêu chuẩn và những giả thiết cơ bản sau:
- V/a là diện tích m2 mà một người sử dụng để hoạt động một cách thoải mái.
- Diện tích khu vực A được xác định bởi các điều kiện đặc trưng của mỗi khu vực.
Đối với các vùng thiên nhiên, diện tích có thể bị giới hạn bởi các yếu tố vật lý (đá, khe nứt, vực sâu...) hoặc do những yêu cầu về sự an toàn. Đối với đường mòn thiên nhiên, diện tích phụ thuộc vào các nhóm du lịch và khoảng cách cần thiết giữa các nhóm nhằm tránh sự trở ngại giữa các nhóm với nhau.
- Nhân tố quay vòng là số lần viếng thăm cho phép của du khách. Nó được xác định như sau:
Thời gian mở cửa
Rf =
Thời gian tham quan một lần
*Khả năng tải thực: Là số lần viếng thăm cho phép lớn nhất của một khu vực. Nó chính là khả năng vật lý sau khi đã loại trừ các nhân tố giới hạn.
Các nhân tố giới hạn có thể bao gồm các thông số về vật lý, sinh học, sinh thái, xã hội học và quản lý.
RCC có thể được biểu diễn theo công thức sau:
RCC = PCC- Cf1- Cf2-..- Cfn
Cf là giới hạn được tính theo phần trăm. Vì vậy, RCC có thể được tính theo công thức sau:
RCC = PCC ´ ´ ´..´
Một điều quan trọng cần lưu ý là các nhân tố giới hạn không nhất thiết phải giống nhau cho một vùng. Ví dụ lụt lội có thể gây cản trở ở khu vực này nhưng lại không gây cản trở cho khu vực khác trong cùng một khu vực nghiên cứu. Nói một cách khác các nhân tố giới có thể quan hệ chặt chẽ với các điều kiện cụ thể và các đặc trưng của khu vực. Cần phải nhấn mạnh rằng khả năng tải của một khu vực bảo tồn cần phải được xác định ở từng khu vực một.
Các nhân tố giới hạn được biểu thị bằng phần trăm theo công thức sau:
Cf =
Trong đó: M1: Tầm quan trọng giới hạn của biến số.
Mtc: Tầm quan trọng tổng số của các biến số.
*Khả năng tải hiệu quả hay khả năng tải cho phép ( ECC): Là số lượng du khách lớn nhất mà một khu vực có thể chịu đựng dựa vào khẳ năng quản lý của một khu bảo tồn thiên nhiên ( MC) .
ECC thu được bởi sự so sánh giữa RCC với MC của cơ quan quản lý khu bảo tồn. MC được xác định dựa vào một số điều kiện mà cơ quan quản lý khu bảo tồn yêu cầu nhằm thực hiện chức năng và mục tiêu của khu bảo tồn.
Đo đạc MC không phải là một nhiệm vụ dễ dàng bởi nó liên quan đến rất nhiều các yếu tố như : Các chính sách, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân viên, quỹ...
Sự hạn chế về khả năng quản lý hiện đang là vấn đề nghiêm trọng nhất của các nước đang phát triển.
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Các vấn đề môi trường và hiện trạng quản lý môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ
2.1.1. Các vấn đề môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ
2.1.1.1. Giao thông nội bộ khu vực
Mạng lưới giao thông nội bộ khu vực này gồm đường Suối Mỡ, đoạn đường từ đền Suối Mỡ đến cụm nông trường, làng nông nghiệp và khu quy hoạch trồng rừng thuộc xã Nghĩa Phương. Trước đây đoạn đường này thi công chủ yếu phục vụ khai thác gỗ tại lâm trường địa phương và việc đi lại của nhân dân trong vùng. Do vậy các yếu tố kỹ thuật trong vùng còn nhiều hạn chế, nhiều đường cong gấp, mặt đường hẹp, rãnh thoát nước không đủ. Hơn nữa không được duy trì, bảo dưỡng thường xuyên nên đường đã xuống cấp nặng nề. Cụ thể là nhiều đoạn đường đồi bị bóc vỡ, lồi lõm, nhiều vách đá bị sạt lở do mưa lũ và do khai thác bừa bãi, cống và đường ống bị biến dạng và nứt vỡ nhiều, xe qua lại khó khăn. Hệ thống các tuyến đường hẹp, chưa hoàn chỉnh, xe không chạy được với tốc độ cao. Khách du lịch từ Hà Nội đến Suối Mỡ khoảng 75 km nhưng mất 3 giờ 30 phút. Hệ thống bãi đỗ còn thiếu. Thực trạng này đã gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại trên tuyến. Hiện nay với mức độ tăng trưởng kinh tế chung trong toàn huyện, cùng với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế vùng và miền núi, nhu cầu đi lại và mật độ các phương tiện tăng lên nhiều, nhất là các tuyến đường lại nằm trong khu vực phát triển du lịch của tỉnh thì việc đầu tư nâng cấp cải tạo để nâng cao hiệu quả của đoạn đường Suối Mỡ là một nhu cầu cấp thiết .
2.1.1.2. Cấp thoát nước
Nguồn nước chủ yếu của cư dân địa phương là dòng nước suối, một số nơi dùng nước giếng khoan. Về mùa mưa, nước suối tương đối dồi dào, dùng không hết, lưu lượng nước từ 1-1,5 l/s. Nhưng về mùa khô, nước suối ít chảy về, chỉ đủ dùng cho các nhu cầu tối thiểu. Ngày nay do diện tích rừng bị tàn phá nhiều, gây ảnh hưởng tới nguồn sinh thuỷ trong vùng dẫn đến tình trạng lưu lượng nước của các dòng suối giảm đi nhiều.
Hệ thống thoát nước là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước thải. Tất cả các loại nước thải đều chảy trực tiếp ra sông Lục Nam.
2.1.1.3. Hiện trạng kiến trúc
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu chưa có công trình kiến trúc nào hoàn thiện ngoài những ngôi đền cũ kỹ đã xuống cấp nghiêm trọng. Vào những mùa lễ hội, các kiốt bán hàng được dựng lên tạm bợ, chen chúc làm mất đi vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của những ngôi đền.
2.1.1.4. Hiện trạng cây xanh
Khu vực Suối Mỡ cây xanh còn nghèo nàn, hai bên bờ suối do mùa lũ hàng năm nên chủ yếu chỉ có cỏ và cây sanh, si là sống được. Có những khoảnh rừng bị đốt, bị chặt phá tuỳ tiện, hệ sinh thái bị phá vỡ, những cánh rừng thưa thớt, nhiều loài muông thú dần bị cạn kiệt như các loài chim, khỉ..
2.1.1.5. Cơ sở phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn rất đơn giản, chưa có hệ thống cơ sở nhà nghỉ hay khách sạn, nên du khách chỉ đến đây trong ngày và quay lên thị xã Bắc Giang để nghỉ. Đây là vấn đề cần quan tâmvì không những nó làm ảnh hưởng tới doanh thu du lịch mà còn mất đi tính hấp dẫn của toàn vùng.
2.1.1.6. Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường
Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Tại khu du lịch Suối Mỡ những đàn gia súc nhất là đàn trâu bò vẫn được thả tự do gây ô nhiễm lớn về mặt môi trường; không đảm bảo an toàn giao thông cho du khách làm mât đi vẻ đẹp mỹ quan của khu du lịch; các rác thải sinh hoạt vất bừa bãi không có sự thu gom thường xuyên, không có sự tuyên truyền hướng dẫn cho du khách, ngay cả việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về vệ sinh cho du khách cũng không có. Những điều đó đã làm ảnh hưỏng không ít đến môi trường, gây bất tiện, phiền hà cho du khách. Đặc biệt hiện nay môi trường (nguồn sinh thuỷ) của Suối Mỡ bị xuống cấp trầm trọng, đã làm giảm đi vẻ đẹp sẵn có của các thác nước uốn lượn, các bồn tắm to nhỏ khác nhau mà tự nhiên đã tạo nên cho Suối Mỡ.
Lực lượng lao động để làm các công việc như tập kết, thu gom rác thường xuyên, hay hướng dẫn du khách hầu như không có do Suối Mỡ chưa thực sự trở thành khu du lịch.
2.1.1.7. Đánh giá chung về các vấn đề môi trường khu du lịch Suối Mỡ
Với vị trí thuận lợi trong giao lưu (khách từ Hà Nội đi lên, từ Lạng Sơn đi xuống, từ Quảng Ninh Phú Thọ đến cũng rất thuận lợi), với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, Suối Mỡ sẽ là điểm du lịch thăm quan, vui chơi, giải trí và nghỉ cuối tuần hấp dẫn nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, chưa tương xứng với vai trò và vị trí của mội khu du lịch. Điều này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động trong vùng.
Môi trường khu vực nhìn chung vẫn giữ được vẻ tự nhiên của nó, vấn đề ô nhiễm chưa nhiêm trọng. Tuy nhiên nạn phá rừng lấy gỗ của dân địa phương đang làm mất dần tính hoang sơ thiên nhiên, mất dần những giống thú quý và có nguy cơ gây xói lở các sườn núi bao quanh khu du lịch.
Khách đến khu du lịch hiện nay chủ yếu là khách nội địa tới tham gia vào các lễ hội và tham quan thắng cảnh. Lượng khách lưu trú hầu như chưa có do vậy doanh thu ở du lịch là không đáng kể hơn nữa chưa có các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với quy hoạch là nghiên cứu đề xuất các sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo và phù hợp với điều kiện tài nguyên du lịch của khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn và tính hiệu quả trong kinh doanh của khu vực.
2.1.2. Hiện trạng quản lý môi trường.
Năm 2002 Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh đã phê duyệt tại quyết định số 620. /QĐ - CT về việc đầu tư xây dựng hạ tầng Suối Mỡ với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng với các hạng mục công trình như: nâng cấp đường vào Suối Mỡ, làm đường giao thông nội bộ khu vực Suối Mỡ, làm đường bộ ven suối từ Đền Trung lên Đền Thượng, kè mái đảo Đền Trung, tạo hồ xây bể tắm, các hạng mục công trình đang được thi công đúng tiến độ. Đến nay khối lượng công trình hoàn thành tương đương với số vốn khoảng 5 tỷ đồng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Suối Mỡ hiện đang là nguồn vốn của nhà nước. Các hạng mục công trình đang dần được hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng và bảo quản nhưng chưa thành lập được tổ chức quản lý, trùng tu, bảo dưỡng. Lượng khách du lịch ngày càng đông, các dịch vụ tối thiểu đã cũng đã được hình thành nhất là vào những ngày lễ hội. Song việc tổ chức các dịch vụ bán hàng vẫn mang tính tự phát, manh mún, chưa có trật tự , chưa đảm bảo văn minh thương mại. Công tác quản lý hiện nay do xã Nghĩa Phương tổ chức cũng mới dừng lại ở việc thu phí, chưa có định hướng, chiến lược cho việc tổ chức quản lý toàn khu du lịch, chưa có sự quản lý và tổ chức thống nhất ( ví dụ rừng lại do lâm trường Lục Nam quản lý, việc khai thác chưa gắn với bảo vệ môi trường ). Việc đầu tư xây dựng các dịch vụ phục vụ như nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí còn chậm. Do vậy chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển du lịch của khu Suối Mỡ.
Là khu du lịch sinh thái thì việc giữ gìn cảnh quan môi trường là hết sức quan trọng, là nơi con người hoà nhập với thiên nhiên, với môi trường bền vững, với nền văn hoá bản địa sâu sắc. Nhưng ở đây chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan du lịch, chưa có sức cạnh tranh trong khu vực. Môi trường sinh thái khu vực bị đe doạ.
Công tác giữ vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Không có nhân viên thu gom rác, rác thải sinh hoạt vất bừa bãi không có sự thu gom thường xuyên. Không có sự hướng dẫn, tuyên truyền cho du khách. Lực lượng lao động trong nghành du lịch có thể coi như không có.
2.2. Xác định khả năng tải du lịch của tuyến đường mòn thiên nhiên từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối ở khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang
Hoạt động du lịch ở Suối Mỡ xảy ra chủ yếu ở trên tuyến đường từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối.
2.2.1. Xác định khả năng tải vật lý
a. Các thông số cơ bản để xác định khả năng tải vật lý (PCC)
- Đây là tuyến đường mòn chỉ đáp ứng một dòng du khách song do đường đi và về đều trên tuyến đường này nên dòng du khách là 2 chiều.
- Chiều dài tuyến đường này là: 640 m.
- Một du khách cần một đoạn đường dài 1 m.
- Khoảng cách giữa các nhóm du khách là 50m (qua phỏng vấn nhu cầu của du khách).
- Số lượng du khách của đoàn đông nhất là 25 người(để đảm bảo nghe được thuyết minh).
- Thời gian đi hết tuyến đường này là 30 phút.
- Thời gian mở cửa: 7 - 17 h. Vậy thời gian du khách có thể tham quan một ngày la 10 giờ.
b. Tính khả năng tải vật lý
Mỗi người cần 1 m chiều dài đường như vậy 1 nhóm du khách cần nhiều nhất 25 m đường. Khoảng cách giữa các nhóm là 50 m.
Gọi x là số nhóm tối đa có thể cùng một lúc trên con đường, ta có:
x ´ 25 + (x -1) ´ 50 = 640
x = 9 nhóm.
Vì đi về cùng trên một con đường hẹp nên số nhóm thực tế giảm đi 50% còn lại 4,5 nhóm
Thời gian mở cửa là 10 giờ/ ngày. Mỗi một lần thăm quan mất 30 phút. Vậy một ngày một người có thể thăm khu vực này 20 lần.
Do đó PCC = 4,5´ 25´ 20 = 2250 lần thăm quan/ngày hay du khách/ngày.
2.2.2. Xác định khả năng tải thực(RCC)
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tải thực của tuyến đường
- Số giờ nắng: Dọc theo tuyến đường này cây cối không nhiều, có nhiều chỗ không có cây. Vào những ngày nắng to gây khó khăn cho sự đi lại của du khách. Vì vậy ta có thể coi số giờ chiếu nắng là nhân tố giới hạn cho khả năng tải du lịch của tuyến đường. Nhưng chỉ số giờ nắng to trong ngay nắng trong mùa hè (các tháng 4, 5, 6, 7) mới gây khó khăn cho du khách vì vậy ta chỉ tính số giờ chiếu nắng to trong mùa hè mới là nhân tố giới hạn.
- Số ngày mưa: Toàn bộ tuyến đường đều được đổ bê tông hoặc làm bậc bằng bê tông nhưng do thời gian và hạn chế của công tác vệ sinh nên nhiều chỗ trên tuyến đường (đặc biệt là các bậc bê tông) rất trơn gây khó khăn cho sự đi lại của du khách. Ta có thể coi số ngày mưa là nhân tố giới hạn cho khả năng tải du lịch của tuyến đường.
- Mức độ khó khăn khi tiếp cận: Mặc dù trên toàn bộ tuyến đường đều là bê tông hoặc bậc bằng bê tông nhưng nhiều đoạn có độ dốc lớn gây trở ngại cho sự đi lại của du khách. Đây là nhân tố làm giảm khẳ năng tải du lịch của tuyến đường. Để đánh giá mức độ khó khăn khi tiếp cận ta sử dụng bảng 2.
Bảng: Mức độ khó khăn khi tiếp cận của các loại đường mòn thiên nhiên:
Độ dốc
Bậc đá
Đường bê tông
< 100
Không khó khăn
Không khó khăn
100- 200
Khó khăn
Khó khăn
> 200
Rất khó khăn
Khó khăn
Khi tính mức độ khó khăn ta đặt trọng số 1 cho mức độ rất khó khăn và 0,5 cho mức độ khó khăn (Ngô Thị Kim Yến -Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi Trường Hà Nội năm 2000).
b. Tính khả năng tải thực của tuyến đường
Trong 10 giờ mở cửa một ngày(7h - 17h) thì chỉ có 6 giờ ( 10h - 16h) nắng gây khó khăn cho du khách.
Do vậy: Cf1 = = 19,72%.
Tháng 2 và tháng 3 là hai tháng có mưa phùn gây khó khăn cho sự đi lại của du khách vậy:
Cf2 = = 16,4%.
Tuyến đường có:
- 395 m đường bê tông độ dốc <10% không gây khó khăn khi tiếp cận.
- 105 m bậc bằng bê tông độ dốc 10 - 20% có mức tiếp cận khó khăn.
- 140 m bậc bằng bê tông, độ dốc > 20% có mức tiếp cận rất khó khăn.
Cf3 = = 22,26 %.
Vậy khả năng tải thực của tuyến đường là:
RCC = PCC ´ ´ ´
= 2250 ´ 0,8028 ´ 0,836 ´ 0,7774 = 1174 (du khách /ngày).
2.2.3. Xác định khẳ năng tải cho phép (ECC)
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tải cho phép của tuyến đường
- Chưa có thùng chứa rác và biển chỉ đường trên tuyến đường. Ngoài ra không có một nhân viên chuyên thu dọn rác nào. Như vậy công việc quản lý rác thải của ban quản lý khu du lịch thực hiện chưa được tốt.
- Không có người làm nhiệm vụ dẫn đường, chưa có hướng dẫn viên du lịch hiểu biết về sinh thái hay truyền thống lịch sử của các ngôi đền.
- Tuyến đường đã có 1 bãi đỗ xe (ngay cạnh đền Trung) để phục vụ nhu cầu của du khách.
b. Tính khả năng tải cho phép của tuyến đường
Trong 3 yếu tố trên, chỉ có một yếu tố đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Vậy:
MC = 1/3=33,33%
Do đó : ECC = MC ´ RCC = 1174 ´ 33,33% = 391 (du khách/ ngày).
2.2.4. Nhận xét và kiến nghị
Khả năng tải du lịch của tuyến đường từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối rất cao (391 du khách/ngày). Hiện nay số du khách đi trên đoạn đường này chưa nhiều ( lúc đông nhất 300 du khách /ngày), lượng du khách vào mùa hè và mùa đông còn ít hơn nữa vì không có lễ hội, khả năng tải của tuyến đường lớn hơn lượng khách đi trên tuyến đường hiện nay rất nhiều. Do vậy để thu hút thêm khách du lịch đi theo tuyến đường này nhằm tăng hiệu quả hoạt động du lịch trong khả năng tải du lịch thì ban quản lý khu du lịch cần có các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống biển báo đường.
- Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh sinh thái và hố đựng rác bằng bê tông trên đường đi cho du khách và yêu cầu nhân viên có trách nhiệm thu dọn thường xuyên.
- Tận dụng những hòn đá lớn trên đường đi bằng cách đẽo gọt thành ghế ngồi cho du khách nghỉ ngơi trên chặng đường đi.
- Mở các khoá đào tạo cư dân địa phương để cung cấp thêm các kiến thức về du lịch sinh thái và hiểu biết lịch các ngôi đền . Như vậy vừa cung cấp việc làm cho họ vừa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
2.3. Phương pháp cải thiện môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang
2.3.1. Thành lập ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ
Trong chiến lược phát triển du lịch Bắc Giang, du lịch sinh thái Suối Mỡ- Lục Nam giữ vai trò hết sức quan trọng. Xuất phát từ vị trí, thực trạng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ đã nêu ở trên, để không ngừng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái Suối Mỡ, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, không ngừng nâng cao vai trò của công tác xã hội hoá về du lịch. Cần thiết phải thành lập ban quản lý khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - Lục Nam để đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý; có sự quản lý thống nhất nhằm quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn sinh thái và những công trình hạ tầng của nhà nứơc đã đầu tư, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu du lịch Suối Mỡ. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá và tạo ra đầu mối thống nhất để thu hút các nhà đầu tư đến khai thác kinh doanh du lịch. Việc thành lập ban quản lý sẽ làm đòn bẩy thúc đẩy cho phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang nói chung và du lịch sinh thái Suối Mỡ nói riêng, sẽ là điều kiện để tôn tạo, bảo dưỡng công trình của nhà nước. Khu du lịch Suối Mỡ cùng với các vùng phụ cận tạo ra các tour du lịch hấp dẫn, ấn tượng cho du khách. Về chức năng quản lý môi trường ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ có nhiệm vụ:
- Quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng khu du lịch do nhà nước đầu tư; tham gia công việc bảo tồn, tôn tạo các công trình, di tích thuộc phạm vi được giao theo quy hoạch.
- Quản lý, bảo vệ cảnh quan văn hoá, môi trường sinh thái khu du lịch và các vùng đệm được quản đồng thời phối hợp với các ban ngành và địa phương sở tại bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường trong phạm vi địa bàn được quản lý.
- Có trách nhiệm tổ chức quản lý trồng và bảo vệ rừng với tư cách là chủ rừng để đảm bảo phát triển sinh thái cho khu du lịch, đặc biệt là nguồn sinh thuỷ.
- Tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn và tổ chức cho du khách tham quan du lịch; phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền giá trị tinh thần, môi trường sinh thái (như in ấn tờ rơi, băng diễn hình, trên các phương tiện thông tin đại chúng).
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, lễ hội phục vụ nhu cầu của khách tham quan du lịch; là cơ quan thường trực giúp Uỷ Ban Nhân Dân huyện và tỉnh tổ chức lễ hội Suối Mỡ hàng năm theo đúng quy định của nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ đựoc giao.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ, xây dựng mạng lưới bán hàng, kinh doanh dịch vụ, vệ sinh đảm bảo mỹ quan và văn minh thương mại trong khu du lịch.
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức, lao động thuộc ban quản lý.
2.3.2. Bảo vệ môi trường.
2.3.2.1. Vấn đề chống xói mòn các khu đất dốc.
Xói mòn đất nói chung vá xói mòn mãnh liệt đất trên các sườn dốc nói riêng là một vấn đề cần quan tâm trong việc bảo vệ môi trường nhất là ở các khu du lịch. Xói mòn làm thay đổi cảnh quan gây suy thoái Môi Trường nghiêm trọng.
Các khu đất trống dành cho các mục đích dạo chơi, cắm trại cũng được bảo vệ, chủ yếu bằng các thảm thực vật cây trồng hoặc cỏ, việc trồng và bảo vệ các thảm thực vật còn có tác dụng giữ nước đảm bảo dòng chảy về mùa mưa và nguồn sinh thuỷ về mùa khô.
Ngoài ra còn có thể tạo các mương, suối nhân tạo trên nền đất thiên nhiên hoặc ốp đá sơ sài, hoang dã vừa tạo được cảnh sắc đa dạng vừa để phân nhỏ các khu vực lớn, giảm thời gian và khoảng cách nước chảy trên mặt và do đó giảm xói mòn đất.
2.3.2.2. Vệ sinh mặt nước
Các mặt nước cần được bảo vệ vệ sinh ở đây là: Suối Mỡ, 3 hồ đập dâng. Chất lượng các nguồn nước này cần được bảo vệ theo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5942 - 1995.
Các mặt nước ở đây có thể bị ô nhiễm do nước thải, nước mưa chảy qua các đống rác thải, nước mưa chảy qua các khu vực xây dựng. Do vậy cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nươc thải trước khi đổ toàn bộ lượng nước thải này ra sông Lục Nam.
2.3.2.3. Thu gom và xử lý rác
Rác thải do du khách mang đến các khu du lịch làm ô nhiễm môi trường khu du lịch một cách thực sự và trực quan.
Lượng rác này phải được thu gom một cách triệt để .Muốn vậy, ngoài việc bố trí các nơi thu gom có đặt các dụng cụ thu rác (thùng rác) ở mọi nơi du khách có thể đến cùng các biển báo nhắc nhở mọi người không vứt rác bừa bãi, cần có một đội thu rác khoảng 5 người để thu gom rác rơi vãi và rác trong các thùng rác chuyển ra khỏi khu vực đến nơi xử lý. Khu xử lý rác nên kết hợp với các đô thị lân cận hoặc các khu nghỉ khác.
2.3.3. Định hướng phát triển các phân khu chức năng
Sản phẩm du lịch chủ yếu của Suối Mỡ là: tham quan di tích thắng cảnh lễ hội, leo núi, cắm trại, tắm suối... Ngoài ra các khu vườn trồng cây ăn quả cũng tạo nên sức hút lớn trong khu vực này. Dựa vào những đặc thù trên của khu du lịch ta có thể định hướng phát triển các khu chức năng như sau:
Khu du lịch Suối Mỡ bao gồm diện tích 650 ha sẽ được chia thành 3 phân khu chức năng chính.
- Phân khu thứ nhất: Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ.
- Phân khu thứ hai: Khu du lịch sinh thái núi cao + hồ + thác + suối.
- Phân khu thứ 3 ba: Khu vui chơi giải trí hiện đại( quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ -huyện Lục Nam).
2.3.3.1. Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ
Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ bao gồm các chức năng sau:
- Bãi đỗ xe (0,3 ha) nằm phía bên trái cổng khu du lịch (nếu đi từ Hà Nội) có sức chứa 100 xe (loại xe trung bình).
- Khu đón tiếp (11ha) bao gồm một nhà hướng dẫn du lịch, một tầng xây theo kiểu kiến trúc truyền thống có hình dáng đặc biệt, gây ấn tượng dễ nhớ. Xung quanh nhà hướng dẫn là các không gian sân bãi để cắm trại, giải khát, ăn uống.
- Khu lễ hội (19 ha) bao gồm không gian của khu đền Suối Mỡ và quả đồi trước mặt. Vào các ngày lễ chính, lễ rước sẽ diễu hành từ chùa lên đình. Đình được xây dựng trên đỉnh đồi phục vụ cho mục đích cúng lễ. Các không gian còn lại của quả đồi là nơi tổ chức các môn thể thao dân tộc như: chọi gà, đấu vật, rối nước, thả chim. Song song với việc tổ chức lễ hội và việc tôn tạo các di tích đền Suối Mỡ, đền Trung, đền Trần với mục tiêu mang đến cho khu một sự linh thiêng, một sự thật về truyền thuyết đã có ở đây, tạo nên một luồng hành hương rất có ý nghĩa. Tạo cho khu vực một tài nguyên nhân văn đậm đà bản sắc và hơn thế nữa là rút ngắn khoảng cách về du lịch mùa của khu vực.
- Khu nhà nghỉ: quy mô nhỏ (10ha) để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần cho một số du khách. Do khí hậu ở đây không nằm trong vùng khí hậu lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng nên số phòng chỉ đầu tư khoảng 30 phòng, tiện nghi vừa phải. Bên cạnh khu lưu trữ hai tầng này là hạng mục công trình phục vụ như: phòng ăn, phòng karaokê, phòng chơi điện tử, sân cầu lông, sân tennis, bể bơi... Diện mạo kiến trúc của khu nghỉ mang tính chất đặc thù, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan khu vực.
- Khu trồng cây ăn quả (24ha): để khai thác triệt để tiềm năng của địa phương, các khu ruộng cũ năng suất thấp trong phạm vi khu du lịch sẽ được tận dung để trồng cây ăn quả có năng suất cao như: na, vải... Đây cũng là những sản phẩm du lịch độc đáo tạo nên sức hấp dẫn cho khu du lịch. Các khu đất trồng cây ăn quả sẽ được chia cho dân, dùng vốn của dân để phát triển. Tại các vườn cây ăn quả này cũng duy trì loại hình thức nhà nghỉ dân dã phục vụ cho những du khách hiếu kỳ thích thưởng thức không khí trong lành tự nhiên trong các vườn cây.
2.3.3.2. Khu du lịch sinh thái núi cao + hồ + thác + suối
Khác với trung tâm khu đón tiếp dịch vụ được đầu tư lớn, tính nhân tạo cao, phân khu này được đầu tư, xây dựng trên quan điểm tôn trọng thiên nhiên và tính hoang sơ vốn có. Đầu tư lớn nhất của khu vực này là tạo ra 3 hồ lớn ở các cote 125, 130. Các hồ nhân tạo này sẽ cho ta thấy một cảnh tượng rất hùng vĩ của hai dòng thác cực lớn chảy từ hồ trên xuống hồ dưới (ở cote thấp hơn).
Mặt khác không gian mênh mông của hồ nước sẽ là môi trường lý tưởng cho các hoạt động du lịch hấp dẫn như: lướt ván, bơi thuyền, câu cá, trượt nước. Đây không những là nguồn nước tưới tiêu quan trọng mà còn là nơi cung cấp thức ăn hải sản cho du khách.
Ngoài mặt hồ là đối tượng hoạt động chính của khu vực này ta tổ chức thêm một số điểm du lịch vệ tinh như công viên thú, các đồi vọng cảnh, các điểm thăm quan thắng cảnh di tích lân cận như thác Thùm Thùm, suối Mài Gươm...
Các công trình kiến trúc nhỏ tại các khu vực này như các quán ăn nổi, nhà nghỉ nổi, các bến thuyền... sẽ được tham gia như những nét chấm phá, tô điểm cho cảnh đẹp núi rừng ở đây. Hình thành các công trình có quy mô lớn trong khung cảnh hoang rã này là điều tuyệt đối cấm kỵ.
2.3.3.3. Khu vui chơi giải trí hiện đại
Phân khu bao quát phạm vi của khu vực núi Hòn Trò, Hòn Dun (150 ha). Các hình thức vui chơi giải trí hiện đại, tạo cảm giác mạnh mà không phá vỡ môi trường sẽ được khai thác ở khu vực này. Các loại hình vui chơi mới này sẽ giúp cho du lịch tránh khỏi sự nhàm chán của các sản phẩm du lịch quen thuộc.
2.3.3.4. Tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ
Việc tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ chú ý đến các không gian đặc thù sau:
- Đối với không gian cắm trại dọc suối cần tạo ra các mảng cây bóng mát xen lẫn cỏ và vườn hoa. Tại các khu vực tập kết dưới chân các thác xây dựng các chòi nghỉ phục vụ việc giải khát ăn uống. Các thác nước là các điểm nhấn cái đích của cuộc hành trình lội suối nên chúng cần được tô điểm bằng màu sắc tương phản mạnh của các loại cây hoa gần đó. Việc tạo các không gian đóng mở bằng các lùm cây, các tiểu cảnh sẽ tạo cho du khách những sự bất ngờ thú vị.
- Đối với các không gian tôn giáo, lễ hội, phải tạo được sự tĩnh mịch, uy nghi cần thiết. Các công trình kiến trúc và cây xanh được sắp xếp theo bố cục đăng đối, mang dáng dấp hoài cổ. Tại các khu vực Đền Trung, Đền Thượng cần hình thành các không gian đệm như sân, hồ nước để tránh sự tiếp cận đột ngột của thế giới trần tục với thế giới tâm linh. Ngoài ra, việc bảo tồn và tôn tạo các đền là việc làm tốt cần thiết để góp phần tạo dựng lên bản sắc của khu vực Suối Mỡ.
- Trong việc hình thành không gian đón tiếp cần chú ý đến các yếu tố như: ấn tượng ban đầu, sự cởi mở chào đón, sự tiện nghi... Các yếu tố này thể hiện và các chi tiết như: hình thức cổng vào, phong cách của các công trình kiến trúc, thái độ phục vụ...
- Trải qua một cuộc hành trình căng thẳng và nguy hiểm (leo núi, vượt thác) khách du lịch sẽ được tiếp xúc với một không gian mặt hồ lớn mát mẻ, dễ chịu. Đó là cái đích cuối cùng của chuyến đi. Tại đây du khách sẽ lấy lại được cảm giác bình yên, thanh thản, trên mặt hồ lặng sóng. Họ sẽ được nghỉ lại qua đêm trong các biệt thự nổi trên hồ, ăn các món ăn hải sản và tham gia không gian vùng hồ mang nhiều yếu tố tĩnh, giúp con người có thể cảm nhận thiên nhiên một cách sâu lắng nhất.
2.3.4.Điếu tiết lượng du khách.
Qua việc nghiên cứu và phân tích khu du lịch Suối Mỡ và nhất la sau khi Suối Mỡ được quy hoạch thì lượng du khách ngày càng tăng lên trong khi khả năng tải vẫn là 391 khách/ngày. Do vậy để đồng thời đạt được hai mục tiêu là tăng doanh thu du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách, không gây suy thoái tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường thì yêu cầu đươc đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao để điều tiết được lượng du khách sao cho lượng du khách không vượt quá khả năng tải du lịch cũng không để lượng du khách ở dưới khả năng tái quá xa (quá ít du khách).Có thể điều tiết du khách theo các giải pháp sau:
2.3.4.1.Lượng du khách nhiều hơn khả năng tải của tuyến đường mòn.
Lượng du khách lớn hơn khả năng tải nhiều thì có thể áp dụng các giải pháp sau để điều tiết du khách:
-Tăng giá vé vào khu du lịch, tăng giá dịch vụ du lịch như phòng ở, đồ ăn … để hạn chế du khách ở những thời điểm đang trong mùa du lịch (ở đây là mùa lễ hội)
-Thiết kế thêm các tuyến du du lịch hấp dẫn khác để giảm sự tập trung vào một tuyến
2.3.4.2.Lượng du khách dưới khả năng tai đường mòn nhiều( quá ít khách du lịch).
Khi lượng du khách ở dưới khả năng tải của đường mòn xa thi có thể áp dụng các giải pháp sau để điều tiết du khách:
-Giảm giá vé vào khu du lịch, giảm giá sử dụng các dịch vụ du lich, có các trương trình khuyến mãi cho du khách tham gia du lịch để thu hút thêm khách du lich.
- Tạo thêm các loại hình du lịch đặc thù theo mùa để thu hút du khách vào những thời điểm không phải là mùa du lich.
-Mở rộng và nâng cao các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nhu in ấn tờ rơi, băng diễn hình và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để thu hút thêm du khách.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát về du lịch Suối Mỡ, có thể rút ra một số kết luận sau:
1,Khu du lịch Suối Mỡ là điểm du lịch có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.
Nơi đây vừa là danh thắng với hai bên là núi cao và giữa là suối nước trong vừa là nơi linh thiêng với hệ thống 3 đền: đền Trung, đền Thượng, đền Hạ. Khu du lịch Suối Mỡ lại có vị trí địa lý rất gần với thủ đô Hà Nội với mạng lưới đường giao thông thuận tiện.
Mặc dù có vị trí du lịch rất quan trọng như vậy nhưng khu du lịch Suối Mỡ vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng với tiềm năng du lịch vốn có của nó. Nơi đây còn tồn tại rất nhiều các vấn đề về môi trường như: đường xá, hệ thống cấp thoát nước, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường... Sự tham gia của cộng đồng địa phương còn manh mún, không có tổ chức. Việc tổ chức và quản lý khu du lịch chưa có sự thống nhất và chưa hiệu quả.
2,Qua tính toán khả năng tải du lịch của tuyến đường mòn thiên nhiên từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối cho thấy lượng khách du lịch của Suối Mỡ còn thấp so với khả năng tải du lịch của tuyến đường. Tuy nhiên, sau khi quy hoạch và xây dựng lượng du khách se tăng và có thể vượt quá khẳ năng tải.
Để khai thác hiệu quả du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ, định hướng phát triển cần nhằm vào một số mục tiêu sau:
- Thành lập ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ để thống nhất việc tổ chức và quản lý khu du lịch, tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch thông qua các tổ chức cộng đồng tại địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ du lịch bằng cách mở các khoá đào tạo để cung cấp thêm các kiến thức về du lịch.
-Có kế hoạch điều tiết du khách để tránh qúa khả năng tải nhiều hoăc dưới khả năng tải nhiều. Các giải pháp điều tiết khách gồm:điều tiết theo mùa thông qua việc tăng giảm giá các dịch vụ du lịch, có các trương trình khuyến mãi, thiết kế thêm tuyến du lịch để giảm sự tập trung vào một tuyến, nâng cao hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, xây dựng các loại hình du lịch đặc thù theo mua…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan- Đánh giá nhanh môi trường và dự án. Sở KHCN & MT tỉnh Ninh Thuận xuất bản, 1998.
2. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu- Du lịch bền vững. Đại học Quốc gia Hà Nội 2001.
3. Phạm Trung Lương- Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
4. Quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ- huyện Lục Nam.
5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001- 2010.
6. Văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh du lịch- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001.
7. Du lịch và kinh doanh du lịch- Nhà xuất bản văn hoá thông tin Hà Nội, 1995.
8. Ngô Thị Kim Yến- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh t hái tại vườn Quốc gia Cát Bà- Hải Phòng. Khoá luận tốt nghiệp khoa Môi trường. Hà Nội 2000.
9. Hector Ceballos Lascurain, 1996, Tourism, ecotourism and protected areas. IUCN xuất bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727883nh h4327899ng qu7843n l mi tr4327901ng khu du l7883ch.DOC